Skip to main content

Thẻ: phễu bán hàng

Phễu bán hàng là gì? Tổng quan về mô hình Phễu bán hàng

Cùng tìm hiểu các nội dung về thuật ngữ Phễu bán hàng như: phễu bán hàng là gì, các mô hình phễu bán hàng phổ biến, ví dụ về phễu bán hàng, các giai đoạn của một phễu bán hàng (Sales Funnel) theo hàng trình khách hàng (Customer Journey) và hơn thế nữa.

Phễu bán hàng là gì
Phễu bán hàng là gì? Tổng quan về mô hình Phễu bán hàng

Phễu bán hàng là khái niệm mô tả toàn bộ hành trình có thể có của một khách hàng từ giai đoạn nhận biết về sản phẩm đến lúc mua hàng. Khi xây dựng được một phễu bán hàng phù hợp, doanh nghiệp có thể tự động hóa hoạt động Marketing của mình đồng thời giúp mở rộng quy mô khi cần thiết.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài.

  • Phễu bán hàng là gì?
  • Các mô hình phễu bán hàng phổ biến.
  • Ví dụ về phễu bán hàng.
  • Các giai đoạn chính có trong một phễu bán hàng điển hình là gì?

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Phễu bán hàng là gì?

Phễu bán hàng (hay còn được gọi là phễu mua hàng) trong tiếng Anh có nghĩa là Sales Funnel.

Chủ yếu được sử dụng trong ngành marketing, phễu bán hàng là khái niệm mô tả toàn bộ hành trình có thể có của một khách hàng từ giai đoạn nhận biết về sản phẩm (Awareness), thích thú sản phẩm (Interest), khao khát sản phẩm (Desire) đến lúc ra quyết định mua hàng (Action).

Khái niệm cốt lõi duy nhất này có thể đưa một doanh nghiệp từ gần như không tồn tại và chưa được biết đến thành một cỗ máy tiếp thị trị giá hàng triệu đô la dường như chỉ sau một đêm.

Nếu bạn đang tự hỏi phễu bán hàng là gì, hãy đơn giản hình dung một cái phễu trong thế giới thực. Ở đầu phễu, khi bạn đổ vào một thứ gì đó, chất này sẽ tiếp tục chảy xuống những phần tiếp theo.

Trong bán hàng, điều này cũng xảy ra tương tự.

Ở trên cùng, rất nhiều người dùng có thể truy cập kênh của bạn. Tuy nhiên, không giống như phễu trong thế giới thực, không phải tất cả những người từng truy cập vào đầu phễu trên cùng thì cũng sẽ xuất hiện ở phần cuối cùng của phễu.

Trong lĩnh vực tự động hóa tiếp thị (marketing automation), phễu bán hàng được mô tả là một quy trình đa phương thức gồm nhiều bước để chuyển người dùng từ một khách hàng tiềm năng (Potential/Lead) thành người mua hàng (Customer/Buyer).

Có một sự thật là hầu hết khách hàng tiềm năng sẽ không mua hàng từ các kênh bán hàng của bạn ngay từ cái nhìn đầu tiên, đặc biệt nếu họ chỉ mới biết đến bạn.

Do đó, phễu là một quá trình đa phương thức, có nhiều trải nghiệm xảy ra (touch point) qua nhiều giai đoạn trong suốt hành trình.

Phần lớn điều này nằm trong tâm lý mua hàng. Các marketer giỏi nhất trên thế giới biết rằng có một quá trình tâm lý phức tạp phải xảy ra để một khách hàng tiềm năng có thể biến thành người mua hoặc thậm chí là người mua trung thành.

phễu bán hàng là gì
Ví dụ về một mô hình phễu bán hàng.

Để hiểu rõ hơn về khái niệm phễu bán hàng và cách bạn có thể triển khai nó trong công việc kinh doanh của riêng mình, hãy cùng xem hình ảnh trên đây.

Ở phía bên trái của hình ảnh, bạn thấy một nam châm.

Nam châm đó đang thu hút khách hàng.

Từ viết blog trên website, sử dụng các phương tiện truyền thông mạng xã hội đến quảng cáo có trả phí và mọi thứ khác, cách người dùng truy cập đến website của bạn sẽ có một số tác động nhất định đến sự thành công của kênh của bạn.

Các mô hình phễu bán hàng phổ biến.

Khi bạn tìm kiếm các từ khoá liên quan đến “phễu bán hàng”, có rất nhiều các mô hình phễu bán hàng khác nhau. Tuỳ thuộc vào từng ngành nghề hay nhóm sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp hay thương hiệu tiếp cận và xây dựng các mô hình phễu bán hàng sao phù hợp.

Dưới đây là 2 mô hình phễu bán hàng phổ biến nhất.

Mô hình phễu bán hàng: AIDA.

Mô hình phễu bán hàng: AIDA.
Mô hình phễu bán hàng: AIDA.

Có 4 giai đoạn trong mô hình phễu bán hàng AIDA bao gồm: giai đoạn nhận biết (Awareness) – giai đoạn thích thú hay quan tâm (Interest) – giai đoạn khao khát hay mong muốn (Desire) – giai đoạn hành động (Action).

Mô hình phễu bán hàng: TOFU – MOFU – BOFU.

Mô hình phễu bán hàng: TOFU - MOFU - BOFU.
Mô hình phễu bán hàng: TOFU – MOFU – BOFU.

Một mô hình phễu bán hàng phổ biến khác bên cạnh AIDA đó là: TOFU – MOFU – BOFU.

TOFU là từ viết tắt của Top of the Funnel (phần trên cùng của phễu bán hàng), MOFU viết tắt từ Middle of the Funnel (phần giữa của phễu bán hàng) và cuối cùng là BOFU thì được viết tắt từ Bottom of the Funnel (phần cuối cùng hay phần đáy của phễu bán hàng).

Thông thường, các marketer sử dụng AIDA để phân tích khách hàng, còn nhân viên bán hàng (Sales) thì sử dụng TOFU – MOFU – BOFU để phân tích và thúc đẩy chuyển đổi khách hàng.

Các giai đoạn chính có trong một phễu bán hàng điển hình là gì?

Giai đoạn 1: Nhận biết – Brand Awareness.

Điều quan trọng nhất về phễu bán hàng là điều gì sẽ xảy ra sau khi những khách truy cập đó (chúng ta có thể gọi họ là khách hàng tiềm năng) đến.

Thông qua nhiều phương tiện khác nhau, chẳng hạn như đăng ký bản tin qua email, tải xuống một tài liệu, để lại thông tin tư vấn…, những khách hàng tiềm năng đó sẽ tham gia vào phễu bán hàng của bạn.

Mục tiêu của toàn bộ kênh truyền thông và nền tảng bán hàng của bạn là giải quyết các vấn đề hay nỗi đau của khách hàng.

Khi bạn biết vấn đề của họ và bạn xây dựng nội dung để thu hút họ, sau đó cung cấp cho họ một sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp để giải quyết các vấn đề đó, đó là lúc điều kỳ diệu thực sự sẽ xảy ra.

Tuy nhiên, để đến được giai đoạn đó bạn cần phải nỗ lực và thu hút được sự chú ý từ họ, họ cần nhận biết được thương hiệu của bạn trước khi hành động bất cứ điều gì.

Khi khách hàng tiềm năng đã ở trong phễu, bạn đã nâng cao nhận thức của họ. Đó là giai đoạn đầu tiên của phễu. Tuy nhiên, để một khách hàng tiềm năng biết đến bạn không phải là điều đơn giản.

Tùy thuộc vào cách họ đến website của bạn (tự nhiên hoặc có trả phí), những khách hàng đó có thể xem kênh của bạn theo các cách khác nhau và tỷ lệ chuyển đổi khi này cũng khác nhau.

Ví dụ: khi khách hàng tìm thấy bạn một cách tự nhiên thông qua tìm kiếm trên Google chẳng hạn, điều đó có nghĩa là bạn rất có thể được chọn. Khi này bạn thực sự xây dựng được niềm tin ở họ.

Khi bạn có được niềm tin từ họ, khách hàng tiềm năng có nhiều khả năng sẽ tham gia vào phễu của bạn hơn vì họ biết rằng nếu họ thấy bạn một cách tự nhiên và phù hợp, thì bất cứ thứ gì bạn đang cung cấp đều phải có giá trị lớn.

Đây là bản chất của SEO và tìm kiếm tự nhiên.

Tất nhiên, bất kể họ tham gia vào phễu của bạn bằng cách nào, mục tiêu của bạn với tư cách là người làm marketing là chuyển họ qua nhiều giai đoạn để đưa họ từ khách hàng tiềm năng sang người mua.

Để làm được điều này, bạn cần thiết lập mối quan hệ với khách hàng. Bạn có thể đã lôi kéo họ bằng một lời đề nghị tuyệt vời (cục nam châm) để có được thông tin của họ, nhưng thực sự việc chuyển họ qua các bước khác nhau là một thách thức lớn hơn nhiều.

Sự thật? Con người rất thông minh. Họ không chỉ đơn giản là sẽ mua bất cứ thứ gì từ bất kỳ ai trừ khi họ cảm thấy có đủ một lượng lớn giá trị ở đó.

Do đó, phễu bán hàng của bạn cần phải xây dựng và cộng hưởng giá trị đó, sử dụng nó thông qua nhiều phương tiện khác nhau.

Giai đoạn 2: Thích thú – Brand Interest.

Bạn xác định vị trí của mình như thế nào là hoàn toàn tùy thuộc vào bạn, nhưng thông điệp của bạn cần phải nhất quán trong toàn bộ quảng cáo của bạn và nó cần phải đi sâu vào các sự thật.

Câu chuyện của bạn, và cách bạn truyền tải điều đó qua các phương thức marketing khác nhau là điều quyết định.

Trước tiên, bạn cần phát triển những câu chuyện của mình, sau đó quyết định xem bạn sẽ truyền tải những câu chuyện đó như thế nào và với tốc độ ra sao.

Ví dụ: một hoặc hai email đầu tiên của bạn có thể được gửi đi vào ngày họ đăng ký lần đầu tiên, sau đó một email mỗi ngày có thể được gửi đi sau đó.

Bao nhiêu trong số đó sẽ dựa trên câu chuyện và bao nhiêu sẽ là quảng cáo?

Trong một cuộc trò chuyện với Perry Belcher, đồng sáng lập của Native Commerce Media, ông nói: “Bạn cũng cần đào tạo những khách hàng tiềm năng của mình để họ nhấp vào các liên kết, bạn cần làm họ hứng thú với nó”.

Ví dụ: bạn có thể yêu cầu họ nhấp vào liên kết mà họ quan tâm hoặc liên kết họ với một bài đăng trên blog hoặc cuối cùng dẫn họ đến một sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đang bán, nhưng bạn cần huấn luyện họ xây dựng thói quen nhấp vào những liên kết đó ngay từ những ngày đầu.

Giai đoạn 3: Ra quyết định – Brand Decision.

Giai đoạn tiếp theo là quyết định. Để khách hàng tiềm năng đưa ra quyết định của mình thực sự không dễ dàng. Cách tốt nhất để bạn có thể đưa họ đến đó là gì?

Ngoài nghệ thuật kể chuyện, viết quảng cáo và xây dựng thói quen nhấp vào liên kết, bạn cần có rất nhiều đánh giá và lời chứng thực của khách hàng.

Đây là một trong những cách hiệu quả nhất mà bạn có thể khiến mọi người khác cũng hành động theo.

Tất nhiên, nếu bạn đang sử dụng quảng cáo có trả phí, bạn cũng có thể sử dụng nhắm mục tiêu lại trên Facebook và Google để giữ mức độ nhận biết và mức độ quan tâm cao của họ.

Đặc biệt nếu họ đã vào phễu bán hàng của bạn, thì đây là một cách rất hiệu quả để khiến họ hành động.

Ví dụ: bạn có thể hiển thị cho họ những quảng cáo nhắm mục tiêu lại có video chứng thực hoặc đánh giá của những khách hàng khác chẳng hạn.

Nếu bạn có các bài báo, các bên thứ 3 đã viết về bạn, bạn có thể tận dụng cơ hội đó để làm nổi bật những gì bạn muốn nói.

Bạn cũng có thể sử dụng 6 nguyên tắc sau của Robert Cialdini để đưa họ vượt qua giai đoạn này:

  • Nguyên tắc có đi có lại – Điều này đạt được bằng cách cung cấp rất nhiều giá trị, thông qua bất cứ điều gì mà bạn đã cung cấp cho họ dưới dạng đề nghị miễn phí (cục nam châm) ngay từ đầu.
  • Nguyên tắc cam kết & nhất quán – Khi mọi người cam kết với điều gì đó, họ có nhiều khả năng mua hàng của bạn hơn. Đó là lý do tại sao bạn cần khiến họ đồng ý với điều gì đó chẳng hạn như ưu đãi hoặc miễn phí giao hàng.
  • Nguyên tắc ‘Thích’ – Khi mọi người thích bạn (tức là họ liên quan đến câu chuyện của bạn), họ có nhiều khả năng mua thứ gì đó từ bạn. Việc bạn xây dựng câu chuyện của mình và truyền tải điều đó đến khách hàng tiềm năng tốt như thế nào sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc họ có quyết định hành động hay không.
  • Nguyên tắc về tính có thẩm quyền – Sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng hoặc những người có chuyên môn cao trong lĩnh vực đó không?Các nghiên cứu khoa học có đang ủng hộ nó? Bạn có phải là một chuyên gia với nó?
  • Nguyên tắc bằng chứng xã hội – Bạn có bằng chứng xã hội nào không? Mọi người trên mạng xã hội có đang tán dương hoặc nói về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn tuyệt vời như thế nào không? Bạn có một số loại bằng chứng xã hội nào khác không? Bạn nên trình bày điều này với khách hàng tiềm năng nếu bạn có họ.
  • Nguyên tắc về sự khan hiếm – Một lần nữa, mọi người đều thông minh, nhưng khi bạn áp dụng nguyên tắc khan hiếm, chẳng hạn như chỉ có một số lượng giới hạn nhất định, nó sẽ lôi kéo mọi người hành động.

Giai đoạn 4: Hành động – Brand Action.

Giai đoạn cuối cùng của phễu bán hàng là hành động mà bạn đang dự định họ sẽ thực hiện.

Trong hầu hết các trường hợp, đây chính là giao dịch mua hàng.

Ví dụ: nếu 100 người nhấp vào phiếu mua hàng của bạn và 10 người vào phễu bán hàng của bạn nhưng chỉ có một người mua, thì bạn có 1% chuyển đổi.

Bạn cần biết giá trị của các chuyển đổi và điều chỉnh kênh bán hàng của mình.

Nếu bạn biết rằng, bằng cách đầu tư 1 USD, bạn sẽ nhận lại được 3 USD, bạn sẽ đầu tư 1 USD này với vòng xoay vô thời hạn.

Tuy nhiên, để đến được giai đoạn này không hề đơn giản. Nó cần một lượng lớn công việc và nỗ lực trong việc tối ưu và đo lường.

Bằng cách triển khai các phần mềm phễu bán hàng, bạn chắc chắn có thể giảm bớt sự căng thẳng, nhưng vẫn còn rất nhiều việc phải làm.

Bạn vẫn phải tối ưu từng giai đoạn trong suốt hành trình, đừng cố gắng đi tắt hoặc cắt bỏ bất cứ giai đoạn nào, hãy dành thời gian nếu bạn muốn gặt hái được những lợi ích.

Kết luận.

Nếu bạn đang làm việc trong lĩnh vực kinh doanh và marketing, việc hiểu các giai đoạn khác nhau trong hành trình mua hàng của khách hàng được xem là ưu tiên hàng đầu.

Bằng cách thấu hiểu khái niệm phễu bán hàng là gì hay các giai đoạn chính có trong một phễu bán hàng điển hình, doanh nghiệp hay người làm marketing có thể xây dựng các chiến lược đáp ứng phù hợp để từ đó gia tăng tỷ lệ mua hàng, nâng cao trải nghiệm của khách hàng, thúc đẩy doanh số bán hàng và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Cách xây dựng nội dung cho các mục tiêu khác nhau: Bán hàng – Thương hiệu – Giữ chân

Tuỳ vào từng mục tiêu khác nhau hay ở các giai đoạn khác nhau của phễu bán hàng, nội dung cần đạt được các mục tiêu khác nhau.

Getty Images

Trong khi phần lớn người làm marketing nói về việc xây dựng và tái sử dụng nội dung cho các kênh khác nhau như blog của doanh nghiệp hay mạng xã hội.

Một vấn đề khác ít được đề cập hơn là cách tạo các loại nội dung khác nhau cho các giai đoạn khác nhau trong phễu bán hàng hay theo hành trình của khách hàng: từ xây dựng thương hiệu và bán hàng đến giữ chân người dùng.

Tuỳ vào mỗi mục tiêu khác nhau, các loại nội dung cũng được thay đổi sao cho phù hợp.

Ví dụ: bạn có thể cần các loại nội dung khác nhau được thiết kế để đưa người dùng đến gần hơn với giai đoạn bán hàng, giúp bạn trở nên đáng nhớ hơn (khi xây dựng thương hiệu) hoặc giúp bạn giữ chân được khách hàng của mình lâu hơn.

Thông thường, ở một phễu bán hàng (sales funnel) tiêu chuẩn, đối tượng mục tiêu của thương hiệu sẽ trải qua 3 giai đoạn sau:

  • Nhận thức về thương hiệu (Awareness).
  • Cân nhắc các giải pháp (Consideration).
  • Ra quyết định (Decision making).

Vì khi ở mỗi giai đoạn khác nhau, khách hàng có nhu cầu tiêu thụ các nội dung khác nhau, điều quan trọng là thương hiệu phải nắm bắt được đâu là thứ mà khách hàng cần.

Nếu thương hiệu có thể tạo ra những nội dung hấp dẫn, có tính liên quan cao đến khách hàng của mình (customer intent), cơ hội để thúc đẩy khách hàng hành động rõ ràng là sẽ cao hơn rất nhiều.

Tuy nhiên có một thực tế là, thay vì phải “nói về khách hàng”, về lợi ích và mọi thứ liên quan đến họ, không ít các thương hiệu vẫn chọn cách “nói nhiều về mình”, điều này cuối cùng sẽ dẫn đến kết quả là khách hàng sẽ ngày càng rời xa thương hiệu bởi họ không tìm thấy bất cứ sợi dây liên kết nào ở đây cả.

Dưới đây là một số cách bạn có thể tham khảo để các nội dung của mình có liên quan nhiều hơn đến khách hàng khi họ ở các giai đoạn khác nhau trong hành trình mua hàng.

Xây dựng thương hiệu.

Bạn có thể tăng cường mức độ ghi nhớ của khách hàng với thương hiệu bằng cách sử dụng tính hài hước hoặc giải trí trong nội dung, ngoài ra sử dụng phương pháp so sánh một cách khéo léo với đối thủ cạnh tranh hay sử dụng các nội dung có tính lan truyền trên phương tiện truyền thông mạng xã hội cũng là những cách thông minh bạn có thể cân nhắc.

Một phương pháp rất đáng để thử khác đó là xây dựng các nội dung mang tính giáo dục.

Nếu bạn có thể trở thành người dẫn đầu (nhà lãnh đạo tư tưởng) trong lĩnh vực hay phạm vi kinh doanh của mình, cơ hội để khách hàng nhớ về bạn là rất cao bởi khi này khách hàng xem bạn là “người có thẩm quyền cao hay “chuyên gia” trong lĩnh vực bạn đang kinh doanh.

Một chiến lược gia khác từng nói, “Hãy cố gắng tạo ra những nội dung khác biệt. Chiến lược của bạn không phải là tạo ra một website bán hàng tốt hơn, mà là một website bán hàng khác biệt so với tất cả các đối thủ hiện có.”

Bán hàng.

Sau khi đã hoàn thành giai đoạn giáo dục đối tượng mục tiêu, khách hàng tiềm năng của bạn sẽ ở trong giai đoạn cân nhắc. Ở giai đoạn này, các nội dung nên hướng tới những lời kêu gọi hành động (CTA).

Vì là nội dung với mục đích bán hàng, bạn cần khuyến khích khách hàng nhấp chuột thông qua những thông điệp nhấn mạnh trực tiếp đến các “nỗi đau” của họ, đừng chỉ nói đến các giải pháp hay các lợi thế cạnh của sản phẩm và doanh nghiệp, hãy tập trung vào khách hàng, vào yếu tố nhu cầu và cảm xúc của chính họ.

Bởi vì khách hàng sẽ có thể đắn đo suy nghĩ hay tính toán thiệt hơn trong giai đoạn này, các câu chuyện thương hiệu hay bằng chứng xã hội (social proof) là những chiến lược thông minh bạn có thể sử dụng.

Giữ chân khách hàng.

Vì chi phí để tìm kiếm một khách hàng mới cao hơn trung bình từ 3-5 lần so với việc giữ chân khách hàng cũ, mục tiêu cuối cùng của mọi doanh nghiệp không chỉ đơn giản là dừng lại ở việc bán được hàng (một lần). Dưới đây là một số cách thương hiệu có thể áp dụng để giữ chân khách hàng lâu hơn.

  • Sử dụng cách kể chuyện trong các hoạt động marketing: Những câu chuyện tập trung vào khách hàng thay vì doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội chiến thắng hơn.
  • Xuất bản nội dung chất lượng một cách nhất quán: Ngày nay việc tạo một blog nội dung trên website của doanh nghiệp là điều hết sức cần thiết. Ngoài việc giúp bạn xếp hạng cao hơn trên các công cụ tìm kiếm, một blog tốt còn giúp tạo ra sự uy tín, tính có thẩm quyền và lượng khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.
  • Tiếp tục “giáo dục” đối tượng mục tiêu của bạn: Hãy thử sử dụng các định dạng nội dung khác nhau như podcast, vlog, hướng dẫn và case study.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Cách thương hiệu có thể mở khoá giá trị của chiến lược Marketing toàn phễu

Thay vì chỉ tiếp cận khách hàng ở các giai đoạn giữa hoặc cuối của hành trình mua hàng, bằng cách sử dụng chiến lược Marketing toàn phễu (full-funnel marketing), thương hiệu có nhiều cách hơn để gia tăng giá trị cho khách hàng và thúc đẩy doanh số bán hàng.

Cách thương hiệu có thể mở khoá giá trị của chiến lược Marketing toàn phễu
Cách thương hiệu có thể mở khoá giá trị của chiến lược Marketing toàn phễu

Ngày nay, khi người tiêu dùng liên tục di chuyển trên các kênh trực tuyến (online và ngoại tuyến (offline) để tìm kiếm những gì họ cần, các thương hiệu có thể gặp gỡ họ bằng cách áp dụng chiến lược Marketing toàn phễu bán hàng (sales funnel), tiếp cận họ ở mọi giai đoạn trong hành trình khách hàng.

Chúng ta hãy giả sử rằng, một người dùng nào đó có thể khám phá các sản phẩm thông qua quảng cáo kỹ thuật số, sau đó họ đến trực tiếp các cửa hàng để xem sản phẩm, và cuối cùng, họ nghiên cứu và so sánh (giá bán, chất lượng…) với các sản phẩm khác trên thị trường trước khi ra quyết định cuối cùng.

Quá trình khám phá này trong phạm vi marketing được gọi là hành trình khách hàng (customer journey), thuật ngữ mô tả một quá trình phức tạp từ lúc khách hàng biết về thương hiệu cho đến khi mua hàng.

Tuỳ vào từng nhóm khách hàng, từng ngành hàng cụ thể mà hành trình này rất khác nhau và chịu sự ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài khác nhau.

Trong vô số các cách tiếp cận khách hàng khác nhau, cách tiếp cận toàn kênh hay toàn phễu (full-funnel/channel) được cho là cách tiếp cận thông minh và toàn diện nhất để gặp gỡ khách hàng ở bất cứ nơi đâu họ đang ở.

Theo một phân tích tổng hợp gần đây của Nielsen về các chiến dịch hàng tiêu dùng đóng gói (CPG), nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các chiến lược toàn phễu mang lại lợi tức đầu tư (ROI) cao hơn tới 45% và doanh số bán hàng ngoại tuyến tăng 7% so với các chiến dịch marketing chỉ triển khai trong một hoặc một số giai đoạn cụ thể trong hành trình mua.

Dữ liệu của Nielsen được tính toán dựa trên hơn 1.300 chiến dịch trải rộng trên hơn 20 thương hiệu CPG khác nhau, bao gồm nhiều ngành hàng khác nhau chăm sóc cá nhân, làm đẹp, thực phẩm, đồ uống, chăm sóc gia đình, v.v.

Kết luận được rút ra ở đây cho những người làm marketing là, thay vì chỉ chọn cách tiếp cận khách hàng ở ít các giai đoạn trong trình mua hàng của khách hàng, hãy chọn cách gặp gỡ và tương tác với họ trên nhiều giai đoạn hay điểm chạm (brand touchpoints) khác nhau.

Áp dụng chiến lược toàn phễu: full-funnel marketing.

Đối với các thương hiệu vốn có xu hướng tập trung nhiều hơn vào các phần giữa của kênh (MoFu), Nielsen nhận thấy rằng việc đầu tư thêm vào các phần trên cùng và dưới cùng của phễu bán hàng với Google Ads sẽ thúc đẩy doanh số bán hàng gia tăng hơn 52%.

Để có thể thấy rõ hơn về những con số này, hãy nhìn vào thương hiệu chăm sóc tóc và chăm sóc cơ thể Aveda, thuộc sở hữu của Công ty Estée Lauder.

Mặc dù mức độ phổ biến của các liệu pháp chăm sóc sắc đẹp tại nhà trong thời kỳ giãn cách tăng nhanh như vũ bão, doanh số bán hàng của Aveda lại không đạt được mức như kỳ vọng, ngay cả khi họ đã đầu tư tương đối mạnh vào các kênh quảng cáo có trả phí (paid media).

Sau quá trình phân tích và đánh giá, thương hiệu này nhận ra rằng việc tập trung vào các phương tiện truyền thông ở các phần giữa và cuối kênh (MoFu, BoFu) có nghĩa là họ không thể gặp gỡ và tương tác với phần lớn khách hàng ở nơi mà họ thường dành nhiều thời gian nhất (ToFu).

Bắt đầu từ quý 3 năm 2021, nhóm marketing của Aveda đã xây dựng chiến lược quảng cáo toàn phễu trên YouTube để nâng cao nhận thức và mong muốn về thương hiệu, điều sau đó sẽ giúp họ có thêm được một lượng khách hàng tiềm năng mới.

Kết quả mà thương hiệu đạt được khá ấn tượng: Aveda đã chứng kiến sự gia tăng ở mức 2 con số trong các phiên truy cập website, số lần hiển thị tìm kiếm cũng tăng mức tương tự và những lượt tìm kiếm địa phương của thương hiệu cũng tăng lên.

Người đứng đầu bộ phận Marketing của Aveda, Bà Theresa Block cho biết: “Kết quả kinh doanh của chúng tôi được cải thiện nhanh chóng, với sự gia tăng mạnh về lưu lượng truy cập chất lượng cao ngay sau khi áp dụng chiến lược toàn phễu.”

“Chúng tôi nhận thấy rằng, nâng cao mức độ nhận thức và mong muốn thương hiệu của người tiêu dùng là chiến lược ưu tiên hàng đầu.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Một cách mới khi nghĩ về vai trò của video trực tuyến trong phễu bán hàng

Mọi người đang chuyển sang video trực tuyến để khám phá các thương hiệu mới, giúp họ đưa ra quyết định và thậm chí là thực hiện các hành động. Đã đến lúc những người làm marketing cần nhận thức đúng về vai trò của video.

vai trò của video trực tuyến trong phễu bán hàng
Source: AppleInsider

Tất cả chúng ta đều nhận ra rằng, chúng ta đang sống trong một thế giới thực mới: Người tiêu dùng ngày nay hoàn toàn kiểm soát được hành trình mua hàng của họ và số lượng các điểm tiếp xúc (touchpoint) của họ với thương hiệu cũng ngày càng nhiều lên.

Mọi người di chuyển liên tục trên các kênh và thiết bị khác nhau – từ khám phá đến cân nhắc và rồi đến chuyển đổi – theo các cách của riêng họ.

Các video trực tuyến hiện đang đóng vai trò hết sức quan trọng với người tiêu dùng. Nó có thể giúp tạo ra và đáp ứng nhu cầu của phần lớn khách hàng.

Vai trò của các video trực tuyến.

  • Hơn 90% mọi người nói rằng họ khám phá các thương hiệu hoặc sản phẩm mới trên YouTube. (Theo Google).
  • Hơn một nửa số người mua sắm cho biết video trực tuyến đã giúp họ quyết định nên mua thương hiệu hoặc sản phẩm cụ thể nào. (Theo Google).
  • Hơn 40% người mua sắm trên toàn cầu cho biết họ đã mua các sản phẩm mà họ đã khám phá được trên YouTube. (Theo Google).

Thành công trong các hoạt động marketing luôn phụ thuộc vào việc xây dựng các kết nối có ý nghĩa với khách hàng. Nhưng để đạt được điều đó – phần lớn nó được thúc đẩy bởi hành vi của người tiêu dùng, những thứ vốn không ngừng thay đổi và phát triển.

Dưới đây là 3 mẹo giúp bạn phản ứng tốt hơn với những thay đổi đó.

Tiếp cận các mục tiêu thương hiệu (brand) và mục tiêu hiệu suất (performance) một cách toàn diện.

Một video tuyệt vời có thể giúp nâng cao nhận thức về thương hiệu (brand awareness), đồng thời cũng cung cấp những hướng dẫn rõ ràng trên con đường hướng tới việc mua hàng. Hãy cùng tham khảo một chiến dịch thông minh của Marley Spoon, một đơn vị cung cấp dịch vụ tại Berlin, Đức.

Trong nỗ lực của thương hiệu này nhằm nâng cao nhận thức và thu hút khách hàng mới, Marley Spoon đã thử nghiệm phương pháp tiếp cận chỉ dùng video trực tuyến.

Thương hiệu đã phát triển các nội dung sáng tạo để giới thiệu thương hiệu và giải thích cụ thể về dịch vụ của họ. Sau đó, họ thêm yếu tố phản hồi trực tiếp vào video của mình thông qua các lời kêu gọi hành động (CTA) rõ ràng, hướng người dùng đến website và các trang đăng ký sử dụng dịch vụ.

Kết quả của Marley Spoon rất ấn tượng, với mức tăng 25% về nhận thức về thương hiệu và mức tăng 49% về mức độ ghi nhớ quảng cáo (ad recall), lượng tìm kiếm về thương hiệu tăng gần 10 lần và tăng 52% về tỉ lệ chuyển đổi.

Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa thuật kể chuyện với các định dạng phản hồi trực tiếp trong video là một trong số các bí kíp thành công của họ.

Xác định tệp khách hàng phù hợp nhất.

Quảng cáo video hấp dẫn, truyền cảm hứng cho khách hàng để thực hiện các hành động có thể giúp bạn trở nên thành công hơn.

Tuy nhiên, bạn sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội nếu bạn không tiếp cận đúng người. Việc phát triển một bản kế hoạch nhằm tận dụng các tín hiệu về ý định của đối tượng mục tiêu sẽ giúp đảm bảo điều này không xảy ra.

Trong chiến dịch của Axis Bank, một ngân hàng có trụ sở tại Mumbai nhằm mục tiêu tiếp cận những khách hàng tiềm năng có các mối quan tâm cụ thể về ngân hàng.

Để xây dựng mối quan tâm của khách hàng đến một ứng dụng kỹ thuật số mới, ngân hàng này đã nghiên cứu các từ khóa và câu hỏi phổ biến trong lĩnh vực ngân hàng, đồng thời phát triển một loạt các video trực tuyến nhằm chứng minh cách ứng dụng của họ có thể giúp khách hàng của mình: thanh toán dễ dàng hóa đơn qua thiết bị di động, mở tài khoản đặt cọc cố định, thực hiện các giao dịch mua hàng, v.v.

Axis cũng đã tạo các tệp đối tượng khách hàng tùy chỉnh với các ý định khác nhau dựa trên hành vi tìm kiếm các từ khóa có liên quan, điều này giúp đảm bảo rằng các nội dung của thương hiệu đang được tiếp cận đúng người vào đúng thời điểm.

Kết quả là Axis nhận được mức tăng 93% về lượng tìm kiếm thương hiệu và hơn 30% lượng khách hàng đăng ký mới.

Gặp gỡ khách hàng ở bất cứ nơi đâu họ có mặt.

Về cơ bản, khách hàng thường ấn định những con đường mua hàng phù hợp với sở thích hiện có của họ, nhưng với video trực tuyến sáng tạo và hấp dẫn, bạn có thể “chèo lái” họ theo những con đường mới.

Gần đây, Adidas đã áp dụng cách tiếp cận này để giới thiệu đến mọi người một mẫu giày đá bóng mới. Thương hiệu sử dụng công cụ sắp xếp trình tự quảng cáo video của YouTube để tiếp cận mọi người ở các điểm tiếp xúc khác nhau theo thời gian, dựa trên hành vi và mức độ tương tác của chính họ.

Trình tự bao gồm 2 video dạng dài, một đoạn quảng cáo đệm không thể bỏ qua (unskippable bumper) dài 6 giây và một video về sản phẩm.

Việc cung cấp một đường dẫn đơn giản cho những người xem muốn tương tác đã giúp mang lại các mục tiêu về thương hiệu và hiệu suất cho Adidas. Mức độ nhận thức thương hiệu và ghi nhớ quảng cáo, cũng như mức độ quan tâm đến sản phẩm tăng 317%.

Ấn tượng nhất là tỷ lệ xem qua trung bình (average view-through rate) tăng 20%.

Như cách mà các thương hiệu này đã làm, các mục tiêu về thương hiệu và hiệu suất rõ ràng là có thể được giải quyết đồng thời với các video trực tuyến.

Bằng cách tạo ra một chiến lược video toàn diện, bạn có thể giúp thương hiệu đạt được các mục tiêu hiệu suất ngắn hạn nhưng cũng mang lại các giá trị thương hiệu trong dài hạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen

Google Marketing: Làm marketing hiệu quả từ việc hiểu ‘phễu bán hàng’

Nhiều thương hiệu đã bỏ qua phần giữa của phễu bán hàng (mid-funnel) của họ. Dưới đây là những gì mà Google đã chia sẻ về cách các thương hiệu có thể làm marketing hiệu quả hơn ở giai đoạn này của hành trình mua hàng.

Google Marketing: Làm marketing hiệu quả từ việc hiểu 'phễu bán hàng'

Theo truyền thống, các nhóm tiếp thị thương hiệu (Brand Marketing) và tiếp thị hiệu suất (Performance Marketing) thường được tách ra, mỗi nhóm tập trung riêng biệt vào phần trên cùng (upper-funnel) và dưới cùng (lower-funnel) của phễu bán hàng trong hành trình mua hàng của khách hàng.

Điều này có nghĩa là những phần giữa của hành trình mua hàng (mid-funnel) thường bị bỏ qua, trong khi đây là điểm quan trọng khi người tiêu dùng đang tìm hiểu và đánh giá các lựa chọn mua của họ.

Lấy cảm hứng từ những nghiên cứu về “những phần giữa lộn xộn” trong hành trình mua hàng của khách hàng, Google đã chạy các phân tích dữ liệu cho thấy rằng các thường hiệu cần tăng gấp đôi hoạt động marketing ở những phần giữa của kênh bán hàng để nắm bắt thêm nhu cầu của khách hàng.

Dưới đây là những gì mà người làm marketing có thể học hỏi và ứng dụng từ các nghiên cứu của Google:

1. Sử dụng mô hình phân bổ đa chạm để đánh giá lại hiệu quả của marketing trong phần giữa của kênh bán hàng (mid-funnel).

Nhóm Media Lab của Google là đơn vị quản lý chiến lược truyền thông cho tất cả các chiến dịch quảng cáo của Google, bao gồm cả Google Store, nền tảng bán lẻ trực tuyến các thiết bị của Google.

Trong khi Google sử dụng nhiều kênh tiếp thị kỹ thuật số (digital marketing) khác nhau để tiếp cận người dùng, thì những phần ở giữa kênh – chẳng hạn như quảng cáo hiển thị và video – thường bị bỏ qua vì Google coi đó là kênh kém hiệu quả hơn về mặt chi phí.

Chìa khóa để thay đổi cách tiếp cận của Google là biết điểm tiếp xúc nào của người tiêu dùng thực sự có thể thúc đẩy doanh số bán hàng.

Phân bổ theo lần nhấp chuột cuối cùng (Last-click attribution), vốn đang được áp dụng trong rất nhiều chiến dịch marketing, có xu hướng đánh giá thấp vai trò của các kênh marketing ở phần giữa của kênh bán hàng.

Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng các kênh quảng cáo không hoạt động tách biệt nhau. Google hiểu rõ điều quan trọng là phải cải thiện chiến lược phân bổ này của mình để có thể phân bổ lại ngân sách được tốt hơn.

Để hiểu giá trị của phần giữa của kênh bán hàng (mid-funnel), Google đã hợp tác chặt chẽ với nhóm marketing của Google Store để chạy phân tích các dữ liệu nội bộ, thử nghiệm các chiến dịch quảng cáo kỹ thuật số trên 14 thị trường khác nhau.

Nhóm phân tích đã xây dựng mô hình phân bổ tùy chỉnh với Ads Data Hub và sau đó sử dụng các chiến thuật tìm kiếm khách hàng tiềm năng để tiếp cận các đối tượng đang tìm kiếm điện thoại thông minh trên các kênh như Display & Video 360, Google Display Ads và YouTube Ads.

Phân tích cho thấy rằng những chiến thuật này đóng một vai trò lớn hơn nhiều so với những gì chúng ta suy nghĩ ban đầu.

Google đã đo lường kết quả thông qua phân tích mô hình phân bổ đa chạm (multi-touch attribution) và các nghiên cứu về mức độ gia tăng chuyển đổi.

Phân tích phân bổ đa chạm cho thấy rằng các kênh này (kênh giữa) thực sự có thể được ghi nhận là đã thúc đẩy doanh số bán hàng nhiều hơn 16 lần so với mô hình phân bổ nhấp chuột cuối cùng (last-click attribution).

Google đã thấy doanh số bán điện thoại của mình tăng 12,5% từ những người đã xem quảng cáo hiển thị hình ảnh ở giữa kênh, và tăng 31,5% từ những người dùng đã xem quảng cáo YouTube cũng ở giữa kênh.

Mặc dù kết quả có thể khác nhau đối với các chiến dịch hoặc các thương hiệu khác, tuy nhiên các nghiên cứu phân tích về mô hình phân bổ này đã cho chúng ta thấy rằng marketing ở các phần giữa của kênh có thể thúc đẩy doanh số bán hàng thực sự.

Nó đã làm thay đổi cách chúng ta suy nghĩ về ngân sách marketing, loại chiến dịch, nhóm quảng cáo và cả thông điệp trong quảng cáo của mình.

2. Thông điệp marketing ở phần giữa của kênh.

Mọi người đang tìm kiếm để mua điện thoại thông minh trong suốt cả năm; sự cân nhắc là luôn luôn xảy ra. Và người tiêu dùng đang cần sự trợ giúp hơn bao giờ hết trong khi họ khám phá và đánh giá các lựa chọn mua hàng của mình.

Hoạt động marketing của Google trước đây tập trung vào quảng cáo phản hồi trực tiếp và đẩy mạnh các hoạt động xung quanh các chiến dịch, nhằm cải thiện ở giai đoạn cuối của hành trình mua hàng (BoFu).

Bao gồm phần giữa kênh cho phép Google có mặt ở những nơi quan trọng; nhắc nhở người dùng về thương hiệu và làm nổi bật các lợi ích sản phẩm chính có liên quan đến họ.

Tuy nhiên, khi Google chuyển trọng tâm của mình sang chiến lược tập trung vào phần giữa kênh, Google phải điều chỉnh thông điệp của mình sao cho phù hợp.

Google đã ưu tiên những thông điệp được dẫn dắt bởi giá trị (value-led messaging) đối với người tiêu dùng, tạo ra sự cấp thiết với các ưu đãi cho những người đã sẵn sàng mua.

3. Cách kết hợp giữa Brand Marketing và Performance Marketing ở phần giữa của kênh bán hàng (mid-funnel).

Người tiêu dùng đang phải đối mặt với một lượng lớn sự lựa chọn và thông tin khi họ trải qua hành trình mua hàng, nơi mà khách hàng hiểu là họ có thể ‘được’ hoặc ‘mất’.

Bằng cách thu hẹp khoảng cách giữa tiếp thị thương hiệu và tiếp thị hiệu suất ở giữa kênh, bạn có thể hiện diện và trở nên hữu ích hơn khi người tiêu dùng đang khám phá và đánh giá các lựa chọn của họ.

Bạn có thể cung cấp cho họ những thông tin cần thiết để họ đưa ra quyết định mua hàng.

Dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo khi kết hợp giữa 2 yếu tố này:

  • Phá vỡ sự chồng chéo của tổ chức. Hiểu hành vi của người tiêu dùng và chuyển nó thành kế hoạch truyền thông là nơi Google đã tìm thấy sự thành công. Bạn có thể xây dựng các nhóm marketing tích hợp giữa thương hiệu và hiệu suất để mang lại những tác động kinh doanh lớn hơn.
  • Phát triển mô hình phân bổ của bạn. Hãy suy nghĩ về cách bạn có thể chủ động chuyển từ phân bổ theo lần chạm cuối cùng (last-click) sang phân bổ đa chạm (multi-touch) để hiểu rõ hơn về giá trị gia tăng của mỗi kênh.
  • Phân bổ thêm ngân sách cho các hoạt động marketing ở giữa kênh. Điều này cho phép bạn thu hẹp khoảng cách giữa các chiến dịch thương hiệu lớn (brand campaigns) với các chiến dịch quảng cáo hiệu suất (thường là được chạy liên tục – always-on).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Sales Funnel là gì? Quy trình tạo Phễu bán hàng cần biết

Cùng tìm hiểu các nội dung về thuật ngữ Sales Funnel (Phễu bán hàng) như: sales funnel là gì, các mô hình sales funnel phổ biến, những giai đoạn có trong một sales funnel điển hình theo hàng trình của khách hàng (customer journey) là gì và hơn thế nữa.

sales funnel là gì
Sales Funnel là gì? Quy trình tạo Phễu bán hàng cần biết

Sales Funnel có nghĩa là phễu bán hàng, khái niệm mô tả toàn bộ hành trình có thể có của một khách hàng từ giai đoạn nhận biết về sản phẩm đến lúc mua hàng. Khi xây dựng được một Sales Funnel phù hợp, doanh nghiệp có thể tự động hóa hoạt động Marketing của mình đồng thời giúp mở rộng quy mô khi cần thiết.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài.

  • Sales Funnel là gì?
  • Các mô hình Sales Funnel phổ biến.
  • Các giai đoạn chính có trong một Sales Funnel điển hình là gì?

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Sales Funnel là gì?

Sales Funnel trong tiếng Việt có nghĩa là Phễu bán hàng.

Một trong những khái niệm cốt lõi trong ngành tiếp thị kỹ thuật số (digital marketing) là phễu bán hàng hay còn gọi là Sales Funnel.

Sales Funnel có nghĩa là phễu bán hàng, khái niệm mô tả toàn bộ hành trình có thể có của một khách hàng từ giai đoạn nhận biết về sản phẩm (Awareness), thích thú sản phẩm (Interest), khao khát sản phẩm (Desire) đến lúc ra quyết định mua hàng (Action).

Khái niệm cốt lõi duy nhất này có thể đưa một doanh nghiệp từ gần như không tồn tại và chưa được biết đến thành một cỗ máy tiếp thị trị giá hàng triệu đô la dường như chỉ sau một đêm.

Nếu bạn đang tự hỏi Sales Funnel là gì, hãy đơn giản hình dung một cái phễu trong thế giới thực. Ở đầu phễu, khi bạn đổ vào một thứ gì đó, chất này sẽ tiếp tục chảy xuống những phần tiếp theo.

Trong bán hàng, điều này cũng xảy ra tương tự.

Ở trên cùng, rất nhiều người dùng có thể truy cập kênh của bạn. Tuy nhiên, không giống như phễu trong thế giới thực, không phải tất cả những người từng truy cập vào đầu phễu trên cùng thì cũng sẽ xuất hiện ở phần cuối cùng của phễu.

Trong lĩnh vực tự động hóa tiếp thị (marketing automation), phễu bán hàng được mô tả là một quy trình đa phương thức gồm nhiều bước để chuyển người dùng từ một khách hàng tiềm năng (Potential/Lead) thành người mua hàng (Customer/Buyer).

Có một sự thật là hầu hết khách hàng tiềm năng sẽ không mua hàng từ các kênh bán hàng của bạn ngay từ cái nhìn đầu tiên, đặc biệt nếu họ chỉ mới biết đến bạn.

Do đó, phễu là một quá trình đa phương thức, có nhiều trải nghiệm xảy ra (touch point) qua nhiều giai đoạn trong suốt hành trình.

Phần lớn điều này nằm trong tâm lý mua hàng. Các nhà marketer giỏi nhất trên thế giới biết rằng có một quá trình tâm lý phức tạp phải xảy ra để một khách hàng tiềm năng có thể biến thành người mua hoặc thậm chí là người mua trung thành.

sales funnel là gì
Sales Funnel là gì – Cách xây dựng một ‘cỗ máy’ bán hàng tự động

Để hiểu rõ hơn về khái niệm phễu bán hàng và cách bạn có thể triển khai nó trong công việc kinh doanh của riêng mình, hãy cùng xem hình ảnh trên đây.

Ở phía bên trái của hình ảnh, bạn thấy một nam châm.

Nam châm đó đang thu hút khách hàng.

Từ viết blog trên website, sử dụng các phương tiện truyền thông mạng xã hội đến quảng cáo có trả phí và mọi thứ khác, cách người dùng truy cập đến website của bạn sẽ có một số tác động nhất định đến sự thành công của kênh của bạn.

Các giai đoạn chính có trong một Sales Funnel điển hình là gì?

Giai đoạn 1: Nhận biết – Brand Awareness.

Điều quan trọng nhất về phễu bán hàng là điều gì sẽ xảy ra sau khi những khách truy cập đó (chúng ta có thể gọi họ là khách hàng tiềm năng) đến.

Thông qua nhiều phương tiện khác nhau, chẳng hạn như đăng ký bản tin qua email, tải xuống một tài liệu, để lại thông tin tư vấn…, những khách hàng tiềm năng đó sẽ tham gia vào phễu bán hàng của bạn.

Mục tiêu của toàn bộ kênh truyền thông và nền tảng bán hàng của bạn là giải quyết các vấn đề hay nỗi đau của khách hàng.

Khi bạn biết vấn đề của họ và bạn xây dựng nội dung để thu hút họ, sau đó cung cấp cho họ một sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp để giải quyết các vấn đề đó, đó là lúc điều kỳ diệu thực sự sẽ xảy ra.

Tuy nhiên, để đến được giai đoạn đó bạn cần phải nỗ lực và thu hút được sự chú ý từ họ, họ cần nhận biết được thương hiệu của bạn trước khi hành động bất cứ điều gì.

Khi khách hàng tiềm năng đã ở trong phễu, bạn đã nâng cao nhận thức của họ. Đó là giai đoạn đầu tiên của phễu. Tuy nhiên, để một khách hàng tiềm năng biết đến bạn không phải là điều đơn giản.

Tùy thuộc vào cách họ đến website của bạn (tự nhiên hoặc có trả phí), những khách hàng đó có thể xem kênh của bạn theo các cách khác nhau và tỷ lệ chuyển đổi khi này cũng khác nhau.

Ví dụ: khi khách hàng tìm thấy bạn một cách tự nhiên thông qua tìm kiếm trên Google chẳng hạn, điều đó có nghĩa là bạn rất có thể được chọn. Khi này bạn thực sự xây dựng được niềm tin ở họ.

Khi bạn có được niềm tin từ họ, khách hàng tiềm năng có nhiều khả năng sẽ tham gia vào phễu của bạn hơn vì họ biết rằng nếu họ thấy bạn một cách tự nhiên và phù hợp, thì bất cứ thứ gì bạn đang cung cấp đều phải có giá trị lớn.

Đây là bản chất của SEO và tìm kiếm tự nhiên.

Tất nhiên, bất kể họ tham gia vào phễu của bạn bằng cách nào, mục tiêu của bạn với tư cách là người làm marketing là chuyển họ qua nhiều giai đoạn để đưa họ từ khách hàng tiềm năng sang người mua.

Để làm được điều này, bạn cần thiết lập mối quan hệ với khách hàng. Bạn có thể đã lôi kéo họ bằng một lời đề nghị tuyệt vời (cục nam châm) để có được thông tin của họ, nhưng thực sự việc chuyển họ qua các bước khác nhau là một thách thức lớn hơn nhiều.

Sự thật? Con người rất thông minh. Họ không chỉ đơn giản là sẽ mua bất cứ thứ gì từ bất kỳ ai trừ khi họ cảm thấy có đủ một lượng lớn giá trị ở đó.

Do đó, phễu bán hàng của bạn cần phải xây dựng và cộng hưởng giá trị đó, sử dụng nó thông qua nhiều phương tiện khác nhau.

Giai đoạn 2: Thích thú – Brand Interest.

Bạn xác định vị trí của mình như thế nào là hoàn toàn tùy thuộc vào bạn, nhưng thông điệp của bạn cần phải nhất quán trong toàn bộ quảng cáo của bạn và nó cần phải đi sâu vào các sự thật.

Câu chuyện của bạn, và cách bạn truyền tải điều đó qua các phương thức marketing khác nhau là điều quyết định.

Trước tiên, bạn cần phát triển những câu chuyện của mình, sau đó quyết định xem bạn sẽ truyền tải những câu chuyện đó như thế nào và với tốc độ ra sao.

Ví dụ: một hoặc hai email đầu tiên của bạn có thể được gửi đi vào ngày họ đăng ký lần đầu tiên, sau đó một email mỗi ngày có thể được gửi đi sau đó.

Bao nhiêu trong số đó sẽ dựa trên câu chuyện và bao nhiêu sẽ là quảng cáo?

Trong một cuộc trò chuyện với Perry Belcher, đồng sáng lập của Native Commerce Media, ông nói: “Bạn cũng cần đào tạo những khách hàng tiềm năng của mình để họ nhấp vào các liên kết, bạn cần làm họ hứng thú với nó”.

Ví dụ: bạn có thể yêu cầu họ nhấp vào liên kết mà họ quan tâm hoặc liên kết họ với một bài đăng trên blog hoặc cuối cùng dẫn họ đến một sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đang bán, nhưng bạn cần huấn luyện họ xây dựng thói quen nhấp vào những liên kết đó ngay từ những ngày đầu.

Giai đoạn 3: Ra quyết định – Brand Decision.

Giai đoạn tiếp theo là quyết định. Để khách hàng tiềm năng đưa ra quyết định của mình thực sự không dễ dàng. Cách tốt nhất để bạn có thể đưa họ đến đó là gì?

Ngoài nghệ thuật kể chuyện, viết quảng cáo và xây dựng thói quen nhấp vào liên kết, bạn cần có rất nhiều đánh giá và lời chứng thực của khách hàng.

Đây là một trong những cách hiệu quả nhất mà bạn có thể khiến mọi người khác cũng hành động theo.

Tất nhiên, nếu bạn đang sử dụng quảng cáo có trả phí, bạn cũng có thể sử dụng nhắm mục tiêu lại trên Facebook và Google để giữ mức độ nhận biết và mức độ quan tâm cao của họ.

Đặc biệt nếu họ đã vào phễu bán hàng của bạn, thì đây là một cách rất hiệu quả để khiến họ hành động.

Ví dụ: bạn có thể hiển thị cho họ những quảng cáo nhắm mục tiêu lại có video chứng thực hoặc đánh giá của những khách hàng khác chẳng hạn.

Nếu bạn có các bài báo, các bên thứ 3 đã viết về bạn, bạn có thể tận dụng cơ hội đó để làm nổi bật những gì bạn muốn nói.

Bạn cũng có thể sử dụng 6 nguyên tắc sau của Robert Cialdini để đưa họ vượt qua giai đoạn này:

  • Nguyên tắc có đi có lại – Điều này đạt được bằng cách cung cấp rất nhiều giá trị, thông qua bất cứ điều gì mà bạn đã cung cấp cho họ dưới dạng đề nghị miễn phí (cục nam châm) ngay từ đầu.
  • Nguyên tắc cam kết & nhất quán – Khi mọi người cam kết với điều gì đó, họ có nhiều khả năng mua hàng của bạn hơn. Đó là lý do tại sao bạn cần khiến họ đồng ý với điều gì đó chẳng hạn như ưu đãi hoặc miễn phí giao hàng.
  • Nguyên tắc ‘Thích’ – Khi mọi người thích bạn (tức là họ liên quan đến câu chuyện của bạn), họ có nhiều khả năng mua thứ gì đó từ bạn. Việc bạn xây dựng câu chuyện của mình và truyền tải điều đó đến khách hàng tiềm năng tốt như thế nào sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc họ có quyết định hành động hay không.
  • Nguyên tắc về tính có thẩm quyền – Sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng hoặc những người có chuyên môn cao trong lĩnh vực đó không?Các nghiên cứu khoa học có đang ủng hộ nó? Bạn có phải là một chuyên gia với nó?
  • Nguyên tắc bằng chứng xã hội – Bạn có bằng chứng xã hội nào không? Mọi người trên mạng xã hội có đang tán dương hoặc nói về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn tuyệt vời như thế nào không? Bạn có một số loại bằng chứng xã hội nào khác không? Bạn nên trình bày điều này với khách hàng tiềm năng nếu bạn có họ.
  • Nguyên tắc về sự khan hiếm – Một lần nữa, mọi người đều thông minh, nhưng khi bạn áp dụng nguyên tắc khan hiếm, chẳng hạn như chỉ có một số lượng giới hạn nhất định, nó sẽ lôi kéo mọi người hành động.

Giai đoạn 4: Hành động – Brand Action.

Giai đoạn cuối cùng của phễu bán hàng là hành động mà bạn đang dự định họ sẽ thực hiện.

Trong hầu hết các trường hợp, đây chính là giao dịch mua hàng.

Ví dụ: nếu 100 người nhấp vào phiếu mua hàng của bạn và 10 người vào phễu bán hàng của bạn nhưng chỉ có một người mua, thì bạn có 1% chuyển đổi.

Bạn cần biết giá trị của các chuyển đổi và điều chỉnh kênh bán hàng của mình.

Nếu bạn biết rằng, bằng cách đầu tư 1 USD, bạn sẽ nhận lại được 3 USD, bạn sẽ đầu tư 1 USD này với vòng xoay vô thời hạn.

Tuy nhiên, để đến được giai đoạn này không hề đơn giản. Nó cần một lượng lớn công việc và nỗ lực trong việc tối ưu và đo lường.

Bằng cách triển khai các phần mềm phễu bán hàng, bạn chắc chắn có thể giảm bớt sự căng thẳng, nhưng vẫn còn rất nhiều việc phải làm.

Bạn vẫn phải tối ưu từng giai đoạn trong suốt hành trình, đừng cố gắng đi tắt hoặc cắt bỏ bất cứ giai đoạn nào, hãy dành thời gian nếu bạn muốn gặt hái được những lợi ích.

Kết luận.

Nếu bạn đang làm việc trong lĩnh vực kinh doanh và marketing, việc hiểu các giai đoạn khác nhau trong hành trình mua hàng của khách hàng được xem là ưu tiên hàng đầu.

Bằng cách thấu hiểu khái niệm Sales Funnel là gì, các giai đoạn chính có trong một Sales Funnel điển hình hay các mô hình Sales Funnel phổ biến, người làm marketing hay doanh nghiệp có thể xây dựng các chiến lược đáp ứng phù hợp để từ đó gia tăng tỷ lệ mua hàng, nâng cao trải nghiệm của khách hàng, thúc đẩy doanh số bán hàng và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Product-Led Content Marketing và các bước thực hiện cơ bản (P1)

Cùng tìm hiểu về sức mạnh của content marketing dựa trên sản phẩm để tạo ra lưu lượng truy cập chất lượng và chuyển đổi tự nhiên.

Product-Led Content Marketing
Product-Led Content Marketing và các bước thực hiện cơ bản (P1)

Trong bài viết này, chúng ta sẽ nói về việc nhận ra tiềm năng kinh doanh, tìm ra nội dung lõi và cách bạn có thể biến các vấn đề của khách hàng trở thành trọng tâm của chiến lược content marketing của mình.

Lợi ích của chiến lược tiếp cận này:

  • Định vị công cụ hoặc phần mềm của bạn là giải pháp không thể thay thế cho các vấn đề của khách hàng.
  • ‘Giáo dục’ khách hàng tiềm năng về cách sử dụng công cụ của bạn và những lợi ích mà họ có thể mong đợi.
  • Tìm kiếm khách hàng tiềm năng đủ điều kiện mới khi cải thiện được mức độ nhận thức và hiểu biết của người dùng.
  • Cải thiện tỷ lệ giữ chân khách hàng khi bạn hướng dẫn được người dùng hiện tại về cách họ có thể sử dụng các công cụ của bạn một cách sáng tạo.

Hiểu về tăng trưởng được dẫn dắt bởi sản phẩm.

Tăng trưởng được dẫn dắt hay dựa trên sản phẩm (Product-led growth) là chiến lược tìm kiếm và chuyển đổi khách hàng hiện tại cũng như khách hàng tiềm năng mới bằng cách tập trung vào sản phẩm của bạn.

Sự tăng trưởng này của bạn đến từ việc khách hàng yêu thích sản phẩm của bạn (và nói về sản phẩm đó) chứ không phải từ lượt tải xuống một cuốn ebook miễn phí hay xem một trang nội dung đơn thuần nào đó.

Thay vì tập trung vào ba giai đoạn của phễu bán hàng Sales Funnel (ToFu, MoFu, BoFu), bạn sẽ tập trung vào tiềm năng kinh doanh của từng hoạt động marketing.

Đó là một cách tiếp cận hiệu quả mà các công ty nổi tiếng với chiến lược tăng trưởng dựa trên sản phẩm đã dùng như: Slack, Dropbox, Typeform, MailChimp và Loom.

Product-led content marketing (Tiếp thị nội dung dựa trên sản phẩm) nằm ở giao điểm của content marketing (tiếp thị nội dung), phát triển sản phẩm và thành công của khách hàng.

Giám đốc Marketing của Ahrefs, Ông Tim Soulo nói:

“Tất cả những gì chúng tôi quan tâm là tiềm năng kinh doanh. Để đánh giá tiềm năng kinh doanh của từng từ khóa và chủ đề cụ thể, chúng tôi đã phát triển một thứ mà chúng tôi gọi là ‘Điểm tiềm năng kinh doanh’ (Business Potential Score).

Chúng tôi chỉ cố gắng nhắm mục tiêu đến các chủ đề mà sản phẩm của chúng tôi là giải pháp gần như không thể thay thế cho vấn đề đó”.

Ba cấp độ của ‘điểm tiềm năng kinh doanh’ là:

  • Sản phẩm của bạn là một giải pháp gần như không thể thay thế cho vấn đề.
  • Sản phẩm của bạn rất hữu ích nhưng vấn đề đó có thể được giải quyết mà không cần đến giải pháp của bạn.
  • Sản phẩm của bạn hầu như không liên quan đến vấn đề đó.

Các bước thực hiện chiến lược tiếp cận Product-Led Content Marketing.

Quá trình này được diễn ra trong 5 bước sau:

  1. Nghiên cứu vấn đề.
  2. Xác định nội dung lõi.
  3. Đánh giá tiềm năng kinh doanh của từng ý tưởng.
  4. Lập dàn ý cho bài viết và đưa sản phẩm của bạn vào từng câu chuyện.
  5. Chọn một lời kêu gọi hành động (CTA).

1. Bắt đầu với việc nghiên cứu vấn đề.

Sản phẩm của bạn tồn tại bởi vì nó đang giải quyết một vấn đề nào đó trong thị trường mục tiêu của bạn.

Vì vậy, hành trình mua hàng của khách hàng của bạn cũng luôn bắt đầu từ đó: Là vấn đề của họ.

Hầu hết khách hàng tiềm năng sẽ nhận thức được vấn đề của họ đang gặp phải.

Khi bắt đầu nghiên cứu, họ chuyển từ giai đoạn nhận thức về vấn đề sang nhận thức về giải pháp và cuối cùng là nhận thức về sản phẩm với thương hiệu cụ thể.

Để bắt đầu với cách làm marketing dựa trên sản phẩm, bạn hãy suy nghĩ về các vấn đề mà khách hàng của bạn đang hoặc có thể gặp phải.

Có một số kỹ thuật khác nhau có thể giúp bạn làm được điều này:

  • SEO: Thực hiện nghiên cứu từ khóa và xác định khối lượng tìm kiếm như là một điểm đại diện cho sự quan tâm trên thị trường.
  • Tập trung vào khách hàng: Phỏng vấn khách hàng của bạn để tìm ra các vấn đề chung.

Ở giai đoạn này của quá trình, mọi ý tưởng đều là một ý tưởng tốt. Chúng ta nên muốn thu thập càng nhiều ý tưởng nội dung càng tốt mà không cần phải lọc quá nhiều.

2. Xác định cốt lõi nội dung (Content Core) của bạn.

Thuật ngữ “cốt lõi nội dung” được đặt ra bởi Garrett Moon từ Coschedule (một công cụ chuyên về lập lịch nội dung trên phương tiên truyền thông mạng xã hội).

Khái niệm này tập trung vào việc kết nối ý tưởng nội dung của bạn với các định vị giá trị của doanh nghiệp và sản phẩm của bạn.

“Cốt lõi nội dung của bạn kết nối các dấu chấm giữa những gì khách hàng của bạn quan tâm và những gì bạn phải cung cấp cho họ. Những gì ‘khách hàng’ của bạn quan tâm, chứ không phải những gì ‘khán giả’ của bạn quan tâm”.

Có một sự khác biệt ở đây bạn cần lưu ý. Bởi vì nếu bạn thực sự muốn tạo khách hàng tiềm năng và chuyển đổi lưu lượng truy cập của mình, bạn phải hiểu sâu sắc về những khách hàng đã trả tiền cho bạn chứ không phải chỉ là người đọc nội dung của bạn.

Hãy viết ra các tính năng và điểm giá trị (USP) cho sản phẩm của bạn.

Và tìm hiểu xem liệu có cách nào để đưa các đặc điểm và điểm giá trị khác biệt đó vào bài viết một cách tự nhiên không?

Hết phần 1!

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips