Skip to main content

Chi tiêu quảng cáo di động toàn cầu dự kiến ​​đạt 362 tỷ USD trong 2023

Tổng chi tiêu quảng cáo di động toàn cầu đạt 336 tỷ đô la vào năm 2022 và được dự đoán sẽ cán mốc 362 tỷ đô la trong năm nay, theo dữ liệu từ data.ai. Người dùng đang dành thời gian cho ứng dụng di động nhiều hơn bao giờ hết, với hơn 4 nghìn tỷ giờ vào năm 2022 trên toàn thế giới (chỉ tính riêng Android) và 83 tỷ giờ ở Việt Nam. Chưa bao giờ có thời điểm nào tốt hơn để khám phá tiềm năng của nền tảng di động.

Chi tiêu quảng cáo di động toàn cầu dự kiến ​​đạt 362 tỷ USD trong 2023
Chi tiêu quảng cáo di động toàn cầu dự kiến ​​đạt 362 tỷ USD trong 2023

Chi tiêu quảng cáo di động toàn cầu dự kiến ​​đạt 362 tỷ USD vào năm 2023.

Ứng dụng di động đang phát triển mạnh mẽ ở Đông Nam Á, với tốc độ tăng trưởng hàng năm và thời gian sử dụng hàng ngày rất ấn tượng.

Tại Việt Nam, cứ mỗi phút là có hơn 6000 ứng dụng được tải xuống và hơn 900 đô la được chi tiêu, góp phần đưa tăng trưởng của năm 2022 đạt 22% so với cùng kỳ năm trước.

Điều thú vị là người dùng ở Việt Nam dành trung bình 4 giờ mỗi ngày cho ứng dụng, và ở các thị trường khác trong khu vực như Philippines, Indonesia và Singapore, con số này tăng lên hơn 5 giờ mỗi ngày. Điều này mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp muốn thâm nhập vào các thị trường sôi động này.

Sự gia tăng nhu cầu sử dụng ứng dụng từ phía người dùng đang thúc đẩy tăng trưởng lượt tải ứng dụng ở khắp các khu vực.

Trên thực tế, số lượt tải xuống toàn cầu tăng trưởng 11% và riêng Việt Nam đã tăng 4%, đưa Việt Nam trở thành quốc gia lớn thứ hai ở Đông Nam Á về lượt tải xuống ứng dụng, với tổng số 3,5 tỷ lượt tải xuống vào năm ngoái. Bất chấp mức tăng trưởng này, chi tiêu của người tiêu dùng toàn cầu đã giảm 2% vào năm 2022 so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, tại Đông Nam Á, Việt Nam và Indonesia lại nổi bật với tốc độ tăng trưởng ấn tượng lần lượt là 22% và 18%.

Điều này tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp phát triển ứng dụng ở các quốc gia này phát triển các chiến lược tiếp thị phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người dùng đồng thời tối đa hóa tiềm năng doanh thu.

Ứng dụng tài chính tại Việt Nam tăng trưởng 40%.

Tốc độ tăng trưởng của việc sử dụng và lượt tải ứng dụng mang đến cơ hội đáng kể cho các doanh nghiệp trong các nhóm ngành khác nhau.

Theo dữ liệu từ data.ai, các ứng dụng tài chính như Mobile Banking, Ví điện tử & Thanh toán, Cho vay cá nhân đã chứng kiến ​​​​sự tăng trưởng nhanh chóng về số lượng tải xuống, càng góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch sang các dịch vụ trên nền tảng di động kể từ thời điểm bùng nổ đại dịch vào năm 2020.

Xu hướng này đặc biệt rõ ràng trong ngành Tài chính của Việt Nam. Trong năm 2022, các ứng dụng Mobile Banking tại Việt Nam có tốc độ tăng trưởng ấn tượng về lượt tải lên đến 40% so với cùng kỳ năm trước, với số lượt tải xuống cao nhất là 18 triệu lượt tải ứng dụng trong năm.

Ví điện tử tăng 7% và Ứng dụng cho vay cá nhân đạt mức tăng trưởng đáng kinh ngạc 100% về lượt tải ứng dụng vào năm 2022.

Sự gia tăng trong việc sử dụng ứng dụng dành cho thiết bị di động đang thúc đẩy các ngân hàng tại Việt Nam tăng gấp đôi nỗ lực chuyển đổi số và thực hiện các chiến lược ưu tiên các dịch vụ di động để đáp ứng nhu cầu thay đổi của người dùng.

Tăng cường tương tác với người dùng ứng dụng.

Đối với các nhà phát triển ứng dụng, một trong những lo ngại hàng đầu là việc người dùng ngừng sử dụng ứng dụng.

Theo dữ liệu từ Adjust, 78% người dùng gỡ bỏ ứng dụng trong vòng một ngày sau khi tải xuống, và sau một tuần chỉ còn 10% người dùng sử dụng. Do đó, các nhà tiếp thị ứng dụng cần có những phương thức để duy trì tương tác hiệu quả với người dùng.

Một trong những chiến lược hiệu quả để kết nối lại người dùng không hoạt động là sử dụng các chiến dịch tái tương tác với người dùng (re targeting) để khuyến khích họ quay lại ứng dụng. Ví dụ, bạn có thể thiết lập một tệp người dùng ở Châu Á không tương tác với ứng dụng trong hơn 60 ngày hoặc chưa hoàn tất đăng ký.

Một ví dụ khác, bạn có thể thiết lập một tệp người dùng chưa mua hàng trong 30 ngày qua hoặc đã có chi tiêu trước đó (ví dụ đã chi hơn 100 đô la) nhưng chưa hoàn tất giao dịch mua hiện tại.

Đối với các tệp người dùng này, các nhà quảng cáo có thể gửi đi các thông điệp phù hợp và được cá nhân hóa để khuyến khích người dùng quay trở lại ứng dụng, hoàn thành một hoạt động mong muốn, hoặc áp dụng giảm giá trong thời gian giới hạn, ưu đãi độc quyền hoặc các lợi ích khác.

Bằng cách tập trung vào tăng cường mức độ tương tác và giữ chân người dùng, các nhà tiếp thị ứng dụng có thể xây dựng mối quan hệ lâu dài với người dùng và xác lập vị thế của mình trong thị trường ứng dụng cạnh tranh.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Quy tắc 5 Ws (& 1 H) trong Content Marketing

Nếu bạn muốn những nỗ lực content marketing hay tiếp thị nội dung của bạn thành công? Dưới đây là sáu yếu tố cơ bản bạn cần xem xét khi khởi chạy các chiến dịch của mình.

1. W #1: What –  Content Marketing là gì ?

Content Marketing hay Tiếp thị nội dung là một chiến lược marketing dựa trên việc tạo và phân phối nội dung có liên quan tập trung vào việc cải thiện ‘cuộc sống’ của người dùng.

Mục tiêu cuối cùng của content marketing là định vị thương hiệu như một ‘người có thẩm quyền’, có được lòng tin và thúc đẩy hành động của người dùng với mục tiêu mang lại lợi nhuận.

2. W #2: Why – Tại sao cần làm Content Marketing?

Tại sao bạn nên làm content marketing thay vì chi tiền cho quảng cáo (spend on advertising)?

Nếu bạn đang sở hữu một công ty lớn với hàng tấn tài nguyên và nguồn lực, bạn sẽ có được kết quả tốt hơn từ việc chi tiền cho các chương trình khuyến mãi không?

Câu trả lời đáng ngạc nhiên là không.

Đây là bằng chứng nhé

  • Nội dung định hướng giáo dục người tiêu dùng làm cho người tiêu dùng có khả năng mua hàng nhiều hơn đến 131%.
  • 47% người dùng sử dụng trình chặn quảng cáo (ad-blocker).
  • Content Marketing tạo ra nhiều khách hàng tiềm năng hơn gấp 3 lần so với marketing truyền thống (Traditional Marketing).

Bạn hãy nhớ rằng, ngày nay mọi người không muốn cảm thấy đang ‘bị bán hàng’ hoặc ‘bị chốt deal’.

Họ muốn thu thập thông tin, tận hưởng những giá trị ‘miễn phí’, sau đó chọn thương hiệu mang lại cho họ được những trải nghiệm ý nghĩa nhất.

3. W #3: Where – Làm Content Marketing ở đâu ?

Vị trí số 1 để làm content marketing chính là trên website riêng của công ty bạn.

Tại sao?

Bởi vì website của bạn là ngôi nhà nội dung rất riêng của bạn.

Không có vấn đề gì xảy ra cả bởi bạn là người kiểm soát nó.

Nhưng có những nền tảng khác mà bạn có thể xuất bản và quảng bá nội dung của mình chẳng hạn như:

  • Blog cho phép bạn chia sẻ bài (guest-posting).
  • Blog/profile của Influencers/KOL.
  • Truyền thông mạng xã hội (social media).
  • E-mail.

4. W #4: Who – Content Marketing nên nhắm mục tiêu tới ai?

Tiếp thị nội dung hay content marketing không phải là về việc tạo và xuất bản bài đăng liên tiếp bài đăng, cũng không phải là hy vọng ai đó sẽ thấy những gì bạn đang làm và hành động theo những gì bạn muốn.

Mà là về việc biết chính xác đối tượng mà bạn viết và viết những nội dung mà nó sẽ làm cho cuộc sống của họ trở nên tốt hơn.

Ngoài ra, việc viết một đoạn nội dung chung chung với mong muốn thu hút được mọi người thì kết quả thường sẽ là không thu hút được ai.

Vì vậy, hãy khám phá những gì đối tượng mục tiêu của bạn cần và bắt đầu xây dựng nội dung mà những nội dung đó có thể làm thay đổi cuộc sống của họ theo những cách sâu sắc và có ý nghĩa.

5. W #5: When – Khi nào thì nên làm Content Marketing

Câu trả lời là làm tất cả thời gian!

Chìa khóa chính với loại hình marketing này là tính nhất quán (consistency).

Bạn không thể ngồi xuống để viết một đoạn nội dung đầy cảm hứng, xuất bản nó rồi sau đó để blog hay website của bạn ‘trống vắng’ trong những thời gian tới.

Những gì bạn nên làm là tạo ra một lịch trình và tuân thủ nó bằng mọi giá.

Vì vậy, tần suất bạn nên đăng trên blog hay website của bạn là…?

Càng nhiều càng tốt!

Biểu đồ: Mức độ hiệu quả dựa trên tần suất đăng bài

6. H #6: How – Đâu là kỹ thuật thực hành cho Content Marketing

Bước 1: Nhận biết đối tượng.

Bước 2: Quyết định mục tiêu của content marketing.

Bước 3: Kiểu nội dung (type/format) mà bạn sẽ thực thi.

Bước 4: Xây dựng lịch xuất bản nội dung (content calendar).

Bước 5: Bắt tay vào xây dựng nội dung.

Bước 6: Đo lường và tối ưu nội dung (Tracking and Optimize).

Hãy ghi nhớ, CHẤT LƯỢNG là mục tiêu hàng đầu ở tất cả các công đoạn của việc xuất bản nội dung !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

HyperCLOVA X: Gã khổng lồ internet của Hàn Quốc Naver ra mắt AI mới

Theo CNBC, “gã khổng lồ” internet Hàn Quốc Naver vừa tung ra chatbot CLOVA X, chính thức gia nhập cuộc đua trí tuệ nhân tạo (Generative AI).

Naver cho biết mô hình ngôn ngữ lớn (LLMs) HyperCLOVA X sẽ giúp cải thiện trải nghiệm tìm kiếm, marketing và mua sắm cho các nhà quảng cáo lẫn người dùng.

Bên cạnh đó, HyperCLOVA X còn hỗ trợ sản phẩm tìm kiếm và chatbot CLOVA X.

Naver ra mắt phiên bản HyperCLOVA đầu tiên vào năm 2021, đây là một trong số ít LLM trên thế giới vượt qua 100 tỉ tham số, đồng thời cũng là mô hình đầu tiên được đào tạo bằng tiếng Hàn.

Giám đốc điều hành Naver Cloud Kim Yuwon nói rằng CLOVA X sẽ giúp người dùng tăng năng suất làm việc, tiết kiệm 10 – 50% thời gian bằng cách tóm tắt tài liệu, dịch ngôn ngữ, soạn thảo email và bài đăng trên blog.

“Ông lớn” công nghệ Hàn Quốc xem ChatGPT là một đối thủ đáng gờm và đang nỗ lực để đuổi kịp chatbot này. Kim cho biết khả năng thông thạo tiếng Hàn là lợi thế của HyperCLOVA, nhưng công ty cần cải thiện các ngôn ngữ khác nhau như tiếng Anh để cạnh tranh với những công cụ hàng đầu khác.

Giám đốc điều hành Naver Choi Soo-yeo cho biết công ty đã đầu tư tổng cộng 756,8 triệu USD trong 3 – 4 năm qua cho việc nghiên cứu và phát triển AI.

Naver muốn tìm cách phát triển công cụ AI nhắm đến các quốc gia và khu vực không nói tiếng Anh, như Nhật Bản và Đông Nam Á. Choi chia sẻ công ty đang đàm phán với đối tác toàn cầu về việc mở rộng dịch vụ và sẵn sàng đối mặt với những thay đổi mới do AI tạo ra.

Tuy nhiên, nhà phân tích nghiên cứu cấp cao Dalton Investments James Lim cho rằng Naver vẫn đang chậm một bước so với các công ty toàn cầu khác.

Ngoài ra, Naver đang hợp tác phát triển chip với Samsung Electronics để hỗ trợ trong quá trình huấn luyện AI. Đây không chỉ là việc thương mại hóa công nghệ, Naver cần một con chip bán dẫn hiệu quả có chi phí thấp để cải thiện chất lượng dịch vụ của mình, Kim nói.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Vị Hương – Thương hiệu mì ăn liền đầu tiên của Việt Nam với nhiều thăng trầm

Vị Hương là một thương hiệu mì ăn liền của công ty Thiên Hương, sản xuất và ra mắt lần đầu trên thị trường vào năm 1972. Đây được xem là thương hiệu mì ăn liền đầu tiên của Việt Nam.

Vị Hương - Thương hiệu mì ăn liền đầu tiên của Việt Nam với nhiều thăng trầm
Vị Hương – Thương hiệu mì ăn liền đầu tiên của Việt Nam với nhiều thăng trầm

Năm 1964, Trần Thành, một doanh nhân người Hoa đã thành lập công ty Thiên Hương (Thiên Hương Công ty S.A.R.L), đặt trụ sở chính tại số 118 đường Hải Thượng Lãn Ông ở khu Chợ Lớn, thành phố Hồ Chí Minh.

Ông Trần Thành cho xây dựng nhà máy sản xuất bột ngọt hiệu Vị Hương Tố, với dây chuyền hiện đại nhập từ Nhật Bản về.

Trong suốt những năm cuối 1960 tới đầu 1970, Thiên Hương trở thành doanh nghiệp bột ngọt lớn nhất cả vùng Nam Bộ Việt Nam, cung cấp sản phẩm bột ngọt cho toàn khu vực và thậm chí ra ngoài Việt Nam đến các nước Đông Nam Á.

Sau 8 năm hình thành và hoạt động, Thiên Hương công ty S.A.R.L đã trở thành một trong những công ty Thực phẩm lớn nhất tại Việt Nam, và là công ty đầu tiên chính thức sản xuất mì ăn liền với thương hiệu mì Vị Hương, theo công bố thông tin trên website thienhuongfood.com.

Năm 2000, công ty thực phẩm Thiên Hương chính thức được cổ phần hóa, trở thành CTCP Thực phẩm Thiên Hương ngày nay.

Sau nhiều lần tăng vốn, vốn điều lệ hiện tại của công ty theo đăng ký là 64,18 tỷ đồng. Người đại diện pháp luật là Chủ tịch HĐQT ông Nguyễn Văn Hà (SN 1958).

Theo giới thiệu, Thiên Hương có 2 công ty thành viên đặt trụ sở tại thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên và tại khu phố 2, phường Tân Thới Hiệp, quận 12, TP Hồ Chí Minh.

Thập niên 70 – 80, Vị Hương và Colusa – Miliket là 2 thương hiệu phổ biến trên thị trường, được khách hàng tin dùng. Thậm chí, từ hình ảnh con tôm trên bao bì sản phẩm, mì gói ăn liền đã được gọi là “mì tôm”. Tuy nhiên, sau này với sự gia nhập của các doanh nghiệp nước ngoài, miếng bánh thị phần ngành mì ăn liền đã được chia lại.

Theo số liệu của Hiệp hội mì ăn liền Thế giới (WINA), trong năm 2022, thị trường Việt Nam đã tiêu thụ khoảng 8,48 tỷ gói mì ăn liền, đứng thứ ba thế giới, sau Indonesia (14,26 tỷ gói) và Trung Quốc/Hong Kong (45,07 tỷ gói).

Trước đó, trong 2 năm đại dịch Covid-19, tiêu thụ mì gói tại Việt Nam tăng vọt. Vượt qua Ấn Độ và Nhật Bản, trong năm 2020, Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 3 về tiêu thụ sản lượng mì gói với 7 tỷ gói (tăng 29%). Đến năm 2021, Việt Nam tiêu thụ hơn 8,5 tỷ gói mì (tăng 22%).

Ở Việt Nam hiện có khoảng 50 công ty sản xuất mì ăn liền, bao gồm cả doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Trong nhiều năm, thị trường nằm trong thế ‘chân vạc’, dẫn đầu là Acecook với thương hiệu mì Hảo Hảo, xếp thứ hai là Masan Consumer (thành viên của CTCP Tập đoàn Masan) với các thương hiệu Omachi, Kokomi và thứ 3 là Asia Food với thương hiệu mì Gấu đỏ.

Vài năm gần đây, Uniben với thương hiệu mì 3 Miền đổ bộ vào thị trường rất mạnh mẽ và trở thành thế lực thứ 4 đáng gờm.

Ngoài ra, những năm gần đây, các doanh nghiệp sản xuất mì của Hàn Quốc cũng tích cực đổ bộ vào thị trường Việt Nam và đều có kết quả kinh doanh khả quan như Paldo Vina (mì Koreno) và Nongshim (mì Shin).

Đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt, mặc dù không chiếm thị phần lớn nhưng các sản phẩm mì Vị Hương vẫn có một chỗ đứng tại các kênh siêu thị, cửa hàng và các trang thương mại điện tử như shopee, lazada, tiki,… với chất lượng, hương vị ổn định và giá cả phù hợp.

Ngoài mì tôm, Thiên Hương cũng phát triển đa dạng các dòng sản phẩm như cháo ăn liền, gia vị như bột canh, tương ớt,… Các sản phẩm của Thiên Hương đã được xuất khẩu qua 10 quốc gia trên thế giới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Trọng Nghĩa | Markettimes

Sustainability là gì? Tìm hiểu về tính bền vững trong Marketing và Kinh doanh

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu về các khái niệm xoay quanh thuật ngữ Sustainability (Tính bền vững) trong phạm vi kinh doanh và marketing như: Sustainability là gì? Sustainability hoạt động như thế nào? Ý nghĩa của Sustainability (tính bền vững) trong ngành Marketing và kinh doanh là gì? Cách xây dựng chiến lược gắn liền với Sustainability? và hơn thế nữa.

Sustainability là gì
Sustainability là gì? Tìm hiểu về tính bền vững trong Marketing và Kinh doanh

Sustainability (Tính bền vững) được định nghĩa là tiêu chí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong đó doanh nghiệp vừa đáp ứng được nhu cầu hiện tại của người tiêu dùng vừa không làm ảnh hưởng đến các yếu tố môi trường và xã hội. Trong bối cảnh kinh doanh hay thậm chí là marketing ngày ngay, người tiêu dùng không chỉ quan tâm đến các sản phẩm hay dịch vụ của thương hiệu, thay vào đó họ cũng quan tâm đến cách các sản phẩm đó được tạo ra, mục tiêu của thương hiệu đó là gì, có phát triển bền vững không, đồng thời kết nối các giá trị cá nhân đến những gì mà họ đang tiêu dùng, Sustainability là một trong những sự ưu tiên đó.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • Sustainability là gì?
  • Thấu hiểu khái niệm Sustainability.
  • Sustainability hoạt động như thế nào?
  • Lợi ích và tầm quan trọng của Sustainability trong kinh doanh là gì?
  • Cách xây dựng một chiến lược kinh doanh gắn liền với Sustainability.
  • Economic Sustainability là gì?
  • Những kiểu sản phẩm nào được xem là không bền vững?
  • Những thách thức chính xoay quanh khái niệm Sustainability trong kinh doanh.
  • Những thành phần cốt lõi của Sustainability là gì?
  • Người tiêu dùng đang ưu tiên Sustainability sau đại dịch.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Sustainability là gì?

Sustainability (Tính bền vững) là khái niệm đề cập đến khả năng duy trì hoặc hỗ trợ một quá trình liên tục theo thời gian.

Trong bối cảnh kinh doanh và chính sách, hay thậm chí là ngành marketing, Sustainability gắn liền với các giải pháp hướng tới mục tiêu là ngăn chặn sự cạn kiệt của các nguồn lực tự nhiên hoặc vật lý, để từ đó chúng có thể được tồn tại hay tiếp tục có sẵn trong dài hạn.

Theo góc nhìn này, các chính sách phát triển bền vững (sustainable policies) nhấn mạnh tính hiệu quả trong tương lai của bất kỳ chính sách hoặc hoạt động kinh doanh thực tế nào đối với con người, hệ sinh thái và toàn bộ nền kinh tế nói chung.

Sustainability thường đi kèm với niềm tin rằng nếu con người không có bất cứ động thái hay sự thay đổi lớn nào, họ sẽ phải hứng chịu những tổn thất vô cùng to lớn từ môi trường bên ngoài.

Sustainable là gì?

Sustainable (thuộc từ loại Tính từ) cũng có nghĩa là bền vững, thường đi liền với các danh từ khác với ý niệm làm bật tính bền vững của cụm từ. Ví dụ Sustainable Tourism để chỉ Du lịch bền vững hay Sustainable Energy để nói đến các loại Năng lượng bền vững.

Thấu hiểu khái niệm Sustainability.

Về cơ bản, Sustainability liên quan mật thiết đến việc xây dựng các sản phẩm, dịch vụ và giá trị thương hiệu gắn liền với những trách nhiệm với môi trường và xã hội.

Trên thực tế, theo Google, 82% người tiêu dùng nói rằng Sustainability hiện là ưu tiên hàng đầu và đang ngày càng trở nên quan trọng hơn.

Bà Lorraine Whitmarsh, Giáo sư tâm lý Môi trường và Giám đốc trung tâm biến đổi khí hậu và chuyển đổi Xã hội (CCCST) cho biết điều này cho thấy rằng môi trường hiện là mối quan tâm cốt lõi của đa số mọi người.

Bà nói: “Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, chúng tôi thấy rằng mối quan tâm về biến đổi khí hậu đã giảm xuống một cách đáng kể. Nhưng những gì chúng tôi đang thấy lúc bấy giờ thì hoàn toàn ngược lại.

Mối quan tâm về suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu đã ở mức cao nhất mọi thời đại vào năm 2019 và nó đang liên tục được gia tăng.”

Tuy nhiên, để khiến sự bền vững trở thành sự lựa chọn hàng ngày của người tiêu dùng, họ cần sự trợ giúp từ các thương hiệu.

Tại các thị trường mà Google khảo sát, 78% người tiêu dùng cho rằng các doanh nghiệp hay thương hiệu lớn nên có vai trò trong việc giúp chống lại sự biến đổi khí hậu trên toàn cầu.

Khi các thương hiệu nỗ lực để hoàn thành sứ mệnh này của mình, họ đang tìm cách để hiểu cách mọi người đang thực sự nghĩ về Sustainability.

Một số lưu ý khác về Sustainability bạn cần hiểu là gì?

  • Phát triển bền vững có nghĩa là “đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ở hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng tiêu dùng tương tự của các thế hệ mới trong tương lai.
  • Sustainability thường được chia thành ba thành phần cốt lõi là: nền kinh tế, yếu tố môi trường và xã hội.
  • Nhiều doanh nghiệp và chính phủ đã và đang cam kết các mục tiêu bền vững.
  • Đầu tư xanh (green investments) là khái niệm đang được nhiều giới đầu tư hướng tới.

Sustainability hoạt động như thế nào?

Như đã phân tích ở trên, ý tưởng về Sustainability thường được chia thành ba thành phần chính là “nền kinh tế, môi trường và xã hội” – và trong một số trường hợp được tách thành “lợi nhuận, hành tinh và con người”.

Trong mô hình này, khái niệm “Economic Sustainability” tập trung vào việc bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn là nơi cung cấp đầu vào vật chất để sản xuất kinh tế, bao gồm cả nguồn đầu vào tái tạo và đầu vào cạn kiệt.

Khái niệm “Environmental Sustainability” thay vào đó lại nhấn mạnh nhiều hơn vào các hệ thống hỗ trợ sự sống, chẳng hạn như khí hậu hoặc đất đai, đây là những thứ phải được duy trì để sản xuất kinh tế hoặc bảo vệ cuộc sống của con người.

Cuối cùng, “Social Sustainability” tập trung vào các tác động con người đối với các hệ thống kinh tế, bao gồm các nỗ lực xóa đói giảm nghèo cũng như các hoạt động nhằm chống lại tính bất bình đẳng.

Lợi ích của Sustainability trong kinh doanh là gì?

Lợi ích của Sustainability trong kinh doanh là gì?
Lợi ích của Sustainability trong kinh doanh là gì?

Ngoài các lợi ích xã hội như cải thiện môi trường và nâng cao nhu cầu của con người, Sustainability còn mang lại các lợi ích về tài chính cho các doanh nghiệp thực hiện thành công các chiến lược phát triển bền vững.

Sử dụng tài nguyên một cách bền vững có thể cải thiện khả năng tồn tại lâu dài của một của doanh nghiệp, hay việc cắt giảm chất thải và ô nhiễm cũng có thể giúp một doanh nghiệp tiết kiệm không ít ngân sách chi tiêu.

Ví dụ, sử dụng các thiết bị chiếu sáng và hệ thống nước hiệu quả có thể giúp một doạnh nghiệp tiết kiệm hóa đơn điện nước, cũng như cải thiện hình ảnh trước công chúng.

Ngoài ra, đối với không ít các quốc gia, chính phủ cũng bắt đầu có các ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp áp dụng các hành động bền vững cụ thể.

Cuối cùng, khi người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến các thương hiệu bền vững, ưu tiên mua sắm các thương hiệu đó, rõ ràng là doanh nghiệp đang được hưởng lợi không nhỏ từ xu hướng này.

Cách xây dựng môt chiến lược kinh doanh gắn liền với Sustainability.

Nhiều tập đoàn hay thương hiệu lớn đang tìm cách tích hợp các thực hành bền vững vào mô hình kinh doanh cốt lõi của họ. Các doanh nghiệp có thể áp dụng chiến lược bền vững giống như cách họ phát triển các bản kế hoạch chiến lược khác của mình.

Bước đầu tiên khi xây dựng một chiến lược bền vững là xác định một điểm yếu hay khuyết điểm cụ thể hiện có của doanh nghiệp.

Ví dụ: một doanh nghiệp có thể xác định rằng họ đang tạo ra quá nhiều chất thải và điều đó đang gây hại nghiêm trọng đến môi trường.

Tiếp theo, doanh nghiệp nên xác định mục tiêu của mình đồng thời xác định các số liệu mà họ sẽ sử dụng để đo lường những thành quả đạt được.

Chẳng hạn với các thương hiệu như Nike, họ đưa ra mục tiêu là giảm lượng khí thải carbon trong quá trình sản xuất ra thành phẩm của mình.

Hay với adidas, họ đã nghiên cứu các vật liệu có thể tái chế hoàn toàn hoặc có thể phân hủy sinh học được một thời gian và đặt mục tiêu chỉ sử dụng vật liệu tái chế trong mọi sản phẩm của mình từ năm 2024 trở đi.

Bước cuối cùng trong chiến lược phát triển bền vững là thực hiện chiến lược và đánh giá kết quả của nó.

Liên quan đến chiến lược bền vững, trong khi có nhiều giám đốc điều hành coi Sustainability là một trong những giá trị kinh doanh cốt lõi của họ, rất ít người trong số họ cam kết thực hiện các hành động cụ thể để hoàn thành chúng.

Sustainability có thể được thúc đẩy thông qua những hành động chính là gì?

Nhiều doanh nghiệp bền vững đã và đang tìm cách giảm thiểu tác động đến môi trường bằng cách sử dụng năng lượng tái tạo hoặc giảm lượng chất thải.

Một số doanh nghiệp khác cũng có thể thúc đẩy Sustainability bằng cách đa dạng hoá và công bằng hơn trong lực lượng lao động của họ, hay thậm chí là ban hành các chính sách có lợi cho cộng đồng địa phương nơi họ đang kinh doanh.

Economic sustainability là gì?

Economic Sustainability hay Tính bền vững kinh tế hoặc kinh tế bền vững là khái niệm đề cập đến khả năng tiếp tục hoạt động của một doanh nghiệp trong dài hạn.

Đó là sự phát triển bền vững về mặt kinh tế khi doanh nghiệp có thể đảm bảo rằng mình sẽ có đủ nguồn lực, nhân sự và người tiêu dùng trong tương lai xa.

Những kiểu sản phẩm nào được xem là không bền vững?

Các sản phẩm không bền vững là những sản phẩm sử dụng các nguồn tài nguyên không thể thay thế hoặc có thể được bổ sung với cùng tốc độ mà chúng đang được tiêu thụ.

Các sản phẩm dựa vào nhiên liệu hóa thạch là những sản phẩm không bền vững, bởi vì các nguồn tài nguyên được sử dụng để làm ra chúng không bao giờ có thể thay thế được.

Các nguồn tài nguyên tự nhiên khác như gỗ rừng nhiệt đới, trữ lượng thủy sản, san hô biển hay động vật hoang dã khác có thể bền vững nếu chúng chỉ được khai thác ở một mức độ có giới hạn.

Những đặc điểm và thách thức chính xoay quanh khái niệm Sustainability trong kinh doanh.

Như đã phân tích ở trên, trong khi Sustainability hiện đang là vấn đề mang tính toàn cầu, và đó cũng là những gì mà không ít các nhà đầu tư quan tâm khi xem xét đến khả năng phát triển của các doanh nghiệp trong tương lai, việc áp dụng lý thuyết về Sustainability vào các hoạt động kinh doanh cũng đang đối mặt với một số thách thức khác:

  • Thứ nhất, thật khó để có thể hiểu được tác động riêng lẻ của bất kỳ doanh nghiệp nào đến môi trường nói chung.
  • Thứ hai, rất khó để xếp hạng các tác động đến môi trường của từng hành động cụ thể.
  • Và cuối cùng, rất khó để dự báo cách các tác nhân kinh tế phản ứng lại với các biện pháp khuyến khích sự thay đổi.

3 xu hướng chính về Sustainability mà các thương hiệu có thể tận dụng sau đại dịch là gì?

Dựa trên dữ liệu phân tích trên Google Search và người tiêu dùng, cũng như nhiều chuyên gia khác nhau, dưới đây là 3 xu hướng liên quan đến Sustainability mà các thương hiệu có thể tận dụng để đồng hành và hỗ trợ khách hàng của họ.

tính bền vững là gì
người tiêu dùng đang ưu tiên Sustainability sau đại dịch.

Hãy kể những câu chuyện tích cực về Sustainability.

Giữa những thách thức mới đang nổi lên, mọi người đang ít tập trung hơn vào những chuyển đổi được xem là “to tát”, thay vào đó họ tập trung nhiều hơn vào những hành động đơn giản hàng ngày mà họ có thể thực hiện để sống bền vững hơn. Họ đang tìm nhiều cách để thay đổi các thói quen hàng ngày của mình.

“Khoa học hành vi dạy chúng ta rằng khi chúng ta cảm thấy tích cực về hành động của mình, chúng ta sẽ có nhiều động lực hơn để tiếp tục hành động.”

Khi các dịch vụ giao hàng tận nhà (home deliveries) tiếp tục phát triển do ảnh hưởng của Covid-19, mọi người đang quan tâm hơn đến cách thức đóng gói hàng hoá.

Họ cũng đang tìm hiểu về những thay đổi mà họ có thể thực hiện trên các khía cạnh khác nhau của cuộc sống hàng ngày để làm cho mọi thứ trở nên “dễ chịu” hơn.

Bà Whitmarsh cho biết thêm: “Bằng chứng cho thấy rằng những thông điệp hay câu chuyện tích cực hiệu quả hơn nhiều so với bất cứ điều gì có thể gây ra cảm giác tội lỗi.

Những thông điệp tích cực càng tập trung vào những gì các đối tượng mục tiêu quan tâm thì chúng càng hiệu quả và điều đó không nhất thiết phải là biến đổi khí hậu.”

Đối với các thương hiệu, điều này có nghĩa là thương hiệu cần phải làm cho người tiêu dùng thấy cách họ có thể giải quyết các vấn đề về Sustainability thông qua các hành động nhỏ hàng ngày và cách các mục tiêu lớn của họ có thể được chia thành các bước nhỏ hơn.

Liên quan đến tính đổi mới, các thương hiệu hãy tập trung vào các giải pháp mà họ đang xây dựng và chúng nên được hình dung như thế nào trong tương lai.

Bạn cũng cần đảm bảo rằng những thay đổi mà thương hiệu đang làm thực sự mang lại nhiều ý nghĩa, xác thực, minh bạch và có thể đo lường được.

Tạo ra những cảm giác thân thiện với môi trường.

Mặc dù xu hướng tìm kiếm phản ánh mối quan tâm ngày càng tăng đối với những thay đổi mang tính tích cực, nhưng đó không phải là tất cả những gì chúng ta cần hiểu.

Kể từ khi đại dịch xảy ra, mọi người cho biết họ đang muốn đóng góp vào những nỗ lực chung nhằm xây dựng Sustainability, chẳng hạn như việc tái chế.

Khi nói đến việc mua sắm nhưng phải gắn liền với ý thức về môi trường, mọi người không muốn đánh đổi chất lượng, sự tiện lợi hoặc khả năng chi trả cho sự bền vững.

Khách hàng đang mong đợi được cung cấp nhiều lựa chọn thân thiện với môi trường hơn, nhưng không phải bằng cách “đánh đổi” với các lợi ích sản phẩm khác.

Để làm được điều này, các thương hiệu nên suy nghĩ về việc đưa Sustainability vào các đề xuất giá trị riêng biệt hiện có (USP), thay vì xem nó như là một tuỳ chọn bổ sung.

Tương tự như vậy, các thông điệp nên coi Sustainability là mặc định thay vì là một sự lựa chọn riêng biệt. Ví dụ, thay vì tạo ra một dòng sản phẩm mới, hãy tích hợp Sustainability vào một sản phẩm ngôi sao (star product trong ma trận BCG) nào đó.

Tuyên dương sự tiến bộ, thay vì sự hoàn hảo.

Người tiêu dùng nói rằng họ được thúc đẩy bởi những trải nghiệm về Sustainability, những thứ cho họ thấy được là họ đang giúp đỡ môi trường một cách hữu hình như thế nào.

Nếu thương hiệu có thể cho mọi người thấy được những tác động mà họ có thể tạo ra khi chọn sử dụng sản phẩm của thương hiệu, họ sẽ cảm thấy gắn kết hơn với các sản phẩm đó và tất nhiên họ có thể mua và trung thành nhiều hơn.

Người tiêu dùng không mong đợi các thương hiệu sẽ trở nên hoàn hảo trong một thời gian ngắn, nhưng họ muốn tìm hiểu về những gì thương hiệu đang làm để cải thiện Sustainability trong tương lai.

Bằng cách đó, họ có thể thấy rõ hơn về việc khi họ lựa chọn một thương hiệu thì điều đó có thể tạo ra được những giá trị và ý nghĩa gì.

Để giúp người tiêu dùng hiểu tại sao các quyết định mua hàng của họ lại quan trọng, các thương hiệu có thể truyền đạt các mục tiêu và tác động của các hành động của họ trong ngắn hạn thay vì chỉ là các mục tiêu dài hạn.

Bằng cách tạo ra những trải nghiệm mang lại cảm giác tích cực, thuận tiện và bổ ích, các thương hiệu có thể trao quyền cho mọi người để tiếp tục tạo ra những hành động mang Sustainability và xây dựng sự thay đổi trong dài hạn.

FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ Sustainability (Bền vững)?

  • Sustainability là ngành gì?

Về bản chất, Sustainability không phải là một ngành hay khái niệm dùng để chỉ một ngành nghề cụ thể. Nó dùng để mô tả về một ngành bất kỳ nào đó có tính bền vững, tức liên quan trực tiếp đến sinh học, môi trường, tự nhiên và hơn thế nữa.

  • Environmental sustainability là gì?

Environmental sustainability có nghĩa là bền vững về môi trường, khái niệm đề cập đến việc thực hiện các hành động nhằm duy trì và bảo vệ môi trường, sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường, duy trì sự ổn định của giống loài (động vật và thực vật).

Kết luận.

Trên đây là toàn bộ các giải đáp của MarketingTrips cho câu hỏi “sustainability là gì“? Nếu bạn là chủ của các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp liên quan đến các hoạt động sản xuất hàng hoá hoặc có ảnh hưởng trực tiếp đến các vấn đề môi trường, Sustainability là một trong những động lực chính để thúc đẩy khả năng tồn tại và phát triển kinh doanh bền vững trong tương lai.

Bằng cách hiểu rõ khái niệm Sustainability, các chiến lược phát triển bền vững hay những tác động của Sustainability đến tâm lý và hành vi mua hàng của người tiêu dùng, thương hiệu có thể có nhiều cơ hội hơn để đáp ứng kỳ vọng của họ trong thế giới mới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Giang Nguyễn | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips

BlackBerry được ngỏ ý mua lại bởi một quỹ tư nhân

Theo thông tin từ Reuters, quỹ đầu tư tư nhân Veritas Capital đã đưa ra lời đề nghị mua lại BlackBerry, công ty phần mềm của Canada.

BlackBerry được ngỏ ý mua lại bởi một quỹ tư nhân
BlackBerry được ngỏ ý mua lại bởi một quỹ tư nhân

Giá cổ phiếu của BlackBerry được niêm yết tại Mỹ tăng khoảng 17% sau thông tin được công bố.

Theo đó, quỹ đầu tư tư nhân Veritas Capital đã đưa ra lời đề nghị mua lại BlackBerry, giá trị của thương vụ chưa được tiết lộ.

Về phía BlackBerry, cách đây không lâu công ty này cho biết rằng doanh nghiệp sẽ tiến hành xem xét các lựa chọn thay thế mang tính chiến lược, trong đó có thể bao gồm cả việc tách một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh của mình.

Được thành lập từ năm 1984, cái tên BlackBerry vốn được biết đến là thương hiệu sản xuất điện thoại thông minh (smartphone) dành riêng cho các doanh nhân, được các giám đốc điều hành, chính trị gia và nhiều người hâm mộ sử dụng. Thương hiệu trở nên phổ biến nhất vào đầu những năm 2000.

Tuy nhiên, dưới áp lực cạnh tranh và không thể giữ được thị phần trên thị trường điện thoại di động, công ty đã “khai tử” mảng kinh doanh này vào năm 2022. Công ty hiện chỉ sản xuất phần mềm phục vụ cho ngành công nghiệp ô tô và an ninh mạng.

Cũng cách đây không lâu, BlackBerry cho biết họ sẽ tiếp tục bán các bằng sáng chế liên quan đến thiết bị di động cho Malikie Innovations Limited với giá lên tới 900 triệu USD.

Trước đó, Catapult IP Innovations Inc từng muốn mua lại các văn bằng này với giá 600 triệu USD tuy nhiên thương vụ sau đó đã không thành.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Đổi mới đột phá là gì? Cách “Phá vỡ” thị trường

Trong 20 năm qua, các lý thuyết về Đổi mới đột phá (Disruptive Innovation) đã có sức ảnh hưởng to lớn trong thế giới kinh doanh. Thật không may, khái niệm này lại chưa được hiểu một cách đúng đắn. Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu toàn diện các kiến thức nền tảng xoay quanh thuật ngữ Đổi mới đột phá: Đổi mới đột phá là gì? Ví dụ về đổi mới đột phá? các lý thuyết quan trọng cần biết về đổi mới đột phá trong bối cảnh cạnh tranh và hơn thế nữa.

Đổi mới đột phá là gì
Đổi mới đột phá là gì? Cách doanh nghiệp “Phá vỡ” thị trường

Trong hơn 20 năm qua, các lý thuyết về Đổi mới đột phá đã tạo ra những sức ảnh hưởng to lớn trong thế giới kinh doanh. Thật không may, khái niệm này lại chưa được hiểu một cách đúng đắn.

Đổi mới đột phá là gì?

Lý thuyết về Đổi mới đột phá (Disruptive Innovation) hay Đổi mới phá cách, được giới thiệu lần đầu vào năm 1995, khái niệm dùng để mô tả một cách tư duy mới mang tính đột phá (Disruptive) về sự tăng trưởng (Growth) được thúc đẩy và định hướng bởi sự đổi mới (Innovation).

Kể từ lúc được xuất hiện, từ các nhà lãnh đạo của các doanh nghiệp nhỏ đến các tổ chức lớn đều xem đây là kim chỉ nam cho sự phát triển đột phá của doanh nghiệp của họ.

Thật không may, các lý thuyết về sự đột phá hay phá cách (Disruption) có nguy cơ trở thành nạn nhân của chính thành công của nó. Mặc dù là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến, các khái niệm cốt lõi của lý thuyết này đã bị hiểu sai rất nhiều và cũng từ đó những nguyên lý cơ bản của nó thường xuyên bị áp dụng sai trong thực tế.

Một “nỗi đau” khác nữa đó là, trong khi có quá nhiều người nói về “Sự đột phá” hay “Phá vỡ”, rất ít trong số họ đã từng đọc hay tìm hiểu chuyên sâu về chủ đề này. Họ thường sử dụng thuật ngữ này để nói về bất cứ sự đổi mới hay đột phá nào mà họ muốn làm.

Ở một khía cạnh khác, nhiều nhà nghiên cứu, nhà phân tích hay các nhà tư vấn sử dụng thuật ngữ “đổi mới đột phá” để mô tả về bất kỳ tình huống nào trong đó một ngành bị thách thức bởi những cái (ngành) mới hay một doanh nghiệp vốn đã từng rất thành công trong ngành của họ nhưng sau đó lại vấp ngã bởi sự cạnh tranh của những doanh nghiệp mới hơn. Tuy nhiên, cách tiếp cận này lại quá rộng.

Vấn đề đối với việc cần phân biệt rõ giữa cái gọi là đổi mới đột phá với bất kỳ sự đột phá (Breakthrough) nào khác đã làm thay đổi mô hình cạnh tranh của ngành đó là tuỳ thuộc vào các loại đổi mới khác nhau mà doanh nghiệp hay tổ chức cần xây dựng các cách tiếp cận chiến lược khác nhau.

Nói cách khác, những bài học về sự thành công với tư cách là một nhà đổi mới đột phá hoặc chống lại những kẻ thách thức đột phá sẽ không áp dụng cho mọi trường hợp hay mọi doanh nghiệp trong một thị trường đang thay đổi (shifting market).

Nếu các doanh nghiệp hay nhà lãnh đạo tuỳ tiện gắn nhãn các lý thuyết, cuối cùng họ sẽ không thể sử dụng đúng các công cụ hay chiến lược tiếp cận cho bối cảnh của họ, điều này sau đó sẽ làm giảm đi cơ hội thành công của doanh nghiệp. Theo thời gian, tính hữu dụng của các lý thuyết (gốc) cũng sẽ bị suy giảm.

Các nội dung trong bài viết này theo đó sẽ cung cấp những lý thuyết hay kiến thức nền tảng đúng đắn xoay quanh cái được gọi là “Đổi mới đột phá”.

Bên dưới là chi tiết về tất cả những gì bạn cần biết.

Đầu tiên, hãy nói về ý tưởng đằng sau thuật ngữ “Disruption”.

Trong phạm vi kinh doanh và cạnh tranh, khái niệm Disruption được sử dụng để mô tả một quá trình trong đó một doanh nghiệp nhỏ hơn với ít nguồn lực hơn nhưng lại có thể thách thức thành công trước các doanh nghiệp truyền thống lớn lâu đời khác.

Cụ thể, khi các doanh nghiệp truyền thống tập trung vào việc cải tiến các sản phẩm và dịch vụ của họ cho những nhóm khách hàng có nhu cầu nhất (và thường mang lại lợi nhuận cao nhất), họ đã bỏ qua nhu cầu của một số phân khúc (segments) khác, hay thậm chí là những gì mà doanh nghiệp cung cấp vượt quá những gì mà khách hàng thực sự cần.

Những “tay chơi” mới gia nhập thị trường và thể hiện được sự đột phá của họ bằng cách nhắm mục tiêu thành công vào những phân khúc bị bỏ qua nói trên, họ giành được chỗ đứng bằng cách cung cấp các tính năng mới phù hợp hơn —  và thường với mức giá cạnh tranh (thấp) hơn.

Vì các doanh nghiệp truyền thống (cũ, đã tồn tại lâu trên thị trường) vốn theo đuổi các khoản lợi nhuận cao hơn trong các phân khúc có nhu cầu cao (hoặc đòi hỏi khắt khe hơn), họ thường có xu hướng không thực sự linh hoạt hay phản ứng một cách nhanh nhạy với những gì diễn ra trên thị trường.

Như một điều tất yếu, các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường sau đó sẽ tìm cách để bán sản phẩm tới các khách hàng có thu thập cao hơn (upmarket), đáp ứng nhu cầu của các nhóm khách hàng chính (mainstream customers) của các doanh nghiệp truyền thống, đồng thời duy trì những lợi thế vốn đã mang lại thành công ban đầu của họ.

Khi ngày càng nhiều người có trong tập khách hàng chính của các doanh nghiệp truyền thống bắt đầu thích nghi hay chấp nhận những gì mà các “tay chơi” mới đưa ra, sự gián đoạn hay phá vỡ (Disruption) chính thức được bắt đầu.

Uber có phải là một nhà đổi mới đột phá hay doanh nghiệp tạo ra sự đổi mới đột phá hay không?

Để có thể hiểu rõ hơn về khái niệm Đổi mới đột phá hay Đổi mới đột phá thực sự là gì trong thực tế, hãy xem xét đến trường hợp của Uber, một gã khổng lồ trong ngành vận tải công nghệ.

Được thành lập vào năm 2009, Uber sau đó đã đạt được tốc độ tăng trưởng ngoài sức tưởng tượng của các doanh nghiệp truyền thống, hoạt động tại hàng trăm thành phố ở 60 quốc gia khác nhau và con số này không ngừng được mở rộng.

Theo báo cáo số liệu mới nhất của 2023, giá trị vốn hoá thị trường của Uber đạt mức hơn 90 tỷ USD và hiển nhiên là công ty vận tải ứng dụng công nghệ lớn nhất thế giới. Để có thể dễ so sánh, bạn có thể hình dung con số này của Grab chỉ là gần 13 tỷ USD (số liệu cập nhật vào thời điểm viết bài là 23/8/2023).

Sự thành công của Uber lớn đến mức sau đó không lâu, có hàng loạt doanh nghiệp và nhà đầu tư lớn đã bắt đầu “bắt chước” mô hình kinh doanh này.

Trong khi Uber rõ ràng là đã chuyển đổi ngành kinh doanh taxi truyền thống tại Mỹ và nhiều quốc gia khác, nhưng liệu nó có làm gián đoạn hay phá vỡ (disrupting) hoạt động kinh doanh taxi vốn đã tồn tại bấy lâu hay không?

Theo lý thuyết về Đổi mới đột phá thì câu trả lời là không. Mặc dù Uber vẫn được xem là “Kẻ phá bĩnh” (Disruptor) trong ngành taxi, sự thật lại không phải như vậy.

Đây là 2 lý do giải thích tại sao việc gắn nhãn Uber là “Nhà đổi mới đột phá” là chưa phù hợp.

Những đổi mới đột phá phải bắt nguồn từ những thị trường mới hoặc thị trường cấp thấp. Những đổi mới đột phá vốn xảy ra hay được thực hiện khi doanh nghiệp bắt đầu ở hai loại thị trường mà những doanh nghiệp truyền thống bỏ qua đó là thị trường mới hoặc thị trường cấp thấp (Low-end Market: Doanh nghiệp sử dụng mô hình kinh doanh chi phí thấp để thâm nhập thị trường tại điểm đáy của thị trường hiện tại và cố giành lấy một phân khúc).

Điểm đáy hay chỗ đứng thấp nhất của thị trường tồn tại bởi vì các doanh nghiệp truyền thống thường cố gắng đáp ứng nhu cầu cho những khách hàng có yêu cầu cao và có lợi nhuận cao nhất với những sản phẩm và dịch vụ ngày càng được cải tiến. Họ ít chú ý hơn đến những tập khách hàng có yêu cầu thấp hơn.

Chính điều này đã mở ra những cơ hội mới cho các nhà đổi mới đột phá sẽ tập trung vào việc cung cấp cho những khách hàng cấp thấp đó một sản phẩm “đủ tốt” hay “phù hợp” với nhu cầu của họ.

Trong trường hợp xuất phát từ một thị trường mới, những nhà đổi mới đột phá (Disruptive Innovator) hay “Kẻ phá bĩnh” (Disruptor) sẽ tạo ra một thị trường mới chưa từng tồn tại.

Nói một cách đơn giản, các doanh nghiệp này tìm ra cách biến những người vốn không có nhu cầu thành người có nhu cầu.

Ví dụ, trong những ngày đầu của công nghệ photocopy, thương hiệu Xerox nhắm đến các tập đoàn lớn và sử dụng chiến lược định giá cao nhằm mang lại hiệu quả cao nhất mà những khách hàng đó yêu cầu (và cũng tạo ra lợi nhuận lớn nhất cho Xerox).

Hàng loạt các tập khách hàng nhỏ khác hiển nhiên không phải là mục tiêu của Xerox và mức giá mà Xerox đưa ra cũng không hề phù hợp với họ.

Sau đó, vào cuối những năm 1970, những đối thủ mới gia nhập ngành đã giới thiệu máy photocopy cá nhân, là giải pháp hoàn hảo cho các cá nhân và tổ chức nhỏ — một thị trường mới đã chính thức được tạo ra.

Mặc dù xuất phát từ thị trường nhỏ, các nhà sản xuất máy photocopy cá nhân sau đó dần dần tạo dựng được những vị thế lớn trên thị trường máy photocopy phổ thông, tức nhắm mục tiêu thẳng đến chính tập khách hàng chính của Xerox.

Theo định nghĩa, một sự đổi mới đột phá được bắt đầu từ một trong hai chỗ đứng hay điểm xuất phát đó. Nhưng nhìn lại Uber, rõ ràng doanh nghiệp này không khởi đầu từ bất cứ chỗ đứng nào trong cả hai.

Uber đã không thể tìm thấy một thị trường cấp thấp hay cũng không nhắm mục tiêu chủ yếu vào những người không phải là người tiêu dùng, những người vốn nhận thấy rằng các lựa chọn thay thế hiện có là quá đắt hoặc bất tiện đến mức họ sẵn sàng sử dụng phương tiện công cộng hoặc tự lái xe.

Có thể nói rằng Uber đang làm tăng tổng nhu cầu của thị trường – đó là điều xảy ra khi doanh nghiệp phát triển nên một giải pháp tốt hơn và ít tốn kém hơn để đáp ứng nhu cầu rộng rãi của khách hàng.

Những đổi mới đột phá không được nhóm khách hàng chính (khách hàng phổ thông) đón nhận cho đến khi chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ mới bắt kịp được tiêu chuẩn của họ. Lý thuyết về sự đột phá hay phá vỡ tách biệt giữa cái gọi là đổi mới mang tính đột phá và “đổi mới bền vững”.

Trong khi “đổi mới bền vững” sẽ làm cho sản phẩm tốt trở nên tốt hơn trong mắt của các khách hàng hiện tại của các doanh nghiệp truyền thông (cũ, đã tồn tại), ví dụ hình ảnh TV nét hơn, khả năng thu sóng điện thoại di động tốt hơn. Những cải tiến (đổi mới thông thường) này cho phép doanh nghiệp bán được nhiều sản phẩm hơn cho những khách hàng hiện đang mang lại nhiều lợi nhuận nhất.

Ngược lại, những đổi mới mang tính đột phá ban đầu sẽ bị hầu hết khách hàng của các doanh nghiệp truyền thống (cũ) coi là kém chất lượng. Thông thường, tập khách hàng này không sẵn sàng chuyển sang sản phẩm mới chỉ vì đơn giản là nó rẻ hơn. Thay vào đó, họ đợi cho đến khi chất lượng của nó tăng lên đến mức đủ để thỏa mãn nhu cầu của họ.

Khi điều đó xảy ra, họ sẽ sử dụng sản phẩm mới và vui vẻ chấp nhận một mức giá thấp hơn.

Hầu hết các yếu tố trong chiến lược của Uber dường như đều nhằm duy trì sự đổi mới, tức đổi mới bền vững. Dịch vụ của Uber hiếm khi bị mô tả là kém hơn so với các hãng taxi truyền thống; trên thực tế, nhiều người còn cho rằng dịch vụ của Uber tốt hơn hẳn các taxi truyền thống. Chỉ cần với một vài thao tác đơn giản, người dùng có thể dễ dàng từ việc đặt xe, thanh toán đến cả việc đánh giá tài xế, những điều này cuối cùng cũng giúp đảm bảo nền tảng sẽ duy trì được các tiêu chuẩn cao.

Hơn nữa, Uber cung cấp dịch vụ đáng tin cậy và đúng giờ, đồng thời giá cả của nó thường rất cạnh tranh với (hoặc thấp hơn) giá của các dịch vụ taxi lâu đời.

Khi các doanh nghiệp truyền thống phải đối mặt với các mối đe dọa từ việc duy trì sự đổi mới hay thách thức từ các doanh nghiệp “đổi mới bền vững”, họ buộc phải thay đổi để tiếp tục tồn tại trên trị trường (ngay cả khi họ cũng có thể lặp lại những điều tương tự mà Uber đã làm khi thâm nhập thị trường).

Tại sao hiểu và làm đúng theo bản chất của lý thuyết Đổi mới đột phá lại quan trọng?

Đến đây, có lẽ cơ bản bạn đã có thể hiểu được bản chất của Đổi mới đột phá thực sự có nghĩa là gì, tuy nhiên, điều này nhiều khi cũng không thể làm mất đi những thắc mắc hay hoài nghi của nhiều người về lý do tại sao mọi người hay người làm kinh doanh nói chung cần “sử dụng đúng từ ngữ hay nhãn dán” khi miêu tả về mô hình kinh doanh của Uber.

Chẳng phải Uber đã làm điêu đứng ngành taxi truyền thống hay đã làm nên thứ được gọi là “Disruptive” (Đột phá) hay sao?

Để có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra 4 hiểu lầm phổ biến nhất khi nói đến khái niệm Đổi mới đột phá:

1. Đột phá (Disruption) là một quá trình.

Thuật ngữ “đổi mới đột phá” thường gây hiểu nhầm khi nó được dùng để chỉ một sản phẩm hoặc dịch vụ tại một điểm cố định, thay vì là sự phát triển của sản phẩm hoặc dịch vụ đó theo thời gian.

Những chiếc máy tính mini (minicomputers) đầu tiên trên thế giới đã “Phá vỡ” (disruptive) thị trường không chỉ vì chúng là những sản phẩm mới nổi cấp thấp ngay thời điểm chúng xuất hiện, cũng không phải vì sau này chúng được báo trước là sẽ vượt trội hơn so với những máy tính cỡ lớn ở nhiều thị trường (market); chúng thực sự trở thành “Kẻ phá bĩnh” (disruptor) nhờ vào con đường hay quá trình mà chúng sẽ đi, từ những phần thị trường nhỏ nhất đến chiếm lĩnh thị trường (Mainstream market).

Bởi vì sự gián đoạn hay phá vỡ thị trường (Disruption) có thể mất nhiều thời gian nên những doanh nghiệp truyền thống thường bỏ qua những “kẻ gây rối” mới nổi.

Hầu hết mọi sự đổi mới (Innovation) — dù có tính đột phá (Disruptive) hay không — đều bắt đầu hành trình với những thử nghiệm ở quy mô nhỏ. Những “kẻ phá bĩnh” này thường có xu hướng tập trung vào việc có được một mô hình kinh doanh (Business Model) phù hợp thay vì chỉ đơn thuần là một sản phẩm.

Theo thời gian, khi doanh nghiệp di chuyển từ cái gọi là vùng rìa của thị trường (thị trường cấp thấp hoặc thị trường mới như đã phân tích trong các phần ở trên) sang thị trường chính thống (mainstream market), trước tiên, họ sẽ làm xói mòn thị phần (market share) của các công ty truyền thống (các doanh nghiệp đã và đang tồn tại), và sau đó là dần đến doanh số và lợi nhuận.

Tuỳ thuộc vào từng loại hình thị trường tại những bối cảnh kinh tế xã hội khác nhau mà quá trình gián đoạn hay phá vỡ của các doanh nghiệp mới với “đàn anh” của họ trên thị trường tiêu tốn những khoảng thời gian khác nhau. Mặc dù thường là khá dài, dài đến mức nhiều doanh nghiệp hiện tại sẵn sàng phớt lờ hay bỏ qua các “đối thủ” mới này.

Ví dụ: khi Netflix ra mắt thị trường vào năm 1997, các dịch vụ ban đầu của doanh nghiệp không làm hấp dẫn hầu hết nhóm khách hàng của đối thủ Blockbuster, vốn là những người thích đi thuê phim (đĩa DVD).

Mặc dù Netflix sở hữu một kho phim độc quyền cực lớn, nhưng việc gửi các đĩa phim qua đường bưu điện thường rất mất thời gian.

Cũng vì điều này, Netflix lúc bấy giờ chỉ thu hút được một tập khách hàng nhỏ, những người xem phim vì mục tiêu giải trí và không quan trọng việc nó phải là phim mới phát hành hay đang thịnh hành nhất (vấn đề chậm trễ khi chuyển qua đường bưu điện theo đó không còn là rào cản của Netflix).

Tuy nhiên, nếu Netflix cuối cùng không bắt đầu tìm cách mở rộng thị trường hay phục vụ một phân khúc thị trường rộng lớn hơn thì quyết định bỏ qua đối thủ cạnh tranh này của “đàn anh” Blockbuster sẽ không phải là một sai lầm chiến lược lớn: Hai doanh nghiệp đáp ứng những nhu cầu rất khác nhau cho những tập khách hàng (khác nhau) của họ.

Cuối cùng, khi các công nghệ mới cho phép Netflix chuyển sang phát video trực tuyến qua internet, mô hình kinh doanh của doanh nghiệp này đã trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết đối với cả các nhóm khách hàng cốt lõi của Blockbuster: xem mọi lúc, mọi nơi, đa lựa chọn, giá rẻ, chất lượng cao (cao hơn cả DVD) và vô cùng thuận tiện.

Như bạn có thể thấy, Netflix đã đi một chặng đường dài, đó là một quá trình với nhiều thay đổi chứ không phải là một thời điểm.

Nếu Netflix (cũng như Uber) bắt đầu bằng việc tung ra một sản phẩm hay dịch vụ nhắm trực tiếp vào thị trường cốt lõi của các đối thủ cạnh tranh lớn hơn (hiện có), thì phản ứng của đối thủ có lẽ đã rất khác (và họ sẽ có nhiều lợi thế hơn để đánh bại các công ty non trẻ mới nổi).

Nhưng việc không thể phản ứng một cách hiệu quả với quá trình hay quỹ đạo mà những công ty mới nổi sẽ đi, các doanh nghiệp lâu đời cuối cùng đã sụp đổ.

2. Các doanh nghiệp theo đuổi chiến lược “Đổi mới đột phá” thường xây dựng những mô hình kinh doanh rất khác với mô hình kinh doanh của những công ty truyền thống.

Một ví dụ điển hình về việc sử dụng một mô hình kinh doanh sáng tạo để tạo ra sự gián đoạn hay phá vỡ các thị trường đang tồn tại đó là iPhone của Apple.

Sản phẩm mà Apple ra mắt vào năm 2007 là một sự đổi mới bền vững trên thị trường điện thoại thông minh.

iPhone không phải là những chiếc điện thoại thông thường, nó cũng khác xa với những chiếc điện thoại thông minh trước đó (ví dụ như của Nokia hay Samsung) – nó là điểm truy cập internet mới với nhiều tính năng đi kèm.

Bằng cách xây dựng một mạng lưới kết nối các nhà phát triển ứng dụng với người dùng điện thoại, Apple đã làm thay đổi cuộc chơi. iPhone đã tạo ra một thị trường mới cho khả năng truy cập Internet và cuối cùng đã có thể thách thức những chiếc máy tính xách tay để trở thành thiết bị được nhiều người dùng lựa chọn để lên mạng.

3. Khái niệm “Phá vỡ hay làm gián đoạn” (Disrupt) thường bị hiểu nhầm trong bối cảnh kinh doanh và cạnh tranh.

Phá vỡ hay làm gián đoạn không có nghĩa là “vứt bỏ” hết mọi cái cũ và thay bằng cái mới.

Các doanh nghiệp hiện tại (các công ty truyền thống) cần phải tìm cách ứng phó với tình trạng gián đoạn nếu nó xảy ra, tuy nhiên không nhất thiết là phải phá bỏ một hoạt động hay mô hình kinh doanh vẫn đang sinh lời. Thay vào đó, doanh nghiệp nên tiếp tục củng cố mối quan hệ với khách hàng, đặc biệt là các tập khách hàng cốt lõi (khách hàng trung thành, khách hàng thân thiết) bằng cách đầu tư vào việc duy trì sự đổi mới (sustaining innovation).

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể nhanh chóng thành lập nên một bộ phận mới chỉ với mục tiêu chính là tập trung vào các cơ hội tăng trưởng có được từ sự gián đoạn.

Các nghiên cứu từ Harvard cho thấy rằng sự thành công của bộ phận mới này phụ thuộc phần lớn vào việc giữ nó tách biệt khỏi các hoạt động kinh doanh cốt lõi hiện có của doanh nghiệp. Khi bộ phận này tiếp tục phát triển, cuối cùng chính nó lại giành lấy những khách hàng vốn đã và đang là khách hàng của họ (giữ chân khách hàng).

Kết luận.

Trên đây là tất cả các kiến thức cơ bản bạn phải biết khi tìm hiểu về thuật ngữ Đổi mới đột phá. Bằng cách hiểu rõ bản chất thực sự của đổi mới đột phá là gì cũng như các lý thuyết nền tảng của nó, bạn và doanh nghiệp mình có nhiều cách hơn để thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo, gia tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường, thúc đẩy tăng trưởng và xa hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Google: Marketing sẽ được thúc đẩy theo cấp số nhân bằng AI

Trong sự kiện mới đây về AI, Google đã chia sẻ nhiều khía cạnh khác nhau về việc doanh nghiệp có thể tận dụng AI (trí tuệ nhân tạo) để thúc đẩy hoạt động Marketing theo cấp số nhân.

Google: Marketing sẽ được thúc đẩy theo cấp số nhân bằng AI
Google: Marketing sẽ được thúc đẩy theo cấp số nhân bằng AI

Bên dưới là toàn bộ ghi nhận của MarketingTrips về cách Marketer có thể tận dụng Google AI để thúc đẩy hiệu suất của các hoạt động Marketing nói chung và quảng cáo nói riêng.

Trong hơn hai thập kỷ, quảng cáo kỹ thuật số (digital advertising) đã góp phần thúc đẩy khả năng tiếp cận thông tin, nội dung (content) và dịch vụ chưa từng có cho mọi người trên khắp thế giới.

Quảng cáo tạo doanh thu cho các nhà sáng tạo nội dung, các nhà xuất bản (publisher), đồng thời thúc đẩy tăng trưởng cho các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô khác nhau.

Dưới sự thay đổi không ngừng của các yếu tố công nghệ, quảng cáo trực tuyến đang ngày càng trở nên phù hợp và hữu ích nhất có thể cho người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp.

Và đến thời điểm hiện tại, kỷ nguyên AI sẽ tiếp tục làm thay đổi cách mọi người tương tác với thông tin, cách các doanh nghiệp kết nối với khách hàng của họ và hơn thế nữa.

Tại sự kiện Google I/O mới đây, Google đã chia sẻ nhiều hơn về cách AI sẽ giúp đẩy hiệu suất của các hoạt động marketing, quảng cáo, cùng với đó là các giải pháp mà doanh nghiệp có thể tận dụng để thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh nghiệp.

Dưới đây là cách AI của Google đã, đang và sẽ giúp các doanh nghiệp trong kỷ nguyên làm marketing mới, kỷ nguyên của AI Marketing.

Quảng cáo sẽ được hỗ trợ nhiều hơn bởi AI.

Nếu như trước đây, các nhà quảng cáo phải tốn rất nhiều thời gian cho việc cài đặt (set up), điều chỉnh, xây dựng và tối ưu quảng cáo thì với sự hỗ trợ của AI mới, mọi thứ sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều, các hoạt động thủ công sẽ được chuyển sang tự động nhiều hơn.

Công nghệ AI của Google sẽ cung cấp cho các nhà quảng cáo nhiều cách hơn để tăng hiệu suất quảng cáo, xây dựng các nội dung quảng cáo đầy sáng tạo và bảo vệ mọi người khỏi những gian lận từ quảng cáo.

AI cũng sẽ tạo ra những cuộc cách mạng hóa cách mọi người tương tác với thông tin và cách doanh nghiệp kết nối với khách hàng.

Người dùng sẽ có thêm nhiều cách hơn để truy cập thông tin hay các nội dung trực tuyến.

Với những tiến bộ mang tính đột phá của các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) ví dụ như Palm 2 của Google, các nền tảng có thể hiểu rõ hơn các câu hỏi tìm kiếm phức tạp của người dùng để từ đó giúp mọi người tìm thấy nhanh và chính xác hơn những gì họ cần, cho dù đó là việc hiểu sâu hơn về một chủ đề nội dung mới hay mua hàng.

Quảng cáo (Ads) đang và sẽ vẫn là một phần quan trọng trong việc giúp mọi người khám phá các sản phẩm và dịch vụ từ hàng triệu doanh nghiệp.

Khi người dùng tìm kiếm bằng một từ khoá thương mại, Google sẽ kết hợp ý định tìm kiếm đó với các nhà quảng cáo cung cấp các sản phẩm phù hợp, ngược lại, nếu đó là một từ khoá thương hiệu, người dùng có thể tìm thấy nhiều thông tin hơn về thương hiệu hay doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm (và dịch vụ) đó.

Đó là lý do tại sao quảng cáo tìm kiếm (Search Ads) vẫn sẽ là một phần tự nhiên của cái gọi là Trải nghiệm Tìm kiếm Tổng thể.

AI sẽ thúc đẩy hiệu suất tốt hơn trong những thị trường bất ổn (không chắc chắn).

AI (trí tuệ nhân tạo) cũng đang giúp các nhà quảng cáo có thêm nhiều định hướng trong một thế giới quảng cáo đầy phức tạp và đang phát triển nhanh chóng, điều này thực sự hữu ích trong các thời điểm khi nền kinh tế vĩ mô bất ổn như hiện nay.

Ví dụ: kiểu chiến dịch tối đa hóa hiệu suất Performance Max hiện có thể sử dụng AI để giúp các nhà quảng cáo tìm thấy các cơ hội tiềm năng mới, những thứ mà thương hiệu có thể chưa từng khai thác trước đó.

Nhà quảng cáo chỉ cần đưa ra mục tiêu của chiến dịch hay những tài sản nội dung đầu vào, các công nghệ của Google sẽ tự động tạo và chạy các chiến dịch quảng cáo hiệu quả cao trên tất cả các kênh của Google (ví dụ Google Search, Gmail, YouTube…).

Những nhà quảng cáo sử dụng chiến dịch Tối đa hóa hiệu suất đạt được số lượt chuyển đổi trung bình cao hơn 18% với mức giá mỗi hành động tương tự.

Những nhà quảng cáo sử dụng chiến dịch Tối đa hóa hiệu suất (Performance Max campaigns) đã được chứng minh là có số lượt chuyển đổi trung bình cao hơn 18% với cùng một mức chi phí cho mỗi hành động (CPA – Cost Per Action).

AI cũng đang giúp Google trong việc làm cho các mẫu quảng cáo trở nên có liên quan hơn.

Trong khi với các nhà quảng cáo lớn thường sử dụng hơn 4.000 từ khóa trong các chiến dịch tìm kiếm của họ, hay thậm với các nhà quảng cáo lớn hơn, có nhiều sản phẩm hơn, họ sử dụng hàng triệu từ khóa khác nhau.

Kiểu đối sánh rộng (Broad Match) của Google hiện áp dụng các mô hình ngôn ngữ lớn để đối sánh quảng cáo với các tìm kiếm có liên quan, điều này giúp nhà quảng cáo phản hồi gần như là chính xác tới những gì mà khách hàng đang tìm kiếm.

Các doanh nghiệp thay đổi kiểu đối sánh từ khoá lên đối sánh rộng có thể thấy số lượt chuyển đổi trung bình nhiều hơn đến 35% với cùng một mức chi phí.

Google khuyên các nhà quảng cáo nên tận dụng tối đa Performance Max và kiểu đối sánh từ khoá rộng để thúc đẩy hiệu suất.

Tận dụng tối đa các định dạng quảng cáo mới.

Như đã đề cập ở trên, AI sẽ làm thay đổi cách doanh nghiệp hay những người làm marketing bắt gặp và tương tác với khách hàng.

khi số lượng các định dạng hay nền tảng mà người tiêu dùng sử dụng để tương tác tăng lên (và thay đổi đáng kể), AI có thể giúp các nhà quảng cáo dễ dàng tạo nội dung với nhiều định dạng trên nhiều nền tảng khác nhau.

Xây dựng nội dung và quảng cáo trên Shorts là một ví dụ.

Tăng cường tính kiểm soát và minh bạch.

Tính minh bạch và khả năng kiểm soát phải là nguyên lý cốt lõi của các trải nghiệm quảng cáo.

Người dùng hiện đang có nhiều lựa chọn hơn về cách họ muốn thấy và tương tác với quảng cáo, Ads Transparency Center và My Ad Center là những nơi họ có thể làm điều đó.

Chỉ sau khoảng 5 tháng được ra mắt, Google ghi nhận có hơn 120 triệu lượt truy cập chỉ tính riêng vào My Ad Center trên toàn cầu.

My Ad Center hay Trung tâm quảng cáo của Google cung cấp cho mọi người nhiều quyền kiểm soát hơn đối với các loại quảng cáo mà họ nhìn thấy trên Google.

Phát triển doanh nghiệp và hỗ trợ cộng đồng.

Lợi ích của quảng cáo kỹ thuật số đối với cộng đồng là không thể phủ nhận. 4 trong số 5 nhà quảng cáo và nhà xuất bản doanh nghiệp nhỏ nói rằng quảng cáo kỹ thuật số giúp họ cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn hơn.

Với các cập nhật mới, Google cam kết sẽ tiếp tục xây dựng nên các công cụ và công nghệ mới giúp tạo ra nhiều cơ hội hơn cho doanh nghiệp thuộc mọi quy mô.

Để quảng cáo kỹ thuật số tiếp tục là một động lực tích cực, ngành marketing nói chung và quảng cáo nói riêng phải phát triển song song với những thay đổi của yếu tố công nghệ và trong hành vi của người dùng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Người làm Marketing cần tiếp cận khách hàng từ những bộ giá trị mới

Với sự thay đổi nhanh chóng của yếu tố công nghệ, nhu cầu và hành vi của khách hàng hay người tiêu dùng cũng đang thay đổi nhanh hơn bao giờ hết, nhiệm vụ của người làm marketing theo đó không chỉ là đáp ứng các nhu cầu cũ tưởng chừng như là vốn có, mà còn cần bắt kịp và tiếp cận các giá trị mới hiện đang được khách hàng ưu tiên lựa chọn.

Người làm Marketing cần tiếp cận khách hàng từ những bộ giá trị mới
Người làm Marketing cần tiếp cận khách hàng từ những bộ giá trị mới

Người tiêu dùng ngày nay suy nghĩ rất khác về việc mua sắm của họ. Họ cẩn thận hơn, “thức tỉnh” hơn và sẵn sàng nhiều hơn trong việc rời xa các thương hiệu (Brand) và trải nghiệm mà họ đã từng coi trọng trong quá khứ.

Với tư cách là những marketer hay người làm marketing, bạn cần xác định chính xác các nhu cầu mới, những thói quen hay hành vi mua sắm của người tiêu dùng trong bối cảnh mới, nó đã thay đổi như thế nào, tại sao và hơn thế nữa.

Dưới đây là một số ý quan trọng bạn cần biết theo ghi nhận của MarketingTrips.

Cung cấp cho khách hàng nhiều giá trị hơn chỉ là một đơn hàng (tốt) thông thường.

Trong khi nhiều ý kiến cho rằng, ở những thời điểm khi nền kinh tế khó khăn do lạm phátsuy thoái, người tiêu dùng không quan tâm đến điều gì khác ngoài giá cả.

Sự thật là ngay cả trong một môi trường bất ổn, khách hàng không nhất thiết chỉ phải tập trung vào việc săn hàng giá rẻ.

Thay vào đó, họ cũng đang tìm kiếm giá trị, chất lượng và dịch vụ khách hàng tốt. Họ cũng đang làm những gì cần thiết để hạn chế việc mua hàng một cách tuỳ tiện (bốc đồng theo cảm xúc) và ưu tiên nhiều hơn cho các mặt hàng thiết yếu.

Dưới đây là một số dữ liệu do Google công bố mới đây.

  • 72% người tiêu dùng nói rằng họ đang suy nghĩ kỹ hơn về những gì họ chi tiêu (sản phẩm, dịch vụ) và 62% đang suy nghĩ kỹ hơn về nơi (doanh nghiệp, thương hiệu) họ mua sắm.
  • Trung bình, 73% người tiêu dùng cho biết họ vẫn sẵn sàng tiếp tục mua hàng từ những doanh nghiệp tăng giá nếu họ cảm thấy họ được coi trọng với tư cách là khách hàng.
  • Trên khắp các thị trường được nghiên cứu, 53% người tiêu dùng cho biết họ có nhiều khả năng mua các sản phẩm bền hơn so với các sản phẩm giá cả phải chăng nhưng có thể cần phải mua mới (thay thế) thường xuyên hơn.

Thường xuyên thu hút người mua sắm mới khi yếu tố lòng trung thành với thương hiệu ngày càng trở nên mờ nhạt.

Với sự gia tăng của hành vi mua sắm có chủ ý và có ý thức hơn, khái niệm lòng trung thành với thương hiệu (Brand Loyalty) ngày càng trở nên mờ nhạt hơn, người tiêu dùng ngày nay ít bị ảnh hưởng đến điều này trong quyết định mua hàng của họ.

Thay vào đó, họ ngày càng sẵn sàng thử các thương hiệu, doanh nghiệp và sản phẩm mới có thể phù hợp với nhu cầu và giá trị (mới) của họ.

Trên thực tế, điều này có nghĩa là, các nhà marketer có thể khiến người mua sắm hay đối tượng mục tiêu cân nhắc về thương hiệu của họ bằng cách xuất hiện bên cạnh các đối thủ cạnh tranh (cùng phân khúc).

  • Khoảng 1/3 người tiêu dùng tại các thị trường được nghiên cứu đang dành nhiều thời gian hơn để đưa ra quyết định (30%), cân nhắc nhiều thương hiệu mới hơn (30%) và cân nhắc nhiều cửa hàng hoặc nhà bán lẻ hơn (29%).
  • 47% người tiêu dùng cho biết họ đã mua ít nhất một thương hiệu mới mà họ chưa từng mua trước đó (cao hơn nhiều so với các năm trước đây).
  • Khi được hỏi họ đang thực hiện những biện pháp nào để quản lý chi tiêu, 62% khách hàng Gen Z và Gen Y cho biết họ có khả năng sẽ thay đổi nơi họ mua sắm, so với con số 51% của Gen X và Baby Boomers.

Người làm Marketing cần truyền cảm hứng cho những người tiêu dùng có ý thức.

Người tiêu dùng có ý thức là những người tiêu dùng theo chủ nghĩa tiêu dùng có ý thức. Nhóm người này không phải là một xu hướng mà là một cách thức mới để mọi người tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ.

Khái niệm người tiêu dùng có ý thức thường gắn liền với Gen Y (Millennials) – những người vốn rất khắt khe trong việc đưa ra sự lựa chọn về các nhãn hiệu mà họ cần để sử dụng hoặc mang vào ngôi nhà của họ.

Ngày nay, người tiêu dùng hiếm khi chỉ dựa vào một kênh duy nhất để ra quyết định mua hàng, thay vào đó họ đang liên tục di chuyển để khám phá về thương hiệu.

Họ mua hàng không chỉ đơn giản vì để đáp ứng nhu cầu cơ bản của bản thân, mà còn liên hệ đến những giá trị cá nhân, những lợi ích thực sự của các sản phẩm và dịch vụ.

Nắm bắt được điều này, nhiệm vụ của người làm marketing giờ đây không chỉ là liên tục nói về các tính năng của sản phẩm hay dịch vụ, mà còn là về giá trị cá nhân, nguồn gốc của sản phẩm, minh bạch về quá trình sản xuất, những lợi ích thực sự đằng sau sản phẩm hay cả những thứ liên quan đến tính bền vững và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR – Corporate Social Responsibility).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Thái Lan có thể cấm Facebook nếu tiếp tục để tình trạng lừa đảo tràn lan

Bộ trưởng Kinh tế số và Xã hội Thái Lan đề nghị tòa án đóng cửa Facebook nếu mạng xã hội này còn tiếp tục để những trang web giả mạo lừa đảo người dân.

Thái Lan có thể cấm Facebook nếu tiếp tục để tình trạng lừa đảo tràn lan
Thái Lan có thể cấm Facebook nếu tiếp tục để tình trạng lừa đảo tràn lan

Ngày 21-8, Bộ trưởng Kinh tế số và Xã hội Thái Lan Chaiwut Thanakamanusorn đã đề nghị tòa án đóng cửa Facebook tại nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á này, nếu Facebook không tìm cách ngăn chặn các vụ lừa đảo đang ảnh hưởng đến khoảng 200.000 người.

Trả lời phỏng vấn Hãng tin Reuters, ông Chaiwut Thanakamanusorn nêu rõ bộ trên đang đề nghị tòa án ngăn Facebook cung cấp dịch vụ tại Thái Lan, nếu mạng xã hội này còn tiếp tục để những trang web giả mạo lừa đảo người dân.

Bộ Kinh tế số và Xã hội Thái Lan khẳng định đã nhiều lần yêu cầu Facebook gỡ bỏ những quảng cáo mà bộ xác định là lừa đảo, song vấn đề này vẫn tồn tại. Do đó, cơ quan này quyết định nhờ tòa án can thiệp.

Theo bộ trên, các hình thức lừa đảo trên Facebook bao gồm dụ dỗ người dùng đầu tư vào các công ty “ma”, giao dịch tiền kỹ thuật số, giả mạo các cơ quan chính phủ như Ủy ban giao dịch và chứng khoán.

Người phát ngôn của Bộ Kinh tế số và Xã hội Thái Lan Wetang Phuangsup cho hay nhà chức trách đang thu thập bằng chứng về hành vi sai trái của Facebook để trình lên tòa án.

Ông nhấn mạnh nếu phát hiện Facebook có nhiều sai phạm, tòa án sẽ đóng cửa các trang web và các tài khoản của mạng xã hội này, hoặc thậm chí là toàn bộ nền tảng.

Hiện Meta chưa có bình luận về thông tin trên.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

3 quy tắc cần biết để đạt được mục tiêu kinh doanh với Marketing

2023 tiếp tục được xem là năm khó khăn của nền kinh tế nói chung và với những người làm marketing nói riêng, để có thể thích nghi với bối cảnh mới này, các marketer và nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần đưa ra các chiến lược mới phù hợp cho doanh nghiệp của mình.

Google: 3 quy tắc để đạt được mục tiêu kinh doanh với Marketing
Google: 3 quy tắc để đạt được mục tiêu kinh doanh với Marketing

Về mặt tổng thể, khả năng doanh nghiệp tăng trưởng và gia tăng lợi nhuận là nhờ vào việc củng cố tình cảm hay mối quan hệ với người tiêu dùng.

Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng với doanh nghiệp hay thương hiệu (Consumer Sentiment) theo đó là yếu tố quyết định đến mục tiêu này.

Trong khi đây không phải là công thức hay tư duy mới, nhiều marketer lại không thể hiểu và áp dụng nó một cách hiệu quả.

Bằng cách áp dụng các nguyên tắc phù hợp, doanh nghiệp có thể sử dụng hoạt động Marketing (Tiếp thị) để giành được nhiều khách hàng hơn với giá trị lâu dài của khách hàng (CLV) cao hơn, đồng thời giảm chi phí tìm kiếm khách hàng mới (CAC) nhiều hơn.

Đây chính là nền tảng để tăng trưởng và thúc đẩy lợi nhuận.

Dưới đây là 3 nguyên tắc chính để có thể đạt được mục tiêu kinh doanh với Marketing mà bạn có thể tham khảo.

1. Kết nối mục tiêu Marketing với mục tiêu kinh doanh.

Một nguyên tắc cơ bản để tăng trưởng lợi nhuận là điều chỉnh các mục tiêu marketing của doanh nghiệp với các mục tiêu kinh doanh hiện tại.

Điều này cho phép người làm marketing tập trung nhiều hơn vào các nỗ lực marketing của mình, những thứ có thể mang lại kết quả trong nhiều phạm vi kinh doanh khác nhau, trong đó hiển nhiên không thể thiếu mục tiêu quan trọng nhất là doanh thu và lợi nhuận.

Trên thực tế, điều này có nghĩa là cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các CMO (Giám đốc Marketing) và CFO (Giám đốc Tài chính). Khi cả CMO và CFO thống nhất với nhau về cách các mục tiêu marketing được chuyển trực tiếp thành các KPI về tài chính, marketer có thể dễ dàng xác định các cơ hội để tăng trưởng và thúc đẩy lợi nhuận.

Để đạt được các mục tiêu và thúc đẩy tăng trưởng, người làm marketing có thể sử dụng các chiến lược marketing được tối ưu hóa để mang lại lợi tức trên chi tiêu quảng cáo (ROAS) cao và chi phí tìm kiếm khách hàng thấp.

Hãy lấy ví dụ về công ty bảo hiểm Tata AIG. Bằng cách chuyển mục tiêu marketing từ việc tạo khách hàng tiềm năng (Lead) sang thu hút những khách hàng có giá trị cao, Tata AIG đã sử dụng chiến lược đặt giá thầu Target ROAS để tối đa hóa ROI của các chiến dịch quảng cáo tìm kiếm trên Google.

Chiến lược mới này hướng mục tiêu đến việc thu hút những khách hàng có ý định mua các sản phẩm của doanh nghiệp. Kết quả là, doanh thu cao hơn 8%, chi phí để có được một khách hàng mới (CAC) thấp hơn 34% và ROAS cao hơn 126%.

2. Đầu tư vào các kênh Marketing hiệu quả.

Một điều quan trọng tiếp theo mà các nhà marketer cần lưu ý đó là nên đầu tư vào các kênh marketing được chứng minh (đo lường) là hiệu quả trong việc thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận.

Mặc dù điều này nghe có vẻ như là thứ gì đó đơn giản và hiển nhiên, tuy nhiên trên thực tế, có nhiều kênh marketing được sử dụng chỉ bởi vì nó phổ biến, dễ cài đặt (và tối ưu) hay thậm chí là vì marketer quen thuộc với nó hơn là vì nó trực tiếp mang lại tăng trưởng và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Một kênh marketing hiệu quả là một kênh cho phép bạn đo lường các tín hiệu của người tiêu dùng theo thời gian thực với tốc độ và quy mô lớn.

Điều này cho phép bạn nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đưa ra các quyết định kinh doanh nhanh chóng và chính xác hơn.

3. Xác định tệp khách hàng lý tưởng và tối ưu hóa hướng tới những khách hàng có giá trị cao nhất.

Không chỉ cần được áp dụng trong những thời điểm kinh tế khó khăn, mà ngay cả khi doanh nghiệp đang phát triển ổn định, marketer cũng cần tìm kiếm các tệp khách hàng lý tưởng của doanh nghiệp.

Khách hàng lý tưởng được hiểu là những khách hàng có khả năng chi trả cao nhất cho các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, trong nhiều trường hợp, họ cũng là nhóm khách hàng mang về nhiều giá trị nhất khi xét về khía cạnh giá trị trọn đời (CLV – Customer Lifetime Value).

Họ là những người đã mua hàng gần đây, những người chi tiêu nhiều hơn hay những người mua hàng thường xuyên.

Liên quan đến điều này, có một sai lầm mà không ít các marketer hay nhà quảng cáo mắc phải đó là tập trung bán hàng đều cho tất cả mọi người thay vì cho một nhóm người có nhu cầu và tiềm năng cao nhất.

Nếu bạn hỏi các marketer rằng (hoặc tự hỏi chính mình), hãy mô tả chân dung của nhóm khách hàng hiện đang mua hàng nhiều nhất, nếu câu trả lời là không rõ ràng, chung chung hoặc thậm chí là không có câu trả lời, đã đến lúc bạn hoặc đội ngũ của bạn cần thay đổi.

Trong khi 2023 vẫn tiềm ẩn nhiều khó khăn, bằng cách điều chỉnh hoạt động marekting của bạn sát với các mục tiêu kinh doanh, đầu tư vào các kênh marketing hiệu quả và tối ưu hóa hướng tới những tệp khách hàng có giá trị cao, bạn có thể giúp doanh nghiệp của mình tăng trưởng vượt bậc, có nhiều lợi nhuận hơn và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

SeamlessM4T: Meta công bố AI mới có thể dịch hơn 100 ngôn ngữ

Công ty mẹ của Facebook, Meta Platforms vừa ra mắt mô hình AI-SeamlessM4T. Nó có thể hỗ trợ dịch các văn bản viết và văn bản nói ra gần 100 ngôn ngữ. Đây là sự kết hợp công nghệ mà trước đây chỉ có trong các mô hình riêng biệt.

SeamlessM4T: Meta công bố AI mới có thể dịch hơn 100 ngôn ngữ
SeamlessM4T: Meta công bố AI mới có thể dịch hơn 100 ngôn ngữ

Theo giới thiệu từ chính CEO Mark Zuckerberg, SeamlessM4T còn có thể phiên dịch toàn bộ “lời nói sang lời nói” với 35 ngôn ngữ.

CEO này còn cho biết những công cụ như vậy tạo điều kiện thuận lợi cho sự tương tác giữa người dùng trên toàn cầu trong vũ trụ ảo (Metaverse), một tập hợp các thế giới ảo được kết nối với nhau mà ông đang đặt cược tương lai của công ty vào đó.

Ngoài SeamlessM4T, Meta cũng đã phát hành một loạt các mô hình AI mà hầu hết miễn phí trong năm nay, bao gồm mô hình ngôn ngữ đàm thoại lớn Llama 2. Điều này đặt ra thách thức nghiêm trọng đối với các mô hình độc quyền được bán bởi OpenAI do Microsoft hậu thuẫn và Google của Alphabet.

SeamlessM4T được xây dựng dựa trên một dự án trí tuệ nhân tạo (AI) trước đây của Meta. Vào tháng 7.2022, công ty đã triển khai dự án “Không ngôn ngữ nào bị bỏ lại phía sau”, sử dụng AI để dịch văn bản thành văn bản cho 200 ngôn ngữ với trọng tâm là cải thiện bản dịch cho các ngôn ngữ hiếm hơn hoặc ít được sử dụng hơn, theo CNET.

Giống như nhiều công ty công nghệ lớn, Meta đã tăng cường tập trung vào việc phát triển và ra mắt các công cụ và dịch vụ hỗ trợ AI trong năm nay.

Như Microsoft ra mắt tính năng tìm kiếm Bing mới được tích hợp AI vào tháng 2, sử dụng cùng công nghệ hỗ trợ ChatGPT của OpenAI.

CEO Zuckerberg cho biết hệ sinh thái AI mở mang lại lợi ích cho Meta vì công ty có thể huy động nguồn lực từ cộng đồng một cách hiệu quả để tạo ra các công cụ hướng tới người tiêu dùng, tương tác và phục vụ người tiêu dùng, cho nền tảng xã hội của mình hơn là tính phí truy cập vào các mô hình, theo Reuters.

Tuy nhiên, Meta phải đối mặt với các câu hỏi pháp lý xung quanh vấn đề về dữ liệu đào tạo (dữ liệu ban đầu mà họ cần để tạo ra các mô hình AI).

Vào tháng 7, diễn viên hài Sarah Silverman và hai tác giả khác đã đệ đơn kiện Meta và OpenAI vì vi phạm bản quyền, cáo buộc hai công ty này sử dụng sách của họ làm dữ liệu đào tạo mà không có sự cho phép của tác giả, theo Reuters.

Đối với mô hình SeamlessM4T, các nhà nghiên cứu của Meta cho biết họ đã thu thập dữ liệu đào tạo âm thanh từ 4 triệu giờ “âm thanh thô của kho lưu trữ dữ liệu web có sẵn công khai “. Họ không nói rõ là kho lưu trữ nào.

Người phát ngôn của Meta không trả lời các câu hỏi về nguồn gốc của dữ liệu âm thanh. Dữ liệu văn bản đến từ các bộ dữ liệu được tạo ra vào năm ngoái, lấy nội dung từ Wikipedia và các trang web liên kết, theo tài liệu nghiên cứu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Tencent và Ant Group (Trung Quốc) nắm giữ hơn 53% cổ phần của VNG

Sau nhiều năm đồn đoán thì Tencent cũng chính thức xuất hiện với vai trò là cổ đông lớn nhất cùng với Ant Group của tỷ phú Jack Ma.

Tencent và Temasek (Trung Quốc) nắm giữ hơn 53% cổ phần của VNG
Tencent và Temasek (Trung Quốc) nắm giữ hơn 53% cổ phần của VNG

CTCP VNG (mã chứng khoán; VNZ) vừa thông báo VNG Limited đã nộp hồ sơ đăng ký theo mẫu F-1 lên Uỷ ban Giao dịch Chứng khoán Mỹ (SEC).

VNG Limited – cổ đông chủ chốt của CTCP VNG – dự kiến sẽ chào bán ra công chúng (IPO) cổ phiếu phổ thông loại A tại sàn chứng khoán Nasdaq Global Select Market với mã giao dịch “VNG”.

Theo cấu trúc sở hữu được nêu trong bản cáo bạch, VNG Limited sẽ là công ty mẹ nắm quyền kiểm soát của CTCP VNG bao gồm 49% cổ phần sở hữu trực tiếp và 21,3% cổ phần sở hữu gián tiếp thông qua thỏa thuận với CTCP Công nghệ BigV.

VNG Limited có trụ sở chính tại Cayman, mới được thành lập ngày 1/4/2022. Toàn bộ số cổ phiếu VNZ mà VNG Limited nắm giữ là nhận chuyển giao từ các cổ đông nước ngoài hiện hữu của VNG tại thời điểm đó.

Theo hồ sơ gửi SEC, VNG Limited phát hành 2 loại cổ phiếu hạng A (nắm 100% lợi ích kinh tế nhưng chỉ giữ 49% quyền biểu quyết) và cổ phiếu hạng B (không có lợi ích kinh tế nhưng có 51% quyền biểu quyết).

Cổ phiếu hạng B được phát hành cho ông Lê Hồng Minh – Tổng giám đốc và Vương Quang Khải – Phó tổng giám đốc thường trực của VNG. 1 cổ phiếu hạng B có quyền biểu quyết bằng 10 cổ phiếu hạng A.

Danh sách những cổ đông chủ chốt sở hữu cổ phiếu hạng A của VNG Limited đều là những tập đoàn hàng đầu như Tencent, Ant Group cùng Temasek và GIC – 2 quỹ đầu tư của Chính phủ Singapore.

Sau hàng chục năm “đồn đoán”, Tencent cũng chính thức được xác nhận là một trong những cổ đông chủ chốt của VNG thông qua 2 pháp nhân đã sở hữu cổ phiếu VNG từ lâu là Tenacious Bulldog Holdings và Prosperous Prince Enterprises Limited.

Nếu như sự xuất hiện của Tencent cùng Temasek, GIC đã được nhắc đến từ lâu thì Ant Group – tập đoàn tài chính Trung Quốc do tỷ phú Jack Ma sáng lập – là một cái tên mới trong danh sách những nhà đầu tư của VNG.

Bên cạnh số cổ phiếu hiện hữu, VNG Limited sẽ phát hành thêm 7,5 triệu cổ phiếu cho Tencent sau khi hoàn tất IPO. Như vậy 2 tập đoàn công nghệ Trung Quốc sẽ sở hữu gần 73 triệu cổ phiếu hạng A, tương đương 53,1% lợi ích kinh tế của VNG Limited.

Mặc dù sở hữu quá bán về lợi ích kinh tế nhưng Tencent và Ant chỉ nắm giữ 26% quyền biểu quyết. Với tỷ lệ biểu quyết 51% thì 2 nhà sáng lập Lê Hồng Minh và Vương Quang Khải vẫn là những người có tiếng nói trọng yếu trong các quyết sách quan trọng của VNG Limited.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Trọng Hiếu | Markettimes

Sau gần 30 năm, Nhật Bản rơi khỏi top đầu trong danh sách các công ty lớn nhất thế giới

Nhật Bản từng dẫn đầu danh sách 500 công ty có doanh thu lớn nhất thế giới, nhưng sau gần 30 năm, tình hình đã thay đổi hoàn toàn.

Sau gần 30 năm, Nhật Bản rơi khỏi top đầu trong danh sách các công ty lớn nhất thế giới
Sau gần 30 năm, Nhật Bản rơi khỏi top đầu trong danh sách các công ty lớn nhất thế giới

Năm 1995, khi tạp chí Fortune (Mỹ) lần đầu công bố danh sách thường niên Global 500 của thời hiện đại, xếp hạng 500 công ty lớn nhất thế giới theo doanh thu, công ty đứng đầu danh sách khi đó là Mitsubishi (Nhật Bản). Fortune cho biết, với 176 tỷ USD, doanh thu của Mitsubishi còn lớn hơn AT&T, Dupont, Citicorp và Procter & Gamble (P&G) cộng lại.

Trong top 10 còn có 5 công ty khác của Nhật Bản, gồm Mitsui, Itochu, Sumitomo, Marubeni và Nissho Iwai (sau này là Sojitz). Nhật Bản là nước đóng góp nhiều đại diện thứ hai trong danh sách Global 500, với 149 công ty. Đứng đầu là Mỹ với 151. Dù vậy, các công ty Nhật Bản trong top 500 có tổng doanh thu lớn nhất thế giới, vượt cả Mỹ và châu Âu.

Nhưng sau 28 năm, tình hình trở nên hoàn toàn khác. Theo danh sách công bố đầu tháng này, Nhật Bản năm nay có 41 đại diện trong Global 500, thấp hơn nhiều Mỹ và Trung Quốc đại lục, với lần lượt 136 công ty và 135 công ty.

Các công ty Nhật Bản trong danh sách cũng chỉ có tổng doanh thu 2.800 tỷ USD năm ngoái, tương đương 6,8% toàn cầu. Tỷ lệ này của Mỹ là 31,8% và Trung Quốc là 27,5%.

Toyota Motor là công ty Nhật Bản lớn nhất trong danh sách, xếp thứ 19 với 274 tỷ USD doanh thu. Còn Mitsubishi đã lùi xuống vị trí 45 với 159 tỷ USD.

Fortune cho rằng có nhiều nguyên nhân khiến Nhật Bản từ đất nước thống trị Global 500 cách đây gần 30 năm lại tụt dốc mạnh đến vậy. Đó là đồng Yen yếu, ít công ty mang tính đột phá và sự nổi lên của Trung Quốc. Đây cũng chính là các thách thức mà kinh tế Nhật Bản nói chung đang phải đối mặt.

Năm 1995, Trung Quốc chỉ có ba đại diện vào top 500. Nhưng hiện tại, nước này đã có 135, thay thế rất nhiều đại diện Nhật Bản. Thậm chí, doanh nghiệp Trung Quốc hiện còn lấn sân nhiều lĩnh vực thế mạnh của Nhật Bản.

Trong năm nay, Trung Quốc vượt Nhật Bản để trở thành nước xuất khẩu ô tô lớn nhất thế giới. Một phần là do lĩnh vực xe điện bùng nổ, với các doanh nghiệp như hãng xe BYD và hãng pin Contemporary Amperex Technology.

Bên cạnh đó, đồng yen giảm 20% giá trị so với USD trong một năm qua, từ 112 Yen/USD xuống 135 Yen/USD, khiến doanh thu quy đổi sang USD của các công ty Nhật Bản cũng thấp hơn. Doanh thu của Toyota Motor năm 2022 sẽ tương đương 331 tỷ USD nếu quy đổi theo tỷ giá năm 2021, đưa công ty này vào top 10.

Vấn đề lớn hơn cả là kinh tế Nhật Bản đã trì trệ suốt thời gian dài, khiến cơ hội tăng trưởng cho các công ty lâu năm và các startup ngày càng ít. Thập kỷ qua, GDP (Gross Domestic Product) Nhật Bản chỉ tăng 5,3%. Trong khi đó, Mỹ tăng 23% và Trung Quốc đại lục tăng 83%.

Nhà kinh tế tại Oxford Economics, Norihiro Yamaguchi, cho rằng các công ty Nhật Bản đã bỏ lỡ đợt bùng nổ công nghệ, nếu so với các nền kinh tế lớn khác như Mỹ hay Trung Quốc. Ông cho rằng nguyên nhân là ở nền văn hóa đầu tư thận trọng.

Các công ty Nhật Bản có xu hướng tập trung cắt giảm chi phí/nhân sự, thay vì tăng doanh thu hoặc mở mảng kinh doanh mới.

Nhật Bản cũng chưa có công ty nào trong nhóm Big Tech, như Alphabet, Microsoft, Alibaba hay Tencent. Nhà nghiên cứu tại Chatham House, Vasuki Shastry, nhận thấy, không như Trung Quốc, Nhật Bản chưa chứng kiến sự trỗi dậy của lớp doanh nhân mới như Jack Ma của Alibaba hay Pony Ma của Tencent (công ty mẹ WeChat).

Chuyên gia này cho rằng nguyên nhân là “việc cải cách cấu trúc và kinh tế đình trệ không tạo ra được động cơ cho đột phá.

Ông Yamaguchi cho rằng một số công ty Nhật Bản đã ở trong danh sách của Fortune hàng chục năm, nhưng đại diện mới gần như vắng bóng.

Ngược lại, Mỹ và Trung Quốc có nhiều cái tên mới nổi. Tesla là một ví dụ. Hãng xe điện này được đưa vào danh sách Global 500 cách đây 3 năm, và đã vươn lên vị trí thứ 152, xếp trên 3/4 số doanh nghiệp Nhật Bản trong danh sách này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Grab cuối cùng cũng sắp hoà vốn sau nhiều năm khởi nghiệp

Tờ Bloomberg đưa tin, cổ phiếu của Grab Holdings – nhà cung cấp dịch vụ gọi xe và giao đồ ăn ở Đông Nam Á đã tăng 11% sau khi công ty thông báo mục tiêu lợi nhuận và báo cáo mức lỗ hàng quý giảm mạnh nhờ việc cắt giảm chi phí trên diện rộng.

Sau hơn 10 năm khởi nghiệp, Grab cuối cùng cũng sắp hoà vốn
Sau hơn 10 năm khởi nghiệp, Grab cuối cùng cũng sắp hoà vốn

Cổ phiếu này có mức tăng lớn nhất trong ba tháng trên sàn chứng khoán New York sau khi Grab cho biết hôm thứ tư rằng họ dự kiến sẽ hòa vốn trong quý 3 năm nay, thay vì quý 4 như dự kiến trước đó. Khoản lỗ điều chỉnh trong quý hai đã thu hẹp nhiều hơn so với dự đoán của các nhà phân tích và doanh số bán hàng (Sales) cũng đã vượt ước tính.

Grab đã phát triển nhanh chóng kể từ khi thành lập vào năm 2012, nhưng thua lỗ ngày càng gia tăng khi công ty này chi tiêu vào việc mở rộng và thu hút khách hàng trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ như GoTo Group và Sea Ltd.

Gần đây, với việc tập trung vào việc cắt giảm chi phí – bao gồm hơn 1.000 việc làm bị cắt giảm trong tháng 6 – đã lần đầu tiên đưa công ty có trụ sở tại Singapore đến điểm “suýt” có lãi.

Các nhà phân tích tại Citigroup cho biết kết quả kể trên là “một bước tiến rõ ràng và vững chắc, đặc biệt là trong việc cải thiện động lực trong mảng gọi xe và giao hàng”. Triển vọng phản ánh Grab đã “kiểm soát chi phí hiệu quả và định hướng thực hiện rõ ràng”.

Grab cho biết khoản lỗ cả năm đã điều chỉnh trước lãi vay, thuế, khấu hao sẽ là 30 triệu đến 40 triệu USD, thay vì khoản lỗ từ 195 triệu đến 235 triệu USD như dự báo hồi tháng 5. Khoản lỗ trên cơ sở đó đã giảm xuống còn 20 triệu USD trong quý 2, so với ước tính trung bình của các nhà phân tích là khoản lỗ 64,6 triệu USD.

Doanh thu tăng 77% lên 567 triệu USD, xóa tan một số lo ngại rằng lạm phát gia tăng và triển vọng kinh tế ảm đạm sẽ làm giảm chi tiêu của khách hàng.

Grab là một trong những gã khổng lồ internet ở Đông Nam Á đang cân bằng tốt giữa chi tiêu cho tăng trưởng và tập trung vào lợi nhuận.

Tuần trước, các nhà đầu tư cũng đã tán dương GoTo sau khi hãng này cắt giảm dự báo lỗ năm 2023, đồng thời trừng phạt Sea sau khi hãng này báo cáo doanh thu đáng thất vọng và vạch ra kế hoạch tăng đầu tư vào thương mại điện tử.

Mặc dù Grab dẫn đầu thị trường dịch vụ gọi xe và giao hàng ở Đông Nam Á, nhưng hãng này vẫn chìm trong cảnh báo động khi chi tiêu cho tăng trưởng và cạnh tranh từ các đối thủ như GoTo của Indonesia đang đè nặng.

Cổ phiếu của Grab, từng là một trong những công ty khởi nghiệp hot nhất Đông Nam Á, đã gặp khó khăn kể từ khi công ty này lên sàn thông qua việc sáp nhập với một công ty SPAC chưa đầy hai năm trước.

Vào tháng 6, Grab cho biết họ sẽ cắt giảm hơn 1.000 việc làm trong đợt sa thải lớn nhất kể từ đại dịch, một dấu hiệu cho thấy áp lực ngày càng tăng từ các nhà đầu tư đối với công ty internet này trong việc cắt giảm chi phí hơn nữa. Đối thủ Sea và GoTo đã loại bỏ hàng nghìn việc làm vào năm ngoái.

Tổng giá trị hàng hóa (GMV) hay tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ mà Grab cung cấp đã tăng 4% lên 5,24 tỷ USD trong quý II. Mặc dù tỷ lệ tăng này giảm so với mức hai con số trong những năm qua, nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn tăng tốc từ tốc độ 3% trong quý trước.

Người dùng chương trình đăng ký GrabUnlimited của công ty đã tăng 43% so với một năm trước. Người đăng ký chi tiêu cho các đơn đặt hàng thực phẩm nhiều hơn 3,8 lần so với những người dùng khác, chiếm gần 1/3 số lượng GMV (Gross Merchandise Value) của Grab.

Giám đốc điều hành Anthony Tan cho biết việc cắt giảm việc làm không phải là “con đường tắt dẫn đến lợi nhuận”. Ông cho biết công ty đang trên đà có lãi ngay cả khi không cắt giảm nhân sự.

Theo: Bloomberg

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Phương Linh | Markettimes

Châu Âu tiếp tục thắt chặt việc kiểm soát nội dung trên các nền tảng mạng xã hội

Đạo luật Dịch vụ kỹ thuật số của Liên minh châu Âu sẽ có hiệu lực từ đầu tuần sau. Đạo luật điều chỉnh hành vi của các nền tảng như Google, TikTok, Apple, Facebook hay Amazon. Mục tiêu của đạo luật là bảo đảm công bằng và minh bạch cho người dùng.

Châu Âu tiếp tục thắt chặt việc kiểm soát nội dung trên các nền tảng mạng xã hội
Châu Âu tiếp tục thắt chặt việc kiểm soát nội dung trên các nền tảng mạng xã hội

Đạo luật sắp có hiệu lực của Liên minh châu Âu buộc các nền tảng kỹ thuật số và công ty công nghệ phải kiểm soát nội dung và cho người dùng nhiều quyền lựa chọn hơn. Những hệ thống khép kín đang triệt tiêu cạnh tranh, củng cố độc quyền.

Trước đó, người dùng iPhone chỉ có thể mua và cài ứng dụng từ cửa hàng của Apple, bất cứ ai tạo ra ứng dụng mới muốn bán cho người dùng iPhone cũng không có cách nào khác là thông qua cửa hàng của Apple.

Đã dùng đồng hồ Galaxy thì hầu như bắt buộc phải mua điện thoại Samsung, máy tính Samsung. Hoặc Amazon môi giới bán hàng luôn luôn tìm cách ngăn cản bên mua bên bán gửi tin nhắn trực tiếp cho nhau. Những hành vi đó nằm trong khuôn khổ điều chỉnh của Đạo luật Dịch vụ kỹ thuật số.

Bà Christel Schaldemose – Báo cáo viên về Đạo luật Dịch vụ kỹ thuật số – cho biết: “Tôi có thể nói rằng, Internet và các nền tảng sẽ an toàn hơn, công bằng hơn và minh bạch hơn. Đối với doanh nghiệp, cạnh tranh sẽ lành mạnh hơn.

Người tiêu dùng sẽ thấy an toàn hơn khi mua hàng, người tham gia mạng xã hội an toàn hơn khi thảo luận trên mạng. Nếu vi phạm, các công ty cung cấp dịch vụ và sản phẩm có thể bị phạt tới 6% doanh thu toàn cầu”.

Một đạo luật khác cũng được thông qua, cùng thời điểm đầu tháng 7 vừa rồi, liên quan tới thị trường kỹ thuật số nhưng phải chờ tới năm sau mới có hiệu lực. Tuần sau, Uỷ ban châu Âu sẽ bắt đầu thông báo cho các công ty công nghệ biết, dịch vụ nào của họ chịu sự chi phối của Đạo luật Thị trường.

Ông Andreas Schwab – Báo cáo viên về Đạo luật Thị trường kỹ thuật số – cho rằng: “Đạo luật Thị trường kỹ thuật số sẽ mở ra một kỷ nguyên mới về luật công nghệ, nhờ việc thay đổi nghĩa vụ chứng minh.

Chính các công ty công nghệ lớn sẽ phải chủ động chứng minh rằng họ tuân thủ luật pháp, chứ Ủy ban châu Âu không còn phải mất công tìm kiếm lỗi sai của họ nữa”.

Mặc dù các quy định mới chỉ áp dụng trong lãnh thổ Liên minh châu Âu nhưng tác động rồi sẽ lan rộng trên toàn cầu, do việc các quy định của Liên minh châu Âu thường là khuôn mẫu cho những khu vực khác.

Ví dụ gần nhất là Quy định Bảo vệ dữ liệu cá nhân, áp dụng từ 5 năm trở lại đây, đang được nhiều nước bên ngoài Liên minh châu Âu sử dụng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Giá trị thương hiệu Vinamilk chạm mốc 3 tỷ USD nhờ vào tính bền vững

Trong bảng xếp hạng 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2023 do Brand Finance công bố, Vinamilk được định giá 3 tỷ USD, tăng 6% so với năm 2022 (hơn 2,8 tỷ USD).

Dẫn đầu về tính bền vững, giá trị thương hiệu Vinamilk chạm mốc 3 tỷ USD
Dẫn đầu về tính bền vững, giá trị thương hiệu Vinamilk chạm mốc 3 tỷ USD

Với kết quả này, Vinamilk thăng một hạng so với 2022, tiếp tục khẳng định vị trí là thương hiệu thực phẩm có giá trị cao nhất Việt Nam và thương hiệu sữa lớn thứ 6 toàn cầu. Năm 2023, Vinamilk còn được đánh giá dẫn đầu top 10 thương hiệu có tính bền vững cao.

Liên tục đổi mới và đầu tư để gia tăng giá trị.

Brand Finance (trụ sở tại Anh Quốc) là tổ chức hàng đầu thế giới về định giá thương hiệu, phối hợp cùng Mibrand Vietnam công bố bảng xếp hạng 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam, với chủ đề “Phát triển xanh – Cách tiếp cận phù hợp cho các thương hiệu Việt”.

Sự kiện không chỉ tôn vinh các thương hiệu giá trị nhất Việt Nam mà còn chia sẻ những góc nhìn chuyên sâu về xu hướng chuyển dịch xanh của thương hiệu tại Việt Nam và trên thế giới.

Năm nay, Vinamilk xuất sắc ghi nhận mức tăng giá trị thương hiệu từ hơn 2,8 tỷ USD năm 2022 lên mốc 3 tỷ USD và tiếp tục là thương hiệu thực phẩm (ngành FMCG) có giá trị cao nhất trong top 100.

Chuỗi tăng liên tục của Vinamilk về giá trị từ năm 2020 đến nay cho thấy tiềm lực nội tại mạnh mẽ của thương hiệu có lịch sử phát triển gần 50 năm ngay trong giai đoạn nhiều thách thức. Cũng theo công bố từ Brand Finance, năm nay, Vinamilk tăng một hạng so với 2022 tại Việt Nam và tiếp tục là “Thương hiệu sữa lớn thứ 6 thế giới”.

Kết quả này đến từ quá trình chuyển đổi mạnh mẽ của doanh nghiệp trong thời gian qua, ở nhiều khía cạnh. Điển hình như vừa qua, Vinamilk đã ra mắt nhận diện thương hiệu mới.

Sự kiện này để lại dấu ấn lớn đối với người tiêu dùng với định vị mới – Vinamilk không chỉ là sữa mà còn là đa dạng thực phẩm, không chỉ chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng mà còn là đời sống tinh thần.

Chiến lược định vị thương hiệu mới của Vinamilk truyền tải tinh thần “táo bạo, quyết tâm, luôn là chính mình”, được đầu tư bài bản, bắt tay với hơn 55 chuyên gia hàng đầu quốc tế và Việt Nam trong hơn một năm để xây dựng.

Được biết, sự đổi mới thương hiệu này chỉ mới là một mắt xích trong tổng thể chiến lược 5 năm của doanh nghiệp với rất nhiều các bước chuyển đổi toàn diện, đặc biệt là chuyển đổi số trên tất cả lĩnh vực, để tiếp cận người tiêu dùng nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Điều này không chỉ giúp Vinamilk gia tăng được giá trị về thương hiệu mà còn về hiệu quả kinh doanh, quản trị hay tiếp thị.

Gia tăng “giá trị xanh” cho thương hiệu bền vững.

Năm nay, lần đầu tiên Brand Finance công bố thêm xếp hạng top 10 thương hiệu có tính bền vững cao. Với đánh giá là thương hiệu phổ biến nhất và có tính bền vững cao nhất ở Việt Nam, sánh ngang các thương hiệu khác về sữa, thực phẩm trên toàn thế giới, Vinamilk được xếp đầu bảng và cũng là đại diện duy nhất của ngành thực phẩm trong top 10.

Tính bền vững (Sustainability) đang trở thành xu thế quan trọng. Vinamilk đang thúc đẩy xu hướng phát triển bền vững trong ngành thực phẩm, nắm bắt đúng nhu cầu người tiêu dùng ngày càng có ý thức hơn trong việc lựa chọn thực phẩm.

Nhờ vậy, họ luôn là thương hiệu phổ biến nhất đối với người Việt”, ông Alex Haigh – Giám đốc điều hành khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Brand Finance, nhận định.

Tham gia diễn đàn “Phát triển xanh – Cách tiếp cận phù hợp cho các thương hiệu Việt” trong khuôn khổ sự kiện, bà Bùi Thị Hương – Giám đốc Điều hành Vinamilk nhấn mạnh: Phát triển bền vững là cốt lõi hướng đến cải thiện chất lượng cuộc sống, sức khỏe của con người và gìn giữ nguồn tài nguyên quý giá cho các thế hệ sau.

Vinamilk tập trung thực hiện mục tiêu đó thông qua việc cung ứng những sản phẩm chất lượng cao, song song phát triển yếu tố xanh, đồng thời, tích cực tham gia vào các hoạt động vì môi trường và cộng đồng”.

Đại diện Brand Finance cho biết thêm, thông qua các sáng kiến bền vững, Vinamilk đã tạo ra nhận thức mạnh mẽ về cam kết bền vững giữa các bên liên quan một cách hiệu quả, thể hiện qua điểm số SPS (Sustainability Perceptions Score) cao nhất.

“Điều này là kết quả của việc thương hiệu chủ động quảng bá và truyền thông rõ ràng về các sáng kiến và cam kết của mình. Toàn bộ nỗ lực đó đã giúp Vinamilk gia tăng giá trị thương hiệu”, ông Alex Haigh nói thêm.

Tại tọa đàm, các chuyên gia cho rằng, phát triển bền vững, phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn hay Net Zero đang là xu thế trên toàn thế giới. Hướng tới kinh tế xanh được xem là một khoản đầu tư mang lại giá trị gia tăng trong trung và dài hạn.

Thực tế cho thấy, ngày càng nhiều người tiêu dùng đề cao các doanh nghiệp thực hành tốt phát triển bền vững, cũng như sẵn sàng chi trả cho các sản phẩm có yếu tố “xanh”.

Khi tham gia vào thị trường quốc tế trong bối cảnh hội nhập, doanh nghiệp đáp ứng nhiều các chỉ tiêu phát triển bền vững sẽ là một lợi thế lớn vì ngày càng nhiều thị trường xây dựng các “hàng rào xanh” cho hàng hóa nhập khẩu và thị trường cũng có sự đánh giá cao hơn với những thương hiệu hướng đến sự phát triển bền vững.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

TikTok Search Ads Toggle: Công cụ quảng cáo tìm kiếm mới của TikTok

Thông qua công cụ co tên gọi là TikTok Search Ads Toggle, các nhà quảng cáo hay thương hiệu hiện có thể quảng cáo trên phần tìm kiếm của TikTok.

Search Ads Toggle: Công cụ quảng cáo tìm kiếm mới của TikTok
Search Ads Toggle: Công cụ quảng cáo tìm kiếm mới của TikTok

Theo đó, TikTok sẽ bắt đầu phân phối quảng cáo trong phần kết quả tìm kiếm trên nền tảng thông qua tính năng mới được gọi là Search Ads Toggle.

Các thương hiệu hay nhà quảng cáo trên TikTok giờ đây sẽ có thể nhắm mục tiêu người dùng (Targeting) thông qua hộp tìm kiếm vốn đã rất phổ biến với người dùng TikTok.

Search Ads Toggle không phải là sản phẩm quảng cáo độc lập mà chỉ là một phần mở rộng trong hệ thống quảng cáo hiện có của TikTok.

Khi người dùng bắt đầu tìm kiếm bằng các từ khoá trên hộp tìm kiếm, TikTok sẽ hiển thị những mẫu quảng cáo có liên quan bên cạnh các kết quả tự nhiên.

TikTok Search Ads Toggle (chuyển đổi quảng cáo tìm kiếm của TikTok) là gì?

TikTok Search Ads Toggle là công cụ quảng cáo tìm kiếm mới của TikTok, tự động tạo quảng cáo bằng cách sử dụng những nội dung quảng cáo hiện có của thương hiệu (tương tự như Performance Max của Google Ads).

Khi người dùng tìm kiếm trên thanh tìm kiếm của TikTok, hệ thống sẽ hiển thị các quảng cáo có liên quan bên cạnh các kết quả tự nhiên khác (hoạt động tương tự như Google Ads).

TikTok Search Ads Toggle hoạt động như thế nào?

Các mẫu quảng cáo sẽ được gắn nhãn rõ ràng là “Được tài trợ” (Sponsored) và xuất hiện ở các vị trí khác nhau trên trang kết quả tìm kiếm tùy thuộc vào cách quảng cáo phù hợp với ý định tìm kiếm (Search Intent) của người dùng.

Đối với các thương hiệu, vì đây là định dạng quảng cáo mới, cách tiếp cận phù hợp đó là liên tục thử nghiệm và tối ưu để kiểm tra mức độ hiệu quả mà nó mang lại.

Theo giải thích của TikTok:

“TikTok Search Ads Toggle hay Chuyển đổi quảng cáo tìm kiếm trên TikTok mang đến những cơ hội mới phù hợp với người dùng để thương hiệu có thể mở rộng phạm vi tiếp cận và thúc đẩy chuyển đổi.

Người dùng TikTok không ngừng tìm kiếm các thông tin và sản phẩm mới trên nền tảng, đây chính là lúc thương hiệu bắt gặp và tương tác với họ.

Nghiên cứu nội bộ của TikTok cho thấy rằng 70% nhóm quảng cáo có sử dụng tính năng quảng cáo tìm kiếm mới có hiệu suất cao hơn các nhóm quảng cáo không sử dụng.”

Bạn có thể xem định dạng quảng cáo tìm kiếm mới của TikTok tại: Search Ads Toggle

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Disruptive Innovation là gì? Tất cả các kiến thức cần biết

Trong 20 năm qua, các lý thuyết về Disruptive Innovation (Tiếng Việt có nghĩa là Đổi mới đột phá hoặc Siêu đổi mới) đã có sức ảnh hưởng to lớn trong thế giới kinh doanh. Thật không may, khái niệm này lại chưa được hiểu một cách đúng đắn. Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng tìm hiểu toàn diện các kiến thức nền tảng xoay quanh thuật ngữ Disruptive Innovation: Disruptive Innovation là gì? các lý thuyết quan trọng cần biết về Disruptive Innovation và hơn thế nữa.

Disruptive Innovation là gì?
Disruptive Innovation là gì? Khái niệm và Lý thuyết

Trong hơn 20 năm qua, các lý thuyết về Disruptive Innovation đã tạo ra những sức ảnh hưởng to lớn trong thế giới kinh doanh. Thật không may, khái niệm này lại chưa được hiểu một cách đúng đắn.

Disruptive Innovation là gì?

Disruptive Innovation trong tiếng Việt có thể hiểu là Đổi mới đột phá hoặc Đổi mới phá cách.

Lý thuyết về Disruptive Innovation được giới thiệu lần đầu vào năm 1995, khái niệm dùng để mô tả một cách tư duy mới mang tính đột phá (Disruptive) về sự tăng trưởng (Growth) được thúc đẩy và định hướng bởi sự đổi mới (Innovation).

Kể từ lúc được xuất hiện, từ các nhà lãnh đạo của các doanh nghiệp nhỏ đến các tổ chức lớn đều xem đây là kim chỉ nam cho sự phát triển đột phá của doanh nghiệp của họ.

Thật không may, các lý thuyết về sự đột phá hay phá cách (Disruption) có nguy cơ trở thành nạn nhân của chính thành công của nó. Mặc dù là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến, các khái niệm cốt lõi của lý thuyết này đã bị hiểu sai rất nhiều và cũng từ đó những nguyên lý cơ bản của nó thường xuyên bị áp dụng sai trong thực tế.

Một “nỗi đau” khác nữa đó là, trong khi có quá nhiều người nói về “Sự đột phá” hay “Phá vỡ”, rất ít trong số họ đã từng đọc hay tìm hiểu chuyên sâu về chủ đề này. Họ thường sử dụng thuật ngữ này để nói về bất cứ sự đổi mới hay đột phá nào mà họ muốn làm.

Ở một khía cạnh khác, nhiều nhà nghiên cứu, nhà phân tích hay các nhà tư vấn sử dụng thuật ngữ “Disruptive Innovation” để mô tả về bất kỳ tình huống nào trong đó một ngành bị thách thức bởi những cái (ngành) mới hay một doanh nghiệp vốn đã từng rất thành công trong ngành của họ nhưng sau đó lại vấp ngã bởi sự cạnh tranh của những doanh nghiệp mới hơn. Tuy nhiên, cách tiếp cận này lại quá rộng.

Vấn đề đối với việc cần phân biệt rõ giữa cái gọi là Disruptive Innovation với bất kỳ sự đột phá (Breakthrough) nào khác đã làm thay đổi mô hình cạnh tranh của ngành đó là tuỳ thuộc vào các loại đổi mới khác nhau mà doanh nghiệp hay tổ chức cần xây dựng các cách tiếp cận chiến lược khác nhau.

Nói cách khác, những bài học về sự thành công với tư cách là một disruptive innovator (Nhà đổi mới đột phá) hoặc chống lại những disruptive challenger (Kẻ thách thức đột phá) sẽ không áp dụng cho mọi trường hợp hay mọi doanh nghiệp trong một thị trường đang thay đổi (shifting market).

Nếu các doanh nghiệp hay nhà lãnh đạo tuỳ tiện gắn nhãn các lý thuyết, cuối cùng họ sẽ không thể sử dụng đúng các công cụ hay chiến lược tiếp cận cho bối cảnh của họ, điều này sau đó sẽ làm giảm đi cơ hội thành công của doanh nghiệp. Theo thời gian, tính hữu dụng của các lý thuyết (gốc) cũng sẽ bị suy giảm.

Các nội dung trong bài viết này theo đó sẽ cung cấp những lý thuyết hay kiến thức nền tảng đúng đắn xoay quanh cái được gọi là Disruptive Innovation.

Bên dưới là chi tiết về tất cả những gì bạn cần biết.

Đầu tiên, hãy nói về ý tưởng đằng sau thuật ngữ “Disruption”.

Trong phạm vi kinh doanh và cạnh tranh, khái niệm Disruption được sử dụng để mô tả một quá trình trong đó một doanh nghiệp nhỏ hơn với ít nguồn lực hơn nhưng lại có thể thách thức thành công trước các doanh nghiệp truyền thống lớn lâu đời khác.

Cụ thể, khi các doanh nghiệp truyền thống tập trung vào việc cải tiến các sản phẩm và dịch vụ của họ cho những nhóm khách hàng có nhu cầu nhất (và thường mang lại lợi nhuận cao nhất), họ đã bỏ qua nhu cầu của một số phân khúc (segments) khác, hay thậm chí là những gì mà doanh nghiệp cung cấp vượt quá những gì mà khách hàng thực sự cần.

Những “tay chơi” mới gia nhập thị trường và thể hiện được sự đột phá của họ bằng cách nhắm mục tiêu thành công vào những phân khúc bị bỏ qua nói trên, họ giành được chỗ đứng bằng cách cung cấp các tính năng mới phù hợp hơn —  và thường với mức giá cạnh tranh (thấp) hơn.

Vì các doanh nghiệp truyền thống (cũ, đã tồn tại lâu trên thị trường) vốn theo đuổi các khoản lợi nhuận cao hơn trong các phân khúc có nhu cầu cao (hoặc đòi hỏi khắt khe hơn), họ thường có xu hướng không thực sự linh hoạt hay phản ứng một cách nhanh nhạy với những gì diễn ra trên thị trường.

Như một điều tất yếu, các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường sau đó sẽ tìm cách để bán sản phẩm tới các khách hàng có thu thập cao hơn (upmarket), đáp ứng nhu cầu của các nhóm khách hàng chính (mainstream customers) của các doanh nghiệp truyền thống, đồng thời duy trì những lợi thế vốn đã mang lại thành công ban đầu của họ.

Khi ngày càng nhiều người có trong tập khách hàng chính của các doanh nghiệp truyền thống bắt đầu thích nghi hay chấp nhận những gì mà các “tay chơi” mới đưa ra, sự gián đoạn hay phá vỡ (Disruption) chính thức được bắt đầu.

Uber có phải là một Disruptive Innovator hay doanh nghiệp tạo ra Disruptive Innovation hay không?

Để có thể hiểu rõ hơn về khái niệm Disruptive Innovation thực sự là gì trong thực tế, hãy xem xét đến trường hợp của Uber, một gã khổng lồ trong ngành vận tải công nghệ.

Được thành lập vào năm 2009, Uber sau đó đã đạt được tốc độ tăng trưởng ngoài sức tưởng tượng của các doanh nghiệp truyền thống, hoạt động tại hàng trăm thành phố ở 60 quốc gia khác nhau và con số này không ngừng được mở rộng.

Theo báo cáo số liệu mới nhất của 2023, giá trị vốn hoá thị trường của Uber đạt mức hơn 90 tỷ USD và hiển nhiên là công ty vận tải ứng dụng công nghệ lớn nhất thế giới. Để có thể dễ so sánh, bạn có thể hình dung con số này của Grab chỉ là gần 13 tỷ USD (số liệu cập nhật vào thời điểm viết bài là 23/8/2023).

Sự thành công của Uber lớn đến mức sau đó không lâu, có hàng loạt doanh nghiệp và nhà đầu tư lớn đã bắt đầu “bắt chước” mô hình kinh doanh này.

Trong khi Uber rõ ràng là đã chuyển đổi ngành kinh doanh taxi truyền thống tại Mỹ và nhiều quốc gia khác, nhưng liệu nó có làm gián đoạn hay phá vỡ (disrupting) hoạt động kinh doanh taxi vốn đã tồn tại bấy lâu hay không?

Theo lý thuyết về Disruptive Innovation thì câu trả lời là không. Mặc dù Uber vẫn được xem là “Kẻ phá bĩnh” (Disruptor) trong ngành taxi, sự thật lại không phải như vậy.

Đây là 2 lý do giải thích tại sao việc gắn nhãn Uber là “Disruptive Innovator” là chưa phù hợp.

Cái gọi là Disruptive Innovation phải bắt nguồn từ những thị trường mới hoặc thị trường cấp thấp. Disruptive Innovation vốn xảy ra hay được thực hiện khi doanh nghiệp bắt đầu ở hai loại thị trường mà những doanh nghiệp truyền thống bỏ qua đó là thị trường mới hoặc thị trường cấp thấp (Low-end Market: Doanh nghiệp sử dụng mô hình kinh doanh chi phí thấp để thâm nhập thị trường tại điểm đáy của thị trường hiện tại và cố giành lấy một phân khúc).

Điểm đáy hay chỗ đứng thấp nhất của thị trường tồn tại bởi vì các doanh nghiệp truyền thống thường cố gắng đáp ứng nhu cầu cho những khách hàng có yêu cầu cao và có lợi nhuận cao nhất với những sản phẩm và dịch vụ ngày càng được cải tiến. Họ ít chú ý hơn đến những tập khách hàng có yêu cầu thấp hơn.

Chính điều này đã mở ra những cơ hội mới cho các Disruptive Innovator sẽ tập trung vào việc cung cấp cho những khách hàng cấp thấp đó một sản phẩm “đủ tốt” hay “phù hợp” với nhu cầu của họ.

Trong trường hợp xuất phát từ một thị trường mới, những Disruptive Innovator hay Disruptor (Kẻ phá bĩnh) sẽ tạo ra một thị trường mới chưa từng tồn tại.

Nói một cách đơn giản, các doanh nghiệp này tìm ra cách biến những người vốn không có nhu cầu thành người có nhu cầu.

Ví dụ, trong những ngày đầu của công nghệ photocopy, thương hiệu Xerox nhắm đến các tập đoàn lớn và sử dụng chiến lược định giá cao nhằm mang lại hiệu quả cao nhất mà những khách hàng đó yêu cầu (và cũng tạo ra lợi nhuận lớn nhất cho Xerox).

Hàng loạt các tập khách hàng nhỏ khác hiển nhiên không phải là mục tiêu của Xerox và mức giá mà Xerox đưa ra cũng không hề phù hợp với họ.

Sau đó, vào cuối những năm 1970, những đối thủ mới gia nhập ngành đã giới thiệu máy photocopy cá nhân, là giải pháp hoàn hảo cho các cá nhân và tổ chức nhỏ — một thị trường mới đã chính thức được tạo ra.

Mặc dù xuất phát từ thị trường nhỏ, các nhà sản xuất máy photocopy cá nhân sau đó dần dần tạo dựng được những vị thế lớn trên thị trường máy photocopy phổ thông, tức nhắm mục tiêu thẳng đến chính tập khách hàng chính của Xerox.

Theo định nghĩa, Disruptive Innovation được bắt đầu từ một trong hai chỗ đứng hay điểm xuất phát đó. Nhưng nhìn lại Uber, rõ ràng doanh nghiệp này không khởi đầu từ bất cứ chỗ đứng nào trong cả hai.

Uber đã không thể tìm thấy một thị trường cấp thấp hay cũng không nhắm mục tiêu chủ yếu vào những người không phải là người tiêu dùng, những người vốn nhận thấy rằng các lựa chọn thay thế hiện có là quá đắt hoặc bất tiện đến mức họ sẵn sàng sử dụng phương tiện công cộng hoặc tự lái xe.

Có thể nói rằng Uber đang làm tăng tổng nhu cầu của thị trường – đó là điều xảy ra khi doanh nghiệp phát triển nên một giải pháp tốt hơn và ít tốn kém hơn để đáp ứng nhu cầu rộng rãi của khách hàng.

Disruptive Innovation không được nhóm khách hàng chính (khách hàng phổ thông) đón nhận cho đến khi chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ mới bắt kịp được tiêu chuẩn của họ. Lý thuyết về sự đột phá hay phá vỡ tách biệt giữa cái gọi là đổi mới mang tính đột phá (Disruptive Innovation) và “đổi mới bền vững” (sustaining innovations).

Trong khi “đổi mới bền vững” sẽ làm cho sản phẩm tốt trở nên tốt hơn trong mắt của các khách hàng hiện tại của các doanh nghiệp truyền thông (cũ, đã tồn tại), ví dụ hình ảnh TV nét hơn, khả năng thu sóng điện thoại di động tốt hơn. Những cải tiến (đổi mới thông thường) này cho phép doanh nghiệp bán được nhiều sản phẩm hơn cho những khách hàng hiện đang mang lại nhiều lợi nhuận nhất.

Ngược lại, những đổi mới mang tính đột phá (Disruptive Innovation) ban đầu sẽ bị hầu hết khách hàng của các doanh nghiệp truyền thống (cũ) coi là kém chất lượng. Thông thường, tập khách hàng này không sẵn sàng chuyển sang sản phẩm mới chỉ vì đơn giản là nó rẻ hơn. Thay vào đó, họ đợi cho đến khi chất lượng của nó tăng lên đến mức đủ để thỏa mãn nhu cầu của họ.

Khi điều đó xảy ra, họ sẽ sử dụng sản phẩm mới và vui vẻ chấp nhận một mức giá thấp hơn.

Hầu hết các yếu tố trong chiến lược của Uber dường như đều nhằm duy trì sự đổi mới, tức đổi mới bền vững. Dịch vụ của Uber hiếm khi bị mô tả là kém hơn so với các hãng taxi truyền thống; trên thực tế, nhiều người còn cho rằng dịch vụ của Uber tốt hơn hẳn các taxi truyền thống. Chỉ cần với một vài thao tác đơn giản, người dùng có thể dễ dàng từ việc đặt xe, thanh toán đến cả việc đánh giá tài xế, những điều này cuối cùng cũng giúp đảm bảo nền tảng sẽ duy trì được các tiêu chuẩn cao.

Hơn nữa, Uber cung cấp dịch vụ đáng tin cậy và đúng giờ, đồng thời giá cả của nó thường rất cạnh tranh với (hoặc thấp hơn) giá của các dịch vụ taxi lâu đời.

Khi các doanh nghiệp truyền thống phải đối mặt với các mối đe dọa từ việc duy trì sự đổi mới hay thách thức từ các doanh nghiệp “đổi mới bền vững”, họ buộc phải thay đổi để tiếp tục tồn tại trên trị trường (ngay cả khi họ cũng có thể lặp lại những điều tương tự mà Uber đã làm khi thâm nhập thị trường).

Tại sao hiểu và làm đúng theo bản chất của lý thuyết Disruptive Innovation lại quan trọng?

Đến đây, có lẽ cơ bản bạn đã có thể hiểu được bản chất của Disruptive Innovation thực sự có nghĩa là gì, tuy nhiên, điều này nhiều khi cũng không thể làm mất đi những thắc mắc hay hoài nghi của nhiều người về lý do tại sao mọi người hay người làm kinh doanh nói chung cần “sử dụng đúng từ ngữ hay nhãn dán” khi miêu tả về mô hình kinh doanh của Uber.

Chẳng phải Uber đã làm điêu đứng ngành taxi truyền thống hay đã làm nên thứ được gọi là “Disruptive” (Đột phá) hay sao?

Để có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra 4 hiểu lầm phổ biến nhất khi nói đến khái niệm Disruptive Innovation:

1. Đột phá (Disruption) là một quá trình.

Thuật ngữ Disruptive Innovation thường gây hiểu nhầm khi nó được dùng để chỉ một sản phẩm hoặc dịch vụ tại một điểm cố định, thay vì là sự phát triển của sản phẩm hoặc dịch vụ đó theo thời gian.

Những chiếc máy tính mini (minicomputers) đầu tiên trên thế giới đã “Phá vỡ” (disruptive) thị trường không chỉ vì chúng là những sản phẩm mới nổi cấp thấp ngay thời điểm chúng xuất hiện, cũng không phải vì sau này chúng được báo trước là sẽ vượt trội hơn so với những máy tính cỡ lớn ở nhiều thị trường (market); chúng thực sự trở thành “Kẻ phá bĩnh” (disruptor) nhờ vào con đường hay quá trình mà chúng sẽ đi, từ những phần thị trường nhỏ nhất đến chiếm lĩnh thị trường (Mainstream market).

Bởi vì sự gián đoạn hay phá vỡ thị trường (Disruption) có thể mất nhiều thời gian nên những doanh nghiệp truyền thống thường bỏ qua những “kẻ gây rối” mới nổi.

Hầu hết mọi sự đổi mới (Innovation) — dù có tính đột phá (Disruptive) hay không — đều bắt đầu hành trình với những thử nghiệm ở quy mô nhỏ. Những “kẻ phá bĩnh” này thường có xu hướng tập trung vào việc có được một mô hình kinh doanh (Business Model) phù hợp thay vì chỉ đơn thuần là một sản phẩm.

Theo thời gian, khi doanh nghiệp di chuyển từ cái gọi là vùng rìa của thị trường (thị trường cấp thấp hoặc thị trường mới như đã phân tích trong các phần ở trên) sang thị trường chính thống (mainstream market), trước tiên, họ sẽ làm xói mòn thị phần (market share) của các công ty truyền thống (các doanh nghiệp đã và đang tồn tại), và sau đó là dần đến doanh số và lợi nhuận.

Tuỳ thuộc vào từng loại hình thị trường tại những bối cảnh kinh tế xã hội khác nhau mà quá trình gián đoạn hay phá vỡ của các doanh nghiệp mới với “đàn anh” của họ trên thị trường tiêu tốn những khoảng thời gian khác nhau. Mặc dù thường là khá dài, dài đến mức nhiều doanh nghiệp hiện tại sẵn sàng phớt lờ hay bỏ qua các “đối thủ” mới này.

Ví dụ: khi Netflix ra mắt thị trường vào năm 1997, các dịch vụ ban đầu của doanh nghiệp không làm hấp dẫn hầu hết nhóm khách hàng của đối thủ Blockbuster, vốn là những người thích đi thuê phim (đĩa DVD).

Mặc dù Netflix sở hữu một kho phim độc quyền cực lớn, nhưng việc gửi các đĩa phim qua đường bưu điện thường rất mất thời gian.

Cũng vì điều này, Netflix lúc bấy giờ chỉ thu hút được một tập khách hàng nhỏ, những người xem phim vì mục tiêu giải trí và không quan trọng việc nó phải là phim mới phát hành hay đang thịnh hành nhất (vấn đề chậm trễ khi chuyển qua đường bưu điện theo đó không còn là rào cản của Netflix).

Tuy nhiên, nếu Netflix cuối cùng không bắt đầu tìm cách mở rộng thị trường hay phục vụ một phân khúc thị trường rộng lớn hơn thì quyết định bỏ qua đối thủ cạnh tranh này của “đàn anh” Blockbuster sẽ không phải là một sai lầm chiến lược lớn: Hai doanh nghiệp đáp ứng những nhu cầu rất khác nhau cho những tập khách hàng (khác nhau) của họ.

Cuối cùng, khi các công nghệ mới cho phép Netflix chuyển sang phát video trực tuyến qua internet, mô hình kinh doanh của doanh nghiệp này đã trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết đối với cả các nhóm khách hàng cốt lõi của Blockbuster: xem mọi lúc, mọi nơi, đa lựa chọn, giá rẻ, chất lượng cao (cao hơn cả DVD) và vô cùng thuận tiện.

Như bạn có thể thấy, Netflix đã đi một chặng đường dài, đó là một quá trình với nhiều thay đổi chứ không phải là một thời điểm.

Nếu Netflix (cũng như Uber) bắt đầu bằng việc tung ra một sản phẩm hay dịch vụ nhắm trực tiếp vào thị trường cốt lõi của các đối thủ cạnh tranh lớn hơn (hiện có), thì phản ứng của đối thủ có lẽ đã rất khác (và họ sẽ có nhiều lợi thế hơn để đánh bại các công ty non trẻ mới nổi).

Nhưng việc không thể phản ứng một cách hiệu quả với quá trình hay quỹ đạo mà những công ty mới nổi sẽ đi, các doanh nghiệp lâu đời cuối cùng đã sụp đổ.

2. Các doanh nghiệp theo đuổi chiến lược “Disruptive Innovation” thường xây dựng những mô hình kinh doanh rất khác với mô hình kinh doanh của những công ty truyền thống.

Một ví dụ điển hình về việc sử dụng một mô hình kinh doanh sáng tạo để tạo ra sự gián đoạn hay phá vỡ các thị trường đang tồn tại đó là iPhone của Apple.

Sản phẩm mà Apple ra mắt vào năm 2007 là một sự đổi mới bền vững trên thị trường điện thoại thông minh.

iPhone không phải là những chiếc điện thoại thông thường, nó cũng khác xa với những chiếc điện thoại thông minh trước đó (ví dụ như của Nokia hay Samsung) – nó là điểm truy cập internet mới với nhiều tính năng đi kèm.

Bằng cách xây dựng một mạng lưới kết nối các nhà phát triển ứng dụng với người dùng điện thoại, Apple đã làm thay đổi cuộc chơi. iPhone đã tạo ra một thị trường mới cho khả năng truy cập Internet và cuối cùng đã có thể thách thức những chiếc máy tính xách tay để trở thành thiết bị được nhiều người dùng lựa chọn để lên mạng.

3. Khái niệm “Phá vỡ hay làm gián đoạn” (Disrupt) thường bị hiểu nhầm trong bối cảnh kinh doanh và cạnh tranh.

Phá vỡ hay làm gián đoạn không có nghĩa là “vứt bỏ” hết mọi cái cũ và thay bằng cái mới.

Các doanh nghiệp hiện tại (các công ty truyền thống) cần phải tìm cách ứng phó với tình trạng gián đoạn nếu nó xảy ra, tuy nhiên không nhất thiết là phải phá bỏ một hoạt động hay mô hình kinh doanh vẫn đang sinh lời. Thay vào đó, doanh nghiệp nên tiếp tục củng cố mối quan hệ với khách hàng, đặc biệt là các tập khách hàng cốt lõi (khách hàng trung thành, khách hàng thân thiết) bằng cách đầu tư vào việc duy trì sự đổi mới (sustaining innovation).

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể nhanh chóng thành lập nên một bộ phận mới chỉ với mục tiêu chính là tập trung vào các cơ hội tăng trưởng có được từ sự gián đoạn.

Các nghiên cứu từ Harvard cho thấy rằng sự thành công của bộ phận mới này phụ thuộc phần lớn vào việc giữ nó tách biệt khỏi các hoạt động kinh doanh cốt lõi hiện có của doanh nghiệp. Khi bộ phận này tiếp tục phát triển, cuối cùng chính nó lại giành lấy những khách hàng vốn đã và đang là khách hàng của họ (giữ chân khách hàng).

Kết luận.

Trên đây là tất cả các kiến thức cơ bản bạn phải biết khi tìm hiểu về thuật ngữ Disruptive Innovation. Bằng cách hiểu rõ bản chất thực sự của Disruptive Innovation là gì cũng như các lý thuyết nền tảng của nó, bạn và doanh nghiệp mình có nhiều cách hơn để thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo, gia tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường, thúc đẩy tăng trưởng và xa hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Instagram Threads sẽ có phiên bản web trong tuần này

Meta vừa thông báo mạng xã hội Instagram Threads sẽ có phiên bản web trong tuần này. Cho đến hiện tại, người dùng Threads buộc phải truy cập nền tảng thông qua ứng dụng dành cho thiết bị di động.

Instagram Threads sẽ có phiên bản web trong tuần này
Instagram Threads sẽ có phiên bản web trong tuần này

Mạng xã hội Threads của Meta đã nhanh chóng trở thành một trong những nền tảng truyền thông xã hội được nhắc đến nhiều nhất sau khi đạt được 100 triệu người dùng trong vòng chưa đầy một tuần.

Nền tảng này cũng ra mắt vào đúng thời điểm Twitter đang phải vật lộn để duy trì trước sự thay đổi liên tục từ cựu CEO Elon Musk.

Tuy vậy thành công của Threads cũng nhanh chóng bị lãng quên khi lượng người dùng thường xuyên bắt đầu giảm nhanh chóng. Một phần lý do là mạng xã hội này chỉ khả dụng trên iOS và Android.

Theo The Wall Street Journal, Adam Mosseri – Giám đốc điều hành Instagram – đã thông báo Threads sẽ sớm nhận được một phiên bản trình duyệt. Trả lời trên mạng xã hội này, CEO Mosseri cho biết đội ngũ nhân viên đang sử dụng trong nội bộ khoảng hai tuần.

Cho đến hiện tại, người dùng Threads buộc phải truy cập nền tảng thông qua ứng dụng dành cho thiết bị di động.

Về mặt kỹ thuật, người dùng có thể truy cập trên máy tính bằng cách nhấp vào biểu tượng của Threads trên hồ sơ Instagram trong trình duyệt web, nhưng truy cập địa chỉ thread.net chỉ dẫn đến mã QR để tải ứng dụng cho điện thoại.

Báo cáo cho biết phiên bản web của Threads sẽ ra mắt trong tuần này. Nghĩa là nền tảng truyền thông xã hội cuối cùng sẽ có sẵn trên máy tính để bàn và dễ truy cập hơn nhiều đối với người thích lướt trên máy tính. Điều này vốn đã rất quen thuộc với các nền tảng mạng xã hội phổ biến hiện nay như Facebook, Instagram, TikTok và cả X (Twitter).

Việc có phiên bản web sẽ có thể giúp Threads thu hút lại một lượng người dùng vì đã có nhiều thiết bị khác nhau có thể truy cập.

Nó cũng sẽ giúp tăng cơ hội kiếm tiền vì mở ra cơ hội cho nhiều nhà quảng cáo khác nhau. Một lợi ích chắc chắn là nhiều công ty và thương hiệu sẽ dễ dàng quản lý tài khoản mà không cần phải đưa điện thoại đã cài đặt ứng dụng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Bia Sài Gòn là thương hiệu bia được chọn mua nhiều nhất ở khu vực nông thôn

Kantar Worldpanel Việt Nam đã công bố báo cáo Brand Footprint 2023, xếp hạng các thương hiệu FMCG (Hàng tiêu dùng nhanh) được lựa chọn nhiều nhất tại Việt Nam.

Bia Sài Gòn là thương hiệu bia được chọn mua nhiều nhất ở khu vực nông thôn
Bia Sài Gòn là thương hiệu bia được chọn mua nhiều nhất ở khu vực nông thôn

Báo cáo Brand Footprint Việt Nam tận dụng dữ liệu mua hàng hộ gia đình của Worldpanel, nêu bật 10 thương hiệu FMCG hàng đầu trong 5 lĩnh vực, bao gồm Sức khỏe & Sắc đẹp, Chăm sóc gia đình, Thực phẩm, Đồ uống, Sữa và Sản phẩm thay thế sữa.

Báo cáo cũng chỉ ra ông chủ của 5 thương hiệu hàng đầu được mua nhiều nhất bởi người tiêu dùng, ở 4 thành phố trọng điểm (Tp.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ) và khu vực nông thôn Việt Nam.

Cụ thể, Top 10 thương hiệu thực phẩm đóng gói được chọn mua nhiều nhất gọi tên Hảo Hảo, Chinsu, Nam Ngư, Ajinomoto, Cholimex,…

Tại khu vực thành thị, Hảo Hảo có tỷ lệ thâm nhập thị trường cao nhất với 73,6%. Theo sau là hai thương hiệu thuộc tập đoàn Masan, lần lượt có tỷ lệ thâm nhập thị trường là 65,8% và 67%.

Tại khu vực nông thôn, thương hiệu nước mắm Nam Ngư được người tiêu dùng chọn mua nhiều nhất, tỷ lệ thâm nhập 78,6%. Đứng ngay sau là mì 3 Miền, Chinsu, Hảo Hảo.

Theo Kantar Worldpanel, Chinsu đã tăng thêm 12 triệu lượt mua hàng. Trong khi đó, Cholimex và Maggi có những tiến bộ đáng kể ở khu vực 4 thành phố trọng điểm, còn Kokomi có sự tăng trưởng đáng chú ý ở nông thôn.

Trong Top 10 thương hiệu đồ uống được chọn mua nhiều nhất, Coca Cola cho thấy vị thế vững chắc trên thị trường khi dẫn đầu ở cả khu vực thành thị và nông thôn, với tỷ lệ thâm nhập lần lượt đạt 67,8% và 51,4%.

Bia Tiger là thương hiệu bia chiếm lĩnh vị trí số 2 trong nhóm đồ uống được chọn mua nhiều nhất ở khu vực thành thị, trong khi đối thủ bia Saigon cũng chiếm vị trí tương tự ở khu vực nông thôn.

Một cái tên đáng gờm trong lĩnh vực Đồ uống là thương hiệu nước tăng lực Sting thuộc sở hữu của Suntory-PepsiCo. Thương hiệu này đã liên tục vươn lên vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng đồ uống ở thành thị, thu hút hơn 122.000 người mua hộ gia đình.

Ở Nông thôn, Sting cũng tạo nên sức mạnh với mức tăng trưởng CRP (điểm tiếp cận người tiêu dùng) đạt 31%, trong khi một hãng nước tăng lực khác là Red Bull liên tục lọt vào top 5 thương hiệu đồ uống được người tiêu dùng nông thôn lựa chọn nhiều nhất, tăng 1 bậc so với năm ngoái.

Trong ngành sữa và các sản phẩm thay thế sữa, Vinamilk vẫn dẫn đầu, được 155 triệu người tiêu dùng tại Việt Nam mua. TH True gây ấn tượng với thành tích vượt trội, thu hút được hơn 130.000 hộ gia đình.

Sữa đặc có đường vẫn là sản phẩm không thể thiếu trong nhiều gia đình Việt, bất kể vị trí địa lý, khi cả hai thương hiệu thuộc sở hữu của Vinamilk là Ngôii Sao Phương Nam và Ông Thọ đều lọt vào Top 5 thương hiệu Sữa & Thực phẩm thay thế sữa được lựa chọn nhiều nhất năm thứ 3 liên tiếp.

Báo cáo của Kantar Worldpanel Việt Nam cũng liệt kê 5 chủ thương hiệu được lựa chọn nhiều nhất. Tại thành thị, Vinamilk dẫn đầu, trong khi Masan “thống trị” khu vực nông thôn. Unilever tiếp tục “làm vương” mặt trận chăm sóc gia đình và chăm sóc cá nhân, duy trì vị trí số 2 tại cả hai khu vực.

Phần lớn chủ sở hữu thương hiệu trong bảng xếp hạng đã trải qua sự sụt giảm về CRP khi người tiêu dùng chuyển từ lối sống chủ yếu ở tại nhà sang lối sống bình thường mới vào năm 2022.

Sự thay đổi này đi kèm với sự cạnh tranh gia tăng từ các thương hiệu địa phương cũng như các thương hiệu giá rẻ. Các lựa chọn có chi phí thấp được người tiêu dùng ưu tiên trong thời gian hạn chế về ngân sách.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Hoàng Thuỳ | Markettimes  

Tiki thay đổi bộ nhận diện thương hiệu lẫn CEO với mục tiêu quay lại đường đua

Tiki gần đây đã có một loạt thay đổi, từ bộ nhận diện thương hiệu với logo mới, đổi CEO cho tới nâng cấp dịch vụ. Điều này dường như báo hiệu rằng công ty sẽ quay trở lại cuộc đua thương mại điện tử với tâm thế khác trong bối cảnh đang dần hụt hơi trước các đối thủ.

Tiki thay đổi bộ nhận diện thương hiệu lẫn CEO với mục tiêu quay lại đường đua
Tiki thay đổi bộ nhận diện thương hiệu lẫn CEO với mục tiêu quay lại đường đua

Fanpage chính thức của Tiki mới đây đã công bố thay đổi logo và bộ nhận diện thương hiệu mới, cùng với đó là hàng loạt điểm mới trong nhân sự và dịch vụ. Theo dòng thông báo trên Fanpage, sự thay đổi này không chỉ là về hình ảnh mà còn là định hướng lâu dài nhằm mang đến dịch vụ tốt hơn cho người dùng.

Phía Tiki chia sẻ hình ảnh về logo mới thể hiện rằng Tiki sẽ giao hàng nhanh hơn nữa để người dùng có thể mua hàng nhanh chóng, thuận tiện. Đồng thời sẽ chọn lọc kỹ lưỡng hơn để người mua được yên tâm và trở thành “trợ lý đắc lực” để người mua thoải mái mua sắm.

Tiki cũng thông báo về việc nâng cấp ba dịch vụ, gồm giao hàng đúng giờ (Tiki cam kết giao hàng chính xác thời gian nhận trong khung 4 tiếng, sáng hoặc chiều, với lộ trình giao hiển thị ngay bên dưới sản phẩm), trợ lý mua sắm cá nhân 24/7 (Tiki kết hợp giữa trí tuệ nhân tạo và chuyên viên TikiCare để hỗ trợ khách hàng bất cứ khi nào cần), 100% hàng chính hãng (Tiki cam kết hoàn tiền 111% nếu phát hiện hàng giả).

Sàn thương mại điện tử (E commerce) Tiki cũng đã công bố hai nhân sự mới cho vị trí lãnh đạo của công ty sau khi nhà sáng lập Trần Ngọc Thái Sơn rời vị trí, gồm tân Tổng giám đốc Công ty TNHH Tiki – ông Richard Triều Phạm và bà Vũ Thị Nhật Linh, Tổng Giám đốc TikiNow Logistics (TNSL).

Ông Richard Triều Phạm tham gia Tiki với vai trò Giám đốc Tài chính từ năm 2019. Ông đã giúp Tiki hoàn thiện hệ thống tài chính theo chuẩn quốc tế, phụ trách phát triển các mảng FinTech, InsurTech và nền tảng bán vé Ticketbox.

Ông đồng thời là người dẫn dắt Tiki cho đợt gọi vốn series E thành công trong năm 2021 từ các đối tác chiến lược như AIA, UBS, Mirae Asset-Naver…

Bà Vũ Thị Nhật Linh tham gia Tiki từ năm 2015, trải qua nhiều vị trí điều hành quan trọng. Bà là người lãnh đạo triển khai và phát triển Sàn thương mại điện tử Tiki từ 2018-2022. Từ năm 2022 đến nay, bà Linh là Phó Tổng giám đốc TikiNow Logistics, phụ trách hệ thống chuỗi cung ứng, kho hàng, giao nhận, hậu mãi của Tiki.

Trước đó, vào tháng 7, nguồn tin từ DealStreetAsia cho biết Ông Trần Ngọc Thái Sơn, nhà sáng lập và CEO của nền tảng thương mại điện tử Tiki, được cho là đã gửi đơn từ chức lên hội đồng quản trị công ty.

Những thay đổi của Tiki diễn ra vào thời điểm mà sàn thương mại điện tử này đang có phần “hụt hơi” trước các đối thủ như Shopee, Lazada hay kể cả TikTok Shop trên thị trường thương mại điện tử Việt Nam.

Lấy cảm hứng từ Jef Bezos của Amazon, Trần Ngọc Thái Sơn sáng lập Tiki vào năm 2010 như một nền tảng bán sách trực tuyến. Tiki là viết tắt của hai từ “tìm kiếm” và “tiết kiệm”.

Dưới sự dẫn dắt của ông Sơn, Tiki từng có thời điểm được định giá ở mức 832 triệu USD vào năm 2021, tiệm cận trạng thái “kỳ lân” (các startup được định giá từ 1 tỷ USD trở lên).

Tuy nhiên, những dấu hiệu cho thấy Tiki đang dần chậm chân trước các đối thủ khác trên thị trường thương mại điện tử đã bắt đầu xuất hiện trong năm 2022.

Chỉ tính riêng trong tháng 11/2022, trong khi doanh thu của Tiki chỉ đạt 396 tỷ đồng, doanh thu của TikTok Shop đã lên tới 1.698 tỷ đồng, dù đơn vị này chỉ mới gia nhập thị trường Việt Nam từ tháng 4/2022, theo dữ liệu từ Metric.

Doanh thu (GMV) trong cùng tháng của Tiki cũng kém xa so với hai sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam là Shopee (8.761 tỷ đồng) và Lazada (2.603 tỷ đồng).

Trong cả năm tài chính 2022, Tiki cũng ghi nhận doanh thu giảm so với năm tài chính trước đó. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng số liệu năm tài chính 2022 của Tiki được kiểm toán còn số liệu của năm tài chính 2021 thì không.

Theo đó, tổng doanh thu của Tiki ghi nhận mức giảm 7% trong năm tài chính 2022 so với năm tài chính 2021. Cùng kỳ, chi phí ghi nhận mức tăng 4%. Kết quả là lỗ từ hoạt động của Tiki đã tăng 39% trong năm tài chính 2022.

Bước sang quý đầu năm 2023, doanh thu Tiki đạt mức 846,5 tỷ đồng, chiếm 2,2% thị phần thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam. Con số này của Tiki kém xa các đối thủ khác như Shopee (24.700 tỷ đồng – 63,1% thị phần), Lazada (7.500 tỷ đồng – 15,5% thị phần) hay TikTok Shop (6.000 tỷ đồng – 15,5% thị phần).

Mới nhất, theo báo cáo về thị trường thương mại điện tử nửa đầu năm 2023 của Metric, doanh thu lũy kế 6 tháng đầu năm của Tiki chỉ đạt 1.600 tỷ đồng, kém xa các đối thủ như Shopee (59.000 tỷ đồng), TikTok Shop (16.300 tỷ đồng) hay Lazada (15.700 tỷ đồng).

Thậm chí, nếu tính riêng trong quý II, thị phần của Tiki trên thị trường thương mại điện tử đã giảm xuống mức 1%, khác xa so với mức tăng trưởng nhanh chóng của “tân binh” TikTok Shop chỉ sau hơn một năm xuất hiện tại Việt Nam.

Số lượng sản phẩm đã bán trên Tiki trong nửa đầu năm đạt mức 5,8 triệu sản phẩm, con số khiêm tốn khi so sánh với 667 triệu sản phẩm trên Shopee, 117 triệu sản phẩm trên TikTok Shop hay 117,5 triệu sản phẩm trên Lazada.

Theo dữ liệu từ chuyên trang theo dõi startup Crunchbase, tính đến ngày 2/5/2022, Tiki đã trải qua tổng cộng 10 vòng gọi vốn, huy động thành công 470,5 triệu USD. Trong đó, vòng có số lượng nhà đầu tư tham gia đông đảo nhất là vòng gọi vốn Series E vào tháng 10/2021, với 6 nhà đầu tư tham gia.

Do đó, có thể thấy những động thái mới đây của Tiki là cần thiết để trở lại đường đua thương mại điện tử ở Việt Nam.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

(Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh)

Search Intent là gì? Các loại Search Intent phổ biến nhất

Trong bối cảnh tìm kiếm hay SEO (tối ưu hoá công cụ tìm kiếm), tuỳ vào từng từ khoá tìm kiếm khác nhau, người dùng có những ý định hay mục đích tìm kiếm khác nhau, đây chính là lúc khái niệm Search Intent (ý định tìm kiếm) ra đời. Vậy Search Intent là gì? Các loại Search Intent phổ biến trong SEO là gì? Cùng MarketingTrips tìm hiểu chi tiết về thuật ngữ này trong bài viết dưới đây.

Search Intent là gì
Search Intent là gì? Các loại Search Intent trong SEO

Với hầu hết những người làm marketing trên công cụ tìm kiếm, bao gồm cả những người làm SEO, việc cung cấp đúng những nội dung hay thông điệp mà khách hàng (người tìm kiếm) cần là mục tiêu cốt lõi.

Tuỳ vào từng từ khoá hay truy vấn tìm kiếm khác nhau, người dùng mong đợi nhận được các nội dung khác nhau, hay nói cách khác, mục đích tìm kiếm của họ (Search Intent) là khác nhau, điều này đặt ra một yêu cầu mang tính bắt buộc cho các marketer đó là cần tối ưu hoá nội dung dựa trên các từ khoá hay nhóm từ khoá tương ứng.

Hiểu rõ khái niệm Search Intent theo đó là nền tảng để người làm SEO và Marketing thấu hiểu về khách hàng của mình trên các công cụ tìm kiếm.

Search Intent là gì?

Search Intent trong tiếng Việt có nghĩa là ý định tìm kiếm hoặc mục đích tìm kiếm, khái niệm đề cập đến những mong muốn tìm kiếm của người dùng (người tìm kiếm) thông qua các từ khoá (keyword) hay truy vấn tìm kiếm (search query) khác nhau.

Mong muốn tìm kiếm ở đây chính là các thông tin hay nội dung (content) mà người dùng muốn biết hay tìm hiểu sâu hơn.

Ví dụ, với từ khoá “khái niệm marketing“, người tìm kiếm mong muốn tìm hiểu các lý thuyết về ngành marketing, bao gồm cả các định nghĩa, cơ hội nghề nghiệp lẫn các thông tin khác ví dụ như mức lương của một nhân viê marketing.

Search Intent hay Mục đích tìm kiếm mô tả mục đích của người dùng khi sử dụng các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo hay Bing.

Về phía các công cụ tìm kiếm, dựa trên các search intent của người dùng cùng với đó là những trải nghiệm của họ với các nội dung mà họ tương tác (engagement) để:

  • Điều chỉnh các thuật toán.
  • Định hình trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERP), tức thứ hạng của các Trang web.
  • Đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu của khách hàng của nền tảng chính là những người tìm kiếm.

Search Intent cũng còn được gọi với các tên khác như User Intent hay Keyword Intent.

Với tư cách là những người làm marketing nói chung, việc hiểu những gì khách hàng cần và những gì họ đang tìm kiếm là chìa khoá để xây dựng các chiến dịch thành công.

Các loại Search Intent (Mục đích tìm kiếm) phổ biến nhất trong SEO.

Về tổng thể, Search Intent thường được phân loại thành 4 nhóm chính: thương mại, giao dịch, thông tin và điều hướng.

Tìm kiếm vì mục đích thương mại.

Theo Google, tìm kiếm vì mục đích thương mại là loại tìm kiếm trước khi giao dịch (thực hiện hành động mua hàng).

Người tìm kiếm khi này có ý định mua một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó nhưng họ chưa thực sự sẵn sàng. Điều này có thể bao gồm các tìm kiếm nhằm mục đích so sánh các tính năng của các sản phẩm tương tự.

Tìm kiếm vì mục đích giao dịch (mua hàng).

Khi thực hiện các truy vấn tìm kiếm theo kiểu giao dịch (ví dụ: mua iphone cũ ở hà nội), người dùng sẽ có xu hướng mua hàng và thường họ đã nghĩ đến một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể nào đó thay vì là nghiên cứu rộng như loại tìm kiếm thương mại.

Tìm kiếm vì mục đích thông tin.

Loại Search Intent hay Ý định tìm kiếm tiếp theo đó là tìm kiếm vì mục đích thông tin.

Mục đích tìm kiếm thông tin đi kèm với các từ khoá tìm kiếm cho thấy rằng người dùng muốn có thêm kiến thức hay thông tin về một điều (sản phẩm hoặc dịh vụ) gì đó, ví dụ: có nên dùng iphone không?

Tìm kiếm vì mục đích điều hướng.

Đúng như tên gọi của nó, mục đích điều hướng sẽ hướng người dùng đến các trang (website hoặc ứng dụng) cụ thể. Các trang mà người dùng tìm kiếm có thể nằm ở bất kỳ đâu hay về bất cứ thứ gì, từ một nền tảng mạng xã hội cụ thể ví dụ như Facebook đến các quán cafe gần nhà.

Mở rộng khái niệm Search Intent (Ý định tìm kiếm). 

Mặc dù 4 loại search intent hay ý định tìm kiếm nói trên đã bao gồm một phần lớn các kiểu từ khoá tìm kiếm của người dùng, nhưng chúng lại không thể hiện đầy đủ cách người dùng tìm kiếm về một thứ gì đó.

Hành vi của một người tìm kiếm về thời gian bắt đầu của một bộ phim nào đó tại rạp không giống với hành vi của một người tìm kiếm các bài đánh giá (review) về bộ phim.

Trong khi cả hai đều đang tìm kiếm thông tin về một bộ phim, nhưng rõ ràng họ đang ở các giai đoạn khác nhau trong hành trình của khách hàng (Customer Journey).

Bằng cách mở rộng các kiến thức ra ngoài cái gọi là Search Intent thông thường, người làm marketing có nhiều cơ hội hơn để xây dựng các kết nối có ý nghĩa với khách hàng, dưới đây là một số mục đích tìm kiếm khác mà người dùng có thể muốn có:

  • So sánh sản phẩm.
  • Giải quyết một vấn đề nào đó.
  • Giải trí.
  • Tìm việc.
  • Xem video.
  • Tìm kiếm các địa chỉ cụ thể.
  • Mua sắm.
  • Nghiên cứu.

Search Intent liên quan trực tiếp đến câu hỏi “What” và “Why”.

Có được sự hiểu biết đầy đủ về Search Intent hay Mục đích tìm kiếm như đã phân tích, là chìa khóa của mọi hoạt động SEO lẫn quảng cáo trên công cụ tìm kiếm (SEM, PPC, Paid Ads). Một khi bạn có thể trả lời được điều gì (What) và tại sao (Why) một ai đó đang tìm kiếm và từ đó chủ động tối ưu các nội dung phản hồi của thương hiệu, bạn đang dần chạm đến ý định mua hàng của khách hàng.

Ngược lại, nếu bạn không thể hiểu được vì sao khách hàng tìm kiếm và họ thực sự đang tìm kiếm điều gì, mọi nỗ lực đáp ứng của bạn về cơ bản là không có nhiều ý nghĩa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips

Instagram phân phối nhiều quảng cáo liên quan vào cùng một màn hình

Multi-Advertiser ads hiện đang được Instagram thử nghiệm sẽ nhét đến 4 mẫu quảng cáo vào trong cùng một màn hình duy nhất.

Instagram thử nghiệm nhét nhiều quảng cáo hơn vào một màn hình
Instagram thử nghiệm nhét nhiều quảng cáo hơn vào một màn hình

Theo đó, mạng xã hội hình ảnh Instagram đang thử nghiệm một bố cục quảng cáo mới, nhồi nhét 4 bài đăng quảng cáo (được tài trợ) vào trong cùng một màn hình.

Như bạn có thể thấy ở trên, nhiều mẫu quảng cáo hơn từ các nhà quảng cáo khác nhau sẽ cùng được hiển thị cạnh nhau tới những người dùng mà nền tảng cho là có quan tâm.

Bố cục quảng cáo mới hiện đang được hiển thị xen kẻ giữa các video ngắn Reels. Nhà quảng cáo cũng có thể chọn tắt tính năng này bằng cách chọn không tham gia trong trình Cài đặt (như hình bên dưới).

Về tổng thể, việc hiển thị nhiều quảng cáo cùng một lúc có thể khiến giá CPM trở nên thấp hơn. Tuy nhiên, nó cũng có thể gây khó chịu cho người dùng, khiến các thương hiệu khó thu hút sự chú ý của họ hơn, điều này cuối cùng sẽ tác động tiêu cực đến các chỉ số khác như CTR và ROI.

Cũng như các nền tảng quảng cáo khác như YouTube, Meta dường như đang trở nên tham lam hơn khi cố gắng nhồi nhét nhiều quảng cáo hơn vào các nền tảng của mình, bất chấp những tác động tiêu cực có thể có từ phía người dùng.

Theo phát ngôn của Instagram:

Multi-advertiser ads sẽ giúp mọi người khám phá và so sánh các sản phẩm từ nhiều doanh nghiệp khác nhau. Định dạng quảng cáo này hiện đã có sẵn cho các vị trí được chọn trên cả Facebook và Instagram.

Với các nhà quảng cáo, điều này mang đến một cơ hội được khám phá bởi những người gần đây đã thể hiện sự quan tâm đến các sản phẩm hoặc doanh nghiệp có liên quan.”

“Cũng trong định dạng hiển thị quảng cáo mới này, các quảng cáo sẽ được cá nhân hóa từ các doanh nghiệp khác nhau được hiển thị ở định dạng quay vòng (carousel ) bên dưới mẫu quảng cáo mà người dùng đã tương tác gần đây. Ví dụ: quảng cáo váy cưới có thể xuất hiện bên cạnh quảng cáo bánh cưới của một thương hiệu khác .”

Tính năng này đang dần được giới thiệu và có thể chưa có sẵn cho tất cả nhà quảng cáo.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

YouTube thử nghiệm nút ‘Skip Ads’ nhỏ và mờ hơn

Nút ‘Skip Ads’ (Bỏ qua quảng cáo) xuất hiện khi người dùng xem video trên YouTube sẽ được thiết kế lại, với cỡ chữ nhỏ hơn, giảm độ mờ của nền và sử dụng đường viền cong thay cho đường vuông.

Giao diện mới của ‘Skip Ads’.

Theo đó, YouTube đã xác nhận rằng nền tảng này đang thử nghiệm nút ‘Skip Ads’ (Bỏ qua quảng cáo) mới với nhiều thay đổi mới:

  • Cỡ chữ nhỏ hơn.
  • Giảm độ mờ của nền văn bản (opacity).
  • Đường viền cong thay cho đường vuông.
  • Ads (chữ cái đầu tin Hoa) sẽ được thay bằng ads (không in Hoa).
Giao diện hiện tại (cũ) của ‘Skip Ads’.

Theo phát ngôn của YouTube:

“Chúng tôi hiện đang thử nghiệm bản cập nhật mới của nút ‘Skip Ads’ (Bỏ qua quảng cáo) trên tất cả các nền tảng.

Mục tiêu của chúng tôi là cung cấp một trải nghiệm người dùng nhất quán hơn phù hợp với giao diện và cảm nhận được cập nhật trên YouTube mà chúng tôi đã công bố vào năm ngoái.”

Theo quan sát của MarketingTrips, bỏ qua những gì mà YouTube tuyên bố, giao diện mới rõ ràng là “mờ nhạt” hơn, khiến người dùng ít chú ý hơn và hiển nhiên cơ hội để họ bấm “Bỏ qua” sẽ thấp hơn.

Khi người xem ít bỏ qua quảng cáo hơn, phạm vi tiếp cận và thậm chí là khả năng tương tác với quảng cáo (Engagement) cũng sẽ cao hơn, kết quả là nhà quảng cáo sẽ “tự tin” hơn với các khoản chi tiêu hay tăng ngân sách của mình.

Ở khía cạnh ngược lại, giao diện mới cũng có thể tạo ra nhiều bất lợi cho nhà quảng cáo và thương hiệu khi người dùng buộc phải xem các mẫu quảng cáo mà họ không thích, điều cuối cùng sẽ để lại những cảm xúc tiêu cực của người dùng với thương hiệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re MarketerHà Anh  | MarketingTrips   

Nam Nguyen | MarketingTrip

Trung Nguyên là thương hiệu cà phê được chọn mua nhiều nhất

Đây là công bố của Kantar trong tháng 6.2023, khẳng định mạnh mẽ vị thế hàng đầu của tập đoàn Trung Nguyên Legend trong hành trình đưa cà phê Việt Nam chinh phục toàn cầu.

Trung Nguyên là thương hiệu cà phê được chọn mua nhiều nhất
Trung Nguyên là thương hiệu cà phê được chọn mua nhiều nhất

10 năm liên tiếp được chọn mua nhiều nhất.

Kết quả này được tổng hợp từ “Chương trình nghiên cứu hành vi tiêu dùng tại nhà” do bộ phận Worldpanel của Kantar – Công ty đa quốc gia chuyên nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới, có mạng lưới làm việc uy tín tại hơn 100 quốc gia trên toàn cầu, đã thực hiện từ tháng 01/2013 đến tháng 12/2022 với hơn 130 ngành hàng tiêu dùng nhanh, trong có có ngành cà phê rang xay.

Theo đó, trong số 30.2% hộ gia đình tại các khu vực thành thị và nông thôn chọn mua cà phê, tỷ lệ chọn mua cà phê Trung Nguyên đạt cao nhất với 14.1%. Điều này tương đương có 46/100 hộ gia đình chọn mua các sản phẩm cà phê Trung Nguyên.

Tính đến năm 2022, thị phần của Trung Nguyên trong ngành cà phê rang xay tại khu vực thành thị là 35.1% và tại khu vực nông thôn là 11%.

Đây là kết quả được Kantar chính thức công bố tại sự kiện kỷ niệm 25 năm ra đời hệ thống không gian Trung Nguyên Legend vào tháng 6 vừa qua. Công bố này tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu Trung Nguyên Legend trên thị trường, cũng như trong tâm trí, trái tim của người tiêu dùng.

Thương hiệu hàng đầu về cà phê rang xay.

Thương hiệu Trung Nguyên với những sản phẩm cà phê rang xay truyền thống có chất lượng tuyệt hảo và đa dạng về hương vị như: Sáng tạo 1-8, I, S, Nâu, Chế phin,… rất được yêu thích dùng tại nhà, và sử dụng phổ biến tại hàng ngàn quán cà phê thuộc hệ thống quán gia đình Trung Nguyên Legend trong cả nước.

Đây cũng là sản phẩm được lựa chọn hàng đầu của đông đảo cá nhân, đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực F&B. Điều này đã góp phần quan trọng trong việc tạo nên những trải nghiệm cà phê đặc biệt, chất lượng cho người tiêu dùng trong nước, thúc đẩy lượng tiêu thụ cà phê nội địa.

Đặc biệt, sản phẩm cà phê Legend của Trung Nguyên đã trở thành món quà ngoại giao được chọn làm quà tặng các nguyên thủ quốc gia, đại diện cho văn hóa và tinh thần cà phê Việt Nam. Trong khi đó, Gourmet Blend và House Blend là những sản phẩm nổi danh của Trung Nguyên được đông đảo người tiêu dùng trong nước và quốc tế yêu chuộng chọn mua làm quà tặng.

Với hương vị đậm đà của cà phê Robusta Buôn Ma Thuột ngon bậc nhất thế giới, Gourmet Blend và House Blend được xem là nguyên liệu không thể thiếu cho công thức ly cà phê phin Việt Nam “đúng chuẩn” được yêu thích trên thế giới.

Với tinh thần sáng tạo mạnh mẽ, trên nền cà phê phin truyền thống Việt Nam, Trung Nguyên Legend liên tục nghiên cứu, tạo tác các dòng sản phẩm mới được cô lọc theo 3 văn minh cà phê thế giới Ottoman – Roman – Thiền, đóng góp vào phong cách thưởng lãm cà phê toàn cầu.

Các tuyệt phẩm cà phê rang xay uống liền Trung Nguyên Legend, cà phê hạt rang chuyên biệt Trung Nguyên Legend Success, cà phê phin giấy Trung Nguyên Legend Drip Coffee, Trung Nguyên Legend Americano vừa ra mắt đã nhanh chóng thu hút khách hàng trong nước cũng như quốc tế trải nghiệm.

Được ứng dụng công nghệ hiện đại chiết xuất và lưu giữ phẩm chất đặc biệt của hạt cà phê Robusta Buôn Ma Thuột ngon nhất thế giới, đóng gói trọn vẹn hương vị cà phê Việt Nam, hệ sản phẩm cà phê của Trung Nguyên Legend đã mang theo niềm tự hào thương hiệu Việt định danh tại các thị trường hàng đầu như: Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Canada, Nga, các quốc gia châu Âu…

Đồng thời, Trung Nguyên Legend tiên phong quảng bá, giới thiệu văn hóa cà phê Việt Nam và những giá trị khác biệt, đặc biệt của hạt cà phê Robusta Buôn Ma Thuột đến người tiêu dùng trong nước, quốc tế.

Hàng trăm ngàn các bài viết, video, thước phim về cà phê đã được Trung Nguyên Legend nghiên cứu, sản xuất và đăng tải rộng rãi trên báo chí và các nền tảng mạng xã hội.

Nổi bật, “Hiểu về cà phê”, “Cà Phê Triết Đạo” là những cuốn sách đặc biệt do Trung Nguyên Legend phát hành, cung cấp kiến thức hữu ích, dữ liệu quan trọng để hiểu đúng về cà phê Việt Nam và thế giới, cùng vai trò của cà phê trong lịch sử phát triển nhân loại.

Trung Nguyên Legend cũng đã hợp tác cùng hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines đưa các sản phẩm cà phê năng lượng tuyệt hảo phục vụ trên tất cả các đường bay nội địa và quốc tế đến Châu Âu, Úc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,… góp phần lan tỏa mạnh mẽ hương vị cà phê Việt Nam ra thế giới trong 10 năm qua.

Mới đây, Trung Nguyên Legend đồng hành cùng Vietnam Airlines đẩy mạnh quảng bá ngành cà phê Việt Nam với 2 dự án phim ngắn “Câu chuyện cà phê Việt Nam” và “Buôn Ma Thuột – Nơi khởi phát cà phê triết đạo” và đã công chiếu trên các chuyến bay của hãng.

Sự phát triển sôi động của ngành cà phê Việt Nam trong một thập kỷ qua ghi nhận sự nỗ lực của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cà phê trong nước, trong đó phải kể đến Trung Nguyên Legend.

Với khát vọng nâng tầm giá trị cà phê Việt Nam, từ những ngày đầu, Tập đoàn Trung Nguyên Legend đã kế thừa và phát huy những giá trị di sản của ly cà phê truyền thống Việt Nam, sáng tạo nên những sản phẩm cà phê chất lượng tuyệt hảo mang thương hiệu Trung Nguyên, G7, Trung Nguyên Legend dành cho những người yêu cà phê trong nước, cũng như xuất khẩu đến hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, khẳng định vị thế cường quốc cà phê Robusta hàng đầu thế giới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Kim Ngân | Markettimes

TikTok Shop có thể là sàn thương mại điện tử lớn thứ 4 Đông Nam Á về thị phần trong năm 2023

Báo cáo của Momentum Works dự đoán thị phần của TikTok Shop trong năm 2023 ở thị trường Đông Nam Á sẽ ngang ngửa Tokopedia và chỉ kém đôi chút so với Lazada.

TikTok Shop có thể là sàn thương mại điện tử lớn thứ 4 Đông Nam Á về thị phần trong năm 2023
TikTok Shop có thể là sàn thương mại điện tử lớn thứ 4 Đông Nam Á về thị phần trong năm 2023

TikTok Shop, tính năng mua sắm trực tuyến trong ứng dụng xem video ngắn TikTok, được dự đoán sẽ chiếm 13,2% thị phần thị trường thương mại điện tử ở Đông Nam Á trong năm nay, theo một nghiên cứu từ công ty theo dõi dữ liệu thị trường Momentum Works.

TikTok Shop đặt mục tiêu tổng giá trị giao dịch hàng hóa (GMV) đạt 15 tỷ USD trong năm 2023. Đây là con số tăng đáng kể so với những gì TikTok Shop đạt được trong năm 2022 (4,4 tỷ USD), theo báo cáo của Momentum Works.

Theo Tech in Asia, nếu TikTok Shop đạt được mục tiêu đề ra, thị phần (market share) của sàn thương mại điện tử này trong khu vực sẽ xấp xỉ với với Tokopedia, ước tính là 13,9% và kém đôi chút so với Lazada, ước tính đạt 17,7% trong năm nay.

Những sản phẩm bán chạy nhất trên TikTok Shop là các sản phẩm thuộc danh mục chăm sóc sắc đẹp và đồ dùng cá nhân, chiếm khoảng 70% tổng GMV (Gross Merchandise Value).

Theo báo cáo, các thương hiệu làm đẹp sẽ tiếp tục là những sản phẩm chủ đạo được bán trên TikTok Shop trong năm nay.

Weihan Chen, trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường tại Momentum Works, tin rằng TikTok Shop có thể là một đối thủ nặng ký đối với các sàn thương mại điện tử (eCommerce) khác trong khu vực Đông Nam Á.

Shopee, sàn thương mại điện tử mà Momentum Works ước tính sẽ chiếm 46,5% thị phần thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á năm 2023, đã bày tỏ sẽ tập trung nhiều hơn vào tính năng livestream. Điều này sẽ khiến Shopee phải cạnh tranh gay gắt hơn với TikTok bởi livestream từ lâu đã là tính năng chủ đạo trên TikTok Shop.

Trong buổi họp công bố báo cáo tài chính quý II, CEO Forrest Li của Sea (công ty mẹ Shopee) đã xác nhận điều này. “Chúng tôi đã bắt đầu và sẽ tiếp tục tăng cường đầu tư vào phát triển mảng kinh doanh thương mại điện tử.

Những khoản đầu tư như vậy sẽ có tác động tới lợi nhuận của doanh nghiệp và có thể khiến Shopee nói riêng cũng như Sea nói chung, thua lỗ ở một số thời điểm nhất định”, Chủ tịch Forrest Li chia sẻ.

Nhận xét của ông Forrest Li được đưa ra khi Shopee phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ cả những đối thủ cũ như Lazada, Tokopedia,… lẫn các đối thủ mới tiềm năng như TikTok Shop của ByteDance.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

Cuộc chiến giữa các công cụ tìm kiếm trong kỷ nguyên AI

Trước khi các chatbot AI như ChatGPT, Google Bard hay Bing AI xuất hiện, Google Search là đế chế thống trị không gian tìm kiếm thông tin với hơn 90% thị phần tìm kiếm, liệu bức tranh này thể xoay chuyển trong kỷ nguyên của AI (trí tuệ nhân tạo) này?

Cuộc chiến giữa các công cụ tìm kiếm trong kỷ nguyên AI
Cuộc chiến giữa các công cụ tìm kiếm trong kỷ nguyên AI

Trong hơn 25 năm, các công cụ tìm kiếm như Googe hay thậm chí là Bing và Yahoo đã là cánh cửa của thế giới internet.

Mặc dù là công cụ “sinh sau đẻ muộn”, Google (ra mắt 1998) nhanh chóng vươn lên trở thành công cụ thống trị không gian tìm kiếm, bỏ xa các đành anh như Yahoo (ra mắt 1995) hay AltaVista (ra mắt 1995).

Tính đến thời điểm hiện tại, Google Search hay công cụ tìm kiếm Google vẫn là mảng kinh doanh trọng tâm của công ty mẹ Alphabet, đưa công ty này trở thành một trong những công ty có giá trị nhất thế giới, với doanh thu năm 2022 là 283 tỷ USD và vốn hóa thị trường là 1.3 nghìn tỷ USD.

Google từ lâu không chỉ là một cái tên quen thuộc hay đơn giản là một tên gọi thương hiệu (brand name), nó còn là một động từ được sử dụng phổ biến cả trong các cuốn từ điển.

Tuy nhiên, trong thế giới internet và kinh doanh nói chung, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ, không có thứ gì có thể tồn tại vĩnh viễn.

Nếu bạn nhìn vào sự “nhạt nhoà” của Nokia, Yahoo, IBM hay cả sự thống trị của Tesla trong mảng xe điện, hoạt động kinh doanh vốn không phải được xuất phát từ mảng kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp (ngành công nghiệp ô tô), sự hoán ngôi không phải là chuyện mới ngay cả khi các doanh nghiệp bị hoán ngôi từng là đế chế trong chính mảng kinh doanh cốt lõi của họ.

Giờ đây, với sự phát triển bùng nổ của AI (trí tuệ nhân tạo), khi các chatbot AI như ChatGPT hay Google Bard không chỉ có khả năng cung cấp thông tin (như cách Google vốn vẫn hoạt động) mà còn có thể đàm thoại trực tiếp để đi sâu hơn vào các vấn đề cụ thể, người ta đang mong đợi một cuộc cách mạng tìm kiếm khác, nơi các công cụ tìm kiếm như Google không còn thống trị không gian tìm kiếm.

Từ sự nổi lên của ChatGPT.

Mặc dù AI không phả là thuật ngữ mới, tuy nhiên có thể nói công nghệ này chỉ bắt đầu trở nên phổ biến đến cả những người vốn không có hiểu biết hay quan tâm về công nghệ kể từ khi các chatbot AI như ChatGPT ra đời và phát triển bùng nổ.

Kể từ khi ra mắt vào tháng 12, chatbot AI ChatGPT của OpenAI đã trở thành một hiện tượng mang tính toàn cầu. Chỉ 5 ngày sau khi phát hành, chatbot này có 1 triệu người đăng ký dùng thử và đến tháng 1, tức chỉ sau 2 tháng kể từ ngày ra mắt, ChatGPT đã có 100 triệu người dùng hoạt động hàng tháng (MAU), khiến nó trở thành “một trong những sản phẩm phần mềm có tốc độ phát triển nhanh nhất trong lịch sử internet.”

Để hình dung rõ hơn, bạn biết rằng, cũng để có được lượng người dùng này, mạng xã hội TikTok phải mất hơn 9 tháng, WeChat phải mất hơn 2 năm và Instagram đã phải mất hơn 2 năm xây dựng.

Đến cách các chatbot AI như ChatGPT đã châm ngòi cho một cuộc chiến giữa các công cụ tìm kiếm.

Như đã đề cập ở trên, khi AI là động lực để các nền tảng hay nhà đầu tư kỳ vọng về một tương lai mới của không gian tìm kiếm, nơi Google không còn thể hiện sự thống trị hay thậm chí là bị soán ngôi như cách chính nó từng soán ngôi “đàn anh” Yahoo, ngày càng có nhiều hơn các doanh nghiệp nỗ lực không ngừng để gia nhập cuộc đua.

OpenAI, công ty sở hữu ChatGPT, cách đây không lâu đã ký một thỏa thuận trị giá 10 tỷ USD với Microsoft. Công ty này cũng sẽ hợp tác với BuzzFeed, một trong những tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực truyền thông và giải trí tại Mỹ, BuzzFeed sẽ sử dụng các công nghệ của ChatGPT để tối ưu hoá các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong bối cảnh ChatGPT đang ngày càng thể hiện được sức mạnh của nó, hàng loạt các công ty công nghệ khác hay thậm chí là các sàn thương mại điện tử như Amazon cũng đã bắt đầu công bố các chatbot AI riêng cho nền tảng của họ.

Kể từ những ngày đầu, gã khổng lồ Google còn đưa ra tuyên bố “công ty nhận được cờ đỏ” trước sự phổ biến của ChatGPT, công ty này sau đó liên tục công bố các giải pháp mới nhằm thu hẹp khoảng cách với đối thủ, mà nói đúng hơn là, Google không muốn để bất cứ ai (người dùng) hay doanh nghiệp nào có ý tưởng rằng công cụ tìm kiếm của của họ có thể bị soán thôi, dù đó là ChatGPT hay bất cứ chatbot AI nào khác.

Chỉ sau một khoảng thời gian ngắn, Bard chính là “tác phẩm” của Google nhằm phản ứng lại với ChatGPT của OpenAI và cả Microsoft (vốn là đối thủ truyền kiếp với Google thông qua Bing). Cũng tương tự như ChatGPT, Bard là chatbot có thể đàm thoại với người dùng thông qua những câu lệnh (Prompt).

Bard cũng hỗ trợ người dùng khám phá hay tìm thấy các chủ đề nội dung khác bằng cách tóm tắt những gì nó thu thập được trên môi trường internet đồng thời cung cấp các liên kết để người dùng có thể tham khảo chi tiết hơn.

Không chỉ có Google hay ChatGPT của OpenAI, Microsoft cũng thông báo tích hợp tính năng AI tổng quát (Generative AI) vào công cụ tìm kiếm Bing, bao gồm cả các công nghệ từ ChatGPT (vốn đã là đối tác được đầu tư từ Microsoft). Có thể nói, chưa bao giờ Microsoft có được một cơ hội như hiện tại để thay đổi tình thế cho Bing, mặc dù hiện là công cụ tìm kiếm phổ biến thứ 2 nhưng chỉ có vỏn vẹn 3% thị phần (market share).

Trong kỷ nguyên mới này, nhờ vào sự bùng nổ của AI, một “Cuộc chiến giữa các công cụ và nền tảng tìm kiếm trên internet đã thực sự bắt đầu.”

Trong khi mọi thứ vẫn đang còn ở phía trước, hơn ai hết, Google sẽ là nền tảng bị thách thức nhiều nhất khi tìm kiếm và doanh thu có được từ quảng cáo đang là mảng kinh doanh cốt lõi.

Về phía Google, theo nhận định của MarketingTrips, có “nhiều thứ bí mật” về mô hình kinh doanh mà có lẽ Google sẽ không bao giờ tiết lộ, từ các thuật toán xếp hạng tìm kiếm, đến cách Google cung cấp thông tin cho người dùng.

Nhưng có một sự thật mà bạn có thể hiểu được đó là “Nếu Google cung cấp cho bạn (người dùng) một câu trả lời hoàn hảo cho mỗi từ khoá tìm kiếm tương ứng, liệu Google có thể mang về một khoản doanh thu khổng lồ từ quảng cáo hay không hay liệu người dùng có nhấp vào quảng cáo nhiều đến vậy hay không?”

Những điểm yếu của Google (và chính Google cũng đang thấy mình ở thế bất lợi).

Với những gì đang diễn ra, Google rõ ràng là chưa thể hiện được lợi thế của họ trong cuộc đua AI, ngay cả khi với màn ra mắt chatbot Bard, Google cũng đã làm người dùng thất vọng khi những câu trả lời của chatbot liên tục được cho là không chính xác.

Mặc dù, theo tuyên bố của CEO Sundar Pichai, Google là nền tảng tiên phong nghiên cứu về AI kể từ năm 2016 (âm thầm phát triển), tuy nhiên điều này dường như không tạo ra bất cứ lợi thế gia tăng nào cho Google.

Vào năm 2018, Google đã ra mắt Duplex, “một dịch vụ AI có cách phát âm giống như con người” được lập trình để bắt chước lời nói của con người trong khi thực hiện cuộc gọi tự động.”

Trong khi có không ít người tỏ ra “bất ngờ” với những gì mà công cụ có thể làm được, vấn đề đạo đức của một dịch vụ cố tình lừa dối con người là một vấn đề lớn.

Vào thời điểm đó, không ít các giáo sư của các trường đại học danh tiếng cũng đã bày tỏ sự thất vọng của các công nghệ tương tự, thậm chí cả Thung lũng Silicon (Silicon Valley) còn bị chỉ trích khi cố gắng tạo ra những công nghệ phi đạo đức.

Có thể nói, sản phẩm AI Duplex là một thất bại của Google.

Không chỉ dừng lại ở đó, LaMDA, một mô hình ngôn ngữ của Google cũng từng gây ra nhiều tranh cãi sau khi một kỹ sư của công ty này tuyên bố rằng chương trình AI của họ có tri giác. Tuyên bố này sau đó đã bị những người trong cộng đồng AI phản đối mạnh mẽ vì cho rằng Google quá cường điệu các sản phẩm của họ.

Cũng cách đây không lâu, khi Geoffrey Hinton, người được cho là “cha đỡ đầu” của ngành AI rời Google với nhiều lời cảnh báo, hay hàng loạt các lãnh đạo AI có đạo đức khác của Google là Timnit Gebru và Margaret Mitchell, cũng đã bị sa thải sau khi xuất bản một bài báo chỉ trích những thành kiến trong công nghệ AI được sử dụng trong công cụ tìm kiếm Google, Google vẫn chưa thể chứng minh được lợi thế và cả yếu tố đạo đức của mình.

Rõ ràng là Google [đã từng] đi trên con đường mà nó có thể có khả năng để thống trị cách người dùng tìm kiếm thông tin thông qua các cuộc đàm thoại như cách mà người dùng hiện đang có với ChatGPT, tuy nhiên, hàng loạt các quyết định “thiếu sáng suốt” (hoặc quá tham lam) cuối cùng đã không thể đưa Google có được vị thế tốt nhất trong cuộc chiến mới.

Vấn đề đạo đức hay rào cản của các công cụ tìm kiếm tích hợp AI (ví dụ như ChatGPT) là gì?

Mặc dù sự phổ biến của các chatbot AI như ChatGPT là không thể chối cãi, các câu hỏi xoay quanh vấn đề đạo đức vẫn còn tồn tại ở đó.

Beena Ammanath, một lãnh đạo cấp cao về AI tại Deloitte cũng từng cho biết: “Chúng ta đang sống lại trong thời đại của truyền thông mạng xã hội (Social Media). Nếu không thực hiện các biện pháp phòng ngừa một cách nghiêm túc, các chatbot AI sẽ gây ra những ‘hậu quả không lường trước được’.”

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các nền tảng hay chính AI chưa thể giải quyết được các vấn đề về sự thiên vị và công nghệ này cũng có xu hướng biến thông tin sai lệch thành sự thật với tốc độ đáng kinh ngạc.

Một trong những thách thức lớn nhất của công nghệ AI hay các mô hình ngôn ngữ lớn khác ví dụ như PaLM 2 của Google là chúng là pha trộn giữa thực tế và hư cấu, và khó có ai có thể biết được sự thật chính xác là gì.

Trong khi các chatbot AI có thể đưa ra ngay câu trả lời cho bất cứ câu hỏi nào, thông tin dường như rất nhiều và nghe có vẻ thuyết phục, mức độ giá trị (thông tin mới) hay sự chính xác của nó lại là một câu chuyện khác.

Chính Google Bard của Google đã trả lời sai một câu hỏi mà ai ai cũng có thể biết, Google sau đó đã phải mất hơn 100 tỷ USD giá trị vốn hoá thị trường, nhiều chuyên gia còn cho rằng, Google “đã quá vội vàng trong quyết định của mình khi ra mắt Bard”.

Mặc dù các tranh cãi vẫn sẽ tiếp tục xuất hiện, các nền tảng vẫn sẽ tiếp tục cuộc đua để giành lấy lợi thế của mình, một sự thật dường như đã được tiết lộ đó là các công nghệ AI hay những thứ liên quan khác có khả năng định hình lại thế giới mà chúng ta vốn đã và đang biết. Trong thế giới mới, việc soán ngôi lẫn nhau là chuyện không thể tránh khỏi.

Dù với tư cách là doanh nghiệp tạo ra các công nghệ hay nền tảng, hay với tư cách là người dùng sử dụng nền tảng, mọi tương tác trên thế giới internet có thể sẽ rất khác.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Nghiên cứu: Môi trường làm việc tích cực là chìa khoá để thúc đẩy hiệu suất

Trong khi có không ít nhà lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng một môi trường làm việc hà khắc, áp lực mới có thể giúp nhân viên chủ động làm việc, các nghiên cứu mới đây đang chứng minh điều ngược lại.

Nghiên cứu: Môi trường làm việc tích cực là chìa khoá để thúc đẩy hiệu suất
Nghiên cứu: Môi trường làm việc tích cực là chìa khoá để thúc đẩy hiệu suất

Các dữ liệu từ nghiên cứu cho thấy một môi trường làm việc tích cực sẽ mang lại những lợi ích đáng kể cho cả người sử dụng lao động (doanh nghiệp), nhân viên và lợi nhuận.

Mặc dù, từng có các nhận định cho rằng sự căng thẳng và áp lực sẽ thúc đẩy nhân viên làm việc nhiều hơn, tốt hơn và nhanh hơn, nhưng điều mà các tổ chức này không nhận ra đó là những rủi ro tiềm ẩn đằng sau cách tiếp cận đó là rất lớn.

Đầu tiên, nghiên cứu cho thấy chi phí chăm sóc sức khỏe tại các doanh nghiệp có áp lực cao cao hơn gần 50% so với các tổ chức khác.

Hiệp hội Tâm lý Mỹ (APA) ước tính rằng hơn 500 tỷ USD bị bòn rút khỏi nền kinh tế Mỹ vì căng thẳng tại nơi làm việc và 550 triệu ngày làm việc bị mất đi mỗi năm do căng thẳng (stress) trong công việc.

Từ 60% đến 80% các vụ tai nạn tại nơi làm việc là do căng thẳng và hơn 80% số lần nhân viên đi khám bác sĩ là do căng thẳng. Căng thẳng tại nơi làm việc có liên quan trực tiếp đến các vấn đề sức khỏe, từ hội chứng chuyển hóa đến bệnh tim mạch và tử vong.

Trong một nghiên cứu quy mô lớn với hơn 3.000 nhân viên do Anna Nyberg tại Viện Karolinska thực hiện, kết quả cho thấy có một mối liên hệ chặt chẽ giữa hành vi lãnh đạo và bệnh tim của nhân viên. Những nhà lãnh đạo hay vị Sếp tạo ra sự căng thẳng thực sự có hại cho tim mạch của nhân viên và những người liên quan.

Thứ hai là “cái giá phải trả của sự thiếu gắn bó”. Mặc dù một môi trường làm việc hà khắc và văn hóa sợ hãi có thể đảm bảo tạo ra sự gắn kết (và đôi khi thậm chí là sự phấn khích) trong một khoảng thời gian, nhưng nghiên cứu cho thấy rằng sự là nguồn gốc của sự buông thả hay thiếu gắn bó giữa nhân viên với doanh nghiệp trong dài hạn.

Sự gắn bó với công việc vốn là văn hoá gắn liền với cảm giác có giá trị, an toàn, được hỗ trợ và tôn trọng – nhân viên càng muốn gắn bó thì doanh nghiệp càng được hưởng lợi, sự thiếu gắn đó theo đó là một vấn đề lớn của doanh nghiệp.

Trong các nghiên cứu của Trường Kinh doanh Queens và của Tổ chức tư vấn nhân sự Gallup, những người lao động thiếu gắn bó có tỷ lệ vắng mặt cao hơn 37%, tai nạn nhiều hơn 49%, sai sót và khiếm khuyết nhiều hơn 60%.

Trong các tổ chức có điểm số gắn bó (gắn kết) của nhân viên thấp, các doanh nghiệp này có năng suất thấp hơn 18%, lợi nhuận thấp hơn 16%, tăng trưởng việc làm thấp hơn 37% và giá cổ phiếu thấp hơn 65% theo thời gian. Điều quan trọng là, các doanh nghiệp có tỷ lệ nhân viên gắn bó cao có tỷ lệ nộp đơn xin việc nhiều hơn 100%.

Thiếu lòng trung thành là một cái giá phải trả khác của các tổ chức có môi trường làm việc căng thẳng. Nghiên cứu cho thấy căng thẳng tại nơi làm việc là nguyên nhân dẫn đến tăng gần 50% cái gọi là “Tự nguyện luân chuyển” (voluntary turnover), hiện tượng xảy ra khi nhân viên chủ động tìm kiếm các cơ hội mới hoặc rời đi khi họ không hài lòng với vai trò hiện tại vì nhiều lý do khác nhau.

Khi điều này xảy ra, mọi người (người lao động) tham gia vào thị trường việc làm mà không cần được thăng chức (và từ chối việc tự xin nghỉ việc). Chi phí luân chuyển ảnh hưởng đến việc tuyển dụng, đào tạo, giảm năng suất, mất kiến thức chuyên môn…và hơn thế nữa. Nghiên cứu ước tính rằng việc thay thế một nhân viên mới sẽ tiêu tốn khoảng 20% tiền lương của chính nhân viên đó.

Vì những lý do này, ngày càng có nhiều doanh nghiệp tìm cách đưa ra nhiều phúc lợi hơn cho nhân viên, từ văn hoá làm việc tại nhà đến nhiều quyền lợi tại văn phòng (ví dụ phòng Gym hay Cafe miễn phí).

Tuy nhiên, có một thứ quan trọng khác mà các doanh nghiệp này chưa thực sự hiểu hoặc chưa tính tới. Một nghiên cứu của Gallup cho thấy, ngay cả khi nơi làm việc mang lại những lợi ích như trên (làm việc linh hoạt, cafe và phòng tập miễn phí…), sự gắn bó thực sự hay sự hạnh phúc của nhân viên lại nằm ngoài những thứ này.

Hạnh phúc thực sự của nhân viên đến từ một thứ và chỉ một thứ duy nhất – một nền văn hóa hay môi trường làm việc tích cực.

Nghiên cứu cho thấy, một môi trường hay văn hoá làm việc tích cực sẽ thể hiện các đặc điểm chính sau:

  • Quan tâm, giúp đỡ, có trách nhiệm với đồng nghiệp như bạn bè của mình.
  • Tích cực hỗ trợ lẫn nhau, bao gồm cả việc thể hiện lòng tốt và lòng trắc ẩn khi những người khác đang gặp khó khăn.
  • Tránh đổ lỗi và tha thứ cho các lỗi lầm.
  • Truyền cảm hứng cho nhau trong công việc.
  • Nhấn mạnh tầm quan trọng về ý nghĩa của công việc.
  • Đối xử với nhau bằng sự tôn trọng, biết ơn, tin tưởng và chính trực.

Với tư cách là một nhà lãnh đạo, dưới đây là những gì bạn có thể làm để thúc đẩy văn hoá làm việc tích cực:

1. Thúc đẩy các mối quan hệ xã hội.

Các nghiên cứu thực nghiệm xác nhận rằng các kết nối xã hội tích cực tại nơi làm việc có thể tạo ra những kết quả rất đáng mong đợi.

Ví dụ, mọi người ít bị ốm hơn, phục hồi nhanh hơn, ít bị trầm cảm hơn, học nhanh hơn và nhớ lâu hơn, chịu đựng sự khó chịu tốt hơn, tinh thần minh mẫn hơn và thực hiện công việc tốt hơn.

Ngược lại, một nơi làm việc độc hại và đầy căng thẳng ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ xã hội và do đó ảnh hưởng đến hiệu suất chung của doanh nghiệp.

2. Thể hiện sự đồng cảm.

Là một nhà lãnh đạo, bạn phải là người có tác động lớn nhất đến cảm nhận của nhân viên.

Một nghiên cứu hình về não bộ đã phát hiện ra rằng, khi nhân viên nhớ lại hình ảnh của một vị Sếp không tử tế hoặc không đồng cảm, não bộ của họ cho thấy sự kích hoạt gia tăng ở các vùng não liên quan đến sự trốn tránh và cảm xúc tiêu cực. Khi họ nhớ về một vị Sếp với đầy sự đồng cảm, các kết quả có được là hoàn toàn trái ngược, họ thể hiện sự gắn bó và cảm xúc tích cực.

Một nghiên cứu khác của Đại học Michigan gợi ý rằng các nhà lãnh đạo thể hiện lòng trắc ẩn đối với nhân viên sẽ thúc đẩy khả năng phục hồi của cá nhân và tập thể trong những thời điểm thử thách nhất, khi doanh nghiệp khó khăn nhất.

3. Cố gắng hết sức để giúp đỡ.

Bạn thử hình dung xem bạn sẽ có những cảm xúc gì hay sự gắn bó ra sao nếu bạn làm việc trong một môi trường hay doanh nghiệp mà ở đó những người quản lý không ngừng hỗ trợ bạn?

Các nghiên cứu từ Đại học New York cho thấy rằng khi các nhà lãnh đạo không chỉ thể hiện sự công bằng mà còn biết hy sinh hay giúp đỡ, nhân viên của họ sẽ thực sự cảm động và được truyền cảm hứng để trở nên trung thành và cam kết hơn.

Nghiên cứu khác của Trường Quản lý Rotterdam chỉ ra rằng nhân viên của những nhà lãnh đạo có tinh thần biết hy sinh sẽ hợp tác nhiều hơn vì họ tin tưởng vào nhà lãnh đạo của mình hơn, họ cũng làm việc hiệu quả và sáng tạo hơn.

4. Khuyến khích mọi người trò chuyện nhiều hơn – đặc biệt là về những vấn đề riêng của họ.

Không có gì ngạc nhiên hay khó hiểu khi tin rằng một người lãnh đạo luôn quan tâm đến lợi ích tốt nhất của nhân viên sẽ giúp cải thiện hiệu suất của chính nhân viên đó.

Các nghiên cứu của Harvard đã chứng minh rằng một nền văn hóa làm việc an toàn, tức là trong đó các nhà lãnh đạo thể hiện sự hòa nhập, khiêm tốn và khuyến khích nhân viên của họ lên tiếng hoặc yêu cầu giúp đỡ, hiệu suất có được là vô cùng tích cực.

Thay vì tạo ra một nền văn hóa luôn sợ hãi những hậu quả tiêu cực, cảm giác an toàn tại nơi làm việc giúp khuyến khích tinh thần thử nghiệm và sáng tạo của nhân viên, thứ cuối cùng sẽ rất quan trọng đối với sự đổi mới và phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Trong khi một môi trường làm việc hà khắc có liên quan một cách tiêu cực đến sức khỏe của nhân viên, thì ngược lại với môi trường làm việc tích cực, nơi nhân viên có xu hướng có nhịp tim và huyết áp thấp hơn cũng như hệ thống miễn dịch mạnh hơn sẽ mang lại hiệu suất cao hơn.

Một môi trường làm việc tích cực cũng dẫn đến một nền văn hóa tích cực, một lần nữa, chúng là động lực thúc đẩy sự cam kết, gắn bó và hiệu suất. Những nhân viên hạnh phúc hơn không chỉ tạo ra một nơi làm việc thân thiện hơn mà còn cải thiện dịch vụ khách hàng một cách tích cực hơn.

Kết quả là, một nền văn hóa vui vẻ và giàu năng lượng tích cực tại nơi làm việc không chỉ cải thiện sức khỏe và năng suất của nhân viên mà còn cải thiện kết quả sức khỏe và sự hài lòng của khách hàng.

Tóm lại, một nơi làm việc tích cực sẽ giúp doanh nghiệp thành công hơn theo thời gian vì nó làm tăng cảm xúc tích cực và hạnh phúc.

Khi các tổ chức phát triển nền văn hóa tích cực, có đạo đức, họ sẽ đạt được những mức độ hiệu quả cao hơn đáng kể — bao gồm hiệu quả về tài chính, sự hài lòng của khách hàng, năng suất và cả sự gắn kết của nhân viên.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Việt Nam sẽ sớm có ChatGPT phiên bản Việt

Ngày 21/8/2023, Công ty CP VinBigdata công bố xây dựng thành công mô hình ngôn ngữ lớn tiếng Việt, đặt nền móng cho việc xây dựng các giải pháp tích hợp AI tổng quát.

Việt Nam sẽ có ChatGPT phiên bản Việt
Việt Nam sẽ có ChatGPT phiên bản Việt

Với thành công này, VinBigdata trở thành đơn vị đầu tiên tại Việt Nam làm chủ công nghệ AI tổng quát, đánh dấu bước phát triển đầu tiên của một “ChatGPT phiên bản Việt”.

AI tổng quát (Generative AI) là một dạng trí tuệ nhân tạo có khả năng tạo ra nội dung và ý tưởng mới ở nhiều hình thái khác nhau (văn bản, hình ảnh, âm thanh…). Những sản phẩm ứng dụng AI tổng quát có thể trả ra kết quả tương đương như khi được tạo ra bởi con người.

Ngoài khả năng sáng tạo nội dung, AI tổng quát cũng được sử dụng để cải thiện chất lượng hình ảnh kỹ thuật số, xây dựng các nguyên mẫu cho quá trình sản xuất và nhiều khả năng khác.

Các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) tương tự như PaLM 2 của Google, là mô hình được đào tạo bằng cách sử dụng các kỹ thuật học sâu dựa trên các thuật toán thông qua tập dữ liệu văn bản hoặc hình ảnh khổng lồ. Mô hình này có khả năng hiểu tri thức, tự tạo văn bản và thực hiện các tác vụ xử lý ngôn ngữ tự nhiên khác nhau.

Đây được xem như chìa khóa để phát triển công nghệ AI tổng quát – công nghệ đứng sau sự thành công của các giải pháp đột phá như ChatGPT.

Việc làm chủ hoàn toàn về mặt công nghệ, tự phát triển từ những bước đầu tiên, xây dựng thành công mô hình ngôn ngữ lớn tiếng Việt, được xem như một bước tiến quan trọng giúp VinBigdata đưa công nghệ AI tổng quát vào hệ sinh thái các sản phẩm, dịch vụ đã và đang cung cấp ra thị trường.

Theo đó, đơn vị này sẽ tích hợp công nghệ để đưa nền tảng trí tuệ nhân tạo đa nhận thức toàn diện VinBase thành nền tảng AI tổng quát đầu tiên tại Việt Nam, đồng thời cung cấp các giải pháp phát triển trên nền công nghệ AI tổng quát như Generative AI chatbot, callbot, Trợ lý ảo ViVi thế hệ mới…

Công nghệ này giúp tăng tính tự nhiên trong giao tiếp của máy, đồng thời hỗ trợ người dùng tìm kiếm, tổng hợp thông tin một cách nhanh chóng và đơn giản hơn nhiều so với trước đây.

Nằm trong lộ trình xây dựng hệ sinh thái các sản phẩm ứng dụng AI tổng quát quy mô lớn, dự kiến trong tháng 12/2023, đơn vị này sẽ công bố ra cộng đồng nền tảng AI tổng quát đa nhận thức VinBase 2.0 với các giải pháp phục vụ doanh nghiệp, cơ quan chính phủ và ứng dụng ViGPT- “ChatGPT phiên bản Việt”.

Ứng dụng sẽ được mở cho cộng đồng truy cập, thử nghiệm. Người dùng có thể hỏi đáp các thông tin đặc thù của Việt Nam (quy định, văn bản pháp luật), hoặc các thông tin mang tính bản địa (lịch sử, văn học, danh lam thắng cảnh, đặc sản địa phương…).

Theo GS.Vũ Hà Văn, Giám đốc Khoa học Công ty VinBigdata, trên thế giới có một số tập đoàn lớn đã nghiên cứu thành công và công bố các sản phẩm dựa trên mô hình ngôn ngữ lớn như OpenAI với ChatGPT hay Google với Bard.

Tại Việt Nam, việc xây dựng thành công mô hình ngôn ngữ lớn tiếng Việt tập trung giải quyết ba vấn đề cốt lõi: cải thiện tính chính xác, giảm chi phí hạ tầng tính toán một cách tối đa và đảm bảo tính bảo mật.

Thay vì cần tới khoảng 175 tỷ tham số như ChatGPT, VinBigdata có thể tạo ra mô hình ngôn ngữ lớn với vài tỷ tham số nhưng vẫn có khả năng sinh ra các văn bản có tính xác thực cao, tập trung vào dữ liệu và tri thức của người Việt.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnEconomy

Project S của TikTok trở thành mối lo mới của Indonesia

Tranh cãi xung quanh tính năng Project S của TikTok có thể dẫn đến những thay đổi trong quy định bảo vệ lợi ích các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) ở Indonesia…

Project S của TikTok trở thành mối lo mới của Indonesia
Project S của TikTok trở thành mối lo mới của Indonesia

Theo KrAsia, làn sóng dư luận ở Indonesia đang xôn xao với các cuộc thảo luận xung quanh sáng kiến mới của TikTok có tên là Project S.

Project S là tính năng thương mại xã hội, mở ra đường dẫn tới một phần mới trên ứng dụng TikTok, có tiêu đề là Trendy Beat. Theo Financial Times, với Project S, các mặt hàng sản phẩm xuất hiện trên video TikTok có thể được chọn theo thuật toán và giao bán tới người dùng.

Công ty mẹ của TikTok, ByteDance, đang làm việc với một mạng lưới nhà sản xuất có trụ sở tại Trung Quốc để thực hiện đơn đặt hàng. Tính năng này hiện được phát triển và thử nghiệm tại thị trường Vương Quốc Anh.

Ông Teten Masduki, Bộ trưởng Hợp tác xã và Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Indonesia, nhấn mạnh rằng Project S, nếu được giới thiệu ở đất nước vạn đảo, có thể khiến các MSME địa phương chịu áp lực lớn trong một thị trường đã bão hòa.

Các tính năng thương mại xã hội như Project S có thể nâng cao lợi thế công nghệ của những gã khổng lồ truyền thông như TikTok, cho phép công ty vượt qua nhiều đối thủ tại địa phương một cách dễ dàng hơn.

Theo Bộ trưởng Masduki, sáng kiến mới của TikTok bị nghi ngờ thu thập dữ liệu về sản phẩm phổ biến ở Indonesia, sau đó sản xuất sản phẩm tương tự ở Trung Quốc và bán với giá rẻ hơn.

Để bảo vệ lợi ích của các MSME địa phương, ông Masduki đã kêu gọi Bộ Thương mại Indonesia sửa đổi Quy định số 50 năm 2020 (Reg 50/2020), từ quy định về thương mại điện tử tiến tới áp dụng cho cả thương mại xã hội.

QUY ĐỊNH NGHIÊM NGẶT VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI INDONESIA TRƯỚC PROJECT S CỦA TIKTOK.

Vào tháng 5/2020, Bộ Thương mại đã ban hành Reg 50/2020 để làm rõ và điều chỉnh các quy định trong lĩnh vực thương mại điện tử tại thị trường Indonesia. Theo Reg 50/2020, người bán, tổ chức thương mại điện tử và công ty trung gian (bên thứ ba) cho phép mua hoặc bán hàng hóa trên nền tảng đều phải tuân theo luật thuế và quy định cấp phép kinh doanh.

Ngoài ra, các nền tảng thương mại điện tử nước ngoài đã hoàn thành ít nhất 1.000 giao dịch hoặc giao hơn 1.000 đơn hàng cho người tiêu dùng Indonesia mỗi năm cũng có nghĩa vụ thành lập văn phòng đại diện tại Indonesia.

Bà Hermawati Setyorinni, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp MSMEs Indonesia (AKUMANDIRI), cho biết sản phẩm được bán qua các thị trường xuyên biên giới, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại xã hội, có thể được miễn thuế do giá thấp hơn và khối lượng nhỏ hơn. Tình trạng này “khuếch đại” nỗi lo ngại của hầu hết MSME địa phương về tác động mà các sáng kiến thương mại xã hội như Project S có thể gây ra cho doanh nghiệp.

TẠO RA MỘT SÂN CHƠI CÔNG BẰNG HƠN.

Theo Reuters, ông Zulkifli Hasan, Bộ trưởng Thương mại Indonesia, tuyên bố nước này sẽ hạn chế bán trực tuyến hàng hóa nhập khẩu có giá dưới 100 USD. Ngoài ra, hàng hóa nhập khẩu sẽ được yêu cầu phải có giấy phép Tiêu chuẩn Quốc gia Indonesia (SNI).

Nhiều cơ quan khác ở Indonesia dự kiến sẽ chỉnh sửa các quy định hiện hành theo thay đổi này trước quý IV năm 2023. Đáng chú ý, bộ quy tắc sẽ áp dụng cho cả nền tảng thương mại điện tử (eCommerce) và thương mại mạng xã hội (Social Commerce). Hướng dẫn chi tiết về việc thực hiện vẫn chưa chính thức ban hành.

Đáp lại tranh cãi, Tổng thống Joko Widodo đã giao cho Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Indonesia Budi Arie Setiadi và Thứ trưởng Nezar Patria giám sát các vấn đề truyền thông xã hội và thương mại điện tử tiềm ẩn, bao gồm cả tính năng mới Project S của TikTok.

Tổng thống Widodo cũng đã triệu tập một lực lượng đặc nhiệm nhằm giải quyết những vấn đề thương mại điện tử, cùng một số vấn đề liên quan đến công nghệ thông tin và truyền thông, trạm thu phát cơ sở và vệ tinh.

“ƯU TIÊN HÀNG TRONG NƯỚC, HẠN CHẾ HÀNG NGOẠI”.

Lo ngại về tình trạng “ế ẩm” dài ngày của ngành sản xuất nội địa, Tổng thống Widodo đã kêu gọi người tiêu dùng Indonesia hạn chế mua các sản phẩm nhập khẩu và ủng hộ thương hiệu địa phương.

Khi được thăm dò về Project S, đại diện văn phòng TikTok chia sẻ với Tech in Asia rằng tính năng mới này không có sẵn ở Indonesia, nhấn mạnh công ty không hoạt động kinh doanh xuyên biên giới.

Trong bối cảnh thị trường phát triển, các bên liên quan háo hức chờ đợi kết quả của nỗ lực điều tiết từ chính phủ. Những năm gần đây, một số quốc gia như Ấn Độ đã ban hành luật và quy định nhằm bảo vệ các doanh nghiệp trong nước.

Tuy nhiên, bộ quy định này vẫn là một chủ đề thảo luận quan trọng, khi những tác động tiềm tàng của các doanh nghiệp xuyên biên giới đối với nền kinh tế chưa hoàn toàn rõ ràng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Bảo Ngọc | Markettimes

Động thái mới đây của Warren Buffett có thể báo hiệu sức khoẻ của kinh tế Mỹ

Tập đoàn Berkshire Hathaway của Warren Buffett đã bán ròng 8 tỷ USD cổ phiếu trong quý II năm nay. Động thái của nhà đầu tư huyền thoại đang làm dấy lên những lo ngại về sức khoẻ của nền kinh tế Mỹ.

Động thái mới đây của Warren Buffett có thể báo hiệu sức khoẻ của kinh tế Mỹ
Động thái mới đây của Warren Buffett có thể báo hiệu sức khoẻ của kinh tế Mỹ

Tập đoàn của Warren Buffett đã bán ròng 8 tỷ USD cổ phiếu trong quý II năm nay. Đây có thể là một tín hiệu cho thấy nền kinh tế Mỹ vẫn chưa thoát khỏi tình trạng ảm đạm, dù lạm phát đang tiếp tục hạ nhiệt.

Cụ thể, theo báo cáo tài chính mới của Berkshire Hathaway, trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6 vừa qua, tập đoàn đã bán ra hơn 12 tỷ USD và mua vào gần 5 tỷ USD cổ phiếu.

Ngoài ra, Berkshire chỉ chi khoảng 1,4 tỷ USD để mua cổ phiếu quỹ – ít hơn nhiều so với con số 4 tỷ USD trong quý đầu năm.Tại thời điểm cuối quý II, tập đoàn của “nhà hiền triết xứ Omaha” đang ngồi trên khối tiền mặt trị giá 147 tỷ USD.

Vì Warren Buffett được coi là một trong những nhà đầu tư vĩ đại nhất mọi thời đại, đồng thời là một nhà tiên tri có tiếng trên thị trường tài chính, bất kỳ động thái nào của ông cũng được nhà đầu tư phân tích kỹ càng.

Hơn nữa, các công ty con của Berkshire hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực và có mối liên hệ mật thiết với nền kinh tế. Vì vậy, các động thái của tập đoàn thường trở thành một dấu hiệu báo trước cho nền kinh tế.

Khi Berkshire bán ra 13,3 tỷ USD cổ phiếu trong quý I, các nhà đầu tư từng lo ngại rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ rơi vào suy thoái.

Chia sẻ với tờ Newsweek, ông Steve H. Hanke, giáo sư kinh tế học tại Đại học Johns Hopkins, nhận xét: “Khi suy thoái kinh tế cận kề, Buffett biết rõ tiền mặt là vua, đặc biệt là khi ông có thể kiếm được lợi nhuận kha khá từ khối tiền mặt”.

Giáo sư Hanke, cựu quan chức trong Hội đồng Cố vấn Kinh tế của Tổng thống Ronald Reagan, nhấn mạnh: “Rõ ràng, Buffett nghĩ rằng nền kinh tế sẽ gặp khó khăn. Tôi nghĩ ông ấy đúng”.

“Cung tiền là nhiên liệu cho nền kinh tế và nó đã thu hẹp trong một năm qua. Hiện tại, tốc độ thu hẹp của cung tiền là -3,6% mỗi năm, đây là điều chúng ta chưa từng thấy kể từ năm 1938”, ông Hanke nói.

“Sau những biến động lớn trong cung tiền, nền kinh tế thường thay đổi hướng đi trong 6 đến 18 tháng sau. Hiện nay, nền kinh tế của chúng ta đang cạn kiệt nhiên liệu và suy thoái vào năm tới là không thể tránh khỏi”, ông cảnh báo.

Một số chuyên gia khác cũng bày tỏ mối lo ngại tương tự.

Chia sẻ trên một chương trình của Fox Business, ông Robert Kiyosaki, tác giả cuốn “Cha giàu cha nghèo”, cho hay: “Buffett đang đứng bên lề thị trường với 147 tỷ USD, tiền của ông ấy nằm trong trái phiếu Kho bạc ngắn hạn”.

“Michael Burry của The Big Short hiện đang chống lại thị trường chứng khoán Mỹ”, ông Kiyosaki nói thêm. “Tôi đang quan sát các nhà đầu tư nổi tiếng này chờ ngày thị trường sụp đổ rồi quay trở lại [để gom món hời]”.

Trong quý II, quỹ đầu cơ Scion Asset Management của Michael Burry đã mua các quyền chọn chống lại hai quỹ ETF mô phỏng chỉ số S&P 500 và Nasdaq 100 với tổng giá trị lên đến 1,6 tỷ USD.

Tuy nhiên, khả năng nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái trong năm nay đã giảm dần trong những tuần gần đây. Kinh tế trưởng Mark Zandi của Moody’s Analytics nói với CNN rằng xác suất Mỹ suy thoái là hơn 30%.

Trong khi đó, vào đầu tháng 8, JPMorgan Chase cho biết họ không còn dự đoán Mỹ sẽ suy thoái, bởi nền kinh tế đang tăng trưởng với “tốc độ lành mạnh”.

Vậy có điều gì mà Warren Buffett thấy đang đe doạ nền kinh tế lớn nhất thế giới trong khi những khác không thấy?

Vào tháng 5, ông David Nicholas, nhà sáng lập của Nicholas Wealth Management, cho biết “ba rủi ro lớn nhất với Warren Buffett là Trung Quốc, lĩnh vực ngân hàng và bất động sản thương mại Mỹ”.

Theo vị chuyên gia, “đây là những rủi ro thực đối với triển vọng kinh tế và chỉ một cái thôi cũng đủ làm chệch hướng tăng trưởng…”

Hiện tại, ba rủi ro trên vẫn còn hiện hữu. Nền kinh tế Trung Quốc đang ngày càng mất đà khi bất ổn gia tăng, tỷ lệ thất nghiệp  ở thanh niên cao kỷ lục và hai trụ cột chính là bất động sản và xuất khẩu  cùng suy yếu.

Năm ngoái, Trung Quốc chỉ tăng trưởng 3%, thấp hơn nhiều mục tiêu 5,5% mà Bắc Kinh đề ra. Sau quý I/2023 khởi sắc, tăng trưởng GDP  quý II chỉ đạt 6,3% so với cùng kỳ, thấp hơn ước tính của các chuyên gia.

Tỷ lệ thất nghiệp của những người trong độ tuổi từ 16 đến 24 vọt lên 21,3% vào tháng 6, mức cao nhất từ trước đến nay. Xuất khẩu tháng 7 sụt 14,5% so với cùng kỳ, vượt dự đoán của các nhà kinh tế.

Lĩnh vực bất động sản đang lần nữa chìm vào khủng hoảng khi Country Garden, một trong những tập đoàn địa ốc lớn nhất Trung Quốc, trễ hạn thanh toán lãi trái phiếu và có nguy cơ vỡ nợ.

Nền kinh tế Mỹ cũng đang tiếp tục chậm lại bất chấp tiến triển trên một số phương diện như lạm phát.

Các ngân hàng Mỹ cũng không hoàn toàn yên ổn sau những biến động xảy ra vào tháng 3, khi Silicon Valley Bank và loạt nhà băng khu vực sụp đổ.

Tuần trước, Moody’s đã hạ xếp hạng tín nhiệm của 10 ngân hàng vừa và nhỏ, đồng thời cảnh báo rằng họ có thể điều chỉnh đánh giá đối với 17 nhà băng lớn như Truist và U.S. Bank.

Sau đó, vào đầu tuần này, Fitch Ratings cho biết hãng có thể hạ xếp hạng của hàng chục ngân hàng Mỹ, bao gồm cả những ông lớn như JPMorgan Chase và Bank of America.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Cha Panda: Chuỗi trà sữa được định giá tới 2.1 tỷ USD có gì khác biệt

Chuỗi trà sữa Cha Panda có trụ sở tại Thành Đô (Trung Quốc) trong 3 năm qua đã nhanh chóng mở rộng quy mô và hiện có hơn 7.000 chi nhánh.

Cha Panda: Chuỗi trà sữa được định giá tới 2,1 tỷ USD có gì khác biệt
Cha Panda: Chuỗi trà sữa được định giá tới 2,1 tỷ USD có gì khác biệt

Wang Xiaokun, nhà sáng lập kiêm Chủ tịch chuỗi trà sữa Cha Panda vừa gia nhập danh sách tỷ phú thế giới sau khi định giá công ty đạt mức 2,1 tỷ USD nhờ vòng gọi vốn gần đây, theo Forbes.

Nắm 60% cổ phần, Wang (40 tuổi), hiện sở hữu khối tài sản trị giá 1,1 tỷ USD. Vợ ông, bà Liu Weihong, sở hữu khối tài sản trị giá 700 triệu USD nhờ nắm 33% cổ phần.

Được biết, chuỗi đồ uống (F&B) có trụ sở tại Thành Đô (Trung Quốc) trong 3 năm qua đã nhanh chóng mở rộng quy mô và hiện có hơn 7.000 chi nhánh.

Các món đặc trưng bao gồm trà trân châu khoai môn và trà xanh sữa hoa nhài. Hầu hết đều có giá không quá 3,6 USD (hơn 85 nghìn đồng).

Nhận định về kế hoạch IPO của Cha Panda, các chuyên gia phân tích cho rằng công ty cần thêm nguồn vốn mới để tăng số lượng các cửa hàng, đồng thời củng cố vị thế trong thị trường trà cạnh tranh khốc liệt.

Theo Jason Yu, Giám đốc điều hành công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel Greater China trụ sở tại Thượng Hải, người tiêu dùng không có thói quen trung thành với bất kỳ thương hiệu nào vậy nên các công ty đều có cơ hội như nhau.

Cha Panda ra đời năm 2008, khi Wang bắt đầu mở cửa hàng bán trái cây và trà sữa cạnh trường cấp 2 Ôn Châu II. Cửa hàng đầu tiên rộng chưa đầy 20m2 song lại chính là nơi ông Wang đặt nền tảng để phát triển sự nghiệp.

Giá một cốc trà sữa ở tầm trung, bán theo hình thức mang đi, hơn nữa lại có hương vị thơm ngon khó tả nên nhanh chóng chinh phục được khách hàng.

Thời gian đầu, Cha Panda phát triển chậm. Mãi đến 2016, ông Wang mới nâng cấp cửa hàng và tự định vị thương hiệu là “trái cây tươi và trà Trung Quốc”. Hình thức kinh doanh nhượng quyền cũng được ông triển khai.

Đến 2020, mạng lưới Cha Panda đạt 531 cửa hàng. Công việc kinh doanh thực sự đã phất lên nhờ áp dụng mô hình nhượng quyền thương mại (Franchise).

Hiện chiến lược của thương hiệu này là phát triển các công thức pha chế và bán nguyên liệu cho các cửa hàng nhượng quyền nhằm giữ chi phí vận hành thấp hơn các đối thủ.

Tính đến tháng 8, tổng số cửa hàng mang thương hiệu Cha Panda đã tăng lên 7.117. Tính đến cuối tháng 3/2023, 44,9% cửa hàng có diện tích 30-49m2. 40,5% có diện tích 50-100m2. Tỷ lệ bán mang đi cũng tăng lên 58% vào năm nay.

Năm ngoái, Cha Panda đạt doanh thu 580,3 triệu USD, tăng hơn 16% so với 2022 và theo đó trở thành chuỗi cửa hàng trà lớn thứ ba tính theo doanh số bán lẻ ở Trung Quốc, theo nghiên cứu của Frost & Sullivan.

Để tiếp cận thêm nhiều tệp khách hàng trẻ tuổi, Cha Panda tài trợ cho các lễ hội âm nhạc, sự kiện văn hóa và triển khai chiến dịch quảng cáo trực tuyến.

Thương hiệu này thậm chí còn nhận nuôi một số con gấu trúc tại Cơ sở nghiên cứu nhân giống gấu trúc Thành Đô để tăng độ nhận biết thương hiệu.

Theo Forbes, thành công của Cha Panda chủ yếu đến từ việc kiểm soát chi phí đầu vào.

“Người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn đến giá cả vì các thương hiệu trà sữa không thực sự có nhiều điểm khác biệt”, đại diện Kantar Worldpanel nói.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Vũ Anh | Markettimes 

X (Twitter) không cho phép người dùng chặn những người dùng khác

Elon Musk vừa cho biết X (Twitter) sẽ loại bỏ tính năng bảo vệ cho phép người dùng chặn các tài khoản hay người dùng khác.

Tham vọng biến X thành WeChat được dự báo là khó thành
Tham vọng biến X thành WeChat được dự báo là khó thành

Đây được xem là một trong những động thái gây tranh cãi nữa của Elon Musk kể từ khi mua lại mạng xã hội này năm 2022.

Chức năng chặn trên X cho phép người dùng hạn chế các tài khoản cụ thể liên hệ với họ, xem bài đăng của họ hoặc theo dõi họ.

Trong một bài đăng trên nền tảng này, Elon Musk thông báo sẽ không còn tính năng chặn, ngoại trừ mục nhắn tin trực tiếp (DM). Theo đó, X sẽ giữ lại chức năng tắt tiếng (Mute).

Mute cũng là một loại kiểm duyệt nhưng tài khoản bị mute vẫn có thể theo dõi bài đăng của người dùng khác.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện các bài đăng có ngôn từ kích động thù địch và nội dung không phù hợp trên nền tảng X ngày càng tăng kể từ khi Elon Musk tiếp quản và một số chính phủ cáo buộc X đã không làm đủ để quản lý nội dung của mình.

Việc xóa hoặc giới hạn tính năng chặn có thể khiến X xung đột với các nguyên tắc được hợp nhất với App Store của Apple và Google Play của Alphabet. Hiện X, Google và Apple chưa đưa ra phản hồi về thông tin trên.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Clipchamp: Công cụ mới chỉnh sửa video tích hợp AI mới của Microsoft

Ngoài việc tích hợp công cụ chỉnh sửa video trực tuyến Clipchamp vào Microsoft 365, Microsoft còn cho phép sử dụng trợ lý ảo để sản xuất phụ đề và dựng video.

Clipchamp: Công cụ mới chỉnh sửa video tích hợp AI mới của Microsoft
Clipchamp: Công cụ mới chỉnh sửa video tích hợp AI mới của Microsoft

Microsoft cho biết nền tảng đã tích hợp Clipchamp, công cụ chỉnh sửa video trực tuyến vào trong Microsoft 365.

Cụ thể, Clipchamp được thiết kế với tiêu chí đơn giản, dễ sử dụng, thân thiện với người dùng. Với giao diện kéo và thả trực quan trong trình chỉnh sửa video, người dùng có thể dễ dàng thực hiện các tác vụ như cắt cảnh, hợp nhất video,…

Bên cạnh đó, Clipchamp còn có khả năng điều chỉnh phông nền phía sau chủ thể để khiến bối cảnh video chuyên nghiệp hơn.

Điểm đáng chú ý của ứng dụng là trợ lý ảo trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ tự động sản xuất phụ đề từ lời thoại nhân vật cũng như giúp người dùng tạo dựng video từ kịch bản sẵn có.

Ngoài ra, Clipchamp còn cung cấp kho video miễn phí với hơn một triệu video mẫu (stock video) hay khả năng tích hợp bộ nhận diện thương hiệu vào phần mềm với tính năng Brand Kit.

Để sử dụng Clipchamp, người dùng cần mua tài khoản Microsoft 365 với giá 69,99 USD/năm cho gói cá nhân (tương đương 1,7 triệu đồng).

Clipchamp là gì?

Clipchamp là một công cụ chỉnh sửa video trực tuyến được phát hành vào năm 2013.

Tháng 9/2021, Microsoft đã mua lại Clipchamp với mong muốn tìm hiểu về thị trường sáng tạo nội dung video và nay ông lớn công nghệ đã thực hiện tích hợp công cụ này vào Microsoft 365.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

Top 10 Xu hướng Truyền thông & Xã hội năm 2023 cho Marketers

Top 10 xu hướng Truyền thông & Xã hội năm 2023 mới đáng mong đợi nhất: Từ sự nổi lên của các nền tảng mạng xã hội kiểu mới đến sự thích ứng rộng hơn của vũ trụ ảo Metaverse, tất cả đều là những thứ mà những người làm Marketing không thể bỏ qua.

Top 10 Xu hướng Truyền thông & Xã hội năm 2023 cho Marketers
Top 10 Xu hướng Truyền thông & Xã hội năm 2023 cho Marketers

Theo dữ liệu từ báo cáo của Talkwaker và Khoros, dưới đây là 10 xu hướng Truyền thông & Xã hội (Social Media) mới đáng theo dõi nhất vào năm 2023 mà người làm Marketing không thể bỏ qua.

Tóm tắt 10 xu hướng Truyền thông & Xã hội 2023 đáng mong đợi nhất.

  1. Xu hướng Truyền thông & Xã hội đầu tiên trong năm 2023 là cookies hay dữ liệu của bên thứ ba sẽ biến mất.
  2. Truyền thông & Xã hội sẽ cần phải đáp ứng một tiêu chuẩn xã hội mới.
  3. Các nền tảng mạng xã hội phi tập trung (Decentralized Social Media) sẽ là xu hướng lớn tiếp theo trên không gian mạng xã hội trong 2023.
  4. Các nền tảng truyền thông mạng xã hội theo kiểu đa giác quan sẽ nổi lên như một phương thức giúp tối đa hoá trải nghiệm của người dùng trên các nền tảng.
  5. Social Commerce sẽ tiếp tục là xu hướng.
  6. Vào năm 2023, Metaverse sẽ tiếp tục là xu hướng và làm thay đổi cách các nền tảng Truyền thông & Xã hội cung cấp nội dung và kết nối với người dùng.
  7. Các hoạt động phân tích dự báo sẽ làm thay đổi cách doanh nghiệp làm Marketing sẽ là xu hướng Truyền thông & Xã hội tiếp theo trong 2023.
  8. Tính bền vững sẽ là chìa khoá phát triển cho các doanh nghiệp.
  9. Trải nghiệm khách hàng theo hướng xã hội cũng là xu hướng Truyền thông & Xã hội trong năm 2023.
  10. Xây dựng cộng đồng nên là ưu tiên hàng đầu của các thương hiệu.

Hãy cùng khám phá chi tiết từng xu hướng thông qua bài viết bên dưới từ MarketingTrips.

1. Xu hướng Truyền thông & Xã hội đầu tiên trong năm 2023 là cookies hay dữ liệu của bên thứ ba sẽ biến mất.

Sau nhiều năm chuẩn bị và thử nghiệm, 2023 sẽ là năm mà hầu hết cookies hay dữ liệu của bên thứ 3 sẽ không còn tác dụng. Gã khổng lồ công cụ tìm kiếm Google cũng sẽ sớm giới thiệu Privacy Sandbox APIs, tính năng thay thế cho Cookies.

Cookies của bên thứ ba từ lâu là công cụ đắc lực giúp cung cấp nhiều trải nghiệm được cá nhân hóa trên nền tảng web, các đơn vị thu thập dữ liệu sử dụng dữ liệu này của người dùng để phục vụ cho việc nhắm mục tiêu quảng cáo (Targeting).

Trong khi người dùng ngày càng lo ngại về việc dữ liệu của họ bị thu thập trái phép, 70% nhà quảng cáo cảm thấy rằng quảng cáo kỹ thuật số nói chung sẽ vô cùng khó khăn nếu cookies bị loại bỏ.

Thách thức cho các thương hiệu.

Một khi việc thu thập dữ liệu trở nên khó khăn hơn, làm thế nào các thương hiệu sẽ theo dõi chuyển đổi của khách hàng trong khi vẫn có thể tạo ra nhiều trải nghiệm được cá nhân hóa hơn, thứ mà khách hàng vẫn kỳ vọng?

Giải pháp cho thương hiệu.

Trong thế giới không cookies, làm thế nào các doanh nghiệp biết được khách hàng của họ đang kết nối với thương hiệu ở đâu và như thế nào? Social Listening chính là chìa khoá.

Social Listening cho phép các thương hiệu khám phá hầu hết các nội dung hay điểm chạm của khách hàng với thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội, các hội nhóm và diễn đàn, hay thậm chí là qua các nền tảng web.

Social Listening là một trong những giải pháp hiệu quả để tìm kiếm insight của khách hàng và khách hàng tiềm năng.

2. Truyền thông & Xã hội sẽ cần phải đáp ứng một tiêu chuẩn xã hội mới.

Không phải tất cả mọi thứ trên internet đều là thật. Đặc biệt là trên Social Media.

Và bây giờ, hầu hết chúng ta đều có thể chứng kiến sự thật này. Các thương hiệu, cá nhân và thậm chí cả phía chính phủ đều đang phải đối phó với những hậu quả mà tin tức giả mạo (Fake News) đã để lại.

Trong khi đó, deepfake (một công nghệ làm giả) hay những nội dung do AI tạo ra cũng đang cố gắng đánh lừa người xem bằng những thứ vốn không có thật.

Khi người tiêu dùng cần tin tưởng vào những nội dung mà họ tương tác, vào năm 2023, bạn có thể kỳ vọng rằng nhiều thương hiệu hay nền tảng mạng xã hội hơn sẽ cần phải thể hiện những tiêu chuẩn xã hội mới, từ sự chính trực đến tính xác thực và hơn thế nữa.

Giải pháp cho thương hiệu.

Tùy thuộc vào sản phẩm hay sứ mệnh thương hiệu (Brand Mission), các doanh nghiệp hãy sử dụng các chiến lược nội dung tập trung vào việc giúp đối tượng mục tiêu hiểu về cách thương hiệu sử dụng và bảo vệ thông tin cá nhân của họ.

  • Sử dụng các phương pháp nghiên cứu thị trường hay công cụ Social Listening để hiểu cách đối tượng mục tiêu quan tâm đến quyền riêng tư.
  • Kiểm tra lại các nguồn cộng tác (như influencer hay các đối tác, v.v.) với mục tiêu là đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.
  • Sử dụng các công cụ tự động để cảnh báo hay nhắc nhở thương hiệu trong trường hợp có khủng hoảng (thương hiệu) xảy ra.

3. Các nền tảng truyền thông mạng xã hội phi tập trung (Decentralized Social Media) sẽ là xu hướng lớn tiếp theo trên không gian mạng xã hội trong 2023.

Liên quan đến khái niệm mạng xã hội, sự thiếu kiểm soát của cá nhân trên nền tảng hiện đang là một vấn đề lớn.

Tất cả những thứ như các nội dung được phép đăng, cách dữ liệu đang được thu thập và lưu trữ hay các loại kiểm duyệt khác, v.v., đều được định hình và quy định bởi chủ sở hữu của các nền tảng, người dùng về cơ bản là không có quyền kiểm soát hay định đoạt.

Vào năm 2023 và xa hơn nữa, khi các nền tảng mạng xã hội phi tập trung cho phép người dùng kiểm soát nhiều hơn về tất cả những nội dung liên quan đến họ trên nền tảng, một sự trỗi dậy của các nền tảng kiểu này sẽ được chứng kiến rõ và nhiều hơn.

Khi người dùng vừa mong muốn có được nhiều quyền kiểm soát hơn, đồng thời, họ cũng lo ngại về quyền tự do ngôn luận trên nền tảng, các nền tảng mạng xã hội kiểu mới cũng cần phải tập trung giải quyết những vấn đề này.

Giải pháp cho thương hiệu.

Khi đối tượng mục tiêu chuyển sang thử nghiệm các nền tảng mới, các thương hiệu cũng sẽ có cả những thách thức và cơ hội mới.

Khi mọi người tìm kiếm các nền tảng riêng tư để kết nối với các cộng đồng cá nhân khác hay các cộng đồng với các chủ đề nội dung cụ thể (topic-based communities), việc hiểu cách đối tượng mục tiêu tương tác và kỳ vọng là chìa khóa cho các thương hiệu.

4. Các nền tảng truyền thông mạng xã hội theo kiểu đa giác quan sẽ nổi lên như một xu hướng giúp tối đa hoá trải nghiệm của người dùng trên các nền tảng trong năm 2023.

Với tư cách là những người làm marketing, chúng ta thấy rằng, các xu hướng tiêu thụ nội dung đã liên tục thay đổi trong những năm vừa qua, từ các định dạng video ngắn (short-form video) đến âm thanh xã hội (Podcast). Và trên thực tế, không có một định dạng nào có thể thống trị trong dài hạn.

Vào năm 2023, khi chúng ta tiến gần hơn với ‘thế giới internet của các giác quan’ (một nền tảng kết hợp các yếu tố công nghệ khác nhau để tạo ra các trải nghiệm đa giác quan kỹ thuật số), các nền tảng mạng xã hội theo kiểu đa giác quan (Multi-sensory Social Media) sẽ tiếp tục là xu hướng.

Các nền tảng này không chỉ giúp kích thích người tiêu dùng theo những cách tương tác mới hấp dẫn hơn, nó còn cung cấp các định dạng nội dung (Content format) mà họ yêu cầu.

Các thương hiệu sẽ đầu tư mạnh hơn nữa vào việc đưa các yếu tố giác quan vào trải nghiệm kỹ thuật số của khách hàng, từ trò chơi hóa (Gamifications) đến các trung tâm kỹ thuật số nhập vai (Immersive Digital Malls). 45% người tiêu dùng kỳ vọng đây sẽ là xu hướng chủ đạo vào năm 2030.

5. Social Commerce sẽ tiếp tục là xu hướng.

Với sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay TikTok, người tiêu dùng đang ngày càng coi mạng xã hội là một nơi không chỉ để giải trí mà còn là để mua sắm, khái niệm Social Commerce hay thương mại xã hội ra đời và phát triển.

Cũng giống như Influencer Marketing cách đây một vài năm trước, Social Commerce đang thể hiện vai trò của mình. Ở một số khu vực, chẳng hạn như Trung Quốc, 49,5% người dùng mạng xã hội đã mua hàng trên mạng xã hội, so với 44% ở Mỹ.

Thương mại xã hội ở Trung Quốc ước tính chiếm khoảng 14,3% tổng doanh số thương mại điện tử (eCommerce) vào năm 2023, so với chỉ 4,9% ở Mỹ.

Mặc dù mua sắm trong ứng dụng đang được xem là xu hướng, không phải khu vực nào hay nhóm người tiêu dùng nào cũng mong muốn cách thức mua sắm này.

Giải pháp cho thương hiệu.

Nếu khách hàng mục tiêu của các thương hiệu hiện đang ở trên các nền tảng mạng xã hội (Social Media) như YouTube, WhatsApp hay Facebook, hãy nghiên cứu xem liệu họ có đang mua hàng trong ứng dụng hay không hay trải nghiệm mua hàng của họ hiện đang như thế nào.

Tận dụng các công cụ lắng nghe mạng xã hội (Social Listening Tool) để thấu hiểu các insights của khách hàng cũng nên là ưu tiên hàng đầu để khám phá những thứ mà khách hàng không muốn chia sẻ trực tiếp với thương hiệu.

6. Vào năm 2023, Metaverse sẽ tiếp tục là xu hướng và làm thay đổi cách các nền tảng Truyền thông & Xã hội cung cấp nội dung và kết nối với người dùng.

Vào năm 2023, Metaverse sẽ tiếp tục là xu hướng và làm thay đổi cách các nền tảng Social Media cung cấp nội dung và kết nối với người dùng.
Vào năm 2023, Metaverse sẽ tiếp tục là xu hướng và làm thay đổi cách các nền tảng Truyền thông & Xã hội cung cấp nội dung và kết nối với người dùng.

Trong những năm trở lại đây, khái niệm Metaverse, tức sự kết hợp giữa thực tế kỹ thuật số, thực tế tăng cường (AR) và thực tế ảo (VR) đang trở thành một đề tài được rất nhiều người quan tâm.

Facebook đổi tên thành Meta và từ đó không ngừng đầu tư vào Metaverse, trong khi các công ty công nghệ lớn như Microsoft và Tencent cũng đang xây dựng các dự án Metaverse cho riêng mình.

Với giá trị thị trường tiềm năng ước tính khoảng 800 tỷ USD đến năm 2030, nhiều doanh nghiệp và thương hiệu hơn được kỳ vọng là sẽ tiếp tục gia nhập vào Metaverse vào năm 2023 và hơn thế nữa.

Bà Rebeca Ricoy Paramo, Giám đốc Marketing của Duolingo, một trong những nền tảng học ngoại ngữ lớn nhất thế giới cho biết:

“Chúng tôi đang kiếm tất cả các lựa chọn thay thế và khả năng của mình trong Metaverse. Tôi nghĩ rằng 2023 vẫn sẽ tiếp tục là một năm của sự khám phá, nơi nhiều thương hiệu hơn sẽ gia nhập và tìm kiếm cơ hội trong Metaverse.”

7. Các hoạt động phân tích dự báo sẽ làm thay đổi cách doanh nghiệp làm Marketing sẽ là xu hướng Truyền thông & Xã hộitiếp theo trong 2023.

Mặc dù các hoạt động phân tích dự báo (Predictive Analytics) không phải là mới, trong năm 2023, nhiều Marketer hay chuyên gia Truyền thông & Xã hội hơn bắt đầu tích hợp hoạt động phân tích dự báo vào quy trình vận hành Marketing của họ.

Social Listening cùng với đó là sự phát triển của các nền tảng được hỗ trợ bởi AI (trí tuệ nhân tạo), sẽ giúp người làm digital marketing dự báo chính xác hơn các kỳ vọng của người tiêu dùng cũng như các hiệu suất đầu ra dựa vào các dữ liệu lớn hiện có.

Khả năng mang lại rất nhiều tiềm năng, với khả năng nhìn vào tương lai của một xu hướng, chủ đề hoặc chiến dịch và hiểu cách nó sẽ thích ứng trong những tháng tới.

Trong khi hiện chỉ có khoảng 42% marketer cho biết họ có năng lực dự báo này, kỳ vọng sẽ thay đổi vào năm 2023.

Giải pháp cho thương hiệu.
Ngay cả khi việc phân tích dự báo không phải là mới đối với thương hiệu, bạn vẫn có thể có thêm được rất nhiều cơ hội nếu biết cách tận dụng chúng.
Bằng cách sử dụng dữ liệu có được từ hoạt động lắng nghe mạng xã hội hoặc dữ liệu từ CRM, doanh nghiệp có thể vận dụng chiến thuật storytelling để xây dựng và kể các câu chuyện thương hiệu xoay quanh nhu cầu và cuộc sống của khách hàng.

8. Tính bền vững sẽ là chìa khoá phát triển cho các doanh nghiệp.

Khi nhận thức về các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu ngày càng trở nên rõ ràng hơn, người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến trách nhiệm xã hội của các thương hiệu (được thể hiện trên cả các nền tảng Social Media).

Từ góc nhìn này, vào năm 2023, để trở nên khác biệt hơn, các thương hiệu cần phải thể hiện nhiều hơn các trách nhiệm của họ với cộng đồng và người tiêu dùng.

Người tiêu dùng sẽ mong muốn được nghe những thông điệp thương hiệu có ý nghĩa, họ không chỉ quan tâm đến các thuật ngữ chung chung như tính bền vững mà họ cần chứng kiến những hành động thiết thực từ phía các thương hiệu (và từ chính họ).

82% người tiêu dùng muốn các doanh nghiệp đặt yếu tố con người và môi trường toàn cầu lên trước lợi nhuận của họ.

9. Trải nghiệm khách hàng theo hướng xã hội cũng là xu hướng Truyền thông & Xã hội trong năm 2023.

Trải nghiệm khách hàng theo hướng xã hội cũng là xu hướng Social Media trong năm 2023.
Trải nghiệm khách hàng theo hướng xã hội cũng là xu hướng Truyền thông & Xã hội trong năm 2023.

75% người tiêu dùng nói rằng đại dịch đã thúc đẩy những thay đổi lâu dài trong hành vi và sở thích của họ, và một trong số đó là họ có ít thời gian và sự tập trung hơn.

Nói cách khác, họ giờ đây coi trọng thời gian gian – ngay cả khi nói đến các tương tác với thương hiệu.

Thách thức mới cho các thương hiệu là làm thế nào họ có thể giảm tải thời gian để khách hàng có được sản phẩm, từ lúc tìm hiểu đến quá trình vận chuyển.

Bằng cách tận dụng các nền tảng mạng xã hội, các công cụ tự động và tối ưu trải nghiệm trên từng điểm chạm, các thương hiệu cần phải coi trải nghiệm của khách hàng là thứ quan trọng không kém gì chất lượng của sản phẩm.

Vào năm 2023, hy vọng sẽ có nhiều thương hiệu hơn xây dựng các kênh hỗ trợ truyền thông xã hội trong suốt hành trình mua hàng của khách hàng (Customer Journey), cho phép người tiêu dùng phản hồi nhanh chóng và tức thời hơn.

10. Xây dựng cộng đồng nên là ưu tiên hàng đầu của các thương hiệu.

Như MarketingTrips đã phân tích ở trên, đại dịch đã làm thay đổi cách người tiêu dùng kỳ vọng từ các thương hiệu và cách họ tương tác với các thương hiệu, một xu hướng hành vi khác là họ ngày càng coi trọng các ý kiến từ cộng đồng, xây dựng cộng đồng thương hiệu theo đó là yêu cầu mang tính bắt buộc cho các doanh nghiệp.

Vào năm 2023, bên cạnh việc cá nhân hoá các điểm chạm nhỏ của khách hàng với thương hiệu, các thương hiệu nên hướng tới việc xây dựng các cộng đồng thương hiệu rộng lớn hơn, nơi có nhiều người hơn cùng chia sẻ về một sở thích hay kỳ vọng nào đó.

Các thương hiệu sẽ tập trung nhiều nguồn lực hơn để hiểu những thứ xoay quanh khách hàng, xác định chính xác ai hay thứ gì đang thực sự thúc đẩy động cơ mua hàng và tương tác của họ với các thương hiệu và hơn thế nữa.

66% các cộng đồng thương hiệu nói rằng cộng đồng của họ đã giúp gia tăng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu (Brand Loyalty).

Kết luận.

Vào năm 2023, dù cho thương hiệu của bạn đang tiếp cận theo chiến lược nào, tận dụng xu hướng Truyền thông & Xã hội năm 2023 nào để thúc đẩy doanh nghiệp, có một điều quan trọng hơn mà bạn cần lưu ý đó là nên đặt khách hàng của mình lên ưu tiên hàng đầu, tìm hiểu xem họ thực sự muốn điều gì và biến thương hiệu trở thành một phần (không thể thiếu) trong cuộc sống của họ (cũng như giữa các tương tác hàng ngày của họ).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Google ra mắt trung tâm minh bạch cho các sản phẩm quảng cáo và nội dung

Google vừa ra mắt một trung tâm minh bạch mới cho các chính sách sản phẩm của mình, đồng thời cũng cung cấp các công cụ để loại bỏ nội dung có hại.

Nếu từng muốn tìm một chính sách sản phẩm cụ thể của Google, chẳng hạn như đối với YouTube Premium hoặc Chrome, người dùng sẽ dễ gặp bối rối.

Để giải quyết vấn đề này, Google vừa giới thiệu một trung tâm duy nhất được gọi là trung tâm minh bạch cho các sản phẩm quảng cáo và dịch vụ trong hệ sinh thái.

Theo đó, trang trung tâm mới của Google (https://transparency.google/) sẽ là nơi mà tất cả chính sách sản phẩm của hãng có hiệu lực, từ Fitbit đến Google Podcasts và các sản phẩm khác của hãng. Mục tiêu của trung tâm minh bạch là giúp công chúng hiểu rõ hơn về các chính sách sản phẩm của Google.

Google cho biết trung tâm minh bạch thu thập các tài nguyên và chính sách hiện có, đồng thời được thiết kế giúp người dùng dễ dàng truy cập thông tin về các chính sách của Google, cách hãng tạo và thực thi chúng.

Trang web này liệt kê mọi sản phẩm của Google và trình bày thông tin theo cách dễ hiểu. Nhờ vậy việc truy cập các tài nguyên như chính sách phát triển, báo cáo minh bạch và chính sách dịch vụ đơn giản hơn nhiều so với trước đây.

Trên trang trung tâm minh bạch của mình, Google cho biết chỉ trong nửa cuối năm 2022 đã chặn hơn 5,2 tỉ quảng cáo có nội dung độc hại xuất hiện trên các sản phẩm, gỡ bỏ hơn 11 triệu video trên YouTube vì vi phạm các chính sách tiêu chuẩn cộng đồng, đồng thời đã xóa hơn 437.000 liên kết bị báo cáo là lạm dụng tình dục trẻ em khỏi kết quả tìm kiếm của mình.

Google cũng đã cung cấp cho trung tâm chính sách mới một trang dành riêng cho các báo cáo và kháng cáo. Thông báo cho biết trang này sẽ giúp người dùng tìm cách báo cáo nội dung có hại và khiếu nại trên khoảng 6 dịch vụ của hãng được nhiều người dùng quan tâm là Google Ads, Shopping, YouTube, Google Play, Google Search và Google Maps.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

Hàng loạt tập đoàn bất động sản của Trung Quốc bên bờ vực sụp đổ

Tập đoàn địa ốc Country Garden của Trung Quốc đang ngấp nghé bên bờ vực. Nếu cuộc khủng hoảng của gã khổng lồ này lan sang các công ty bất động sản nhà nước và làm sụp đổ chuỗi cung ứng trong ngành, thiệt hại cho nền kinh tế tỷ dân hay thậm chí là các khu vực lân cận khó có thể đong đếm được.

Hàng loạt tập đoàn bất động sản của Trung Quốc bên bờ vực sụp đổ
Hàng loạt tập đoàn bất động sản của Trung Quốc bên bờ vực sụp đổ

Buộc phải đối mặt với nỗi sợ lớn nhất.

Nhiều hộ gia đình trên khắp Trung Quốc đã rơi vào tình trạng hoảng loạn trong suốt tuần qua. Gã khổng lồ ngành địa ốc Country Garden đã không thể thanh toán khoản lãi trái phiếu đồng USD trị giá 22,5 triệu USD vào ngày 6/8.

Hiện tại, Country Garden, một trong những tập đoàn xây dựng lớn nhất thế giới, có 30 ngày để xoay xở tiền hoặc chấp nhận “nối gót” hàng trăm công ty bất động sản khác vỡ nợ hoặc phải tái cấu trúc.

Giới chức địa phương đang theo sát tình hình. Country Garden chuyên xây dựng các dự án lớn ở những thành phố cấp hai và cấp ba của Trung Quốc. Khối nợ của tập đoàn này nhỏ hơn nhiều so với “chúa chổm” Evergrande.

Song, vào đầu năm nay, số lượng dự án của Country Garden lại cao gấp 4 lần so với Evergrande trước thời điểm tập đoàn nặng nợ này vỡ nợ.

Nếu Country Garden bàn giao nhà với tốc độ tương đương như trong nửa đầu năm 2022, thì đến cuối năm nay, ít nhất 144.000 khách hàng sẽ không nhận được chìa khoá nhà như đã được hứa hẹn.

Một cuộc khủng hoảng nợ đột ngột tại Country Garden sẽ khiến nhiều gia đình rơi vào cảnh điêu đứng, tờ Economist cảnh báo.

Nếu tính từ thời điểm Bắc Kinh công bố chính sách “ba lằn ranh đỏ” để kìm chế đòn bẩy của doanh nghiệp thì cuộc khủng hoảng nhà đất của Trung Quốc sẽ bước sang năm thứ ba trong tháng 8 này.

Trong suốt thời gian qua, các quan chức đã phải vật lộn để thúc đẩy niềm tin và kỳ vọng của công chúng. Lúc ban đầu, không mấy ai tin rằng Evergrande có thể sụp đổ và chính phủ không thể ngăn chặn khủng hoảng xảy ra.

Đến gần đây, hầu như cũng không ai tin rằng Country Garden sẽ vỡ nợ. Kể từ cuối năm ngoái, giới chức trách đã tìm cách xoa dịu thị trường bằng cách lập một danh sách không chính thức các nhà phát triển lành mạnh, trong đó có Country Garden, để người dân an tâm mà rót vốn.

Cân nhắc của Bắc Kinh có lẽ đã thay đổi trong những ngày gần đây. Khác với Evergrande, Country Garden không vay nợ quá nhiều. Thay vào đó, tập đoàn là nạn nhân khi niềm tin của những người dân bình thường sa sút. Theo Economist, đây là một dấu hiệu cho thấy chính phủ đang mất kiểm soát.

Sau khi Bắc Kinh dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát dịch bệnh hà khắc vào cuối năm ngoái, thị trường nhà đất Trung Quốc từng ấm lên một chút. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng giờ đã nghiêm trọng hơn.

Giá nhà lao dốc. Doanh số của 100 công ty địa ốc lớn nhất cả nước sụt 33% so với cùng kỳ vào tháng 7, riêng doanh số của Country Garden bốc hơi 60%. Bất ổn tại Country Garden buộc nhà đầu tư phải đối mặt với nỗi sợ lớn nhất của chính họ về lĩnh vực bất động sản.

Có thể tồi tệ đến đâu?

Thứ nhất, nhà đầu tư lo lắng rằng chuỗi cung ứng bất động sản Trung Quốc sẽ sụp đổ sau cú ngã của gã khổng lồ Country Garden.

Trong ba năm qua, các nhà cung ứng vật liệu, cùng các công ty kỹ thuật và xây dựng, thường không được các nhà phát triển thanh toán đúng hạn. Dù vậy, cho đến nay, “xương sống” của ngành bất động sản vẫn chịu được áp lực.

Tuy nhiên, điều đó có thể thay đổi khi các nhà phát triển ngày càng thiếu tiền. Giá trị hợp đồng mà các công ty địa ốc thanh toán cho nhà cung ứng và đối tác đã giảm đáng kể.

Trong hai năm 2021 – 2022, số tiền mà Country Garden chuyển cho các nhà cung ứng đã giảm từ 285 tỷ nhân dân tệ (tương đương 44 tỷ USD) xuống còn 192 tỷ nhân dân tệ, theo S&P Global. Khả năng cao là con số sẽ tiếp tục giảm trong năm nay.

Trong khi các công ty hợp đồng lớn nhất có thể sẽ trụ vững với sự giúp đỡ của chính phủ, không khó để tưởng tượng sự sụp đổ trên diện rộng của nhiều công ty kỹ thuật và cung ứng vật liệu xây dựng khác.

Một lo ngại khác là khủng hoảng có thể lan sang các doanh nghiệp nhà nước, theo tờ Economist.

Kể từ năm 2021, các nhà phát triển Trung Quốc gần như đã bị loại hoàn toàn khỏi thị trường trái phiếu quốc tế. Song, thị trường nợ trong nước vẫn mở cho các công ty được nhà nước hậu thuẫn.

Các nhà đầu tư lớn trên thị trường trái phiếu đại lục cho đến nay vẫn khá vững tâm, bởi họ không bán tống nợ của doanh nghiệp bất động sản như tại Hong Kong. Bất kỳ thay đổi nào cũng sẽ gây ra rắc rối lớn.

Trong những tuần gần đây, nhà đầu tư đã nhận thấy áp lực trên thị trường trái phiếu nội địa. Sino-Ocean, một công ty địa ốc thuộc sở hữu nhà nước, đã có dấu hiệu gặp khó khăn trong việc trả nợ.

Người mua nhà thường chọn những công ty bất động sản nhà nước vì họ coi đây là những tổ chức an toàn hơn. Nếu cuộc khủng hoảng lan sang các công ty nhà nước, quan niệm đó sẽ bị phá vỡ.

Mặt khác, người dân Trung Quốc từng lo sợ rằng sự sụp đổ của một nhà phát triển bất động sản sẽ khiến một ngân hàng lớn đi xuống, nhưng các nhà phân tích đã bác bỏ lập luận này. Các ngân hàng sẽ vẫn tồn tại ngay cả khi Country Garden ngã quỵ.

Tuy vậy, công chúng không nên phớt lờ rủi ro. Nhà môi giới Michael Chang của CGS-CIMB Securities cho biết nếu bất động sản tiếp tục yếu đi, chính phủ có thể yêu cầu các nhà băng cấp thêm khoản vay cho ngành này.

Trong kịch bản đó, lợi nhuận của các nhà băng sẽ sụt giảm và việc phân bổ tín dụng trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp trục trặc là không hề khôn ngoan, ông Chang nói.

Dẫu vậy, theo Economist thì trong tâm trí các quan chức Trung Quốc, không nỗi lo nào lớn bằng mối đe doạ đối với ổn định xã hội.

Country Garden có thể phải giảm giá bán để tạo doanh thu. Động thái đó có thể kích hoạt sự cạnh tranh trên thị trường và dẫn đến cú sốc giảm giá trong toàn ngành. Khách hàng sẽ trì hoãn việc mua nhà với hy vọng giá sẽ còn giảm sâu hơn nữa.

Trong các chu kỳ suy yếu trước đây của thị trường bất động sản Trung Quốc, những người mua nhà sớm thường không được giảm giá. Họ phản đối và yêu cầu đơn vị bán giảm giá tương ứng.

Trên thực tế, các chủ nợ lớn nhất của Country Garden không phải ngân hàng hay trái chủ, mà là những người đã trả tiền mua nhà từ trước. Khoảng 668 tỷ nhân dân tệ, tương đương một nửa nợ phải trả của Country Garden, là của người mua nhà.

Năm ngoái, hàng nghìn người từng ngừng thanh toán lãi vay thế chấp để phản đối việc các công ty địa ốc giao nhà chậm trễ trong nhiều năm. Hiện có nguy cơ xảy ra các cuộc biểu tình trên khắp 300 thành phố nơi Country Garden có dự án.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

Cách xây dựng nội dung cho các mục tiêu khác nhau: Bán hàng – Thương hiệu – Giữ chân

Tuỳ vào từng mục tiêu khác nhau hay ở các giai đoạn khác nhau của phễu bán hàng, nội dung cần đạt được các mục tiêu khác nhau.

Getty Images

Trong khi phần lớn người làm marketing nói về việc xây dựng và tái sử dụng nội dung cho các kênh khác nhau như blog của doanh nghiệp hay mạng xã hội.

Một vấn đề khác ít được đề cập hơn là cách tạo các loại nội dung khác nhau cho các giai đoạn khác nhau trong phễu bán hàng hay theo hành trình của khách hàng: từ xây dựng thương hiệu và bán hàng đến giữ chân người dùng.

Tuỳ vào mỗi mục tiêu khác nhau, các loại nội dung cũng được thay đổi sao cho phù hợp.

Ví dụ: bạn có thể cần các loại nội dung khác nhau được thiết kế để đưa người dùng đến gần hơn với giai đoạn bán hàng, giúp bạn trở nên đáng nhớ hơn (khi xây dựng thương hiệu) hoặc giúp bạn giữ chân được khách hàng của mình lâu hơn.

Thông thường, ở một phễu bán hàng (sales funnel) tiêu chuẩn, đối tượng mục tiêu của thương hiệu sẽ trải qua 3 giai đoạn sau:

  • Nhận thức về thương hiệu (Awareness).
  • Cân nhắc các giải pháp (Consideration).
  • Ra quyết định (Decision making).

Vì khi ở mỗi giai đoạn khác nhau, khách hàng có nhu cầu tiêu thụ các nội dung khác nhau, điều quan trọng là thương hiệu phải nắm bắt được đâu là thứ mà khách hàng cần.

Nếu thương hiệu có thể tạo ra những nội dung hấp dẫn, có tính liên quan cao đến khách hàng của mình (customer intent), cơ hội để thúc đẩy khách hàng hành động rõ ràng là sẽ cao hơn rất nhiều.

Tuy nhiên có một thực tế là, thay vì phải “nói về khách hàng”, về lợi ích và mọi thứ liên quan đến họ, không ít các thương hiệu vẫn chọn cách “nói nhiều về mình”, điều này cuối cùng sẽ dẫn đến kết quả là khách hàng sẽ ngày càng rời xa thương hiệu bởi họ không tìm thấy bất cứ sợi dây liên kết nào ở đây cả.

Dưới đây là một số cách bạn có thể tham khảo để các nội dung của mình có liên quan nhiều hơn đến khách hàng khi họ ở các giai đoạn khác nhau trong hành trình mua hàng.

Xây dựng thương hiệu.

Bạn có thể tăng cường mức độ ghi nhớ của khách hàng với thương hiệu bằng cách sử dụng tính hài hước hoặc giải trí trong nội dung, ngoài ra sử dụng phương pháp so sánh một cách khéo léo với đối thủ cạnh tranh hay sử dụng các nội dung có tính lan truyền trên phương tiện truyền thông mạng xã hội cũng là những cách thông minh bạn có thể cân nhắc.

Một phương pháp rất đáng để thử khác đó là xây dựng các nội dung mang tính giáo dục.

Nếu bạn có thể trở thành người dẫn đầu (nhà lãnh đạo tư tưởng) trong lĩnh vực hay phạm vi kinh doanh của mình, cơ hội để khách hàng nhớ về bạn là rất cao bởi khi này khách hàng xem bạn là “người có thẩm quyền cao hay “chuyên gia” trong lĩnh vực bạn đang kinh doanh.

Một chiến lược gia khác từng nói, “Hãy cố gắng tạo ra những nội dung khác biệt. Chiến lược của bạn không phải là tạo ra một website bán hàng tốt hơn, mà là một website bán hàng khác biệt so với tất cả các đối thủ hiện có.”

Bán hàng.

Sau khi đã hoàn thành giai đoạn giáo dục đối tượng mục tiêu, khách hàng tiềm năng của bạn sẽ ở trong giai đoạn cân nhắc. Ở giai đoạn này, các nội dung nên hướng tới những lời kêu gọi hành động (CTA).

Vì là nội dung với mục đích bán hàng, bạn cần khuyến khích khách hàng nhấp chuột thông qua những thông điệp nhấn mạnh trực tiếp đến các “nỗi đau” của họ, đừng chỉ nói đến các giải pháp hay các lợi thế cạnh của sản phẩm và doanh nghiệp, hãy tập trung vào khách hàng, vào yếu tố nhu cầu và cảm xúc của chính họ.

Bởi vì khách hàng sẽ có thể đắn đo suy nghĩ hay tính toán thiệt hơn trong giai đoạn này, các câu chuyện thương hiệu hay bằng chứng xã hội (social proof) là những chiến lược thông minh bạn có thể sử dụng.

Giữ chân khách hàng.

Vì chi phí để tìm kiếm một khách hàng mới cao hơn trung bình từ 3-5 lần so với việc giữ chân khách hàng cũ, mục tiêu cuối cùng của mọi doanh nghiệp không chỉ đơn giản là dừng lại ở việc bán được hàng (một lần). Dưới đây là một số cách thương hiệu có thể áp dụng để giữ chân khách hàng lâu hơn.

  • Sử dụng cách kể chuyện trong các hoạt động marketing: Những câu chuyện tập trung vào khách hàng thay vì doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội chiến thắng hơn.
  • Xuất bản nội dung chất lượng một cách nhất quán: Ngày nay việc tạo một blog nội dung trên website của doanh nghiệp là điều hết sức cần thiết. Ngoài việc giúp bạn xếp hạng cao hơn trên các công cụ tìm kiếm, một blog tốt còn giúp tạo ra sự uy tín, tính có thẩm quyền và lượng khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.
  • Tiếp tục “giáo dục” đối tượng mục tiêu của bạn: Hãy thử sử dụng các định dạng nội dung khác nhau như podcast, vlog, hướng dẫn và case study.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Xây dựng chiến lược Social Media Marketing với 10 bước

Nếu bạn đang tìm cách xây dựng hay tối ưu các chiến lược Social Media hoặc Social Media Marketing trong năm mới, bài viết này là những gì bạn có thể tham khảo.

chiến lược social media marketing
Xây dựng chiến lược Social Media Marketing với 10 bước đơn giản

10 bước cần có khi xây dựng chiến lược Social Media Marketing bao gồm:

  • Xác định sứ mệnh.
  • Xây dựng mục tiêu.
  • Xác định nhóm đối tượng mục tiêu (TA).
  • Xác định đối thủ cạnh tranh.
  • Lựa chọn nền tảng.
  • Xây dựng chiến lược nội dung.
  • Đo lường hiệu suất.
  • Sử dụng công cụ Social Media.
  • Phân bổ nhiệm vụ cho các thành viên.
  • Tối ưu chiến lược.

Bên dưới là chi tiết từng nội dung.

Trước khi tìm hiểu về cách xây dựng một bản kế hoạch hay chiến lược Social Media Marketing, bạn cần hiểu về một số khái niệm như chiến lược là gì? và chiến lược Social Media Marketing là gì?

Chiến lược là gì?

Chiến lược trong tiếng Anh (và được sử dụng rộng rãi) có nghĩa là Strategy, thuật ngữ dùng để chỉ các bản kế hoạch (Plan) tổng thể hay các định hướng chung được xây dựng để đạt được một hoặc nhiều các mục tiêu khác nhau trong dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.

Theo Wikipedia, chiến lược chính là các bản kế hoạch dài hạn mang tính định hướng tổng thể được thiết kế để giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu khác nhau trong những điều kiện bất ổn và mơ hồ (VUCA) khác nhau.

Chiến lược mô tả các nguồn lực sẵn có (thường bị hạn chế) được sử dụng để đạt được các mục tiêu (thường không bị hạn chế) trong tương lai.

Khái niệm chiến lược nói chung thường liên quan đến việc xây dựng và thiết lập các mục tiêu (Goals) và ưu tiên, xác định các hành động cần thực hiện để đạt được mục tiêu và các nguồn lực cần thiết để thực hiện các hành động đó.

Một chiến lược tốt sẽ cần mô tả được cách thức đạt được các mục tiêu cuối cùng bằng các phương tiện hay nguồn lực sẵn có.

Chiến lược Social Media Marketing là gì?

Theo góc nhìn nói trên của khái niệm chiến lược, chiến lược Social Media Marketing chính là việc vận dụng các chiến lược marketing vào các nền tảng mạng xã hội.

Quá trình xây dựng chiến lược Social Media Marketing theo đó cũng là một phần của chiến lược marketing tổng thể.

Cách xây dựng một chiến lược Social Media Marketing với 10 bước đơn giản.

1. Xác định sứ mệnh.

Là giai đoạn bạn, với tư cách là những marketer cần xác định rõ đâu là những thứ mà bạn muốn đạt được khi sử dụng Social Media.

Hay nói cách khác, tại sao bạn lại cần sử dụng Social Media cho doanh nghiệp hoặc thương hiệu của mình.

2. Xây dựng mục tiêu chiến lược.

Mục tiêu chiến lược đơn giản là cách bạn có thể đảm bảo rằng bạn đã hoàn thành sứ mệnh chiến lược của mình ở bước 1.

Bạn có thể bắt đầu bằng cách đưa ra các chỉ số hay định hướng cụ thể mà bạn cần đạt được sau quá trình triển khai chiến lược.

Bạn cũng có thể sử dụng SMART làm công thức xây dựng mục tiêu của mình.

3. Xác định nhóm đối tượng mục tiêu (TA).

Bạn cần xác định chính xác ai là đối tượng mục tiêu của mình. Bằng cách chi tiết hoá chân dung của các nhóm khách hàng mục tiêu (Buyer Personas), bạn có thể tiếp cận chính xác những người có khả năng mua hàng cao nhất.

4. Xác định đối thủ cạnh tranh.

Trước khi xây dựng bất cứ chiến lược nào, trừ khi bạn tự tin nói rằng sản phẩm hay thương hiệu của bạn khác biệt hoàn toàn so với những sản phẩm còn lại trên thị trường, bạn cần hiểu rõ những đối thủ đang bán các sản phẩm tương tự.

Bạn có thể xem xét các yếu tố như: đối thủ đang tập trung vào nền tảng nào, chiến lược nội dung của họ là gì, hay họ có bất cứ USP nào mà bạn không có không?

5. Lựa chọn nền tảng.

Rõ ràng là với từng nhóm đối tượng mục tiêu mà bạn đã xác định ở bước 3, họ có thể sử dụng hoặc sử dụng nhiều nhất ở một nền tảng mạng xã hội nhất định, chẳng hạn Gen Z sẽ tập trung nhiều trên TikTok so với Facebook hay LinkedIn chẳng hạn.

6. Xây dựng chiến lược nội dung.

Nội dung (Content) vẫn là một trong những thành phần quan trọng nhất của bất cứ kế hoạch truyền thông marketing nói chung nào.

Về cơ bản, từng nhóm khách hàng khác nhau trên từng nền tảng khác nhau, họ sẽ cần những kiểu nội dung khác nhau và nhiệm vụ của bạn là tìm hiểu xem kiểu nội dung ưa thích của họ đó là gì.

Bạn có thể xem content là gì để hiểu sâu hơn về thuật ngữ Content.

7. Đo lường hiệu suất.

Bạn có thể sử dụng nhiều các công cụ khác nhau để đo lường cách đối tượng mục tiêu tương tác với thương hiệu của bạn trên các nền tảng mạng xã hội.

Từ các công cụ cơ bản sẵn có trên các nền tảng, đến Google Analytics hay thậm chí là sử dụng các công cụ Social Listening, bạn có thể có được những bức tranh đầy đủ hơn về các dữ liệu hiệu suất của mình.

8. Sử dụng các công cụ Social Media.

Bước thứ 8 trong quá trình xây dựng chiến lược Social Media Marketing là sử dụng các công cụ quản lý Social Media (nếu cần thiết).

Bằng cách sử dụng các phần mềm hay công cụ hỗ trợ, bạn có thể đơn giản hoá quá trình từ việc đăng bài đến thu thập dữ liệu và đánh giá hiệu suất.

9. Phân bổ nhiệm vụ cho các thành viên.

Nếu đội nhóm của bạn có nhiều thành viên khác, việc phân bổ rõ ràng vai trò của từng cá nhân trong chiến lược tổng thể cũng là một cách để bạn có thể tối ưu kết quả đạt được.

10. Tối ưu chiến lược.

Bước cuối cùng bạn cần làm là đảm bảo rằng chiến lược Social Media Marketing của mình đang đi đúng với các định hướng hay mục tiêu chiến lược ban đầu.

Hãy đối sánh các mục tiêu đạt được với sứ mệnh ban đầu, hãy đánh xem khách hàng của bạn phản ứng như thế nào với các thông điệp của thương hiệu, bạn cũng cần nhớ rằng, ngoài việc đạt được các mục tiêu đề ra, học hỏi cũng nên là mục tiêu bạn cần hướng tới, từ góc nhìn này, việc thử nghiệm các ý tưởng mới sẽ không còn là rào cản của chiến lược.

Kết luận.

Hy vọng với bài viết trên của MarketingTrips, bạn có thể bắt đầu xây dựng cho mình một chiến lược Social Media Marketing hoàn chỉnh trong năm mới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer