Skip to main content

Facebook xoá bỏ 1.3 tỷ “fake accounts” trên nền tảng chỉ trong 3 tháng

Chỉ trong 3 tháng cuối năm, từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2020, Facebook đã xoá bỏ hơn 1.3 tỷ tài khoản ảo, tài khoản giả mạo. Theo Reuters.

Facebook xoá bỏ 1.3 tỷ "fake accounts" trên nền tảng
Getty Images

Theo tờ Reuters đưa tin, Facebook Inc cho biết họ đã gỡ xuống 1,3 tỷ tài khoản giả mạo, tài khoản ảo (fake accounts) trong vòng 3 tháng từ tháng 10 đến tháng 12 và hiện họ cũng đang có hơn 35.000 nhân viên đang nỗ lực để xử lý các thông tin sai lệch trên nền tảng.

Nền tảng này cũng đã xóa hơn 12 triệu mẩu nội dung về COVID-19 và vắc xin, những nội dung mà các chuyên gia y tế toàn cầu gắn cờ là thông tin sai lệch.

Những tuyên bố, âm mưu hay thông tin sai lệch về vắc-xin và Covid-19 đã trở nên phổ biến trên các nền tảng truyền thông mạng xã hội bao gồm Facebook và Twitter và YouTube trong suốt thời gian xảy ra đại dịch.

Trước những áp lực từ các cơ quan chức năng của Mỹ, các nền tảng này đã không ngừng nỗ lực ngăn chặn và bảo vệ nền tảng của họ trước các nguy cơ bị “trừng phạt”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Đối với các doanh nghiệp thông minh – Nâng cao kỹ năng cho nhân viên là chiến lược ưu tiên hàng đầu

Trong bối cảnh toàn cầu đang chứng kiến “cuộc di cư vĩ đại” hay “làn sóng từ chức vĩ đại”, thì việc nhân viên được trang bị thêm kỹ năng còn trở nên cấp thiết hơn.

Nâng cao kỹ năng cho nhân viên
Source: litmos

Một trong những cách tốt nhất để giữ chân nhân viên qua mọi thời kỳ: Cung cấp cho họ những kỹ năng cần thiết để thành công ở bất cứ nơi đâu.

Trong giai đoạn khi nền kinh tế suy thoái và những làn sóng nhân viên bỏ việc ở khắp mọi tổ chức trên toàn thế giới, những doanh nghiệp thông minh đang ngày càng đầu tư nhiều hơn vào việc nâng cao kỹ năng (upskilling), xem đó như là một công cụ để giữ chân và tăng cường mức độ gắn bó của lực lượng lao động nói chung.

Theo một cuộc khảo sát gần đây nhất của Amdocs, 90% số người được hỏi (1000 người lao động tại Mỹ) coi các chương trình đào tạo và nâng cao kỹ năng là một đặc điểm quan trọng của các nhà tuyển dụng tiềm năng. Đối với các nhân sự làm việc trong lĩnh vực công nghệ, con số này tăng vọt lên mức 98%.

Ông Jonathan Naymark, Tổng giám đốc của Codecademy for Business, một nền tảng đào tạo kỹ thuật B2B, cho biết: “Bằng cách đầu tư vào các hoạt động đào tạo nhân viên, các doanh nghiệp vừa có thể giúp nhân viên tiến bộ hơn trong sự nghiệp của họ vừa khó để mất họ vào tay của đối thủ hơn.”

Dưới đây là một số cách doanh nghiệp có thể tham khảo để thúc đẩy quá trình học hỏi và sự phát triển không ngừng của nhân viên.

Thích nghi với việc những nhân viên hiện tại cũng cần phải “học việc” hay có thể được đào tạo tại chỗ.

Nếu doanh nghiệp khó hoặc không thể tìm thấy những người lao động có các kỹ năng mà họ đang tìm kiếm, đã đến lúc họ nên đào tạo tại chỗ: Tích hợp những cơ hội học tập (có thể nhân viên phải trả phí) trong doanh nghiệp.

Trong khi việc họp tập tại chỗ hay học việc trước đây chủ yếu được sử dụng cho những nhân viên mới vào doanh nghiệp (tương tự như thực tập sinh hay internships), ngày càng có nhiều doanh nghiệp áp dụng cách tiếp cận này cho cả những viên vốn đã làm việc chính thức tại doanh nghiệp.

Bà Jennifer Carlson, CEO của công ty đào tạo B2B Apprenti có trụ sở tại Mỹ, nói rằng trong khoảng thời gian vừa qua, số lượng doanh nghiệp sử dụng hình thức học việc để đào tạo lại kỹ năng cho nhân viên đã tăng trưởng với mức rất đáng kể.

Khoảng 20% các công ty hợp tác với Apprenti để triển khai các khóa học việc của riêng họ sử dụng các chương trình để đào tạo lại kỹ năng cho nhân viên, tăng từ mức chỉ khoảng 5% trước đại dịch.

Mặc dù những nhân viên được đào tạo cuối cùng có thể rời doanh nghiệp để gia nhập vào một doanh nghiệp khác, nhiều chuyên gia cho rằng đây là một rủi ro “có thể chấp nhận được” và mặt khác, những nhân viên này vẫn có xu hướng ở lại doanh nghiệp lâu hơn so với các nhân viên khác (không được đào tạo).

Tạo ra những con đường mới để tăng trưởng thông qua sự thúc đẩy của giáo dục.

Một cách khác để đảm bảo nhân viên ở lại doanh nghiệp lâu hơn và gắn bó hơn đó là: Đầu tư vào việc học tập liên tục. Đây cũng là mục đích chính của nền tảng Teams+ được ra mắt gần đây của Codecademy, nền tảng cho phép các doanh nghiệp tùy chỉnh các khóa đào tạo sao cho phù hợp với nhân viên của họ.

Mặc dù những chương trình đào tạo này có thể tạo ra những bước chuyển mình quan trọng cho cả nhân viên lẫn doanh nghiệp, người sử dụng lao động không nhất thiết phải coi đào tạo và giáo dục như là một phương tiện để đạt được một mục đích cụ thể nào đó.

Thay vào đó, doanh nghiệp nên bắt đầu nghĩ về giáo dục như là một phần của hành trình phát triển và giữ chân nhân viên, nó là chất xúc tác để làm cho mối quan hệ giữa nhân viên với doanh nghiệp trở nên bền chặt hơn.

Một lợi ích khác của việc học tập liên tục đó là nó có thể ngăn chặn sự nhàm chán trong nhân viên, vì người lao động có thể triển khai và áp dụng các kỹ năng mới thay vì cứ mãi lòng vòng với các công việc hay kỹ năng cũ.

Đừng khiến cho việc học tập trở thành các bài tập về nhà tẻ nhạt.

Nhân viên của bạn về cơ bản luôn muốn nâng cao kỹ năng của họ để họ có thể tiến bộ hơn trong sự nghiệp của mình, tuy nhiên, điều quan trọng là việc nâng cao các kỹ năng không giống như các công việc làm thêm hay tăng ca ngoài giờ.

Bà Celia Dorr, giám đốc nhân sự của Contentsquare, một công ty chuyên về phân tích trải nghiệm số cho biết việc thúc đẩy các lựa chọn giáo dục là rất quan trọng. Trong năm qua, Contentsquare đã hợp tác với LinkedIn Learning, một nền tảng giáo dục mà nhân viên có thể truy cập và học trực tiếp qua video.

Dù cho bạn chọn nền tảng nào, các nhà lãnh đạo nên yêu cầu nhân viên nhắm đến các mục tiêu nghề nghiệp cụ thể của họ và giúp họ hiểu các loại kỹ năng nào có thể giúp họ đạt được các mục tiêu đó.

Suy cho cùng, tất cả các hoạt động này của doanh nghiệp đều nhằm nỗ lực tạo ra một nền văn hóa doanh nghiệp “bền vững” thông qua giáo dục, nhân viên nên được coi là tài sản của doanh nghiệp và hiển nhiên khi bạn đầu tư vào tài sản, chúng trở nên có giá trị hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Xây dựng lòng trung thành với thương hiệu bằng cách nhân hoá các trải nghiệm số

Bằng cách nhân hoá các trải nghiệm số (digital experience), thương hiệu có thể xây dựng lòng trung thành của khách hàng thông qua những thông điệp phù hợp.

Xây dựng lòng trung thành với thương hiệu bằng cách nhân hoá các trải nghiệm số

Nếu bạn là người làm marketing, bạn biết rằng những thông điệp được cá nhân hóa và có liên quan có thể tạo ra hoặc phá vỡ sự thành công của các chiến dịch digital marketing.

Trong bối cảnh khi các hành vi của người tiêu dùng đang thay đổi nhanh chóng và vòng đời của sản phẩm hay dịch vụ dần trở nên ngắn hơn – các thương hiệu đang phải nỗ lực cạnh tranh nhiều hơn thông qua việc làm hài lòng sớm nhất và nhanh nhất nhu cầu của khách hàng của họ – một trong những cách thương hiệu có thể thúc đẩy điều này đó là thông qua các nội dung được cá nhân hoá.

Mặc dù công nghệ đã làm cho các trải nghiệm mang tính cá nhân cao hơn và nhiều ý nghĩa hơn, nhưng kỳ vọng của người tiêu dùng với thương hiệu chưa bao giờ dừng lại.

Từ những mong đợi có một trải nghiệm mua sắm liền mạch đến các lợi ích khác như giá thấp hơn hoặc các ưu đãi giao hàng miễn phí – và giờ đây, khách hàng đang mong muốn nhận được những nội dung “gần” với họ nhất.

Nếu bạn là người đang phụ trách các hoạt động marketing cho doanh nghiệp hay quản lý thương hiệu, bạn cần làm gì để có thể truyền tải những nội dung mang tính cá nhân hoá cao nhất, kết nối tốt hơn với người tiêu dùng và từ đó gia tăng doanh số.

Dưới đây là một số chiến thuật nhỏ bạn có thể tham khảo khi xây dựng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu (Brand Loyalty).

1. Xây dựng các thông điệp theo mục đích.

Trước tiên, bạn nên nghiên cứu xem các ưu tiên của khách hàng hiện đang thay đổi như thế nào trong bối cảnh hiện tại và cách thương hiệu của bạn có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu đó của họ.

Các doanh nghiệp hay thương hiệu thành công trên thị trường hiện đang đánh giá lại cách duy trì sự liên quan của họ với khách hàng bằng cách tạo ra những thông điệp có mục đích hơn là những nội dung giao dịch bán hàng đơn thuần.

Chiến lược truyền thông của thương hiệu nên là một phần mở rộng của giá trị cốt lõi hay mục đích của thương hiệu và khuếch đại những gì mà thương hiệu theo đuổi.

Theo một nghiên cứu của Deloitte, 25% số người được hỏi cho biết họ sẽ ngừng mua sắm với những thương hiệu “có vẻ như” chỉ đang hoạt động vì lợi ích của chính họ.

Người tiêu dùng có xu hướng trung thành hơn với những doanh nghiệp thể hiện sự đồng cảm đích thực và mối quan hệ của thương hiệu với khách hàng sẽ kéo dài hơn khi khách hàng nhận thấy rằng họ là một phần của sự phát triển của thương hiệu.

Khi phân tích chiến lược tiếp cận khách hàng của bạn, cho dù là thông qua các nền tảng mạng xã hội, các công cụ tìm kiếm hay các kênh khác, hãy đảm bảo rằng thông điệp của bạn có sức hút, truyền cảm hứng hoặc tác động đến người khác.

Bạn có thể cân nhắc ba giai đoạn của khách hàng trong hành trình mua sắm:

  • Giai đoạn khám phá: Làm thế nào để thương hiệu của bạn hiển thị ngay khi khách hàng tiến hành nghiên cứu các giải pháp? Khi người tiêu dùng tìm kiếm trên Google, thương hiệu của bạn có hiển thị ở ít nhất 5-10 kết quả đầu tiên hay không?
  • Giai đoạn cân nhắc: Thương hiệu của bạn được hiển thị như thế nào khi người tiêu dùng bắt đầu tương tác với nội dung của bạn? Các bài đăng trên mạng xã hội của người có ảnh hưởng hay nhà sáng tạo có đại diện cho giá trị thương hiệu của bạn không?
  • Giai đoạn chuyển đổi: Thương hiệu của bạn hiển thị như thế nào khi người tiêu dùng mua sắm trên website của bạn? Bạn muốn người tiêu dùng của mình thực hiện hành động nào ngoài việc chỉ mua hàng một lần?

Bạn cần đảm bảo rằng tất cả các thông điệp theo mục đích của bạn được truyền tải xuyên suốt trên tất cả các kênh thuộc sở hữu của thương hiệu (owned media/channels).

2. Xây dựng các tệp khách hàng tập trung vào các mối quan hệ.

Dữ liệu là một trong những tài nguyên quý giá nhất mà một doanh nghiệp có trong thời buổi công nghệ phát triển như hiện tại. Khách hàng của bạn là ai, bạn hiểu họ tới đâu, bạn có những thông tin gì về họ…

Mặc dù cookies sẽ bị hạn chế, dữ liệu từ bên thứ ba có thể khó thu thập hơn, tuy nhiên bằng cách tập trung vào dữ liệu của bên thứ nhất (first party data), các thương hiệu vẫn phải hiểu khách hàng của họ nhiều hơn.

Các dữ liệu được thu thập trực tiếp từ người tiêu dùng trên website của thương hiệu, chẳng hạn như tên, giới tính của người tiêu dùng hay danh mục các sản phẩm họ từng quan tâm và mua sắm là những điểm dữ liệu then chốt.

Bạn cần lưu ý rằng, thu thập dữ liệu không chỉ đơn thuần là về các giao dịch bán hàng, thay vào đó, hãy sử dụng dữ liệu như là những cơ hội để tìm hiểu thêm về sở thích và mối quan hệ của người tiêu dùng:

  • Họ có quan tâm đến việc nghiên cứu hoặc mua hàng không? Nếu họ chưa quyết định, họ có muốn bạn gửi cho họ một sản phẩm mẫu (nếu có) để thử trước khi mua không?
  • Họ đang mua cho ai? Họ quan tâm đến việc mua sản phẩm cho chính họ, hay họ đang mua quà tặng cho một người bạn hay người thân nào đó?
  • Sau khi hoàn tất việc mua hàng, họ có muốn nhận các mẹo hay bí quyết để việc sử dụng sản phẩm trở nên hiệu quả hơn không?
  • Để tiếp tục cuộc trò chuyện, sau khi họ duyệt qua website của bạn hoặc mua hàng, họ có muốn nhận tin nhắn văn bản hay các thông báo qua email từ thương hiệu không?

Thay vì đưa ra các giả định môt cách mơ hồ về khách hàng, hãy nhân hóa các trải nghiệm thông qua dữ liệu. Bạn càng hiểu về họ sâu hơn dưới góc độ cá nhân, họ sẽ càng ở lại với bạn lâu hơn.

3. Xác định lại khái niệm và mô hình giữ chân khách hàng (customer retention).

Thông thường, những người làm marketing sẽ theo dõi chặt chẽ các số liệu như tỷ lệ chuyển đổi, tỷ lệ thoát, số lần mua hàng hàng tháng, tỷ lệ mua lặp lại (thường được xác định là những người từng mua hàng từ 2 lần trở lên) và nhiều chỉ số khác.

Trong khi nhu cầu mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng tiếp tục tăng lên, theo McKinsey, vẫn có khoảng 30 đến 40% người tiêu dùng sẽ tiếp tục thay đổi thương hiệu hoặc nhà bán lẻ.

Đã đến lúc các marketers cần xác định lại khái niệm giữ chân khách hàng hay lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu trước khi khách hàng của họ bắt đầu chuyển đổi và mua sắm ở những nơi khác.

Chúng ta không nên chỉ định nghĩa khái niệm giữ chân (retention) là dành cho những khách hàng ít nhất là đã mua hàng từ 2 lần trở lên mà thay vào đó cần cố gắng hiểu hành vi của họ trên tất cả các kênh.

Để làm được điều này, bạn cần thoát ra khỏi mô hình “phân bổ nhấp chuột cuối cùng” (last-click attribution), điều mà chỉ cho bạn biết kênh cuối cùng họ đã nhấp trước khi mua hàng từ website của bạn.

Bạn cần chỉ định “giá trị” cho những người tiêu dùng thông qua tất cả các tương tác với thương hiệu trong suốt các giai đoạn trong hành trình mua hàng, thay vì chỉ theo dõi họ ở giai đoạn chuyển đổi. Nói cách khác, một khách hàng trung thành nên được xác định bằng tất cả các hành vi mua sắm và tương tác của họ.

Nếu người tiêu dùng của bạn tìm kiếm trên Google, xem qua trên Facebook, sau đó xem video trên YouTube rồi mới chuyển đổi ở website của thương hiệu, đừng lầm tưởng và đánh giá cao YouTube mà bỏ qua các tương tác hay các điểm chạm trước đó.

Đã đến lúc bạn cần gán giá trị cho khách hàng theo nhiều điểm chạm và phát triển những nội dung có liên quan với chiến lược truyền thông được nhắm mục tiêu – bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn để chuyển đổi và xây dựng lòng trung thành với khách hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

TikTok chia sẻ một số mẹo để tăng chuyển đổi cho quảng cáo

Nếu bạn đang tìm cách tối đa hóa chuyển đổi với quảng cáo TikTok của mình, dựa trên số liệu từ hàng nghìn quảng cáo trong hệ thống, những mẹo dưới đây từ TikTok rất đáng để bạn tham khảo.

TikTok chia sẻ một số mẹo để tăng chuyển đổi cho quảng cáo
Source: HumanBrand

Bằng cách sử dụng các công cụ tự động, TikTok đã quét hàng ngàn mẫu quảng cáo trên ứng dụng để xác định các yếu tố chính của các chiến dịch quảng cáo có mức chuyển đổi cao nhất, đây là những gì TikTok đã tìm thấy.

quảng cáo tiktok

Như bạn có thể thấy qua hình ảnh ở trên, những video có chất lượng cao (từ 720 pixel trở lên), có thể giúp tăng +312% tỷ lệ chuyển đổi, các CTA (lời kêu gọi hành động) rõ ràng có thể giúp tăng +152% tỷ lệ chuyển đổi, các video toàn màn hình có thể giúp tăng +91% tỷ lệ chuyển đổi và video có độ dài từ 21-34 giây có thể làm tăng đến +280% chuyển đổi.

Ngoài ra, TikTok cũng đã cung cấp một số mẹo dành riêng cho các ngành tiêu biểu.

Thương mại điện tử.

  • Việc sử dụng các phụ đề cụ thể, chi tiết, các văn bản được hiển thị rõ trên màn hình về một ưu đãi nào đó đã giúp tăng 80% chuyển đổi.
  • Sự kết hợp giữa yếu tố lồng tiếng của con người và lời đề nghị (offer) bằng văn bản đã giúp tăng 87% chuyển đổi.
  • Các video sử dụng nhiều bối cảnh khác nhau, thay vì một cảnh tĩnh có thể dẫn đến tăng chuyển đổi lên tới 38%.

Game.

  • Các quảng cáo dành cho các trò chơi (Game) có từ 5 bối cảnh trở lên cho thấy mức chuyển đổi tăng 171% so với những quảng cáo có ít bối cảnh (scenes) hơn.
  • Các video sử dụng văn bản trên màn hình trong 7 giây đầu tiên đã giúp tăng 43% chuyển đổi so với các video sử dụng văn bản chậm hơn.

Mặc dù yếu tố hiệu suất còn phụ thuộc nhiều vào đặc điểm ngàng hàng, đối thủ, khách hàng mục tiêu, bối cảnh kinh doanh, mức độ thử nghiệm và sáng tạo của các nhà quảng cáo, tuy nhiên, với những gì mà TịkTok chia sẻ ở trên, bạn sẽ có thêm nhiều cơ hội hơn để thử nghiệm và tối ưu các quảng cáo của mình.

Bạn cũng có thể xem trực tiếp chia sẻ từ TikTok tại: TikTok Advertising Tips.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Kinh tế tuần hoàn (Circular Economy) là gì? Khái niệm và Nội dung

Kết nối đa bên, bao gồm khu vực tư nhân và khu vực công, trong nước và nước ngoài, sẽ giúp đẩy nhanh quá trình dịch chuyển sang kinh tế tuần hoàn (Circular Economy), từ khâu xây dựng đến thực thi chính sách. Vậy kinh tế tuần hoàn (Circular Economy) là gì và nên tiếp cận ra sao.

Circular Economy là gì
Circular Economy là gì? Chìa khóa thành công cho nền kinh tế tuần hoàn

Nền kinh tế tuần hoàn (Circular Economy) là gì?

Nền kinh tế tuần hoàn (Circular Economy) là một hệ thống kinh tế được thiết kế để giảm thiểu lượng rác thải và tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên. Trong mô hình này, các sản phẩm, vật liệu và tài nguyên được thúc đẩy để duy trì trong chu kỳ sản xuất, sử dụng và tái chế, thay vì chỉ được sử dụng một lần và sau đó trở thành rác thải.

Mục tiêu của nền kinh tế tuần hoàn là tối ưu hóa giá trị từ tài nguyên, giảm lượng rác thải và tiêu thụ tài nguyên mới. Điều này có thể đạt được thông qua việc thiết kế sản phẩm sao cho chúng dễ tái chế, sử dụng nguyên liệu tái chế, áp dụng các quy trình sản xuất hiệu quả về tài nguyên, và thúc đẩy hệ thống chia sẻ và tái chế sản phẩm.

Circular Economy thường được xem là một phương tiện quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường và tính bền vững, đặc biệt là trong bối cảnh tăng cường ý thức về biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu Net Zero và giảm thiểu ảnh hưởng của chúng.

Khi rác thải là một nguồn tài nguyên mới.

Với tốc độ đô thị hóa ngày ngày cao và tầng lớp trung lưu nhiều hơn, nhu cầu nhựa gia tăng nhanh chóng trong các ngành tiêu dùng, xây dựng, hàng gia dụng vì tính tiện lợi và linh hoạt.

Tuy nhiên, tiêu thụ nhựa ngày càng nhiều cùng với quản lý chất thải kém đang gây ô nhiễm rõ rệt tại các thành phố, cũng như khu vực biển, tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học và môi trường sống tự nhiên, gia tăng biến đổi khí hậu.

Ước tính đến năm 2019, có khoảng 9,3 tỷ tấn nhựa nguyên sinh được sản xuất trên quy mô toàn cầu, trong đó 6,3 tỷ tấn đã trở thành rác thải nhựa. Đáng chú ý, chỉ có khoảng 9% số rác này được tái chế, 12% được xử lý bằng phương pháp đốt và khoảng 79% còn lại được chôn lấp.

Điều này có nghĩa là gần 5 tỷ tấn rác thải nhựa đang tích tụ tại các bãi rác trên toàn thế giới. Chúng sẽ vỡ vụn dần dần và rò rỉ vào tầng nước ngầm và các con sông, trở thành một trong những nguồn ô nhiễm vi nhựa liên tục của các đại dương.

Những tác động đặc biệt nghiêm trọng đối với Việt Nam do sở hữu bờ biển dài, và phụ thuộc lớn vào các ngành kinh tế chủ chốt như du lịch và thủy sản.

Nghiên cứu gần đây từ IFC – Ngân hàng thế giới chỉ ra rằng trong số gần 4 triệu tấn các loại nhựa sử dụng phổ biến được thải ra hàng năm tại Việt Nam, chỉ có 33% được thu hồi và tái chế. Ước tính nền kinh tế lãng phí 75% giá trị vật liệu của nhựa, tương đương 2,2 – 2,9 tỷ USD mỗi năm.

Nhiều chuyên gia từng khuyến nghị các phương pháp tiếp cận của nền kinh tế tuần hoàn có thể giúp thu lại giá trị đáng kể, lại vừa giảm nguồn nhựa thải ra môi trường.

Ông Andre Jeffries, Giám đốc quốc gia của Ngân hàng Phát triển châu Á tại Việt Nam, đánh giá mặc dù Việt Nam đã có nhiều thành phố trở thành các trung tâm kinh tế, thực tế đang đòi hỏi nhiều trong số đó phải cải thiện hơn nữa các cơ sở hạ tầng và dịch vụ chủ chốt, bao gồm cả hệ thống quản lý chất thải rắn.

“Đại dịch là một cơ hội để tái thiết những cộng đồng của chúng ta theo các mô hình bền vững, nhằm tạo dựng một tương lai xanh hơn và tốt đẹp hơn cho tất cả. Và một trong những cách tiếp cận để đạt được điều này đó là việc chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn”, ông nhấn mạnh.

Hợp tác – yếu tố quyết định thành công của quá trình chuyển dịch.

Ông Jan Wilthem Grythe, Phó đại sứ Na Uy tại Việt Nam, cho biết từ kinh nghiệm của Na Uy, cách tiếp cận đa biên đã được chứng minh là một mô hình thành công trong nhiều lĩnh vực, kể cả kinh tế tuần hoàn với ngành nhựa.

Trong mô hình đó, các cơ quan chính phủ, chính quyền các cấp hợp tác chặt chẽ với các viện nghiên cứu, khu vực tư nhân, và các tổ chức phi chính phủ trong quá trình xây dựng và thực thi chính sách.

Phó chủ tịch TP. Vũng Tàu Võ Hồng Thuấn nhấn mạnh: “Giảm thiểu chất thải nhựa là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng và thiết thực, không chỉ của chính quyền, mà cả toàn thể người dân, các tổ chức và doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Mỗi người đều phải góp phần mình để thực hiện nhiệm vụ này”.

Ông cho biết TP. Vũng Tàu đã có kế hoạch phân loại ban đầu chất thải nhựa và giảm thiểu sử dụng các sản phẩm nhựa khó phân hủy. Tuy nhiên, việc triển khai còn gặp nhiều khó khăn do tình hình dịch Covid-19, và do mức độ nhận thức về vấn đề này của cộng đồng còn hạn chế.

Cùng với đó, cơ sở hạ tầng phục vụ xử lý chất thải nhựa trên địa bàn vẫn chưa được hoàn thiện, dẫn đến khó khăn trong việc đẩy mạnh thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý.

Tại hội thảo “Tiếp cận đa bên – chìa khóa thành công của nền kinh tế tuần hoàn”, Quỹ Sáng kiến phát triển các thành phố châu Á (CDIA) cam kết cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho TP. Vũng Tàu.

Theo đó, CDIA sẽ chuẩn bị một chương trình đầu tư quản lý chất thải rắn mang tính tổng thể cho TP Vũng Tàu, bao gồm tất cả các khâu từ phân loại rác tại nguồn, tới thu gom, phân loại tại cơ sở trung chuyển, tái chế và xử lý, cho đến công đoạn cuối cùng là loại bỏ chất thải.

CDIA sẽ cùng với Liên minh Chấm dứt chất thải nhựa thực hiện một nghiên cứu khả thi, trong đó xác định các hợp phần rác thải nhựa cần ưu tiên.

Một trong những mục tiêu của dự án là xây dựng một mạng lưới vững chắc kết nối các bên liên quan, bao gồm các tổ chức trong nước và quốc tế, các đơn vị/cơ quan nghiên cứu, doanh nghiệp, và các cơ quan chính phủ như Bộ Tài nguyên và môi trường, UBND TP. Vũng Tàu trong quản lý chất thải rắn dọc theo toàn bộ chuỗi giá trị, đồng thời thúc đẩy/xúc tiến các hoạt động đầu tư để giảm thiểu sự rò rỉ chất thải nhựa vào môi trường.

Các bên liên quan khác, như những tổ chức và ngành công nghiệp hàng đầu trên thế giới tham gia vào dự án, sẽ giúp truyền tải những kiến thức và kinh nghiệm về các biện pháp tối ưu hóa quy trình quản lý chất thải hướng tới sự tuần hoàn và trung hòa carbon cho các chính quyền địa phương tại Việt Nam nói chung, và TP. Vũng Tàu nói riêng.

Trước đó, Việt Nam đã nhận chương trình tài trợ xanh đầu tiên với quy mô lớn do VPBank thực hiện với khoản tín dụng trị giá hơn 212 triệu USD do IFC cấp.

Chương trình này bao gồm tám nhóm tài sản xanh, trong đó có nhóm “sản phẩm, sản xuất, và công nghệ thân thiện với môi trường và/hoặc phù hợp với nền kinh tế tuần hoàn”.

Không chỉ “bắt tay” với các nguồn lực bên ngoài, các nguồn lực của nền kinh tế Việt Nam cũng đang cho thấy sự kết nối ngày càng rõ nét hơn trong quá trình chuyển dịch sang kinh tế tuần hoàn.

Giữa năm 2019, 9 doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực hàng tiêu dùng và bao bì đã bắt tay cùng thành lập Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam), với mong muốn thông qua việc thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn làm cho quá trình thu gom và tái chế bao bì sản phẩm được thực hiện theo cách dễ tiếp cận hơn và bền vững hơn.

Mô hình 5 yếu tố của nền kinh tế tuần hoàn

PRO Việt Nam sẽ hỗ trợ phát triển một hệ sinh thái thu gom, tái chế bao bì trong nước đủ mạnh, giúp tăng tỷ lệ tái chế và giảm thiểu tỷ lệ bao bì thải ra môi trường.

Liên minh này sẽ đẩy mạnh hỗ trợ các hoạt động trên các lĩnh vực gồm nâng cao nhận thức người tiêu dùng về tái chế và phân loại rác, làm vững mạnh hệ sinh thái thu gom bao bì sẵn có.

Đối với hệ thống thu gom, Việt Nam hiện chưa phát triển các hệ thống công lập, nhưng hệ thống phi chính thức đã hình thành và hoạt động hiệu quả.

Chỉ tính riêng tại Hà Nội, mạng lưới những người hành nghề đồng nát, ve chai có khoảng 10.000 người, kết nối với hơn 1.000 bãi phế liệu, thu gom được khoảng 3.000 tấn phế liệu các loại mỗi ngày, tương đương với 30% lượng rác thải phát sinh ở thành phố.

Đại diện PRO Việt Nam cũng từng khẳng định những người đồng nát, ve chai, làng nghề tái chế là “tài sản quý của Việt Nam”.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh

Văn hoá doanh nghiệp là chìa khoá để giữ chân những người tài năng nhất

Nhiều nhân viên cho rằng, cảm giác được tôn trọng là yếu tố hàng đầu khi nói đến văn hoá của doanh nghiệp.

Văn hoá doanh nghiệp là chìa khoá để giữ chân những người tài năng nhất
Source: British Council

Văn hóa doanh nghiệp (business culture) đã phát triển lên một tầm quan trọng mới kể từ sau đại dịch, người lao động ngày càng kỳ vọng nhiều hơn từ các doanh nghiệp nơi họ làm việc, không chỉ về các nhu cầu như lương thưởng, môi trường làm việc mà còn cả yếu tố tính thần hay văn hoá.

Từ nhiều quốc gia trên thế giới, nhân viên đang rời bỏ các vị trí của họ, điều đã tạo nên một khái niệm đang trở thành mối e ngại của các doanh nghiệp, “làn sóng từ chức vĩ đại” hay “cuộc di cư vĩ đại” (Great Resignation).

Họ rời bỏ công việc vì nhiều lý do khác nhau, có người thì để đi tìm kiếm cơ hội mới, có người thì đi theo con đường sự nghiệp mới và cũng có người thì bắt đầu khởi nghiệp.

Khi phải đối mặt với làn sóng mới này, các doanh nghiệp ở khắp mọi nơi trên thế giới đang phải nỗ lực nhiều hơn để giữ chân nhân viên của họ, đặc biệt là các nhân tài. Và một phần quan trọng trong số những nỗ lực đó là tạo ra một nền văn hóa mạnh mẽ.

Điều gì tạo nên một văn hóa doanh nghiệp tốt.

Theo một nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi MIT Sloan Management Review, sự tôn trọng (Respect) là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất cho thấy một nhân viên có hài lòng với văn hóa làm việc của họ hay không.

Nghiên cứu đã phân tích hơn một triệu bài đánh giá của nhân viên về người sử dụng lao động (phía doanh nghiệp) của họ và phát hiện ra rằng những doanh nghiệp mà người lao động cảm thấy được tôn trọng có nhiều khả năng có một nền văn hóa tốt.

Nghiên cứu đã sử dụng một công cụ xử lý ngôn ngữ tự nhiên (natural language processing) để xác định những đặc điểm chung được đề cập khi nhân viên gửi bài đánh giá về nơi làm việc của họ lên trang xếp hạng Glassdoor.

Sau đó, những đặc điểm này được so sánh với điểm xếp hạng văn hóa tổng thể mà doanh nghiệp đưa ra, điều sẽ cho phép các nhà nghiên cứu xác định giá trị về tầm quan trọng tương đối của chúng trong việc quyết định một nền văn hóa là tốt hay xấu.

Dựa trên kết quả nghiên cứu, ‘được tôn trọng’ là đặc điểm chính thể hiện một văn hoá doanh nghiệp tốt.

Nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng các nhân viên vốn đặt rất nhiều giá trị vào các nhà lãnh đạo có thể hỗ trợ họ và xem xét liệu những nhà lãnh đạo đó có sống theo các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp hay không.

Lợi ích, đặc quyền, cơ hội học tập và đảm bảo việc làm là một trong những yếu tố dự báo quan trọng khác với văn hoá doanh nghiệp.

Dưới đây là 10 yếu tố văn hoá có sức tác động lớn nhất đến nhân viên.

  • Nhân viên có cảm giác được tôn trọng.
  • Các nhà lãnh đạo sẵn sàng hỗ trợ, khuyến khích và động viên nhân viên.
  • Các nhà lãnh đạo sống đúng với các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.
  • Những người quản lý độc hại.
  • Những hành vi thiếu đạo đức được diễn ra trong doanh nghiệp.
  • Những lợi ích mà doanh nghiệp có cho nhân viên.
  • Các đặc quyền khác cho nhân viên.
  • Cơ hội học hỏi và phát triển bản thân.
  • Bảo đảm công việc cho nhân viên.
  • Chất lượng và tần suất của những lần cơ cấu lại tổ chức.

Tại sao văn hóa doanh nghiệp lại vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp.

Văn hóa của một doanh nghiệp về cơ bản là các giá trị cốt lõi, truyền thống, thái độ, hành vi và niềm tin được chia sẻ xuyên suốt trong lực lượng lao động của doạnh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp có thể thu hút hoặc “xua đuổi” nhân tài, vì nó tác động trực tiếp đến sự hạnh phúc của nhân viên, sự hài lòng trong công việc và mức độ hiệu quả về tổng thể.

Theo khảo sát về Văn hoá & Sứ mệnh của Glassdoor, ngay cả trước khi đại dịch xảy ra, các nhân viên đang tìm kiếm các doanh nghiệp có nền văn hóa và giá trị phù hợp với các ưu tiên hay giá trị cá nhân của riêng họ.

Ông Gil Allouche, Đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của Metadata.io, nhấn mạnh trong một bài báo với Forbes rằng: “Thành công trong kinh doanh có thể đến từ nhiều cách và xuất hiện dưới nhiều hình dạng khác nhau, tuy nhiên, một nền văn hóa xấu sẽ không đảm bảo sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp về lâu dài.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Brand Mission: Sự khác biệt giữa sứ mệnh và mục đích thương hiệu

Việc tìm ra những đường lối cho thương hiệu từ những ngày đầu thành lập doanh nghiệp là công việc hết sức quan trọng. Doanh nghiệp cần xác định đúng sứ mệnh thương hiệu (Brand Mission) và mục đích thương hiệu (Brand Purpose) trước cả khi xây dựng chiến lược kinh doanh.

Sự khác biệt giữa mục đích và sứ mệnh của thương hiệu
Brand Mission: Sự khác biệt giữa mục đích và sứ mệnh của thương hiệu

Đối mặt với muôn vàn sự mơ hồ và bất ổn của thế giới đại dịch, các nhà lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp cần có một khung chiến lược mới cho sự phát triển trong tương lai.

Từ những quyết định về các chiến lược kinh doanh, sứ mệnh thương hiệu, mục đích của thương hiệu, nhiệm vụ của marketing đến các hoạt động bán hàng cụ thể.

Với những gì mà “thế giới mới” đang mang lại, sự thật là ngay cả những nhà lãnh đạo kinh doanh giàu kinh nghiệm nhất cũng tỏ ra ngần ngại khi phải lựa chọn những yếu tố cần ưu tiên hàng đầu và ý nghĩa đằng sau những sự ưu tiên đó.

Theo Giáo sư Felix Oberholzer-Gee tại Trường Kinh doanh Harvard, trong một thế giới mới với đầy sự bất ổn, thách thức lớn nhất của doanh nghiệp là cắt bỏ những sự phức tạp để có được những chiến lược tốt hơn và hiệu quả hơn, chiến lược hiệu quả là chiến lược đơn giản.

Hai trong số những ưu tiên chiến lược hàng đầu mà các doanh nghiệp cần xây dựng đó là “mục đích thương hiệu” (brand purpose) và “sứ mệnh thương hiệu” (brand mission), chúng là những thành phần nền tảng của bất cứ chiến lược thương hiệu nào của doanh nghiệp.

Trong khi hai thuật ngữ này vốn khác nhau về mục đích lẫn vai trò, không ít các doanh nghiệp không phân biệt được chúng.

1. Mục đích thương hiệu (brand purpose) và Sứ mệnh thương hiệu (brand mission) phải cùng hướng đến câu hỏi tại sao (why?).

Mục đích và Sứ mệnh về cơ bản là những cách tiếp cận khác nhau để xác định lý do tại sao một doanh nghiệp tồn tại.

Theo quan điểm này, mục đích là một ý tưởng rộng hơn và có ý nghĩa cao hơn về lý do tại sao sự tồn tại của một doanh nghiệp cần vượt ra khỏi khái niệm lợi nhuận đơn thuần, trong khi sứ mệnh thì hẹp hơn và thực tế hơn về lý do tại sao sự tồn tại của thương hiệu cần gắn liền với việc mang lại lợi ích cho các bên liên quan.

Các doanh nghiệp hoạt động có mục đích theo đó là những doanh nghiệp cam kết tạo ra các tác động tích cực cho xã hội và xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.

Hãy nhìn vào Unilever, với mục đích “Tạo nên một cuộc sống bền vững” hay Patagonia với mục đích là “Để cứu hành tinh của chúng ta”.

Ở khía cạnh khác, các doanh nghiệp được định hướng bởi sứ mệnh luôn tập trung vào việc mang lại những tác động hay sức ảnh hưởng đến khách hàng, nhân viên và cả cổ đông.

Với Google, sứ mệnh của công cụ tìm kiếm này là “Cung cấp một thế giới thông tin có thể truy cập được trên toàn cầu chỉ với một cú nhấp chuột”, hay sứ mệnh của Starbucks chính là “Truyền cảm hứng và nuôi dưỡng tinh thần của nhân loại”.

Trong khi rất nhiều doanh nghiệp vẫn còn nhầm lẫn về cách sử dụng thì hai thuật ngữ này nên được phân biệt để dễ dàng theo đuổi, là mục đích kinh doanh cao cả hay tập trung vào những sứ mệnh.

2. Mục đích thương hiệu và Sứ mệnh thương hiệu là những phần bổ sung của câu chuyện thương hiệu (brand story).

Sứ mệnh là thứ thúc đẩy thương hiệu, trong khi mục đích là lý do tại sao thương hiệu được thúc đẩy. Mục đích của thương hiệu giải thích tại sao để tồn tại doanh nghiệp cần thoát ra khỏi khái niệm tiền bạc hay lợi nhuận và sứ mệnh của nó sẽ mô tả những gì doanh nghiệp cần làm để hiện thực hoá mục đích của mình.

Có thể mục đích của thương hiệu của bạn là “Tạo dựng nên những niềm tin trong xã hội và giải quyết các vấn đề quan trọng…” nào đó, và bạn sẽ đạt được mục đích thông qua sứ mệnh “Giúp các tổ chức và cá nhân…nhận được nhiều giá trị thông qua những thứ mà họ đang tìm kiếm, bằng cách cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lượng…”

Trong bất cứ doanh nghiệp nào, mặc dù chúng đóng các vai trò khác nhau, cả mục đích và sứ mệnh đều là những khía cạnh quan trọng mang tính chiến lược.

McKinsey & Company có mục đích là “Giúp tạo ra những sự thay đổi tích cực và lâu dài trên thế giới”, thông qua sứ mệnh “Giúp khách hàng tạo ra những sự cải tiến khác biệt, lâu dài và đáng kể trong hiệu suất đồng thời xây dựng một doanh nghiệp có thể thu hút, phát triển và giữ chân nhân tài.”

Trong khi Accenture thực hiện tốt mục đích của mình là “Mang đến những sự hứa hẹn về công nghệ và sự khéo léo của con người” thông qua sứ mệnh “Giải quyết những thách thức khó khăn nhất của khách hàng bằng cách cung cấp các dịch vụ nổi trội về chiến lược, tư vấn, kỹ thuật số, công nghệ và vận hành.”

Bạn chỉ có thể mang lại những điều tốt đẹp hơn trên thế giới, với những mục đích cao cả hơn – nếu bạn có một sứ mệnh có khả năng giúp bạn hiện thực hóa mục đích. Đó là lý do tại sao mục đích và sứ mệnh của thương hiệu cần được liên kết một cách chặt chẽ trong các doanh nghiệp.

Thế giới cần nhiều hơn những doanh nghiệp được xây dựng và định hướng bởi cả yếu tố mục đích thương hiệu và sứ mệnh thương hiệu. Và hiển nhiên, nó cũng kéo theo những sự thay đổi tích cực cả cho các bên liên quan (khách hàng, nhân viên, cổ đông…) và cho xã hội nói chung.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Metaverse có cứu được Facebook?

Kế hoạch tập trung vào vũ trụ ảo metaverse được xem là bước đi thông minh của Mark Zuckerberg để chuyển hướng sự chú ý của công chúng.

Metaverse có cứu được Facebook?
Source: CNET

Theo The Verge, Facebook sẽ đổi tên trong tuần này với mục tiêu xây dựng vũ trụ ảo thay vì chỉ hoạt động như một công ty mạng xã hội đơn thuần. “Về cơ bản, những chuyện xoay quanh metaverse có thể giúp Facebook tránh khỏi phản ứng dữ dội từ công chúng”, Ashley Cooksley, Giám đốc điều hành tại công ty The Social Element, nói.

Theo Anne Olderog, cổ đông của công ty tư vấn Vivaldi với 20 năm kinh nghiệm xây dựng chiến lược thương hiệu, Facebook đang chuyển mối quan tâm của người dùng sang metaverse, một khái niệm nghe có vẻ viễn tưởng và thú vị. “Thực tế, vẫn chưa ai hiểu metaverse là gì, nên đây là nước đi rất hợp lý”, Olderog phân tích.

Eric Schiffer, Giám đốc điều hành The Chief Organization, cho biết Facebook vẫn phải giải quyết các vụ bê bối, nhưng công ty không thể sụp đổ do vẫn còn nguồn lực kinh tế lẫn chính trị lớn mạnh. “Đây chưa phải dấu chấm hết cho Zuckerberg.

Hành động chuyển hướng là nước đi thông minh, vừa tái định hướng thương hiệu vừa phần nào giải quyết được khủng hoảng. Việc tập trung cho metaverse có thể giúp công ty chiếm lợi thế trong cuộc đua công nghệ tương lai”, Schiffer nói.

Tuy nhiên, Olderog cho rằng việc tập trung vào metaverse không đủ để xóa bỏ vết nhơ của công ty trong nhận thức của công chúng. “Rốt cuộc, điều cốt yếu vẫn là giải quyết những vấn đề cơ bản, nếu không họ vẫn phải đối mặt với những vấn đề tương tự dù đã chuyển hướng”, bà đánh giá.

Thiệt hại về danh tiếng không phải là điều duy nhất khiến Facebook lo lắng. Các tài liệu rò rỉ cho thấy Facebook xem trọng độ phổ biến đối với trẻ em, thanh thiếu niên. Công ty cho rằng đây là yếu tố để cạnh tranh với những đối thủ như TikTok. Điều này khiến nhiều chuyên gia lo ngại.

Giáo sư Andrew Pryzbylski, nhà tâm lý học tại Đại học Oxford đã nghiên cứu cách trẻ em tương tác với mạng xã hội và trò chơi điện tử, nói rằng các tài liệu cho thấy những đứa trẻ dùng Facebook chỉ cần được “cười đùa và vui vẻ”. Metaverse trong tương lai sẽ là dự án đầy tiềm năng nếu Facebook muốn thu hút sự chú ý của trẻ em.

Tuy nhiên, giáo sư cũng lưu ý rằng metaverse còn nguy hiểm hơn các mạng xã hội hiện tại. Facebook có thể trực tiếp tác động đến cuộc sống của trẻ vì không gian metaverse trực quan hơn nhiều. “Đây là thứ vừa đáng sợ, vừa khơi dậy nhiều cảm hứng”, Pryzbylski nói.

Khủng hoảng truyền thông mới nhất của Facebook bắt nguồn từ các tài liệu nội bộ do cựu quản lý Frances Haugen tiết lộ. Nội dung thể hiện mạng xã hội cố tình che giấu những tác động xấu của nền tảng đến xã hội, đặc biệt đối với thanh thiếu niên trong nhiều năm qua.

Thông tin này có thể khiến cơ quan quản lý siết chặt các quy định đối với những ông lớn công nghệ tại Mỹ. Sau khi bê bố xảy ra, Facebook liên tục thông báo những tin liên quan tới metaverse như biện pháp đánh lạc hướng công chúng.

Metaverse là thuật ngữ mô tả một thế giới ảo nơi mọi người có thể truy cập bằng VR và AR, thay vì máy tính xách tay, điện thoại. Hồi tháng 7, Mark Zuckerberg lần đầu công bố dự định biến Facebook thành “công ty metaverse”.

Tương tự việc Google chọn tên Alphabet cho công ty mẹ để thể hiện sự đa dạng hóa các lĩnh vực kinh doanh, cái tên mới sẽ cho công chúng biết Zuckerberg dự tính xây dựng vũ trụ ảo theo hướng nào.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | Theo Business Insider

Apple sử dụng chiến lược này để “kéo” 365 tỷ USD doanh số

Một trong những cách đơn giản nhất để xây dựng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu nhưng cũng lại thường bị bỏ qua nhiều nhất.

Apple sử dụng chiến lược này để "kéo" 365 tỷ USD doanh số
Source: The Japan Times

Apple từ lâu đã là một trong những thương hiệu đình đám và có giá trị vốn hoá lớn toàn cầu với hơn 2000 tỷ USD.

Những người hâm mộ hay khách hàng trung thành của Apple sẵn sàng xếp hàng dài trên các con phố chỉ để trở thành những người đầu tiên sở hữu các phiên bản mới nhất và với tổng doanh thu hàng năm được báo cáo là 365,8 tỷ USD cho năm 2021, rõ ràng sự đúng đắn trong chiến lược phát triển thương hiệu của Apple là không thể chối từ.

Tuy nhiên, thành công của Apple không chỉ đơn giản là nhờ vào những thiết kế bắt mắt, cách tiếp cận tối giản với các công nghệ tiên tiến hay thậm chí là khoản ngân sách quảng cáo hàng năm với gần 2 tỷ USD. Thay vào đó, nó nằm ở cách công ty này xây dựng yếu tố con người và đội ngũ (đội ngũ chăm sóc khách hàng và bán hàng).

Đối với nhiều doanh nghiệp khác, theo cách thông thường, họ sẽ tuyển dụng những người có xu hướng yêu thích hay là “fans hâm mộ” của doanh nghiệp, ngược lại với Apple, họ tuyển dụng chính khách hàng của họ.

Nếu bạn đang muốn tăng trưởng, đừng chỉ tuyển những người yêu thích doanh nghiệp của bạn.

Bí quyết để xây dựng đội ngũ dịch vụ khách hàng thành công của Apple là tuyển dụng những người là khách hàng của họ bởi vì suy cho cùng, khách hàng hiểu khách hàng.

Với cách tiếp cận đó, Apple sẽ có thể đảm bảo cung cấp các sản phẩm hay loại hình dịch vụ mà khách hàng của họ (cũng chính là nhân viên của họ) yêu thích nhất. Chiến lược nhân sự đơn giản mà vô cùng hiệu quả này cùng với những lý thuyết đơn giản đằng sau nó ngược lại thường không được áp dụng chính xác cho các bộ phận hay phòng ban khác, chẳng hạn như kỹ thuật, phát triển và bán hàng.

Lấy ví dụ về bộ phận bán hàng, mọi người thường có một suy nghĩ sai lầm rằng một đại diện bán hàng tuyệt vời sẽ phải là người hâm mộ lớn nhất của thương hiệu.

Tuy nhiên, điều này không đúng. Người đại diện bán hàng giỏi nhất không phải (hoặc không nhất thiết) là người hâm mộ lớn nhất – mà là những người xác định chính xác và có mối quan hệ chặt chẽ nhất với đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp.

Trên thực tế, những người cổ vũ lớn nhất (năng động nhất) của doanh nghiệp không phải là những nhân viên bán hàng giỏi nhất – họ cũng không phải là những người đổi mới tốt nhất của thương hiệu.

Tính khách quan giữa nhu cầu tăng trưởng và sự phát triển.

Người hâm mộ thương hiệu không nhìn mọi thứ theo cách giống những người khác. Và do đó, những người này không thể bán hàng cho những người chưa từng mua hàng hoặc cải tiến cho một sản phẩm nào đó, vì trong mắt họ, các sản phẩm hiện có đã rất hoàn hảo.

Vì vậy, mặc dù những người hâm mộ có khả năng kết nối rất tốt với những người hâm mộ khác, nhưng họ lại thường đánh mất đi tính khách quan – một yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc cải tiến sản phẩm hoặc dịch vụ và sự tăng trưởng của doanh nghiệp.

Về mặt tâm lý, khi ai đó là một người hâm mộ, đặc biệt là những người hâm mộ cuồng nhiệt (fans cuồng), chúng ta biết rằng lòng trung thành của họ có thể khiến họ trở nên mù quáng trước những lựa chọn thay thế khác.

Nói cách khác, vào một thời điểm nào đó, khi chúng ta hâm mộ một thứ gì đó có nghĩa là chúng ta đặt một thứ lên mọi thứ (ngay cả khi nó là điều không đúng đắn).

Với sự quan tâm hay yêu thích cao độ này, chúng ta không chỉ đánh mất đi tính khách quan mà còn mất đi tính xác thực và tính hợp lý của các nhận định.

Trong bán hàng, điều này có thể khiến một thông điệp bán hàng của thương hiệu trở nên “dối trá”, quá trau chuốt và thiếu sự thật, và kết quả là, khách hàng tiềm năng của thương hiệu mất đi sự hứng thú hay lòng tin với thương hiệu.

Trong đổi mới, điều này có thể dẫn đến việc doanh nghiệp có ít sự cải tiến hơn và tỷ lệ thu hút khách hàng mới thấp hơn vì các sản phẩm do người hâm mộ tạo ra có xu hướng được xây dựng chỉ dành cho những người tương tự như họ.

Hãy tuyển dụng những người hiểu đối tượng mục tiêu của thương hiệu.

Làm thế nào để có tuyển dụng những người này vào đội ngũ của doanh nghiệp? Thông thường, những khách hàng lý tưởng hoặc những người nằm trong nhóm đối tượng mục tiêu của thương hiệu là những người phù hợp nhất.

Điều này là do họ có thể hiểu lý do tại sao một người nào đó không phải là một người hâm mộ trung thành, sự do dự của họ hay cả nỗi đau của họ. Họ hiểu đối tượng mục tiêu của thương hiệu bởi vì chính họ cũng là một trong số đó.

Những chiến lược tưởng chừng như đơn giản nhưng đó chính là cách Apple vươn lên dẫn đầu trong một thị trường đầy cạnh tranh, các sản phẩm của Apple luôn được nhiều người tiêu dùng chào đón.

Đó là cách Apple bán trước được gần 1 triệu chiếc đồng hồ vào ngày đầu tiên ra mắt và cũng là chiến lược mà các doanh nghiệp ở mọi quy mô đều có thể sử dụng để xây dựng sự đổi mới và tăng trưởng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Web 3.0 – Những ảnh hưởng đến ngành Marketing và Quảng cáo

Mặc dù “web 3.0” chưa có định nghĩa cụ thể, và có ý kiến cho rằng Semantic Web chỉ là một trong một số công nghệ và xu hướng hội tụ sẽ xác định Web 3.0. Tuy nhiên hiện nay, Semantic Web được xem là một định nghĩa phổ biến của Web 3.0.

Web 3.0 và ảnh hưởng của nó đến ngành Marketing
Source: Business Quick

Web 1.0.

Internet ban đầu được dựa trên phiên bản gọi là Web 1.0. Thuật ngữ này được đặt tên lần đầu vào năm 1999 bởi tác giả và nhà thiết kế web Darcy DiNucci, một chuyên viên tư vấn về thiết kế hệ thống thông tin.

Vào đầu những năm 1990, các trang web được xây dựng bằng các trang web tĩnh – văn bản và các trang web được liên kết với nhau để và được dùng để làm cổng thông tin như một thư viện, người dùng chỉ có thể đọc dữ liệu, không thể trao đổi trực tiếp với nhà xuất bản thông tin (Tim Berners-Lee, năm 1999).

Các dịch vụ thư mục cũ, như Altavista, Yahoo! Cổng thông tin Web là một ví dụ về Web 1.0, cũng như một số công cụ phát triển Web cơ bản (Ví dụ: trình soạn thảo HTML), Mosaic (trình duyệt web).

Web 2.0.

Vào cuối thập niên 1990, khi Internet bắt đầu được thay đổi để trở nên tương tác hơn, khái niệm web 2.0 ra đời. Với Web 2.0, người dùng có thể tương tác với các trang web bằng cách sử dụng các cơ sở dữ liệu, thao tác xử lý phía máy chủ, các biểu mẫu và phương tiện truyền thông xã hội.

Điều này đã đem đến sự thay đổi từ mạng tĩnh sang mạng năng động hơn. Web 2.0 chú ý nhiều hơn đến các nội dung do người dùng tạo ra và khả năng tương tác giữa các trang web và ứng dụng.

Web 2.0 khuyến khích sự tham gia của người dùng, thay vì việc họ chỉ là khán giả để đọc và xem. Vào giữa những năm 2000, hầu hết các trang web đã thực hiện chuyển đổi sang Web 2.0.

Ví dụ: Quora, Facebook, Twitter, Google+, Pinterest, Reddit và các nền tảng phát video như Youtube, Vimeo, v.v.

Web 3.0.

Sự phát triển nhanh chóng của Internet khiến các trang mạng trở nên thông minh so với phiên bản của chúng lúc trước. Đầu tiên, dữ liệu được trình bày dưới dạng tĩnh cho người dùng. Sau đó, người dùng có thể tương tác với dữ liệu đó một cách linh hoạt.

Và các thuật toán sẽ sử dụng tất cả dữ liệu đó để cải thiện trải nghiệm người dùng và làm cho trang mạng trở nên cá nhân hóa và quen thuộc hơn.

Thuật ngữ web 3.0 lần đầu được phát triển vào năm 2006, bởi nhà báo John Markoff của The New York Times. Ông nhấn mạnh đây là một cuộc cách mạng mới của lịch sử web, là thế hệ web thứ 3, và bao gồm những cải tiến và thực hiện cụ thể.

Mặc dù chưa được xác định đầy đủ, nhưng Web 3.0 có thể sử dụng các công nghệ ngang hàng (P2P) như blockchain, phần mềm nguồn mở, thực tế ảo, Internet kết nối vạn vật (IoT) và hơn thế nữa.

Hiện tại, nhiều ứng dụng chỉ được chạy trên một hệ điều hành. Web 3.0 có thể khiến các ứng dụng không cần phụ thuộc vào thiết bị hơn, nghĩa là chúng sẽ có thể chạy trên nhiều loại phần cứng và phần mềm khác nhau mà không tốn thêm chi phí phát triển. Web 3.0 cũng làm cho Internet trở nên cởi mở và phi tập trung hơn.

Ngày nay, người dùng phải dựa vào các nhà cung cấp mạng và mạng di động và các nhà cung cấp này có thể dõi thông tin đi qua hệ thống của họ. Với sự ra đời của các công nghệ sổ cái phân tán, điều đó sẽ sớm thay đổi và người dùng có thể lấy lại quyền sở hữu dữ liệu của họ.

Ví dụ của Web 3.0:

Apple Siri là một ví dụ điển hình của Web 3.0. Bằng việc sử dụng công nghệ nhận diện giọng nói và trí tuệ nhân tạo để ghi nhớ những yêu cầu, hành vi, thói quen của người sở hữu, từ đó giúp Siri đưa ra những đề xuất đúng đắn và phù hợp cho người sử dụng.

Hỗ trợ khách hàng tốt hơn.

Dịch vụ khách hàng là chìa khóa cho trải nghiệm người dùng mượt mà. Tuy nhiên, do chi phí lớn, nhiều doanh nghiệp không thể mở rộng quy mô hoạt động dịch vụ khách hàng của họ.

Thông qua việc sử dụng các chatbot – một chương trình máy tính mô phỏng cuộc trò chuyện thông minh với con người trực tuyến (thông qua văn bản hoặc giọng nói), người làm kinh doanh và marketing có thể trò chuyện, tư vấn với nhiều khách hàng cùng một lúc.

Nhờ vào việc áp dụng trí thông minh nhân tạo (AI) và công nghệ, các trải nghiệm khách hàng được cải thiện vượt trội và trở nên cá nhân hoá hơn.

Quảng cáo và Marketing hiệu quả hơn.

Đối với các chủ doanh nghiệp, khả năng quảng cáo và marketing cho khách hàng tiềm năng với công nghệ Web 3.0 là vô hạn.

Ngày nay, có rất nhiều người sử dụng điện thoại thông minh để nghe radio, xem chương trình TV, tìm kiếm trên internet, mua sắm và trò chuyện với bạn bè. Và chủ doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận khách hàng mục tiêu mọi lúc mọi nơi bằng việc quảng cáo trực tiếp trên điện thoại của họ.

Một sự thật hiển nhiên là không khách hàng nào muốn bị gửi quá nhiều quảng cáo trực tuyến. Tuy nhiên nếu quảng cáo nhắm đúng đối tượng, phù hợp với những sở thích và nhu cầu của một người nào đó thì chúng có thể rất hữu ích thay vì làm phiền.

Web 3.0 cải thiện quảng cáo bằng cách tận dụng các hệ thống AI thông minh và bằng cách hướng mục tiêu các đối tượng cụ thể dựa trên dữ liệu của người tiêu dùng.

Giúp khách hàng có thể chọn lựa những sản phẩm và dịch vụ phù hợp nhất với kế hoạch sử dụng của họ, sở thích của họ và với đối tượng họ dùng chung.

Chi phí để xuất bản nội dung và quảng cáo trong môi trường Web 3.0 thấp hơn đáng kể so với việc cố gắng có một lượng tiếp cận hữu ích tương đương trên các kênh truyền thông truyền thống

Nghiên cứu thị trường và phân khúc khách hàng dễ hơn.

Các web 3.0 có tính đồng bộ hóa cao giữa các web với nhau. Khách hàng khi truy cập vào một trang web hay app, họ có thể đăng nhập bằng Facebook ngay lúc đó.

Các app tin tức cũng có thể truy vấn dữ liệu thời tiết từ Yahoo một cách dễ dàng mà không cần phải tự đi tìm hay thu thập các dữ liệu phức tạp hay Dropbox có thể được tích hợp nhanh với Microsoft Office,..

Rộng hơn đó chính là thế giới của Internet of Things (IoT), nơi mà mọi thiết bị đều được kết nối vào Internet. Điều này đem lại lợi ích to lớn cho các chủ doanh nghiệp trong các cách nghiên cứu thị trường và phân khúc nâng cao.

Các chương trình máy tính hiện đã đủ tiên tiến để tham khảo chéo, kết nối, xử lý và hợp nhất thông tin từ các nguồn khác nhau để xác định các mẫu cho lưu lượng truy cập web, mẫu mua sắm, xu hướng mới nổi của người tiêu dùng.

Điều này giúp cho chủ sở hữu doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận đối tượng mục tiêu của mình hơn bằng cách tiết kiệm chi phí hơn và với dữ liệu nâng cao về thói quen duyệt web, việc tạo ra các thông điệp sẽ tạo được sức ảnh hưởng với khách hàng tiềm năng sẽ trở nên dễ dàng hơn. Một ví dụ về loại web ngữ nghĩa này có thể được nhìn thấy trong “Đồ thị mở của Facebook”.

Tính năng tìm kiếm đồ thị cho phép người dùng trên mạng tìm thấy thông tin có giá trị về đối tượng mục tiêu của họ như thế nào và thông tin đó có thể được sử dụng để tiếp cận những người là đối tượng mục tiêu cho một tổ chức thích hợp.

Điều này làm giảm đáng kể chi phí khởi nghiệp cho các doanh nghiệp mới, khuyến khích tạo ra doanh nghiệp nhỏ và giúp nhiều doanh nghiệp thành công.

Khả năng chia sẻ dữ liệu cao.

Khi chuyển dữ liệu từ một trang web này hay web khác, các lập trình viên không cần phải tốn quá nhiều công sức viết ra những công cụ để đọc dữ liệu, họ chỉ cần thông báo cho bên kia biết rằng họ gửi dữ liệu gì qua và bên kia chỉ cần viết các phần mềm tương ứng để đọc đúng những thứ đó là được.

Quá trình tìm kiếm thông tin dễ dàng và cho ra kết quả chính xác hơn.

Sự trao đổi thông tin của Web 3.0 còn giúp quá trình tìm kiếm thông tin của người dùng trên Internet dễ dàng, hiệu quả hơn và trả về đúng các thông tin liên quan đến những từ khóa được tìm kiếm.

Đó là do các website sử dụng dữ liệu theo định dạng chuẩn, và những bộ máy như Google Search, Bing Search, Yahoo Search chỉ việc đọc dữ liệu đó để phân tích và ghi nhớ, không cần phải đi xuyên qua những file HTML phức tạp và không theo cấu trúc nhất định như trước đây.

Khi được áp dụng cho các website thương mại, các doanh nghiệp hiện nay có thể đưa thông tin bổ sung vào mô tả sản phẩm và quảng cáo trực tuyến để giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng tìm thấy hơn.

Best Buy luôn đi đầu trong việc sử dụng công nghệ này để thúc đẩy các nỗ lực thương mại điện tử của mình. Nó đang sử dụng RDFa (RDF trong các thuộc tính, thêm một bộ đánh dấu thuộc tính XHTML) và từ ngữ mối quan hệ tốt để tạo ra kết quả tìm kiếm rộng cho người mua hàng đang tìm kiếm sản phẩm. Cho đến nay,biện pháp này đã giúp công ty tăng lưu lượng truy cập lên 30%.

Dữ liệu hiển thị theo thời gian thực.

Web 3.0 sẽ giúp dữ liệu được hiển thị theo thời gian thực một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. Chúng ta sẽ có nhiều những ứng dụng dành cho kinh doanh, giáo dục, bán lẻ, kho bãi… với thông tin được cập nhật từng phút từng giây mà không phải load lại cả trang web.

Nói chung là các luồng dữ liệu sẽ đi vào đi ra liên tục mang cho bạn những thông tin mới nhất, đáng giá nhất.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Các nhà sáng lập Big Tech lần lượt rời “sân khấu”

Nhà sáng lập của các công ty công nghệ hàng đầu như Twitter, Amazon, Microsoft… đang dần rút lui, nhường chỗ cho thế hệ trẻ hơn.

Source: CNBC

Chỉ riêng tuần này, người đồng sáng lập Twitter Jack Dorsey đã từ chức CEO và chuyển giao trọng trách cho nhân vật trẻ hơn là Parag Agrawal.

Marc Benioff, đồng sáng lập kiêm CEO của Salesforce – một trong những công ty phần mềm lớn nhất thế giới – cũng chia sẻ quyền lực khi bổ nhiệm Bret Taylor ngang cấp với mình.

Trong một thập kỷ gần đây, làn sóng từ chức của những người sáng lập trong các công ty công nghệ diễn ra ngày một nhiều.

Từ tháng 7, Jeff Bezos chính thức trao vị trí CEO Amazon cho Andy Jassy để tập trung cho các sứ mệnh khác, gồm công ty hàng không vũ trụ Blue Origin và các công việc từ thiện.

“Ông lớn” công nghệ Trung Quốc ByteDance – công ty mẹ của TikTok – cũng chia tay người sáng lập. Trong thông báo vào tháng 5, Zhang Yiming cho biết đã từ chức CEO với lý do “lo lắng về việc công ty phụ thuộc quá nhiều vào những ý tưởng có từ khi thành lập”.

Đầu tháng 11, Bloomberg đưa tin Yiming cũng đã rời ghế chủ tịch và người thay ông là Liang Rubo cùng đội ngũ quản trị mới với 5 thành viên.

Trong khi đó, tỷ phú Bill Gates đã giữ vai trò CEO từ khi thành lập Microsoft năm 1975 và từ chức vào năm 2000. Tuy nhiên, ông vẫn đóng vai trò quan trọng tại công ty trong suốt nhiều năm, trước khi chính thức rời khỏi hội đồng quản trị vào tháng 3/2020. Hiện tại, Microsoft được điều hành bởi Satya Nadella với vai trò Chủ tịch kiêm CEO.

Tương tự, Jack Ma, người tạo ra Alibaba vào năm 2013, thôi chức Giám đốc điều hành vào năm 2019. Lúc đó, ông vẫn nắm quyền lực đáng kể trong công ty. Dù vậy, khi Ant Group không thể IPO do bất đồng với chính phủ Trung Quốc, ông chọn cách rút lui.

Trước đó, vào tháng 9/2018, hai nhà đồng sáng lập Instagram là Kevin Systrom và Mike Krieger thông báo từ chức và rời công ty. Hành động này được cho là xảy ra sau những bất đồng lớn của cả hai với Facebook và Mark Zuckerberg.

Tháng 8/2015, Larry Page và Sergey Brin, cùng sáng lập Google, chuyển sang vai trò giám sát tập đoàn Alphabet. Người được chọn cho vị trí CEO Google là Sundar Pichai. Đến năm 2019, Pichai cũng tiếp quản vị trí CEO Alphabet.

Riêng Apple là một trường hợp đặc biệt. Năm 2009, Steve Jobs, đồng sáng lập Apple, rời vị trí lãnh đạo để đi chữa bệnh và quay lại vào 2011.

Cùng năm này, ông mất và người kế nhiệm là Tim Cook. Gần đây, Cook cũng chia sẻ ý định rút khỏi vai trò điều hành Apple trong một thập kỷ nữa.

Ngược lại, Mark Zuckerberg, đồng sáng lập Facebook, hiện vẫn kiểm soát hoàn toàn công ty Meta và chưa có ý định chuyển giao bớt quyền lực.

Ngoài ra, một số nhà sáng lập khác cũng vẫn điều hành công ty là Jensen Huang của Nvidia, Ma Huateng của Tencent hay Evan Spiegel của Snapchat.

“Rõ ràng, các công ty công nghệ vẫn tồn tại và phát triển mạnh mà không cần đến người sáng lập. Microsoft và Apple – hai công ty đại chúng có giá trị nhất trên thế giới – là minh chứng”, The Verge bình luận.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | Theo The Verge

Nhân hoá nội dung: Tại sao nó lại rất cần thiết trong Marketing

Nhân hoá nội dung là một trong những cách thức hiệu quả để có được sự ảnh hưởng đến người đọc và đối tượng mục tiêu, đặc biệt là khi yếu tố con người ngày càng được quan tâm sau đại dịch.

nhân hoá nội dung trong marketing
Nhân hoá nội dung: Tại sao nó lại rất cần thiết trong Marketing

Con người vốn có mối quan hệ sâu sắc với những câu chuyện. Từ khi con người được hình thành, những câu chuyện lịch sử, những câu chuyện thần thoại hay cả những câu chuyện cổ tích đã tồn tại và kéo dài hàng ngàn năm vẫn chưa bao giờ dừng lại hay bị quên lãng.

Những câu chuyện có thể giúp con người kết nối và học hỏi lẫn nhau theo những cách mà không có bất cứ phương tiện truyền thông nào khác có thể làm được. Tuy nhiên giờ đây, trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của công nghệ. Nghệ thuật kể chuyện đang dần trở nên mờ nhạt và ít sức hấp dẫn hơn.

Sau đại dịch, khi yếu tố con người hay sự đồng cảm là một trong những mối quan tâm hàng đầu của mọi người, các thương hiệu hay marketer có thể kết nối lại với khán giả của họ ở một cấp độ sâu sắc hơn thông qua những câu chuyện – kết nối ở cấp độ con người.

Khai thác nghệ thuật kể chuyện.

Cuộc sống được tạo nên từ những trải nghiệm của con người, mang đậm yếu tố con người.

Bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể viết nên những câu chuyện về bản thân, về những “điều nên làm và không nên làm”, về những trải nghiệm cá nhân hay bất cứ điều gì, cho dù chúng ta chỉ là một nhân viên bình thường hay một nhà lãnh đạo cấp cao.

Trong khi người đọc có thể nhớ lâu hơn và quan tâm nhiều hơn đến những câu chuyện (chủ yếu khi xây dựng thương hiệu) nhiều thương hiệu lại muốn “nhồi nhét” vô số những thứ thông tin tách rời và khô khan đến với họ.

Thay vì mãi cố gắng làm những điều không có nhiều ý nghĩa đó, thương hiệu nên dành nhiều thời gian hơn để khai thác các vấn đề từ gốc rễ thông qua những câu chuyện được nhân hoá.

Nhân hóa nội dung (Humanizing Content) có nghĩa là khai thác những câu chuyện và sử dụng chúng để xây dựng mối quan hệ với người đọc hay đối tượng mục tiêu.

Mọi người luôn khao khát có những mối quan hệ tương đồng với những người khác, những cộng đồng giống họ và sẵn sàng chia sẻ với họ. Một câu chuyện mang tính kết nối và đồng cảm cao là những gì bạn cần làm với tư cách là những người làm marketing

Sức mạnh của những giai thoại, của những câu chuyện mang tính trải nghiệm.

Cách đây nhiều năm trở về trước, khi tôi đang chiếu những bản slide về marketing để nói về những xu hướng marketing mới trong năm tới với các chuyên gia khác trong ngành marketing.

Sau bản trình chiếu của tôi, mọi thứ dường như khá im lặng và theo cảm nhận của tôi, mọi người có lắng nghe tuy nhiên, lắng nghe đúng với khái niệm của nó, rất ít người tỏ vẻ chăm chú hay có ý định tương tác với tôi.

Nhận thức được vấn đề, tôi sau đó nhanh chóng chuyển sang nói về những câu chuyện, những trải nghiệm nghề của bản thân và móc nối nó đến những gì tôi muốn truyền tải.

Những gì tôi kể là những câu chuyện thất bại, những bài học tôi đã học được trong nhiều năm làm nghề, những thứ không hề xuất hiện trong slide của tôi.

Ít phút sau, tôi cảm nhận rõ mọi người hào hứng hơn hẳn, họ cũng muốn đặt những câu hỏi cho tôi để tìm kiểu kỹ xem tôi đã vượt qua các thất bại như thế nào, họ rất tò mò.

Tôi đã có thể gây được sự chú ý cho những người đối diện, cũng có thể gọi là những đối tượng mục tiêu của tôi thông qua những câu chuyện cá nhân và nó đã ảnh hưởng đến tôi như thế nào trong công việc.

Nếu bạn đang trong quá trình xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp của mình, bạn nên sử dụng những nội dung mang nhiều yếu tố con người, nhân hoá nội dung, bạn nên kể những câu chuyện về các trải nghiệm (của khách hàng chẳng hạn) hơn là kinh doanh.

Đằng sau những câu chuyện.

Những câu chuyện hấp dẫn có thể khiến một cuộc nói chuyện chung chung và nhạt nhẽo thành một bài học về những trải nghiệm nào đó. Nó giúp thương hiệu xây dựng một mối liên kết mạnh mẽ với người nghe trong suốt hành trình.

Trong thế giới kỹ thuật số, những nội dung được nhân hoá đang ngày càng trở nên ít phổ biến hơn và thay vào đó là những nội dung mang tính một chiều, nó đơn thuần chỉ là những gì mà thương hiệu “muốn” người nghe tiếp nhận, hơn là kết nối ngược lại.

Hãy thay đổi, hãy mang những câu chuyện được nhân hoá đến với khách hàng của bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Giang Nguyễn

Facebook thêm ‘Inspiration Hub’ mới vào Creator Studio

Với ‘Inspiration Hub’ người làm marketing có thêm nhiều insights mới thông qua các xu hướng nội dung và hashtags có liên quan đến Trang của họ.

Facebook thêm 'Inspiration Hub' mới vào Creator Studio

Như bạn có thể thấy trong ảnh chụp màn hình ở trên, từ chuyên gia truyền thông mạng xã hội Matt Navarra, khi tính năng này được áp dụng với tài khoản của bạn, bạn sẽ có thể thấy nó từ Trang chủ (Home) trong Facebook Creator Studio.

Ở bên phải của giao diện màn hình, bạn có thể xem những insights hàng đầu như các video và hashtags thịnh hành (trending) trong 24 giờ qua, được đăng bởi các Trang (Page) tương tự như Trang của bạn.

Cũng từ đây, bạn sẽ có một loạt các bộ lọc bổ sung để xem thêm các nội dung đang thịnh hành trên Facebook, bao gồm danh mục Trang, kiểu nội dung, khu vực, v.v.

Facebook thêm 'Inspiration Hub' mới vào Creator Studio

Inspiration Hub cũng bao gồm nhiều thông tin chi tiết về các thẻ hashtags đang thịnh hành trong khung thời gian bạn đã chọn như bạn có thể xem ở hình bên dưới.

Facebook thêm 'Inspiration Hub' mới vào Creator Studio

Liên quan đến tính năng mới này, hầu hết các dữ liệu mới bổ sung hiện đều đã có sẵn trong nền tảng CrowdTangle, một nền tảng phân tích của Facebook dành riêng cho các nhà báo, và tất nhiên rất ít người có thể truy cập được tính năng này.

Hiện tính năng đang được thử nghiệm và sẽ sớm có sẵn trong tài khoản của các chủ sở hữu Trang trên toàn cầu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Một số điều cần lưu ý khi chọn Marketing Agency

Nếu bạn đang làm việc cho các nhãn hàng (client-side), việc nghiên cứu và tuyển chọn một đơn vị chuyên về marketing (agency-side) phù hợp không phải là một công việc dễ dàng.

Một số điều cần lưu ý khi chọn Marketing Agency

Marketing hay có thể tạm hiểu là tiếp thị giúp xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu, quảng bá các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, tiếp cận khách hàng tiềm năng, giữ chân khách hàng hiện tại, thúc đẩy doanh số bán hàng và hơn thế nữa.

Nếu bạn đang làm việc tại các doanh nghiệp ngoài agency và cần các dịch vụ marketing từ các agency, việc tìm ra cho mình một agency phù hợp, uy tín và đủ chất lượng để hợp tác lâu dài là một công việc khá khó khăn.

Đặc biệt trong bối cảnh khi bạn chỉ cần Google trong vài giây, bạn có vô số sự lựa chọn khác nhau thì việc ra quyết định còn trở nên khó khăn hơn. Vậy làm thế nào bạn có thể có đủ thông tin và cơ sở hay các dấu hiệu để lựa chọn một agency tốt?

Dưới đây là một số dấu hiệu bạn nên cân nhắc trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Sự tín nhiệm thông qua các bằng chứng xã hội (social proof).

Một trong những cách nhanh chóng và đơn giản nhất để lọc ra các agency xảo quyệt hay đầy mánh lới đó là xem xét kinh nghiệm của họ và các bằng chứng xã hội mà họ đã đưa ra để chứng minh cho sự uy tín của mình.

Nếu họ tuyên bố là “chuyên gia” hay “agency hàng đầu”, những đơn vị có kiến thức chuyên môn sâu trong ngành của bạn, hãy đảm bảo rằng những thông tin họ cung cấp về các dự án đã làm, các thành tích đã đạt được, các thương hiệu đã hợp tác, các đánh giá trên các nền tảng trực tuyến…là phù hợp.

Qua những lời chứng thực của khách hàng của họ trên các nền tảng trực tuyến hay bằng cách nói chuyện với các khách hàng cũ của họ, bạn sẽ có đủ thông tin để đánh giá.

Bạn cũng cần xem xét và đánh giá các kênh và chất lượng của kênh mà chính họ đang sử dụng để quảng bá cho các dịch vụ mà họ đang cung cấp.

Bạn có nghĩ rằng, nếu một agency đang sử dụng các nội dung kém chất lượng, không đủ sức thuyết phục bạn thì có thể đủ năng lực để giúp bạn “chiến thắng” khách hàng của mình không?

Tất cả những gì mà các agency thể hiện đến bạn, tức là khách hàng của họ về cơ bản tương ứng với những gì mà họ có thể mang lại cho khách hàng của bạn.

Tránh phương pháp tiếp cận ‘one-size-fits-all’.

Trong quá trình tìm kiếm và lựa chọn, bạn sẽ thấy rằng có một số agency sẽ tìm cách để bán cho bạn mọi thứ, với họ thứ gì bạn cần họ đều có thể cung cấp.

Thông thường với các agency kiểu này, hoặc họ chỉ có thể cung cấp các dịch vụ ở mức cơ bản với các chỉ số cơ bản (không chuyên sâu) hoặc họ là agency đủ lớn để mỗi “agency con” có thể phụ trách chuyên sâu một số mảng kinh doanh nào đó.

Nếu bạn đang cần tìm một agency có thể hiểu sâu về bạn và khách hàng của bạn cũng như có thể cung cấp các giải pháp chuyên sâu, tốt nhất bạn nên chọn từng agency với các dịch vụ mạnh nhất của họ.

Ngoài ra, việc sử dụng một agency cho tất cả các mục tiêu của bạn sẽ làm hạn chế những yếu tố sáng tạo cần thiết, khi mà họ quá quen thuộc (đến mức rập khuôn) về khách hàng và ngành nghề kinh doanh của bạn.

Nếu đề xuất (proposal) ban đầu của họ quá chung chung, không có các nghiên cứu liên quan, họ có thể sẽ chỉ cung cấp các dịch vụ hàng loạt.

Cẩn thận với các agency báo giá thấp.

Nếu một agency nào đó báo giá cho bạn với chi phí rất thấp so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành đồng thời còn hứa hẹn mang lại mức tăng trưởng tức thì hay doanh số bán hàng thiếu thực tế, bạn nên suy nghĩ lại.

Thoạt đầu thì các đề xuất này nghe có vẻ hấp dẫn, tuy nhiên bạn sẽ sớm nhận ra là “cái gì cũng có giá của nó”, thứ mà bạn nhận được từ họ chỉ có thể là các lời cam kết “hờ”, những sản phẩm đầu ra kém chất lượng (chủ yếu do đội ngũ nhân sự không chất lượng).

Trong trường hợp bạn muốn tiếp tục tìm hiểu về họ, hãy thảo luận chuyên sâu về bản kế hoạch marketing (ở mức độ hành động), thảo luận về chất lượng của các khách hàng tiềm năng (Leads) mà họ cam kết và đặt câu hỏi ngược về các dự báo tiếp theo.

Bạn nên nhớ rằng, nếu bạn chỉ dừng lại ở các chỉ số đo lường cơ bản như số lượng người truy cập website (traffic) hay tương tác (engagement), các agency gian lận có vô số cách để “làm đẹp” số liệu, trong khi nó không hoặc rất ít tác động đến các chỉ số kinh doanh (khách hàng và doanh số) của bạn.

Trong không ít các trường hợp, nó còn làm ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu của bạn vì các thủ thuật “câu view” (clickbaits) nhằm kéo tương tác một cách vô nghĩa từ họ.

Quyền sở hữu trí tuệ về các tài sản.

Bạn nên đảm bảo rằng các ý tưởng, tài sản hoặc bất kỳ sản phẩm đầu ra hợp tác nào khác được hình thành là tài sản hợp pháp của bạn.

Đơn giản là chúng thuộc về bạn và do đó bạn được toàn quyền quyết định và kiểm soát. Nếu các agency đang có các hành vi mờ ám về quyền sở hữu các tài sản được tạo ra sau hợp tác thì bạn cần xem xét. Các tranh chấp về quyền sở hữu sau này sẽ ảnh hưởng không hề nhỏ đến bạn và thương hiệu.

Hãy xây dựng quy trình tuyển chọn phù hợp.

Bạn có thể bắt đầu với việc yêu cầu các agency khác nhau cung cấp các bản proposal (đề xuất hợp tác). Sau đó, mỗi agency sẽ cung cấp cho bạn một giải pháp kèm một khung thời gian được đề xuất.

Sau khi đọc và hiểu các đề xuất, để có thể hiểu sâu hơn về các đề xuất cũng như mức độ tin tưởng có thể đạt được của các đề xuất bạn nên thảo luận sâu hơn với các agency bằng các câu hỏi mang tính chất đặt ngược vấn đề (nếu..? tại sao…? bằng cách nào…?).

Quá trình này thể mất một khoảng thời gian tương đối, tuy nhiên để tìm được những chuyên gia phù hợp cho doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn, tất cả đều xứng đáng!

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Grab chính thức IPO lên sàn chứng khoán Nasdaq Mỹ với giá trị 40 tỷ USD

Grab lên sàn tại Mỹ bằng “cửa sau” sau khi đạt được thỏa thuận sáp nhập trị giá 40 tỉ USD với Altimeter Growth, một công ty SPAC hồi tháng 4-2021.

Grab chính thức IPO lên sàn chứng khoán Nasdaq Mỹ với giá trị 40 tỷ USD
Source: CNN

Nền tảng khởi nghiệp đa ứng dụng Grab đã chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán ở Mỹ bằng lễ rung chuông đầu tiên của Nasdaq được tổ chức tại Đông Nam Á diễn ra tối 2-12.

Grab Holdings Limited (mã Nasdaq: GRAB) (“Grab”) đã khởi động sự kiện niêm yết lớn nhất tại Mỹ của một công ty Đông Nam Á bằng một sự kiện rung chuông ở Singapore, do Nasdaq và các giám đốc điều hành của Grab tổ chức.

Ông Anthony Tan và bà Tan Hooi Ling, hai nhà đồng sáng lập Grab, cũng có mặt tại lễ này.

Grab lên sàn tại Mỹ bằng “cửa sau” sau khi đạt được thỏa thuận sáp nhập trị giá 40 tỉ USD với Altimeter Growth, một công ty SPAC hồi tháng 4-2021.

“Đây là giao dịch niêm yết tại Mỹ lớn nhất trong lịch sử được thực hiện bởi một công ty Đông Nam Á, và tôi có thể hiểu vì sao Grab đã phát triển thành một thương hiệu quen thuộc với mọi gia đình và trở thành siêu ứng dụng số 1 trong khu vực” – ông Bob McCooey, chủ tịch Nasdaq khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nói tại lễ rung chuông của Grab tối 2-12.

Theo Reuters, giá cổ phiếu của Grab tăng 21%, đạt mức giá 13,06 USD chỉ vài phút sau khi niêm yết, nhưng sau đó đã lao dốc 23% còn 8,51 USD vào lúc đầu giờ sáng 3-12, theo giờ Việt Nam.

Grab phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO) trong bối cảnh nền tảng này cũng như nhiều ứng dụng đa dịch vụ khác đã gặp không ít khó khăn với sự lây lan của biến thể của COVID-19 trong thời gian qua ở nhiều thị trường, hãng buộc phải cắt giảm dự báo doanh thu nhiều lần.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Sau Lễ Độc thân, các sàn TMĐT chạy đua cho Black Friday

Không giống dịp sale Lễ Độc thân 11/11, chương trình khuyến mãi cùng ưu đãi cho ngày Black Friday của các sàn TMĐT có phần kém rầm rộ hơn.

Sau Lễ Độc thân, các sàn TMĐT chạy đua cho Black Friday
Source: Glamour

Lo ngại dịch bệnh còn phức tạp, Phương Linh – 24 tuổi, nhân viên văn phòng sống tại quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) – quyết định tránh xa các địa điểm tập trung đông người như siêu thị, trung tâm thương mại… Thay vào đó, để hòa vào không khí mua sắm dịp Black Friday, Linh chọn phương án săn sale trên sàn thương mại điện tử (TMĐT).

“Mua trên sàn TMĐT vừa tiện lại tiết kiệm thời gian. Ngoài chương trình giảm giá của gian hàng, nếu biết săn sale, mã khuyến mãi, tôi còn nhận được các ưu đãi khác như miễn phí cước vận chuyển, hoàn tiền vào ví…

Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn cần kiểm tra kỹ thông tin sản phẩm. Một số mặt hàng sau khi về tay thường không đúng kiểu dáng, tính năng như mô tả”, Linh chia sẻ.

Kết thúc Lễ Độc thân 11/11, nhiều sàn TMĐT lớn tại Việt Nam tiếp tục bắt tay lên kế hoạch, chạy nước rút cho ngày hội mua sắm lớn nhất trên thế giới – Black Friday.

Nhiều khuyến mãi “cũ”.

Theo ghi nhận của Zing, các chương trình giảm giá, khuyến mãi cũng như hoạt động quảng bá dịp Black Friday trên hệ thống sàn TMĐT không rầm rộ, đa dạng như Lễ Độc thân vừa qua. Song, các sàn TMĐT vẫn duy trì những ưu đãi đặc trưng như giảm giá nhiều mặt hàng từ 20-50%, săn voucher giảm giá sản phẩm hay cước vận chuyển.

Đối với Tiki, sàn TMĐT này triển khai chương trình “Tiki Black Friday – Câu chuyện của mùa sale” kéo dài từ ngày 23-27/11 với cao điểm vào ngày 26/11.

Mỗi ngày, Tiki trải dài sự kiện khuyến mãi khắp các ngành hàng như làm đẹp, sức khỏe, mẹ và bé, thời trang với “Thứ 4 rạng rỡ – Đại Tiệc Làm Đẹp”; ngành hàng xe máy, điện tử, điện gia dụng, nhà cửa, sách với “Thứ 5 Tiện Nghi với Top Thương Hiệu”.

Riêng ngày 26/11, sàn tung ra chương trình Giảm 50% sản phẩm thương hiệu, Coupon giảm 1,1 triệu đồng, Deal sốc 0 đồng, Deal đồng giá 1.000-x1.000 đồng và Freeship mọi nơi không giới hạn.

Ngoài ra, nhằm hạn chế sử dụng tiền mặt, khuyến khích thanh toán trực tuyến trong giai đoạn dịch bệnh, Tiki triển khai các ưu đãi như giảm giá từ 50.000-300.000 đồng khi sử dụng dịch vụ thanh toán của ngân hàng, ví điện tử đối tác. Bên cạnh đó, khách hàng có cơ hội hoàn tiền lên đến 3 triệu đồng khi mua iPhone 13 series.

Tương tự, đối thủ của Tiki là Shopee cũng triển khai các hoạt động khuyến mãi kéo dài từ ngày 26/11 đến 29/11 nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong dịp Black Friday và Cyber Monday.

Sàn vẫn mang đến những ưu đãi quen thuộc như giảm giá hàng hiệu đến 50%, hoàn xu Xtra đơn từ 0 đồng hay freeship Xtra đến 70.000 đồng. Như thường lệ, người dùng có thể nhận được nhiều voucher mua sắm nếu săn sale vào những khung giờ như 0h, 9h, 12h, 21h.

Ngoài ra, khách hàng của Shopee có thể tiếp tục tham gia các hoạt động quay số đón sinh nhật của sàn với tổng giá trị giải thưởng 12 tỷ xu hoặc cơ hội trúng tiền mặt, xe hơi.

Theo dữ liệu của iPrice, tính riêng trong quý III/2021, lưu lượng truy cập trên website Shopee đạt 77,8 triệu lượt, đứng đầu thị trường TMĐT. Dự kiến, con số này còn tăng cao hơn nữa khi sàn đẩy mạnh hoạt động kích cầu mua sắm cuối năm.

Đối với Lazada Việt Nam, ngoài kế hoạch tập trung sale hàng hiệu, sàn còn tung ra nhiều ưu đãi hoàn tiền lên đến 12% trên mỗi sản phẩm và quà tặng độc quyền trong các khung giờ đặc biệt như 0-2h ngày 26/11 và 20-24h ngày 29/11.

Song song, Lazada phân phối thêm số lượng có hạn voucher với các mức chiết khấu khác nhau như giảm 30.000 đồng cho đơn từ 400.000 đồng, giảm 70.000 đồng cho đơn từ 800.000 đồng hay giảm giảm 150.000 đồng cho đơn từ 1,5 triệu đồng.

Đẩy mạnh sale ngành hàng thiết yếu.

Về thói quen mua sắm cuối năm của người dân, đa số sàn TMĐT ghi nhận xu hướng gia tăng chi tiêu đối với các ngành hàng thiết yếu trong gia đình. Đây cũng là nhu cầu tất yếu của người tiêu dùng, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh mới chỉ hạ nhiệt.

“Sàn ghi nhận nhu cầu mua sắm đa dạng và tiếp tục gia tăng từ người dùng, từ các sản phẩm thương hiệu lớn đến mặt hàng thiết yếu hàng ngày.

Những ngành hàng được người dùng Việt quan tâm nhất hiện nay là nhà cửa và đời sống; sức khỏe và sắc đẹp; điện thoại và phụ kiện… Chúng tôi sẽ đẩy mạnh ưu đãi ngành hàng này trong ngày Black Friday và Cyber Monday”, đại diện Shopee thông báo.

Trao đổi với Zing, đại diện Tiki cho biết người tiêu dùng có xu hướng chuyển dịch thói quen thông thường sang nhóm sản phẩm thiết yếu, đồng thời thắt chặt chi tiêu hơn sau thời gian giãn cách.

Tuy nhiên, trước nhu cầu chuẩn bị cho mùa lễ hội cuối năm, Tiki vẫn ghi nhận một số tín hiệu tăng trưởng rõ rệt đối với ngành hàng thời trang, làm đẹp, mẹ và bé…

Mặt khác, việc người dân thường xuyên ở nhà khiến mức chi dùng cho những sản phẩm, dịch vụ tại nhà tăng cao. Ngoài xu hướng tích trữ số lượng lớn theo lốc, lô, size to, người dùng còn đẩy mạnh mua sắm các sản phẩm thuộc ngành hàng điện tử phục vụ công việc tại gia.

Đối với Lazada, ngoài các nhóm ngành thiết yếu như bách hóa, thực phẩm, chăm sóc sức khỏe, sàn còn thúc đẩy nhóm ngành thời trang, công nghệ để đáp ứng điều kiện quay trở lại cuộc sống “bình thường mới” của người dân.

Để nâng cao chất lượng trải nghiệm dịch vụ của đối tác, nhiều sàn TMĐT xây dựng chính sách mới, qua đó tạo điều kiện hoạt động cũng như tháo gỡ những khó khăn về chi phí vận hành cho chủ gian hàng.

Theo Tiki, sàn đang triển khai hàng loạt chương trình hỗ trợ như miễn phí phí hoa hồng cho người bán thuộc ngành hàng thời trang đến hết quý I/2022, miễn phí phí thanh toán, miễn phí 3 tháng sử dụng mô hình lưu kho của Tiki, đồng thời ưu đãi đến 50% cho 3 tháng kế tiếp.

Tận dụng lợi thế công nghệ, một số sàn TMĐT như Tiki, Shopee còn đẩy mạnh phát triển giải pháp kinh doanh số nhằm tối ưu quyền lợi của người bán.

Nhiều sạn khi săn sale.

Mặc dù vậy, việc săn sale trên các sàn TMĐT vẫn tồn tại một số bất cập. Trên thực tế, nhiều người dùng phản ánh tình trạng sale ảo, tức giá sản phẩm sau khi sale không mấy chênh lệch so với giá bán ngày thường.

Chưa hết, nhiều gian thương cố tình đẩy giá sản phẩm trước ngày sale, sau đó giảm xuống hòng đánh lừa người dùng, bán giá cao hơn hoặc tương tự ngày thường.

Ở trường hợp khác, một số người bán lồng ghép sản phẩm có giá trị thấp vào mặt hàng chủ đạo, tạo hiệu ứng “chim mồi” để thu hút tương tác của người dùng, khiến họ dễ nhầm lẫn giá thành.

Ví dụ, sản phẩm “Giày Sneaker Jordan 1 Milan” trên sàn Shopee có giá dao động từ 56.778-237.250 đồng. Tuy nhiên, sau khi bấm vào, người dùng mới nhận ra sản phẩm trị giá 56.778 đồng thực chất chỉ là một đôi tất.

“Tình trạng này diễn ra tương đối phổ biến. Cảm giác rất thất vọng khi mua phải những sản phẩm sale ảo, dần dần nó sẽ trở thành ác cảm cho người tiêu dùng mỗi khi bước vào mùa sale. Các chiêu trò đánh lừa tâm lý là một trong những nguyên nhân triệt tiêu cảm xúc hứng khởi mỗi khi mua sắm”, Phương Linh cho biết.

Theo đại diện Tiki, tình trạng giá giảm ảo đang là vấn đề nhức nhối chung của các sàn TMĐT. Nhằm khắc phục tình trạng này, Tiki đã áp dụng hệ thống phát hiện tự động để kịp thời sàng lọc người bán đẩy giá cao bất thường hoặc có dấu hiệu tăng giá gốc của hàng hóa.

Sàn Shopee cũng đưa ra chính sách xử lý vi phạm đối với trường hợp giá bán tăng bất hợp lý trước khuyến mãi. Theo đó, người bán không được tăng giá gốc sản phẩm một cách bất hợp lý trước khi tham gia khuyến mãi.

Sàn sẽ căn cứ vào lịch sử thay đổi giá và giá mặt hàng trước và trong đợt khuyến mãi. Nếu bị phát hiện, Shopee sẽ xóa sản phẩm đăng bán và phạt điểm trong hệ thống.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | Theo Zing

Content Creator là gì? Các kỹ năng cần có của Content Creator

Trong phạm vi bài viết này, cùng MarketingTrips tìm hiểu các kiến thức cơ bản xoay quanh thuật ngữ Content Creator (Nhà sáng tạo nội dung) như: Content Creator là gì? Học và làm gì để trở thành Content Creator giỏi? Những kỹ năng cần có của một Content Creator là gì?

content creator là gì
Content Creator là gì?

Content Creator trong tiếng Việt có nghĩa là Nhà sáng tạo nội dung, khái niệm dùng để chỉ những người tham gia vào quá trình sản xuất, phân phối và tối ưu nội dung (Content) cho thương hiệu. Là một phần của bức tranh nền kinh tế nhà sáng tạo (Creator Economy) với hơn 165 triệu nhà sáng tạo (Creator) trên toàn cầu, Content Creator nên là vị trí chiến lược trong các bộ phận Marketing của doanh nghiệp.

Những nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • Content Creator là gì?
  • Những kỹ năng hay thói quen để trở thành một Content Creator thành công là gì?
  • Những tính cách của một Content Creator có tiềm năng phát triển mạnh.
  • Một số nền tảng phổ biến trên thế giới dành cho các Content Creator.
  • Các câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ đề Content Creator là gì?

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Content Creator là gì?

Content Creator trong tiếng Việt có nghĩa là Nhà sáng tạo nội dung hoặc Người sáng tạo nội dung.

Content Creator là những người tham vào công việc sản xuất những nội dung hay vật liệu sáng tạo mang tính giải trí và giáo dục cho các nhóm đối tượng mục tiêu (người mua, người ra quyết định, người ảnh hưởng…).

Những gì mà Content Creator tạo ra có thể xuất hiện dưới nhiều định dạng khác nhau như: bài viết trên blog của website, bài đăng trên các nền tảng mạng xã hội, các video trên YouTube, các biểu đồ đồ hoạ hay các ebooks.

Đối với thế giới kinh doanh ngày nay, các Content Creator đóng vai trò quan trọng trong việc trong việc tăng mức độ tương tác với khách hàng cũ lẫn khách hàng tiềm năng.

Theo khảo sát của ContentMarketing Institute, 91% các chuyên gia marketing trong các doanh nghiệp B2B sử dụng Content Marketing (tiếp thị nội dung) như một phần của chiến lược Marketing tổng thể của họ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tất cả nội dung họ tạo ra đều là những nội dung hấp dẫn và có giá trị.

Một câu hỏi đặt ra là làm thế nào để trở thành một Content Creator giỏi, họ làm những công việc gì hay cần có những kỹ năng nào?

Những kỹ năng cần có của một Content Creator là gì?

Những kỹ năng cần có của một Content Creator là gì
Những kỹ năng cần có của một Content Creator là gì

Nếu bạn đang muốn gia nhập ngành Content Marketing nói chung tuy nhiên bạn chưa biết bạn nên trang bị những kỹ năng gì, dưới đây là những kỹ năng chính mà một Content Creator nên có.

  • Đọc tin tức về ngành hàng ngày.
  • Viết nhiều và thường xuyên.
  • Học hỏi và nghiên cứu các đối tượng mục tiêu trong ngành.
  • Xây dựng giọng điệu hay cá tính riêng.
  • Học hỏi từ nội dung của người khác.
  • Thấu hiểu KPIs.
  • Xây dựng các mối quan hệ với bạn cùng ngành.
  • Hãy đề xuất giải pháp thay vì chỉ phàn nàn hay có ý kiến.
  • Đặt câu hỏi về mọi thứ.

1. Một Content Creator giỏi luôn đọc tin tức về ngành hàng ngày.

Để có thể trở thành một Content Creator giỏi, sản xuất ra những nội dung có thể gây được sự chú ý của đối tượng mục tiêu, bạn cần phải biết những gì đang diễn ra trong ngành nghề kinh doanh của mình.

Bạn không chỉ cần đọc và xem nhiều mà còn phải tích cực “săn lùng” những thứ liên quan đến xu hướng và bối cảnh kinh doanh của ngành.

Bạn có thể hiểu rằng suy nghĩ hay góc nhìn của đối tượng mục tiêu thường bị chi phối bởi các bối cảnh hiện thời trong ngành, có thể là từ đối thủ hoặc từ ngành nói chung.

Ví dụ, nếu khách hàng của bạn là những người thích uống Trà sữa chẳng hạn, thì xu hướng sử dụng các nguồn nguyên liệu sạch để sản xuất ra Trà trong ngành có thể ảnh hướng rất lớn đến nhu cầu và sự lựa chọn từ họ.

2. Viết nhiều và thường xuyên cũng là những gì các Content Creator nên làm.

Theo nhiều doanh nhân khác nhau, và có cả Jeff Bezos, việc viết lách thường xuyên không chỉ giúp người viết ngày càng viết tốt hơn mà còn có thể cải thiện tư duy và tính nhạy bén của họ trong việc.

Là một người chuyên về sản xuất nội dung, các Content Creator phải viết nhiều hơn mức bình thường, viết nhiều để cải thiện việc sai chính tả (typo), viết nhiều để bạn có thể biết cách sắp xếp ý một cách rõ ràng và viết nhiều cũng có thể giúp bản thân khám phá ra những gì mà mình chưa từng nhận ra trước đó.

Có một sự thật có thể bạn chưa biết đó là giữa một người viết ít và một người viết nhiều hay luyện tập hằng ngày, quan điểm của họ về “cái hay” trong bài viết rất khác nhau.

Trong khi đối với những người viết ít, vì họ có ít trải nghiệm hơn (về cả thành công lẫn thất bại), họ có xu hướng dễ dàng chấp nhận hay đánh giá “cái hay” hơn, ngược lại đối với những người viết nhiều, đôi khi chỉ cần một điểm sai rất nhỏ họ cũng nhanh chóng nhận ra và họ sẽ muốn sửa cho bằng được.

3. Họ cũng liên tục học hỏi và nghiên cứu về các nhóm đối tượng mục tiêu.

Về bản chất, mục tiêu cuối cùng của các Content Creator là gì, đó chính là phải làm hài lòng đối tượng mục tiêu (Target Audience) của họ – và việc hiểu được nhu cầu này thực sự là một rào cản lớn.

Nếu bạn nghiên cứu đối tượng của mình đủ sâu, bạn sẽ tìm thấy nhiều cơ hội sáng tạo hơn, những thứ mà bạn sẽ không bao giờ có được dưới những “ánh mắt mơ hồ” hay góc nhìn chủ quan của bản thân.

Một trong nhưng điểm then chốt quyết định mức độ thành công của các Content Creator đó là thấu hiểu khách hàng của họ. Hiểu vấn đề của khách hàng là gì, bạn có thể làm gì để giải quyết các vấn đề đó.

Một số đặc điểm cơ bản bạn cần hiểu khách hàng như:

  • Họ bao nhiêu tuổi?
  • Giới tính của họ là gì?
  • Vị trí địa lý của họ ra sao?
  • Họ làm công việc gì?
  • Quan điểm sống của họ thế nào
  • Sở thích cá nhân của họ là gì?
  • Họ có xu hướng thích những nội dung nào?

Hiểu về Insight của khách hàng cũng là một con đường khác đóng góp cho sự thành công của các Content Creator.

4. Xây dựng những giọng điệu hay cá tính riêng cũng là kỹ năng quan trọng khác mà một Content Creator cần.

Bạn thử hình dung xem, trong một thị trường đầy rẫy sự cạnh tranh, nội dung được cung cấp từ vô số các doanh nghiệp hay thương hiệu khác nhau, bằng cách nào khách hàng có thể chú ý, tương tác và từ đó nhớ đến bạn.

Có rất nhiều cách để bạn có thể xây dựng sự khác biệt thông qua những cá tính hay giọng điệu riêng biệt: phát triển một kênh nội dung mới, đa dạng hoá nội dung trên các kênh, chỉ tập trung làm tốt ở một kênh nhất định, định vị bản thân như là một nhà lãnh đạo tư tưởng trong ngành, sử dụng phong cách viết khác biệ…và nhiều cách khác.

Các Content Creator cần hiểu rằng, những gì họ có thể mang đến cho khách hàng thông qua nội dung của họ, thứ mà không ai khác có thể làm được thì đó chính là giọng điệu cá nhân hay sự khác biệt.

5. Học hỏi từ nội dung của đối thủ.

Trên thực tế, bất kỳ ai trên internet đều có thể lấy nội dung của người khác và đăng lại, họ có thể sử dụng nguyên nội dung gốc hoặc cũng có thể thêm bớt một vài quan điểm cá nhân của họ vào để nội dung mang tính cá nhân cao hơn.

Những Content Creator thành công biết rằng chỉ mình họ là không đủ để có thể bao phủ hết tất cả những nội dung hay tin tức của ngành, họ không chỉ cần khách hàng tương tác với nội dung của họ mà họ cũng cần chia sẻ và tương tác với nội dung của người khác.

Ông Guy Kawasaki, tác giả của cuốn sách bán chạy nhất của New York Times, từng nói: “Các Content Creator cần định vị mình là một chuyên gia và những gì họ cần làm là tương tác tích cực với cộng đồng của họ.”

Sáng tạo hay chia sẻ nội dung là chưa đủ. Việc tương tác với những nội dung mà bạn đã chia sẻ giờ đây sẽ khiến cho nội dung đó trở nên độc đáo và khác biệt hơn.

6. Thấu hiểu KPIs hay những gì thương hiệu cần.

Vào năm 2018, 61% chuyên gia về marketing nói rằng việc tạo ra lưu lượng truy cập và khách hàng tiềm năng là thách thức hàng đầu đối với họ.

Để nội dung của bạn được khám phá, trước tiên bạn cần tập trung vào một chỉ số hiệu suất chính (KPIs) và tối ưu hóa nội dung của bạn với KPIs đó.

Một số KPIs có thể là:

  • Lượng tương tác trên các nền tảng mạng xã hội: Chính là số lượng người tiếp cận, lượt thích, bình luận, chia sẻ hay nhấp chuột từ các bài đăng.
  • Lưu lượng truy cập đến website (traffic): Chính là số lượng người sau khi xem nội dung của bạn sau đó nhấp chuột và đến website.
  • Lưu lượng tự nhiên (organic traffic): số lượng người dùng truy cập website từ các liên kết được hiển thị tự nhiên trên các công cụ tìm kiếm.
  • Số lượt đăng ký, để lại thông tin, mua hàng…cũng là những KPIs bạn có thể theo dõi.
content creator là gì
Content Creator là gì? Những kỹ năng cần có của một Content Creator là gì?

7. Content Creator tích cực xây dựng các mối quan hệ với bạn bè cùng ngành.

Những Content Creator giỏi biết rằng thành công của họ không chỉ nhờ vào niềm đam mê hay năng lực của bản thân mà còn nhờ vào những người đã dạy họ, những người đã truyền cảm hứng cho họ và chia sẻ với họ.

Bạn nên có kế hoạch gặp gỡ và tương tác với những người trong ngành để thảo luận và cập nhật thêm những hiểu biết mới.

Tuy nhiên bạn cũng cần hiểu rằng số lượng kiến thức hay kinh nghiệm mà người khác chia sẻ với bạn thường tỉ lệ thuận với những gì mà bạn có thể có và sẵn sàng chia sẻ với họ.

Việc cập nhật nhiều kiến thức ngành không chỉ có lợi cho chính bản thân bạn, mà còn đóng vai trò “trao đổi giá trị” với người khác.

8. Hãy đề xuất giải pháp thay vì chỉ phàn nàn hay có ý kiến.

Nếu bạn là một newbie trong ngành sáng tạo nội dung, những kiến thức hiện có của bạn có thể đã là quá đủ đối với các nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, đối với những Content Creator thành công, kiến thức chuyên môn không phải là tất cả.

Nếu bạn muốn đối tượng mục tiêu nhớ về bạn? Đừng chỉ đơn giản là kể lại những gì bạn biết – thay vào đó hãy giải thích lý do tại sao chúng lại quan trọng với họ.

Về bản chất, các đối tượng mục tiêu không cần nội dung của bạn hay những gì bạn nói, họ cần hiểu những thứ đó giúp ích cho họ như thế nào. Tức giải pháp bạn đang mang lại là gì.

Khách hàng luôn tìm kiếm thông tin để làm thoả mãn những nhu cầu liên tục thay đổi của họ. Cho dù những nhu cầu đó có thể chỉ đơn giản là tăng cường niềm tin của họ vào ngành của bạn, thì nhiệm vụ của bạn là phải quan sát và đáp ứng nhiều hơn.

9. Content Creator giỏi đặt câu hỏi về mọi thứ.

Bà Lorraine Twohill, trưởng bộ phận marketing của Google từng nói: “Các Content Creator cần phải tò mò để dự báo những gì khách hàng có thể thích hoặc xác định những vấn đề đáng giải quyết và sau đó đưa ra các giải pháp mới”.

Có rất nhiều áp lực đối với các Content Creator – và các Inbound Marketer về việc phải hiểu và giải thích được những gì đang xảy ra với khách hàng của họ, tại sao khách hàng lại có những hành vi mới nào đó, tại sao họ lại tức giận và phản ứng tiêu cực và vô số những điều bất ngờ khác.

Bằng cách tò mò và đặt câu hỏi với các vấn đề mới phát sinh, bạn luôn sẵn sàng tìm kiếm và truyền tải các giải pháp một cách kịp thời cho khách hàng.

Quá trình trở thành một Content Creator thành công sẽ bắt đầu từ những thói quen mà bạn đã xây dựng và rèn luyện, vì nó đảm bảo rằng bạn luôn tạo ra những thứ có giá trị cho đối tượng mục tiêu của mình.

Những tính cách của một Content Creator có tiềm năng phát triển mạnh là gì?

Content Creator
Những tính cách của một Content Creator có tiềm năng phát triển mạnh là gì?
  • Thích thử nghiệm: Thay vì sợ sai, những Content Creator này lại cảm thấy khá thoải mái khi gặp phải thất bại hay khó khăn, điều quan trọng họ cần không phải là họ sẽ mất gì mà là họ sẽ được gì sau mỗi lần mất đó.
  • Sáng tạo: Thay vì ngày qua ngày làm những công việc quá quen thuộc, những Content Creator này chọn cách làm mới mình, đó có thể là những định dạng nội dung mới, những bố cục thể hiện mới, những màu sắc mới hay bất cứ thứ gì họ chưa từng làm trước đó.
  • Thích yên tĩnh: Một trong những quan điểm thú vị khác là thường những người hướng nội (introvert) có khả năng sáng tạo rất cao. Và vì họ có khả năng thấu hiểu người đối diện tốt hơn, họ có nhiều cơ hội hơn để tạo ra những gì khách hàng muốn đọc và muốn nghe.

Một số nền tảng phổ biến trên thế giới dành cho các Content Creator.

Theo nhiều nghiên cứu khác nhau về cuộc cách mạng của các Content Creator, tương lai thuộc về những Content Creator đa nền tảng (multi-platform content creator), điều này có nghĩa là gì?

Để có thể thành công hơn, các Creator cần hoạt động và chia sẻ nội dung hay Content trên nhiều nền tảng khác nhau, gồm nhiều định dạng nội dung khác nhau.

Một số nền tảng sáng tạo nội dung phổ biến bạn có thể tham khảo như:

  • Facebook
  • TikTok
  • Instagram
  • YouTube
  • LinkedIn
  • Pinterest
  • Twitter
  • Và nhiều nền tảng khác.

FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ đề Content Creator là gì?

  • Content Creator trong tiếng Việt có nghĩa là gì?

Trong tiếng Việt, Content Creator có nghĩa là Nhà sáng tạo nội dung. Trong khi thuật ngữ này có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như âm nhạc, giải trí hay nghệ thuật, nó được sử dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực truyền thông Marketing.

  • Content Creator làm những công việc chính là gì?

Như MarketingTrips đã phân tích ở trên, tuỳ vào từng công việc, vị trí, hay tổ chức cụ thể, các Content Creator có thể làm những công việc khác nhau, tuy nhiên công việc chính của những người này vẫn là sáng tạo nội dung tức sản xuất ra những nội dung mới.

  • Web Content Creator là gì?

Là những Content Creator trên nền tảng web. Ví dụ bạn sáng tạo nội dung trên MarketingTrips.com sẽ khác với việc bạn sáng tạo nội dung trên TikTok hay Instagram.

  • Digital Content Creator là gì hay họ là ai?

Digital Content Creator là những nhà sáng tạo nội dung trên các nền tảng hay môi trường kỹ thuật số (Digital) như mạng xã hội, web hay blog. Web Content Creator là 1 phần của Digital Content Creator.

  • Content Creator trên Facebook là gì?

Cũng tương tự như các Content Creator trên TikTok hay Instagram, Content Creator trên Facebook là những người làm những công việc liên quan đến sản xuất, sáng tạo và phân phối nội dung (Content). Thu nhập của những người này thường đến từ doanh thu trực tiếp từ các nền tảng (chia sẻ doanh thu) hoặc hợp tác với các nhãn hàng.

Kết luận.

Trên đây là toàn bộ giải đáp của MarketingTrips về câu hỏi Content Creator là gì? Học và làm gì để trở thành Content Creator (Nhà sáng tạo nội dung) giỏi? Những kỹ năng cần có của một Content Creator là gì?

Một khi bạn có thể hiểu bản chất của khái niệm cũng như phân biệt được các vị trí liên quan, bạn hoàn toàn có thể tận dụng được sức mạnh của Content nói chung, trở thành một nhà sáng tạo nội dung giỏi và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

TikTok ra mắt Creator Next và thêm cơ hội kiếm tiền cho các nhà sáng tạo

Thông qua cổng thông tin mới TikTok Creator Next, TikTok cung cấp nhiều cách hơn cho các nhà sáng tạo có thể thành công trên nền tảng.

TikTok ra mắt Creator Next và thêm cơ hội kiếm tiền cho các nhà sáng tạo
TikTok ra mắt Creator Next và thêm cơ hội kiếm tiền cho các nhà sáng tạo. Source: HubSpot

TikTok vừa thông báo ra mắt Creator Next, một cổng thông tin tập trung cho tất cả những thứ liên quan đến việc kiếm tiền trên nền tảng đồng thời cũng cung cấp nhiều mẹo và cập nhật của các công cụ mới cho nhà sáng tạo. (Theo TechCrunch).

Trong một bài đăng của TikTok, nền tảng video dạng ngắn với hơn 1 tỷ người dùng này giải thích rằng cùng với Creator Next, nền tảng cũng giới thiệu một công cụ mới cho phép người dùng có thể gửi tiền trực tiếp đến các nhà sáng tạo yêu thích của họ.

Việc tăng thêm cơ hội kiếm tiền cho nhà sáng tạo từ lâu đã trở thành chiến lược sống còn của các nền tảng mạng xã hội, khi yếu tố giữ chân nhà sáng tạo ngày càng trở nên mong manh hơn.

Trước các đối thủ mạnh như Reels của Instagram, Facebook, Shorts của YouTube hay Snapchat, TikTok vẫn không ngừng cải thiện và giúp đỡ nhà sáng tạo của mình.

Quay trở lại vào năm 2019, người dùng hay nhà sáng tạo TikTok đã phải vật lộn để tìm cách kiếm tiền thông qua ứng dụng, vì họ chủ yếu chỉ có thể kiếm tiền từ các hoạt động kinh doanh bên ngoài ứng dụng.

Để giúp khắc phục điều này, TikTok sau đó đã công bố quỹ dành cho các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) trị giá 200 triệu USD vào năm 2020, nguồn tiền này được dùng để thưởng cho những nhà sáng tạo có nhiều thành tích nhất trên nền tảng.

Đến thời điểm hiện tại, sau một loạt các cập nhật và hợp tác khác nhau, nhà sáng tạo hiện có nhiều cách khác nhau để kiếm tiền trực tiếp trong ứng dụng (thông qua bán hàng trực tiếp, bán hàng qua nền tảng thứ ba, được người dùng ủng hộ…)

Ngoài ra, TikTok còn đang cho nhiều nhà sáng tạo hơn có quyền truy cập vào Creator Marketplace, một cổng thông tin nơi nhà sáng tạo có thể tìm và cộng tác với các đối tác kinh doanh để kiếm tiền thông qua các video được tài trợ.

Theo yêu cầu của TikTok, nhà sáng tạo hiện chỉ cần có tối thiểu 10.000 người theo dõi để truy cập tính năng này, thay vì phải có 100.000 người theo dõi như trước đây.

Tất cả các công cụ như Creator Fund, Creator Marketplace, Live Gifts, Video Gifts và Tips, sẽ có sẵn trong Creator Next.

TikTok cũng lưu ý rằng để sử dụng Creator Next, nhà sáng tạo phải “đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về số lượng người theo dõi” và con số này có thể khác nhau tùy theo từng khu vực, bên canh đó, nhà sáng tạo phải có ít nhất 1.000 lượt xem video trong vòng 30 ngày gần nhất.

Creator Next hiện chỉ khả dụng ở Mỹ, Vương quốc Anh, Đức, Pháp, Ý và Tây Ban Nha, và sẽ mở rộng sang các khu vực khác trong thời gian tới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

Sai lầm về Marketing của Starbucks các thương hiệu cần nên tránh

Một chương trình khuyến mãi của Starbucks vào ngày Black Friday là sai lầm về marketing mà các thương hiệu khác không nên phạm phải.

Sai lầm về Marketing của Starbucks các thương hiệu cần nên tránh
Source: ShutterStock

Cũng giống như hầu hết các thương hiệu khác, Starbucks đã chạy một chương trình khuyến mãi vào ngày Black Friday (thứ sáu đen tối). Ưu đãi được đưa ra hết sức đơn giản: Nếu bạn mua một thẻ quà tặng kỹ thuật số (digital giftcard) trị giá ít nhất 20 USD, Starbucks sẽ tặng thêm cho bạn 5 USD tiền thưởng.

Một chiêu thức marketing không quá mới mẻ nhưng vẫn được nhiều thương hiệu (đặc biệt là các thương hiệu hàng tiêu dùng) sử dụng vì đơn giản là nó hiệu quả.

Nếu bạn đang tìm kiếm một ý tưởng quà tặng đơn giản cho khách hàng của mình, thẻ quà tặng tương tự như Starbucks có thể sẽ là một gợi ý hay.

Tuy nhiên trên thực tế, mọi thứ lại diễn ra theo một cách khác. Rất nhiều người đã mua thẻ quà tặng nhưng không nhận được tiền thưởng như lời quảng cáo mà thương hiệu đã đưa ra ban đầu. Nhiều người trong số đó đã tỏ ra rất thất vọng và không ít trong số họ bày tỏ sự tức giận của mình lên các nền tảng mạng xã hội.

Như bạn có thể thấy ở trên, thoạt đầu hay đọc lướt qua có thể khách hàng sẽ nghĩ là họ cứ mua thẻ quà 20 USD thì sẽ nhận được thêm 5 USD tiền thưởng, tuy nhiên khi xem kỹ thì ưu đãi được giới hạn ở “một lần cho mỗi khách hàng” và nó cũng chỉ có một số lượng (nguồn cung) nhất định.

Ngoài việc Starbucks quảng cáo về thẻ quà tặng và khuyến khích khách hàng mua thẻ thì trực tế có rất ít người nhận được số tiền cộng thêm vì số lượng nguồn cung đã hết.

Quan trọng hơn, và đây cũng chính là vấn đề chính, Starbucks vẫn tiếp tục quảng cáo ưu đãi này trên các nền tảng của mình ngay cả khi họ đã hết số lượng ưu đãi.

Đáng lẽ ra Starbucks không nên quảng cáo một ưu đãi “không có giá trị” hoặc ít nhất nếu họ muốn quảng cáo về thẻ quà tặng kỹ thuật số của họ thì họ cũng nên thông báo đến khách hàng rằng ưu đãi đã hết số lượng và họ cũng sẽ không được tăng thêm tiền thưởng.

Sau nhiều phàn nàn từ phía khách hàng và đây là phản hồi từ Starbucks:

“Ưu đãi từ thẻ quà tặng kỹ thuật số chỉ có giá trị khi nguồn cung hay số lượng ưu đãi vẫn còn, trong khoảng thời gian có hạn và giờ đây thì ưu đãi đã được bán hết.

Chúng tôi biết rằng một số khách hàng đã mua thẻ quà tặng tuy nhiên không nhận được tiền thưởng và chúng tôi thật sự xin lỗi vì điều này.”

Theo ý kiến của khách hàng, vì đa số họ là khách hàng “trung thành” của Starbucks và mục đích của họ với các ưu đãi không phải là vấn đề về tiền nên họ tỏ ra khá bức xúc với cách làm và xử lý của Starbucks.

Sai lầm của Starbucks đã làm cho khách hàng có những ấn tượng và trải nghiệm xấu về thương hiệu, và với các thương hiệu khác, bài học có thể rút ra là “Đừng bao giờ hứa những thứ mà bạn không thể giữ lời”.

Khách hàng luôn muốn nhận được những thứ ít nhất là bằng so với những gì mà họ đã kỳ vọng (tin tưởng) sẽ nhận được từ thương hiệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

10 bài học xử lý khủng hoảng đáng để học hỏi của các thương hiệu lớn

Đôi khi, lời nói chứa đựng sức mạnh to lớn nhất phát ra từ một thương hiệu lại là những từ hết sức đơn giản: “Chúng tôi xin lỗi”.

10 bài học xử lý khủng hoảng đáng để học hỏi của các thương hiệu lớn
Fox Business

Nếu được truyền tải tốt, lời xin lỗi có thể nhẹ nhàng thu dọn cả một thảm họa của doanh nghiệp và làm tan biến hết tất thảy mọi suy nghĩ tiêu cực.

Tuy nhiên, nếu thực hiện không tốt, lời xin lỗi sẽ như đổ thêm dầu vào lửa. Và, dưới đây là 10 bài học về những lời xin lỗi chân thành và tác dụng to lớn từ các doanh nghiệp lớn.

1. KFC.

Đầu năm 2018, do trục trặc trong khâu vận chuyển thịt gà, hơn một nửa trên tổng số 900 cửa hàng KFC tại Anh đã phải tạm thời ngưng hoạt động.

Khó chịu trước việc này, hàng loạt thực khách đã bày tỏ sự bất mãn của mình trên mạng xã hội. Và, để xoa dịu làn sóng bất bình này, KFC đã nhanh chóng đưa ra lời xin lỗi, mang theo thông điệp tự châm biếm bản thân một cách hết sức hài hước.

Được biết, ngay sau sự cố, KFC đã công khai đăng lời xin lỗi lên trang quảng cáo của nhiều tờ báo tại London. Khéo léo lấy hình ảnh chiếc hộp đựng gà quen thuộc nhưng nay đã trống không, thương hiệu gà rán còn nhanh trí chơi chữ, biến cái tên KFC thành FCK (viết tắt của từ fuck, với ngụ ý: tiêu đời chúng tôi rồi). Bên dưới là đôi dòng xin lỗi, giải thích vấn đề và lời hứa sẽ không phạm sai lầm này thêm một lần nào nữa.

2. PricewaterhouseCoopers.

Nhiều người vẫn chưa quên sự cố tại lễ trao giải Oscar vào năm 2017, khi giải thưởng Phim Xuất sắc nhất bị trao nhầm cho “La La Land” thay vì “Moonlight”.

Trách nhiệm của sai lầm này thuộc về PricewaterhouseCoopers (PwC) – công ty kiểm toán đảm nhận việc kiểm tra phiếu bầu. Thay vì biện minh, PwC đã thẳng thắn nhận sai cũng như đưa ra lời xin lỗi rõ ràng và nhanh chóng.

Giải thích vấn đề một cách ngắn gọn, PwC đã xin lỗi tất cả những người có liên quan và gửi lời cảm ơn chân thành đến những cá nhân đã giúp giải quyết tình huống.

3. O.B. Tampons.

Có lẽ, một trong những cách tốt nhất để gửi lời xin lỗi là thông qua một bài hát. Vào năm 2010, một dòng sản phẩm băng vệ sinh dạng ống của O.B. đ

ột nhiên biến mất tại các cửa hàng do vấn đề phát sinh từ nhà cung cấp, khiến cho người tiêu dùng vô cùng phẫn nộ. Giải quyết tình huống này, Johnson & Johnson – công ty mẹ của O.B. – đã quay một MV xin lỗi và gửi đến hơn 65.000 khách hàng nữ của mình.

Tổng cộng, MV này có tới 10.000 phiên bản khác nhau, mỗi bản tương ứng với một cái tên riêng thường gặp của phụ nữ.

Nhờ vận dụng tốt yếu tố cá nhân qua việc đề cập đến tên riêng của mỗi người, MV này đã giúp O.B. biến một thảm họa sắp diễn ra trên truyền thông trở thành một chiến dịch PR hết sức thành công.

4. Apple.

Với lượng fan hùng hậu, không thể phủ nhận việc Taylor Swift là một nữ sĩ có tầm ảnh hưởng rất lớn. Do đó, sẽ thật không may cho doanh nghiệp nào bị cô ca sĩ này tẩy chay; và Apple đã từng phải đối mặt với tình huống như thế.

Apple Music đã bị Taylor Swift tẩy chay sau khi dịch vụ này cho phép người dùng nghe nhạc miễn phí trong 3 tháng mà không trả tiền cho các nghệ sĩ.

Trên Tumblr, Swift đã đăng một bài viết phản đối hành động này. Ngay lập tức, Apple đã lên Twitter xin lỗi, cam kết sẽ thay đổi chính sách cũng như trả tiền cho nghệ sĩ.

5. Airbnb.

Vào tháng 12/2015, Airbnb đã bị buộc tội phân biệt chủng tộc kèm theo bằng chứng là một bài nghiên cứu thuộc trường Harvard cùng làn sóng phản ứng gay gắt trên mạng xã hội.

Thay vì đùn đẩy trách nhiệm, CEO của Airbnb đã chủ động đề cập đến vấn đề này thông một email được gửi đến toàn thể nhân viên.

Sau sự kiện này, Airbnb cũng bày tỏ quan điểm mạnh mẽ hơn về việc chống lại nạn phân biệt chủng tộc bằng cách ban hành một chính sách mới, đi kèm với một chiến dịch triển khai và kiểm tra sát sao.

6. JetBlue.

Một trong những thảm họa truyền thông nổi cộm nhất của ngành hàng không là sự kiện hành khách của hãng hàng không JetBlue bị bỏ rơi và mắc kẹt trên đường băng trong suốt 11 tiếng đồng hồ. Sau sự cố, David Neeleman – nhà sáng lập kiêm CEO của JetBlue đã đăng một đoạn video xin lỗi với nội dung chưa qua biên tập trên YouTube.

Trong đó, ông hứa sẽ không để những sự việc đáng tiếc như thế xảy ra trong tương lai, đồng thời cam kết củng cố dịch vụ khách hàng theo đúng với danh tiếng vốn có của JetBlue bằng một bản tuyên bố bảo vệ quyền khách hàng.

7. Netflix.

Quay lại thời mà DVD còn là một sản phẩm quan trọng của Netflix, công ty này đã từng tách ra hai loại giá cả và thu phí riêng – một là thu phí dịch vụ phát sóng, còn lại là giá của DVD.

Việc này đã khiến cho giá cả tăng hơn 60% so với trước kia, và người tiêu dùng hoàn toàn không hài lòng về điều này. Chính hành động này đã khiến giá cổ phiếu Netflix lao dốc gần 50%.

Reed Hastings – CEO của Netflix – đã công khai gửi email xin lỗi đến từng tài khoản khách hàng. Nhờ lời xin lỗi chân thành, thái độ thừa nhận sai lầm, và sửa chữa lỗi sai, Netflix đã kịp thời cứu vãn tên tuổi của mình.

8. Sony.

Vào năm 2011, hãng Sony trở thành nạn nhân của một trong những vụ xâm phạm dữ liệu lớn nhất trong lịch sử, khi thông tin cá nhân của 77 triệu game thủ PlayStation bị rò rỉ, CEO của Sony đã công khai xin lỗi, ghi nhận những sự cố phát sinh cũng như nhanh chóng đưa ra biện pháp khắc phục.

Bên cạnh đó, các game thủ còn được tặng một món quà xin lỗi là một tháng chơi PlayStation Plus miễn phí và gói bảo hiểm thông tin cá nhân để xoa dịu làn sóng phẫn nộ.

9. Toyota.

Cơn ác mộng kinh hoàng nhất của hãng xe hơi Nhật Toyota xảy đến vào năm 2010, khi 8 triệu chiếc xe hơi bị thu hồi và gần 90 người tử vong do tai nạn gây ra bởi lỗi phát sinh trong các chiếc xe này. Akio Toyota – CEO của Toyota – đã gửi lời chia buồn và xin lỗi chân thành đến các gia đình nạn nhân cũng như tất cả khách hàng.

Để chắc rằng mọi người đều nhận được lời xin lỗi này, Toyota đã thực hiện cả một chiến dịch quảng cáo; trong đó, thừa nhận việc hãng đã không đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn, đồng thời công bố trên các tờ báo lớn về việc hãng sẽ khắc phục vấn đề này như thế nào.

10. Domino’s Pizza.

Có thể nói, đến năm 2009, nguy cơ khủng hoảng truyền thông phát sinh từ mạng xã hội mới được các doanh nghiệp nhìn nhận kỹ càng hơn thông qua sự cố của Donimo’s Pizza.

Khi đó, hai nhân viên của thương hiệu pizza này đã quay một video ghi lại cảnh họ hắt hơi vào bánh pizza, nhét phô mai vào mũi rồi để chúng lên bánh giao cho khách. Video này sau đó đã lập tức gây bão trên mạng xã hội.

Để giải quyết tình hình, Chủ tịch của Domino – Patrick Doyle – đã quay một video gửi lời xin lỗi chân thành đến thực khách. May mắn là, lời xin lỗi kịp lúc ấy đã giúp lấy lại danh dự cho Domino và tái khẳng định tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của thương hiệu này.

Kết: Dù tình huống và cách thức xin lỗi từ các doanh nghiệp là khác nhau, nhưng những câu chuyện kể trên cho thấy, một lời nhận lỗi chân thành và kịp lúc có thể giúp xoay chuyển cục diện.

Ngoài ra, việc thừa nhận trách nhiệm và đưa ra hướng giải quyết vấn đề còn có thể giúp doanh nghiệp tái thiết lập cảm tình và sự tin cậy của khách hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Những sai lầm về SEO bạn cần tránh trong năm mới 2022

Nếu website của bạn mới hoặc rất cần traffic, tuy nhiên bạn lại không biết làm thế nào để có được vị thế tốt hơn, xem ngay những sai lầm có thể hạn chế thành công của bạn về SEO dưới đây.

sai lầm về SEO
Source: PCMag

Bên cạnh các xu hướng SEO 2022, dưới đây là những sai lầm về SEO mà bạn nên tránh trong 2022.

  • Sai lầm 1: Từ khoá mục tiêu không liên quan đến tên miền chính (domain) hoặc tên miền phụ (sub-domain): Thêm từ khoá vào các kiểu tên miền này có thể giúp website của bạn có nhiều lợi thế hơn so với các đối thủ còn lại.
  • Sai lầm 2: Nội dung được chia sẻ lên website của bạn có chất lượng thấp: Độ dài nội dung của bài viết từ lâu đã có liên quan một cách tương đối đến thuật toán xếp hạng trên các công cụ tìm kiếm. Nội dung dài và chuyên sâu hơn có thể giúp bạn xếp hạng tốt hơn.
  • Sai lầm 3: Website của bạn chưa cài đặt chế độ bảo mật SSL (https): Google cho biết bộ máy tìm kiếm của nó xem đây là một dấu hiệu để đánh giá xếp hạng. Trong điều kiện tất cả các chỉ số của 2 website là như nhau, website nào được gắn https sẽ được ưu tiên hiển thị trước.
  • Sai lầm 4: Không tối ưu hình ảnh trên trang: Việc sử dụng các hình ảnh có dung lượng quá lớn (khiến website tải chậm hơn) với các kích thước không đồng đều làm cho trải nghiệm của người dùng trở nên kém hơn. Google không thích điều này.
  • Sai lầm 5: Website của bạn tải (load) quá chậm: Thời gian load trung bình mà Google khuyến nghị là khoảng 8.66 giây, hoặc trong điều kiện lý tưởng là dưới 3 giây.
  • Sai lầm 6: Tỉ lệ thoát (bounce rate) của website quá cao: Các công cụ tìm kiếm có nhiệm vụ tìm ra các nội dung có giá trị và hữu ích nhất với người dùng của nó. Khi tỉ lệ thoát (người dùng vào website và thoát ra ngay) cao, nó báo hiệu cho công cụ tìm kếm rằng nội dung hay website người dùng vừa truy cập là không phù hợp. Đây là một sai lầm về SEO bạn nên tránh. Tuỳ vào từng ngành hàng mà tỷ lệ thoát này có thể khác nhau. Trung bình, một website sẽ được đánh giá là tốt nếu tỉ lệ này dưới 50%.
  • Sai lầm 7: Đăng những nội dung trùng lặp trên website: Google khuyến nghị các nội dung trên website nên là duy nhất, không được trùng hoặc lặp lại. Nếu website vi phạm (hoặc vi phạm nhiều), Google sẽ có các biện pháp “phat” tương ứng.
  • Sai lầm 8: Nội dung trên website không được tối ưu cho các từ khoá mục tiêu: Google hay các công cụ tìm kiếm khác tìm kiếm sự nhất quán của các nội dung trên website. Thông qua các thẻ tiêu đề, hoặc nằm trong 100 từ đầu tiên trong bài viết, các công cụ tìm kiếm muốn nhìn thấy các từ khoá liên quan.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen

5 mẹo xây dựng thương hiệu cá nhân có thể thúc đẩy sự nghiệp của bạn

Việc xây dựng và tiếp thị một bản sắc riêng biệt (unique identity) về bản thân có thể giúp những người tìm việc phát triển sự nghiệp của họ ngay cả ở những thời điểm khó khăn nhất.

5 mẹo xây dựng thương hiệu cá nhân có thể thúc đẩy sự nghiệp của bạn

Tìm kiếm một công việc mới trong những thời kỳ kinh tế suy thoái hay khó khăn là một nhiệm vụ không hề dễ dàng – khi các doanh nghiệp đang tìm mọi cách để cắt giảm chi phí và sa thải bớt nhân viên là một cách để họ làm điều đó.

Một trong những cách mà bạn hay những người tìm việc có thể làm để bản thân có nhiều cơ hội hơn là thông qua việc xây dựng thương hiệu cá nhân, một lợi thế ngày càng thể hiện được sức mạnh của nó, đặc biệt là trong thời đại công nghệ và mạng xã hội.

Thương hiệu cá nhân giúp xây dựng lòng tin của người khác hay cộng đồng đối với bạn, thể hiện bạn là một người chuyên nghiệp trong lĩnh vực của mình và từ đó giúp bạn có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn so với những người khác trên thị trường.

Dưới đây là 05 yếu tố có thể giúp bạn xây dựng thương hiệu cá nhân và thúc đẩy sự nghiệp của bản thân.

1. Thể hiện giá trị cốt lõi của bạn.

Thương hiệu của bạn nên được truyền đạt thông qua một tập hợp các giá trị cốt lõi (core values) mạnh mẽ giúp phân biệt bạn với các đối thủ cạnh tranh còn lại.

Các bộ phận nhân sự thường không chỉ tuyển dụng dựa vào sự uy tín hay các thông tin (chung chung) mà ứng viên đề cập. Họ cũng muốn biết liệu các ứng viên có tính cách, giá trị lõi hay phù hợp với doanh nghiệp hay không.

Do đó, tốt nhất là bạn nên chia sẻ thắng thắn các quan điểm của bản thân với nhà tuyển dụng, bạn cũng cần lưu ý rằng họ thường tìm kiếm các kỹ năng khác như sự đồng cảm, tò mò, hợp tác và làm việc nhóm.

2. Hãy khác biệt và sáng tạo.

Có một sai lầm kinh điển mà nhiều người tìm việc mắc phải đó là viết một bản sơ yếu lý lịch (CV) tương tự như bao hồ sơ khác. Nếu bạn muốn thu hút sự chú ý của các nhà tuyển dụng, hãy thể hiện bản thân môt cách khác biệt và sáng tạo nhất.

Hãy thể hiện cá tính và sự sáng tạo của bạn thông qua những điểm nổi bật của bản thân tới vị trí mà bạn đang ứng tuyển và bạn cũng có thể “đóng gói bản thân” như là một sự lựa chọn phù hợp nhất.

Bạn cần nêu bật những điểm mạnh và kinh nghiệm cụ thể từ các dự án mà bạn đã hoàn thành, tuy nhiên bạn cần tránh nói quá nhiều về những thành tích không mấy liên quan.

Trong các cuộc phỏng vấn, bạn có thể tạo cho mình nhiều lợi thế hơn nữa bằng cách sử dụng thuật kể chuyện để nâng cao thương hiệu cá nhân.

Hãy kể lại những trường hợp hay bối cảnh thể hiện rõ điểm mạnh của bạn – đó có thể là cách bạn đã giải quyết một vấn đề khó khăn của khách hàng hoặc doanh nghiệp hay cách bạn hỗ trợ các đồng nghiệp khác để đạt được mục tiêu chung.

Cuối cùng, đừng quên kết nối chuyên môn của bạn với bối cảnh kinh doanh của doanh nghiệp, nơi thực sự xác định bạn có giá trị như thế nào.

3. Xác định đối tượng mục tiêu.

Sức mạnh của thương hiệu cá nhân có thể định vị bạn như là một chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể nào đó. Marketing chẳng hạn.

Trong các điểm kinh tế khó khăn, đại dịch Covid-19 là môt ví dụ, khi tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, hay doanh nghiệp cũng yêu cầu khắt khe hơn đối với các ứng viên.

Thương hiệu cá nhân của bạn đủ mạnh sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội hơn trong việc gặp gỡ và gây ấn tượng với các nhà tuyển dụng.

Đối tượng mục tiêu của bạn chắc chắn không thể là tất cả mọi người, vì vậy điều quan trọng là bạn phải xác định họ là ai, bạn có thể tiếp cận họ như thế nào và sau đó cố gắng truyền tải các thông điệp đến họ.

Thương hiệu cá nhân càng được nhắm mục tiêu cụ thể thì bạn càng có nhiều cơ hội hơn và năng lực đàm phán mức thu nhập cũng tốt hơn.

Khi đã có được đối tượng mục tiêu cụ thể, nhiệm vụ của bạn là xây dựng các thông điệp hay nội dung mang tính liên quan và kết nối cao, và truyền tải nó đến họ.

4. Gia tăng các kết nối trực tuyến.

Chiến lược xây dựng thương hiệu cá nhân của bạn nên liên quan đến việc nâng cao danh tiếng của bản thân trên các nền tảng trực tuyến – cũng giống như sơ yếu lý lịch của bạn, danh tiếng trực tuyến nên tập trung vào một số nền tảng và điểm nhấn cụ thể.

Đầu tư vào SEO có thể là một sự trợ giúp lớn.

Có một số cách bạn có thể làm để thúc đẩy SEO và tăng lượng người kết nối với bạn, chẳng hạn như tạo blog/vlog và chia sẻ các nội dung có giá trị với người đọc, sau đó họ có thể chọn chia sẻ với những người khác.

Phát triển qua một chặng đường nhất định, bạn có thể định vị mình như một trong số các chuyên gia trong lĩnh vực bạn đang làm, và nhờ đó, bạn sẽ thu hút được nhiều cơ hội việc làm hoặc cơ hội kinh doanh hơn.

5. Xây dựng một mạng lưới gồm các mối quan hệ với những người có liên quan (trong ngành chẳng hạn).

Bạn càng biết và ở mức độ sâu hơn là kết nối và tương tác, với nhiều người trong ngành của mình, bạn càng có nhiều cơ hội hơn.

Những lời giới thiệu từ ​​những người bạn biết, cùng với thương hiệu cá nhân của bạn đã được xây dựng trước đó (qua các bước ở trên), bạn có thể mở ra những cơ hội mà trước đây bạn thậm chí còn không dám mơ tới.

LinkedIn là một nơi lý tưởng để bạn có thể tìm kiếm các kết nối (chuyên nghiệp), các buổi hội thảo hay sự kiện ngành và nhiều thứ khác.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Chân dung tân CEO của Twitter – CEO trẻ nhất trong S&P 500

Parag Agrawal, một người Mỹ gốc Ấn Độ vừa được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành Twitter thay cho đồng sáng lập Jack Dorsey.

CEO của Twitter
CEO Twitter Parag Agrawal | Source: BBC

Agrawal hiện 37 tuổi – bằng tuổi với CEO Mark Zuckerberg của Meta Platform. Dù không tiết lộ cụ thể ngày sinh của tân CEO nhưng Twitter xác nhận Agrawal sinh sau ngày 14/5/1984 – ngày Mark Zuckerberg chào đời.

Như vậy Agrawal đang là CEO trẻ nhất trong số các công ty thuộc S&P 500 (500 công ty lớn nhất được niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán Mỹ).

Trước đó, ở tuổi 45, Jack Dorsey cũng là một trong những CEO trẻ nhất trong danh sách các công ty lớn nhất nước Mỹ.

“Tôi không nghĩ tuổi tác là vấn đề lớn, đặc biệt là đối với những công ty như thế này. Đó có thể là một lợi thế”, David Larcker, Giáo sư tại Trường Kinh doanh Stanford, người nghiên cứu về hiệu suất của các CEO đã bình luận.

Giám đốc điều hành Berkshire Hathaway, Warren Buffett, là CEO lớn tuổi nhất trong S&P 500, theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp. Nhà đầu tư huyền thoại hiện nay đã 91 tuổi.

Dữ liệu cũng cho thấy độ tuổi trung bình của một CEO trong danh sách 500 công ty lớn nhất nước Mỹ là 58. Tuy nhiên, xu hướng về độ tuổi của các CEO không nghiêng về giới trẻ.

Đánh giá trong vòng 2 thập kỷ trở lại đây của công ty Spencer Stuart về dữ liệu của các doanh nghiệp trong S&P 500 cho thấy độ tuổi của các CEO tăng nhẹ nhưng đều đặn.

Agrawal có bằng cử nhân tại Học viện Công nghệ Ấn Độ và bằng tiến sĩ khoa học máy tính tại Đại học Stanford. Ông từng làm việc cho Microsoft, Yahoo và AT&T trong vai trò nghiên cứu.

Gia nhập Twitter vào tháng 10/2011 và chỉ sau thời gian ngắn, Agrawal được chọn là kỹ sư xuất sắc của công ty.

Tháng 10/2017, ông trở thành Giám đốc công nghệ (CTO) của Twitter, giải quyết nhiều vấn đề mang tính chiến lược cho mạng xã hội, như khả năng bảo mật, quy định mật khẩu mới, phân quyền người dùng…

“Tôi muốn cảm ơn hội đồng quản trị vì tin tưởng vào khả năng lãnh đạo của tôi. Tôi cũng cảm ơn Jack vì đã tiếp tục tư vấn, hỗ trợ và hợp tác”, Agrawal chia sẻ.

Đồng sáng lập Jack Dorsey sẽ ở lại hội đồng quản trị của công ty có trụ sở tại San Francisco cho đến khi hết nhiệm kỳ vào năm 2022, Twitter cho biết trong một tuyên bố.

Agrawal cũng sẽ tham gia hội đồng quản trị của công ty này. Theo Spencer Stuart, độ tuổi trung bình của một thành viên hội đồng quản trị trong S&P 500 là 63 tuổi.

“Tôi quyết định rời khỏi Twitter vì tin rằng công ty đã sẵn sàng phát triển mà không cần bóng dáng của người sáng lập.

Tôi tin tưởng Parag với tư cách là Giám đốc điều hành Twitter. Công việc của anh ấy trong 10 năm qua đã có nhiều chuyển biến. Tôi quý trọng kỹ năng, trái tim và tâm hồn của anh ấy. Đã đến lúc anh ấy phải lãnh đạo”, Dorsey nói.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Facebook cung cấp insights mới về lợi ích của việc nhắm mục tiêu quảng cáo hẹp và rộng

Trước những hạn chế trong việc thu thập dữ liệu sau chính sách ATT của Apple, Facebook gần đây đã tiếp tục công bố những nghiên cứu dữ liệu mới.

Facebook cung cấp insights mới về lợi ích của việc nhắm mục tiêu quảng cáo hẹp và rộng
Source: Pexels

Meta (Facebook cũ) vừa xuất bản một báo cáo mới xem xét về tác động của việc nhắm mục tiêu dựa trên nhân khẩu học và rộng, so với việc nhắm mục tiêu hẹp theo sở thích và đối tượng mục tiêu đến hiệu suất của các chiến dịch quảng cáo trong ngành hàng CPGs (hàng đóng gói tiêu dùng).

Theo Meta, việc nhắm mục tiêu hẹp theo sở thích của người dùng có thể cản trở đáng kể hiệu suất của các chiến dịch.

Điều này là do, khi các nhà quảng cáo chọn cách tiếp cận này, họ có ít tùy chọn dữ liệu hơn, và từ đó họ tiếp cận ít người dùng tiềm năng hơn.

Để có thể rút ra được kết luận về sự khác biệt giữa hai cách tiếp cận nhắm mục tiêu quảng cáo này trên Facebook Ads, Meta đã phân tích 50 chiến dịch của các nhãn hàng CPGs tại khu vực EMEA (Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi).

* Lưu ý: Nghiên cứu được thực hiện tại các khu vực ngoài Việt Nam và Châu Á – Thái Bình Dương (APAC) nên dữ liệu chỉ mang tính chất học hỏi, thử nghiệm và suy luận.

Theo giải thích của Meta:

“Phân tích cho thấy rằng trong khoảng một nửa số chiến dịch, đối tượng được chọn theo sở thích quá hẹp và do đó, phạm vi tiếp cận bị hạn chế đáng kể so với các chiến dịch tiếp cận rộng theo nhân khẩu học (demographic-based).

Trong trường hợp này (khi đối tượng được chọn quá hẹp), các chiến dịch nhắm mục tiêu đối tượng theo nhân khẩu học đã phân phối gần như gấp đôi phạm vi tiếp cận (Reach + 99%) so với cùng một lượng ngân sách khi chọn nhắm mục tiêu hẹp theo sở thích.”

Do đó, về cơ bản, việc nhắm mục tiêu theo nhân khẩu học (demographic targeting) dường như không bị ảnh hưởng bởi chính sách ATT của Apple. Điều ngược lại xảy ra với cách tiếp cận theo đối tượng hẹp.

Theo số liệu nghiên cứu: các chiến dịch phân phối theo nhân khẩu học có chi phí rẻ hơn đến 1.6 lần so với các chiến dịch phân phối theo sở thích về tổng thể.

Trong khi việc tập trung vào các đối tượng cụ thể hơn và hẹp hơn có thể mang lại kết quả tốt hơn vào những thời điểm cụ thể, phạm vi tiếp cận rộng hơn có thể mang lại kết quả tốt hơn về lâu dài, điều này đơn giản là bởi vì khi tiếp cận nhiều người hơn, thông qua nhắm mục tiêu chung và rộng hơn, thông điệp của thương hiệu được mở rộng và giúp tiếp cận nhiều người dùng tiềm năng hơn.

Tất nhiên, điều này còn phụ thuộc vào mức độ người làm marketing có thể hiểu biết sâu sắc về đối tượng của họ cũng như các sở thích cụ thể mà người tiêu dùng có.

Đối với các thương hiệu hiểu biết sâu sắc về các sở thích của người dùng của họ, họ thực sự có thể thúc những đẩy kết quả tốt hơn thông qua các trọng tâm cụ thể hơn.

Facebook cung cấp insights mới về lợi ích của việc nhắm mục tiêu quảng cáo hẹp và rộng

Như hình ảnh bạn có thể xem ở bên trên, khi so sánh hiệu suất là kết quả đầu ra của thương hiệu, các chiến dịch nhắm mục tiêu dựa theo sở thích có hiệu suất tốt hơn so với các chiến dịch nhắm mục tiêu theo nhân khẩu học.

Các chiến dịch nhắm mục tiêp hẹp tỏ ra hiệu quả hơn với người dùng ở các phần cuối của phễu bán hàng (Sales Funnel) trong khi các chiến dịch nhắm mục tiêu rộng hiệu quả hơn ở các phần trên của phễu (ToFu).

Nếu thương hiệu có các mục tiêu cụ thể và có nhiều insights về người dùng, tập trung vào các chiến dịch theo sở thích có thể thúc đẩy nhiều phản hồi hơn.

Điều này có nghĩa là gì? Trong giai đoạn đầu, các thương hiệu nên tiếp cận càng nhiều người càng tốt để tối đa hóa nhận thức và hiểu hơn về người dùng, thông qua các chiến dịch phân phối rộng theo nhân khẩu học.

Sau đó, họ có thể sử dụng các chiến dịch nhắm mục tiêu hẹp hơn hoặc sử dụng kết hợp song song cả hai kiểu tiếp cận để tối đa hoá hiệu suất về lâu dài.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Dữ liệu khảo sát: Những xu hướng Social Media Marketing trong 2022

Dựa trên hơn 18.000 phản hồi từ nhiều chuyên gia khác nhau, Hootsuite công bố những xu hướng chính của Social Media Marketing trong năm 2022.

Những xu hướng Social Media Marketing trong 2022
Những xu hướng Social Media Marketing trong 2022

Nếu Social Media Marketing là một phần quan trọng trong chiến lược Marketing tổng thể của bạn trong 2022, những xu hướng dưới đây sẽ rất hữu ích đối với bạn.

Với những gì đã và đang xảy ra, thật khó để có thể đưa ra các dự báo một cách chính xác, đặc biệt đại dịch đã khiến mọi thứ đang trở nên mơ hồ và bất ổn hơn.

Tuy nhiên, để có thể chắc chắn hơn về những gì có thể diễn ra trong năm mới 2022 sắp tới, Hootsuite gần đây đã khảo sát hơn 18.000 người, bao gồm một loạt các chuyên gia và đại diện đến từ nhiều nền tảng khác nhau, để xem họ suy nghĩ như thế nào về những xu hướng sắp tới và những gì người làm marketing nên chuẩn bị cho chiến lược của mình.

Dữ liệu từ Hootsuite bao gồm một loạt các thông tin tổng quan về từng xu hướng và các đề xuất về cách marketer nên thực hiện để chuẩn bị cho thời gian sắp tới. Dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo.

  • Xu hướng 1: Các thương hiệu sẽ đầu tư nhiều hơn đến yếu tố cộng đồng (community), với sự hỗ trợ từ các nhà sáng tạo nội dung (content creator): Theo số liệu khảo sát từ Facebook và NYU, có đến 77% người dùng nói rằng họ coi trọng yếu tố cộng đồng và xem nó là một phần thiết yếu trong trải nghiệm số của họ.
  • Xu hướng 2: Người làm marketing cần phải sáng tạo hơn khi người dùng ngày càng tỏ ra khôn ngoan và thông thái hơn trước các quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội: 54.1% marketer nói rằng họ tiếp tục sẽ tăng ngân sách quảng cáo trên các nền tảng như Facebook, Instagram, TikTok…trong năm 2022.
  • Xu hướng 3: Chỉ số ROI sẽ được quan tâm hàng đầu khi nói đến việc đo lường mức độ hiệu quả trên các nền tảng mạng xã hội (social media): Có đến hơn 83% người làm marketing cho biết hiện họ đã có thể tự tin đo lường ROI trong các nỗ lực của họ trên các nền tảng. Con số này tăng lên từ mức 68% vào năm ngoái.
  • Xu hướng 4: Các nền tảng mạng xã hội sẽ trở thành trọng tâm của các trải nghiệm mua sắm hậu đại dịch của người tiêu dùng: 53% người dùng internet toàn cầu tuổi từ 16-24 coi mạng xã hội là nguồn thông tin chính khi nói đến việc nghiên cứu và tìm kiếm thương hiệu.
  • Xu hướng 5: Mạng xã hội hay cụ thể hơn là những nhà quản lý truyền thông mạng xã hội (social media manager) sẽ trở thành cầu nối nhằm thu hẹp khoảng cách giữa marketing và dịch vụ khách hàng: 59% marketer đồng ý rằng, việc chăm sóc tốt khách hàng trên mạng xã hội có thể làm tăng giá trị của thương hiệu hay tổ chức của họ.

Bạn có thể xem chi tiết các xu hướng từ Hootsuite tại: Social Media Marketing Trends 2022

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Startup ở giai đoạn đầu cần những gì

Dưới những tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19, ngoài nguồn vốn và công nghệ, thì AWS đã trở thành “trợ thủ” đắc lực cho các startup giai đoạn đầu.

Startup ở giai đoạn đầu cần những gì
Source: Pexels

Thách thức muôn trùng với startup.

Theo số liệu từ CB Insights và đánh giá, tính đến quý 3/2021, mức độ tăng trưởng cả về giá trị (33,3% so với 2020) và số lượng (tăng 25%) các khoản đầu tư vào startup tại Việt Nam đều tăng mạnh trong năm qua.

Trong đó, công nghệ y tế, công nghệ tài chính, thương mại điện tử, chuyển phát và logistics được xem là những mảnh đất tiềm năng cho các startup Việt Nam.

“Trong 18 tháng qua, chúng tôi đã giúp rất nhiều các startup tận dụng lợi thế của đám mây để tạo ra những giải pháp mới, mô hình kinh doanh mới, hay thậm chí chuyển đổi mô hình kinh doanh để thích ứng với đại dịch”, bà Priya Lakshmi – Trưởng phòng mảng kinh doanh Khởi nghiệp của AWS khu vực ASEAN chia sẻ.

Tuy nhiên, một bài toán mà hầu hết các startup đang gặp phải là chi phí cho những công nghệ mở, công nghệ điện toán đám mây trong quá trình chuyển đổi số.

Ông James Vương, Nhà sáng lập và CEO Infina nhận định, khởi nghiệp hiện nay đã dễ dàng hơn rất nhiều so với 10 năm trước.

Thay vì phải sang tận Singapore để thuê máy chủ và thuê kỹ sư công nghệ thông tin để vận hành, thì giờ đây, với sự hỗ trợ điện tử đám mây từ AWS, việc phát triển sản phẩm đã trở nên khá dễ. Đặc biệt, chỉ cần đầu tư chi phí thấp, doanh nghiệp khởi nghiệp vẫn có thể đi đường rất xa.

“So với 10 năm trước, rủi ro với các startup cũng giảm đi rất nhiều. Với số tiền ít hơn vẫn có thể đi đường rất xa với những chương trình hỗ trợ như AWS Activate, hỗ trợ miễn phí trị giá tới 100.000 USD bằng AWS Credits để ứng dụng các dịch vụ đám mây”, ông James Vương khẳng định.

Hiện tại, Infina đang quan tâm đến công nghệ máy học (machine learning) và trí tuệ nhân tạo (AI) tích hợp trong các sản phẩm của AWS, ví dụ như là các ứng dụng có thể phát hiện ra các quy luật giúp ngăn chặn gian lận tài chính hoặc giúp startup có được thông tin từ dữ liệu.

CEO Raghu Rai của Jio Health – startup trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe số tại Việt Nam cho rằng: “Thách thức lớn nhất ở Việt Nam cho doanh nghiệp khởi nghiệp là tìm nguồn vốn”.

Nhưng để tìm được nguồn vốn, ban đầu startup cần có đội ngũ phù hợp với định hướng, quan trọng hơn là sản phẩm. Sau khi vượt qua giai đoạn non trẻ ban đầu thì startup cần tập trung vào tìm nguồn vốn để phát triển, mở rộng quy mô. Việc cân đối giữa vốn và công nghệ hay nguồn lực phụ thuộc vào giai đoạn của startup.

CEO Raghu Rai đánh giá hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, lại nằm ở “điểm nóng” khởi nghiệp Đông Nam Á. Thay vì quá lo lắng cho vấn đề này, CEO Jio Health tin rằng doanh nghiệp cần dành nhiều thời gian để làm việc với khách hàng, khẳng định giá trị của mình, lắng nghe thị trường.

Để giảm bớt áp lực vốn, các startup như Infina hay Jio Health lựa chọn giải pháp sử dụng bên thứ ba chuyên cung cấp dịch vụ đám mây, giúp họ có thể quên đi gánh nặng phí cho hạ tầng công nghệ thông tin, các chi phí kiểm thử.

Hiện tại, cả 2 công ty đều thuộc chương trình hỗ trợ khởi nghiệp AWS Activate của Amazon Web Services (AWS) – doanh nghiệp cung ứng các giải pháp số hóa, điện toán đám mây và dịch vụ công nghệ thông tin trực thuộc Tập đoàn Amazon (Mỹ).

Không chỉ được giải phóng về vấn đề hạ tầng, nhân sự liên quan đến công nghệ thông tin, những dịch vụ mà AWS cung cấp còn giúp những đơn vị còn trẻ như Jio Health, Infina và rất nhiều doanh nghiệp khác cắt giảm chi phí vận hành, loại trừ rủi ro để tiết kiệm chi phí trước khi tung sản phẩm ra thị trường.

Điển hình như Chương trình AWS Activate, bắt đầu từ năm 2013, đã cung cấp cho hàng trăm ngàn startup những chương trình như cấp miễn phí AWS Credits để sử dụng điện tử đám mây cũng như hỗ trợ hoạt động marketing…

Chỉ tính riêng năm 2020, AWS đã cung cấp hơn 1 tỉ USD dưới dạng AWS Credits để giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp thúc đẩy tăng trưởng khi họ xây dựng doanh nghiệp.

Startup thích ứng với Covid-19.

CEO James Vương của Infina đánh giá, Covid-19 đã gây ra nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp, nhưng cũng đồng thời thúc đẩy quá trình số hóa, tăng tốc độ của quá trình này.

Trước đây, người tiêu dùng sử dụng điện thoại để làm nhiều việc như: đặt hàng, mua thực phẩm, đặt xe, chuyển tiền qua ngân hàng… Khi đại dịch Covid-19 xảy ra thì mọi người thực hiện các giao dịch như vậy nhiều hơn, thông qua các giải pháp trực tuyến.

Từ ý tưởng này, Infina ra đời giúp người dân đầu tư mà không phải đi đâu. Trước đây, ý tưởng này đã được thực hiện ở Trung Quốc và đã thành công. Ở Việt Nam, thời cơ đã đến và nếu ai đó nắm bắt được cơ hội thì cũng sẽ thành công.

“Đối với chúng tôi, những khủng hoảng, những đại dịch lại như thế này đôi khi lại là cơ hội cho chúng tôi phát triển. Trong đại dịch, chúng tôi không quá khó khăn để đưa ra các quyết định thành lập các dự án, startup”, CEO Infina chia sẻ.

Trong khi đó, ở Jio Health, CEO Raghu Rai khẳng định: “Không có chiến lược đối phó với Covid-19 vì nó chỉ xảy ra một lần trong đời và thực ra Jio Health là một nhà cung cấp dịch vụ y tế trực tuyến”.

Lãnh đạo startup này khẳng định, sứ mệnh của Jio Health là giúp mọi người có thể tiếp cận được các dịch vụ y tế vì thông thường là phải mất nhiều giờ để gọi xe đến các cơ sở y tế. Nhưng thông qua ứng dụng, người dân có thể tiếp cận nhân viên y tế trong 2 phút.

Những giải pháp y tế từ xa như vậy đã hình thành từ lâu, nhưng trong bối cảnh đại dịch Covid-19, nhiều người buộc phải sử dụng và có những trải nghiệm lần đầu tiên với cùng với các ứng dụng này.

Không phủ nhận Jio Health cũng từng gặp khó khăn về đứt gãy chuỗi cung ứng, nhưng tính năng TMĐT, thanh toán trực tuyến đã giải quyết được những vấn đề đó, giúp công ty có được nguồn cung về sản phẩm thiết yếu như: dược phẩm, thuốc men…

“Chúng tôi thấy rằng chúng tôi đã tự thích ứng và phản ứng tình huống một cách nhanh chóng. Có thể nói rằng, khó khăn này lại là mảnh đất màu mỡ để các công ty khởi nghiệp đưa ra các giải pháp giải quyết khó khăn”, CEO Raghu Rai nói.

Công nghệ và nguồn vốn, điều gì quan trọng hơn?

Đại diện Jio Health cho rằng, nếu không có một sản phẩm tuyệt vời hay là một lời tuyên bố giá trị, thì rất khó thuyết phục các nhà đầu tư.

Startup ở giai đoạn đầu cần những gì
Ông Raghu Rai, CEO Jio Health

“Tôi nghĩ rằng, thách thức lớn nhất tại Việt Nam trong vòng 10 năm vừa qua, đó là tìm nguồn vốn đầu tư. Bởi vì hệ sinh thái đầu tư vào Việt Nam vẫn còn non trẻ so với những quốc gia khác như Indonesia. Tuy nhiên, điều này tùy thuộc vào giai đoạn của từng startup”, CEO Jio Health chia sẻ.

Với các startup trong giai đoạn ban đầu, đội ngũ phù hợp là quan trọng nhất, thậm chí còn quan trọng hơn cả sản phẩm. Bởi với một đội ngũ cam kết, nhiệt huyết và nhiều ý tưởng, sản phẩm sẽ dần được hoàn thiện, dựa trên công nghệ.

Sau giai đoạn này, startup sẽ đầu tư ưu tiên nhiều hơn vào nguồn vốn, vì nguồn vốn sẽ giúp công ty phát triển, mở rộng quy mô. Đến thời điểm đó, hàm ý công nghệ không còn quan trọng nữa mà đến thời điểm nhân rộng mô hình, mở rộng thị trường.

Như vậy, việc cân đối giữa vốn và công nghệ tùy thuộc vào giai đoạn của từng doanh nghiệp khởi nghiệp để đưa ra quyết định.

Về phía Infina, CEO James Vương nêu quan điểm, với các doanh nghiệp khởi nghiệp giai đoạn đầu thì không cần nhiều vốn.

“Nếu startup có nhà sáng lập, nhà đồng sáng lập hay những nhà phát triển phần mềm hay là các chuyên gia công nghệ giỏi thì đấy sẽ là yêu cầu quan trọng hơn đối với doanh nghiệp khởi nghiệp giai đoạn ban đầu. Bởi vì là chúng ta sẽ hiển nhiên là có ngay cái lợi thế về công nghệ”, lãnh đạo startup Infina chia sẻ.

Tuy nhiên, khi sản phẩm phát triển đến một giới hạn, thì cần tính giải pháp mà mọi người muốn sử dụng hay không. Ngay cả khi sản phẩm của startup được đánh giá là tuyệt vời nhưng không đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng, của thị trường thì doanh nghiệp sẽ bị đào thải, hoặc không thu hút được đầu tư.

Chẳng hạn, một số startup phát triển ra những công nghệ như: AI, Blockchain… Tuy nhiên, khi thuyết minh với nhà đầu tư, với khách hàng rằng – chúng tôi có một sản phẩm, trong đó hàm chứa toàn bộ những công nghệ hiện đại nhất của thế giới thì liệu khách hàng có muốn sử dụng cái đó hay không?

“Tôi gọi đây là cách tiếp cận sai. Chúng ta phải tiếp cận từ thị trường, tức là biết thị trường cần gì, khách hàng trong thị trường đó là ai, khó khăn, thách thức của họ là gì? Tiếp đến ta hình dung ra một giải pháp để giải quyết khó khăn, thách thức của khách hàng.

Sau đó chúng ta mới tìm kiếm công nghệ, tìm kiếm con người, tìm kiếm nguồn vốn, đưa ra sản phẩm thử nghiệm ban đầu rồi cứ tiếp tục điều chỉnh”, CEO Infina nhấn mạnh.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Quick Tips: Instagram chia sẻ 3 mẹo nhỏ nhằm xây dựng đối tượng mục tiêu

Khi mùa mua sắm đang đến gần, và bạn muốn xây dựng tốt hơn nữa sự hiện diện của thương hiệu đến đối tượng mục tiêu, 3 mẹo nhỏ sau đây từ Instagram có thể hữu ích đối với bạn.

Instagram chia sẻ 3 mẹo nhỏ nhằm xây dựng đối tượng mục tiêu
Source: Pexels

Thông qua Lolly Hu, người sáng lập của thương hiệu văn phòng phẩm Oh Lolly Day, một trong những thương hiệu đã thành công trong việc xây dựng mức độ tương tác với đối tượng mục tiêu trên ứng dụng, Instagram muốn chia sẻ lại một vài mẹo nhỏ để các thương hiệu khác có thể học hỏi.

Các mẹo từ Instagram và Oh Lolly Day chủ yếu tập trung vào việc xây dựng cộng đồng (community) và tạo điều kiện thuận lợi để người dùng có thể tương tác với thương hiệu.

Trong thế giới hiện tại, người dùng mạng xã hội nói chung không chỉ muốn đóng góp suy nghĩ hay quan điểm của họ, trong điều kiện lý tưởng nhất, họ còn muốn trở thành một phần của cộng đồng rộng lớn của thương hiệu, của những người có cùng chí hướng hoặc ít nhất là có sở thích cá nhân giống họ.

Mặc dù đây là những mẹo đơn giản và dễ thực hiện, tuy nhiên nếu thương hiệu có thể vận dụng một cách sáng tạo, nó có thể mang lại nhiều cơ hội tương tác và tăng trưởng cho thương hiệu.

  • Mẹo 1: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ vẫn không ngừng phát triển, do đó một cách thú vị để giữ cho người dùng tương tác với thương hiệu là chia sẻ các thành công (hoặc thất bại) nhỏ, qua từng giai đoạn phát triển của thương hiệu.
  • Mẹo 2: Xây dựng một chuỗi các nội dung khác nhau mà đối tượng mục tiêu của thương hiệu có thể thuộc về hay là một phần trong đó. Sử dụng các hashtag liên quan để khuyến khích đối tượng mục tiêu tương tác.
  • Mẹo 3: Tạo ra những khoảnh khắc đặc biệt (Special/Wow Moments), đó có thể là những hình ảnh động (gif), các video, hay các hiệu ứng (filter) hấp dẫn, thứ mà đối tượng mục tiêu rất muốn chia sẻ, tương tác hoặc nhân bản.

Bạn có thể xem Post gốc từ Instagram tại: Instagram Quick Tips

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Giang Nguyễn

10 mẹo thiết kế nhỏ trên mạng xã hội có thể “kéo” traffic cho thương hiệu

Nếu thương hiệu của bạn coi mạng xã hội là một chiến lược quan trọng và bạn cũng muốn tạo ra nhiều traffic đến website của thương hiệu, những mẹo nhỏ dưới đây là dành cho bạn.

10 mẹo thiết kế nhỏ trên mạng xã hội có thể "kéo" traffic cho thương hiệu

Dưới đây là 10 mẹo rất đơn giản nhưng lại vô cùng quan trọng và có thể tạo ra nhiều sự đột phá cho thương hiệu, được chia sẻ từ ConversionMinded.

  • Quyết đâu là thông điệp quan trọng nhất bạn muốn truyền tải.
  • Sử tối đa là 2 font chữ trên mỗi đồ hoạ. Font chữ nên dễ đọc (dưới 3s để nhận ra).
  • Sử dụng không quá 5 màu sắc của thương hiệu và sử dụng chúng một cách nhất quán.
  • Sử dụng bản mô tả hay hướng dẫn cho hình ảnh.
  • Sử dụng khoảng trắng để tách biệt các thành phần trên hình ảnh.
  • Sử dụng các hình ảnh có liên quan (mật thiết) đến chủ để nội dung và thương hiệu.
  • Đảm bảo các đoạn văn bản (text) có thể dễ đọc và quan sát trên hình ảnh.
  • Nhận phản hồi từ các bên có liên quan (nội bộ) hay thậm chí là khách hàng về các hình ảnh họ đã xem.
  • Xem số liệu hiệu suất (view, CTR, engagement…) để xem liệu hình ảnh có thu hút nhiều lượt tương tác.
  • Xây dựng hàng loạt mẫu (template, framework) thiết kế có thương hiệu để tiết kiệm thời gian trong những khoảng thời gian bận rộn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Hệ sinh thái logistics thương mại điện tử trong kỷ nguyên số

Logistics thương mại điện tử chứng kiến kỷ nguyên tăng trưởng chưa từng có khi quá trình chuyển đổi số diễn ra mạnh trong năm 2021.

Hệ sinh thái logistics thương mại điện tử trong kỷ nguyên số
Source: barrettdistribution

Hiện tại ít nhất 102 nhà cung cấp dịch vụ logistics chủ chốt, bao gồm những “ông lớn” với nền tảng vững chắc lẫn những doanh nghiệp mới nổi, đang hoạt động tại thị trường Đông Nam Á. 2020-2021 là thời điểm cho thấy sự phát triển nhanh chóng và bùng nổ nhất của hệ sinh thái logistics thương mại điện tử thế giới.

Không chỉ “bành trướng” về mặt thị trường, lĩnh vực này còn nổi bật với những bước tiến vượt trội khi đưa những công nghệ hiện đại như big data và trí tuệ nhân tạo (AI) vào quy trình vận hành.

Theo Andy Huang, Giám đốc Logistics Tập đoàn Lazada, sự cải tiến này giúp cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp nhưng vẫn duy trì, thậm chí gia tăng hiệu quả hoạt động gấp nhiều lần so với quy trình truyền thống.

Chính sự phát triển này của doanh nghiệp logistics đã góp phần giảm bớt sự quá tải nhu cầu thương mại điện tử trong hai năm trở lại đây.

Mặt khác, ông Andy Huang cũng chỉ ra chính sự phát triển nhanh chóng này đã mở ra những vấn đề mới về tính bền vững của hệ sinh thái logistics thương mại điện tử. Nhiều doanh nghiệp logistics ra đời sẽ giúp đáp ứng tốt nhu cầu thị trường.

Song một số đơn vị chỉ tập trung cho một, hoặc một số, thị trường, đối tượng khách hàng nhất định, khá ít doanh nghiệp hoạt động đa lĩnh vực.

Mở rộng quy mô theo hướng bền vững.

Theo đó, làm sao để mở rộng quy mô đúng cách, đáp ứng đúng nhu cầu các doanh nghiệp và cả người tiêu dùng là điều mà các công ty logistics cần chú trọng. Vị Giám đốc logistics nhận định cần xây dựng một hướng tăng trưởng bền vững bằng cách ứng dụng thực tiễn vào quy trình vận hành.

Cụ thể, ông Andy Huang khuyên mỗi doanh nghiệp logistics hãy xem bưu kiện như những “hành khách” trên các tuyến xe bus.

Nếu mỗi doanh nghiệp chỉ thiết lập duy nhất tuyến đường từ điểm A đến điểm B, mà mỗi tuyến lại do một nhà điều hành xe bus khác nhau đảm nhiệm, sẽ dẫn đến kéo dài lộ trình lẫn thời gian di chuyển.

Để khắc phục yếu tố này, ông gợi ý các doanh nghiệp nên có một “trạm trung chuyển xe bus”. Đây sẽ là nơi tập trung hàng hóa từ nhiều nơi khác nhau. “Hành khách” có thể lên xe bus của bất kỳ hãng nào tiện đường để đi trực tiếp tới điểm đến thay vì phải dừng nhiều trạm, khiến lịch trình bị trì hoãn.

“Sự tương tự của nút giao xe bus trong bối cảnh này sẽ giúp đặt nền tảng cho mạng lưới chuỗi tích hợp giữa cung ứng và logistics. Hệ thống ứng dụng công nghệ thông minh cho phép trải nghiệm thương mại điện tử tập trung vào khách hàng và hiệu quả hơn so với cách vận hành truyền thống”, ông Andy cho hay.

Bên cạnh đó, ông còn chỉ ra những thách thức doanh nghiệp logistics đối mặt hiện tại đều liên quan đến logistics thương mại điện tử.

Tầm quan trọng của các thành viên trong hệ sinh thái không chỉ đến từ góc độ công nghệ mà còn nằm ở khả năng hiệu chỉnh lại mô hình hoạt động và kinh doanh của họ, hướng đến tăng trưởng bền vững dài hạn.

Giải pháp đầu tư dài hạn.

Logistics thương mại điện tử hiện vẫn khá tách biệt với những khía cạnh khác trên thị trường. Việc thiết lập mạng lưới và cơ sở đầu cuối cho riêng lĩnh vực này phụ thuộc vào nguồn vốn đầu tư đáng kể để duy trì và vận hành. Ông Andy cho biết các doanh nghiệp nhỏ thường không đủ khả năng chi trả cho khoảng chi phí đầu tư này.

Theo đó, ông đưa ra gợi ý các doanh nghiệp nhỏ có thể hợp tác với những công ty cung cấp dịch vụ logistics đa kênh. Hai bên có thể cùng xây dựng một kho hàng, phục vụ riêng cho các nhà cung cấp và thương hiệu trên thương mại điện tử.

Hình thức này có thể giúp mang lại lợi ích cho cả người bán, doanh nghiệp logistics nhỏ và các “ông lớn” trong ngành trên hành trình xây dựng dây chuyền vận chuyển, phân loại theo hướng bền vững.

Ngoài ra, với quy mô và khả năng đầu cuối, các nền tảng thương mại điện tử có thể khuyến khích người bán và đối tác của họ mở thêm lựa chọn dịch vụ giao hàng nhanh cho người dùng. Người bán có thể hoàn thành đơn hàng nhanh hơn, gia tăng khả năng hiển thị cửa hàng và tăng lưu lượng truy cập.

Thời gian giao hàng rút ngắn là cách nhanh nhất để cải thiện trải nghiệm khách hàng, tác động tích cực đến trải nghiệm mua sắm, tăng tỷ lệ tái mua hàng và kéo thêm khách hàng mới.

Ngành công nghiệp logistics thương mại điện tử đã trải qua chặng đường dài trong thập kỷ qua. Từ việc quản lý đơn đặt hàng bằng hệ thống Excel đến việc sở hữu một nền tảng quản lý dữ liệu tập trung, ngành này đã có những bước tiến vượt bậc nhằm đáp ứng nhu cầu của người bán, thương hiệu lẫn khách hàng tiêu dùng.

Ông Andy Huang nhấn mạnh rằng khi cả thương mại điện tử và logistics cùng phát huy tiềm năng tăng trưởng tại thị trường Đông Nam Á, các doanh nghiệp lĩnh vực này buộc phải không ngừng cải tiến quy trình, hệ thống vận hành để thích nghi và đáp ứng nhu cầu thị trường bùng nổ.

“Nếu muốn tạo ra một hệ sinh thái hậu cần thương mại điện tử (eCommerce) bền vững và toàn diện,việc tích hợp các hoạt động logistics cả bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp sẽ là chìa khóa quan trọng. Mỗi doanh nghiệp cần xem việc lập kế hoạch nguồn lực và nhân lực như một thực thể duy nhất.

Chỉ cần đạt được điều đó, doanh nghiệp logistics và thương mại điện tử có thể cắt giảm kha khá chi phí kinh doanh, giúp các thương hiệu và nhà bán hàng thêm khả năng cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu”, ông Andy Huang chia sẻ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Jack Dorsey rời bỏ vị trí CEO của Twitter

Ông Parag Agrawal, Giám đốc công nghệ (CTO) của mạng xã hội 400 triệu người dùng này sẽ thay thế Jack Dorsey trong cương vị mới.

Jack Dorsey rời bỏ vị trí CEO của Twitter
Former CEO Twitter Jack Dorsey

Jack Dorsey, người đồng sáng lập của mạng xã hội Twitter, vừa tuyên bố sẽ rời khỏi vị trí CEO và Ông Parag Agrawal, hiện là CTO sẽ trở thành người kế nhiệm.

Theo Dorsey:

“Tôi đã quyết định rời khỏi Twitter vì tôi tin rằng công ty đã sẵn sàng để tiếp tục phát triển từ những người sáng lập khác. Tôi hoàn toàn tin tưởng vào Parag trong cương vị mới.”

Quyết định từ chức của Dorsey được đưa ra sau gần hai năm gặp trục trặc với nhà đầu tư Elliott Management, khi công ty này muốn loại bỏ ông ra khỏi vị trí vì cho rằng ông bị phân tâm rất nhiều khi vừa đồng thời điều hành cả Twitter và Square, một công ty chuyên về thanh toán khác của ông.

Hội đồng quản trị của Twitter cho biết Ông Agrawal, người đang giữ chức giám đốc công nghệ của công ty từ năm 2017, sẽ là giám đốc điều hành mới. Ông Bret Taylor cũng sẽ trở thành chủ tịch mới của hội đồng quản trị.

CEO Twitter Parag Agrawal | Source: The Economic Times

Ông Taylor cho biết: “Jack Dorsey đã trở lại Twitter và giúp xoay chuyển công ty vào những thời điểm quan trọng nhất. Dorsey đã mang đến cho thế giới một thứ gì đó vô giá và chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển nó.”

Giá cổ phiếu của Twitter dưới thời Jack Dorsey

Về phía nhà đầu tư Elliott Management, công ty này hiện có 4% cổ phần tại Twitter và trước đó cũng từng đã bày tỏ lo ngại không chỉ về vai trò của Dorsey mà còn về cả phong cách lãnh đạo của ông.

Jack Dorsey đồng sáng lập Twitter vào năm 2006 và giữ chức vụ giám đốc điều hành cho đến năm 2008, khi thành viên hội đồng quản trị Ông Fred Wilson tuyên bố ông không còn đủ khả năng để lãnh đạo công ty.

Sau đó, Dorsey tiếp tục quay trở lại Twitter với tư cách là giám đốc điều hành vào năm 2015, sau khi người tiền nhiệm Dick Costolo từ chức.

Đối với Dorsey, sự trở lại Twitter của ông cũng giống như sự trở lại của Steve Jobs tại Apple vào năm 1997, với sứ mệnh là phải xoay chuyển công ty bằng một tầm nhìn mới nhằm mục tiêu đối phó với một thế giới truyền thông mạng xã hội ngày càng cạnh tranh.

Một cổ đông lớn tại Twitter cho biết Dorsey thực sự nỗ lực trong quá trình điều hành Twitter, nhưng khi tài sản ở Square của ông tăng vọt và ông cũng tính đến việc sẽ chuyển đến châu Phi, thì sự gắn bó của ông đã suy yếu đi rất nhiều.

Doanh thu quảng cáo của Twitter đã tăng 14% trong năm ngoái lên mức 2,99 tỷ USD, giảm khoảng 10% so với mức tăng 24% của năm trước. Dorsey hiện sở hữu 13% cổ phần tại Square và 2% cổ phần tại Twitter.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | Theo Financial Times

Metaverse của Facebook không phải là phép màu công nghệ mới

Metaverse là thuật ngữ còn xa lạ, tuy nhiên những yếu tố tạo nên môi trường này không phải điều gì quá mới mẻ.

metaverse
Source: CyberNews

Trước khi Mark Zuckerberg công bố đổi tên công ty Facebook thành Meta, thuật ngữ metaverse đã xuất hiện nhiều từ đầu năm nay. Các lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ, giải trí và thời trang thường xuyên nhắc đến metaverse, dù không phải ai cũng có thể mô tả chính xác.

Đồng sáng lập Facebook cho biết metaverse có thể trở thành nền tảng xã hội quan trọng, với sự tham gia của nhiều công ty công nghệ trong 10 năm tới. Theo New York Times, việc liên tục nhắc đến metaverse cho thấy Zuckerberg không thể bỏ lỡ thuật ngữ này.

Nhiều người có thể muốn biết metaverse gồm những gì, tuy nhiên một số yếu tố tạo nên không gian này thực chất đã quen thuộc với chúng ta trong thời gian qua.

Metaverse gồm những gì?

Metaverse được nhà văn Neal Stephenson nhắc đến lần đầu trong tiểu thuyết Snow Crash phát hành năm 1992.

Thế giới ảo đề cập đến môi trường kỹ thuật số nhập vai, nơi con người có thể tương tác như đời thực. Gần đây, metaverse được nhắc đến rộng rãi với nhiều dự đoán như “nền tảng của tương lai” hay “môi trường tương tác mới”.

Với tâm lý không thể bỏ lỡ (FOMO), nhiều người không muốn đứng ngoài cuộc thảo luận về metaverse. Nhà đầu tư mạo hiểm Matthew Ball viết rằng metaverse là “trạng thái kế thừa của Internet di động”.

Nói cách khác, metaverse mô tả cách một số công nghệ mới nổi – tiền mã hóa, NFT (token không thể thay thế), các game mô phỏng như Roblox, thiết bị thực tế ảo và thực tế hỗn hợp như kính Oculus – có thể phát triển và kết hợp lẫn nhau.

“Tôi tin rằng metaverse là thời đại tiếp theo của Internet, cũng là chương tiếp theo của công ty”, Zuckerberg chia sẻ trong sự kiện Connect 2021, tuyên bố công ty mạng xã hội sẽ chuyển hướng tập trung sang metaverse.

Những yếu tố quen thuộc trong metaverse.

Để so sánh, Ball lấy ví dụ về smartphone, thiết bị đã thay đổi cách giao tiếp, tương tác của con người. Cách đây 10 năm khi smartphone và ứng dụng còn mới mẻ, nhiều người tin rằng kỷ nguyên “máy tính bỏ túi” sẽ thay đổi nhiều thứ trong cuộc sống. Điều đó đang lặp lại với metaverse khi không ít người tin rằng nó sẽ tạo ra những thay đổi lớn hơn.

Tuy có thể mất hàng chục năm để metaverse trở thành thuật ngữ quen thuộc, chúng ta hầu như đã tham gia vào một (hoặc nhiều) yếu tố làm nên metaverse.

Tựa game Fortnite có hơn 300 triệu người chơi trên thế giới, nhiều người xem đây là cách giải trí cùng bạn bè, tương tác với nhiều nền văn hóa khác nhau.

Bạn có thể quen 1-2 người đang đầu tư tiền mã hóa hay NFT. Kính thực tế ảo cũng không phải điều gì mới mẻ khi nhiều người dùng nó để chơi game.

Ngay cả khi không tham gia những hoạt động trên, việc Internet ngày càng len lỏi vào cuộc sống cũng đủ đưa chúng ta vào metaverse.

Liên lạc bằng Instagram, LinkedIn hay Slack, chơi game trên điện thoại, tham gia những cuộc họp ảo mùa dịch hay làm việc thông qua nhóm chat đều sẽ hiện diện trong metaverse theo cách mới mẻ hơn.

Các thuật ngữ như tiền mã hóa hay NFT đã thu hút sự quan tâm của nhiều người trong những năm qua. Một số người đang thực sự đổ tiền bạc, dành thời gian cho không gian tương tác ảo.

Các doanh nhân xây dựng hệ thống tài chính bằng blockchain, mua bán đất ảo và phát triển hệ thống quản lý độc lập, không thuộc sở hữu của bất cứ ai.

Hành động liên tục nhắc đến metaverse cho thấy Zuckerberg không hề muốn bỏ lỡ thuật ngữ này. Với người tạo ra một công ty thay đổi cách giao tiếp và liên lạc trên Internet, bỏ lỡ một kỷ nguyên Internet mới như metaverse thật khó chấp nhận.

Các hãng công nghệ hiện nay có đủ nguồn lực, tầm nhìn và “FOMO cấp độ công nghiệp”, do đó sẽ là sai lầm nếu đánh giá thấp ảnh hưởng của họ đối với metaverse.

Không một lãnh đạo công ty công nghệ nào muốn bỏ lỡ thứ có thể thay đổi ngành công nghệ. Tuy nhiên với người dùng, metaverse hiện tại chỉ làm tăng cảm giác FOMO về những thứ không quá mới mẻ.

Nhà phân tích Benedict Evans so sánh những yếu tố tạo nên metaverse giống như cách đây 30 năm, người ta “đứng trước một tấm bảng trắng rồi viết những thuật ngữ như TV tương tác, hyperlink (siêu liên kết), boardband (băng thông rộng), đa phương tiện, video và trò chơi, sau đó vẽ chiếc hộp bao quanh chúng rồi đặt tên ‘information superhighway’ (siêu xa lộ thông tin)”.

Dựa trên quan điểm của Evans, metaverse hiện tại giống như thuật ngữ chung cho việc kết hợp các yếu tố đã có sẵn như thực tế ảo, tiền mã hóa, NFT, môi trường nhập vai ảo…

“Tôi đưa ra 2 dự đoán cho metaverse. Thứ nhất, nó sẽ không được nhiều người biết đến bởi họ không xác định môi trường đang tham gia là yếu tố tạo nên metaverse. Nếu thực sự làm việc trong một căn phòng ảo, chúng ta sẽ chỉ gọi đó là công việc.

Thứ hai, việc bỏ lỡ không gian nơi danh tính, công việc và quan hệ xã hội được pha trộn giữa yếu tố thực và ảo không phải vấn đề lớn với đa số chúng ta”, cây viết John Herrman của New York Times chia sẻ về metaverse.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Cách tìm đúng nhân sự “tốt” cho doanh nghiệp

Tìm được nhân sự giỏi hay tốt rất khó, nhưng đó là cách duy nhất để xây dựng một doanh nghiệp có thể thành công trong dài hạn.

Cách tìm đúng nhân sự "tốt" cho doanh nghiệp
Source: New York Times

Đến một thời điểm nhất định nào đó trong sự nghiệp, bạn sẽ nhận ra rằng, chức danh, vị trí hay thậm chí là tiền bạc không thực sự mang nhiều ý nghĩa như nó vốn được nhìn nhận, tất cả những gì bạn cần là được làm những công việc mình yêu thích và xung quanh mình là những đồng nghiệp hay nhân sự thực sự đam mê với những gì họ theo đuổi.

Những khoảnh khắc xung đột, mâu thuẫn kéo dài giữa các thành viên, các đội nhóm và với cả Sếp chắc chắn là những khoảng thời gian chán nản nhất.

Thay vào đó, sự hài lòng nhất tại nơi làm việc hay doanh nghiệp bắt nguồn từ việc được bao quanh bởi những con người năng động, có kỹ năng cao, tích cực và luôn cố gắng để xây dựng một thứ gì đó thực sự đặc biệt.

Bạn không nhất thiết phải trở thành một doanh nghiệp lớn mới có thể tạo ra những câu chuyện thành công vĩ đại và có sức ảnh hưởng.

Chúng tôi là một công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, đối với chúng tôi, một nhóm chỉ với hai nhân sự thực sự rất hiệu quả.

Chúng tôi đã tăng trưởng nhanh chóng, có thể quản lý hàng triệu đô la và hệ thống hoạt động tự động dựa theo quy mô.

Việc duy trì quy mô nhỏ và tinh gọn mang lại vô số những lợi ích to lớn cho một công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ như chúng tôi, đặc biệt là khi chúng tôi chưa cần đến các khoản vốn đầu tư từ các quỹ đầu tư mạo hiểm.

Điều quan trọng nhất với chúng tôi để có thể hoàn thành những mục tiêu kinh doanh hay sự tăng trưởng là yếu tố con người, tức là người mà chúng tôi chọn.

Nếu bạn đã mô tả rõ chân dung về nhân sự mà bạn muốn chiêu mộ cho doanh nghiệp của mình hay doanh nghiệp mà bạn cuốn cống hiến, sớm hay muộn chắc chắn bạn sẽ tìm thấy.

Tuy nhiên có một thất bại sau đây của tôi mà bạn có thể tham khảo.

Tôi đã từng đầu quân cho một doanh nghiệp, họ có tiền, rất nhiều tiền, và họ cần những người có khả năng về kỹ thuật để tạo ra một thứ gì đó có giá trị lớn.

Tại doanh nghiệp này, tôi rõ ràng là có nhiều lợi thế khi vừa được giữ vai trò lãnh đạo vừa làm việc cho một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh.

Tuy nhiên, mọi thứ sau đó dần trở nên tồi tệ hơn, tôi đau đớn rút ra bài học mà nhiều doanh nhân công nghệ trẻ đã học được sau mỗi thất bại đó là “đừng quá tham vọng hay chỉ mơ màng về tiền bạc”.

Tôi nhận ra ở doanh nghiệp này, mình thực sự không có nhiều quyền hạn để thực hiện công việc. Mọi quyết định đều phải thông qua một vài ông chủ “khó nhằn” khác, những người vốn thích theo đuổi phong cách sống của những giám đốc điều hành hàng đầu nhưng không thực sự làm được nhiều việc.

Cuối cùng dự án của tôi đã thất bại, nó thất bại không phải vì tôi hay đội nhóm của mình không có đủ năng lực mà nó thất bại tôi đã chọn sai ông chủ.

Nếu bạn đang là nhân viên đang muốn tìm cho mình một ông chủ, tiền hay độ lớn của doanh nghiệp không phải là yếu tố quyết định, hay nếu bạn là ông chủ đang muốn tìm cho mình những cộng sự có thể phát triển doanh nghiệp, bạn cần hiểu ai là người bạn cần và bạn cần họ làm gì.

Thông minh là tốt. Nhưng nó không phải là tất cả.

Nếu bạn muốn bao quanh mình với các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực khác nhau vì bạn có thể học hỏi từ họ. Thông minh là chưa đủ.

Có rất nhiều người thông minh đang làm những công việc với các mức lương tối thiểu và họ đang cố gắng để phát triển sự nghiệp của mình. Cũng có rất nhiều người thông minh nhưng họ không bao giờ làm được việc hay không hề có ý định phát triển sự nghiệp.

Nhìn lại con đường của chính mình. Tôi từng hợp tác với một người có thể gọi là giỏi hay thông minh. Cậu ta luôn muốn học hỏi những gì đó mới và về cơ bản, đó là một đồng nghiệp tuyệt vời.

Một doanh nhân có kinh nghiệm đã từng nói với tôi rằng đa số các công ty thất bại vì hai lý do: tiền bạc hoặc cái tôi. Trong trường hợp này, cái tôi đã làm tan vỡ mọi thứ.

Người mà tôi ngưỡng mộ, từng khen là rất thông minh đó có cái tôi rất cao. Cao đến mức trong nhiều cuộc họp, cậu ấy không thèm quan tâm đến người khác đang nghĩ gì hay nói gì. Cậu ta luôn luôn đúng.

Rõ ràng, cộng sự của tôi rất thông minh, nhưng như bạn có thể thấy, nó không giúp chúng tôi đi lâu dài và thành công. Có lẽ tôi cần hơn một người có thái độ tốt, luôn cởi mở và tin tưởng lẫn nhau.

Hãy nhìn vào những gì mọi người đã đạt được, ngay cả khi công việc của họ không thành công.

Trong khi không ít doanh nghiệp chỉ nhìn vào những gì được coi là đã thành công để đánh giá năng lực của một ai đó, tuy nhiên đây lại là một sai lầm.

Quay lại với tình huống của tôi, rõ ràng là tôi đã thất bại với dự án của mình tại doanh nghiệp cũ, tôi không muốn đổ lỗi nhưng cũng không thể tự nhận hết trách nhiệm về mình khi tôi không hề có trách nhiệm quyết định.

Kết quả được tạo ra không hẳn là yếu tố quyết định tới tất cả những ai từng làm công việc hay phụ trách các dự án có liên quan. Dự án đó có thể thành công vì nhiều yếu tố và một ai đó chỉ đóng góp một phần rất nhỏ, hoặc dự án đã thất bại và một ai đó cũng không quá nhiều sự lựa chọn hay quyền quyết định.

Để đánh giá được năng lực thực sự hay những cống hiến thực sự, hãy nhìn vào những gì họ đã làm, những gì họ đã đạt được từ những công việc cụ thể do chính họ phụ trách.

Continue reading

TikTok đang thử nghiệm tuỳ chọn đăng ký doanh nghiệp mới

Khi đăng ký và xác nhận các thông tin doanh nghiệp, các thương hiệu có thể liệt kê các danh mục sản phẩm của họ đồng thời có quyền truy cập sớm vào các tính năng doanh nghiệp khác của TikTok.

Như bạn có thể thấy ở hình ảnh ở trên bởi Ông Matt Navarra, một số tài khoản doanh nghiệp (BM) trên TikTok hiện đã có thể truy cập vào tuỳ chọn đăng ký mới trong phần cài đặt doanh nghiệp của họ.

Theo giải thích của TịkTok, tuỳ chọn mới không giống như việc xác minh tài khoản (tick xanh), tức có liên quan đến các cấp độ đảm bảo và thẩm quyền của doanh nghiệp.

Nhưng bằng cách đăng ký thông tin doanh nghiệp thông qua quy trình này, doanh nghiệp có thể hiển thị các danh mục kinh doanh của mình trên tài khoản TikTok, điều này sẽ cho phép TikTok vừa thu thập dữ liệu về người dùng là doanh nghiệp, vừa phân loại các trang thành các phân khúc khác nhau trong ứng dụng.

Khi TikTok đang ngày hướng mục tiêu đến thương mại điện tử, thông qua việc có thêm thông tin về các doanh nghiệp cũng như các danh mục sản phẩm kinh doanh cụ thể mà doanh nghiệp đó đã cung cấp. Nền tảng này rõ ràng là sẽ có nhiều cách hơn để thúc đẩy các hoạt động mua sắm trong ứng dụng bằng cách tối ưu kết nối giữa người dùng và doanh nghiệp.

Trong những năm trở lại đây, khi việc kiếm tiền từ các video ngắn vẫn luôn là một thách thức của TikTok cùng các nhà sáng tạo trên nền tảng, bên cạnh việc nền tảng này liên tục nới dài lượng thời gian của các video được tải lên, thương mại điện tử là một cơ hội lớn khác để gia tăng thu nhập cho nhà sáng tạo cũng như toàn bộ nền tảng.

Từ thành công với các hoạt động mua sắm trực tiếp trong luồng (In-stream shopping) trên Douyin, phiên bản ứng dụng sử dụng riêng cho thị trường Trung Quốc, TikTok đang nhân rộng thành công này đến các thị trường khác trên toàn cầu.

Một loạt các hợp tác với Shopify, Vimeo, Canva, WPP, Contra,… là những minh chứng cho điều này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Thị trường ngách là gì? Cách xác định thị trường ngách trong Marketing

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu các nội dung về thuật ngữ thị trường ngách (tiếng Anh là Niche Market) như thị trường ngách là gì, cách xác định thị trường ngách, các chiến lược được sử dụng trong thị trường ngách, cách định vị trong thị trường ngách trong Marketing và hơn thế nữa.

Thị trường ngách là gì
Thị trường ngách (Niche Market) là gì? Các chiến lược cho thị trường ngách

Nằm trong tổng thể về thị trường, khái niệm thị trường ngách (Niche Market) đề cập đến các thị trường nhỏ và đặc biệt, nó là một phần của một thị trường rộng lớn. Trong khi việc nhắm mục tiêu vào các phân khúc thị trường lớn thường đi kèm với nhiều rủi ro về cạnh tranh, các chiến lược thị trường ngách (niche market strategy) hoặc các thị trường chưa được áp ứng tốt (underserved market) là nơi doanh nghiệp có thể xây dựng sự khác biệt.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • Thị trường ngách là gì?
  • Cách xác định thị trường ngách.
  • Một số ví dụ về thị trường ngách.
  • Tại sao lựa chọn và tập trung vào thị trường ngách là chiến lược khôn ngoan?
  • Những chiến lược marketing phổ biến được sử dụng trong thị trường ngách là gì?
  • FAQs – Những câu hỏi thường gặp liên quan đến khái niệm thị trường ngách.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Thị trường ngách là gì?

Thị trường ngách trong tiếng Anh có nghĩa là Niche Market.

Thị trường ngách được định nghĩa là các thị trường nhỏ hay nói cách khác là một phân khúc thị trường nằm trong một thị trường rộng lớn hơn có thể được xác định và phân chia bởi nhu cầu, sở thích, địa lý hay các bản sắc riêng biệt nào đó khiến nó khác biệt với các phần còn lại của thị trường nói chung.

Ví dụ, trong thị trường đồ uống (F&B), có nhiều phân khúc hoặc ngóc ngách thị trường khác nhau. Những đồ uống không có chất béo có thể là một thị trường ngách.

Về mặt tổng thể, các thị trường có thể được phân chia thành các ngách hay phân khúc khác nhau theo nhu cầu và sở thích. Bạn có thể xác định các thị trường ngách dựa trên:

  • Giá (cao, vừa phải, giá rẻ).
  • Nhân khẩu học (giới tính, độ tuổi, mức thu nhập, trình độ học vấn).
  • Mức độ chất lượng (cao cấp, thủ công, tiết kiệm).
  • Tâm lý học (giá trị, sở thích, thái độ).
  • Địa lý (cư dân của một quốc gia, thành phố hoặc thậm chí là các khu vực lân cận).

Chọn tập trung vào một thị trường ngách có nghĩa là doanh nghiệp sẽ hướng phục vụ cho một nhóm đối tượng mục tiêu nhất định, khi này doanh nghiệp sẽ có nhiều lợi thế hơn so với những đối thủ vốn đang nhắm vào các thị trường lớn.

Cách xác định thị trường ngách trong Marketing.

Một khi bạn đã hiểu được thị trường ngách là gì và bạn muốn là một phần của chiến lược này, bạn có thể tiến hành tới giai đoạn tiếp theo đó là từng bước xác định thị trường ngách của riêng mình.

Dưới đây là từng bước để xác định thị trường ngách mà bạn có thể tham khảo.

Bước 1 – Xác định mục tiêu.

Ở phần mở đầu này, bạn cần xác định rõ các thông tin nền tảng như bạn muốn kinh doanh hay hợp tác với ai, bán hàng cho ai, hay kiểu (mô hình) kinh doanh mà bạn đang hướng tới là gì, bạn cũng cần xác định cụ thể về chân dung của các nhóm khách hàng mục tiêu mà bạn sẽ phục vụ họ.

Nếu quan sát trên thị trường, bạn thấy rằng hiếm có một sản phẩm nào là “dành cho tất cả mọi người”.

Ngoài ra, bởi vì bạn đang xây dựng chiến lược tiếp cận cho thị trường ngách, tức một thị trường hẹp, chân dung của nhóm khách hàng mục tiêu của bạn cần cụ thể.

Ví dụ, thay vì bạn chọn các nhóm khách hàng là Gen Z, bạn cần chi tiết thành Gen Z, Nam giới, có thu thập cao, và hiện đang sinh sống tại các thành phố lớn.

Bước 2 – Tập trung vào những gì thương hiệu có thể làm tốt nhất cho những khách hàng hiện có trong thị trường ngách.

Tiếp theo, bạn cần làm rõ những gì bạn muốn bán. Hãy nhớ rằng a) bạn không thể là tất cả mọi thứ cho tất cả mọi người và b) nhỏ hơn là lớn hơn.

Như đã phân tích ở trên, một khi đã chọn chiến lược tập trung vào thị trường ngách, những gì bạn làm hay cung cấp cho khách hàng của mình phải cụ thể và riêng biệt.

Ví dụ, kinh doanh bán lẻ quần áo không phải là một thị trường ngách mà là một lĩnh vực hay ngành hàng, một phân khúc cụ thể hơn có thể là “quần áo cỡ lớn cho những người có vóc dáng cao lớn”.

Để thành công với chiến lược này, bạn cần dựa trên những năng lực đặc biệt hay những lợi thế cạnh tranh của bạn trên thị trường.

Bước 3 – Mô tả và thấu hiểu khách hàng mục tiêu.

Với những ai làm kinh doanh và marketing, “Hãy đối xử với người khác như cách bạn muốn họ đối xử với chính mình” chắc chắn không phải là thứ gì đó quá mới mẻ.

Để có thể đáp ứng được mong muốn hay kỳ vọng của khách hàng, dù là trong thị trường rộng lớn hay thị trường ngách, bạn cần nhìn thế giới từ quan điểm của họ. Cách tốt nhất để làm điều này là thường xuyên trò chuyện với khách hàng và khách hàng tiềm năng.

Bước 4 – Kết nối.

Ở giai đoạn này, thị trường ngách của bạn sẽ bắt đầu hình thành khi ý tưởng (thế mạnh) của bạn và nhu cầu cũng như mong muốn của khách hàng được kết hợp lại để tạo ra một thứ gì đó mới và độc đáo.

Một thị trường ngách tốt là thị trường có các đặc điểm như nó có thể giúp doanh nghiệp phát triển trong dài hạn, luôn có một lượng khách hàng tiềm năng sẵn sàng chi trả, những gì bạn có trên thị trường ngách là khó thay thế.

Bước 5 – Đánh giá thị trường ngách.

Tới đây, khi bạn đã có trong tay phần lớn các dữ liệu về chính doanh nghiệp của mình, về khách hàng cũng như thị trường, bạn cần khách quan đánh giá các sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn sẽ cung cấp.

Nếu tất cả những gì bạn cung cấp là quá bình thường, tức không có gì độc đáo hay không chứa ít nhất là 1 tiêu chí trong các tiêu chí lựa chọn thị trường ngách tốt nói trên, có thể bạn sẽ cần một thị trường ngách khác.

Bước 6 – Thử nghiệm thị trường.

Ở bước 5, khi bạn nhận thấy mọi thứ là phù hợp, hay nói cách khác, bạn hoàn toàn có cơ hội thành công với thị trường ngách của mình, hãy cho mọi người cơ hội mua sắm các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, đó chính là lúc bạn đưa nó ra thị trường.

Dù đó là việc cho dùng thử sản phẩm, chạy các chương trình khuyến mãi lớn, hay quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, bạn tiếp cận càng nhiều khách hàng và càng nhiều người sẵn sàng dùng thử nó thì càng tốt.

Bước 6 – Mở rộng thị trường.

Cuối cùng, và cũng là giai đoạn mà tất cả những người làm kinh doanh và marketing đều mong muốn đó là mở rộng quy mô sản xuất khi thử nghiệm thị trường đã được chứng minh là thành công.

Sự khác biệt cơ bản giữa thị trường ngách và thị trường đại trà là gì?

Trái ngược lại với khái niệm thị trường ngách (Niche Market), tức là các phân khúc thị trường nhỏ và hẹp, thị trường đại trà (Mass Market) đề cập đến các thị trường rộng lớn, nơi doanh nghiệp sẽ chọn tiếp cận và bán hàng tới một lượng lớn người tiêu dùng với các nhu cầu thông thường chung.

Những quy tắc làm Marketing không thể quên khi tiếp cận thị trường ngách.

Ở khía cạnh marketing, làm truyền thông cho thị trường ngách luôn khó khăn hơn nhiều so với thị trường đại trà (Mass Market).

Vì doanh nghiệp chỉ phục vụ cho một nhóm người nhỏ, họ không thể áp dụng cách thức truyền thông “bao phủ” như nhiều doanh nghiệp vẫn làm, cũng bởi vì điều này, chi phí tiếp cận khách hàng trong thị trường ngách thường cao hơn nhiều.

Để có thể trở nên hiệu quả hơn trong các chiến lược marketing của mình, dưới đây là một số nguyên tắc marketing bạn có thể tham khảo.

Truyền thông trong thị trường ngách là truyền thông về những điều riêng biệt nhằm đáp ứng các nhu cầu đặc biệt.

Những lợi ích mà bạn hứa hẹn tới khách hàng phải có sức hấp dẫn đặc biệt. Liệu bạn có thể cung cấp những gì mới và hấp dẫn hay không?

Bạn cần xác định những nhu cầu đặc biệt của các nhóm đối tượng tiềm năng và tìm cách điều chỉnh sản phẩm hoặc dịch vụ của mình để đáp ứng các kỳ vọng đó.

Nếu bạn nói là bạn đang bán dầu gội đầu, có thể sẽ không ai sẵn sàng nghe bạn, nhưng nếu bạn nói là dầu gội của bạn có tính năng giúp kháng khuẩn trên da đầu, mọi thứ có thể sẽ khác.

Để có thể kể nên các câu chuyện hấp dẫn tới khách hàng, thuật kể chuyện (storytelling) sẽ là một chiến lược khôn ngoan.

Sử dụng ngôn ngữ độc đáo riêng.

Khi tiếp cận một thị trường ngách mới, các marketer bắt buộc phải nói được ngôn ngữ của riêng họ. Nói cách khác, bạn nên hiểu các “điểm nóng” hay nỗi đau hiện có của thị trường và sẵn sàng giao tiếp với các khách hàng với tư cách là một thành viên “hiểu chuyện” thay vì là một đơn vị bán hàng ngoài cuộc.

Trong trường hợp việc tiếp cận một thị trường ngách mới không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi về ngôn ngữ hoặc văn hoá, điều quan trọng là phải hiểu các vấn đề chính của các khách hàng và cách họ muốn giao tiếp với thương hiệu.

Ví dụ, nếu khách hàng của bạn là những người thuộc Gen Z, việc tận dụng các nội dung mang tính xu hướng (Trendy), tiếp cận họ trên các kênh truyền thông mới, hay sử dụng các biệt ngữ mà họ vẫn thường sử dụng dường như là điều bắt buộc.

Tại sao lựa chọn và tập trung vào thị trường ngách là chiến lược khôn ngoan?

Tại sao lựa chọn và tập trung vào thị trường ngách là chiến lược khôn ngoan?
Tại sao lựa chọn và tập trung vào thị trường ngách là chiến lược khôn ngoan?

Khi nói đến việc lựa chọn các cơ hội hay thị trường mục tiêu, “Go Big or Go Home” có thể là cụm từ mà nhiều người làm kinh doanh nghe và thấy nhất.

Về cơ bản, với chiến lược tiếp cận này, thành công được định nghĩa không nhất thiết phải dựa trên lợi nhuận, mà bằng khả năng tìm thấy các thị trường lớn (big/mass market) hiện có nhu cầu.

Sở dĩ, các doanh nghiệp chọn con đường này là bởi vì các thị trường lớn vốn có số lượng lớn khách hàng để tiếp cận, tiềm năng doanh thu và lợi nhuận lớn, cơ hội nhiều.

Tuy nhiên, có một thực tế là, việc theo đuổi các nhóm người mua lớn nhất và đáp ứng các nhu cầu (hiện có) của họ không phải là con đường duy nhất để thâm nhập và tăng trưởng, thậm chí trong nhiều trường hợp các doanh nghiệp sẽ bị đẩy vào tình huống phải cạnh tranh với nhau thông qua các sản phẩm là các hàng hoá thông thường (commodity) hơn cái được gọi là thương hiệu (sản phẩm không chỉ phục vụ các nhu cầu thông thường).

Nếu bạn là chủ doanh nghiệp hay đơn giản là người làm marketing đang tìm kiếm các cơ hội mới, câu hỏi đặt ra là liệu bạn có thể làm tốt hơn nếu tập trung vào thị trường ngách hay các thị trường còn chưa được áp ứng tốt hay không.

Các thị trường này mặc dù không lớn tuy nhiên ít cạnh tranh hơn và có thể dễ dàng trong việc xây dựng sự khác biệt hóa hơn.

Cơ hội càng rõ ràng và nhiều thì sự cạnh tranh càng lớn và đa dạng.

Khi nhiều người thể hiện rõ nhu cầu của họ về một thứ gì đó, điều tất yếu là nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp sẽ ưu tiên nhắm mục tiêu đến nó – mối quan tâm chính của họ khi này là làm thế nào để phát triển doanh nghiệp từ đó có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng theo một cách khác biệt và tốt nhất.

Kết quả là, sự cạnh tranh gay gắt của nhiều doanh nghiệp hay thương hiệu khiến cho giá cả thường trở thành yếu tố khác biệt duy nhất mà khách hàng thực sự có thể nhìn thấy.

Trong một thị trường đại chúng (mass market) rộng lớn và đông đúc như vậy, các sản phẩm hay dịch vụ có xu hướng trở thành các hàng hóa thông thường (commoditized), tức về cơ bản các sản phẩm khi này là giống nhau về công dụng và tính năng.

Trong phạm vi kinh tế học, một sản phẩm được xem là hàng hoá thông thường (commodity) khi người tiêu dùng không quan tâm đến việc ai là người sản xuất ra chúng vì cơ bản chúng là giống nhau về công dụng, mục đích và nhiều tính năng sản phẩm khác.

Lấy ví dụ như cà phê, gạo hay hạt tiêu, nó vốn là các hàng hoá thông thường trong nhiều thập kỷ cho đến khi một số doanh nghiệp hay đối thủ cạnh tranh nhận ra rằng khách hàng của họ còn có nhiều nhu cầu khác hơn chỉ đơn giản là “cà phê là cà phê”.

Trong bối cảnh này, việc tìm ra một thị trường ngách mới hay một phân khúc (segment) mà ở đó khách hàng vẫn chưa được đáp ứng tốt nhu cầu (cơ bản) của họ là một chiến lược hết sức khôn ngoan mà doanh nghiệp có thể cân nhắc.

Mặc dù số lượng khách hàng trong thị trường ngách đó có thể ít hơn, nhưng doanh nghiệp sẽ ít bị cạnh tranh hơn và có thể dễ dàng hơn trong việc trở thành người dẫn đầu (market leader) thông qua các sản phẩm khác biệt.

Liên quan đến chiến lược này, khi nói đến các hoạt động SEO. Nếu bạn có thể tìm thấy các từ khóa (thường là các từ khoá dài) có liên quan mà hầu hết các website khác chưa sử dụng, bạn có nhiều cách hơn để ON TOP trên Google.

Rủi ro vẫn còn đó nhưng đáng giá hơn.

Phải thừa nhận rằng khi doanh nghiệp quyết định tham gia vào một thị trường ngách cũng có thể có những rủi ro nhất định chứ không phải hoàn toàn là các cơ hội.

Tuy nhiên, việc thâm nhập vào các thị trường ngách và giải quyết các vấn đề mà ở đó khách hàng vẫn chưa được áp ứng thoả mãn (ngay cả với các nhu cầu cơ bản), bạn có thể tận dụng những thế mạnh mà bạn đã có thay vì thay đổi mọi thứ để thích nghi với các bối cảnh kinh doanh mới.

Việc đầu tiên doanh nghiệp cần làm là hãy xem xét những gì họ có thể làm tốt hoặc đã có sẵn các nguồn lực, sau đó kết hợp chúng lại với nhau để tạo ra các sản phẩm hay dịch vụ vốn chưa có nhiều yếu tố cạnh tranh trong thị trường. Sau đó, cần dành nhiều thời gian để xây dựng các mối quan hệ bền vững với khách hàng.

FAQs – Những câu hỏi thường gặp liên quan đến khái niệm thị trường ngách.

  • Thị trường ngách có nghĩa là gì?

Thị trường ngách là các phân khúc thị trường nhỏ, nơi doanh nghiệp sẽ quyết định đáp ứng  các nhu cầu riêng biệt cho một nhóm khách hàng cụ thể.

Kết luận.

Là công ty khởi nghiệp, thay vì bạn cố gắng để bán tất cả mọi thứ hay cố gắng để trở thành người có thể cung cấp mọi giải pháp đến khách hàng, bạn chỉ cần tập trung vào thị trường ngách và làm tốt nhất ở khâu đó là đủ. Điều kiện cần của bạn bây giờ là hiểu rõ bản chất của thị trường ngách là gì và nên áp dụng các chiến lược thị trường ngách vào thị trường rộng lớn đó như thế nào.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

YouTube đang thử nghiệm ‘Search Insights’ mới nhằm mục tiêu giúp nhà sáng tạo tối ưu hoá nội dung

Những tính năng mới trên YouTube Studio sẽ giúp chủ kênh hay nhà sáng tạo có thêm thông tin về những gì mà người dùng đã tìm kiếm, cả những thứ liên quan đến kênh và những nội dung cụ thể khác.

YouTube đang thử nghiệm 'Search Insights' mới nhằm mục tiêu giúp nhà sáng tạo tối ưu hoá nội dung

Được gọi là ‘Search Insights’, tính năng mới hiện đang trong quá trình thử nghiệm sẽ vô cùng có giá trị với các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) trong việc hiểu người dùng và lập kế hoạch nội dung của họ.

Tính năng mới sẽ sớm có sẵn trong tab Phân tích (Analytics) và sẽ đi kèm với hai tab riêng biệt để nghiên cứu các truy vấn tìm kiếm (search query).

Tab đầu tiên như bạn có thể thấy ở hình bên dưới sẽ cung cấp danh sách những gì mà người xem trên kênh đang tìm kiếm – tức là ngoài việc xem nội dung của kênh, họ còn tìm kiếm gì trên YouTube.

Tab này cũng sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các chủ đề chính mà người xem quan tâm, cùng với khối lượng tìm kiếm tổng thể của từng chủ đề và lưu lượng truy cập (traffic) mà kênh của bạn có được dựa trên từng truy vấn.

Bên cạnh đó với ‘content gaps’ – YouTube sẽ lọc ra các truy vấn tìm kiếm vốn không liên quan đến nội dung hiện có trên kênh, tức là không có bất cứ kết quả tìm kiếm phù hợp nào hiện được trả về với các truy vấn đó.

Về cơ bản, với tính năng này, YouTube cung cấp cho các nhà sáng tạo nội dung một cách mới để khám phá các nội dung có thể cần phát triển để có thêm người dùng mới.

Trên tab thứ hai, ‘Searches Across YouTube’, nhà sáng tạo sẽ có thể thu thập thêm thông tin chi tiết về các truy vấn tìm kiếm phổ biến nhất với bất kỳ từ khóa nào.

YouTube đang thử nghiệm 'Search Insights' mới nhằm mục tiêu giúp nhà sáng tạo tối ưu hoá nội dung

Như hình bên dưới, khi bạn chọn ‘Content Gaps only’, tức chỉ lọc những truy vấn hiện chưa trả về traffic trên kênh, bạn có thể khám phá các cụ từ tìm kiếm đang rất phổ biến mà bạn chưa có các nội dung (video) liên quan.

YouTube đang thử nghiệm 'Search Insights' mới nhằm mục tiêu giúp nhà sáng tạo tối ưu hoá nội dung

Tương tự như Search Console của Google hay Google Trends, Search Insights trên YouTube cũng cung cấp thông tin chi tiết về điều gì đang thúc đẩy lưu lượng truy cập trên kênh YouTube của nhà sáng tạo, để từ đó các nhà sáng tạo có thể tối đa hoá nỗ lực và hiểu sâu hơn về người dùng của họ.

YouTube cho biết, hiện tính năng vẫn đang trong quá trình thử nghiệm (Beta) và sẽ sớm có sẵn trên các kênh.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Cơ hội cho các Startup Việt với thành phố thông minh – Smart City

Lãnh đạo Bộ Khoa học và công nghệ đánh giá, chiến lược phát triển thành phố thông minh là một cơ hội tốt cho khởi nghiệp sáng tạo công nghệ, đặc biệt là hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam.

Cơ hội cho các Startup Việt với thành phố thông minh - Smart City
Source: Pexels

Quá trình đô thị hóa và quá trình chuyển đổi số đang diễn ra nhanh chóng trên toàn thế giới. Ước tính có đến 55% dân số toàn cầu hiện đang sinh sống tại các đô thị và dự báo khoảng 70% dân số toàn cầu sẽ chọn đô thị làm nơi sinh sống vào năm 2050.

Tại khu vực ASEAN, hơn một nửa dân số hiện đang sinh sống tại các đô thị và quá trình đô thị hóa của khu vực đang tiếp tục diễn ra mạnh mẽ. Việc xây dựng và triển khai các Thành phố thông minh (smart city) đang trở thành nhu cầu cấp thiết.

Tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 – 2025 và định hướng đến năm 2030.

5 năm qua, 54/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã và đang triển khai thành phố thông minh. Trong đó, vùng Đông Nam bộ có tỷ lệ các tỉnh đã triển khai cao nhất 100% (6/6 địa phương đã triển khai).

Ngoài ra, 30 tỉnh, thành phố đã phê duyệt đề án/chương trình/kế hoạch phát triển đô thị thông minh; 15 tỉnh, thành phố đã phê duyệt kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh; 38 tỉnh, thành phố đã triển khai Trung tâm IOC cấp tỉnh; 21 tỉnh, thành phố đã triển khai Trung tâm IOC cấp đô thị, thành phố thuộc tỉnh.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn ra và tác động tiêu cực trên toàn cầu, những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, nhất là đối với các quốc gia có biển dẫn đến yêu cầu phát triển đô thị thông minh bền vững là hết sức cần thiết.

Điều này có thể thấy rõ qua sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng dịch vụ công trực tuyến, giáo dục thông minh, y tế thông minh, và quản lý điều hành, dịch vụ an sinh xã hội được chuyển đổi số, thông minh hóa một cách mạnh mẽ tại các thành phố lớn.

Thứ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ Trần Văn Tùng đánh giá, việc Chính phủ thúc đẩy mạnh mẽ phát triển thành phố thông minh, cùng với chuyển đổi số quốc gia cũng chính là một cơ hội tốt cho khởi nghiệp sáng tạo công nghệ, đặc biệt là hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam.

Được biết, Việt Nam hiện có hơn 1.400 tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, trong đó có 196 khu làm việc chung, 69 vườn ươm doanh nghiệp và 28 tổ chức thúc đẩy kinh doanh.

Số lượng quỹ đầu tư mạo hiểm coi Việt Nam là thị trường mục tiêu hoặc có hoạt động tại Việt Nam hiện nay là 210 quỹ. Trong đó, 37 quỹ có pháp nhân Việt Nam. Các con số này liên tục tăng trong những năm qua, thể hiện sự tham gia tích cực của hệ sinh thái.

Ông Nguyễn Đình Thắng – thành viên sáng lập hội đồng VINASA, Chủ tịch Câu lạc bộ Đầu tư khởi nghiệp công nghệ số cho biết, proptech (công nghệ BĐS) và smart city đang là 2 làn sóng khởi nghiệp nổi lên ở Việt Nam, với các giải pháp sáng tạo tiềm năng được phát triển và đầu tư lớn.

Theo vị chuyên gia, việc xây dựng mô hình thành phố thông minh sẽ tạo ra giải pháp đột phá, giúp các địa phương tăng hiệu quả quản lý, giảm chi phí, minh bạch hơn.

Mục tiêu nhằm mang lại giá trị cho từng người dân, tạo ra môi trường sống tiện lợi và nhân văn hơn. Hệ thống đô thị Việt Nam đang phát triển vô cùng mạnh mẽ, với tỷ lệ đô thị hóa đạt 37,5% và số lượng lên tới 813 đô thị.

Đây được coi là dấu hiệu đáng mừng cho mức độ phát triển kinh tế, tạo điều kiện cho đổi mới sáng tạo nhiều hơn, đầu tư mang tính chất hiệu quả hơn, nhưng cũng đặt ra vấn đề lớn như ô nhiễm môi trường, tắc dường, cơ sở hạ tầng xuống cấp…

Đây không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là nhu cầu bức thiết của các đô thị tại Việt Nam và thế giới. Do vậy, đây cũng chính là cơ hội cho các startup Việt Nam vươn mình trở thành những kỳ lân trong tương lai khi giải được các bài toán của đô thị thông minh.

“Tôi tin là proptech và smart city sẽ là làn sóng tiếp theo của khởi nghiệp với những công nghệ mới như: AI, Big Data, IoT… Và đó là cuộc chơi lớn không chỉ dành cho các gã khổng lồ mà còn cho cả các startup”, ông Nguyễn Đình Thắng đánh giá.

Đồng quan điểm, Giám đốc quỹ đầu tư Nextrans – Lê Hàn Tuệ Lâm nhận xét, đại dịch Covid-19 đã khiến các quốc gia, trong đó có Việt Nam chuyển đổi số nhanh hơn, dịch chuyển mạnh sang giao dịch không chạm; thu nhập và tích hợp dữ liệu tập trung phục vụ xử lý các vấn đề thách thức đặt ra; tăng tốc kết nối trực tuyến…

Đó là các yếu tố then chốt của các giải pháp sáng tạo dành cho thành phố thông minh, góp phần giải quyết các thách thức về quản trị cũng như xử lý những vấn đề phát triển đô thị đặt ra để đạt được các mục tiêu.

Bà Lâm thông tin thêm, các nhà đầu tư nước ngoài đang rất kỳ vọng ở thị trường Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ bất động sản, thành phố thông minh.

Bằng chứng là trong đại dịch Covid-19, Việt Nam vẫn tiếp nhận được một lượng vốn đầu tư nước ngoài đáng kể từ các quỹ đầu tư đổ vào lĩnh vực công nghệ bất động sản.

Dự báo sau đại dịch Covid-19, Việt Nam sẽ thu hút được nhiều nhiều khoản đầu tư nước ngoài vào các giải pháp cho thành phố thông minh, bao gồm đầu tư vào các startup khởi nghiệp Việt Nam.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Hiệu Ứng Bàng Quan – The Bystander Effect

Thuật ngữ hiệu ứng bàng quan được đề ra bởi hai nhà tâm lý học là John Darley và Bibb Latane khi họ đang giảng dạy ở New York vào những năm 1960, thời điểm vụ sát hại Kitty Genovese diễn ra.

 Hiệu Ứng Bàng Quan
Source: Pexels

Có lẽ bạn đã nghe đến dụ ngôn trong Kinh Thánh về Người Samaria Nhân lành: Một người đàn ông từ xứ Samaria cổ xưa bỗng thấy một người khác đang nằm lăn lóc trên đường (T/N: người đó bị cướp trên đường đi từ Jerusalem đến Jericho, bị bọn cướp đánh đập dã man và lột hết quần áo). Thay vì để mặc người đó dở sống dở chết như những kẻ khác, người Samaria đã dừng lại để giúp người đàn ông bị nạn kia.

Anh ta tuân theo Điều Luật Vàng: “Hãy đối xử với người khác theo cách mình muốn được người ta đối xử.” Hai thiên niên kỉ sau đó, Chính phủ các quốc gia như Úc, Canada, Israel, Hoa Kì và một số các quốc gia khác đã áp dụng bộ luật nhằm bảo vệ người dân nước mình dựa theo câu chuyện về Người Samaria Nhân lành năm xưa: giúp đỡ con người trong cơn hoạn nạn, trong thương tật, trong đau ốm, trong phút giây bất lực nhất.

Bộ luật ấy được đề ra nhằm giảm thiểu sự đắn đo trước tình huống xấu của các nhân chứng do nỗi sợ bị kiện hay xét xử bởi những thương vong không đáng có.

Ở một thế giới hoàn hảo khác, có lẽ chúng ta sẽ luôn sẵn lòng giúp đỡ nhau trong phút hoạn nạn. Trong thâm tâm của mỗi con người luôn hiện hữu ý nghĩ rằng: “Tôi sẽ làm như vậy bởi sẽ có một ngày tôi cần sự giúp đỡ và tôi hi vọng sẽ có ai đó cùng tôi san sẻ việc ấy.”

Đó chính là nguyên lí của Lòng vị tha Tương hỗ: làm việc tốt lúc này khắc nhận lại việc tốt lúc kia. Nhưng khuôn vàng thước ngọc ấy thường xuyên bị thách thức theo từng ngày. Những người gặp nạn ngoài kia lại thường không nhận được sự hỗ trợ mà họ cần.

Thay vào đó, họ nhận lại những cái liếc mắt, những cái đầu quay ngoắt đi và những bước chân thoăn thoắt khỏi hiện trường. Hiện tượng nói trên được gọi là Hiệu ứng Bàng Quan hay Hiệu ứng Người Qua  Đường.

Thuật ngữ trên được đề ra bởi hai nhà tâm lý học là John Darley và Bibb Latane khi họ đang giảng dạy ở New York vào những năm 1960, thời điểm vụ sát hại Kitty Genovese diễn ra. Mặc cho những tiếng hét thất thanh cầu cứu của cô gái nhằm chống trả kẻ tấn công, không một ai trong số những cư dân ở khu căn hộ cô sống chịu đến cứu cô.

Liệu bạn có giúp?

Chúng ta đều muốn nghĩ rằng khi có chuyện gì xấu xảy ra – một người bị thương trong một vụ tai nạn hay ai đó bị tấn công – chúng ta sẽ nhảy vào cuộc để giúp đỡ người bị nạn.

Nhưng trên thực tế, phần lớn những người trong số chúng ta lại không làm thế; bởi làm thế không tiện, và ta cũng không muốn dính líu đến chuyện ấy, và có khi một người nào đó khác sẽ đến giúp. Và mặc dù nhiều người không dám bước lên phía trước để giúp đỡ người bị nạn kia, họ lại hồn nhiên chụp ảnh hay quay phim lại hiện trường để đăng lên mạng.

Đáng ngạc nhiên hơn, các nghiên cứu trong vòng 45 năm qua cho thấy càng nhiều người chứng kiến một sự việc nào đó thì lại càng ít người tham gia giúp đỡ.

Vì sao lại như vậy? Điều gì đã xảy ra với Điều Luật Vàng? Và chúng ta có thể làm gì để cải thiện tình thế trên?

Vì sao ta dửng dưng?

Một trong những nhân tố đóng góp vào hiện trạng trên chính là khi gặp phải một tình huống không rõ ràng, ta thường có xu hướng kiếm tìm những manh mối để làm rõ tình thế đang xảy ra.

Sau đó ta mới đưa ra quyết định theo những gì mình tìm thấy, đôi khi thật sai lầm, dựa theo phản ứng của những cá nhân khác hay sự thiếu quyết đoán trong hành động của người xung quanh.

Hiện tượng trên còn được gọi là Sự vô tri đa nguyên – xảy ra khi đa số trong thâm tâm bác bỏ một chuẩn mực nào đó, nhưng lại tự cho rằng đa số chấp nhận tiêu chuẩn này.

Ví dụ trong trường hợp ta đi ngang qua một vụ tai nạn xe hơi, ta tự động cho rằng một người nào đó khác sẽ gọi 911 hoặc dừng lại để giúp đỡ. Sự vô tri đa nguyên còn xảy ra trong đa dạng các tình huống khác nữa.

Trong “Why Don’t We Help? Less Is More, at Least When It Comes to Bystanders” (tạm dịch: “Vì sao ta dửng dung – Vẻ đẹp của sự Tối giản đối với những Kẻ ngoài cuộc”) của mình, Melissa Burkley đã nêu ra ví dụ sau đây:

“Sự vô tri đa nguyên giải thích được vì sao những sinh viên chưa tốt nghiệp của tôi thường gặp khó khăn trong việc đặt câu hỏi với giảng viên.

Hãy giả dụ một sinh viên của tôi đang gặp rắc rối với một vấn đề nào đó mà tôi vừa mới giảng qua và muốn tôi giải thích thêm về vấn đề ấy.

Trước khi cô ấy dám giơ tay phát biểu, nhiều khả năng cô ấy sẽ nhìn quanh phòng để xem các bạn học của mình có ai gặp rắc rối giống mình không và có ai chịu giơ tay không.

Nếu không có ai trông có vẻ bối rối, cô ấy sẽ đi đến kết luận rằng mình là người duy nhất không hiểu vấn đề. Để tránh bị cho là ngốc nghếch, cô ấy sẽ không giơ tay để có cơ hội đặt vấn đề với tôi.

Nhưng trên cương vị giảng viên, tôi biết được rằng khi một sinh viên không hiểu một vấn đề nào đó, nhiều khả năng đa số các sinh viên còn lại cũng rơi vào tình trạng như vậy.

Như vậy, trong trường hợp này, các sinh viên của tôi đang trải qua ‘Sự vô tri đa nguyên’ bởi mỗi người trong số họ đều tin rằng mình là người duy nhất chưa hiểu bài, trong khi thực ra tất cả các sinh viên khác đều bị làm cho bối rối, và tất cả đều đang mù quáng cho rằng mình là người duy nhất.

Quy trình nói trên cũng có thể xảy ra khi ta đứng trước một tình huống khẩn cấp không rõ ràng. Dễ là tất cả các nhân chứng có mặt sẽ quay sang nhìn nhau để có thể phán đoán liệu mình có đang chứng kiến một tội ác diễn ra hay không, và nếu không ai phản ứng gì, thì tất cả sẽ đều tin rằng đây không phải trường hợp khẩn cấp và sẽ chẳng ai tiến tới đề nghị giúp đỡ cả.”

Sự khuếch tán trách nhiệm.

Theo một số nghiên cứu thực hiện bởi Darley và Latane, khái niệm Khuếch Tán Trách Nhiệm chính là nhân tố quan trọng thứ hai trong Hiệu ứng Bàng Quan.

Sau nhiều năm nghiên cứu, họ đã đi đến một nghịch lí: Càng nhiều nhân chứng thì càng ít sự giúp đỡ. Hệ quả là nếu tất cả mọi người cùng cho rằng sẽ có người nào đó khác đến đề nghị giúp đỡ thì sẽ chẳng có ai dám tiến tới cả.

Khi phỏng vấn những đối tượng nghiên cứu, Darley và Latane đã khám phá ra rằng mặc dù những người qua đường không có ý vô tâm trước tình thế, nhưng bản thân mỗi người họ thấy trách nhiệm đặt trên mình không đủ nặng để họ phải hành động.

Những đối tượng nghiên cứu trên không cho rằng mình bị ảnh hưởng bởi người khác trong việc quyết định có hay không, do đó đây là minh chứng cho sự không ý thức được tầm ảnh hưởng của người khác lên phán quyết của mỗi cá nhân.

Trên thực tế, chúng ta không ý thức được một chuẩn mực xã hội, một điều luật bất thành văn ngấm ngầm len lói trong những tình huống tương tự như trên: Không Làm Gì Cả.

Darley và Latane cho rằng mức độ trách nhiệm mà mỗi cá nhân cảm thấy phụ thuộc vào ba điều:

  1. Người gặp nạn có cần sự trợ giúp đến vậy không?
  2. Tính ‘cạnh tranh’ giữa những người ngoài cuộc với nhau.
  3. Mối quan hệ giữa người ngoài cuộc và người bị nạn.

Chúng ta có thể làm gì?

Nếu bạn và những người qua đường khác bắt gặp một tình huống khẩn cấp, hãy nhớ đến bản năng của mình – và bản năng của những người xung quanh nữa – có thể không phải để đề nghị giúp đỡ.

Nhận thức được sự Khuếch Tán Trách Nhiệm và cách vận hành của nó, [các] bạn sẽ dám tiến thêm một bước và làm gì đó có ích, bởi chúng ta đều có trách nhiệm với nạn nhân.

Chỉ cần có một người dám làm, thì chỉ vài giây sau những người khác cũng sẽ hùa theo, bởi một chuẩn mực mới đã hình thành: Phải Làm Gì Đó Có Ích. Đó chính là sức mạnh của một cá nhân.

Còn nếu bạn rơi vào trường hợp cần sự hỗ trợ từ người khác, hãy nhìn một người qua đường nào đó thật lâu, thật sâu và yêu cầu sự giúp đỡ từ họ. Bằng cách hướng tới một đối tượng cụ thể nào đó, người đó sẽ thấy cần phải chịu trách nhiệm với sự việc trước mắt và nhiều khả năng họ sẽ hành động.

Ta cũng có thể tự mình chèo lái tình thế và thực hiện những gì trong phạm vi khả năng của mình nhằm giảm thiểu sự Khuếch Tán Trách Nhiệm.

Điều này vẫn đúng kể cả khi ta là nạn nhân, thay vì hét lên cầu cứu, ta có thể yêu cầu một đối tượng cụ thể để làm một nhiệm vụ cụ thể. Ví dụ, hãy nói với người qua đường áo xanh kia dựng mình dậy, và người phụ nữ đang bế chú chó của mình gọi 911.

Dự án “Heroic Imagination”

 (T/N: Đây là dự án thiện nguyện mà tác giả bài viết gốc đề cập đến. Tôn trọng bài viết gốc, mình để nguyên phần này tại đây, và nếu có hứng thú, các bạn có thể xem qua đường link phía dưới.)

Tôi sáng lập dự án Heroic Imagination (HIP) nhằm nâng cao kĩ năng và khả năng phán đoán của mỗi cá nhân, điều vô cùng cần thiết giúp chúng ta đưa ra những quyết định đúng đắn trong những trương hợp khẩn cấp.

Mỗi người chúng ta đều là những người hùng đang chờ cơ hội tỏa sáng và học những kĩ năng cơ bản để trở thành anh hùng tập sự.

Chúng tôi đã thiết kế và phát triển nhiều chương trình hữu ích giúp mọi người có cái nhìn sâu xa hơn và cung cấp những phương pháp để biến tình huống xấu thành những phát kiến tích cực, sáng tạo.

Chúng tôi dạy mọi người cách tự mình đứng lên và trở thành một người hùng dân sự, giúp họ nói lên suy nghĩ của mình và hành động một cách đúng đắn và khôn ngoan. Để tìm hiểu thêm về Hiệu ứng Bàng quan cũng như các biện pháp đối phó với nó, các bạn có thể tham khảo đường link dưới đây: www.heroicimagination.com.

Trong mỗi người chúng ta đếu hiện hữu một đấng anh hùng sẵn sàng hành động trong trường hợp xấu nhất. Ngay cả khi chỉ có một phần trăm khả năng rằng có ai đó cần giúp đỡ, hãy hành động. Bạn có thể cứu một mạng người.

Bạn có thể trở thành dị bản hiện đại của Người Samaria Nhân lành trong dụ ngôn năm xưa, biến thế giới này thành một nơi tốt đẹp hơn cho tất cả chúng ta.

Xin chào tạm biệt!

Phil Zimbardo.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Nguồn bài viết: The Bystander Effect

Theo whypsy.com

Doanh nghiệp bứt phá nhờ hệ sinh thái thương mại điện tử

Covid-19 mở ra cơ hội phát triển kinh tế số, khiến chuyển đổi số thành bước ngoặt tất yếu của doanh nghiệp, theo Giám đốc Phát triển Đối tác Kinh doanh Lazada Việt Nam.

Doanh nghiệp bứt phá nhờ hệ sinh thái thương mại điện tử
Source: Pexels

Trong diễn đàn “Bứt phá cùng chuyển đổi số” nằm trong khuôn khổ chương trình CTO Summit 2021, do VnExpress tổ chức và phát trực tuyến ngày 25/11, ông Nguyễn Huy Hoàng, Giám đốc Phát triển Đối tác Kinh doanh Lazada Việt Nam đã đưa ra những nhận định xoay quanh bước ngoặt chuyển đổi số của các doanh nghiệp công nghệ lẫn ngoài công nghệ.

Chuyển đổi số được xem như bước đệm quan trọng giúp doanh nghiệp bứt tốc trong thời đại 4.0. Cộng thêm lực đẩy từ làn sóng chuyển dịch từ offline lên online, ông Hoàng cho rằng chuyển đổi số giờ đây không còn là lựa chọn mà đã thành bước ngoặt tất yếu của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại.

Bình thường mới – vận hội mới.

Trải qua hơn 4 tháng giãn cách xã hội, Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn bình thường mới. Làn sóng Covid-19 thứ 4 vừa qua tại Việt Nam đã cho thấy sự chuyển dịch mạnh mẽ của cả thói quen tiêu dùng lẫn nền tảng kinh doanh chính của các doanh nghiệp thương mại đa lĩnh vực.

Theo báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company, quy mô thương mại điện tử Việt Nam đạt giá trị 21 tỷ USD và dự kiến đến năm 2025 sẽ tăng lên 57 tỷ USD. Báo cáo cũng ghi nhận có đến 8 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới kể từ khi đại dịch bùng phát.

Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy người dân đã dần quen với các hoạt động mua sắm trên internet. Dù muốn hay không, nhiều người phải thừa nhận họ không biết làm gì ngoài lên mạng trong những ngày giãn cách xã hội.

Mặt khác, hình thức đi chợ, mua sắm hàng thiết yếu và tiêu dùng nhanh trực tuyến tưởng chừng bất khả thi nay lại được chào đón nhiệt tình.

Ông Nguyễn Huy Hoàng đã chỉ ra có đến 53% người dân Việt Nam cho rằng mua sắm hàng tạp hóa, thiết yếu trên mạng đã thành lối sống mới. Đây là sự thay đổi vượt bậc so với trước đại dịch.

Ngoài ra, tâm lý mua sắm “trả thù” cũng thúc đẩy người tiêu dùng mạnh tay chi tiêu, không ngại “mở hầu bao” trong những đợt sale cuối năm. Doanh nghiệp có thể nắm bắt cơ hội này để thúc đẩy doanh số, bù đắp lại quãng thời gian “đóng băng” trước đó.

Theo ông Hoàng, đây chính là dấu hiệu tích cực, mở ra cơ hội cho nền kinh tế phục hồi và phát triển mạnh mẽ hậu suy thoái. Trong đó, chuyển đổi số đã trở thành một xu hướng tất yếu chứ không còn là lựa chọn nếu doanh nghiệp muốn tăng trưởng bứt phá.

Trên hành trình số, thương mại điện tử giữ vai trò là “cánh tay trợ lực”, giúp các doanh nghiệp đối tác “lên sóng” nhanh chóng và dễ dàng hơn nhiều bằng những chính sách và chiến lược số riêng biệt.

Tuy nhiên, vị giám đốc cũng chỉ ra rằng để bắt kịp làn sóng chuyển đổi số, không ít doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều thách thức do trước nay họ chưa từng hoặc chưa quen với kinh doanh online.

“Đứng trước những cơ hội và thách thức đó, hệ sinh thái thương mại điện tử với hậu thuẫn là nền tảng công nghệ vững chắc, sẽ là chìa khóa giúp tháo gỡ “nút thắt” này cho các doanh nghiệp”, ông Hoàng khẳng định.

“Chìa khóa” giúp doanh nghiệp mở cánh cửa kỹ thuật số.

Ông Nguyễn Huy Hoàng cho biết, để sống sót qua đại dịch, nhiều thương hiệu và doanh nghiệp đã chọn cách “lên sàn” để duy trình kinh doanh.

Theo báo cáo Quý III/2021 của Lazada Việt Nam, số lượng thương hiệu và nhà bán hàng tham gia kinh doanh trên Lazada tăng gấp 1,5 lần.

Trong đó có những thương hiệu lớn như Estée Lauder, Shiseido, Shu Uemura, Starbucks, Dyson, VinMart… Những thương hiệu F&B như Pizza 4P’s, Vua Cua, Paris Baguette… cũng tìm đến “lối thoát” trên thương mại điện tử trong thời điểm dịch bệnh căng thẳng, dừng mọi hoạt động kinh doanh ăn uống tại chỗ.

Đáp lại nỗ lực “lên sàn” của doanh nghiệp, thương mại điện tử đã mang về cho đối tác lượng khách hàng tiềm năng với số lượng bùng nổ. Cũng trong quý III/2021, Lazada Việt Nam đã chứng kiến số lượng đơn hàng và lượng khách mua sắm trực tuyến tăng gấp hai lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhận xét về động thái của các doanh nghiệp Việt trên, ông Hoàng cho rằng sự phát triển của thương mại điện tử chính là yếu tố thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ nhất với họ.

Doanh nghiệp có thể thoải mái tiếp cận nguồn khách hàng sẵn có của các sàn, nhận sự hỗ trợ tiếp thị qua các chương trình, sự kiện, lễ hội mua sắm; đồng thời kết nối vận chuyển hàng từ doanh nghiệp đến tận tay người dùng.

“Quá trình giao hàng kết hợp cùng thương mại điện tử như Lazada nhanh chóng và dễ dàng hơn bởi chúng tôi luôn không ngừng cải tiến về mặt công nghệ. Ứng dụng AI, tự động hóa quy trình và giúp thiết kế tuyến đường vận chuyển hợp lý nhất.

Đây là lợi thế to lớn mà thương mại điện tử mang lại cho doanh nghiệp”, vị Giám đốc phát triển đối tác kinh doanh Lazada Việt Nam cho hay.

Xu thế vững bền trong tương lai.

Hành trình chuyển đối số của doanh nghiệp Việt ở thời điểm hiện tại tuy khả quan, tích cực và ngày càng sôi động, song vẫn còn nhiều trở ngại, thách thức và e dè.

Ông Hoàng dự đoán rằng trong 5 năm tới, dù chuyển đổi số đã ăn sâu trong các tổ chức, doanh nghiệp, không cần thúc đẩy hay nhắc nhiều như hiện nay, các sàn thương mại điện tử vẫn có thể lạc quan về sự phát triển của lĩnh vực này tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.

Theo báo cáo eConomy 2021 của Google, Temasek và Bain & Company, thương mại điện tử Việt Nam vẫn sẽ duy trì phát triển vượt bậc với tiềm lực khai phóng mạnh mẽ. Mua sắm trực tuyến sẽ không chỉ là một sự lựa chọn, mà dần trở thành một phần của nếp sống của người dân Việt Nam.

Với các số liệu tích cực như 71% người sử dụng internet trong nước từng mua sắm trực tuyến ít nhất một lần, hay có đến 99% người mua sắm trực tuyến mới sẽ tiếp tục mua sắm trong tương lai… Doanh nghiệp hoàn toàn có thể lạc quan về một tương lai kỹ thuật số chiếm lĩnh thị trường và trở thành xu hướng tất yếu không của riêng bất cứ lĩnh vực nào.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Dự báo những xu hướng màu sắc chính trong 2022

Chỉ còn khoảng hơn một tháng nữa thôi là chúng ta sẽ bước sang năm 2022. Đây là khoảng thời gian chúng ta nghiên cứu và tìm kiếm những màu sắc, những nguồn cảm hứng mới cho năm sau.

xu hướng màu sắc trong 2022
Source: Pexels

Các màu sắc dưới đây được phân tích dữ liệu bởi các chuyên gia thiết kế tại ShutterStock, có hàng tỷ bit dữ liệu để tìm ra những màu sắc mà thế giới thiết kế đang hướng tới tiếp theo.

Calming Coral (Màu san hô êm dịu).

#E9967Axu hướng màu sắc trong 2022

Màu hồng đào dịu nhẹ này rất hợp với các thiết kế sử dụng màu pastel. Nó đặc biệt phù hợp với màu vàng và hồng bụi để tạo ra sắc thái hoài cổ cho tác phẩm thiết kế của bạn. Cân nhắc việc tương phản nó với màu xanh da trời để tạo ra một bảng màu tự nhiên, dễ chịu.

Velvet Violet (Màu tím nhung).

#800080

xu hướng màu sắc trong 2022

Một số tông màu tím tạo ra cảm giác u ám và nổi buồn. Trái lại, Velvet Violet thì thầm và thu hút ánh mắt.

Chưa hết, nó đại diện cho màu sắc đậm nhất trong xu hướng màu sắc của năm 2022, nó không quá rực rỡ nhưng không bị chìm. Màu sắc mang đến sự vương giả, tự tin và quyến rũ.

Màu bổ sung tự nhiên của nó là một màu xanh lá cây tạo sự tương phản – giống như ngọc lục bảo – kết hợp với nhau trong sự hài hòa hoàn hảo. Với vị trí tối hơn trên phổ màu, nó cũng đóng vai trò tuyệt vời cho các điểm nhấn.

Pacific Pink.

#DB7093

xu hướng màu sắc trong 2022

Màu sắc nổi bật nhất trong báo cáo năm nay gợi nhớ đến hình ảnh một bông hoa đang tàn phai được ép giữa các trang của một cuốn sách cũ.

Màu sắc dịu nhẹ gợi lên sự bình thản và tình yêu. Nó trông tuyệt vời khi kết hợp với các tông màu hồng đào và hồng đào khác.

Và giống như tên gọi của nó, hãy áp dụng nó cho màu xanh mòng két sáng bổ sung để gợi lên cảnh mặt trời lặn trên bãi biển Thái Bình Dương lấp lánh.

Màu xanh lá cây được sử dụng nhiều nhất.

xu hướng màu sắc trong 2022

Màu xanh lá cây rất dễ sử dụng. Dữ liệu năm nay cho thấy sắc xanh lá cây chiếm ưu thế trong việc tăng tỷ lệ nhấp và chuyển đổi.

Vì vậy, nếu bạn muốn các dự án của mình hoạt động hiệu quả, hãy cân nhắc thêm một chút ngọc lục bảo, ngọc bích, vôi, bạc hà và hơn thế nữa.

Từ ánh sáng neon đến đời sống thực vật nhiệt đới, màu xanh lá cây chiếm ưu thế trên mọi phương tiện.

Màu sắc phổ biến, theo từng quốc gia.

Ảnh chụp nhanh về các màu xu hướng trên toàn thế giới.

xu hướng màu sắc trong 2022

xu hướng màu sắc trong 2022

 

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Đây là những kỹ năm mềm mà tất cả các nhà lãnh đạo hiện đại cần có

Các nghiên cứu cho thấy, các nhà lãnh đạo thế hệ mới cần có những kỹ năng như lắng nghe chủ động, sự đồng cảm và sự chăm chú đến mức cao độ.

Đây là những kỹ năm mềm mà tất cả các nhà lãnh đạo hiện đại cần có
Source: Pexels

Theo một nghiên cứu mới được công bố trên Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WeForum), để có được vị thế tốt hơn với các cơ hội tốt hơn trong thế giới ngày nay, các CEO nên dành ít thời gian hơn cho các bài thuyết trình với hàng tá slide của họ và thay vào đó tập trung nhiều hơn vào kỹ năng lắng nghe (listening skills) của họ.

Theo một nghiên cứu gần đây của một nhóm gồm các nhà nghiên cứu, bao gồm Giáo sư Raffaella Sadun và Joseph Fuller của Trường Kinh doanh Harvard: Các doanh nghiệp đang ngày càng tìm kiếm những nhà lãnh đạo có kỹ năng tốt về mặt xã hội chứ không phải những người có khả năng nói chuyện một cách trôi chảy.

Những nhà lãnh đạo ngày nay cần biết lắng nghe một cách thấu cảm, hoan nghênh các ý kiến đóng góp và tận dụng sức mạnh tổng thể của toàn bộ tổ chức.

Giáo sư Sadun cho biết thêm: “Nhu cầu về các kỹ năng xã hội (social skills) đang tăng lên trong mọi ngành kinh tế.”

Trước bối cảnh này, các công ty săn đầu người và các nhà tuyển dụng của doanh ngiệp muốn những ứng viên có các kỹ năng mềm như:

  • Chủ động lắng nghe người khác.
  • Đồng cảm với những trải nghiệm của người khác.
  • Thuyết phục mọi người cùng hướng tới mục tiêu chung của tổ chức.
  • Và giao tiếp một cách rõ ràng (hay như Giáo sư Sadun nói, “là cách giao tiếp có thể chạm vào trái tim của người nghe”).

Nghiên cứu cho thấy những nhân viên hay nhà lãnh đạo chứng minh được năng lực giao tiếp giữa các cá nhân tốt hơn có xu hướng được ưu tiên hơn, đặc biệt là tại các tổ chức lớn, đa quốc gia và đa văn hoá.

Khi các nhà lãnh đạo đang phải đối mặt với một thế giới làm việc phức tạp hơn, mơ hồ hơn và được thúc đẩy bởi yếu tố công nghệ, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng nhu cầu về kỹ năng điều hành (Executive Skills) cũng sẽ trở nên quan trọng hơn.

Các nhà quản lý ở mọi cấp độ đều cần có kỹ năng xã hội.

Các giáo sư Sadun, Fuller, cùng với các đồng tác giả là Stephen Hansen của Trường Kinh doanh Imperial College tại London, và Tejas Ramdas của Đại học Cornell, đã phân tích 4.622 lượt tìm kiếm cho các vị trí điều hành được thực hiện từ 3.794 doanh nghiệp từ năm 2000 đến năm 2017.

Nghiên cứu cho thấy có khoảng 43% các tìm kiếm dành cho vị trí CEO, 36% dành cho CFO và phần còn lại dành cho các vị trí quản lý hàng đầu khác.

Qua nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã định nghĩa kỹ năng xã hội là quá trình tương tác với mọi người, lắng nghe, thuyết phục và đồng cảm với người khác, đồng thời, họ cũng cần nhận thức được các phản ứng (nếu có) của người khác và thấu hiểu lý do tại sao họ lại phản ứng như vậy.

Trong khi các tập đoàn lớn trên toàn cầu vẫn yêu cầu các ứng viên ở các vị trí điều hành hàng đầu phải có các kỹ năng cứng cụ thể, chẳng hạn như chuyên môn tài chính, kinh nghiệm hành chính và vận hành, kiến ​​thức về kỹ thuật, nhu cầu về những kỹ năng xã hội vẫn không thay đổi hoặc có xu hướng giảm trong những năm gần đây.

Ngược lại, loại kỹ năng này ngày càng được quan tâm nhiều hơn.

Cả môi trường lẫn các công việc phức tạp đòi hỏi những kỹ năng mới.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng nhu cầu về kỹ năng xã hội phụ thuộc vào quy mô của các doanh nghiệp, sự đa dạng hóa về địa lý và văn hoá của lực lượng lao động.

Các doanh nghiệp lớn hơn có nhiều khả năng đưa các kỹ năng xã hội vào các yêu cầu tuyển dụng hàng đầu của họ.

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng khi các doanh nghiệp yêu cầu nhân viên có kỹ năng công nghệ thông tin (IT), khoảng 5,2 đến 6,3% trong số họ cũng được yêu cầu về các kỹ năng xã hội khác.

Giáo sư Sadun nói: “Khi môi trường làm việc hay công việc trở nên phức tạp hơn, các tổ chức lớn hơn đang yêu cầu nhiều hơn về kỹ năng và kiến thức.”

Các thế hệ CEO cũ trước đây có thể chỉ cần một vài người cố vấn hay đơn giản là đơn phương đưa ra quyết định, nhưng các nhà lãnh đạo mới ngày nay đòi hỏi phải thu thập nhiều ý kiến ​​đóng góp hơn và đa dạng hơn để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp.

Những thay đổi rộng rãi về bản chất công việc đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu đòi hỏi các năng lực quản lý khác nhau, đặc biệt là ở các cấp lãnh đạo cao nhất của tổ chức.

Các kỹ năng xã hội có thể được dạy không?

Nhu cầu ngày càng tăng của các kỹ năng xã hội cho thấy rằng các năng lực xã hội căn bản hiện đang đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của các tổ chức lớn và phức tạp.

Tuy nhiên, vẫn chưa có số liệu rõ ràng về việc các kỹ năng xã hội hiện có trên thị trường lao động có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng này hay không.

Hay nếu không thì liệu họ có được đào tạo hay các kỹ năng này có thể được dạy lại hay không. Các nhà nghiên cứu cho biết cần phải nghiên cứu thêm về việc liệu các kỹ năng xã hội quan trọng có thể học được hay không, liệu chúng vốn là duy nhất đối với một số cá nhân nào đó, hay đó là sự kết hợp của cả hai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn