Vinamilk không ngừng sáng tạo trong sản phẩm và cách tiếp cận người dùng, giữ vị trí top 1 được mua nhiều nhất ngành sữa tại Việt Nam 12 năm liên tiếp.
Thông tin nêu tại báo cáo Dấu chân thương hiệu 2024 (Brand Footprint) phát hành bởi Kantar. Đây là một trong những báo cáo uy tín trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG). Kết quả đo lường dựa trên số hộ gia đình tiếp cận và số lần mua sản phẩm để đưa ra bảng xếp hạng trong từng ngành hàng ở khu vực nông thôn, thành thị.
Báo cáo từ Kantar cho thấy ba nhãn hiệu đến từ Vinamilk nằm trong top 5 các nhãn hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất, bao gồm Vinamilk, Ngôi Sao Phương Nam và Ông Thọ.
Trong đó, Vinamilk giữ vị trí số một trong ngành hàng sữa và các sản phẩm từ sữa suốt 12 năm liên tiếp từ khi báo cáo lần đầu được công bố tại Việt Nam năm 2011. Đơn vị có điểm số tiếp cận người tiêu dùng cách biệt gần gấp đôi so với thương hiệu thứ hai ở cả khu vực nông thôn và thành thị.
Sữa đặc Vinamilk cũng là lựa chọn ưa thích của các hộ gia đình, khi năm thứ 4 liên tiếp, hai nhãn hiệu Ngôi Sao Phương Nam và Ông Thọ nằm trong top 5 ở cả thành thị và nông thôn. Probi, một sản phẩm khác của hãng, xuất hiện trong top 10 các nhãn hiệu sữa được mua nhiều nhất khu vực thành thị.
Ở phạm vi rộng hơn, xét trên toàn ngành FMCG, Vinamilk dẫn đầu ở khu vực thành thị, với điểm CRP cao gấp đôi so với hai nhãn hiệu tiếp sau. Đây cũng là thương hiệu sữa duy nhất xuất hiện ở cả hai bảng xếp hạng của khu vực nông thôn và thành thị.
Có nhiều sản phẩm nằm trong nhóm được chọn mua nhiều nhất giúp đơn vị 12 năm liên tiếp giữ vững vị trí trong top 3 nhà sản xuất tiêu dùng nhanh.
Ông Nguyễn Quang Trí, Giám đốc Điều hành Marketing Vinamilk cho biết việc nằm trong bảng xếp hạng trong hơn thập kỷ thể hiện sự tin tưởng của người tiêu dùng về chất lượng, khả năng chăm sóc sức khỏe gia đình của các sản phẩm từ thương hiệu. “Chúng tôi sẽ không ngừng phát huy những giá trị di sản, cải thiện trải nghiệm người dùng ở mọi kênh tiếp cận và tập trung vào phát triển bền vững. Từ đó đang đến nhiều giá trị hơn cho người tiêu dùng”, ông Trí khẳng định.
Đánh giá về thành tích trên, ông Peter Christou, Tổng giám đốc Kantar Vietnam cho rằng có hai yếu tố chính giúp Vinamilk duy trì thứ hạng cao trong giỏ hàng của người tiêu dùng. Đầu tiên là chiến lược tái định vị. Chiến lược này giúp phát huy những giá trị tồn tại gần 50 năm theo cách hấp dẫn hơn với người dùng trẻ. Quan trọng hơn, chính “DNA” không ngừng đổi mới, sáng tạo giúp thương hiệu giữ chắc vị trí dẫn đầu.
“Tôi muốn nhấn mạnh về sự đổi mới. Vinamilk liên tục tung ra thị trường những sản phẩm mới phục vụ mọi đối tượng và mọi nhu cầu, gợi ý cho họ nhiều cách sử dụng sản phẩm khác nhau”, ông Peter nói và khẳng định điều này đặc biệt quan trọng, trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng có nhiều lựa chọn.
“Thu hút họ dùng thử sản phẩm của bạn đã khó, việc giữ họ quay lại để mua sản phẩm lần hai, lần ba càng khó hơn nhiều. Vinamilk đang làm rất tốt việc này qua nhiều năm liền”, đại diện Kantar Vietnam nêu.
Theo hãng sữa, DNA không ngừng đổi mới, sáng tạo thể hiện rõ nét nhất trên dòng sữa tươi Vinamilk Green Farm. Sản phẩm đánh dấu bước đột phá của hãng khi áp dụng công nghệ kép hút chân không, sữa tươi giữ hương vị thơm tự nhiên, thoảng chút cỏ hoa và hậu vị ngọt ngào.
Gần đây nhất, thương hiệu tỷ USD tung ra thị trường sữa hạt cao đạm không đậu nành. Bên trong mỗi hộp sữa kết hợp 7 loại hạt cao cấp, được hãng công bố “lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam”.
Ông Thọ – nhãn sữa đặc gắn với nhiều thế hệ người dùng, cũng đánh dấu sự chuyển mình khi ra mắt hai hương vị mới là chocolate và dâu. Bao bì dạng hộp có nắp vặn giúp việc sử dụng và bảo quản dễ dàng hơn. Những dòng sản phẩm đóng mác truyền thống được “thay áo mới”, gửi gắm kỳ vọng của hãng trong việc mang đến trải nghiệm mới mẻ, phù hợp với người dùng trẻ.
Thương hiệu còn tạo xu hướng khi liên tục triển khai chiến dịch truyền thông hướng dẫn người mua sử dụng các sản phẩm như sữa tươi, sữa đặc, sữa chua trong nấu nướng, pha chế các món ăn, thức uống. Các chiến dịch này tạo sự thu hút trên đa nền tảng. Nhiều người trẻ đăng tải hình ảnh, video thử nghiệm các công thức mới, sáng tạo cách pha chế độc đáo do Vinamilk giới thiệu.
Theo báo cáo của Kantar, trong năm 2023, Việt Nam có 11.662 sản phẩm mới ra mắt thị trường, tương đương 32 sản phẩm mỗi ngày. Con số này tăng gấp đôi so với cách đây 10 năm. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 2,2% – tương đương hơn 220 sản phẩm – có thể đạt điểm tiếp cận người dùng một lần mỗi năm, chưa kể thuyết phục họ chọn mua.
Đơn vị nhận định sự đổi mới liên tục đóng vai trò quan trọng để sản phẩm nổi bật và tạo dấu ấn riêng. Sự đổi mới góp phần thu hút thêm người mua và gia tăng sự hiện diện trong giỏ hàng của người tiêu dùng. Cách làm mới của Vinamilk giúp thương hiệu mở rộng tệp khách hàng, ngày càng gần gũi với nhóm người tiêu dùng chủ lực trong tương lai.
Báo cáo Dấu chân Thương hiệu (Brand Footprint) là nghiên cứu xếp hạng toàn cầu do Bộ phận Worldpanel, Kantar thực hiện. Báo cáo công bố các thương hiệu hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) được chọn mua nhiều nhất ở 44 quốc gia.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Giá trị thương hiệu Công ty đã tăng lên mốc 3 tỷ USD từ con số 2,8 tỷ USD năm trước. Đồng thời, Vinamilk cũng là thương hiệu sữa Việt lọt Top 6 trên thế giới.
Nhiều câu chuyện thú vị gắn liền với chiến lược tái định vị thương hiệu
Theo số liệu thống kê mới nhất từ LinkedIn thì trong khoảng 2 năm trở lại đây, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ người dùng truy cập tăng cao nhất trên toàn cầu. Được biết, LinkedIn tiến vào thị trường Việt Nam từ năm 2019 thông qua Anphabe, đến nay số lượng hồ sơ nhân tài chất lượng có mặt trên nền tảng này đã vượt ngưỡng 5 triệu thành viên.
Riêng năm 2023, kênh tuyển dụng chính LinkedIn trở thành kênh thu hút nhân tài sôi động nhất Việt Nam với tốc độ tăng trưởng trên 20%. Báo cáo thường niên 2023 của CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã chứng khoán VNM) cho biết, qua kênh tuyển dụng này, tỷ lệ chọi cho một vị trí ở Vinamilk là 1:150 (vị trí Marketing, phòng Hoạch định chiến lược).
Giá trị thương hiệu Công ty đã tăng lên mốc 3 tỷ USD từ con số 2,8 tỷ USD năm trước. Đồng thời, Vinamilk cũng là thương hiệu sữa Việt lọt Top 6 trên thế giới.
Một trong những “vũ khí” giúp Vinamilk đạt được thành tích trên có thể kể đến chiến dịch lớn – thay đổi toàn bộ nhận diện thương hiệu – vào tháng 7/2023. Dù không tiết lộ kinh phí, song Vinamilk có lẽ “đốt” không ít tiền cho sự kiện này khi quy tụ đến 55 chuyên gia về thương hiệu, sáng tạo hàng đầu thế giới.
Vinamilk vốn được biết đến là “ông vua quảng cáo” khi từng chi đến 6 tỷ đồng/ngày cho hoạt động quảng bá sản phẩm thời đỉnh cao (năm 2019). Hiện, dù đã tiết giảm đáng kể, song Công ty vẫn dành hơn 3 tỷ đồng mỗi ngày cho hoạt động này.
Công ty cũng chi mạnh cho việc khuyến mãi, giới thiệu sản phẩm…. các chi phí này chiếm trên 90% tổng chi phí bán hàng của Công ty.
Quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, khuyến mãi… chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu bán hàng của Vinamilk
Thay đổi nhận diện thương hiệu và tạo hiệu ứng tốt cũng là một trong số nguyên nhân giúp Vinamailk tăng trưởng dương trở lại trong năm 2023. Kết thúc năm 2023, Vinamilk ghi nhận tổng doanh thu hợp nhất đạt 60.479 tỷ, lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 9.019 tỷ – tăng 472 tỷ đồng so với cùng kỳ và vượt kế hoạch 5%.
Trên thị trường, VNM cũng là đơn vị có vốn hoá lớn với giá trị tính đến cuối năm 2023 đạt 6 tỷ USD. Công ty cũng có truyền thống chi trả cổ tức tốt hàng năm. Trong năm 2023, Công ty đã công bố 3 đợt tạm ứng cổ tức với tổng giá trị đạt 2.900 đồng trên mỗi cổ phần, tương ứng tổng tỷ lệ cổ tức trong năm 2023 là 29% bằng tiền mặt.
Tại Đại Hội Cổ Đông Thường Niên năm 2024 tới đây, HĐQT dự kiến sẽ đề xuất mức cổ tức đợt cuối để tổng mức cổ tức cho cả năm không thấp hơn so với năm 2022. Nếu được phê duyệt, tỷ lệ chi trả cổ tức trên lợi nhuận sau thuế hợp nhất phân bổ cho chủ sở hữu của Công ty Mẹ sẽ có thể tiếp tục đạt trên 90%, cao hơn đáng kể so với tỷ lệ cam kết tối thiểu 50%.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Năm 2023 là một năm khó khăn nhưng Vinamilk và mỳ Hảo Hảo vẫn đạt được kết quả ấn tượng và duy trì vị thế của mình trong ngành FMCG.
CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk) và mỳ Hảo Hảo – thương hiệu của công ty Acecook Việt Nam đã trở thành hai đại diện của ngành FMCG lọt vào danh sách đề cử “Đơn vị vươn mình rực rỡ” của Wechoice Awards 2023. Trong khi Vinamilk gây chú ý với việc thay đổi bộ nhân diện thương hiệu, từ đó lấy lại đà tăng trưởng sau một vài năm có dấu hiệu chững lại, thì Hảo Hảo vẫn duy trì vững chắc vị trí “vua mì gói” tại Việt Nam.
Về phía Vinamilk, trong nhiều thập kỷ, đây là một trong những doanh nghiệp hiếm hoi tại Việt Nam duy trì đà tăng trưởng liên tục không ngừng. Doanh nghiệp có các chỉ số kinh doanh hiệu quả, sở hữu vùng nguyên liệu rộng lớn và đầu tư những nhà máy sản xuất hiện đại hàng đầu. Vinamilk cũng tăng cường xuất khẩu sản phẩm sang các nước Đông Nam Á, Trung Đông… và phát triển trang trại tại các nước láng giềng.
Mặc dù vậy, khi thị trường sữa bão hòa cùng với biến động kinh tế, nguyên liệu đầu vào tăng cao… đã ảnh hưởng phần nào đến hoạt động của Vinamilk. Chưa kể, với quy mô khổng lồ, doanh nghiệp khó có thể tạo sự tăng trưởng đột phá trở lại. Riêng năm 2022, doanh thu Vinamilk giảm 2% và lợi nhuận giảm 19% so với năm trước ghi dấu năm thứ 2 liên tiếp suy giảm lợi nhuận.
Tuy nhiên, năm 2023 đã khác. Vinamilk tăng trưởng dương trở lại. Sự kiện thay đổi nhận diện thương hiệu, đồng thời công bố chiến lược chuyển đổi toàn bộ bộ máy theo hướng số hoá được đánh giá là cách Vinamilk “vượt qua cái bóng” của chính mình. Bà Mai Kiều Liên – Tổng giám đốc Vinamilk cho biết, ưu tiên trong ngắn hạn của doanh nghiệp lớn nhất ngành sữa Việt Nam là tăng trưởng thị phần và doanh số một cách bền vững.
Đặc biệt, chiến dịch truyền thông thay đổi nhận diện thương hiệu của Vinamilk tạo được hiệu ứng truyền thông mạnh mẽ trên mạng xã hội Facebook khi cho phép người dùng tự tạo Avatar theo phong cách Logo Vinamilk.
Với sự tươi mới trong việc thay đổi bộ nhận diện thương hiệu, Vinamilk đã ghi nhận kết quả tích cực trên nhiều phương diện. Đầu tiên, về kết quả kinh doanh quý 3/2023 công ty ghi nhận 2.492 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ, tăng 8,5% so với thực hiện quý 3/2022. Đây là khoản lợi nhuận lớn nhất mà công ty ghi nhận trong vòng hai năm qua, và cũng là quý thứ hai liên tiếp tăng trưởng dương.
Cũng trong năm 2023, Vinamilk đã công bố chính thức lộ trình tiến đến Net Zero 2050 với chương trình hành động “Vinamilk Pathway to Dairy Net Zero 2050″(Vinamilk hướng đến Net Zero 2050)… Chương trình này cho thấy sự tiên phong của Vinamilk hướng tới việc thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam về việc đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 (Net Zero 2050) theo tuyên bố của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị biến đổi khí hậu COP26 diễn ra tại Anh Quốc năm 2021. Vinamilk cũng được xác nhận là công ty sữa đầu tiên tại Việt Nam có nhà máy và trang trại đạt trung hòa Carbon theo tiêu chuẩn PAS 2060.
Với mỳ Hảo Hảo, thương hiệu chính thức ra đời từ năm 2000 với sản phẩm mì gà nấm và sau này hãng liên tục cho ra đời rất nhiều sản phẩm mì ăn liền mang nhãn Hảo Hảo. Trải qua 23 năm, doanh nghiệp này vươn lên trở thành nhà sản xuất mì ăn liền hàng đầu tại Việt Nam với tỷ lệ nhận biết lên đến 95%.
Sản phẩm mỳ ăn liền Hảo Hảo được mệnh danh là “món ăn quốc dân” và được yêu thích trên khắp Việt Nam. Trung bình mỗi năm, Hảo Hảo bán được 1,4 tỷ gói mì bất chấp thị trường mì ăn liền cạnh tranh rất khốc liệt. Năm 2023, thương hiệu nhận thành tích “Thương hiệu mì gói có số lượng tiêu thụ nhiều nhất Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2023”.
Năm 2023 đầy khó khăn và thử thách, ngành mì ăn liền cũng chịu nhiều sự ảnh hưởng và có sự suy giảm so với năm 2022, theo đó mì gói giảm 3,9% và mì ly giảm 11,7%.
Tuy nhiên, mì Hảo Hảo gói tăng trưởng 2,4% và mì Hảo Hảo ly tăng 13,6%. Tỷ lệ nhận biết và phân phối trên 95%. Điều này cho thấy Hảo Hảo đã vươn lên mạnh mẽ với những chiến dịch gây ấn tượng tốt với người tiêu dùng, góp phần vào việc ổn định việc làm cho hơn 6.000 nhân viên của công ty trên toàn quốc cũng như hàng ngàn việc làm từ các nhà cung cấp, đối tác của công ty.
Đặc biệt trong năm 2023, Hảo Hảo lọt Top 10 Thương hiệu tốt nhất Việt Nam 2023 do Decision Lab công bố. Để nằm trong bảng xếp hạng này với vị trí thứ 8, vượt 9 bậc so với năm 2022, thương hiệu mì Hảo Hảo đã được Decision Lab theo dõi trong vòng 6 tháng liên tục, đồng thời quan sát trong 18 tháng mới được gọi tên trong Top 3 thương hiệu cải tiến nhất năm 2023.
Bên cạnh đó. Mì Hảo Hảo đồng thời đứng Top 3 trong danh sách 10 thương hiệu cải thiện nhiều nhất 2023, có sức khoẻ thương hiệu vượt bậc.
Ông Shimamura Masafumi – Giám đốc khối Marketing của Acecook Việt Nam chia sẻ, doanh nghiệp có được kết quả này là nhờ sự ủng hộ của người tiêu dùng khắp cả nước. Đây là động lực để các thương hiệu Acecook Việt Nam nói chung và mì Hảo Hảo nói riêng luôn luôn nỗ lực cải tiến và phát triển sản phẩm, không chỉ cho khách hàng nội địa, mà còn đưa hương vị Việt vươn tầm quốc tế trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, Hảo Hảo còn có nhiều hoạt động xã hội ý nghĩa như giảm giá trong chương trình “Tiếp sức người tiêu dùng” vào giai đoạn kinh tế khó khăn, hay khởi động chiến dịch Tết Giáp Thìn 2024 “Tết Hảo Là Tết Đoàn Viên” trao tặng hơn 90,000 phần quà Tết Hảo thiết thực đến những người con, người lao động xa quê về nhà đón Tết Đoàn Viên ấm no sung túc.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Vinamilk hiện sở hữu danh mục 250 dòng sản phẩm đáp ứng hầu hết nhu cầu về sữa ở mọi lứa tuổi.
Vinamilk chiếm gần 50% thị phần sữa trong nước
Mỗi ngày thu lời gần 100 tỷ đồng
Được thành lập từ năm 1976, với gần 50 năm kinh nghiệm, CTCP Sữa Việt Nam – VNM đã tạo dựng được nhận diện thương hiệu vững mạnh với danh mục sản phẩm bao gồm sữa nước, sữa bột, sữa chua, sữa đặc và các loại đồ uống khác.
VNM sở hữu chuỗi giá trị bền vững từ nguồn nguyên liệu (với 15 trang trại và 140.000 con bò) tới khâu sản xuất và phân phối. Số liệu từ báo cáo của VnDirect cho biết, so với các doanh nghiệp cùng ngành, công ty có năng lực sản xuất lớn nhất (16 nhà máy) và hệ thống phân phối rộng nhất (200.000 điểm bán hàng và 200 nhà phân phối độc quyền).
Tính đến tháng 9/2023, VNM đang vận hành 657 cửa hàng “Giấc mơ sữa Việt” (tăng 11cửa hàng so với đầu năm) và 67 cửa hàng sữa Mộc Châu (tăng 14 cửa hàng so với đầu năm). Công ty có kế hoạch thay đổi tên thương hiệu “Giấc mơ sữa Việt” sang “Vinamilk”.
Vinamilk là công ty lớn nhất ngành sữa Việt Nam với khoảng 50% thị phần. Công ty sở hữu danh mục 250 dòng sản phẩm đáp ứng hầu hết nhu câù về sữa ở mọi lứa tuổi.
Trong 2023, doanh thu từ thị trường nội địa đóng góp 83,7% vào tổng doanh thu của VNM. Tính theo các danh mục ngành hàng, sữa nước đóng góp tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu, theo sau là sữa chua và sữa bột.
Trong cơ cấu doanh thu, quý 3/2023, doanh thu từ thị trường nội địa đạt 13.253 tỷ đồng, giảm 3,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng chung 9 tháng đầu năm đạt 37.904 tỷ đòng, hoàn thành 70,5% kế hoạch năm 2023.
Doanh thu nội địa giảm do sản lượng bán ước tính giảm khoảng 4% so với cùng kỳ do nhu cầu yếu và không còn yếu tố hỗ trợ về giá trong quý 3/2023 so với quý 3/2022.
Doanh thu xuất khẩu tăng 5,0% so với cùng kỳ nhờ sự ổn định tại thị trường Trung Đông và Đông Nam Á. Trong 9 tháng đầu năm, VNM đạt doanh thu 6.983 tỷ đồng từ thị trường nước ngoài. Thêm vào đó, VNM đã ký thỏa thuận hợp tác hai doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực nhập khẩu – phân phối sữa để đưa sản phẩm sữa vào thị trường tiềm năng này.
Công ty cũng xuất khẩu được 1.246 tỷ đồng sản phẩm sang thị trường nước ngoài. 9 tháng đầu năm, thị trường nước ngoài mang lại 5.325 tỷ đồng cho VNM.
Doanh thu từ các công ty nước ngoài tăng nhẹ 1,9% so với cùng kỳ chủ yếu nhờ doanh thu Angkormilk tăng 10% so với cùng kỳ.
Trong quý 3, chi phí bán hàng của VNM cũng tăng 3,7% so với cùng kỳ do công ty tăng cường các hoạt động trưng bày, khuyến mãi qua đó khôi phục 2 điểm % thị phần so với tháng 1.
Cùng với đó, thu nhập tài chính tăng mạnh 90,8% so với cùng kỳ nhờ lãi tiền gửi tăng 46,7% trong môi trường lãi suất cao. Tổng chung, lợi nhuận gộp của VNM trong 3 quý đầu năm đạt 25.910 tỷ đồng.
Lợi nhuận ròng quay lại đà tăng trưởng.
Từ tháng 9/2023 VNM đã ra mắt dòng sản phẩm sữa nước với bao bì mới, gây ấn tượng với người tiêu dùng bởi sự trẻ trung và năng động. Thêm vào đó, công ty cũng tổ chức nhiều hoạt động marketing như dùng thử sản phẩm, tặng quà tại các điểm bán hàng để tương tác trực tiếp và nâng cao nhận diện thương hiệu mới với người tiêu dùng. Nhờ đó, thị phần của công ty cải thiện 2 điểm % so với đầu năm trong tháng 9/2023.
Ban lãnh đạo dự phóng nhu cầu tiêu thụ vẫn sẽ duy trì ở mức thấp trong năm 2024 tuy nhiên sẽ dần hồi phục về cuối năm. Công ty vẫn duy trì các hoạt động khuyến mại nhằm thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng và tập trung vào các sản phẩm sữa hữu cơ phù hợp với xu hướng tiêu dùng mới hiện nay.
Nói về kế hoạch kinh doanh của VNM, Công ty chứng khoán VnDirect nhận định, năm 2024, sản lượng bán nội địa tăng 2,0% so với cùng kỳ nhờ công ty tăng cường các chiến dịch marketing gần gũi với văn hóa Việt Nam và xu hướng tiêu dùng của giới trẻ và ra mắt các dòng sản phẩm với bao bì mới.
“Chúng tôi cho rằng sản lượng bán tăng sau ba năm giảm liên tiếp là tín hiệu tích cực cho thấy chiến lược tái định vị thương hiệu đang phát huy hiệu quả giúp công ty kiếm lại thị phần trên thị trường sữa nội địa. Trong khi đó, giá bán trung bình dự phóng tăng nhẹ 1,0% so với cùng kỳ. Do vậy chúng tôi kỳ vọng doanh thu nội địa tăng 3,0% so với cùng kỳ trong 2024.
Chúng tôi kỳ vọng công ty ghi nhận doanh thu xuất khẩu tăng 5,1%/5,0% so với cùng kỳ trong 2023 – 2024 nhờ thị trường Trung Đông và Đông Nam Á tăng trưởng ổn định. Trong tháng 9/2023 VNM đã ký thỏa thuận hợp tác hai doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực nhập khẩu – phân phối sữa để đưa sản phẩm sữa vào thị trường tiềm năng này.
Thêm vào đó, chúng tôi dự phóng doanh thu các công ty con tại nước ngoài tăng 11,3%/7,6% so với cùng kỳ trong 2023 – 2024 chủ yếu nhờ tăng trưởng doanh thu từ Angkormilk. Nhìn chung, chúng tôi kỳ vọng doanh thu của VNM tăng 2,5%/3,6% so với cùng kỳ trong 2023 – 2024″, báo cáo của VnDirect nhận định.”
Trong một diễn biến khác, VNM đã chốt hợp đồng giá bột sữa nguyên kem tới quý 1/2024. Ban lãnh đạo cho rằng giá bột sữa ghi nhận sự cải thiện trong tháng 10/2023 do Trung Quốc có tín hiệu nhập khẩu trở lại. Tuy nhiên, công ty kỳ vọng giá bột sữa nguyên kem sẽ được giao dịch ở mức trung bình 2.500 USD/tấn, mức tương đương năm 2020 do nhu cầu nhập khẩu tại Trung Quốc chưa phục hồi đáng kể.
Về tiến độ trang trại, hiện trang trại tại Lào của VNM đang có 2.000 con với năng suất cho sữa cao hơn các trang trại tại Việt Nam. Công ty dự kiến nhập khẩu thêm 6.000 con bò, tăng tổng số lượng trong đàn bò lên 8.000 con tại Lào.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với 2 doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực nhập khẩu – phân phối sữa và nông sản tại Trung Quốc, để đưa sản phẩm sữa chua Vinamilk vào thị trường tỷ dân này.
Sữa chua Vinamilk chính thức thâm nhập thị trường Trung Quốc
3 “ông lớn” hợp tác sản xuất – nhập khẩu – phân phối các sản phẩm sữa.
Theo nội dung ghi nhớ hợp tác, Vinamilk sẽ sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm sữa chua với chủng loại và chất lượng theo thỏa thuận giữa các bên. Danh mục sản phẩm hợp tác sẽ được nghiên cứu và phát triển kỹ lưỡng, để mang đến những sản phẩm phù hợp với nhu cầu và thị hiếu ngày càng khắt khe của thị trường Trung Quốc.
Hai đối tác Trung Quốc chịu trách nhiệm nhập khẩu, xây dựng và phát triển hệ thống phân phối; đăng ký lưu hành sản phẩm theo pháp luật để phân phối sản phẩm Vinamilk trên thị trường này. Đồng thời, doanh nghiệp cũng sẽ phối hợp với Vinamilk cùng thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại theo thỏa thuận giữa các bên tại từng thời điểm.
Chia sẻ về lý do chọn Vinamilk làm đối tác cung cấp sản phẩm sữa chua tại Việt Nam, ông Ye Can Jiang – Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Quản lý Chợ sỉ về Rau quả Quảng Châu Giang Nam cho biết: “Nhiều người dân tại đất nước chúng tôi đã dùng và yêu thích sản phẩm sữa chua Vinamilk khi du lịch Việt Nam hoặc do một số thương nhân đưa sang Trung Quốc theo con đường tiểu ngạch.
Vì vậy, ngay từ khi nghị định thư mở đường cho việc xuất khẩu các sản phẩm sữa của Việt Nam sang Trung Quốc được ký kết, tôi đã luôn mong muốn có cơ hội hợp tác với Vinamilk để đưa sản phẩm sữa chua của thương hiệu này nhập khẩu theo con đường chính ngạch”.
Đây là công ty quản lý chợ sỉ lớn nhất tại tỉnh Quảng Đông chuyên phân phối các mặt hàng thực phẩm nông sản khắp Trung Quốc. Trong khi đó, đối tác còn lại là nhà nhập khẩu, phân phối các mặt hàng thực phẩm, am hiểu thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng Trung Quốc.
Theo ông Võ Trung Hiếu – Giám đốc Kinh doanh Quốc tế của Vinamilk – sữa chua là sản phẩm đòi hỏi điều kiện bảo quản chặt chẽ: duy trì nhiệt độ lý tưởng ở mức 6-8 độ C, hạn sử dụng ngắn… “Qua hợp tác lần này với 2 doanh nghiệp nhiều năm kinh nghiệm và có hệ thống phân phối rộng tại Trung Quốc, chúng tôi có thể rút ngắn tối đa thời gian đưa sản phẩm từ nhà máy sản xuất đến tay người tiêu dùng, trong điều kiện bảo quản lý tưởng nhất. Tôi tin rằng các sản phẩm sữa chua của Vinamilk sẽ nhanh chóng đến tay người tiêu dùng tại thị trường đông dân nhất thế giới và được đón nhận tích cực”, ông Hiếu chia sẻ.
Với dân số khoảng 1,4 tỷ người, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu các sản phẩm sữa lớn nhất thế giới, với kim ngạch nhập khẩu hơn 10 tỷ USD/năm.
Sữa chua là một trong những sản phẩm đang có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất ngành sữa Trung Quốc, với doanh thu tăng trưởng kép khoảng 15%/năm trong giai đoạn 2023-2029 và dự kiến đạt mốc hơn 73 tỷ USD vào năm 2029, theo dự báo của Mordor Intelligence.
Sản phẩm chất lượng giúp chinh phục, mở rộng thị trường xuất khẩu.
Trước khi chính thức ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác, lãnh đạo của 2 đối tác Trung Quốc cũng đã đến thăm và tìm hiểu về nông trại, nhà máy sản xuất của Vinamilk tại Việt Nam.
Sau khi trực tiếp tham quan và dùng thử sản phẩm sữa chua sầu riêng mà Vinamilk đang nghiên cứu sản xuất cho thị trường Trung Quốc; đại diện 2 đơn vị đều đánh giá rất cao và bày tỏ sự tin tưởng vào Vinamilk.
“Quy trình sản xuất là yếu tố tiên quyết cho chất lượng và tính an toàn của sản phẩm. Sau khi tham quan nhà máy sản xuất của Vinamilk, tôi cảm thấy hoàn toàn yên tâm vì hệ thống dây chuyền tiên tiến theo các tiêu chuẩn cao của quốc tế, đảm bảo yêu cầu chất lượng cho sản phẩm cuối cùng”, ông Ye Can Jiang chia sẻ.
Đồng quan điểm này, ông Zou Li Qiang – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty TNHH Sữa Changsha Yiyiyuan, người đã có 20 năm kinh nghiệm đầu tư vào Việt Nam, cho rằng Vinamilk hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu khắt khe của người tiêu dùng Trung Quốc với các sản phẩm thực phẩm, đặc biệt là sản phẩm từ sữa.
“Vinamilk là thương hiệu lớn của Việt Nam và sản phẩm có chất lượng ổn định. Trong quá trình phân phối sản phẩm sữa đặc Ông Thọ tại Trung Quốc vừa qua, tôi cũng nhận được sự hỗ trợ đắc lực từ đội ngũ kinh doanh của Vinamilk.
Nên thời gian tới, tôi rất tự tin đem các sản phẩm của Vinamilk sang Trung Quốc cũng như giới thiệu thêm các đối tác lớn cho Vinamilk”, vị này khẳng định
Sữa chua là một trong những ngành hàng chủ lực của Vinamilk, được sản xuất trên dây chuyền công nghệ khép kín theo Hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO 9001:2015 & đạt tiêu chuẩn FSSC 22000.
Sản phẩm sữa chua Vinamilk được xử lý nhiệt thanh trùng loại bỏ vi khuẩn và giữ nguyên dưỡng chất; áp dụng công nghệ lên men tự nhiên, không sử dụng chất bảo quản và từng khâu sản xuất đều đảm bảo an toàn và vệ sinh.
Ngoài sản phẩm sữa chua truyền thống, Vinamilk liên tục cho ra đời nhiều sản phẩm chất lượng, kết hợp với thành phần có lợi cho sức khỏe như nha đam, lựu đỏ, dâu, collagen… Nhờ đó, các sản phẩm nhanh chóng thống lĩnh thị trường nội địa, giúp Vinamilk trở thành nhà sản xuất dẫn đầu thị phần sữa chua trong nước.
Hiện Vinamilk đã xuất khẩu đa dạng sản phẩm đến gần 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tổng kim ngạch xuất khẩu lũy kế của Vinamilk đến nay đã vượt 3 tỷ USD.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Vinamilk là đại diện duy nhất của Đông Nam Á nằm trong top 5 “Thương hiệu sữa có tính bền vững cao nhất toàn cầu”, theo báo cáo do Brand Finance thực hiện.
Vinamilk thuộc 5 thương hiệu sữa có tính bền vững cao nhất toàn cầu
Brand Finance (tổ chức định giá thương hiệu hàng đầu thế giới, trụ sở tại Anh) vừa công bố báo cáo “Thực phẩm và đồ uống toàn cầu năm 2023”. Bên cạnh giá trị và sức mạnh, yếu tố “phát triển bền vững” của thương hiệu là điểm nổi bật trong báo cáo năm nay, khi xu hướng này đang được đẩy mạnh trên phạm vi quốc tế.
Theo đó Brand Finance xếp hạng Vinamilk đứng thứ 5 trong top 10 về “Giá trị nhận thức về tính bền vững – SPV” với mức định lượng 253 triệu USD.
Còn về điểm nhận thức về tính bền vững (tính trên thang điểm 10), doanh nghiệp sữa Việt đứng đầu top 10 đạt 5,75 điểm, vượt qua nhiều thương hiệu khác đến từ các quốc gia có ngành sữa phát triển như Trung Quốc, Pháp, Nhật Bản…
Cũng theo báo cáo trên, thương hiệu Vinamilk năm nay được định giá tăng 6% so với 2022 đạt 3 tỷ USD, tiếp tục duy trì thứ hạng 6 trong top 10 thương hiệu sữa giá trị nhất toàn cầu và top 2 thương hiệu mạnh toàn cầu của ngành sữa.
Trước đó, theo bảng xếp hạng “100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2023” cũng do Brand Finance công bố, Vinamilk là doanh nghiệp dẫn đầu “Top 10 thương hiệu có tính bền vững cao” tại Việt Nam.
Ông Alex Haigh – đại diện Brand Finance khu vực châu Á – Thái Bình Dương nhận định Vinamilk đang hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (Net Zero 2050) và liên tục đi đầu trong mô hình kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp tái tạo.
Ngoài phạm vi môi trường, doanh nghiệp cũng đẩy mạnh hỗ trợ cộng đồng địa phương và khách hàng, nổi bật như chương trình Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam với hơn 42 triệu ly sữa đã được mang đến cho trẻ em Việt Nam.
“Hoạt động kinh doanh ổn định là minh chứng rõ ràng cho thấy các nỗ lực phát triển bền vững đang được đền đáp”, ông Alex Haigh nhấn mạnh.
Ông Lê Thành Liêm – Giám đốc điều hành Tài chính Vinamilk cho biết giảm thiểu phát thải khí carbon và sản phẩm dẫn dắt tiêu thụ có trách nhiệm là hai trong số nhiều khía cạnh thuộc phát triển bền vững mà công ty đang chú trọng.
Người tiêu dùng là động lực buộc doanh nghiệp phải thực hành phát triển bền vững. Khách hàng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề môi trường, lợi ích cộng đồng bên cạnh chất lượng sản phẩm và đưa ra yêu cầu ngày càng cao ở các sản phẩm xanh…
“Điều này là thách thức nhưng sẽ là động lực lớn nhất cho chúng tôi phát triển theo hướng bền vững hơn”, ông Liêm nói.
Trong giai đoạn chiến lược 2022-2026, Vinamilk đã công bố phát triển bền vững trở thành một trong bốn mũi nhọn chiến lược và chương trình hành động, cùng lộ trình tiến đến mục tiêu Net Zero vào năm 2050.
Đây cũng chính là công ty sữa đầu tiên tại Việt Nam có cả nhà máy và trang trại đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn Pas 2060:2014. Nhà máy sữa Nghệ An và trang trại bò sữa Nghệ An là hai đơn vị đầu tiên đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn này.
Vinamilk đầu tư cho tính bền vững (Sustainability) của doanh nghiệp nói chung và thương hiệu nói riêng theo một quá trình chứ không chỉ là nhất thời trong ngắn hạn.
Từ năm 2012, doanh nghiệp này đã phát hành Báo cáo Phát triển bền vững theo các chuẩn mực thế giới và có bên thứ ba kiểm toán.
Đây cũng là thời điểm Vinamilk triển khai hàng loạt dự án phát triển bền vững mà đến nay đã mang lại kết quả tích cực như “Quỹ một triệu cây xanh cho Việt Nam”, triển khai năng lượng mặt trời, năng lượng xanh cho toàn bộ trang trại và nhà máy…
Trong năm nay, ông lớn ngành sữa Việt Nam cũng triển khai hàng loạt dự án mới để thúc đẩy tiến trình này như “Trồng cây hướng đến Net Zero” (phối hợp cùng Bộ Tài nguyên & Môi trường); “Cánh rừng Net Zero Vinamilk Đất mũi Cà Mau”; hoàn tất thực hiện kiểm kê đo lường khí nhà kính tại nhà máy, trang trại; nghiên cứu và phát triển các sản phẩm có yếu tố xanh, bền vững…
Các hoạt động này đã góp phần đưa các thông điệp về phát triển bền vững từ doanh nghiệp đến với chính nhân viên, người tiêu dùng và lan tỏa rộng hơn ra cộng đồng, góp phần thúc đẩy xu hướng tiêu dùng bền vững phát triển.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong bảng xếp hạng 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2023 do Brand Finance công bố, Vinamilk được định giá 3 tỷ USD, tăng 6% so với năm 2022 (hơn 2,8 tỷ USD).
Dẫn đầu về tính bền vững, giá trị thương hiệu Vinamilk chạm mốc 3 tỷ USD
Với kết quả này, Vinamilk thăng một hạng so với 2022, tiếp tục khẳng định vị trí là thương hiệu thực phẩm có giá trị cao nhất Việt Nam và thương hiệu sữa lớn thứ 6 toàn cầu. Năm 2023, Vinamilk còn được đánh giá dẫn đầu top 10 thương hiệu có tính bền vững cao.
Liên tục đổi mới và đầu tư để gia tăng giá trị.
Brand Finance (trụ sở tại Anh Quốc) là tổ chức hàng đầu thế giới về định giá thương hiệu, phối hợp cùng Mibrand Vietnam công bố bảng xếp hạng 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam, với chủ đề “Phát triển xanh – Cách tiếp cận phù hợp cho các thương hiệu Việt”.
Sự kiện không chỉ tôn vinh các thương hiệu giá trị nhất Việt Nam mà còn chia sẻ những góc nhìn chuyên sâu về xu hướng chuyển dịch xanh của thương hiệu tại Việt Nam và trên thế giới.
Năm nay, Vinamilk xuất sắc ghi nhận mức tăng giá trị thương hiệu từ hơn 2,8 tỷ USD năm 2022 lên mốc 3 tỷ USD và tiếp tục là thương hiệu thực phẩm (ngành FMCG) có giá trị cao nhất trong top 100.
Chuỗi tăng liên tục của Vinamilk về giá trị từ năm 2020 đến nay cho thấy tiềm lực nội tại mạnh mẽ của thương hiệu có lịch sử phát triển gần 50 năm ngay trong giai đoạn nhiều thách thức. Cũng theo công bố từ Brand Finance, năm nay, Vinamilk tăng một hạng so với 2022 tại Việt Nam và tiếp tục là “Thương hiệu sữa lớn thứ 6 thế giới”.
Kết quả này đến từ quá trình chuyển đổi mạnh mẽ của doanh nghiệp trong thời gian qua, ở nhiều khía cạnh. Điển hình như vừa qua, Vinamilk đã ra mắt nhận diện thương hiệu mới.
Sự kiện này để lại dấu ấn lớn đối với người tiêu dùng với định vị mới – Vinamilk không chỉ là sữa mà còn là đa dạng thực phẩm, không chỉ chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng mà còn là đời sống tinh thần.
Chiến lược định vị thương hiệu mới của Vinamilk truyền tải tinh thần “táo bạo, quyết tâm, luôn là chính mình”, được đầu tư bài bản, bắt tay với hơn 55 chuyên gia hàng đầu quốc tế và Việt Nam trong hơn một năm để xây dựng.
Được biết, sự đổi mới thương hiệu này chỉ mới là một mắt xích trong tổng thể chiến lược 5 năm của doanh nghiệp với rất nhiều các bước chuyển đổi toàn diện, đặc biệt là chuyển đổi số trên tất cả lĩnh vực, để tiếp cận người tiêu dùng nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Điều này không chỉ giúp Vinamilk gia tăng được giá trị về thương hiệu mà còn về hiệu quả kinh doanh, quản trị hay tiếp thị.
Gia tăng “giá trị xanh” cho thương hiệu bền vững.
Năm nay, lần đầu tiên Brand Finance công bố thêm xếp hạng top 10 thương hiệu có tính bền vững cao. Với đánh giá là thương hiệu phổ biến nhất và có tính bền vững cao nhất ở Việt Nam, sánh ngang các thương hiệu khác về sữa, thực phẩm trên toàn thế giới, Vinamilk được xếp đầu bảng và cũng là đại diện duy nhất của ngành thực phẩm trong top 10.
“Tính bền vững (Sustainability) đang trở thành xu thế quan trọng. Vinamilk đang thúc đẩy xu hướng phát triển bền vững trong ngành thực phẩm, nắm bắt đúng nhu cầu người tiêu dùng ngày càng có ý thức hơn trong việc lựa chọn thực phẩm.
Nhờ vậy, họ luôn là thương hiệu phổ biến nhất đối với người Việt”, ông Alex Haigh – Giám đốc điều hành khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Brand Finance, nhận định.
Tham gia diễn đàn “Phát triển xanh – Cách tiếp cận phù hợp cho các thương hiệu Việt” trong khuôn khổ sự kiện, bà Bùi Thị Hương – Giám đốc Điều hành Vinamilk nhấn mạnh: “Phát triển bền vững là cốt lõi hướng đến cải thiện chất lượng cuộc sống, sức khỏe của con người và gìn giữ nguồn tài nguyên quý giá cho các thế hệ sau.
Vinamilk tập trung thực hiện mục tiêu đó thông qua việc cung ứng những sản phẩm chất lượng cao, song song phát triển yếu tố xanh, đồng thời, tích cực tham gia vào các hoạt động vì môi trường và cộng đồng”.
Đại diện Brand Finance cho biết thêm, thông qua các sáng kiến bền vững, Vinamilk đã tạo ra nhận thức mạnh mẽ về cam kết bền vững giữa các bên liên quan một cách hiệu quả, thể hiện qua điểm số SPS (Sustainability Perceptions Score) cao nhất.
“Điều này là kết quả của việc thương hiệu chủ động quảng bá và truyền thông rõ ràng về các sáng kiến và cam kết của mình. Toàn bộ nỗ lực đó đã giúp Vinamilk gia tăng giá trị thương hiệu”, ông Alex Haigh nói thêm.
Tại tọa đàm, các chuyên gia cho rằng, phát triển bền vững, phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn hay Net Zero đang là xu thế trên toàn thế giới. Hướng tới kinh tế xanh được xem là một khoản đầu tư mang lại giá trị gia tăng trong trung và dài hạn.
Thực tế cho thấy, ngày càng nhiều người tiêu dùng đề cao các doanh nghiệp thực hành tốt phát triển bền vững, cũng như sẵn sàng chi trả cho các sản phẩm có yếu tố “xanh”.
Khi tham gia vào thị trường quốc tế trong bối cảnh hội nhập, doanh nghiệp đáp ứng nhiều các chỉ tiêu phát triển bền vững sẽ là một lợi thế lớn vì ngày càng nhiều thị trường xây dựng các “hàng rào xanh” cho hàng hóa nhập khẩu và thị trường cũng có sự đánh giá cao hơn với những thương hiệu hướng đến sự phát triển bền vững.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo SSI Research, mặt trái của việc triển khai chiến dịch nhận diện thương hiệu mới trong tháng 7 vừa rồi là tăng các chi phí bán hàng và quản lý, dự kiến sẽ gia tăng từ nửa cuối năm 2023.
Tình hình kinh doanh của Vinamilk hiện ra sao sau tái nhận diện thương hiệu
Theo SSI Research, trong buổi gặp gỡ nhà đầu tư mới đây của Vinamilk (mã chứng khoán : VNM), ban lãnh đạo công ty cho biết quý 2/2023 thị phần tổng thể được cải thiện so với các quý trước. Điều này là nhờ hiệu quả cao của sữa đặc, sữa chua uống và sữa chua (cả hai ước tính đạt thị phần 80% trong danh mục tương ứng).
Trong quý 2 vừa qua, doanh thu thuần của Vinamilk đã tăng 1,8% so với cùng kỳ và tăng 9,2% so với quý trước. Trong đó doanh thu nội địa tăng 2,6% so với quý 2/2023 và tăng 11,3% so với quý trước.
Theo Nielsen, ngành sữa tăng trưởng giá trị 1% so với cùng kỳ trong quý 2/2023 và tăng 2% trong 5 tháng đầu năm 2023. Vinamilk đạt kết quả vượt trội hơn so với toàn ngành và giành được thị phần trong quý 2/2023.
SSI Research cho biết thị phần (market share) của Vinamilk đã bị ảnh hưởng tiêu cực trong thời kỳ Covid cho đến khi tìm được chỗ đứng vững chắc trong quý 1/2023.
Với diễn biến tích cực gần đây, ban lãnh đạo kỳ vọng thị phần tổng thể sẽ trở lại mức trước Covid vào cuối năm nay, nhờ các sáng kiến chuyển đổi và nhận diện thương hiệu mới.
Đối với sữa uống, sản lượng tiêu thụ cũng cải thiện so với quý trước và sữa tươi Greenfarm đạt mức tăng trưởng hai số, nhờ các kênh phân phối được tối ưu hóa. Đặc biệt là thông qua các cửa hàng của Vinamilk (6% doanh thu nội địa) và doanh thu bán hàng trực tuyến (1% doanh thu nội địa) tăng 16%.
Công ty cũng tích cực thực hiện một số chiến dịch tiếp thị để tương tác trực tiếp với người tiêu dùng tại các điểm bán hàng lớn. Mặt khác, doanh thu Mộc Châu Milk giảm 6% svck do sức mua yếu tại khu vực Tây Nguyên.
Đối với thị trường xuất khẩu, doanh thu của Vinamilk giảm 10% so với cùng kỳ do các thị trường truyền thống bị ảnh hưởng vì nhu cầu không ổn định trong khi các công ty con ở nước ngoài duy trì tăng trưởng doanh thu ở mức 9%, nhờ doanh thu của Driftwood (Mỹ) đã trở về mức bình thường.
Về biên lợi nhuận gộp, Vinamilk đã đạt mức 40,5% trong quý II/2023, giảm 0,2 điểm % so với cùng kỳ nhưng tăng 1,7 điểm % so với quý trước đó, là mức tăng so với quý trước lớn nhất kể từ năm 2021 do chi phí tồn kho sữa nguyên liệu nhập khẩu giảm.
SSI Research kỳ vọng đà tăng biên lợi nhuận gộp của Vinamilk sẽ duy trì đến năm 2024. Hiện tại, công ty vẫn chưa ký hợp đồng mới để ấn chốt giá sữa bột nguyên kem (WMP) và sữa bột gầy (SMP) cho năm tới.
Tuy nhiên, do Trung Quốc – nước nhập khẩu sữa bột lớn nhất, đang tăng nguồn cung sữa trong nước và giảm nhập khẩu, công ty cho rằng rủi ro biến động giá nguyên liệu thấp hơn trước.
Bên cạnh thị phần, ban lãnh đạo cho biết với việc chuyển đổi nhận diện thương hiệu mới đã giúp ghi nhận một số tín hiệu tích cực, giúp cải thiện doanh thu trong tháng 8/2023, nhờ sự chuyển đổi kỹ thuật số của mạng lưới bán hàng và phân phối. Vinamilk cho biết công ty đang đi đúng hướng để đạt được mục tiêu bán hàng trong năm.
Theo SSI Research, mặt trái của việc triển khai chiến dịch nhận diện thương hiệu mới trong tháng 7 vừa rồi là tăng các chi phí bán hàng và quản lý, dự kiến sẽ gia tăng từ nửa cuối năm 2023.
Theo chia sẻ của ban lãnh đạo, chi phí liên quan đến việc thay thế bao bì mới có thể được hạch toán vào chi phí bán hàng và sẽ không ảnh hưởng đến biên lợi nhuận gộp trong thời gian tới.
Theo lộ trình, bao bì mới cho sữa uống có thể sẽ được phân phối cho các kênh thương mại tổng hợp (GT) từ tháng 8/2023, tiếp theo là sữa chua vào tháng 9/2023 và sữa bột vào năm 2024.
Với tác động dự kiến tích cực đến doanh thu, ban lãnh đạo kỳ vọng xu hướng chi phí bán hàng và quản lý/doanh thu sẽ ổn định hàng năm trong vài năm tới. Tuy nhiên, có thể tăng trong một số quý tùy thuộc vào các hoạt động marketing.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Vinamilk vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2023 ghi nhận tăng trưởng ở cả doanh thu và lợi nhuận. Trước đó, công ty đã cho ra mắt nhận diện thương hiệu mới và công bố lộ trình hướng đến Net Zero 2050.
Quý 2 năm 2023: Doanh thu và lợi nhuận của Vinamilk tăng trưởng trở lại
Các kênh phân phối chủ đạo tăng trưởng thúc đẩy doanh thu Quý II năm 2023.
CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk) công bố báo cáo tài chính Quý II/2023 với tổng doanh thu hợp nhất đạt 15.213 tỷ đồng, tăng 1,7% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu thuần nội địa đạt 12.789 tỷ đồng, tăng trưởng nhẹ 2,5% so với cùng kỳ.
Động lực tăng trưởng đến từ các ngành hàng chính như Sữa đặc, Sữa tươi 100%, Sữa thực vật và Sữa chua ăn nhờ các nỗ lực tối ưu hệ thống phân phối và giới thiệu bao bì mới phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
Các kênh phân phối chủ đạo đều ghi nhận tăng trưởng dương trong Quý II/2023 so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, điểm nhấn là kênh cửa hàng và thương mại điện tử với mức tăng trưởng cao 16% nhờ sự chuyển dịch thói quen mua sắm của người tiêu dùng và sự đầu tư bài bản của Vinamilk cho các nền tảng bán hàng trực tuyến. Tính đến ngày 30/6, Công ty đang vận hành 654 cửa hàng Giấc Mơ Sữa Việt, tăng 8 cửa hàng so với đầu năm.
Song song với phát triển kênh phân phối, Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động marketing nhằm tăng hiệu quả tiếp thị như ngày hội “Bò vui – Sữa ngon”, chiến dịch truyền thông “Bảo tàng tuổi thơ” của sữa đặc Ông Thọ và “Vị ngon tinh khiết từ thiên nhiên” từ sữa tươi Green Farm.
Các thị trường nước ngoài ghi nhận doanh thu đạt 2.406 tỷ đồng. Đối với hoạt động xuất khẩu, tuy tình hình chung vẫn được đánh giá là khó khăn trong 6 tháng đầu năm, Vinamilk tiếp tục duy trì sự hiện diện tại các thị trường truyền thống song song tích cực gia tăng độ phủ kênh phân phối, nhận diện thương hiệu, nghiên cứu phát triển sản phẩm… tại các thị trường xuất khẩu mới.
Đối với các chi nhánh nước ngoài, AngkorMilk tại Campuchia vẫn duy trì tăng trưởng trên 10%. Trong các quý tiếp theo, các chi nhánh nước ngoài sẽ tăng cường các hoạt động marketing và đầu tư vào hệ thống bán hàng.
Lợi nhuận cũng tăng trưởng trở lại.
Một điểm sáng khác trong bức tranh kinh doanh của Vinamilk là sự cải thiện về biên lợi nhuận. Biên lợi nhuận gộp (“LNG”) hợp nhất Quý II/2023 đạt 40,5%, tăng 170 điểm cơ bản so với quý trước và tương đương với cùng kỳ 2022.
Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp hợp nhất Quý II/2023 là 3.630 tỷ đồng, tương đương 23,9% trên doanh thu thuần. Chi phí này xấp xỉ bằng với cùng kỳ 2022, trong khi doanh thu có sự tăng trưởng, cho thấy hiệu quả đầu tư trong các hoạt động bán hàng và các hoạt động khác.
Doanh thu tài chính hợp nhất Quý II/2023 đạt 384 tỷ đồng, tăng 42 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Các biến động thu nhập trong hoạt động tài chính chủ yếu đến từ lãi tiền gửi và chi phí lãi vay cao hơn so với cùng kỳ.
Kết quả, lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 2.229 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ 2022 và tăng nhanh hơn so với mức tăng trưởng của doanh thu nhờ biên LNG cải thiện đáng kể và các chi phí được quản lý hiệu quả. Theo đó, biên lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,7%, tăng 100 điểm cơ bản so với quý trước và tăng 60 điểm cơ bản so với cùng kỳ 2022.
Lũy kế 6 tháng, tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt lần lượt 29.167 tỷ đồng và 4.135 tỷ đồng, tương ứng hoàn thành 46% và 48% kế hoạch cả năm.
Tại ngày 30/06, các chỉ số thanh khoản cho giai đoạn nửa đầu năm đều cải thiện, trong đó chỉ số thanh toán hiện hành và thanh toán nhanh đạt lần lượt 2,4 lần và 2,0 lần (2,0 lần và 1,7 lần vào thời điểm cuối năm 2022).
Thay đổi nhận diện thương hiệu – Bước đi đầu tiên trong chiến lược chuyển đổi toàn diện.
Tháng 7 vừa qua, Vinamilk đã thay đổi nhận diện thương hiệu (Branding) để phù hợp với giai đoạn phát triển mới. Thương hiệu mới thể hiện tính cách “táo bạo, quyết tâm, luôn là chính mình” với thông điệp được Vinamilk gửi đến người tiêu dùng là “chúng tôi thay đổi vì bạn!”. Bộ nhận diện mới được doanh nghiệp hợp tác cùng đội ngũ hơn 55 chuyên gia hàng đầu trong và ngoài nước để xây dựng.
Bà Mai Kiều Liên – Tổng Giám đốc Vinamilk cho biết thêm, thay đổi nhận diện thương hiệu là nỗ lực tái định vị, đánh dấu bước đầu tiên trong quá trình hiện đại hóa trải nghiệm cho người dùng và tạo đà bứt phá trong tương lai, từ đó, gia tăng giá trị thương hiệu, kết nối tốt hơn với nhóm khách hàng trẻ và tạo ra nhận định mới về một Vinamilk có chất lượng và giá trị đẳng cấp quốc tế dành cho người Việt.
Sau khi ra mắt nhận diện thương hiệu mới, Vinamilk sẽ tiến hành hàng loạt thay đổi trong chuyển đổi số, tuyển dụng nhân sự, quy trình quản trị,… với mục tiêu tiếp cận với người tiêu dùng nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Trong Quý II, Vinamilk cũng công bố thông tin mang tính điểm nhấn trong chiến lược phát triển bền vững khi có Nhà máy sữa và Trang trại bò sữa đầu tiên đạt trung hòa Carbon tại Việt Nam, đồng thời công bố lộ trình để đạt Net Zero vào năm 2050.
Đây cũng là một mũi nhọn chiến lược được ban lãnh đạo công ty xác định đẩy mạnh trong thời gian tới và sẽ tạo ra nhiều chuyển đổi lớn trong sản xuất, kinh doanh theo hướng ưu tiên tính bền vững.
Theo số liệu mới đây nhất mà MarketingTrips cập nhật được, Vinamilk hiện chiếm hơn 55% thị phần sữa tại Việt Nam.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trái ngược với những phản ứng có phần thất vọng ban đầu, bộ nhận diện thương hiệu mới của Vinamilk đang trở thành một trào lưu trên mạng xã hội, đây được xem là một trong những chiến lược marketing thành công nhất của Vinamilk.
Bản kế hoạch tái định vị dài 500 trang và chiến lược Marketing của Vinamilk
Chiến lược tái định vị thương hiệu được âm thầm chuẩn bị trong 1 năm.
CTCP Sữa Việt Nam – Vinamilk (mã: VNM) đã chính thức công bố bộ nhận diện thương hiệu mới sau gần 5 thập kỷ. Đây là sản phẩm đến từ đội ngũ sáng tạo gồm 55 thành viên và được âm thầm chuẩn bị trong khoảng một năm.
Đại diện Vinamilk cho biết trong dự án định vị thương hiệu lần này, công ty đã làm việc với những chuyên gia thiết kế, từng có kinh nghiệm làm việc với nhiều thương hiệu toàn cầu như Apple, AirBnb, Starbucks… Theo bà Mai Kiều Liên – CEO Vinamilk, đội ngũ chuyên gia quốc tế đã soạn thảo bản kế hoạch dài tới 500 trang, mô tả chi tiết về dáng dấp của thương hiệu Vinamilk mới.
Trong ngày đầu tiên xuất hiện, bộ nhận diện thương hiệu mới của Vinamilk đã nhận nhiều ý kiến từ người tiêu dùng khi cho rằng nó đơn giản và nhàm chán. Tuy nhiên, nếu quan sát có thể thấy đơn giản hoá đang là xu hướng thiết kế logo của những thương hiệu nổi tiếng trong vài năm gần đây.
Chẳng hạn hồi năm 2021, Xiaomi đã tiêu tốn 2 triệu nhân dân tệ, tương đương 7 tỷ đồng để đổi logo. Trong đó,nhà thiết kế Nhật Bản nổi tiếng Kenya Hara – giáo sư Đại học Mỹ thuật Musashino, là người chắp bút.
Logo mới của Xiaomi được thay đổi từ hình dạng vuông sang bo tròn các góc, mềm mại hơn và bị nhận xét là “thay như không thay”. Tuy nhiên, những tranh luận về việc tiêu tốn tiền đổi logo của Xiaomi đã trở thành thành công của hãng, khi cái tên Xiaomi đã được nhắc đến trên khắp mạng xã hội cũng như các mặt báo.
Tại Việt Nam, trong 2-3 năm trở lại đây, nhiều đơn vị cũng trình làng mẫu nhận diện thương hiệu mới với phong cách tối giản hơn rất nhiều.
Đơn cử, năm ngoái BIDV đã đưa vào sử dụng nhận diện thương hiệu mới với hình ảnh ngôi sao là trung tâm được cách điệu với những đường nét viền mở và chuyển động. Font chữ nhìn sáng sủa và gọn gàng hơn.
Cuối năm 2019, MB Bank cũng đã tiến hành thay đổi nhận diện thương hiệu trong lần kỷ niệm 25 năm hoạt động.
Thay vì chữ MB cách điệu, giờ đây logo của MB Bank đơn giản chỉ gồm hai chữ MB cùng biểu tượng. Theo CEO Lưu Trung Thái hình ảnh nhận diện thương hiệu mới nhằm thể hiện sứ mệnh của ngân hàng là trở thành ngân hàng thông minh, ngân hàng số và chuyên nghiệp.
Tương tự, quay lại câu chuyện của Vinamilk, ông Nguyễn Quang Trí, Giám đốc marketing cho biết công ty cần một sự đổi mới để bắt kịp với những chuyển biến rất nhanh của môi trường xã hội, thói quen tiêu dùng cũng như cách người tiêu dùng sử dụng các phương tiện truyền thông hiện nay.
“Lần tái định vị lần nay, Vinamilk muốn mang tới một diện mạo mới, phù hợp hơn với đối tượng người tiêu dùng mới”, ông Trí chia sẻ.
Bên cạnh đó, việc hợp tác với các chuyên gia thiết kế trên thế giới cũng là động thái cho thấy thương hiệu sữa quốc dân của Việt Nam kỳ vọng vào tính hiện đại và “hợp trend” mà đội ngũ này mang đến.
Và đúng như kỳ vọng, tối 9/7, Vinamilk đã tạo ra một trend mới cho người dùng mạng xã hội hưởng ứng. Trên Fanpage chính thức, hãng sữa đã tung ra bộ công cụ giúp người dùng sáng tạo logo tùy ý với phong cách mới của Vinamilk.
Chiến lược marketing của Vinamilk rất đơn giản khi cung cấp một công cụ giúp tạo ra những mẫu logo giống với bộ nhận diện thương hiệu mới. Người dùng nhập tên (từ 6 – 10 ký tự) kèm năm sinh, sau đó bấm nút “Trình làng”, website sẽ tạo ra mẫu logo theo tên giống logo thương hiệu.
Ngay sau đó, mạng xã hội tại Việt Nam được phủ kín bởi màu xanh dương và font chữ của Vinamilk.
Logo càng đơn giản, giá trị vốn hoá càng cao.
Apple, Starbucks hay Nike đều là những ông lớn trong từng lĩnh vực mà họ kinh doanh. Đặc biệt là Apple – công ty có giá trị nhất thế giới, chạm ngưỡng 3.000 tỷ USD.
Nếu nhìn vào lịch sử chuyển mình của thương hiệu này, có thể thấy bộ nhận diện đã được tinh giản đi rất nhiều theo từng giai đoạn.
Có thể thấy, càng về sau này, thiết kế logo của Apple càng đơn giản, tinh tế, hiện đại và ẩn chứa nhiều ý nghĩa.
Ban đầu, logo của Apple là hình ảnh Issac Newton ngồi đọc sách dưới cây táo, được thiết kế bởi Ronald Wayne.
Tuy nhiên, kể từ phiên bản quả táo bị cắn dở – mang ý nghĩ rằng công ty chưa hoàn hảo và mong muốn đổi mới để đạt được những điều tốt hơn, của Rob Janoff, hình ảnh Apple trong mắt công chúng đã dần được định hình và ngày càng tối giản đi theo từng thời kỳ để phù hợp với triết lý mà hãng Táo khuyết đưa vào từng sản phẩm của mình.
Hiện, giá trị vốn hoá của Apple đã cán mốc 3.000 tỷ USD và là công ty đầu tiên trong lịch sử đạt được điều này.
Với Nike hay Starbucks, xu hướng tối giản hóa nhận diện cũng diễn ra. Từ thiết kế có phần rườm rà ban đầu, lược bỏ nhiều chi tiết để trở nên gọn gàng hơn.
Người đồng sáng lập, Nike Phil Knight mong muốn logo của công ty là một thiết kế đơn giản, uyển chuyển và truyền tải chuyển động và tốc độ. Biểu tượng Swoosh của Nike được cho là tượng trưng cho đôi cánh của nữ thần chiến thắng Hy Lạp – Nike, người được các vận động viên tôn thờ.
Hiện tại, Nike có giá trị hơn 160 tỷ USD, là một trong những công ty hàng đầu về thời trang thể thao. Trong khi đó, Starbucks với hình ảnh nàng tiên cá đặc trưng của mình đã trở thành chuỗi đồ uống lớn nhất toàn cầu, có giá trị hơn 130 tỷ USD.
Đây là một trong những biểu tượng trong ngành F&B và các món phụ kiện đi kèm logo nàng tiên cá của Starbucks cũng thu hút một lượng fan nhất định, mang lại khoản thu lớn cho Starbucks, bên cạnh việc bán trà, cà phê và các món đá xay.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Để có được màn tái định vị thương hiệu ấn tượng như mới đây, Vinamilk đã hợp tác với hơn 55 chuyên gia sáng tạo trên thế giới. Dưới đây là toàn bộ những gì bạn biết về Chiến lược tái định vị thương hiệu của Vinamilk.
Chiến lược tái định vị thương hiệu của Vinamilk là kết quả của nhiều chuyên gia toàn cầu
Tại sự kiện ở TP HCM chiều 6/7, doanh nghiệp sữa lớn thứ 36 thế giới công bố bộ nhận diện thương hiệu mới theo tinh thần “táo bạo, quyết tâm và luôn là chính mình”, đánh dấu bước chuyển mình sau 47 năm hoạt động.
Hơn 300 đối tác, khách mời trong và ngoài nước góp mặt. Lãnh đạo Vinamilk nhấn mạnh thông điệp đổi mới với người tiêu dùng: “chúng tôi thay đổi vì bạn”.
Theo bà Megan Bowker – Giám đốc sáng tạo Vinamilk – điểm khác biệt của bộ nhận diện là logo biểu tượng chữ (wordmark), thay vì dạng phù hiệu (emblem) như trước. Tên thương hiệu được viết nét tay mạnh mẽ, phóng khoáng.
Nét cười ở dấu chấm của chữ “i” mang ý nghĩa hy vọng người dùng luôn giữ nụ cười trên môi. Hình ảnh giọt sữa phần bụng chữ “a” và dòng “Est 1976” gợi nhắc năm thành lập công ty và sữa – sản phẩm làm nên tên tuổi doanh nghiệp.
Hai màu sắc chủ đạo – “xanh rực rỡ”, “kem sữa ngọt ngào” – vừa quen, vừa lạ, tạo điểm nhấn thị giác, hòa cùng bảng màu nhiệt đới lấy cảm hứng từ văn hóa ẩm thực Việt.
“Ngôn ngữ thiết kế mới cân bằng các khía cạnh cốt lõi: giá trị truyền thống với bước tiến mới, di sản Việt cùng khát vọng vươn ra toàn cầu.
Qua đó thể hiện câu chuyện, thông điệp của Vinamilk một cách chân thật, đồng nhất, đặc biệt trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo đang ‘thống trị’, với vô vàn hình ảnh được tạo bằng máy tính”, bà Megan Bowker cho hay.
Theo bà Mai Kiều Liên, bộ nhận diện mới là “quả ngọt” từ sự hợp tác chặt chẽ của Vinamilk với các đối tác toàn cầu, đội ngũ hùng hậu gồm 55 chuyên gia về thương hiệu, sáng tạo hàng đầu thế giới.
Họ cũng là nhân tố góp phần tạo thành công của nhiều thương hiệu lớn như Google, Apple, Twitter, Facebook, Louis Vuitton, Netflix, Hermes, Spotify, Airbnb…
Gần một năm qua, với hàng trăm cuộc thảo luận, đội ngũ quốc tế liên tục đưa ra sáng kiến, tập hợp ý tưởng thành công trình “khổng lồ” và trình bày trong 500 trang, chi tiết từng hạng mục.
Bà Liên nói về niềm tự hào khi nhìn lại bề dày 47 năm và xúc động vì nhận được sự tin yêu, hợp tác chặt chẽ, ủng hộ từ đối tác gồm truyền thông, nhà phân phối, đơn vị cung cấp, người tiêu dùng… trong hành trình phía trước.
“Chúng tôi cùng triển khai ý tưởng, thiết kế, xây dựng hình ảnh, làm thế nào để truyền thông một cách nhất quán ra bên ngoài, giúp người tiêu dùng tiếp cận hình ảnh mới.
Khi lên kệ các điểm lẻ ở siêu thị phải độc đáo, mới lạ, cách trưng bày theo hình chữ V hay xếp thành bức tranh đồng cỏ, đàn bò tung tăng – khác biệt hẳn từ trước đến nay”, bà Mai Kiều Liên lý giải.
Từ tháng 7, nhận diện mới được triển khai trên toàn bộ hệ thống gồm website, kênh bán hàng trực tuyến, điểm bán lẻ, hệ thống cửa hàng, ấn phẩm thương hiệu trên bao bì và tại mọi điểm chạm.
Bộ nhận diện tái định vị thương hiệu thể hiện qua bao bì sản phẩm mới, sẽ lên kệ từ tháng 7.
Theo ông Vũ Bá Phú – Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công thương, trong bối cảnh mới, doanh nghiệp Việt muốn vượt thách thức, cạnh tranh khi hội nhập toàn cầu cần đầu tư giá trị thương hiệu nhiều hơn nữa, đặc biệt chú trọng yếu tố mới xuất hiện như: chuyển đổi xanh, Net Zero, giảm phát thải khí nhà kính, trách nhiệm xã hội (CSR), chuyển đổi số…
Ông Bá Phú đánh giá cao sức sáng tạo, hấp dẫn của bộ nhận diện mới. “Có bề dày lịch sử gần 50 năm, Vinamilk luôn ý thức mình phải trẻ hóa, thay đổi để thích nghi bối cảnh mới và vươn tầm thế giới. Vinamilk sẽ là bài học bổ ích cho các doanh nghiệp Thương hiệu quốc gia Việt Nam nói riêng, cộng đồng doanh nghiệp Việt nói chung”, ông Phú nói.
Ông Rafael Scislowski – Giám đốc lĩnh vực hàng tiêu dùng (Google) – nhận xét bộ nhận diện mới đầy năng lượng, mạnh mẽ, hiện đại nhưng vẫn có sự kết nối đặc biệt với văn hóa Việt Nam.
“Trên Google, mỗi tháng có hơn 10 triệu lượt tìm kiếm từ khóa liên quan đến sữa, tăng 20% trong 6 tháng qua. Sự quan tâm sức khỏe, dinh dưỡng ở người trẻ ngày càng rõ nét, kết hợp xu hướng chuyển đổi số ngày càng mạnh mẽ.
Do đó, tôi cho rằng nhận diện thương hiệu của Vinamilk phù hợp cho sự phát triển của tương lai”, đại diện Google cho biết.
Cùng ngày ra mắt bộ nhận diện mới, Kantar Worldpanel – công ty nghiên cứu thị trường uy tín thế giới – công bố Vinamilk là thương hiệu 11 năm liền được chọn mua nhiều nhất ngành sữa và sản phẩm từ sữa; nhà sản xuất sáu năm liên tiếp vào top 3 được chọn mua nhiều nhất lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh (FMCG). Hiện thương hiệu Vinamilk có giá trị lớn thứ 6 thế giới, định giá 2,8 tỷ USD.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Cùng tìm hiểu các chiến lược và hình thức quảng cáo của Vinamilk tại Việt Nam, một trong những cách biến Vinamilk trở thành một trong các thương hiệu sữa hàng đầu.
Top các chiến lược quảng cáo của Vinamilk tại Việt Nam
Bên cạnh các chiến lược marketing của Vinamilk, các chiến lược quảng cáo của Vinamilk cũng tạo ra nhiều tiếng vang lớn đối với người tiêu dùng trong nước.
Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng đã từng xem ít nhất một mẫu quảng cáo sữa Vinamilk trên sóng truyền hình hay bất kỳ đâu.
Chính những chiến lược quảng cáo này đã giúp cho Vinamilk định vị được thương hiệu của mình trên thị trường cũng như thu hút và tiếp cận một lượng khách hàng rộng lớn.
Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk được thành lập năm 1976, trải qua gần 45 năm hoạt động, Vinamilk hiện là công ty sữa lớn nhất cả nước với thị phần 37%.
Để đạt được những thành quả và có được một thương hiệu Vinamilk vững mạnh như hiện nay phải kể đến các chiến lược truyền thông quảng cáo của Vinamilk.
Sở hữu hệ thống 12 trang trại chuẩn quốc tế trải dài trên khắp đất nước và kết nối với 13 nhà máy hiện đại.
Vinamilk có danh mục sản phẩm phong phú, với hơn 220 sản phẩm trên đủ các ngành hàng như sữa nước, sữa chua, sữa bột và bột dinh dưỡng, sữa đặc, kem, phô mai, sữa hạt, nước giải khát, dòng sản phẩm Organic… đáp ứng mọi nhu cầu về dinh dưỡng của người tiêu dùng Việt Nam.
Về kế hoạch kinh doanh năm 2022, doanh nghiệp đầu ngành sữa dự kiến mở rộng thị phần thêm 0,5% lên 56%. Chỉ tiêu tổng doanh thu cũng tăng nhẹ gần 5% lên 64.070 tỷ đồng.
Tuy nhiên lợi nhuận trước thuế dự kiến chỉ ở mức 12.000 tỷ đồng, giảm hơn 7% so với kết quả đạt được năm ngoái. Nếu không hoàn thành thì đây sẽ là năm thứ 2 liên tiếp doanh nghiệp có tăng trưởng lợi nhuận âm.
Xa hơn ở mục tiêu đến năm 2026, Vinamilk kỳ vọng sẽ đạt 86.200 tỷ đồng tổng doanh thu và 16.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Tăng trưởng kép giai đoạn 2021-2026 tương ứng ở mức 7,2% đối với doanh thu và 4,4% đối với lợi nhuận.
2 .Ý tưởng sáng tạo trong các chiến lược quảng cáo của Vinamilk.
Là một công ty chuyên sản xuất các hàng hóa và sản phẩm làm từ sữa mà nguồn cung ứng lại chủ yếu là từ bò nên hình ảnh những chú bò được coi là biểu tượng đặc trưng và cốt lõi trong mỗi video quảng cáo của các sản phẩm của Vinamilk.
Các quảng cáo của Vinamilk trở nên ấn tượng hơn khi đưa hình ảnh những chú bò sử dụng bằng hoạt hình của mình trở thành gương mặt đại diện quảng cáo vừa thân thiện mà không mất quá nhiều chi phí thuê các gương mặt nổi tiếng để quảng cáo.
Hình ảnh xuyên suốt của những chú bò cho thấy sự thân thiện và gần gữi với khách hàng của Vinamilk cũng như môi trường.
Ngoài ra, chiến lược nhân cách hóa hình ảnh những chú bò sữa mạnh khỏe vui nhộn, năng động cùng với hình ảnh những cánh đồng cỏ xanh rì, bát ngát, đầy ánh nắng, gần gũi với thiên nhiên cũng là điểm khác biệt trong chiến lược quảng cáo của Vinamilk.
Đây thật sự là một hình ảnh đầy cảm xúc có tác dụng gắn kết tình cảm của người tiêu dùng với thương hiệu Vinamilk.
3. Sự thành công trong quảng cáo của Vinamilk.
Phát triển độ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp.
Quảng cáo bán hàng mà như không quảng cáo, sự thành công trong quảng cáo của Vinamilk giúp tăng độ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp này lên một tầm cao mới trở thành một trong các doanh nghiệp quyền lực nhất châu Á.
Tạo nguồn cảm hứng sáng tạo cho quảng cáo.
Các chiến lược quảng cáo sử dụng hình ảnh hay danh tiếng của những người nổi tiếng để quảng bá sản phẩm đã được chứng minh là rất thành công, tuy nhiên, Vinamilk cho thấy họ đi ngược lại xu thế bằng cách sử dụng những hình ảnh bình dị, gần gũi nhất để tiếp cận với khách hàng.
Kích thích doanh số bán hàng.
Với những hình ảnh hài hước, giai điệu vui nhộn sẽ giúp đi sâu vào tâm trí khách hàng khiến mức độ nhận biết và ưu tiên thương hiệu được tăng cao. Khả năng chuyển đổi bán hàng từ quảng cáo của Vinamil cũng tăng lên theo mức độ tương ứng.
4. Các chiến dịch và chiến lược quảng cáo đem lại hiệu quả cao của Vinamilk.
Hiểu được tầm quan trọng của quảng cáo trong ngành hàng bán lẻ của doanh nghiệp, Vinamilk không ngừng triển khai các chiến dịch quảng cáo để đạt hiệu quả cao trong chiến lược quảng cáo của mình.
Với sự sáng tạo và độ phủ sóng mạnh, Vinamilk đã rất thành công trong các chiến dịch marketing của doanh nghiệp.
Việc sử dụng những TVC (Television Commercial) hoạt hình đơn giản là một trong những cách tối giản hóa và tiết kiệm chi phí của Vinamilk nhưng thu lại được hiệu quả vô cùng lớn.
Ngoài các chương trình quảng cáo thông thường, Vinamilk cũng thực hiện vô số các chương trình PR mang ý nghĩa nhân văn cho người tiêu dùng và cộng đồng.
Chắc hẳn, bạn có thể đã bắt gặp đâu đó những trương trình như: 6 triệu ly sữa, 40 năm vươn cao Việt Nam, Vinamilk – Ươm mầm tài năng trẻ Việt Nam, Sữa học đường…
Các bậc phụ huynh đánh giá và ủng hộ rất mạnh những chiến dịch này, từ đó thương hiệu Vinamilk ngày càng được lan tỏa rộng khắp.
Các chiến dịch khuyến mãi kích thích mua hàng cũng là một trong số các hoạt động tiêu biểu của Vinamilk.
5. Các loại hình hay hình thức quảng cáo chính được sử dụng trong chiến lược quảng cáo của Vinamilk.
5.1. Kênh video online – YouTube.
Với gần 2 triệu lượt đăng ký qua kênh YouTube, điều này đã nói lên sự thành công và lượng người quan tâm tới kênh truyền thông này của Vinamilk đến thế nào.
Những TVC ngắn được đăng tải lên YouTube giúp cho mọi người dễ dàng xem, truy cập và chia sẻ lan tỏa đi khắp nơi.
Ngoài ra, một lượng lớn người đăng ký đã giúp tạo ra một thị phần bán hàng không hề nhỏ của Vinamilk trên kênh YouTube của mình và ngày càng lan tỏa tới nhiều khách hàng mới trong tương lai.
5.2 Trên các nền tảng mạng xã hội.
Trên Facebook Page của Vinamilk, thương hiệu này đã có hơn 650.000 người thích trang và theo dõi. Việc liên tục chia sẻ những hình ảnh quảng cáo độc đáo, thú vị và sáng tạo là một cách để lan tỏa thương hiệu của Vinamilk.
5.3. Sử dụng Pano – Billboard quảng cáo.
Hình thức quảng cáo tiếp cận với nhiều khách hàng và nhiều đối tượng này giúp cho khách hàng dễ dàng tiếp cận được với thương hiệu cũng như các sản phẩm dịch vụ của Vinamilk.
5.4 Quảng cáo xe di động.
Với lượng lớn các cửa hàng, đại lý phân phối sản phẩm trải dài 63 tỉnh thành phố đến các làng quê việc vẫn chuyển hàng hóa vô cùng lớn.
Nhận thấy điều này, việc quảng cáo sản phẩm của chính mình trên các phương tiện vận chuyển cũng là cách để thúc đẩy hiệu suất quảng cáo của doanh nghiệp.
5.5 Quảng cáo truyền hình (TV).
Ưu điểm của các quảng cáo truyền hình là vừa phát được âm thanh, vừa có hình ảnh, vừa có sức lan toả rộng giúp cho khách hàng dễ dàng nhận biết được những ý nghĩa, thông điệp truyền thông của doanh nghiệp.
Bằng cách chạy liên tục quảng cáo trong các giờ vàng trên các kênh đại chúng như VTV3, VTV1, thương hiệu Vinamilk luôn nằm sâu trong tâm trí của người tiêu dùng.
5.6 Quảng cáo thông qua các trương trình tài trợ.
Rất nhiều những chiến dịch quảng cáo và PR do Vinamilk khởi sướng được các báo trí, người dân, trường học, chính phủ ủng hộ.
Với những nghĩa cử cao đẹp và hoạt động xã hội tích cực càng làm cho thương hiệu của Vinamilk trở nên uy tín đối với người dùng Việt Nam.
Kết luận.
Trong khi thị trường sữa là một thị trường rất cạnh tranh, việc liên tục cải thiện và đổi mới hình ảnh quảng cáo hay quảng cáo đa kênh là một trong những chiến lược quảng cáo thông minh của Vinamilk.
Các chuyên gia chứng khoán cho rằng thiếu động lực tăng trưởng, biên lợi nhuận sụt giảm và chưa có thông tin thoái vốn khiến triển vọng ngắn hạn của Vinamilk kém khả quan.
Chốt phiên 23/3, cổ phiếu VNM của công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) tiếp tục giảm sâu về mốc 76.100 đồng, mất 10% so với thời điểm đầu năm và giảm hơn 20% trong một năm gần nhất. Thị giá này đã quay về vùng giá tương đương hồi cuối tháng 3/2020.
Diễn biến đó khiến nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu VNM thời gian vừa qua chịu lỗ nặng, nỗi buồn càng nhân lên trong bối cảnh thị trường chung 2 năm gần nhất có xu hướng đi lên khá tích cực và VNM cũng từng là cổ phiếu hấp dẫn bậc nhất trên sàn chứng khoán.
Chia sẻ về trường hợp này trong chương trình Bí mật đồng tiền, Nhà sáng lập kiêm Giám đốc đầu tư Công ty Finpros ông Đỗ Thái Hưng nhận định Vinamilk đang thiếu đi động lực tăng trưởng.
“Chúng ta thấy họ luôn gặp khó trong bài toán tăng trưởng và thông báo rằng thị trường Việt Nam đã bão hoà. Với quan điểm cá nhân, tôi thấy trong thị trường được cho là bão hòa nhưng vẫn có những doanh nghiệp nổi lên”, ông chia sẻ.
Thực tế cùng khó khăn đại dịch vì đại dịch và thị trường bão hòa, nhưng công ty Sữa Quốc tế (IDP) lại có chiến lược rất tốt đánh vào những phân khúc khách hàng khác nhau. Công ty này vẫn phát triển thị phần tương đối tốt, trả cổ tức tiền mặt đến 90% và hiện có thị giá quanh 160.000 đồng.
Trong khi đó tổng doanh thu Vinamilk năm ngoái chỉ tăng 2% vượt mốc 61.000 tỷ đồng và mới hoàn thành 98% kế hoạch năm. Đáng chú ý hơn là biên lợi nhuận gộp hợp nhất trong năm rơi xuống 43,1%, tức giảm 326 điểm cơ bản so với cùng kỳ.
Lợi nhuận sau thuế hợp nhất giảm hơn 5% về mức 10.633 tỷ đồng và mới hoàn thành 95% kế hoạch năm. Doanh nghiệp lý giải không đạt kế hoạch do bối cảnh kinh doanh chịu tác động của đại dịch kéo dài.
Ông Thái Hưng đánh giá việc đi xuống của VNM là hoàn toàn bình thường bởi bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có chu kỳ phát triển riêng. Đây chỉ là một bước chững lại trong ngắn hạn còn về chiến lược dài hạn có thể tin tưởng Vinamilk quay trở lại nếu có những động lực mới.
“Vinamilk vẫn là một doanh nghiệp mà tôi đánh giá rằng rất hiếm hoi thậm chí trong rổ VN30 có sự minh bạch về mặt tài chính”, Giám đốc Finpros nói thêm.
Trong khi đó Phó giám đốc SSI Research Phạm Lưu Hưng cho biết biên lợi nhuận quý IV vừa qua của Vinamilk khá kém do giá nguyên vật liệu tăng.
“Hiện doanh nghiệp này đã chốt hết hợp đồng mua nguyên vật liệu trong nửa đầu năm nhưng lại ở mức cao nên biên lợi nhuận sắp tới của Vinamilk có thể tiếp tục giảm. Triển vọng ngắn hạn của VNM theo đó không khả quan”, ông bổ sung.
Chuyên gia SSI nhắc lại câu chuyện cổ phiếu VNM từ xưa đến nay có liên quan đến câu chuyện thoái vốn.
Những thông tin như thế thường giúp giá cổ phiếu chạy tốt hơn. Tuy nhiên các thông tin về thoái vốn của VNM gần như không có trong một 2 năm vừa qua.
Ông Hưng nhận định đây là giai đoạn Vinamilk đang phát triển sang các lĩnh vực khác nên biên lợi nhuận kém, đó có thể là lý do Nhà nước vẫn chưa có nhu cầu thoái vốn.
“Vài năm nữa khi các khoản đầu tư tốt hơn, biên lợi nhuận phục hồi thì lúc đấy có thể tính đến chuyện thoái vốn và 1-2 năm nữa câu chuyện Vinamilk sẽ tốt hơn thời điểm hiện tại”, chuyên gia SSI dự báo.
Rớt khỏi top 10.
Cổ phiếu VNM từng có thập kỷ huy hoàng 2007-2017 khi thị giá liên tục đi lên nhờ kết quả kinh doanh tích cực, cổ phiếu luôn được săn đón nhờ mang lại khoản lợi nhuận đều đặn hàng năm. Theo đó Vinamilk cũng từng là mã chứng khoán có quy mô vốn hóa lớn nhất thị trường trước năm 2017.
Tuy nhiên việc thiếu động lực tăng trưởng trong kinh doanh sau đó đã khiến định giá doanh nghiệp trở nên kém hấp dẫn hơn.
Đến cuối tháng 5/2021, Vinamilk bị đánh bật khỏi top 5 vốn hóa. Đà rơi cổ phiếu vẫn tiếp tục trong thời gian sau đó khiến vốn hóa Vinamilk đang giảm về khoảng 159.000 tỷ đồng (chỉ tương đương thời điểm VN-Index đạt 700 điểm), chính thức rời khỏi top 10 công ty quy mô lớn nhất.
Không chỉ nhà đầu tư trong nước mà cả khối ngoại cũng tỏ ra thiếu kiên nhẫn khi VNM là một trong các mã bị nước ngoài bán ròng lớn nhất.
Tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại Vinamilk đã giảm xuống còn quanh 54%. Thực tế lợi nhuận trước thuế công ty đã chững lại trong khoảng 12.000-13.000 tỷ đồng 5 năm trở lại đây, trong khi doanh thu vẫn tăng trưởng dù tốc độ không cao.
Chứng khoán VCBS đánh giá thị trường sữa tươi nội địa sẽ dần ổn định trong năm 2022 nhưng Vinamilk sẽ không còn nhiều dư địa tăng trưởng trong vòng 2-3 năm tới. Thay vào đó, việc mở rộng kinh doanh mảng khác như thịt bò sẽ thúc đẩy tăng trưởng từ 2 con số từ 2023-2024 trở đi.
Về kế hoạch kinh doanh năm 2022, doanh nghiệp đầu ngành sữa dự kiến nới rộng thị phần thêm 0,5% lên 56%. Chỉ tiêu tổng doanh thu cũng tăng nhẹ gần 5% lên 64.070 tỷ đồng.
Tuy nhiên lợi nhuận trước thuế dự kiến chỉ ở mức 12.000 tỷ đồng, giảm hơn 7% so với kết quả đạt được năm ngoái. Nếu không hoàn thành thì đây sẽ là năm thứ 2 liên tiếp doanh nghiệp có tăng trưởng lợi nhuận âm.
Xa hơn ở mục tiêu đến năm 2026, Vinamilk kỳ vọng sẽ đạt 86.200 tỷ đồng tổng doanh thu và 16.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Tăng trưởng kép giai đoạn 2021-2026 tương ứng ở mức 7,2% đối với doanh thu và 4,4% đối với lợi nhuận.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Chiến lược marketing của Vinamilk không chỉ giúp nhiều người tiêu dùng biết đến, gắn bó mà còn thúc đẩy giá trị thương hiệu của họ qua các năm. Hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu chi tiết về các chiến lược marketing thành công của thương hiệu sữa Vinamilk tại thị trường Việt Nam trong bài viết này.
Top 3 chiến lược Marketing của Vinamilk tại Việt Nam
Vinamilk là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa tại Việt Nam. Bên cạnh chất lượng sản phẩm khiến nhiều khách hàng tin dùng, thương hiệu của Vinamilk còn được nhiều người biết đến bởi những chiến lược, chiến dịch Marketing hiệu quả và nổi tiếng. Vậy chiến lược Marketing của Vinamilk là gì? Điều gì làm nên sự thành công đối với các chiến lược Marketing của Vinamilk?
Sau hơn 40 năm ra mắt người tiêu dùng, đến nay Vinamilk đã xây dựng được 14 nhà máy sản xuất, 2 xí nghiệp kho vận, 3 chi nhánh văn phòng bán hàng, một nhà máy sữa tại Campuchia (Angkormilk) và một văn phòng đại diện tại Thái Lan.
Trong năm 2018, Vinamilk là một trong những công ty thuộc Top 200 công ty có doanh thu trên 1 tỷ đô tốt nhất Châu Á Thái Bình Dương (Best over a billion).
Top 3 chiến lược Marketing của Vinamilk tại Việt Nam
Bên cạnh việc nổi tiếng về chất lượng sản phẩm cũng như việc cung cấp các mặt hàng đa dạng, Vinamilk cũng là một thương hiệu phổ biến và thu hút khách hàng biết đến mình thông qua các nội dung hấp dẫn, mới lạ trong các chiến dịch Marketing quảng bá sản phẩm và thương hiệu thành công.
Để đạt được thành công này, Vinamilk đã xây dựng những chiến lược Marketing phù hợp khi triển khai các chiến dịch Marketing của mình giúp thương hiệu này có thể tiếp cận và thu hút khách hàng một cách hiệu quả.
Trước khi phân tích chi tiết chiến lược Marketing của Vinamilk, chúng ta cần tìm hiểu về thuật ngữ chiến lược.
Chiến lược là gì?
Chiến lược trong tiếng Anh (và được sử dụng rộng rãi) có nghĩa là Strategy, thuật ngữ dùng để chỉ các bản kế hoạch (Plan) tổng thể hay các định hướng chung được xây dựng để đạt được một hoặc nhiều các mục tiêu khác nhau trong dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.
Chiến lược chính là các bản kế hoạch dài hạn mang tính định hướng tổng thể được thiết kế để giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu khác nhau trong những điều kiện bất ổn và mơ hồ (VUCA) khác nhau.
Bạn có thể xem Chiến lược là gì để tìm hiểu sâu hơn về thuật ngữ này.
Chiến lược Marketing Mix 4P của Vinamilk.
Vinamilk đã triển khai chiến lược Marketing Mix 4P (s) như thế nào? Chiến lược Marketing Mix 4P (s) của Vinamilk là gì?
Chiến lược Marketing của Vinamilk về sản phẩm (Product).
Khi nhắc đến sản phẩm của Vinamilk, từ lúc khởi tạo đến lúc phát triển, Vinamilk luôn rất nỗ lực trong việc mở rộng danh mục sản phẩm với mục tiêu là mang tới dòng sữa sạch, tự nhiên và đáp ứng được những mong muốn đa dạng của người tiêu dùng, từ trẻ em, người lớn cho đến người già cũng như mong muốn mang lại cho họ dòng sữa sạch và tự nhiên nhất.
Hàng hóa sữa của Vinamilk luôn mang đến cho khách hàng các giải pháp dinh dưỡng và đặc biệt là luôn bảo đảm chất lượng quốc tế.
Các hàng hóa sữa rất thơm ngon, bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe nên được rất nhiều người yêu thích, cụ thể như: Sữa dạng nước, dạng bột, dạng đặc, dạng sữa chua và nước ép trái cây Vfresh,…
Vinamilk đang rất chú trọng đến việc cải tiến và bổ sung cho các danh mục sản phẩm mới của mình. Vào năm 2009, thương hiệu này đã phát triển và cho ra mắt gần 20 hàng hóa với nhiều phân khúc thị trường và ngành hàng không giống nhau trên thị trường.
Một trong đó phải kể đến là hàng hóa sữa bột của Yoko, sữa bột Organic… và các kế hoạch phong phú hóa hàng hóa có nguồn gốc từ thực vật cũng rất được chú trọng như sinh tố sữa, sữa hạt, nước ép trái cây,…
Bên cạnh danh mục sản phẩm đa dạng, Vinamilk cũng luôn chú trọng vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và nâng cao chất lượng sản phẩm, năm 1999, Vinamilk đã áp dụng thành công Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002 và hiện đang áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế 9001:2000.
Hành động này đã xua tan phần nào khoảng cách chất lượng so với sữa ngoại nhập và làm tăng lòng tin, uy tín của thương hiệu này trên thị trường.
Với danh mục sản phẩm đa dạng và tốt cho sức khỏe cũng như đáp ứng được nhu cầu của tất cả mọi lứa tuổi và khách hàng, thương hiệu Vinamilk đã luôn được khách hàng nhớ đến và tin dùng, biến Vinamilk trở thành một trong những thương hiệu sữa của Việt Nam nổi tiếng nhất.
Chiến lược Marketing của Vinamilk về giá (Price).
Giá được coi là yếu tố cạnh tranh quan trọng trong việc thu hút khách hàng của mọi doanh nghiệp. Vì vậy, việc định giá sản phẩm phù hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giúp cho Vinamilk sở hữu lợi thế cạnh tranh và triển khai được những chiến dịch Marketing hiệu quả.
Đối với chiến lược giá của mình, những sản phẩm của Vinamilk mặc dù đều đạt tiêu chuẩn quốc tế nhưng giá lại thấp hơn nhiều so với các dòng sữa ngoại nhập.
Ví dụ như sữa bột dành cho trẻ em của Vinamilk chỉ bằng một một phần ba giá của những dòng sữa khác trên thị trường.
Với mức độ cạnh tranh cao trên thị trường sữa, nếu Vinamilk tăng giá của mình lên bằng một nửa của các hãng khác, thị phần của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.
Bên cạnh đó, Vinamilk cũng cho rằng việc tăng giá bán sản phẩm sẽ làm giảm sức mua của người tiêu dùng do thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam vẫn còn thấp so với các nước.
Để có thể xây dựng được chính sách giá phù hợp, Vinamilk sẽ giảm nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài nếu như nguồn nguyên liệu trong nước luôn dồi dào và bảo đảm về mặt chất lượng.
Việc tận dụng nguyên liệu trong nước sẽ giúp Vinamilk định giá sản phẩm phù hợp hơn với khách hàng cũng như có thể triển khai các chương trình chiết khấu bán hàng thường xuyên hơn để thu hút khách hàng.
Chiến lược Marketing của Vinamilk về hệ thống phân phối (Place).
Hệ thống phân phối của Vinamilk tỏa rộng khắp cả nước trong cả 3 hình thức phân phối là bán buôn, bán lẻ (240.000 điểm bán lẻ) và cửa hàng phân phối trực tiếp (575 cửa hàng).
Sản phẩm của Vinamilk cũng có mặt ở gần 1.500 siêu thị lớn nhỏ và gần 600 cửa hàng tiện lợi trên toàn quốc và kênh thương mại điện tử www.giacmosuaviet.com.
Về cơ bản, hệ thống phân phối của Vinamilk bao gồm 3 kênh chính:
Kênh thứ nhất là kênh siêu thị. Vinamilk chia kênh siêu thị ra làm hai loại: Loại 1 là các siêu thị lớn như Big C, Metro, và loại 2 là các siêu thị nhỏ như Fivimart, Citi mart, Intimex.. Các siêu thị này đặt hàng trực tiếp với đại diện chi nhánh của Vinamilk.
Kênh thứ 2 trong hệ thống phân phối của Vinamilk là kênh key accounts. Kênh này bao gồm các nhà hàng, khách sạn, trường học, cơ quan. Các đơn vị này cũng trực tiếp đặt hàng với đại diện chi nhánh của Vinamilk với số lượng lớn.
Kênh thứ 3 mà Vinamilk cho là mang tính chất chiến lược đó là kênh truyền thống.
Bản chất của loại kênh này thật ra là kênh VMS ( Vertical Marketing System – kênh phân phối có chương trình trọng tâm và quản lý chuyên nghiệp) trong đó nhà sản xuất là Vinamilk quản lý các nhà phân phối của mình thông qua việc ký kết các hợp đồng ràng buộc về trách nhiệm quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên.
Các nhà phân phối được đặt khắp các tỉnh thành trong cả nước theo bản đồ thị trường mà Vinamilk đã vạch ra.
Bên cạnh hệ thống kênh phân phối đa dạng, Vinamilk cũng đã áp dụng hệ thống quản lý bán hàng trực tuyến (DMS One) cho các nhà phân phối, bán lẻ và nhân viên kinh doanh trên cả nước từ cuối tháng 2/2013.
Mỗi nhân viên bán hàng đã được trang bị một máy tính bảng kết nối 3G và GPS, các thông tin liên quan về hàng hóa sẽ được cập nhật thường xuyên.
Nhờ đó, các nhà quản lý của Vinamilk có thể theo dõi và cập nhật thông tin bán hàng của các nhà bán lẻ theo định kỳ 2 – 3 giờ/lần. Hơn nữa, hệ thống này được đánh giá là hệ thống phân phối ERP đồng nhất và lớn nhất Việt Nam hiện nay.
Ngoài các kênh nói trên, thương mại điện tử (eCommerce) và bán hàng trực tiếp (D2C) cũng là kênh bán hàng chiến lược mà Vinamilk đang hướng tới.
Chiến lược Marketing của Vinamilk về xúc tiến hỗn hợp (Promotion).
Để có thể tăng độ nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng, Vinamilk đã tiến hành quảng cáo sản phẩm đa kênh như quảng cáo trên fanpage, quảng cáo trên truyền hình, các chiến dịch PR, quảng cáo ngoài trời, phát triển video trên YouTube,…
Bên cạnh đó là việc thường xuyên thay đổi, làm mới nội dung, hình thức quảng cáo nhằm thu hút sự chú ý từ người tiêu dùng.
Cùng với những chiến dịch quảng cáo, Vinamilk cũng thường xuyên triển khai các chương trình khuyến mãi như: tăng dung tích sản phẩm nhưng giá không đổi, quà tặng đi kèm, giảm giá về sản phẩm,…
Trong thời gian gần đây, Vinamilk cũng rất chú trọng đến các hoạt động xã hội và từ thiện, lập ra các quỹ học bổng “Vinamilk – ươm mầm tài năng trẻ Việt”, quỹ sữa “Việt Nam không ngừng phát triển”, quỹ từ thiện “Một triệu cây xanh cho Việt Nam”, đồng hành mùa dịch…
Thông qua các chiến dịch quảng cáo, chương trình khuyến mãi và các chương trình tài trợ, học bổng và hoạt động vì xã hội, Vinamilk đã trở thành thương hiệu sữa nổi tiếng, thu hút được nhiều khách hàng và được khách hàng tin dùng.
3 chiến lược Marketing thành công của Vinamilk thành công nhất tại Việt Nam.
Trong phần trên, chúng tôi đã phân tích tổng quan về chiến lược marketing mix 4P của Vinamilk. Hãy cùng phân tích chi tiết những chiến lược Marketing thành công nhất của Vinamilk trong phần này.
Chiến lược quảng cáo sản phẩm đa kênh.
Một trong những chiến lược Marketing của Vinamilk đó là tận dụng đa dạng các kênh như TV, báo đài, billboard, fanpage, truyền hình,… để quảng cáo sản phẩm của mình.
Với chiến lược quảng cáo sản phẩm đa kênh, độ phủ sóng đã giúp cho Vinamilk triển khai thành công các chiến dịch Marketing của mình.
Quảng cáo sản phẩm qua fanpage.
Trên mạng xã hội Facebook, Fanpage của vinamilk đã có 626.267 người thích trang và 637.313 lượt người theo dõi. Đây là một kênh để hãng lan tỏa thương hiệu tiếp cận nhiều khách hàng hơn.
Vinamilk thường xuyên đăng tải các bài post để quảng cáo sản phẩm, các chương trình khuyến mãi, cuộc thi… trên fanpage.
Trong các bài đăng quảng cáo sản phẩm, Vinamilk luôn nhấn mạnh vào lợi ích mà khách hàng có thể sở hữu khi sử dụng sản phẩm của thương hiệu này.
Bên cạnh đó, những hình ảnh thu hút, độc đáo và bắt mắt cũng là một USP (Unique Selling Proposition) của Vinamilk.
Chiến lược quảng cáo sản phẩm qua billboard ngoài trời (OOH).
Quảng cáo ngoài trời là một cách tiếp cận khách hàng truyền thống hướng tới mục đích chính là tạo độ nhận diện thương hiệu.
Đây là một cách tiếp cận khách hàng mục tiêu có mặt từ rất sớm nhưng vẫn mang lại hiệu quả đối với các chiến dịch marketing của doanh nghiệp. Ta có thể dễ dàng bắt gặp loại quảng cáo này ở các giao lộ lớn, đông người qua lại.
Vì được đặt ở những nơi đông người nên quảng cáo ngoài trời cần phải thú vị, bắt mắt và tạo ấn tượng cho người xem. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp cũng đặt quảng cáo ở thang máy, các tòa nhà hay trên xe buýt.
Nhìn chung, doanh nghiệp cần xác định được khách hàng tiềm năng thường xuất hiện ở đâu nhất để có chiến lược hợp lý, tiết kiệm chi phí mà vẫn đạt hiệu quả cao.
Để tiếp cận được với một số lượng lớn khách hàng, một chiến lược Marketing hiệu quả khác của Vinamilk đó là quảng cáo sản phẩm bằng cách tận dụng billboard ngoài trời.
Với những tấm biển quảng cáo ngoài trời, Vinamilk đã thu hút khách hàng hiệu quả và tăng mức độ nhận diện thương hiệu thành công.
Chiến lược quảng cáo sản phẩm qua truyền hình .
Quảng cáo sản phẩm qua truyền hình cũng là một chiến lược Marketing hiệu quả của Vinamilk.
Ưu điểm của quảng cáo truyền hình đó là vừa phát được âm thanh và hình ảnh giúp cho khách hàng dễ dàng nhận biết được những ý nghĩa, thông điệp truyền thông của doanh nghiệp giúp cho quảng cáo của vinamilk thu hút được khách hàng.
Trong các quảng cáo của Vinamilk, hình ảnh những cánh đồng cỏ xanh, bát ngát, đầy ánh nắng, gần gũi với thiên nhiên thường xuyên xuất hiện cùng với hình ảnh những chú bò sữa mạnh khỏe vui nhộn, năng động.
Đây thật sự là những hình ảnh sống động, đầy cảm xúc có tác dụng gắn kết tình cảm của người tiêu dùng với thương hiệu Vinamilk.
Một chiến dịch quảng cáo TVC điển hình của Vinamilk có thể kể đến chiến dịch “6 triệu ly sữa”. Trong quảng cáo này, hình ảnh những quả bóng mang những hộp sữa Vinamilk đến cho trẻ em nghèo mang đậm tính nhân văn cũng giúp Vinamilk thu hút được sự chú ý của khách hàng.
Tài trợ cho các cuộc thi và chương trình học bổng.
Một chiến lược Marketing của Vinamilk đem lại hiệu quả trong việc thu hút khách hàng và tăng độ nhận diện thương hiệu đó là tài trợ cho các cuộc thi và chương trình học bổng.
Rất nhiều những chiến dịch tài trợ cho các cuộc thi và chương trình học bổng được Vinamilk tổ chức và triển khai đều được các báo chí, người dân, trường học, chính phủ ủng hộ.
Với những nghĩa cử cao đẹp và hoạt động xã hội tích cực càng làm cho thương hiệu của Vinamilk trở nên uy tín đối với người dùng Việt Nam.
Một số những chương trình tài trợ nổi bật của Vinamilk có thể được kể đến như: “Chương trình 3 triệu ly sữa cho trẻ em nghèo” trị giá 10 tỷ đồng, Vinamilk cũng dành 3.1 tỉ đồng cho quỹ học bổng “ Vinamilk ươm mầm tài năng trẻ và các hoạt động giúp đỡ người nghèo trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trị giá 2.8 tỷ.
Tận dụng mô hình Hero-Hub-Help trong việc phát triển nội dung.
Bằng việc nắm bắt xu hướng và đầu tư vào nội dung của video, Vinamilk đã tăng độ nhận diện thương hiệu và trở thành thương hiệu thuộc ngành hàng tiêu dùng đóng gói (CPG) đầu tiên tại Đông Nam Á đạt gần 2 triệu lượt theo dõi trên YouTube tính đến thời điểm tháng 8 năm 2021.
Để đạt được thành công này, Vinamilk đã sử dụng mô hình 3H: Hero – Hub – Help khi triển khai các chiến dịch Marketing của mình giúp thương hiệu này có thể tiếp cận và thu hút khách hàng một cách hiệu quả.
Vinamilk là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa tại Việt Nam. Bên cạnh chất lượng sản phẩm khiến nhiều khách hàng tin dùng, thương hiệu của Vinamilk còn được nhiều người biết đến bởi sự đầu tư vào nội dung quảng cáo trong các chiến dịch Marketing cũng như những nội dung cung cấp thông tin hữu ích tới khách hàng.
Để có thể sản xuất được những nội dung hay và hấp dẫn, Vinamilk đã áp dụng mô hình Hero – Hub – Help (3H) trong chiến lược nội dung của mình một cách hiệu quả để có thể đạt được những thành công nhất định.
Chiến lược marketing của Vinamilk tại Việt Nam
Mô hình Hero – Hub -Help được triển khai dựa trên 3 loại nội dung chính: nội dung Hero, nội dung Hub và nội dung Help. 3 loại nội dung này được phát triển với mục đích được 3 mục tiêu cơ bản của thương hiệu:
Nội dung Hero: Nhiệm vụ chính của loại nội dung này là tăng lượt tiếp cận tới một số lượng lớn khách hàng và cải thiện nhận thức về thương hiệu
Nội dung Hub: Mục đích của loại nội dung Hub là duy trì tần suất tiếp cận của nội dung với những đối tượng mà doanh nghiệp đang muốn hướng đến, mục tiêu của Hub là tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu bán hàng
Nội dung Help: Đúng như tên gọi, loại nội dung này sẽ xuất hiện và hỗ trợ khi người dùng phát sinh nhu cầu và tìm kiếm về một vấn đề liên quan trên Internet (như blogs, các bài review,…).
Các loại nội dung chính trong mô hình Hero – Hub – Help.
Với từng yếu tố Hero, Hub và Help, các doanh nghiệp cần triển khai những nội dung đa dạng và khác nhau như bảng sau.
Những chiến lược Marketing thành công của Vinamilk tại Việt Nam
Như bạn có thể thấy ở trên, nếu như ở Hero, Vinamilk tập trung nhiều vào các hình thức như Viral Marketing và KOL, thì ở Hub và Help, Vinamilk lại tập trung vào việc đáp ứng các nhu cầu thông tin của khách hàng.
Vinamilk đã áp dụng mô hình Hero – Hub – Help như thế nào khi xây dựng nội dung cho các chiến dịch Marketing?
Một trong những doanh nghiệp áp dụng thành công và hiệu quả mô hình Hero – Hub – Help phải kể đến Vinamilk với những nội dung phù hợp và thu hút khách hàng thông qua các hoạt động cũng như chiến dịch Marketing của mình.
Dù năm 2020 vừa qua có rất nhiều biến động do đại dịch COVID-19, tổng doanh thu thuần của Vinamilk và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 42.277 tỷ đồng và 8.967 tỷ đồng, tăng lần lượt 7,4% và 7,0% so với 9 tháng đầu năm 2019.
Trên thực tế, Vinamilk đã từng bước sử dụng các chiến lược nội dung của mô hình 3H từ năm 2016 và đạt được nhiều thành công đáng kể.
Vậy Vinamilk đã áp dụng mô hình Hero – Hub – Help như thế nào?
Với mục đích tiếp cận nhóm người tiêu dùng nữ, đặc biệt là các bà mẹ – đối tượng khách hàng quan tâm nhiều đến các sản phẩm về sữa để nuôi con hiệu quả, thương hiệu này đã sử dụng chiến lược xây dựng nội dung dưới dạng video và đăng tải chúng lên kênh YouTube của mình. Vinamilk thực hiện các video dạng dài với nội dung sâu sắc và thu hút.
Video quảng cáo luôn là một phần quan trọng trong chiến dịch Marketing của Vinamilk. Với những thành công nhất định, đây là một dạng nội dung quảng cáo hiệu quả giúp Vinamilk tăng độ nhận diện thương hiệu của mình hiệu quả.
Khi triển khai các hoạt động nghiên cứu thị trường, Vinamilk nhận ra rằng, với 55 triệu người dùng internet toàn quốc, trong đó, cứ 5 bà mẹ thì sẽ có đến 4 người xem video online ít nhất 1 lần mỗi tuần.
Nhận thấy khả năng tiếp cận người tiêu dùng với video online là rất cao, thương hiệu này đã xây dựng chiến lược tăng lượng tương tác và nhận biết thương hiệu đối với phụ nữ Việt, nhất là các bà mẹ.
Khi nói đến xem video online, các bà mẹ Việt Nam rất quan tâm đến nội dung gia đình, bao gồm phim hoạt hình và video liên quan đến thực phẩm và đồ uống lành mạnh tốt cho sức khỏe của bản thân cũng như gia đình.
Điều này đã cho Vinamilk một cơ hội để xây dựng chiến lược nội dung (content marketing) với định dạng video của mình xung quanh nội dung mà khách hàng của họ quan tâm.
Nội dung trong các video của Vinamilk thường xoay quanh các thông điệp về gia đình và sức khỏe cũng như nhấn mạnh rằng bằng cách tin dùng Vinamilk, khách hàng sẽ có một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc hơn.
Chiến lược Content Marketing Hero của Vinamilk.
Mục đích chính của loại nội dung này là tăng lượt tiếp cận tới một số lượng lớn khách hàng và cải thiện nhận thức về thương hiệu.
Khi khách hàng mục tiêu chính mà Vinamilk muốn hướng đến là phụ nữ và các bà mẹ, Vinamilk ưu tiên đầu tư nguồn lực và chi phí của mình để tạo các video nắm bắt xu hướng bằng cách hợp tác với những Content Creator nổi tiếng trên YouTube như Huỳnh Lập và Thu Trang với mục tiêu là tiếp cận đến một số lượng lớn khách hàng mục tiêu của mình.
Để đảm bảo khả năng hiển thị, mỗi video đều được đẩy mạnh bằng quảng cáo YouTube Masthead (quảng cáo trên trang chủ YouTube) và quảng cáo TrueView (quảng cáo hiển thị trong video).
Với chiến dịch “Bí quyết nuôi con phát triển toàn diện”, Vinamilk đã xây dựng nội dung video là câu chuyện muôn thuở thường xuyên xảy ra trong các gia đình 3 thế hệ ở Việt Nam đó là mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu và sự lo lắng của cả gia đình cho thể chất của con cháu.
Vì vậy, video clip “”Bí quyết nuôi con phát triển toàn diện” – Phiên bản “Vợ Người Ta” tuy khá dài nhưng không gây nhàm chán. Ngược lại càng về cuối, người xem và khách hàng mục tiêu là các bà mẹ và phụ nữ lại càng háo hức đón chờ cách các tình tiết được tháo gỡ.
Bên cạnh đó, với giai điệu “gây nghiện” của bài hát “Vợ người ta” được sáng tác bởi Phan Mạnh Quỳnh, câu chuyện được kể duyên dáng và trở nên dễ nhớ, dễ thuộc, khiến sức lan tỏa của quảng cáo trở nên mạnh mẽ hơn.
Quảng cáo thu hút người xem không chỉ vì sự yêu thích thương hiệu mà còn đối với nhân vật tham gia diễn xuất.
Video với sự kết hợp hết sức ăn ý và hài hước của bộ 3 gồm ca sĩ Phan Mạnh Quỳnh, cây hài Thu Trang và diễn viên Huỳnh Lập. “Vợ người ta” phiên bản mới mang thông điệp thực tế về “Bí quyết chăm con phát triển toàn diện” đã thu hút hơn 200 triệu lượt xem, trở thành một trong những video quảng cáo nổi tiếng nhất tại Việt Nam.
Chiến lược Content Marketing Hub của Vinamilk.
Để tăng khả năng khách hàng quay trở lại mua hàng trong tương lai cũng như duy trì sự quan tâm của khách hàng mục tiêu là mẹ và bé, Vinamilk đã phát triển các chuỗi video như: series video “Nhạc thiếu nhi” và series “Trang trại Vinamilk”. Vinamilk tập trung xây dựng nội dung cho đối tượng là các em nhỏ.
Thế mạnh nội dung của Vinamilk là những video quảng cáo hoạt hình vui nhộn, cùng với những bài hát ngộ nghĩnh, nhí nhảnh và thói quen thích xem quảng cáo của các em nhỏ tại Việt Nam, kênh Youtube của Vinamilk đã đăng tải những nội dung phù hợp và thu hút trẻ nhỏ.
Nội dung Hub của Vinamilk thường là những quảng cáo cho bé hay nhất, nhạc thiếu nhi, phim hoạt hình thiếu nhi, quảng cáo cho bé ăn ngon, cuộc thi cover về hát hoặc nhảy, cuộc thi Cover đại tiệc EDM Gold Chuối, chương trình giáo dục,… Đặc biệt, những video như “Quảng cáo cho bé ăn ngon” luôn nhận được lượt xem “khủng” khi được các bà mẹ bật cho các bé với mục đích giúp bé ăn ngon hơn.
Bên cạnh đó, các bài đăng liên quan đến sản phẩm của Vinamilk như “Vũ điệu bụng khỏe đón năm mới cùng Probi”; “Bộ ba Sữa Hạt Vinamilk”; “Sữa chua cốm Vinamilk Love Yogurt”; “Đón Tết an khang cùng sữa tươi Vinamilk chứa tổ yến” đã được đăng tải cách tuần, mỗi ngày hoặc thậm chí là nhiều lần trong ngày rất đều đặn, với mục đích củng cố duy trì mức độ nhận diện của khách hàng về sản phẩm.
Chiến lược Content Marketing Help của Vinamilk.
Với mục đích chính là cung cấp những thông tin hữu ích tới khách hàng và giúp khách hàng giải quyết vấn đề hoặc nhu cầu của mình, Vinamilk cũng đăng tải những video hướng dẫn chi tiết cho các bà mẹ về cách nấu ăn hay cách làm nên những món ăn ngon và đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ nhỏ để giúp bé có thể phát triển toàn diện hơn.
Sau series nhạc thiếu nhi cho bé, Vinamilk tập trung sáng tạo nội dung video cho phụ huynh. Đó là series hướng dẫn mẹo hay cho các bà mẹ mang tên “Món ngon từ Vinamilk” để bảo đảm rằng Vinamilk luôn có mặt khi khách hàng cần đến, gắn bó mật thiết trong cuộc sống của khách hàng.
Ngoài ra, những bài viết cung cấp kiến thức, thông tin cho người tiêu dùng về sản phẩm của Vinamilk như “Bí quyết chọn sữa mát giúp tiêu hóa và hấp thu tốt cho bé yêu”; “Đạm Whey – Loại đạm tối ưu cho sự phát triển đầu đời của trẻ nhỏ”; “Bật mí tuyệt chiêu ‘chọn mặt gửi vàng’ khi mua thực phẩm Organic” thường được đánh giá cao.
Một khi các khách hàng tiềm năng tìm kiếm các từ khóa liên quan đến “thực phẩm Organic”, “bí quyết chọn sữa”, khả năng cao họ sẽ nhìn thấy những bài viết của Vinamilk và nhanh chóng tiếp cận với thương hiệu một cách dễ dàng.
Để giúp khách hàng tìm thấy những thông tin hữu ích của mình một cách dễ dàng, Vinamilk cũng tối ưu SEO để khiến bài viết của mình xuất hiện ở những trang đầu của công cụ tìm kiếm.
Với video, Vinamilk cũng tối ưu hóa tiêu đề video, hình thumbnail, thẻ metadata và tạo danh sách phát trên kênh của mình với mục đích tăng lượt xem tự nhiên của video.
Qua chiến lược Hero – Hub – Help của Vinamilk, ta có thể rút ra bài học về chiến lược nội dung (content marketing) trong các chiến lược Marketing mà doanh nghiệp có thể áp dụng đó là: khách hàng chỉ xem hoặc đọc những nội dung liên quan đến họ hoặc giúp họ giải quyết được vấn đề của mình.
Vinamilk là ví dụ điển hình của việc sử dụng thành công chiến lược content marketing đúng nội dung, đúng thời điểm.
Bằng việc tận dụng dữ liệu người tiêu dùng để xây dựng chiến lược nội dung cụ thể, thương hiệu này đã gây dựng được một lượng lớn người theo dõi trung thành là phụ nữ Việt.
Vinamilk có được thành công như vậy vì đã sản xuất nội dung đáp ứng được nhu cầu của người xem, cũng có thể thúc đẩy nhận biết thương hiệu và tăng lượng tương tác, nhất là các video có thời lượng dài.
Tạm kết.
Trong bối cảnh kinh doanh ngày càng cạnh tranh, để có thể thành công trên thị trường và chiến thắng đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp cần phát triển một chiến lược marketing mới có khả năng đáp ứng các nhu cầu mới của khách hàng. Chiến lược marketing của Vinamilktại Việt Nam vừa được phân tích ở trên sẽ đóng vai trò như là một nguồn cảm hứng cho các nhà Marketer.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Hầu hết các sản phẩm đến từ Unilever đều được người tiêu dùng Việt Nam lựa chọn, giúp Unilever giữ vững vị thế hàng đầu trong bảng xếp hạng nhà sản xuất được chọn mua nhiều nhất.
Theo báo cáo Brand Footprint 2021 công bố bởi Kantar, ba nhà sản xuất ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) được chọn mua nhiều nhất Việt Nam không có gì thay đổi so với năm trước.
Theo đó, Vinamilk tiếp tục là nhà sản xuất được chọn mua nhiều nhất tại thành thị bốn thành phố chính (bao gồm TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ), theo sau là Unilever – cái tên dẫn đầu ở khu vực nông thôn.
Đáng chú ý, Unilever tiếp tục thống trị bảng xếp hạng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, với 6 thương hiệu ở khu vực thành thị bốn thành phố chính và 5 thương hiệu ở khu vực nông thôn có mặt trong tốp 10 thương hiệu được chọn mua nhiều nhất.
Cụ thể, P/S 9 năm liền giữ vững vị trí đầu tiên trên bảng xếp hạng thương hiệu chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp ở cả hai khu vực.
Thương hiệu này tiếp tục ghi nhận tăng trưởng tốt về điểm tiếp cận người dùng (CRP), đặc biệt ở khu vực nông thôn khi trong năm qua, hơn 60 triệu lượt chọn mua được ghi nhận, gần gấp đôi thương hiệu ở vị trí theo sau.
Đáng chú ý, Lifebuoy – một thương hiệu khác của Unilever – không chỉ là thương hiệu dẫn đầu về tăng trưởng CRP nhanh nhất, mà còn là thương hiệu thu hút nhiều hộ gia đình mới nhất ở cả hai.
Kantar đánh giá Lifebuoy thành công nhờ vào các chiến lược quảng bá, tiếp thị tốt, cũng như không ngừng phát triển các sản phẩm mới để đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của người tiêu dùng về vệ sinh và diệt khuẩn trong thời kỳ dịch bệnh.
Xét về các sản phẩm chăm sóc gia đình, bảng xếp hạng chọn mua nhiều nhất tại Việt Nam tiếp tục được dẫn đầu bởi những cái tên đến từ Unilever, bao gồm Sunlight, Omo và Comfort.
Cụ thể, Sunlight thành công khi là thương hiệu duy nhất được người tiêu dùng ở thành thị bốn thành phố chọn mua hơn 10 triệu lần trong năm qua.
Cùng lúc đó ở khu vực nông thôn, Sunlight cũng an toàn giữ vững ngôi đầu bảng với tốc độ tăng trưởng CRP đáng ghi nhận là 9%, cũng như thu hút thêm hơn 330,000 hộ gia đình mới.
Surf trở thành ngôi sao mới trên bảng xếp hạng những thương hiệu chăm sóc gia đình được chọn mua nhiều nhất ở khu vực thành thị bốn thành phố, khi tăng 3 bậc và lần đầu ghi tên vào tốp 10.
Ngoài hai sản phẩm mới cho phân khúc nước xả vải, Surf không ngừng đầu tư truyền thông cũng như chiến lược giá hợp lý. Nhờ đó, thương hiệu đến từ Unilever này tăng trưởng CRP mạnh mẽ ở mức 26%.
Ông Fabrice Carrasco, Giám đốc điều hành Vietnam và Philippines kiêm Giám đốc các dự án chiến lược của châu Á tại Kantar Worldpanel, đánh giá năm 2021 sẽ vẫn tiếp tục là một năm đầy thử thách.
Để có thể tăng trưởng, các thương hiệu cần phải có một sự hiểu biết không ngừng về những thay đổi liên tục của người tiêu dùng.
Cùng với đó, phải phản ứng nhanh chóng trước những xu hướng tiêu dùng mới trong cả nhu cầu về mặt sản phẩm chức năng (tiện lợi, tốt cho sức khỏe hay giá cả hợp lý), và cả về mặt lựa chọn kênh mua sắm (mua sắm trực tuyến hay tại siêu thị nhỏ như là các kênh mới nổi đang tăng trưởng rất tốt).
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Ông Phan Minh Tiên được chấp thuận thôi việc Giám đốc điều hành Marketing của Vinamilk kể từ ngày 12/5.
Ông Phan Minh Tiên – Giám đốc Marketing Vinamilk
HĐQT Vinamilk (HoSE: VNM) vừa thông qua đơn từ nhiệm chức vụ Giám đốc điều hành Marketing theo nguyện vọng cá nhân của Ông Phan Minh Tiên, theo đơn từ nhiệm gửi ngày 12/5.
Việc từ nhiệm sẽ có hiệu lực từ ngày 1/6.
Ông Tiên được bổ nhiệm vào vị trí này kể từ 20/5/2014, như vậy ông rời khỏi Vinamilk sau 7 năm gắn bó. Động thái này cũng xảy ra trong bối cảnh giá cổ phiếu của Vinamilk (VNM) đã liên tục giảm mạnh trong thời gian gần đây.
Đây chưa phải là công ty có thời gian làm việc lâu nhất của vị lãnh đạo sinh năm 1970 này.
Trước đây ông từng đầu quân cho Unilever đến 17 năm, đảm nhận việc phát triển thành công các thương hiệu quen thuộc như bột giặt OMO, trà Lipton, hạt nêm Knorr và kem Walls.
Sau đó vào năm 2013, ông Tiên gây bất ngờ khi rẽ hướng sự nghiệp sang một lĩnh vực hoàn toàn mới là công nghệ điện tử với thương hiệu Samsung, đảm nhận chức vụ Giám đốc Marketing cho 4 ngành hàng chính là điện thoại di động, máy tính bảng, tivi và điện tử gia dụng.
Tuy nhiên vị giám đốc rời vị trí này sau 1 năm làm việc để trở lại với ngành FMCG, lần này là Vinamilk vào năm 2014.
Hiện tại ông Tiên vẫn còn giữ một chức vụ khác là Thành viên HĐQT Mộc Châu Milk (UPCoM: MCM) – một công ty thành viên của Vinamilk.
Ông cũng đang sở hữu 115.716 cổ phiếu VNM, có giá trị thị trường khoảng 10 tỷ đồng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Mới đây, giá trị thương hiệu Vinamilk được Forbes Việt Nam “định giá” hơn 2,4 tỷ USD tương đương hơn 55 ngàn tỷ đồng, chiếm hơn 20% tổng giá trị của Top 50 thương hiệu dẫn đầu Việt Nam năm 2020.
Thương hiệu Vinamilk được định giá hơn 2,4 tỷ USD
Danh sách năm nay, tổng giá trị thương hiệu đạt hơn 12,6 tỷ USD, tăng 22% so với danh sách năm 2019.
Vinamilk – Thương hiệu tỷ USD của Việt Nam
Năm 2016, lần đầu tiên Forbes Việt Nam công bố danh sách này, giá trị thương hiệu của Vinamilk khi đó đạt hơn 1,5 tỷ USD. Từ đó đến nay, cùng với sự tăng trưởng về quy mô Công ty, giá trị thương hiệu của Vinamilk cũng liên tiếp tăng qua các năm và đều nằm ở những vị trí dẫn đầu của Top thương hiệu có giá trị nhất Việt Nam.
Năm 2020, dù đối mặt với những biến động lớn của nền kinh tế do đại dịch Covid-19, thương hiệu F&B Vinamilk vẫn được định giá tăng thêm 200 triệu USD so với năm 2019, đạt mốc hơn 2,4 tỷ USD.
Forbes Việt Nam thực hiện danh sách này theo phương pháp đánh giá của Forbes (Mỹ), tính toán vai trò đóng góp của thương hiệu vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Những thương hiệu giá trị nhất là thương hiệu đạt mức doanh thu lớn trong các ngành mà thương hiệu đóng vai trò chủ đạo. Việc thu thập số liệu của các doanh nghiệp sẽ dựa trên báo cáo tài chính của các công ty.
Ngoài ra, Vinamilk cũng là công ty dinh dưỡng duy nhất có mặt trong Bảng xếp hạng 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam được Forbes Việt Nam công bố gần đây.
Danh sách 50 thương hiệu dẫn đầu và 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam là hai bảng xếp hạng uy tín được chờ đón nhất của Forbes Việt Nam hàng năm, thực hiện dựa trên các tiêu chí và phương pháp đánh giá của Forbes toàn cầu.
Việc góp mặt ở cả hai bảng xếp hạng này cho thấy vị thế ngày càng chắc chắn của Vinamilk về cả thương hiệu lẫn hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Tăng trưởng ổn định đến từ uy tín thương hiệu
Năm 2020, là một năm đầy thách thức với sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 vẫn còn đang hoành hành. Tuy nhiên, nhờ tiềm lực và sự ứng biến phù hợp về chiến lược kinh doanh, Vinamilk vẫn cho thấy sự tăng trưởng ổn định về tất cả các chỉ số chính trong kết quả sản xuất kinh doanh.
Theo báo cáo tài chính được Vinamilk công bố mới nhất vào cuối Quý 2/2020, lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần kinh doanh nội địa đạt 25.456 tỷ đồng và xuất khẩu trực tiếp đạt 2.451 tỷ đồng, tương ứng mức tăng trưởng lần lượt là 7,7% và 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Như vậy, bất chấp các tác động mạnh mẽ của Covid-19 trong 6 tháng đầu năm 2020, doanh thu thuần hợp nhất của Vinamilk hiện đạt 29.648 tỷ đồng, tăng 6,7% so với cùng kỳ 2019 và hoàn thành 50% kế hoạch năm.
Trong đó, đáng chú ý, doanh thu cả thị trường nội địa và xuất khẩu của Vinamilk trong Quý 2/2020 đều tăng trưởng 2 chữ số so với Quý 1/2020.
Cụ thể, mảng xuất khẩu đóng góp trực tiếp vào doanh thu thuần 1.370 tỷ đồng, tăng 26,8% so với Quý 1/2020, chiếm tỷ trọng 9% trong doanh thu thuần hợp nhất. Hoạt động kinh doanh nội địa ghi nhận doanh thu thuần 13.364 tỷ đồng, tăng 10,5% so với Quý 1/2020 và chiếm tỷ trọng 86% trong doanh thu thuần hợp nhất.
Thương hiệu tuy là tài sản vô hình nhưng lại có đóng góp rất lớn vào hoạt động của doanh nghiệp. Vinamilk hiện có hơn 220 loại sản phẩm, đáp ứng mọi nhu cầu về dinh dưỡng của người tiêu dùng Việt Nam từ trẻ em, người cao tuổi, thanh thiếu niên hay cho cả gia đình…
Việc liên tiếp cho ra mắt những sản phẩm dinh dưỡng mới, cập nhật các xu hướng tiên tiến trên thế giới như Organic đã giúp Vinamilk nhận được sự tin tưởng của người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Không chỉ có giá trị tỷ USD, Vinamilk còn là thương hiệu được người tiêu dùng Việt Nam chọn mua nhiều nhất 8 năm liền theo báo cáo “Dấu chân thương hiệu” của Worldpanel thuộc Kantar (Trong ngành hàng Sữa và các sản phẩm từ Sữa – theo nghiên cứu Kantar | Brand Footprint từ 2013 đến 2020 – 4 thành phố chính Việt Nam và nông thôn Việt Nam).
Trong thời gian qua, ngoài khẳng định được vị thế thương hiệu ở thị trường trong nước, Vinamilk đã có nhiều bước đi để xây dựng chỗ đứng cho thương hiệu sữa Việt Nam trên thị trường thế giới thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại và tích cực thúc đẩy xuất khẩu tại nhiều nước như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, khu vực Đông Nam Á… Tính đến nay, Vinamilk đã xuất khẩu sản phẩm đi 54 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng kim ngạch đạt hơn 2,2 tỷ USD.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Quản trị viên tập sự Vinamilk 2020 – Chương trình đang được chờ đón
CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk – HoSE: VNM) thông báo khởi động chương trình “Quản trị viên tập sự 2020” nhằm tìm kiếm các tài năng trẻ để đào tạo và phát triển đội ngũ quản lý tương lai.
Quản trị viên tập sự – Management Trainee (MT) Program là chương trình phát triển tài năng trẻ thường được các doanh nghiệp có chiến lược nhân sự bài bản, dài hạn tổ chức thực hiện.
Chương trình cần đầu tư lâu dài về cả nguồn lực và thời gian để tìm kiếm, khai phá, phát triển các bạn trẻ có tài năng và tố chất lãnh đạo trở thành những nhà quản lý tương lai.
Không chỉ được biết đến là nơi làm việc tốt nhất Việt Nam, Vinamilk còn là một trong số ít các doanh nghiệp Việt tổ chức chương trình MT và nhận được sự quan tâm lớn của những bạn trẻ.
Bà Bùi Thị Hương, Giám đốc điều hành Nhân sự, Hành chính và Đối ngoại của Vinamilk chia sẻ: Ở mỗi giai đoạn phát triển, công ty cần có nguồn lực nhân sự phù hợp và sẵn sàng. Vì vậy, tại Vinamilk, việc đào tạo phát triển con người luôn được coi trọng và đầu tư.
Vinamilk đã tổ chức chương trình Quản trị viên tập sự cũng như các chương trình ươm mầm nhân tài, phát triển đội ngũ kế thừa nhiều năm qua.
Các chương trình này đã giúp Vinamilk có được lực lượng nhân tài trẻ, sẵn sàng cho các vị trí quản lý quan trọng để thực hiện các mục tiêu chiến lược của công ty.
Quá trình đào tạo và phát triển của một bạn Quản trị viên tập sự kéo dài 18 tháng, trong đó Vinamilk sẽ vạch ra lộ trình luân chuyển rõ ràng cho các bạn cùng nhiều thử thách.
Với đích đến là trở thành cấp quản lý của công ty, các bạn không chỉ được trải nghiệm thực tế công việc mà còn được tạo cơ hội để tham gia vào các dự án lớn.
Điều này đòi hỏi các bạn phải học hỏi và thực hành với góc nhìn của những nhà quản trị. Thách thức sẽ nhiều hơn khi các bạn cần khẳng định mình trong một tổ chức lớn về cả quy mô lẫn vị thế như Vinamilk.
Nhưng đây cũng chính là điểm thu hút của chương trình với các bạn trẻ có hoài bão và quyết tâm để phát triển bản thân.
Quy trình tuyển chọn giúp khai phá năng lực của ứng viên
Với định hướng thực hiện chương trình để tìm kiếm và phát triển các nhà quản lý tương lai, một quy trình tuyển chọn gồm 5 vòng thi cam go đã được Vinamilk thiết kế.
Các vòng thi này nhằm đánh giá ứng viên ở các khía cạnh: tố chất lãnh đạo, tư duy logic, khả năng sáng tạo, khả năng thích nghi, tinh thần đồng đội…
Trong lần tổ chức gần nhất, chương trình “Quản trị viên tập sự” của Vinamilk đã thu hút gần 1.500 hồ sơ đăng ký. Vượt qua các vòng thi đầy thử thách, những gương mặt xuất sắc nhất đã được lựa chọn để trở thành Quản trị viên tập sự của Vinamilk.
Đến nay, đội ngũ này đều giữ những vị trí quan trọng tại nhiều bộ phận khác nhau như kinh doanh, marketing, tài chính – kế toán, kế hoạch chiến lược, chuỗi cung ứng…
Anh Nguyễn Thanh Tuấn, Trưởng bộ phận Kinh doanh xuất khẩu của Vinamilk – một trong những Quản trị viên tập sự chương trình năm 2014 chia sẻ: “18 tháng làm Quản trị viên tập sự với lộ trình luân chuyển công việc ở nhiều bộ phận chức năng như hoạch định chiến lược, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, kinh doanh quốc tế… là trải nghiệm rất đáng giá với tôi. Tại Vinamilk, tôi đã từng bước khẳng định được năng lực của mình cả về chuyên môn và quản lý.
Chương trình “Quản trị viên tập sự” thật sự là cánh cửa để các tài năng trẻ tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp của mình. Còn chìa khóa giúp mở cánh cửa này chính là sự tự tin vào bản thân, cầu thị và không ngại gian khó.”
Năm nay, Chương trình tìm kiếm những ứng viên xuất sắc nhất tại 8 lĩnh vực, mở ra cơ hội cho nhiều bạn trẻ tại nhiều chuyên môn khác nhau: (1) Tài chính kế toán – thuế; (2) Thương mại trong nước và quốc tế; (3) Sản xuất; (4) Kỹ thuật công nghệ – Cơ khí – Tự động hóa – Công nghệ thực phẩm; (5) Marketing; (6) Phát triển nông nghiệp: Chăn nuôi, Thú y, Trồng trọt; (7) Quản trị nhân sự; và (8) Truyền thông – Đối ngoại.
Vinamilk chào đón các tài năng trẻ năng động và nhiệt huyết tham gia chương trình. Ứng viên quan tâm có thể tìm hiểu thêm chi tiết về chương trình tại đây và gửi hồ sơ ứng tuyển trực tiếp thông qua đường link: bit.ly/VinamilkMT2020, hạn chót ngày 15/9.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Thương hiệu F&B Vinamilk cùng công ty con GTNFoods sẽ chi 1.176 tỷ đồng để mua vào cổ phần phát hành mới của Mộc Châu Milk, bổ sung nguồn vốn giúp thương hiệu này đầu tư nhiều dự án mới.
Vinamilk sắp bơm nghìn tỷ để ‘lột xác’ Mộc Châu Milk
Cổ đông Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk) vừa thống nhất phương án tăng vốn điều lệ doanh nghiệp trong năm 2020 sau khi biểu quyết bằng văn bản.
Mộc Châu Milk sẽ phát hành 3,34 triệu cổ phiếu phổ thông cho cổ đông hiện hữu với giá chào bán 20.000 đồng/cổ phiếu với tỷ lệ 5%. Mỗi cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được mua thêm 5 cổ phần. Tổng giá trị thu về từ việc phát hành ước tính 67 tỷ đồng. Số cổ phần không phân phối hết sẽ được chào bán lại cho nhà đầu tư chiến lược.
Cụ thể, Mộc Châu Milk đồng thời phát hành 39,2 triệu cổ phiếu cho 2 nhà đầu tư chiến lược là Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) và Công ty Cổ phần GTNFoods. Trong đó, GTNFoods hiện sở hữu gián tiếp Mộc Châu Milk còn Vinamilk là công ty mẹ của chính GTNFoods.
Vinamilk và GTNFoods sẽ mua cổ phần của Mộc Châu Milk với giá 30.000 đồng/cổ phần. Tổng số tiền dự kiến thu về từ việc phát hành 39,2 triệu cổ phiếu cho 2 nhà đầu tư này khoảng 1.176 tỷ đồng.
Ngoài ra, Mộc Châu Milk cũng sẽ phát hành 668.000 cổ phiếu ESOP cho người lao động với giá ưu đãi 10.000 đồng/cổ phần và thu về gần 7 tỷ đồng.
Tổng cộng vốn điều lệ của công ty dự kiến tăng từ 668 tỷ lên 1.100 tỷ đồng. Tổng số tiền thu về thực tế khoảng 1.250 tỷ. Việc phát hành cổ phiếu của Mộc Châu Milk diễn ra trong năm nay sau khi thủ tục được cơ quan chức năng phê duyệt.
Toàn bộ tiền thu được sẽ tài trợ cho các dự án đầu tư phát triển của công ty gồm đầu tư trang trại bò sữa mới với quy mô 4.000 con kết hợp du lịch sinh thái; nâng cấp trang trại hiện hữu lên quy mô 2.000 con; đầu tư dây chuyền sản xuất sữa nước và xây dựng nhà máy sản xuất mới.
Tổng vốn đầu tư của những dự án trên là 1.600 tỷ đồng. Mộc Châu Milk sẽ dùng nguồn vốn tự có khác của công ty hoặc vay vốn từ các tổ chức tín dụng để tài trợ đủ vốn.
Cổ đông của Mộc Châu Milk cũng tán thành 2 vấn đề quan trọng khác gồm phê duyệt hạn mức sở hữu không hạn chế, cho phép nhà đầu tư nước ngoài sở hữu tối đa 100% vốn điều lệ công ty và kế hoạch niêm yết toàn bộ cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) trong thời gian tối đa 9 tháng từ khi thông qua.
Mộc Châu Milk tiền thân là Nông trường Mộc Châu thành lập năm 1958. Doanh nghiệp cổ phần hóa năm 2005. Hiện công ty con của GTNFoods là Vilico nắm quyền chi phối Mộc Châu Milk với 51% cổ phần.
Cuối năm 2019, Vinamilk hoàn tất mua lại GTNFoods sau khi nâng tỷ lệ sở hữu lên 75%, qua đó gián tiếp sở hữu Mộc Châu Milk. Tổng giám đốc Vinamilk Mai Kiều Liên hiện làm chủ tịch HĐQT của cả 3 công ty GTNFoods, Vilico và Mộc Châu Milk.
Năm 2019, doanh thu của Mộc Châu Milk đạt 2.558 tỷ và lợi nhuận ròng 167 tỷ đồng. Dù tăng trưởng doanh thu nhưng lợi nhuận của công ty sữa này lại liên tục thụt lùi những năm qua.
CEO Mai Kiều Liên khẳng định Sữa Mộc Châu là thương hiệu tốt, tiềm năng để phát triển song song cùng Vinamilk. Bà Liên cam kết cổ đông sẽ nhìn thấy kết quả của khoản đầu tư vào Mộc Châu Milk vào cuối năm.
“Con người của Sữa Mộc Châu giữ nguyên nhưng áp dụng kinh nghiệm quản trị của Vinamilk nên sẽ tiết kiệm chi phí, nguyên vật liệu.
Sản phẩm của Sữa Mộc Châu cũng sẽ đi xa hơn sau khi cấu trúc lại hệ thống phân phối”, bà Mai Kiều Liên chia sẻ tại đại hội cổ đông của Vinamilk hồi cuối tháng 6.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Vinamilk là thương hiệu được người tiêu dùng Việt Nam chọn mua nhiều nhất 8 năm liên tiếp trong báo cáo “Dấu chân thương hiệu 2020”. Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen cũng công bố nhiều sản phẩm của Vinamilk tiếp tục dẫn đầu các phân khúc quan trọng của ngành sữa.
Không ngừng đổi mới sản phẩm
“Dấu chân thương hiệu” (Brand Footprint) luôn là bảng xếp hạng uy tín được chờ đón hàng năm vì tính chân thật của báo cáo này trong việc phản ánh hành vi tiêu dùng khi được xây dựng dựa trên thước đo Điểm tiếp cận người tiêu dùng (CRP).
Đây là một thước đo nhằm đo lường số lượng hộ gia đình trong phạm vi nghiên cứu có chọn mua một thương hiệu và mức độ thường xuyên mua.
Theo báo cáo năm 2020, điểm CRP của Vinamilk dẫn đầu bảng xếp hạng và giúp Vinamilk trở thành thương hiệu được người tiêu dùng Việt Nam chọn mua nhiều nhất 8 năm liền.
Đánh giá về kết quả của Vinamilk, trong báo cáo Brand Footprint về thị trường Việt Nam, Kantar Worldpanel nhận xét: Vinamilk một lần nữa được ghi nhận là nhà sản xuất được chọn mua nhiều nhất tại thành thị (4 TP chính) trong 8 năm liên tiếp.
Nhà sản xuất nội địa này đã tiếp cận được hơn 80% hộ gia đình Việt nhờ vào các hoạt động quảng cáo, truyền thông nhấn mạnh giá trị dinh dưỡng mà sản phẩm của họ mang lại cũng như không ngừng đổi mới hình ảnh với nhiều sản phẩm mới được tung ra nhằm đáp ứng nhu cầu mới của người tiêu dùng.
Thực tế, 2019 là một năm bứt phá của Vinamilk trên khía cạnh đổi mới khi cho ra mắt gần 20 sản phẩm mới và nắm bắt các xu hướng dinh dưỡng tiên tiến và cao cấp như dòng sản phẩm Organic Gold, sữa gạo Zori, thức uống năng lượng Power, trà sữa Happy Milk Tea, sữa bột trẻ em Yoko… Đồng thời, Vinamilk cũng thay đổi hình ảnh của chuỗi cửa hàng giới thiệu sản phẩm Giấc Mơ Sữa Việt để tạo ra những trải nghiệm mua sắm mới mẻ, hiện đại hơn cho người tiêu dùng.
Không chỉ dẫn đầu trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), Vinamilk tiếp tục là thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất ở cả khu vực thành thị và nông thôn.
Với mạng lưới tiêu dùng rộng khắp, đặc biệt là ở khu vực thành thị, gần 92% người tiêu dùng chọn mua sản phẩm Vinamilk, cao hơn nhiều so với các thương hiệu khác trong top 10.
Ngoài ra, thương hiệu này còn thu hút thêm các hộ gia đình mới ở khu vực nông thôn bằng cách liên tục nhấn mạnh hình ảnh và giá trị thương hiệu với sự đầu tư vào nhiều mặt hàng cao cấp, tốt cho sức khỏe như các sản phẩm hữu cơ, sữa hạt…
Ông Phan Minh Tiên, Giám đốc điều hành Marketing & Kinh doanh Nội địa Vinamilk cho biết: “Thị hiếu của người tiêu dùng luôn thay đổi.
Doanh nghiệp ngoài việc nỗ lực đáp ứng các nhu cầu đó còn cần mang đến cho người tiêu dùng những giá trị tăng thêm như giới thiệu đến họ các giải pháp dinh dưỡng tiên tiến của thế giới.
Năm 2019, Vinamilk đưa ra thị trường những dòng sản phẩm cao cấp như sữa bột trẻ em organic, ứng dụng dưỡng chất HMO vào công thức sản phẩm…
Đây cũng là chiến lược để thực hiện mục tiêu mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm dinh dưỡng đạt tiêu chuẩn quốc tế, chất lượng cao cấp ngay tại Việt Nam”.
Vững vàng dẫn đầu thị trường sữa trong nước
Các khảo sát được thực hiện bởi công ty nghiên cứu thị trường uy tín thế giới Nielsen cũng cung cấp kết quả tương tự. Các sản phẩm của Vinamilk đều đứng đầu thị trường trong nước về cả sản lượng lẫn thị phần trong nhiều năm liên tiếp.
Kết quả này của Vinamilk đặc biệt có ý nghĩa đối với sản phẩm sữa tươi thuộc ngành hàng sữa nước và sữa bột trẻ em khi đây là hai phân khúc (Segment) lớn và cạnh tranh nhất hiện nay.
Nếu sữa bột trẻ em được đầu tư về chất lượng thông qua các hợp tác quốc tế, ứng dụng các công nghệ tiên tiến thì yếu tố giúp Vinamilk bền bỉ dẫn đầu phân khúc sữa tươi chính là vùng nguyên liệu sữa tươi rộng lớn và chuẩn quốc tế. Vinamilk là đơn vị đang sở hữu hệ thống trang trại đạt tiêu chuẩn quốc tế lớn nhất châu Á với 12 trang trại trên cả nước.
Đầu năm 2020, Vinamilk và Mộc Châu Milk “về chung một nhà”, góp phần nâng tổng đàn bò do Vinamilk quản lý lên đến hơn 150.000 con, sản lượng sữa tươi nguyên liệu mỗi ngày thu được trên 1 triệu lít và đủ đáp ứng nhu cầu phát triển mọi sản phẩm để phục vụ nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng.
Trong những năm trở lại đây, chiến lược của Vinamilk về xây dựng nền tảng vững vàng tại thị trường trong nước, tạo bước đà để vươn ra thế giới.
Sự vững chắc ở nội địa đã giúp Vinamilk không chỉ vượt qua giai đoạn khó khăn do Covid-19 đầu năm 2020, mà còn ghi nhận ghi nhận kết quả kinh doanh quý I với doanh thu tăng 7% so với cùng kỳ, đạt 14.153 tỷ đồng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong kịch bản cơ sở dự báo dịch Covid-19 sẽ được kiểm soát vào cuối quý II/2020, tăng trưởng doanh thu thuần/lợi nhuận ròng năm 2020 của Vinamilk được dự báo ở mức 8,6%/-1% so với năm trước.
CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk – mã VNM) mới đây đã tổ chức cuộc họp bàn về ảnh hưởng của dịch Covid-19 lên hoạt động kinh doanh. Theo đó, tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận vẫn tích cực trong 2 tháng đầu năm nhưng tác động của dịch bệnh có thể rõ ràng hơn trong tháng 3. Tuy nhiên, Vinamilk vẫn kỳ vọng về mức tăng trưởng lợi nhuận dương trong quý I/2020.
Giá sữa nguyên liệu có xu hướng giảm trong tháng 3 khi nhu cầu toàn cầu yếu đi vì tác động của dịch bệnh bùng phát. Do đó, Vinamilk kỳ vọng biên lợi nhuận gộp sẽ cải thiện trong năm 2020. Vinamilk đã chốt giá sữa nguyên liệu cho sản xuất trong quý II và xem xét đặt thêm nguyên liệu thô ở mức giá thuận lợi hiện tại.
Hoạt động xuất khẩu có thể bị ảnh hưởng bởi đại dịch, nhưng tăng trưởng xuất khẩu 2 tháng đầu năm vẫn đạt tỷ lệ 2 chữ số (tháng 3 có thể thấp hơn). Doanh thu Driftwood bị ảnh hưởng bởi nhu cầu thấp ở California (Mỹ) trong khi doanh thu ở Angkor (Campuchia) vẫn tốt. Trong tháng 2, khi tham gia Hội chợ Quốc tế Gulfood Dubai 2020 tại Dubai, Vinamilk đã ký hợp đồng xuất khẩu sữa có giá trị 20 triệu USD.
Trong 2 tháng đầu năm, cả kênh bán hàng truyền thống và hiện đại tăng ở tốc độ tương đương nhau. Song, điều kỳ lạ là doanh số trực tuyến lại rất thấp. Thị phần của Vinamilk duy trì ở mức tương tự đầu năm, khoảng 61%.
Doanh nghiệp đầu ngành sữa Việt Nam không thấy hành vi dự trữ nhu yếu phẩm của người tiêu dùng có tác động đáng kể vì hàng tồn kho luôn được trữ tại các điểm bán. Tuy nhiên, thực hiện cách ly xã hội có thể ảnh hưởng đến doanh số sữa trong các siêu thị truyền thống đông đúc.
Vinamilk có kế hoạch ra mắt sản phẩm cà phê hòa tan trong thời gian tới để đa dạng danh mục sản phẩm nhằm tăng doanh thu. Theo đó, tốc độ tăng doanh thu năm 2020 ước đạt 5-7%, bao gồm hợp nhất CTCP GTNfoods (mã GTN). Kế hoạch tăng trưởng doanh thu 10% như trong báo cáo thường niên năm 2019 chưa tính đến tác động của dịch virus Covid-19. Tỷ suất lợi nhuận gộp ít bị áp lực do giá nguyên liệu có xu hướng giảm.
Theo như Tổng cục thống kê, sản lượng sữa tươi và sữa bột tăng 3% và giảm 7% trong quý I/2020, cùng kỳ năm trước tăng trên 6%. Điều này thể hiện sự chậm lại trong thị trường sữa, một phần có thể là do dịch Covid-19.
SSI Research cho rằng các biện pháp của Chính phủ như cách ly xã hội, đóng cửa trường học, đóng cửa các cửa hàng không thiết yếu ở Hà Nội và Tp.HCM và khó khăn tạm thời đối với thu nhập hộ gia đình (ở cả nông thôn và thành thị) có khả năng tác động tiêu cực đến việc tiêu dùng các sản phẩm sữa.
Theo SSI Reserch, tăng trưởng lợi nhuận của Vinamilk trong quý I sẽ dừng ở mức một con số. Trong kịch bản cơ sở dự báo dịch Covid-19 sẽ được kiểm soát vào cuối quý II/2020, tăng trưởng doanh thu thuần/lợi nhuận ròng năm 2020 của doanh nghiệp sữa này được dự báo ở mức 8,6%/-1% so với năm trước.
Hãy tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link