Tập đoàn bán lẻ Nhật Bản Seven & i Holdings Co. (sở hữu 7-Eleven) không đồng ý mức giá mua cổ phần khoảng 6.000 tỷ yen (khoảng 42 tỷ USD) do Couche-Tard đề xuất.
Theo nguồn tin thân cận, Hội đồng quản trị Seven & i – đơn vị vận hành chuỗi 7-Eleven, sẽ gửi thư phản hồi chính thức tới Couche-Tard – công ty mẹ chuỗi Circle K, vào cuối tuần này sau khi ủy ban gồm các giám đốc độc lập xem xét kỹ lưỡng đề xuất này, tờ Bloomberg đưa.
Seven & i khẳng định mức giá mua của Couche-Tard chưa phản ánh đúng giá trị kinh doanh và chiến lược phát triển của công ty. Couche-Tard đã đưa ra mức giá gần 15 USD/cổ phiếu, tương đương định giá Seven & i vào khoảng 6.000 tỷ yên (khoảng 42 tỷ USD).
Ngoài ra, Seven & i cũng bày tỏ quan ngại về khả năng vi phạm luật chống độc quyền của Mỹ. Phía doanh nghiệp từ chối bình luận thêm về thông tin này.
Về phía Couche-Tard, Tổng Giám đốc sắp nhậm chức Alex Miller khẳng định mong muốn xây dựng mối quan hệ tích cực với Seven & i và tự tin về thương vụ này. Ông Miller nhấn mạnh: “Chúng tôi nhận thấy cơ hội lớn để cùng nhau phát triển, nâng cao dịch vụ cho khách hàng và mang lại kết quả hấp dẫn cho cổ đông, nhân viên cũng như các bên liên quan của cả hai công ty.”
Hiện chủ chuỗi Cirlce K có giá trị vốn hóa thị trường khoảng 70 tỷ đô la Canada (tương đương 52 tỷ USD).
Nếu thành công, sự kết hợp giữa hai tập đoàn này sẽ tạo ra một đế chế bán lẻ tiện lợi toàn cầu với hơn 100.000 cửa hàng. Tuy nhiên, quy mô khổng lồ này có thể đối mặt với sự giám sát gắt gao từ cơ quan quản lý cạnh tranh Mỹ.
Một trở ngại khác là Chính phủ Nhật Bản có quyền ngăn chặn hoặc yêu cầu điều chỉnh các điều khoản của thương vụ, do Seven & i nằm trong danh sách các công ty được coi là quan trọng đối với an ninh quốc gia.
Trước đây, việc thâu tóm một doanh nghiệp Nhật Bản lớn và nổi tiếng như vậy thường bị coi là khó xảy ra. Nguyên do là xu hướng bảo hộ của chính phủ và các hội đồng quản trị ưu tiên sự ổn định hơn là lợi ích của cổ đông. Tuy nhiên, những hướng dẫn quản trị doanh nghiệp mới được ban hành, nhằm thúc đẩy sự năng động hơn cho nền kinh tế Nhật Bản, đã chú trọng việc cải thiện quản trị và bảo vệ nhà đầu tư.
Đề xuất mua lại của Couche-Tard diễn ra trong bối cảnh Seven & i đang chịu áp lực từ cổ đông ValueAct Capital Management LP, yêu cầu tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi của 7-Eleven và thu hẹp mảng kinh doanh siêu thị, cửa hàng bách hóa. Trước đó, ValueAct đã không thành công trong nỗ lực loại Tổng Giám đốc Ryuichi Isaka.
Google đã tận dụng vị thế độc quyền bất hợp pháp của mình để tăng giá quảng cáo trong nhiều năm, theo Business Insider. Một nhà phân tích hàng đầu cho rằng điều này có thể khiến gã khổng lồ công nghệ thiệt hại hơn 100 tỷ USD từ các khoản bồi thường.
Một thẩm phán liên bang ra phán quyết vào tháng trước rằng Google đã vi phạm luật chống độc quyền Mỹ vì duy trì độc quyền trên thị trường tìm kiếm trực tuyến. Các thủ tục tự khắc phục sẽ bắt đầu vào ngày 6 tháng 9 và có thể buộc Google phải chấm dứt các khoản thanh toán độc quyền cho Apple. Rủi ro bị chia tách cũng bị đưa ra thảo luận như một kịch bản cực đoan.
Nhà phân tích Mark Shmulik của Bernstein Research chỉ ra rằng Google nên lo lắng trước các vụ kiện sắp tới. Tháng trước, gã khổng lồ này đã bị kết luận vi phạm luật chống độc quyền không chỉ bằng cách trả tiền cho Apple và các đối tác. Một phát hiện khác, ít được thảo luận hơn, liên quan đến quyền định giá mạnh bất thường của Google trên thị trường quảng cáo tìm kiếm.
Sự độc quyền của Google cho phép công ty tăng giá quảng cáo một cách giả tạo trong nhiều năm. Các nhà quảng cáo vô tình phải trả quá nhiều tiền để quảng cáo thông qua Google.
“Chúng ta có thể chứng kiến một vụ kiện tập thể từ các nhà quảng cáo yêu cầu bồi thường vì đã bị tính phí quá cao trong nhiều năm”, Shmulik viết. “Rất có thể sẽ có vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại lên tới hơn 100 tỷ USD”.
Trên thị trường tìm kiếm trực tuyến, cạnh tranh lành mạnh này đã không tồn tại trong ít nhất 1 thập kỷ. Google tăng giá quảng cáo liên tục vì không có đối thủ cạnh tranh nghiêm túc nào. Điều đó rất bất thường.
Bằng chứng từ phiên tòa và phán quyết cho thấy Google có thể tăng giá quảng cáo từ 5-15% mà không làm thay đổi đáng kể chi tiêu của nhà quảng cáo. Mục đích sau cùng là để đạt được mục tiêu doanh thu.
Tháng 9 năm ngoái, giám đốc điều hành của Google Jerry Dischler cũng đã thừa nhận rằng công ty đã điều chỉnh các phiên đấu giá quảng cáo để đảm bảo đạt được mục tiêu doanh thu.
Phán quyết cho rằng Google là một công ty độc quyền là phát ngôn mang tính bước ngoặt, qua đó đặt ra những câu hỏi nghiêm túc về sức mạnh của gã khổng lồ công nghệ trong kỷ nguyên Internet hiện đại. Apple, Amazon và Meta, công ty sở hữu Facebook và Instagram, cũng đang phải đối mặt với các vụ kiện chống độc quyền.
Trong vụ kiện của Google, Thẩm phán Mehta cho biết vào ngày 5 tháng 8 rằng công ty này đã duy trì độc quyền bất hợp pháp đối với các dịch vụ tìm kiếm trực tuyến nói chung và một số quảng cáo chạy trong kết quả tìm kiếm.
Ông đồng ý rằng Google đã xây dựng một “chu kỳ thống trị” ngăn cản các đối thủ xây dựng các sáng kiến mới, đồng thời cho phép mình tăng giá quảng cáo vượt mức trong một thị trường tự do. Trung tâm của chu kỳ đó là hàng tỷ USD mà Google đã chi cho các công ty như Apple và Mozilla để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên iPhone và các trình duyệt như Firefox.
Năm 2020, WSJ ước tính thoả thuận giữa Google và Apple rơi vào khoảng 8-12 tỷ USD. Đến năm 2021, Google phải trả cho đối tác gần 15 tỷ USD và sang đến năm 2022 là 18-20 tỷ USD, theo Forbes. Thỏa thuận được cho là bất hợp pháp, đồng thời khiến các đối thủ cạnh tranh như Bing (Microsoft) ít được sử dụng và không thể thu đủ dữ liệu để cải thiện.
Trong kịch bản cực đoan nhất, Google sẽ phải tách một phần đáng kể doanh nghiệp của mình, bao gồm Chrome hoặc Android. Cả hai sản phẩm này đều sử dụng Google làm công cụ tìm kiếm tự động.
Khủng hoảng diễn ra vào đúng thời điểm Google ‘đứng ngồi không yên’ trước sự trỗi dậy của ChatGPT. Google khẳng định OpenAI và Amazon chính là những đối thủ cạnh tranh vô cùng mạnh, bất chấp việc chính phủ liên bang cho rằng quyền lực độc quyền của tập đoàn mang lại những lợi thế lớn chưa từng có.
Theo: Business Insider, The New York Times
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Đến cuối quý II/2024, nợ phải trả của VNG đang ở mức 8.445 tỉ đồng (chiếm phần lớn là chi phí phải trả ngắn hạn) trong khi đó vốn chủ sở hữu chỉ 1.680 tỉ đồng. Như vậy, tỉ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của VNG đang cao hơn 4 lần, điều này có thể thấy doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn trong tài chính.
Đến hiện tại, VNG vẫn là đơn vị kinh doanh trò chơi điện tử, cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng lớn ở Việt Nam. Đơn vị này nổi tiếng được biết đến khi phát hành các tựa game nổi tiếng một thời như Võ Lâm Truyền Kỳ, Kiếm Thế…
Ngoài ra, VNG còn hoạt động trong nhiều lĩnh vực công nghệ khác như lập trình máy vi tính, sản xuất phần mềm, quảng cáo thương mại…
Đặc biệt, VNG còn là chủ nền tảng Zalo – ứng dụng nhắn tin, gọi điện phổ biến nhất ở Việt Nam, ứng dụng ví điện tử ZaloPay, đồng thời lấn sân sang lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.
Tính đến hết tháng 6-2024, Zalo có 77 triệu người dùng hoạt động hàng tháng (MAU), tăng 2% so với cùng kỳ năm trước, và 1,9 tỉ tin nhắn gửi đi mỗi ngày, tăng 7%.
VNG hiện có vốn điều lệ 358,4 tỉ đồng, trong đó, VNG Ltd là cổ đông chính, nắm 49% vốn, Công ty CP Công nghệ BIGV nắm 17,84% vốn, ông Lê Hồng Minh, Tổng Giám đốc VNG nắm 8,846% vốn…
Đầu năm 2023, cổ phiếu VNZ của công ty VNG chính thức giao dịch trên sàn UpCoM với giá 240.000 đồng/cổ phiếu, sau đó liên tục tăng giá kỷ lục lên tới 1.434.700 đồng/cổ phiếu và liên tục đi xuống đến thời điểm hiện tại còn 488.000 đồng/cổ phiếu.
VNG từng có kế hoạch lên sàn chứng khoán Mỹ nhưng sau đó tuyên bố hoãn kế hoạch này.
Về tình hình kinh doanh, 6 tháng đầu năm 2024, VNG đạt doanh thu thuần 4.314 tỉ đồng, tăng gần 30% so với cùng kỳ.
Sau khi trừ các chi phí, VNG báo lỗ sau thuế 585,7 tỉ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ hơn 1.205 tỉ đồng. Đáng chú ý, đây là quý lỗ thứ 11 liên tục của công ty này.
Tính đến cuối tháng 6-2024, danh mục tiền và các khoản tương đương tiền của VNG có giá trị khoảng 3.340 tỉ đồng, giảm gần 500 tỉ đồng so với cuối năm 2023, nguyên nhân chủ yếu đến từ tiền gửi ngân hàng.
Theo thuyết minh trong báo cáo tài chính, vào ngày 30-6-2024, một phần của tiền gửi ngân hàng của VNG đã được dùng để bảo đảm cho các khoản phải thu được giữ hộ cho người bán chưa hoàn tất các giao dịch mua, số dư ví điện tử của người dùng ZaloPay có liên quan đến hoạt động kinh doanh tài chính của Tập đoàn và một lượng tiền nhất định được ngân hàng yêu cầu dự trữ để đảm bảo.
Đến cuối quý II/2024, nợ phải trả của VNG đang ở mức 8.445 tỉ đồng (chiếm phần lớn là chi phí phải trả ngắn hạn) trong khi đó vốn chủ sở hữu chỉ 1.680 tỉ đồng. Như vậy, tỉ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của VNG đang cao hơn 4 lần, điều này có thể thấy doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn trong tài chính.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nvidia cho biết chưa nhận được trát đòi hầu tòa từ Bộ Tư pháp Mỹ sau khi có thông tin rằng hãng bị điều tra về độc quyền.
“Chúng tôi đã hỏi Bộ Tư pháp Mỹ nhưng chưa nhận được trát hầu tòa”, người phát ngôn Nvidia cho biết ngày 4/9. “Tuy nhiên, chúng tôi sẵn sàng trả lời bất kỳ câu hỏi nào từ các cơ quan quản lý về hoạt động kinh doanh của mình”.
Trước đó, Bloomberg đưa tin Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) gửi trát hầu tòa tới Nvidia và một số công ty khác sau khi ghi nhận bằng chứng cho thấy hãng thiết kế chip này có dấu hiệu vi phạm luật chống độc quyền. DOJ lo ngại Nvidia gây áp lực cho các công ty khác nếu họ chuyển sang nhà cung cấp khác, thậm chí có biện pháp trừng phạt nếu không mua chip AI của mình.
Theo Reuters, DOJ được cho là cũng đang xem xét thương vụ Nvidia mua lại Run:AI, một công ty có trụ sở tại Israel, với giá 700 triệu USD hồi tháng 4. Các quan chức đang xem xét việc mua bán có khiến hãng tăng thêm quyền kiểm soát đối với thị trường điện toán trí tuệ nhân tạo hay không.
Tại sao Nvidia nằm trong tầm ngắm của DOJ?
Theo giới chuyên gia, việc phát triển nhanh cộng thêm sự thống trị thị trường chip AI khiến Nvidia bị đưa vào tầm ngắm. Hãng được ước tính giữ hơn 80% thị trường chip AI cho trung tâm dữ liệu. Doanh số công ty cũng tăng gấp đôi mỗi quý và làm lu mờ các đối thủ.
“Hầu hết đối thủ cạnh tranh của Nvidia đều gửi đơn khiếu nại cho tôi tham khảo. Tôi không nêu tên họ, nhưng bạn có thể hình dung họ là ai”, Patrick Moorhead, Chủ tịch kiêm nhà phân tích của Moor Insights & Strategy, công ty tư vấn và phân tích công nghệ, nói với Fortune. “Ngay cả một số khách hàng của Nvidia, dù chưa thể hiện bằng văn bản, nói muốn một chuỗi cung ứng ‘cân bằng’ hơn”.
Cũng theo Moorhead, Nvidia có thể đối mặt “một cuộc điều tra rất nghiêm trọng” sắp tới, với hệ quả là làm chậm hoạt động kinh doanh, phải mở một số nền tảng phần mềm hay thậm chí bị phạt một khoản tiền đáng kể.
“Về mặt kỹ thuật, Nvidia là một công ty độc quyền. Trong khi đó, AI cực kỳ quan trọng đối với xã hội, kinh tế và kinh doanh cả hiện tại và trong tương lai. Vì vậy, đây là vấn đề cực kỳ nóng bỏng, nghĩa là các cơ quan quản lý có động lực rất lớn để nhắm vào Nvidia”, ông cảnh báo.
Theo quan điểm của nhiều chuyên gia, mức tăng trưởng thị phần ấn tượng cùng bộ sản phẩm phần mềm và phần cứng AI hiện giúp Nvidia thống trị thị trường. Đây là điều dễ nhận thấy, nhưng DOJ sẽ phải chứng minh nhiều hơn thế.
“Không phải là bất hợp pháp khi trở thành một công ty độc quyền. Nhưng là bất hợp pháp nếu một công ty độc quyền cạnh tranh không lành mạnh và gây hại cho người tiêu dùng”, Moorhead nói.
Về tác động tiềm tàng nếu DOJ điều tra Nvidia, Moorhead ví nó giống như “một hạt cát rơi vào bình xăng”. Nghĩa là, sự phát triển của công ty chip Mỹ sẽ chỉ chậm lại một chút.
Theo Scott Bickley của Info-Tech Research Group, công ty nghiên cứu và tư vấn công nghệ, Nvidia đơn giản đang sử dụng lợi thế công nghệ của mình để tăng lợi nhuận và giành thị phần, thay vì có hành vi phản cạnh tranh. Theo quan điểm của ông, việc cố gắng phạt tiền, chia nhỏ hoặc làm chậm Nvidia chỉ cản trở sự phát triển của AI.
Tuy nhiên, trong trường hợp bị phạt nặng, Bickley cho rằng nó sẽ không tác động lớn đến Nvidia. Ngoài ra, DOJ có thể sẽ mất nhiều năm để kết luận Nvidia có độc quyền hay không.
Khảo sát của hãng nghiên cứu thị trường Kantar cho biết số công ty có kế hoạch cắt ngân sách quảng cáo trên mạng xã hội X năm tới đã lên kỷ lục.
Kantar hôm qua công bố báo cáo được thực hiện với 1.000 lãnh đạo và 18.000 người tiêu dùng tại hơn 20 quốc gia. Theo đó, 26% doanh nghiệp có kế hoạch giảm chi cho quảng cáo trên nền tảng này năm tới, do lo ngại các nội dung cực đoan trên X có thể ảnh hưởng đến danh tiếng thương hiệu.
Kantar cho biết đây là tỷ lệ cao nhất trong các nền tảng quảng cáo lớn trên toàn cầu. Chỉ 4% cho rằng X vẫn là nơi “an toàn” và tin quảng cáo của họ sẽ không xuất hiện bên cạnh các nội dung cực đoan. Tỷ lệ này với Google Ads là 39%.
“Vài năm qua, các doanh nghiệp dần chuyển quảng cáo khỏi X. Khả năng đảo ngược là rất khó. Nền tảng này đã thay đổi quá nhiều trong thời gian gần đây và chính sách cũng không ổn định”, Gonca Bubani – nhà nghiên cứu tại Kantar giải thích. Trong khi đó, người tiêu dùng lại có quan điểm tích cực về quảng cáo trên X vì số lượng đã giảm xuống, Kantar cho biết.
Hôm 5/9, người phát ngôn của X khẳng định nền tảng này “hiện an toàn với các thương hiệu và ghi nhận lượng truy cập cao kỷ lục”. Vài tuần gần đây, các tin tức chính trị giúp số lượt sử dụng X tăng vọt. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng nào cho thấy việc này sẽ giúp doanh thu quảng cáo phục hồi đáng kể.
Từ trước khi Elon Musk tiếp quản, X đã chật vật duy trì lợi nhuận. Tháng trước, Musk còn chỉ trích các doanh nghiệp rút quảng cáo khỏi X, đòi kiện họ và cáo buộc họ âm mưu tẩy chay nền tảng này.
Sau khi Elon Musk mua lại mạng xã hội X với giá 44 tỷ USD năm 2022, nhiều thương hiệu lớn đã rút quảng cáo khỏi đây, như IBM, Disney hay Paramount. Họ lo ngại khả năng kiểm duyệt nội dung và thiếu chắc chắn về hướng đi của X. Báo cáo của Kantar cho biết YouTube vẫn là nền tảng quảng cáo được doanh nghiệp ưa chuộng nhất.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Bank of America cảnh báo rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán Mỹ tuần này là báo cáo việc làm tháng 8 nóng hơn dự kiến.
Theo Bank of America, rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán Mỹ tuần này là báo cáo việc làm tháng 8 nóng hơn dự kiến.
Gã khổng lồ ngân hàng Phố Wall đã đề cập đến rủi ro này trong một lưu ý vào đầu tuần. Họ cảnh báo số liệu việc làm quá nóng có thể khiến thị trường phải đánh giá lại số lần cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong năm nay.
“Thị trường có vẻ phấn khích về việc giảm lãi suất hơn là lo ngại về khả năng suy thoái. Chúng ta có thể thấy điều này qua đà phục hồi của giá cổ phiếu và kết quả vượt trội của các công ty vốn hoá nhỏ”, chiến lược gia Ohsung Kwon cho hay.
Bộ Lao động Mỹ dự kiến sẽ công bố báo cáo việc làm tháng 8 vào sáng ngày 6/9 (tức khoảng 19h30 cùng ngày theo giờ Việt Nam).
Theo Markets Insider, các nhà phân tích dự đoán nền kinh tế Mỹ đã tạo thêm khoảng 162.000 việc làm trong tháng trước và tỷ lệ thất nghiệp tụt từ mức 4,3% xuống còn 4,2%.
Các chuyên gia của Bank of America dự đoán Fed sẽ chỉ hạ lãi suất hai lần trong năm nay, mỗi lần 25 điểm cơ bản. Tuy nhiên, theo công cụ FedWatch của CME Group, thị trường đang kỳ vọng Fed sẽ giảm 100 điểm cơ bản.
Nếu thị trường lao động khởi sắc từ số liệu việc làm yếu kém của tháng 7, tâm lý của các nhà đầu tư có thể thay đổi. Điều đó chứng minh rằng thị trường đã quá tự tin vào lộ trình hạ lãi suất của Fed.
Theo lưu ý của Bank of America, thị trường chứng khoán Mỹ có thể chịu áp lực trong kịch bản đó. Chiến lược gia Kwon khuyến nghị các nhà đầu tư nên phòng ngừa rủi ro giảm giá.
Gần đây, chính phủ đã công bố một số dữ liệu cho thấy nền kinh tế vẫn trụ vững bất chấp lãi suất cao. Tăng trưởng GDP quý II được điều chỉnh từ 2,8% lên 3% (tốc độ đã chuẩn hoá theo năm).
Động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế – chi tiêu cá nhân – tăng 2,9%, cao hơn ước tính ban đầu là 2,3%. Chi tiêu tiêu dùng được điều chỉnh tăng cho thấy người Mỹ đã chi tiền nhiều hơn cho hàng hoá và dịch vụ. Chi tiêu cho chăm sóc sức khoẻ, nhà ở, tiện ích và giải trí là các khoản mục dẫn đầu.
Một thước đo quan trọng khác về hoạt động kinh tế – tổng thu nhập quốc nội (GDI) – tăng 1,3%, tương đương kết quả quý đầu năm.
“Nền kinh tế Mỹ tiếp tục khiến những người hoài nghi phải bất ngờ. Tăng trưởng chắc chắn đã hạ nhiệt so với năm ngoái, nhưng tốc độ chỉ chững lại từ từ”, ông Kwon cho biết.
Một chiến lược gia Phố Wall khác cũng đề cập đến khả năng báo cáo việc làm nóng hơn dự kiến là ông Ed Yardeni của Yardeni Research.
Trong một lưu ý gửi khách hàng vào đầu tuần, ông Yardeni dự kiến nền kinh tế Mỹ đã có thêm 200.000 đến 250.000 việc làm vào tháng 8.
Nếu chính xác, con số này sẽ phá vỡ ước tính của nhiều nhà kinh tế và phù hợp với các báo cáo việc làm mạnh mẽ của tháng 5 và tháng 6. Điều đó cũng chứng tỏ Fed có thể không cần phải cắt giảm lãi suất quá nhiều.
“Rất khó có khả năng Fed phải hạ lãi suất quỹ liên bang nhanh chóng và mạnh tay như trong các chu kỳ nới lỏng tiền tệ trước đây, khi khủng hoảng tài chính gây ra tình trạng thiếu hụt tín dụng và suy thoái”, ông Yardeni lập luận.
Mặc dù triển vọng lạc quan của ông Yardeni sẽ là tin tuyệt vời cho nền kinh tế lớn nhất thế giới, nó có thể trở thành lực cản đối với giá cổ phiếu trong ngắn hạn.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Dịch vụ Active Listening của Cox Media Group (CMG) được quảng bá có thể nghe lén người dùng Facebook, Google, Microsoft… sau đó đề xuất quảng cáo.
Theo tài liệu nội bộ do 404Media thu thập, các nhà tiếp thị tại CMG, công ty truyền thông thuộc Apollo Global Management của Mỹ, đề xuất ý tưởng “nghe lén cuộc sống hàng ngày của khách hàng tiềm năng và nhắm mục tiêu quảng cáo dựa trên những gì họ đang nói chuyện” cho các đối tác quảng cáo từ tháng 11/2023.
“Đối với một doanh nghiệp, sẽ thế nào nếu bạn có thể nhắm đến khách hàng tiềm năng đang thảo luận về nhu cầu dịch vụ của bạn trong cuộc trò chuyện hàng ngày?”, mở đầu bài thuyết trình bán hàng của CMG có đoạn. “Không, đây không phải là một tập phim Black Mirror. Đó là dữ liệu giọng nói, và CMG có khả năng sử dụng nó để mang lại lợi ích cho doanh nghiệp của bạn.”
Tài liệu cũng đề cập việc các công ty sẽ thế nào khi nghe lén người dùng và thu thập dữ liệu đó. “Kinh khủng? Chắc chắn rồi. Nhưng nó có tuyệt vời cho tiếp thị không? Đương nhiên!”, CMG viết.
Năm ngoái, một báo cáo cũng từ 404Media cho biết CMG đã quảng bá dịch vụ Active Listening, trong đó sử dụng micro trong thiết bị thông minh để nghe lén người dùng nhằm quảng cáo cá nhân hóa. Tài liệu mới nhất được trang này thu thập tuần trước.
Theo Mashable, người dùng Internet từ lâu nghi ngờ các công ty công nghệ lớn như Google, Microsoft, Amazon và Meta đang nghe lén, dù chưa có bằng chứng đủ thuyết phục. Trang này cho rằng tài liệu từ CMG được xem là “thông tin thuyết phục” cho thấy việc nghe lén là có tồn tại. CMG hiện có quan hệ đối tác với các công ty công nghệ lớn, trong đó có Meta, Google, Amazon và Microsoft. Cả bốn cũng được đề cập trong tài liệu.
Mashable sau đó liên hệ với bốn công ty và cả bốn đều phủ nhận.
“Meta không sử dụng micro điện thoại cho quảng cáo, và chúng tôi đã công khai điều này trong nhiều năm”, phát ngôn viên Meta nói. “Chúng tôi đang liên hệ với CMG để yêu cầu họ làm rõ, rằng chương trình của họ không dựa trên dữ liệu Meta”.
Đại diện Meta cũng cho biết đang xem xét liệu CMG có vi phạm điều khoản và điều kiện của Facebook hay không trước khi “có hành động nếu cần thiết”. Công ty cũng chia sẻ liên kết từ năm 2016 về việc thu thập dữ liệu của mình, nhưng không thông qua micro.
“Amazon Ads chưa bao giờ hợp tác với CMG về chương trình này và cũng không có kế hoạch làm như vậy”, phát ngôn viên của Amazon nói .
“Tất cả nhà quảng cáo phải tuân thủ luật và quy định hiện hành cũng như chính sách Google Ads. Khi xác định quảng cáo hoặc nhà quảng cáo vi phạm, chúng tôi sẽ thực hiện hành động thích hợp”, một phát ngôn viên của Google cho biết.
“Chúng tôi đang điều tra và sẽ thực hiện mọi hành động cần thiết phù hợp với chính sách đã ban hành”, phát ngôn viên của Microsoft tuyên bố.
Công ty của tỷ phú Trần Đình Long đạt lợi nhuận trước thuế năm 2023 ở mức 7.800 tỷ đồng, giảm mạnh từ mức gần 10.000 tỷ đồng năm 2022, do giá thép giảm và biến động tỷ giá. Trong Top 10 doanh nghiệp tư nhân lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2024, Hòa Phát không còn trong danh sách.
Techcombank là đơn vị tư nhân có lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2024, theo bảng xếp hạng Profit 500 – Top doanh nghiệp tư nhân lợi nhuận tốt nhất Việt Nam do CTCP Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet công bố.
VPBank, đơn vị giữ ngôi á quân trong bảng xếp hạng năm ngoái, giờ tụt xuống hạng 6.
Công bố bảng xếp hạng thường niên trong 8 năm liên tiếp, Vietnam Report cho biết phương pháp xếp hạng được xây dựng dựa trên các tiêu chí ước lượng lợi nhuận trước thuế, ước lượng tổng doanh thu, ước lượng tổng tài sản và tổng số lao động.
Dữ liệu được đánh giá dựa trên các nguồn cơ sở dữ liệu được điều tra độc lập của Vietnam Report và các nguồn khác tính đến thời điểm 31/12 của năm trước đó.
Năm 2023, lợi nhuận trước thuế của VPBank gần 11.000 tỷ đồng, giảm gần một nửa so với năm 2022.
Do sự tụt hạng của VPBank, ACB với lợi nhuận trước thuế hơn 20.000 tỷ đồng và Vingroup với 13.800 tỷ đồng (tăng 8% so với cùng kỳ) lần lượt vươn lên thứ hạng 2 và 3.
Hòa Phát đạt lợi nhuận trước thuế năm 2023 ở mức 7.800 tỷ đồng, giảm mạnh từ mức gần 10.000 tỷ đồng năm 2022, không còn trong Top 10. FPT, lợi nhuận trước thuế tăng hơn 20%, đạt 9.200 tỷ đồng, quay trở lại Top 10 doanh nghiệp tư nhân lợi nhuận tốt nhất Việt Nam sau 5 năm vắng bóng.
Bên cạnh đó, Vietnam Report cũng công bố danh sách Top 500 Doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2024. Với sự sụt giảm lợi nhuận phân nửa, VPBank cũng không còn lọt Top 10.
Vào năm 2008, các nhà đầu tư của Starbucks đã gây sức ép với CEO Howard Shultz để cắt giảm chi phí.
Schultz cho biết trong một cuộc phỏng vấn năm 2010 rằng ông đã nhận được câu hỏi từ phía các nhà đầu tư rằng tại sao không chấm dứt chế độ phúc lợi chăm sóc sức khỏe cho nhân viên bán thời gian của Starbucks? Tuy nhiên, Schultz đã từ chối đề xuất này và đề nghị nhà đầu tư cân nhắc bán cổ phiếu.
Từ đó, Schultz liên tục bị chỉ trích vì mọi thứ, từ cách đối xử của Starbucks với những lao động tham gia công đoàn cho đến loại đồ uống mới là cà phê dầu ô liu.
Nhưng đối với một nhân viên Starbucks tại một quán cà phê ở Bắc Carolina, Mỹ – người đã làm việc 19 năm tại công ty, quyết định của Schultz về chế độ phúc lợi chăm sóc sức khỏe tượng trưng cho Starbucks trước đây.
“Trước đây, đây từng là nơi tuyệt vời để làm việc”, nhân viên này cho biết. “Mọi người sẽ không rời Starbucks trừ khi họ là sinh viên đại học và thăng tiến lên một sự nghiệp cao hơn, hoặc họ đã đến tuổi nghỉ hưu cùng công ty”.
Hiện Starbucks đang ở ngã ba đường. Công ty đã dành nhiều năm đấu tranh với nhân viên tại hàng trăm cửa hàng khi họ cố gắng thành lập công đoàn và đàm phán hợp đồng – mặc dù vào năm nay, Starbucks đã nói rằng họ sẽ ngồi lại để thương lượng với những nhân viên đó.
Công ty cũng đang trong quá trình thay đổi CEO. Starbucks cho biết vào tháng trước rằng CEO của Chipotle Brian Niccol sẽ thay thế Laxman Narasimhan làm CEO kể từ ngày 9/9. Sự thay đổi này diễn ra khi Starbucks phải đối mặt với tình trạng doanh số bán hàng sụt giảm tại Mỹ, thời gian chờ đợi của khách hàng kéo dài và những thách thức trong hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc.
Bên cạnh lựa chọn chăm sóc sức khỏe liên tục cho những người làm việc bán thời gian, người nhân viên nhắc tới ở đầu bài viết còn chỉ ra chương trình trợ cấp cổ phiếu của công ty, được gọi là Bean Stock, cũng như quyết định gọi nhân viên cửa hàng là “đối tác”. Starbucks bắt đầu cả hai chương trình này vào năm 1991, trong những năm đầu Schultz giữ chức CEO.
Người nhân viên này bắt đầu làm việc tại Starbucks vào giữa những năm 2000, anh cho biết công ty có tiếng là đối xử tốt với nhân viên khi anh gia nhập. Nhưng những thay đổi trong vài năm qua, chẳng hạn như cắt giảm biên chế tại cửa hàng của anh và lượng đơn đặt hàng qua thiết bị di động ngày càng tăng, đã thay đổi hình ảnh đó.
Anh cho biết, địa điểm Starbucks nơi mình làm việc hiện có hai hoặc ba người trực hầu hết các ca, giảm từ mức năm người cách đây vài năm. Điều đó khiến các đối tác phải căng thẳng hơn, đặc biệt là với một luồng đơn hàng liên tục được đặt qua ứng dụng Starbucks và ít thời gian hơn để phục vụ khách hàng đặt hàng tại cửa hàng.
“Bắt đầu là một công việc tại một quán cà phê hợp thời nhưng rồi giờ đây, Starbucks đã biến thành một đế chế thức ăn nhanh vô hồn”, nhân viên này cho biết.
Anh nói thêm, ám chỉ đến giai đoạn sau khi Schultz từ chức CEO vào năm 2017. “Kể từ khi Howard rời đi, tôi thấy mọi thứ thực sự đi xuống”.
Người phát ngôn của Starbucks thì cho biết công ty tìm kiếm phản hồi từ nhân viên thông qua các cuộc khảo sát và cuộc họp giữa nhân viên và ban lãnh đạo. Nhân viên cửa hàng “có nhiều cơ hội trong suốt cả năm để bày tỏ ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm và đề xuất các lĩnh vực cần cải thiện”.
Các nhà phân tích Phố Wall đã ca ngợi CEO mới Niccol là chuyên gia xoay chuyển tình thế mà Starbucks cần, đồng thời trích dẫn mức giá cổ phiếu Chipotle tăng gấp nhiều lần trong nhiệm kỳ của ông.
Nhưng nhân viên Starbucks tại cửa hàng ở Bắc Carolina lại không lạc quan như vậy. Anh nói với BI rằng không tin tưởng Niccol sẽ giải quyết được các vấn đề mà anh thấy ở cửa hàng của mình, bao gồm tình trạng thiếu giờ làm việc kinh niên của nhân viên và sự gia tăng các đơn đặt hàng qua thiết bị di động có xu hướng làm quá tải nhân viên đang làm nhiệm vụ.
Người phát ngôn của Starbucks từ chối bình luận về bất kỳ kế hoạch ban đầu nào mà Niccol có về chế độ đãi ngộ hoặc điều kiện làm việc của nhân viên. Người phát ngôn lưu ý rằng mức lương của nhân viên pha chế dao động “từ 15,25 đến 26 USD một giờ”.
Nhân viên ở Bắc Carolina này cũng chỉ ra một lý do khác khiến anh không mấy hy vọng: Đó là nhà hàng Chipotle gần Starbucks nơi anh làm việc.
“Bất kể thời gian nào trong ngày tôi đến, họ luôn có vẻ bực bội”, anh nói về những nhân viên Chipotle mà anh thấy ở đó. “Và đôi khi có vẻ như họ không có đủ người làm việc”.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo dữ liệu từ WJS, lợi nhuận ròng của Huawei Technologies tăng 18% trong nửa đầu năm, nhờ doanh số bán điện thoại thông minh tăng mạnh và tăng trưởng tốt trong mảng kinh doanh ô tô.
Theo số liệu do công ty này công bố hôm thứ năm, lợi nhuận ròng tăng lên 54,9 tỷ nhân dân tệ, tương đương 7,70 tỷ USD, từ mức 46,6 tỷ nhân dân tệ của một năm trước. Doanh thu tăng 34% lên 417,5 tỷ nhân dân tệ.
Huawei cho biết các doanh nghiệp giải pháp ô tô thông minh và tiêu dùng của họ đã tăng trưởng nhanh chóng trong giai đoạn này.
Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ trong mảng kinh doanh xe điện của mình bằng cách hợp tác với các nhà sản xuất ô tô, tận dụng lợi thế của mình trong công nghệ lái xe tự động và hệ thống phần mềm trên ô tô.
Hôm thứ ba tuần trước, BYD cho biết họ đang hợp tác với Huawei về công nghệ lái xe tự động và sẽ sử dụng hệ thống tự lái mới nhất của công ty công nghệ này cho mẫu SUV địa hình Bao 8 của thương hiệu cao cấp Fangchengbao, dự kiến ra mắt vào cuối năm nay.
Nền tảng Qiankun ADS3.0 của gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc, được tung ra vào tháng 4, đã được sử dụng trong các mẫu xe mới của nhiều đối tác xe điện khác nhau, bao gồm AITO của Seres, Stelato của BAIC và Luxeed của Chery.
Huawei báo cáo một số số liệu tài chính chưa được kiểm toán trong suốt cả năm và phát hành báo cáo thường niên được kiểm toán chi tiết hơn vào mỗi mùa xuân. Báo cáo không cung cấp dữ liệu được chia nhỏ theo phân khúc kinh doanh trong nửa đầu năm.
Trong quý 2, Huawei là nhà bán điện thoại thông minh số 2 tại Trung Quốc, thị trường điện thoại thông minh lớn nhất thế giới, với thị phần 18,1%, theo công ty nghiên cứu thị trường International Data Corp.
Counterpoint Research cho biết doanh số của Huawei đã tăng 44,5% trong quý so với cùng kỳ năm trước, mức tăng trưởng nhanh nhất trong số các nhà sản xuất thiết bị gốc của Trung Quốc, nhờ vào dòng Pura 70 và Nova 12. Công ty đã ra mắt dòng Pura 70 vào tháng 4.
Công ty công nghệ Trung Quốc đã đầu tư vào mảng kinh doanh ô tô khi Bắc Kinh tăng cường hỗ trợ cho các ngành công nghệ cao như một phần trong nỗ lực giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế vào lĩnh vực bất động sản để tăng trưởng.
Avatr Technology, công ty được Changan Automobile hậu thuẫn, cho biết trong một hồ sơ nộp lên sàn giao dịch chứng khoán tuần trước rằng họ sẽ mua 10% cổ phần của Yinwang Smart Technology, đơn vị ô tô của Huawei cung cấp công nghệ lái xe tự động cho các nhà sản xuất ô tô, định giá công ty ở mức 115 tỷ nhân dân tệ. Seres cho biết hôm thứ hai rằng họ sẽ mua 10% cổ phần của Yinwang.
Năm ngoái, Huawei đã tăng gấp đôi lợi nhuận ròng khi xây dựng lại thị phần của các doanh nghiệp cốt lõi trong lĩnh vực điện tử tiêu dùng và điện toán đám mây, vốn đã bị xói mòn nghiêm trọng do nhiều năm chịu lệnh trừng phạt của Mỹ hạn chế khả năng tiếp cận chất bán dẫn tiên tiến.
PHÚT THĂNG TRẦM
Huawei được thành lập vào năm 1987 bởi Ren Zhengfei, hiện 79 tuổi, với tư cách là nhà sản xuất thiết bị chuyển mạch điện thoại. Sau đó, công ty đã trở thành một trong những nhà sản xuất điện thoại thông minh và thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới và là một trong những công ty tư nhân có lợi nhuận cao nhất tại Trung Quốc. Công ty cũng đã thâm nhập ra ngoài Trung Quốc, với khoảng 48% doanh thu đến từ các khách hàng quốc tế vào năm 2018.
Khi căng thẳng Mỹ-Trung leo thang, các quan chức phương Tây ngày càng lo ngại rằng Huawei có thể gây ra rủi ro an ninh cho các quốc gia sử dụng thiết bị của công ty này. Nhận thức của nước ngoài về công ty này trở nên tồi tệ hơn khi Mạnh Vãn Chu, một giám đốc điều hành của Huawei và là con gái của nhà sáng lập Nhậm Chính Phi, bị bắt giữ tại Canada vào năm 2018 vì cáo buộc vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran.
Chính quyền ông Trump, vốn đã vận động các đồng minh loại Huawei khỏi mạng lưới của họ, đã thêm công ty này vào danh sách đen thương mại của Bộ Thương mại, cấm các công ty như Intel, Qualcomm và Google cung cấp công nghệ từ Mỹ cho Huawei mà không có giấy phép.
Ngay sau đó, các nhà lãnh đạo Huawei tuyên bố rằng mọi sản phẩm họ sản xuất trong tương lai phải có thể hoàn toàn dựa vào các thành phần do các công ty Trung Quốc phát triển.
Trong bài phát biểu trước công chúng vào năm ngoái, ông Nhậm Chính Phi nhớ lại rằng một giám đốc điều hành của Huawei đã nói với ông: “Nước Mỹ không hiểu rằng với đòn giáng này, họ đang biến người ủng hộ lớn nhất của Mỹ thành kẻ chỉ trích lớn nhất”.
Thậm chí, ở trụ sở Huawei, nhân viên còn thường xuyên được nghe khẩu hiệu: “Anh hùng cũng cần được rèn luyện, không phải tự nhiên sinh ra”.
Tuy nhiên, trong một thời gian, có vẻ như Huawei sẽ phải vật lộn để duy trì vị thế. Năm 2021, doanh thu của công ty đã giảm gần 30% so với năm trước. Hoạt động kinh doanh thiết bị viễn thông cốt lõi của công ty đang gặp khó khăn. iPhone của Apple đã chiếm lĩnh thị phần điện thoại thông minh của Huawei.
Theo Chris Peirera, cựu giám đốc cấp cao phụ trách quan hệ công chúng của Huawei, Huawei tập trung vào việc xây dựng thêm chuỗi cung ứng của riêng mình và mở rộng sang các lĩnh vực mới có thể tạo ra doanh thu để giúp công ty tiếp tục hoạt động, bao gồm điện toán đám mây và các dịch vụ khác. Ông cho biết Nhậm Chính Phi là một nhà lãnh đạo có động lực.
“Trước đây, chúng ta theo đuổi lý tưởng toàn cầu hóa, quyết tâm phục vụ nhân loại. Nhưng mục tiêu của chúng ta bây giờ là gì? Đó là tồn tại. Chúng ta sẽ kiếm tiền ở bất cứ nơi nào có thể”, ông Nhậm sau đó nói với nhân viên trong một lá thư nội bộ.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
CEO các công ty niêm yết trên sàn tại Việt Nam có thu nhập năm 2023 bình quân 2,5 tỷ đồng mỗi người.
Thông tin nêu trong báo cáo “Thu nhập của Tổng giám đốc và Hội đồng Quản trị tại các công ty đại chúng ở Việt Nam năm 2023” do FiinGroup và FiinRatings vừa công bố. Phân tích được thực hiện dựa trên kết quả khảo sát từ 200 công ty đại chúng đại diện 85,6% tổng giá trị vốn hóa trên 3 sàn tại thời điểm cuối năm 2023.
Thu nhập được định nghĩa gồm thù lao, tiền lương, phụ cấp và thưởng phát sinh, được chi trả từ quỹ lương trong một năm tài chính của công ty. Trong khi, các khoản khác không được tính bao gồm ESOP, Cổ tức, cổ phiếu thưởng, các lợi ích khác ví dụ như nhà ở, học phí cho con, bảo hiểm gia đình, hạn mức đi lại.
Năm qua, Tổng giám đốc Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) Nguyễn Thị Thu Hương nhận thu nhập cao nhất, với 17 tỷ đồng. Top 15 doanh nghiệp đại chúng trả thu nhập cho CEO dao động ở mức 5,4-17 tỷ đồng. Một số trong top này có CEO là người nước ngoài gồm Masan (MSN), Bất động sản Nam Long (NLG).
Xét theo ngành, dù đang trải qua giai đoạn khó khăn, hiệu quả hoạt động giảm nhưng thu nhập cho vị trí CEO bất động sản vẫn cao nhất, đạt 4,9 tỷ đồng. Tiếp theo là dịch vụ tài chính (chủ yếu là chứng khoán) và bảo hiểm, lần lượt đạt 4,5 tỷ đồng và 3 tỷ đồng.
Công nghệ thông tin, ngân hàng và bán lẻ là các ngành có hiệu quả hoạt động tốt hơn mặt bằng chung với tỷ suất ROE cao (>15% trong năm 2023) nhưng thu nhập bình quân của CEO lại tương đối thấp. Lý do chính là thu nhập này chưa tính đến giá trị của số cổ phiếu thưởng theo ESOP mà ban lãnh đạo nhận được.
Năm 2023, nhiều ngành với tỷ lệ hoàn thành kế hoạch lợi nhuận sau thuế cao có tăng trưởng mạnh về thu nhập bình quân của vị trí CEO, bao gồm dầu khí, dịch vụ tài chính (chủ yếu chứng khoán), bảo hiểm. Ngược lại, trong bối cảnh sức cầu tiêu dùng ở mức thấp, bán lẻ, tài nguyên cơ bản (thép, gỗ) có kết quả “thất vọng” nên thu nhập bình quân của CEO giảm so với 2022.
Xét quy mô, thu nhập của CEO ở nhóm vốn hóa lớn (quy mô vốn hóa từ 25.000 tỷ đồng) vượt xa mặt bằng chung, cao hơn khoảng 52% so với mức bình quân toàn thị trường trong năm 2023. Theo FiinGroup và FiinRatings, điều này khá hợp lý khi hiệu quả hoạt động ở nhóm vốn hóa lớn tích cực hơn so với hai nhóm còn lại.
Xét theo loại hình, thu nhập của CEO nhóm doanh nghiệp nhà nước chi phối chưa bằng gần một nửa so với nhóm doanh nghiệp tư nhân cho dù hiệu quả hoạt động (thể hiện qua tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu – ROE) khá tương đồng. Điều này xuất phát từ thực tế là vị trí Chủ tịch hội đồng quản trị trong các doanh nghiệp nhà nước cũng là các vị trí có tính chất điều hành theo cơ chế hiện nay.
Bên cạnh thu nhập CEO, báo cáo cho biết mức bình quân thu nhập của chủ tịch hội đồng quản trị các công ty đại chúng năm qua là 1,7 tỷ đồng. Ngân hàng và dịch vụ tài chính (chủ yếu là công ty chứng khoán) có thu nhập bình quân của vị trí này cao nhất, nhờ đặc thù tham gia điều hành của các lãnh đạo này.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Gojek sẽ chấm dứt hoạt động kinh doanh tại Việt Nam từ 16/9, đại diện kỳ lân gọi xe này cho biết.
Kỳ lân gọi xe và giao đồ ăn Gojek quyết định tạm biệt với thị trường Việt Nam, đại diện công ty này cho biết.
Đây được coi là một bước tiến chiến lược nhằm củng cố hoạt động kinh doanh của công ty, cho phép đơn vị này tập trung vào các hoạt động có thể mang đến tác động đáng kể lên thị trường một cách bền vững.
“Chúng tôi gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến toàn bộ nhân viên, người dùng, các đối tác tài xế, đối tác nhà hàng, những người đã đóng góp và là một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của Gojek tại Việt Nam. Chúng tôi sẽ thực hiện các hỗ trợ cần thiết đối với tất cả các bên bị ảnh hưởng trong suốt quá trình chuyển tiếp này, đồng thời tuân thủ các quy định và pháp luật hiện hành”, phía Gojek chia sẻ.
Gojek từng là đối thủ đáng gờm của Grab khi ra mắt thị trường Việt Nam hồi tháng 8/2018 với một loạt chương trình đồng giá chuyến đi từ 1.000 đồng, 5.000 đồng, rồi 10.000 đồng. Thương hiệu GoViet cùng sắc đỏ rực ngày ấy đã trở thành đối trọng với màu xanh lá của kỳ lân gọi xe đến từ Malaysia.
Tháng 8/2020, GoViet đổi tên thành Gojek Việt Nam, màu sắc thương hiệu cũng đồng nhất với công ty mẹ ở Indonesia. Tháng 5/2021, Gojek sáp nhập với Tokopedia lấy tên công ty là GoTo. Hiện GoTo là hệ sinh thái kỹ thuật số lớn nhất Indonesia, bao gồm 3 đơn vị là Gojek, Tokopedia và GoTo Financial.
Theo phân tích của Công ty Chứng khoán FPT (FPTS), thị trường bia Việt Nam được chia thành 3 phân khúc tiêu thụ chính dựa trên giá bán của sản phẩm gồm phổ thông, trung cấp và cao cấp.
Phân khúc trung cấp và cao cấp thường tập trung các dòng bia chai và lon của các doanh nghiệp như Sabeco, Habeco, Heineken, Carlsberg… Mặt khác, mặt hàng phổ thông chủ yếu là các dòng bia hơi.
Tăng chi cho bia cao cấp
Hiện nay, những sản phẩm cao cấp thường có giá cao hơn bình quân 30-40% so với phân khúc trung cấp. Bất chấp chênh lệch về giá, các chuyên gia từ FPTS cho rằng thị hiếu của người tiêu dùng trong ngành bia đang dần thay đổi với nhu cầu về hương vị và chất lượng ngày càng cao.
Nếu như trước đây, tiêu thụ bia của Việt Nam tập trung chủ yếu ở phân khúc phổ thông và trung cấp (chiếm khoảng 77% tổng sản lượng tiêu thụ năm 2013) với các thương hiệu lâu đời và phổ biến như bia Sài Gòn, 333, Hà Nội, Huda, Larue… thì hiện lượng tiêu thụ đang không ngừng mở rộng sang phân khúc cao cấp với chất lượng và trải nghiệm hương vị tốt hơn.
Sản lượng tiêu thụ bia phân khúc cao cấp đã đạt mức tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) khoảng 8,5% trong giai đoạn 2013-2023, cao hơn so với mức tăng trưởng toàn ngành là 3,2%/năm và chiếm khoảng 37,4% tổng sản lượng tiêu thụ năm 2023 trong khi tỷ lệ năm 2013 chỉ đạt 22,7%.
Trong đó, mức thu nhập bình quân ngày càng cải thiện khiến người tiêu dùng hiện nay quan tâm nhiều hơn đến chất lượng và hương vị bia hơn là số lượng.
Theo khảo sát của Deloitte vào cuối năm 2021, có đến 55% người trả lời khảo sát cân nhắc về chất lượng và 46% người trả lời khảo sát cân nhắc về hương vị khi đưa ra quyết định mua các sản phẩm đồ uống có cồn.
Khảo sát của AC Nielsen vào cuối năm 2022 cũng cho thấy có đến 88% người uống bia sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm có chất lượng cao.
Khó có cơ hội cho “người mới”
Hiện nay, thị trường bia Việt Nam chủ yếu do 4 “ông lớn” nắm giữ là Heineken, Sabeco, Carlsberg và Habeco với xấp xỉ 94% thị phần (Market Share) toàn ngành năm 2023. Phần còn lại chỉ là các doanh nghiệp bia với quy mô nhỏ, chủ yếu phục vụ tiêu thụ tại địa phương.
Thị trường bia đang là “cuộc đua song mã” giữa Sabeco và Heineken khi 2 ông lớn này chiếm lần lượt là 33,9% và 43% tổng sản lượng bia tiêu thụ toàn ngành năm 2023.
Theo FPTS, rào cản gia nhập ngành bia khá cao do mức độ tập trung của ngành lớn. Các doanh nghiệp đầu ngành thường có hệ thống phân phối bao phủ khắp toàn quốc và mức độ nhận diện thương hiệu cao. Vì vậy, các doanh nghiệp mới gia nhập rất khó cạnh tranh với những doanh nghiệp lớn và đã tồn tại lâu năm trong ngành.
Thị trường bia Việt Nam là cuộc đua giữa Sabeco và Heineken. Ảnh: FPTS Research
Với những yếu tố trên, các doanh nghiệp lớn trong ngành thường cạnh tranh gay gắt để mở rộng thị phần, tập trung tại 2 yếu tố gồm danh mục sản phẩm và mức độ nhận diện thương hiệu.
Các doanh nghiệp trong ngành thường tăng cường đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và đa dạng danh mục sản phẩm để phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng nội địa.
Giai đoạn 2018-2023, thống kê cho thấy các doanh nghiệp bia lớn liên tục cho ra mắt các sản phẩm mới và tái ra mắt sản phẩm cũ với diện mạo mới để đáp ứng thị hiếu đang dần thay đổi của người tiêu dùng.
Mặt khác, các doanh nghiệp cũng đầu tư mạnh cho các hoạt động bán hàng như quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại để tăng độ nhận diện thương hiệu và kích cầu tiêu thụ. Công ty chứng khoán này ước tính các doanh nghiệp bia nội địa dành bình quân 13-15% doanh thu để chi cho các hoạt động bán hàng, cao hơn 2-3 điểm % so với mức trung bình của ngành F&B.
Ai làm chủ thị phần bia cao cấp?
Bên cạnh các sản phẩm bia quen thuộc ở phân khúc giá phải chăng, việc nhu cầu tiêu thụ dần gia tăng ở dòng bia cao cấp với đa dạng hương vị buộc các nhà sản xuất bia phải luôn đổi mới.
Điển hình như Heineken, không chỉ đẩy mạnh phát triển các dòng bia chủ lực và lâu đời gồm Tiger nguyên bản, Heineken nguyên bản và Larue (ước tính chiếm 90% tổng sản lượng tiêu thụ giai đoạn 2018-2023), hãng còn tăng cường nghiên cứu và cho ra mắt các sản phẩm cao cấp mới với đa dạng hương vị như Heineken Silver nồng độ cồn thấp, Heineken 0.0 không cồn, Tiger Platium từ lúa mỳ kết hợp với hương vỏ cam..
Các nhà sản xuất bắt buộc phải làm mới thương hiệu. Ảnh: FPTS Research.
Tính đến năm 2023, sản lượng tiêu thụ các sản phẩm bia cao cấp của Heineken đã tăng từ mức 29,8% năm 2018 lên 33,7% trên tổng sản lượng bia tiêu thụ của Việt Nam.
Không chỉ riêng Heineken, một doanh nghiệp bia ngoại khác là Carlsberg cũng tăng cường ra mắt các sản phẩm bia cao cấp trong năm 2022-2023 như 1664 Blanc, Carlsberg Danish Pilsner và Tuborg Ice.
Đối với Sabeco, danh mục sản phẩm của doanh nghiệp ít đa dạng hơn so với các hãng bia ngoại khi phân khúc bia trung cấp với các dòng sản phẩm lâu đời là 333, Saigon Lager và Saigon Export chiếm bình quân 98% giai đoạn 2018-2023. Điều này làm hạn chế việc tiếp cận đa dạng tiệp khách hàng của doanh nghiệp khi thị hiếu của người tiêu dùng đang dần thay đổi.
Dẫu vậy, doanh nghiệp cũng tích cực nghiên cứu và đưa ra các sản phẩm mới, chủ yếu là các sản phẩm cũ với hương vị không đổi mà chỉ thay đổi về bao bì. Những nguyên nhân trên gây tác động tiêu cực khiến thị phần bia của Sabeco duy trì đà giảm trong giai đoạn 2018-2023.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Ngày 4/9, SK Group (Hàn Quốc) và Masan Group (mã MSN) công bố thông tin 2 tập đoàn này đã cùng thống nhất gia hạn thời gian thực hiện quyền chọn bán của SK Group với Masan Group thêm tối đa 5 năm.
Ngoài ra, SK Group sẽ chuyển nhượng lại toàn bộ 7,1% cổ phần tại WinCommerce (WCM) cho Masan Group với giá 200 triệu USD. WCM là công ty sở hữu và vận hành chuỗi bán lẻ hiện đại lớn nhất Việt Nam với hơn 130 siêu thị WinMart và hơn 3.600 siêu thị mini WinMart+/WiN.
Masan cho biết, việc gia tăng sở hữu tại WCM giúp tập đoàn này tăng cường khả năng kiểm soát và thúc đẩy tăng trưởng của hoạt động kinh doanh cốt lõi trong dài hạn.
Đồng thời, là một phần trong chiến lược đầu tư, Masan sẽ nhận quyền mua số cổ phần còn lại của SK Group tại WCM trong tương lai với giá gốc SK đầu tư.
Về phía SK Group, tập đoàn này cho hay việc chuyển nhượng một phần cổ phần sở hữu tại WCM giúp SK Group ghi nhận lợi nhuận, đồng thời tiếp tục đầu tư dài hạn vào Masan với việc gia hạn quyền chọn bán.
Việc chuyển nhượng một phần sở hữu tại WCM nằm trong kế hoạch tái cơ cấu danh mục đầu tư thường kỳ của SK Group. Tập đoàn này vẫn có niềm tin vững chắc vào quỹ đạo tăng trưởng và lợi nhuận của Masan cũng như tốc độ tăng trưởng tiêu dùng của Việt Nam trong dài hạn. SK Group và Masan Group sẽ cùng nhau hợp tác để hiện thực hóa cơ hội này.
Trước đó, vào năm 2018, SK Group đã trở thành cổ đông lớn của Masan sau khi chi ra khoảng 450 triệu USD (khoảng 530 tỷ Won theo tỷ giá thời điểm đó) để mua 9,5% vốn của Masan Group và nắm giữ quyền chọn bán cổ phần cho Masan vào năm 2024.
Đến giữa tháng 11/2021, SK Group thông qua công ty con là SK South East Asia Investment tiếp tục chi 410 triệu USD (khoảng 460 tỷ Won ) để mua 16,3% cổ phần của WinCommerce – công ty con của Masan như một phần của quan hệ đối tác chiến lược với công ty mẹ Masan Group.
Cũng trong tháng 11/2021, SK Group đã đầu tư 340 triệu USD để mua cổ phần 4,9% cổ phần của The CrownX. Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của Masan và SK Group tại The CrownX lần lượt là 85% và 4,9%.
Theo báo cáo quản trị năm 2023 của Masan, tại ngày 31/12/2023, SK Group thông qua SK Investment Vina I Pte đang nắm 9,26% cổ phần Masan Group và là cổ đông nước ngoài lớn nhất của Masan.
Về hoạt động kinh doanh của WinCommerce, 6 tháng đầu năm 2024 chuỗi bán lẻ này vẫn lỗ sau thuế hơn 223 tỷ đồng nhưng khoản lỗ này đã giảm gần 42% so với cùng kỳ.
Đáng chú ý, lần đầu sau gần 10 năm hoạt động WinCommerce đã bắt đầu ghi nhận lợi nhuận sau thuế dương trên toàn hệ thống trong tháng 6 và 7/2024 nhờ doanh thu tăng nhanh và mở rộng thành công các mô hình cửa hàng mới để phục vụ người tiêu dùng Việt Nam ở cả khu vực thành thị và nông thôn. Điều này đánh dấu một cột mốc quan trọng trong chiến lược bán lẻ của WCM khi các phát kiến đổi mới và tối ưu vận hành đã mang lại lợi nhuận bền vững.
“WinCommerce đã và đang bước vào giai đoạn mang về lợi nhuận. Chúng tôi kỳ vọng xu hướng này sẽ tiếp tục tăng tốc khi chúng tôi đạt được mức tăng trưởng Like-For-Like, mở cửa hàng mới thành công và thúc đẩy sự phát triển của thị trường bán lẻ hiện đại Việt Nam trong trung hạn. Chúng tôi đánh giá cao cách tiếp cận hợp tác của SK Group giúp tối đa hóa giá trị cổ đông cho tất cả các bên liên quan”, ông Danny Le, Tổng Giám đốc của Masan Group cho biết.
Trong quý II/2024, WinCommerce ghi nhận 172 tỷ đồng EBITDA, tăng 11,1% so với cùng kỳ. Nếu loại trừ lợi nhuận một lần từ việc thí điểm phân phối sản phẩm tài chính trong năm 2023, EBITDA tăng 33% so với cùng kỳ năm trước.
Với kết quả trên, ban lãnh đạo Masan kỳ vọng, WinComerce có thể đạt được lợi nhuận sau thuế dương trong quý III và quý IV/2024 nếu chuỗi bán lẻ này duy trì được mức tăng trưởng doanh thu là 9% trong 2 quý cuối năm. Do đó, trong ngắn hạn, WinCommerce sẽ tập trung vào việc cải thiện tăng trưởng doanh thu thông qua tăng lượng khách hàng và giá trị trung bình hóa đơn. Trong trung hạn, WinCommerce có kế hoạch tăng đóng góp doanh số từ các nhãn hàng riêng.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Thương hiệu IDP sau 20 năm thành lập đổi tên thành LOF, cam kết tạo giá trị với tình yêu thương, kỳ vọng đạt doanh thu tỷ USD với dải sản phẩm đa dạng.
Cùng với thương hiệu mới, trụ sở chính của công ty chuyển từ huyện Ba Vì, Hà Nội đến Khu công nghiệp Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương. Phân tích về lý do của sự thay đổi cũng như chiến lược trong thời gian tới, ông Bùi Hoàng Sang, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Quốc tế LOF đưa ra chia sẻ bên dưới.
– Tình hình kinh doanh của LOF trong nửa đầu năm 2024 thế nào, thưa ông?
– Năm 2023 là một năm kinh tế cũng gặp nhiều khó khăn, điều này mỗi người đều có thể cảm nhận qua những hình ảnh nhiều cửa hàng treo biển đóng cửa, nhiều khu công nghiệp ảm đạm, con số lạm phát…
Cuối năm ngoái, các chuyên gia ngành kinh tế đều kỳ vọng 2024 “dễ thở” hơn, nhưng thực tế mọi thứ vẫn khó khăn. Năm nay, GDP có sự tăng trưởng nhưng nhu cầu tiêu dùng nội địa không cao. Điều này trở thành thách thức rất lớn với doanh nghiệp vì ngành sữa chủ yếu dựa vào sức mua trong nước.
Tuy vậy, dựa trên một số tín hiệu lạc quan của nền kinh tế, tôi kỳ vọng đến hết 2025, nhiều khó khăn sẽ được tháo gỡ. Khi nền kinh tế đi lên, người dân có thu nhập cao hơn, họ sẽ sẵn sàng chi tiêu cho sữa và các thức uống, thực phẩm dinh dưỡng. Lúc này, ngành tiêu dùng nhanh sẽ trở lại đà sôi động.
Khó khăn còn nhiều nhưng LOF vẫn duy trì “đặc sản” vốn có: sự lạc quan để tìm hướng đi mới. Thực tế, trước khi ngành kinh tế khủng hoảng, ngành sữa vẫn biến động theo đồ thị hình sin. Ví như mùa đông, trời lạnh các em uống sữa ít. Hay dịp hè, trẻ em không đi học nên ở nhà được mẹ lên thực đơn đầy đủ, cũng ít phải dùng thức uống bổ sung như sữa. Đó là những quãng thời gian doanh số sụt giảm và chúng tôi đã có kinh nghiệm “tác chiến” với những quãng lặng này.
Khi nhìn thấy nhu cầu của thị trường đi xuống, chúng tôi tập trung phân tích tìm ra vấn đề. Bóc tách được vấn đề là tự khắc sẽ có lời giải. Đơn cử, nếu doanh số thấp chúng tôi sẽ nhìn xem độ bao phủ tốt chưa, việc trình bày ở từng đại lý đã bắt mắt chưa, trẻ có cơ hội để biết có quà tặng mới của LOF chưa…
Một bí quyết của tôi là: lắng nghe và thấu hiểu người tiêu dùng để phát triển những dòng sản phẩm đáp ứng được nhu cầu tiềm ẩn của họ. Kết thúc quý I/2024, lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 223 tỷ đồng – tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài thị trường nội địa, chúng tôi còn có trụ sở ở Campuchia, Indonesia. Trong đó, doanh thu từ Campuchia đóng góp 10% vào tổng doanh số.
– Sau khi nhận vị trí CEO công ty, ông quyết định đổi tên từ IDP sang LOF, điều này có ý nghĩa gì?
– Với một công ty kinh doanh, tên thương hiệu có ý nghĩa khá quan trọng, nó đại diện và nâng đỡ cho sản phẩm. Nhưng khi nhắc về IDP, người dùng không biết, không hiểu, họ chỉ biết sữa Kun, Malto, Lof, Lof Ba Vì… Chính vì vậy, tôi nảy ra ý tưởng, tại sao không dùng những gì đã thân thuộc, gắn bó với người dùng để làm tên cho thương hiệu.
Quan trọng hơn, LOF thường được chúng tôi diễn giải là “Lots of love” (Rất nhiều tình yêu). Việc đổi tên thương hiệu cũng nhằm truyền tải văn hóa công ty – yếu tố nền tảng trong việc vận hành. Tôi thường giải thích với mọi người, chiến lược và văn hóa là hai gọng kìm để công ty phát triển, thiếu một trong hai đều không thể đi lên.
Yếu tố văn hóa cần được chú trọng hơn. Công ty hội tụ nhân sự từ đa vùng miền, quốc gia, nếu không có văn hóa định hình thì các mảnh ghép sẽ rời rạc. Mỗi nhân viên cần xác định chúng ta là ai, làm việc thế nào, đối xử, vận hành công ty ra sao, dù nam hay nữ, ngoại quốc hay dân tộc phải chung một văn hóa thì mới đi lên.
Tôi gọi đây là thời điểm xây dựng và lan tỏa. Đổi tên công ty là phụ, xây dựng văn hóa mới là cốt yếu, quan trọng, mang theo cả một tinh thần, lan tỏa cho từng người để đối tác tin tưởng và sẵn sàng.
Nhưng phía sau đó không dễ dàng. Đầu tiên, bạn cần một kế hoạch rõ ràng và hiệu quả. Trong bản kế hoạch đó, đừng dùng những từ hay ho nhưng vô nghĩa, hãy xác định đâu là nền tảng. Với LOF, mọi mối quan hệ, môi trường, hoạt động đều cam kết tạo giá trị với tình yêu thương.
Quá trình chuẩn bị cho việc thay đổi tên thương hiệu kéo dài suốt một năm qua. Trong nội tại công ty, chúng tôi khuyến khích tình yêu thương lan tỏa, xây dựng quy trình để tạo thay đổi về nguyên tắc cư xử và văn hóa doanh nghiệp. Để quá trình này đạt hiệu quả, người đứng đầu phải cam kết, gương mẫu. Cả tổ chức đều hướng tới việc thấu hiểu bằng tình thương, chưa đúng làm cho đúng, chưa có thì làm cho có.
– Cùng với tên gọi mới, chiến lược của LOF là gì?
– Trong Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023, IDP đặt mục tiêu doanh thu thuần năm nay là 7.800-8.000 tỷ đồng, tương ứng tăng 17-20% so với 2023. Con số lợi nhuận dự kiến ở mức 850-950 tỷ đồng.
Cùng với việc thay đổi tên gọi IDP thành LOF, chúng tôi có chiến lược: cung cấp sản phẩm ăn uống chất lượng cao, trở thành một phần trong mỗi gia đình Việt, biến LOF trở thành một mảnh ghép yêu thương với họ.
Bên cạnh, việc xây dựng nền tảng, quy trình quản trị mới, chúng tôi sẽ tận dụng lợi thế mà các tập đoàn lớn không có, đó là chiến lược linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế tốc độ ra quyết định chớp nhoáng, chiến thắng về cơ hội.
Có một chuyện vui là khi làm ra sản phẩm mới, mọi người đưa tôi thử và hỏi: “Có ngon không anh”, tôi lắc đầu nói đừng hỏi tôi. Bởi tôi không phải nhóm tiêu dùng của dòng sữa đó. Vì vậy dù cả công ty vỗ tay rần rần khen ngon nhưng đứa trẻ 6 tuổi nếm vào không muốn uống hết hộp thì sao bán tốt được.
Tôi đặc biệt nhấn mạnh với đội ngũ: lấy người tiêu dùng làm gốc, nghĩ đến họ đầu tiên bởi hành vi của họ quyết định thành hay bại trên thị trường. Toàn công ty tập trung làm sao thỏa mãn nhu cầu tiềm ẩn ở trong người tiêu dùng, đọc được nó, khơi gợi lên nó để mang đến những sản phẩm đi trước thời đại, vượt mong đợi.
LOF vừa tung ra một số sản phẩm mới, chiến lược “nghĩ đến người dùng” thể hiện ra sao trên các dòng sản phẩm này và kết quả kinh doanh thế nào?
– Cuối quý I/2024, chúng tôi ra mắt một số sản phẩm như Sữa thạch Kun Kun, Bánh gạo dinh dưỡng Kun, tất cả đều thành công ngoài dự đoán.
Sữa thạch Kun Kun tăng trưởng tốt nhất trong tất cả sản phẩm,đóng góp khoảng 20% doanh thu cho LOF. Điều này đến từ chiến lược rõ ràng: chỉ tung những mặt hàng được người tiêu dùng thích thú, nếu có đối thủ thì sản phẩm phải mình phải vượt trội hơn, chúng tôi mới bán ta. Chúng tôi kiên trì phục vụ phục vụ người tiêu dùng thông qua những sản phẩm được nghiên cứu kỹ lưỡng.
Với sữa thạch, chúng tôi nhìn về nguồn gốc thương hiệu Kun – một người bạn vui vẻ nhất của trẻ em Việt Nam từ nhiều năm qua, đặc biệt là các bé ở độ tuổi từ 3-10. Nhắc đến Kun, mọi người nhớ ngay: Cùng Kun làm việc tốt, Vận động mỗi ngày, Giải chạy marathon, phim hoạt hình, các món đồ chơi hữu ích… tức là thấy Kun là thấy vui vẻ. Vậy mình cũng tạo ra một sản phẩm thức uống vui vẻ: uống có nhai.
Vì bây giờ nhu cầu uống không chỉ là uống mà còn thích cảm giác nhai, như các món trà sữa có thêm trân châu. Vì vậy để làm người tiêu dùng vui hơn, chúng tôi đưa thạch vào sữa, khi thử nghiệm 100% người uống đều nói: thích thú vì cảm giác lạ trong miệng.
Từ lúc ý tưởng đến thành phẩm mất ít nhất 9 tháng. Thực tế ý tưởng này đã ấp ủ từ 4 năm trước nhưng đến nay mới đi vào triển khai. Đội ngũ LOF liên tục nghiên cứu, thử nghiệm với quy trình nghiêm ngặt. Tôi xác định: chỉ cần một “mắt xích” không ổn thì toàn kế hoạch sẽ dừng ngay, tung sản phẩm ra thì phải đảm bảo thắng. Đó là lý do chúng tôi đặt ưu tiên hàng đầu vào việc xây dựng một nền tảng vững chắc, từ khâu thiết kế đến khâu sản xuất. Mỗi thành viên trong đội ngũ đều hiểu rõ trách nhiệm của mình và cam kết đảm bảo mang sản phẩm chất lượng nhất đến tay người tiêu dùng.
Thị trường sữa thạch không lớn nhưng khi bán ra, ngoài việc thu hút khách cũ chúng tôi còn tạo ra khách mới, thị phần gấp đôi dự kiến. Bởi chúng tôi cho họ thấy nhu cầu tiềm ẩn bên trong. Sở thích nhai thạch lúc uống sữa, ban đầu không ai nghĩ đó là một nhu cầu. Nhưng chúng tôi quan sát, thống kê, từ đó dám làm ra một nhãn hiệu riêng, khơi nó ra để người dùng hiểu đó là nhu cầu thiết thực với họ.
Sắp tới LOF sẽ tung ra những nhóm sản phẩm dựa trên những nhóm người dùng khác nhau và luôn xuất phát từ tình yêu thương.
– Sữa thạch Kun Kun hay các sản phẩm cho sở thích của người dùng đều là những thị trường khá ngách, từ đâu LOF có tự tin đầu tư hàng trăm tỷ đồng cho mỗi một thương hiệu mới? Ông có e ngại sự thất bại?
– Hiện nay công nghệ và các dòng máy của các hãng sữa không quá khác biệt. Tất cả nhà máy của chúng tôi đều ứng dụng công nghệ châu Âu, thiết bị hiện đại nhất thế giới. Với sự hỗ trợ của công nghệ như bây giờ thì doanh nghiệp nào cũng có cơ hội làm ra được những sản phẩm dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, đạt tiêu chuẩn quốc tế. LOF khác biệt là đặt vào mỗi sản phẩm của mình tình yêu thương, sản phẩm sẽ không chỉ ngon, tốt cho sức khỏe mà còn mang lại niềm vui, sự tích cực cho mọi người
Chúng tôi dùng tình yêu thương và thấu hiểu để tạo ra sản phẩm cho trẻ em, người dùng, mong muốn các em có thể chất và trí tuệ tốt thay vì chỉ nhìn vào con số doanh thu, lợi nhuận. Mọi sản phẩm tại LOF xuất phát từ tình yêu thương, mà khi đã yêu thương thì không bao giờ ngại thất bại.
– Kế hoạch trong tương lai của LOF là gì?
– Tôi kỳ vọng 5 năm tới doanh số lên gấp đôi và dài hạn là có thể đưa LOF vào danh sách công ty Việt đạt doanh thu tỷ USD.
Kinh doanh thì chỉ có thể sống bằng sản phẩm, vì vậy chúng tôi sẽ liên tục ra mắt sản phẩm mới để làm phong phú danh mục sản phẩm, đáp ứng thị hiếu người dùng. Để có sản phẩm tốt thì điều cốt lõi nằm ở thấu hiểu người dùng, tôn trọng sự khác biệt và đánh giá của họ, từ đó phục vụ họ tốt hơn. Chúng tôi định vị mình không chỉ giới hạn trong thức uống mà sẽ mở rộng sang ngành hàng thực phẩm.
Với thị trường quốc tế, ngoài Campuchia và Indonesia, chúng tôi dự kiến mở thêm các trụ sở mới ở khu vực Đông Nam Á. Mỗi quốc gia có đặc trưng về ẩm thực, khẩu vị, cách chăm sóc khác nhau nhưng trẻ luôn có một điểm chung: thích sự vui vẻ.
Tham vọng lớn hơn là sản phẩm của LOF phục vụ một vòng tròn khép kín: từ trẻ sơ sinh đến người lớn tuổi, lúc mở mắt thức dậy đến khi đi ngủ. Sản phẩm không phân biệt tuổi tác hay giới tính, vùng miền – biên giới.
LOF sẽ phát triển với tầm nhìn “Trở thành công ty thực phẩm và thức uống hàng đầu Đông Nam Á”. Chúng tôi sẽ mang đến những thương hiệu được yêu thích và tin cậy, sản phẩm chất lượng cao, tiêu chuẩn quốc tế. Từ đó góp phần phát triển những giá trị tốt đẹp của xã hội về thể chất, trí tuệ và tinh thần, vì một cộng đồng khỏe mạnh và đầy yêu thương…
Công ty Cổ phần sữa Quốc tế LOF tiền thân là Công ty Cổ phần sữa Quốc tế (IDP), thành lập năm 2004. Đơn vị hiện có ba nhà máy chế biến sữa tại huyện Chương Mỹ, huyện Ba Vì (Hà Nội) và huyện Củ Chi (TP HCM). Nhà máy tại Khu công nghiệp Bàu Bàng mở rộng với quy mô 300.000 tấn sản phẩm mỗi năm. Công ty được biết đến với thương hiệu: sữa Kun, sữa LOF Ba Vì, Malto, LOF, LIF… cùng nhiều hoạt động cộng đồng: Giải chạy Kun Marathon, đồng diễn Flasmosh, Nối vòng tay thương, Tổng đài Lof Kun. Thương hiệu còn xây dựng hệ sinh thái giải trí giáo dục dành cho trẻ em thông qua các phim hoạt hình dài tập Gia đình Kun Siêu phàm và vũ trụ Galaxy.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong một diễn biến kỳ lạ nhưng không hoàn toàn bất ngờ, AI đã bắt đầu tiếp quản công việc của con người.
SA THẢI MỘT NỬA NHÂN SỰ: CHIẾN LƯỢC MỞ RỘNG ỨNG DỤNG AI
Klarna, một công ty dịch vụ tài chính mua ngay trả sau của Thụy Điển, đang lên kế hoạch sa thải khoảng một nửa số nhân viên của mình như một phần của chiến lược AI rộng lớn hơn. Trong năm qua, tổ chức tài chính này đã sa thải hơn 1.000 nhân viên do sự phổ biến của AI. Klarna đang có kế hoạch cho thêm 2.000 nhân viên nghỉ việc, và dự định tăng cường vai trò của họ bằng cách sử dụng AI.
Vì mục đích này, mốc thời gian cho những lần sa thải dự kiến này vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, theo báo cáo tài chính tạm thời của Klarna, công ty cho rằng những thay đổi mạnh mẽ trong lực lượng lao động của mình là do sự phụ thuộc vào trí tuệ nhân tạo.
“Chúng tôi có thể làm nhiều hơn với ít nhân lực hơn. Về mặt nội bộ, chúng tôi dự kiến sẽ cắt giảm 2.000 nhân viên. Chúng tôi không muốn đặt ra thời hạn cụ thể cho điều đó”, CEO Sebastian Siemiatkowski của Klarna cho biết thêm.
Công ty giải thích thêm rằng chatbot tùy chỉnh hỗ trợ AI của họ có thể xử lý khối lượng công việc được giao cho 700 nhân viên dịch vụ khách hàng. Ngoài ra, phương pháp tiếp cận mới đã giảm thời gian giải quyết trung bình cho các yêu cầu dịch vụ khách hàng từ 11 phút xuống còn 2 phút. Tổ chức tài chính cho biết phương pháp tiếp cận mới tự hào có xếp hạng và đánh giá của khách hàng tốt hơn.
Chatbot AI tùy chỉnh của Klarna cũng được tận dụng để tạo điều kiện thuận lợi cho các nỗ lực tiếp thị của công ty. Trong khi tình trạng sa thải hàng loạt tại công ty đang gây lo ngại, CEO Sebastian Siemiatkowski của Klarna nói rằng họ sẽ mang đến cơ hội cung cấp gói thu nhập hậu hĩnh cho những người lao động còn lại.
Trong năm qua, công ty công nghệ tài chính Thụy Điển đã cắt giảm lực lượng lao động từ 5.000 xuống còn 3.800. CEO Siemiatkowski nói với tờ Financial Times rằng Klarna có thể chỉ tuyển dụng 2.000 nhân viên trong những năm tới vì họ sử dụng AI trong các nhiệm vụ như dịch vụ khách hàng và tiếp thị.
AI ĐANG TẠO RA DOANH THU CHO KLARNA
Chiến lược AI mới của công ty và việc cắt giảm hàng loạt việc làm đã giúp công ty phục hồi các khoản lỗ, biến công ty thành một doanh nghiệp có lãi.
Tập đoàn có trụ sở tại Stockholm đang sắp xếp các cố vấn tài chính cho đợt chào bán công khai cổ phiếu lần đầu (IPO) được mong đợi từ lâu của mình – dự kiến diễn ra vào nửa đầu năm sau – với Morgan Stanley, JPMorgan Chase và Goldman Sachs.
Ông Siemiatkowski từ chối bình luận về kế hoạch IPO hoặc báo cáo về khả năng bán cổ phiếu sắp tới của các nhà đầu tư hiện tại. “Chúng tôi vẫn chưa đưa ra bất kỳ quyết định nào. Điều đó sẽ diễn ra trong thời gian tới”, ông nói thêm.
Ông cho biết Klarna đã tăng doanh thu trung bình hàng năm trên mỗi nhân viên từ khoảng 400.000 USD/năm cách đây 12 tháng lên 700.000 USD hiện tại, do cắt giảm lực lượng lao động và giảm chi phí thông qua AI.
Những lợi ích của AI có thể là điểm bán hàng chính cho đợt IPO của Klarna. Từng là công ty được yêu thích của giới công nghệ châu Âu với giá trị 46 tỷ đô la vào năm 2021, tập đoàn Thụy Điển này đã chứng kiến mức định giá của mình giảm xuống còn 6,7 tỷ đô la một năm sau đó do lãi suất tăng và giá cổ phiếu giảm.
Các chủ ngân hàng và nhà đầu tư vào Klarna tin rằng công ty có thể đạt được mức định giá từ 15 tỷ USD đến 20 tỷ USD khi niêm yết.
Klarna liên tục có lãi từ khi thành lập vào năm 2005 cho đến năm 2019 khi sự mở rộng nhanh chóng tại Hoa Kỳ khiến công ty phải chịu khoản lỗ lớn.
Năm ngoái, công ty đã đạt được lợi nhuận ròng theo quý đầu tiên sau hơn bốn năm và Siemiatkowski cho biết công ty sẽ không tiếp tục thua lỗ nữa, với lý do AI đang thúc đẩy biên lợi nhuận gộp của công ty.
“Nếu tôi có thể đạt được doanh thu trên mỗi nhân viên cao hơn, cho phép chúng tôi trả lương cao nhất cho những nhân tài giỏi nhất, những người hiện đang đào sâu và học AI . . . Thông điệp rất mạnh mẽ gửi đến nhân viên của chúng tôi là: tổng chi phí lao động ít hơn, chi phí trên mỗi cá nhân cao hơn. Siemiatkowski cho biết: “Tôi rất vui khi thấy nỗ lực này đang mang lại kết quả”.
Klarna đã áp dụng lệnh đóng băng tuyển dụng, ngoài vị trí kỹ sư và đang sử dụng sự hao hụt tự nhiên thay vì sa thải để thu hẹp lực lượng lao động. CEO Siemiatkowski đã trở thành một trong những ông chủ công nghệ châu Âu thẳng thắn nhất về lợi ích của AI, ngay cả khi điều đó dẫn đến tình trạng việc làm thấp hơn – vấn đề mà các chính phủ phải lo lắng.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Ngày 31/8, Liên hiệp HTX Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) tổ chức lễ khai mạc chương trình “35 năm tự hào hàng Việt” tại hệ thống Co.opmart, Co.opXtra trên toàn quốc.
Kéo dài đến hết 18/9 với nhiều hoạt động tối ưu cho hàng Việt và khách hàng, chương trình dành trọn tuần đầu tiên để chào mừng Quốc khánh 2/9. Trong tháng “Tự hào hàng Việt” năm nay, Saigon Co.op đầu tư ngân sách lớn để đưa hàng Việt lên không gian trực tuyến gồm website Co.opOnline và ứng dụng Saigon Co.op trên các thiết bị di động, song song tổ chức những minigame “bắt trend” nhận quà giá trị.
Ghi nhận sức mua sau 3 ngày đầu tiên triển khai chương trình “35 năm tự hào hàng Việt”, ông Nguyễn Ngọc Thắng – Phó tổng giám đốc Saigon Co.op – cho biết: “Doanh số trên toàn hệ thống tăng 30% so với ngày thường, dự báo trong kỳ nghỉ lễ Quốc Khánh 2/9 tiếp tục tăng cao.
Co.opmart, Co.opXtra huy động toàn bộ lực lượng nhân viên để phục vụ khách hàng mua sắm tại siêu thị, đồng thời tăng cường nhân sự trực hotline đặt hàng trực tuyến, đội ngũ giao hàng tận nhà, kết nối các ứng dụng công nghệ… để người dân có thể tận hưởng kỳ nghỉ lễ kéo dài một cách trọn vẹn nhất”.
Chương trình “Mỗi tuần một lễ hội” mở màn bằng “Lễ hội rau củ quả Đà Lạt” với mức giảm 15-30%, áp dụng cho 100 mặt hàng rau xanh như su su, cải thảo, cần tây, xà lách lolo xanh thuỷ canh, bắp cải trái tim, cải caron, dưa leo baby, cà chua, ớt chuông đỏ, ớt chuông vàng… Đây là những mặt hàng rau xanh được canh tác tại vùng nguyên liệu Đà Lạt, Lâm Đồng, đạt tiêu chuẩn VietGAP, rau an toàn.
Bên cạnh đó, Saigon Co.op còn triển khai nhiều chương trình nổi bật trên website và ứng dụng di động. Tiêu biểu là ưu đãi giảm giá đến 50% loạt sản phẩm, nhu yếu phẩm trên kênh Co.op Online từ 29/8 đến 18/9.
Đặc biệt, ngày 8/9 và 9/9 có nhiều sản phẩm giảm sốc kèm ưu đãi mua 1 tặng 1. Khi “Tích lũy sen vàng” trong thời gian này qua các hóa đơn mua sắm từ 500.000 đồng, khi đạt đủ lượng “sen vàng” thỏa điều kiện chương trình, khách hàng sẽ được xét thưởng tối đa đến 10 E-voucher Co.op Online trị giá 30.000 đồng, có thể áp dụng giảm giá ngay cho mỗi hóa đơn trị giá từ 300.000 đồng.
Tại “Đường đua hàng Việt” được triển khai từ 29/8 đến 18/9, khách hàng tích lũy giá trị mua hàng cao nhất trong suốt chương trình và thỏa điều kiện sẽ được xét thưởng các phần quà hấp dẫn: 40 E-voucher Co.op Online trị giá 350.000 đồng (29/8 – 4/9), 20 E-voucher Co.op Online trị giá 1 triệu đồng (5/9 – 11/9), 5 nồi chiên không dầu Co.op Select trị giá 3,6 triệu đồng (12/9 – 18/9).
“Deal hàng Việt mỗi ngày” tung mã giảm giá xuyên suốt thời gian diễn ra chương trình từ 29/8 đến 18/9. Khách mua sắm sản phẩm hàng Việt của các nhà cung cấp lớn trong danh mục nhất định và thỏa điều kiện hóa đơn có giá trị từ 300.000 đồng có thể áp dụng mã giảm giá để được giảm ngay 30.000 đồng, 50.000 đồng hoặc 100.000 đồng cho hóa đơn đó.
“QR Code quyền năng – Ưu đãi hàng Việt, trúng quà đã thiệt” diễn ra từ nay đến 15/9. Cụ thể, khách tham gia chương trình của Co.op Online có cơ hội may mắn trúng hàng nghìn mã E-voucher Co.op Online trị giá 100.000 đồng, 50.000 đồng; có thể áp dụng giảm giá ngay cùng nhiều mã giảm giá sản phẩm hấp dẫn khi mua sắm trực tiếp tại hệ thống siêu thị cũng như trực tuyến qua kênh Co.op Online.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong thông cáo mới nhất phát ra, phía Masan phủ nhận thông tin SK Group đã thực hiện quyền chọn bán (quyền bán cổ phiếu) để bán 9% cổ phần sở hữu tại tập đoàn này.
Công ty cổ phần Tập đoàn Masan (MSN) vừa lên tiếng phản hồi về những tin tức mới đây từ nguồn báo Hàn Quốc liên quan đến khoản đầu tư của SK Group.
Theo bài báo từ Hàn Quốc đưa tin, SK Group đã thực hiện quyền chọn bán (quyền bán cổ phiếu) để bán 9% cổ phần sở hữu tại Masan Group. Tuy nhiên, đại diện Masan lại khẳng định thông tin này là không đúng.
“Cho đến nay, SK chưa thực hiện quyền chọn bán”, Masan thông tin.
Tập đoàn hàng tiêu dùng lớn của Việt Nam này cũng khẳng định cả hai doanh nghiệp hiện đang trong giai đoạn cuối cùng về một lộ trình cụ thể, theo điều kiện thuận lợi của thị trường để SK Group giảm cổ phần sở hữu tại Masan Group.
“SK đã xác định được các nhà đầu tư chuyên nghiệp, có quy mô tầm vóc quốc tế và am hiểu hoạt động kinh doanh của Masan để chuyển nhượng cổ phần sở hữu tại Masan”, Masan tiết lộ.
Lộ trình này được xây dựng để bảo vệ và giúp tối đa hóa giá trị cho cổ đông của cả hai doanh nghiệp.
Hồi năm 2018, SK Group đã góp khoảng 450 triệu USD để mua cổ phiếu và trở thành nhà đầu tư ngoại lớn nhất của Masan. SK Group là tập đoàn lớn thứ ba tại Hàn Quốc.
Trước đó, thông tin SK Group muốn thoái vốn khỏi thị trường mới nổi, trong đó có khoản đầu tư ở Masan đã xôn xao trong giới đầu tư chứng khoán từ tháng 9 năm ngoái.
Thông tin được lan truyền, nhà đầu tư Hàn Quốc được quyền bán cổ phiếu sau ba năm nắm giữ, bằng giá mua ban đầu, tức khoảng 80.000 đồng/cổ phiếu. Thời gian thực hiện thương vụ từ tháng 10-2023 đến tháng 10-2024.
Trong cuộc gặp nhà đầu tư hồi tháng 5 vừa qua, lãnh đạo Masan Group tiếp tục nhận được câu hỏi tập đoàn đã chuẩn bị như thế nào cho việc SK Group rời đi.
Ông Danny Le – tổng giám đốc Masan Group – cho biết ông không mong đợi bất kỳ đợt bán tháo ồ ạt nào đối với cổ phiếu do SK nắm giữ.
Vị lãnh đạo Masan khẳng định sẽ tiếp tục hợp tác với SK Group với tư cách là đối tác, bên ngoài vai trò là cổ đông tập đoàn.
“Họ cũng cam kết sẽ đầu tư dài hạn ở Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi dự kiến sẽ thực hiện việc này theo một cách rất trật tự trong 24 tháng tới. Do đó, các nhà đầu tư không nên lo lắng về việc bán tháo cổ phiếu tiềm năng gây áp lực lên giá cổ phiếu”, ông Danny nói.
So với báo cáo ban đầu, nền kinh tế Mỹ thực chất đã tăng trưởng với tốc độ mạnh hơn một chút trong quý II vừa qua. Chi tiêu của người tiêu dùng được điều chỉnh tăng, giúp bù đắp cho sự suy yếu ở các khoản mục khác.
Cụ thể, theo số liệu do Cục Phân tích Kinh tế Mỹ công bố hôm 29/8, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng trưởng 3% trong quý II (tốc độ đã chuẩn hoá theo năm), cao hơn so với ước tính trước đó là 2,8%.
Động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế – chi tiêu cá nhân – tăng 2,9%, cao hơn ước tính ban đầu là 2,3%.
Một thước đo quan trọng khác về hoạt động kinh tế – tổng thu nhập quốc nội (GDI) – tăng 1,3%, tương đương kết quả trong quý đầu năm.
Trong khi GDP đo lường chi tiêu cho hàng hoá và dịch vụ, GDI đo lường thu nhập mà người dân tạo ra và chi phí phát sinh từ việc sản xuất các hàng hoá và dịch vụ đó, Bloomberg giải thích.
Một báo cáo khác do chính phủ Mỹ công bố vào cùng ngày cho thấy số đơn xin nhận trợ cấp thất nghiệp lần đầu không thay đổi nhiều, đạt 231.000 hồ sơ.
Báo cáo hồi tuần trước của Bộ Lao động Mỹ tiết lộ thị trường việc làm có thể đang tiếp tục yếu đi.
So với dữ liệu ban đầu, tổng số việc làm mà Mỹ tạo ra trong giai đoạn tháng 4/2023 – 3/2024 đã giảm 818.000. Nói cách khác, các doanh nghiệp chỉ tạo thêm trung bình 178.000 việc làm mỗi tháng, trái ngược với ước tính cũ là 246.000.
Sau khi tăng tốc vào nửa cuối năm ngoái, tăng trưởng kinh tế đã hạ nhiệt trong năm nay. Các nhà phân tích dự đoán tăng trưởng sẽ tiếp tục điều chỉnh trong nửa cuối năm khi chi phí đi vay tăng cao tiếp tục đè nặng lên nền kinh tế.
Mặt khác, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) được kỳ vọng sẽ bắt đầu hạ lãi suất vào tháng 9 khi lạm phát giảm nhiệt. Điều này có thể giúp ích cho các lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi chi phí đi vay như nhà ở và sản xuất.
Chi tiêu tiêu dùng được điều chỉnh tăng cho thấy người Mỹ đã chi tiền nhiều hơn cho hàng hoá và dịch vụ. Chi tiêu cho chăm sóc sức khoẻ, nhà ở, tiện ích và giải trí là các khoản mục dẫn đầu.
Tuy nhiên, Cục Phân tích Kinh tế Mỹ đã điều chỉnh giảm các khoản mục gồm chi tiêu của doanh nghiệp, hàng tồn kho, xuất khẩu ròng, đầu tư nhà ở và chi tiêu của chính phủ.
Về mặt lạm phát, thước đo ưa thích của Fed là chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCEPI) tăng 2,5%, giảm nhẹ so với ước tính ban đầu. Nếu loại trừ giá năng lượng và thực phẩm dễ biến động, PCEPI lõi tăng 2,8%, thấp hơn ước tính trước đó là 2,9%.
Hiện tại, các nhà đầu tư đang chờ đón báo cáo PCEPI tháng 7, dự kiến sẽ công bố vào đầu ngày 30/8 (tức khoảng 19h30 cùng ngày theo giờ Việt Nam). Theo dự đoán của các nhà kinh tế, PCEPI lõi có thể đã tăng 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 7.
Gần đây, các quan chức Fed cho biết họ đang tập trung nhiều hơn vào thị trường việc làm – một trong hai nhiệm vụ chính của ngân hàng trung ương Mỹ bên cạnh lạm phát – trong bối cảnh áp lực giá nhìn chung đã dịu bớt.
Tuần trước, phát biểu tại hội nghị Jackson Hole, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết “đã đến lúc” các quan chức nên điều chỉnh chính sách tiền tệ. Ông lưu ý Fed không “tìm kiếm hay hoan nghênh việc các điều kiện trên thị trường lao động tiếp tục yếu đi”.
Việt Nam thu về 32,5 tỷ USD từ việc xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm 2024, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước.
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, trong 7 tháng đầu năm nay Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 41 mặt hàng chính, trong đó có 8 mặt hàng đạt kim ngạch trên một tỷ USD với tổng giá trị 24,83 tỷ USD, chiếm 76% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường này.
Nhóm hàng điện tử tiếp tục dẫn đầu về xuất khẩu, trong đó mặt hàng điện thoại và linh kiện có kim ngạch 7,39 tỷ USD, tăng nhẹ 0,9% so với cùng kỳ năm trước (YoY); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 6,85 tỷ USD, giảm 9,1% YoY; máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng khác cũng đạt 1,85 tỷ USD, tăng 5,7% YoY.
Trong nhóm hàng xuất khẩu điện tử, Việt Nam còn thu về 2,74 tỷ USD từ việc xuất khẩu máy ảnh, máy quay phim và linh kiện sang Trung Quốc. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này ghi nhận tăng trưởng tới 85% YoY và cũng là mặt hàng có mức tăng trưởng cao nhất trong số 8 mặt hàng xuất khẩu đạt trên một tỷ USD.
Ở nhóm may mặc, Việt Nam xuất khẩu giày dép sang Trung Quốc với 1,09 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ. Trong khi đó, xuất khẩu xơ, sợi dệt lại giảm 3,1% YoY, còn 1,2 tỷ USD. Mức giảm diễn ra bất chấp lượng xơ, sợi dệt xuất khẩu sang Trung Quốc tăng từ 474.909 tấn (cùng kỳ năm trước) lên 486.246 tấn tại kỳ này. Nguyên nhân do giá xuất khẩu bình quân mặt hàng này giảm 5% YoY, chỉ còn đạt 2.523 USD/tấn.
Trong nhóm nông nghiệp, Việt Nam xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Trung Quốc thu về 1,2 tỷ USD, tăng tới 39,5% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu rau quả cũng đạt 2,49 tỷ USD, tăng 25,1% YoY.
Trong kỳ này Việt Nam không ghi nhận mặt hàng cao su xuất khẩu sang Trung Quốc trong danh sách tỷ USD. Tuy nhiên, cùng kỳ năm trước, Việt Nam đã xuất 757.603 tấn cao su sang nước này, thu về khoảng một tỷ USD kim ngạch.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Shopping on YouTube (Bán hàng ở YouTube) là tính năng xuất hiện trên nền tảng chia sẻ video từ lâu. Sau thời gian dài chờ đợi, một số người làm video tại Việt Nam đã được cung cấp tùy chọn này trong phần quản lý kênh. Chương trình có cách vận hành tương tự “gắn giỏ hàng” TikTok Shop, nhưng chỉ chấp nhận sản phẩm từ Shopee.
Ông Trần Xuân Vinh, nhà sáng tạo nội dung, quản lý hệ thống kênh với hơn 2 triệu đăng ký, cho biết tài khoản của mình vừa được nền tảng kích hoạt tính năng bán hàng. “Tôi đã thử gắn đường dẫn sản phẩm lên video dài và Shorts. Kết quả cho thấy chúng hoạt động tốt. Người dùng sẽ nhìn thấy sản phẩm hiện trên video lúc xem, có thể trực tiếp bấm vào tham khảo”, Xuân Vinh nói.
Theo YouTuber này, mạng xã hội của Google chỉ hỗ trợ sản phẩm từ Shopee, không chấp nhận nền tảng khác tại Việt Nam. Chủ kênh có thể chọn đường dẫn, ảnh hiển thị hay mô tả cùng vị trí xuất hiện trên video. Về phía người xem, sản phẩm sẽ nằm dưới dạng bảng nổi, mời bấm vào tham khảo. Chức năng cũng hoạt động tương tự với video ngắn kiểu Shorts.
Khi nhấn vào xem sản phẩm trên máy tính, trang web của Shopee sẽ xuất hiện để khách hàng thao tác. Tương tự ở di động, app tự mở nếu người dùng đã cài. Đặc biệt, video vẫn phát dưới dạng cửa sổ nổi trong trường hợp này, bất chấp việc khách hàng không đăng ký dịch vụ Premium.
Ngoài ra, YouTube cũng mở thêm một mục cửa hàng trên thanh công cụ của kênh. Người xem có thể chọn phần này để tham khảo toàn bộ sản phẩm được người sáng tạo bán, quảng bá. “Trước đó, tôi thường phải gắn đường dẫn mua hàng bên dưới video, kêu gọi người xem bấm vào. Với chức năng mới, nội dung hiển thị trực quan và thuận tiện hơn”, ông Xuân Vinh chia sẻ.
Tuy nhiên, quy trình trả tiền tiếp thị liên kết qua YouTube cũng khác biệt. Thông thường, chủ kênh có một tài khoản affiliate trên Shopee, có thể lấy đường dẫn riêng gắn vào video, nhận tiền hoa hồng từ đây nếu phát sinh giao dịch.
Tuy nhiên khi gắn giỏ hàng trên YouTube, nhà sáng tạo buộc phải chọn sản phẩm từ danh sách mà nền tảng cung cấp, thay vì link của riêng mình. Nếu người xem video mua sản phẩm từ đường dẫn này, tiền hoa hồng sẽ được Shopee thanh toán cho YouTube. Sau đó, nền tảng mới chia lại cho YouTuber với một tỉ lệ nhất định, giống như tiền quảng cáo.
Như vậy, chủ kênh phải chia sẻ một phần doanh thu khi chấp nhận tham gia chương trình, được YouTube hỗ trợ. Mặt khác, hiện chỉ có số ít người làm video được mở thử nghiệm tại Việt Nam, chưa rõ thời gian được cung cấp chính thức.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Giám đốc của nhiều công ty công nghệ từng đưa ra dự đoán táo bạo về những thay đổi mà AI sẽ tạo ra trong lĩnh vực phát triển phần mềm.
Trong 24 tháng tới
Trong một cuộc trò chuyện nội bộ được ghi âm vào tháng 6, CEO Matt Garman của Amazon Web Services (AWS) đã nói với nhân viên rằng các kỹ sư phần mềm có thể cần sớm phát triển những kỹ năng mới vì trí tệ nhân tạo (AI) sẽ thực hiện phần lớn công việc viết code.
Ông dự đoán: “Trong 24 tháng tới hoặc một khoảng thời gian khác – tôi không thể đưa ra con số chính xác – có thể hầu hết các lập trình viên sẽ không còn viết code. Code chỉ là một dạng ngôn ngữ mà chúng ta sử dụng để giao tiếp với máy tính. Bản thân việc viết code không nhất thiết là một kỹ năng riêng biệt”.
Ông cho rằng kỹ năng quan trọng hơn là khả năng sáng tạo và xây dựng sản phẩm thú vị dành cho người dùng. Điều đó có nghĩa là công việc của các nhà phát triển phần mềm sẽ thay đổi.
Ông giải thích: “Mỗi người cần phải hiểu biết rõ hơn về nhu cầu của khách hàng và sản phẩm cuối cùng mà chúng ta cố gắng xây dựng. Trong tương lai, đó mới là công việc chính của chúng ta thay vì viết code đơn thuần”.
Không phải cảnh báo đen tối
Các cuộc bàn luận về khả năng AI thay đổi và xóa sổ việc làm ngày càng gia tăng trong thời gian gần đây, trong bối cảnh doanh nghiệp sa thải nhân viên hoặc ngừng tuyển dụng để tập trung nguồn lực vào phát triển AI.
Các công cụ AI mới có khả năng tự động viết code có thể giúp doanh nghiệp làm được nhiều việc hơn với số lượng kỹ sư phần mềm không đổi hoặc thậm chí là ít hơn trước. AWS đã sa thải hàng trăm nhân viên trong năm 2024.
Trong trường hợp của Garman, ông muốn đưa ra lời khuyên cho nhân viên chứ không phải là lời cảnh báo đen tối rằng các nhà phát triển phần mềm sẽ “tuyệt chủng” vì AI. Ông thể hiện giọng điệu lạc quan, gợi ý thêm cơ hội sáng tạo cho các nhà phát triển.
Bà Aisha Johnson, người phát ngôn của AWS, nói với Bussiness Insider rằng bình luận của ông Garman thể hiện tầm nhìn của AWS. Công ty này sẽ giảm bớt gánh nặng cho các nhà phát triển phần mềm để họ có thể tập trung năng lượng và kỹ năng vào những công việc sáng tạo nhất.
“Mọi người đều có thể lập trình”
Ông Garman không phải nhà lãnh đạo cấp cao duy nhất dự đoán sự thay đổi chóng mặt mà AI đem đến cho công việc phát triển phần mềm.
Tỷ phú Jensen Huang, CEO hãng chip Nvidia, tuyên bố giờ đây “mọi người đều là lập trình viên” nhờ các trợ lý code AI mới. Ông Satya Nadella, CEO Microsoft, dự đoán khả năng tiếp cận công nghệ AI dễ dàng hơn sẽ tạo ra một tỷ nhà phát triển phần mềm.
Cựu CEO Emad Mostaque của Stability AI thậm chí còn đưa ra dự báo cực đoan là thế giới “sẽ không còn lập trình viên trong 5 năm tới”.
Tuần trước, CEO Andy Jassy của Amazon còn lên mạng xã hội X khoe việc sử dụng trợ lý ảo Amazon Q để nâng cấp Java. “79% đoạn code mà AI viết được các lập trình viên thông qua mà không có bất kỳ thay đổi bổ sung nào”, ông tiết lộ.
Vị CEO cho biết trợ lý ảo đã giúp Amazon tiết kiệm được khối lượng công việc tương đương với 4.500 năm làm việc của các nhà phát triển. Ông nhấn mạnh: “Con số này nghe có vẻ điên rồ nhưng là sự thật”.
Cũng theo ông Jassy, Amazon Q còn giúp công ty nâng cao hiệu suất làm việc tương ứng với 260 triệu USD mỗi năm nhờ việc tăng cường bảo mật và giảm chi phí cơ sở hạ tầng.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Central Retail là công ty con của Central Group do gia đình tỷ phú giàu thứ 4 tại Thái Lan Chirathivat quản lý trực tiếp.
Central Retail – công ty mẹ của siêu thị Go!, Tops Market đã công bố báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm với 132,4 tỷ bath doanh thu, tương đương khoảng 96.900 tỷ đồng, tăng hơn 5% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế của tập đoàn này đạt 5,3 tỷ baht, tức gần 4.000 tỷ đồng.
Trong đó, thị trường Việt Nam đã mang về cho công ty Thái Lan này hơn 26,5 tỷ bath doanh thu (khoảng hơn 19.300 tỷ đồng), tăng 3% so với cùng kỳ năm trước.
Mảng thực phẩm chiếm phần lớn doanh thu của Central Retail tại Việt Nam khi đạt 23 tỷ bath (khoảng 16.800 tỷ đồng).
So với các đối thủ cùng ngành, Central Retail Việt Nam vẫn đứng sau Bách Hoá Xanh với doanh thu 19.490 tỷ đồng và cao hơn Wincommerce với doanh thu 15.801 tỷ đồng.
Tính đến cuối tháng 6, Bách Hoá Xanh có 1.701 cửa hàng, Wincommerce có 3.673 cửa hàng. Còn Central Retail có hơn 340 điểm bán, bao gồm 77 cửa hàng bán lẻ thực phẩm, trong đó có 38 đại siêu thị GO! và 39 siêu thị. Ngoài ra, đơn vị này còn có hơn 200 cửa hàng bán lẻ phi thực phẩm và 39 trung tâm thương mại GO! Malls.
Central Retail là công ty con của Central Group do gia đình tỷ phú giàu thứ 4 tại Thái Lan Chirathivat quản lý trực tiếp. Hệ sinh thái của Central Retail gồm có chuỗi bách hoá Central Department Store, Robinson, chuỗi siêu thị Tops Market, chuỗi cửa hàng tiện lợi FamilyMart. Cùng với đó là các trung tâm thương mại CentralWorld và CentralPlaza.
Gia nhập từ 2012 đến nay, Việt Nam đã trở thành thị trường lớn thứ hai của “gã khổng lồ” bán lẻ Thái Lan, chỉ sau thị trường nội địa. Central Retail ghi dấu ấn khi từng bỏ ra hơn 1 tỷ USD để thâu tóm chuỗi siêu thị Big C ở Việt Nam.
Ông lớn này cũng tỏ rõ tham vọng khi đặt mục tiêu đến năm 2027, doanh thu đạt 150 tỷ baht (4,3 tỷ USD) và trở thành nhà bán lẻ thực phẩm đa kênh số 1 và số 2 về số lượng trung tâm mua sắm tại Việt Nam.
Chia sẻ trên Bangkok Post, Giám đốc điều hành Central Pattana Wallaya Chirathivat cho biết sẽ đầu tư các siêu dự án (mega projects) trong thời gian từ 5 đến 10 năm, mỗi dự án rộng hơn 350.000 m2 với mức đầu tư hơn 20 tỷ baht (14.000 tỷ đồng) mỗi dự án.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Các sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam đều có ông lớn Trung Quốc đứng sau. Vị thế này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Trung Quốc bán hàng vào Việt Nam dễ dàng thông qua kênh online.
Một nguồn tin nói với tờ Bangkok Post rằng Đông Nam Á là điểm đến hấp dẫn của các doanh nghiệp thương mại điện tử Trung Quốc, khi họ cần tìm thêm thị trường xuất khẩu trong bối cảnh phải đối mặt với các quy định nghiêm ngặt ở Mỹ và châu Âu.
Các mặt hàng giá rẻ trong bối cảnh kinh tế khó khăn sẽ thu hút người mua và ảnh hưởng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các thị trường nội địa. Chẳng hạn, Temu – vừa gia nhập thị trường Thái Lan, bán khăn giấy với giá 20 baht, trong khi sản phẩm tương tự do doanh nghiệp trong nước sản xuất có giá 60 baht.
Thực trạng này dự kiến sẽ khơi mào một cuộc chiến giá cả trên thị trường thương mại điện tử đồng thời làm dấy lên lo ngại về việc nhiều nhà máy trong nước có thể phải đóng cửa.
Reuters cho hay không riêng Thái Lan, phần lớn người tiêu dùng Đông Nam Á đang bị thu hút bởi các nền tảng thương mại điện tử phát triển nhanh chóng của Trung Quốc như Temu thuộc PDD Holdings hay TikTok Shop do ByteDance sở hữu. Những nền tảng này chuyên xuất khẩu hàng hoá giá rẻ từ Trung Quốc vào thời điểm chi phí sinh hoạt là mối quan tâm hàng đầu của nhiều người.
Trung Quốc từ lâu đã là nhà xuất khẩu chính của nhiều sản phẩm tiêu dùng, nhưng xu hướng xuất khẩu qua thương mại điện tử của nước này đã làm rung chuyển hoạt động mua sắm trực tuyến trên toàn cầu.
Bà Sharon Gai, cựu Giám đốc phụ trách toàn cầu tại Alibaba và tác giả của cuốn “E-commerce Reimagined” cho biết: “Các nhà bán lẻ trực tuyến khác đang chứng kiến sự trỗi dậy của những mặt hàng Trung Quốc giá rẻ tràn ngập khắp nơi từ những nền tảng như Temu và Shein, và con thuyền của họ đã bị rung chuyển. Họ không biết liệu họ có thể cạnh tranh được hay không”.
Tuy nhiên, xu hướng bán hàng giá rẻ qua thương mại điện tử không phải từ trên trời rơi xuống. Nó có động lực từ những khó khăn trong kinh tế vĩ mô, người tiêu dùng các nước phải thắt lưng buộc bụng.
Temu và Shein đã không bỏ qua cơ hội này, đổ hàng tỷ đô la để hỗ trợ và giảm giá nhằm tăng thị phần và lấy lòng những người tiêu dùng Đông Nam Á đang vui vẻ mua những chiếc váy giá 10 USD hay tai nghe 5 USD hơn những mặt hàng có giá trị cao.
Tại Việt Nam, ba sàn thương mại điện tử chiếm 90% thị phần lần lượt là Shopee, TikTok Shop và Lazada đều có bóng dáng những “ông lớn” Trung Quốc đứng sau hậu thuẫn.
Những thay đổi về chính sách mua hàng trực tiếp nước ngoài trong những năm gần đây có thể thấy rõ khi người dùng Việt Nam truy cập vào nền tảng và chứng sự xuất hiện của rất nhiều gian hàng đến từ Trung Quốc.
Qua quan sát có thể thấy những mặt hàng này có mức giá rẻ hơn nhiều so với các cửa hàng bán trong nước. Ngoài ra chúng còn được hỗ trợ bởi các chiến lược kích cầu từ sàn/người bán như miễn phí giao hàng, voucher giảm giá,… khiến các sản phẩm tương tự nội địa khó lòng cạnh tranh.
Trong bối cảnh đó, ngày 28/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký chỉ thị yêu cầu Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Công Thương nghiên cứu giải pháp kiểm soát chặt chẽ hàng nhập khẩu qua thương mại điện tử phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam.
Thủ tướng khuyến khích các sàn thương mại điện tử đang hoạt động tại Việt Nam triển khai các chương trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá sản xuất trong nước. Phát động phong trào tiêu dùng hàng hoá Việt, sản phẩm địa phương thông qua các mô hình gian hàng Việt, sản phẩm Việt trên thương mại điện tử.
Đồng thời Thủ tướng giao cơ quan hữu quan tổ chức các hoạt động thúc đẩy liên kết vùng trong thương mại điện tử, hỗ trợ doanh nghiệp Việt kết nối và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm sản xuất trong nước.
Trong chỉ thị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng yêu cầu Bộ Công Thương triển khai giải pháp gắn kết giữa sản xuất với phân phối hàng hóa, tăng cường liên kết trong chuỗi giá trị hàng hóa nhằm hình thành các chuỗi liên kết hàng thuần Việt.
Về phía Thái Lan, nước này đã sớm nhận ra nguy cơ từ làn sóng hàng giá rẻ Trung Quốc khi từ tháng 2 tờ The StraitsTimes dẫn lời Thủ tướng Thái Lan khi ấy là ông Srettha Thavisin thừa nhận thực tế hàng hóa giá rẻ Trung Quốc đang xâm nhập vào quốc gia Đông Nam Á này thông qua các nền tảng thương mại điện tử.
Ông chia sẻ trên X (trước đây là Twitter) rằng dòng hàng Trung Quốc đang gây tổn hại cho các nhà sản xuất trong nước, những người không thể cạnh tranh về giá. Theo ông Srettha, các sản phẩm này thường thiếu chứng nhận tiêu chuẩn từ các cơ quan chính phủ và thường xuyên vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Trong khi đó, ông Ristadi – Chủ tịch Liên đoàn Lao động quốc gia Indonesia, thừa nhận: “Hàng hóa Trung Quốc tiếp tục chất đống cả trên thị trường truyền thống và trực tuyến của chúng tôi”.
Để đối phó trước những lo ngại rằng TikTok Shop có thể đưa hàng hoá giá rẻ Trung Quốc tràn ngập thị trường, Indonesia đang cân nhắc cấm hoàn toàn các giao dịch thương mại điện tử trên mạng xã hội để bảo vệ các nhà bán lẻ truyền thống.
Đầu tháng 6, Bộ trưởng Thương mại Indonesia Zulkifli Hasan cho biết chính phủ sẽ xem xét áp thuế lên tới 200% đối với vải nhập khẩu. Ông chỉ ra rằng các mức thuế mới cũng đang được xem xét để đối phó với sự gia tăng nhập khẩu gốm sứ, quần áo, giày dép, mỹ phẩm và đồ điện tử.
Tại Malaysia, từ tháng 1 năm nay nước này đã áp thuế bán hàng 10% đối với hàng hóa nhập khẩu được mua trực tuyến với giá dưới 500 ringgit (108 USD). Những mặt hàng như vậy trước đây thường được miễn thuế bán hàng, thuế nhập khẩu. Trong khi thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ áp dụng cho các sản phẩm đắt tiền hơn.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Các chuỗi kinh doanh ẩm thực Trung Quốc đang tiến ra thị trường nước ngoài tìm kiếm tăng trưởng khi nội địa bão hoà.
Nikkei Asia cho biết có một làn sóng mới các chuỗi ẩm thực đang tràn ra từ Trung Quốc, với tâm điểm là lẩu Tứ Xuyên cay nồng, cơm gà om đậm đà và canh cá nấu chua – cùng với những món quen thuộc như trà sữa.
Các công ty kinh doanh trong ngành ăn uống (F&B) Trung Quốc đã nhanh chóng mở rộng sang Đông Nam Á, thậm chí đến Bắc Mỹ và châu Âu trong những năm gần đây, một phần do thị trường nội địa đã bão hòa. Theo Huafu Securities, gần 3,19 triệu doanh nghiệp F&B mới đã đăng ký tại Trung Quốc năm 2023, tăng 24,2% so với năm trước.
“Trong ba năm qua, việc tuyển dụng và trả lương ở nước ngoài của các công ty Trung Quốc đã tăng hơn 200% mỗi năm”, bà Lin Tan, nhà sáng lập kiêm CEO PayInOne, một công ty cung cấp dịch vụ tuyển dụng và trả lương cho các công ty Trung Quốc hoạt động ở nước ngoài, nói.
Bà Lin cho biết các công ty F&B Trung Quốc đang tích cực tuyển dụng ở nước ngoài trong năm nay, đồng thời tăng cường các hoạt động liên quan đến nguyên liệu thực phẩm, dịch vụ và thiết bị. Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực này, việc xây dựng chuỗi cung ứng và vượt qua các vấn đề địa phương hóa vẫn là những thách thức lớn.
Mở rộng qua nhượng quyền và điều hành trực tiếp
Haidilao International Holding là một ví dụ điển hình về nỗ lực của các công ty Trung Quốc để tạo dấu ấn F&B ở nước ngoài. Gã khổng lồ lẩu Tứ Xuyên này bắt đầu mở rộng quốc tế 12 năm trước với một cửa hàng tại khu Clarke Quay ven sông tại Singapore.
Kể từ đó, họ đã mở thêm 11 cửa hàng nữa tại quốc đảo này. Đến tháng 3 năm nay, công ty con ở nước ngoài của họ, Super Hi International Holding, đã có 119 cửa hàng trên toàn cầu, với 3/5 trong số đó hoạt động tại Đông Nam Á.
Nhiều thương hiệu khác cũng đã nối gót, mang đến những món ăn đa dạng hơn. Có Tai Er, hiện đang phục vụ món cá luộc đặc trưng với rau củ ngâm tại Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Mỹ.
Trong khi đó, Zhangliang Malatang, một thương hiệu lẩu cay, đã có 63 cửa hàng trên 15 quốc gia tính đến năm ngoái. Một thương hiệu khác, Yang’s Braised Chicken Rice (Cơm gà om Dương Gia), đã có mặt tại hơn 10 quốc gia với hơn 100 cửa hàng.
“Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp F&B nhỏ thực sự rất khốc liệt, đòi hỏi cao về hiệu quả hoạt động, chi phí và đổi mới”, bà Li Weisen, Phó tổng giám đốc Yang’s, chia sẻ.
Trên thị trường đồ uống, Mixue – chuỗi trà sữa lớn nhất Trung Quốc, đã mở rộng ra 11 quốc gia với hơn 4.000 cửa hàng tính đến tháng 9/2023. Hành trình này bắt đầu từ năm 2018 với cửa hàng nước ngoài đầu tiên tại Hà Nội, Việt Nam.
Điều này giúp họ có lợi thế đáng kể so với các đối thủ, những người mới bắt đầu hoạt động quốc tế rầm rộ vào năm 2023. Chẳng hạn Heytea đã mở cửa hàng tại London, Melbourne, New York, Kuala Lumpur và Vancouver; Shuyi Tealicious mạo hiểm vào Malaysia, Việt Nam, Indonesia và Tây Ban Nha; Chabaidao ra mắt tại Seoul vào tháng 6, trong khi Chagee trở lại Singapore vào đầu tháng này sau khi ra mắt tại Malaysia vào năm 2019.
Ngay cả chuỗi cà phê Luckin Coffee cũng không đứng ngoài cuộc chơi. Công ty đã xoay chuyển tình thế kể từ khi chuyển sang nhượng quyền trong nước, mở cửa hàng nước ngoài đầu tiên tại Singapore vào tháng 3 năm ngoái và đã đạt 37 cửa hàng vào cuối tháng 6 năm nay.
Để có chỗ đứng trên thị trường quốc tế, các công ty F&B Trung Quốc đang áp dụng nhiều chiến lược khác nhau như nhượng quyền, lựa chọn thị trường, địa phương hóa và quản lý chuỗi cung ứng.
“Cả nhượng quyền và hoạt động trực tiếp đều được sử dụng khi mở rộng ra nước ngoài. Nhìn chung, nhiều công ty chọn nhượng quyền hơn”, bà Lin tại PayInOne cho biết. “Hầu hết sẽ chọn các khu vực Đông Nam Á trước, chủ yếu vì chi phí nhân sự thấp hơn và quản lý dễ dàng hơn, trước khi dần dần mở rộng sang châu Âu, Bắc Mỹ, Australia, Nhật Bản và Hàn Quốc.”
Trong khi Haidilao chọn tự vận hành các cửa hàng ở nước ngoài, nhiều thương hiệu F&B lại chọn nhượng quyền và tìm kiếm các doanh nhân Trung Quốc ở nước ngoài để quản lý cửa hàng. Họ dựa vào sự nhạy bén trong kinh doanh và kiến thức địa phương của người Hoa ở nước ngoài để lựa chọn địa điểm và điều hành hoạt động. Heytea, Mixue, Yang’s Braised Chicken Rice và Zhangliang Malatang là một số thương hiệu đã mở rộng nhanh chóng ra nước ngoài thông qua chiến lược này.
Lợi thế từ nhân công rẻ và giới trẻ cởi mở
Giám đốc nước ngoài của Zhangliang Malatang nhớ lại độ hào hứng của các bên nhận nhượng quyền kể từ khi công bố cơ hội nhượng quyền quốc tế vào năm 2019.
“Chúng tôi đã có khoảng 300 khách hàng quan tâm trong năm đó, chủ yếu đến từ Mỹ, tiếp theo là Đông Nam Á và châu Âu. Chúng tôi đã ký hợp đồng cho hơn một chục cửa hàng”, bà nói thêm rằng công ty đã nhận được khoảng 100 yêu cầu mỗi tháng kể từ đầu năm 2023 sau một thời gian suy thoái thị trường hậu COVID-19.
Chuỗi quán lẩu Zhangliang Malatang ban đầu tập trung vào thị trường Mỹ, nhưng sau đó mở rộng nhanh hơn ở Đông Nam Á nhờ lợi thế về chi phí rõ ràng hơn và tiềm năng tiêu dùng lớn trong khu vực.
Chẳng hạn, Indonesia có dân số đông, và giới trẻ ở đó có vẻ cởi mở hơn với ẩm thực Trung Quốc và các món ăn cay. Chi tiêu trung bình mỗi khách hàng tại các cửa hàng ở Indonesia vào khoảng 70 nhân dân tệ (9,6 USD), và nhờ chi phí nhân công thấp, thời gian hoàn vốn chỉ từ 6 tháng đến một năm.
Nhiều thương hiệu coi Singapore như một bước đệm để tiến vào thị trường phương Tây, nơi họ có thể thử nghiệm cả nhu cầu của người tiêu dùng và khả năng vận hành bên ngoài Trung Quốc đại lục.
Luckin Coffee đã mở 32 cửa hàng tự vận hành tại Singapore trong vòng một năm sau khi gia nhập thị trường vào năm ngoái. Một phát ngôn viên chia sẻ rằng quốc đảo này có một thị trường cà phê trưởng thành và nền kinh tế phát triển, coi đây là “thước đo” cho việc mở rộng quốc tế.
Thương hiệu trà mới nổi Chagee cũng đi theo hướng này. Chính thức trở lại Singapore vào tháng 8 này, hãng cho biết sẽ mở trụ sở chính khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại đây và ưu tiên mở rộng vào năm quốc gia ASEAN khác trong năm năm tới. Tương tự Luckin, Chagee tự vận hành các cửa hàng và bán các sản phẩm giống như ở Trung Quốc.
Họ nối gót Tai Er – chuyên về các món cá. Thành công ban đầu của Tai Er tại Singapore vào năm 2021 đã dẫn đến việc mở rộng sang Malaysia, Thái Lan và Indonesia vào năm sau, rồi đến Mỹ vào năm 2023.
Bà Carol Liao, Chủ tịch Boston Consulting Group khu vực Trung Quốc, cho biết các cửa hàng cà phê và trà sữa có thể mở rộng ra nước ngoài nhanh hơn các chuỗi nhà hàng nhờ mức độ tiêu chuẩn hóa cao và yêu cầu chuỗi cung ứng thấp.
Bà Liao nhận định trà sữa và cà phê có tiềm năng thành công cao hơn, trong khi các nhà hàng Trung Quốc có thể cần nhiều thời gian hơn để được chấp nhận rộng rãi. “Ngay cả KFC cũng mất nhiều thời gian để điều chỉnh cho phù hợp với thị trường Trung Quốc”, bà nói thêm.
Nỗ lực địa phương hoá
Để đáp ứng khẩu vị và phong tục địa phương, các công ty đang điều chỉnh thực đơn, phong cách phục vụ và mô hình hoạt động.
Đơn cử, Zhangliang Malatang đã tạo ra hướng dẫn chi tiết về cách ăn malatang ở Singapore, nơi nhiều khách hàng chưa quen với việc tự chọn nguyên liệu; Tai Er đã có những thay đổi đáng kể khi bước vào thị trường Bắc Mỹ, loại bỏ quầy thanh toán và quầy trà tự phục vụ, đồng thời tăng cường tương tác với nhân viên để phù hợp với văn hóa tiền boa địa phương.
Các công ty F&B Trung Quốc cũng đang thiết lập chuỗi cung ứng tại chỗ và nhập khẩu các nguyên liệu chính từ Trung Quốc để đảm bảo chất lượng và hương vị đích thực. Họ nhập khẩu những mặt hàng dễ vận chuyển như nước dùng và gia vị từ Trung Quốc, trong khi tìm nguồn cung ứng các nguyên liệu tươi sống tại địa phương. Cách tiếp cận này giúp duy trì hương vị đặc trưng của món ăn, đồng thời đảm bảo độ tươi ngon và giảm thiểu khó khăn về hậu cần.
Mặc dù đầy nhiệt huyết, các thương hiệu F&B Trung Quốc vẫn phải đối mặt với một số thách thức khi vươn ra nước ngoài. Các vấn đề về chuỗi cung ứng có thể gây khó khăn cho họ. Việc thiết lập nguồn cung ứng địa phương đáng tin cậy hoặc nhập khẩu nguyên liệu hiệu quả từ Trung Quốc vẫn là một rào cản lớn.
“Phát triển chuỗi cung ứng ở nước ngoài vẫn còn ở giai đoạn đầu với nhiều vấn đề, khiến việc ra mắt sản phẩm mới gặp khó khăn”, một nhà đầu tư đã nghiên cứu thị trường trà sữa Mỹ chia sẻ với Caixin. “Trong tương lai, chuỗi cung ứng chắc chắn sẽ đi theo các thương hiệu ra nước ngoài. Hiện tại, một số công ty nguyên liệu lớn cũng đang bắt đầu mở rộng quốc tế.”
Giám đốc nước ngoài của Zhangliang Malatang cho biết, quản lý nhân sự ở nước ngoài cũng đặt ra những thách thức về giám sát. “Hầu hết các công ty F&B có nhiều địa điểm ở nước ngoài với khoảng cách địa lý rộng lớn, nhưng khả năng quản lý của họ lại có hạn, khiến việc giám sát và giao tiếp hiệu quả với nhân viên địa phương trở nên khó khăn hơn”, bà nói.
Một quản lý người nước ngoài của một chuỗi nhà hàng Trung Quốc chia sẻ rằng ban đầu công ty tin rằng họ có lợi thế lớn về tiêu chuẩn hóa, vận hành cửa hàng và chất lượng nhân sự ở thị trường nước ngoài. “Tuy nhiên, khi thực hiện, chúng tôi nhận ra rằng chuỗi cung ứng thực phẩm Trung Quốc ở nước ngoài còn non trẻ, và một số quy định về thực phẩm và an toàn rất khác so với ở Trung Quốc”, ông nói.
“Địa phương hóa là điều bắt buộc đối với các công ty F&B Trung Quốc khi mở rộng ra nước ngoài. Họ có thể tận dụng lợi thế của mình trong giai đoạn đầu, nhưng nếu không điều chỉnh để phù hợp với địa phương, những lợi thế này có thể trở thành rào cản cho việc mở rộng ở nước ngoài.”
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế, ước tính lượng vàng nhập khẩu đáp ứng nhu cầu nội địa của Việt Nam khoảng 3 tỷ USD. Con số này không bằng giá trị mỹ phẩm nhập khẩu của chị em cũng như thấp hơn giá trị rượu vang, cigar nhập khẩu.
Sau hơn 2 tháng thực hiện chính sách bình ổn vàng, giá vàng SJC trong nước đã thu hẹp khoảng cách đáng kể với giá vàng trên thế giới chỉ khoảng 4-5 triệu đồng mỗi lượng. Thế nhưng, thực tế hiện nay, việc mua vàng miếng SJC online đang tạo ra nhiều bất cập khi không ít người dân phản ánh: Khó mua được vàng.
Bởi tình trạng này mà kênh đầu tư vàng dần mất đi sức hấp dẫn bởi tình trạng khó tiếp cận khó mua bán vàng trên thị trường chính thức.
Trước vấn đề đó, nhiều chuyên gia cho rằng, cần trả lại tự do cho thị trường vàng và không nên áp dụng mệnh lệnh hành chính.
Bàn về giải pháp để thị trường vàng bình ổn trở lại, TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế tiếp tục đề xuất việc nhập khẩu vàng.
Trước câu hỏi lo ngại về việc nhập khẩu vàng có ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái, vị chuyên gia này nhấn mạnh: “Không cần lo lắng việc nhập khẩu vàng ảnh hưởng đến tỷ giá.”
Vị chuyên gia này nói thêm, những năm trước đây khi chưa xảy ra khủng hoảng do ảnh hưởng bởi Covid-19, mỗi năm, nhập khẩu chính thức vàng của Việt Nam là 3-4 tấn, còn lại nhập khẩu phi chính thức.
Thống kê của Hội đồng Vàng thế giới, lượng vàng nhập khẩu đáp ứng nhu cầu nội địa chỉ khoảng 50 tấn/năm. Con số này tương đương khoảng 2,5 – 3 tỷ USD, là một khối lượng rất nhỏ so với kim ngạch nhập khẩu hiện tại của Việt Nam xấp xỉ 200 tỷ USD và so với dự trữ ngoại tệ của NHNN là 100 tỷ USD.
TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, thực tế, giá trị nhập khẩu vàng để đáp ứng nhu cầu nội địa thấp hơn giá trị nhập khẩu mỹ phẩm của phái đẹp tại Việt Nam. Theo tính toán, lượng mỹ phẩm nhập vào Việt Nam lên tới 3,3 tỷ USD. Trong khi, lượng rượu vang và cigar nhập khẩu còn lên tới gần 4 tỷ USD.
Ông Nghĩa nhấn mạnh lại: “Vàng sẽ không tác động lớn đến tỷ giá hối đoái. Thế nên, việc quản lý vàng cũng cần có sự điều chỉnh để phù hợp với tình hình hiện nay”.
Đồng quan điểm đó, TS. Nguyễn Trí Hiếu phân tích, việc quản lý vàng miếng như hiện tại đang tạo ra nhiều bất cập khi giao dịch mua – bán rất khó khăn. Đây là rủi ro đối với nhà đầu tư xuống tiền vào kênh đầu tư này.
Vị chuyên gia này cũng cho rằng, những quy định mà các ngân hàng đang đặt ra như hiện nay đều gây những khó khăn nhất định cho người mua vàng, có thể khiến nhiều người cho rằng nhà quản lý không muốn bán. Nếu giá vàng có giảm nhưng khó mua cũng tạo ra sự “biến tướng” trên thị trường.
Ông Hiếu đưa ra 2 kịch bản. Thứ nhất, người muốn mua vàng sẽ từ bỏ việc mua vàng và đổ tiền vào các kênh đầu tư khác. Kịch bản thứ hai là người mua vàng sẽ tìm đến thị trường chợ đen, gây tình trạng khó kiểm soát cho cơ quan quản lý. Vị chuyên gia này nhấn mạnh: “Hãy để thị trường vàng vận hành theo quy luật cung cầu vốn có”.
Trong thế giới tiếp thị kỹ thuật số phát triển nhanh chóng, để đi đầu không chỉ cần sự sáng tạo mà còn cần sử dụng công nghệ hiệu quả. Cách chúng ta tạo, phân phối và tiêu thụ nội dung đã thay đổi đáng kể do những tiến bộ công nghệ. Bài viết này đi sâu vào cách các công nghệ này đang ảnh hưởng đến tương lai của việc tạo nội dung kỹ thuật số, giúp nó hiệu quả hơn, dễ tiếp cận hơn và hấp dẫn hơn.
1. Sự trỗi dậy của AI trong sáng tạo nội dung
Trí tuệ nhân tạo (AI) không còn là khái niệm xa vời nữa; nó là thực tế đang định hình lại cách chúng ta tiếp cận việc tạo nội dung. Các công cụ AI ngày càng được sử dụng nhiều hơn để tạo nội dung, từ các bài đăng đơn giản trên mạng xã hội đến các bài viết phức tạp.
Công cụ do AI điều khiển
Các công cụ nội dung do AI điều khiển, chẳng hạn như nền tảng viết quảng cáo tự động, đang trở nên phổ biến hơn. Những công cụ này có thể tạo ra khối lượng lớn nội dung chỉ trong một phần nhỏ thời gian mà một người viết phải mất. Chúng phân tích dữ liệu, hiểu các mô hình và tạo ra nội dung có liên quan và hấp dẫn. Điều này không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn đảm bảo tính nhất quán trong thông điệp trên các kênh khác nhau.
Tác động đến Sáng tạo
Mặc dù một số người lo ngại rằng AI có thể thay thế sự sáng tạo của con người, nhưng thực tế là nó lại nâng cao khả năng này. AI xử lý các tác vụ lặp đi lặp lại, cho phép người sáng tạo nội dung tập trung vào các khía cạnh chiến lược và sáng tạo hơn của nội dung. Ví dụ: AI có thể phân tích loại nội dung nào hoạt động tốt nhất với một đối tượng cụ thể, cung cấp cho các nhà tiếp thị những hiểu biết sâu sắc giúp định hướng các chiến lược sáng tạo hiệu quả hơn.
Hiệu quả trong Tiếp thị nội dung
Việc sử dụng AI cũng mang lại hiệu quả cho tiếp thị nội dung. Nó có thể tự động hóa việc phân phối nội dung, đảm bảo rằng đúng đối tượng sẽ thấy đúng nội dung vào đúng thời điểm và thậm chí cá nhân hóa nội dung theo sở thích của từng người dùng. Mức độ tự động hóa và cá nhân hóa này là điều không thể tưởng tượng được cách đây vài năm nhưng hiện nay lại rất cần thiết cho tiếp thị kỹ thuật số hiệu quả.
2. Tăng cường khả năng truy cập bằng công nghệ chuyển hình ảnh thành văn bản
Tiếp theo cuộc thảo luận về AI, một tiến bộ công nghệ quan trọng khác trong việc tạo nội dung số là sự phát triển của công nghệ chuyển đổi hình ảnh thành văn bản. Công nghệ này chuyển đổi hình ảnh thành văn bản, giúp nội dung dễ tiếp cận và linh hoạt hơn.
Cách thức hoạt động của công cụ chuyển đổi hình ảnh thành văn bản
Công cụ chuyển đổi hình ảnh thành văn bản sử dụng công nghệ Nhận dạng ký tự quang học (OCR) để quét và chuyển hình ảnh thành văn bản. Công nghệ này đặc biệt hữu ích khi tái sử dụng nội dung vì nó cho phép các nhà tiếp thị trích xuất và tái sử dụng văn bản từ đồ họa thông tin, ảnh chụp màn hình hoặc tài liệu được quét.
Lợi ích cho SEO
Theo quan điểm của SEO, công nghệ chuyển đổi hình ảnh thành văn bản vô cùng hữu ích. Các công cụ tìm kiếm không thể đọc hình ảnh, nhưng chúng có thể lập chỉ mục văn bản được trích xuất từ hình ảnh. Bằng cách chuyển đổi hình ảnh thành văn bản, bạn có thể tìm kiếm nội dung của mình dễ hơn, cải thiện khả năng khám phá nội dung. Điều này cũng có nghĩa là bất kỳ thông tin quan trọng nào trong nội dung trực quan của bạn hiện đang đóng góp vào chiến lược SEO tổng thể của bạn.
Khả năng truy cập nội dung
Hơn nữa, công cụ chuyển đổi hình ảnh thành văn bản giúp tăng cường khả năng truy cập nội dung. Chúng cho phép người dùng khiếm thị truy cập nội dung thông qua trình đọc màn hình chuyển đổi văn bản thành giọng nói. Điều này không chỉ mở rộng đối tượng của bạn mà còn thể hiện cam kết về tính bao hàm, điều ngày càng quan trọng trong bối cảnh kỹ thuật số hiện nay.
3. Xu hướng nội dung video và hình ảnh
Dựa trên thảo luận về khả năng truy cập và AI, một lĩnh vực khác mà công nghệ đang có những bước tiến đáng kể là nội dung video và hình ảnh. Nội dung video, nói riêng, đã bùng nổ về mức độ phổ biến, được thúc đẩy bởi tốc độ internet nhanh hơn và các công cụ sản xuất video tốt hơn.
Tầm quan trọng của nội dung video
Nội dung video hiện là một phần quan trọng của bất kỳ chiến lược tiếp thị kỹ thuật số nào. Nó hấp dẫn, dễ tiêu thụ và có khả năng chia sẻ cao. Với sự gia tăng của các nền tảng như YouTube, TikTok và Instagram, video đã trở thành phương tiện được nhiều đối tượng, đặc biệt là nhóm nhân khẩu học trẻ tuổi ưa chuộng.
Những tiến bộ trong công nghệ video
Công nghệ đã giúp việc tạo nội dung video chất lượng cao trở nên dễ dàng hơn. Từ phần mềm chỉnh sửa video giá cả phải chăng đến các công cụ do AI điều khiển có thể tự động hóa việc tạo video, các rào cản gia nhập đã được hạ thấp. Những tiến bộ này cho phép ngay cả các doanh nghiệp nhỏ cũng có thể tạo ra các video trông chuyên nghiệp mà không cần đầu tư đáng kể.
Tối ưu hóa nội dung hình ảnh cho SEO
Nội dung hình ảnh không chỉ là về mặt thẩm mỹ; nó đóng vai trò quan trọng trong SEO. Tối ưu hóa video và hình ảnh đảm bảo rằng nội dung của bạn dễ dàng được các công cụ tìm kiếm tìm thấy. Các kỹ thuật như sử dụng văn bản thay thế cho hình ảnh, tối ưu hóa tiêu đề và mô tả video và đảm bảo thời gian tải nhanh là điều cần thiết để tối đa hóa tác động của nội dung trực quan.
4. Chuẩn bị cho Chiến lược Nội dung của Bạn trong Tương lai
Như chúng ta đã thấy, công nghệ đang thay đổi đáng kể cách chúng ta tạo và phân phối nội dung. Để duy trì khả năng cạnh tranh, các doanh nghiệp phải áp dụng các công cụ và kỹ thuật mới này.
Tích hợp các Công cụ Nâng cao
Việc chuẩn bị cho chiến lược nội dung của bạn trong tương lai bao gồm việc tích hợp các công cụ nâng cao vào quy trình làm việc của bạn. Cho dù đó là sử dụng AI để tự động tạo nội dung hay sử dụng công nghệ chuyển đổi hình ảnh thành văn bản để tăng cường khả năng truy cập, việc tận dụng các công cụ này sẽ giúp bạn luôn đi đầu.
Luôn dẫn đầu xu hướng
Việc cập nhật các xu hướng công nghệ mới nhất cũng rất quan trọng. Bối cảnh kỹ thuật số không ngừng phát triển và những gì hiệu quả ngày hôm nay có thể không hiệu quả vào ngày mai. Thường xuyên xem xét và điều chỉnh chiến lược nội dung của bạn để kết hợp các công nghệ và phương pháp mới khi chúng xuất hiện.
Chuẩn bị cho những Tiến bộ Công nghệ
Cuối cùng, hãy chuẩn bị cho những tiến bộ trong tương lai. Tốc độ đổi mới công nghệ không có dấu hiệu chậm lại. Việc thích ứng và cởi mở với sự thay đổi sẽ đảm bảo rằng chiến lược nội dung của bạn vẫn hiệu quả trong dài hạn.
Kết luận
Công nghệ không chỉ thay đổi việc tạo nội dung kỹ thuật số; mà còn cách mạng hóa nó. Từ các công cụ do AI điều khiển đến công nghệ chuyển đổi hình ảnh thành văn bản và tối ưu hóa nội dung video, những tiến bộ này đang giúp việc tạo nội dung hiệu quả hơn, dễ tiếp cận hơn và hấp dẫn hơn. Bằng cách áp dụng các công nghệ này, các nhà tiếp thị không chỉ có thể cải thiện các chiến lược nội dung hiện tại của họ mà còn có thể bảo vệ các nỗ lực của họ trong tương lai trước bối cảnh kỹ thuật số luôn thay đổi.
Cổ phiếu của hãng thương mại điện tử PDD mất gần 30% trên sàn chứng khoán Mỹ, khi nhà đồng sáng lập cảnh báo hãng khó duy trì tốc độ tăng trưởng.
Chốt phiên giao dịch 26/8, cổ phiếu PDD – công ty mẹ của sàn thương mại điện tử Temu – ghi nhận mức giảm mạnh nhất trên sàn Nasdaq (Mỹ), kể từ khi hãng IPO năm 2018. Việc mất 29% trong một phiên, khiến tài sản của nhà sáng lập PDD – Colin Huang bốc hơi tới 14 tỷ USD.
Hôm qua, PDD thông báo doanh thu quý II đạt 97,1 tỷ nhân dân tệ (13,6 tỷ USD), thấp hơn dự báo là 100 tỷ nhân dân tệ. Lợi nhuận ròng đạt 32 tỷ nhân dân tệ, cao hơn dự báo khoảng 4,5 tỷ nhân dân tệ.
Dù vậy, Chen Lei – nhà đồng sáng lập PDD liên tục nhấn mạnh tốc độ tăng trưởng hiện tại của hãng khó duy trì, trong bối cảnh các đối thủ như TikTok của ByteDance và Alibaba Group liên tục tung chính sách giá rẻ hút người mua. “Cạnh tranh luôn tồn tại trong ngành của chúng tôi và dự kiến còn khắc nghiệt hơn. Tăng trưởng doanh thu cao không phải là điều bền vững. Tỷ suất lợi nhuận giảm cũng khó tránh”, Chen nói.
Sàn thương mại điện tử Temu – một trong các ứng dụng được tải nhiều nhất tại Mỹ, sau khi xuất hiện tại thị trường này năm 2022. Sàn này gần đây tích cực tăng hiện diện trên toàn cầu, tránh phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc đang đi xuống.
Tổng doanh số giao dịch trên sàn (GMV) của Temu tăng trưởng theo cấp số nhân. Năm 2022, GMV đạt 290 triệu USD nhưng năm ngoái đã tăng lên 14 tỷ USD, theo ECDB. Dự báo doanh số giao dịch đạt 29,5 tỷ USD năm nay và 41 tỷ USD vào năm sau.
Tại Trung Quốc, PDD vài năm qua giành thêm thị phần từ các đối thủ Alibaba và JD, nhờ chiến lược giá rẻ. Họ cũng tích cực quảng cáo để đối phó cạnh tranh từ các startup, như ứng dụng video ngắn Kuaishou Technology. Những việc này đã giúp nhà sáng lập Colin Huang có thời điểm trở thành người giàu nhất Trung Quốc, với 49,3 tỷ USD, theo Bloomberg.
Dù vậy, hãng này gần đây lại gặp nhiều rắc rối pháp lý, sau thời kỳ tăng trưởng nhanh chóng. Tháng trước, hàng trăm người bán đã tới các văn phòng để phản đối chính sách phạt mới của công ty này. “PDD sau này còn đối mặt với cạnh tranh khắc nghiệt hơn tại Trung Quốc, do người bán hàng tại đây đang trải qua thời kỳ khó khăn. Họ có lẽ phải tăng đầu tư”, Wang Xiaoyan – nhà phân tích tại 86Research cho biết.
Liên minh châu Âu (EU) cũng dự định đưa ra đề xuất lấp lỗ hổng về thuế nhập khẩu với hàng giá trị thấp mua qua mạng. Động thái này sẽ tác động lên nhiều hãng bán lẻ khác của Trung Quốc, trong đó có Temu.
Ứng dụng nhắn tin Telegram đứng trong top đầu bảng xếp hạng ở một số thị trường sau khi nhà sáng lập kiêm CEO Pavel Durov bị Pháp bắt giữ.
Trên cửa hàng Google Play, Telegram đang nằm trong top 3 ứng dụng được tải nhiều nhất thuộc danh mục Mạng xã hội. Số lượt tải tăng mạnh từ cuối tuần qua, khi Pavel Durov bị tạm giữ ngày 24/8.
Còn trên cửa hàng App Store, theo ghi nhận của App Intelligence Appfigures, ứng dụng hầu như không biến động khi có thông tin về CEO. Nhưng đến ngày 26/8, số lượt tải tăng đột biến, lên vị trí số hai ở Mỹ trong danh mục Mạng xã hội. Còn trong bảng xếp hạng tổng thể tại Mỹ, không gồm trò chơi, Telegram tăng từ thứ 18 lên 8 – vị trí cao nhất ứng dụng đạt được tại đây kể từ 1/1/2023.
Tại Pháp, nơi Durov bị bắt, Telegram vọt lên vị trí đầu tiên ở danh mục Mạng xã hội của App Store. Tính chung, ứng dụng đứng thứ ba về lượt tải nhiều nhất.
Theo phân tích do công ty nghiên cứu thị trường Sensor Tower cung cấp cho Tech Crunch, lượt tải xuống toàn cầu của Telegram trên iOS tăng trung bình 4% mỗi ngày từ cuối tuần qua. Trang công nghệ này nhận định người dùng có thể tải ứng dụng vì tò mò, hoặc thậm chí ủng hộ tính trung lập, không kiểm soát nội dung mà nền tảng theo đuổi.
“Sự tăng đột biến về số lượt cài đặt có thể là cách công chúng thể hiện sự ủng hộ với ứng dụng. Một lý do khác đơn giản là ứng dụng được nhắc đến nhiều những ngày qua”, một chuyên gia nhận xét trên Android Police.
Ngày 26/8, Laure Beccuau, công tố viên ở Paris, cho biết vụ bắt CEO Telegram nằm trong khuôn khổ cuộc điều tra đã diễn ra từ 8/7, với những cáo buộc có thể đưa ra như đồng lõa trong việc phát tán nội dung khiêu dâm trẻ em, bán ma túy, rửa tiền và từ chối hợp tác với giới chức.
Telegram ra đời năm 2014 và là ngôi nhà chung của cộng đồng tiền số, trước khi phổ biến rộng rãi nhờ tính năng nhắn tin bảo mật mã hóa đầu cuối. Ngoài cộng đồng crypto, nền tảng trở thành công cụ giao tiếp quan trọng cho các chính phủ và người dùng trên toàn cầu. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cảnh báo Telegram không được kiểm duyệt, là điểm nóng cho hoạt động tội phạm, lừa đảo cũng như nội dung cực đoan, khủng bố và thông tin sai lệch.
Trong thông báo hôm 23/7, Pavel Durov cho biết ứng dụng đạt 950 triệu người dùng, tăng 50 triệu so với cách đó ba tháng và gần gấp đôi so với mức 500 triệu đầu năm 2021. Con số này đưa Telegram trở thành một trong những nền tảng có lượng người dùng lớn nhất thế giới.
Mặc dù đang trong giai đoạn đại thanh lọc của ngành F&B với ít nhất 30.000 cửa hàng đóng cửa, tương ứng 3,9% số lượng cửa hàng toàn quốc; tuy nhiên, doanh thu toàn ngành nửa đầu năm 2024 vẫn đạt 403,9 nghìn tỷ đồng, bằng gần 70% doanh thu cả năm 2023…
Báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024 của iPOS.vn cho thấy, dù giảm 3,9% số lượng cửa hàng trên phạm vi toàn quốc nhưng doanh thu lại tăng trưởng tích cực.
Kết qủa này được nghiên cứu, tổng hợp từ gần 1.000 nhà hàng/quán café, hơn 2.300 thực khách và 1.307 nhân ngành ẩm thực và đồ uống (F&B) tại Việt Nam và tham chiếu các số liệu từ các công ty nghiên cứu thị trường, ý kiến các chuyên gia.
DOANH NGHIỆP NGƯỢC SÓNG
Ông Vũ Thanh Hùng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần iPOS.vn, cho biết trong nửa đầu năm 2024 toàn bộ ngành dịch vụ, đặc biệt là lĩnh vực F&B gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp F&B Việt Nam cho thấy sự linh hoạt đáng kinh ngạc khi nhanh chóng điều chỉnh hoạt động, cắt giảm chi phí không cần thiết và tối ưu hóa dòng tiền. Đồng thời, sáng tạo không ngừng trong việc phát triển sản phẩm, điều này mang đến những trải nghiệm ẩm thực mới lạ, thu hút đông đảo thực khách.
Trong thời gian đó, cả nước ghi nhận khoảng 304.700 cửa hàng, giảm tới 3,9% so với số liệu năm 2023. Có ít nhất 30.000 cửa hàng trên toàn quốc đóng cửa, cùng với số lượng mở mới có phần hạn chế.
TP. Hồ Chí Minh là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi giảm 5,97% số lượng cửa hàng trên toàn thành phố. Tại Hà Nội, số lượng cửa hàng đạt mức tăng trưởng nhẹ khoảng 0,1%.
Đại diện iPOS.vn đánh giá 6 tháng đầu năm thực sự là thời điểm khó khăn cho nền kinh tế nói chung cũng như đối với ngành F&B nói riêng. Số lượng cửa hàng với tuổi thọ ngắn dưới 3 tháng hoạt động đang tồn tại nhiều tại các thành phố lớn. Thời điểm này được coi là cuộc đại thanh lọc với ngành F&B.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn, tổng giá trị doanh thu ngành F&B gây bất ngờ với con số 403,9 nghìn tỷ đồng, tương ứng 68,46% doanh thu cả năm 2023.
Lý giải doanh thu toàn ngành vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khả quan, đại diện iPOS.vn cho rằng điều này có thể do các cửa hàng F&B thời gian qua tích cực đưa ra nhiều các chương trình khuyến mại để kích cầu, từ đó khách hàng ra quyết định mua hàng nhiều hơn.
Bên cạnh đó, Việt Nam đang có xu hướng tiêu dùng thông minh hơn. Theo đó, thực khách sẽ chi trả mức chi phí cao hơn cho mỗi lần dùng bữa bên ngoài nhưng với kế hoạch rõ ràng hơn so với việc dùng bữa một cách ngẫu hứng. Yếu tố tiêu dùng có thể là một điểm nhấn tích cực trong giai đoạn đại thanh lọc của toàn bộ thị trường F&B tại Việt Nam.
Theo đó, trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của thị trường đồ ăn các doanh nghiệp ngược sóng vẫn tìm phương án để cải thiện tình hình kinh doanh, đón đầu các xu hướng tiêu dùng, chính sách vĩ mô và đang tìm kiếm mọi cách để thu hút và giữ chân khách hàng.
Kết quả khảo sát của iPOS.vn cho thấy 25% cửa hàng cho rằng chương trình khuyến mãi là một công cụ hiệu quả để tăng lượng khách hàng đến quán.
Chương trình khuyến mãi đang dần được doanh nghiệp F&B đặt ra thông minh hơn ví dụ, giảm 10% cho đặt bàn trước (mô hình nhà hàng dịch vụ đầy đủ) hay đi 4 thanh toán 3 (mô hình nhà hàng buffet), đang là những chương trình khuyến mãi phổ biến, giúp tăng lượng khách hàng tới trải nghiệm.
Bên cạnh đó, kinh doanh trên nền tảng trực tuyến cũng cạnh tranh ngày càng gay gắt. Trước sức ép đang dần trở nên khốc liệt, các nhà kinh doanh trên ứng dụng trực tuyến về giao nhận đồ ăn và thức uống đang nỗ lực chuyển đổi để cân bằng bài toán chi phí vận hành và doanh thu để có thể bám trụ và khai thác tiềm năng thị trường. Ông Nguyễn Văn Hậu, CEO Cơm Thố Anh Nguyễn cho rằng có sự thay đổi nền tảng kinh doanh trực tuyến trong nhiều năm trở lại đây, do đó, doanh nghiệp cần tối ưu vận hành, kiểm soát chi phí để đem đến hiệu quả tốt nhất.
Cũng theo iPOS.vn, tác động của Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt vẫn còn khá rõ rệt đối với ngành kinh doanh đồ uống có cồn. Mặc dù quy định này đã được triển khai trong nhiều năm nhưng chỉ có 10,8% doanh nghiệp cho rằng khách hàng hoàn toàn làm quen với việc không lái xe sau khi uống rượu bia.
Điều này cho thấy việc thay đổi thói quen của người tiêu dùng là một quá trình lâu dài và cần có sự phối hợp của nhiều bên bao gồm cả các cơ quan chức năng, doanh nghiệp và người dân.
KHÓ KHĂN NHƯNG NHÀ HÀNG VẪN ĐÔNG KHÁCH
Báo cáo iPOS.vn cũng cho thấy sự khó khăn của nền kinh tế không làm giảm đi niềm yêu thích ẩm thực của người Việt Nam. Tại bất kỳ thời điểm nào, người tiêu dùng vẫn tìm ra cách thích nghi. Dù khó khăn của nền kinh tế và áp lực từ cuộc sống thường ngày, dịch vụ F&B vẫn phần nào là một điểm đến giải tỏa sau những giờ làm việc vất vả. Thay vì giảm chi tiêu cho ăn uống bên ngoài, nhiều người được hỏi cố gắng giữ tần suất đi ăn ngoài nhưng có kế hoạch cụ thể hơn về chi tiêu.
“Theo khảo sát, các mức tần suất cao (3-4 lần/tuần, hàng ngày) đều gần như không thay đổi so với năm 2023. Đồng thời, nhóm khách hàng có tần suất 1-2 lần/tuần, có xu hướng tăng lên 4,1% so với năm trước. Nhìn chung, nhóm khách hàng trung thành vẫn duy trì thói quen ăn uống như trước đây, cho thấy sức hút của ngành F&B vẫn rất lớn”, iPOS.vn đánh giá.
Cũng theo iPOS.vn, một xu hướng đáng chú ý trong năm nay là sự dịch chuyển rõ rệt sang phân khúc cao cấp hơn khi thực khách ăn bữa tối, đây vẫn luôn là thời điểm người Việt chi tiêu nhiều nhất cho ăn uống bên ngoài.
Cụ thể, tỷ lệ người tiêu dùng sẵn sàng chi từ 51.000 – 71.000 đồng cho một bữa tối, tăng 5,7% so với năm trước. Hơn nữa, 20% người Việt còn sẵn sàng chi hơn 100.000 đồng cho một bữa tối và tăng 5,1% so với năm 2023.
Điều này cho thấy, sức mua của người tiêu dùng Việt đang ngày càng tăng và họ không ngần ngại chi tiêu cho những trải nghiệm ẩm thực hàng ngày chất lượng.
Dù bữa trưa vội vàng đang dần trở nên ngày càng đắt đỏ hơn, do chi phí nguyên vật liệu ngày càng tăng cao song có tới 61,4% thực khách được hải chi tiêu ở mức 31.000 – 51.000 đồng cho chi phí bữa trưa, tăng tới 13,7% so với nghiên cứu năm 2023. Hiện phân khúc giá này đang cạnh tranh vô cùng gay gắt dẫn đến người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn phong phú, trong khi chi phí đang ăn mòn lợi nhuận của các cửa hàng kinh doanh đồ ăn nhanh tại Việt Nam.
Còn mức chi cho việc đi café giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm 2024, với tần suất cũng giảm đáng kể. Tỷ lệ người chi tiêu trên 100.000 đồng/ly đã giảm mạnh từ 6% xuống còn 1,7%. Điều này cho thấy kinh tế khó khăn đã khiến người tiêu dùng phải cân nhắc kỹ lưỡng hơn trong việc chi tiêu cho những dịch vụ không thiết yếu.
Lô nước mắm truyền thống “Làng chài xưa” từ Phan Thiết vừa xuất khẩu lần đầu sang Mỹ, giá tương đương 170.000-340.000 đồng mỗi chai 500 ml.
Ông Trần Ngọc Dũng, Giám đốc Công ty TNHH SEAGULL, cho biết lô nước mắm “Làng chài xưa” đầu tiên đã được xuất khẩu chính ngạch sang Mỹ qua CTWS Group, một công ty nhập khẩu và phân phối đặc sản Việt Nam. Sau hai năm hoàn thiện pháp lý, sản phẩm đã lên kệ siêu thị, chợ Việt tại Mỹ giữa tháng này, với giá từ 6,49 đến 13,59 USD (167.000-340.000 đồng) mỗi chai 500 ml.
Lô hàng đầu tiên xuất sang Mỹ gồm ba loại nước mắm, đóng trong container 20 feet. Trong đó, nước mắm chay được ủ từ trái thơm, đậu nành và nấm Shiitake Nhật Bản. Nước mắm cá cơm vàng ruột đỏ được ủ từ cá cơm vàng, chỉ được khai thác vào tháng 7 và 8.
Bà Dziễm Chinh, nhà sáng lập CTWS Group, kỳ vọng sản phẩm nước mắm chay sẽ được người tiêu dùng Mỹ ưa chuộng, nhất là trong bối cảnh thị trường nước mắm công nghiệp của Thái Lan và Hong Kong đang chiếm ưu thế.
“Làng chài xưa” là thương hiệu nước mắm ở Phan Thiết, gắn liền với nỗ lực khôi phục truyền thống nước mắm Phan Thiết 300 năm của Tiến sĩ Trần Ngọc Dũng, một người con của quê hương này.
Ông làm dự án “Làng chài xưa” với số vốn đầu tư ban đầu 100 tỷ đồng. Dự án này đã được công chúng biết đến rộng rãi sau khi tham gia chương trình Shark Tank vào năm 2019. Hiện tại, “Làng chài xưa” sản xuất khoảng 1 triệu lít nước mắm chất lượng cao mỗi năm và đang hướng đến mục tiêu tăng sản lượng lên 2 triệu lít. Sau Mỹ, công ty dự kiến mở rộng thị trường xuất khẩu sang châu Âu, Australia và Nhật Bản vào năm 2025.
Theo Hải quan Việt Nam, nước mắm chủ yếu xuất khẩu sang châu Á, châu Âu, Australia và Mỹ, với kim ngạch 23-28 triệu USD mỗi năm.
Ông Đinh Xuân Lập, Phó giám đốc Hội Nghề cá Việt Nam, cho rằng để nước mắm Việt Nam tiếp tục vươn xa, cần tuân thủ các tiêu chuẩn khắt khe của từng thị trường. Chẳng hạn, Mỹ yêu cầu tuân thủ quy định của FDA và HACCP, EU kiểm soát chặt chẽ histamine, trong khi Nhật Bản, Trung Quốc, và Hàn Quốc cũng đòi hỏi cao về chất lượng và giấy phép an toàn. Ngoài ra, các nước nhập khẩu ngày càng nghiêm ngặt về chống khai thác cá bất hợp pháp, không theo quy định và không báo cáo (IUU).
Sau khi tái cấu trúc ba chuỗi bán lẻ trọng điểm, Thế Giới Di Động tiếp tục cơ cấu lại hệ thống nhà thuốc An Khang khi giảm gần 100 điểm bán trong một tháng.
Theo báo cáo tình hình kinh doanh mới đây, An Khang có 387 nhà thuốc hoạt động vào cuối tháng 7, giảm 94 điểm bán so với cuối tháng 6. Thực tế đến nay, chuỗi bán lẻ dược phẩm này chỉ còn 343 nhà thuốc. Nếu tính từ đầu năm, Công ty mẹ Thế Giới Di Động (MWG) đã đóng cửa 184 nhà thuốc, tương đương giảm 35% điểm bán trong mạng lưới của chuỗi này.
Trong cuộc họp nhà đầu tư mới đây, CEO Đoàn Văn Hiểu Em nói đây là quá trình tái cấu trúc tương tự các chuỗi “đàn anh, đàn chị” trong hệ sinh thái của MWG. Hệ thống này đang xem xét, đánh giá tính hiệu quả kinh doanh của từng nhà thuốc để đóng cửa những điểm không mang lại nhiều doanh thu hoặc có lợi nhuận kém. Ban lãnh đạo dự kiến đến cuối năm, chuỗi này chỉ còn khoảng 300 cửa hàng.
Ông Hiểu Em đánh giá bán lẻ dược phẩm là một ngành đặc thù và chuỗi có hai yếu tố then chốt cần cải thiện là tính sẵn sàng, đầy đủ về lượng thuốc so với nhu cầu khách hàng và trình độ của dược sĩ. Hiện tại, mỗi nhà thuốc ghi nhận doanh thu trung bình hơn 500 triệu đồng một tháng. Ban lãnh đạo ước tính chuỗi này sẽ hòa vốn cấp độ cửa hàng khi tích lũy đủ doanh thu trung bình mỗi điểm bán trên 550 triệu đồng một tháng.
Về dài hạn, An Khang thu hẹp số lượng cửa hàng để vận hành với chi phí thấp nhất. Sau đó, MWG sẽ nỗ lực hoàn thiện mô hình kinh doanh của chuỗi để hướng tới điểm hòa vốn và có lời. Nếu có thể “đem tiền về cho mẹ”, chuỗi bán lẻ dược phẩm này mới tính đến chuyện tăng tốc, mở rộng về sau.
An Khang tiền thân là nhà thuốc Phúc An Khang, được MWG mua lại từ năm 2017. Thời gian qua, chuỗi bán lẻ này chưa ghi nhận lợi nhuận dương. Sau giai đoạn cao điểm của cuộc đua mở mới, họ lỗ lần lượt hơn 306 tỷ và gần 343 tỷ đồng trong 2022-2023. Trong nửa đầu năm nay, lợi nhuận của chuỗi nhà thuốc này vẫn âm hơn 172 tỷ, nâng mức lỗ lũy kế lên gần 834 tỷ đồng.
Doanh nghiệp của ông Nguyễn Đức Tài từng tham vọng mở tới 2.000 cửa hàng vào cuối năm ngoái. Tuy nhiên, từ giữa năm 2022, họ đã ngừng mở nhà thuốc mới để điều chỉnh mô hình kinh doanh, trước khi tiến hành mở rộng mạng lưới.
Dù vậy, theo SSI Research, lợi nhuận của An Khang vẫn chững lại, biên lãi trước thuế -15% trong năm ngoái và chỉ cải thiện lên mức -8% đến -10% trong nửa đầu năm nay. Đơn vị phân tích này cho rằng nguyên nhân là cơ cấu sản phẩm chưa hợp lý. SSI Research dự báo chuỗi nhà thuốc An Khang sẽ chịu khoản lỗ 339 tỷ đồng cả năm nay.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Sáng 21/8, iPOS.vn công bố Báo cáo thị trường Kinh doanh Ẩm thực tại Việt Nam 6 tháng đầu năm trong khuôn khổ sự kiện Vietnam F&B Summit 2024.
Tính tới hết tháng 6, cả nước ghi nhận khoảng 304.700 cửa hàng, giảm tới 3,9% so với số liệu từ năm 2023. Có ít nhất 30.000 cửa hàng trên toàn quốc đã đóng cửa, cùng với số lượng mở mới có phần hạn chế. Tổng giá trị doanh thu ngành F&B đạt 403.900 tỷ đồng, tương đương 68,46% doanh thu cả năm ngoái.
Xét riêng các doanh nghiệp F&B tại Việt Nam từ đầu năm 2024, doanh thu của các doanh nghiệp ngành này đã chứng kiến sự biến động mạnh. Mặc dù khởi đầu năm mới với những tín hiệu tích cực, nhưng đến giữa năm, xu hướng giảm đã trở nên rõ rệt. Cụ thể, tỷ lệ doanh nghiệp báo cáo doanh thu giảm trong tháng hai tới hơn 43,4%.
Tháng 3 có tăng trưởng nhẹ, và sau đó giảm đều tới giữa năm. Các doanh nghiệp đang ngày càng dè chừng trong việc phát triển kinh doanh trong 6 tháng cuối năm. Theo khảo sát, có 61,2% doanh nghiệp chỉ cố gắng duy trì quy mô kinh doanh như hiện tại, trong khi đó, 34,4% dự kiến mở rộng thêm cơ sở mới. So với khảo sát cùng kỳ 2023, số lượng doanh nghiệp F&B có tham vọng tương tự lên tới 51,7%.
Tuy nhiên, sự khó khăn của nền kinh tế không làm giảm đi niềm yêu thích ẩm thực của người Việt Nam. Thay vì giảm chi tiêu cho ăn uống bên ngoài, nhiều đáp viên cố gắng giữ tần suất đi ăn ngoài, nhưng có kế hoạch cụ thể hơn về chi tiêu.
Theo khảo sát, các mức tần suất cao (3-4 lần/tuần, hàng ngày) đều gần như không thay đổi so với năm 2023. Đồng thời, nhóm khách hàng có tần suất 1-2 lần/tuần, có xu hướng tăng lên 4,1% so với năm trước. Nhìn chung, nhóm khách hàng trung thành vẫn duy trì thói quen ăn uống như trước đây, cho thấy sức hút của ngành F&B vẫn rất lớn.
Mức chi cho việc “đi café” giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm 2024, với tần suất cũng giảm đáng kể. Mặc dù mức giá từ 41.000 đồng đến 71.000 đồng/ly trở nên phổ biến hơn, với sự tăng trưởng 11,5% về tỷ lệ người lựa chọn, nhưng các phân khúc cao cấp lại gặp khó khăn. Tỷ lệ người chi tiêu trên 100.000 đồng/ly đã giảm mạnh từ 6% xuống còn 1,7%.
Ông Vũ Thanh Hùng, Tổng Giám đốc iPOS.vn chia sẻ nửa đầu năm 2024 đã chứng kiến sự biến động mạnh mẽ, đặt ra không ít thách thức cho toàn bộ ngành dịch vụ, đặc biệt là lĩnh vực F&B.
“Các doanh nghiệp F&B Việt Nam đã cho thấy sự linh hoạt đáng kinh ngạc khi nhanh chóng điều chỉnh hoạt động, cắt giảm chi phí không cần thiết và tối ưu hóa dòng tiền. Đồng thời, sự sáng tạo không ngừng trong việc phát triển sản phẩm đã mang đến những trải nghiệm ẩm thực mới lạ, thu hút đông đảo thực khách”, ông Hùng nói.
Báo cáo kỳ này cũng được iPOS.vn công bố về nghiên cứu chuyên sâu nhân sự ngành F&B tại Việt Nam. Theo đó, Việt Nam đang có khoảng 2,89 triệu lao động ngành F&B, với 81,3% nhân sự làm việc bán thời gian. Mặc dù đóng góp nhiều cơ hội cho thị trường lao động, ngành Kinh doanh Ẩm thực vẫn chưa quá thu hút nhân sự định hướng làm việc lâu dài.
Báo cáo thị trường Kinh doanh Ẩm thực tại Việt Nam là hoạt động thường niên của iPOS.vn hàng năm. Báo cáo được xây dựng từ nghiên cứu của gần 1.000 nhà hàng/quán cà phê cùng hơn 2.300 thực khách và 1.307 nhân ngành F&B tại Việt Nam với nhiều độ tuổi và ngành nghề khác nhau.
Theo iPOS, ít nhất 30.000 cửa hàng F&B đóng cửa trong 6 tháng đầu năm khi chi tiêu của thực khách biến động, nhất là nhu cầu đi cà phê.
Báo cáo thị trường nửa đầu năm của iPOS – nền tảng cung cấp giải pháp quản lý cho hơn 100.000 doanh nghiệp nhà hàng và quán cà phê – thống kê cả nước có khoảng 304.700 cửa hàng ăn uống (F&B), giảm 3,9% so với cuối năm ngoái. Ít nhất 30.000 cửa hàng trên toàn quốc đã đóng cửa, trong khi số lượng mở mới hạn chế.
Tổng giám đốc iPOS Vũ Thanh Hùng cho rằng con số hơn 30.000 cửa hàng đóng cửa trong thời gian vừa qua chứng minh mức độ cạnh tranh khốc liệt của thị trường. Sự tăng trưởng chi tiêu của thực khách không đuổi kịp được tăng trưởng nóng cửa hàng F&B từ sau đại dịch.
Thêm nữa, số lượng cửa hàng với tuổi thọ ngắn (dưới 3 tháng hoạt động) đang xuất hiện nhiều hơn tại các thành phố lớn. Đồng thời, các thương hiệu có tính bền vững cũng không thoát khỏi sự tác động sâu của kinh tế dù có lượng khách hàng trung thành lớn và có thu nhập ổn định.
“Ngành F&B trải qua 6 tháng đầy khó khăn. Thời điểm này được coi là cuộc đại thanh lọc”, ông Hùng nhận định.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn, tổng giá trị doanh thu ngành F&B đạt 403.900 tỷ đồng, tương đương 68,5% doanh thu của cả năm 2023. iPOS cho rằng đây là yếu tố bất ngờ trong thời điểm kinh tế khó khăn.
Nguyên nhân một phần do lạm phát với CPI tăng 4,08% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản tăng 2,75%. Ngoài ra, các cửa hàng tích cực triển khai nhiều chương trình khuyến mãi để kích cầu, từ đó khách hàng cũng ra quyết định mua hàng nhiều hơn.
Tuy nhiên doanh thu của các doanh nghiệp chứng kiến sự biến động mạnh. Đầu năm, thị trường ghi nhận những tín hiệu tích cực, nhưng đến giữa năm, xu hướng giảm trở nên rõ rệt. iPOS khảo sát 951 cửa hàng chủ yếu tại Hà Nội và TP HCM cho thấy, tỷ lệ doanh nghiệp báo doanh thu giảm trong tháng 2 tới hơn 43%. Tháng 3 có tăng trưởng nhẹ và sau đó giảm đều tới giữa năm.
Do đó, các doanh nghiệp đang ngày càng dè chừng trong việc phát triển kinh doanh nửa cuối năm. Theo khảo sát, có 61,2% doanh nghiệp chỉ cố gắng duy trì quy mô hiện tại, trong khi đó chỉ hơn một phần ba dự kiến mở rộng thêm cơ sở mới. Ở cuộc khảo sát cùng kỳ năm trước, số lượng doanh nghiệp F&B lạc quan lên tới 51,7%.
Tuy nhiên, khó khăn của nền kinh tế không làm giảm ngân sách của người tiêu dùng dành cho ẩm thực. Thay vì giảm chi tiêu, nhiều người cho biết vẫn giữ tần suất đi ăn bên ngoài, nhưng có kế hoạch cụ thể.
Khảo sát 2.360 người tiêu dùng chủ yếu ở hai thành phố lớn cho thấy, tần suất ăn bên ngoài ở mức cao (3-4 lần mỗi tuần và hàng ngày) gần như không thay đổi. Nhóm khách hàng có tần suất 1-2 lần mỗi tuần, có xu hướng tăng lên 4,1% so với năm trước. iPOS cho rằng các khách hàng trung thành vẫn duy trì thói quen như trước đây, cho thấy sức hút của ngành F&B vẫn lớn.
Trong nhu cầu ăn ở bên ngoài, các dịp đặc biệt vẫn được nhiều người dành ngân sách lớn. Có đến 88% người được khảo sát cho biết họ chọn đi ăn nhà hàng cùng gia đình và bạn bè dịp sinh nhật thay vì tổ chức tại nhà như trước đây.
Trong khi ăn bên ngoài vẫn ổn định, việc “đi cà phê” (đi quán nước, bao gồm cả trà sữa và các loại thức uống khác) lại giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm cả về chi tiêu lẫn tần suất. Mức giá 41.000-71.000 đồng mỗi ly trở nên phổ biến hơn với mức tăng 11,5%. Nhưng các phân khúc cao cấp lại gặp khó khăn.
Tỷ lệ người chi tiêu trên 100.000 đồng mỗi ly giảm từ 6% xuống còn 1,7%. Theo iPOS, tính sẵn sàng chi tiêu giảm mạnh ở phân khúc trên sẽ ảnh hưởng các thương hiệu như Starbucks, %Arabica, The Coffee Bean & Tea Leaf…
Đồng thời, người tiêu dùng cũng giảm tần suất đi cà phê do áp lực công việc tăng cao. Theo khảo sát, có 41,7% người được hỏi chỉ thỉnh thoảng đi quán nước và 32,3% đi với tần suất 1-2 lần mỗi tuần. Khi được hỏi lý do, phần đông đáp viên cho rằng họ đang phải làm việc với cường độ lớn hơn do khó khăn của nền kinh tế và nội tại doanh nghiệp.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Every Half Coffee Roasters (Every Half), doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực cà phê, vừa công bố nhận vốn đầu tư vòng đầu từ quỹ Openspace Ventures và DSG Consumer Partners.
Ra đời năm 2021, Every Half ban đầu là một cơ sở rang xay, nay đã phát triển thành chuỗi 8 cửa hàng cà phê tại TP HCM. Mỗi quán mang một phong cách riêng, phù hợp với vị trí đặt cửa hàng và cung cấp cà phê đặc sản từ nông hộ trong và ngoài nước.
Đồng sáng lập Every Half gồm Trần Lê Minh Trúc, phụ trách chuỗi cung ứng, rang xay và đào tạo, cùng Võ Duy Phú – đồng sáng lập The Coffee House.
Doanh nghiệp hợp tác cùng nông dân trồng các giống cà phê chống chịu biến đổi khí hậu như Starmaya, Marsellesa, Centroamericano H1 tại Điện Biên; Liberica ở Pleiku và Đắk Lắk; cùng Fine Robusta.
Openspace Ventures là quỹ đầu tư mạo hiểm lớn tại Đông Nam Á, quản lý hơn 800 triệu USD. Quỹ tập trung vào các công ty công nghệ trong lĩnh vực tiêu dùng, y tế, tài chính và phần mềm. Tại Việt Nam, Openspace đã rót vốn vào Finhay và Nano Vui App.
DSG Consumer Partners, quỹ có trụ sở tại Singapore, quản lý hơn 300 triệu USD với danh mục đầu tư gồm hơn 80 công ty ở Đông Nam Á và Ấn Độ. Tại Việt Nam, quỹ này đã đầu tư vào Coolmate và Marathon Education.
Mạng xã hội Threads đang thu hút lượng lớn người dùng trẻ những nội dung khoe thành tích, thu nhập khủng, nhưng đối mặt thách thức để giữ chân người dùng.
Ra đời với mục tiêu cạnh tranh với X, Threads tập trung vào nội dung dạng văn bản thay vì ảnh như Instagram hay video như TikTok, YouTube. Trong thông báo ngày 5/7 nhân kỷ niệm Threads tròn một tuổi, Meta cho biết mạng xã hội này có 175 triệu người dùng thường xuyên hàng tháng. Đầu tháng 8, Mark Zuckerberg, CEO Meta, cho biết nền tảng cán mốc 200 triệu.
Theo dữ liệu của Quiver Quantitative, Threads đang giữ kỷ lục là ứng dụng cán mốc 100 triệu người dùng nhanh nhất lịch sử Internet với thời gian 5 ngày. Trong khi ChatGPT mất hai tháng, TikTok cần 9 tháng và Instagram mất 2,5 năm mới đạt con số này.
Tại Việt Nam, Threads cũng nhanh chóng được cộng đồng đón nhận vì việc tạo tài khoản đơn giản, chỉ cần liên kết tài khoản sẵn có từ Instagram. Meta không công bố số người dùng cụ thể tại từng thị trường, nhưng thống kê những chủ đề được thảo luận nhiều nhất tại Việt Nam là: Cảm xúc; Tình cảm; Lời khuyên; Câu chuyện cuộc sống hàng ngày. Trong đó, một trong những nội dung lan truyền mạnh trên cộng đồng Threads Việt là khoe thu nhập
“Mình tên Nam, đang học công nghệ thông tin năm hai, làm sale. Thu nhập tháng đầu của mình lên đến 40 triệu, tháng thứ hai lên đến 100 triệu đồng. Mình có nên nghỉ học để dành thời gian đi làm không?”, tài khoản Thành Nam, sinh năm 2005, đặt câu hỏi trên Threads.
Ngay bên dưới, một người dùng 28 tuổi khoe thành tích cá nhân sau bốn năm đi làm: “Tự mua xe Mercedes; Tự mua chung cư; 1-2 tháng đi du lịch trải nghiệm cuộc sống; Mỗi năm làm từ thiện 1-2 lần; Có doanh nghiệp riêng với 200 nhân sự”. Người này cho biết thu nhập đến từ kinh doanh sàn thương mại điện tử Esty, TikTok, nhà hàng, phòng tập, bất động sản.
Xuân Tú, một KOL trong lĩnh vực nhiếp ảnh với hơn 100 nghìn người theo dõi trên Instagram, cho biết thời gian đầu cô sốc khi lướt Threads. “Cứ 10 bài thì có 6-7 bài khoe thu nhập khủng. Cảm giác bạn bè trên Threads đều là những người vô cùng thành công”, Tú nói.
Cô cho biết trung bình mỗi ảnh cô đăng trên Instagram đều thu hút hàng nghìn lượt “thả tim”, nhưng trên Threads, người xem dường như không thích thể loại này. Khi cô thử chia sẻ bài viết dài hơn 100 chữ, khoe thu nhập một tháng nhận được, lập tức có hàng trăm người vào thảo luận, hoặc liên hệ để hỏi studio có tuyển học viên không.
Sau một tháng dùng thử, Tú nhận thấy trên Threads đa số là người trẻ, thích chủ đề liên quan đến thu nhập cao, cuộc sống mơ ước. Đa số người khoe “thành tích” đều nói làm việc trong lĩnh vực sáng tạo, kinh doanh, marketing, kinh doanh, bán hàng. “Có bạn mình quen, tài khoản Facebook, Instagram không nổi bật nhưng trên Threads, bạn như hình mẫu lý tưởng với thu nhập vài nghìn USD mỗi tháng”, Tú kể.
Mai Ngọc, giám đốc nhân sự một công ty truyền thông tại TP HCM, nhận xét: “Threads như là nơi có ‘thu nhập bình quân cao nhất ở Việt Nam’. Trung bình lương trên LinkedIn là 20 triệu đồng, trên Threads có thể lên đến 50 triệu đồng hoặc hơn”.
Ngọc cho biết mạng xã hội này cũng là mảnh đất màu mỡ để công ty tìm kiếm nhân sự, đặc biệt nếu muốn tìm freelancer (người làm tự do). Cô cho biết, có ứng viên khoe thu nhập trên Threads 30-40 triệu một tháng nhưng khi phỏng vấn sẵn sàng nhận lương thấp hơn một nửa.
Nhiều người dùng nói họ tìm đến Threads vì đây là nền tảng mạng xã hội hiếm hoi chưa bị làm phiền bởi quảng cáo. Còn theo Xuân Tú, Threads còn mới nên nội dung dễ được lan tỏa hơn so với Facebook, TikTok hay YouTube. Tuy nhiên việc bị “dội bom” bởi những bài viết có thu nhập khủng khiến cô rời nền tảng sau một tháng.
Theo thống kê của công ty viễn thông GWS, dù có tốc độ tăng trưởng nhanh, Threads đang phải vật lộn để giữ chân người dùng. Tính đến tháng 6, người dùng chỉ dành trung bình sáu phút mỗi ngày trên Threads, trong khi thời gian trên X là 23 phút, Instagram là 36 phút.
Một thống kê khác của Sensor Tower cho thấy, dù công bố có hàng trăm triệu người dùng, trung bình mỗi ngày ứng dụng mới của Meta chỉ có khoảng 38 triệu lượt truy cập, tức không được người dùng truy cập liên tục như những nền tảng khác.
Theo các chuyên gia, Threads vẫn còn nhiều việc phải làm nếu muốn cạnh tranh với X và các mạng xã hội truyền thống. Ứng dụng tạo ra được một vài xu hướng như “khoe thu nhập” của giới trẻ, nhưng chưa cho thấy tầm ảnh hưởng đến đời sống xã hội. Ví dụ, tuyên bố dừng tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thu hút 339 triệu lượt xem trên X và 940.000 lượt thích, nhưng trên Threads, bài viết chỉ nhận được 10.000 lượt thích.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Sau khi hoàn tất thương vụ, cổ phiếu phổ thông của PropertyGuru – chủ sở hữu Batdongsan.com.vn, sẽ bị hủy niêm yết và tự động chuyển đổi thành 6,7 USD/cổ phiếu cho các cổ đông, không có lãi suất.
Quỹ đầu tư EQT Private Capital Asia (trụ sở tại Hong Kong, Trung Quốc) mới đây thông báo mua lại PropertyGuru với giá 1,1 tỷ USD. Thông tin này cũng đã được PropertyGuru lên tiếng xác nhận.
Với giá đề xuất trên, tính ra mỗi cổ phiếu PropertyGuru được bên mua trả cao hơn 52% so với giá đóng cửa vào ngày 21/5 – ngày giao dịch cuối cùng trước khi có tin đồn về thương vụ.
Con số nói trên cũng cao hơn 75% và 86% so với giá bình quân của mã này trong 30 ngày và 90 ngày giao dịch gần nhất, tính đến 21/5.
Thương vụ sáp nhập này dự kiến sẽ hoàn tất vào cuối năm 2024 hoặc đầu năm 2025, sau khi được các cổ đông PropertyGuru thông qua và nhận được các phê duyệt theo quy định.
Sau khi hoàn tất, cổ phiếu của PropertyGuru sẽ chính thức rút khỏi sàn giao dịch chứng khoán New York, Mỹ (NYSE). Tuy nhiên, trụ sở sẽ được giữ nguyên tại Singapore.
Hari Krishnan, CEO PropertyGuru, cho biết việc trở thành công ty tư nhân cho phép PropertyGuru tập trung vào các chiến lược dài hạn, đổi mới tự do hơn và thực hiện các kế hoạch tăng trưởng.
Bà Janice Leow, đại diện EQT Private Capital khu vực Đông Nam Á cho hay, đề nghị mua lại của họ mang đến giá trị và sự chắc chắn cho các cổ đông, đồng thời giúp PropertyGuru tận dụng hết tiềm năng tăng trưởng.
PropertyGuru là công ty công nghệ bất động sản (proptech) cung cấp thông tin mua bán bất động sản trực tuyến, ra mắt năm 2007 tại Singapore. Doanh nghiệp này hoạt động tại nhiều quốc gia Đông Nam Á như Malaysia, Thái Lan, Việt Nam… với hàng triệu danh mục bất động sản cùng nhiều giải pháp hỗ trợ người dùng.
Năm 2022, PropertyGuru chính thức niêm yết trên sàn NYSE với giá mỗi cổ phiếu là 8,61 USD. Tại thời điểm đó, PropertyGuru có vốn 1,6 tỷ USD.
Tại Việt Nam, PropertyGuru đầu tư chiến lược vào Batdongsan.com.vn tháng 10/2016 và công bố hoàn tất sáp nhập vào năm 2018.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo nguồn tin mới đây từ Financial Times, một “đại gia” ngành bán lẻ của Canada Couche-Tard (công ty đang nắm quyền kiểm soát của chuỗi cửa hàng tiện lợi Circle K) đang đàm phán mua lại công ty sở hữu thương hiệu bán lẻ 7-Eleven của Nhật Bản.
Vốn hóa thị trường (Market Value) của Seven & i Holdings (đơn vị sở hữu 7-Eleven) tăng 23% lên 39 tỷ USD sau đề xuất từ đối thủ cửa hàng tiện lợi Canada Couche-Tard.
Theo đó, chuỗi cửa hàng tiện lợi 7-Eleven của Nhật Bản đã nhận được đề xuất tiếp quản từ nhà bán lẻ Canada Alimentation Couche-Tard, đơn vị kiểm soát thương hiệu Circle K.
Đề xuất mua lại Seven & i Holdings của Couche-Tard diễn ra sau hơn một năm đàm phán giữa hai nhà bán lẻ này và là nỗ lực mở rộng thị trường lớn nhất từ trước đến nay của công ty này vào một công ty Nhật Bản.
Trong một tuyên bố, Seven & i cho biết họ đã thành lập một nhóm đặc biệt gồm các giám đốc hội đồng quản trị không điều hành để xem xét đề xuất từ Couche-Tard, Couche-Tard muốn mua lại toàn bộ cổ phiếu đang lưu hành của Seven & i.
Các nguồn tin từ phía các ngân hàng liên quan đến thương vụ cho biết động thái của Couche-Tard cũng có thể thu hút nhiều nhà đầu tư khác cũng muốn mua lại Seven & i.
Couche-Tard đã mời Goldman Sachs làm cố vấn ngân hàng của mình. Morgan Stanley và Goldman từ chối bình luận.
Nếu thỏa thuận với tập đoàn Canada được hoàn tất, Seven & i cũng có thể phải đối mặt với những rào cản cạnh tranh đáng kể. 7-Eleven sở hữu hơn 13.000 cửa hàng tại Mỹ và Canada, trong khi Couche-Tard có gần 9.000 cửa hàng.
Trong những năm gần đây, Couche-Tard liên tục săn lùng các thương vụ mua lại toàn cầu. Tập đoàn này đã hoàn thành nhiều thương vụ trong lĩnh vực cửa hàng tiện lợi vốn đã và đang bị phân mảnh.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Từng là công ty quản lý kênh YouTube hàng đầu Việt Nam, giờ đây Yeah1 phải phát triển lại kênh để phát sóng các chương trình trên nền tảng số, với chỉ số thua kém đối thủ.
Hai chương trình âm nhạc chủ đề “anh trai” ra mắt cùng thời điểm, được so sánh về nhiều mặt, gồm cả lượng xem trên YouTube. Tuy nhiên theo chuyên gia, Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai đang thua thiệt trước đối thủ vì được phát sóng ở tài khoản nhỏ, ít người đăng ký, dẫn đến giảm lượt phân phối.
Trong khi đó, đối thủ của họ trong giai đoạn này là Đất Việt (Vie Channel) đang đăng chương trình tại những tài khoản hàng triệu đến chục triệu theo dõi. Trước khi vấp phải khó khăn về nền tảng như hiện tại, Yeah1 từng là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu ở mảng YouTube, bỏ xa các đối thủ tại Việt Nam.
Từng là “ông trùm” mạng đa kênh
Hiện tại, các mạng đa kênh, kiếm tiền trên YouTube nổi bật trong nước gồm POPS, Điền Quân, MCV hay BH Media. Nhưng chỉ vài năm trước, những cái tên này đều không nổi bật bằng Yeah1.
Ví dụ vào năm 2016, kênh Yeah1TV có 1,5 triệu người theo dõi, là tài khoản YouTube lớn nhất tại Việt Nam. Hiện tại, kênh này đạt gần 4 triệu đăng ký, chủ yếu đăng phim Trung Quốc dài tập.
Dù là tài khoản lớn nhất trong hệ thống, nhưng nhà sản xuất không phát Chị Đẹp Đạp Gió Rẽ Sóng hay Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai ở đây. Theo ông H.D., cựu quản lý tại một MCN (mạng đa kênh) tại Việt Nam, kênh Yeah1TV có dải nội dung không phù hợp. Ngoài ra, việc tài khoản từng tải lên các video nội dung hài nhảm, dung tục… có thể ảnh hưởng đến game show được đầu tư nghiêm túc sau này.
Ngoài tự sản xuất, phát triển kênh, nguồn thu chính của Yeah1 giai đoạn trước đến từ hợp đồng làm mạng đa kênh cho YouTube. Doanh nghiệp này đóng vai trò như một bên trung gian, hỗ trợ người làm sáng tạo trong quá trình phát triển. Đổi lại, Yeah1 sẽ “ăn chia” số tiền quảng cáo nền tảng trả về.
Giai đoạn cao điểm, Yeah1 quản lý khoảng 1.500 kênh làm video YouTube, là MCN lớn thứ 6 thế giới, đứng đầu châu Á về lượt xem. Cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp này phụ thuộc vào nền tảng đến hơn 90%.
Thực tế phũ phàng sau nhiều lần vi phạm
Năm 2017, Yeah1 Network từng bị YouTube cấm thu nhận kênh và bị Bộ TT&TT phạt 20 triệu đồng vì chứa chấp nội dung có hại đến trẻ em, không thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn chặn hoặc loại bỏ thông tin trái pháp luật.
Đến 2019, YouTube ngừng hợp đồng với doanh nghiệp này. Vụ việc tác động mạnh đến tình hình tài chính công ty, ảnh hưởng đến giá cổ phiếu và cả bộ máy lãnh đạo.
Vào thời điểm đó, cộng đồng những người làm YouTube tại Việt Nam không lấy làm bất ngờ. Họ cho rằng đây là hậu quả của một loại dịch vụ “ngoài luồng”. Đó là dịch vụ “bật kiếm tiền” cho các kênh YouTube mới thành lập, muốn đi lên nhanh bằng nội dung kém chất lượng hoặc giật gân.
Trong giai đoạn này, Yeah1 vướng phải nhiều lùm xùm liên quan đến việc kiểm duyệt nội dung, hỗ trợ, dung túng cho các tài khoản chuyên đăng nội dung xấu độc, vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng.
Sau đó, Yeah1 có nhiều biến động nội bộ, thay đổi bộ máy lãnh đạo và định hướng doanh nghiệp. Do vậy, các kênh YouTube thuộc hệ thống cũng không còn được phát triển nội dung, dẫn đến trì trệ, tăng trưởng chậm.
Những năm gần đây, Yeah1 dần trở lại và định vị bản thân dưới vai trò một công ty sản xuất chương trình truyền hình lớn, với hai game show gây tiếng vang gần đây là Chị Đẹp Đạp Gió Rẽ Sóng và Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai. Việc bắt đầu lại cũng gồm cả việc xây dựng các kênh phân phối trên YouTube, sau nhiều năm Yeah1 bỏ bê mảng này.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Thị trường chuỗi trà và cà phê tại Việt Nam trở nên sôi động với sự góp mặt của những cái tên như Katinat, Phê La, Rang Rang, Every Half, %Arabica.
Những gì đang diễn ra với The Coffee House thời gian gần đây cho thấy sự xáo trộn trên thị trường chuỗi trà và cà phê Việt Nam.
Mặc dù đến cuối năm ngoái, thị phần vẫn thuộc về 5 “ông lớn” là Trung Nguyên, Highlands, The Coffee House, Phúc Long và Starbucks, rất nhiều cái tên mới mẻ đang bứt tốc và sẵn sàng giành giật “miếng bánh” tỷ USD này.
Những chuỗi trà và cà phê mới nổi với sự đầu tư bài bản, chỉn chu cùng sản phẩm chất lượng hứa hẹn sẽ khiến những “cây đa cây đề” phải dè chừng.
Sự “bành trướng” của Katinat, Phê La
Cuối năm 2021, Katinat vẫn chỉ là một chuỗi cà phê nhỏ với khoảng 10 cửa hàng tại TP.HCM. Nhưng hiện tại, đây là một trong những cái tên có khả năng “đe dọa” các thương hiệu lớn bởi tốc độ mở rộng thị trường đáng kinh ngạc, chiếm lĩnh nhiều vị trí đắc địa tại trung tâm.
Hiện, chuỗi sở hữu tổng cộng 73 cửa hàng tại nhiều tỉnh thành trên toàn quốc, trong đó tập trung nhiều ở TP.HCM. Dữ liệu của Vietdata cho thấy Katinat đang chiếm 1,35% thị phần cả nước, doanh thu năm 2023 đạt gần 470 tỷ đồng.
Tháng 4 vừa qua, Katinat triển khai chiến lược phát triển mới và tái định vị thương hiệu thành Katinat Coffee & Tea House, tập trung vào 2 dòng sản phẩm chính là trà và cà phê.
Sự “lột xác” của Katinat diễn ra sau khi chuỗi này nhận hậu thuẫn từ D1 Concept – doanh nghiệp F&B đang phát triển nhiều thương hiệu như nhà hàng San Fu Lou, Sorae Sushi hay Dì Mai.
Đáng chú ý, hệ sinh thái của D1 Concept cũng có sự góp mặt của Phê La. Thương hiệu này được thành lập năm 2021, là chuỗi tiên phong tạo nên xu hướng trà sữa trân châu đậm vị, nổi bật với việc sử dụng các nguyên liệu có nguồn gốc tại địa phương, đặc biệt là trà Ô long đặc sản từ Đà Lạt.
Cửa hàng của Phê La xuất hiện tại rất nhiều vị trí đắc địa như đường Xuân Thuỷ (Thảo Điền, TP Thủ Đức), đường Phan Chu Trinh (gần chợ Bến Thành, quận 1) ở TP.HCM, hay đường Lý Thường Kiệt (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Tháng 6 năm nay, Phê La kéo dài thời gian mở cửa từ 4h sáng đến 23h, phục vụ những người dậy sớm và thu hút sự chú ý đáng kể từ những người đam mê trà sữa trân châu.
Theo số liệu của Vietdata, năm 2023, chuỗi này đạt doanh thu gần 300 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế ở mức hàng chục tỷ đồng.
Những “tân binh” đáng gờm
Bên cạnh 2 cái tên sáng giá là Katinat và Phê La, thị trường còn xuất hiện những thương hiệu đầy triển vọng khác như Every Half, Rang Rang hay %Arabica.
Every Half là chuỗi cà phê có 8 cửa hàng tại nhiều vị trí trung tâm của TP.HCM như bến tàu Bình An (TP Thủ Đức), đường Nguyễn Văn Thủ (quận 1), đường Phạm Ngọc Thạch (quận 3). Chuỗi này ghi điểm nhờ không gian được thiết kế đẹp mắt, thoáng đãng và bán cà phê đặc sản (specialty).
Đáng nói, hình bóng của nhà sáng lập The Coffee House Nguyễn Hải Ninh hiện diện rõ nét tại đây, khi thông tin đăng ký CTCP Every Half Bean cho thấy vị này giữ chức vụ Giám đốc. Trong khi đó, người đại diện pháp luật là ông Võ Duy Phú – người cùng ông Ninh sáng lập và điều hành The Coffee House trước đây.
Cửa hàng đầu tiên của Every Half mở cửa vào tháng 6/2021, nằm trong khuôn viên M Village của ông Nguyễn Hải Ninh.
Đồng sáng lập khác của chuỗi này là ông Trần Lê Minh Trúc – một tên tuổi có tiếng trong giới với hơn 10 năm kinh nghiệm và cũng từng có thời gian làm việc tại Urban Station và The Coffee House – hai thương hiệu cà phê do ông Nguyễn Hải Ninh sáng lập.
Với những gì mà nhóm này đã từng thể hiện với The Coffee House, thị trường đang đặt nhiều kỳ vọng với “ván bài mới” của họ – Every Half.
Rang Rang là một cái tên khác sở hữu nhiều yếu tố để bùng nổ trong thời gian sắp tới. Hiện tại, thương hiệu này có 5 cửa hàng tại các khu vực được mệnh danh là “khu nhà giàu” tại TP.HCM như Thảo Điền (TP Thủ Đức) hay Phú Mỹ Hưng (quận 7).
Rang Rang Coffee thuộc GuruGroup – công ty quản lý và phát triển trong ngành F&B được thành lập bởi doanh nhân Long Nguyễn – người yêu cũ của Á hậu Thảo Nhi Lê. GuruGroup có các quán bar như Sport Bar, Candi Shop Cocktail Lounge, Drink & Healing.
Năm 2021, Guru đã mời ông Nguyễn Hòa về làm Giám đốc vận hành. Vị này từng đảm nhiệm vai trò Giám đốc Điều hành F&B tại EMG và Tổng giám đốc Quán Ụt Ụt, Bia Craft Artisan Ales. Trước đó, ông Nguyễn Hòa cũng phụ trách quản lý bộ phận F&B tại Khách sạn Moevenpick Sài Gòn và tham gia xây dựng lại thương hiệu cho Khách sạn Eastin Grand Sài Gòn.
Cũng giống như Every Half, Rang Rang đi theo hướng bán cà phê đặc sản với giá thành khá cao, tập trung vào nhóm khách có thu nhập tốt, mong muốn có thêm nhiều trải nghiệm khác biệt. Có thời điểm, số lượng cửa hàng của Rang Rang đã lên đến 9 cửa hàng, song hiện tại, doanh nghiệp đang có những điều chỉnh trong chiến lược mở rộng.
%Arabica – thương hiệu đến từ Nhật Bản mới chỉ mở 2 cửa hàng tại Việt Nam nhưng cũng là một “ẩn số” thú vị của thị trường.
Thương hiệu mới đây đã khai trương cửa hàng tại số 2 Công Xã Paris (quận 1, TP.HCM). Đây là mặt bằng nằm ngay bên cạnh Bưu điện TP và Nhà thờ Đức Bà, thu hút đông đảo khách du lịch nội địa và quốc tế.
Hơn 1 năm trước, %Arabica chào sân thị trường Việt Nam bằng cửa hàng tại “chung cư cà phê” số 42 Nguyễn Huệ (quận 1, TP.HCM). Tuy nhiên, mặt bằng này được đánh giá còn nhiều hạn chế như diện tích khiêm tốn, bày trí đơn giản.
Cửa hàng tiếp theo dự kiến đặt tại trung tâm thương mại Diamond Plaza (quận 1) nhưng đang thi công dở dang thì trả mặt bằng. Trước đó, Vynce Nguyễn, Tổng giám đốc TKG – đơn vị đầu tư của thương hiệu này tại Việt Nam, nói với Insider Retail rằng họ đang tiếp tục khám phá tiềm năng mở rộng tại Hà Nội, Hội An và Phú Quốc.
So với những thương hiệu ngoại tham vọng chinh phục thị trường Việt Nam, %Arabica đang có những bước đi thận trọng và chậm rãi. Tuy nhiên với phong cách khác biệt cùng sản phẩm chất lượng, thương hiệu này được kỳ vọng sẽ “làm nên chuyện” và khiến thị trường sôi động, đa màu sắc hơn.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer