Skip to main content

Thẻ: APPLE

Tại sao Steve Jobs đặt tên công ty là Apple

Tuy nhận nhiều gợi ý khác nhau, Steve Jobs vẫn dùng tên một loại trái cây để đặt cho công ty máy tính đầu tiên của mình.

Năm 1976, đôi bạn Steve Jobs và Steve Wozniak thành lập công ty. Theo cuốn sách tiểu sử do tác giả Walter Isaacson viết, Steve Jobs thường bị ám ảnh bởi trái táo nên quyết định chọn tên Apple cho công ty máy tính của mình.

Trước đó, Jobs đã thuyết phục Wozniak, khi đó đang làm việc tại hãng máy tính Hewlett-Packard, rằng thành lập công ty sẽ mang đến nhiều lợi ích.

“Kể cả khi thua lỗ, chúng ta vẫn có công ty cho riêng mình. Một lần trong đời, chúng ta sẽ sở hữu công ty” là một trong những câu nói nổi tiếng của Jobs.

Theo Metro, sau khi nghe Jobs thuyết phục, Wozniak đã bán chiếc máy tính bỏ túi HP với giá 500 USD, còn Jobs bán chiếc xe Volkswagen để có vốn thành lập công ty. Khi đã có tiền, Jobs và Wonziak suy nghĩ tên cho công ty sắp thành lập.

Chọn tên Apple do bị “ám ảnh” bởi trái táo.

Cuốn sách về tiểu sử Jobs của tác giả Walter Isaacson ghi rằng ông là người thích táo. Khi còn học Cao đẳng Reed, Jobs đã gặp Robert Friedland, người thành lập cộng đồng có tên All One Farm vào những năm 1970.

Chú của Friedland giao ông phụ trách một vườn táo, đồng thời dùng nơi này cho các buổi sinh hoạt cộng đồng, chủ yếu về thiền và tâm linh.

Những người trong All One Farm cùng nhau tỉa cây, hái táo, đốn củi và làm rượu táo. Jobs cũng gia nhập cộng đồng trong một thời gian, tham gia thu hoạch trái cây và giúp Friedland xây dựng cộng đồng.

Tuy nhiên, ngày càng nhiều người rời All One Farm vì cho rằng Friedland đã biến nơi đây thành công việc kinh doanh, không phải để tĩnh tâm.

Sau một thời gian quen biết rồi tham gia cộng đồng, trang trại táo và sở thích tâm linh của Friedland đã ảnh hưởng lớn đến Jobs.

Thời trẻ, Jobs cũng rất quan trọng chế độ giảm cân đến mức thường xuyên ăn một loại thực phẩm trong nhiều tuần. Cuốn sách về tiểu sử Jobs cũng có đoạn ghi rằng nhà sáng lập Apple từng ăn nhiều cà rốt trong vài tuần, đến nỗi da chuyển sang màu cam.

Jobs từng theo chế độ ăn kiêng với táo suốt nhiều tuần. Đó là lý do ông có nỗi “ám ảnh” đặc biệt về quả táo.

Chiến lược SEO sơ khai.

Về mặt kinh doanh, Jobs cho rằng tên gọi Apple có nhiều lợi thế bởi nó đứng trước một số công ty công nghệ khác, trong cuốn danh bạ điện thoại xếp theo bảng chữ cái.

Theo Stanford Daily, lý do trên được tiết lộ trong tài liệu phỏng vấn giữa Jobs và Wozniak, được Apple tặng cho Đại học Stanford vào năm 1997.

“Mọi người gợi ý cho tôi Matrix Electronics và đủ loại tên khác nhau. Chúng tôi chỉ đơn giản quyết định sẽ gọi công ty là Apple Computer, trừ khi có ai gợi ý tên gọi hay hơn trước 5h cùng ngày. Một phần vì tôi thích táo, một phần do Apple đứng trước Atari, công ty mà tôi từng làm việc, trong danh bạ điện thoại”, Jobs chia sẻ.

Có thể xem đây là chiến lược SEO (Search Engine Optimization – tối ưu tìm kiếm) sơ khai. Vào thời điểm đó, khách hàng sẽ dùng danh bạ điện thoại để tìm tên công ty, được xếp thứ tự theo bảng chữ cái trong lĩnh vực hoạt động.

Những công ty có tên bắt đầu bằng chữ A như Apple, Atari thường được nhìn thấy đầu tiên thay vì VoodooPC hay Zeos.

Khi Internet còn trong thời kỳ sơ khai, những website cũng được sắp xếp theo thể loại và thứ tự bảng chữ cái. Tuy nhiên, mô hình của Google đã thay đổi điều đó khi kết quả tìm kiếm được sắp xếp dựa trên từ khóa, thời gian hay mức độ quan tâm.

Logo đầu tiên của Apple rất khác so với logo hiện nay. Hình ảnh Newton ngồi dưới cây táo, chữ Apple Computer dường như không liên quan đến nhau. Ron Wayne, đồng sáng lập Apple cùng với Steve Jobs và Steve Wozniak là người vẽ ra logo này, theo Business Insider.

Trong những ngày đầu, Jobs và Wozniak được ghi nhận sở hữu 45% cổ phần Apple cho mỗi người, trong khi Wayne nắm giữ 10%. Tuy nhiên sau 12 ngày với tư cách đồng sáng lập, Wayne đã bán số cổ phần cho Wozniak với giá 800 USD và bị xóa tên khỏi công ty.

Logo của Wayne chỉ được sử dụng trong một năm. Sau đó, Jobs yêu cầu nhà thiết kế Rob Janoff tạo ra logo hiện đại hơn, thành quả là biểu tượng quả táo cắn dở với 6 màu.

Có lẽ thời điểm đó, Janoff không nghĩ rằng logo của mình sẽ trở thành biểu tượng của ngành công nghệ, thuộc về công ty giá trị nhất thế giới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

5 lý do chính khiến ‘đế chế một thời’ Nokia thất bại trong thị trường điện thoại di động

Trước khi thất bại, Nokia từng được coi là thương hiệu dẫn đầu của cuộc cách mạng điện thoại di động. Nokia là một trong những thương hiệu có giá trị và dễ nhận biết nhất trên thế giới.

5 lý do chính khiến 'đế chế một thời' Nokia thất bại trong thị trường điện thoại di động
Tại sao Nokia thất bại? 5 lý do chính khiến ‘đế chế một thời’ Nokia thất bại trong thị trường điện thoại di động

Vị thế của Nokia đối với thị trường điện thoại di động được minh chứng bằng thực tế là nó có thị phần toàn cầu hơn 40%.

Trong khi hành trình lên đỉnh cao của Nokia diễn ra nhanh chóng, sự suy giảm của nó cũng tương tự như vậy.

Vậy tại sao từ một đế chế gần như không thể thay thế với nguồn lực rất mạnh, Nokia đã bị bỏ lại đằng sau cuộc chơi. Dưới đây là tóm gọn 05 lý do chính khiến Nokia thất bại.

1. Chỉ tập trung vào phần cứng.

Sẽ không có bất cứ nghi ngờ gì khi nói Nokia vốn rất nổi tiếng về chất lượng phần cứng, tuy nhiên, khi nói đến phần mềm, có rất ít người phủ nhận tình yêu của họ dành cho Android của Google hoặc iOS của Apple.

Nokia lẽ ra nên kết hợp với hệ điều hành Android sớm hơn nếu hãng này thực sự muốn quay trở lại đường đua. Thay vào đó, công ty lại tiếp tục hợp tác với Microsoft, điều đã dẫn đến những thiệt hại nặng nề cho cả hai gã khổng lồ công nghệ.

2. Nokia thất bại vì thiếu sự đổi mới.

Nokia đã cố gắng trở lại cuộc đua bằng những chiếc điện thoại mới của mình với công nghệ mới nhất, nhưng đó vốn là những tính năng đã có hay có phần cũ kỹ, chưa phải là những thứ công nghệ dành cho tương lai.

Không chỉ thất bại với dòng điện thoại cao cấp (flagship phone) mà Nokia cũng bị tổn hại ở phân khúc tầm trung (mid-range segment). Sự thâm nhập của quá nhiều thương hiệu khác như Motorola, Xiaomi, HTC, Huawei đã khiến Nokia gặp thất bại ê chề.

3. Không có một hệ sinh thái hoàn chỉnh.

Nếu bạn suy nghĩ một cách kỹ lưỡng, những gì mà Google và Apple đã làm đó là tạo ra một cộng đồng bao gồm các nhà sản xuất điện thoại (phone makers), nhà phát triển (developers) và cả khách hàng.

Các thương hiệu mới đã tham gia hệ sinh thái này khi khách hàng rất hài lòng khi dùng thử chúng vì họ đã vốn quen với giao diện người dùng của Android.

Ngược lại, Nokia luôn cố gắng để đứng ngoài cuộc cạnh tranh này và sự cô lập đó đã khiến công chúng mất dần sự quan tâm đến thương hiệu.

4. Sự trỗi dậy của thị trường di động Trung Quốc.

Không lâu, kể từ khi thị trường điện thoại di động phát triển, các thương hiệu Trung Quốc bắt đầu sản xuất điện thoại di động với tốc độ không thể đánh bại.

Có lần người phát ngôn của Nokia nói rằng người Trung Quốc sản xuất điện thoại còn nhanh hơn cách chúng tôi thực hiện một ý tưởng mới của mình bằng PowerPoint.

5. Chọn nhầm CEO cũng là một nguyên nhân chính khác khiến Nokia thất bại.

5 lý do chính khiến 'đế chế một thời' Nokia thất bại trong thị trường điện thoại di động
Tại sao Nokia thất bại? 5 lý do chính khiến ‘đế chế một thời’ Nokia thất bại trong thị trường điện thoại di động

Khi Stephen Elop ngồi lên chiếc ghế CEO của Nokia vào quý 4/2010, Nokia khi đó vẫn có 28,2% thị phần (Market Share) điện thoại di động, bán ra 117 triệu máy, còn Samsung chỉ mới bán được 71 triệu máy và Apple chỉ là 13,4 triệu máy.

Vào thời điểm đó, hệ điều hành điện thoại di động mà Nokia lựa chọn, là Symbian, chiếm 36,6% thị trường điện thoại thông minh là cũng là nền tảng lớn nhất khi iOS của Apple chỉ mới có 16,7%.

Không ai có thể phủ nhận tài năng của Stephen Elop nhưng đôi khi, có một người nổi tiếng với đầy đủ các kỹ năng là không đủ để chuyển đổi một doanh nghiệp, đặc biệt là khi doanh nghiệp đang trong một thị trường rất năng động với sự cạnh tranh rất gay gắt.

Elop đã nhận ra những khó khăn mà Nokia đang gặp phải và ông đã cố gắng để đưa ra một số quyết định lớn nhưng tất cả đều vô vọng.

Nokia vẫn tiếp tục ‘té ngã’ và gánh thất bại trên đường đua mãi những ngày về sau đó !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

CEO: Sau hơn 20 năm tuyển dụng, tôi không còn muốn hỏi “Hãy giới thiệu về bản thân bạn?”

Trong hơn 20 năm làm việc và tuyển dụng, tôi luôn bắt đầu các cuộc phỏng vấn ứng viên bằng một câu hỏi rất đơn giản: “Hãy giới thiệu về bản thân bạn?”.

CEO: Sau hơn 20 năm tuyển dụng, tôi không còn muốn hỏi "Hãy giới thiệu về bản thân bạn?"
Getty Images

Nhiều người coi đây là một trong những câu hỏi phỏng vấn “khó nhất” hoặc “dễ mắc bẫy nhất”. Tuy nhiên, đây lại là cách phổ biến đối với các nhà quản lý tuyển dụng vì nó cho họ biết rất nhiều về các ưu tiên nghề nghiệp của ứng viên.

Nhưng giờ đây, tôi đang hỏi ứng viên một điều hoàn toàn khác:

“Bạn đang làm những công việc gì?”

Một ‘câu hỏi phỏng vấn khó’ mới.

Trong một thế giới đầy bất ổn và thay đổi ngày càng nhanh chóng như hiện nay, việc các nhà lãnh đạo tuyển những người có quan điểm toàn diện và đủ tư duy để giúp doanh nghiệp của họ tăng trưởng trong tương lai là điều quan trọng hơn bao giờ hết.

Đó là lý do tại sao, việc luôn tiến về phía trước, và “Bạn đang làm những công việc gì?” hay “Bạn đang làm việc trên những điều gì” là câu hỏi phỏng vấn số 1 mà các ứng viên cần chuẩn bị trước khi gặp gỡ với nhà tuyển dụng.

Nó cụ thể là những gì mà mọi người thường sử dụng để mô tả bản thân họ. Ví dụ: “nhà tư tưởng chiến lược“, “tận tâm cao độ”, “hướng đến kết quả” hay “người thực thi đỉnh cao”.

Làm thế nào để trả lời cho câu hỏi “Hãy giới thiệu về bản thân bạn?” từ nhà tuyển dụng?

Khi tôi hỏi ai đó rằng họ đang làm những công việc gì hay làm việc trên những điều gì, tôi đang tìm kiếm những ‘manh mối’ cho tôi biết cách các từ ngữ được sử dụng trong sơ yếu lý lịch (CV/Resume) của họ chuyển thành nhu cầu của thế giới thực hiện tại.

Tôi cũng muốn biết liệu họ có thể suy nghĩ, hành động và làm việc như thể họ đang ở trong một công ty khởi nghiệp hay làm việc với tư duy khởi nghiệp hay không, vì đó là điều mà mọi doanh nghiệp đều cần để phát triển và tồn tại. Ngay cả khi đó là Apple hay Microsoft.

Dưới đây là một số điều bạn cần suy nghĩ khi xây dựng câu trả lời của mình:

1. Thế giới đang thay đổi. Bạn có đang thay đổi với nó không?

Đối với hầu hết các doanh nghiệp, cách họ hoạt động trong quá khứ không còn hiệu quả cho đến ngày nay. Giữa những thời kỳ đầy gián đoạn và ‘mơ hồ’ chưa từng có, nhà tuyển dụng cần những người thực sự nhanh nhạy và có thể suy nghĩ sáng tạo.

Trong vài tháng qua, do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, nhiều nhân sự lần đầu tiên phải thích nghi với môi trường làm việc từ xa.

Nếu đó là bạn, hãy cân nhắc việc nói về những việc bạn đang làm để khiến công việc trở nên hiệu quả hơn hoặc giúp doanh nghiệp cộng tác dễ dàng hơn.

2. Bạn có ổn không khi bạn không có tất cả các câu trả lời?

Con đường phía trước sẽ đến từng đợt như những làn sống ngoài khơi. Không ai có thể biết chắc chắn thế giới sẽ như thế nào trong năm, ba hoặc thậm chí hai năm nữa. Và bạn phải thoải mái khi chấp nhận sự thật này.

Ví dụ: nếu bạn đang thử nghiệm các chiến lược khác nhau để đạt được mục tiêu, hãy thẳng thắn chia sẻ về những khó khăn mà bạn phải đối mặt trong suốt chặng đường đó với các nhà tuyển dụng.

Bạn học được gì từ những thất bại và thất bại đó lầ gì? Bạn đã áp dụng những bài học đó như thế nào để tìm ra những cách mới giúp ngày mai trở nên khác biệt và tốt hơn?

3. Bạn có phải là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ không?

Ngay cả khi bạn không có vai trò lãnh đạo ngay bây giờ, các doanh nghiệp vẫn muốn biết rằng bạn có tiềm năng lãnh đạo.

Và nếu bạn là một nhà lãnh đạo, họ muốn đảm bảo rằng bạn là người dễ mến, bạn có các giá trị phù hợp và có thể dễ dàng hòa hợp với những người khác.

“Khi mọi thứ trở nên khó khăn hơn, bạn bỏ cuộc hay đứng dậy?”

Nếu bạn đang phỏng vấn cho một vị trí quản lý, hãy nói về những gì bạn đã và đang làm để khiến đội nhóm của bạn cảm thấy đang được hỗ trợ, thúc đẩy và truyền cảm hứng.

Suy nghĩ tích cực (Positive thinking) cũng có giá trị không kém. Trong những thời điểm khó khăn, các nhân viên cần một nhà lãnh đạo có nhân cách và tinh thần mạnh mẽ để có thể mang lại cho họ niềm hy vọng và động lực làm việc.

4. Bạn có kỹ năng ra quyết định mạnh mẽ không?

Những nhân sự không thể thiếu nhất trong doanh nghiệp có thể nhanh chóng thích ứng các kỹ năng ra quyết định của họ trong những điều kiện thay đổi mà không đánh mất mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Có lẽ bạn đã được chọn để dẫn dắt hai hoặc ba dự án nào đó vào đầu năm. Nhưng trong những tháng sau đó, đội nhóm của bạn đã ít người hơn do bị sa thải.

Bạn cũng có ít nguồn lực hơn do ngân sách bị cắt giảm. Trong câu trả lời của bạn, hãy nói về những quyết định bạn phải đưa ra – một cách nhanh chóng – để đáp ứng thời hạn và làm cho mọi thứ trở nên hiệu quả hơn.

5. Nếu bạn không làm việc (hay khi bạn rãnh), bạn đã sử dụng thời gian của mình như thế nào?

Hàng triệu người đã mất việc làm trong năm nay – vì những lý do có thể bạn cũng như tôi, chúng ta đều hiểu. Cũng giống như cuộc khủng hoảng tài chính ‘khó quên’ năm 2008, bất kỳ ai thất nghiệp cũng là điều bình thường, bạn không cần phải giải thích cho ‘khoảng trống nghề nghiệp’ đó của bạn.

Cho dù câu trả lời của bạn là gì, điều thực sự mà các nhà tuyển dụng cần tìm kiếm từ các ứng viên ở đây là: Sự tò mò ‘vô độ’, sự ham học hỏi không ngừng, niềm đam mê ‘bất tận’ và cởi mở để thử những điều mới.

Một phiên bản mới và được cải tiến của chính bạn.

Cho dù hành trình của bạn có khó khăn đến đâu, điều tôi thực sự muốn biết là bạn đã kiên cường hay bền bỉ đến như thế nào khi mọi thứ trở nên khó khăn hơn.

Bạn đã cách gì? Bỏ chạy hay đứng dậy?

Ngay cả khi nhà quản lý tuyển dụng trong các cuộc phỏng vấn tiếp theo của bạn không trực tiếp hỏi bạn đang làm gì, hãy tìm cách để đưa vấn đề đó vào cuộc thảo luận.

Những điều bạn đã đạt được (thành tích) trong những năm qua cũng vẫn quan trọng, nhưng điều thú vị hơn nhiều – và sẽ giúp bạn khác biệt hơn so với các ứng viên đủ tiêu chuẩn khác – “bạn là ai hôm nay?”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Giá trị thị trường của Facebook chạm mốc 1000 tỷ USD đầu tiên trong lịch sử

Công ty truyền thông mạng xã hội này là công ty thứ năm của Mỹ đạt được cột mốc 1000 tỷ USD, cùng với những cái tên khác như Apple, Microsoft, Amazon và công ty mẹ của Google là Alphabet.

Giá trị thị trường của Facebook chạm mốc 1000 tỷ USD đầu tiên trong lịch sử
CEO Facebook Mark Zuckerberg

Vào ngày 28 tháng 6 vừa qua, lần đầu tiên trong lịch sử, Facebook chính thức chạm mốc trên 1.000 tỷ USD vốn hóa thị trường.

Công ty truyền thông mạng xã hội này là công ty thứ năm của Mỹ đạt được cột mốc quan trọng này, cùng với Apple, Microsoft, Amazon và công ty mẹ của Google là Alphabet.

Cổ phiếu của Facebook vào thời điểm đóng cửa tăng 4,2% ở mức 355,64 USD sau một phán quyết pháp lý thuận lợi nhằm bác bỏ đơn khiếu nại chống độc quyền do Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (FTC) và liên minh các tiểu bang đưa ra.

Doanh thu của Facebook chủ yếu đến từ nguồn quảng cáo vốn được cá nhân hóa cho hiển thị đối với người dùng ở cả mạng xã hội Facebook và Instagram.

Ngoài ra, công ty cũng có một mảng kinh doanh phần cứng đang phát triển khác, nơi họ đang xây dựng các sản phẩm khác như thiết bị gọi điện bằng video Portal, tai nghe thực tế ảo (VR) Oculus và kính thông minh, dự kiến ​​sẽ được phát hành vào năm 2021.

Facebook tổ chức đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào tháng 5 năm 2012, với giá trị vốn hóa thị trường (market cap) là 104 tỷ USD.

Giá trị của Facebook đã bị sụt giảm khoảng 19% trong năm 2018 sau khi công bố số liệu về doanh thu và người dùng trong quý 2 năm đó.

Sự sụt giảm này diễn ra trong bối cảnh Facebook đang phải đối mặt với một loạt các bê bối như: rò rỉ dữ liệu, tin tức giả mạo và đáng chú ý nhất là vụ bê bối Cambridge Analytica.

Theo đó, Cambridge Analytica, một đơn vị tư vấn chính trị của Anh đã truy cập bất hợp pháp vào kho dữ liệu của 87 triệu người dùng Facebook và sử dụng nó để nhắm mục tiêu quảng cáo cho Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016.

Bất chấp những vụ bê bối phải đối mặt, Facebook đã phục hồi và tiếp tục phát triển không ngừng về doanh thu trung bình trên mỗi người dùng (ARPU).

Giá cổ phiếu hiện tại của Facebook đã tăng hơn 90% kể từ ngày 27/7/2018.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Warren Buffett: Bạn có thể tăng mức độ thành công với 2 lựa chọn này

Warren Buffett, nhà đầu tư vĩ đại nhất trong thế hệ của chúng ta, là người luôn ủng hộ sự phát triển cá nhân và sự nghiệp, người đã chia sẻ vô số các lời khuyên về sự thành công trong cuộc sống.

Trước tiên, Buffett đã từng nói, “Trong thế giới kinh doanh, những người thành công nhất là những người được làm những gì mà họ yêu thích nhất.”

Làm những gì bạn yêu thích với những người bạn yêu mến.

Tất cả chúng ta đang cố gắng hết sức để quản lý “sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống” nhưng chúng ta vẫn nhận ra rằng chúng ta vẫn đang kiệt sức từng ngày.

Chúng ta cảm thấy áp lực khi làm việc trong một môi trường mà chúng ta luôn cảm thấy sợ hãi, đối mặt với một ông chủ và những đồng nghiệp không thực sự coi trọng chúng ta như một con người.

Tất cả những điều đó có thể thay đổi nếu bạn thực sự yêu thích công việc của mình và những người mà bạn chọn để làm việc cùng.

Tuy nhiên, liệu có bao nhiêu người trong chúng ta thực sự có thể thừa nhận rằng chúng ta đang ước mình có thể làm một điều gì đó khác – điều mà chúng ta thực sự yêu thích?

Tim Cook, Giám đốc điều hành của Apple, đã đưa ra lời khuyên này như một công thức thành công cho cá nhân ông: “Hãy làm những gì bạn yêu thích, và đặt toàn bộ trái tim của bạn vào nó, và sau đó chỉ cần bạn vui vẻ.”

Theo Tim Cook, lý do khiến rất nhiều người trong chúng ta không “say mê” với công việc của mình là do thiếu đam mê hay yêu thích với công việc.

Chúng ta không tìm thấy bất cứ ‘điểm ngọt ngào’ nào đó ở điểm giao nhau giữa làm những điều gì đó mà chúng ta đam mê và điều gì đó phục vụ người khác. Một cái gì đó đủ hấp dẫn để giúp chúng ta có thể thức dậy vào mỗi buổi sáng với tràn đầy năng lượng.

Việ tìm ra giao điểm đó là điều sẽ mở đường cho một cuộc sống hạnh phúc và viên mãn.

Hạnh phúc là chìa khoá để thành công.

Nhà triết học nổi tiếng thế giới Albert Schweitzer từng nói: “Thành công không phải là chìa khóa của hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc là chìa khóa của thành công. Nếu bạn yêu thích những gì bạn đang làm, bạn sẽ sớm thành công”.

Và khi bạn hạnh phúc, bạn sẽ có thêm động lực để thành công bằng cách dành nhiều thời gian hơn để hoàn thành công việc – những công việc mà bạn thực sự thích làm.

Sự khác biệt ở đây là bạn làm điều đó vì bạn muốn, chứ không phải vì bạn đang làm theo lệnh của người khác hay làm việc vì tiền hoặc lợi nhuận.

Khi bạn yêu thích những gì bạn làm, bạn có mong muốn nội tại là làm việc hiệu quả hơn bởi vì bạn tin vào những gì bạn làm và sự khác biệt mà công việc của bạn tạo ra trong cuộc sống của những người mà bạn đang hỗ trợ hoặc phục vụ.

Quay trở lại quan điểm ban đầu của Buffett, khi bạn yêu thích những gì bạn làm, công việc không còn là công việc đơn thuần, nó bao gồm cả yếu tố giải trí.

Khi bạn là một doanh nhân, việc vượt qua những thăng trầm của doanh nghiệp trở nên dễ tiếp nhận hơn nhiều. Vì bạn là ông chủ của chính mình, bạn có thể tự thúc đẩy bản thân phát huy hết khả năng của mình.

Khi này, thành công sẽ sớm gõ cửa bạn !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Kantar: Top 100 thương hiệu có giá trị nhất thế giới trong năm 2021

Theo bảng xếp hạng Top 100 thương hiệu giá trị BrandZ 2021 của Kantar, Amazon đứng số vị trí số 1 năm thứ 3 liên tiếp.

Kantar: Top 100 thương hiệu có giá trị nhất thế giới trong năm 2021

Công ty nghiên cứu thị trường Kantar (có trụ sở tại Anh) vừa công bố bảng xếp hạng 100 thương hiệu giá trị hàng đầu thế giới trong năm 2021.

Vị thế vững vàng của các tập đoàn công nghệ và sự bứt phá mạnh mẽ của doanh nghiệp Trung Quốc là 2 điểm nhấn từ bảng xếp hạng 100 thương hiệu giá trị hàng đầu thế giới năm 2021.

Theo Kantar, tổng giá trị của 100 thương hiệu hàng đầu thế giới ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc 42% trong năm 2020, đạt mức 7.100 tỷ USD.

Các thương hiệu của Mỹ vẫn chiếm ưu thế lớn trong danh sách này, khi đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong năm qua và thâu tóm hầu hết vị trí trong top 10.

10 thương hiệu giá trị nhất năm 2021

Danh sách Kantar công bố xét về giá trị thương hiệu (Brand Value), không tính vốn hóa thị trường hay tổng tài sản các công ty đang nắm giữ.

Giá trị thương hiệu được Kantar tính toán bằng cách phân tích hoạt động tài chính của mỗi công ty, vai trò của thương hiệu trong việc ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của người dùng và tầm quan trọng của thương hiệu trong việc mang lại lợi nhuận cho công ty.

Các tập đoàn công nghệ thống trị Top 10.

Trong top 10 thương hiệu giá trị nhất thế giới, các hãng công nghệ chiếm hết 7 vị trí đầu tiên. Amazon có giá trị thương hiệu là 683,9 tỷ USD, tăng 64% so với năm 2020.

Apple theo sau ở vị trí thứ 2 (611 tỷ USD, tăng 74%), trong khi Google giành vị trí thứ 3 (458 tỷ USD, tăng 42%). Xếp thứ 4 là Microsoft (410,3 tỷ USD, tăng 26%).

Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Tencent đứng ở vị trí thứ 5 (240,9 tỷ USD, tăng 60%), tiếp theo là Facebook (226,7 tỷ USD, tăng 54%), Alibaba (197 tỷ USD, tăng 29%), Visa (191,3 tỷ USD, tăng 2%), McDonald’s (154,9 tỷ USD, tăng 20%) và Mastercard (112,9 tỷ USD, tăng 4%).

Trưởng bộ phận nghiên cứu toàn cầu của top 10 BrandZ Martin Guerrieria mô tả số liệu tăng trưởng của cả Amazon và Apple là “thực sự đáng kinh ngạc”. “Đây là lần đầu tiên chúng tôi có 2 thương hiệu trị giá hơn nửa nghìn tỷ USD”, Martin Guerrieria cho biết thêm.

Trong danh sách 100 thương hiệu giá trị nhất thế giới năm 2021, có sự xuất hiện của 13 thương hiệu mới, bao gồm sự xuất hiện lần đầu tiên của các hãng công nghệ như Nvidia (vị trí 12), Texas Instruments (35), Qualcomm (37), Zoom (52) và Spotify (99).

Hãng xe điện Tesla cũng lần đầu tiên góp mặt trong top 100, với thương hiệu được định giá 4,6 tỷ USD (vị trí 47).

Amazon là hãng hưởng lợi nhiều nhất do sự ảnh hưởng của dịch bệnh trên toàn cầu. Khi nhu cầu mua sắm trực tuyến của người dùng tăng mạnh, Amazon luôn là cái tên được người dùng lựa chọn đầu tiên.

Chính điều này giúp giá trị thương hiệu của Amazon tăng mạnh trong thời gian qua và trở thành công ty sở hữu thương hiệu giá trị nhất thế giới.

Bên cạnh công nghệ và thương mại điện tử, nhiều nhóm ngành khác cũng chứng kiến mức tăng trưởng giá trị thương hiệu ấn tượng trong năm qua gồm truyền thông, giải trí, kinh tế thuê bao. Đây là những ngành kinh tế có doanh thu tăng mạnh trong đại dịch.

Sự bứt phá từ các doanh nghiệp Trung Quốc.

Lần đầu tiên trong năm nay, các thương hiệu Trung Quốc xuất hiện nhiều hơn các công ty châu Âu.

Kantar cho biết các thương hiệu đến từ Trung Quốc có giá trị tăng trưởng nhanh nhất trong năm 2021 và nếu cứ tiếp tục giữ đà tăng trưởng này, có thể các thương hiệu Trung Quốc sẽ chiếm đa số trong top 100 thương hiệu giá trị nhất thế giới vào năm 2022.

Quốc gia tỷ dân chiếm tới 14% danh sách 100 thương hiệu hàng đầu, trong khi châu Âu chỉ chiếm 8%. 4 trong tổng số 5 thương hiệu có giá trị thương hiệu tăng hơn gấp đôi trong năm ngoái, cũng là những cái tên đến từ Trung Quốc.

Trong top 10, Trung Quốc sở hữu 2 cái tên là Alibaba và Tencent, còn ở vị trí thứ 11 là Mao Đài – thương hiệu đồ uống phát triển nhanh nhất hiện nay.

Trong số 10 thương hiệu có giá trị tăng trưởng mạnh nhất năm 2021, có đến 5 thương hiệu thuộc về Trung Quốc.

Với các thương hiệu Anh, tình trạng khó khăn vẫn tiếp tục. Vodafone, ở tuổi 60, là đại diện duy nhất của xứ sở sương mù trong 100.

Ngược lại, Thụy Điển hiện có 2 thương hiệu trong bảng xếp hạng, với gương mặt mới Spotify bên cạnh gã khổng lồ Ikea.

2 cái tên tiêu biểu mới với sự tăng trưởng thần tốc.

Kantar cũng công bố danh sách những thương hiệu có giá trị tăng trưởng nhanh nhất trong năm 2021.

Hãng xe điện Tesla đứng đầu danh sách này, khi cổ phiếu của công ty tăng mạnh trong thời gian qua giúp giá trị vốn hóa thị trường tăng trưởng mạnh. Giá trị thương hiệu của Tesla tăng lên đến 275% trong năm 2021, đạt mức 42,6 tỷ USD.

Xếp thứ 2 trong danh sách các thương hiệu tăng trưởng mạnh nhất là TikTok, với mức tăng 158%, đạt giá trị 43,5 tỷ USD.

Sự thay đổi vị trí trong bảng xếp hạng thương hiệu được cho là rất “chóng mặt” và việc lọt vào top 10 vào năm sau sẽ là một thách thức lớn đối với bất kỳ thương hiệu nào.

Nhưng “những công ty như Tesla và TikTok, tôi nghĩ rằng có thể làm được”, Martin Guerrieria nhận định. “Tesla và TikTok đều là thương hiệu mới nhưng khẳng định giá trị nhanh chóng”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Giá trị vốn hoá Microsoft lần đầu tiên chạm mốc 2.000 tỷ USD

Giá cổ phiếu của Microsoft đã tăng 600% trong nhiệm kỳ của Satya Nadella và hiện tập đoàn này có giá trị vốn hoá thị trường (market cap) hơn 2.000 tỷ USD.

Giá trị vốn hoá Microsoft lần đầu tiên chạm mốc 2000 tỷ USD
CEO of Microsoft Satya Nadella

Theo đó, giá trị của Microsoft đã tăng gấp đôi trong thời gian hai năm, một phần bởi nhu cầu đối với các sản phẩm như Microsoft Teams (ứng dụng trò chuyện nhóm) đã tăng trưởng mạnh trong thời gian diễn ra đại dich Covid-19 khi doanh nghiệp ưu tiên làm việc từ xa.

Việc giá cổ phiếu của Microsoft tăng cao phản ánh một doanh nghiệp đang được trẻ hóa, một doanh nghiệp đã nhìn xa hơn hệ điều hành Windows vốn đã thống trị thị trường của mình và tìm kiếm sự tăng trưởng mới trong lĩnh vực điện toán đám mây và M&A.

Giá cổ phiếu của Microsoft đã tăng hơn 600% kể từ khi Satya Nadella thay thế Steve Ballmer để trở thành CEO của công ty này vào năm 2014. (Trong 14 năm giữ chức CEO của Steve Ballmer, giá cổ phiếu của Microsoft đã giảm 32%.)

Một trong những động thái đầu tiên mà tân CEO Nadella từng tiết lộ là các ứng dụng Office như Word và Excel đã có sẵn trong iOS của Apple và Android của Google, thay vì chỉ giới hạn nó cho các điện thoại thông minh chạy Windows.

Một năm sau, khi Windows 10 ra mắt, nó là một bản cập nhật miễn phí, vốn không giống với bản có trả phí như Windows 7 và Windows 8 trước đây.

Trước khi đảm nhận vị trí CEO, Nadella là nhà lãnh đạo của hệ thống dịch vụ đám mây Azure của Microsoft.

Microsoft dưới thời của Nadella đã trở nên ‘dịu dàng hơn’ và cởi mở hơn trong việc cạnh tranh với các đối thủ ở những thời điểm cần thiết.

Vào ngày 24/6 vừa qua, trong một bài phát biểu, Nadella đã thông báo Windows 11 sẽ hỗ trợ các ứng dụng chạy hệ điều hành Android của Google và cũng đã dành phần cuối của bài thuyết trình để miêu tả Microsoft là một lựa chọn thân thiện hơn cho các nhà phát triển phần mềm so với Apple.

Microsoft của Nadella đã cố gắng tránh phần lớn sự giám sát chống độc quyền, điều mà công ty này từng bất chấp trong quá khứ.

Trong khi đó, Amazon, Apple, Facebook và Google đều phải đối mặt với các áp lực từ các cơ quan quản lý trong những năm gần đây.

Dưới thời của Nadella, ngoài việc phát triển những sản phẩm vốn là thế mạnh của Microsoft, công ty này còn chi hàng chục tỷ đô la cho các thương vụ mua bán sáp nhập định đám (M&A).

Cụ thể, Microsoft đã chi hơn 45 tỷ USD để mua lại các công ty bao gồm mạng xã hội chuyên nghiệp số 1 thế giới LinkedIn, nhà phát triển trò chơi điện tử video Mojang và Zenimax, và cả dịch vụ lưu trữ mã code GitHub.

Microsoft là một trong những công ty đầu tiên vượt mức định giá 1.000 tỷ USD vào tháng 4 năm 2019. Không lâu trước đó, Microsoft cũng đã giành lại danh hiệu công ty đại chúng có giá trị nhất thế giới, mặc dù ngày nay vị trí này đã lại thuộc về Apple.

Amazon và công ty mẹ của Google, Alphabet hiện cũng đều có giá trị hơn 1.000 tỷ USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

YouTube thêm tính năng ‘Picture-in-Picture’ vào iPhone và iPad

Hiện tính năng này chỉ dành cho những người đăng ký có trả phí (subscribers) trên nền tảng, nhưng nó sẽ sớm được triển khai cho tất cả người dùng.

YouTube thêm tính năng 'Picture-in-Picture' vào iPhone và iPad

‘Picture-in-Picture’ (PiP) là gì?

‘Picture-in-Picture’ cho phép người dùng xem video YouTube trong một trình phát mini thu nhỏ trong khi vẫn có thể mở và xử lý một trình duyệt khác ngoài ứng dụng. Bạn có thể di chuyển trình phát mini này bằng cách kéo nó.

PiP sẽ sớm được áp dụng cho cả iPhone và iPad.

Ứng dụng YouTube trên các thiết bị chạy iOS sẽ sớm nhận được hỗ trợ tính năng picture-in-picture, điều này cho phép tất cả người dùng có thể xem video trong khi vẫn có thể làm những công việc khác trực tiếp trên iPhone và iPad của họ.

Người phát ngôn của YouTube trao đổi với The Verge rằng tính năng này hiện đang được triển khai cho những người đăng ký Premium (có trả phí) tuy nhiên trước mắt nó cũng đang được triển khai cho tất cả người dùng iOS (bao gồm cả những người dùng miễn phí) ở Mỹ và tiến tới là áp dụng cho người dùng toàn cầu.

YouTube cũng thông báo thêm là hiện Apple chỉ hỗ trợ tính năng picture-in-picture cho iPad chạy từ iOS 9, iPhone chạy từ iOS 14 trở lên và chạy tốt nhất trên trình duyệt Safari.

Người dùng iOS, có hoặc không có đăng ký YouTube Premium cũng sẽ sớm có quyền truy cập vào tính năng này bằng ứng dụng YouTube, điều mà những người dùng Android vốn đã được trải nghiệm trong nhiều năm.

YouTube không cung cấp lịch trình cụ thể về thời điểm tính năng này sẽ đến với các người dùng miễn phí, nhưng cho biết nó đang được triển khai cho nhóm người dùng có trả phí.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Long Trần | MarketingTrips 

LG đang tìm nguồn thu từ kho bản quyền khổng lồ

Sau khi rút khỏi thị trường di động, LG Electronics đang tìm kiếm nguồn thu mới từ kho bằng sáng chế liên quan tới viễn thông khổng lồ. 

LG đang tìm nguồn thu từ kho bản quyền khổng lồ

Korea Times dẫn lời một quan chức LG Electronics cho biết, họ đang nghiên cứu những cách tận dụng bằng sáng chế không dây.

Đây sẽ là tài sản đóng góp cả về doanh thu và sáng tạo tương lai cho công ty. Tháng 7 năm nay, hãng điện tử Hàn Quốc sẽ chính thức ngừng kinh doanh smartphone.

Điều này không đồng nghĩa LG Electronics có ý định chuyển đổi thành một “patent troll” (trục lợi từ sáng chế). Tuy nhiên, công ty dự định áp dụng các biện pháp như nộp đơn lên tòa án để bảo vệ bằng sáng chế viễn thông.

Cụ thể hơn, hãng xem xét danh sách những cái tên mà họ tin là sử dụng bản quyền của mình không có giấy phép. LG đã nhận được bồi thường thiệt hại từ người vi phạm hoặc ký hợp đồng cấp phép bổ sung, từ đó gia tăng doanh thu.

Đầu tháng này, một tòa án khu vực tại Đức ra phán quyết rằng nhà sản xuất điện tử tiêu dùng TCL của Trung Quốc đã vi phạm một trong các bằng sáng chế LTE của LG.

Năm 2018, LG cũng đệ ba đơn kiện khác nhau lên tòa án Đức, chống lại nhà sản xuất smartphone Wiko của Pháp do vi phạm tiêu chuẩn bằng sáng chế tiêu chuẩn (SEP) LTE.

Một năm sau, tòa án ra phán quyết nghiêng về phía LG song Wiko đã kháng cáo.

Năm 2017, LG có hành động pháp lý chống lại nhà sản xuất smartphone BLU của Mỹ khi đệ đơn lên tòa án Delaware và Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ do vi phạm 5 trong số các SEP LTE. Vụ kiện khép lại vài tháng sau đó do BLU ký thỏa thuận trả phí bản quyền cho LG.

Xét tới các trường hợp kể trên, LG dường như sẽ tiếp tục các vụ kiện bản quyền chống lại các nhà sản xuất smartphone toàn cầu chưa ký hợp đồng cấp phép với mình. LG có khả năng hưởng lợi từ điều này vì số lượng bằng sáng chế đang nắm giữ.

Theo hãng nghiên cứu và tư vấn tài sản sở hữu trí tuệ TechIPm, từ năm 2012 tới 2016, LG đứng đầu thế giới về danh mục SEP 4G (LTE/LTE-A).

Trong khi đó, hãng nghiên cứu IPlytics gần đây xếp hạng LG đứng thứ ba toàn cầu trong danh mục SEP 5G với hơn 3.700 bằng sáng chế.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Facebook sẽ sớm ra mắt đồng hồ thông minh

Facebook được cho đang phát triển mẫu smartwatch trang bị 2 camera, dự kiến ra mắt vào năm 2022.

Theo The Verge, mẫu smartwatch đầu tiên của Facebook sẽ trang bị màn hình và 2 camera có thể tháo rời, phục vụ người dùng chụp ảnh, quay video để đăng lên các ứng dụng của công ty.

Một camera phía trước dành cho tính năng gọi video, trong khi camera sau sẽ được dùng để chụp ảnh khi tháo khỏi khung đồng hồ.

Smartwatch là một phần trong kế hoạch của Facebook nhằm cạnh tranh với Apple, Google trên thị trường phần cứng. Thiết bị còn tạo cơ hội để Facebook đối đầu Táo khuyết trong bối cảnh quan hệ giữa 2 công ty không mấy tốt đẹp.

Mâu thuẫn giữa Facebook và Apple khởi nguồn từ tính năng giám sát quyền riêng tư trên iOS 14.5.

Trong khi Apple đề cao quan điểm bảo vệ quyền riêng tư, yêu cầu các công ty như Facebook xin ý kiến trước khi theo dõi người dùng, mạng xã hội này cho rằng điều đó ảnh hưởng đến doanh thu quảng cáo, vốn là “gà đẻ trứng vàng” cho công ty.

Thông tin phát triển smartwatch xuất hiện sau khi Facebook đối mặt nhiều vụ bê bối liên quan đến quyền riêng tư.

Theo The Verge, chúng có thể khiến Facebook gặp khó trong việc thuyết phục người dùng mua mẫu smartwatch này, đặc biệt khi sản phẩm còn tập trung vào tính năng theo dõi sức khỏe và đo nhịp tim.

Nhiều lo ngại rằng thông tin về sức khỏe, nhịp tim có thể giúp Facebook biết rõ hơn về từng người dùng, sau khi các dịch vụ của công ty này đã thu thập quá nhiều dữ liệu.

Nguồn tin giấu tên cho biết Facebook còn đang tiếp cận các công ty sản xuất phụ kiện, giúp gắn camera lên nhiều vật dụng như balo.

Facebook cũng có thể hợp tác với một số nhà mạng tại Mỹ để tích hợp kết nối LTE, cho phép smartwatch hoạt động độc lập mà không cần kết nối với smartphone.

Facebook được cho sẽ ra mắt mẫu smartwatch đầu tiên vào mùa hè năm 2022 với giá bán 400 USD, tương đương Apple Watch Series 6. 

Doanh số mong muốn cho thiết bị là vài trăm nghìn, thấp hơn so với 34 triệu chiếc Apple Watch được bán ra vào năm ngoái, theo Counterpoint Research.

Đây không phải lần đầu Facebook ra mắt sản phẩm phần cứng. Năm 2013, smartphone Facebook chạy Android hợp tác với HTC thất bại thê thảm, trong khi doanh số kính thực tế ảo Oculus và màn hình thông minh Portal chưa được tiết lộ.

Dù vậy, một quan chức Facebook cho biết doanh số Oculus Quest 2 cao hơn toàn bộ kính VR Oculus trước đây cộng lại.

Năm 2019, Facebook từng cân nhắc mua lại hãng thiết bị đeo Fitbit trước khi Google đàm phán thành công. Facebook đã chi khoảng 1 tỷ USD, dành hàng trăm nhân viên để phát triển chiếc smartwatch đầu tiên.

Tuy nhiên ngay cả khi trang bị camera và những tính năng độc đáo, chưa chắc thiết bị của công ty này được đón nhận như Apple Watch.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Facebook đang bị điều tra kép tại châu Âu

Facebook đang đối mặt với hai cuộc điều tra riêng biệt của các cơ quan quản lý châu Âu liên quan đến độc quyền quảng cáo trực tuyến.

Trong một tuyên bố hôm 4/6, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết đang điều tra việc Facebook vi phạm các quy tắc cạnh tranh của Liên minh châu Âu (EU), trong đó chủ yếu đánh giá cách mạng xã hội sử dụng dữ liệu thu thập từ các nhà quảng cáo trên nền tảng để áp đảo các công ty khác.

Nếu phát hiện các dấu hiệu vi phạm, Facebook có thể đối mặt với khoản tiền phạt khổng lồ, cũng như phải thay đổi mô hình kinh doanh dựa trên dữ liệu người dùng hiện tại.

Margrethe Vestager, Ủy viên thuộc Ủy ban Cạnh tranh châu Âu, nhấn mạnh rằng cuộc điều tra sẽ tập trung vào việc Facebook có dùng dữ liệu thu thập được để làm “sai lệch cạnh tranh” hay không.

Vestager ví dụ, Facebook có thể sử dụng thông tin về sở thích người dùng, sau đó đề xuất kết quả riêng trên nền tảng mua bán “cây nhà lá vườn” Marketplace. Điều này đã vi phạm tính cạnh tranh và có yếu tố độc quyền.

Trong khi đó, Cơ quan Cạnh tranh và Thị trường Anh (CMA) cũng đang kiểm tra xem việc sử dụng dữ liệu của Facebook có gây ra “sự không công bằng cho các đối thủ cạnh tranh trong việc cung cấp dịch vụ cho các quảng cáo và hẹn hò trực tuyến” hay không.

Các dịch vụ CMA nhắm tới là Marketplace và Dating – dịch vụ hẹn hò trực tuyến của Facebook.

“Việc sử dụng lợi thế của mình trên nền tảng mà Facebook đang làm có thể khiến các công ty khác khó thành công hơn, nhất là các doanh nghiệp mới và quy mô nhỏ.

Điều này có thể làm giảm sự lựa chọn của khách hàng”, Andrea Coscelli, Giám đốc CMA, cho biết. “Chúng tôi sẽ làm việc chặt chẽ với EC để điều tra những vấn đề này”.

CMA đã mở hàng loạt cuộc điều tra nhằm vào các “ông lớn” công nghệ Mỹ thời gian qua, gồm Facebook, Google và Apple.

Nội dung điều tra chủ yếu nghi ngờ các công ty vi phạm luật chống cạnh tranh của EU và hành vi độc quyền. Riêng Facebook cho biết sẽ hợp tác toàn diện với các cơ quan điều tra tại châu Âu nhằm chứng minh họ vô tội.

Tại Mỹ, Facebook hiện cũng đối mặt với hàng chục vụ kiện về hành vi chống độc quyền và phản cạnh tranh từ các bang và tổ chức chính phủ kể từ tháng 12 năm ngoái.

Trong đó, đơn kiện từ Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ có thể khiến Facebook phải thoái vốn tại Instagram và WhatsApp và tách các công ty này hoạt động độc lập.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Hà Anh | MarketingTrips

Apple sẽ phải thay đổi mô hình ‘gà đẻ trứng vàng’ với App Store

Phần trả lời của CEO Tim Cook là bước ngoặt mới trong cuộc chiến pháp lý giữa Apple và Epic Games.

Việc Fortnite bị xóa khỏi App Store khởi nguồn cho vụ kiện giữa Epic Games và Apple. Ảnh: Cnet.

Những phiên điều trần trong vụ kiện của Epic Games với Apple đã kết thúc vào tuần qua, với sự xuất hiện của CEO Apple Tim Cook.

Khi phiên tòa mới bắt đầu, nhiều chuyên gia pháp luật như nhà phân tích Nick Rodelli cho rằng Epic chỉ có 1/3 khả năng chiến thắng. Tuy nhiên, sau khi những phiên điều trần kết thúc, kết quả của vụ kiện lại khó đoán hơn.

Ông Nick Rodelli cho rằng Epic hiện tại có tới 55% khả năng chiến thắng, bởi Apple đã đánh mất đi giá trị và uy tín của mình khi cố gắng ngụy biện trước những câu hỏi quan trọng mà thẩm phán đưa ra.

Thẩm phán Yvonne Gonzalez Rogers có vẻ cũng quan tâm đến các thông tin kinh doanh hơn là các tiền lệ pháp lý cũ, một điểm có lợi cho Epic.

Lợi nhuận từ App Store.

Cuộc chiến pháp lý giữa Epic Games và Apple bắt đầu vào năm 2020, khi hai bên tranh luận về mức phí 30% mà Apple thu từ các nhà phát triển ứng dụng.

Epic khẳng định Apple nhận được các khoản lợi nhuận khổng lồ lên tới 78% từ ứng dụng và điều này cho thấy rõ ràng hành vi độc quyền của Apple.

Apple bác bỏ cáo buộc độc quyền, nhưng không cung cấp thông tin gì thêm về con số lợi nhuận mà Epic đưa ra. Đại diện của Apple lập luận rằng không thể tính toán một con số lợi nhuận cụ thể cho App Store vì công ty không phân chia chi phí và doanh thu theo cách đó.

Epic cho rằng việc Apple không muốn chia sẻ chi tiết về mức lợi nhuận là bằng chứng cho thấy hãng đã nhận thức được cuộc chiến chống cạnh tranh đang diễn ra.

Sự xuất hiện của Tim Cook.

Những người quan sát và có mặt tại phiên tòa khẳng định rằng lời khai của Tim Cook sẽ là một bước ngoặt mới gây bất lợi cho Apple, bởi ông luôn né tránh các câu hỏi về vấn đề biên lợi nhuận và nhiều vấn đề khác.

Luật sư Gary Bonstein của Epic đã đưa ra nhiều câu hỏi dành cho CEO Apple về điều khoản và điều kiện đối với các nhà phát triển ứng dụng . Tuy nhiên, Tim Cook thường xuyên trả lời ngây rằng ông không biết rõ chi tiết.

Tim Cook cũng không thể lý giải tại sao Google phải trả cho Apple số tiền ước tính lên tới 10 tỷ USD mỗi năm để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên iPhone.

“Liệu có thể tin được rằng Apple không nắm rõ và không hiểu lợi nhuận của chính mình? Đây sẽ là bằng chứng làm ảnh hưởng đến uy tín của Apple trước toà án”, chuyên gia pháp lý Rodelli nhận xét.

Thẩm phán Gonzalez Rogers cũng đặt ra câu hỏi, tại sao sau thời điểm mà Epic đưa đơn kiện thì Apple lại cắt giảm 30% hoa hồng xuống còn 15% cho một số loại giao dịch, ứng dụng.

Nữ thẩm phán cho rằng hành động của Apple có thể là phản ứng từ vụ kiện pháp lý chứ không phải để tăng khả năng cạnh tranh.

Trả lời câu hỏi này, CEO Tim Cook cho rằng Google đã cắt giảm mức phí của Play Store xuống còn 15% để cạnh tranh sau khi Apple làm điều đó.

Thị trường của App Store là gì.

“Nếu Epic có thể thuyết phục trước tòa rằng thiết bị Apple là một thị trường độc quyền, họ có thể thành công. Chúng tôi thì cho rằng điều đó khó xảy ra”, Amit Daryanani, nhà phân tích tại Evercore ISI nhận xét.

CEO Tim Cook cho rằng mặc dù Apple kiểm soát quyền truy cập vào iPhone thông qua App Store, người dùng vẫn có thể chuyển sang các hệ sinh thái khác, và nhà phát triển cũng có thể tiếp cận người dùng trên các hệ sinh thái đó.

Theo Apple, thị trường cho game Fortnite lớn hơn hẳn so với các app hẹn hò hoặc ứng dụng chỉ chạy trên smartphone. Game của Epic hoạt động trên cả nền tảng Windows, Xbox và PlayStation.

Tại phiên tòa xét xử, các tài liệu của toà án tiết lộ rằng doanh thu từ App Store chỉ chiếm 7% tổng doanh thu của Fortnite.

Tiền lệ MacBook.

Trong phiên tòa, Epic Games tuyên bố rằng họ hy vọng thẩm phán sẽ ra lệnh cho Apple nới lỏng chính sách, cho phép các nhà phát triển phân phối ứng dụng bên ngoài App Store và cho phép thanh toán bên ngoài hệ thống độc quyền của Apple.

Apple bác bỏ cáo buộc độc quyền và cho biết giải pháp do Epic Games đề xuất sẽ không hiệu quả, vì nó sẽ làm giảm tính bảo mật của iPhone và khiến quá trình thu tiền thanh toán trở nên rắc rối hơn

Epic phản hồi bằng ví dụ MacBook và iMac. Các thiết bị này cho phép người dùng cài đặt ứng dụng từ nguồn bên ngoài, không nằm trong Mac Store.

Trả lời câu hỏi này, đại diện Apple thừa nhận Mac không an toàn.

“Chúng tôi thừa nhận có malware trên Mac, và nhận thấy vấn đề này không thể chấp nhận được và tệ hơn nhiều so với iPhone”, Craig Federighi, Phó chủ tịch mảng phần mềm của Apple cho biết.

“Mac là một chiếc xe mà bạn có thể mang ra đường và đi bất cứ nơi đâu. Nhưng với iPhone, chúng tôi đã tạo ra một thiết bị mà, bà biết đấy, trẻ em, kể cả trẻ sơ sinh, cũng có thể sử dụng và được an toàn”, ông Federighi nói trước tòa.

Mức phí 30% của Apple vẫn là tâm điểm.

Các nhà phân tích cho biết không có gì ngạc nhiên khi thẩm phán Yvonne Gonzalez Rogers nghi ngờ lập luận của cả hai bên.

Bà Rogers tỏ ra nghi ngờ về một số tuyên bố của Apple, chẳng hạn như sự kiểm soát chặt chẽ của họ đối với hoạt động tiếp thị và đánh giá ứng dụng, điều này đã vượt qua các cáo buộc chống độc quyền của Epic Games.

Bà cũng xem xét liệu có đủ tiền lệ pháp lý và bằng chứng để chứng minh Apple đang ở vị thế độc quyền và có hành vi chống cạnh tranh hay không.

Bà cho rằng nếu Apple có đối thủ cạnh tranh, chắc chắn con số 30% phải thay đổi kể từ khi hãng giới thiệu App Store. Thực tế là Apple vẫn giữ con số 30% hơn 10 năm nay.

Quyết định của tòa sẽ chỉ được công bố trong vài tuần tới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

CEO Apple: ‘Chúng tôi không muốn đẩy người dùng vào nguy hiểm’

CEO Apple cho rằng nếu iPhone hỗ trợ kho ứng dụng của bên thứ 3, người dùng có thể thường xuyên đối mặt với các phần mềm độc hại và tội phạm mạng.

CEO Apple – Tim Cook

Trong buổi hầu tòa vào ngày 21/5, Tim Cook trình giải thích lý do App Store là cửa hàng ứng dụng duy nhất trên iPhone.

Theo vị lãnh đạo này, ông chưa bao giờ có ý định thử nghiệm mở kho ứng dụng của bên thứ 3 dành cho thiết bị của hãng, bởi vì điều đó sẽ đẩy người dùng gần hơn với nguy cơ tiếp xúc phần mềm độc hại.

Quan điểm của CEO Apple nhận được sự tán đồng từ Giáo sư Justin Cappos, làm việc tại Trường Kỹ thuật Tandon, thuộc Đại học New York.

“Rõ ràng không thể để người dùng tự ý cài đặt phần mềm từ kho ứng dụng của riêng họ”, Giáo sư Justin Cappos nêu quan điểm trên chuyên trang Yahoo Finance.

“Ngay cả khi đó là ứng dụng quen thuộc, vẫn tiềm ẩn nguy cơ gia tăng mã độc và lừa đảo trên iPhone”.

Tất nhiên, Apple chặn cửa hàng ứng dụng của bên thứ 3 trên iPhone không chỉ đơn giản là bảo vệ người tiêu dùng. Hãng còn thu về khoản phí 30% đối với các giao dịch được thực hiện thông qua App Store.

Nói cách khác, cho dù Apple đúng khi bảo vệ người tiêu dùng, sự thống trị của App Store vẫn khiến họ gặp rắc rối với quy định chống độc quyền.

Lập trường của Tim Cook.

Trong vụ kiện chống độc quyền đang được tòa án xem xét, Epic tuyên bố Apple lạm dụng vị thế của App Store, buộc các nhà phát triển dùng hệ thống thanh toán do họ quản lý và trả khoản phí 30%.

Từ hè 2020, Epic khơi mào sự việc bằng bản cập nhật Fortnite, bổ sung thêm tùy chọn thanh toán tiền tệ trong trò chơi qua kênh riêng của mình với giá rẻ hơn App Store. Apple đã đáp lại bằng cách gỡ Fortnite khỏi gian hàng ứng dụng và khóa tài khoản nhà phát triển của Epic.

Hãng game nhanh chóng đệ đơn kiện Apple về hành vi độc quyền, yêu cầu giảm mức phí giao dịch thông qua App Store hoặc cho phép cửa hàng ứng dụng của bên thứ 3 hoạt động trên iPhone.

Phiên tòa đã diễn ra trong tháng 5 với nhiều cuộc tranh luận gay gắt, dự kiến Thẩm phán Yvonne Gonzalez Rogers sẽ công bố phán quyết vào tuần sau.

Tại đây, Epic lập luận rằng nếu cửa hàng ứng dụng của bên thứ 3 xuất hiện trên iPhone, các nhà phát triển có thể giảm giá ứng dụng vì sẽ không mất 30% phí cho Apple.

Có mặt tại tòa, Tim Cook bảo vệ quan điểm của hãng về việc không cho phép kho ứng dụng bên ngoài xuất hiện trên iPhone.

Bằng cách so sánh số lượng phần mềm độc hại trên iOS với những nền tảng cho phép cài đặt ứng dụng của bên thứ 3 – Cook khẳng định iPhone chỉ chiếm 1-2% trường hợp bị nhiễm mã độc, trong khi tỷ lệ này trên Android, Windows lên đến 30-40%.

“Nếu nhìn vào phần mềm độc hại trên iOS so với Android và Windows, nó thực sự không đáng kể”.

Số liệu đứng về phía Apple.

Quan điểm của Cook được củng cố bởi Báo cáo về các mối đe dọa trên thiết bị thông minh năm 2020 do Nokia phát hành.

Theo đó, có 26,64% trường hợp lây nhiễm phần mềm độc hại đến từ các thiết bị Android.

Con số này giảm so với mức 47,15% vào năm 2019. Nokia cho rằng bảo mật trên Android được cải thiện so với trước, ngoài ra, tin tặc dần chuyển hướng tấn công sang các thiết bị IoT.

Trong khi đó, 38,92% tổng số vụ lây nhiễm phần mềm độc hại xuất phát từ PC chạy Windows. Tỷ lệ tương ứng trên iPhone của Apple chỉ ở mức 1,72%. Phần còn lại thuộc về các thiết bị IoT khác.

Tại sao sự khác biệt giữa 3 hệ điều hành? Giáo sư Cappos cho rằng có vài yếu tố tác động, bao gồm việc iOS được cập nhật thường xuyên hơn so với Android và Windows.

Các bản cập nhật hệ điều hành sẽ vá lỗi mà tin tặc có thể khai thác bằng phần mềm độc hại, khiến thiết bị khó bị bẻ khóa hơn.

Ngoài ra, Android và Windows là 2 trong số các nền tảng được sử dụng nhiều nhất trên thế giới, điều này khiến chúng trở thành mục tiêu hấp dẫn đối với tội phạm mạng.

Cả App Store và Play Store đều có quy trình tự động phát hiện phần mềm độc hại, nhưng Google gặp rắc rối khi cho phép người dùng truy cập cửa hàng ứng dụng của bên thứ 3.

Hầu hết chuyên gia bảo mật khuyến cáo không tải xuống ứng dụng từ những nơi này do nguy cơ bị chèn mã độc.

Trong khi đó, Windows cho phép người dùng cài đặt ứng dụng thông qua Windows Store hoặc tải xuống từ bất kỳ nơi nào trên web.

“Ngọn cờ Bảo mật” không thể bảo vệ Apple?

Apple không công bố chi tiết doanh thu từ App Store, thay vào đó, họ gộp với mảng Dịch vụ.

Lĩnh vực kinh doanh này, bao gồm cả Apple TV +, Apple Music + và iCloud, thu về 53,7 tỷ USD vào năm 2020, tương đương 20% ​​trong tổng doanh thu 274 tỷ USD của Apple. Điều đó chứng tỏ App Store đang tạo ra lượng tiền lớn cho công ty.

Món lợi nhuận khổng lồ cùng chính sách kiểm soát chặt chẽ trên kho ứng dụng, Apple có thể đối mặt với cáo buộc cạnh tranh bất bình đẳng.

Theo Giáo sư Shubha Ghosh của Đại học Luật Syracuse, Apple cần phải chứng minh rằng hoạt động kinh doanh này tương xứng với mức độ bảo mật mà họ mang lại.

Đôi khi trong mắt của Thẩm phán Gonzalez Rogers, 30% phí hoa hồng trên mỗi giao dịch và bảo mật của nền tảng không đi chung với nhau.

Thậm chí, bảo mật có thể không phải là mối quan tâm của thẩm phán. “Các tòa án chống độc quyền không quan tâm quá nhiều đến sự an toàn – họ quan tâm đến sự cạnh tranh”, Giáo sư Sam Weinstein của Trường Luật Cardozo giải thích.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Ba yếu tố tạo nên thành công của Apple

Với độ nhận diện công chúng cùng doanh số bán sản phẩm tốt, Apple đang là ông lớn công nghệ thành công nhất trên thế giới.

Ba yếu tố tạo nên thành công của Apple

Logo trái táo khuyết xuất hiện ở mọi nơi, từ thành thị đông đúc cho đến các vùng nông thôn chưa phát triển. Khi nhìn vào một thiết bị iPhone hoặc Macbook, bạn biết ngay chúng được sản xuất bởi công ty nào.

Vậy điều gì đã khiến Apple gặt hái được nhiều thành công đến vậy? Theo Make Use Of, có một vài lý do sau:

Mục tiêu rõ ràng.

Từ ngày đầu tiên, các CEO của nhà táo khuyết đã vạch ra một đích đến rành mạch cho công ty.

Theo David Andrew, một chuyên gia marketing, chiến lược của Apple xoay quanh việc đem lại công nghệ kỹ thuật số cho mọi người cũng như thay đổi cách chúng ta nghĩ, làm, học hỏi và giao tiếp. Cho đến nay, họ vẫn giữ vững nguyên tắc này.

Ngoài ra, huyền thoại Steve Jobs cho rằng việc chỉ tập trung công sức vào một vài dự án có ý nghĩa cũng rất quan trọng. Điều này mang lại tính hiệu quả cao cũng như tiết kiệm được nhiều công sức và chất xám.

Họ là những người tiên phong trong việc đem lại cho chúng ta những thiết bị di động tiện lợi và hữu ích. Apple xem như đã hoàn thành được sứ mệnh của mình.

Làm tốt hơn đối thủ.

Có một sự thật đó là iPhone không phải chiếc điện thoại đầu tiên có màn hình cảm ứng hay kết nối được với mạng không dây. Những công nghệ này đã ra đời từ trước đó.

Điều thật sự khiến Apple khác biệt đó là họ không ngại sử dụng ý tưởng của đối thủ và làm nó trở nên tốt hơn.

“Chúng tôi không làm ra những chiếc điện thoại thông minh đầu tiên. Thứ Apple tạo ra là những chiếc điện thoại thông minh hiện đại nhất”, Tim Cook, CEO của công ty, chia sẻ với Fast Company.

Nếu không có họ, có lẽ chúng ta đã không có những chiếc iPhone hay iPad có chất lượng tốt như hiện nay.

Đãi ngộ khách hàng.

Thành công của Apple không chỉ nhờ vào chất lượng sản phẩm. Họ là chuyên gia trong việc thấu hiểu và chăm sóc người dùng.

Ngoài giao diện dễ sử dụng, công ty thường xuyên cho ra các bản cập nhật mới kể cả cho các dòng thiết bị đã ra mắt từ lâu.

Điều này rất thích hợp với người dùng có ý định sử dụng điện thoại lâu dài. Apple còn có nhiều ưu đãi giảm giá cho khách hàng nhỏ tuổi.

Nhưng điều khiến họ tự hào nhất có lẽ là khoản chăm sóc người dùng. Mỗi khi gặp sự cố, bạn có thể tin tưởng giao máy của mình cho bất kỳ trung tâm bảo hành uy tín nào.

Các nhân viên đã qua huấn luyện của họ sẽ xử lý vấn đề một cách tận tâm và đôi khi, họ sẽ đổi lại cho bạn một thiết bị hoàn toàn mới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Apple ghi nhận mức biên lợi nhuận gộp đạt 42.5% – cao nhất trong 9 năm trở lại

Bằng cách xây dựng bộ sản phẩm phần mềm mới và tính phí nhiều hơn cho iPhone, Apple đang thu được nhiều lợi nhuận hơn từ khách hàng của mình.

Trong báo cáo thu nhập hàng quý, Apple cho biết tỷ suất lợi nhuận gộp của họ (tỷ lệ phần trăm doanh thu còn lại sau khi tính giá vốn hàng đã bán) đã tăng lên mức 42,5%. So với mức là 40% cùng kỳ.

Đây là mức lợi nhuận cao nhất của Apple kể từ năm 2012, trong khi quy mô công ty ở hiện tại đã gấp đôi lúc bấy giờ.

Từ năm 2013 đến năm 2020, con số này luôn dao động trong khoảng 37% đến 39%, theo FactSet.

Ở thời điểm hiện tại, với giá trị vốn hoá lên đến 2000 tỷ USD, Apple là công ty có giá trị lớn nhất ở Mỹ và cả thế giới.

Apple cho biết mảng kinh doanh dịch vụ đã tăng 27% so với một năm trước đó, trong khi tỷ suất lợi nhuận gộp của họ tăng lên 70% từ mức 65% ở cùng kỳ năm ngoái.

Các nhà phân tích của Canaccord Genuity cho biết trong một báo cáo rằng Apple sẽ tạo ra biên lợi nhuận cao hơn khi người dùng trong 1,65 tỷ thiết bị đang hoạt động của họ sử dụng các sản phẩm phần mềm bổ trợ.

Các nhà phân tích viết: “Các mảng dịch vụ của Apple đang thúc đẩy tăng trưởng và biên lợi nhuận cao hơn so với mảng kinh doanh phần cứng nói chung.”

Ít nhất một phần trong số đó đến từ việc tăng giá bán sản phẩm. iPhone 12, được công bố vào tháng 10, bán đắt hơn 100 USD so với mẫu cơ bản của năm trước.

Các nhà phân tích tại Wedbush cho biết giá bán trung bình của iPhone cũng tăng cao hơn đối với các phiên bản iPhone Pro và Pro Max.

Trong khi doanh số bán iPhone đang di chuyển đều theo chu kỳ thì mảng phần mềm và dịch vụ đã cho phép Apple tìm ra một con đường tăng trưởng nhanh hơn bất kể mọi người có đang nâng cấp thiết bị của họ trong bất kỳ giai đoạn cụ thể nào hay không.

Tháng này, Apple cho biết họ đang thiết kế lại ứng dụng podcast của mình và sẽ có những cập nhật mới trong thời gian tới.

Về Spotify, đối thủ hàng đầu của Apple trong lĩnh vực âm nhạc và âm thanh cũng vừa tung ra dịch vụ đăng ký podcast của riêng mình.

Spotify cũng sẽ không cắt giảm doanh thu của dịch vụ đăng ký trong hai năm tới vì họ đang cố gắng thu hút các nhà phát triển nội dung mới đồng thời cho biết những nhà sáng tạo sẽ nhận được 100% doanh thu của họ mà không cần phải chia sẻ với Spotify, doanh thu này không bao gồm các phí giao dịch thanh toán.

Bắt đầu từ năm 2023, Spotify sẽ tính phí 5% cho dịch vụ này. Còn với Apple, họ cắt giảm 30% trong năm đầu tiên và sau đó sẽ giảm phí xuống còn 15% từ năm thứ hai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

3 nguyên tắc đơn giản giúp Apple thành công hơn với các sự kiện

Nếu bạn theo dõi các sự kiện của Apple, bạn sẽ nhận thấy rằng nhà sản xuất iPhone này giỏi hơn nhiều so với hầu hết các đối thủ cạnh tranh của nó.

Trong năm qua, hàng chục buổi ra mắt sản phẩm bằng công nghệ ảo (virtual product launches) từ các công ty công nghệ lớn, nhưng không ai trong số họ thực sự có thể so sánh được với các sự kiện mang đậm phong cách điện ảnh vốn đã trở thành đặc trưng của Apple.

Công bằng mà nói, không dễ dàng gì để có thể thích nghi với các sự kiện trực tiếp với thế giới ảo mà tất cả chúng ta đang sống trong năm qua.

Tuy nhiên, Apple đã cố gắng vượt qua những thứ mà hầu hết các đối thủ cạnh tranh của họ không làm được, và sau đây là 3 quy tắc đơn giản giúp Apple làm được điều đó.

1. Hãy kể một câu chuyện (Storytelling).

Các sản phẩm, bản thân chúng không tự mang trong mình sự thú vị. Điều này nghe có vẻ hơi phần mâu thuẫn, nhưng đó là sự thật.

Hầu hết mọi người không quan tâm đến các ‘phần cứng’ hay các bộ xử lý có trong một thiết bị điện tử mới nào đó của họ.

Điều họ thực sự quan tâm là tại sao nó lại quan trọng đối với cuộc sống của họ.

Thực tế là gì? Apple giỏi kể chuyện hơn bất kỳ đối thủ nào khác.

Câu chuyện đó luôn là về cách mà sản phẩm hay dịch vụ của họ sẽ làm cho cuộc sống của bạn trở nên tốt hơn theo cách mà các sản phẩm khác của đối thủ không thể làm được.

Nó sẽ giúp bảo vệ sự riêng tư của bạn. Nó sẽ giúp bạn tạo ra những thứ tốt hơn. Nó sẽ cung cấp cho bạn các công cụ để làm việc hiệu quả hơn chẳng hạn.

2. Đừng ru ngủ.

Apple đã cố gắng giới thiệu mọi thứ từ iMac được thiết kế mới, iPad Pro được cập nhật, iPhone màu tím, AirTags, dịch vụ podcast, bản cập nhật cho Apple Card đến Apple TV, tất cả chỉ diễn ra trong gần một giờ đồng hồ.

Tại sai Apple có thể làm được điều đó khi mà một khối lượng thông tin rất lớn cần phải truyền tải đi?

Điều này chỉ đơn giản là vì Apple không bao giờ lãng phí thời gian của chính nó trên sân khấu. Apple kể một câu chuyện liền mạch, liêc tục và liên tục.

Trong thời đại mà các thiết bị số và phương tiện truyền thông mạng xã hội luôn được kết nối, mọi người vốn đã quá quen thuộc với các video ngắn của TikTok chỉ dài 15 giây hoặc ‘Câu chuyện’ trên Instagram chỉ với 30 giây.

Nếu bạn muốn thu hút sự chú ý của đối tượng mục tiêu của mình, bạn phải giữ cho mọi thứ trở nên ngắn hơn, nhanh hơn và thú vị hơn.

3. Sử dụng những gì bạn có.

Cuối cùng, Apple là bậc thầy trong việc sử dụng những gì họ có để truyền tải câu chuyện mà họ muốn kể với đối tượng mục tiêu.

Có ít nhất 09 người thuyết trình khác nhau ở hơn một chục địa điểm khác nhau xoay quanh trụ sở chính của Apple.

Một trong những lý do lớn dẫn đến điều này là vì những người trình bày sản phẩm thực sự là những người đã làm ra sản phẩm đó.

CEO của Apple, Tim Cook, chắc chắn có thể đứng đó và nói về tất cả những điều mà Apple đã làm, nhưng thay vào đó, ông đủ thông minh để hiểu rằng một câu chuyện sẽ trở nên hấp dẫn hơn nhiều khi để chính những người làm ra sản phẩm đó kể về những phần việc mà họ đã làm.

Rõ ràng, với môt doanh nghiệp lớn như Apple hay các doanh nghiệp lớn khác, họ có nguồn lực vô hạn để thể hiện một điều gì đó ‘lớn lao’ hơn, nhưng có một bài học quý giá ở đây cho bất kỳ ai muốn giao tiếp hiệu quả hơn – hãy sử dụng những gì bạn có.

Ngay cả khi bạn không có những khuôn viên trị giá hàng tỷ đô la để quay các sự kiện ảo của mình, việc sử dụng những gì bạn có về con người và bối cảnh sẽ làm cho bài thuyết trình của bạn trở nên chân thực hơn nhiều vì nó thực sự đại diện cho chính bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

TikTok chia sẻ những ảnh hưởng của chiến dịch quảng cáo sau chính sách mới của Apple

Với việc Apple đưa ra chính sách theo dõi dữ liệu mới trong tất cả các ứng dụng, các nền tảng quảng cáo kỹ thuật số hiện đang phải cập nhật và chuẩn bị cho những thay đổi đối với các sản phẩm và dịch vụ quảng cáo của họ.

Sau Facebook đã thông báo về những thay đổi thì giờ đây TikTok cũng đã chia sẻ và giải thích về những tác động đến các sản phẩm và dịch vụ quảng cáo của mình sau sự thay đổi của Apple, với một loạt các thay đổi sẽ sớm có hiệu lực.

Trước hết, TikTok nói rằng các chiến dịch quảng cáo cài đặt ứng dụng (App Install) giờ đây sẽ cần phải chạy qua một loại chiến dịch mới.

“Từ ngày 26 tháng 4 trở đi, cách duy nhất để nhắm mục tiêu đến người dùng iOS 14.5 cho các chiến dịch quảng cáo cài đặt ứng dụng sẽ là thông qua chiến dịch dành riêng cho iOS 14 của TikTok.

Tính năng này có sẵn cho tất cả các nhà quảng cáo và bạn có thể tạo chiến dịch bằng cách chọn mục tiêu là cài đặt ứng dụng hoặc bán hàng theo danh mục (catalog sales), bạn cần chọn ứng dụng iOS và bật nút chuyển đổi ‘Deliver to iOS14+ conversion events’ ở cấp độ nhóm quảng cáo (ad group level).”

Những thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến các mục tiêu như “Lượt cài đặt ứng dụng” (App Installs), “Doanh số theo danh mục” (Catalog Sales) hoặc “Chuyển đổi” (Conversion).

Nếu bạn chọn một trong những loại mục tiêu này trong quá trình thiết lập chiến dịch của mình, giờ đây bạn sẽ nhận được thông báo cho biết rằng bản phát hành iOS 14 của Apple sẽ có thể ảnh hưởng đến việc phân phối quảng cáo.

TikTok nói rằng các nhà quảng cáo nên bắt đầu tạo các chiến dịch dành riêng cho iOS 14 mới này càng sớm càng tốt để giảm thiểu sự gián đoạn và giữ cho các chiến dịch cài đặt ứng dụng được chạy ‘trơn tru’ nhất có thể.

Ngoài ra, TikTok nói rằng họ cũng sẽ sớm tung ra trải nghiệm chiến dịch mới dành riêng cho iOS 14 trong những tuần tới.

“Các nhà quảng cáo có thể bắt đầu tự làm quen với tất cả các thay đổi cho chiến dịch trong ứng dụng iOS, trong khi tối ưu hóa và báo cáo hiệu suất dựa trên dữ liệu từ SKAdNetwork.”

  • SKAdNetwork là một khái niệm và API (tích hợp) mới từ Apple. SKAdNetwork là một mô hình phân bổ cài đặt trên thiết bị di động hướng tới việc bảo vệ quyền riêng tư của người dùng. Nó nhằm mục đích giúp đo lường tỷ lệ chuyển đổi của các chiến dịch cài đặt ứng dụng (CPI) mà không ảnh hưởng đến danh tính của người dùng.

Tất nhiên, mặc dù tác động đầy đủ sau bản cập nhật của Apple sẽ không rõ ràng trong một khoảng thời gian đầu, nhưng những doanh nghiệp cũng cần cập nhật các cách tiếp cận và quy trình chiến lược mới của mình để sớm thích ứng với các yếu tố mới này.

TikTok cũng khuyên các nhà quảng cáo nên:

  • Cập nhật SDK của đối tác đo lường trên thiết bị di động (SDK MMP). Cập nhật lên phiên bản SDK MMP mới được SKAdNetwork hỗ trợ sẽ đảm bảo rằng ứng dụng của bạn được đăng ký cho việc phân bổ dựa trên SKAdNetwork, cung cấp cho bạn khả năng tối ưu hóa cũng như đo lường số lượt cài đặt và các sự kiện xảy ra sau cài đặt từ người dùng iOS 14.
  • Hoàn thành việc cấu hình sự kiện chuyển đổi trong giao diện MMP. Điều này đảm bảo rằng các mạng lưới quảng cáo như TikTok có thể nhận các sự kiện sau cài đặt và giá trị sự kiện từ SKAdNetwork API để cung cấp việc tối ưu hóa và đo lường cho các chiến dịch trên iOS 14.
  • Gửi tất cả các sự kiện đến TikTok qua MMP. Để giúp cải thiện hiệu suất các chiến dịch quảng cáo trong ứng dụng của bạn, chúng tôi khuyên bạn nên gửi cho TikTok tất cả dữ liệu – bao gồm cả dữ liệu chưa được phân bổ – từ MMP của bạn. Điều này sẽ cho phép các hệ thống của chúng tôi điều chỉnh và tối ưu hóa tốt hơn cho SKAdNetwork.

Không phải tất cả các chiến dịch quảng cáo đều sẽ bị ảnh hưởng bởi những thay đổi lần này, tuy nhiên, điều đáng chú ý ở đây là có những sự thay đổi đang diễn ra, và điều đó có thể ảnh hưởng đến hiệu suất các chiến dịch TikTok của bạn. Bạn nên cập nhật liên tục.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Apple đối diện án phạt 27 tỷ USD

Nếu kháng cáo không thành không, Apple phải nộp phạt 10% doanh thu hàng năm và thay đổi phương thức hoạt động của App Store tại châu Âu.

Phó Chủ tịch EC tố Apple vi phạm quy định chống độc quyền của châu Âu. Ảnh: WSJ.

Hôm 30/4, Ủy ban châu Âu (EC) kết luận gã khổng lồ công nghệ xứ Cupertino đã “bóp méo sự cạnh tranh trên thị trường nhạc trực tuyến, lạm dụng vị trí thống trị của mình trong việc phân phối ứng dụng qua App Store”.

Theo Phone Arena, EC xem xét 2 yếu tố: cơ chế bắt buộc mua hàng trong ứng dụng đối với các app phát nhạc trực tuyến của bên thứ 3 và thiếu tùy chọn hỗ trợ nhà phát triển thêm phương thức mua hàng khác.

Đây là những hành vi chống lại sự cạnh tranh theo luật của Liên minh châu Âu, vì vậy, EC cáo buộc Apple vi phạm quy định chống độc quyền.

Apple thu 30% hoa hồng đối với giao dịch mua hàng trong ứng dụng từ nhà phát triển. Đây là quy định bắt buộc. Do đó, đơn vị cung cấp dịch vụ như Spotfiy phải nâng giá thuê bao, bù đắp cho khoản phí này.

Điều đó thể hiện rõ qua việc tăng giá Spotify Premium trên toàn thế giới. Dịch vụ stream nhạc này đã đệ đơn chống lại “thuế Apple” từ 2 năm trước. Giờ đây, châu Âu chính thức đứng về phía họ.

Apple có cơ hội kháng cáo, nhưng tại thời điểm này, mọi thứ không mấy sáng sủa đối với Tim Cook và tập đoàn do ông điều hành.

“Spotify không trả Apple bất kỳ khoản hoa hồng nào đối với hơn 99% người dùng của họ và chỉ trả 15% cho những thuê bao còn lại”, Apple phản hồi sau kết luận của EC.

“Vấn đề là Spotify muốn tự giao dịch trên app. Không cửa hàng ứng dụng nào cho phép điều này. Họ muốn hưởng lợi từ App Store nhưng không trả bất cứ gì. Lập luận của EC nhân danh Spotify là ngược lại với tinh thần cạnh tranh công bằng”.

Trong khi đó, Phó Chủ tịch EC, Margrethe Vestager tuyên bố App Store đã trở thành thế lực quá lớn của nền kinh tế kỹ thuật số, lấn áp các phương thức kinh doanh khác. Bà gọi Apple là “người gác cổng cho người dùng iPhone, iPad qua App Store”.

“Với Apple Music, hãng cũng chèn ép các nhà cung cấp dịch vụ phát nhạc trực tuyến. Bằng cách đặt ra các quy tắc nghiêm ngặt trên App Store, gây bất lợi cho đối thủ, Apple tước đi những lựa chọn rẻ hơn dành cho người dùng và bóp méo cạnh tranh”, Margrethe Vestager nhận xét.

Theo Phone Arena, nếu Apple bị kết tội, khoản tiền phạt có thể lên tới 27 tỷ USD, tương đương 10% doanh thu hàng năm của công ty. Quan trọng hơn, Apple sẽ cần phải thay đổi “cơ chế kinh doanh” nếu muốn tiếp tục cung cấp một số dịch vụ nhất định ở EU.

Giám đốc pháp lý Spotify, Horacio Gutierrez, vui mừng với kết luận của EC. Ông nói rằng đây chỉ là bước đầu tiên để buộc Apple phải chịu trách nhiệm về hành vi phản cạnh tranh. Gutierrez muốn có một sân chơi bình đẳng cho tất cả các nhà phát triển ứng dụng.

Vụ việc này không phải là rắc rối pháp lý duy nhất của Apple hiện nay. Các công ty lớn khác như Rakuten và Epic Games (nhà phát triển của Fortnite) cũng đang kiện gã khổng lồ xứ Cupertino với lý do tương tự.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Khoảng 68% người dùng iPhone sẽ chặn theo dõi quảng cáo

Có 68% số người dùng iPhone chọn cách từ chối ứng dụng theo dõi quảng cáo khi Apple triển khai tính năng này trên iOS 14.5.

Kết quả nghiên cứu được AppsFlyer – một công ty chuyên về tiếp thị di động – đưa ra sau khi phân tích 300 ứng dụng phổ biến được cài trên iPhone của 2.000 người.

Trong đó, chỉ có 32% số người đồng ý cho phép kích hoạt App Tracking Transparency, tính năng buộc ứng dụng phải xin phép người dùng nếu muốn kích hoạt IDFA (Identifier for Advertisers) – mã số riêng trên mỗi iPhone, iPad, giúp doanh nghiệp triển khai quảng cáo cá nhân hóa.

Cũng theo AppsFlyer, người dùng iPhone sử dụng các ứng dụng phổ biến và có mức độ quan tâm cao có tỷ lệ chấp nhận quảng cáo nhiều hơn, khoảng 40%. Đối với những ứng dụng ít phổ biến hơn, tỷ lệ chấp nhận chỉ từ 0 đến 20%.

Theo BGR, với tỷ lệ từ chối App Tracking Transparency cao, các công ty cung cấp ứng dụng dựa trên quảng cáo có thể gặp khó khăn do không thể đề xuất quảng cáo được cá nhân hóa dựa trên thói quen người dùng thông qua IDFA.

Điều này có thể khiến mô hình ứng dụng miễn phí biến mất – điều mà CEO Facebook Mark Zuckerberg từng lo ngại.

Trade Desk, công ty chuyên về quảng cáo kỹ thuật số, cho biết có khoảng 10% trong 12 triệu quảng cáo tiềm năng mỗi giây được liên kết trực tiếp với IDFA.

Nếu số lượng người dùng iPhone kích hoạt App Tracking Transparency quá lớn, các quảng cáo hướng đối tượng gần như sẽ không thực hiện được trên nền tảng của Apple, từ đó gây thiệt hại không nhỏ đến các nhà phát triển ứng dụng.

Loch Rose, Giám đốc công ty tiếp thị Epsilon, cho rằng các nhà phát triển ứng dụng iOS sẽ giảm tới 50% lợi nhuận trên mỗi CMP – chi phí để quảng cáo hiển thị 1.000 lần.

Một thống kê khác cho thấy, có tới 58% các nhà quảng cáo và phát triển ứng dụng đang có kế hoạch rời hệ sinh thái Apple để đầu tư vào các nền tảng khác có lợi nhuận cao hơn, như Android hoặc TV.

Số khác cho biết sẽ chuyển các ứng dụng sang hình thức trả phí, nhưng chỉ kỳ vọng đạt doanh thu trong ngắn hạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Samsung vẫn đứng đầu thế giới mà không cần thị trường Trung Quốc

thương hiệu sản xuất smartphone số một thế giới nhưng Samsung chỉ có 1% thị phần tại thị trường Trung Quốc.

Theo thống kê của Strategy Analytics, trong tháng 2/2021, Samsung – hãng công nghệ đến từ Hàn Quốc – đã soán ngôi Apple để trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới. Với hơn 23,1% thị phần, Samsung đã xuất xưởng 24 triệu chiếc smartphone trong tháng 2.

Tuy là thương hiệu sản xuất smartphone thường xuyên dẫn đầu thị phần trên thế giới, theo thống kê của Statista, Samsung chỉ có 1% thị phần ở Trung Quốc. Trái ngược với Apple, luôn tìm cách lấy lòng đất nước tỷ dân.

Hiện nay, các công ty như Xiaomi, Oppo, Huawei mới là những ông lớn thống trị thị trường đất nước tỷ dân.

Sự trỗi dậy của thương hiệu nội địa.

Điện thoại Samsung từ lâu đã xuất hiện phổ biến tại Trung Quốc. Có thời điểm, theo CNN, cứ 5 người dùng smartphone tại Trung Quốc lại có một người sử dụng smartphone Samsung.

Thống kê của Statista cho biết vào năm 2013, thị phần smartphone Samsung chiếm gần 19%, dẫn đầu các thương hiệu tên tuổi nhất trên thị trường nội địa.

Mặc dù vậy, khoảng cách này nhanh chóng bị thu hẹp khi các nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc phát triển mạnh không chỉ tại quê nhà mà trên toàn thế giới.

Từ 12,1% thị phần nắm giữ năm 2014, chỉ một năm sau, ảnh hưởng của Samsung tại Trung Quốc suy giảm nhanh chóng. Với chưa đầy 1% thị phần vào năm 2015, Samsung dường như biến mất hoàn toàn khỏi thị trường smartphone Trung Quốc.

Kể từ năm 2015, các thương hiệu tiêu biểu như Huawei, Oppo, Vivo, Xiaomi đều mở rộng thị phần nội địa của mình. Tính đến năm 2020, Huawei hiện nắm 41,4% thị phần trong tay, Vivo chiếm 17,8%, Oppo chiếm 16,6% còn Xiaomi chiếm 13% thị phần.

Tuy không có chung số phận như Samsung, thị phần của Apple tại Trung Quốc vẫn giảm mạnh, từ 13,6% vào năm 2015 xuống còn 8,3% vào năm 2020.

“Với số tiền bỏ ra cho một chiếc điện thoại Samsung, người ta có thể mua một chiếc iPhone. Khi nói đến sự tương xứng với giá tiền, các thương hiệu nội địa như Huawei rõ ràng đang trở nên tốt hơn”, một bài đăng phổ biến trên Weibo được SCMP đề cập.

Theo Park Sung-soon, nhà phân tích đến từ công ty Cape Investment & Securities, người Trung Quốc có xu hướng nghiêng về thương hiệu nội địa hoặc các dòng smartphone cao cấp của Apple.

Sự cạnh tranh gay gắt giữa các thương hiệu điện thoại thông minh Trung Quốc giúp người dùng có nhiều lựa chọn ở mọi mức giá, đặc biệt trong phân khúc bình dân.

Những cái tên mới nổi như Xiaomi dễ dàng chiếm được thiện cảm của người dùng nhờ tung ra nhiều mẫu smartphone hiệu suất tốt với giá thành rẻ.

Bên cạnh đó, các thương hiệu nội địa có ưu thế hơn hẳn Samsung khi sở hữu mạng lưới phân phối, bán lẻ rộng khắp.

Không chỉ có dân số lớn, Trung Quốc còn có nhiều thành phố, thị trấn bao phủ khắp cả nước. Theo SCMP, các thành phố “nhỏ” của Trung Quốc là thị trường lớn.

So với Samsung, các nhà sản xuất smartphone nội địa dễ dàng tiếp cận khách hàng tại nhiều nơi hơn.

Cả Vivo và Oppo đều sở hữu mạng lưới đối tác bán lẻ trên khắp Trung Quốc, nhất là ở những khu vực nông thôn.

Mạng lưới này cho phép các công ty nội địa kết nối trực tiếp với nhiều khách hàng vốn không có thói quen mua sắm trực tuyến. Ngoài ra, Trung Quốc là đất nước có 100 thành phố trên 1 triệu dân. Vì vậy, việc phát triển hệ thống bán lẻ sẽ giúp tối ưu hóa quá trình mở rộng quy mô kinh doanh.

Samsung không ‘lấy lòng’ Trung Quốc.

Cuộc khủng hoảng pin năm 2016 là “giọt nước tràn ly” ảnh hưởng đến những thành tựu mà Samsung gây dựng trước đó.

Vào thời điểm đó, một số người dùng trên thế giới phản ánh tình trạng mẫu Galaxy Note 7 phát nổ do pin quá nóng. Samsung nhanh chóng thông báo thu hồi 2,5 triệu sản phẩm này trên 10 thị trường. Tuy nhiên, đợt thu hồi này không bao gồm Trung Quốc.

Samsung cho biết tại Trung Quốc, hãng sử dụng dòng pin khác trang bị trên Note 7. Do vậy, dòng sản phẩm này hiện an toàn và không thuộc diện phải thu hồi.

Theo ZDnet, tình trạng Galaxy Note 7 nổ pin bắt đầu xảy ra ở Trung Quốc sau một thời gian mở bán. Tuy nhiên, hãng cho biết những sự cố cháy nổ của Note 7 tại Trung Quốc chỉ do tác động bên ngoài. Sự cố này khiến nhiều người dùng Trung Quốc phẫn nộ.

Flora Tang, nhà phân tích tại Counterpoint Research, cho biết phản ứng chậm trễ của Samsung trước tình huống đó đã dẫn đến sự mất niềm tin nghiêm trọng của người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, SCMP phản ánh tình trạng nhiều người dùng Trung Quốc phàn nàn về dịch vụ chăm sóc khách hàng của Samsung.

“Tôi không thấy Samsung nỗ lực làm hài lòng người dùng Trung Quốc”, một người dùng khác chia sẻ với SCMP.

Cuối năm 2019, Samsung đóng cửa nhà máy sản xuất điện thoại cuối cùng tại thành phố Huệ Châu, miền nam Trung Quốc. Trước tình hình doanh số và thị phần nội địa giảm mạnh, Samsung phải đóng cửa các nhà máy tại Trung Quốc và đặt mục tiêu vào các thị trường hứa hẹn hơn.

“Quyết định đóng cửa nhà máy Samsung Electronics Huệ Châu là một trong những nỗ lực nâng cao năng lực sản xuất của hãng, đây đồng thời là quyết định khó khăn của Samsung”, thương hiệu Hàn Quốc tuyên bố.

Cũng trong thời gian này, website tin tức địa phương Zhiwei Tech đăng tải video trên Weibo quay lại cảnh các công nhân Samsung nhận điện thoại miễn phí. Chiếc điện thoại này là món quà chia tay dành tặng những nhân viên đã gắn bó với nhà máy trong hơn 10 năm.

Vào thời hoàng kim, khu phức hợp sản xuất của Samsung ở Huệ Châu đảm nhiệm 1/5 số lượng điện thoại thông minh bán tại Trung Quốc.

Năm 2011, khi doanh số bán smartphone của Samsung đứng đầu thế giới, 2 nhà máy của công ty ở Huệ Châu và Thiên Tân lần lượt sản xuất 70,14 triệu và 55,64 triệu chiếc điện thoại.

Tuy nhiên, trong quý I/2019, dữ liệu thuộc hải quan Trung Quốc cho biết doanh số xuất khẩu smartphone của Samsung tại nhà máy Huệ Châu đã giảm 20,1% so với cùng kỳ năm 2018.

Giờ đây, Samsung đang nỗ lực mở rộng sản xuất tại các thị trường mới nổi.

Theo công ty nghiên cứu Canalys, khoảng 60% điện thoại thông minh của Samsung hiện được sản xuất tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Ấn Độ, thị trường điện thoại thông minh lớn thứ 2 thế giới, cũng là một trong những khu vực mà Samsung hướng tới.

“Hoạt động kinh doanh điện thoại thông minh của Samsung ở Đông Nam Á và Ấn Độ có vẻ khả quan hơn so với ở Trung Quốc”, Flora Tang nhận định.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Những dấu mốc tạo nên lịch sử Apple

Từ một công ty máy tính được thành lập trong garage của Steve Jobs cách đây 45 năm, ‘Táo khuyết’ trở thành thương hiệu giá trị nhất toàn cầu với nhiều sản phẩm nổi bật.

Apple được thành lập vào 1/4/1976 bởi Steve Jobs và Steve Wozniak tại Los Altos, California (Mỹ).

Nơi làm việc đầu tiên của Apple là garage để xe của bố mẹ Jobs. “Tôi được giới thiệu gặp Jobs vào năm 1971 bởi anh ấy thích đồ điện tử và đùa giỡn”, Wozniak kể lại trong cuộc phỏng vấn với ABC News năm 2007.

Apple I là sản phẩm đầu tiên của công ty. Theo USA Today, máy tính có giá 666,66 USD và chỉ có 200 chiếc được sản xuất. Hiện nay, Apple I là món hàng được giới sưu tầm săn đón và sẵn sàng trả hàng trăm nghìn USD để sở hữu thiết bị còn hoạt động tốt.

Ngày 12/12/1980, Apple lần đầu lên sàn chứng khoán với mức giao dịch 22 USD/cổ phiếu, vốn hóa thị trường 1,2 tỷ USD. Đến nay, Apple là công ty đại chúng giá trị nhất thế giới, vốn hóa thị trường đạt 2,06 nghìn tỷ USD.

Năm 1983, Apple gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh. Steve Jobs đã mời John Sculley (phải), lúc đó là CEO Pepsi về lãnh đạo công ty. Dưới sự dẫn dắt của Sculley, Apple trải qua nhiều thăng trầm.

Một năm sau, Apple giới thiệu Macintosh, một trong những chiếc máy tính phổ thông đầu tiên hỗ trợ giao diện đồ họa, điều khiển bằng chuột thay vì dòng lệnh. Đoạn quảng cáo cho Macintosh có tên 1984, được chiếu tại sự kiện thể thao Super Bowl XVIII trở thành một trong những quảng cáo thành công nhất mọi thời đại.

Do mâu thuẫn với Sculley, Steve Jobs rời Apple vào năm 1985 để thành lập hãng máy tính NeXT. Cuối năm 1996, NeXT được Apple mua lại với giá 400 triệu USD. Steve Jobs trở về Táo khuyết với vai trò cố vấn, báo cáo tình hình cho CEO lúc ấy là Gil Amelio.

Năm 1997, Jobs giữ chức quyền CEO Apple sau cuộc đảo chính khiến Amelio (trái) từ chức. “Tôi nói rằng: ‘Steve, tôi sẽ không bao giờ có sức hút như anh, và anh không bao giờ điều hành giỏi như tôi. Anh không thể điều hành một tập đoàn chỉ với vẻ điềm tĩnh’”, Amelio nói.

Trong khi giữ chức quyền CEO, Jobs đã giới thiệu iMac, chiếc máy tính nổi bật với bộ vỏ trong suốt, nhiều màu sắc và không có khe đĩa mềm, tính năng phổ biến trên máy tính thời điểm ấy. Ngay sau sự kiện, Jobs được bổ nhiệm làm CEO chính thức, khởi đầu kỷ nguyên thành công mới của Apple.

Năm 2001, Apple ra mắt iPod thế hệ đầu tiên, chiếc máy nghe nhạc tạo nên sức ảnh hưởng lớn cho thị trường. Cùng với iPod là dịch vụ nghe nhạc iTunes, cho phép mua và lưu trữ nhạc dưới dạng kỹ thuật số.

Giới chuyên môn nhận định iTunes đã thay đổi cách chúng ta nghe nhạc, đồng thời thúc đẩy các hãng thu âm chuyển sang phát hành nhạc số.

Ngày 19/5/2006, Apple khai trương cửa hàng tại Fifth Avenue, New York. Đây là một trong những Apple Store nổi tiếng nhất với lối ra vào hình lập phương. Đó là khối thủy tinh khổng lồ được tạo nên từ hàng chục tấm kính cường lực, bên trên có logo Apple phát sáng.

CEO Steve Jobs cùng vợ Laurene Jobs và Ron Johnson, Giám đốc Bán lẻ của Apple thời điểm đó cũng có mặt tại lễ khai trương.

Apple Store Fifth Avenue đã trở thành biểu tượng, thu hút hàng chục triệu khách tham quan mỗi năm, là nơi xếp hàng quen thuộc mỗi khi thế hệ iPhone mới được lên kệ.

Trong năm 2007, Steve Jobs tham gia cuộc phỏng vấn với Bill Gates, đồng sáng lập Microsoft tại hội thảo D5. Trong lần đầu cùng ngồi trò chuyện trước công chúng từ năm 1991, cả 2 đã có những chia sẻ thú vị về nhau. Đây cũng là năm chiếc iPhone đầu tiên được ra mắt, mở đường cho thành công tiếp theo của Apple.

Ngày 11/7/2008, kho ứng dụng App Store hoạt động với chỉ 500 ứng dụng. Sau 13 năm, App Store đã có hơn 2 triệu ứng dụng, góp phần tạo ra ngành công nghiệp hoàn toàn mới.

Tuy chỉ chiếm phần nhỏ trong doanh thu Apple, App Store là bàn đạp quan trọng cho hoạt động kinh doanh dịch vụ đang rất phát triển của Táo khuyết.

Apple nổi tiếng giữ kín sản phẩm trước khi ra mắt. Tuy nhiên vào tháng 4/2010, hình ảnh nguyên mẫu iPhone 4 đã được tiết lộ.

Kỹ sư Apple để quên chiếc điện thoại ở quán bar. Một người khách tại quán đã nhặt được nó rồi bán cho Jason Chen, phóng viên Gizmodo với giá 5.000 USD. Hình ảnh iPhone 4 trên Gizmodo trở thành câu chuyện nóng vào thời điểm ấy.

Tháng 6/2011, Steve Jobs trình bày kế hoạch xây dựng trụ sở Apple Park cho hội đồng thành phố Cupertino. Kiến trúc hình tròn, bao phủ bởi mảng xanh của cây cối khiến trụ sở này được gọi là “phi thuyền”. Đây cũng là lúc tình trạng bệnh của Jobs được nhiều người quan tâm.

Ngày 5/10/2011, thông tin Steve Jobs đột ngột qua đời khiến giới công nghệ bàng hoàng. Ngay sau đó, hình ảnh tưởng niệm Jobs được đặt tại các Apple Store khắp thế giới và trên Internet.

2 tuần sau, Apple tổ chức lễ tưởng niệm đặc biệt cho Jobs. Đáng chú ý là bài phát biểu của CEO Tim Cook và Giám đốc thiết kế Jony Ive, kể lại những kỷ niệm cùng cố CEO. Bill Campbell, thành viên hội đồng quản trị Apple đã rơi nước mắt khi nói về người bạn, người đồng nghiệp thân thiết.

Cuối năm 2012, Tim Cook gây sốc khi sa thải Scott Forstall, kỹ sư phần mềm và nhà thiết kế chính của iOS. Trước đó, Apple hứng chịu chỉ trích nặng nề do ứng dụng Apple Maps trên iOS 6 quá nhiều lỗi. Tin đồn cho biết Forstall bị đuổi việc sau khi từ chối ký vào biên bản xin lỗi mà Cook phải đưa ra cho người dùng.

Sau khi loa HomePod được giới thiệu tại WWDC 2017, firmware của thiết bị đã được phân phối cho nhà phát triển để nghiên cứu.

Trong bản firmware, các lập trình viên đã phát hiện hình ảnh chiếc iPhone có viền màn hình mỏng, chứa dải khuyết phía trên cho hệ thống nhận diện khuôn mặt. Hình ảnh nhanh chóng thu hút sự chú ý trên Internet, chính là chiếc iPhone X được ra mắt tháng 9 cùng năm.

Apple hầu như không tiết lộ sản phẩm mới trên website cho đến khi màn ra mắt kết thúc. Tuy nhiên vào tháng 8/2018, 9to5mac đã phát hiện hình ảnh của iPhone XS, XS Max và Apple Watch Series 4 trên máy chủ website của hãng. Đây là lần hiếm hoi Apple để lộ sản phẩm trên website trước khi công bố rộng rãi.

Là cộng sự thân thiết của Steve Jobs với nhiều thiết kế biểu tượng, thông tin Jony Ive rời Apple vào năm 2019 để thành lập studio LoveForm khiến nhiều người bất ngờ. “Anh ta có quyền lực điều hành lớn hơn bất cứ ai khác, trừ tôi”, cố CEO Steve Jobs từng chia sẻ về Ive.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Bản chất của cuộc chiến Apple – Facebook

Apple không cấm các nhà phát triển sử dụng dữ liệu và theo dõi người dùng, họ chỉ muốn điều này được thực hiện công khai. Vì sao Facebook lại lo sợ?

Theo đánh giá của cây bút Jason Aten trên Inc, rõ ràng Facebook khó chịu với những thay đổi trong iOS 14.5 sắp ra mắt. Từ phiên bản này, Apple bắt buộc các nhà phát triển hỏi ý kiến của người dùng trước khi thu thập dữ liệu hoặc theo dõi họ.

Trước đó, trên iOS 14.3, Apple yêu cầu các nhà phát triển phải mô tả chính xác dữ liệu sẽ thu thập, theo dõi và liên kết, từ đó người dùng có thể quyết định cài đặt ứng dụng hay không. Tính năng này mang tên Nutrition Labels trong App Store.

Facebook phản ứng quyết liệt

Những thay đổi bảo mật kể trên áp dụng cho tất cả nhà phát triển, nhưng Facebook dường như có ác cảm cá nhân với điều này. Gã khổng lồ trên lĩnh vực mạng xã hội công khai chỉ trích Apple trong nhiều phát biểu chính thức.

Facebook chạy một loạt quảng cáo khổ lớn trên một số tờ báo nổi tiếng vào tháng 12/2020, tuyên bố Apple là mối đe dọa đối với các doanh nghiệp nhỏ và ngành công nghiệp Internet.

Trong buổi báo cáo kết quả kinh doanh quý tổ chức vào tháng 2, CEO Facebook, Mark Zuckerberg đưa ra những lời chỉ trích nặng nề đối với Apple, cho rằng các thay đổi về bảo mật thực chất là phương thức cạnh tranh không công bằng.

“Chúng tôi thấy hoạt động kinh doanh của Apple ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào việc giành thị phần ứng dụng và dịch vụ cạnh tranh với chúng tôi cùng các nhà phát triển khác”, Mark Zuckerberg nói.

Ông tố Táo khuyết lạm dụng vị trí nền tảng độc quyền, chèn ép đối thủ cạnh tranh. “Tôi muốn nhấn mạnh rằng chúng ta coi Apple là một trong những đối thủ cạnh tranh lớn nhất của mình.

iMessage là mấu chốt quan trọng trong hệ sinh thái của họ. Nó được cài đặt sẵn trên mọi iPhone và nhận ưu tiên cao nhất”, Mark Zuckerberg đánh giá.

“Vì vậy, Apple có động cơ để can thiệp vào cách ứng dụng của chúng tôi và các ứng dụng khác hoạt động, tạo ra ưu thế riêng cho mình”.

Bản chất cuộc chiến Apple – Facebook

Theo INC, thực chất mâu thuẫn giữa hai gã khổng lồ công nghệ không nằm ở vấn đề quyền riêng tư hay theo dõi người dùng mà là tính minh bạch.

Apple không ngăn các nhà phát triển theo dõi người dùng. Họ cũng không chặn quảng cáo nhắm mục tiêu. Bản chất của hoạt động này là hiển thị nội dung phù hợp với sở thích từng cá nhân trên Internet.

Nếu người dùng muốn chia sẻ mọi hoạt động trực tuyến của họ với Facebook, Apple sẽ không ngăn cản. Trong trường hợp đó, nhà phát triển vẫn có thể thu thập đầy đủ thông tin, phục vụ cho quảng cáo hoặc mục đích khác.

Tuy nhiên, Apple yêu cầu các nhà phát triển phải minh bạch về dữ liệu muốn thu thập cũng như cách họ sử dụng sử dụng nó. Đồng thời phải hỏi ý kiến và được người dùng chấp thuận.

Đó là vấn đề cơ bản nhất trong cuộc chiến giữa hai gã khổng lồ công nghệ. Vậy, điều gì làm cho Facebook “đứng ngồi không yên”?

Người dùng không đứng về phía Facebook

Với những thông tin đang có trong tay, Facebook hiểu rằng một lượng lớn người dùng không đứng về phía họ. Nếu được chọn lựa, nhiều người sẽ không cho phép mạng xã hội này thu thập thông tin và theo dõi hoạt động.

Theo kết quả khảo sát gần của AppsFlyer, nền tảng phân tích dữ liệu tiếp thi di động, khoảng một nửa số người dùng (47%) có khả năng từ chối theo dõi.

Theo nhận định của INC, đó là bí mật đen tối của Facebook, họ không muốn mọi người biết về việc bị theo dõi và chắc chắn không muốn đưa ra lựa chọn.

Theo dõi người dùng một trong những hoạt động cơ bản, đem lại thành công cho mô hình kinh doanh của Facebook.

Nó không chỉ hiển thị nội dung dựa trên hoạt động mà còn cho phép các nhà quảng cáo xác định những khách hàng đã đến trang web của họ và mua hàng sau khi xem quảng cáo.

Chẳng hạn, nếu bạn nhấp vào quảng cáo giày và sau đó mua một đôi, người bán có thể biết bạn truy cập trang web từ quảng cáo mà họ đã trả tiền. Nhận ra hiệu quả, các doanh nghiệp sẵn sàng chi thêm tiền cho Facebook.

Ngược lại, nếu Facebook không được phép theo dõi người dùng, các nhà quảng cáo sẽ không thể liên kết hoạt động mua hàng với xem quảng cáo. Điều đó làm cho nền tảng kinh doanh của Facebook trở nên kém giá trị hơn.

Các doanh nghiệp có thể chuyển số tiền dành cho tiếp thị của mình sang một nền tảng khác, chẳng hạn như Google Ads.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo Zing/Inc

Storytelling là gì? Công thức viết Storytelling trong Marketing

Trong phạm vi bài viết này, cùng tìm hiểu tất cả các lý thuyết xoanh quanh thuật ngữ Storytelling (Kể chuyện) như: storytelling là gì? Các loại Storytelling? Công thức xây dựng Storytelling? Nghệ thuật viết Storytelling trong hoạt động Marketing và thương hiệu? Một số ví dụ về Storytelling? và hơn thế nữa.

Storytelling trong tiếng Việt có nghĩa là Kể chuyện hoặc Tự sự. Storytelling được định nghĩa là một cách thức truyền thông hay marketing trong đó người làm Storytelling sử dụng nghệ thuật kể chuyện để kể và truyền tải các thông điệp đến các nhóm đối tượng mục tiêu mong muốn.

storytelling là gì
Storytelling là gì? Công thức viết Storytelling trong Marketing

Ở thế giới đầy bận rộn với sự phát triển đầy mạnh mẽ của công nghệ ngày nay, hầu hết các quảng cáo đều được thiết kế theo kiểu thu gọn và linh hoạt nhằm mục tiêu thu hút khách hàng ngay tức thời. Mặc dù điều này có thể hiệu quả, nhưng nó thường không mang lại lòng trung thành lâu dài của khách hàng, điều mà hầu hết marketer và thương hiệu kỳ vọng có được từ những nỗ lực làm marketing của họ.

Storytelling chính là giải pháp tối ưu mà các thương hiệu có thể tham khảo. Tất cả các nội dung như storytelling là gì hay cách viết storytelling ra sao sẽ được MarketingTrips phân tích cụ thể.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • Storytelling là gì?
  • Storytelling trong Marketing là gì?
  • Storytelling Frameworks là gì?
  • Một Storytelling hay câu chuyện hấp dẫn cần có kết cấu như thế nào.
  • Lợi ích của Storytelling trong hoạt động kinh doanh và Marketing là gì?
  • 5 thành tố của Storytelling mà mỗi doanh nhân hay người làm marketing đều nên biết.
  • Sự khác nhau cơ bản giữa Storytelling và Brand Story là gì?
  • Một số chiến thuật Storytelling các thương hiệu có thể tham khảo.

Bên dưới là tất cả những gì bạn cần tìm hiểu về Storytelling.

Storytelling là gì?

Storytelling trong tiếng Việt có nghĩa là Kể chuyện.

Được sử dụng rộng rãi trong phạm vi kinh doanh và marketing, Storytelling là khái niệm đề cập đến cách mà một cá nhân, một tổ chức hay đơn vị nào đó sử dụng các câu chuyện để minh hoạ cho những nội dung mà họ muốn truyền tải đến một bên thứ ba nào đó.

Dù cho bạn đang làm Storytelling hay Kể chuyện trên phương tiện hay nền tảng nào, với định dạng nội dung (Content Format) là gì thì mục tiêu cuối cùng của việc sử dụng Storytelling vẫn là làm cho các nội dung đang được truyền tải trở nên rõ ràng, lôi cuốn và được ghi nhớ tốt hơn.

Storytelling cũng có thể được hiểu theo nghĩa là Nghệ thuật kể chuyện.

Khái niệm Storytelling trong Marketing.

Cũng là sử dụng chiến thuật Storytelling và mang ý nghĩa là kể chuyện như ở trên, Storytelling trong Marketing đề cập đến việc các thương hiệu sử dụng các câu chuyện để thu hút sự chú ý của khách hàng mục tiêu với nhiều mục đích khác nhau như xây dựng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu (Brand Loyalty), hoặc bán hàng.

Storytelling Frameworks là gì?

Storytelling Frameworks là các mô hình hay phương pháp mà thương hiệu sử dụng để kể các câu chuyện thương hiệu của mình.

Một số Storytelling Frameworks bạn có thể tham khảo tại đây:

Công thức xây dựng và thực thi Storytelling.

Mặc dù hầu hết các hoạt động marketing hay kinh doanh đều cố gắng giúp người dùng hợp lý hóa việc mua hàng bằng cách thể hiện các lợi ích về kinh tế, xã hội hoặc sức khỏe, v.v.

Cách kể chuyện hay sẽ giúp bạn khơi gợi phản ứng cảm xúc ở đối tượng mục tiêu – giúp họ có bước nhảy vọt từ một khách hàng tiềm năng đơn thuần thành khách hàng thực sự, tức là khách hàng đã mua hàng.

Bạn nên tập trung vào việc xây dựng những kết nối với đối tượng mục tiêu – thông qua những câu chuyện có liên quan, những giai thoại hấp dẫn và thông điệp truyền cảm hứng.

Số liệu và dữ liệu dẫu có quan trọng đến đâu thì chúng cũng chỉ là một phần nhỏ của bất kỳ chiến dịch marketing hiệu quả nào.

Những câu chuyện mạnh mẽ và có sức thuyết phục thường là những câu chuyện gợi ra phản ứng cảm xúc ở người đọc và khiến họ cảm thấy họ cần phải tương tác với các câu chuyện được kể.

Hãy nhớ rằng, người đọc hay đối tượng mục tiêu của bạn có thể phát hiện ra những thứ gì đó không chân thực từ cách kể chuyên của bạn. Điều quan trọng là câu chuyện về thương hiệu của bạn không chỉ thu hút và mang tính nhân văn mà còn phải chân thực.

Một cách đơn giản để đạt được điều này là hãy xem xét các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp của bạn và truyền tải chúng ra ngoài bằng một câu chuyện thu hút người đọc, một chuyện đơn giản, cá nhân và ý nghĩa sẽ không bao giờ bị lãng quên.

Khách hàng của bạn đánh giá sản phẩm thì lý tính nhưng mua hàng thì lại đầy cảm tính.

Điều này có nghĩa là nội dung của bạn phải chứ đầy đam mê, sự đồng cảm và thu hút khách hàng ở bất cứ điểm chạm nào có thể.

Lợi ích của chiến thuật Storytelling trong kinh doanh và Marketing là gì?

Lợi ích của chiến thuật Storytelling trong kinh doanh và Marketing là gì?
Lợi ích của chiến thuật Storytelling trong kinh doanh và Marketing là gì?

Bạn không cần phải đi đâu xa để tìm thấy một thương hiệu có cách kể chuyện đỉnh cao trong chiến lược truyền thông của mình.

Nike, một trong những thương hiệu giày dép lớn nhất thế giới, đã sử dụng cách kể chuyện trong nhiều thập kỷ qua, chiến lược này đã giúp định vị Nike như là một thương hiệu đích thực và cũng là động lực mà mọi người đều có thể liên tưởng đến.

Nike đạt được điều này bằng cách đưa câu chuyện “Just Do It” vào danh sách các câu chuyện đầy cảm hứng của mình, câu chuyện đầu tiên có thể kể đến chính là câu chuyện đầy cảm hứng về một người đàn ông 80 tuổi đang làm tất cả những gì có thể để giữ cho vóc dáng được khoẻ mạnh – điều tạo nên sức hấp dẫn của mọi người với thương hiệu.

Bên dưới là ví dụ thực tế về cách Nike tận dụng Storytelling.

Apple, Walmart, Nestlé, Johnson & Johnson và nhiều công ty lớn nhất thế giới khác cũng đã đạt được thành công tương tự khi sử dụng cách kể chuyện để tạo tiếng vang và dấu ấn với khách hàng mục tiêu của họ.

Lợi ích của việc kể chuyện trong kinh doanh thì quá rõ ràng. Nó có thể giúp bạn không chỉ đạt được lợi thế trong cạnh tranh mà còn có thể nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng, phát triển thương hiệu và quan trọng nhất là xây dựng lòng trung thành của khách hàng.

Theo thời gian, điều này có thể giúp tăng lợi nhuận, cải thiện khả năng giữ chân khách hàng và thậm chí là chuyển đổi khách hàng tiềm năng hiệu quả hơn trước.

Theo Harvard Business Review năm 2016, Top 10 công ty hàng đầu trên thế giới là những công ty hay thương hiệu có khả năng đồng cảm cao nhất – bao gồm Facebook, Alphabet (Google), Netflix, Whole Foods Market và Unilever.

Đây không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Rõ ràng là mọi người thích sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của các thương hiệu mà họ cảm thấy hoạt động có đạo đức và có mục tiêu lớn hơn ngoài việc chỉ đơn giản là bán sản phẩm và tạo ra lợi nhuận.

Cách kể chuyện tuyệt vời biến một thương hiệu trở thành một doanh nghiệp thân thiện và quen thuộc.

Tuy nhiên, có một thực tế là ngày nay rất ít thương hiệu dành nhiều thời gian để đưa những cách kể chuyện chân thực vào chiến lược quảng cáo hay thông điệp thương hiệu của chính họ.

5 thành tố của Storytelling mà mỗi doanh nhân hay người làm marketing đều nên biết.

Sau khi hiểu được storytelling là gì cũng như tầm quan trọng của nó, người xây dựng Storytelling cũng cần hiểu các thành tố quan trọng vốn có của chiến thuật này.

1. Chúng ta là ai.

Nhiều doanh nhân có xu hướng chia sẻ những gì họ làm hơn là chính con người của họ.

Mọi người mua hàng từ những người khác và khả năng kết nối của một doanh nhân với một người khác thông qua câu chuyện đầy tính xác thực của cá nhân họ sẽ có sức ảnh hưởng sâu sắc đến một người nào đó hơn bất cứ điều gì khác về sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.

2. Chúng ta làm gì.

Khi chia sẻ những gì bạn làm, bạn phải ngắn gọn, rõ ràng và kích thích khả năng suy nghĩ của người khác, nhưng quan trọng nhất, bản tóm tắt của bạn cần nêu ra những lợi ích cho người mà bạn đang nói chuyện cùng.

Sau khi ai đó biết được những gì bạn làm, họ nên hiểu rõ ràng việc đó sẽ mang lại lợi ích như thế nào cho họ và muốn biết thêm từ bạn.

3. Tại sao chúng ta làm điều đó.

Hầu hết các doanh nhân đều nhận ra rằng chúng ta đang sống trong một thế giới có mục đích rõ ràng hơn bao giờ hết.

Mọi người không chỉ mua những gì bạn làm – họ mua bởi vì họ hiểu lý do tại sao bạn làm điều đó.

Chữ “tại sao” trong câu chuyện của bạn có thể là một trong những điểm khác biệt lớn nhất giữa doanh nghiệp của bạn và đối thủ cạnh tranh.

4. Chúng ta làm điều đó như thế nào.

Mọi người không chỉ quan tâm đến những gì bạn làm và tại sao bạn làm điều đó – họ còn muốn biết cách bạn làm điều đó như thế nào.

Khả năng trình bày rõ ràng về phương pháp hay những gì bạn làm sẽ khiến bạn trở nên vừa tự tin vừa có kinh nghiệm trong mắt người khác – ngay cả khi bạn không tận tay làm điều đó.

Mặc dù các doanh nhân thường hào hứng với việc chia sẻ những gì họ làm, nhưng việc chia sẻ cách họ làm lại có thể tạo niềm tin và uy tín giữa họ với khách hàng tiềm năng.

5. Bằng chứng của chúng ta là gì.

Khách hàng tiềm năng muốn có bằng chứng về những kết quả thành công bạn đã đạt được và họ muốn biết bạn đã làm gì, tại sao bạn làm điều đó và bạn đã làm như thế nào.

Không điều gì khiến ai đó tin bạn nhiều hơn là một câu chuyện thành công của khách hàng.

Khi kể một câu chuyện như vậy, bạn hãy bắt đầu bằng cách chia sẻ những nỗi đau và khó khăn mà khách hàng gặp phải khi họ đến với bạn; sau đó giải thích những gì bạn đã làm cho họ và tại sao bạn làm điều đó.

Cuối cùng, tiết lộ những lợi ích mà khách hàng có được khi làm việc với bạn.

Phương pháp này cho phép người nghe liên tưởng đến khách hàng trong câu chuyện của bạn và nó sẽ mang lại cho họ sự tin tưởng cần thiết để tìm đến bạn và mua một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó.

Bạn có đang xem kể chuyện là một phần của chiến lược xây dựng thương hiệu cá nhân và kinh doanh của doanh nghiệp mình chưa?

Đối với bạn, khía cạnh khó nhất của việc kể chuyện là gì? Gần như tất cả mọi người đều có thể cải thiện câu trả lời của họ bằng câu hỏi, “Bạn làm nghề gì?”

Hãy kể nên những câu chuyện tuyệt vời của bạn và doanh nghiệp ngay từ bây giờ !

Sự khác nhau cơ bản giữa Storytelling và Brand Story là gì?

Sự khác nhau cơ bản giữa Storytelling và Brand Story là gì?
Sự khác nhau cơ bản giữa Storytelling và Brand Story là gì?

Như vốn bản chất từ ngữ của nó, trong khi Storytelling đề cập đến việc (hoạt động) Kể chuyện, Brand StoryCâu chuyện thương hiệu, chính là “vật liệu” hay nguồn gốc được sử dụng để kể chuyện.

Bạn không thể kể chuyện hay nếu bạn không có một câu chuyện thương hiệu đủ hấp dẫn đối tượng mục tiêu.

Nghệ thuật sử dụng Storytelling.

Mặc dù việc xây dựng Storytelling hay một câu chuyện thương hiệu mà khách hàng của bạn phải có liên quan là cực kỳ quan trọng, nhưng bạn cũng cần đảm bảo rằng câu chuyện đó được tối ưu.

Hãy tập trung vào cách sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể loại bỏ sự tiêu cực, củng cố mặt tích cực và giúp người dùng tiến lên phía trước theo một cách nào đó.

Bằng cách thu hút đối tượng mục tiêu của bạn vào một câu chuyện hấp dẫn với những dòng cảm xúc chân thành, bạn có thể nuôi dưỡng sự tin tưởng từ họ vào công ty cũng như các sản phẩm hoặc dịch vụ mà công ty bạn tạo ra.

Trên thực tế, điều này có nghĩa là bạn cần sử dụng một loạt các chiến thuật để giúp khách hàng của mình nắm bắt và quan tâm đến cuối cùng.

Nó thể bao gồm việc tiếp cận trực tiếp với khách hàng và giới thiệu đến họ các câu chuyện của bạn.

Nhưng dù cho bạn làm gì, hãy giữ nó thật nhất quán.

Bạn cũng cần đảm bảo tinh chỉnh giọng điệu của bạn, giữ cho thông điệp thương hiệu của bạn đơn giản với nội dung có thể thu hút rộng rãi.

Đừng thay đổi quá nhiều trong mỗi lần bạn tiếp cận, hãy nhớ sử dụng các hình ảnh và bối cảnh tương tự trong nội dung của bạn nếu có thể – điều này giúp xây dựng sự quen thuộc và thoải mái ở khách hàng với thương hiệu.

Hãy nhớ bạn luôn phải truyền cảm hứng, đừng bao giờ chỉ trích hay cố gắng chỉ để hoàn thành những mục tiêu đơn giản.

Bạn cũng cần đảm bảo rằng bạn cung cấp cho đối tượng mục tiêu của bạn nhiều điều để suy ngẫm. Một câu chuyện tuyệt vời là một câu chuyện đáng được chia sẻ và để lại ấn tượng lâu dài cho người đọc.

Các loại Storytelling phổ biến mà mọi Marketers đều nên tham khảo.

Trong khi tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp khác nhau, với các dòng sản phẩm và đối tượng mục tiêu marketing khác nhau, doanh nghiệp có thể sử dụng các loại Storytelling khác nhau, dưới đây là một số loại phổ biến nhất.

  • Data driven Storytelling: Là phương thức xây dựng Storytelling dựa trên dữ liệu.
  • Mini Ads Storytelling: Kể chuyện thương hiệu thông qua việc kết hợp nhiều mẫu quảng cáo nhỏ và có liên kết với nhau.
  • Customer led Storytelling: Kể các câu chuyện chuyện được dẫn dắt bởi khách hàng.
  • Philanthropic Storytelling: Kể chuyện bằng đạo đức.
  • Immersive Storytelling: Kể chuyện nhập vai.
  • Visual Storytelling: Kể chuyện thông qua các nội dung trực quan như Video, Hình ảnh hay Infographics.

Bạn có thể xem chi tiết các loại Storytelling tại đây.

Một số câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ Storytelling.

  • Visual Storytelling là gì?

Như đã phân tích ở phần khái niệm, để tiến hành kể chuyện (Storytelling), thương hiệu có thể kể theo nhiều cách thức hay định dạng nội dung khác nhau.

Visual Storytelling là hình thức kể chuyện trực quan (Visual), tức là sử dụng các hình ảnh bắt mắt và hấp dẫn để truyền tải các thông điệp hay câu chuyện đến với khách hàng (thay vì sử dụng các định dạng nội dung không trực quan khác như văn bản hay âm thanh).

  • Storytelling là gì?

Storytelling đơn giản là kể chuyện, khái niệm đề cập đến cách mà một cá nhân, một tổ chức hay đơn vị nào đó sử dụng các câu chuyện để minh hoạ cho những nội dung mà họ muốn truyền tải đến một bên thứ ba nào đó.

  • Storyteller là gì?

Storyteller có nghĩa là Người kể chuyện hay người thực hiện công việc Storytelling, Storyteller ở đây có thể là một cá nhân và cũng có thể là một tổ chức, họ chính là người mang các câu chuyện (Story) đến với công chúng.

  • Storytelling trong Rap là gì?

Trong âm nhạc nói chung và nhạc Rap nói riêng, thuật kể chuyện – Storytelling là lối kể chuyện qua lyrics, đóng vai trò rất quan trọng, giúp truyền đạt cảm xúc của tác giả đến với đại đa số công chúng.

Về bản chất, Storytelling rất đơn giản, gồm 3 phần như một bài văn gồm mở bài, thân bài và kết bài. Một bản nhạc Rap được viết theo lối Storytelling có thể thúc đẩy cảm xúc trong nội tâm khán giả do đó từ lâu đây được xem là một phương thức làm nhạc thành công.

  • Digital Storytelling là gì?

Digital Storytelling có nghĩa là Kể chuyện kỹ thuật số, là một hình thức sản xuất truyền thông kỹ thuật số ngắn cho phép mọi người chia sẻ các khía cạnh trong câu chuyện của họ.

Liên quan đến thuật ngữ Digital Storytelling, Digital Story tức Câu chuyện kỹ thuật số cũng là một khái niệm được nhiều người quan tâm.

Câu chuyện kỹ thuật số là một bản trình bày đa phương tiện kết hợp nhiều yếu tố kỹ thuật số trong một cấu trúc tường thuật (một câu chuyện).

  • Brand Storytelling là gì?

Brand Storytelling là kể chuyện thương hiệu. Từ một câu chuyện thương hiệu (Brand Story) nào đó, doanh nghiệp tiến hành kể những câu chuyện này tới khách hàng thông qua nhiều cách kể chuyện khác nhau.

  • Content Storytelling là gì?

Content Storytelling là kể chuyện bằng nội dung (Content), thương hiệu sử dụng những nội dung có thể là video, audio, văn bản (textual), infographic, hình ảnh (photo) để kể các câu chuyện thương hiệu.

  • Longer-form Storytelling là gì?

Longer-form storytelling là phương pháp kể các câu chuyện theo cách dài hơn, dù cho đó là nội dung video hay văn bản (text) hay bất cứ định dạng nội dung nào khác, điểm quan trọng chính ở đây là bạn phải cung cấp nhiều thứ hơn để xem cho người dùng.

  • Data Storytelling là gì?

Data Storytelling là kể chuyện bằng dữ liệu, thay vì kể chuyện bằng các văn bản thông thường hay quan điểm một chiều từ phía thương hiệu, người làm marketing sử dụng các dữ liệu hay con số thu thập được để khiến cho câu chuyện trở nên thú vị và đáng tin hơn.

  • Video Storytelling là gì?

Là khái niệm đề cập đến cách kể chuyện (storytelling) bằng nội dung là video. Thay vì sử dụng văn bản (text) hay hình ảnh (photo), thương hiệu sử dụng video làm định dạng nội dung chính để truyền tải các câu chuyện (Story).

  • Personalized Storytelling là gì?

Là hoạt động cá nhân hoá cách kể chuyện hay truyền tải thông điệp của thương hiệu đến với khách hàng. Với từng nhóm, phân khúc, hay thậm chí là từng đối tượng cá nhân khác nhau, thương hiệu kể những thứ khác nhau.

  • Authentic Storytelling là gì?

Authentic Storytelling là chiến thuật kể chuyện một cách chân thực, khi thương hiệu ít sử dụng các yếu tố mang tính quảng cáo, thay vào đó thể hiện những gì mà thương hiệu có thể làm được, những gì gần gũi với người tiêu dùng của họ và hơn thế nữa.

  • Case Study Storytelling là gì?

Cũng có phần tương như cách tiếp cận của Data Storytelling, Case Study Storytelling là thuật kể chuyện thương hiệu dựa trên các dữ liệu về khách hàng, các tình huống thực tế liên quan đến cách khách hàng sử dụng và trải nghiệm sản phẩm (trải nghiệm thương hiệu).

Kết luận.

Thông qua những phân tích ở trên của MarketingTrips, hẳn là bạn đã có thể hình dung được vai trò của các câu chuyện trong thế giới kinh doanh hiện đại vốn có quá nhiều sự canh tranh và ồn ào.

Bằng cách hiểu storytelling là gì, các công thức để xây dựng một chiến thuật Storytelling thành công, cũng như chuẩn bị các kỹ năng cần có để xây dựng và phát triển Storytelling, bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn để kết nối, làm hài lòng và giữ chân khách hàng của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

‘Vốn hóa Apple có thể đạt 3.000 tỷ USD’

Các nhà phân tích dự đoán giá trị vốn hóa của Apple có thể đạt mốc 3.000 tỷ USD nhờ xe tự lái và iPhone mới.

Theo Bloomberg, dự đoán được đưa ra bởi các nhà phân tích từ hãng tài chính Citigroup và công ty đầu tư Wedbush.

Cụ thể, giá cổ phiếu Apple được dự đoán sẽ tăng gần 50% so với mức hiện nay. Trong phiên giao dịch gần nhất, vốn hóa của Apple vẫn đạt trên 2.000 tỷ USD, là công ty có giá trị cao nhất thế giới hiện nay trên sàn chứng khoán.

Jim Suva, nhà phân tích của Citigroup cho rằng việc phát triển xe hơi Apple Car có thể giúp doanh thu Táo khuyết tăng 10-15% sau năm 2024.

Đến năm 2025, Suva nhận định thị trường xe điện trên toàn cầu sẽ tăng trưởng nhanh hơn cả smartphone, máy tính, tablet và thiết bị đeo thông minh cộng lại.

Trong khi đó, nhà phân tích Daniel Ives của Wedbush nhận định cổ phiếu Apple có thể đạt 175 USD, nâng giá trị vốn hóa công ty lên 3.000 tỷ USD.

Trong báo cáo ngày 10/3, Ives cho biết việc giá cổ phiếu Apple sụt giảm là “cơ hội vàng” để mua chúng, đồng thời đặt kỳ vọng vào dòng iPhone 13 với nhiều tính năng mới.

Cổ phiếu Apple đã giảm khoảng 17% từ khi đạt mức cao kỷ lục vào cuối tháng 1. Trong phiên giao dịch đầu ngày 12/3, cổ phiếu hãng giảm 1,8% do lợi suất trái phiếu tăng mạnh, gây sức ép lên việc giao dịch của các hãng công nghệ.

Apple đã vượt qua đại dịch Covid-19 với nhiều thành tích. iPhone 12, thế hệ iPhone 5G được mong đợi, có doanh thu tốt.

Chiếc MacBook đầu tiên chạy con chip do hãng tự sản xuất nhận được nhiều đánh giá tích cực. Apple còn là công ty đầu tiên của Mỹ đạt giá trị vốn hóa 2.000 tỷ USD.

Kính thực tế ảo, xe tự lái và iPhone gập là 3 sản phẩm được kỳ vọng nhất trong thập niên tới của Táo khuyết.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Theo Zing

Apple sẽ làm thay đổi ngành quảng cáo

Những thay đổi bảo mật mới của Apple có thể làm chao đảo ngành công nghiệp quảng cáo điện tử. Facebook và các nhà quảng cáo đều phải tìm cách thích nghi.

Từ tháng 3, phiên bản iOS 14.4 bắt buộc các nhà phát triển ứng dụng cần sự cho phép từ người dùng mới được theo dõi, đọc các thông tin cá nhân và các quyền trên thiết bị.

“Đây là tình huống tương đương với trường hợp Y2K trong nghành công nghiệp của chúng ta”, Doug Rozen, CEO của Dentsu Media Americas chia sẻ.

Ảnh hưởng lớn tới những nhà quảng cáo

Các nhà quảng cáo lo rằng Apple sẽ hạn chế khuôn khổ và quyền hành của họ trên Facebook. Giám đốc công nghệ Measured, Madan Bharadwaj cho rằng đây là một thiệt hại lớn cho kỹ thuật quảng cáo nghiên cứu hành vi khách hàng.

Thay đổi lớn này sẽ ảnh hưởng đến cả một nền tảng sinh thái di động (iOS), và cả những người sử dụng Facebook như phương thức quảng cáo chính.

Facebook tuyên bố ngưng sử dụng các nghiên cứu về hiệu quả quảng cáo trong tuần trước. Nghiên cứu này sẽ tính mức lợi nhuận và đánh giá thiên hướng mua sắm của người dùng từ chiến dịch quảng cáo.

Từ tháng 3, phiên bản iOS 14.4 bắt buộc các nhà phát triển ứng dụng cần sự cho phép từ người dùng mới được theo dõi, đọc các thông tin cá nhân và các quyền trên thiết bị.

“Đây là tình huống tương đương với trường hợp Y2K trong nghành công nghiệp của chúng ta”, Doug Rozen, CEO của Dentsu Media Americas chia sẻ.

Ảnh hưởng lớn tới những nhà quảng cáo

Các nhà quảng cáo lo rằng Apple sẽ hạn chế khuôn khổ và quyền hành của họ trên Facebook. Giám đốc công nghệ Measured, Madan Bharadwaj cho rằng đây là một thiệt hại lớn cho kỹ thuật quảng cáo nghiên cứu hành vi khách hàng.

Thay đổi lớn này sẽ ảnh hưởng đến cả một nền tảng sinh thái di động (iOS), và cả những người sử dụng Facebook như phương thức quảng cáo chính.

Facebook tuyên bố ngưng sử dụng các nghiên cứu về hiệu quả quảng cáo trong tuần trước. Nghiên cứu này sẽ tính mức lợi nhuận và đánh giá thiên hướng mua sắm của người dùng từ chiến dịch quảng cáo.

“Những thương hiệu xây dụng thuật toán tiếp thị dựa vào Facebook đang thấp thỏm”, Bharadwaj nói. “Các công ty không thể ném nửa triệu đô la cho chiến dịch quảng cáo để thu về những dữ liệu thiếu chi tiết”.

Nếu người dùng không đồng tình, Simon Poulton – Phó giám đốc kỹ thuật số thông minh của Wpromote nói, công việc theo dõi dữ liệu quảng cáo thông qua các nền tảng mạng xã hội, bao gồm cả Facebook sẽ càng trở nên khó khăn hơn.

Điều này có thể khiến sự tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ bị ảnh hưởng phần nào.

“Khi làm việc với số tiền lên đến hàng triệu đô la, một ảnh hưởng nhỏ cũng sẽ đem lại thất thoát lớn, nhưng từ đó bạn cũng sẽ kiên định hơn trong việc tìm kiếm các phương pháp thay thế”, Simon chia sẻ.

“Tuy nhiên, các công ty nhỏ hơn sẽ bị hạn chế về mặt kinh phí, và có thể sẽ không thấy được lợi ích của khoản đầu tư lâu dài”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Theo Zing

Top 10 thương hiệu có giá trị nhất thế giới đến năm 2020

Cùng nhìn lại các công ty và thương hiệu đã thống trị thế giới trong năm qua.

Top 10 thương hiệu có giá trị nhất thế giới đến năm 2020
Top 10 thương hiệu có giá trị nhất thế giới đến năm 2020

Tạo ra giá trị thương hiệu là một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất đối với một công ty.

Giá trị thương hiệu về cơ bản là giá trị cảm nhận về một công ty, sản phẩm hay dịch vụ trong mắt khách hàng.

Một công ty lớn có thể không nhất thiết phải có giá trị thương hiệu lớn. Năm 2020 đã tàn phá giá trị thương hiệu của nhiều công ty do đại dịch.

Tuy nhiên, không phải tất cả các công ty đều chứng kiến sự sụt giảm giá trị thương hiệu của họ.

Một số công ty đã có thể khẳng định vị thế thống trị giá trị thương hiệu của mình bằng các chính sách thân thiện với khách hàng.

Nếu bạn muốn biết thêm về những thương hiệu này, hãy xem chi tiết dưới đây về 10 thương hiệu giá trị nhất trên thế giới.

Danh sách này được dựa trên dữ liệu giá trị thương hiệu từ Visual Capitalist.

10. Disney (41 tỷ USD)

Đây là một công ty truyền thông và giải trí gia đình của Hoa Kỳ. Vào năm 2020, Disney đã phải chứng kiến sự sụt giảm 8% giá trị thương hiệu của mình.

Một số phân khúc kinh doanh của Disney là: Phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng và quốc tế (DTCI); Công viên giải trí, Trải nghiệm và Sản phẩm; Studio Entertainment và Media Networks.

Disney có vốn hóa thị trường là 358,53 tỷ USD và có trụ sở chính tại Burbank, CA, Mỹ.

9. McDonald’s (43 tỷ USD)

Đây là một công ty thức ăn nhanh của Mỹ. Vào năm ngoái, McDonald’s bị sụt giảm 6% giá trị thương hiệu. McDonald’s chủ yếu kinh doanh và nhượng quyền mảng nhà hàng.

McDonald’s có giá trị vốn hóa thị trường là 159,01 tỷ USD và có trụ sở chính tại Oak Brook, Illinois, Mỹ.

8. Mercedes (49 tỷ USD)

Đây là một công ty trong lĩnh vực ô tô của Đức. Năm 2020, thương hiệu này chứng kiến mức giá trị thị trường của mình giảm 3%. Về mặt cảm nhận thương hiệu, Mercedes gắn liền với sự sang trọng và lịch lãm.

Trung Quốc là thị trường lớn nhất của thương hiệu này, tiếp theo là Mỹ.

7. Toyota (52 tỷ USD)

Đây là công ty ô tô duy nhất đến từ Nhật Bản, đồng thời cũng là công ty ô tô lớn thứ hai thế giới trong danh sách này. Toyota đã chứng kiến giá trị thương hiệu của mình giảm 8% vào năm 2020.

Hãng chủ yếu sản xuất và bán các loại xe có động cơ và phụ tùng. Toyota có giá trị vốn hóa thị trường là 173,3 tỷ USD và có trụ sở chính tại Toyota, Nhật Bản.

6. Coca-Cola (57 tỷ USD)

Đây là một công ty Thực phẩm & Đồ uống F&B của Mỹ. Vào năm 2020, Coca-Cola đã chứng kiến giá trị thương hiệu của mình giảm 10%. Coca-Cola sản xuất, tiếp thị và bán đồ uống không cồn, bao gồm các loại nước ngọt, nước lọc, đồ uống thể thao, nước trái cây và hơn thế nữa.

Công ty sở hữu một số thương hiệu toàn cầu nổi tiếng như: Coca-Cola, Diet Coke, Fanta, Sprite, Minute Maid, Georgia… Coca-Cola có giá trị vốn hóa thị trường là 218,15 tỷ USD và có trụ sở chính tại Atlanta, GA, Mỹ.

5. Samsung (62 tỷ USD)

Đây là công ty duy nhất nằm trong top 5 không thuộc Mỹ. Trong khi vào năm 2020 hầu hết các thương hiệu đều phải chứng kiến sự sụt giảm thì công ty công nghệ đến từ Hàn Quốc này đã tăng giá trị thương hiệu của mình lên đến 2%.

Samsung chủ yếu sản xuất, bán thiết bị điện tử và các thiết bị ngoại vi máy tính.

Công ty hoạt động thông qua 3 mảng chính: Giải pháp thiết bị, Công nghệ thông tin & truyền thông di động và Điện tử tiêu dùng. Samsung có giá trị vốn hóa thị trường là 278,7 tỷ USD và có trụ sở chính tại Suwon, Hàn Quốc.

4. Google (165 tỷ USD)

Đó là một công ty công nghệ nổi tiếng khác của Mỹ. Vào năm 2020, Google đã chứng kiến giá trị thương hiệu của mình giảm ở mức 1%.

Gã khổng lồ tìm kiếm này cung cấp một loạt các dịch vụ cho người dùng, doanh nghiệp cũng như các nhà quảng cáo.

Google chủ yếu tập trung vào mảng tìm kiếm, hệ điều hành, quảng cáo, nền tảng, các sản phẩm phần cứng và doanh nghiệp. Google có vốn hóa thị trường là 1,41 nghìn tỷ USD và có trụ sở chính tại Mountain View, CA, Mỹ.

3. Microsoft (166 tỷ USD)

Đây tiếp tục là một công ty công nghệ từ Mỹ, thương hiệu duy nhất đã có thể tăng giá trị thương hiệu của mình lên đến 53% vào năm 2020. Microsoft phát triển và cung cấp phần mềm, dịch vụ, thiết bị và giải pháp.

Công ty chủ yếu hoạt động thông qua ba mảng kinh doanh chính: Đám mây thông minh, Hiệu suất & Quy trình kinh doanh và Máy tính cá nhân. Microsoft có vốn hóa thị trường là 1,77 nghìn tỷ USD và có trụ sở chính tại Redmond, WA, Mỹ.

2. Amazon (201 tỷ USD)

Đây là một công ty công nghệ siêu nổi tiếng khác của Mỹ. Amazon đã tăng giá trị thương hiệu của mình lên đến 60% vào năm ngoái.

Amazon có vốn hóa thị trường là 1,59 nghìn tỷ USD và là công ty thương mại điện tử lớn nhất trên thế giới tính đến thời điểm hiện tại.

Amazon cấp các dịch vụ mạng (Amazon Web Services), dịch vụ phát trực tuyến cũng như các sản phẩm phần cứng.

Công ty được thành lập bởi Jeffrey P. Bezos vào tháng 7 năm 1994 và có trụ sở chính tại Seattle, WA, Mỹ.

1. Apple (323 tỷ USD)

Apple chắc chắn là cái tên phổ biến nhất trên thế giới. Vào năm 2020, Apple đã có thể tăng giá trị thương hiệu của mình lên mức 38%.

Apple thiết kế, sản xuất và bán điện thoại thông minh, máy tính để bàn, máy tính bảng, thiết bị đeo và phụ kiện.

Ngoài ra, công ty này còn cung cấp một số dịch vụ liên quan chẳng hạn như Apple Music, Apps và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

‘Apple nên mua Bitcoin’

Theo ngân hàng đầu tư RBC Capital Markets, Apple nên nối bước Tesla tham gia vào thị trường tiền điện tử chứ không phải sản xuất xe điện.

Tối 8/2, Tesla, công ty xe điện do tỷ phú Elon Musk điều hành tiết lộ đã đầu tư 1,5 tỷ USD vào Bitcoin. Công ty này cũng cho biết họ có thể chấp nhận thanh toán xe điện của mình bằng Bitcoin trong tương lai gần. Thông tin này đẩy giá Bitcoin lên tới 16%, đạt mức kỷ lục 44.220 USD cùng ngày.

Sau đó, ngân hàng đầu tư RBC Capital Markets nhận định Apple nên theo chân Tesla tham gia vào thị trường tiền điện tử chứ không phải sản xuất xe điện.

“Nhà sản xuất iPhone có thể tạo ra thị trường mới để tăng trưởng nếu họ phát triển ứng dụng Apple Wallet thành sàn giao dịch tiền điện tử. Đây rõ ràng là cơ hội tỷ USD của Apple”, chuyên gia phân tích Mitch Steves từ RBC Capital Markets nhận định.

Ông Mitch cho rằng các công ty tài chính như Square, Paypal cùng những sàn giao dịch tiền điện tử uy tín kiểu Coinbase đã chứng minh ý tưởng trên là hoàn toàn có thể. “Ngoài ra, hệ sinh thái Apple sẽ cho khả năng bảo mật cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh”, ông nói thêm.

Nhận định này được đưa ra trong bối cảnh cổ phiếu Apple giảm nhẹ 0,5% hôm 7/2, sau khi đạt mức tăng trưởng 70% vào năm 2020. Trong khi đó, Paypal đã tăng gần 40% giá trị cổ phiếu kể từ khi công bố cho phép người dùng mua, bán và giữ tiền điện tử trực tiếp từ tài khoản công ty.

Cũng theo RBC Capital Markets, ngoài việc xây dựng sàn giao dịch riêng, Apple có thể cân nhắc đầu tư Bitcoin hoặc một số loại tiền điện tử khác.

Trước đó, hôm 7/2, Wall Street Journal cho biết cuộc đàm phán về dự án hợp tác sản xuất xe giữa Hyundai, Kia và Apple đã thất bại. Cả 2 hãng xe đều tuyên bố: “Không đàm phán với Apple về phát triển xe tự hành”. Giá cổ phiếu của cả Hyundai và Kia đều lao dốc sau đó.

Trái ngược với những nhận định chung của giới quan sát, RBC tỏ ra ít lạc quan về viễn cảnh Apple sẽ tham gia vào ngành công nghiệp ôtô. “So với việc tham gia vào thị trường tiền điện tử, sản xuất ôtô mang đến cho Apple nhiều rủi ro hơn”, RBC Capital Market cho hay.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo Zing

Sự ‘cô đơn’ của Mark Zuckerberg

Trong các ông lớn công nghệ, Mark Zuckerberg là người sáng lập duy nhất trụ lại ở vị trí giám đốc điều hành sau khi Jeff Bezos từ chức.

Ngày 2/2, cùng thời điểm Amazon công bố kết quả kinh doanh quý IV/2020, nhà sáng lập Jeff Bezos đã để lại lá thư thông báo việc mình sắp rời khỏi chức vụ CEO tại công ty này sau 27 năm.

Trong sự nghiệp của mình, vị thuyền trưởng 57 tuổi đã lèo lái Amazon từ một cửa hàng sách trực tuyến thành một trong những công ty sáng tạo, quyền lực và nổi tiếng nhất trên thế giới.

Sự lùi bước của Jeff Bezos không đồng nghĩa với việc thời kỳ huy hoàng của Amazon đã chấm dứt. Đây lại là một dấu mốc cho sự thay đổi sâu sắc trong giới lãnh đạo tại Thung lũng Silicon.

Đó là khi các nhà sáng lập của những gã khổng lồ công nghệ lui về sau, nhường lại quyền điều hành vào tay những người được tín nhiệm. Họ vốn là các lãnh đạo, chiến lược chuyên nghiệp nhưng lại không có tầm nhìn như những nhà sáng lập.

Những nhân sự này cũng đã phải trải qua một loạt thách thức khác nhau được các ông chủ đề ra và giám sát. Sau một quá trình sàng lọc, người ưu tú nhất sẽ nhận được sự tin tưởng tuyệt đối để trao quyền điều hành.

Cuộc chia tay với những người sáng lập

Sự chuyển giao quyền lực tại Thung lũng Silicon đã được thực hiện từ lâu. Bắt đầu vào năm 2000, Bill Gates từ bỏ vị trí CEO của Microsoft và chấm dứt công việc toàn thời gian của ông tại đây 8 năm sau đó.

Nhà sáng lập Apple, Steve Jobs đã mất do ung thư vào năm 2011 nhưng trước đó đã để lại quyền điều hành cho Tim Cook. Bộ đôi nhà đồng sáng lập Google là Larry Page và Sergey Brin cũng đã rút lui khỏi vị trị CEO và Chủ tịch của Alphabet vào năm 2019, trao quyền điều hành cho Sundar Pichai.

Cả Pichai và Tim Cook đều đã mang đến cho công ty một số thành công nhất định nhưng bị coi là kém sáng tạo hơn so với các ông chủ cũ của họ.

Giờ đây đến lượt Jeff Bezos rút khỏi chiếc ghế nóng tại Amazon. Facebook sẽ là gã khổng lồ công nghệ duy nhất còn được điều hành bởi chính người sáng lập.

CEO của Facebook, Mark Zuckerberg có thể được coi là người cuối cùng còn trụ vững tại Thung lũng Silicon. Anh cũng là người sáng lập trẻ nhất và sở hữu công ty đang hứng chịu nhiều chỉ trích nhất liên quan đến các bê bối khác nhau tính đến thời điểm hiện tại.

“Đối với Larry và Sergey, họ nhìn xa về phía trước 10 năm và biết điều gì sẽ xảy ra. Còn với Jeff Bezos, ông đã lèo lái con thuyền của mình 27 năm và ông biết công ty của ông sẽ phát triển như thế nào trong vòng 10 năm tới”, nhà phân tích công nghệ Benedict Evans cho biết trong cuộc phỏng vấn.

“Tuy nhiên đối với Mark Zuckerberg, đang có quá nhiều vấn đề và hoài nghi xoay quanh công việc của anh ấy và bạn không thể biết điều gì sẽ xảy ra.”

Thành tựu và các rắc rối muôn thuở của những gã khổng lồ

Thế hệ những nhà sáng lập đã xây dựng nên những công ty có giá trị lớn nhất Thung lũng Silicon ngày nay đều có những định hướng và cá tính riêng.

Tuy vậy họ vẫn có những điểm tương đồng. Đó chính là tất cả đều chia sẻ khả năng sáng tạo không ngừng cũng như có sở trường trong việc phá bỏ những giới hạn của ngành công nghiệp máy tính và dịch vụ.

Ngoài ra họ cũng được biết đến với bản lĩnh cạnh tranh kiên cường. Họ là đối thủ của nhau trên nhiều lĩnh vực, từ việc phát triển các cửa hàng ứng dụng, thiết bị, dịch vụ cho đến các dự án dài hạn. Tất cả những điều trên đã làm cho các công ty mất dần đi tính đặc trưng vốn có của chúng qua các năm.

Jeff Bezos đã tận dụng vị thế của Amazon trong lĩnh vực thương mại điện tử để xây dựng nên 2 doanh nghiệp khác. Đó là Amazon Web Services với vai trò cung cấp dịch vụ đám mây và nền tảng bán lẻ cho bên thứ ba Amazon Marketplace. Cả 2 doanh nghiệp này đều thành công rực rõ.

Vào năm 1998, các nhà đồng sáng lập Google đã mở rộng ý tưởng của họ về việc mọi người có thể truy cập các nguồn thông tin từ khắp nơi trên thế giới một cách miễn phí. Và thế là họ đã cho ra đời Google Maps, Gmail, YouTube, tiến hành sản xuất các thiết bị cũng như phát triển điện toán đám mây trong khoảng thời gian sau đó.

Mark Zuckerberg đã biến mạng xã hội Facebook, vốn đã thành công, lại càng trở nên to lớn hơn sau khi mua lại Instagram vào năm 2012 và WhatsApp vào năm 2014.

Vào thời điểm đó, đây được coi là những động thái nhằm đảm bảo vị thế của Facebook trong bối cảnh khách hàng có xu hướng chuyển sang sử dụng các ứng dụng ưu tiên đăng ảnh và nhắn tin.

Steve Jobs đã tạo ra một cuộc cách mạng về điện toán khi ông cho ra đời chiếc iPhone, một sản phẩm lần đầu tiên cho phép chiếc điện thoại biến thành máy tính với hệ điều hành độc lập và giao diện bàn không có bàn phím vật lý mới lạ.

Microsoft thì tạo ra hệ điều hành Windows và bộ sản phẩm Office vẫn còn được sử dụng rộng rãi đến tận ngày nay.

Các chiến lược của những nhà sáng lập nên các gã khổng lồ công nghệ đã biến họ trở thành những người giàu có nhất hành tinh. Tuy nhiên chúng cũng đã thu hút sự chú ý của các chính phủ trên khắp thế giới.

Những nhà lãnh đạo cũng như các chính trị gia đã đặt câu hỏi về tốc độ phát triển và việc thu nhập thông tin người dùng của các gã khổng lồ công nghệ. Tầm ảnh hưởng của họ đến những khía cạnh khác nhau trong cuộc sống người dân cũng là một chủ đề hay bị bàn tán.

Google và Facebook đang phải đối mặt với các vụ kiện chống độc quyền mang tính bước ngoặt ở Mỹ. Trong khi đó, Amazon cũng đang đối đầu với những cáo buộc tương tự ở Liên minh châu Âu.

Tòa án tối cao đã cho phép khách hàng kiện Apple về các hành vi chống lại sự cạnh tranh trong kho ứng dụng của hãng.

Điểm khác nhau giữa Mark Zuckerberg và các nhà sáng lập khác đó là Zuckerberg trẻ hơn các CEO kia. Bezos rời Amazon khi ông đã 57 tuổi và đã điều hành công ty 27 năm. Brin và Page đều 47 tuổi đã nói lời từ biệt đến vị trí hiện tại ở Google sau hơn 2 thập kỷ.

Zuckerberg chỉ mới 36 tuổi và Facebook cũng vừa ra đời cách đây 16 năm. Công ty của anh được thành lập sau Amazon một thập kỷ và 6 năm sau Google.

Điều đó đồng nghĩa với việc Zuckerberg còn nhiều việc để làm.

Những lời chào từ các nhà sáng lập

Cả Bezos và 2 nhà đồng sáng lập Google Page và Brin đã quyết định rút lui trong bối cảnh các hoạt động kinh doanh của công ty mình đều ổn định. Và thậm chí, chúng còn được dự đoán sẽ phát triển bền vững trong những năm sắp tới.

Trước khi từ chức vào năm 2019, Page và Brin đã dành ra 4 năm để củng cố đế chế của họ bằng cách thành lập công ty mẹ Alphabet.

Đồng thời,bộ đôi nhà đồng sáng lập Google tách các bộ phận quảng cáo và tìm kiếm ra khỏi các dự án dài hạn trong lĩnh vực y tế hay xe tự hành. YouTube đã trở thành một công cụ mang về doanh thu khổng lồ từ quảng cáo cho Alphabet. Động thái này giúp cho công ty có thể mở rộng ra các dự án mới trong tương lai.

Khi Jeff Bezos cho biết ông sẽ từ chức CEO, Amazon vừa báo cáo doanh thu quý đầu tiên đạt hơn 100 tỷ USD.

Trong lá thư thông báo mình sẽ ngừng làm CEO tại Amazon, Bezos đã tự tin khẳng định rằng Amazon đang ở thời điểm đạt được sự thành công đỉnh cao nhất.

Brin và Page trong thư từ nhiệm được viết chung đã nói rằng Alphabet đang ở một vị trí thoải mái và ổn định. Họ viết rằng:“Nếu như công ty của chúng ta là một con người thì nó là đang là một thanh niên 21 tuổi và đã đến lúc bước ra ngoài đương đầu với xã hội.”

Khi Bill Gates cuối cùng từ bỏ công việc hàng ngày của ông tại Microsoft vào năm 2008, công ty của ông đang ở trong một cuộc khủng hoảng. Mặc dù Microsoft vẫn kiếm được rất nhiều tiền trong giai đoạn đó, họ đang bị các đối thủ trẻ hơn như Apple, Google và Facebook vượt qua trong lĩnh vực máy tính mới nổi.

Ở thời bấy giờ, Bill Gates là người giàu nhất thế giới nhưng ông cảm thấy mệt mỏi bởi các lùm xum xung quanh câu chuyện chống độc quyền cứ kéo dài.

Thách thức cho người kế nhiệm

Những nhà sáng lập lúc rời đi cũng đã để lại cho người nối gót của họ tương lai của cả công ty cũng như cơn đau đầu xoay quanh câu chuyện chống độc quyền.

Bằng chứng là Pichai đã phải ra điều trần trước Quốc hội Mỹ nhiều lần kể từ khi người tiền nhiệm rời đi. Microsoft cũng phải bỏ điều khoản cuối cùng trong thỏa thuận giải quyết chống độc quyền vào năm 2011.

Andy Jassy của Amazon phải chịu nhiều áp lực vì các phương thức kinh doanh và cách đối đãi với nhân viên của công ty ông bị giám sát.

Facebook của Mark Zuckerberg tiếp tục là một trong những công ty có lợi nhuận cao nhất thế giới. Mặc dù vậy, họ cũng là công ty bị coi thường nhất trong số những gã khổng lồ công nghệ.

Giờ đây, người dùng không còn tin tưởng vào Facebook. Công ty này phải đối mặt với một vụ kiến lớn liên quan đến vấn đề chống độc quyền ở Mỹ cũng như chịu sự giám sát của nhiều cơ quan quản lý trên toàn thế giới. Nền tảng của họ cũng đang chịu sức ép trước những cáo buộc thiếu dân chủ và cung cấp thông tin sai lệch.

Khác với Apple và Alphabet, Facebook đã không chuẩn bị trước một người lãnh đạo để thay thế tiếp quản công ty. Giám đốc điều hành Sheryl Sandberg, 51 tuổi, đã quản lý mảng kinh doanh của công ty trong nhiều năm nhưng không được coi là một người am tường về công nghệ hay có khả năng mang đến những cải cách.

Giám đốc sản phẩm Chris Cox, 38 tuổi, được coi là người có khả năng thay thế vị trí của Mark Zuckerberg sau khi anh rời đi. Nhưng Cox chỉ mới gia nhập lại công ty gần đây sau khi từ chức vào năm 2019.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Theo Zing

Tân CEO Amazon – tiếp nhận một Amazon với đầy những thách thức

Giám đốc điều hành Amazon Jeff Bezos sẽ từ chức vào cuối năm nay và Sếp của nền tảng đám mây của Amazon, Ông Andy Jassy sẽ tiếp quản vị trí này.

Người kế nhiệm Jeff Bezos là Ông Andy Jassy, ​​giám đốc điều hành lâu năm đảm nhiệm vai trò Giám đốc điều hành của mảng kinh doanh điện toán đám mây có lợi nhuận khủng của Amazon, Amazon Web Services.

Cựu Phó Chủ tịch Amazon, Tim Bray, nói trong một cuộc phỏng vấn ngày 3/2: “Andy là một chàng trai thông minh. Anh ấy là một nhà lãnh đạo tốt. Tôi tin anh ấy sẽ làm tốt. Nhưng chắc chắn, đó sẽ là một công việc hay nhiệm vụ không hề dễ dàng.”

Dưới đây là những vấn đề lớn nhất mà Jassy sẽ ‘thừa hưởng’ khi tiếp quản.

Amazon là mục tiêu trong các cuộc điều tra chống độc quyền từ chính phủ.

Amazon có thể là một mục tiêu tiếp theo cho các nhà quản lý hay các cơ quan chuyên trách của chính phủ, những người đang tăng cường giám sát chống độc quyền của họ đối với các công ty thuộc Big Tech.

Facebook và Google đã bị kiện ở Mỹ vào năm ngoái vì cáo buộc vi phạm chống độc quyền.

Nhưng Amazon có thể gặp phải trong năm nay khi các cuộc điều tra đang diễn ra trên khắp nước Mỹ và EU.

Về phía Jeff Bezos, ông vốn không còn hứng thú với các vụ kiện và điều trần trước quốc hội nữa. Ông sẽ để người kế nhiệm Jassy thực hiện thay ông các hoạt động này.

Ngay sau khi Amazon thông báo Jassy sẽ là Giám đốc điều hành mới, Hạ nghị sĩ Ken Buck, một thành viên của Hạ viện về chống độc quyền, đã tweet rằng ông muốn chất vấn Jassy.

Đây cũng là Hạ viện đã công bố báo cáo vào năm ngoái với cáo buộc vi phạm chống độc quyền của Amazon, Apple, Google và Facebook.

Các đơn vị bán hàng bên thứ 3 – Third-party sellers.

Phần lớn các cuộc điều tra chống độc quyền đối với Amazon tập trung vào mối quan hệ của họ với các đơn vị bán hàng bên thứ ba.

Những người bán này chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng doanh số bán hàng trên Amazon, nhưng nhiều người đã phàn nàn và vật lộn với những ràng buộc mà Amazon đã đặt ra trên nền tảng này.

Đáng chú ý nhất là mối quan tâm chống độc quyền xung quanh việc Amazon quảng cáo các sản phẩm cạnh tranh của riêng mình, từ quần áo đến giấy vệ sinh trong kết quả tìm kiếm và vị trí trên trang web.

Amazon đã nhiều lần phủ nhận họ ủng hộ các sản phẩm của chính mình hơn các sản phẩm khác của các đơn vị bán hàng bên thứ 3.

Những công nhân kho đang lập liên đoàn.

Amazon phải đối mặt với những nỗ lực nhằm hợp nhất hóa lớn đầu tiên trong vài năm. Vào ngày 8 tháng 2, công nhân tại một trong những nhà kho của Amazon ở Alabama sẽ bắt đầu bỏ phiếu về việc có nên thành lập công đoàn hay không.

Amazon đã cố gắng hết sức trong giới hạn pháp lý của mình để dập tắt các nỗ lực hợp nhất và chúng ta sẽ biết kết quả khi các phiếu bầu được kiểm tra vào ngày 30 tháng 3.

AWS đối mặt với nhiều sự cạnh tranh về mảng điện toán đám mây.

AWS vẫn là nền tảng điện toán đám mây thống trị. Theo phân tích mới nhất từ công ty nghiên cứu Canalys, 33% chi tiêu trên nền tảng đám mây trong quý 4 năm 2020 là của Amazon.

Nhưng Microsoft cũng đã chứng kiến thị phần của mình tăng lên 20% chi tiêu cho điện toán trong quý và công bố mức tăng trưởng ấn tượng 50% so với cùng kỳ trong quý cho đám mây Azure của mình.

Google Cloud đang đứng thứ ba về thị phần và nó vẫn đang bị thua lỗ nặng mặc dù đã tăng trưởng. Google vẫn tiếp tục đạt được các giao dịch đám mây lớn, chẳng hạn như quan hệ đối tác gần đây với Ford.

AWS là ‘cỗ máy in tiền kỳ diệu’ của Amazon. Thách thức lớn của Ông Jassy sẽ là duy trì sự thống trị và lợi nhuận đó của AWS, điều này sẽ thúc đẩy đầu tư vào phần còn lại của đế chế Amazon.

Jeff Bezos vẫn là Sếp.

Jeff Bezos không làm CEO không có nghĩa là ông ấy sẽ biến mất hoàn toàn khỏi Amazon. Khi Jassy tiếp quản vào cuối năm nay, Bezos sẽ trở thành chủ tịch điều hành hội đồng quản trị của Amazon và Jassy sẽ phải báo cáo với ông.

Jeff Bezos vẫn là cổ đông lớn của Amazon và khối tài sản khổng lồ của ông gắn liền với hoạt động của cổ phiếu.

Vì vậy, mặc dù Jeff Bezos sẽ không quản lý Amazon hàng ngày, nhưng những ảnh hưởng của ông sẽ không mất đi khi Jassy lên phụ trách.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Theo CNBC

Apple đầu tư 3.6 tỉ USD vào Kia Motors cho Apple Car

Theo trang tin DongA Ilbo của Hàn Quốc, Apple được cho là đang có kế hoạch đầu tư 4 nghìn tỷ won (3,6 tỷ USD) vào Kia Motors như một phần trong kế hoạch hợp tác sản xuất giữa hai công ty này.

Apple và Kia (một chi nhánh của Hyundai) được cho là đang thiết lập mối quan hệ sản xuất để Kia chế tạo Apple Cars tại cơ sở ở Mỹ đặt tại Georgia.

Apple có thể ký thỏa thuận với Kia sớm nhất là vào ngày 17 tháng 2, với mục đích giới thiệu Apple Cars vào năm 2024, mặc dù mốc thời gian phát hành đó sớm hơn một số ước tính từng ra mắt trước đó.

Apple và Kia đang đặt mục tiêu sản xuất 100.000 xe mỗi năm khi bắt đầu sản xuất.

Đã có nhiều báo cáo về mối quan hệ hợp tác giữa Apple và Hyundai, và các báo cáo trước đây cho rằng thương hiệu Kia của Hyundai sẽ đảm nhận khâu sản xuất.

Trước đó vào tháng 1, Korea IT News cũng cho biết xe điện do Apple sản xuất nhiều khả năng sẽ được sản xuất tại nhà máy ở Georgia của Kia.

Khi tin đồn về các cuộc đàm phán giữa Hyundai và Apple lần đầu tiên xuất hiện, Hyundai xác nhận rằng họ đang tổ chức các cuộc thảo luận với Apple, nhưng sau đó đã sửa đổi tuyên bố và loại bỏ đề cập đến Apple.

Nhà phân tích Ming-Chi Kuo của Apple cho biết vào hôm 2/2 rằng Apple đang có kế hoạch hợp tác với Hyundai và sẽ sử dụng nền tảng xe điện chạy bằng pin E-GMP của Hyundai cho khung gầm xe đầu tiên của mình ngoài việc sử dụng nhà máy Kia để sản xuất tại Mỹ.

Ông Kuo tin rằng Apple Car sẽ ra mắt sớm nhất vào năm 2025 tuy nhiên Apple cũng phải lên lịch trình rất chặt chẽ nếu họ muốn đáp ứng thời hạn đó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Tham khảo: macrumors

CEO Facebook Mark Zuckerberg là CEO còn lại cuối cùng trong Big Tech

Sau khi Jeff Bezos của Amazon từ chức CEO, Mark Zuckerberg của Facebook hiện là người sáng lập kiêm CEO duy nhất còn lại tại Big Tech.

Mark Zuckerberg (R) is about to surpass Jeff Bezos as the world’s fifth richest man. Getty Images

Apple chuyển từ nhà sáng lập Steve Jobs sang Tim Cook vào năm 2011 khi Steve Jobs mắc bệnh nặng. Microsoft đã bổ nhiệm CEO Satya Nadella vào năm 2014, khi cựu CEO Steve Ballmer nghỉ hưu và người sáng lập Bill Gates rời vị trí Chủ tịch hội đồng quản trị.

Alphabet, công ty mẹ của Google, đã chuyển vị trí CEO từ người đồng sáng lập kiêm CEO Larry Page sang Sundar Pichai vào năm 2019.

Giờ đây, Amazon cũng đã chuyển vị trí này từ người sáng lập Bezos sang cho Ông Andy Jassy, một nhân viên lâu năm của Amazon, người đã xây dựng nên AWS, mảng kinh doanh điện toán đám mây của công ty này.

Mark Zuckerberg đã nắm quyền điều hành Facebook liên tục kể từ khi đồng sáng lập công ty này vào năm 2004. Anh cũng là người CEO cuối cùng của Big Tech.

Không giống như những nhà lãnh đạo khác – bao gồm cả Jeff Bezos – Mark Zuckerberg nắm giữ đa số quyền biểu quyết tuyệt đối đối với cổ phiếu Facebook.

Điều đó mang lại cho Anh khả năng lãnh đạo gần như toàn quyền tại công ty. Bất kỳ cổ đông nào không đồng ý với hướng đi của Mark Zuckerberg chỉ có một lựa chọn duy nhất: “Bán cổ phiếu của họ”.

Điều này cho phép Mark Zuckerberg bắt tay vào các dự án dài hạn và thực hiện chúng trong bất cứ thời điểm nào Anh cho là phù hợp.

Ngoại lệ duy nhất, đó là trường hợp của Oculus, một công ty thực tế ảo mà Facebook đã mua với giá 2 tỷ USD vào năm 2014. Sau 7 năm kể từ khi mua lại, Oculus vẫn chưa phát triển thành công việc kinh doanh mà Facebook đã hình dung khi mua lại.

Còn lại, từ việc phát minh ra News Feed vào năm 2006, thông qua việc mua lại Instagram và WhatsApp cũng như việc sao chép tính năng ‘Stories’ mà Snapchat đã đổi mới vào năm 2016 của Instagram, Zuckerberg đã đưa ra nhiều quyết định đúng hơn là sai.

Những gã khổng lồ công nghệ đã phát triển tốt sau khi thay thế người sáng lập.

Cả Apple, Microsoft và Alphabet đều đã chứng kiến ​​doanh thu và giá cổ phiếu của họ tăng trưởng với các nhà lãnh đạo mới nhất của họ.

  • Apple.

Dưới thời Tim Cook, giá cổ phiếu của Apple đã tăng hơn mười lần, từ 13,44 USD vào tháng 8 năm 2011 lên 134,99 USD vào thời điểm hiện tại, trong khi doanh thu đã tăng hơn 153% từ 108,2 tỷ USD năm 2011 lên 274,5 tỷ USD vào năm 2020.

  • Microsoft.

Giá cổ phiếu của Microsoft dưới thời Nadella đã tăng hơn bảy lần, từ 36,25 USD vào tháng 2 năm 2014 lên 239,51 USD vào thời điểm hiện tại trong khi doanh thu tăng gần 62% từ 77,8 tỷ USD năm 2014 lên 125,8 tỷ USD vào năm 2020.

  • Alphabet.

Pichai mới hơn rất nhiều, nhưng giá cổ phiếu của Alphabet đã tăng 48% từ 1.294,74 USD vào tháng 12 năm 2019 lên 1.919,12 USD vào thời điểm hiện tại trong khi doanh thu tăng gần 13% từ 161,9 tỷ USD năm 2019 lên 182,5 tỷ USD vào năm 2020.

Pichai đã không có quá nhiều thời gian để đổi mới kể từ khi bước vào vai trò CEO và thay vào đó, phần lớn trọng tâm của ông là xoa dịu lực lượng lao động ngày càng có nhiều phản đối và biến động, đối phó với hậu quả từ đại dịch Covid-19 và quản lý các cuộc chiến pháp lý của công ty này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Fortune: Apple là công ty được ngưỡng mộ nhất thế giới

Sau khi vượt qua nhiều công ty đình đám, Apple tiếp tục có năm thứ 14 trở thành công ty được ngưỡng mộ nhất thế giới.

Ngày 1/2, tạp chí Fortune chính thức công bố bảng xếp hạng những công ty được ngưỡng mộ nhất thế giới. Một lần nữa, Apple đánh bại Amazon, Microsoft và Disney để tiếp tục duy trì ngôi vị số một của mình.

Trong ấn bản năm 2021, Fortune thu hẹp phạm vi đánh giá xuống còn 1.500 công ty. Cuộc khảo sát và đánh giá được công ty tư vấn Korn Ferry cùng 4.000 lãnh đạo, chuyên gia, nhà phân tích đến từ nhiều công ty khác nhau bình chọn.

Để lọt vào bảng xếp hạng, các công ty trên thế giới sẽ được đánh giá dựa trên 9 tiêu chí, bao gồm 52 ngành, lĩnh vực khác nhau.

Để đánh giá công ty có vị trí cao nhất, đội ngũ đánh giá sẽ xét từ giá trị đầu tư, chất lượng quản lý cho đến sản phẩm, trách nhiệm xã hội hay thậm chí khả năng thu hút nhân tài của ứng viên. Các công ty phải đạt điểm số theo quy định mới có thể lọt vào danh sách đề cử.

Theo Fortune, đây là năm thứ 14 Apple đứng đầu danh sách các công ty được ngưỡng mộ nhất thế giới. “Táo khuyết” đã đánh bại các đối thủ đình đám nhất thế giới, thậm chí cả Disney, công ty từng đứng đầu danh mục giải trí trong 18 năm.

Bên cạnh đó, bảng xếp hạng còn có sự xuất hiện của nhiều thương hiệu khác Starbucks, Berkshire Hathaway, Alphabet, JP Morgan Chase, Netflix và Cosco.

Công ty đến từ Cupertino đã có một năm tài chính 2020 ấn tượng. Lần đầu tiên trong lịch sử phát triển, táo khuyết có doanh thu quý cán mốc 100 tỷ USD. Tuy nhiên, vị trí dẫn đầu mà Apple có được không chỉ đến từ tiêu chí tài chính.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Theo Zing

‘Quy tắc 6 và 1’ – Chuẩn mực của các nhà lãnh đạo

Một cách đơn giản để xây dựng một đội nhóm mạnh hơn, hòa nhập hơn. Và là một nhà lãnh đạo thông minh hơn về mặt cảm xúc.

Ảnh: Getty Images

Hãy nghĩ về Steve Jobs và bạn nghĩ về người biết điều gì là tốt nhất cho Apple. Hãy nghĩ về Elon Musk và bạn nghĩ về người biết điều gì tốt nhất cho Tesla và SpaceX. Hãy nghĩ về Jeff Bezos, và bạn nghĩ về người biết điều gì tốt nhất cho Amazon.

Điều này cũng đúng với bạn: Là một nhà lãnh đạo, bạn là người quản lý một công ty, một nhóm hoặc một dự án.

Trong hầu hết các trường hợp, bạn biết rõ nhất bạn là ai và bạn cần làm gì.

Mặc dù vậy, đôi khi quyết định tốt nhất bạn có thể đưa ra là sử dụng cái mà đạo diễn từng đoạt giải Oscar Ron Howard gọi là ‘quy tắc 6 và 1’ – Hãy sử dụng ý tưởng của người khác thay vì của mình.

Như Howard nói trong loạt video MasterClass của mình:

“Bất kể có bao nhiêu người khác tham gia vào, khẩu vị, tầm nhìn và quyết định của đạo diễn sẽ hướng dẫn mọi khía cạnh của quá trình sản xuất và kết quả cuối cùng. Bộ phim là đứa con của chính người đạo diễn.”

Tuy nhiên, như Howard nói, “nếu bạn cố gắng thực thi điều đó quá cứng nhắc, bạn sẽ đánh mất tất cả tính tự phát và sự sáng tạo tự nhiên mà những người xung quanh bạn phải cung cấp đến bạn.

Đến với sự hiểu biết đó là bước khởi đầu của một quy tắc mà tôi chỉ cần gọi đơn giản là quy tắc sáu trong một.”

Làm thế nào để quy tắc đó hoạt động? Các giám đốc dẫn dắt một nhóm cộng tác viên chủ chốt. Diễn viên. Các nhà văn. Các nhà soạn nhạc. Các nhà thiết kế. Các nhà quay phim.

Dù vậy, Howard nói:

Công việc của bạn với tư cách là người kể chuyện, với tư cách là đạo diễn, giống như bạn là người lưu giữ câu chuyện.

Nhưng nếu ai đó đưa ra một đề xuất, một người tài năng nào đó mà bạn phải kính trọng, người bạn đủ tôn trọng để tuyển và họ đến với bạn với một gợi ý mà họ hiểu ở cấp độ trực quan, cấp độ cơ bản .. .

Nếu lựa chọn đó vẫn đạt được mục tiêu của bối cảnh hoặc thời điểm trong câu chuyện, thì tốt hơn nhiều là hãy để người đó sử dụng lựa chọn của họ.

Đó là quy tắc sáu và một.

Tại sao?

Khi phán đoán của chúng ta được coi trọng. Khi cách của chúng ta, ít nhất là vào thời điểm này, được thừa nhận là cách tốt nhất.

Nhân viên gắn bó có ý tưởng; bạn tước đi cơ hội để họ đưa ra đề xuất, hoặc ngay lập tức bỏ qua ý tưởng của họ mà không cần cân nhắc, và họ ngay lập tức rút lui.

Bạn phát triển mức độ tin tưởng sâu sắc hơn với người đó. Như Howard nói, khi bạn sẵn sàng nói có, mọi người sẽ dễ dàng chấp nhận hơn khi bạn nói không.

Trí tuệ cảm xúc và ‘quy tắc 6 và 1’.

Trí tuệ cảm xúc là khả năng xác định, hiểu và quản lý cảm xúc.

Và quy tắc 6 và 1 là một ví dụ hoàn hảo.

Khi nhân viên đưa ra ý tưởng hoặc đưa ra đề xuất, họ dễ bị tổn thương. Họ đã đặt trí thông minh của họ – và nói rộng ra, chính họ đang đăt mình vào vị trí cần được đánh giá.

Nói không quá nhanh hoặc quá thường xuyên, mà không cần dành thời gian để giải thích tại sao sẽ khiến mọi người nhanh chóng nản chí và từ đó hạn chế đề xuất.

Bạn hãy dành một chút thời gian để quyết định xem ý tưởng của người đó sẽ đạt được mục tiêu thiết yếu hay yếu tố gì.

Nếu ý tưởng tốt thì hãy sử dụng sự lựa chọn của họ.

Bởi vì đôi khi quyết định quan trọng nhất bạn có thể đưa ra là ai sẽ quyết định. Vì vậy, thường xuyên nhất có thể, đặc biệt là khi tạo ra môi trường cộng tác và làm việc theo nhóm, hãy đảm bảo rằng người đó không phải là bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Thuật toán quảng cáo lõi của Facebook ảnh hưởng như thế nào khi Apple thay đổi bảo mật (P2)

Tính năng mới trên iPhone sẽ hạn chế khả năng Facebook thu thập dữ liệu từ các ứng dụng và cũng như cách mà các quảng cáo sẽ hoạt động.

Ảnh: NBC News

Facebook Inc sẽ chịu thiệt hại cho hoạt động kinh doanh quảng cáo cốt lõi của mình khi Apple Inc thực hiện các thay đổi mới về quyền riêng tư.

Các chuyên gia trong ngành quảng cáo cho biết, vì các công ty truyền thông mạng xã hội ngày càng khó thu thập dữ liệu người dùng và chứng minh rằng quảng cáo trên nền tảng của họ hoạt động nên những thay đổi này dường như là ‘hình phạt’ đối với họ.

Facebook đã cảnh báo rằng tính năng mới của Apple, dự kiến ​​sẽ ra mắt trong quý này, sẽ gây ra rủi ro cho hoạt động kinh doanh quảng cáo của họ, nhưng công ty này cũng chưa nêu chi tiết cách thức hoạt động của nó.

Các động lực của thị trường sẽ thay đổi.

Một phần sức mạnh của hoạt động kinh doanh quảng cáo của Facebook là cách ứng dụng này thu thập dữ liệu từ các ứng dụng dành cho thiết bị di động — những gì mọi người làm trên ứng dụng, những gì họ tìm kiếm, những gì họ mua và hơn thế nữa.

Theo công ty phân tích MightySignal, hơn 85.000 ứng dụng iOS đã cài đặt mã Facebook để chuyển dữ liệu trở lại công ty này tính đến tháng 12.

Dữ liệu thường được kết hợp với một mã định danh Apple duy nhất cho người dùng ứng dụng — một chuỗi số và chữ cái giúp Facebook xác định các cá nhân, cho phép Facebook thêm dữ liệu đó vào hồ sơ thông tin của họ hoặc “biểu đồ nhận dạng”.

Theo ước tính của ông Poulton, dữ liệu từ ứng dụng chiếm khoảng 15% hồ sơ thông tin người dùng Facebook.

Thay đổi về quyền riêng tư theo kế hoạch của Apple sẽ có nghĩa là các ứng dụng không thể chuyển mã nhận dạng đó mà không có sự cho phép của người dùng, do đó hạn chế những gì Facebook có thể thu thập được.

Các nhà quảng cáo cho biết thông tin chi tiết của Facebook về việc sử dụng ứng dụng là một phần trong đề xuất giá trị của Facebook.

Dữ liệu đó cho phép Facebook tối ưu hóa quảng cáo tốt hơn cho những người có nhiều khả năng trở thành khách hàng sinh lợi nhất, giúp nhà quảng cáo tiết kiệm tiền về lâu dài.

Ví dụ: một trò chơi di động phụ thuộc vào việc mua hàng trong ứng dụng có thể nhắm mục tiêu quảng cáo đến những người dùng có ‘tiền sử’ chi tiêu nhiều cho trò chơi.

Nhiều ứng dụng phụ thuộc vào các quảng cáo được nhắm mục tiêu nâng cao để tăng lượt tải xuống.

Các hạn chế của Apple cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng của Facebook trong việc hiển thị quảng cáo của họ hoạt động tốt như thế nào.

Facebook cung cấp cho các nhà quảng cáo các số liệu chẳng hạn như số người đã xem quảng cáo trong tuần qua tiếp tục mua sản phẩm được quảng cáo.

Công ty dựa vào mã định danh của Apple để lấy thông tin này trên thiết bị di động iOS — chiếm một phần đáng kể trong hoạt động của Facebook: Trong số người dùng điện thoại thông minh ở Mỹ, có 45,3% đã sử dụng iPhone vào năm 2020, theo Statista.

Ông Madan Bharadwaj, giám đốc công nghệ và đồng sáng lập của Measured, công ty chuyên về đo lường trong marketing, ước tính rằng Facebook sẽ có thể bị giảm 50% doanh số bán hàng hiện tại do sự thay đổi này.

Ông nói: “Nó sẽ có tác động rất lớn đến tổng doanh thu hoặc chuyển đổi mà Facebook có thể có ở hiện tại, về cơ bản đây là tín hiệu mà tất cả các nhà quảng cáo sử dụng để đưa ra quyết định đầu tư”. “Các chỉ số hiệu suất của họ sẽ giảm đáng kể.”

Động thái của Apple là một phần trong việc thắt chặt hơn các quy tắc bảo mật trong hệ sinh thái quảng cáo kỹ thuật số, từ các quy định của chính phủ ở Châu Âu và California đến các kế hoạch đã công bố của Google nhằm loại bỏ “cookie” của bên thứ ba, các đoạn mã được sử dụng để theo dõi người dùng trên trình duyệt máy tính để bàn.

Facebook đã cảnh báo các đối tác của mình rằng “các sáng kiến ​​bảo mật kỹ thuật số sắp tới ảnh hưởng đến nhiều trình duyệt từ đó hạn chế khả năng của các doanh nghiệp trong việc đo lường các tương tác của người dùng trên các tên miền và thiết bị”, theo The Wall Street Journal.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Thuật toán quảng cáo lõi của Facebook ảnh hưởng như thế nào khi Apple thay đổi bảo mật (P1)

Tính năng mới trên iPhone sẽ hạn chế khả năng Facebook thu thập dữ liệu từ các ứng dụng và cũng như cách mà các quảng cáo sẽ hoạt động.

Facebook Inc sẽ chịu thiệt hại cho hoạt động kinh doanh quảng cáo cốt lõi của mình khi Apple Inc thực hiện các thay đổi mới về quyền riêng tư.

Các chuyên gia trong ngành quảng cáo cho biết, vì các công ty truyền thông mạng xã hội ngày càng khó thu thập dữ liệu người dùng và chứng minh rằng quảng cáo trên nền tảng của họ hoạt động nên những thay đổi này dường như là ‘hình phạt’ đối với họ.

Facebook đã cảnh báo rằng tính năng mới của Apple, dự kiến ​​sẽ ra mắt trong quý này, sẽ gây ra rủi ro cho hoạt động kinh doanh quảng cáo của họ, nhưng công ty này cũng chưa nêu chi tiết cách thức hoạt động của nó.

Vào tháng 8, Facebook đã chỉ ra một góc nhỏ trong hoạt động kinh doanh của mình là tạo điều kiện cho các vị trí đặt quảng cáo trên các website và ứng dụng của bên thứ ba. Nó cũng cho thấy sự thay đổi sẽ ảnh hưởng đến các nhà phát triển nhỏ như thế nào.

Cốt lõi hoạt động kinh doanh của Facebook và cả Instagram, cũng sẽ phải chịu áp lực.

Thay đổi của Apple sẽ yêu cầu các ứng dụng dành cho thiết bị di động phải xin phép người dùng trước khi theo dõi hoạt động của họ, hạn chế luồng dữ liệu mà Facebook ‘tự ý’ lấy từ các ứng dụng để giúp xây dựng ‘chân dung’ của người dùng.

Những ‘chân dung’ đó cho phép các nhà quảng cáo của Facebook nhắm mục tiêu quảng cáo của họ một cách hiệu quả hơn bao giờ hết.

Phương án đo lường.

Thay đổi này cũng sẽ khiến các nhà quảng cáo khó đo lường lợi nhuận mà họ nhận được cho các quảng cáo mà họ chạy trên Facebook — chẳng hạn như bao nhiêu người xem những quảng cáo đó trên điện thoại di động và thực hiện các hành động như cài đặt một ứng dụng gì đó.

Simon Poulton, Phó chủ tịch mảng trí tuệ kỹ thuật số tại WPromote, một digital marketing agency, cho biết: “Động lực của thị trường ở đây sẽ thay đổi mạnh mẽ. “Nếu bạn đang làm marketing trên Facebook và kết quả giảm sút vì hiệu quả giảm, bạn sẽ từ chối điều đó.”

Các giám đốc điều hành của cả Facebook và Apple đã trao đổi công khai trong tuần này về sự thay đổi.

Facebook đã mạnh mẽ chống lại kế hoạch của Apple. Trong một cuộc họp ngày 27/1 vừa qua, Giám đốc điều hành Facebook, Mark Zuckerberg cho biết, “Apple có mọi động lực để sử dụng vị trí nền tảng thống trị của họ để can thiệp vào cách các ứng dụng của chúng tôi và các ứng dụng khác hoạt động”.

Apple đã bảo vệ chính sách của mình, nói rằng họ đang ưu tiên cho quyền riêng tư của người dùng. Người phát ngôn của Apple từ chối bình luận thêm.

Không trực tiếp nêu đích danh Facebook, CEO Tim Cook của Apple đã lên án “các thuyết âm mưu bị ép buộc bởi các thuật toán” và gắn tình trạng bất ổn xã hội gần đây với lập luận rằng các công cụ theo dõi ứng dụng đang biến người tiêu dùng thành các sản phẩm quảng cáo thay vì là người dùng thông thường.

Các động lực của thị trường sẽ thay đổi.

Không rõ ràng về mức độ ảnh hưởng tài chính tiềm tàng đối với Facebook, công ty vốn đã tạo ra doanh thu 86 tỷ USD vào năm ngoái. Facebook cho biết họ vẫn kỳ vọng doanh thu sẽ ổn định trong hai quý tới.

Trong năm qua, hoạt động kinh doanh của Facebook đã phát triển mạnh bất chấp đại dịch Covid-19 và một số nhà quảng cáo tẩy chay vì những ‘phát ngôn gây thù hận’ trên nền tảng của mình.

Cuộc chiến này của Apple và Facebook đang diễn ra khi Facebook và những gã khổng lồ công nghệ khác đang bị giám sát chống độc quyền về sự thống trị của họ.

Các công ty này đang tìm cách ngăn cản hành động của các cơ quan quản lý trong những tình huống như vậy thường cho rằng họ phải đối mặt với các mối đe dọa cạnh tranh đáng kể trên thị trường.

Người phát ngôn của Facebook cho biết: “Như chúng tôi đã nói nhiều lần, chúng tôi tin rằng Apple đang hành xử phản đối cạnh tranh bằng cách sử dụng quyền kiểm soát của họ đối với App Store để mang lại lợi nhuận cho các nhà phát triển ứng dụng và các doanh nghiệp nhỏ khác. Điều này tạo ra rất nhiều bất lợi cho chúng tôi.”

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Thất bại mảng di động – LG đi làm xe điện

LG kỳ vọng giữ lại được công nghệ di động và áp dụng vào mảng thiết bị gia đình cũng như phụ tùng xe điện.

Tập đoàn LG Electronics hôm 22/1 cho biết họ sẽ có thể áp dụng công nghệ di động vào các mảng thiết bị gia dụng và phụ tùng xe điện, sau khi cân nhắc rút khỏi thị trường điện thoại thông minh.

Công ty điện tử lớn thứ hai của Hàn Quốc nói rằng họ đang nghiên cứu cách để giữ công nghệ di động của mình, vì đây là chìa khóa để phát triển các mảng kinh doanh khác như thiết bị gia dụng và phụ tùng xe thông minh.

Ngoài ra, đơn vị này cũng nhắc lại rằng công ty đang xem xét tất cả lựa chọn cho hoạt động kinh doanh điện thoại thua lỗ của mình, sau khi Giám đốc điều hành Brian Kwon gửi một văn bản đến nội bộ nhân viên của LG vào tuần trước với nội dung “đã đến lúc phải đưa ra quyết định về tương lai”.

Seo Dong-myung, Giám đốc của công ty, cho biết trong cuộc họp báo cáo thu nhập quý IV: “Chúng tôi đang xem xét nhiều phương diện để giữ lại công nghệ thiết bị di động của mình. Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu công nghệ di động vì nó là cốt lõi của các thiết bị gia dụng thông minh và phụ tùng xe của LG”.

Ngoài ra, LG còn cho biết họ sẽ nỗ lực đưa việc liên doanh phụ tùng xe điện với công ty Magna International của Canada đi đúng hướng.`

Theo Nikkei Asia, công ty mới có tên dự kiến là LG Magna e-Powertrain và có thể sẽ ra mắt vào tháng 7 năm nay. Trong đó, LG giữ 51% cổ phần và Magna sở hữu 49% còn lại.

Lợi nhuận của LG đã tăng 538,7% lên 650,2 tỷ won (580,9 triệu USD) trong quý IV so với cùng kỳ năm ngoái nhờ vào mảng thiết bị gia dụng và truyền hình, vốn có nhu cầu mạnh mẽ trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Doanh số bán hàng cũng đồng thời tăng 16,9% lên 18,8 nghìn tỷ won trong cùng thời kỳ.

Trong đó, doanh thu của mảng thiết bị gia dụng tăng trung bình 20% lên 5.500 tỷ won trong giai đoạn tháng 10-12/2020 so với cùng kỳ năm 2019, cả thị trường trong nước và nước ngoài của mảng này đều đạt tăng trưởng hai con số.

Tuy nhiên, cùng kỳ mảng điện thoại thông minh của LG lại thua lỗ đến 248,5 tỷ won và đã liên tục tăng trưởng âm trong gần sáu năm liên tiếp. Lý do vì những dòng điện thoại cao cấp nhất của LG đã không thể bắt kịp với Apple, Samsung hay Huawei.

LG thừa nhận rằng doanh số của những sản phẩm cao cấp của họ bị chậm lại vì không được trang bị được chip 4G.

Hãng cho biết thêm mức độ cạnh tranh sẽ còn khốc liệt hơn trong năm 2021, dù nhu cầu tiêu thụ smartphone có thể sẽ phục hồi trở lại ở mức trước đại dịch.

Không giống như mảng kinh doanh điện thoại thông minh, LG kỳ vọng doanh số phụ tùng xe điện sẽ tăng trưởng hơn 30% trong năm 2021 nhờ sự phục hồi của thị trường phương tiện di chuyển toàn cầu.

Công ty cũng đặt mục tiêu tỷ suất lợi nhuận kinh doanh của mảng này sẽ tăng hơn 5%.

Hiện tại, giá cổ phiếu của LG Electronics đã giảm 6,99% thời điểm 22/1 do các nhà đầu tư nước ngoài bán phá giá cổ phiếu. Điểm chuẩn Kospi của Hàn Quốc giảm 3,03%.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo Zing

YouTube lại cấm tài khoản của Donald Trump

YouTube tiếp tục đưa ra quyết định tạm khóa tài khoản Donald Trump. Những bình luận liên quan cũng bị YouTube vô hiệu hóa.

Ngày 26/1, YouTube tuyên bố tài khoản của Donald Trump sẽ tiếp tục bị khóa. Lý do là nền tảng này lo ngại ông Trump lại sử dụng mạng xã hội để kích động bạo lực.

“Đội ngũ nhân viên của chúng tôi sẽ luôn cảnh giác với mọi diễn biến có thể xảy ra”, YouTube chia sẻ với CNET.

Sau cuộc bạo loạn gây chết người tại Điện Capitol vào ngày 6/1. Chính phủ Mỹ lo ngại trước lễ nhậm chức Tổng thống của Joe Biden, “ngòi nổ” bạo loạn từ Trump sẽ diễn ra một lần nữa. Lực lượng cảnh sát đã được tăng cường nhằm bảo đảm an ninh tại Washington trong thời gian tới.

Những gã khổng lồ tại Thung lũng Silicon cũng nỗ lực góp phần ngăn chặn nguy cơ xảy ra những cuộc kích động bạo lực. Trump lần lượt bị các nền tảng Twitter, Facebook “cấm cửa” vô thời hạn.

Trước đây, mạng xã hội Parler từng bị sử dụng trong kế hoạch bạo loạn tại Điện Capitol. Kết quả, ứng dụng này đã bị Apple và Google “đóng cửa” trên cửa hàng ứng dụng. Nhiều tập đoàn công nghệ đang nỗ lực để thảm kịch của Parler không tái diễn.

YouTube cho biết sẽ đưa ra cảnh cáo với bất kỳ tài khoản nào đăng thông tin sai lệch về cuộc bầu cử.

Cảnh cáo lần đầu tiên bị khóa tài khoản một tuần, lần thứ hai bị khóa hai tuần. Nếu bị cảnh cáo ba lần trong vòng 90 ngày thì tài khoản sẽ bị khóa vĩnh viễn.

Đại diện phát ngôn YouTube từ chối chia sẻ về việc tài khoản của Donald Trump sẽ bị khóa trong bao lâu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo Zing

Facebook ra mắt Facebook News và trả phí nội dung tại Anh

Facebook News là một phần dành riêng trong ứng dụng Facebook có các tin tức được tuyển chọn và cá nhân hóa từ hàng trăm ấn phẩm quốc gia, địa phương.

Facebook đã thông báo rằng họ sẽ bắt đầu tung ra sản phẩm Facebook News tại Vương quốc Anh và sẽ trả phí cho các nhà xuất bản cho nội dung của họ.

Facebook News là một phần dành riêng trong ứng dụng Facebook có các tin tức được tuyển chọn và cá nhân hóa từ hàng trăm ấn phẩm quốc gia cũng như địa phương.

Sản phẩm này cạnh tranh với Apple News của Apple, được ra mắt tại Mỹ vào tháng 6 năm ngoái và Vương quốc Anh là quốc gia thứ hai có quyền truy cập vào sản phẩm này.

Facebook tuyên bố sản phẩm sẽ cung cấp “tin tức đáng tin cậy và phù hợp” cho người dùng “đồng thời làm nổi bật về các chủ đề cấp bách đang diễn ra”.

Ông Jesper Doub, giám đốc đối tác tin tức tại Châu Âu của Facebook, cho biết trong một bài đăng trên blog: “Đây là sự khởi đầu của một loạt các khoản đầu tư quốc tế vào tin tức”.

Ông nói thêm: “Sản phẩm là khoản đầu tư kéo dài nhiều năm giúp ngành báo chí truyền thống tiếp cận với khán giả mới cũng như cung cấp cho các nhà xuất bản nhiều cơ hội đăng ký và quảng cáo hơn để xây dựng doanh nghiệp bền vững cho tương lai.”

Facebook đã công bố sự ra mắt của Facebook News tại Vương quốc Anh vào tháng 11, cho biết họ sẽ giới thiệu nội dung từ các đối tác truyền thông bao gồm Conde Nast, Hearst, The Economist và Guardian Media Group.

Facebook cho biết họ hiện đã đăng ký Channel 4 News, Daily Mail Group, DC Thomson, Financial Times, Sky News và Telegraph Media Group.

Ông Doub cho biết: “Chúng tôi sẽ tiếp tục học hỏi, lắng nghe và cải thiện Facebook News khi nó được triển khai trên khắp Vương quốc Anh và các thị trường khác, bao gồm cả Pháp và Đức, nơi chúng tôi đang đàm phán tích cực với các đối tác”.

Những gã khổng lồ công nghệ như Facebook và Google đang chịu áp lực ngày càng tăng trong việc trả phí cho các công ty truyền thông cho nội dung của họ.

Người phát ngôn của Facebook nói rằng công ty sẽ trả phí cho một số ấn phẩm của Vương quốc Anh để giới thiệu nội dung của họ trên Facebook News, nhưng ông không thể tiết lộ số tiền bao nhiêu.

“Chúng tôi sẽ trả phí cho một số nhà xuất bản để tham gia vào Facebook News,” ông nói. “Chúng tôi đang trả phí cho các nội dung chưa có trên nền tảng của chúng tôi để đạt được mức độ phù hợp đa dạng trên nhiều lĩnh vực và chủ đề.”

Cuộc đấu tranh của Google

Tuần trước, Google đã ký một thỏa thuận trả phí cho các công ty xuất bản và hãng thông tấn của Pháp cho nội dung của họ.

Thỏa thuận được đưa ra sau nhiều tháng đàm phán giữa Google Pháp và các nhóm truyền thông, được đại diện bởi tổ chức vận động hành lang Alliance de la Presse d’Information Generale của Pháp.

Năm ngoái, gã khổng lồ tìm kiếm này cho biết rằng họ sẽ trả phí cho các nhà xuất bản tin tức, một sự thay đổi của gã khổng lồ internet mà trong nhiều năm đã từ chối làm như vậy.

Công ty này đã đồng ý với một loạt các giao dịch ban đầu ở Đức, Úc và Brazil, và hiện dường như đang mở rộng điều đó sang Pháp.

Nhưng khi Chính phủ Australia đề xuất một luật mới buộc Google và Facebook phải trả phí cho các nhà xuất bản tin tức để có quyền liên kết đến nội dung của họ, Google đã đe dọa rút công cụ tìm kiếm được sử dụng rộng rãi của mình khỏi đất nước này.

Ông Scott Morrison, Thủ tướng Úc nói trong một cuộc họp báo “chúng tôi sẽ không ngại đúng chạm với các mối đe dọa.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Apple sẽ lần đầu tiên có doanh thu quý vượt mốc 100 tỷ USD

Theo các nhà phân tích Phố Wall kỳ vọng, doanh thu của “nhà Táo” có thể lên tới 110,21 tỷ USD.  

27 nhà phân tích đã dự đoán thông qua Yahoo Finance, trong quý tài chính đầu tiên của năm 2021, doanh thu của Apple dự kiến ​​đạt 102,76 tỷ USD. Trong khi đó, một số nhà phân tích kỳ vọng doanh thu của “nhà Táo” có thể lên tới 110,21 tỷ USD.

Với dự đoán Apple sẽ đạt mức doanh thu kỷ lục mới, các nhà phân tích Katy L. Huberty và Erik W. Woodring cho biết đã mua thêm cổ phiếu, dù cho rằng giá cổ phiếu của Apple “quá cân”. Ngoài ra, mức trần 152 USD cũng là con số mà các nhà đầu tư kỳ vọng cổ phiếu Apple có thể đạt được trong thời gian tới.

Theo số liệu từ Yahoo Finance, với mức trung bình ước tính là 102,76 tỷ USD, doanh thu của Apple trong quý gần nhất sẽ tăng khoảng 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Apple dự kiến công bố kết quả mới nhất vào ngày 27/1 tới đây.

Bên cạnh đó, kết quả kinh doanh của Amazone cũng được công bố vào ngày 2/2 tới với mức tương đương Apple. Đây là 2 trong số ít những công ty Mỹ đạt được cột mốc doanh thu 100 tỷ USD.

Những thông tin này khiến các nhà đầu tư chuyên nghiệp trở nên lạc quan hơn về ngành, nhất là trong thời kỳ nền kinh tế toàn cầu vẫn bị ảnh hưởng trầm trọng bởi sự tác động của dịch bệnh.

Mùa hè năm ngoái, Apple đã làm nên lịch sử khi trở thành công ty Mỹ đầu tiên có giá trị thị trường trên 2 nghìn tỷ USD. Một số người tin rằng Apple có thể lập kỷ lục này vì giữ chặt khách hàng của mình trong hệ sinh thái iPhone.

Các nhà phân tích cho rằng, với việc giới thiệu các mẫu 5G mới, doanh thu của Apple trong quý vừa qua cũng được thúc đẩy bởi doanh số bán iPhone.

Theo đánh giá của Morgan Stanley, hội nghị iPhone năm 2020 diễn ra thành công nhất trong vòng 5 năm qua. Các nhà phân tích của Morningstar nhận định, xu hướng làm việc từ xa do đại dịch gây ra đã thúc đẩy doanh số bán một số thiết bị phần cứng khác như iPad, Mac và Macbook.

Hiện tại, Apple dốc toàn lực vào các sản phẩm mới, đáng chú ý là iPhone gập đã triển khai thử nghiệm và nhà Táo cũng đẩy nhanh tốc độ phát triển hệ thống xe tự lái. Ngoài ra, Apple được cho là đang có kế hoạch phát phát triển thiết bị kính AR Apple Glass đầu tiên dự kiến ra mắt trong năm 2022.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Theo ICTNews