Skip to main content

Thẻ: Iphone

Một lỗ hổng trên iPhone được ‘thu mua’ từ tay Hacker với giá 7 triệu USD

Một số công ty, tổ chức đang mua lỗ hổng zero-day trong iPhone với giá lên đến 7 triệu USD, còn Android là 5 triệu USD.

apple 3000 tỷ usd

Zero-day được định nghĩa là lỗ hổng chưa được phát hiện trước đó và chưa được vá trong phần mềm của nhà sản xuất.

Theo bảng giá của Crowdfense, công ty thành lập năm 2017 tại UAE, lỗ hổng iPhone được trả cao nhất 7 triệu USD, trong khi Android là 5 triệu USD. Lỗ hổng trên trình duyệt Chrome có giá tối đa 3 triệu USD, Safari 3,5 triệu USD, iMessage hay WhatsApp lên đến 5 triệu USD. Các mức này đều tăng so với năm 2019, lần gần nhất Crowdfense đưa ra bảng giá. Khi đó, công ty ra giá 3 triệu USD cho cả Android và iPhone.

Các công ty như Crowdfense, hay Zerodium thường mua lại lỗ hổng zero-day từ tay hacker với mục tiêu bán lại cho các tổ chức khác, thường là cơ quan chính phủ hoặc nhà thầu chính phủ – các tổ chức tuyên bố rằng họ cần công cụ hack để theo dõi tội phạm, theo TechCrunch.

Bên bán thường là hacker chuyên phát hiện lỗi bảo mật. Những người này tìm ra lỗi phần mềm hoặc phần cứng nhưng không thông báo cho công ty bị ảnh hưởng hoặc nhà phát triển phần mềm, cũng không rao bán trên chợ đen để tránh rơi vào tay kẻ xấu nhưng vẫn muốn “được giá” nhất. Việc giao dịch được thực hiện thông qua các công ty chuyên thu gom lỗ hổng như Crowdfense.

Theo 9to5mac, Crowdfense là công ty chào giá zero-day cao so với mặt bằng chung trên thế giới, nhưng chưa phải cao nhất. Năm ngoái, công ty Operation Zero cho biết sẵn sàng trả tới 20 triệu USD cho công cụ hack iPhone và thiết bị Android.

Thực tế, các công ty như Google, Apple, Microsoft vẫn tổ chức cuộc thi hàng năm dành cho hacker để tìm ra vấn đề bảo mật trên nền tảng của mình. Tuy vậy, họ thường trả thưởng ít hơn. Chẳng hạn, Apple trả tối đa 2 triệu USD cho nhà nghiên cứu tìm được lỗi.

Tại tọa đàm về phòng chống mã hóa dữ liệu tống tiền (ransomware) chiều 5/4 ở Hà Nội, Trung tá Lê Xuân Thủy, Giám đốc Trung tâm An ninh mạng quốc gia – Bộ Công an, cho biết đang tồn tại một thị trường chuyên rao bán, cung cấp mã độc và lỗ hổng bảo mật. Các nhóm tấn công không cần quá giỏi vẫn có thể có được quyền sử dụng, truy cập mã độc để phục vụ mục đích bất chính.

Ông Vũ Ngọc Sơn, Trưởng ban Nghiên cứu công nghệ – Hiệp hội An ninh mạng quốc gia, có những nhóm chuyên đi xâm nhập hệ thống rồi bán lại quyền khai thác cho nhóm khác.

“Bán lỗ hổng bảo mật, bán quyền truy cập hệ thống đã trở thành một nền công nghiệp”, ông Sơn nói.

Theo thống kê của các tổ chức an ninh mạng, tính từ đầu năm 2023 đến nay có hơn 13.750 cuộc tấn công gây ra sự cố vào hệ thống thông tin tại Việt Nam. Còn tính riêng 3 tháng đầu năm, số vụ tấn công là 2.323, trong đó có các trường hợp nghiêm trọng như của VnDirect, PVOil.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Trung Quốc: Huawei Mate 60 hiện nay hấp dẫn không khác iPhone

Với nhiều người dùng Trung Quốc, Huawei Mate 60 hiện nay hấp dẫn không khác iPhone cách đây nhiều năm.

Suốt nhiều năm liền, Apple giữ vị thế thống trị phân khúc smartphone cao cấp ở Trung Quốc. Không một công ty nào có thể tạo ra một sản phẩm đủ sức cạnh tranh với hiệu năng của iPhone và hình ảnh một thương hiệu xa xỉ dành cho người giàu của Apple.

Nhưng rất nhiều bằng chứng gần đây cho thấy iPhone không còn sức hút với người Trung Quốc như trước đây. Trong 6 tuần đầu tiên của năm 2024 – vốn là mùa mua smartphone cao điểm ở quốc gia tỷ dân – doanh số iPhone đã giảm 24% so với một năm trước đó.

Trong khi đó, doanh số bán hàng của Huawei – đối thủ nội địa của Apple – đã tăng 64%, theo số liệu của Counterpoint Research.

“Thời hoàng kim của Apple tại Trung Quốc đã qua”

Trong cả một thập kỷ qua, Trung Quốc là thị trường quan trọng nhất của iPhone chỉ sau Mỹ, đồng thời chiếm 20% ​​doanh số của Táo khuyết.

Giờ đây, thế kìm kẹp giữa hãng với Trung Quốc sẽ bị phá bỏ bởi một loạt yếu tố khác nhau như người dùng giảm chi tiêu, căng thẳng Mỹ – Trung khiến người dân tránh xa các thiết bị do các công ty Mỹ sản xuất và sự hồi sinh của nhà thương hiệu nội địa hàng đầu Huawei.

“Thời hoàng kim của Apple tại Trung Quốc đã qua”, Linda Sui, giám đốc cấp cao của hãng nghiên cứu TechInsights, nhận định. Theo chuyên gia, một trong những lý do lớn nhất là căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc về thương mại và công nghệ. Nếu căng thẳng địa chính trị không giảm bớt, Apple sẽ khó giữ được vị thế của mình.

“Vấn đề không chỉ đến từ người tiêu dùng. Nó còn liên quan đến về bức tranh toàn cảnh khi 2 siêu cường đối đầu với nhau. Đây mới là căn nguyên đằng sau toàn bộ những thách thức của Apple”, Linda Sui nói với New York Times.

Không công ty nào phải gánh chịu thiệt hại từ những căng thẳng địa chính trị nhiều như Táo khuyết. “5 năm trước, Apple là một cái tên đầy quyền lực ở Trung Quốc. Mọi người sẽ dựng lều, đợi bên ngoài Apple Store suốt đêm chỉ để trên tay sản phẩm mới nhất. Trong khi đó, sự ra mắt iPhone 15 năm ngoái lại không được ưa chuộng lắm”, nhà phân tích Lucas Zhong của Canalys chia sẻ.

6 tháng sau khi iPhone 15 ra mắt, Apple dán các bảng quảng cáo khắp các thành phố như Thượng Hải, Bắc Kinh để nhắc khéo người dân có thể mua iPhone 15 gần đó. Cũng nhờ các chương trình khuyến mãi mạnh tay, iPhone chiếm 4/6 smartphone bán chạy nhất tại Trung Quốc trong ba tháng cuối năm 2023.

Mạnh tay giảm giá, nhưng iPhone vẫn thua Huawei Mate 60

Đối với một số người ở Trung Quốc, việc mua điện thoại không khác gì tuyên bố lập trường chính trị. Trên mạng xã hội, hàng loạt cuộc tranh luận nổ ra xoay quanh việc sử dụng iPhone là “báng bổ” các công ty công nghệ Trung Quốc. Năm ngoái, một số cơ quan chính phủ Trung Quốc ra quy định, cấm nhân viên sử dụng iPhone cho công việc.

Quy định này xuất hiện chưa đầy 2 tuần sau khi Huawei trình làng Mate 60 Pro, chiếc smartphone được trang bị hệ điều hành “cây nhà lá vườn” và vi xử lý thế hệ tiên tiến được sản xuất trong nước.

Truyền thông Trung Quốc gọi đây là chiến thắng của Huawei trước những nỗ lực hạn chế phát triển công nghệ của chính quyền Washington. Sau khi ra mắt, Mate 60 Pro ngay lập tức nổi lên thành hiện tượng.

Theo dữ liệu từ Counterpoint, doanh số của Huawei gánh cả thị trường smartphone trong 6 tuần đầu năm. Công ty này cũng chiếm thị phần lớn thứ 2 trên thị trường điện thoại thông minh với 17%.

“Bây giờ, chỉ cần cầm Mate 60 trên tay, bạn sẽ có cảm giác như đang cầm iPhone trên đường cách đây nhiều năm trước”, nhà phân tích kỳ cựu Ivan Lam tại Counterpoint Research ở Hồng Kông cho biết. Điều này đặc biệt đúng với những người trên 35 tuổi, nhóm tuổi mua nhiều smartphone nhất.

Khi smartphone trở thành chiến trường chính trị

Theo New York Times, Apple bắt đầu bán iPhone tại Trung Quốc vào năm 2009. Lần cuối cùng hãng đánh mất vị thế trước Huawei là vào năm 2019. Nhưng ngay lập tức, chính quyền Donald Trump “kéo dài sự sống” của hãng bằng cách hạn chế các công ty công nghệ Mỹ giao dịch với Huawei. Google và một số công ty bán dẫn cũng cắt đứt hợp tác với nhà sản xuất Trung Quốc.

Trong khi Huawei gặp khó khăn, Apple dần hồi phục. Theo Counterpoint, năm 2022, thị phần điện thoại ở Trung Quốc của Táo khuyết đã tăng lên 22%, từ mức 9% vào năm 2019. Apple đã báo cáo doanh thu kỷ lục 74 tỷ USD ở quốc gia tỷ dân trong năm tài chính kết thúc vào tháng 9/2022.

Nhưng cũng chính những hạn chế của Mỹ đã buộc Huawei phải phát triển chip không dây và hệ điều hành của riêng mình, cuối cùng dẫn đến công nghệ đình đám đằng sau Mate 60 Pro.

Hệ điều hành này đã thu hút người tiêu dùng Trung Quốc. Nhiều gã khổng lồ công nghệ nội địa đã tạo ra các ứng dụng dành riêng cho thiết bị, tiếp tục ngăn cản người dùng khỏi các nền tảng bên ngoài Trung Quốc.

Màn lột xác của Huawei đã khiến các dòng iPhone mới nhất của Apple trở nên lỗi thời. Cùng lúc đó, khi nền kinh tế Trung Quốc đang phải vật lộn để phục hồi sau đại dịch Covid-19, nhiều người dùng ngần ngại chi tiêu cho những sản phẩm chỉ có nâng cấp nhỏ.

Theo Daniel Ives, nhà phân tích của Apple tại Wedbush Securities, 125 triệu trên tổng số 215 triệu người dùng iPhone ở Trung Quốc đã không nâng cấp dòng máy mới suốt 3 năm qua.

Quả thật, với nhiều người, iPhone đã không còn sức hấp dẫn như xưa.

Trong lúc đợi nhân viên hỗ trợ sửa chiếc iPhone 12 bị hỏng tại Apple Store, trên đường Nam Kinh Đông, Thượng Hải, Chi Miaomiao (38 tuổi) cho biết gần đây anh đã mua Huawei Mate 60 Pro làm máy thứ 2.

Anh biết đến thương hiệu Huawei sau khi Giám đốc tài chính Mạnh Vãn Chu bị chính quyền Canada bắt giữ vào năm 2018 với cáo buộc đánh lừa các ngân hàng về hoạt động kinh doanh của Huawei ở Iran.

Việc giam giữ bà Mạnh đã tạo ra một làn sóng ủng hộ ở Trung Quốc. Họ coi bà là con tin. “Huawei là thương hiệu của riêng đất nước chúng tôi. Sau sự kiện chính trị này, tôi nghĩ người Trung Quốc nên đoàn kết lại”, Chi Miaomiao nói.

Trong khi đó, ở tầng trên Apple Store, Li Bin (23 tuổi) và hai người bạn đang tranh luận về mẫu iPhone mới nhất. Anh cho rằng Huawei và Apple gần như tương đương nhau về chất lượng. Có thể iPhone tốt hơn một chút, nhưng nó cũng đắt hơn khá nhiều. “Tôi có thể sẽ cân nhắc chuyển sang iPhone, nếu sau này giàu”, Li nói với New York Times.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Znews

Doanh thu iPhone của Apple rớt thê thảm tại Trung Quốc

Số lượng iPhone của Apple xuất xưởng tại Trung Quốc trong tháng 2 giảm 33% so với cùng kỳ năm ngoái, là một trong những đợt lao dốc lớn nhất.

Doanh thu của Apple rớt thê thảm tại Trung Quốc
Doanh thu của Apple rớt thê thảm tại Trung Quốc

Theo số liệu của Học viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông Trung Quốc, Apple tháng trước xuất xưởng 2,4 triệu iPhone tại đây, giảm so với mức 5,5 triệu chiếc hồi tháng 1 và 3,4 triệu chiếc vào tháng 2/2023. Riêng tháng 1, lượng smartphone công ty đưa ra thị trường cũng giảm 39% so với mức 8,9 triệu máy của cùng kỳ 2023.

Từ tháng 9 năm ngoái, Apple đã gặp nhiều khó khăn tại thị trường smartphone lớn nhất thế giới do sự trỗi dậy của Huawei với các sản phẩm sử dụng chip tự sản xuất.

Theo Bloomberg, Nicole Peng, nhà phân tích tại Canalys, nhận định Apple dường như vẫn đang bán các lô hàng đã sản xuất từ năm ngoái, điều hiếm thấy trước đây. “Các kênh bán lẻ iPhone vẫn đang ‘tiêu hóa’ lô hàng của quý IV/2023 và đây là lý do cho sự sụt giảm doanh số của Apple”, Peng nhận định. “Đây cũng là dấu hiệu cho thấy Apple sẽ tiếp tục chậm lại thời gian tới, nhất là khi các đối thủ Trung Quốc đang thúc đẩy mạnh mẽ các thông điệp về điện thoại thông minh AI”.

Apple chưa đưa ra bình luận.

Theo CNN, tuần trước, CEO Tim Cook đã có chuyến thăm Trung Quốc, cùng thời gian hãng khai trương cửa hàng mới ở Thượng Hải. Đây là Apple Store lớn thứ hai thế giới, sau cửa hàng thứ nhất trên Đại lộ số 5 ở New York. Giới phân tích khi đó đánh giá chuyến đi là một phần trong nỗ lực nhằm vực dậy doanh số iPhone tại thị trường này.

Trước đó, thống kê của công ty nghiên cứu thị trường Counterpoint Research cho thấy trong sáu tuần đầu năm, doanh số iPhone tại Trung Quốc đã giảm 24%. Trong khi đó, doanh số điện thoại Huawei tăng 64%. Năm qua, Apple cũng nhiều lần phải hạ giá iPhone 15 Pro Max để cạnh tranh với Mate 60.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Mỹ kiện Apple vì lạm dụng độc quyền (vốn hoá của Apple bay hơi hơn 100 tỷ USD sau 1 đêm)

Vị thế thống trị của Apple đang lung lay do phải đối mặt với loạt cáo buộc xoay quanh hành vi cạnh tranh không công bằng. Bộ Tư pháp và 16 tổng chưởng lý Mỹ đã kiện nhà sản xuất iPhone vi phạm luật chống độc quyền, trong khi ở châu Âu, công ty đang vướng vào một cuộc điều tra xoay quanh việc tuân thủ Đạo luật thị trường kỹ thuật số.

Cổ phiếu Apple giảm 4,1% trong phiên giao dịch ngày thứ Năm (theo giờ Mỹ), qua đó xóa sổ khoảng 113 tỷ USD vốn hóa thị trường. Như vậy, dù từng là công ty giá trị nhất thế giới với hơn 3 nghìn tỷ USD, Apple đầu năm 2024 hoạt động kém hơn cả Nasdaq 100 và rổ chỉ số S&P 500, theo Bloomberg.

Đây không phải lần đầu tiên Apple bị giám sát chặt chẽ đến vậy. Ông lớn này, trong suốt nhiều năm qua, đã phải đối mặt với loạt cáo buộc làm giàu bằng cách đàn áp đối thủ. Sự phổ biến của các sản phẩm Apple đã khiến giới chức các nước để mắt và bật chế độ cảnh giác mạnh mẽ hơn bất kỳ lúc nào.

Trước đó, một vụ kiện được đệ trình lên tòa án liên bang New Jersey đã cáo buộc Apple chủ đích chặn đối thủ truy cập các tính năng phần cứng và phần mềm trên thiết bị phổ biến. Các cuộc điều tra ở châu Âu cũng tập trung nghiên cứu các khoản phí, điều khoản và điều kiện của Apple với các nhà phát triển cửa hàng ứng dụng.

Đáp trả về vụ việc này, Apple khẳng định các cáo buộc trên là “sai về thực tế và luật pháp”. Hãng cảnh báo hành động này sẽ “đặt ra một tiền lệ nguy hiểm, đồng thời trao quyền lực cho chính phủ trong việc điều khiển công nghệ”.

“Ủy ban châu Âu đưa ra phán quyết dù không tìm thấy bất kỳ bằng chứng đáng tin cậy nào về tác hại đối với người tiêu dùng. Họ bỏ qua thực tế rằng thị trường này vẫn đang phát triển mạnh, đầy cạnh tranh và tăng trưởng nhanh chóng”, trích từ thông báo của Apple.

Được biết, vụ kiện tại Mỹ cáo buộc Apple sử dụng quyền lực để ngăn người dùng chuyển đổi điện thoại dễ dàng. Công ty từ chối hỗ trợ các ứng dụng nhắn tin đa nền tảng, ví kỹ thuật số của bên thứ ba, đồng hồ thông minh không phải của Apple cũng như các dịch vụ phát trực tuyến đám mây, chẳng hạn như Spotify.

Trong một phản hồi được công bố rộng rãi, Apple nhấn mạnh mặc dù Spotify chiếm tới 56% thị phần phát nhạc trực tuyến ở châu Âu và phần lớn thành công là nhờ App Store‌, song phía công ty không hề trả bất kỳ khoản tiền nào cho Apple. Apple cũng liệt kê một số lượng lớn các dịch vụ mà họ cung cấp miễn phí cho Spotify, chẳng hạn như phân phối trên cửa hàng ứng dụng, API, Framework, TestFlight …

“Tại Apple, chúng tôi đổi mới mỗi ngày để mọi người yêu thích công nghệ, thiết kế các sản phẩm hoạt động liền mạch với nhau, bảo vệ quyền riêng tư và bảo mật, đồng thời tạo ra trải nghiệm kỳ diệu cho họ”, phía công ty phản pháo. “Vụ kiện này đang đe dọa Apple cũng như những nguyên tắc tạo nên sự khác biệt của các sản phẩm chúng tôi”.

Nhà Táo khuyết lưu ý các vụ kiện có liên quan do Ủy ban châu Âu ra phán quyết suốt 8 năm qua đều “không tìm thấy bằng chứng nào về tác hại đối với người tiêu dùng và không có bằng chứng nào về hành vi cạnh tranh không công bằng”, song vẫn cam kết tuân thủ Đạo luật Thị trường kỹ thuật số (DMA) trong vài ngày tới.

“Thực tế là người tiêu dùng châu Âu có nhiều sự lựa chọn hơn bao giờ hết. Trớ trêu thay, quyết định ngày hôm nay chỉ củng cố vị trí thống lĩnh của một công ty đang dẫn đầu thị trường âm nhạc kỹ thuật số”, Apple nhấn mạnh.

Trong bối cảnh bị bủa vây bởi kiện tụng, Apple âm thầm xây dựng lại mối quan hệ với thị trường Trung Quốc. Mới đây, Tim Cook đã đến thăm Thượng Hải và dành rất nhiều lời khen ngợi nồng nhiệt, hứa sẽ đầu tư nhiều hơn vào quốc gia tỷ dân này.

“Không có chuỗi cung ứng nào trên thế giới quan trọng đối với chúng tôi hơn Trung Quốc”, Tim Cook nói và ca ngợi “sự hiện đại hóa, khả năng sản xuất trong các nhà máy Trung Quốc”.

Chia sẻ với truyền thông Trung Quốc, ông thừa nhận Apple sẽ cần đến sự giúp đỡ của đại lục để tạo ra tất cả các sản phẩm trung hòa carbon vào năm 2030. Bản thân công ty cũng đang đầu tư rất nhiều vào trí tuệ nhân tạo.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo An ninh Tiền tệ

Apple đàm phán với Google để đưa Gemini AI vào iPhone

Mới đây, theo thông tin từ Bloomberg, Apple đang đàm phán với Google để tích hợp công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) Gemini AI vào iPhone.

Apple đàm phán với Google để đưa Gemini AI vào iPhone
Apple đàm phán với Google để đưa Gemini AI vào iPhone

Hai bên hiện vẫn chưa thống nhất các điều khoản của một thỏa thuận AI, cũng như chưa xác định cách thức thực hiện.

Nguồn tin cho rằng nhiều khả năng Apple sẽ công bố thỏa thuận vào tháng 6 tới, thời điểm diễn ra Hội nghị Các nhà phát triển Toàn cầu (WWDC) thường niên của Apple.

Gần đây Apple cũng đã đàm phán với công ty OpenAI do Microsoft hỗ trợ và có ý định sử dụng sản phẩm AI của công ty này.

Hiện Apple, Google và OpenAI chưa đưa ra bình luận về thông tin trên.

Apple đang chuẩn bị những tính năng mới cho phiên bản hệ điều hành iOS 18 sắp ra mắt, dựa trên các phiên bản AI tự phát triển của riêng Apple.

Tuy nhiên, hãng cũng đang tìm kiếm đối tác để cung cấp các tính năng AI tổng quát, bao gồm các tính năng tạo hình ảnh và văn bản dựa trên các câu lệnh đơn giản.

Tháng trước, Giám đốc điều hành Apple Tim Cook cho biết công ty có kế hoạch vào cuối năm nay sẽ tiết lộ thêm về kế hoạch đưa AI vào sử dụng, đồng thời nói thêm rằng công ty đang đầu tư đáng kể vào lĩnh vực này.

Apple đã “chậm chân” hơn trong việc triển khai AI tổng quát so với các đối thủ Microsoft và Google – những công ty đang tích hợp AI vào các sản phẩm của họ. Tháng 1 vừa qua, Google đã hợp tác với Samsung để triển khai nhiều sản phẩm công nghệ AI tổng quát trên dòng điện thoại thông minh Galaxy S24 của công ty Hàn Quốc này.

Apple và Google đã có thỏa thuận cho phép Google trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên trình duyệt web Safari của Apple.

Tuy nhiên, cơ quan quản lý đang giám sát chặt chẽ thỏa thuận này bởi Mỹ và các đồng minh cho rằng Google vi phạm luật cạnh tranh khi trả hàng tỷ USD cho Apple và các đối tác kinh doanh khác để đảm bảo công cụ tìm kiếm của họ sẽ là công cụ mặc định trên hầu hết các điện thoại và trình duyệt web./.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

CEO Apple Tim Cook bị kiện vì che giấu tình hình nhu cầu iPhone giảm ở Trung Quốc

CNBC cho biết Apple đã đồng ý trả 490 triệu USD để giải quyết một vụ kiện tập thể cáo buộc Giám đốc điều hành Tim Cook đã lừa đảo các nhà đầu tư bằng cách che giấu tình hình nhu cầu iPhone giảm ở Trung Quốc.

Thỏa thuận sơ bộ được đệ trình lên Tòa án liên bang ở Oakland, California vào ngày 15/3 và cần được Thẩm phán Yvonne Gonzalez Rogers chấp thuận.

Vụ kiện bắt nguồn từ thông báo bất ngờ của Apple vào ngày 2/1/2019, rằng nhà sản xuất iPhone sẽ cắt giảm tới 9 tỷ USD dự báo doanh thu theo quý, viện dẫn nguyên nhân từ căng thẳng thương mại Mỹ-Trung.

Vào ngày 1/11/2018, trong cuộc họp với các nhà phân tích, Tim Cook đã nói với các nhà đầu tư rằng mặc dù Apple phải đối mặt với áp lực doanh số ở các thị trường như Brazil, Ấn Độ, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ – nơi tỷ giá suy yếu thì ông cũng “sẽ không xếp Trung Quốc vào nhóm đó”. Điều này có nghĩa theo Tim Cook, thị trường iPhone tại Trung Quốc không bị ảnh hưởng và vẫn diễn ra bình thường.

Vài ngày sau, Apple yêu cầu các nhà cung cấp hạn chế sản xuất.

Đây là lần đầu tiên Apple dự báo doanh thu giảm kể từ khi iPhone ra mắt vào năm 2007. Ngay hôm sau, cổ phiếu Apple giảm 10% khiến giá trị thị trường bốc hơi 74 tỷ USD.

Apple và các luật sư của họ không trả lời ngay lập tức các yêu cầu bình luận về phán quyết.

Các tài liệu của tòa án cho thấy Apple phủ nhận trách nhiệm nhưng đã giải quyết để tránh chi phí và sự phiền nhiễu của các vụ kiện.

Luật sư Shawn Williams đại diện cho các cổ đông, gọi thỏa thuận này là một “kết quả nổi bật” cho nhóm, bao gồm các cổ đông đã mua cổ phiếu Apple trong khoảng thời gian hai tháng giữa những bình luận của Tim Cook và dự báo doanh thu.

Trong năm tài khóa gần nhất, Apple ghi nhận lợi nhuận ròng 97 tỷ USD. Do đó, số tiền chi ra để dàn xếp vụ kiện lần này chỉ tương đương với gần hai ngày lãi.

Tháng 6 năm ngoái, Thẩm phán Rogers đã bác bỏ yêu cầu huỷ vụ kiện. Bà cho rằng việc cổ đông chọn tin vào nhận định của Tim Cook về triển vọng bán hàng của Apple hơn là những biến động tỷ giá là hợp lý. Đồng thời, thẩm phán nói rằng Apple nhận thức được nền kinh tế Trung Quốc đang giảm tốc và nhu cầu mua iPhone có thể giảm.

Nguyên đơn chính là Hội đồng quận Norfolk với tư cách là cơ quan Quản lý quỹ hưu trí Norfolk, có trụ sở tại Norwich, Anh.

Các luật sư đại diện cho các cổ đông có thể yêu cầu phí lên đến 25% trên số tiền dàn xếp.

Giá cổ phiếu của Apple đã tăng hơn 4 lần kể từ tháng 1/2019, giúp công ty đạt được giá trị thị trường hơn 2.600 tỷ USD.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Foxconn và Pegatron tranh giành vị thế với tư cách là đối tác cung ứng iPhone

Ngày 28/12, công ty Pegatron có trụ sở tại Đài Loan – một nhà lắp ráp iPhone lâu năm, đã công bố nhận khoản đầu tư 2,1 tỷ nhân dân tệ (khoảng 296 triệu USD) từ Luxshare vào một nhà máy tại Côn Sơn.

Foxconn và Pegatron tranh giành vị thế với tư cách là đối tác cung ứng iPhone
Foxconn và Pegatron tranh giành vị thế với tư cách là đối tác cung ứng iPhone

Cổ phần của Pegatron tại nhà máy này theo đó giảm từ 100% xuống 37,5% và họ sẽ mất quyền kiểm soát, theo hồ sơ gửi lên sàn giao dịch chứng khoán.

Cùng với đó, khoản đầu tư sẽ đưa Luxshare trở thành nhà lắp ráp iPhone lớn thứ hai thế giới về công suất sau Foxconn của Đài Loan.

Động thái này cũng sẽ làm sâu sắc thêm mối quan hệ của Apple với các nhà cung cấp Trung Quốc, bất chấp những tin đồn trong những năm gần đây về việc Apple tìm cách thoát khỏi chuỗi cung ứng tại đất nước tỷ dân.

“Để đáp ứng thị trường và môi trường công nghiệp năng động, đồng thời tăng cường hiệu quả sản xuất trong khu vực, Pegatron kỳ vọng sẽ tái phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn bằng cách liên doanh với nhà đầu tư chiến lược thông qua việc tài trợ vốn, giúp tăng khả năng cạnh tranh mạnh mẽ hơn”, nhà sản xuất Đài Loan cho biết trong một thông báo.

Pegatron có bốn nhà máy sản xuất tại Trung Quốc, gồm: Trùng Khánh, Tô Châu, Thượng Hải và Côn Sơn. Họ sản xuất iPhone ở Thượng Hải và Côn Sơn, đồng thời cũng bắt đầu sản xuất tại Ấn Độ – nơi Apple đang tăng cường nỗ lực trên cả phương diện sản xuất và bán hàng.

Hai nguồn tin của Nikkei cho biết, quan hệ đối tác chiến lược với Luxshare sẽ cho phép Pegatron duy trì hoạt động tại Trung Quốc, đồng thời giải phóng nguồn lực để mở rộng sang các thị trường khác trong bối cảnh bất ổn địa chính trị đang gia tăng.

Một trong những nguồn tin nói: “Pegatron sẽ không rút đầu tư khỏi Trung Quốc. Nhưng xét đến nguồn vốn cần thiết cho các kế hoạch sản xuất toàn cầu, họ sẽ không đầu tư thêm bất kỳ khoản tiền nào vào nhà máy Côn Sơn”.

“Pegatron sẽ giữ lại nhà máy ở Thượng Hải, nhà máy ở Ấn Độ và tiếp tục sở hữu các đơn vị nghiên cứu và phát triển cho iPhone”, nguồn tin cho biết thêm. “Họ không có kế hoạch bán mảng kinh doanh smartphone của mình”.

Công ty công nghệ Đài Loan, thường sản xuất hợp đồng thuê ngoài cho các công ty như Microsoft, Google, Tesla và Audi, đang mở rộng sang Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia.

Trong những năm gần đây, doanh nghiệp tích cực tăng cường kinh doanh ô tô khi bối cảnh thị trường điện thoại thông minh đang giảm tốc. Họ xây dựng nhà máy sản xuất ô tô ở Mexico nhằm nắm bắt tiềm năng kinh doanh tại các thị trường Bắc Mỹ.

Đối với Luxshare, nhà máy sản xuất iPhone vừa thâu tóm thêm ở Trung Quốc đến vào thời điểm hãng này đang gặp khó khăn trong việc xây dựng nhà máy mới ở Ấn Độ do mối quan hệ giữa hai nước láng giềng tỷ dân này ngày càng xấu đi.

Luxshare trở thành nhà cung cấp có trụ sở tại Trung Quốc quan trọng nhất của Apple, chuyên sản xuất iPhone, AirPods, Apple Watch và HomePod.

Vào tháng 10, trong chuyến thăm Trung Quốc, Giám đốc điều hành Apple Tim Cook đã đi tham quan nhà máy của Luxshare. Apple cũng chọn Luxshare làm công ty chính để phát triển sản phẩm thực tế tăng cường Vision Pro.

Luxshare đang giúp Apple mở rộng năng lực sản xuất tại Việt Nam.

Ngày càng có nhiều nhà cung cấp của Apple có trụ sở tại Trung Quốc đại lục, nhiều hơn bất kỳ thị trường nào khác. Vị trí vốn từng thuộc về các nhà cung cấp tại Đài Loan.

Tầm quan trọng ngày càng tăng của Luxshare trong chuỗi cung ứng Apple đặt ra thách thức tiềm tàng đối với Foxconn, gã khổng lồ sản xuất theo hợp đồng lớn nhất thế giới và là đối tác sản xuất lớn nhất của Apple.

Foxconn đang xây dựng hệ sinh thái chuỗi cung ứng iPhone mới ở Ấn Độ cho Apple.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Một vài chiến lược của Apple năm 2024 trong thời kỳ “hậu iPhone”

Gã khổng lồ Apple đã chuẩn bị sẵn sàng cho một năm 2024 bận rộn, nhưng có một chút thay đổi so với các chiến lược truyền thống trong thời kỳ “hậu iPhone”.

Một vài chiến lược của Apple trong 2024 trong thời kỳ "hậu iPhone"
Một vài chiến lược của Apple trong 2024 trong thời kỳ “hậu iPhone”

Những sản phẩm chiến lược mới của Apple.

Mặc dù iPhone đã là trọng tâm trong chiến lược sản phẩm của công ty trong hơn 15 năm qua nhưng năm tới công ty sẽ tập trung vào… mọi thứ khác.

Tất nhiên, iPhone vẫn sẽ có bản nâng cấp vào năm tới. Đây là sản phẩm quan trọng nhất của công ty và vẫn mang lại hơn một nửa doanh thu. Nhưng các thông tin cho thấy điện thoại sẽ không có thêm thay đổi lớn: Apple có kế hoạch giữ lại thiết kế của iPhone 15, đồng thời tăng kích thước màn hình trên phiên bản Pro. Các mẫu máy cấp thấp hơn sẽ có nút bấm và sẽ có một nút chuyên dụng mới để quay video.

Nhưng mảng kinh doanh thiết bị đeo của công ty – bao gồm Vision Pro, AirPods và Apple Watch sắp ra mắt – sẽ chiếm vị trí trung tâm. Vision Pro đánh dấu một danh mục mới của Apple, trong khi tai nghe và đồng hồ thông minh sẵn sàng nhận được một số nâng cấp lớn nhất từ ​​trước đến nay.

Doanh số bán hàng của Apple đã bị trì trệ trong năm qua sau khi chi tiêu tiêu dùng cho công nghệ tăng vọt trong thời kỳ đại dịch. Trên thực tế, tất cả các phân khúc sản phẩm chính của hãng – iPhone, Mac, iPad, thiết bị đeo – đều bị sụt giảm trong năm tài chính 2023, kết thúc vào tháng 9. Mảng kinh doanh dịch vụ của Apple là điểm sáng duy nhất.

Các nhà phân tích Phố Wall không đặt cược vào sự hồi sinh mạnh mẽ của các sản phẩm Apple trong năm tài chính hiện tại, nhưng ít nhất công ty sẽ có những công nghệ mới để quảng bá. Ngoài Vision Pro, sẽ có các phiên bản nâng cấp của AirPods và các tính năng sức khỏe hấp dẫn dành cho Apple Watch.

Tai nghe được nâng cấp.

AirPods mới sẽ giúp Apple khắc phục sự cố với dòng sản phẩm hiện có. Tai nghe nhét tai không dây (dòng earbud) trị giá 179 USD hiện tại của công ty – mẫu máy tầm trung, thế hệ thứ ba – đã phần nào gây khó chịu với người tiêu dùng. Chúng trông tương tự như AirPods Pro, nhưng không cung cấp các tính năng tốt hơn đáng kể so với AirPods thế hệ thứ hai trị giá 129 USD từ năm 2019.

Điều đó khiến người tiêu dùng bối rối không biết nên mua AirPods nào và Apple mất doanh thu mỗi khi họ chọn mẫu rẻ hơn. Trong một số trường hợp, người mua hàng chuyển sang sản phẩm của đối thủ cạnh tranh nhằm có được các tính năng tương đương với AirPods Pro với mức giá thấp hơn.

Nhưng Apple có một giải pháp: hai mẫu sản phẩm không phải Pro thế hệ thứ 4 sẽ có thiết kế cập nhật, vỏ được thiết kế lại và sạc USB-C. Phiên bản cao cấp hơn của hai mẫu này sẽ bao gồm tính năng khử tiếng ồn chủ động, đưa tính năng đó xuống mức giá thấp hơn.

Apple cũng mong muốn thổi sức sống mới vào tai nghe AirPods Max. Những chiếc tai nghe này không bán đủ chạy để công ty đầu tư vào các tính năng phần cứng hoặc phần mềm hoàn toàn mới, nhưng Apple đang lên kế hoạch cho một mẫu máy đổi bộ sạc Lightning lấy USB-C và có khả năng bổ sung thêm màu sắc mới.

Ngoài ra, Apple đang chuẩn bị phát triển một phần mềm lớn: chức năng trợ thính. Công ty có kế hoạch phát hành tính năng đó vào cuối năm tới và đây có thể là khởi đầu cho một giá trị lớn lao. Apple tin rằng việc sản xuất máy trợ thính có tiềm năng thúc đẩy ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ USD.

Động lực của AirPods có thể tiếp tục vào năm 2025 khi công ty lên kế hoạch cập nhật AirPods Pro. Thiết kế của mẫu đó vẫn chưa được hoàn thiện nhưng Apple đang tập trung vào sự thoải mái cho trải nghiệm người dùng. Các tính năng mới khác của bản Pro, chẳng hạn như theo dõi nhiệt độ cơ thể và sức khỏe, vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu.

Đồng hồ sẽ được cải tiến.

Đồng hồ Apple Watch cũng sắp được đẩy mạnh và công ty đang lên kế hoạch cho ít nhất một mẫu có giao diện mới. Quan trọng hơn, Apple đang nghiên cứu một cặp tính năng sức khỏe được thiết kế để đưa đồng hồ thông minh lên một tầm cao mới: phát hiện chứng tăng huyết áp và ngưng thở khi ngủ. Công nghệ này sẽ cảnh báo người dùng nếu phân tích dự báo rằng người dùng mắc một trong các bệnh như vậy và đề xuất xét nghiệm tiếp theo.

Dòng Apple Watch hiện tại dự kiến sẽ không bán chạy trong mùa lễ này và việc thiếu các tính năng hấp dẫn là một phần lý do. Hầu như không có bất kỳ thay đổi lớn nào đối với thiết bị trong năm nay. Mặc dù cử chỉ nhấn đúp mới rất thú vị nhưng đó không phải là lý do lớn để nâng cấp. Dù vậy, các tính năng sức khỏe sắp ra mắt sẽ có sức mạnh thu hút rất mạnh, ví dụ như đo huyết áp qua đồng hồ đeo ở cổ tay.

Bộ kính đeo của tương lai.

Bên cạnh đó, thiết bị đeo lớn nhất của Apple cũng là một trong những điểm nhấn mới: kính đeo Vision Pro. Bộ kính đội đầu này chắc chắn sẽ thu hút sự chú ý vào năm 2024 – ngay cả khi không mang lại nhiều doanh thu. Có những dấu hiệu cho thấy ngày ra mắt đang đến gần, với việc Apple mời hàng trăm nhân viên bán lẻ tới để học cách sử dụng và bán thiết bị.

Apple vẫn đang cố gắng tìm ra điểm bán hàng chính cho bộ kính này, nhưng có vẻ như họ tin rằng nó có thể trở thành một phần quan trọng trong câu chuyện tài chính của hãng trong vòng vài năm tới.

Mọi người trong Apple thường so sánh nó với Apple Watch, lưu ý rằng ba thế hệ đầu tiên của sản phẩm này không tốt lắm nhưng tới khi mẫu thứ tư xuất hiện, phần cứng đã đạt mức ổn định và doanh số bán hàng bắt đầu tăng vọt.

iPad cũng sắp có những thay đổi lớn. Phiên bản Pro đang được cải tiến và Air sẽ có tùy chọn màn hình lớn hơn. Trong khi đó, iPad mini và mẫu cấp thấp đang có chip nhanh hơn. Máy Mac cũng sắp có những nâng cấp lớn, với MacBook Air dự kiến sẽ sớm có chip M3. Và MacBook Pro mới, có tên mã J614 và J616, đang được phát triển.

Tất cả những dấu hiệu này cho thấy, Apple đang bắt đầu chuyển hướng sang những “sản phẩm trụ cột” khác ngoài iPhone trong năm 2024.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Tất Đạt | Markettimes

Ý nghĩa của chữ ‘i’ trong tên gọi iPhone của Apple

Chữ “i” có mặt trên hầu hết sản phẩm, dịch vụ của Apple: từ iPhone, iMac, iPad, iPod, iCloud đến iOS… và có thể đều mang chung một ý nghĩa.

Ý nghĩa của chữ 'i' trong tên gọi iPhone của Apple
Ý nghĩa của chữ ‘i’ trong tên gọi iPhone của Apple

iPhone là chiếc smartphone thương mại đầu tiên của Apple, ra đời năm 2007. Ngay từ khi ra mắt tại sự kiện, sản phẩm đã được gọi với tên “iPhone”, tương tự như cách nhà sản xuất này đặt tên các sản phẩm trước đây là iPod (máy nghe nhạc), iMac (máy tính để bàn).

Tới nay, chữ “i” đã xuất hiện trên rất nhiều sản phẩm, dịch vụ khác nhau của Apple và gần như trở thành một thương hiệu riêng không “đụng hàng”.

Để tìm hiểu về ý nghĩa của chữ “i” trong tên gọi sản phẩm, cần nhìn lại lịch sử đặt tên của hãng. Thiết bị đính kèm chữ “i” đầu tiên được ra đời là iMac. Vào năm 1998, lãnh đạo Apple – Steve Jobs muốn iMac là chiếc máy tính có thể sử dụng ở văn phòng, gia đình lẫn trường học.

Ông giải thích rằng Apple chọn chữ “i” đứng đầu tên máy ngụ ý nói về “internet”, vì đây là chiếc máy tính Mac đầu tiên cho phép người dùng kết nối tới mạng internet đơn giản và nhanh chóng.

Bên cạnh đó, nhà sáng lập thiên tài của Apple cũng khẳng định iMac phù hợp cho các nhu cầu sử dụng cá nhân (individual use). iMac sẽ được dùng tại trường học, nơi thầy cô sử dụng thiết bị để hướng dẫn, giảng dạy (instruction), còn sinh viên thì tìm kiếm thông tin (information). Cuối cùng, Jobs mong muốn iMac sẽ truyền cảm hứng (inspire) cho mọi người.

iPhone đặt tên theo cấu trúc của iMac, nên ngày nay, chữ “i” đứng đầu thiết bị này được gán cho mọi ý nghĩa nêu trên: interrnet, individual (cá nhân), instruct (hướng dẫn), inform (thông tin), inspire (truyền cảm hứng).

Sau 16 năm ra mắt, mẫu điện thoại thông minh của Apple vẫn đáp ứng đủ các tiêu chí trên khi nhìn từ phương diện những tiện ích mang lại cho người dùng.

Ngoài ra, những sản phẩm khác có cùng cấu trúc “i” và tên gọi cũng được mặc định tương tự. Ví dụ iOS, iPadOS, iCloud…

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nhà sản xuất iPhone Foxconn sẽ đầu tư thêm 1.54 tỷ USD vào Ấn Độ

Gã khổng lồ sản xuất chip Đài Loan Foxconn đang lên kế hoạch đầu tư thêm 1,54 tỉ USD vào Ấn Độ để đáp ứng nhu cầu hoạt động. Truyền thông phương Tây cho biết Foxconn đang muốn đa dạng hóa sản xuất bên ngoài Trung Quốc.

Nhà sản xuất iPhone Foxconn sẽ đầu tư thêm 1.54 tỷ USD vào Ấn Độ
Nhà sản xuất iPhone Foxconn sẽ đầu tư thêm 1.54 tỷ USD vào Ấn Độ

Theo hồ sơ gửi lên chính quyền Đài Loan vào cuối ngày 27.11, chi nhánh Foxconn ở Ấn Độ có kế hoạch chi khoảng 128 tỉ rupee, tức 1,54 tỉ USD, cho hoạt động kinh doanh sắp tới tại nước này.

Foxconn – còn được biết đến với tên chính thức là Hon Hai Precision Industry – là nhà sản xuất thiết bị điện tử theo hợp đồng lớn nhất thế giới và lắp ráp thiết bị cho nhiều công ty, nổi bật nhất là iPhone của Apple. Foxconn cũng đã mở rộng hoạt động ở hơn 20 quốc gia.

Dù có mặt tại hơn 20 quốc gia nhưng phần lớn hoạt động của công ty diễn ra ở Trung Quốc. Đây là điều mà Foxconn đang muốn thay đổi sau khi hoạt động sản xuất bị ảnh hưởng bởi 3 năm áp dụng chính sách phòng chống Covid-19 nghiêm ngặt của Bắc Kinh.

Chủ tịch Foxconn Young Liu cho biết với quy mô thị trường tiềm năng Ấn Độ thì khoản đầu tư vài tỉ USD của công ty mới chỉ là bước khởi đầu.

Vào tháng Năm, Foxconn đã công bố mua một khu đất rộng lớn ở ngoại ô của trung tâm công nghệ Ấn Độ Bengaluru với giá 37 triệu USD. Hiện công ty đang điều hành khoảng 9 cơ sở sản xuất và có hơn 30 nhà máy ở Ấn Độ, đạt doanh thu khoảng 10 tỉ USD hàng năm.

Chủ tịch Foxconn cũng cho biết, công ty đang có kế hoạch mở rộng hoạt động sản xuất những linh kiện quan trọng cho thiết bị điện tử tiêu dùng và xe điện tại Ấn Độ để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Người dùng iPhone có thể sớm tải và cài đặt ứng dụng ngoài App Store

Người dùng iPhone có thể sớm tải và cài đặt ứng dụng từ nhiều nguồn khác nhau, tương tự thiết bị chạy Android.

Người dùng iPhone có thể sớm tải và cài đặt ứng dụng ngoài App Store
Người dùng iPhone có thể sớm tải và cài đặt ứng dụng ngoài App Store

Sau khi phân tích bản thử nghiệm iOS 17.2, trang công nghệ 9to5mac phát hiện những chi tiết cho thấy iPhone sắp hỗ trợ tải ứng dụng ngoài App Store. Cụ thể, Apple đặt tên một giao diện lập trình ứng dụng (API) là “Managed App Distribution”, qua đó cho phép nhà phát triển thiết lập cửa hàng app của riêng mình.

Ở mức độ sâu hơn, API này chi phối quá trình tải xuống, cài đặt và cập nhật ứng dụng từ nguồn bên ngoài. Thậm chí, nó còn có thể kiểm tra tính tương thích của một app bất kỳ với thiết bị hoặc phiên bản iOS hiện hành, tương tự những gì App Store đang làm.

Bên cạnh đó, iOS 17.2 cũng chứa tài liệu về trình khóa theo khu vực trong API. 9to5mac đánh giá đây là cách Apple hạn chế tính năng tải ứng dụng từ nguồn ngoài ở một số quốc gia, nhằm đáp ứng yêu cầu từ cơ quan quản lý địa phương.

Mặc dù đại diện Apple chưa đưa ra bình luận tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng các quy định mới về chống độc quyền đang buộc Apple phải thay đổi.

Trong nhiều năm, Apple liên tục phản đối “sideloading”, thuật ngữ chỉ việc cài đặt phần mềm mà không thông qua cửa hàng ứng dụng chính thức, vốn tồn tại trên thiết bị Android, Window và máy tính Mac. Hãng cho rằng việc tải ứng dụng từ nguồn lạ sẽ gây mất an toàn, đồng thời làm suy yếu quyền riêng tư.

“Các công ty ‘đói’ dữ liệu có thể tránh được quy tắc về bảo mật của chúng tôi và theo dõi người dùng”, Tim Cook, CEO Apple, nói. Ngoài ra, ông cảnh báo người dùng iPhone đứng trước nguy cơ tải nhầm phần mềm chứa mã độc và bị đánh cắp dữ liệu.

Tuy nhiên, đầu năm nay, Apple buộc phải thay đổi để đáp ứng Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (DMA) của Liên minh châu Âu, dự kiến áp dụng từ tháng 3/2024. Một số điều khoản trong đó yêu cầu nhà sản xuất điện thoại cho phép người dùng cài đặt app từ bất cứ nguồn nào họ muốn. Nếu không tuân thủ, Apple có thể bị phạt lên đến 20% doanh thu toàn cầu.

Một số nguồn tin cho biết, bên cạnh việc tuân thủ luật, Apple cũng đang xem xét ý tưởng tính phí xác minh ứng dụng, vốn được áp dụng trên máy tính Mac, giúp đảm bảo an toàn khi người dùng cấp quyền cài đặt phần mềm bên ngoài kho ứng dụng của hãng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Hàng loạt nhà máy của Apple chọn Việt Nam làm điểm đến

Không chỉ Apple dịch chuyển loạt nhà máy sản xuất thiết bị nghe nhìn sang Việt Nam mà những tập đoàn lớn như Samsung, Intel… cũng “đua nhau” mở rộng đầu tư tại nước ta.

Hàng loạt nhà máy của Apple chọn Việt Nam làm điểm đến
Hàng loạt nhà máy của Apple chọn Việt Nam làm điểm đến

Ngày 5/9, Vụ thị trường Châu Âu, Châu Mỹ (Bộ Công Thương) tổ chức tọa đàm trực tuyến “Việt Nam – Địa điểm chiến lược trong chuỗi cung ứng toàn cầu: Cơ hội và thách thức”.

Ông Nguyễn Thắng Vượng, Vụ thị trường Châu Âu, Châu Mỹ cho biết, thời gian qua xu hướng dịch chuyển dịch các chuỗi cung ứng toàn cầu diễn ra mạnh mẽ.

11 nhà máy sản xuất các thiết bị nghe nhìn của Apple đến Việt Nam.

Đến nay Tập đoàn Apple của Hoa Kỳ đã chuyển 11 nhà máy sản xuất các thiết bị nghe nhìn vào Việt Nam, Tập đoàn Intel mở rộng giai đoạn hai nhà máy kiểm định chip tại TP.HCM tổng trị giá 4 tỷ USD, tập đoàn Lego của Đan Mạch đầu tư xây dựng nhà máy ở Bình Dương tổng vốn 1 tỷ USD.

Gần đây, những tập đoàn lớn của Hoa Kỳ như Boeing, Google, Walmart đều có sự nghiên cứu môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, tìm kiếm mở rộng mạng lưới các nhà cung ứng và phát triển cơ sở sản xuất tại thị trường Việt Nam.

Samsung đã dịch chuyển toàn bộ dây chuyền sản xuất điện thoại của tập đoàn về Việt Nam và Ấn Độ. 60% sản lượng điện thoại thông minh của Samsung bán ra trên toàn thế giới là đang được sản xuất tại Việt Nam.

Qua đó, cho thấy cơ hội lẫn thách thức đối với doanh nghiệp Việt tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp cho biết, hiện nay doanh nghiệp Việt tham gia vào chuỗi cung ứng chỉ ở khâu trung gian, có giá trị gia tăng thấp. Khâu cung cấp nguyên vật liệu chính cho ngành sản xuất chế biến chế tạo, dệt may, da giày phần lớn phải nhập khẩu.

Theo vị này, trước kia Việt Nam tận dụng lợi thế nhân công giá rẻ nhưng hiện nay chi phí nhân công ngày càng tăng nên mất dần lợi thế này.

Tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Một trong những điều doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài (FDI) quan tâm khi đầu tư vào Việt Nam là khả năng cung ứng của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ (CNHT) trong nước.

Vì vậy, để đón làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng của doanh nghiệp FDI vào Việt Nam thời gian tới, Cục Công nghiệp tập trung các hoạt động như xây dựng chính sách, hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, hợp tác chặt chẽ với các đối tác như Samsung, Toyota… nâng cao năng lực cho doanh nghiệp CNHT.

Ông Yang Yoon Ho, Giám đốc quan hệ khách hàng Công ty Samsung Electronic Việt Nam cho biết, qua chương trình nhà máy thông minh, Samsung chia sẻ kiến thức chuyên môn về sản xuất thông minh cho 50 doanh nghiệp theo lộ trình trong hai năm.

Hiện tại, Samsung đã hoàn thành dự án nhà máy thông minh với 26 doanh nghiệp địa phương và tiếp tục nhân rộng ra các địa phương trong thời gian tới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Xiaomi muốn đuổi kịp và đánh bại iPhone của Apple

Lei Jun, CEO Xiaomi, cho biết công ty dùng iPhone của Apple làm chuẩn mực để đặt mục tiêu bắt kịp và hạ gục thời gian tới.

Xiaomi muốn đuổi kịp và đánh bại iPhone của Apple
Xiaomi muốn đuổi kịp và đánh bại iPhone của Apple

Ông không còn nhắc đến mục tiêu trở thành nhà cung cấp smartphone lớn nhất thế giới, được ông đưa ra lần đầu năm 2021.

Thay vào đó, Xiaomi lấy iPhone là chuẩn và hướng đến chiếm lĩnh thị phần smartphone cao cấp toàn cầu. Ông Lei Jun mô tả việc cạnh tranh với Apple là “cuộc chiến sinh tử”.

Hãng muốn thu hút người dùng bằng cách tập trung vào trải nghiệm khác biệt so với smartphone Android khác của Trung Quốc.

Không chỉ Xiaomi, các thương hiệu điện thoại Trung Quốc khác cũng đang nhắm mục tiêu vào phân khúc cao cấp của Apple, đồng thời lấp đầy khoảng trống mà Huawei để lại.

Lei Jun luôn đặt Xiaomi là đối thủ lớn của Apple, dù vốn hóa thị trường của công ty hiện chỉ là 300 tỷ USD, bằng hơn 10% so với mức định giá gần 3.000 tỷ USD của hãng công nghệ Mỹ.

Sản phẩm mới nhất Xiaomi tung ra cho mục tiêu mới là Mix Fold 3, smartphone gập mỏng nhất thế giới và cũng là model đầu tiên trong phân khúc có camera tiềm vọng.

Máy trang bị màn hình chính 8,03 inch, bốn camera được Leica tinh chỉnh, chip Snapdragon 8 Gen 2 và sạc nhanh 67 W. Sản phẩm có giá khởi điểm là 1.240 USD và hiện chỉ mới được bán ra tại Trung Quốc.

Theo số liệu từ Statista, tính đến quý 2 năm 2023, thị phần (Market Share) của iPhone đứng thứ 2 với 16% và Xiaomi xếp thứ 3 với hơn 12%.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Thị trường xám khiến Apple gặp khó tại Ấn Độ (tương tự như ở Việt Nam)

Việc phải “cạnh tranh” với chính các thương gia bán hàng xách tay, hoặc iPhone cũ là vấn đề Apple từng gặp ở Việt Nam. Dù iPhone chính thức được bán ở Việt Nam từ hơn 10 năm nay, trong phần lớn thời gian thị trường vẫn tồn tại hai nguồn hàng chính là sản phẩm chính hãng và thị trường xám (grey market), với những lô iPhone nhập tiểu ngạch.

Thị trường xám khiến Apple gặp khó tại Ấn Độ (tương tự như ở Việt Nam)
Thị trường xám khiến Apple gặp khó tại Ấn Độ (tương tự như ở Việt Nam)

Hồi tháng 4, Apple đã khai trương 2 cửa hàng hàng đầu đầu tiên ở Ấn Độ, lần lượt tại Mumbai và Delhi. Đây là động thái mới nhất của gã khổng lồ công nghệ trong nỗ lực xâm chiếm thị trường tỷ dân này.

Mặc dù 2 cửa hàng này đều đã đạt kỷ lục doanh thu, ở những nơi mà cư dân Delhi thường mua điện thoại, tình hình lại không khả quan cho Táo Khuyết.

iPhone vẫn được xem là mặt hàng xa xỉ.

Lý do là giá các dòng iPhone mới vẫn cao hơn đáng kể so với thu nhập bình quân, khiến người dùng Ấn Độ thường lựa chọn iPhone cũ hoặc các nguồn hàng khác. Đây cũng là vấn đề Apple từng gặp ở Việt Nam, trước khi đẩy mạnh các hoạt động tại thị trường trong nước trong vài năm nay.

Chợ Gaffar cách cửa hàng của Apple tại New Delhi khoảng 10 km. Đây là một trong những trung tâm bán iPhone cũ lớn nhất tại Delhi, với hàng chục cửa hàng trưng bày iPhone đã qua sử dụng.

Một chiếc iPhone mới có thể có giá hơn 70.000 rupee (khoảng 850 USD). Trong khi đó, vào năm 2021, mức lương trung bình hàng tháng ở đây chỉ khoảng 31.900 rupee (428 USD). Đối với hầu hết cư dân ở Delhi, iPhone vẫn là một mặt hàng xa xỉ.

Thị trường xám khiến Apple gặp khó tại Ấn Độ (tương tự như ở Việt Nam)
Thị trường xám khiến Apple gặp khó tại Ấn Độ (tương tự như ở Việt Nam)

Do đó, cửa hàng Apple ở Delhi dường như không ảnh hưởng nhiều đến việc kinh doanh tại chợ Gaffar. Như các chủ cửa hàng cho biết, chiến lược giá của Apple về cơ bản là không thể cạnh tranh được với các cửa hàng địa phương.

“Khách hàng thường chọn Gaffar bởi những chiếc iPhone mới ra mắt sẽ có mặt tại đây trong vòng 10-15 ngày.

Chúng tôi cung cấp cho người dân cùng một chiếc điện thoại, trong tình trạng hoàn toàn mới với mức giá hấp dẫn hơn nhiều”, Vijay, một chủ cửa hàng ở chợ Gaffar, nói với tờ Rest of World.

Chính sách tại Ấn Độ khiến Apple gặp khó khi phải đối mặt với thị trường xám.

Ởnhiều quốc gia, Apple chủ yếu bán iPhone tân trang thông qua các kênh bán lẻ của riêng mình, nhưng chính sách thương mại của Ấn Độ gây khó khăn cho công ty.

Kể từ năm 2012, chính phủ Ấn Độ gần như đã chặn nhập khẩu iPhone đã qua sử dụng do lo ngại về rác thải điện tử. Apple đã nhiều lần thúc đẩy việc bác bỏ chính sách này, nhưng chính phủ vẫn giữ vững lập trường.

Do không có iPhone cũ được nhập khẩu và rất ít mẫu mới được bán, số lượng điện thoại tân trang tại đây rất hạn chế. Và nguồn cung ít ỏi đó hầu như được các nhà buôn tại Gaffar kiểm soát.

Dù vậy, các nghiên cứu chỉ ra rằng iPhone đã qua sử dụng đang ngày càng phổ biến tại thị trường Ấn Độ. Theo công ty nghiên cứu thị trường Counterpoint Research, trong năm 2022, 11% smartphone cũ được bán ở Ấn Độ là iPhone, tăng từ 3% vào năm 2021.

“Thị trường Ấn Độ tiêu thụ rất nhiều iPhone đã qua sử dụng, các nhà bán lẻ đang kiếm tiền từ việc bán iPhone cũ còn nhiều hơn Apple. Bất cứ ai nắm được nguồn cung iPhone cũ tại đây sẽ thu được lợi nhuận rất lớn”, Tarun Pathak, nhà phân tích tại Counterpoint Research cho biết.

Chợ Gaffar cũng cho khách hàng bán lại điện thoại cũ cho chủ cửa hàng, bỏ qua những rắc rối trong việc tìm người mua. Khách hàng đang tìm mua có thể đi khắp nơi để nhận được những giao dịch tốt nhất trên hàng trăm cửa hàng.

“Đi đến bất kỳ khu chợ nào trên khắp Delhi, bảng giá cho mọi sản phẩm đều đến từ Gaffar. Nhiều khi, ngay cả những chiếc điện thoại còn thời hạn bảo hành cũng có mặt ở đây. Khách hàng tin tưởng chúng tôi”, chủ cửa hàng Sukhbir Singh cho biết.

Việc phải “cạnh tranh” với chính các thương gia bán hàng xách tay, hoặc iPhone cũ là vấn đề Apple từng gặp ở Việt Nam.

Dù iPhone chính thức được bán ở Việt Nam từ hơn 10 năm nay, trong phần lớn thời gian thị trường vẫn tồn tại hai nguồn hàng chính là sản phẩm chính hãng và thị trường xám (grey market), với những lô iPhone nhập tiểu ngạch.

Tuy nhiên, trong 2 năm gần đây những chính sách mạnh tay hơn của Apple và các đối tác bán lẻ như ưu tiên nguồn hàng, yêu cầu hoá đơn để bảo hành, hay cạnh tranh về giá của đại lý khiến người dùng tìm đến hàng chính hãng nhiều hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Brazil cấm Apple bán iPhone nếu thiếu cục sạc

Theo thông tin từ Reuters, Brazil hiện đã cấm Apple bán iPhone tại thị trường nếu không bán kèm cục sạc pin.

Sau khi lệnh cấm của Brazil được ban hành, Apple Inc cho biết họ sẽ kháng cáo lệnh cấm của Brazil cấm bán những chiếc iPhone không có bộ sạc pin.

Apple cũng bị cho rằng là hiện thương hiệu này đang bán các sản phẩm chưa hoàn chỉnh ra thị trường khi điện thoại lại không đi kèm với cục sạc pin.

Bộ Tư pháp của Brazel đã phạt Apple 12,275 triệu reais (tương đương 2,38 triệu USD) và yêu cầu công ty này hủy bán iPhone 12 và các mẫu mới hơn, bên cạnh việc đình chỉ bán bất kỳ mẫu iPhone nào không đi kèm bộ sạc.

Trong lệnh cấm được công bố của quốc gia này, Bộ Tư pháp lập luận rằng iPhone được bán khi đang thiếu một thành phần thiết yếu theo cách “phân biệt đối xử có chủ ý đối với người tiêu dùng.”

Các nhà chức trách Brazil đã bác bỏ lập luận của Apple rằng hoạt động này nhằm mục đích giảm lượng khí thải carbon, và nói thêm rằng không có bất cứ bằng chứng nào cho thấy việc bán điện thoại thông minh thiếu bộ sạc lại có thể cung cấp các biện pháp nhằm bảo vệ môi trường.

Apple cho biết họ sẽ tiếp tục kháng cáo quyết định này.

“Chúng tôi tự tin rằng khách hàng của mình nhận thức được các tùy chọn khác nhau để sạc và kết nối thiết bị của họ và do đó chúng tôi sẽ nỗ lực để giải quyết vấn đề này”, Apple cho biết.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

YouTube thêm tính năng ‘Picture-in-Picture’ vào iPhone và iPad

Hiện tính năng này chỉ dành cho những người đăng ký có trả phí (subscribers) trên nền tảng, nhưng nó sẽ sớm được triển khai cho tất cả người dùng.

YouTube thêm tính năng 'Picture-in-Picture' vào iPhone và iPad

‘Picture-in-Picture’ (PiP) là gì?

‘Picture-in-Picture’ cho phép người dùng xem video YouTube trong một trình phát mini thu nhỏ trong khi vẫn có thể mở và xử lý một trình duyệt khác ngoài ứng dụng. Bạn có thể di chuyển trình phát mini này bằng cách kéo nó.

PiP sẽ sớm được áp dụng cho cả iPhone và iPad.

Ứng dụng YouTube trên các thiết bị chạy iOS sẽ sớm nhận được hỗ trợ tính năng picture-in-picture, điều này cho phép tất cả người dùng có thể xem video trong khi vẫn có thể làm những công việc khác trực tiếp trên iPhone và iPad của họ.

Người phát ngôn của YouTube trao đổi với The Verge rằng tính năng này hiện đang được triển khai cho những người đăng ký Premium (có trả phí) tuy nhiên trước mắt nó cũng đang được triển khai cho tất cả người dùng iOS (bao gồm cả những người dùng miễn phí) ở Mỹ và tiến tới là áp dụng cho người dùng toàn cầu.

YouTube cũng thông báo thêm là hiện Apple chỉ hỗ trợ tính năng picture-in-picture cho iPad chạy từ iOS 9, iPhone chạy từ iOS 14 trở lên và chạy tốt nhất trên trình duyệt Safari.

Người dùng iOS, có hoặc không có đăng ký YouTube Premium cũng sẽ sớm có quyền truy cập vào tính năng này bằng ứng dụng YouTube, điều mà những người dùng Android vốn đã được trải nghiệm trong nhiều năm.

YouTube không cung cấp lịch trình cụ thể về thời điểm tính năng này sẽ đến với các người dùng miễn phí, nhưng cho biết nó đang được triển khai cho nhóm người dùng có trả phí.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Long Trần | MarketingTrips 

3 nguyên tắc đơn giản giúp Apple thành công hơn với các sự kiện

Nếu bạn theo dõi các sự kiện của Apple, bạn sẽ nhận thấy rằng nhà sản xuất iPhone này giỏi hơn nhiều so với hầu hết các đối thủ cạnh tranh của nó.

Trong năm qua, hàng chục buổi ra mắt sản phẩm bằng công nghệ ảo (virtual product launches) từ các công ty công nghệ lớn, nhưng không ai trong số họ thực sự có thể so sánh được với các sự kiện mang đậm phong cách điện ảnh vốn đã trở thành đặc trưng của Apple.

Công bằng mà nói, không dễ dàng gì để có thể thích nghi với các sự kiện trực tiếp với thế giới ảo mà tất cả chúng ta đang sống trong năm qua.

Tuy nhiên, Apple đã cố gắng vượt qua những thứ mà hầu hết các đối thủ cạnh tranh của họ không làm được, và sau đây là 3 quy tắc đơn giản giúp Apple làm được điều đó.

1. Hãy kể một câu chuyện (Storytelling).

Các sản phẩm, bản thân chúng không tự mang trong mình sự thú vị. Điều này nghe có vẻ hơi phần mâu thuẫn, nhưng đó là sự thật.

Hầu hết mọi người không quan tâm đến các ‘phần cứng’ hay các bộ xử lý có trong một thiết bị điện tử mới nào đó của họ.

Điều họ thực sự quan tâm là tại sao nó lại quan trọng đối với cuộc sống của họ.

Thực tế là gì? Apple giỏi kể chuyện hơn bất kỳ đối thủ nào khác.

Câu chuyện đó luôn là về cách mà sản phẩm hay dịch vụ của họ sẽ làm cho cuộc sống của bạn trở nên tốt hơn theo cách mà các sản phẩm khác của đối thủ không thể làm được.

Nó sẽ giúp bảo vệ sự riêng tư của bạn. Nó sẽ giúp bạn tạo ra những thứ tốt hơn. Nó sẽ cung cấp cho bạn các công cụ để làm việc hiệu quả hơn chẳng hạn.

2. Đừng ru ngủ.

Apple đã cố gắng giới thiệu mọi thứ từ iMac được thiết kế mới, iPad Pro được cập nhật, iPhone màu tím, AirTags, dịch vụ podcast, bản cập nhật cho Apple Card đến Apple TV, tất cả chỉ diễn ra trong gần một giờ đồng hồ.

Tại sai Apple có thể làm được điều đó khi mà một khối lượng thông tin rất lớn cần phải truyền tải đi?

Điều này chỉ đơn giản là vì Apple không bao giờ lãng phí thời gian của chính nó trên sân khấu. Apple kể một câu chuyện liền mạch, liêc tục và liên tục.

Trong thời đại mà các thiết bị số và phương tiện truyền thông mạng xã hội luôn được kết nối, mọi người vốn đã quá quen thuộc với các video ngắn của TikTok chỉ dài 15 giây hoặc ‘Câu chuyện’ trên Instagram chỉ với 30 giây.

Nếu bạn muốn thu hút sự chú ý của đối tượng mục tiêu của mình, bạn phải giữ cho mọi thứ trở nên ngắn hơn, nhanh hơn và thú vị hơn.

3. Sử dụng những gì bạn có.

Cuối cùng, Apple là bậc thầy trong việc sử dụng những gì họ có để truyền tải câu chuyện mà họ muốn kể với đối tượng mục tiêu.

Có ít nhất 09 người thuyết trình khác nhau ở hơn một chục địa điểm khác nhau xoay quanh trụ sở chính của Apple.

Một trong những lý do lớn dẫn đến điều này là vì những người trình bày sản phẩm thực sự là những người đã làm ra sản phẩm đó.

CEO của Apple, Tim Cook, chắc chắn có thể đứng đó và nói về tất cả những điều mà Apple đã làm, nhưng thay vào đó, ông đủ thông minh để hiểu rằng một câu chuyện sẽ trở nên hấp dẫn hơn nhiều khi để chính những người làm ra sản phẩm đó kể về những phần việc mà họ đã làm.

Rõ ràng, với môt doanh nghiệp lớn như Apple hay các doanh nghiệp lớn khác, họ có nguồn lực vô hạn để thể hiện một điều gì đó ‘lớn lao’ hơn, nhưng có một bài học quý giá ở đây cho bất kỳ ai muốn giao tiếp hiệu quả hơn – hãy sử dụng những gì bạn có.

Ngay cả khi bạn không có những khuôn viên trị giá hàng tỷ đô la để quay các sự kiện ảo của mình, việc sử dụng những gì bạn có về con người và bối cảnh sẽ làm cho bài thuyết trình của bạn trở nên chân thực hơn nhiều vì nó thực sự đại diện cho chính bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Khoảng 68% người dùng iPhone sẽ chặn theo dõi quảng cáo

Có 68% số người dùng iPhone chọn cách từ chối ứng dụng theo dõi quảng cáo khi Apple triển khai tính năng này trên iOS 14.5.

Kết quả nghiên cứu được AppsFlyer – một công ty chuyên về tiếp thị di động – đưa ra sau khi phân tích 300 ứng dụng phổ biến được cài trên iPhone của 2.000 người.

Trong đó, chỉ có 32% số người đồng ý cho phép kích hoạt App Tracking Transparency, tính năng buộc ứng dụng phải xin phép người dùng nếu muốn kích hoạt IDFA (Identifier for Advertisers) – mã số riêng trên mỗi iPhone, iPad, giúp doanh nghiệp triển khai quảng cáo cá nhân hóa.

Cũng theo AppsFlyer, người dùng iPhone sử dụng các ứng dụng phổ biến và có mức độ quan tâm cao có tỷ lệ chấp nhận quảng cáo nhiều hơn, khoảng 40%. Đối với những ứng dụng ít phổ biến hơn, tỷ lệ chấp nhận chỉ từ 0 đến 20%.

Theo BGR, với tỷ lệ từ chối App Tracking Transparency cao, các công ty cung cấp ứng dụng dựa trên quảng cáo có thể gặp khó khăn do không thể đề xuất quảng cáo được cá nhân hóa dựa trên thói quen người dùng thông qua IDFA.

Điều này có thể khiến mô hình ứng dụng miễn phí biến mất – điều mà CEO Facebook Mark Zuckerberg từng lo ngại.

Trade Desk, công ty chuyên về quảng cáo kỹ thuật số, cho biết có khoảng 10% trong 12 triệu quảng cáo tiềm năng mỗi giây được liên kết trực tiếp với IDFA.

Nếu số lượng người dùng iPhone kích hoạt App Tracking Transparency quá lớn, các quảng cáo hướng đối tượng gần như sẽ không thực hiện được trên nền tảng của Apple, từ đó gây thiệt hại không nhỏ đến các nhà phát triển ứng dụng.

Loch Rose, Giám đốc công ty tiếp thị Epsilon, cho rằng các nhà phát triển ứng dụng iOS sẽ giảm tới 50% lợi nhuận trên mỗi CMP – chi phí để quảng cáo hiển thị 1.000 lần.

Một thống kê khác cho thấy, có tới 58% các nhà quảng cáo và phát triển ứng dụng đang có kế hoạch rời hệ sinh thái Apple để đầu tư vào các nền tảng khác có lợi nhuận cao hơn, như Android hoặc TV.

Số khác cho biết sẽ chuyển các ứng dụng sang hình thức trả phí, nhưng chỉ kỳ vọng đạt doanh thu trong ngắn hạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Game và ứng dụng được người dùng iPhone tải nhiều nhất 2020

Danh sách bao gồm những cái tên quen thuộc như Zoom, TikTok, Among Us và Call of Duty: Mobile.

Hôm 2/12, Apple công bố kết quả App Store Best 2020, giải thưởng dành cho các ứng dụng và trò chơi xuất sắc trên iPhone, iPad, Apple Watch, Apple TV và Mac. Ngoài ra, Táo khuyết cũng chia sẻ danh sách các ứng dụng phổ biến nhất năm 2020.

Wakeout! đã được chọn là ứng dụng iPhone tốt nhất năm 2020. Được phát triển bởi lập trình viên độc lập Andres Canella, ứng dụng cung cấp những bài tập thể dục nhanh và nhẹ nhàng dành cho mọi người, phù hợp để tự thực hiện tại nhà hoặc văn phòng.

Nền tảng trò chuyện video Zoom được vinh danh ở hạng mục ứng dụng iPad tốt nhất năm 2020 vì giúp sinh viên khắp nơi trên thế giới tiếp tục học tập tại nhà trong thời gian xảy ra đại dịch Covid-19. Zoom cũng là ứng dụng miễn phí được tải xuống nhiều nhất trên App Store năm nay.

Fantastical by Flexibits được chọn là ứng dụng tốt nhất năm 2020 cho máy Mac. Đây là giải pháp thay thế phần mềm lịch mặc định cho người dùng macOS, mang đến tính năng nâng cao để quản lý cuộc họp, tác vụ và đồng bộ hóa giữa các nền tảng khác nhau.

Disney+ thắng giải thưởng ứng dụng Apple TV của năm, trong khi Endel – một app giúp người dùng tập trung, thư giãn và dễ ngủ – được vinh danh là ứng dụng tốt nhất năm 2020 cho Apple Watch.

Apple có một hạng mục khác trong giải thưởng hàng năm dành riêng cho các trò chơi có sẵn trên App Store. Năm nay, Genshin Impact được bầu chọn là game iPhone hay nhất. Đối với iPad, Apple đã chọn Legends of Runeterra từ Riot Games là trò chơi của năm.

Disco Elysium, một tựa game RPG trinh thám, được bầu chọn là trò chơi của năm dành cho Mac. Cuối cùng, trên Apple TV, Dandara Trials of Fear đã được bầu là trò chơi của năm.

Táo khuyết cũng chọn Sneaky Sasquatch là trò chơi hay nhất hiện có trên nền tảng Apple Arcade. Tựa game được phát hành vào năm ngoái, cho phép người dùng “sống cuộc sống của một sasquatch” bằng cách đi bộ qua các khu cắm trại, câu cá ở hồ…

Trên tab App Store Today, Apple liệt kê danh sách các ứng dụng và trò chơi được tải nhiều nhất năm 2020, trong đó những vị trí đầu bảng thuộc về Zoom, TikTok, Among Us và Call of Duty: Mobile.

Đơn vị nhà phát triển các ứng dụng này sẽ được thưởng một biểu tượng App Store bằng nhôm có khắc tên người thắng giải ở mặt sau.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Zing

Ẩn ý đằng sau chữ ‘i’ trên iPhone, iPad của Apple

Chữ “i” trên thiết bị Apple ban đầu được Steve Jobs dùng cho các sản phẩm có kết nối Internet, nhưng sau này sử dụng để nhận diện thương hiệu.

Apple đã có một loạt thiết bị với chữ “i” đứng đầu, bao gồm iPhone, iPad, iPod hay iMac. Một số sản phẩm đã bị “khai tử” như máy tính xách tay iBook hay phần mềm iTunes cũng có tiền tố “i”.

Trở lại năm 1998, Steve Jobs đã giới thiệu iMac, mẫu máy tính cá nhân với lớp vỏ nhựa trong suốt màu kẹo, ưu tiên trải nghiệm người dùng, bộ xử lý tốc độ cao nhất thời bấy giờ và đặc biệt là khả năng truy cập Internet. Trong buổi ra mắt, Jobs cũng xác nhận “i” chính là “Internet” và “số một”. “Chúng tôi đang nhắm mục tiêu là số một của người dùng, là một chiếc máy tính để truy cập Internet”, Jobs nói.

Tuy nhiên, sau đó Jobs cũng nhấn mạnh chữ “i” còn đứng trước bốn từ có ý nghĩa khác, gồm Individual (cá nhân), Instruct (gợi ý), Inform (thông báo) và Inspire (truyền cảm hứng).

Tuy nhiên, khi Apple tạo ra những sản phẩm tốt hơn cả kỳ vọng, mục tiêu “kết nối Internet” ban đầu của Jobs không còn phù hợp. Những thiết bị sau này hầu hết đều có tiền tố “i” và theo Reader Digest, giờ đây nó được sử dụng để nhận diện thương hiệu của Apple. Thực tế, iPod đời đầu (ra mắt 2001) không có khả năng kết nối mạng, nhưng nó vẫn được đặt tên theo các “đàn anh”.

Dù vậy, theo Mashable, nhiều thiết bị đời sau, như MacBook, hoặc mới hơn có đồng hồ Apple Watch, loa thông minh HomePod không có chữ “i”. Gần đây, iTunes cũng bị phân tách thành các dịch vụ là Music, Podcast, TV với cách đặt tên mới. Một số ý kiến cho rằng nhiều khả năng đây là những thương hiệu đã bị đăng ký bản quyền, hoặc có thể Apple muốn đổi mới chính mình.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via VnExpress

Tại sao người tiêu dùng Việt không hứng thú với iPhone SE 2020 mới

Người Việt cho rằng iPhone SE 2020 không có gì mới, chipset mạnh nhưng màn hình nhỏ, thiết kế cũ.

“Ý tưởng sản phẩm không mới, thiết kế cũng là của iPhone 8 ra đời ba năm trước. Cấu hình tuy mạnh, nhưng ai muốn chơi game hay làm việc trên một chiếc máy có màn hình chưa đến 5 inch?” – Anh Quân, một người dùng iPhone lâu năm băn khoăn.

Theo anh Quân, mặc dù là “fan Apple” và đang có ý định “lên đời” iPhone mới, anh cũng “không hứng thú” với sản phẩm này. “Ở tầm giá trên 12 triệu đồng, tôi sẽ chọn iPhone 8 Plus hoặc iPhone XR. Những máy này có màn hình lớn, phù hợp với xu thế chung. Dù có cấu hình cũ, máy chưa hẳn lỗi thời”, anh nói.

Trên các hội nhóm về iPhone tại Việt Nam, nhiều thành viên tỏ ra thất vọng với sản phẩm mới của Apple. Thậm chí có ý kiến cho rằng, iPhone SE 2020 có thể “chết yểu” tại Việt Nam giống iPhone 8 trước đây, vì khó đáp ứng nhu cầu của người dùng.

“Nếu mua làm máy chính thì sẽ khá bất tiện vì màn hình nhỏ, pin thấp. Còn nếu mua làm máy phụ, thì lãng phí sức mạnh của chip”, Đức Thành, một thành viên trên cộng đồng iPhone bình luận.

Một số thành viên đánh giá cao việc Apple mang chip mạnh nhất của mình vào một chiếc máy có giá dưới 400 USD, cùng với việc bổ sung thêm tính năng 2 sim và camera chụp ảnh chân dung. Tuy nhiên, hầu hết đều nhận định rằng nâng cấp của iPhone SE 2020 “chưa đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng hiện tại”.

Theo anh Tuấn Việt, người có nhiều năm theo dõi thị trường di động tại Việt Nam, iPhone SE sẽ khó tạo ra sự thay đổi đáng kể trên thị trường smartphone thời gian tới. “iPhone SE giống một bản nâng cấp cấu hình của iPhone 8, có lẽ dành cho những người đang dùng iPhone 6, iPhone 7 muốn ‘lên đời’. Mặc dù có lợi thế về sức mạnh, sản phẩm này sẽ gặp khó khi bán ở phân khúc trên 10 triệu đồng tại Việt Nam, do các đối thủ Android có nhiều lợi thế về màn hình, camera và thiết kế”, anh nói. “iPhone SE chỉ có thể ‘chiều lòng’ người dùng trên thế giới, chứ không phải ở Việt Nam”, anh Việt nhận định.

Thực tế, các số liệu thống kê gần đây cho thấy người Việt ít chuộng các sản phẩm có màn hình nhỏ hoặc gắn mác “giá rẻ”.

Đầu tháng 3 năm nay, nhiều đơn vị nghiên cứu thị trường đã thống kê rằng iPhone XR, iPhone 7, 8, iPhone 11/11 Pro Max bán chạy nhất thế giới năm 2019. Tuy nhiên, tại Việt Nam, những mẫu máy “giá rẻ” như iPhone XR, 11, hay máy màn hình nhỏ như iPhone 7/8 đều không lọt Top 5, thậm chí iPhone 8 còn biến mất trên kệ hàng vì ế ẩm.

Theo đại diện một nhà bán lẻ, thị trường vẫn còn “miếng bánh lớn” cho iPhone SE 2020. “Những người đang sử dụng iPhone SE cũ hay iPhone 6/6s/7/8 vốn quen smartphone kích thước nhỏ gọn, có cảm biến vân tay, nhưng vẫn muốn trải nghiệm hiệu năng mạnh mẽ của chip A13, mà không phải bỏ ra nhiều tiền, thì iPhone SE 2020 là lựa chọn tối ưu”, anh nói.

Trang Android Central đánh giá cao iPhone SE mới: “Việc trang bị chip mạnh hàng đầu thế giới trên một smartphone giá dưới 400 USD là điều không thể tin nổi”. Trang web này so sánh iPhone SE với các mẫu Android cao cấp thì thấy “không smartphone nào chạy Snapdragon 865 có giá dưới 600 USD”. Ngoài chip xử lý, trang này tin rằng truyền thống cập nhật phần mềm và duy trì vòng đời sản phẩm của Apple sẽ là lợi thế của iPhone SE so với các máy Android.

iPhone SE 2020 âm thầm ra mắt tối 15/4. Sản phẩm có ngoại hình giống iPhone 8 từ chất liệu vỏ cho tới kích cỡ màn hình. Điểm khác biệt là chip A13 Bionic giống iPhone 11, 11 Pro và 11 Pro Max dù giá rẻ bằng nửa. Máy có camera ống kính đơn 12 megapixel kế thừa các tính năng chụp ảnh mới của Apple như Smart HDR, Portrait Lightning… nhờ khả năng xử lý của AI.

Sản phẩm có giá chính hãng dự kiến từ 12 triệu đồng.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via VnExpress