Skip to main content

Tác giả: Community

Cộng đồng nhà sáng tạo nội dung được dẫn dắt bởi thương hiệu có thể là tương lai của Influencer Marketing

Trong thế giới mới, các hoạt động marketing đang thay đổi nhanh chóng để trở nên phù hợp hơn. Theo các dữ liệu hiện có, cộng đồng nhà sáng tạo nội dung được dẫn dắt bởi thương hiệu có thể là tương lai của Influencer Marketing (tiếp thị người có ảnh hưởng).

Cộng đồng nhà sáng tạo nội dung được dẫn dắt bởi thương hiệu có thể là tương lai của Influencer Marketing
Cộng đồng nhà sáng tạo nội dung được dẫn dắt bởi thương hiệu có thể là tương lai của Influencer Marketing

Về tổng thể, để hình thành nên mối quan hệ sâu sắc hơn, chân thực hơn với người tiêu dùng, các thương hiệu đang ưu tiên xây dựng những cộng đồng người sáng tạo riêng để giúp thương hiệu sản xuất nội dung, truyền cảm hứng cho sản phẩm, hỗ trợ tư vấn và đưa ra lời khuyên, và hơn thế nữa trong quá trình xây dựng các chiến dịch marketing.

Keith Bendes, phó chủ tịch chiến lược và quan hệ đối tác tại một agency cho biết: “Các thương hiệu đang tìm cách tăng cường mối quan hệ với những người có ảnh hưởng (Influencer) và người sáng tạo, quá trình hợp tác đang vượt ra khỏi những bài đăng thông thường trên các nền tảng mạng xã hội”.

Những người có ảnh hưởng và nhà sáng tạo nội dung giờ đây sẽ tham gia vào quá trình tư vấn sáng tạo, thử nghiệm sản phẩm, tìm nguồn cung thông tin chi tiết về ngành (Industry insights), v.v.”

Mới đây, thương hiệu bán lẻ Claire’s đã ra mắt The Collab, một nền tảng bao gồm một nhóm những người có ảnh hưởng chủ yếu là Gen Z và Gen Alpha, thường xuyên chia sẻ những nội dung, chiến dịch và cảm hứng từ Claire’s.

Các thành viên có trong The Collab sẽ có nhiều độ tuổi khác nhau, đến từ nhiều ngành nghề khác nhau, tuy nhiên họ có một điểm chung là có sức ảnh hưởng và từ đó có thể giúp thương hiệu truyền cảm hứng tới cộng đồng người tiêu dùng rộng lớn.

Theo cách tiếp cận tương tự, thương hiệu thời trang Pacsun đã ra mắt The Pacsun Collective, kêu gọi cộng đồng người sáng tạo nội dung, nhiếp ảnh gia, nhà quay phim, nhà tạo mẫu, nhà thiết kế, nhạc sĩ và nghệ sĩ kỹ thuật số của thương hiệu tham gia vào quá trình sáng tạo của thương hiệu, đồng thời giúp định hình các chiến dịch cũng như sản phẩm của Pacsun.

Khi “tính xã hội” là chất xúc tác chính của văn hóa ngày nay và khi yếu tố văn hóa sẽ quyết định mức độ phù hợp của thương hiệu với người tiêu dùng, nhiều thương hiệu nhanh chóng nhận ra rằng những người hiểu rõ cái gọi là xã hội nhất là những nguồn tài nguyên quý giá nhất, từ tham gia vào quá trình lên ý tưởng, sáng tạo, sản xuất nội dung đến định hướng thị trường.

Ở giai đoạn phát triển tiếp theo của Influencer Marketing, các thương hiệu sẽ có nhiều cơ hội hơn để tận dụng giá trị do những người sáng tạo nội dung mang lại khi coi họ là một phần liền mạch của thương hiệu, một “điểm sản xuất nội dung và truyền cảm hứng” cho thương hiệu thay vì chỉ đơn giản là các mối quan hệ tài trợ đơn thuần.

Trong năm 2024 và những năm tới, khi nền kinh tế nhà sáng tạo tiếp tục phát triển, xu hướng này sẽ ngày càng phát triển và được ứng dụng nhiều hơn nữa.

  • Hơn một nửa (51%) các thương hiệu và agency tại Mỹ cho biết họ sẽ tập trung hơn một phần hoặc đáng kể vào quảng cáo của người sáng tạo và người có ảnh hưởng hoặc các mối quan hệ đối tác khác vào năm 2024, theo báo cáo tháng 11 năm 2023 từ Cục Quảng cáo Tương tác (IAB).
  • Theo IAB, 44% nhà quảng cáo ở Mỹ kỳ vọng sẽ tăng cường đầu tư vào nội dung của người sáng tạo vào năm 2024.

Đối với các thương hiệu vốn tập trung vào những người tiêu dùng trẻ ví dụ như Gen Z, một mối quan hệ đối tác có ý nghĩa với cộng đồng nhà sáng tạo cũng sẽ vô cùng có giá trị:

  • Theo một cuộc khảo sát của YouGov tháng 1 năm 2024, hơn một nửa (52%) người trưởng thành ở Mỹ từ 18 đến 28 tuổi cho biết quyết định mua hàng của họ bị ảnh hưởng bởi những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội ở mức độ nào đó hoặc rất thường xuyên.
  • 31% người tiêu dùng Gen Z ở Mỹ cho biết họ tương tác với những người có ảnh hưởng từ các chiến dịch marketing ít nhất một lần một tuần, theo dữ liệu tháng 11 năm 2023 từ Nfinite.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

One97 Communications: Từ startup huy động 2.4 tỷ USD đến bên bờ sụp đổ

Từng là startup đình đám tại Ấn Độ khi huy động được hàng tỷ USD, giá trị thị trường của One97 hiện đã mất hơn 70% giá trị so với thời điểm IPO.

Trỗi dậy và sụp đổ

Ngày 18/11/2021 là một ngày đáng nhớ với Vijay Shekhar Sharma khi ông phải rơi lệ trên Sở giao dịch chứng khoán Bombay. Những giọt nước mắt vui mừng này diễn ra trong bối cảnh nền tảng thanh toán trực tuyến One97 Communications phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) thành công và trở thành đợt IPO lớn nhất Ấn Độ khi đó.

Với 2,4 tỷ USD vốn huy động được, One97 trở thành ngôi sao sáng chói trên bầu trời khởi nghiệp Ấn Độ, qua đó thách thức ngành ngân hàng truyền thống.

Cái tên One07 được biết đến với tư cách là công ty mẹ của Paytm, một dịch vụ thanh toán được cả Uber và Dịch vụ Đường sắt Ấn Độ (IRS) áp dụng. Hàng loạt những nhà đầu tư nổi tiếng như Alibaba và Ant Group của Jack Ma, Softbank của Masayoshi Son và Berkshire Hathaway của Warren Buffett cũng đã đổ tiền vào đây.

Với những cái tên danh giá như vậy, tưởng chừng One97 sẽ tạo nên cuộc cách mạng ngành tài chính ngân hàng Ấn Độ. Thế nhưng những giọt lệ hạnh phúc năm 2021 lại là thời khắc cuối cùng mà Sharma còn có thể vui vẻ.

Cho đến thời điểm hiện tại, One97 vẫn chưa có lãi và cổ phiếu của hãng đã giảm đến 70% giá trị kể từ khi IPO. Hàng loạt nhà đầu tư từ Softbank, Alibaba cho đến Berkshire đã thoái vốn gần hết cổ phần.

Trong khi đó, Paytm phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ Flipkart thuộc sở hữu của Google và Walmart. Ngay cả danh hiệu IPO lớn nhất Ấn Độ cũng bị mất vào tay Life Insurance Corporation tháng 5/2022.

Thế nhưng nỗi lo lớn nhất với Paytm và One97 hiện nay là những rắc rối tài chính khi bị Ngân hàng trung ương Ấn Độ (RBI) tố cáo vi phạm quy định, qua đó làm đình trệ các dịch vụ tài chính đang sinh lời như ví điện tử của nền tảng này.

“Paytm đang hơi coi thường các khuôn khổ pháp lý tài chính ngân hàng. Họ đang lâm vào cái bẫy thường gặp của ngành khởi nghiệp khi thành công quá lớn làm lu mờ bản chất, khiến startup dần đặt lợi ích lên trên cả rủi ro”, Cựu biên tập viên điều hành Rajrishi Singhal của The Economic Times đánh giá.

Phía Paytm phản bác rằng sản phẩm của họ không thể tung ra thị trường nếu chưa được cấp phép, nhưng vụ việc với RBI cho thấy ngành tài chính ngân hàng rất nhạy cảm khi các nền tảng trực tuyến đe dọa đến lợi ích và sự ổn định của thị trường.

Rắc rối

Ngày 31/1/2024, RBI chính thức cáo buộc Ngân hàng Thanh toán Paytm (PPB), vốn là một tổ chức tài chính liên kết nắm giữ tất cả tiền trong ví kỹ thuật số của Paytm, về hành vi “không tuân thủ theo các quy định luật pháp”, đồng thời ra lệnh công ty ngừng nhận tiền gửi mới.

Đến ngày 1/3/2024, Cơ quan kiểm soát tài chính Ấn Độ (IFIU) đã ra quyết định phạt PPB 660.000 USD vì chuyển tiền cho các hoạt động bất hợp pháp như cờ bạc trực tuyến.

Hiện Paytm đã nhanh chóng cắt đứt quan hệ với PPB trong khi ông Sharma buộc phải từ chức Chủ tịch hội đồng quản trị. Nền tảng này đang cố gắng liên kết với ngân hàng mới như Axis Bank để khôi phục dịch vụ.

Phía công ty tuyên bố rằng dịch vụ thanh toán trực tuyến của họ sẽ tái hoạt động trở lại vào ngày 15/3/2024, nhưng tình hình vẫn đang khá phức tạp.

Cựu biên tập Singhal cho hay nếu không có ngân hàng thanh toán bên thứ 3 giữ tiền thì Paytm chỉ có thể thực hiện các giao dịch thông thường mà không tạo được doanh thu so với phương án liên kết với bên thứ 3.

Hồ sơ chứng khoán cho thấy rắc rối với RBI của paytm có thể khiến doanh thu trước thuế (EBITDA) của hãng giảm 5 tỷ Rupee, tương đương 60,4 triệu USD.

Kết thúc cuối năm 2023, tổng EBITDA của hãng này đạt 55 triệu USD.

Theo Singhal, thương hiệu Paytm hiện nay sẽ chỉ có thể tồn tại như một giao diện thanh toán trực tuyến đơn thuần mà không thể trở thành ví điện tử hay có các sản phẩm cạnh tranh với ngân hàng truyền thống.

Vụ việc của Paytm được cho là quả bom mới nhất sau sự kiện Edtech Byju, một startup khác trị giá 22 tỷ USD của Ấn Độ gặp rắc rối.

Ngày 23/2/2024, cổ đông của Byju đã bỏ phiếu phế truất CEO Byju Raveendran nhưng ông này từ chối tuân theo.

Bất hợp pháp

Quay trở lại vụ việc của Paytm, tờ Fortune nhận định các cơ quan chức năng Ấn Độ đang ngày càng siết chặt quản lý hệ thống tài chính trước tình hình tội phạm sử dụng các nền tảng trực tuyến để lách luật.

Kể từ tháng 3/2022, PPB đã không thể nhận thêm khách hàng mới và bị phạt 650.000 USD vào tháng 10/2023 vì vi phạm quy định ngành ngân hàng. Đến tháng 11, PPB bị cấm ký hợp đồng với các đối tác khác.

Những động thái trên của RBI là một phần trong chiến dịch trấn áp quy mô rộng với ngành tài chính Ấn Độ khi vô số “ngân hàng ngầm” của các tổ chức tội phạm núp bóng.

Với việc thị trường chứng khoán Ấn Độ đã vượt sàn Hong Kong của Trung Quốc về vốn hóa thị trường, phía RBI lo ngại hệ thống tài chính bị mất an toàn khi nền kinh tế ngày một nóng lên.

“Một cuộc khủng hoảng tài chính sẽ dẫn đến bất ổn địa chính trị. Bởi vậy một rủi ro như Paytm là không thể chấp nhận được trong mắt các nhà hoạch định chính sách”, ông Singhal cho hay.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo An ninh Tiền tệ

Doanh thu của TikTok tại Mỹ hiện đạt khoảng 16 tỷ USD

Công ty mẹ của mạng xã hội TikTok là ByteDance đang trên đường trở thành tập đoàn truyền thông xã hội lớn nhất thế giới với doanh thu toàn cầu 120 tỷ USD. Doanh thu của TikTok tại Mỹ hiện đạt khoảng 16 tỷ USD.

Doanh thu của TikTok tại Mỹ hiện đạt khoảng 16 tỷ USD
Doanh thu của TikTok tại Mỹ hiện đạt khoảng 16 tỷ USD

Dữ liệu báo cáo kinh doanh từ công ty mẹ TikTok ByteDance cho thấy vào năm 2023 doanh thu của TikTok đạt hơn 16 tỷ USD, và đây cũng là năm TikTok có doanh thu kỷ lục tại Mỹ.

Với số liệu hiện tại, ByteDance nói chung đang trên đà vượt qua chủ sở hữu FacebookInstagram là Meta để trở thành công ty truyền thông xã hội lớn nhất thế giới tính theo doanh số bán hàng.

Dữ liệu cũng cho biết ByteDance đạt doanh thu 120 tỷ USD vào năm 2023, tăng khoảng 40% so với một năm trước đó. Sự gia tăng này chủ yếu được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng bùng nổ của TikTok, mặc dù công ty này kiếm được phần lớn doanh thu từ Trung Quốc.

Meta báo cáo doanh thu đạt 135 tỷ USD vào năm 2023, tăng 16% so với năm 2022.

Mặc dù đang ở một vị thế rất thuận lợi, diễn biến mới đây tại Mỹ có thể khiến TikTok đối mặt với nhiều mất mát hoặc có thể là phải bán lại TikTok tại Mỹ.

Hạ viện Mỹ vừa thông qua đạo luật cấm TikTok trên toàn nước Mỹ, và đạo luật mới này cũng đã được chuyển tới Thượng viện cho đánh giá và xem xét tiếp theo. TikTok Mỹ hiện có 2 lựa chọn, một là bán lại TikTok hoặc chuyển nhượng lại cổ phần cho một doanh nghiệp không liên quan đến Trung Quốc, và hai là bị cấm hoàn toàn tại Mỹ.

Việc mất thị trường Mỹ có thể gây ra hậu quả rộng lớn hơn cho TikTok trên toàn cầu, khi cuộc rút lui của những người có ảnh hưởng và người nổi tiếng ở Mỹ có thể hạn chế sức hấp dẫn của ứng dụng (đối với cả những người dùng ngoài Mỹ).

Trung Quốc cho biết họ “kiên quyết phản đối” bất kỳ hành động ép buộc bán TikTok nào và vào năm 2020 đã triển khai các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới nhằm trao cho Bắc Kinh quyền ký kết bất kỳ hoạt động bán hoặc thoái vốn nào.

CEO TikTok Shou Zi Chew cũng nói với người dùng ứng dụng rằng, nếu được thông qua, luật “sẽ dẫn đến lệnh cấm TikTok ở Mỹ”.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Chiến lược mới của Huawei tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Từ kinh nghiệm và thực tiễn trên 20 ngành công nghiệp, bao gồm đô thị, tài chính, vận tải và sản xuất, Huawei đã tung lá bài chiến lược trên thị trường SMEs (doanh nghiệp vừa và nhỏ) với những giải pháp thông minh cho các ngành công nghiệp.

Chiến lược mới của Huawei tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Chiến lược mới của Huawei tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Dồn nguồn lực R&D cho các “quân đoàn” chuyên trách

Huawei đang đẩy mạnh chiến lược dồn sức mạnh cho những hoạt động kinh doanh tiềm năng.

Theo ông Nhậm Chính Phi, chuyển đổi số là “mỏ vàng” mà Huawei đang nhắm tới để mở rộng doanh thu.

Chính vì vậy, “Hoạt động như những “quân đoàn” độc lập, các mảng kinh doanh mới đã phá vỡ ranh giới tổ chức hiện có ở Huawei để có thể nhanh chóng thu thập nguồn lực và nâng cao hiệu quả kinh doanh”, ông Nhậm nêu trong thông báo nội bộ.

Huawei đã thành lập các mảng kinh doanh dành riêng cho từng ngành, bao gồm: khai khoáng, giao thông thông minh, cảng biển, số hóa dịch vụ công, số hóa năng lượng, tài chính số, hàng không, tàu hỏa, …

Huawei cho hay, việc thành lập từng mảng chuyên trách sẽ giúp rút quy trình quản lý và đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của khách hàng.

Ngoài ra, Huawei cũng đã nhanh chóng tích hợp các nguồn lực R&D để hỗ trợ đầy đủ việc chuyển đổi thông minh của các ngành công nghiệp khác nhau.

Huawei liên tục mở rộng phạm vi chiến lược của mình. Gần đây, gã khổng lồ Trung Quốc cũng đã tăng đầu tư vào thị trường doanh nghiệp.

Trong thị trường doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), Huawei đã thành lập một tổ chức thương mại và phân phối toàn cầu.

Trong thị trường thương mại, Huawei vẫn lấy đối tác làm trung tâm. Huawei tối ưu hóa hệ thống kênh và liên tục phát triển các sản phẩm và giải pháp thị trường.

Trong thị trường phân phối, Huawei cam kết xây dựng một hệ thống kênh phân phối mạnh mẽ bằng cách tập trung vào các nhà phân phối và các nhà cung cấp kỹ thuật. Huawei đã ra mắt hệ sinh thái giải pháp Huawei eKit để đáp ứng tốt hơn các yêu cầu chuyển đổi số của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Trên toàn cầu, chuyển đổi ngành công nghiệp hướng tới mục tiêu số hóa và thông minh không thể tách rời khỏi một hệ sinh thái bền vững. Huawei cho biết, đến tháng 10/2023, tập đoàn này đã có được hơn các đối tác 40.000 trên toàn thế giới.

Hiện tại, hơn 700 thành phố, 50 trong số 100 ngân hàng hàng đầu thế giới, 20 công ty dầu khí hàng đầu đã chọn Huawei làm đối tác của họ để chuyển đổi kỹ thuật số và thông minh.

Trong nửa đầu năm 2023, Huawei đã đạt được doanh thu bán hàng 310,9 tỷ CNY ($42.3 billion), riêng mảng kinh doanh cơ sở hạ tầng ICT đã đóng góp 167,2 tỷ CNY.

Huawei tung giải pháp chuyển đổi số cho các ngành công nghiệp

Tại sự kiện MWC Barcelona 2024, Huawei đã chính thức ra mắt 10 giải pháp chuyển đổi số và thông minh cho các ngành công nghiệp, cùng một loạt các sản phẩm chủ lực mới, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở các giai đoạn khác nhau của quá trình chuyển đổi số.

Ông Li Peng, Phó Chủ tịch cấp cao của tập đoàn, Chủ tịch mảng Dịch vụ Bán hàng ICT của Huawei, chia sẻ:

“Từ thời đại thông tin đến thời đại số hóa, mỗi sự chuyển đổi đã mang lại những giá trị to lớn. Ở thời điểm hiện nay, chúng ta đang bước vào một thế giới thông minh, và cách tốt nhất để dự đoán tương lai là sẽ tạo ra nó.

Huawei sẽ tăng gấp đôi nỗ lực của mình để cung cấp các sản phẩm và giải pháp cơ sở hạ tầng kỹ thuật số thông minh hơn nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi thông minh cho các ngành công nghiệp. Chúng tôi sẽ làm việc chăm chỉ để trở thành một đối tác đáng tin cậy trên hành trình này”.

Huawei cho biết đã hợp tác với khách hàng và đối tác để xây dựng các thực tiễn thành công về chuyển đổi số và thúc đẩy chuyển đổi thông minh.

Năm 2023, Huawei đã giới thiệu mô hình mẫu về chuyển đổi thông minh để hướng dẫn khách hàng công nghiệp trong quá trình chuyển đổi số và thông minh của họ.

Huawei tập trung vào các sản phẩm và công nghệ ICT và xây dựng một hệ sinh thái mở để tập hợp các đối tác và nhà phát triển và xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và thông minh hàng đầu.

Đối với các khách hàng công nghiệp quy mô lớn với các dịch vụ đa dạng và các kịch bản phức tạp, Huawei đã giới thiệu mười giải pháp, bao gồm:

Giải pháp đám mây quốc gia 2.0, thành phố thông minh, lớp học thông minh 3.0, số hóa công nghệ y tế, CORE kỹ thuật số, nhà máy thông minh, mạng cáp quang được kết nối hoàn toàn cho sân bay thông minh, bảo mật vành đai mạng ̣(Perimeter Security) với cảm biến sợi quang, phát hiện xâm nhập cho hệ thống đường sắt thông minh, ITS 2.0, Phân phối điện thông minh (IDS), Giải pháp quản lý an toàn đường ống dẫn dầu khí.

Ngoài ra, Huawei cũng đã ra mắt một số danh mục sản phẩm, bao gồm nền tảng văn phòng số, hệ thống ngăn chặn mã độc đa lớp, …

Đáp ứng nhu cầu của khách hàng vừa và nhỏ với các kịch bản kinh doanh tương đối đơn giản, Huawei hợp tác với các đối tác để xây dựng các giải pháp mở, gọn nhẹ, cụ thể theo kịch bản có chi phí tiết kiệm và đạt hiệu quả cao.

Nhờ đó sẽ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt được các mục tiêu chuyển đổi số và thông minh, với hơn 30 giải pháp dựa trên kịch bản được phát triển với sự hợp tác của các đối tác của Huawei.

Ông David Shi, Phó Chủ tịch mảng Marketing và Bán hàng Giải pháp ICT của Huawei cho biết: “Huawei nhận thấy mỗi khách hàng đều có nhu cầu và thách thức riêng. Khi quá trình chuyển đổi số và thông minh tiếp tục đẩy mạnh, Huawei cam kết phát triển các sản phẩm và giải pháp dựa trên kịch bản với sự cải tiến mạnh mẽ, hướng tới xu hướng xanh và carbon thấp để đáp ứng nhu cầu của khách hàng”.

Đối với các khách hàng nhỏ và siêu nhỏ với các kịch bản đơn giản, năm 2023, Huawei đã ra mắt hệ sinh thái Huawei eKit.

Các sản phẩm này được thiết kế với các tính năng dễ dàng để mua, bán, cài đặt, duy trì, tìm hiểu và sử dụng.

Tại MWC 2024, HUAWEI eKit đã giới thiệu các sản phẩm mới cho các văn phòng SME, khách sạn bình dân, trường tiểu học và trung học, cửa hàng tiện lợi, phòng khám, bệnh viện cộng đồng, bất động sản và nhà hàng, …

Trước đó, trong năm 2023, tại Việt Nam, Huawei đã chính thức ra mắt giải pháp Huawei eKit cùng hệ sinh thái giải pháp chuyển đổi số đầu tiên dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME).

Huawei eKit hợp tác với các đối tác phân phối địa phương để cùng phát triển, hỗ trợ hàng nghìn SME triển khai quá trình số hóa thuận lợi.

Huawei Việt Nam cũng đã giới thiệu nhiều sản phẩm trong hệ sinh thái Huawei eKit, gồm bộ giải pháp Huawei SME Datacom, Huawei SME MiniGPon và Huawei SME UPS.

Trong đó, Huawei SME Datacom có lộ trình triển khai và bổ sung nhiều thiết bị cho dòng sản phẩm Router, Switch, AP, Access Controller… để tùy biến theo nhu cầu của nhóm khách hàng cuối.

Ngoài ra, Huawei SME MiniGPon áp dụng thế mạnh công nghệ GPon của Huawei để điều chỉnh cho phù hợp nhằm ra mắt hệ thống Mini FTTO, hỗ trợ tối ưu chi phí và hiệu quả vận hành cho doanh nghiệp SME.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

Hyundai tìm cách bán nhà máy tại Trung Quốc khi không thể cạnh tranh

Năm 2017, Hyundai đầu tư 1,15 tỷ USD vào một nhà máy mới ở Trùng Khánh, Trung Quốc. Mục tiêu mà hãng xe Hàn đặt ra là sản lượng hàng năm đạt 300.000 xe ô tô sử dụng động cơ đốt trong. Tuy vậy, 6 năm qua, thị trường xe hơi Trung Quốc chứng kiến quá trình chuyển đổi nhanh chóng khi người tiêu dùng thích thú với xe điện hơn, Hyundai theo đó cũng rất khó cạnh tranh tại thị trường tỷ dân.

Hyundai tìm cách bán nhà máy tại Trung Quốc khi không thể cạnh tranh
Hyundai tìm cách bán nhà máy tại Trung Quốc khi không thể cạnh tranh

Xu hướng này đã ảnh hưởng tới doanh số bán xe của Huyndai. Với việc khó bán được xe, hãng xe Hàn đã buộc phải “sang nhượng” lại nhà máy vào tháng 12/2023. Giá bán còn chưa đến 1/4 giá trị khoản đầu tư.

Nhà nghiên cứu Lee Hang-koo tại Viện Công nghệ Hội tụ Ô tô Jeonbuk cho biết: “Nhà máy Trùng Khánh tiếp tục thua lỗ và thị trường ô tô Trung Quốc đang phải vật lộn với tình trạng cung vượt cầu. Không ai sẵn sàng mua nhà máy với giá cao”.

Theo Financial Times, nhà máy của Huyndai chỉ là một trong số hàng trăm nhà máy “zombie” – xu hướng được giới phân tích dự đoán sẽ xuất hiện nhiều hơn trong vòng một thập kỷ tới tại thị trường ô tô Trung Quốc. Theo dữ liệu từ Automobility, Trung Quốc đã sản xuất 17,7 triệu xe ô tô sử dụng động cơ đốt trong vào năm 2023, giảm 37% so với mức đỉnh trước đó vào năm 2017.

Ông Bill Russo, Cựu giám đốc điều hành Chrysler Trung Quốc kiêm nhà sáng lập Automobility, cho biết sự sụt giảm mạnh của doanh số bán xe động cơ đốt trong đồng nghĩa với việc gần một nửa công suất sản xuất của ngành không được sử dụng. Con số này tương đương khoảng 25 triệu trong tổng số 50 triệu đơn vị công suất hàng năm tại Trung Quốc.

Trong khi một số nhà máy cũ sẽ được tái sử dụng để sản xuất xe hybrid sạc điện hoặc xe thuần điện, thì một số nhà máy khác sẽ không bao giờ được sản xuất một chiếc xe nào nữa. Điều đó gây ra vấn đề cho cả các công ty nước ngoài và Trung Quốc.

Ông Russo cho biết nhiều nhà sản xuất ô tô ở Trung Quốc cuối cùng phải đối mặt với hai lựa chọn. “Để nhà máy ngừng hoạt động hoặc sản xuất một số lượng xe nhất định và xuất khẩu chúng sang Nga, Mexico”, ông nói.

Sự rút lui của Hyundai khỏi Trùng Khánh diễn ra trong bối cảnh doanh số của hãng xe và chi nhánh Kia tại Trung Quốc giảm xuống còn 310.000 chiếc vào năm ngoái, từ gần 1,8 triệu chiếc vào năm 2016.

Doanh số bán xe ô tô động cơ đốt trong của nhà sản xuất Hàn Quốc giảm mạnh trong nhiều năm qua. Hyundai cũng từ chối bình luận về hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc.

Cuộc chiến giá khốc liệt trên toàn bộ ngành ô tô Trung Quốc chỉ càng gia tăng áp lực lên các nhà sản xuất ô tô truyền thống, bao gồm cả những tên tuổi nước ngoài như Toyota, Volkswagen và GM. Những hãng này đã chậm chân trong việc tung ra các mẫu xe hybrid và xe điện giá rẻ, do đó họ đánh mất thị phần vào các công ty như BYD và Tesla.

Các nhà sản xuất ô tô nước ngoài hiện vẫn chỉ có thể tham gia thị trường Trung Quốc thông qua liên doanh với đối tác địa phương. Trong số 16 liên doanh giữa các tập đoàn Trung Quốc và nước ngoài, chỉ có 5 liên doanh có tỷ lệ sử dụng công suất trên 50%, trong khi 8 liên doanh khác có tỷ lệ dưới 30%, theo tờ Yicai Global.

Để ứng phó với tình hình thị trường nội địa ngày càng xấu đi, các công ty Trung Quốc đã đẩy mạnh xuất khẩu những chiếc xe chạy xăng giá rẻ sang Nga – một thị trường mà nhiều nhà sản xuất ô tô quốc tế đã rời bỏ sau xung đột Nga – Ukraine.

Tuy nhiên, các nhà phân tích đặt câu hỏi liệu doanh số có đủ mang lại lợi nhuận đáng kể cho các tập đoàn Trung Quốc hay không? Chúng có thể kéo dài trong bao lâu? Hay liệu các thị trường đang phát triển khác có thể giúp Trung Quốc xuất khẩu xe (ngoài xe điện) hay không?

Các thương hiệu nước ngoài cũng đang ngày càng cố gắng xuất khẩu nhiều hơn từ các nhà máy của họ ở Trung Quốc. Nhưng, các chuyên gia cho rằng việc làm này có nguy cơ làm giảm giá trị cho các nhà máy ở các thị trường khác.

VW từ chối cung cấp số liệu về công suất dư thừa ở nước này nhưng cho biết thị trường xe chạy xăng vẫn béo bở. VW làhãng sản xuất ô tô nước ngoài lớn nhất, tính theo doanh số hoạt động tại Trung Quốc.

VW tin rằng tăng trưởng chủ yếu sẽ đến từ hàng trăm thành phố cấp thấp của Trung Quốc, nơi thường có dân số 3 triệu trở xuống.

Niềm tin này có được một phần là do tỷ lệ sở hữu ô tô ở các thành phố lớn và phát triển hơn đã cao, đi kèm việc các hạn chế đối với việc mua xe chạy xăng mới đã được áp dụng.

Những thành phố cấp thấp đang chưa phát triển và còn thiếu thốn hạ tầng trạm sạc – một yếu tố quan trọng với xe điện và chính điều này cũng đã cản trở sự phát triển của ngành công nghiệp xe điện.

“Số lượng xe ở Trung Quốc vẫn còn rất thấp. Trong khi mức trung bình ở đây chỉ là 185 xe trên 1.000 dân, thì ở Mỹ gần 800 xe trên 1.000 dân và khoảng 580 xe ở Đức,” đại diện VW cho biết.

Năm ngoái, VW đã công bố khoản đầu tư trị giá 5 tỷ euro vào Trung Quốc khi họ nhắm đến việc tăng cường sản xuất xe điện. Họ đã bắt đầu chuyển đổi một số dây chuyền nhà máy ở Trung Quốc để sản xuất xe điện. Tập đoàn cũng sẽ nỗ lực dần dần lai hóa các mẫu xe động cơ đốt trong và chuyển đổi chúng thành đội xe năng lượng mới, được điện khí hóa.

VW chỉ là một trường hợp ngoại lệ khi quyết định dốc toàn lực vào thị trường Trung Quốc.  Hầu hết các nhà sản xuất ô tô nước ngoài khác ở Trung Quốc đều đang dè dặt đầu tư.

Các giám đốc điều hành ngành cho biết áp lực lớn nhất đối với tất cả các nhà sản xuất ô tô truyền thống ở Trung Quốc đến từ sự trỗi dậy của các nhà máy xe điện, áp dụng cách tiếp cận hoàn toàn khác đối với sản xuất ô tô.

Tại Hợp Phì, một nhà máy thuộc sở hữu của Nio cho thấy thách thức này. Được khai trương vào cuối năm 2022, nhà máy này được thiết kế để phục vụ mục tiêu mà người sáng lập William Li đặt ra. Theo đó, ông Li tin rằng khách hàng xe điện ngày càng mong muốn những chiếc xe có các tính năng tùy chỉnh, thay vì một sản phẩm đại trà.

Nhà máy cung cấp các cấu hình khác nhau, từ thiết kế vật lý đến các tính năng phần mềm, cho 8 mẫu xe Nio khác nhau. Xe có thể được giao tại Trung Quốc khoảng ba tuần sau khi đặt hàng, hoặc 90 ngày đối với khách hàng ở châu Âu.

Nhà máy Hợp Phì của Nio sẽ sớm có khả năng sản xuất 300.000 xe mỗi năm. Đây là mục tiêu mà nhà máy Trùng Khánh của Hyundai đặt ra cách đây chưa đầy 10 năm.

John Jiang, Giám đốc nhà máy Nio, người trước đây từng làm việc với GM ở Trung Quốc, cho biết tất cả các nhà sản xuất ô tô ở Trung Quốc đang trong cuộc chiến sinh tồn: “Cuối cùng, không phải thương hiệu nào cũng có thể thành công”.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Các nhà sáng lập công ty mẹ TikTok chỉ nắm giữ 20% cổ phần

Dù đã có nhiều lần lên tiếng khẳng định ứng dụng không chịu sự chi phối của chính quyền Trung Quốc, song với việc ByteDance đặt trụ sở tại Bắc Kinh, TikTok vẫn phải đối mặt với tương lai mù mịt ở Mỹ.

Công ty mẹ của TikTok sắp ra mắt dịch vụ phát nhạc trực tuyến nhằm cạnh tranh với Spotify

Ngày 12/3, TikTok đã gửi thông báo tới người dùng Mỹ kêu gọi phản đối dự luật cấm ứng dụng này của Hạ viện Mỹ. Đến ngày 13/3, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật này, trong bối cảnh lo ngại rằng TikTok có thể được sử dụng để giám sát và thao túng người Mỹ.

TikTok có 170 triệu người dùng tại Mỹ và động thái cứng rắn của quan chức Mỹ thể hiện mối lo ngại ngày càng tăng về ảnh hưởng của Trung Quốc tại đây, đặc biệt là trong năm bầu cử. Nếu lệnh cấm có hiệu lực, điều này có thể gây ra nhiều bất lợi đối với một trong những công ty internet thành công nhất Trung Quốc.

Nhiều nhà lập pháp Mỹ cho rằng TikTok là mối đe dọa an ninh quốc gia. Họ đưa ra nghi ngờ Trung Quốc có thể yêu cầu quyền truy cập vào dữ liệu người dùng TikTok ở Mỹ, mặc dù nền tảng đã nhiều lần tuyên bố chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ đưa ra những yêu cầu như vậy và TikTok sẽ không tuân thủ nếu chúng được đưa ra.

Trong quá khứ, TikTok nhiều lần tái khẳng định nền tảng không bị Trung Quốc hay bất kỳ tổ chức nào chi phối.

“Hãy để tôi nói rõ điều này: ByteDance không phải là chi nhánh của Trung Quốc hay bất kỳ quốc gia nào khác,” CEO TikTok, ôngShou Zi Chew, nói trong phiên điều trần vào tháng 3 năm ngoái trước Hạ viện Mỹ.

Theo Wall Street Journal, một thông cáo phát hành vào tháng 5/2023 của TikTok cho biết khoảng 60% cổ phần ByteDance huộc sở hữu của các nhà đầu tư toàn cầu như Carlyle Group, General Atlantic, BlackRock, Susquehanna International Group và Sequoia.

Còn lại, khoảng 20% ​​thuộc sở hữu của nhân viên ByteDance trên toàn thế giới và 20% thuộc sở hữu của những người sáng lập.

Theo Bloomberg, tỷ phú người Mỹ – Jeff Yass, chủ sở hữu của Susquehanna là một trong những người đầu tiên đầu tư vào công ty. Thông qua SIG China, công ty đầu tư mạo hiểm được Yass thành lập năm 2005, ông đã sở hữu khoảng 15% cổ phần ByteDance.

CNBC đưa tin rằng số cổ phần cá nhân của Yass tại công ty mẹ TikTok là 7%.

ByteDance được thành lập vào năm 2012 trong một căn hộ 4 phòng ngủ ở phía bắc Bắc Kinh. Khi đó, người sáng lập Zhang Yiming là một kỹ sư phần mềm 29 tuổi.  Ông mang theo tầm nhìn sử dụng dữ liệu lớn và công nghệ máy học để phân tích và quản lý nội dung theo sở thích của người dùng.

Zhang được mô tả là người có giọng nói nhẹ nhàng, lớn lên ở thành phố Long Nham, thuộc tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Ông học ngành kỹ thuật phần mềm tại Đại học Nam Khai ở Thiên Tân.

Sau khi tốt nghiệp, Zhang làm việc trên công cụ tìm kiếm vé máy bay cũng như nền tảng blog trước khi gia nhập Microsoft. Ông rời đi sau nửa năm. Trước khi thành lập ByteDance, ông đã thử khởi nghiệp với một nền tảng bất động sản. Zhang Yiming không che giấu tham vọng đưa ByteDance trở thành một ty toàn cầu như Google.

ByteDance được mệnh danh là “nhà máy ứng dụng” do hệ sinh thái ứng dụng mà họ đã cho ra mắt trong nhiều năm qua. Một trong những sản phẩm sớm nhất và phổ biến nhất của ByteDance là công cụ tổng hợp tin tức được hỗ trợ bởi AI, Jinri Toutiao. Nền tảng này phần lớn được sử dụng ở Trung Quốc.

Năm 2016, công ty ra mắt ứng dụng video ngắn Douyin – phiên bản Trung Quốc của TikTok. Một năm sau đó, công ty đã ra mắt phiên bản quốc tế là TikTok.

TikTok được nhiều người coi là ứng dụng Trung Quốc đầu tiên vươn ra toàn cầu. Năm ngoái, ByteDance được định giá 268 tỷ USD và được xem là một trong những công ty internet thành công nhất của Trung Quốc.

Tại Mỹ, để chống lại những lo ngại về dữ liệu người dùng, ByteDance đã đưa ra sáng kiến “Dự án Texas” với một công ty con hoạt động tại Mỹ đảm nhiệm việc quản lý và giám sát dữ liệu người dùng Mỹ. TikTok cho biết công ty con có tên TikTok US Data Security sẽ báo cáo với một hội đồng độc lập chứ không phải với lãnh đạo của TikTok hay ByteDance.

Dữ liệu của người dùng Mỹ sẽ được lưu trữ bởi công ty công nghệ Oracle có trụ sở tại Austin. Tuy vậy, chính phủ Mỹ vẫn chưa chấp thuận sáng kiến này.

Hiện TikTok vẫn còn cơ hội để giải quyết cứu lấy mình. Dù được ủng hộ ở Hạ viện, nhưng số phận của dự luật này ở Thượng viện vẫn chưa rõ ràng.

Tại phiên điều trần của ủy ban Hạ viện năm ngoái, CEO TikTok, Shou Zi Chew khẳng định rằng việc buộc ByteDance thoái vốn cổ phần sở hữu trong ứng dụng sẽ không thay đổi cách thức hoạt động của TikTok.

Theo tạp chí Variety, lệnh cấm TikTok của Mỹ sẽ làm leo thang căng thẳng Mỹ – Trung. Các quan chức Trung Quốc cho biết chính phủ sẽ kiên quyết phản đối bất kỳ hành động ép bán TikTok nào.

Trung Quốc cho rằng điều này sẽ làm suy yếu nghiêm trọng niềm tin của các nhà đầu tư từ nhiều quốc gia khác nhau, trong đó có Trung Quốc, vào Mỹ.

Một đại diện của TikTok nêu quan điểm: “Dự luật thông qua ở Hạ viện không có bằng chứng. Chúng tôi hy vọng rằng Thượng viện sẽ xem xét thực tế, lắng nghe cử tri của họ và nhận ra tác động đến nền kinh tế, đặc biệt là 7 triệu doanh nghiệp nhỏ và 170 triệu người Mỹ sử dụng dịch vụ của chúng tôi”.

Trước cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Wang Wenbin đã gọi hành động lập pháp này là “hành vi bắt nạt” và gây tổn hại đến trật tự kinh tế và thương mại quốc tế thông thường.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

TikTok hiện có khoảng 7000 nhân viên tại Mỹ

Trước việc TikTok đối mặt nguy cơ phải thoái vốn hoặc bị cấm, một số nhân viên công ty nói đã cảm thấy quen với các mối đe dọa. Nếu TikTok bị cấm, số phận của 7000 nhân viên tại đây có thể sẽ bị ảnh hưởng.

“Tôi đã ở đây vài năm và quá quen với những mối đe dọa, những lời bàn tán. Mọi thứ đến rồi đi”, một nhân viên TikTok tại Mỹ nói với Business Insider.

“Nó không thực sự ảnh hưởng đến công việc hàng ngày của tôi, mà chỉ đôi lúc khiến tôi mất tập trung, như một đám mây lơ lửng trên đầu”, một người khác cho biết.

Theo một số người, việc dự luật về TikTok được Hạ viện Mỹ thông qua ngày 13/3 khiến họ “cảm thấy bị tê liệt”. Tuy nhiên, khoảnh khắc này diễn ra trong chốc lát. Không khí bên trong văn phòng TikTok tại Mỹ không thay đổi nhiều trong những tuần gần đây, ngay cả khi họ bắt đầu khuyến khích người dùng gọi tới các văn phòng quốc hội để phản đối lệnh cấm của Mỹ.

“Không khí ở TikTok vẫn khá bình thường. Dù có một số lo ngại, hầu hết đều đã quen với điều đó”, một nhân viên chia sẻ.

Người này cho biết, các nhân viên TikTok Mỹ “ngày càng khó hiểu mối đe dọa nào là có thật và đâu là lời đe dọa chính trị” do quá bận rộn với công việc hàng ngày. “Đối với nhóm chúng tôi, mọi người tập trung cho khối lượng công việc lớn, đến mức không có thời gian nghĩ đến điều đó”, quản lý một nhóm TikTok nói về việc dự luật của Hạ viện Mỹ. “Giờ đây, thứ họ quan tâm nhất là phản ứng của lãnh đạo, làm thế nào để đảm bảo công việc của họ không bị gián đoạn”.

Một nhân viên khác cho rằng TikTok đang có hơn 170 triệu người dùng hàng tháng ở Mỹ là lợi thế lớn, có thể gây áp lực lên lệnh cấm.

Tik Tok không đưa ra bình luận. Trước đó, công ty nói “hy vọng Thượng viện sẽ xem xét thực tế, lắng nghe cử tri của họ và nhận ra tác động của TikTok đối với nền kinh tế, với 7 triệu doanh nghiệp nhỏ và với 170 triệu người Mỹ sử dụng dịch vụ của chúng tôi”.

Matt Navarra, chuyên gia phân tích truyền thông xã hội, cho rằng lệnh cấm có thể sẽ gây thiệt hại lớn với các doanh nghiệp dựa vào TikTok để tiếp cận khách hàng. “Với doanh nghiệp nhỏ và nhà sáng tạo nội dung tự do, hậu quả có thể rất thảm khốc”, Navarra nói với ABC News. “Lệnh cấm sẽ chặn hàng triệu công ty thực hiện hoạt động tiếp thị và thúc đẩy doanh số bán hàng. Họ sẽ mất thêm thời gian chuyển sang nền tảng khác”.

Theo HR Grapevine, TikTok có khoảng 7.000 nhân viên tại Mỹ. Bất kỳ thay đổi nào có thể khiến nội bộ bị xáo trộn. Họ có thể mất việc lập tức hoặc đối mặt tương lai không ổn định nếu đổi chủ.

Tuy nhiên, trang này cũng nhận định nhân viên TikTok đã có thời gian dài đầy bất ổn kể từ tháng 8/2020, khi tổng thống Mỹ khi đó là Donald Trump ra lệnh cấm. “Nếu dự luật được thông qua, lãnh đạo và quản lý nhân sự TikTok phải đảm nhận nhiệm vụ to lớn, là xử lý một cách thích hợp tương lai của lực lượng lao động của mình, bao gồm các vấn đề như lương”, HR Grapevine bình luận.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

FPT mở chi nhánh tại Trung Quốc: Cạnh các gã khổng lồ như Amazon hay Canon

Mở chi nhánh tại Đại Liên giúp FPT tiếp cận, tuyển dụng nguồn nhân lực công nghệ dồi dào, giỏi tiếng Anh, tiếng Nhật, được đào tạo chuyên nghiệp nơi đây.

FPT mở chi nhánh tại Trung Quốc: Cạnh các gã khổng lồ như Amazon hay Canon

Ngày 13/3, FPT công bố thành lập chi nhánh FPT Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc, nhằm cung cấp các dịch vụ công nghệ thông tin chất lượng cao tới khách hàng tại Nhật Bản và Trung Quốc. Với nguồn nhân lực chuyên môn cao, sử dụng đa dạng ngôn ngữ, FPT kỳ vọng, trong tương lai gần, chi nhánh sẽ mở rộng tập khách hàng trên phạm vi toàn cầu.

Mở chi nhánh tại Đại Liên giúp FPT tiếp cận, tuyển dụng nguồn nhân lực công nghệ dồi dào, giỏi tiếng Anh, tiếng Nhật, được đào tạo chuyên nghiệp nơi đây. Theo ước tính, số lượng nhân sự CNTT thành thạo tiếng Nhật tại Đại Liên đạt 200.000 người. Trước mắt, FPT Đại Liên sẽ tập trung vào khối khách hàng tại Nhật Bản.

Đồng thời, chi nhánh mới sẽ mở rộng cơ hội phát triển kinh doanh mới, không chỉ với doanh nghiệp Trung Quốc mà còn với hàng nghìn doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Đại Liên.

Chi nhánh của FPT tọa lạc tại số 1 Hui Xian Yuan, khu công nghệ cao Đại Liên, cùng với các doanh nghiệp hàng đầu thế giới khác như Canon, Amazon, KPMG…

Thành phố Đại Liên là vùng đất cảng nhộn nhịp, cởi mở đón nhận văn hóa từ khắp thế giới, do đó người dân có thể sử dụng được khá nhiều ngoại ngữ khác nhau như tiếng Nhật, tiếng Anh… Ngoài ra, đây cũng là nơi quy tụ nhiều trường đại học danh tiếng đào tạo nhân lực công nghệ thông tin, trong đó có những trường đứng trong Top 20 trường ĐH của Trung Quốc.

Theo bà Chu Thị Thanh Hà, Chủ tịch FPT Software – Công ty thành viên của FPT, FPT Đại Liên không chỉ giúp công ty có thể đồng hành nhiều hơn nữa với các doanh nghiệp trong khu vực mà còn là cam kết với chính phủ Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. “Là công ty CNTT hàng đầu tại Đông Nam Á, chúng tôi mong muốn trở thành cầu nối cho các tập đoàn kinh tế giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Chúng tôi tin rằng FPT Đại Liên có thể tích cực giúp củng cố mối quan hệ và thúc đẩy hợp tác xuyên biên giới giữa các công ty tại đây,” bà khẳng định.

Ông Phạm Thanh Tuấn – Giám đốc FPT Đại Liên cho biết, đội ngũ nhân sự của Công ty tại Đại Liên, Nhật Bản và 15.000 kỹ sư tại Việt Nam sẽ phối hợp mang tới những sản phẩm dịch vụ công nghệ có chất lượng tốt nhất. “Dự kiến chi nhánh sẽ tuyển dụng 2.000-3.000 kỹ sư công nghệ trong vòng 3-5 năm tới, tập trung vào các kỹ sư công nghệ chất lượng cao trong các mảng quản trị dự án, tư vấn chiến lược”, ông Tuấn chia sẻ.

Việc thành lập FPT Đại Liên nhận được sự ủng hộ lớn từ chính quyền thành phố. Cuối tháng 2 vừa qua, đại diện chính quyền thành phố này cũng đã có chuyến thăm và làm việc với FPT.

Đại Liên là văn phòng thứ 3 của FPT tại Trung Quốc. Khai trương văn phòng đầu tiên tại Thượng Hải từ năm 2017, và tại Nam Ninh năm 2023, FPT có nhiều khách hàng lớn trong lĩnh vực công nghệ ô tô và sản xuất bán dẫn tại Trung Quốc hợp tác, thực hiện các dự án quan trọng.

FPT là công ty công nghệ toàn cầu, với hơn 7 vạn nhân viên, hiện diện tại 30 quốc gia. Sau 35 năm, FPT đã giúp hàng triệu khách hàng vượt qua những thách thức, rào cản và đạt được hiệu suất cao nhất trong công việc và nhiều tiện ích trong cuộc sống số. Dựa trên các công nghệ mới nhất về AI, Big Data, Cloud, Automation, IoT…, FPT cung cấp các dịch vụ công nghệ vượt trội tới hơn 1.000 tập đoàn trên toàn cầu, trong đó có gần 100 công ty thuộc danh sách Fortune Global 500 đang hoạt động trong đa lĩnh vực như Hàng không, Ô tô, Ngân hàng, Dịch vụ Tài chính và Bảo hiểm, Chăm sóc sức khỏe, Logistics, Sản xuất, Công nghệ và nhiều lĩnh vực khác.

Tại Nhật Bản, sau hai thập kỷ, FPT là một trong những doanh nghiệp công nghệ nước ngoài có quy mô nhân sự lớn nhất tại đây. Với hơn 3.000 nhân sự làm việc trực tiếp tại 16 văn phòng và trung tâm phát triển ở Nhật Bản và gần 15.000 nhân sự làm cho thị trường Nhật Bản từ khắp nơi trên toàn cầu, FPT Nhật Bản hiện đã và đang cung ứng dịch vụ và giải pháp cho hơn 450 khách hàng trên toàn thế giới.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Hà Linh

Đời sống Pháp luật

AI tạo video từ văn bản Sora của OpenAI sẽ được thương mại hóa trong vài tháng tới

OpenAI cho biết Sora AI, công cụ tạo video từ văn bản, sẽ được thương mại hóa trong vài tháng tới với chi phí tương tự Dall-E.

AI tạo video từ văn bản Sora của OpenAI sẽ được thương mại hóa trong vài tháng tới
AI tạo video từ văn bản Sora của OpenAI sẽ được thương mại hóa trong vài tháng tới

Trả lời WSJ, Giám đốc công nghệ OpenAI Mira Murati cho biết Sora sẽ được phát hành ra công chúng trong năm nay, “có thể là vài tháng nữa”. Công cụ được giới thiệu vào tháng 2 và nhanh chóng tạo cơn sốt trên các nền tảng mạng xã hội dù mới chỉ cung cấp thử nghiệm cho một số nghệ sĩ, nhà thiết kế và nhà làm phim.

OpenAI cũng đang có kế hoạch kết hợp khả năng tạo âm thanh giúp video chân thực hơn từ Sora. Người dùng cũng có thể chỉnh sửa video do Sora sản xuất vì không phải lúc nào AI cũng đưa ra hình ảnh chính xác.

“Chúng tôi đang cố gắng tìm cách biến công nghệ này thành một công cụ mà mọi người có thể chỉnh sửa và sáng tạo“, bà Mira Murati nói.

Tuy nhiên, theo The Verge, khi được hỏi về dữ liệu OpenAI sử dụng để đào tạo Sora, Murati né tránh trả lời. “Tôi sẽ không đi sâu vào chi tiết dữ liệu đã được sử dụng, nhưng đó là dữ liệu được cấp phép hoặc có sẵn công khai”, CTO OpenAI nói và cho biết không thể tiết lộ Sora có dùng video từ YouTube, Facebook hay Instagram không. Bà chỉ xác nhận AI có sử dụng nội dung từ Shutterstock – công ty OpenAI có quan hệ đối tác.

Murati khẳng định sức mạnh của Sora “đắt đỏ hơn nhiều” so với các công cụ AI hiện tại, nhưng công ty sẽ cố gắng cung cấp với “chi phí tương tự” Dall-E, AI chuyển văn bản thành ảnh.

OpenAI cho biết đang nỗ lực xây dựng công cụ có thể phát hiện video tạo bằng Sora AI. Công ty cũng sẽ gắn nhãn video AI, đồng thời hợp tác với các chuyên gia để đánh giá khả năng Sora có thể tạo thông tin sai lệch, thù địch và thành kiến.

Khi mở rộng cho toàn bộ người dùng phổ thông, Murati cho biết công ty sẽ hạn chế Sora tạo hình ảnh liên quan đến người nổi tiếng, tương tự chính sách đối với Dall-E. Video cũng sẽ có hình mờ để phân biệt với video thật. Tuy nhiên, một số trang công nghệ như The Verge cho rằng đây không phải giải pháp hoàn hảo để phân biệt sản phẩm AI.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Bên trong những ‘trang trại’ cày view và like ảo tại Việt Nam

Nhiếp ảnh gia người Anh Jack Latham có hành trình chụp ảnh các “trang trại click” ở Việt Nam. Đây không phải những trang trại rộng lớn hay đồng ruộng mà là những nơi cày view ảo trên các nền tảng mạng xã hội.

Latham đã dành một tháng tại Hà Nội để ghi lại hình ảnh một số đơn vị cung cấp dịch vụ giúp khách hàng gia tăng lượt truy cập trực tuyến và tương tác ảo trên mạng xã hội với mục đích đánh lừa thuật toán cũng như nhận thức của người dùng.

Những bức ảnh xuất hiện trong cuốn sách mới của anh có tựa “Beggar’s Honey” cung cấp cái nhìn về các công xưởng thuê nhân công giá rẻ để tạo ra những lượt like, bình luận, chia sẻ trên mạng xã hội.

“Hầu hết mọi người dùng mạng xã hội đều muốn thu hút sự chú ý. Họ đang ăn xin điều đó”, Latham trả lời phỏng vấn của CNN qua điện thoại. “Với mạng xã hội, nhu cầu được chú ý đó là sản phẩm dành cho các nhà quảng cáo tiếp thị”.

Vào thập niên 2000, phổ biến ngày càng tăng của các mạng xã hội như Facebook đã tạo ra thị trường cho các tài khoản số, cùng các công ty, thương hiệu cạnh tranh để tối ưu hoá khả năng hiển thị tới người dùng.

Mặc dù không rõ thời điểm các “trang trại click” bắt đầu phát triển ồ ạt, nhưng từ năm 2007, các chuyên gia công nghệ đã cảnh báo về những tài khoản ảo xuất hiện tại những thị trường thu nhập thấp.

Trong những thập kỷ tiếp theo, những “trang trại click” này bùng nổ về số lượng, đặc biệt tại châu Á như Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia và Philippines.

Quy định của pháp luật thường không theo kịp. Trong khi một số nước chẳng hạn như Trung Quốc đã cấm hoạt động này, thì tại một số thị trường khác, chúng vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ, đặc biệt ở những nơi có chi phí lao động thấp, giá điện thấp giúp việc vận hành hàng trăm máy cày view ảo đưới tối ưu hoá chi phí.

Nhiếp ảnh gia Latham đã đến thăm 5 “trang trại click” ở Việt Nam. Ngoại thành Hà Nội, những “trang trại click” này nằm ở các khu dân cư và khách sạn. Một số địa điểm xây dựng trang trại với hàng trăm smartphone được vận hành thủ công, trong khi số khác sử dụng phương thức mới là “box farming” – nơi có một số điện thoại, không có màn hình và pin, được nối dây với nhau và liên kết với giao diện máy tính.

Latham cho biết, một trong những “trang trại click” anh ghé thăm được điều hành bởi một gia đình, trong khi những trang trại khác trông giống các công ty công nghệ hơn. Hầu hết người lao động ở đây đều có tuổi từ 20 tới 30.

“Họ trông giống hệt các startup ở Thung lũng Silicon” anh nói. “Có một lượng lớn phần cứng, thậm chí là cả bức tường treo toàn điện thoại”. Một số bức ảnh của Latham mô tả những công nhân được giao nhiệm vụ tiến hành các lượt nhấp chuột.

“Chỉ cần một người để điều khiển số lượng lớn smartphone. Một người có thể rất nhanh chóng làm công việc của 10.000 người. Nó vừa cô đơn vừa bận rộn”, Latham nói.

Tại những trang trại này, mỗi người sẽ phụ trách một mạng xã hội cụ thể. Chẳng hạn, một người sẽ chịu trách nhiệm đăng bài và bình luận trên loạt tài khoản Facebook, hoặc lập các tài khoản YouTube – nơi họ sẽ đăng và tua lại các video để cày lượt xem.

Nhiếp ảnh gia cho biết TikTok là nền tảng cày view ảo phổ biến nhất tại các trang trại mà anh đến thăm.

Các “trang trại click” quảng cáo dịch vụ của họ trực tuyến với đơn giá chưa tới 232 đồng cho một lượt click, xem hoặc tương tác. Bất chấp bản chất gian lận, họ dường như coi đó chỉ là một công việc thuần tuý. “Có một sự ngầm hiểu rằng họ chỉ đang cung cấp dịch vụ. Không có gì mờ ám”, anh nói.

Nhiếp ảnh gia người Anh nói anh cố gắng ghi lại những “cỗ máy được sử dụng để lan truyền thông tin sai lệch”. Những “trang trại click” trên khắp thế giới cũng đang làm điều tương tự. Anh nhận thấy rằng thuật toán thường đề xuất các video ngày càng “cực đoan” sau mỗi lượt click.

“Nếu bạn chỉ xem một nội dung như vậy, thì trong thời gian ngắn, bạn sẽ trở nên cuồng tín đến bệnh hoạn. Việc lan truyền thông tin sai lệch là điều tồi tệ nhất. Nó xảy ra ngay bên trong bạn, không phải trên truyền thông và thật kinh khủng khi nó có thể chi phối trí óc của bạn”, anh nói.

Hy vọng nâng cao nhận thức cộng đồng về hiện tượng này và những nguy hiểm của nó, nhiếp ảnh gia đang lên kế hoạch trưng bày phiên bản “trang trại click” tại nhà riêng của anh. Trên Instagram, những bức ảnh của Latham thu hút vài chục tới vài trăm lượt thích. Nhưng khi anh giới thiệu cuốn sách “Beggar’s Honey” nó đã có hơn 6.000 lượt thích. Nhiếp ảnh gia muốn mọi người nhận ra rằng những gì họ thấy trên mạng xã hội không phải là thực tế, và số lượt tương tác không phải là thước đó cho tính xác thực.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Xiaomi bước chân vào thị trường ô tô với Xiaomi SU7

Xiaomi cho biết sẽ bắt đầu giao hàng mẫu xe điện đầu tiên của hãng tại Trung Quốc vào tháng 3, theo Reuters. Như vậy, hãng điện tử này đã chính thức bước chân vào thị trường ô tô lớn nhất thế giới trong bối cảnh cạnh tranh về giá cả đang diễn ra gay gắt.

Nhà sản xuất điện thoại thông minh đã đăng tải trên Weibo rằng 59 cửa hàng của họ tại 29 thành phố trên toàn quốc sẽ nhận đơn đặt hàng cho mẫu sedan Speed Ultra 7 (SU7) mới. Sự kiện ra mắt được lên lịch vào ngày 28/3 và giá bán chính thức của mẫu xe điện mới này dự kiến sẽ được công bố trong sự kiện.

Cổ phiếu Xiaomi tại Hong Kong đã tăng 7% trong phiên giao dịch sáng 12/3, ngay sau khi hãng ấn định ngày ra mắt xe.

Doanh số bán xe điện của Trung Quốc tăng 18% trong hai tháng đầu năm, không chênh lệch nhiều so với mức tăng 21% của cả năm 2023. Năm nay, BYD – đơn vị dẫn đầu thị trường đã thực hiện một loạt các đợt giảm giá sâu để thu hút người tiêu dùng trước nhu cầu nội địa yếu hơn.

Tại buổi ra mắt Xiaomi SU7 vào tháng 12/2023, CEO Lei Jun cho biết Xiaomi có kế hoạch trở thành một trong 5 nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giới.

Lei Jun nói rằng mẫu SUV của hãng sở hữu công nghệ “động cơ điện siêu tốc” có khả năng tăng tốc nhanh hơn so với các xe điện của Tesla và Porsche. Các nhà phân tích cho rằng hệ điều hành dùng chung của xe với điện thoại thông minh và các thiết bị điện tử khác của Xiaomi sẽ thu hút khách hàng hiện tại của công ty.

“Xe hơi của Xiaomi đang đi từ con số không đến một trong giai đoạn tăng trưởng rất khác biệt và phải đối mặt với kỳ vọng của người dùng. Đây là điểm rất khác so với thời điểm điện thoại thông minh của Xiaomi đi từ con số 0 đến 1 cách đây 14 năm”, Lei Jun chia sẻ trên Weibo hôm 12/3.

‘”Xe hơi của Xiaomi cần phải khác biệt, và khía cạnh quan trọng nhất là công nghệ thông minh”, CEO Xiaomi nói thêm.

Xiaomi đang tìm cách đa dạng hóa hoạt động kinh doanh ngoài mảng cốt lõi là điện thoại thông minh do nhu cầu đối với sản phẩm này đang trì trệ.

Xe của Xiaomi sẽ được sản xuất bởi một đơn vị của nhà sản xuất ô tô nhà nước là BAIC Group, tại một nhà máy ở Bắc Kinh với công suất hàng năm là 200.000 xe.

Gã khổng lồ điện thoại thông minh này đã cam kết đầu tư 10 tỷ USD vào lĩnh vực ô tô trong một thập kỷ và là một trong số ít nhà sản xuất mới tại thị trường xe điện Trung Quốc được cấp phép bởi chính quyền.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Tập đoàn FPT có Phó Tổng Giám đốc mới

Ông Phạm Minh Tuấn đã cùng Chủ tịch và các lãnh đạo đưa FPT Software lần đầu tiên đạt doanh thu 1 tỷ USD từ thị trường nước ngoài, gia nhập hàng ngũ các các công ty dịch vụ CNTT đẳng cấp trên toàn cầu trong năm 2023, theo FPT.

Tập đoàn FPT vừa quyết định bổ nhiệm ông Phạm Minh Tuấn giữ vị trí Phó Tổng Giám đốc FPT từ ngày 13/3. Ông Tuấn đồng thời tiếp tục kiêm nhiệm vai trò Tổng Giám đốc FPT Software – công ty thành viên chủ chốt của FPT trong khối công nghệ.

Tân Phó Tổng Giám đốc có nhiệm vụ thúc đẩy hoạt động kinh doanh trên toàn cầu của các đơn vị thành viên, các hướng kinh doanh chiến lược của Tập đoàn FPT như Cloud, AI, chíp bán dẫn, công nghệ phần mềm ô tô, quản trị hạ tầng (IMS), chuyển đổi xanh trong bối cảnh có nhiều cơ hội phát triển mạnh mẽ.

Ông Phạm Minh Tuấn đã cùng Chủ tịch và các lãnh đạo đưa FPT Software lần đầu tiên đạt doanh thu 1 tỷ USD từ thị trường nước ngoài và gia nhập hàng ngũ các các công ty dịch vụ CNTT đẳng cấp trên toàn cầu trong năm 2023.

Trong 6 năm đảm nhiệm vị trí Tổng Giám đốc FPT Software (từ tháng 3/2018), ông đã có đóng góp quan trọng trong việc giúp công ty tăng trưởng 3,7 lần ngay cả khi phải đương đầu với Covid – 19; phát triển tập khách hàng triệu đô chiếm tới 80% doanh số; xây dựng nguồn nhân lực tinh nhuệ ở nhiều quốc gia; chỉ đạo M&A thành công tại Mỹ và Nhật.

Ông Tuấn từng giữ nhiều vị trí lãnh đạo quan trọng tại các công ty thành viên của FPT. Ông đảm nhiệm vị trí Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT (2014-2018) và đã thúc đẩy việc phát triển thành công các giải pháp mới về chính phủ số, giao thông thông minh, y tế thông minh, vé tàu điện tử, thu phí không dừng… mở ra một giai đoạn kinh doanh mới của các sản phẩm, giải pháp Made by FPT.

Trước đó, ông Tuấn làm Tổng Giám đốc Công ty Giải pháp công nghệ FPT (2012-2014); Giám đốc điều hành FPT Software TP. HCM (2004 – 2011), Phó Tổng Giám đốc FPT Software (2005 – 2011)… Từ năm 2002 đến 2010, ông có nhiều đóng góp vào việc FPT Software trở thành công ty xuất khẩu phần mềm toàn cầu có mặt tại Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Mỹ và Châu Âu.

Ông là một trong những lãnh đạo đầu tiên thực hiện nhiệm vụ Toàn cầu hóa của Tập đoàn và giữ chức Giám đốc Công nghệ FPT tại Ấn Độ năm 1999. Ông Tuấn sinh năm 1974, tốt nghiệp Đại học Bách Khoa TP. HCM chuyên ngành Khoa học máy tính và gia nhập FPT năm 1996.

Việc bổ nhiệm nằm trong chương trình Quy hoạch cán bộ và luân chuyển lãnh đạo, nhằm nâng cao năng lực điều hành và tạo trải nghiệm đa dạng cho các lãnh đạo cấp cao trong Tập đoàn FPT.

Cũng nằm trong chương trình Quy hoạch cán bộ và luân chuyển lãnh đạo, ông Hoàng Việt Anh sẽ không tiếp tục nắm giữ vị trí Phó Tổng Giám đốc FPT phụ trách Chuyển đổi số và công nghệ sau khi kết thúc 2 nhiệm kỳ (2018-2024) để tập trung vào vị trí Chủ tịch của 2 đơn vị chiến lược: CTCP Viễn thông FPT (FPT Telecom) và Công ty TNHH FPT Digital.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo An Ninh Tiền Tệ

2024 là năm cắt giảm lãi suất toàn cầu

Trong bối cảnh lạm phát tại nhiều nền kinh tế đã hạ nhiệt, các nhà đầu tư đang đặc biệt quan tâm đến vấn đề lãi suất. Thị trường kỳ vọng một loạt ngân hàng trung ương sẽ hạ chi phí đi vay trong năm nay.

Cuộc khủng hoảng lạm phát đang tiến đến hồi kết

Trong một báo cáo gần đây, Economist Intelligence Unit (EIU) cho biết lãi suất ở hầu hết các nền kinh tế sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong năm nay. Tuy nhiên, hãng phân tích này vẫn nhận định lãi suất sẽ giảm nhẹ vào khoảng cuối năm.

Bên dưới là các ngân hàng trung ương lớn được kỳ vọng sẽ cắt giảm chi phí đi vay trong năm nay, theo tổng hợp của CNBC:

Mỹ

Tuần trước, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell một lần nữa nhấn mạnh rằng lãi suất sẽ bắt đầu đi xuống trong năm nay nếu áp lực lạm phát tiếp tục suy yếu. Song, ông không đưa ra mốc thời gian cụ thể.

Lạm phát tính theo thước đo ưa thích của Fed hiện là 2,4%, cao hơn mục tiêu 2% của các quan chức ngân hàng trung ương.

Kết thúc cuộc họp tháng 1, Fed đã giữ nguyên lãi suất trong phạm vi 5,25 – 5,5%. Hiện tại, các nhà đầu tư kỳ vọng ngân hàng trung ương Mỹ sẽ bắt đầu hạ lãi suất vào tháng 6, giảm 25 điểm cơ bản (bps).

Eurozone

Tuần trước, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng quyết định giữ lãi suất chính sách ở mức cao kỷ lục 4%. Các quan chức báo hiệu rằng họ sẽ không cắt giảm lãi suất trước tháng 6.

ECB thừa nhận lạm phát đang giảm nhanh hơn dự kiến, tuy vẫn cao hơn mức mục tiêu 2%. Do diễn biến đáng khích lệ của áp lực giá, ECB đã hạ dự báo lạm phát năm nay từ mức trung bình 2,7% xuống 2,3%.

Thụy Sỹ

Số liệu tháng 2 cho thấy lạm phát tại Thụy Sỹ đã chững về mức 1,2% – thấp nhất trong gần hai năm rưỡi. Điều này làm dấy lên hy vọng rằng Ngân hàng Quốc gia Thụy Sỹ (SNB) có thể cắt giảm lãi suất tại cuộc họp ngày 21/3 tới.

Hiện tại, SNB đang giữ lãi suất ở mức 1,75% và ngân hàng trung ương này đặt mục tiêu lạm phát trong khoảng 0 – 2%.

Theo LSEG, xác suất SNB giảm lãi suất 25 bps tại cuộc họp tháng 3 là hơn 40%. Trong khi đó, UBS dự đoán SNB sẽ đợi đến quý II mới bắt đầu đợt giảm đầu tiên. Tuy nhiên, UBS không loại trừ khả năng SNB sẽ hành động ngay tháng này.

Canada

Tại cuộc họp tháng 3, Ngân hàng Trung ương Canada (BoC) đã giữ nguyên lãi suất lần thứ 5 liên tiếp. Thống đốc BoC cho biết còn quá sớm để cân nhắc việc cắt giảm chi phí đi vay.

Lạm phát tại Canada đã hạ nhiệt đáng kể xuống còn 2,9% vào tháng 1. BoC đặt mục tiêu lạm phát trong khoảng 1 – 3%. Phần đông các nhà kinh tế tham gia khảo sát của Reuters tuần trước dự đoán BoC có thể giảm lãi suất vào tháng 6.

Thổ Nhĩ Kỳ

Hồi tháng 2, ngân hàng trung ương Thổ Nhĩ Kỳ đã quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 45%, chấm dứt chu kỳ thắt chặt 8 lần liên tiếp.

Theo CNBC, nhiều chuyên gia kỳ vọng các nhà hoạch định chính sách sẽ giữ nguyên lãi suất trong phần lớn năm 2024. Lạm phát của Thổ Nhĩ Kỳ hiện ở mức 65%.

Trong một báo cáo mới đây, JPMorgan cho rằng ngân hàng trung ương Thổ Nhĩ Kỳ có thể giảm lãi suất tại cuộc họp tháng 11 và 12.

Australia

Ở cuộc họp tháng 2, Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) đã nhất trí giữ lãi suất ở mức cao nhất trong 12 năm là 4,35%.

Nomura dự đoán RBA sẽ bắt đầu hạ lãi suất vào tháng 8 khi lạm phát thoái lui và tỷ lệ thất nghiệp tăng lên. Tập đoàn tài chính này kỳ vọng Australia “sẽ tránh được suy thoái kinh tế trong gang tấc”.

Trong một lưu ý khác, ANZ cho biết nền kinh tế Australia “đã tiếp tục chững lại” trong nửa cuối năm 2023 khi GDP quý IV chỉ tăng 0,2% so với quý trước.  

New Zealand

Ngân hàng Dự trữ New Zealand (RBNZ) cũng giữ lãi suất ổn định ở mức 5,5% vào cuộc họp tháng 2. Các quan chức dự báo lạm phát sẽ quay trở lại phạm vi mục tiêu 1 – 3% vào tháng 9.

Auckland Savings Bank dự đoán RBNZ sẽ bắt đầu cắt giảm chi phí đi vay vào tháng 11.

Indonesia

Ngân hàng trung ương Indonesia giữ nguyên lãi suất chính sách ở mức 6% trong cuộc họp gần đây.

Lạm phát giá tiêu dùng của quốc gia Đông Nam Á đã quay về phạm vi mục tiêu của ngân hàng trung ương là 1,5 – 3,5%. Song, thống đốc ngân hàng trung ương Indonesia chỉ cân nhắc giảm lãi suất 75 bps vào nửa cuối năm nay.

Trong cuộc phỏng vấn với CNBC, Thống đốc Perry Warjiyo lưu ý: “Chúng tôi vẫn đang theo dõi sát tình hình toàn cầu, đặc biệt là tác động từ định hướng chính sách của Fed”.

BMI, công ty con của Fitch Solutions, dự kiến ngân hàng trung ương Indonesia sẽ hạ lãi suất chuẩn xuống 5% vào cuối năm 2024, bắt đầu từ nửa cuối năm cùng với Mỹ và các nền kinh tế phát triển khác để không gây áp lực lên đồng rupiah.

Nhật Bản

Không giống với các ngân hàng trung ương khác, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) được kỳ vọng sẽ tăng lãi suất trong năm nay thay vì cắt giảm.

Các nhà kinh tế tại Oxford Economics và Macquarie cho biết BoJ có thể sẽ chấm dứt chính sách lãi suất âm vào tháng 4, tuỳ thuộc vào kết quả các cuộc đàm phán lương mùa xuân.

Các cuộc đàm phán lương nói trên là yếu tố quan trọng quyết định liệu lạm phát có thoả mãn mục tiêu 2% của BoJ hay không, vì đây là điều kiện tiên quyết để các nhà hoạch định chính sách từ bỏ lãi suất âm.

Hàn Quốc

Hồi cuối tháng 2, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) đã giữ nguyên lãi suất ở mức 3,5%. Theo Thống đốc BoK, hầu hết nhà hoạch định chính sách đều cho rằng “còn quá sớm” để thảo luận việc hạ lãi suất khi lạm phát vẫn trên mức mục tiêu.

Ông Goohoon Kwon, nhà kinh tế cấp cao của Goldman Sachs, cho biết BoK vẫn có thể là một trong những ngân hàng trung ương đầu tiên ở châu Á cắt giảm lãi suất. Theo ông Kwon, xu hướng thiểu phát vẫn tiếp tục và tiêu dùng tư nhân ở Hàn Quốc đang giảm sút.

Vậy ai là người đầu tiên?

Đề cập đến số liệu lạm phát của Canada, nhà kinh tế trưởng Carl Weinberg của High Frequency Economics nhận định: “Theo tôi, BoC sẽ là ứng viên đầu tiên hạ lãi suất”.

Ông Weinberg nói thêm: “2024 sẽ là năm các ngân hàng trung ương đảo chiều và cắt giảm lãi suất”.

Tuy nhiên, các ngân hàng trung ương châu Á khó có thể vượt lên trước Fed vì đồng USD quá mạnh khiến đồng tiền của các quốc gia trong khu vực yếu đi, Morgan Stanley lưu ý. Khả năng đồng tiền tiếp tục mất giá có thể kích thích lạm phát tại các nước châu Á đi lên.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Chủ tịch VinFast hé lộ kế hoạch hòa vốn vào năm 2025

Trong bối cảnh làn sóng xe điện làm rung chuyển ngành ô tô toàn cầu vốn đang trầm lắng, VinFast vẫn nhìn thấy cơ hội để gầy dựng vị thế trong ngành.

VinFast sẽ khởi công xây dựng nhà máy tại Mỹ vào tuần tới

Công ty niêm yết ở Nasdaq thừa nhận cơ hội hành động sẽ không kéo dài lâu vì nhà đầu tư không còn kiên nhẫn với các khoản lỗ như xưa. Vì thế, hãng xe điện Việt Nam đặt mục tiêu đầy tham vọng: Thu hút khách hàng ở 50 thị trường, từ Mỹ cho tới Ấn Độ – những nơi người dân còn chưa biết tới VinFast.

Thành thật mà nói, đây là cơ hội để một công ty Việt Nam như chúng tôi trở thành công ty toàn cầu, khi ngành xe hơi trải qua giai đoạn biến đổi về cấu trúc”, Chủ tịch VinFast Lê Thị Thu Thủy chia sẻ tại Hội nghị Công nghệ Xanh châu Á.

Tại sự kiện này, bà Thủy cũng hé lộ nhiều thông tin, trong đó có kế hoạch giúp VinFast hòa vốn vào năm 2025.

Hiện nay hàng loạt công ty bước vào cuộc chơi xe điện trên toàn cầu, khi niềm yêu thích với các dòng xe xăng dần suy yếu. Tuy vậy, ngay cả các ông lớn như Tesla và Toyota cũng phải chứng tỏ bản thân ở lĩnh vực mới mẻ này. Và VinFast – một tay chơi mới xuất hiện từ năm 2021 – đang cố gắng tạo chỗ đứng trong ngành xe hơi toàn cầu.

Khi được hỏi làm sao VinFast chiếm được niềm tin của khách hàng, bà Thủy cho biết VinFast tập trung vào thị trường Việt Nam. Tại đây, 80% khách hàng của VinFast thuê pin, từ đó giúp giá xe điện ngang với các dòng xe chạy xăng.

Tại thời điểm này, khả năng sinh lời rõ ràng rất quan trọng”, bà Thủy cho biết và nói thêm rằng hãng xe điện VinFast sẽ hòa vốn vào năm 2025. “Đã qua rồi giai đoạn mà nhà đầu tư rót tiền vào các công ty xe điện chỉ vì bạn có một chiếc xe mẫu trông thật đẹp. Tôi nghĩ các cổ phiếu xe điện đã giảm rất nhiều”.

Bà cho biết VinFast đã có dòng thu nhập ổn định từ việc cho thuê pin, vốn cũng có “tiềm năng to lớn trong việc thúc đẩy doanh số bán xe ở thị trường mới”.

Ưu tiên khác của VinFast hiện là “giảm chi phí nguyên vật liệu khoảng 40% trong 2 năm sau khi ra mắt xe, một nửa thông qua kỹ thuật và một nửa đến từ giảm giá nhập nguyên vật liệu”.

Nếu bạn tin xe điện là tương lai của ngành xe hơi, giờ là thời điểm tuyệt vời để đầu tư”, bà Thủy cho biết.

Cho năm 2024, VinFast đặt mục tiêu bàn giao 100,000 xe nhờ mạng lưới phân phối ngày càng mở rộng cũng như hướng tới cân bằng giữa tăng trưởng doanh thu và tối ưu hóa chi phí, dựa trên nền tảng tối ưu hóa chi phí sản xuất và vật liệu, đồng thời đầu tư chiến lược vào các thị trường tiềm năng trong khu vực.

Sau khi đặt nền móng tại các thị trường như Mỹ, Canada và một số nước châu Âu, kế hoạch mở rộng toàn cầu của VinFast năm nay sẽ tập trung vào các thị trường toàn cầu khác, bao gồm những thị trường tiềm năng gần Việt Nam như Indonesia và Ấn Độ. Bước đi này phù hợp với chiến lược tối ưu hóa chi phí vốn, bao gồm các mục tiêu tối ưu hóa chi phí sản xuất và vật liệu.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Instagram thử nghiệm cho phép gửi file khi nhắn tin

Mạng xã hội Instagram đang thử nghiệm tuỳ chọn mới cho phép người dùng gửi tài liệu trực tiếp khi đang nhắn tin, tính năng mới sẽ tương tự như trên Telegram hay Skype. 

Như bạn có thể thấy trong ví dụ ở trên, Instagram đang thử nghiệm một tùy chọn mới cho phép người dùng thêm các tệp tài liệu vào tin nhắn dưới dạng tệp đính kèm.

Trong khi tính năng này vốn không mới khi các ứng dụng phổ biến như WhatsApp, Telegram hay trên Messenger đều cho phép người dùng gửi tài liệu trực tiếp qua tin nhắn, Meta dường như đang muốn thêm nhiều tuỳ chọn hơn cho Instagram.

Về cơ bản, mọi chức năng trong Messenger, IG Direct hay WhatsApp cuối cùng sẽ có sẵn trong các ứng dụng khác của Meta, điều này cuối cùng sẽ cho phép Meta liên kết tất cả các ứng dụng thành một hệ thống nhắn tin duy nhất.

Trong khi đối với người dùng Instagram thì giờ đây họ có thêm một tuỳ chọn gửi file, đối với các thương hiệu sử dụng Instagram để trò chuyện với khách hàng, tính năng mới sẽ cho phép thương hiệu có thêm tuỳ chọn trực tiếp thay vì phải sử dụng thêm các ứng dụng khác.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

YouTube thiết kế lại ứng dụng trên TV tập trung vào mua sắm (và nhà sáng tạo)

YouTube vừa thông báo rằng nền tảng sẽ ra mắt bản thiết kế mới cho ứng dụng TV trong vài tuần tới. Giao diện mới sẽ tập trung vào mua sắm và nguồn cấp dữ liệu có hiển thị nội dung của nhà sáng tạo, kích thước của video sẽ nhỏ lại.

Ngoài mục đích tập trung vào thương mại điện tử, giao diện mới của YouTube TV cũng sẽ cải thiện các tính năng hiện có, giúp truy cập dễ dàng hơn vào phần “mô tả và nhận xét video”, trong khi kích thước của video thực tế sẽ bị thu hẹp lại.

YouTube cho biết người dùng thường xuyên yêu cầu được trải nghiệm một nguồn cấp dữ liệu video nhỏ hơn và ưu tiên nhiều hơn cho phần bình luận (comment). Như hiện tại, nguồn cấp dữ liệu phần bình luận nằm trên video, do đó, giao diện mới này sẽ cho phép người dùng tương tác với các bình luận mà không che khuất những nội dung thực tế.

Theo YouTube, giao diện mới của YouTube TV sẽ cho phép người dùng tương tác với video như đang sử dụng điện thoại thông minh, người dùng có thể dễ dàng mua sắm các sản phẩm được hiển thị cạnh các video chỉ bằng một cú nhấp chuột đơn giản.

YouTube cũng cho biết rằng giao diện mới sẽ cải thiện trải nghiệm của người dùng với các sự kiện thể thao, ví dụ, những người hâm mộ thể thao sẽ có thể kiểm tra tỷ số trực tiếp mà không làm gián đoạn việc xem video.

Chúng tôi đã liên hệ với nền tảng này và một người phát ngôn đã nói với chúng tôi rằng họ đang nỗ lực bổ sung tính năng này nhưng không có gì để thông báo vào lúc này. Nó cũng nói rằng thiết kế lại sẽ giúp cả việc xem và truy cập các chương video dễ dàng hơn, điều này sẽ rất hữu ích.

Giao diện mới sẽ dành riêng cho ứng dụng YouTube TV tiêu chuẩn chứ không phải dành cho nền tảng YouTube TV dịch vụ trực tiếp (live-service YouTube TV).

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Adidas vừa công bố khoản thua lỗ đầu tiên sau hơn 30 năm

Gã khổng lồ bán lẻ thời trang thể thao Adidas của Đức vừa công bố năm thua lỗ đầu tiên sau hơn 30 năm, thương hiệu này đang đặt kỳ vọng tăng trưởng vào thị trường Trung Quốc.

Adidas vừa công bố khoản thua lỗ đầu tiên sau hơn 30 năm
Adidas vừa công bố khoản thua lỗ đầu tiên sau hơn 30 năm

Lần đầu tiên kể từ 1992, Adidas báo lỗ 58 triệu euro (63,4 triệu USD) vào năm 2023. Vào 2022, công ty đạt lợi nhuận ròng 254 triệu euro (277,61 triệu USD).

Kinh doanh của hãng đồ thể thao Đức đi xuống sau khi họ cắt đứt quan hệ với ngôi sao Kanye West vào tháng 10/2022. Từng mang lại lợi nhuận cao, dòng giày thể thao Yeezy theo hợp tác đôi bên phải dừng sản xuất mới.

Giám đốc điều hành Adidas Bjorn Gulden, nỗ lực thanh lý lượng giày Yeezy còn tồn kho, tìm cách cải thiện mối quan hệ với các nhà bán lẻ. Nắm bắt giày thể thao đế thấp được ưa chuộng, công ty tăng sản xuất dòng Samba và Gazelle, giúp doanh số giày dép tăng 8% vào quý IV, trong khi bán hàng may mặc giảm 13%.

Trong năm đầu tiên Bjorn Gulden giữ ghế CEO vừa qua, cổ phiếu Adidas phục hồi, vượt trội so với Nike và Puma. “Vẫn chưa đủ tốt nhưng năm 2023 đã kết thúc hơn những gì tôi mong đợi hồi đầu năm”, Gulden nói.

Thomas Joekel, Giám đốc đầu tư tại Union Investment đánh giá Adidas đã đi đúng hướng kể từ khi Bjorn Gulden tiếp quản vị trí điều hành. “Sức nóng thương hiệu ngày càng tăng. Điều này cũng có thể thấy từ việc hiện có ít sản phẩm phải bán giảm giá hơn”, ông đánh giá.

Adidas kỳ vọng hoạt động kinh doanh cơ bản – ngoại trừ Yeezy – sẽ cải thiện năm nay, với mức tăng trưởng ít nhất 10% trong nửa cuối năm. Công ty kỳ vọng thị trường Trung Quốc sẽ phục hồi mạnh mẽ hơn, với doanh số tăng hai con số sau khi tăng 8% vào năm 2023.

Ngược lại, thị trường Bắc Mỹ dự báo tiếp tục suy yếu với doanh số bán hàng sẽ giảm khoảng 5% năm nay. Nhu cầu thấp hơn và tồn kho cao đã đè nặng lên hoạt động kinh doanh tại đây từ năm ngoái. Adidas cho biết doanh số ở Bắc Mỹ đã giảm 21% trong quý IV và 16% cả năm.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Dự luật có thể cấm TikTok được Hạ viện Mỹ thông qua

Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu ủng hộ dự luật yêu cầu TikTok cắt đứt kết nối với công ty mẹ ByteDance (Trung Quốc) nếu không sẽ phải đối mặt với lệnh cấm.

Dự luật có thể cấm TikTok được Hạ viện Mỹ thông qua
Dự luật có thể cấm TikTok được Hạ viện Mỹ thông qua

Tổng thống Joe Biden đã nói rằng ông sẽ ủng hộ đạo luật này, và TikTok phải đối mặt với một số phận không chắc chắn khi dự luật được trình lên Thượng viện.

TikTok cho biết trong một tuyên bố: “Chúng tôi hy vọng rằng Thượng viện sẽ xem xét thực tế, lắng nghe cử tri của họ và nhận ra tác động của việc cấm TikTok đối với nền kinh tế, 7 triệu doanh nghiệp nhỏ và 170 triệu người Mỹ đã và đang sử dụng dịch vụ của chúng tôi”.

Về tổng thể, nếu dự luật được thông qua, hoặc là TikTok sẽ phải từ bỏ quyền sở hữu có liên quan đến người Trung Quốc (phía công ty mẹ ByteDance) trong vòng 6 tháng và tiếp tục được vận hành tại Mỹ, hoặc là nếu phía công ty mẹ ByteDance từ chối việc bán lại TikTok, mạng xã hội này sẽ bị cấm hoàn toàn tại Mỹ.

Về phía TikTok, mạng xã hội video ngắn đã cố gắng tập hợp 170 triệu người dùng Mỹ đứng về phía mình, gửi tin nhắn trực tiếp qua ứng dụng kêu gọi người dùng Mỹ ủng hộ TikTok. Giám đốc điều hành TikTok Shou Chew cũng tới Capitol Hill để phản đối dự luật trước cuộc bỏ phiếu mới đây.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

TikTok mở rộng và nới lỏng chương trình kiếm tiền (Effect Creator Rewards program)

Mạng xã hội TikTok đang tìm cách thu hút nhiều nhà sáng tạo nội dung ở nhiều thị trường hơn bằng cách mở rộng sang các khu vực mới đồng thời nới lỏng các điều kiện gia nhập chương trình kiếm tiền.

TikTok mở rộng và nới lỏng chương trình kiếm tiền
TikTok mở rộng và nới lỏng chương trình kiếm tiền

Mạng xã hội TikTok mới đây đã cập nhật mới về chương trình kiếm tiền trên nền tảng. Cụ thể, TikTok đã cập nhật chương trình kiếm tiền cho các nhà sáng tạo hiệu ứng (Effect Creator Rewards program) với mục tiêu cải thiện cơ hội kiếm tiền cho các thành viên hiện tại đồng thời mở rộng khả năng tiếp cận cho các nhà sáng tạo nội dung ở các thị trường khác.

Bằng cách mở rộng chương trình tới 33 thị trường mới và hạ thấp tiêu chí đủ điều kiện, TikTok đặt mục tiêu thu hút nhiều người sáng tạo hơn tham gia chương trình kiếm tiền này.

Chương trình phần thưởng dành cho các nhà sáng tạo hiệu ứng đóng vai trò như một nguồn doanh thu bổ sung cho những người sáng tạo nội dung đủ điều kiện. Nó cũng khuyến khích người sáng tạo tập trung vào việc tạo ra những nội dung hấp dẫn, sáng tạo, gây được tiếng vang với người xem, tăng khả năng chuyển đổi cho các thương hiệu hợp tác với họ và hơn thế nữa.

Chương trình phần thưởng dành cho người sáng tạo hiệu ứng TikTok mang đến cho người sáng tạo cơ hội kiếm được các phần thưởng khi thiết kế các hiệu ứng TikTok hấp dẫn trong nền tảng của mình là Effect House.

TikTok Effect Creator Rewards program đang được mở rộng sang nhiều thị trường hơn.

Người sáng tạo nội dung ở các khu vực sau hiện đủ điều kiện tham gia chương trình kiếm tiền “Phần thưởng dành cho nhà sáng tạo hiệu ứng” và bắt đầu kiếm tiền từ hiệu ứng của họ:
  • Argentina.
  • Áo.
  • Bahrain.
  • Bỉ.
  • Bêlarut.
  • Chilê.
  • Colombia.
  • Séc.
  • Đan mạch.
  • Ecuador.
  • Ai Cập.
  • Hy Lạp.
  • Hungary.
  • israel.
  • Kazakhstan.
  • Cô-oét.
  • Mexico.
  • Ma-rốc.
  • New Zealand.
  • Na Uy.
  • Ô-man.
  • Peru.
  • Bồ Đào Nha.
  • Qatar.
  • Rumani.
  • Ả Rập Saudi.
  • Nam Phi.
  • Thụy Điển.
  • Thụy sĩ.
  • Đài Loan.
  • Thái Lan.
  • Thổ Nhĩ Kỳ.
  • Uruguay.

Effect Creator Rewards program của TikTok hiện yêu cầu thấp hơn.

Trước đây, người sáng tạo được yêu cầu sử dụng hiệu ứng trong 200.000 video đủ điều kiện trước khi hiệu ứng đó có thể bắt đầu kiếm được tiền (phần thưởng). Giờ đây, mỗi hiệu ứng chỉ cần sử dụng trong 100.000 video đủ điều kiện là có thể tham gia được chương trình.

Từ ngày 12 tháng 3 năm 2024, chỉ những hiệu ứng xuất hiện trong các video công khai đủ điều kiện mới có thể kiếm được phần thưởng.

Số tiền thưởng có thể khác nhau tùy thuộc vào khu vực xuất bản video. Khoản thanh toán tối đa cho một hiệu ứng là 14.000 USD, trong khi khoản thanh toán tối đa cho một người sáng tạo mỗi tháng là 50.000 USD.

Người sáng tạo kiếm được phần thưởng dựa trên tổng số video tải lên đủ điều kiện hoặc video công khai duy nhất từ các khu vực đủ điều kiện sử dụng hiệu ứng của họ trong vòng 90 ngày đầu tiên.

Sau khi hiệu ứng đạt 100.000 lượt tải lên video công khai duy nhất, người sáng tạo sẽ bắt đầu kiếm được phần thưởng. Phần thưởng tiếp tục tích lũy cho mỗi lần tải lên video đủ điều kiện bổ sung cho đến hết thời hạn 90 ngày hoặc cho đến khi đạt phần thưởng tối đa.

TikTok cho biết trong một tuyên bố:

  • “Năm ngoái, chúng tôi đã ra mắt chương trình phần thưởng dành cho các nhà sáng tạo hiệu ứng để tôn vinh cộng đồng người sáng tạo và những hiệu ứng nổi bật mà họ tạo ra cho TikTok. Kể từ đó, những người sáng tạo từ khắp nơi trên thế giới đã có thể thu thập phần thưởng tiền mặt đáng kể cho các hiệu ứng thịnh hành của họ. Trên thực tế, một số người sáng tạo đã đạt được khoản thanh toán tối đa là 14.000 USD cho mỗi hiệu ứng và 50.000 USD mỗi tháng.”
  • “Việc mở rộng lần này sẽ giúp cho nhiều nhà sáng tạo hơn có thêm cơ hội để gia tăng thu nhập của họ.”

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

IBM đang cắt giảm nhiều nhân viên Marketing và truyền thông

IBM mới đây đã thông báo với các nhân viên trong bộ phận Marketing và truyền thông rằng họ đang cắt giảm trên quy mô lớn nhân viên của mình.

IBM đang cắt giảm nhiều nhân viên Marketing và truyền thông
IBM đang cắt giảm nhiều nhân viên Marketing và truyền thông

Jonathan Adashek, giám đốc truyền thông của IBM, đã đưa ra thông báo này trong một cuộc họp ngắn kéo dài khoảng 7 phút với các nhân viên trong bộ phận, người này yêu cầu không nêu tên vì tin tức chưa được công khai.

Vào tháng 12, Giám đốc điều hành IBM Arvind Krishna nói với CNBC rằng công ty đang “nâng cao kỹ năng cho tất cả nhân viên của chúng tôi về AI” sau khi công bố kế hoạch nhằm thay thế gần 8.000 việc làm bằng AI. IBM cho biết trong cuộc họp báo cáo thu nhập vào tháng 1 năm ngoái rằng họ đang cắt giảm 3.900 vị trí.

Những đợt cắt giảm mới nhất diễn ra cùng với một đợt cắt giảm quy mô khác trong ngành công nghệ. Theo trang web Layoffs.fyi, tính đến thời điểm hiện tại trong năm nay, khoảng 204 công ty công nghệ đã cắt giảm gần 50.000 việc làm. Tháng 1 là tháng sa thải nhân viên bận rộn nhất kể từ tháng 3, khi Alphabet, Amazon và Unity đều tuyên bố cắt giảm việc làm.

IBM đã tăng trưởng trở lại trong vài năm qua, nhưng việc mở rộng vẫn còn rất im ắng. Doanh thu trong quý 4 tăng 4% so với một năm trước đó ngay cả khi thu nhập vượt ước tính.

IBM đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực AI dành cho doanh nghiệp Microsoft, Google, Amazon và những hãng khác cũng có những dịch vụ tương tự, và IBM từ lâu đã bị coi là tụt hậu trong cuộc đua AI, đặc biệt là khi kiếm tiền từ các sản phẩm của mình.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Fortune: Top 10 doanh nghiệp có doanh thu cao nhất tại Mỹ năm 2023

Năm nay đánh dấu kỷ niệm 70 năm danh sách Fortune 500 chuyên xếp hạng các công ty lớn nhất tính theo doanh thu của Mỹ ra đời. Ấn bản đầu tiên được xuất bản vào năm 1955, với các công ty như nhà sản xuất ô tô General Motors, công ty năng lượng Jersey Standard, công ty sản xuất thép U.S. Steel và hãng ô tô Chrysler đứng đầu danh sách.

Những cái tên mới đang thống trị danh sách này. Dưới đây là 10 công ty Mỹ hàng đầu xét về doanh thu trong năm 2023 theo xếp hạng của Fortune.

1. Walmart

Gã khổng lồ ngành bán lẻ Walmart đã thu về hơn 611 tỷ USD doanh thu vào năm 2023 để đảm bảo vị trí đầu bảng trong 11 năm liên tiếp. Công ty có trụ sở chính tại Arkansas, ông Doug McMillon giữ vị trí Giám đốc điều hành (CEO) và tuyển dụng hơn 1,6 triệu lao động.

2. Amazon

Với doanh thu hàng năm gần 514 tỷ USD, Amazon năm thứ tư liên tiếp giữ vị trí thứ 2 trong danh sách Fortune 500. Dưới sự điều hành của CEO Andy Jassy, “gã khổng lồ” thương mại điện tử còn cung cấp các dịch vụ đám mây và quảng cáo kỹ thuật số cùng với các nền tảng phát trực tuyến như Fire TV và Amazon Prime Video. Công ty đang tuyển dụng khoảng 1,5 triệu lao động và có hai trụ sở chính tại Seattle và Arlington.

3. Exxon Mobil

Exxon Mobil đã mang về doanh thu hơn 413 tỷ USD để vượt Apple và chiếm vị trí thứ 3 trong danh sách sau khi xếp thứ sáu vào năm 2022. Sự nhảy vọt này chủ yếu nhờ một năm ghi nhận lợi nhuận kỷ lục của các công ty dầu khí.

Với sự lãnh đạo của CEO Darren Woods, công ty đã kiếm được 55 tỷ USD lợi nhuận vào năm ngoái và tuyển dụng hơn 62.000 người lao động trên toàn cầu. Trụ sở chính của Exxon Mobil ở Houston, Texas.

4. Apple

Vào năm 2023, Apple tụt xuống vị trí thứ 4 trong danh sách này, nhưng vẫn giữ danh hiệu công ty có lợi nhuận cao nhất trên Fortune 500 – danh hiệu mà họ đã giữ trong 8 năm.

Công ty có trụ sở chính Apple Park tại Cupertino, California, do CEO Tim Cook điều hành và tuyển dụng khoảng 161.000 lao động. Apple tạo ra doanh thu từ các sản phẩm điện tử như điện thoại iPhone, máy tính Mac, máy tính bảng iPad và các nền tảng phần mềm như iOS. Apple có doanh thu hơn 394 tỷ USD vào năm 2023.

5. UnitedHealth Group

Với doanh thu hơn 324 tỷ USD, UnitedHealth Group là công ty chăm sóc sức khỏe có thứ hạng cao nhất trong danh sách Fortune 500. Công ty duy trì vị trí thứ năm trên bảng xếp hạng trong năm thứ ba liên tiếp.

UnitedHealth có trụ sở chính tại Minnetonka, Minnesota, do CEO Andrew Witty điều hành và tuyển dụng khoảng 400.000 người. Công ty chuyên phát triển các công nghệ y tế, dịch vụ tài chính và dịch vụ dược phẩm.

6. CVS Health

CVS đã mang về doanh thu hơn 322 tỷ USD trong năm 2023 và tụt từ vị trí thứ 4 trong danh sách năm 2022 xuống vị trí thứ sáu. CEO của tập đoàn, bà Karen Lynch, đứng đầu danh sách Những phụ nữ quyền lực nhất giới kinh doanh của Fortune năm thứ ba liên tiếp.

Với trụ sở chính tại Rhode Island, công ty tuyển dụng khoảng 300.000 lao động và tạo ra phần lớn doanh thu từ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và dịch vụ dược phẩm.

7. Berkshire Hathaway

Công ty đa quốc gia của CEO Warren Buffet năm thứ hai liên tiếp giữ vị trí thứ 7 trong danh sách Fortune 500, với doanh thu được báo cáo là hơn 302 tỷ USD.

Berkshire Hathaway có trụ sở chính tại Omaha, Nebraska và tuyển dụng khoảng 396.000 người. Công ty sở hữu các doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo hiểm, vận tải đường sắt, sản xuất và phân phối năng lượng, cũng như các lĩnh vực sản xuất và bán lẻ. Họ cũng là một cổ đông lớn trong các công ty Mỹ như American Express và Coca-Cola.

8. Alphabet

Alphabet, công ty mẹ của Google, đã tạo ra doanh thu hơn 282 tỷ USD vào năm 2023 để giữ vị trí thứ 8 trong danh sách. Có trụ sở chính tại Mountain View, California và do CEO Sundar Pichai điều hành, công ty tuyển dụng khoảng 182.500 người. Hoạt động kinh doanh chính bao gồm công cụ tìm kiếm trực tuyến, duyệt web, quảng cáo và điện toán đám mây.

9. McKesson

Công ty vật tư y tế này đã kiếm được gần 264 tỷ USD vào năm 2023 và giữ vị trí thứ 9 trong danh sách, cùng vị trí so với năm trước đó. Đây là một trong những công ty ít được biết đến hơn trong top 10 của danh sách Fortune 500.

Có trụ sở chính tại Irving, Texas, McKesson tuyển dụng hơn 80.000 nhân viên và tạo doanh thu thông qua phân phối dược phẩm, vật tư y tế bán buôn và dịch vụ công nghệ dược phẩm.

10. Chevron

Với doanh thu khoảng 246 tỷ USD, Chevron đứng ở vị trí thứ 10 trong danh sách. Doanh thu của công ty đã tăng khoảng 52% trong năm 2023 nhờ giá dầu tăng. Với trụ sở chính tại San Ramos, California và CEO Mike Wirth lãnh đạo công ty, Chevron đang sử dụng khoảng 45.600 lao động và chuyên kinh doanh dầu thô và khí đốt tự nhiên.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Vang Thăng Long: Từ thương hiệu quốc dân đến các khoản lỗ triền miên

Từng là một biểu tượng trong mảng F&B của Việt Nam, nhưng hiện tại Vang Thăng Long (VTL) đang phải gánh chịu những khoản thua lỗ liên tiếp. Thậm chí đã có thời điểm vốn chủ của Vang Thăng Long bị bào mòn sạch toàn bộ và phải ghi nhận số âm trên BCTC và bị huỷ niêm yết.

Bốn năm khó khăn liên tiếp thua lỗ của Vang Thăng Long

CTCP Vang Thăng Long (Mã VTL) có tiền thân là Xí nghiệp Nước Giải khát Thăng Long, thành lập từ năm 1989 thuộc Công ty Rượu bia Hà Nội. Vào năm 2001, công ty đã chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần và bắt đầu niêm yết cổ phiếu lên sàn HNX từ năm 2005.

Hoạt động kinh doanh của Vang Thăng Long bắt đầu đi xuống từ năm 2019 khi bắt đầu dịch bệnh Covid-19. Trong năm này, VTL ghi nhận doanh thu 77,9 tỷ và lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh tới 12,9 tỷ đồng.

Tại 2 năm liên tiếp sau đó, Vang Thăng Long đều ghi nhận lỗ ngay từ hoạt động kinh doanh chính. Cụ thể, tại năm 2020, doanh thu công ty giảm xuống còn 50 tỷ, lỗ 14,8 tỷ từ hoạt động kinh doanh, lỗ sau thuế 15 tỷ đồng.

Sang đến năm 2021, doanh thu ghi nhận 80,8 tỷ đồng, lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh 10,2 tỷ. Tuy nhiên, khoản thu nhập khác ghi nhận trên BCTC đã giúp Vang Thăng Long tạm thời thoát lỗ trong năm 2021 với lợi nhuận khiêm tốn chỉ 461 triệu đồng.

Tại năm 2022, hoạt động kinh doanh của VTL tiếp tục lao dốc với doanh thu đạt 79,9 tỷ đồng, lỗ sau thuế chạm đáy 35,7 tỷ đồng. Theo ghi nhận tại Quý 1/2023 thì Vang Thăng Long chỉ phát sinh doanh thu 3,5 tỷ và tiếp tục lỗ thêm 4 tỷ đồng.

Theo giải trình từ phía công ty thì dịch Covid-19 cùng Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đã ảnh hưởng tới việc tiêu thụ rượu bia. Điều này tác động không nhỏ tới kết quả kinh doanh của VTL.

Từng âm vốn chủ, lỗ sau thuế chưa phân phối hàng chục tỷ đồng 

Tình trạng thua lỗ kéo dài của Vang Thăng Long đồng thời ảnh hưởng tới hoạt động sử dụng vốn của công ty. Theo đó, tại cuối Quý 1/2023, công ty ghi nhận tổng nguồn vốn 95 tỷ đồng. Trong đó nợ phải trả chiếm tới 111,3 tỷ đồng.

Chỉ tiêu về vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn của Vang Thăng Long chiếm tới 61 tỷ đồng. Ngoài ra, công ty cũng vay nợ dài hạn thêm khoảng 76 triệu đồng.

Ghi nhận về vốn chủ sở hữu tại cuối Quý 1/2023, trước thời điểm VTL bị huỷ niêm hết, vốn chủ sở hữu của công ty âm tới 16,2 tỷ đồng.

Phần vốn góp của chủ sở hữu chiếm 50,6 tỷ đồng đã bị thổi bay hoàn toàn. Nguyên nhân là bởi khoản lỗ luỹ kế lên tới 66,9 tỷ đồng mà công ty tích luỹ theo từng năm.

Phát hành thêm 5 triệu cổ phiếu huy động vốn

Tình trạng thua lỗ triền miên đã khiến cổ phiếu VTL bị huỷ niêm yết vào giữa tháng 5/2023. Ngay trước thời điểm huỷ niêm yết, để có nguồn vốn duy trì hoạt động, VTL đã phải chào bán thêm 5,06 triệu cổ phiếu riêng lẻ với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Sau giao dịch chào bán, VTL huy động được 50,6 tỷ đồng.

Kết quả chào bán cho thấy có 2 nhà đầu tư trong nước tham gia mua cổ phiếu bao gồm: Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam (Vinamotor) mua 250 nghìn cổ phiếu, nâng lượng sở hữu lên 490 nghìn tương ứng 4,84% vốn điều lệ.

Công ty TNHH Xây dựng và Đầu tư Dịch vụ Thương mại Thành Công mua 4,81 triệu cổ phiếu và trở thành cổ đông lớn nhất nắm 47,53% vốn điều lệ. Sau khi phát hành cổ phiếu, vốn điều lệ của VTL đã tăng gấp đôi lên 101,2 tỷ đồng.

Một cổ đông lớn khác của VTL phải kể đến là Công ty TNHH Thương Mại và Dịch vụ Sản xuất An Thịnh, đang nắm giữ 26,27% vốn điều lệ.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VietnamFinance

Nhà sách Fahasa phủ nhận tin đồn đóng cửa (và cho biết đang có lãi kỷ lục)

Fahasa cho biết thông tin dừng hoạt động, tuyển dụng, mua bán lan truyền trên mạng xã hội là sai sự thật.

Năm ngoái, chuỗi nhà sách Fahasa ghi nhận khoản lãi ròng kỷ lục 57 tỷ đồng, tăng gấp rưỡi so với 2022, trong khi doanh thu thuần tương đương cùng kỳ, đạt gần 4.000 tỷ đồng.

Đơn vị vận hành Fahasa là CTCP Phát hành sách TP HCM, được thành lập năm 1976. Công ty này hoạt động trong các lĩnh vực như liên kết xuất bản, in ấn, phát hành. Trong đó Fahasa là chuỗi nhà sách có quy mô lớn nhất xét theo số lượng với hệ thống 120 cửa hàng.

Đối thủ của Fahasa gồm Phương Nam có 47 cửa hàng và ADC Book với 14 cửa hàng.

Fahasa là chuỗi nhà sách có vốn góp nhà nước, tỷ lệ sở hữu 30,5% tính đến 31/12/2023. 69,5% cổ phần còn lại do các cổ đông, thành viên khác nắm giữ. Trong đó, Chủ tịch Phạm Minh Thuận là cổ đông cá nhân lớn nhất nắm 37,8%. Đứng sau là hai thành viên hội đồng quản trị Phạm Thị Thu Ba và Phạm Thanh Việt với tỷ lệ nắm giữ 15% và 14,5%.

Thời gian gần đây trên mạng xã hội xuất hiện thông tin về tuyển dụng, mua bán, đóng cửa ngừng hoạt động liên quan đến chuỗi nhà sách Fahasa. Thông tin chính thức, chuỗi nhà sách khẳng định đây là vấn đề giả mạo, sai sự thật.

Ông Phạm Minh Thuận khẳng định công ty vẫn hoạt động bình thường và tình hình kinh doanh những tháng đầu năm 2024 có xu hướng phát triển tốt. Ông Thuận nhận định các hành vi giả mạo, đăng tải thông tin sai sự thật là “không cố tình chống phá Fahasa” nhưng lợi dụng vào uy tín, chất lượng của doanh nghiệp để câu like, view, trục lợi vào các mục đích khác.

“Đây là hành vi tung tin lừa đảo với mục đích thu hút người xem trang để dẫn đến việc quảng cáo những hoạt động của cá nhân chủ tài khoản mạng xã hội này. Sự việc này là vi phạm pháp luật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của công ty và chúng tôi đang thực hiện các biện pháp mạnh mẽ để bảo vệ quyền lợi của mình bao gồm báo cáo đến các cơ quan quản lý nhà nước và công an”, ông Thuận nói.

Tổng giám đốc Fahasa, ông Phạm Nam Thắng, khuyến cáo khách hàng, đối tác và nhà cung cấp cẩn trọng trước thông tin giả mạo, không bấm vào đường dẫn lạ và chỉ nhận thông tin từ kênh chính thức.

Liên tục mở rộng chuỗi, thay nhận diện thương hiệu

Trong buổi chia sẻ gần đây, ban lãnh đạo Fahasa cho biết năm ngoái, kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế thế giới, tình hình thị trường chung có nhiều khó khăn, từ sức mua giảm, biến động tỷ giá, lạm phát … ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp.

Chuỗi nhà sách Fahasa chủ động triển khai nhiều giải pháp phù hợp với thị trường và đã mang lại hiệu quả. Do đó, năm nay, công ty tiếp tục đầu tư mở mới thêm các nhà sách hiện đại, quy mô lớn ở thị trường tiềm năng.

Đáng kể nhất là đầu tháng 3, Fahasa khai trương nhà sách Fahasa Kiên Giang khai tại địa điểm mới. Ngoài diện mạo mới, Fahasa nâng cấp quy mô nhà sách này lên 800 m2, chi phí đầu tư khoảng 10 tỷ đồng.

Phía doanh nghiệp cho hay đây là nhà sách lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với hơn 100.000 bản sách quốc văn và ngoại văn các loại, 25.000 mặt hàng văn phòng phẩm, dụng cụ học tập, đồ chơi trẻ em, hàng lưu niệm cao cấp.

Trước Fahasa Kiên Giang, công ty này cũng thay đổi địa điểm và mở rộng một loạt nhà sách tại khu vực phía Nam như Fahasa Mỹ Tho, Fahasa Bạc Liệu, Fahasa Trà Vinh.

Bên cạnh việc mở rộng hoạt động kinh doanh thông qua việc tăng quy mô các nhà sách hiện hữu, Fahasa cũng đẩy mạnh việc thay đổi nhận diện các nhà sách để phù hợp với thị hiếu khách hàng.

Trước những kế hoạch này, Fahasa đặt mục tiêu đạt doanh thu 4.000 tỷ đồng trong năm nay.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp Kinh Doanh

Nỗi lo của TikTok: Nhiều người trẻ bắt đầu chán và xoá ứng dụng

Mạng xã hội TikTok được đánh giá đang đối mặt vấn đề nghiêm trọng khi người trẻ bắt đầu chán ứng dụng và tốc độ tăng trưởng đi xuống.

Business Insider dẫn báo cáo từ công ty phân tích Evercore ISI cho thấy chỉ số tăng trưởng người dùng trung bình trong ngày (DAU) của TikTok đang trong tình trạng đáng báo động. Xuất hiện năm 2016, nền tảng video ngắn đã đánh bại các đối thủ trên bảng xếp hạng từ năm 2020 đến nửa đầu 2022.

Tuy nhiên đến quý IV/2023, ứng dụng đã tụt lại so với Snapchat, YouTube, Instagram và Facebook trong bảng xếp hạng chỉ số DAU, khi không còn tăng trưởng người dùng. Điều này gây sốc với các nhà phân tích khi trước đó ứng dụng từng liên tục “phá đảo” các bảng xếp hạng, bỏ xa những mạng xã hội lớn của Mỹ.

Một trong những giả thuyết lớn được đặt ra là người dùng đang xóa ứng dụng hoặc đơn giản là họ không còn thời gian trong ngày để xem video trên TikTok.

Khi gây bão trên khắp thế giới, TikTok đặc biệt thu hút nhóm người dùng ở độ tuổi thanh thiếu niên. Business Insider đặt giả thuyết khi TikTok ra mắt năm 2016, những người dùng đầu tiên khoảng 13 tuổi, đến nay ít nhất họ đã 20 tuổi. Đây là lúc họ phải bắt đầu cuộc sống tự lập, có thêm nhiều mối quan hệ, công việc cần xử lý ngoài xã hội.

Lập luận này được củng cố bởi thống kê của Data.ai cho thấy, số người dùng trung bình thàng tháng của TikTok trong độ tuổi 18-24 năm 2023 đã giảm gần 9% so với 2022.

WSJ cũng thực hiện khảo sát và nhận thấy rất nhiều người trẻ trong độ tuổi 20 đang xóa TikTok khỏi điện thoại sau thời gian dài phát hiện họ đã dành quá nhiều thời gian cho ứng dụng. Keilah Bruce, kế toán viên 27 tuổi ở New York, nói cô đã ngưng dùng TikTok từ năm ngoái sau khi thấy nền tảng “biết quá nhiều về mình”.

Trong khi đó, Gautam Mengi, sinh viên trường điện ảnh ở Los Angeles, cho biết việc học của anh bị sao nhãng, điểm trung bình giảm mạnh khi nghiện TikTok. Mengi đã cố gắng xóa app ít nhất 3 lần trước khi thành công vào tháng 12 năm ngoái.

Đại diện TikTok không đưa ra phản hồi cụ thể về xu hướng người trẻ xóa ứng dụng hay chỉ số DAU không còn tăng. Người này nói: “TikTok cung cấp một số công cụ, từ giới hạn thời gian sử dụng thiết bị tùy chỉnh đến lời nhắc khi ngủ. Hàng triệu người đang dùng tính năng này để chủ động đưa ra các quyết định về phân bổ thời gian”.

TikTok là phiên bản quốc tế của ứng dụng Douyin được phát triển bởi công ty mẹ ByteDance có trụ sở tại Trung Quốc. Năm 2020, TikTok vượt qua nhiều nền tảng lớn như YouTube, Facebook để trở thành ứng dụng được tải nhiều nhất thế giới. Cùng năm, TikTok cũng trở thành ứng dụng kiếm tiền nhiều nhất.

Báo cáo của Data Reportal công bố năm 2023 cho thấy Việt Nam đứng thứ 6 thế giới với gần 50 triệu người sử dụng TikTok.

Trong khi đó ở Mỹ, ứng dụng có khoảng 170 triệu người dùng.

Mạng xã hội video ngắn đang gặp nhiều thách thức về pháp lý trên toàn cầu. Tuần trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói sẽ ký dự luật cấm TikTok nếu quốc hội thông qua. Trong khi đó ông Donal Trump xác định TikTok là mối đe dọa quốc gia nhưng không nên cấm.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

Giải mã Gemini AI của Google: Tiết lộ tác động đến SEO

Cùng MarketingTrips khám phá cách Gemini AI của Google tác động đến ngành SEO (Search Engine Optimization), cách năng lực AI của Google có thể tạo ra cuộc cách mạng hoá về tìm kiếm và hơn thế nữa.

Giải mã Gemini AI của Google: Tiết lộ tác động đến SEO
Giải mã Gemini AI của Google: Tiết lộ tác động đến SEO

Google mới đây đã công bố Gemini (Gemini AI), một mô hình AI siêu mạnh mới mà hãng tuyên bố sẽ là nhân tố thay đổi cuộc chơi trong ngành SEO và tìm kiếm.

Theo Google, Gemini AI mạnh hơn nhiều so với ChatGPT và có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau theo cách tốt hơn.

Ngoài ra, Google còn tự hào về tính đa phương thức được cải tiến và khả năng không giới hạn của Gemini.

Tuy nhiên, ngoài các tính năng mà Google công bố, cộng đồng SEO nói riêng và Marketer nói chung chủ yếu quan tâm đến việc mô hình AI mới này sẽ thay đổi các hoạt động SEO như thế nào hay tương lai của SEO sẽ ra sao dưới thời AI.

Gemini cũng sẽ ảnh hưởng đến SERP, thứ hạng, nội dung và các yếu tố xếp hạng theo cách nào?

Dưới đây là toàn bộ các hiểu biết cơ bản nhất giải đáp cho những thắc mắc này.

Google Gemini AI là gì?

Gemini hay Gemini AI là một mô hình AI đa phương thức mới được phát triển bởi Google, là mô hình đầu tiên vượt trội hơn các chuyên gia là con người về MMLU (Khả năng hiểu ngôn ngữ đa nhiệm quy mô lớn).

Theo giới thiệu từ chính Google:

“Gemini là một nhóm các mô hình đa phương thức có khả năng cao, được đào tạo chung về dữ liệu hình ảnh, âm thanh, video và văn bản nhằm mục đích xây dựng một mô hình có cả khả năng tổng quát mạnh mẽ cùng với sự hiểu biết tiên tiến trong từng lĩnh vực tương ứng.”

Gemini có khả năng gì?

Người phát ngôn của Google cho biết Gemini có thể làm được nhiều việc và mạnh hơn nhiều so với đối thủ chính của nó là chatbot AI ChatGPT.

Gemini là bản đa phương thức, vì vậy nó hiểu văn bản, video, giọng nói và hình ảnh đồng thời chuyển đổi tất cả những thứ đó thành văn bản theo cách hiệu quả hơn.

Gemini AI đã thay thế cho phiên bản chatbot AI trước đó là Google Bard.

Gemini sẽ biến đổi thế giới SEO như thế nào?

Kể từ khi Google ra mắt Gemini AI trên toàn cầu, một trong những băn khoăn nhiều nhất của người làm SEO đó là Gemini nói riêng và năng lực AI của Google nói chung sẽ làm biến đối thế giới tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) như thế nào.

Liệu Google có thay đổi các ưu tiên khi xếp hạng từ khoá trên trang tìm kiếm hay không hay các Google sẽ “đối xử” với các nội dung do AI tạo ra ra sao.

Trong khi thế giới tìm kiếm chắc chắn sẽ thay đổi dưới kỷ nguyên của AI (trí tuệ nhân tạo), và Google vẫn chưa thực sự giải thích cụ thể, dưới đây là một số cách Gemini AI sẽ tác động đến tương lai của SEO.

Tìm kiếm sẽ trở nên đa phương thức hơn.

Đa phương thức (Multimodality) vốn không phải là một điều gì đó hoàn toàn mới trong không gian tìm kiếm — mọi người từ lâu đã bắt đầu tìm kiếm bằng giọng nói và Google Lens.

Với sự kết hợp của Gemini, tìm kiếm đa phương thức sẽ trở nên phổ biến như các từ khoá tìm kiếm bằng văn bản thông thường.

Mọi người sẽ tải hình ảnh lên và hỏi những thứ họ cần biết.

Về mặt SEO, sự thay đổi này có nghĩa là tối ưu hóa hình ảnh sẽ ngày càng quan trọng hơn vì hình ảnh sẽ có nhiều tiềm năng thúc đẩy lưu lượng truy cập (traffic) hơn.

Chuyển từ số liệu SEO tiêu chuẩn sang tương tác người dùng.

Cá nhân hóa trang kết quả tìm kiếm (SERPs) là khái niệm đã tồn tại; chính Google cũng đã xác nhận điều này nhiều lần.

Với năng lực AI của Gemini, việc hiểu ý định tìm kiếm của người dùng và theo dõi hành vi của họ trên các trang web sẽ còn dễ dàng hơn nữa.

Kết quả là, các trang ở trên cùng sẽ không phải là những trang có uy tín tên miền cao nhất (hoặc mật độ từ khóa hoặc bất kỳ yếu tố xếp hạng SEO truyền thống nào khác) mà là những trang mà người dùng nhấp chuột thường xuyên nhất và đó là nơi họ dành nhiều thời gian nhất.

Xem xét các số liệu được đề cập ở trên, số liệu nhấp chuột có thể trở thành yếu tố xếp hạng quan trọng với SEO, việc đo lường hiệu quả SEO có thể cũng cần phải khác đi.

Tầm quan trọng ngày càng tăng của các chỉ số quan trọng về trang web cốt lõi (Core Web Vitals).

Khi chuyển từ số liệu SEO tiêu chuẩn sang tương tác người dùng, các trang trên trang web (website) của doanh nghiệp phải hoàn hảo về mặt hình ảnh.

Không phải về mặt phong cách hay thị hiếu khác nhau của người dùng – mà về mức độ ổn định của hình ảnh và khả năng điều hướng.

Mọi thứ phải tải nhanh và được hiển thị chính xác, đồng thời mọi yếu tố không được cản trở sự tương tác của người dùng với trang web. Vì bản chất, điều này có nghĩa là việc tối ưu hóa Core Web Vitals đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Các chỉ số quan trọng về trang web cốt lõi có lẽ có mối liên hệ chặt chẽ nhất với mức độ tương tác của người dùng.

Thiết kế đáp ứng là yếu tố sống còn.

Thiết kế đáp ứng (Responsive Design) là rất quan trọng để website của thương hiệu trông đẹp mắt và gọn gàng trên mọi loại thiết bị và màn hình khác nhau.

Nó vốn đã quan trọng về mặt lập chỉ mục trên thiết bị di động nhưng sẽ còn quan trọng hơn nữa khi SGE cuối cùng cũng sẽ được phát hành.

Nếu trang của thương hiệu có sẵn cho nhiều người dùng hơn bất kể kích thước màn hình của họ thì website sẽ có nhiều cơ hội được gắn nhãn tốt hơn trong mắt Google.

Sự thay đổi trong hành trình tìm kiếm của khách hàng.

Trước đây (và thậm chí là cả ở hiện tại), hành trình tìm kiếm kiểu mẫu của khách hàng trên Google sẽ là:

Nhập từ khoá > bấm chọn (enter) > xem trang kết quả tìm kiếm (SERPs) > nhấp chuột.

Khi Gemini và SGE đi vào hoạt động, hành trình của khách hàng rất có thể sẽ chuyển sang:

Nhập từ khoá > bấm chọn > nhận câu trả lời.

Điều này sẽ xảy ra vì SGE, do Gemini cung cấp, có thể cung cấp các câu trả lời phong phú tức thì ngay trong trang kết quả tìm kiếm.

Hơn nữa, những câu trả lời này sẽ bao gồm các liên kết hiển thị nguồn thông tin. Có vẻ như người dùng không cần phải truy cập vào các trang web — khi mọi câu trả lời đều đã có sẵn.

Tới đây, một câu hỏi được đặt ra là, nếu người dùng không nhấp trực tiếp vào các website thì liệu có cần làm SEO hay không, câu trả lời nằm ở chỗ để các chatbot AI lựa chọn và hiển thị các câu trả lời, nó cũng cần dữ liệu từ các bài viết và website, AI-EO theo đó là một phần trong tương lai của SEO.

Từ khoá tìm kiếm trở nên mang tính trò chuyện nhiều hơn.

Khác với cách tìm kiếm truyền thống, tức người dùng nhập từ khoá và nhận được hàng loạt các trang web, tương lai của thế giới tìm kiếm sẽ mang tính trò chuyện nhiều hơn nhờ vào AI.

Thay vì nhập cụm từ tìm kiếm vào thanh tìm kiếm, người dùng sẽ giao tiếp với các công cụ AI theo cách hội thoại, các công cụ AI sẽ giao tiếp với họ như là “những người bạn” thực sự.

Khi Gemini và SGE đi vào hoạt động, người dùng có thể sẽ nói chuyện theo cách này với Google.

Chuyển từ từ khóa sang ngữ cảnh.

Nếu các từ khoá tìm kiếm sẽ chuyển sang các cụm từ mang tính đàm thoại nhiều hơn thì các từ khóa (keyword) theo cách những người làm SEO định nghĩa bấy lâu sẽ không còn mấy ý nghĩa.

Chất lượng của một trang web hay bài viết theo đó sẽ được xác định không phải bởi mật độ từ khóa mà bởi ngữ cảnh và mức độ chi tiết của nó về mặt nội dung.

Các chiến thuật SEO từ khoá theo đó sẽ trở nên vô nghĩa và nhường chỗ cho chất lượng của nội dung.

Khả năng hiểu ngữ cảnh đằng sau các truy vấn tìm kiếm hay từ khoá luôn là điều mà Google đang nỗ lực phát triển và không ngừng cải thiện qua mỗi bản cập nhật.

Vì vậy, hơn bao giờ hết, nội dung tự nhiên có thể sẽ sớm trở thành xu hướng.

Vậy các chuyên gia SEO phải chờ đợi điều gì?

Tóm lại, ngành SEO có thể mong đợi những thay đổi liên quan đến Gemini và AI sau đây:
  • Phát triển tìm kiếm đa phương thức.
  • Tương tác với người dùng sẽ thay thế các chỉ số SEO tiêu chuẩn.
  • Tối ưu hóa Core Web Vitals.
  • Thiết kế đáp ứng.
  • Hành trình của khách hàng trở nên ngắn hơn.
  • Truy vấn hội thoại.
  • Xây dựng nội dung chất lượng thay vì tối ưu từ khoá.

Trong khi mọi thứ vẫn đang ở phía trước, bỏ qua các yếu tố kỹ thuật có thể gây khó hiểu, Google về bản chất vẫn sẽ hướng tới người dùng, tập trung vào người dùng. Khi hành vi của họ với hoạt động tìm kiếm thay đổi bởi các yếu tố công nghệ, Google hay các công cụ tìm kiếm khác tất yếu sẽ phải thay đổi.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

TikTok đang thử nghiệm một ứng dụng chia sẻ hình ảnh giống Instagram

TikTok được cho là đang thử nghiệm và phát triển một mạng xã hội chia sẻ hình ảnh mới, ứng dụng về cơ bản là sẽ cạnh tranh trực tiếp với Instagram của Meta.

TikTok đang thử nghiệm một ứng dụng chia sẻ hình ảnh giống Instagram
TikTok đang thử nghiệm một ứng dụng chia sẻ hình ảnh giống Instagram

Theo báo cáo của The SpAndroid, trong mã code (back-end) của ứng dụng TikTok hiện tại có xuất hiện các đoạn mã liên quan đến ứng dụng có tên là “TikTok Photos”, đoạn mã này dường như gợi ý rằng người dùng TikTok sẽ sớm được nhắc chia sẻ hình ảnh tĩnh của họ lên ứng dụng.

Theo chia sẻ, TikTok Photos sẽ sớm ra mắt với mục tiêu thu hút những người dùng mong muốn đăng các bài đăng của họ bằng hình ảnh. Người dùng sẽ đồng bộ hóa ảnh công khai của họ với ứng dụng mới.

TikTok Photos sẽ là ứng dụng riêng biệt với TikTok.

Về tổng thể, động thái mới của TikTok được cho là phù hợp với xu hướng ứng dụng tại Trung Quốc.

Phiên bản “Instagram của Trung Quốc” là Xiaohongshu do Tencent hậu thuẫn, gần đây đã đạt được thành công lớn sau khi kết hợp các tính năng thương mại điện tử.

Xiaohongshu đã tạo ra thu nhập ròng hơn 500 triệu USD vào năm 2023, vượt xa kỳ vọng về nền tảng này và hiện có hơn 200 triệu người dùng đang hoạt động trên toàn quốc.

Douyin, phiên bản tiếng Trung của TikTok, cũng đã nhấn mạnh vào các bài đăng hình ảnh tĩnh, mặc dù có vẻ như ứng dụng không coi đây là ưu tiên chính.

Trước đây, công ty mẹ của TikTok là ByteDance đã nhiều lần thử nghiệm các ứng dụng mới, bao gồm cả Lemon8, ứng dụng về cơ bản là giống với Instagram.

Lemon8 nhanh chóng thu hút được sự quan tâm đáng kể sau khi ra mắt tại Mỹ vào đầu năm ngoái, tuy nhiên, gần đây dường như ứng dụng này đã không còn đà tăng trưởng.

Trong khi TikTok vẫn đang đối mặt với các lệnh cấm ở Mỹ, ByteDance vẫn không ngừng tìm kiếm các cơ hội thương mại điện tử thông qua các ứng dụng dựa trên hình ảnh.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

CPI tiếp tục tăng mạnh hơn dự báo: Fed có thể chưa hạ lãi suất sớm

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chưa thể hạ lãi suất ngay vì giá tiêu dùng tháng 2 vẫn tăng cao hơn dự báo của các nhà kinh tế.

Báo cáo do Bộ Lao động Mỹ mới công bố cách đây ít phút cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng mạnh hơn dự báo trong tháng 2.

Cụ thể, CPI tháng 2 đi lên 0,4% so với tháng 1 và 3,2% so với cùng kỳ năm 2023. Theo các nhà kinh tế tham gia khảo sát của Dow Jones, CPI tháng 2 có thể tăng 0,4% so với tháng trước và 3,1% so với cùng kỳ.

Nếu không tính giá thực phẩm và năng lượng dễ biến động, CPI lõi đi lên 0,4% so với tháng 1 và 3,8% so với một năm trước. Cả hai đều cao hơn 0,1 điểm % so với dự báo của các chuyên gia.

Nhìn chung, tỷ lệ lạm phát tính theo CPI đã cách xa mức đỉnh xác lập vào giữa năm 2022. Song, lạm phát hiện vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của Fed.

Số liệu CPI tăng cao hơn dự báo chủ yếu là do giá năng lượng đi lên 2,3% trong tháng 2. Giá thực phẩm đi ngang, trong khi chi phí nhà ở nhích thêm 0,4%. 

Cũng theo báo cáo, giá vé máy bay tăng 3,6% trong tháng vừa qua và giá xe hơi đã qua sử dụng đi lên 0,5%. Bộ Lao động Mỹ cho biết mức tăng của năng lượng và nhà ở chiếm hơn 60% mức tăng của CPI.

Theo CNBC, thị trường tài chính chưa phản ứng mấy với bản báo cáo. Hợp đồng tương lai gắn với các chỉ số chứng khoán Mỹ cũng như lợi suất trái phiếu kho bạc đều đi lên.

Vào ngày 19 – 20/3 tới, các quan chức Fed sẽ tổ chức họp chính sách. Kết thúc cuộc họp tháng 1, Fed đã nhất trí giữ nguyên lãi suất trong phạm vi 5,25 – 5,5%, mức cao nhất trong hơn hai thập kỷ qua.

Trong vài tuần gần đây, các quan chức phát tín hiệu rằng ngân hàng trung ương Mỹ có thể cắt giảm lãi suất tại một thời điểm nào đó trong năm nay. Song, họ bày tỏ thái độ thận trọng trước việc tuyên bố chiến thắng quá sớm.

Trong hai phiên điều trần tại Quốc hội Mỹ tuần trước, Chủ tịch Jerome Powell đã lặp lại những lo ngại đó, dù ông cho biết Fed có lẽ “không còn xa” thời điểm có thể bắt đầu nới lỏng chính sách.

Sau những tín hiệu từ giới chức Fed, thị trường tài chính đã phải điều chỉnh lại kỳ vọng về các đợt giảm lãi suất.

Hồi đầu năm, các nhà đầu tư dự đoán Fed sẽ bắt đầu hạ chi phí đi vay liên ngân hàng từ tháng 3 và thực hiện tổng cộng 6 hoặc 7 đợt giảm trong năm 2024. Mỗi đợt giảm 25 điểm cơ bản.

Song, hiện tại họ kỳ vọng ông Powell và các đồng nghiệp sẽ bắt đầu hạ lãi suất từ tháng 6 và có tổng cộng 3 đợt giảm.

Nền kinh tế Mỹ tăng trưởng ổn định đã giúp Fed tập trung hơn vào các dữ liệu tương lai và không cần phải vội vã nới lỏng chính sách để phòng rủi ro suy thoái.

GDP của Mỹ tăng 2,5% trong năm 2023 và dự kiến sẽ mở rộng thêm 2,5% trong quý I/2024, theo công cụ GDPNow của Fed chi nhánh Atlanta.

Một yếu tố quan trọng giúp nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng là người tiêu dùng. Phân tích sâu hơn, người Mỹ vẫn tiếp tục chi tiêu là nhờ vào thị trường lao động vững mạnh.

Báo cáo tuần trước cho thấy nền kinh tế số một thế giới đã tạo ra 275.000 việc làm mới trong tháng 2 và tỷ lệ thất nghiệp tăng 0,2 điểm % lên 3,9%.

Tuy vậy, thị trường lao động và nền kinh tế quá bền bỉ có thể là con dao hai lưỡi với Fed, vì áp lực lạm phát có thể kéo dài hơn dự kiến.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Yên Khê

Hãng mỹ phẩm nổi tiếng toàn cầu The Body Shop sắp phá sản

Việc nộp đơn xin phá sản có nghĩa là chi nhánh của công ty The Body Shop tại Mỹ sẽ bán bớt một phần tài sản nhất định để trả cho các chủ nợ.

Hãng mỹ phẩm nổi tiếng toàn cầu The Body Shop sắp phá sản
Hãng mỹ phẩm nổi tiếng toàn cầu The Body Shop sắp phá sản

Hãng mỹ phẩm The Body Shop sẽ ngừng hoạt động tại Mỹ sau khi nộp đơn xin phá sản.

Theo hồ sơ của tòa án, vào tuần trước, thương hiệu nổi tiếng có xuất xứ từ Anh đã nộp đơn xin phá sản dựa trên quy định tại Chương 7, Luật phá sản của Mỹ.

Việc nộp đơn này có nghĩa là chi nhánh của công ty tại Mỹ sẽ bán bớt một phần tài sản nhất định để trả cho các chủ nợ.

Trước đó, vào đầu tháng Ba, The Body Shop cũng đã xác nhận nộp đơn xin tái cơ cấu các chi nhánh ở quê nhà, Anh, cũng như ở Canada.

Hiện chuỗi cửa hàng của The Body Shop tại hai nước này vẫn hoạt động bình thường. Mặc dù hãng chưa đưa ra phát ngôn chính thức, nhưng ước tính có khoảng 50 cửa hàng ở Mỹ của The Body Shop vẫn đang hoạt động vào thời điểm hãng nộp đơn xin phá sản.

The Body Shop ra mắt vào năm 1976 tại Brighton (Anh), bởi nhà sáng lập, doanh nhân Anita Roddick. Hãng đã nhanh chóng mở rộng thị phần ra toàn thế giới và được hãng mỹ phẩm khổng lồ L’Oréal mua lại vào năm 2006 với giá tương đương 1,3 tỷ USD.

Sau đó, đến tháng 12/2023, The Body Shop một lần nữa đổi chủ khi bị bán cho một nhóm nhà đầu tư tư nhân với giá khoảng 250 triệu USD.

Sau khoảng thời gian cầm cự khó khăn, hãng đã chính thức “sụp đổ” vào tháng Hai, sau khi các nhà quản trị mới đưa ra lý do về hệ thống quản lý yếu kém và sự cạnh tranh trên thị trường bán lẻ nhiều thách thức.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Generative AI có tên là EMO của Alibaba có thể biến ảnh tĩnh thành video

EMO (Emotive Portrait Alive) của Alibaba được xem là bước tiến mới của AI tổng quát (Generative AI) khi “hô biến” hình ảnh bất kỳ có thể nói, hát như thật.

Generative AI có tên là EMO của Alibaba có thể biến ảnh tĩnh thành video
Generative AI có tên là EMO của Alibaba có thể biến ảnh tĩnh thành video

Được nghiên cứu bởi Viện Điện toán Thông minh (IIC) của Alibaba với các tác giả LinRui Tian, Qi Wang, Bang Zhang và LieFeng Bo, EMO có khả năng “tạo biểu cảm kèm âm thanh từ nhân vật trong ảnh”. Nói cách khác, AI có thể biến một hình ảnh tham chiếu tĩnh và âm thanh giọng nói thành một video có thể nói, hát với biểu cảm tự nhiên.

So với các AI trước đây chỉ làm biến đổi miệng và một phần khuôn mặt, EMO có thể tạo nét mặt, tư thế, di chuyển phần lông mày, nhíu mắt hay thậm chí lắc lư theo điệu nhạc. Đặc biệt, phần miệng được AI thể hiện tự nhiên, đồng bộ môi chính xác.

Trong một số video do Alibaba công bố, hình ảnh sẽ biến thành video và hát các bài được nhập vào nhanh chóng. Bên cạnh tiếng Anh và tiếng Trung, EMO cũng hỗ trợ nhiều ngôn ngữ khác.

Alibaba cho biết đã huấn luyện AI với một lượng lớn dữ liệu về hình ảnh, âm thanh và video nhằm tạo biểu cảm khuôn mặt một cách chân thực thông qua mô hình khuếch tán riêng có tên Audio2Video.

“Chúng tôi muốn giải quyết thách thức lớn hiện nay là tính chân thực và tính biểu cảm trong việc tạo video từ hình ảnh và âm thanh bằng cách tập trung vào mối liên hệ cũng như sắc thái giữa tín hiệu âm thanh và chuyển động trên khuôn mặt”, đại diện nhóm giải thích.

“Phương pháp được áp dụng là tổng hợp, bỏ qua liên kết mô hình 3D trung gian hoặc các điểm mốc trên khuôn mặt, chuyển tiếp khung hình liền mạch và bảo toàn tính nhất quán trong video, mang lại ảnh động có tính biểu cảm cao và sống động như thật”.

Hiện dữ liệu của EMO đã được công bố trên Github, còn các tài liệu nghiên cứu được đăng trên ArXiv. Alibaba chưa tiết lộ khi nào sẽ phát hành đại trà AI này.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump: TikTok là mối đe dọa quốc gia nhưng không nên cấm

Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump thừa nhận TikTok là mối đe dọa an ninh quốc gia, nhưng cảnh báo lệnh cấm sẽ gây ra nhiều hậu quả.

“Tôi không muốn Facebook tăng gấp đôi quy mô. Nếu cấm TikTok, hàng loạt nền tảng sẽ hưởng lợi, phần lớn tập trung vào Facebook. Tôi cho rằng Facebook không trung thực và là kẻ thù của người dân Mỹ”, Donald Trump nói trong cuộc phỏng vấn hôm 11/3.

Ông đề cập những lo ngại về an ninh quốc gia và sự riêng tư dữ liệu người dùng liên quan đến TikTok, nhưng cho rằng nền tảng có cả tốt và xấu. “Rất nhiều người thích TikTok. Rất nhiều người trẻ sẽ phát điên nếu thiếu ứng dụng này”, ông nói.

Meta và ByteDance chưa bình luận về phát biểu của ông Trump.

Cựu tổng thống Mỹ từng chỉ trích Meta vì xóa bài viết, khóa tài khoản Facebook và Instagram của ông sau vụ bạo loạn Đồi Capitol ngày 6/1/2021. Tài khoản của ông được khôi phục hồi tháng 2/2023.

Ông Trump cũng đã tìm cách cấm TikTok và WeChat hồi năm 2020, nhưng nỗ lực bị các thẩm phán liên bang chặn đứng. Ông và chiến dịch tranh cử năm 2024 của ông chưa mở tài khoản trên TikTok.

Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 8/3 xác nhận ủng hộ dự luật có thể dẫn đến lệnh cấm TikTok trên toàn nước Mỹ, khẳng định sẽ ký ban hành thành luật nếu quốc hội thông qua.

Dự luật được đánh giá là mối đe dọa mới nhất đối với ứng dụng mạng xã hội đã được tải hơn 170 triệu lần ở Mỹ. Nội dung dự luật không trực tiếp cấm TikTok nhưng sẽ buộc ByteDance, công ty mẹ của TikTok ở Trung Quốc, phải bán ứng dụng, nếu không sẽ đối mặt với các hạn chế khiến nó bị cấm xuất hiện trên những cửa hàng ứng dụng ở Mỹ.

Dự luật đã nhận được sự ủng hộ của Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson, nhưng chưa rõ khả năng được phê duyệt tại Thượng viện Mỹ.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Facebook Messenger đã chính thức cho chỉnh sửa tin nhắn

Meta đã chính thức cho phép chỉnh sửa tin nhắn Messenger với người dùng tại Việt Nam. Trước đó, tính năng này đã được thử nghiệm hồi tháng 12/2023.

Là một trong những ứng dụng nhắn tin miễn phí qua internet có lượng người dùng lớn nhất hiện nay, Messenger (Facebook) hiện đang có hơn 931 triệu người dùng hàng tháng.

Mới đây, Messenger tiếp tục được nâng cấp với một tính năng đầy hữu ích là chỉnh sửa tin nhắn đã gửi. Đây là tính năng rất hữu ích trong trường hợp người dùng phát hiện tin nhắn gửi bị sai chính tả hoặc sai nội dung cần truyền đạt.

Được biết, tính năng chỉnh sửa tin nhắn trong Messenger đã được giới thiệu vài tháng trước. Tuy nhiên đó chỉ là giai đoạn thử nghiệm của Meta và chỉ có mặt trên một số tài khoản nhất định. Còn ở hiện tại, tất cả người dùng Messenger ở Việt Nam đã chính thức có thể sử dụng tính năng này.

Tính năng Chỉnh sửa tin nhắn đã được cập nhật cho tất cả người dùng Messenger tại Việt Nam

Để chỉnh sửa nội dung tin nhắn đã gửi, người dùng chỉ việc nhấn và giữ tay vào nội dung tin nhắn trên Messenger, chọn “Edit” (hoặc “Chỉnh sửa”) từ menu hiện ra, sau đó sửa trực tiếp nội dung tin nhắn và nhấn vào biểu tượng dấu tích ở đằng sau để xác nhận.

Tính năng mới này chỉ áp dụng với tin nhắn vừa được gửi đi trong vòng 15 phút và sẽ được dán nhãn “Đã chỉnh sửa”

Tuy nhiên, người dùng chỉ có thể sửa các nội dung tin nhắn trong vòng 15 phút sau khi đã gửi đi. Ngoài ra, các tin nhắn đã được sửa nội dung sẽ được dán nhãn “Đã chỉnh sửa” để người nhận được biết tin nhắn này đã được điều chỉnh nội dung.

Ngoài ra, tính năng chỉnh sửa nội dung tin nhắn hiện vẫn chưa được trang bị trên phiên bản web cũng như phiên bản ứng dụng Android.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Google chia sẻ cách tiếp cận mô hình Marketing Mix mới

Google đang tìm cách giúp người làm Marketing sử dụng tốt hơn mô hình tiếp thị hỗn hợp (Marketing Mix) để đo lường chính xác hơn tác động của các nỗ lực Marketing tới thương hiệu.

Google chia sẻ cách tiếp cận mô hình Marketing Mix mới
Google chia sẻ cách tiếp cận mô hình Marketing Mix mới

Về tổng thể, việc lập mô hình marketing hoặc mô hình hỗn hợp truyền thông (Media Mix) là khái niệm mô tả cách sử dụng phương pháp toán học để đo lường tác động thực sự của Marketing tới doanh nghiệp hay thương hiệu, với các tính toán đo lường tác động thực đến doanh số bán hàng dựa trên phạm vi tiếp cận, phản hồi và hơn thế nữa.

Nhằm mục tiêu giúp Marketer có nhiều cách hơn để xây dựng mô hình, Google mới đây đã ra mắt mô hình Marketing Mix Modeling mã nguồn mở có tên gọi là “Meridian”.

Theo chia sẻ từ Google:

“Nhằm mục tiêu trao quyền cho người làm marketing khi xây dựng các mô hình Marketing Mix và đo lường tác động của nó đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Meridian được xây dựng để cho phép các đo lường nâng cao, đảm bảo quyền riêng tư, đồng thời đáp ứng nhu cầu của các Marketer tại doanh nghiệp”.

Thông qua Meridian, Google sẽ cung cấp quyền truy cập vào nhiều điểm dữ liệu khác nhau, bao gồm phạm vi tiếp cận và tần suất trên YouTube cũng như dữ liệu về khối lượng từ khoá được Google lập chỉ mục, đồng thời cũng sẽ cung cấp tài nguyên giáo dục và nhiều hỗ trợ kỹ thuật khác.

Google cũng lưu ý rằng Meridian sẽ hoàn toàn minh bạch:

“Meridian được thiết kế để cung cấp cho người dùng quyền kiểm soát vì bất kỳ người lập mô hình nào cũng có toàn quyền thay đổi mã và các thông số mô hình để đáp ứng nhu cầu kinh doanh riêng của họ.”

Meridian có thể cung cấp cho thương hiệu nhiều tùy chọn hơn để đo lường hiệu suất chiến dịch, đo lường dựa trên phương pháp phức tạp hơn, có phạm vi điểm dữ liệu marketing (marketing data points) rộng hơn.

Meridian MMM của Google hiện đang hạn chế lượng truy cập. Bạn có thể đăng ký quyền truy cập tại đây.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Elon Musk sẽ biến Grok thành chatbot mã nguồn mở (người dùng có thể truy cập công nghệ miễn phí)

Elon Musk cho biết công ty xAI sẽ biến chatbot Grok thành mã nguồn mở (Open Source), ai cũng có quyền truy cập miễn phí để thử nghiệm công nghệ của công ty.

Elon Musk sẽ biến chatbot Grok thành mã nguồn mở (người dùng có thể truy cập công nghệ miễn phí)
Elon Musk sẽ biến chatbot Grok thành mã nguồn mở (người dùng có thể truy cập công nghệ miễn phí)

Việc mở nguồn chatbot Grok không chỉ hỗ trợ mọi người tiếp cận và thử nghiệm miễn phí công nghệ AI tổng quát của xAI, mà còn giúp công ty liên kết với các mô hình nguồn mở khác như của Meta hay Mistral. Dù vậy Elon Musk chưa mô tả chi tiết về việc công khai mã nguồn AI.

Đây không phải lần đầu một công ty của Elon Musk mở khả năng tiếp cận công nghệ của mình. Trước đó một thập kỷ, Tesla công khai bằng sáng chế của mình và hiện nay hầu hết nhà sản xuất ôtô lớn đều sử dụng chuẩn đầu nối sạc xe điện của hãng, trong khi X cũng đã chia sẻ bảng mã hỗ trợ thuật toán “For You” năm ngoái.

Động thái mới này của Elon Musk có thể giúp Grok được sử dụng nhiều hơn bởi các nhà nghiên cứu và phát triển bên thứ ba, đồng thời cộng đồng có thể cung cấp những phản hồi giúp cải thiện chatbot.

Tuy nhiên, một số chuyên gia cảnh báo các mô hình AI mã nguồn mở có thể bị kẻ xấu sử dụng để tạo ra vũ khí hoặc thậm chí phát triển siêu trí tuệ có ý thức ngoài tầm kiểm soát của con người, bên cạnh lợi ích công nghệ nguồn mở có thể giúp tăng tốc độ đổi mới.

Việc tuyên bố mở mã nguồn Grok của Elon Musk được diễn ra trong bối cảnh CEO này đang tìm cách kiện OpenAI (ChatGPT) đang hoạt động sai mục đích trước đó, biến ChatGPT thành mã nguồn đóng và tổ chức có lợi nhuận thay vì mã nguồn mở và phi lợi nhuận ở thời điểm sáng lập.

Mới đây, CEO Tesla nộp đơn kiện công ty sở hữu ChatGPT vì đã từ bỏ mô hình phi lợi nhuận và nguồn mở ban đầu để chuyển thành công ty vì lợi nhuận.

Các nhà đầu tư công nghệ nổi tiếng Vinod Khosla, bên ủng hộ OpenAI, và Marc Andreessen, cũng tranh luận về nguồn mở trong lĩnh vực AI sau đơn kiện của Elon Musk.

Thuật ngữ nguồn mở (open source) xuất hiện từ khi lĩnh vực phần mềm ra đời, trong đó phần mã nguồn của một hệ thống được phát hành công khai trên các nền tảng chia sẻ, có thể truy cập rộng rãi, bất kỳ ai cũng có thể nghiên cứu, sửa đổi và phát triển ứng dụng trên đó.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Meta vừa sa thải nhiều nhân sự thuộc ứng dụng nhắn tin Messenger của Facebook

Nhiều nhân sự đang làm việc cho ứng dụng nhắn tin Messenger đã nhận quyết định sa thải trong tuần này. Năm ngoái Meta cũng đã sa thải hơn 20.000 nhân viên và loại bỏ nhiều vị trí quản lý.

Theo Business Insider, nỗ lực nâng cao hiệu quả liên tục của Meta đã dẫn đến nhiều cuộc thanh lọc nhân sự mạnh mẽ. Mới nhất, một nhóm nhân viên đang làm việc cho ứng dụng nhắn tin Messenger của Facebook đã bị sa thải trong tuần này, theo 2 người trong cuộc cho biết.

Messenger có thể sẽ cắt giảm khoảng 50 nhân viên và là một phần trong kế hoạch tái tổ chức Messenger và các hoạt động của ứng dụng nhắn tin này.

Việc cắt giảm nhân sự tại Messenger diễn ra sau một đợt sa thải tương tự nhắm đến một số nhân viên đang làm việc tại Instagram. Ngoài ra, cả 2 bộ phận này đã loại bỏ nhiều vai trò của người quản lý chương trình kỹ thuật, chuyển những công việc đó thành trách nghiệm của người quản lý sản phẩm.

Sau khi Instagram loại bỏ vị trí trên, các bộ phận khác của Meta bao gồm cả Messenger và Facebook dường như sẽ sớm đưa ra hành động tương tự, Business Insider đưa tin.

Người phát ngôn của Meta từ chối bình luận về vấn đề sa thải nhân sự.

2023 là năm hiệu quả của Meta khi công ty đã sa thải hơn 20.000 nhân viên và loại bỏ nhiều vị trí quản lý. Điều này đã dẫn đến sự thay đổi văn hóa trong Meta, một loạt hoạt động tái tổ chức khiến nhiều nhân viên tại công ty cảm thấy lo lắng.

Mạng xã hội (Social Network) này cũng trải qua quá trình tinh giản đội ngũ nhân sự và dự kiến các hành động tương tự sẽ tiếp tục diễn ra trong năm nay. Sự cắt giảm mạnh mẽ của Meta đã giúp lợi nhuận quý IV/2023 tăng hơn 200% so với cùng kỳ năm trước, lên 14 tỷ USD. Doanh thu cũng tăng 25%, lên hơn 40 tỷ USD.

Tối 5/3 (giờ Việt Nam), hàng loạt nền tảng mạng xã hội của Meta, bao gồm Facebook, Messenger, Instagram, WhatsApp và Threads, đã gặp phải sự cố trên toàn cầu. Theo đó, nhiều tài khoản của người dùng đã đột ngột bị đăng xuất và không thể truy cập lại các nền tảng này.

Nguồn tin của Daily Mail cho biết hệ thống nội bộ của Meta cũng sập trong đêm, và đó có thể là nguyên nhân dẫn đến sự cố đăng xuất tài khoản người dùng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Dân Trí

Instagram vượt qua TikTok về lượt tải xuống năm 2023

Instagram đã sao chép tính năng của TikTok và dần vượt qua nền tảng chia sẻ video dạng ngắn này.

Instagram vượt qua TikTok về lượt tải xuống năm 2023
Instagram vượt qua TikTok về lượt tải xuống năm 2023
Báo cáo từ công ty nghiên cứu thị trường Sensor Tower cho biết tổng số lượt tải xuống ứng dụng của Instagram đã tăng 20% vào năm 2023, lên hơn 768 triệu lượt.Trong khi đó, mạng xã hội video ngắn TikTok của ByteDance chỉ tăng trưởng 4% lên 733 triệu lượt tải xuống.

Điều này đã đưa Instagram trở thành ứng dụng di động được tải xuống nhiều nhất năm 2023. Theo dữ liệu, sự tăng trưởng trên đến từ việc sao chép thành công tính năng chia sẻ video dạng ngắn từ đối thủ.

Năm 2020, Instagram đã giới thiệu Reels, một dạng video ngắn tương tự TikTok. Các thống kê cho thấy Reels đã giúp công ty tiếp cận được với hàng triệu người dùng mới, đặc biệt là đối tượng người dùng trẻ tuổi.

“Instagram đã vượt qua TikTok về mức độ phổ biến. Thành công này đến từ tính năng cuộn phim cũng như sự hỗ trợ của các nền tảng truyền thông xã hội từ Meta”, Abraham Yousef, giám đốc cấp cao của Sensor Tower, cho biết.

Vài năm gần đây, TikTok đã trở thành cái gai đối với Facebook, kể từ khi ứng dụng này trở nên phổ biến một cách nhanh chóng. Năm 2022, CEO Mark Zuckerberg đã cảnh báo nhân viên rằng công ty phải đối mặt với sự cạnh tranh “chưa từng có” từ đối thủ chia sẻ video dạng ngắn là TikTok.

TikTok đã nhanh chóng trở thành một trong những nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất ở Mỹ, với hơn 1 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng. Đáng nói, ứng dụng này đã thu hút được đông đảo sự chú ý của thế hệ trẻ (Gen Z) – nhóm đối tượng mà Facebook và Instagram đang phải vật lộn để lôi kéo.

Nhiều dấu hiệu cho thấy tốc độ tăng trưởng của TikTok đang dần chậm lại. Theo Sensor Tower, số người dùng hoạt động hàng tháng của Instagram đạt 1,47 tỷ, tăng 13 triệu trong quý IV/2023. Số người dùng tích cực của TikTok chỉ đạt 1,12 tỷ, giảm 12 triệu so với cùng kỳ.

Bù lại, TikTok nhận được sự tương tác tốt hơn từ hơn 1 tỷ người dùng đang hoạt động trên toàn thế giới. Trong quý IV/2023, người dùng dành trung bình 95 phút cho TikTok, so với 62 phút trên Instagram, 30 phút trên X và 19 phút trên Snapchat.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

UOB dự báo GDP Việt Nam quý I đạt 5,5%

UOB dự báo kinh tế Việt Nam quý I tích cực hơn cùng kỳ năm ngoái, với tăng trưởng 5,5% và VND vẫn còn khả năng phục hồi nhẹ.

Dự báo được nêu trong Báo cáo dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam quý I/2024 vừa phát hành của Ngân hàng UOB. Như vậy, tình hình đầu năm nay dự kiến tích cực hơn quý I/2023 khi GDP tăng 3,32%, theo số liệu của Bộ Kế hoạch – Đầu tư.

Ngân hàng Singapore này lý giải trong khi rủi ro từ các sự kiện xung đột bên ngoài tiếp tục đè nặng lên kinh tế toàn cầu, triển vọng của Việt Nam được củng cố nhờ sự phục hồi của ngành bán dẫn, tăng trưởng ổn định ở Trung Quốc và khu vực, cũng như sự dịch chuyển chuỗi cung ứng có lợi cho Việt Nam và Đông Nam Á.

Ví dụ, dữ liệu của Tổng cục Thống kê cho hay tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam trong 2 tháng đầu năm đạt gần 4,29 tỷ USD, tăng 38,6% so với cùng kỳ 2023. Kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 18,6%, riêng xuất khẩu đạt gần 60 tỷ USD, tăng 19,2%.

Trong nước, hoạt động dịch vụ tiêu dùng 2 tháng đầu sôi động và tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,7%, riêng ngành chế biến – chế tạo tăng 5,9%. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 1 và 2 đều trên 50, so với mức trung bình 49,3 của cùng kỳ 2023. Mốc trên 50 ghi nhận sản xuất đang mở rộng.

Theo UOB, động lực chung trong lĩnh vực sản xuất và thương mại bên ngoài đang có những dấu hiệu tích cực, đặc biệt trong nửa cuối năm 2024. Đó là giai đoạn phục hồi trong lĩnh vực bán dẫn sẽ vững chắc hơn và các ngân hàng trung ương toàn cầu bắt đầu vận hành chính sách lãi suất phù hợp hơn.

Vì vậy, các chuyên gia ngân hàng này duy trì dự báo tăng trưởng 2024 của Việt Nam ở mức 6%, nằm trong mục tiêu chính thức 6-6,5%. Áp lực lạm phát tiếp tục tăng với CPI toàn phần sẽ tăng lên mức 3,8% năm nay, từ 3,25% năm ngoái. Ngân hàng Nhà nước có thể tiếp tục giữ lãi suất điều hành ổn định năm nay.

Liên quan đến thị trường tiền tệ, sau khi giao dịch USD/VND đã lên mức cao mới 24.700 đồng vào cuối tháng 2 cùng với sự mạnh lên đáng kể của USD so với các đồng tiền châu Á, UOB cho rằng VND vẫn có khả năng phục hồi nhẹ.

“Bất chấp sự suy yếu trong ngắn hạn của VND, kỳ vọng về tốc độ tăng trưởng GDP mạnh hơn ở Việt Nam và đà phục hồi trong lĩnh vực sản xuất, ngoại thương là những yếu tố tích cực có thể giúp ổn định tiền đồng”, ngân hàng này nhận định.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

Cựu CEO hãng game Activision đang cân nhắc mua lại TikTok Mỹ

Theo nguồn tin từ tờ The Wall Street Journal, khi số phận của TikTok tại Mỹ đang ngày càng mờ mịt, cựu Giám đốc điều hành Activision Bobby Kotick được cho là đang cân nhắc việc mua lại mạng xã hội này tại Mỹ.

Cựu CEO Activision đang cân nhắc mua lại TikTok Mỹ
Cựu CEO Activision đang cân nhắc mua lại TikTok Mỹ

Theo chia sẻ, Kotick đã đưa ra ý tưởng mua lại TikTok Mỹ với một nhóm đối tác tiềm năng, bao gồm cả Giám đốc điều hành của OpenAI là Sam Altman.

Kotick rời Activision vào cuối tháng 12 năm 2023, sau hơn 30 năm cống hiến và sau khi hãng game đình đám này về tay sở hữu của Microsoft. Trong khi cựu CEO này được là đang có một khối tài sản khá lớn, ông cũng khó có thể một mình mua lại TikTok Mỹ, đó cũng là lý do ông đang muốn mời một số nhà sáng lập khác bao gồm CEO của OpenAI (sở hữu ChatGPT) tham gia.

Về phía TikTok tại Mỹ, ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy rằng, các nhà làm luật tại đây đang có ý định cấm TikTok không chỉ ở một số bang nhất định mà còn trên toàn nước Mỹ.

Các nhà lập pháp lo ngại rằng công ty mẹ của TikTok là ByteDance có thể chia sẻ dữ liệu của người dùng Mỹ với chính phủ Trung Quốc hoặc sử dụng nền tảng này để gây ảnh hưởng đến quan điểm chính trị của người Mỹ.

Dự luật cấm TikTok đang được đưa đến Hạ viện và Thượng viện Mỹ.

Nếu được thông qua, ByteDance sẽ phải thoái vốn khỏi TikTok hoặc cấm nền tảng này hoạt động trên các dịch vụ lưu trữ web và cửa hàng ứng dụng ở Hoa Kỳ trong vòng 5 tháng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Cuộc đua tăng trưởng giữa các chuỗi nhà thuốc Long Châu, Pharmacity và An Khang

Miếng bánh bán lẻ dược phẩm càng trở nên hấp dẫn khi người dân quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe nhiều hơn sau đại dịch Covid-19. Các chuỗi nhà thuốc Long Châu, Pharmacity, An Khang đang nóng cuộc đua tăng trưởng.

Chuỗi nhà thuốc liên tục mở rộng

Cuộc đổ bộ của một số doanh nghiệp lớn ngành bán lẻ vào thị trường dược phẩm như Công ty cổ phần Bán lẻ kỹ thuật số FPT (FPT Retail, mã chứng khoán FRT) với chuỗi nhà thuốc Long Châu, Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới di động (mã chứng khoán MWG) với chuỗi nhà thuốc An Khang gây chú ý trên thị trường những năm gần đây về miếng bánh hấp dẫn của ngành dược phẩm.

Công ty cổ phần Thế giới số (Digiworld, mã chứng khoán DGW) không nằm ngoài cuộc đua đó khi công bố tham gia vào lĩnh vực phân phối thực phẩm chức năng. Một doanh nghiệp chưa niêm yết là Công ty cổ phần Dược phẩm Pharmacity cũng không ngừng mở rộng chuỗi nhà thuốc Pharmacity.

Xét về quy mô chuỗi, hiện FPT Long Châu có 1.600 nhà thuốc, Pharmacity có gần 900 nhà thuốc, An Khang có 526 nhà thuốc. Các chuỗi này liên tục mở rộng quy mô, bên cạnh các nhà thuốc tư nhân và chuỗi nhỏ lẻ khác.

Trong đó, FPT Long Châu cán mốc 1.600 nhà thuốc vào tháng 12/2023, vượt kế hoạch mở mới, trở thành chuỗi bán lẻ dược phẩm có số lượng nhà thuốc lớn nhất Việt Nam.

FPT Long Châu đã đưa 2 kho tổng chuẩn GDP, GSP vào hoạt động với diện tích lên đến 35.000 m2 tại Mê Linh, Hà Nội và 45.000 m2 tại Hựu Thạnh, Long An. Kho tổng FPT Long Châu được xem là kho bán lẻ dược phẩm lớn nhất Việt Nam cả về diện tích và quy mô.

Thị trường bán lẻ dược phẩm trước đây có khoảng 62.000 nhà thuốc tư nhân, với sự phát triển của các chuỗi, số nhà thuốc tư nhân còn khoảng 45.000.

Cuộc chiến của các chuỗi nhà thuốc không chỉ dừng ở quy mô, mà còn ở chiến lược phục vụ và giữ chân khách hàng. Trong dịp Tết Âm lịch vừa qua, một số chuỗi đã “ghi điểm” khi phục vụ xuyên Tết. Đơn cử, Pharmacity công bố danh sách 107 nhà thuốc phục vụ trong dịp Tết theo khung giờ từ ngày 9/2 (30 Tết) đến ngày 13/2 (mồng 4 Tết). Có 554 nhà thuốc hoạt động theo khung giờ từ ngày 11/2 (mồng 2 Tết) hoặc ngày 12/2 (mồng 3 Tết).

Lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ đang chứng minh tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam. Công ty Chứng khoán MB đánh giá, quy mô thị trường dược phẩm Việt Nam hiện đạt khoảng 7 tỷ USD, trong đó có tới 70% thuộc về kênh ETC (đấu thầu thuốc qua bệnh viện) và bán lẻ dược phẩm với quy mô gần 2 tỷ USD đang có sự cạnh tranh của gần 60.000 nhà thuốc.

Đáng chú ý, thị trường mua bán – sáp nhập (M&A) ngành dược trong năm 2023 ghi nhận thương vụ Dongwha Pharm chi 30 triệu USD mua lại chuỗi bán lẻ dược phẩm Trung Sơn Pharma trong tháng 8. Trung Sơn Pharma đã có mặt trên thị trường 25 năm, tính đến đầu năm 2024 đạt 147 nhà thuốc, phủ khắp Đồng bằng sông Cửu Long và TP.HCM.

Kinrin Capital nhận định, bức tranh đầu tư trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tại Việt Nam sẽ tiếp tục sôi động, cơ hội đầu tư rộng mở, các đặc điểm, tính chất thương vụ và đối tượng bên mua – bán đa dạng hơn. Sự đa dạng về cấu trúc giao dịch và số lượng cơ hội đầu tư sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của các hoạt động M&A trong lĩnh vực này.

Mục tiêu tăng trưởng

FPT Long Châu đang là động lực tăng trưởng của FPT Retail. Chuỗi nhà thuốc Long Châu đã cán mốc 1.500 tỷ đồng doanh thu trong năm 2023, với bước phát triển rất nhanh, từ 4 nhà thuốc năm 2017 lên 1.600 nhà thuốc, phục vụ 16 triệu khách hàng.

Lãnh đạo FPT Retail cho hay, mục tiêu năm 2024, doanh thu của FPT Long Châu sẽ duy trì mức tăng trưởng 2 con số (trên 10%). Đồng thời, hệ thống tiếp tục tập trung củng cố vị thế nhà thuốc số 1 về thuốc, đặc biệt là thuốc kê đơn, mang đến cho khách hàng những lựa chọn tốt nhất với mức giá phù hợp nhất.

Tập trung vào nâng cao trải nghiệm khách hàng, nâng cao hàng hóa, chất lượng dịch vụ là cách mà FPT Retail giữ chân khách hàng trong chiến lược phát triển chuỗi nhà thuốc.

Trong khi đó, Đầu tư Thế giới di động đặt mục tiêu năm 2024 đạt 125.000 tỷ đồng doanh thu và 2.400 tỷ lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng 6% và gấp 14,2 lần so với năm 2023.

Trong định hướng năm nay đối với chuỗi nhà thuốc An Khang, mục tiêu của Công ty là tăng trưởng hai con số và đạt điểm hòa vốn trước ngày 31/12. Đồng thời, doanh nghiệp sẽ đầu tư chiều sâu để biến An Khang trở thành chuỗi dược phẩm hàng đầu về chăm sóc sức khỏe.

Dược phẩm Pharmacity chưa công bố kết quả kinh doanh năm 2023 và mục tiêu năm 2024, nhưng doanh nghiệp này từng chia sẻ, mục tiêu đến năm 2025 là có 5.000 cửa hàng thuốc. Pharmacity hiện có gần 900 cửa hàng, tức còn hơn 4.100 cửa hàng phải mở mới trong 2 năm, tương ứng mỗi ngày mở mới 5 cửa hàng.

Theo đó, mục tiêu của Pharmacity được đánh giá là tham vọng và không dễ thực hiện, vì đi cùng với mở rộng cửa hàng là nhiều công việc khác phải chuẩn bị như nguồn hàng, kho thuốc…, dù dư địa của thị trường bán lẻ dược phẩm còn lớn.

Theo Hãng nghiên cứu thị trường BMI, doanh số thị trường bán lẻ dược phẩm Việt Nam có thể tăng từ 7,7 tỷ USD năm 2021 lên 16,1 tỷ USD vào năm 2026. Chi tiêu cho sức khỏe ngày càng được người dân quan tâm, nhất là sau đại dịch Covid-19 và số người từ 65 tuổi trở lên ngày càng nhiều. Thời gian qua, ngành dược vẫn tăng trưởng ổn định, dù kinh tế có khó khăn. Sức nóng mở rộng chuỗi nhà thuốc của các doanh nghiệp bán lẻ nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Telegram hiện có hơn 900 triệu người dùng (và hướng tới IPO)

Theo dữ liệu báo cáo mới đây, ứng dụng nhắn tin Telegram hiện đang có hơn 900 triệu người dùng và hướng tới mục tiêu có lợi nhuận trong năm tới.

Telegram có hơn 900 triệu người dùng (và hướng tới IPO)
Telegram có hơn 900 triệu người dùng (và hướng tới IPO)

Người sáng lập Telegram, Pavel Durov, cho biết công ty dự kiến sẽ đạt được lợi nhuận vào năm tới với mục tiêu sớm IPO trong tương lai.

Trong một cuộc phỏng vấn, nhà sáng lập này cho biết ứng dụng nhắn tin hiện đã có hơn 900 triệu người dùng và hiện đang kiếm được hàng trăm tiệu USD từ quảng cáo và gói đăng ký có trả phí (subscriptions).

Trong khi các nhà đầu tư toàn cầu đề nghị cấp vốn cho công ty với mức định giá hơn 30 tỷ USD, nhà sáng lập đề cập rằng Telegram đặt mục tiêu IPO trong tương lai.

“Lý do chính khiến chúng tôi bắt đầu kiếm tiền là vì chúng tôi muốn duy trì sự độc lập của ứng dụng và doanh nghiệp. Nói chung, chúng tôi thấy giá trị có thể có được trong đợt [IPO] là một phương tiện để giúp chúng tôi dân chủ hóa quyền truy cập vào các giá trị của Telegram.”

“Mặc dù Telegram không muốn huy động những khoản vốn lớn từ các nhà đầu tư, nhưng công ty vẫn sẵn sàng nhận đầu tư để đổi lấy một khoản cổ phần nhỏ.”

Cách đây 2 năm, chỉ trong vòng vài tháng kể từ thời điểm ra mắt gói đăng ký có trả phí, nền tảng đã vượt mốc một triệu người dùng có trả phí. Nền tảng cũng cung cấp các giải pháp quảng cáo khác nhau đồng thời có kế hoạch triển khai chia sẻ doanh thu quảng cáo với chủ sở hữu kênh trong tháng này.

Telegram cho biết các giải pháp quảng cáo hiện bị giới hạn ở một số khu vực địa lý nhất định. Công ty cũng uỷ quyền cho các agency chi tiêu từ 1 triệu euro đến 10 triệu euro. Telegram cũng đang tìm cách mở rộng các dịch vụ quảng cáo trên toàn cầu trong năm nay.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Mục tiêu của Luật Quảng cáo là chấn chỉnh được tình trạng quảng cáo lộn xộn trên môi trường số

Sự bùng nổ của công nghệ thông tin và các nền tảng mạng xã hội giúp quảng cáo dễ lan tỏa và tạo tác động lớn đến hành vi người dùng, nhất là những quảng cáo có sự tham gia của người nổi tiếng. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những “lãnh địa” bị than phiền nhiều nhất trong những năm qua, nhất là những quảng cáo sữa, thực phẩm chức năng như thần dược.

Những vấn đề này đang được kỳ vọng sẽ được giải quyết triệt để hơn khi mới đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố dự thảo Luật Quảng cáo sửa đổi với nhiều điểm mới, trong đó có những quy định cụ thể, rõ ràng hơn về trách nhiệm của người chuyển tải nội dung quảng cáo.

Người sử dụng mạng xã hội hiện nay vẫn gặp vô số các quảng cáo dưới hình thức chia sẻ trải nghiệm sử dụng sản phẩm được chuyển tải bởi những người nổi tiếng cho đến những người dễ tạo uy tín trong cộng đồng.

Sản phẩm được quảng cáo cũng thiên hình vạn trạng, từ việc cho con theo học tiếng Anh, uống sữa tăng chiều cao đến sử dụng các loại mỹ phẩm… Các nội dung quảng cáo này rất dễ thuyết phục người tiêu dùng mặc dù khó xác định người chuyển tải chúng có thực sự sử dụng sản phẩm, dịch vụ mà họ quảng cáo hay không.

Trong khi đó, theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Luật Quảng cáo hiện hành không quy định quyền và nghĩa vụ của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo mà chủ yếu tập trung vào trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ nên chưa có chế tài hoặc ràng buộc đối với người chuyển tải sản phẩm quảng cáo trong trường hợp nội dung quảng cáo là không đúng sự thật, hoặc yêu cầu người chuyển tải sản phẩm quảng cáo phải là người đã tìm hiểu, sử dụng sản phẩm đó và có trách nhiệm về các nội dung mình cung cấp.

Theo ông Nguyễn Trường Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Quảng cáo, ngành Quảng cáo được xác định là 1 trong 12 ngành công nghiệp văn hóa, mang lại doanh thu cao. Hiện nay, ngành Quảng cáo tận dụng được sự phát triển công nghệ để phát triển.

Sự bùng nổ của công nghệ thông tin và các nền tảng mạng xã hội giúp quảng cáo dễ lan tỏa và tạo tác động lớn đến hành vi người dùng. Ngoài doanh thu, quảng cáo là công cụ truyền tải thông điệp tích cực đến cộng đồng, góp phần đưa văn hóa Việt bước ra thế giới. Nhưng ở chiều ngược lại, quảng cáo sẽ tác động tiêu cực nếu nội dung quảng cáo sai sự thật. Những quảng cáo như thế này cần được ngăn chặn, xử lý kịp thời.

Về vấn đề trên, luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ nhiệm Liên đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh cho rằng, theo quy định hiện hành, hành vi quảng cáo sai sự thật có thể bị xử phạt hành chính từ 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng. Tùy theo mức độ vi phạm, người có hành vi quảng cáo sai sự thật còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên, xử phạt hành chính đối với hành vi quảng cáo sai sự thật hiện nay vẫn phải vận dụng theo các nghị định, tức là các văn bản dưới luật. Việc xây dựng các quy định rõ ràng hơn trong Luật Quảng cáo sẽ góp phần xử lý nghiêm, chấn chỉnh tình trạng quảng cáo sai sự thật tốt hơn.

Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, dự thảo Luật Quảng cáo sửa đổi xác định rõ hơn về người chuyển tải sản phẩm quảng cáo và trách nhiệm của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo.

Cụ thể, người chuyển tải sản phẩm quảng cáo là người trực tiếp thực hiện hợp đồng dịch vụ quảng cáo nhằm giới thiệu, thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trên các phương tiện quảng cáo. Người tham gia đóng quảng cáo cũng sẽ buộc phải chịu trách nhiệm trực tiếp về nội dung quảng cáo liên quan đến tính năng, chất lượng, công dụng, tác dụng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.

Cũng theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, việc sử dụng uy tín, tên tuổi của người nổi tiếng để quảng cáo sản phẩm, dịch vụ là xu hướng chung trên thế giới. Người nổi tiếng được quyền thực hiện quảng cáo theo hợp đồng dịch vụ quảng cáo.

Tuy nhiên, khi tham gia hoạt động này, họ phải có trách nhiệm về độ xác thực của nội dung quảng cáo, yêu cầu đối tác cung cấp thông tin, các chứng nhận kèm theo. Nhưng vì thù lao quảng cáo, ít người thực hiện đầy đủ các khâu này. Với các quảng cáo theo kiểu chia sẻ trải nghiệm của bản thân cũng phải chính xác.

Nếu là những chia sẻ về sử dụng dịch vụ hay sản phẩm thì phải chứng minh được họ từng sử dụng dịch vụ, sản phẩm đó từ thời gian nào, chứng minh được hiệu quả bằng thực tế, chứ không thể nói chung chung.

“Nếu sử dụng thực phẩm chức năng nào đó để hỗ trợ chữa bệnh của bản thân, họ phải có hồ sơ bệnh án, có xác nhận của bác sĩ điều trị. Nếu nói tôi bị tiểu đường, bị thấp khớp, hết bệnh nhờ sử dụng sản phẩm này hay sản phẩm kia mà không chứng minh được là lừa dối người tiêu dùng”, ông Hậu chia sẻ.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu cũng cho rằng, ngoài việc xây dựng các quy định chặt chẽ, rõ ràng, để chấn chỉnh tình trạng quảng cáo sai sự thật, cần có sự vào cuộc tích cực, quyết liệt của nhiều bộ, ngành.

“Nếu liên quan đến dược phẩm, thực phẩm chức năng thì ngành y tế phải chủ động. Nếu quảng cáo trên môi trường mạng thì phải có Bộ Thông tin và Truyền thông. Tùy theo sản phẩm quảng cáo mà có sự tham gia của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Liên quan đến quảng cáo ngoài trời thì phải có UBND các cấp…”, luật sư Nguyễn Văn Hậu nói.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Báo Công An Nhân Dân