Giá cả leo thang cùng mức độ lạc quan của người tiêu dùng về kinh tế nói chung còn thấp dự kiến sẽ tác động đến tăng trưởng của ngành hàng tiêu dùng nhanh.
Triển vọng kinh tế, thay đổi nhân khẩu học và thay đổi trong hành vi mua sắm được Kantar chỉ ra là ba xu hướng vĩ mô chính đang định hình lại bối cảnh ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) của Việt Nam trong năm nay và thời gian tới.
Trong Báo cáo triển vọng FMCG Việt Nam 2024 đưa ra mới đây, Kantar đánh giá tích cực về triển vọng kinh tế tổng thể cho năm nay nhưng điều rõ nhận thấy là giá cả tăng cao đã và sẽ tiếp tục có tác động đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng.
Theo đó, người tiêu dùng đang đưa ra những lựa chọn kỹ lưỡng hơn về việc phân bổ ngân sách, chú trọng vào những sản phẩm mang lại giá trị xứng đáng với giá tiền bỏ ra.
Về thay đổi nhân khẩu học, Việt Nam hiện vẫn đang nằm trong nhóm dân số vàng nhưng trong tương lai, sự thay đổi về cấu trúc dân số là điều có thể dự đoán trước khi nhóm người ngoài độ tuổi lao động ngày càng nhiều hơn.
Sự thay đổi này mang lại cơ hội cho các doanh nghiệp FMCG khi nhu cầu về các sản phẩm đa dạng hơn, chuyên biệt hơn ở các nhóm tuổi khác nhau.
Bên cạnh đó, thu nhập trung bình hộ gia đình tăng và quy mô hộ gia đình giảm cho thấy thông điệp về giá trị ngày càng phức tạp hơn khi sức mua của người tiêu dùng tăng lên.
Điều này dẫn tới những nhu cầu càng cần cá nhân hóa và giảm giá không phải lúc nào cũng là yếu tố quan trọng với một số nhóm người mua.
Xét về thay đổi trong hành vi mua sắm,Kantar cho rằng giá cả leo thang đã tác động trực tiếp đến tăng trưởng FMCG, khi thay đổi trong khối lượng mua tỷ lệ nghịch với giá trung bình mà người tiêu dùng đang chi trả.
Câu hỏi đặt ra trong thời điểm này là liệu rằng nguyên nhân chỉ duy nhất lạm phát hay thực sự giỏ hàng FMCG của người tiêu dùng đã có sự thay đổi. Vậy nên, việc tìm ra động lực tăng trưởng chính là chìa khóa để chiến thắng niềm tin của người tiêu dùng, Kantar nhấn mạnh.
Trước đó, vào năm ngoái, người tiêu dùng Việt Nam đã phải vật lộn với giá cả hàng hóa tăng cao từ đầu năm và theo đó, không ngừng thay đổi hành vi mua sắm để vừa tiết kiệm nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho gia đình.
Trong khi một số ngành hàng chứng kiến sự sụt giảm về khối lượng, những ngành hàng khác lại thành công nhờ giải quyết sự cân bằng giữa nhu cầu và túi tiền của người mua hàng.
Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của “giá trị mà hàng hóa mang lại” so với giá tiền mà họ bỏ ra.
Trong đó, người tiêu dùng ưu tiên hàng hóa thiết yếu nhưng cũng sẵn sàng đầu tư vào các ngành hàng và sản phẩm mang lại giá trị gia tăng như sức khỏe, dinh dưỡng.
Đối nghịch với những năm trước, người mua hàng có xu hướng cắt giảm khối lượng hàng FMCG vào cuối năm ngoái. Điều này cho thấy nhu cầu cấp thiết của các thương hiệu trong việc phải thích ứng với cả những biến động ngắn hạn bên cạnh chiến lược tăng trưởng dài hạn.
4 chiến lược tăng trưởng mà doanh nghiệp FMCG có thể ứng dụng.
Theo Kantar, có 4 chiến lược tăng trưởng mà các ngành hàng cần chú ý.
Thứ nhất là giải mã nguyên nhân đằng sau sự thay đổi trong hành vi mua sắm.
Dữ liệu của Kantar cho thấy, hơn một nửa các thương hiệu FMCG đang gặp khó khăn trong việc theo kịp đối thủ cạnh tranh trong năm ngoái.
Đặc biệt trong các ngành hàng ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ, khoảng một phần ba các thương hiệu đã bắt đầu chững lại trong tăng trưởng.
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, xác định động lực tăng trưởng của ngành hàng cũng như thương hiệu từ góc nhìn và suy nghĩ của người tiêu dùng là hoàn toàn cần thiết.
Điều này sẽ giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh, lấy lại thị phần và dẫn đầu trong công cuộc mở rộng ngành hàng.
Thứ hai là xây dựng chiến lược đa kênh hiệu quả.
Các loại hình bán lẻ ở Việt Nam đang dần trở nên hiện đại và đề cao tính thuận tiện hơn, nhưng không phải tất cả các kênh bán lẻ hiện đại đều đạt tăng trưởng tốt.
Kênh siêu thị và đại siêu thị đang dần mất thị phần, nhường chỗ cho sự trỗi dậy mạnh mẽ của các kênh tiện lợi, siêu thị nhỏ và các chuỗi bán hàng chuyên biệt như chuỗi mẹ và bé, chuỗi nhà thuốc và dược mỹ phẩm.
Bằng cách giải mã hành trình mua sắm của người mua hàng cho từng kênh/nhà bán lẻ và điều chỉnh chiến lược phù hợp, các thương hiệu có thể đảm bảo sản phẩm của họ không chỉ được nhìn thấy mà còn được chọn mua ở đúng nơi, đúng thời điểm.
Thứ ba là tối ưu hóa danh mục sản phẩm.
Mỗi ngành hàng, mỗi phân khúc và chủng loại sản phẩm lại có những cách tiếp cận người mua khác nhau tại từng điểm bán khác nhau. Những nhà sản xuất FMCG có danh mục sản phẩm đa dạng cần xác định được các ngành hàng và các mã hàng then chốt để tối đa hóa nguồn lực, đạt được tăng trưởng cũng như mở rộng ngành hàng.
Thứ tư là tối đa hóa tác động của khuyến mãi nhờ chất lượng hơn số lượng.
Trong bối cảnh người tiêu dùng đang thắt chặt hầu bao và ưu tiên những lựa chọn mang lại giá trị, việc đưa ra ào ạt các chương trình khuyến mãi để thúc đẩy tăng trưởng doanh số ngắn hạn không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả lâu dài cho thương hiệu.
Việc đo lường được hiệu quả của các loại hình khuyến mãi khác nhau sẽ cho phép các thương hiệu đánh giá tác động thực sự của chương trình định giá và khuyến mại của họ. Từ đó, tinh chỉnh chiến lược định giá và khuyến mãi phù hợp hơn.
Năm 2024 hứa hẹn mang đến nhiều tiềm năng cho ngành FMCG Việt Nam, với triển vọng về sự phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ.
Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, những rào cản và thách thức về kích cầu tiêu dùng vẫn tồn tại do các yếu tố vĩ mô và kinh tế ngắn hạn.
Để thành công trong bối cảnh này, các thương hiệu và doanh nghiệp cần nắm bắt diễn biến trong nền kinh tế toàn cầu và địa phương, cũng như những thay đổi về nhân khẩu học và xu hướng tiêu dùng để thích ứng linh hoạt với những thách thức ngắn hạn và xây dựng chiến lược dài hạn.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Chuỗi WinCommerce lên kế hoạch có hơn 4.000 cửa hàng trong năm 2024, tương đương mỗi ngày sẽ xuất hiện thêm một điểm bán mới.
Trong đại hội đồng cổ đông hôm nay, bà Nguyễn Thị Phương – Tổng Giám đốc của WinCommerce (WCM), chủ quản chuỗi siêu thị Winmart và cửa hàng Winmart+, nói đã hoàn thành giai đoạn tái cơ cấu trong năm 2023. Sang năm nay, chuỗi bán lẻ này sẽ quay trở lại chiến lược mở rộng điểm bán.
Công ty đặt mục tiêu mở mới 400-700 cửa hàng và siêu thị, tùy vào tình hình thực tế. Nếu thành công với mục tiêu tối đa, chuỗi này sẽ có hơn 4.000 điểm bán vào cuối năm nay. Doanh nghiệp này tập trung vào các mô hình riêng biệt cho từng khu vực và phân khúc khách hàng.
Ngoài nhân rộng mạng lưới kinh doanh, WinCommerce nêu chiến lược cạnh tranh về giá. Doanh nghiệp sẽ duy trì chỉ số giá ngang bằng hoặc cạnh tranh hơn so với thị trường.
Việc này đến từ gia tăng tỷ lệ sản phẩm mang nhãn hàng riêng và thương hiệu của Masan Consumer. Ngoài ra, họ cũng sở hữu công ty con chuyên về chuỗi cung ứng để xử lý các công việc hậu cần nội bộ giúp tiết giảm chi phí, từ đó có nhiều dư địa để tối ưu hóa chiến lược giá. Dự kiến, doanh thu thuần năm nay đạt 32.500-34.000 tỷ đồng, tăng lần lượt 8-13% so với cùng kỳ.
Chiến lược mở mới cũng bắt đầu mang đến kết quả cho WCM. Trong quý I, doanh thu thuần tăng 8,5% so với cùng kỳ lên 7.957 tỷ đồng. Mô hình cửa hàng Winmart+ chiếm khoảng ba phần tư doanh thu. Biên lợi nhuận gộp tăng 2% lên mức hơn 24%. Riêng nhóm hàng nhu yếu phẩm tiếp tục đạt lợi nhuận thuần sau thuế dương.
WinCommerce là một trong những mũi nhọn tăng trưởng của Tập đoàn Masan trong năm nay. Bên cạnh đó, công ty hàng tiêu dùng Masan Consumer (MCH) cũng là một bộ phận quan trọng.
Doanh nghiệp này ra mắt cơm tự chín với giá bán dự kiến 100.000-150.000 đồng một hộp. Đây là sản phẩm thứ hai nằm trong ngành hàng thay thế bữa ăn tại nhà hàng (RMR), sau lẩu tự sôi.
Bà Nguyễn Trương Kim Phượng – Giám đốc Marketing cấp cao ngành hàng thực phẩm tiện lợi của Masan Consumer (MCH) cho biết với dòng sản phẩm mới, công ty lên kế hoạch mở rộng thị trường mục tiêu từ 1 tỷ USD của ngành hàng mì ăn liền lên 17 tỷ USD của ngành hàng thay thế bữa ăn nhà hàng (RMR).
Các sản phẩm mới của Masan có giá trăm nghìn đồng, cao hơn hẳn so với mức giá vài nghìn đến vài chục nghìn đồng của các sản phẩm ăn liền trên thị trường. Bà Phượng vẫn tự tin dòng sản phẩm này sẽ thành công vì MCH đã có kinh nghiệm “cao cấp hóa” trải nghiệm mì ăn liền từ món ăn mang tính chất chỉ phục vụ người dùng ở những thời điểm khó khăn thành bữa ăn ngon, bổ dưỡng và mang lại sự thoải mái.
Điều này giúp tăng định giá cho các sản phẩm. Bà tin các sản phẩm cao cấp mới sẽ không quá mắc với những người trẻ và nhân viên văn phòng vì “ngoài thức ăn, còn mang lại cho họ những trải nghiệm”.
Cao cấp hóa sản phẩm là một trong những chiến lược quan trọng của Masan Consumer trong thời gian tới. Họ sẽ dùng chiến lược này để mở rộng thêm thị phần nhóm hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) trong nước khi hiện tại công ty chỉ mới nắm giữ 8%. Đây cũng là chiến lược để MCH hướng tới thị trường thế giới.
Năm nay, Masan Consumer đặt kế hoạch doanh thu thuần đạt 32.500-36.000 tỷ đồng, tăng hơn từ hơn 8% đến gần 20% so với cùng kỳ. Mức tăng trưởng đóng góp chủ yếu từ ngành hàng thực phẩm tiện lợi, đồ uống và chăm sóc gia đình, cá nhân.
Với những kế hoạch trên, Tập đoàn Masan dự kiến đạt doanh thu thuần hợp nhất 84.000-90.000 tỷ đồng, tăng 7-15% so với cùng kỳ năm 2023. Còn lợi nhuận sau thuế cốt lõi trước phân bổ cho cổ đông thiểu số, dự kiến đạt 2.290-4.020 tỷ đồng, lần lượt tăng hơn 17% và gấp đôi so với năm 2023. Doanh nghiệp này lập các kịch bản khác nhau về điều kiện vĩ mô và kế hoạch đưa ra sẽ dựa trên từng kịch bản.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Vượt qua hàng loạt thương hiệu đình đám đến từ khắp nơi trên thế giới, tương ớt Chin-su đã trở thành tương ớt bán chạy nhất tại sàn thương mại điện tử Coupang Hàn Quốc.
Liên tục ghi dấu ấn tại thị trường quốc tế
Từ tương ớt “quốc dân” được người Việt yêu thích, tương ớt Chin-su đang từng bước chinh phục thị trường quốc tế và nhận sự đón nhận nồng nhiệt của người tiêu dùng ở khắp nơi trên thế giới.
Mới đây, vào ngày 28/3/2024, tương ớt Chin-su đã khiến cộng đồng ẩm thực trong nước không khỏi bất ngờ và tự hào khi đạt Top 1 Best Seller tại sàn thương mại điện tử Coupang Hàn Quốc, vượt qua hàng trăm thương hiệu đình đám đến từ khắp nơi trên thế giới đang được bày bán tại đây.
Được biết, Coupang là một trong những sàn thương mại điện tử hàng đầu tại Hàn Quốc, có hơn 50 triệu sản phẩm độc đáo và đa dạng để người dùng khắp nơi trên thế giới lựa chọn. Lọt top 1 Best Seller là một thành tích đáng nể, thể hiện rằng tương ớt Chin-su nằm trong số những mặt hàng phổ biến nhất trong danh mục, đồng thời khẳng định sự yêu thích của người dùng nước ngoài dành cho tương ớt Chin-su.
Hầu hết người dùng cho biết họ lựa chọn tương ớt Chin-su bởi hương vị thơm ngon, độc đáo, hoàn toàn khác biệt so với các sản phẩm khác, chưa kể còn kết hợp dễ dàng với nhiều loại thức ăn khác nhau tùy theo nhu cầu, giúp vạn món ngon bùng vị.
Đây không phải lần đầu tiên người dùng trong nước được dịp hãnh diện bởi hương vị tương ớt “quốc dân” mình yêu thích để lại dấu ấn tại nước ngoài. Mới chỉ tháng 3 vừa qua, tương ớt Chin-su một lần nữa có mặt tại Foodex Nhật Bản và nhanh chóng trở thành tâm điểm của sự kiện.
Tại Foodex năm nay, tương ớt Chin-su đã giới thiệu một hương vị hoàn toàn mới, tương ớt Chin-su Sriracha. Vị thơm cay dùng thay ớt trái vừa mới lạ vừa khó quên của tương ớt Chin-su Sriracha nhanh chóng chinh phục khẩu vị của người dân đất nước mặt trời mọc.
Sự xuất hiện ấn tượng của tương ớt Chin-su tại Foodex 2024 thu hút sự quan tâm của không chỉ người dùng Nhật Bản mà còn là giới truyền thông nơi đây. Đã có hơn 30 đầu báo tên tuổi tại Nhật như Umaimeshi, PRESIDENT Online, jijidotcom,… đưa tin về tương ớt Chin-su, tạo nên hiệu ứng lan tỏa rộng khắp về gia vị đặc biệt đến từ Việt Nam.
Hay cũng có thể kể đến một thành tích ấn tượng không kém của tương ớt Chin-su vào hồi tháng 11/2023 vừa qua. Vượt qua 400 thương hiệu tương ớt đang được bày bán tại Amazon, Mỹ, tương ớt Chin-su đã lọt top 8 Best Seller trên sàn thương mại điện tử này.
Có thể thấy, tương ớt Chin-su ngày càng cho thấy những bước tiến dài trên hành trình chinh phục thị trường quốc tế. Những thành công liên tiếp giúp Chin-su mở rộng phạm vi tiếp cận mạnh mẽ đến hàng triệu khách hàng trên toàn cầu, khẳng định vị thế của một thương hiệu (Brand) với chất lượng đạt chuẩn quốc tế.
Thương hiệu Vàng của giới trẻ Việt
Bên cạnh việc thành công tại thị trường quốc tế, cái tên Chin-su vẫn duy trì sức hút của mình tại thị trường nội địa. Vốn được xem là gia vị “quốc dân”, Chin-su từ lâu đã trở thành thương hiệu yêu thích của nhiều người Việt. Ngay cả với người trẻ, Chin-su cũng được xem như người bạn đồng hành không thể thiếu trong mọi trải nghiệm ẩm thực.
Thời gian qua, Chin-su không ngừng làm mới hình ảnh thương hiệu, thực hiện nhiều hoạt động cùng chiến dịch mới mẻ để đến gần hơn với những người trẻ – thế hệ tiêu dùng thời đại mới.
Có thể dễ dàng nhận ra hình ảnh của Chin-su phủ sóng khắp các kênh truyền thông và marketing từ online đến offline, từ tài trợ cho các chương trình hot của giới trẻ đến “khuấy đảo” mạng xã hội TikTok qua các màn hợp tác với nhiều Content Creator nổi tiếng.
Tất cả những điều này thể hiện nỗ lực của Chin-su trong việc xây dựng một hình ảnh thương hiệu tích cực và ảnh hưởng lớn đến thế hệ tiêu dùng trẻ.
Tại sự kiện trao giải Thương hiệu Vàng TP.HCM năm 2023 do Sở công thương TP.HCM phối hợp cùng Tạp chí kinh tế Sài Gòn tổ chức, Chin-su đã được xướng tên tại hạng mục “Thương hiệu Vàng của giới trẻ”. Hạng mục giải thưởng được ban tổ chức trao tặng theo sáng kiến của Vietnam Brand Purpose, dựa trên kết quả khảo sát thực hiện bởi Kantar trong khuôn khổ Thương Hiệu Vàng TP.HCM 2023.
Để lại dấu ấn trên hành trình chinh phục thị trường quốc tế cũng như giữ vững vị thế tại thị trường nội địa, Chin-su ngày càng cho thấy sức ảnh hưởng lớn của một thương hiệu dẫn đầu.
Cùng với chiến lược “Go Global” đang được Masan Consumer đẩy mạnh, cái tên Chin-su được kỳ vọng sẽ còn ghi dấu thêm nhiều thành công cả trong và ngoài nước, góp phần đưa hình ảnh ẩm thực cùng hương vị Việt lan tỏa đến khắp mọi nơi.
Tính đến năm 2023, Masan là thương hiệu FMCG Việt Nam có doanh số bán hàng lớn nhất tại thị trường Việt Nam.
Công ty Cổ Phần Hàng Tiêu Dùng Masan (Masan Consumer Corporation)
Địa chỉ: Tầng 12, tòa nhà MPlaza Saigon.
Số 23 Lê Duẩn, Phường Bến Ngé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
ĐT: +84 28 62563862
Fax: +84 28 3827 4115
Website: www.masanconsumer.com
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Masan Group cho biết chiến lược Go Global vừa đưa Chin-Su vào top 8 sản phẩm bán chạy nhất trên Amazon. Đây sẽ là động lực tăng trưởng quan trọng trong trung và dài hạn khi Masan dự định quảng bá văn hóa ẩm thực F&B của Việt Nam tới 8 tỷ người tiêu dùng trên toàn thế giới.
Dẫn số liệu từ Euromonitor, Tập đoàn Masan cho biết doanh thu bán lẻ của thị trường nước sốt, nước chấm và gia vị tại Việt Nam tăng 9%, đạt mức 39.900 tỷ đồng trong năm 2023 vừa qua.
Trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2028, phân khúc gia vị dự kiến sẽ tăng trưởng với mức CAGR là 11% trên cơ sở giá trị hiện tại và đạt 65.800 tỷ đồng.
Masan nhận định, công ty tiếp tục thiết lập xu hướng và duy trì vị trí dẫn đàu thị trường với 30% thị phần nhờ sở hữu các thương hiệu lớn cũng như phát triển sản phẩm mới.
Trong danh mục nước mắm, 3 thương hiệu hàng đầu đều là của Masan (Nam Ngư, Nam Ngư II và Chin-Su), chiếm hơn 70% thị phần. Bên cạnh đó, nước tương và tương ớt của Masan cũng chiếm lần lượt hơn 60% và 50% trong thị trường sản phẩm tương ứng.
Sau khi thống trị thị trường gia vị trong nước, Masan năm qua đã triển khai chiến lược “Go Global”, với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng cho thương hiệu Chin-Su cũng như danh mục sản phẩm của Masan, với mục tiêu mở rộng sự hiện diện của thương hiệu đến các thị trường quốc tế như Hàn Quốc, Úc, Châu Âu và Bắc Mỹ.
Masan cho biết, chiến lược “Go Global” đã giúp doanh thu xuất khẩu tăng vọt lên mức 1.005 tỷ đồng, tăng 13,6% so với năm trước và đưa thương hiệu Chin-Su vào top 8 sản phẩm bán chạy nhất trên Amazon.
Những kết quả này mang lại tổng doanh thu xuất khẩu đạt mức CAGR là 31% trong giai đoạn từ 2020 đến 2023.
Masan khẳng định “Go Global” sẽ là động lực tăng trưởng quan trọng trong trung và dài hạn khi công ty dự định quảng bá văn hóa ẩm thực F&B của Việt Nam tới 8 tỷ người tiêu dùng trên toàn thế giới. Cũng với chiến lược “Go Global”, Masan đã mở rộng quy mô thị trường thêm 131 lần, đạt đến 3.100 tỷ USD.
“Mục tiêu của chúng tôi là mang tất cả sản phẩm của Masan Consumer đến với mỗi người tiêu dùng Việt, và mang ít nhất 1 sản phẩm Masan Consumer đến với mỗi gia đình trên thế giới”, Masan tuyên bố.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Báo cáo chiến lược thị trường vốn mới đây của J.P Morgan đã nêu ra các lĩnh vực đầu tư ưa thích của tổ chức này với sự xuất hiện của cổ phiếu MSN của Tập đoàn Masan trong nhóm các đại diện hàng đầu, bên cạnh các cổ phiếu TCB, ACB hay FPT.
Báo cáo tài chính năm 2023 vừa công bố cho thấy, Masan Group tiếp tục ghi nhận tăng trưởng tích cực của các mảng kinh doanh tiêu dùng, gồm Masan Consumer và WinCommerce. Tuy nhiên, kết quả này bị ảnh hưởng đáng kể bởi sự tăng mạnh của chi phí tài chính trong môi trường lãi suất và tỷ giá biến động.
Cụ thể, doanh thu thuần của Masan trong năm 2023 đạt 78.250 tỷ đồng, tăng 2,7% so với năm 2022. Lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 1.870 tỷ đồng, mức lợi nhuận thấp nhất trong 10 năm trở lại đây.
Tuy vậy, trong báo cáo phân tích mới công bố, Công ty CP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng áp lực cơ cấu nguồn vốn của Masan đã qua thời điểm tồi tệ nhất.
Theo đó, BVSC tỏ ra lạc quan đối với khả năng thanh toán của Masan trong năm 2024 nhờ tổng tiền mặt tích lũy gần 17.000 tỷ đồng, hệ số EBITDA trên phần nợ tới hạn cải thiện (lên 1,6 lần) và việc tập đoàn sắp nhận được 250 triệu USD từ Bain Capital.
Kỳ vọng lợi nhuận 2024 phục hồi mạnh mẽ, BVSC dự báo doanh thu thuần của Masan sẽ tăng 15,5%, vượt mức 90.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế trừ lợi ích cổ đông thiểu số đạt hơn 1.650 tỷ, tăng gần 4 lần so với nền thấp năm 2023.
Bộ phận phân tích của BVSC đánh giá cổ phiếu MSN có thể tăng trưởng 32% trong vòng 12 tháng tới với giá kỳ vọng 93.200 đồng.
Động lực tăng trưởng chính của Masan sẽ đến từ sự vững vàng của trụ cột The CrownX với tăng trưởng ổn định từ Masan Consumer, trong khi WinCommerce tiếp tục cải thiện hiệu quả hoạt động, hướng đến năm đầu tiên có lợi nhuận hoạt động dương.
Năm ngoái Masan Consumer (MCH) ghi nhận doanh thu 29.066 tỷ đồng và lợi nhuận hoạt động kinh doanh 6.521 tỷ đồng. Nếu loại trừ tác động của việc chuyển MSN Jinju cho Masan Meat Life, doanh thu của công ty tăng trưởng đến 9%, là con số cực kỳ ấn tượng trong bối cảnh chi tiêu thắt chặt khi niềm tin tiêu dùng ở mức thấp do ảnh hưởng của điều kiện kinh tế vĩ mô không thuận lợi.
Masan Consumer tiếp tục là một trong những doanh nghiệp hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) dẫn đầu trong cải tiến và đổi mới với doanh thu từ các sản phẩm mới tăng 39%, đóng góp 4,4% tổng doanh thu năm 2023.
Chiến lược “Go Global” của công ty cũng ghi nhận mốc thành tích đáng khích lệ với doanh thu vượt ngưỡng 1.000 tỷ trong năm 2023. Các sản phẩm thương hiệu Chin-su hiện đang được xuất khẩu đi các thị trường phát triển như Mỹ, Canada, Úc, Châu Âu và Nhật Bản. Đặc biệt, tương ớt Chin-su đang là một trong những sản phẩm bán chạy nhất trên nền tảng Amazon.
Trong năm nay, các mảng kinh doanh khác bao gồm Masan MEATLife và Masan High-Tech Materials được dự báo sẽ thu hẹp khoản lỗ, giảm bớt gánh nặng lợi nhuận chung cho cả tập đoàn.
Đặc biệt, áp lực từ chi phí lãi vay của Masan giảm nhờ mặt bằng lãi suất thấp, rủi ro tỷ giá của các khoản vay USD cũng đã được phòng hộ 100% thông qua các hợp đồng tương lai và công cụ phái sinh.
Trong một báo cáo gần đây về chiến lược thị trường vốn tại Việt Nam, J.P Morgan cho biết VN Index đã tăng 9,5% so với đầu năm và là thị trường hoạt động tốt thứ hai ở châu Á (sau Nhật Bản).
Đây là kết quả tích cực trong bối cảnh vĩ mô được cải thiện nhờ môi trường lãi suất thấp kỷ lục và cam kết của Chính phủ về kế hoạch phát triển thị trường vốn của Việt Nam, giúp lấy lại niềm tin của nhà đầu tư trong nước.
J.P Morgan cũng tin rằng VN Index có thể tiến gần hơn đến kịch bản tích cực, tăng lên mức 1.450 điểm (so với kịch bản cơ bản 1.300 điểm) nhờ việc thực hiện cải cách pháp lý, hướng tới nâng hạng thị trường mới nổi.
Bên cạnh đó, đà phục hồi sản xuất/GDP được duy trì và xu hướng tăng cường đầu tư, bao gồm giải ngân cơ sở hạ tầng và FDI tại Việt Nam sẽ giúp thị trường tiếp đà tăng giá trong thời gian tới.
Báo cáo cũng nêu ra các lĩnh vực đầu tư ưa thích của J.P Morgan tại thị trường Việt Nam là ngân hàng, công nghệ thông tin và hàng tiêu dùng, với các cổ phiếu MSN, TCB, ACB, FPT.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Chủ tịch Tập đoàn Masan Nguyễn Đăng Quang nằm trong danh sách 6 tỷ phú USD người Việt. Ông có thể bứt phá trong thập kỷ tới nhờ đế chế tiêu dùng-bán lẻ số 1 Việt Nam cũng như cỗ máy cung cấp nguyên liệu sản xuất pin hiệu suất cao trong tương lai.
Trở lại danh sách tỷ phú USD.
Theo Forbes, tính tới 23/2, ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Tập đoàn Masan (MSN) có khối tài sản 1 tỷ USD. Trước đó, ngay đầu năm mới 2024, ông chủ Masan đã trở lại danh sách những người giàu nhất thế giới của Forbes.
Như vậy, sau một năm 2023 đầy áp lực với toàn thị trường, nhiều cổ phiếu, trong đó có Masan (MSN) tăng khá mạnh trở lại. Kể từ đầu tháng 11/2023 tới nay, cổ phiếu MSN tăng từ mức 58.000 đồng lên ngưỡng 67.000-69.000 đồng/cp (gần 19%).
Sự gia tăng của cổ phiếu Masan đã kéo vốn hóa của tập đoàn tiêu dùng (FMCG) – bán lẻ của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang lên mức gần 96.000 tỷ đồng vào cuối ngày 23/2 (tương đương 3,9 tỷ USD).
Theo số liệu thống kê, ông Nguyễn Đăng Quang chỉ nắm giữ 15 cổ phiếu MSN, nhưng đại gia gốc Quảng Trị đang gián tiếp nắm giữ một lượng lớn cổ phiếu MSN thông qua CTCP Masan và Hoa Hướng Dương, tương đương gần 45% cổ phần Masan. Ông Quang cũng nắm giữ hơn 9,4 triệu cổ phiếu Techcombank (TCB) – ngân hàng do tỷ phú Hồ Hùng Anh làm Chủ tịch.
Vợ ông Quang là bà Nguyễn Hoàng Yến nắm giữ hơn 42 triệu cổ phần MSN. Ngoài ra, ông Quang còn trực tiếp nắm giữ các cổ phiếu Masan Consumer (MCH), Tầm nhìn Masan…
Trên thực tế, tài sản 1 tỷ USD của ông Quang theo tính toán của Forbes như hiện nay là mức thấp. Ông Quang đã vào danh sách tỷ phú Forbes từ năm 2018 với khối tài sản biến động chủ yếu trong khoảng 1-1,9 tỷ USD.
Sau giai đoạn giảm mạnh từ tháng 8-10/2023, từ 88.000 đồng/cp xuống khoảng 58.000 đồng/cp, cổ phiếu MSN hồi phục khá ấn tượng nhưng vẫn chưa chinh phục lại được mốc 70.000 đồng/cp.
Dù vậy, cổ phiếu này được đánh giá có triển vọng bứt phá mạnh trong tương lai. Cổ phiếu MSN từng được nhiều tập đoàn lớn trên thế giới dự báo có thể lên mức 180.000 đồng/cp nhờ sự vững chắc của đế chế tiêu dùng-bán lẻ số 1 Việt Nam cũng như cỗ máy cung cấp nguyên liệu sản xuất pin hiệu suất cao trong tương lai.
Tài sản của ông Nguyễn Đăng Quang cũng sẽ bứt phá trong những năm tới. Masan cũng được kỳ vọng là “cỗ máy in tiền” sản sinh ra những triệu phú USD trong thập kỷ tới.
Trong một báo cáo vừa được New World Wealth và hãng tư vấn đầu tư Henley & Partners công bố, tỷ lệ tăng trưởng tài sản tích lũy của người Việt Nam sẽ nhanh nhất thế giới trong 10 năm tới, với mức bứt phá lên đến 125%. Đây sẽ là mức tăng trưởng tài sản cao nhất so với bất kỳ quốc gia nào, xét về GDP bình quân đầu người và số lượng triệu phú USD.
Ông Nguyễn Đăng Quang bứt phá, Masan sẽ sản sinh ra nhiều triệu phú USD?
Bên cạnh kỳ vọng từ dòng vốn FDI, giới đầu tư cũng đặt niềm tin vào các tập đoàn lớn trong nước như Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Hòa Phát của tỷ phú Trần Đinh Long, Masan và các ngân hàng… sẽ sản sinh ra nhiều triệu phú USD người Việt.
Ông Nguyễn Đăng Quang (sinh 1963, tại Quảng Trị) tốt nghiệp Tiến sĩ Vật lý hạt nhân tại Viện Hàn lâm khoa học Belarus. Học xong, ông ở lại Nga và khởi nghiệp từ những năm 1990 thông qua việc bán mỳ gói cho những người Việt sinh sống tại đây, rồi đầu tư sang đậu nành, cá và tương ớt. Năm 2002, ông Quang về nước và phát triển các sản phẩm như nước tương Chinsu, tương ớt Chinsu, nước mắm Nam Ngư, mỳ Omachi, xúc xích Ponnie, cà phê Vinacafe…
Masan Group là một trong những doanh nghiệp lớn nhất trong mảng tiêu dùng nhanh và bán lẻ, sau khi mua lại chuỗi Vinmart của tỷ phú Phạm Nhật Vượng và đổi tên thành Winmart.
Ông Quang chính là người đã chi ra cả tỷ USD để viết tiếp giấc mơ của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, phát triển hệ thống bán lẻ hàng hóa Việt, vốn một thời bị nhiều tập đoàn bán lẻ nước ngoài áp đảo.
Gần đây, nhiều hãng bán lẻ nước ngoài như AEON của Nhật, GO của Thái… phát triển khá mạnh nhưng hệ thống Winmart vẫn tiếp tục tái cấu trúc và mở rộng mạnh mẽ. Đây là kênh bán nhiều loại hàng hóa Việt, trong đó có hàng tiêu dùng của chính Masan.
Trong năm 2023, Masan ghi nhận doanh thu thuần vẫn tăng trưởng dương so với năm trước đó lên gần 78,3 nghìn tỷ đồng cho dù sức tiêu dùng trên thị trường nội địa giảm.
Điểm nổi bật nhất của Masan là mảng sản xuất kinh doanh tiêu dùng cốt lõi tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng bền vững, trong khi mảng kinh doanh bán lẻ có tín hiệu đạt được mức lợi nhuận tốt trong trung hạn.
Lần đầu tiên sau giai đoạn Covid-19, hệ thống bán lẻ WinCommerce (WCM) gần đạt điểm hóa vốn EBIT (lợi nhuận trước lãi vay và thuế). Đây là cột mốc quan trọng của Masan về lộ trình tiến đến điểm hòa vốn lợi nhuận sau thuế của toàn bộ mạng lưới trong năm 2024.
TS. Nguyễn Đăng Quang cho biết, WinCommerce đang trên đà gặt hái lợi nhuận bền vững trong năm 2024. Masan Consumer Holdings đang quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng.
Cho đến nay, Masan cũng đã tạo ra khá nhiều người giàu có, trong đó có ông Nguyễn Đăng Quang (1 tỷ USD), bà Nguyễn Thị Thanh Thủy (7.250 tỷ đồng), Nguyễn Hoàng Yến (2.900 tỷ đồng), Nguyễn Thiều Quang (1.400 tỷ đồng)…
Triển vọng tăng trưởng của Masan cũng được củng cố thêm khi các tập đoàn lớn nước ngoài và các quỹ đầu tư tranh thủ rót tiền vào các doanh nghiệp lớn Việt, đặc biệt trong lĩnh vực tiêu dùng, bán lẻ, dược phẩm và tài chính khi đây được coi là “thời điểm vàng” của tiêu dùng Việt Nam.
Gần đây, Quỹ đầu tư tư nhân hàng đầu thế giới Bain Capital với tổng tài sản quản lý xấp xỉ 180 tỷ USD, đã đầu tư ít nhất 200 triệu USD bằng vốn cổ phần vào Masan Group, với giá trị mỗi cổ phần là 85.000 đồng. Đây là giá cao hơn khá nhiều so với mức 67.0000 đồng/cp đang giao dịch trên sàn.
Một số nhà đầu tư khác đang đàm phán với Masan và dựa trên nhu cầu sử dụng vốn của tập đoàn cũng như điều kiện thị trường, Masan có thể tăng mức thu hút đầu tư lên đến 500 triệu USD.
Theo ông Nguyễn Đăng Quang, Masan định hướng từ một tập đoàn tiêu dùng trở thành một tập đoàn tiêu dùng-bán lẻ kết nối người tiêu dùng bằng công nghệ ở cả kênh offline truyền thống và online, theo định hướng Consumers of Things (kết nối nhu cầu người tiêu dùng).
Ông Danny Lê, Tổng Giám đốc Masan cho biết, Masan sẽ phát triển nền tảng đa kênh, cung cấp thông tin, sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm, từ đó, đáp ứng vạn nhu cầu của khách hàng.
Năm 2020, Tập đoàn Masan đã mua lại nền tảng kinh doanh vonfram của nhà chế tạo hàng đầu thế giới có công nghệ chịu nhiệt H.C. Starck (Đức). Đây là bước đi chiến lược đưa Masan Resources từ nhà khai khoáng xuất thô thành thành nhà chế tạo vật liệu công nghiệp công nghệ cao hàng đầu thế giới.
Giữa năm 2022, H.C. Starck Tungsten Powders (HCS), công ty con của Masan High-Tech Materials (MHT) đầu tư vào Nyobolt Limited (Nyobolt), một công ty chuyên cung cấp giải pháp pin Li-ion sạc nhanh. Pin lithium-ion do Nyobolt chế tạo có công suất cao kỷ lục và khả năng sạc tốc độ cực nhanh.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi của Masan trong năm 2023 ghi nhận lợi nhuận hoạt động tăng 40% so với cùng kỳ nhờ lợi nhuận kỷ lục của Masan Consumer Holdings và khả năng sinh lời bền vững của WinCommerce bất chấp tiêu dùng suy yếu.
Công ty CP Tập đoàn Masan (Masan Group, mã MSN) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất chưa kiểm toán quý IV/2023 và cả năm 2023.
Theo đó, năm 2023 tập đoàn ghi nhận doanh thu thuần tăng gần 3% so với năm 2022, đạt 78.252 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cốt lõi trước phân bổ cho cổ đông thiểu số đạt 1.950 tỷ đồng, giảm hơn 49%.
Riêng quý IV/2023, doanh thu của Masan đạt 20.782 tỷ đồng, tăng nhẹ 0,7% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế cốt lõi trước phân bổ cho cổ đông thiểu số đạt 942 tỷ đồng, giảm gần 36%.
Đến cuối năm 2023, dòng tiền tự do của Masan được cải thiện lên 7.454 tỷ đồng, tăng đáng kể so với con số 887 tỷ đồng trong năm 2022.
Lợi nhuận mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi tăng trưởng hơn 40%.
Trong năm 2023, mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi của Masan tiếp tục ghi nhận lợi nhuận hoạt động kinh doanh (EBIT) tăng trưởng 40,1% so với cùng kỳ nhờ lợi nhuận kỷ lục của Masan Consumer Holdings (MCH) và khả năng sinh lời vững bền của WinCommerce (WCM – đơn vị sở hữu hệ thống bán lẻ WIN/WinMart/WinMart+) bất chấp tiêu dùng suy yếu ảnh hưởng bởi điều kiện kinh tế vi mô và vĩ mô.
The CrownX (TCX) – nền tảng tiêu dùng bán lẻ tích hợp của Masan, hợp nhất WCM và MCH ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu 2,6% so với cùng kỳ, mang lại doanh thu 57.684 tỷ đồng trong năm 2023 bất chấp sự suy yếu của tiêu dùng. Doanh thu ghi nhận 15.980 tỷ đồng trong quý IV/2023, tăng 3,1% so với cùng kỳ.
WCM đóng góp hơn một nửa doanh thu của The CrownX với 30.054 tỷ đồng trong năm 2023 và 7.653 tỷ đồng trong quý IV/2023, tăng lần lượt 2,3% và 3% so với cùng kỳ nhờ tác động tích cực của việc mở cửa hàng mới, sự tăng trưởng mạnh mẽ của các cửa hàng được chuyển đổi và thành công trong việc nâng cấp mô hình cửa hàng.
Trong năm 2023, WCM đã mở mới 312 cửa hàng WinMart+, trong đó có 67 cửa hàng được mở mới trong quý IV/2023. Cũng trong năm 2023, WCM đã nâng cấp tổng cộng 1.615 cửa hàng, chiếm 46% mạng lưới cửa hàng tiện lợi. Kết thúc năm 2023, WCM đang vận hành tổng cộng 3.633 cửa hàng, siêu thị trên toàn quốc.
Ngoài ra, chương trình Hội viên WIN cũng thu hút 8 triệu người tham gia, góp 55% tổng doanh thu của WCM.
MCH ghi nhận 29.066 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 3,4% so với năm 2022 và 7.431 tỷ đồng EBITDA. Trong quý IV/2023, MCH tiếp tục đạt lợi nhuận sau thuế kỷ lục với mức tăng trưởng 30,5% so với cùng kỳ, trong khi vẫn duy trì mức hàng tồn kho lành mạnh.
Trong năm 2023, chiến lược “Go Global” với điểm nhấn là thương hiệu Chin-su mang lại doanh thu xuất khẩu 1.005 tỷ đồng trong năm 2023, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Từ năm 2020 đến năm 2023, tổng doanh xuất khẩu thương hiệu này đạt tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) mạnh mẽ ở mức 31%.
Bên cạnh đó, các ngành hàng chủ chốt gồm chăm sóc sức khỏe gia đình, cá nhân, gia vị và thực phẩm tiện lợi của MCH tăng trưởng lần lượt 39,4%, 18,2%, 8,8% so với cùng kỳ. Doanh thu đến từ nhóm sản phẩm đổi mới, sáng tạo đạt 1.284 tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ năm ngoái, đóng góp 54% vào tăng trưởng doanh thu LFL.
Biên lợi nhuận gộp của MCH đạt mức cao kỷ lục 44,9% trong năm 2023, tăng đáng kể từ 40,1% trong năm 2022 trên cơ sở LFL.
Trên cơ sở LFL, biên EBITDA được cải thiện từ 24% trong năm 2022 lên 25,6% trong năm 2023. Để đảm bảo sự ổn định của biên lợi nhuận trong năm 2024, MCH đã chốt phần lớn giá cho nguyên vật liệu sản xuất cho đến nửa cuối năm 2024.
Trong năm 2023, Masan MEATLife (MML) đóng góp 6.984 tỷ đồng cho Masan, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước, với doanh thu tăng ở tất cả các phân khúc, ngoại trừ gà trang trại.
Với việc tích hợp vào chương trình hội viên WIN, các sản phẩm MEATDeli tại các cửa hàng của WCM đạt doanh số bán hàng hàng ngày trên mỗi điểm bán tăng mạnh 33%. EBITDA của MML chuyển biến tích cực lên 266 tỷ đồng nhờ việc tăng thêm 157 tỷ đồng từ thịt chế biến và cải thiện đáng kể biên lợi nhuận của thịt lợn tươi có thương hiệu.
Phúc Long đạt doanh thu 1.535 tỷ đồng trong năm 2023. Chuỗi đồ uống nâng cao khả năng sinh lời bằng cách tối ưu hóa số lượng ki-ốt, đạt 255 tỷ đồng EBITDA, tăng 30,6% so với cùng kỳ.
Đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2024 tăng gấp đôi.
Năm 2024, Masan dự kiến doanh thu thuần hợp nhất trong khoảng từ 84.000 – 90.000 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt từ 7% đến 15% so với cùng kỳ. Đây là kết quả kinh doanh dự kiến tương ứng với các kịch bản khác nhau về điều kiện vĩ mô.
Lợi nhuận sau thuế cốt lõi trước phân bổ cho cổ đông thiểu số (Core NPAT Pre – MI) dự kiến trong khoảng 2.290 – 4.020 tỷ đồng, tăng trưởng mạnh so với 1.950 tỷ đồng trong năm 2023.
Bên cạnh đó, Masan sẽ tiếp tục giảm đòn bẩy để cải thiện bảng cân đối kế toán, giảm lợi ích ở các mảng kinh doanh không cốt lõi trong khi vẫn duy trì chiến lược phân bổ vốn chặt chẽ.
Trong mức doanh thu khoảng từ 84.000 – 90.000 tỷ đồng đặt ra cho năm 2024, TCX dự kiến sẽ đóng góp khoảng 63.000 – 68.000 tỷ đồng, tương ứng mức tăng từ 9 – 18% so với năm 2023. Trong đó, doanh thu thuần của MCH dự kiến đạt từ 32.500 – 36.000 tỷ đồng và WCM dự kiến đạt từ 32.500 – 34.000 tỷ đồng.
PLH dự kiến đạt 1.790 – 2.170 tỷ đồng doanh thu, tương ứng mức tăng trưởng 17 – 41% so với cùng kỳ.
MML dự kiến đạt doanh thu thuần trong khoảng 7.100 – 7.800 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 2 – 12% so với cùng kỳ nhờ tập trung đầu tư vào mảng kinh doanh thịt chế biến và giảm quy mô trang trại chăn nuôi gà.
MHT dự kiến đạt doanh thu thuần từ 15.000 – 15.800 tỷ đồng, tương ứng tăng lần lượt 6 – 12% so với cùng kỳ.
Tính đến thời điểm hiện tại, Masan vẫn là một trong các doanh nghiệp thuộc ngành hàng FMCG lớn nhất tại thị trường Việt Nam.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nằm trong chiến lược xây dựng và trở thành tập đoàn số 1 trong lĩnh vực thực phẩm thiết yếu (FMCG), sau khi mua lại 68% cổ phần Thọ Phát, KIDO tiếp tục cho ra mắt các sản phẩm nước mắm, hạt nêm với nhãn hiệu Tường An và Tường An Unicook, hiện thực hóa mục tiêu “Lấp đầy gian bếp Việt” thông qua những sản phẩm dinh dưỡng, tiện lợi, an toàn, độc đáo.
Tại Việt Nam, hầu hết các món ăn từ xưa đến nay, từ truyền thống đến hiện đại của người Việt đều không thể thiếu gia vị đi kèm. Hay trong thói quen nấu nướng của người Việt, những loại gia vị như dầu ăn, nước mắm, nước tương, hạt nêm… những loại gia vị đóng gói sẵn tiện lợi khác… đã trở thành một phần không thể thiếu để chế biến các món ăn.
Mặt khác, Việt Nam với gần 100 triệu dân, diện tích đất trồng lớn, cùng nghề đánh bắt hải sản làm nước mắm đã tạo nên sự đa dạng cho gia vị Việt, đưa gia vị trở thành một ngành hàng đầy tiềm năng với nhiều dư địa phát triển.
Theo báo cáo nghiên cứu thị trường được thực hiện bởi Euromonitor International, quy mô thị trường ngành hàng gia vị năm 2022 của Việt Nam đạt 35,707 nghìn tỷ đồng. Trong đó, nước mắm chiếm tỷ trọng lớn nhất với tổng quy mô đạt 15,214 tỷ đồng. Cũng trong báo cáo này, ngành hàng gia vị được dự báo sẽ đạt 40,812 nghìn tỷ vào năm 2026.
Là tập đoàn thực phẩm hàng đầu tại Việt Nam với 30 năm trên thị trường, dẫn đầu nhiều ngành hàng nhờ sự am hiểu khẩu vị người Việt, KIDO chính thức cho ra mắt ngành hàng mới: ngành hàng gia vị, bao gồm hạt nêm và nước mắm. Mong muốn mang đến cho người tiêu dùng những loại gia vị tiện lợi, được đóng gói sẵn với nguồn nguyên liệu tươi, hương vị hài hòa cho món ăn tròn vị.
Bốn sản phẩm của ngành hàng gia vị Tường An sẽ chính thức ra mắt người tiêu dùng là: nước mắm cá cơm Tường An 40 độ đạm – đậm đà; nước mắm cá cơm Tường An 32 độ đạm – hài hòa; hạt nêm Tường An Unicook sườn non, xương ống và nước cốt thịt hầm; hạt nêm Tường An Unicook nấm hương và 3 loại rau củ.
Qua đó, KIDO hiện thực hóa mục tiêu “Lấp đầy gian bếp Việt” mà tập đoàn theo đuổi trong suốt 30 năm hoạt động.
Ông Trần Lệ Nguyên – Phó chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn KIDO kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Dầu thực vật Tường An cho biết: “Ngành hàng gia vị là một chiến lược quan trọng của KIDO trong việc mở rộng trong ngành hàng thực phẩm thiết yếu, “Lấp đầy gian bếp Việt” đã được KIDO đã đặt ra”.
Ra mắt thị trường trong giai đoạn này, chúng tôi sử dụng lợi thế về thương hiệu Tường An để thâm nhập tại từng khu vực/ thị trường, cùng với đó là đội ngũ nhân sự, hệ thống logistics, kênh phân phối bao gồm hệ thống 450.000 điểm bán ngành hàng thiết yếu sẵn có, kênh MT, cùng với các kênh mua sắm hiện đại, nền tảng thương mại điện tử để lan tỏa hình ảnh và mang những sản phẩm mới của tập đoàn đến gần hơn với người tiêu dùng, phát triển ngành nhanh chóng, CEO KIDO cho biết thêm.
Song song đó, trong thời điểm Tết Nguyên Đán đang đến gần, KIDO sẽ phát triển những bộ sản phẩm thiết yếu đi cùng nhau gồm dầu ăn, hạt nêm, nước mắm, bơ thực vật… giúp các điểm bán và người tiêu dùng có thêm nhiều sự lựa chọn, đa dạng hóa việc trải nghiệm sản phẩm.
“Tập đoàn KIDO có 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thực phẩm thiết yếu, am hiểu sâu sắc thị trường Việt Nam cùng nền tảng vững chắc về hệ thống, tài chính, marketing, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, mạng lưới phân phối rộng khắp, đồng thời dẫn đầu nhiều ngành hàng tại Việt Nam.
Ngoài ra, Tường An với 46 năm khẳng định uy tín trên thị trường, là thương hiệu đã đi sâu vào tiềm thức của người tiêu dùng Việt sau hơn 4 thập kỉ. Cộng hưởng thế mạnh thương hiệu cùng nền tảng sẵn có sẽ là “bệ phóng” giúp ngành hàng gia vị mang thương hiệu Tường An, không phải chịu áp lực nhiều trong lần thâm nhập vào thị trường lần này”, ông Trần Lệ Nguyên nhấn mạnh.
Các sản phẩm nước mắm và hạt nêm của Tường An được sản xuất từ những nguồn nguyên liệu tự nhiên, được tuyển chọn kỹ lưỡng thông qua quy trình sản xuất được kiểm soát chặt chẽ từ khâu kiểm tra nguyên liệu đầu vào, đến khâu thành phẩm cuối cùng, đảm bảo an toàn sức khỏe người tiêu dùng.
Theo đó, dòng nước mắm cao đạm cá cơm Tường An được ủ chượp theo phương pháp truyền thống từ 100% cá cơm tươi Phú Quốc, giúp lưu giữ lượng đạm tự nhiên cao với hương thơm đặc trưng, hậu vị ngọt cá đậm đà từ mắm cốt đặc biệt.
Ngoài ra, nhà máy sản xuất nước mắm Tường An đạt chứng nhận FSSC 22000 và đặc biệt là đạt tiêu chuẩn xuất khẩu Mỹ. Mặt khác, nhà máy sản xuất hạt nêm Tường An Unicook được đánh giá cao về mặt chất lượng, sản xuất trên dây chuyền hiện đại Nhật Bản, với các chứng nhận ISO 22000, GMP,…
Dựa trên kết quả khảo sát từ công ty nghiên cứu thị trường Intage VietNam vào tháng 9/2023 cho thấy trên 90% người tiêu dùng cho rằng họ yêu thích sản phẩm nước mắm cá cơm Tường An ngay từ lần thử đầu tiên bởi độ hài hòa và đậm đà của sản phẩm với 100% cá cơm tự nhiên.
Song song đó, kết quả nghiên cứu từ Công ty Intage VietNam vào tháng 7/2023 cũng chỉ ra rằng hơn 90% người tiêu dùng yêu thích sản phẩm Hạt nêm Tường An Unicook ngay từ lần thử đầu tiên bởi nước dùng trong, ngon ngọt tự nhiên và không chứa chất bảo quản.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Dựa trên phân tích chi tiết về hành vi của người tiêu dùng trong 6 danh mục công nghệ khác nhau trên 20 thị trường toàn cầu, Kantar mới đây đã công bố các xu hướng công nghệ tiêu dùng (Consumer Tech) sẽ phát triển trong năm 2024, việc hiểu và nắm bắt sớm các xu hướng có thể giúp doanh nghiệp sớm trang bị và sẵn sàng nhiều hơn khi bước sang năm mới.
Dưới đây là chi tiết các xu hướng có trong Top 5 xu hướng công nghệ tiêu dùng (Consumer Tech) năm 2024 từ Kantar.
1. Xu hướng công nghệ tiêu dùng 1 năm 2024: Nỗi lo lạm phát của người tiêu dùng sẽ giảm khi các khoản chi phí cao hơn dần được bình thường hóa.
Trong bối cảnh suy thoái, nhiều người tiêu dùng tại nhiều quốc gia trên toàn cầu đang hạn chế các khoản chi tiêu của họ khi chi phí sinh hoạt tăng cao.
Những người mua sắm bị ảnh hưởng bởi lạm phát sẽ bắt đầu cảm thấy dễ chịu hơn khi tỷ giá tăng, lạm phát sẽ giảm và lãi suất sẽ chững lại. Tuy nhiên, người tiêu dùng sẽ không mấy chấp nhận mức lãi suất cao, khi tiền tiết kiệm của hộ gia đình giảm và tình trạng vỡ nợ thẻ tín dụng gia tăng.
Ngược lại, những người tiêu dùng ít bị ảnh hưởng hơn bởi áp lực lạm phát sẽ ít thực hiện các hành động nghiên cứu hơn trước khi mua các sản phẩm công nghệ như điện thoại thông minh, một phần là do tài chính cá nhân của họ mạnh hơn, giúp họ giảm rủi ro nhiều hơn.
Trong khi các nhóm người tiêu dùng này có các hành vi nghiên cứu và tìm hiểu khác nhau trước khi ra quyết định mua sắm, khi áp lực lạm phát được bình thường hóa, cách họ chi tiêu cũng sẽ thay đổi, về cơ bản, họ dễ chấp nhận hơn.
2. Xu hướng công nghệ tiêu dùng 2 năm 2024: Nhiều sự đổi mới về phần mềm sẽ được tăng tốc bởi AI (trí tuệ nhân tạo).
Những đột phá về công nghệ AI sẽ thúc đẩy sự phát triển của một loạt các tính năng mới của thiết bị và các nhà sản xuất công nghệ tiêu dùng sẽ nói nhiều hơn về các khả năng của các phần mềm của họ.
Khi sự đổi mới phần cứng gặp khó khăn, các tính năng phần mềm sẽ như là “ánh hào quang” có thể giúp doanh nghiệp thúc đẩy doanh số bán hàng.
Trong nhiều năm, Apple đã tiếp thị thành công các tính năng độc đáo của hệ điều hành (phần mềm) của mình – như FaceTime, ApplePay và iMessage – và từ đó thu hút hàng triệu người tiêu dùng sử dụng phần cứng của hãng.
Các đối thủ cạnh tranh của Apple theo đó cũng đã làm theo và đạt được nhiều thành công nhất định.
3. Xu hướng công nghệ tiêu dùng 3 năm 2024: Người tiêu dùng sẽ mua nhiều điện thoại cũ được tân trang hơn.
Những chiếc điện thoại đã qua sử dụng và được tân trang lại sẽ trở nên phổ biến vào năm 2024 khi người tiêu dùng tìm cách giảm chi tiêu và thể hiện những hành vi bền vững hơn. Khối lượng sở hữu các thiết bị này đã tăng +70% trong hai năm qua.
Điều này sẽ góp phần thúc đẩy thị trường mua đi bán lại (Trade-in), trong đó các nhà bán lẻ và nhà sản xuất sẽ cạnh tranh để mang lại cho người tiêu dùng nhiều giá trị lớn hơn cho các thiết bị cũ của họ.
Apple và Samsung sẽ tăng cường cung cấp trực tiếp các sản phẩm kiểu này nhằm giành lấy thị phần từ các nhà bán lẻ của bên thứ ba như thị trường “Chợ đen” (Back Market), eBay và Amazon, hiện đang nắm giữ phần lớn thị phần.
Tính bền vững (Sustainability) cũng sẽ là ưu tiên hàng đầu của các nhà cung cấp thiết bị công nghệ trong năm 2024.
Dưới áp lực của chính phủ, việc sửa chữa điện thoại sẽ được cải thiện nhiều hơn. Mặc dù người tiêu dùng hiện không ưu tiên điều này – nhưng nó sẽ sớm trở thành xu hướng trong 2024 và các năm tới.
4. Xu hướng công nghệ tiêu dùng 4 năm 2024: Samsung và Apple sẽ đối đầu khốc liệt.
Samsung và Apple từ lâu vẫn được xem là “đối thủ truyền kiếp” trong “miếng bánh” điện thoại thông minh.
Mặc dù vào năm 2024, điều này vẫn sẽ tiếp diễn, cả 2 thương hiệu sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các thương hiệu khác như Huawei, Xiaomi, Google và Transsion.
Người tiêu dùng ở Trung Quốc, hiện là thị trường điện thoại thông minh lớn nhất thế giới, đang chuyển sang sử dụng thương hiệu nội địa Huawei nhờ dòng sản phẩm P60. Tỷ trọng trong tổng doanh số của Huawei trong quý 3 năm 2023 đã tăng +6% điểm so với cùng kỳ năm ngoái.
Doanh số bán hàng của Apple cho đến nay dù không bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng này (mặc dù Android có bị mất thị phần), tuy nhiên mọi thứ đều có thể được thay đổi trong năm 2024 khi việc ứng dụng các công nghệ mới trở nên sâu và rộng hơn.
5. Xu hướng công nghệ tiêu dùng 5 năm 2024: Tỷ lệ sử dụng điện thoại màn hình gập sẽ tiếp tục tăng lên.
Vào năm 2023, điện thoại thông minh màn hình gập ( Foldable phone) vẫn chỉ chiếm 1% tổng số điện thoại thông minh được sở hữu, tuy nhiên, xu hướng này sẽ dần được tăng lên.
Mặc dù trong số những người sở hữu điện thoại màn hình gập đã nâng cấp điện thoại của họ trong 12 tháng qua, có đến 55% đã chọn quay trở lại điện thoại thông minh thông thường, tuy nhiên, tỷ lệ giữ chân sẽ được cải thiện khi người tiêu dùng nâng cấp lên các thiết bị tốt hơn.
Apple vẫn là một thiếu sót đáng chú ý đối với thị trường điện thoại màn hình gập và khó có khả năng ra mắt vào năm tới khi Apple còn đang ưu tiên cho các công nghệ thực tế ảo.
Kết luận.
Trên đây là toàn bộ các phân tích của MarketingTrips về các xu hướng công nghệ tiêu dùng năm 2024 từ Kantar, hy vọng với các thông tin có được, các thương hiệu sẽ có nhiều cách hơn để thúc đẩy doanh nghiệp bằng cách đáp ứng tốt hơn nhu cầu đang ngày càng thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Ngày 06/12, Công ty cổ phần tập đoàn Masan công bố Bain Capital – quỹ đầu tư tư nhân hàng đầu thế giới với tổng tài sản quản lý xấp xỉ 180 tỷ USD đã đồng ý gia tăng thêm 50 triệu USD vào khoản đầu tư vốn cổ phần của Masan Group, nâng mức đầu tư lên 250 triệu USD so với mức 200 triệu USD đã công bố vào tháng 10 năm 2023.
Các điều khoản giao dịch vẫn giữ nguyên như thỏa thuận ban đầu giữa hai bên, mỗi cổ phần trị giá 85.000 VND. Số tiền thu được từ giao dịch vốn cổ phần này sẽ được dùng để cải thiện các chỉ số tài chính và giảm đòn bẩy cho bảng cân đối kế toán của Masan. Với trợ lực từ thương vụ 250 triệu USD này, thanh khoản của Masan sẽ ngày càng dồi dào và đạt được tỷ lệ Nợ ròng trên EBITDA bền vững dưới 3,5 lần một cách ổn định.
Nắm trong tay 1 tỷ USD tiền mặt.
Được biết, Masan đã hoàn tất thanh toán đầy đủ nghĩa vụ nợ đáo hạn vào năm 2023. Trong năm 2024, tổng mức trái phiếu đáo hạn rơi vào khoảng 6.000 tỷ đồng, thấp hơn rất nhiều so với lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền hiện tại của công ty là hơn 14.000 tỷ đồng và EBITDA cho 12 tháng gần nhất cũng gần 14.000 tỷ đồng.
Ngoài ra, tiền mặt và các khoản tương đương tiền dự kiến có thể tăng thêm khoảng từ 4.900 tỷ đồng đến 12.250 tỷ đồng sau khoản đầu tư vốn cổ phần dẫn đầu bởi Bain Capital. Dòng tiền tự do (FCF) cho thấy sự cải thiện liên tục, với FCF quý III/2023 đạt 2.202 tỷ đồng, tăng đáng kể so với mức 125 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái nhờ vào việc quản lý vốn lưu động hiệu quả.
Như vậy, việc nắm giữ tới 1 tỷ USD tiền mặt đã và đang tạo ra bước đệm tài chính vững mạnh để Masan duy trì tỷ lệ nợ ròng trên EBITDA ổn định dưới 3,5 lần, hỗ trợ các kế hoạch phát triển chiến lược đặt ra cho quý IV/2023 nhằm chạm mốc doanh thu dự kiến 80.000 đến 90.000 tỷ đồng.
Triển khai loạt các sáng kiến mới.
Hồi giữa năm 2023, WinCommerce (Công ty thành viên thuộc Masan Group) đã chia sẻ kế hoạch cải tạo các cửa hàng WinMart+ hiện có ở khu vực thành thị và nông thôn. Các cửa hàng này sẽ được cải tạo lại theo mô hình WIN “All That You Need” mới ở khu vực thành thị và WinMart+ Rural ở khu vực nông thôn.
Sự chuyển đổi này đã đi đúng hướng và là động lực chính cho tăng trưởng khi các cửa hàng đa tiện ích WIN ghi nhận tiến độ cải tạo 45% kế hoạch của 6 tháng cuối năm, còn các cửa hàng WinMart+ Rural đạt tới 95%. Nhờ đó, các cửa hàng được cải tạo đã mang lại doanh thu tăng trưởng như dự kiến, với mức tăng trưởng 4,8% tại các cửa hàng WIN.
Bên cạnh đó, nhóm siêu thị mini Like For Like (loại siêu thị mini được mở trước năm 2022 của WCM chiếm 70% trên tổng số các siêu thị mini) ghi nhận biên lợi nhuận sau thuế đạt 2,2% trong quý 3/2023.
Đây cũng là quý thứ hai liên tiếp loại hình siêu thị này có lợi nhuận sau thuế dương, cột mốc quan trọng mang lại niềm tin cho ban lãnh đạo về lộ trình tiến đến điểm hòa vốn lợi nhuận sau thuế của toàn bộ mạng lưới trong năm 2024.
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, ưa chuộng những sản phẩm chất lượng hơn với giá phải chăng hơn, WinCommerce với quy điểm bán mô lớn nhất tại Việt Nam gồm hơn 3.600 siêu thị/cửa hàng trên toàn quốc đã tung chiến lược “giá tốt” trên toàn chuỗi. Doanh nghiệp này cam kết đồng hành cùng người tiêu dùng trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn.
Về mảng sản xuất hàng tiêu dùng, đối diện với tình hình sức mua bị suy yếu trong năm nay, lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, doanh thu Masan Consumer (Công ty thành viên thuộc Masan Group) tăng trưởng 10,5% so với cùng kỳ trên cơ sở so sánh tương đương. Đơn vị này còn đạt biên lợi nhuận gộp cao nhất từ trước đến nay là 46,1% trong quý 3/2023.
Theo ghi nhận, Masan Consumer (MCH) đã và đang đẩy mạnh chiến lược cao cấp hóa sản phẩm đặt sức khoẻ người tiêu dùng làm trọng tâm, khởi động đổi mới và phát triển mô hình bán hàng hiệu quả để giành được thị phần. Báo cáo tài chính quý 3/2023 đã phản ánh sự hiệu quả của chiến lược này với tăng trưởng doanh thu hầu hết các ngành hàng.
Nổi bật trong đó là các ngành hàng sản phẩm chăm sóc cá nhân, gia đình (HPC), gia vị, và thực phẩm tiện lợi, và ghi nhận mức tăng trưởng lần lượt là 39,4%, 21%, và 8,3% trong 9 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ. Trong quý 3/2023, các ngành hàng này ghi nhận tốc độ tăng trưởng doanh thu lần lượt là 24,5%, 16,7%, và 10,8% so với cùng kỳ.
Cùng với việc lực cầu bán lẻ và ngành hàng tiêu dùng phục hồi trở lại vào quý cuối cùng của năm 2023 và những tín hiệu thị trường tích cực hơn trong dài hạn, Masan Group đang hướng tới chu kỳ tăng trưởng mới.
Với nền tảng tài chính vững mạnh, tập đoàn này hoàn toàn có thể tập trung tái cơ cấu và phát triển các định hướng kinh doanh mới giúp gia tăng thị phần trong “miếng bánh” thị trường bán lẻ Việt Nam trị giá 350 tỷ USD.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Thương hiệu và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Tại một sự kiện công nghệ do Masan Group tổ chức trong tuần này, ông Danny Le – Tổng giám đốc cho rằng, kỷ nguyên tiền rẻ và chịu lỗ để giành thị phần đã kết thúc.
Được hỗ trợ bởi Bain Capital và Alibaba, Masan cho biết họ sẵn sàng chịu một số khoản lỗ trong ngắn hạn, nhưng tại thời điểm “chi phí vốn cao” như ngày nay, các nhà đầu tư chỉ có “sự kiên nhẫn ở mức trung bình”.
Ông Danny Le nhấn mạnh: “Giai đoạn nhà đầu tư chấp nhận tình trạng thua lỗ tại một công ty trị giá hàng tỷ đô la đã qua”.
Tập đoàn đa ngành Masan do ông Nguyễn Đăng Quang thành lập, hiện Masan bao gồm hàng chục mảng kinh doanh khác nhau, từ nhà cung cấp vonfram đến chuỗi siêu thị WinMart được mua lại từ Vingroup.
Chuỗi siêu thị WinMart và Masan High-Tech Materials là những bước mở rộng gần đây nhất của Tập đoàn Masan. Ông Danny Le cho biết Masan sẽ tạo điều kiện để các mảng kinh doanh mới để đạt được mức lợi nhuận tốt trong trung hạn.
Ông Danny Le nói: ““Trước đây, nhà đầu tư sẽ kiên nhẫn khi xem xét liệu công ty có thể tạo ra một mảng kinh doanh có lợi nhuận hay không. Nhưng những ngày tháng nhà đầu tư kiên nhẫn như thế đã chấm dứt”.
“TPG, SK Group, Cơ quan đầu tư Abu Dhabi và Seatown Holdings đã đầu tư vào Masan” – Nikkei Asia viết – “Công ty được niêm yết tại sàn Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và đã đồng ý với các nhà đầu tư sẽ chuyển công ty con CrownX ra nước ngoài vào năm 2026”.
Các nhà phân tích cho rằng Masan có nguy cơ đầu tư dàn trải quá mức ở các ngành khác nhau. Các ngành nghề kinh doanh của công ty bao gồm chuỗi cửa hàng Phúc Long, xếp hạng tín dụng, di động ảo và logistics, cũng như sản xuất thịt, mì, đồ uống và các hàng hóa khác.
Masan cho biết trong báo cáo quý 3 rằng cuộc chiến của Nga và Ukraine đã ảnh hưởng đến công ty khai thác MHT, công ty phải đối mặt với chi phí năng lượng và nguyên liệu thô cao hơn cũng như giá bán vonfram thấp hơn. Quý này, công ty đang tìm cách bán bớt lượng đồng tồn kho, cắt giảm nợ và giảm chi phí cho việc nổ mìn và mua sắm.
Báo cáo cho biết, các doanh nghiệp thực phẩm và bán lẻ đã bị tổn thương do chi phí cao hơn và “sự phục hồi chậm trong tâm lý người tiêu dùng”.
Theo Nikkei Asia, nhận xét của Danny Le phản ánh một xu hướng trong lĩnh vực công nghệ, khi các nhà đầu tư mất dần khả năng chịu đựng với các công ty thua lỗ. Grab hay Shopee đều buộc phải đặt mục tiêu có lợi nhuận. Chi phí sử dụng vốn ngày càng tăng lên khi các Chính phủ tăng lãi suất trên toàn thế giới.
Tâm lý tiêu dùng ở Việt Nam đang khá yếu trong bối cảnh kinh tế giảm tốc, nhiều công ty sa thải nhân công và hoạt động sản xuất cũng sụt mạnh khi đơn hàng không còn dồi dào.
Ông Danny Le cũng bày tỏ quan điểm: “Chúng ta hiện đã bước vào môi trường rất khó khăn”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Vinamilk hiện sở hữu danh mục 250 dòng sản phẩm đáp ứng hầu hết nhu cầu về sữa ở mọi lứa tuổi.
Mỗi ngày thu lời gần 100 tỷ đồng
Được thành lập từ năm 1976, với gần 50 năm kinh nghiệm, CTCP Sữa Việt Nam – VNM đã tạo dựng được nhận diện thương hiệu vững mạnh với danh mục sản phẩm bao gồm sữa nước, sữa bột, sữa chua, sữa đặc và các loại đồ uống khác.
VNM sở hữu chuỗi giá trị bền vững từ nguồn nguyên liệu (với 15 trang trại và 140.000 con bò) tới khâu sản xuất và phân phối. Số liệu từ báo cáo của VnDirect cho biết, so với các doanh nghiệp cùng ngành, công ty có năng lực sản xuất lớn nhất (16 nhà máy) và hệ thống phân phối rộng nhất (200.000 điểm bán hàng và 200 nhà phân phối độc quyền).
Tính đến tháng 9/2023, VNM đang vận hành 657 cửa hàng “Giấc mơ sữa Việt” (tăng 11cửa hàng so với đầu năm) và 67 cửa hàng sữa Mộc Châu (tăng 14 cửa hàng so với đầu năm). Công ty có kế hoạch thay đổi tên thương hiệu “Giấc mơ sữa Việt” sang “Vinamilk”.
Vinamilk là công ty lớn nhất ngành sữa Việt Nam với khoảng 50% thị phần. Công ty sở hữu danh mục 250 dòng sản phẩm đáp ứng hầu hết nhu câù về sữa ở mọi lứa tuổi.
Trong 2023, doanh thu từ thị trường nội địa đóng góp 83,7% vào tổng doanh thu của VNM. Tính theo các danh mục ngành hàng, sữa nước đóng góp tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu, theo sau là sữa chua và sữa bột.
Trong cơ cấu doanh thu, quý 3/2023, doanh thu từ thị trường nội địa đạt 13.253 tỷ đồng, giảm 3,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng chung 9 tháng đầu năm đạt 37.904 tỷ đòng, hoàn thành 70,5% kế hoạch năm 2023.
Doanh thu nội địa giảm do sản lượng bán ước tính giảm khoảng 4% so với cùng kỳ do nhu cầu yếu và không còn yếu tố hỗ trợ về giá trong quý 3/2023 so với quý 3/2022.
Doanh thu xuất khẩu tăng 5,0% so với cùng kỳ nhờ sự ổn định tại thị trường Trung Đông và Đông Nam Á. Trong 9 tháng đầu năm, VNM đạt doanh thu 6.983 tỷ đồng từ thị trường nước ngoài. Thêm vào đó, VNM đã ký thỏa thuận hợp tác hai doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực nhập khẩu – phân phối sữa để đưa sản phẩm sữa vào thị trường tiềm năng này.
Công ty cũng xuất khẩu được 1.246 tỷ đồng sản phẩm sang thị trường nước ngoài. 9 tháng đầu năm, thị trường nước ngoài mang lại 5.325 tỷ đồng cho VNM.
Doanh thu từ các công ty nước ngoài tăng nhẹ 1,9% so với cùng kỳ chủ yếu nhờ doanh thu Angkormilk tăng 10% so với cùng kỳ.
Trong quý 3, chi phí bán hàng của VNM cũng tăng 3,7% so với cùng kỳ do công ty tăng cường các hoạt động trưng bày, khuyến mãi qua đó khôi phục 2 điểm % thị phần so với tháng 1.
Cùng với đó, thu nhập tài chính tăng mạnh 90,8% so với cùng kỳ nhờ lãi tiền gửi tăng 46,7% trong môi trường lãi suất cao. Tổng chung, lợi nhuận gộp của VNM trong 3 quý đầu năm đạt 25.910 tỷ đồng.
Lợi nhuận ròng quay lại đà tăng trưởng.
Từ tháng 9/2023 VNM đã ra mắt dòng sản phẩm sữa nước với bao bì mới, gây ấn tượng với người tiêu dùng bởi sự trẻ trung và năng động. Thêm vào đó, công ty cũng tổ chức nhiều hoạt động marketing như dùng thử sản phẩm, tặng quà tại các điểm bán hàng để tương tác trực tiếp và nâng cao nhận diện thương hiệu mới với người tiêu dùng. Nhờ đó, thị phần của công ty cải thiện 2 điểm % so với đầu năm trong tháng 9/2023.
Ban lãnh đạo dự phóng nhu cầu tiêu thụ vẫn sẽ duy trì ở mức thấp trong năm 2024 tuy nhiên sẽ dần hồi phục về cuối năm. Công ty vẫn duy trì các hoạt động khuyến mại nhằm thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng và tập trung vào các sản phẩm sữa hữu cơ phù hợp với xu hướng tiêu dùng mới hiện nay.
Nói về kế hoạch kinh doanh của VNM, Công ty chứng khoán VnDirect nhận định, năm 2024, sản lượng bán nội địa tăng 2,0% so với cùng kỳ nhờ công ty tăng cường các chiến dịch marketing gần gũi với văn hóa Việt Nam và xu hướng tiêu dùng của giới trẻ và ra mắt các dòng sản phẩm với bao bì mới.
“Chúng tôi cho rằng sản lượng bán tăng sau ba năm giảm liên tiếp là tín hiệu tích cực cho thấy chiến lược tái định vị thương hiệu đang phát huy hiệu quả giúp công ty kiếm lại thị phần trên thị trường sữa nội địa. Trong khi đó, giá bán trung bình dự phóng tăng nhẹ 1,0% so với cùng kỳ. Do vậy chúng tôi kỳ vọng doanh thu nội địa tăng 3,0% so với cùng kỳ trong 2024.
Chúng tôi kỳ vọng công ty ghi nhận doanh thu xuất khẩu tăng 5,1%/5,0% so với cùng kỳ trong 2023 – 2024 nhờ thị trường Trung Đông và Đông Nam Á tăng trưởng ổn định. Trong tháng 9/2023 VNM đã ký thỏa thuận hợp tác hai doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực nhập khẩu – phân phối sữa để đưa sản phẩm sữa vào thị trường tiềm năng này.
Thêm vào đó, chúng tôi dự phóng doanh thu các công ty con tại nước ngoài tăng 11,3%/7,6% so với cùng kỳ trong 2023 – 2024 chủ yếu nhờ tăng trưởng doanh thu từ Angkormilk. Nhìn chung, chúng tôi kỳ vọng doanh thu của VNM tăng 2,5%/3,6% so với cùng kỳ trong 2023 – 2024″, báo cáo của VnDirect nhận định.”
Trong một diễn biến khác, VNM đã chốt hợp đồng giá bột sữa nguyên kem tới quý 1/2024. Ban lãnh đạo cho rằng giá bột sữa ghi nhận sự cải thiện trong tháng 10/2023 do Trung Quốc có tín hiệu nhập khẩu trở lại. Tuy nhiên, công ty kỳ vọng giá bột sữa nguyên kem sẽ được giao dịch ở mức trung bình 2.500 USD/tấn, mức tương đương năm 2020 do nhu cầu nhập khẩu tại Trung Quốc chưa phục hồi đáng kể.
Về tiến độ trang trại, hiện trang trại tại Lào của VNM đang có 2.000 con với năng suất cho sữa cao hơn các trang trại tại Việt Nam. Công ty dự kiến nhập khẩu thêm 6.000 con bò, tăng tổng số lượng trong đàn bò lên 8.000 con tại Lào.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Cùng khám phá cách xây dựng mô hình chiến lược Marketing Mix (Tiếp thị hỗn hợp) cho các thương hiệu trong ngành hàng FMCG (hàng tiêu dùng nhanh).
Để thâm nhập và cạnh tranh ở bất kỳ thị trường nào, điều căn bản là người làm marketing phải am hiểu toàn bộ chuỗi giá trị của thị trường đó dưới góc nhìn của khách hàng, bạn có thể tìm hiểu bằng cách trả lời câu hỏi:
“Ở thị trường này, khách hàng quan tâm đến điều gì trong quá trình mua hàng?”. Từ nền tảng này, marketer mới có thể thiết kế các loại hình giá trị của thương hiệu cho khách hàng (có trong Marketing Mix), thứ tác động trực tiếp đến tâm lý và hành vi khách hàng.
Mô hình chiến lược Marketing Mix hay nói cụ thể hơn là chuỗi giá trị của ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) xoay quanh 9 yếu tố quan trọng, và đây cũng là cơ sở để các thương hiệu xây dựng chi tiết chiến lược Marketing Mix.
1. Định vị thương hiệu – Brand Positioning.
Định vị thương hiệu là giai đoạn mà người làm marketing gieo vào tâm trí khách hàng về giải pháp thương hiệu cho các nhu cầu quan trọng của họ (ví dụ, Heineken là bia sang, dành tiếp khách quý, tặng đối tác quan trọng, đãi đám cưới sang, thưởng thức vào dịp đặc biệt như xem giải bóng đá Ngoại Hạng Anh, nghe nhạc trong bar).
2 và 3. Chiến lược giá và danh mục sản phẩm – Portfolio & Pricing.
Đa dạng mẫu mã sản phẩm để khách hàng thoải mái chọn lựa trong bối cảnh gắn liền với chiến lược giá thành tương ứng với giá trị cảm nhận (ví dụ, Colgate ngừa sâu răng giá rẻ dành cho gia đình, Colgate Optic White làm trắng răng thẩm mỹ được định giá cao hơn).
4. Sản Phẩm – Product.
Sản phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng quyết định sự thành công của marketing. Sản phẩm phải đạt chất lượng phù hợp với nhu cầu tiêu dùng và trải nghiệm.
5. Bao Bì – Packaging.
Là khi marketer thuyết phục khách hàng tin vào chất lượng sản phẩm ở giai đoạn mua hàng trên quầy kệ. Ngoài ra, bao bì còn giúp tạo ra các trải nghiệm thuận tiện (chai nước giặt Ariel có nắp để đong), hoặc thú vị trong suốt quá trình sử dụng (kiểu dáng, hoa văn của chai rượu Chivas đầy nghệ thuật tạo cảm hứng khi rót để thưởng thức).
6. Cải Tiến và Đổi Mới – Innovation & Renovation.
Thương hiệu cần tạo ra nhiều sản phẩm mới để thỏa mãn đa dạng nhu cầu khách hàng, đồng thời làm mới mẻ, kích thích sự hứng thú của khách hàng cho những dòng sản phẩm hiện tại.
7. Thiết kế kênh Phân Phối (Online và Offline) – Distribution.
Xây dựng hệ thống để hàng hóa đi từ nhà máy đến cửa hàng bán lẻ, nhằm đảm bảo đủ chủng loại hàng hóa ở những cửa hàng bán lẻ mà các tập Shopper (người mua sắm) hay lui tới trải nghiệm mua sắm.
8. Các Hoạt Động Bán Lẻ – Channel Activities.
Nằm trong phạm vi Marketing Mix, các hoạt động bán lẻ thường được tổ chức định kỳ như khuyến mại, trưng bày, hoạt náo, livestream, quảng cáo, game… để tác động đến tâm lý và kích thích mua hàng ở cửa hàng bán lẻ Online và Offline.
9. Truyền Thông – Communications.
Truyền thông là quá trình giúp khách hàng mục tiêu hiểu được thông điệp sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ ra sao, khơi gợi nhu cầu mua sắm ngẫu hứng, đồng thời truyền cảm hứng về các giá trị nhân văn, tốt đẹp do thương hiệu tạo ra và có tác động tích cực đến các khía cạnh xã hội.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo chia sẻ từ tân CEO Unilever Hein Schumacher, Unilever sẽ không tập trung theo đuổi mục đích thương hiệu đối với một số thương hiệu mà khái niệm này đơn giản là không phù hợp.
Trong khi trước đây, gã khổng lồ ngành FMCG Unilever vốn coi mục đích của thương hiệu (Brand Purpose) là trọng tâm cho các thương hiệu của mình, CEO mới dường như đang thay đổi quan điểm này, ít nhất là với một số danh mục sản phẩm nhất định.
Theo thông tin được công bố, cựu giám đốc tài chính (CFO) Hein Schumacher đã được bổ nhiệm đảm nhận vai trò CEO của Unilever từ tháng 7. Trong một chia sẻ mới đây với các nhà đầu tư, tân CEO này cho biết rằng công ty sẽ ngừng theo đuổi cái gọi là mục đích thương hiệu đối với một số sản phẩm nhất định.
Quan điểm của CEO mới được đưa ra trong bối cảnh nhiều nhà đầu tư đang phản đối cách tiếp cận tập trung vào mục đích thương hiệu và bỏ qua yếu tố tăng trưởng của cựu CEO Unilever Alan Jope.
Tuy nhiên, CEO Schumacher không bác bỏ hoàn toàn khái niệm về mục đích thương hiệu, đồng thời cũng thừa nhận nhiều giá trị mà Unilever đã có được với chiến lược này, vấn đề là ông cho rằng khái niệm này đơn giản là không phù hợp với một số danh mục sản phẩm.
Ông nói: “Khi được thực hiện tốt, mục đích thương hiệu có thể mang lại hiệu quả cao”, đồng thời chỉ ra những ví dụ thành công của các nhãn hàng như Dove và Lifebuoy.
Ông nói thêm: “Nhưng chúng tôi sẽ không áp dụng điều này với toàn bộ danh mục sản phẩm, đối với một số thương hiệu, nó đơn giản là không phù hợp.”
Trong những năm gần đây, không chỉ trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), các cuộc tranh luận xoay quanh tính bền vững và mục đích của thương hiệu đang trở nên “nóng” hơn bao giờ hết.
Về cơ bản là trái ngược với cựu CEO, người kế nhiệm Schumacher tuyên bố rằng ông coi mục đích thương hiệu là động lực tăng trưởng cho một số thương hiệu nhất định, ông cho biết cách tiếp cận này của Unilever đã không thể thúc đẩy hay nâng cao ý nghĩa của cái gọi là mục đích.
CEO này đang tìm cách tách các chương trình phát triển bền vững tổng thể của doanh nghiệp ra khỏi ý tưởng tích hợp mục đích xã hội hoặc môi trường (CSR) vào mọi đề xuất thương hiệu.
Thúc đẩy văn hóa hiệu suất.
Một ưu tiên khác của Unilever cũng được CEO Schumacher vạch ra đó là cam kết thúc đẩy “văn hóa hiệu suất” tại Unilever.
Ông nói: “Chúng tôi có một nền tảng gồm nhiều tài năng xuất sắc trên toàn cầu, nhưng chúng tôi lại không có văn hóa hiệu suất phù hợp.” Điều này có nghĩa là từ CEO đến nhân viên của Unilever cần tập trung vào ít việc hơn nhưng làm tốt hơn.
CEO này cũng cho biết, để thực hiện tốt chiến lược mới, một số vai trò như CMO (Giám đốc Marketing) hay CGO (Giám đốc Tăng trưởng) sắp tới cũng sẽ được bổ nhiệm.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch của Masan Group lần đầu lọt vào danh sách tỷ phú của Forbes kể từ năm 2018.
Theo cập nhật mới nhất Forbes, ông Nguyễn Đăng Quang – Chủ tịch HĐQT tập đoàn Masan (Masan Group) đã rời khỏi bảng xếp hạng các tỷ phú đô la trên thế giới. Hiện nay, Việt Nam chỉ còn 5 tỷ phú bao gồm ông Phạm Nhật Vượng, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, ông Trần Đình Long, ông Trần Bá Dương và ông Hồ Hùng Anh.
Sự sụt giảm liên tục gần đây của cổ phiếu MSN – cổ phiếu ông Đăng Quang đang nắm giữ thông qua các pháp nhân khác nhau chiếm phần lớn trong tài sản là nguyên nhân khiến doanh nhân này rời bảng xếp hạng tỷ phú của Forbes.
Theo đó, kết thúc phiên giao dịch ngày 27/10, cổ phiếu MSN có giá 57.800 đồng/cp, giảm 38% so với đầu năm. Đây cũng là mức giá thấp nhất của cổ phiếu này trong 2 năm qua.
Ông Nguyễn Đăng Quang sinh năm 1963 ở Quảng Trị, tốt nghiệp Tiến sĩ Vật lý hạt nhân tại Viện Hàn lâm khoa học Belarus.
Sau khi học xong, ông không về nước mà ở lại Nga lập nghiệp. Ông Quang bắt đầu khởi nghiệp từ những năm 1990 thông qua việc bán mì gói cho những người Việt sinh sống tại đây, sau đó đầu tư sang đậu nành, cá và tương ớt.
Đến năm 2002, ông Quang đưa Masan trở về quê nhà bằng việc tung ra thị trường sản phẩm đầu tiên: nước tương Chinsu.
Kể từ đây, nhiều thương hiệu của doanh nghiệp này trở thành sản phẩm quen thuộc trong các món ăn của gia đình Việt như: Tương ớt Chinsu, nước mắm Nam Ngư, mỳ Omachi, xúc xích Ponnie, cà phê Vinacafe … Masan Group hiện là một trong những doanh nghiệp lớn nhất trong mảng thực phẩm và đồ uống, cũng là một trong những công ty có vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán.
Ông Nguyễn Đăng Quang lần đầu lọt vào danh sách tỷ phú của Forbes kể từ năm 2018. Ngoài việc làm Chủ tịch của Masan Group, vị doanh nhân này còn là thành viên HĐQT của Techcombank.
Hiện Masan là một trong những công ty lớn nhất ngành FMCG tại Việt Nam với doanh thu gần 80.000 tỷ năm 2022.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Hãng tin CNN cho hay Nestle đang có kế hoạch đóng cửa một nhà máy sản xuất sữa bột cho trẻ em do tỷ lệ sinh tại Trung Quốc quá thấp, một hệ lụy của tình trạng lão hóa dân số nhanh ở nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Gã khổng lồ ngành FMCG này vào ngày 18/10/2023 đã tuyên bố sẽ đóng cửa nhà máy sữa bột trẻ em ở Askeaton-Ireland vào quý I/2026 trừ phi tìm được thêm khách hàng mới.
Nhà máy này của Nestle chủ yếu sản xuất sữa bột trẻ em cho thị trường Châu Á mà đặc biệt là Trung Quốc kể từ năm 2012.
Hiện Nestle đang tìm kiếm người mua cơ sở sản xuất này nhưng hiện vẫn chưa có thông tin chính thức.
Theo CNN, thông tin trên cho thấy đà lão hóa nhanh của dân số Trung Quốc đang ảnh hưởng thế nào đến các tập đoàn kinh doanh sản phẩm, dịch vụ ở xứ sở tỷ dân này.
Trong khi các nhà hoạch định chính sách lo lắng Trung Quốc sẽ thiếu nhân lực lao động gây ảnh hưởng đến tăng trưởng thì các doanh nghiệp lại băn khoăn về sức cầu của thị trường lớn nhất thế giới này.
“Số trẻ em sơ sinh mới tại Trung Quốc đã giảm mạnh từ 18 triệu trẻ/năm vào năm 2016 xuống chỉ còn chưa đến 9 triệu trẻ năm 2023. Thế rồi thị trường này vốn phụ thuộc nhiều vào sữa bột nhập khẩu thì nay lại đang chứng kiến sự gia tăng của các hãng sữa bột nội địa”, tuyên bố của Nestle ghi rõ.
Trước khi nhà máy sữa bột của Nestle tại Ireland đóng cửa vào năm 2026 thì trung tâm nghiên cứu, phát triển sản phẩm của hãng sẽ ngừng hoạt động trước đó 1 năm.
Công việc tại đây sẽ được chuyển sang các cơ sở ở Trung Quốc và Thụy Sĩ nhằm tiết kiệm chi phí.
Hãng tin CNN cho biết doanh số của Nestle trên toàn cầu trong năm nay đã chịu ảnh hưởng từ giá nguyên liệu tăng cao, ví dụ như sản phẩm cà phê hay thanh chocolate của hãng.
Tờ Fortune cho hay giá thành bình quân sản phẩm của Nestle đã tăng 8,4% mà theo hãng chủ yếu là do lạm phát nguyên liệu đầu vào, qua đó ảnh hưởng đến doanh số khi người tiêu dùng đang phải tiết kiệm.
Báo cáo kết quả kinh doanh của Nestle công bố ngày 19/10 cho thấy tăng trưởng doanh số trong 9 tháng đầu năm chỉ đạt 76,6 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn thấp hơn mức dự kiến 8,1%, qua đó khiến giá cổ phiếu giảm hơn 2%.
Quay trở lại với Trung Quốc, thị trường này đáng giá hàng tỷ USD doanh thu cho mảng sữa bột của Nestle và bản thân thương hiệu cũng tạo được ấn tượng mạnh trong tâm trí người tiêu dùng.
Tuy nhiên trong thời gian gần đây, sự trỗi dậy của các thương hiệu sữa bột địa phương có chất lượng tốt đã tác động đến các tập đoàn quốc tế.
Việc người tiêu dùng Trung Quốc bắt đầu sử dụng lại các hãng sữa bột nội địa cho thấy các doanh nghiệp địa phương đã dần lấy lại được niềm tin khách hàng kể từ vụ bê bối sữa chứa Melamine vào năm 2008.
*Nguồn: CNN, Fortune
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nghiên cứu của Kantar chỉ ra 40% ngành hàng trong nhóm hàng tiêu dùng nhanh không thể giữ chân người tiêu dùng. Không chỉ ngành hàng nhỏ mà ngay cả những ngành hàng lớn cũng bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi này.
Theo khảo sát mới nhất của Công ty nghiên cứu thị trường Kantar, người tiêu dùng đang thay đổi mối quan tâm trong giai đoạn khó khăn.
Trả lời các câu hỏi khảo sát, người tiêu dùng cho biết sức khoẻ và an toàn thực phẩm vẫn là 2 yếu tố người tiêu dùng quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, thu nhập, việc làm và đặc biệt là chi phí gia tăng đang khiến họ lo lắng hơn trong những tháng gần đây.
Sự thay đổi rõ nét nhất thể hiện ở việc người tiêu dùng ưu tiên các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, tăng trải nghiệm tại nhà và cá nhân hóa nhu cầu; ưu tiên mua sản phẩm thiết yếu; chuyển sang phân khúc thấp hơn, mua số lượng lớn để tiết kiệm và tích cực tìm kiếm các chương trình khuyến mãi.
Nghiên cứu của Kantar cũng chỉ ra 40% ngành hàng trong nhóm hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) không thể giữ chân người tiêu dùng. Không chỉ ngành hàng nhỏ mà ngay cả những ngành hàng lớn cũng bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi này.
49% người tiêu dùng được khảo sát cho biết họ tham khảo nhiều cửa hàng khác nhau để tìm kiếm chương trình khuyến mãi hấp dẫn, đồng thời so sánh giá sản phẩm giữa các nhà bán lẻ để tìm sản phẩm có giá tốt nhất.
Bà Nguyễn Phương Nga, Giám đốc Phát triển Kinh doanh cấp cao Kantar Việt Nam, cho hay số hộ gia đình gặp khó khăn về tài chính tăng đáng kể so với 1 năm trước và thời điểm trước dịch COVID-19. Sự khó khăn ảnh hưởng tới tất cả các nhóm thu nhập, mặc dù nhóm hộ gia đình thu nhập cao ít bị ảnh hưởng so với mặt bằng chung. Dù vậy, người tiêu dùng có niềm tin tình hình tài chính sẽ tốt hơn trong 12 tháng tới.
Kantar dự báo, dịp tết năm nay, người tiêu dùng sẽ không chi tiêu mua sắm nhiều như những năm trước, họ sẽ có xu hướng mua sắm cầm chừng và cân nhắc mua sản phẩm vừa đủ dùng, thiếu thì mua thêm.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo nhận định của Tổng Cục Thống kê, do có kỳ nghỉ lễ 2/9 và học sinh bước vào năm học mới nên hoạt động thương mại tháng 9 sôi động hơn tháng trước. Vì vậy, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính tăng 2,4% so với tháng trước và tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 9 tháng năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 16% và doanh thu du lịch lữ hành tăng 47,7%.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 9 ước đạt 524,6 nghìn tỷ đồng, tăng 2,4% so với tháng trước và tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước do nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng thiết yếu như lương thực và thực phẩm (FMCG), vật phẩm văn hóa, giáo dục phục vụ năm học mới tăng khá cao và các dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành tiếp tục duy trì xu hướng tích cực.
Trong quý 3/2023, tổng mức bán lẻ (Retail) hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 1.550,2 nghìn tỷ đồng, tăng 1,9% so với quý trước và tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 9 tháng năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 4.567,8 nghìn tỷ đồng, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 20,9%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 7,3% (cùng kỳ năm 2022 tăng 16,6%).
Doanh thu bán lẻ hàng hóa 9 tháng năm 2023 ước đạt 3.572,1 nghìn tỷ đồng, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước (loại trừ yếu tố giá tăng 7,0%).
Trong đó, nhóm vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 12,8%; hàng lương thực, thực phẩm tăng 11,4%; may mặc tăng 7,8%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 4,9%; riêng phương tiện đi lại (trừ ô tô) giảm 1,6%.
Doanh thu bán lẻ hàng hóa 9 tháng năm 2023 so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương như sau: Hải Phòng tăng 11,9%; Quảng Ninh tăng 10,9%; Đồng Nai tăng 9,9%; Bình Dương tăng 9,0%; Khánh Hòa tăng 8,7%; Cần Thơ tăng 8,2%; Đà Nẵng tăng 5,2%; Hà Nội tăng 4,8%; Thành phố Hồ Chí Minh tăng 3,9%.
Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 9 tháng năm 2023 ước đạt 500,1 nghìn tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước.
Doanh thu 9 tháng năm 2023 so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương như sau: Thành phố Hồ Chí Minh tăng 24,6%; Đà Nẵng tăng 24,5%; Quảng Ninh tăng 22,5%; Hải Phòng tăng 13,8%; Hà Nam tăng 11,9%; Hà Nội tăng 10,5%.
Điều nổi bật, doanh thu du lịch lữ hành 9 tháng năm 2023 ước đạt 26,5 nghìn tỷ đồng, tăng 47,7% so với cùng kỳ năm trước do nhu cầu du lịch của người dân tăng cao sau một thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và từ đầu năm đến nay các địa phương cũng đã tích cực triển khai nhiều hoạt động nhằm kích cầu du dịch.
Doanh thu 9 tháng năm 2023 của một số địa phương du lịch so với cùng kỳ năm trước như sau: Đà Nẵng tăng 139,9%; Quảng Ninh tăng 98,8%; Thành phố Hồ Chí Minh tăng 91,3%; Hà Nội tăng 67,4%; Hải Phòng tăng 50,9%; Cần Thơ tăng 39,6%.
Doanh thu dịch vụ khác 9 tháng năm 2023 ước đạt 469,1 nghìn tỷ đồng, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Kantar Worldpanel Việt Nam trong nghiên cứu mới nhất đã chỉ ra các xu hướng tiêu dùng nổi bật sẽ ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng trong năm 2023 – một năm được dự báo nhiều thách thức và cơ hội cho ngành tiêu dùng nhanh (FMCG).
Thứ nhất là sóng gió đến từ suy thoái kinh tế chung. Trên phạm vi toàn cầu, kinh tế 2023 được dự báo sẽ tiếp tục suy thoái trước khi hồi phục vào năm 2024.
Với Việt Nam, dù kết thúc năm 2022 với tăng trưởng GDP cao kỷ lục, kinh tế được nhận định sẽ gặp nhiều thách thức trong năm 2023, với rủi ro lớn nhất là lạm phát.
Theo Kantar, giá cả leo thang khiến người tiêu dùng trở nên lo lắng hơn về việc làm và thu nhập, trong bối cảnh sa thải hàng loạt diễn ra từ cuối năm ngoái. Điều này dẫn đến người tiêu dùng sẽ siết chặt chi tiêu và cân nhắc kĩ hơn khi mua sắm.
Do vậy, các thương hiệu/nhà bán lẻ cần thấu hiểu cách người tiêu dùng phản ứng với tình hình giá thay đổi khác nhau như thế nào với từng ngành hàng.
Cùng với đó, cân bằng giữa việc tăng giá và xây dựng thương hiệu, đồng thời bù đắp giá cả gia tăng bằng chất lượng sản phẩm, và thông điệp phù hợp với tâm lý người tiêu dùng, Kantar khuyến nghị.
Mua sắm trực tuyến (online) sẽ là yếu tố thứ hai ảnh hưởng tới tiêu dùng nhanh tại Việt Nam trong năm nay, trong đó, những xu hướng mới nổi sẽ tạo động lực tăng trưởng cho kênh online, đơn cử như TikTok.
Dữ liệu từ Reputa cuối năm ngoái cho biết Tiktok đang không chỉ dừng lại ở mảng giải trí, mà ngày càng đẩy mạnh trong ngành thương mại điện tử. Nền tảng này đã vượt mặt Tiki và Sendo, vươn lên nắm giữ vị trí tốp 3 sàn thương mại điện tử tại Việt Nam.
Một trong những nguyên nhân là TikTok đã tích hợp với chức năng mua sắm, giúp người tiêu dùng tiếp cận thương hiệu mới hay thương hiệu nhỏ dễ dàng hơn.
Ngoài ra, các trải nghiệm thực tế ảo, hay chiến lược Online-to-offline sẽ giúp thúc đẩy các kênh online trong năm nay, từ đó tác động tới thị trường FMCG.
Yếu tố ảnh hưởng thứ ba là xu hướng sống hạnh phúc và khỏe mạnh. Đại dịch đã tạo động lực cho người tiêu dùng tìm kiếm sản phẩm F&B có lợi ích dinh dưỡng, hoặc các thức ăn/uống thay thế lành mạnh (chế độ ăn lành mạnh hơn, giảm chất béo, sản phẩm không đường).
Đơn cử, dữ liệu từ khảo sát Lifestyle Survey 2021 – 2022 của Worldpanel cho thấy có tới 85% người được hỏi cho biết sẵn sàng trả giá cao hơn cho những sản phẩm tốt cho sức khỏe hơn.
Không chỉ vậy, thức uống với các lợi ích sức khỏe khác nhau ngày càng phổ biến hơn, đặc biệt là nhóm Millenials (Gen Y), cho thấy mối quan tâm về sức khỏe hiện hữu ở mọi lứa tuổi.
Cuối cùng là xu hướng về hành trình sống bền vững. Sau đại dịch, chủ đề sống bền vững được quan tâm hơn, khi hơn một nửa người tiêu dùng có ý thức về tác động môi trường và nỗ lực để giảm thiểu ảnh hưởng đó, theo khảo sát của Worldpanel.
Người tiêu dùng cũng sẵn sàng hành động nếu thương hiệu không có trách nhiệm bảo vệ môi trường.
Tuy vậy, khảo sát cho thấy vẫn hiện hữu khoảng cách giữa nhận thức và hành động trong việc tiêu dùng xanh. Nhiều người cảm thấy khó thay đổi hành vi dùng sản phẩm từ nhựa, và cho rằng sản phẩm thân thiện môi trường thường đắt tiền và khó tìm.
Theo Kantar, đây là lúc thương hiệu FMCG, nhà sản xuất và nhà bán lẻ cần tiên phong thay đổi, giúp người tiêu dùng thu hẹp khoảng cách giữa mong muốn và hành động.
Đơn cử, doanh nghiệp có thể từng bước đổi mới để các sản phẩm bền vững với môi trường dễ tiếp cận hơn với chi phí hợp lý.
Cùng với đó, doanh nghiệp nên hợp tác cùng cơ quan nhà nước để cải thiện hệ thống xử lý rác thải, và tuyên truyền về những hành động tiêu dùng/mua sắm cụ thể, giúp giảm thiểu tác động lên môi trường, Kantar khuyến nghị.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Kantar Worldpanel Việt Nam đã công bố báo cáo Brand Footprint 2023, xếp hạng các thương hiệu FMCG (Hàng tiêu dùng nhanh) được lựa chọn nhiều nhất tại Việt Nam.
Báo cáo Brand Footprint Việt Nam tận dụng dữ liệu mua hàng hộ gia đình của Worldpanel, nêu bật 10 thương hiệu FMCG hàng đầu trong 5 lĩnh vực, bao gồm Sức khỏe & Sắc đẹp, Chăm sóc gia đình, Thực phẩm, Đồ uống, Sữa và Sản phẩm thay thế sữa.
Báo cáo cũng chỉ ra ông chủ của 5 thương hiệu hàng đầu được mua nhiều nhất bởi người tiêu dùng, ở 4 thành phố trọng điểm (Tp.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ) và khu vực nông thôn Việt Nam.
Cụ thể, Top 10 thương hiệu thực phẩm đóng gói được chọn mua nhiều nhất gọi tên Hảo Hảo, Chinsu, Nam Ngư, Ajinomoto, Cholimex,…
Tại khu vực thành thị, Hảo Hảo có tỷ lệ thâm nhập thị trường cao nhất với 73,6%. Theo sau là hai thương hiệu thuộc tập đoàn Masan, lần lượt có tỷ lệ thâm nhập thị trường là 65,8% và 67%.
Tại khu vực nông thôn, thương hiệu nước mắm Nam Ngư được người tiêu dùng chọn mua nhiều nhất, tỷ lệ thâm nhập 78,6%. Đứng ngay sau là mì 3 Miền, Chinsu, Hảo Hảo.
Theo Kantar Worldpanel, Chinsu đã tăng thêm 12 triệu lượt mua hàng. Trong khi đó, Cholimex và Maggi có những tiến bộ đáng kể ở khu vực 4 thành phố trọng điểm, còn Kokomi có sự tăng trưởng đáng chú ý ở nông thôn.
Trong Top 10 thương hiệu đồ uống được chọn mua nhiều nhất, Coca Cola cho thấy vị thế vững chắc trên thị trường khi dẫn đầu ở cả khu vực thành thị và nông thôn, với tỷ lệ thâm nhập lần lượt đạt 67,8% và 51,4%.
Bia Tiger là thương hiệu bia chiếm lĩnh vị trí số 2 trong nhóm đồ uống được chọn mua nhiều nhất ở khu vực thành thị, trong khi đối thủ bia Saigon cũng chiếm vị trí tương tự ở khu vực nông thôn.
Một cái tên đáng gờm trong lĩnh vực Đồ uống là thương hiệu nước tăng lực Sting thuộc sở hữu của Suntory-PepsiCo. Thương hiệu này đã liên tục vươn lên vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng đồ uống ở thành thị, thu hút hơn 122.000 người mua hộ gia đình.
Ở Nông thôn, Sting cũng tạo nên sức mạnh với mức tăng trưởng CRP (điểm tiếp cận người tiêu dùng) đạt 31%, trong khi một hãng nước tăng lực khác là Red Bull liên tục lọt vào top 5 thương hiệu đồ uống được người tiêu dùng nông thôn lựa chọn nhiều nhất, tăng 1 bậc so với năm ngoái.
Trong ngành sữa và các sản phẩm thay thế sữa, Vinamilk vẫn dẫn đầu, được 155 triệu người tiêu dùng tại Việt Nam mua. TH True gây ấn tượng với thành tích vượt trội, thu hút được hơn 130.000 hộ gia đình.
Sữa đặc có đường vẫn là sản phẩm không thể thiếu trong nhiều gia đình Việt, bất kể vị trí địa lý, khi cả hai thương hiệu thuộc sở hữu của Vinamilk là Ngôii Sao Phương Nam và Ông Thọ đều lọt vào Top 5 thương hiệu Sữa & Thực phẩm thay thế sữa được lựa chọn nhiều nhất năm thứ 3 liên tiếp.
Báo cáo của Kantar Worldpanel Việt Nam cũng liệt kê 5 chủ thương hiệu được lựa chọn nhiều nhất. Tại thành thị, Vinamilk dẫn đầu, trong khi Masan “thống trị” khu vực nông thôn. Unilever tiếp tục “làm vương” mặt trận chăm sóc gia đình và chăm sóc cá nhân, duy trì vị trí số 2 tại cả hai khu vực.
Phần lớn chủ sở hữu thương hiệu trong bảng xếp hạng đã trải qua sự sụt giảm về CRP khi người tiêu dùng chuyển từ lối sống chủ yếu ở tại nhà sang lối sống bình thường mới vào năm 2022.
Sự thay đổi này đi kèm với sự cạnh tranh gia tăng từ các thương hiệu địa phương cũng như các thương hiệu giá rẻ. Các lựa chọn có chi phí thấp được người tiêu dùng ưu tiên trong thời gian hạn chế về ngân sách.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Khoản đầu tư mới 100 triệu USD sẽ dành để mở rộng dây chuyền sản xuất tại nhà máy của P&G ở Bến Cát (Bình Dương).
Tập đoàn sản xuất hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) đa quốc gia của Mỹ là Procter & Gamble (P&G) sẽ đầu tư thêm 100 triệu USD để mở rộng dây chuyền sản xuất tại nhà máy Bến Cát (Bình Dương).
Cụ thể, tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Dương mới đây, bà Priyamvada Srivastava, Tổng giám đốc P&G Việt Nam cho biết, tập đoàn hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Bình Dương được 28 năm.
Hiện tại, P&G Việt Nam có hai nhà máy tại Bình Dương sản xuất hàng tiêu dùng với các thương hiệu như nước giặt (Ariel, Tide), dầu gội đầu (Pantene, Head & Shoulders) và dao cạo Gillette. Tổng vốn đầu tư vào hai nhà máy khoảng 300 triệu USD tạo ra khoảng 5.000 việc làm cho người dân tại Bình Dương.
Thời gian tới, P&G sẽ đầu tư thêm 100 triệu USD để mở rộng dây chuyền sản xuất tại nhà máy ở Bến Cát (Bình Dương), thu hút thêm 150 lao động. Qua đó khẳng định chiến lược xem Việt Nam nói chung, Bình Dương nói riêng là thị trường quan trọng, là trọng điểm trong chuỗi sản xuất của P&G trên toàn thế giới.
Lãnh đạo tỉnh Bình Dương cho biết, địa phương ưu tiên thu hút đầu tư các ngành, lĩnh vực công nghệ cao, tiên tiến, thân thiện với môi trường, ít thâm dụng lao động, tạo ra giá trị gia tăng cao… hướng đến phát triển theo hướng xanh và ưu tiên tính bền vững.
Đồng thời, Bình Dương cam kết, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp.
Bốn tháng đầu năm 2023, Bình Dương thu hút 835 triệu USD vốn FDI. Trong đó, có 24 dự án đầu tư mới với 313 triệu USD; 8 dự án điều chỉnh tăng vốn với 37 triệu USD và 37 dự án góp vốn, với 495 triệu USD.
Lũy kế đến nay, Bình Dương đã thu hút được hơn 4.099 dự án FDI đến từ 65 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký gần 40 tỷ USD.
Riêng Hoa Kỳ đứng thứ 10 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Bình Dương, với 133 dự án và tổng số vốn 1,33 tỷ USD.
Lĩnh vực đầu tư chủ yếu gồm ngành điện, điện tử, logistics, gạch men và sứ vệ sinh, đồ gỗ và trang trí nội thất, hóa mỹ phẩm, may thêu và các sản phẩm dệt may xuất khẩu…
Theo số liệu mới nhất từ Yahoo Finance, tính đến hết quý 1 năm 2023, P&G là công ty FMCG lớn thứ 2 trên thế giới với giá trị vốn hoá hơn 337 tỷ USD.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Xanh hóa hoạt động sản xuất kinh doanh là mục tiêu không thể tách rời với các cam kết phát triển bền vững của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG).
Xu hướng tiêu dùng và phản ứng của doanh nghiệp.
Thế giới tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức trong năm 2023. Nền kinh tế toàn cầu bắt đầu có dấu hiệu suy thoái.
Người tiêu dùng đang điều chỉnh chi tiêu để dự phòng cho một giai đoạn đầy khó khăn phía trước khi tối đa hóa giá trị của mọi thứ và tiêu tiền khôn ngoan hơn, nhưng vẫn dành nhiều sự quan tâm cho những doanh nghiệp tạo ra tác động tích cực cho con người, xã hội và môi trường bởi người tiêu dùng ngày càng nhận thức rõ hơn về vai trò của phát triển bền vững.
Theo một chia sẻ trên Tạp chí Forbes, tính bền vững là một trong năm xu hướng nổi bật của xu hướng tiêu dùng trong năm 2023 là việc nhận thức của người tiêu dùng đang ngày được nâng cao.
Một báo cáo cho thấy 82% người mua hàng, chiếm phần lớn trong đó là thế hệ Gen Z, mong muốn các thương hiệu thực hiện những hoạt động bền vững và đặt con người làm ưu tiên hàng đầu.
Tại Việt Nam, một doanh nghiệp đã tương đối thành công khi nắm bắt xu hướng trên là Unilever Việt Nam.
Theo đó, doanh nghiệp này đã phát triển và đưa ra thị trường các sản phẩm với chất lượng và giá cả phù hợp cho người tiêu dùng thông qua nhiều kênh phân phối như cửa hàng bán lẻ, kênh bán hàng số trực tiếp đến người tiêu dùng (digital direct-to-consumers), thương mại điện tử, bán hàng đa kênh (omni channel)…
Ngoài ra, doanh nghiệp này cũng đẩy mạnh việc đổi mới sản phẩm nhằm tạo ra những tác động tích cực hơn với con người và hành tinh, cũng như thúc đẩy một loạt các chương trình phát triển bền vững trong hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, với sự tham gia của các nhãn hàng theo đuổi mục tiêu bền vững.
Các chương trình này tập trung vào quản lý rác thải nhựa, giảm phát thải carbon, cải thiện sức khỏe và sự hạnh phúc cho mọi người, cũng như trao quyền cho phụ nữ vì một xã hội hòa nhập.
Có thể dẫn chứng ví dụ tại mảng kinh doanh các sản phẩm chăm sóc nhà cửa của doanh nghiệp này đang ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ khi chương trình Tương lai Xanh được triển khai. Chương trình này nhằm mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm hiệu suất cao, và có tác động tích cực hơn đến môi trường.
Cơ hội và thách thức trong năm 2023.
Thực tế cho thấy xanh hóa hoạt động sản xuất kinh doanh là mục tiêu không thể tách rời với các cam kết phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Theo các chuyên gia, Mô hình Kinh tế Tuần hoàn sẽ là động lực chính để công ty thực hiện mục tiêu đưa nhựa vào vòng tuần hoàn.
Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều việc mà khối công và tư cần phải thúc đẩy hơn nữa để hiện thực hóa những mục tiêu phát triển ưu tiên tính bền vững.
Một trong những thách thức lớn nhất chính là nhựa, và việc xây dựng vòng tuần hoàn của nhựa. Đây không chỉ là vấn đề về ý thức của người dân trong phân loại, thu gom rác thải nhựa, mà còn là vấn đề về tính đồng bộ và hoàn chỉnh của hệ thống phân loại và thu gom rác thải trên toàn quốc.
Thực tế triển khai triển khai các chương trình thu gom, phân loại rác vì cộng đồng mà các doanh nghiệp đang tham gia vẫn còn nhiều thách thức. Chẳng hạn như chương trình tuyên truyền, vận động phân loại rác tại nguồn của Unilever Việt Nam, dù người dân đã nhận thức được vai trò của việc phân loại rác tại nguồn.
Tuy nhiên, mặc dù họ đã phân loại rác tại nhà, nhưng tất cả các loại rác đều được thu gom vào một thùng duy nhất sau đó – điều này chủ yếu là do sự phát triển không nhất quán của hệ thống quản lý rác thải nhựa.
Do đó, những thách thức cần được giải quyết không chỉ là nâng cao nhận thức của người dân và biến nhận thức đó thành hành động, mà còn cần thiết lập một hệ thống về phân loại rác tại nguồn và thu gom rác thải nhựa để đưa nhựa trở lại nền kinh tế và tạo ra một vòng tuần hoàn nhựa.
Điều này đòi hỏi sự hợp tác từ Chính phủ, các tổ chức và doanh nghiệp để xây dựng một tương lai không có rác thải nhựa ra môi trường.
Thời gian qua, cũng đã có một số mô hình kết hợp công tư trong việc bảo vệ môi trường như mô hình Hợp tác Công – Tư do Bộ Tài nguyên & Môi trường và Unilever Việt Nam khởi xướng là một trong những sáng kiến tiên phong đặt nền tảng và tạo điều kiện hiện thực hóa tầm nhìn này.
Bà Lê Thị Hồng Nhi, Giám đốc Truyền thông và Đối ngoại Unilever Việt Nam chia sẻ: “Chúng ta thường cho rằng phải đánh đổi giữa phát triển bền vững và hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, chúng tôi có niềm tin mãnh liệt rằng mô hình kinh doanh bền vững có thể thúc đẩy hiệu suất kinh doanh vượt trội.
Người tiêu dùng có xu hướng ủng hộ và mua sản phẩm từ các thương hiệu tạo ra tác động tích cực đến xã hội và môi trường. Hướng tới phát triển bền vững cũng thúc đẩy doanh nghiệp tăng cường cải tiến sản phẩm không chỉ góp phần vào mục tiêu bền vững mà còn đảm bảo chất lượng và nâng cao giá trị của sản phẩm.
Ngoài ra, về lâu dài, mô hình kinh doanh bền vững có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, điển hình là cắt giảm chi phí năng lượng.
Doanh nghiệp theo đuổi mô hình phát triển bền vững sẽ tạo được động lực và niềm tin cho nhân viên của mình, duy trì và thu hút được nhân tài – đặc biệt là những người trẻ tài năng – mong muốn phát triển sự nghiệp tại các công ty có tầm nhìn và mục đích tốt đẹp, nơi họ có thể tạo ra tác động tích cực đến môi trường, xã hội và con người.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong khi khối lượng hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) tăng ở một số danh mục và khu vực, việc tăng giá bán sẽ siết chặt ngân sách chi tiêu của người tiêu dùng vào năm 2023.
2022 được xem là một năm phục hồi đối với nền kinh tế Việt Nam, khi những lệnh phong tỏa và hạn chế nghiêm ngặt do Covid-19 được tháo gỡ. Nền kinh tế Việt Nam trong 2022 nói chung đã đạt được mức tăng trưởng ấn tượng đi kèm với nhiều hứa hẹn tích cực.
Tuy nhiên, khi suy thoái kinh tế toàn cầu đã – và sẽ tiếp tục – tác động đến thị trường tiêu dùng toàn cầu, cùng với đó là chỉ số lạm phát ở Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục tăng vào năm 2023, những dấu hiệu tiêu cực vẫn còn sự hiện diện.
Những điểm nổi bật chính từ Báo cáo quan sát ngành hàng tiêu dùng nhanh tại Việt Nam năm 2022 của công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel:
Ngân sách chi tiêu của các hộ gia đình bị thắt chặt.
Nền kinh tế Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng GDP ấn tượng là 8% vào năm 2022, cao nhất trong hơn một thập kỷ, trước những bất ổn toàn cầu do lạm phát gia tăng.
Sự bất ổn toàn cầu và lạm phát đã làm tăng đáng kể chỉ số giá tiêu dùng (CPI) vào cuối năm ngoái và dự đoán sẽ tăng thêm trong năm 2023, điều này sẽ gây áp lực trực tiếp lên sức mua của người tiêu dùng nói chung.
Khối lượng hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) tăng trưởng đầy hứa hẹn.
Thị trường hàng tiêu dùng nhanh tăng trưởng đầy hứa hẹn so với năm trước, ở cả khu vực thành thị lẫn nông thôn. Khối lượng tiêu thụ tăng mạnh hơn ở khu vực nông thôn.
Tại các thành phố lớn của Việt Nam, sự phục hồi của ngành đồ uống và thực phẩm (F&B) đã đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng chung của ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), cả về giá trị và khối lượng.
Ở khu vực nông thôn, tất cả các sản phẩm FMCG đều tăng trưởng mạnh, ngoại trừ hàng thực phẩm đóng gói (CPG) là có mức tiêu thụ giảm.
Làm đẹp vẫn là danh mục HOT.
Lĩnh vực chăm sóc sắc đẹp đang trên đà phục hồi mạnh mẽ vào năm 2023, sau khi sụt giảm mạnh vào năm 2021 và 2022, danh mục sản phẩm chăm sóc da mặt ghi nhận mức tăng trưởng hai con số trong hai năm liên tiếp.
Tăng trưởng thương mại điện tử đang chậm lại.
Trong khi lượng người mua sắm đang có mức tăng trở lại, tốc độ tăng trưởng của các kênh bán hàng trực tuyến đang chững lại sau một khởi đầu mạnh mẽ vào đầu năm 2022.
Các hình thức thương mại hiện đại và truyền thống đã phổ biến trở lại khi mọi người dành nhiều thời gian hơn ở bên ngoài, doanh số thương mại điện tử (eCommerce) chững lại.
Người tiêu dùng sẽ kiềm chế chi tiêu.
Kể từ quý cuối cùng của năm 2022, nhiều người tiêu dùng ngày càng lo lắng về tình hình tài chính gia đình của họ, trong bối cảnh giá cả hàng hoá liên tục tăng cùng với đó là làn sóng sa thải nhân sự đang diễn ra ở nhiều nơi, áp lực chi tiêu đang thực sự đè nặng lên phần lớn người tiêu dùng.
Trước tình hình này, các nhà sản xuất và thương hiệu cần phản ứng nhanh chóng hơn với những sự thay đổi, đồng thời cần xác định rõ những gì thương hiệu có thể làm để hỗ trợ người tiêu dùng.
Vào năm 2023, thị trường FMCG sẽ đối mặt với những thách thức bao gồm áp lực lạm phát lớn và người tiêu dùng sẽ tiếp tục tìm cách để hợp lý hóa chi tiêu.
Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng tìm hiểu đầy đủ các lý thuyết về thuật ngữ FMCG (FMCG là từ viết tắt của Fast Moving Consumer Goods trong tiếng Việt có nghĩa là Ngành hàng tiêu dùng nhanh) như: FMCG là gì? FMCG bao gồm những gì? Các kiểu hay danh mục có trong ngành hàng FMCG? ngành FMCG là ngành gì? Tổng quan ngành FMCG và các công ty FMCG tại Việt Nam? Một số thương hiệu có giá trị nhất toàn cầu trong ngành hành FMCG và hơn thế nữa.
FMCG là từ viết tắt của Fast Moving Consumer Goods, trong tiếng Việt có nghĩa là Hàng hoá tiêu dùng nhanh hoặc Hàng tiêu dùng nhanh. Với giá trị thị trường (Market Size) được dự kiến sẽ vượt mức 15000 tỷ USD vào năm 2025 và tăng thêm hơn 300 tỷ USD trong giai đoạn từ 2022 đến 2026, FMCG được xem là một trong những ngành hàng có giá trị lớn nhất toàn cầu. Việc hiểu đầy đủ các khái niệm và thông tin liên quan đến ngành FMCG có thể giúp người làm marketing và kinh doanh hoạch chiến lược tiếp cận thị trường một cách hiệu quả hơn.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:
Mối quan hệ giữa FMCG và thương mại điện tử (eCommerce) là gì?
FMCG trong bức tranh lớn hơn là CG (Consumer Goods).
Các công ty hay thương hiệu có giá trị nhất toàn cầu trong ngành hàng FMCG.
Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến ngành hàng FMCG là gì?
Bên dưới là nội dung chi tiết về tất cả những gì bạn cần biết về ngành FMCG.
FMCG là gì?
FMCG là từ viết tắt của Fast Moving Consumer Goods, trong tiếng Việt có nghĩa là Hàng hoá tiêu dùng nhanh hoặc Hàng tiêu dùng nhanh.
FMCG là khái niệm đề cập đến các sản phẩm được bán hay tiêu thụ trong một khoảng thời gian tương đối ngắn với chi phí thấp.
Thông thường, các sản phẩm thuộc hàng tiêu dùng nhanh có thời hạn sử dụng tương đối ngắn do nhu cầu của người tiêu dùng cao hoặc vì chúng dễ hư hỏng.
Vì bản chất là những mặt hàng được mua thường xuyên, tiêu thụ nhanh (hàng ngày), giá bán thấp và được bán với số lượng lớn, các sản phẩm thuộc ngành hàng FMCG có doanh số rất cao.
Các sản phẩm thuộc ngành FMCG chủ yếu được phân phối tại những nơi mà người tiêu dùng tiện mua sắm chẳng hạn như các cửa hàng tạp hoá, siêu thị, chợ (truyền thống), hay các cửa hàng tiện lợi.
Theo thống kê từ Statista, dung lượng thị trường của ngành FMCG sẽ đạt giá trị khoảng hơn 15000 tỷ USD vào năm 2025 và tăng thêm hơn 300 tỷ USD trong giai đoạn từ 2022 đến 2026.
CPG là gì?
CPG là từ được viết tắt từ Consumer Packaged Goods, có nghĩa là hàng hoá đóng gói tiêu dùng hoặc hàng đóng gói tiêu dùng, khái niệm đề cập đến các sản phẩm mà người tiêu dùng mua sắm thường xuyên như mỹ phẩm, quần áo, đồ ăn hay thức uống.
Sự khác biệt giữa FMCG và CPG là gì?
Trong khi cả FMCG và CPG đều là những thuật ngữ đề cập đến các hàng hoá được tiêu dùng (Consumer Goods) một cách thường xuyên và với giá bán thấp, giữa chúng cũng có những sự khác biệt nhất định. Vậy sự khác biệt lớn nhất giữa FMCG và CPG là gì?
FMCG là một tập con của CPG.
Về mặt tổng thể, CPG mang ý nghĩa bao quát hơn và bao gồm luôn cả FMCG.
Trong khi CPG, tức hàng tiêu dùng đóng gói bao gồm tất cả các sản phẩm được người tiêu dùng tiêu thụ một cách thường xuyên với số lượng lớn, FMCG chỉ bao hàm các sản phẩm được tiêu thụ nhanh, chính là thuật ngữ Fast Moving được viết tắt thành FM trong FMCG.
Mức tiêu thụ nhanh (rất nhanh) và chậm chính là sự khác biệt lớn nhất giữa các sản phẩm thuộc FMCG và CPG.
Ví dụ: Trong khi bạn có thể mua khẩu trang một cách thường xuyên nhưng lại không mua nó hàng ngày, ngược lại, các sản phẩm như giấy vệ sinh hay kem đánh răng bạn cần sử dụng hàng ngày.
Khẩu trang chính là sản phẩm thuộc CPG còn kem đánh răng hay giấy vệ sinh lại thuộc ngành hàng FMCG.
FMCG và CPG khác nhau về cách đạt được doanh số bán hàng.
Ở khía cạnh người làm marketing và kinh doanh, một sự khác biệt khác giữa các sản phẩm thuộc FMCG và CPG đó là vì các sản phẩm tiêu dùng nhanh được tiêu thụ nhanh hơn và thường xuyên hơn, số lượng các sản phẩm được bán cũng như cách đạt được doanh số sẽ dễ dàng hơn so với các sản phẩm đóng gói tiêu dùng.
Sự khác biệt giữa FMCG và Retail là gì?
Trong khi Retail hay Bán lẻ đề cập đến phương thức bán hàng mà cụ thể ở đây là bán lẻ các sản phẩm cho tiêu dùng cuối (thay vì bán sỉ qua trung gian), FMCG lại bao hàm một tập hợp các thành phần trong chuỗi giá trị như nhà sản xuất và người bán (đại lý hay siêu thị), bán các sản phẩm là hàng hoá vật lý thông qua các nhà bán lẻ (Retailer) khác nhau.
Nếu Retail mô tả cách các doanh nghiệp mua bán hàng hoá, thì FMCG mô tả cách các hàng hoá được tiêu thụ (số lượng và tần suất) bởi người tiêu dùng mà ở đây là tiêu dùng nhanh.
Một số lưu ý về khái niệm FMCG mà bạn nên hiểu.
FMCG bao gồm tất cả các sản phẩm không bảo quản được lâu, dễ hao mòn, không bền hay tiêu thụ một lần (nondurable products) chẳng hạn như kem đánh răng hay giấy vệ sinh, khác hoàn toàn với các sản phẩm không (lâu) hao mòn (durable good) chẳng hạn như xe hơi hay tủ lạnh.
Các sản phẩm thuộc ngành hàng FMCG có biên lợi nhuận trên từng sản phẩm thấp tuy nhiên lại bán được với số lượng lớn và doanh số cao.
Các sản phẩm điển hình của FMCG là bia rượu, nước ngọt, sữa, trái cây hay giấy vệ sinh.
Trái ngược lại với các sản phẩm tiêu dùng nhanh (FMCG) là sản phẩm tiêu dùng chậm (SMCG) chẳng hạn như đồ đạc hay các thiết bị gia dụng.
Mô hình FMCG hay FMCG Model là gì?
Mô hình FMCG hay FMCG Model là khái niệm mô tả cách thức vận hành kinh doanh của các doanh nghiệp FMCG, về bản chất, đó cũng là mô hình kinh doanh giống như nhiều mô hình kinh doanh ở các ngành khác.
Theo McKinsey, một mô hình FMCG tiêu chuẩn thường tập trung vào 5 “bí mật” sau đây:
Hoàn thiện việc xây dựng thương hiệu thị trường đại chúng (Mass Market) và đổi mới sản phẩm. Điều này có thể giúp mang lại tỷ suất lợi nhuận gộp thường cao hơn khoảng 25% so với những doanh nghiệp không có hoặc thương hiệu kém phổ biến khác.
Xây dựng mối quan hệ với các cửa hàng tạp hóa và các nhà bán lẻ khác để cung cấp khả năng tiếp cận liền mạch cho người tiêu dùng. Bằng cách hợp tác với các cửa hàng, đồng thời liên kết chặt chẽ với chuỗi cung ứng của họ, các công ty FMCG đảm bảo rằng hàng hoá của họ sẽ được phân phối rộng rãi, đây chính là rào cản cho các thương hiệu mới muốn gia nhập thị trường.
Gia nhập các thị trường đang phát triển sớm và tích cực phát triển các chủng loại của sản phẩm khi người tiêu dùng trở nên giàu có hơn. Điều này mang lại một nguồn tăng trưởng vô cùng lớn – tạo ra 75% mức tăng trưởng doanh thu trong lĩnh vực FMCG.
Thiết kế các mô hình vận hành nhất quán và giảm thiểu chi phí. Mô hình dựa trên sức mạnh tổng hợp này đã giữ cho chi phí quản trị và chi phí chung luôn ở mức 4 đến 6% doanh thu.
Các chiến lược M&A được sử dụng để củng cố thị trường và tạo đà cho tăng trưởng hữu cơ (tăng trưởng tự thân – Organic Growth) sau khi mua lại. Sau khi cập nhật danh mục đầu tư của họ với các thương hiệu và danh mục mới, các công ty FMCG sẽ áp dụng các phương pháp kinh doanh và phân phối tối ưu hiện có để phát triển các thương hiệu và danh mục.
Thấu hiểu thuật ngữ FMCG.
Như đã phân tích ở trên, sở dĩ được gọi là FMCG hay Fast Moving Consumer Goods vì nó bao gồm các sản phẩm là hàng hoá (Goods) được tiêu thụ nhanh (Fast Moving) bởi những người tiêu dùng (Consumer).
Các sản phẩm là hàng hoá tiêu dùng (Consumer Goods) được chia thành 3 danh mục con khác nhau là: hàng hoá lâu bền (Durable Goods), hàng hoá không lâu bền (Nondurable Goods) và dịch vụ (Services).
Trong khi các sản phẩm thuôc hàng hóa lâu bền có thời hạn sử dụng từ 3 năm trở lên, các sản phẩm thuộc hàng hóa không lâu bền có thời hạn sử dụng dưới một năm.
Hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) là phân khúc hàng tiêu dùng (CG – Consumer Goods) lớn nhất, bao gồm các sản phẩm là hàng hoá không lâu bền, các sản phẩm này thường được tiêu thụ ngay sau khi mua và có thời hạn sử dụng ngắn.
Nếu bạn để ý quan sát, bạn sẽ thấy rằng gần như tất cả mọi người trên thế giới đều sử dụng các sản phẩm là hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) mỗi ngày, từ những lần mua hàng ở các quầy tạp hoá nhỏ đến những đơn hàng lớn hơn ở các siêu thị hay trung tâm mua sắm.
Về mặt tiêu thụ tổng thể, FMCG chiếm hơn một nửa tổng chi tiêu của người tiêu dùng.
Các kiểu hay danh mục FMCG chính là gì hay FMCG bao gồm những gì?
Như đã phân tích ở trên, hàng tiêu dùng nhanh hay FMCG bao gồm những hàng hóa không lâu bền, hoặc hàng hóa có vòng đời ngắn và được tiêu thụ với tốc độ nhanh.
FMCG có thể được chia thành nhiều chủng loại hay danh mục khác nhau bao gồm:
Thực phẩm chế biến: Các sản phẩm như bơ, pho mát, ngũ cốc hay mì ống đóng hộp.
Thực phẩm được chế biến sẵn: Những sản phẩm có thể ăn hay tiêu dùng được ngay mà không cần chế biến.
Đồ uống: Nước đóng chai, nước tăng lực hay nước trái cây.
Đồ nướng: Bánh quy, bánh sừng bò và bánh mì tròn.
Thực phẩm tươi sống, thực phẩm đông lạnh và đồ khô: Trái cây, rau, đậu, mực tôm cá, nho khô hay các loại hạt.
Thuốc: Aspirin, thuốc giảm đau và các loại thuốc khác có thể mua không cần kê đơn.
Sản phẩm tẩy rửa: Baking soda, nước tẩy rửa lò nướng, và nước lau cửa sổ, nước lau sàn hay lau kính.
Mỹ phẩm và đồ vệ sinh cá nhân: Bao gồm các sản phẩm như sản phẩm chăm sóc tóc, kem tẩy trang, kem đánh răng hay xà bông.
Đồ dùng văn phòng: Bút, tập vở, bút chì hay bút tẩy.
Ngành công nghiệp FMCG – FMCG Industry.
Cũng tương tự các ngành công nghiệp khác như ngành công nghiệp thương mại (Commerce Industry) hay ngành công nghiệp F&B (F&B Industry), ngành công nghiệp hàng tiêu dùng nhanh hay FMCG là ngành có giá trị hàng chục ngàn tỷ USD và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi tiêu của người tiêu dùng (hơn 50%).
Toàn cảnh về thị trường FMCG tại Việt Nam.
Theo số liệu từ Statista, ngành hàng FMCG tại Việt Nam đang tăng trưởng với tốc độ khá nhanh trong những năm gần đây.
Nhờ vào sự phát triển tổng thể của nền kinh tế Việt Nam, khi người dân có mức thu nhập trung bình cao hơn, mức sống được cải thiện tốt hơn, kéo theo đó là tỷ lệ tiêu thụ các sản phẩm thuộc FMCG cũng tăng lên.
Đô thị hóa cũng là một động lực khác thúc đẩy sự tăng trưởng ở mức hai con số của thị trường FMCG trước đại dịch COVID-19.
Vào năm 2020, bất chấp những khó khăn do đại dịch, tốc độ tăng trưởng doanh số bán lẻ hàng năm của ngành hàng tiêu dùng của cả nước vẫn đạt 6,8% và dự báo sẽ đạt ít nhất 9% vào năm 2021.
Ở cả thành thị và nông thôn Việt Nam, chi tiêu hàng tháng cho các sản phẩm FMCG đang tăng lên trong những năm qua.
Mặc dù mức chi tiêu cho các sản phẩm này của người dân sống ở thành thị cao hơn nhiều so với người dân sống ở nông thôn, khoảng cách này đang ngày càng được thu hẹp.
Trong khi các sản phẩm sữa (và được chế biến từ sữa) chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chi tiêu FMCG của người dân thành thị, các mặt hàng tạp hóa đóng gói (packaged grocery) lại chiếm tỷ trọng cao nhất ở khu vực nông thôn.
Bất chấp sự khác biệt trong cách chi tiêu, chăm sóc cá nhân, thực phẩm đóng gói và sữa vẫn là những danh mục sản phẩm thuộc ngành hàng FMCG có tốc độ tăng trưởng giá trị cao nhất.
Bên cạnh số ít cáccông ty FMCG lớn của Việt Nam như Vinamilk hay Masan, phần lớn các thương hiệu còn lại là những doanh nghiệp nước ngoài như Unilever của Vương Quốc Anh, P&G của Mỹ hay Acecook của Nhật Bản.
Mối quan hệ giữa FMCG và thương mại điện tử (eCommerce) là gì?
Nếu như trước đây, ngành hàng FMCG gắn liền với thương mại truyền thống, thì giờ đây, khi người tiêu dùng toàn cầu đang ưu tiên mua sắm từ các kênh thương mại điện tử, khi thương mại điện tử (e-Commerce) mang lại những tiện ích mà các cửa hàng truyền thống không thể làm được, mọi thứ đã thay đổi tương đối nhiều.
Theo một báo cáo của Nielsen, các hàng hóa phổ biến nhất được mua qua các kênh trực tuyến liên quan đến du lịch, giải trí hoặc hàng hóa lâu bền (Durable Goods) chẳng hạn như thời trang và sản phẩm điện tử.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác cũng cho thấy, khi các doanh nghiệp đang xác định lại hiệu quả của các kênh thương mại điện tử, các sản phẩm tiêu dùng nhanh như hàng tạp hóa cũng sẽ phát triển mạnh trên các nền tảng thương mại điện tử như Tiki hay Shopee.
Các doanh nghiệp hay thương hiệu có giá trị nhất toàn cầu trong ngành hàng FMCG.
Nestlé, Procter & Gamble (P&G) và Coca-Cola là những doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nhanh lớn nhất thế giới.
Ví dụ với Nestlé, tập đoàn có trụ sở tại Thụy Sĩ này hiện có hơn 2.000 thương hiệu (nhãn hàng) ở nhiều danh mục hay chủng loại sản phẩm khác nhau.
Trong khi mức doanh số có thể có được từ FMCG như đã phân tích là vô cùng lớn, do những rào cản lớn về chi phí quảng cáo, xây dựng thương hiệu hay các hoạt động marketing khác, khả năng giành được thị phần từ ngành hàng này là vô cùng khó khăn.
Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến ngành hàng FMCG là gì?
FMCG là từ viết tắt của từ gì?
FMCG là từ viết tắt của Fast Moving Consumer Goods, trong tiếng Việt có nghĩa là hàng hoá tiêu dùng nhanh hoặc hàng tiêu dùng nhanh.
FMCG Logistics là gì?
FMCG Logistics là khái niệm mô tả toàn bộ các hoạt động liên quan đến khâu vận tải hàng hoá trong ngành hàng FMCG.
Vì bản chất các sản phẩm trong ngành hàng FMCG là hàng hoá không lâu bền hay dễ hư hỏng, việc bảo quản và kho vận cũng là một phần nhiệm vụ hết sức quan trọng.
FMCG bao gồm những thành phần chính là gì?
Như đã phân tích ở trên, FMCG là thuật ngữ mô tả các hàng hoá tiêu dùng nhanh hay hoặc hàng tiêu dùng nhanh.
Về mặt tổng thể, hàng tiêu dùng có thể được chia thành 3 danh mục con khác nhau là: hàng hoá lâu bền (Durable Goods), hàng hoá không lâu bền (Nondurable Goods) và dịch vụ (Services).
Là các thương hiệu hay sản phẩm trong ngành hàng FMCG. Dầu gội Clear hay Bột giặt OMO chính là các FMCG Brand (FMCG Product).
eCommerce FMCG là gì?
eCommerce FMCG là khái niệm đề cập đến việc kinh doanh ngành hàng FMCG trên các nền tảng thương mại điện tử (eCommerce). Khi thương mại điện tử bùng nổ và người tiêu dùng bắt đầu chọn mua sắm các sản phẩm FMCG từ các trang trực tuyến, thuật ngữ eCommerce FMCG bắt đầu xuất hiện.
B2B trong FMCG là gì?
Khi các doanh nghiệp FMCG cung cấp hàng hoá trực tiếp đến các doanh nghiệp trung gian (B2B) chẳng hạn như các nhà phân phối hay đơn vị bán sỉ thay vì là người tiêu dùng cuối (end-users).
Kết luận.
Thông qua bài viết phân tích tương đối chi tiết từ MarketingTrips ở trên, hy vọng bạn có thể hiểu được những kiến thức căn bản về ngành hàng FMCG như FMCG là gì, FMCG bao gồm những gì, các công ty lớn trong ngành FMCG tại Việt Nam và trên thế giới, các khái niệm hay thuật ngữ xoay quanh ngành hàng FMCG và hơn thế nữa.
Kiến trúc sư thương hiệu cần đảm bảo người tiêu dùng không bị hoang mang về nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp.
Tương tự như kiến trúc sư xây dựng, công việc của những nhà thiết kế thương hiệu đều xoay quanh cách giúp khách hàng giải mã được những thông điệp từ thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp.
Trong đó, kiến trúc sư thương hiệu cần đảm bảo người tiêu dùng không bị hoang mang về nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp. Vì sự bối rối này có thể dẫn đến hệ quả là người tiêu dùng sẽ chọn sản phẩm của đối thủ có nhận diện thân thiện hơn.
Riêng trong ngành hàng tiêu dùng nhanh FMCG, Richard Taylor – chuyên gia tư vấn của Brandon, công ty cung cấp dịch vụ thiết kế và tư vấn thương hiệu cho các doanh nghiệp tại Anh Quốc nhìn nhận xu hướng liên tục “tung ra” sản phẩm mới là thách thức cho hình ảnh thương hiệu của mỗi công ty.
Cụ thể, theo Richard Taylor, các giám đốc kinh doanh luôn muốn đa dạng hóa danh mục sản phẩm của công ty.
Vì vậy, định kỳ, họ lại đưa ra thị trường những sản phẩm, dịch vụ mới. Ý muốn này được tiếp sức bởi những marketer trẻ, những người đang tìm kiếm cơ hội để tạo dấu ấn trên thị trường.
Chinh phục doanh số là “thỏi nam châm” chi phối kế hoạch marketing của mỗi công ty. Từ đó, các quyết định chiến lược thường được đưa ra nhanh chóng, với mong muốn đạt được mục tiêu doanh số trước thời hạn dự kiến.
Mặt trái của chiến lược kinh doanh này là khách hàng dễ bị rối, nhầm lẫn trong nhận diện thương hiệu chung của công ty.
Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp cần có một nhân sự có đủ chuyên môn như kiến trúc sư thương hiệu. Đây là người có nhiệm vụ nhìn xuyên qua nhiều mảnh ghép sản phẩm để tìm ra hình ảnh đồng nhất cho thương hiệu của công ty. Từ đây, họ có thể truyền thông để người tiêu dùng dễ dàng phân biệt các dòng sản phẩm nhánh.
Ngày nay, sự dễ dàng trong việc đưa ra thị trường một sản phẩm mới có thể góp phần phá vỡ sự cân bằng vốn có của một thương hiệu.
Richard Taylor nhìn nhận thực tế phổ biến là những quyết định về danh mục sản phẩm của công ty được đưa ra mà không xem xét kỹ sức tác động đến hình ảnh chung của thương hiệu.
Vị chuyên gia này cho biết công ty Brandson thường nhận được các bản yêu cầu từ khách hàng rằng “chúng tôi muốn tạo ra một dòng thương hiệu nhánh”.
Trong nhiều trường hợp, công ty Brandson đã khuyên khách hàng hãy lùi lại một bước để tìm hiểu xem ý định này có phải là hành động tốt nhất không.
Tạo ra những dòng thương hiệu phụ luôn tạo cảm giác hào hứng và hấp dẫn cho các marketer lẫn người thiết kế. Song, doanh nghiệp cần xác định rõ ràng về sự đồng nhất trong hình ảnh thương hiệu của mình nơi tâm trí của người tiêu dùng hiện tại lẫn tương lai.
Không phải sản phẩm mới nào cũng sẽ thành công. Coca-Cola Life là một ví dụ về sự thất bại ngay từ ý định. Coca-Cola Life là dòng sản phẩm đầu tiên Coca-Cola thử nghiệm pha trộn thêm cỏ ngọt vào thành phần tạo độ ngọt cho nước uống.
Sự kết hợp này tạo ra những lon nước có ít năng lượng lẫn lượng đường thấp hơn 45% so với sản phẩm truyền thống.
Tuy nhiên, về nhận diện thương hiệu, Coca-Cola Life bị mắc kẹt giữa dòng sản phẩm truyền thống và các sản phẩm không đường như Diet Coke, Coke Zero.
Coca-Cola Life không giúp người tiêu dùng có thêm giá trị mới hoặc dễ lựa chọn hơn. Kết quả là không chỉ thất bại về doanh số, Coca-Cola Life còn tạo ra sự bối rối nơi người tiêu dùng.
Ngoài ra, khi vươn xa ra khỏi dòng sản phẩm chủ lực, doanh nghiệp cũng rất dễ rơi vào trạng thái từ một thương hiệu quen thuộc thành một thương hiệu không ai biết đến.
Như trường hợp Colgate chuyển từ lĩnh vực chăm sóc nha khoa sang sản phẩm đông lạnh với dòng lasagna thịt bò. Hay như hãng Mondelez, sau khi mua lại thương hiệu Cadbury vào năm 2010, đã cho ra mắt dòng kem phô mai Philadelphia với một phần chất liệu từ chocolate của Cadbury.
Tuy rằng sản phẩm này có vị ngon, nhưng việc hai thương hiệu vốn có hệ thống nhận diện riêng được kết hợp lại thì gây ra cảm giác bối rối nơi người tiêu dùng.
Tóm lại, Richard Taylor chia sẻ một cách đơn giản để bạn áp dụng khi quyết định ra một dòng sản phẩm mới. Với những giải pháp thương hiệu được đưa ra, hãy tự hỏi:
“Liệu bà của mình có hiểu được ngay những nhận diện này không?”. Nếu câu trả lời là không thì bạn hãy quay lại bàn làm việc để tìm thêm giải pháp khác.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong bối cảnh đợt bùng phát Covid-19, nhu cầu thực phẩm thiết yếu, tập trung vào các dòng sản phẩm FMCG cơ bản và thực phẩm đóng gói sẽ chứng kiến mức tăng trưởng mạnh mẽ trong 6 tháng cuối năm 2021 dưới tác động của tình trạng giãn cách xã hội quyết liệt hơn theo Chỉ thị 16.
Theo khảo sát năm 2020 của Deloitte, 84% và 70% người tiêu dùng sẽ gia tăng chi tiêu cho thực phẩm tươi sống và thực phẩm đóng gói trong trường hợp xuất hiện các làn sóng Covid-19.
Những thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng thậm chí sẽ còn mạnh mẽ hơn trong 6 tháng cuối năm 2021, khi ảnh hưởng của Covid-19 đang trở nên nghiêm trọng hơn và giãn cách xã hội quyết liệt hơn so với làn sóng Covid-19 đầu tiên.
Phạm vi bị ảnh hưởng bởi Covid-19 lớn hơn, lan rộng ở miền Nam và Hà Nội, sẽ thúc đẩy hoạt động tích trữ hàng hóa gia tăng mạnh mẽ hơn so với năm 2020.
Ngược lại, gần 40% và 70% người tiêu dùng sẽ thắt chặt ngân sách chi tiêu của họ cho ngành hàng điện tử tiêu dùng và giải trí cá nhân dưới ảnh hưởng của Covid-19.
Với việc áp dụng Chỉ thị 16 tại Thành phố Hồ Chí Minh từ đầu tháng 7/2021, giá trị chi tiêu FMCG tại bốn thành phố trọng điểm ở Việt Nam (Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ) đã tăng nhanh chóng và đang hướng về mức đỉnh của 6 tháng đầu năm 2020 (dưới ảnh hưởng của làn sóng Covid-19 thứ nhất).
Đáng chú ý, giá trị tiêu dùng FMCG hiện tại chỉ mất một tuần để gần đạt đến mức đỉnh của làn sóng thứ nhất, xuất phát từ sự hạn chế khả năng tiếp cận mua hàng thông qua kênh mua hàng truyền thống.
Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) dự báo, tác động của đợt bùng phát Covid-19 hiện tại sẽ dai dẳng hơn và dẫn tới khoảng thời gian giãn cách xã hội dài hơn so với năm ngoái, qua đó thúc đẩy xu hướng chi tiêu và tích trữ thực phẩm tươi sống và FMCG đạt mức đỉnh mới trong quý 3/2021.
Tỷ trọng giá trị tiêu dùng theo các dòng sản phẩm FMCG đang thể hiện cùng xu hướng với làn sóng Covid-19 thứ nhất. Giá trị tiêu dùng cho thực phẩm đóng gói gia tăng mạnh mẽ và phá vỡ mức đỉnh của năm 2020.
Trong khi đó, chi tiêu cho sản phẩm chăm sóc cá nhân và đồ uống vẫn duy trì ổn định nhưng tỷ trọng giá trị tiêu dùng đang suy giảm nhẹ đến từ sự chuyển hướng ưu tiên chi tiêu của khách hàng sang các sản phẩm thiết yếu hơn (thực phẩm tươi sống và thực phẩm đóng gói).
Ở chiều ngược lại, mặc dù gia tăng trong làn sóng Covid-19 thứ nhất, giá trị tiêu dùng các sản phẩm sữa đang suy giảm trong hai tuần đầu tháng 7/2021 khi kênh thương mại truyền thống, kênh bán sữa lớn nhất của các công ty sữa ở Thành phố Hồ Chí Minh, phải đóng cửa ở nhiều quận huyện.
Tuy nhiên, VDSC kỳ vọng tổng chi tiêu ngành sữa sẽ không suy giảm mạnh khi chi tiêu qua kênh thương mại hiện đại (MT) đang gia tăng nhanh chóng (hiện tại đã đóng góp hơn 50% vào tổng chi tiêu ngành hàng sữa) sẽ bù đắp một phần cho sự sụt giảm chi tiêu qua kênh thương mại truyền thống.
Tương tự VDSC, nhóm phân tích Công ty Chứng khoán SSI dự báo trong nửa cuối năm 2021, những doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng thực phẩm, gia vị như Masan sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh.
Không chỉ phát triển nhanh nhờ thói quen tiêu dùng thay đổi trong đại dịch, Masan còn hưởng lợi lớn từ quá trình cao cấp hóa sản phẩm đang diễn ra trên thị trường FMCG Việt Nam.
Ở chiều ngược lại, tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp sữa như Vinamilk hay bia của Sabeco có phần chững lại do cơ sở so sánh cùng kỳ năm trước không ở mức thấp.
Sang năm 2022, SSI ước tính Masan có thể đạt mức tăng trưởng hai con số, trong khi đó, Vinamilk và Sabeco có thể tăng trưởng ở mức một con số hoặc chỉ hơn 10%, với giả định rằng nhu cầu sẽ phục hồi từ quý 2/2022 và giá nguyên liệu sẽ giảm xuống.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nhờ nắm bắt xu hướng tiêu dùng tại nhà nhiều hơn, các thương hiệu hàng tiêu dùng nhanh ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể giữa Covid-19.
Kantar trong báo cáo mới đây đánh giá các thương hiệu ăn vặt đã có một năm 2020 thành công khi xu hướng tiêu dùng tại nhà nhiều hơn trong mùa dịch nổi lên.
Orion Việt Nam và Mondelez là ví dụ điển hình. Sản phẩm của hai nhà sản xuất này đã được chọn mua hàng triệu lần ở cả bốn thành phố chính (bao gồm TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ) và ở nông thôn Việt Nam.
Orion Việt Nam và Mondelez còn tiếp cận được hàng ngàn hộ gia đình mới, một phần nhờ việc đầu tư ra mắt các sản phẩm mới được người tiêu dùng đón nhận như C’est Bon (Orion) và Cosy Wonderfulls (Mondelez).
Theo bảng xếp hạng các nhà sản xuất và thương hiệu ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) đạt tốc độ tăng trưởng điểm tiếp cận người tiêu dùng (CRP) nhanh nhất năm vừa qua, Yakult Việt Nam ấn tượng giữ vị trí dẫn đầu ở khu vực thành thị bốn thành phố chính.
Cùng với tăng trưởng tích cực của ngành hàng sữa chua uống, Yakult Việt Nam ghi nhận mức tăng hai chữ số về CRP, chủ yếu nhờ vào thương hiệu cùng tên.
Nhà sản xuất nổi tiếng đến từ Nhật Bản này không ngừng đẩy mạnh truyền thông về các lợi ích dinh dưỡng, cũng như tăng cường hệ miễn dịch mà sản phẩm mang lại, góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng trong bối cảnh đại dịch.
Ở khu vực nông thôn, Công ty sữa quốc tế IDP xuất sắc được vinh danh ở vị trí đầu tiên trong tốp 10 nhà sản xuất có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, phần lớn đến từ thành công của Kun – thương hiệu sữa chính của IDP.
Với đối tượng chủ yếu là trẻ em, Kun đạt mức tăng ba chữ số về điểm tiếp cận người tiêu dùng trong năm qua.
Không những góp mặt trong tốp 10 nhà sản xuất FMCG được chọn mua nhiều nhất, Calofic một lần nữa tỏa sáng với tăng trưởng CPR vượt trội 15% ở khu vực nông thôn.
Kantar đánh giá nhà sản xuất dầu ăn này luôn chú trọng việc phát triển sản phẩm phù hợp với nhu cầu của từng nhóm đối tượng.
Với doanh mục sản phẩm đa dạng, Calofic đã tiếp cận được hơn 85% hộ gia đình ở khu vực nông thôn, và thành công thu hút thêm gần 300.000 hộ gia đình mới trong năm qua.
Yếu tố chính của các thương hiệu có tốc độ tăng trưởng CRP nhanh nhất chính là khả năng thu hút nhiều hộ gia đình mới.
Nhìn chung, các thương hiệu về thực phẩm đang thống trị bảng xếp hạng, nhờ vào các dịp tiêu thụ tại nhà tăng lên do tác động của đại dịch.
Đáng chú ý, phân nửa các thương trong cuộc đua về tăng trưởng CRP cũng là các thương hiệu được chọn mua nhiều nhất trong ngành hàng tương ứng, chứng minh các thương hiệu lớn cũng có cơ hội tăng trưởng tốt, đặc biệt trong thời kỳ đại dịch.
Nhìn sâu hơn vào bảng xếp hạng thương hiệu của khu vực thành thị bốn thành phố, Vifon xuất sắc được vinh danh là thương hiệu thu hút nhiều người mua mới nhất, bên cạnh mức tăng trưởng CRP 33% ấn tượng.
Nhiều sản phẩm khác loại cùng với hương vị đa dạng được ra mắt đáp ứng nhu cầu thị hiếu giúp thương hiệu mở rộng mạng lưới người tiêu dùng của mình một cách đáng kể, với 1/4 trong đó là hộ mua mới.
Tăng vọt 18 hạng ở thành thị bốn thành phố chính, C2 ghi danh là người đua ở vị trí thứ ba với tốc độ tăng trưởng CRP mạnh mẽ 30%.
Kết quả này là nhờ C2 không ngừng đầu tư cho các hoạt marketing cũng như ra mắt nhiều sản phẩm mới trong năm qua, thành công nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng tại nhà trong thời gian giãn cách.
Ở khu vực nông thôn, Omachi xuất sắc giữ vị trí dẫn đầu trong bảng xếp hạng những thương hiệu có tốc độ tăng trưởng CRP nhanh nhất.
Thương hiệu này đã tiếp cận được gần 1/3 hộ gia đình ở khu vực này, đồng thời mở rộng danh mục người dùng của mình thêm 17% trong năm 2020. Omachi cũng ghi nhận những tăng trưởng đáng kể ở thành thị bốn thành phố chính với vị trí thứ 5.
Thành công này một phần nhờ vào những sản phẩm mới được người tiêu dùng Việt đón nhận như mì bò hầm sốt vang, mì trộn spaghetti.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Gã khổng lồ FMCG Unilever tiết lộ doanh số bán hàng thương mại điện tử đã tăng vọt trong năm ngoái, chiếm 9% tổng doanh số bán hàng do người tiêu dùng bị ‘mắc kẹt’ ở nhà.
Hoạt động kinh doanh thương mại điện tử của Unilever đã phát triển nhanh chóng vào năm 2020 khi tập trung vào nhu cầu trực tuyến, vốn tăng lên do Covid-19.
Unilever hiện có kế hoạch tiếp tục nâng cấp hoạt động D2C (direct to consumer) – một trong năm trụ cột chiến lược để tăng trưởng của công ty – hiểu biết sâu sắc nhu cầu của người tiêu dùng để tối ưu hoá các kênh bán hàng.
Cụ thể, thương mại điện tử đã tăng 61% vào năm ngoái và hiện chiếm 9% hoạt động kinh doanh của Unilever.
Phát biểu trong cuộc gọi nhà đầu tư vào sáng 4 tháng 2 để đánh dấu kết quả tài chính năm 2020 của công ty, Giám đốc tài chính của Unilever, Ông Graeme Pitkethly cho biết thương mại điện tử “tiếp tục hoạt động mạnh mẽ, vượt trội hơn đáng kể so với thị trường”.
Chẳng hạn, doanh số thương mại điện tử cho danh mục thương hiệu cao cấp của hãng Prestige, chẳng hạn như Dermalogica, Murad và Kate Somerville, đã tăng hơn 50%.
Ông Pitkethly cho biết công ty đã “xoay vòng nhanh chóng” các nguồn lực để phù hợp với việc tiêu thụ thực phẩm tại nhà.
Họ đã đưa ra các ý tưởng mới để hỗ trợ dịch vụ giao hàng tận nhà ‘Ice cream now’, giúp việc kinh doanh kem trực tuyến của họ tăng gấp đôi vào năm 2020.
Nhìn chung, doanh số bán kem tại nhà đã tăng 17% trong năm ngoái, giúp bù đắp cho sự sụt giảm 20% của doanh số bán bên ngoài (out-of-home).
Mặc dù Unilever đã rút bớt chi tiêu marketing khi đại dịch tấn công, ngừng tất cả các quảng cáo lớn trong nửa đầu năm 2020, nhưng nó đã đầu tư mạnh vào nửa cuối năm, với khoản đầu tư lên tới 160 triệu euro (140 triệu bảng Anh) trong cả năm 2020.
“Chúng tôi tăng cường đầu tư mạnh mẽ vào BMI (đầu tư thương hiệu và tiếp thị) trong nửa cuối năm bằng các chiến dịch thương hiệu và đổi mới sản phẩm được điều chỉnh để phù hợp với môi trường mới.” Phía Unilever cho biết.
5 trụ cột chiến lược của Unilever.
Unilever đã đề ra năm trụ cột chiến lược cho sự phát triển trong tương lai, bao gồm định vị thương hiệu trong các danh mục có lợi cho sự phát triển trong tương lai. Điều này cũng sẽ được sử dụng như một hướng dẫn cho đầu tư tự thân, mua lại, cũng như thanh lý.
Gã khổng lồ FMCG coi thương mại điện tử là một động lực tăng trưởng chính khác và cho biết họ sẽ tìm cách phát triển trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của người tiêu dùng bằng cách sử dụng “thông tin chi tiết về người mua hàng nâng cao” để bắt kịp với hành vi thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng.
Là một phần của trọng tâm liên tục vào tính bền vững, Unilever cũng sẽ tiếp tục định vị các thương hiệu của mình với slogan: “force for good, powered by purpose and innovation”, tạm dịch là “Nỗ lực vì những thứ tốt nhất, hướng tới mục tiêu và sự đổi mới”.
Cuối cùng, công ty đặt mục tiêu “xây dựng một tổ chức có mục đích, phù hợp với tương lai và văn hóa tăng trưởng”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Kênh phân phối, giá và khuyến mãi cùng tối ưu hóa danh mục sản phẩm là ba yếu tố thúc đẩy tăng trưởng doanh số cho ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) trong tình hình hiện nay.
Theo một nghiên cứu của Nielsen Việt Nam, có ba yếu tố ảnh hưởng đến một danh mục sản phẩm lý tưởng để giúp tối ưu hóa tiềm năng bán hàng của doanh nghiệp (DN). Đầu tiên là sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng (NTD) với những nhu cầu mới nổi lên như y tế, sức khỏe, chuộng hàng nội địa. Kế đến là khả năng chi tiêu.
Khi nguồn thu giữ nguyên hoặc bị thu hẹp, NTD sẽ thay đổi sự ưu tiên, tìm kiếm những sản phẩm có giá trị thiết yếu, điều này tạo cơ hội cho việc thay đổi kích cỡ sản phẩm, bao bì.
NTD có xu hướng mua sản phẩm to hơn cho hàng thiết yếu và gói nhỏ cho nhóm ít cần thiết. Sau cùng là do hạn chế về chuỗi cung ứng. Trong đại dịch, số lượng hàng lưu kho bán ra trên thị trường giảm 13% so với trước đại dịch, buộc nhà sản xuất phải tái cơ cấu và tối ưu danh mục sản phẩm cho hiệu quả hơn.
Có ba yếu tố chính giúp thúc đẩy tăng trưởng và tối đa hóa doanh số cho DN trong thời điểm hiện tại là kênh phân phối, giá và khuyến mãi cùng việc tối ưu hoá danh mục sản phẩm.
Về kênh phân phối, dịch Covid-19 đã tạo nên sự chuyển biến trong kênh bán hàng hiện đại và kênh thương mại điện tử (E-Commerce).
Tuy nhiên, tại Việt Nam, kênh bán hàng truyền thống vẫn chiếm ưu thế trên thị trường, với 85% thị phần ngành tiêu dùng đến từ kênh này.
Theo dữ liệu của Nielsen Việt Nam năm 2019, Việt Nam có khoảng 1,3 triệu cửa hàng truyền thống bán hàng FMCG.
Do đó, yếu tố phân phối và đảm bảo sự hiện diện của sản phẩm tại cửa hàng rất quan trọng, đóng góp 58% so với các yếu tố như sản phẩm sáng tạo (19%), sức mua (12%) và các yếu tố khác (11%).
Đối với ngành hàng FMCG, có 13% các cửa hàng lớn đóng góp 50% doanh thu toàn ngành trong khi 49% các cửa hàng nhỏ chỉ đóng góp 20%.
“Đây là thời điểm cần thiết để xem xét đâu mới là vấn đề quan trọng nhất vì việc tập trung vào tất cả mọi thứ là điều không khả thi.
Kênh bán hàng truyền thống vẫn là kênh quan trọng và không thể lơ là. Vì vậy, việc xác định những cửa hàng trọng yếu để tái cấu trúc sự đầu tư là cách để có thể tối đa hóa doanh thu cho doanh nghiệp”, ông Richard Thomas – Giám đốc bộ phận Giải pháp Kinh doanh Hiệu quả của Nielsen Việt Nam chia sẻ.
Về giá và khuyến mãi, Việt Nam là thị trường rất nhạy cảm về giá. Có 80% NTD được hỏi cho biết họ có nhận thức rõ ràng khi giá thay đổi.
Vì vậy, trước khi áp dụng chiến lược thay đổi về giá, các DN cần có bức tranh tổng quát, chi tiết về độ co giãn về giá đối với các ngành hàng đang được bán ở các kênh khác nhau.
Thị trường Việt Nam cũng ảnh hưởng rất nhiều bởi khuyến mãi. Có đến 56% doanh thu được tạo ra từ chương trình khuyến mãi. Với tình trạng nhiều người bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh hiện nay, có chiến lược đúng đắn về giá và khuyến mãi là vô cùng cấp thiết.
Về tối ưu hóa danh mục sản phẩm. NTD Việt Nam rất cởi mở với các sản phẩm mới, với 49% NTD cho biết họ sẵn sàng thử chúng.
Trong năm 2019, có đến 6.455 sản phẩm mới được ra mắt tại Việt Nam nhưng có rất nhiều sản phẩm không đủ tiêu chuẩn có mặt trên quầy kệ. Đối với một số ngành hàng thì 3% mã sản phẩm đóng góp 80% doanh số, trong khi đó 80% mã sản phẩm chỉ đóng góp 2% doanh số tổng của ngành hàng.
Lý do các DN vẫn tạo ra nhiều mã sản phẩm vì muốn trưng bày sản phẩm lên kệ, giúp thương hiệu, sản phẩm xuất hiện nhiều hơn trong mắt người tiêu dùng.
Trên thực tế, một mã sản phẩm phù hợp có thể mang lại 15% tăng trưởng doanh số ở kênh truyền thống nhưng nếu danh mục càng phân mảnh, khả năng trống kệ càng cao và từ đó làm lỡ đi cơ hội bán hàng của DN. Vì vậy, việc tung ra quá nhiều mã sản phẩm là không nhất thiết.
Theo các chuyên gia, bên cạnh việc tối ưu hóa danh mục sản phẩm, trong thời điểm này, DN có rất nhiều cơ hội để đổi mới các sản phẩm với lợi ích đặc trưng, khám phá các kích cỡ bao bì mới với những mức giá khác nhau phù hợp với đa dạng các nhu cầu cũng như chuyển đổi phân bổ nguồn hàng trong các kênh và tối ưu hóa danh mục sản phẩm đang có trong thị trường ngách (Niche Market).
Nhưng “cho dù là cách thức nào đi chăng nữa, hãy luôn nghĩ về tiềm năng tăng trưởng trong thời điểm hiện tại.
Tất cả những điều đó không những có tác động rất lớn đến cách mà DN đổi mới các dịch vụ, sản phẩm mà còn cả cách giao tiếp với NTD bao gồm việc marketing , đóng gói sản phẩm và trưng bày trên quầy kệ”, ông Nguyễn Anh Dzũng – Giám đốc cấp cao, bộ phận Đo lường Bán lẻ Nielsen Việt Nam cho biết.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại:Link
Gã khổng lồ FMCG này đang tạm dừng các hoạt động sản xuất quảng cáo lớn trong quá trình xem xét tất cả chi tiêu trong nỗ lực tiết kiệm trong đại dịch Covid-19.
Unilever đang ngừng sản xuất quảng cáo và đồng thời tìm kiếm các phương tiện truyền thông rẻ hơn trong nỗ lực tiết kiệm trong đại dịch Covid-19.
Giám đốc điều hành khổng lồ của FMCG này, Alan Jope cho biết: công ty sẽ tạm dừng sản xuất các chiến dịch quảng cáo lớn và xem xét tất cả các chi tiêu để có hiệu quả.
Một phần của quá trình đánh giá này là sự thay đổi trong chi tiêu từ quảng cáo ngoài trời và các khu vực khác bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng, tập trung vào các khu vực khác đang có ROI tăng mạnh như kinh doanh chăm sóc da, các thiết bị gia dụng…nơi có doanh số tăng hơn 2,4% trong ba tháng đầu năm 2020.
Công ty đã chứng kiến sự gia tăng doanh số bán hàng các sản phẩm vệ sinh và thực phẩm, nhưng đã ảnh hưởng đến dịch vụ thực phẩm và kinh doanh kem trong quý đầu tiên của năm, khi mọi người ở nhà trong thời gian cách ly toàn cầu.
Doanh thu trong ba tháng tính đến tháng 3 không đổi ở mức 10,8 tỷ bảng, trong khi doanh thu của các thương hiệu thực phẩm và giải khát Unilever đã giảm 1,7%.
Sự sụt giảm khối lượng lớn nhất là ở các sản phẩm kem, thường sẽ thấy sự gia tăng trong những tháng mùa hè do du lịch tăng và thời tiết tốt hơn.
Unilever lưu ý rằng họ đang chuẩn bị cho những thay đổi lâu dài về hành vi của người tiêu dùng vì nó đánh giá tác động của đại dịch đối với chi tiêu.
Những thay đổi trong xu hướng thị trường và tiêu dùng
Công ty lưu ý bốn thay đổi quan trọng cho đến nay. Đầu tiên là sự gia tăng mạnh về lượng mua do dự trữ vào tháng 3, mặc dù Jope đã nhanh chóng lưu ý các mô hình dự trữ là một sự thay đổi trong mô hình mua thay vì tăng tiêu thụ.
Thứ hai, sự gia tăng chi tiêu của người tiêu dùng khi mọi người nấu ăn tại nhà và đồ gia dụng cũng tăng khi mọi người ở nhà và dọn dẹp nhiều hơn.
Thứ ba, giảm việc gội đầu, tạo kiểu và khử mùi, và cuối cùng là chuyển kênh từ offline sang online. Tại Trung Quốc, Unilever chứng kiến doanh số bán hàng trực tuyến tăng 34%, trong khi doanh số offline giảm ở mức hai con số.
Chúng tôi đang thích nghi với các mô hình nhu cầu mới và đang chuẩn bị cho những thay đổi lâu dài trong hành vi của người tiêu dùng ở mỗi quốc gia, khi chúng tôi thoát khỏi khủng hoảng và hồi phục, ông Jope nói thêm.
“Unilever đã được xây dựng cho khoảng thời gian như thế này. Nhiều quốc gia của chúng tôi có công cụ theo dõi để quản lý các cuộc khủng hoảng, nơi chúng tôi đã thể hiện không chỉ khả năng quản lý khủng hoảng mà còn thể hiện với nhiều lợi thế cạnh tranh. Chúng tôi sẽ “nổi lên” từ các cuộc khủng hoảng này để từ đó có vị thế tốt hơn trong tương lai”.
Cùng thời điểm, P&G cho biết họ đã tăng gấp đôi nỗ lực về marketing khi họ đối mặt với nhu cầu toàn cầu ngày càng tăng.
CFO của P&G, Ông Jon Moeller cho biết: “Đại dịch Covid-19 là thời điểm thích hợp để P&G nhắc nhở người tiêu dùng về thương hiệu của họ và lợi ích của họ thay vì cắt giảm chi tiêu marketing“.
Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link