Skip to main content

Thẻ: Hashtag

LinkedIn đang xoá bỏ tuỳ chọn nhà sáng tạo Creator Mode

Mạng xã hội LinkedIn đang loại bỏ tùy chọn “Chế độ người sáng tạo” (Creator Mode). Trong khi chế độ sẽ tạm thời được giữ với những người dùng đã bật sang chế độ này, người dùng mới sẽ không thể bật tuỳ chọn này trong phần cài đặt.

LinkedIn đang xoá bỏ tuỳ chọn nhà sáng tạo Creator Mode
LinkedIn đang xoá bỏ tuỳ chọn nhà sáng tạo Creator Mode

Được ra mắt lần đầu vào năm 2021, Chế độ người sáng tạo của LinkedIn (LinkedIn Creator Mode) cung cấp tuỳ chọn để giúp người dùng thiết lập các thẻ hashtag theo chủ đề tương ứng với tài khoản, thêm phần “Nổi bật” để người dùng có thể giới thiệu các nội dung đang chú ý và nút “Theo dõi” thay vì là “Kết nối” với các tài khoản người dùng bình thường.

Theo chia sẻ, kể từ tháng này, LinkedIn sẽ bắt đầu xóa các thẻ hashtag, đồng thời từ tháng tới, người dùng sẽ không thể bật chế độ nhà sáng tạo từ phần cài đặt trong tài khoản.

Tuy nhiên, nút “Theo dõi” (Follow) sẽ vẫn hiển thị cho tất cả người dùng.

LinkedIn cho biết:

“Đối với những thành viên trước đây đã bật chế độ người sáng tạo, họ sẽ tiếp tục có quyền truy cập vào bộ công cụ sáng tạo và số liệu phân tích chuyên sâu hơn của chúng tôi.

Với việc loại bỏ nút chuyển đổi chế độ người sáng tạo, chúng tôi cũng sẽ hợp lý hóa giao diện của tài khoản bằng cách xóa thẻ hashtag và chuyển phần “Giới thiệu” (About) trở lại nằm ở phần đầu tài khoản.”

Theo phân tích, hành động mới của LinkedIn được xem là cách để hạn chế việc làm nổi bật tài khoản của người dùng hay người sáng tạo trên nền tảng.

Giống như tất cả các ứng dụng xã hội khác, LinkedIn đã công nhận giá trị của những người có ảnh hưởng tích cực trên nền tảng, và chế độ người sáng tạo là một cách để giúp họ được chú ý nhiều hơn, nhằm khuyến khích họ sáng tạo nhiều hơn.

Tuy nhiên, có thể LinkedIn chưa nhận thấy đây là một động lực có giá trị và khả thi với mạng xã hội ít nhất là cho đến thời điểm hiện tại.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

TikTok giới hạn tìm kiếm các thẻ hashtag trong Creative Center

Theo cập nhật mới đây, mạng xã hội TikTok đã loại bỏ khả năng tìm kiếm các thẻ hashtag cụ thể trong các công cụ của Trung tâm sáng tạo (Creative Center), điều này sẽ hạn chế việc các nhà quảng cáo hay thương hiệu thu thập dữ liệu về mức độ phổ biến hoặc không của một số thẻ hashtag nhất định.

Công cụ tìm kiếm theo hashtag trong Creative Center là gì?

Các công cụ trong Trung tâm sáng tạo của TikTok cho phép nhà quảng cáo tìm hiểu sâu hơn về các xu hướng sử dụng khác nhau, điều này có thể rất hữu ích cho việc thiết lập các kế hoạch chiến dịch của thương hiệu.

Tuy nhiên, theo cập nhật mới, TikTok đã xóa tính năng tìm kiếm theo hashtag do lo ngại rằng dữ liệu đang được lạm dụng theo cách không phù hợp.

Như bạn có thể thấy, hiện tại dữ liệu chỉ có sẵn tới 100 thẻ hashtag khác nhau được phân chia theo các ngành nghề khác nhau thay vì có thể tìm kiếm không giới hạn.

TikTok loại bỏ tính năng mới này trong bối cảnh nền tảng đang được giám sát chặt chẽ về cách kiểm duyệt nội dung hay cách thuật toán của nền tảng hoạt động từ các cơ quan quản lý. Mặc dù đối với người làm marketing, đây đơn giản chỉ là mất đi một công cụ phân tích và nghiên cứu, ở các khía cạnh lớn như xã hội hay chính trị thì nó là cách giúp nền tảng tránh khỏi các lệnh cấm và trừng phạt.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

TikTok chia sẻ những lời khuyên mới về chiến lược nội dung

Theo TikTok, nhà quảng cáo hay người làm marketing nên sử dụng chiến lược nội dung kết hợp giữa quảng cáo và không quảng cáo để thúc đẩy hiệu suất trên nền tảng.

Những dữ liệu mới của TikTok cho thấy cách các thương hiệu có thể hưởng lợi từ việc thêm nhiều nội dung tự nhiên (organic content) hơn vào chiến lược marketing của họ thay vì chỉ dựa vào các nội dung quảng cáo.

Trong khi các digital marketer có thể sử dụng quảng cáo để thúc đẩy nhanh lượng tương tác với các video trên nền tảng, TikTok cho biết người dùng rất muốn thấy các thương hiệu xuất bản những nội dung tự nhiên.

Theo TikTok:

“Một chiến lược tương tác liên tục hiệu quả là chiến lược sử dụng kết hợp cả những nội dung tự nhiên lẫn có trả phí để tương tác với khách hàng, đồng thời tận dụng lợi thế của các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) để giúp các thương hiệu đạt được các mục tiêu kinh doanh.

Cách tiếp cận tích hợp này cho phép các thương hiệu trở nên năng động hơn, gắn kết hơn và hoạt động tích cực hơn trên nền tảng, những thứ có thể giúp khách hàng yêu thích, ghi nhớ và trung thành hơn.”

Để có thể làm rõ hơn về chiến lược này, dưới đây là những số liệu mà TikTok đưa ra:

1. 79% người dùng thích các thương hiệu hiểu TikTok.

TikTok nhận thấy rằng 79% người dùng thích các thương hiệu có thể cho người dùng thấy rằng họ hiểu cách sử dụng TikTok.

Đăng kết hợp nhiều kiểu nội dung là một cách để chứng minh với khách hàng tiềm năng rằng thương hiệu của bạn sử dụng TikTok để tương tác và kết nối thay vì chỉ quảng cáo.

2. Tăng gấp 2 lần ROAS.

TikTok cho biết việc kết hợp giữa các nội dung tự nhiên và có trả phí giúp tăng 2 lần ROAS (lợi nhuận có được trên chi tiêu quảng cáo) so với việc chỉ chạy quảng cáo.

Với các kiểu chiến dịch thử thách hashtag có thương hiệu (Branded Hashtag Challenges), TikTok cũng chứng kiến mức hiệu suất mang lại tương tự.

3. 1/3 người dùng TikTok bị ảnh hưởng bởi những nhà sáng tạo nội dung khác.

Ngoài việc chạy quảng cáo, có một cách khác để đưa thông điệp của thương hiệu đến với công chúng là hợp tác với những nhà sáng tạo nội dung khác.

Cứ ba người dùng TikTok thì có một người nói rằng họ được truyền cảm hứng để mua một thứ gì đó do các nhà sáng tạo giới thiệu.

4. Nhận thức thương hiệu tăng 173%

Đăng kết hợp các kiểu nội dung cũng giúp các thương hiệu tăng mức độ nhận biết hay nhận thức về thương hiệu (Brand Awareness).

TikTok đã đo lường mức tăng 173% về mức độ nhận biết thương hiệu sau 2 lần tiếp xúc với nội dung (tự nhiên và có trả phí) của một thương hiệu trên nền tảng.

5. Tăng 20% về mức độ thân thuộc với thương hiệu (Brand Affinity).

Những nội dung tự nhiên được cho là dễ tiếp nhận hơn sau khi xem các quảng cáo có trả phí, điều này dẫn đến mức độ thân thuộc với thương hiệu tăng 20%.

6. Tăng 27% mức độ ghi nhớ thương hiệu (Brand Recall).

Các nội dung tự nhiên có thể giúp tăng khả năng ghi nhớ hay hồi tưởng về thương hiệu lên tới 27% nếu chúng được xem trước khi xem quảng cáo.

7. Tăng 18% mức độ liên quan đến thương hiệu (Brand Relevance).

Các nội dung tự nhiên (Organic Content) sẽ trở nên có liên quan hơn đến người dùng sau khi họ đã xem các nội dung quảng cáo.

Dữ liệu của TikTok cho thấy mức tăng 18% đối với những người dùng nói rằng các nội dung tự nhiên của thương hiệu trở nên có liên quan hơn sau khi xem quảng cáo.

Về cơ bản, người dùng cũng dễ tiếp nhận quảng cáo hơn khi họ thấy một thương hiệu xuất bản cả những nội dung tự nhiên lẫn nội dung có trả phí.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Instagram SEO vs Hashtag: Đâu là chiến lược đúng trong 2022

Trong khi từ lâu, cả Instagram Hashtag và Instagram SEO đều là các chiến thuật ưu tiên của các Marketer, tuy nhiên, sau những cập nhật mới đây, liệu Instagram Hashtag có còn hiệu quả hay Instagram SEO đã chiếm hết ưu thế.

Instagram SEO vs Hashtag: Đâu là chiến lược đúng trong 2022
Instagram SEO vs Hashtag: Đâu là chiến lược đúng trong 2022

Từ tháng 3 năm 2022, CEO Instagram Adam Moserri là người thông báo rằng thẻ hashtag (định dạng kiểu #marketingtrips) không còn thực sự quan trọng trên nền tảng này nữa.

Đây không phải là thông báo đầu tiên nói về tác dụng của các thẻ hashtag trên Instagram, trước đó, CEO này cũng từng thông báo rằng người dùng chỉ nên sử dụng 3-5 thẻ trên mỗi bài đăng mới có hiệu quả tốt nhất thay vì là lạm dụng quá nhiều thẻ.

Thay vì xem xét các thẻ hashtag, thuật toán của Instagram sẽ tập trung xác định các từ khoá có liên quan trong phần chú thích (captions), tức ưu tiên SEO.

Trước những sự thay đổi đột ngột này, không ít marketer đang tự hỏi liệu sự thật đằng sau những thông báo này là gì? hay đâu mới là sự thật?

Instagram SEO có còn hiệu quả không? Hay các hashtag trên Instagram vẫn là công cụ có sức mạnh lớn nhất trong việc thúc đẩy khả năng tiếp cận.

Để làm sáng tỏ nội dung này, nhóm nghiên cứu từ Hootsuite đã bắt đầu tiến hành các thử nghiệm để xác định kết quả.

Giả thuyết.

Sử dụng các từ khóa có liên quan trong phần chú thích của Instagram sẽ giúp bài đăng tiếp cận nhiều hơn so với việc sử dụng thẻ hashtag.

Được giới thiệu lần đầu vào năm 2010, các thẻ hashtag tức các thẻ được bắt đầu bằng ký tự # (dấu thăng), các thẻ này là một phần quan trọng để thúc đẩy việc nội dung được khám phá và bài đăng được tiếp cận nhiều hơn.

Trong nhiều năm, việc chọn đúng thẻ hashtag trên Instagram là chiến thuật ưu tiên hàng đầu trong mọi chiến lược truyền thông mạng xã hội trên cả Instagram lẫn các nền tảng khác, khi được kết hợp với các nội dung có trong phần chú thích, các bài đăng như được tăng tốc về khả năng được khám phá.

Trong những ngày đầu này, hoạt động SEO trên Instagram không mấy hiệu quả.

Nhưng sau đó, khi mọi người bắt đầu lạm dụng các thẻ hashtag, nhồi nhét với số lượng tối đa (30 thẻ) vào mỗi phần chú thích, ngay cả với các thẻ không hề liên quan đến nội dung của bài đăng, mọi thứ đã có phần thay đổi.

Việc thêm quá nhiều hashtag vào bài đăng vừa làm cho người dùng cảm thấy khó chịu vì họ không biết đâu mới là chủ đề chính, vừa làm cho các thuật toán khó đánh giá về nội dung của bài đăng, thứ mà sau đó hệ thống sẽ sử dụng để đề xuất và phân phối bài đăng đến với người dùng.

Các thuật toán Instagram sau đó ít quan tâm hơn đến các thẻ hashtag đồng thời cũng khuyến khích người dùng hạn chế lạm dụng tính năng này.

Từ các chia sẻ của CEO Instagram, trong bối cảnh mới, từ khoá (keyword) mới là yếu tố quyết định chứ không phải là hashtag như trước kia.

Phương pháp luận.

Để kiểm tra giả thuyết này, nhóm nghiên cứu của Hootsuite bắt đầu chuẩn bị nhiều bài đăng trên nhiều chủ đề khác nhau.

Một nửa số bài đăng được thêm nhiều từ khoá vào phần chú thích, và đối với nửa còn lại, sẽ sử dụng 3 đến 5 thẻ hashtag có liên quan.

Kết quả nhận được.

Với các bài đăng có phần chú thích tập trung vào từ khóa nhận được nhiều phạm vi tiếp cận hơn và tương tác nhiều hơn so với các thẻ hashtag. Hóa ra, CEO Instagram nói đúng.

Thông qua nhiều bài đăng với nhiều chủ đề khác nhau trong nhiều khoảng thời gian khác nhau, nhìn chung, các bài đăng có chú thích SEO đều có phạm vi tiếp cận cao hơn khoảng 30% so với những bài đăng sử dụng hashtag.

Tiếp đó, với các bài đăng tập trung vào nội dung SEO (Content), kết quả không chỉ là có lượng tiếp cận (Reach) cao hơn, các bài đăng này cũng có mức độ tương tác cao hơn.

Những kết quả này có ý nghĩa gì?

Một kết luận có thể rút ra là, hashtags không còn tác dụng như nó vốn có, thay vào đó, nội dung mà cụ thể là nội dung SEO tập trung vào các từ khoá mới thực sự mang lại hiệu quả cho các bài đăng trên Instagram.

  • Một bài đăng thành công không chỉ cần một hình ảnh đẹp.

Trong khi các hình ảnh hay đồ hoạ rất quan trọng trên Instagram vì xét cho cùng thì đây cũng là một nền tảng trực quan. Tuy nhiên, người dùng không chỉ muốn có một hình ảnh đẹp. Họ cũng muốn bối cảnh, tính xác thực (Authentic), ý nghĩa đằng sau và hơn thế nữa.

Chú thích chỉ là một cơ hội để cung cấp những điều này.

  • Phần chú thích cần liên quan đến bài đăng.

Nếu bạn đang tìm kiếm khả năng được khám phá và khả năng tiếp cận, thì phần chú thích của bạn đang trở nên khó hiểu hơn.

Những người theo dõi hiện tại của bạn có thể thích những phần chú thích của bạn, nhưng thuật toán lại không biết điều gì đang xảy ra.

Để có phạm vi tiếp cận tối đa, hãy sử dụng các từ khóa mô tả có thể giúp khán giả mới tìm thấy nội dung của bạn.

  • Nếu bạn định sử dụng thẻ hashtag, hãy ghép chúng với những phần chú thích phù hợp.

Thay vì chỉ sử dụng nhiều các thẻ hashtag, điều này có thể khiến các thuật toán cho rằng bạn đang cố tình spam, hay kết hợp chúng với những phần chú thích liên quan.

Vì vậy, nếu bạn định tiếp tục sử dụng thẻ này cho các bài đăng trên Instagram, hãy thử đặt chúng ở cuối phần chú thích của bài đăng.

Kết luận: Kết luận cho thấy, CEO Instagram đã đúng, nền tảng này đang không cố tình đánh lạc hướng người dùng mà thay vào đó đã linh hoạt thay đổi thuật toán để khiến mọi thứ trở nên phù hợp hơn, cho cả người dùng lẫn thương hiệu trên nền tảng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Top những hashtag đáng giá nhất Instagram Reels trong 2022

Nếu Instagram hay Instagram Reels là một phần quan trọng trong chiến lược Social Media Marketing tổng thể của bạn, dưới đây là một số hashtag rất đáng để bạn sử dụng trong 2022.

instagram hashtag 2022
Top những hashtag đáng dùng nhất trên Instagram trong 2022

Để có thể thành công trên Instagram hay Instagram Reels, ngoài các chiến lược khác liên quan đến nội dung (content), quảng cáo hay sự sáng tạo, việc chọn lọc và sử dụng hashtag một cách thông minh cũng là chiến thuật bạn nên cân nhắc.

Trước khi tìm hiểu các hashtag đáng dùng nhất trong năm mới 2022, hãy cùng tìm hiểu về thuật ngữ hashtag.

Hashtag là gì?

Khi nói đến khái niệm hashtag hay muốn hiểu hashtag là gì, có hai thứ mà bạn cần hiểu, thứ nhất là về mặt hiển thị và thứ hai là về mặt bản chất (tính kỹ thuật).

Về mặt hiển thị, hashtag là thuật ngữ dùng để chỉ những từ hay cụm từ nằm đằng sau dấu thăng “#”, ví dụ những từ như #marketingtrips, #marketing, #facebook, #hashtag hay #hashtaglagi chính là những hashtag.

Về mặt kỹ thuật, hashtag là những thẻ siêu dữ liệu (metadata) được ký hiệu bằng dấu thăng “#”. Hashtag được sử dụng phổ biến trên các nền tảng mạng xã hội như Twitter, Facebook, Instagram, YouTube hay TikTok.

Bạn có thể xem hashtag là gì để tìm hiểu sâu hơn về thuật ngữ này.

Tổng hợp một số hashtag đáng sử dụng nhất trên Instagram Reels trong 2022.

Các hashtag sẽ được phân bổ theo ngành như bên dưới.

Hashtag cho Instagram Reels trong lĩnh vực thể dục thể hình và chăm sóc sức khoẻ.

#fitness

#fitnessmotivation

#fitnessreels

#health

#lifestyle

#gymlife

#muscle

#instagood

#gymmotivation

#beastmode

#fitnessmodel

#fitnessgirl

#fitnessaddict

#workoutmode

#gym

#dreambig

#noexcuses

#workout

#fitnessjourney

#fit

#motivation

#fitnessgram

#training

#fitnesslifestyle

#fitnessgoals

Hashtag cho Instagram Reels 2022 trong lĩnh vực du lịch.

#travelling

#travelblogger

#traveling

#travel

#travelmore

#travelbug

#traveldiary

#instatravel

#travelholic

#travelers

#travelguide

#travellife

#travelgram

#traveldiaries

#wonderlust

#travelgram

#traveler

#traveladdict

#travelblog

#nature

#travelreels

#toursim

#instatraveling

#adventure

#sunset

#sunrise

#naturephotography

#landscape

#naturelovers

#travelphotography

#mountains

#beach

#hiking

#likenowhereelse

#nowehereelse

Hashtag cho Instagram Reels trong lĩnh vực thực phẩm.

#mealsandreels

#foodgasm

#yum

#eat

#foodpics

#dinner

#foodpic

#lunch

#foodphotography

#breakfast

#foodlover

#tasty

#foodblogger

#hungry

#dessert

#healthyfood

#cooking

#foods

#chocolate

#cake

#foodies

#eeeeeats

#homemade

#eating

#foodblog

Những hashtag phổ biến trên Instagram Reels trong 2022.

#instagood

#instadaily

#explorepage

#viralvideos

#instagram

#igaddict

#instafamous

#reelvideo

#reelsvideo

#newreel

#reelsinsta

#videooftheday

#love

#viral

#trending

#foryou

#reels

#reelsinstragram

#reelitfeelit

#explore

#likeforlikes

#like4like

#likeforlike

#holareels

#firstreel

#newsfeed

#bestreels

#reelsindia

#reelsbrasil

#instamoment

#challenge

#trendingreels

#igreels

#reelsforyou

#reelsteady

#igreels

Hashtag cho Instagram Reels trong lĩnh vực thời trang.

#fashion

#fashionstyle

#fashionmodel

#fashionweek

#fashiongram

#style

#styleblogger

#styleblog

#makeupforever

#beautytips

#fashioninsta

#fashiontrend

#fashionblogger

#makeup

#beautybloggers

#beauty

#photography

Tại sao bạn nên sử dụng hashtag trên Instagram hay Instagram Reels nói chung.

Mặc dù theo thông tin từ CEO của Instagram, hashtag sẽ không giúp các thương hiệu gia tăng mức độ tương tác hay tiếp cận của các bài đăng, tuy nhiên nó lại là một cách khôn ngoan để nội dung của thương hiệu được tìm kiếm và khám phá trên nền tảng.

Do đó, nếu bạn đang tìm cách phát triển thương hiệu hay tìm kiếm khách hàng mới trên các nền tảng truyền thông mạng xã hội (Social Media), một chiến lược sử dụng hashtag toàn diện và chi tiết là rất cần thiết.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Những Influencer của Nga cắt bỏ những chiếc túi Chanel khi thương hiệu này bị giới hạn

Sau khi Chanel thông báo sẽ dừng bán hàng tại Nga, không ít những người có ảnh hưởng (Influencer) đã tỏ thái độ phản đối bằng cách tự cắt bỏ hay làm hỏng những chiếc túi mang thương hiệu Chanel của họ.

Những Influencer của Nga cắt bỏ những chiếc túi Chanel khi thương hiệu này bị giới hạn
Những Influencer của Nga cắt bỏ những chiếc túi Chanel khi thương hiệu này bị giới hạn

Trong khi hàng loạt các thương hiệu lớn như McDonald’s, Pepsi hay Starbucks rời khỏi Nga một cách tương đối nhẹ nhàng, Chanel hiện đang phải đối mặt với không ít các sự số.

Sau khi thông báo sẽ dừng các hoạt động kinh doanh tại Nga, thương hiệu hàng đầu thế giới về các sản phẩm xa xỉ còn cho biết rằng, ngoài việc dừng hoạt động trên lãnh thổ Nga, họ sẽ không còn bán các sản phẩm của mình cho những công dân Nga có ý định mang chúng đến đất nước của họ.

Trước thông báo này từ phía Chanel, nhiều người có ảnh hưởng (Influencer) đã quyết định bày tỏ sự phản đối bằng cách sử dụng hashtag #byebyechanel trên các trang cá nhân của họ trên các nền tảng mạng xã hội (Social Media).

Victoria Bonya, một người Nga sống ở Monaco và có trang cá nhân Instagram với hơn 9,3 triệu người theo dõi, đã đăng tải một đoạn video trong đó cô dùng kéo xé toạc chiếc túi Chanel sau khi giải thích rằng: “Nếu Chanel không tôn trọng khách hàng thì tại sao chúng tôi lại có thể tôn trọng Chanel?”

Marina Ermoshkina, một người có ảnh hưởng và là nữ diễn viên cũng đã tham gia vào xu hướng này với thông điệp: “Đối với các cô gái Nga chúng tôi, Chanel không đóng vai trò gì trong cuộc sống của chúng tôi cả.”

Không một chiếc túi nào hay không có một thứ gì đáng giá hơn tình yêu đối với đất nước của chúng tôi… Chúng tôi sẽ chống lại các thương hiệu không dành tình cảm hay thành kiến với đất nước này.”

Hiện Marina Ermoshkina có hơn 300 nghìn người theo dõi cắt túi bằng kéo làm vườn.

Một người có ảnh hưởng khác là DJ Katya Guseva với hơn 580.000 người theo dõi chia sẻ:

“Tôi nói ‘KHÔNG’ với Chanel. Họ đang ép buộc tôi phải từ chối quê hương của mình để ủng hộ thương hiệu của họ”. Sau câu phát biểu trên, cô đã lấy kéo và phá hủy một chiếc túi Chanel.

Giá của một chiếc túi Chanel hiện có thể dao động từ 1.700 USD đến 9.200 USD, và với các phiên bản đặc biệt và sản phẩm giới hạn, mức giá có thể vượt quá 260.000 USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Hashtag là gì? Cách sử dụng Hashtag trong Marketing

Cùng tìm hiểu các nội dung xoay quanh thuật ngữ Hashtag như: hashtag là gì? Cách sử dụng hashtag trong Marketing? Hashtag có công dụng gì đối với thương hiệu? Hashtag trên Instagram là gì, Hashtag trên Facebook là gì và nhiều nội dung khác liên quan đến thuật ngữ hashtag.

hashtag là gì
Hashtag là gì? Cách sử dụng Hashtag trong Marketing

Phát triển song song với các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay TikTok, hashtag dần trở thành một thuật ngữ phổ biến đối với những người làm marketing nói chung và Social Media Marketing nói riêng. Về tổng thể, hashtag là khái niệm mô tả các từ hay cụm từ nằm sau dấu thăng (#) được sử dụng với mục tiêu là giúp người dùng tìm kiếm các nội dung liên quan (cùng chủ đề) đến các bài đăng.

Các nội dung được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • Hashtag là gì?
  • Một số lưu ý khi sử dụng hashtag là gì?
  • Lịch sử ra đời của thuật ngữ hashtag.
  • Vai trò của hashtag đối với các thương hiệu là gì?
  • Một số hashtag phổ biến nhất trên thế giới.
  • Một số cách để tìm kiếm những hashtag tốt nhất là gì?
  • Cách sử dụng hashtag trên một số nền tảng mạng xã hội phổ biến như Facebook, TikTok hay Instagram.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Hashtag là gì?

Khi nói đến khái niệm hashtag hay muốn hiểu hashtag là gì, có hai thứ mà bạn cần hiểu, thứ nhất là về mặt hiển thị và thứ hai là về mặt bản chất (tính kỹ thuật).

Về mặt hiển thị, hashtag là thuật ngữ dùng để chỉ những từ hay cụm từ nằm đằng sau dấu thăng “#”, ví dụ những từ như #marketingtrips, #marketing, #facebook, #hashtag hay #hashtaglagi chính là những thẻ hashtag.

Về mặt kỹ thuật, theo định nghĩa của Wikipedia, hashtag là những thẻ siêu dữ liệu (metadata) được ký hiệu bằng dấu thăng “#”. Hashtag được sử dụng phổ biến trên các nền tảng mạng xã hội như Twitter, Facebook, Instagram, YouTube hay TikTok.

Một trong những tính năng phổ biến nhất của các thẻ hashtag trên các nền tảng là chúng cho phép người dùng tìm kiếm những nội dung tương tự hoặc cùng nói về một chủ để.

Để có thể tìm kiếm các nội dung cần tìm, những gì người dùng cần làm là nhấp chuột vào các thẻ hashtag cần tìm kiếm hoặc nhập thẻ đó vào các thanh tìm kiếm trên các nền tảng.

Hashtag trong bối cảnh Marketing.

Trong phạm vi ngành marketing, hashtag gắn liền với 3 thứ.

  • Thứ nhất, các thẻ hashtag được marketer sử dụng với mục tiêu thúc đẩy phạm vi tiếp cận của bài viết. Mặc dù các nền tảng mạng xã hội không trực tiếp xác nhận điều này, tuy nhiên thông qua việc phân tích hiệu suất của các bài viết thì tác dụng này là có thật.
  • Thứ hai, các thẻ hashtag gắn liền với các chiến dịch marketing ví dụ như khuyến mãi, tặng quà hay một sự kiện đặc biệt nào đó của thương hiệu.
  • Thứ 3, sử dụng hashtag như là một cách để thể hiện mức độ liên quan của bài đăng với các từ khoá quan trọng.

Một số lưu ý khi sử dụng hashtag là gì?

  • Các hashtag luôn bắt đầu bằng dấu # nhưng chúng sẽ không hoạt động nếu bạn sử dụng dấu cách, dấu chấm câu hoặc các ký hiệu.
  • Bận cần đảm bảo rằng các tài khoản của bạn ở chế độ công khai. Nếu không, bất kỳ người dùng nào nếu họ không theo dõi trang của bạn họ sẽ không thể nhìn thấy các hashtag của bạn.
  • Đừng xâu chuỗi quá nhiều từ lại với nhau. Các thẻ hashtag tốt nhất thường có xu hướng tương đối ngắn và dễ nhớ nhất.
  • Nên sử dụng các thẻ hashtag có liên quan và cụ thể. Nếu quá mờ nhạt, nó sẽ khó có thể được tìm thấy và không được những người dùng mạng xã hội khác sử dụng.
  • Nên giới hạn một số lượng nhất định các hashtag. Nhiều hơn không phải lúc nào cũng tốt hơn. Các nền tảng sẽ coi là spam nếu bạn lạm dụng nó. Theo nhiều lời khuyên khác nhau, với mỗi bài đăng trên Facebook, Instagram hay TikTok, bạn nên sử dụng tối đa là 5 thẻ hashtag với những từ khoá liên quan.

Lịch sử ra đời của thuật ngữ hashtag.

Hashtag lần đầu tiên được sử dụng vào năm 2007 bởi Chris Messina, một chuyên gia Marketing trên nền tảng mạng xã hội Twitter.

Do tính ngắn gọn của nền tảng, ông đề xuất giải pháp là sử dụng biểu tượng đồng bảng Anh (dấu thăng #) để nhóm các Tweet có liên quan lại với nhau.

Và đây cũng là hashtag đầu tiên được sử dụng.

hashtag là gì
Hashtag đầu tiên được sử dụng trên thế giới từ nền tảng Twitter.

Cũng từ sự kiện này, khái niệm hashtag dần trở nên phổ biến hơn, không chỉ trên Twitter mà còn trên cả nhiều nền tảng mạng xã hội khác như Facebook hay Instagram.

Mức độ tiếp cận và tính hiệu quả của nó cũng tăng trưởng theo cấp số nhân.

Mãi về sau này, khi nhắc đến hashtag, người ta (đặc biệt là các marketer) hiểu nó là những gì liên quan đến việc nhóm các nội dung có chung chủ đề lại với nhau, tăng khả năng khám phá cho nội dung từ đó tăng mức độ tiếp cận cho nội dung.

Vai trò của hashtag đối với các thương hiệu là gì?

Trong khi hashtag dần trở nên phổ biến và được những người làm marketing sử dụng như là một cách để thúc đẩy khả năng nhận diện của thương hiệu, vậy tác dụng thực sự của hashtag là gì hay nó có mối quan hệ như thế nào với marketing.

Dưới đây là một số tác dụng chính của hashtag bạn có thể tham khảo.

Hashtag giúp tăng mức độ tương tác với người dùng.

Khi bạn sử dụng các thẻ hashtag trong các bài đăng của mình có nghĩa là bạn đang chọn tham gia vào một cuộc trò chuyện diễn ra liên tục trên các nền tảng đó. Thông qua các hashtag, bạn có nhiều cơ hội hơn để hiển thị nội dung của mình.

Khi điều này xảy ra, bạn đang góp phần thúc đẩy mức độ tương tác của thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội bằng các lượt thích, lượt chia sẻ, lượt bình luận và cả những người theo dõi mới.

Xây dựng mức độ nhận biết của thương hiệu (brand awareness) bằng các hashtag có thương hiệu (branded hashtag).

Sử dụng các thẻ hashtag có thương hiệu có thể là một cách hiệu quả để quảng bá doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn và thúc đẩy các cuộc trò chuyện với khách hàng.

Ví dụ: Với hình ảnh bên dưới, với bài đăng về “Social Commerce là gì?“, MarketingTrips đã sử dụng 3 hashtag, vừa hashtag có thương hiệu là #MarketingTrips, vừa các hashtag về các chủ đề liên quan là #SocialCommerce và #eCommerce.

hashtag
Hashtag là gì? Ví dụ về cách sử dụng hastag trên Facebook

Hashtag có thể hỗ trợ hay ủng hộ các vấn đề xã hội.

Sử dụng các thẻ hashtag ngoài các nội dung liên quan đến thương hiệu cũng góp phần thúc đẩy khả năng ảnh hưởng của thương hiệu đến công chúng.

Ví dụ: các thẻ hashtag #EachforEqual và #IWD2020 đã được sử dụng trên các nền tảng truyền thông mạng xã hội, bao gồm cả LinkedIn hay Facebook vào Ngày Quốc tế Phụ nữ nhằm mục tiêu kêu gọi sự bình đẳng giới.

hashtag là gì
Hashtag được sử dụng cho các vấn đề xã hội.

Bằng cách sử dụng các hashtag này, thương hiệu của bạn làm cho người tiêu dùng nói riêng hay công chúng nói chung hiểu rằng bạn luôn luôn ủng hộ các vấn đề chung của xã hội, thương hiệu của bạn là thương hiệu “có trách nhiệm với xã hội” và cộng đồng.

Thêm các yếu tố ngữ cảnh vào bài đăng thông qua việc sử dụng các thẻ hashtag phù hợp.

Trên các nền tảng như Twitter, bạn không có quá nhiều không gian để viết chú thích (caption), chính xác là bạn chỉ có 280 ký tự.

Trên Instagram, các đoạn chú thích dài hơn không phải lúc nào cũng hiệu quả nhất. Tương tự với Facebook, Pinterest, LinkedIn, TikTok hoặc bất kỳ nền tảng nào khác – đôi khi càng ít lại càng được nhiều.

Sử dụng thẻ hashtag là một cách đơn giản để ngữ cảnh hóa những gì bạn đang nói mà không cần sử dụng hết các ký tự hoặc viết các chú thích quá dài dòng.

hashtag là gì
Nasa sử dụng hashtag để ngữ cảnh hoá những gì họ muốn nói.

Để kỷ niệm 50 năm ngày Apollo 11 hạ cánh lên mặt trăng vào tháng 7 năm 2019, Nasa đã sử dụng thẻ  #Apollo50th, đồng thời vì tháng 7 cũng là tháng của Ngày các biểu tượng Cảm xúc Thế giới (World Emoji Day), Nasa cũng sử dụng thêm thẻ #WorldEmojiDay nhằm mục tiêu thông báo rằng họ cũng đang gia nhập các cuộc trò chuyện về chủ đề này.

Khiến khách hàng dễ dàng tìm kiếm thương hiệu hơn cũng là một tác dụng rất tốt của các thẻ hashtag.

Trên Linkedin và Instagram, người dùng có thể theo dõi các thẻ bắt đầu bằng dấu # cũng như những người dùng khác. Sử dụng một vài thẻ hashtag phổ biến từ đó có thể là một cách khác để giúp người dùng mới tìm thấy thương hiệu của bạn.

hashtag
Cách sử dụng hashtag để khiến người dùng dễ dàng tìm thấy thương hiệu hơn.

Như hình ảnh ở trên, nếu bạn sử dụng thẻ #travel trong phần nội dung của mình, những người theo dõi các thẻ này sẽ có thể tìm thấy các nội dung của bạn.

Hashtag cũng giúp thể hiện các mối quan hệ đối tác hoặc nội dung được tài trợ.

Tác dụng này dành cho các thương hiệu khi làm việc với những người có ảnh hưởng (influencer) trong mối quan hệ đối tác.

Nếu thương hiệu của bạn sử dụng người có ảnh hưởng để gia tăng mức độ hiệu quả của các chiến dịch marketing, trên các bài đăng của người có ảnh hưởng nên thể hiện rõ thương hiệu của bạn (mối quan hệ tài trợ).

Đối với một số quốc gia như Mỹ, họ có quy định rằng nếu những người có ảnh hưởng đăng bài quảng cáo được tài trợ bởi các thương hiệu hay các nội dung có thương hiệu, họ cần biểu thị điều này thông qua các thẻ hashtag cụ thể như tên thương hiệu hay gắn nhãn “được tài trợ”.

Một số hashtag phổ biến nhất trên thế giới.

Trong khi những hashtag phổ biến nhất không nhất thiết là những thẻ mang lại nhiều hiệu quả nhất, việc quan sát và chọn lọc các thẻ phù hợp là những gì bạn cần làm.

Ví dụ, mặc dù thẻ #followme có hơn 575 triệu bài đăng trên Instagram nhưng việc đưa nó vào các bài đăng của bạn lại không mang lại cho bạn bất cứ hiệu quả gì.

Với các thẻ hashtag khác như #throwbackthursday hoặc #flashbackfriday, bạn có thể sử dụng chúng như là những cách thú vị để cho người dùng thấy rằng thương hiệu của bạn đang tham gia vào chủ đề này.

Kể từ tháng 6 năm 2021, một số hashtag phổ biến nhất trên Instagram là:

  1. #love (2.1B posts)
  2. #instagood (1.3B posts)
  3. #fashion (972M posts)
  4. #photooftheday (931M posts)
  5. #photography (769M posts)
  6. #beautiful (749M posts)
  7. #instagram (691M posts)
  8. #picoftheday (655M posts)
  9. #nature (639M posts)
  10. #happy (639M posts)

Một số cách để tìm kiếm những hashtag tốt nhất cho Marketing.

Để có thể tìm thấy các thẻ hashtag tốt nhất cho thương hiệu, những gì bạn cần làm là sử dụng các công cụ hoặc tiến hành các nghiên cứu nhỏ.

Dưới đây là một số cách bạn có thể làm.

Quan sát đối thủ cạnh tranh hoặc những người có ảnh hưởng trên các nền tảng mạng xã hội (social media).

Công việc cụ thể bạn cần làm là thu thập tất cả thông tin về đối thủ cạnh tranh của bạn và bất kỳ người có ảnh hưởng nào có liên quan đến thương hiệu của bạn: họ thường đăng các nội dung gì, các chủ đề được họ quan tâm nhất là gì, họ có sử dụng hashtag không, hashtag đó là gì…và nhiều nội dung khác.

Sau đó, bạn cần ghi lại những thẻ mà họ sử dụng thường xuyên nhất và xem họ sử dụng bao nhiêu thẻ trong mỗi bài đăng của mình.

Mục tiêu chính của nghiên cứu là giúp bạn tìm hiểu cách đối thủ cạnh tranh tương tác với đối tượng mục tiêu và những từ khóa mà họ có xu hướng sử dụng nhiều nhất.

Sử dụng Hashtagify.me.

Hashtagify.me cho phép bạn tìm kiếm những hashtag tốt nhất cho thương hiệu trên Twitter và Instagram.

Với công cụ này, bạn có thể tìm kiếm bất kỳ hashtag nào và xem mức độ phổ biến của nó.

Ví dụ: nếu bạn muốn tìm kiếm mức độ phổ biến của thẻ #springtime, bạn sẽ nhận được các kết quả hiển thị cho mức độ phổ biến của nó, mức độ phổ biến gần đây cũng như các xu hướng trong tháng và tuần.

Tìm kiếm các hashtag có liên quan.

Nếu bạn đã nắm rõ những thẻ hashtag nào đang hoạt động tốt nhất cho thương hiệu của mình, hãy cân nhắc sử dụng các thẻ có liên quan.

Những thẻ này có thể cụ thể hơn so với các thẻ mà bạn đang sử dụng, nó có thể giúp bạn kết nối với nhiều đối tượng được nhắm mục tiêu hơn.

Trên Instagram, các thẻ hashtag có liên quan hiển thị ngay phía trên tab “Top” và tab “Recent” khi bạn ở trong phần Explore (khám phá).

Cách sử dụng hashtag trên một số nền tảng mạng xã hội phổ biến.

Cách sử dụng hashtag trên Instagram.

Số lượng hashtag tối ưu bạn nên sử dụng cho mỗi bài đăng trên Instagram là từ 5.10.

Ngoài việc thêm các thẻ hashtag sau các phần chú thích, bạn cũng có thể sử dụng các thẻ này ở phần bình luận khi trả lời các phản hồi từ phía người dùng.

Một số mẹo khi sử dụng hashtag trên Instagram là gì?

  • Hãy cân nhắc sử dụng hashtag ở phần bình luận đầu tiên của bài đăng để những người theo dõi có thể tập trung vào những chú thích mà thương hiệu đã viết.
  • Với các tài khoản Instagram Business, bạn có thể truy cập Instagram Insights. Sau đó, bạn có thể xem chi tiết số liệu về hiệu suất của các hashtag của bạn.
  • Tránh thêm hashtag vào phần giữa các phần chú thích hoặc bình luận của bạn, vì chúng có thể làm cho nội dung của bạn trở nên khó hiểu hơn.
  • Nhóm các thẻ hashtag lại với nhau ở phần cuối của nội dung là an toàn nhất.

Cách sử dụng hashtag trên Facebook.

Số lượng hashtag tối ưu bạn nên sử dụng cho mỗi bài đăng trên Instagram là từ 1-5.

Trên Facebook, bạn có thể đưa hashtag vào bất kỳ phần nào của bài đăng, nó có thể nằm trên phần nội dung lẫn dưới các phần bình luận.

Một số mẹo khi sử dụng hashtag trên Facebook là gì?

  • Bạn cần lưu ý rằng với hầu hết các nền tảng, bạn không nên sử dụng các hashtag có dấu hoặc dấu gạch dưới, hashtag chỉ thể hiện được vai trò của nó khi được viết liền và không dấu.
  • Bạn có thể theo dõi các hashtag của thương hiệu bằng cách sử dụng đường dẫn (URL) facebook.com/hashtag/_____. Dấu gạch cuối cùng là hashtag bạn muốn theo dõi.

Cách sử dụng hashtag trên LinkedIn.

Cũng tương tự như Facebook, bạn có thể thêm hashtag vào bất cứ phần nội dung nào, trên bài đăng hoặc dưới phần bình luận.

Bạn cũng có thể:

  • Tìm kiếm thẻ hashtag bằng thanh tìm kiếm của nền tảng.
  • Xem các thẻ hashtag thịnh hành trực tiếp từ trang chủ.
  • Nhận đề xuất về thẻ hashtag từ LinkedIn.

Một số mẹo khi sử dụng hashtag trên LinkedIn:

  • Khác với các nền tảng như Facebook hay TikTok, LinkedIn là một nền tảng chuyên nghiệp do đó hãy duy trì việc sử dụng thẻ hashtag một cách chuyên nghiệp. Đừng spam quá nhiều keyword, đừng sử dụng “ngôn ngữ của Facebook”.
  • Chọn theo dõi các thẻ hashtag trên LinkedIn để xem các bài đăng gần đây được bắt đầu bằng thẻ đó.

Cách sử dụng hashtag trên YouTube:

Với các video trên YouTube, để có thể thêm các thẻ hashtag vào nội dung, những gì bạn cần làm là thêm trực tiếp các thẻ vào phần tiêu đề và mô tả của video.

Ngoài ra theo thông tin mới đây nhất từ YouTube, với các phân đoạn video mới (video chapters), bạn có thể thêm các từ khoá vào các phần video khác nhau, bạn có thể xem chi tiết cách sử dụng các thẻ metadata này tại đây.

Hãy nhớ, bạn không nên không sử dụng nhiều hơn 15 hashtag trên mỗi video YouTube.

Một số mẹo khi sử dụng hashtag trên YouTube là gì?

  • Các thẻ hashtag sẽ được hiển thị dưới dạng siêu liên kết (hyperlinked) trong thẻ tiêu đề và mô tả, do đó người dùng có thể tìm kiếm các nội dung khác có cùng hashtag khi nhấp vào các thẻ đó.
  • Nếu bạn không sử dụng thẻ trong phần tiêu đề, thì 3 thẻ đầu tiên trong phần mô tả (description) sẽ hiển thị phía trên tiêu đề video của bạn.

Những câu hỏi thường gặp về chủ đề hashtag.

  • Hashtag cầm tay là gì?

Hashtag cầm tay đơn giản là các sản phẩm kiểu sticker nhỏ gọn có thể cầm tay được và thường được sử dụng bằng cách gắn lên đó các thẻ hashtag gắn liền với các sự kiện cụ thể ví dụ như ra mắt sản phẩm mới hay đơn giản là sự kiện mừng sinh nhật.

  • Hashtag TikTok là gì?

Cũng tương tự như các hashtag trên mạng xã hội Facebook, các thẻ hashtag trên TikTok là những từ hay cụm từ có dạng #marketingtrips, từ khoá được gắn liền (không sử dụng dấu cách) đằng sau dấu #. Hashtag là cách để người làm nội dung truyền đạt thông điệp của bài đăng tới người dùng.

Kết luận.

Bằng cách hiểu rõ về khái niệm hashtag là gì, những gì nó đại diện, cách nó được ứng dụng để thúc đẩy khả năng hiện diện của thương hiệu cũng như cách sử dụng nó trên các nền tảng khác nhau, bạn có nhiều cơ hội hơn để phát triển thương hiệu và gia tăng mức độ tương tác với các nhóm đối tượng mục tiêu khác nhau.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips

Facebook thêm ‘Inspiration Hub’ mới vào Creator Studio

Với ‘Inspiration Hub’ người làm marketing có thêm nhiều insights mới thông qua các xu hướng nội dung và hashtags có liên quan đến Trang của họ.

Facebook thêm 'Inspiration Hub' mới vào Creator Studio

Như bạn có thể thấy trong ảnh chụp màn hình ở trên, từ chuyên gia truyền thông mạng xã hội Matt Navarra, khi tính năng này được áp dụng với tài khoản của bạn, bạn sẽ có thể thấy nó từ Trang chủ (Home) trong Facebook Creator Studio.

Ở bên phải của giao diện màn hình, bạn có thể xem những insights hàng đầu như các video và hashtags thịnh hành (trending) trong 24 giờ qua, được đăng bởi các Trang (Page) tương tự như Trang của bạn.

Cũng từ đây, bạn sẽ có một loạt các bộ lọc bổ sung để xem thêm các nội dung đang thịnh hành trên Facebook, bao gồm danh mục Trang, kiểu nội dung, khu vực, v.v.

Facebook thêm 'Inspiration Hub' mới vào Creator Studio

Inspiration Hub cũng bao gồm nhiều thông tin chi tiết về các thẻ hashtags đang thịnh hành trong khung thời gian bạn đã chọn như bạn có thể xem ở hình bên dưới.

Facebook thêm 'Inspiration Hub' mới vào Creator Studio

Liên quan đến tính năng mới này, hầu hết các dữ liệu mới bổ sung hiện đều đã có sẵn trong nền tảng CrowdTangle, một nền tảng phân tích của Facebook dành riêng cho các nhà báo, và tất nhiên rất ít người có thể truy cập được tính năng này.

Hiện tính năng đang được thử nghiệm và sẽ sớm có sẵn trong tài khoản của các chủ sở hữu Trang trên toàn cầu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Cách tận dụng và khai thác dữ liệu mạng xã hội để tăng ROI (P1)

Dữ liệu là ‘tiền tệ’ và sức mạnh của thế kỷ 21. Các thương hiệu và doanh nghiệp trên toàn cầu đầu tư một số tiền lớn vào nhân sự, công cụ và nền tảng cần thiết cũng chỉ để thu thập, phân tích những thông tin chi tiết từ nguồn dữ liệu đó.

mạng xã hội

Kể từ khi những phương tiện truyền thông mạng xã hội bùng nổ phổ biến, nhiều người làm marketing đã đặt ra câu hỏi về tính hữu ích của nó như một phương tiện marketing và nguồn dữ liệu vô tận từ người dùng.

Với những câu hỏi như “Bài đăng trên Facebook của tôi từ tuần trước thực sự đã tạo ra bao nhiêu doanh thu?” hay “Tweet của tôi đã kiếm được bao nhiêu khách hàng từ việc kinh doanh?”, thật khó để định lượng được lợi ích thực sự của các phương tiện truyền thông mạng xã hội.

Mặc dù một số hoài nghi này là chính đáng, nhưng phương tiện truyền thông mạng xã hội vẫn là tài sản vô giá đối với thương hiệu của bạn – và trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ cùng xem xét ‘tại sao?”.

Chúng ta sẽ cùng xem xét cách tận dụng những thông tin chi tiết từ dữ liệu của phương tiện mang xã hội để tăng tỉ suất lợi nhuận đầu tư (ROI) của doanh nghiệp và đo lường những lợi nhuận đó.

Dữ liệu từ phương tiện mạng xã hội là gì?

Dữ liệu từ những phương tiện truyền thông mạng xã hội bao gồm các chỉ số khác nhau về hành vi, sở thích và mức độ tương tác của người dùng trên các nền tảng truyền thông mạng xã hội.

Nói một cách đơn giản hơn, đó là thông tin được tổng hợp từ các tài khoản mạng xã hội khác nhau, điều sẽ cho bạn biết cách khán giả chia sẻ, xem và tương tác với những nội dung của bạn.

Dạng dữ liệu từ mạng xã hội khách quan nhất thường ở dạng số liệu. Các chỉ số này có thể khác nhau trên các nền tảng khác nhau và bao gồm những thứ như:

  • Bình luận.
  • Người theo dõi.
  • Chia sẻ.
  • Thích/không thích.
  • Đề cập.
  • Số lần hiển thị.
  • Lượt xem video.
  • Lượt nhấp chuột.
  • Sử dụng thẻ hashtag.
  • Phân tích và từ khóa được sử dụng.
  • Lượt truy cập mới từ Trang.

Trong khi vẫn có một số chỉ số khác có thể xem xét, nhưng trên đây là những chỉ số dữ liệu chính cốt lõi cho chiến lược marketing của bạn.

Mặc dù việc chuẩn bị càng nhiều chỉ số dữ liệu càng tốt, nhưng không phải lúc nào chúng cũng hữu ích. Đây cũng chính là sự phân tách ranh giới giữa dữ liệu hay chỉ số truyền thông có ý nghĩa và các chỉ số ‘phù phiếm’ khác.

Chỉ số ‘phù phiếm’ là các chỉ số nhìn bề ngoài thì có vẻ ấn tượng nhưng thực chất chúng không cung cấp bất cứ thông tin hay căn cứ nào để đánh giá mức độ hiệu quả.

Ví dụ: số lượng người theo dõi của bạn trên mạng xã hội Twitter hay Facebook có thể đang tăng lên, nhưng điều này sẽ không hữu ích lắm nếu không có sự gia tăng tương ứng trong các chỉ số tương tác như ‘bình luận’ và ‘lượt tiếp cận’.

Khai thác dữ liệu trên mạng xã hội có thể tăng ROI của bạn như thế nào?

Nhiều người làm marketing hiểu rằng phương tiện truyền thông mạng xã hội (Social Media) thực sự hữu ích với các chiến dịch marketing hiệu quả nhưng vẫn phải vật lộn để gắn những lợi ích này trực tiếp đến ROI của doanh nghiệp.

Bằng cách cung cấp cho doanh nghiệp của bạn vô số thông tin chi tiết, dữ liệu từ mạng xã hội có thể được tận dụng để tăng ROI trên nhiều khía cạnh khác nhau.

Dưới đây là một số cách mà dữ liệu thu thập được từ các tài khoản mạng xã hội có thể giúp tăng ROI của bạn:

  • Thông qua lượt thích, nhấp chuột, chia sẻ, bình luận, v.v., dữ liệu này cung cấp cho bạn hiểu biết sâu sắc hơn về cách người dùng tương tác với nội dung của bạn.
  • Việc hợp nhất các tập dữ liệu này có thể giúp bạn hợp lý hóa các nỗ lực marketing của mình, loại bỏ các khoản chi tiêu không cần thiết hay có các số liệu hiệu suất rõ ràng có thể đo lường được cho khách hàng, đối tác và nhà đầu tư (nếu có).

Ví dụ: bằng cách nhận ra rằng Instagram có giá trị hơn đối với thị trường ngách sản phẩm của bạn so với Twitter, bạn có thể tập trung nhiều hơn vào quảng cáo Instagram có trả phí và ít hơn vào các chiến dịch trên Twitter.

  • Dữ liệu giúp doanh nghiệp của bạn luôn cập nhật các xu hướng sản phẩm và dịch vụ mới nổi, điều này đảm bảo rằng bất kể ngành của bạn đang chuyển theo hướng nào, bạn sẽ không bao giờ bị bỏ lại ở phía sau.
  • Dữ liệu là cơ sở để bạn không ngừng tối ưu và cải thiện mọi khía cạnh của chiến lược – từ các chỉ số như chi phí trên mỗi lần nhấp chuột (CPC), tỉ lệ chuyển đổi (CR)… đến xây dựng thương hiệu, marketing, nội dung…để từ đó giúp giảm chi phí và tăng ROI v.v.

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Người dùng LinkedIn có thể thêm video giới thiệu vào tài khoản

Người dùng LinkedIn hiện có thể tối ưu tài khoản của họ bằng video giới thiệu và sử dụng chế độ ‘Nhà sáng tạo’ hoàn toàn mới.

LinkedIn đang cập nhật hồ sơ người dùng bằng khả năng thêm video giới thiệu và triển khai chế độ ‘Nhà sáng tạo’ (Creator) hoàn toàn mới.

Với những tính năng mới cập nhật này, LinkedIn đang đạo điều kiện cho người dùng thích nghi hơn với kỷ nguyên tìm kiếm việc làm ảo (virtual job).

Theo một nghiên cứu mới nhất của LinkedIn với 1.009 nhà quản lý tuyển dụng và 2.101 người tìm việc ở Mỹ, 79% nhà quản lý tuyển dụng tin rằng video trở nên quan trọng hơn khi tương tác với các ứng viên trong quá trình tuyển dụng.

Gần 80% người tìm việc mong muốn có một phương thức tốt hơn để thể hiện bản thân trước các doanh nghiệp và nhà quản lý tuyển dụng, và 60% tin rằng một đoạn video ngắn được quay có thể được xem là thư xin việc trong thời đại mới.

Như sứ mệnh ban đầu của nền tảng, các bản cập nhật mới nhất của LinkedIn được thiết kế nhằm mục tiêu cải thiện trải nghiệm tuyển dụng cho các nhà tuyển dụng cũng như các ứng viên được tốt hơn.

Dưới đây là những gì sẽ được LinkedIn ra mắt trong tuần này.

Thêm video vào phần ‘cover’ của tài khoản.

Người dùng LinkedIn có thể thêm một câu chuyện dưới dạng video vào phần đại diện (cover) tài khoản của họ, điều này cho phép họ có thể cá nhân hóa lần tương tác đầu tiên của mình với nhà quản lý tuyển dụng.

Khi người dùng tải lên một câu chuyện, một vòng tròn màu cam sẽ xuất hiện xung quanh ảnh đại diện tài khoản của họ. Khi nhấn vào ảnh đó, nó sẽ mở ra một video dọc toàn màn hình về phần tự giới thiệu của người dùng.

“Đối với những người tìm việc, câu chuyện video giới thiệu (Cover Story) là một cách tuyệt vời để giới thiệu bản thân với những nhà quản lý tuyển dụng bằng cách chia sẻ mục tiêu nghề nghiệp của bạn, cung cấp những cái nhìn về tính cách và thể hiện kỹ năng giao tiếp của bạn…

Nếu bạn là một người làm việc tự do, bạn có thể thu hút khách hàng mới bằng cách sử dụng Cover Story này để nói về các sản phẩm hay dịch vụ của mình.”

Chế độ nhà sáng tạo mới.

Với chế độ nhà sáng tạo mới, người dùng có thể thêm thẻ hashtag (#) để chỉ ra chủ đề mà họ đã đăng nhiều nhất. Kích hoạt chế độ nhà sáng tạo sẽ chuyển các phần ‘hoạt động’ và ‘nổi bật’ của người dùng lên đầu tài khoản của họ.

Bạn cũng sẽ thấy, khi chế độ nhà sáng tạo được bật, nút “Connect” cũng sẽ được chuyển thành nút “Follow”.

Một lợi thế khác của việc kích hoạt chế độ nhà sáng tạo là nền hồ sơ của người dùng sẽ hiển thị chương trình phát sóng trực tiếp (live broadcasts) khi họ đang phát trực tiếp, điều này sẽ giúp tăng khả năng hiển thị nội dung của họ hơn.

Trang dịch vụ dành cho người làm tự do (Freelancers).

Những người làm nghề tự do trên LinkedIn có thể tạo các trang dịch vụ chuyên dụng để liệt kê những gì họ cung cấp cho khách hàng của mình.

Các trang dịch vụ được liên kết đến từ tài khoản của người dùng, điều này giúp bạn dễ dàng thu hút khách hàng mới hơn trực tiếp từ nền tảng LinkedIn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Facebook công bố việc sử dụng thẻ hashtag có thể tăng phạm vi tiếp cận của bài đăng

Sau nhiều lần mập mờ công bố, Facebook chính thức đề xuất việc sử dụng thẻ hashtag là một cách để tăng khả năng tiếp cận (Reach) của bài đăng.

Hashtag tồn tại khá nhiều trên mọi nền tảng mạng xã hội mà chúng ta sử dụng ngày nay. Dù bạn yêu hay ghét chúng thì chúng vẫn là một phần không thể tránh khỏi khi hoạt động trên mạng xã hội.

Tuy nhiên, tuỳ từng nền tảng mà hashtag có mức độ quan trọng khác nhau.

Ví dụ: không sử dụng thẻ hashtag trên Instagram, Twitter hoặc TikTok có thể là một sai lầm lớn nếu bạn đang cố gắng để được khám phá.

Trong khi đó trên Facebook, mọi thứ không phải là trắng đen hay quá rõ ràng như vậy. Có rất nhiều người cho rằng hashtag vô dụng trên Facebook.

Tuy nhiên thời gian gần đây, một số người dùng bắt đầu nhìn thấy lời nhắc với nội dung dung “Bạn có thể cải thiện phạm vi tiếp cận của mình bằng cách thêm thẻ bắt đầu bằng # vào bài đăng của mình”.

Cụ thể, Facebook đã chính thức cam kết sẽ có thêm phạm vi tiếp cận khi bạn sử dụng thẻ bắt đầu bằng # trong các bài đăng của mình.

Tuy nhiên, lời khuyên là nếu bạn có ý định làm điều này đúng cách… Trước tiên, hãy bắt đầu thử nghiệm các thẻ bắt đầu bằng # một cách phù hợp và đảm bảo không lạm dụng nó. 3-5 hashtag là quá đủ trên bất kỳ bài đăng nào, ngay cả trên các nền tảng có thể chứa nhiều hashtag như Instagram. Tất nhiên, bạn luôn có thể mở rộng con số này.

Ngoài việc khuyến khích người dùng tham gia các thử thách bắt đầu bằng #, gần đây, Facebook còn quảng bá khá nhiều về việc sử dụng thẻ bắt đầu bằng #SupportSmallBusiness để cho phép mọi người thể hiện tình yêu của họ đối với các doanh nghiệp nhỏ.

Mạng xã hội này đang theo xu hướng khi mà các thẻ hashtag có thể giúp tăng mức độ tương tác và giúp người dùng tập hợp các sở thích hoặc mối quan tâm chung của họ lại với nhau.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thái Tú – Technical Editor | MarketingTrips 

Những công dụng của hashtag đối với thương hiệu

Trong khi hashtag là một trong những thuật ngữ phổ biến được nhiều người làm marketing sử dụng, tuy nhiên liệu bạn có thực sự hiểu những công dụng của nó đối với thương hiệu.

công dụng của hashtag đối với thương hiệu
Những công dụng của hashtag đối với thương hiệu?

Dạo quanh các mạng xã hội chắc hẳn các bạn không còn xa lạ gì với những cụm từ viết liền đằng sau dấu #. Những cụm từ đó được gọi chung là hashtag. Tuy nhiên, hashtag là gì thì không phải ai cũng rõ. Trong bài viết này, mời các bạn cùng tìm hiểu hashtag là gì, cách sử dụng hashtag và công cụng của hashtag.

Hashtag là gì?

Về mặt hiển thị, hashtag là những cụm từ viết liền đằng sau dấu #, ví dụ như #love, #live, #friends… Về mặt bản chất, hashtag là một dạng metadata, dùng để nhóm các nội dung tương tự lại với nhau. Ví dụ, khi truy cập #love, các bạn sẽ nhận được các nội dung liên quan tới tình yêu.

Xem thêm: Hashtag là gì?

Cách sử dụng hashtag trên các nền tảng như Facebook, YouTube hay Instagram.

Sử dụng hashtag không có gì phức tạp. Bạn chỉ cần thêm những cụm từ bắt đầu bằng dấu # vào bên dưới ảnh, trạng thái, video đăng tải trên các nền tảng mạng xã hội có hỗ trợ hashtag. Ví dụ, khi đăng ảnh một chú mèo xinh xắn, bạn có thể thêm các hashtag như #cats, #cat, #pets hoặc #meoxinh…

Một số lưu ý khi sử dụng hashtag:

  • Hashtag luôn bắt đầu bằng dấu #, không có khoảng trắng, dấu chấm câu hay ký tự đặc biệt
  • Để nội dung hiển thị trong hashtag chung, bạn cần thiết lập tài khoản ở chế độ công khai
  • Đừng dùng hashtag quá dài, những hashtag hiệu quả nhất thường ngắn và dễ nhớ
  • Hãy sử dụng những hashtag cụ thể và có liên quan tới nội dung. Những hashtag tối nghĩa sẽ khó được tìm thấy và ít được sử dụng bởi người dùng mạng xã hội.
  • Giới hạn số lượng hashtag mà bạn dùng trong mỗi bài đăng mạng xã hội, tối ưu nhất thường là 3 tới 5 hashtag.

Công dụng của hashtag đối với thương hiệu.

Sử dụng một hashtag trong bài viết, video và ảnh của bạn đồng nghĩa với việc các nội dung của bạn sẽ hiển thị trong hashtag đó. Hashtag sẽ giúp mọi người nhìn thấy nội dung của bạn tăng tương tác tốt hơn và thu hút được thêm những lượt theo dõi mới cho cá nhân hoặc thương hiệu.

Hashtag cũng giúp người dùng dễ dàng theo dõi một chủ đề nào đó trên mạng xã hội. Giúp mọi người tìm kiếm nội dung một cách dễ dàng theo các chủ đề cụ thể.

Cuối cùng, hashtag giúp các thương hiệu dễ dàng triển khai những chiến dịch quảng cáo, truyền thông. Các tổ chức phi lợi nhuận hay cơ quan truyền thông đại chúng cũng có thể dùng hashtag để triển khai tuyên truyền, nâng cao nhận thức về một vấn đề trong xã hội…

Danh sách 10 hashtag phổ biến nhất trên Instagram hiện tại:

1. #love (1,7 tỷ bài đăng)

2. #instagood (1,1 tỷ bài đăng)

3. #photooftheday (763 triệu bài đăng)

4. #beautiful (639 triệu bài đăng)

5. #happy (564 triệu bài đăng)

6. #picoftheday (551 triệu bài đăng)

7. #photography (537 triệu bài đăng)

8. #nature (494 triệu bài đăng)

9. #instagram (439 triệu bài đăng)

10. #food (376 triệu bài đăng)

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips