Skip to main content

Thẻ: Start-up

Cách viết CV khiến Google, BuzzFeed và hơn 20 Start-up hàng đầu tại Mỹ phải gọi bạn phỏng vấn ngay

Theo một nghiên cứu cho thấy bạn có 65% khả năng được tuyển khi được doanh nghiệp mời đi phỏng vấn

Thế nhưng, làm sao bạn có thể nắm chắc 65% cơ hội ấy giữa hàng trăm thậm chí nghàn ứng cử viên tiềm năng khác?

Dưới đây, bài viết sẽ cho bạn thấy rằng cách bạn Katie Simon khiến Google, BuzzFeed và hơn 20 công ty Start-up hàng đầu tại Mỹ phải gọi đi phỏng vấn ngay.

Điều gì đã khiến Katie Simon trở thành ứng viên tiềm năng, được các tập đoàn lớn tại Mỹ chú ý và mời đi phỏng vấn? Nếu nhìn thoáng qua, cách làm CV của Katie Simon khá đơn giản, có phần cơ bản và không khác gì các bản CV có sẵn trên mạng.

Phác thảo CV bằng những câu hỏi.

Trước khi lên kế hoạch làm CV cho bản thân, bạn cần phải làm rõ mục tiêu của bạn. Bạn viết CV không phải chỉ để cho bằng bạn bằng bè, mà việc viết CV này sẽ giúp bạn có được công việc mà bạn muốn.

Thế nên, bạn cần chuẩn bị những câu hỏi tương tự bên dưới cho mình:

  • Những câu hỏi nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn trong buổi phỏng vấn là gì?
  • Bạn sẽ ghi điểm với họ bằng cách nào?
  • Điểm mạnh bạn muốn nhà tuyển dụng thấy là gì?
  • Những điểm yếu cần khắc phục là gì?

Nhà tuyển dụng sẽ không biết thêm bất kỳ thông tin nào về bạn ngoại trừ những thông tin được đưa vào CV. Vì vậy bạn cần phải cân nhắc và chọn lọc thật kỹ trước những thông tin bạn sẽ đưa vào.

Loại bỏ những thứ không cần thiết.

Như đã đề cập bên trên những thông tin bạn đưa vào trong lúc làm CV là rất quan trọng. Bạn nên tránh đưa những thông tin không cần thiết, tránh sử dụng những từ ngữ tối nghĩa hoặc không liên quan.

Bởi vì một CV được đánh giá chuyên nghiệp sẽ gói gọn các thông tin trong vòng 1 trang giấy A4 hoặc nhiều nhất là 2 trang.

Bên cạnh đó, ở mỗi chữ mỗi câu bạn sắp viết, bạn nên đặt câu hỏi cho mình “Liệu nhà tuyển dụng có thấy được tiềm năng của mình khi đọc những thông tin này?”.

Kinh nghiệm làm việc cần ngắn gọn, súc tích.

Trong phần kinh nghiệm làm việc, bạn nên đưa ít hơn 3 ý ở mỗi mục để nhà tuyển dụng nắm bắt thông tin nhanh chóng hơn.

Ví dụ mẫu kinh nghiệm của Content Intern 

  • Tăng lượt truy cập trang web và chuyển KIP bằng chiến lược SEO
  • Viết 5 bài viết mỗi tuần (trung bình 2 bài cho người tìm việc) và tổng số lên tới 50 bài
  • Hướng dẫn đồng nghiệp những phím tắt trong HTML và WordPress để giúp họ làm việc hiệu quả hơn

Bạn nên đưa những công việc chính bạn làm và nắm rõ nhất vào CV vì nhà tuyển dụng sẽ dựa vào những ý đó để đặt ra câu hỏi cho bạn.

Thế nên, hãy đảm bảo rằng bạn hiểu tất tần tật về công việc bạn làm và không bị ngập ngừng trước những câu hỏi nhà tuyển dụng đặt ra.

Nhấn mạnh kết quả trước sau đó tới kỹ năng.

Hầu hết các nhà tuyển dụng muốn thấy những thành tựu mà bạn có và mong chờ những con số cụ thể nhất có thể. Ví dụ: “Tăng 40% lượt theo dõi và 600% tổng lượt tiếp cận trên trang Facebook công ty” thay vì “Quản lý trang Facebook và Twitter của công ty”.

Mặt khác, nếu bạn muốn nhấn mạnh kỹ năng của mình, tốt hơn bạn nên đưa phần việc chính của mình lên đầu.

Ví dụ: “Tăng lượt truy cập trang web và chuyển KIP bằng chiến lược SEO (Search Engine Optimization)” thay vì “Sử dụng chiến lược SEO để tăng lượt truy cập”.

Hướng nhà tuyển dụng tới những nguồn thông tin khác từ bạn.

Bạn sẽ không thể nào đưa tất cả thông tin về bạn trong một trang giấy A4 được. Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này là hướng họ đến các trang mạng xã hội của bạn như LinkedIn, Facebook, blog, online portfolios, Github, Twitter, Instagram …

Và tất nhiên là những trang bạn đưa ra phải thật chuyên nghiệp và có sự đầu tư nhất định.

Thoát khỏi những vỏ bọc không cần thiết.

Trong phần “Kinh nghiệm làm việc”, bạn nên đưa từ một đến hai công việc gần nhất nhưng phải phù hợp với vị trí bạn ứng tuyển.

Tuyệt đối không đưa các công việc không liên quan vào CV (Curriculum Vitae) cho dù bạn không có nhiều kinh nghiệm nổi bật. Sẽ không có nhà tuyển dụng nào quan tâm đến việc bạn “bán bánh Pizza như thế nào” hay “bạn từng làm Bí thư Đoàn trường” oai phong ra sao đâu.

“Nồi nào úp vung nấy”

Nếu bạn đang trong quá trình tìm kiếm việc, bạn nên thiết kế nhiều mẫu CV xin việc khác nhau cho từng công ty bạn ứng tuyển.

Việc này nghe có vẻ tốn rất nhiều thời gian nhưng nó sẽ không tốn nhiều như bạn nghĩ đâu. Hãy chuẩn bị cho mình danh sách các ý bạn có thể thay đổi.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

5 vụ phá sản đáng chú ý nhất của các startup công nghệ

Theranos, Jawbone, Better Place là một số startup công nghệ từng được đánh giá cao nhưng cuối cùng lại thất bại. 

Có vô số câu chuyện về những doanh nghiệp thành công và những doanh nhân vượt qua thất bại để vươn lên trong sự nghiệp. Những tỷ phú như Mark Cuban, Bill Gates hay Richard Branson từng chia sẻ việc học hỏi từ các cú vấp ngã đã giúp mở đường cho sự thành công của họ như thế nào.

Nhưng điều đó không có nghĩa thất bại là không đau đớn, nhất là khi bạn đã đổ vào đó những khoản tiền không hề nhỏ.

Một báo cáo gần đây của CB Insights đã xem xét hơn 200 vụ thất bại lớn nhất và tốn kém nhất trong lĩnh vực kinh doanh khởi nghiệp. Danh sách này bao gồm nhiều cái tên đình đám, từ Theranos với lùm xùm gian lận và âm mưu lừa đảo, đến Pets.com – trang thương mại điện tử cho thú cưng đổ hàng triệu USD cho các chiến dịch quảng cáo.

Vụ thất bại khởi nghiệp đắt giá nhất mà CB Insights ghi nhận là LeSports – công ty con chuyên về mảng thể thao trực tuyến của gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc LeEco. Có thời điểm, LeSports đã huy động được tới 1,7 tỷ USD từ một nhóm các nhà đầu tư với những cái tên như HNA Capital, Caissa Travel, Zhongtai Securities và Fortune Link.

Tuy nhiên, sau khi thành lập LeSports năm 2014, LeEco bắt đầu rơi vào cuộc khủng hoảng tiền mặt khi người sáng lập Jia Yueting đẩy công ty vào tình trạng nợ nần chồng chất với tham vọng mở rộng hoạt động kinh doanh.

Năm 2019, đối mặt với những bê bối ở Trung Quốc về các khoản nợ quá lớn cũng như các vấn đề trong hoạt động kế toán của công ty, Yueting phải đệ đơn phá sản, trong khi còn phải gánh vác khoản nợ 3,6 tỷ USD.

LeEco, công ty mẹ của LeSports, vẫn tiếp tục cung cấp dịch vụ phát video trực tuyến tại Trung Quốc với tên gọi Le.com, nhưng tới tháng 5/2020, công ty này đã bị Sở giao dịch chứng khoán Thâm Quyến hủy niêm yết sau khi thua lỗ hơn 1,6 tỷ USD trong năm 2019.

Dưới đây là 5 trong số những thất bại khởi nghiệp đáng chú ý nhất trong báo cáo của CB Insights.

1. Startup công nghệ thử máu Theranos

Elizabeth Holmes đã bỏ Đại học Stanford để sáng lập startup của riêng mình năm 2003. Những cam kết về các thiết bị xét nghiệm máu nhanh hơn, rẻ hơn và chính xác hơn đã khiến cái tên Theranos vụt sáng, giúp startup này huy động được hơn 500 triệu USD và được định giá tới 9 tỷ USD trên thị trường.

Tuy nhiên, công ty này đã buộc phải ngừng hoạt động vào tháng 9/2018, chỉ vài tháng sau khi Holmes và cựu chủ tịch Theranos Ramesh “Sunny” Balwani bị Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) buộc tội lừa đảo quy mô lớn với cáo buộc làm sai lệch kết quả xét nghiệm máu cũng như doanh thu công ty.

Trước khi bị phanh phui là một vụ lừa đảo, Theranos đã huy động được tiền từ các nhà đầu tư tên tuổi như Rupert Murdoch, Walgreens và công ty đầu tư mạo hiểm thuộc BlueCross BlueShield. Holmes đã đạt được thỏa thuận với SEC năm 2018 nhưng vẫn phải đối mặt với một phiên tòa hình sự, dự kiến diễn ra vào tháng 3/2021, với 9 tội danh gian lận và 2 tội danh âm mưu gian lận.

2. Công ty khởi nghiệp thiết bị theo dõi sức khỏe Jawbone

Công ty khởi nghiệp có trụ sở tại San Francisco được đánh giá khá cao trên thị trường sản phẩm công nghệ thông minh đeo trên người (Wearable Technology) vốn đã bão hòa. Công ty được định giá 3,2 tỷ USD vào thời điểm năm 2014, với cam kết về thiết bị theo dõi sức khỏe UP, được phát triển với mục tiêu cạnh tranh với Fitbit.

Các nhà đầu tư mạo hiểm như Sequoia Capital, Kleiner Perkins Caufield & Byers và Andreessen Horowitz đã đặt cược vào nỗ lực thống trị thị trường thiết bị đeo của startup này (Marissa Mayer, người sau này trở thành CEO của Yahoo thậm chí còn tham gia vào ban giám đốc của công ty).

Nhưng, dù đã huy động được tới 900 triệu USD, Jawbone chỉ chiếm được chưa tới 3% thị phần thiết bị đeo theo dõi sức khỏe trong năm 2015. Jawbone bắt đầu thanh lý tài sản vào tháng 7/2017.

3. Trang thương mại điện tử bán sản phẩm cho thú cưng Pets.com

Ra mắt năm 1998 như một trang thương mại điện tử chuyên bán các sản phẩm chăm sóc thú cưng, Pets.com đã huy động được khoảng 110 triệu USD từ các nhà đầu tư, bao gồm Amazon và Hummer Winblad.

Số tiền huy động thấp hơn nhiều so với các startup được đề cập ở trên, song chính các bong bóng dotcom đầu những năm 2000 mới là điều khiến sự thất bại của Pets.com trở thành thảm họa.

Công ty này đã đổ hàng triệu USD vào các chiến dịch tiếp thị, bao gồm cả việc mua quảng cáo tại sự kiện đắt đỏ nhất trong năm ở Mỹ là Super Bowl hồi tháng 1/2000, một tháng sau có đợt phát hành cổ phiều lần đầu ra công chúng và huy động được tới 82,5 triệu USD. Tuy nhiên, bội chi quảng cáo cùng các khoản thua lỗ từ mô hình kinh doanh kém bền vững đã khiến Pets.com phá sản ngay thời điểm cuối năm. Công ty bắt đầu thanh lý tài sản vào tháng 11/2000.

4. Startup xe điện Better Place

Được thành lập bởi doanh nhân Israel Shai Agassi vào năm 2007, dự án xe điện Better Place từng được kỳ vọng có thể tạo ra một làn sóng thành công tương tự đối thủ Tesla.

Startup đã huy động được hơn 900 triệu USD từ các nhà đầu tư (như VantagePoint Capital Partners, General Electric và các gã khổng trong ngành ngân hàng như HSBC, Morgan Stanley) với ý tưởng sáng tạo về các trạm thay thế pin xe điện, nơi những chiếc xe điện hết điện của hãng có thể ra thay pin mới chỉ trong vài phút. Nhờ đó, những lo lắng của tài xế về phạm vi và thời gian sử dụng xe điện cũng giảm bớt.

Tuy nhiên, các vấn đề hậu cần cũng như chi phí cơ sở hạ tầng như xây dựng các trạm đổi pin quá cao khiến ý tưởng này khó có thể thành công. Better Place chỉ có thể đưa vào vận hành khoảng 1.000 xe trước khi nộp đơn xin phá sản năm 2013.

5. Công ty công nghệ năng lượng mặt trời Solyndra

Được thành lập năm 2005, nhà sản xuất các tấm pin năng lượng mặt trời nhanh chóng trở thành cái tên được săn đón, thậm chí còn được chính quyền Obama coi là điển hình cho sự đổi mới công nghệ trong lĩnh vực năng lượng sạch.

Solyndra nhận được bảo lãnh cho khoản vay liên bang trị giá 535 triệu USD, đồng thời huy động được hơn 1,2 tỷ USD từ các nhà đầu tư như Redpoint Ventures, US Venture Partners và nhà quyên góp lớn cho ông Obama, tỷ phú George Kaiser.

Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của Solyndra đã giảm sút mạnh mẽ khi giá cả các nguyên vật liệu sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời như silicon giảm mạnh vào thời điểm năm 2011.

Điều này giúp các đối thủ của Solyndra có thể hạ giá sản phẩm, trong khi Solyndra, do không sử dụng polysilicon trong sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời, nên không thể cạnh tranh về giá. Startup này nộp đơn xin phá sản vào tháng 9/2011.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo NDH

Startup: Bài viết dành cho những ai muốn khởi nghiệp mà chưa biết bắt đầu từ đâu

“Tôi mất hơn 5 tiếng để nghĩ và viết cái note này, vì thế bạn đừng tiếc 5 phút ngồi đọc vì biết đâu 1 ngày nào đó bạn cũng sẽ mở công ty. Chắc chắn note này sẽ giúp bạn rất nhiều đấy”.
– TS Alan Phan

khoi-nghiep-marketingtrips

Những gì tôi sắp viết bạn sẽ không thấy trong sách nào hay báo chí nào, mong rằng sau bài này sẽ có nhiều người cân nhắc cơ hội nghiệp của mình là khởi nghiệp (Startup).

Vì những người viết báo khởi nghiệp không phải là những người khởi nghiệp, có phỏng vấn đại gia thì người ta cũng sẽ trả lời kiểu trả lời báo chí và những đại gia thường bận quá chẳng chịu viết.

Nếu họ có viết sách thì khi đó họ đã quá thành công và không còn nhớ cái tâm trạng và hiểu biết của họ thời chập chững như nào nữa. Tôi nghĩ rằng bài này rất hợp với nhiều người vì tôi đang ở trong đúng cái chân núi đó, tiền không nhiều, mắc sai sót hàng ngày nhưng cũng có trải nghiệm và thành tựu nhất định.

1. TẠI SAO TÔI LẠI ỦNG HỘ BẠN KHỞI NGHIỆP

Vì 1 nền kinh tế luôn cần có những người giải quyết những vấn đề ngổn ngang, luôn cần những sản phẩm dịch vụ mới. Khởi nghiệp thì tất cả thời gian là của bạn, thích làm lúc nào thì làm, bạn sẽ giàu, rất giàu, siêu siêu giàu nếu thành công. Nhưng chuyện không dễ như thế, bạn sẽ có thể mất nhiều tiền, tuyệt vọng, gia đình mắng chửi…

Tôi biết rất nhiều người khởi nghiệp nhưng không như ý và mất mát rất nhiều, nhưng qua đó họ đều trưởng thành hơn, không có gì là thất bại nếu như mình học được từ nó. Không có thất bại, tất cả chỉ là thử thách – tên 1 quyển sách rất nổi tiếng của chủ tịch HuynDai. Bạn chỉ cần đúng 1 tố chất là có thể trở thành doanh nhân được, đó là yêu thích giải quyết vấn đề, còn lại mọi thứ khác đều học và luyện tập được bằng ý chí và quyết tâm.

Có thể bạn không biết chứ 1 người làm chủ như xôi Yến (1 cửa hàng xôi gần hồ Gươm, trên đường Nguyễn Hữu Huân) 1 tháng cũng phải bỏ túi 4-500 triệu đồng tiền lãi. Hoặc 1 chị học FTU chỉ mới K44-1987 mà đã tự mua được 1 cái nhà trên Kim Mã 5 Tỷ nhờ mở Take One. Anh Điệp -CEO Vật Giá sinh năm 1979-FTU K36- tài sản giờ cũng tầm vài trăm tỉ và còn rất nhiều thành phần đại gia âm thầm khác…

Thế giới của những người khởi nghiệp thường không được nhiều người biết đến vì không có trường nào dạy, cũng không bao giờ được in trong quyển Những Điều Cần Biết về Tuyển Sinh. Đại học là dạy nghề để làm thuê. Các phụ huynh thì luôn muốn con mình “ổn định”, nhưng sự thật là nghèo ổn định, biết bao giờ mới mua được cái nhà cái xế hộp ở Hà Nội chật chội này đây.

2. DOANH NHÂN KHỞI NGHIỆP LÀ NHƯ THẾ NÀO

Để làm 1 cái gì đó thành công thì mình phải thật rõ cái hình ảnh mà mình muốn trở thành. Doanh nhân không phải là người có nhiều tiền, được gọi là doanh nhân có từ “nhân” đằng sau thì họ phải theo 1 cái gì đó lớn hơn chính sự thoả mãn giàu sang của bản thân. Khởi nghiệp là để thoả mãn ước mơ, đam mê và vì những gì xung quanh xã hội mình đang sống.

Cái tên của họ vẫn còn mãi sau khi họ chết đi, điều đó mới thực sự đáng mơ ước. Họ luôn cân nhắc môi trường và lợi ích của người tiêu dùng với từng sản phẩm và dịch vụ của họ. Làm ra tiền bằng mọi cách chính đáng chứ không phải bằng mọi giá.

3. CẦN CHUẨN BỊ GÌ ĐỂ KHỞI NGHIỆP

Vượt qua rào cản tâm lý để bắt đầu:

Người Việt Nam không có thói quen chào đón với thất bại, họ không muốn con mình làm 1 cái gì đó mạo hiểm và họ sẽ bằng mọi cách ngăn cản. Gia đình thường muốn con mình “tập trung học” mà không biết rằng trường đại học cũng chẳng dạy gì giúp cho nghề nghiệp nhiều.

Bạn phải “tập” cho bố mẹ quen với việc không thể can thiệp được tương lai con mình nữa, xác định cho gia đình biết trước là khởi nghiệp sẽ có thể mất tiền và mất nhiều thứ vì thế không nên dày vò con khi ngã và hãy để cho con ngã vài lần con sẽ tự đứng lên đi tiếp (Cách tốt hơn là đừng cho bố mẹ biết).

Rào cản tiếp theo là giới hạn của chính bản thân các bạn. Bạn có 1 ý tưởng bạn cho là siêu phàm, bạn dành vài tháng để nghĩ về nó nhưng cũng chẳng dám làm gì với nó vì “ngại”, bạn quá thoải mái với vòng an toàn của mình, và bạn tự thuyết phục bản thân mình rằng là mình chưa đủ chín để thực thi ý tưởng này.

Để vượt được rào cản này thì bạn phải tập được cho mình thói quen luôn và ngay, nói theo ngôn ngữ trẻ hiện nay là “thích thì nhích”. Bằng mọi giá từ bỏ thói quen trì hoãn, nếu để tới mai thì sẽ còn ngày kia và tuần sau, tháng sau và không bao giờ nữa.

Còn về việc thiếu nguồn lực thì bạn nên biết rằng khởi nghiệp là lúc nào bạn cũng thiếu thốn nguồn lực, làm ít thiếu ít làm nhiều thiếu nhiều. Thời điểm tốt nhất là hôm nay chứ không phải ngày mai. Hành trình vạn dặm bắt đầu từ chỉ 1 bước đầu tiên, muốn tắm nước lạnh thì phải dội nước vào chân mình trước đã. Đúng là nếu muốn vấp ngã thì chỉ nên chọn lúc mình đang còn trẻ và sung sức để đứng dậy được, chẳng có thời gian nào tốt hơn thời gian sinh viên này đâu. Nghĩ nhiều mà không làm thì cũng giống như người làm mà không nghĩ.

4. HỌC GÌ TRƯỚC TIÊN: Giao tiếp – Bán hàng

Bài học đầu tiên là phải biết quý trọng đồng tiền để thấy bố mẹ làm ra tiền vất vả như thế nào. Giao tiếp là kỹ năng sống còn để thành công, còn bán hàng là kĩ năng sống còn của doanh nhân. Hãy tham gia 1 công việc bán hàng nào đó mà cần mình phải vượt qua ngại ngùng nói trước đám đông và biết chấp nhận sự từ chối của người khác 1 cách vui vẻ, học được cái tinh thần không bỏ cuộc là cực kỳ quan trọng. Khi khởi nghiệp thì đích thân chủ cũng là người bán hàng, kế toán, quét dọn, sản xuất …

Bán hàng là 1 nghề vinh quang vì họ nuôi sống cả tổ chức, hãy luôn coi mỗi lần bán hàng là 1 thử thách mình cần chinh phục. Tập bán thật nhiều các loại hàng hoá có thể vào để hiểu được cách tiếp cận với khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức khác nhau như nào. Tôi còn nhớ có lần xách rượu cần tới từng phòng ký túc xá Xây Dựng hỏi bán hồi gần tết, phòng nào cũng thích lắm nhưng toàn đứa hết tiền chẳng thèm mua. )).

Nghĩ lại hồi ấy thì cũng ngại ngùng thật. Bất kể việc bạn làm nó “chuối củ” đến đâu thì sau này vẫn luôn là 1 kỉ niệm đẹp, vì thế đừng ngại làm những thứ mình chưa bao giờ làm.

5. BẮT ĐẦU KINH DOANH NHỎ

Khi đã “mặt dày” thì hãy bắt đầu làm những việc mà cần mình phải bắt đầu làm 1 việc nào đó mà mình phải đứng mũi chịu sào lo toan toàn bộ. Nhớ câu thần chú “start small, really small”. Một số người thích kinh doanh và có 1 ý tưởng hay thường có 1 kiểu khởi nghiệp hài hước là dồn toàn bộ tiền của mình vào khởi nghiệp và làm cho nó thật hoành tráng tử tế. Họ đâu biết rằng 99,99% phi vụ kinh doanh đầu tay là sẽ thất bại.

Không phải vì ý tưởng tồi mà do khả năng thực thi của họ không tốt. Làm 1 vài phi vụ kinh doanh nhỏ sẽ dạy cho bạn những bài học rất ngấm về tiếp thị, vận chuyển hậu cần (logistic), chọn địa điểm (location), trang trí, bán hàng, đàm phán, mua hàng, chuẩn bị và lập kế hoạch, giữ được tinh thần chiến đấu không bỏ cuộc…

Học bơi thì phải uống chục lít nước trong bể mới thành được, chỉ đọc sách không làm bạn trở thành doanh nhân, phải đích thân xông pha. Street-smart là cực kỳ quan trọng, cũng quan trọng như book-smart vậy (xin lỗi vì phải dùng thuật ngữ tiếng Anh vì tiếng Việt diễn giải rất dài).

Nhiều giảng viên môn kinh doanh của đại học Việt Nam tệ là vì họ không gần doanh nghiệp, những gì họ dạy thường từ sách, và số ít họ là kinh doanh 1 cái gì đó thực sự nên đừng trông chờ gì từ nền giáo dục đại học mà khởi nghiệp. Bạn học về “chiến lược”, “thương hiệu”… toàn là thứ dùng cho doanh nghiệp lớn.

Doanh nghiệp khởi sự thì cái cần dùng khác sách giáo trình rất rất nhiều. Bạn có thể bắt đầu nhỏ như bán hoa 8/3, to hơn có thể mua quần áo về bán online…và nên bắt đầu bằng 1 nhóm vài người chứ không nên làm 1 mình để học cách làm việc nhóm nữa.

Một phần rất quan trọng là phải bắt đầu xây cho mình 1 hệ sinh thái khởi nghiệp. Không nên nghe lời, không nên ở gần những người có tư tưởng ổn định và an nhàn, họ sẽ cố dìm bạn xuống cho “ổn định” được như họ, họ sẽ nói cả ngàn lý do rằng bạn sẽ không thành công và ý tưởng của bạn không đáng giá.

Tìm những người bạn muốn khởi nghiệp và những anh chị đã khởi nghiệp để học hỏi. Chỉ có những người khởi nghiệp mới nâng đỡ và mang lại niềm vui cho nhau lúc trái gió giở trời.

Bên cạnh họ bạn sẽ thấy khó khăn nhẹ đi và thử thách sẽ trở nên thú vị hơn. Có những bài học không cần phải trả giá vẫn học được. Và không có người hướng dẫn thì bạn sẽ đi rất chậm. Đợi khi ra trường có công việc “ổn định” và thu nhập mới khởi nghiệp? Không. Bạn chẳng cần kinh nghiệm từ các tập đoàn bằng khả năng xoay sở của bạn kìa.

Đọc sách, đọc nhiều sách về kinh doanh và khởi nghiệp. Tôi đọc và nghe audiobook cũng phải 3-400 quyển. Gần như tất cả những gì tôi làm và định làm là sách đã mang cho tôi ý tưởng hết cả rồi. Các doanh nhân tỷ đô cũng đọc cực kì nhiều sách. Sinh viên chỉ hay chăm đọc k14, những từ mà người ta đọc nhiều nhất chắc là “lộ hàng”, “hiếp dâm”, “chân dài”… 1 tháng hãy đọc lấy 1 quyển sách, giảm thời gian đọc những thứ giải trí và chỉ thỏa mãn trí tò mò.

6. KINH DOANH THẬT SỰ

Thời điểm bạn đã có 1 ý tưởng tiềm năng đã đến và bạn muốn bắt tay vào làm cho nó thành 1 gia tài . Lúc này là tiền thật và người thật, không còn mang tính lướt sóng như trước nữa. Vì không biết được những điều sắp tới này nên rất nhiều bạn trẻ đã phá sản trong tức tưởi và tiếc nuối. Hãy tự viết nó lên tường và nhắc mình không được quên.

Oh yeah! Ý tưởng của mình trị giá cả triệu đô ấy chứ!
Luôn bắt đầu kinh doanh bằng việc thử nghiệm sức sống của ý tưởng trước. Bắt buộc. Bạn có ý tưởng làm đồ ăn chay giao tận nhà thì đừng vội mua đồ đạc bàn ghế đầu tư website vội. Hãy thử xem thị trường của bạn rộng đến mức nào và khả năng cung ứng của bạn đến mức nào.

Làm thử 1 cái blog, quảng cáo quanh khu văn phòng mình, tự nấu nướng tại nhà và giao đi. Từ ý tưởng đến thực tế là 1 câu chuyện hoàn toàn khác, thị trường có thể không lớn như bạn nghĩ đâu. Chưa gì đã mua rất nhiều đồ đạc, thuê nhà cửa thì bạn sẽ có thể lãng phí rất nhiều.

Khởi nghiệp là để xây dựng gia tài, chứ không phải là để chứng tỏ bạn thông minh nhường nào. Lập kế hoạch và luôn tính toán từ trước. Rủi ro là đương nhiên nhưng tính sao cho bạn không quá đau thương khi vấp ngã, vẫn còn chí hướng để làm tiếp. Nhiều người ngã quá đau nên cứ nghĩ lại là thấy sợ.

Nên nhớ rằng ý tưởng rất rẻ, quan trọng là thực thi. Nokia ngày xưa là công ty làm bột gỗ, Deawoo là 1 xưởng dệt may… Ý tưởng gì không quan trọng bằng khả năng thực thi của bạn lớn như nào. Có 1 công ty ở Mỹ trị giá tới 6 tỷ đô chỉ đơn giản là làm gấu bông theo đơn đặt hàng, khách hàng được tự tay khâu gấu.

Theo 1 lời khuyên của 1 lão làng là chỉ nên khởi nghiệp với 1 ý tưởng cũ và mình làm tốt hơn, mình là có thể có lãi, mình đáp ứng 1 loại khách hàng tốt hơn sẽ đảm bảo khả năng thành công cao hơn nhiều. Đừng “quyết chiến” với 1 ý tưởng mà chưa từng tồn tại trên thế giới bao giờ, khả năng thất bại sẽ rất cao.

7. TIỀN

startup

Máu của doanh nghiệp, và thường là doanh nghiệp chết vì hết tiền. Do đó khi bắt đầu bạn phải tìm mọi cách và mọi giá để tiết kiệm tiền đầu tư vào doanh nghiệp. Thường chi phí sẽ bị đội lên gấp 3-4 lần so với cái bản nháp 1 trang “kế hoạch kinh doanh” của bạn. Phải chi li và tính sao cho mình đủ tiền 1 năm, đừng trông chờ là làm 3-4 tháng có doanh thu sẽ bù để làm tiếp. Mua sắm đồ cũ, tăng xin, dùng phần mềm nguồn mở, web tự đi nhờ viết, logo search google rồi tùy biến chẳng hạn .

Đồ cũ mình mua mà bán lại thì cũng được gần như giá trị lúc mua về nên bạn sẽ vẫn giữ được rất nhiều tiền còn lại, còn tiền là còn bày keo khác được. Hết tiền là bạn sẽ rất khó xin hoặc vay ai khác nữa lắm. Có 1 điều lầm tưởng là khởi nghiệp cần phải rất nhiều tiền nhưng thực tế là cần khả năng xoay tiền của bạn hơn.

Dù thế nào thì bạn cũng chẳng bao giờ đủ tiền để làm doanh nghiệp đầu tay đâu, càng làm càng thiếu. Và khởi nghiệp nên dùng tiền của chính mình chứ không phải tiền bố mẹ cho để đảm bảo từng quyết định dùng người, từng quyết định mua sắm của mình là chính xác.

8. NGƯỜI

Chỉ nên khởi nghiệp với đội ngũ sáng lập không quá 2 người làm điều hành. Người thứ 3 thể nào làm cho mâu thuẫn. Các bạn thử điểm các công ty lớn mà thành công chúng ta biết đều 2 người hoặc 1 người. Google là Sergey Brin và Larry Page, Apple là 2 bác Steve, Microsoft là Bill Gate và Paul Allen (Steve Balmer là vào để điều hành giúp thôi chứ không phải cùng khởi sự).

Sai sót về tuyển người có thể kết liễu doanh nghiệp của bạn, hãy chọn cho team mình những người nào họ không làm việc vì tiền mà làm vì yêu ý tưởng.

Chọn những người mình yêu quý được và chơi được để khó khăn còn thông cảm được cho nhau. Chỉ chọn những người nào có tiềm năng gắn bó lâu dài với doanh nghiệp của mình. Hãy đối xử với nhân viên thật tốt như anh em, vì họ là những người mình gặp nhiều, quyết định chất lượng cuộc sống của mình mà.

Chỉ có những người như thế mới làm cho lúc khó khăn và nản trở nên dễ dàng hơn. Khởi nghiệp sẽ hứa hẹn rất nhiều sóng gió và khó khăn đấy.

Nuôi doanh nghiệp khởi sự cũng giống như nuôi 1 đứa trẻ sơ sinh, nó chỉ có mục tiêu là sống, có cái ăn và không mắc bệnh tật gì. Đừng cho nó ăn quá nhiều để cố gắng làm nó lớn thật nhanh. Tìm hiểu và áp dụng Lean Startup (khởi nghiệp tinh gọn?).

Tức là khách hàng cũng chính là 1 phần trong chu trình sản xuất và xây dựng sản phẩm. Như google docs là vừa làm vừa sửa liên tục theo yêu cầu khách hàng, còn Microsoft Word là 2 năm mới ra 1 lần thì lỗi phát hiện cũng không kịp sửa.

Nếu bạn đọc được đến tận dòng cuối cùng này mà vẫn thấy hấp dẫn thì có lẽ bạn có thể trở thành doanh nhân khởi nghiệp đấy. Với công sức tôi bỏ ra, tôi muốn giúp được nhiều người nhất có thể. Để công bằng, bạn like thì phải share lại cho càng nhiều người càng tốt nhé, lan tỏa tri thức nào.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Nguồn: TS. Alan Phan

Startup nên trở thành ‘lạc đà’ thay vì ‘kỳ lân’ trong đại dịch?

Trong bối cảnh nền kinh tế đang đi xuống, việc theo đuổi chiến lược trở thành “lạc đà” có thể giúp startup tạo ra sự khác biệt nếu muốn gây dựng một công ty thành công.

startup.marketingtrips

Đại dịch Covid-19 đã biến mảnh đất đầu tư mạo hiểm vốn màu mỡ dần trở nên khô cằn hơn. Một số chuyên gia cho rằng, để vượt qua hành trình dài trên sa mạc đầu tư đang khô cằn này, các startup nên trở thành “lạc đà”, biết dự trữ nguồn nước để có thể sống sót.

Bài viết dưới đây là quan điểm của Matthew Cowan, Đối tác điều hành của Next47 – hãng đầu tư mạo hiểm toàn cầu. Công ty này có trụ sở tại Bắc Kinh, Munich, Palo Alto, Paris, Stockholm và Tel Aviv.

Tình hình bất ổn gây ra bởi dịch bệnh Covid-19 là điều chúng ta chưa từng phải đối mặt trước đây. Mọi thứ đang thay đổi với tốc độ quá nhanh. Nhưng một vài thay đổi trong số đó thậm chí đã nhen nhóm từ trước khi dịch bệnh nổ ra.

Một loạt các thương vụ IPO thất bại khiến cho mọi người dần có cái nhìn khác đi về những startup kỳ lân “hoàn hảo”, rồi sau đó là sự xuất hiện của những nghi ngại về tầm ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Những tín hiệu ban đầu từ những thương vụ IPO thất bại giờ đây đã trở thành hồi chuông báo động cho nhiều công ty khởi nghiệp khiến họ nhận thức được rằng cách tiếp cận thị trường mà nhiều startup kỳ lân đã áp dụng có thể sẽ không thể “bền vững” trong bối cảnh hiện tại.

Khi thuật ngữ “kỳ lân” xuất hiện vào năm 2013, số lượng startup có thể chạm ngưỡng giá trị ít nhất 1 tỷ USD rất ít, khi chỉ có 39 công ty trên toàn cầu làm được điều này. Kể từ đó, số lượng kỳ lân đã không ngừng tăng lên, tính tới thời điểm hiện tại là 460, và thuật ngữ này cũng dần “tiến hóa” sang một hệ tư tưởng mới thiên về sự phát triển của các công ty sau khi đạt được cột mốc giá trị đáng mơ ước.

Trong khi những con số giá trị khổng lồ chỉ có thể đọng lại trên các mặt báo, thì những thử thách mà nền kinh tế công nghệ đang gặp phải đã tạo ra một sự thay đổi lớn trong lối suy nghĩ “tăng trưởng bằng mọi giá” được một khoảng thời gian.

Với sự bất ổn đang ngày một hiện rõ, sự thay đổi này càng trỗi dậy mạnh mẽ hơn, và sẽ không lấy gì làm ngạc nhiên khi startup quan tâm hơn đến việc bằng cách nào họ có thể tăng khả năng sống sót qua cơn “hạn hán” này.

Sẽ sớm thôi, chúng ta sẽ nhìn thấy sự trỗi dậy của làn sóng các startup “lạc đà”.

Sự trỗi dậy của “lạc đà”

Khi dùng từ “lạc đà” để ám chỉ các công ty khởi nghiệp, có một số điểm cần chú ý:

Sự kiên trì: Họ đang lên kế hoạch chuẩn bị cho tương lai thông qua những chiến lược phát triển cẩn trọng.

Thận trọng: Họ duy trì được nguồn lực để có thể vượt qua được quãng thời gian khó khăn và phát triển trong quãng thời gian thuận lợi. Giá trị của họ nằm ở quan điểm bảo thủ về mặt tài chính, tuyển dụng đúng người và tập trung xây dựng nên các công nghệ giúp cải cách lại ngành công nghiệp.

Sự tận tụy: Họ hết mình với những nền tảng xây dựng doanh nghiệp cơ bản và nhấn mạnh vào hiệu suất tính trên đầu đơn vị (unit economics) từ những ngày đầu, và cả trong những ngày sau đó, nhằm đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp trong dài hạn.

Tập trung vào khách hàng: Những sản phẩm họ đưa ra thị trường và những mô hình kinh doanh phải được dựa trên nhu cầu thực tế của khách hàng.

Với việc dịch bệnh Covid-19 đã, đang và sẽ có những ảnh hưởng mạnh mẽ đến giới khởi nghiệp, số lượng các thỏa thuận rót vốn đầu tư đang có xu hướng giảm. Các quỹ đầu tư chắc chắn sẽ vẫn tiếp tục quá trình tìm kiếm một thế hệ startup mới, nhưng tình hình sẽ trở nên khó khăn hơn đối các nhà sáng lập để có thể thuyết phục các nhà đầu tư rót tiền vào công ty của mình.

Với những doanh nghiệp chưa thực sự áp dụng hệ tư tưởng “lạc đà”, đây chính là thời điểm không thể tuyệt vời hơn.

Có 3 yếu tố bạn cần tập trung vào nếu như bạn muốn gia tăng sức chịu đựng của doanh nghiệp:

Những kế hoạch phải có tính thích ứng cao

Trong bối cảnh dịch bệnh, các startup cần phải điều chỉnh các kế hoạch để tập trung vào mục tiêu đảm bảo sự ổn định, hy sinh mức tăng trưởng “nóng” để thay vào đó là một mức tăng trưởng đã được tính toán trước, đi cùng với hiệu suất tích cực tính trên đầu đơn vị.

Các lãnh đạo startup cũng cần cởi mở hơn trong việc áp dụng các cách tiếp cận mới và khám phá những mối quan hệ được coi là không thực tế trong thời kỳ trước dịch bệnh. Bối cảnh hiện tại đã khiến cho cục diện cuộc chơi thay đổi và việc áp dụng những cách thức mới để cắt giảm chi phí và gia tăng lợi nhuận có thể sẽ tạo ra những khác biệt rất lớn, cho dù đó là việc chuyển từ kế hoạch xây một nhà máy sang việc chuyển hoạt động sản xuất sang một thị trường tốn ít chi phí hơn, hay phát hiện ra những cơ hội mới.

Điều này có thể giúp bạn xác định được những nhu cầu của khách hàng được hình thành trong dịch bệnh, hay việc chuyển hướng sang các thị trường “khỏe mạnh” hơn. Hãy tìm mọi cách mà công ty của bạn có thể phát triển trong tình cảnh hiện tại.

Ngoài việc tăng cường sự ổn định của doanh nghiệp, những đánh giá trên sẽ giúp số tiền đầu tư của bạn có tác động lâu dài hơn, giúp bạn thu hút thêm các nhà đầu tư, những người có thể hỗ trợ bạn kéo dài đà phát triển này.

Xây dựng và duy trì đội ngũ nhân sự tài năng

Một thống kê gần đây về số lượng nhân viên bị cho thôi việc kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng nổ cho thấy 36 kỳ lân đã sa thải nhiều nhân viên của mình. Con số nhân viên bị buộc thôi việc tại các công ty này chiếm đến gần một nửa tổng số các nhân viên bị cho thôi việc tại các doanh nghiệp tư nhân nói chung.

Đối với một số startup, việc cho nhân viên nghỉ việc là điều không thể tránh khỏi, nhưng ở thời điểm hiện tại, điều đầu tiên cần phải làm đó là cân nhắc về một giai đoạn “đóng băng tuyển dụng”. Nếu như điều đó là chưa đủ, bạn nên cân nhắc đến sự tồn vong của công ty. Khi bắt buộc phải cắt giảm nhân viên, tránh tạo ra những phản ứng tiêu cực khi cắt giảm một số lượng lớn nhân viên cùng một lúc.

Sau đó, khi bạn bắt đầu đánh giá thời điểm tốt nhất để có thể tuyển dụng thêm những nhân viên mới, hãy làm điều đó một cách có tính toán. Việc nóng vội có thể sẽ kéo bạn quay ngược trở lại với vùng nguy hiểm.

Hãy coi mối quan hệ với nhà đầu tư như cuộc cuộc hôn nhân

Mối quan hệ giữa các startup và các nhà đầu tư có nhiều điểm tương đồng với một cuộc hôn nhân, không có khả năng ly hôn. Giống như một cuộc hôn nhân hạnh phúc, mối quan hệ mà bạn xây dựng với các nhà đầu tư nên là một yếu tố thúc đẩy tăng trưởng trong dài hạn.

Trong quá trình làm việc với các nhà đầu tư, hãy cân nhắc xây dựng những mối quan hệ mới, tập trung vào những cá nhân, tập thể có thể giúp bạn xây dựng một chiến lược phát triển công ty dài hơi, thay vì chỉ nhắm vào yếu tố giá trị.

Các nhà đầu tư cũng không nên chỉ ký séc, đi kèm với đó là rất ít lời khuyên cho những người điều hành doanh nghiệp. Hãy là những người đồng hành, những người không chỉ hiểu về công ty, mà qua đó còn sẵn sàng giúp công ty nắm bắt được những cơ hội kinh doanh mới, duy trì đà phá triển, và tham gia quản lý chi phí.

Mối quan hệ cộng tác này nên tập trung giúp nâng cao sức chịu đựng của doanh nghiệp. Một đối tác có tầm hiểu biết rộng có thể được coi là ốc đảo giữa lòng sa mạc, giúp chúng ta mở ra những cánh cửa mới, vượt qua những chướng ngại vật và giúp chúng ta trau dồi thêm các kiến thức chuyên môn.

Khi mà các công ty khởi nghiệp bắt đầu đánh giá lại cái cách mà họ có thể duy trì và phát triển doanh nghiệp của mình, bước đi quan trọng nhất đó là không đánh mất đi một tầm nhìn trong dài hạn.

Đạt được mốc giá trị ít nhất 1 tỷ USD luôn là ước mơ của các nhà sáng lập, nhưng việc đảm bảo hoạt động hiệu quả, khả năng phục hồi và sự thành công của doanh nghiệp phải là ưu tiên số một. Trong bối cảnh nền kinh tế đang đi xuống, việc theo đuổi hệ tư tưởng “lạc đà” có thể giúp bạn tạo ra sự khác biệt trong quá trình gây dựng nên một công ty trường tồn.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via NDH

Phân tích: Vì sao WeFit thất bại? Bài học rút ra là gì?

Vì sao WeFit thất bại sau một khoảng thời gian ăn nên làm ra và có tiếng tăm trong giới khởi nghiệp là câu hỏi rất nhiều người làm kinh doanh băn khoăn.

vì sao wefit thất bại
Vì sao WeFit thất bại?

WeFiT, with “fee” – Chúng tôi ổn, nếu có tiền

Một khởi nghiệp công nghệ đình đám vừa viết thư xin lỗi khách hàng và thông báo phá sản. Đây là một hành động đẹp, nhất là khi so với nhiều trường hợp “đến hoành tráng, đi im ắng” khác nên tôi muốn dành một chút thời gian để viết một bài về họ. Như một sự ghi nhận.

Tôi cũng muốn dành bài viết này để giúp các bạn khởi nghiệp khác tự vấn về trường hợp của mình. Để tránh đi những sai lầm tương tự. Và để vươn đến được những mục tiêu cao hơn.

WeFit HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?

WeFit nhắm đến việc giúp những người thường di chuyển tìm kiếm các phòng tập chăm sóc thể hình để luyện tập một cách thuận lợi và với chi phí hiệu quả hơn.

Thay vì đóng phí hàng tháng (hay hàng năm) cho phòng tập đã đăng ký và “chết cứng” ở đấy, bạn chỉ cần đăng ký với WeFit là có thể tập bất cứ lúc nào, bất cứ môn nào tại bất cứ trung tâm nào tiện nhất cho mình chỉ với mức phí như đóng cho một trung tâm. Nghĩa là Wefit bán cho bạn sự linh hoạt (flexibility) trong luyện tập.

Với các phòng tập, có thêm một khách hàng sẽ giúp họ bù đắp được phần nào cho chi phí mặt bằng và cơ sở vật chất đã trang bị rất tốn kém.

Và biết đâu, nếu hài lòng với lần tập ấy, người tập trở thành khách hàng thường xuyên của phòng tập thì lại sẽ càng tuyệt vời hơn nữa nhỉ.

VIỄN CẢNH CỦA HỌ CÓ SÁNG KHÔNG?

Sản phẩm nhắm đến giới trung lưu trẻ trung năng động. Đây là một điểm sáng đáng kể vì nhóm này có tiền, dễ tiêu xài, dễ lan truyền, và thích ứng với công nghệ.

Quy mô của nhóm này cũng khá lớn, tập trung ở các công sở văn phòng tại khu vực trung tâm của hai thành phố lớn, có thói quen tiếp nhận thông tin tương đối giống nhau… nên dễ nhận biết, dễ tiếp cận, dễ truyền thông, dễ thuyết phục và dễ bán hàng.

Sản phẩm cũng rất hợp xu hướng khi mà đa phần giới này khá quan tâm đến sức khoẻ và hình thể ở những mức độ khác nhau. Và càng ngày mức độ quan tâm này sẽ càng tăng lên (già hơn, yếu hơn, xấu hơn…).

Về tài chính, cơ bản họ mua sỉ và bán lẻ nên sẽ có một khoản chênh lệch được kỳ vọng lớn hơn chi phí hoạt động để cho ra một lợi nhuận tương đối. Đây chính là nguyên lý hoạt động của kinh tế chia sẻ vốn đang “nở hoa” trong giới khởi nghiệp công nghệ với những Uber, Grab, Airbnb, … khắp nơi trên thế giới.

Về lâu dài, sẽ dần hình thành một hệ sinh thái mà ở đó WeFit sẽ đóng vai trò trung tâm. Người mua sẽ dần chỉ biết đến ứng dụng mà sẽ không còn nhớ, không còn biết đến nhà cung cấp là các phòng tập nữa.

Và khi đó, để có được khách hàng, các nhà cung cấp sẽ phải trực tiếp hay gián tiếp trả (thêm) tiền cho “chủ” của hệ sinh thái đó. Bình thường thôi, như cách mà Google, Alibaba, Amazon, Facebook, Agoda, các hệ thống siêu thị… đang làm thôi mà.

Với hiểu biết về thói quen, hành vi, sở thích của người tập, ứng dụng có thể khéo léo quảng bá hoặc bán thêm những sản phẩm và dịch vụ khác liên quan đến làm đẹp, sức khoẻ mà không quá tạo ra sự phản cảm cho người tập.

Thậm chí, họ có thể lựa chọn đầu tư vào những phòng tập mà họ cho rằng sẽ có nhiều khách tập trong tương lai dựa trên dữ liệu lớn (Big Data) ấy. Và sau đó điều hướng khách hàng về đấy. Còn nếu phòng tập được chọn không đồng ý nhận đầu tư ư?

Dễ lắm, ứng dụng có thể điều hướng khách hàng ra khỏi đấy. Bạn nào đã từng đang kinh doanh nhà hàng rất đắt khách, tự dưng một ngày thấy con đường trước cửa hàng tự dưng thành một chiều, hoặc có một con lươn dài cả mấy trăm thước thì chắc sẽ rất dễ thấm điều này.

Hay bạn nào đang bán sản phẩm thông qua kênh siêu thị (MT) và đến một ngày được siêu thị ưu ái đặt để sản xuất “nhãn hàng riêng” thì sẽ ngậm ngùi tương tự…

Chà, mấy suy đoán này thì có vẻ “tà đạo” quá và có lẽ không là những gì mà họ nhắm đến. Tôi chỉ phân tích để mọi người thấy được viễn cảnh kinh doanh khả dĩ nếu sản phẩm có thể thành công mà thôi.

Mọi người thấy đủ sáng chưa?

THẾ VÌ SAO WeFit gặp thất bại?

Tôi không biết rõ nội tình của họ vì không có điều kiện tiếp xúc sâu. Nhưng qua quan sát sơ bộ bên ngoài cùng một số thông tin cơ bản kết hợp với một số hiểu biết hạn chế của cá nhân thì có một số lý do đã làm cho họ gặp khó khăn:

1. Hiệu ứng con gà quả trứng vs sự đầu tư “chưa tới”.

Khi xây hệ sinh thái thì khách hàng chỉ tham gia khi có những nhà cung cấp “mà mình muốn”. Nhưng nhà cung cấp sẽ chỉ gia nhập khi có đủ lượng khách hàng “mà mình cần”.

Do vậy, để có thể thành công được, bên cạnh việc cần tạo ra giá trị cho các bên tham gia, bạn còn phải thực hiện được ít nhất một trong những cách sau để có “cú hích ban đầu” đủ lớn:

(a) Đổ thật nhiều tiền để “lừa” khách hàng và nhà cung cấp vào hệ sinh thái, và duy trì việc đó mãi đến khi họ đã đủ phụ/lệ thuộc vào mình thì mới “lấy lại vốn” hoặc “đạt được mục đích”.

Hãy nhớ đến việc các sàn thương mại điện tử dễ thương đến thế nào với cả người bán (miễn chiết khấu giao dịch, giao hàng/thu tiền miễn phí, không xác minh/đánh giá người bán) lẫn người mua (khuyến mãi, tặng quà, trúng thưởng…) khi mới bắt đầu.

Mà danh sách không ngắn nhé: Taobao, Amazon, Tiki, Shopee, Adayroi, Lazada, Facebook… Hãy nhớ đến tỷ lệ chia hấp dẫn cho lái xe, xe đẹp xe xịn không tăng giá, chuyến đi miễn phí, … khi Uber hay Grab mới vào Việt Nam. Ai cũng có lợi hết, tại sao không vào?

(b) “Hack” để có được lượng khách hàng ban đầu dựa trên một sự thừa hưởng nội bộ hay vay mượn bên ngoài. Có ai nhớ Zalo thời kỳ đầu mới thành lập đã dựa trên cơ sở dữ liệu người chơi game của VNG? Có ai nhớ Viettel thời gian đầu đã có lượng khách hàng đầu tiên từ quân nhân và cựu chiến binh?

Rồi những thành viên của VinID đến từ những dịch vụ hiện hữu và liên kết. Và Bamboo dụ khách hàng thân thiết của Vietnam Airlines chuyển sang dùng và được giữ lại hạng trong thời gian đầu… Miễn phí thường niên trong năm đầu cho khách hàng sử dụng thẻ tín dụng…

(c) “Lấy lòng” được truyền thông và những quyền lực vô hình khác. Những quyền lực này sẽ tạo ra xu hướng để dẫn dắt hay ép buộc khách hàng và đôi khi là cả nhà cung cấp phải gia nhập hệ sinh thái của mình. Cái này các bạn tự tìm ví dụ vì tôi không tiện để nhắc đến một cách cụ thể hơn.

Trong câu chuyện này, Wefit đã không có làm được cách nào trong cả 3 cách trên. Có một chút le lói ở cách (b) và (c) nhưng là không đủ để soi sáng tương lai.

2. Quy luật “cùng thắng lợi” và sự hiểu nhầm.

Từ xưa đến nay, cả Đông lẫn Tây, trong kinh doanh, trong chính trị và cả trong cuộc sống, ta thường được nhắn nhủ về quy luật “cùng thắng lợi” (win-win hay win-win-win) với lời dặn dò: tất cả các bên liên quan phải cùng có lợi thì mới bền vững lâu dài. Để làm được điều này, phải có được cả hai thứ sau:

(a) Lợi ích (được tạo ra cùng với nhau hay chiếm đoạt từ bên ngoài) phải đủ lớn để khi chia cho nhau thì vẫn đủ làm cho nhau cùng “thoả mãn”.

(b) Các lợi ích này là phải cùng chiều với nhau: không được tồn tại khả năng mà một ai đó (kể cả mình) sẽ Tệ đi khi ai đó Tốt hơn.

Trong câu chuyện này, vế (a) tạm ổn nhưng vế (b) thì Wefit đã làm rất tệ khi cho phép khách hàng được tập Không giới hạn (Unlimited) trong khi bản thân mình lại phải trả Theo lượt.

Càng tập nhiều thì Khách hàng và Phòng tập càng có lợi thêm, trong khi mình lại càng lỗ hơn. Lấy tiền đâu để bù vào đấy? Và thậm chí tệ hơn, nếu Khách hàng và Phòng tập bắt tay với nhau để “rỉa” lợi ích từ mình thì sao?

Dĩ nhiên, tôi hiểu rằng việc cho phép Unlimited chỉ là một sự biến báo của Wefit trong một giai đoạn nhằm “hack” đủ lượng khách hàng thường xuyên.

Nhưng chi phí của cách hack này là quá cao, thời gian lại quá dài, không có theo dõi đánh giá tác động/hiệu quả. Và nguy hiểm hơn là nó làm “hỏng” phân khúc khách hàng mục tiêu của Wefit.

3. Giá trị thực sự mà khách hàng mục tiêu cảm nhận được là chưa cao.

Khách hàng mục tiêu là những khách hàng mà (i) “rưng rưng xúc động” với những gì mà mình cung cấp, (ii) vì vậy sẵn lòng trả tiền cho mình để “đền đáp” lại, (iii) số tiền đó là đủ lớn để mình “cùng có lợi”, (iv) chi phí và độ khó để mình tìm và bán hàng (thuyết phục, giao hàng, thu tiền) cho họ là tương đối thấp, (v) đủ nhiều để tổng lợi ích không là quá bé.

Tôi rất đồng ý với giá trị chào bán của dịch vụ mà bạn founder rất dễ thương đã phát biểu rõ ràng là “sự tiện lợi và linh hoạt” cho người tập.

Thế nhưng ai là người rưng xúc động với hai giá trị chào bán ấy và sẵn lòng trả (nhiều) tiền cho chúng?

Chúng ta thử cùng điểm danh nhé:

(a) Dân công sở, ở một nơi, làm một chỗ: cần khoảng hai phòng tập (gần nơi làm để tranh thủ giờ rảnh, và gần nhà để tập cuối tuần/lúc rảnh).

Nhóm này rất đông, nhưng cái họ cần thì chỉ là thông tin. Và họ chỉ cần vài lần trong đời (khi chuyển chỗ ở hoặc chỗ làm). Và họ có thể tìm thấy thông tin ấy theo nhiều cách khác nhau. Vậy thì họ có thèm trả đồng nào cho thông tin đó hay không?

Còn những phòng tập, họ có được thêm giá trị gì nhiều khi mình đưa người tập xưa nay ở chỗ họ cho chính họ hay không? Như vậy, nhóm này không nên là khách hàng mục tiêu.

(b) Những người thường đi công tác rày đây mai đó, ở khách sạn 2-3-4 sao: cần nhiều phòng tập, và thường xuyên cần thông tin từ hệ thống (cho mỗi chuyến công tác, hoặc cho mỗi lúc đổi khách sạn). Họ sẵn lòng trả tiền cho mình (họ nhiều tiền mà).

Nhưng số lượng của họ có đủ lớn hay chưa? Và chi phí để tiếp cận họ cùng những phòng tập mà họ muốn có cao quá không? Tuỳ theo câu trả lời mà họ có phải là khách hàng mục tiêu hay không.

(c) Dân kinh doanh: chắc chắn không là khách hàng rồi, vì khách sạn họ ở thường sẽ có sẵn phòng gym hay hồ bơi.

Thế nhưng, trong thực thi thì WeFit lại nghiêng hết về nhóm (a). Mà nhóm này lại không “ghi nhận” lắm giá trị mà hệ thống cung cấp. Do vậy, Wefit đã phải ứng biến bằng cách khuyến mãi thêm một giá trị mới là Affordable (rẻ) thông qua việc cho phép tập Không giới hạn.

Lúc này, những khách hàng không chỉ “không – mục tiêu” mà còn là “phản – mục tiêu” đã lẫn vào và làm hỏng hoàn toàn hệ sinh thái của Wefit. Sự sửa sai sau này của Wefit cũng bị chính nhóm này phản đối quyết liệt nhất và gán cho họ những cái mác rất nặng nề và oan uổng như “lừa đảo” hay “không có đạo đức kinh doanh”.

Để khách hàng không phải là mục tiêu lẫn vào là khổ như thế đấy.

Chất lượng luôn quan trọng hơn số lượng.

4. Sự khôn lõi của người tập.

Chính vì sự để lẫn khách hàng dưới chuẩn vào hệ sinh thái nên cùng với sự hạn chế của công nghệ (hoặc thời gian để bổ sung tính năng tính năng công nghệ) mà đơn vị đã gặp hoàn cảnh oái oăm khi có trường hợp một tài khoản đăng ký (và trả tiền) được chia sẻ cho 100 người cùng tập.

Điều này làm cho chi phí phải trả cho các phòng tập tăng lên rất nhiều lần, trong khi doanh thu là vẫn như cũ (hoặc thấp hơn).

Dòng tiền gặp vấn đề vì chỗ mấu chốt này.

Càng bán sẽ càng lỗ thì bán để làm gì?

5. Khả năng quản lý vận hành chưa hiệu quả.

Cũng không phải là không có những đơn vị sử dụng những cách tương tự để hack được lượng khách hàng ban đầu rồi sau đó mới dần loại bớt khách hàng kém chất lượng ra. Nếu ai để ý thì Spotify, Netflix hay Zing MP3 cũng đã từng khôn ngoan lợi dụng cách thức này.

Thế nhưng, khác biệt ở chỗ là các đơn vị ấy đã tuyên bố ngay từ đầu rằng thuê bao giá bao nhiêu, được sử dụng trên bao nhiêu máy/người hay được dùng thử trong thời gian bao lâu.

Và việc không kiểm tra những điều kiện ấy chẳng qua là vì họ “quên” mà thôi. Bất cứ khi nào họ cũng có thể siết lại mà khách hàng không thể nào phản đối được.

Và quan trọng là sản phẩm dịch vụ mà các đơn vị ấy cung cấp là vô hình. Nghĩa là chi phí cho một người dùng tăng thêm là không đáng kể.

Người dùng thì thấy “lỗ hổng” ấy, cho rằng mình “có lợi” nên truyền tai nhau, vừa góp phần “thử nghiệm sản phẩm”, vừa “phát triển thị trường” giúp họ.

Còn họ thì luôn đong đo các chỉ số, theo dõi từng khách hàng và ra những quyết định điều hành dựa trên hiểu biết về “big data” và sự hỗ trợ của AI. Cho từng tính năng, dịch vụ, khu vực, nhà cung cấp và người dùng. Theo hướng có lợi nhất cho họ.

Một yếu tố khác trong phần này là khả năng thâm nhập/tích hợp vào hệ thống của các phòng tập. Hệ thống có biết được phòng tập nào đó hiện còn bao nhiêu chỗ trống, của “món” gì, bao nhiêu khách, khách nào là của mình, họ tập gì, trong bao lâu… hay không?

Bạn thử nghĩ những ứng dụng bán vé máy bay, đặt vé tàu xe, đặt xe taxi, đặt phòng khách sạn hay bác sĩ… mà không biết được tình trạng thực tế thì sẽ ra sao? Vừa sẽ làm khách hàng bực mình, vừa sẽ không điều hành hiệu quả.

KẾT LUẬN

Có người cho rằng WeFit thất bại là vì dịch Covid. Điều này là không đúng. WeFit đã hấp hối từ rất lâu rồi. Đại dịch vừa rồi chỉ là sự cố vô tình rút nhầm phích điện máy thở của cô dọn phòng mà thôi.

Không có Covid, WeFit sẽ chết đau đớn hơn. Và sẽ tốn kém hơn cho những người liên quan.

Tuy vậy, điều ấy không phủ nhận được rằng ý tưởng khởi nghiệp này là một ý tưởng sáng. Và bản thân ứng dụng cũng khá ổn.

Éo le là khởi nghiệp không chỉ cần ý tưởng, và cũng không chỉ cần ứng dụng.

Có lẽ là các bạn khởi nghiệp cũng biết điều ấy, nhưng không xoay xở được vì những hạn chế của mình: thiếu đối tác đủ tầm để phản biện và dẫn dắt, thiếu người quản lý vận hành giỏi và thiếu khả năng gọi vốn/quản lý tài chính đủ tốt.

Thương các bạn ấy, cái khó bó cái khôn nên thua oan tức tưởi.

THU HOẠCH:

1. Doanh nghiệp hay ý tưởng khởi nghiệp của bạn có vướng vấn đề nào trong số những vấn đề nêu trên hay không?
2. Bạn có gặp vấn đề nào về dòng tiền hay không? Điều gì đã tạo ra vấn đề ấy? Và có cách nào để vượt qua nó hay không? Cần gì để làm được điều đó?
3. Nếu bạn được tặng không Wefit kèm theo 15 triệu USD, bạn sẽ làm gì với nó?

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Tác Giả: Trần Bằng Việt

Cạn kiệt vốn – Startup WeFit chính thức tuyên bố phá sản

Mới đây, Công ty cổ phần công nghệ Onaclover – WeWow đã gửi tới khách hàng thông báo buộc phải dừng hoạt động từ ngày 11/5 do vốn hoạt động của đã cạn kiệt hoàn toàn.

wefit-marketingtrips

Theo đại diện WeWow, công ty rất tiếc khi phải thông báo rằng sau những khủng hoảng gặp phải từ đầu năm 2020, mặc dù đã rất nỗ lực để cải tổ nhưng sau đó do ảnh hưởng dịch Covid-19, Wewow lại gặp phải những khó khăn về tình hình kinh doanh và tài chính không lường trước được.

“Hiện tại, vốn hoạt động của chúng tôi đã cạn kiệt hoàn toàn, do đó không thể duy trì hoạt động kinh doanh và sản phẩm của mình, WeWow buộc phải dừng hoạt động tất cả các sản phẩm (WeFit/WeFit Point/WeFit Pago/WeJoy) từ 8h00 ngày 11/5/2020. Chúng tôi đã chính thức nộp Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với Công ty cổ phần công nghệ Onaclover tại Toà án Nhân dân Thành phố Hà Nội theo các quy định của pháp luật”, đại diện Wewow cho biết.

Về các gói dịch vụ nhằm đảm bảo quyền lợi cho các khách hàng đã đăng kí trước đó, phía Wewow cũng đang làm việc với các nhà cung cấp dịch vụ bên thứ 3 để có được một phương án giúp khách hàng tiếp tục sử dụng dịch vụ dù cho WeWow không hoạt động.

WeWow – một ứng dụng trên điện thoại di động của Công ty cổ phần công nghệ Onaclover chính thức ra mắt từ 7/2019 đã khiến người dùng hết sức hứng khởi vì tính tiện dụng của nó.

Theo đó, với ứng dụng WeWow (WeFit và WeJoy ) cho phép người dùng có thể đặt lịch đi tập, đi làm đẹp và chăm sóc sức khỏe ở trên 800 phòng tập và 500 spa tại thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh.

Khách hàng có thể trải nghiệm đủ các bộ môn từ gym, yoga, võ thuật đến khiêu vũ, aerobics,….

Bên cạnh đó, khách hàng cũng có thể sử dụng đủ các dịch vụ từ chăm sóc da mặt, thân thể đến chăm sóc tóc, chăm sóc nails,… chỉ với một thẻ thành viên duy nhất.

WeFit được Khôi Nguyễn thành lập vào tháng 9/2016, với mục tiêu trở thành thương hiệu hàng đầu trong ngành Fitness Việt Nam. Trong giới startup Việt Nam, Nguyễn Khôi với ứng dụng WeFit được xem như người tiên phong trong việc đưa công nghệ vào lĩnh vực healthy và fitness (sức khỏe và thể hình).

Khôi từng lọt vào top 10 gương mặt trẻ tiêu biểu của Việt Nam năm 2017; top 3 CEO tiềm năng năm 2016 tại chương trình Startup Festival do VTV tổ chức; top 16 gương mặt trẻ Thủ đô khởi nghiệp xuất sắc năm 2017 và từng vào danh sách “30 under 30 Việt Nam” do Forbes bình chọn.

Vào ngày 2/2/2020, sau những lùm xùm về hoạt động kinh doanh và vấn đề tài chính, phó Tổng Giám đốc Nguyễn Hải Đăng đã thay Nguyễn Khôi để giữ trọng trách Tổng Giám đốc.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

ICT Vietnam

Khởi nghiệp 10 năm mới hoà vốn, CEO chờ hết dịch để đưa hơn 300 nhân viên đến Hawaii ăn mừng

Hành trình khởi nghiệp 10 năm toàn thua lỗ giờ mới biết đến việc hoà vốn, CEO trẻ Hàn Quốc muốn đưa nhân viên đến Hawaii ăn mừng. 

start-up-toss-marketingtrips

Viva Reoublica – đơn vị điều hành startup fintech lớn nhất Hàn Quốc là Toss đang lên kế hoạch huy động 200 triệu USD từ các nhà đầu tư để phục vụ kế hoạch mở rộng sang mảng kinh doanh ngân hàng trực tuyến và dịch vụ giao dịch chứng khoán.

Nhà sáng lập Lee Seung-gun đề cập tới vòng huy động vốn mới trong bài phỏng vấn với tờ Bloomberg nhưng từ chối tiết lộ về giá trị kỳ vọng. Công ty dự kiến vòng này sẽ được hoàn thành trong vài tháng tới. Ông Lee cũng nhắm tới việc IPO công ty trong 2,3 năm nữa trên sàn Hàn Quốc, Hong Kong hoặc Mỹ.

Toss được thành lập năm 2011 trở thành startup fintech lớn nhất Hàn Quốc với 10 triệu người dùng hoạt động mỗi tháng. Công ty này đã đạt tháng hòa vốn đầu tiên vào tháng 4 vừa qua và hiện đang xử lý 4,5 nghìn tỷ won (3,7 tỷ USD) giá trị giao dịch mỗi tháng, chiếm 9,2% tổng lượng giao dịch trực tuyến của cả Hàn Quốc vào năm 2019. Công ty đang lên kế hoạch cho ra mắt dịch vụ môi giới chứng khoán trong nửa sau của năm và xây dựng một ngân hàng internet vào tháng 6 năm tới, giúp họ giành được phần lớn thị phần trong thị trường tài chính trị giá 43 tỷ USD của Hàn Quốc.

“Tại thời điểm này, một công ty phát triển nhanh và tạo ra lợi nhuận sẽ nhận được tiền nhiều hơn”, Lee khẳng định. Anh vốn nổi tiếng trong giới startup khi quyết định nghỉ làm bác sỹ nha khoa để khởi nghiệp. “Mục tiêu của chúng tôi là trở thành siêu ứng dụng tài chính, khiến mọi người mở Toss để dùng bất kỳ dịch vụ tài chính nào mà không cần do dự”.

Công ty có trụ sở tại Seoul giúp cắt giảm chi phí nhờ vào hệ thống ngân hàng mở mới được chính phủ cấp phép. Điều đó giúp thu hẹp những khoản trả hoa hồng cho ngân hàng xuống 1/3 so với mức thông thường. Doanh thu của Toss tăng 6 lần trong 2 năm trước và Lee nhắm tới việc tạo ra 10 tỷ won lợi nhuận trong năm nay và hơn 1 trăm tỷ won vào năm tới.

Mục tiêu của Lee là biến Toss thành siêu ứng dụng đầu tiên trên thế giới tích hợp tất cả các dịch vụ cung cấp bởi các gã khổng lồ fintech như Paypal, Robinhood và Credit Karma. Trong 40 dịch vụ, 5 mảng chính của Toss gồm chuyển tiền, cho vay, quản lý chấm điểm tín dụng, đầu tư và thẻ tín dụng là những lĩnh vực chính tạo ra phần lớn doanh thu và lợi nhuận.

Toss muốn cung cấp dịch vụ môi giới chứng khoán và cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, người tiêu dùng với lãi suất lần lượt dưới 5% và 15%. Bằng việc loại bỏ giao diện và thuật ngữ phức tạp, Lee đặt cược rằng 2 dịch vụ này có thể thu hút một nửa dân số Hàn Quốc sử dụng, tức là 25 triệu người trong 2 năm.

Dự kiến nhân sự tuyển dụng cho 2 mảng này là 200 và 90 người.

Trong một quốc gia vốn nổi tiếng bởi sự thống trị của những chaebol (tập đoàn gia đình trị) thì Toss lại được xem là một tấm gương tốt. Lee nói rằng chính phủ đang khuyến khích nhiều công ty như Toss để đổi mới ngành công nghiệp tài chính cả nước.

“Giấc mơ của nhà sáng lập lớn nhưng anh ấy thực thi rất tốt và nhanh chóng hoàn thiện lời hứa của mình”, theo He Tiantian, Phó chủ tịch Sequoia Capital China – đơn vị đã đầu tư vào Toss từ năm 2018. “Thị trường tài chính Hàn Quốc rất tốt để phát triển và thị trường tiềm năng cho fintech nói riêng cũng rất lớn”.

Toss đã huy động được tổng cộng hơn 350 triệu USD và được định giá 2,4 tỷ USD trong vòng huy động vốn trước. Các nhà đầu tư vào đây gồm Paypal, Goodwater, GIC, Altos Ventures.

Lee đang muốn mở rộng ra ngoài thị trường Hàn Quốc. Công ty đã ra mắt ứng dụng trả thưởng tại Việt Nam, cho phép một người dùng dễ dàng nhận thưởng ngay khi đạt những mục tiêu đơn giản như hoàn thành 1.000 bước đi bộ mỗi ngày. Ứng dụng này hiện thu hút 300.000 người dùng hoạt động hàng tháng. Họ cũng đang tìm kiếm cơ hội tại Đông Nam Á và Nhật Bản.

Với Lee, đây là lần đầu tiên anh đạt được cột mốc hòa vốn trong sự nghiệp startup kéo dài 10 năm của mình. Anh đang lên kế hoạch về một chuyến nghỉ dưỡng ở Hawaii cũng 350 nhân viên để kỷ niệm việc này ngay khi dịch Covid-19 kết thúc.

“Vẫn còn những lo ngại trong thị trường rằng liệu fintech có phải là mảng kinh doanh có thể có lãi. Toss đã chứng minh rằng một công ty trong lĩnh vực này vừa có thể tăng trưởng nhanh và có thể có lợi nhuận”.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via NDH

Cảm hứng: Khởi nghiệp từ Vlogger đến chủ của chuỗi cửa hàng cafe

“Bản thân là “fan cứng” của Starbucks, một huyền thoại trong lĩnh vực kinh doanh của mình nên khi mở All Day Coffee, mình mong quán cũng có được những giá trị tương đương với tiêu chuẩn quốc tế như Starbucks”, chàng trai sinh năm 1992 Đỗ Hoàng Minh Khôi, còn được biết đến nhiều hơn với cái tên “He Always Smiles” chia sẻ.

Cùng với JVevermind, PewPew hay Huyme, Đỗ Hoàng Minh Khôi (1992) hay còn được biết đến nhiều hơn với cái tên “He Always Smiles” là một trong những vlogger đời đầu của làng youtube Việt.

Bắt đầu làm vlog từ 2013, anh nhanh chóng chiếm trọn tình cảm của giới trẻ nhờ hình ảnh độc đáo với chiếc đầu hộp khác biệt cùng nội dung tích cực, truyền cảm hứng. Tuy nhiên, đến 2015, khi đang có chỗ đứng nhất định trong giới vlogger, Khôi đột ngột rời bỏ youtube để tập trung cho việc kinh doanh.

Bên cạnh danh xưng vlogger, anh còn là một doanh nhân trẻ có tiếng tại Hà Nội. Minh Khôi khởi sự kinh doanh khi mới 16 tuổi, bắt đầu bằng việc bán quần áo qua mạng. Rồi cũng chính anh đã tạo nên trào lưu kem dừa Thái Samui Hut gây sốt một thời. Bước sang tuổi 23, Khôi sở hữu 1 nhà hàng, 1 phòng game, 2 cửa hàng thời trang và 1 chuỗi cửa hàng kem – cafe gồm 4 cơ sở.

Chàng vlogger đồng sáng lập ra Xofa Café & Bistro (2015), sáng lập All Day Coffee (2018) – những thương hiệu cà phê rất được lòng giới trẻ. Hiện anh cũng là ông chủ đứng sau hai “local brand” về thời trang có tiếng: Mono Talk và ClownZ Streetwear.

Năm 2020, trở lại làm vlog sau thời gian dài “mất tích”, Minh Khôi chia sẻ nhiều hơn về câu chuyện và những kinh nghiệm kinh doanh của mình, mong muốn truyền cảm hứng tới các bạn trẻ. Trong một video gần đây, “chàng trai hay cười” đã chỉ ra 5 bước cơ bản để bắt đầu kinh doanh.

1. Hãy làm một khách hàng khó tính

“Trong suốt hơn 10 năm qua, từ khi học cấp 3, mình đã dành thời gian để đi rất nhiều các quán cà phê. Ở bất kỳ nơi nào khi đi du lịch, mình cũng có một danh sách những quán nổi tiếng, được ưa thích nhất ở đó để cố gắng ghé thăm nhiều nhất có thể.

Mình tin rằng có trải nghiệm thực tế và sâu sắc dưới góc nhìn của khách hàng, thậm chí như một khách hàng khó tính, là điều rất quan trọng. Bởi làm sao ta có thể cung cấp cho khách hàng những giá trị tốt nếu như bản thân còn chưa biết thế nào là tốt?”

Khôi cho rằng, khi ghé đến bất kỳ quán cà phê nào, cần quan sát xem đồ ăn, thức uống ở đó ra sao, không gian được bày trí như thế nào. Không chỉ vậy, những chi tiết như mùi hương, âm nhạc, ánh sáng, nhân viên phục vụ, thậm chí là wifi cũng là điều vô cùng quan trọng.

Nhưng quan sát thôi chưa đủ, bạn hãy đóng trọn vai khách hàng khó tính bằng 2 cách:

Đầu tiên, liệt kê và trải nghiệm 5 cái tên tốt nhất trên thị trường, cũng chính là đối thủ tương lai của bạn. Sau đó, lập bảng so sánh xem mỗi bên mạnh, yếu thế nào.

Phương pháp thứ hai, cho dù mục tiêu của bạn chỉ là mở một quán cà phê chất lượng phổ thông (3 sao) thì cũng nên dành thời gian trải nghiệm những mô hình 5 sao. Việc này sẽ giúp bạn nhận biết được tiêu chuẩn của thị trường, đồng thời đánh giá xem mình đang nằm ở đoạn nào trong thang tiêu chuẩn đó. Mặt khác, cũng có thể áp dụng một vài điểm cho quán của mình.

Nhờ đó, bạn sẽ hình thành được những tiêu chuẩn cho riêng mình.

2. Có đội nhóm tốt

“Nếu để chọn ra bước quan trọng nhất, thì đó chính là việc có một đội nhóm tốt. Có những con người tốt rồi thì sản phẩm, dịch vụ sẽ tốt.”

Minh Khôi lấy ví dụ từ chính thương hiệu All Day Coffee được thành lập từ 2018 của mình. Đó là chị Hoàng Dung, người đã đồng hành từ dự án Xofa Cafe từ 6 năm trước, từng phụ trách marketing cho Cộng Cà phê, đó là chuyên gia từng đạt giải nhất trong cuộc thi về cà phê tại Thượng Hải. Bên cạnh đó, anh còn chiêu mộ những nhân tài trẻ tuổi, từng có kinh nghiệm làm việc cho Starbucks , Golden Gate.

“Dù là một thương hiệu trẻ nhưng mình cố gắng để có được những nhân sự tốt nhất có thể cho dự án đó. Kỳ thực bản thân không mạnh về cà phê, những đồng đội khác của mình giỏi hơn nhiều. Mọi người nắm trách nhiệm ở phần đó để Khôi tập trung vào những điểm mình mạnh. Không có ai giỏi mọi mặt cả, mỗi người nên được tập trung vào những thứ họ giỏi, trở thành phần bù của nhau.”

Tuy nhiên, một đội nhóm dù tốt nhưng cũng cần thời gian làm việc cùng nhau để hiểu nhau hơn. Hiện Minh Khôi đang tập trung vào việc tuyển dụng, tìm những người đồng hành phù hợp.

3. Biết mình phục vụ ai và hiểu rõ họ

“Đôi khi, sản phẩm ta làm ra và người ta muốn bán cho lại không trùng khớp với nhau. Cho dù có sành sỏi đến mấy, khó tính đến mấy thì thực tế ta chỉ đại diện cho một nhóm khách hàng rất nhỏ. Phần đông khách hàng nghĩ gì, muốn gì chính là điều cần tìm hiểu.”

Khôi chia sẻ 2 cách giúp vẽ ra chân dung khách hàng mục tiêu.

Thứ nhất, khi đến những quán cà phê có mô hình tương tự, hãy quan sát xem khách hàng ở đó là ai, họ đến với mục đích làm việc hay gặp gỡ bạn bè, ngồi một mình hay ngồi cả nhóm, họ thường ăn uống gì. Khi tích lũy được những quan sát đủ lớn, bạn sẽ rút ra được mẫu số chung và dần hình dung được khách hàng mục tiêu.

Thứ hai, trực tiếp hỏi những khách hàng mục tiêu của mình, gần gũi nhất là bạn bè. Để việc khảo sát trực quan và sinh động hơn, bạn có thể làm thử những cốc cà phê hay đồ ăn mẫu. Với không gian quán, hãy đưa cho họ hình ảnh thiết kế dự kiến. Việc này ít nhiều sẽ giúp bạn có cái nhìn nhất định về quan điểm của khách hàng và tránh mắc lỗi không đáng có.

“Mình tin việc hiểu rõ khách hàng là việc làm trọn đời. Những khách hàng của mình hôm nay nhưng 5 năm, 10 năm nữa, suy nghĩ của họ sẽ thay đổi. Thị trường vận động, tiêu chuẩn của khách hàng không ngừng thay đổi và chính chúng ta cũng phải vậy. Ngay cả những dự án đang chạy, mình vẫn luôn thực hiện khảo sát khách hàng.”

4. Lập kế hoạch kinh doanh

Điều mình muốn nhấn mạnh trong bản kế hoạch kinh doanh chính là liệt kê ra những “giải pháp giá trị”, tức những giá trị nào bạn có thể đem lại cho khách hàng.

Bạn có thể tìm ra lời giải đáp thông qua 3 câu hỏi:

– Điều gì bạn có thể làm tốt như những thương hiệu có sẵn trên thị trường?

“Bản thân là “fan cứng” của Starbucks, một huyền thoại trong lĩnh vực kinh doanh của mình nên khi mở All Day Coffee, mình mong quán cũng có được những giá trị tương đương với tiêu chuẩn quốc tế như Starbucks. Từ không gian, sản phẩm và dịch vụ, mình nỗ lực vì điều đó. Mình nghĩ rằng 80% những gì thương hiệu cùng phân khúc làm được thì ta cũng nên làm được.”

– Điều gì bạn có thể làm tốt hơn họ?

Khôi cho biết anh muốn cung cấp hương vị cà phê có chất lượng nhỉnh hơn mặt bằng chung. Với dịch vụ, nhân viên hướng đến sự ân cần, yêu thương khách hàng đến từ trái tim.

– Điều gì bạn có thể làm khác biệt với họ?

“Theo đuổi sự khác biệt là lối nghĩ của mình, từ khi mình làm youtube và đội chiếc hộp lên đầu. Năm 2018, All Day Coffee là một trong số ít những thương hiệu kinh doanh cà phê đặc sản, tự rang mới mỗi ngày.”

Những bộ bàn ghế, ly, cốc đều được thiết kế riêng, phù hợp từng loại đồ uống riêng, chú ý từ những chi tiết nhỏ nhất. Thay vì chi nhiều tiền quảng cáo, đội ngũ của thương hiệu chú trọng hơn vào các giải pháp mang đến giá trị tốt cho khách hàng.

5. Hành động

Bước cuối cùng nhưng mang tính quyết định, nằm ở hành động.

“12 năm trước, nhà mình không có ai kinh doanh, mình cũng chỉ bắt đầu bằng việc tra google, bây giờ vẫn đang google. 12 năm trước mình cũng không biết làm thế nào để mở một quán cà phê nhưng bây giờ đã có thể trả lời những câu hỏi chi tiết như bán giá bao nhiêu, menu cần có những gì, không gian ra sao,…

Bằng lòng đam mê và khao khát, điều gì chúng ta cũng có thể thực hiện được”, Minh Khôi nhắn nhủ.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Nhịp Sống Kinh Tế

Ninja Van: Startup huy động được 274 triệu USD trong vòng gọi vốn mới

Theo TechInAsia, Ninja Van – công ty hậu cần thương mại điện tử đang hoạt động tại nhiều quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam – đã huy động được ít nhất 274 triệu USD trong vòng gọi vốn mới. Trước đó, trong vòng gọi vốn Series C diễn ra vào đầu năm 2018, startup này đã nhận được khoản đầu tư 85 triệu USD từ hãng vận chuyển bưu kiện quốc tế DPDgroup.

Một phần lớn số tiền đầu tư trong vòng này đến từ Zamrud, một quỹ đầu tư quốc doanh của Brunei. Các nhà đầu tư khác gồm công ty đầu tư mạo hiểm của Mỹ Carmenta Capital Management, Ngân hàng Bangkok Bank, Thai telco Intouch Holdings và công ty đầu tư GxH Investments. GxH Investments là công ty liên doanh giữa Golden Gate Ventures của Singapore và Quỹ quản lý tài sản Hanwha Asset Management của Hàn Quốc.

Các nhà đầu tư hiện tại của Ninja Van như công ty logistics của châu Âu Geopost và B Capital, công ty đầu tư mạo hiểm do đồng sáng lập Facebook, ông Eduardo Saverin điều hành, cũng đã bổ sung các khoản đầu tư mới cho Ninja Van kể từ vòng gọi Series C. Ninja Van từ chối bình luận về thông tin này.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu, những vòng rót vốn mới có ý nghĩa rất quan trọng khi phản ánh khả năng phục hồi tốt hơn của ngành thương mại điện tử so với các lĩnh vực khác như du lịch. Đại dịch Covid-19 đã khiến cho tốc độ tăng trưởng của chuỗi cung ứng thương mại điện tử chậm lại. Đồng thời, dịch bệnh này cũng tạo cơ hội phát triển cho một số lĩnh vực mua sắm nhất định.

Ông Changwen Lai, đồng sáng lập và CEO của công ty cho biết: “Ninja Van may mắn không bị ảnh hưởng nặng nề do dịch. Chi phí của chúng tôi đã tăng lên. Và năng suất cũng đã giảm đáng kể. Nhưng mua sắm trực tuyến lại phát triển”.

Ngành hậu cần thương mại điện tử vốn rất cạnh tranh ở Đông Nam Á. Chỉ riêng ở Indonesia, Ninja Van có nhiều công ty đối thủ, bao gồm JNE, J & T Express và công ty khác.

Bên cạnh dịch vụ giao hàng nội địa, Ninja Van còn quản lý Ninja Direct, hỗ trợ về nguồn hàng, giao dịch, vận chuyển và tài trợ cho các sản phẩm bán buôn cho những nhà kinh doanh trực tuyến. Tại Malaysia, Ninja Van vừa thành lập một chi nhánh hậu cần phục vụ cho doanh nghiệp ở địa phương.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Theo NĐH

Từ ngôi sao điện ảnh đến start-up tỉ USD

Jessica Alba: Từ minh tinh màn bạc cho đến bà chủ startup tỷ đô

Sau những thành công ở Hollywood, “thiên thần bóng tối” Jessica Alba đã bắt tay vào khởi nghiệp, dù không biết chút gì về kinh doanh và đã trở thành bà chủ của một startup đáng giá tỷ đô.

Jessica Alba sinh năm 1981 trong một gia đình trung lưu tại bang California, Mỹ. Khi Jessica còn bé, vì đặc thù công việc của cha cô bắt buộc phải di chuyển nhiều nơi nên gia đình cô thường xuyên phải chuyển chỗ ở, từ California đến Del Rio, Texas và sau đó lại trở lại California.

Tuổi thơ của Jessica gắn liền với bệnh tật. Ngay từ khi sinh ra, cô đã yếu ớt và mắc nhiều loại bệnh như: Viêm phổi cấp tính, viêm ruột thừa và u nang bẩm sinh. Bệnh tật cộng với việc phải di chuyển chỗ ở liên tục khiến cuộc sống của cô trở nên khó khăn hơn. Cô hầu như không có bạn bè và thường xuyên bị cô lập tại trường.

Dù trải qua nhiều khó khăn và thử thách, song Jessica luôn là người lạc quan và nỗ lực hết mình trong cuộc sống. Khi mới lên 5, Jessica đã luôn ao ước trở thành diễn viên, vì vậy, cô đã tham gia nhiều chương trình tuyển chọn diễn viên nhí. Mãi đến năm 13 tuổi, cô mới có dịp xuất hiện lần đầu trên truyền hình trong bộ phim The Secret World of Alex Mack.

Sau đó, Jessica Alba liên tiếp nhận được nhiều vai diễn và trở nên nổi tiếng qua các bộ phim như: Good Luck Chuck, Into the Blue, Fantastic Four, Sin City. Không chỉ dừng lại ở thành công từ một ngôi sao nhí, Jessica tiếp tục học tập và đầu quân cho công ty điện ảnh Atlantic Theater để rèn luyện thêm về diễn xuất và thể hiện tài năng.

Và rồi, tên tuổi của Jessica Alba nổi tiếng toàn cầu với vai Max trong bộ phim truyền hình Thiên thần bóng tối của đạo diễn James Cameron. Vẻ đẹp ngọt ngào của Jessica đã giúp cô chinh phục hàng triệu trái tim khán giả.

Cho nên dù hiện nay cô không còn tham gia diễn xuất và xuất hiện nhiều trước công chúng như trước, nhưng cái tên Jessica Alba vẫn luôn được người hâm mộ quan tâm. Đặc biệt, cô vẫn được xem là một trong những biểu tượng sắc đẹp của Hollywood, khi vẫn giữ được sắc vóc và vẻ đẹp nóng bỏng ở tuổi 37 dù đã phải trải qua 3 lần sinh nở.

Thành công trên thương trường với công ty tỷ USD

Năm 2012, Jessica Alba và Brian Lee đồng sáng lập công ty Honest – nơi chuyên cung cấp các sản phẩm tiêu dùng trực tuyến. Công ty này đã có hơn 100 loại sản phẩm chăm sóc sức khỏe cá nhân, đồ dùng gia dụng, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm.

Jessica xây dựng ý tưởng kinh doanh lần đầu tiên vào năm 2008, với dòng sản phẩm gia dụng gia đình, không độc hại cho trẻ em. Tuy nhiên, cô không nhận được sự ủng hộ của những người xung quanh. Mọi người khuyên cô nên trở thành gương mặt đại diện của một hãng mỹ phẩm nào đó, thay vì tự đứng ra kinh doanh.

Chia sẻ về những ngày đầu khởi nghiệp khó khăn, Jessica kể: “Tôi không hiểu về kinh doanh, cũng không hiểu về lập trình, tôi chỉ là một người mẹ biết chăm sóc gia đình và con cái. Vì vậy, rất nhiều người hoài nghi ý tưởng của tôi, ngay đến cả ông xã cũng cho rằng việc này quá táo bạo. Tôi đã mất 3 năm để tìm kiếm các cộng sự để thành lập nên Honest năm 2012”.

Khó khăn tiếp theo của Jessica khi thành lập công ty là kêu gọi vốn đầu tư. Nhiều nhà đầu tư cho rằng ý tưởng kinh doanh của công ty thiếu tính thực tế. Tuy nhiên, bằng sự nỗ lực trong quá trình nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm tiêu dùng tốt cho sức khỏe, mô hình kinh doanh trực tuyến của Honest đã nhận được sự tin tưởng từ các nhà đầu tư.

Năm 2015, công ty huy động được 222 triệu USD từ các nhà đầu tư mạo hiểm và trở thành một startup kỳ lân (các công ty startup có giá trị vốn hóa vượt tỷ USD) và được định giá khoảng 1,7 tỷ USD. Đến tháng 11/2016, doanh thu của The Honest đạt gần 300 triệu USD.

Các sản phẩm của Honest có mặt trên khắp nước Mỹ thông qua 2 website đặt hàng trực tuyến là Honest.com và HonestBeauty.com. Đồng thời, để tiếp cận người tiêu dùng trực tiếp, công ty còn phân phối sản phẩm đến hơn 6.000 điểm bán lẻ ở Bắc Mỹ.

Hiện nay, Jessica Alba giữ vai trò Giám đốc Sáng tạo của công ty Honest. Cô nắm giữ 20% cổ phần tại công ty và thường xuất hiện trong các buổi thuyết trình về sứ mệnh của Honest. Sứ mệnh của Startup này là truyền cảm hứng và cuộc sống khỏe mạnh đến mọi người.

Ngoài vai trò diễn viên, Jessica còn tham gia tích cực các hoạt động từ thiện, viết sách. Cô từng được Fortune bình chọn là một trong 10 Nữ doanh nhân quyền lực nhất nước Mỹ vào năm 2012 và đoạt giải Phụ nữ của năm ở hạng mục Doanh nhân (2012), do tạp chí danh tiếng Glamour bình chọn.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Theo DNSG

Luckin Coffee: Start-up nguỵ tạo 310 triệu USD để “lừa” nhà đầu tư

Thông tin tiết lộ khiến giá cổ phiếu startup cà phê này ngay lập tức giảm tới 75,6%, vốn hoá thị trường “bay” 5 tỷ USD trong tích tắc.

Start-up

Luckin Coffee – chuỗi cà phê còn non trẻ ở Trung Quốc thời gian trước bỗng vụt sáng trở thành một đối thủ đáng gờm của Starbucks. Tuy nhiên, những dữ liệu nội bộ mới bị rò rỉ ra ngoài cho thấy công ty này đã ngụy tạo ra doanh thu tổng 2,2 tỷ NDT (310 triệu USD trong 3 quý cuối của năm 2019.

Công ty niêm yết trên sàn Nasdaq nói trong tuyên bố ngày thứ 5 rằng các nhà đầu tư “không nên dựa vào số liệu” trong các báo cáo tài chính trước đây của công ty để nhận xét về các quý này.

Mọt cuộc điều tra nội bộ cho thấy các số liệu về doanh thu được “xào nấu” tương đương 40% doanh thu năm 2019 của Luckin. Cổ phiếu Luckin đã ngay lập tức lao dốc tới 75,6% vào thứ 5 xuống giá chỉ 6,4 USD/1 cổ phiếu. Vốn hóa thị trường công ty đa giảm xuống còn 1,6 tỷ USD từ mức 6,6 tỷ USD.

Quỹ đầu tư nhà nước Singapore là GIC – một cổ đông lớn của Luckin là đơn vị chịu thiệt hại lớn nhất, mất 100 triệu USD riêng trong ngày thứ 5, tính trên lượng cổ phần mà họ nắm giữ trong bản cáo bạch công ty nộp lên vào tháng 3.

Một số nhà đầu tư khác gồm cả gã khổng lồ phố Wall BlackRock, Quỹ Point72 của Steve Cohen…

Luckin đã đình chỉ việc COO Liu Jian và hàng loạt nhân viên báo cáo cho ông này. Liu bị cáo buộc đã xào nấu các giao dịch và thổi phồng chi phí trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 12/2019.

Một hội đồng gồm 3 thành viên hội đồng quản trị độc lập đã được hình thành để tham gia vào cuộc điều tra.

Tiết lộ vào thứ 5 theo sau động thái pháp lý được nộp lên trong tháng 2 nhằm chống lại công ty bởi các cổ đông mua cổ phiếu của họ từ 13/11 – 31/1.

Vào ngày 13/11, Luckin báo cáo tình hình tài chính cho quý 3 của năm 2019 nói rằng họ đã đạt cột mốc đạt đến điểm hòa vốn ở mức độ cửa hàng. Cổ phiếu sau đó đã tăng 70% so với hồi tháng 1 và được giao dịch trên 50 USD/cổ phiếu so với mức 18,89 USD ngày 12/11.

Nhà bán khống Muddy Waters đã rung hồi chuông cảnh báo vào ngày 31/1, công bố một báo cáo 89 trang buộc tội startup cà phê này đang gian lận. Báo cáo đã buộc tội Luckin thổi phồng doanh thu của mỗi cửa hàng hàng ngày trong suốt hơn 1 nửa năm 2019.

Tuy nhiên giá cổ phiếu công ty vẫn khá ổn định cho đến trước khi tuyên bố gây sốc ngày thứ 5 vừa qua.

Một nguồn tin thân cận với vụ điều tra này trả lời phỏng vấn Nikkei rằng họ ngạc nhiên khi thấy Luckin không dữ dội phản đối cuộc điều tra. Và chính sự im lặng của công ty cho đến thứ 5 đã khiến các nhà đầu tư tin rằng có gì đó không ổn và họ bắt đầu thấy sợ hãi.

Luckin – công ty IPO tại Mỹ vào tháng 5 năm ngoái nổi tiếng với chiến lược mở rộng nhanh chóng thông qua việc đốt tiền và mô hình chỉ gọi mang đi hoặc giao hàng. Chỉ trong 2 năm sau khi thành lập, chuỗi này đã có 4.500 địa điểm tại Trung Quốc, vượt số cửa hàng của Starbucks ở đây.

“Luckin có một doanh nghiệp thực sự… Họ có một lượng cơ sở khách hàng. Bây giờ là lúc công ty cần cho thấy khả năng đối mặt với khủng hoảng của mình. Đây vốn cũng không phải câu chuyện mới với các công ty Trung Quốc, vấn đề nằm ở mức độ uy tín.

Các công ty Trung Quốc cần chứng minh rằng họ xứng đáng với niềm tin và sự tin tưởng của nhà đầu tư. Trường hợp của Luckin sẽ trở thành điểm nhấn trong vấn đề đó”, một chuyên gia phân tích chuyên theo dõi các công ty Trung Quốc nói.

Hà Anh | MarketingTrips

Theo Tri Thuc Tre

Chiến lược chinh phục các thương hiệu lớn cho startup B2B

Nếu startup muốn thành công trong lĩnh vực du lịch, đừng chỉ trở thành đối thủ bé nhỏ của những “ông lớn” như Airbnb. Thay vào đó, hãy giúp các doanh nghiệp lớn thành công hơn.

Trong vài năm gần đây, số lượng start-up toàn cầu đã gia tăng lên mức chưa từng có trong lịch sử. Riêng khu vực châu Á đã có hơn 47.000 startup thuộc danh sách angel.co, website kết nối nhân sự và nhà đầu tư cho startup toàn cầu. Nhiều startup trong danh sách này được đầu tư vì có khả năng giải quyết một vấn đề kinh doanh cụ thể cho các công ty lớn.

Trong bối cảnh đó, Simon Akeroyd – Phó chủ tịch Amadeus Asia Pacific, đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp tại châu Á – Thái Bình Dương nhận thấy sự thay đổi trong tư duy thuê ngoài của các tập đoàn đa quốc gia.

Cụ thể, “trước đây, các doanh nghiệp lớn đa phần tự xử lý các vấn đề kinh doanh, gần như ‘kín cổng cao tường’ với các công ty B2B. Hiện tại, sự phát triển của công nghệ đang thúc đẩy các doanh nghiệp này quyết định thuê ngoài nhiều hơn”, Akeroyd cho biết.

Đất chật, startup đông

Từ kinh nghiệm tư vấn cho hơn 30 startup công nghệ trong lĩnh vực du lịch tại châu Á – Thái Bình Dương, Akeroyd nhận thấy có một chiếc bẫy mà rất nhiều startup trong lĩnh vực này mắc phải. Đó chính là cố gắng đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, với ước mong trở thành một Airbnb hoặc Grab tiếp theo.

Thực tế đã cho thấy có nhiều startup B2C mang ý tưởng tuyệt vời, công nghệ hiện đại lẫn giải pháp sáng tạo vào ngành du lịch. Song không phải tất cả startup này đều cất cánh, đặc biệt đối với những người lần đầu khởi nghiệp, vì hai nguyên nhân sau:

Một là, chọn con đường B2C, startup phải xây dựng được một chiến lược marketing đủ mạnh để cạnh tranh với những tên tuổi lớn đang thống trị ngành du lịch B2C.

Startup phải giành được sự chú ý của các khách hàng tiềm năng trước những đối thủ có ngân sách marketing khổng lồ, thương hiệu ổn định và các dịch vụ chất lượng như TripAdvisor, MakeMyTrip, Expedia hay Ctrip…

Phần lớn các thương hiệu này đã đứng vững trên thị trường du lịch với lượng khách hàng riêng. Việc thu hút khách hàng trung thành của họ là một thử thách thực sự cho startup.

Hai là, các nhà đầu tư không hứng thú với nhiều startup B2C vì họ muốn đầu tư vào doanh nghiệp B2B nhiều hơn. Khởi nghiệp B2C có thể là làn sóng hào nhoáng trên truyền thông đại chúng. Song theo CB thống kê, năm 2016 chỉ có 25 startup kỳ lân toàn cầu, giảm 68% so với năm 2015.

“Nước lên, thuyền lên”

Trong khi đó, Akeroyd nhìn nhận khởi nghiệp B2B đang có nhiều ưu điểm do sự thay đổi của thị trường.

Cụ thể, công nghệ phát triển nhanh đã làm các doanh nghiệp lớn bắt đầu nhìn ra bên ngoài nguồn lực nội bộ để tìm kiếm những đối tác mới, những công ty có thế mạnh riêng có thể giúp họ giải quyết vấn đề hiệu quả hơn.

Các công ty du lịch lớn vẫn có một danh sách dài các vấn đề, thử thách cần xử lý theo thứ tự ưu tiên khác nhau. Song, thời gian và nguồn lực nội bộ không đủ để họ vừa giải quyết hết các vấn đề phát sinh, vừa tận dụng được cơ hội kinh doanh mới.

Vì vậy, ở mỗi giai đoạn, các công ty này chỉ tập trung vào danh sách 20, 50 hoặc 100 vấn đề cấp bách cần giải quyết trước. Các dự án, kế hoạch nằm ngoài danh sách này phải xếp lại sau.

Và các vấn đề kinh doanh xếp thứ 21, 51 hay 101 là những cơ hội hợp tác “ngọt ngào” đối với startup B2B.

Phân tích rõ hơn về cơ hội này, Akeroyd lấy ngành khách sạn làm ví dụ. Để gia tăng ưu thế cạnh tranh trên thị trường, các khách sạn một mặt phải cắt giảm hóa đơn giặt ủi, tìm ra cách dọn phòng hiệu quả nhất để có thể cung cấp dịch vụ check-in sớm và check-out trễ cho khách. Mặt khác, phải tạo ra những trải nghiệm dịch vụ tuyệt vời giúp tăng sự gắn kết của khách hàng.

Bên cạnh đó, cải thiện hệ thống quản lý công việc của nhân viên, lẫn kiểm soát chuỗi cung ứng hiệu quả cũng là hai gạch đầu dòng quan trọng của nhà quản lý khách sạn.

Nếu một startup có thể mang đến giải pháp cho bất kỳ vấn đề nào trong danh sách này, start-up đó sẽ trở thành đối tác gia tăng giá trị cho khách sạn. Sự hợp tác đồng thời mang đến cơ hội thành công cho cả hai bên.

Vì vậy, đừng trói buộc mình trở thành một ké phá bĩnh cuộc chơi của những “ông lớn” như Airbnb. Thay vào đó hãy khám phá cách startup của bạn có thể mang đến giải pháp B2B nào cho “ông lớn” ấy.

Có thể, vấn đề bạn đang tiếp cận không phải là ưu tiên hàng đầu của họ lúc này, hoặc đội ngũ R&D của họ cũng đang nghiên cứu. Nhưng hãy kiên trì tiếp cận.

Hãy chứng minh cho họ thấy bạn có thể giải quyết vấn đề đó và tạo ra tác động đến kết quả kinh doanh của họ ra sao. Cái bắt tay hợp tác từ họ chính là điểm khởi đầu cho thành công của bạn.

Hà Anh | MarketingTrips

Theo DNSG

Startup hoàn tiền mua sắm Singapore vào Việt Nam

ShopBack dự kiến hoạt động chính thức ở Việt Nam vào quý II khi vừa nhận thêm 30 triệu USD vốn đầu tư.

shopback

ShopBack, nền tảng hoàn tiền mua sắm đã có mặt tại Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan, Đài Loan và Australia, vừa xác nhận bắt đầu triển khai dịch vụ ở Việt Nam và dự kiến hoạt động chính thức từ quý II.

“Sự kết hợp giữa tiềm năng của lĩnh vực kỹ thuật số cùng với khả năng ứng dụng nhanh chóng các công nghệ tiên tiến từ các công ty và người tiêu dùng bản địa đã giúp Việt Nam trở thành một thị trường đầy thu hút cho nhiều công ty, bao gồm cả ShopBack”, bà Josephine Chow, Đồng sáng lập và Trưởng bộ phận Mở rộng thị trường của ShopBack, chia sẻ.

Start-up này hiện có 19 triệu khách hàng tại 7 quốc gia trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Bằng việc hợp tác với các sàn thương mại điện tử từ năm 2014, nền tảng này cung cấp dịch vụ hoàn tiền cho nhiều ngành hàng như bách hóa, du lịch, thời trang, sức khỏe và sắc đẹp, nhu yếu phẩm, dịch vụ giao đồ ăn.

Năm 2019, start-up này tăng trưởng 250% so với năm trước về doanh thu và đơn đặt hàng, với hơn 16 triệu đơn hàng mỗi tháng, và cung cấp hơn 2 tỷ USD doanh thu cho hơn 2.500 đối tác. Họ có 3 trung tâm R&D đặt tại Singapore, Đài Loan và Việt Nam. Tại Singapore, công ty còn tung ra ShopBack Go, một ứng dụng hoàn tiền mua sắm tại cửa hàng, ăn uống tại nhà hàng hoặc giải trí.

Hôm 12/3, startup này thông báo đã gọi vốn thành công thêm 30 triệu USD trong vòng gọi vốn mở rộng – dẫn đầu bởi Temasek, cùng với sự tham gia của các nhà đầu tư hiện tại bao gồm Rakuten, EDBI, EV Growth, Cornerstone Ventures, và 33 Capital.

Bên cạnh 45 triệu USD mà công ty đã công bố vào tháng 4 năm ngoái, nguồn vốn mở rộng sẽ được sử dụng trong việc tăng cường cơ sở hạ tầng công nghệ, mở rộng các nguồn dữ liệu để khai thác những tiềm năng kinh doanh mới, và thúc đẩy tăng trưởng các thị trường hiện hữu.

“Với quỹ đầu tư mới, chúng tôi sẽ phát triển những tính năng mới để giúp khách hàng tiết kiệm nhiều tiền và thời gian hơn khi đưa ra quyết định mua sắm thông minh”, ông Henry Chan, Nhà sáng lập và là Giám Đốc Điều Hành của ShopBack, cho biết cho đến nay công ty đã huy động được tổng cộng 113 triệu USD kể từ khi thành lập vào năm 2014.

Hùng Lâm | MarketingTrips

Theo VnExpress

Airbnb, Uber và loạt công ty nổi tiếng vẫn liên tục lỗ nặng

“Thành công” của một công ty không đồng nghĩa với lợi nhuận. Nhiều startup nổi tiếng như Uber hay Airbnb chưa có lãi, thậm chí lỗ hàng trăm triệu đến hàng tỷ USD mỗi quý.

Airbnb

Startup này được thành lập vào năm 2008 và đến nay huy động được tổng cộng 4,4 tỷ USD vốn đầu tư, theo Crunchbase. Hiện, Airbnb đang kinh doanh lỗ. Trong quý đầu năm 2019, startup này báo lỗ 306 triệu USD, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước đó. Dù vậy, Airbnb có kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trong năm 2020.

Dropbox

Nền tảng lưu trữ và chia sẻ dữ liệu Dropbox được thành lập vào năm 2007 và niêm yết trên sàn chứng khoán vào tháng 3/2018 với định giá 9,2 tỷ USD, theo Crunchbase. Tuy nhiên, quý 3/2019, Dropbox báo lỗ 17 triệu USD.

Theo nhận định của các nhà phân tích, dù chưa có lãi (chủ yếu do cần đầu tư nhiều cho marketing để thúc đẩy tăng trưởng), công ty này sẽ sớm đạt lợi nhuận. 2020 được dự báo là năm lỗ cuối cùng của Dropbox và công ty sẽ lãi khoảng 35 triệu USD trong năm 2021.

Lyft

Ứng dụng chia sẻ xe Lyft ra đời vào năm 2012 và IPO vào tháng 3/2019. Công ty này được định giá 24 tỷ USD khi IPO với giá cổ phiếu chào sàn là 72 USD. Tuy nhiên, đến nay, cổ phiếu này chỉ giao dịch quanh mức 45 USD. Năm 2018, chi phí vận hành của Lyft cao hơn gần gấp đôi lợi nhuận gộp, khiến công ty này lỗ ròng 911,3 triệu USD. Dù vậy, CEO Logan Green của Lyft vẫn dự báo công ty sẽ có lãi vào cuối năm 2021.

Pinterest

Nền tảng lưu trữ và chia sẻ hình Pinterest IPO vào tháng 4/2019, sau một thập kỷ hoạt động. Công ty này được định giá 12,7 tỷ USD ở thời điểm IPO. Dù nổi tiếng toàn cầu với hơn 250 triệu người dùng, Pinterest báo lỗ ròng 124,7 triệu USD trong quý 3/2019, tăng 561% so với cùng kỳ năm trước.

Nguyên nhân là Pinterest không kiếm đủ doanh thu để trang trải chi phí, gồm nghiên cứu, phát triển, bán hàng và marketing. Dù vậy, một số nhà phân tích dự báo Pinterest sau này sẽ lãi lớn hơn mạng xã hội Twitter khi đẩy mạnh doanh thu quảng cáo.

Snap

Khi lên sàn vào năm 2017, Snap Inc. được định giá 24 tỷ USD và là IPO lớn nhất thế giới trong nhiều năm, theo Financial Times. Tuy nhiên, từ đó đến nay, công ty này vẫn chưa có lãi. Số lượng người dùng của Snap liên tục giảm và chi phí trung bình hàng tháng kể từ khi IPO là 68 triệu USD.

Theo phân tích tờ Financial Times vào tháng 4/2019, Snap có thể cạn tiền trong 3 năm tới nếu không có lợi nhuận. Theo Crunchbase, nguyên nhân Snap liên tục thua lỗ là công ty tập trung vào tăng trưởng thay vì lợi nhuận. Với chiến lược này, khối nợ của công ty không ngừng tăng lên, bên cạnh chi phí khổng lồ.

Uber

Ra đời năm 2009, ứng dụng chia sẻ xe Uber đã tạo ra một cuộc cách mạng giao thông. Công ty này được định giá 8,1 tỷ USD khi IPO vào năm ngoái. Tuy nhiên, Uber chưa bao giờ có lãi dù có tới 91 triệu người dùng, theo Reuters.

Vài năm gần đây, hàng loạt bê bối cùng cạnh tranh gay gắt khiến Uber gặp khó khăn trong việc thu hút và giữ chân người dùng. Trong hồ sơ IPO, Uber cũng dự báo chi phí hoạt động của công ty “sẽ tăng đáng kể trong tương lai gần”. Năm 2018, công ty này báo lỗ hơn 3 tỷ USD. Theo các nhà phân tích, tăng trưởng suy giảm của Uber có thể khiến công ty này khó đạt lợi nhuận.

WeWork

Startup chia sẻ văn phòng gây chấn động giới khởi nghiệp khi IPO “hụt” vào tháng 8/2019. Ban đầu được định giá tới 47 tỷ USD, nhưng sau IPO bất thành, định giá của WeWork tụt xuống chỉ còn 5 tỷ USD và kế hoạch IPO bị hoãn vô thời hạn. Theo Financial Times, tính tới tháng 7/2019, WeWork lỗ 219.000 USD mỗi giờ.

Hùng Lâm | MarketingTrips

Theo: Zing