Skip to main content

Thẻ: WeChat

Tencent và Ant Group (Trung Quốc) nắm giữ hơn 53% cổ phần của VNG

Sau nhiều năm đồn đoán thì Tencent cũng chính thức xuất hiện với vai trò là cổ đông lớn nhất cùng với Ant Group của tỷ phú Jack Ma.

Tencent và Temasek (Trung Quốc) nắm giữ hơn 53% cổ phần của VNG
Tencent và Temasek (Trung Quốc) nắm giữ hơn 53% cổ phần của VNG

CTCP VNG (mã chứng khoán; VNZ) vừa thông báo VNG Limited đã nộp hồ sơ đăng ký theo mẫu F-1 lên Uỷ ban Giao dịch Chứng khoán Mỹ (SEC).

VNG Limited – cổ đông chủ chốt của CTCP VNG – dự kiến sẽ chào bán ra công chúng (IPO) cổ phiếu phổ thông loại A tại sàn chứng khoán Nasdaq Global Select Market với mã giao dịch “VNG”.

Theo cấu trúc sở hữu được nêu trong bản cáo bạch, VNG Limited sẽ là công ty mẹ nắm quyền kiểm soát của CTCP VNG bao gồm 49% cổ phần sở hữu trực tiếp và 21,3% cổ phần sở hữu gián tiếp thông qua thỏa thuận với CTCP Công nghệ BigV.

VNG Limited có trụ sở chính tại Cayman, mới được thành lập ngày 1/4/2022. Toàn bộ số cổ phiếu VNZ mà VNG Limited nắm giữ là nhận chuyển giao từ các cổ đông nước ngoài hiện hữu của VNG tại thời điểm đó.

Theo hồ sơ gửi SEC, VNG Limited phát hành 2 loại cổ phiếu hạng A (nắm 100% lợi ích kinh tế nhưng chỉ giữ 49% quyền biểu quyết) và cổ phiếu hạng B (không có lợi ích kinh tế nhưng có 51% quyền biểu quyết).

Cổ phiếu hạng B được phát hành cho ông Lê Hồng Minh – Tổng giám đốc và Vương Quang Khải – Phó tổng giám đốc thường trực của VNG. 1 cổ phiếu hạng B có quyền biểu quyết bằng 10 cổ phiếu hạng A.

Danh sách những cổ đông chủ chốt sở hữu cổ phiếu hạng A của VNG Limited đều là những tập đoàn hàng đầu như Tencent, Ant Group cùng Temasek và GIC – 2 quỹ đầu tư của Chính phủ Singapore.

Sau hàng chục năm “đồn đoán”, Tencent cũng chính thức được xác nhận là một trong những cổ đông chủ chốt của VNG thông qua 2 pháp nhân đã sở hữu cổ phiếu VNG từ lâu là Tenacious Bulldog Holdings và Prosperous Prince Enterprises Limited.

Nếu như sự xuất hiện của Tencent cùng Temasek, GIC đã được nhắc đến từ lâu thì Ant Group – tập đoàn tài chính Trung Quốc do tỷ phú Jack Ma sáng lập – là một cái tên mới trong danh sách những nhà đầu tư của VNG.

Bên cạnh số cổ phiếu hiện hữu, VNG Limited sẽ phát hành thêm 7,5 triệu cổ phiếu cho Tencent sau khi hoàn tất IPO. Như vậy 2 tập đoàn công nghệ Trung Quốc sẽ sở hữu gần 73 triệu cổ phiếu hạng A, tương đương 53,1% lợi ích kinh tế của VNG Limited.

Mặc dù sở hữu quá bán về lợi ích kinh tế nhưng Tencent và Ant chỉ nắm giữ 26% quyền biểu quyết. Với tỷ lệ biểu quyết 51% thì 2 nhà sáng lập Lê Hồng Minh và Vương Quang Khải vẫn là những người có tiếng nói trọng yếu trong các quyết sách quan trọng của VNG Limited.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Trọng Hiếu | Markettimes

Doanh thu của Tencent đạt mức 20.5 tỷ USD trong quý 2 năm 2023

Báo cáo doanh thu mới đây của Tencent, Trung Quốc, cho thấy tập đoàn này mang về 20.5 tỷ USD doanh thu trong quý 2, lợi nhuận tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái.

Doanh thu của Tencent đạt mức 20.5 tỷ USD trong quý 2 năm 2023
Doanh thu của Tencent đạt mức 20.5 tỷ USD trong quý 2 năm 2023

Doanh thu quý 2 năm 2023 của Tencent tăng lên 149,2 tỷ nhân dân tệ (20,5 tỷ USD), tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái, mặc dù giảm nhẹ so với mức 152 tỷ nhân dân tệ (20,8 tỷ USD) kỳ vọng trước đó. Lợi nhuận tăng 41% lên 26,2 tỷ nhân dân tệ (3,6 triệu USD) so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô khá hỗn loạn hiện tại của Trung Quốc, đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Tencent, Pony Ma, cho biết công ty – hiện là doanh nghiệp kinh doanh trò chơi (gaming) lớn nhất thế giới.

Ngoài mảng này, Tencent cũng đang khám phá các lĩnh vực tăng trưởng mới, bao gồm cả các ứng dụng AI (trí tuệ nhân tạo).

Tencent hiện có 104.503 nhân viên tính đến cuối tháng 6, giảm so với mức 106.221 vào cuối quý đầu tiên.

Trong bối cảnh mới, Tencent cũng đang tìm kiếm các cơ hội tăng trưởng mới, bao gồm cả việc tham gia vào cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc với mục tiêu ra mắt các sản phẩm tương tự như ChatGPT.

Đầu tháng này, Tencent đã bắt đầu thử nghiệm nội bộ mô hình Hunyuan Al do doanh nghiệp tự phát triển trong nhiều sản phẩm khác nhau bao gồm điện toán đám mây, quảng cáo và trò chơi điện tử.

Vào tháng 6, doanh nghiệp này cũng đã cho ra mắt dịch vụ mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) theo định hướng ngành nhằm vào nhiều lĩnh vực truyền thống, từ tài chính đến truyền thông.

Doanh thu từ quảng cáo trực tuyến (Digital Advertising) tăng 34%, đạt 25 tỷ nhân dân tệ (3.4 tỷ USD), là phân khúc tăng trưởng nhanh nhất của Tencent trong quý.

Sự tăng trưởng chủ yếu được thúc đẩy bởi Video Accounts, nền tảng video ngắn của Tencent được tích hợp bên trong ứng dụng WeChat, tính năng này thu về 3 tỷ nhân dân tệ (hơn 400 triệu USD) doanh thu quảng cáo trong quý 2.

Tencent cho biết doanh thu quảng cáo của nền tảng cũng tăng lên nhờ vào những cải tiến mới trong hệ thống máy học khiến cho hiệu suất quảng cáo trở nên cao hơn.

Phân khúc dịch vụ kinh doanh và công nghệ tài chính (FinTech) của Tencent cũng chứng kiến mức doanh thu tăng 15% lên 48,6 tỷ nhân dân tệ (6.6 tỷ USD), gần bằng mức tăng trưởng 14% trong quý đầu tiên.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Tham vọng biến X thành siêu ứng dụng như WeChat được dự báo là khó thành

Khi đổi tên Twitter, Elon Musk muốn biến X thành “ứng dụng của mọi thứ” tương tự WeChat của Trung Quốc, nhưng được đánh giá là khó thành công.

Tham vọng biến X thành WeChat được dự báo là khó thành
Tham vọng biến X thành WeChat được dự báo là khó thành

Elon Musk nhiều lần nói ông ngưỡng mộ WeChat và muốn tạo một ứng dụng tương tự. Ngày 24/7, khi chuyển Twitter thành X, ông lặp lại mục tiêu đó: “Đây không đơn giản là một công ty đổi tên, mà là sứ mệnh phải tiếp bước.

Cái tên Twitter chỉ có nghĩa khi là những dòng tin dài tối đa 140 ký tự được gửi qua lại – như tiếng chim hót. Nhưng những tháng tới, ứng dụng sẽ trở thành trung tâm tài chính cá nhân của người dùng. Khi đó, tên gọi Twitter không còn ý nghĩa gì nữa, đã đến lúc phải tạm biệt con chim”.

Linda Yaccarino, CEO Twitter, cũng mô tả nền tảng mới sẽ tập trung vào âm thanh, video, tin nhắn và thanh toán, giúp người dùng “kết nối với nhau theo những cách chúng ta mới chỉ tưởng tượng về nó”.

Theo giới phân tích, Elon Musk đang muốn biến nền tảng X thành một WeChat của phương Tây, nhưng tham vọng này khó trở thành hiện thực.

Môi trường khác biệt.

WeChat được Tencent Holdings ra mắt năm 2011 để thay thế phần mềm chat cho PC trước đó có tên QQ. Ban đầu, nó được gọi là Weixin, nhưng đổi thành WeChat năm 2012, khi số lượng người dùng đạt 100 triệu.

Theo thời gian, ứng dụng tích hợp hàng loạt chương trình con bên trong. Người dùng có thể sử dụng kết hợp để nhắn tin, gọi thoại và video, mạng xã hội, thanh toán di động, trò chơi, tin tức, đặt phòng trực tuyến và các dịch vụ khác. Năm 2018, WeChat lần đầu vượt một tỷ tài khoản hoạt động mỗi tháng, chủ yếu là từ Trung Quốc.

Trong khi đó, mạng xã hội Twitter, tên mới là X, có cơ sở dữ liệu người dùng nhỏ hơn nhiều cũng như tính năng hạn chế. Tại Trung Quốc, có một ứng dụng với chức năng tương tự X là Sina Weibo.

“Sina Weibo cũng là một trong những mạng xã hội lớn ở Trung Quốc, nhưng nó phục vụ người dùng bằng chức năng rất khác so với WeChat”, Kendra Schaefer, trưởng bộ phận nghiên cứu chính sách công nghệ tại Trivium China, nhận xét.

“Weibo không quan trọng trong cuộc sống hàng ngày như WeChat. Người dùng chỉ sử dụng để kết nối và theo dõi thông tin”.

Quay trở lại những năm 2000, trước thời đại của smartphone, lĩnh vực Internet tại Trung Quốc được xem là “nơi thử nghiệm các xu hướng mới” do có rất ít quy định.

“Một sự tự do như miền tây hoang dã”, Kai von Carnap, chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc của tổ chức phi lợi nhuận Merics, nói. “Hoàn toàn không có biện pháp bảo vệ người lao động, bảo vệ dữ liệu hoặc quy định cạnh tranh”.

Tencent là một trong những công ty đi đầu thử nghiệm các nền tảng cho người dùng và “hái quả ngọt”, nhưng hầu hết công ty khác thất bại. Quan trọng hơn, Tencent tích hợp thành công hệ thống thanh toán vào QQ, làm cơ sở xây dựng WeChat sau này – yếu tố theo giới chuyên gia là đặc biệt quan trọng đối với một siêu ứng dụng.

Đây cũng là lý do Elon Musk nhiều lần nói về việc bổ sung chức năng thanh toán cho Twitter, thậm chí đặt mục tiêu nền tảng “có thể trở thành một nửa hệ thống tài chính toàn cầu”.

Tại Trung Quốc, khi WeChat phát triển, nhiều người không có tài khoản ngân hàng hay thẻ ngân hàng. Đây là môi trường không thể tốt hơn cho ứng dụng của Tencent phát triển. “Người dân nhanh chóng sử dụng điện thoại để thanh toán. Và rồi, những chiếc smartphone đó nhanh chóng trở thành ví tiền của chính họ”, Schaefer giải thích.

Nhưng ở Mỹ và các nước phương Tây lại khác. “Không có tài khoản ngân hàng” gần như không có trong khái niệm của người dân ở đây.

Đa số đều sử dụng thẻ tín dụng và phương thức thanh toán này phổ biến ở mọi nơi. “Tại sao mọi người lại cần chuyển sang ứng dụng của Elon Musk để thanh toán một thứ gì đó?”, Schaefer nói.

Thanh toán qua app trên smartphone ở Mỹ tương đối hiếm. Theo nghiên cứu của eMarketer, một nửa số người dùng điện thoại ở Mỹ có thể sẽ chấp nhận thanh toán di động vào cuối 2025. Trong khi đó, 64% dân số Trung Quốc đã làm điều này từ 2021, theo China UnionPay.

Vấn đề quản lý cũng là một rào cản khác. Khác với Trung Quốc, Mỹ và châu Âu có luật chặt chẽ về tài chính và nền tảng hoạt động đa lĩnh vực. Chính các quy định đã khiến dự án tiền số của Facebook không thể thành hiện thực. Những dự án tài chính khác cũng phải tuân thủ hàng loạt quy định khiến họ nản lòng và bỏ cuộc.

“WeChat phát triển trong một môi trường không có hoặc rất ít quy định. Đây là điều kiện cần, nhưng Elon Musk không làm được cho X”, Kai von Carnap nhận định.

Tên miền X.com đã ra đời trước năm 2000, khi Elon Musk muốn tạo ra “một siêu thị tài chính” để phá vỡ ngành ngân hàng, nhưng sau đó được sáp nhập và trở thành PayPal.

“Elon Musk như đang cố xây lại kế hoạch công ty tài chính cũ bằng cách ghép nó vào một doanh nghiệp hoàn toàn không liên quan”, nhà phê bình Paris Marx viết trên blog.

“Ông ấy đang lặp lại sai lầm trong quá khứ bằng cách tham gia một lĩnh vực mà bản thân không hiểu những ý tưởng lớn, không lắng nghe phản hồi, nắm giữ những chiến lược không hiệu quả và đối xử với nhân viên của mình như rác”.

Trong khi đó, Schaefer cho rằng Elon Musk vẫn có thể thành công với X dưới vai trò siêu ứng dụng, nhưng tỷ lệ thấp. “Nếu Elon Musk muốn thêm cơ chế thanh toán vào mạng xã hội (Social Network) và xem nó là chìa khóa để mở ra siêu ứng dụng, tôi nghĩ ông ấy đã đúng”, Schaefer nói. “Nó không phải ý tưởng tồi, nhưng cần xem nó vận hành trong tương lai thế nào”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Elon Musk: WeChat là hình tượng mà Twitter hướng tới

Sau khi tiết lộ việc đổi tên Twitter Inc thành X Corp với tham vọng xây dựng ứng dụng của mọi thứ (everything app), Elon Musk cho biết WeChat của Trung Quốc chính là hình ảnh mà Twitter hướng tới.

Elon Musk: WeChat sẽ là hình ảnh mà Twitter hướng tới
Elon Musk: WeChat sẽ là hình ảnh mà Twitter hướng tới

Kể từ lúc mua lại Twitter từ năm ngoài, mạng xã hội này đã có rất nhiều sự thay đổi dưới tay CEO Elon Musk, từ việc sa thải hàng loạt nhân viên, bán tick xanh (xoá những tick xanh cũ nếu không thanh toán), đến tiết lộ thuật toán đề xuất của Twitter.

Theo thông tin mới đây từ CNBC, người dùng Twitter sẽ có thêm tùy chọn mua và bán cổ phiếu cũng như các tài sản khác trên Twitter.

Người dùng theo đó có thể truy cập dữ liệu giao dịch theo thời gian thực từ TradingView trên các quỹ chỉ số như S&P 500 và cổ phiếu của một số công ty khác, bao gồm cả Tesla.

Nói về điều này, Elon Musk cho biết, đó chính là tầm nhìn của Twitter, là trở thành một siêu ứng dụng (Super App) như WeChat.

Theo thông tin từ Reuters, CEO Twitter cho biết thêm rằng Mỹ không có những ứng dụng tương đương với WeChat của Trung Quốc, một ứng dụng nhắn tin nhưng cũng cho phép người dùng thanh toán, đặt chuyến bay, mua sắm và hơn thế nữa v.v. và một Twitter mới sẽ có thể lấp đầy khoảng trống đó.

CEO của một nền tảng đầu tư cho biết: “Sẽ rất thú vị khi thấy Twitter tập trung nhiều hơn vào mảng tài chính và thanh toán, mọi thứ vẫn còn ở phía trước.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Microsoft muốn làm siêu ứng dụng như WeChat hay WhatsApp

Theo The Information, Microsoft đang muốn phát triển siêu ứng dụng lấy cảm hứng từ WeChat nhằm phá vỡ thế độc tôn của Apple và Google.

Microsoft muốn làm siêu ứng dụng như WeChat hay WhatsApp
Microsoft muốn làm siêu ứng dụng như WeChat hay WhatsApp

Tờ The Information đưa tin, Microsoft muốn làm siêu ứng dụng (Super App), tích hợp các nền tảng nhắn tin, mua sắm, tìm kiếm web, tin tức để cạnh tranh với các nền tảng của Apple và Google.

Theo đó, Microsoft đang ở giai đoạn đầu xây dựng siêu ứng dụng theo chỉ đạo của CEO Satya Nadella.

Ông chỉ thị các nhóm tích hợp công cụ tìm kiếm Bing vào các dịch vụ và ứng dụng khác tốt hơn, chẳng hạn Microsoft Teams và Outlook, để làm nền tảng cho siêu ứng dụng.

Việc tích hợp sẽ giúp khách hàng chia sẻ kết quả tìm kiếm với nhau qua tin nhắn nhanh hơn. Dù vậy, chưa rõ cuối cùng hãng phần mềm có ra mắt ứng dụng như vậy hay không.

Hầu hết doanh thu của Microsoft đến từ bán phần mềm và bán hàng cho doanh nghiệp. Song, công ty được cho là có tham vọng trở nên thân thiện với khách hàng cá nhân hơn, cung cấp các dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng. Các nỗ lực mua những nền tảng mạng xã hội lớn như TikTok, Pinterest đều thất bại.

Siêu ứng dụng rất phổ biến tại châu Á, nổi tiếng nhất phải kể đến WeChat của Tencent hay Grab. CEO Tesla Elon Musk – Sếp mới của Twitter hay WhatsApp của Meta cũng đang nuôi hy vọng phát triển siêu ứng dụng kết hợp nhiều loại dịch vụ.

Ngoài ra, bài báo của The Information còn tiết lộ một số thông tin thú vị khác về những lần Microsft muốn chiếm chỗ của Google nhưng không thành.

Google trả hàng tỷ USD mỗi năm cho Apple để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên iPhone, khiến Bing gặp bất lợi lớn.

Nguồn tin của The Information cho biết, CEO Nadella luôn tự mình đàm phán với các lãnh đạo cấp cao của Apple, nên nhiều quan chức hàng đầu của Microsoft không rõ quy trình.

Năm 2012, Microsoft chạy chiến dịch truyền thông, thể hiện công cụ tìm kiếm Bing hữu ích hơn với những người thị giác kém so với Google. Tuy nhiên, điều này chưa đủ để nhận được cái gật đầu từ Apple.

(Theo MacRumors, Reuters)

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

TikTok đụng độ với ứng dụng video dạng ngắn Channels của WeChat

Với các sự kiện âm nhạc và ngôi sao nhạc pop, nền tảng Channels của Tencent đang trở thành mối đe dọa lớn của Douyin, phiên bản TikTok Trung Quốc.  

Source: Getty Images.

Tencent – công ty công nghệ giá trị nhất Trung Quốc – đang nỗ lực thu hút khán giả đến với nền tảng video dạng ngắn Channels trên ứng dụng WeChat của mình. Channels trực tiếp cạnh tranh với Douyin – phiên bản TikTok tại Trung Quốc và Kuaishou.

Trong báo cáo kinh doanh mới nhất, Tencent cho biết, tổng lượt xem video và thời gian xem trên Channels đều tăng trưởng mạnh nhờ vào các chương trình giải trí và thuật toán hiện đại.

Để thúc đẩy Channels, Tencent đã dành “chỗ đẹp” cho nội dung video trên WeChat – ứng dụng đang có 1,29 tỷ người dùng – và quảng bá nội dung do người dùng sáng tạo thông qua thuật toán gợi ý.

Công ty cũng tổ chức các sự kiện âm nhạc trực tuyến với sự tham gia của các nghệ sỹ nổi tiếng. Chẳng hạn, buổi diễn của danh ca Lo Ta Yu cuối tuần trước thu hút 42 triệu người xem không trùng lặp.

Dữ liệu từ hãng phân tích iiMedia Research cho thấy, dịch vụ video của Tencent phát triển nhanh chóng trong 6 tháng qua dựa vào nội dung giải trí và âm nhạc. Nó giúp Tencent thoát khỏi “tình thế bẽ bàng” khi là người đến sau trên thị trường video ngắn.

Sự phổ biến ngày một tăng của Channels có thể làm xáo trộn thị trường video ngắn Trung Quốc, vốn đang do Douyin của ByteDance dẫn đầu.

Douyin có hơn 600 triệu người dùng trong nước, nổi tiếng với thuật toán gợi ý mạnh mẽ, gây nghiện. Nhưng, cách tiếp cận của Tencent khi mượn danh tiếng của các ngôi sao lại đưa cuộc cạnh tranh lên cấp độ mới.

Douyin cũng đã tổ chức một buổi hòa nhạc trực tiếp cho ca sỹ Stefanie Sun gần với buổi diễn của Lo Ta Yu và mang về hơn 200 triệu lượt xem. Tuy nhiên, con số này không phân biệt lượt click của cùng một người dùng.

Theo ông Zhang Yi, CEO iiMedia Research, hai buổi diễn là minh chứng cho cuộc chiến khốc liệt giữa hai nền tảng, trong đó Tencent đang tấn công còn Douyin phòng thủ.

Dựa trên số liệu hiện tại, WeChat đang có ưu thế. Ông gọi các buổi hòa nhạc của WeChat là “quân bài chủ”.

Buổi diễn của Lo không phải thành công đầu tiên với WeChat. Hai buổi diễn khác của Jay Chou một tuần trước đó cũng đạt 47 triệu và 25 triệu khán giả, đủ lấp đầy số ghế của 530 sân vận động Wembley.

Tencent chọn mời các nghệ sỹ nổi tiếng của những năm 1990, 2000 như Leslie Cheung, Westlife. Đây là nước đi đúng đắn và phù hợp với thị hiếu của người dùng WeChat, vốn lớn tuổi hơn Douyin và Kuaishou.

Channels cũng tận dụng mạng xã hội khổng lồ trên WeChat, cho phép người dùng xem các bài viết và video mà liên hệ WeChat thích.

Li Qingshan, Phó Giám đốc nghiên cứu tiêu dùng tại hãng đầu tư EqualOcean, nhận định, dịch bệnh Covid-19 làm gián đoạn các buổi biểu diễn trực tiếp và là cơ hội cho sự kiện trực tuyến. Livestream trên Channels trở nên phổ biến nhờ sự xuất hiện của các siêu sao, dễ dàng khơi gợi hoài niệm của người dùng về thời thanh xuân của họ.

Dù vậy, Douyin và Kuaishou vẫn ở “chiếu trên” khi nói tới thuật toán gợi ý, mang đến những nội dung mới và hấp dẫn cho người dùng.

Lizzie Hu, chuyên gia tài chính sống tại Thâm Quyến, bày tỏ sự nuối tiếc khi không theo dõi được đêm diễn của Jay Chou trên WeChat. Song, cô nằm trong số hàng triệu người xem đêm diễn của Westlife.

Dù Hu không nghiện video ngắn, gần đây, cô xem video trên WeChat nhiều hơn vì chúng được chia sẻ trong các nhóm trò chuyện và trên mạng xã hội.

Cô không muốn xem video được thuật toán gợi ý vì cảm giác như một hành trình bất tận, tốn nhiều thời gian. Đó là lý do Hu đã từ bỏ Douyin sau một thời gian.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Du Lam (Theo SCMP)

Theo ICT News

Bảng xếp hạng các nền tảng mạng xã hội lớn nhất toàn cầu

Bằng cách căn cứ vào tổng số lượng người dùng hoạt động hàng tháng (MAU), dưới đây là các nền tảng mạng xã hội (social network) lớn nhất toàn cầu tính đến hết năm 2021.

các nền tảng mạng xã hội lớn
Các nền tảng mạng xã hội lớn nhất toàn cầu

Đâu là nền tảng truyền thông mạng xã hội phổ biến nhất trên toàn thế giới?

Facebook hiện vẫn là ‘market leader’ của không gian mạng xã hội hơn 2,89 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng (MAU).

Ngoài Facebook, công ty mẹ Meta hiện cũng sở hữu 4 nền tảng mạng xã hội lớn nhất toàn cầu khác, tất cả đều có hơn 1 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng: Facebook (nền tảng cốt lõi), WhatsApp, Facebook Messenger và Instagram.

Trong quý 3 năm 2021, Facebook cho biết họ có hơn 3,58 tỷ người dùng đang sử dụng các sản phẩm trong “gia đình ứng dụng” của mình.

các nền tảng mạng xã hội lớn
Số liệu từ Statista 2021

Mỹ và Trung Quốc là 2 quốc gia hiện sở hữu nhiều nền tảng mạng xã hội lớn nhất.

Hầu hết các mạng xã hội đều có nguồn gốc từ Mỹ, tuy nhiên các nền tảng khác đến từ Trung Quốc như WeChat, TikTok, QQ hay ứng dụng chia sẻ video Douyin cũng thu hút được sự hấp dẫn không kém.

Hiện có bao nhiêu người đang sử dụng mạng xã hội?

Một trong những đặc điểm quan trọng hàng đầu của các nền tảng mạng xã hội đó là chúng thường có sẵn nhiều loại ngôn ngữ khác nhau và do đó cho phép người dùng có thể kết nối với bạn bè hoặc mọi người ở khắp các khu vực trên toàn cầu.

Vào năm 2022, tổng số lượng người dùng sử dụng mạng xã hội được ước tính sẽ đạt mức 3,96 tỷ và con số này vẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng lên khi việc sử dụng thiết bị di động và mạng xã hội di động ngày càng có được sức hút ở các thị trường mới nổi.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Đối thủ muốn giành thị phần từ Didi Chuxing

Nhiều startup gọi xe công nghệ nỗ lực tận dụng giai đoạn Didi Chuxing gặp khó khăn sau đợt IPO để tìm kiếm cơ hội chiếm lĩnh thị trường.

đối thủ

Vài ngày sau khi chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ, cơ quan Quản lý Không gian mạng Trung Quốc (CAC) đã ra lệnh cho các kho ứng dụng lớn nhất tại Trung Quốc như Apple hay một số hãng điện thoại Huawei, Xiaomi loại bỏ Didi Chuxing khỏi dịch vụ.

CAC cáo buộc hãng gọi xe công nghệ này đã thu thập trái phép dữ liệu người dùng. Sau đó, 25 dịch vụ khác do Didi điều hành cũng đã bị xoá khỏi các cửa hàng ứng dụng.

Những rắc rối với luật pháp của Didi đã để lại một “cánh cửa mở ngỏ”cho các đối thủ cơ hội xâu xé 90% thị phần của công ty.

Tuần trước, Meituan – một công ty hoạt động trong lĩnh vực giao đồ ăn đã cho mở lại ứng dụng gọi xe riêng biệt mà trước đó từng được loại khỏi các cửa hàng ứng dụng vào năm 2019.

Một đối thủ khác với tên gọi T3 cũng lên kế hoạch mở rộng hoạt động ra 15 thành phố. T3 được rót vốn bởi ba nhà sản xuất ôtô lớn nhất Trung Quốc và có sự chống lưng về công nghệ của Tencent và Alibaba.

Công ty này đang bắt đầu tung hàng loạt quảng cáo lên dịch vụ tin nhắn sở hữu hơn một tỷ người dùng Wechat của Tencent. Bất cứ ai khi nhấn vào quảng cáo đều sẽ được nhận phiếu giảm giá khi sử dụng dịch vụ.

Trong lúc đó, Cao Cao, một dịch vụ gọi xe công nghệ khác được vận hành bởi hãng sản xuất ô tô Geely cũng đưa ra hàng loạt ưu đãi lớn dành cho người dùng mới sử dụng dịch vụ.

Trong những năm qua, nhờ việc đánh bật được Uber, Didi Chuxing là cái tên thống trị thị trường gọi xe công nghệ tại Trung Quốc với 500 triệu người dùng mỗi năm.

Tuy nhiên công ty đang bị cuốn vào cuộc điều tra của chính quyền Trung Quốc đối với các công ty công nghệ, đặc biệt là việc thắt các quy tắc về bảo mật dữ liệu.

Các cơ quan quản lý Trung Quốc cũng giám sát chặt chẽ đối với bất kỳ công ty Trung Quốc nào muốn niêm yết trên sàn chứng khoán nước ngoài.

Trước đó, CAC đã thông báo yêu cầu mọi công ty sở hữu dữ liệu của trên một triệu người dùng đều phải trải qua một cuộc đánh giá bảo mật trước khi IPO.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Từ hai bàn tay trắng, nhà sáng lập Kakao trở thành người giàu nhất Hàn Quốc

Giá trị cổ phiếu tăng vọt giúp Kim Beom-su, nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Kakao trở thành người giàu nhất Hàn Quốc, qua mặt cả thái tử Samsung Lee Jae-yong.

Tính đến ngày 22/6, cổ phiếu công ty công nghệ Kakao đã tăng hơn 110% trong năm 2021, giúp tài sản của nhà sáng lập Kim Beom-su tăng thêm 5,6 tỷ USD.

Nhờ đó, theo tính toán độc lập của cả tạp chí Forbes và tờ Bloomberg, Kim Beom-su đã trở thành người giàu nhất Hàn Quốc với khối tài sản khoảng 16,3 tỷ USD.

Xếp sau Kim Beom-su là Seo Jung-jin (13,2 tỷ USD), đồng sáng lập hãng dược phẩm Celltrion và thái tử Lee Jae-yong (12,2 tỷ USD), người thừa kế đời thứ ba của tập đoàn Samsung.

Ông Kim Beom-su, 55 tuổi, là con thứ ba trong một gia đình nghèo năm anh em, có bố làm công nhân và mẹ là phục vụ khách sạn.

Thời trẻ, ông có 5 năm làm việc ở bộ phận IT của Samsung trước khi lập ra Hangame, một nhà phát triển game nổi tiếng mà sau đó sáp nhập với ‘gã khổng lồ’ tìm kiếm Naver.

Năm 2010, ở tuổi 44, Kim Beom-su lập ra Kakao và ứng dụng nhắn tin KakaoTalk đã nhanh chóng vươn mình trở thành nền tảng dịch vụ di động số một Hàn Quốc.

Điều này biến Kakao trở thành tập đoàn lớn mạnh sáng ngang với các chaebol như Samsung, Hyundai, SK hay LG, tức những tập đoàn gia đình khổng lồ của Hàn Quốc.

Mảng kinh doanh số của Kakao đã rất thuận lợi trước khi Covid-19 bùng phát và càng thuận lợi hơn trong mùa dịch. Dịch vụ KakaoTalk hiện có 45 triệu người dùng và chiếm 95% thị phần ở Hàn Quốc, theo Counterpoint Research.

kakao talk

Kakao hiện còn đang kinh doanh quảng cáo, thương mại điện tử, bản đồ trực tuyến, game và dịch vụ tài chính. Công ty còn có thêm webtoon, một dạng truyện tranh cuốn chiếu xuất bản trên mạng rất được ưa chuộng không chỉ ở Hàn Quốc mà còn trên thế giới.

Mở rộng sang mảng tài chính, Kakao Pay hiện đang hợp tác với Ant Group của Alibaba để cải tiến công nghệ QR, nhận dạng khuôn mặt và nền tảng thanh toán.

Một mảng kinh doanh khác là Kakao Games đã gọi được vốn 320 triệu USD sau khi lên sàn vào tháng 9/2020. Tháng tới, Kakao tiếp tục kỳ vọng thu về 1,8 tỷ USD khi Kakao Bank mở bán cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO).

Mảnh đất tiếp theo mà Kakao nhắm tới là B2B2C (doanh nghiệp tới doanh nghiệp tới khách hàng) như dịch vụ đám mây của Amazon hay Microsoft.

Công ty cũng có ý định mở rộng sang lĩnh vực giải trí với Kakao Entertainment và vận tải với Kakao Mobility. Cả hai dự kiến IPO vào năm sau.

Mục đích cuối cùng của Kakao sau khi thâu tóm và sáp nhập hơn 100 công ty khác nhau chính là tạo ra một hệ sinh thái, siêu ứng dụng giống như WeChat.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Mô hình D2C tại thị trường Trung Quốc đang định hình tương lai của thương hiệu toàn cầu

Hãy xem các thương hiệu có thể học hỏi được gì từ mô hình D2C tại thị trường Trung Quốc trong việc mở rộng phạm vi tiếp cận của mình.

Mô hình D2C tại thị trường Trung Quốc đang định hình tương lai của thương hiệu toàn cầu

Bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng (Direct-to-consumer – D2C) đang rất được ưa chuộng tại thị trường Châu Á – Thái Bình Dương (APAC).

Đại dịch đã thúc đẩy nhanh chóng mô hình này tại các doanh nghiệp: từ việc sở hữu các kênh của riêng họ, đến việc xây dựng các cộng đồng riêng biệt được siêu cá nhân hoá.

Vẫn là một điều dễ hiểu, Trung Quốc là thị trường trọng tâm của những sự thay đổi này.

Điều này được thể hiện rõ trong sự tiên phong của các doanh nghiệp tại thị trường này đối với các đối tác bán lẻ điện tử, vốn là tiền thân của thị trường D2C toàn cầu ngày nay.

Quan hệ đối tác nhà bán lẻ điện tử (E-retailerer Partnerships) ở thị trường Trung Quốc.

Năm 2014, Nike là một trong những thương hiệu toàn cầu đầu tiên tạo ra ‘khu vực thương hiệu’ (brand zone) với TMall của Alibaba – điều mà Nike muốn chứng minh rằng họ có thể kiểm soát mọi hình ảnh của mình trong một thị trường thương mại điện tử quá đông đúc và phức tạp, khi mà hàng giả vẫn chưa được kiểm soát trên nền tảng.

Ngày nay, thành công của Nike tại Trung Quốc phần lớn là nhờ vào mối quan hệ đối tác liên tục của họ với Tmall, với danh mục sản phẩm ngày càng phát triển được hỗ trợ bởi hơn 5000 video nhỏ mỗi năm.

TMall Global và JD.com đang trong một “cuộc chiến giữa các thương hiệu” khốc liệt nhằm tạo ra các không gian độc quyền, tối đa hóa dữ liệu hành vi và chiến lược định giá.

Từ các thương hiệu Huggies và Head & Shoulders đến Louis Vuitton, JD.com cung cấp các trang tùy chỉnh để chuyển hướng đến, các chương trình nhỏ của WeChat và các trang chính thức khác để hoàn tất giao dịch.

Trong khi đó, chương trình Luxury Pavillion của Tmall (được xây dựng từ năm 2017) cung cấp một thị trường xa xỉ phẩm (luxury marketplace) nơi họ chỉ chia sẻ dữ liệu về hành vi và lối sống của người tiêu dùng với các thương hiệu của họ, chẳng hạn như Bang & Olufsen, Burberry và Maserati.

Sự thích nghi ở thị trường Đông Nam Á.

Các nền tảng thương mại điện tử ở Đông Nam Á đã trở thành một phương tiện giúp các thương hiệu thu hút khách hàng trực tiếp hơn chỉ là gián tiếp.

Trước khi đóng cửa do đại dịch, BMW đã xây dựng một mối quan hệ đối tác độc quyền để tung ra dòng xe 1 Series của mình trên Lazada thuộc sở hữu của Alibaba ở Đông Nam Á.

Ngày nay, bạn có thể lái thử và thuê trọn dòng BMW trong một môi trường nhập vai hoàn toàn — tất cả đều có trên nền tảng Lazada.sg, nền tảng thường được biết đến với hàng tạp hóa và điện tử.

Thay vì hoàn toàn nâng cấp và chuyển đổi “những gì đang hoạt động hiệu quả” ở Trung Quốc, các nền tảng ở thị trường Đông Nam Á (SEA) đang làm theo cách riêng của họ.

Shopee có trụ sở tại Singapore (được ra mắt năm 2015) với đội ngũ siêu bản địa hóa, ưu tiên hàng đầu trên thiết bị di động, tập trung vào cấu trúc và nội dung, hiện đang dẫn đầu thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á.

Shopee đã đưa ra hai chương trình để tối đa hóa sự phát triển trực tuyến của họ.

Đầu tiên, là chương trình ‘Regional Champion Brands’ (tạm dịch: những thương hiệu quán quân theo khu vực) đã được khởi động vào đầu năm nay cho 16 thương hiệu đang nhận được sự hỗ trợ ưu tiên (marketing, đổi mới và insights), bao gồm cả Adidas, Amorepacific và P&G.

Thứ hai, là chương trình ‘100 Million Dollar Club’ (tạm dịch: câu lạc bộ 100 triệu đô la).

Shopee sẽ thưởng cho 10 thương hiệu đầu tiên đạt được 100 triệu USD tổng giá trị hàng hóa (Gross merchandise value- GMV) trong vòng một năm với nhiều đặc quyền kinh doanh.

Với AliExpress, thị trường trực tuyến dành cho người mua sắm bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc của Alibaba, thì có kế hoạch tuyển dụng một ‘đội quân khổng lồ’ gồm 1 triệu người có ảnh hưởng toàn cầu (global influencers) vào năm 2023 để mở rộng tham vọng toàn cầu của mình.

Những người có ảnh hưởng (influencer) sẽ giúp các thương hiệu trên AliExpress quảng bá thông qua YouTube, Facebook, Instagram, TikTok và các nền tảng phổ biến khác.

Sở hữu kênh riêng của bạn.

Điểm hay của việc sử dụng mô hình bán hàng D2C là bất kể quy mô thương hiệu của bạn là bao nhiêu, bạn vẫn có được phần lớn quyền kiểm soát.

Nike và Louis Vuitton (LV) đã áp dụng chiến lược D2C ở Trung Quốc trong cả phân phối lẫn truyền thông trên các kênh do thương hiệu của họ sở hữu. Michael Kors đã chọn con đường này thông qua WeChat và Weibo.

Các chương trình nhỏ của WeChat (WeChat Mini Programs) rất dễ tiếp cận, có thể chia sẻ liên tục và được nhắm mục tiêu cao. Thực tế là chúng có tính chất ‘xuyên lục địa’, với ít hạn chế hơn, có nghĩa là chúng có thể được sử dụng cả bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc.

Thương hiệu Selfridges của Vương quốc Anh và cửa hàng thuốc Tsuruha của Nhật Bản là những ví dụ tuyệt vời về điều này.

Mua sắm qua video cũng đang đạt được sức hút rất lớn. Các ứng dụng video dạng ngắn như TikTok hay Instagram Reels đã bắt đầu tích hợp các tính năng thương mại điện tử để kết nối tốt hơn giữa thương hiệu với những nhà sáng tạo nội dung trên tền tảng.

Người tiêu dùng có thể sử dụng video trực tiếp để xem và mua sản phẩm cũng như việc đặt câu hỏi trực tiếp cho chủ sở hữu của thương hiệu.

Sự gia tăng của các nền tảng và thương hiệu riêng của người có ảnh hưởng.

Những thương hiệu riêng của những người có ảnh hưởng hiện đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu.

Ava Foo và Nikki Min, những người mẫu thời trang đã ra mắt dòng quần áo ‘Ava & Nikki’ và bán độc quyền trên Taobao.

Dòng quần áo và sản phẩm của họ đã bán hết nhanh chóng, vượt quá mong đợi.

Và những người có ảnh hưởng ở Trung Quốc đã phát triển từ việc tạo ra các thương hiệu của riêng họ đến việc tạo ra các studio sáng tạo hoàn chỉnh của riêng mình.

Hãy lấy ví dụ về người có ảnh hưởng trong lĩnh vực thời trang Peter Xu, người đã khai trương studio sáng tạo của riêng mình vào năm 2016.

Ông cung cấp tất cả các dịch vụ mà một thương hiệu cần để kết nối với khách hàng của mình, bao gồm sản xuất ảnh và video cho các thương hiệu, các chương trình thương mại và nhãn thời trang riêng cho những người nổi tiếng và những người có ảnh hưởng khác.

Những người có ảnh hưởng này đang ‘phá vỡ’ thị trường nói chung thông qua việc tung ra thị trường các sản phẩm của riêng họ.

Melissa Koh, một blogger về phong cách sống và người mẫu thương hiệu thời trang ở Đông Nam Á, đã ra mắt hai cửa hàng trực tuyến của riêng mình.

Run After, một dòng quần áo và Some Days At Home, một thị trường thương mại điện tử cho các thương hiệu có quy mô nhỏ trong khu vực.

Một số thương hiệu đã làm được tất cả những điều trên.

Perfect Diary là một ví dụ hoàn hảo về sự hoàn thiện của mô hình D2C ở Trung Quốc để vươn ra toàn cầu: Trong 5 năm, thương hiệu này đã chuyển từ việc bắt đầu kinh doanh trực tuyến trên Taobao & Tmall sang WeChat, Pop-up, và với kế hoạch hiện tại là có 600 cửa hàng ngoại tuyến (offline) trong vòng ba năm tới.

Sau khi ra mắt trên Sở giao dịch chứng khoán New York (thương hiệu mỹ phẩm đầu tiên của Trung Quốc), doanh thu đã tăng 72% và lợi nhuận gộp tăng lên 199 + triệu USD.

Thành công này được hình thành thông qua việc áp dụng mô hình D2C theo hướng dữ liệu của họ (data-driven D2C).

Vào tháng 10 năm 2020, Perfect Diary đã bổ nhiệm Troye Sivan (một YouTuber) làm đại sứ thương hiệu mới nhất của mình.

Mặc dù chiến dịch này chính thức được quảng bá ở Trung Quốc, tuy nhiên các video của chiến dịch đã được tải lên khắp các nền tảng trực tuyến khác như Twitter, YouTube và Instagram.

Những ví dụ ở trên phản ánh một thế giới kinh doanh màu mỡ đáng kể ở Trung Quốc tiếp tục truyền cảm hứng cho các chủ sở hữu thương hiệu khác trên toàn thế giới. D2C vẫn đang là mô hình tăng trưởng đầy ấn tượng, cả Trung Quốc lẫn thị trường toàn cầu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Ông chủ TikTok đệ đơn kiện gã khổng lồ công nghệ Tencent

Hai tập đoàn Tencent và ByteDance đã ở trong trạng thái đối đầu từ nhiều năm qua vì các cáo buộc cạnh tranh không lành mạnh. 

Trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường kiểm soát chống độc quyền nhằm vào với các gã khổng lồ công nghệ tại nước này, hai ông lớn trong ngành công nghiệp Internet tiếp tục tranh cãi nảy lửa, cho thấy sự cạnh tranh gay gắt giữa các “con cá voi” trong ngành.

Theo CNN, Douyin – phiên bản Trung Quốc của ứng dụng video TikTok – đã đệ đơn kiện tập đoàn Tencent vào ngày 2/2.

Trong tuyên bố của mình, Douyin khẳng định gã khổng lồ truyền thông xã hội có trụ sở tại Thâm Quyến đã lạm dụng “sự độc quyền thị trường” của mình để cạnh tranh không lành mạnh với các đối thủ.

Theo đó, Douyin cáo buộc các ứng dụng nhắn tin WeChat và QQ của Tencent cấm người dùng chia sẻ các nội dung từ Douyin trong vòng ba năm.

Điều này gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và lan tỏa danh tiếng của Douyin khi WeChat và QQ là hai kênh nhắn tin phổ biến bậc nhất ở Trung Quốc.

Một số nguồn tin cho biết đơn kiện được đệ trình lên Tòa án Sở hữu Trí tuệ Bắc Kinh. Các hãng truyền thông lớn tại Trung Quốc, bao gồm Nhật báo Bắc Kinh, đưa tin Douyin yêu cầu Tencent dỡ bỏ các hạn chế này và bồi thường thiệt hại kinh tế 90 triệu nhân dân tệ (14 triệu USD) cùng phí tòa án đi kèm.

“Sự cạnh tranh trong ngành sẽ thúc đẩy sự đổi mới và có nhiều lợi ích hơn cho người tiêu dùng”, người phát ngôn của Douyin nói với CNN Business. “Douyin đệ đơn kiện này để bảo vệ quyền lợi của riêng chúng tôi và cả những người dùng của chúng tôi”.

Đáp trả thông tin này, đại diện Tencent phản đối: “Các cáo buộc ác ý từ ByteDance là hoàn toàn sai sự thật. Douyin đã lấy thông tin người dùng WeChat một cách bất hợp pháp và vi phạm quyền riêng tư người dùng của chúng tôi”.

Người phát ngôn của Tencent cũng cho biết trong tuyên bố riêng rằng công ty đang có kế hoạch kiện ngược lại ByteDance – công ty mẹ của Douyin và TikTok.

ByteDance và Tencent là hai trong số các tập đoàn lớn nhất trong lĩnh vực mạng xã hội tại Trung Quốc.

Ứng dụng nhắn tin WeChat của Tencent có hơn 1,2 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng, trong khi ứng dụng QQ có gần 700 triệu người dùng. Tháng trước, Douyin của ByteDance cũng cho biết nền tảng có trung bình 600 triệu người dùng hoạt động mỗi ngày.

Hai công ty bất đầu trạng thái đối đầu từ nhiều năm qua. Từ năm 2018, cả hai thường xuyên cáo buộc nhau hành vi cạnh tranh không lành mạnh, có khi phải đưa nhau lên tòa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips

Theo Zing

WeChat: Siêu ứng dụng làm thay đổi thế giới mạng Trung Quốc

Siêu ứng dụng WeChat của Tencent chuẩn bị kỷ niệm 10 năm ra đời. Dù vậy, dường như những ngày huy hoàng nhất của nó đã ở lại phía sau. 

Ảnh: Getty Images

Một ngày của Chen Channing, chuyên gia pháp lý 30 tuổi sống tại Thâm Quyến, không thể thiếu WeChat, ứng dụng “tất cả trong một” của Tencent. Trước khi đánh răng buổi sáng, Chen sẽ kiểm tra tin nhắn trên ứng dụng.

Anh dùng tính năng thanh toán để đi tàu điện ngầm đến chỗ làm. Trên đường, anh đọc tin tức trên WeChat. Tại văn phòng, anh dành hầu hết thời gian dùng phiên bản desktop của ứng dụng.

Vào thời gian rảnh, Chen chia sẻ ảnh, nhạc với bạn bè qua ứng dụng. Khi đói, anh đặt đồ ăn và thanh toán ngay trên WeChat. “WeChat đã trở thành một phần trong mọi mặt đời sống và công việc của tôi. Tôi không thể sống thiếu nó”, Chen chia sẻ.

Đó là câu chuyện chung của phần nhiều trong 1,09 tỷ người đang sử dụng WeChat hàng ngày. Báo cáo của nhà cung cấp dữ liệu China Internet Watch chỉ ra trung bình người dùng WeChat dành 77 phút mỗi ngày trên ứng dụng.

WeChat tương đương với WhatsApp, Instagram, Google, Facebook và PayPal cộng lại.

Không quá lời khi nói WeChat đã thay đổi cách người Trung Quốc tương tác với nhau và với thế giới ảo. Tuần này, siêu ứng dụng lên 10 tuổi.

WeChat còn giúp Tencent trở thành công ty lớn nhất châu Á, nâng giá trị vốn hóa lên 800 tỷ USD, lớn thứ 6 toàn cầu, từ 47 tỷ USD của thập kỷ trước.

Cựu Giám đốc hãng nghiên cứu Sootoo Institute Zhang Dingding nhận xét WeChat rõ ràng là sản phẩm Internet thành công nhất của Trung Quốc trong 10 năm qua. Giá trị của ứng dụng vượt qua những con số.

Có nhiều yếu tố dẫn tới thành công của WeChat, bao gồm cả “tường lửa” chặn các mạng xã hội ngoại như Facebook, Google của Trung Quốc.

WeChat cũng xuất hiện “đúng lúc, đúng chỗ”, dựa vào sự bùng nổ trong lượng sử dụng smartphone trong nước. Bên cạnh đó, thiết kế ban đầu của nó dễ sử dụng và thú vị, nhờ vào kiến trúc sư trưởng Allen Zhang Xiaolong. Ông là một trong các giám đốc được trả lương cao nhất Trung Quốc từ năm 2016.

Tuy nhiên, mây đen đang che phủ lễ kỷ niệm 10 năm của WeChat. Theo Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, hoạt động kiểm duyệt nội dung trên ứng dụng ngày càng rõ rệt – cả trong và ngoài nước.

Những tài khoản dường như quảng bá nội dung không phù hợp, phạm pháp – bao gồm bạo lực, khiêu dâm, cờ bạc – nhanh chóng bị đóng cửa.

Phòng nghiên cứu Citizen Lab của Đại học Toronto (Canada) tố cáo WeChat là công cụ Trung Quốc sử dụng để giám sát công dân. Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng ban hành sắc lệnh hành pháp cấm doanh nghiệp Mỹ giao dịch với WeChat vì nguy cơ bảo mật.

Dù WeChat không phải lo lắng về cạnh tranh “ngoại bang”, ứng dụng đang trong cuộc chiến khốc liệt với các đối thủ nội địa như ByteDance (công ty mẹ TikTok).

Theo báo cáo của QuestMobile tháng 10/2020, thời gian người Trung Quốc dùng điện thoại nhiều hơn 6 tiếng so với một năm trước nhưng chủ yếu dành cho các ứng dụng video như Douyin (phiên bản TikTok Trung Quốc), Kuaishou (cũng của Tencent).

WeChat cùng với công cụ tìm kiếm của Baidu, iQiyi và Taobao, Tmall, Alipay đều ghi nhận tăng trưởng giảm, thậm chí âm, về thời gian sử dụng.

Nhằm đối phó với các thử thách mới, WeChat giới phiệu tính năng video ngắn mang tên Channels một năm trước. Zhang, “cha đẻ” WeChat, cho biết tính tới tháng 6/2020, tính năng có khoảng 200 triệu người dùng. Ông xác định tương lai của ứng dụng sẽ gắn với video.

Theo Giám đốc quản lý hãng tư vấn China Skinny Mark Tanner, Channels tăng trưởng mạnh phần lớn nhờ có mặt trong hệ sinh thái WeChat.

Song, nó không “gây nghiện” như Douyinm trong khi Douyin tiếp tục chiếm phần lớn thời gian người dùng bỏ ra trên điện thoại.

Chỉ trích hành vi độc quyền của Tencent cũng nhiều hơn. Xie Xin, Phó Chủ tịch ByteDance phụ trách ứng dụng truyền thông Feishu, tố cáo WeChat chặn dịch vụ.

Tuy nhiên, Tencent khẳng định hành động công bằng trong việc chặn liên kết ngoài vi phạm quy định, bao gồm cả sản phẩm của Tencent.

WeChat “chào đời” từ trung tâm Dự án và nghiên cứu Quảng Châu của Tencent tháng 1/2011. Zhang, người phụ trách QQ Mail Mobile khi đó, dẫn dắt một nhóm nhỏ phát triển phiên bản đầu tiên của WeChat trong chưa đầy 70 ngày, đánh bại hai nhóm khác trong công ty. Phiên bản này chỉ cho phép người dùng nhắn tin, gửi ảnh.

Sự kiện lớn đến với nhóm WeChat xảy ra vào tháng 5/2011 sau khi được cập nhật tính năng nhắn thoại.

Sau một thập kỷ tối ưu hóa, ứng dụng vẫn đang phát triển. Tencent xây dựng hệ sinh thái khổng lồ xoay quanh WeChat với các chương trình mini.

Về cơ bản, chúng là ứng dụng nhỏ hơn 10 megabytes, chạy ngay trực tiếp trên giao diện của ứng dụng chính. Thiết kế ấy giúp WeChat trở thành nền tảng toàn diện.

Số lượng người dùng các chương trình mini hàng ngày đạt 400 triệu, theo công bố gần nhất của WeChat. Lượng người chơi mini game hàng tháng vượt 500 triệu vào năm 2020.

Bất chấp sự phổ biến của WeChat đối với người Trung Quốc toàn thế giới, Tencent vẫn chưa nghiêm túc với kế hoạch kiếm tiền từ ứng dụng.

Trong tổng doanh thu của Tencent, 56% đến từ “dịch vụ giá trị gia tăng” – liên quan tới game – còn 27% đến từ fintech, 17% từ quảng cáo trực tuyến.

Theo Tanner, cơ hội lớn nhất của WeChat là đã thiết lập được nền tảng người dùng và hệ sinh thái. Chúng tiếp tục được củng cố nếu tích hợp AI và xây dựng nhiều tính năng giải trí hơn, giao diện bớt cồng kềnh hơn.

Phân khúc người dùng nông thôn và bình dân chưa được khai thác cũng đại diện cho cơ hội trong tương lai.

Song, một điều chắc chắn là WeChat đối mặt với tương lai thách thức hơn với quy định siết chặt hơn, cạnh tranh gay gắt hơn và thay đổi trong hành vi người dùng. 10 năm tiếp theo sẽ vô cùng khác biệt so với ban đầu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Theo ICTNews

TikTok và WeChat phản ứng ra sao trước quyết định của Tổng thống Trump?

Kể từ hôm nay (20/9), TikTok và WeChat sẽ bị gỡ khỏi kho ứng dụng của iOS và Android theo quyết định của Bộ Thương mại Mỹ.

“Khai tử” TikTok và WeChat trên các kho ứng dụng

Theo tuyên bố của Bộ Thương mại Mỹ, dưới sự chỉ đạo của Tổng thống Donald Trump đã đưa ra quyết định yêu cầu cấm tải xuống các ứng dụng TikTok và WeChat trên các kho ứng dụng xuống điện thoại, với mục đích bảo vệ an ninh quốc gia.

Như vậy, với quyết định trên đồng nghĩa với việc hai kho ứng dụng của Apple và Google là App Store và Google Play sẽ phải gỡ hai TikTok và WeChat xuống.

Tuy nhiên, theo Bộ Thương mại Mỹ, lệnh cấm tải xuống này không ảnh hưởng đến hoạt động của người dùng hai ứng dụng này nếu họ đã tải nó xuống từ trước thời điểm lệnh cấm chính thức có hiệu lực.

Nhưng có thể hoạt động cung cấp dịch vụ của WeChat sẽ gặp một số cản trở vì WeChat sử dụng các dịch vụ do các công ty Hoa Kỳ điều hành để cung cấp dữ liệu trong ứng dụng. Trong khi đó, TikTok vẫn hoạt động bình thường tại Mỹ sau ngày 20/9, nhưng sẽ ngừng hoạt động sau thời hạn ngày 12 tháng 11 trừ khi đạt được thỏa thuận trước đó hoặc Tổng thống Trump từ bỏ lệnh của mình.

Nhìn vào mặt tích cực của quyết định này, thấy rằng Bộ Thương mại cho phép thỏa thuận được thông qua trước thời hạn Chủ nhật và đây có thể là một động thái tích cực từ chính quyền Trump nhằm thúc đẩy ý định ban đầu của họ là buộc TikTok thuộc sở hữu hoàn toàn của một công ty Mỹ.

“Theo chỉ đạo của Tổng thống, chúng tôi đã thực hiện hành động quan trọng để chống lại việc Trung Quốc thu thập dữ liệu cá nhân của công dân Mỹ một cách độc hại, đồng thời thúc đẩy các giá trị quốc gia của chúng tôi, các chuẩn mực dựa trên quy tắc dân chủ và tích cực thực thi các luật và quy định của Mỹ.” – Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross cho biết trong thông báo.

TikTok và WeChat phản ứng ra sao?

Trong một tuyên bố gửi qua email, TikTok cho biết họ đã nhượng bộ rất nhiều để giải quyết những lo ngại về an ninh do Chính quyền Trump đưa ra, bao gồm cả việc chọn một công ty Mỹ để lưu trữ dữ liệu và dịch vụ của mình.

Đây là tuyên bố đầy đủ từ TikTok:

“Chúng tôi không đồng ý với quyết định của Bộ Thương mại và rất thất vọng vì Bộ Thương mại chặn các lượt tải xuống ứng dụng mới từ Chủ nhật và cấm sử dụng ứng dụng TikTok ở Hoa Kỳ từ ngày 12 tháng 11.

Cộng đồng 100 triệu người dùng Mỹ của chúng tôi yêu thích TikTok vì đây là ngôi nhà chung để giải trí, thể hiện bản thân và kết nối, đồng thời chúng tôi cam kết bảo vệ quyền riêng tư và sự an toàn của họ khi chúng tôi tiếp tục làm việc để mang lại niềm vui cho gia đình và sự nghiệp có ý nghĩa cho những người tạo ra trên nền tảng của chúng tôi.

Trong đề xuất của chúng tôi với Chính quyền Mỹ, chúng tôi đã cam kết mức độ minh bạch và trách nhiệm giải trình bổ sung chưa từng có, vượt xa những gì các ứng dụng khác sẵn sàng làm, bao gồm kiểm tra của bên thứ ba, xác minh bảo mật mã và giám sát của chính phủ Mỹ về bảo mật dữ liệu của Mỹ.

Hơn nữa, một nhà cung cấp công nghệ của Mỹ sẽ chịu trách nhiệm duy trì và vận hành mạng TikTok ở Mỹ, mạng này sẽ bao gồm tất cả các dịch vụ và dữ liệu phục vụ người tiêu dùng Mỹ.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thách thức lệnh hành pháp bất công, được ban hành mà không có quy trình hợp lý và có nguy cơ tước đi của người dân Mỹ và các doanh nghiệp nhỏ trên khắp nước Mỹ một nền tảng quan trọng cho cả tiếng nói và sinh kế”.

Nhiều người Mỹ đang kiếm tiền từ TikTok và coi đây là nguồn sinh kế.

Người phát ngôn của Tencent cho biết họ sẽ tiếp tục thảo luận với chính phủ Hoa Kỳ để tìm cách duy trì WeChat hoạt động ở Mỹ.

Đây là tuyên bố đầy đủ từ Tencent:

“Chúng tôi đang xem xét thông báo mới nhất từ Bộ Thương mại về việc hạn chế sử dụng WeChat của người dùng Mỹ.

WeChat được thiết kế để phục vụ người dùng quốc tế bên ngoài Trung Quốc đại lục và luôn kết hợp các tiêu chuẩn cao nhất về quyền riêng tư của người dùng và bảo mật dữ liệu.

Theo lệnh hành pháp ban đầu vào ngày 6 tháng 8, chúng tôi đã tham gia vào các cuộc thảo luận sâu rộng với chính phủ Mỹ và đã đưa ra một đề xuất toàn diện để giải quyết các mối quan tâm của họ.

Các hạn chế được công bố ngày hôm nay là không may, nhưng với mong muốn của chúng tôi là cung cấp các dịch vụ liên tục cho người dùng của chúng tôi ở Mỹ- những người coi WeChat là một công cụ giao tiếp quan trọng – chúng tôi sẽ tiếp tục thảo luận với chính phủ và các bên liên quan khác của Mỹ về các giải pháp có thể đạt được trong lâu dài”.

Với thời gian quá gấp và quyệt định đột ngột vừa qua của chính quyền Mỹ đã khiến cả hai doanh nghiệp Trung Quốc đều trở tay không kịp.

Đặc biệt với thương vụ giữa TikTok và Oracle đến nay vẫn chưa có quyết định cuối cùng nào được đưa ra và tất cả các bên vẫn đang cân nhắc xem cấu trúc công nghệ và quyền sở hữu của thương vụ sẽ như thế nào.

Theo CNBC, vẫn còn cơ hội để TikTok sống sót sau lệnh hành pháp của Trump, nhưng WeChat được coi là đã “chết” ở Mỹ. Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Hoa Kỳ (CFIUS) cũng chưa họp chính thức về thương vụ giữa TikTok – Oracle.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo enternews

Trung Quốc đe dọa tẩy chay Apple nếu Mỹ cấm WeChat

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nhấn mạnh người dân Trung Quốc có thể không dùng iPhone nếu WeChat bị cấm ở Mỹ, đồng thời cáo buộc Mỹ ức hiếp kinh tế với các công ty nước này.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên ngày 28/8 cảnh báo, người tiêu dùng nước này sẽ tẩy chay Apple nếu Mỹ cấm WeChat trong bối cảnh một sắc lệnh của Mỹ phong tỏa ứng dụng xã hội phố biển này sắp được thực thi.

Trên tài khoản Twitter, ông Triệu Lập Kiên viết: “Nếu WeChat bị cấm thì sẽ không có lý do gì để người Trung Quốc giữ lại các sản phẩm iPhone và Apple.”

Trước đó, hôm 27/8, ông Triệu Lập Kiên cũng nhấn mạnh: “Nhiều người Trung Quốc cho biết họ có thể không dùng iPhone nếu WeChat bị cấm ở Mỹ,” đồng thời cáo buộc Mỹ “ức hiếp kinh tế một cách có hệ thống đối với các công ty không phải của Mỹ” bằng cách nhắm vào các ứng dụng của Trung Quốc.

Phát biểu trên đánh dấu sự ám chỉ trực tiếp hiếm hoi của Bắc Kinh về việc tẩy chay một sản phẩm Mỹ, được đưa ra trong bối cảnh hai siêu cường quốc này đấu khẩu trên nhiều mặt trận, trong đó có hoạt động quân sự ở Biển Đông, vấn đề Hong Kong và Covid-19.

Trước đó, ngày 24/8, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố bày tỏ ủng hộ các công ty của nước này, trong đó có Tiktok, sử dụng công cụ pháp lý để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên khẳng định Bắc Kinh sẽ tiếp tục thực thi tất cả các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp nước này.

Trước đó, ngày 6/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ban hành các sắc lệnh cấm mọi giao dịch với hai công ty của Trung Quốc gồm ByteDance, chủ sở hữu TikTok, và Công ty Tencent, chủ sở hữu ứng dụng nhắn tin WeChat.

Các sắc lệnh sẽ có hiệu lực trong 45 ngày. Theo Washington, TikTok là một “mối đe dọa đối với an ninh quốc gia Mỹ” trong khi ByteDance cũng như chính quyền Bắc Kinh luôn bác bỏ cáo buộc trên.

Thời gian qua, Mỹ liên tục gây sức ép với các hãng công nghệ Trung Quốc vì những quan ngại về an ninh quốc gia.

Ngày 15/8, ông Trump cũng đã yêu cầu trong vòng 90 ngày, công ty ByteDance phải chuyển nhượng lợi ích trong các hoạt động của TikTok tại Mỹ.

Các công ty công nghệ của Mỹ như Microsoft và Oracle được cho là đang cân nhắc khả năng mua lại TikTok tại Mỹ và một số nước khác.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Theo TTXVN

Người dùng Mỹ đệ đơn kiện lệnh cấm WeChat và TikTok của Donald Trump

Một nhóm người dùng WeChat tại Mỹ đã lên tiếng kiện lệnh cấm của Tổng thống Donald Trump, cho rằng đây là hành động xâm phạm tới quyền ngôn luận và tố tụng của người dùng.

Ảnh: Bloomberg

Vào đầu tháng 8, Tổng thống Mỹ Donal Trump đã ký hai sắc lệnh cấm người Mỹ thực hiện các giao dịch với với WeChat – ứng dụng nhắn tin thuộc sở hữu của Tencent Holdings và ByteDance, chủ sở hữu của ứng dụng video TikTok. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 20/9.

Một nhóm gồm 5 luật sư người Mỹ gốc Hoa đã thành lập nên Liên minh người dùng WeChat tại Mỹ và gửi đơn kiện lên tòa án liên bang. Michael Bien – đối tác đồng sáng lập tại công ty luật Rosen Bien Galvan & Grunfeld có trụ sở tại San Francisco (Mỹ) được ủy thác dẫn đầu vụ kiện này.

Trong đơn khiếu nại gửi lên tòa án liên bang San Francisco hôm 21/8, nhóm này cho biết lệnh cấm của Tổng thống Trump đối với ứng dụng của Trung Quốc là vi hiến, xâm phạm tới quyền ngôn luận và tố tụng của người dùng.

Hiện Bộ Tư pháp Mỹ chưa đưa ra phản hồi về vụ việc này.

Lệnh cấm WeChat được Tổng thống Trump ban hành theo quyền hạn được ghi trong Đạo luật Quyền hạn Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế năm 1977 (IEEPA), sau khi ông tuyên bố các ứng dụng của Trung Quốc có nguy cơ xâm hại tới an ninh quốc gia.

Theo luật này, tổng thống được phép ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia để đối phó với “các mối đe dọa bất thường”, bao gồm việc chặn các giao dịch và thu giữ tài sản.

Tuy nhiên, nhóm luật sư cho rằng, theo Mục 1702 trong Đạo luật IEEPA, tổng thống không có thẩm quyền “điều chỉnh hoặc cấm, trực tiếp hoặc gián tiếp, bất kỳ thông tin nào qua bưu điện, thư từ, điện thoại hay các thông tin cá nhân khác”. Điều này đồng nghĩa với việc ông Trump không thể sử dụng IEEPA để chặn đường sống của các ứng dụng Trung Quốc tại Mỹ.

WeChat là ứng dụng nhắn tin thuộc sở hữu của Tencent Holdings Ltd. có trụ sở tại Thâm Quyến (Trung Quốc). Không có số lượng người dùng tại Mỹ lớn như TikTok, ứng dụng này lại là một công cụ giao tiếp phổ biến đối với nhiều Hoa sinh sống tại nước ngoài.

Quyết định của ông chủ Nhà Trắng đã dấy lên sự hoang mang trong cộng đồng người Mỹ gốc Hoa và người Trung Quốc cư trú ngắn hạn ở Mỹ – đối tượng phụ thuộc nhiều vào ứng dụng trong cuộc sống và công việc. Tuy nhiên, hiện ông Trump chưa công bố những giao dịch cụ thể nào sẽ bị cấm.

Đến nay, Liên minh người dùng WeChat tại Mỹ đã thu được gần 50.000 USD tiền quyên góp. “Vụ kiện và liên minh của chúng tôi không liên quan gì đến WeChat hay Tencent. Chúng tôi đơn giản chỉ là một nhóm người dùng WeChat tại Mỹ lên tiếng đấu tranh đòi quyền lợi cho mình”, Zhu cho hay.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips via Zing

Apple bị tố ‘ưu ái’ WeChat

Cựu nhân viên của Apple tiết lộ hãng có “ngoại lệ đặc biệt” cho WeChat, cho phép ứng dụng được miễn trừ quy định nghiêm ngặt của kho ứng dụng.

thương hiệu wechat

“Apple đã đưa ra một ngoại lệ đặc biệt cho WeChat mà không công ty nào khác trên thế giới có được”, Phillip Shoemaker, Cựu giám đốc mảng chính sách của App Store, cho biết. Theo ông, đó là quy tắc “không cung cấp ứng dụng trong ứng dụng”, nhưng WeChat là nền tảng duy nhất được phép.

Phillip Shoemaker phụ trách mảng chính sách của App Store cho đến năm 2016. Ông cho biết đã nhiều lần cảnh báo Tencent không được khởi chạy các ứng dụng nhỏ hơn trong WeChat. Nhưng khi ông rời đi, không ai làm việc này.

WeChat hiện là phần mềm phổ biến nhất Trung Quốc. Ứng dụng của Tencent được tích hợp nhiều ứng dụng nhỏ, phục vụ nhiều tính năng khác nhau, như mua sắm, thanh toán, gọi taxi, đặt vé xem phim…

Shoemaker cho rằng Apple đã tạo ngoại lệ duy nhất cho WeChat để thúc đẩy doanh số iPhone. “Tôi biết, nếu WeChat không được cài trên iPhone, smartphone này không thể bán chạy”, Shoemaker nói.

Trong khi đó, phía Apple cho rằng các nhà phát triển đều phải tuân theo quy tắc giống nhau, đồng thời có các yêu cầu cụ thể đối với những ứng dụng có ứng dụng con riêng biệt nhưng đóng vai trò là chức năng chính.

Tháng trước, trong cuộc họp với các chính trị gia tại Mỹ, CEO Apple, Tim Cook, cũng khẳng định mọi nhà phát triển đều phải tuân theo quy định của App Store. “Chúng tôi đối xử công bằng với các nhà phát triển”, Cook nói.

“Chúng tôi luôn xem xét mọi ứng dụng trước khi nó xuất hiện trên cửa hàng cũng như khi hoạt động. Các quy tắc đều áp dụng cho mọi người”.

Ngày 7/8, Trump đã ký sắc lệnh không cho phép các công ty Mỹ làm ăn với Tencent, chủ sở hữu WeChat.

Giới chuyên gia nhận định đây là quyết định có thể khiến Apple “biến mất” tại Trung Quốc, bởi nếu iPhone không thể cài WeChat, những người yêu thích iPhone tại Trung Quốc có thể sẽ từ bỏ thiết bị này để chuyển sang một nhà sản xuất trong nước. Một khảo sát trên QQ cũng cho thấy, 95% người dùng chọn WeChat thay vì iPhone.

Theo chuyên gia Ming-chi Kuo của TF Security, doanh số iPhone sụt giảm sẽ kéo theo hàng loạt hệ lụy như doanh số AirPods, Apple Watch, iPad… Và tất nhiên, mảng dịch vụ sẽ “chết” theo. Cuối cùng, tổng doanh thu của Apple trên toàn cầu có thể giảm 25 – 30%.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips via enternews

Apple đang rơi vào khủng hoảng trầm trọng

Doanh số bán ra của iPhone có thể giảm 25-30%, kéo theo cả hệ sinh thái sản phẩm Apple cũng bị ảnh hưởng.

Ngày 6/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành sắc lệnh cấm mọi cá nhân và tổ chức doanh nghiệp thuộc quyền tài phán của Mỹ tham gia “bất kỳ giao dịch nào liên quan tới WeChat”. Chính quyền ông Trump cho biết sẽ làm rõ thêm về các loại hình giao dịch sẽ bị cấm sau thời hạn ngày 20/9.

Những thông tin không rõ ràng về sắc lệnh mới đang làm hoang mang nhiều người, cả ở Mỹ và Trung Quốc. Theo SCMP, một số nhà phân tích cho rằng có khả năng Apple sẽ phải ngừng hiển thị ứng dụng nhắn tin WeChat của Tencent trên App Store ở phạm vi toàn cầu.

Và nếu tình huống trên xảy ra, tác động đối với Apple là rất lớn. Theo TF International Securities, doanh số bán ra của iPhone có thể giảm 25-30% vì sắc lệnh trên.

Nguyên nhân là người dùng tại Trung Quốc có thể ngừng sử dụng iPhone, nhưng không thể sống thiếu WeChat, một “siêu ứng dụng” tại thị trường đặc biệt này.

Hiện tại, Apple vẫn chưa đưa ra phản hồi chính thức về khả năng WeChat sẽ bị cấm trên App Store sau ngày 20/9 hay không.

Ra đời từ năm 2011, WeChat nhanh chóng có hơn 1,2 tỷ người dùng hàng tháng tại thị trường Trung Quốc, tương đương 86,3% dân số, theo số liệu của Statista thống kê quý II/2020.

Được xây dựng từ một ứng dụng nhắn tin và gọi điện cơ bản, WeChat sau đó được tích hợp ví điện tử thanh toán bằng QR Code, kết nối với hàng trăm mini app khác như ứng dụng đặt xe, thanh toán hóa đơn, mua sắm trên trang thương mại điện tử, đầu tư tài chính, mạng xã hội…

Sau khi sắc lệnh cấm được ban hành, một khảo sát trên mạng xã hội Weibo về việc người dùng sẽ đổi sang điện thoại mới, hay tiếp tục với iPhone mà không có WeChat trên App Store. Kết quả là 1,2 trên tổng số 1,3 triệu người tham gia khảo sát trả lời họ sẽ đổi sang sử dụng điện thoại mới chứ không thể sống thiếu WeChat.

Sự đặc biệt của WeChat đến từ việc ứng dụng này là trung tâm cho mọi hoạt động liên quan tới Internet của người dân Trung Quốc. Thậm chí, ứng dụng gần như là công cụ định danh cá nhân, khi trong dịch Covid-19, mỗi người dân sẽ có một mã sức khỏe riêng trên WeChat để được phép di chuyển giữa các khu vực.

“Về lý thuyết, WeChat vẫn hoạt động bình thường trên Android như iOS, nên không có cản trở gì khiến người dùng chuyển từ iPhone sang một điện thoại khác”, chuyên viên phân tích công nghệ Ben Thompson nhận định.

WeChat còn là ứng dụng liên lạc duy nhất có khả năng vượt “tường lửa bảo mật” Great Firewall ở Trung Quốc. Những ứng dụng nhắn tin như Facebook Messenger, WhatsApp, Telegram và Line đều bị chặn tại thị trường này.

Đồng nghĩa với khả năng một bộ phận người dùng quốc tế, sẽ tìm đến một chiếc điện thoại khác để có thể kết nối với với gia đình, bạn bè hoặc đối tác kinh doanh của họ ở Trung Quốc.

Ngoài ra, thống kê chỉ ra rằng nếu Apple xóa WeChat ra khỏi AppStore toàn cầu, khả năng cao hệ sinh thái sản phẩm của họ như AirPods, iPad, MacBook và Appe Watch cũng bị ảnh hưởng. Cụ thể là tổng doanh số bán ra có thể giảm 15-25% trong năm 2020.

Tuy nhiên, nếu Apple chỉ hạn chế sự xuất hiện của WeChat trên App Store tại thị trường Mỹ, doanh số bán ra của những sản phẩm trên có thể chỉ giảm khoảng 3%.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips via Zing

WeChat quan trọng thế nào với người Trung Quốc tại Mỹ

Những người Mỹ gốc Trung Quốc sợ rằng họ sẽ không có cách nào để kết nối liên lạc với người thân, bạn bè ở quê nhà khi WeChat bị cấm.

Đối với Zhang Lianping, 72 tuổi, chủ doanh nghiệp nhỏ đã về hưu ở College Park (Maryland), WeChat là “cứu cánh” giúp bà giữ liên lạc với người thân, bạn học cũ và bạn bè trải khắp các tỉnh Bắc Kinh, Sơn Đông và Liêu Ninh ở Trung Quốc. “Nếu không có WeChat, tôi thực sự đang lạc hậu đến 40 năm”, Lianping nói.

Ứng dụng nhắn tin phổ biến của Tencent có thể bị cấm ở Mỹ. Công ty có 45 ngày xoay xở kể từ ngày 6/8, khi Tổng thống Trump ký lệnh. WeChat là mục tiêu mới nhất trong cuộc chiến công nghệ đang leo thang của Tổng thống Trump với Trung Quốc, trước đó, TikTok cũng buộc phải bán mình nếu muốn hoạt động ở Mỹ.

Tin này chấn động cộng đồng người Mỹ gốc Trung Quốc và bất kỳ ai có quan hệ với Trung Quốc. WeChat được xem là ứng dụng chính giúp họ giữ liên lạc với gia đình, bạn bè, đối tác. Với nhiều người, siêu ứng dụng của Tencent là công cụ không thể thiếu để kết nối với thế giới. Họ không chỉ nhắn tin, gọi điện, cập nhật tin tức mà còn có thể thanh toán, hẹn hò và làm nhiều thứ khác.

“Mọi người ở Trung Quốc đều dùng WeChat. Thật khó đánh giá tầm quan trọng trong việc kết nối với người dân nước này mà không có WeChat”, Giáo sư Willy Shih chuyên về Công nghệ và Quản lý tại Đại học Harvard nói. “Có vẻ Mỹ đang cố gắng thả một ‘bức màn sắt’ giữa các quốc gia để mọi người không thể giao tiếp được với nhau”.

Ở Mỹ, WeChat đặc biệt quan trọng với những người đã rời Trung Quốc nhiều thập kỷ trước, nhưng vẫn muốn duy trì kết nối với quê nhà. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, việc đi lại trở nên tốn kém và phức tạp, WeChat càng trở nên cần thiết. “Tôi vẫn muốn dùng WeChat. Nó rẻ trong khi các cuộc điện thoại đến Trung Quốc rất đắt”, Zhang nói.

Zhang Lianping nhập cư Mỹ năm 1989 nhưng mới bắt đầu sử dụng WeChat vài năm qua. Nếu không có WeChat, bà phải gửi ảnh qua đường bưu điện vì không biết sử dụng máy tính và gọi điện cho gia đình, bạn bè ở nước ngoài. Với sự chênh lệch múi giờ lớn, việc để lại tin nhắn trên WeChat thuận tiện hơn nhiều với người phụ nữ 72 tuổi.

Trong nhiều thập kỷ kể từ khi rời Trung Quốc, bạn bè và gia đình của Zhang ở quê nhà đã gửi cho bà những bức ảnh về các toà nhà chọc trời mới mọc từ những con đường cũ, các kỳ nghỉ hay những đứa trẻ họ hàng mới sinh.

Tháng 10 này, con gái của Zhang sẽ sinh em bé, bà định gửi ảnh cháu ngoại qua WeChat cho anh chị em và bạn học cũ xem. Nếu không có ứng dụng này, bà sẽ phải sử dụng thư truyền thống với tốc độ như “ốc sên”.

Ken Xiao, 63 tuổi, đã nghỉ hưu, đang làm giáo viên dạy thư pháp bán thời gian ở San Diego. Ông cho biết cộng đồng Trung Quốc đã nghe tin đồn về lệnh cấm WeChat ở Mỹ nhiều tuần trước và đã thảo luận sôi nổi về vấn đề này.

Xiao nhập cư vào Mỹ từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, năm 1989. Ông bắt đầu sử dụng WeChat khoảng bốn năm trước. Giờ đây, ông gọi điện cho bố mẹ mỗi tối thứ hai hàng tuần bằng ứng dụng này. “Tôi thực sự thất vọng khi nghe lệnh cấm WeChat,” Xiao nói.

Trong lệnh hành pháp của mình, Trump cáo buộc TikTok, WeChat tự động thu thập thông tin người dùng. Việc thu thập dữ liệu này đe dọa cho phép Trung Quốc truy cập vào thông tin cá nhân của người Mỹ. Trump cho rằng chính phủ phải có những hàng động tích cực để chống lại chủ sở hữu WeChat nhằm bảo vệ an ninh quốc gia.

Đại diện Tencent, chủ sở hữu WeChat, nói công ty đang “xem xét lại lệnh hành pháp” để có cái nhìn toàn diện nhất.

Xiao và những người Mỹ gốc Trung Quốc khác đều thừa nhận rằng họ không biết chắc chắn liệu chính phủ Trung Quốc có đọc tin nhắn của họ hay không. Họ luôn phải thận trọng trong giao tiếp và đảm bảo không có quan điểm quá sâu về những vấn đề liên quan đến chính trị.

“Như mọi công dân khác, hầu hết người Trung Quốc, bao gồm cả tôi và các sinh viên, đều không nói bất cứ điều gì liên quan đến chủ đề nhạy cảm, chính trị”, Xiao nói. Những người này sử dụng WeChat như một nền tảng giao tiếp thông thường trong cuộc sống, vì vậy họ không lo lắng về bất kỳ điều gì khác.

Shih của Đại học Harvard cho biết, nếu WeChat bị cấm, người Mỹ có thể phải dùng email để liên lạc với bạn bè, đối tác, gia đình ở Trung Quốc. Phương thức này vốn không phổ biến ở Đại lục. “Nếu gửi một email, tôi có thể không nhận được phản hồi trong nhiều tuần, thậm chí tôi sẽ không bao giờ nhận được phản hồi”, Shih nói.

Với Emily Kuo, 56 tuổi, chủ một doanh nghiệp ở San Diego, nhập cư từ tỉnh Quảng Đông năm 1982, WeChat là phương tiện để giao tiếp với những người thuê nhà trong trung tâm mua sắm của cô ở California. Cô cũng thường xuyên dùng WeChat để trò chuyện với gia đình và bạn bè ở Trung Quốc, bao gồm cả con trai cô ở Thượng Hải.

“Tôi có thể để lại những tin nhắn dài với nội dung chi tiết. Tôi cũng có thể đăng tải nhiều thứ, từ một bảng tính đến lịch trình du lịch, trên WeChat. Nó rất hữu dụng và là công cụ giao tiếp rất tốt”, Emily Kuo chia sẻ. Đối với Kuo lệnh cấm WeChat không chỉ gây ra bất tiện về mặt xã hội, mà với nhiều người Mỹ làm ăn với người Trung Quốc, đây sẽ là vấn đề lớn. “Tôi thấy tiếc cho họ và cho chính mình”, Juo nói.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Liệu Line sẽ thay thế Wechat trong cuộc cạnh tranh công nghệ toàn cầu

Sau khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ cấm các ứng dụng truyền thông xã hội Trung Quốc, Line nổi lên như một sự lựa chọn hàng đầu.

Sau khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ cấm các ứng dụng truyền thông xã hội Trung Quốc, đa phần sự chú ý đổ dồn vào TikTok – nền tảng mạng xã hội cực kỳ phổ biến trong việc chia sẻ các video ngắn. Thế nhưng TikTok lại không phải ứng dụng duy nhất rơi vào tầm ngắm của Washington.

“Gã” khổng lồ nhắn tin Trung Quốc WeChat, thuộc sở hữu của Tencent Holding, hiện cũng đang trở thành mục tiêu giám sát của Washington và rất có thể tương lai của WeChat cũng không sáng sủa hơn TikTok khi mà lệnh cấm các ứng dụng Trung Quốc từ phía Washington có thể sẽ được mở rộng, và người dùng sẽ tìm kiếm các lựa chọn thay thế “an toàn” hơn.

Li Wen – một cô gái 24 tuổi làm nghề tư vấn giáo dục, tự nhận là một người dùng trung thành của WeChat, nhưng khi hơn một chục người bạn của cô bắt đầu thiết lập tài khoản trên Line – một ứng dụng nhắn tin của Nhật Bản thì cô đã quyết định làm điều tương tự.

“Vui lòng kết bạn với tôi trên Line trong trường hợp một ngày nào đó bạn không thể liên lạc với tôi trên WeChat nữa“, Li đăng tải dòng trạng thái mới trên ứng dụng WeChat, cùng với mã QR cho tài khoản Line mới của cô.

Mặc dù Li đã có thời gian rất dài sinh sống và làm việc ở Los Angeles và chỉ về Trung Quốc sáu năm trước, WeChat vẫn là ứng dụng được sử dụng nhiều nhất của cô. “Phần lớn các quan hệ xã hội của tôi được kết nối thông qua WeChat,” Li cho biết. “Tôi không chỉ sử dụng nó để nói chuyện với gia đình và bạn bè ở Trung Quốc, mà hầu hết bạn bè của tôi ở Mỹ trò chuyện qua WeChat.”

Li, giống như nhiều người dùng WeChat khác, hiện đang lo lắng rằng rất có thể Washington cũng sẽ áp dụng các lệnh cấm WeChat tương tự như lệnh cấm TikTok, khi đó cô có thể mất các kết nối trực tuyến quan trọng, cả trong cuộc sống lẫn công việc.

TikTok và WeChat là những nền tảng mạng xã hội lớn nhất ở Trung Quốc, và xung quanh các nền tảng này cũng có rất nhiều nghi vấn về việc thu thập thông tin người dùng.

Chúng tôi sẽ có những hành động mạnh mẽ để ngăn chặn điều đó“, cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình vào ngày 12 tháng 7 vừa qua.

Chỉ vài ngày sau khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cho biết Washington đang xem xét việc cấm các ứng dụng truyền thông xã hội Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa hai nước. 

Một mối quan tâm của giới chức quản lý Mỹ là liên kết được cho là giữa các ứng dụng này và chính phủ Trung Quốc, rằng các ứng dụng này có thể cung cấp cho Bắc Kinh quyền truy cập vào dữ liệu của người dùng Mỹ.

Khi được hỏi liệu người Mỹ có nên giữ các ứng dụng truyền thông xã hội Trung Quốc trên điện thoại của họ hay không, ông Pompeo đã không ngần ngại khẳng định: “Chỉ khi bạn muốn thông tin cá nhân của mình trong tay Đảng Cộng sản Trung Quốc!”.

Mặc dù chi tiết về lệnh cấm WeChat vẫn chưa rõ ràng, nhưng rất nhiều người dùng đã để tâm tìm kiếm các ứng dụng nhắn tin thay thế.

Theo thống kê của công ty nghiên cứu thị trường Sensor Tower, Line – một ứng dụng nhắn tin Nhật Bản đã được cài đặt ít nhất 119.000 lần tại Mỹ trong khoảng thời gian từ ngày 13 đến 19 tháng 7, tăng 213% so với tổng số 38.000 của tuần trước.

Trong khi đó, các ứng dụng nhắn tin của Mỹ như WhatsApp và Facebook Messenger đã không ghi nhận sự gia tăng đáng chú ý trong khoảng thời gian đó, cũng theo Sensor Tower.

Trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc liên tục gia tăng, WhatsApp, Instagram và các ứng dụng truyền thông xã hội lớn khác như Telegram và Signal bị chặn ở Trung Quốc nhưng Line, một ứng dụng nhắn tin phổ biến ở châu Á thì lại có thể là một ngoại lệ.

Tất cả các ứng dụng nước ngoài đều bị chặn ở Trung Quốc đại lục. … Nhưng ít nhất Line không thuộc sở hữu của một công ty Mỹ, điều này khiến chính phủ Trung Quốc sẽ nương tay hơn“, Li nói.

Line, một ứng dụng được phát triển bởi “gã khổng lồ công nghệ” Naver của Hàn Quốc và gần đây đã sáp nhập với Yahoo Nhật Bản. Line – ứng dụng hiện có hơn 200 triệu người dùng toàn cầu đang hoạt động có một ưu điểm rất được người dùng ưa chuộng là kho nhãn dán hết sức phong phú của mình.

Tôi là một fan hâm mộ lớn của Line Friends, vì vậy khi tôi bắt đầu nghĩ đến việc tìm kiếm một ứng dụng nhắn tin dự phòng, Line là ứng dụng đầu tiên nghĩ đến“, Ceci – một luật sư hiện đang sinh sống ở New York và sử dụng ứng dụng WeChat để liên lạc với các đồng nghiệp của cô ở Trung Quốc hàng ngày.

Line Friends – các nhân vật hoạt hình độc đáo được tạo thành nhãn dán để sử dụng trong chức năng trò chuyện của ứng dụng – đã được sử dụng trong một loạt các sản phẩm, từ quần áo và đồ chơi đến quán cà phê, kể từ khi chúng được tách ra độc lập từ Line Corp như một công ty độc lập năm 2015.

Mặc dù ứng dụng này đã từng bị chặn ở Trung Quốc, Line Friends vẫn mở hơn bảy cửa hàng tại Trung Quốc kể từ năm 2014, điều này đã giúp thương hiệu Line trở nên quen thuộc với người tiêu dùng Trung Quốc hơn một số ứng dụng truyền thông xã hội nước ngoài khác.

Tuy nhiên, có nhiều khả năng tình hình sẽ trở nên phức tạp hơn trong thời gian tới. Nhật Bản gần đây đã bắt đầu xem xét cấm TikTok, một động thái chắc chắn sẽ khiến Bắc Kinh không thể ngồi yên.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips via enternews

‘Ẩn ý’ sau việc Ấn Độ cấm TikTok, WeChat cùng hàng loạt ứng dụng Trung Quốc

Chính phủ Ấn Độ ngày hôm qua (29/6) cho biết họ sẽ chặn 59 ứng dụng Trung Quốc, bao gồm các nền tảng xã hội phổ biến như TikTok và WeChat. Đây là động thái kinh tế mới nhất phát sinh từ ​​cuộc đụng độ biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc.

Ấn Độ cấm TikTok, WeChat cùng hàng loạt ứng dụng Trung Quốc

Trình duyệt web UC Browser của Alibaba Group Holding, nhà cung cấp thời trang Shein và bản đồ Baidu cũng nằm trong số các ứng dụng do Trung Quốc phát triển bị cấm tại Ấn Độ. Những ứng dụng này bị cấm cả trên thiết bị di động và máy tính cá nhân.

Tuyên bố chặn các ứng dụng Trung Quốc này được Ấn Độ mô tả là “các biện pháp khẩn cấp” cần thiết cho an ninh quốc gia, được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc và Ấn Độ đang tranh chấp biên giới gay gắt trên dãy núi Himalaya, 20 binh sĩ Ấn Độ đã thiệt mạng trong các cuộc đụng độ dữ dội với phía Trung Quốc vào ngày 15/6.

Ravi Shankar Prasad, Bộ trưởng công nghệ thông tin và truyền thông Ấn Độ, đã đăng trên Twitter rằng lệnh cấm hoàn toàn hợp lý “vì sự an toàn, an ninh, quốc phòng, chủ quyền và toàn vẹn của Ấn Độ và để bảo vệ dữ liệu & quyền riêng tư của người dân Ấn Độ”.

Trong một tuyên bố vào tối thứ Hai, chính phủ Ấn Độ cho biết Bộ công nghệ thông tin “đã nhận được nhiều khiếu nại từ nhiều nguồn khác nhau, kể cả một số báo cáo về việc một số ứng dụng di động có sẵn trên nền tảng Android và iOS đánh cắp và lén lút truyền dữ liệu của người dùng đến các máy chủ có địa điểm bên ngoài Ấn Độ”.

Không cho phép sử dụng các ứng dụng này “sẽ bảo vệ quyền lợi của … người dùng di động và internet Ấn Độ”, tuyên bố cho biết. “Quyết định này là động thái nhằm mục tiêu đảm bảo sự an toàn và chủ quyền của không gian mạng Ấn Độ”.

Tuyên bố không đề cập cụ thể đến Trung Quốc hay các công ty Trung Quốc, cũng không đề cập đến việc làm thế nào lệnh cấm sẽ được thực thi.

Theo trang Asian Nikkei Review, đại sứ quán Trung Quốc tại Ấn Độ chưa bình luận gì về động thái trên của Ấn Độ.

Trong khi đó, Hu Xijin, tổng biên tập tờ Thời báo Toàn cầu của Trung Quốc, đã tweet: “Chà, ngay cả khi người dân Trung Quốc muốn tẩy chay các sản phẩm Ấn Độ, cũng không tìm ra nhiều hàng hóa Ấn để mà tẩy chay”.

“Các bạn Ấn Độ cần có một số thứ quan trọng hơn chủ nghĩa dân tộc”, Hu nói thêm.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho biết lệnh cấm sẽ làm tổn thương đến công ty mẹ TikTok, ByteDance. Hơn nữa, Alibaba và Tencent là một phần của” Con đường tơ lụa” kỹ thuật số của Trung Quốc, lệnh cấm “sẽ tác động tiêu cực đến việc định giá các ứng dụng này và các nhà quảng bá tương ứng. Chẳng hạn với TikTok, ứng dụng sắp sửa tiến hành IPO, có 30% cơ sở người dùng từ Ấn Độ.

Lệnh cấm được đưa ra trong bối cảnh Ấn Độ có động thái xem xét mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc khi xảy ra xung đột biên giới ở khu vực Ladakh. Chính phủ đã kêu gọi các công ty viễn thông nhà nước không sử dụng thiết bị của Huawei Technologies và các nhà cung cấp khác của Trung Quốc, đồng thời đang xem xét áp mức thuế cao hơn với một số hàng hóa do Trung Quốc sản xuất.

Cuộc giao tranh ngày 15/6 vừa qua là cuộc đụng độ chết người đầu tiên giữa hai đại gia châu Á trong 45 năm. New Delhi cho biết đã có thương vong, trong khi Bắc Kinh chưa công bố bất kỳ số liệu nào.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

via Hoàng Lan/VnReview

20 số liệu quan trọng nhất của TikTok mà Marketer cần phải biết trong 2020

Kể từ khi phát hành toàn cầu vào năm 2018, TikTok đã đạt được một sự tăng trưởng hết sức đáng nể. Tính đến thời điểm hiện tại thì ứng dụng video này vẫn chưa phải là đối thủ gây bất lợi cho các ứng dụng toàn cầu khác như Facebook, Instagram hay cả Snapchat.

Nếu bạn đang suy nghĩ về việc thêm TikTok vào chiến lược Social Media Marketing của mình trong 2020? Những số liệu thống kê của TikTok này sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng thể và bao quát hơn về ứng dụng video ngắn mang tính lan truyền này. (Viral Video App).

tik-tok-status-2020-marketingtrips

1. TikTok là mạng xã hội lớn thứ 6 toàn cầu.

Với 800 triệu người dùng hoạt động hàng tháng (Montly Active Users), TikTok đang làm mưa làm gió trước Instagram, WeChat, Facebook Messenger, Facebook, Whatsapp và đã chính thức “vượt mặt” LinkedIn, Reddit, Snapchat, Twitter và Pinterest.

2. TikTok là ứng dụng được tải xuống nhiều nhất năm 2020.

Theo số liệu được phát hành từ dữ liệu di động và công ty phân tích AppAnnie cho thấy TikTok đứng đầu bảng xếp hạng tải xuống trong năm nay.

Năm ngoái TikTok có khoảng 738 triệu lượt tải xuống, đủ để cạnh tranh với Whatsapp đang chiếm vị trí cao hơn với 849 triệu lượt tải.

Mặc dù chỉ được phát hành trên toàn cầu vào năm 2018, nhưng TikTok đang được xếp hạng là một trong những ứng dụng được tải xuống nhiều nhất trong thập kỷ qua.

3. TikTok là ứng dụng thuộc Startup có giá trị nhất thế giới.

Với ước tính trị giá 78 tỷ USD, Bytedance, chủ sở hữu TikTok là công ty khởi nghiệp có giá trị nhất thế giới. Vào tháng 9 năm 2018, công ty mẹ của TikTok, Bytedance đã chiếm lấy vị trí lâu đời của Uber, vốn là công ty khởi nghiệp có giá trị nhất thế giới.

4. TikTok hiện sẵn có trên 150 quốc gia.

Các nhà quảng cáo trên TikTok có thể tiếp cận khách hàng trên toàn thế giới bằng hơn 75 ngôn ngữ. Nhưng cái lớn ở đây là Trung Quốc, nơi Douyin, phiên bản tiếng Trung của TikTok đang chiếm ưu thế tuyệt đối. Đặc biệt hơn là khi Facebook, Instagram, Whatsapp, Twitter, Snapchat, Pinterest và YouTube đều đã bị chặn trên quốc gia này.

WeChat vẫn là cửa ngõ lớn nhất đến Trung Quốc, ứng dụng đa năng lớn nhất trong cả nước và là đối thủ địa phương khốc liệt nhất của TikTok.

5. Khoảng 400 triệu người dùng hoạt động hằng ngày DAUs tại Trung Quốc.

Cho đến nay, Douyin – phiên bản TikTok tại Trung Quốc, vẫn là đại diện đông đảo nhất của ứng dụng. Cụ thể, Trung Quốc chiếm hơn 90% người dùng hoạt động hàng ngày trên ứng dụng này.

Nghiên cứu từ AppAnnie cho thấy người dùng Trung Quốc chiếm 80% tổng thời gian dành cho TikTok. Người dùng Ấn Độ chiếm thêm 10%.

6. WeChat có số người dùng hoạt động hàng tháng ở Trung Quốc gấp 2 lần so với TikTok

TikTok hiện có hơn 500 triệu người dùng hoạt động hàng tháng tại Trung Quốc, WeChat có hơn một tỷ. Người Trung Quốc dành khoảng một phần ba thời gian trực tuyến của họ cho một ứng dụng và đăng trung bình 68 triệu video mỗi ngày trong năm 2017.

Mặc dù hơi khập khiễng nếu so sánh TikTok với WeChat tuy nhiên bản thân TikTok vẫn đang chịu sự cạnh tranh gay gắt từ chính “người nhà” của mình.

7. Khoảng 1/3 người dùng smartphone ở Ấn Độ đã tải xuống TikTok

Ấn Độ công bố có hơn 120 triệu người dùng hoạt động hàng tháng trên TikTok, khiến TikTok trở thành ứng dụng phổ biến thứ 2 ngoài Trung Quốc. Theo Sensor Tower, mức tăng trưởng dự kiến của TikTok ở Ấn Độ dự kiến ở mức 50% trong năm 2020.

Theo kết quả mà Kalagato, công ty phân tích có trụ sở tại Delhi đã chia sẻ với Quartz, khoảng 52% người dùng Ấn Độ kiếm được ít hơn 25.000 rupee mỗi tháng, tương đương với 350 USD.

8. Brazil là thị trường phát triển nhanh nhất và lớn thứ 3 trên toàn cầu với hơn 8.6% lượt tải.

Trung Quốc và Ấn Độ có thể là thị trường lớn nhất của TikTok, nhưng Brazil là thị trường tăng trưởng nhanh nhất về lượt tải hàng năm.

Phát hiện gần đây nhất của Sensor Tower cho thấy vào tháng 2, TikTok đã được tải xuống 9,7 triệu lần ở Brazil, đánh dấu mức tăng 992,6% so với cùng kỳ năm 2019.

9. TikTok có khoảng 30 triệu người dùng hoạt động hàng tháng tại Mỹ.

Mỹ đại diện cho khoảng 5% người dùng toàn cầu TikTok. Nhưng chỉ số không nói lên toàn bộ câu chuyện về sự thành công của ứng dụng.

Theo Sensor Tower, TikTok là ứng dụng phi trò chơi hàng đầu được tải xuống ở Mỹ vào tháng 2 năm 2019. AppAnnie báo cáo mức tăng trưởng hàng năm 375% ở quốc gia này.

Câu lạc bộ TikTok là một trong những hoạt động ngoại khóa mới nhất tại các trường trung học. Những người sáng tạo nội dung tập hợp lại với nhau và cùng sống trong những khu nhà ở với mục đích duy nhất là làm video. Nhiều nghệ sĩ như Justin Bieber, Camila Cabello…cũng đang góp phần quảng bá cho ứng dụng video này.

10. Gần một nửa số người dùng TikTok từ 18-24 tuổi.

TikTok nổi tiếng nhất với thanh thiếu niên. Hơn 27% người dùng là từ 13-17 tuổi. Nhưng dữ liệu nội bộ từ tháng 3 năm 2019 cho thấy nhân khẩu học có độ tuổi lớn nhất (chiếm 42%) là nhóm người trẻ trưởng thành.

Kết hợp lại, các phân khúc 13-24 tuổi chiếm 69% lượng người dùng ứng dụng cụ thể:

  • Age 13-17: 27%
  • Age 18-24: 42%
  • Age 25-34: 16%
  • Age 35-44: 8%
  • Age 45-54: 3%
  • Age 55+: 4%

11. 40 ngôi sao của TikTok có hơn 10 triệu người theo dõi (followers).

Đồng thời khoảng 25 tài khoản hàng đầu của TikTok có hơn 20 triệu người theo dõi. Trên Douyin, có những người có ảnh hưởng (influencers) với nhiều người theo dõi hơn.

Với 44,4 triệu người hâm mộ, Charli DiênAmelio là ngôi sao lớn nhất của TikTok, Điều đáng chú ý ở đây là các ngôi sao TikTok vượt trội hơn những người nổi tiếng chính thống.

Điều này trái ngược hoàn toàn với Instagram, trong đó có Cristiano Ronaldo, Ariane Grande, Dwayne Johnson và Selena Gomez là những ngôi sao hàng đầu. Tất cả những ngôi sao này cũng có mặt trên TikTok, nhưng chỉ Ronaldo mới lọt vào danh sách 25 người đứng đầu.

12. Người dùng TikTok trung bình sử dụng khoảng 46 phút mỗi ngày trên ứng dụng.

Theo các tài liệu của công ty từ tháng 3 năm 2019, người dùng TikTok trung bình ở Mỹ mở ứng dụng 8 lần một ngày và ở lại khoảng 46 phút.

Ở nhiều tài khoản, lượng thời gian sử dụng còn cao hơn so với Facebook. Ở Mỹ, trung bình có thêm tới 37 tỷ lượt xem video mới hàng tháng trên TikTok.

13. Khoảng 35% người dùng TikTok đã tham gia thử thách hashtag

Theo TikTok, 16% tất cả các video trên nền tảng của nó được liên kết với các thách thức hashtag và hơn một phần ba người dùng đã thử chúng.

Các thương hiệu cũng đang tận dụng yếu tố này. Thương hiệu Clean & Clear Ấn Độ thu hút được 10,400 người theo dõi mới và truyền cảm hứng cho 2,62 triệu video với thử thách hashtag thương hiệu. Trong khi đó, nhãn hàng Snackmaker Kind cũng đã cán mốc 60 triệu lượt xem trong khoảng 24 giờ với thử thách của nó.

14. Khoảng 64% người dùng TikTok đã dùng thử hiệu ứng Face Filters hoặc Lenses (sửa khuôn mặt hoặc ống kính).

Các bộ lọc và hiệu ứng sáng tạo hàng đầu trên TikTok bao gồm thu phóng khuôn mặt, màn hình xanh, vũ trường, vòng xoáy và chân dung.

Các thương hiệu có thể tham gia với các ống kính mang nhãn hiệu 2D và 3D riêng. Khi họ hợp tác với TikTok để tạo ra chúng, họ sẽ có được một vị trí trong tab “Xu hướng” trong 10 ngày. Chi phí chạy từ $ 80.000- $ 120.000 tùy theo độ phức tạp của thiết kế.

15. Hơn 14 triệu video giáo dục đã được chia sẻ tại Trung Quốc vào năm ngoái.

Nội dung giáo dục đang “cất cánh” trên TikTok, đặc biệt là ở Trung Quốc và Ấn Độ. Theo báo cáo thường niên của ByteDance, khoảng 14 triệu video nội dung dựa trên kiến thức đã được chia sẻ trên nền tảng vào năm 2019.

Thành công của các video hướng dẫn đã khiến Bytedance quảng bá thành công nhãn hiệu #EduTok ở Ấn Độ. Kể từ khi giới thiệu hashtag vào mùa hè năm ngoái, Edutok đã được xem 85,8 tỷ lần.

16. TikTok đứng thứ sáu trong số các ứng dụng cho chi tiêu của người tiêu dùng trên toàn thế giới

Nghiên cứu từ AppAnnie cho thấy chi tiêu của người dùng cho TikTok đang tăng lên. TikTok chỉ đứng sau Tinder, YouTube, Netflix, iQIYI và Tencent Video. Nhưng đáng chú ý, ứng dụng này đứng trước Disney +, Google One, Pandora Music và Line Manga.

Nhìn chung, người tiêu dùng đã chi 23,4 tỷ đồng cho các ứng dụng trong năm nay, làm cho Q1, 2020 trở thành quý có thu nhập lớn nhất từ trước đến nay, số liệu từ AppAnnie.

17. TikTok đảm bảo hơn 5 triệu lượt hiển thị hàng ngày cho thương hiệu thông qua quảng cáo.

Quảng cáo tiếp quản thương hiệu (Takeover Ads) sẽ xuất hiện ngay khi ứng dụng được mở. Video toàn màn hình, GIF hoặc hình ảnh kéo dài một vài giây và liên kết đến một website nội bộ hoặc bên ngoài.

Theo nguồn tin từ TikTok “bị rò rỉ” từ tháng 6 năm 2019, những vị trí này có giá 50.000 đô la mỗi ngày. Và đi kèm với một vài đảm bảo: Chỉ một nhà quảng cáo mỗi ngày và năm triệu lượt hiển thị.

18. Giá quảng cáo dao động từ 50 USD đến 150.000 USD

Các nhà quảng cáo có quyền truy cập vào nền tảng quảng cáo tự phục vụ của TikTok qua đó có thể đặt giới hạn ngân sách hàng ngày hoặc mọi lúc, bắt đầu với ngân sách tối thiểu là 50 đô la ở cấp nhóm quảng cáo. Loại quảng cáo đắt nhất được liệt kê trong nền tảng quảng cáo là thử thách Hashtag mang nhãn hiệu.

Định dạng và giá quảng cáo bao gồm:

  • Video trong nguồn cấp dữ liệu (In-Feed Video): tối thiểu 25.000 USD cho mỗi chiến dịch với tối đa 30.000 USD hàng ngày.
  • Thương hiệu tiếp quản (Brand Takeover Ads): 50.000 USD mỗi ngày.
  • Thử thách Hashtag (Hashtag Challenge): 150.000 USD trong 6 ngày.
  • Ống kính có thương hiệu (Branded Lenses): 80.000 USD đến 120.000 USD.

19. TikTok sở hữu Creator Marketplace (hệ thống người tạo nội dung) với hơn 1000 ngôi sao.

Ra mắt vào cuối năm ngoái, Creator Marketplace là một cổng thông tin để các thương hiệu và đại lý tìm kiếm và kết nối với nền tảng các ngôi sao trong danh sách.

Vẫn đang ở chế độ thử nghiệm, cơ sở dữ liệu chỉ-dành-cho-lời-mời cho phép các thương hiệu tìm kiếm với nhiều bộ lọc như vị trí, số lượng người hâm mộ và chủ đề nội dung. Các thương hiệu cũng có thể đi sâu vào nhân khẩu học của người sáng tạo, với những hiểu biết về giới tính, địa điểm và độ tuổi.

20. Byte, đối thủ của TikTok có kế hoạch trả cho nhà sáng tạo 250.000 USD cho video được tạo ra.

Với việc khởi động vào ngày 15 tháng 4, chương trình đối tác của Byte, có kế hoạch “đưa tiền trực tiếp vào túi” của nhà sáng tạo để đổi lấy nội dung chất lượng.

Chương trình nhấn mạnh cách các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) hướng đến thành công của ứng dụng. Và theo một số cách, nó báo trước các cuộc chiến đấu thầu tiềm năng với các ngôi sao hàng đầu hiện tại.

Những người có ảnh hưởng trên TikTok kiếm tiền thông qua quan hệ đối tác, quà tặng ảo từ người hâm mộ và bằng cách mang thành công của họ ra khỏi nền tảng.

Theo ước tính từ Blue Lotus Capital Advisors, 3 tỷ đô la đã được chi cho quà tặng kỹ thuật số trên Douyin vào năm ngoái.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

WeChat bị nghi theo dõi người dùng quốc tế

Ảnh và tài liệu người dùng quốc tế gửi qua WeChat có thể bị phân tích để phát hiện nội dung cấm.

wechat-marketingtrips

WeChat là dịch vụ nhắn tin phổ biến của Trung Quốc, thu hút hơn một tỷ người dùng trên toàn cầu. Các thành viên không chỉ chat với bạn bè mà còn có thể đặt đồ ăn, đổi tiền, gọi xe hay thanh toán tiền điện… Ở phiên bản nội địa, thông tin mà người dùng chia sẻ được kiểm duyệt chặt chẽ, kết hợp giữa con người và công cụ tự động.

Trong khi đó, theo WSJ, nghiên cứu của nhóm Citizen Lab tại Đại học Toronto (Canada), công bố ngày 7/5, cho thấy WeChat còn theo dõi cả hoạt động của người dùng bên ngoài Trung Quốc. Nếu phát hiện nội dung nhạy cảm, ứng dụng sẽ đưa nội dung đó vào danh sách cấm.

Nhóm nghiên cứu cho biết, hình ảnh và tài liệu được gửi giữa những người dùng quốc tế giúp “luyện” và tăng độ chính xác cho thuật toán kiểm duyệt. Cụ thể, Citizen Lab thiết lập hai nhóm chat trên WeChat, một sử dụng các tài khoản đăng ký bằng số điện thoại ở Trung Quốc và một sử dụng những số điện thoại ngoài Trung Quốc.

Nhóm cung cấp cùng một hàm băm (hash – đóng vai trò như khóa để phân biệt các khối dữ liệu) cho hai bức ảnh hoàn toàn khác nhau. Một ảnh là về một nhà hoạt động chính trị bị cấm ở Trung Quốc và một ảnh được đánh giá không nhạy cảm và không bị kiểm duyệt.

“Chúng tôi chia sẻ bức ảnh nhạy cảm trong nhóm người dùng quốc tế. Một phút sau, chúng tôi gửi bức ảnh bình thường, nhưng có cùng hash, tới nhóm người dùng Trung Quốc và ảnh đó bị kiểm duyệt, không hiển thị”, Jeffrey Knockel, nhà nghiên cứu tại Citizen Lab, nói. “Trừ khi có tồn tại hệ thống theo dõi nội dung giữa những người dùng quốc tế, không thể giải thích được tại sao bức ảnh không nhạy cảm lại bị kiểm duyệt”.

Tuy nhiên, Citizen Lab cũng nói không có bằng chứng cho thấy việc kiểm duyệt người dùng quốc tế xuất phát từ lệnh của chính phủ Trung Quốc. Tencent, hãng phát triển WeChat, không bình luận về kết quả nghiên cứu.

Người dân tại Trung Quốc được cho là đã quen và biết cách để “sống chung” với hệ thống Internet bị kiểm duyệt gắt gao trong nước.

Cuối năm 2019, một số nhà nghiên cứu cũng bày tỏ lo ngại TikTok có thể trở thành vũ khí của Trung Quốc trong cuộc chiến thông tin, định hướng góc nhìn của người dùng Mỹ đối với các sự kiện ngoài đời thực. Nguyên nhân là, trong khi các hashtag liên quan đến biểu tình ở Hong Kong lan rộng trên mạng xã hội như Twitter, Facebook, Instagram…, các nền tảng chia sẻ do Trung Quốc phát triển như Tik Tok lại im ắng. Giới chuyên gia cho rằng TikTok có thể bị tác động để định hướng dư luận liên quan tới các vụ biểu tình.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Theo VnExpress