Skip to main content

Thẻ: Content Marketing

Thống kê số liệu về Content Marketing năm 2020 (P1)

Làm thế nào để xây dựng chiến lược và quy trình quản lý content marketing hiệu quả trong doanh nghiệp? Hãy xem những thống kê và số liệu sau.

Để đạt được những kết quả tốt nhất từ các bài viết không phải là điều dễ dàng, các doanh nghiệp phải thiết lập mục tiêu rõ ràng, cụ thể để xây dựng một chiến lược tổng thể dài hạn.

Biết được cách thức xây dựng nội dung tiếp thị của các doanh nghiệp khác có thể giúp bạn phát hiện ra ngay những điểm yếu trong tổ chức của bạn.

1. Chiến lược Content Marketing

Nội dung tiếp thị không thể truyền tải đến người dùng nếu không có một chiến lược rõ ràng. Vì vậy, trong phần đầu tiên, chúng tôi muốn khảo sát mức độ thường xuyên sử dụng content được xây dựng với chiến lược và các hoạt động cụ thể của nhà tiếp thị. Mặc dù khảo sát đã cho thấy rằng hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng nội dung có chiến lược nhưng không phải tất cả trong số họ đều tự tin vào việc nó có thể tạo ra sự khác biệt.

Trên thực tế, trong khi 77% số người tham gia khảo sát nói rằng công ty của họ có sử dụng chiến lược tiếp thị nội dung, nhưng chỉ có 9% trong số đó đánh giá chiến lược của họ là xuất sắc, và 38% trong số họ đánh giá chiến lược của họ là trung bình.

2. Các chỉ số trong Content Marketing 

Đo lường chính xác hiệu quả của công việc của bạn, giúp bạn dễ dàng thích ứng với thị trường, tận dụng các kết quả và mở rộng quy mô. Vì vậy, chúng tôi dành phần thứ hai của khảo sát này để xác định các số liệu làm nên thành công và các chiến thuật Content Marketing hiệu quả của nhà tiếp thị.

Chúng tôi đã phát hiện ra rằng nội dung chủ yếu được đo thông qua lưu lượng truy cập tự nhiên (76%), khách hàng tiềm năng (62%), phiên truy cập/ số lượt xem trang (60%) và tỷ lệ chuyển đổi (47%).

Khi nói đến việc cải thiện hiệu suất nội dung, phương pháp tiếp thị hiệu quả nhất được đưa ra bởi các nhà tiếp thị là SEO (67%), và cập nhật hoặc tái sử dụng nội dung hiện có (51%). Đáng ngạc nhiên, chỉ có 11% các nhà tiếp thị coi việc sử dụng ‘nội dung do người dùng tạo ra’ là một chiến thuật đáng để sử dụng.

3. Mục tiêu và ngân sách Content Marketing

Rõ ràng, các chỉ số đo lường thành công hoàn toàn phụ thuộc vào mục tiêu ban đầu của doanh nghiệp.

Vì vậy, trong phần khảo sát này, chúng tôi muốn kiểm tra xem mục tiêu của tiếp thị nội dung được các công ty được đặt ra trong năm 2019 là gì, có bao nhiêu nhóm thực hiện chúng và kế hoạch ngân sách của họ như thế nào cho năm 2020.

Chúng tôi phát hiện ra rằng mục tiêu của nhà tiếp thị là tạo ra nhiều đơn hàng tiềm năng (75%), thu hút lưu lượng truy cập vào trang web của họ (71%), cải thiện uy tín của thương hiệu (56%), và cải thiện mối quan hệ và sự trung thành của khách hàng (45%). Chỉ 17% số người tham gia khảo sát tin rằng số lượng giao dịch tăng bằng phương pháp tiếp thị nội dung.

Chúng tôi nhận ra, để đạt được những mục tiêu quan trọng này, hầu hết các công ty đã đầu tư lên đến 10.000 USD cho tiếp thị nội dung vào năm 2019.

Trong năm tới, hơn 62% số người được hỏi sẽ tăng ngân sách để cải thiện hiệu quả tiếp thị nội dung của họ: 9% trong số đó sẽ tăng ngay lập tức, 23% tăng vừa và 30% tăng từ từ.

4. Xây dựng đội ngũ Content Marketing

Một số ý kiến cho rằng, một chiến lược Content Marketing hiệu quả cũng cần những người thực thi tốt.

Vì vậy, trong phần tiếp theo của khảo sát, chúng tôi muốn chỉ ra những yếu tố để tạo nên một đội ngũ Content Marketing. Cụ thể, chúng tôi sẽ hỏi về số lượng thành viên cần có trong nhóm và những kỹ năng cần thiết nào tạo nên một đội ngũ Content Marketing

Hầu hết những người tham gia khảo sát (78%) cho rằng tại doanh nghiệp họ đang công tác, có một nhóm Marketing nhỏ từ một đến ba người.

Nhóm này thường gồm một người viết bài (52%), một người quản lý truyền thông xã hội – Social Media (36%) và một chuyên gia SEO (34%). Trong khi đó, phần lớn những người còn lại đều nói rằng doanh nghiệp họ chỉ có một chuyên gia marketing và làm tất cả mọi công việc.

5. Những thách thức và Kỹ thuật trong Content Marketing

Có rất nhiều bài viết đã nghiên cứu về những thách thức thường gặp khi làm Content Marketing. Trong phần khảo sát này, chúng tôi tập trung vào những thách thức lớn nhất và xem cách mà các nhà tiếp thị sử dụng công cụ hỗ trợ để giải quyết các vấn đề này như thế nào.

Báo cáo chỉ ra rằng, những thách thức lớn nhất trong Content Marketing bao gồm: tạo nội dung tìm kiếm khách hàng tiềm năng (54%), nội dung thu hút nhiều lưu lượng truy cập hơn (52%), và phát triển nội dung mang tới sự đồng cảm với đối tượng mục tiêu(45%).

Để đạt được những mục tiêu và vượt qua những thách thức này, 85% trong số các công cụ phân tích website được sử dụng trong đó: công cụ SEO (73%), công cụ hỗ trợ đăng tải nội dung lên các kênh truyền thông xã hội (67%) và phần mềm Email Marketing (57%).

Đáng chú ý, chỉ có 9% số người tham gia khảo sát sử dụng nền tảng tiếp thị nội dung tích hợp để đạt được kết quả của họ.

6. Xây dựng và truyền tải nội dung

Trong phần này chúng tôi sẽ tìm hiểu những hình thức nội dung nào đóng góp hiệu quả cho mục tiêu chung của chiến lược, và các nhà tiếp thị đang sử dụng những hình thức nào để phân phối các nội dung đi hiệu quả.

Kết quả khảo sát chỉ ra rằng chỉ có 28% người tham gia khảo sát sử dụng nội dung video và văn bản để xuất bản.

Bên cạnh đó, các hình thức nội dung phổ biến nhất là bài viết trên blog (86%), email (67%), case-study (42%) và các câu chuyện thành công (36%). Chỉ 19% số trong số những người được hỏi sử dụng những nội dung nghiên cứu gốc để lên bài viết.

Các nhà tiếp thị lựa chọn phương tiện truyền thông xã hội (94%) và email (76%) là các kênh phân phối chính mang lại hiệu quả tốt nhất.

7. Sử dụng dịch vụ xây dựng nội dung từ bên ngoài

78% số người tham gia khảo sát nói rằng nhóm Content Marketing của họ chỉ bao gồm 1-3 chuyên gia. Tại một số thời điểm, các doanh nghiệp buộc phải thuê dịch vụ bên ngoài để tạo ra các sản phẩm phục vụ cho kế hoạch.

Trong phần khảo sát này, chúng tôi muốn tìm hiểu các doanh nghiệp có thường xuyên sử dụng dịch vụ Content bên ngoài hay không, và những dịch vụ nào được sử dụng nhiều nhất.

Điều đáng nói là 60% người tham gia khảo sát phản hồi họ không sử dụng dịch vụ xây dựng nội dung từ bên ngoài. Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp đã từng sử dụng dịch vụ bên ngoài, nhu cầu chủ yếu của họ là viết bài (53%).

Bên cạnh đó, họ cũng có nhu cầu lớn về nội dung trực quan, cụ thể đó là thiết kế đồ họa (34%), thiết kế video và hoạt hình (32%).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo: semrush

Cách lập chiến lược Content Marketing thành công cho B2B

Trong khi B2B và B2C có những sự khác biệt nhất định về cách tiếp cận, cùng tìm hiểu về cách xây dựng một chiến lược Content Marketing cho B2B.

chiến lược content marketing B2B
Cách lập chiến lược content marketing thành công cho B2B

Content Marketing đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh doanh, quảng bá sản phẩm, xây dựng nhận thức của khách hàng về thương hiệu

Nội dung là yếu tố giúp công ty tìm đến được nhiều khách hàng tiềm năng hơn và tạo ra lượng truy cập mới cho website của mình.

Tuy nhiên, việc ngẫu nhiên đăng tải các bài blog và chia sẻ video trên Youtube sẽ không bao giờ là cách hiệu quả để công ty quảng bá kinh doanh hay chuyển đổi lượt truy cập thành lợi nhuận thực sự.

Bạn cần tạo ra nội dung tuân theo một chiến lược phù hợp để đạt được kết quả tốt nhất.

Trên trang Inc., Chris Christoff – Đồng sáng lập MonsterInsights có bài viết chia sẻ về cách để các doanh nghiệp B2B có thể lập chiến lược content marketing thành công:

“Tôi đã từng trải nghiệm cách content marketing có thể giúp tăng kết quả kinh doanh.

Vì vậy, trong bài viết này, tôi sẽ giải thích vì sao mọi doanh nghiệp đều cần một chiến lược nội dung và cách để tạo ra chiến lược content marketing phù hợp cho thương hiệu hoặc công ty kinh doanh B2B”.

Chiến lược Content Marketing là gì?

Một chiến lược content marketing là phần liên quan đến việc tạo ra những dạng nội dung marketing khác nhau trong kế hoạch marketing của công ty. Các hình thức nội dung có thể là những bài viết trên blog, e-book, video… Từ những nội dung này, bạn sẽ bắt đầu quảng bá chúng trực tuyến.

Tạo ra những bài viết trên blog nên là phần cần để tâm nhiều nhất. Chúng không chỉ giúp công việc kinh doanh của bạn dễ dàng xuất hiện trong kết quả tìm kiếm, mà còn là cách hiệu quả để tạo ra những lượt truy cập trung thành đến website của bạn

Các bước xây dựng chiến lược Content Marketing cho B2B.

Xác định khách hàng mục tiêu.

Tuy nhiên, trước cả khi bắt đầu nghĩ đến viết bài blog đầu tiên với nội dung gì, bạn cần tìm hiểu xem khách hàng mà bạn muốn hướng đến với bài viết đó là ai. Hãy bắt đầu bằng việc tạo ra một profile về khách hàng lý tưởng của bạn. Bước này gọi là phác thảo chân dung người mua.

Ngay cả với lĩnh vực B2B, bạn vẫn cần có mục tiêu cụ thể về những nhân vật bạn sẽ tiếp cận trong một công ty. Ví dụ, nếu công việc kinh doanh của bạn liên quan đến thiết bị văn phòng, thì bạn nên tạo ra những nội dung hướng đến người phụ trách mua thiết bị thay vì CEO của công ty.

Hãy tiến hành nghiên cứu để tạo ra được những chân dung được cá nhân hoá về người mua hàng của công ty. Càng chi tiết càng tốt. Các thông tin này sẽ đóng vai trò then chốt trong chiến dịch content marketing của công ty.

Đặt mục tiêu rõ ràng và cụ thể.

Chiến lược nội dung cũng cần phục vụ cho một mục đích nhất định. Mục đích này không chỉ đơn thuần là cải thiện SEO cho website. Hãy đặt ra những mục tiêu rõ ràng và cụ thể cho từng bài viết.

Ví dụ, bạn cần đặt mục tiêu sẽ thu được 1.000 email đăng ký nhận thông tin trên website trong vòng ba tháng. Từ đó, bạn có thể tạo ra chiến lược nội dung phù hợp cho các bài viết để đạt được mục tiêu này. Dĩ nhiên, bạn cũng cần nhớ đặt mục tiêu thực tế và hiệu quả.

Đừng hướng đến những mục tiêu như có nhiều like trên Facebook  hoặc tăng lượt xem trang. Bạn nên luôn luôn hướng đến những mục tiêu có thể cải thiện doanh số, nhưng gia tăng lượt thanh toán của khách hàng.

Tìm tòi những ý tưởng nội dung mới.

Bây giờ, bạn có một khách hàng cụ thể để hướng đến và một chiến lược với mục tiêu rõ ràng, bạn có thể bắt đầu tìm kiếm ý tưởng cho nội dung của bạn. Có nhiều cách để tìm ý tưởng, nhưng một trong những cách tốt nhất là tìm những từ khoá phù hợp.

Ví dụ, nếu bạn muốn viết về cách bàn làm việc đứng có thể cải thiện hiệu suất làm việc, hãy tìm kiếm các từ khoá có liên quan trong Google Keywords Planner để đảm bảo chọn được từ khoá có lượng người tìm kiếm cao. Sau đó bạn có thể dùng các từ khoá này để triển khai ý tưởng cho bài viết.

Các công cụ như Buzzsumo, Feedly và Quora sẽ giúp bạn xác định được các trào ưu hay câu hỏi phổ biến liên quan đến cụm từ khoá chính. Hãy dùng chúng để tạo ra những ý tưởng bài viết có liên kết với nhau.

Tạo nội dung “bán được hàng”.

Các bài viết sẽ giúp bạn tăng lượt truy cập trên trang. Bước tiếp theo là tìm ra cách để chuyển những lượt truy cập ấy thành lượt đăng ký nhận email từ công ty của bạn. Bạn có thể dùng một số “mồi câu” phổ biến như “nhập email để nhận ebook miễn phí, để dùng thử sản phẩm, hoặc nhận voucher giảm giá…”.

Cuối cùng, sau khi đã có chiến lược content có thể giúp gia tăng doanh số, bạn vẫn cần liên tục tái xác định mục tiêu cũng như tạo ra đa dạng thể loại nội dung như video, infographic.

Xây dựng chiến lược content marketing là một khoản đầu tư dài hạn có thể mang đến kết quả lâu dài.

Quan trọng hơn, content marketing sẽ giúp thương hiệu của bạn gia tăng độ phủ trên Google, Facebook, YouTube và Twitter. Vì vậy, hãy mạnh dạn đầu tư cho chiến lược này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Content Marketing – Hãy ‘thôi miên’ khách hàng bằng cảm xúc

Cảm xúc hiện tại của khách hàng của bạn là như thế nào? Với tư cách là một content marketer bạn hiểu cảm xúc đó chứ? Bạn xử lý và ‘thôi miên’ những cảm xúc đó như thế nào?

Bạn tìm hiểu càng nhiều càng tốt về đối tượng khách hàng của mình, sở thích, nhu cầu và hành vi giao dịch của họ. Nhưng cảm xúc của họ thì sao? Đó là một thứ gì đó mà bạn có thể hơi khó để có thể nhận định.

Tuy nhiên, với tất cả những gì đang xảy ra thì có lẽ đây là điều mà tất cả chúng ta, những người làm tiếp thị nội dung cần tập trung vào nhiều nhất trong chiến lược nội dung của mình.

Chuyên gia Ardath Albee của Marketing Interactions kết hợp với Ông Gurdeep Dhillon, Trưởng bộ phận Marketing thương mại toàn cầu của Adobe Digital Experience đã nói về cách kết hợp cảm xúc vào B2B content marketing.

“Chúng ta có cơ hội để suy nghĩ lại về cách chúng ta giới thiệu các sản phẩm của mình đến khách hàng – để làm cho chúng thú vị hơn và làm thay đổi toàn bộ cuộc trò chuyện cũng như đối thoại xung quanh chúng”. Chuyên gia Ardath Albee cho biết.

Cách tốt nhất để các content marketer xây dựng niềm tin đó là thể hiện nhận thức và hiểu biết sâu sắc hơn về những kết quả và trải nghiệm tích cực mà khách hàng của chúng ta muốn đạt được chứ không phải tập trung vào các hành vi giao dịch ‘bán hàng’ đơn thuần mà chúng ta muốn đạt được.

Khách hàng của bạn đang thắc mắc điều gì.

Ông Ardath chỉ ra rằng những người làm marketing đã phát triển các nhóm chân dung khách hàng (personas) khác nhau tức là đã thực hiện những bước đầu tiên và quan trọng nhất để có được sự hiểu biết cần thiết để xây dựng sự đồng cảm với khách hàng mục tiêu.

Tuy nhiên, khi đại dịch đến, các tình huống có thể thay đổi bất ngờ, cả việc khuếch đại cảm xúc hiện có và nổi lên những cảm xúc mới tác động đến việc ra quyết định mua hàng.

Khi này, Các marketer cần điều chỉnh mức độ ưu tiên nội dung của mình để có thể trả lời các câu hỏi mới và ‘lấp đầy’ những nhu cầu cảm xúc hiện thời của khách hàng, không chỉ là những khách hàng mà bạn nghĩ họ sẽ mua hàng.

Hiểu cách khách hàng đưa ra quyết định.

Xác định các mối quan tâm và kết quả mà khách hàng của chúng ta sẽ xem xét các ưu tiên hiện tại: hãy lắng nghe khách hàng, phân tích số liệu và dữ liệu và theo dõi hiệu suất để đưa ra quyết định.

Tuy nhiên, khi nói đến cách thức nội dung của chúng ta nên truyền đạt xung quanh những kết quả ưu tiên đó, những người làm marketing cũng cần xem xét một ‘sự thật ngầm hiểu’ khác (insight) đó chính là sự đồng cảm.

Sự đồng cảm thương hiệu thực sự khác với việc chỉ xác định nhu cầu, cung cấp thông tin hữu ích hoặc thậm chí nhận thức được các động lực cá nhân có thể giúp thúc đẩy tiêu dùng.

Sự đồng cảm thương hiệu là việc tạo ra một hành trình chia sẻ giữa thương hiệu của chúng ta và đối tượng của nó, đó không phải là điều mà chúng ta có thể nhờ hay thuê bất cứ ai khác làm hay chỉ cần ‘chi tiền’ là xong mà “Tất cả chúng ta phải cùng nhau trải qua những điều này, khách hàng và thương hiệu”.

Hãy bắt đầu với sự thật

Ardath đề xuất những suy nghĩ khác nhau về cách chúng ta nói về các sản phẩm của mình, các chủ đề trong các cuộc trò chuyện đó và bối cảnh xung quanh trải nghiệm của khách hàng.

Hãy suy nghĩ về lợi ích của thương hiệu từ một nơi có thể chia sẻ sự thật với khách hàng và tạo ra những câu chuyện mà khách hàng – (không phải thương hiệu) – thực sự là người hùng. Khi ấy, khách hàng sẽ xem doanh nghiệp là một đối tác đồng cảm, hiểu mục tiêu của họ và cung cấp các công cụ để tiếp cận họ.

Điều hướng giá trị của trải nghiệm thương hiệu của bạn

Xem xét những gì có thể làm cho doanh nghiệp của bạn có giá trị và phù hợp hơn trong từng thời điểm – và những thông điệp nào nên truyền thông tới khách hàng của bạn theo các ưu tiên hiện tại.

Hãy thử nhìn vào ví dụ của McDonald’s, thương hiệu này điều hướng dòng đồ uống McCafe của mình như một cách để giảm bớt sự căng thẳng rất cần thiết trong một ngày bận rộn thay vì những thông điệp kiểu như “Nhanh và rẻ”.

Có lập trường tích cực

Sau vài tháng đối phó với tác động ban đầu của COVID-19, có nhiều dấu hiệu cho thấy sự mệt mỏi và khủng hoảng đang diễn ra. Khách hàng bây giờ tìm kiếm dấu hiệu của sự hy vọng và một con đường rõ ràng để phục hồi.

Họ đang tìm kiếm sự tự tin, sự yên tâm và hướng dẫn để theo đuổi các cơ hội thay vì phải chịu đựng những căng thẳng và thách thức.

Tập trung vào các cải tiến giúp gia tăng động lực

Mọi người thường dễ dàng hơn để nắm lấy các bước nhỏ hơn, đơn giản hơn so với các thay đổi lớn, sâu rộng. Hãy chia nhỏ trải nghiệm của thương hiệu thành các giai đoạn và tạo nội dung xung quanh những điều khách hàng của bạn có thể đạt được càng sớm càng tốt.

Cho họ thấy những khả năng lớn hơn mà những cải tiến nhỏ có thể dẫn đến. Điều này có thể truyền cảm hứng cho họ thực hiện các bước nhỏ hơn để hướng tới kết quả lớn hơn mà họ muốn đạt được.

Giải quyết các ưu tiên cá nhân của khách hàng chứ không phải là doanh nghiệp.

Theo nghiên cứu của Google và CEB thì khách hàng có khả năng mua cao hơn 50% khi họ thấy giá trị cá nhân trong việc lựa chọn một thương hiệu.

Bạn có thể truyền đạt giá trị này bằng cách tạo ra những khoảnh khắc ‘có thể nói chuyện’ được với nhau xung quanh các mục tiêu chuyên nghiệp, chẳng hạn như thăng tiến trong sự nghiệp, tăng niềm tự hào trong công việc của họ hoặc có thể chứng minh tốt hơn giá trị mà đội nhóm của họ có thể đóng góp cho các mục tiêu kinh doanh.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

5 cách để tạo những nội dung có giá trị nhất cho khách hàng của bạn

Thi thoảng khách hàng đọc nội dung do thương hiệu cung cấp – nội dung của bạn có nhiệm vụ trả lời các câu hỏi của họ, giải quyết các ‘nỗi đau’ của họ, giúp họ cập nhật về ngành của họ, thu hút họ bằng những câu chuyện và ‘giai thoại thú vị”.

5 cách để tạo những nội dung có giá trị nhất cho khách hàng của bạn

Tuy nhiên có một điểm mà rất rất nhiều content marketer của chúng ta thường bỏ qua đó là khách hàng chỉ quan tâm đến những nội dung có giá trị và đáng tin cậy. Vậy làm thế nào để bạn làm được điều đó? Hãy cùng khám phá nội dung sau nhé.

Nội dung hay Content là gì?

Theo định nghĩa của Vocabulary.com, Content hiện có 2 nghĩa chính khác nhau. Nghĩa thứ nhất là cảm giác “hài lòng hay hạnh phúc về một thứ gì đó”, và nghĩa thứ hai là “nội dung”, ví dụ nội dung của một tiết học Toán có thể Toán cao cấp.

Mặc dù, Content có tận hai nghĩa khác nhau, trong thực tế Content chủ yếu được sử dụng theo nghĩa thứ hai tức là nội dung.

Nội dung hay Content ở đây là khái niệm đề cập đến tất cả những gì có thể được nhìn thấy hay nghe bằng các giác quan thông thường của con người.

Như đã phân tích ở trên, trong khi Content có thể được xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, có không ít các quan điểm nhìn nhận sai lầm về thuật ngữ này.

Họ cho rằng, Content chỉ liên quan đến phạm vi ngành Marketing nói chung hay Content chỉ đơn giản là những gì họ vẫn thường thấy khi các thương hiệu đang tìm cách truyền tải nội dung tới khách hàng với ý định làm marketing và bán hàng.

Dưới đây là một số cách bạn có thể sử dụng để tạo những nội dung có giá trị nhất cho khách hàng của bạn.

1. Có thẩm quyền

Có thẩm quyền trong nội dung của bạn có nghĩa là biết những gì bạn đang viết và thể hiện nó. Thẩm quyền về các tiêu chuẩn EAT của Google: Expertise – chuyên môn, Authoritativeness – sự ủy quyền và Trustworthiness – độ tin cậy.

Google sử dụng các đánh giá của con người để kiểm tra chất lượng và độ chính xác của kết quả tìm kiếm. Một yếu tố chính để phân biệt kết quả tìm kiếm chất lượng cao và kết quả tìm kiếm chất lượng thấp là mức độ chuyên môn, sự ủy quyền và độ tin cậy hiện diện trong nội dung của bạn.

2. Tính thông tin và toàn diện

Khách hàng của bạn đang đến với nội dung của bạn vì họ muốn họ nhận được câu trả lời từ bạn. (đặc biệt nếu họ tìm thấy bạn trên Google). Hãy chắc chắn rằng bạn có thể cung cấp câu trả lời đó.

  • Nghiên cứu các câu hỏi mà khách hàng của bạn đang hỏi – Nghiên cứu chủ đề, đối tượng và từ khóa giúp bạn có thể đi xa hơn với khách hàng. Chúng giúp bạn hiểu những gì khách hàng của bạn đang tìm kiếm và các truy vấn lớn nhất của họ. Sau đó, bạn có thể tập trung vào việc tạo ra các mẩu nội dung trả lời những câu hỏi đó.
  • Hãy bám sát chủ đề đang viết – Thu hẹp trọng tâm nội dung của bạn. Khám phá một vài lĩnh vực chính của một chủ đề hoặc chủ đề bao quát. Bằng cách đó bạn có thể đi sâu và cung cấp thông tin hữu ích thay vì bạn cố gắng nói những gì khách hàng của bạn đã biết.
  • Phác thảo một mục đích cho mỗi phần nội dung bạn tạo – Trước khi bạn bắt đầu soạn thảo, hãy quyết định phần nội dung đó sẽ làm gì cho khách hàng của mình. Bằng cách nào nó sẽ giúp họ? Một khi bạn tìm ra điều đó, hãy thực hiện mục đích đó trong nội dung. Hãy làm cho người đọc chỉ ‘bỏ đi’ khi họ đã học được điều gì đó hoặc giải quyết một vấn đề nào đó của họ.
5 cách để tạo những nội dung có giá trị nhất cho khách hàng của bạn
Những nội dung dài được đánh giá mức độ ‘có thông tin’ và toàn diện cao hơn.

3. Có thể đọc được

Cách thứ ba để tạo nội dung có giá trị rất đơn giản, nhưng nhiều người đã hiểu sai. Khi nói về khả năng đọc. Điều đó không có nghĩa là chỉ sử dụng đúng chính tả và ngữ pháp. Có thể đọc được cần bao hàm:

  • Viết cho khách hàng của bạn ở mức độ hiểu biết.
  • Viết cho phương tiện mà nội dung của bạn sẽ xuất hiện (Chẳng hạn màn hình đang đọc nội dung của bạn có thể lớn hoặc nhỏ).
  • Viết cho rõ ràng và có ý nghĩa.
  • Định dạng văn bản rõ ràng và hợp lý bằng cách sử dụng các nguyên tắc dễ đọc như phân cấp, khoảng trắng, độ tương phản và tính nhất quán.

4. Nội dung cần có quan điểm rõ ràng

Nếu nội dung của bạn không cung cấp gì mới thì hãy nên cân nhắc việc bạn nên dừng lại và đừng ‘làm phiền’ khách hàng của mình.

Hãy cung cấp cho khách hàng của bạn một cái nhìn mới về một chủ đề có thể vốn ‘nhàm chán’ chẳng hạn như:

  • Hãy làm cho nội dung của bạn được ‘khác biệt hoá’ trong mắt khách hàng.
  • Cung cấp những phân tích, góc nhìn cá nhân…mà chỉ có bạn mới có.
  • Truyền nội dung của bạn với những phương thức đặc biệt. Có những người thích đọc nhưng cũng có những người khác thích xem video hoặc radio/audio. Còn một số khác thì đam mê với kiểu bài phỏng vấn chuyên gia chẳng hạn.

5. Hãy trao sự hài lòng

Cuối cùng, nội dung có giá trị là làm khách hàng thỏa mãn hay hài lòng với nội dung của bạn. Những kiến thức mới mẽ thay thế cho sự ‘thiếu thốn’. Người đọc cảm thấy mãn nguyện. Chính xác là như vậy rồi, bạn thắng.

Sự hài lòng được pha trộn tất cả lời khuyên ở trên. Ví dụ: nếu mục đích là để giới thiệu cho khách hàng mới của bạn về một chủ đề, bạn sử dụng từ vựng dễ hiểu, giải thích các thuật ngữ mà họ đã nghe và tránh giới thiệu các chủ đề nâng cao.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips

Khách hàng của bạn đã ‘hết hứng thú’ với những thông điệp của thương hiệu liên quan đến Covid-19

Mặc dù Covid-19 cơ bản đã được kiểm soát hoàn toàn, tuy nhiên vẫn phải đồng ý rằng Covid-19 đã làm cho chúng ta cảm thấy vô cùng mệt mỏi, kể cả trong thời kì hậu đại dịch. 

Bằng chứng về sự mệt mỏi

Ngay từ giữa tháng Tư, khoảng ba tuần sau khi lệnh đóng cửa được ban hành, đã có bằng chứng về sự mệt mỏi của COVID xuất hiện qua dữ liệu tương tác với khách hàng (customer engagement) từ ChartbeatTaboola, cũng như những dữ liệu khảo sát khác do Harris Poll và công ty chuyên về công nghệ đo lường tương tác khách hàng Mitto thực hiện.

Khảo sát của Harris cho thấy 93% số người được hỏi không quan tâm đến các chủ đề liên quan Covid-19 và 66% cảm thấy bị choáng ngợp bởi ‘độ bao phủ’ của Covid-19 lên các thông tin. Thay vào đó, gần 40% khách hàng muốn nghe những câu chuyện về niềm hy vọng và cảm hứng.

Cuộc khảo sát của Mitto, đã thăm dò 7.000 người ở Mỹ, Trung Quốc, Úc Tây Ban Nha và một số quốc gia khác, đã tìm thấy sự đánh giá cao đối với truyền thông thương hiệu trước đó về COVID-19. Theo khảo sát, nhóm 77% nói rằng những thông điệp họ nhận được từ các thương hiệu trong vài tuần qua đã khiến họ cảm thấy như các thương hiệu đang quan tâm đến sức khỏe của họ giữa đại dịch.

Tuy nhiên, 41% số người được hỏi, vào giữa tháng 4, sau đó đã sẵn sàng nghe các thương hiệu về các chủ đề không liên quan đến COVID-19 vì họ đã cảm thấy quá mệt mỏi với đại dịch.

Theo đó, từ vào đầu tháng 4, các nhà làm marketing và thương hiệu bắt đầu suy nghĩ về việc thay đổi và sản xuất thông điệp sao cho phù hợp với khách hàng của mình trong thời kì ‘bình thường mới – new normal’.

Điều hướng một bức tranh phức tạp về khách hàng

Thách thức mới giờ đây cho những nhà làm marketing và thương hiệu là làm thế nào để vượt ra khỏi truyền thông liên quan đến virus nhưng không bị coi là giả vờ sự bùng phát đã thực sự kết thúc. Ngoài ra, còn có các thách thức về các vấn đề cụ thể của ngành (nha khoa, nhà hàng), sự khác biệt trong khu vực, chính trị và chênh lệch tuổi tác của khách hàng.

Tất cả các biến thể này làm cho truyền thông thương hiệu trở nên khó khăn hơn trong việc thoát khỏi ‘lệnh đóng cửa’ hơn là giai đoạn bước vào chính thời kì đó.

Để có cái nhìn thực tế về cách đối phó với sự mệt mỏi của Covid-19 và thông điệp thương hiệu trong tương lai, chúng ta hãy cùng tham khảo các thông tin sau đây từ một số chủ doanh nghiệp cũng như người làm truyền thông.

Michelle Morgan – Giám đốc dịch vụ khách hàng tại Clix Marketing.

Nguyên tắc chung của tôi (tại thời điểm này) là suy nghĩ về cách khách hàng tương tác với công ty của bạn. Họ chỉ muốn / cần nghe về Covid-19 nếu điều đó sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm làm việc với bạn của họ. Nếu bạn là một nhà hàng, bạn có thể cần phải giải quyết Covid-19 khi việc có hướng dẫn tại chỗ và trải nghiệm của khách hàng quen sẽ bị khác đi so với bình thường dù là trực tiếp hay gián tiếp.

Amy Bishop – Chủ của Cultivative

Tôi nghĩ rằng nó phụ thuộc vào thương hiệu. Tôi đã thấy một vài thương hiệu có lập trường về sự giãn cách xã hội và điều đó có ý nghĩa đối với một số người, tùy thuộc vào giá trị thị trường của họ nhưng nó cũng có thể có rủi ro. Mặc dù tôi nhất thiết phải khuyên bạn nên hành động như Covid-19 đã kết thúc, tôi nghĩ có nhiều cách để vượt qua mà không cần thể hiện nó qua thông điệp truyền thông.

Monina Wagner – Social Media and Community Manager tại Content Marketing Institute.

Tôi sẽ ổn hơn nếu tôi không phải nghe thấy cụm ‘những điều chưa từng có’ một lần nữa. Sự kiệt sức từ Covid-19 là có thật. Dù mệt hay không, đại dịch vẫn chưa kết thúc. Các nhà làm Marketing phải thực sự nhạy cảm với cuộc khủng hoảng hiện tại.

Chúng ta không nên đưa ra các giả định về việc khách hàng đang ở đâu và họ cần gì ngay bây giờ. Các nhà làm marketing phải nhớ: chúng ta không phải là khách hàng của chúng ta, thế nên…đừng giả định bất cứ điều gì cả.

Tiếp thị nội dung hay content marketing là về việc tạo và phân phối nội dung có giá trị. Để làm điều này, điều quan trọng là phải thể hiện mức độ đồng cảm với khách hàng của chúng ta. Điều này rất quan trọng đối với những gì chúng ta làm.

Hỏi khách hàng của bạn làm thế nào bạn có thể giúp đỡ họ. Sau đó, khi họ cảm thấy thoải mái, hãy làm theo sự dẫn dắt của họ. Khuyến khích họ quay trở lại. Nhân cơ hội này để truyền cảm hứng cho họ với nội dung của bạn.

Điều này không có nghĩa là chúng ta phải né tránh các chủ đề liên quan đến Covid-19. Chỉ cần tiếp cận nó một cách chu đáo. Điều đó không có nghĩa là chúng ta phải loại bỏ bất kỳ nội dung tiền đại dịch nào.

Phân tích những gì bạn có sau đó thực hiện phân tích để giúp đảm bảo công việc của bạn truyền đạt được sự nhận biết. Và nếu khách hàng của chúng ta mong muốn nội dung mới, chúng ta phải sản xuất nó một cách có trách nhiệm.

Nhiều nhà làm marketing cảm thấy áp lực để tiến về phía trước trong ngắn hạn. Nhưng chúng ta nên suy nghĩ về một chiến lược dài hạn để điều hướng chúng ta trong bối cảnh này. Covid-19 đã để lại một tác động lâu dài đối với tất cả chúng ta. Nhưng các nhà làm marketing phải kiên cường. Chúng ta đánh giá. Chúng ta thích nghi. Và chúng ta tiến về phía trước.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via MarketingLand

Làm Digital Marketing là làm gì, có phải chỉ là chạy quảng cáo không ?

Các nhà làm Digital Marketing hay tiếp thị kỹ thuật số chịu trách nhiệm thúc đẩy nhận thức về thương hiệu (brand awareness) và tạo ra khách hàng tiềm năng (lead generation) thông qua tất cả các kênh Digital hay kỹ thuật số – cả miễn phí (free traffic) và trả phí (paid traffic).

lam-digital-la-lam-gi-marketingtrips

Các kênh này bao gồm: social media, website, application, SEO, SEM, email, display advertising hoặc các blog của công ty.

Người làm Digital Marketing thường tập trung vào các chỉ số hiệu suất chính (KPIs) khác nhau cho mỗi kênh để họ có thể đo lường chính xác hiệu suất qua từng kênh. Ví dụ, một digital marketer chịu trách nhiệm về SEO, họ sẽ tập trung đo lường “lưu lượng truy cập không trả phí” của website của họ – dựa trên tổng số traffic hiện có của website.

Digital Marketing ngày nay đóng khá nhiều vai trò trong doanh nghiệp, thậm chí là vai trò chiến lược chính yếu của doanh nghiệp. Trong các công ty nhỏ, một digital marketer sẽ có thể là chuyên gia ‘đa chức năng’, khi họ cần phải có thể cần phải vận dụng nhiều chiến thuật khác nhau trong quá trình làm việc

Trong các công ty lớn hơn, khi cơ cấu nhân sự trở nên “thoải mái” hơn thì sự phân chia theo chuyên môn sẽ trở nên rõ ràng hơn, mỗi chuyên gia chỉ tập trung vào một hoặc hai kênh digital của thương hiệu thay vì “ôm show” như ở các công ty nhỏ khác.

Sau đây là một vài ví dụ về các vị trí chuyên môn phổ biến về Digital trong doanh nghiệp hiện nay:

SEO Executive/Specialist/Manager: KPIs chính là Organic Traffic (lưu lượng truy cập tự nhiên).

Nói đơn giản, các nhà quản lý SEO có vai trò giúp doanh nghiệp xếp hạng tốt hơn trên các công cụ tìm kiếm như Google. Sử dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, người làm SEO có thể làm việc trực tiếp với người tạo nội dung (content marketer) để đảm bảo nội dung họ tạo ra hoạt động tốt trên Google – ngay cả khi công ty cũng đăng các nội dung này lên phương tiện truyền thông xã hội (social media).

Digital Content Marketing Executive/Specialist/Manager: KPIs chính thường là time on page, tổng traffic, views, lượng người subscriber …

Những bạn làm tiếp thị nội dung hay content marketing là những người sáng tạo nội dung trên nền tảng digital. Họ thường xuyên theo dõi lịch viết blog hay website của công ty và đưa ra chiến lược nội dung bao gồm cả video. Những bạn này thường làm việc với những người trong các bộ phận khác thuộc Marketing như PR, SEO, SEM, Social Media…để đảm bảo các sản phẩm và chiến dịch được hỗ trợ với nội dung kịp thời.

Social Media Executive/Specialist/Manager: KPIs chính thường là follows, impressions, shares, comment, like, click, reach…

Vai trò của người làm Marketing trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội rất dễ suy ra từ tiêu đề, nhưng mạng xã hội nào họ quản lý và sử dụng cũng còn phụ thuộc vào ngành kinh doanh của doanh nghiệp. Trên hết, những người làm truyền thông xã hội thiết lập lịch đăng bài cho nội dung bằng văn bản và hình ảnh của công ty. Những bạn này cũng thường xuyên làm viêc với các bạn content để sản xuất nội dung phù hợp cho các kênh.

Google Ads Executive/Specialist/Manager: KPIs chính là CPC (cost per click), CTR (click through rate), CPL (cost per lead), tổng paid traffic…

Nếu các bạn làm SEO chủ yếu mang về traffic tự nhiên không phải trả tiền (organic traffic) thì các bạn làm Google Ads – là một kênh paid media, tức có trả phí. Cả 2 kênh này đều có điểm chung là cùng thuộc SEM – Search Engine Marketing, tức là tối ưu công cụ tìm kiếm (chủ yếu là Google hoặc ở Việt Nam thì có thêm Cốc Cốc).

Tuỳ vào chiến lược và mục tiêu của doanh nghiệp mà doanh nghiệp sử dụng hoặc SEO hoặc Google Ads hoặc sử dụng đồng thời cả hai.

Facebook Ads Executive/Specialist/Manager: KPIs chính thường là CPC, CPL, CTR, lượng comment, conversion, gửi tin nhắn…

Cũng là một kênh thuộc Social Network tương tự như Twitter, Instagram…tuy nhiên tại Việt Nam vì sự phổ biến mà riêng kênh Facebook có rất nhiều doanh nghiệp tuyển dụng và sử dụng riêng vị trí Facebook Ads, đặc biệt với các doanh nghiệp lớn hoặc các doanh nghiệp sử dụng ngân sách lớn cho Facebook.

Performance Based Ads Executive/Specialist/Manager: KPIs chính thường là các chỉ số tập trung vào chuyển đổi như: cost per lead, cost per conversion, cost per booking, cost per sign up…

Những năm trở lại đây, rất nhiều doanh nghiệp tuyển dụng và “đãi ngộ cao” với các bạn làm Performance, bởi tính chất của Performance là tập trung vào các hiệu suất thực hay nói cách khác là chuyển đổi hoặc cận chuyển đổi nên thường doanh nghiệp sẽ nhìn thấy chi phí đầu tư cho Performance là xác thực và “có giá trị”. Tuy nhiên nếu nhìn nhận ở bức tranh lớn hơn hoặc liên quan đến “scale up” thì chỉ dựa vào Performance có vẻ vẫn chưa thuyết phục cho lắm.

Thường vị trí này sẽ sử dụng kênh Paid Media để đạt được các mục tiêu hiệu suất được để ra bởi bộ phận Marketing. Tuỳ vào ngành hàng (B2B, B2C, D2C…), sản phẩm, thị trường…mà doanh nghiệp có thể tuỳ chọn các kênh digital để làm Performance.

Marketing Automation Coordinator: KPIs chính thường là Email open rate, campaign click-through rate, lead-generation (conversion) rate…tỉ lệ Lead, Click qua Chatbot…

Tự động hoá các hoạt động Marketing giúp chọn và quản lý phần mềm cho phép toàn bộ nhóm Marketing hiểu hành vi của khách hàng và đo lường sự phát triển của doanh nghiệp. Bởi vì nhiều hoạt động Marketing được mô tả ở trên có thể được thực hiện tách biệt với nhau, điều quan trọng là phải có ai đó có thể nhóm các hoạt động digital này thành các chiến dịch riêng lẻ và theo dõi hiệu suất của từng chiến dịch.

Digital Marketing Executive/Specialist/Manager: KPIs chính thường là tổng KPIs của các kênh Digital cộng lại và liên quan mật thiết với mục tiêu của Business.

Bên cạnh nhiều doanh nghiệp vẫn tách rõ các vị trí làm Digital theo từng kênh thì vẫn có nhiều doanh nghiệp sử dụng vị trí này như là vị trí tổng hợp tức làm đa kênh. Đối với các doanh nghiệp nhỏ, khi lượng ngân sách Marketing và công việc còn ít thì đây sẽ là vị trí thường được chọn. Đối với các doanh nghiệp có lượng ngân sách lớn hơn họ cũng có thể sẽ sử dụng vị trí này tuy nhiên ở level Manager trở lên để quản lý các vị trí chuyên môn cụ thể theo các kênh Digital nói trên.

Khi doanh nghiệp sử dụng vị trí Digital thường sẽ được hiểu là bạn này sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ các hoạt động digital của doanh nghiệp gồm paid media, own media, earned media, cả organic lẫn paid, quản lý toàn bộ các hoạt động Digital Ads, các digital platform (web, app, tools, CRM…).

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hùng Lâm | MarketingTrips 

Khi content không còn là “King” – Content Marketer cần làm gì ?

Content is King có lẽ là câu nói bất hũ mà xưa nay nhiều marketer vẫn hay sử dụng. Tuy nhiên điều đó giờ đây không khả dụng nữa. Có một yếu tố mới mà bạn cần tập trung vào để nội dung của bạn có thể được xếp hạng tốt hơn.

improve-content-marketingtrips

Giờ đây, Google sẽ ưu tiên lưu lượng truy cập chính xác đến nội dung cụ thể liên quan trực tiếp đến mục tiêu tìm kiếm của người dùng (còn được gọi là Search Intent – ý niệm tìm kiếm của người dùng).

Nói cách khác, Google đang xếp hạng nội dung theo cách nó liên quan đến những gì người dùng muốn thay vì chỉ dựa vào từ khoá và cách làm nội dung trên website của các nhà marketer như trước đây. Content… đã không còn là King !

Sau đây là ba đề xuất tốt nhất về hướng làm nội dung mà bạn có thể làm để có cơ hội tốt hơn trong xếp hạng tìm kiếm (SERPs).

1. Xác định mục tiêu tìm kiếm của người dùng

Đối với một số truy vấn tìm kiếm, Google có xu hướng xếp hạng các trang theo những gì người dùng đang cố gắng thực hiện tìm kiếm.

Vì vậy, đối với một trang hay chủ đề, điều quan trọng là phải hiểu được mục tiêu mong muốn của khách truy cập website, những gì họ muốn đạt được, sau đó viết nội dung cho mục tiêu hay nguyện vọng đó. Hãy đóng vai mình là khách hàng để hiểu họ hơn !

Những gì người dùng muốn dùng (tức là những gì họ đang cố gắng thực hiện tìm kiếm) là những gì ảnh hưởng đến những từ thường được liên kết với một cụm từ khóa nhất định nào đó.

Vì vậy, cách tiếp cận nội dung chỉ với các từ khoá liên quan hoàn toàn không hiệu quả bởi bạn đang bỏ lỡ những thứ nội dung hữu ích mà người dung muốn thấy thay chỉ “từ khoá”.

“Một người tạo ra mồi nhử họ không bán mồi mà họ đang bán khả năng để bắt cá. Vì vậy, nội dung sẽ nên phản ánh điều đó, kiểu như: Bạn sẽ bắt được nhiều cá hơn với…”. Nội dung của bạn sẽ thu hút hơn nhiều.

2. Hãy giao tiếp, minh chứng và kể chuyện bằng hình ảnh

Việc sử dụng đúng hình ảnh bổ sung và mở rộng giao tiếp của chủ đề hay website nhất định sẽ giúp website đó xếp hạng tốt hơn.

Hình ảnh nên có ý nghĩa phù hợp với những gì người dùng đang cố gắng tìm kiếm và nên được thể hiển nổi bật ở ngay phần đầu của nội dung.

Hãy cố gắng để lòng ghép hình ảnh phù hợp với các từ khoá. Người dùng mong muốn đạt được điều gì đó cụ thể từ việc sử dụng sản phẩm của bạn thì hình ảnh sẽ truyền đạt cho họ cách để đạt được kết quả đó. Hãy minh hoạ nó.

3. Hãy trình bày súc tích và tập trung vào chủ để, đừng lan man.

Tâp trung vào chủ đề đang viết, cho dù đó là một chủ đề rộng hay hẹp thì việc giữ cho nó tập trung sẽ giúp khuyến khích người dùng truy cập website ở lại với bạn đến cuối trang, nơi họ có thể có xu hướng phản hồi đến CTA (Lời kêu gọi hành động) hay Nút Mua hoặc nhấp vào các liên kết bạn muốn.

Việc tập trung vào chủ đề viết sẽ còn giúp cho bộ máy tìm kiếm hiểu rõ hơn những thứ mà website hay trang của bạn đang hướng tới.

Phần cuối cùng, hãy truyền đạt những mà một website đang làm dựa trên yếu tố SEO. Làm cho website của bạn trở nên dễ hiểu chính là ý nghĩa của từ “O” trong SEO (Search Engine Optimization). Hãy tối ưu !

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Digital Marketing – Hiểu một cách bài bản và học thuật nhất (P3)

Cho đến khi bạn đọc bài viết này tại thời điểm hiện tại thì tôi vẫn tin rằng có rất rất nhiều bạn, kể cả những bạn đã đi làm tạm gọi là “Digital Marketing” được vài năm thì các bạn vẫn hiểu một cách “mơ hồ” và rời rạc về bản chất của Digital Marketing. Ở bài viết này bạn sẽ tìm được điều gì ?

Digital-Marketing-2-marketing-trips

  • Digital Marketing là gì
  • Vai trò của Digital Marketing trong doanh nghiệp
  • Phân biệt Digital Marketing và Marketing Online
  • Các thành phần hay loại hình (Channel, Tools…) của Digital Marketing
  • Làm Digital Marketing là làm gì
  • Và nhiều hơn thế nữa

Các bạn xem lại phần 1 và 2 ở link bên dưới:

5. Affiliate Marketing

Đây là một hình thức quảng cáo dựa trên hiệu suất khi bạn nhận được hoa hồng để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của người khác trên website hay kênh của mình. Các kênh tiếp thị liên kết thường bao gồm:

  • Lưu trữ quảng cáo video thông qua Chương trình Đối tác của YouTube.
  • Đăng link liên kết từ các tài khoản truyền thông mạng xã hội của bạn.
  • Đặt banner, bài viết hay link… của đối tác liên kết (Advertiser) lên website của người chạy chương trình liên kết (Publisher).

6. Native Advertising

Native Advertising hay còn gọi là “quảng cáo tự nhiên” đề cập đến các quảng cáo chủ yếu dựa trên nội dung và nổi bật trên nền tảng cùng với các nội dung không phải trả tiền khác.

Mặc dù cũng mới được phát triển rầm rộ trong vàì năm trở lại đây tuy nhiên quảng cáo tự nhiên hay native advertising lại nhận được sự chú ý rất lớn bởi tính hiệu quả của nó. Như hình bên dưới là một ví dụ về hình thức này. Đặc điểm nổi bật của hình thức này là tính “tự nhiên”, nội dung quảng cáo được lồng ghép một cách “ngẫu nhiên” vào các nội dung khác trên website (app). Những native ads thường có hình ảnh, tiêu đề và một phần mô tả nhỏ để tăng cường CTA (call to action).

digital marketing - marketingtrips

 

7. Marketing Automation

Marketing Automation tạm dịch là tự động hóa tiếp thị đề cập đến các phần mềm phục vụ cho việc tự động hóa các hoạt động marketing cơ bản của doanh nghiệp. Nhiều bộ phận marketing có thể tự động hóa các nhiệm vụ lặp đi lặp lại mà bạn thường làm bằng tay, chẳng hạn như:

Bản tin email: Tự động hóa email không chỉ cho phép bạn tự động gửi email đến người đăng ký của bạn. Nó cũng có thể giúp bạn thu nhỏ và mở rộng danh sách liên lạc của bạn khi cần để bản tin của bạn chỉ đến những người muốn xem chúng trong hộp thư đến của họ.
Lập lịch đăng bài trên mạng xã hội: Nếu bạn muốn tăng sự hiện diện của tổ chức của mình trên mạng xã hội, bạn cần đăng bài thường xuyên. Các công cụ lập lịch truyền thông xã hội giúp đẩy tự động nội dung của bạn lên các kênh truyền thông xã hội, vì vậy bạn có thể dành nhiều thời gian hơn để tập trung vào chiến lược nội dung.

Quy trình công việc nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng: Tạo khách hàng tiềm năng và chuyển đổi những khách hàng tiềm năng đó thành khách hàng, có thể là một quá trình lâu dài. Bạn có thể tự động hóa quy trình đó bằng cách gửi các email và nội dung cụ thể khi chúng phù hợp với các tiêu chí nhất định, chẳng hạn như khi có ai đó tải xuống và mở ebook của bạn thì bạn nên gửi gì ? Hãy làm chúng một cách tự động.

Theo dõi và báo cáo chiến dịch: Một chiến dịch marketing có thể bao gồm rất nhiều người khác nhau, nhiều email khác nhau, nhiều nội dung khác nhau, hoặc cũng có thể nhiều website khác nhau và hơn thế nữa. Tự động hóa marketing có thể giúp bạn sắp xếp mọi thứ bạn làm theo chiến dịch mà bạn muốn và sau đó theo dõi hiệu suất của chiến dịch đó dựa trên tiến trình mà tất cả các thành phần này tạo ra theo thời gian.

8. Email Marketing

Các công ty thường sử dụng email marketing như một cách để giao tiếp với khách hàng của họ. Email thường được sử dụng để quảng bá nội dung, giảm giá và sự kiện, cũng như để hướng mọi người tới website của doanh nghiệp cho một sự kiện nào đó. Các loại email bạn có thể gửi trong chiến dịch email marketing bao gồm:

  • Blog đăng ký bản tin.
  • Email tới khách truy cập website đã tải xuống một cái gì đó.
  • Email chào mừng khách hàng mới
  • Email Khuyến mãi ngày lễ cho các khách hàng trung thành

9. PR Online

PR Online là một loạt các hoạt động nhằm bảo vệ độ bao phủ của “earned online media – kênh thảo luận về thương hiệu” gắn liền với xuất bản số (digital puclications), xuất bản nội dung (blog) và các website dựa trên nội dung khác (content-based-website). PR online cơ bản giống như PR truyền thống, chỉ khác về môi trường trực tuyến (online) so với môi trường ngoại tuyến (offline). Các cách thức bạn có thể sử dụng để tối đa hóa các nỗ lực PR Online của mình bao gồm:

Tiếp cận cộng đồng thông qua phương tiện truyền thông xã hội: Chẳng hạn, nói chuyện với các nhà báo trên Twitter là một cách tuyệt vời để phát triển mối quan hệ với báo chí tạo ra cơ hội earned-media cho công ty của bạn.

Thu hút các đánh giá trực tuyến về công ty của bạn: Khi ai đó đánh giá công ty của bạn trực tuyến, cho dù đánh giá đó là tốt hay xấu, cơ bản thì bản năng của bạn có thể không “chạm” hay cảm nhận hết được. Ngược lại, đánh giá công ty hấp dẫn giúp bạn nhân cách hóa thương hiệu của bạn và cung cấp thông điệp mạnh mẽ nhằm bảo vệ danh tiếng của thương hiệu.

Thu hút ý kiến trên trang web hoặc blog cá nhân của bạn: Tương tự như cách bạn phản hồi đánh giá về công ty của bạn, trả lời những người đang đọc nội dung của bạn là cách tốt nhất để tạo ra cuộc trò chuyện hiệu quả trong ngành của bạn.

Ngoài ra thì thông báo báo chí, xuất bản các Editorial, Testimonial…online cũng một là trong những cách tiếp cận hiệu quả giúp bảo vệ và tạo danh tiếng cho thương hiệu của bạn.

10. Inbound Marketing

Inbound Marketing đề cập đến một phương pháp marketing trong đó bạn thu hút, tương tác và làm hài lòng khách hàng ở mọi giai đoạn của hành trình mua hàng. Bạn có thể sử dụng mọi chiến thuật digital marketing được liệt kê ở trên, trong suốt chiến lược inbound marketing, để tạo trải nghiệm khách hàng, làm việc với khách hàng chứ không phải chống lại họ.

11. Nội dung được tài trợ

Với nội dung được tài trợ, bạn với tư cách là một thương hiệu trả phí cho một công ty hoặc tổ chức khác để tạo và quảng bá nội dung thảo luận về thương hiệu hoặc dịch vụ của bạn theo một cách nào đó.

Một loại nội dung được tài trợ phổ biến là influencer marketing. Với loại nội dung được tài trợ này, một thương hiệu tài trợ cho một người có ảnh hưởng trong ngành của mình để xuất bản các bài đăng hoặc video liên quan đến công ty trên phương tiện truyền thông xã hội hoặc cái kênh truyền thông khác.

Một số loại nội dung được tài trợ khác có thể là một bài đăng trên blog hoặc bài viết được viết để làm nổi bật một chủ đề, dịch vụ hoặc thương hiệu trên các website hoặc các kênh khác.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Digital Marketing – Hiểu một cách bài bản và học thuật nhất (P2)

Cho đến khi bạn đọc bài viết này tại thời điểm hiện tại thì tôi vẫn tin rằng có rất rất nhiều bạn, kể cả những bạn đã đi làm tạm gọi là “Digital Marketing” được vài năm thì các bạn vẫn hiểu một cách “mơ hồ” và rời rạc về bản chất của Digital Marketing. Ở bài viết này bạn sẽ tìm được điều gì ?

Digital-Marketing-2-marketing-trips

  • Digital Marketing là gì
  • Vai trò của Digital Marketing trong doanh nghiệp
  • Phân biệt Digital Marketing và Marketing Online
  • Các thành phần hay loại hình (Channel, Tools…) của Digital Marketing
  • Làm Digital Marketing là làm gì
  • Và nhiều hơn thế nữa

Ở phần 1 chúng ta đã cơ bản hiểu: digital marketing là gì, vai trò của digital marketing trong doanh nghiệp cũng như đã phân biệt được digital marketing khác marketing online như thế nào rồi.

Tiếp ở phần 2 này, chúng ta sẽ đi tiếp những phần cơ bản còn lại của digital marketing như: các thành phần của digital marketing, làm digital marketing là làm gì, và một số thông tin khác về bản chất của digital marketing.

Các thành phần chính của Digital Marketing bao gồm:

  • SEO
  • Content Marketing
  • Social Media Marketing
  • PPC – Pay Per Click
  • Affiliate Marketing
  • Native Advertising
  • Marketing Automation
  • Email Marketing
  • PR Online
  • Inbound Marketing
  • Sponsored Content

1. SEO – Search Engine Optimization

Đây là quá trình tối ưu hóa website của bạn để tăng “xếp hạng” cao hơn trong các trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERPs – Search Engine Results Page), do đó làm tăng lưu lượng truy cập không phải trả tiền (Organic Traffic) mà website của bạn nhận được. Các kênh được hưởng lợi từ SEO bao gồm các website, App, blog và infographics.

Có một số cách để tiếp cận SEO để tạo lưu lượng truy cập đủ điều kiện đến website của bạn. Bao gồm 3 phần chính:

  • Thứ nhất là SEO Onpage

Loại SEO này tập trung vào tất cả các nội dung tồn tại onpage hay “trên trang” khi bạn nhìn vào một website nào đó. Bằng cách nghiên cứu từ khóa cho khối lượng tìm kiếm và ý định (hoặc ý nghĩa) của chúng, bạn có thể trả lời câu hỏi cho người đọc và xếp hạng cao hơn trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERPs) mà những câu hỏi đó tạo ra.

  • Thứ hai là SEO Offpage

Loại SEO này tập trung vào tất cả các hoạt động diễn ra bên “ngoài trang” khi muốn tối ưu hóa website của bạn. Bạn có thể thắc mắc: “Hoạt động nào không có trên website của tôi sẽ ảnh hưởng đến thứ hạng của website?”. Câu trả lời là các inbound links (liên kết đến website) hay còn được gọi là backlinks (liên kết ngược).

Số lượng các website hay nhà xuất bản (Publisher) liên kết với bạn và “thẩm quyền” tương đối của những nhà xuất bản đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ xếp hạng của bạn đối với các từ khóa bạn quan tâm. Bằng cách kết nối với các nhà xuất bản khác, viết bài đăng của khách trên các website (và liên kết trở lại trang web của bạn) và tạo sự chú ý từ bên ngoài, bạn có thể kiếm được các liên kết ngược (backlinks) mà bạn cần để đưa website của bạn lên trên tất cả các SERPs phù hợp.

  • Thứ ba là SEO Technical (SEO kỹ thuật)

Loại SEO này tập trung vào phần backend (nền tảng kỹ thuật của website) của website của bạn và cách các trang của bạn được code (mã hóa). Nén hình ảnh, dữ liệu có cấu trúc và tối ưu hóa tệp CSS là tất cả các hình thức SEO kỹ thuật có thể tăng tốc độ tải của website của bạn – một yếu tố xếp hạng quan trọng trong mắt của các công cụ tìm kiếm như Google hay Bing.

2. Content Marketing

digital marketing là gì

Thuật ngữ này biểu thị việc tạo (Creation) và quảng bá (Promotion hay Marketing) tài sản nội dung của bạn cho mục đích tạo ra nhận thức về thương hiệu, tăng trưởng lưu lượng truy cập (traffic), tạo khách hàng tiềm năng. Các kênh có thể đóng một phần trong chiến lược content marketing của bạn bao gồm:

  • Viết Blog

Viết và xuất bản bài viết trên blog (website) của công ty giúp bạn thể hiện chuyên môn trong ngành và tạo lưu lượng tìm kiếm không phải trả tiền cho doanh nghiệp của bạn. Điều này cuối cùng mang đến cho bạn nhiều cơ hội hơn để chuyển đổi khách truy cập website thành khách hàng tiềm năng, từ đó có thể hỗ trợ nhiều cho đội ngũ sales của bạn.

  • Ebooks

Ebooks và những nội dung dài tương tự giúp giáo dục thêm cho khách truy cập website của bạn. Nó cũng cho phép bạn trao đổi nội dung để lấy thông tin liên hệ của người đọc, tạo khách hàng tiềm năng cho công ty của bạn và đưa mọi người đi qua hành trình mua hàng – Customer Journey.

  • Infographics

Đôi khi, độc giả muốn bạn thể hiện chứ không chỉ là những lời nói. Infographics là một dạng nội dung trực quan giúp khách truy cập website hình dung ra một khái niệm mà bạn muốn giúp họ tìm hiểu một cách tốt nhất.

3. Social Media Marketing

Social Media Marketing giúp thúc đẩy thương hiệu và nội dung của bạn trên các kênh truyền thông xã hội để tăng nhận thức về thương hiệu, thúc đẩy lưu lượng truy cập và tạo khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp của bạn. Các kênh bạn có thể sử dụng trong Social Media Marketing hay tiếp thị truyền thông xã hội bao gồm:

  • Facebook.
  • Twitter.
  • LinkedIn.
  • Instagram.
  • Snapchat.
  • Pinterest.

4. Pay Per Click – PPC

PPC là một phương pháp hướng lưu lượng truy cập (traffic) đến website của bạn bằng cách trả tiền cho nhà xuất bản (Publisher) mỗi khi quảng cáo của bạn được nhấp (Click). Một trong những loại PPC phổ biến nhất là Quảng cáo Google, cho phép bạn trả tiền cho các vị trí hàng đầu trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm của Google với cách tính giá “mỗi lần nhấp” của các liên kết bạn đặt. Các kênh khác mà bạn có thể sử dụng PPC bao gồm:

  • Quảng cáo trả tiền trên Facebook: Tại đây, người dùng có thể trả tiền để tùy chỉnh video, bài đăng hình ảnh hoặc trình chiếu, mà Facebook sẽ xuất bản lên các bản tin của những người phù hợp với đối tượng doanh nghiệp của bạn.
  • Chiến dịch quảng cáo Twitter: Tại đây, người dùng có thể trả tiền để đặt một loạt bài đăng hoặc profile Badges (tài khoản cá nhân được chứng thực có dấu tick) cho nguồn cấp tin tức (Newfeeds) của một đối tượng cụ thể, tất cả tuỳ thuộc vào tiêu cụ thể cho doanh nghiệp của bạn. Mục tiêu này có thể là lưu lượng truy cập website, nhiều người theo dõi Twitter hơn, tương tác trên tweet hoặc thậm chí tải xuống ứng dụng.
  • Tin nhắn được tài trợ trên LinkedIn: Tại đây, người dùng có thể trả tiền để gửi tin nhắn trực tiếp đến người dùng LinkedIn cụ thể dựa trên ngành và nền tảng của họ.

 

Hết phần 2 ! Các bạn nhớ theo dõi phần 3 nhé, vì nội dung hơi dài (full bài khoảng 5000 từ) nên MarketingTrips tách thành nhiều phần cho các bạn dễ theo dõi.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Tổng hợp các thuật ngữ về Content Marketing cho Marketers

Dù bạn đang làm việc trong lĩnh vực marketing hay content marketing, tổng hợp các thuật ngữ về Content Marketing dưới đây sẽ vô cùng hữu ích.

các thuật ngữ về Content Marketing
Tổng hợp các thuật ngữ về Content Marketing mà một Marketer cần biết

Riêng với Marketing nói chung và content marketing nói riêng thì những thuật ngữ đôi khi không chỉ được dịch theo nghĩa đen mà còn được dịch theo nghĩa bóng hoặc theo ngữ cảnh (Contextual).

Dưới đây là tổng hợp các thuật ngữ về Content Marketing mà một Marketer nên biết.

1. Content Marketing.

Content Marketing hay tiếp thị nội dung dùng để chỉ một chiến lược hoặc chiến thuật (tactic) tiếp thị hay marketing của doanh nghiệp, cũng như nhiều chiến thuật khác như: SEO, PPC, Social Media…

Tuỳ vào mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp ở từng giai đoạn mà doanh nghiệp chọn những chiến thuật linh hoạt và phù hợp.

Nhìn vào cụm từ chúng ta cũng có thể thấy Content Marketing có 2 phần là Content và Marketing. Dùng Content hay nội dung để làm tiếp thị hay Marketing. Nội dung ở đây được hiểu có 4 loại chính là: Video, Hình ảnh, văn bản (Textual) và infographics.

Xem thêm: Content Marketing là gì? Làm Content Marketing là làm gì?

2. Big Idea

Big Idea hay ý tưởng lớn là “huyết mạch” để bạn bắt đầu một chiến lược Content Marketing. Nó là phần đầu tiên của một bản chiến lược hoặc chiến thuật Content Marketing tổng thể.

Big Idea thường được “lấy cảm hứng” từ Brand Strategy (Chiến lược thương hiệu) hoặc Marketing Strategy (Chiến lược Marketing) của sản phẩm hay nhãn hàng trong một thời kì nhất định.

Chúng ta có thể hình dung Big Idea qua một ví dụ đơn giản như: Nhãn hàng Strongbow đang cần một chiến lược định vị tổng thể để xây dựng mối liên hệ của nhãn hàng với giới trẻ chẳng hạn, Big Idea khi này có thể là “Chill” – Một xu hướng (Trends) của giới trẻ dùng để chỉ một cảm xúc trải nghiệm thú vị.

Xem thêm: Big Idea là gì? Tìm kiếm và phát triển Big Idea

3. Content Strategy.

Content Strategy (còn được hiểu là chiến lược nội dung) đây là việc đưa ra những định hướng, nguyên tắc, cách thức, nền tảng, chiến thuật,.. để từ đó xây dựng nội dung cho các kênh tiếp thị.

Chiến lược nội dung thường gắn liền với các yêu cầu của Brand trong từng giai đoạn cụ thể, Chẳng hạn nếu mục tiêu của Brand là Brand Awareness thì chiến lược nội dung sẽ khác hoàn toàn với chiến lược nội dung cho mục tiêu của Brand là Brand Love…

Chiến lược nội dung hiệu quả phải được xây dựng dựa trên 4 yếu tố chính: sản phẩm hay brand, đối thủ, khách hàng và thị trường.

4. Content Direction.

Một thuật ngữ tiếp theo được sử dụng phổ biến trong Content Marketing đó là Content Direction.

Content Direction là định hướng nội dung, phần này là phần triển khai ý từ Big Idea hay Content Strategy ở các phần trước. Ở từng phân đoạn khác nhau Content Direction có thể có nội dung cụ thể khác nhau.

Chẳng hạn nếu xây dựng chiến lược nội dung theo hành trình mua hàng (Customer Journey) thì Content Direction có thể được phân thành các định hướng như: Content Direction để xây dựng độ nhận biết, Content Direction để xây dựng xây dựng hành động của khách hàng…

5. Content Description.

Content Description là mô tả nội dung. Từ các Idea và direction, người làm Content Marketing cần “làm rõ” một cách tương đối về các ý tưởng và hướng đi đó.

Chẳng hạn quay lại ví dụ về “Chill”, cái bạn cần làm là mô tả “Chill” như thế nào, bạn mời KOL quay một cái Viral Video chẳng hạn…

6. Content Hypothesis.

Content Hypothesis là giả thuyết nội dung. Một nội dung bạn đưa ra cần được liệt kê các giả thuyết để làm cho các nội dung có tính thuyết phục.

Ví dụ: Bạn giả thuyết là người dùng sẽ chụp một tấm hình “Chill” rồi post lên facebook sau khi xem Viral Clip mà bạn đã làm chẳng hạn.

7. Content Curation.

Đây là quy trình xác định, thu thập các nội dung có liên quan đến một chủ để hoặc một lĩnh vực cụ thể. Dịch vụ hoặc người thực thi Content Curation được gọi là Curator.

Xem thêm: Content là gì? Các lý thuyết về Content trong Marketing

8. Editor.

Editor chính là các biên tập viên, đây là người có quyền đưa lên những nội dung vào nhiều kênh khác nhau thông qua những quy định, nguyên tắc cho trước. (Không phải chịu bất kỳ sự kiểm duyệt nào khi đưa ra nội dung).

9. Curator.

Đóng vai trò tìm kiếm, chắt lọc những nội dung tốt cho những chủ đề được yêu cầu và đưa chúng tới độc giả.

10. Nurture.

Nurtune cũng là một thuật ngữ khá phổ biến trong Content Marketing. Là công đoạn gợi ý, Nurture cung cấp tất cả những thông tin mà khách hàng tiềm năng đang kiếm tìm ở những giai đoạn trước khi thực hiện mua, bán sản phẩm hoặc dịch vụ.

11. Persona

Persona là một bản liệt kê các thông tin như độ tuổi, sở thích, nhu cầu, tính cách, nhân chủng, thu nhập và các hành vi tiêu dùng của các nhóm khách hàng khác nhau.

Một Persona thưởng đại diện cho một nhóm khách hàng cụ thể như: Persona của nhóm mua BĐS để đầu tư chẳng hạn, sẽ liệt kê tất tần tật về việc xác định “họ là ai”.

12. Buyer hay Customer Journey.

Buyer hay Customer Journey là hành trình mua hàng. Tuỳ thuộc vào ngành hàng, thị trường…mà hành trình mua hàng thường khác nhau ở từng ngành hoặc sản phẩm.

Với Content Marketing, việc nghiên cứu hành trình mua hàng cho phép người làm Content hiểu và đáp ứng “nhu cầu” nội dung phù hợp ở từng giai đoạn.

Nghiên cứu từ khoá là một trong những biện pháp giúp người làm nôi dung hiểu được khách hàng trong hành trình mua hàng.

13. Content Map.

Đây chính là một kho nội dung đáp ứng được các nhu cầu nội dung tại cả một quá trình Customer Journey.

Xem thêm: Content Mapping là gì? Cách xây dựng Content Map

14. Editorial Calendar.

Đây chính là lịch trình của các nội dung đang được xuất bản theo chủ đề tại những kênh khác nhau với từng nhóm persona riêng biệt.

15. Editorial Guidelines.

Là các yêu cầu về thể loại, phong cách, chủ đề nội dung đối với từng kênh khi thực hiện xuất bản thông tin.

16. Channel Manager.

Chính là nhóm người chia sẻ, phát tán các nội dung nhất định trên các kênh cố định như G+, Zalo, Facebook,…

17. Response Manager.

Vai trò của nhóm người này chính là lắng nghe, theo dõi, quan sát các tương tác trên mạng xã hội, thực hiện một vài quyền hành nhất định để đại diện cho công ty đưa ra các tương tác như trả lời, bình luận,…

18. CopyWriting.

Copywriter là khái niệm đề cập những người nắm bắt vai trò sản xuất nội dung sáng tạo (gồm có Chữ, văn bản, hình ảnh, âm thanh…).

Tất cả những hoạt động Copywriting đều phục vụ cho việc xây dựng thương hiệu, quảng cáo, truyền thông sản phẩm/dịch vụ… trong những chiến dịch marketing tại doanh nghiệp.

Họ cũng là những người nắm giữ vị trí quan trọng bậc nhất, bởi chỉ có nội dung thu hút, sáng tạo thì mới truyền đạt được thông điệp chính xác tới nhóm khách hàng mục tiêu. Từ đó mới tạo dựng được niềm tin và kích thích họ hành động.

Lấy ngôn từ làm vũ khí, Copywriter còn phải làm công việc tương tác để tạo niềm tin, lòng trung từ khách hàng với doanh nghiệp.

19. Content Shock.

Đây chính là sự bùng nổ content bởi hiện nay hoạt động content marketing ngày càng phổ biến và xuất hiện tràn ngập. Việc làm cho nội dung của bạn được khác biệt và gây sự chú ý có lẽ là điều được ưu tiên hàng đầu.

20. Cornerstone Content.

Đây được hiệu là nội dung nền tảng, nó gồm những thông tin cơ bản, quan trọng, không thể thiếu trong các trang web để trả lời được các câu hỏi phổ biến, làm sáng tỏ vấn đề, hoặc bao gồm tất cả những yêu cầu cần thiết.

Ở từng trang nội dung nền tảng thì sẽ cần có một trang chủ gồm những nội dung liên quan. Tại đây có những nhóm thông tin cần thiết, cơ bản và không thể thiếu.

21. Keyword.

Đây chính là thuật ngữ dùng để xác định nội dung trên một website. Keyword sẽ xuất hiện ở tiêu đề chính, phụ, đồng thời được lặp nhiều lần trong 1 bài viết. Từ khóa thường sẽ được xác định cụ thể trong khâu quản lý nội dung.

Từ khoá sẽ được tìm kiếm và xây dựng thông qua các công cụ để tạo nên chủ đề cho 1 trang web cụ thể. Nó càng phát huy được hiệu quả tối đa khi viết trang văn bản.

Công cụ tìm kiếm sẽ không thể xác định hay tìm kiếm được nội dung cho tệp video, âm thanh, nên việc tìm kiếm từ khóa sẽ đóng vai trò nền tảng, quan trọng nhất khi sản xuất ra nội dung cho độc giả.

22. Link Building.

Không chỉ là thuật ngữ phổ biến trong SEO, Link Building cũng khá thông dụng với những ai làm việc trong lĩnh vực Content Marketing.

Link Building đề cập đến xây dựng liên kết giữa những nội dung trực tuyến. Thông qua Link Building, các công cụ tìm kiếm sẽ có thể thu thập được thông tin và tìm kiếm chính xác nội dung cần viết ở web. Đây cũng là loại tiền tệ của người viết nội dung.

Nên nhớ càng có nhiều liên kết chất lượng hướng tới 1 trang thì trang đó càng có thứ hạng cao trên google.

23. Backlink.

Backlink hay Backlinks trong tiếng Việt có nghĩa là liên kết ngược, khái niệm đề cập đến các liên kết (Link) được trỏ từ một trang (webpage) tới các trang hay website khác nhau.

Backlink được coi là một trong số các chỉ số quan trọng được sử dụng để đánh giá mức độ phổ biến của một website nhất định.

Backlink là 1 trong các KPIs phổ biến với người làm Content Marketing và SEO.

24. Blogging.

Chính là nơi xuất bản nội dung, bạn cũng có thể hiểu đơn giản từ “blog” từ được viết ngắn đi của “weblog”, nó là sự kết hợp hoàn hảo của “web” và “log”.

Vào những năm 1990, viết blog thường viết giống như nhật ký. Tuy nhiên sang tới năm 2000 thì hoạt động này đã phát triển mạnh mẽ hơn rất nhiều để thống trị xuất bản trực tuyến.

25. Infographics.

Thuật ngữ phổ biến cuối cùng về Content Marketing mà bạn cũng không thể bỏ qua đó là Infographics hay Đồ hoạ thông tin.

Infographics là một loại áp phích kỹ thuật số gồm có rất nhiều thông tin như sự việc, hình ảnh, font chữ đẹp, hấp dẫn và bắt mắt. Đồng thời nó cũng có rất nhiều loại.

Infographics nếu có sự kết hợp hoàn hảo giữa văn bản và hình ảnh thì có thể đạt được hiệu quả tối đa khi truyền đạt một sự kiện có liên quan tới chủ để nhất định.

Phần lớn các nghiên cứu hiện nay đều chúng minh rằng, nếu các doanh nghiệp sử dụng infographics thì số lượng người truy cập sẽ tăng gấp 12% so với việc không sử dụng.

Nói một cách dễ hiểu, khi dùng infographic sẽ nhận được nhiều sự chú ý hơn so với một bài viết chỉ có toàn chữ là chữ (Textual).

Tuy nhiên để sở hữu một infographics tốt thì chắc chắn người làm sẽ cần phải đầu tư rất nhiều thời gian công sức.

Do đó, hãy làm thật kỹ nó ngay từ ban đầu, cần biến infographics thành một sản phẩm đẹp và ấn tượng cực mạnh. Và chắc chắn đối tượng bạn đang hướng tới sẽ yêu thích.

Kết luận.

Hy vọng với những thuật ngữ tương đối phổ biến nói trên về content marketing, bạn sẽ có những góc nhìn chuyên nghiệp hơn trong ngành nghề của mình.

Xem thêm: Content là gì? Các lý thuyết về Content trong Marketing

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh – MarketingTrips

Case Study: 6 chiến thuật Content Marketing có khả năng “chuyển đổi” tốt nhất (P2)

Với rất nhiều nội dung được chia sẻ và lan truyền hàng ngày trên các phương tiện truyền thông, làm thế nào để một thương hiệu có thể tạo và phân phối một chiến thuật Content Marketing “độc” và thu hút đến đối tượng mục tiêu của mình.

Case Study: 6 chiến thuật Content Marketing có khả năng "chuyển đổi" tốt nhất (P2)
Case Study: 6 chiến thuật Content Marketing có khả năng “chuyển đổi” tốt nhất (P2)

Bằng nhiều phương pháp khác nhau, chúng tôi đã xây dựng và tổng hợp 6 cách tuyệt vời để xây dựng nội dung, những câu chuyện thành công thực tế.

Mỗi câu chuyện thể hiện một cách “chân thực” về cách mà Content Marketing có thể sử dụng và chuyển đổi khách hàng mục tiêu của mình từ một Audience (đối tượng) đến một Buyer (người mua hàng).

Chiến thuật (Tactic) 4 – Nội dung do người dùng tạo ra (User-generated content).

Case study: Stewart Surfboards

Là một thương hiệu mang tính biểu tượng ở San Clemente, California, Mỹ. Stewart Surfboards cung cấp các ván lướt sóng tùy chỉnh theo kiểu nghệ thuật, thủ công trong một ngành công nghiệp mà sản phẩm đã trở thành hàng hóa chung (commodidy).

Đối tượng mục tiêu của Stewart Stewart là những người đàn ông trung niên, họ gọi những người này là những “người cha lướt sóng – surfer dads”, Stewart đã tìm cách biến đổi những những tấm ván biểu tượng cho người cha (Dad Board) này thành những tấm ván di sản của gia đình (Family Legacy Board).

Họ đã phát triển một chiến lược thông qua Instagram liên quan đến nội dung do người dùng tạo ra, user-generated content strategy.

Emmy Ciabattoni, người quản lý nội dung và truyền thông xã hội cho Brand Buddha, một công ty về tư vấn thương hiệu làm việc với Stewart Surfboards đã giải thích những gì họ đã làm. Một phần của chiến lược Instagram là tạo nội dung liên quan đến du lịch, một danh mục có thể áp dụng ở mọi lứa tuổi và gắn chặt với ngành công nghiệp lướt sóng.

Nó đã thêm tên thương hiệu để tạo ra trải nghiệm của Stewart Stewart Surf trên Instagram, chia sẻ một bức ảnh của một khách hàng trên một tấm ván dài của Stewart ở một nơi kỳ lạ trong khi truyền thông tác động toàn cầu của Stewart.

Đối với tất cả các mẫu nội dung được chia sẻ trên trang Instagram của Stewart Stewart, Stewart cũng đăng nó lên mục “Story” của mình để tiếp tục tăng thêm tương tác. Trong thời gian ra mắt, Stewart đã đăng bốn bài đăng trên Instagram và bốn Story đi kèm mỗi tuần.

Gần đây, Stewart đã đặt ra câu hỏi “Tấm ván lướt sóng của Stewart đã đưa bạn đến đâu?” bằng cách sử dụng tính năng hỏi đáp Instagram để cho phép mọi người trả lời tới các Story trên Instagram của mình.

Thương hiệu này đã nhận được 47 câu trả lời khá thú vị và hài hước. Stewart đã biến các bài đăng của người dùng thành một video để tái sử dụng trên tất cả các kênh truyền thông xã hội để giới thiệu tất cả các địa điểm trên thế giới của nó.

Kết quả (tất cả các số liệu thống kê trên Instagram) trong giai đoạn ra mắt:

  • Lượt xem Story tăng trung bình hàng tháng là 272% từ 500 views lên 1500 views

Mẹo: Hãy cung cấp “không gian” cho khách hàng của bạn để họ có thể chia sẻ câu chuyện của họ trên các kênh nơi họ sống. Thông qua đó thương hiệu của bạn được họ Mention” một cách tự nhiên nhất.

Chiến thuật (Tactic) 5 – Tập trung vào SEO “ngách”

Case study: Florida Physical Medicine

Theo Ông Maria Mora, phó chủ tịch chiến lược sáng tạo và nội dung tại Big Sea, Marketing Agency của Florida Phys Medicine, cho biết, Florida Physical Medicine muốn phát triển một chiến dịch Marketing tập trung vào SEO khách hàng bằng cách sử dụng từ khoá định hướng nội dung (keywords-driven-content).

Ngách SEO của nó là điều trị từ các chấn thương gặp phải trong các vụ tai nạn ô tô thay vì tập trung rộng hơn vào các ca phẫu thuật liên quan đến khớp. Họ đã tập trung với các nhóm từ khóa thích hợp này trong 4 đến 6 tháng, với một lịch trình sản xuất nội dung liên tục và đều đặn.

Florida Physical Medicine đã tìm cách để đứng TOP trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm về các thuật ngữ liên quan đến tai nạn xe hơi và các thương tích và quá trình hậu quả.

Họ đã tạo ra nội dung có giá trị cao để trả lời các vấn đề thực sự của người bị nạn (mục tiêu là xây Brand Awareness) và cuối cùng khiến những nhóm đối tượng đó yêu cầu được tư vấn miễn phí để xác định hướng điều trị tốt nhất (mục tiêu là Lead Generation).

Họ đã theo dõi các email tự động và quảng cáo nhắm mục tiêu lại (Re-Target) để cung cấp các tài nguyên liên quan và khuyến khích các người bị nạn lên lịch hẹn trực tuyến (Mục tiêu là Conversion).

Kết quả sau bốn đến sáu tháng:

  • Tăng 153% phiên (Sessions) trên website hàng năm
  • Tăng 121% lượng khách hàng tiềm năng hàng năm
  • Tăng 152% nhóm các từ khoá trong TOP 10 hàng năm

Mẹo: Tập trung nhóm từ khóa của bạn vào một phân khúc thích hợp trong ngành (Niche Market) và xem xét phễu bán hàng (Sales Funnel) một cách kỹ lưỡng.

Chiến thuật (Tactic) 6 – Hoạch định nội dung định hướng dữ liệu (Data-driven Content Planning)

Case study: LogoMaker

LogoMaker là một nền tảng tự thiết kế cho phép khách hàng tạo ra logo trong vài phút. Chủ doanh nghiệp nhỏ và người khởi nghiệp chiếm phần lớn đối tượng mục tiêu.

LogoMaker thực hiện chiến lược tiếp thị nội dung tập trung vào thông tin (Information-guide-focused content marketing strategy), dựa trên dữ liệu và nghiên cứu từ khoá trong việc thiết kế logo, xây dựng thương hiệu và tất cả mọi thứ cho “Start-up” (Khởi nghiệp).

Kế hoạch tập trung vào nội dung sẽ làm cho người dùng cảm thấy việc tạo ra một logo trông chuyên nghiệp dễ dàng đến như thế nào. Các chủ đề bài đăng trên blog tập trung vào các khía cạnh thiết kế logo như hình dạng, màu sắc, kiểu phông chữ và bố cục.

Công ty cũng có các bài viết hướng dẫn về Marketing cho doanh nghiệp nhỏ và nhu cầu của các công ty mới thành lập, chẳng hạn như cách đặt tên doanh nghiệp của bạn, cách đăng ký thương hiệu logo và cách tạo logo cho một ngành cụ thể…

Kế hoạch nội dung cũng được thiết kế cho dài hạn. Ví dụ, một bài viết năm 2012 về cách tạo chữ ký email (Gmail) với logo vẫn nhận được gần 5.000 lượt truy cập mỗi tháng cho đến bây giờ.

Audrey Giorgenburgh, cựu chiến lược gia SEO tại LogoMaker, chia sẻ kết quả như sau:

  • Tăng 47% các phiên blog hàng năm (Sessions)
  • Doanh thu tăng 548% so với năm trước
  • Người dùng mới tăng 49% so với năm trước

Mẹo: Sử dụng dữ liệu, bao gồm tìm kiếm từ khóa, để lập kế hoạch và ưu tiên tạo nội dung.

Kết.

Khi Content Marketing tiếp tục phát triển như một ưu tiên của các công ty, đặc biệt là đối với những công ty có chu kỳ bán hàng dài hơn và phức tạp hơn, 6 chiến thuật thành công này có thể đóng vai trò là nguồn cảm hứng và ví dụ về những gì chúng ta có thể làm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips

Case Study: 6 chiến thuật Content Marketing có khả năng “chuyển đổi” tốt nhất (P1)

Với rất nhiều nội dung được chia sẻ và lan truyền hàng ngày trên các phương tiện truyền thông, làm thế nào để một thương hiệu có thể tạo và phân phối nội dung phù hợp và thu hút đến đối tượng mục tiêu của mình.

Case Study: 6 chiến thuật Content Marketing có khả năng "chuyển đổi" tốt nhất (P1)
Case Study: 6 chiến thuật Content Marketing có khả năng “chuyển đổi” tốt nhất (P1)

Bằng nhiều phương pháp khác nhau, chúng tôi đã xây dựng và tổng hợp 6 cách tuyệt vời để xây dựng nội dung, những câu chuyện thành công thực tế. Mỗi câu chuyện thể hiện một cách “chân thực” về cách mà Content Marketing có thể sử dụng và chuyển đổi khách hàng mục tiêu của mình từ một Audience (đối tượng) đến một Buyer (người mua hàng).

Chiến thuật (Tactic) 1 – Nghiên cứu.

Case study: Shutterstock Creative Trends – Xu hướng sáng tạo của Shutterstock

Shutterstock cung cấp hình ảnh, vectơ, hình minh họa, video và âm nhạc chất lượng cao cho các doanh nghiệp, marketing agencies và các tổ chức truyền thông trên toàn thế giới.

Giờ đây, sau khoảng 8 năm hoạt động, báo cáo Xu hướng sáng tạo của Shutterstock đã được điều hướng bởi dữ liệu (Data Driven Marketing) từ các lượt tải xuống và tìm kiếm của khách hàng trong năm qua.

Báo cáo chi tiết các xu hướng sẽ ảnh hưởng đến định hướng sáng tạo và thiết kế thẩm mỹ trên các hình ảnh, video và âm nhạc. Nó là một phần nội dung hữu ích cho hai nhóm đối tượng mục tiêu cốt lõi của Shutterstock – chính là các doanh nghiệp mua hình ảnh và các nghệ sĩ đăng gửi tác phẩm để bán.

Đây là một ví dụ tuyệt vời về việc sử dụng dữ liệu nghiên cứu và sở hữu riêng để tạo ra nội dung được đánh giá cao bởi các thành viên và khách hàng của cộng đồng thương hiệu.

Krystina Puleo, quản lý truyền thông cao cấp tại Shutterstock, nêu chi tiết phản hồi về việc phát hành. Vào ngày ra mắt, infographic đã được phát hành công khai bằng 20 ngôn ngữ và nó đã được hơn 170 website đăng lại cũng như đề cập đến (Mention) trong hai tuần đầu tiên.

Những bài báo đó đã truyền thông cho các đối tượng sáng tạo, kinh doanh và marketing, bao gồm những tên tuổi lớn trong ngành như: Adweek, Campaign, Vogue Australia, Design Jungle, Follow the Colors, và W & V.

Nhiều bài báo cũng bao gồm bình luận từ các thành viên của nhóm sáng tạo cao cấp của Shutterstock, những người đã làm việc trong dự án này.

Một vài kết quả khác:

  • Hơn 160.000 lượt xem trang (Page views) và 146.000 phiên duy nhất (Unique sessions) trong hai tuần đầu tiên phát hành (Con số này đã tăng gần gấp đôi cho đến nay.)
  • Tỷ lệ mở email về chương trình này là 22%, điều này cũng dẫn đến kết quả doanh thu trực tiếp được tăng cao.

Chiến thuật (Tactic) 2 – Báo cáo tình trạng của ngành.

Case study: Coding Sans

Là một công ty phát triển phần mềm nhỏ, Coding Sans tạo ra các ứng dụng di động đa nền tảng và web. Công ty muốn có một cách để xây dựng lòng tin trên các kênh online khi chạy các chương trình tương tác chất lượng với người dùng.

Mục tiêu là tạo ra các nội dung tuyệt vời, có được backlinks chất lượng và kết quả là tăng lưu lượng truy cập tự nhiên (Organic Traffic) và nhiều khách hàng tiềm năng trên nền tảng online hơn.

Nhóm Coding Sans hiểu cách để làm thỏa mãn người dùng của mình, họ “đói” thông tin mới và để có được các liên kết ngược chất lượng (backlink) thì nội dung phải thực sự tuyệt vời.

Năm 2017, Coding Sans đã bắt đầu xuất bản một cổng báo cáo tình trạng phát triển phần mềm của ngành: Báo cáo thường niên, kết quả của một cuộc khảo sát trong ngành, khám phá các xu hướng và thông tin về phát triển phần mềm và những thách thức chính mà các nhà lãnh đạo công nghệ đang phải đối mặt.

Làm được một báo cáo như vậy là một kỳ công không hề nhỏ. Tamas Torok, người đứng đầu bộ phận Marketing tại Coding Sans, giải thích rằng dự án mất 260 giờ làm việc trong hơn sáu tuần. Những nỗ lực đã được đền đáp.

Năm đầu tiên báo cáo được công bố (2017), lưu lượng truy cập vào trang Coding Sans tăng gấp đôi và những con số này đã được duy trì mãi cho đến những ngày sau này.

Một vài kết quả khác:

  • 27,700 lượt truy cập
  • Hơn 700 lượt tải báo cáo trong tuần đầu tiên
  • Hơn 5000 lượt tải xuống được tăng thêm sau đó
  • 291 backlinks (liên kết ngược thông qua việc bài được dẫn lại, chia sẻ lại…)
  • Tăng hơn 300.000 USD doanh số do ảnh hưởng từ các bản báo cáo (report)

Chiến thuật (Tactic) 3 – Tạo khách hàng tiềm năng (Lead Generation)

Case study: Colgate Palmolive gamification

Một tập đoàn toàn cầu, thương hiệu hàng tiêu dùng, Colgate-Palmolive muốn tăng cường nhận thức về sản phẩm và bán hàng trực tuyến cho một số bộ quà tặng Palmolive trong Giáng sinh 2019. Palmolive đã tìm kiếm một cách phi truyền thống để làm điều đó.

Allan Kronfeld, giám đốc điều hành của 24ttl, nhà cung cấp giải pháp công nghệ và tư vấn thương mại điện tử cho Colgate-Palmolive, cho biết chương trình khuyến mãi đặc biệt bao gồm một trang đích (Landing Page), sau đó kết hợp trò chơi (Gamification) và tương tác thực tế ảo (AR) của Facebook để thu hút người dùng mới. Để tham gia, mọi người phải cung cấp mã mua hàng. Sau đó, họ chơi một trò chơi bong bóng trong bồn tắm bằng mũi.

Với chương trình khuyến mãi trải nghiệm tương tác thực tế ảo này, Colgate-Palmolive đã thu về:

  • Tổng doanh số tăng 12% so với năm trước
  • Hơn 1 triệu người tham gia trong hai tuần trên một kênh (Facebook)
  • Cộng thêm hơn 10.000 người tham gia được điều khiển từ trang đích khuyến mãi đặc biệt đến website của nhà bán lẻ để mua sắm trực tuyến

Kết.

Tạo một nội dung tương tác để thu hút đối tượng mục tiêu và tăng nhận thức về thương hiệu (Brand Awareness and Engagement). Trong các thị trường cạnh tranh cao, đây là một cách tiếp cận mới có thể tạo ra sự khác biệt cho các thương hiệu.

Hết phần 1 !

 

Hà Anh | MarketingTrips 

6 Tips viết Content Marketing hiệu quả cho người không giỏi viết

Làm sao tìm ra cách viết content marketing xuất sắc đến mức không chỉ bán được sản phẩm, mà còn mang đến cảm xúc, mong muốn gắn kết với thương hiệu và doanh nghiệp nơi khách hàng?

content marketing

Thông thường, để đạt được mục tiêu này, doanh nghiệp cần có một đội ngũ copywriter nhiều kinh nghiệm để thử nghiệm nhiều cách viết content marketing (tiếp thị nội dung) khác nhau. Công ty sẵn sàng trả tiền cho content tốt nhất và tạo môi trường thoải mái để các copywriter có thể sáng tạo.

Nhưng không phải lúc nào cũng có được copywriter giỏi. Nếu công ty của bạn thuộc nhóm tự sản xuất nội dung để marketing thì 6 bí quyết sau của Pete Boyle (được chia sẻ trên trang Entrepreneur) sẽ giúp bạn viết quảng cáo hay và hiệu quả hơn.

Pete Boyle là nhà sáng lập PJBoyle – một agency về digital marketing tại Anh Quốc. Pete Boyle có chuyên môn trong lĩnh vực tái xây dựng chiến lược và sản xuất các nội dung chất lượng cao cho các thương hiệu thuộc lĩnh vực thương mại điện tử và ứng dụng công nghệ vào marketing, quảng cáo.

1. Quy trình là tất cả.

Lấy khách hàng làm trung tâm là điểm chung của những copywriter tốt nhất thế giới hiện nay. Ý tưởng quảng cáo chỉ có thể phát huy tác dụng khi tập trung vào nhu cầu của khách hàng.

HubSpot là một trong những thương hiệu phát triển chiến lược content marketing theo hướng này. Tất cả nội dung HubSpot soạn ra đều nhằm vào nhu cầu của người đọc mục tiêu. Chiến lược này giúp HubSpot đạt 100% tỷ lệ chuyển đổi trên website.

Tùy theo tình hình thực tế mà mỗi doanh nghiệp sẽ có quy trình soạn content khác nhau. Song về cơ bản, mọi quy trình đều có các bước sau:

  • Nghiên cứu: Kiến thức là điểm tựa vững chắc để phác thảo ý tưởng viết hiệu quả. Bạn phải biết được người đọc mục tiêu là ai; họ đang đối diện với vấn đề gì và đâu là cách truyền tải phù hợp với họ.
  • Tìm điểm chung: Tiếp theo, bạn cần xác định được điểm chung giữa vấn đề của người tiêu dùng và giải pháp công ty bạn cung cấp. Những điểm chung này sẽ là yếu tố cần nhấn mạnh trong bài viết của bạn. Vì các yếu tố này sẽ thúc đẩy người tiêu dùng sẵn sàng chi trả cho sản phẩm, dịch vụ.
  • Lên khung ý tưởng và phác thảo nội dung: Bạn có thể áp dụng công thức AIDA: Attention (Sự chú ý), Interest (Sự hứng thú), Design (Thiết kế) và Action (Hành động) để phát triển khung sườn nội dung từ các điểm chung vừa tìm thấy. Khi khung sườn hoàn tất là lúc bạn bắt đầu viết nháp.
  • Xem lại: Ở giai đoạn này, đầu tiên, bạn cần kiểm tra xem bài viết nháp đã thể hiện được đặc tính sản phẩm liên quan đến khách hàng mục tiêu chưa. Tiếp theo, hãy nhờ đồng nghiệp đọc lại bài viết để tìm xem có câu nào chưa rõ ý, đoạn văn nào chưa súc tích và có ý tưởng mục tiêu nào đang bị lướt qua không.
  • Hoàn thiện: Dựa vào các phản hồi từ người đọc, hãy hoàn thiện thêm cho bài viết nháp của bạn. Bạn có thể lặp lại bước 4 và 5 cho đến khi thấy tự tin về bài viết.

2. Kết hợp chữ với hình ảnh, video…

Trong thế giới đa màn hình ngày nay thì chữ viết đôi khi không đủ sức để thu hút sự chú ý của người dùng.

Nhiều thương hiệu đã phải kết hợp chữ viết với nhiều yếu tố khác để giữ người dùng ở lại kênh truyền thông của mình. Cụ thể, video, hình ảnh, biểu tượng cảm xúc và những yếu tố phi từ ngữ khác là chìa khóa để nội dung quảng bá của bạn sinh động hơn.

  • Những báo cáo từ tập đoàn Nielsen Norman luôn dùng hình ảnh để minh họa cho thông tin nghiên cứu thị trường.
  • HubSpot sử dụng các biểu tượng cảm xúc (emojis) để gia tăng sự kết nối giữa các platforms của công ty.
  • Một nghiên cứu gần đây của platform hỗ trợ tạo video trực tuyến, Animoto cho biết người dùng thích xem video giới thiệu sản phẩm hơn đọc bài viết đến 4 lần.
  • Dollar Shave Club là một trong những thương hiệu thành công khi sử dụng video trong marketing. Video của đơn vị này đã thu hút 12.000 khách hàng trong 48 giờ, đạt 4,75 triệu lượt xem sau một năm.

3. Hãy “lấy cắp” ý tưởng từ khách hàng.

content - marketing 2

Những tay viết giỏi nhất trên thế giới không ngồi yên chờ đợi cảm hứng hay tự tưởng tượng ra góc nhìn mới khi viết quảng cáo. Họ “lấy cắp” các ý tưởng trực tiếp từ khách hàng của mình. Vì người duy nhất hiểu rõ khách hàng muốn gì chính là khách hàng.

Các copywriter kỳ cựu sẽ không ngừng thu thập phản hồi, ý kiến từ khách hàng mục tiêu và sau đó “nhào nặn” thành các bài viết đi đúng trọng tâm bán hàng.

Khi nghiên cứu về khách hàng của mình, hãy nhìn vào những vấn đề, ý kiến và cả lợi ích mà họ kỳ vọng ở các sản phẩm, dịch vụ của bạn. Những điều càng được nhiều khách hàng đề cập đến thì bạn càng cần phải đưa vào content marketing, nếu bạn muốn tác động đến hành vi mua hàng của họ.

4. Bán giải pháp, không phải sản phẩm.

Một trong những sai lầm chính khi doanh nghiệp soạn content marketing chính là tập trung quá nhiều vào các tính năng. Các thương hiệu luôn muốn dùng tính năng mới để thu hút khách hàng. Tâm lý này là điều dễ hiểu khi bạn đã dành nhiều tâm sức để phát triển sản phẩm.

Nhưng, khách hàng không quan tâm đến việc bạn đã nghiên cứu vất vả ra sao. Họ chỉ muốn biết từng tính năng cụ thể sẽ giúp họ sống thoải mái hơn như thế nào. Hãy nhìn xa hơn các phần mô tả tính năng để xác định rõ lợi ích cụ thể mà sản phẩm, dịch vụ của bạn có thể mang đến cho người dùng.

Công nghệ phía sau TV 4K có thể là một bước tiến vượt bậc, nhưng khách hàng chỉ quan tâm khi xem phim, hình ảnh sẽ sắc nét đến mức nào.

iPhone X có camera 12 megapixels, nhưng người mua chỉ cần biết camera có thể chụp lại những khoảnh khắc hạnh phúc của họ hoàn hảo đến mức nào.

Bạn có thể cực kỳ tự hào về những tính năng nổi bật của sản phẩm do mình tạo ra, nhưng tất cả người dùng chỉ quan tâm đến việc các tính năng này sẽ tác động đến cuộc sống của họ ra sao. Vì vậy, hãy bán giải pháp, đừng bán sản phẩm.

5. Thử, sai và thử tiếp.

Hãy thẳng thắn nhìn nhận thực tế là chúng ta khó lòng lập được “siêu phẩm” ngay từ bài viết đầu tiên. Vì vậy, bất kể bạn áp dụng chiến lược content marketing nào thì thử nghiệm cũng là yếu tố cần thiết để thành công.

Bạn sẽ phải soạn thử nội dung, đăng tải, đo lường phản ứng rồi điều chỉnh nhiều lần trước khi có thể thoải mái uống cà phê, lướt facebook và nhìn lượng tương tác gia tăng.

Đừng trông mong sẽ có bước cải tiến vượt bậc chỉ sau một vài lần thử nghiệm riêng lẻ. Đôi khi, thử nghiệm của bạn có thể chỉ giúp gia tăng tỷ lệ tương tác lên 1 – 2%. Như vậy vẫn là kết quả tốt.

Website bán hàng thể thao Sidelines đã tăng tỷ lệ chuyển đổi trên trang từ 5% lên 55% sau 6 lần thử nghiệm content liên tục.

Một ngày không có bất cứ content nào để thử nghiệm là một ngày lãng phí. Hãy chắc chắn rằng bạn luôn nỗ lực cải thiện từng sản phẩm truyền thông của mình.

6. Thực hành, thực hành và thực hành.

Bạn sẽ chỉ viết tốt hơn khi thực sự bắt tay vào viết. Ban đầu, có thể bạn sẽ dành nhiều thời gian để đọc các trường hợp điển hình, các bài viết chất lượng. Điều này sẽ giúp bạn có được nền tảng về content marketing.

Sau đó, hãy cất các tư liệu đi và bắt đầu viết. Khả năng viết của bạn chỉ thực sự được nâng cấp khi thực tập. Hãy tích cực đăng tải các nội dung thử nghiệm và dõi theo tác động của từng bài viết đến doanh số bán hàng.

Những bài học có được từ content thất bại đáng giá gấp trăm lần so với những quyển sách, lời khuyên bạn đọc được.

Những copywriter giỏi nhất là những người không ngừng tìm hiểu khách hàng mục tiêu, viết và thử nghiệm nội dung mỗi ngày. Đó là cách duy nhất để bạn có thể thực sự đạt đến thành công.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Top 9 kỹ năng cho Content Marketer năm 2020

Ngày nay, Content Marketing tiếp thị nội dung là một trong những hình thức Marketing hiệu quả nhất. Số liệu cung cấp tiết lộ rằng Content Marketing mang lại nhiều khách hàng tiềm năng hơn gấp 3 lần so với Traditional Marketing (tiếp thị truyền thống) và chi phí thì thấp hơn đến 62%.

Theo thống kê này, thì không có gì ngạc nhiên khi có đến 91% các nhà làm Marketing B2B (Business to Business) và 86% các nhà làm Marketing B2C (Business to Consumer) sử dụng Content Marketing, theo Viện Tiếp thị Nội dung (CMI) thế giới.

Tóm lại, các doanh nghiệp đang sử dụng Content Marketing như một chiến lược để tiếp cận và chuyển đổi tiềm năng. Nhưng họ có nhận được kết quả tốt nhất có thể hay không còn tuỳ thuộc vào tư duy và triển khai của các Marketer?

Để đạt được những kết quả này, bạn cần tập trung vào việc cải thiện 9 kỹ năng Content Marketing quan trọng nhất sau đây cho năm 2020.

1. Kỹ năng sáng tạo nội dung.

Mặc dù điều này khá rõ ràng, rất ít nhà Content Marketing có thể tạo ra loại nội dung sẽ đạt được kết quả tuyệt vời cho doanh nghiệp của họ. Đầu tiên, viết nội dung rất quan trọng đối với blog của bạn và các trang web quan trọng khác.

Để cải thiện kỹ năng viết nội dung và loại bỏ những sai lầm ngớ ngẩn, một nhà Marketing phải tìm hiểu về ngữ pháp. Grammarly là một công cụ có thể hỗ trợ các bạn đọc lại nội dung bằng văn bản của mình.

Ngoài ra, các nhà làm nội dung cần được đào tạo về cách sử dụng từ ngữ của họ để kết nối với khán giả của họ. Làm thế nào họ có thể kích thích hành động từ khách hàng của họ thông qua nội dung bằng văn bản?

Ngoài ra, các nhà Content Marketing cần học các kỹ năng viết quảng cáo (Copywriting) điều này sẽ giúp bạn tạo ra các Copy có thể bán sản phẩm của mình.

Ngoài nội dung viết, nội dung trực quan cũng đã trở nên phổ biến trong những năm qua. Ví dụ, 54% người tiêu dùng mong đợi nội dung video từ các thương hiệu.

Content Marketing - Video

Các nhà làm Marketing cần được đào tạo về cách tạo nội dung trực quan (Visual Content) cơ bản như hình ảnh hoặc video. Với các công cụ như Canva, việc tạo các loại nội dung này trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

2. Kỹ năng chỉnh sửa (Edit).

Mỗi bài viết cần được “đánh bóng” thông qua việc chỉnh sửa trước khi nó có thể trở nên tuyệt vời nhất có thể. Ngay cả đối với các nhà văn vĩ đại, nó hiếm khi có một bản (Copy) hoàn hảo ngay ở lần thử đầu tiên.

Đây là lý do tại sao các nhà làm Content cần học cách chỉnh sửa nội dung của họ trước khi nó được xuất bản (Publish). Trong quá trình chỉnh sửa, các nhà Marketing có thể kiểm tra các lỗi ngữ pháp trong phần nội dung mình.

Hơn nữa, chỉnh sửa đảm bảo một phần nội dung đã thành công trong việc truyền thông điệp (Messege) của nó đến với nhóm đối tượng khách hàng mà họ hướng tới.

Nếu bạn có ngân sách lớn, bạn có thể thuê một biên tập viên chuyên nghiệp. Tuy nhiên, bạn cũng có thể đào tạo các marketer của bạn về các kỹ năng chỉnh sửa.

3. Hiểu biết sâu sắc về “phễu” bán hàng – Sales Funnel.

Cũng giống như các kênh Marketing khác, mục đích cuối cùng của Content Marketing là biến khách truy cập trang web của bạn thành khách hàng tiềm năng và khách hàng tiềm năng của bạn thành khách hàng.

Để đạt được điều này, các Content Marketer sử dụng các kênh bán hàng bao gồm các giai đoạn khác nhau của hành trình mua hàng. Bao gồm các giai đoạn như:

  • Đầu kênh bán hàng – Top of the sales funnel (TOFU)
  • Giữa kênh bán hàng – Middle of the sales funnel (MOFU)
  • Cuối kênh bán hàng – Bottom of the sales funnel (BOFU)

Sales-funnel-content-marketing

Ở các giai đoạn khác nhau của kênh bán hàng, có những yêu cầu và nhu cầu về đối tượng khách hàng mục tiêu là khác nhau. Một nhà Content Marketing cần được đào tạo về cách kênh bán hàng hoạt động và cách nội dung phù hợp với từng giai đoạn đó.

Khi các Content Marketer học được các kỹ năng này, họ có thể tạo ra các mẩu nội dung sẽ biến khách truy cập (Visitor) thành khách hàng tiềm năng (Lead) và từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng (Buyer/Consumer…).

4. Kỹ năng lập kế hoạch.

Để đạt được thành công với Content Marketing đòi hỏi phải lập kế hoạch. Không giống như một số hình thức Marketing khác, Content Marketing hay tiếp thị nội dung đòi hỏi thời gian và tính nhất quán trước khi bạn nhận được kết quả rõ ràng.

Điều này có nghĩa là một Content Marketer cần tạo ra các phần nội dung phù hợp với chiến lược. Để tạo ra một chiến lược hiệu quả, các nhà Marketing phải hiểu đối tượng của họ về nhu cầu của họ và cách thức các phần nội dung đó của họ sẽ đáp ứng với nhóm đối tượng đó.

Hơn nữa, bạn cần tạo một lịch biên tập giúp xuất bản nội dung một cách nhất quán. Một công cụ như Trello có thể giúp các nhà tiếp thị đạt được điều này và hợp tác với các thành viên trong nhóm của bạn.

5. Kỹ năng nghiên cứu.

Nghiên cứu đóng vai trò quan trọng ở các giai đoạn khác nhau của Content Marketing. Đầu tiên, một nhà Marketing phải thực hiện nghiên cứu khách hàng. Điều này sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc về nhu cầu của họ và loại nội dung sẽ kích thích họ hành động.

Hơn nữa, các nhà làm Content Marketing cần nghiên cứu kỹ song song với quá trình tạo ra từng phần của nội dung. Nhờ đó, bạn có thể tìm thấy những mẩu thông tin quan trọng như nghiên cứu, khảo sát, nghiên cứu các trường hợp có sẵn về chủ đề đó.

6. Kỹ năng SEO (Search Engine Optimization).

Công cụ tìm kiếm là một trong những nguồn lưu lượng truy cập có giá trị lớn nhất đến các trang web. Chẳng hạn, BrightEdge tiết lộ rằng 51% lưu lượng truy cập vào các trang web và 40% doanh thu đến từ lưu lượng truy cập tự nhiên (Organic Traffic).

Để nắm bắt lưu lượng truy cập tự nhiên nhiều hơn, các nhà Marketing cần tối ưu hóa nội dung của họ cho các công cụ tìm kiếm. Và quan trọng hơn, tối ưu hóa nội dung của họ cho các từ khóa mà khách hàng tiềm năng có thể tìm kiếm.

Các Marketer cần có kỹ năng SEO, đặc biệt là Content Marketing và SEO có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau.

Chúng bao gồm khả năng thực hiện các nhiệm vụ như:

  • Nghiên cứu từ khóa
  • Vị trí từ khóa trong nội dung của họ
  • SEO trên trang (On-page)
  • Phân tích đối thủ cạnh tranh

Các doanh nghiệp có thể thuê chuyên gia tư vấn SEO hoặc tài trợ các khóa học SEO để đào tạo các nhà Marketer của họ.

7. Kỹ năng quảng bá nội dung.

Tạo nội dung là một phần của quá trình tiếp thị nội dung hay Content Marketing. Nhưng quảng bá nội dung là phần khác mà ít người chú ý đến.

Theo Derek Halpin, các nhà Marketing nên dành 20% thời gian để tạo nội dung và 80% thời gian để quảng bá nội dung đó.

Ngay cả khi bạn không đồng ý với tỷ lệ phần trăm đó, thì rõ ràng quảng cáo nội dung là rất quan trọng – xét cho cùng, vấn đề là nội dung của bạn tuyệt vời như thế nào nhưng nếu không ai thực sự đọc nó hoặc nhìn thấy nó thì mọi thứ đều vô nghĩa.

Các nền tảng phổ biến để quảng bá nội dung của bạn bao gồm phương tiện truyền thông xã hội, cộng đồng viết blog và email.

Bằng cách quảng cáo nội dung của bạn đến những người theo dõi phương tiện truyền thông xã hội và người đăng ký email, bạn sẽ tăng lưu lượng truy cập vào nội dung của mình.

8. Kỹ năng phân tích dữ liệu.

Ngày nay, thật dễ dàng để nhận thấy những nỗ lực Content Marketing của bạn hiệu quả như thế nào. Nhưng các nhà Marketing cần tìm đúng số liệu để phân tích hiệu suất của mình.

Đối với các chiến dịch Content Marketing hay tiếp thị nội dung khác nhau, các nhà Marketing cần hiểu các chỉ số hiệu suất chính (KPIs) và cách theo dõi chúng khác nhau. Chẳng hạn, KPI cho nhận thức về thương hiệu, thu hút khách hàng tiềm năng hoặc chiến dịch để tăng tỉ lệ tái mua…là khác nhau.

Một công cụ phổ biến mà hầu hết các doanh nghiệp sử dụng là Google Analytics để phân tích dữ liệu người dùng. Thông qua công cụ này, các nhà Marketing có thể tìm thấy những hiểu biết sâu sắc về cách khách hàng của họ hành động trên website của mình.

Google-Analytics - Content Marketing

9. Kỹ năng về kỹ thuật.

Để phát triển mạnh trong thời đại công nghệ hiện nay, các nhà Content Marketing cần có kỹ năng kỹ thuật. Bởi vì thực hiện sáng tạo và quảng bá nội dung một cách hiệu quả đòi hỏi một số công cụ quan trọng.

Chẳng hạn, một Content Marketer có thể cần phải tải lên nội dung của họ bằng hệ thống quản lý nội dung (CMS) như WordPress. Hơn nữa, họ sẽ phải rút ra những hiểu biết sâu sắc từ các công cụ như Google Analytics hoặc các công cụ phân tích khác.

Thậm chí, một số doanh nghiệp hiện sử dụng các công cụ cá nhân hóa để cá nhân hóa nội dung cho khách truy cập của họ.

Trong trường hợp này, một nhà tiếp thị cần học cách sử dụng những công cụ đó. Nó rất quan trọng để đào tạo các nhà tiếp thị nội dung về cách sử dụng các công cụ quan trọng cho doanh nghiệp của bạn.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips

Thử nghiệm A / B Test Content Marketing với Google Optimize Content Experiments

Google Optimize là một sản phẩm của Google cho phép bạn kiểm tra các biến thể khác nhau của các website và theo dõi cách chúng hoạt động.

google optimize

Bằng cách nào chúng ta có thể hiểu được nếu chúng ta không có dữ liệu, nghiên cứu và thử nghiệm.

Ngay cả sau khi bạn thực hiện nghiên cứu của mình và phát triển chiến lược nội dung (Content Marketing Strategy) nhằm “kick-ass” khách hàng, bạn cũng khó có thể biết chính xác mọi thứ cụ thể sẽ mang lại hiệu suất như thế nào. Sử dụng Google Optimize có thể là phương án bạn không thể bỏ qua.

Đó cũng là lý do tại sao nhiều nhà làm Marketing sử dụng A / B Test và thử nghiệm đa biến. Bạn có thường xuyên thử nghiệm các chiến thuật Marketing khác nhau của bạn?

Nếu vậy, bạn có thể đã nghe nói về hoặc thậm chí thường xuyên sử dụng Google Optimize.

Nếu bạn mới tham gia vào thế giới thử nghiệm nội dung, Google Optimize cho phép bạn dễ dàng bắt đầu thử nghiệm liên tục để xác định chính xác nhất những nội dung tốt nhất cho khách hàng của mình.

Ngược lại, nếu bạn là “Newbie” thì hãy tiếp tục đào sâu nhé.

Google Optimize là gì?

Google Optimize là một sản phẩm của Google cho phép bạn kiểm tra các biến thể khác nhau của các website và theo dõi cách chúng hoạt động.

Ứng dụng theo dõi kết quả thử nghiệm của bạn và thông báo cho bạn phiên bản nào đang có kết quả tốt nhất.

Ví dụ: bạn có thể muốn kiểm tra các khía cạnh khác nhau của trang đích (Landing Page) hướng đến việc khiến khách hàng đăng ký sử dụng bản demo.

Trong trang này, bạn có thể kiểm tra nhiều yếu tố khác nhau từ màu nút cho đến văn bản kêu gọi hành động (CTA) đến hình ảnh.

Tại sao chúng ta cần phải thử nghiệm.

Trừ khi nội dung của bạn có tỉ lệ chuyển đổi 100% thì luôn có chỗ để chúng ta tối ưu và cải thiện. Bạn có thể đào sâu vào phân tích nội dung của mình để tìm hiểu nhiều về cách khách hàng của bạn liên quan đến nó, nhưng bạn sẽ không bao giờ hiểu được Insights của khách hàng như cách mà thử nghiệm có thể làm.

Google Optimize cho phép bạn chia lưu lượng truy cập đến một trang cụ thể (Specific Page) thành các biến thể của trang. Quá trình này nghe có vẻ giống như thử nghiệm A / B truyền thống, nhưng nó mở rộng đáng kể về ý tưởng.

Thử nghiệm A/B và thử nghiệm đa biến.

Trong thử nghiệm A / B tiêu chuẩn, chỉ có một biến thể. Bạn chọn một yếu tố cụ thể, chẳng hạn như các dòng tiêu đề (Title) khác nhau cho một email. Kết quả bạn nhận được trên loại thử nghiệm này chỉ cho bạn biết về một biến đó (dòng tiêu đề nào hoạt động tốt hơn).

Nếu bạn không có một sự “thành công” rõ ràng giữa hai phiên bản, thì thật khó để biết liệu biến thể đó có quan trọng không. Hơn nữa, không có khối lượng lớn đối tượng để bạn thử nghiệm, kết quả có thể có ít hoặc không ảnh hưởng đến các biến thể trong tương lai.

Kiểm tra đa biến cho phép bạn sử dụng nhiều biến. Nó có một phần mở rộng của thử nghiệm A / B tiêu chuẩn nhưng cung cấp cho bạn cơ hội để kiểm tra các giả thuyết khác nhau.

Thử nghiệm đa biến có nhiều ưu điểm so với thử nghiệm A / B tiêu chuẩn. Bạn có thể sử dụng hai phiên bản khác nhau của một trang, cho phép bạn xác định những gì cộng hưởng với người mua và những gì không.

Bạn không chỉ có thể học từ trang hoạt động tốt nhất mà còn có thể học từ trang có hiệu suất kém để bạn có thể hiểu tại sao nó lại như vậy. Bạn có thể sử dụng nó để làm thông tin cho các lần thử nghiệm tiếp theo.

Tại sao lại sử dụng Google Optimize để tối ưu nội dung.

Có rất nhiều công cụ có sẵn cho phép bạn thực hiện kiểm tra A / B. Vậy, tại sao Google Optimize là một lựa chọn tốt?

Google Optimize đồng bộ hóa với dữ liệu Google Analytics của bạn để bạn có thể đánh giá kết quả và tối ưu nhiều phương án hơn đồng thời tối ưu hóa nhiều biến trong Google Analytics.

Nó cũng liên kết với quảng cáo của Google (Google Adwords), vì vậy bạn thực sự có thể nhắm mục tiêu người dùng cụ thể đến từ các chiến dịch, nhóm quảng cáo hoặc từ khóa cụ thể.

Cuối cùng, phiên bản tiêu chuẩn là miễn phí. Có một phiên bản trả phí gọi là Optimize 360, tốt nhất cho thử nghiệm doanh nghiệp và khối lượng lớn. Hầu hết các công ty sẽ làm tốt với phiên bản miễn phí.

Thực thi Google Optimize như thế nào?

Quá trình thiết lập thử nghiệm trong Google Optimize rất đơn giản. Bất cứ ai đã quen thuộc với các ứng dụng Google sẽ thấy dễ dàng.

Đầu tiên, bạn chọn loại thử nghiệm mà bạn muốn chạy A / B hoặc đa biến. Sau đó, bạn sẽ cần thêm một đoạn mã vào trang bạn đang kiểm tra.

Khi bạn tạo một trải nghiệm, bạn sẽ đặt tên cho nó. Trên trang thử nghiệm, bạn sẽ tìm thấy một hướng dẫn sẽ đưa bạn qua từng bước, giải thích từng bước.

Tiếp theo, bạn sẽ bắt đầu Trình tối ưu hóa để xác định các biến thể cho phiên bản thứ hai của mình. Trước bước này, bạn đã nên vạch ra các biến thể có thể, có thể bao gồm những thứ như: Hình ảnh với video, CTA, Headline….

Optimize Editor rất trực quan, miễn là bạn đã cài đặt đoạn mã chính xác. Sau đó, bạn có tùy chọn để thực hiện thay đổi cho trang.

Bạn có thể chỉnh sửa văn bản và HTML, cũng như chèn HTML mới. Phần tốt nhất là bạn không phải là nhà phát triển hoặc thiết kế trang web để sử dụng công cụ này.

Tiếp theo, bạn sẽ xem trước các thay đổi của mình để đảm bảo mọi thứ sẽ diễn ra như bình thường và thực hiện đánh giá QA (đảm bảo chất lượng) nhanh chóng.

Sau đó, bạn sẽ nhấn lưu và chuyển sang bước tiếp theo, yêu cầu thiết lập mục tiêu trong Google Analytics. Đây là một bước rất quan trọng bởi vì nó sẽ quyết định “bản tối ưu” trong thử nghiệm.

Có nhiều mục tiêu Google Analytics được đặt trước, chẳng hạn như biểu mẫu gửi khách hàng tiềm năng hoặc doanh thu nếu bạn đang thử nghiệm trang thương mại điện tử. Bạn cũng có tùy chọn dựa trên một sự kiện.

Sau đó, thời gian để khởi chạy thử nghiệm của bạn, mà bạn có thể tự động hoặc bằng cách lên lịch. Sau khi ra mắt, bạn sẽ phải xác minh rằng dữ liệu đang truyền vào nền tảng.

Bạn có thể làm điều này với tab báo cáo tối ưu hóa hoặc thông qua chế độ xem Google Analytics mà bạn đã tạo. Hầu hết các nhà tiếp thị thích xem chế độ xem Google Analytics vì nó dễ hiểu hơn và báo cáo tối ưu hóa có độ trễ về thời gian.

Khi nào bạn nên dừng thử nghiệm.

Nếu Optimize tìm thấy một “bản tối ưu” rõ ràng trong một khoảng thời gian (ít nhất là ba tuần), thì đó là thời gian để phân tích. Tuy nhiên, điều này không thường xuyên xảy ra.

Khi Optimize tìm thấy một “bản tối ưu”, chúng xác định đó là “xác suất có thể thành công”, có nghĩa là biến thể chiến thắng có xác suất phần trăm vượt trội hơn so với các phiên bản khác.

Khi bạn kết thúc thử nghiệm, bạn có thể ghi lại thử nghiệm và kết quả của nó trong một bản tóm tắt mà sau đó bạn có thể phân tích cẩn thận với các bên liên quan để thông báo những thay đổi vĩnh viễn bạn sẽ thực hiện cho trang đó.

Hãy nhớ rằng, nếu bạn đã chọn nhiều biến thể, bạn sẽ cần xem xét trọng số của từng biến thể trong hiệu suất mang lại.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

6 điều bạn nên dừng làm với Content Marketing

Cách đơn giản nhất để làm sống lại hoạt động tiếp thị nội dung (Content Marketing) của bạn là bỏ qua một số phần nội dung vừa tạo ra cho thương hiệu của bạn.

Dưới đây là 6 lựa chọn bạn nên xem xét đầu tiên. Sau đó, bạn có thể tập trung vào việc sản xuất nội dung mà khán giả của bạn (cũng như các công cụ tìm kiếm) sẽ yêu thích.

1. Không thân thiện với thiết bị di động

Chúng ta đã thảo luận nhiều về tối ưu hóa điện thoại di động, nhưng một số lượng đáng kinh ngạc các doanh nghiệp vẫn xuất bản nội dung không thân thiện với thiết bị di động.

Chúng ta cũng biết rõ chính điều này sẽ góp phần phá huỷ trải nghiệm của khách hàng. Hơn 4 tỉ người dùng truy cập internet bằng di động, vì vậy khi nội dung của bạn không hoạt động trên thiết bị di động, bạn có nguy cơ “bị xa lánh” bởi một phần lớn đối tượng khách hàng mục tiêu của mình.

Bạn không chỉ làm phiền khách hàng của mình mà còn làm mất khả năng hiển thị trong các trang kết quả tìm kiếm. Điện thoại di động là một yếu tố quan trọng trong việc chấm điểm trang web của bạn từ Google.

2. Chỉ sử dụng một format đơn thuần

Đã qua rồi cái thời mà những bài đăng blog đơn giản cai trị nội dung tiếp thị. Ngày nay, các lựa chọn nội dung là rất lớn, từ video đến các câu chuyện trực tiếp, đến các bưu thiếp và mọi thứ hơn thế nữa.

3. Nội dung không có mục tiêu

Môt điều rất ngạc nhiên là hiện vẫn rất nhiều doanh nghiệp “cố tình” đẩy thật nhiều nội dung để kéo thêm lưu lượng truy cập (traffic) vào website của họ. Những nội dung “vô thưởng vô phạt” không có chủ đích hay nhóm khách hàng cụ thể.

Khách hàng của bạn cần nhiều hơn thế, họ cần những nội dung thực sự có chất lượng – những nội dung có thể giải quyết một “nỗi đau” nào đó mà họ đang gặp chẳng hạn.

4. Những nội dung thiếu căn cứ

Đừng chia sẻ những nội dung thiếu căn cứ, thiếu dữ liệu phân tích tới khách hàng của bạn.

Khi tạo nội dung, hãy xác định các nguồn đáng tin cậy chính để có thể chỉ ra tính phù hợp cho các phần của bạn và bao gồm các điểm dữ liệu có liên quan và có nguồn gốc rõ ràng. Đảm bảo liên kết đến các nguồn này từ nội dung và các nguồn tham khảo của bạn một cách thích hợp.

5. Cố gắng để bán hàng qua nội dung

Trong khi các nhà làm tiếp thị (Marketer) vẫn xem tiếp thị nội dung là một trong nhưng cơ hội để bán hàng hết sức tiềm năng thì hãy thử nghĩ về khách hàng của bạn xem ? Họ có thực sự hạnh phúc vì điều này ?

Ngày nay, khách hàng họ không muốn đang “bị bán” hàng, họ cảm thấy họ đang bị lừa nếu bạn đang cố gắng để bán hàng tới họ bằng mọi cách.

Những gì khách hàng của bạn muốn là những nội dung mang tính “điều hướng” hoặc “gợi ý” họ từ đó giúp họ ra quyết định mua hàng. Hành vi mua hàng là do họ “làm chủ” chứ không phải bạn.

6. Nội dung không được tối ưu

Hãy dừng việc xuất bản nội dung khi những nội dung đó không đươc dựa trên các quy tắc cơ bản tối thiểu của SEO. Những nội dung không được tối ưu hóa cho các công cụ tìm kiếm dường như không thể đóng góp cho các mục tiêu tiếp thị tổng thể của bạn, chứ chưa nói đến việc tìm thấy đối tượng mới.

Nội dung xuất phát từ các quy tắc của SEO không chỉ tạo ra cơ hội tìm kiếm tốt hơn bởi các công cụ tìm kiếm mà còn có thể giúp bạn tiếp cận các nhóm đối tượng phù hợp hơn và dễ dàng đạt được mục tiêu của nội dung hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

39 xu hướng Content Marketing trong 2020

Content marketing hay tiếp thị nội dung là những gì liên quan đến hoạt động marketing của một doanh nghiệp hoặc thương hiệu tập trung vào việc tạo ra và phân phối những nội dung có giá trị và liên quan đến sản phẩm hay dịch vụ. 

content marketing là gì

Nếu bạn làm trong lĩnh vực kinh doanh, marketing, hay SEO bạn có thể bạn đã nghe cụm từ Content Marketing. Bạn ít nhất đã được tiếp xúc với nó thông qua các dạng nội dung:

  • Blogs
  • Podcast
  • Video
  • SEO
  • Email Marketing
  • Báo chí
  • Copywriting
  • Social Media (truyền thông xã hội)
  • Các Landing Page (trang đích)

Nhưng chính xác thì…

Content Marketing là gì.

Content marketing hay tiếp thị nội dung là hoạt động marketing của một doanh nghiệp hoặc thương hiệu tập trung vào việc tạo ra và phân phối những nội dung có giá trị, liên quan đến sản phẩm/dịch vụ.

Với mục đích thu hút, giữ chân người dùng để từ đó thúc đẩy hành vi & chuyển đổi họ thành khách hàng, content marketing giúp người đọc cải thiện kiến thức cuộc sống qua việc chia sẻ thông tin về các lĩnh vực trong cuộc sống như:

  • Giáo dục
  • Giải trí
  • Góc nhìn/nhận xét đa chiều về một vấn đề/sự vật nào đó, …

Thay vì quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, bạn cung cấp nội dung thực sự hữu ích cho khách hàng tiềm năng và khách hàng, từ đó giúp họ giải quyết các vấn đề mà họ đang gặp phải.

Sự khác biệt của Content Marketing và Những Content bình thường.

Hãy đọc lại định nghĩa content marketing một lần nữa, nhưng lần này loại bỏ phần “giá trị và có liên quan”. Đó là sự khác biệt giữa content marketing (tiếp thị nội dung) và các thông tin rác mà nhiều công ty đang cố gắng “bán hàng” gì đó cho bạn.

Các công ty gửi thông tin qua email, chia sẻ trên mạng xã hội,… mọi lúc – hầu hết nó không có liên quan hoặc chả có giá trị nào (bạn có thể gọi nó là tin rác/tin spam).

Đó chính là những content thông thường. Điều làm cho content marketing có giá trị trong môi trường ngày nay chính là yếu tố: Content mang đến giải pháp/giá trị hữu ích đối với người dùng.

Đây là điểm tiên quyết phân biệt giữa Content marketing & các content thông thường khác.

6 hình thức của content marketing.

Bất kể bạn đang áp dụng chiến thuật Marketing nào, content marketing phải là một phần của quá trình của bạn chứ không phải là một thứ riêng biệt.

Bởi đơn giản, nội dung chất lượng là một phần của tất cả các hình thức tiếp thị. Và 6 hình thức content marketing chính được đông đảo marketer áp dụng cho thương hiệu của mình bao gồm:

1. Blogs.

Blog là gì?

Blog (weblog) là một hình thức nhật ký trên website đề cập đến một hoặc một vài lĩnh vực cụ thể, được người viết (hoặc tổ chức) thể hiện dựa trên quan điểm cá nhân.

Bài viết trên blog là một chiến lược hàng đầu trong content marketing! Blog phổ biến trong thế giới kinh doanh & xã hội bởi nó cho phép mọi người truy cập thông tin chất lượng hoàn toàn miễn phí.

Bên cạnh đó, blog content marketing mang đến các lợi ích:

  • Tăng 126% leads mang về cho doanh nghiệp nhỏ
  • Tăng 434% tỉ lệ được Google Index trang (đối với SEO – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm)

Khi nội dung thông tin được chia sẻ qua blog của doanh nghiệp, bạn chắc chắn sẽ trở thành chuyên gia trong lĩnh vực đó, điều này sẽ:

  • Khuyến khích khách hàng cũ tiếp tục ghé thăm blog
  • Nuôi dưỡng người dùng/người đọc trở thành những khách hàng tiềm năng
  • Xây dựng lòng tin với đối tượng người dùng chưa từng biết đến doanh nghiệp

Blogs còn là một phương tiện truyền thông cho các hình thức content marketing khác như eBook, Videos và cả Infographic.

Trong khi các bài viết trên blog thường ngắn hơn và giải quyết triệt để các chủ đề trong lĩnh vực thì 3 hình thức này lại trình bày chi tiết hơn về thông tin và phân loại khách hàng. Đặc điểm chung của cả 3 hình thức này chính là: tính trực quan và thu hút người dùng.

2. Ebook.

Ebooks (sách điện tử) chứa đựng một số lượng lớn thông tin được chia sẻ về nhiều khía cạnh của một vấn đề, thường được đóng gói lại thành file PDF.

Việc sử dụng ebook để chia sẻ các hướng dẫncung cấp thông tin hữu ích giúp gia tăng số lượng email đăng ký nhận bản tin từ bạn. Vì sao lại như vậy? Vì đó là khi người đọc có hứng thú với nội dung ebook bạn cung cấp và để lại email trên trang đăng ký của bạn và nhận ebook này.

Ngoài ra, sử dụng ebook trong chiến lược content marketing cũng mang đến lợi ích:

  • Tiết kiệm chi phí in ấn, đóng gói và vận chuyển so với ấn phẩm như sách, tạp chí (bạn chỉ cần tạo lập nội dung và chi ngân sách cho design ebook thôi)
  • Tạo sự uy tín, nhận diện thương hiệu
  • Tạo ra nguồn doanh thu (ví dụ như bán ebook chẳng hạn)

3. Video.

Trong những năm gần đây, video marketing được xem là hình thức hiệu quả nhất trong chiến lược tiếp thị nội dung, cụ thể:

  • Tăng tỉ lệ chuyển đổi:

Theo Hubspot, chèn thêm video trên landing page giúp tăng tỉ lệ chuyển đổi lên đến 80%, vượt xa so với việc đọc một trang thông tin thông thường. Truyền đạt cảm xúc thích hợp qua video hấp dẫn chính là công cụ bán hàng mạnh mẽ nhất!

  • Tăng tỉ lệ mở email:

Số liệu thống kê cho thấy, chèn một video trong email giúp tăng 200 – 300% tỉ lệ click Chèn chữ “video” trong tiêu đề mail sẽ giúp tăng tỉ lệ mở mail & giảm tỉ lệ hủy đăng ký nhận bản tin.

  • Tối ưu SEO:

Sự thật là… Công cụ tìm kiếm yêu thích video! Những website có chèn video vào sẽ tăng 53 lần khả năng hiển thị trên trang nhất Google!

Giả sử tôi kinh doanh tour du lịch, dưới đây là các cách tôi sử dụng video để truyền tải các nội dung như

  • Quay lại review/testinomial của du khách đã đi tour của công ty
  • Chia sẻ kinh nghiệm đi phượt/treking Tà Năng, Phan Dũng
  • Giới thiệu cảnh đẹp SaPa
  • Báo giá, chi phí tour đi nước ngoài, …

Rất đa dạng, phải không? Nhìn chung thì video marketing và cả những viral video marketing được chia thành 8 loại chính:

  1. Video sản phẩm: nói về sản phẩm
  2. Video doanh nghiệp: nói về những con người, thành viên góp phần tạo nên tổ chức, doanh nghiệp
  3. Quảng cáo truyền hình
  4. App Videos
  5. Video hoạt hình giải thích một khía cạnh nào đó
  6. Website video
  7. Video tutorial (hướng dẫn làm)
  8. Video Testimonial (video ghi lại đánh giá của khách hàng đã sử dụng dịch vụ)

4. Infographic.

Infographic là một cách thức hiệu quả khi truyền đạt mọi thông tin thông qua 1 hình ảnh với biểu đồ, icon minh họa, số liệu ,….

Dù rất phổ biến trên thế giới, nhưng tại Việt Nam không có nhiều doanh nghiệp/website chọn hình thức content marketing này để tiếp thị.

5. Email.

Email marketing (Tiếp thị qua email) là việc gửi thư thương mại đến một nhóm người thông qua địa chỉ email của họ.

Theo đó, mỗi email được gửi đến những khách hàng tiềm năng hoặc đã mua hàng của doanh nghiệp. Trong tất cả các hình thức marketing, email là hình thức duy nhất mà người dùng chủ động yêu cầu nhận được từ website/doanh nghiệp.

Một số lợi thế của việc sử dụng email so với các hình thức khác bao gồm:

  • Không đòi hỏi quá nhiều chi phí, đội ngũ set up có chuyên môn
  • Hướng thông điệp dịch vụ/sản phẩm đến khách hàng mục tiêu một cách chủ động
  • Đo lường hiệu quả, tỉ lệ chuyển đổi một cách dễ dàng
  • Tiếp cận được số lượng lớn người dùng

6. Social Media.

Sử dụng các kênh truyền thông xã hội (social media) như Facebook, Youtube, Twitter, LinkedIn, … sẽ giúp bạn:

  • Tăng lượng truy cập (traffic về website)
  • Nâng cao khả năng nhận diện thương hiệu
  • Tăng tỉ lệ chuyển đổi, bán hàng
  • Tận dụng tối ưu hình thức word-of-mouth marketing

Bạn cứ tự hỏi thế này: Điều gì sẽ xảy ra nếu khách hàng mong nhận được nội dung từ chiến lược marketing của bạn?

Điều gì sẽ xảy ra nếu khi họ nhận được nó, thông qua in, email, trang web, mạng xã hội họ đã dành 15, 30, 45 phút để nghiền ngẫm nội dung đó? Điều gì sẽ xảy ra nếu họ áp dụng và chia sẻ nó với bạn bè của họ?

Thật sự cực kì tuyệt vời phải không nào! Sự thực thì như công nghệ, content marketing thay đổi cực kì nhanh.

Để tạo nên một chiến lược content marketing thành công, bạn cần phải hiểu được xu hướng hiện tại. Bên dưới là 39 xu hướng content marketing do Hubspot nghiên cứu:

39 Xu hướng Content Marketing mà bạn nên biết trong 2020.

1) 37% các nhà tiếp thị (marketer) cho biết hình ảnh trực quan (visual image) là hình thức content đóng vai trò quan trọng nhất đối với doanh nghiệp họ.

2) 80% các marketer sử dụng hình ảnh trong chiến dịch marketing social media của họ, nhiều hơn cả blog (68%) và video (60%).

3) Khi nghe một thông tin mới, bạn chỉ nhớ 10% của thông tin đó sau 3 ngày. Tuy nhiên, nếu thêm vào thông tin đó một hình ảnh liên quan, bạn sẽ giữ được đến 65% lượng thông tin này sau 3 ngày.

4) Các nhà tiếp thị B2C đặt tầm quan trọng lớn hơn vào nội dung thị giác (nội dung có hình ảnh) hơn là các nhà tiếp thị B2B.

5) 51% nhà tiếp thị B2B ưu tiên lựa chọn hình ảnh trực quan trong chiến dịch marketing của mình vào năm 2016.

Video Marketing.

6) Năm 2017, nội dung video chiếm 74% traffic từ Internet.

7) Cisco dự đoán rằng lưu lượng truy cập Internet toàn cầu đến từ video sẽ chiếm 82% lượng truy cập của người dùng vào năm 2021.

8) 76,5% các marketers và các chủ doanh nghiệp nhỏ trong một cuộc khảo sát của Animoto đã sử dụng tiếp thị video cho biết nó có ảnh hưởng trực tiếp mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của họ.

9) 34% các nhà tiếp thị B2C nói rằng sản xuất video sẽ là yếu tố quyết định cho thành công tiếp thị nội dung vào năm 2017.

10) Số lượng người dùng thích xem video hơn là đọc nội dung về một sản phẩm đã tăng lên tới 4 lần.

11) Hơn 60% các nhà tiếp thị và các chủ doanh nghiệp nhỏ cho biết họ dự định tăng mức đầu tư vào tiếp thị video vào năm 2018.

12) 62% nhà tiếp thị B2B đánh giá các video là một chiến thuật content marketing hiệu quả vào năm 2016.

13) Sử dụng từ “video” trong một dòng chủ đề email tăng tỷ lệ mở cửa lên 19% và tỷ lệ nhấp liên kết lên 65%.

14) Trong cuộc khảo sát HubSpot năm 2016, 43% người tiêu dùng muốn xem nhiều nội dung video hơn vào năm 2016.

Xu hướng content marketing trực quan (bao gồm hình ảnh/video).

15) Năm 2016, 14% các nhà tiếp thị đã sử dụng video trực tiếp (live stream video).

16) Người dùng Facebook dành thời gian gấp 3 lần để xem phim trực tuyến (live stream video) so với các video truyền thống.

17) 51% tất cả các lần nhấn nút “play” video được thực hiện trên thiết bị di động – mức tăng này tăng 15% so với năm 2015 và tăng 203% so với năm 2014

18) Các video có độ dài dưới 5 phút chiếm 55% tổng thời gian xem video trên Smart phone.

19) Magnifyre phát hiện ra rằng có thêm 29% người xem video 360 độ so với một video ở định dạng truyền thống với cùng một nội dung.

20) 85% người trưởng thành tiêu thụ nội dung trên nhiều thiết bị cùng một lúc

Infographic.

21) Nghiên cứu theo dõi mắt cho thấy: người đọc internet chú ý đến hình ảnh mang thông tin. Trên thực tế, khi các hình ảnh có liên quan, độc giả dành nhiều thời gian để xem các hình ảnh hơn là đọc văn bản trên trang.

22) Infographics được “thích” và chia sẻ trên các phương tiện truyền thông xã hội gấp 3 lần so với các loại nội dung khác.

23) Infographics là chiến thuật tiếp thị nội dung B2B với mức gia tăng sử dụng lớn nhất, từ năm 2015 đến năm 2016, tăng từ 50% lên 58%.

24) Con người tiếp thu thông tin gồm văn bản và hình minh họa tốt hơn 323% so với người chỉ tiếp thu thông tin từ văn bản.

Mạng xã hội.

25) Sau khi phân tích hơn 1 triệu bài viết, BuzzSumo đã phát hiện ra rằng các bài viết chèn hình ảnh vào mỗi 75-100 từ nhận được gấp đôi các chia sẻ trên mạng xã hội so với các bài báo có ít hình ảnh hơn.

26) Các bài đăng trên Facebook với hình ảnh sẽ có tương tác nhiều hơn 2.3 lần so với không có hình ảnh.

27) Có hơn 500 triệu người dùng Instagram trong tháng 6 năm 2016 vừa qua.

28) 55% marketers chọn Facebook làm nền tảng phương tiện truyền thông xã hội quan trọng nhất của họ.

29) 85% video trên Facebook được xem không có âm thanh.

30) Người dùng Facebook xem 8 tỷ video mỗi ngày.

31) Người dùng Snapchat xem 10 tỷ video mỗi ngày.

32) Người dùng Snapchat chia sẻ 9.000 bức ảnh / giây.

33) Lượng tương tác tự nhiên của Facebook đã tăng gấp đôi vào năm 2015, trong khi trên Instagram hầu như giảm đi một nửa.

34) Mức cam kết Facebook về tương tác tự nhiên cao nhất trên các bài đăng có video (13,9%) và ảnh (13,7%).

35) Snapchat có 150 triệu người dùng hoạt động hàng ngày vào tháng 6 năm 2016.

36) 44% phụ nữ online sử dụng Pinterest, so với 16% nam giới.

37) Người mua sắm được giới thiệu bởi Pinterest chi trung bình $80 so với mức giới thiệu trên Facebook là 40 đô la.

38) YouTube tiếp cận với những người ở độ tuổi 18+ ở khung giờ cao điểm nhiều hơn bất kỳ mạng xã hội hay TV còn lại

39) Một nửa số người đăng ký YouTube trong độ tuổi từ 18 đến 34 sẽ gạt bỏ mọi thứ họ đang làm để xem một video mới từ kênh yêu thích của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Làm thương hiệu: Kể một câu chuyện đủ hay và mọi thứ sẽ thay đổi

Không phải là Logo, cũng không phải là Slogan… Một câu chuyện hay ngay từ những bước đi đầu tiên sẽ mang lại những thay đổi lớn trên chặng đường dài cho thương hiệu hay Brand. Tại sao tôi nên chọn bạn? Tại sao tôi nên tin tưởng bạn? Tại sao tôi nên quan tâm đến những gì bạn đang làm? Tại sao?

làm thương hiệu

Câu chuyện hay sẽ xuyên suốt tất cả những gì bạn làm. Gọn gàng hơn thì, tất cả những gì bạn đang cố gắng làm hoặc thể hiện trong Marketing, đều hướng đến một câu chuyện mà khiến mọi người phải nhấc mông dậy, mua sản phẩm và không ngừng lan truyền nó khi có cơ hội.

Hãy ghi nhớ những điều này, nó vô cùng quan trọng:

Một câu chuyện được gọi là thành công khi có thể “bắt” và “thu hút” trí tưởng tượng của phần đông khán giả (khách hàng) mục tiêu;

Một câu chuyện hay phải “thật”. Nó không nhất thiết phải thực tế, nhưng nó phải phù hợp, nhất quán và phải là “authentic”.

Người tiêu dùng bây giờ quá thông minh, họ dễ dàng nhận ra câu chuyện thương hiệu có “mùi” của sự mâu thuẫn, và mọi thứ mà thương hiệu đang xây dựng có thể sẽ biến mất không còn dấu vết gì. Hãy nhất quán trong câu chuyện thương hiệu;

Câu chuyện “ra tiền” thì phải có lời hứa rõ ràng. Có thể là: mang đến sự vui vẻ, an toàn, nhanh gọn, thời thượng… Miễn là nó phải được thể hiện một cách rõ ràng, táo bạo; hoặc phải thực sự hay một cách đặc biệt, hoặc tệ đến mức chẳng buồn nghe;

Những câu chuyện tuyệt vời luôn nhận được sự tin tưởng. Niềm tin là thứ “hiếm hoi” nhất chúng ta còn lại trong thời đại này. Chả ai tin tưởng ai cả.

Thậm chí giờ người ta còn đang nghi ngờ cả những người nổi tiếng trong các quảng cáo, đang tuyên bố một điều gì đó rất chung chung trong đoạn video 30s (Họ biết là những người này được trả tiền để làm điều đó).

Mọi người hoài nghi mấy cô gái xinh đẹp đang tiếp thị sản phẩm ở đâu đó, như quán bar. Mọi người còn không tin cả những đơn vị sản xuất dược phẩm nữa… Kết quả là, không có Marketer nào thành công trong việc kể một câu chuyện trừ khi có được sự tin tưởng để kể câu chuyện đó;

Câu chuyện hay khi nó được kể một cách “tinh tế”“mượt mà”. Ngạc nhiên một điều là, càng thể hiện ít chi tiết, câu chuyện lại càng trở nên mạnh mẽ trong tâm trí khán giả.

Marketer tài năng thì hiểu rằng: tốt hơn hết là hãy tạo cơ hội để mọi người tiếp tục câu chuyện theo hướng họ muốn, hãy để họ cùng sáng tạo câu chuyện, sẽ hiệu quả hơn nhiều là tuyên bố thẳng tuột mọi thứ ra;

Những câu chuyện tốt được thể hiện nhanh gọn. Nên hiểu rằng, ấn tượng đầu tiên luôn là quan trọng nhất;

Những câu chuyện bắt tai có vẻ sẽ không hấp dẫn theo hướng logic, nhưng nó lại hấp dẫn các giác quancảm nhận và trí tưởng tượng của chúng ta;

Những câu chuyện tuyệt vời thì hiếm khi nhắm vào tất cả mọi người. Nhắm đến chung chung thì chả đi đến đâu.

Cái chung chung đó thì là số đông, mà số đông thì lại có nhiều quan điểm khác nhau về cuộc sống, khác cả về mức độ hài lòng. Nếu bạn cần hạ thấp câu chuyện của thương hiệu chỉ để thu hút tất cả mọi người, nó sẽ chẳng thu hút ai hết.

Một câu chuyện hay là khi nó không ‘tự vả’ vào chính bản thân nó.

Những câu chuyện hiệu quả nhất phù hợp với thế giới quan của một nhóm khán giả, và sau đó nhóm này sẽ lan truyền câu chuyện. Một cách tự nhiên, câu chuyện sẽ tiếp cận đến nhiều khách hàng mục tiêu hoặc tiềm năng.

Câu chuyện hợp tình hợp lí khi nó không tự “vả” vào chính nó. Cửa hàng của bạn mà đúng địa điểm nhưng không đúng thực đơn, bạn thua chắc.

Nếu phòng trưng bày nghệ thuật của bạn mang đến cho khán giả những tay bút trứ danh, nhưng nhân viên giám sát thì không, bạn thua.

Người tiêu dùng rất thông minh, họ sẽ nhìn thấu “Đầu voi đuôi chuột” của bạn ngay lập tức, *whoosh*, nhãn hàng sẽ bay màu theo cách không tưởng;

Quan trọng nhất, câu chuyện tuyệt vời là câu chuyện phù hợp với cách mà chúng ta nhìn nhận thế giới này.

Những câu chuyện hay nhất không hề dạy mọi người bất cứ điều gì mới. Thay vào đó, những câu chuyện hay nhất đồng ý với những gì khán giả đã tin tưởng và khiến họ cảm thấy như thể là những gì họ làm, ngay từ đầu đã là điều đúng đắn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips