Skip to main content

Thẻ: brand marketing

Marketer ưu tiên nhiều hơn cho Performance Marketing trong những thời điểm khó khăn

Ở những thời điểm khi nền kinh tế hết sức khó khăn như hiện tại, nhiều thương hiệu tỏ ra nhọc nhằn trong việc xác định cách thức chi tiêu marketing của họ, nên tập trung vào Performance Marketing hay Brand Marketing và hơn thế nữa.

Marketer ưu tiên nhiều hơn cho Performance Marketing trong những thời điểm khó khăn
Marketer ưu tiên nhiều hơn cho Performance Marketing trong những thời điểm khó khăn

Trong những thời điểm khó khăn như hiện tại, khi lạm phát và suy thoái vẫn còn là nỗi ám ảnh của hầu hết các doanh nghiệp, người làm kinh doanh nói chung và marketing nói riêng đang tìm cách để thích ứng với bối cảnh mới này, marketer đang ưu tiên nhiều hơn cho các hoạt động tiếp thị hiệu suất (Performance Marketing) để đối phó với những gánh nặng từ phía doanh nghiệp.

Theo số liệu mới đây của Kantar, 11,8% người làm marketing đang ưu tiên các hoạt động marketing dựa trên hiệu suất, tăng lên tương đối so với con số 8,6% của năm 2022.

Bên cạnh đó, gần một nửa (48,2%) marketer được khảo sát tin rằng các chiến dịch của họ hiện đang quá tập trung vào performance marketing thay vì là làm thương hiệu hay brand marketing.

Trong khi đó, khoảng một phần tư (25%) marketer tập trung vào cả hai tuy nhiên vẫn nghiêng về performance marketing, tăng từ 23,7% vào năm 2022.

Có nhiều lý do khác nhau khiến Marketer ngày càng ưu tiên vào Performance Marketing.

Lý do hàng đầu phải được kể đến đó là áp lực từ các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trong việc cần phải đạt được mục tiêu kinh doanh (45,2%), tiếp theo là, các hoạt động performance marketing thường có khả năng thúc đẩy lợi nhuận ngắn hạn tốt hơn do đó khiến chủ doanh nghiệp ưu tiên hơn so với brand marketing (39,5%).

57,5% các marketer nói rằng họ đã tăng cường tập trung vào các hoạt động marketing ngắn hạn trong 12 tháng qua. Trong khi đó, 52,9% nói rằng họ đã không ngừng nâng cao khả năng xây dựng thương hiệu trong dài hạn.

Các lý do hàng đầu khác khiến performance marketing hiện đang được ưu tiên nhiều hơn đó là vì nó dễ dàng chứng minh được mức độ hiệu quả hơn (40,7%), hay đơn giản là để đánh bại khả năng cạnh tranh bán hàng trực tiếp (ngắn hạn) của đối thủ (32,7%).

Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, áp lực từ các nhà lãnh đạo cấp cao một lần nữa là lý do hàng đầu buộc các marketer phải ưu tiên performance marketing.

Các B2B Marketer cũng đang phải chứng kiến điều này tương tự như B2C hay C2C Marketer.

Ngắn hạn và Dài hạn.

Mặc dù cả B2B và B2C Marketer đều đang ưu tiên nhiều hơn vào các hoạt động tiếp thị hiệu suất, B2B Marketer đang tập trung nhiều hơn vào việc xây dựng thương hiệu so với B2C Marketer. Trên thực tế, 18% B2B Marketer chỉ tập trung vào thương hiệu, so với chỉ 9,9% chỉ tập trung vào hiệu suất.

Ngược lại, chỉ có 13,5% B2C Marketer tập trung vào thương hiệu, trong khi có đến 13% chỉ tập trung vào hiệu suất. Đối với các thương hiệu có sự kết hợp giữa B2C và B2B, 10,9% chú ý đến thương hiệu và 12,5% chú ý hiệu suất.

Đối với các thương hiệu B2B, nhiều marketer hiện đang tập trung vào việc xây dựng thương hiệu để hỗ trợ giai đoạn phục hồi sau suy thoái.

Gần một phần ba (29,3%) các B2B Marketer cho biết họ đang sử dụng Brand Marketing để giúp đảm bảo rằng doanh nghiệp có được một vị thế tốt hơn khi môi trường kinh tế khó khăn bắt đầu giảm bớt, con số này chỉ là 25,6% đối với các thương hiệu B2C và 24,2% đối với các thương hiệu kết hợp cả hai.

Chỉ hơn một nửa (56%) nói rằng doanh nghiệp của họ hiểu nhu cầu của những nỗ lực ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên, cũng có đến 23% nói rằng doanh nghiệp của họ không thấy giá trị của việc đầu tư vào cả hai, tức cả dài hạn lẫn ngắn hạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Case Study từ Airbnb: Marketer nên chọn Performance Marketing hay Brand Marketing?

Thông qua Case Study của gã khổng lồ đặt phòng trực tuyến Airbnb, người làm Marketing sẽ có thêm góc nhìn về việc nên chọn Performance Marketing hay Brand Marketing.

Marketer nên chọn Performance Marketing hay Brand Marketing?
Case Study từ Airbnb: Marketer nên chọn Performance Marketing hay Brand Marketing?

Thông qua báo cáo doanh thu mới đây, gã khồng lồ đặt phòng trực tuyến Airbnb đã công bố mức lợi nhuận quý thứ 4 tốt nhất từ trước đến nay, sau 2 năm cắt giảm chi tiêu marketing tổng thể, đồng thời chuyển ngân sách từ các hoạt động Performance Marketing sang Brand Marketing, tức tập trung xây dựng thương hiệu.

Theo đó, thu nhập trước lãi vay, thuế, khấu hao (EBITDA) đạt 506 triệu USD (417 triệu bảng Anh) trong 3 tháng cuối cùng của năm tài chính, tăng từ mức 333 triệu USD (274 triệu bảng Anh) một năm trước đó.

Lợi nhuận tăng trong khi doanh thu cũng tăng 24% lên 1,9 tỷ USD (1,6 tỷ bảng Anh), doanh thu quý thứ tư cao nhất của Airbnb từ trước đến nay.

Trong cả năm, EBITDA điều chỉnh đạt mức 2,9 tỷ USD (2,4 tỷ bảng Anh), tăng từ 1,6 tỷ USD (1,3 tỷ bảng Anh) vào năm 2021, doanh thu tăng 40% lên 8,4 tỷ USD (6,9 tỷ bảng Anh). Tỷ suất lợi nhuận ròng của Airbnb đạt mức 23% và thu nhập ròng (net income) là 1,9 tỷ USD (1,6 tỷ bảng Anh).

Khi doanh thu tăng lên, ngân sách chi tiêu cho các hoạt động markeing (tiếp thị) và bán hàng của Airbnb cũng tăng theo. Chi tiêu trong năm đã tăng 27,8% lên 1,5 tỷ USD (1,25 tỷ bảng Anh), bao gồm mức tăng 19,7% cho chi tiêu trong quý 4, lên 490 triệu USD (337 triệu bảng Anh). Đặc biệt, phần lớn ngân sách marketing được sử dụng cho các hoạt động Brand Marketing, tức tập trung vào việc xây dựng thương hiệu.

Kể từ đầu năm 2021, sau những ảnh hưởng của Covid-19, Airbnb đã công bố kế hoạch cắt giảm ngân sách marketing tổng thể, đồng thời chuyển các khoản đầu tư từ Performance Marketing và SEO sang thương hiệu (Brand) và PR.

CEO của Airbnb, ông Brian Chesky cho biết vai trò ưu tiên hàng đầu của Marketing tại Airbnb là “Giáo dục khách hàng” chứ không phải là “Chuyển đổi hay tìm kiếm khách hàng trực tiếp”.

Các chiến dịch Marketing theo đó tập trung theo hướng làm thương hiệu hơn là bán hàng.

Ngoài ra, PR là một phần quan trọng khác của Airbnb. Về tổng thể, có hàng trăm ngàn bài báo đã được viết về Airbnb vào năm 2022 và gần 90% lưu lượng truy cập của nền tảng vẫn là trực tiếp (Direct Traffic).

Giám đốc tài chính (CFO) của Airbnb, ông Dave Stephenson nói thêm rằng “sự thay đổi chiến lược trong chi tiêu Marketing đã được chứng minh bằng hiệu suất kinh doanh vô cùng hiệu quả từ năm 2020 đến năm 2022.”

Nói về chiến lược định hướng trong tương lai, Airbnb đã xác định 3 ưu tiên chiến lược hàng đầu bao gồm: đưa dịch vụ cho thuê trở thành sản phẩm chính, hoàn thiện các dịch vụ cốt lõi và xây dựng nền tảng cho các sản phẩm và dịch vụ trong tương lai.

Theo CEO Chesky, điều này có nghĩa là doanh nghiệp sẽ đầu tư vào Marketing để nâng cao nhận thức về thương hiệu, giáo dục khách hàng về các dịch vụ và ưu đãi mới của Airbnb, và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

ChatGPT cho Digital Marketing và SEO: Cách ứng dụng để tăng trưởng

Khi ChatGPT hay các công cụ AI tổng hợp đang góp phần thúc đẩy hiệu suất công việc của nhiều ngành khác nhau, những người làm marketing nói chung cũng không nằm ngoài đường đua này. Tham khảo ngay cách các Digital Marketer có thể sử dụng ChatGPT để cải thiện hiệu suất cho hoạt động Social Media, Content Marketing, Digital Marketing, SEO và hơn thế nữa.

Cách ứng dụng ChatGPT trong Digital Marketing và SEO
Cách ứng dụng ChatGPT trong Digital Marketing và SEO

Theo đó, chatbot AI ChatGPT có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau để cải thiện chất lượng của hoạt động SEODigital Marketing, dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo.

Bài viết từ MarketingTrips sẽ phân tích một số ứng dụng của ChatGPT vào:

  • Hoạt động phân tích và dữ liệu (Analytics and Data).
  • Digital Marketing.
  • SEO kỹ thuật (Technical SEO).
  • Nghiên cứu từ khoá SEO.
  • SEO trên trang (On-Page SEO).

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Cách sử dụng ChatGPT cho Digital Marketing.

Trước khi ứng dụng ChatGPT cho bất cứ hoạt động nào của Digital Marketing, dù là làm SEO hay Advertising, bạn cần nhớ rằng, hiện các dữ liệu của ChatGPT chỉ mới cập đến 2021.

Do đó, nếu bạn muốn sử dụng nó để nghiên cứu thị trường hay làm brand marketing, hãy cân nhắc với những dữ liệu mà công cụ đã đề xuất.

Dưới đây là một số cách mà bạn có thể tham khảo.

1. Xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu (Personas).

Giả sử nếu bạn đang làm việc tại một agency về quảng cáo và muốn biết đối tượng của mình là ai để từ đó bạn có thể xây dựng các chiến lược marketing phù hợp.

Nhiệm vụ của bạn đơn giản chỉ là đặt các câu hỏi phù hợp cho ChatGPT và nhận được các lời khuyên sau đó.

Ví dụ, bạn có thể hỏi rằng “hãy xây dựng chân dung khách hàng sử dụng các dịch vụ quảng cáo b2B”.

2. Phân tích ma trận SWOT.

Dành cho những bạn mới, ma trận SWOT là sơ đồ phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, cùng với đó là các mô hình kết hợp được sử dụng để phân tích các lợi thế và bất lợi của doanh nghiệp trên thị trường.

Nếu bạn muốn biết SWOT của một thương hiệu nào đó, hay đơn giản là tìm hiểu thêm về khái niệm ma trận SWOT, bạn chỉ cần hỏi ChatGPT.

3. Ứng dụng ChatGPT để xây dựng các mục tiêu S.M.A.R.T.

Nếu bạn đang muốn xây dựng mục tiêu cho các hoạt động marketing hay cho doanh nghiệp của mình theo mô hình SMART, bạn có thể có được nó theo cấu trúc bên dưới:

Ví dụ, bạn nhập lệnh vào ChatGPT: “hãy xây dựng mục tiêu SMART cho công ty phần mềm abc…”. Hàng loạt các ý tưởng sau đó sẽ được đưa ra cho bạn.

4. Xây dựng một bản tin hay chương trình nào đó.

Bạn cũng có thể sử dụng ChatGPT để tạo dàn ý cho một chiến dịch truyền thông nào đó mà bạn sắp chạy.

Giả sử thương hiệu của bạn có chương trình giảm giá vào ngày Thứ Sáu Đen tối và bạn muốn gửi bản tin đến khách hàng của mình để giới thiệu ưu đãi.

Bạn có thể hỏi ChatGPT “Xây dựng một chiến dịch email để gửi tới khách hàng với nội dung chính là thông báo giảm giá 20%, đồng thời thêm nút lời kêu họi hành động (CTA) ở cuối email”.

Sử dụng ChatGPT cho SEO (Technical SEO).

Sử dụng ChatGPT cho SEO (Technical SEO).
Sử dụng ChatGPT cho SEO (Technical SEO).

5. Tạo lược đồ cho phần những câu hỏi thường gặp (FAQ Schema).

Với giao diện như hiện tại của ChatGPT, dù là bạn muốn nó làm gì thì cách thức triển khai vẫn giống nhau đó là “hỏi và nhận nội dung”.

Trong trường hợp này, bạn có thể yêu cầu ChatGPT tạo mã (code) cho phần những câu hỏi thường gặp theo kiểu lược đồ, nhiệm vụ của bạn là cung cấp các nội dung bao gồm câu hỏi và câu trả lời kèm với lệnh yêu cầu tạo mã lược đồ.

Bên dưới là những gì bạn có thể nhận được.

ChatGPT giúp tạo lược đồ trong SEO.
ChatGPT giúp tạo lược đồ trong SEO.

Tất nhiên, nếu bạn đang sử dụng các nền tảng quản trị nội dung (Content Management System – CMS) kiểu như WordPress thì bạn có thể sử dụng các Plugin thay vì code.

6. Tạo lược đồ HowTo ( How-To Schema).

Bạn cũng làm tương tự như ở trên.

7. Sử dụng ChatGPT để tạo quy tắc cho Robots.txt cũng là một cách làm hay trong SEO và Digital Marketing.

Nếu bạn là chuyên gia về SEO, bạn có thể rất quen thuộc với khái niệm robots.txt.

Giờ đây, với ChatGPT, bạn đã có một công cụ mới có thể giúp bạn tạo bất kỳ quy tắc robots.txt nào một cách dễ dàng.

Ví dụ, nếu bạn muốn chặn Google thu thập dữ liệu từ các trang đích được lập ra để chạy quảng cáo (Landing Page) nhưng lại muốn Google Ads có khả năng truy cập để phân tích dữ liệu quảng cáo,

Bạn có thể yêu cầu ChatGPT cung cấp quy tắc về robots.txt và sau đó bạn có đoạn code như bên dưới, dán nó vào trang đích của bạn.

Sử dụng ChatGPT cho robots.txt trong SEO.
Sử dụng ChatGPT cho robots.txt trong SEO.

8. Tạo quy tắc chuyển hướng (redirect).

Giờ đây, bạn có thể tạo quy tắc chuyển hướng htaccess hoặc Nginx bằng ChatGPT.

Ví dụ, nếu bạn muốn chuyển hướng thư mục1 sang thư mục2, hãy tạo quy tắc chuyển hướng nxig và htaccess:

Sử dụng ChatGPT để tạo quy tắc chuyển hướng trong SEO.
Sử dụng ChatGPT để tạo quy tắc chuyển hướng trong SEO.

9. Ứng dụng ChatGPT để kết nối với API (cổng tích hợp) và Coding (mã hoá).

Nếu bạn là người làm SEO nhưng lại ít có khả năng về lập trình, và bạn cũng muốn tìm nạp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, ChatGPT là một trợ lý phù hợp.

Về cơ bản, bạn có thể sử dụng ChatGPT để viết mã (code) bằng tất cả các loại ngôn ngữ lập trình như python hay php.

Nếu bạn là một Digital Marketer muốn thiết lập chuyển đổi tùy chỉnh khi người dùng thực hiện một số hành động nhất định trên website, trong khi bạn có thể sử dụng Trình quản lý thẻ của Google (Google Tag Manager), bạn cũng có thể sử dụng các đoạn mã code từ ChatGPT.

Ví dụ: nếu bạn cần gửi một sự kiện chuyển đổi (conversion event) khi một người dùng truy cập vào trang đích của bạn và xem qua (cuộn trang) 35% nội dung của trang.

Nhiệm vụ của bạn bây giờ là truy cập ChatGPT và hỏi: “Cách gửi sự kiện chuyển đổi tùy chỉnh Facebook pixel khi người dùng cuộn qua 35% trang bằng JavaScript”.

Bạn có thể sao chép đoạn mã code có được và dán nó vào thẻ <head> trong HTML.

Hiển nhiên, một lần nữa, nếu bạn sử dụng các CMS như WordPress, bạn có thể sử dụng các plugin như WPCode để thực hiện.

Sử dụng ChatGPT cho việc nghiên cứu từ khoá SEO.

Sử dụng ChatGPT cho việc nghiên cứu từ khoá SEO.
Sử dụng ChatGPT cho việc nghiên cứu từ khoá SEO.

10. Nhận ý tưởng từ khóa.

Một trong những ví dụ đơn giản nhất về cách sử dụng ChatGPT cho SEO hay Digital Marketing đó là sử dụng nó để lấy các ý tưởng về từ khoá.

Chỉ với một câu lệnh đơn giản chẳng hạn như “danh sách các từ khoá hay nhất về Content Marketing“, bạn có ngay một loạt các ý tưởng để xây dựng nội dung cho khách hàng của mình.

Như MarketingTrips đã đề cập ở trên, ChatGPT được đào tạo dựa trên tập dữ liệu cho đến quý 3 năm 2021 do đó có nhiều nội dung sẽ không mang tính cập nhật.

11. Thấu hiểu mục đích hay ý định tìm kiếm của truy vấn (Search Intent).

Sau một khoảng thời gian nhất định, khi bạn có vô số các keyword trong Google Search Console hay từ tài khoản quảng cáo Google Ads, giờ đây bạn có thể sao chép và dán nó vào ChatGPT để tìm kiếm những ý định đằng sau các truy vấn cụ thể.

Với câu lệnh đơn giản ví dụ “ý định tìm kiếm của khách hàng là gì đằng sau các từ khoá…”, bạn sẽ nhận được các đề xuất tương ứng.

12. Ứng dụng ChatGPT để xác định cụm từ khóa liên quan đến cụm ngữ nghĩa là một phương án khả thi khác để tối ưu SEO và Digital Marketing.

Một lần nữa, bạn có thể sử dụng ChatGPT để sắp xếp các từ khóa mà bạn muốn xếp hạng – và bạn cũng muốn nhóm các từ khoá có nghĩa tương tự nhau.

Ví dụ: bạn muốn tìm kiếm và xếp hạng các từ khoá liên quan đến Social Media và bạn sẽ nhận được kết quả như bên dưới.

Sử dung ChatGPT để xếp hạng các từ khoá liên quan đến Social Media.
Sử dụng ChatGPT để xếp hạng các từ khoá liên quan đến Social Media.

13. Tạo từ khóa liên quan và từ đồng nghĩa.

Với tư cách là người làm SEO, bạn hiểu rằng việc đề cập đến các từ khóa liên quan và từ đồng nghĩa trong nội dung là vô cùng quan trọng.

Bạn có thể sử dụng ChatGPT để liệt kê tất cả các từ khoá này.

14. Sử dụng ChatGPT để tạo tiêu đề cho bài viết dựa trên từ khóa.

Theo cách làm tương tự, bạn sẽ có hàng loạt các tiêu đề gợi ý cho bài viết của mình khi bạn nhập từ khoá kèm yêu cầu cho ChatGPT.

15. Xây dựng thẻ mô tả (Meta Descriptions).

Cách sử dụng cuối cùng với ChatGPT cho SEO là sử dụng nó để tạo thẻ mô tả cho bài viết có sẵn (cung cấp bài viết cho ChatGPT).

Bạn chỉ cần copy và dán nội dung của bài viết vào ChatGPT kèm yêu cầu là hãy tạo thẻ mô tả cho bài viết, ChatGPT sẽ trả kết quả là một thẻ hoàn chỉnh.

Ứng dụng ChatGPT cho hoạt động phân tích và dữ liệu (Analytics and Data).

16. Soạn các biểu thức thông thường trong báo cáo Analytics.

Khi nói đến các báo cáo phân tích (miễn phí), Google Search Console (GSC) hoặc Google Analytics (GA) là những công cụ có thể được nhắc đến đầu tiên.

Đối với những người làm marketing nói chung, hay thậm chí là cả với các Digital Marketer, khi phần lớn trong số họ thường không có nền tảng về kỹ thuật, các công việc liên quan, từ việc cài đặt đến triển khai gặp khá nhiều khó khăn.

Như ví dụ bên dưới về một báo cáo trong Google Search Console, hỗ trợ lọc tuỳ chỉnh theo biểu thức chính quy (regexp – regular expression).

Nếu bạn là một marketer không có nền tảng kỹ thuật, bạn có thể gặp nhiều khó khăn khi sử dụng tính năng này và hiển nhiên, bạn sẽ tự giới hạn những gì mà bạn có thể làm được.

Tuy nhiên, giờ đây với ChatGPT, mọi thứ đã dễ dàng hơn nhiều.

Nhiệm vụ của bạn bây giờ chỉ là yêu cầu (nhập lệnh) cho ChatGPT.

Ví dụ nếu bạn muốn lọc tất cả những từ khoá có chứa các từ cụ thể trong báo cáo Google Search Console, sau khi bạn yêu cầu cho ChatGPT, công cụ này sẽ gửi cho bạn một đoạn code như bên dưới:

ChatGPT gửi code. Hình: MarketingTrips

Tiếp theo, khi bạn copy và dán đoạn code này vào trường bộ lọc trong Google Search Console, bạn sẽ có tất cả các truy vấn hay từ khoá có chứa “là gì” và “cách”.

17. Soạn các công thức bảng tính phức tạp.

Với những ai làm digital marketing, Excel hoặc Google Sheets là những công cụ không mấy xa lạ. Tuy nhiên, với những ai không chuyên, việc tìm kiếm các công thức hay tên hàm đúng thực sự mất khá nhiều thời gian và công sức.

Nhiệm vụ của bạn giờ đây tiếp tục là yêu cầu cho ChatGPT, tương tự như ở trên, công cụ này sẽ trả về cho bạn các công thức (hàm) tương ứng và bạn chỉ cần copy và dán nó vào bảng tính làm việc của mình.

18. Soạn truy vấn SQL.

Một ứng dụng khác của ChatGPT vào hoạt động Digital Marketing đó là nạp dữ liệu.

Theo thông tin trực tiếp từ Google, Google Analytics (UA) sẽ được thay thế bằng Google Analytics 4 (GA4) kể từ ngày 1 tháng 7 tới, và khi điều này xảy ra, những người làm marketing có thể thường xuyên cần tìm nạp dữ liệu (fetch data) từ BigQuery (Google hiện cung cấp miễn phí kết nối GA4 với BigQuery).

Để truy vấn tập dữ liệu (dataset), bạn cần phải học và biết về SQL. Theo các cách làm như ở trên, bạn chỉ cần yêu cầu ChatGPT tạo một truy vấn cụ thể để giúp bạn trích xuất dữ liệu mà không cần lấy mẫu từ tập dữ liệu.

ChatGPT giúp soạn truy vấn SQL.
ChatGPT giúp soạn truy vấn SQL.

Một lần nữa, nhiệm vụ của bạn chỉ cần Copy & Paste.

Kết luận về vai trò của ChatGPT với Digital Marketing, Social Media và SEO.

Trên đây là toàn bộ các hướng dẫn của MarketingTrips về cách sử dụng ChatGPT cho các hoạt động Digital Marketing, SEO, Content Marketing và Social Media.

Cũng tương tự như việc tận dụng các xu hướng Digital Marketing hay SEO trong năm mới 2023, bạn có thể xem ChatGPT là một trợ thủ đắc lực khác, thứ có thể giúp đơn giản hoá việc triển khai, giảm thiểu thời gian làm việc, tăng cường hiệu suất và hơn thế nữa.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Google Marketing: Làm marketing hiệu quả từ việc hiểu ‘phễu bán hàng’

Nhiều thương hiệu đã bỏ qua phần giữa của phễu bán hàng (mid-funnel) của họ. Dưới đây là những gì mà Google đã chia sẻ về cách các thương hiệu có thể làm marketing hiệu quả hơn ở giai đoạn này của hành trình mua hàng.

Google Marketing: Làm marketing hiệu quả từ việc hiểu 'phễu bán hàng'

Theo truyền thống, các nhóm tiếp thị thương hiệu (Brand Marketing) và tiếp thị hiệu suất (Performance Marketing) thường được tách ra, mỗi nhóm tập trung riêng biệt vào phần trên cùng (upper-funnel) và dưới cùng (lower-funnel) của phễu bán hàng trong hành trình mua hàng của khách hàng.

Điều này có nghĩa là những phần giữa của hành trình mua hàng (mid-funnel) thường bị bỏ qua, trong khi đây là điểm quan trọng khi người tiêu dùng đang tìm hiểu và đánh giá các lựa chọn mua của họ.

Lấy cảm hứng từ những nghiên cứu về “những phần giữa lộn xộn” trong hành trình mua hàng của khách hàng, Google đã chạy các phân tích dữ liệu cho thấy rằng các thường hiệu cần tăng gấp đôi hoạt động marketing ở những phần giữa của kênh bán hàng để nắm bắt thêm nhu cầu của khách hàng.

Dưới đây là những gì mà người làm marketing có thể học hỏi và ứng dụng từ các nghiên cứu của Google:

1. Sử dụng mô hình phân bổ đa chạm để đánh giá lại hiệu quả của marketing trong phần giữa của kênh bán hàng (mid-funnel).

Nhóm Media Lab của Google là đơn vị quản lý chiến lược truyền thông cho tất cả các chiến dịch quảng cáo của Google, bao gồm cả Google Store, nền tảng bán lẻ trực tuyến các thiết bị của Google.

Trong khi Google sử dụng nhiều kênh tiếp thị kỹ thuật số (digital marketing) khác nhau để tiếp cận người dùng, thì những phần ở giữa kênh – chẳng hạn như quảng cáo hiển thị và video – thường bị bỏ qua vì Google coi đó là kênh kém hiệu quả hơn về mặt chi phí.

Chìa khóa để thay đổi cách tiếp cận của Google là biết điểm tiếp xúc nào của người tiêu dùng thực sự có thể thúc đẩy doanh số bán hàng.

Phân bổ theo lần nhấp chuột cuối cùng (Last-click attribution), vốn đang được áp dụng trong rất nhiều chiến dịch marketing, có xu hướng đánh giá thấp vai trò của các kênh marketing ở phần giữa của kênh bán hàng.

Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng các kênh quảng cáo không hoạt động tách biệt nhau. Google hiểu rõ điều quan trọng là phải cải thiện chiến lược phân bổ này của mình để có thể phân bổ lại ngân sách được tốt hơn.

Để hiểu giá trị của phần giữa của kênh bán hàng (mid-funnel), Google đã hợp tác chặt chẽ với nhóm marketing của Google Store để chạy phân tích các dữ liệu nội bộ, thử nghiệm các chiến dịch quảng cáo kỹ thuật số trên 14 thị trường khác nhau.

Nhóm phân tích đã xây dựng mô hình phân bổ tùy chỉnh với Ads Data Hub và sau đó sử dụng các chiến thuật tìm kiếm khách hàng tiềm năng để tiếp cận các đối tượng đang tìm kiếm điện thoại thông minh trên các kênh như Display & Video 360, Google Display Ads và YouTube Ads.

Phân tích cho thấy rằng những chiến thuật này đóng một vai trò lớn hơn nhiều so với những gì chúng ta suy nghĩ ban đầu.

Google đã đo lường kết quả thông qua phân tích mô hình phân bổ đa chạm (multi-touch attribution) và các nghiên cứu về mức độ gia tăng chuyển đổi.

Phân tích phân bổ đa chạm cho thấy rằng các kênh này (kênh giữa) thực sự có thể được ghi nhận là đã thúc đẩy doanh số bán hàng nhiều hơn 16 lần so với mô hình phân bổ nhấp chuột cuối cùng (last-click attribution).

Google đã thấy doanh số bán điện thoại của mình tăng 12,5% từ những người đã xem quảng cáo hiển thị hình ảnh ở giữa kênh, và tăng 31,5% từ những người dùng đã xem quảng cáo YouTube cũng ở giữa kênh.

Mặc dù kết quả có thể khác nhau đối với các chiến dịch hoặc các thương hiệu khác, tuy nhiên các nghiên cứu phân tích về mô hình phân bổ này đã cho chúng ta thấy rằng marketing ở các phần giữa của kênh có thể thúc đẩy doanh số bán hàng thực sự.

Nó đã làm thay đổi cách chúng ta suy nghĩ về ngân sách marketing, loại chiến dịch, nhóm quảng cáo và cả thông điệp trong quảng cáo của mình.

2. Thông điệp marketing ở phần giữa của kênh.

Mọi người đang tìm kiếm để mua điện thoại thông minh trong suốt cả năm; sự cân nhắc là luôn luôn xảy ra. Và người tiêu dùng đang cần sự trợ giúp hơn bao giờ hết trong khi họ khám phá và đánh giá các lựa chọn mua hàng của mình.

Hoạt động marketing của Google trước đây tập trung vào quảng cáo phản hồi trực tiếp và đẩy mạnh các hoạt động xung quanh các chiến dịch, nhằm cải thiện ở giai đoạn cuối của hành trình mua hàng (BoFu).

Bao gồm phần giữa kênh cho phép Google có mặt ở những nơi quan trọng; nhắc nhở người dùng về thương hiệu và làm nổi bật các lợi ích sản phẩm chính có liên quan đến họ.

Tuy nhiên, khi Google chuyển trọng tâm của mình sang chiến lược tập trung vào phần giữa kênh, Google phải điều chỉnh thông điệp của mình sao cho phù hợp.

Google đã ưu tiên những thông điệp được dẫn dắt bởi giá trị (value-led messaging) đối với người tiêu dùng, tạo ra sự cấp thiết với các ưu đãi cho những người đã sẵn sàng mua.

3. Cách kết hợp giữa Brand Marketing và Performance Marketing ở phần giữa của kênh bán hàng (mid-funnel).

Người tiêu dùng đang phải đối mặt với một lượng lớn sự lựa chọn và thông tin khi họ trải qua hành trình mua hàng, nơi mà khách hàng hiểu là họ có thể ‘được’ hoặc ‘mất’.

Bằng cách thu hẹp khoảng cách giữa tiếp thị thương hiệu và tiếp thị hiệu suất ở giữa kênh, bạn có thể hiện diện và trở nên hữu ích hơn khi người tiêu dùng đang khám phá và đánh giá các lựa chọn của họ.

Bạn có thể cung cấp cho họ những thông tin cần thiết để họ đưa ra quyết định mua hàng.

Dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo khi kết hợp giữa 2 yếu tố này:

  • Phá vỡ sự chồng chéo của tổ chức. Hiểu hành vi của người tiêu dùng và chuyển nó thành kế hoạch truyền thông là nơi Google đã tìm thấy sự thành công. Bạn có thể xây dựng các nhóm marketing tích hợp giữa thương hiệu và hiệu suất để mang lại những tác động kinh doanh lớn hơn.
  • Phát triển mô hình phân bổ của bạn. Hãy suy nghĩ về cách bạn có thể chủ động chuyển từ phân bổ theo lần chạm cuối cùng (last-click) sang phân bổ đa chạm (multi-touch) để hiểu rõ hơn về giá trị gia tăng của mỗi kênh.
  • Phân bổ thêm ngân sách cho các hoạt động marketing ở giữa kênh. Điều này cho phép bạn thu hẹp khoảng cách giữa các chiến dịch thương hiệu lớn (brand campaigns) với các chiến dịch quảng cáo hiệu suất (thường là được chạy liên tục – always-on).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Brand Marketing là gì? Brand Marketing và Performance Marketing

Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tất cả các thông tin và kiến thức nền tảng về một thuật ngữ khá phổ biến trong ngành marketing đó là Brand Marketing (trong tiếng Việt có nghĩa là Tiếp thị thương hiệu hoặc Marketing thương hiệu): Brand Marketing là gì, vai trò của Brand Marketing với thương hiệu và doanh nghiệp, làm Brand Marketing là làm gì, Marketer nên chọn Brand Marketing hay Performance Marketing, và hơn thế nữa.

brand marketing là gì
Brand Marketing là gì? Làm Brand Marketing là làm gì?

Brand Marketing trong tiếng Việt có nghĩa là Tiếp thị thương hiệu hoặc Marketing thương hiệu. Thuật ngữ Brand Marketing đơn giản là ghép từ ‘Brand’ có nghĩa là thương hiệu, và ‘Marketing’, tạm dịch là Tiếp thị. Trong phạm vi ngành Marketing, khái niệm Brand Marketing đề cập đến một chiến thuật hay hình thức làm Marketing trong đó doanh nghiệp tập trung vào việc xây dựng thương hiệu. Tuỳ thuộc vào từng giai đoạn kinh doanh khác nhau hay chu kỳ sống khác nha của sản phẩm mà Brand Marketing thể hiện các vai trò khác nhau cũng như được ứng dụng theo những cách khác nhau.

Một số nội dung sẽ được MarketingTrips đề cập trong bài bao gồm:

  • Brand Marketing là gì?
  • Các thuộc tính chính của Brand Marketing.
  • Vai trò của Brand Marketing trong doanh nghiệp là gì?
  • Phân biệt Branding với Brand Marketing.
  • Performance Marketing là gì?
  • Marketer nên chọn Brand Marketing hay Performance Marketing.
  • FAQs – Những câu hỏi thường gặp với thuật ngữ Brand Marketing là gì?

Bên dưới là chi tiết các nội dung xoay quanh thuật ngữ Brand Marketing.

Brand Marketing là gì?

Brand Marketing là thuật ngữ đề cập đến tất cả các hoạt động marketing với mục tiêu cuối cùng là xây dựng tài sản thương hiệu hoặc các sản phẩm hay dịch vụ liên quan.

Brand Marketing liên quan nhiều các hoạt động xây dựng mối quan hệ giữa thương hiệu với người tiêu dùng đồng thời marketing đến người tiêu dùng các thuộc tính của thương hiệu (brand attributes), những thứ mà người tiêu dùng “cần” hình dung ra khi nghĩ về một thương hiệu cụ thể nào đó.

Như đã đề cập ở trên, Brand Marketing là từ ghép giữa BrandMarketing do đó để có thể hiểu rõ hơn về thuật ngữ này bạn cũng nên tìm hiểu về Brand và Marketing.

  • Brand hay Thương hiệu là gì:

Ở góc nhìn tổng thể, Brand có thể được định nghĩa là tất cả những giá trị hữu hình lẫn vô hình dùng để nhận diện hay phân biệt một sản phẩm, dịch vụ, cá nhân hay tổ chức nào đó với những đơn vị còn lại.

Thương hiệu có thể bao gồm từ các yếu tố hữu hình như logo, màu sắc thương hiệu, các kí hiệu hay slogan gắn liền với thương hiệu, bao bì, nhãn mác, đến các yếu tố vô hình như tính cách thương hiệu (brand personality), hình ảnh thương hiệu (brand image) hay tình cảm thương hiệu (brand love). Bạn có thể xem thương hiệu là gì để hiểu chi tiết hơn.

  • Marketing hay tạm dịch là Tiếp thị có nghĩa là gì:

Mặc dù có vô số các định nghĩa khác nhau về Marketing, theo góc nhìn của MarketingTrips, Marketing là hoạt động tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh.

Khái niệm này đã bao gồm rất nhiều quy trình của hoạt động Marketing như: nghiên cứu thị trường để tìm hiểu được nhu cầu thực sự của khách hàng (insights), nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu về giá, phân phối và tất nhiên kể cả những hoạt động xúc tiến (quảng cáo, PR, khuyến mãi, marketing trực tiếp, bán hàng cá nhân)…

Bạn có thể xem marketing là gì để tìm hiểu chuyên sâu về marketing.

Các thuộc tính chính của Brand Marketing.

Với Brand Marketing, thay vì làm marketing cho một số sản phẩm hay dịch vụ cụ thể, doanh nghiệp tập trung xây dựng toàn bộ về thương hiệu, thông qua các sản phẩm và dịch vụ đó, doanh nghiệp muốn chứn minh với người tiêu dùng về các lời hứa thương hiệu.

Cũng tương tự như các cách thức tiếp cận khác là Product Marketing hay Performance Marketing, Brand Marketing sử dụng các phương thức truyền thông phổ biến như Digital Marketing, Content Marketing, Social Media Marketing và nhiều phương tiện khác.

Liên quan đến Brand Marketing, có 2 thành phần lớn xuyên suốt là Brand Attributes (thuộc tính thương hiệu) và Brand Equity (tài sản thương hiệu).

Thông thường, phần lớn người làm marketing hay đề cập đến khái niệm xây dựng thương hiệu hay Brand Building tuy nhiên đây chỉ là quá trình mô tả các hoạt động cụ thể chứ không phải dùng để mô tả một thương hiệu.

Mục cuối cùng của doanh nghiệp khi xây dựng thương hiệu hay Brand Marketing là xây dựng giá trị hay các tài sản xoay quanh thương hiệu.

Thuộc tính thương hiệu hay Brand Attributes là gì?

Cũng giống như con người chúng ta, chúng ta có những tính cách khác nhau, thương hiệu cũng có các thuộc tính độc đáo riêng. Thuộc tính thương hiệu được hiểu là các giá trị nhận dạng mà người tiêu dùng xem như là một phần của thương hiệu.

Brand Attributes có thể bao gồm tên gọi thương hiệu (brandname) và khẩu hiệu (Tagline/slogan), màu sắc, hoặc các âm thanh khác gắn với thương hiệu.

Ngoài ra, các thuộc tính thương hiệu cũng có thể là những cảm giác mà thương hiệu gợi lên cho người tiêu dùng. Các “thuộc tính cảm giác” ví dụ như tính xác thực, sáng tạo, đáng tin cậy, trung thực hoặc minh bạch.

Tài sản thương hiệu hay Brand Equity là gì?

Như đã phân tích ở trên, mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp không phải là xây dựng thương hiệu hay Brand Marketing mà là tạo ra các thương hiệu có giá trị hay những tài sản xoay quanh thương hiệu đó.

Một thương hiệu mạnh tức thương hiệu có tài sản thương hiệu (Brand Equity) mạnh liên quan đến mức độ người tiêu dùng biết đến thương hiệu (brand awareness), mức độ ưa thích của họ đối với thương hiệu (brand love), mức độ kết nối của họ với thương hiệu (brand connection) và mức độ trung thành của họ đối với thương hiệu (brand Loyalty).

Brand Awareness:

Độ nhận biết thương hiệu là thuật ngữ xác định có bao nhiêu người tiêu dùng biết đến một thương hiệu cụ thể và được đo lường thông qua các cuộc khảo sát hoặc (và) nhóm tập trung, các công cụ lắng nghe mạng xã hội (Social Listening) cũng như thông tin chi tiết về lượng tìm kiếm và lưu lượng truy cập website.

Brand Loyalty:

Mức độ trung thành với thương hiệu được đo lường bằng cách sử dụng thông tin chi tiết về hành vi mua hàng của người tiêu dùng như hành vi mua hàng lặp lại và khoảng cách thời gian giữa các lần mua hàng.

Brand Love:

Hay mức độ yêu thích thương hiệu là chỉ số được đo lường thông qua các số liệu như ý định mua hàng (Purchase/Buying intent) hoặc các cuộc khảo sát đánh giá của người tiêu dùng với thương hiệu.

Để xây dựng một thương hiệu có giá lớn, điều quan trọng là người làm marketing phải thiết lập được một mối quan hệ thương hiệu mạnh mẽ với người tiêu dùng.

Vai trò của Brand Marketing trong doanh nghiệp và thương hiệu là gì?

Vai trò của Brand Marketing trong doanh nghiệp là gì?
Vai trò của Brand Marketing trong doanh nghiệp là gì?

Thông qua quá trình phân tích ở trên hẳn là giờ đây bạn đã có thể hiểu được vai trò của Brand Marketing với thương hiệu và doanh nghiệp.

Dưới đây là một số vai trò chính.

Brand Marketing giúp xây dựng độ nhận biết thương hiệu:

Bạn thử hình dung rằng, có nhiêu lần bạn mua một sản phẩm từ một thương hiệu nào đó mà bạn chưa từng nghe tới trước đây chưa? hay nếu bạn đã từng nghe rồi thì liệu bạn có quyết định mua nó nếu bạn không yêu thích nó không? Đây chính là vai trò đầu tiên của Brand Marketing.

Brand Marketing giúp xây dựng mức độ yêu thích với thương hiệu:

Giả sử nếu bạn đã biết hay nghe nói về thương hiệu ở một nơi nào đó trên mạng xã hội chẳng hạn, có bao nhiêu phần trăm là bạn mua nó nếu bạn không có bất cứ mối liên hệ hay cảm xúc nào với nó. Vai trò lớn tiếp theo của Brand Marketing là xây dựng các kết nối có ý nghĩa với các nhóm đối tượng mục tiêu, hiểu và tương tác với họ, từ đó dần dần họ “cảm mến” thương hiệu.

Brand Marketing giúp xây dựng lòng trung thành của khách hàng và thúc đẩy doanh số bán hàng:

Mục tiêu chính cuối cùng của Brand Marketing là thường xuyên tương tác với người tiêu, trên nhiều các điểm chạm (brand touchpoint) khác nhau để từ đó họ luôn gắn kết với thương hiệu, không chuyển hướng sang các thương hiệu của đối thủ. Chính điều này sẽ làm cho thương hiệu có nhiều doanh số bán hàng hơn vì khách hàng mua lại nhiều hơn.

Phân biệt Branding với Brand Marketing.

Mặc dù Branding và Brand Marketing là 2 thuật ngữ gần như khác nhau hoàn toàn, chúng lại có những hiểu lầm nhất định là “xây dựng thương hiệu” (Brand Building), vậy sự khác biệt giữa Brand Marketing và Performance Marketing là gì?

Branding là gì?

Trong khi Branding là khái niệm đề cập đến tất cả các hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy mức độ nhận diện về thương hiệu từ bên ngoài như màu sắc, logo, bao bì, đóng gói…

Brand Marketing là gì?

Brand Marketing mang ý nghĩa rộng lớn hơn và không chỉ liên quan đến các yếu tố bên ngoài mà còn liên quan đến nhiều thành phần khác (không nhìn thấy được) như Brand Love, Brand Loyalty hay Brand Awareness.

Ở góc nhìn chiến lược, Brand Marketing là khái niệm lớn, còn Branding chỉ là một chiến thuật trực thuộc Brand Marketing hoặc phạm vi lớn hơn là Brand hoặc Marketing.

Brand Marketing và Trade Marketing.

Trong khi không phải doanh nghiệp nào cũng có bộ phận Trade Marketing (marketing thương mại), bộ phận Marketing thương hiệu hay Brand Marketing thì thường có.

Tuỳ vào từng cấu trúc của từng doanh nghiệp mà Brand Marketing và Trade Marketing nằm tách biệt nhau hoặc gộp vào chung một Team.

Nếu Brand Marketing như phân tích ở trên tập trung vào việc xây dựng các giá trị của thương hiệu (trên tất cả các kênh) ví dụ như độ nhận biết của thương hiệu hay lòng trung thành thương hiệu, Trade Marketing ngược lại, hướng đến người tiêu dùng tại các điểm bán (vật lý) với mục tiêu là doanh số bán hàng (Sales).

Cũng bởi lý do này mà Trade Marketing thường chỉ có ở các doanh nghiệp bán lẻ.

Marketer nên chọn Brand Marketing hay Performance Marketing.

brand marketing
Marketer nên chọn Brand Marketing hay Performance Marketing.

Các nhà làm tiếp thị hay marketer dường như đang ủng hộ và tập trung quá nhiều vào các chiến dịch marketing theo hướng hiệu suất (Performance Marketing) ngay cả khi thương hiệu là thứ quan trọng và giá trị hơn cả đối với người tiêu dùng.

Một câu hỏi đặt ra là liệu marketer có nên đầu tư vào các chiến dịch ToFu (Chiến dịch chủ yếu tập trung vào xây dựng độ nhận biết, độ phủ của thương hiệu) hay chỉ tập trung vào các hoạt động mang lại hiệu suất như chuyển đổi và bán hàng (BoFu).

Câu hỏi này đang là chủ đề được tranh luận sôi nổi ở rất nhiều nơi và có vẻ “tập trung vào hiệu suất” hay Performane Marketing đang chiếm ưu thế.

Người tiêu dùng chọn những thương hiệu được tin tưởng
Một mô hình phễu bán hàng phổ biến
  • Những dữ liệu cụ thể.

Dữ liệu người tiêu dùng mới từ nền tảng phân tích dữ liệu Survata đang tạo ra những sự ủng hộ mạnh mẽ cho marketing thương hiệu (brand marketing) và số liệu từ nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các thương hiệu đáng tin cậy đang dành chiến thắng trong đại dịch.

Cuộc khảo sát cũng cho thấy những phát hiện thú vị về thông điệp và những gì người tiêu dùng muốn nghe từ các thương hiệu lúc bấy giờ.

Survata đã thực hiện một cuộc bỏ phiếu cho 1.016 người ở Mỹ về hành vi mua sắm và kỳ vọng thương hiệu của họ.

Từ đây công ty này cũng đã tìm thấy một ưu tiên mạnh mẽ từ phía người tiêu dùng cho các thương hiệu uy tín hơn là các nhãn hiệu riêng (private label) hoặc các dòng sản phẩm chung chung không có thương hiệu (Generic Brands).

  • Nên ưu tiên thương hiệu mặc dù giảm chi tiêu.

Theo Survata, trong những giai đoạn nền kinh tế bấp bênh như trước đây, các sản phẩm chung chung không có thương hiệu đã tỏ ra hiệu quả hơn so với các sản phẩm có thương hiệu vì người tiêu dùng không sẵn sàng trả giá cao.

Tuy nhiên, điều đó dường như không đúng trong khoảng thời gian này, mặc dù người tiêu dùng đang cắt giảm chi tiêu.

Trong nhiều loại sản phẩm (sản phẩm làm sạch, thực phẩm đông lạnh, cà phê, soda và thực phẩm đóng gói), người tiêu dùng cho biết họ có nhiều khả năng chọn các nhãn hiệu quen thuộc.

Ngược lại, trong các sản phẩm thuốc không theo toa và chăm sóc cá nhân, người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn các dòng sản phẩm không cần thương hiệu nhằm mục tiêu tiết kiệm ngân sách chi tiêu.

  • Người tiêu dùng đang trở nên thận trọng hơn và có chọn lọc hơn.

Nhiều cuộc khảo sát gần đây cho thấy người tiêu dùng đang hủy bỏ hoặc trì hoãn mua hàng trong môi trường kinh tế hiện tại.

Điều này không bất ngờ nhưng vẫn rất đáng lo ngại vì 70% GDP của Mỹ được thúc đẩy bởi việc mua hàng của người tiêu dùng và quan trọng đối với bất kỳ sự phục hồi nào.

Survata cho biết 1/4 số người được hỏi có ý định cắt giảm chi tiêu 30% – 40% và 1/5 cho biết họ sẽ giảm ngân sách từ 50% trở lên.

Trái ngược với việc cắt giảm chi tiêu của người tiêu dùng, thu nhập của công ty công nghệ lớn và dữ liệu khảo sát của IAB lại cho thấy rằng chi tiêu của nhà quảng cáo đã phục hồi phần nào trong tháng 4 khiến các nhà đầu tư đang có chút hào hứng.

Tuy nhiên, so với thời kì trước đại dịch thì không mấy đáng kể.

  • Những thông điệp thương hiệu mà người tiêu dùng muốn nghe.

Nghiên cứu của Survata cũng khám phá những kỳ vọng của người tiêu dùng về thương hiệu và những thông điệp họ muốn nghe. Có nhiều điều sẽ làm bạn ngạc nhiên:

  • Cam kết về tính sẵn có của sản phẩm (36%)
  • Cam kết với nhân sự của thương hiệu (25%)
  • Cam kết an toàn sản phẩm (24%)
  • Cam kết kiểm soát giá / chi phí (14%)

Ngoài thông điệp, các cân nhắc mua khác bao gồm nguồn sản phẩm trong khu vực (có phải từ khu vực bị ảnh hưởng bởi Virus không?), Giá cả (đối với một thiểu số đáng kể) và niềm tin thương hiệu.

Niềm tin là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định mua hàng đối với 40% số người được hỏi. Ngoài ra, người tiêu dùng hiện có nhiều khả năng nghiên cứu sản phẩm hơn gấp 3 lần so với trước khi dịch bệnh bùng phát, theo khảo sát.

Giám đốc điều hành của Survata, Chris Kelly cho biết:

“Người tiêu dùng rõ ràng rất nhận thức được thông điệp của một thương hiệu.

Mặc dù chúng tôi biết rằng người tiêu dùng mong đợi một thương hiệu đáp ứng với thời đại hiện tại, nhưng thật đáng ngạc nhiên khi rất nhiều người tiêu dùng cảm thấy rằng điều quan trọng nhất mà các thương hiệu nên truyền đạt cho họ là một cam kết với nhân viên của họ.

Có thể có cảm giác của người Mỹ, nhưng điều đó sẽ rất quan trọng đối với các thương hiệu để đo lường sự cân bằng trong việc đưa ra những thông điệp phù hợp.”

  • Tại sao các marketer phải quan tâm đến sự thay đổi này.

Hành vi của người tiêu dùng đang thay đổi và trở nên khó dự đoán hơn bao giờ hết.

Mặc dù các người làm marketing nên giải quyết bài toán lý tưởng là sử dụng hết các kênh tiếp thị và bán hàng, tuy nhiên ngân sách sẽ là rào cản khiến họ khó để thực hiện hoá điều đó, vì vậy, nhiều người làm marketing theo đó đã chọn mặc định các chiến dịch dựa trên hiệu suất vì chúng dễ được theo dõi và đo lường hơn.

Bất kỳ chi tiêu nào không rõ ràng về ROI đều đang bị cắt giảm.

Nhưng dữ liệu từ Survata và các dữ liệu khác lại chỉ ra rằng khả năng hiện diện của thương hiệu tức các hoạt động liên quan đến Brand Marketing có thể quan trọng hơn cả – đặc biệt là trong các thời gian diễn ra khủng hoảng như Covid-19.

Thay vì cắt giảm và chỉ chọn các kênh đo được hay có ROI, marketer nên tìm hiểu thật kỹ và chọn ra con đường tốt nhất cho thương hiệu. Đừng quên là…hãy lắng nghe mọi thứ!

FAQs – Những câu hỏi thường gặp với thuật ngữ Brand Marketing là gì?

  • Brand Marketing có phải là Branding Marketing không?

Câu trả lời là không, sự khác biệt ở đây là Brand và Branding, Brand có nghĩa là thương hiệu, khái niệm mang tính đại diện nhất, còn Branding chỉ là phần xây dựng nhận diện cho thương hiệu.

Kết luận.

Trên đây là toàn bộ những gì bạn cần biết và hiểu về khái niệm Brand Marketing. Như MarkeingTrips đã phân tích, mặc dù Brand Marketing thể hiện các vai trò khác nhau trong từng chu kỳ kinh doanh khác nhau, việc hiểu rõ bản chất của brand marketing là gì và khi nào thương hiệu nên áp dụng nó, bạn có thể thúc đẩy thương hiệu phát triển tốt hơn trong tương lai.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips

Marketing là gì? Tổng quan kiến thức về ngành Marketing

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu toàn diện các thông tin và kiến thức nền tảng cần biết về ngành Marketing (Tiếp thị) như: Marketing là gì? Ngành hay nghề Marketing là gì? Các mô hình quản trị Marketing phổ biến nhất thế giới hiện nay? Làm Marketing là làm gì? Các công việc liên quan đến vị trí Marketing? Vai trò và Ý nghĩa của Marketing trong doanh nghiệp? Học Marketing ra trường có thể làm những công việc gì? Các khái niệm và cách định nghĩa phổ biến về Marketing, và hơn thế nữa.

marketing là gì
Marketing là gì? Tổng quan kiến thức về Marketing từ A-Z 2024

Marketing là gì? Marketing (Tiếp thị) được định nghĩa là bao gồm tất cả các hoạt động được thực hiện với mục tiêu là thu hút sự chú ý của khách hàng để từ đó thúc đẩy doanh số bán hàng. Trước khi đi sâu tìm hiểu các nền tảng kiến thức về ngành marketing bên dưới, có một thứ mà bạn, dù là người làm marketing chuyên nghiệp, những người mới gia nhập ngành muốn học hỏi thêm hay cả những người làm kinh doanh, đó là sẽ không bao giờ có một khái niệm hay định nghĩa về marketing hoàn hảo và toàn diện. Tuỳ vào từng góc nhìn hay bối cảnh kinh doanh cụ thể của từng doanh nghiệp trên thị trường, vai trò và ý nghĩa của marketing được hiểu và áp dụng theo những cách thức khác nhau.

Dưới đây là các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài.

  • Marketing là gì?
  • Marketer là ai? Những cấp độ của Marketer trong nấc thang sự nghiệp có thể là gì?
  • Những tố chất và kỹ năng cần có của một Marketer.
  • Marketing và Tiếp thị.
  • Lịch sử phát triển của ngành Marketing.
  • Marketing và Thương hiệu.
  • Digital Marketing là gì?
  • Traditional Marketing là gì?
  • Ngành hay nghề Marketing là gì – Học Marketing là học những gì?
  • Học Marketing ra trường có thể làm những công việc gì?
  • Làm Marketing là làm gì?
  • Các mô hình quản trị Marketing phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.
  • Nghiên cứu Marketing là gì?
  • Chiến lược Marketing.
  • Lập kế hoạch truyền thông Marketing tổng thể.
  • Học Marketing ra trường nên chọn Agency Side hay Client Side?
  • Một số câu hỏi thường gặp trong ngành Marketing là gì?

Dưới đây là chi tiết tất cả những gì bạn cần biết về ngành Marketing.

Marketing là gì?

Khái niệm Marketing căn bản.

Marketing là khái niệm mô tả các hoạt động tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh.

Khi nói đến những khái niệm về marketing, “marketing là gì?” là một trong những câu hỏi tưởng chừng như đơn giản nhưng thực chất lại vô cùng khó khăn.

Trong khi có vô số các thuật ngữ hay định nghĩa đề cập đến marketing, không có bất cứ một định nghĩa nào đến thời điểm hiện tại được cho là toàn diện và “đúng đắn” nhất.

Cho dù doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn đang hoạt động trong lĩnh vực nào, nhu cầu về marketing ra sao, tuỳ thuộc vào từng góc nhìn và cách tiếp cận, marketing được hiểu theo những cách tương đối khác nhau.

Marketing trong tiếng Việt có thể tạm hiểu là Tiếp thị.

Các khái niệm phổ biến khác về Marketing.

1. Khái niệm Marketing theo quan điểm của “Cha đẻ Marketing hiện đại” Philip Kotler.

Theo Giáo sư Philip Kotler, Marketing là khoa học và nghệ thuật khám phá, tạo ra và cung cấp giá trị nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường mục tiêu. Marketing xác định những nhu cầu và mong muốn chưa được đáp ứng để từ đó mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Marketing cũng liên quan đến việc xác định, đo lường và định lượng quy mô của thị trường, xác định phân khúc thị trường nào doanh nghiệp có khả năng phục vụ tốt nhất và từ đây thiết kế ra những sản phẩm và chương trình quảng bá phù hợp nhất.

Dưới góc nhìn của Philip Kotler, Marketing được định nghĩa là tất cả những gì liên quan đến việc đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và thị trường mục tiêu, với ông, thị trường luôn là nền tảng.

2. Thuật ngữ Marketing được AMA (Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ) hiểu như thế nào.

Theo AMA, Marketing là toàn bộ các hoạt động và quy trình được thực hiện để tạo ra, truyền tải, phân phối và trao đổi các sản phẩm hay dịch vụ có giá trị cho khách hàng, đối tác và xã hội nói chung.

Cũng có phần tương tự như định nghĩa của Philip Kotler, AMA một lần nữa tập trung vào yếu tố khách hàng và giá trị khi nói đến Marketing.

3. MarketingTrips cũng có một định nghĩa về Marketing.

Theo góc nhìn của MarketingTrips, Marketing là hoạt động tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh.

Khái niệm này đã bao gồm rất nhiều quy trình của hoạt động Marketing như: nghiên cứu thị trường để tìm hiểu được nhu cầu thực sự của khách hàng (insights), nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu về giá, phân phối và tất nhiên kể cả những hoạt động xúc tiến (quảng cáo, PR, khuyến mãi, marketing trực tiếp, bán hàng cá nhân)…

4. Định nghĩa về Marketing của Viện Marketing Anh quốc-UK Chartered Institute of Marketing.

Marketing là quá trình tổ chức và quản lý toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh từ việc phát hiện ra nhu cầu thực sự của người tiêu dùng về một mặt hàng cụ thể đến việc sản xuất và đưa hàng hóa đó đến người tiêu dùng cuối cùng nhằm bảo đảm cho công ty thu được mức lợi nhuận như dự kiến.”

Khái niệm này đề cập tương đối toàn diện về tìm nhu cầu, phát hiện và đánh giá lượng cầu, xác định quy mô sản xuất rồi phân phối, bán hàng một các hiệu quả.

Viện Marketing Anh quốc đã khái quát Marketing lên thành chiến lược từ nghiên cứu thị trường đến khi có được lợi nhuận như dự kiến.

5. Khái niệm Marketing của GS. Vũ Thế Phú.

Khi nói về khái niệm marketing, dưới đây là câu trả lời của GS Vũ Thế Phú.

Marketing là toàn bộ những hoạt động của doanh nghiệp nhằm xác định nhu cầu chưa được thỏa mãn của người tiêu dùng, để tìm kiếm các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp có thể sản xuất được, tìm cách phân phối chúng đến những địa điểm thuận lợi với giá cả và thời điểm thích hợp nhất cho người tiêu thụ.”

Khái niệm này có ưu điểm là rõ ràng, dễ tiếp cận, nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác nghiên cứu nhu cầu thị trường và chỉ rõ các hoạt động chính của Marketing.

Ngoài ra, trong quá trình phát triển ngành khoa học Marketing, còn có một số khía niệm tiêu biểu sau:

Marketing là quá trình quản trị nhằm nhận biết, dự đoán và đáp ứng những yêu cầu của khách hàng một cách hiệu quả và có lợi.” (Viện Marketing Anh quốc-UK CharteredInstitute ofMarketing).

“Marketing là toàn bộ hệ thống các hoạt động kinh doanh từ việc thiết kế, định giá, xúc tiến đến phân phối những sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của thị trường mục tiêu nhằm đạt được những mục tiêu đã định.” (Bruce J.W. William, Michel J.Etzel, Những nguyên tắc cơ bản của Marketing-Fundamental of Marketing).

“Marketing là khoa học điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh kể từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, nó căn cứ vào nhu cầu biến động của thị trường hay nói khác đi là lấy thị trường làm định hướng.” (I. Ansoff, một chuyên gia nghiên cứu về Marketing của Liên Hiệp Quốc).

“Marketing là thiết lập, duy trì và cũng cố các mối quan hệ với khách hàng và các đối tác có liên quan để làm thỏa mãn mục tiêu của các thành viên này.” (Gronroos, dựa trên mô hình Marketing mối quan hệ).

“Marketing là hoạt động kinh tế trong đó hàng hóa được đưa từ người sản xuất đến người tiêu dùng.” (Học việnHamilton, Hoa Kỳ).

“Marketing là một triết lý kinh doanh mà tiêu điểm là người tiêu dùng và lợi nhuận.” (Công ty General Electric, Hoa Kỳ).

Nhân viên Marketing là gì?

Nhân viên Marketing là gì?
Nhân viên Marketing là gì?

Tất cả những người làm các công việc liên quan đến marketing được gọi là nhân viên Marketing hay marketer. Cũng tương tự như khái niệm về marketing, “hình thù” của các marketer trong thực tế cũng tương đối da dạng.

Tuỳ thuộc vào từng loại hình của doanh nghiệp, cơ cấu doanh nghiệp, ngành nghề, quy mô của doanh nghiệp…mà các marketer có thể gánh vác các nhiệm vụ khác nhau.

Có những doanh nghiệp, mặc dù tên gọi là “nhân viên marketing” tuy nhiên công việc chủ yếu là xây dựng nội dung, có doanh nghiệp thì marketer chủ yếu chạy quảng cáo, và có doanh nghiệp thì marketer chủ yếu làm SEO.

Thường thì ở các doanh nghiệp lớn hơn hoặc được tổ chức chuyên nghiệp hơn, các marketer “đóng tròn vai” hơn, họ làm đúng các công việc của một marketer chuyên nghiệp.

Liên quan đến các công việc của marketer, một câu hỏi được không ít các marketer mới (newbie) quan tâm là sau khi ra trường và đi làm, họ có thể trải qua những cấp độ gì?

Ngành Marketing là ngành gì?

Cũng tự các ngành nghề khác, Marketing cũng là ngành được đào tạo chính thống tại các trường Đại học và Cao đẳng.

Thông thường, chuyên ngành Marketing sẽ thuộc ngành Quản trị kinh doanh và sau khi hoàn thành chương trình học (4 năm với hệ Đại học và 3 năm với Cao đẳng), các sinh viên sẽ được cấp Bằng với tên gọi là “Cử nhân Kinh tế”.

Tuỳ vào từng Trường hay hệ khác nhau mà các sinh viên ngành Marketing có thể phải học những môn học khác nhau như: quản trị Marketing, nghiên cứu thị trường, Tâm lý học, Quản trị bán hàng, Quảng cáo, PR, và hơn thế nữa.

Những tố chất và kỹ năng cần có của một Nhân viên Marketing.

Trong những năm trở lại đây từ khoảng những năm 2015, khi các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram hay sau này là TikTok trở nên phổ biến hơn và trở thành một trong những kênh làm marketing chủ lực của các thương hiệu, các kỹ năng và tố chất của một marketer “tiêu chuẩn” cũng thay đổi khá nhiều.

Trong khi tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, vị trí công việc và mục đích của bản thân, các marketer có thể cần các kỹ năng (kỹ năng cứng và kỹ năng mềm) khác nhau, dưới đây là một số kỹ năng và tố chất chính nên có.

  • Kỹ năng làm chiến lược: Với các vị trí quản lý, chiến lược là kỹ năng quan trọng nhất của những người làm marketing. Trước khi tiến hành thực hiện các chiến thuật như quảng cáo hay nghiên cứu thị trường, marketer cần có một bức tranh rộng lớn hơn về nơi thương hiệu sẽ đến và đạt được mục tiêu.
  • Kỹ năng thấu hiểu khách hàng: Như đã phân tích ở trên, marketing là tất cả những gì liên quan đến khách hàng và nhu cầu của khách hàng. Cũng từ thực tế này, người làm marketing cần thực sự có khả năng đồng cảm và chia sẻ với khách hàng của họ.
  • Kỹ năng phân tích dữ liệu: Trong bối cảnh sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và các ứng dụng của công nghệ vào marketing như Big Data, AI, hay các mô hình máy học (machine learning) của các nền tảng quảng cáo như Google và Facebook, kỹ năng phân tích dữ liệu (data analysis) ngày càng trở nên cấp thiết hơn. Bằng cách phân tích các dữ liệu có được từ các nền tảng của bên thứ nhất (first party data) lẫn các bên thứ ba nếu có, marketer có nhiều cách hơn để hiểu và dự báo các xu hướng hay nội dung (content) mà khách hàng có khả năng tương tác cao nhất.
  • Kỹ năng làm nội dung (content creator): Một trong những kỹ năng quan trọng hàng đầu tiếp theo cần có của một marketer là khả năng xây dựng, phân tích và tối ưu nội dung. Vì suy cho cùng thứ cuối cùng mà khách hàng nhìn thấy là nội dung của các thương hiệu, tính liên quan và cá nhân hoá của nội dung dần trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
  • Kỹ năng sử dụng các nền tảng mạng xã hội: Khi mạng xã hội tiếp tục là nơi người tiêu dùng chọn để giải trí, mua sắm và hơn thế nữa, việc sử dụng thành thạo các cách làm nội dung, phân tích, hiểu thuật toán, và tối ưu hoá lượt tiếp cận là một trong những yêu cầu hàng đầu đối với các marketer.
  • Kỹ năng chạy quảng cáo (Paid Media): Đối với hầu hết các doanh nghiệp, quảng cáo là một trong những hoat động tiêu tốn nhiều ngân sách marketing nhất. Tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp, mức độ đầu tư có thể khác nhau, tuy nhiên nếu bạn có khả năng vận hành và tối ưu quảng cáo trên các nền tảng phổ biến như Google, Facebook, TikTok hay LinkedIn, bạn hoàn toàn có thể trở thành một Digital Marketer.
  • Kỹ năng SEO: SEO hay tối ưu hoá nội dung trên các công cụ tìm kiếm cũng là một trong những năng được yêu cầu nhiều nhất từ phía các nhà tuyển dụng, bằng cách tối ưu hoá nội dung (on-page và off-page), thương hiệu có nhiều lượt truy cập tự nhiên miễn phí hơn trên các công cụ tìm kiếm.
  • Kỹ năng quản lý nền tảng (platforms): Đặc biệt với các digital marketer, việc am hiểu cách sử dụng các nền tảng kỹ thuật số như website (CMS), ứng dụng (app), CRM, các công cụ phân tích từ khoá, các công cụ social listening hay các nền tảng đo lường hiệu suất khác cũng quan trọng không kém. Trong bối cảnh hiện tại, sẽ rất khó trở thành một marketer chuyên nghiệp mà không có các kỹ năng này.

Những cấp độ của một nhân viên Marketing trong nấc thang sự nghiệp có thể là gì?

Mặc dù trong thực tế không phải người làm marketing nào cũng có thể trải qua đúng thứ tự các cấp bậc khác nhau, dưới đây là các cấp bậc tiêu chuẩn bạn có thể tham khảo.

  • Marketing Executive: Tạm dịch là nhân viên marketing, đây được xem là vị trí thấp nhất của một marketer chính thức. Ở một số doanh nghiệp, vị trí này còn tương đồng với các tên gọi khác như nhân viên marketing hay thậm chí là chuyên viên marketing.
  • Marketing Specialist: Cấp độ tiếp theo của một nhân viên marketing là chuyên viên marketing. Ví trí này có thể cùng cấp bậc với vị trí Senior Marketing Executive (nhưng không nhất thiết vì nó chỉ mang tính tương đối).
  • Marketing Leader: Có thể hiểu là trưởng nhóm marketing, một marketing leader sẽ chịu trách nhiệm quản lý (cũng có thể là không) các nhân viên của mình. Người này sẽ đưa ra các kế hoạch marketing tổng thể đồng thời cũng thực hiện các công việc cụ thể như nhân viên.
  • Marketing Manager: Tuỳ theo cách gọi của từng doanh nghiệp, vị trí này cũng có thể hiểu là trưởng phòng marketing, trưởng nhóm marketing hoặc cũng có thể được coi là giám đốc marketing. Ở những mô hình tiêu chuẩn, marketing manager có thể quản lý các vị trí cấp dưới chính là các vị trí được nói ở trên.
  • Marketing Director (hoặc Head of Marketing): Được xem là một giám đốc marketing (CMO) thực thụ, vị trí này có vai trò tương đối lớn trong doanh nghiệp. Ở các doanh nghiệp quy mô nhỏ, vị trí này có thể không tồn tại.
  • VP of Marketing: Phó Chủ tịch phụ trách Marketing. Với các doanh nghiệp có quy mô (thường là có quy mô toàn cầu), vì tính chất công việc quá phức tạp và nhiều danh mục sản phẩm khác nhau, họ cần những vị trí marketing với vai trò lớn hơn. Một VP of Marketing thường có trách nhiệm tương đương như một Tổng giám đốc hoặc Phó tổng giám đốc phụ trách chuyên môn, họ chủ yếu chịu KPIs cuối cùng là về doanh số bán hàng.

Marketing và Tiếp thị.

Có một khoảng thời gian, thuật ngữ marketing đã được sử dụng tương đương với tiếp thị, tuy nhiên vì tiếp thị không bao hàm và lột tả được các công việc của marketing. Sau này marketing được giữ nguyên từ gốc là tiếng Anh thay vì được dịch sang tiếng Việt là tiếp thị.

Cũng có một lý do khác khiến marketing và tiếp thị có nhiều phần nhầm lẫn nếu sử dụng tương đương.

Trong khi khái niệm tiếp thị (nhân viên tiếp thị) chủ yếu đề cập đến việc truyền tải các thông điệp (communications), giao tiếp và thậm chí là bán hàng. Marketing bao hàm nhiều công việc hơn từ nghiên cứu thị trường, thiết kế sản phẩm, xây dựng chiến lược giá bán và nhiều công việc khác.

Lịch sử phát triển của ngành Marketing.

Theo Giáo sư Philip Kotler đã đề cập trong cuốn sách về marketing mới nhất của ông, Marketing 5.0 – Technology for Humanity, ngành marketing nói chung phát triển và gắn liền với các yếu tố như văn hoá, con người, xã hội, kinh tế và cả chính trị.

Theo quan điểm này, Marketing chưa bao giờ là khái niệm tách rời và nằm độc lập với các bối cảnh bao hàm xung quanh nó.

Tính đến thời điểm hiện tại năm 2022, lịch sử ngành marketing đã trải qua 4 giai đoạn lớn khác nhau và hiện đang ở trong giai đoạn thứ năm (Marketing 5.0).

  • Marketing 1.0: Là giai đoạn mà các hoạt động marketing gắn liền với sản phẩm và được định hướng bởi sản phẩm (product-driven marketing). Theo cách tiếp cận của Marketing 1.0, làm marketing là tất cả những gì liên quan đến việc bán các sản phẩm mình có đến tay người tiêu dùng.
  • Marketing 2.0: Khác với cách tiếp cận của Marketing 1.0, Marketing 2.0 bắt đầu quan tâm đến khách hàng và nhu cầu của họ. Các hoạt động marketing khi này được thực hiện dựa trên các yêu cầu khác nhau của khách hàng (customer-oriented marketing).
  • Marketing 3.0: Ở một cấp độ phát triển cao hơn những gì mà Marketing 1.0 và 2.0 đại diện, Marketing 3.0 tập trung vào yếu tố con người (human-centric marketing). Theo góc nhìn của Marketing 3.0, khách hàng không chỉ tìm kiếm sự hài lòng trong yếu tố chức năng của sản phẩm và cảm xúc mà còn cả sự trọn vẹn về mặt tinh thần từ các thương hiệu mà họ đã chọn.
  • Marketing 4.0: Lần đầu tiên được ra mắt vào năm 2016, thuật ngữ Marketing 4.0 gắn liền với các yếu tố kỹ thuật số (Digital), Marketing trong thế giới số không dựa một cách độc lập vào các kênh và phương tiện truyền thông kỹ thuật số. Sự phân chia trong thế giới số vẫn tồn tại; do đó, marketing yêu cầu một cách tiếp cận đa kênh (omnichannel) cả trực tuyến (online) lẫn ngoại tuyến (offline). Marketing 4.0 là kết quả mà những gì yếu tố công nghệ và kỹ thuât số đã mang lại.
  • Marketing 5.0: Trong cuốn sách mới đây được ra mắt vào đầu năm 2022, Giáo sư Philip Kotler và các đồng nghiệp đã xuất bản cuốn sách mới nhất về Marketing 5.0 với chủ đề Technology for Humanity (tạm dịch là Công nghệ vì nhân loại). Marketing 5.0 được ra đời trong bối cảnh các yếu tố công nghệ đã phát triển đến một cấp độ mới làm thay đổi nhiều khía cạnh của cuộc sống, kinh tế và con người.

Tìm hiểu một số thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành Marketing.

Marketing và thương hiệu (Brand).

Khi nói đến marketing, không thể không nhắc đến thương hiệu. Ở trong một doanh nghiệp cụ thể, marketing và thương hiệu là hai bộ phận chủ chốt nhất.

Trong khi các doanh nghiệp khác nhau có thể có các cơ cấu phòng ban và nhiệm vụ khác nhau, marketing và thương hiệu có thể được gộp chung vào một Team hoặc được tách thành hai Team riêng biệt.

Vai trò chính và cuối cùng của marketing là khách hàng và doanh số bán hàng, còn thương hiệu thì thường là liên quan đến các công việc như xây dựng hình ảnh thương hiệu, định vị thương hiệu (Brand Positioning), xây dựng niềm tin của người dùng với thương hiệu, và nhiều công việc khác.

Như đã phân tích ở trên, theo cách tiếp cận là vị trí, với các doanh nghiệp lớn, vị trí lớn nhất liên quan đến Marketing là VP of Marketing, người này chịu trách nhiệm toàn bộ về các thương hiệu hay nhãn hàng (Brand) bên dưới.

Tuy nhiên, nếu xét về tổng thể doanh nghiệp, thương hiệu là thứ duy nhất dùng để phân biệt một sản phẩm hay doanh nghiệp với các doanh nghiệp còn lại.

Khách hàng cuối cùng sẽ quan tâm đến thương hiệu và tất cả các hoạt động marketing cuối cùng cũng nhằm mục đích xây dựng điều đó.

Nói tóm lại, trong hầu hết các doanh nghiệp, marketing và thương hiệu có mối quan hệ khăng khít và tương hỗ lẫn nhau.

Digital Marketing.

Digital Marketing là gì?
Digital Marketing là gì?

Theo Wikipedia, được sử dụng lần đầu vào những năm 1990, khái niệm digital marketing đề cập đến những hoạt động marketing dựa trên yếu tố internet và công nghệ kỹ thuật số (digital technology).

Khi các nền tảng kỹ thuật số (digital platforms) ngày càng được tích hợp nhiều hơn vào các kế hoạch marketing và cuộc sống hàng ngày.

Và khi mọi người ngày càng sử dụng nhiều hơn các thiết bị kỹ thuật số (điện thoại thông minh, máy tính để bàn, máy tính bảng…) để ghé thăm cửa hàng thay vì đến các cửa hàng thực, thuât ngữ digital marketing ngày càng trở nên phổ biến hơn.

Liên quan đến khái niệm digital marketing, có một số khái niệm khác mà không ít người làm marketing vẫn hay nhầm lẫn.

  • Internet Marketing: Đồng nghĩa với khái niệm marketing online, internet marketing hoặc E-Marketing bao hàm tất cả các hoạt động marketing trên môi trường trực tuyến.

Traditional Marketing.

Ở khía cạnh ngược lại với digital marketing, traditional marketing hay marketing truyền thống là tất cả các hoạt động marketing không sử dụng các yếu tố kỹ thuật số hay liên quan nhiều đến công nghệ.

Marketing truyền thống gắn liền với các hoạt động marketing trên các kênh truyền thông đại chúng như TV, báo chí, hay các kênh khác như điện thoại, gửi thư trực tiếp, radio và cả quảng cáo ngoài trời (OOH).

Ngoài ra, Marketing truyền thống cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp cận các khán giả địa phương, những nơi mà digital marketing không có mấy tác dụng.

Nghiên cứu Marketing (Marketing Research).

Theo định nghĩa của Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ (AMA), nghiên cứu marketing là toàn bộ những hoạt động thiết kế, thu thập, phân tích, báo cáo dữ liệu…liên quan đến một tình huống cụ thể mà doanh nghiệp đang đối mặt.

Nghiên cứu marketing thường bao gồm tất cả những gì liên quan đến người tiêu dùng, khách hàng và cộng đồng, những thông tin có được sau nghiên cứu được sử dụng để nhận diện và xác định các cơ hội và vấn đề marketing.

Nghiên cứu marketing cũng liên quan đến các hoạt động quan sát, đánh giá và tinh chỉnh các hiệu suất marketing.

Làm Marketing là làm gì?

Cũng tương tự như khái niệm marketing hay marketing là gì, câu hỏi “làm marketing là làm gì?” cũng sẽ nhận được câu trả lời tương ứng, tuỳ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp, mô hình kinh doanh, mục tiêu chiến lược và nhiều thứ khác, các công việc cần làm của marketing cũng sẽ khác nhau.

Ở góc độ tiếp cận rộng, làm marketing có thể là làm traditional marketing (làm các công việc marketing truyền thống) hoặc digital marketing (làm marketing trên các nền tảng kỹ thuật số).

Ở góc độ liên quan đến mục tiêu hay nhiệm vụ của marketing trong doanh nghiệp, làm marketing có thể là làm brand marketing (sử dụng các công cụ marketing để xây dựng thương hiệu) hoặc performance marketing (thực hiện các hoạt động marketing chủ yếu nhằm mục tiêu phát triển lượng khách hàng tiềm năng và bán hàng).

Hoặc cũng có thể phân tích các công việc của marketing liên quan đến cấp phòng ban. Nếu doanh nghiệp có bộ phận trade marketing và digital marketing, làm marketing là làm trade và digital marketing, nếu doanh nghiệp chỉ có bộ phận quảng cáo (paid media), làm marketing cũng có thể được hiểu là chạy quảng cáo.

Liên quan đến câu hỏi này, có một số câu trả lời mang tính liệt kê như làm marketing là làm: content marketing, digital marketing, brand marketing, SEO, SEM, video marketing, advertising, affiliate marketing (tiếp thị liên kết), influencer marketing, social media marketing, PR Online…

Mặc dù câu trả lời trên không sai, tuy nhiên nếu xét về góc độ tiếp cận từ lớn tới bé, từ rộng tới hẹp, từ vĩ mô đến vi mô, bạn nên tiếp cận từ góc độ yêu cầu của doanh nghiệp và ngành trước khi liệt kê tất cả những gì mà người làm marketing có thể làm.

Học Marketing ra trường có thể làm những công việc gì?

Một trong những câu hỏi được rất nhiều người mới, cả những sinh viên học marketing lẫn những người có ý định theo ngành marketing đặt ra đó là sau khi học xong marketing thì họ có thể làm những công việc cụ thể gì trong doanh nghiệp.

Thực sự khó có thể tìm được một câu trả lời thoả đáng cho câu hỏi này. Trong thực tế, sau khi học ra trường, vì nhiều lý do khác nhau (cả chủ quan và khách quan), các bạn có xu hướng lựa chọn nhiều con đường khác nhau.

Có bạn thì theo ngành marketing, có bạn thì làm kinh doanh (sales), và cũng có không ít bạn “chọn cho mình một lối đi riêng”.

Về bản chất, vì học (tất cả các cấp bậc học từ mầm non đến đại học) là học tư duy và chuyển hoá tư duy, việc học một ngành nào đó không nhất thiết là phải ra trường và đi làm đúng công việc đó.

Thực tế cho thấy có nhiều bạn làm trái nghề nhưng lại có được nhiều thành công hơn so với những bạn theo nghề và ngược lại.

Nếu các bạn vẫn chọn marketing là công việc hay nghề chính để theo đuổi, tuỳ vào từng nhu cầu khác nhau của doanh nghiệp và mong muốn của bản thân, dưới đây là một số vị trí về marketing mà bạn có thể làm.

  • Nhân viên marketing.
  • Nhân viên thương hiệu.
  • Nhân viên digital marketing.
  • Nhân viên sản xuất nội dung (content marketing).
  • Nhân viên chạy quảng cáo.
  • Nhân viên bán hàng.
  • Nhân viên nghiên cứu thị trường.
  • Và nhiều vị trí khác ở các Agency như: Account (tìm kiếm và quản lý khách hàng), Media Planner (lập kế hoạch truyền thông), Media Buyer…

Các mô hình quản trị Marketing phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.

Cũng có thể được sử dụng để trả lời cho câu hỏi “làm marketing là làm gì”, các mô hình quản trị marketing đóng vai trò như các kim chỉ nam giúp định hướng các công việc hay sứ mệnh marketing của một tổ chức hay thương hiệu cụ thể.

Mô hình Marketing hay Marketing Model là gì?

Mô hình marketing là một công cụ mà các nhà tiếp thị (marketers) và doanh nghiệp sử dụng để hiểu được sức mạnh và tiềm năng doanh thu của một sản phẩm, thương hiệu hay một doanh nghiệp cụ thể.

Các mô hình marketing xem xét các chiến lược và tham số tổng thể liên quan đến việc marketing, truyền thông, quảng cáo… cho một thương hiệu hay các sản phẩm của doanh nghiệp đó.

Dưới đây là tất cả những gì bạn cần biết về các mô hình marketing.

1. Mô hình SWOT và TOWS.

swot
Marketing Model là gì? Mô hình SWOT.

SWOT và TOWS đều là những từ viết tắt của điểm mạnh (S – Strengths), điểm yếu (W – Weaknesses), cơ hội (O – Opportunities) và mối đe dọa (T – Threats).

Trong khi cả hai mô hình đều sử dụng những yếu tố giống nhau khi phân tích, ma trận TOWS nhấn mạnh đến yếu tố môi trường bên ngoài còn ma trận SWOT tập trung vào môi trường bên trong (nội bộ).

2. Mô hình tiếp thị hỗn hợp 4Ps (Marketing Mix – 4Ps).

marketing là gì - 4ps
Marketing Model là gì? Mô hình Marketing Mix – 4Ps

4Ps đại diện cho sản phẩm (P – Products), giá (P – Price), phân phối (P – Place) và xúc tiến (Promotion). Mô hình marketing 4Ps thường được áp dụng cho các doanh nghiệp có sản phẩm là hàng hoá (hữu hình).

3. Mô hình tiếp thị hỗn hợp 7Ps (Marketing Mix – 7Ps).

marketing 7ps
Marketing Model là gì? Mô hình Marketing Mix – 7Ps

7Ps là mô hình tiếp thị hỗn hợp (Marketing Mix Model) được phát triển dựa trên 4Ps và thường áp dụng cho các mô hình sản phẩm là dịch vụ (vô hình).

Ngoài bốn chữ cái P đã được thể hiện trong 4Ps, 7Ps còn có thêm con người (P – People), quy trình (P – Process) và những minh chứng hữu hình (P – Physical evidence).

4. Mô hình quản trị marketing tích hợp: R-STP-MM-I-C.

R-STP-MM-I-C là một trong những mô hình quản trị marketing toàn diện nhất khi mô hình đi từ những yếu tố căn bản của quá trình làm marketing như nghiên cứu thị trường (R – Research) đến phân khúc (S – Segmentation), lựa chọn thị trường mục tiêu (T – Targeting), định vị thương hiệu (P – Positioning) tới các chiến lược tiếp thị hỗn hợp (MM – Marketing-Mix), thực thi hoạt động marketing (I – Implementation) và kiểm tra kết quả (Checking).

R-STP-MM-I-C sử dụng kiểu tiếp cận từ trên xuống (top-down) bằng cách tập trung từ yếu tố khách hàng và thị trường, cũng theo cách này, những gì thực hiện sau đó sẽ được thiết kế theo từng nhóm khách hàng mục tiêu cụ thể với các thông điệp và cách tiếp cận khác nhau.

5. Mô hình AISAS.

aisas marketing model
Marketing Model là gì? Mô hình Marketing – AISAS.

 

Được ra đời trong thời kỳ phát triển mạnh của digital marketing và cũng có chút phần giống với mô hình AIDA, mô hình AISAS đề cập nhiều đến hành vi của khách hàng trước khi quyết định mua một thứ gì đó.

Mô hình được bắt đầu từ giai đoạn nhận biết (Awareness), thích thú (Interest), tìm kiếm (Search), hành động (Action) và cuối cùng là chia sẻ (Share).

6. Mô hình AIDA.

Mô hình Marketing – AIDA
Marketing Model là gì? Mô hình Marketing – AIDA.

Có thể nói AIDA là một trong những mô hình đơn giản và dễ hiểu nhất trong các mô hình về marketing. Tiếp cận theo góc nhìn hành trình tiêu chuẩn của khách hàng, AIDA giúp người làm marketing theo đuổi khách hàng từ các giai đoạn chú ý và tìm hiểu (A -Attention), đến thích thú (I – Interest), đến khao khát (D – Desire) và cuối cùng là thực hiện hành động (A – Action).

Với mô hình này, những gì các marketer cần làm là thiết kế các chiến lược và chiến thuật marketing nhằm đáp ứng các yêu cầu khác nhau của khách hàng trong từng giai đoạn khác nhau.

Marketing là gì? hay làm marketing là làm gì? cũng có thể được trả lời theo cách tiếp cận này từ các mô hình quản trị marketing.

7. Mô hình 3Cs.

Trong quá trình tăng trưởng, các thương hiệu không thể tránh khỏi sự cạnh tranh từ các đối thủ trong thị trường.

Sự cạnh tranh này sẽ làm cho chi phí để có được một khách hàng mới ngày càng tăng. Làm giảm tỉ lệ lợi nhuận, tệ hơn nữa là thương hiệu sẽ dần mất thị phần.

Chìa khóa để các thương hiệu tìm ra hướng đi đúng đắn, chính là mô hình 3Cs: Company – Competitors – Customers.

Khi tiếp cận theo mô hình này, các chiến lược marketing tối ưu là các chiến lược được xây dựng dựa trên sự kết hợp của doanh nghiệp, đối thủ và khách hàng. Các hành động hay chiến thuật được đưa ra nên thoả mãn hay nằm ở giao điểm của cả ba yếu tố này.

Ngoài các mô hình marketing phổ biến nói trên còn rất nhiều các mô hình khác hoặc thậm chí là mô hình kết hợp vận dụng từ các mô hình hiện có.

Tuy nhiên có một lưu ý bạn nên nhớ là, dù cho mô hình mà bạn chọn là gì, là đơn lẻ hay kết hơp hoặc xây dựng một mô hình mới, nền tảng của mọi hoạt động hay quyết định marketing đều nên xuất phát từ góc nhìn của khách hàng và thị trường thay vì là các quan điểm chủ quan của marketer.

Để thiết lập một bản kế hoạch marketing tổng thể cần làm những công việc gì?

Với những ai làm marketing, đặc biệt là khi đảm nhận các vị trí quản lý. Một bản chiến lược hay kế hoạch marketing đủ toàn diện là bước đi đầu tiên mang yếu tố quyết định.

Trong khi, với mỗi mô hình kinh doanh khác nhau, các mục tiêu khác nhau, các tệp khách hàng khác nhau…các thương hiệu sẽ có những yêu cầu khác nhau đối với marketing, những cách thức tiếp cận và giải quyết vấn đề thì không mấy khác biệt.

Bạn có thể xem chi tiết cách thiết lập một bản kế hoạch truyền thông marketing hoàn chỉnh tại đây.

Học Marketing ra trường nên chọn Agency Side hay Client Side?

Agency Side là gì? Agency là thuật ngữ được sử dụng trong ngành marketing dùng để miêu tả các doanh nghiệp chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan đến marketing (marketing service) và quảng cáo nói chung.

Những người làm marketing chọn làm việc tại các đơn vị này được gọi là Agency Side, ngược lại thì gọi là Client Side, dùng để miêu tả các marketer đang làm việc cho các nhãn hàng (Brand) và doanh nghiệp ngoài Agency.

Một câu hỏi được không ít các bạn newbie đặt ra là, nên chọn làm việc tại agency hay client, một lần nữa cũng tương tự như câu hỏi “marketing là gì”, bạn đừng chờ đợi một câu hỏi hoàn hảo và “đúng đắn” nhất.

Tuỳ thuộc vào mỗi mục tiêu cá nhân hay các công việc cụ thể được mô tả (JD) cho các vị trí, bạn là người quyết định mình nên theo đuổi con đường nào.

Một gợi ý dành cho bạn là, bạn có thể thử làm việc ở cả hai kiểu doanh nghiệp, sau đó quyết định đâu mới là nơi dành cho mình.

FAQs – Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến thuật ngữ Marketing.

Bởi tính chất biến động tương đối nhanh, bản thân ngành marketing không ngừng thay đổi trong những năm qua, cũng vì chính điều này, có không ít bạn cảm thấy lo lắng trước khi chọn marketing là nghề để theo đuổi.

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp nhất về marketing bạn có thể tham khảo và tự vấn cho bản thân.

  • Làm marketing là làm gì, có khó không?

Câu trả lời phù hợp nhất có thể là không khó cũng không dễ, miễn là bạn đam mê với ngành, sẵn sàng thay đổi theo những gì doanh nghiệp và khách hàng cần, mọi thứ sẽ tốt dần lên.

  • Làm marketing bao nhiêu lâu thì lên được vị trí quản lý (manager)?

Không có bất cứ một khoảng thời gian nào cụ thể cho câu hỏi này, tuỳ thuộc vào năng lực và các điều kiện cụ thể của doanh nghiệp, mà khoảng thời gian có thể khác nhau.

Tuy nhiên, nếu xét ở mức độ trung bình, bạn có thể mất khoảng từ tối thiểu 3-5 để đạt được các vị trí quản lý.

  • Mức lương của marketing là bao nhiêu?

Về cơ bản, với ngành marketing, mức lương của các vị trí biến đổi rất nhiều tuỳ thuộc vào năng lực và giá trị cống hiến cụ thể tại mỗi doanh nghiệp.

Có thể bạn cùng cấp bậc với một bạn khác ở một doanh nghiệp khác tuy nhiên mức lương lại có thể khác nhau rất nhiều.

Sẽ là hết sức bình thường nếu bạn phát hiện ra rằng một marketing executive lại có mức lương cao hơn một marketing manager.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp lớn hơn và đầu tư chuyên nghiệp hơn thường có mức đãi ngộ cao hơn so với các doanh nghiệp nhỏ hơn (không luôn luôn).

  • Cần làm gì để có thể thăng tiến nhanh hơn trong ngành marketing?

Ngoài việc bạn phải liên tục trau dồi các kỹ năng đã được đề cập trong các phần nói trên và cả các công việc liên quan ở các mô hình quản trị marketing, người làm marketing cần trang bị cho mình những tư duy mở, sáng tạo, dám chấp nhận thất bại để học hỏi, tò mò và không ngừng học hỏi.

  • Transaction trong Marketing là gì?

Thường được sử dụng trong thương mại điện tử, thuật ngữ Transaction có nghĩa là Giao dịch, khái niệm mô tả một hành động (mua hàng) từ phía người tiêu dùng.

Trong các hoạt động marketing, Giao dịch hay các hoạt động mua hàng chính là những gì mà doanh nghiệp hướng tới.

  • Bán hàng – Marketing là gì?

Còn có một tên gọi khác là Sales & Marketing, Bán hàng – Marketing là khái niệm mô tả một bộ phận, hành động hoặc mục tiêu của doanh nghiệp trong đó một cá nhân hoặc phòng ban thực hiện các hoạt động marketing để bán hàng, hoặc kết hợp marketing với bán hàng trong cùng một chiến lược tổng thể.

  • Nhân viên Marketing là gì?

Nhân viên marketing là thuật ngữ chỉ những người làm công việc marketing nói chung, tuỳ vào từng doanh nghiệp khác nhau, các nhân viên marketing có thể làm những công việc khác nhau.

  • Vấn đề Marketing là gì?

Vấn đề Marketing (Marketing issue, Marketing problem) chính là những nỗi đau, những điểm yếu, những hạn chế, những thách thức…mà doanh nghiệp hay thương hiệu đang gặp phải trong quá trình xây dựng và phát triển chiến lược Marketing.

Ví dụ, vấn đề Marketing của một doanh nghiệp A nào đó có thể là khả năng nắm bắt nhu cầu của khách hàng chưa nhạy bén và tức thời.

  • Metaverse Marketing hay Metaverse Advertising là gì?

Kể từ khi Metaverse xuất hiện, những từ khoá như Metaverse Marketing hay Metaverse Advertising cũng là mối quan tâm của nhiều người, đặc biệt là những ai đang làm trong ngành marketing.

Như đã phân tích ở trên, về bản chất, vì Metaverse là một thế giới nơi có vô số những người dùng là khách hàng tiềm năng hay đối tượng mục tiêu của các thương hiệu, đây là một thị trường vô cùng tiềm năng cho các thương hiệu làm marketing (Metaverse Marketing) hay quảng cáo (Metaverse Advertising).

  • Community Marketing là gì?

Community Marketing có nghĩa là tiếp thị cộng đồng, phương thức làm marketing trong đó thương hiệu “sử dụng” chính các khách hàng của họ làm “bên truyền tải” nội dung của thương hiệu.

  • Chiến thuật hay kỹ thuật Marketing là gì?

Là khái niệm đề cập đến các biện pháp hay cách thức (thường là ngắn hạn hoặc thậm chí là tức thời) thực hiện các hoạt động Marketing.

Khác với chiến lược Marketing, chiến thuật Marketing thường được xác định tức thời vào một thời điểm nhất định và chỉ được áp dụng trong một số ít lần.

Ví dụ, một thương hiệu nào đó có thể sử dụng chiến thuật Marketing là tập trung vào tìm kiếm thay vì mạng xã hội (vào một khoảng thời gian hay trong một số chiến dịch nào đó).

  • Trade Marketing là gì?

Trade Marketing có nghĩa là Tiếp thị thương mại, là chiến lược tập trung vào các nhà bán buôn, bán lẻ và nhà phân phối hơn là người tiêu dùng cuối, với mục tiêu tăng nhu cầu với các đối tác nằm trong chuỗi cung ứng và đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Các hoạt động Trade Marketing thường diễn ra trực tiếp tại các điểm bán.

  • Marketing Mix là gì?

Là tiếp thị hỗn hợp, khái niệm đề cập đến việc phối hợp một số thành phần khác nhau có trong kế hoạch marketing như sản phẩm, giá bán, phân phối hay xúc tiến bán hàng.

  • Brand Marketing là gì?

Brand Marketing là tiếp thị thương hiệu, là tất cả các hoạt động marketing được thực thi với mục tiêu cuối cùng là xây dựng và phát triển thương hiệu (Brand).

  • Performance Marketing là gì?

Ngược lại với Brand Marketing, Performance Marketing tập trung vào các hoạt động tạo ra mức tăng trưởng trong ngắn hạn như tăng lượng khách hàng tiềm năng hay doanh số bán hàng (thường là trực tiếp).

  • Modern Marketing là gì?

Modern Marketing có nghĩa là Marketing hiện đại, là chiến lược mà tất cả các hoạt động marketing đều tập trung vào khách hàng và thúc đẩy tăng trưởng.

  • Data Driven Marketing là gì?

Là làm Marketing theo hướng dữ liệu (Data-driven), Marketer dựa vào dữ liệu có được để đưa ra các quyết định Marketing thay vì là dựa vào cảm nhận hay ý kiến chủ quan của cá nhân.

  • Product Marketing là gì?

Product Marketing là Tiếp thị hay marketing sản phẩm, khái niệm đề cập đến việc các marketer sẽ tập trung để đưa sản phẩm đến với khách hàng và thị trường.

Bằng cách thấu hiểu về sản phẩm và khách hàng mục tiêu, marketer thúc đẩy nhu cầu sử dụng sản phẩm của họ để từ đó gia tăng doanh số bán hàng.

  • Viral Marketing là gì?

Viral Marketing hay tiếp thị lan truyền là một phương thức làm marketing trong đó các marketer sử dụng các yếu tố như truyền miệng hay mạng xã hội để lan truyền nhanh một nội dung gì đó.

  • Buzz Marketing là gì?

Buzz Marketing là một chiến thuật (Tactics) của tiếp thị lan truyền (Viral Marketing), tập trung vào việc tối đa hóa tiềm năng lan truyền hay truyền miệng của thông điệp trong một chiến dịch marketing.

  • Humanized Marketing là gì?

Humanized Marketing là phương thức marketing tập trung vào yếu tố con người, các doanh nghiệp sử dụng những điểm dữ liệu thu thập được vừa xem xét đến các yếu tố nội dung và cảm xúc từ các tương tác của họ.

  • Podcast Marketing là gì?

Podcast Marketing hay Tiếp thị qua podcast là việc các doanh nghiệp hay thương hiệu sử dụng các nội dung âm thanh (audio content) để làm marketing cho các sản phẩm hay dịch vụ của họ.

  • Predictive Marketing là gì?

Là khái niệm đề cập đến phương thức marketing dự báo (Prediction), trong đó người làm marketing thông qua các hoạt động như nghiên cứu thị trường hay dựa vào các dữ liệu thu thập được để tiến hành dự báo những xu hướng hay sở thích của người tiêu dùng trong tương lai với mục tiêu là bán được nhiều hàng hơn.

  • Marketing tích hợp là gì?

Còn được gọi tắt là IMC, tức truyền thông marketing tích hợp, khái niệm marketing tích hợp đề cập đến việc kết hợp nhiều nền tảng hay kênh làm marketing khác nhau (chẳng hạn như quảng cáo, PR, Email…) trong cùng một chiến dịch hoặc chiến lược.

  • Insights-driven marketing là gì?

Là quá trình làm marketing dựa trên những sự hiểu biết sâu sắc về khách hàng mục tiêu, sự hiểu biết này thường đến từ các hoạt động nghiên cứu thị trường.

  • Disruptive Marketing là gì?

Disruptive Marketing trong tiếng Việt có thể hiểu là “Marketing đột phá”, hay có một thuật ngữ khác là “Tiếp thị phá cách”.

Khái niệm Disruptive Marketing đề cập đến tất cả các chiến lược, chiến thuật hay cách thức làm marketing theo hướng thử nghiệm với mục tiêu chính là “thách thức” hay “Phá vỡ” một thứ đang có nào đó.

  • Inbound Marketing là gì?

Inbound Marketing là phương thức marketing trong đó các marketer sử những nội dung và trải nghiệm có giá trị để thu hút khách hàng, những gì các nhà tiếp thị cần làm và hướng tới đó là giữ chân người dùng và xây dựng lòng trung thành của họ với thương hiệu.

  • Outbound Marketing là gì?

Outbound Marketing là một phương thức làm marketing truyền thống (traditional marketing) trong đó các thương hiệu hay doanh nghiệp chủ động đẩy các nội dung và thông điệp đến các nhóm đối tượng mục tiêu.

  • Authentic marketing là gì?

Authentic marketing hay Tiếp thị xác thực là một cách để tiếp cận và thu hút khách hàng tiềm năng thông qua sự xác thực cả ở môi trường trực tuyến và ngoại tuyến.

  • Influencer Marketing là gì?

Influencer Marketing có thể được hiểu là tiếp thị người có ảnh hưởng, khái niệm đề cập đến các cách thức sử dụng Influencer, tức những người có ảnh hưởng vào các hoạt động Marketing (tiếp thị) nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp hay thương hiệu.

  • Concentrated Marketing là gì?

Còn được gọi là Marketing tập trung, với concentrated marketing, thay vì phát triển đồng thời nhiều phân khúc khác nhau, doanh nghiệp tập trung tạo ra các chiến lược cho một phân khúc (segment) rất cụ thể.

  • Agile Marketing là gì?

Theo Mckinsey, “Agile Marketing hay Tiếp thị nhanh là việc sử dụng và phân tích dữ liệu để liên tục cung cấp các cơ hội đầy hứa hẹn hoặc giải pháp tới một vấn đề nào đó một cách tức thời (Real-time).

Khi áp dụng Agile Marketing, các thành viên trong đội nhóm marketing sẽ triển khai các thử nghiệm, đánh giá kết quả và lặp lại quy trình một cách thường xuyên và nhanh chóng”.

  • Content Marketing là gì?

Nếu hiểu một cách đơn giản nhất, Content Marketing hay Tiếp thị nội dung là việc ứng dụng nội dung (Content) vào các hoạt động tiếp thị (Marketing) trong doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh cụ thể nào đó.

  • Direct Marketing là gì?

Direct Marketing hay còn được gọi là Tiếp thị trực tiếp hay Marketing trực tiếp, là một phương thức làm Marketing trong đó doanh nghiệp truyền tải thông điệp trực tiếp đến người tiêu dùng cá nhân thay vì là thông qua một đơn vị (phân phối) trung gian.

  • Affiliate Marketing là gì?

Affiliate Marketing là tiếp thị liên kết, khái niệm đề cập đến cách doanh nghiệp hay thương hiệu sử dụng các đối tác hay nền tảng trung gian (freelancer, publisher) để quảng cáo hay phân phối các các sản phẩm và dịch vụ, các đối tác sau đó sẽ nhận được một cái gọi là “hoa hồng” dựa trên doanh số bán được (thông qua đường dẫn liên kết).

  • Marketing Automation là gì?

Là khái niệm mô trả các hoạt động Marketing được tự động hoá thông qua sự hỗ trợ của các yếu tố công nghệ. Tính năng chát tự động theo kịch bản có sẵn (trên website hay fanpage) là một ví dụ về Marketing Automation.

  • Marketing Technology là gì?

Marketing Technology có nghĩa là công nghệ Marketing, thuật ngữ mô tả các hoạt động Marketing được thực hiện dựa trên yếu tố công nghệ.

  • Search Engine Marketing là gì?

Là tất cả các hoạt động Marketing được thực hiện trên các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo hay Bing. Các hoạt động có thể là có trả phí (Paid Ads) hoặc tự nhiên (organic).

  • Mobile Marketing là gì?

Thay vì đề cập đến các phương thức tiếp cận Marketing, Mobile Marketing mô tả các hoạt động marketing hướng đến những người dùng sử dụng thiết bị di động (Mobile) thay vì là máy tỉnh bảng (Tablet), máy tính xách tay (PC), hoặc máy tính để bàn (Desktop).

Kết luận.

Trên đây là toàn bộ các kiến thức nền tảng về ngành marketing mà bạn cần biết nếu bạn đang tìm hiểu về ngành marketing.

Như MarketingTrips đã phân tích tương đối sâu ở trên, bạn thấy rằng sẽ không có bất cứ một khái niệm nào được xem là hoàn hảo hay toàn diện về marketing (tiếp thị). Tuỳ vào từng doanh nghiệp trong từng bối cảnh kinh doanh cụ thể mà người làm marketing cần sáng tạo nên những chiến lược marketing tiếp cận phù hợp.

Bằng cách hiểu tường tận về bản chất của marketing là gì, vai trò và ý nghĩa thực sự của marketing trong doanh nghiệp, và hơn thế nữa, bạn có thể đưa ra các quyết định đúng đắn để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp trên thị trường.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

NguồnMarketingTrips