Danh sách 26 cửa hàng ứng dụng đã đăng ký tại Trung Quốc có Xiaomi, Oppo, Vivo, Huawei và cả Samsung, nhưng không có App Store của Apple.
App Store của Apple chưa được đăng ký tại Trung Quốc
Cơ quan Quản lý Không gian mạng Trung Quốc (CAC) ngày 28/9 công bố danh sách các nền tảng phân phối ứng dụng đăng ký hợp lệ trên website, gồm thông tin chi tiết kinh doanh. Tuy nhiên, Apple không có tên dù là thương hiệu điện thoại lớn thứ tư tại nước này.
Quy định đăng ký cửa hàng ứng dụng được CAC đưa ra từ tháng 8/2022, trong đó yêu cầu các nền tảng phân phối ứng dụng gửi một số thông tin nhất định cho cơ quan có thẩm quyền. Các kho ứng dụng có nhiệm vụ kiểm soát ứng dụng bên trong và phải từ chối tải lên những phần mềm “chứa thông tin bất hợp pháp hoặc nội dung xấu”.
Ngoài ra, các công ty có cửa hàng ứng dụng cũng “phải hợp tác và hỗ trợ giám sát, kiểm tra” khi được CAC hoặc các cơ quan quản lý khác yêu cầu.
Hồi tháng 8, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc cho biết các doanh nghiệp không đăng ký cửa hàng ứng dụng của mình từ tháng 9 năm nay đến tháng 3 năm sau sẽ bị phạt. Tuy nhiên, Bộ này chưa đưa ra mức phạt cụ thể.
Việc yêu cầu nhà cung cấp ứng dụng phải gửi thông tin chi tiết về doanh nghiệp và mô hình kinh doanh khiến một số nhà phát triển độc lập lo ngại.
Theo Li An, người điều hành một studio ở Bắc Kinh, cho biết quá trình nộp đơn mất 20 ngày – thời gian quá ngắn để có thể đáp ứng các yêu cầu của chính phủ. Người này cũng cho rằng động thái trên sẽ cản trở sự đổi mới trong nước và cản trở khả năng tiếp cận phần mềm nước ngoài.
Những năm qua, Bắc Kinh đã có các động thái thắt chặt quy định trên Internet, trong đó tìm cách hạn chế nhiều loại nội dung, từ giáo dục trực tuyến đến trò chơi điện tử.
Số lượng ứng dụng từ đó cũng giảm mạnh. Tính đến cuối năm ngoái, có 2,6 triệu ứng dụng hoạt động ở Trung Quốc, giảm 25% so với mức 3,5 triệu vào năm 2020.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Cựu giám đốc thiết kế của Apple và CEO OpenAI được cho là đang hợp tác để thiết kế một sản phẩm với AI đóng vai trò cốt lõi.
CEO OpenAI đang kết hợp với cựu Giám đốc thiết kế Apple để sản xuất thiết bị AI
Theo The Information, dự án bí mật của Jony Ive, nhà thiết kế huyền thoại của Apple, và Sam Altman, CEO OpenAI (sở hữu ChatGPT), còn có sự tham gia của Masayoshi Son, CEO SoftBank. Tuy nhiên, hiện chưa rõ mối quan hệ hợp tác này có được hiện thực hóa thành sản phẩm thương mại hay không.
Nguồn tin cho biết thiết bị AI này nếu ra đời sẽ cạnh tranh với Apple, thậm chí là iPhone. Apple đang tích cực tăng cường sử dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ máy học trong cả phần cứng, phần mềm và liên tục mở rộng trên toàn bộ danh mục sản phẩm. Hãng được cho là chi hàng triệu USD mỗi ngày để đào tạo các mô hình ngôn ngữ lớn của mình.
Sam Altman là một trong những nhà đầu tư lớn nhất của startup về thiết bị tiêu dùng Humane, do Imran Chaudhri và Bethany Bongiorno thành lập.
Cả hai đều là cựu nhân viên Apple. Humane đang phát triển một thiết bị đeo không màn hình có thể điều khiển qua giọng nói, cử chỉ, đồng thời tích hợp máy chiếu để hiển thị thông tin lên những bề mặt khác nhau.
Thiết bị dự kiến trang bị công nghệ trí tuệ nhân tạo của OpenAI. Sản phẩm nguyên mẫu đã được trình diễn hồi tháng 5 trong sự kiện TED Talk ở Mỹ.
Trong khi đó, Jony Ive rời Apple vào năm 2019 sau gần ba thập kỷ làm việc và mở công ty tư vấn thiết kế độc lập LoveFrom. Dù hoạt động độc lập, LoveFrom là đối tác của Apple trong một thời gian.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Không chỉ Apple dịch chuyển loạt nhà máy sản xuất thiết bị nghe nhìn sang Việt Nam mà những tập đoàn lớn như Samsung, Intel… cũng “đua nhau” mở rộng đầu tư tại nước ta.
Hàng loạt nhà máy của Apple chọn Việt Nam làm điểm đến
Ngày 5/9, Vụ thị trường Châu Âu, Châu Mỹ (Bộ Công Thương) tổ chức tọa đàm trực tuyến “Việt Nam – Địa điểm chiến lược trong chuỗi cung ứng toàn cầu: Cơ hội và thách thức”.
Ông Nguyễn Thắng Vượng, Vụ thị trường Châu Âu, Châu Mỹ cho biết, thời gian qua xu hướng dịch chuyển dịch các chuỗi cung ứng toàn cầu diễn ra mạnh mẽ.
11 nhà máy sản xuất các thiết bị nghe nhìn của Apple đến Việt Nam.
Đến nay Tập đoàn Apple của Hoa Kỳ đã chuyển 11 nhà máy sản xuất các thiết bị nghe nhìn vào Việt Nam, Tập đoàn Intel mở rộng giai đoạn hai nhà máy kiểm định chip tại TP.HCM tổng trị giá 4 tỷ USD, tập đoàn Lego của Đan Mạch đầu tư xây dựng nhà máy ở Bình Dương tổng vốn 1 tỷ USD.
Gần đây, những tập đoàn lớn của Hoa Kỳ như Boeing, Google, Walmart đều có sự nghiên cứu môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, tìm kiếm mở rộng mạng lưới các nhà cung ứng và phát triển cơ sở sản xuất tại thị trường Việt Nam.
Samsung đã dịch chuyển toàn bộ dây chuyền sản xuất điện thoại của tập đoàn về Việt Nam và Ấn Độ. 60% sản lượng điện thoại thông minh của Samsung bán ra trên toàn thế giới là đang được sản xuất tại Việt Nam.
Qua đó, cho thấy cơ hội lẫn thách thức đối với doanh nghiệp Việt tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp cho biết, hiện nay doanh nghiệp Việt tham gia vào chuỗi cung ứng chỉ ở khâu trung gian, có giá trị gia tăng thấp. Khâu cung cấp nguyên vật liệu chính cho ngành sản xuất chế biến chế tạo, dệt may, da giày phần lớn phải nhập khẩu.
Theo vị này, trước kia Việt Nam tận dụng lợi thế nhân công giá rẻ nhưng hiện nay chi phí nhân công ngày càng tăng nên mất dần lợi thế này.
Tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Một trong những điều doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài (FDI) quan tâm khi đầu tư vào Việt Nam là khả năng cung ứng của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ (CNHT) trong nước.
Vì vậy, để đón làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng của doanh nghiệp FDI vào Việt Nam thời gian tới, Cục Công nghiệp tập trung các hoạt động như xây dựng chính sách, hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, hợp tác chặt chẽ với các đối tác như Samsung, Toyota… nâng cao năng lực cho doanh nghiệp CNHT.
Ông Yang Yoon Ho, Giám đốc quan hệ khách hàng Công ty Samsung Electronic Việt Nam cho biết, qua chương trình nhà máy thông minh, Samsung chia sẻ kiến thức chuyên môn về sản xuất thông minh cho 50 doanh nghiệp theo lộ trình trong hai năm.
Hiện tại, Samsung đã hoàn thành dự án nhà máy thông minh với 26 doanh nghiệp địa phương và tiếp tục nhân rộng ra các địa phương trong thời gian tới.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Lei Jun, CEO Xiaomi, cho biết công ty dùng iPhone của Apple làm chuẩn mực để đặt mục tiêu bắt kịp và hạ gục thời gian tới.
Xiaomi muốn đuổi kịp và đánh bại iPhone của Apple
Trong lễ ra mắt Mix Fold 3 – smartphone gập cao cấp nhất của Xiaomi – ngày 14/8, nhà sáng lập Lei Jun nhiều lần so sánh điện thoại mới của công ty với mẫu iPhone14 Pro Max.
Ông không còn nhắc đến mục tiêu trở thành nhà cung cấp smartphone lớn nhất thế giới, được ông đưa ra lần đầu năm 2021.
Thay vào đó, Xiaomi lấy iPhone là chuẩn và hướng đến chiếm lĩnh thị phần smartphone cao cấp toàn cầu. Ông Lei Jun mô tả việc cạnh tranh với Apple là “cuộc chiến sinh tử”.
Hãng muốn thu hút người dùng bằng cách tập trung vào trải nghiệm khác biệt so với smartphone Android khác của Trung Quốc.
Không chỉ Xiaomi, các thương hiệu điện thoại Trung Quốc khác cũng đang nhắm mục tiêu vào phân khúc cao cấp của Apple, đồng thời lấp đầy khoảng trống mà Huawei để lại.
Lei Jun luôn đặt Xiaomi là đối thủ lớn của Apple, dù vốn hóa thị trường của công ty hiện chỉ là 300 tỷ USD, bằng hơn 10% so với mức định giá gần 3.000 tỷ USD của hãng công nghệ Mỹ.
Sản phẩm mới nhất Xiaomi tung ra cho mục tiêu mới là Mix Fold 3, smartphone gập mỏng nhất thế giới và cũng là model đầu tiên trong phân khúc có camera tiềm vọng.
Máy trang bị màn hình chính 8,03 inch, bốn camera được Leica tinh chỉnh, chip Snapdragon 8 Gen 2 và sạc nhanh 67 W. Sản phẩm có giá khởi điểm là 1.240 USD và hiện chỉ mới được bán ra tại Trung Quốc.
Theo số liệu từ Statista, tính đến quý 2 năm 2023, thị phần (Market Share) của iPhone đứng thứ 2 với 16% và Xiaomi xếp thứ 3 với hơn 12%.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
iPhone, Apple Watch tại Việt Nam hiện có thể sử dụng Apple Pay để thanh toán trực tiếp khi mua sắm hay sử dụng dịch vụ thay cho thẻ vật lý của các ngân hàng.
Người dùng iPhone và Apple Watch Việt Nam hiện có thể sử dụng Apple Pay để thanh toán
Việt Nam trở thành nước thứ ba tại khu vực Đông Nam Á hỗ trợ Apple Pay, sau Malaysia và Singapore. Dịch vụ thanh toán của Apple đã có mặt tại hơn 70 quốc gia, khu vực và hợp tác với hơn 10.000 đối tác ngân hàng trên toàn thế giới.
Công nghệ này giúp thực hiện thanh toán bảo mật tại các cửa hàng, phương tiện công cộng, trong ứng dụng và trên các trang web có liên kết.
Trong giai đoạn đầu, Apple Pay liên kết với một số ngân hàng như Vietcombank, MB Bank, Techcombank, ACB, VPBank, Sacombank. Các hệ thống đầu tiên chấp nhận dịch vụ của Apple là Starbucks, Phúc Long, Mc Donald’s, Highlands Coffee, CGV, Winmart.
“Thanh toán không tiếp xúc đang dần trở thành một phần quan trọng trong đời sống hàng ngày tại Việt Nam. Chúng tôi nghĩ rằng Apple Pay sẽ phù hợp với thói quen của người dùng Việt Nam một cách liền mạch”, Jennifer Bailey, Phó Chủ tịch Apple phụ trách Apple Pay và Apple Wallet chia sẻ.
Trước Apple Pay, một số dịch vụ thanh toán với công nghệ tương tự đã được triển khai ở Việt Nam như Samsung Pay từ tháng 9/2017, hay Google Wallet từ tháng 11/2022.
Tuy nhiên, lượng người dùng iPhone và Apple Watch đông đảo được đánh giá là điểm khác biệt giúp Apple Pay thu hút nhiều ngân hàng và bên cung cấp dịch vụ liên kết thanh toán. Nhiều người cũng tỏ ra hào hứng khi công nghệ giao dịch không chạm có mặt trên dòng smartphone phổ biến nhất thế giới.
Người dùng có thể thêm thông tin thẻ tín dụng của ngân hàng vào dịch vụ Apple Pay thông qua ứng dụng ví Apple Wallet hoặc ứng dụng riêng của ngân hàng. Đồng hồ Watch liên thông với iPhone cũng có thể được dùng để thanh toán độc lập.
Để kích hoạt Apple Pay, người dùng cần điện thoại từ iPhone 6 hoặc mới hơn, chạy hệ điều hành iOS 12.5.2 trở lên. Dịch vụ cũng hỗ trợ Watch Series 4 hoặc mới hơn nhưng cần cài đặt hệ điều hành tối thiểu là watchOS 9 và phải được ghép đôi với iPhone 8 trở lên.
Apple Pay là dịch vụ thanh toán di động đã được triển khai tại Mỹ từ 10/2014. Thay vì quẹt thẻ tín dụng, người dùng chỉ cần để iPhone và Apple Watch gần máy thanh toán tại siêu thị, cửa hàng, quán ăn… Các máy giao tiếp qua kết nối NFC và được xác thực trước mỗi giao dịch bằng vân tay – với iPhone hỗ trợ TouchID – hoặc nhận dạng khuôn mặt FaceID.
Theo Apple, thông tin thẻ tín dụng, thẻ ATM sẽ được lưu trên thiết bị của người dùng và không truyền về máy chủ của hãng để đảm bảo an toàn.
Dữ liệu được bảo mật trong chip Bionic và mỗi lệnh thanh toán được xác thực với ngân hàng bằng chuỗi mã riêng biệt không lặp lại. Khi giao dịch, nhân viên cửa hàng hay siêu thị cũng không thể nhìn được số thẻ hay mã số bảo mật của khách, giúp an toàn hơn so với sử dụng thẻ vật lý truyền thống.
Tại các thị trường đã triển khai Apple Pay, người dùng và các bên nhận thanh toán như cửa hàng hay siêu thị đều không phải trả thêm phí dịch vụ. Phí này sẽ do ngân hàng phát hành thẻ chi trả.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo một nghiên cứu do Apple ủy quyền thực hiện, trong 15 năm qua, người dùng Apple đã tải xuống các ứng dụng hơn 370 tỷ lần, còn các nhà phát triển ứng dụng kiếm được hơn 320 tỷ USD trên App Store. Nền kinh tế ứng dụng của Apple theo đó cũng thu về một khoản khá lớn.
Nền kinh tế ứng dụng của Apple mang về hơn 1.100 tỷ USD năm 2022
15 năm trước, vào ngày 10/7/2008, hãng công nghệ Mỹ ra mắt App Store, một trong những dấu mốc quan trọng nhất trong lịch sử của iPhone cũng như của kỷ nguyên điện thoại thông minh.
Trước khi có App Store, iPhone có thể là một sản phẩm mang tính bước ngoặt về thiết kế cũng như giao diện người dùng, nhưng chưa có những tính năng như sau này. Việc giải phóng sức sáng tạo của các nhà phát triển ứng dụng thuộc bên thứ ba được cho là chìa khóa để khai phóng toàn bộ tiềm năng của iPhone.
Dù người sáng lập Apple, ông Steve Jobs, ban đầu được cho là phản đối các ứng dụng do bên thứ ba phát triển trên iPhone, nhưng sau đó Apple nhanh chóng chấp nhận ý tưởng này. Tới đầu năm 2009, công ty hoàn toàn xem hệ sinh thái ứng dụng như một phần không thể thiếu trong trải nghiệm iPhone. Một quảng cáo nổi tiếng của iPhone thậm chí có khẩu hiệu “Luôn có một ứng dụng cho việc đó”.
15 năm qua, các ứng dụng di động đã thay đổi hoàn toàn cách con người giao tiếp, chơi game, hẹn hò, nghe nhạc và làm vô số việc khác, đồng thời tạo ra cơ hội lớn cho các nhà phát triển ứng dụng độc lập trên khắp thế giới.
Theo một nghiên cứu do Apple ủy quyền thực hiện, trong 15 năm qua, người dùng Apple đã tải xuống các ứng dụng hơn 370 tỷ lần, còn các nhà phát triển ứng dụng kiếm được hơn 320 tỷ USD trên App Store.
Tuy nhiên, nếu tính tất cả những thứ mà người dùng mua, đặt trước hoặc đặt hàng qua các ứng dụng trên App Store, nền kinh tế ứng dụng của Apple thậm chí còn lớn hơn thế.
Theo nhóm phân tích của nghiên cứu trên, App Store của Apple đã tạo ra hơn 1.100 tỷ USD doanh thu và hóa đơn bán hàng trong năm ngoái, tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2019 khi con số này là 519 tỷ USD.
Biều đồ dưới đây thể hiện các cấu phần trong nền kinh tế ứng dụng của Apple, bao gồm đơn hàng mua ứng dụng và mua trong ứng dụng (gồm gói đăng ký) sử dụng phương thức thanh toán trong ứng dụng của Apple, cũng như doanh thu từ hàng hóa và dịch vụ thực được thực hiện qua các ứng dụng iOS.
Trong đó, bán lẻ nói chung chiếm tỷ trọng lớn nhất với doanh thu và hóa đơn bán hàng khoảng 621 tỷ USD, bởi ngày càng nhiều người dùng sử dụng thiết bị di động để mua sắm, tiếp đó là quảng cáo trong ứng dụng với 109 tỷ USD hay gọi xe là 52 tỷ USD.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo một dự báo mới đây của Morgan Stanley, Ấn Độ sẽ là thị trường trọng điểm của Apple, quốc gia này sẽ đóng góp 20% lượng tăng trưởng người dùng cho Apple trong 5 năm tới.
Ấn Độ sẽ đóng góp 20% lượng tăng trưởng người dùng cho Apple trong 5 năm tới
Các nhà phân tích của Morgan Stanley theo đó cho biết rằng Ấn Độ sẽ là động lực chính để tăng trưởng doanh thu và lượng người dùng cho Apple trong 5 năm tới, dự báo được đưa ra trong bối cảnh Apple đang mở rộng đầu tư sản xuất vào Ấn Độ cùng với đó là “sự bùng nổ kinh tế” của quốc gia này.
Với động lực mới, Morgan Stanley cũng tăng mức dự báo cho giá cổ phiếu của Apple từ mức 190 USD lên 220 USD, và đà tăng có thể kéo lên mức 270 USD.
Các nhà phân tích của Morgan Stanley cũng dự đoán rằng trong 5 năm tới, Ấn Độ có thể chiếm 15%-20% tăng trưởng doanh thu của Apple — trái ngược với mức chỉ 2% trong 5 năm qua và 6 tỷ USD hiện nay. Mức tăng trưởng doanh thu cụ thể mà Morgan Stanley dự báo là 40 tỷ USD trong 10 năm tới.
Để chứng minh cho dự báo của mình, ngoài các dấu hiệu cụ thể như Apple đang đầu tư mạnh hơn vào hoạt động sản xuất và bán lẻ, một cuộc khảo sát do Morgan Stanley ủy quyền cũng cho thấy người tiêu dùng Ấn Độ hiện có mong muốn và khả năng mua iPhone ngày càng tăng.
Về bản chất, nếu Trung Quốc từng là động lực chính của Apple trong những năm vừa qua thì trong 5 năm tới đó chính là Ấn Độ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nói về thành công, Apple có vô số, tuy nhiên Apple trong quá khứ cũng đối mặt với không ít các cuộc khủng hoảng, khủng hoảng truyền thông, thứ tưởng chừng như đã quật ngã Apple, nhưng không, Apple đã không chỉ thể hiện khả năng xử lý khủng hoảng thông minh mà còn giúp đảo ngược tình thế của Apple.
Antennagate và cách Apple xử lý khủng hoảng truyền thông
Tôi thường theo dõi, tìm đọc và sưu tầm những tài liệu về những các hoạt động của Apple cũng như của Steve Jobs.
Không phải vì những giai thoại, những hào quang xung quanh ông mà vì những tầm nhìn, cách ông điều hành và thành công trong kinh doanh và xây dựng thương hiệu. Và qua đó có thể tự rút ra được cho mình khá nhiều những bài học hữu ích để áp dụng vào công việc của mình.
Nói về những thành công của Apple thì có rất nhiều, bài viết này sẽ đề cập về một khía cạnh khác: cách mà Apple xử lý khủng hoảng truyền thông.
Crisis dịch ra tiếng Việt nghĩa là “khủng hoảng” – và trong kinh doanh, đây là từ mà không công ty nào muốn phải đối mặt. Nhưng những ai làm kinh doanh đều chắc chắn ít nhiều đã có lần phải đối mặt với nó.
Nếu như công việc kinh doanh bình thường đã khó thì để giải quyết vấn đề khi công việc gặp khủng hoảng còn khó hơn. Trong hoàn cảnh đó, những người làm kinh doanh như người đi trên dây, phải cân bằng khéo léo giữa rất nhiều yếu tốt, chỉ một sai lầm nhỏ cũng có thể kéo theo sau cả một thảm họa.
Antennagate và cách Apple xử lý khủng hoảng truyền thông.
Một trường hợp điển hình mà Apple đã gặp phải là vụ Antennagate, một trong những vụ khủng hoảng về truyền thông lớn nhất mà Apple từng gặp từ khi ra mắt chiếc điện thoại iPhone.
—
Antennagate là gì?
Đây là một cách chơi chữ của giới truyền thông – họ xem vụ bê bối này giống như vụ Watergate khi mà chính phủ đương nhiệm của tổng thống Nixon âm thầm theo dõi và do thám đảng đối lập và che đậy cho các hoạt động này.
Tương tự vậy, giới truyền thông cho rằng Apple đang che đậy những vấn đề nghiêm trọng của máy iPhone 4 và từ đó gây ra những thiệt hại to lớn cho người dùng.
Tóm tắt lại crisis này như sau:
Khi iPhone 4 được công bố, Apple cho ra mắt một thiết kế đột phá bằng việc dùng chính khung sườn của sản phẩm cho phần ăng ten bắt sóng. Doanh số của hãng tăng chóng mặt vì sự ra mắt của iPhone 4.
Tuy nhiên ngay sau đó thì bắt đầu xuất hiện một số phản hồi là chính vì phần bắt sóng nằm trên khung sườn của điện thoại nên khi cầm ở một số tư thế đặc biệt, cột sóng của iPhone 4 giảm xuống đáng kể.
1 truyền 10, 10 truyền 100… và cứ thể hàng trăm ngàn bài viết đưa ra những nhận định rất gay gắt về iPhone 4. Trên YouTube có hàng ngàn video post lên để để chứng minh điều này. Báo đài đưa tin liên tục…
iPhone 4, một sản phẩm chiến lược được đầu tư rất nhiều của Apple, có nguy cơ bị tẩy chay và đối mặt với thất bại. Apple đã làm gì?
—
Suốt 3 tuần, Apple chọn giải pháp im lặng, các phát ngôn cũng như hành động của Apple rất hạn chế. Đến tuần thứ 3 (sau đó 22 ngày), Steve Jobs chính thức tổ chức họp báo tại tổng hành dinh ở Cupertino để công bố những vấn đề cũng như giải pháp xử lý.
Và cách mà Apple đã làm – là một ví dụ hoàn hảo cho việc xử lý khủng hoảng. Kết quả cụ thể là sau đó hầu hết các chỉ trích đều hạ nhiệt, doanh số bán iPhone 4 tiếp tục tăng, thậm chí còn tăng mạnh hơn.
Tỉ lệ sản phẩm bị trả về hầu như không thay đổi. Và rõ ràng với những kết quả này, có thể tạm kết luận đây là một giải pháp PR thành công.
Trong crisis dạng này sẽ có 2 hướng chính xảy ra:
Sản phẩm thực sự có vấn đề.
Sản phẩm không có vấn đề nhưng do các đối thủ tìm cách dựng lên vấn đề để hạ uy tín của chúng ta.
Kịch bản thứ 2 rõ ràng dễ xử lý hơn kịch bản thứ 1, thậm chí dễ chuyển bại thành thắng hơn. Với kịch bản thứ nhất, việc giải quyết vấn đề thôi đã khó, việc chuyển bại thành thắng còn khó hơn.
Và kịch bản mà Apple đang phải đối đầu thuộc về kịch bản thứ nhất: iPhone 4 thực sự có vấn đề về antenna thu sóng, tất cả mọi người đều biết điều đó.
Vậy Steve Jobs đã giải quyết crisis này như thế nào? Ông đã thuyết phục giới truyền thông như thế nào? Và quan trọng hơn: thuyết phục được người dùng của mình tiếp tục đặt niềm tin vào sản phẩm.
Tất cả những công bố cũng như giải pháp sau đó cho vấn đề này nằm gọn trong phần thuyết trình khoảng 30 phút này tại buổi họp báo. Rất đơn giản nhưng nó chứa đựng nhiều bài học cho những người làm kinh doanh chúng ta.
Hãy dành ra 30 phút để xem buổi họp báo này.
Antennagate và cách Apple xử lý khủng hoảng truyền thông: Những bài học.
1. Nhận trách nhiệm.
Steve Jobs mở đầu bài nói chuyện của mình bằng câu nói: “We’re not perfect”
Đó là một sự bắt đầu khôn ngoan trong trường hợp mà sản phẩm của chúng ta thật sự có vấn đề. Thử tưởng tượng giữa lúc tất cả các kênh truyền thông và khách hàng đều đang chỉa mũi dùi về phía chúng ta, nếu chúng ta đứng lên nói rằng:
“Nè, chúng tôi hoàn hảo, sản phẩm cúa chúng tôi không có vấn đề gì cả” → điều đó khác nào gián tiếp bảo rằng “các người là những kẻ đặt điều, bịa chuyện, vu khống cho chúng tôi”.
Tuy nhiên, nhận trách nhiệm chỉ là sự bắt đầu, nếu tất tần tật những gì người ta nói mình cũng nhận thì chúng ta chết thẳng cẳng. Kiểu nhưng nói lời cuối xin lỗi xong rồi nhảy sông tự tử vậy.
Những điều sau đó mới quan trọng. Vậy đó là gì?
2. Chia sẻ / chuyển hướng trách nhiệm của vấn đề.
Ngay sau khi nói “We’re not perfect”, Steve Jobs lập tức truyền tải tiếp thông điệp: “Phones aren’t perfect” – Và sau đó là hàng loạt những dẫn chứng để chứng minh rằng các điện thoại khác cũng bị tình trạng tương tự.
Việc này rất nhạy cảm và không phải trường hợp nào cũng có thể tiến hành, tuy nhiên nếu làm được thì hiệu quả sẽ rất tốt.
Nói nôm na là chúng ta đang “đổ thừa”, tuy nhiên như đã nói, việc này rất nhạy cảm, phải luôn nhớ rằng không được “đổ thừa” sang cho một đối tượng cụ thể, một cá nhân hay công ty nào đó. Mà nên “đổ thừa” một cái gì đó chung chung (ở đây Steve Jobs kết luận rằng đó là vấn đề của tất cả các smartphones).
Luôn luôn ghi nhớ không được ném nguyên vấn đề của mình về phía một ai đó. Và đặc biệt là không bao giờ được đổ lỗi cho khách hàng – bất luận thế nào thì khách hàng là những người đã tin tưởng lựa chọn sản phẩm của mình, ở một góc độ nào đó thì họ là ân nhân của mình.
Trong trường hợp quyết định phải ném (và có thể ném) – thì ném vào cái gì đó không có khả năng phản biện, một cái gì đó chung chung. Nếu không chúng ta sẽ gặp vấn đề còn nghiêm trọng hơn khi tạo thêm kẻ thù trong lúc tình hình đang căng thẳng.
Trong trường hợp này, Apple tìm ra cách là chia đều vấn đề đó cho những hãng khác. Đây là việc làm mạo hiểm vì nếu làm không khéo và không thuyết phục thì sẽ bị chính những đối thủ này phản công lại.
Chính vì vậy dẫn đến một ghi nhớ tiếp sau:
Bất cứ khi nào so sánh với các đối thủ, thì phải so sánh bằng những luận cứ rõ ràng nhất, những số liệu cụ thể nhất. Để dù đối thủ có khó chịu thì cũng không thể phản ứng lại.
Apple đã làm rất tốt điều này thông qua việc đưa ra các thử nghiệm. Và nếu chúng ta làm được việc này thì hiệu quả mang đến rất cao, vì lúc đó thay vì chịu trận một mình thì chúng ta có một nhóm vô chịu trận chung hoặc ít nhất nếu họ không chịu trận chung với chúng ta thì cũng không thể “thừa nước đục thả câu” dìm chúng ta xuống thêm nữa.
—
Ví dụ: sản phẩm bột ngọt của chúng ta vấn đề là ăn bột ngọt thì bị giảm trí nhớ, chúng ta không nên đổ trách nhiệm đó cho nhà cung cấp nguyên liệu làm bột ngọt, hay quy trách nhiệm cho cơ quan giám định. Thay vì vậy, quy trách nhiệm cho củ khoai mì → trong củ khoai mì có một vài chất gây giảm trí nhớ chẳng hạn.
Củ khoai mì không phản công chúng ta được (và tất nhiên phải kèm theo là chất này rất nhỏ, 99% các chất còn lại rất tốt – kinh nghiệm số 3). Hoặc làm như kiểu Apple, nói rằng tất cả công thức bột ngọt đều bị vấn đề này.
—
Tuy nhiên bước 1 và bước 2 chỉ mới dẫn đến kết quả: chúng ta đã nhận lỗi, và chia sẻ phần lỗi với một số đối tượng khác. Nhưng dù sao đi nữa sản phẩm chúng ta vẫn có vấn đề. Chính vì vậy cần có một yếu tố thứ 3.
3. Giới hạn lại vấn đề.
Bước này rất quan trọng, tuy nhiên nó chỉ áp dụng được cho những vấn đề không phải ở mức độ cực kỳ nghiêm trọng (kiểu như lỗi chân ga của xe Toyota dẫn đến mất điều khiển và gây chết người, hay là sản phẩm về dinh dưỡng nhưng ăn vào bị ngộ độc và tử vong).
May mắn là đa số các trường hợp, hiếm khi chúng ta phải đối mặt với dạng crisis kiểu quá nghiêm trọng này. Mà hầu hết chỉ là những lỗi về sản phẩm, lỗi về dịch vụ bán hàng, có gây ra một số ảnh hưởng – nhưng không phải là kiểu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng hay… hạnh phúc gia đình của người dùng.
Ví dụ: chúng ta có một sản phẩm bánh ngọt, có ý kiến nói rằng bánh của chúng ta có chất gây đay dạ dày chẳng hạn. Thì chúng ta phải chứng minh rằng chất đó chỉ là một thành phần rất nhỏ, chỉ 1% – và 99% còn lại chỉ toàn là chất bổ dưỡng.
—
4. Đưa ra giải pháp – Chuyển bại thành thắng.
Đỉnh cao của việc xử lý crisis là chuyển bại thành thắng. Trong trường hợp này Apple đã làm như sau:
Sau khi chứng minh được rằng tuy rằng vấn đề chỉ gây ảnh hưởng đến một đối tượng rất nhỏ người sử dụng. Tuy nhiên Apple vẫn luôn nỗ lực để làm hài lòng cho từng khách hàng của mình (dù là đông hay ít). Từ đó chúng ta đưa ra những giảp pháp ABCD…
Ở bước đưa ra giải pháp này, chúng ta nên “hoành tráng hóa” đôi chút cho những giải pháp khắc phục của mình.
Bên cạnh đó cũng không quên chuyển tải theo dạng than nghèo kể khổ một chút, kiểu như: Những hướng giải quyết này gây thiệt hại rất lớn với chúng tôi nhưng vì sự hài lòng của khách hàng, chúng tôi sẵn sàng làm việc đó.
Và bước đưa giải pháp khắc phục này cũng là bước hợp lý nhất để chúng ta chuyển bại thành thắng – vì chính ở bước này chúng ta sẽ dễ dàng nhất để lồng ghép hình ảnh rằng chúng ta luôn muốn phục vụ khách hàng tốt nhất, và có trách nhiệm cao nhất với khách hàng của mình.
—
Tổng kết lại chúng ta thấy thứ tự giải quyết của Apple rất rõ ràng:
Lắng nghe, không phản ứng khi chưa chuẩn bị kỹ
Xác định tường tận vấn đề. Khi xảy ra khủng hoảng chúng ta thường như ngồi trên lửa, truyền thông thì đánh liên tục hàng ngày, rất dễ dẫn đến tình huống chúng ta phải ứng ngay lập tức sau đó mà chưa có sự tìm hiểu cặn kẽ vấn đề (đôi khi vấn đề không phải từ phía chúng ta) và có những phát ngôn vội vàng. Đây là điểu cốt lõi để bắt đầu tất cả, không nên ra trận khi chưa hiểu về đối thủ và chưa được trang bị cẩn thận. Crisis này ảnh hưởng đến thành bại của một sản phẩm chiến lược của Apple, nhưng ta thấy Apple chọn giải pháp im lặng để tìm hiểu và đến 22 ngày sau đó mới chính thức có động thái
Nhận trách nhiệm.
Chia sẻ / chuyến hướng trách nhiệm của vấn đề.
Giới hạn lại vấn đề.
Đưa ra giải pháp khắc phục.
Từng thành phần và thứ tự như trên khá quan trọng. Nếu giả sử chúng ta nhận trách nhiệm từ đầu, nhưng lại để nguyên vấn đề, không giới hạn và làm nó nhỏ lại – thì nghiễm nhiên đó là một vấn đề lớn. Và do đó việc đưa ra giải pháp là điều bắt buộc, hiển nhiên.
Dẫn đến những nỗ lực của chúng ta không được ghi nhận và cost cho các giải pháp khắc phục sẽ rất lớn. Thay vì vậy sau khi chúng ta chứng minh được rằng vấn đề không quá lớn (kiểu như không giải quyết cũng chẳng sao) –> Nhưng chúng ta vẫn giải quyết –> Vì chúng ta muốn phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.
—
Giải quyết khủng hoảng luôn là một việc làm khó, tất cả những bước trên đều kèm theo một yêu cầu tối quan trọng là không được đưa ra thông tin sai lệch, không được lừa dối khách hàng.
Chúng ta không thể đưa ra thông tin về việc sản phẩm của chúng ta chỉ có 1% chất gây hại + 99% chất bổ dưỡng mà không có con số chứng minh thực tế dựa trên những sự thật đã có.
Antennagate và cách Apple xử lý khủng hoảng truyền thông: Kết luận được rút ra.
1. Chân thành, thể hiện trách nhiệm và tìm sự thông cảm.
Ở phần cuối của bài nói chuyện, Steve Jobs đã dành ra khoảng 5 phút để trình bày rằng Apple luôn cố gắng hết mọi khả năng để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất:
Họ sáng tạo nên những sản phẩm phục vụ khách hàng một cách tốt nhất: Mac, iPhone, iPad, iPod, AppStore…
Họ mở những cửa hàng Apple Store với chất lượng chăm sóc khách hàng tốt nhất.
Và khi họ gặp vấn đề, họ giải quyết vấn đề bằng chính nỗ lực của mình nhằm phục vụ khách hàng chứ không theo những chiến thuật về Marketing, PR.
Họ cố gắng đưa ra rất nhiều giải pháp để làm cho khách hàng vui lòng – và nếu khách hàng vẫn không vui lòng. Họ sẵn sàng hoàn tiền.
Đúng sai của những việc này chưa tính đến, tuy nhiên cách mà Steve Jobs truyền tải đã thực sự đến được trái tim của người dùng. Và đó cũng là bài học cho chúng ta.
Chúng ta cần cho khách hàng thấy được những nỗ lực của chúng ta trong tất cả mọi việc.
Nói với khách hàng rằng ai cũng có những sai lầm, chúng ta cũng vậy (dù chúng ta chỉ phạm những sai lầm rất nhỏ – sai lầm lớn thì chúng ta đã chia cho những đối tượng khác rồi và khi có vấn đề, chúng ta luôn đứng về phía người dùng, tìm hiểu cặn kẽ vấn đề để có cách giải quyết tuyệt vời nhất. Để mục tiêu cuối cùng là làm người dùng hài lòng nhất có thể.
Kiểu nói này có thể hiểu như:
Tui cặm cụi phục vụ anh ngày đêm, và bây giờ khi tui gặp vấn đề, tui cố gắng hơn nữa chỉ để mong anh thông cảm với tui. Nhưng nếu anh vẫn không thể thông cảm, tôi sẵn sàng chịu thiệt (trả lại tiền) chỉ để làm anh vui lòng. Ai dù có trái tim sắt đá, nghe những lời lẽ “thống thiết” như vậy mà không thông cảm.
2. Play with numbers.
Có một bài học về việc người kinh doanh phải luôn luôn “chơi với những con số”. Cùng là một số liệu thống kê, nhưng chúng ta phải chọn để đưa ra con số nào có lợi nhất cho chúng ta. Ví dụ ở đoạn Steve Jobs nói về tỉ lệ rớt cuộc gọi, giả sử ta có tổng kết này như sau:
Trong 1.000.000 cuộc gọi, iPhone 4 rớt 1075 cuộc gọi.
Tương tự, trong 1.000.000 cuộc gọi, iPhone 3Gs rớt 1.000 cuộc gọi.
Nếu công bố trực tiếp rằng: Trong 1.000.000 cuộc gọi – iPhone có 1075 cuộc gọi bị rớt. Rõ ràng sẽ gây một ấn tượng đây là một con số rất nhiều đối với người dùng (dù cho thực tế nó không nhiều).
Thay vì vậy, Steve Jobs đã khéo léo so sánh iPhone 4 với iPhone 3Gs, cứ mỗi 100 cuộc gọi thì iPhone 4 chỉ rớt nhiều hơn iPhone 3GS <1 cuộc gọi –> Con số nghe nhẹ nhàng và có lợi hơn rất nhiều.
Luôn luôn ghi nhớ, người kinh doanh luôn đòi hỏi phải chơi với những con số. Cùng là một số liệu tổng kết, nếu chúng ta nói từ một góc độ này sẽ rất khác với nếu chúng ta nói từ góc độ khác.
Xem đoạn video vui dưới đây của McMillan để thấy cách mà các Marketer chơi với những con số
3. Không bao giờ lừa dối khách hàng.
Điều này chắc không cần phải giải thích nhiều. Sẽ là thảm họa nếu chúng ta đưa ra những thông tin không đúng sự thật, ông bà có câu: “cây kim trong bọc cũng có ngày lòi ra”. Chúng ta thấy tất cả các thông tin Steve Jobs đưa ra trong bài đều rất thẳng thắn, số liệu rõ ràng và luận cứ chắc chắn.
4. Và cuối cùng, đừng bao giờ xem thường khách hàng.
Khách hàng dù có phản ứng thế nào đi nữa, thậm chí dù họ có sai thì cũng đừng bao giờ công kích họ.
Xét cho cùng, trong vô vàn sản phẩm trên thị trường, họ đã chọn ủng hộ sản phẩm của chúng ta. Hãy tiếp cận với họ như là góc nhìn của những ân nhân.
Hãy tương tác với họ trên tinh thần tôn trọng và cầu thị, chỉ cần tiếp cận với họ trên góc độ này thì 90% trường hợp khách hàng sẽ có những thông cảm nhất định. Đây chính là cách hiệu quả nhất để chúng ta gỡ ngòi nổ của một khủng hoảng truyền thông.
Ngược lại, cách tệ hại nhất là quay lưng lại với họ, thậm chí là công kích họ, nói rằng họ đã sai hay thiếu hiểu biết. Từ xưa đến nay đó chưa bao giờ là cách giải quyết khủng hoảng hiệu quả
—
Trong thời đại truyền thông mở rộng như ngày nay, cách chúng ta đối mặt với crisis cũng rất khác. Với thế mạnh của Apple, Steve Jobs có thể chọn giải pháp PR theo kiểu dùng cả đội quân PR để làm việc với các kênh truyền thông. Nhưng Apple thừa biết rằng đó là cách xử lý từ ngọn.
Có một câu chuyện về 2 hãng xe hơi cùng đối mặt với 1 crisis là khách hàng đồng loạt phàn nàn về chất lượng phục vụ yếu kém. 1 hãng đã làm áp lực lên các kênh truyền thông để bịt lại hết những ý kiến gây bất lợi cho họ, 1 hãng đã chọn giải pháp xin lỗi khách hàng công khai và đưa ra những hình thức kỷ luật với nhân viên có trách nhiệm.
Và khi cộng đồng người dùng phát hiện ra các hoạt động của hãng đầu tiên, đã dấy lên một làn sống tẩy chay còn lớn hơn làn sóng đầu. Trong khi đó với hãng thứ 2, người dùng rất hoang nghênh thậm chí thông cảm với những khó khăn mà hãng đang phải đối mặt. Kết quả rất rõ ràng.
Truyền thông và internet phát triển đã khiến cho từng người dùng đều là một kênh truyền thông, chúng ta buộc phải thay đổi cách làm PR và Marketing truyền thống.
Trong thời đại hiện nay, dập tắt khủng hoảng truyền thông bằng cách xử lý với báo chí, truyền thông là tự sát. Chúng ta phải hướng cách giải quyết đến người dùng – và truyền thông chỉ là một công cụ để hướng đến người dùng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Từ văn phòng đầu tiên trong garage nhà Steve Jobs, Apple đã trải qua nhiều thăng trầm trước khi đạt vốn hóa 3.000 tỷ USD dưới thời Tim Cook.
Apple: Hành trình từ gara đến giá trị thị trường hơn 3000 tỷ USD
Ngày 30/6/2023, Apple là công ty đầu tiên cán mốc 3.000 tỷ USD vốn hóa thị trường.
“Văn phòng” đầu tiên của Apple là nhà để xe của cha mẹ Jobs. Ngoài hai nhà sáng lập trên, Apple còn có một thành viên khác là Ronald Wayne, đảm nhiệm vai trò kinh doanh của công ty. Chính Wayne đã phác thảo logo đầu tiên của Apple bằng tay. Đến 1978, Apple mới có một văn phòng đúng nghĩa với nhân viên và dây chuyền sản xuất Apple II.
Sản phẩm đầu tiên của công ty là Apple I, bo mạch chủ có bộ xử lý và một số bộ nhớ. Phiên bản được bán với giá 666,66 USD nhưng không thành công.
Năm 1977, Apple II ra đời và nhanh chóng trở thành máy tính cá nhân thu hút sự chú ý trên toàn thế giới. Model này do Wozniak thiết kế. Với ứng dụng VisiCalc – phần mềm bảng tính đột phá, Apple có thể bán Apple II cho khách hàng doanh nghiệp.
Năm 1980, Apple phát hành Apple III tập trung vào doanh nghiệp, cạnh tranh với mối đe dọa ngày càng tăng từ IBM và Microsoft. Tuy nhiên sau đó, Steve Jobs chuyển hướng và cho rằng tương lai máy tính sẽ là giao diện người dùng có đồ họa (GUI), giống máy tính ngày nay.
Steve Jobs đã dành hơn ba năm và tiêu tốn số tiền lên đến 50 triệu USD để phát triển máy tính Lisa năm 1983. Đặt theo tên con gái Steve Jobs là Lisa Nicole Brennan-Jobs, Lisa là thiết bị đắt đỏ với giá khởi điểm gần 10.000 USD (tương đương 25.000 USD hiện nay). Mức giá cao đã khiến thiết bị khó tiếp cận người tiêu dùng và không bán chạy.
Sau đó, Jobs lãnh đạo dự án thứ hai Apple Macintosh và người dùng yêu thích nhưng vẫn gặp rào cản về giá. Trong ảnh là Steve Jobs bên cạnh máy Macintosh trong cuộc họp cổ đông ở Cupertino vào 24/1/1984.
Khi ra Macintosh đầu tiên, Apple cũng có CEO mới – John Sculley. Một trong những dấu ấn đầu tiên của Sculley là quảng cáo “1984”, do đạo diễn Ridley Scott sản xuất với chi phí 1,5 triệu USD.
Sau đó, căng thẳng giữa Steve Jobs và Bill Gates, nhà đồng sáng lập Microsoft, bắt đầu leo thang. Ban đầu, Microsoft nỗ lực làm phần mềm cho Macintosh. Tuy nhiên, Bill Gates cũng phát triển một giao diện người dùng riêng có tên Windows.
Macintosh đạt doanh số cao, nhưng không đủ phá vỡ sự thống trị của IBM. Điều này dẫn đến sự xích mích giữa Jobs – người đứng đầu nhóm Macintosh và Sculley – người muốn giám sát chặt chẽ hơn các sản phẩm Apple trong tương lai. Khi đó, hội đồng quản trị của Apple đã chỉ thị cụ thể cho Sculley về việc “kiềm chế” Jobs.
Steve Jobs, John Sculley và Steve Wozniak ra mắt Apple IIc năm 1984. Mọi thứ trở nên căng thẳng năm 1985 khi Jobs cố thực hiện một cuộc lật đổ Sculley.
Tuy nhiên, hội đồng quản trị Apple đã đứng về phía Sculley và Jobs bị cách chức quản lý. Ông rời đi và thành lập công ty máy tính NeXT. Steve Wozniak cũng bán toàn bộ cổ phần của mình tại Apple vì cho rằng công ty đang đi sai hướng.
John Sculley giới thiệu hệ điều hành System 7 trên máy tính Apple năm 1991. Sau khi Jobs rời đi, ông nắm toàn quyền tại Apple.
Công ty thâm nhập vào nhiều thị trường mới, nhưng không thành công. Thất bại nổi tiếng nhất là Newton MessagePad năm 1993. Dù có giá 700 USD, thiết bị không làm được gì nhiều ngoài việc ghi chú và theo dõi danh bạ của người dùng.
Sculley tiếp tục sai lầm và tiêu tốn tiền của Apple vào System 7 và chọn vi xử lý PowerPC của IBM thay vì Intel. Trong khi đó, tầm ảnh hưởng của Microsoft ngày một lớn khi Bill Gates bán Windows 3.0 với giá phải chăng, hỗ trợ nhiều cài đặt mở rộng cho người dùng.
Sculley từ chức sau khi Apple không đạt được mục tiêu doanh thu quý đầu 1993. Hội đồng quản trị Apple đưa Michael Spindler lên làm CEO. Nhưng vận may của Apple tiếp tục sa sút khi Windows nổi lên như ngôi sao mới. Năm 1996, hội đồng quản trị Apple đã thay thế Spindler bằng Gil Amelio.
Nhiệm kỳ của Amelio cũng lận đận không kém. Dưới triều đại của ông, cổ phiếu Apple chạm mức thấp nhất trong 12 năm, một trong những nguyên nhân là Steve Jobs bán 1,5 triệu cổ phiếu Apple trong một giao dịch.
Trước nguy cơ Apple có thể bị sụp đổ, tháng 2/1997, Amelio đã đề xuất hội đồng quản trị mua lại công ty NeXT của Steve Jobs với giá 429 triệu USD và mời ông quay lại công ty.
Trong ảnh là Gil Amelio (trái) và Steve Jobs trong sự kiện bổ nhiệm Jobs làm CEO tạm thời hôm 19/6/1997. Cùng năm, chiến dịch marketing nổi tiếng “Think Different” (Nghĩ khác) của Apple nhằm tôn vinh các nghệ sĩ, nhà khoa học và nhạc sĩ nổi tiếng cũng gây tiếng vang lớn.
Ngày 6/7/1997, Steve Jobs công bố khoản đầu tư trị giá 150 triệu USD vào Apple từ Microsoft. Dưới sự dẫn dắt của ông, hai công ty đã “làm lành”. Sự kiện cũng bắt đầu kỷ nguyên mới về phần cứng và phần mềm của Apple.
Steve Jobs đã để Janathan Ive chịu trách nhiệm thiết kế iMac – chiếc máy tính tất cả trong một được phát hành năm 1998. Đến 2000, Jobs giới thiệu Mac OS X dựa trên hệ điều hành của NeXT Computers.
Sau đó, Apple tiếp tục giới thiệu hai sản phẩm thay đổi thế giới là máy nghe nhạc iPod năm 2001 và điện thoại iPhone năm 2007. Khi iPhone đời đầu bán ra, khách hàng đã xếp hàng dài bên ngoài các cửa hàng ở Mỹ để được sở hữu.
Tim Cook tiếp quản Apple sau khi Steve Jobs qua đời năm 2011. Dưới thời của Cook, Apple đã phát hành thêm 17 mẫu iPhone mới.
Hãng cũng giới thiệu các sản phẩm phần cứng mới như Apple Watch và AirPods. Công ty cũng mở rộng sang dịch vụ để thúc đẩy tăng trưởng khi doanh số iPhone chững lại. Apple hiện cung cấp dịch vụ truyền phát nhạc và video, hệ thống thanh toán, ví…
Tháng 8/2020, Apple đạt được cột mốc mới, trở thành công ty trị giá hai nghìn tỷ USD. Nhưng giai đoạn này, Giám đốc thiết kế Jony Ive quyết định rời công ty.
CEO Tim Cook ra mắt kính Vision Pro trị giá gần 3.500 USD hồi tháng 6. Đây là sản phẩm phần cứng mới nhất của Apple và dự kiến được phát hành năm 2024.
Chưa đầy một tháng sau sự kiện, Apple trở thành công ty đại chúng đầu tiên kết thúc phiên giao dịch với mức vốn hóa thị trường (Market Cap) 3000 tỷ USD. Cổ phiếu công ty đạt 193,97 USD khi đóng phiên giao dịch hôm 30/6.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Meta, công ty mẹ của Facebook, Instagram và WhatsApp cho biết các nhà quảng cáo sẽ sớm có thể quảng cáo để người dùng có thể tải xuống trực tiếp ứng dụng mà không cần phải truy cập các cửa hàng ứng dụng của Apple (App Store) và Google (CH Play).
Facebook đối đầu Apple và Google: Cho phép quảng cáo để tải trực tiếp ứng dụng
Theo đó, Meta sẽ sớm cho phép các nhà phát triển tự giới thiệu các ứng dụng của họ trên nền tảng, đồng thời người dùng cũng có thể tải xuống trực tiếp ứng dụng (của bên thứ ba) mà không cần rời khỏi các nền tảng của Meta như Facebook hay Instagram.
Trước mắt, Meta có kế hoạch cho phép người dùng tại châu Âu tải xuống trực tiếp các ứng dụng từ quảng cáo trên Facebook, loại quảng cáo mới này dự kiến sẽ được giới thiệu vào cuối năm nay.
Động thái của Meta diễn ra trong bối cảnh châu Âu đang đưa ra các Đạo luật mới cho thị trường kỹ thuật số (EU Digital Markets Act), trong đó yêu cầu các nền tảng như Google và Apple phải cho phép các nhà phát triển khác cung cấp các giải pháp thay thế trong việc tải xuống ứng dụng (Mobile App) thay vì bắt buộc phải truy cập vào các cửa hàng ứng dụng tương ứng như App Store và Google Play.
Quay trở lại vào năm 2020, trong bối cảnh có nhiều tranh cãi về cấu trúc tính phí mua hàng trong ứng dụng của Apple, CEO của Meta, Mark Zuckerberg, đã gọi cách tiếp cận của Apple là ‘độc quyền’ và có hại cho sự cạnh tranh.
Cụ thể, Apple đã tính phí từ khoảng 30% cho mỗi giao dịch mua hàng trong ứng dụng của mình, khoản phí được cho là quá cao.
Trong khi mọi thứ dường như chỉ mới bắt đầu, nhiều nguồn tin cho biết Meta đang tận dụng cơ hội để khám phá các tùy chọn mới cho nhà phát triển ứng dụng cũng như những người muốn kiếm thêm thu nhập trực tiếp từ sự hiện diện của họ trên các nền tảng của Meta.
Quảng cáo cài đặt trực tiếp ứng dụng chỉ là bước đầu tiên trong quá trình này.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Kết thúc phiên giao dịch ngày 30/6 (theo giờ Mỹ), giá trị vốn hoá (Market Cap) của Apple đã lần đầu tiên vượt mốc 3.000 tỷ USD.
Vốn hoá của Apple chính thức vượt 3.000 tỷ USD
Dẫn số liệu từ Refinitiv, Reuters cho biết kết thúc phiên giao dịch, cổ phiếu Apple tăng 2,31% để lên mức 193,97 USD cổ phiếu. Với mức giá này, giá trị vốn hóa của Apple đã cán mốc 3.051 tỷ USD. Đáng chú ý đây là phiên thứ 4 liên tiếp cổ phiếu của Apple thiết lập kỷ lục mới.
Apple là công ty đầu tiên đạt vốn hóa 3.000 tỷ USD trong một phiên giao dịch vào tháng 3/1/2022, nhưng đóng cửa ở mức thấp hơn.
Cổ phiếu Apple lập kỷ lục mới được đánh giá nhờ những tín hiệu tích cực trong cuộc chiến chống lạm phát tại Mỹ cũng như các nhà đầu tư đặt cược khả năng nhà sản xuất iPhone sẽ thành công trong việc khai thác các thị trường mới.
Báo cáo từ Bộ Thương mại Mỹ cho thấy, chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) của Mỹ trong tháng 5 tăng ít hơn so với tháng 4, phản ánh sự tiến bộ trong cuộc chiến chống lạm phát của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED.
Vốn hoá của Apple chính thức vượt 3.000 tỷ USD
Thống kê cho thấy, giá trị vốn hóa của Apple đã tăng đến 49% kể từ đầu năm 2023. Mức tăng này được cho là đến từ việc các nhà đầu tư tin tương cuộc chiến chống lạm phát của FED sắp đi đến hồi kết cũng như sự lạc quan về tiềm năng trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI).
Ngoài ra, trong báo cáo quý gần đây nhất, dù cho doanh thu và lợi nhuận suy giảm nhưng đều đánh bại kỳ vọng của các nhà đầu tư.
Cùng với đó việc Apple liên tục mua lại cổ phiếu của mình cũng như kết quả tài chính ổn định cũng giúp giá trị vốn hóa của Apple liên tục tăng bất chấp bất ổn của kinh tế toàn cầu.
“Nhiều người đặt cược vào đà giảm của Apple đang vò đầu bứt tai. Bởi họ tin rằng Apple sẽ trải qua một ‘giai đoạn tăng trưởng đứt đoạn’ trong bối cảnh khó khăn. Nhưng chúng tôi tin chắc rằng điều ngược lại sẽ xảy ra.
Gã khổng lồ công nghệ Mỹ đang hướng tới đợt tăng trưởng mạnh mẽ trong vòng 12-18 tháng tới”, chuyên gia phân tích Dan Ives của Wedbush nhận định.
Không chỉ Apple, những phiên giao dịch gần đây cũng chứng kiến đà tăng giá mạnh cổ phiếu của các ông lớn công nghệ như: Nvidia, Tesla..
Thống kê cho thấy, giá cổ phiếu của Tesla và Meta (công ty mẹ của Facebook) đã tăng gấp đôi trong năm nay. Còn Nvidia đã tăng đến 190% để gia nhập câu lạc bộ 1.000 tỷ USD.
Hiện sau Apple, có 4 công ty Mỹ khác có giá trị vốn hóa hơn 1.000 tỷ USD là: Alphabet (công ty mẹ của Google), Amazon, Nvidia và Microsoft. Đáng chú ý, Microsoft xếp thứ 2 với giá trị vốn hóa hơn 2.500 tỷ USD.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 28/6, vốn hóa thị trường của Apple đạt khoảng 2.980 tỷ USD. Trước đó, vốn hóa của công ty này lần đầu chạm ngưỡng 3.000 tỷ USD vào tháng 1/2022.
Vốn hoá của Apple sắp chạm ngưỡng 3000 tỷ USD và dự báo đạt 4000 tỷ vào 2025
Trong một báo cáo mới công bố ngày 28/6, các nhà phân tích của công ty môi giới và quản lý tài sản Wedbush nhận định cổ phiếu Apple sẽ sớm vượt qua mức vốn hóa 3.000 tỷ USD trong năm 2023 này và có thể đạt tới 4.000 tỷ USD trong vào năm 2025.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 28/6, giá cổ phiếu Apple tăng 1,5% lên hơn 188 USD/cổ phiếu, kéo dài đà tăng từ đầu năm nay và đưa vốn hóa của nhà sản xuất iPhone lên khoảng 2.980 tỷ USD.
Chỉ cần mã này tăng thêm 1,4% nữa và duy trì ở mức đó, Apple sẽ trở thành công ty niêm yết đầu tiên tại Mỹ đạt vốn hóa 3.000 tỷ USD khi chốt phiên. Trước đó, vốn hóa của Apple lần đầu chạm ngưỡng 3.000 tỷ USD trong phiên giao dịch ngày 3/1/2022.
“Cổ phiếu Apple có thể còn tăng thêm nữa”, các nhà phân tích của Wedbush nhận định và ước tính mức định giá hợp lý của công ty này là 3.500 tỷ USD. “Theo kịch bản thị trường giá lên, Apple có thể cán mốc vốn hóa 4.000 tỷ USD vào năm 2025”.
Theo các nhà phân tích của Wedbush, lý do chính cho nhận định lạc quan đó là mảng kinh doanh dịch vụ của Apple. Nhóm này ước tính mảng dịch vụ của Apple có thể đạt doanh thu 100 tỷ USD vào năm 2024, tăng từ 50 tỷ USD của năm 2020.
“Chỉ riêng tiềm năng doanh thu từ dịch vụ cũng giúp mang về vốn hóa 1.400 tỷ USD”, báo cáo của Wedbush viết.
Trong khi đó, iPhone 15 sắp ra mắt có thể cũng được hưởng lợi khi mà khoảng 25% người dùng trung thành của Apple vẫn chưa nâng cấp điện thoại iPhone của họ trong 4 năm qua.
“Chúng tôi cho rằng Phố Wall đã đánh giá thấp cơ hội từ việc người dùng Apple nâng cấp điện thoại lên iPhone 15 với khoảng 25% khách hàng trung thành của hãng chưa nâng cấp iPhone trong vòng 4 năm qua”, nhà phân tích Daniel Ives của Wedbush nói trong báo cáo.
Ngoài hai “cơn gió xuôi” nói trên, Apple cũng có tiềm năng tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào cửa hàng ứng dụng Vision Pro App store – một lợi thế lớn so với các đối thủ, theo nhận định của các nhà phân tích Wedbush.
“Những người đặt cược rằng cổ phiếu Apple sẽ giảm cũng như những người vẫn còn hoài nghi đang tiếp tục vò đầu bứt tai bởi nhiều người từng gọi Apple là ‘câu chuyện tăng trưởng bị phá vỡ’ của năm nay.
Trong khi chúng tôi tin chắc rằng điều ngược lại sẽ xảy ra”, các nhà phân tích của Wedbush nói và tin rằng nhà sản xuất iPhone sẽ “phục hồi tăng trưởng” trong vòng 1-1,5 năm tới.
Không chỉ nhóm phân tích của Wedbush, nhiều chiến lược gia Phố Wall cũng có quan điểm lạc quan rằng giá cổ phiếu Apple sẽ tăng mạnh tronng thời gian tới. Fairlead Strategies cũng đưa ra mức giá mục tiêu cho cổ phiếu này tương tự như Wedbush, đồng thời dự báo Apple sẽ đạt vốn hóa 4.000 tỷ USD trong dài hạn.
Theo dữ liệu từ Dow Jones Market Data, tính từ ngày niêm yết, Apple đã mất 7.874 phiên giao dịch để đạt vốn hóa 500 tỷ USD vào ngày 29/2/2012.
Từ đó, công ty cần thêm 1.617 phiên giao dịch nữa để cán mốc vốn hóa 1.000 tỷ USD vào ngày 2/8/2018. Sau đó, Apple chỉ mất 466 phiên để tiến lên vốn hóa 1.500 tỷ USD và thêm 50 phiên để đạt 2.00 tỷ USD.
258 phiên giao dịch sau đó, vốn hóa (Market Cap) của Apple đạt 2.500 tỷ USD. Tuy nhiên, để chinh phục mốc 3.000 tỷ USD đang cần nhiều thời gian hơn bởi từ mốc 2.500 tỷ USD đến nay đã là 447 phiên.
Từ đầu năm đến nay, giá cổ phiếu Apple đã tăng khoảng 46%, nằm trong xu hướng tăng của các mã cổ phiếu Big Tech như Nvidia Corp. (tăng 183%), Meta Platforms (tăng 137%), Amazon (tăng 54%), Microsoft (tăng 40%) và Alphabet (tăng 36%).
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Việc phải “cạnh tranh” với chính các thương gia bán hàng xách tay, hoặc iPhone cũ là vấn đề Apple từng gặp ở Việt Nam. Dù iPhone chính thức được bán ở Việt Nam từ hơn 10 năm nay, trong phần lớn thời gian thị trường vẫn tồn tại hai nguồn hàng chính là sản phẩm chính hãng và thị trường xám (grey market), với những lô iPhone nhập tiểu ngạch.
Thị trường xám khiến Apple gặp khó tại Ấn Độ (tương tự như ở Việt Nam)
Hồi tháng 4, Apple đã khai trương 2 cửa hàng hàng đầu đầu tiên ở Ấn Độ, lần lượt tại Mumbai và Delhi. Đây là động thái mới nhất của gã khổng lồ công nghệ trong nỗ lực xâm chiếm thị trường tỷ dân này.
Mặc dù 2 cửa hàng này đều đã đạt kỷ lục doanh thu, ở những nơi mà cư dân Delhi thường mua điện thoại, tình hình lại không khả quan cho Táo Khuyết.
iPhone vẫn được xem là mặt hàng xa xỉ.
Lý do là giá các dòng iPhone mới vẫn cao hơn đáng kể so với thu nhập bình quân, khiến người dùng Ấn Độ thường lựa chọn iPhone cũ hoặc các nguồn hàng khác. Đây cũng là vấn đề Apple từng gặp ở Việt Nam, trước khi đẩy mạnh các hoạt động tại thị trường trong nước trong vài năm nay.
Chợ Gaffar cách cửa hàng của Apple tại New Delhi khoảng 10 km. Đây là một trong những trung tâm bán iPhone cũ lớn nhất tại Delhi, với hàng chục cửa hàng trưng bày iPhone đã qua sử dụng.
Một chiếc iPhone mới có thể có giá hơn 70.000 rupee (khoảng 850 USD). Trong khi đó, vào năm 2021, mức lương trung bình hàng tháng ở đây chỉ khoảng 31.900 rupee (428 USD). Đối với hầu hết cư dân ở Delhi, iPhone vẫn là một mặt hàng xa xỉ.
Thị trường xám khiến Apple gặp khó tại Ấn Độ (tương tự như ở Việt Nam)
Do đó, cửa hàng Apple ở Delhi dường như không ảnh hưởng nhiều đến việc kinh doanh tại chợ Gaffar. Như các chủ cửa hàng cho biết, chiến lược giá của Apple về cơ bản là không thể cạnh tranh được với các cửa hàng địa phương.
“Khách hàng thường chọn Gaffar bởi những chiếc iPhone mới ra mắt sẽ có mặt tại đây trong vòng 10-15 ngày.
Chúng tôi cung cấp cho người dân cùng một chiếc điện thoại, trong tình trạng hoàn toàn mới với mức giá hấp dẫn hơn nhiều”, Vijay, một chủ cửa hàng ở chợ Gaffar, nói với tờ Rest of World.
Chính sách tại Ấn Độ khiến Apple gặp khó khi phải đối mặt với thị trường xám.
Ởnhiều quốc gia, Apple chủ yếu bán iPhone tân trang thông qua các kênh bán lẻ của riêng mình, nhưng chính sách thương mại của Ấn Độ gây khó khăn cho công ty.
Kể từ năm 2012, chính phủ Ấn Độ gần như đã chặn nhập khẩu iPhone đã qua sử dụng do lo ngại về rác thải điện tử. Apple đã nhiều lần thúc đẩy việc bác bỏ chính sách này, nhưng chính phủ vẫn giữ vững lập trường.
Do không có iPhone cũ được nhập khẩu và rất ít mẫu mới được bán, số lượng điện thoại tân trang tại đây rất hạn chế. Và nguồn cung ít ỏi đó hầu như được các nhà buôn tại Gaffar kiểm soát.
Dù vậy, các nghiên cứu chỉ ra rằng iPhone đã qua sử dụng đang ngày càng phổ biến tại thị trường Ấn Độ. Theo công ty nghiên cứu thị trườngCounterpoint Research, trong năm 2022, 11% smartphone cũ được bán ở Ấn Độ là iPhone, tăng từ 3% vào năm 2021.
“Thị trường Ấn Độ tiêu thụ rất nhiều iPhone đã qua sử dụng, các nhà bán lẻ đang kiếm tiền từ việc bán iPhone cũ còn nhiều hơn Apple. Bất cứ ai nắm được nguồn cung iPhone cũ tại đây sẽ thu được lợi nhuận rất lớn”, Tarun Pathak, nhà phân tích tại Counterpoint Research cho biết.
Chợ Gaffar cũng cho khách hàng bán lại điện thoại cũ cho chủ cửa hàng, bỏ qua những rắc rối trong việc tìm người mua. Khách hàng đang tìm mua có thể đi khắp nơi để nhận được những giao dịch tốt nhất trên hàng trăm cửa hàng.
“Đi đến bất kỳ khu chợ nào trên khắp Delhi, bảng giá cho mọi sản phẩm đều đến từ Gaffar. Nhiều khi, ngay cả những chiếc điện thoại còn thời hạn bảo hành cũng có mặt ở đây. Khách hàng tin tưởng chúng tôi”, chủ cửa hàng Sukhbir Singh cho biết.
Việc phải “cạnh tranh” với chính các thương gia bán hàng xách tay, hoặc iPhone cũ là vấn đề Apple từng gặp ở Việt Nam.
Dù iPhone chính thức được bán ở Việt Nam từ hơn 10 năm nay, trong phần lớn thời gian thị trường vẫn tồn tại hai nguồn hàng chính là sản phẩm chính hãng và thị trường xám (grey market), với những lô iPhone nhập tiểu ngạch.
Tuy nhiên, trong 2 năm gần đây những chính sách mạnh tay hơn của Apple và các đối tác bán lẻ như ưu tiên nguồn hàng, yêu cầu hoá đơn để bảo hành, hay cạnh tranh về giá của đại lý khiến người dùng tìm đến hàng chính hãng nhiều hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
CEO của Apple, Tim Cook đã sử dụng ChatGPT và cho biết chatbot AI này sở hữu nhiều ứng dụng độc đáo và riêng biệt (Unique).
CEO Apple: ChatGPT sở hữu nhiều ứng dụng riêng biệt
Trong một cuộc phỏng vấn mới đây với ABC, CEO Appe Tim Cook thừa nhận rằng sau khi sử dụng chatbot AI ChatGPT, ông nhận thấy chatbot này sở hữu nhiều ứng dụng độc đáo, đồng thời nói thêm rằng Apple luôn theo sát ChatGPT.
Ông nói tiếp, các mô hình ngôn ngữ lớn hay các công cụ AI như ChatGPT của OpenAI và Google Bard cho thấy nhiều tiềm năng hứa hẹn, tuy nhiên, chúng cũng tiềm ẩn những rủi ro như sự thiên vị, thông tin sai lệch [và] hơn thế nữa.
CEO của Apple cũng đồng ý với quan điểm cần có những quy định rõ ràng đối với AI (trí tuệ nhân tạo), tuy nhiên cũng sẽ gặp nhiều trở ngại khi AI thực sự đang phát triển rất nhanh.
“Các quy định sẽ gặp khó khăn vì nó diễn ra quá nhanh. Vì vậy, tôi nghĩ rằng các đơn vị phát triển AI cũng phải tự điều chỉnh chính mình.”
Tuyên bố của Tim Cook được đưa ra một ngày sau bài phát biểu của ông tại hội nghị các nhà phát triển hàng năm của Apple, WWDC.
Apple đã giới thiệu các ứng dụng máy học mới cho iPhone, iPad và Mac, chẳng hạn như các mô hình AI có thể đưa ra những lời nhắc thông minh cho người dùng về các mục tạp chí tiềm năng, các công cụ AI tự động sửa lỗi và đọc chính tả, và hơn thế nữa.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Vision Pro của Apple được trang bị công nghệ EyeSight cho phép nhìn không gian xung quanh. Đây là tai nghe thực tế hỗn hợp (mixed reality), kết hợp công nghệ thực tế ảo VR và thực tế tăng cường AR.
Apple ra mắt Vision Pro dựa trên công nghệ thực tế ảo (VR)
Tại sự kiện WWDC 2023 diễn ra rạng sáng nay ở California, Apple giới thiệu mẫu kính Vision Pro. Đây là tai nghe thực tế hỗn hợp (mixed reality), kết hợp công nghệ thực tế ảo VR và thực tế tăng cường AR.
Khi đeo kính, người dùng sẽ thấy giao diện hệ điều hành visionOS hiển thị trong không gian. Kính tích hợp hệ thống 12 camera, 5 cảm biến và 6 micro để nhận dạng khi người dùng tương tác với nội dung bằng giọng nói và cử chỉ tay, như sử dụng ngón tay để cuộn trang web. Kính cũng theo dõi chuyển động của mắt để biết người dùng đang nhìn vào nội dung nào.
Do đó, người đeo kính có thể xem phim, chơi game, tham gia họp trực tuyến, chụp ảnh và quay video cũng như nhiều hoạt động khác thông qua màn hình độ phân giải cao. Theo Apple, mỗi bên mắt kính sử dụng màn hình micro LED 23 triệu điểm ảnh, mật độ cao hơn TV 4K.
“Vision Pro có thể xem là một loại máy tính mới giúp tăng cường trải nghiệm thực tế bằng cách kết hợp nhuần nhuyễn thế giới thực với thế giới kỹ thuật số”, CEO Apple Tim Cook nói.
“Bạn có thể nhìn, nghe và tương tác với nội dung kỹ thuật số như đang trong không gian vật lý. Bạn không còn bị giới hạn bởi màn hình và môi trường xung quanh trở thành một khung hình vô tận”.
Apple Vision Pro VR được thiết kế hiện đại và tiện dụng hơn.
Apple Vision Pro được thiết kế hiện đại và tiện dụng hơn.
Vision Pro được làm bằng khung nhôm, mặt trước bằng kính và phía sau là đệm vải. Trái với các sản phẩm VR phổ biến khác như HTC Vive hay Meta Quest, kính Apple không đi kèm bộ điều khiển cầm tay. Thay vào đó, người dùng vận hành thiết bị bằng tay, mắt và giọng nói.
Trong khi Vive và Quest được đeo bằng nhiều dây đai và qua đầu, Vision Pro sử dụng dây đeo duy nhất, giúp giảm cảm giác vướng víu. Dù vậy, theo The Verge, thiết kế này có thể khiến phần lớn trọng lượng kính đè xuống phần mũi gây khó chịu.
Apple chưa công bố trọng lượng Vision Pro, nhưng theo Techradar, sản phẩm sẽ nhẹ hơn nhiều so với đối thủ từ Meta, Sony hay HTC nhờ phần pin được làm rời thay vì tích hợp vào thân máy. Điểm trừ là nó không thuận tiện khi di chuyển.
EyeSight – tính năng điểm nhấn của Vision Pro.
Khác với hầu hết kính VR khiến người đeo không nhìn thấy và tách biệt với môi trường bên ngoài, Vision Pro duy trì kết nối với thế giới thật thông qua tính năng EyeSight. Khi có người ở gần, chức năng này sẽ thông báo và đưa họ vào tầm nhìn của người dùng.
“Đôi mắt là chỉ báo quan trọng về kết nối và cảm xúc của mỗi người”, Alan Dye, Phó chủ tịch mảng giao diện con người tại Apple, nói. “EyeSight không chỉ hiển thị đôi mắt của bạn với người đối diện. Nó còn cung cấp tín hiệu quan trọng cho người khác về những gì bạn đang tập trung”.
Theo Business Insider, phải tới 2024, kính mới có mặt trên thị trường nên hiện còn quá sớm để đánh giá tính hiệu quả của EyeSight. Tuy nhiên, trang này nhận định việc cho phép người dùng nhận biết môi trường xung quanh là bước đi đúng hướng, khác biệt với đối thủ.
Trải nghiệm tốt hơn.
Vision Pro trang bị chip M2 để xử lý tác vụ về thị giác máy tính, đồ họa, cùng một chip mới là R1 xử lý ảnh và âm thanh đầu vào. Sản phẩm chạy hệ điều hành visionOS hoàn toàn mới, được Apple gọi là “nền tảng đầu tiên được thiết kế cho điện toán không gian”, có thể chạy hầu hết ứng dụng iOS và iPadOS hiện tại, giúp người dùng không bị giới hạn mới khi trải nghiệm – điểm yếu của hầu hết thiết bị VR và AR trên thị trường.
Bên cạnh đó, kính được thiết kế để hoạt động với máy Mac như một màn hình bổ sung. Cùng với khả năng kết nối thiết bị ngoại vi như Magic Keyboard và Magic Trackpad, người dùng có thể thiết lập không gian làm việc trên Vision Pro với vai trò một màn hình 4K di động.
Kính cũng có thể theo dõi chuyển động của mắt qua hệ thống camera hồng ngoại để nhận biết người dùng đang muốn nhìn, tương tác với nội dung nào – điều hầu hết sản phẩm đối thủ chưa có.
Một điểm yếu của kính VR và AR hiện nay là cảm giác chóng mặt sau một thời gian đeo. Apple cho biết đã cải thiện vấn đề này với R1 – chip mới do hãng sản xuất, được thiết kế để loại bỏ độ trễ, truyền hình ảnh đến màn hình “nhanh hơn tám lần so với đối thủ và hơn cả cái chớp mắt”.
Sử dụng Vision Pro thế nào.
Tại sự kiện, Apple không mô tả chi tiết cách sử dụng Vision Pro. Chance Miller, phóng viên của 9to5mac và là một trong những người trải nghiệm sớm, cho biết sau khi đeo, kính sẽ thực hiện quá trình thiết lập gọi là Spatial Audio, gồm quét khuôn mặt, tinh chỉnh âm thanh hai bên tai. Với người dùng có các vấn đề về thị lực, kính tự động kiểm tra để chỉnh màn hình hiển thị sao cho chuẩn xác nhất.
Sau khi khởi động, màn hình hiển thị giao diện chính Home View với các ứng dụng có thiết kế icon giống của iOS, nhưng được làm tròn và hiển thị dạng tổ ong như Apple Watch.
Các thao tác như liếc mắt hay cử chỉ ngón tay như chọn, phóng to, thu nhỏ, vuốt được mô phỏng chính xác, dù hơi có độ trễ. Nếu chọn sai, có thể điều hướng trở lại màn hình chính bằng cách nhấn nút Digital Crown trên thân kính.
Miller đã xem phiên bản 3D của Avatar 2 và đánh giá “tốt hơn mong đợi, cảm giác như đang xem trong một rạp hát chuyên dụng tại nhà”. Ông đã xem hơn 30 phút nhưng không có cảm giác chóng mặt như khi dùng các mẫu kính VR và AR khác. Chất lượng âm thanh trên sản phẩm cũng “tốt hơn AirPods”, dù không nhắc đến phiên bản nào.
Ai sẽ mua Vision Pro mới của Apple?
Vision Pro sẽ có giá 3.500 USD, ngang với HoloLens 2 của Microsoft và tương đương một chiếc MacBook Pro cấu hình mạnh. Apple cho biết sản phẩm đóng vai trò song hành cùng máy Mac và iPhone trong tương lai, thay vì cạnh tranh trực tiếp.
Independent dẫn nguồn tin nội bộ rằng Apple đặt mục tiêu “khiêm tốn” với 150.000-250.000 chiếc Vision Pro được bán trong năm đầu (từ 2024), tức doanh thu 525 triệu USD – nhỏ bé nếu so với iPhone nhưng vẫn vượt trội đối thủ.
Trước đó, theo hãng nghiên cứu TrendForce, Apple có thể sẽ sản xuất không quá 300.000 kính thông minh năm nay, thay vì mục tiêu hàng triệu trước đó. Lý do là chi phí cao, khó sản xuất, cũng như sản phẩm giai đoạn đầu sẽ chủ yếu hướng tới nhà phát triển hơn là người dùng phổ thông.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Với hình thức thanh toán qua ví điện tử và trả góp, Apple đã chọn MoMo là đối tác chính thức và trở thành fintech Việt Nam duy nhất được đồng hành cùng Apple tại Việt Nam.
Ví MoMo được Apple chọn làm công cụ thanh toán tại Việt Nam
Sau nhiều ngày chờ đợi của người tiêu dùng, Apple Store (Cửa hàng trực tuyến của Apple) đã chính thức ra mắt tại Việt Nam.
Apple Store trực tuyến cung cấp đầy đủ các danh mục sản phẩm để người tiêu dùng có thể mua hàng trực tuyến, bao gồm: iPhone, Macbook, iPad, Airpod,… cùng nhiều phụ kiện, dịch vụ giải trí khác mang thương hiệu Apple.
Bên cạnh các sản phẩm mang thương hiệu Apple, lần ra mắt Apple Store trực tuyến còn gây chú ý khi có một fintech Việt Nam được lọt vào “mắt xanh” của công ty công nghệ hàng đầu thế giới.
Cụ thể, sau khi chọn mua các sản phẩm trên Apple Store trực tuyến, người dùng sẽ tới bước thanh toán gồm các hình thức: trả thẳng (thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ, ví điện tử, thẻ ATM), và trả góp.
Với hình thức thanh toán qua ví điện tử và trả góp, Apple đã chọn MoMo là đối tác chính thức và trở thành fintech Việt Nam duy nhất được đồng hành cùng Apple tại thị trường Việt Nam.
Với hình thức trả qua ví điện tử, người dùng thao tác qua ví MoMo như bình thường.
Với hình thức trả góp, người dùng có thể lựa chọn các kỳ hạn thanh toán như: 6, 12, 18 và 24 tháng với mức trả trước chỉ 20% và lãi suất thấp.
Ngoài ra, người dùng có thể dùng thêm tính năng “Thu cũ đổi mới” để chuyển sản phẩm cũ của mình cho Apple và nhận tiền về MoMo. Số tiền nhận được tương đương với giá trị của sản phẩm cũ mà Apple định giá.
Trong đó, hạn mức trả góp được MoMo công bố lên đến 100 triệu đồng, dễ dàng sở hữu các sản phẩm chính hãng của Apple tại Apple Store trực tuyến như iPhone, iPad, Mac hay Apple Watch ngay khi có nhu cầu.
Được biết, trước khi có Apple Store trực tuyến, từ năm 2019, MoMo là ví điện tử đầu tiên tại Việt Nam trở thành phương thức thanh toán trên kho ứng dụng App Store.
Chia sẻ về sự kiện lần này, ông Đỗ Quang Thuận – Phó Tổng Giám đốc cấp cao, phụ trách Khối dịch vụ tài chính của MoMo cho biết: “Chúng tôi vui mừng mang đến cho người dùng Việt những lựa chọn thanh toán linh hoạt để mua các sản phẩm Apple yêu thích và dễ dàng quản lý, cân đối tài chính của mình”.
MoMo hiện cũng là fintech dẫn đầu xu hướng Mua sắm trước – Trả tiền sau, phối hợp cùng các ngân hàng cho ra mắt sản phẩm tín dụng tiêu dùng là ví trả sau, sản phẩm theo xu hướng tiêu dùng hiện đại trên thế giới.
Nhờ sự tiện lợi và dễ tiếp cận, chỉ trong thời gian ngắn ra mắt, sản phẩm đã chiếm được cảm tình của người dùng đặc biệt là những người trẻ thích nghi và nhạy bén với công nghệ, yêu thích mua sắm online.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Khoản đầu tư vào Apple của Warren Buffett đã tăng giá trị gần 40% trong năm nay lên mức 158 tỷ USD, chiếm 22% trong tổng vốn hóa thị trường 720 tỷ USD của Berkshire Hathaway.
Warren Buffett đã đầu tư tổng cộng 158 tỷ USD vào Apple
Nhà đầu tư huyền thoại và Giám đốc điều hành Berkshire Hathaway đã gạt đi những lo ngại rằng số tiền đầu tư hiện đang dần lớn một cách không hợp lý trong cuộc họp cổ đông thường niên của công ty vừa qua.
Warren Buffett đã đưa ra 5 lý do tại sao ông rất hài lòng với quy mô của các khoản đầu tư và không lo lắng về việc tập trung quá mức vào một cổ phiếu duy nhất. Khoản đầu tư bao gồm từ mô hình kinh doanh và sức mạnh của thương hiệu Apple cho đến khả năng dự đoán và xu hướng mua lại cổ phiếu của Apple.
Berkshire Hathaway đã đầu tư khoảng 36 tỷ USD từ năm 2016 đến 2018 để tích lũy được 5,4% cổ phần của Apple. Công ty đã rút ra khoảng 9% vị thế vào năm 2020, hạ chi phí cơ sở xuống còn khoảng 31 tỷ USD. Chỉ điều chỉnh việc nắm giữ kể từ đó, có nghĩa là công ty đã kiếm được gấp năm lần số tiền trên giấy tờ.
Biện pháp bảo vệ đầu tiên của Buffett đối với cổ phần của mình trong nhà sản xuất iPhone cho đến nay vẫn là cổ phần lớn nhất trong danh mục đầu tư chứng khoán của ông, tức là nó không lớn quá mức hợp lý so với nguồn lực của Berkshire.
Ông cho biết: Apple không chiếm 35% danh mục đầu tư của Berkshire. Danh mục đầu tư của Berkshire bao gồm đường sắt, kinh doanh năng lượng, Garanimals, bạn có thể đặt tên cho nó là See’s Candy.
Nói cách khác, Buffett coi Apple chỉ là một trong nhiều khoản đầu tư cho lợi ích kinh doanh của Berkshire. Theo đó, danh mục của Berkshire bao gồm từ cổ phần trong các công ty đại chúng như Coca-Cola và Kraft Heinz, cho đến các công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn của họ như Geico, Duracell và Đường sắt BNSF.
Phản ứng của các nhà đầu tư đối với tuyên bố rằng cổ phiếu Apple được tập trung quá mức, đó là nói rằng đó là một công ty vượt trội so với mọi công ty con của Berkshire.
Ông cho biết: “Apple tình cờ trở thành một doanh nghiệp tốt hơn bất kỳ doanh nghiệp nào chúng tôi sở hữu. Công ty đường sắt của chúng tôi cũng là một ngành kinh doanh rất tốt, tuy nhiên lại không tốt bằng hoạt động kinh doanh của Apple.
Buffett cũng nhấn mạnh một lợi ích khác khi nắm giữ cổ phiếu Apple: mua lại cổ phiếu.
Việc mua lại cổ phiếu của gã khổng lồ công nghệ đã tăng tỷ lệ sở hữu của Berkshire từ 5,4% vào cuối năm 2018 lên 5,8% hiện nay mà Buffett và nhóm của ông không phải bỏ ra một xu nào.
Ông nói: “Điều tốt về Apple là chúng tôi có thể tiếp tục tin tưởng vào cổ phiếu doanh nghiệp này”.
Người đứng đầu Berkshire lưu ý rằng, một phần bổ sung trong giá trị của Apple là sự hấp dẫn đối với khách hàng. Ông đưa ra một ví dụ lý thuyết về việc ai đó phải lựa chọn giữa việc chia tay với chiếc ô tô thứ hai trị giá 35.000 đô la hoặc chiếc iPhone trị giá 1.500 đô la của họ.
“Nếu họ phải từ bỏ chiếc ô tô thứ hai hoặc từ bỏ chiếc iPhone của mình, họ sẽ từ bỏ chiếc xe thứ hai của mình”, ông nói.
Cuối cùng, Buffet đã so sánh niềm tin của mình vào triển vọng trung hạn của Apple với sự không chắc chắn sâu sắc của ông về triển vọng của ngành ô tô Mỹ.
“Tôi nghĩ tôi biết Apple sẽ ở đâu trong 5 hay 10 năm nữa, nhưng tôi không biết các công ty xe hơi sẽ ở đâu trong khoảng thời gian này”, ông nói.
Buffett đã nêu bật một số điểm mạnh khác của Apple trong quá khứ. Ví dụ, ông ca ngợi kỹ năng quản lý và kiến thức toàn cầu của CEO Tim Cook, đồng thời nhấn mạnh giá trị và tiện ích khổng lồ mà các thiết bị của Apple mang lại cho khách hàng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Kỹ sư phần mềm người Trung Quốc Weibao Wang bị cáo buộc lấy cắp toàn bộ source code dự án xe hơi tự lái (self-driving) của Apple.
Kỹ sư phần mềm Weibao Wang lấy cắp toàn bộ source code dự án xe hơi tự lái của Apple
Theo đó, một cựu kỹ sư phần mềm của Apple đã bị buộc tội ăn cắp bí mật thương mại liên quan đến dự án phát triển ô tô tự lái của Apple.
Văn phòng luật sư Quận phía Bắc California, Mỹ đã công bố rằng kỹ sư phần mềm Weibao Wang người Trung Quốc hiện đang trong quá trình bị truy tố. Mặc dù vụ án chỉ mới được công khai gần đây, những cuộc điều tra về Wang đã bắt đầu từ năm 2018.
Theo cáo buộc, Weibao Wang bắt đầu làm kỹ sư phần mềm tại Apple vào tháng 3 năm 2016. Hơn hai năm sau, vào tháng 11 năm 2017, anh này ký một thỏa thuận lao động với một công ty khác cũng được cho là đang phát triển ô tô tự lái (self-driving cars).
Tuy nhiên, Weibao Wang đã không thông báo cho Apple về vị trí mới của mình hoặc xin nghỉ việc trong vòng 4 tháng, anh này chính thức nghỉ việc vào tháng 4 năm 2018.
Mạng lưới dữ liệu của Apple xác định rằng Wang đã truy cập vào “một lượng lớn thông tin bí mật và nhạy cảm” trong vòng vài ngày sau khi rời khỏi công ty.
Nhà của Wang ở California, Mỹ đã bị khám xét vào tháng 6 năm 2018, tuy nhiên, Wang đã nhanh chóng rời khỏi Mỹ để đến Quảng Châu, Trung Quốc.
Văn phòng luật sư Mỹ không tiết lộ tên của doanh nghiệp liên quan việc mua lại thông tin từ Wang, tuy nhiên cũng cho biết rằng “công ty này có trụ sở tại Trung Quốc và có công ty con tại Mỹ.
Dự án xe hơi tự lái của Apple, có tên mật mã là Project Titan, được cho là đã được phát triển trong nhiều năm.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo dữ liệu mới đây được đăng tải trên CNBC, giá trị vốn hoá (Market Cap) của Apple hiện đạt mức 2700 tỷ USD và cao hơn hầu hết giá trị của các sàn chứng khoán trên thế giới.
Vốn hoá của Apple cao hơn hầu hết các thị trường chứng khoán trên toàn cầu
Theo số liệu báo cáo từ Matrix Book của Dimensional (một đơn vị tư vấn quỹ), nơi liệt kê hầu hết các thị trường chứng khoán trên toàn cầu theo từng quốc gia, Mỹ hiển nhiên vẫn là thị trường lớn nhất thế giới, tuy nhiên có một thông tin khác thú vị hơn nhiều đó là giá trị vốn hoá của Apple lớn hơn phần lớn các thị trường chứng khoán.
40.000 tỷ USD theo đó là giá trị của thị trường chứng khoán ở Mỹ và chiếm gần 60% giá trị của tất cả các sàn chứng khoán trên thế giới.
Dưới đây là chi tiết về Vốn hóa thị trường tính theo quốc gia (của các thị trường lớn nhất), kèm với đó là phần trăm thị phần so với toàn cầu.
Mỹ: 40.000 tỷ USD (59%)
Nhật Bản: 4.100 tỷ USD (6%)
Vương quốc Anh: 2.600 tỷ USD (4%)
Trung Quốc: 2.500 tỷ USD (4%)
Canada: 2.100 tỷ USD (3%)
Pháp; 1.800 tỷ USD (3%)
Thụy Sĩ: 1.600 tỷ USD (2%)
Ấn Độ: 1.400 tỷ USD (2%)
Úc: 1.400 tỷ USD (2%)
Đức: 1.300 tỷ USD (2%)
Nguồn: Dimensional Funds, 2023 Matrix Book
Số liệu cũng chỉ ra rằng giá trị vốn hóa thị trường hiện tại của Apple vào là khoảng 2.700 tỷ USD và theo đó là cao hơn hầu hết các thị trường chứng khoán trên toàn cầu, vượt quá giá trị của sàn chứng khoán Vương Quốc Anh, hiện là thị trường lớn thứ 3 toàn cầu.
Apple: 2.700 tỷ USD
Vương quốc Anh : 2.600 tỷ USD (595 công ty)
Pháp: 1.800 tỷ USD (235 công ty)
Ấn Độ: 1.400 tỷ USD (1.242 công ty)
Đức: 1.300 tỷ USD (255 công ty)
Nguồn: Dimensional Funds, 2023 Matrix Book
Apple không chỉ lớn hơn tất cả 595 công ty được niêm yết tại Vương quốc Anh, mà còn lớn hơn tất cả các công ty ở Pháp (235 công ty) và Ấn Độ (1.242 công ty).
Apple có quy mô gấp đôi toàn bộ thị trường chứng khoán của Đức, với 255 công ty.
Số liệu cũng tiết lộ nhiều thông tin thú vị khác như:
Định hướng tới các yếu tố công nghệ và sự tăng trường có thể ảnh hưởng đến đặc điểm của thị trường của một quốc gia nhất định.
Ví dụ, trong khi Đức là quốc gia lớn nhất ở châu Âu tính theo GDP, nhưng thị trường chứng khoán của quốc gia này lại nhỏ hơn so với Anh, Pháp và Ý.
Điều này một phần phản ánh thực tế là Đức có ít công ty niêm yết hơn so với Vương quốc Anh, nhưng cũng bởi vì Đức có nhiều công ty định hướng giá trị (value-oriented companies) hơn.
Kết quả là mức giá mà các nhà đầu tư phải trả cho một đồng đô la hoặc một đồng euro lợi nhuận thấp hơn đáng kể so với Mỹ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trái ngược những thị trường lâu đời như Nhật Bản hay Trung Quốc, doanh số iPhone trong quý I tại Malaysia hay Ấn Độ ghi nhận mức cao nhất lịch sử.
Trung Quốc không phải là thị trường quan trọng nhất của Apple
Trong báo cáo tài chính quý I, CEO Tim Cook nhấn mạnh tình hình tích cực của Apple tại nhiều quốc gia. Thị trường Việt Nam, Mexico, Indonesia, Philippines, Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ và UAE ghi nhận doanh số hàng quý đạt kỷ lục trong giai đoạn gần đây. Doanh số quý I của Táo khuyết tại Malaysia, Brazil và Ấn Độ cũng cao nhất lịch sử.
Sau 2 quý giảm doanh thu liên tiếp, Apple đang nhắm đến các quốc gia mới nổi để nhanh chóng phục hồi.
Theo Bloomberg, việc Ấn Độ được Tim Cook nhắc đến khoảng 20 lần trong phần chia sẻ về kết quả kinh doanh cho thấy tầm quan trọng đặc biệt của thị trường này.
Tiềm năng phát triển lớn.
Luca Maestri, Giám đốc Tài chính (CFO) của Apple, cho biết yếu tố giúp doanh số iPhone phục hồi đến từ các thị trường mới nổi trên khắp Nam Á, Trung Đông và Mỹ Latin.
Những quốc gia này góp phần đưa doanh số iPhone quý I chạm mốc cao nhất từ trước đến nay. Trong khi đó, các thị trường lâu đời như châu Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc đều có doanh số sụt giảm.
“Nơi ghi nhận tình hình kinh doanh xuất sắc trong quý này thực sự đến từ các thị trường mới nổi, chúng tôi không thể tự hào hơn về kết quả này”, Cook chia sẻ.
Bất chấp kết quả kinh doanh tích cực trong quý I, một số nhà phân tích lo ngại Apple sẽ hứng chịu mức tăng trưởng chậm trong nhiều năm. Đáp lại, công ty nhấn mạnh thị trường mới nổi vẫn còn dư địa phát triển và mở rộng khách hàng.
“Tại những nơi có thị phần thấp, chúng tôi có xu hướng thu hút khách hàng mới gia nhập hệ sinh thái Apple… Về lâu dài, điều đó đương nhiên cải thiện khả năng kiếm tiền từ dịch vụ”, Maestri cho biết.
Bản thân Cook cũng nhận thấy tầm quan trọng của các thị trường như Ấn Độ. Vào tháng 4, CEO Apple đến thăm cửa hàng chính thức đầu tiên của công ty tại quốc gia này, nhấn mạnh tiềm năng phát triển tương tự Trung Quốc.
Không cần ra mắt iPhone giá rẻ.
Theo CNBC, các nhà đầu tư đã chú ý đến tiềm năng của Ấn Độ sau khi Apple khai trương cửa hàng chính thức đầu tiên.
Thị trường smartphone Ấn Độ bị chi phối bởi các model giá rẻ đến từ Samsung, Oppo hay Xiaomi. Tuy nhiên, tầng lớp trung lưu tại đất nước này đang phát triển, và người dùng sẵn sàng chi nhiều tiền cho những thiết bị đắt hơn.
“Những gì tôi thấy là tầng lớp trung lưu tại Ấn Độ ngày càng nhiều, và hy vọng có thể thuyết phục một số người mua iPhone. Hãy xem điều đó diễn ra như thế nào”, CEO Apple chia sẻ.
Nhận xét của Cook về tầng lớp trung lưu cho thấy Apple chờ đợi sự tiếp cận chủ động từ Ấn Độ thay vì ngược lại. Điều đó đồng nghĩa Táo khuyết không cần sản xuất smartphone giá rẻ để thâm nhập thị trường.
Trên thực tế, 2 Apple Store mới mở tại Ấn Độ là những cửa hàng cao cấp với kiến trúc, danh mục sản phẩm tương tự nhiều quốc gia khác. Ngoài ra, giá bán iPhone 14 Pro ở Ấn Độ, nếu quy đổi sang USD thậm chí cao hơn Mỹ.
Một số nhà phân tích cho rằng Apple nên giảm giá sản phẩm để tăng sức hút và tốc độ tăng trưởng tại các thị trường mới. Đến hiện tại, Táo khuyết không áp dụng cách tiếp cận ấy vì có thể ảnh hưởng đến thương hiệu và tỷ suất lợi nhuận.
Dù vậy, phân phối thiết bị giá rẻ có thể thu hút người dùng đăng ký dịch vụ của Apple. Theo Maestri, thúc đẩy doanh thu dịch vụ là chiến lược quan trọng tại các thị trường mới nổi.
Theo nhà báo Mark Gurman của Bloomberg, Apple nhiều khả năng không ra mắt iPhone giá dưới 300 USD, tuy nhiên hãng có thể duy trì các mẫu iPhone SE đời cũ như một lựa chọn vừa túi tiền.
“Công ty từng có cơ hội ấy khi tung ra iPhone SE thế hệ 3 vào năm ngoái. Khi đó, tôi đề nghị hãng giảm giá phiên bản trước xuống còn 199 USD, nhưng họ không nghe theo.
Apple sẽ có cơ hội khác với iPhone SE thế hệ tiếp theo. Nếu thực sự đảm bảo các thị trường mới nổi là tương lai, có lẽ họ phải làm như vậy”, Gurman viết.
Chiến lược của Apple tại Ấn Độ không chỉ bán phần cứng. Công ty đang trên đường đưa đất nước này trở thành cứ điểm sản xuất quan trọng, giảm phụ thuộc vào Trung Quốc.
Những chiếc iPhone 14 đầu tiên đã được Apple sản xuất tại đất nước tỷ dân vào năm ngoái. Piyush Goyal, Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ, cho biết Táo khuyết đặt mục tiêu sản xuất 25% tổng số iPhone tại quốc gia này.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Kể từ khi trở thành CEO của Apple, thói quen đọc phản hồi hay đánh giá của khách hàng mỗi ngày của Tim Cook vẫn luôn được duy trì, và với những người làm marketing, đây thực sự là một bài học.
Marketer học được gì từ việc CEO Apple kiểm tra phản hồi của khách hàng mỗi ngày
Trong một cuộc phỏng vấn chia sẻ với báo chí, CEO Apple Tim Cook cho biết ông thích đọc email và phản hồi của khách hàng về các sản phẩm của Apple mỗi ngày. Thói này của ông được bắt đầu từ lúc 5h sáng.
Một câu hỏi được đặt ra là tại sao là CEO của một đế chế như vậy nhưng ông lại có thói quen làm những công việc của những người đáng lẽ ra là bộ phận chăm sóc khách hàng hay marketing?
Câu trả lời của Tim Cook là các phản hồi của khách hàng là nguồn cảm hứng của ông ở Apple khi nói đến việc phát triển các sản phẩm công nghệ, và đó cũng là lý do giải thích tại sao các sản phẩm của Apple luôn có sức ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người tiêu dùng, thứ quyết định đến giá trị gần 3000 tỷ USD của Apple.
Ông giải thích thêm:
“Nếu bạn đang làm kinh doanh, giống như chúng tôi, là tạo ra các sản phẩm công nghệ, thứ thực sự làm phong phú thêm cuộc sống của con người – bạn muốn phát triển nó. Bạn chắc chắn sẽ muốn biết mọi người đang cảm nhận về nó như thế nào.”
Vị CEO cũng thừa nhận rằng Apple cũng nhận được không ít các phản hồi tiêu cực, nhưng điều đó không làm giảm đi niềm tin của khách hàng với sản phẩm và Apple luôn trong trạng thái sẵn sàng ghi nhận và tối ưu nó.
“Tất nhiên, tôi cũng nhận được một số lời phàn nàn từ khách hàng. Tuy nhiên, những lời phàn nàn đó cũng rất tuyệt, bởi vì tôi muốn biết khách hàng của chúng tôi thực sự đang nghĩ gì. Đó là một cách tuyệt vời để bắt đầu công việc của tôi mỗi ngày.”
Một điểm đáng chú ý khác của Tim Cook là khác với các CEO khác, đặc biệt là CEO của các công ty lớn, ông công khai địa chỉ email làm việc của mình và bất cứ khách hàng nào cũng có thể gửi vào đó các ý kiến về sản phẩm và dịch vụ của Apple.
Cũng chính vì điều này mà khách hàng của Apple yên tâm hơn và cả với nhân viên của Apple cũng làm việc có trách nhiệm hơn.
Với tư cách là những người làm marketing, khi chất lượng của sản phẩm và dịch vụ là nền tảng của cái gọi là “thương hiệu“, nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu không phải là cố gắng nghĩ ra thật nhiều ý tưởng hay suy đoán cách khách hàng suy nghĩ, mà đó là không ngừng tiếp xúc và ghi nhận ý kiến từ họ, hiểu đúng cách họ thực sự đang cảm nhận về sản phẩm.
Đây chính là chìa khoá thành công của mọi hoạt động truyền thông của thương hiệu.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Apple cuối cùng cũng cuốn theo làn sóng sa thải nhân sự khi đang cắt bỏ một số vai trò trong đội ngũ bán lẻ của công ty. Động thái này đánh dấu đợt cắt giảm nhân sự đầu tiên của nhà sản xuất iPhone trong thời kỳ khó khăn.
Apple cuối cùng cũng cuốn theo làn sóng sa thải nhân sự
Theo đó, nguồn tin của Bloomberg cho biết việc sa thải sẽ ảnh hưởng đến các nhóm phát triển và duy trì của Apple, đồng thời cho biết thêm rằng số lượng vị trí bị cắt giảm không thể xác định chắc chắn. Apple hiện chưa trả lời yêu cầu bình luận.
Với động thái mới nhất, Apple đã nói với các nhân viên trong các nhóm bị cắt giảm rằng họ sẽ có khả năng nộp đơn ứng tuyển cho một số vai trò tương tự như công việc trước đây của họ. Những người không đảm nhận vai trò mới sẽ được hỗ trợ tới 4 tháng lương.
Mặc dù không thể xác định chắc chắn số lượng các vị trí bị loại bỏ và có khả năng là quy mô rất nhỏ, nhưng động thái này thể hiện “thành trì cuối cùng” của Big Tech đã không còn đứng vững trước làn sóng sa thảinhân sự hàng loạt và điều kiện kinh tế khó khăn.
Apple đang định vị động thái này như một nỗ lực hợp lý hóa, thay vì sa thải. Công ty nói với các nhân viên rằng những thay đổi được thiết kế để cải thiện việc bảo trì các cửa hàng trên toàn cầu và công ty sẽ hỗ trợ cho những người lao động bị ảnh hưởng.
Nhà sản xuất iPhone đã nỗ lực trì hoãn việc sa thải công ty, ngay cả khi họ cắt giảm ngân sách và cắt giảm phần lớn lực lượng lao động của nhà cung cấp, bao gồm các kỹ sư theo hợp đồng, nhà tuyển dụng và nhân viên bảo vệ. Trước đây, Apple đã từng cắt giảm việc làm trước đại dịch, khi loại bỏ vài trăm thành viên trong bộ phận xe tự lái.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nguyên nhân gây ra làn sóng sa thải công nghệ được cho là do các công ty tuyển quá nhiều nhân viên để làm “công việc hữu danh vô thực”. Facebook và Google tuyển người vì sợ ứng viên rơi vào tay đối thủ.
Facebook và Google tuyển người vì sợ ứng viên rơi vào tay đối thủ
Theo Business Insider, việc cắt giảm trong loạt công ty công nghệ như Meta (Công ty mẹ mạng xã hội Facebook), Amazon hay Alphabet (công ty mẹ của Google) từ cuối năm ngoái là do hiện tượng bùng nổ trước đó: tuyển dụng quá nhiều để làm những công việc không thực sự cần thiết.
“Các công ty công nghệ lớn phải chịu trách nhiệm về việc tuyển dụng quá nhiều rồi lại sa thải hàng loạt. Họ tuyển người mới cho làm những vị trí ảo chỉ để đáp ứng thước đo phù phiếm về tuyển dụng”, Keith Rabois, nhà đầu tư công nghệ và CEO công ty hỗ trợ tài chính OpenStore, nói tại sự kiện ngân hàng Evercore ở Miami (Mỹ) tuần trước.
Rabois, từng làm CEO PayPal đầu những năm 2000, ước tính Alphabet và Meta có tới hàng nghìn nhân viên không làm gì cả. “Họ không có gì để làm. Thực tế họ đảm nhận vị trí hữu danh vô thực”, ông nói. “Mọi thứ đang được phơi bày. Có những người chẳng làm gì ngoài đi họp”.
Theo tỷ phú này, các công ty tại Thung lũng Silicon cố tình tuyển quá nhiều kỹ sư và tài năng công nghệ chỉ với mục đích ngăn họ chuyển sang công ty đối thủ. “Một chiến lược khá mạch lạc”, Rabois nhận xét.
Một số chuyên gia khác có chung quan điểm. Theo Marc Andreessen, đồng sáng lập quỹ Andreessen Horowitz (a16z) và từng nằm trong ban giám đốc của Meta, Thung lũng Silicon đang tồn tại lớp nhân viên gọi là “Laptop Class”.
Ông từng nhắc đến cụm từ này trên Twitter đầu năm ngoái khi làn sóng tuyển dụng tại các công ty công nghệ Mỹ đạt đỉnh. “Laptop Class” chỉ những người thường xuyên sử dụng máy tính xách tay để làm việc, nhưng vai trò và hình ảnh của họ “hoàn toàn trừu tượng, không có thực tế vật lý hữu hình”, còn ý kiến từ họ cũng không được ghi nhận.
Giữa 2022, Andreessen tiếp tục nêu trên Twitter rằng các công ty công nghệ lớn tại Silicon đang thừa nhân lực gấp hai lần những năm trước, trong đó “các công ty lớn tồi tệ” còn thừa gấp bốn lần trở lên.
Tỷ phú công nghệ Thomas Siebel,CEO công ty AI C3, cho biết những ông lớn như Meta và Google đã tuyển nhiều đến mức họ không có đủ vị trí công việc để sắp xếp cho nhân viên.
“Thật lạ khi Google và Meta tiếp nhận hàng loạt nhân viên nhưng không xếp việc làm cho họ. Đúng là họ thực sự không làm gì”, Siebel nói.
Giữa tháng 3, Britney Levy, một cựu nhân viên Meta, cũng nói trên TikTok rằng công ty xem nhân viên như một loại thẻ Pokemon để sưu tập. “Tôi nằm trong nhóm nhân viên được tuyển vào một vị trí kỳ lạ: nhóm không phải làm việc”, cô nói. “Tôi có thể nghỉ cả một ngày mà không ai biết”.
Giữa tháng 2, hai nhân viên Meta tiết lộ trên FT rằng nhiều người trong công ty chưa được sắp xếp công việc, ngồi chơi vẫn có lương vì cấp quản lý không thể lên kế hoạch do việc phê duyệt các quyết định kéo dài cả tháng.
Trong làn sóng sa thải, tỷ phú Rabois dành lời khen cho Elon Musk, người đã mạnh tay loại bỏ 70% nhân viên Twitter kể từ khi tiếp quản mạng xã hội cuối tháng 10 năm ngoái.
“Mọi người đang theo dõi Elon và Twitter. Rõ ràng ông ấy đang làm gương, dù là một tấm gương cực đoan,” Rabois nói. “Trọng tâm của ngành công nghệ sẽ chuyển từ mô hình tăng trưởng bằng mọi giá sang tập trung vào khả năng sinh lời, như doanh thu được tạo ra trên mỗi nhân viên”.
Theo số liệu từ website chuyên theo dõi sa thải Layoffs.fyi, trong năm 2022, hơn 1.000 công ty đã cắt giảm 160.000 nhân viên. Tuy nhiên, chỉ trong ba tháng đầu năm nay, con số bị sa thải đã vượt mốc 100.000 người. Trong đó, những công ty như Meta, Amazon đã thực hiện đợt sa thải thứ hai chỉ trong vài tháng, với con số lên tới hàng chục nghìn người.
Hầu hết lý do lãnh đạo các công ty đưa ra là do tình hình kinh tế ảm đạm, bất ổn chính trị hay chiến lược tinh gọn bộ máy và cắt giảm chi tiêu.
Dù vậy, giới chuyên gia đánh giá quyết định sa thải có thể là hành động bắt chước nhau, chứ không mang lại hiệu quả thực sự về chi phí.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Bloomberg nhận định, Apple đang phải đối mặt với một làn sóng các nhân sự điều hành cấp cao nghỉ việc nhiều chưa từng thấy.
Hàng loạt lãnh đạo cấp cao của Apple nghỉ việc
Bloomberg nhận định, Apple đang phải đối mặt với một làn sóng các nhân sự điều hành cấp cao nghỉ việc nhiều chưa từng thấy. Từ trước tới nay, Apple vẫn luôn được biết tới là công ty có sự ổn định ở các vị trí lãnh đạo.
Tuy nhiên, theo Bloomberg, từ nửa cuối năm 2022, Apple đã mất khoảng ít nhất 11 giám đốc điều hành cấp cao. Hầu hết những người này đều mang chức danh phó chủ tịch, hoặc giám đốc và báo cáo trực tiếp với CEO Tim Cook.
Họ là một trong số những nhân vật quan trọng nhất tại Apple, chịu trách nhiệm điều hành nhiều chức năng cốt lõi của công ty.
Những nhân sự cấp cao ra đi chủ yếu phụ trách lĩnh vực liên quan đến thiết kế công nghiệp, cửa hàng trực tuyến, hệ thống thông tin, dịch vụ đám mây của Apple.
Bên cạnh đó, còn có các nhân sự ở các bộ phận kỹ thuật phần cứng và phần mềm, bộ phận giải quyết vấn đề quyền riêng tư, bán hàng tại các thị trường mới nổi và dịch vụ mua sắm. Khoảng 11 người chủ chốt tại Apple đã rời khỏi công ty.
Để xảy ra tình trạng như bây giờ – không bàn đến việc có người nghỉ hưu, việc lãnh đạo cấp cao rời đi, nghỉ hoặc đến công ty khác đều đáng chú ý.
Tất nhiên, cũng có một loạt các giám đốc điều hành được thay thế. Apple đã bổ nhiệm một giám đốc nhân sự mới để đảm nhận nhiệm vụ do ông chủ bán lẻ Deirde O’Brien đảm nhiệm và một giám đốc thông tin để thay thế Mary Demby và David Smoley.
Sự rời đi của hàng loạt nhân sự buộc Apple phân bổ lại vai trò của những người cũ. Chẳng hạn, Karen Rasmussen sẽ thay Anna Matthiasson phụ trách cửa hàng trực tuyến Apple, Yannick Bertolus sẽ lên thay Laura Legros ở mảng phần cứng.
Jeremy Sandmel và David Biderman sẽ cùng lãnh đạo mảng phần mềm thay cho John Stauffer. Tuy nhiên, ở một số mảng như thiết kế công nghiệp hay kiểm soát quyền riêng tư, công ty hiện chưa chọn được lãnh đạo phù hợp.
Theo Bloomberg, các nhân sự cấp cao nghỉ việc có thể do áp lực ngày càng tăng của công việc. Tuy nhiên, bên cạnh đó, giới phân tích cho rằng còn một số nguyên nhân khác.
Chẳng hạn, Apple được cho là đã trở nên quan liêu hơn trong những năm qua, đặc biệt khi phát triển sản phẩm. Ngoài ra, quy mô quá lớn của Apple khiến sự khác biệt của cá nhân không được chú trọng. Vấn đề chính trị nội bộ và tranh cãi giữa các bộ phận cũng khiến việc điều hành trở nên khó khăn.
Cuối cùng, cũng cần phải nhớ rằng lý do lớn nhất khi mọi người quyết định nghỉ việc là vì tiền. Cổ phiếu Apple đã giảm 30% vào năm ngoái, sau 3 năm tăng mạnh.
Điều này gây ảnh hưởng tới lương thưởng. Trong trường hợp của 1 Phó chủ tịch, vấn đề của cổ phiếu khiến người này bị giảm 1 nửa thu nhập.
Bản thân Tim Cook cũng chịu ảnh hưởng. Trên 80% thu nhập trong năm 2023 của Cook sẽ được trả bằng cổ phiếu và 75% trong đó liên quan tới hiệu quả kinh doanh của công ty.
Tính đến quý 4 năm 2022, thị phần toàn cầu của Apple là 24.1% (Theo Statista).
Nguồn: Bloomberg
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Apple sẽ cho phép người dùng iPhone cài ứng dụng của bên thứ 3 mà không cần ứng dụng đó phải có trên App Store.
Apple cho phép người dùng cài ứng dụng mà không cần đến App Store
Với Android, người dùng có thể tự do cài đặt ứng dụng từ bên ngoài chỉ với một file apk. Nhưng với người dùng iOS, cách duy nhất để tải app là sử dụng App Store mặc định của hãng.
Dù vậy, điều này sẽ sớm thay đổi, ít nhất là với người dùng châu Âu.
Theo phóng viên Mark Gurman của Bloomberg, Apple dự tính cho phép người dùng cài kho ứng dụng bên thứ 3 trên iPhone, iPad trước sức ép của Liên minh châu Âu. Sự thay đổi này sẽ xuất hiện vào phiên bản iOS 17 năm sau.
Cụ thể, một nguồn tin nội bộ cho biết các kỹ sư phần mềm và nhân viên mảng dịch vụ đang làm việc hết tốc lực để mở rộng nền tảng Apple.
Trong đó, một tính năng nổi bật là người dùng có thể cài đặt các phần mềm thứ 3 trên iPhone, iPad mà không cần sử dụng kho ứng dụng App Store mặc định.
Điều này sẽ giúp họ không còn bị giới hạn trong hệ sinh thái Apple và tránh mức thuế 30% mỗi khi thanh toán trong ứng dụng.
Theo Bloomberg, đây là động thái của Apple trước đạo luật chống độc quyền mới của EU, tạo điều kiện cho các nhà phát triển bên thứ 3 có chỗ đứng và nâng cao trải nghiệm người dùng. Có tên là Đạo luật thị trường kỹ thuật số toàn diện (Digital Markets Act), đạo luật chống độc quyền sẽ có hiệu lực vào năm 2024.
Quy định yêu cầu các hãng công nghệ phải cho phép cài đặt ứng dụng từ bên thứ 3 và tự do thay đổi những cài đặt mặc định. Đồng thời, các nhà phát triển phần mềm đều có quyền truy cập dữ liệu như nhau ở mọi app và dịch vụ.
Trước đó, chính quyền và các hãng sản xuất phần mềm ở khu vực này đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích Apple và Google vì bành trướng quyền lực trên thị trường smartphone bằng cách mặc định cài đặt kho ứng dụng, app của mình.
Hiện hãng công nghệ dự định chỉ cho phép cài App Store bên thứ 3 ở khu vực châu Âu. Nhưng nếu đạo luật này được áp dụng ở các quốc gia khác, Apple sẽ dùng cách làm tương tự, nguồn tin nội bộ nhận định.
Về phần Apple, hãng công nghệ khẳng định rằng những ứng dụng bên ngoài App Store sẽ không an toàn và ảnh hưởng đến bảo mật và độ an toàn của nền tảng. Do đó, hiện App Stores cách duy nhất để các nhà phát triển phát hành ứng dụng của mình đến người dùng.
Tuy nhiên, nếu cho phép tải kho ứng dụng bên thứ 3, Apple sẽ không còn giữ vị thế độc quyền. Điều này sẽ làm thay đổi toàn bộ thị trường ứng dụng hiện tại bởi tải kho ứng dụng bên thứ 3 đồng nghĩa với việc người dùng có thể sử dụng bất kỳ app nào, kể cả những app không có trên App Store như tựa game Fortnite từng bị Apple xóa từ năm 2020.
Bên cạnh đó, một số kỹ sư trong công ty cũng cho rằng việc cho phép kho ứng dụng bên ngoài sẽ cản trở quy trình phát triển các tính năng khác của Apple.
Do đó, tập đoàn công nghệ đang cân nhắc về một số quy định về bảo mật cho những ứng dụng phát hành bên ngoài App Stores. “Những app này cần được xác minh bởi Apple và quá trình này có thể tốn phí”, phóng viên Mark Gurman cho biết.
Không chỉ “nhân nhượng” EU, cho phép cài đặt ứng dụng từ bên thứ 3, Apple còn mở rộng API và các tính năng như kết nối NFC, công nghệ camera của mình với các nhà phát triển bên ngoài. Trong khi đó, trước đây, chỉ có ứng dụng Apple Wallet và Apple Pay mặc định trên iOS mới có quyền truy cập kết nối NFC.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Thông qua một cuốn sách mới đây, một số chiến lược và văn hoá sáng tạo đặc trưng của Apple đã được tiết lộ, đặc biệt dưới thời CEO quá cố Steve Jobs.
Học hỏi chiến lược và văn hoá sáng tạo của Apple
Apple là đế chế của ngành công nghệ, với những sản phẩm nổi tiếng như iPhone, iPad, iPod và máy tính Mac. Văn hoá không ngừng đổi mới và liên tục sáng tạo là một trong những bản sắc góp phần tạo nên thành công cho Táo khuyết.
Thông qua một cuốn sách mới đây, những chiến lược và văn hoá sáng tạo đặc trưng của Apple đã được thể hiện, đặc biệt dưới thời CEO quá cố Steve Jobs.
(Đến Apple học về sáng tạo là cuốn sách mới đây của cựu kỹ sư phần mềm, nhà thiết kế Ken Kocienda đã mô tả văn hóa, quá trình phát triển sản phẩm tại Apple thập niên 2000. Đây là một trong những giai đoạn thành công nhất lịch sử Táo khuyết, với sự ra đời của hàng loạt thiết bị mang tính biểu tượng, góp phần dẫn dắt xu hướng công nghệ.)
Dưới đây là một số chiến lược và văn hoá sáng tạo của Apple mà các thương hiệu khác có thể học hỏi.
Tính khí thất thường của Steve Jobs.
Cuốn sách chủ yếu phản ánh văn hóa “lựa chọn sáng tạo” (creative selection) của Apple, thông qua những dự án mà Kocienda từng tham gia, từ các buổi trình bày (demo) đến hàng loạt vấn đề kỹ thuật.
Tác giả còn viết về cảm giác khi làm việc cùng Steve Jobs, câu chuyện bên lề tại các sự kiện ra mắt sản phẩm, cùng những giá trị cốt lõi tại công ty. Tất cả được kết hợp để tạo nên văn hóa đặc trưng của Apple.
Mở đầu cuốn sách, Kocienda kể lại những buổi demo phần mềm bàn phím vào năm 2009 dành cho mẫu tablet sắp ra mắt (tên chính thức là iPad).
thành công của iPhone trước đó 2 năm, các lập trình viên iOS như Kocienda có nhiệm vụ tạo ra sản phẩm kế thừa thành công ấy.
Demo là giai đoạn quan trọng của quá trình phát triển sản phẩm, mang đến cái nhìn tổng quan về cách hoạt động, đặc tính kỹ thuật và lợi ích của những tính năng, thiết bị mới.
Thông qua các buổi demo, Kocienda đã khắc họa tư duy hướng đến hoàn hảo, sự chăm chút trong từng chi tiết của Steve Jobs. Thời điểm đó, ông là người đưa ra quyết định cuối cùng về giao diện, cách hoạt động của những tính năng mới.
“Có những lúc ông sẽ tặc lưỡi nếu cảm thấy không hứng thú với nội dung demo, dù người trình bày có là quản lý cấp cao làm việc cùng ông hàng ngày hay chỉ là một lập trình viên mà ông chưa từng gặp mặt như tôi”, trích nội dung sách.
Kocienda cũng đánh giá cao cách điều hành các buổi demo của Apple, được diễn ra đơn giản nhưng hiệu quả, với các nhóm nhỏ cùng người quyết định (decider). Những quyết định được đưa ra dựa trên giá trị cốt lõi của Apple, hướng đến sự đơn giản và dễ tiếp cận.
Chiến lược liên tục thử nghiệm và cải tiến.
Buổi demo tiếp tục được Kocienda dùng để dẫn vào mạch nội dung chính của cuốn sách, kể lại giai đoạn Apple “dưới trướng” Steve Jobs vào những năm 2000.
Thời điểm gia nhập công ty, Kocienda cùng Don Melton, nhân viên cũ của startup phần mềm Eazel, được giao nhiệm vụ phát triển trình duyệt miễn phí để cạnh tranh với Mozilla Firefox, Internet Explorer…
Từng làm việc tại Mozilla nên Melton muốn phát triển trình duyệt mới dựa trên Firefox. Tuy nhiên do cơ sở mã nguồn của Mozilla quá phức tạp, Melton và Kocienda quyết định tìm giải pháp mới. Lúc ấy, Apple vừa tuyển lập trình viên có tên Richard Williamson.
Williamson nhanh chóng tạo ra một phiên bản của cơ sở mã KHTML, được dùng bởi trình duyệt mã nguồn mở Konqueror nhưng đã tinh chỉnh để chạy trên Mac OS X. Ý tưởng được Apple nhanh chóng chấp nhận, dù họ được biết đến như một công ty khép kín và bí mật.
Quá trình phát triển Safari gặp nhiều trở ngại, thậm chí được Kocienda so sánh với phát minh bóng đèn trong thế kỷ XIX của Thomas Edison.
Trong suốt thời gian viết nên trình duyệt mới, Kocienda nhấn mạnh chỉ thị duy nhất của Jobs: tốc độ. Đó là lúc khả năng truyền cảm hứng, sự chăm chút và tính cầu toàn của ông được thể hiện rõ nhất. Cố CEO Apple từng cân nhắc nhiều tên gọi khác nhau, trước khi chọn Safari.
“Steve Jobs cũng có vài ý tưởng nhưng chúng làm tôi nhăn mặt khi lần đầu được nghe. Ban đầu Steve thích cái tên ‘Thunder’ nhưng rồi chuyển qua ‘Freedom’.
Tôi thấy cả hai cái tên này dở tệ”, trích nội dung sách. Cuối cùng, Jobs quyết định chọn Safari. Cái tên được đưa ra bởi Giám đốc Phần mềm Scott Forstall.
Văn hoá lấy người dùng làm trọng tâm.
Giữa những năm 2000, bàn phím vật lý của BlackBerry vẫn là tiêu chuẩn trong ngành di động. Do đó, không ai chắc chắn dự án phát triển bàn phím ảo của Kocienda sẽ thành công. Tương tự Safari, dự án bàn phím ảo cho iOS là ví dụ để Kocienda khắc họa rõ nét văn hóa của Apple.
Nhìn đơn giản nhưng ẩn sau bàn phím ảo là nhiều vấn đề kỹ thuật, bao gồm thuật toán tự sửa lỗi, gợi ý chữ, kích thước và bố cục phím.
Kocienda từng tạo ra bố cục “giọt nước”, sử dụng thao tác chạm và vuốt để gõ văn bản nhưng cuối cùng, ông quay về bố cục QWERTY truyền thống, được tinh chỉnh để phù hợp cho màn hình cảm ứng.
Nhìn chung, phần lớn quá trình phát triển bàn phím trên iOS là ví dụ cho văn hóa và quy trình tạo ra sản phẩm của Apple, chú trọng vào sự hoàn hảo, lấy người dùng làm trọng tâm (Customer Centric), nhận phản hồi từ các buổi demo để chỉnh sửa. Mọi thứ cứ lặp lại như thế.
Phần cuối cuốn sách nói về sự kết hợp giữa công nghệ với “nghệ thuật khai phóng” (liberal arts), một trong những triết lý nổi bật của Steve Jobs. Chúng được thể hiện thông qua các buổi ra mắt sản phẩm, thông cáo báo chí và hình ảnh thương hiệu Apple trước công chúng.
Tất cả được thể hiện xuyên suốt nội dung sách, với phần tóm tắt của tác giả về văn hóa “lựa chọn sáng tạo” của Apple:
“Một nhóm nhỏ gồm những cá nhân tâm huyết, tài năng, giàu trí tưởng tượng, nhạy bén, luôn thích tìm tòi, xây dựng văn hóa làm việc dựa trên việc áp dụng cảm hứng, sự hợp tác, tính cẩn trọng, kỹ năng, sự quyết đoán, óc thẩm mỹ và sự đồng cảm, thông qua một quá trình dài gồm rất nhiều vòng thử nghiệm – phản hồi, liên tục tinh chỉnh cũng như tối ưu các phép suy nghiệm và thuật toán, kiên trì vượt qua những hoài nghi và thất bại, lựa chọn ra những cải tiến tiềm năng nhất trong mỗi bước, tất cả vì mục tiêu tạo ra các sản phẩm tốt nhất có thể”, Kocienda viết.
Sau thành công với iPhone hay iPad, Kocienda tiếp tục làm việc với Apple đến năm 2017. Trong phần kết, tác giả thừa nhận văn hóa của Táo khuyết đã thay đổi sau khi Steve Jobs qua đời. Các cộng sự được nhắc trong cuốn sách hầu hết đã rời công ty.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Vị trí của Apple trên thị trường gắn liền với chiến lược đổi mới của công ty, với việc liên tục phân bổ ngân sách đáng kể trong những năm qua.
Apple chi gần 100 tỉ USD để đổi mới sản phẩm
Cạnh tranh ngày càng tăng trong lĩnh vực công nghệ, nhưng Apple vẫn duy trì vị trí dẫn đầu bằng cách không ngừng phát hành các sản phẩm mới và dịch vụ sáng tạo phù hợp với cơ sở khách hàng trung thành của mình.
Dữ liệu do Finbold thu thập và tính toán vào ngày 8.12 cho thấy từ năm 2018 đến 2022, Apple đã chi tổng cộng khoảng 97,37 tỉ USD cho nghiên cứu và phát triển (R&D). Trong vòng 5 năm, chi tiêu của Apple cho phân khúc này tăng 84,33%, từ 14,24 tỉ USD năm 2018 lên 26,25 tỉ USD vào năm 2022.
Tại sao chi tiêu đổi mới của Apple tăng?
Chi tiêu của Apple một phần phù hợp với mô hình kinh doanh của công ty, vốn đề cao việc tìm cách tạo ra sự đổi mới đột phá và đạt được lợi thế cạnh tranh.
Hãng công nghệ Mỹ đã duy trì khoản chi lớn cho R&D nhằm mục đích cải thiện trải nghiệm người dùng, phân biệt các sản phẩm và dịch vụ của công ty với đối thủ trên thị trường.
Đáng chú ý, chi tiêu năm 2022 của Apple vẫn tăng lên mặc cho nền kinh tế thế giới suy thoái, đặc trưng bởi lạm phát cao và nguy cơ tăng lãi suất.
Phản ứng của Apple trước cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay cho thấy một cái nhìn thoáng qua về cách công ty coi trọng bộ phận R&D như thế nào.
Ví dụ, Apple tạm dừng tuyển dụng một số công việc, ngoại trừ bộ phận R&D, như biện pháp để giảm ngân sách khi sự không chắc chắn chiếm ưu thế.
Ý nghĩa chi tiêu R&D của Apple
Chi tiêu cho R&D cũng có thể được hiểu là Apple sẽ có nhiều sản phẩm và dịch vụ hơn trong dòng nghiên cứu của mình bên cạnh iPhone, iPad, Mac và Apple Watch hiện tại.
Hơn nữa, ngân sách này cho thấy tiềm năng của công ty trong việc xoay trục sang sản phẩm và dịch vụ mới khác, ngoài “con gà đẻ trứng vàng” iPhone.
Chi tiêu cho đổi mới còn thông báo chiến lược của Apple trong việc tìm cách sở hữu và kiểm soát công nghệ thúc đẩy các sản phẩm chính của mình. Apple đã tiến hành các vụ mua lại để tăng cường nền tảng cho việc xây dựng các sản phẩm và dịch vụ mới.
Hơn nữa, R&D sẽ giúp Apple hướng tới nhiều doanh thu hơn bên cạnh việc củng cố hình ảnh thương hiệu. Apple đã duy trì một lượng khách hàng trung thành nhờ hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ của mình suốt những năm qua. Do đó, công ty phải đầu tư nhiều hơn nữa vào nghiên cứu sản phẩm để giữ được trạng thái này.
Giám sát về quy định
Tuy nhiên, dù chi tiêu tăng nhanh, Apple, giống như những gã khổng lồ công nghệ khác, vẫn phải đối mặt với rào cản giám sát từ phía cơ quan quản lý. Trong những năm gần đây, hãng này đã bị các cơ quan quản lý giám sát chặt chẽ hơn về vấn đề chống độc quyền.
Điều đáng nói là dù duy trì chi tiêu cho R&D, nhưng theo các nhà phân tích, gã khổng lồ công nghệ Mỹ đang bị tụt lại so với đối thủ cạnh tranh. Trong trường hợp này, Apple không có cách nào hơn là phải phân bổ thêm tiền cho đổi mới.
Nhìn chung, chi tiêu R&D của Apple không đảm bảo khả năng sinh lời hoặc hiệu suất cổ phiếu tốt. Nhưng nó có thể bắt đầu được đền đáp khi các dự án đang nghiên cứu thành công. Tương tự, Apple cũng có thể bị ảnh hưởng bởi hiệu suất kém ngay cả khi đã đổ một khoản tiền đáng kể vào đổi mới.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Ủy viên Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) Brendan Carr tiếp tục gây áp lực nhằm xóa TikTok khỏi App Store bằng chiến thuật mới là đề xuất Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) thực hiện các hành động chống độc quyền.
Giới chức Mỹ muốn Apple và Google cấm TikTok
Theo AppleInsider, Brendan Carr, thành viên đảng Cộng hòa, là người trước đây đã thúc giục Apple và Google cấm TikTok.
Ông đã viết thư cho CEO Tim Cook và Sundar Pichai vào tháng 6.2022 với nội dung cho rằng TikTok là “một con sói đội lốt cừu”.
Giờ đây, ông đã viết thư cho DOJ với lập luận cho rằng sự hiện diện của TikTok trên App Store và Google Play Store sẽ gây ra một vấn đề về chống độc quyền.
Báo cáo cho biết bức thư được ông Carr gửi cho giám đốc chống độc quyền tại DOJ là Jonathan Kanter vào ngày 2.12.2022.
Trong nội dung bức thư, ông Car cho rằng bộ phận chống độc quyền của DOJ nên tính đến TikTok trong phạm vi đánh giá tính hợp lý của các hành động phản cạnh tranh từ Apple và Google.
Gần đây, ông Carr cũng đã tuyên bố lệnh cấm TikTok ở Mỹ là không thể tránh khỏi. Mối quan tâm của ông liên quan đến việc Trung Quốc sở hữu dịch vụ truyền thông xã hội này, và không loại trừ khả năng các dữ liệu được chuyển đến chính phủ Trung Quốc.
Phản hồi trước vấn đề này, TikTok trả lời rằng Carr “không có vai trò gì trong các cuộc thảo luận bí mật với chính phủ Mỹ liên quan đến mạng xã hội TikTok”. Công ty cũng cho biết ông Carr dường như đang bày tỏ quan điểm độc lập với vai trò là ủy viên của FCC.
Hiện TikTok chưa trả lời nội dung bức thư của Carr gửi DOJ. Trong khi đó, Google, Apple và DOJ đều từ chối đưa ra lời bình luận.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo The Information, Microsoft đang muốn phát triển siêu ứng dụng lấy cảm hứng từ WeChat nhằm phá vỡ thế độc tôn của Apple và Google.
Microsoft muốn làm siêu ứng dụng như WeChat hay WhatsApp
Tờ The Information đưa tin, Microsoft muốn làm siêu ứng dụng (Super App), tích hợp các nền tảng nhắn tin, mua sắm, tìm kiếm web, tin tức để cạnh tranh với các nền tảng của Apple và Google.
Theo đó, Microsoft đang ở giai đoạn đầu xây dựng siêu ứng dụng theo chỉ đạo của CEO Satya Nadella.
Ông chỉ thị các nhóm tích hợp công cụ tìm kiếm Bing vào các dịch vụ và ứng dụng khác tốt hơn, chẳng hạn Microsoft Teams và Outlook, để làm nền tảng cho siêu ứng dụng.
Việc tích hợp sẽ giúp khách hàng chia sẻ kết quả tìm kiếm với nhau qua tin nhắn nhanh hơn. Dù vậy, chưa rõ cuối cùng hãng phần mềm có ra mắt ứng dụng như vậy hay không.
Hầu hết doanh thu của Microsoft đến từ bán phần mềm và bán hàng cho doanh nghiệp. Song, công ty được cho là có tham vọng trở nên thân thiện với khách hàng cá nhân hơn, cung cấp các dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng. Các nỗ lực mua những nền tảng mạng xã hội lớn như TikTok, Pinterest đều thất bại.
Siêu ứng dụng rất phổ biến tại châu Á, nổi tiếng nhất phải kể đến WeChat của Tencent hay Grab. CEO Tesla Elon Musk – Sếp mới của Twitter hay WhatsApp của Meta cũng đang nuôi hy vọng phát triển siêu ứng dụng kết hợp nhiều loại dịch vụ.
Ngoài ra, bài báo của The Information còn tiết lộ một số thông tin thú vị khác về những lần Microsft muốn chiếm chỗ của Google nhưng không thành.
Google trả hàng tỷ USD mỗi năm cho Apple để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên iPhone, khiến Bing gặp bất lợi lớn.
Nguồn tin của The Information cho biết, CEO Nadella luôn tự mình đàm phán với các lãnh đạo cấp cao của Apple, nên nhiều quan chức hàng đầu của Microsoft không rõ quy trình.
Năm 2012, Microsoft chạy chiến dịch truyền thông, thể hiện công cụ tìm kiếm Bing hữu ích hơn với những người thị giác kém so với Google. Tuy nhiên, điều này chưa đủ để nhận được cái gật đầu từ Apple.
(Theo MacRumors, Reuters)
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Counterpoint Research đã công bố một nghiên cứu mới cho thấy doanh số smartphone toàn cầu trong tháng 10 là 105,68 triệu chiếc, giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, Apple vượt Samsung về thị phần smartphone.
Apple vượt Samsung về thị phần smartphone
Theo TechGoing, tại thị trường smartphone lớn nhất thế giới là Trung Quốc, có tổng cộng 20,42 triệu máy đã được bán trong tháng 10, giảm 4% so với một năm trước đó. Các nhà phân tích lưu ý hầu hết người dùng Trung Quốc sẽ không mua điện thoại mới trước ngày 11.11.
Ngược lại, Mỹ là quốc gia duy nhất chứng kiến doanh số smartphone tăng trong tháng 10, với doanh số tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 14,5 triệu chiếc. Hiện tượng này có thể do các đợt khuyến mãi mùa mua sắm cuối năm của các nhà mạng đưa ra.
Doanh số smartphone hằng tháng ở châu Âu tăng trở lại trong tháng thứ hai liên tiếp nhưng cũng không thoát được khỏi xu hướng tăng trưởng âm kể từ năm 2021.
Theo báo cáo, doanh số smartphone ở châu Âu trong tháng 10 là 12,01 triệu chiếc, giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Counterpoint lưu ý Apple là nhà cung cấp smartphone lớn duy nhất đạt được mức tăng trưởng doanh số hằng năm trong tháng 10.
Đặc biệt, công ty đã đạt được thị phần cao nhất là 25% tại Trung Quốc, qua đó vượt Samsung để giành vị trí hàng đầu trên thị trường smartphone toàn cầu.
Dòng iPhone 14 được cho là đã bán được 26,09 triệu chiếc trong hai tháng sau khi ra mắt, một con số tương tự như dòng iPhone 13, trong khi dòng Pro cao cấp chiếm 18,14 triệu chiếc, tương đương 70% doanh số.
Các nhà phân tích cho biết iPhone 14 Pro Max và iPhone 14 Pro đứng lần lượt vị trí số 1 và số 2 về doanh số bán hàng toàn cầu trong tháng 10, trong khi dòng iPhone 14 cao cấp dẫn đầu về doanh số bán hàng smartphone có mức giá trên 800 USD.
Trong khi Samsung bị Apple vượt mặt, doanh số smartphone của Oppo và Vivo cũng có bốn tháng sụt giảm liên tiếp với thị phần giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5.2020.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Apple được cho là đã chi hàng trăm triệu quảng cáo trên Twitter, nên nền tảng có thể gặp khó khăn khi Musk tuyên chiến với nhà sản xuất iPhone.
Apple chi hơn 100 triệu USD quảng cáo mỗi năm trên Twitter
Theo Bloomberg, nhắm vào Apple đồng nghĩa tỷ phú Mỹ đang thách thức một trong những nguồn thu quan trọng bậc nhất của Twitter. Nguồn tin trong ngành cho biết Apple nằm trong danh sách dẫn đầu về quảng cáo trên nền tảng.
Nhà sản xuất iPhone thậm chí có một bộ phận riêng chuyên duy trì mối quan hệ giữa hai bên. Trong thời gian dài, Apple đã không còn quảng cáo trên Facebook. Một nguồn tin khác khẳng định mỗi năm Apple chi hơn 100 triệu USD tiền quảng cáo trên Twitter.
Washington Post cũng khẳng định trong quý I/2022, Apple là nhà quảng cáo hàng đầu của Twitter khi chi tới 48 triệu USD, chiếm 4% doanh thu của nền tảng.
Lou Paskalis, Giám đốc tiếp thị và truyền thông tại Bank of America, nói: “Elon Musk là hiện thân của sự rủi ro và Apple không chấp nhận điều đó”.
Tuần này, Elon Musk cũng xác nhận Apple hiện gần như đã ngừng quảng cáo trên Twitter.
Quan trọng hơn, Apple vận hành App Store – cánh cổng kết nối người dùng với Twitter. Nếu bị cấm trên cửa hàng của Apple, Twitter sẽ gặp bất lợi lớn.
CEO Apple Tim Cook chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào liên quan nhưng ngày 28/11, Musk khẳng định trên mạng xã hội: “Apple dọa xóa Twitter khỏi App Store”.
Trong một tweet trước đó, Musk cho biết nếu Twitter bị Apple gỡ bỏ khỏi kho ứng dụng, ông sẽ cân nhắc làm smartphone riêng.
Căng thẳng tiếp tục leo thang khi ông liên tục chỉ trích khoản phí hoa hồng 30% trên cửa App Store. Tỷ phú Mỹ còn đăng ảnh chế về làn đường cao tốc với hai lựa chọn “trả 30%” hoặc “tham chiến”.
Musk không phải người đầu tiên lên án mức phí quá cao của App Store. Trước đó, cuộc chiến pháp lý giữa Epic Games và Apple về khoản phí này đã diễn ra và hiện vẫn chưa có kết quả cuối cùng.
Trong khi đó, từ khi Musk tiếp quản mạng xã hội Twitter, nhiều nhà quảng cáo đã rời đi do lo ngại những bất ổn do tỷ phú gây ra.
Trong danh sách các công ty quảng cáo lớn rút khỏi Twitter có Audi, Pfizer, General Motors, Volkswagen… Sau khi ông khôi phục tài khoản cho cựu tổng thống Mỹ Donal Trump, lãnh đạo cấp cao của Apple là Phil Schiller đã đóng tài khoản hơn 200.000 người theo dõi.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Elon Musk, tỉ phú đang sở hữu Twitter vừa tiết lộ chuyện Apple đe dọa sẽ xóa mạng xã hội này trên kho ứng dụng App Store mà không nói rõ lý do.
Trong vài bài đăng trên Twitter mới đây, tỉ phú Elon Musk cho biết Apple đang gây áp lực lên nền tảng của ông, yêu cầu kiểm duyệt nội dung.
Đồng thời, người giàu nhất thế giới (theo xếp hạng của Forbes) cũng cáo buộc “táo khuyết” đe dọa gỡ Twitter khỏi App Store mà không giải thích cụ thể và đã dừng chạy quảng cáo trên mạng xã hội lớn thứ hai thế giới.
Theo Reuters, động thái trên chưa được Apple xác thực nhưng cũng không có gì bất thường bởi công ty có thói quen thắt chặt quy định, từng gỡ bỏ nhiều chương trình khỏi kho ứng dụng cho 2 nền tảng iOS và iPadOS và chỉ khôi phục lại sau khi nhà phát triển cập nhật quy chế kiểm duyệt nội dung.
“Apple gần như dừng việc quảng cáo trên Twitter. Họ ghét tự do ngôn luận ở Mỹ hay sao?”, ông chủ mới của Twitter đặt câu hỏi trên một dòng tweet (bài đăng ở Twitter).
Vị tỉ phú đã gắn thẻ (nhắc tới) tài khoản Twitter của CEO Apple Tim Cook trong một tweet khác để hỏi “Chuyện gì đang diễn ra vậy?”.
Phía Apple hiện chưa đưa ra bình luận nào về những lời của Elon Musk.
Công ty đo lường quảng cáo Pathmatics thống kê được rằng Apple – doanh nghiệp giá trị nhất thế giới hiện nay từng đổ khoảng 228.800 USD vào quảng cáo trên Twitter trong thời gian từ ngày 16 tới 22.10, một tuần trước khi Elon Musk chốt thương vụ mua lại Twitter. Nhưng con số trên đã giảm gần một nửa, còn 131.600 USD trong tuần từ ngày 10 tới 16.11.
Quý đầu tiên năm 2022, Apple nằm trong nhóm những nhà quảng cáo chi nhiều tiền nhất trên mạng xã hội “chim xanh” khi tiêu tới 48 triệu USD, chiếm hơn 4% tổng doanh thu quý, theo báo cáo từ Washington Post.
Từ phía Musk, vị tỉ phú từng nhiều lần than phiền hoặc chế giễu Apple trên Twitter, trong đó có chuyện hãng thu tới 30% phí hoa hồng từ nhà phát triển phần mềm đối với mỗi giao dịch mua bán trong ứng dụng từ App Store. Musk giễu cợt rằng ông thà “chiến đấu” với Apple thay vì trả từng ấy tiền phí.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Một nghiên cứu độc lập gợi ý Apple thu thập dữ liệu người dùng và điện thoại của họ, dù các cài đặt hứa hẹn “vô hiệu hóa chia sẻ Device Analytics”.
Apple theo dõi nhất cử nhất động của người dùng. Reuters.
iPhone thường có cài đặt bảo mật để vô hiệu hóa việc thu thập dữ liệu. Dù vậy, theo một báo cáo mới của nhóm các nhà nghiên cứu độc lập, Apple thu thập thông tin đặc biệt chi tiết về người dùng, ngay cả khi họ đã tắt theo dõi.
Tommy Mysk và Talal Haj Bakry xem xét dữ liệu mà một số ứng dụng iPhone thu thập, bao gồm App Store, Apple Music, Apple TV, Books và Stocks.
Họ phát hiện các cài đặt quyền riêng tư và kiểm soát phân tích không ảnh hưởng gì đến việc thu thập dữ liệu của Apple. Hành vi vẫn diễn ra bình thường dù iPhone Analytics tắt hay bật.
Trả lời Gizmodo, Mysk nhận xét: “Mức độ chi tiết khá sốc với một công ty như Apple”.
Theo hai chuyên gia, App Store dường như khai thác thông tin về mọi thứ người dùng làm theo thời gian thực, như bấm vào đâu, tìm kiếm ứng dụng nào, nhìn thấy quảng cáo nào và nhìn trong bao lâu, làm thế nào tìm ra nó.
Ứng dụng gửi chi tiết về người dùng, thiết bị, bao gồm số ID, loại điện thoại, độ phân giải màn hình, ngôn ngữ bàn phím, cách kết nối Internet.
Mysk thử tắt các tùy chọn cá nhân hóa nhưng không giảm được mức độ phân tích chi tiết mà ứng dụng đang gửi đi.
Nhà nghiên cứu kiểm tra một số ứng dụng Apple khác để so sánh. Theo đó, ứng dụng Health và Wallet không gửi đi dữ liệu phân tích, còn Apple Music, Apple TV, Books, iTunes Store và Stocks có.
Hầu hết đều gửi dữ liệu về các mã số ID nhất quán để cho phép Apple theo dõi hoạt động trên các dịch vụ của mình.
Chẳng hạn, ứng dụng Stock gửi về cho Apple danh sách các mã chứng khoán theo dõi, tên các mã chứng khoán mà người dùng xem hay tìm kiếm và khung thời gian, cũng như các bài báo mới mà người dùng nhìn thấy trong ứng dụng.
Thông tin được gửi về địa chỉ web https://stocks-analytics events.apple.com/analyticseventsv2/async. Nó tách biệt với hoạt động đồng bộ dữ liệu của iCloud.
Hai thiết bị được dùng là một iPhone jailbreak chạy iOS 14.6 và một iPhone thường dùng iOS 16. Theo Mysk, các phát hiện của họ không phù hợp với các tiêu chuẩn trong ngành.
Ông và đối tác cũng thực hiện các bài kiểm tra tương tự trên Google Chrome và Microsoft Edge. Hai ứng dụng này không gửi dữ liệu khi tắt Analytics.
Quyền riêng tư là một trong những vấn đề chính mà Apple đưa ra để phân biệt sản phẩm của mình với đối thủ. Công ty từng đặt biển quảng cáo iPhone với dòng chữ “Privacy. That’s iPhone” (Quyền riêng tư. Đó là iPhone) trên khắp thế giới trong vài tháng.
Apple định nghĩa “theo dõi” là không liên kết dữ liệu người dùng hay thiết bị thu thập được từ ứng dụng của hãng với dữ liệu người dùng hay thiết bị thu thập từ bên thứ ba để phục vụ quảng cáo mục tiêu hay đo lường quảng cáo. Hãng cũng không chia sẻ dữ liệu người dùng hay thiết bị với các môi giới dữ liệu.
Nói cách khác, theo Apple, họ không bị xem là “theo dõi” nếu chỉ duy nhất Apple thu thập dữ liệu mà không liên kết với bên khác.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Với giá trị thị trường (Market Value) là 2.307 ngàn tỷ USD, giá trị của Apple hiện lớn hơn của cả Facebook, Amazon và Google cộng lại.
Giá trị của Apple lớn hơn của cả Facebook, Amazon và Google cộng lại
Giá trị của Apple hiện cao hơn các gã khổng lồ công nghệ như Alphabet (Google), Amazon và Meta (Facebook) cộng lại. Theo số liệu mới nhất, giá trị thị trường của Apple là 2.307 nghìn tỷ USD trong khi giá trị của cả 3 công ty nói trên cộng lại chỉ là 2.306.
Dữ liệu của Yahoo Finance cho thấy, vốn hóa thị trường (Market Caps) của Alphabet, công ty mẹ của Google là 1.126 nghìn tỷ USD, Amazon là 939.78 tỷ USD và Meta của công ty mẹ Facebook là 240.07 tỷ USD.
Trong khi hầu hết các công ty công nghệ đều phải hứng chịu đợt sụt giảm khi bối cảnh thị trường trở nên ảm đạm, Apple vẫn giữ nguyên được vị thế.
Cổ phiếu của nhà sản xuất iPhone này đã tăng 8% sau khi kết quả doanh thu được công bố. Cũng sau báo cáo thu nhập, Meta giảm hơn 20%, Amazon giảm khoảng 10%, trong khi Alphabet chứng kiến mức giảm một con số.
Trong khi doanh số của các Big Tech như Meta hay Alphabet phần lớn đến từ quảng cáo, đợt sụt giảm này cho thấy rằng nhu cầu về quảng cáo kỹ thuật số đang mờ nhạt dần.
Trong 5 phiên giao dịch gần nhất, cổ phiếu của Apple đã tăng 0,16%, trong khi Alphabet giảm 5,7%, Amazon giảm 17,0% và Meta mất 7,6% trong khoảng thời gian đó.
Suy thoái, lạm phát tăng cao, sự dịch chuyển kỹ thuật số hay tái cấu trúc kinh doanh (chẳng hạn việc Meta đầu tư mạnh vào Metaverse) là một số nguyên nhân chính dẫn đến trình trạng “hỗn loạn” nói trên.
Cũng theo số liệu mới nhất từ Statista, tính đến quý 2 năm 2022, thị phần toàn cầu mảng điện thoại thông minh của Apple là 15.6%.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Với bản cập nhật quy định App Store, Apple sẽ thu phí từ nhiều dạng giao dịch trong ứng dụng hơn, bao gồm giao dịch NFT và mua lượt tiếp cận bài đăng (Boost Post) trên các nền tảng mạng xã hội.
Apple buộc Facebook phải trả 30% phí từ các quảng cáo bài đăng
Mỗi khi người dùng App Store thực hiện giao dịch trong ứng dụng (in-app purchase hay IAP), nhà phát triển chỉ được hưởng 70% số tiền.
Apple “cắt phế” 30%, đồng thời cấm sử dụng bất kỳ hình thức giao dịch nào ngoài IAP nhằm giữ cho nguồn tiền nằm trong hệ sinh thái.
Từ lâu nhiều người dùng và nhà phát triển ứng dụng đã chỉ trích Apple “ăn dày” và độc quyền giao thức thanh toán. Nhà phát triển tựa game Fortnite, Epic Games, thậm chí đã kiện Apple từ năm 2020 sau khi Fortnite bị xóa khỏi App Store vì tìm cách lách khoản phí 30%.
Bây giờ, cùng với bản cập nhật iOS 16.1 và iPad OS 16.1, Apple cũng cập nhật các quy định App Store để bao gồm nhiều dạng giao dịch hơn nữa so với trước đây, đồng nghĩa với việc tính phí nhiều giao dịch hơn.
“Chấp nhận” NFT.
Apple chính thức cho phép các ứng dụng bán và cung cấp các dịch vụ liên quan đến NFT, mã thông báo không thể thay thế chứng nhận quyền sở hữu tài sản kỹ thuật số, với điều kiện các NFT này có được qua IAP.
Về mặt tích cực, người dùng mới sẽ dễ dàng tương tác với NFT, theo Daniel Mason, nhà đầu tư tại Framework Ventures.
Sau khi mua NFT chỉ với một vài nút bấm như mua các “gói” thông thường trong ứng dụng, người dùng có thể rao bán, trao đổi hoặc dùng các NFT này làm tiền tệ mở khóa nội dung trả phí.
Mặt tiêu cực cho các nhà phát triển là tất cả giao dịch NFT sẽ phải trả mức “thuế Apple” 30%.
“Các ứng dụng có thể cho phép người dùng xem NFT của riêng họ, miễn là quyền sở hữu các NFT này không mở khóa các tính năng trong ứng dụng”, Apple viết.
Có nghĩa là các NFT mà người dùng sở hữu từ trước, hoặc qua các kênh giao dịch ngoài IAP và không bị tính phí 30%, sẽ không có giá trị như tiền tệ trong ứng dụng App Store.
“Động thái mới của Apple không phải là ‘chiến thắng’ cho NFT, hãng này đang áp thuế vô lý và các nhà phát triển ứng dụng sẽ không thiết lập NFT trên ứng dụng ngay từ đầu nếu không có giá trị tiết kiệm chi phí”, Vlad Avesalon, đồng sáng lập Vennity NFT, bình luận trên Twitter.
Nhiều bình luận đồng ý với Avesalon rằng các nhà phát triển NFT sẽ không “cắn răng chịu đựng” khoản phí 30%, thay vào đó rất có thể cơ cấu chi phí của NFT bán qua IAP sẽ thay đổi và người dùng phải trả mức giá cao hơn khi mua qua ứng dụng. IAP cũng không chấp nhận thanh toán bằng tiền điện tử, do đó người dùng phải mua NFT bằng tiền mặt.
“Apple đang tìm cách loại bỏ tình trạng Reddit và các ứng dụng khác sử dụng NFT như một giao thức thanh toán né tránh phí IAP”, Collins Belton, luật sư chuyên về tài sản kỹ thuật số tại công ty luật Brookwood P.C., San Francisco, cho biết.
Quy định mới của Apple nói rõ “các nhà phát triển không được bao gồm các nút bấm, liên kết bên ngoài hoặc các lời kêu gọi hành động hướng khách hàng đến các cơ chế mua hàng không phải IAP”.
“Các nhà phát triển game đã tìm cách tích hợp Web3, NFT, tiền điện tử, sẽ là những người bị tổn hại nhiều nhất”, Jason Baptiste, nhà sáng lập YDY Life, đánh giá.
Thay đổi lần này cho thấy Apple coi NFT là một mối đe dọa với doanh thu App Store, trong đó khoảng 60-70% đến từ game, và cần bị kiểm soát, theo Baptiste.
Mua lượt tiếp cận cũng là IAP.
Thay đổi quan trọng thứ hai là đối với tính năng “boost”, hay tăng cường lượt tiếp cận của các bài đăng trên mạng xã hội.
Trước đây tính năng này có thể được thực hiện trực tiếp giữa người dùng và ứng dụng mạng xã hội. Ví dụ, người dùng trả tiền trực tiếp cho Meta nếu muốn “boost” một bài đăng Facebook hay Instagram. Bây giờ, giao dịch này bắt buộc phải đi qua hệ thống IAP và phải trả phí 30% cho Apple.
The Verge đánh giá thay đổi này là “cú đánh trực diện với Meta”. Tính năng “boost” tương tự của Twitter, TikTok vốn đi qua IAP, nhưng Meta đến nay vẫn thực hiện giao dịch trực tiếp với người dùng.
“Thay đổi này chủ yếu ảnh hưởng đến Facebook và Instagram, vốn cho phép người dùng trả tiền để tăng phạm vi tiếp cận của các bài đăng”, theo Alex Heath tại The Verge.
“Apple tiếp tục tìm cách phát triển hoạt động kinh doanh của riêng họ trong khi làm tổn hại các công ty khác trong nền kinh tế kỹ thuật số.
Apple trước đây cho biết không tính phí trên doanh thu quảng cáo của nhà phát triển, bây giờ dường như họ đã thay đổi quyết định”, Tom Channick, người phát ngôn của Meta, nói trong tuyên bố gửi cho The Verge.
Bị Apple thu phí, Facebook và Instagram rất có thể sẽ tăng giá tính năng “boost” và người dùng phải trả phí cao hơn hiện nay cho cùng lượng tiếp cận bài đăng, theo TechCrunch.
Hiện tại thay đổi này chưa ảnh hưởng nặng nề đến doanh thu quảng cáo của Meta, bởi vì các nhà quảng cáo lớn thường mua quảng cáo qua các ứng dụng quản lý độc lập. Loại ứng dụng này đang được Apple “bỏ qua”.
“Ứng dụng quản lý quảng cáo: Ứng dụng cho mục đích duy nhất là giúp các nhà quảng cáo mua và quản lý các chiến dịch quảng cáo không cần sử dụng IAP. Các ứng dụng này dành cho mục đích quản lý chiến dịch và không tự hiển thị quảng cáo”, Apple viết trong hướng dẫn quy định mới.
Tuy nhiên với tiền lệ thu phí tính năng “boost” lần này, Apple có thể tiếp tục thay đổi chính sách đối với các ứng dụng quản lý quảng cáo trong tương lai. Nếu bị thu phí 30% trên toàn bộ quảng cáo, doanh thu của Meta sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Từ ngày 25/10, quảng cáo sẽ xuất hiện cả ở trang chính và mục đề xuất bên dưới mỗi ứng dụng trên App Store.
Quảng cáo sẽ bắt đầu xuất hiện trên App Store từ 25/10
Trong email mới nhất gửi đến các nhà phát triển, Apple cho biết các quảng cáo về các ứng dụng khác sẽ xuất hiện trên tab Today của App Stores và mục “Có thể bạn sẽ thích” bên dưới mỗi khi người dùng nhấn vào một app bất kỳ.
Thay đổi này sẽ được chính thức áp dụng vào ngày 25/10 trên tất cả các khu vực ngoại trừ Trung Quốc. Những quảng cáo trên App Store sẽ được làm nổi với phần nền màu xanh cùng với biểu tượng chữ “Quảng cáo” (Ad) bên dưới.
“Với tab Today có quảng cáo mới, ứng dụng của bạn sẽ xuất hiện nổi bật trên trang chính của App Stores. Chúng sẽ là những nội dung đầu tiên mà người dùng nhìn thấy mỗi khi truy cập vào kho ứng dụng”, hãng công nghệ cho biết.
Sự thay đổi này đánh dấu lần đầu tiên các nhà phát triển có thể mua quảng cáo trên tab Today, MacRumors nhận định.
Mặc dù đã chạy quảng cáo trên App Stores từ năm 2016, trang Today vẫn chỉ hiển thị những nội dung được chính Apple lựa chọn, không xuất hiện nội dung trả phí.
Bên cạnh đó, các nhà phát hành cũng có thể quảng cáo các ứng dụng của mình ở phần “Có thể bạn sẽ thích”, xuất hiện trong mục tải về của các app khác.
Nói về vấn đề này, Florian Mueller, nhà phân tích chuyên về quyền sở hữu trí tuệ, cho rằng việc hiển thị quảng cáo trên mục “Có thể bạn sẽ thích” là cách để Apple thu thêm nhiều tiền từ các nhà phát triển. “Họ sẽ phải mua quảng cáo trên chính trang ứng dụng của mình để người dùng không chọn các app đối thủ khác”, chuyên gia viết trên Twitter cá nhân.
Theo MacRumors, từ trước đến nay, quảng cáo trên App Stores mới chỉ giới hạn trên kết quả tìm kiếm và mục “Gợi ý” ở thanh tìm kiếm. Do đó, với sự xuất hiện của chúng trên tab Today và mục “Có thể bạn sẽ thích”, các nhà phát hành sẽ có đến 4 lựa chọn mỗi khi mua quảng cáo trên App Stores.
Trước đó, Apple đã thông báo sẽ bổ sung mục quảng cáo trong tab Today từ tháng 7. Động thái này cho thấy hãng công nghệ đang tham vọng mở rộng lĩnh vực quảng cáo của mình.
Theo phóng viên Mark Gurman của Bloomberg, Táo khuyết hy vọng sẽ nâng doanh thu từ mảng kinh doanh này lên gấp 3 lần trong vòng vài năm tới.
Để làm được điều này, hãng công nghệ không chỉ bổ sung quảng cáo trên App Stores mà còn thử nghiệm ứng dụng bản đồ có quảng cáo trên thanh tìm kiếm.
Cụ thể, tính năng tìm kiếm quảng cáo trên Apple Maps sẽ hoạt động tương tự với App Stores. Các nhãn hàng phải trả phí để được hiển thị trên kết quả tìm kiếm của Apple thông qua các từ khoá nhất định.
Với ứng dụng Books và Podcast, các nhà cung cấp có thể trả tiền để được hiển thị đầu danh sách tìm kiếm hoặc xuất hiện trên toàn bộ giao diện ứng dụng.
Theo Mark Gurman, thay đổi này của Apple rất có thể là nhờ Todd Teresi, Phó chủ tịch mảng quảng cáo của tập đoàn. Ông tham vọng sẽ tăng doanh thu quảng cáo từ 4 tỷ USD lên trên 10 tỷ USD.
Nhưng nhiều người đã chỉ ra cách làm này đã đi ngược lại truyền thống luôn đề cao quyền riêng tư người dùng của Apple.
Hãng công nghệ đã giới thiệu tính năng “minh bạch theo dõi” (App Tracking Transparency – ATT) từ iOS 14.5, ngăn các ứng dụng theo dõi hành vi của người dùng. Tính năng này đã khiến Meta, công ty mẹ của Facebook, mất 13 tỷ USD doanh thu.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
CEO Meta khẳng định ứng dụng nhắn tin iMessage của Apple hoàn toàn thua kém so với WhatsApp, và còn chê cười những tin nhắn màu xanh dương, xanh lá kệch cỡm của gã khổng lồ Táo khuyết.
Mark Zuckerberg chê iMessage của Apple
CEO Meta dường như đang chọn Apple là đối tượng chính để chỉ trích. Sau khi nói rằng nền tảng VR của Apple không có lợi cho người dùng vào tuần trước, Mark Zuckerberg lại tiếp tục chế giễu ứng dụng nhắn tin của Apple.
Hôm 17/10, trên Instagram cá nhân, CEO Meta đăng một tấm ảnh quảng cáo WhatsApp, khẳng định rằng nền tảng nhắn tin này có độ an toàn và riêng tư hơn hẳn so với iMessage.
Will Cathcart, Giám đốc WhatsApp, cũng chia sẻ nội dung tương tự trên trang Twitter của mình.
Điều Apple chưa làm được.
Biển quảng cáo này được chạy ở ga Pennsylvania, New York với ảnh chụp màn hình so sánh 3 đoạn tin nhắn từ iMessage và WhatsApp.
Đoạn quảng cáo chê cười những tin nhắn màu xanh dương, xanh lá kệch cỡm của Apple và nhấn mạnh rằng người dùng nên sử dụng WhatsApp để được bảo mật đầu cuối tin nhắn.
Thậm chí, trong bài viết của mình Mark Zuckerberg còn thẳng thắn nói rằng WhatsApp “có độ riêng tư và bảo mật cao hơn iMessage với công nghệ mã hóa đầu cuối trên cả iOS, Android và các group chat”. Ông chỉ ra một vài tính năng mới trong ứng dụng của Meta như ẩn cuộc trò chuyện, back-up mã hóa…
“Đây đều là những điều iMessage chưa làm được”, CEO Meta khẳng định.
Theo The Verge, Meta không phải là công ty duy nhất lên tiếng chỉ trích nền tảng nhắn tin của Apple. Hồi tháng 6, Google từng chế nhạo Táo khuyết vì chưa hỗ trợ tin nhắn RCS (Rich Communications Services).
Hãng công nghệ muốn Apple thay thế SMS truyền thống bằng RCS, đồng thời ngừng áp đặt kiểu bong bóng iMessage. Nhưng Táo khuyết vẫn chưa có ý định thay đổi công nghệ nhắn tin của mình.
Tin nhắn xanh lá, xanh dương gây khó chịu trên iPhone.
Tại sự kiện Code 2022 của Vox Media, CEO Tim Cook đã bác bỏ ý tưởng dùng chuẩn RCS để chấm dứt tình trạng bong bóng màu xanh lá cây bao quanh tin nhắn từ iPhone đến thiết bị Android – một biểu tượng của sự phân biệt và hạn chế tính năng đối với máy nằm ngoài hệ sinh thái của Apple.
Ông nói rằng nếu muốn tin nhắn xanh lá, vốn được cho là kém an toàn hơn xanh dương, biến mất, hãy mua iPhone.
Nói về nội dung quảng cáo này, đại diện Meta cho biết nó sẽ xuất hiện trên TV, video, biển quảng cáo và các trang mạng xã hội ở khắp nước Mỹ. Trong đó, biển quảng cáo sẽ được phát ở New York, San Francisco và Los Angeles.
Hãng công nghệ cũng cho biết muốn tăng lượng người dùng WhatsApp ở Mỹ trong năm nay. Hiện, ứng dụng sở hữu khoảng 2 tỷ người dùng toàn cầu nhưng vẫn chỉ chiếm một phần nhỏ ở thị trường nội địa.
Do đó, việc đưa WhatsApp lên bàn cân so sánh với ứng dụng nhắn tin iMessage quen thuộc của người Mỹ sẽ giúp nền tảng của Meta thu về lượng lớn người quan tâm, The Verge nhận định.
Trước đó, Meta đã nhiều lần khẳng định rằng WhatsApp là ứng dụng nhắn tin tập trung vào quyền riêng tư và bảo mật của người dùng.
Hãng đã đăng tải một đoạn quảng cáo, ví việc gửi SMS truyền thống cũng hớ hênh như gửi thư mà quên đóng hòm thư. Trong khi đó, iMessage lại tỏ ra thua kém trong công nghệ bảo mật tin nhắn, đặc biệt là với những thiết bị sử dụng hệ điều hành khác.
Theo The Verge, Mark Zuckerberg đã đúng khi nói rằng iMessage vẫn chưa có tính năng ẩn tin nhắn hay back-up mã hóa đầu cuối.
Các chuyên gia cho rằng điều này sẽ tạo điều kiện cho các công ty tự do truy cập vào lịch sử iMessage của người dùng miễn là tin nhắn được lưu trữ trên iCloud.
Tuy nhiên, nhiều người dùng cũng tỏ ra quan ngại về tính bảo mật trên WhatsApp của Meta. “Chắc là WhatsApp cũng sẽ để lộ thông tin người dùng thôi vì nó là ứng dụng của Facebook mà”, một người dùng bình luận bên dưới bài đăng của Mark Zuckerberg.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong cuộc nói chuyện tại một trường đại học, CEO Apple tiết lộ những tiêu chí mà Táo khuyết luôn tìm kiếm ở nhân viên.
Cần những kỹ năng gì để có thể trở thành nhân viên của Apple
Trở thành nhân viên của Apple là một điều không hề đơn giản. Nhưng theo CEO Tim Cook, nếu một người có đầy đủ 4 yếu tố sau đây rất có thể sẽ được hãng mời về làm việc.
Cụ thể, trong buổi nói chuyện tại Đại học Naples Federico II ở Ý, Tim Cook chia sẻ rằng ít nhất các sinh viên ứng cử vào công ty nên quan tâm và biết trân trọng thế giới xung quanh mình.
Ông nói rằng ở Apple, có nhiều người có khát khao muốn thay đổi thế giới, biến môi trường xung quanh trở thành nơi tốt đẹp hơn.
Đây chính là yếu tố quan trọng để họ nỗ lực hết mình trong công việc và cho ra những thành quả tốt nhất. Từ đó, Tim Cook đã đưa ra 4 tiêu chí cụ thể mà các ứng cử viên tại tập đoàn cần có.
Kỹ năng làm việc nhóm.
Nói với sinh viên tại Đại học Naples Federico II, Tim Cook cho biết một kỹ năng Apple luôn tìm kiếm ở nhân viên chính là khả năng làm việc nhóm.
“Làm việc một mình đương nhiên rất tốt. Nhưng nếu 2 cá nhân xuất sắc kết hợp cùng nhau sẽ càng hiệu quả hơn và nếu làm việc với cả một đội nhóm, ta hoàn toàn có thể làm nên những điều không tưởng”, ông chia sẻ.
Vì thế, Táo khuyết kỳ vọng các ứng viên sẽ có khả năng hợp tác tốt, biết cách nói lên ý tưởng của mình và cùng nhau phát triển, hiện thực hóa nó. CEO Apple cũng nhấn mạnh rằng những quan điểm khác nhau sẽ giúp những ý tưởng lớn ngày càng phát triển.
Đồng thời, những sản phẩm mới của hãng công nghệ chính là thành quả của quá trình làm việc nhóm, ông cho biết. “Không phải cứ ngồi một góc và tự nảy ra ý tưởng là được, thành công của chúng tôi là nỗ lực của cả một tập thể”, Cook nói thêm.
Tính sáng tạo.
Bên cạnh đó, sáng tạo cũng là một yếu tố quan trọng khi Apple đánh giá một ứng cử viên tiềm năng. CEO cho biết tập đoàn công nghệ sẽ tìm kiếm những người có suy nghĩ khác biệt, nhìn nhận mọi thứ theo một góc nhìn mới và không bị ảnh hưởng bởi những định kiến trước đây.
“Do đó, một ứng cử viên sáng giá là người sẽ tiếp cận vấn đề theo một góc độ khác và dùng tư duy sáng tạo của mình để đề ra giải pháp”, ông khẳng định.
Thích tò mò.
Giám đốc điều hành Táo khuyết cũng nói rằng tập đoàn luôn đánh giá cao những người luôn tò mò và đặt câu hỏi với bất kỳ điều gì. “Nghe có vẻ sáo rỗng nhưng tôi luôn cho rằng không có câu hỏi là ngớ ngẩn”, Cook nói.
Theo ông, tò mò là khi ta hiếu kỳ và luôn đặt câu hỏi về mọi thứ xung quanh dù hay hay dở, thông minh hay ngu ngốc.
“Nếu một người bắt đầu đặt câu hỏi về thế giới như lũ trẻ, họ sẽ có khao khát mãnh liệt tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi của mình. Đó chính là lý do chúng tôi tìm kiếm những người biết tò mò về cuộc sống”, Cook chia sẻ.
Kỹ năng chuyên môn.
Cuối cùng, kiến thức chuyên ngành chính là yếu tố cuối cùng mà một ứng cử viên Apple cần có. Cụ thể, Tim Cook cho biết tập đoàn cần những nhân viên có kinh nghiệm dày dặn làm việc cho mình.
“Nếu làm ở mảng thiết kế sản phẩm, chúng tôi cần một người am hiểu về lĩnh vực này và có kỹ năng làm việc trong mảng đó, góp nhặt từ trường học hoặc kinh nghiệm đi làm trước đây”, ông chia sẻ.
Theo Cook, những người có đầy đủ 4 phẩm chất trên chắc chắn sẽ gặt hái nhiều thành công tại Apple, do đó, tập đoàn sẽ tuyển dụng những người này để họ đóng góp cho công việc chung. “Đây chính là những điều chúng tôi luôn tìm kiếm ở các ứng viên, trở thành một công thức chung tại Apple”, ông nói.
Tuy nhiên, CEO Táo khuyết cũng cho rằng để làm việc hiệu quả cần phải có sự nỗ lực từ hai phía. Về phía Apple, hãng công nghệ cũng cần phải xây dựng một môi trường làm việc phù hợp cho các ứng viên. Bởi, nếu đi làm mà không thấy thỏa mãn, con người sẽ không thể đạt thành công ở lĩnh vực đó.
Theo Tim Cook, mọi người nên làm việc vì những mục tiêu lớn lao. Do đó, họ sẽ làm việc tử tế và tốt hơn trong môi trường công ty luôn quan tâm đến khách hàng.
Ngược lại, nếu không có những yếu tố đó, dù lương cao bao nhiêu, công việc đó cũng không hề xứng đáng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
CEO Meta tin rằng công ty này và Apple đang ở trong cuộc cạnh tranh kéo dài nhiều năm tới để định hình tương lai của Internet.
Theo một biên bản họp nội bộ thu thập được bởi The Verge, CEO Meta đã nói với các nhân viên vào đầu tháng 7 rằng họ đang cạnh tranh với Apple để định hình “tương lai của Internet”.
Mark Zuckerberg cho biết Meta sẽ tự định vị mình là một giải pháp thay thế cởi mở và rẻ hơn so với Apple. Ngoài ra, hãng cũng dự kiến công bố dòng thiết bị đeo AR đầu tiên của mình vào cuối năm 2022.
Theo The Verge, tuyên bố của Mark Zuckerberg cho thấy 2 gã khổng lồ công nghệ đã sẵn sàng cạnh tranh trong việc bán phần cứng cho nền tảng thực tế ảo (VR) và tăng cường (AR).
“Đây là một chạy đua về triết lý và ý tưởng, nơi Apple tin rằng bằng cách tích hợp chặt chẽ và tự mình thiết kế mọi thứ, họ sẽ xây dựng trải nghiệm người dùng tốt hơn.
Chúng tôi tin rằng còn rất nhiều việc phải làm trong việc chuyên môn hóa các công ty khác nhau, điều đó cho phép một hệ sinh thái lớn hơn nhiều tồn tại”, Zuckerberg chia sẻ về sự đối đầu của 2 công ty.
Kể từ khi Facebook đổi tên thành Meta, Mark Zuckerberg đã thúc đẩy khái niệm về khả năng tương tác cho vũ trụ ảo Metaverse, thứ mà vị tỷ phú coi là bước tiến lớn của công nghệ sau điện thoại thông minh. Gần đây, hãng cũng đã cùng Microsoft, Epic Games và 33 công ty khác xây dựng Hội tiêu chuẩn mở metaverse.
Nhóm được lập nhằm thúc đẩy tạo ra các giao thức mở, giúp người dùng dễ dàng di chuyển qua các thế giới ảo cùng với các tài sản kỹ thuật số của mình trong tương lai.
Việc Apple vắng mặt trong nhóm được Zuckerberg nhận xét là không có gì đáng ngạc nhiên. Vị tỷ phú cho rằng việc kiểm soát chặt chẽ phần cứng và phần mềm của Apple đã hoạt động tốt với iPhone, nhưng đối với Metaverse “vẫn chưa rõ ràng cách tiếp cận nào sẽ tốt hơn”.
Trong khi CEO Tim Cook thể hiện sự quan tâm lớn với AR, Apple lại đặc biệt im lặng về các thiết bị phần cứng chưa ra mắt.
Dù vậy, nhiều tin rò rỉ chỉ ra rằng công ty sẽ ra mắt một thiết bị đeo thực tế ảo mới sẽ kết hợp trải nghiệm của đắm chìm hoàn toàn của thực tế ảo VR với AR, từ đó hòa vào thế giới thực.
Meta hiện có kế hoạch ra mắt một thiết bị đeo tương tự Apple vào cuối năm nay với tên mã Cambria, và hãng hiện cũng đang chuẩn bị để ra mắt kính AR thực sự đầu tiên của mình.
The Verge nhận định nếu VR và AR thành công như Zuckerberg hy vọng, Meta sẽ trở thành một nền tảng đối nghịch với Apple tương tự Android với iOS.
Cả 2 đối trọng của Apple đều có rất nhiều điểm tương đồng: như thiết bị thực tế ảo Quest đã cho người dùng cài các ứng dụng từ bên ngoài, tương tự cách Android cho phép người dùng cài ứng dụng bên thứ ba.
Tuy mức giá của thiết bị đeo đã tăng thêm 100 USD so với ban đầu, phần cứng của Meta hầu như vẫn bán lỗ hoặc hòa vốn.
Apple và Meta chưa bao giờ có chung một quan điểm. Nền tảng mạng xã hội của Meta hiện thâm hụt hàng tỷ USD doanh thu quảng cáo mỗi năm trên iOS sau khi Apple phát hành tính năng cho phép người dùng quyết định ứng dụng bên thứ ba có thể theo dõi dữ liệu để hiển thị quảng cáo hay không.
Tuy Zuckerberg đang cố gắng tìm cách thoát khỏi sự ảnh hưởng của Apple trên nền tảng di động, nhận xét của CEO Meta cho thấy 2 gã khổng lồ công nghệ sẽ cạnh tranh với nhau trong nhiều năm tới.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Apple gửi thư quảng bá cơ hội quảng cáo mới tới các nhà phát triển, thể hiện tham vọng bành trướng trong ngành công nghiệp Marketing.
Apple ngày càng thích bán quảng cáo và muốn gia nhập ngành Marketing
Trong một bức thư được Apple gửi tới các nhà phát triển, Apple cho biết có kế hoạch triển khai các vị trí quảng cáo mới, và khuyến khích các nhà phát triển tham gia đặt trước thềm mùa lễ.
Việc Apple chào mời một vị trí quảng cáo mới trong ứng dụng App Store thể hiện tham vọng bành trướng của công ty trong ngành công nghiệp tiếp thị.
Trong những năm gần đây, các vị trí quảng cáo của Apple chỉ được giới hạn trong tab Tìm kiếm trên App Store và một ứng dụng trên trang kết quả tìm kiếm.
“Với những đổi mới trong chương trình quảng cáo của Apple, các nhà phát triển giờ đây có thể quảng cáo ứng dụng của mình trên App Store để thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn nữa trong mùa lễ này”, Apple viết trong thư gửi đến các lập trình viên.
Tuy quảng bá vị trí hiển thị mới, bức thư gửi đến các nhà phát triển không nêu rõ các quảng cáo mới sẽ xuất hiện ở đâu.
Song, vào tháng 7, Apple đã thông báo công ty đang có kế hoạch mở rộng hệ thống quảng cáo với một khu vực mới trên trang đầu của App Store ở tab “Hôm nay” (Today), cùng một vị trí khác trên các trang sản phẩm ứng dụng với tên gọi “Bạn cũng có thể thích”.
“Quảng cáo đi kèm tìm kiếm của Apple mang đến cơ hội cho các nhà phát triển ở mọi quy mô khả năng phát triển doanh nghiệp.
Giống như các dịch vụ quảng cáo khác hiện có, các vị trí đặt quảng cáo mới cũng sẽ chỉ chứa các nội dung đã được App Store phê duyệt, đồng thời tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về quyền riêng tư”, đại diện của Apple chia sẻ với CNBC.
Việc mở rộng khu vực quảng cáo diễn ra khi hoạt động kinh doanh quảng cáo trên các thiết bị của hãng đang dần bị giám sát chặt chẽ hơn. Quảng cáo được coi là một phần trong hoạt động kinh doanh dịch vụ của công ty.
Chỉ riêng trong năm 2021, Apple thu về hơn 68 tỷ USD doanh thu dịch vụ. Theo nhà phân tích Wamsi Mohan, trong tháng 7 vừa qua, Apple đã thu về 5 tỷ USD doanh thu chỉ từ hệ thống quảng cáo riêng của hãng.
Vào năm 2021, Apple phát hành tính năng Minh bạch theo dõi người dùng (ATT), cung cấp cho người dùng lựa chọn chia sẻ dữ liệu cho các nhà phát triển hay không.
Hầu hết chủ sở hữu iPhone chọn không chia sẻ, ngăn các nhà quảng cáo trực tuyến theo dõi chính xác hiệu suất quảng cáo của họ.
Tính năng của hãng cho phép người dùng tự tắt các quảng cáo cá nhân hóa, ngăn Apple hoặc các bên thứ 3 sử dụng các dữ liệu như thông tin tài khoản và các hoạt động duyệt web trước đó để hiển thị quảng cáo tìm kiếm (Search Advertising).
Theo thống kê của Apple, 78% người dùng đã lựa chọn tắt hiển thị các quảng cáo cá nhân.
Sự thay đổi của hãng đã nhận sự phản đối từ các công ty quảng cáo trực tuyến, bao gồm Meta. Công ty mẹ của Facebook cho rằng tính năng mới của Apple là phản cạnh tranh và mang tính độc quyền.
Công ty cũng cho rằng sự thay đổi của Apple có thể khiến mạng xã hội mất 10 tỷ USD trong năm nay.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link