Skip to main content

Thẻ: Gen Z

YouTube Insights: Xu hướng tiêu thụ nội dung video của Gen Z

YouTube vừa công bố báo cáo mới nêu bật các xu hướng tiêu thụ nội dung video chính của Gen Z trên nền tảng với tên gọi ‘Culture and Trends’.

Thông qua báo cáo mới, ngoài mục tiêu cung cấp cho các nhà marketer những thông tin mang tính xu hướng trên nền tảng, YouTube còn tiến hành phân tích sâu hơn về 3 xu hướng mới nổi chính bao gồm:

  • Sáng tạo cộng đồng (Community Creativity) – Tận dụng những lợi ích kết nối của website và các cộng đồng đang để chuyển hoá chúng thành những trải nghiệm lớn hơn, được chia sẻ nhiều hơn. 61% Gen Z đồng ý rằng, họ luôn là một phần của ai đó hoặc một thứ gì đó lớn lao hơn.
  • Sáng tạo đa định dạng (Multi-format Creativity) – Về mặt logic, sự gia tăng của các nền tảng hay video dạng ngắn cũng dẫn đến việc nhiều Content Creator đã phải đăng nhiều kiểu nội dung hơn để tối đa hoá các hóa lợi ích từ cộng đồng trong khi họ vẫn tập trung kiếm tiền từ các video dài hơn. 63% Gen Z theo dõi (follow) một hoặc nhiều hơn các tài khoản với các nội dung “chế” (meme content).
  • Sáng tạo đáp ứng (Responsive Creativity) – YouTube cũng lưu ý rằng các định dạng nội dung cũng ảnh hưởng đến các nhu cầu về cảm xúc. 83% Gen Z đã sử dụng YouTube để xem nội dung nhẹ nhàng giúp họ thư giãn.

Theo YouTube:

“Chúng tôi nhận thấy rằng, văn hóa kỹ thuật số đơn giản là về tất cả các nội dung có liên quan đến cá nhân (personally-relevant content).

Trên thực tế, 65% Gen Z (18-24 tuổi) đồng ý rằng những nội dung có liên quan đến cá nhân họ quan trọng hơn nội dung mà nhiều người khác đang nói về.

Trong thế giới mới, những đối tượng là người xem và các nhà sáng tạo nội dung sẽ ưu tiên nhiều hơn những khoảnh khắc quan trọng đối với họ và cuộc sống của họ.”

Bạn có thể tải xuống báo cáo tại đây:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

51% Gen Z tin rằng làm việc trong Metaverse là tương lai

Theo số liệu được công bố bởi Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WeForum) và Statista, có đến 51% Gen Z tin rằng làm việc trong Metaverse là tương lai gần của thế giới.

51% Gen Z tin rằng làm việc trong Metaverse là tương lai

  • Một số lượng lớn mọi người mong đợi rằng họ sẽ làm ít nhất một phần công việc của họ trong thế giới ảo Metaverse trong khoảng 2 năm tới.
  • Gen Z là thế hệ đông nhất tin rằng làm việc trong Metaverse là tương lai.
  • Chỉ có 16% tất cả những người được khảo sát cho quan điểm ngược lại, tức họ không tin tưởng vào Metaverse.

Mặc dù đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có bất cứ một định nghĩa nào được đưa ra về Metaverse được cho là toàn diện hay đúng đắn, đây vẫn là từ khoá được các thương hiệu hàng đầu toàn cầu cũng như các chuyên gia công nghệ quan tâm nhất.

Theo báo cáo về xu hướng việc làm hàng năm của Microsoft:

  • 51% Gen Z tin rằng Metaverse là tương lai và họ kỳ vọng sẽ làm ít nhất một phần việc nào đó trong môi trường Metaverse trong tương lai.
  • 28% thế hệ Baby Boomers đồng ý rằng họ sẽ làm việc trong Metaverse ít nhất một phần nào đó trong tương lai gần.
  • 37% Gen X và 48% Gen Y (Millennials) cũng tin tưởng vào điều tương tự.

Điều thú vị là chỉ có 16% trong số 31.102 người tham gia được khảo sát tin rằng Metaverse là thứ xa vời và không thực tế.

Trong khi vẫn có những quan điểm khác nhau về Metaverse, với sự xuất hiện của đại dịch Covid-19, khi một số lượng lớn công việc văn phòng đã chuyển sang mô hình làm việc từ xa hoặc kết hợp (hybrid), thêm vào đó là sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng điện toán đám mây và thương mại xã hội (social commerce), tương lai của thế giới làm việc được kỳ vọng rằng sẽ có những biến chuyển lớn trong tương lai.

51% Gen Z tin rằng làm việc trong Metaverse là tương lai

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

80% Gen Y và Gen Z cho rằng nghỉ việc trước 6 tháng là điều bình thường

Theo một khảo sát mới đây của The Muse được công bố trên CNBC, 80% Gen Y (Millennials) và Gen Z cho rằng nghỉ việc sau 6 tháng làm việc tại doanh nghiệp là điều bình thường.

80% Gen Y và Gen Z cho rằng nghỉ việc trước 6 tháng là điều bình thường
80% Gen Y và Gen Z cho rằng nghỉ việc trước 6 tháng là điều bình thường

Những nhà tuyển dụng đang phải đối mặt với một thách thức khó khăn hơn bao giờ hết trong việc tuyển dụng, người lao động trẻ có xu hướng nghỉ việc nhanh hơn.

Theo dữ liệu từ một cuộc khảo sát gần đây từ The Muse cho thấy 80% người tìm việc thuộc Gen Y (millennial) và Gen Z nói rằng họ có thể chấp nhận rời khỏi một công việc mới sau 6 tháng nếu công việc đó không đúng như kỳ vọng ban đầu của họ.

Tại sao người lao động lại rời đi trong một khoảng thời gian ngắn.

Bà Kathryn Minshew, người sáng lập và Giám đốc điều hành của The Muse, cho biết rằng, có nhiều lý do để một nhân viên quyết định rời đi trong một khoảng thời gian ngắn, tuy nhiên lý do lớn nhất là họ cảm thấy doanh nghiệp họ làm việc không đúng với những gì mà họ đã kỳ vọng ban đầu (lúc phỏng vấn).

Nếu có thể, hãy thảo luận về cách các phạm vi công việc (SOW) đã thay đổi kể từ khi ứng viên vào làm việc và đến thời điểm hiện tại.

Nếu những lý do đó là khách quan và phù hợp, những sự khác biệt trong kỳ vọng của ứng viên sẽ có thể dễ dàng chấp nhận hơn.

Một lý do khác khiến các ứng viên không còn hứng thú với công việc là do môi trường làm việc và phạm vi công việc quá nhàm chán.

CEO The Muse cho biết: “Có những sự khác biệt lớn giữa những gì doanh nghiệp quảng cáo lúc phỏng vấn và lúc làm việc thực tế, và do đó, ứng viên đã rời đi.”

Cách bạn có thể thảo luận về chủ đề “nhạy cảm” này trong các cuộc phỏng vấn.

Nếu vì một lý do nào đó, bạn phải rời bỏ doanh nghiệp sau một khoảng thời gian làm việc tương đối ngắn, bằng cách nào bạn có thể thảo luận nó với các nhà tuyển dụng mới hay làm thế nào để giá trị của bạn không bị ảnh hưởng?

Thể hiện tác động của bản thân.

Một nhà huấn luyện viên cá nhân cho biểt, cho dù bạn làm việc tại doanh nghiệp trong vài tháng tuy nhiên nếu bạn đã để lại được những thách tích hay dấu ấn nổi bật, hãy thể hiện nó cho các nhà tuyển dụng.

Bạn cũng nên nói về tốc độ bạn có thể thích nghi với môi trường làm việc mới (mặc dù cuối cùng đó không phải là môi trường làm việc bạn muốn) và cách bạn có thể giúp doanh nghiệp trong một khoảng thời gian ngắn.

Tập trung vào những gì bạn đã học được.

Tự nhận thức là một kỹ năng khó khăn và có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cá nhân.

Bạn có thể chọn một công việc hay tổ chức khác nếu bạn nhận thấy không có sự phù hợp về mặt giá trị giữa hai bên.

Bạn có thể nói với các nhà tuyển dụng rằng bạn có ý thức rất rõ về bản thân, rằng bạn đã nhận ra doanh nghiệp hiện tại không còn phù với bạn, do đó bạn muốn tìm kiếm một môi trường mới.

Sau đó, hãy tập trung vào những trải nghiệm hay những gì bạn đã học được tại doanh nghiệp cũ, bạn đã giúp đỡ các đồng nghiệp khác như thế nào, học hỏi từ thất bại ra sao và bạn biết mình cần làm gì để cải thiện những hạn chế đó.

Ngoài ra, bạn cũng có thể trao đổi thêm với các nhà tuyển dụng rằng: “Tôi mong muốn được gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, tuy nhiên nếu doanh nghiệp đó không còn phù hợp với tôi thì tôi cũng không thể hứa trước bất cứ điều gì..”

Thảo luận về những điều mà bạn muốn tránh.

Trong khi thực tế làm việc có thể rất khác so với những gì bạn kỳ vọng lúc phỏng vấn, bạn nên thẳng thắn trao đổi về những thứ bạn không mong muốn.

Ví dụ, nếu bạn thích làm việc ở một môi trường cầu tiến và công tác, bạn có thể nói:

“Tôi phát triển tốt nhất trong một môi trường nơi mọi người thực sự cộng tác với nhau, nơi tôi được học hỏi nhiều thứ, hay nơi các đồng nghiệp sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau.”

Hãy thảo luận về tương lai.

Mục tiêu của bạn trong các cuộc phỏng vấn là lấy tất cả những gì bạn đã học và đã hoàn thành trước đó để làm lý do tại sao bạn là người hoàn hảo cho vị trí hay doanh nghiệp mới.

Thảo luận về tương lai, về những dự định, về những thứ mà bạn có thể (tự tin) mang lại cho doanh nghiệp là một cách thông minh.

Hãy nói về những dự án mà bạn đã phụ trách.

Nếu ở doanh nghiệp cũ, bạn được giao phó một nhiệm vụ hay một dự án nào đó, hãy cho nhà tuyển dụng thấy cách bạn đã xoay sở với nó.

Không cần phải liệt kê các công việc quá ngắn.

Nếu bạn chỉ làm việc trong một vài tuần hay thậm chí là 1-2 tháng, bạn có thể không cần phải cập nhật nó vào hồ sơ của mình, nhà tuyển dụng cũng không muốn nhìn thấy hay thảo luận về nó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Digital Marketing là xu hướng nghề HOT cho Gen Z

Digital Marketing đang dần trở thành xu hướng nghề nghiệp thu hút nhiều bạn trẻ, đặc biệt là thế hệ Z (Gen Z).

Digital Marketing cho Gen Z

Ngành nghề bùng nổ trong thời đại số và bước nhảy vọt giữa đại dịch COVID-19.

Những năm gần đây, Digital Marketing đang dần thay đổi vị thế của tiếp thị truyền thống bởi quá trình chuyển đổi số.

Giữa bối cảnh dịch COVID-19, các công nghệ Digital càng chứng tỏ sức mạnh và độ phù hợp không thể phủ nhận của nó trong các hoạt động kinh doanh, thay đổi nhận thức về việc tìm kiếm, lựa chọn mua hàng của nhiều người, tiếp cận người tiêu dùng và xây dựng thương hiệu thông qua các nền tảng mạng xã hội.

Trong báo cáo Chỉ số Kinh tế Số (Digital Economy Index) tháng 5-2020 của Adobe khi phân tích 1 tỉ lượt truy cập các trang web bán lẻ cũng như các dữ liệu bán lẻ khác, doanh thu thương mại điện tử trong tháng 5, chỉ tính riêng tại Mỹ, đã chạm mức 82,5 tỉ đô, tăng 77,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đây là một mức tăng trưởng đầy bứt phá của ngành thương mại điện tử. Để đạt được mức doanh thu trên, lẽ ra ngành cần nhiều hơn bốn năm, nhưng trên thực tế, ngành đã đạt được trong chưa đầy 4 tháng.

Chân dung thế hệ Gen Z.

Theo Nielsen Việt Nam, thế hệ Z được biết là “thế hệ kết nối” hay “những đứa trẻ trong thời đại chấm com”.

Ước tính đến năm 2025, sẽ có 2 tỉ người trên toàn cầu và Việt Nam có 15 triệu người thuộc thế hệ Z – lực lượng đóng góp 21% vào nguồn lao động và chiếm 30% lực lượng tiêu dùng tại Việt Nam.

Theo từ điển Oxford, Gen Z là những người sinh ra trong khoảng thời gian từ cuối những năm 1990 cho đến 2012. Tuy nhiên, khoảng tuổi phổ biến và được chấp nhận rộng rãi nhất là 1997-2012.

Với cá tính thẳng thắn, thực tế và cởi mở trước các vấn đề của xã hội, thế hệ Gen Z khá tự tin khi quyết định chọn nghề nghiệp.

Họ xem tấm bằng Đại học, Cao đẳng không phải là cách duy nhất để thành công, chúng ta có nhiều hơn một con đường để chinh phục đam mê và thành công với nghề nghiệp mình chọn.

Hiện nay, các bạn trẻ Việt Nam đã có thể cập nhật mọi thứ một cách dễ dàng và nhanh chóng khi Internet phát triển vô cùng mạnh mẽ. Chính sự lên ngôi của công nghệ 4.0 là lực đẩy rất lớn cho Gen Z hướng đến tiêu chuẩn công dân toàn cầu.

Những ngành nghề thời thượng, đón đầu xu thế công nghệ Số trở thành mối quan tâm và mục tiêu mà thế hệ này hướng đến.

Xu hướng chọn nghề của Gen Z.

Sống trong thời đại số (digital native), chỉ cần ngồi tại nhà với một cú click chuột, chúng ta có thể tìm kiếm mọi thông tin một cách nhanh chóng và chính xác.

Thế hệ Z cũng vì thế mà có xu hướng khám phá, theo đuổi ngành nghề có tính chất nhạy bén kết hợp với công nghệ hiện đại, có tính tự do và độc lập cao.

Digital Marketing là lĩnh vực có tốc độ biến đổi liên tục, môi trường làm việc năng động, sáng tạo với mức thu nhập hấp dẫn và cực “khát” nguồn năng lực.

Với sự cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt trên thị trường thì chiến lược Marketing hiệu quả sẽ tạo ra mạng lưới gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và khách hàng. Đây sẽ là lĩnh vực đầy tiềm năng và hợp xu thế chọn nghề đối với các bạn Gen Z.

Cũng theo báo cáo của LinkedIn trong năm 2021, Digital Marketing là một trong những kỹ năng được yêu cầu nhiều nhất từ các công việc liên quan đến Marketing.

Nhằm mục tiêu giúp các bạn mới gia nhập ngành hoặc những người làm marketing có thêm nhiều cơ hội phát triển hơn trong nghề, MarketingTrips đã khai giảng một số khoá học chủ yếu tập trung vào Digital Marketing bạn có thể xem tại: Khoá học.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Marketing cho Gen Z: Cách Marketer có thể kết nối với Gen Z

Không giống như bất kỳ thế hệ nào khác trước đó như Gen Y hay Gen X, Gen Z luôn ẩn chứa nhiều điều thú vị mà người làm Marketing cần quan tâm.

Marketing Gen Z
Cách Marketing cho Gen Z

Những người làm marketing hiện đang tập trung mọi sự chú ý tới Gen Z. Những người con của Gen X, Gen Z – còn được biết đến với tên gọi Centen-nials – là một nhóm người sinh giữa những năm 1997 và 2009.

Bà Purna Virji, cố vấn cấp cao các giải pháp nội dung của LinkedIn cho biết:

“Gen Z, họ là thế hệ trẻ nhất, đa dạng nhất, họ cũng là thế hệ gốc kỹ thuật số (digital native) đầu tiên của nhân loại và do đó quan điểm hay hành vi của họ cũng chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ các thiết bị điên tử hay môi trường internet.”

Theo nghiên cứu “Thế hệ Z – người tiêu dùng tương lai” của Nielsen, hơn 70% số người trả lời nói rằng người dùng Gen Z có sức ảnh hưởng nhất định đến các quyết định mua sắm, sinh hoạt cho gia đình, như các hoạt động ngoài trời hoặc giải trí, đồ gia dụng, quần áo, đồ ăn và thức uống…

Khi thế hệ này đang dần trở thành nhóm người tiêu dùng lớn nhất trên toàn cầu, những người làm marketing cần tiếp cận sớm và thấu hiểu họ nhiều hơn.

Dưới đây là một số cách người làm marketing có thể kết nối với Gen Z.

Thu hút hay kêu gọi các giá trị của Gen Z.

Cũng theo cố vấn cấp cao về nội dung của LinkedIn: “Gen Z hay Thế hệ Z tự coi mình là người dễ chấp nhận và cởi mở hơn bất kỳ thế hệ nào khác trước đó – họ có một bộ giá trị được xác định rất rõ ràng.

Gen Z rất giàu lòng vị tha và có ý thức rất tốt về yếu tố môi trường. Nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của các yếu tố công nghệ, Gen Z có ý thức nhiều hơn về thế giới xung quanh.”

“Gen Z luôn muốn thay đổi, họ muốn trở thành một phần của một cái gì đó lớn hơn và kết quả là họ dễ dàng bị thu hút bởi những thương hiệu theo đuổi các giá trị như tính bền vững, tính xác thực và sự hỗ trợ các yếu tố xã hội”.

Người tiêu dùng Gen Z tập trung vào các thương hiệu sẵn sàng chia sẻ giá trị của họ và một trong những điều quan trọng nhất là tính bền vững.

Theo một cuộc khảo sát người tiêu dùng được thực hiện bởi First Insight và Đại học Pennsylvania, 75% Gen Z nói rằng họ ưu tiên tính bền vững đối với các sản phẩm hay thương hiệu mà họ chọn.

Gen Z là thế hệ sẵn sàng trả nhiều tiền cho các sản phẩm thân thiện với môi trường hơn bất kỳ thế hệ nào khác.

Cố vấn cấp cao của LinkedIn chia sẻ:

“Gen Z đánh giá cao những nội dung mang tính chân thực và các thương hiệu muốn tiếp cận Gen Z nên chứng minh tính bền vững là một phần không thể thiếu trong tầm nhìn và giá trị cốt lõi của thương hiệu của họ.”

Nếu bạn là người làm marketing và muốn kết nối nhiều hơn với Gen Z, cho dù đó là cam kết với tính bền vững hay đa dạng và hòa nhập, những giá trị đó là điều kiện tiên quyết bạn cần phải xây dựng.

Tập trung vào các mục tiêu nghề nghiệp và cuộc sống của Gen Z.

Được lớn lên trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang rơi vào thời kỳ suy thoái và đại dịch, người tiêu dùng Gen Z chứng kiến cha mẹ của họ phải vật lộn với sự bất an về tài chính và các vấn đề khác trong cuộc sống.

Chính những kinh nghiệm hay chứng kiến này đã giúp tạo ra một thế hệ mong muốn có một sự nghiệp ổn định và thăng tiến.

Tuy nhiên, Gen Z muốn nhiều hơn những yếu tố cơ bản như tiền lương hay các chế độ làm việc, họ muốn cống hiến, muốn tạo ra giá trị và có một sự nghiệp thịnh vượng.

“Gen Z có rất nhiều tham vọng và muốn phát triển. Họ muốn học những kỹ năng mới. Họ muốn tìm kiếm sự thành công trong sự nghiệp và sự an toàn về tài chính.”

Đối với những người làm marketing, hiểu được các yếu tố này, bạn cần hỗ trợ Gen Z nhiều hơn trong sự nghiệp của họ. Truyền tải những nội dung hay cảm xúc có thể truyền cảm hứng làm việc cho họ.

Marketing đến những sự ưu tiên của Gen Z.

Khi nói đến việc phát triển nội dung trên các nền tảng. Các nền tảng kỹ thuật số đã xóa mờ ranh giới giữa thương mại và kết nối, giữa tiêu dùng và sản xuất.

Việc thêm các yếu tố như sự hài hước vào hoạt động marketing của bạn có thể giúp bạn tương tác nhiều hơn với Gen Z khi những người tiêu dùng này luôn coi các nền tảng kỹ thuật số là ưu tiên hàng đầu.

Các thương hiệu từ hầu hết mọi lĩnh vực đều có thể kết nối với nhóm người dùng này bằng cách thêm một số tính cách hay cá tính vào chiến dịch của họ.

Ngoài ra, những người làm marketing cũng nên tìm cách sử dụng kiểu ngôn ngữ kỹ thuật số (digital language) của Gen Z, sử dụng những meme hấp dẫn, tận dụng các xu hướng xã hội (Social Media Trends) và các yếu tố tương tác trong nội dung của họ.

Nếu bạn quan tâm đến các giá trị, mục tiêu và sở thích của Gen Z khi tiến hành xây dựng nội dung – tất cả những nội dung đó đều có thể nhận được nhiều lượt tương tác.

Cuối cùng, hãy không ngừng nghiên cứu xem Gen Z yêu thích điều gì, ghét điều gì và tìm cách điều chỉnh các nội dung thương hiệu của bạn sao cho phù hợp.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Gen Z sẽ nắm giữ tương lai tiêu dùng

Theo Anphabe, hãng tuyển dụng hàng đầu châu Á, khác với các thế hệ trước, có tới 81% những người trẻ gen Z (thế hệ sinh ra từ giữa thập niên 90 và đầu những năm 2000) tự tin hiểu rõ bản thân, biết mình thích và không thích làm gì.

Gen Z sẽ nắm giữ tương lai tiêu dùng

Hiện nay, thế hệ gen Z dần trở thành lực lượng thống trị thị trường lao động, là thế hệ chủ động tạo ra sân chơi cho chính mình, thay vì phải theo đuổi một cuộc chơi đã được sắp đặt sẵn. Do đó, việc nhìn lại chiến lược kinh doanh là hành động tối quan trọng của các tập đoàn sau khi Covid-19 bùng phát.

Thử thách đã cho thấy, những thương hiệu thay đổi nhanh chóng và thích ứng với các trào lưu của gen Z sẽ sống sót tốt hơn, trong khi những thương hiệu với tư duy cũ kỹ sẽ bị bỏ lại phía sau.

NHỮNG ƯU TIÊN CỦA THẾ HỆ TRẺ.

Theo nghiên cứu “Thế hệ Z – người tiêu dùng tương lai” của Nielsen, hơn 70% số người trả lời nói rằng họ có sức ảnh hưởng nhất định đến các quyết định mua sắm, sinh hoạt cho gia đình, như các hoạt động ngoài trời hoặc giải trí, đồ gia dụng, quần áo, đồ ăn và thức uống…

Trưởng thành trong một thời kỳ phát triển mạnh của nền kinh tế, những người thuộc thế hệ Z nhìn chung đều vui vẻ hơn, lạc quan hơn, nhưng không có nghĩa là họ dễ dãi.

Họ định nghĩa về mình là những người tiêu dùng “sáng tạo”, “kết nối” và “đầy đủ thông tin”. Thêm vào đó, ngoài những giá trị sản phẩm thông thường, gen Z còn quan tâm đến vấn đề trách nhiệm xã hội, môi trường và bình đẳng giới.

Bà Rani Patel Williams, đối tác kết nối các thương hiệu như Google, Nike, Netflix và Depop, với những nhà sáng tạo, nhà quảng cáo và nhà hoạt động trẻ, nhận định: “Những lớp người đầu tiên của thế hệ luôn là đại diện cho sự đổi thay và tiến bộ.

Đặc biệt, những người thuộc gen Z đang chiếm khoảng 20% dân số toàn cầu và hơn 40% cơ sở khách hàng của ngành thời trang.

Giá trị và niềm tin của họ đang định hình hành vi tiêu dùng hiện đại, dẫn đến nhu cầu lớn hơn về các sản phẩm bền vững, sự minh bạch trong hoạt động, kỳ vọng cao về giá trị và các phong trào xã hội, cũng như trải nghiệm trực tuyến tốt”.

Bây giờ là lúc thích hợp nhất để các công ty tạo nên sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của người trẻ, để họ có thể chuyển đổi thành người tiêu dùng trung thành.

Theo kết quả khảo sát năm 2021 từ Jam, trên 550.000 thanh niên độ tuổi 20 – 25, một bộ phận nhỏ thuộc giới trẻ siêu giàu có thể chi trả lên tới hàng nghìn, hàng chục nghìn đô la cho một bộ trang phục hay phụ kiện nào đó và tổng giao dịch một năm có thể ở mức hàng trăm nghìn đô la mỗi năm.

Theo số liệu từ Statista, doanh thu năm vừa qua của ngành công nghiệp thời trang có tới 19% đến từ các khách hàng ở độ tuổi 20.

Song, nếu được chọn lựa thì những người tiêu dùng trẻ này sẽ ưu tiên cho các mặt hàng xa xỉ nào? Theo kết quả thu được, thứ tự ưu tiên sẽ lần lượt là: quần áo (30%), trang sức (22%) và đồ da thuộc (20%). Tiếp đó chính là những sản phẩm công nghệ.

Những chiếc điện thoại, máy tính bảng cao cấp dường như là vật bất ly thân của thế hệ trẻ hiện nay.

Đó là đặc trưng của thế hệ từ gen Z cho đến gen Alpha, khi mà họ lớn lên ở thời đại bùng nổ công nghệ thông tin cùng với sự xuất hiện dày đặc của các nền tảng mạng xã hội.

Để phục vụ nhóm khách hàng gen Z, các nhãn hàng xa xỉ thậm chí đã tạo ra một làn sóng tuyển dụng nhân tài trẻ về làm việc cho công ty.

Thế hệ Z hiểu kỳ vọng của thế hệ mình và do đó, họ sẽ có những ý kiến, đóng góp phù hợp. Hãng Gucci là một thương hiệu đã thành công khi áp dụng chiến lược này.

Bằng cách thành lập một hội đồng cố vấn ngầm gồm những nhân tài dưới 30 tuổi từ năm 2015, công ty đã liên tục tạo ra được những chiến lược thu hút và giữ được liên hệ mạnh mẽ với người tiêu dùng trẻ tuổi, mặc cho tuổi đời của thương hiệu đã hơn 100 năm.

HÀNG XA XỈ CHƯA BAO GIỜ TRỞ NÊN NHÀM CHÁN.

Một trong những điều cần lưu ý là, các con số về doanh thu của các ngành hàng xa xỉ tăng lên chóng mặt trong những năm gần đây ở nhóm khách hàng trẻ châu Á.

Nhiều khảo sát chỉ ra rằng sự chịu chi của giới trẻ châu Á hiện nay hơn hẳn các tầng lớp đang đi làm và có thu nhập.

Tại Trung Quốc, theo Bloomberg, những đứa trẻ từ sinh ra từ khoảng năm 1997 đến 2012 có thể bỏ ra trung bình lên tới hàng chục nghìn đô la cho các sản phẩm xa xỉ và hầu như số tiền này đến từ sự chu cấp của các bậc cha mẹ.

Điều này sẽ có ảnh hưởng rất nhiều đến tương lai của ngành hàng xa xỉ, khi mà nó sẽ tái định hướng và phân chia lại phân khúc khách hàng của ngành công nghiệp này.

Đặc biệt là trong năm 2022, khi dịch bệnh vẫn đang còn tiếp diễn, các ông lớn sẽ dần tiến tới việc thực hiện chuyển đổi các hoạt động mua hàng truyền thống sang các nền tảng số để vực lại doanh thu. Khách hàng trẻ lại là đối tượng tiềm năng của những nền tảng số này.

Tuy nhiên, với lớp người tiêu dùng trẻ, sự sang trọng là để cung cấp những trải nghiệm độc đáo. Do đó, sáng tạo và có ảnh hưởng là điều quan trọng nhất đối với một thương hiệu xa xỉ. Để gen Z bị thu hút bởi tính độc đáo và năng lượng truyền cảm hứng, các thương hiệu giờ đây đã dùng chính những người trẻ để tiếp cận khách hàng trẻ, mà Tiffany & Co. là một ví dụ.

Thương hiệu này đã mời những ngôi sao mới nổi như Zo Kravitz và Elle Fanning cũng như “nữ hoàng nhạc pop” Lady Gaga trở thành những người phụ nữ đại diện cho phong cách sống hiện đại.

Bvlgari thì chọn Bella Hadid (siêu mẫu nổi tiếng sở hữu hơn 23 triệu người theo dõi trên Instagram) trở thành gương mặt đại diện của thương hiệu.

Trong khi đó, De Beers lựa chọn blogger Christie Tyler (sở hữu tài khoản nycbambi với hơn 313.000 lượt theo dõi ở Instagram) là đối tác truyền thông xã hội.

Pomellato, thương hiệu trang sức thuộc sở hữu của Tập đoàn Kering, gần đây hợp tác với Chiara Ferragni của thương hiệu The Blonde Salad (với hơn 763.000 lượt theo dõi ở Instagram).

Sabina Belli, CEO của Pomellato cho biết: “Thế hệ Z có thể chỉ là khách hàng tiềm năng hôm nay, nhưng sẽ là khách hàng thật sự vào ngày mai.

Mỗi ngày, khi một nhân vật nổi tiếng trên mạng xã hội có thể kể lại trải nghiệm độc đáo của họ cho 12 triệu người theo dõi thì đó vừa là bằng chứng, vừa là tài sản quý giá. Một trong số họ sẽ trở thành thế hệ khách hàng tiếp theo”.

Tóm lại, đối với gen Z, những thương hiệu đích thực là những thương hiệu mang đến sức mạnh và giá trị phù hợp. Đây là một tin xấu đối với các nhãn hàng có giá trị thương hiệu yếu và không biết cách dẫn dắt, gây ngạc nhiên hay tạo ra sự khao khát.

Đó là lý do công ty chiến lược Équité dự đoán sẽ có tới 50% các thương hiệu xa xỉ không thể tồn tại trong thập kỷ này – thập kỷ của gen Z.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh (Theo VnEconomy)

Lượng tìm kiếm trên Google tại Việt Nam tăng 37% trong năm 2021

Việt Nam có hơn 8 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới kể từ khi đại dịch bắt đầu. Thống kê từ Google cho thấy số lượng tìm kiếm trên Google tăng 37% trong năm 2021 so với trước đại dịch.

Sự phổ biến của Google Search.

Theo Google, Việt Nam có khoảng 8 triệu người dùng kỹ thuật số mới kể từ khi đại dịch bắt đầu. Năm 2020 chứng kiến hàng triệu người chuyển sang thế giới số thì năm 2021 cho thấy sự phát triển vững vàng của dòng chảy kỹ thuật số.

Google Search (tìm kiếm) trở thành một công cụ quen thuộc của người dùng Việt Nam khi tổng số lượng tìm kiếm trên Google tăng 37% trong năm 2021 so với trước đại dịch.

Báo cáo “Search for Tomorrow’’ của Google cho thấy, 97% người tiêu dùng mới vẫn đang sử dụng các dịch vụ trực tuyến và 99% trong số họ có ý định tiếp tục sử dụng trong tương lai. Tiết kiệm thời gian và chi phí, sản phẩm và dịch vụ đa dạng, dịch vụ giao hàng tận nơi là những động lực thúc đẩy người mua sắm chọn trải nghiệm trực tuyến.

Tổng giá trị hàng hóa (GMV) của Việt Nam năm 2021 dự kiến (ở thời điểm báo cáo) đạt 21 tỷ USD, tăng 31% so với năm 2020, trong đó phần lớn là nhờ vào mức tăng trưởng 53% của ngành thương mại điện tử.

Người dùng ngày nay đang khai thác nhiều lợi ích của công nghệ và ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày từ việc tìm cách mở tài khoản ngân hàng hay mở thẻ online với lượng tìm kiếm tăng 58%, tìm thông tin, xem trải nghiệm và đánh giá sản phẩm trước khi mua với lượng tìm kiếm tăng 1.250% và kế đến là thanh toán không tiếp xúc với ví điện tử, với lượng tìm kiếm tăng 100%.

Theo xu hướng thay đổi hành vi đó của người tiêu dùng, các doanh nghiệp hiện đang điều chỉnh chiến lược kỹ thuật số của mình để đáp ứng nhu cầu của người dùng mới chuyển sang sử dụng các dịch vụ trực tuyến.

81% nhà bán hàng kỹ thuật số ở Việt Nam có khả năng sẽ tăng cường việc sử dụng các hình thức thanh toán điện tử trong 1 đến 2 năm tới. 82% trong số họ dự đoán rằng hơn một nửa doanh thu trong 5 năm tới sẽ đến từ các nguồn bán hàng trực tuyến.

Các xu hướng tìm kiếm đáng chú ý.

Báo cáo “Search for Tomorrow’’ đã thống kê các xu hướng tìm kiếm của người Việt và các thống kê ở 4  lĩnh vực gồm: Sức khỏe và Làm đẹp; tài chính; thực phẩm và hàng tạp hóa; mua sắm và bán lẻ.

Trong bối cảnh đại dịch, người Việt đang tổ chức lại ngôi nhà của họ để nhân đôi mục đích sử dụng, vừa là nhà, vừa là trường học hoặc không gian làm việc.

Số lượt tìm kiếm cụm từ ‘decor phòng’ (trang trí phòng) tăng 150% trong khi các từ khóa cho các sản phẩm chăm sóc nhà cửa như ‘nến thơm cũng tăng 100%.

Nhiều người Việt quan tâm học cách đầu tư nhiều hơn, thể hiện qua số lượt tìm kiếm cụm từ “chứng khoán” tăng trên 106%, trong đó người dân ở các tỉnh nông thôn thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến việc đầu tư. Song song đó là số lượt tìm kiếm về tiền điện tử tiếp tục ở mức cao, tăng 115%.

Người dùng Internet cũng hoài nghi khi quan tâm nhiều hơn đến các thông tin sai sự thật. Họ chủ động hơn trong việc tìm kiếm các thông tin đáng tin cậy thông qua công cụ tìm kiếm để xác minh thông tin nhất là Gen Z.

82% người được khảo sát cho biết việc tìm ra được nguồn tin thật bây giờ quan trọng hơn so với thời trước Covid. Lượng tìm kiếm với các từ khóa liên quan đến “scam” tăng 54% và lượng tìm kiếm với từ khóa liên quan ‘hàng chính hãng’ cũng tăng 15%.

Đại dịch không chỉ cho thấy rõ hơn nhiều sự bất bình đẳng đang diễn ra mà còn làm trầm trọng thêm vấn đề, gây ảnh hưởng ở nhiều mức độ khác nhau lên những nhóm dễ bị tổn thương nhất trong xã hội.

So với các gia đình có thu nhập cao, các gia đình có thu nhập thấp có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn và số ngày nghỉ học trong năm của trẻ em trong những gia đình này cũng cao hơn gấp đôi.

Để vượt qua những sự bất bình đẳng này, mọi người lên mạng để tìm kiếm các giải pháp giúp bản thân và cộng đồng của họ.

Nội dung họ tìm kiếm, bao gồm nhiều chủ đề từ trợ cấp thất nghiệp đến các vấn đề về phân biệt đối xử hay đơn giản là tìm kiếm các công cụ hoặc giải pháp giúp họ vượt qua những khó khăn của mình từ việc hiểu nội dung thông tin bằng tiếng nước ngoài.

Lượng tìm kiếm với cụm từ khoá “dịch sang tiếng Việt” tăng đến 75% đến tìm kiếm thông tin liên quan bình đẳng giới (tăng 27%) hay tìm kiếm giải pháp tài chính “vay tiền online” tăng 45%.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tầm quan trọng của Social Media trong việc kết nối với Gen Z

Theo dữ liệu mới nhất từ công ty nghiên cứu thị trường Qualtrics, sự kỳ vọng của người tiêu dùng đang ngày càng tăng lên và tầm quan trọng của các giá trị thương hiệu được chia sẻ cũng tương tự.

Tầm quan trọng của Social Media trong việc kết nối với Gen Z

Để có thể làm rõ hơn về sự thay đổi của kỳ vọng của khách hàng, Qualtrics đã khảo sát 9.000 người tiêu dùng, trên nhiều độ tuổi khác nhau, để đo lường mức độ quan trọng của các thước đo khác nhau giữa Gen Z, Baby Boomers và các thế hệ ở giữa.

Các phát hiện có được từ nghiên cứu rất có ý nghĩa với các thương hiệu – trước hết, dữ liệu chỉ ra rằng Gen Z có nhiều khả năng bị ảnh hưởng nhất bởi những tương tác tiêu cực với một doanh nghiệp nhất định.

“Gen Z là thế hệ ít hài lòng nhất với các trải nghiệm khách hàng mà họ đã có được. Họ tỏ ra ưu tiên cho các phương tiện truyền thông mạng xã hội và các cửa hàng bán lẻ.”

Người tiêu dùng thế hệ Z đã lớn lên cùng với các phương tiện truyền thông mạng xã hội và thương mại điện tử, họ ngày càng mong đợi thương hiệu đáp ứng được các nhu cầu cụ thể của họ, đồng thời họ cũng biết rằng họ có đủ “quyền lực và phương tiện” trong tay để chỉ trích một doanh nghiệp nào đó nếu họ nhân được các trải nghiệm tiêu cực.

Điều này cũng có nghĩa là trong khi Gen Z sẵn sàng đón nhận và tương tác với các thương hiệu một cách tích cực, cũng có không ít các rủi ro đi kèm với các thương hiệu cung cấp những trải nghiệm kém hơn.

Những người tiêu dùng trẻ hơn cũng ngày càng coi trọng về vấn đề sức khỏe cộng đồng, Gen Z có khả năng ngừng mua hàng cao hơn đến gấp 2 lần so với Baby Boomers nếu họ cảm thấy thương hiệu có các giá trị không phù hợp.

  • 42% Gen Z cho rằng họ sẽ có thể bắt đầu mua hàng với các thương hiệu quan tâm nhiều hơn đến sức khoẻ của người tiêu dùng trong Covid-19.
  • 14% là con số của Baby Boomers.

Người tiêu dùng thế hệ Z cũng chú trọng nhiều hơn đến các giá trị thương hiệu – những người mua sắm trẻ tuổi quan tâm đến giá trị thương hiệu nhiều hơn gấp 3 lần so với Baby Boomers.

  • 31% Gen Z cho rằng họ sẽ ưu tiên mua hàng từ những thương hiệu thể hiện được giá trị xã hội và quan tâm đến các vấn đề về môi trường.
  • Chỉ 16% Baby Boomers lựa chọn con đường này.

Với các thương hiệu đang tìm cách mở rộng phạm vi tiếp cận trên các nền tảng trưc tuyến, việc tìm hiểu điều gì thực sự đang thúc đẩy hành động của người tiêu dùng sẽ góp phần lớn hơn đến mức độ thành công của thương hiệu.

Đối với người tiêu dùng Gen Z, duy trì sự hiện diện trên các nền tảng mạng xã hội là ưu tiên hàng đầu khi nói đến khả năng xây dựng mối liên quan, bản chất chính từ điều này là Gen Z mong muốn kết nối nhiều hơn và sâu hơn (ở cấp độ cá nhân và con người) với các doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm và dịch vụ mà họ cần.

Nếu bạn là người làm marketing, thay vì tập trung quá nhiều vào việc bán hàng, bạn nên tìm ra các cách mới để kết nối sâu hơn và rộng hơn đối với người tiêu dùng của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Tại sao Gen Z thích thử các sản phẩm hay thương hiệu mới

Nghiên cứu mới đây nhất của nền tảng mạng xã hội Pinterest đã tiết lộ lý do tại sao thế hệ Z (Gen Z) lại rất thích thú với việc thử các sản phẩm mới.

Tại sao Gen Z thích thử các sản phẩm hay thương hiệu mới

Theo dữ liệu từ Pinterest, Gen Z có khả năng dùng thử các sản phẩm hay thương hiệu mới cao hơn 20% so với các thế hệ khác.

Ngoài ra, họ cũng tỏ ra cởi mở hơn trong việc cân nhắc xem liệu họ có nên thử một sản phẩm hay thương hiệu mới hay không bên cạnh các sản phẩm họ hiện dùng.

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng “lần đầu tiên” dùng thử một sản phẩm mới là một trong những động lực chính để Gen Z ra quyết định mua hàng, và do đó, những người thuộc thế hệ này thường mua nhiều sản phẩm mới hơn so với các thế hệ khác (mà chính xác là nhiều hơn đến 80% theo dữ liệu của 12 tháng qua).

Thông qua nghiên cứu, Pinterest cho biết các thương hiệu kết nối với Gen Z sẽ nhận thấy cơ hội tăng trưởng doanh thu trung bình lớn hơn đến 14 lần so với kết quả đạt được khi nhắm mục tiêu đến các thế hệ người dùng khác.

Ngoài ra, Gen Z cũng dự kiến sẽ vượt qua Millennials (Gen Y) để trở thành tầng lớp tiêu dùng sản phẩm mới lớn nhất toàn cầu vào năm 2026.

Nhà nghiên cứu Alvin Li đến từ Pinterest cho biết: “Thế hệ Z là thế hệ theo chủ nghĩa cá nhân và mong muốn được thể hiện bản thân nhiều nhất trong các thế hệ mà chúng tôi từng thấy. Họ không ngừng khao khát những trải nghiệm mới để thể hiện cá tính riêng của họ.

Và vì những lý do này, họ có nhiều động lực hơn để mua và tiêu dùng các sản phẩm mới, khám phá và thể hiện bản thân cũng như cách họ muốn thể hiện trong xã hội.”

Theo Pinterest, để có thể xây dựng được những mối quan hệ tốt đẹp hơn với nhóm người tiêu dùng Gen Z, thương hiệu cần lưu ý những nguyên tắc sau đây:

  • Quảng cáo video có nhiều khả năng thu hút sự chú ý của Gen Z. Là những người bản địa kỹ thuật số (digital natives) thực sự, Zers có khả năng mua hàng cao hơn 16% so với các thế hệ khác với các quảng cáo video.
  • Vì đa số Zers thích mua hàng từ những thương hiệu phù hợp với giá trị cá nhân của họ nên các thương hiệu cần kết nối với họ bằng cách thấu hiểu các kênh (nền tảng) họ đang sử dụng và tương tác, qua đó làm nổi bật các giá trị cá nhân của họ thông qua những thông điệp phù hợp.
  • Thế hệ Z sử dụng các sản phẩm nhằm mục tiêu thể hiện bản sắc độc đáo của riêng họ. Người dùng Gen Z thích sự nổi bật và sử dụng các sản phẩm họ mua để truyền tải đi thông điệp “họ là ai”. Vì lý do này, các thương hiệu nên tập trung vào các nội dung quảng cáo có thể chứng minh được cách sản phẩm có thể giúp họ để lại những dấu ấn cá nhân riêng (có ví dụ cụ thể).

Bạn có thể xem đầy đủ báo cáo của Pinterest tại: Gen Z Insights

ham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Gen Z, smartphone và những định kiến thế hệ

Tự cao, thờ ơ, thu mình vào điện thoại là những định kiến về gen Z. Thật ra, có một chân dung khác về thế hệ này.

Gen Z lớn lên cùng sự phát triển của công nghệ.

“Digital natives” – những cư dân bản địa kỹ thuật số – là thuật ngữ xuất hiện lần đầu trong bài nghiên cứu của nhà tư vấn giáo dục Marc Prensky, dùng để chỉ những người sinh ra và lớn lên trong thế hệ kỹ thuật số. Họ sử dụng máy tính và các thiết bị sớm, do đó làm chủ công nghệ hơn thế hệ khác.

Thuật ngữ này một lần nữa được cây bút Alex Williams của New York Times nhắc lại khi miêu tả về gen Z: “Sinh ra trong thời đại smartphone, gen Z là những người bản địa kỹ thuật số (digital natives) thực thụ”. Họ là những người trẻ thành thạo công nghệ, thích khẳng định cái tôi và mang đến thị trường lao động những hình thái công việc mới.

Được xác định là những người trẻ sinh từ năm 1996, thế hệ Z lớn lên cùng smartphone, Internet, thung lũng Silicon và những phát triển vượt bậc trong cách con người tiêu dùng, giao tiếp, trao đổi thông tin.

Điều này góp phần khiến gen Z sớm biết cách thể hiện tiếng nói cá nhân hay quan điểm, góc nhìn. Cũng chính đặc tính này, gen Z thường chịu định kiến “quá tự tin” từ thế hệ trước, theo báo cáo của McKinsey công bố năm 2018.

“Thờ ơ” và “dành quá nhiều thời gian cho smartphone” cũng là những định kiến mà gen Z đối mặt, theo Dazed và The Guardian. Thế hệ Y (những người sinh năm 1981-1995) cũng cho rằng người trẻ gen Z mất khả năng giao tiếp trực tiếp do quen với việc tương tác qua điện thoại.

Ngược lại, nhiều nghiên cứu đã “thanh minh” cho thế hệ trẻ. “Người trẻ không nghiện smartphone. Họ dùng chúng để lên tiếng, làm việc, và mở rộng thế giới quan”, theo bà MaryLeigh Bliss, Giám đốc phát triển nội dung của Ypulse, công ty nghiên cứu và tư vấn về gen Z và gen Y.

Cách gen Z dành thời gian cho smartphone cũng giống như cách thế hệ Y dành cả thanh xuân cho Harry Porter, máy nghe nhạc Walkman, hay trò rắn săn mồi.

Cũng theo nghiên cứu của Ypulse, gen Z ý thức được việc giới hạn thời gian sử dụng smartphone để tập trung cho công việc. “Nhiều bạn trẻ tham gia cuộc nghiên cứu cho biết họ xoá những ứng dụng tiêu tốn quỹ thời gian của mình.

Chúng tôi gọi đây là hành động “rút phích cắm”. Ngày càng nhiều bạn trẻ “rút phích cắm” những ứng dụng không thực sự hữu ích để chú tâm cho mục tiêu cuộc sống”, bà Bliss chia sẻ.

Trả lời nhận định cho rằng gen Z “quá tự tin” và “thờ ơ với cuộc sống”, Giáo sư Pat Bullen của Đại học Auckland (New Zealand) cho rằng: “Thế hệ trẻ đang thực sự quan tâm đến một thế giới với tương lai tốt đẹp hơn.

Chúng ta chứng kiến những nhà hoạt động môi trường chưa tốt nghiệp trung học, những nhà hoạt động nhân quyền chưa tốt nghiệp đại học và nhiều bạn trẻ khắp thế giới đang nói tiếng nói của thế hệ mình”.

Greta Thunberg, nhà hoạt động môi trường người Thụy Điển, là một ví dụ về cách người trẻ lên tiếng. Với ngôn từ đanh thép, biểu cảm dứt khoát, cô bé Greta, một nữ sinh lớp 9, từng gióng hồi chuông cảnh tỉnh về vấn đề nóng lên toàn cầu tại Hội nghị về khí hậu của Liên hợp quốc năm 2019. Cô bé hiện vẫn theo đuổi hoạt động vì môi trường và tham gia COP26 với tư cách khách mời trong đối thoại bên lề hội nghị vào tháng 11 vừa qua.

Greta Thunberg (giữa) trong phiên thảo luận bên lề tại COP26. Ảnh: Craig Gibson, The New York Times.

“Thế hệ Z ngày càng có khả năng đưa ra quyết định, vạch ra hướng đi cho mình trong tương lai, và lên kế hoạch để hiện thực hóa mục tiêu”, giáo sư Bullen chia sẻ.

Vượt qua những định kiến về thế hệ mình, cùng smartphone, thiết bị công nghệ, và cá tính đặc thù, gen Z có cách riêng để thể hiện cái tôi và kiến tạo thế giới theo cách chưa từng có.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | Theo Zing

Instagram công bố báo cáo xu hướng cho marketers và thương hiệu trong 2022

Báo cáo nêu bật một loạt những sự thay đổi trên nhiều danh mục khác nhau từ đó giúp các thương hiệu và marketer hiểu rõ hơn về những xu hướng chính trên nền tảng trong năm mới 2022.

Instagram công bố báo cáo xu hướng cho marketers và thương hiệu trong 2022
Source: Mashable

Theo giải thích của Instagram:

“Để có được báo cáo chi tiết này, chúng tôi đã cố gắng tìm hiểu sâu về tâm trí của Gen Z để từ đó học hỏi thêm về các xu hướng mới đang gia tăng trên Instagram qua nhiều danh mục khác nhau bao gồm âm nhạc, thời trang, nhà sáng tạo và người nổi tiếng, làm đẹp, sự công bằng xã hội và nhiều hơn thế nữa.

Từ việc xác định lại cách họ tiếp cận các hoạt động giáo dục và khái nhiệm về “nghề nghiệp” cho đến những nhận định về thời trang theo chủ nghĩa tối đa (ngược lại với chủ nghĩa tối giản), những nhóm đối tượng tập trung vào tương lai (future-focused audiences) này luôn muốn tạo ra một thế giới thực nơi mà họ muốn sống.”

Báo cáo nêu bật các xu hướng chính trong một số lĩnh vực nhất định, bao gồm thực phẩm, sức khỏe, meme, thời trang và làm đẹp, giáo dục và nghề nghiệp, mua sắm…

Ngoài bản báo cáo chi tiết này, Instagram cũng đã xuất bản một loạt các video phỏng vấn với những người có ảnh hưởng có liên quan ở nhiều chủ đề khác nhau, từ đó cung cấp những cái nhìn trực quan hơn về những xu hướng đang diễn ra trên nền tảng.

Nếu thương hiệu hay doanh nghiệp của bạn đang tìm cách tối đa hóa các phương pháp marketing trên Instagram vào năm 2022, thì báo cáo này rất hữu ích đối với bạn.

Bạn có thể xem đầy đủ hoặc tải xuống báo cáo tại: 2022 Instagram Trend Report

ham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

McKinsey: Toàn cảnh người tiêu dùng Việt Nam và những xu hướng mới (P1)

Trong khoảng một thập kỷ tới, tầng lớp trung lưu (middle class) của Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng, trải dài rộng hơn và trở nên đa dạng hơn.

Những gương mặt mới của người tiêu dùng Việt Nam

Được hỗ trợ và thúc đẩy bởi các khoản đầu tư liên tục vào lĩnh vực sản xuất, các khoản đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và năng suất lao động ngày càng tăng, Việt Nam đã và đang là một quốc gia có tốc độ tăng trưởng vượt trội ở châu Á (Theo McKinsey).

GDP tăng trưởng với tỷ lệ gộp (kép) hàng năm là 5% tính theo giá trị thực trong 20 năm qua, nhanh hơn 1,7 lần so với mức trung bình của toàn cầu (theo Ngân hàng thế giới).

Ngay cả vào năm 2020, khi đại dịch COVID-19 gây ra không ít sự gián đoạn trong nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam vẫn công bố mức tăng trưởng GDP là 2,9%.

Mặc dù đại dịch vẫn đang tiếp tục bùng phát trở lại, người tiêu dùng tỏ ra e ngại với các hoạt động mua sắm và hạn chế chi tiêu, tuy nhiên, mức tiêu thụ dự kiến sẽ sớm phát triển trở lại khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên.

Những sự thay đổi nhanh chóng về nhân khẩu học và công nghệ sẽ dẫn đến nhiều sự thay đổi về hành vi của người tiêu dùng, và cũng từ đây, nó mang lại nhiều cơ hội tăng trưởng mới cho các doanh nghiệp có đủ thông tin và đủ nhanh nhẹn để nắm bắt lấy chúng.

Trong bài viết này, nội dung sẽ tập trung vào việc những xu hướng mới đang định hình tương lai của người tiêu dùng Việt Nam như thế nào và các doanh nghiệp hay thương hiệu có thể làm gì để có được tình cảm của người tiêu dùng.

1. Tầng lớp người tiêu dùng trung lưu (Middle Class) của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng và xem các thành phố tầm trung (midsize cities) là mục tiêu.

Châu Á hiện là một trong những động lực tăng trưởng tiêu dùng hàng đầu của thế giới: bỏ lỡ Châu Á đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể bỏ lỡ đi một nửa bức tranh kinh tế toàn cầu – với cơ hội tăng trưởng tiêu dùng trị giá 10.000 tỷ USD trong khoảng một thập kỷ tới (theo nghiên cứu gần đây của McKinsey Global Institute).

Việt Nam hiện có vị thế tốt để trở thành một động lực quan trọng trong câu chuyện tiêu dùng tiếp theo của châu Á.

Trong một thập kỷ tới, ước tính có thêm khoảng 36 triệu người tiêu dùng sẽ gia nhập tầng lớp tiêu dùng của Việt Nam, những người được định nghĩa là sẽ chi tiêu ít nhất 11 USD mỗi ngày theo điều kiện sức mua tương đương (PPP – purchasing power parity).

(* PPP hay Sức mua tương đương là một kiểu tính tỷ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ của hai nước. Các nhà kinh tế học tính xem cùng một lượng hàng của cùng một thứ hàng hóa khi bán ở hai nước khác nhau bằng đơn vị tiền tệ của hai nước đó thì số tiền phải bỏ ra ra sao, rồi từ đó so sánh sức mua của hai đơn vị tiền tệ – Theo Wikipedia).

Để có thể nhìn thấy rõ hơn về sự thay đổi nhanh chóng của con số này, hãy nhìn lại năm 2000, khi có chưa đến 10% dân số Việt Nam thuộc tầng lớp tiêu dùng (consumer/consuming class) và ngày nay con số này đã tăng lên mức 40%.

Theo dự báo của McKinsey, đến năm 2030, con số này có thể chạm mốc 75% (Hình 1).

Hình 1

Động lực tiêu dùng mới đang xuất hiện không chỉ là từ những người lần đầu tiên bước vào tầng lớp tiêu dùng, mà còn từ sự gia tăng mạnh mẽ của tầng lớp tiêu dùng trong kim tự tháp thu nhập (tham khảo kim tự tháp phân bổ tài sản toàn cầu bên dưới).

Hai tầng lớp tiêu dùng cao nhất (những người chi tiêu từ 30 USD trở lên mỗi ngày) đang tăng nhanh nhất và có thể chiếm 20% dân số Việt Nam vào năm 2030.

Đô thị hóa là một yếu tố đóng góp quan trọng khác vào mức tăng trưởng thu nhập. Dân số các khu vực đô thị của Việt Nam được dự đoán sẽ tăng thêm 10 triệu người trong thập kỷ tới khi tỷ lệ dân số đô thị của cả nước tăng từ 37% năm 2020 lên 44% vào năm 2030.

Các khu vực thành phố vẫn là động lực tăng trưởng chính của Việt Nam, đóng góp khoảng 90% tổng mức độ tăng trưởng tiêu dùng trong thập kỷ tới.

Phần lớn tầng lớp trung lưu của Việt Nam hiện đang sinh sống ở hai thành phố lớn là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, nơi mỗi thành phố hiện có khoảng hơn 10 triệu dân.

Bên cạnh đó số lượng người tiêu dùng này còn đang tiếp tục tăng trưởng nhanh ở các thành phố nhỏ hơn như Cần Thơ, Đà Nẵng và Hải Phòng.

2. Top 5 sự thay đổi về nhân khẩu học đã khiến tầng lớp tiêu dùng thay đổi.

Mặc dù sự gia tăng của tầng lớp tiêu dùng và đô thị hóa là những động lực lớn thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam, vẫn còn những nhân tố khác bên ngoài tính quy mô và mức độ thu nhập.

Sự thay đổi đáng kể về nhân khẩu học và sự thâm nhập nhanh chóng của yếu tố công nghệ kỹ thuật số đang làm đa dạng hoá thị trường người tiêu dùng của Việt Nam, dẫn đến những sự thay đổi không ngờ trong sở thích và hành vi của người tiêu dùng.

Để có thể thích ứng và phát triển mạnh trong thị trường tiêu dùng của Việt Nam, các thương hiệu hay doanh nghiệp sẽ phải xem xét đến các xu hướng cụ thể đang phản ánh thực trạng kinh tế xã hội đang phát triển của đất nước hay những xu hướng sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ của người tiêu dùng:

Hộ gia đình ngày càng nhỏ hơn, mức chi tiêu nhiều hơn cho người cao tuổi, người tiêu dùng bản địa kỹ thuật số (digital natives) tăng cao, quyền lực kinh tế của phụ nữ và mức độ chi tiêu đang được trải dài theo địa lý là những xu hướng hàng đầu trong số đó.

Các hộ gia đình nhỏ.

Trải dài trên khắp châu Á, quy mô của các hộ gia đình đang dần thu hẹp lại. Quy mô trung bình của hộ gia đình Việt Nam đã giảm khoảng 20% ​​trong hai thập kỷ qua, từ 4,5 người/hộ vào năm 1999 xuống còn 3,5 người/hộ vào năm 2019.

Một trong những nguyên nhân cho điều này là tổng tỷ lệ sinh của Việt Nam đang giảm, từ 2,25 lần sinh trên mỗi phụ nữ trong giai đoạn 1995– 2000 xuống còn mức khoảng 2,06 trong giai đoạn 2015-2020.

Đồng thời, do sự khác biệt về lối sống của các thế hệ cùng với sự nổi lên của các cách thức làm việc mới, hiện có ít gia đình nhiều thế hệ hơn cùng sống chung dưới một mái nhà.

Mức tiêu dùng của thế hệ người cao tuổi đang dần tăng lên.

Nhìn chung, Việt Nam vẫn là một quốc gia trẻ với độ tuổi trung bình là 32 vào năm 2020. Tuy nhiên, số người từ 60 tuổi trở lên được dự báo là sẽ tăng thêm 5 triệu người; tức người cao tuổi có thể chiếm hơn 17% tổng dân số của Việt Nam vào năm 2030.

Mức chi tiêu của người cao tuổi dự kiến ​​sẽ tăng gấp 3 lần trong thập kỷ tới, tức tăng hơn gấp đôi so với tỷ lệ của dân số trong cùng thời kỳ.

Sự gia tăng của những người cao tuổi có thể sẽ có tác động đáng kể đến một số lĩnh vực nhất định. Ví dụ như trong thập kỷ qua, các hoạt động đầu tư vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đã tăng lên với một tốc độ kỷ lục.

Ngoài chăm sóc sức khỏe, thị trường nhà ở cũng đang chứng kiến ​​sự tăng trưởng mạnh ở các khu vực ngoại thành, nơi chất lượng không khí và không gian sống rất phù hợp cho những người cao tuổi nói chung.

Những người được gọi là bản địa kỹ thuật số (digital natives) đang trở thành một lực lượng mạnh trong mức độ tiêu dùng của Việt Nam.

Những digital natives hay người bản địa kỹ thuật số là những người sinh từ năm 1980 đến năm 2012, bao gồm các thành viên thuộc Gen Z và Gen Y (millennials), dự kiến ​​sẽ chiếm khoảng 40% mức độ tiêu thụ của Việt Nam vào năm 2030 (theo McKinsey).

Digital natives có mức độ hiểu biết tốt về kỹ thuật số, họ sống chủ yếu trên môi trường trực tuyến và trên điện thoại di động của họ. Gần 70% dân số Việt Nam vào năm 2020 là những người có sử dụng internet.

Sự thay đổi nhanh chóng của yếu tố công nghệ đang làm thay đổi các phương thức giao tiếp hàng ngày cũng như các kênh mua sắm mà người Việt vốn đang sử dụng, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại điện tử, nơi những thương hiệu phổ biến như Shopee, Lazada, hay Tiki đang không ngừng thay đổi cách thức tương tác với khách hàng mục tiêu.

Sự tăng lên nhanh chóng của nhóm những người tiêu dùng kỹ thuật số (digital consumers) cũng đã làm thúc đẩy sự đổi mới trong hành vi mua sắm và bán lẻ.

Ước tính có khoảng 55% Gen Z Việt Nam hiện đang sử dụng TikTok, cùng với sự cạnh tranh gay gắt từ các nền tảng tương tự như Shorts của YouTube hay Reels của Instagram.

Những xu hướng mới về hành vi này đã buộc các doanh nghiệp phải suy nghĩ lại về việc phân bổ nguồn ngân sách marketing của họ, những người làm marketing đang ngày càng nhận ra tầm quan trọng và đầu tư nhiều hơn cho các nền tảng trực tuyến.

Vào năm 2021, mức chi tiêu cho quảng cáo trực tuyến (online advertising) dự kiến ​​đạt gần 1 tỷ USD tại Việt Nam và tăng khoảng 22% mỗi năm cho đến năm 2025.

Phụ nữ được trao quyền nhiều hơn về kinh tế.

Năm 2019, tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động của phụ nữ so với nam giới của Việt Nam là 88%, một trong những tỷ lệ cao nhất trên thế giới (theo dữ liệu từ World Bank).

Người tiêu dùng Việt Nam cũng đã dần quen thuộc với những nữ giám đốc điều hành ở các doanh nghiệp lớn như PNJ, Sovico, Vinamilk hay Vingroup.

Theo nghiên cứu của MGI về tiềm năng tăng trưởng GDP ước tính từ việc thu hẹp khoảng cách về giới, việc trao quyền cho phụ nữ có thể giúp đóng góp thêm khoảng 80 tỷ USD vào GDP (Grosss Domestic Product) của Việt Nam trong giai đoạn đến năm 2030.

Sự gia tăng của người tiêu dùng ở các thành phố nhỏ và ngoại ô.

Trong khi các hoạt động tiêu dùng chủ yếu tập trung ở hai trung tâm kinh tế và tài chính lớn của quốc gia, là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, các thành phố nhỏ khác cũng đang phát triển thành các đầu tàu kinh tế của cả nước.

Năm 2020, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng 37% tổng số hộ gia đình Việt Nam có thu nhập trên 22.000 USD/năm theo hệ số sức mua tương đương (PPP) năm 2011, nhưng tỷ lệ này có thể giảm xuống mức 31% vào năm 2030 (Hình 2).

Hình 2

Có một số liệu đang chú ý liên quan đến vấn đề này là tốc độ tăng trưởng của số lượng các hộ gia đình trung lưu (middle-class households) ở các thành phố nhỏ hơn (và thậm chí ở cả các vùng nông thôn) đang vượt xa Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh – con số này hiện ở mức 8%, so với mức 5% ở cả 2 thành phố lớn.

Hết phần 1!

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Giang Nguyễn

Những người Sếp 37 tuổi sợ nhân viên 23 tuổi

So với những thế hệ trước, các nhân viên Gen Z có nhiều khác biệt về phong cách, tư tưởng, suy nghĩ và không ngần ngại thể hiện quan điểm của bản thân.

Những người sếp 37 tuổi sợ nhân viên 23 tuổi
Source: Crello

Là người thuộc thế hệ Millennials, thường xuyên truy cập các nền tảng video, Jessica Fain (34 tuổi, giám đốc sản phẩm tại công ty công nghệ) biết những chiếc quần jeans bó sát đang trên đà “tuyệt chủng”.

Tuy nhiên, khi nghe rằng đến những biểu tượng cảm xúc trên mạng xã hội mà cô yêu thích, ví dụ như biểu tượng “cười ra nước mắt”, cũng đang bị xem là lỗi thời, Fain quyết định tìm hiểu nguyên nhân từ những đồng nghiệp cấp dưới, theo New York Times.

“Đúng vậy, tôi chỉ dùng biểu tượng cảm xúc này khi làm việc cho chuyên nghiệp thôi”, một nhân viên trẻ tuổi nói với Fain.

Không thể phủ nhận rằng sự chuyển giao thế hệ đang diễn ra, các nhóm nhân viên mới đang định hình lại những tiêu chuẩn và phong cách ở nơi làm việc.

Họ cũng không ngần ngại đặt câu hỏi về mọi thứ, từ cách làm việc cổ hủ của những quản lý lớn tuổi hơn đến quan điểm về công việc.

Khác biệt.

Tại một doanh nghiệp bán lẻ ở New York, nhiều nhà quản lý đau đầu khi gặp những nhân viên trẻ muốn được nghỉ có lương khi mắc chứng lo âu hoặc bị đau bụng kinh.

Ở doanh nghiệp khác, một nhân viên Gen Z đặt câu hỏi tại sao cấp trên mong đợi cô làm việc tiêu chuẩn một ngày 8 tiếng trong khi cô có thể hoàn thành nhiệm vụ trong buổi chiều.

“Những người trẻ này đang giải quyết các vấn đề, họ kiểu như: ‘Này mọi người, hóa ra chúng ta không cần làm đúng như những gì mấy người già này bảo.

Thực ra chúng ta có thể làm bất cứ điều gì mình muốn và thành công’. Còn mấy người già chúng tôi kiểu: ‘Chuyện gì đang xảy ra vậy?'”, Colin Guinn (41 tuổi), đồng sáng lập công ty Hangar Technology, nói.

Trong khi nhiều người ở độ tuổi 20 thấy khó chịu với những xu hướng đã cũ của nhóm người lớn tuổi hơn, không ít người trẻ táo bạo đang bắt đầu định hướng thị hiếu.

Một số thành viên Gen Z, được định nghĩa là những người sinh từ năm 1997 đến 2012, nhanh chóng khẳng định điều này.

Ziad Ahmed (22 tuổi), nhà sáng lập và giám đốc điều hành công ty marketing JUV Consulting, nhớ lại lần phát biểu ở một hội nghị. Khi đó, một cô gái Gen Z đang là nhân viên cấp thấp nói với anh rằng cô không đồng tình cách làm việc của cấp trên.

“Anh có lời khuyên nào cho công ty chúng tôi không”, cô gái hỏi.

“Bạn hãy trở thành phó chủ tịch, thay vì chỉ là một thực tập sinh”, Ahmed đáp.

Gen Z không ngần ngại.

Millennials cho thấy một thế hệ người lao động bước vào môi trường làm việc trong và sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, luôn cảm thấy may mắn khi có được bất kỳ công việc nào. Trong khi đó, Gen Z bắt đầu sự nghiệp ở một cuộc khủng hoảng mới: Covid-19, ảnh hưởng đến giờ giấc, địa điểm và cách mọi người làm việc.

Hiện nay, sự mâu thuẫn giữa các thế hệ đặc biệt rõ ràng, nhất là trong những công ty điều hành bởi Millennials và hướng đến phục vụ nhóm này.

Khi tuyển dụng nhân viên Gen Z, Gabe Kennedy (30 tuổi), người sáng lập thương hiệu thực phẩm bổ sung Plant People, nhận thấy một số người không chấp nhận thói quen làm việc cứng nhắc, vốn quen thuộc với nhóm 10 nhân viên hầu hết thuộc thế hệ Millennials của anh.

Kennedy và người đồng sáng lập công ty đã quen với việc làm đến khuya ở văn phòng, phân tích phản hồi của khách hàng và cùng ăn đêm. Các nhân viên ở nhóm trẻ nhất trong công ty thì thích tự sắp xếp giờ làm việc của mình.

Trong buổi phỏng vấn vị trí nhân viên toàn thời gian, một ứng viên Gen Z từng hỏi Kennedy liệu cô có thể nghỉ ngơi một ngày sau khi hoàn thành việc được giao hay không. Anh đã trả lời rằng với vị trí làm việc này, cấp trên mong đợi cô sẽ làm việc 9h đến 17h.

Trước đây, Ali Kriegsman (30 tuổi), đồng sáng lập công ty Bulletin, không chắc nên phản hồi ra sao khi các nữ nhân viên Gen Z khăng khăng muốn nghỉ phép vài ngày vì bị đau bụng kinh hay gặp vấn đề sức khỏe tâm thần.

“Hôm nay tôi thấy tinh thần không tốt lắm, tôi sẽ không đi làm”, tin nhắn gửi đến Kriegsman.

Theo bản năng, Kriegsman muốn tán dương ý thức bảo vệ sức khỏe đó song chính cô cũng biết rằng thời gian nghỉ được trả lương của họ có thể ảnh hưởng đến việc kinh doanh của công ty.

“Là người quản lý, đôi lúc tôi cũng muốn hoãn lại công việc khi kỳ kinh nguyệt tới gây khó chịu. Tuy nhiên, ở vị trí của mình, tôi phải vượt qua điều đó”.

Các nhà quản lý như Kriegsman hiểu rõ xu hướng Gen Z bảo vệ sức khỏe của mình, cố gắng cân bằng giữa công việc và cuộc sống song một số vẫn bị bối rối khi những mong muốn đó được thể hiện quá thẳng thắn. Nói cách khác, họ không quen với hình ảnh thứ bậc trong môi trường làm việc không được tuân theo.

Đổi mới văn hóa nơi công sở.

Nhiều nhà quản lý cảm thấy việc bỏ qua khoảng cách giữa những người trẻ và nhóm nhiều tuổi hơn không phải là một lựa chọn, muốn hay không. Nó định hình lại việc tuyển dụng, hoạt động tiếp thị hay thậm chí là cách các công ty phản hồi trước những vấn đề xã hội.

Rodriguez là một trong số nhiều nhà quản lý cho rằng các nhân viên Gen Z là những người đầu tiên và lớn tiếng nhất trong việc thúc giục các doanh nghiệp thể hiện sự ủng hộ với các cuộc biểu tình sau vụ việc của George Floyd.

Đối với nhiều lãnh đạo doanh nghiệp, điều này còn khiến họ cân nhắc đưa ra các điều chỉnh sau nhiều thập kỷ, khi các doanh nghiệp hầu như im lặng trước sự bất bình đẳng chủng tộc ở cả trong và ngoài văn phòng, dù một số vẫn phải xoay xở để cân bằng nhu cầu thể hiện quan điểm chính trị của nhân viên với hình ảnh công ty.

Tại nhiều doanh nghiệp, nhân viên Gen Z cũng hỗ trợ thúc đẩy văn hóa nội bộ, giúp mọi người gắn kết hơn. Emily Fletcher (42 tuổi), điều hành trung tâm thiền Ziva Meditation, cho biết văn hóa công ty cô đã thoải mái hơn kể từ khi nhân viên già nhất, 48 tuổi, nghỉ việc.

“Giờ thì mọi người thoải mái thể hiện bản thân hơn, có thể ‘dị’ một chút cũng được”.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Gen Z nói gì về công nghệ của thế hệ mình?

Khi những tiêu chuẩn cũ không còn đủ sức hấp dẫn Gen Z, cuộc đua sáng tạo công nghệ bước vào giai đoạn đổi mới, tiên phong là Samsung với smartphone màn hình gập.

Gen Z

Viết vẽ bằng S Pen, màn hình tràn viền, camera ẩn, kết nối 5G có thể là những công nghệ không mới. Tuy nhiên, trải nghiệm chúng trên smartphone màn hình gập là điều bạn phải chờ đến thế hệ Galaxy Z mới nhất của Samsung mới làm được.

Từ điện thoại “nồi đồng cối đá” đến smartphone.

Cuối thập niên 80 và đầu những năm 90, mạng 2G ra đời. Công nghệ này cho phép điện thoại thực hiện các cuộc gọi chất lượng cao, an toàn hơn, gửi tin nhắn văn bản và truyền dữ liệu. Năm 1999, một số ít model có thể truy cập phiên bản đơn giản của các website.

Việc tích hợp camera vào điện thoại cũng bắt đầu được thử nghiệm vào những năm cuối thế kỷ XX. Giai đoạn này, thiết kế di động còn cồng kềnh và chưa nhiều tính năng thực tế.

Sau khi được giới thiệu vào cuối những năm 1990, smartphone dần thay đổi cách con người kết nối với thế giới.

Giai đoạn 2000-2006, các nhà sản xuất bắt đầu đưa các tính năng mới như chụp ảnh, phát nhạc, gửi email, fax, duyệt web lên điện thoại. Smartphone với bàn phím trượt, lật, xoay, qwerty… liên tục được trình làng, khiến thị trường smartphone sôi động hơn bao giờ.

Các thông số kỹ thuật, bộ xử lý, tuổi thọ pin, khả năng lưu trữ, kích thước màn hình và băng thông được nâng cấp ở mức tối ưu.

Nếu năm 2000 là bước ngoặt trong lịch sử của điện thoại thông minh thì năm 2010 đánh dấu cột mốc bùng nổ của smartphone với nhiều phiên bản phát hành cùng lúc, từ những thương hiệu khác nhau.

Theo báo cáo của Nielsen, tính riêng năm 2011, 5 hãng sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới xuất xưởng gần nửa tỷ thiết bị. Một nửa số điện thoại được sử dụng ở Mỹ là smartphone.

Màn hình cảm ứng đa điểm là công nghệ trung tâm trên smartphone trong thập niên tiếp theo của thế kỷ XXI. Cùng với đó là sự phổ biến trở lại của bút stylus.

Kỷ nguyên di động mới với smartphone màn hình gập.

Khi giới trẻ bắt đầu nhàm chán trước những thiết kế phẳng thông thường, họ mong chờ ý tưởng đột phá và sẵn sàng chi trả mức giá cao hơn để thoả mãn kỳ vọng của bản thân. Gia Bảo (27 tuổi, TP.HCM) là một trong nhiều người trẻ như vậy.

“Bàn phím trượt, màn hình cong, bút S Pen đều là những công nghệ ấn tượng nhưng đó vẫn là câu chuyện đã cũ. Khi thời đại phát triển, điều người ta cần ở smartphone là sự khác biệt chưa từng có.

Một thiết kế hoàn toàn mới, kết hợp vẻ đẹp cổ điển và sự hiện đại, cùng những tính năng cao cấp nhất, tại sao không?”, Bảo chia sẻ.

Năm 2011, Samsung đi ngược xu hướng thế giới khi ra mắt Galaxy Note cùng S Pen. Năm 2015, hãng lần nữa tạo khác biệt khi lần đầu giới thiệu smartphone màn hình cong tràn viền với Galaxy S6 Edge.

Đầu năm 2019, Samsung tham vọng mở ra kỷ nguyên di động mới khi trình làng smartphone màn hình gập Galaxy Z Fold. Một năm sau, hãng tiếp tục giới thiệu thế hệ thứ hai với Galaxy Z Flip.

Khi đó, giới công nghệ gọi smartphone màn hình gập của Samsung là “điện thoại của tương lai”, tức những model này phù hợp trình diễn công nghệ hơn là mang đến tính năng thực tế, phù hợp số đông người dùng.

7 tháng sau khi ra mắt Z Flip, 9/2020, Samsung trình làng Galaxy Z Fold2 có kích thước màn hình phụ lớn hơn 35% thế hệ tiền nhiệm.

Màn hình chính dùng tấm nền Dynamic AMOLED 2X hỗ trợ HDR10+ và tần số quét 120 Hz. Máy không chỉ gập mượt mà, mà còn có thể tự đứng ở nhiều góc độ.

Theo báo cáo của DSCC (Display Supply Chain Consultants), Samsung chiếm đến 87% thị phần điện thoại màn hình gập toàn cầu năm 2020. Trong đó, Z Fold2 là nhân tố quan trọng góp phần làm nên thành công này.

Trước khi Samsung tiếp tục ra mắt bộ đôi màn hình gập tiếp theo, Strategy Analytics dự đoán doanh số smartphone màn hình gập năm nay đạt 6,5 triệu máy, tăng gấp 3 lần so với năm 2020. Đến năm 2025, con số lên đến 117,2 triệu máy, tăng 53 lần trong 5 năm.

Điều này cho thấy kỷ nguyên di động mới dần định hình với trung tâm là smartphone màn hình gập. Và Samsung đã đúng khi tiên phong khai phá thị trường này.

Galaxy Z Fold3 có màn hình chính 7,6 inch và màn hình phụ 6,2 inch, sử dụng tấm nền Dynamic AMOLED 2X, tần số quét 120 Hz cho hiệu ứng chuyển cảnh, cuộn lướt mượt mà.

Đây là smartphone đầu tiên của Samsung trang bị camera trước ẩn dưới màn hình với độ phân giải 4 MP.

Việc giảm điểm ảnh bị chiếm dụng để đặt camera trên màn hình đồng nghĩa tăng diện tích hiển thị, giúp người dùng tận hưởng trọn vẹn những nội dung yêu thích trên một màn hình liền mạch.

Cải tiến đắt giá trên thế hệ Z Fold mới của Samsung phải kể đến S Pen – vốn là biểu tượng của dòng Note. S Pen cho Z Fold3 có 2 tùy chọn gồm S Pen Fold Edition (S Pen phiên bản Galaxy Z Fold) và S Pen Pro.

Cả hai đều có đầu bút đặc chế, có thể rụt lại khi viết vẽ trên màn hình bằng công nghệ hạn chế lực chạm. Samsung cho biết đây là thế hệ S Pen tốt nhất của hãng với độ trễ gần như bằng 0, cho trải nghiệm viết vẽ như bút thật.

Trong khi Z Fold3 là cỗ máy đa nhiệm, Z Flip3 lại là biểu tượng thời trang mới. “Chiếc điện thoại có một không hai, vừa mang đến trải nghiệm di động cao cấp, vừa có thể gập gọn như hộp phấn nhỏ xinh”, nữ diễn viên Kaity Nguyễn đã nhận xét như thế về mẫu smartphone gập dọc của Samsung.

Galaxy Z Flip3 có kích thước màn hình chính 6,7 inch, độ phân giải Full HD+, tấm nền Dynamic AMOLED 2X và tần số quét 120 Hz. Tăng kích thước màn hình phụ từ 1,1 inch lên 1,9 inch là cách Samsung mang đến nhiều không gian hơn cho việc hiển thị nội dung thông báo, tin nhắn…

Bộ đôi smartphone màn hình gập mới nhất của Samsung đều trang bị chip xử lý Snapdragon 888 của Qualcomm, mạng 5G và chuẩn kháng nước IPX8.

Z Fold3 có RAM 12 GB, bộ nhớ trong 256/512 GB, pin 4.400 mAh, trong khi Z Flip3 có RAM 8 GB, bộ nhớ trong tương tự và pin 3.300 mAh.

Thế hệ Z Flip3 được xem như BST phụ kiện thời trang cao cấp khi có đến 7 phiên bản màu sắc gôm kem ivory, tím lilac, xanh phantom, đen phantom, xám phantom, hồng bloom và trắng flora. Cùng với đó là những thiết kế ốp lưng và dây đeo thời trang, giúp người dùng cầm và gập điện thoại dễ dàng hơn.

Ngoài phiên bản tiêu chuẩn, Samsung lần nữa hợp tác nhà thiết kế Thom Browne ra mắt Galaxy Z Fold3 và Z Flip3 Thom Browne Edition, với 200 chiếc tại thị trường Việt Nam.

Vẫn lấy cảm hứng từ đồng phục mang tính biểu tượng và màu sắc đặc trưng của thương hiệu Thom Browne, điểm nhấn trên phiên bản lần này là bản lề và khung viền kim loại màu sáng. Bản phác thảo sáng tạo và chữ viết tay của nhà thiết kế trên chủ đề giao diện người dùng độc quyền cũng làm nên sự khác biệt trên mẫu smartphone đậm nét cổ điển này.

Thế hệ Galaxy Z tiếp theo là cách Samsung hiện thực hoá tham vọng mở ra chương mới cho công nghệ di động.

Vẫn những tính năng hiện đại cho phép giới trẻ thoả sức sáng tạo, thiết kế thời trang thể hiện cá tính và phong cách riêng, tiện ích đa dạng đáp ứng mọi nhu cầu trải nghiệm, nhưng tất cả diễn ra trên một màn hình gập mở linh hoạt.

Với tinh thần “gập giới hạn cũ, mở tiềm năng mới”, Galaxy Z Fold3 và Z Flip3 không chỉ là “át chủ bài” giúp Samsung giữ vững ngôi vương trong cuộc đua smartphone màn hình gập, mà còn trở thành những thiết bị toàn năng, cùng gen Z khám phá những điều mới mở trong cuộc sống.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Tìm hiểu về Baby Boomers, Gen X, Gen Y, Gen Z và Gen Alpha

Sự khác biệt lớn giữa các thế hệ (Gen) Baby Boomers, Gen X, Gen Y, Gen Z và Gen Alpha đang tạo ra vô số những thách thức cho người làm marketing.

Gen X Gen Y Gen Z
Tìm hiểu về các thế hệ Baby Boomers, Gen X, Gen Y, Gen Z và Gen Alpha

Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những sự khác biệt của các thế hệ (Generation) như Baby Boomers, Gen X, Gen Y, Gen Z và Gen Alpha.

Theo nghiên cứu của Giáo sư Philip Kotler và đồng nghiệp, hiện có 5 thế hệ hay còn được gọi tắt là Gen mà người làm Marketing cần nghiên cứu và tìm hiểu đó là Gen X, Gen Y, Gen Z, Gen Alpha và Baby Boomers.

  • Baby Boomers – được sinh ra từ năm 1946 đến 1964.
  • Gen X – sinh năm từ 1965 đến 1980.
  • Gen Y – những người được sinh ra từ giữa những năm 1981 và 1996.
  • Gen Z – những người sinh giữa những năm 1997 và 2009.
  • Gen Alpha – bao gồm những người sinh từ năm 2010 đến 2025.

Dưới đây là những insights thú vị từ các thế hệ Baby Boomers, Gen X, Gen Y, Gen Z và Gen Alpha.

1. Baby Boomers.

Thế hệ hay Gen đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu đó là Baby Boomers, vậy Baby Boomers là Gen gì và họ có gì đặc biệt.

Theo thứ tự Baby Boomers, Gen X, Gen Y, Gen Z và Gen Alpha, Baby Boomers là những người lớn tuổi nhất, họ được sinh ra từ năm 1946 đến 1964.

Thuật ngữ baby boom liên quan đến tỷ lệ sinh đẻ cao ở Mỹ – và nhiều nơi khác trên thế giới – được theo sau bởi sự kết thúc của thế chiến 2 (World War II).

Với nền kinh tế và an ninh hậu chiến tranh, nhiều cặp đôi đã quyết định có em bé, những người đã trở thành thị trường mục tiêu trọng yếu cho những người làm marketing hiện tại.

Những người đầu tiên của thế hệ, họ là những thanh thiếu niên vào những năm 1960, được nuôi dưỡng trong những gia đình tương đối sung túc.

Tuy nhiên, tuổi thanh xuân của họ đã được trải qua dưới những căng thẳng của các vấn đề chính trị xã hội trong suốt cả thập kỷ. Kết quả là, họ thường liên quan với các phong trào phản văn hoá tại Mỹ và những quốc gia phương Tây khác.

Nhiều khái niệm không chính thống như hoạt động xã hội (social activism), chủ nghĩa môi trường (environmentalism), và lối sống hyppie (hippie lifestyle) cũng đã được nổi lên trong thời kì này. Phong trào phản văn hoá đã được khuếch đại hơn nữa bởi sự nổi lên của Tivi và quảng cáo cũng như làn sóng Hollywood mới.

Không giống như những người sinh ra trong thời kì đầu của thế hệ (early Boomers), những người được sinh ra cuối cùng trong thế hệ (late Boomers) – còn được biết đến là Gen Jones (Generation Jones) – phải sống trong một thời kì kiệt quệ của nền kinh tế.

Có bố mẹ đang trong độ tuổi làm việc, họ đã sống một cách độc lập và làm việc chăm chỉ hơn trong những sự nghiệp đầu đời của họ. Thế hệ phụ trong Baby Boomers này chính là tiền thân của Gen X – Họ có nhiều đặc điểm tính cách tương đồng với nhau.

Bởi vì quy mô tuyệt đối của nó và sự bùng nổ của nền kinh tế hậu chiến tranh của Mỹ trong quá trình họ được nuôi dạy, Baby Boomers đã trở thành một trong những nguồn lực kinh tế trọng yếu.

Trong nhiều thập kỷ, Baby Boomers là mục tiêu của các Marketer trước khi Gen Y đông hơn họ. Ngày nay, khi họ được sống trong một môi trường khoẻ mạnh hơn và sống lâu hơn, nhiều Baby Boomers đã trì hoãn quá trình nghỉ hưu và tiếp tục mở rộng sự nghiệp của họ đến năm ngoài 65 tuổi.

Hiện vẫn giữ các vai trò điều hành trong các tổ chức, Baby Boomers thường bị chỉ trích bởi những thế hệ trẻ hơn do sự thiếu thiện chí trong việc thích nghi những công nghệ mới và phá vỡ những sự khôn ngoan trong kinh doanh.

2. Gen X là thế hệ thứ 2 Sau Baby Boomers, trước Gen Y, Gen Z và Gen Alpha.

Gen X là một nhóm nhân khẩu học của những người sinh năm từ 1965 đến 1980, vậy Gen X là Gen gì?

Bị lu mờ và kẹp giữa bởi tính đại chúng của Baby Boomers và Gen Y, Gen X đã rơi khỏi tầm ngắm của những người làm marketing và do đó họ được mệnh danh là “đứa trẻ ở giữa bị quên lãng”.

Nhóm Gen X trải nghiệm những sóng gió kinh tế của những năm 1970 và sự bất ổn của năm 1980 trong suốt tuổi thơ và tuổi thanh xuân của họ nhưng lại gia nhập lực lượng lao động trong một vị thế kinh tế tốt hơn.

Họ liên quan mật thiết với khái niệm “bạn bè và gia đình”. Lớn lên trong những gia đình ly hôn hoặc hai nguồn thu nhập, những đứa trẻ Gen X sử dụng ít thời gian hơn với gia đình của họ và tương tác nhiều hơn với bạn bè.

Mối quan hệ đồng lứa mạnh mẽ trong Gen X đã tăng lên thành chân dung tình bằng hữu trong các chương trình truyền hình ăn khách của những năm 1990, chẳng hạn như Beverly Hills 90210 Friends.

Là nhóm những đứa trẻ ở giữa (middle-child cohort), Gen X trải nghiệm những sự chuyển đổi công nghệ trọng yếu, điều đã khiến họ có khả năng thích nghi tốt hơn. Trong thời niên thiếu của họ, Gen X đã lớn lên cùng với việc xem các video âm nhạc trên kênh MTV và nghe nhạc từ thiết bị Walkman của họ.

Khi trưởng thành hơn, họ trải nghiệm cách sử dụng CDs và MP3s cũng như các dịch vụ phát audio để nghe nhạc. Họ chứng kiến sự tăng lên và thoái trào của dịch vụ cho thuê DVD và chuyển đổi đến việc phát trực tuyến video.

Điều quan trọng nhất, sự gia nhập của họ vào lực lượng lao động đã được đánh dấu bằng sự tăng trưởng của internet – khiến họ trở thành những người thích nghi sớm nhất của sự kết nối.

Cho dù bị bỏ qua bởi hầu hết những người làm marketing, Gen X đã trở thành một trong những thế hệ có sức ảnh hưởng nhất trong nguồn lực lao động ngày nay.

Với trung bình 20 năm kinh nghiệm làm việc, đạo đức công việc tốt, Gen X đã giữ hầu hết các vai trò lãnh đạo trong doanh nghiệp.

Vốn cảm thấy rất khó khăn trong việc dịch chuyển nấc thang doanh nghiệp khi Baby Boomers nới rộng quá trình nghỉ hưu của họ, nhiều người Gen X đã rời bỏ ông chủ của họ vào những năm 40 tuổi để bắt đầu sự nghiệp riêng, và họ đã trở thành những doanh nhân thành công.

3. Gen Y.

gen y hay thế hệ y
Gen Y là Gen gì?

Là thế hệ thứ 3 sau Baby Boomers và Gen X, Gen Y là những người được sinh ra từ giữa những năm 1981 và 1996 – đã trở thành nhóm được bàn tán nhiều nhất trong một vài thập kỷ.

Đến độ tuổi trong một thiên niên kỷ mới (new milllennium), họ còn được biết đến với tên gọi rất thông dụng, Millennials.

Được sinh ra trong một thời kỳ bùng nổ dân số khác, hầu hết Gen Y là con cái của Baby Boomers.

Đó là lý do tại sao họ còn được biết đến với một cái tên khác nữa là thế hệ Echo Boomer. Nói chung, họ được giáo dục tốt hơn và đa dạng hơn về văn hoá so với các thế hệ cha anh.

Họ còn là thế hệ đầu tiên kết nối với cách sử dụng của các phương tiện truyền thông mạng xã hội (social media).

Không giống như Gen X, những người đầu tiên sử dụng internet tại nơi làm việc với các mục đích chuyên nghiệp cho doanh nghiệp, Gen Y đã học về internet ở một độ tuổi trẻ hơn nhiều. Do đó, ban đầu, Gen Y chủ yếu tận dụng các phương tiện truyền thông mạng xã hội và các công nghệ liên quan đến internet khác cho mục tiêu cá nhân.

Trên phương tiện truyền thông mạng xã hội, họ rất cởi mở để thể hiện bản thân họ và thường xuyên so sánh họ với các bạn đồng trang lứa của mình. Họ cảm thấy cần thiết để nhận được sự ủng hộ và chấp thuận từ những người này.

Kết quả tất yếu, họ bị ảnh hưởng một cách nặng nề bởi những gì mà những người bạn đồng trang lứa của họ đang nói và mua.

Họ tin tưởng những người này hơn cả những thương hiệu lâu đời. Gen Y nghiên cứu và mua hàng trực tuyến rất nhiều, chủ yếu trên thiết bị di động của họ.

Nhưng họ không mua những sản phẩm như cách các thế hệ cũ thường làm, vì họ thích sự trải nghiệm hơn là sở hữu. Họ không tập trung vào việc tích luỹ tài sản và sự giàu có, thay vào đó, họ sưu tầm những câu chuyện và gia vị của cuộc sống.

Vì họ được giáo dục cao hơn, đa dạng hơn, và tiếp xúc với nhiều thứ hơn, Gen Y thường cởi mở và duy tâm hơn.

Gen Y đặt câu hỏi cho tất cả mọi thứ, điều đã khiến họ dễ bị xung đột hơn với những thế hệ cũ tại nơi làm việc, những người vốn kỳ vọng họ sẽ luôn tuân theo những chuẩn mực cũ.

Giống như cha mẹ Baby Boomers của họ, Gen Y hay Millennials thường được phân loại thành 2 thế hệ phụ (sub-generation).

Những Gen Y đầu đời – những người được sinh ra từ những năm 1980 – gia nhập lượng lượng lao động trong khoảng thời gian diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 với nhiều hậu quả nghiêm trọng, và từ đó họ phải tồn tại trong một thị trường việc làm đầy khó khăn.

Một vài người trong số họ phải kết thúc sự nghiệp xây dựng doanh nghiệp riêng. Bởi vì những kinh nghiệm làm việc rất cạnh tranh, họ có xu hướng tách biệt rõ ràng giữa cuộc sống cá nhân và công việc.

Những Gen Y trẻ hơn – được sinh ra trong những năm 1990 – lại ở một khía cạnh khác, họ được trải nghiệm một thị trường việc làm thuận lợi hơn.

Họ có xu hướng hoà trộn giữa cuộc sống cá nhân và công việc. Nói một cách khác, họ chỉ muốn những việc làm mà họ thích – công việc sẽ được hoàn thành.

Thế hệ phụ đầu đời là một “thế hệ cầu nối” bởi vì họ học để thích nghi được với cả thế giới số lẫn thế giới thực tại – giống như Gen X trước đó.

Tuy nhiên, thế hệ phụ trẻ hơn, lại giống với Gen Z nhiều hơn. Bởi vì họ đã thích nghi internet ở một độ tuổi rất trẻ, họ xem thế giới số như là một sự mở rộng liền mạch của thế giới thực tại.

4. Gen Z là thế hệ cận hiện đại nhất sau Baby Boomers, Gen X và Gen Y.

gen x gen y gen z
Tìm hiểu về các thế hệ Baby Boomers, Gen X, Gen Y, Gen Z và Gen Alpha

Là một trong những thế hệ năng động nhất với thế giới internet, Gen Z được kỳ vọng là thế hệ của tương lai với nhiều sự thay đổi.

Vậy Gen Z hay Thế hệ Z (generation z) là gì?

Những người làm marketing hiện đang tập trung mọi sự chú ý tới Gen Z. Những người con của Gen X, Gen Z – còn được biết đến với tên gọi Centen-nials – là một nhóm người sinh giữa những năm 1997 và 2009.

Nhiều Gen Z đã chứng kiến những sự khó khăn về tài chính của bố mẹ và những người anh chị em ruột của họ, và từ đó họ có ý thức về tài chính tốt hơn Gen Y.

Họ có xu hướng tiết kiệm tiền và xem sự ổn định về kinh tế là một yếu tố thiết yếu trong sự lựa chọn nghề nghiệp của họ.

Được sinh ra khi internet đã thực sự phát triển, họ được xem là những người bản địa số đầu tiên của nhân loại.

Không có trải nghiệm của cuộc sống nếu thiếu internet, họ xem các công nghệ kỹ thuật số là một phần không thể thay thế trong cuộc sống hàng ngày của mình.

Họ luôn luôn kết nối internet thông qua các thiết bị số của họ để học tập, cập nhật tin tức, mua sắm, và cả kết nối với mọi người.

Họ tiêu thụ nội dung liên tục thông qua nhiều màn hình, ngay cả khi họ đang trong quá trình giao tiếp với những người khác. Kết quả tất yếu, họ hầu như không có biên giới giữa thế giới online và offline.

Được trao quyền bởi các phương tiện truyền thông mạng xã hội, Gen Z lưu lại cuộc sống hàng ngày của họ trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội dưới hình thức là ảnh và video. Nhưng không giống như Gen Y, những người theo chủ nghĩa duy tâm, Gen Z khá thực dụng.

Trái ngược với Gen Y, những người thích đăng tải những hình ảnh tươm tất và chuyên nghiệp của họ như là cách để thể hiện thương hiệu cá nhân, Gen Z thích đăng những hình ảnh bình dị và miêu tả chân thực chính bản thân họ.

Từ đó, Gen Z ghét những thương hiệu truyền tải những hình ảnh được tô điểm quá nhiều và không đúng với sự thật.

Bởi vì thiện chí để chia sẻ các thông tin cá nhân đối với Gen Z là cao hơn so với các thế hệ khác, họ muốn các thương hiệu cũng có thể truyền tải những nội dung, khuyến mãi, và trải nghiệm khách hàng được cá nhân hoá hơn.

Họ cũng kỳ vọng các thương hiệu có thể cung cấp cho họ những khả năng để kiểm soát và tuỳ chỉnh cách họ tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ.

Bởi vì dung lượng tuyệt đối của những nội dung đang nhắm mục tiêu tới họ, Gen Z thực sự coi trọng sự tiện lợi của việc cá nhân hoá và các tuỳ chỉnh.

Cũng như Gen Y, Gen Z quan tâm nhiều đến sự thay đổi của xã hội và sự bền vững của môi trường. Bởi vì chủ nghĩa thực dụng của họ, Gen Z tự tin hơn trong vai trò của họ để thúc đẩy sự thay đổi thông qua các quyết định hàng ngày của họ.

Họ ưa thích các thương hiệu tập trung mạnh mẽ vào việc giải quyết các vấn đề về môi trường và xã hội. Họ tin tưởng rằng sự lựa chọn thương hiệu của họ buộc các doanh nghiệp phải cải thiện các hoạt động nhằm hướng tới sự bền vững.

Gen Z cũng thích việc tạo ra sự khác biệt thông qua các hoạt động tình nguyện và kỳ vọng các ông chủ của họ cung cấp các nền tảng cần thiết để điều đó được xảy ra.

Gen Z tìm kiếm sự gắn bó lâu dài thông qua các mối quan hệ với thương hiệu. Họ kỳ vọng các thương hiệu cũng tạo ra được sự kích thích giống như các thiết bị trò chơi và điện thoại di động của họ.

Do đó, họ hy vọng các doanh nghiệp luôn luôn làm mới các đề xuất hay chương trình của chính họ. Họ muốn các doanh nghiệp cung cấp những trải nghiệm khách hàng đầy sức hút mới tại tất cả các điểm chạm trong hành trình khách hàng.

Các doanh nghiệp thất bại trong việc đáp ứng những sự kỳ vọng này của họ thường nhận được một kết quả tất yếu là sự trung thành thương hiệu thấp. Các doanh nghiệp nhắm mục tiêu đến Gen Z phải đối phó được với các chu kì sống của sản phẩm bị rút ngắn này.

Ngày nay, Gen Z đã đông hơn Gen Y và trở thành thế hệ đông nhất toàn cầu. Tới năm 2025, họ sẽ là lực lượng lao động chính và do vậy họ trở thành thị trường trọng yếu cho các sản phẩm và dịch vụ.

Sau khi tìm hiểu cụ thể về Gen Z, một câu hỏi được nhiều người đặt ra là “sau gen z là gen gì“, câu trả lời đó chính là Gen Alpha, bên dưới là những gì bạn cần hiểu về Gen Alpha.

5. Gen Alpha.

Gen Alpha bao gồm những người sinh từ năm 2010 đến 2025, điều này khiến họ trở thành những đứa con đầu đời của thế kỷ 21.

Được đặt ra bởi Mark McCrindle, tên chữ cái được đặt theo tiếng Hy Lạp biểu thị một thế hệ mới hoàn toàn, thế hệ được định hình bởi sự hội tụ của các yếu tố công nghệ.

Họ không chỉ là những người bản địa số (digital natives), mà còn bị ảnh hưởng nặng nề bởi các hành vi số (digital behaviors) của bố mẹ của họ (Gen Y) và anh chị của họ (Gen Z). Như một điều phù hợp, sự ra mắt của chiếc iPad đầu tiên – thiết bị mà hầu hết những đứa trẻ đều bị dính vào – đánh dấu sự nổi lên của thế hệ này vào năm 2010.

Tính cách của Gen Alpha bị định hình và ảnh hưởng rất nhiều bởi phong cách nuôi dưỡng của bố mẹ Gen Y của họ. Kết hôn ở một độ tuổi lớn hơn, Gen Y rất quan tâm đến việc nuôi dưỡng và giáo dục của con cái.

Họ còn dạy con cái của họ về tiền bạc và tài chính từ rất sớm. Thêm vào đó, họ đã phát triển con cái của họ trong một môi trường đô thị rất đa dạng và thay đổi nhanh.

Từ đó, Gen Alpha không chỉ được giáo dục tốt và thuần thục về công nghệ mà còn toàn diện và mang đậm yếu tố xã hội.

Được nuôi nấng bởi Gen Y và ảnh hưởng bởi Gen Z, Gen Alpha đã tiêu thụ nội dung trên các thiết bị di động từ thời con thơ bé. Sử dụng thời gian trên màn hình nhiều hơn tương đối so với các thế hệ trước đó.

Gen Alpha xem video trực tuyến và chơi game trên các thiết bị di động hàng ngày. Một vài người trong số họ còn có kênh YouTube và tài khoản Instagram riêng – được xây dựng và quản lý bởi bố mẹ của họ.

Gen Alpha khá cởi mở với các nội dung có thương hiệu (branded content), chẳng hạn như các kênh đánh giá sản phẩm trên YouTube. Phong cách học tập của họ mang đậm yếu tố thực hành và thử nghiệm.

Họ rất thoải mái khi vui chơi với các đồ công nghệ, các thiết bị thông minh, và các đồ vật có thể đeo được.

Họ xem công nghệ không chỉ là một phần liên đới của cuộc sống của họ mà còn là sự mở rộng của chính bản thân họ.

Gen Alpha sẽ tiếp tục lớn lên, thích nghi và sử dụng các công nghệ bắt chước con người chẳng hạn như trí tuệ nhân tạo, điều khiển bằng giọng nói, và cả robots.

Ngày nay, Gen Alpha chưa có được động lực chi tiêu mạnh mẽ, nhưng họ có một sự ảnh hưởng lớn trên cách chi tiêu của những người khác.

Nghiên cứu của Google tiết lộ rằng 74% bố mẹ Gen Y coi trọng ý kiến của những đứa con Gen Alpha trong các quyết định mua hàng trong gia đình.

Thêm vào đó, một vài đứa con của Gen Y cũng đã trở thành những người có ảnh hưởng trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội (social media influencers), những người đóng vai trò là hình mẫu cho những đứa trẻ khác.

Theo một báo cáo của Wunderman Thompson Commerce cho thấy rằng 55% những đứa trẻ tại Mỹ và Vương Quốc Anh thích mua sắm những thứ mà những người có ảnh hưởng của họ sử dụng. Từ đây, chỉ còn là vấn đề thời gian để họ trở thành trọng tâm của những người làm marketing toàn cầu.

Kết luận.

Trong khi đối tượng mục tiêu của những người làm marketing có thể rất đa dạng và bao gồm nhiều thế hệ khác nhau, việc thấu hiểu sự khác biệt của các thế hệ gen Baby Boomers, Gen X, Gen Y, Gen Z và Gen Alpha là chìa khoá của sự thành công.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Các ứng dụng hẹn hò trực tuyến nở rộ trong đại dịch

Người dùng có xu hướng tải nhiều ứng dụng hẹn hò trực tuyến, như Tinder, đồng thời thường video call trước khi quyết định hẹn hò.

Bên cạnh các mạng xã hội phổ biến, các ứng dụng hẹn hò trực tuyến liên tục được tải nhiều tại Việt Nam. Trong giai đoạn dịch bệnh, nhiều tỉnh thành giãn cách xã hội, nhu cầu hẹn hò trực tuyến vẫn có xu hướng tăng.

“Dù chưa thể gặp mặt trực tiếp, việc hẹn hò trực tuyến cũng giúp tôi làm quen thêm nhiều người bạn mới, bớt buồn chán hơn khi phải ở nhà liên tục”, Thanh Huyền, một sinh viên đại học tại Hà Nội cho biết.

Báo cáo của một công ty truyền thông tại Việt Nam cho thấy khoảng 51% người dùng thế hệ GenZ đã sử dụng các ứng dụng hẹn hò trực tuyến từ tháng 6/2020 đến tháng 6/2021.

Đây cũng là giai đoạn Covid-19 diễn biến phức tạp tại Việt Nam.

93% trong số này cho rằng ứng dụng hẹn hò đã giúp họ gặp được những người mới và có thể duy trì kết nối trong đại dịch.

Tại Việt Nam, một số ứng dụng gắn mác hẹn hò trực tuyến, trở thành ứng dụng được tải về nhiều trong mùa dịch. Người dùng chấp nhận trả phí cho việc hẹn hò qua mạng thời gian này.

Thống kê của Google Trends trong giai đoạn đầu tháng 6, lượng tìm kiếm về ứng dụng hẹn hò Tinder tăng gấp rưỡi so với giai đoạn trước đó.

Trên hai kho ứng dụng App Store và Play Store, Tinder đang là ứng dụng được tải về nhiều thứ 2 trong danh mục Lối sống. Trên kho ứng dụng của Android, ứng dụng này cũng là sản phẩm đạt doanh thu cao nhất ở hạng mục Lối sống.

Ngoài ra, hàng loạt ứng dụng thuộc danh mục giải trí, mạng xã hội, nhưng có tính năng hẹn hò, như Lamour, MeYo, AloChat, Litmath, Partying… cũng có doanh thu cao nhất trên Android hiện nay.

Tuy nhiên, việc hẹn hò trực tuyến cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ngoài việc không nắm rõ được thông tin của người hẹn hò với mình, một số người còn bị lừa tiền bởi các ứng dụng hẹn hò này.

Chẳng hạn, ứng dụng Lamour bị cáo buộc tạo ra các hồ sơ ảo và sử dụng máy tính để trò chuyện với con người chứ không phải kết nối hai người với nhau. Mặc dù để trò chuyện, người dùng phải trả phí để có thể mở khóa tính năng.

Để tránh bị lừa, người dùng có xu hướng chọn video call thay vì nhắn tin truyền thống. Tháng 5 vừa qua, lượng người dùng Tinder sử dụng tính năng gọi điện video Face-to-Face có xu hướng tăng lên. N

hà phát triển ứng dụng cũng khuyến khích người dùng sử dụng tính năng này để xác minh về đối phương, trước khi quyết định hẹn hò thực tế.

Không chỉ ở Việt Nam, việc hẹn hò qua ứng dụng trực tuyến cũng nở rộ trên khắp thế giới trong thời gian dịch bệnh.

Theo thống kê của Tinder trên toàn cầu, nhiều ngày hệ thống ghi nhận hơn 3 tỷ lượt “quẹt” – tức là số lượt lướt xem hồ sơ của các thành viên khác. Từ tháng 2/2020 đến tháng 2/2021, số lượng tin nhắn mỗi ngày qua ứng dụng này đã tăng hơn 19%.

Người dùng cũng có xu hướng nhắc đến việc đeo khẩu trang và coi tiêm vaccine trở thành lợi thế trong việc hẹn hò, khi số lượt nhắc đến vaccine trong hồ sơ đã tăng 8 lần trong giai đoạn cuối 2020 đến đầu 2021.

Theo thống kê của Tinder, Gen Z – những người sinh ra từ giữa thập niên 1990 đến những năm đầu thập niên 2010, dưới 25 tuổi – chiếm khoảng 50% số người dùng ứng dụng này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Người làm Marketing đang có những nhận định sai lầm về người cao niên

Trong một thế giới đầy biến động và khi các yếu tố công nghệ đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, những người làm marketing chuyên nghiệp nên ra quyết định dựa vào dữ liệu và những hiểu biết sâu sắc về đối tượng mục tiêu của mình.

“Tôi yêu YouTube! Tôi là một tín đồ của YouTube. Tôi thức dậy vào mỗi buổi sáng và truy cập YouTube.” Sự chứng thực này không đến từ một người thuộc Gen Z.

Nó đến từ Joan, 64 tuổi, người đã tham gia vào một nghiên cứu mà Google đã thực hiện năm ngoái về thói quen kỹ thuật số của người lớn tuổi.

Đa số người cao niên trực tuyến (online seniors) dành ít nhất 6 giờ mỗi ngày để trực tuyến và sở hữu trung bình năm thiết bị.

Những người làm marketing thông minh biết rõ về sức mạnh chi tiêu của những người thuộc thế hệ Baby Boomers (sinh năm từ 1946-1964) và lợi thế dẫn đầu của Gen X (sinh năm từ 1965-1980) hiện đang chạm ngưỡng 55 tuổi.

Nhưng đôi khi, ngành công nghiệp lại bị ám ảnh bởi những giới trẻ với những định kiến ​​về nhân khẩu học hoặc cho rằng những người trên 55 tuổi vẫn chưa phát triển thói quen sử dụng các phương tiện truyền thông của họ.

Theo Pew Research Center, khoảng 80% người Mỹ từ 55 tuổi trở lên đang trực tuyến và những người 65 tuổi ngày nay đã trải qua phần lớn cuộc đời trưởng thành của họ để tận mắt trải nghiệm những sự tiến bộ của công nghệ.

Cụ thê, họ chỉ mới 36 tuổi khi trình duyệt Internet đầu tiên được giới thiệu vào 1992 và mới 42 tuổi khi Google được thành lập vào năm 1998.

Google đã hợp tác với công ty nghiên cứu thị trường Known để thực hiện các nghiên cứu định tính và định lượng của mình vào năm 2020.

Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu thói quen và hành vi kỹ thuật số của những người thuộc thế hệ Baby Boomers và cao niên ngày nay, đặc biệt là khi chúng liên quan rất nhiều đến các vấn đề về sức khoẻ.

Bằng cách đào sâu vào thói quen kỹ thuật số của họ, Google nhận thấy rằng phần lớn người cao niên trực tuyến – 86% nhóm người cao tuổi được phân khúc theo việc thích nghi và sử dụng công nghệ của họ – dành ít nhất 6 giờ mỗi ngày để trực tuyến và sở hữu trung bình là 5 thiết bị.

Google gọi nhóm này là “những người cao niên kỹ thuật số”. Đây là những người tiêu dùng sành sỏi, gắn bó: 8/10 người trong số họ tiếp tục học lên cao sau trung học và 82% sử dụng điện thoại thông minh hàng ngày.

Đối với nhiều người cao niên mà Google đã nói chuyện, họ coi việc trực tuyến và cập nhật công nghệ không phải là một lựa chọn. Nó là điều bắt buộc.

Những người cao niên kỹ thuật số này truy cập trực tuyến vì rất nhiều lý do, từ việc giữ liên lạc với bạn bè và gia đình (91%) đến việc tổ chức các vấn đề tài chính của họ (87%) để cải thiện sức khỏe (73%).

70% người cao niên nói rằng họ sẽ dành cùng một lượng thời gian để trực tuyến hoặc nhiều hơn một khi họ không còn lo lắng về đại dịch nữa.

Điều đó nói lên rằng, sự bế tắc và giản cách xã hội đã có những tác động trực tiếp nhất định đến vai trò của công nghệ đối với sức khỏe và thể trạng của người cao niên.

EMarketer ước tính rằng tất cả những người thuộc thế hệ Baby Boomers sẽ xem TV ít hơn 5,7% trong năm nay so với năm 2020, và sẽ tiếp tục giảm vào năm 2022, trong khi Comscore báo cáo rằng thời gian xem video trên YouTube của những người từ 55 tuổi trở lên đã tăng 10% kể từ tháng 5 năm 2020 đến tháng 5 năm 2021.

Các nhà marketer có truyền thống dựa vào TV và báo in để tiếp cận những người Mỹ lớn tuổi đã nhận thấy được sự trỗi dậy của những “người cao niên kỹ thuật số” này và đang thực hiện các thay đổi đối với các chiến lược mới của họ.

Khi mức độ hiểu biết về kỹ thuật số của những người cao niên sẽ tăng lên trong vài năm tới, dưới đây là ba cách bạn có thể bắt đầu để tiếp cận họ.

  • Hiểu người tiêu dùng của bạn bằng dữ liệu và insights, chứ không phải các giả định và linh cảm lỗi thời.
  • Gặp gỡ đối tượng mục tiêu của bạn ở những nơi họ đang ở. Như chúng ta đã thấy, YouTube đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của những người cao niên.
  • Ưu tiên những đối tượng có giá trị cao (high value) hơn là những đối tượng rộng (mass). Bạn nên sử dụng tập hợp các tín hiệu mang ý định (intent signals) để tiếp cận những người tiêu dùng có giá trị nhất của bạn trên quy mô lớn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Nếu không chinh phục được Gen Z – Các nhãn hàng xa xỉ có thể bị xoá sổ vào năm 2030

Gen Z không còn hứng thú với những món hàng xa xỉ, các thương hiệu nội tiếng như Gucci, Louis Vuitton và Chanel đứng trước nguy cơ mất khách.

Singapore – Dec 14 2019: Gucci Store in The Shoppes at Marina Bay Sands; Shutterstock ID 1626424540; Notes: RR digital

Theo South China Morning Post, hiện nay, Gen Z chiếm hơn 25% lượng khách hàng tại thị trường Trung Quốc. Đến năm 2030, Gen Z sẽ trở thành nhóm khách hàng lớn của các thương hiệu xa xỉ ở hầu hết các thị trường.

Style’s Inside Luxury Column đánh giá Gen Z (những người đang ở độ tuổi dưới 25) là nhóm khách hàng khó chiều nhất cho đến thời điểm hiện tại vì sự rắc rối trong thói quen tiêu dùng của họ.

Thế hệ này dường như không hề trung thành với bất kỳ thương hiệu nào. Theo ý kiến của một số chuyên gia, điều họ quan tâm nhất là sản phẩm.

Họ có thể mua sắm ở khắp nơi và đối với họ, thương hiệu không quan trọng. Trong một cuộc thảo luận gần đây, một nhà phê bình thậm chí còn tuyên bố rằng, GenZ sẽ hoàn toàn chấm dứt việc hoang phí tiền của vào những mặt hàng xa xỉ.

Có hay không việc Gen Z sẽ đặt dấu chấm hết cho những thương hiệu thời trang xa xỉ như Gucci, Louis VuittonChanel… ? Có lẽ, trong tương lai gần, những thương hiệu thời trang tầm trung sẽ là sự lựa chọn hàng đầu của Gen Z.

Gen Z – Những ‘nhà thông thái’ lớn lên cùng với mạng xã hội.

Gen Z là thế hệ đầu tiên lớn lên cùng mạng xã hội. Khác với những thế hệ trước, từ khi biết đọc và viết, đối với Gen Z, thiết bị di động, màn hình cảm ứng và internet tốc độ cao chính là những vật bất ly thân.

Theo nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, họ dành trung bình 7 – 8 h/ngày cho các hoạt động trực tuyến.

Gen Z là thế hệ đầu tiên thiếu tương tác với các hoạt động ngoài trời và điều này đã ảnh hưởng sâu sắc đến cách họ tiếp cận thế giới và phần nào định hình trải nghiệm của họ đối với các thương hiệu. Gen Z xử lý thông tin nhanh hơn và dễ cảm thấy nhàm chán với những thông tin thiếu thú vị.

Tóm lại, đối với mạng xã hội, họ chỉ tập trung ngắn hạn trong khi các thế hệ trước vẫn kiên nhẫn với những nội dung kém hấp dẫn.

Nếu một tin tức không thú vị xuất hiện, Gen Z sẽ nhanh chóng “lượn” đi. Bởi lẽ, ngày nay, Gen Zers có vô số lựa chọn và họ là những người tiêu dùng khôn ngoan. Họ chỉ để mắt đến những thứ độc đáo và thú vị chứ không phải một sản phẩm bình thường.

Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc họ không xem trọng thương hiệu. Nói cách khác, nếu một thương hiệu muốn lọt vào mắt xanh của Gen Z phải tạo ra những giá trị thú vị.

Và Gen Z sẽ sử dụng thời gian rảnh (thoát ly khỏi những thiết bị kỹ thuật số) vào những trải nghiệm cao cấp.

Các thương hiệu vẫn còn cơ hội để khai thát nhóm khách hàng tiềm năng này. Và tất nhiên, đây cũng là mảnh đất màu mỡ đối với những nhãn hàng xa xỉ.

Chìa khóa tạo nên sự sang trọng chính là sự sáng tạo. Và điều kiện tiên quyết để tạo nên sự sang trọng của một thương hiệu nằm ở giá trị họ mang đến cho khách hàng. Những sản phẩm được tung ra thị trường phải có giá trị và hấp dẫn đến mức người tiêu dùng thèm khát được sở hữu nó.

Các thế hệ trước luôn sẵn sàng chờ đợi nguồn cảm hứng đến từ các thương hiệu nổi tiếng mà mình yêu thích và dễ dàng chấp nhận sự đổi mới chậm chạp của họ.

Một phần nguyên nhân có thể đến từ việc thiếu hụt sự lựa chọn vì vậy họ không thể tìm được một phương án thay thế tốt hơn.

Và trên thực tế, tại thời điểm đó, rất ít doanh nghiệp có thể gia nhập phân khúc cao cấp, dẫn đến lượng đối thủ cạnh tranh trong môi trường này được giảm đi đáng kể.

Quay trở lại năm 2021 và kỷ nguyên tăng tốc, giai đoạn này đã ghi nhận sự ra đời của hàng loạt những thương hiệu mới nổi được thành lập bởi Gen Zers. Và sản phẩm của họ nhanh chóng được sử dụng bởi những người nổi tiếng và các nhà lãnh đạo.

Nhờ vào sự nhạy cảm đối với thị trường, Gen Z dễ dàng tạo ra những sản phẩm phù hợp với lối sống kỹ thuật số và mang đến những giá trị bền vững, đa dạng nhưng không kém phần hội nhập.

Các thương hiệu nổi tiếng cần phải tập trung cao độ vào việc tạo ra giá trị. Họ phải trở thành những người kể chuyện lôi cuốn và hợp thời. Họ phải trở thành một phần của cuộc sống và mang đến những trải nghiệm tuyệt vời.

Để thu hút Gen Z, việc nắm bắt nhu cầu và dự đoán xu hướng là vô cùng quan trọng. Các thương hiệu nổi tiếng cần được xây dựng để trở thành một phần thiết yếu, không thể thiếu trong đối với những khách hàng thông thái.

Vào năm 2030, doanh nghiệp của bạn sẽ chết nếu không tạo ra giá trị.

Vào năm 2030, nếu bạn không thu hút được Gen Z, bạn sẽ bị xoá sổ. Chỉ đơn giản vậy thôi. Gen Zers đã chiếm hơn 25% khách hàng của một số thương hiệu ở Trung Quốc, thị trường thời trang cao cấp lớn nhất thế giới.

Trong khi con số này thấp hơn đáng kể ở châu Âu và Bắc Mỹ (do độ tuổi dân số trung bình). Nhưng trong chưa đầy 10 năm nữa, Gen Z sẽ trở thành nhóm khách hàng lớn nhất đối với phân khúc hạng sang ở những quốc gia có dân số già như châu Âu và Bắc Mỹ.

Song, nếu Gen Z không đột nhiên trở nên trung thành với bất kỳ thương hiệu nào thì năm 2030 sẽ là thời điểm mà Gen Z muốn khám phá lại các thương hiệu đã từng khiến họ cảm thấy nhàm chán từ nhiều năm trước.

Vì vậy, để chiến thắng đối tượng khách hàng này, các thương hiệu cao cấp phải hành động ngay bây giờ.

Gen Z sẽ không đặt dấu chấm hết cho những đế chế xa xỉ. Đúng hơn là ngược lại. Không thế hệ nào sành điệu và có ý thức về thương hiệu như Gen Z.

Nhưng họ sẽ là người tạo nên sự diệt vong cho những thương hiệu chỉ đang giả vờ sang trọng. Nếu định vị thương hiệu của bạn hao hao với những doanh nghiệp khác và không mang lại lợi thế cạnh tranh rõ ràng trong mắt Gen Zers thì cơ hội tồn tại đến năm 2030 là không tồn tại.

Việc tạo ra giá trị tối ưu chưa bao giờ quan trọng như lúc này.

Các thương hiệu như Hermès, Chanel, Gucci, Louis Vuitton và Dior đang hoàn toàn hướng sự tập trung vào Gen Z.

Họ thu hút Gen Z thông qua các bộ sưu tập mang tính đột phá cao, những kế hoạch hợp tác đầy cảm hứng với các nghệ sĩ K-pop cùng những thương hiệu nổi bật trong nhiều lĩnh vực. Không những thế, họ còn kết nối với các nhà thiết kế thời trang đường phố và những nhân vật có tầm ảnh hưởng.

Thị hiếu địa phương cũng quan trọng như xu hướng toàn cầu. Và điều này đã mang đến sự tự do trong hoạt động sáng tạo của những đội ngũ nổi tiếng ở các khu vực như Trung Quốc và Mỹ.

Các thương hiệu nên sẵn sàng đổi mới, triển khai những chương trình mang tính giải trí và bắt đầu thử nghiệm với các nền tảng truyền thông xã hội cũng như tiếp cận những trò chơi trực tuyến đang thịnh hành.

Gen Z chính là chìa khóa thành công của những thương hiệu cao cấp dù ở hiện tại hay tương lai. Ngày thất bại của các doanh nghiệp sẽ được định đoạt nếu họ chỉ biết chờ đợi mà không mải mai đến việc truyền cảm hứng và tạo ra giá trị cho giới trẻ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Lợi thế cạnh tranh lớn nhất của doanh nghiệp trong việc thu hút tài năng trẻ

Cung cấp sự linh hoạt và năng động cho nhân viên đã được chứng minh là sẽ giúp nâng cao tinh thần và cải thiện sự hài lòng tại nơi làm việc.

Lợi thế cạnh tranh lớn nhất của doanh nghiệp trong việc thu hút nhân tài trẻ

Khi nói đến lợi ích của doanh nghiệp, tính linh hoạt được xếp hạng cao đối với Gen Y (millennial) và Gen Z – và đôi khi thậm chí còn cao hơn cả tiền lương.

Các thế hệ trẻ ngày nay đặc biệt coi trọng quyền tự chủ trong công việc và sẽ không có gì làm lạ khi họ sẵn sàng rời bỏ một công việc nếu họ cảm thấy mình đang bị quản lý một cách vi mô.

Các công ty khởi nghiệp thành công nhận thức được tâm lý này và đã thay đổi một cách nghiêm túc văn hóa công ty của họ để cung cấp cho những người trẻ sự linh hoạt.

Và kết quả là, họ đã gặt hái được những thành quả xứng đáng khi họ đã tạo ra được một môi trường với những nhân viên hạnh phúc.

Cung cấp sự linh hoạt đã được chứng minh là sẽ nâng cao tinh thần và cải thiện sự hài lòng của nhân viên tại nơi làm việc.

Theo một cuộc khảo sát của Harvard Business Review trước đại dịch, có 96% các chuyên gia cho biết họ mong muốn được linh hoạt hơn trong công việc.

Để cạnh tranh và có được những tài năng trẻ hàng đầu, điều quan trọng là doanh nghiệp phải xem xét đến những khía cạnh khác nhau của sự linh hoạt trong tổ chức, cho dù đó chỉ là thay đổi môt phần hay toàn diện.

Khai thác những gì quan trọng nhất.

Trước khi bạn bắt đầu thực hiện các thay đổi, hãy dành một chút thời gian để hiểu rõ hơn về những người trẻ đầy năng động ngày nay.

Nếu đội ngũ quản lý và nhân sự của công ty bạn toàn là những ‘người gạo cội’, có thể bạn chưa quen hay để ý đến những gì khiến giới trẻ thích thú.

Một gợi ý dành cho bạn là, họ sẽ không thích ngồi quá nhiều trong văn phòng.

Hãy làm nghiên cứu của bạn. Bắt đầu từ bên trong tổ chức của riêng bạn, kết nối với các đồng nghiệp hoặc nhân viên trẻ hơn và tìm hiểu về những điều thực sự đang thúc đẩy họ.

Một sự thật là, sự cân bằng giữa một công việc mơ ước và một cuộc sống hạnh phúc là ưu tiên hàng đầu đối với phần đông trong số họ.

Khi nói đến công việc và cuộc sống, họ cần được tự chủ và sự linh hoạt. Thay vì giữ cho cả hai mục tiêu này hoàn toàn tách biệt nhau, sự cân bằng là điều cần thiết nhất, chúng nên được gắn liền với nhau.

Trọng tâm của sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống là sự linh hoạt trong thời gian và địa điểm làm việc, đó có thể là sự linh hoạt trong thời gian làm việc mỗi ngày hay phương án làm việc từ xa cho phép nhân viên làm việc ngoài văn phòng vài ngày mỗi tuần.

Kiểm soát sự hỗn loạn.

Trái ngược với văn hóa công sở truyền thống, môi trường làm việc linh hoạt vận hành trên một loạt các kỳ vọng và biện pháp giải trình trách nhiệm hoàn toàn riêng biệt.

Thay vì cho rằng thời gian ngồi trên ghế tương đương với năng suất, các nhà quản lý tại các doanh nghiệp vận dụng sự linh hoạt hiểu rằng công việc linh hoạt thực sự có thể tạo ra năng suất cao hơn và kết quả dự án tốt hơn.

Một trong những thách thức lớn nhất mà các nhà tuyển dụng truyền thống phải vượt qua đó là xu hướng quản lý vi mô và giám sát nhân viên của họ.

Việc đánh mất quyền kiểm soát có thể khiến bạn cảm thấy như rơi vào sự hỗn loạn, nhưng với sự lãnh đạo và cách tiếp cận đúng đắn, sự hỗn loạn đó có thể nhanh chóng biến thành sự đổi mới.

Để giúp doanh nghiệp của bạn thích nghi với sự thay đổi mang tính cách mạng này trong phong cách quản lý, môt công cụ quản lý và phối hợp công việc như Slack là điều mà bạn không thể bỏ qua.

Ngày nay, một phần đáng kể công việc đang diễn ra trên các ‘đám mây’. Vậy nên không có lý do gì để không thể quản lý con người thông qua môi trường trực tuyến.

Mô hình quản lý dựa trên chất lượng công việc đầu ra này mang lại cho nhân viên của bạn sự độc lập, khả năng sáng tạo và minh bạch hơn trong việc giải trình trách nhiệm.

‘Bộ mặt mới’ của nơi làm việc.

Trước đại dịch, khái niệm về công việc hay môi trường linh hoạt nghe có vẻ hơi rủi ro đối với nhiều nhà tuyển dụng, nhưng trong và sau đại dịch thì mọi thứ dường như đã khác.

Các doanh nghiệp buộc phải vận hành và quản lý từ xa.

Khi mọi thứ trở lại bình thường và các lệnh giãn cách dần bị gỡ bỏ, đó là thời điểm tuyệt vời để khám phá một mô hình làm việc kết hợp giữa trong văn phòng và ngoài văn phòng – theo cách riêng của từng doanh nghiệp.

Nếu suy nghĩ về việc giải phóng lực lượng lao động của bạn vào một nền văn hóa làm việc linh hoạt vĩnh viễn khiến bạn có phần lo lắng, hãy nhớ rằng các nhân sự và tài năng trẻ rất coi trọng lối sống cân bằng.

Khi doanh nghiệp của bạn đã sẵn sàng tiếp nhận một nền văn hóa linh hoạt hơn, bạn sẽ có thể cải thiện việc thu hút các thế hệ trẻ sáng giá nhất hiện nay.

Với ý thức thực sự về tầm quan trọng của sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, các tài năng trẻ sẽ phát huy tốt nhất vai trò của họ và phát triển cùng với doanh nghiệp của bạn.

Điều đó thực sự có lợi cho tất cả mọi người trong tổ chức.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Gen Z & văn hóa ‘thích thì nghỉ’: Đánh đồng hay thực trạng?

Gen Z – thế hệ trẻ đang chiếm sóng thị trường việc làm nhưng lại gây ra quá nhiều tranh cãi. Không bàn về tài năng, chỉ nói đến thái độ thì bạn nghĩ thế nào?

Gen Z & văn hóa “thích thì nghỉ”: Đánh đồng hay thực trạng?

Gen Z (thế hệ sinh từ năm 1996 trở về sau) đang bắt đầu bước vào các môi trường làm việc khác nhau. Đây là thế hệ tiếp xúc với công nghệ và mạng xã hội từ rất sớm.

Và gần đây, cũng trên chính mạng xã hội bắt đầu dấy lên những câu chuyện về gen Z và văn hóa “thích thì nghỉ”.

Đi làm – nghỉ làm là việc chẳng mấy lạ. Nhưng nghỉ làm đột ngột, điện thoại không được, nhắn tin không phản hồi, không lời tạm biệt hoặc nghỉ không cần báo trước.

Quá nhiều sự phàn nàn khiến chính các nhà tuyển dụng cũng không khỏi băn khoăn trước câu hỏi: Văn hóa nghỉ việc của gen Z là do chúng ta đánh đồng hay là thực trạng thực tế?

Vì sao gen Z lại thường “thích thì nghỉ”? 

Gen Z “vào đời” với quá nhiều cơ hội việc làm 

Đó là điều không thể phủ nhận. Xã hội càng hiện đại, các ngành nghề càng phát triển, cơ hội việc làm cho người lao động càng nhiều. Đặc biệt là khi gen Z được tiếp xúc với nền giáo dục tiên tiến hơn rất nhiều so với các thế hệ trước (mà tiêu biểu nhất chính là ngoại ngữ và tin học).

Các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam không ít và trào lưu start-up cũng nở rộ. Thời đại mà các bạn Z đang bước vào là một thế giới phẳng và mọi thứ đều có thể hội nhập. Do đó, cơ hội việc làm dành cho các bạn là cực kỳ lớn.

Nhiều cánh cửa chào đón, “tỷ phú thời gian”, không áp lực về tài chính, không áp lực về gia đình nên “nhảy việc” liên tục với tần suất cao là điều dễ hiểu.

Trong suy nghĩ của một người trẻ, họ muốn được tự do. Họ nghĩ rằng bản thân có nhiều thời gian và cơ hội để thử cho đến khi thực sự chọn được một nơi phù hợp.

Chịu nhiều tác động từ mạng xã hội .

Bạn có nghĩ rằng mạnh xã hội thì cũng ảnh hưởng đến “văn hóa đi làm”? Hoàn toàn có thể. Mạng xã hội là nơi mà hàng ngàn hội nhóm “mọc” lên, hàng triệu người bày tỏ ý kiến.

Tiếp xúc với quá nhiều nguồn thông tin từ mạng xã hội cũng khiến thế hệ Z chịu sự chi phối về tư tưởng, suy nghĩ và cuối cùng là cách hành động.

Những xu hướng được mạng xã hội tung hô như: Sống vì bản thân chứ đừng sống vì suy nghĩ hay ước muốn của người khác, hãy làm những điều mình thích, thanh xuân mỗi người chỉ được vài năm… nếu không được hiểu một cách thấu đáo, kín kẽ thì rất dễ gây nên những cách hành xử bồng bột và sai lầm.

Gen Z cũng là thế hệ cực kỳ nhạy cảm về mặt cảm xúc. Chính vì được sống trong xã hội mà ý kiến cá nhân ngày càng được xem trọng và ai đang dần thoải mái bày tỏ cảm xúc cá nhân lên mạng xã hội nên gen Z rất nhạy cảm, thậm chí là dễ tổn thương.

Những câu trách móc của cấp trên, sự khó chịu từ ánh mắt của đồng nghiệp (mà rất có thể là do các bạn đã quá nhạy cảm với vấn đề ấy), áp lực công việc quá nhiều ảnh hưởng đến những chuyến du lịch… Gen Z nếu không tìm được những người khiến họ có động lực và được truyền cảm hứng thì rất khó để phát huy bản thân hay gắn bó lâu dài.

Nhưng đó không phải là thực trạng của cả một thế hệ.

Không ít nhà tuyển dụng phàn nàn về thái độ nghỉ việc “kém văn minh” của số lượng không nhỏ thuộc về gen Z. “Đi thưa” nhưng “về không gửi”.

Có thể bạn nghĩ rằng hành động của mình không quá nghiêm trọng, song kỳ thực nó lại gây ra những tổn thất nhất định cho doanh nghiệp.

Hơn thế nữa, cách hành xử ấy khiến bạn gần như không còn “cửa” để trở lại làm việc cùng môi trường ấy hay người quản lý ấy.

Nhưng nói đi cũng nên nhìn lại. Có lẽ từ cương vị của những nhà tuyển dụng, nếu liên tục gặp phải những trường hợp như thế, chúng ta cũng nên một lần nhìn lại những lý do khác.

Văn hóa làm việc không phù hợp? Sự kết nối với nhân viên mới chưa tốt? Hay các bạn trẻ đang gặp vấn đề với người quản lý trực tiếp – mà thường là những quản lý cấp giữa?

Và quan trọng hơn, không nên đánh đồng cả một thế hệ bởi gen Z suy cho cùng vẫn đang cho thấy họ là một thế hệ thực sự tài năng, năng động, sáng tạo và nhanh nhạy. Các bạn có tư duy của một thế hệ hội nhập cả trong và ngoài nước.

Các bạn có những suy nghĩ riêng và không ngại tìm cách thể thực hiện những suy nghĩ hoặc ý tưởng đó. Các bạn ngày càng trở nên bản lĩnh, đa năng, dám nghĩ dám làm và độ tuổi thành công cũng vì thế mà ngày càng trẻ hóa.

Thế nên, gen Z không đáng bị đánh đồng với văn hóa nghỉ việc kém văn minh. Ở thế hệ nào cũng sẽ có những cá nhân thế này và những cá nhân thế khác. Điều quan trọng vẫn là chúng ta nhìn thấy được thực trạng, hiểu được một phần nguyên nhân từ cả 2 phía và khắc phục.

Chẳng hạn với thế hệ gen Z, trước khi thành công bài học lớn nhất là thành nhân.

Trước khi học văn bài học đầu tiên là học lễ. Ứng xử văn minh, có kỷ luật và có trách nhiệm là tôn trọng người tuyển dụng, công ty, đồng nghiệp và tôn trọng chính uy tín của bản thân bạn.

Đối với người tuyển dụng, có lẽ cần cân nhắc và xem xét lại về việc tăng tính kết nối để không tạo khoảng cách, nhất là khoảng cách thế hệ với những nhân viên mới như gen Z.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Tôi ngộp thở trong cái tôi của Gen Z khi đi làm

Bật sếp, đồng nghiệp tanh tách, ngạo mạn thái quá rồi tự cho mình cá tính?

Dạo này đi làm, tôi sững người vì mình bắt đầu luống tuổi và trở thành nhân viên khá “dừ” dù có nhảy việc ở đâu. Mấy cô cậu Gen Z ngày nào mà mình nghĩ sẽ có khoảng cách về thế hệ cũng đã bắt đầu trưởng thành và đi làm như tôi rồi.

Nhưng có điều lạ là, do tôi già, không còn bắt kịp được cuộc sống ngày càng hiện đại hay do điều gì khác mà tôi thấy Gen Z ngày nay vào công sở sao mà khác quá.

Tôi biết là thế hệ sau này ai cũng tự tin, ai cũng năng động, ai cũng có chính kiến riêng nhưng những điều này dường như trở nên quá dư thừa đến nỗi tôi cảm thấy ngộp thở với thứ gọi là “cái tôi” của họ.

Đốp chát với sếp từng lời một, không bao giờ cho rằng mình sai

Sau khi tôi đi làm ở công ty A được một thời gian chuyên về lĩnh vực tổ chức sự kiện với vị trí marketing, không lâu sau, công ty tuyển thêm vị trí account, người này tên Q, 23 tuổi.

Nhiệm vụ của anh ta là tìm kiếm, tư vấn khách hàng để đem job về cho công ty, ngoài ra còn giữ liên hệ, tạo kết nối với tệp khách hàng cũ.

Ấn tượng đầu tiên mà Q có trong mắt mọi người là giọng nói “oang oang”, có khi cách xa cả trăm mét cũng nghe thấy. Anh hòa nhập rất nhanh, chưa bao lâu đã kịp nói chuyện với tất cả những nhân viên khác.

Nhưng cũng vì cách nói chuyện bỗ bã, lớn giọng của mình mà Q. không nhận được nhiều thiện cảm từ người khác.

Trong cuộc họp đầu tiên của Q với công ty, anh làm người khác sửng sốt vì hẳn là chưa bước chân vào ngành event lần nào nhưng đã vội lên tiếng bác bỏ những ý kiến của nhân viên có kinh nghiệm khác.

Thậm chí, trong một phút chốc, Q lớn tiếng: “Anh sai rồi!” để nhận xét về một phương án mà sếp lớn đưa ra. Mặt của sếp lúc đó biến sắc hẳn, sếp chỉ cười trừ vì trước đến giờ đám nhân viên cũ không ai dám lên mặt với mình như vậy.

Sau đó, Q được đà gây hấn với giám đốc kinh doanh, rồi giám đốc sản xuất, nhảy cả sang kế toán đến các nhân viên bộ phận design.

Anh luôn cho mình là đúng mà vội bác bỏ bất cứ ý kiến nào mình nghe không lọt tai. Không bao lâu sau, người này nghỉ việc vì tìm được một “bến đỗ” mới với mức lương ổn hơn. Tôi hi vọng Q gắn bó được lâu dài với bên đấy.

Chẳng biết kinh nghiệm thế nào nhưng cứ “xẵng giọng” với người khác

Tôi gặp C, một nhân viên mới nữa với profile đỉnh cao vừa được sếp tuyển vào.

Dù mới ra trường nhưng bởi thành tích của mình mà cậu được giao cho hẳn vị trí leader của một team.

Mọi người đều chờ xem cậu sẽ làm được gì, cậu có tài cán như thế nào mà lại được tin tưởng đến thế.

Nhưng ngay hôm đầu, C đã có màn “thị uy quyền lực” khiến người khác không thể có cảm tình nổi. C đã nhận được bản kế hoạch của những dự án mà các team cùng nhau phối hợp thực hiện.

Nhưng với vai trò của mình, C cho phép mình tự hủy bỏ những nỗ lực của các team khác và bảo với những thành viên team mình phải sửa lại những thứ mà anh cho là lỗ hổng, không cần câu nệ hay hỏi han ai trước.

Tất nhiên, chẳng ai đồng ý với việc làm này, C. bắt đầu có mâu thuẫn với các trưởng bộ phận khác và dù chỉ mới ra trường nhưng C có thái độ ngang hàng với các nhân viên, leader đã từng làm lâu năm. Điều này khiến anh mất điểm ban đầu với đồng nghiệp.

Đôi lần, C cũng góp ý cách làm việc của người này chưa ổn, cách làm việc của người kia không tốt ngay trước mặt họ dù C không có bất cứ chuyên môn gì về lĩnh vực của team đó.

C cho rằng, khi đã làm leader thì có quyền “góp ý chân thành” như thế với nhân viên trong công ty. Điều này của C có lẽ đã đi vượt quá giới hạn, vì những người cần nghe những lời đó chỉ nên thuộc phạm vi quản lý nhân sự của anh ta.

Lâu dần, C không thể hòa hợp được với ai khác vì tính ngạo mạn của mình ngoài người chung team.

Tự tin quá đà vào thực lực bản thân

Lần này là M., người được sếp tuyển dụng và đặt niềm tin tưởng rằng anh có thể giúp công ty có nhiều sáng kiến hay ho vì được tiếng đi du học từ nước ngoài về.

Tất nhiên, ai cũng xem cái mác du học luôn luôn “ăn đứt” những người chỉ có bằng cử nhân trong nước. M. tự tin rằng những gì mình đã trải nghiệm suốt vài năm du học sẽ có ích cho công việc.

M bắt đầu công việc với hàng loạt những màn khoe khoang về cuộc sống trời Tây, về phong cách sống của người nước ngoài, về môi trường học tập hiện đại mà mình đã từng có.

M tự tin rằng, với những gì mình có và với kiến thức mình mang về sẽ thay thế được những nền tảng mà anh cho là lạc hậu, xưa cũ, chỉ có người Việt mới xài.

Trong các cuộc họp, anh lên tiếng phủ nhận kế hoạch của công ty, dù gần như bản này là bản mà mọi người định chốt.

Anh cho rằng, tại sao đến giờ vẫn còn áp dụng những cách làm này, anh đề xuất những hướng đi mới sặc mùi Tây phương cho cả công ty cùng nghe.

Nhưng cuối cùng, ban lãnh đạo lên tiếng: “Nếu em bắt người Việt Nam hằng ngày ăn cơm mà lập tức đòi họ ăn sandwich, phô mai mỗi ngày thì họ có chịu không? Mỗi nơi có 1 văn hóa khác nhau, đừng áp dụng quá nhiều kiến thức mang tính lý thuyết của em vào đây mà phải biết linh hoạt.”

Ngay từ giây phút này, M. nín thinh suốt cuộc họp vì không còn gì để tranh biện. Đúng thật, lần này M. quá háo thắng và muốn thể hiện mình nhưng lại sai thời điểm.

Không thể phủ nhận, có thể du học cho bạn một nền tảng kiến thức tốt hơn, nhưng phải biết áp dụng đúng nơi, đúng chỗ sao cho người Việt có thể tiếp nhận được và không cảm thấy quá xa lạ.

Tạm kết.

Đó là những mẩu chuyện vụn vặt mà tôi đã gặp trong vài năm đi làm của mình, dù không nhiều nhưng đủ cho tôi có những nhìn nhận, đúc kết.

Tôi nể thế hệ Gen Z bây giờ vì họ tự tin quá, họ sẵn sàng thể hiện cá tính ở bất cứ đâu, không ngại có những tuyên ngôn để đánh dấu sự khác biệt của chính mình.

3 câu chuyện trên không đủ để đánh giá cả một thế hệ, nhưng nó cho thấy vẫn còn có nhiều bạn trẻ mới đi làm đã có cách hành xử thiếu tôn trọng người khác đến nỗi điều đó được xem là ngạo mạn, hống hách.

Chưa biết tài cán, thực lực thế nào nhưng nếu có thái độ tồi thì bạn chính là một nhân viên tồi. Kiến thức, năng lực có thể cải thiện qua từng ngày nếu biết tiếp thu, học hỏi, còn nếu mãi chỉ biết ngạo mạn bởi những thứ hiện tại thì bạn sẽ tự đánh mất đi cơ hội của chính mình.

Một nhân viên kiêu ngạo sẽ thích đứng ở vị trí cao hơn người khác và… đứng yên ở đó. Họ luôn nghĩ mình đã đủ tài giỏi nên chẳng ai có thể đứng ở vị trí này ngoài mình.

Nhưng rồi, đến một ngày không ngờ tới, sẽ có người vượt qua họ và vươn lên dẫn trước. Người đến sau không thể chỉ mãi ở sau nếu biết cố gắng, người ngỡ đang ở trước vạch đích nếu chủ quan sẽ tự đánh mất vị trí của mình.

Thế nên Gen Z ơi, nếu có đi làm thì làm ơn hãy biết tiết chế lại cảm xúc và cái tôi cá nhân. Thêm nữa, đã lỡ mở miệng nói thì cũng xin mở cả đôi tai để lắng nghe, mở trí óc để học hỏi thêm chứ đừng mãi ngồi ở đáy giếng rồi xem như mình đã thấu được cả trời cả đất!

Chỉ thế thôi bạn cũng đã có cơ hội để thăng tiến trong sự nghiệp rồi.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo HR Insider

Snapchat: Cách Gen Z sẽ hình thành xu hướng thị trường mới trong tương lai

Bằng cách hợp tác với Oxford Economics, Snapchat đã công bố một nghiên cứu mới về vai trò của Gen Z trong việc thúc đẩy sự phục hồi sau đại dịch và cách thế hệ này sẽ trở thành trọng tâm chính của các nhà marketer trong tương lai.

Nhóm nghiên cứu từ Oxford đã phỏng vấn mọi người trên 06 thị trường: Úc, Pháp, Đức, Hà Lan, Anh và Mỹ – đồng thời bổ sung thêm dữ liệu khảo sát của riêng mình với nhiều nguồn khác để am hiểu tốt hơn ảnh hưởng ngày càng tăng của thế hệ Z.

Nghiên cứu nhấn mạnh các xu hướng và sự thay đổi chính trong nhóm người tiêu dùng trẻ tuổi, bao gồm sự phụ thuộc ngày càng tăng của họ vào các nền tảng kỹ thuật số và khả năng kết nối trong hầu hết các khía cạnh tương tác của họ.

Trong quá trình nghiên cứu, các nhà nghiên cứu của Oxford đã phát hiện ra rằng:

  • Gen Z sẽ đóng góp 3,1 nghìn tỷ USD chi tiêu trên các thị trường được nghiên cứu vào năm 2030, từ đó giúp thúc đẩy nền kinh tế mạnh mẽ.
  • Thị trường AR (thực tế ảo tăng cường) toàn cầu dự kiến sẽ mở rộng gấp 4 lần vào năm 2023.
  • Công nghệ và COVID-19 đòi hỏi những kỹ năng mới, với phần lớn các công việc đòi hỏi kỹ năng kỹ thuật số nâng cao.
  • Thế giới sẽ tập trung nhiều hơn vào các kỹ năng như sự nhanh nhẹn, tò mò, sáng tạo, tư duy phản biện và giải quyết vấn đề, những kỹ năng này phát huy thế mạnh tự nhiên của Gen Z.

Về cơ bản, báo cáo nhấn mạnh sự thay đổi kỹ thuật số đang ngày càng gia tăng và vốn đã trở nên cấp thiết hơn hơn bởi tác động của đại dịch, từ đó cũng chỉ ra cách điều đó sẽ định hình lại tương lai theo nhiều cách khác nhau.

“AR nổi lên như một trong những công nghệ kỹ thuật số phát triển nhanh nhất trong đại dịch, cung cấp cho mọi người một nền tảng mới để thể hiện, giải trí, tiện ích và thông tin.

AR phát triển có nghĩa là nó có tiềm năng thúc đẩy những nhu cầu về kỹ năng kỹ thuật số trong những thập kỷ tới, tương tự như hiệu ứng ảnh hưởng của các nền tảng truyền thông mạng xã hội trong những năm 2010.”

Nghiên cứu chỉ ra những tác động khác nhau của sự thay đổi AR sắp tới, việc sử dụng các công cụ AR trong bán lẻ sẽ ngày càng rộng rãi hơn khi mọi người đang tìm cách tạo lại trải nghiệm mua sắm tại cửa hàng thực tốt nhất có thể.

Điều này cũng sẽ dẫn đến những cơ hội mới trong marketing và kết nối thương hiệu, đồng thời sẽ cung cấp nhiều cách hơn cho các doanh nghiệp thương mại điện tử kết nối với người tiêu dùng theo những cách hiệu quả, hấp dẫn và tương tác mạnh mẽ hơn.

Với tư cách là những người làm marketing, đặc biệt là khi bạn đang tập trung vào nhóm đối tượng mục tiêu là Gen Z, bạn cần phải xem xét lại cách tiếp cận nội dung và marketing trong tương lai của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Nghiên cứu về Gen Z từ McKinsey: Mọi thông tin cần biết

Thông qua bản nghiên cứu về Gen Z, McKinsey muốn cung cấp toàn diện các thông tin về hành vi và đặc điểm của Gen Z (Thế hệ Z), thứ có thể giúp người làm marketing hay bất cứ tổ chức nào cần tìm hiểu sâu về thế hệ mới này.

Nghiên cứu về Gen Z
Nghiên cứu về Gen Z từ McKinsey

Khi kết nối toàn cầu tăng cao, sự thay đổi thế hệ có thể đóng một vai trò quan trọng hơn trong việc thiết lập hành vi hơn là sự khác biệt về kinh tế xã hội.

Những người trẻ tuổi đã trở thành người có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi người ở mọi lứa tuổi, thu nhập, cũng như cách những người đó tiêu dùng và liên quan đến thương hiệu.

Ở Brazil, thế hệ Z đã chiếm 20% dân số cả nước. McKinsey gần đây đã hợp tác với Box1824, một đơn vị nghiên cứu chuyên về xu hướng tiêu dùng, để thực hiện một cuộc khảo sát điều tra hành vi của thế hệ mới nổi này cũng như ảnh hưởng của nó đối với mô hình tiêu dùng ở Brazil.

Mục tiêu của các nghiên cứu về Gen Z của McKinsey là tìm hiểu xem quan điểm của thế hệ mới này có thể ảnh hưởng như thế nào đến dân số rộng hơn cũng như mức tiêu dùng nói chung.

Gen Z coi trọng biểu hiện cá nhân. Họ tự thân vận động vì nhiều nguyên nhân. Họ tin tưởng sâu sắc vào hiệu quả của việc đối thoại để giải quyết xung đột và cải thiện thế giới.

Cuối cùng, họ đưa ra quyết định và liên quan đến các tổ chức theo cách phân tích và thực dụng cao. Đó là lý do tại sao, đối với chúng tôi, Gen Z là “Thế hệ đích thực” hay ‘True Gen’.

Ngược lại, với các thế hệ trước – thế hệ thiên niên kỷ, đôi khi được gọi là “thế hệ tôi” hay “me generation” – bắt đầu trong một kỷ nguyên kinh tế thịnh vượng và tập trung vào bản thân.

Những hành vi như vậy ảnh hưởng đến cách thế hệ Zers xem tiêu dùng và mối quan hệ của họ với thương hiệu.

Các doanh nghiệp nên tuân thủ ba hàm ý sau đối với thế hệ này: tiêu dùng như là cơ hội thay vì sở hữu, tiêu dùng như một biểu hiện của bản sắc cá nhân và tiêu dùng dựa trên các vấn đề đạo đức.

Cùng với những tiến bộ công nghệ, sự thay đổi thế hệ này đang biến đổi bối cảnh tiêu dùng theo cách cắt ngang tất cả các yếu tố về kinh tế xã hội và mở rộng ra ngoài Thế hệ Z.

Các doanh nghiệp phải suy nghĩ lại về cách họ cung cấp giá trị cho người tiêu dùng, cân bằng lại quy mô sản xuất và tập trung hơn vào cá nhân hoá.

Dưới đây là toàn bộ các thông tin về Gen Z mà nghiên cứu có được.

Gặp gỡ ‘True Gen’.

Các thế hệ được định hình bởi bối cảnh mà chúng xuất hiện. Thế hệ Baby boomers, sinh ra từ năm 1940 đến năm 1959, đã hòa mình vào bối cảnh sau ‘Thế chiến thứ hai’ và được thể hiện tốt nhất bằng cách tiêu dùng như một biểu hiện của hệ tư tưởng.

Thế hệ X (sinh năm 1960–79) tiêu thụ địa vị, trong khi thế hệ Y (sinh năm 1980–94) tiêu thụ trải nghiệm.

Đối với Gen Z hay Thế hệ Z, như chúng ta đã thấy, động lực chính để tiêu dùng là tìm kiếm sự thật, ở cả hình thức cá nhân và hình thức cộng đồng chung.

Thế hệ này cảm thấy thoải mái khi không chỉ có một cách để là chính mình. Việc tìm kiếm tính xác thực của nó tạo ra nhiều quyền tự do ngôn luận hơn và cởi mở hơn để hiểu các loại người khác nhau.

‘ID không xác định’ – Thể hiện sự thật cá nhân.

76% Gen Z có trong nghiên cứu nói rằng họ theo tôn giáo. Đồng thời, họ cũng là thế hệ cởi mở nhất với nhiều chủ đề khác nhau không nhất thiết phải phù hợp với niềm tin rộng lớn hơn của các tôn giáo được tuyên bố của họ.

Ví dụ, 20% trong số họ không coi mình là người dị tính hoàn toàn, trái ngược với 10% ở các thế hệ khác. 60% Gen Z nghĩ rằng các cặp đồng tính có thể nhận con nuôi — nhiều hơn 10 điểm phần trăm so với những người ở các thế hệ khác.

Tính linh hoạt của giới tính có thể là sự phản ánh rõ ràng nhất về “ID không xác định”, nhưng nó không phải là duy nhất.

Gen Z luôn được kết nối. Họ liên tục đánh giá lượng thông tin và ảnh hưởng chưa từng có. Đối với họ, bản thân là nơi để thử nghiệm, kiểm tra và thay đổi.

Bảy trong số mười Gen Z nói rằng điều quan trọng là phải bảo vệ các nguyên nhân liên quan đến danh tính, vì vậy họ quan tâm hơn các thế hệ trước về nhân quyền; trong các vấn đề liên quan đến chủng tộc và sắc tộc; trong các vấn đề đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính và chuyển giới; hay cả trong chủ nghĩa nữ quyền.

‘Cộng đồng’ – Kết nối đến những sự thật khác nhau.

Gen Z không phân biệt bạn bè họ gặp trực tuyến và bạn bè trong thế giới thực. Họ liên tục di chuyển giữa các cộng đồng để thúc đẩy các mục tiêu của họ bằng cách khai thác mức độ cao của công nghệ.

Gen Z coi trọng cộng đồng trực tuyến vì chúng cho phép những người thuộc các hoàn cảnh kinh tế khác nhau kết nối và vận động xung quanh các nguyên nhân và lợi ích.

60% Gen Z trong nghiên cứu của McKinsey tin rằng các cộng đồng được tạo ra bởi các nguyên nhân và lợi ích, không phải bởi nền tảng kinh tế hoặc trình độ học vấn.

Tỷ lệ đó cao hơn nhiều so với tỷ lệ tương ứng dành cho thế hệ millennials (Gen Y), Gen X và cả Gen Baby Boomers – 2% Gen Z nghĩ rằng việc mỗi cá nhân thuộc các nhóm khác nhau là điều tự nhiên (so với 45% số người ở các thế hệ khác) và Gen Z cảm thấy rất thoải mái với việc di chuyển giữa các nhóm cộng đồng đó.

‘Đàm thoại’ – Thấu hiểu những sự thật khác nhau.

Gen Z tin tưởng vào tầm quan trọng của đối thoại và chấp nhận sự khác biệt về quan điểm với các thể chế mà họ tham gia và với chính gia đình của họ.

Họ có thể tương tác với các thể chế từ chối các giá trị cá nhân của họ mà không từ bỏ các giá trị đó. Thực tế là Gen Z cảm thấy thoải mái khi tiếp xúc với các tổ chức tôn giáo truyền thống mà không từ bỏ niềm tin cá nhân có thể không được các tổ chức này chấp nhận rộng rãi cũng đã chứng tỏ chủ nghĩa thực dụng của họ.

Thay vì từ chối hoàn toàn một tổ chức, Gen Z muốn tham gia vào nó để trích xuất bất cứ điều gì có ý nghĩa đối với họ.

Do đó, các thành viên của thế hệ này có xu hướng tin rằng sự thay đổi phải đến từ đối thoại: 57% thế hệ millennials, thế hệ X và baby boomers nghĩ rằng họ sẽ phải phá vỡ hệ thống để thay đổi thế giới, so với 49% của Gen Z.

Thế hệ Z cũng sẵn sàng chấp nhận những thất bại của các doanh nghiệp hơn. Chẳng hạn, 39% số người trong thế hệ này mong đợi các công ty trả lời các phàn nàn của khách hàng trong cùng một ngày; đối với ba thế hệ trước, tỷ lệ này cao hơn nhiều — 52 %.

Niềm tin của Thế hệ Z vào cuộc đối thoại kết hợp giá trị cao về bản sắc cá nhân, sự bác bỏ các khuôn mẫu và mức độ thực dụng đáng kể.

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Tham khảo: McKinsey

Thương hiệu cần làm gì khi giới trẻ xa rời quảng cáo truyền thống

Sau đại dịch, các thương hiệu cần tập trung chủ yếu vào việc làm thế nào để trở nên gần gũi hơn và xuất hiện nhiều hơn trong các cuộc trò chuyện hằng ngày của người tiêu dùng bằng cách xây dựng hình ảnh và cá tính riêng của mình.

Đại dịch đang khiến những chuyển đổi số trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết. Với kinh nghiệm thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất từ trước đến nay, Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội ngày càng tăng tốc khi các mảng phát triển công nghệ chủ chốt như FinTech và thương mại điện tử bắt đầu nhập cuộc.

Đáng chú ý, các thương hiệu từ lớn đến nhỏ hiện đang khai thác các nền tảng nội dung như TikTok để phát trực tiếp như một kênh thu hút người tiêu dùng mới.

“Chúng tôi nhận thấy đại dịch đang khơi dậy các xu hướng có từ trước, chẳng hạn như chủ đề số hóa của Việt Nam và sức ảnh hưởng của nội dung trên các kênh truyền thông xã hội đối với người tiêu dùng”, ông Raphael Lachkar, Giám đốc điều hành Vero cho biết.

Ông Raphael chỉ ra, từ việc cơ quan nhà nước sử dụng TikTok để truyền đạt các hướng dẫn về an toàn trong mùa đại dịch Covid-19 cho thấy, rõ ràng là các thương hiệu cần phải ngày càng linh hoạt để bắt kịp với những hành vi thay đổi của người tiêu dùng nhằm đẩy mạnh sự hiện diện của thương hiệu trong một thị trường rộng lớn.

Tính linh hoạt đã được chứng minh là yếu tố duy nhất bất biến của bất kỳ tổ chức nào để điều hướng cách thức hoạt động và tồn tại trong diễn biến phức tạp của đại dịch.

Theo ông Raphael, giới tiêu dùng trẻ tuổi của Việt Nam đang dần rời xa các cách thức quảng cáo truyền thống. Trong khi đó, sáu kênh tiếp cận các thương hiệu có uy tín được người tiêu dùng ngày nay đánh giá cao là qua bạn bè, thành viên gia đình, quảng cáo qua facebook và instagram, đồng nghiệp, các blogger trên mạng, và quảng cáo qua TV.

Có thể thấy, trước đây, quảng cáo qua TV có sức ảnh hưởng rất lớn đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng nhưng sức ảnh hưởng của kênh này đã giảm sút.

Đại dịch đã đẩy người tiêu dùng lên các kênh trực tuyến nhiều hơn và thay đổi thói quen và hành vi của họ. Những người lớn tuổi trước nay không hề có khái niệm “online” thì nay cũng đã trở thành một phần trong cộng đồng những người mua sắm trực tuyến.

Còn với đối tượng khách hàng tiềm năng là Gen Y (sinh ra từ năm 1980 – 1994) và Gen Z (sinh ra từ năm 1995 – 2010), một chiếc điện thoại thông minh là điều không thể thiếu, cuộc sống trên mạng của họ vô cùng sôi động và ngày càng chân thực.

Họ có xu hướng thể hiện cảm xúc và quan điểm của mình trên mạng xã hội trước khi tìm đến phản ánh với thương hiệu, và thậm chí họ không muốn phản ánh với thương hiệu.

Cũng vì vậy mà người tiêu dùng có thể chủ động tìm kiếm và chứng thực thông tin về sản phẩm và dịch vụ của một thương hiệu thay vì phụ thuộc vào những chiến dịch quảng cáo mang tính một chiều.

Cách thức quảng cáo một chiều khi thương hiệu đứng từ xa và “ra rả” về sản phẩm và dịch vụ của mình sẽ mất dần tính hiệu quả. Thay vào đó, các thương hiệu cần chú trọng yếu tố cộng đồng khi thực hiện các chiến dịch.

Điều này có nghĩa là sau đại dịch, các thương hiệu cần tập trung chủ yếu vào việc làm thế nào để trở nên gần gũi hơn và xuất hiện nhiều hơn trong các cuộc trò chuyện hằng ngày của người tiêu dùng bằng cách xây dựng hình ảnh và cá tính riêng của mình.

Xây dựng cho mình một cá tính riêng, thương hiệu sẽ được cộng đồng chấp nhận và đưa thương hiệu vào cộng đồng đó.

Các chuyên gia trong ngành truyền thông đánh giá, địa phương hóa và bắt kịp xu hướng hành vi của người tiêu dùng là chìa khóa để duy trì sự kết nối với thị trường.

Trong khi người tiêu dùng đang ngày càng trở nên thông minh và cẩn trọng hơn khi quyết định dành niềm tin cho một thương hiệu xuất hiện ở các kênh quảng cáo truyền thống thì những người có tầm ảnh hưởng trong cộng đồng họ tham gia (influencer) cũng như chính cộng đồng đó ngày càng được tin tưởng.

Trích dẫn báo cáo “Influencer mới tại Việt Nam: Gen Z và Gen Y đang đặt niềm tin vào ai?” do Vero thực hiện, ông Raphael cho biết, chỉ 30% người tham gia khảo sát cho rằng các influencer cũng chẳng khác gì một kênh quảng cáo thông thường.

Trong khi đó, có tới 66% người trả lời khẳng định thường có xu hướng sẽ tin tưởng một thương hiệu nhiều hơn sau khi thấy một influencer đăng tải nội dung liên quan hoặc nói về thương hiệu đó.

Khảo sát của Vero cũng chỉ ra, 70% số người theo dõi được khảo sát cho hay influencer thật sự tin vào thương hiệu mà họ quảng cáo, cho dù họ được nhãn hàng trả tiền để làm điều đó. Điều này khiến họ khác biệt so với quảng cáo thông thường, và đó cũng chính là giá trị cốt lõi của influencer.

Khán giả ngày nay xem influencer là nguồn thông tin và cũng là người chia sẻ và đồng điệu với họ. Chính vì vậy, các influencer giúp các thương hiệu kết nối trực tiếp với những nhóm khán giả cụ thể để xây dựng sự tin tưởng và tối đa hóa khả năng tiếp cận.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thuý Minh | MarketingTrips 

Theo The Leader

Marketing cho Gen Z: Tất cả những gì Marketer cần biết

Với tỉ lệ khoảng 30% dân số toàn cầu, Gen Z đang được xem là thế hệ đón đầu xu hướng. Cũng từ đây, làm thế nào để làm Marketing cho Gen Z là câu hỏi mà hầu hết Marketer đều đặt ra. Dưới đây là tất cả các chiến lược mà những người làm marketing cần biết nếu muốn tiếp cận Gen Z trên mạng xã hội.

Marketing cho Gen Z
Marketing cho Gen Z: Tất cả những gì Marketer cần biết

Bạn đang trong một cuộc họp với sếp của mình. Hơi thở của bạn bắt đầu nhanh hơn. Nổi da gà trên cánh tay. Một giọt mồ hôi chảy dài trên trán. Bạn biết nó đang đến. Sếp của bạn sắp hỏi bạn cách bạn sẽ làm Marketing cho Gen Z.

Chỉ nhắc đến nhóm 2,1 tỷ người sinh năm từ 1995 đến 2010 này thôi cũng đã khiến bạn rùng mình rồi. Gen Z hiện chiếm khoảng 30% tổng dân số toàn cầu.

Thế hệ Z hay Gen Z là một tập khách hàng khổng lồ với khả năng chi tiêu hơn 143 tỷ USD chỉ tính riêng ở thị trường Mỹ. Nhưng bạn sẽ bắt đầu làm marketing tới thế hệ này như thế nào?

  • Gen Z thích gì?
  • Gen Z nói chuyện như thế nào hay ngôn ngữ của Gen Z ra sao?
  • Điều gì thực sự quan trọng đối với Gen Z?
  • Và hơn thế nữa.

Đây thực sự là những câu hỏi lớn. Và câu trả lời sẽ giúp bạn làm được nhiều việc hơn là chỉ marketing cho Gen Z. Chúng sẽ giúp bạn tạo ra các mối quan hệ có giá trị bền vững và chuẩn bị cho doanh nghiệp của bạn trong tương lai.

Nếu bạn muốn làm marketing hiệu hơn cho Gen Z, dưới đây là những điều bạn cần biết, những thứ có thể tạo ra kết nối có ý nghĩa với thế hệ quan trọng nhất tiếp theo trên thị trường.

Người làm Marketing cho Gen Z cần hiểu rằng Gen Z coi trọng biểu hiện cá nhân.

Cụm từ ‘hãy là chính mình’ (be yourself) chưa bao giờ hết đúng với thế hệ Z. Hành động mua sản phẩm hoặc dịch vụ không nhất thiết là để phù hợp với xu hướng hoặc ‘có gì thú vị’. Đó có thể chỉ là thể hiện bản sắc cá nhân.

Nghiên cứu từ công ty tư vấn toàn cầu McKinsey and Company cho thấy: “Thế hệ Z không chỉ háo hức với những sản phẩm được cá nhân hóa hơn mà còn sẵn sàng trả giá cao cho những sản phẩm làm nổi bật cá tính của họ.

Trên thực tế, 58% những người được khảo sát cho biết họ sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm và dịch vụ làm nổi bật tính cách cá nhân của họ.

Nghiên cứu tương tự cho thấy Gen Z muốn các thương hiệu phù hợp với giá trị và niềm tin cá nhân của họ.

Gen Z đang bảo vệ quyền riêng tư của họ.

Thế hệ Z khao khát những trải nghiệm siêu cá nhân trên mạng xã hội nhưng họ cũng muốn bảo vệ quyền riêng tư của mình. Họ cũng có xu hướng che webcam trên máy tính xách tay của mình hơn.

Các nhà làm marketing cần đảm bảo rằng họ kết nối với Gen Z theo các điều khoản của riêng họ để họ không gặp phải những điều đáng sợ hoặc quá xâm phạm.

Theo khảo sát của IBM Uniquely Gen Z. Dưới một phần ba thanh thiếu niên nói rằng họ cảm thấy thoải mái khi chia sẻ thông tin cá nhân ngoài thông tin liên hệ và lịch sử mua hàng, nhưng 61% sẽ cảm thấy tốt hơn khi chia sẻ thông tin cá nhân với các thương hiệu nếu họ có thể tin tưởng rằng thông tin đó được lưu trữ an toàn và được bảo vệ.

Gen Z muốn đặt tiền của họ vào đúng giá trị của họ.

Gen Z hay Thế hệ Z không thích chỉ đăng về những lý do mà họ tin tưởng. Họ đang đặt tiền của mình vào đúng vị trí của niềm tin và ‘bầu chọn’ bằng số tiền của họ.

Nghiên cứu của Facebook giải thích: “Thế hệ này thường gạt bỏ những khác biệt và tập hợp xung quanh những nguyên nhân mang lại lợi ích lớn hơn.

“Gen Z mong muốn các thương hiệu cũng làm như vậy – sống theo giá trị của riêng họ và mang lại giá trị. Trên thực tế, 68% Gen Z mong đợi các thương hiệu đóng góp cho xã hội ”.

61% Gen Z cũng cho biết họ muốn trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm hoặc dịch vụ được sản xuất theo cách có đạo đức và bền vững.

Đây không chỉ là một tuyên bố trống rỗng. Giáo sư tâm lý B. Janet Hibbs, Tiến sĩ, chia sẻ, trích dẫn một báo cáo tháng 10 năm 2018 của Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ: “Trong năm qua, 91% Gen Z trải qua một hoặc nhiều triệu chứng liên quan đến cảm xúc hoặc sinh lý”.

Trong số những thứ khác, Gen Z quan tâm nhất đến biến đổi khí hậu.

Các thương hiệu đang dần nhận ra rằng họ không còn có thể thoát khỏi những cam kết về môi trường và đạo đức mờ nhạt hoặc không tồn tại. Nếu các thương hiệu muốn thu hút Gen Z, họ cần đảm bảo đạo đức của họ phù hợp với thế hệ tiến bộ này.

Người làm Marketing cho Gen Z cần biết là thế hệ này coi trọng sự đa dạng và bình đẳng.

Do mức độ ảnh hưởng và phát triển ngày càng nhanh nhờ công nghệ, Thế hệ Z không phân biệt bạn bè mà họ có “trong đời thực” và bạn bè họ có trên internet. Mặc dù đây có vẻ như là cơn ác mộng tồi tệ nhất của cha mẹ, nhưng thực sự có một lý do chính đáng ở đây.

“Gen Z coi trọng cộng đồng trực tuyến vì chúng cho phép những người thuộc các hoàn cảnh kinh tế khác nhau kết nối và vận động xung quanh các nguyên nhân và lợi ích,” nghiên cứu về Gen Z từ McKinsey cho thấy.

“66% Gen Zers được khảo sát tin rằng cộng đồng được tạo ra bởi các nguyên nhân và lợi ích, không phải bởi nền tảng kinh tế hoặc trình độ học vấn.”

Con số này lớn hơn nhiều so với những con số được báo cáo bởi Gen X và thậm chí là thế hệ millennials.

Khi đề cập đến bình đẳng giới, 77% Gen Z nói rằng họ cảm thấy tích cực hơn đối với một thương hiệu khi nó thúc đẩy bình đẳng trên mạng xã hội. 71% cho biết họ muốn thấy quảng cáo đa dạng hơn.

Điều đó không có nghĩa là bạn chỉ có thể đưa một người da màu hoặc cặp đôi LGBTQ vào một trong các bài đăng trên Instagram hoặc quảng cáo Facebook của bạn.

McKinsey and Company giải thích: “Nếu một thương hiệu quảng cáo sự đa dạng nhưng lại thiếu sự đa dạng trong cấp bậc của chính mình, thì sự mâu thuẫn đó sẽ được chú ý”.

Gen Z thông minh – Thực sự thông minh.

Thế hệ Z là những ‘người bản địa về kỹ thuật số’. Họ không biết một thế giới không có Internet, vì vậy họ biết cách sử dụng nó tốt hơn bất kỳ ai khác.

Nhờ sự hiểu biết về kỹ thuật số này, họ đưa ra những quyết định sáng suốt. Theo McKinsey, “họ thực dụng hơn và phân tích về các quyết định của họ hơn so với các thành viên của các thế hệ trước.”

Trước khi mua bất cứ thứ gì, Gen Z mong đợi truy cập và đánh giá thông tin, đánh giá và nghiên cứu của riêng họ.

McKinsey nhận thấy rằng “65% Gen Z nói rằng họ đặc biệt coi trọng việc biết những gì đang diễn ra xung quanh mình và kiểm soát được. Họ cảm thấy thoải mái hơn khi tiếp thu kiến ​​thức trực tuyến so với trong các tổ chức học tập truyền thống. ”

Các nhà làm marketing cho Gen Z cần đảm bảo rằng những thông tin về công ty của họ là minh bạch và có sẵn trực tuyến. Bạn cũng sẽ muốn đảm bảo rằng thông tin chiếu sáng trung thực nhưng tích cực vào doanh nghiệp của bạn.

Theo dõi những gì người khác đang nói về tổ chức của bạn với hướng dẫn phân tích tình cảm trên mạng xã hội của chúng tôi.

Marketer cũng cần biết là Gen Z tin tưởng bạn bè và gia đình hơn bất kỳ ai khác.

Nếu bạn đang phụ trách marketing cho Gen Z, bạn có thể muốn xem xét lại ngân sách của mình dành cho Influencer Marketing.

Trong một báo cáo gần đây của Morning Consult cho thấy 52% thế hệ Z tin tưởng những người có ảnh hưởng mà họ theo dõi trên mạng xã hội để được tư vấn về sản phẩm hoặc thương hiệu, thì 82% tin tưởng vào bạn bè và gia đình của họ hơn bất kỳ nguồn nào khác.

Khi nói đến những người có ảnh hưởng mà họ tin tưởng, những người thuộc thế hệ Zer nam có nhiều khả năng theo dõi họ trên YouTube. Zers nữ thường theo dõi những người có ảnh hưởng nhất trên Instagram.

Gen Z thích thiết bị di động hơn.

Theo báo cáo nghiên cứu năm 2019 của Global Web Index về Gen Z, nhóm tuổi này rất thích sự tiện lợi khi di chuyển của các thiết bị di động của họ hơn là máy tính để bàn và thậm chí cả máy tính xách tay.

Cho dù là dùng để truy cập mạng xã hội, trò chuyện, xem video hay xem bản đồ, Gen Z rất có thể thực hiện các hoạt động đó trên thiết bị di động của họ.

Như bạn có thể thấy, điều này không có nghĩa là họ đã hoàn toàn từ bỏ máy tính để bàn và máy tính xách tay, chỉ là về tổng thể, đó là một lựa chọn ít phổ biến hơn.

Gen Z chấp nhận lối sống ‘màn hình thứ hai’.

Global Web Index cho thấy 95% Gen Z cho biết họ đang sử dụng một thiết bị khác khi xem TV, đặc biệt là điện thoại di động.

Chính xác thì họ đang làm gì? Hơn 70% nói rằng họ đang nói chuyện với bạn bè hoặc mạng xã hội. Tuy nhiên, chỉ 35% đang thực sự trò chuyện hoặc truy cập nội dung liên quan đến những gì họ đang xem.

Với thông tin này, những người làm Marketing có thể nhắm mục tiêu Gen Z trên nhiều nền tảng và thiết bị mọi lúc.

Gen Z sử dụng các kênh khác nhau cho từng giai đoạn trong hành trình mua sắm của họ.

Nghiên cứu thị trường cho thấy 85% Gen Z tìm hiểu về các sản phẩm mới trên mạng xã hội.

Họ cũng có khả năng kết nối với các thương hiệu trên mạng xã hội cao hơn 59% so với các thế hệ cũ (X và Y).

Instagram là ứng dụng phổ biến nhất để khám phá thương hiệu, với 45% nhóm tuổi teen (Teenagers) sử dụng để tìm các sản phẩm mới thú vị, tiếp theo là Facebook, chiếm 40%. Trước khi mua hàng, Gen Z có xu hướng chuyển sang sử dụng YouTube cao hơn hai lần so với thế hệ Millennials (Y).

YouTube cũng là nền tảng được ưa thích khi đề xuất mua sắm, đứng đầu trong Gen Z với 24%, tiếp theo là Instagram với 17% và Facebook là 16%.

Trong khi đó, tại các cửa hàng truyền thống, nhóm tuổi teen có xu hướng chuyển sang Snapchat để ghi lại trải nghiệm mua sắm của họ.

Hiểu cách nhóm tuổi này sử dụng phương tiện truyền thông mạng xã hội trong suốt quá trình mua sắm của họ là chìa khóa để thu hút họ trên các nền tảng phù hợp với thông điệp phù hợp. Marketer đặc biệt lưu ý.

Gen Z không ngại mua hàng trực tuyến.

Trong khi người tiêu dùng lớn tuổi vẫn còn một số do dự về việc chia sẻ thẻ tín dụng và thông tin cá nhân hoặc tài chính của họ trực tuyến, thì Gen Z lại ngược lại.

72% Gen Z đã mua thứ gì đó trực tuyến trong tháng trước, với 6/10 mua hàng trên thiết bị di động của họ.

Bạn có thể hỏi họ đang mua gì? Global Web Index nhận thấy rằng Gen Z quan tâm nhiều hơn đến việc chi tiền cho những trải nghiệm như vé xem hòa nhạc và các hoạt động giải trí, công nghệ và thời trang khác.

Gen Z (hầu hết) rất vui khi gặp bạn.

Thế hệ Z không bị làm phiền bởi nội dung có thương hiệu. Trên thực tế, hầu hết họ đều hoan nghênh nó.

“Thế hệ Z rất vui khi có nội dung từ các thương hiệu yêu thích của họ xuất hiện trong nguồn cấp tin tức (feeds) của họ,” Global Web Index chia sẻ.

“Cứ 10 người thì có 4 người theo dõi các thương hiệu họ thích trên mạng xã hội, với 1 trong 3 người theo dõi các thương hiệu mà họ đang nghĩ đến việc mua hàng.”

Trước khi giới thiệu nội dung và quảng cáo trên mạng xã hội cho mọi người, bạn cần biết đâu là nhóm đối tượng chính (TA) của mình.

Đảm bảo rằng bạn đang nhắm mục tiêu những người thực sự có thể tìm thấy giá trị trong sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn và tập trung vào việc thu hút sự chú ý của họ.

Không biết chắc nên bắt đầu từ đâu? Hãy xem hướng dẫn của chúng tôi về nhắm mục tiêu quảng cáo trên mạng xã hội để có tài nguyên toàn diện về cách chuyển đổi đối tượng Thế hệ Z của bạn.

Người làm Marketing cho Gen Z cần hiểu rằng thế hệ này yêu TikTok.

TikTok, ứng dụng tạo và chia sẻ video ngắn, đã làm mưa làm gió trên toàn thế giới. Mặc dù về cơ bản nó đã từng là nền tảng của nhóm trẻ tuổi, nhưng giờ đây nó đã trở thành xu hướng phổ biến với nhiều nhóm tuổi khác nhau.

Dựa trên xu hướng và luồng phương tiện truyền thông, không có gì lạ khi TikTok đặc biệt phổ biến với nhóm trẻ tuổi (teenager). Hơn 41% người dùng TikTok từ 16 đến 24 tuổi.

Nếu tiếng nói thương hiệu (Brand Voice) của bạn có phần vui tươi thì TikTok có thể là nơi hoàn hảo để sáng tạo và chia sẻ nội dung.

Hãy cộng tác với những người có ảnh hưởng trên TikTok (Hot TikTokers), đăng nội dung bằng thẻ bắt đầu bằng # (thẻ hashtag) có thương hiệu hoặc tham gia vào một trong vô số các thử thách TikTok (TikTok Challenges), miễn là nó phù hợp với thương hiệu của bạn.

Giờ bạn đã biết những số liệu thống kê và sự thật quan trọng này về Gen Z, bạn đã được trang bị để không chỉ tiếp cận họ bằng hoạt động marketing của mình mà còn để tạo ra tác động lâu dài.

Hãy nhớ rằng: bạn không chỉ muốn tạo ra những mối quan hệ có giá trị với họ vào thời điểm này trong cuộc sống của họ mà còn khi họ lớn lên và già đi. Đó là một hành trình.

Kết luận.

Trên đây là toàn bộ các thông tin bạn cần tìm hiểu về cách làm Marketing cho Gen Z, bằng cách thấu hiểu các hành vi và ưu tiên của Gen Z, người làm Marketing có nhiều cơ hội hơn để kết nối với họ, xây dựng lòng thành của họ với thương hiệu và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh | MarketingTrips 

Gen Z ‘tương tác’ nhiều nhất đến chiến dịch tẩy chay quảng cáo Facebook

Khoảng 1/3 người tiêu dùng nhận biết được nạn tẩy chay quảng cáo Facebook đang diễn ra trong những ngày gần đây, Gen Z tham gia tương tác vào ‘làn sóng’ này nhiều nhất.

Gen Z 'tương tác' nhiều nhất đến nạn tẩy chay quảng cáo Facebook

Theo đó, khoảng 70% người dùng chưa biết hoặc chưa đưa ra ý kiến liên quan đến chiến dịch tẩy chay quảng cáo trên Facebook – Stop Hate for Profit.

Hiện tại có gần 1.000 nhà quảng cáo đã chính thức tham gia vào chương trình tẩy chay Quảng cáo Facebook theo chiến dịch Stop Hate for Profit. Các tổ chức đứng sau chiến dịch đã vận động các thương hiệu nhằm mục tiêu thúc đẩy nạn tẩy chay kèm các mục tiêu khác của của tổ chức, tuy nhiên vẫn có một sự hạn chế đáng kể.

Tìm kiếm tình cảm của người tiêu dùng.

Để xác định tâm lý của người tiêu dùng đối với việc tẩy chay này, thông qua một Khảo sát người tiêu dùng trên Google (Google Consumer Survey) với hơn 1.000 người lớn ở Mỹ trong khoảng thời gian từ 30 tháng 6 đến 5 tháng 7.

Câu hỏi được khảo sát là: “Điều gì miêu tả đúng nhất về cảm xúc của bạn về chiến dịch ‘Stop Hate for Profit’ của các thương hiệu và các nhà quảng cáo?”. Họ được chọn trong bốn lựa chọn ngẫu nhiên gồm: ‘Tôi không biết về chiến dịch này’, ‘tôi tán thành’, ‘tôi không tán thành’ và ‘tôi không có ý kiến gì cả’.

Và biểu đồ bên dưới và thống kê kết quả chúng ta có được.

Gen Z 'tương tác' nhiều nhất đến nạn tẩy chay quảng cáo Facebook
Source: Google consumer survey, (n=1,100 U.S. adults 7/30 – 7/5)

Nhóm lớn nhất với 38,8% số người được hỏi cho biết họ không biết về chiến dịch tẩy chay này. Tiếp đó, 29,4% cho biết họ không có cảm xúc nay ý kiến gì về chiến dịch này cả.

Trong số khoảng một phần ba còn lại, 19,3% là ủng hộ chiến dịch tẩy chay này, trong khi khoảng 12,5% lại không tán thành việc tẩy chay.

Đàn ông Gen Z ủng hộ tẩy chay nhiều nhất.

Tỉ lệ đàn ông tán thành với chiến dịch này là 22% và 17% với phụ nữ.

Xét theo độ tuổi, những người có nhận thức tẩy chay cao nhất là từ 25 – 34 tuổi, trong khi những người từ 55 – 64 tuổi ít nhận biết về chiến dịch. Mức độ tán thành với chiến dịch cao nhất đến từ những người từ 18 – 24 tuổi. Tỷ lệ không tán thành với chiến dịch cao nhất đến từ những người trong độ tuổi từ 45 – 54. Nhìn chung, nam giới Gen Z là nhóm những người ủng hộ và tương tác nhiều nhất đến chiến dịch.

Tại sao chúng ta phải quan tâm.

CEO Facebook, Mark Zuckerberg được cho là tin rằng các nhà quảng cáo không bị ảnh hưởng sẽ sớm quay trở lại việc quảng cáo.

Điều đáng ngạc nhiên ở đây là có gần 70% người tiêu dùng trong cuộc khảo sát không hề biết về sự tẩy chay hoặc ‘không ý kiến’, điều này có thể được coi là thất bại về mặt PR của chiến dịch.

Sự han chế về mức độ nhận biết của người tiêu dùng có nghĩa là các thương hiệu sẽ sớm tiếp tục quảng cáo trên Facebook trong tháng 7.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Tham khảo: marketingland/Google

Top 50 thương hiệu tuyển dụng hấp dẫn nhất với sinh viên Việt Nam năm 2020: Gen Z thích gì ?

Trong Top 50 thương hiệu nhà tuyển dụng hấp dẫn nhất với sinh viên Việt Nam do Anphabe vừa công bố, có 27 doanh nghiệp mang ‘quốc tịch’ Việt Nam, 23 còn lại là doanh nghiệp toàn cầu hoặc khu vực. Trong 9 ngành, cũng có tới 6 ‘ngôi vương’ rơi vào tay các thương hiệu nhà tuyển dụng quốc nội.

Để giúp các nhà tuyển dụng – doanh nghiệp hình dung ra được vị thế của mình trong lòng các bạn trẻ gen Z – lực lượng lao động chính trong tương lai, Anphabe đã tổ chức thực hiện cuộc khảo sát Top 50 thương hiệu nhà tuyển dụng (THNTD) hấp dẫn nhất với sinh viên Việt Nam. Theo Anphabe, hạng mục khảo sát này sẽ được tiến hành 2 năm/lần.

Năm 2020, lần đầu tiên thực hiện với quy mô lớn, khảo sát đón nhận hơn 23.212 đáp viên thuộc 10 khối ngành từ 93 trường đại học lớn trên toàn quốc.

Phương pháp xếp hạng ‘thương hiệu nhà tuyển dụng hấp dẫn nhất’ được thực hiện dựa trên các kết quả bình chọn của sinh viên Việt Nam về từng THNTD qua 5 giai đoạn hấp dẫn nhân tài: Awareness – Nhận biết, Interest – Quan tâm, Action – Sẵn sàng ứng tuyển, Desire – Khát khao và 1st choice – Ưu tiên chọn.

Từ các dữ liệu thực tế này, INTAGE Việt Nam – đơn vị tư vấn nghiên cứu đồng hành cùng Anphabe, cũng hỗ trợ cung cấp chỉ số tầm quan trọng của mỗi giai đoạn để đảm bảo kết quả xếp hạng tổng hợp khách quan và chuyên nghiệp.

Kết quả của cuộc khảo sát đã mang lại điều bất ngờ thú vị: gen Z không còn sính ngoại như những thế hệ trước – giống gen X hay gen Y, họ thích làm việc cho các thương hiệu Việt hơn là nước ngoài. Tức là, bằng cách nào đó, các thương hiệu Việt đã làm được một cú lật đổ ngoạn mục trên ‘chiến trường’ săn nhân sự tương lai.

Theo đó, có 27/50 thương hiệu tuyển dụng xuất hiện trong danh sách là của trong nước; đặc biệt trong những ngành như viễn thông, kiến trúc – thiết kế – xây dựng, ngân hàng thì các doanh nghiệp Việt thắng thế tuyệt đối. Ngoài ra, trong 9 ngành, cũng có tới 6 ‘ngôi vương’ rơi vào tay các thương hiệu nhà tuyển dụng quốc nội.

Cụ thể: các sinh viên ngành công nghệ thông tin thích làm việc nhất cho Tập đoàn FPT, ngành kiến trúc – thiết kế – xây dựng yêu Coteccons, ngành kỹ thuật – cơ khí – chế tạo mê mệt Vinfast, ngành nông lâm – ngư nghiệp – thủy hải sản muốn về với Greenfeed, ngành tài chính – ngân hàng – kế toán quý Vietcombank nhất, còn ngành y – điều dưỡng – dược đam mê Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ.

Còn lại, sinh viên ngành điện – điện tử – viễn thông – tự động hóa ‘thần tượng’ Samsung Vina Electronics, ngành khoa học tự nhiên gửi tình yêu cho Acecook Việt Nam và 2 ngành khoa học xã hội – nhân văn và kinh tế – quản trị – thương mại rất muốn đầu quân cho Unilever.

Khác với Gen Y và Gen X rất “mê” làm việc cho các công ty nước ngoài, các bạn trẻ Gen Z không ngần ngại chọn công ty nội địa. Việc giới trẻ không còn muốn bó mình trong các lựa chọn truyền thống đặt doanh nghiệp trước thách thức cạnh tranh khốc liệt khi nguồn cung nhân tài ngày càng giới hạn.

Theo một khảo sát khác của chúng tôi, có 34% sinh viên Gen Z sẵn sàng đầu quân cho các công ty start-up hoặc tự kinh doanh riêng; 8% các bạn cho rằng ‘chẳng cần đi làm công ty, làm freelance cũng tốt’; 14% thích làm việc tại các tổ chức phi lợi nhuận, thể hiện khuynh hướng rõ ràng của các ‘nhà hoạt động xã hội tương lai’“, bà Thanh Nguyễn – Giám đốc điều hành của Anphabe, nhận định.

So sánh một chút để thấy, sự yêu thích của gen Z khác với gen X hay Y cụ thể ra sao. Trong cuộc bình chọn Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2018 do Anphabe tổ chức vào năm ngoái, chỉ có 4 thương hiệu Việt lọt vào Top 10 là Vinamilk, Vietcombank, Viettel và Techcombank; Vinamilk đứng đầu danh sách Top 100 còn Vietcombank đứng thứ 2.

Ngoài ra, trong top 20 còn có Asus, Adidas, Honda, TH Milk, Pepsi… Nếu so với danh sách top 50 kể trên, thì hầu hết cái tên trong Top 20 Nơi làm việc tốt nhất năm 2018 đều xuất hiện, trừ Asus, Adidas và TH Milk.

2 thương hiệu điện tử – công nghệ duy nhất có mặt trong danh sách là Samsung và Oppo, còn thương hiệu giày duy nhất xuất hiện là Bitis. Không khó hiểu khi Oppo và Bitis thắng thế, vì 2 thương hiệu này đánh chủ yếu vào phân khúc sinh viên.

Còn nếu xét theo ngành nghề, thì Cargill dẫn đầu ngành nông/lâm/ngư nghiệp trong top Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2018, Abbott Laboratories S.A hấp dẫn nhất ngành dược; Mercedes-Benz Việt Nam dẫn đầu ngành ô-tô phụ tùng…

Tuy nhiên, rõ ràng điều này không đúng với tất cả, trong lòng các bạn sinh viên Việt Nam, các công ty Việt Nam như Vinfast, Greenfeed và Hoàn Mỹ mới chính là nơi họ muốn vào làm việc nhất, hơn cả những các tập đoàn toàn cầu như Cargill, Abbott hay Mercedes-Benz (thậm chí thương hiệu này còn không có tên trong danh sách 50).

Mặc dù chỉ mới ra đời cách đây hơn 2 năm, nhưng bằng chiến lược truyền thông hiệu quả hoành tráng, khơi gợi lòng tự hào dân tộc; Vinfast đã vượt qua các đối thủ nước ngoài sừng sỏ như Mercedes-Benz, Bosch, Schneider, Honda để chinh phục hoàn toàn trái tim của các sinh viên ngành kỹ thuật – cơ khí – chế tạo.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Tri Thức Trẻ

  • 1
  • 2