Skip to main content

Thẻ: LVMH

Gã khổng lồ bán lẻ hàng xa xỉ LVMH trẻ hoá đội ngũ điều hành

Trước tình hình kinh doanh chậm lại, Chủ tịch LVMH quyết định trẻ hóa đội ngũ điều hành, đưa con cái lên các vị trí quan trọng hơn.

Ngày 14/11, LVMH công bố loạt thay đổi quan trọng trong ban điều hành. Theo đó, Giám đốc tài chính (CFO) Jean-Jacques Guiony được chuyển sang làm Giám đốc bộ phận rượu vang và rượu mạnh từ ngày 1/2/2025, thay thế Philippe Schaus, người sẽ rời tập đoàn sau 21 năm gắn bó.

Chủ tịch kiêm CEO Bernard Arnault đồng thời điều động Alexandre Arnault sang làm phó giám đốc bộ phận này. Năm nay 32 tuổi, anh là một trong 5 người con của tỷ phú và đang là phó chủ tịch của Tiffany & Co trụ sở tại Mỹ.

Alexandre Arnault được bổ nhiệm trong bối cảnh ông Donald Trump vừa đắc cử tổng thống. Anh được biết đến như người có mối quan hệ thân thiết với gia đình Trump và đã được mời dùng bữa tối cùng vợ là Geraldine tại dinh thự Mar-a-Lago của Trump vào năm ngoái. “Anh ấy là một thanh niên đầy triển vọng, con trai của một trong những doanh nhân và nhà lãnh đạo vĩ đại ở châu Âu và trên thế giới,” Trump đăng trên mạng xã hội X vào tháng 2/2023.

Xu hướng trẻ hóa ban điều hành và củng cố quyền lực các con đã được tỷ phú Bernard Arnault thực hiện gần đây. Đến nay, 4 trong 5 người con của ông đều giữ vị trí quan trọng.

Cụ thể, Delphine Arnault, 49 tuổi, là Chủ tịch Dior, thương hiệu lớn thứ hai của tập đoàn. Antoine Arnault, 47 tuổi, làm Giám đốc hình ảnh và môi trường. Trong khi Frédéric Arnault đang đảm nhiệm ghế CEO bộ phận đồng hồ của LVMH ở tuổi 30, còn Jean Arnault, 26 tuổi, là CEO mảng đồng hồ của Louis Vuitton.

Riêng Alexandre Arnault, 32 tuổi, người mới được bổ nhiệm Phó tổng giám đốc bộ phận rượu vang và rượu mạnh được cho là có nhiều cơ hội lẫn thách thức. Bởi lẽ, anh phải đồng dẫn dắt bộ phận đang yếu kém nhất tập đoàn.

Chín tháng đầu năm, doanh thu rượu vang và rượu mạnh của LVMH giảm 8%, do sức mua kém đi rõ rệt tại hai thị trường chủ chốt là Mỹ và Trung Quốc. Alexandre am hiểu thị trường Mỹ và quan hệ tốt với Trump nhưng sẽ còn đau đầu với thị trường Trung Quốc, với việc Bắc Kinh áp thuế rượu mạnh từ châu Âu.

Ngoài ra, Alexandre Arnault sẽ chuyển sang quản lý mảng kinh doanh với hoạt động rộng lớn, từ vườn nho đến nhà máy chưng cất, cùng lực lượng lao động lớn và có công đoàn, đòi hỏi kỹ năng quản lý trực tiếp nhiều hơn các vị trí CEO thương hiệu thời trang, đồng hồ mà các anh, em đang đảm nhiệm.

Cùng với thay đổi nhân sự mảng kinh doanh rượu, LVHM cũng xác nhận sự ra đi của Chantal Gaemperlé, Giám đốc nhân sự trong 17 năm qua. Theo La Lettre vào ngày 7/11, Gaemperlé bị đình chỉ chức vụ với lý do liên quan đến cuộc điều tra nội bộ về việc tích lũy “các lợi ích hiện vật” từ các công ty con. Maud Alvarez-Pereyre, hiện là Giám đốc tài năng và chuyển đổi, sẽ thay thế vị trí của Gaemperlé.

Những thay đổi này được công bố chỉ vài tuần sau khi Chris de Lapuente, thành viên ban điều hành và CEO bộ phận phân phối chọn lọc – gồm Sephora, Le Bon Marché và các hoạt động bán hàng miễn thuế, tuyên bố nghỉ hưu. Trước đó, vào tháng 3, vị trí Phó tổng giám đốc LVMH cũng được trẻ hóa, với Stéphane Bianchi, 59 tuổi, thay thế cho Antonio Belloni đã 70 tuổi.

Cuộc cải tổ sâu rộng ban điều hành của tập đoàn đang sở hữu 70 thương hiệu xa xỉ diễn ra trong bối cảnh kinh doanh ảm đạm. Thị trường hàng xa xỉ toàn cầu hiện có quy mô 386 tỷ USD và dự báo sẽ giảm doanh số 2% năm nay, theo công ty tư vấn Bain & Company. Nguyên nhân do giá cả tăng và bất ổn kinh tế đã thu hẹp tệp khách hàng, từ 400 triệu người xuống còn 350 triệu.

Bain ước tính doanh số tại Trung Quốc sẽ giảm từ 20-22%, đã tính đến biến động tỷ giá. Đây là một cú sốc với các thương hiệu xa xỉ sau nhiều năm ăn nên làm ra ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhờ tầng lớp thượng lưu và trung lưu phát triển.

“Đây là lần đầu tiên ngành hàng xa xỉ suy giảm kể từ cuộc khủng hoảng 2008-2009, ngoại trừ thời kỳ đại dịch,” Federica Levato, chuyên gia của Bain cho biết. Giới đầu tư lo ngại suy thoái còn kéo dài và nghiêm trọng hơn dự đoán. Đầu năm đến kết phiên 15/11, cổ phiếu LVMH đã giảm gần 19%.

Doanh thu quý III của LVMH giảm 3%, lần đầu tiên đi xuống kể từ đại dịch, đạt 20,8 tỷ USD. Doanh số mảng thời trang và đồ da với các thương hiệu chủ lực như Louis Vuitton và Dior, giảm 5%, trái ngược dự báo tăng trưởng 4%. Đây là lần đầu tiên mảng này giảm kể từ năm 2020.

Về thị trường, doanh thu tại châu Á (không bao gồm Nhật Bản) giảm 16%, tệ hơn so với mức giảm 14% trong quý II, do sức mua ở Trung Quốc tiếp tục chịu tác động từ khủng hoảng bất động sản. Theo LVMH, niềm tin của người tiêu dùng nước này đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ đại dịch.

Cũng hôm 15/11, DFS Group, nhà bán lẻ thuộc sở hữu của LVMH, thông báo sẽ đóng cửa hoạt động kinh doanh tại tòa nhà lịch sử Fondaco dei Tedeschi ở Venice (Italy), dẫn đến hơn 220 nhân viên bị sa thải. 5 năm qua, cửa hàng này đã lỗ 105,36 triệu USD do Covid và khách châu Á giảm.

“Quyết định khó khăn này là một phần của tái cơ cấu toàn cầu, được thúc đẩy bởi tình hình kinh tế rất thách thức và triển vọng không khả quan mà DFS và ngành bán lẻ du lịch đang phải đối mặt trên toàn thế giới, đặc biệt là kết quả kinh doanh kém khả quan của cửa hàng tại Venice”, DFS cho biết trong một tuyên bố. Một cửa hàng khác của công ty nằm gần cầu Rialto nổi tiếng sẽ hết hợp đồng thuê mặt bằng vào tháng 9/2025 cũng sẽ không được gia hạn.

Theo Bain, ngành hàng xa xỉ dự kiến sẽ tăng trưởng từ 0% đến 4% vào 2025, hỗ trợ bởi doanh số ở châu Âu và châu Mỹ, trong khi Trung Quốc hy vọng có thể phục hồi nửa cuối năm sau. Chuyên gia Levatocho rằng chiến thắng của ông Trump và khả năng cắt thuế có thể khuyến khích người Mỹ chi tiêu nhiều hơn.

Ngoài ra, triển vọng tăng trưởng của thị trường còn phụ thuộc vào chiến lược mà các thương hiệu lựa chọn, bao gồm cả chiến lược giá. Một tín hiệu cho thấy giá cao đang kìm hãm người tiêu dùng là kênh outlet (hàng hiệu chính hãng nhưng giảm giá do qua mùa, tồn kho hoặc có lỗi nhỏ) đang vượt trội hơn nhờ xu hướng tìm sản phẩm giá rẻ.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

Bên cạnh Trung Quốc, một quốc gia châu Á khác cũng đang trở thành thiên đường của hàng hiệu giá rẻ

Nhật Bản đang trở thành địa điểm hấp dẫn thu hút khách du lịch đến mua sắm quần áo, túi xách cao cấp nhờ đồng yên yếu khiến giá cả giảm mạnh. Việc tỷ giá đồng yên/USD chạm mức thấp nhất trong 38 năm qua vào tháng trước đã tạo ra cơn sốt du lịch chưa từng có, thu hút nhiều người mua sắm từ châu Á nói riêng và các nơi khác trên thế giới.

Tuy nhiên các thương hiệu xa xỉ không mấy vui vẻ bởi hàng hóa của họ, từ giày thể thao đắt tiền cho đến rượu wisky hiện đều có xu hưởng rẻ hơn tại Nhật Bản so với những thị trường khác đã khiến tỷ suất lợi nhuận sụt giảm.

Một số khách du lịch, đặc biệt là người Trung Quốc đang trì hoãn việc mua hàng hiệu ở trong nước và vung tiền sang Nhật Bản mua sắm. Sự biến động của tỷ giá yên đã khiến các công ty không thể dễ dàng tăng giá để phản ánh chính xác đồng tiền, khiến họ bị mắc kẹt với tỷ suất lợi nhuận thấp hơn ở Nhật Bản.

Xu hướng này đã khiến gã khổng lồ hàng xa xỉ LVMH của Pháp – sở hữu thương hiệu cao cấp Dior và Fendi, phải bất ngờ. Giám đốc tài chính Jean-Jacques Guiony cho biết: “Chúng tôi đang có một sự biến động lớn trong hoạt động kinh doanh từ châu Á sang Nhật Bản. Tại Trung Quốc, khách hàng ngừng mua sắm tại nhà gây áp lực đáng kể lên doanh số và biên lợi nhuận tại Nhật Bản giảm do tỷ giá giảm.”

Ông kỳ vọng lợi nhuận sẽ sớm hồi phục khi gần đây đồng yên tăng trở lại trước quyết định tăng lãi suất của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản.

Túi xách Alma BB nổi tiếng của Louis Vuitton có giá 14.800 nhân dân tệ ở Trung Quốc, tương đương 2.050 USD. Tại Nhật Bản, nó được bán với giá 279.400 yên, tương đương 1.875 USD. Thậm chí được bán với giá thấp nhất là 1.725 USD khi đồng yên ở mức yếu nhất vào tháng trước.

Khách du lịch Trung Quốc cũng đang giúp thúc đẩy doanh số bán rượu mạnh sang trọng của Nhật Bản, bao gồm nhà sản xuất đồ uống Remy Cointreau. Luca Marotta, CFO của Remy Cointreau cho biết dù doanh số bán chạy ở Nhật Bản nhưng tỷ suất lợi nhuận thấp hơn so với những thị trường khác.

Tập đoàn xa xỉ Thụy Sĩ Richemont sở hữu thương hiệu Cartier, chứng kiến doanh số bán hàng tại Nhật Bản tăng gần 60% trong quý đầu tiên, nhờ sự hỗ trợ của khách du lịch Trung Quốc, Đông Nam Á và Mỹ.

Nhật Bản đã đón 3,1 triệu du khách nước ngoài vào tháng 6 – mức cao kỷ lục so với thời điểm trước đại dịch. Theo Chính phủ, chi tiêu của khách du lịch dự kiến sẽ đạt 8 nghìn tỷ yên (54,74 tỷ USD) trong năm nay. Ngành du lịch cũng đang trở thành động lực tăng trưởng hiếm hoi trong nền kinh tế vốn đang gặp khó khăn do già hóa dân số.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Nhịp sống thị trường

Dior của LVMH bị cáo buộc sử dụng lao động trái phép để sản xuất các sản phẩm được bán giá cao gấp 50 lần so với giá sản xuất

Các nhà máy sản xuất túi Dior tại Italy đã bán mỗi chiếc túi cho hãng với giá 53 euro (khoảng 1,4 triệu đồng) nhưng sau đó chúng được bán trong các cửa hàng với giá 2.600 euro (hơn 70 triệu đồng).

Tòa án tại Milan (Italy) đang xem xét các vấn đề liên quan tới LVMH, công ty xa xỉ của Pháp. Chủ những nhà máy sản xuất túi Dior bị cáo buộc một số vấn đề liên quan đến sử dụng lao động.

Hai doanh nghiệp này là Manufactures Dior SRL và Christian Dior Italia SRL. Các nhà máy này chủ yếu tuyển dụng những người nhập cư bất hợp pháp từ Trung Quốc và Philippines.

Công nhân phải ngủ trong xưởng do nhà máy hoạt động 24 giờ, không có ngày nghỉ. Các thiết bị an toàn cũng bị gỡ bỏ khỏi máy móc để tăng tốc độ sản xuất.

Các nhà thầu phụ đã bán mỗi chiếc túi cho Dior với giá 53 euro (khoảng 1,4 triệu đồng). Những chiếc túi này sau đó được bán trong các cửa hàng Dior với giá 2.600 euro (khoảng hơn 70 triệu đồng), gấp gần 50 lần so với giá sản xuất.

Cuộc điều tra ảnh hưởng không nhỏ tới một thương hiệu nổi tiếng như Dior, được phụ trách bởi Delphine Arnault, con gái của Bernard Arnault, vị tỷ phú đứng sau Moet Hennessy Louis Vuitton (LVMH).

Về mặt pháp lý, tòa án không điều tra trực tiếp tới Dior mà chỉ điều tra các công ty cung cấp của thương hiệu này. Đại diện LVMH không bình luận gì về vụ việc.

Dior là một thương hiệu xa xỉ của Pháp. Năm 1978, công ty mẹ là Tập đoàn Boussac tuyên bố phá sản. Dior được ông Bernard Arnault mua lại sau đó.

Hiện hơn một nửa hàng xa xỉ trên thế giới được sản xuất bởi các nhà máy nhỏ tại Ý. Nhưng thực tế, các công ty này đều do người Trung Quốc thành lập, họ thường sử dụng lao động bất hợp pháp để giảm chi phí.

Theo Reuters, chuỗi cung ứng ngành công nghiệp xa xỉ ngày càng chịu sự giám sát chặt chẽ của người tiêu dùng và nhà đầu tư trong những năm gần đây. Để giảm thiểu rủi ro về danh tiếng, các nhãn hiệu thời trang đã hạn chế số lượng nhà thầu phụ và sản xuất nội bộ.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Doanh số của Gucci tại châu Á sụt giảm sâu

Cổ phiếu của công ty kinh doanh hàng thời trang Pháp Kering hạ đến 11,9% sau khi doanh số bán các sản phẩm thương hiệu Gucci tại châu Á sụt giảm sâu khiến doanh nghiệp phải đưa ra cảnh báo lợi nhuận.

Doanh số của Gucci tại châu Á sụt giảm sâu
Doanh số của Gucci tại châu Á sụt giảm sâu

Trong những phiên gần đây, cổ phiếu Kering giảm sâu và đã mất hơn 30% giá trị trong khoảng 12 tháng qua.

Cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp kinh doanh hàng xa xỉ khác cũng giảm. Cổ phiếu LVMH và Richemont hạ lần lượt 1,6% và 2,2%. Cổ phiếu Prada trên thị trường Hồng Kông hạ khoảng 1,1% và sau đó hồi phục nhẹ.

Mới đây, hãng Kering công bố doanh thu bán hàng trong quý đầu năm dự kiến hạ khoảng 10% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, doanh số bán các sản phẩm Gucci, vốn mang lại đến khoảng 2/3 lợi nhuận cho doanh nghiệp vào năm ngoái, giảm gần 20%.

“Kết quả kinh doanh mới nhất của hãng phản ánh cho việc doanh số bán của thương hiệu Gucci, chủ yếu tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương giảm sâu. Hãng sẽ công bố doanh thu quý I/2024 vào cuối tháng 4/2024”, đại diện của tập đoàn Kering nhấn mạnh.

Gucci đang trong giai đoạn tái cơ cấu dưới quyền giám đốc điều hành cũng như giám đốc sáng tạo mới. Dù rằng hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Kering tập trung chủ yếu vào thương hiệu Gucci, kết quả kinh doanh của một số thương hiệu khác như Saint Laurent và Bottega Veneta cũng trải qua tình trạng suy giảm.

Cảnh báo về lợi nhuận của Kering tương phản hoàn toàn với kết quả kinh doanh của tập đoàn LVMH và Hermes. Doanh số bán hàng của LVMH và Hermes tăng hai con số trong những quý gần đây.

Sau vài năm doanh thu và lợi nhuận cao kỷ lục, hoạt động kinh doanh của nhóm các doanh nghiệp xa xỉ trong thời gian tới nhiều khả năng sẽ diễn biến trái chiều.

Tình hình kinh doanh của các loại mặt hàng xa xỉ đang khó khăn hơn trên toàn cầu. Ngân hàng UBS dự báo tăng trưởng doanh thu của ngành hàng xa xỉ sẽ chững lại chỉ còn trung bình 5% trong năm 2024 sau khi tăng trưởng liên tục 10%/năm suốt từ năm 2016.

Một yếu tố khiến cho chênh lệch lợi nhuận của các hãng khác biệt nữa là đối tượng khách hàng của từng dòng thương hiệu. Gucci hướng đến đối tượng khách hàng trẻ, dễ chịu ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế, trong khi đó các thương hiệu như LVMH hoặc Hermes là đối tượng khách hàng có tuổi và nền tảng tài chính tốt.

Chiến lược hướng đến khách hàng trẻ của Gucci đã thành công trong vài năm, tuy nhiên, những năm gần đây gặp khó bởi diễn biến kinh tế toàn cầu. Triển vọng kinh doanh của thương hiệu Gucci trong thời gian tới được dự báo sẽ còn những khó khăn.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Ông chủ đế chế thời trang xa xỉ LVMH lại trở thành người giàu nhất thế giới

Ông chủ đế chế thời trang xa xỉ LVMH lại trở thành người giàu nhất thế giới khi vượt qua Elon Musk với khối tài sản hơn 211 tỷ USD.

Ông chủ đế chế thời trang xa xỉ LVMH lại trở thành người giàu nhất thế giới
Ông chủ đế chế thời trang xa xỉ LVMH lại trở thành người giàu nhất thế giới

Bảng xếp hạng tỷ phú theo thời gian thực của Forbes cho thấy tài sản của Arnault hiện là hơn 211 tỷ USD, sau khi tăng 23,6 tỷ USD ngày 26/1. Trong khi đó, Elon Musk hiện chỉ sở hữu 198 tỷ USD.

Cổ phiếu Tesla giảm tới 13% hôm 25/1 và chỉ tăng nhẹ 0,3% hôm qua. Nguyên nhân là do Elon Musk cảnh báo doanh thu công ty có thể tăng trưởng chậm năm nay, do hãng này tập trung vào mẫu xe điện thế hệ mới, giá rẻ hơn, sẽ được sản xuất từ giữa năm sau. Việc này khiến tài sản của Elon Musk giảm tới 18 tỷ USD chỉ trong một phiên.

Ngược lại, cổ phiếu của LVMH tăng vọt trong phiên 26/1, đóng cửa với mức tăng 12,8%. Nguyên nhân là hãng này công bố doanh thu năm 2023 cao hơn dự báo, với 86,15 tỷ euro (93,3 tỷ USD), đồng thời nâng mức trả cổ tức hàng năm.

LVMH hiện là tập đoàn xa xỉ có giá trị thị trường lớn nhất thế giới. Hãng này sở hữu 70 thương hiệu thời trang và mỹ phẩm, như Sephora, Tiffany & Co, Givenchy, Christian Dior, Dom Perignon and Moët Hennessy.

Năm 2021, LVMH mua hãng trang sức Tiffany & Co với giá gần 16 tỷ USD. Đây được coi là thương vụ lớn nhất ngành xa xỉ trên thế giới. Agache, công ty riêng của Arnault, cũng đứng sau một quỹ đầu tư mạo hiểm có tên Aglaé Ventures. Forbes cho biết công ty này đã đầu tư vào nhiều doanh nghiệp như Netflix hay ByteDance – công ty mẹ TikTok.

Arnault hiện là CEO kiêm Chủ tịch LVMH. Ông có 5 người con, đều làm việc cho LVMH. Gần đây, ông bổ nhiệm hai con trai vào HĐQT LVMH. Trước đó, hai người con khác của ông cũng đã làm thành viên HĐQT tập đoàn này. Mục đích của Arnault là củng cố quyền kiểm soát của gia đình với đế chế hàng xa xỉ lớn nhất thế giới.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Oxfam: 5 tỷ người trên toàn cầu đang nghèo đi trong khi 5 người giàu nhất đang giàu thêm

Theo báo cáo của Oxfam, 5 người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều trong những năm gần đây trong khi đó có 5 tỷ người đang nghèo đi.

Theo báo cáo Oxfam công bố cuối tuần trước, sau khi tính đến lạm phát, giá trị tài sản ròng của nhóm 5 tỷ phú giàu nhất thế giới đã tăng vọt 114% lên tổng cộng 869 tỷ USD kể từ năm 2020.

Nếu xu hướng này tiếp tục, thế giới có thể xuất hiện tỷ phú sở hữu tài sản lên tới nghìn tỷ USD đầu tiên trong vòng một thập kỷ tới, theo CNN.

Cùng lúc đó, gần 5 tỷ người trên toàn cầu trở nên nghèo đi, do phải đối mặt với lạm phát, chiến tranh và khủng hoảng khí hậu. Và phải mất gần 230 năm để xóa bỏ nghèo đói dựa trên tình hình hiện tại.

Báo cáo của Oxfam dựa trên dữ liệu do Forbes tổng hợp, được tính toán để trùng với thời điểm khai mạc hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới thường niên tại Davos, Thụy Sĩ – một cuộc họp thượng đỉnh của nhóm những người giàu nhất cùng các nhà lãnh đạo thế giới.

Elon Musk, ông chủ hãng xe điện Tesla và nhiều công ty khác là người chiến thắng trong những năm gần đây. Tài sản của Elon Musk đã tăng vọt lên 245,5 tỷ USD vào cuối tháng 11/2023, tăng 737% so với tháng 3/2020.

Bernard Arnault, Chủ tịch tập đoàn bán lẻ hàng xa xỉ LVMH của Pháp, cùng gia đình có giá trị tài sản ròng là 191,3 tỷ USD, tăng 111%.

Nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos có khối tài sản 167,4 tỷ USD, tăng 24%; trong khi tài sản nhà sáng lập Oracle, Larry Ellison đạt tổng cộng 145,5 tỷ USD, tăng 107%.

Cái tên cuối cùng trong danh sách 5 người giàu nhất thế giới là Giám đốc điều hành Berkshire Hathaway Warren Buffett, người có giá trị tài sản ròng tăng 48% lên 119,2 tỷ USD.

Nhìn chung, từ năm 2020, tài sản của các tỷ phú đã tăng 34% lên 3.300 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng tài sản nhanh gấp ba lần so với tốc độ lạm phát .

Nhiều tỷ phú trở nên giàu có nhờ cổ phần trong các công ty họ lãnh đạo, đã gia tăng hơn 1.600 tỷ USD giá trị tài sản.

Trong báo cáo năm nay, Oxfam cho rằng các doanh nghiệp đang thu về lợi nhuận lớn, góp phần thúc đẩy sự giàu có của các ông chủ. 7 trong số 10 công ty niêm yết lớn nhất thế giới có CEO là tỷ phú hoặc có tỷ phú là cổ đông chính.

Dựa trên dữ liệu từ Wealth X, 1% người giàu nhất nắm giữ 43% tài sản tài của thế giới. Ở Mỹ, nhóm này sở hữu 32%, con số này là 50% tại châu Á. Ở Trung Đông, 1% người giàu nhất nắm giữ 48% tài sản tài chính, trong khi ở châu Âu là 47%.

Oxfam cho biết, khoảng 148 các công ty lớn nhất thế giới đã thu về gần 1.800 tỷ USD lợi nhuận trong 12 tháng tính đến tháng 6/2023. Con số này cao hơn 52,5% so với mức trung bình của họ trong giai đoạn 2018 đến 2021.

Oxfam chỉ ra rằng ngành dầu khí, các công ty dược phẩm và ngành tài chính thu về lợi nhuận cao hơn trong một hoặc hai năm qua so với mức trung bình của họ trong những năm trước.

“Chúng ta đang phớt lờ vai trò của sức mạnh độc quyền trong việc phân phối lại tài sản cho tầng lớp thượng lưu”, ông Nabil Ahmed, Giám đốc Kinh tế và Công bằng chủng tộc tại Oxfam America nói.

Oxfam đang kêu gọi các chính phủ can thiệp.

“Quyền lực công có thể kiềm chế sức mạnh doanh nghiệp và bất bình đẳng – định hình thị trường công bằng hơn và thoát khỏi sự kiểm soát của các tỷ phú,”, Amitabh Behar, Giám đốc điều hành tạm thời của Oxfam International, cho biết trong một tuyên bố.

“Các chính phủ phải can thiệp để phá vỡ các độc quyền, trao quyền cho người lao động, đánh thuế những lợi nhuận khổng lồ của các doanh nghiệp này và quan trọng nhất, đầu tư vào một kỷ nguyên mới của hàng hóa và dịch vụ công”, vị này nói thêm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Elon Musk lại trở thành người giàu nhất thế giới (vượt qua ông chủ LVMH)

Tài sản của CEO Tesla Elon Musk vượt ông chủ LVMH Bernard Arnault sau khi cổ phiếu LVMH giảm 2,6% phiên hôm qua.

Elon Musk lại trở thành người giàu nhất thế giới (vượt qua ông chủ LVMH)
Elon Musk lại trở thành người giàu nhất thế giới (vượt qua ông chủ LVMH)

Theo Bloomberg Billionaires Index, Elon Musk hiện sở hữu 192 tỷ USD, tăng 2 tỷ USD sau phiên giao dịch 31/5. Trong khi đó, ông trùm hàng xa xỉ Bernard Arnault chỉ có 187 tỷ USD, giảm 5,25 tỷ USD. Nguyên nhân là cổ phiếu LVMH giảm 2,6% trên sàn Paris hôm qua.

Ông chủ Twitter theo đó đã lấy lại ngôi giàu nhất thế giới từ tay Arnault. Tài sản của Arnault vượt lên từ tháng 12/2022, do nhóm cổ phiếu công nghệ lao dốc vì lãi suất cao và thế giới dần quay về trạng thái bình thường sau đại dịch.

Trong khi đó, nhóm hàng xa xỉ lại trụ vững trong thời kỳ lạm phát cao. LVMH sở hữu nhiều thương hiệu tên tuổi như Louis Vuitton, Fendi và Hennessy.

Tuy nhiên, khi tăng trưởng kinh tế toàn cầu gần đây có nhiều dấu hiệu chậm lại, đặc biệt là tại Trung Quốc, niềm tin vào động lực của hàng xa xỉ dần đi xuống. Cổ phiếu LVMH đã giảm 10% kể từ tháng 4. Có thời điểm, tài sản của Arnault giảm 11 tỷ USD chỉ trong một ngày.

Châu Á và Mỹ hiện là các thị trường quan trọng của ngành hàng xa xỉ châu Âu. Theo báo cáo năm ngoái của LVMH, châu Á (trừ Nhật Bản) đóng góp 30% doanh thu cho hãng. Tỷ lệ này của Mỹ là 27%.

Ngược lại, Musk đã có hơn 55,3 tỷ USD năm nay, chủ yếu nhờ Tesla. Cổ phiếu hãng xe điện đóng góp 71% tài sản cho tỷ phú. Mã này đã tăng 66% năm nay.

Musk tuần này có chuyến công tác tại Trung Quốc. Từ khi đặt chân đến Bắc Kinh hôm 30/5, ông đã gặp Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Thương mại và Bộ trưởng Công nghiệp Trung Quốc. Ông cũng ăn tối với Zeng Yuqun – Chủ tịch hãng sản xuất pin CATL.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Vốn hoá thị trường của LVMH thuộc Top 10 doanh nghiệp lớn nhất thế giới

Ông Bernard Arnault, hiện là người giàu nhất thế giới, đang bỏ xa tỷ phú đứng thứ hai – ông Elon Musk, CEO hãng xe điện Tesla của Mỹ – về giá trị tài sản.

Đế chế hàng hiệu LVMH thuộc Top 10 doanh nghiệp có vốn hoá lớn nhất thế giới
Đế chế hàng hiệu LVMH thuộc Top 10 doanh nghiệp có vốn hoá lớn nhất thế giới

Tài sản của tỷ phú Pháp Bernard Arnault vừa tăng thêm 12 tỷ USD sau khi “đế chế” hàng hiệu LVMH do ông dẫn đầu báo cáo doanh thu tăng mạnh trong quý 1/2023 nhờ thị trường Trung Quốc.

Ông Arnault, hiện là người giàu nhất thế giới, đang bỏ xa tỷ phú đứng thứ hai – ông Elon Musk, CEO hãng xe điện Tesla của Mỹ – về giá trị tài sản.

Cụ thể, trong phiên giao dịch ngày 13/4, tài sản của ông Arnault tăng thêm 12 tỷ USD lên gần 210 tỷ USD. Đây là kỷ lục tài sản mới và là ngày tăng tài sản nhiều thứ hai của tỷ phú Pháp, theo the Bloomberg Billionaires Index. Trong khi đó, ông Musk hiện sở hữu tài sản khoảng 180 tỷ USD, tăng thêm 3,8 tỷ USD sau phiên giao dịch.

Tài sản của ông Arnault, 74 tuổi, tăng mạnh sau khi LVMH công bố kết quả kinh doanh quý 1 của các thương hiệu Louis Vuitton, Moet & Chandon, Christian Dior… Giá cổ phiếu của tập đoàn hàng hiệu Pháp đã tăng 5,7% lên mức cao kỷ lục trên sàn chứng khoán Paris, đưa tập đoàn lọt vào top 10 công ty có vốn hóa lớn nhất thế giới với 444 tỷ Euro (khoảng 491 tỷ USD). Gia đình ông Arnault hiện nắm giữ 48% cổ phần LVMH với 64% quyền biểu quyết.

Sống tương đối kín tiếng, ông Arnault đầu tháng này đã gia nhập “câu lạc bộ” những người sở hữu tài sản trên 200 tỷ USD, cùng với ông Musk và ông Jeff Bezos – người sáng lập nền tảng thương mại điện tử (eCommerce) Amazon. Ông là người đầu tiên không mang quốc tịch Mỹ gia nhập “câu lạc bộ” này.

Tháng 12 năm ngoái, ông Arnault lần đầu tiên vượt qua ông Musk trở thành người giàu nhất thế giới, khi giá cổ phiếu LVMH tăng mạnh so với cổ phiếu công nghệ.

Tính từ đầu năm 2023 đến nay, tài sản của ông đã tăng thêm 47,8 tỷ USD nhờ nhu cầu hàng xa xỉ vẫn bền vững giữa bất ổn kinh tế. Năm 2022, công ty này ghi nhận doanh thu kỷ lục 79,2 tỷ USD, trong đó riêng doanh thu từ Louis Vuitton là 20 tỷ Euro.

Trong quý 1, hoạt động kinh doanh của LVMH tiếp tục khởi sắc nhờ khách hàng Trung Quốc “mua sắm trả thù” sau khi nước này gỡ bỏ các biện pháp hạn chế phòng dịch Covid-19. Tập đoàn này ghi nhận tăng trưởng doanh thu ở tất cả các khu vực trên thế giới, dù giảm nhẹ tại Mỹ.

Trong khi ông Arnault tiếp tục giàu lên nhờ bán quần áo và trang sức hàng hiệu, ông Musk lại chứng kiến tài sản giảm đáng kể từ mức kỷ lục 340 tỷ USD. Tesla – công ty điện do ông Musk đồng sáng lập – đã phải giảm giá với các dòng xe điện bán tại Mỹ để thúc đẩy nhu cầu.

Trong khi đó, Twitter, công ty truyền thông xã hội của CEO Elon Musk cùng với startup hàng không vũ trụ SpaceX, đang chìm trong các khoản nợ hàng tỷ USD sau khi được vị tỷ phú mua lại. Ông Musk cho biết Twitter có thể ghi nhận dòng tiền dương ngay trong quý 2.

Xếp sau ông Arnault, ông Musk hiện là người giàu thứ hai thế giới với tài sản 180 tỷ USD, tiếp đến là ông Bezos với tài sản 126 tỷ USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Giá trị thị trường của LVMH vượt mức 500 tỷ USD

Giá trị thị trường của LVMH đã vượt mức 500 tỷ USD. LVMH là doanh nghiệp đứng sau hàng loạt thương hiệu thời trang xa xỉ như Louis Vuitton hay Dior. LVMH cũng là doanh nghiệp châu Âu đầu tiên có giá trị thị trường (Market Value) vượt mức 500 tỷ USD.

Giá trị thị trường của gã khổng lồ ngành thời trang xa xỉ LVMH vượt mức 500 tỷ USD
Giá trị thị trường của gã khổng lồ ngành thời trang xa xỉ LVMH vượt mức 500 tỷ USD

Theo đó, LVMH, Công ty mẹ của Louis Vuitton, Dior, Moët & Chandon, Hennessy cũng như các thương hiệu khác bao gồm các cửa hàng Givenchy, Bulgari và Sephora, đã báo cáo doanh thu bán hàng quý đầu tiên tăng 17%, cao hơn gấp đôi so với kỳ vọng của các nhà phân tích trước đó.

Giá cổ phiếu của LVMH đạt mức cao kỷ lục và chạm đỉnh vào ngày 24/4. Tính từ đầu năm 2023, giá cổ phiếu của LVMH đã tăng 32,8%.

Photo: CNBC

Theo số liệu từ báo cáo, doanh thu của LVMH là 79,2 tỷ euro (87,1 tỷ USD) vào năm 2022, với mức lợi nhuận từ các hoạt động định kỳ là 21,1 tỷ euro (23 tỷ USD), con số cao kỷ lục 2 năm liên tiếp tính từ 2021.

Công ty có trụ sở tại Paris, Pháp này cho biết doanh nghiệp này được hưởng lợi từ việc mở cửa trở lại sau Covid-19 của Trung Quốc, khi người tiêu dùng bắt đầu du lịch và chi tiêu nhiều hơn cho các sản phẩm cao cấp.

Hy vọng về sự phục hồi trong chi tiêu của người tiêu dùng Trung Quốc cũng đã thúc đẩy giá cổ phiếu của các tập đoàn chuyên bán các mặt hàng xa xỉ khác như Richemont, Kering và Burberry.

Giám đốc điều hành của LVMH, ông Bernard Arnault hiện cũng là người giàu nhất thế giới, theo chỉ số tỷ phú theo thời gian thực của Forbes, với khối tài sản hơn 200 tỷ USD.

Vào năm 2021, LVMH đã hoàn tất việc mua lại công ty trang sức Tiffany & Co của Mỹ với giá 15,8 tỷ USD.

LVMH là doanh nghiệp châu Âu đầu tiên có giá trị thị trường (Market Value) vượt mức 500 tỷ USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Ông chủ thương hiệu Louis Vuitton trở thành người giàu nhất thế giới với hơn 200 tỷ USD

Bernard Arnault, Chủ tịch của LVMH, công ty sở hữu hàng loạt thương hiệu đình đám như Louis Vuitton (LV) hay Dior, cùng với Elon Musk và Jeff Bezos là ba tỷ phú giàu nhất thế giới 2023.

Ông chủ thương hiệu Louis Vuitton trở thành người giàu nhất thế giới với hơn 200 tỷ USD
Ông chủ thương hiệu Louis Vuitton trở thành người giàu nhất thế giới với hơn 200 tỷ USD

Theo số liệu mới nhất từ Forbes, trong năm 2022, trong khi toàn cầu đối mặt với suy thoáilạm phát thì tài sản của Bernard Arnault tăng lên đến hơn 53 tỷ USD và trở thành người giàu nhất thế giới với khối tài sản 211 tỷ USD.

Theo Bloomberg, tài sản của ông Bernard Arnault đã lần đầu tiên vượt qua mức 200 tỷ USD. Điều này khiến ông trở thành người thứ ba trên thế giới đạt được dấu mốc này, sau Elon Musk và Jeff Bezos.

Dựa trên số liệu từ Bloomberg Billionaires Index, tài sản của vị doanh nhân đứng sau Tập đoàn LVMH đã tăng thêm 2,4 tỷ USD vào ngày 4/4, lên mức 211 tỷ USD. Ông cũng là người không mang quốc tịch Mỹ đầu tiên đạt được thành tích này.

Ông Arnault, 74 tuổi, đã vượt qua Elon Musk để trở thành người giàu nhất thế giới vào tháng 12 năm ngoái nhờ “đế chế” hàng xa xỉ LVMH.

Tập đoàn này đang nắm giữ hơn 75 thương hiệu lớn nhỏ với xấp xỉ 5.500 cửa hàng trên toàn cầu. LVMH sở hữu nhiều thương hiệu đình đám như Louis Vuitton, Dior, Givenchy, Tiffany & Co, Fendi…

Giá trị tài sản ròng của ông Arnault đã tăng lên 39 tỷ USD trong năm nay khi nhu cầu đối với các sản phẩm cao cấp vẫn ổn định. Bên cạnh đó, giá cổ phiếu của LVMH cũng đang ở mức cao kỷ lục khi doanh nghiệp công bố sẽ mua lại số cổ phiếu lên tới 1,6 tỷ USD.

LVMH cũng ghi nhận mức doanh thu 79,2 tỷ euro (86,8 tỷ USD) vào năm ngoái. Con số này đạt được một phần nhờ việc Louis Vuitton có doanh thu vượt 20 tỷ euro (21,9 tỷ USD) trong năm 2022.

Từ trước đến nay, ngành thời trang và đồ da vẫn chiếm tỷ lệ đóng góp lớn nhất cùng mức tăng ổn định cho tập đoàn. Trong đó, Louis Vuitton và Dior luôn là những thương hiệu có sức tăng trưởng và thị phần tốt nhất và đóng góp lớn vào doanh thu.

Các báo cáo doanh số bán hàng trong quý I của Dior và Tiffany cũng sẽ được lần lượt công bố vào cuối tháng này.

Thành công là vậy, tuy nhiên, ông Arnault vẫn không tránh khỏi các thất bại trong cuộc đời. Vị doanh nhân này từng bị coi là “con sói trong bộ đồ cashmere” sau khi ông thất bại trong phi vụ thâu tóm Hermès.

Theo Reuters, ông Arnault lần đầu tiên xuất hiện trong danh sách tỷ phú của Forbes vào năm 1997, khi ông sở hữu tài sản trị giá 3,6 tỷ USD.

Đến năm 2005, ông lọt vào danh sách 20 người giàu nhất hành tinh với khối tài sản tăng lên mức 17 tỷ USD. Năm 2011, ông đứng ở vị trí thứ tư với 41 tỷ USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Tập đoàn sở hữu thương hiệu LV và Dior đạt doanh thu kỷ lục trong 2021

Doanh thu của của LVMH năm 2021 đạt 71,6 tỷ USD trong đó dẫn đầu là các thương hiệu Dior, Tiffany.

LVMH đã công bố doanh số bán hàng năm 2021 với con số kỷ lục 71,6 tỷ USD. Thành tích này vượt qua mức 69,2 tỷ USD vào năm 2019 trước khi Covid-19 trở thành đại dịch thế giới khiến người mua sắm bị mắc kẹt ở nhà.

Màn trình diễn của gã khổng lồ kinh doanh đồ xa xỉ, được điều hành bởi tỷ phú Bernard Arnault đã minh chứng cho sự phục hồi hình chữ V khi các khách hàng giàu có đổ xô trở lại cửa hàng mua sắm. Tốc độ phục hồi được củng cố bởi các nền kinh tế khác cũng đang dần đi lên và giá trị tài sản tăng vọt.

Với tư cách là nhà cung cấp hàng xa xỉ mang tính thống trị, LVMH được hưởng lợi từ nhiều dòng sản phẩm, từ đôi giày sneaker in hình Louis Vuitton trị giá 1.000 USD đến nhẫn đính hôn Tiffany & Co.

Doanh thu thuần của mảng thời trang và hàng da, bao gồm Celine and Loewe, vượt cả Louis Vuitton tăng vọt hơn 42% so với mức năm 2019.

Doanh số của các chuỗi bán lẻ của LVMH, bao gồm Sephora và các cửa hàng miễn thuế miễn thuế DFS, ngành hàng nước hoa và mỹ phẩm là hai mảng duy nhất chưa quay lại mức của 2019 trong bối cảnh lượng khách du lịch châu Á đến châu Âu giảm rõ rệt.

Trong buổi thuyết trình trực tuyến trước các nhà phân tích và báo giới, tỷ phú Arnault cảnh báo rằng du lịch quốc tế có thể không trở lại trước năm sau hoặc năm 2024.

Tiffany vừa mới gia nhập tập đoàn một năm trước đã có kết quả đáng chú ý mặc dù cửa hàng lớn nhất của thương hiệu nằm trên Đại lộ số 5 ở New York đang đóng cửa để tân trang. Ông chủ LVMH cho biết, cửa hàng sẽ mở cửa trở lại vào cuối năm nay.

Cedric Ozazman, Giám đốc đầu tư của Reyl & Cie ở Geneva, cho biết kết quả kinh doanh của Tiffany là một bất ngờ rất thú vị, khẳng định xu hướng tích cực trong ngành trang sức như Richemont.

Cedric Ozazman cho biết thêm dù lạm phát tăng, LVMH vẫn có thể đạt được lợi nhuận cao nhờ khả năng tăng giá ấn tượng cho các sản phẩm của mình.

Tỷ phú Arnault tiếp tục chia sẻ LVMH có lý do và luôn tôn trọng khách hàng dù tăng giá sản phẩm. Trước đó, Chanel đã tăng giá các sản phẩm mang tính biểu tượng của hãng với tỷ lệ cao hơn cả lạm phát khiến nhiều khách hàng phàn nàn.

Tuy nhiên ông thừa nhận một số sản phẩm của LVMH mang giá trị vượt trội, như là chiếc đồng hồ đặc biệt Nautilus do Tiffany kết hợp với Patek Philippe với số lượng có hạn chỉ 170 chiếc. Giá bán lẻ của nó là 52.635 USD và thậm chí còn đạt giá trị 6,5 triệu USD trong cuộc đấu giá.

LVMH vẫn đang rất đau buồn sau sự ra đi của giám đốc sáng tạo dòng thời trang nam Virgil Abloh. Tỷ phú Arnault từ chối tiết lộ danh tính người kế nhiệm.

Trước đó, Abloh được ca ngợi rộng rãi vì sự sáng tạo cả ở lĩnh vực thời trang đường phố lẫn cao cấp, kiến trúc và thiết kế nói riêng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Jeff Bezos không còn là người giàu nhất thế giới sau khi giá cổ phiếu của Amazon giảm mạnh

Nhà tài phiệt người Pháp Bernard Arnault của tập đoàn hàng hiệu LVMH đã vươn lên vị trí đầu bảng với 195.8 tỷ USD.

mage credit: Anadolu Agency | Getty Images

Nhà sáng lập Amazon và Blue Origin, Jeff Bezos không còn là người giàu nhất thế giới – và không phải chỉ vì ông đã đầu tư nhiều tiền vào các dự án ngoài không gian.

Giá trị tài sản ròng của ông giảm 13,9 tỷ USD trong một ngày khi giá cổ phiếu của Amazon giảm 7% vào tuần trước sau khi công ty báo cáo mức tăng trưởng quý II thấp hơn mức dự báo trước đó.

Nhà tài phiệt người Pháp Bernard Arnault của tập đoàn hàng xa xỉ lớn nhất thế giới LVMH đã vươn lên vị trí dẫn đầu.

LVMH là tập đoàn đang sở hữu hầu hết các thương hiệu cao cấp bao gồm Louis Vuitton (LV), Sephora, Tiffany & Co., và Moët & Chandon.

Tính đến ngày 2/8, theo MarketWatch, giá trị tài sản ròng của Arnault là 195,8 tỷ USD và của Jeff Bezos là 192,6 tỷ USD.

Giá cổ phiếu LVMH cũng giảm vào tuần trước, khiến Arnault mất 2,9 tỷ USD, nhưng ông vẫn đứng đầu và cao hơn Bezos.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh