Skip to main content

5 dấu hiệu nhận biết một người có tư duy tăng trưởng

31 Tháng Tám, 2023

Tư duy tăng trưởng (Growth Mindset) từ lâu đã không còn là thuật ngữ mới, khái niệm đề cập đến quan điểm cho rằng sự cống hiến, nỗ lực và làm việc chăm chỉ là điều kiện để phát triển.

5 dấu hiệu nhận biết người có tư duy tăng trưởng
5 dấu hiệu nhận biết người có tư duy tăng trưởng

Trong một bài phỏng vấn với giáo sư tâm lý học của Đại học Stanford, Carol Dweck (Bà cũng là tác giả của cuốn sách đình đám “Mindset: The New Psychology of Success”, MarketingTrips tạm dịch nguyên bản là “Tư duy: Tâm lý học thành công mới”).

Bà cũng là một trong những người làm cho khái niệm Growth Mindset (Tư duy tăng trưởng, tư duy phát triển) trở nên phổ biến hơn, thuật ngữ mô tả về những người tin rằng kỹ năng và khả năng của họ là có thể được phát triển.

Trái ngược lại với những người có tư duy tăng trưởng, những người có tư duy cố định (Fixed Mindset) lại tin rằng họ sinh ra là đã có hoặc gắn liền với một số kỹ năng hoặc trí thông minh nhất định, và điều này về cơ bản là khó có thể thay đổi.

Advertisement

Giáo sư tâm lý học Dweck cho rằng tư duy (Mindset) là thứ luôn thay đổi – một người bất kỳ nào đó có thể luôn có tư duy tăng trưởng hay tư duy phát triển, nhưng họ lại chuyển sang trạng thái tư duy cố định khi gặp (hoặc đối mặt với) thất bại.

Trong bối cảnh kinh doanh mới của thế giới VUCA, khi mọi thứ không ngừng thay đổi và biến động, việc có được những nhân viên với tư duy tăng trưởng là vô cùng cần thiết. Dưới đây là một số dấu hiệu để bạn có thể nhận ra những người có loại tư duy này.

1. Họ là những người luôn tìm cách học hỏi.

CEO của Microsoft Satya Nadella từng cho biết là ông đã chuyển tư duy từ cố định sang tăng trưởng. Sự thay đổi trong cách tiếp cận này đã khiến ông thực hiện được những thay đổi lớn tại Microsoft. Nó cũng thay đổi cách ông và Microsoft tuyển dụng.

Microsoft tìm kiếm những người có thể học được, những người sẵn sàng học hỏi mọi thứ chứ không phải là người đã và luôn cho rằng họ biết hết mọi thứ.

Advertisement
Những ứng viên có tư duy tăng trưởng là những người không ngại thừa nhận những sai lầm họ đã mắc phải vì họ coi thất bại là cơ hội để học hỏi và cải thiện thay vì là thứ gì đó đáng xấu hổ. Với họ, thất bại là nền tảng của thành công.

2. Họ lắng nghe từ những người đi trước (Mentor).

Để phát triển bản thân (nhanh hơn), những người có tư duy tăng trưởng sẽ chủ động tìm kiếm và lắng nghe từ những người cố vấn, những người đi trước họ.
Dù cho bản thân họ có giỏi đến mức nào, họ vẫn luôn đặt ra các câu hỏi, hỏi không chỉ để tìm kiếm những cái mới hay nhận được phản hồi, mà là còn để khẳng định lại những gì mà họ đang còn nghi ngờ.

3. Họ thừa nhận sai lầm và học hỏi từ chúng.

Trong khi đối với nhiều người thì sai lầm là thứ gì đó khó có thể chấp nhận được, sự thật thì nó là một phần không thể thiếu của những người thành công.

Điểm khác biệt ở đây là, cách một người nhìn nhận về sai lầm. Với những người có tư duy tăng trưởng, họ coi sai lầm là cơ hội, họ sử dụng cơ hội đó để cải thiện bản thân và hơn thế nữa.

4. Họ là người rất tò mò.

Những gì mà một người hành động chính là kết quả phản ánh về những gì mà não bộ của họ đang muốn tìm hiểu và làm rõ. Động lực hay khao khát càng lớn thì họ càng tìm cách hành động để đạt được mục tiêu.

Nếu thiếu đi sự tò mò về những cái mới, cái hay hay cái cần hoàn thiện, con người nói chung sẽ mất đi động lực học tập và phát triển, khả năng sáng tạo từ đó cũng dần mất đi.

Advertisement

5. Họ luôn tìm cách kết nối với những người thông minh và cầu tiến hơn.

Warren Buffett là một trong những nhà đầu tư mang tính huyền thoại, mọi người cho rằng ông là người rất thông minh. Tuy nhiên, ông lại cho rằng thành công của mình là nhờ tuyển được hay bao quanh mình bởi những người thông minh hơn ông.
Thay vì cho mình là người có thể biết hết mọi thứ, Warren Buffett thừa nhận rằng luôn có một ai đó biết nhiều về một chủ đề cụ thể nhất định hơn ông.
Với tư cách là nhà lãnh đạo, rất ít người có thể gạt bỏ được cái tôi của mình và thừa nhận rằng có một ai khác giỏi hơn họ. Nhưng đó cũng là lý do giải thích tại sao chỉ một số ít doanh nghiệp là thành công còn phần lớn thì không.

Một khi bạn có thể xác định được những người hay ứng viên có tư duy tăng trưởng, đừng ngần ngại mà hãy trao cho họ một cơ hội.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement