Skip to main content

Thẻ: VNG

VNG từ bỏ tham vọng IPO và rút hồ sơ niêm yết tại Mỹ

Nói về việc rút hồ sơ niêm yết tại Mỹ, CEO Lê Hồng Minh khẳng định công ty sẽ quay trở lại thị trường trong tương lai rất gần.

Dẫn điều 477 Đạo luật Chứng khoán 1993, VNG Limited đề nghị Uỷ ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ (SEC) chấp thuận việc rút lại tờ khai đăng ký theo mẫu F-1 và các tài liệu, sửa đổi kèm theo bởi VNG “quyết định không tiến hành IPO vào thời điểm này”.

Công ty cho biết dự kiến sẽ nộp tờ khai đăng ký mới trong tương lai.

Cuối tháng 8 năm ngoái, VNG Limited lần đầu nộp hồ sơ đăng ký theo mẫu F-1 lên SEC. Khi ấy công ty dự kiến sẽ chào bán ra công chứng cổ phiếu phổ thông loại A tại sàn chứng khoán Nasdaq với mã “VNG”.

VNG Limited là tổ chức nước ngoài có trụ sở tại quần đảo Cayman, đồng thời là cổ đông lớn nhất của VNG. Pháp nhân này có hai người liên quan là người nội bộ tại CTCP VNG (UPCoM: VNZ) – công ty đang hoạt động tại Việt Nam, gồm Tổng giám đốc Lê Hồng Minh (sở hữu 12,27% vốn) và Phó Tổng giám đốc thường trực Vương Quang Khải (sở hữu 4,99% vốn).

VNG Limited đang nắm giữ 17,56 triệu cổ phiếu VNZ, tương đương tỷ lệ sở hữu 61,12%.

Nói về việc hoãn IPO tại Mỹ, tờ Tech in Asia dẫn nguồn tin cho biết ông Lê Hồng Minh đã chia sẻ nội bộ về quyết định này. Ông Minh cho hay các nhà đầu tư vẫn chưa có tâm lý sẵn sàng với các đợt IPO công nghệ ở châu Á.

Theo tiết lộ, lãnh đạo VNG đã gặp gỡ hơn 120 nhà đầu tư toàn cầu trong năm qua để chia sẻ câu chuyện của mình. Tuy vậy, hầu hết các nhà đầu tư đang chỉ đứng chờ và quan sát.

“Tôi muốn VNG thực hiện IPO ở vị thế vững chắc và có cơ hội tăng giá tốt sau khi lên sàn. Bất chấp tình hình vĩ mô đầy thách thức vào năm 2023, tất cả hoạt động kinh doanh của chúng ta đều đang phát triển tốt và công ty đang nhìn thấy những cơ hội lớn trong nỗ lực toàn cầu và AI của mình”, CEO VNG bày tỏ.

“Tôi có niềm tin chắc chắn rằng chúng tôi sẽ có thể quay trở lại thị trường trong tương lai rất gần”, ông Minh khẳng định.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

VNG cũng muốn làm ChatGPT của riêng người Việt

Theo Nikkei, CTCP VNG có kế hoạch triển khai dịch vụ trí tuệ nhân tạo tương tự ChatGPT dành riêng cho người nói tiếng Việt, trong bối cảnh doanh nghiệp này đang tìm cách huy động vốn bằng việc niêm yết tại Mỹ.

VNG cũng muốn làm ChatGPT của riêng người Việt
VNG cũng muốn làm ChatGPT của riêng người Việt

Kỳ lân công nghệ đời đầu là công ty sở hữu Zalo – ứng dụng nhắn tin có lượng người dùng lớn nhất Việt Nam. Công ty đang ngày càng muốn mở rộng Zalo với tính năng dịch thuật. VNG cho biết sắp tới họ cũng bổ sung tính năng AI tổng quát, có thể cho phép người dùng thực hiện mọi thứ, từ viết mail tới tìm kiếm các câu trả lời thông qua truy vấn AI.

Tại Việt Nam, nhiều người đã tìm đến sử dụng ChatGPT từ đầu năm nay, nhưng phản hồi của chatbot bằng tiếng Việt kém chính xác hơn so với tiếng Anh.

Tháng 8, VNG đã nộp đơn đăng ký chào bán cổ phiếu lần đầu ra cống chúng trên Nasdaq (IPO). Nhưng sau đó, công ty công nghệ được hậu thuẫn bởi Tencent và Alibaba, đã tạm hoãn kế hoạch này trong bối cảnh điều kiện thị trường chứng khoán “đầy thách thức”.

“Tôi muốn thế giới nhìn thấy một công ty Việt Nam xứng đáng với tên gọi công ty công nghệ toàn cầu”, ông Lê Hồng Minh – nhà sáng lập kiêm CEO VNG nói. “Điểm mạnh của VNG là vừa bay bổng vừa thực tế”.

Ông Minh không bình luận về mốc thời gian IPO.

Trong hồ sơ gửi Uỷ ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) vào tháng 8, VNG cho biết họ đang xây dựng một mô hình ngôn ngữ lớn bằng tiếng Việt, có thể “sáng tạo nội dung, dịch thuật và chatbot”.

Được thành lập vào năm 2004, VNG đã phát triển từ một đơn vị phân phối game thành một tập đoàn gồm 34 công ty con, với các hoạt động kinh doanh bao gồm fintech, trung tâm dữ liệu, dịch vụ âm nhạc Zing và ứng dụng nhắn tin Zalo với 75 triệu người dùng.

Ngoài mục tiêu tạo ra đối thủ với ChatGPT, doanh nghiệp của ông Lê Hồng Minh còn có một loạt ứng dụng khác cho trí tuệ nhân tạo như hỗ trợ trợ lý giọng nói Alexa, tạo ra hình ảnh, âm thanh trong game,…

“Chúng tôi cố gắng kết hợp AI vào tất cả các sản phẩm của mình, cho dù đó là game hay Zalo, thanh toán điện tử hay đám mây”, Phó Chủ tịch điều hành, ông Vương Quang Khải – người lãnh công cuộc chuyển đổi sang AI tại VNG, chia sẻ.

Ông Minh cho biết các lĩnh vực mới đang thách thức sự thống trị hàng thập kỷ qua trong ngành công nghệ của các công ty Mỹ. Ông cho rằng đó là một sự “phát triển tự nhiên”, và rằng sẽ có rất nhiều “công ty đến từ các quốc gia khác nhau” góp mặt trong sân chơi mới.

Chẳng hạn, đó là sự đa dạng trong lĩnh vực chip bán dẫn – một lĩnh vực có những gã khổng lồ ở cả Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Trung Quốc đại lục và Vương quốc Anh.

Theo Nikkei, ông Minh là một trong những CEO đang cố gắng đưa doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào các liên minh công nghệ, và xoá bỏ hình ảnh về một quốc gia lạc hậu sau chiến tranh.

Đối với VNG, điều đó đòi hỏi những chiến lược dài hạn, đặc biệt trong lĩnh vực mà họ phải đối mặt với những đối thủ khốc liệt nhất: trung tâm dữ liệu và phát triển mảng game của riêng mình thay vì phân phối từ công ty khác.

Hiện VNG vẫn chưa tìm được động lực có lợi nhuận để cắt giảm sự phụ thuộc vào các công ty bên ngoài trong mảng game – vốn đem lại hơn 80% doanh thu. Tiền bản quyền game là một trong những chi phí lớn nhất, lên tới 32 triệu USD (784 tỷ đồng) trong 6 tháng đầu năm nay.

Bên cạnh việc tạo ra những game online do chính VNG phát triển và phân phối ra thị trường nước ngoài, công ty cũng sẽ thử nghiệm “bán chéo” – trong đó chuyển đổi người chơi game thành người dùng ví điện tử ZaloPay.

ZaloPay lại đang là mảng kinh doanh thua lỗ nhiều nhất của tập đoàn bởi chiến lược “đốt tiền” để khuyến mãi cho người dùng nhằm giành thị phần trước MoMo và GrabPay – “những đối thủ có nguồn tài chính dồi dào hơn chúng tôi và có thể dai sức trong cuộc đua lấy lòng người dùng”, hồ sơ gửi SEC viết.

Công ty lỗ 650 tỷ đồng nửa đầu năm, cao hơn so với mức lỗ 390 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó, mảng điện toán VNG Cloud của công ty có thể “được hưởng lợi thế sân nhà” theo hồ sơ gửi SEC, khi Chính phủ quy định dữ liệu phải được lưu trữ trên các máy chủ đặt tại Việt Nam.

Theo DataReportal, tại Việt Nam, 90% người dùng internet sử dụng Zalo, so với mức 77% sử dụng TikTokFacebook Messenger. Cũng theo nghiên cứu này, Việt Nam có 78 triệu người dùng internet, tính đết hết tháng 1 năm nay.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Thương hiệu và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

CEO Lê Hồng Minh: VNG sẽ IPO nhưng không phải lúc này

Trao đổi với nội bộ, CEO Tập đoàn VNG cho biết kế hoạch IPO của công ty sẽ diễn ra, nhưng tâm lý nhà đầu tư hiện tại chưa cho phép.

CEO Lê Hồng Minh: VNG sẽ IPO nhưng không phải lúc này
CEO Lê Hồng Minh: VNG sẽ IPO nhưng không phải lúc này

CEO Tập đoàn VNG, ông Lê Hồng Minh đã chia sẻ với nội bộ về quyết định hoãn đợt IPO trên sàn giao dịch chứng khóa Mỹ. Cụ thể, ông Lê Hồng Minh cho rằng các nhà đầu tư vẫn chưa có tâm lý sẵn sàng với các đợt IPO công nghệ ở châu Á.

“Tôi muốn VNG thực hiện IPO ở vị thế vững chắc và có cơ hội tăng giá tốt sau khi lên sàn. Bất chấp tình hình vĩ mô đầy thách thức vào năm 2023, tất cả hoạt động kinh doanh của chúng ta đều đang phát triển tốt và công ty đang nhìn thấy những cơ hội lớn trong nỗ lực toàn cầu và AI của mình”, CEO VNG bày tỏ.

Theo tiết lộ từ CEO VNG, ban lãnh đạo công ty đã gặp gỡ hơn 120 nhà đầu tư toàn cầu trong năm qua để chia sẻ câu chuyện của mình. Tuy vậy, hầu hết các nhà đầu tư đang chỉ đứng chờ và quan sát.

Ông nói thêm: “Tôi có niềm tin chắc chắn rằng chúng tôi sẽ có thể quay trở lại thị trường trong tương lai rất gần”.

Hồi tháng 8, kỳ lân công nghệ của Việt Nam đã nộp đơn đăng ký niêm yết trên thị trường Nasdaq. Việc niêm yết dự kiến thực hiện thông qua VNG Limited – công ty thành lập tại Quần đảo Cayman và có thể diễn ra vào cuối tháng 9. Tuy vậy, kế hoạch này đã bị hoãn lại và thời điểm lên sàn của VNG có thể phải chờ đến tháng 4/2024.

VNG có tiền thân là Vinagame – một nhà phát hành trò chơi điện tử được thành lập từ năm 2004. Công ty phát triển, phát hành các tựa game của riêng mình cũng như các phiên bản Việt hoá của các trò chơi nổi tiếng thế giới.

Sau này, VNG dần mở rộng sang nhiều dịch vụ như chia sẻ âm nhạc, phát video trực tuyến, nhắn tin, cổng tin tức và thanh toán di động. Từ năm 2017, công ty đã cân nhắc việc niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ. Tuy nhiên, kế hoạch này liên tục bị trì hoãn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Tencent và Ant Group (Trung Quốc) nắm giữ hơn 53% cổ phần của VNG

Sau nhiều năm đồn đoán thì Tencent cũng chính thức xuất hiện với vai trò là cổ đông lớn nhất cùng với Ant Group của tỷ phú Jack Ma.

Tencent và Temasek (Trung Quốc) nắm giữ hơn 53% cổ phần của VNG
Tencent và Temasek (Trung Quốc) nắm giữ hơn 53% cổ phần của VNG

CTCP VNG (mã chứng khoán; VNZ) vừa thông báo VNG Limited đã nộp hồ sơ đăng ký theo mẫu F-1 lên Uỷ ban Giao dịch Chứng khoán Mỹ (SEC).

VNG Limited – cổ đông chủ chốt của CTCP VNG – dự kiến sẽ chào bán ra công chúng (IPO) cổ phiếu phổ thông loại A tại sàn chứng khoán Nasdaq Global Select Market với mã giao dịch “VNG”.

Theo cấu trúc sở hữu được nêu trong bản cáo bạch, VNG Limited sẽ là công ty mẹ nắm quyền kiểm soát của CTCP VNG bao gồm 49% cổ phần sở hữu trực tiếp và 21,3% cổ phần sở hữu gián tiếp thông qua thỏa thuận với CTCP Công nghệ BigV.

VNG Limited có trụ sở chính tại Cayman, mới được thành lập ngày 1/4/2022. Toàn bộ số cổ phiếu VNZ mà VNG Limited nắm giữ là nhận chuyển giao từ các cổ đông nước ngoài hiện hữu của VNG tại thời điểm đó.

Theo hồ sơ gửi SEC, VNG Limited phát hành 2 loại cổ phiếu hạng A (nắm 100% lợi ích kinh tế nhưng chỉ giữ 49% quyền biểu quyết) và cổ phiếu hạng B (không có lợi ích kinh tế nhưng có 51% quyền biểu quyết).

Cổ phiếu hạng B được phát hành cho ông Lê Hồng Minh – Tổng giám đốc và Vương Quang Khải – Phó tổng giám đốc thường trực của VNG. 1 cổ phiếu hạng B có quyền biểu quyết bằng 10 cổ phiếu hạng A.

Danh sách những cổ đông chủ chốt sở hữu cổ phiếu hạng A của VNG Limited đều là những tập đoàn hàng đầu như Tencent, Ant Group cùng Temasek và GIC – 2 quỹ đầu tư của Chính phủ Singapore.

Sau hàng chục năm “đồn đoán”, Tencent cũng chính thức được xác nhận là một trong những cổ đông chủ chốt của VNG thông qua 2 pháp nhân đã sở hữu cổ phiếu VNG từ lâu là Tenacious Bulldog Holdings và Prosperous Prince Enterprises Limited.

Nếu như sự xuất hiện của Tencent cùng Temasek, GIC đã được nhắc đến từ lâu thì Ant Group – tập đoàn tài chính Trung Quốc do tỷ phú Jack Ma sáng lập – là một cái tên mới trong danh sách những nhà đầu tư của VNG.

Bên cạnh số cổ phiếu hiện hữu, VNG Limited sẽ phát hành thêm 7,5 triệu cổ phiếu cho Tencent sau khi hoàn tất IPO. Như vậy 2 tập đoàn công nghệ Trung Quốc sẽ sở hữu gần 73 triệu cổ phiếu hạng A, tương đương 53,1% lợi ích kinh tế của VNG Limited.

Mặc dù sở hữu quá bán về lợi ích kinh tế nhưng Tencent và Ant chỉ nắm giữ 26% quyền biểu quyết. Với tỷ lệ biểu quyết 51% thì 2 nhà sáng lập Lê Hồng Minh và Vương Quang Khải vẫn là những người có tiếng nói trọng yếu trong các quyết sách quan trọng của VNG Limited.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Trọng Hiếu | Markettimes

VNG mang về gần 8.000 tỷ doanh thu năm 2022 và vẫn lỗ triền miên

CTCP VNG (MCK: VNZ – UPCoM) vừa công bố Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 sau khi bị đưa cổ phiếu vào diện hạn chế giao dịch. Theo đó, VNG mang về gần 8.000 tỷ doanh thu năm 2022 nhưng vẫn lỗ triền miên.

VNG mang về gần 8.000 tỷ doanh thu năm 2022 và vẫn lỗ triền miên
VNG mang về gần 8.000 tỷ doanh thu năm 2022 và vẫn lỗ triền miên

Cụ thể, sau kiểm toán, lợi nhuận sau thuế ghi nhận giảm thêm 16,61% so với trước kiểm toán, tương ứng giảm 218,48 tỷ đồng, về lỗ 1.533,92 tỷ đồng so với trước kiểm toán chỉ lỗ 1.315,44 tỷ đồng.

Trong đó, biến động đáng chú ý sau kiểm toán là lợi nhuận gộp giảm 23,39 tỷ đồng, về 3.437,03 tỷ đồng; chi phí tài chính giảm 35,92 tỷ đồng, về 26,33 tỷ đồng; lỗ công ty liên kết tăng thêm 58,73 tỷ đồng, lên mức lỗ 181,21 tỷ đồng; chi phí quản lý doanh nghiệp tăng thêm 129,95 tỷ đồng, lên 1.578,94 tỷ đồng và các biến động khác.

Như vậy, luỹ kế năm 2022, VNG ghi nhận doanh thu đạt 7.800,52 tỷ đồng, tăng 2% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ 1.533,92 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 71 tỷ đồng, tức lỗ tăng thêm 1.462,92 tỷ đồng. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm từ 46,3%, về còn 44,1%.

Với lợi nhuận sau thuế của Công ty mẹ ghi nhận lỗ 1.077,14 tỷ đồng trong năm 2022, tính tới 31/12/2022, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của VNG đã giảm từ 6.648,3 tỷ đồng, về 5.092,95 tỷ đồng.

Trước đó, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa Quyết định đưa cổ phiếu VNZ vào diện hạn chế giao dịch từ ngày 25/5 do Công ty chậm nộp báo cáo tài chính năm 2022 đã được kiểm toán quá 45 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải công bố thông tin. Như vậy, cổ phiếu VNZ chỉ được giao dịch vào phiên thứ Sáu hàng tuần.

Được biết, ngày 5/1/2023, VNG đã đăng ký giao dịch 35,8 triệu cổ phiếu trên UPCoM với giá tham chiếu là 240.000 đồng/cổ phiếu, đạt mức định giá khoảng 8,59 nghìn tỷ đồng (366,42 triệu USD) vào thời điểm đó.

Cổ phiếu này đã đạt đỉnh vào ngày 15/2 tại mức giá 1.358.700 đồng/cổ phiếu, tăng 4,66 lần so với giá chào sàn, nhưng sau đó đã liên tục giảm và tính tới ngày 26/5 chỉ còn 740.000 đồng/cổ phiếu (cổ phiếu bị hạn chế giao dịch, chỉ giao dịch phiên thứ 6 hàng tuần và phiên thứ 6 gần nhất là ngày 26/5), thấp hơn 45,5% so với đỉnh ngày 15/2.

Trước đó, trong quý I/2023, CTCP VNG ghi nhận doanh thu đạt 1.852,5 tỷ đồng, tăng 11,1% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty ghi nhận tiếp tục lỗ 40,5 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 15,9 tỷ đồng, tức giảm 24,6 tỷ đồng.

Kinh doanh thua lỗ, VNG muốn huy động thêm 100 triệu USD.

Theo các nguồn tin của Reuters, VNG đã tiếp cận các quỹ đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư doanh nghiệp để tham gia vào vòng cấp vốn mới nhất và lên kế hoạch sử dụng số tiền thu được để mở rộng hơn nữa.

Các nguồn tin cho biết sau khi kết thúc huy động vốn, kế hoạch dài hạn của VNG là niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán Singapore. Một trong những nguồn tin cho biết thời điểm niêm yết có thể sớm nhất là vào năm sau.

Vòng cấp vốn diễn ra vào thời điểm các công ty internet và công nghệ trên toàn cầu đang đối mặt với những thách thức về huy động vốn khi các nhà đầu tư trở nên thận trọng trong bối cảnh kinh tế vĩ mô không chắc chắn, lãi suất tăng và thị trường niêm yết đang đầy biến động.

Công ty dịch vụ thanh toán Stripe vào tháng 3 đã huy động được 6,5 tỷ USD trong vòng cấp vốn với mức định giá còn 50 tỷ USD, giảm mạnh so với mức định giá kỷ lục 95 tỷ USD vào năm 2021.

Được thành lập vào năm 2004, VNG được xem là công ty kỳ lân và công ty khởi nghiệp đầu tiên của Việt Nam được định giá từ 1 tỷ USD trở lên và VNG đã ký một thỏa thuận sơ bộ với Sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq của Mỹ vào năm 2017 để tiến hành IPO, nhưng hiện chưa rõ liệu công ty có tiến hành IPO lên sàn Nasdaq hay không.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Đan Linh | MarketingTrips

VNG lỗ quý thứ tư liên tiếp khi lợi nhuận quý III âm 255 tỷ

Công ty VNG – chủ quản Zalo – có quý thứ tư liên tiếp lỗ hàng trăm tỷ khi lợi nhuận quý III âm 255 tỷ đồng.

Doanh thu Công ty cổ phần VNG trong quý III đạt gần 2.100 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ. Giá vốn giữ ở tỷ lệ khá tương đương nên công ty lãi gộp hơn 940 tỷ đồng.

Chi phí tài chính giảm hơn 10 lần nhưng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lần lượt tăng 12% và 30% so với cùng kỳ, ghi nhận tổng cộng khoảng 1.095 tỷ đồng.

Doanh nghiệp này còn gánh thêm gần 28 tỷ đồng lỗ trong các công ty liên kết và hơn 26 tỷ đồng lỗ khác.

Tổng lại, VNG lỗ sau thuế khoảng 255 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ vẫn lãi hơn 50 tỷ đồng. Đây là quý thứ tư liên tiếp lợi nhuận về mức âm và cũng là quý lỗ lớn thứ ba của doanh nghiệp này kể từ khi công bố thông tin vào quý I/2016.

Lũy kế 9 tháng, công ty có gần 5.767 tỷ đồng doanh thu và lỗ hơn 764 tỷ đồng. VNG hoàn thành hơn một nửa kế hoạch doanh thu và chỉ cách mức lỗ kế hoạch khoảng 23%.

Kết quả kinh doanh VNG thời gian qua luôn bị bào mòn bởi khoản lỗ tại các công ty liên kết, công ty con.

Trong đó, Công ty cổ phần Zion – đơn vị vận hành ví điện tử ZaloPay, lỗ khoảng 1.212,5 tỷ đồng trong năm ngoái, đánh dấu mức kỷ lục trong chuỗi thời gian kinh doanh dưới giá vốn liên tục từ năm 2016. Đây vốn được xem là mảng “đốt tiền” của VNG trong thời gian qua.

Đến cuối tháng 9 năm nay, chủ quản ZaloPay báo giá trị đầu tư vào ví điện tử này tăng 26,5% so với đầu năm, lên hơn 2.560 tỷ đồng. Tuy vậy, VNG trích lập dự phòng gần 2.270 tỷ đồng, tăng hơn 214 tỷ đồng so với giữa năm.

Hội đồng quản trị VNG vẫn xác định mục tiêu cần phát triển các dự án và cơ hội đầu tư cho công ty liên quan đến các sản phẩm về Zalo, ZaloPay, Cloud, AI…

Trong đó, các mảng thanh toán, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây được xem là các lĩnh vực kinh doanh chiến lược để doanh nghiệp này “tham gia vào làn sóng công nghệ tiếp theo”.

Ngoài ZaloPay, báo cáo tài chính kỳ này còn tiết lộ thêm các khoản lỗ trong công ty liên kết khác. Đến cuối tháng 9, công ty lỗ lũy kế 46 tỷ đồng tại Telio (B2B eCommerce), lỗ 21 tỷ đồng tại Funding Asia (quỹ đầu tư) và lỗ 19 tỷ đồng tại Ecotruck (logistics)… Riêng Tiki Global – đơn vị vận hành sàn thương mại điện tử Tiki, VNG đã lỗ toàn bộ hơn 500 tỷ đồng đầu tư từ giữa năm 2019 đến nay.

Gần đây, theo DealStreetAsia, VNG lên kế hoạch niêm yết trên sàn Nasdaq (Mỹ) vào cuối năm nay. Công ty có thể chào bán tới 12,5% cổ phần trong đợt này.

Hồi cuối năm ngoái, Bloomberg từng đưa tin chủ quản Zalo cân nhắc kế hoạch huy động 200-300 triệu USD trước khi niêm yết. Nếu IPO thành công, VNG có thể được định giá ở mức 2-3 tỷ USD.

Trước thềm VNG niêm yết, Zalo thông báo tính phí các gói thuê bao và cắt giảm một số tính năng của người dùng phổ thông vào đầu tháng 8. Để sử dụng ứng dụng không giới hạn, người dùng cần phải mua các gói với phí 2.800-55.000 đồng một ngày.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Ngân hàng Mizuho chi 170 triệu USD mua cổ phần MoMo

Tờ Nikkei cho biết, Ngân hàng Mizuho sẽ chi 20 tỷ yen (170 triệu USD) để mua 7,5% cổ phần M-Service, đơn vị sở hữu ví điện tử Momo.

Ngân hàng Mizuho chi 170 triệu USD mua cổ phần MoMo
Source: Newbium

Thương vụ dự kiến diễn ra ngay cuối năm nay, nhằm tạo đòn bẩy cho hoạt động kinh doanh bán lẻ của Mizuho tại Việt Nam.

MoMo cho biết hiện không đưa ra bình luận gì về thông tin này.

Tờ Nikkei bình luận, Mizuho đã bị tụt hậu so với các đối thủ trong đầu tư ra nước ngoài, nhưng muốn bắt đầu tích cực khai thác các khu vực tăng trưởng ở châu Á.

Ngân hàng Nhật Bản giờ đặt mục tiêu có vị thế lớn hơn trong lĩnh vực tài chính Đông Nam Á khi dân số và nền kinh tế của khu vực tiếp tục tăng trưởng.

Khoản đầu tư vào M-Service diễn ra sau khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu chung bậc 1 của Mizuho – một chỉ số về sức khỏe tài chính của công ty – đạt mục tiêu 9% và gần đây đã tăng lên 9,6%. Mizuho đã đầu tư vào Vietcombank vào năm 2011. Việc đầu tư vào M-Service được cho là sẽ giúp các bên tăng cường hợp tác trong thị trường bán lẻ Việt Nam.

M-Service được thành lập vào năm 2007, có hơn 1.400 nhân viên và đặt trụ sở chính tại TP HCM, cùng các văn phòng tại Hà Nội, Đà Nẵng.

Họ sở hữu ví điện tử MoMo, với hơn 20 triệu người sử dụng tại Việt Nam. Công ty này đang cố gắng biến MoMo thành một siêu ứng dụng cho phép người dùng truy cập vào nhiều dịch vụ, tận dụng hơn 50% thị phần của mình.

Tháng 1/2021, MoMo công bố hoàn thành vòng gọi vốn thứ tư (Series D) từ các nhà đầu tư Goodwater Capital, Kora Management và Macquarie Capital , cùng các nhà đầu tư đang là cổ đông hiện hữu Warburg Pincus, Affirma Capital, và Tybourne Capital Management.

Vòng gọi vốn này do Goodwater, một quỹ đầu tư tài chính đến từ Thung lũng Silicon (Mỹ) và Warburg Pincus cùng dẫn dắt.

Vào tháng 10/2021, Decision Lab – đơn vị nghiên cứu thị trường uy tín tại châu Á cũng đánh giá MoMo là ví điện tử được nhiều người dùng nhất tại Việt Nam với tỷ suất sử dụng lên đến 86% (cách xa vị trí thứ hai là 64%) trong báo cáo “Sự trỗi dậy ví điện tử tại Việt Nam” (The rise of E-wallet in Vietnam).

Nếu thương vụ này thành công, MoMo sẽ là kỳ lân thứ 3 của Việt Nam sau VNG năm 2014 và VNPAY (thuộc VNLIFE) năm 2020.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Nguồn: Nikkei

Telio gọi vốn chiến lược từ VNG, GGV Capital và Tiger Global

Telio gọi thành công thêm số vốn hơn 22,5 triệu USD từ ba nhà đầu tư lớn cho vòng gọi vốn Pre-Series B.

Telio gọi vốn chiến lược từ VNG, GGV Capital và Tiger Global
Đội ngũ sáng lập và điều hành Telio. Ảnh: Telio

Telio, một trong những nền tảng thương mại điện tử B2B đầu tiên tại Việt Nam, công bố vừa nhận thêm khoản đầu tư cho vòng gọi vốn Pre-Series B từ ba nhà đầu tư lớn.

Trong đó, dẫn đầu là Công ty Cổ phần VNG với số vốn 22,5 triệu USD. Vòng gọi vốn này cũng có sự tham gia của các nhà đầu tư hiện tại là quỹ đầu tư toàn cầu GGV Capital và quỹ đầu tư Tiger Global.

Khoản đầu tư này đánh dấu mối quan hệ hợp tác chiến lược nhằm mang tới các dịch vụ toàn diện hơn cho các đối tác và đại lý của Telio trên toàn quốc. Sau khi kết thúc vòng gọi vốn này, Telio cho biết đang tiếp tục triển khai các vòng tiếp theo.

Theo thỏa thuận hợp tác chiến lược, ngoài hỗ trợ Telio tăng trưởng và mở rộng hoạt động kinh doanh cũng như độ phủ sóng, VNG cũng sẽ đồng hành cùng Telio trong việc tăng độ phổ biến gian hàng trên nền tảng Zalo, giúp các đại lý dễ dàng số hóa hoạt động đặt hàng và theo dõi đơn hàng.

Với hơn 60 triệu người dùng hàng tháng, Zalo hiện là một trong những ứng dụng được đông đảo người dùng Việt sử dụng, tiềm năng thúc đẩy thương mại điện tử, đặc biệt qua giải pháp Zalo Official Account (OA) và Zalo Mini App.

Tháng 10/2020, Telio đã trở thành nền tảng B2B đầu tiên và duy nhất ra mắt gian hàng trên Zalo, thúc đẩy việc bán hàng số không tiếp xúc với khả năng phủ sóng khắp mọi miền tổ quốc.

Việc kết hợp với VNG cũng mang đến giải pháp thanh toán qua ví điện tử ZaloPay cho các cửa hàng bán lẻ trong bối cảnh Việt Nam đang khuyến khích đẩy mạnh các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt.

Ngoài ra, Telio cũng góp phần mang đến cho các hộ kinh doanh vừa và nhỏ cơ hội tiếp cận với các sản phẩm tài chính và tín dụng, khi các đối tượng này có nhiều hạn chế về vốn và cần được hỗ trợ để mở rộng kinh doanh.

Telio gọi vốn chiến lược từ VNG, GGV Capital và Tiger Global

Thời gian qua, Telio nỗ lực mở rộng hoạt động kinh doanh tại 26 tỉnh, thành trên khắp cả nước, bao gồm Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hải Dương, Thanh Hóa, Nam Định, Thái Bình, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Huế, Cần Thơ…

Doanh nghiệp kỳ vọng khoản đầu tư này sẽ góp phần cải thiện năng lực phục vụ cho công ty trong chiến lược có mặt tại 30 tỉnh, thành; phục vụ hơn 60.000 đại lý bán lẻ trong năm 2021; đồng thời đặt mục tiêu tiến tới có mặt tại 45 tỉnh, thành Việt Nam với 150.000 đại lý vào cuối năm 2022.

“Telio đang chứng tỏ là nền tảng thương mại điện tử B2B cho ngành bán lẻ có tốc độ tăng trưởng ấn tượng tại Việt Nam.

Chúng tôi đánh giá cao tiềm năng tăng trưởng cũng như tham vọng của Telio, đồng thời mong muốn được cùng họ vươn tới những mốc tăng trưởng mới thông qua thỏa thuận hợp tác chiến lược này”, ông Lê Hồng Minh, nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc VNG chia sẻ.

Ông Bùi Sỹ Phong, nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của Telio, đưa ra nhận định thị trường bán lẻ Việt Nam đang có những thay đổi mạnh mẽ khi ngày càng nhiều doanh nghiệp và đơn vị bán lẻ áp dụng công nghệ, cải thiện hiệu quả hoạt động và nâng cao chất lượng dịch vụ.

“Telio cam kết đồng hành với các khách hàng đại lý cùng các nhãn hàng tối ưu hóa hoạt động, tăng trưởng kinh doanh.

Hợp tác chiến lược với VNG sẽ giúp chúng tôi củng cố cam kết này trong sứ mệnh mang tới dịch vụ tốt và toàn diện từ nhà sản xuất, nhãn hàng tới các nhà bán lẻ và khách hàng đầu cuối”, ông Phong nói thêm.

Không dừng lại ở việc phân phối hàng tiêu dùng nhanh, Telio còn mở rộng sang các ngành hàng khác như gia dụng, y tế và các ngành hàng phục vụ đời sống, hướng đến phát triển từ một nền tảng B2B sang B2B2C.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn |

Zalo ra mắt ‘trợ lý’ giọng nói tiếng Việt Kiki

Tại Zalo AI Summit lần 4 diễn ra tại TP.HCM ngày 20/12, trợ lý Tiếng Việt Kiki do Zalo AI phát triển đã chính thức ra mắt.

Trong sự kiện, Kiki cũng được trình diễn trên dòng xe cao cấp Maserati Levante và loa thông minh.

Đội ngũ làm sản phẩm mất hơn 2 năm nghiên cứu và xây dựng Kiki từ xuất phát điểm số 0 về kinh nghiệm và tri thức trong lĩnh vực AI.

Đến nay, Kiki là trợ lý ảo duy nhất của Việt Nam được giới thiệu đến tập người dùng lớn khi có thể sử dụng trên các thiết bị phần cứng như trên ôtô, loa thông minh và chạy trên ứng dụng nghe nhạc Zing MP3.

Chia sẻ về chặng đường ấp ủ giấc mơ trợ lý ảo tiếng Việt, do người Việt tự chủ và phục vụ cho chính người Việt, ông Vương Quang Khải – Senior EVP của VNG, Chủ tịch Zalo cho biết: “Với tốc độ truyền tải thông điệp mà không có bất kỳ cách nhập liệu nào có thể so sánh, phương tiện giao tiếp hiệu quả nhất giữa con người và máy tính chính là giọng nói tự nhiên.

Trong 5-10 năm tới, giọng nói sẽ trở thành công cụ để con người giao tiếp chính với máy tính”.

Trí tuệ nhân tạo đã và đang chứng minh những tác động lớn với cuộc sống con người bằng việc thay đổi cách thức vận hành những tác vụ quen thuộc trong cuộc sống. Kiki được kỳ vọng mang đến cho người Việt Nam cuộc sống đơn giản hơn, thông minh hơn nhưng lại ít tốn thời gian, công sức hơn.

Trong quá khứ, để thực hiện những việc đơn giản như nghe nhạc, đọc tin, người Việt tốn quá nhiều thời gian thao tác hoặc mò từng trang web. Với Kiki, đáp án được đưa đến cho người dùng ngay khi kết thúc yêu cầu. Thậm chí, người dùng có thể yêu cầu Kiki thực hiện ngay cả khi bản thân đang làm các việc khác.

Việc giao tiếp bằng giọng nói mang đến trải nghiệm rảnh tay giúp Kiki phát huy lợi thế lớn trên ôtô. Người cầm lái được trải nghiệm cảm giác an toàn khi lái xe, đặc biệt trên các dòng xe cao cấp như Maserati vốn đòi hỏi cao về chuẩn an toàn.

Kiki trên Maserati có thể cung cấp thông tin nhanh chóng như đường đi, quán ăn, trạm xăng, thời tiết tại khu vực mà người dùng quan tâm.

Ngoài ra, thói quen nghe nhạc, nghe tin tức của người lái xe cũng được Kiki phục vụ tốt chỉ với các câu lệnh đơn giản như: Mở nhạc, Tắt nhạc, Mở bài hát bất kỳ, Tìm và phát nhạc theo lời bài hát, Thông tin về bài hát đang phát, Đọc tin tức…

Kiki trên ôtô có thể cung cấp nhiều thông tin thú vị khác như: Giá cả, kết quả xổ số hoặc trả lời những câu hỏi kiến thức cho người dùng như Tổng thống Mỹ là ai, vì sao bầu trời màu xanh…

Trên loa thông minh, Kiki có thể xem là trợ lý ảo cho cuộc sống hàng ngày, tích hợp đầy đủ các chức năng giúp cuộc sống thuận tiện hơn như nghe nhạc, kể chuyện, nghe tin tức, làm toán, quy đổi ngoại tệ, ghi chú, đặt lịch và trả lời các câu hỏi theo yêu cầu người dùng…

Xây dựng trợ lý ảo với khả năng hiểu và thực hiện theo ý muốn của con người thông qua lời nói là đích đến của nhiều công ty AI.

Trên thế giới, các tập đoàn công nghệ hàng đầu đều có những nền tảng trợ lý ảo của mình như Alexa của Amazon, Siri của Apple hay Google Assistant của Google… Tuy nhiên, đa phần trợ lý này chỉ hỗ trợ tiếng Anh.

Kiki ra đời trong bối cảnh AI đang phát triển nhanh chóng thể hiện khát vọng và trình độ của các kỹ sư Việt Nam không thua kém bạn bè thế giới. Điều này đã và đang góp phần cổ vũ các nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI ở Việt Nam.

Trợ lý ảo Kiki được xây dựng dựa trên nhiều công nghệ tiên tiến nhất hiện nay mà thế giới đang áp dụng, trong đó có thể kể đến công nghệ AI (Trí tuệ nhân tạo) và Knowledge Graph (Biểu đồ tri thức), dựa trên nền tảng Big Data (Dữ liệu lớn) để thực hiện những tác vụ quan trọng như hiểu tiếng nói, phân tích ngữ nghĩa và giả lập giọng nói dành cho tiếng Việt.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Zing

VNPay – Kỳ lân thứ hai của Việt Nam sau VNG

CEO VNPay cho biết công ty này cũng có những thời điểm đứng trước thách thức phải thay đổi.

Theo báo cáo kinh tế số E-Conomy SEA năm 2020 của Google, công ty CP Giải pháp Thanh toán Việt Nam (VNPay) là một trong 12 kỳ lân của khu vực Đông Nam Á. Như vậy, sau VNG, Việt Nam đã có startup thứ hai được định giá từ 1 tỷ USD trở lên.

Tại hội thảo “Phát triển công nghệ tài chính Việt Nam trong mùa nhiễu động” trong khuôn khổ Techfest 2020, ông Lê Tánh – CEO VNPay đã có một số chia sẻ về câu chuyện kinh doanh của startup này.

“Không có thành công nào không phải trả giá”

Nói về chặng đường phát triển của doanh nghiệp, ông Lê Tánh cho biết “không có thành công nào không phải trả giá, VNPay cũng có những thời điểm đứng trước thách thức phải thay đổi”.

“Thách thức đầu tiên là làm thế nào thay đổi thói quen khách hàng vì những ý tưởng ban đầu mình đưa ra không ai dùng cả. Chúng tôi đi với một đối tác lớn, thuyết phục người dùng thay đổi thói quen. VNPay phải mất đến 6 năm thì các dịch vụ cốt lõi của fintech mới đem lại doanh thu đủ sống cho doanh nghiệp”, ông Lê Tánh nói.

Theo CEO VNPay, cách để doanh nghiệp này thành công là “đi từ những dịch vụ cơ bản và cần thiết nhất đến những thói quen cao hơn, xa hơn”.

“Thách thức thứ hai trong quá trình hoạt động đó là fintech là một lĩnh vực mới trong một không gian mới, rất cần những quy định mới. Trung gian thanh toán là loại hình dịch vụ có giấy phép con và có quy định cái này được làm, cái kia không”, ông Tánh chia sẻ.

Người đứng đầu VNPay cho biết, “nếu bó buộc như thế chúng tôi không thể lớn được. Vì vậy, chúng tôi buộc phải xé rào, phải tìm cách tạo ra những dịch vụ mới trước vì chúng tôi biết rằng để cho ngân hàng nhà nước vào cuộc và các bộ ngành khác đồng ý thì phải có tiền lệ. Chúng tôi tạo ra các dịch vụ sau đó hỏi lại, nếu được chấp nhận thì đi theo”.

Theo CEO VNPay, để fintech phát triển vẫn còn nhiều rào cản cần phá bỏ. “Nhiều dịch vụ mới chúng tôi nghĩ có thể đem lại lợi ích cho khách hàng như việc người dân có thể thanh toán dịch vụ công hay đi xe buýt không phải mua vé giấy. Tuy nhiên, việc đó vẫn chưa có tiền lệ, chi phí hỗ trợ xe buýt hiện không có chi phí hỗ trợ thanh toán”, ông Tánh nói.

“Sẽ cung cấp hệ thống ví điện tử mới dựa trên Blockchain”

Tại hội thảo, ông Lương Thái Bảo (Đại học Kinh tế Quốc dân) dẫn một nghiên cứu của Asia Partners cho biết một quốc gia có thu nhập bình quân (đã điều chỉnh lạm phát) từ 3.500 – 7.000 USD thì quốc gia đó mới có cơ hội xuất hiện kỳ lân.

Trả lời câu hỏi về việc tại sao thu nhập bình quân của Việt Nam vẫn ở mức thấp nhưng đã có 2 startup tỷ USD, ông Lê Tánh cho rằng Việt Nam có nhiều lợi thế như dân số trẻ, tỷ lệ sử dụng smartphone và Internet rất cao, các dịch vụ liên quan đến viễn thông, Internet có chi phí rẻ.

“Đó là động lực để chúng tôi đào sâu vào thị trường. Hệ sinh thái của VNPay từ chỗ tập trung vào phát triển nền tảng mobile banking và ngân hàng số cho hơn 30 đơn vị, chúng tôi cũng tạo ra các dịch vụ mới giúp ngân hàng có thêm doanh thu bên cạnh các dịch vụ tài chính truyền thống”, ông Tánh nói.

“Đối tác lớn thứ hai của chúng tôi là các nhà mạng, viễn thông – sở hữu tập khách hàng rất lớn. Chúng tôi đã cung cấp cho họ các dịch vụ như số hóa thanh toán, tạo ra thói quen không mua thẻ cào giấy mà sử dụng các hình thức mua trực tuyến.

Từ đó thêm nhiều dịch vụ khác như các dịch vụ liên quan đến du lịch như mua vé, đặt phòng đến các tiện ích khác như điện, nước…”, CEO VNPay chia sẻ thêm.

Theo ông Tánh, việc xử lý dữ liệu lớn luôn là công nghệ hàng đầu đặt ra với những dịch vụ của VNPay.

“Chúng tôi thu từ khách hàng, người bán rồi lại trả lại cho ngân hàng. Những gì chúng tôi nhận được rất nhỏ nên để đạt được lợi nhuận chúng tôi phải xử lý hàng chục triệu giao dịch hàng ngày. Công nghệ xử lý dữ liệu lớn là công nghệ chúng tôi đã thành công”, ông Tánh nói.

CEO VNPay cũng cho biết, trong năm tới kỳ lân thứ hai của Việt Nam sẽ cung cấp một hệ thống ví điện tử mới dựa trên nền tảng Blockchain. “Đó là kết quả nghiên cứu suốt 2 năm qua của chúng tôi”, doanh nhân này cho hay.

VNLIFE, công ty mẹ của công ty thanh toán Việt Nam VNPAY, đã từng hoàn tất gói tài trợ khoảng 300 triệu USD từ SoftBank Vision Fund và GIC – quỹ đầu tư quốc gia Singapore.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Phó tổng giám đốc VNG Kelly Wong: “Giá trị cốt lõi của VNG tập trung vào con người”

“Giá trị cốt lõi của VNG luôn tập trung vào con người. Đây là tiền đề để chúng tôi theo đuổi sứ mệnh mới. Chúng tôi hi vọng VNG không chỉ là cái nôi của những sản phẩm công nghệ được phát triển bởi kỹ sư người Việt, mà còn là nơi làm việc lý tưởng, tạo ra cơ hội học hỏi để vươn xa của mỗi nhân viên”.

Đó là những chia sẻ đầu tiên với báo chí của ông Kelly Wong, trên cương vị mới: Phó Tổng Giám đốc VNG phụ trách vận hành, sau hơn 9 năm gắn bó với Kido Group cũng trên cương vị Phó Tổng giám đốc.

Khởi đầu với ngân hàng HSBC, công việc của Kelly tập trung vào việc hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp. Sau đó vài năm, ông chuyển sang HSC, với công việc liên quan tới thị trường chứng khoán, M&A và đầu tư. Gần 10 năm trước, ông đầu quân cho Kido Group ở cương vị Phó Tổng giám đốc trước khi gia nhập VNG hồi đầu năm 2020.

Nhìn lại hành trình 15 năm tại Việt Nam, Kelly luôn cảm thấy “may mắn vì mọi thứ đều diễn ra đúng thời điểm, đúng nơi, đúng lĩnh vực, học được rất nhiều kinh nghiệm sau mỗi lần thay đổi công việc”.

Không ngại thay đổi môi trường và thử thách mình ở những lĩnh vực mới là một tinh thần mà Kelly dễ dàng tìm thấy tiếng nói chung tại VNG, nơi ông ngoài việc phụ trách việc vận hành Tập đoàn, còn phải trực tiếp điều hành khối trò chơi trực tuyến – mảng kinh doanh cốt lõi và đóng góp doanh thu chủ lực cho VNG suốt những năm qua.

Ngay từ thời sinh viên, Kelly Wong đã tham gia vào tổ chức phi lợi nhuận có mô hình tương tự SEO Việt Nam với cương vị thành viên Hội đồng quản trị. Mục tiêu của mạng lưới này là kết nối và phát triển năng lực lãnh đạo trẻ Việt Nam, khuyến khích sinh viên, chuyên gia,… quay lại hoặc đến Việt Nam để làm việc.

Mục tiêu ấy, cũng chính là “tham vọng” của VNG khi liên tục tổ chức sự kiện “Vietnam Internet Ecosystem” trong 3 năm vừa qua tại Mỹ và Singapore, nhằm cập nhật tình hình phát triển của nền kinh tế Internet Việt Nam đến với các nhân tài người Việt tại nước ngoài, cũng như tạo không gian thảo luận về thị trường công nghệ trong nước, từ đó thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về Việt Nam.

Bên cạnh đó, mô hình của tổ chức tập trung vào các chương trình đào tạo của các tập đoàn lớn, không chỉ là thực tập mà còn là chương trình đào tạo và thu hút hàng ngàn sinh viên tham gia mạng lưới.

Theo Kelly, mô hình này hoàn toàn có thể ứng dụng ở VNG để tạo ra sự linh hoạt nhiều hơn ở các bộ phận kinh doanh, mang tới những đột phá mới.

Khi được hỏi về quyết định đầu quân về VNG, Kelly rất thẳng thắn coi đây là một quyết định khó khăn, bởi sự gắn bó gần 10 năm của ông với công việc tư vấn tài chính, đầu tư khiến ông cân nhắc và suy nghĩ rất nhiều khi chuyển hướng sang một công ty công nghệ như VNG.

“Khi tôi nhận thấy cơ hội của mình ở VNG, tôi đã cân nhắc rất nhiều, đặc biệt là yếu tố con người. Họ sẽ là những người gắn bó với mình, cùng mình học hỏi, trưởng thành và cùng nhau đóng góp cho sự phát triển của công ty”.

Nỗi ưu tư băn khoăn ấy không phải là không có cơ sở: Một con người “lăn lộn” nơi đất khách quê người, ngôn ngữ khác biệt, văn hóa khác biệt, điều níu giữ chân duy nhất chính là những người chúng ta thường gọi là “đồng nghiệp”.

Trong một bài phỏng vấn hồi tháng 11/2019, Chủ tịch VNG Lê Hồng Minh đã từng nói: “Trong suốt quá trình phát triển ở cả quá khứ lẫn hiện tại, VNG không coi mục tiêu kinh doanh là quan trọng nhất.” Giấc mơ mà một công ty “anh cả” của giới Start-up Việt ngày đêm hướng tới trong suốt hành trình 16 năm qua, là nằm ở 2 chữ: “Con người”.

Lời khẳng định ấy, cùng với các hoạt động bồi dưỡng nguồn nhân lực, chăm lo cho đời sống của mọi thành viên VNG, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 hoành hành, đã tạo nên một DNA rất khác biệt của VNG.

Có lẽ đây chính là điều đã khiến Kelly quyết định tạo ra thay đổi trong công việc của chính mình, một Kelly sẵn sàng “đón nhận thách thức” cùng đội ngũ VNG: “Nếu bạn muốn có những quyết định đúng thời điểm mà không phải là quá sớm hay quá muộn, hãy suy nghĩ rằng đã đến lúc cho những thử thách, và bạn tiếp tục chiến đấu vượt qua nó”.

“Mục tiêu 2332 cần VNG phải có sự tính toán kĩ lưỡng ở thị trường nước ngoài”

Không giống như cảm nhận của nhiều người, nhắc tới mục tiêu 2332 được cho là “điên rồ” mà VNG đặt ra vào dịp sinh nhật 15 năm, Kelly cảm nhận đây thực sự là một “hành trình mới đầy thú vị” và “một văn hóa doanh nghiệp vô cùng trẻ trung, đầy hoài bão, luôn hướng về phía trước của VNG” – hành trình này rồi đây sẽ có dấu ấn của chính ông trong đó.

Ông cũng đánh giá mục tiêu này là hoàn toàn khả thi bởi hiện nay, VNG đã có hơn 100 triệu người dùng ở mảng trò chơi trực tuyến, hơn 30 triệu khách hàng ở mảng thanh toán và tới đây cũng sẽ ra mắt sản phẩm trò chơi tại nhiều thị trường nước ngoài.

“Yêu cầu đặt ra cho các đội chinh chiến ở thị trường mới là không nhất định phải thành công nhưng họ phải mang về những gì quan sát và học được mà có thể đem lại giá trị hữu ích cho VNG. Tôi tin rằng cơ hội của VNG là rất lớn vì 300 triệu người ở Đông Nam Á và Mỹ Latin là những người dùng trẻ và thường xuyên sử dụng di động”.

Mặc dù tỏ ra lạc quan với bức tranh kinh doanh của VNG ở những mảng sản phẩm chủ lực, nhưng bằng “con mắt” nhạy bén của một chuyên gia tài chính, Kelly cũng chỉ ra những điểm VNG cần phải làm được để tạo nên những bứt phá trong tương lai. Quan điểm của ông gắn liền với sứ mệnh mới của VNG: “Kiến tạo Công nghệ và Phát triển Con người.

Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn” – Công nghệ không đơn thuần chỉ là một thứ “mới” mà phải phục vụ tốt cho một tổ chức hay đất nước. Cách duy nhất để tạo được “một cuộc sống tốt đẹp hơn” đó là công nghệ phải thực sự có những tác động tích cực đến người dùng.

“Câu hỏi mà chúng ta phải trả lời là làm sao để xác định được đâu là những công nghệ tiềm năng phải đầu tư phát triển. AI, VR,… chúng ta đều đã sẵn sàng, và tôi trông đợi vào những ứng dụng tích cực của AI đến với cuộc sống của người dùng”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

TiKi – Các nhà đầu tư ‘ngoại’ đã nắm quá bán cổ phần

Tiki vừa thực hiện tăng vốn điều lệ, từ 190,9 tỷ đồng lên 208,3 tỷ đồng. Nhà đầu tư nước ngoài là những người tham gia lần tăng vốn này và qua đó, tổng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại Tiki đã tăng lên 54,5%.

tiki-marketingtrips2

Công ty cổ phần VNG vừa công bố báo cáo tài chính quý 2/2020. Báo cáo cho biết, tại ngày 30/6/2020, tỷ lệ sở hữu của VNG tại Tiki đã tiếp tục giảm xuống còn 22,23%.

Trước đó, tại thời điểm cuối tháng 3/2020, VNG sở hữu 24,25% Tiki, còn tỷ lệ sở hữu trong năm 2019 là 24,6%. Thời điểm bắt đầu rót vốn vào Tiki tháng 2/2016, VNG sở hữu 38% vốn Tiki

Tỷ lệ sở hữu của VNG giảm sau khi Tiki đã thực hiện tăng vốn điều lệ vào ngày 28/5/2020 vừa qua, từ 190,9 tỷ đồng lên 208,3 tỷ đồng. Phần vốn tăng thêm chủ yếu đến từ các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó các cổ đông cũ mua thêm cổ phần là Ubiquitous sở hữu thêm 621 nghìn cổ phần, ông Nguyễn Đình Huấn có thêm gần 93.000 cổ phần, Stic 4th Industrial Revolution Fund nắm thêm gần 83.000 cổ phần.

Có 3 cổ đông nước ngoài mới xuất hiện tại Ti Ki, là Success Elite Holdings Limited với hơn 1,03 triệu cổ phần, Sakshi Jawa 26.666 cổ phần và Henry Low Kwee Kok 2.191 cổ phần.

Trong khi đó, VNG hiện vẫn đang sở hữu khoảng 4,63 triệu cổ phần tại Ti Ki, và là cổ đông lớn nhất. Đứng sau VNG là JD của Trung Quốc, với 4,17 triệu cổ phần, tương ứng tỷ lệ sở hữu 20%.

Sau đợt tăng vốn này, nhà đầu tư nước ngoài đang nắm 54,5% vốn tại Tiki, còn nhà đầu tư trong nước là 45,5%.

Theo Tech in Asia, hồi tháng 6/2020 Tiki đã gọi vốn được 130 triệu USD. Thời điểm bấy giờ, thị trường xuất hiện tin đồn Tiki và Sendo sẽ sáp nhập để tạo thế cạnh tranh với Shopee và Lazada. Tuy nhiên, thương vụ này đã không xảy ra.

Được biết, năm 2019 Tiki lỗ tới 1.766 tỷ đồng và tổng số lỗ 4 năm gần nhất lên tới gần 3.000 tỷ đồng. Các trang thương mại điện tử khác như Shopee, Lazada, Sendo cũng đều trong tình cảnh tương tự, khi liên tục báo lỗ với con số năm sau cao hơn năm trước.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo Tri Thức Trẻ

CEO VNG Lê Hồng Minh ‘tiết lộ’ những lý do để VNG trở thành “kỳ lân”

Bên cạnh việc thu hút, nuôi dưỡng nhân tài, những nhà quản lý còn phải không ngừng học hỏi những điều mới. CEO VNG cho biết.

Từng là một game thủ hàng đầu Việt Nam, ông Lê Hồng Minh từng dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự World Cyber Game tại Hàn Quốc năm 2002.

Chỉ 2 năm sau, ông lập nên VinaGame với tham vọng khai thác mảnh đất màu mỡ game online tại Việt Nam. Ngay lập tức, VinaGame đã tăng trưởng đột phá và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường game online Việt Nam.

Sau thành công vang dội với game, VinaGame tiếp tục lập trang mạng Zing.vn năm 2007, và mạng xã hội Zing Me năm 2009.

Hiện nay Zing.vn là một trong những website hàng đầu tại Việt Nam. Đến năm 2010, VinaGame đổi tên thành VNG để thể hiện tham vọng kinh doanh đa ngành nghề không chỉ dừng lại ở thị trường game.

Dưới đây là những chia sẻ về bí quyết đi đến thành công của ông Lê Hồng Minh.

Công việc đầu tiên và bài học rút ra.

Công việc đầu tiên của Lê Hồng Minh là làm ca đêm tại cửa hàng 7-Eleven tại Melboure, Úc khi còn đang là sinh viên tại đây. Ông đã làm việc tại đây gần 2 năm rưỡi, với mức lương ban đầu là 8 AUD/giờ sau tăng lên 10 AUD/giờ. Ông Minh chia sẻ 2 bài học lớn rút ra đó là:

1: Lao động thực sự rất vất vả và đòi hỏi tinh thần trách nhiệm. Cụ thể, nhân viên phải có mặt từ 10h tối và làm tới tận 7h sáng với các công việc như thu ngân, lau dọn cửa hàng, đặt hàng mới và nhận hàng vào buổi sáng.

2: Cần học cách thực sự yêu công việc chứ không chỉ thể hiện mong muốn kiếm tiền.

Ông thừa nhận ban đầu đi làm là để có thêm thu nhập nhưng dần yêu công việc vì có cơ hội được giao tiếp với nhiều khách hàng, nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng cách pha trò bằng tiếng Anh với khách hàng. Đây cũng là một phần lí do tại sao ông lại gắn bó với công việc vất vả này suốt hơn 2 năm.

Khởi nghiệp

Mấu chốt là phải luôn đặt nhân tài ở vị trí trung tâm và nhiệm vụ quan trọng nhất chính là công tác nhân sự – phải thu hút, nuôi dưỡng và giữ chân người tài.

Lê Hồng Minh từng làm trong ngành đầu tư trước khi sáng lập VNG, có nhiều cơ hội thẩm định và đầu tư vào nhiều doanh nghiệp khác nhau, nên ông không quá choáng ngợp trước những gian nan khi khởi nghiệp.

Ông cho rằng điều thực sự làm mình bất ngờ chính là thành công ngoài dự kiến của VNG từ rất sớm. Một bất ngờ khác thú vị không kém được ông chia sẻ chính là cá tính, phẩm chất của những người cộng sự của mình khi khởi nghiệp, và cho rằng đây là yêu tố mà không nhiều người làm lãnh đạo nhận ra hay nhận thức đầy đủ.

Không ngừng học hỏi

Lê Hồng Minh ham đọc và rút ra nhiều bài học từ các sách kinh doanh, lịch sử, tự truyện. Tác giả ông chịu ảnh hưởng nhiều nhất là Jack Welch với cách tiếp cận hết sức thực tế. Và VNG đã áp dụng nhiều điều từ mô hình GE của Jack Welch.

Mặt khác, ông Minh còn học hỏi qua những người ông gặp. Những lời khuyên của đồng sáng lập VNG – Bryan Pelz đã có ảnh hưởng nhiều tới ông trong những quyết sách thời gian đầu của VNG, bên cạnh đó còn là những lời khuyên, những tranh luận bổ ích tại ban lãnh đạo của VNG cũng giúp ông rất nhiều.

Bí quyết cho nhà quản lý

Theo ông Lê Hồng Minh, tư tưởng và giá trị quan trọng hơn kỹ năng hay kinh nghiệm đặc biệt là đối với người quản lý.

Nhiều người không chú ý tới phát triển tư tưởng hay giá trị của mình, mà chỉ chú trọng vào kỹ năng và kinh nghiệm, nhưng chỉ dừng lại ở đó thì chưa đủ.

Quyết định khó khăn nhất khi làm quản lý của ông đó là quyết định nói “không”. Bao gồm cả quyết định về nhân sự, quyết định chiến lược và quyết định về giá trị.

Theo ông, quyết định làm ông hài lòng nhất chính là chọn lựa được người phù hợp với công việc, được chứng kiến người đó phát triển, mang lại nhiều kết quả.

Giá trị và văn hóa doanh nghiệp tại VNG

Đứng trước vấn đề giá trị và văn hóa doanh nghiệp khi VNG ngày càng phát triển mở rộng, CEO của VNG cho rằng người lãnh đạo cần phải nhận thức rõ ràng về vấn đề này.

Cần phải xác định rõ những giá trị mà doanh nghiệp muốn hướng tới, luôn trung thành với những giá trị này trên mọi phương diện, từ suy nghĩ, lời nói cho tới việc làm.

Chế độ thưởng phạt đối với nhân viên cũng nên dựa trên giá trị và văn hóa chứ không chỉ dựa trên kết quả công việc.

Nhưng để thực hiện điều này không hề đơn giản khi quy mô doanh nghiệp tăng lên trong khi quỹ thời gian lại có hạn, có rất nhiều điều phải làm, nhiều công việc không quan trọng nhưng cần xử lý ngay.

Khi doanh nghiệp có nhiều nhân viên hơn, người quản lý không thể quán triệt quan điểm này tới tất cả mọi người, do đó cần phải đặt công tác truyền thông về các giá trị và văn hóa doanh nghiệp lên hàng đầu.

Thu hút và giữ chân nhân tài

Theo ông Lê Hồng Minh, mấu chốt là phải luôn đặt nhân tài ở vị trí trung tâm và nhiệm vụ quan trọng nhất chính là công tác nhân sự – phải thu hút, nuôi dưỡng và giữ chân người tài.

Mặc dù đã từng đọc rất nhiều về vấn để này trước khi thành lập VNG, ông chỉ nhận ra tầm quan trọng của vấn đề về sau này khi phải đứng trước nhiều vấn đề quan trọng như cách phân phối thời gian, quản lý nguồn lực công ty, và xây dựng chiến lược công ty – tất cả đều chỉ xoay quanh vấn đề con người, đặc biệt là người tài.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Theo TechDaily

“Kỳ lân” VNG dự kiến lỗ sau thuế 246 tỷ đồng năm 2020

Phó TGĐ Kido Group Kelly Wong sẽ gia nhập VNG với nhiệm vụ Phó TGĐ vận hành cũng như đảm nhận nhiệm vụ quản lý các hoạt động liên quan trò chơi trực tuyến.

CTCP VNG (VNG) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2020 nhằm thông qua ban lãnh đạo mới cũng như kế hoạch kinh doanh năm nay.

Ghi nhận, năm 2019 doanh thu thuần Công ty đạt hơn 5.178 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2018, lợi nhuận sau thuế đạt gần 455 tỷ đồng, tăng 36,5%. Năm 2019, VNG tiếp tục duy trì đầu tư và phát triển 4 nhóm sản phẩm chủ lực: Trò chơi trực tuyến, Zalo, Thanh toán điện tử, dịch vụ đám mây và thu về nhiều kết quả khả quan.

Bên cạnh đó, công ty cũng có những bước tiến vững chắc trong chiến lược “Go Global”. Ngoài việc củng cố vị thế tại các thị trường lớn của Đông Nam Á, VNG đã bước đầu thăm dò nhiều thị trường giàu tiềm năng như Ấn Độ và Mỹ La-tinh.

Các sản phẩm thuộc khối Zalo Group của VNG như Zalo, Zing MP3… cũng chứng kiến sự tăng trưởng tích cực ở ở mức 23% so với cùng kỳ năm trước. Riêng 2 nhóm sản phẩm mới là Thanh toán điện tử ZaloPay và Dịch vụ đám mây VNG CLOUD, VNG tiếp tục ưu tiên phát triển hệ thống và nâng cao trải nghiệm người dùng. Đến nay, 90% ngân hàng đã kết nối với ZaloPay nhằm tối đa lợi ích dành cho khách hàng.

Bước sang năm 2020, VNG trình kế hoạch doanh thu 6.714 tỷ đồng, tăng 20%. Lợi nhuận sau thuế -246 tỷ đồng nhưng LNST dành cho cổ đông công ty dương 299 tỷ đồng. Việc lợi nhuận sau thuế lỗ được lãnh đạo công ty chia sẻ là do đầu tư các sản phẩm chiến lược dài hạn, trong đó có Zalo Pay.

Hiện VNG đang nắm giữ 60% cổ phần của Zion – công ty chủ quan của ZaloPay và sở hữu xấp xỉ 100% các công ty con khác.

Giai đoạn 2016-2018, lợi nhuận của VNG cũng bị tác động mạnh khi ghi nhận lỗ từ công ty liên kết Tiki. Mặc dù hiện giá trị sổ sách của khoản đầu tư trị giá 500 tỷ đồng này đã về 0 nhưng giá trị thị trường của Tiki đã tăng “phi mã” sau mỗi vòng gọi vốn.

Đáng chú ý, Đại hội năm nay cũng chính thức công bố 3 thành viên mới trong Ban giám đốc gồm:

Ông Gary McKinnon: quốc tịch Úc, gia nhập đội ngũ quản lý cấp cao tại VNG với tư cách là Giám đốc Cơ sở và Hoạt động. Với kinh nghiệm được tích lũy hơn 24 năm tại Việt Nam, vai trò hiện tại của ông Gary là quản lý tất cả các văn phòng của VNG bao gồm trụ sở chính với  diện tích mặt sàn lớn nhất Việt Nam (hơn 54.000 m2).

Ông Kelly Wong: quốc tịch Canada, đảm nhận nhiệm vụ quản lý các hoạt động liên quan trò chơi trực tuyến nói riêng và VNG nói chung ở cương vị Phó Tổng giám đốc vận hành VNG. Trước đó, ông đã có 15 năm làm việc tại các mảng kinh doanh khác nhau ở Việt Nam: Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn KIDO, Chủ tịch điều hành của Red Wok Investment (RWI), Giám đốc điều hành Công ty Chứng khoán Hồ Chí Minh (HSC). Ông Kelly Wong còn được biết đến với vai trò Hội đồng quản trị của Tổ chức phi lợi nhuận SEO Việt Nam.

Ông Abhishek Mathur: quốc tịch Ấn Độ, tham gia VNG với chức vụ Phó Tổng giám đốc phụ trách mảng Nhân sự. Ông từng làm việc nhiều năm trong lĩnh vực nhân sự tại các doanh nghiệp lớn như Mercer HR Consulting, GE Capital và Johnson&Johnson.

Chiều ngược lại, VNG thông báo ông Johnny Shen Hao đã từ nhiệm chức vụ Phó Tổng giám đốc và bà Huỳnh Mỹ Loan, Giám Đốc Tài Chính, sẽ nghỉ phép trong 3 tháng trước khi quay lại đảm nhận vai trò mới tại VNG.

Ngoài ra, Đại hội lần này cũng bầu HĐQT nhiệm kì 2020 – 2025, gồm:

Ông Lê Hồng Minh giữ chức Chủ tịch HĐQT;

Ông Vương Quang Khải: Thành viên HĐQT, Phó Tổng Giám đốc phụ trách khối Zalo Group.

Ôg Bryan Fredric Pelz: Thành viên HĐQT, nhà đầu tư kỳ cựu người Mỹ và cũng là một trong những người sáng lập VNG.

Bà Byun Jung Won: quốc tịch Hàn Quốc, Thành viên HĐQT;

Ông Vũ Việt Sơn – Thành viên Hội đồng Quản trị: Là một trong những thành viên sáng lập VNG và là người đầu tiên đặt nền móng cho mảng kinh doanh ZaloPay của VNG.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Tổ Quốc