Skip to main content

Thẻ: Gen Z

Xu hướng “poly-work” trong Gen Z: Phần lớn Gen Z đều chọn làm nhiều hơn 1 nghề

Đừng bao giờ khẳng định Gen Z lười và thụ động hơn các thế hệ khác. Số liệu cho thấy phần lớn người trẻ thuộc thế hệ này làm ít nhất 2 nghề để đảm bảo thu nhập.

Không yên tâm nếu chỉ có một nguồn thu nhập

Kết quả cuộc nghiên cứu của MarketWatch Guides được công bố vào đầu tháng 4/2024 cho thấy: Trong năm 2023, hơn một nửa dân số Mỹ (54%) phải làm ít nhất 2 công việc cùng lúc mới đủ duy trì cuộc sống.

Trong số đó, đứng đầu là thế hệ GenZ với 71%, vị trí thứ 2 thuộc về thế hệ Millennials với 68%, tiếp đó là GenX với 48%, và cuối cùng là thế hệ Baby boomer với 32%.

Nghiên cứu này cũng chỉ ra thế hệ trẻ không ngại làm nhiều việc, họ thậm chí luôn đặt mục tiêu có ít nhất 2 nguồn thu nhập, nhưng làm nhiều việc cùng lúc cũng không mấy hữu ích trong việc giúp họ có đủ tiền để trang trải cuộc sống.

Phân tích từ Bank of America cho thấy những công việc làm thêm không yêu cầu kiến thức/kỹ năng chuyên môn không thực sự mang lại nguồn thu nhập tốt.

“Giới trẻ đang cảm thấy bị lép vế so với thế hệ cha mẹ, ông bà. Những con số đã cho thấy rằng lạm phát và suy thoái kinh tế khiến cuộc sống của người trẻ khó khăn hơn so với những thế hệ trước” – Anna Zhou – Nhà Kinh tế học tại Ngân hàng Hoa Kỳ (Bank of America), đồng thời là tác giả của báo cáo trên chia sẻ.

Báo cáo cũng cho thấy ngay cả khi có nhiều hơn một nguồn thu nhập, 44% người trẻ vẫn cảm thấy bấp bênh về mặt tài chính, một phần vì họ không dám chắc các nguồn thu nhập của mình có thể duy trì đều đặn tới bao giờ.

Thiếu niềm tin với nơi làm việc – Lý do khiến người trẻ lao đi tìm “phương án dự phòng”

Cac nghiên cứu khác cho thấy nhiều người trẻ gọi hiện thực đang làm nhiều công việc cùng lúc của mình là “poly-work”, hàm ý thể hiện sự không phụ thuộc lẫn không tin tưởng vào bất kỳ đơn vị nào đang trả lương cho mình.

Một báo cáo gần đây của công ty quản lý lực lượng lao động Vice cho biết: “Để chống lại chi phí sinh hoạt ngày càng tăng, tỷ lệ người lao động làm nhiều việc một lúc cũng tăng theo. Và xu hướng làm nhiều việc một lúc của thế hệ thanh niên hiện nay có thể bắt nguồn từ cảm giác thiếu tin tưởng vào nơi họ đang làm việc.

Người trẻ có cách nhìn nhận và gắn bó với nơi làm việc khác với những thế hệ đi trước. Họ ưu tiên sự đảm bảo tài chính hơn là lòng trung thành của mình với công ty, hay những lời cam kết về các chế độ phúc lợi khác mà bản thân sẽ nhận được ở nơi làm việc”.

Theo một cuộc khảo sát gần đây với 120.000 công nhân làm việc theo ca tại các công ty ủy quyền, cứ năm công nhân GenZ thì có một người đang đảm nhận các công việc khác. Các nhà nghiên cứu cũng xác định rằng 60% công nhân làm nhiều việc là phụ nữ trẻ, chủ yếu làm việc trong ngành khách sạn, chăm sóc sức khỏe hoặc ngành bán lẻ và dịch vụ.

Báo cáo của Cục Thống kê Lao động cho thấy số lượng những người làm nhiều công việc một lúc đã tăng gấp đôi kể từ năm 2021 đế hết năm 2023. Vào tháng 12/2023, khoảng 8.565.000 người Mỹ đã đảm nhiệm ít nhất hai công việc và trong số đó, 399.000 người đã tìm kiếm việc làm toàn thời gian ở cả vị trí thực tập sinh lẫn nhân viên chính thức.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Ngọc Linh | Markettimes

“Vua tiêu” của Tập đoàn Phúc Sinh tham vọng mở hàng trăm cửa hàng cà phê

Hệ thống cà phê K Coffee của Phúc Sinh đã thực hiện thay đổi nhận diện thương hiệu hàng loạt cho các cửa hàng.

Mới đây, hàng loạt cửa hàng của thương hiệu K Coffee (thuộc sở hữu của tập đoàn Phúc Sinh) đã được phủ một giao diện mới. Thương hiệu này đã chuyển từ màu xanh dương đậm trước đó thành màu hồng cho hầu hết các cửa hàng tại TP HCM.

Chia sẻ trên báo Chính Phủ, ông Phan Minh Thông, Chủ tịch tập đoàn Phúc Sinh, người được mệnh danh là “vua tiêu”, cho biết đây là sự thay đổi để phù hợp xu hướng, tập trung vào đối tượng khách hàng Gen Z. Ngoài ra, màu hồng cũng được sử dụng trong các thiết kế của sản phẩm trà túi lọc Cascara Blue Son La vừa mới ra mắt vào cuối năm ngoái.

Ông Phan Minh Thông cho biết hoạch phủ hồng được thực thi nhằm đem lại làn gió mới cho chuỗi cà phê  này.

Trước đó, K Coffee thường xuất hiện với logo chữ K cách điệu và màu xanh dương đậm, điểm xuyết màu xanh lá thiên nhiên. Song, kể từ đầu năm nay đến nay, thương hiệu của nhà Phúc Sinh đã bắt đầu thực hiện kế hoạch thay đổi nhận diện thương hiệu tại các chuỗi cà phê.

Cuối tháng 3, K Coffee hoàn thành việc thay đổi giao diện này. Theo website công ty, K Coffee đang vận hành 8 cửa hàng tại TP HCM.

Theo chia sẻ, ông Huỳnh Bảo Thuần – CEO Phúc Sinh Consumer, cho biết tham vọng của K Coffee là mở rộng 300 cửa hàng (bao gồm mô hình quán cà phê truyền thống và shop-in-shop) tại Việt Nam trong năm 2024.

Ngoài ra, ông Thuần cũng chia sẻ rằng đã có nhiều đối tác liên hệ với K Coffee để thảo luận về vấn đề nhượng quyền và mở rộng thương hiệu tại thị trường trong và ngoài nước.

Thị trường chuỗi cà phê được dự báo sẽ còn khởi sắc trong năm nay, sau khoảng thời gian chững lại vì dịch bệnh và khó khăn kinh tế. Theo khảo sảt xu hướng tiêu dùng trong ngành F&B do iPos.vn công bố, mức chi cho việc đi cà phê tiếp tục tăng trưởng trong năm 2023, chiếm tỷ trọng lớn trong tiêu dùng của người Việt. 55,5% người được hỏi cho biết sẵn sàng chi từ 41.000 đồng/lần cà phê. So với năm 2022, con số này tăng 58%.

Mức chi tiêu phổ biến nhất cho mỗi lần đi cà phê vẫn từ 41.000 đồng tới 70.000 đồng. Đối với việc đi cà phê phân khúc cao cấp – từ 70.000 đồng trở lên, có khoảng 14,3% người trả lời lựa chọn, tương đương năm trước.

Trong khi đó, 31.000 đồng tới 50.000 đồng/ly là chi phí người Việt thường dành để đặt cà phê/trà sữa mang về. So với việc đi cà phê, chi tiêu cho đặt đồ uống mang về thường thấp hơn. Theo đó, chỉ có 36,3% người cho biết thường xuyên đặt đồ uống mang về từ 40.000 đồng trở lên.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh

Gen Z thích nhắn tin trên Instagram hơn so với TikTok

Theo một nghiên cứu mới đây, hơn một nửa số người được hỏi cho biết họ hiện ưu tiên việc nhắn tin trên mạng xã hội. Tuy nhiên, khi nói đến Instagram và TikTok, Instagram hiện đang được yêu thích nhiều hơn.

Gen Z thích nhắn tin trên Instagram hơn so với TikTok
Gen Z thích nhắn tin trên Instagram hơn so với TikTok

Cụ thể, gần 3/4 số người được hỏi đã gửi tin nhắn trực tiếp trong tháng qua trên Instagram, hơn một phần ba cho biết đây là nền tảng nhắn tin hàng đầu của họ.

Ngược lại với Instagram, ít người coi TikTok là lựa chọn phù hợp cho việc nhắn tin trực tiếp (DM). Chỉ 3,7% mô tả TikTok là giải pháp mà họ lựa chọn, mặc dù gần một nửa đã sử dụng TikTok để gửi tin nhắn trực tiếp trong tháng qua. Những người được hỏi có nhiều khả năng chọn Facebook Messenger, Snapchat hoặc Discord.

Snapchat là nền tảng phổ biến thứ 2 dành cho việc nhắn tin đối với Gen Z. So với gần 25% người lớn (từ 18 đến 26 tuổi), hơn 40% thanh thiếu niên (từ 15 đến 17 tuổi) cho biết Snapchat là lựa chọn hàng đầu của họ dành cho việc nhắn tin,

Trong khi đó, người lớn Gen Z (22,5%) có nhiều khả năng nói rằng Facebook Messenger là lựa chọn ưa thích của họ so với thanh thiếu niên (2,6%).

Việc nhắn tin trực tiếp đang nhận được nhiều sự chú ý hơn từ các nền tảng. Instagram và TikTok hiện không chạy quảng cáo trong phần nhắn tin như Facebook hay LinkedIn.

Về phần Meta, nền tảng này luôn coi trọng tính năng nhắn tin trên ứng dụng, đặc biệt là trên WhatsApp, sẽ trở thành một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Meta trong tương lai.

Quảng cáo nhấp để nhắn tin của Meta trong đó nền tảng sẽ đưa người dùng vào cuộc trò chuyện với các thương hiệu trên Instagram, Messenger và WhatsApp đã mang về khoản doanh thu 10 tỷ USD vào năm 2023.

Về tổng thể, khi những người dùng trẻ ngày càng yêu thích việc nhắn tin trên mạng xã hội, nền tảng nào có được sự quan tâm của nhóm người dùng này sẽ càng có nhiều lợi thế để phát triển ứng dụng.

Một cuộc khảo sát gần đây do Instagram thực hiện cho thấy nhắn tin trực tiếp là một trong những cách thức hàng đầu của Gen Z để đến gần hơn với ai đó trên nền tảng này. Và đối với các thương hiệu, ngoài quảng cáo nhấp để nhắn tin, có thể sử dụng nhắn tin như là một cách tự nhiên để trả lời các câu hỏi về dịch vụ khách hàng hoặc tương tác với người dùng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Gen Z thích tiền lương hơn là được thăng tiến

Khảo sát công ty dịch vụ tài chính The Standard cho thấy Gen Z ưu tiên mục tiêu tài chính dài hạn hơn cấp bậc trong công ty.

Gen Z thích tiền lương hơn là được thăng tiến
Gen Z thích tiền lương hơn là được thăng tiến

Có 1250 người tham gia khảo sát ở độ tuổi 18-26 cho biết bảo hiểm y tế, tiền hưu trí và nghỉ phép có lương là ưu tiên hàng đầu trong danh sách mong muốn của họ.

Báo cáo The Standard cho rằng Gen Z đang cảm thấy không an toàn về tài chính bởi tình hình kinh tế buộc họ phải sống bằng nhiều khoản lương. Chưa đến 1/3 Gen Z cho rằng họ đang trong điều kiện tài chính tốt.

Nguyên nhân Gen Z thích tiền lương hơn thăng tiến bởi tỷ lệ lạm phát Mỹ đang gấp đôi so với 10 năm trước, theo Cơ quan Thống kê Lao động. Giá tiêu dùng ở các thành phố lớn tăng khoảng 8%.

Gen Z phải đối mặt với sự tăng giá dịch vụ y tế, nhà ở và giáo dục. Vì vậy, họ thường tập trung vào việc tiết kiệm.

Tuy nhiên, công việc ở độ tuổi này thường không có mức lương cao hoặc phúc lợi hấp dẫn. Có 50% lao động Gen Z lo lắng về việc về tiền tiết kiệm và lạm phát.

Đồng thời, Gen Z cho rằng sức khỏe của họ phụ thuộc vào tình hình kinh tế, an ninh việc làm và bảo hiểm y tế.

Các ưu tiên của Gen Z đang định hình thị trường lao động. Nếu trước đó Gen X và thế hệ baby boomers chỉ hướng tới ngân hàng và tổ chức tín dụng để đòi phúc lợi thì Gen Z đang đặt niềm tin vào các công ty của họ.

Họ mong đợi ở nhà tuyển dụng quyền lợi vay, hỗ trợ mua nhà, thanh toán nợ sinh viên.

Đồng thời, Gen Z không ngại việc thay đổi việc làm để tìm mức lương cao và phúc lợi tốt hơn. Theo báo cáo của LinkedIn năm 2023, có 90% Gen Z và Gen Y đang xem xét nghỉ việc.

The Standard đưa ra khuyến nghị cho các công ty đang muốn thu hút lao động trẻ cần đầu tư vào việc hướng dẫn Gen Z giảm gánh nặng tài chính.

“Đơn vị cần thể hiện rằng họ đã tập trung vào việc cải thiện điều kiện kinh tế và xã hội sẽ đạt được lòng tin hơn từ Gen Z”, báo cáo The Standard nói.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Mỹ: 38% Gen Z tin rằng họ đang đối mặt với khó khăn kinh tế hơn thế hệ bố mẹ của họ thời điểm cùng độ tuổi

Khảo sát của công ty tài chính Bankrate cho thấy 38% Gen Z tin rằng họ đang đối mặt với khó khăn kinh tế hơn thế hệ bố mẹ thời điểm cùng độ tuổi.

Áp lực chi phí sinh hoạt tăng khiến 53% Gen Z thừa nhận họ đang làm thêm giờ nhiều hơn thế hệ khác, trong khi khoản tiết kiệm ít hơn.

“Khó khăn này rất khó để phủ nhận, Laurence Kotlikoff, giáo sư kinh tế Đại học Boston nói. “Cha mẹ cần nhận ra con cái họ đang gặp khó khăn”.

Theo báo cáo của ngân hàng Bank of America, có 53% Gen Z cho rằng chi phí sinh hoạt cao là rào cản đối với sự thành công của họ. Những thách thức này thế hệ cha mẹ không trải qua khi còn trẻ. Thậm chí, ở độ tuổi 20-30, thu nhập họ thấp hơn thế hệ trước và mang theo số nợ sinh viên lớn hơn.

Khảo sát chỉ số thịnh vượng (prosperity index) của công ty tài chính Intuit cho thấy 3/4 Gen Z nói rằng nền kinh tế hiện tại khiến họ do dự trong việc đặt mục tiêu tài chính dài hạn. Cùng với đó, có 2/3 người khảo sát nói họ sẽ không bao giờ đủ tiền để nghỉ hưu.

Chuyên gia phân tích Sarah Foster của Bankrate khẳng định người trẻ Mỹ vốn không có cuộc sống dễ dàng trong nền kinh tế hiện nay nhưng mọi nỗ lực để củng cố tài chính sẽ có kết quả tích cực trong tương lai.

“Ưu tiên đầu tư bản thân, trả nợ và hưởng lãi suất tiết kiệm ngắn và dài hạn”, bà Sarah gợi ý. “Bắt đầu càng sớm, bạn sẽ càng hưởng lợi để tái đầu tư”.

Chuyên gia kinh tế Matt Schulz của công ty tín dụng LendingTree cho rằng thói quen tài chính mới mang đến lợi nhuận. Có vài thói quen tiết kiệm tưởng chừng như đơn giản nhưng chúng không dễ thực hiện. Điều này tương tự như việc bạn duy trì lối sống khỏe mạnh.

“Thực hiện những hành động đúng đắn một cách lâu dài và có kiên nhẫn”, ông Matt nói.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Social Commerce ước tính sẽ đạt giá trị 6.99 tỷ USD vào năm 2028

Khi ngày càng nhiều doanh nghiệp chuyển đổi sang bán hàng trên các kênh mạng xã hội cũng là lúc thế hệ Gen Z trở thành nhóm dẫn đầu xu hướng trải nghiệm mua hàng trực tuyến.

Social Commerce ước tính sẽ đạt giá trị 6.99 tỷ USD vào năm 2028
Social Commerce ước tính sẽ đạt giá trị 6.99 tỷ USD vào năm 2028

Theo một báo cáo năm 2023 của Meta và Bain & Company về bối cảnh người tiêu dùng kỹ thuật số Đông Nam Á, 72% Gen Z ở Singapore thích mua sắm trực tuyến.

Những người sinh ra trong khoảng từ năm 1997 đến năm 2012, đang dẫn đầu các thế hệ khác trong việc khám phá, đánh giá và mua sắm trực tuyến, với tỷ lệ 45% thực hiện mua sắm thông qua mạng xã hội.

Nhiều trang mạng xã hội đã giới thiệu các tính năng thương mại điện tử trên nền tảng của họ, cung cấp lựa chọn thay thế những sàn thương mại điện tử truyền thống như Lazada và Shopee. Ví dụ, người dùng có thể mua trực tiếp từ TikTok Shop hoặc Facebook Marketplace mà không cần thoát khỏi ứng dụng.

Mua sắm trên mạng xã hội (Social Commerce) góp phần vào sự tăng trưởng của ngành thương mại xã hội, ước tính sẽ đạt 6,99 tỷ USD vào năm 2028, theo báo cáo của Research and Markets được công bố vào năm ngoái.

Một cuộc khảo sát năm 2023 của công ty phân tích YouGov cho thấy Gen Z thích mua sắm trên TikTok và Instagram thay vì Facebook, nền tảng mạng xã hội vốn phổ biến hơn với thế hệ cũ.

Tại Đông Nam Á, hơn 15 triệu doanh nghiệp sử dụng TikTok để quảng bá sản phẩm của họ tới 325 triệu người dùng hàng tháng. Theo báo cáo năm 2022 của TikTok, xu hướng “mua sắm giải trí”, đã tạo ra một thị trường trị giá 500 tỷ USD trên nền tảng này.

TikTok cho biết các doanh nghiệp thu hút người mua bằng cách tạo ra nội dung thú vị, truyền cảm hứng, đáp ứng nhu cầu cảm xúc của khách hàng.

Lawrence Loh, Gáo sư chiến lược và chính sách tại Trường Kinh doanh thuộc Đại học Quốc gia Singapore (NUS), cho biết, sự tương tác đầy cảm xúc của “mua sắm giải trí” thu hút Gen Z mua hàng. Những nhà sáng tạo nội dung có thể cung cấp cho người mua hàng thế hệ này nhiều góc nhìn về sản phẩm hơn cách bán hàng truyền thống.

Ông nói: “So với các thế hệ khác, họ thích tìm hiểu thực tế về những gì họ mua”.

Tracy Loh, Giảng viên cao cấp về quản lý truyền thông tại Đại học Quản lý Singapore (SMU), cho biết, trái với trải nghiệm mua sắm tĩnh của sàn thương mại điện tử truyền thống như Lazada hay Taobao, những người livestream của TikTok thường trò chuyện với khán giả của họ trong ba hoặc 4 giờ mỗi lần lên sóng.

Nữ giảng viên so sánh cách làm này tạo cảm giác giống như nhận được lời giới thiệu từ một người bạn, giúp người mua có được sự tin tưởng của người dùng nhiều hơn. “Bạn muốn ai đó có hệ số tin cậy cao, đặc biệt là khi nhắc đến các sản phẩm cá nhân như mỹ phẩm hoặc liên quan đến sức khỏe”, bà Tracy nói.

Là tín đồ mua sắm online, Wu Zu An cho biết cô đã thực hiện giao dịch mua hàng đầu tiên trên TikTok sau khi xem một người sáng tạo trải nghiệm mỹ phẩm trong buổi phát trực tiếp.

Cô gái 22 tuổi cho biết: “Tôi có thể thấy rằng sản phẩm thực sự có tác dụng khi cô ấy bôi nó lên mặt”. Wu cho biết cô dự định sẽ sử dụng TikTok để mua sắm mỹ phẩm từ bây giờ.

Theo Statista, những người có ảnh hưởng với 1.000 đến 10.000 người theo dõi, còn được gọi là nano-influencers (một loại Influencer), chiếm tỷ lệ tài khoản lớn nhất trên TikTok và Instagram.

Giáo sư Lawrence Loh cho rằng những người có ảnh hưởng quy mô nhỏ như vậy thu hút người mua sắm thuộc thế hệ Gen Z vì họ đưa ra các đề xuất thích hợp, phục vụ cho sở thích có chọn lọc của nhóm người trẻ này.

Vì Gen Z am hiểu về công nghệ nên họ phụ thuộc rất nhiều vào những người có ảnh hưởng nano trên mạng xã hội để hướng dẫn các quyết định mua hàng của họ. “Họ muốn tìm thứ gì đó phù hợp với quan điểm và sở thích của họ”, giáo sư đánh giá.

Ngược lại, thế hệ Millennials sinh từ 1981 đến 1996 thích những thương hiệu lớn hoặc những người có ảnh hưởng tầm vĩ mô như người nổi tiếng hoặc vận động viên thể thao.

Bà Tracy Loh nhận định các trang web thương mại điện tử truyền thống đã bắt đầu mô phỏng mạng xã hội bằng cách mở rộng phạm vi người có ảnh hưởng, sử dụng những người có ảnh hưởng ở quy mô nhỏ hơn để dẫn đầu các chiến dịch địa phương và thu hút Gen Z.

Bà nói: “Shopee đang sử dụng các nghệ sĩ địa phương trẻ hơn thay vì những người như Cristiano Ronaldo cho nhiều chiến dịch ở Singapore”.

Gen Z là phân khúc người tiêu dùng ngày càng quan trọng vì khả năng chi tiêu của họ đã tăng đều đặn trong thập kỷ qua. Bà Tracy Loh cho biết những người mua sắm trẻ tuổi có mức thu nhập ổn định ngày càng tăng và “không ngại” khi chi tiêu vào một số mặt hàng nhất định.

Bà nói: “Mặc dù chưa đạt được mục tiêu đầy đủ nhưng nhóm đối tượng này có tiềm năng rất lớn… hãy đợi thêm vài năm nữa để thu nhập của họ tăng lên”. Ngoài ra, nữ giảng viên cho rằng thế hệ Gen Z cũng đang dẫn dắt các thế hệ đi trước thay đổi hành vi tiêu dùng, nhiều người già ở Singapore đã bắt đầu thói quen mua hàng trên mạng xã hội do ảnh hưởng của con cháu.

Social Commerce là gì?

Social Commerce hay thương mại xã hội là một tập hợp con của thương mại điện tử (eCommerce) bao gồm các phương tiện truyền thông mạng xã hội và nền tảng truyền thông trực tuyến nhằm mục tiêu hỗ trợ người dùng trong việc tương tác và mua bán các sản phẩm trực tuyến.

Nói một cách ngắn gọn và dễ hiểu hơn, Social Commerce là tất cả những gì liên quan đến các nền tảng mạng xã hội (social networks) đặt trong bối cảnh mua sắm trực tuyến.

Theo một khái niệm khác từ Investopedia, Social Commerce là việc sử dụng các nền tảng trực tuyến như Facebook, Instagram và Twitter để làm phương tiện quảng bá và bán các sản phẩm và dịch vụ.

Thành công của các chiến dịch thương mại xã hội được đo lường bằng mức độ mà người tiêu dùng tương tác với các hoạt động marketing của thương hiệu.

Bạn có thể tìm hiểu toàn diện về khái niệm này tại: Social Commerce.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Gen Z xem TikTok là công cụ tìm kiếm (doanh nghiệp đang chuyển đổi chiến lược Marketing)

Nghiên cứu mới đây từ Adobe cho thấy, tỷ lệ Gen Z coi mạng xã hội TikTok là công cụ tìm kiếm tiếp tục tăng lên, điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược tiếp cận đối với các doanh nghiệp có khách hàng là Gen Z.

Gen Z xem TikTok là công cụ tìm kiếm (doanh nghiệp chuyển đổi chiến lược Marketing)
Gen Z xem TikTok là công cụ tìm kiếm (doanh nghiệp chuyển đổi chiến lược Marketing)

Theo một nghiên cứu mới đây của Adobe, TikTok ngày càng được người tiêu dùng trẻ sử dụng như là một công cụ tìm kiếm để tìm kiếm thông tin, công thức nấu ăn, âm nhạc…và hơn thế nữa.

Nghiên cứu bao gồm những cuộc khảo sát với hơn 800 người dùng và 250 chủ doanh nghiệp với mục tiêu hiểu cách TikTok đang định hình lại hành vi tìm kiếm và chiến lược Marketing của doanh nghiệp.

Sự trỗi dậy của TikTok như là một công cụ tìm kiếm.

Nghiên cứu cho thấy 40% người dùng hiện sử dụng TikTok để tìm kiếm những thứ họ cần hoặc muốn tìm hiểu.

Xu hướng này phổ biến ở những người trẻ tuổi, với 64% là Gen Z (những người sinh sau năm 1996) và 49% thế hệ Millennials, tức Gen Y (sinh từ 1981-1996) chuyển sang TikTok với tư cách là công cụ tìm kiếm.

Gần 10% người dùng Gen Z hiện thích sử dụng TikTok hơn các công cụ tìm kiếm lâu đời như Google khi tìm kiếm thông tin.

ChatGPT cũng đang trở nên phổ biến như một công cụ tìm kiếm, với hơn 10% số người sử dụng nó để tìm kiếm những lời khuyên về tài chính.

Tại sao TikTok thu hút được sự quan tâm của người dùng.

TikTok đã trở nên phổ biến như là một công cụ tìm kiếm vì nó cung cấp nội dung theo một cách mới được cho là độc đáo hơn, được cá nhân hóa nhiều hơn thông qua các video ngắn, theo hướng kể chuyện.

Phần lớn sức hấp dẫn của TikTok đến từ việc các thuật toán của TikTok liên tục điều chỉnh nội dung sao cho phù hợp với sở thích của từng người dùng. Khoảng 40% người dùng Gen Z thích cách TikTok hiển thị cho họ những video phù hợp với sở thích cá nhân của họ. Thậm chí 26% thế hệ baby boomers cũng bị thu hút bởi các nội dung theo phong cách kể chuyện của TikTok.

Hầu hết người dùng TikTok thích video hướng dẫn hơn các định dạng khác – 62% cho biết đây là lựa chọn hàng đầu của họ.

Các bài đánh giá và câu chuyện cá nhân cũng được đánh giá khá cao, với lần lượt 39% và 38% người dùng đánh giá đó là mục nội dung yêu thích.

Thương hiệu và doanh nghiệp điều hướng tới TikTok.

TikTok đang thu hút được sự chú ý của các chủ doanh nghiệp như một nền tảng để tiếp cận khách hàng đang tìm kiếm sản phẩm và dịch vụ có liên quan.

Hơn một nửa số chủ doanh nghiệp được khảo sát hiện đang sử dụng TikTok để quảng bá doanh nghiệp của họ, trung bình đăng khoảng 9 lần mỗi tháng. Hợp tác với những người có ảnh hưởng (Influencer) trên TikTok để bán hàng và khuyến mãi cũng là một chiến thuật phổ biến, với 25% chủ doanh nghiệp nhỏ đang theo đuổi hoạt động tiếp thị người có ảnh hưởng (Influencer Marketing).

Trung bình, các doanh nghiệp dành 15% tổng ngân sách Marketing của mình cho TikTok.

Các nội dung đánh giá sản phẩm (36%) và video hướng dẫn (35%) là những định dạng nội dung phổ biến nhất.

Hơn một nửa số doanh nghiệp (53%) trong khảo sát cũng có ý định tăng cường đầu tư vào TikTok Marketing, bất chấp những thách thức đang diễn ra xung quanh việc phải thường xuyên sáng tạo những nội dung mới và hấp dẫn.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Meta: Các xu hướng mua sắm và tiêu dùng chính trong năm 2024

Dựa trên dữ liệu nghiên cứu của mình, Meta vừa đưa ra các xu hướng mua sắm và tiêu dùng mà bất kỳ ai thường xuyên tham gia thương mại điện tử nên lưu ý cho năm 2024.

Meta: Các xu hướng mua sắm và tiêu dùng chính trong năm 2024
Meta: Các xu hướng mua sắm và tiêu dùng chính trong năm 2024

Sự phát triển của thế hệ Gen Z sẽ tạo ra những xu hướng mua sắm và tiêu dùng chính trong năm 2024.

Gen Z (những người sinh ra trong khoảng thời gian từ năm 1996 đến 2012) đang dần gia tăng sức ảnh hưởng khi họ bắt đầu có thu nhập, mở tài khoản ngân hàng và tham gia vào các hoạt động kinh doanh.

Hiện tại, khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang có hơn 500 triệu người thuộc thế hệ Gen Z. Ước tính đến năm 2025, nhóm này sẽ chiếm tới một phần tư dân số khu vực.

Báo cáo thường niên SYNC do Meta thực hiện cho thấy Gen Z sẽ là một phân khúc có sức ảnh hưởng mạnh mẽ, đặc biệt tại khu vực Đông Nam Á khi giới trẻ tại đây có lối sống gắn liền với công nghệ và các thiết bị số, với 82% người tham gia khảo sát cho biết họ đang tham gia vào các cộng đồng trực tuyến.

Nền kinh tế độc thân.

Báo cáo SYNC còn cho thấy xu hướng hộ gia đình ít thành viên hay một thành viên đang ngày càng trở nên phổ biến khi có tới 3 quốc gia Đông Nam Á nằm trong nhóm 10 quốc gia ở châu Á – Thái Bình Dương đang dẫn đầu xu hướng chuyển đổi sang hình thức hộ gia đình độc thân.

Tại Việt Nam, hộ gia đình nhỏ và độc thân là các nhóm có mức độ tăng trưởng nhanh nhất với 1,1% tỉ lệ tăng trưởng kép hằng năm, từ năm 2023 đến 2030.

Xu hướng này thúc đẩy sự gia tăng của các sản phẩm dùng một lần, đồ điện gia dụng và sản phẩm thiết yếu cỡ nhỏ.

Ngoài ra, những người tiêu dùng độc thân thường có xu hướng dành nhiều thời gian hơn cho các thiết bị điện tử cá nhân và mạng xã hội, tham gia các cộng đồng trực tuyến và theo dõi các nhà sáng tạo nội dung.

Trí tuệ nhân tạo (AI).

Năm 2023 chứng kiến sự phát triển vượt bậc của AI cũng như công nghệ Generative AI (AI tổng quát). Báo cáo cho thấy có tới 45% người tiêu dùng thường xuyên mua sắm trên các nền tảng thương mại điện tử sau khi xem thông tin trên Facebook, Instagram và 20% người tiêu dùng mua hàng trực tiếp trên Facebook.

Kinh doanh hội thoại cũng được dự báo là xu hướng mua sắm và tiêu dùng đáng quan tâm trong năm 2024.

Càng ngày càng có nhiều người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp chuyển sang sử dụng tin nhắn để thực hiện các hoạt động thương mại. Nghiên cứu từ Boston Consulting Group (BCG) và Meta cho thấy cứ 3 người tiêu dùng Việt Nam thì sẽ có ít nhất 1 người nhắn tin cho doanh nghiệp ít nhất 1 lần/tuần.

Ngoài ra, Việt Nam cũng nằm trong số các quốc gia có tỉ lệ sử dụng kinh doanh hội thoại cao nhất, khi có tới 73% người tham gia khảo sát sử dụng tính năng này để tương tác với các doanh nghiệp.

Theo ghi nhận từ các nhà quảng cáo, giải pháp kinh doanh hội thoại của Meta giúp giá trị đơn hàng tăng 22%, đem lại hiệu quả cao hơn so với các kênh truyền thống như tin nhắn SMS, email hay các ứng dụng khác.

Vào năm 2024, xu hướng này sẽ tiếp tục phát triển và người dùng có thể thực hiện nhiều hoạt động hơn thông qua tin nhắn – như đặt chỗ khi đi du lịch, đặt lịch hẹn, nhận hỗ trợ hay mua sắm.

Video ngắn sẽ tiếp tục lên ngôi.

Các hình thức video ngắn đang ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới và đặc biệt tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Báo cáo của Meta và Factworks cho thấy thế hệ Millennial (Gen Y) gắn kết với tính năng Reels, trong khi tỉ lệ những người thuộc thế hệ Gen Z theo dõi hoạt động của doanh nghiệp trên nền tảng số, gắn thẻ thương hiệu hoặc sản phẩm trong bài đăng, và mua sản phẩm sau khi xem video ngắn cao hơn.

Bên cạnh đó, việc chia sẻ video ngắn cũng trở thành cách thể hiện sự quan tâm, với 84% người được khảo sát tại châu Á – Thái Bình Dương cho biết họ thường chia sẻ video ngắn với bạn bè hoặc gia đình.

Đồng thời, nội dung từ các nhà sáng tạo cũng ảnh hưởng đến cách người tiêu dùng Việt Nam mua sắm. 67% người tham gia khảo sát cho biết họ tìm ra các thương hiệu và sản phẩm phù hợp từ các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) trên các nền tảng của Meta ít nhất hằng tuần, cao hơn khoảng 20% so với các nền tảng khác.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Top 5 insights của người tiêu dùng Việt Nam năm 2023

Khi năm mới 2024 chính thức đã bắt đầu, mặc dù tìm kiếm các chiến lược mới là rất cần thiết, nhìn lại những gì đã qua và coi đó là nền tảng cũng không kém phần quan trọng. Tìm hiểu top 5 insight của người tiêu dùng Việt Nam năm 2023 trong bài viết này.

Top 5 insights của người tiêu dùng Việt Nam năm 2023
Top 5 insights của người tiêu dùng Việt Nam năm 2023

Bằng cách xem xét và đánh giá thật kỹ các sở thích và xu hướng ưu tiên mua sắm của người tiêu dùng, các thương hiệu không chỉ có thêm sự hiểu biết về người tiêu dùng của mình mà còn có thêm nhiều định hướng cho các hành động trong tương lai.

Dưới đây là Top 5 insights của người tiêu dùng Việt Nam năm 2023 mà bạn có thể tham khảo.

Người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng mua sắm giải trí (shoppertainment).

Shoppertainment hay Mua sắm giải trí là khái niệm đề cập đến phương thức mua sắm kết hợp yếu tố giải trí, thuật ngữ được nổi lên từ sự phổ biến của các nền tảng mạng xã hội như TikTok.

Trong năm 2023, trong khi mức độ sử dụng của tất cả các nền tảng thương mại điện tử lớn đều giảm, TikTok Shop đã tăng trưởng ấn tượng 5% theo quý.

Mẹo: Người mua sắm ở Việt Nam đang tìm kiếm các trải nghiệm mua sắm trực tuyến năng động và thú vị hơn, các thương hiệu hay doanh nghiệp theo đó cần thu hút khách hàng của mình một cách thức sáng tạo hơn, đặc biệt là khi khách hàng của doanh nghiệp là người trẻ (Gen Z).

Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng thận trọng về mặt tài chính.

Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng thận trọng về mặt tài chính do những bất ổn kinh tế. Theo Báo cáo Xu hướng Tài chính 2023 của Decision Lab, khoảng 50% số người được hỏi cho biết tiết kiệm cho những khó khăn bất ngờ là mối quan tâm lớn nhất của họ, con số này trước đó chỉ khoảng 10-20%.

Trong khi lượng người sử dụng sản phẩm đầu tư để đảm bảo an ninh tài chính có tăng nhẹ, tuy nhiên mức độ chấp nhận rủi ro lại giảm. Các khoản đầu tư trú ẩn an toàn như tài khoản tiết kiệm và chứng khoán đã tăng mạnh.

Mẹo: Các ngân hàng và tổ chức tài chính muốn thu hút khách hàng cần cung cấp các sản phẩm tiết kiệm và đầu tư mang lại sự tin cậy, minh bạch và bảo mật, đồng thời thể hiện những giá trị này thông qua các thông điệp Marketing và chiến dịch thương hiệu (Brand Marketing).

Người lao động Việt Nam thích chế độ làm việc kết hợp (Hybrid).

62% người lao động Việt Nam thích chế độ làm việc kết hợp (theo Báo cáo Tư duy Lãnh đạo “Tương lai của Công việc” của The Sentry và Decision Lab). Tuy nhiên, chỉ có 9% người lao động cho biết họ chỉ thích làm việc từ xa, điều này cho thấy mọi người vẫn coi trọng lợi ích xã hội và nghề nghiệp của việc đến văn phòng.

“Cơ hội học tập” là ưu tiên hàng đầu của 47% nhân viên khi lựa chọn nơi làm việc, tiếp theo là “văn hóa doanh nghiệp” và sau đó là “thu nhập & phúc lợi” với 46%.

Mẹo: Hiểu được điều gì thúc đẩy sự lựa chọn nơi làm việc của nhân viên, định nghĩa của họ về nơi làm việc lý tưởng, nhận thức của họ về xu hướng nơi làm việc mới là nền tảng để xây dựng một doanh nghiệp bền vững.

Họ thích những bữa ăn đắt tiền.

Theo báo cáo Xu hướng F&B Việt Nam 2023, mức giá trung bình hợp lý cho một bữa ăn bên ngoài bình thường là 56.000 đồng một người. Đối với một bữa ăn sang trọng, chi phí trung bình hợp lý có thể lên tới 331.000 đồng/người, đắt gấp khoảng 6 lần so với một bữa ăn thông thường.

Người tiêu dùng có thu nhập cao hơn có xu hướng chi tiêu nhiều hơn cho ngành F&B. Việc đưa ra các chương trình giảm giá/khuyến mãi có thể giúp giữ chân khách hàng tại các nhà hàng/quán cà phê một cách hiệu quả hơn.

Gen Z Việt muốn ngắt kết nối.

Theo Báo cáo Người tiêu dùng Kết nối Quý 3 năm 2023, gần 8/10 (76%) Gen Z muốn rời bỏ ít nhất một nền tảng mạng xã hội.

Khi Gen Z bắt đầu sử dụng mạng xã hội một cách có ý thức hơn, tính xác thực, mức độ phù hợp và trách nhiệm sẽ là nền tảng của các chiến lược thương hiệu trong tương lai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hơn 70% Gen Z cho biết sẽ bỏ việc nếu không nhận được phản hồi thường xuyên từ Sếp của họ

Đối với một số thế hệ khác, việc không nhận được phản hồi từ cấp trên có thể có điều bình thường — nhưng đối với đa số Gen Z thì không. Khảo sát mới đây cho thấy có đến 73% Gen Z cho biết họ sẽ từ chức nếu không nhận được phản hồi thường xuyên từ Sếp của họ.

Hơn 70% Gen Z cho biết sẽ bỏ việc nếu không nhận được phản hồi thường xuyên từ Sếp của họ
Hơn 70% Gen Z cho biết sẽ bỏ việc nếu không nhận được phản hồi thường xuyên từ Sếp của họ

Theo đó, các số liệu mới cho thấy, đối với những người lao động trẻ như Gen Z, việc họ nhận được phản hồi từ các cấp quản lý là hết sức cần thiết, phần lớn trong số này sẵn sằng từ bỏ công việc nếu điều đó xảy ra.

Vicki Salemi, một chuyên gia về nghề nghiệp cho biết trên CNBC: “Đối với những nhân sự mới, việc nhận được các phản hồi từ cấp trên có thể giúp định hình nghề nghiệp của họ.”

“Với tư cách là một người lao động mới, bạn thực sự có thể bắt đầu quá trình phát triển sự nghiệp của mình bằng cách nhận được nhiều loại phản hồi này. Nếu bạn có được nó đồng thời biết cách khai thác các nguồn lực liên quan… thì bạn hoàn toàn có nhiều cơ hội để phát triển nghề nghiệp của mình.”

“Mặc dù lý tưởng nhất là người quản lý của bạn nên là người tổ chức các cuộc thảo luận hay trao đổi để bạn được hỏi và đáp, việc chủ động tìm kiếm các phản hồi sẽ giúp bạn nhiều hơn.

Suy cho cùng, bạn mới là người nắm quyền sở hữu sự nghiệp của mình – đừng mong đợi sếp sẽ làm điều đó thay cho bạn”.

Nếu bạn muốn tìm kiếm các phản hồi từ sếp, dưới đây là một số lời khuyên hữu ích mà bạn có thể tham khảo.

1. Xác định cách bạn muốn nhận phản hồi.

Chỉ 15% nhân viên được khảo sát cho biết họ gặp người quản lý của họ hàng tuần để thảo luận về vấn đề hiệu suất.

Trong bối cảnh này, bạn nên đặt ra những kỳ vọng của mình về thời điểm và cách thức bạn nhận được phản hồi từ sếp. Bạn muốn gặp nhau hàng tuần, hàng tháng hay hàng quý? Bạn có muốn nhận phản hồi trong thời gian thực không?

Tính nhất quán cũng là chìa khóa khi nói đến việc tìm kiếm các phản hồi. Vì bạn cần nhận được phản hồi thường xuyên, bạn cần xác định rõ kế hoạch cụ thể cho điều này (hoặc thảo luận với Sếp để có được quy trình phù hợp) thay vì chỉ tìm kiếm nó khi bạn cảm thấy cần.

2. Cần chuẩn bị trước khi thảo luận.

Trước khi bạn thực sự ngồi lại với sếp của mình, hãy suy nghĩ về những phản hồi cụ thể mà bạn muốn nghe. Bạn có thể yêu cầu phản hồi về một dự án hoặc bài thuyết trình cụ thể hoặc về cách phát triển một bộ kỹ năng nào đó.

Mặc dù nghe những phản hồi tiêu cực có thể không phải là thứ bạn mong muốn, nó lại rất hữu ích trong việc giúp bạn cải thiện bản thân.

3. Đón nhận các phản hồi một cách tích cực.

Trong khi nhiều người thường ghi nhớ nhiều hơn những lời phê bình về công việc của họ, bạn nên tập trung vào những tác động tích cực của việc nhận được những phản hồi dù nó khá gay gắt, bạn cần sử dụng nó để phát triển sự nghiệp của bạn.

Gen Z mong muốn có cơ hội phát triển sự nghiệp.

Về tổng thể, nhân sự Gen Z là thế hệ mong muốn có cơ hội thăng tiến nhiều hơn so với các thế hệ khác, trong khi chỉ có khoảng 52% nhân viên không thuộc Gen Z nói rằng họ sẽ rời tổ chức nếu không nhận được phản hồi thường xuyên thì con số này với Gen Z là trên 70%.

Khi Gen Z coi việc nhận được các phản hồi từ Sếp của họ là một cách để phát triển bản thân và sự nghiệp, với tư cách là nhà lãnh đạo hay doanh nghiệp, bạn cũng cần sớm xây dựng các quy trình làm việc cụ thể, thứ có thể giúp những người quản lý sẵn sàng chia sẻ ý kiến và nhân sự Gen Z có được cơ hội tiếp thu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Cách doanh nghiệp có thể tuyển dụng và làm việc hiệu quả với nhân tài Gen Z

Nếu bạn hay doanh nghiệp của bạn đang tìm cách điều chỉnh chiến lược nhân tài của mình cho Gen Z thì bạn không hề đơn độc. Một trong những mối quan tâm cấp bách nhất của các nhà lãnh đạo nhân tài ở khắp mọi nơi trên thế giới đó là làm thế nào để thu hút và giữ chân nhân viên Gen Z.

Cách doanh nghiệp có thể tuyển dụng và làm việc với Gen Z
Cách doanh nghiệp có thể tuyển dụng và làm việc với Gen Z

Cũng giống như bất kỳ thế hệ nào khác, Gen Z có những đặc điểm, thách thức, điểm yếu và điểm mạnh riêng. Điều quan trọng mà các nhà lãnh đạo hay doanh nghiệp cần tập trung vào đó là hiểu và thích ứng với những sự khác biệt trong phạm vi phù hợp nhất có thể.

Gen Z (Thế hệ Z) là gì?

Gen Z hay thế hệ Z, là thế hệ gồm những người sinh từ năm 1996 đến năm 2010.

Gen Z được miêu tả là “Một thế hệ được hình thành bởi nhiều sự biến đổi, bao gồm đại dịch toàn cầu, sự phân biệt chủng tộc, bế tắc chính trị, khủng hoảng khí hậu và cả sự trỗi dậy của trí tuệ nhân tạo”.

Gen Z cũng là thế hệ đầu tiên lớn lên hoàn toàn trong thời đại kỹ thuật số và do đó Gen Z cũng còn có một tên gọi khác đó là “Những đứa con kỹ thuật số” (Digital Natives).

Chính các yếu tố vĩ mô về môi trường mà Gen Z được sinh ra và lớn lên, nó tác động trực tiếp đến những đặc điểm tính cách chung của Gen Z, dưới đây là một số đặc điểm chính:

  • Am hiểu công nghệ: Gen Z là những người bản địa kỹ thuật số lớn lên cùng với Internet, điện thoại thông minh và mạng xã hội. Họ thường am hiểu công nghệ và có tính kết nối cao hơn so với các thế hệ trước đó như Baby Boomers, Gen X và Gen Y.
  • Không thích rủi ro: Phần lớn nhân viên Gen Z không thích rủi ro. Vì họ lớn lên trong bối cảnh cuộc Đại suy thoái diễn ra toàn cầu và bắt đầu đi làm trong thời kỳ đại dịch COVID-19, những giai đoạn bất ổn kinh tế lớn này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến họ hoặc gia đình họ, khiến họ trở nên sợ rủi ro hơn.
  • Độc lập: Internet cùng với đó là sự tiến bộ của yếu tố công nghệ đã cung cấp cho Gen Z khả năng tiếp cận kho kiến thức và thông tin khổng lồ, khiến họ quen với việc tìm kiếm các câu trả lời trên Internet hơn là đi xin lời khuyên từ các thế hệ “cha anh”.
  • Cạnh tranh: Lớn lên trong thời kỳ suy thoái và chứng kiến cha mẹ mình gặp không ít khó khăn, Gen Z trở nên cạnh tranh hơn khi nói đến việc đạt được mục tiêu nghề nghiệp của mình. Phần lớn trong số họ sẵn sàng làm việc chăm chỉ để đạt được sự phát triển nghề nghiệp (và họ muốn được công nhận và cảm thấy sự chăm chỉ của họ có giá trị).
  • Cởi mở: Cởi mở và sẵn sàng kết nối là một đặc điểm đặc trưng khác của Gen Z. Lớn lên trong một xã hội toàn cầu đa dạng và liên kết chặt chẽ với nhau, Gen Z coi trong sự công bằng và minh bạch.

Những phương pháp hay nhất để tuyển dụng các nhân tài Gen Z.

Gen Z sẽ chiếm khoảng 27% lực lượng lao động ở các nước OECD vào năm 2025 và con số này còn tăng hơn nữa khi họ tiếp tục đến độ tuổi lao động và thế hệ Baby Boomers đến thời kỳ nghỉ hưu.

Vì sớm muộn gì Gen Z cũng sẽ là lực lượng lao động chính, việc doanh nghiệp xây dựng sớm các chiến lược tuyển dụng nhân tài sẽ là tiền đề để thúc đẩy chất lượng nhân sự của doanh nghiệp và hơn thế nữa.

Dưới đây là một số chiến lược tuyển dụng nhân viên Gen Z mà doanh nghiệp có thể tham khảo.

1. Mang đến các cơ hội phát triển nghề nghiệp hấp dẫn.

Với nhiều người Gen Z, thăng tiến hay cơ hội phát triển bản thân thậm chí còn quan trọng hơn cả các khoản tiền lương hàng tháng mà họ có thể nhận được.

Một cuộc khảo sát của LinkedIn cho thấy có đến 40% ứng viên Gen Z sẽ sẵn sàng chuyển việc và giảm lương từ 2% đến 5% để đổi lấy cơ hội phát triển tốt hơn. Gen Z có khả năng ưu tiên các cơ hội thăng tiến trong doanh nghiệp cao hơn 47% và có khả năng ưu tiên các cơ hội phát triển kỹ năng mới cao hơn 45% so với các thế hệ khác.

Đầu tư vào con đường phát triển nghề nghiệp của nhân viên theo đó có thể giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân nhân viên Gen Z hiệu quả hơn. Tìm hiểu về mục tiêu nghề nghiệp của các nhân viên Gen Z, vạch ra cho họ con đường sự nghiệp và cơ hội phát triển, cùng với đó là cung cấp các hướng dẫn rõ ràng về cách họ có thể đạt được mục tiêu chính là chìa khoá cho doanh nghiệp.

2. Cung cấp sự linh hoạt trong công việc.

So với các thế hệ khác, nhân viên Gen Z ít gắn bó nhất hay nói cách khác họ dễ dàng rời bỏ doanh nghiệp nhất. Với các doanh nghiệp không thể đưa ra các chế độ làm việc linh hoạt, 72% Gen Z nói rằng họ có thể nghỉ việc, con số này với Gen Y là 69%, Gen X là 53% và 59% là của Baby Boomers.

Hơn nữa, 32% nhân viên Gen Z sẽ sẵn sàng giảm lương từ 2% đến 5% để đổi lấy lịch làm việc kết hợp (Hybrid Work) và 38% sẵn sàng giảm lương để có được cái gọi là cân bằng giữa công việc và cuộc sống (work-life balance) tốt hơn.

Để có thể thu hút và giữ chân nhân viên Gen Z tốt hơn, doanh nghiệp có thể cung cấp các chế độ làm việc linh hoạt, đó có thể làm làm việc kết hợp giữa văn phòng và tại nhà hoặc xen kẻ lịch làm việc linh hoạt từ các ngày trong tuần.

3. Đưa ra mức lương và phúc lợi cạnh tranh.

Lương thưởng không phải lúc nào cũng là yếu tố quan trọng nhất khi đánh giá cơ hội việc làm, nhưng nó hiếm khi là điều không quan trọng dù là với thế hệ nào.

Người lao động Gen Z có nhiều khả năng cảm thấy họ bị doanh nghiệp trả lương thấp, hơn một nửa (57%) cho rằng họ kiếm được ít hơn mức họ xứng đáng được nhận.

Một mức lương cạnh tranh theo đó có thể giúp doanh nghiệp thu hút các thế hệ lao động trẻ hiệu quả hơn – miễn là các nhu cầu khác của họ được đáp ứng. Khi được hỏi họ muốn người sử dụng lao động (doanh nghiệp) tập trung vào lợi ích nào nhất, 39% xếp việc sắp xếp công việc linh hoạt là ưu tiên hàng đầu.

Các gói lương thưởng toàn diện, cạnh tranh sẽ thu hút hầu hết người tìm việc, bao gồm cả các nhân tài Gen Z.

4. Tập trung vào tuyển dụng dựa trên kỹ năng.

Gen Z không có nhiều kinh nghiệm làm việc như các thế hệ cũ nhưng bù lại họ có các kỹ năng và mong muốn học hỏi thêm các kỹ năng mới nhiều hơn. Hơn 3/4 (76%) nhân viên Gen Z tin rằng học tập là chìa khóa dẫn đến sự nghiệp thành công và họ dành nhiều thời gian hơn 12% cho việc học tập để xây dựng các kỹ năng cứng.

Doanh nghiệp cần đánh giá ứng viên dựa trên kỹ năng của họ, thay vì kinh nghiệm làm việc hoặc trình độ học vấn trong quá khứ, điều này vừa sẽ mở ra nhiều cơ hội hơn cho Gen Z và vừa mở rộng khía cạnh tuyển người của doanh nghiệp.

5. Ưu tiên sự đa dạng, công bằng và hòa nhập.

Những nhà tuyển dụng ủng hộ sự đa dạng, công bằng và hòa nhập (DEI) sẽ không chỉ thu hút mạnh mẽ các nhân tài Gen Z mà còn xây dựng một môi trường làm việc lành mạnh giúp giữ chân họ tốt hơn.

Khoảng 3.4 nhân viên Gen Z (74%) nói rằng điều quan trọng đối với họ là được làm việc tại một doanh nghiệp có ưu tiên DEI.

Điều này vượt ra ngoài sự nhấn mạnh về giới tính và chủng tộc, mà còn bao gồm cả khuynh hướng tình dục, khả năng, tuổi tác, tôn giáo và các tình trạng khác.

Trong tài liệu xây dựng thương hiệu của nhà tuyển dụng (Employer Branding) và trong suốt quá trình tuyển dụng, doanh nghiệp cần truyền tải được các cam kết về DEI để ứng viên có thể nhận diện được và từ đó sẵn sàng kết nối và cống hiến.

6. Làm nổi bật văn hóa và giá trị công ty của bạn.

Gen Z cũng muốn nhiều hơn một công việc đơn thuần; họ muốn tìm những cơ hội hỗ trợ mục tiêu và đam mê của họ.

Ví dụ: 80% Gen Z sẽ rời bỏ vai trò của mình để tìm kiếm các cơ hội mới tốt hơn, phù hợp hơn với các giá trị cá nhân của họ.

Và 74% nói rằng điều quan trọng đối với họ là được làm việc tại một doanh nghiệp có chính sách và hoạt động phù hợp với niềm tin cá nhân của họ.

Với góc nhìn doanh nghiệp, việc giúp ứng viên hiểu được giá trị của doanh nghiệp và những điều làm nên sự độc đáo của văn hóa doanh nghiệp chính là nền tảng.

Liệu doanh nghiệp có cam kết ESG không, có ưu tiên tính bền vững không, có ưu tiên trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội (CSR) không và hơn thế nữa.

Hãy nỗ lực thực hiện lời hứa để giữ chân nhân tài Gen Z.

Việc tuyển dụng được các nhân viên Gen Z chỉ mới là một phần của chặng đường, làm sao để giữ chân được họ, khiến họ cống hiến nhiều hơn là một phần khác.

Doanh nghiệp phải thực hiện những lời hứa đã đưa ra trong quá trình tuyển dụng, từ cơ hội phát triển nghề nghiệp, cam kết DEI hay các trách nhiệm khác với xã hội. Vốn coi trọng hành động và tính xác thực, Gen Z sẽ quan sát nhiều hơn là lắng nghe các tuyên bố một chiều từ doanh nghiệp.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Gen Z là thế hệ phổ biến nhất cho rằng cần làm việc ít hơn nhưng phải có cuộc sống tốt hơn

Khi Gen Z sớm sẽ là tương lai của thế giới việc làm, là nguồn lực lao động chính của nền kinh tế, nhiều người đang tự hỏi liệu Gen Z có thể tạo ra một cuộc cách mạng việc làm hay không hay họ nhìn nhận như thế nào về công việc và thu nhập. Các cuộc khao sát mới đây sẽ phần nào làm sáng tỏ điều này.

Gen Z là thế hệ phổ biến nhất cho rằng cần làm việc ít hơn nhưng phải có cuộc sống tốt hơn
Gen Z là thế hệ phổ biến nhất cho rằng cần làm việc ít hơn nhưng phải có cuộc sống tốt hơn

Theo cuộc khảo sát mới đây của BI với gần 2000 người thuộc Gen Z (Thế hệ Z), số liệu cho thấy rằng một lượng người không hề ít trong nhóm này (38%) nghĩ rằng mọi người chỉ cần làm việc ít hơn 40 giờ một tuần để có thể có được một cuộc sống đầy đủ (Trung lưu).

Tỷ lệ này với Gen Y là 35%, Gen X là 22% và Baby Boomers là 18%.

Trong khi đó, con số này đối với những người luôn chăm chỉ làm việc và thường là ít có nhu cầu nói lên ý kiến của mình hoặc có nhu cầu muốn ai đó bàn tán về mình (hard-working Silent Generation) chỉ là 8% thành viên.

Silent Generation hay Thế hệ im lặng là khái niệm dùng để chỉ những người lớn tuổi nhưng vẫn còn chăm chỉ lao động, nhóm người này ít có nhu cầu ai đó (các thế hệ khác) nói về họ, dù là về sở thích hay quan điểm cá nhân.

Về cơ bản, số liệu cho thấy rằng, một bộ phận không nhỏ Gen Z (và cũng là nhiều nhất trong các thế hệ) không mấy mặc mà với khái niệm làm việc chăm chỉ, thay vào đó họ muốn làm việc ít hơn nhưng lại nhận được nhiều hơn và có được một cuộc sống thoải mái hơn.

Với sự phổ biến của TikTok (có thể xem đây là mạng xã hội của Gen Z), khi nhiều người trẻ càng thích thú với những thứ gì đó ngắn hay thậm chí là những xu hướng giải trí độc hại, việc nỗ lực và kiên trì bền bỉ với công việc có thể sẽ là rào cản với nhóm lao động trẻ này (ít nhất là với gần 40% Gen Z trong khảo sát trên).

Bỏ qua những sự khác biệt (mà dường như đó là điều đương nhiên) giữa các thế hệ, dưới đây là một số thứ mà một nhóm người lao động Gen Z muốn làm việc ít hơn và nhận được nhiều hơn cần hiểu:

1) Niềm đam mê, sự sáng tạo và nỗ lực có thể khiến cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Vì vậy, bằng mọi cách, hãy tiếp tục đấu tranh để có được những thay đổi tích cực! Và nếu điều này xảy ra, bạn không cần phải làm một công việc mệt mỏi từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều trong một văn phòng ngột ngạt nếu bạn không muốn (vi suy cho cùng bạn làm ít hay nhiều không quan trọng bằng việc bạn tạo ra những gì).

2) Hầu hết mọi người trong lực lượng lao động – bao gồm hầu hết các đồng nghiệp thuộc Gen Z của bạn (62% còn lại) – không kỳ vọng làm ít hơn và nhận được nhiều hơn, vì vậy đừng ngạc nhiên nếu nhà tuyển dụng và khách hàng thích tuyển dụng và làm việc với họ thay vì bạn.

3) Quan điểm của bạn có thể thay đổi khi bạn già đi. Điều quan trọng và đáng mừng là điều này có thể không phải do thế giới thực đánh bật chủ nghĩa lý tưởng của bạn mà nó là vì bạn thấy mình muốn làm việc nhiều giờ hơn vì bạn yêu thích công việc và nghề nghiệp của mình, đồng thời bạn cũng thấy rằng công việc đó còn giá trị hơn cả số tiền mà bạn có thể nhận được

Về bản chất, trong khi lựa chọn con đường là việc của bạn và không ai có thể thay đổi được bạn nếu bạn không muốn, tuy nhiên nếu những thứ bạn muốn có liên quan chặt chẽ đến người khác (thế hệ khác), việc bạn chấp nhận sự khác biệt từ họ dường như là điều khó tránh khỏi.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

38% Gen Z ủng hộ lý tưởng sống một cuộc sống trung lưu thoải mái và làm việc ít giờ hơn

Business Insider cùng YouGov thực hiện một cuộc khảo sát với hơn 1.800 người thuộc 5 thế hệ, trong đó hơn 600 là Gen Z trên 18 tuổi. Kết quả, 38% người thuộc Thế hệ Z ủng hộ lý tưởng sống một cuộc sống trung lưu thoải mái và làm việc ít hơn 40 giờ/tuần. Theo Cục Thống kê Lao động, những người trong độ tuổi từ 20 đến 24 hiện đang làm việc trung bình 40,4 giờ/tuần.

38% Gen Z ủng hộ lý tưởng sống một cuộc sống trung lưu thoải mái và làm việc ít giờ hơn
38% Gen Z ủng hộ lý tưởng sống một cuộc sống trung lưu thoải mái và làm việc ít giờ hơn

Sam Ghelli, 23 tuổi, quyết tâm nghỉ việc dù cho người quản lý thuyết phục tăng lương cỡ nào đi chăng nữa. Nguyên nhân được cho là do khác biệt quá lớn về văn hóa.

Suy thoái và đại dịch đã tác động lên cách thị trường lao động vận hành. Người lao động mong muốn được trả lương cao hơn, giờ làm việc linh hoạt hơn, đồng thời hưởng các chính sách ưu tiên chưa từng có trước đây. Đối với một số sinh viên mới tốt nghiệp, đây là nền kinh tế duy nhất họ biết.

Thế hệ Z đang hy vọng có một tuần làm việc ngắn hơn, thương thảo tốt hơn và Sam Ghelli cũng vậy. “Giới trẻ cũng có tiếng nói của mình”, cô nói. “Chúng ta cần thoát khỏi những sự kỳ vọng có tiền lệ. Đó không còn là điều chúng ta cần làm nữa”.

Tháng 7, Business Insider cùng YouGov thực hiện một cuộc khảo sát với hơn 1.800 người thuộc 5 thế hệ, trong đó hơn 600 là Gen Z trên 18 tuổi. Kết quả, 38% người thuộc Gen Z ủng hộ lý tưởng sống một cuộc sống trung lưu thoải mái và làm việc ít hơn 40 giờ/tuần. Theo Cục Thống kê Lao động, những người trong độ tuổi từ 20 đến 24 hiện đang làm việc trung bình 40,4 giờ/tuần.

Jonathan Zunitch, một sinh viên luật 23 tuổi, cho biết việc đặt ra ranh giới rõ ràng giữa công việc và cuộc sống đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Trong khi đó, Taylor, 24 tuổi, nhận ra rằng văn hóa văn phòng hiện tại không hề thân thiện. Ngay cả khi đã làm đủ 8 tiếng/ngày, cô vẫn bị thắc mắc ‘sao về sớm thế’ dù đã hoàn thành toàn bộ công việc.

“Tôi không thích phải dành ra cả chủ nhật để chuẩn bị cho một tuần làm việc mới. Tôi không cần phải làm việc 40 giờ/tuần để thành công”, Taylor nói và ngầm thừa nhận bản thân ủng hộ tuần làm việc 4 ngày.

“Đã đến lúc mọi người đặt ra câu hỏi, rằng cuộc họp này có thực sự sử dụng hiệu quả quỹ thời gian của chúng ta hay không”, Taylor nói.

DeAndre Brown, TikToker “Corporate Baddie”, làm rất nhiều những video hài hước về thế hệ Z. Việc tài khoản của anh thu hút hơn 700.000 người theo dõi với 40 triệu lượt thích cho thấy TikTok đã trở thành nền tảng nơi những người lao động trẻ dễ dàng trút bầu tâm sự về công việc.

“Gen Z có lẽ là một trong những thế hệ chăm chỉ nhất. Chỉ có điều họ có những ưu tiên khác mà thôi. Chúng tôi muốn làm việc nhưng cũng muốn sống một cuộc sống cân bằng”, Brown nói.

Gen Z không ngại từ bỏ những công việc không phù hợp. Theo dữ liệu từ công ty Gusto, tỷ lệ nghỉ việc tự nguyện ở người lao động trong độ tuổi từ 22 đến 26 liên tục tăng trong 3 năm qua. Bắt đầu từ năm 2022, mức tăng lương hàng năm của nhóm này cũng vượt xa các đồng nghiệp lớn tuổi hơn.

Điều này phần nào tác động tới môi trường lao động, nơi Gen X vừa ngưỡng mộ vừa ghen tị với các bạn Gen Z.

“Thành thật mà nói, tôi nghĩ Thế hệ Z đang mang lại góc nhìn mới mẻ cho chúng ta, Họ là những nhà tư tưởng sáng tạo, hiểu về kỹ thuật số và không ngừng thúc đẩy chúng tôi đưa ra các ý tưởng, chiến lược mới. Năng lượng và niềm đam mê học hỏi không ngừng của họ cũng đã tác động tích cực đến văn hóa công ty chúng tôi”, một luật sư tại Florida nói.

“Một số thành viên thuộc thế hệ cũ, theo quan điểm của tôi, đang được hưởng lợi từ tư tưởng Gen Z”, Julie Lee, giáo sư phụ trợ tại Đại học New York, cho biết.

“Nếu xã hội đang tiến bộ thì tại sao chúng ta lại phải làm những công việc mà thế hệ trước đã làm?, Zunitch, sinh viên luật nói.

Không chỉ tự tin thể hiện cá tính, Gen Z còn đang thiết lập các kế hoạch tài chính hiệu quả. Họ rút kinh nghiệm từ sai lầm của cha mẹ và có được khởi đầu thuận lợi hơn.

Cuộc khảo sát vào tháng 5 của Viện CFA cho biết hơn một nửa số người thuộc Thế hệ Z đang rót tiền vào các thị trường đầu tư. Nhiều người tập tành xuống tiền ngay khi mới bước sang ngưỡng tuổi 21.

“Hoạt động đầu tư trở nên linh hoạt hơn nhiều so với bất kỳ thế hệ nào. Thế hệ Z là thế hệ những người trẻ kỹ thuật số. Họ thoải mái hơn với những ứng dụng đầu tư qua điện thoại”, Erin Lowry, tác giả bộ sách ‘Broke Millennial’, nói.

Cuộc khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Hưu trí Transamerica còn cho thấy Gen Z bắt đầu tiết kiệm để nghỉ hưu ở độ tuổi trung bình 19, sớm hơn bất kỳ thế hệ nào khác. 62% thanh niên từ 18 đến 24 tuổi cho biết họ đang tích góp cho mục tiêu nghỉ hưu vào năm 2021 so với 30% số người cùng độ tuổi vào năm 2006.

Ở nhiều khía cạnh, Gen Z đang trưởng thành và bước vào một thị trường việc làm bùng nổ. Trong khi đó, thế hệ Millennials phải đối mặt với 2 cuộc suy thoái trước tuổi 40, đương đầu với bài toán thất nghiệp và thua lỗ triền miên.

“Bạn mất tiền nhưng sẽ rút ra rất nhiều bài học. Thà mắc sai lầm ở tuổi 19 còn hơn là 45 hoặc 50”, Taylor Price, người sáng lập Gen Z kiêm giám đốc trải nghiệm của Savvy, một ứng dụng giúp mọi người tối đa hóa trải nghiệm mua sắm, cho biết.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Vũ Anh | Markettimes

Ông chủ của đế chế thời trang Shein từng bắt đầu sự nghiệp với SEO và IMC

Ông Chris Xu (hay Xu Yangtian) là nhà sáng lập Shein. Ông sinh năm 1984 tại tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc và tốt nghiệp Đại học Khoa học và Công nghệ Thanh Đảo năm 2007.

Ông chủ của đế chế thời trang Shein từng bắt đầu sự nghiệp với SEO và IMC
Ông chủ của đế chế thời trang Shein từng bắt đầu sự nghiệp với SEO và IMC

Truyền thông Trung Quốc mô tả ông Xu là một sinh viên bình thường, có hoàn cảnh nghèo khó, phải làm việc để trang trải cuộc sống đại học.

Ông bắt đầu với công việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO). Sau đó, ông chuyển đến Nam Kinh để làm việc cho một công ty tư vấn Marketing tích hợp (IMC), nơi ông tạo dựng tên tuổi là một chuyên gia trong lĩnh vực SEO.

Nhận thấy giá trị thương mại của việc bán hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc ra thị trường quốc tế, ông quyết định bỏ việc và cùng hai đồng đội khởi nghiệp với một gian hàng bán lẻ trực tuyến đầu tiên, chuyên cung cấp các mặt hàng giá rẻ.

Trong thời gian đó, Xu phát hiện ra váy cưới là một trong những sản phẩm được săn đón nhiều nhất trên thị trường quốc tế.

Khi Xu nhận ra rằng điều duy nhất ngăn cản khách hàng quốc tế mua sản phẩm là vấn đề chuyển đổi tiền tệ, ông đã cùng đội ngũ tập trung vào việc xây dựng SheInside, tiền thân của Shein – công ty đang được định giá khoảng 100 tỷ USD.

Bóng dáng của một tỷ phú

Công ty Shein của Chris Xu đã phá vỡ sự thống trị của H&M và Zara nhờ sự nhanh nhạy với các xu hướng thời trang trên mạng xã hội.

Hãng cung cấp hàng nghìn sản phẩm mới hàng ngày trên ứng dụng của mình. Shein là ứng dụng đã thay thế Amazon trở thành ứng dụng mua sắm được tải xuống nhiều nhất ở Mỹ vào tháng 5/2021, thu hút người mua sắm bằng mức giá cạnh tranh.

Bất chấp thành công của Shein, Chris Xu vẫn giữ sự kín tiếng trước truyền thông.

Theo tạp chí Rest of World, ông chủ Shein từng dọa kiện một phóng viên Trung Quốc khi người này cố gắng tiếp cận để phỏng vấn.

Năm ngoái, tờ The Guardian đăng tải bài viết nói về một giai thoại thời mới khởi nghiệp của ông chủ Shein. “Bất kể bạn tới văn phòng thời điểm nào, dù là hai hoặc ba giờ sáng, bạn vẫn có thể tìm thấy Xu Yangtian và đội ngũ của anh ấy. Luôn họp hành, không bao giờ lười biếng và luôn cố gắng tìm hiểu mọi điều tốt đẹp về bạn”, đây là lời kể của một nhân sự giấu tên được tờ The Guardian trích dẫn.

Shein ban đầu được thành lập như một doanh nghiệp thương mại điện tử có tên Nanjing Dianwei Information Technology vào năm 2008. Hai công sự tham gia cùng ông lúc đó là Wang Xiaohu và Li Peng.

Ông Li từng chia sẻ với tờ Wired rằng cả ba đã thuê một văn phòng nhỏ, cố gắng bán mọi thứ từ ấm trà đến điện thoại trước khi chuyển sang kinh doanh quần áo.

Họ bắt đầu mài giũa mô hình kinh doanh của Shein sau nay – những đơn đặt hàng lẻ được khách hàng đặt trực tiếp từ nhà cung cấp nhỏ, quay vòng nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu. Ông Li nói rằng: “Chúng tôi hướng đến lợi nhuận mỏng và bán được nhiều hàng hơn”.

Sau đó, năm 2011, SheInside được thành lập, hoạt động như một nhà bán lẻ váy cưới trực tuyến ở Nam Kinh, Trung Quốc. Năm 2015, công ty đổi tên thành Shein, chuyển trụ sở chính đến Quảng Châu và mở văn phòng tại Mỹ.

Nhờ sự thành công ngoài mong đợi, Shein đã giúp Xu trở thành một trong những người giàu nhất Trung Quốc. Forbes ước tính giá trị tài sản ròng của ông vào khoảng 11 tỷ USD, trong khi Bloomberg ước tính nó ở mức hơn 21 tỷ USD.

Công thức thành công của đế chế thời trang Shein

Dưới sự dẫn dắt của Xu, Shein bắt đầu phát triển chuỗi cung ứng của riêng mình.

Ở những ngày đầu hoạt động, công ty thuê các sinh viên tốt nghiệp đại học kỹ thuật để tìm kiếm trên Internet những thiết kế phổ biến. Sau đó, nhóm thiết kế nội bộ của họ sẽ làm việc với những mẫu mã đó để cho ra sản phẩm.

Ngoài ra, các quảng cáo và sản phẩm của Shein trở nên phổ biến, tràn ngập internet là nhờ những người có ảnh hưởng, người nổi tiếng và mạng xã hội thúc đẩy, đặc biệt là TikTok.

Shein có được phần lớn thành công nhờ hoạt động tiếp thị này. Theo báo cáo của nền tảng quảng cáo Illumin, đây là thương hiệu quần áo phổ biến nhất trên TikTok .

Hashtag #sheinhaul là nơi những người sáng tạo thường khoe nguyên hộp đồ giá rẻ mua từ trang này, có 14 tỷ lượt xem trên TikTok. Thẻ #shein mà người dùng đăng tất cả nội dung liên quan đến Shein, có khoảng 80 tỷ lượt xem trên nền tảng.

Mặc dù Gen Z có ý thức về biến đổi khí hậu nhưng đa phần họ vẫn yêu thích Shein.

Thương hiệu này cũng rất phổ biến trong giới trẻ (khách hàng trung bình của Shein khoảng 35 tuổi). Shein đã trở nên nổi tiếng với những người có sức ảnh hưởng bằng cách gửi cho họ quần áo miễn phí và cung cấp mã giảm giá.

Trang web của Shein liên tục đăng tải các sản phẩm mới. Vào bất kỳ ngày nào, thương hiệu này cũng có sẵn tới 600.000 mặt hàng để mua.

Ngoài ra, công ty đã đạt được danh tiếng hiếm có trong số hàng nghìn nhà cung nhờ thanh toán đúng hạn. Chu kỳ thanh toán ổn định hàng tháng là yếu tố khiến các nhà cung cấp cố gắng gắn bó với Shein, bất chấp điều kiện thương mại khó khăn.

Nhà quan sát Rui Ma cho biết: “Về cơ bản, các nhà cung cấp không kiếm được tiền hoặc thường xuyên thua lỗ trong đơn đặt hàng ban đầu. Thay vào đó, họ hy vọng tạo ra một mặt hàng có sức lan truyền rộng rãi để có thể mang lại đơn hàng lớn cho mặt hàng đó.”

Người phát ngôn của Shein cho biết chính những phương pháp đổi mới đã cho phép công ty cắt giảm chi phí và đảm bảo tiết kiệm cho khách hàng. Họ cho biết: “Mô hình chuỗi cung ứng nhanh nhẹn, dựa trên công nghệ của chúng tôi có thể giảm sản xuất dư thừa bằng cách sử dụng nhu cầu thực tế của thị trường để dự đoán doanh số và kiểm soát sản xuất”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Woori Bank Việt Nam thu hút khách hàng Gen Z bằng thể thao điện tử (E-sport)

Thay vì tập trung vào doanh nghiệp “người nhà”, Woori Bank Việt Nam đặt trọng tâm vào bán lẻ, đặc biệt là nhóm khách hàng Gen Z với cách tiếp cận qua esport.

Woori Bank thu hút khách hàng Gen Z bằng thể thao điện tử (E-sport)
Woori Bank thu hút khách hàng Gen Z bằng thể thao điện tử (E-sport)

Mảng bán lẻ, từ lĩnh vực kinh doanh ít được chú ý với các nhà băng nước ngoài, nay trở thành trọng tâm mới trong mục tiêu phát triển của họ tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, sự chuyển dịch của Woori Bank (ngân hàng có vốn nhà nước và trong Big 4 Hàn Quốc) có phần chậm chân hơn nếu so với ngân hàng đồng hương Shinhan Bank. Do đó, ngân hàng này muốn chọn một thị trường ngách chưa được chú ý, là thể thao điện tử (esport).

Đây là mô hình tổ chức cuộc thi chơi điện tử mang tính đối kháng giữa nhiều người, những tuyển thủ chuyên nghiệp. Về bản chất, thể thao điện tử cũng giống như các bộ môn truyền thống bóng đá, bóng rổ, nhưng điểm khác biệt là vận động viên sẽ sử dụng các thiết bị điện tử để tương tác qua hệ thống máy tính.

Thể thao điện tử có một lượng khán giả khổng lồ không thua kém bất cứ môn thể thao truyền thống nào. Năm 2022, lượng khán giả toàn cầu theo dõi esports là 532 triệu người, theo Newzoo. Với tốc độ tăng trưởng mỗi năm là 8,1%, đơn vị này dự báo có hơn 640 triệu người theo dõi bộ môn này năm 2025.

“Chúng tôi hy vọng bằng cách phát triển esport Việt Nam để tạo nên một nền văn hóa giải trí lành mạnh cho thế hệ GenZ, từ đó phát triển các sản phẩm bán lẻ cho nhóm khách hàng này”, CEO Woori Bank Việt Nam cho biết.

Game hay thể thao điện tử không phải lĩnh vực xa lạ với các ngân hàng Việt, nhưng cách thực hiện có phần hơi khác với các nhà băng Hàn Quốc. Các ngân hàng Việt chủ yếu tiếp cận game thông qua hoạt động marketing, trong đó trò chơi hóa (gamification) là xu hướng chính.

Hiểu một cách đơn giản, “game hóa” là việc tích hợp trò chơi vào trong ứng dụng, sử dụng yếu tố này để thu hút khách. Những ngân hàng có thế mạnh về bán lẻ như VPBank, MB hay các ứng dụng trung gian thanh toán đều áp dụng cách thức này nhằm tăng tương tác của người dùng.

Một số ngân hàng khác tìm cách tăng sự “kết nối” với giới trẻ bằng các hình thức tài trợ các giải đấu thể thao, hoặc âm nhạc. Trong khi đó, cách thức chủ yếu của các ngân hàng Hàn Quốc là esport.

Cả bốn ngân hàng lớn nhất nước này (Woori Bank, Kookmin Bank, Shinhan Bank, Hana Bank) đều đầu tư cho thể thao điện tử. Riêng Woori Bank, ngân hàng này đã có hơn 5 năm, kể từ tháng 12/2018, là nhà tài trợ chính cho một giải đấu chuyên nghiệp. Nhà băng này dự định mang chính mô hình này áp dụng tại Việt Nam.

Theo ông Park Jong Il, các nhà băng lớn tại Hàn Quốc cạnh tranh khốc liệt để gia tăng số lượng khách hàng cá nhân, đặc biệt là mở rộng tệp khách hàng trẻ. Để thực hiện được điều đó, việc tiếp cận bằng cách sử dụng các nội dung được thế hệ trẻ yêu thích là điều cần thiết. Ngoài ra, do tầm quan trọng và mức độ yêu thích dành cho các dịch vụ tài chính trực tuyến tăng lên, việc đầu tư trên các nền tảng này đang được chú ý hơn.

“Khi số người chơi và xem esport tăng đều, việc quảng bá sản phẩm, dịch vụ tài chính sẽ giúp tệp khách hàng trẻ cảm thấy ngân hàng trở nên gần gũi hơn”, Tổng giám đốc Woori Bank Việt Nam cho biết. Đồng thời, tệp khách hàng này cũng trở thành phân khúc thử nghiệm nhiều hình thức marketing mới, như phát hành NFT.

Lý giải việc chuyển hướng sang thu hút khách hàng bán lẻ, nhất là GenZ, ông Park Jong Il, Tổng giám đốc Woori Bank Việt Nam, nói rằng: “Bài học Trung Quốc khiến nhà băng phải thay đổi chiến lược”.

Woori Bank, trước đây chỉ tập trung vào nhóm khách hàng doanh nghiệp có vốn Hàn Quốc tại Việt Nam, tương tự cách tiếp cận của các nhà băng ngoại khi ưu tiên doanh nghiệp “người nhà” tại những thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, cách làm này không phải lựa chọn an toàn.

Khi chiến tranh thương mại Mỹ – Trung xảy ra, cùng với sự chững lại của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, lợi nhuận của nhiều ngân hàng Hàn Quốc tại Trung Quốc lao dốc.

Là đồng minh của Mỹ, sự căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới khiến nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc phải chuyển dịch đầu tư. Việc chỉ tập trung vào nhóm doanh nghiệp này tại Trung Quốc khiến những nhà băng của “xứ sở kim chi” gặp rủi ro. Chỉ trong vài năm, quy mô của những ngân hàng như Woori Bank thu hẹp còn vài chi nhánh.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, cách tiếp cận khách hàng bán lẻ, nhất là nhóm GenZ cũng có thể gặp phải một số rào cản. Khác với sự phát triển của esport tại Hàn Quốc, thể thao điện tử hay các trò chơi trực tuyến tại Việt nam vẫn chưa nhận được cái nhìn tích cực hoàn toàn, đặc biệt là nhóm khách hàng trung tuổi.

“Việc tập trung vào phân khúc này có thể nhận được cái nhìn không thiện cảm từ một bộ phận khách hàng khác. Và đó là bài toán chúng tôi phải giải quyết”, CEO Woori Bank Việt Nam cho biết.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

75% người đi làm cảm thấy xung đột thế hệ vì Gen Z

Nhân lực tại doanh nghiệp ngày càng trẻ, thế hệ Gen Z chiếm khoảng 30%, đang tạo ra thách thức khi 75% người đi làm cảm thấy “xung đột thế hệ” tại nơi làm việc.

75% người đi làm cảm thấy xung đột thế hệ vì Gen Z
75% người đi làm cảm thấy xung đột thế hệ vì Gen Z

Đó là một phần trong báo cáo về thách thức mà doanh nghiệp đang đối mặt do Anphabe công bố tại hội nghị 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam vừa qua. Khảo sát được thực hiện từ tháng 4-9, với sự tham gia của gần 64.000 người đi làm, 752 doanh nghiệp và 150 lãnh đạo.

Xung đột thế hệ là một trong 5 lý do khiến các nhà lãnh đạo “mất ngủ” bên cạnh thị trường bất ổn, quá nhiều sự thay đổi trong tổ chức, chỉ số niềm tin, gắn kết của nhân viên sụt giảm và nhân viên stress vì hội chứng “hậu sa thải”.

Báo cáo chỉ ra nhân lực tại các doanh nghiệp đang được trẻ hóa là điểm sáng của thị trường lao động được Anphabe ghi nhận. Hiện, Gen Z (những người được sinh ra từ năm 1997 đến 2012) góp mặt khoảng 30% nhân lực tại doanh nghiệp. Đây là thế hệ có nhiều tiềm năng, sáng tạo và nhanh nhạy với chuyển đổi số.

Tuy nhiên, xu hướng này đặt ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp khi có đến 75% người đi làm thừa nhận đang quan sát thấy “xung đột thế hệ” tại nơi làm việc.

75% người đi làm cảm thấy ‘xung đột thế hệ’ vì Gen Z.

Nhân lực tại doanh nghiệp ngày càng trẻ, thế hệ Z hay Gen Z chiếm khoảng 30%, đang tạo ra thách thức khi 75% người đi làm cảm thấy “xung đột thế hệ” tại nơi làm việc.

Đó là một phần trong báo cáo về thách thức mà doanh nghiệp đang đối mặt do Anphabe công bố tại hội nghị 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam vừa qua. Khảo sát được thực hiện từ tháng 4-9, với sự tham gia của gần 64.000 người đi làm, 752 doanh nghiệp và 150 lãnh đạo.

Xung đột thế hệ là một trong 5 lý do khiến các nhà lãnh đạo “mất ngủ” bên cạnh thị trường bất ổn, quá nhiều sự thay đổi trong tổ chức, chỉ số niềm tin, gắn kết của nhân viên sụt giảm và nhân viên stress vì hội chứng “hậu sa thải”.

Báo cáo chỉ ra nhân lực tại các doanh nghiệp đang được trẻ hóa là điểm sáng của thị trường lao động được Anphabe ghi nhận. Hiện, Gen Z (những người được sinh ra từ năm 1997 đến 2012) góp mặt khoảng 30% nhân lực tại doanh nghiệp. Đây là thế hệ có nhiều tiềm năng, sáng tạo và nhanh nhạy với chuyển đổi số.

Tuy nhiên, xu hướng này đặt ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp khi có đến 75% người đi làm thừa nhận đang quan sát thấy “xung đột thế hệ” tại nơi làm việc.

Khảo sát của Anphabe cho thấy “xung đột” đặc biệt mạnh mẽ là giữa các thế hệ trước gồm Baby Boomers (sinh từ 1946 đến 1964), Gen X (1965 đến 1980), Gen Y (1980 đến 1996) đối với Gen Z. Đặc biệt, khi thế hệ Z ngày nay được xem như “nhân tố gây rối kế tiếp”, có thể phá hủy hoặc tạo ra những bước tiến đột phá cho doanh nghiệp.

Theo bà Thanh Nguyễn, CEO Anphabe, sự khác biệt trong quan điểm và phong cách làm việc của Gen Z đối với các thế hệ khác đang tạo ra nhiều xung đột nội bộ cần được giải quyết.

“Trong thời đại giao hòa giữa các thế hệ, đảm bảo sự kết nối và hỗ trợ là một trong những lý do lớn khiến lãnh đạo mất ngủ”, bà Thanh Nguyễn nói. Tuy nhiên, theo bà Thanh ngoài những khác biệt thì các thế hệ đều có điểm chung rất mạnh mẽ.

Một khảo sát 2023 của XYZ@Work, một trong những công ty hàng đầu thế giới về phát triển môi trường làm việc đa thế hệ, đã chỉ ra điểm chung lớn nhất của các thế hệ này chính là mong muốn tạo ra giá trị xã hội (social impact).

Điều rất đáng chú ý là có đến 91% Gen Z thể hiện nhu cầu “muốn tạo ra giá trị xã hội” khi tìm kiếm một công việc mới. Thế hệ này mong muốn được làm việc tại những công ty có đóng góp vào giải quyết các vấn đề xã hội như bất bình đẳng, giáo dục, phát triển bền vững, đói nghèo và biến đổi khí hậu.

Theo bà Thanh Nguyễn, trong những thực hành của các công ty nhằm rút ngắn khoảng cách đa thế hệ, một giải pháp được 90% Gen Z đánh giá cao là “Reverse Mentoring” hay còn gọi là Coaching Ngược. Khi ấy, những người trẻ hơn, thường là Gen Z, nhân viên mới hoặc nhân viên ở vị trí thấp hơn lại trở thành người hướng dẫn và giảng dạy những người lớn tuổi hoặc kinh nghiệm hơn trong công việc.

“Phương pháp này không chỉ giúp Gen Z hòa nhập và đóng góp hiệu quả cho tổ chức mà còn tạo cơ hội cho các thế hệ khác được hiểu và học hỏi từ Gen Z”, CEO Anphabe nói. Những yếu tố như mối quan hệ tốt nơi công sở, dễ dàng tiếp cận sếp, đồng nghiệp khi cần, thoải mái chia sẻ khó khăn hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ, thường xuyên trao đổi, phản hồi có tính xây dựng sẽ góp phần kết nối, hỗ trợ các thế hệ.

“Điều này cũng sẽ góp phần tạo nên năng lực kiên hoạt, tức kiên định và linh hoạt của người đi làm”, bà Thanh Nguyễn nói. Theo đó, một nhân viên kiên hoạt có thể xử lý công việc với cường độ cao trong thời gian dài, các tình huống bất ngờ và khủng hoảng, nhanh chóng phục hồi sau những trở ngại và kiên trì ngay cả khi công việc trở nên khó khăn, bền bỉ trước thất bại và tự tin đối mặt thử thách mới.

Khảo sát của Anphabe cũng chỉ ra một doanh nghiệp có tỷ lệ nhân viên kiên hoạt chiếm tỷ lệ cao sẽ càng thịnh vượng và thành công. Tuy nhiên, theo CEO Anphabe kiên hoạt không phải là bản tính sẵn có mà cũng như cơ bắp cần phải được tập luyện, bằng cách phát triển 3 nhóm cơ lớn bao gồm Self-Efficacy (niềm tin vào năng lực tự thân); Optimism (sự lạc quan); Agility (linh hoạt thích ứng), và 2 nhóm cơ hỗ trợ là Connection & Support (kết nối & hỗ trợ); Fundamental Well-being (sức khỏe thể chất và tinh thần căn bản).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

Gen Z ưu tiên những điều này hơn cả công việc chính

Thời gian dành cho gia đình, bạn bè, sức khỏe, du lịch là những điều được xem trọng hơn công việc trong cuộc sống của Gen Z.

Gen Z ưu tiên những điều này hơn cả công việc
Gen Z ưu tiên những điều này hơn cả công việc

Gen Z, những người sinh từ năm 1997 đến 2012, lớn lên với tư cách công dân kỹ thuật số thực thụ, được tiếp cận nhiều thông tin hơn bất kỳ thế hệ nào khác như Gen Y và Gen X.

Theo một khảo sát gần đây của hãng phần mềm Visier, những ưu tiên cuộc sống hàng đầu của Gen Z bao gồm: thời gian cho gia đình, bạn bè; sức khỏe; du lịch. Ba mục tiêu này được đánh giá quan trọng hơn công việc, phản ánh sự thay đổi trong thái độ đối với cuộc sống của thế hệ này.

Khảo sát ghi nhận 67% Gen Z trả lời thời gian dành cho gia đình, bạn bè được ưu tiên hàng đầu trong cuộc sống. Họ cho biết, khi quan sát thấy các thế hệ đi trước đã hy sinh quá nhiều mối quan hệ và hạnh phúc cho công việc và nhận thấy điều này “không xứng đáng”.

Tiến sĩ Diane Gayeski, cựu hiệu trưởng Trường truyền thông Roy H Park (New York, Mỹ) nhận xét Gen Z có khả năng thúc đẩy những thay đổi nhằm cải thiện cân bằng giữa công việc – cuộc sống. Họ muốn làm việc cho những tổ chức mà họ ngưỡng mộ, đồng thời xây dựng một cuộc sống “có thời gian để tận hưởng bên người thân và thú vui khác”.

Cùng chung quan điểm, Chelsea Cohen – đồng sáng lập công ty phần mềm quản trị SoStocked – cho rằng Gen Z có thể rất giỏi trong việc tách biệt giữa cuộc sống công sở với đời sống cá nhân. Đây là thế hệ tự nhận thức cao và xem lối sống tham công tiếc việc của thế hệ trước là một dấu hiệu cảnh báo vì chúng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Ngoài ra, 46% nhân viên Gen Z đánh giá sức khỏe tinh thần, thể chất tốt là tham vọng hàng đầu. “Gen Z đã chứng kiến những tổn hại mà cuộc sống lấy công việc làm trung tâm gây ra cho gia đình của họ và rất nhạy cảm với sức khỏe thể chất, tinh thần”, Gayeski nói.

Họ không chỉ có xu hướng thảo luận cởi mở hơn về những vấn đề này tại nơi làm việc mà còn muốn nhà tuyển dụng cung cấp dịch vụ và phúc lợi liên quan đến sức khỏe tinh thần hơn, chẳng hạn thời gian nghỉ có lương để chăm sóc bản thân hay không gian thiền tại chỗ, theo Phillip Kane, CEO kiêm nhà cố vấn kinh doanh.

Những công ty nhận thức được tầm quan trọng của sức khỏe tinh thần với nhân viên Gen Z sẽ thu hút và giữ chân được người tốt nhất.

Cuối cùng, khoảng 58% nhân viên Gen Z xem du lịch là một mục tiêu lớn. Sinh ra trong thế giới siêu kết nối, họ đánh giá cao trải nghiệm và sự khám phá. Một số người mong muốn có thể phát triển sự nghiệp trong khi du lịch nhờ làm việc từ xa. Cùng với dịch Covid-19, nhiều ứng dụng làm việc từ xa đã xuất hiện, cải thiện khả năng này.

Các thế hệ khác có thể học hỏi từ Gen Z để tìm thấy cân bằng giữa công việc – cuộc sống. Đầu tiên, trước khi nhận việc, hãy đánh giá văn hóa công ty, ưu tiên sự linh hoạt, thời gian nghỉ phép, phúc lợi sức khỏe. Tìm những doanh nghiệp phù hợp với giá trị cá nhân của bạn.

Tại nơi làm việc, đừng quên thiết lập ranh giới, thực hành chánh niệm và không ngần ngại sử dụng ngày phép để duy trì sức khỏe tinh thần. Bảo lưu quan điểm về những gì quan trọng nhất trong cuộc sống.

Cuộc sống không chỉ có công việc, vì vậy nên nuôi dưỡng các mối quan hệ gần gũi, theo đuổi sở thích, du lịch khi nào có thể và theo dõi sức khỏe bản thân. Hạnh phúc đến từ nhiều yếu tố, không chỉ từ tiền lương.

Khi tìm được một nhà tuyển dụng quan tâm đến lợi ích của nhân viên, con người mới có thể thăng tiến trong sự nghiệp mà vẫn thực hiện được đam mê của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Gen Z không muốn thăng chức vì cho rằng phần thu nhập tăng thêm không đáng để bị căng thẳng

Làm việc chăm chỉ và leo lên chức vụ quản lý không phải mơ ước của nhiều người trẻ tuổi vì họ cho rằng phần thu nhập tăng thêm “không đáng để căng thẳng”.

Gen Z không muốn thăng chức vì cho rằng phần thu nhập tăng thêm không đáng để căng thẳng
Gen Z không muốn thăng chức vì cho rằng phần thu nhập tăng thêm không đáng để căng thẳng

Chuyên gia tư vấn nghề nghiệp Emily Rezkalla (Mỹ) cho biết đây là ý kiến cô nghe được nhiều nhất khi tiếp xúc với các đồng nghiệp thuộc thế hệ Gen Z. Dù chỉ lớn hơn vài tuổi, cô hiểu nhiều người không muốn trở thành quản lý vì cấp trên không hỗ trợ hay tạo động lực, gắn bó hay khuyến khích hợp lý.

Rezkalla từng phải phụ trách những người khác và dường như không muốn trở lại vị trí đó một lần nữa. Công việc khiến cô còn quá ít thời gian cho cuộc sống riêng, liên tục phải lo lắng xem cấp dưới đang làm gì. Những khách hàng của cô cũng chung nỗi niềm, ngay cả khi họ chưa phải là quản lý.

Họ xem nhà quản lý là một kiểu nhân viên với khối lượng công việc nhiều hơn, còn công ty bổ nhiệm họ chỉ để “trông trẻ”. Đối với nhiều Gen Z, khi nhìn vào sếp phụ trách mình, họ ngay lập tức “nói không” với việc thăng chức.

Tại sao phải chịu thêm căng thẳng với phần thu nhập tăng thêm ít ỏi nếu sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống hoặc mục tiêu nghề nghiệp bị giảm xuống? Đây chính là lúc người lãnh đạo cần phải bỏ công sức nhiều hơn để hỗ trợ, đào tạo nhân viên Gen Z nói riêng và mọi thế hệ nói chung nhằm giúp họ có cảm giác khao khát thỏa mãn và hào hứng trong công việc.

Một số đồng nghiệp lớn tuổi có định kiến Gen Z lười biếng. Tuy nhiên, việc Gen Z không muốn thăng chức không có nghĩa họ làm việc kém chăm chỉ. Nhiều nhân viên Gen Z luôn sẵn sàng lắng nghe đồng nghiệp và quan sát, đối thoại trên các công cụ như mạng xã hội.

Vì hiểu được thách thức khi trở thành nhà quản lý, không mấy ngạc nhiên khi người trẻ không chạy đua thăng chức. “Họ đã thấy cấp trên kiệt sức ra sao” – TikToker Kyyah Abdul nổi tiếng với các lời khuyên nghề nghiệp – nhận định. Do đó, họ quyết định thăng chức không phải con đường đúng đắn.

Theo Pradeep Philip, chuyên gia của hãng tư vấn Deloitte Access Economics, khi cân bằng cuộc sống – công việc là ưu tiên lớn tại nơi làm việc, các ông chủ cần suy nghĩ về các sáng kiến khác để thúc đẩy người lao động. Chuyên gia chia sẻ, nhiều nhân viên trẻ dường như không còn hào hứng với những thứ từng tạo động lực cho thế hệ trước như tiền bạc, thăng tiến.

Một cuộc khảo sát của hãng nghiên cứu McKinsey hồi đầu năm nay cho thấy, ngoài việc trả lương không thỏa đáng, những nguyên nhân khiến Gen Z không hài lòng với công việc bao gồm thiếu phát triển và thăng tiến nghề nghiệp, thiếu quan tâm từ lãnh đạo. Họ cũng đánh giá ý nghĩa của công việc quan trọng không kém môi trường làm việc linh hoạt khi tìm kiếm việc làm.

Rod Thill, người sáng lập WorkDaze – kênh tin tức tập trung vào các vấn đề công sở – cho biết một số người hoàn toàn hài lòng với lối sống, thu nhập hiện tại của họ. Vì thế, họ tự đặt câu hỏi “tại sao phải được thăng chức và làm bản thân căng thẳng hơn, vắt kiệt sức lực trong khi đơn giản chỉ cần làm những gì phù hợp với mình”.

Với những câu hỏi như “phát triển nghề nghiệp có ý nghĩa gì với bạn”, chỉ người phỏng vấn mới có thể đưa ra câu trả lời tốt nhất, theo Thill. Khi các nhà quản lý biết rằng Gen Z không muốn được thăng chức, hãy nhớ rằng nhiều người trong số họ muốn những điều đơn giản hơn, ví dụ tính minh bạch, người hướng dẫn và văn hóa công sở.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nghiên cứu: Gen Z chịu ảnh hưởng mua hàng từ bạn bè chứ không phải KOL

Mặc dù nghiên cứu cho thấy có đến 48% Gen Z thích mua sắm trên mạng xã hội, đặc biệt là trên TikTok, hành vi mua hàng của nhóm người dùng này ít chịu sự ảnh hưởng từ những người nối tiếng (KOL, Influencer), thay vào đó, những bạn bè đồng trang lứa mới là yếu tố quan trọng nhất.

Nghiên cứu: Gen Z chịu ảnh hưởng mua hàng từ bạn bè chứ không phải KOL
Nghiên cứu: Gen Z chịu ảnh hưởng mua hàng từ bạn bè chứ không phải KOL

Theo một Khảo sát gần đây của Shopify-Gallup, người Mỹ trong độ tuổi từ 18 đến 29, phần lớn trong số này là Gen Z, có hành vi mua sắm rất khác so với các thế hệ khác.

Số liệu cho thấy có đến 48% người dùng sẽ thực hiện ít nhất một số hoạt động mua sắm cuối năm trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok hoặc Instagram. Con số này cao hơn nhiều so với 1/3 tổng số người mua sắm nói chung.

Đối với các thương hiệu đang cố gắng thu hút khách hàng Gen Z, sự hiện diện hấp dẫn trên mạng xã hội theo đó là chìa khóa chính.

Theo báo cáo của ICSC, khoảng 86% người mua sắm thuộc Gen Z cho biết mạng xã hội ảnh hưởng lớn đến quyết định mua hàng của họ.

Bà Savannah Wei Shi, phó Giáo sư Marketing tại Đại học Santa Clara cho biết, người tiêu dùng trẻ không còn sử dụng các công cụ tìm kiếm (như Google) hoặc website chính thức của thương hiệu để mua sắm nữa.

Chuyên gia này nói: “Họ đã chuyển từ sự khôn ngoan của đám đông sang sự khôn ngoan của những bạn bè cùng trang lứa với mình.”

Nói cách khác, một sản phẩm không còn hấp dẫn chỉ vì mọi người đều có nó. Đối với Gen Z, một sản phẩm sẽ thú vị khi nhiều bạn bè của họ cũng đang sử dụng nó.

Hành vi mua hàng của Gen Z chịu sự ảnh hưởng từ bạn bè của họ thay vì là những người nổi tiếng.

Cách đây vài năm, các khái niệm như KOL hay Influencer (Celeb) nổi lên và được xem như là yếu tố có sức ảnh hưởng lớn đến các quyết định mua sắm. Tuy nhiên, Gen Z giờ đây đã khác, họ không tin hay quan tâm đến việc liệu một người nổi tiếng nào đó có sử dụng sản phẩm mà họ định mua hay không.

Thay vào đó, một người bạn hay người cùng trang lứa tương tự như họ lại có sức ảnh hưởng hơn cả. Và ngay cả khi “người đồng trang lứa” là người có ảnh hưởng, Gen Z vẫn dễ chấp nhận hơn nhiều so với việc thương hiệu quảng cáo thẳng đến họ.

Website chính thức của thương hiệu không có sức hấp dẫn với những người dùng trẻ như Gen Z.

Theo thông tin được ghi nhận từ các nhà bán lẻ có khách hàng là Gen Z, các tài khoản của họ trên Instagram hay TikTok mang lại giá trị cao hơn nhiều so với các website chính thức của thương hiệu.

Trong tương lai, họ cũng cảm thấy rằng TikTokInstagram sẽ đóng vai trò lớn hơn trong việc ảnh hưởng đến doanh số bán hàng thay vì là từ website chính của họ.

Có những lý do giải thích tại sao cụm từ “TikTok khiến tôi mua nó” trở nên phổ biến.

Theo các phân tích, TikTok trở nên phổ biến với người dùng vì nền tảng này đặc biệt lý tưởng để giới thiệu về sản phẩm và các lợi ích của chúng.

So với các đoạn giới thiệu dài và khô khan bằng văn bản (text), các video ngắn và trực quan dường như dễ được tiếp nhận và có sức ảnh hưởng cao hơn. Các tính năng mua sắm trong ứng dụng là những điểm cộng khác với các nền tảng như TikTok.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Cách doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu của nhân viên Gen Z

Một trong những thay đổi và cũng là thách thức lớn tiếp theo trong lực lượng lao động đó là sự trỗi dậy của Gen Z. Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, nhóm này dự kiến sẽ chiếm gần 30% lực lượng lao động vào năm 2025. Chúng ta có thể kỳ vọng rằng sẽ có những thay đổi đáng kể tại nơi làm việc khi lực lượng lao động này ngày càng gia tăng.

Cách doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu của nhân viên Gen Z
Cách doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu của nhân viên Gen Z

Về tổng thể, Gen Z hay Thế hệ Z mong muốn sự linh hoạt trong công việc, yêu cầu chất lượng cuộc sống cao hơn, và đòi hỏi lớn hơn đối với sự cân bằng vững chắc giữa công việc và cuộc sống.

Họ cũng rất ưu tiên cho sức khỏe tinh thần, đồng thời muốn làm việc cho một doanh nghiệp có chung các hệ giá trị về đạo đức, xã hội, sự đa dạng, công bằng và hòa nhập (DE&I).

Khi Gen Z ngày càng trở thành lực lượng lao động chính, các doanh nghiệp cần phải dành thời gian và sức lực nhiều hơn để thấu hiểu cách thế hệ này khác với các thế hệ trước đó, làm thế nào doanh nghiệp có thể đáp ứng một cách thích hợp nhu cầu của các nhân viên Gen Z và hơn thế nữa.

Một môi trường làm việc hòa nhập và các giá trị chung.

Theo Pew Research, Gen Z đa dạng về chủng tộc và sắc tộc (48%) hơn so với bất kỳ thế hệ nào trước đó. Cũng tương tự như thế hệ tiền nhiệm là Millennials (Gen Y), lao động Gen Z đánh giá cao sự đa dạng về chủng tộc và sắc tộc.

Một cuộc khảo sát mới đây của đơn vị tư vấn và quản trị Gallup cho thấy số lượng Gen Z được xác định là LGBTQ+ lớn chưa từng có. Gần 1/6 cho biết họ là người chuyển giới hoặc đồng tính.

Đối với Gen Z, các tổ chức cần tạo ra một môi trường hòa nhập và phù hợp với các giá trị này, số liệu cũng cho thấy rằng có đến 63% nhân viên Gen Z sẽ chọn một doanh nghiệp có ưu tiên DE&I hơn các doanh nghiệp khác không có sự ưu tiên.

Nghiên cứu của Gardner cho biết: “Gen Z là thế hệ mong đợi sự công bằng, hòa nhập và cảm giác thân thuộc. Họ xác định điều này không phải bằng các tuyên bố hay lời hứa từ doanh nghiệp hay tổ chức mà bằng cách kiểm tra xem các nhóm lãnh đạo doanh nghiệp có thực sự theo đuổi nó hay không.

Ưu tiên các quan điểm khác nhau hướng tới mục tiêu khuyến khích sự sáng tạo, đổi mới, tạo điều kiện cho việc tranh luận hay giải quyết vấn đề tốt hơn cũng là những thứ mà doanh nghiệp cần cân nhắc.

Gen Z cũng là thế hệ có ý thức xã hội cao hơn, họ thường kiểm tra xem liệu nơi làm việc của họ có phù hợp với các giá trị cá nhân và trao quyền cho nhân viên hay không.

Các “bản địa kỹ thuật số” và những thách thức lớn.

Vốn được xem là “những đứa con bản địa kỹ thuật số” (Digital Natives), sinh ra và lớn lên trong bối cảnh các yếu tố công nghệ và internet phát triển mạnh mẽ, Gen Z sống dựa vào các sản phẩm công nghệ, coi điện thoại di động hay mạng xã hội là một phần không thể tách rời.

Tuy nhiên, bên cạnh các lợi thế, việc quá coi trọng yếu tố kỹ thuật số cũng đang tạo ra một rào cản lớn cho thế hệ này ít nhất là tại những môi trường làm việc cần giao tiếp trực tiếp.

Theo Tara Salinas, giáo sư đạo đức kinh doanh tại Đại học San Diego, kỹ năng kỹ thuật số vốn có của Gen Z có thể phải trả giá bằng khả năng giao tiếp trực tiếp và các mối quan hệ giữa các cá nhân.

Giáo sư này cho biết: “Gen Z là những người con bản địa về kỹ thuật số và họ luôn giao tiếp trực tuyến, vì vậy kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân — hoặc kỹ năng mềm — của họ đã bị ảnh hưởng rất lớn.”

Họ gặp khó khăn trong việc giao tiếp tại nơi làm việc, thậm chí việc sử dụng ngôn ngữ chuyên nghiệp cũng là một thách thức với họ khi họ rất khó từ bỏ các biệt ngữ gắn liền với thế hệ của họ (những ngôn ngữ mà Gen Z thường sử dụng để giao tiếp cá nhân với nhau trên mạng xã hội).

Thiếu kỹ năng chuyên môn cứng cũng được xem là một thách thức khác với các nhân viên Gen Z.

Điều này có nghĩa là, đối với các nhà lãnh đạo, việc đào tạo và phát triển, đồng thời đảm bảo rằng lực lượng lao động thế hệ mới có đủ cơ hội để được hướng dẫn là hết sức cần thiết. Doanh nghiệp cần sớm đào tạo và hướng dẫn hơn là mãi đi tìm kiếm các nhân sự Gen Z giỏi chuyên môn ngay từ khi phỏng vấn.

Những kỳ vọng khác nhau về cuộc sống và công việc.

Dữ liệu gần đây của EY tiết lộ rằng hơn 1/3 nhân viên dự kiến sẽ chuyển việc trong 12 tháng tới. Nhóm này có những kỳ vọng khác nhau về công việc so với thế hệ cũ.

Gen Z có xu hướng thảo luận cởi mở hơn về sự hài lòng của cá nhân với các lựa chọn khác trong cuộc sống, nghề nghiệp, cũng như về sức khỏe tâm lý ở nơi làm việc.

Theo nghiên cứu về Gen Z năm 2023 của EY, hầu hết những người trẻ tuổi coi trọng việc tận hưởng công việc của mình hơn tất cả các tiêu chí khác, bao gồm cả tiền lương.

“Đối với Gen Z, sự hy sinh cá nhân không tương đương với giá trị nghề nghiệp.”

Gen Z cũng có nhiều khả năng đánh giá cao tính minh bạch, công bằng, tính xác thực và tính linh hoạt. Nếu họ không tìm thấy những điều này trong công việc hiện tại, nhiều khả năng họ sẽ tìm kiếm một công việc mới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nghiên cứu: Gen Z thiếu tính kỷ luật và thích thách thức Sếp

Một Giám đốc Nhân sự nhận xét: “Trong tổ chức của chúng tôi, những người Gen Z mà tôi từng tương tác thường thiếu tính kỷ luật và họ cũng thích thách thức cấp trên của mình.”

Nghiên cứu: Gen Z thiếu tính kỷ luật và thích thách thức Sếp
Nghiên cứu: Gen Z thiếu tính kỷ luật và thích thách thức Sếp

Theo số liệu nghiên cứu mới đây, 74% nhà quản lý được khảo sát cho biết họ khó làm việc với Gen Z hơn các thế hệ khác.

Trong khi độ tuổi cũng chỉ là một con số, nhưng đối với một số nhà quản lý, có những nhóm tuổi nhất định trở nên khác biệt hơn so với những nhóm tuổi khác và sự khác biệt này cũng kéo theo nhiều thứ liên quan khác cả về cá nhân lẫn công việc.

Dữ liệu có được từ một cuộc khảo sát với 1.344 nhà quản lý và lãnh đạo doanh nghiệp do ResumeBuilder thực hiện cho biết 74% nhà quản lý nhận thấy khó làm việc với Gen Z hơn so với các thế hệ khác (như Gen X và Gen Y), trong khi 49% cho biết dường như tất cả mọi lúc họ đều cảm thấy khó khăn khi làm việc với Gen Z.

Cũng theo dữ liệu, thiếu kỹ năng công nghệ (39%), động lực làm việc (37%) và sự nỗ lực (37%) là những lý do hàng đầu khiến các nhà quản lý thất vọng với hiệu suất làm việc của Gen Z. Các lý do khác được đưa ra là kỹ năng giao tiếp kém (36%) và dễ bị xúc phạm (35%).

Akpan Ukeme, giám đốc nhân sự tại SGK Global Shipping Services, cho biết trong báo cáo: “Trong tổ chức của chúng tôi, những người Gen Z mà tôi từng tương tác thường thiếu tính kỷ luật và họ cũng thích thách thức cấp trên của mình”. “Họ nghĩ họ giỏi hơn bạn, thông minh hơn bạn, có năng lực hơn bạn và họ sẽ nói thẳng vào mặt bạn như vậy”.

Theo vào đó, 65% số người được hỏi cho biết họ phải sa thải nhân viên Gen Z nhiều hơn bất kỳ thế hệ nào khác và 12% cho biết họ phải sa thải Gen Z chưa đầy một tuần kể từ ngày bắt đầu nhận việc.

Bà Stacie Haller, cố vấn nghề nghiệp của ResumeBuilder, cho biết trong báo cáo: “Nhân sự Gen Z cần nỗ lực hơn nữa để có thể hiểu những kỹ năng chuyên môn nào là cần thiết để thành công trong công việc.”

Sự mất kết nối giữa Gen Z và nơi làm việc một phần có thể là do đại dịch. Theo một nghiên cứu được thực hiện năm 2021, 46% Gen Z cho biết đại dịch khiến việc theo đuổi các mục tiêu học tập hoặc nghề nghiệp của họ trở nên khó khăn hơn.

Ngoài ra, khi các tổ chức và trường học chuyển sang hình thức trực tuyến nhiều hơn, nhiều Gen Z chưa bao giờ có cơ hội trải nghiệm đầy đủ về sự năng động trực tiếp tại văn phòng.

Bà Jennifer Stapleton, giám đốc cấp cao của công ty phần mềm và tiếp thị truyền thông mạng xã hội Social Rise chia sẻ rằng những người lao động trẻ như Gen Z nên tập trung vào các kỹ năng giao tiếp, cởi mở hơn với các phản hồi (bao gồm cả tích cực và tiêu cực) và khả năng thích ứng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

Đừng bán hàng tới Gen Z (thay vào đó hãy làm những điều này)

Những cách thức làm marketing truyền thống dường như không mấy hiệu quả với Gen Z, những digital natives vốn quen thuộc với các yếu tố công nghệ.

Đừng chỉ bán hàng cho Gen Z
Đừng bán hàng tới Gen Z (thay vào đó hãy làm những điều này)

“Giây phút bạn đang cố gắng hết sức để bán hàng cho Gen Z, đó cũng là thời điểm họ muốn nói Good Bye tới bạn”.

Đó là phát biểu của Bà Dahye Jung, nhà phân tích chiến lược tại Sid Lee, một agency sáng tạo toàn cầu hiện đang hợp tác với các tên tuổi lớn như Dos Equis hay The North Face.

Những người làm marketing hiện đang tập trung mọi sự chú ý tới Gen Z. Những người con của Gen X, Gen Z – còn được biết đến với tên gọi Centen-nials – là một nhóm người sinh giữa những năm 1997 và 2009.

Nhiều Gen Z đã chứng kiến những sự khó khăn về tài chính của bố mẹ và những người anh chị em ruột của họ, và từ đó họ có ý thức về tài chính tốt hơn Gen Y. Họ có xu hướng tiết kiệm tiền và xem sự ổn định về kinh tế là một yếu tố thiết yếu trong sự lựa chọn nghề nghiệp của họ.

Được sinh ra khi internet đã thực sự phát triển, họ được xem là những người bản địa số (digital natives) đầu tiên của nhân loại. Không có trải nghiệm của cuộc sống nếu thiếu internet, họ xem các công nghệ kỹ thuật số là một phần không thể thay thế trong cuộc sống hàng ngày của mình.

Trong khi không có bất cứ thế hệ nào có thể được tóm tắt một cách thống nhất (như nhiều marketers vẫn cố gắng làm), Gen Z hay thế hệ Z có một số khuôn mẫu nhất định: Họ có ý thức xã hội, hiểu biết về công nghệ (tech-savvy) và họ đơn giản là không thích ‘bị bán’ hay ‘phải mua’ một sản phẩm hay dịch vụ nào đó.

Theo như ông Eric Jones, chuyên gia chuyên theo dõi hành vi của Gen Z cho biết: “Họ không muốn ‘mua’ từ một thương hiệu. Thay vào đó, họ muốn hợp tác hay đồng hành với thương hiệu đó. Họ muốn có một mối quan hệ; họ muốn sự trung thực.”

Về bản chất, thay vì việc mua một món hàng, Gen Z muốn có những cộng đồng. Hơn cả việc mua hàng đơn thuần, họ chọn nơi muốn thuộc về.

Đây cũng là lý do mà công ty quỹ đầu tư First Round Capital cho biết 80% các nhà sáng lập của các công ty công nghệ tin rằng “xây dựng cộng đồng là con đường mới của những người làm marketing và kinh doanh”.

Khi nói đến việc xây dựng các cộng đồng, một điểm quan trọng mà các thương hiệu cần lưu ý đó là xây dựng cộng đồng xung quanh thương hiệu về cơ bản không giúp ích gì cho Gen Z, thay vào đó các thương hiệu phải tìm đến họ – và để họ trở thành một phần không thể thiếu của cộng đồng đó.

Thay vì cố gắng kiểm soát chặt chẽ cộng đồng này, các thương hiệu nên thả lỏng và tin tưởng nhiều hơn vào sự hiện diện của các thành viên.

Trích lời của các Gen Z: “Chúng tôi lớn lên trong thời đại của truyền hình thực tế, những trò đùa giả mạo trên YouTube và cả những quảng cáo được trau cuốt kỹ lưỡng ở khắp mọi nơi.

Vì nội dung không thành thật này, chúng tôi hướng tới những thương hiệu có thể mang đến cho chúng tôi trải nghiệm chân thực hơn.”

Dựa trên suy nghĩ này, dưới đây là một số cách mà người làm marketing có thể sử dụng để kết nối sâu hơn nữa với nhóm những người tiêu dùng này.

1. Đừng chỉ nói về sản phẩm.

Fenty Beauty, một đơn vị thuộc đế chế ngành thời trang LVMH là một trong những câu chuyện thành công khi kết nối với Gen Z.

Đứng trước bối cảnh khi mà yếu tố thế hệ đang trở nên vô cùng đa dạng tại Mỹ, Fenty đã ra mắt dòng sản phẩm trang điểm với 40 sắc thái kem nền khác nhau, chiến lược này đã tạo nên một làn sóng mới thực sự về tính đa dạng trong ngành làm đẹp.

Vào năm 2020, khi phong trào Black Lives Matter (người da màu đáng được sống) đang trở nên rầm rộ, sự đa dạng của thương hiệu (đủ các màu da) càng trở nên có giá trị hơn.

Trên Instagram của Fenty, họ cho phép người dùng chia sẻ bất kỳ thông điệp nào họ muốn và không cần đề cập đến sản phẩm. Thay vì cố gắng bán hàng, Fenty muốn khách hàng đừng về phía họ (ít nhất là ở những thời điểm cần thiết).

2. Hãy đồng hành và hỗ trợ cho các sở thích của họ.

Twitch, nền tảng phát trực tuyến (live-streaming) được ra mắt vào năm 2011 nhằm mục tiêu hướng tới các nhà sáng tạo video, những người có thể tương tác với cộng đồng và kiếm tiền từ kênh của họ. Nền tảng này tập trung chủ yếu vào Gen Z và lấy kết nối xã hội (social connection) làm trọng tâm của thương hiệu.

Tuy nhiên, theo một báo cáo gần đây của Harvard Business Review, Twitch không giống các nền tảng khác như Instagram, nền tảng này đã đầu tư rất sâu vào cộng đồng của mình khi mở rộng quy mô.

Bà Erin Wayne, giám đốc cấp cao về tiếp thị nhà sáng tạo và cộng đồng tại Twitch cho biết: “Chúng tôi muốn tạo ra một cộng đồng nơi mọi người muốn chia sẻ những sở thích của họ. Đó là lý do tại sao chúng tôi không xây dựng chỉ một danh mục sở thích cho người dùng, chúng tôi mở rộng thêm các yếu tố khác như nghệ thuật, âm nhạc, nấu ăn, v.v.”

Trích lời một Gen Z phát biểu: “Twitch đã tạo ra những sự thay đổi lớn trong sự nghiệp của tôi. Là một ca sĩ kiêm nhạc sĩ mới chớm nở, tôi không chỉ tìm thấy một lượng khán giả lớn trên Twitch mà còn theo dõi nền tảng này hàng ngày để tìm ra những cách tốt nhất trong việc tương tác với cộng đồng của mình.”

3. Học ngôn ngữ của họ.

Để làm cho món khoai tây chiên của mình trở nên thú vị hơn trong mắt Gen Z, McDonald’s đã hợp tác với Fanbytes, một công ty chuyên về tiếp thị và tiếp thị người có ảnh hưởng trên các nền tảng mạng xã hội.

Nhóm của Fanbytes đã quyết định bắt đầu trên TikTok. Sau quá trình phân tích, họ xác định được các bài hát và âm thanh đang thịnh hành (trending) tại thời điểm đó để tạo ra những giai điệu ấn tượng nhất với đối tượng mục tiêu, họ cũng đã biên đạo một điệu nhảy liên quan đến hành động nghiền khoai tây.

Bên cạnh đó, Fanbytes còn phân tích và xác định một số TikTokers nổi tiếng để từ đó đưa vào chiến dịch với mục tiêu lan toả sức ảnh hưởng.

Kết quả là, video đầy tính tươi mới và bắt kịp xu hướng này đã tạo ra 14 triệu lượt xem. Theo lời của nhà sáng lập Fanbytes: “Gen Z lớn lên cùng với mạng xã hội và do đó họ có thể dễ dàng khuếch đại mọi thứ mà họ thích.”

4. Hãy bắt gặp họ ở những nơi họ thường lui tới.

Trước cuộc bầu cử năm 2020, Sid Lee, một agency chuyên về sáng tạo muốn hướng dẫn các cử tri về quy trình bầu cử sắp diễn ra. Tuy nhiên ‘giáo dục công dân’ chưa bao giờ là một công việc dễ dàng với những người dưới 18 tuổi.

Phó giám đốc sáng tạo của Sid Lee cho biết: “Hiểu được điều này, chúng tôi đã bắt đầu đặt tâm trí vào cách họ nghĩnơi họ ở“.

Cuối cùng họ đã chọn Minecraft, một nền tảng trò chơi trực tuyến, nơi Sid Lee đã thiết kế các cuộc bầu chọn thành các trò chơi (Game) dễ tương tác và hấp dẫn với người dùng.

Kết quả là gì, 85% trẻ em đã bắt đầu chơi và hoàn thành bài tập của mình, và cũng từ đây công ty mẹ của nền tảng này là Microsoft đã biến nó thành một nền tảng giáo dục miễn phí cho mọi giáo viên ở Mỹ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Một bộ phận Gen X hết thích Zalo và hứng thú với TikTok

Không chỉ Gen X, TikTok còn chứng minh sức hút đối với cả Gen Y và Gen Z khi tỷ lệ sử dụng TikTok tăng đáng kể ở hai thế hệ này trong quý 2/2023, lên lần lượt 71% và 81%.

Một bộ phận Gen X hết thích Zalo và hứng thú với TikTok
Một bộ phận Gen X hết thích Zalo và hứng thú với TikTok

Decision Lab – đối tác độc quyền của YouGov tại Việt Nam cùng Hiệp hội Tiếp thị Di động Việt Nam (MMA) vừa công bố báo cáo “Người tiêu dùng số – The Connected Consumer” quý 2/2023, trong đó cho thấy tình hình sử dụng mạng xã hội của người dùng Việt.

Về tổng quan, 3 nền tảng được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam là Facebook, Zalo và Youtube đều ghi nhận mức giảm nhẹ so với quý 1/2023, đạt tỷ lệ sử dụng lần lượt là 92%, 89% và 89%.

Trong khi đó, tỷ lệ sử dụng TikTok tăng từ 63% lên 66%. Nhìn vào biểu đồ có thể thấy đà phát triển mạnh mẽ của nền tảng chuyên về video ngắn này.

Xét theo độ tuổi, Decision Lab chỉ ra rằng tỷ lệ sử dụng mạng xã hội của Gen X (những người sinh từ năm 1965 – 1980) đã sụt giảm ở tất cả các nền tảng trong quý 2/2023. Đặc biệt ở Zalo – nền tảng được thế hệ này sử dụng nhiều nhất ở quý 1/2023 đã giảm 13%.

Đối với Facebook – mạng xã hội phổ biến nhất Việt Nam, tỷ lệ sử dụng ở Gen Y (những người sinh từ năm 1981 – 1996) trong quý 2/2023 là 95%, Gen Z (những người sinh từ năm 1997 trở về sau) là 96%, còn Gen X chỉ đạt 86%.

Tuy nhiên, Decision Lab tiết lộ điểm thú vị là Gen X đang tìm thấy niềm vui ở TikTok.

Họ yêu thích nền tảng này hơn ở mọi lĩnh vực. Trong nhóm video giải trí, tỷ lệ ưa thích của Gen X dành cho TikTok tăng 5%. Họ cũng theo kịp xu hướng cập nhật nhạc qua TikTok, với mức độ ưa thích tăng 3%”, Decision Lab cho hay.

Không chỉ Gen X, TikTok còn chứng minh sức hút đối với cả Gen Y và Gen Z khi tỷ lệ sử dụng TikTok tăng đáng kể ở hai thế hệ này trong quý 2/2023, lên lần lượt 71% và 81%.

Dường như không thể phủ nhận “sức nóng” và tầm ảnh hưởng của TikTok hiện nay, đặc biệt sau khi nền tảng này tích hợp chức năng TikTok Shop và phát triển thương mại điện tử.

Chính thức xuất hiện tại thị trường Việt Nam vào tháng 4/2022, TikTok Shop ngay lập tức thừa hưởng 49,9 triệu người dùng TikTok, hiện đã vượt Lazada để trở thành sàn thương mại điện tử có số lượng nhà bán hàng (TikTok Seller) hoạt động trong tháng cao thứ 2 thị trường, chỉ sau Shopee.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Minh Anh | Markettimes

Gen Z đang tạo ra những xu hướng mới trong ngành công nghiệp làm đẹp

Nghiên cứu cho thấy lo lắng về tiền bạc là nguyên nhân lớn nhất khiến Gen Z căng thẳng, sau đó là nỗi sợ hãi về tương lai và ngoại hình.

Gen Z đang tạo ra những xu hướng mới trong ngành công nghiệp làm đẹp
Gen Z đang tạo ra những xu hướng mới trong ngành công nghiệp làm đẹp

Cuộc khảo sát gần đây do Bailey thực hiện với sự tham gia của hơn 2.000 Gen Z ở Anh cũng cho thấy những người trẻ quan tâm đến vẻ ngoài đến nỗi sẵn sàng chi tiền nhiều hơn để chăm sóc bản thân.

Ước tính, trong 1 năm, có 51 lần Gen Z mua quà tặng bản thân, chi tiêu trung bình cho bản thân khoảng 828 USD/năm, theo Mirror. Khoảng 37% chăm sóc bản thân bằng cách đầu tư vào các sản phẩm chăm sóc da, trị liệu spa hay mua đồ trang điểm, đồ trang sức.

Bên cạnh đó, nến thơm, thẻ tập cũng rất phổ biến. Nghiên cứu cũng cho thấy 52% người trẻ nghĩ rằng họ nên chi tiêu nhiều hơn để chăm sóc bản thân, chỉ khoảng 7% thừa nhận cảm thấy tiếc sau khi mua đồ chăm sóc da hay mỹ phẩm.

Có thể thấy, kể từ năm 2022, ngành công nghiệp chăm sóc da đang chứng kiến sự gia tăng nhu cầu đối với việc chăm sóc da hiệu quả, có mục tiêu rõ ràng từ người tiêu dùng Gen Z.

Thế hệ người tiêu dùng mới này đã sớm biết được bản chất của cách tiếp cận loại bỏ, mang lại lợi ích lâu dài. Cách tiếp cận mới này khuyến khích người tiêu dùng lùi lại một bước để cẩn thận lựa chọn cụ thể hơn, hướng đến những sản phẩm phù hợp và có lợi cho làn da.

Người tiêu dùng thời đại mới tìm kiếm kết quả lâu dài. Việc họ tìm kiếm sản phẩm phù hợp để giải quyết những lo lắng về chăm sóc da của mình mà không cần phải thoa nhiều lớp đã dẫn đến việc gia tăng nhu cầu đối với các sản phẩm đa công dụng lẫn mục tiêu.

Do đó, các sản phẩm đa công dụng, như kem dưỡng ẩm có SPF 50 có thể tăng doanh số bán hàng gấp đôi. Những sản phẩm kiểu này không chỉ giúp người tiêu dùng tiết kiệm tiền, mà còn giúp họ duy trì thói quen chăm sóc da đơn giản hơn.

Theo Fashion United, Gen Z là nhóm người tiêu dùng không ngừng thách thức các tiêu chuẩn làm đẹp truyền thống.

Trước khi quyết định mua hàng, họ đang dành đáng kể thời gian để tìm hiểu về các thành phần khác nhau, lợi ích đa công dụng, tác hại có thể xảy ra… Do đó, các thành phần như Axit Hyaluronic, Retinol, Vàng và Squalane ngày càng thông dụng đối với người tiêu dùng Gen Z và thế hệ trẻ hiện đại.

Một cuộc khảo sát người tiêu dùng được thực hiện tại thị trường Ấn Độ vào quý 1 vừa qua cho thấy 40% Gen Z sẵn sàng dùng thử các sản phẩm có thành phần chính là vàng 24K. Tuy nhiên, họ cũng vẫn quan tâm tới các thành phần bản địa như nho đỏ, tro dung nham núi lửa,…

Là thế hệ mang cá tính độc đáo, có sự nhạy bén và chọn lọc thông tin xuất sắc, phong cách làm đẹp của Gen Z cũng mang đậm chất riêng giúp họ định hình mạnh mẽ các xu hướng của ngành làm đẹp.

Theo nghiên cứu thị trường do Fung Retail & Technology Group thực hiện, 67% người tiêu dùng sinh sau năm 1996 sẽ ngừng sử dụng một thương hiệu nếu họ cảm thấy các hành vi của thương hiệu là phi đạo đức (yếu tố trách nhiệm xã hội của thương hiệu tức CSR ngày càng trở nên quan trọng hơn).

Điều này mang ý nghĩa vô cùng quan trọng khi gen Z đang nhanh chóng trở thành đối tượng tiêu dùng quan trọng nhất trong ngành công nghiệp làm đẹp.

Do đó, không khó để chúng ta bắt gặp những lời tuyên bố về tính bền vững và thân thiện với môi trường trên các gian hàng mỹ phẩm hoặc các quảng cáo trên mạng xã hội.

“Green beauty” thậm chí còn “phủ xanh” thế giới làm đẹp đúng nghĩa khi các sản phẩm làm đẹp được khoác chiếc áo màu xanh gắn liền với môi trường và tính chất bền vững của nó.

Khác với xu hướng làm đẹp nặng tính “che phủ” của các thế hệ trước, Gen Z hướng đến vẻ đẹp tự nhiên và trân trọng những đặc điểm không hoàn hảo. Loạt bảng hiệu quảng cáo được photoshop đến với những hình ảnh người mẫu siêu thực dần nhường chỗ cho những chiến dịch với vẻ đẹp thực tế, đa dạng hơn.

Theo một thống kê, TikTok là nguồn thông tin về làm đẹp đứng đầu của Gen Z với 37% và theo sau là Facebook với 23%. Thông qua TikTok, Gen Z đã làm sống lại những thương hiệu chăm sóc da cơ bản mà chúng ta suýt lãng quên như CeraVe và Cetaphil.

Trong 6,2 tỷ lượt xem, CeraVe luôn giữ thứ hạng cao trong các bảng xếp hạng thương hiệu mỹ phẩm làm mưa làm gió trên TikTok. Đây cũng là một thương hiệu được rất nhiều người có ảnh hưởng trên TikTok ủng hộ như Hyram hay Dr. Shah (DermDoctor).

Hai sản phẩm được nhắc tới nhiều nhất phải kể đến Foaming Facial Cleanser và Daily Moisturizing Lotion. Ưu điểm chung của 2 sản phẩm này là công thức lành tính, giá thành rẻ và vẫn đem đến hiệu quả tốt.

Trong năm 2023, sẽ có nhiều người trẻ lựa chọn các quy trình chăm sóc da đơn giản và tối giản hơn. Nhiều khách hàng cũng bắt đầu nhận ra rằng chăm sóc da ít hơn và sử dụng quá nhiều sản phẩm thật sự không đảm bảo hiệu quả; thậm chí còn phản tác dụng.

Chỉ cần giữ cho làn da của bạn đủ nước và được bảo vệ là đã có thể tạo ra sự khác biệt lớn. Skinimalism hay còn gọi là “tối giản cho làn da” đang được nhiều người đã thảo luận từ Instagram cho đến TikTok.

Do các yếu tố liên quan đến Covid-19, nhiều người đã vô tình chấp nhận chủ nghĩa tối giản về da. Ở nhà thường xuyên khiến nhiều người trang điểm ít hơn và họ nhận thấy làn da của mình được cải thiện.

Vì thế, xu hướng đó tiếp tục được duy trì cho đến bây giờ. Hơn nữa, Skinimalism góp phần thúc đẩy tính bền vững vì nó khuyến khích mua sắm và tiêu thụ ít hơn. Đây cũng là một cách chăm sóc da đơn giản, tiết kiệm thời gian và cả sức lực cho người dùng.

Bên cạnh đó, là thế hệ được sinh ra và lớn lên trong thời kỳ số hóa khi thông tin luôn nằm trong bàn tay, Gen Z càng muốn trải nghiệm của bản thân được cá nhân hóa, phục vụ nhu cầu thị hiếu của riêng mình, đặc biệt là trong làm đẹp.

Từ đó, những bảng màu mắt tùy chỉnh (custom palette) cho mắt hay môi tùy chọn theo sở thích ra đời. Nổi bật nhất phải kể tới Curator Palette của Hourglass. Anastasia Beverly Hills và Kiko Milano cũng có những bảng màu mắt tùy chỉnh với thiết kế đen bóng, nhỏ gọn và giá thành rẻ hơn.

Sự kết nối của Gen Z và sức ảnh hưởng của họ thực sự vượt ngoài Instagram hay TikTok và tác động mạnh mẽ đến ngành công nghiệp làm đẹp.

Có thể nói Gen Z là một thế hệ bùng nổ và cũng là nhân tố quan trọng thúc đẩy ngành công nghiệp tiến xa hơn, mang lại những giá trị cao hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Gen Z tìm kiếm trên mạng xã hội TikTok thay vì công cụ tìm kiếm Google

TikTok đang là kênh được nhiều người dùng trẻ như Gen Z sử dụng để khám phá thông tin trên Internet thay vì Google như trước.

Gen Z tìm kiếm trên mạng xã hội TikTok thay vì công cụ tìm kiếm Google
Gen Z tìm kiếm trên mạng xã hội TikTok thay vì công cụ tìm kiếm Google

Đối với đa số người dùng Internet, Google vẫn là điểm đến đầu tiên trong việc tìm kiếm thông tin gì. Công cụ này phổ biến đến mức tên của nó đồng nghĩa với hành động tìm thông tin trực tuyến.

Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy đang có sự thay đổi.

“Cảm nhận của tôi về Google đang thay đổi sâu sắc. Khi mới tiếp cận Internet, tôi coi Google là công cụ để tra cứu mọi thứ. Nhưng hiện nó không còn là trung tâm về tìm kiếm nữa”, Clint Choi, một nhà tiếp thị 26 tuổi ở London, nói.

Thực tế, Google vẫn thống trị thị trường tìm kiếm với hơn 90% thị phần, theo thống kê của công ty phân tích dữ liệu trực tuyến SimilarWeb, và điều này sẽ khó thay đổi một sớm một chiều. Tuy nhiên, người dùng Gen Z (sinh từ 1997 đến 2012) đang tìm đến những nền tảng có thể tra cứu thông tin khác.

Theo Cloudflare – công ty dịch vụ DNS và chuyên theo dõi lưu lượng toàn cầu, mạng xã hội TikTok đã soán ngôi Google để trở thành tên miền phổ biến được truy cập nhiều nhất thế giới từ cuối 2021.

Trong khi đó, theo một khảo sát do Google thực hiện đầu năm ngoái, 40% người dùng thuộc thế hệ Gen Z nói họ đã truy cập TikTok hoặc Instagram, không phải Google, khi muốn tìm kiếm các điểm ăn trưa gần đó.

Hồi tháng 9/2022, Trung tâm Nghiên cứu Pew cho biết một phần ba số người xem TikTok ở Mỹ thường dùng ứng dụng để tìm thông tin về các sự kiện.

Theo Washington Post, Google dường như nhận thức được vấn đề này và đang bổ sung một số chức năng AI cho công cụ của mình. Tuy nhiên, những thay đổi đó có thể không giải quyết được vấn đề cơ bản đằng sau sự suy giảm.

Theo các chuyên gia, nền tảng đang xuất hiện hàng loạt vấn đề. Ví dụ, việc đẩy quảng cáo ưu tiên lên vị trí cao trong thời gian dài đã khiến những kết quả tìm kiếm hữu ích bị tụt xuống phía dưới.

Nền tảng cũng bị ảnh hưởng bởi nội dung SEO (tối ưu công cụ tìm kiếm) rác – những thứ thường do AI tạo ra hoặc thông tin kém chất lượng nhưng được thiết kế phù hợp với thuật toán xếp hạng của Google.

“Kết quả tra cứu từ Google chủ yếu là những gì Google muốn bạn nhìn thấy hơn là nội dung phù hợp với bạn”, Ed Zitron, CEO EZPR, công ty quan hệ truyền thông, nhận xét. “Google đã thất bại trong vai trò quản lý web trong 10-15 năm qua. Gần như bạn phải ‘lừa’ công cụ này cung cấp những gì bạn mong muốn”.

“Bạn phải dành nhiều thời gian hơn cho Google. Nó từng giúp bạn có thông tin cần thiết, sau đó bạn rời đi nhanh chóng. Nhưng giờ đây, bạn cần chọn lọc từ khóa, phải cuộn nhiều hơn bởi các kết quả hiển thị đầu tiên đều là spam”, Will Linker, cộng tác viên của một tổ chức phi lợi nhuận ở Baltimore, nói.

Người dùng tìm đến các lựa chọn thay thế.

Trải nghiệm không liền mạch là lý do của những người rời bỏ Google. Trong đó, Wikipedia và TikTok đang được nhiều người nhắm tới.

“Wikipedia là một trong những điều kỳ diệu của Internet”, James Vincent, biên tập viên của The Verge, bình luận. Còn Annie Rauwerda, một nhà sáng tạo nội dung, cho rằng Wikipedia đã đáp ứng yếu tố tra cứu và tham khảo như Google Search.

“Wikipedia được cập nhật liên tục và có tiêu chuẩn về nguồn tin, nên hiếm khi nội dung SEO chất lượng thấp được trích dẫn trên đó”, Rauwerda nói. “Google đáng lẽ phải đơn giản, nhưng đã bị SEO và những thứ ngẫu nhiên được viết bởi AI tiêu diệt dần”.

Trong khi đó, Sid Raskind, người sáng tạo nội dung ở Los Angeles, nói không còn thói quen truy cập Google như trước.

“Giờ đây, khi tìm nội dung nào đó, tôi có xu hướng vào TikTok hơn. Xem nhanh một điều gì đó đang diễn ra bằng TikTok sẽ dễ dàng và dễ hiểu hơn so với sàng lọc nhiều thông tin để tìm ra câu trả lời bằng Google”, Raskind cho hay.

Alex Stevens, giáo viên lịch sử tại một trường trung học ở Wisconsin, cho biết ngày càng nhiều học sinh của ông không thể tìm kiếm thứ gì đó hiệu quả trên Google nữa.

“Thay vào đó, học sinh tìm thông tin dưới dạng video, thường là trên YouTube hoặc TikTok”, Stevens nói. “Học sinh ít khi phân biệt được nguồn đáng tin cậy hoặc hữu ích, và cũng không sẵn sàng phân tích thông tin hay tham gia vào quá trình tổng hợp thông tin”.

Washington Post đã phỏng vấn những người từ bỏ Google và đa phần cho biết không có kế hoạch quay lại nền tảng. “Tất nhiên, ở đâu cũng có đúng sai và việc của người dùng là chọn lọc. Nhưng trên Google, mọi thứ đang bị thao túng”, Elan Ullendorff tại Đại học Pennsylvania nói.

Trong khi đó, một số chuyên gia đánh giá xu hướng người dùng rời Google đến nay vẫn chỉ diễn ra ở một bộ phận nhỏ. Nhưng nếu như không thay đổi, công cụ tìm kiếm này sẽ càng mất nhiều người dùng hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Marketing 2023: Marketer cần xác định rõ sứ mệnh của nội dung và thương hiệu

Trong bối cảnh mới, để có thể tối đa hoá mức độ tương tác cũng như sức ảnh hưởng của các hoạt động marketing tới khách hàng, người làm marketing cần xác định rõ sứ mệnh của các nội dung của thương hiệu, định vị thương hiệu trong mắt người tiêu dùng và hơn thế nữa.

Marketing 2023: Marketer cần xác định rõ sứ mệnh của nội dung và thương hiệu
Marketing 2023: Marketer cần xác định rõ sứ mệnh của nội dung và thương hiệu

Trong những bối cảnh kinh tế đầy khó khăn như cả 2022 và 2023 này, hầu hết những người làm marketing nói riêng và kinh doanh nói chung đều đang tìm cách tinh chỉnh và tối ưu lại các chiến lược để có thể tối đa hóa các nỗ lực marketing của doanh nghiệp.

Từ sự ra mắt của ChatGPT đến sự nổi lên của các ứng dụng AI (Trí tuệ nhân tạo), các hoạt động marketing theo đó có thể được thay đổi đáng kể trong 2023 và xa hơn nữa.

Ở những “thời khắc mang tính chuyển giao như vậy”, sẽ là rất cần thiết để doanh nghiệp hay marketer nhìn nhận và đánh giá lại thương hiệu của mình từ những thứ nền tảng nhất, nhiệm vụ và sứ mệnh của thương hiệu cũng như các nội dung được phát triển từ những nền tảng đó là ví dụ điển hình.

Doanh nghiệp phải khiến cho mục đích của thương hiệu của họ trở nên rõ ràng hơn đối với khách hàng mục tiêu, xem đây là bản định hướng mang tính chiến lược cho cách tiếp cận của họ tới khách hàng.

Xác định mục đích của thương hiệu.

Mặc dù điều này nghe có vẻ khá cơ bản, tuy nhiên nó lại là nền móng quyết định sự tồn tại của một thương hiệu khi người tiêu dùng ngày càng nhận thức rất rõ về các thương hiệu mà họ tương tác và mua hàng, người tiêu dùng có ý thức là từ khoá mà bất cứ marketer nào cũng đều nên hiểu.

Tại sao thương hiệu của bạn tồn tại, mục đích mà nó hướng đến là gì và rốt cuộc, nó làm cho cuộc sống của khách hàng của bạn tốt hơn như thế nào.

Một khi bạn biết được điều này, bạn có thể xây dựng chiến lược nội dung của mình xoay quanh những giá trị và sứ mệnh cốt lõi của thương hiệu, đảm bảo rằng mọi thứ bạn truyền tải đều có mục đích rõ ràng (thay vì chỉ là thúc đẩy lượng tương tác một cách vô nghĩa).

Việc xây dựng mọi thứ dựa trên một chiến lược có chủ ý rõ ràng có nghĩa là từng nhiệm vụ doanh nghiệp thực thi sẽ trở thành một viên gạch để xây dựng nền móng của thương hiệu.

Nó cũng có nghĩa là thương hiệu sẽ liên tục kết nối với những người thực sự phù hợp với sứ mệnh của thương hiệu, những khách hàng tiềm năng thực sự, thay vì kết nối một cách chung chung đến “tất cả mọi người”.

Xây dựng mục đích thương hiệu và chiến lược thương hiệu xoay quanh những mục tiêu trọng tâm.

Trở lại năm 1996, các nhà nghiên cứu của Đại học Harvard đã đặt những nền móng đầu tiên cho khái niệm tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp (Brand Mission & Vision), dựa trên nhiều cuộc phỏng vấn với nhiều nhà lãnh đạo trong lĩnh vực marketing.

Mục đích của nghiên cứu là thiết lập một mô hình cốt lõi cho việc xây dựng nhận diện thương hiệu (Branding), mô hình này về cơ bản là vượt ra khỏi các quảng cáo thông thường trên thị trường và đi sâu hơn vào mục đích cũng như vai trò của mỗi doanh nghiệp trong cuộc sống của người tiêu dùng.

Theo nghiên cứu:

“Các doanh nghiệp hay thương hiệu có được sự thành công bền vững khi các giá trị và mục đích cốt lõi của họ dường như không thay đổi ngay cả khi các chiến lược và hoạt động kinh doanh phải liên tục điều chỉnh để thích ứng với một thế giới mới đang thay đổi.”

Nói cách khác, trong khi các xu hướng marketing hay cách thức tiếp cận truyền thông có thể thay đổi, những thương hiệu lâu đời vẫn giữ vững một mục đích nhất định và xem đó là nền tảng để kết nối với khách hàng của họ.

  • Nike – Là để trải nghiệm những cảm xúc của sự cạnh tranh, chiến thắng và đè bẹp đối thủ.
  • 3M – Có thể giải quyết các vấn đề chưa được giải quyết một cách sáng tạo.
  • Wal-Mart – Mang đến cho khách hàng (bình thường) cơ hội mua những thứ giống như những người giàu có đã mua.
  • Walt Disney – Là để làm cho mọi người trở nên hạnh phúc hơn.

Trong khi với Nike, ‘Just Do It’, là slogan gắn liền với chiến lược marketing (công khai) của doanh ngiệp, mục đích đằng sau thương hiệu mới là lý do giải thích tại sao doanh nghiệp tồn tại, chứ không phải là những gì mà Nike bán (sản phẩm).

Thương hiệu có thể xây dựng mục đích riêng biệt cho mình như thế nào?

Một cách hiệu quả để làm điều này là thứ mà các nhà nghiên cứu gọi là “The Whys”, các câu hỏi “Tại sao” mà người làm thương hiệu, marketing hay doanh nghiệp cần trả lời.

Hiểu một cách đơn giản là, doanh nghiệp của bạn tạo ra sản phẩm hay dịch vụ và sau đó tự hỏi tại sao điều đó lại quan trọng và cuối cùng là đưa ra các câu trả lời tương ứng cho từng câu hỏi.

Ví dụ: một nhà bán lẻ đồ thể thao có thể xây dựng mục đích của thương hiệu của họ theo trình tự như sau:

Chúng tôi bán đồ thể thao.

“Tại sao điều đó lại quan trọng?” (1)

Bởi vì chúng tôi cho phép mọi người tham gia vào các hoạt động thể thao.

“Tại sao điều đó lại quan trọng?” (2)

Bởi vì việc tham gia các hoạt động thể thao lành mạnh có thể cải thiện chất lượng cuộc sống theo nhiều cách khác nhau.

“Tại sao điều đó lại quan trọng?” (3)

Bởi vì chất lượng cuộc sống là tất cả những gì mà con người cần, nó giúp chúng ta khỏe mạnh, hạnh phúc và sống lâu hơn.

“Tại sao điều đó lại quan trọng?” (4)

Bởi vì tất cả chúng ta đều muốn sống lâu, hạnh phúc và khỏe mạnh hơn.

Lý thuyết đằng sau cách tiếp cận này là thương hiệu sẽ tiến gần hơn đến việc xác định mục đích thực sự của thương hiệu, và trong trường hợp này, mục đích cuối cùng có thể là:

“Tất cả những gì chúng tôi làm là để tạo điều kiện cho cuộc sống của mọi người trở nên hạnh phúc hơn, khỏe mạnh hơn”.

Đây chính là định hướng mang tính hướng dẫn cho tất cả những gì mà thương hiệu xây dựng và chia sẻ, dù là trên mạng xã hội hay công cụ tìm kiếm.

Một bài học có thể rút ra ở đây là vấn đề không phải là các sản phẩm bạn bán, mà là lý do tại sao doanh nghiệp của bạn tồn tại và điều đó sẽ là kim chỉ nam hành động cho tất cả các thành viên trong doanh nghiệp thay vì chỉ là các marketer.

“Khi doanh nghiệp hiểu rõ về những gì họ đang làm và tại sao họ lại làm việc đó, họ có nhiều khả năng hơn trong việc làm chủ những công việc và cảm xúc của chính họ.”

Mở rộng hơn đến các nhân viên Gen Z, những người đang tìm kiếm những mục đích thực sự trong sự nghiệp của họ, phù hợp hơn với mục tiêu và niềm đam mê cá nhân của riêng họ, điều này càng trở nên quan trọng hơn với các doanh nghiệp khi Gen Z sẽ sớm trở thành nguồn lực lao động chính trong những năm tới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Google Ads Gen Z Music lineup: Tính năng chinh phục Gen Z mới

Google Ads vừa thông báo ra mắt Gen Z Music lineup, một tính năng có trong Google Ads với mục tiêu giúp nhà quảng cáo kết nối hiệu quả hơn với thế hệ Z thông qua con đường âm nhạc.

Google Ads Gen Z Music lineup: Tính năng chinh phục Gen Z mới
Google Ads Gen Z Music lineup: Tính năng chinh phục Gen Z mới

Theo Google, hiện Google Ads Gen Z Music lineup đã có sẵn cho các nhà quảng cáo trên toàn cầu, thương hiệu có thể sử dụng tính năng này để tiếp cận những khách hàng trẻ từ 18 đến 24 tuổi.

Mục tiêu của Google Ads khi ra mắt Gen Z Music lineup là gì?

Theo chia sẻ của Google, nền tảng này từ lâu đã xác định rằng âm nhạc đóng một vai trò rất quan trọng với Gen Z, nó cũng là thành phần quan trọng giúp định hình cái được gọi là văn hoá trong thế giới ngày nay.

Bằng cách tìm ra những bài hát nào hiện đang thịnh hành, các nhà quảng cáo có thể tận dụng để hiển thị các chiến dịch quảng cáo có liên quan, xây dựng các kết nối có ý nghĩa với khách hàng và hơn thế nữa.

Trong tương lai, khi Gen Z sẽ trở thành lực lượng lao động chính và cũng đồng thời là nhóm người tiêu dùng trực tuyến lớn nhất toàn cầu, việc sớm kết nối với nhóm người tiêu dùng này càng trở nên quan trọng hơn.

Google Ads Gen Z Music lineup hoạt động như thế nào?

Gen Z Music lineup sử dụng dữ liệu từ phần âm thanh, các video dài và YouTube Shorts để xác định các bản nhạc thịnh hành:

  • Gen Z Music lineup xác định các bài hát thịnh hành trong độ tuổi người dùng từ 18 đến 24 bằng cách sử dụng dữ liệu được cập nhật thường xuyên trên phần âm thanh (audio), video dài và YouTube Shorts.
  • Google AI sau đó sẽ sử dụng dữ liệu này để đưa các video âm nhạc có liên quan vào Gen Z Music lineup.
  • Marketers sau đó có thể sử dụng tính năng này để nhắm mục tiêu quảng cáo (targeting).
  • Cuối cùng, các chiến dịch quảng cáo sẽ được phân phối tới các video liên quan.

“Gen Z đóng một vai trò to lớn trong việc hình thành các tư tưởng văn hóa (mới). Và điều này phần lớn xảy ra trên YouTube, nơi những Zers yêu âm nhạc thường khám phá, thưởng thức và tương tác với âm nhạc ở nhiều định dạng khác nhau.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Puma cho phép khách hàng Gen Z giám sát chuỗi cung ứng bền vững

Mới đây, gã khổng lồ về bán lẻ đồ thể thao đã ra mắt chương trình “Voices of a Re:Generation” (Tiếng nói của thế hệ mới) — một sáng kiến nhằm phát triển cách thương hiệu điều hướng tới hành trình bền vững.

Puma cho phép khách hàng Gen Z giám sát chuỗi cung ứng bền vững
Puma cho phép khách hàng Gen Z giám sát chuỗi cung ứng bền vững

Dự án sẽ bắt đầu với việc Puma hợp tác và nhường ghế cho bốn “tiếng nói” của thế hệ Gen Z – những người có ảnh hưởng trong các chiến dịch bảo vệ môi trường từ khắp châu Âu và Hoa Kỳ, trong thời gian dài một năm.

Mối quan hệ hợp tác với bốn “đại sứ bền vững” sẽ khám phá những cách khả thi để thực hiện các chiến lược kinh doanh và phát triển tính bền vững của Puma, đồng thời sử dụng nền tảng của chương trình để truyền đạt những nỗ lực của Puma một cách minh bạch và xác thực.

Theo Vogue Business, bốn người tiêu dùng Gen Z được chọn bao gồm: nhà tái chế 23 tuổi Andrew Burgess, nhà làm phim tài liệu 29 tuổi Alice Aedy – cũng là đồng sáng lập công ty truyền thông định hướng tác động Earthrise Studio, vlogger sống bền vững 29 tuổi Luke Jaque-Rodney, và nghệ sĩ thị giác 32-tuổi Jade Roche.

Mỗi người trong số họ đại diện cho một trong những thị trường bán lẻ chính của Puma: Mỹ, Anh, Pháp và Đức. Mặc dù ba trong số bốn người không phải là Gen Z về mặt tuổi tác, Puma cho biết tất cả họ đều có lượng khán giả trung thành nằm trong độ tuổi 18 – 24.

Voices of a Re:Generation được xây dựng dựa trên cam kết của thương hiệu nhằm đảm bảo các sáng kiến bền vững của Puma phù hợp với mọi người, đặc biệt là thế hệ tiếp theo. Sáng kiến này được thúc đẩy một phần nhờ phản hồi của nhân viên — độ tuổi trung bình của nhân viên Puma là 32 — và một phần nhờ cuộc khảo sát mà thương hiệu tiến hành.

Kết quả cho thấy 71% thanh niên cảm thấy tiếng nói của họ không được lắng nghe khi nói đến môi trường và muốn thấy các thương hiệu đưa ra nhiều cam kết hơn (49%), truyền đạt mục tiêu của họ tốt hơn (40%) và minh bạch hơn (34%).

Trong suốt năm 2023, bốn người trẻ có ảnh hưởng sẽ gặp Giám đốc nguồn cung ứng của Puma, Anne-Laure Descours và nhóm Phát triển bền vững của Puma để hợp tác và trình bày quan điểm trung thực của họ.

“Chúng tôi luôn ghi lại sự tiến bộ của mình trong các hoạt động bền vững; tuy nhiên, có một thực tế là thông tin chúng tôi chia sẻ không phải lúc nào cũng dễ dàng được thế hệ tiếp theo hiểu được”, bà Descours nói.

“Chúng tôi nhận thấy sự cần thiết phải thay đổi và chúng tôi cam kết làm cho tính bền vững trở nên dễ tiếp cận và minh bạch hơn đối với mọi người, mọi lứa tuổi”.

Voices of a Re:Generation chỉ là một bước tiến trong nhiều năm nỗ lực kinh doanh bền vững của PUMA.

Theo bảng xếp hạng mới nhất của trang web Business of Fashion, Puma được đánh giá là thương hiệu bền vững nhất trong ngành này trong năm 2022.

Trong nỗ lực thực thi chiến lược bền vững “Forever Better,” hồi đầu năm nay, Puma thông báo trong giai đoạn 2017-2021, hãng đã giảm được tới 88% lượng khí phát thải trong hoạt động chung và 12% trong chuỗi cung ứng, trong khi vẫn đạt tăng trưởng doanh thu mạnh trong thời gian này.

Để đạt được kết quả này, PUMA cho biết đã sử dụng 100% năng lượng tái tạo, chuyển đổi toàn bộ ôtô của công ty từ chạy bằng xăng sang điện, tăng cường sử dụng vật liệu bền vững và tăng năng suất của các nhà máy.

Puma cũng được đưa vào bảng xếp hạng 100 công ty bền vững nhất toàn cầu của tổ chức Corporate Knights, duy trì xếp hạng ba A với MSCI và vị trí hàng đầu với ISS; hai cơ quan xếp hạng bền vững hàng đầu.

Còn theo tiêu chuẩn đánh giá tính bền vững của S&P năm 2022, Puma lần đầu tiên vượt trội so với tất cả các thương hiệu thể thao khác kể từ năm 2010.

Bất chấp sự thay đổi trong ban lãnh đạo gần đây – Giám đốc điều hành Bjørn Gulden chuyển sang làm việc cho đối thủ Adidas, Puma khẳng định rằng Voices of a Re:Generation là sự tiếp nối chiến lược dài hạn của thương hiệu, bởi môi trường là một vấn đề quan trọng đối với những người tiêu dùng trẻ tuổi.

Nghiên cứu của Puma trùng khớp với cuộc khảo sát gần đây của Piper Sandler, cho thấy môi trường là mối quan tâm hàng đầu phổ biến nhất trong số các vấn đề được xếp hạng của tuổi teen, chiếm 19%, tiếp theo là tình trạng bình đẳng chủng tộc với 9%.

Cùng một báo cáo cũng cho thấy sức mua của tuổi teen đang tăng lên, với chi tiêu tự báo cáo tăng 2% so với năm trước, lên đến 2.419 đô la.

Khi sức mua của nhóm này tăng lên, thương hiệu cần phải làm việc để thu hút họ một cách hiệu quả. Tuy nhiên, trong khi nhiều thương hiệu đã cố gắng trở nên bền vững hơn, những nỗ lực này không phải lúc nào cũng được các nhà tiêu dùng trẻ tuổi đón nhận tốt.

Các cáo buộc “tẩy xanh” hoặc giả vờ quan tâm đến môi trường để kiếm lợi nhuận có thể làm chết chương trình thậm chí là khi nó được thiết kế với ý định tốt đẹp.

Do đó, các chuyên gia cho biết hầu hết các thương hiệu đều né tránh các sáng kiến minh bạch do có thể gây ra rủi ro về uy tín.

Thành công của Puma sẽ phụ thuộc vào khả năng của 4 nhân vật có ảnh hưởng trong việc thúc đẩy sự thay đổi lâu dài hay không. Javed Siddiqui, giáo sư tại Trường Kinh doanh Alliance Manchester, người chuyên về quản trị doanh nghiệp, cho biết ônglạc quan về sáng kiến này. “Có thể có rất nhiều câu hỏi mà Puma chưa thể trả lời, nhưng sự sẵn sàng đối mặt với người tiêu dùng của họ là điều đáng hoan nghênh”.

Hiện các nhà hoạch định chính sách của Châu Âu và Hoa Kỳ hiện đang nỗ lực để thắt chặt các tiêu chuẩn và thúc đẩy thay đổi hệ thống bền vững trong sản xuất thời trang.

Điều này bao gồm Tuyên bố Xanh gần đây của EU, trong đó đưa ra nhiều hướng dẫn hơn về truyền thông hướng tới người tiêu dùng về tính bền vững và Luật Chống lãng phí và Kinh tế tuần hoàn của Pháp, thúc đẩy các thương hiệu đưa thông tin truy xuất nguồn gốc chi tiết hơn trên nhãn sản phẩm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

Nghiên cứu: Đau đầu vì khó làm việc với nhân viên Gen Z

Khảo sát hơn 1.300 quản lý và lãnh đạo doanh nghiệp tại nhiều quốc gia của ResumeBuilder cho thấy, 74% quản lý nói khó làm việc cùng Gen Z hơn các thế hệ khác.

Đau đầu vì khó làm việc với nhân viên Gen Z
Đau đầu vì khó làm việc với nhân viên Gen Z

Những lý do khiến các nhà quản lý thất vọng đối với các nhân viên Gen Z (sinh từ năm 1997 đến 2012) là họ thiếu kỹ năng công nghệ (39%), thiếu động lực và nỗ lực làm việc (37%). Các yếu tố còn lại bao gồm kỹ năng giao tiếp nghèo nàn (36%), dễ nổi nóng (35%).

Akpan Ukeme, Giám đốc nhân sự hãng chuyển phát toàn cầu SGK Global, chia sẻ sự mệt mỏi khi phải tương tác với nhân viên Gen Z vì họ “thiếu kỷ luật, thích chống đối”. Họ cũng cho rằng mình tài giỏi hơn, thông minh hơn, có năng lực hơn sếp và không ngại “nói thẳng vào mặt bạn”.

Không chỉ có vậy, 65% người tham gia khảo sát thừa nhận đuổi việc nhân viên Gen Z nhiều hơn bất kỳ thế hệ nào khác. 12% sa thải trong chưa đầy một tuần nhận việc, 27% trong một tháng.

Cố vấn sự nghiệp của công ty tuyển dụng nhân sự toàn cầu ResumeBuilder, Stacie Haller, cho rằng Gen Z cần phải hiểu được mình cần kỹ năng nào để thành công. Tuy nhiên, trách nhiệm không chỉ đặt lên vai của thế hệ này.

Theo Haller, trường học cần chuẩn bị kỹ lưỡng cho sinh viên, trong khi lãnh đạo doanh nghiệp cũng cần học cách làm việc cùng Gen Z. “Định kiến với nhóm lao động trẻ là không thể chấp nhận được”, Haller nói.

Sự mất kết nối giữa Gen Z và môi trường làm việc xuất phát một phần từ dịch Covid-19. Theo nghiên cứu năm 2021 của tổ chức APNORC, 46% Gen Z chia sẻ dịch bệnh làm việc theo đuổi các mục tiêu học tập, sự nghiệp khó khăn hơn. Bên cạnh đó, mọi thứ chuyển sang môi trường mạng nên họ không có cơ hội trải nghiệm trực tiếp tại văn phòng.

Thực tế, đã có những nghiên cứu về nỗi khổ của Gen Z khi đi làm. Tiến sĩ Katherine Chia đến từ công ty tuyển dụng tài năng Cangrade đặt câu hỏi “Bạn có hạnh phúc tại nơi làm việc không” cho hơn 600 người lao động thuộc mọi lứa tuổi.

Cô cũng yêu cầu mọi người đánh giá trải nghiệm làm việc hiện tại và trả lời các câu khác như “nơi làm việc quan tâm đến tôi”, hay “tôi tự hào về công việc đang làm”.

Chia và cộng sự phân tích hành vi của các thế hệ khác nhau và đưa vào nghiên cứu “Happiness at Work in 2023“.

Theo đó, Gen Z dường như ít hài lòng nhất và là thế hệ không hạnh phúc nhất trong công việc. Ngoài ra, nhân viên thuộc độ tuổi này ưu tiên học hỏi và cơ hội phát triển. Họ sẵn sàng từ bỏ công việc nếu không hạnh phúc với nơi làm việc.

Nghiên cứu Mental Health Million Project cũng chỉ ra sức khỏe tinh thần của Gen Z thấp đến mức đáng báo động.

Adam Garfield, Giám đốc Marketing tại hãng chuyên các sản phẩm về tóc Hairbro, đánh giá Gen Z “vô cùng sáng tạo và dễ thích ứng”, “không ngại thách thức cái cũ và đưa ra ý tưởng mới”.

Tuy nhiên, những lao động trẻ này phải vật lộn với các kỹ năng giao tiếp cơ bản. Ông khuyên Gen Z phát triển kỹ năng này để tạo ra quan hệ tốt hơn với đồng nghiệp, khách hàng.

Đây cũng là lời khuyên của Jennifer Stapleton, quản lý tại hãng phần mềm tiếp thị và mạng xã hội SocialRise. Nếu muốn cải thiện sự hiện diện tại văn phòng, Gen Z nên tập trung vào xây dựng kỹ năng giao tiếp, cởi mở với các ý kiến phản hồi.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Gen Z là gì? Tổng quan các nghiên cứu về thế hệ Z

Gen Z (Z Generation) là khái niệm đề cập đến một thế hệ bao gồm những người sinh giữa những năm từ 1997 đến 2009. Thế hệ Z là 1 trong 5 thế hệ phổ biến hiện tại bao gồm Baby Boomers, Gen X, Gen Y, Gen Z và Gen Alpha. Vậy thực chất thì Gen Z là gen gì? và Gen này có những đặc điểm nào?

Gen Z là gì
Gen Z là gì? Tìm hiểu tổng quan về thế hệ Z Generation

Dù với tư cách là người làm marketing cần tìm hiểu về hành vi của người tiêu dùng ở các thế hệ hay đơn giản chỉ là cần tìm hiểu về các thế hệ hiện có trong xã hội, các kiến thức nền tảng về Gen Z cùng với các Gen khác là vô cùng hữu ích.

Dưới đây là tất cả những gì bạn cần biêt về Gen Z.

Gen Z (Generation Z) là gì?

Gen Z (Z Generation) là khái niệm đề cập đến một thế hệ bao gồm những người sinh giữa những năm từ 1997 đến 2009.

Là một trong những thế hệ năng động nhất với thế giới internet, Gen Z được kỳ vọng là thế hệ của tương lai với nhiều sự thay đổi.

Những người làm marketing hiện đang tập trung mọi sự chú ý tới Gen Z. Những người con của Gen X, Gen Z – còn được biết đến với tên gọi Centen-nials – là một nhóm người sinh giữa những năm 1997 và 2009.

Nhiều Gen Z đã chứng kiến những sự khó khăn về tài chính của bố mẹ và những người anh chị em ruột của họ, và từ đó họ có ý thức về tài chính tốt hơn Gen Y.

Họ có xu hướng tiết kiệm tiền và xem sự ổn định về kinh tế là một yếu tố thiết yếu trong sự lựa chọn nghề nghiệp của họ.

Được sinh ra khi internet đã thực sự phát triển, họ được xem là những người bản địa số đầu tiên của nhân loại.

Không có trải nghiệm của cuộc sống nếu thiếu internet, họ xem các công nghệ kỹ thuật số là một phần không thể thay thế trong cuộc sống hàng ngày của mình.

Họ luôn luôn kết nối internet thông qua các thiết bị số của họ để học tập, cập nhật tin tức, mua sắm, và cả kết nối với mọi người.

Họ tiêu thụ nội dung liên tục thông qua nhiều màn hình, ngay cả khi họ đang trong quá trình giao tiếp với những người khác. Kết quả tất yếu, họ hầu như không có biên giới giữa thế giới online và offline.

Được trao quyền bởi các phương tiện truyền thông mạng xã hội, Gen Z lưu lại cuộc sống hàng ngày của họ trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội dưới hình thức là ảnh và video. Nhưng không giống như Gen Y, những người theo chủ nghĩa duy tâm, Gen Z khá thực dụng.

Trái ngược với Gen Y, những người thích đăng tải những hình ảnh tươm tất và chuyên nghiệp của họ như là cách để thể hiện thương hiệu cá nhân, Gen Z thích đăng những hình ảnh bình dị và miêu tả chân thực chính bản thân họ.

Từ đó, Gen Z ghét những thương hiệu truyền tải những hình ảnh được tô điểm quá nhiều và không đúng với sự thật.

Bởi vì thiện chí để chia sẻ các thông tin cá nhân đối với Gen Z là cao hơn so với các thế hệ khác, họ muốn các thương hiệu cũng có thể truyền tải những nội dung, khuyến mãi, và trải nghiệm khách hàng được cá nhân hoá hơn.

Họ cũng kỳ vọng các thương hiệu có thể cung cấp cho họ những khả năng để kiểm soát và tuỳ chỉnh cách họ tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ.

Bởi vì dung lượng tuyệt đối của những nội dung đang nhắm mục tiêu tới họ, Gen Z thực sự coi trọng sự tiện lợi của việc cá nhân hoá và các tuỳ chỉnh.

Cũng như Gen Y, Thế hệ Z quan tâm nhiều đến sự thay đổi của xã hội và sự bền vững của môi trường. Bởi vì chủ nghĩa thực dụng của họ, Gen Z tự tin hơn trong vai trò của họ để thúc đẩy sự thay đổi thông qua các quyết định hàng ngày của họ.

Họ ưa thích các thương hiệu tập trung mạnh mẽ vào việc giải quyết các vấn đề về môi trường và xã hội. Họ tin tưởng rằng sự lựa chọn thương hiệu của họ buộc các doanh nghiệp phải cải thiện các hoạt động nhằm hướng tới sự bền vững.

Gen Z cũng thích việc tạo ra sự khác biệt thông qua các hoạt động tình nguyện và kỳ vọng các ông chủ của họ cung cấp các nền tảng cần thiết để điều đó được xảy ra.

Gen Z tìm kiếm sự gắn bó lâu dài thông qua các mối quan hệ với thương hiệu. Họ kỳ vọng các thương hiệu cũng tạo ra được sự kích thích giống như các thiết bị trò chơi và điện thoại di động của họ.

Do đó, họ hy vọng các doanh nghiệp luôn luôn làm mới các đề xuất hay chương trình của chính họ. Họ muốn các doanh nghiệp cung cấp những trải nghiệm khách hàng đầy sức hút mới tại tất cả các điểm chạm trong hành trình khách hàng.

Các doanh nghiệp thất bại trong việc đáp ứng những sự kỳ vọng này của họ thường nhận được một kết quả tất yếu là sự trung thành thương hiệu thấp. Các doanh nghiệp nhắm mục tiêu đến Gen Z phải đối phó được với các chu kì sống của sản phẩm bị rút ngắn này.

Ngày nay, Gen Z đã đông hơn Gen Y và trở thành thế hệ đông nhất toàn cầu. Tới năm 2025, họ sẽ là lực lượng lao động chính và do vậy họ trở thành thị trường trọng yếu cho các sản phẩm và dịch vụ.

Sau khi tìm hiểu cụ thể về Gen Z, một câu hỏi được nhiều người đặt ra là “sau gen z là gen gì“, câu trả lời đó chính là Gen Alpha, bên dưới là những gì bạn cần hiểu về Gen Alpha.

Tìm hiểu thêm về các thế hệ Baby Boomers, Gen X, Gen Y và Gen Alpha.

1. Baby Boomers.

Thế hệ hay Gen đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu đó là Baby Boomers, vậy Baby Boomers là Gen gì và họ có gì đặc biệt.

Theo thứ tự Baby Boomers, Gen X, Gen Y, Gen Z và Gen Alpha, Baby Boomers là những người lớn tuổi nhất, họ được sinh ra từ năm 1946 đến 1964.

Thuật ngữ baby boom liên quan đến tỷ lệ sinh đẻ cao ở Mỹ – và nhiều nơi khác trên thế giới – được theo sau bởi sự kết thúc của thế chiến 2 (World War II).

Với nền kinh tế và an ninh hậu chiến tranh, nhiều cặp đôi đã quyết định có em bé, những người đã trở thành thị trường mục tiêu trọng yếu cho những người làm marketing hiện tại.

Những người đầu tiên của thế hệ, họ là những thanh thiếu niên vào những năm 1960, được nuôi dưỡng trong những gia đình tương đối sung túc.

Tuy nhiên, tuổi thanh xuân của họ đã được trải qua dưới những căng thẳng của các vấn đề chính trị xã hội trong suốt cả thập kỷ. Kết quả là, họ thường liên quan với các phong trào phản văn hoá tại Mỹ và những quốc gia phương Tây khác.

Nhiều khái niệm không chính thống như hoạt động xã hội (social activism), chủ nghĩa môi trường (environmentalism), và lối sống hyppie (hippie lifestyle) cũng đã được nổi lên trong thời kì này. Phong trào phản văn hoá đã được khuếch đại hơn nữa bởi sự nổi lên của Tivi và quảng cáo cũng như làn sóng Hollywood mới.

Không giống như những người sinh ra trong thời kì đầu của thế hệ (early Boomers), những người được sinh ra cuối cùng trong thế hệ (late Boomers) – còn được biết đến là Gen Jones (Generation Jones) – phải sống trong một thời kì kiệt quệ của nền kinh tế.

Có bố mẹ đang trong độ tuổi làm việc, họ đã sống một cách độc lập và làm việc chăm chỉ hơn trong những sự nghiệp đầu đời của họ. Thế hệ phụ trong Baby Boomers này chính là tiền thân của Gen X – Họ có nhiều đặc điểm tính cách tương đồng với nhau.

Bởi vì quy mô tuyệt đối của nó và sự bùng nổ của nền kinh tế hậu chiến tranh của Mỹ trong quá trình họ được nuôi dạy, Baby Boomers đã trở thành một trong những nguồn lực kinh tế trọng yếu.

Trong nhiều thập kỷ, Baby Boomers là mục tiêu của các Marketer trước khi Gen Y đông hơn họ. Ngày nay, khi họ được sống trong một môi trường khoẻ mạnh hơn và sống lâu hơn, nhiều Baby Boomers đã trì hoãn quá trình nghỉ hưu và tiếp tục mở rộng sự nghiệp của họ đến năm ngoài 65 tuổi.

Hiện vẫn giữ các vai trò điều hành trong các tổ chức, Baby Boomers thường bị chỉ trích bởi những thế hệ trẻ hơn do sự thiếu thiện chí trong việc thích nghi những công nghệ mới và phá vỡ những sự khôn ngoan trong kinh doanh.

2. Gen X là thế hệ thứ 2 Sau Baby Boomers, trước Gen Y, Gen Z và Gen Alpha.

Gen X là một nhóm nhân khẩu học của những người sinh năm từ 1965 đến 1980, vậy Gen X là Gen gì?

Bị lu mờ và kẹp giữa bởi tính đại chúng của Baby Boomers và Gen Y, Gen X đã rơi khỏi tầm ngắm của những người làm marketing và do đó họ được mệnh danh là “đứa trẻ ở giữa bị quên lãng”.

Nhóm Gen X trải nghiệm những sóng gió kinh tế của những năm 1970 và sự bất ổn của năm 1980 trong suốt tuổi thơ và tuổi thanh xuân của họ nhưng lại gia nhập lực lượng lao động trong một vị thế kinh tế tốt hơn.

Họ liên quan mật thiết với khái niệm “bạn bè và gia đình”. Lớn lên trong những gia đình ly hôn hoặc hai nguồn thu nhập, những đứa trẻ Gen X sử dụng ít thời gian hơn với gia đình của họ và tương tác nhiều hơn với bạn bè.

Mối quan hệ đồng lứa mạnh mẽ trong Gen X đã tăng lên thành chân dung tình bằng hữu trong các chương trình truyền hình ăn khách của những năm 1990, chẳng hạn như Beverly Hills 90210 Friends.

Là nhóm những đứa trẻ ở giữa (middle-child cohort), Gen X trải nghiệm những sự chuyển đổi công nghệ trọng yếu, điều đã khiến họ có khả năng thích nghi tốt hơn. Trong thời niên thiếu của họ, Gen X đã lớn lên cùng với việc xem các video âm nhạc trên kênh MTV và nghe nhạc từ thiết bị Walkman của họ.

Khi trưởng thành hơn, họ trải nghiệm cách sử dụng CDs và MP3s cũng như các dịch vụ phát audio để nghe nhạc. Họ chứng kiến sự tăng lên và thoái trào của dịch vụ cho thuê DVD và chuyển đổi đến việc phát trực tuyến video.

Điều quan trọng nhất, sự gia nhập của họ vào lực lượng lao động đã được đánh dấu bằng sự tăng trưởng của internet – khiến họ trở thành những người thích nghi sớm nhất của sự kết nối.

Cho dù bị bỏ qua bởi hầu hết những người làm marketing, Gen X đã trở thành một trong những thế hệ có sức ảnh hưởng nhất trong nguồn lực lao động ngày nay.

Với trung bình 20 năm kinh nghiệm làm việc, đạo đức công việc tốt, Gen X đã giữ hầu hết các vai trò lãnh đạo trong doanh nghiệp.

Vốn cảm thấy rất khó khăn trong việc dịch chuyển nấc thang doanh nghiệp khi Baby Boomers nới rộng quá trình nghỉ hưu của họ, nhiều người Gen X đã rời bỏ ông chủ của họ vào những năm 40 tuổi để bắt đầu sự nghiệp riêng, và họ đã trở thành những doanh nhân thành công.

3. Gen Y.

gen y hay thế hệ y
Gen Y là Gen gì?

Là thế hệ thứ 3 sau Baby Boomers và Gen X, Gen Y là những người được sinh ra từ giữa những năm 1981 và 1996 – đã trở thành nhóm được bàn tán nhiều nhất trong một vài thập kỷ.

Đến độ tuổi trong một thiên niên kỷ mới (new milllennium), họ còn được biết đến với tên gọi rất thông dụng, Millennials.

Được sinh ra trong một thời kỳ bùng nổ dân số khác, hầu hết Gen Y là con cái của Baby Boomers.

Đó là lý do tại sao họ còn được biết đến với một cái tên khác nữa là thế hệ Echo Boomer. Nói chung, họ được giáo dục tốt hơn và đa dạng hơn về văn hoá so với các thế hệ cha anh.

Họ còn là thế hệ đầu tiên kết nối với cách sử dụng của các phương tiện truyền thông mạng xã hội (social media).

Không giống như Gen X, những người đầu tiên sử dụng internet tại nơi làm việc với các mục đích chuyên nghiệp cho doanh nghiệp, Gen Y đã học về internet ở một độ tuổi trẻ hơn nhiều. Do đó, ban đầu, Gen Y chủ yếu tận dụng các phương tiện truyền thông mạng xã hội và các công nghệ liên quan đến internet khác cho mục tiêu cá nhân.

Trên phương tiện truyền thông mạng xã hội, họ rất cởi mở để thể hiện bản thân họ và thường xuyên so sánh họ với các bạn đồng trang lứa của mình. Họ cảm thấy cần thiết để nhận được sự ủng hộ và chấp thuận từ những người này.

Kết quả tất yếu, họ bị ảnh hưởng một cách nặng nề bởi những gì mà những người bạn đồng trang lứa của họ đang nói và mua.

Họ tin tưởng những người này hơn cả những thương hiệu lâu đời. Gen Y nghiên cứu và mua hàng trực tuyến rất nhiều, chủ yếu trên thiết bị di động của họ.

Nhưng họ không mua những sản phẩm như cách các thế hệ cũ thường làm, vì họ thích sự trải nghiệm hơn là sở hữu. Họ không tập trung vào việc tích luỹ tài sản và sự giàu có, thay vào đó, họ sưu tầm những câu chuyện và gia vị của cuộc sống.

Vì họ được giáo dục cao hơn, đa dạng hơn, và tiếp xúc với nhiều thứ hơn, Gen Y thường cởi mở và duy tâm hơn.

Gen Y đặt câu hỏi cho tất cả mọi thứ, điều đã khiến họ dễ bị xung đột hơn với những thế hệ cũ tại nơi làm việc, những người vốn kỳ vọng họ sẽ luôn tuân theo những chuẩn mực cũ.

Giống như cha mẹ Baby Boomers của họ, Gen Y hay Millennials thường được phân loại thành 2 thế hệ phụ (sub-generation).

Những Gen Y đầu đời – những người được sinh ra từ những năm 1980 – gia nhập lượng lượng lao động trong khoảng thời gian diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 với nhiều hậu quả nghiêm trọng, và từ đó họ phải tồn tại trong một thị trường việc làm đầy khó khăn.

Một vài người trong số họ phải kết thúc sự nghiệp xây dựng doanh nghiệp riêng. Bởi vì những kinh nghiệm làm việc rất cạnh tranh, họ có xu hướng tách biệt rõ ràng giữa cuộc sống cá nhân và công việc.

Những Gen Y trẻ hơn – được sinh ra trong những năm 1990 – lại ở một khía cạnh khác, họ được trải nghiệm một thị trường việc làm thuận lợi hơn.

Họ có xu hướng hoà trộn giữa cuộc sống cá nhân và công việc. Nói một cách khác, họ chỉ muốn những việc làm mà họ thích – công việc sẽ được hoàn thành.

Thế hệ phụ đầu đời là một “thế hệ cầu nối” bởi vì họ học để thích nghi được với cả thế giới số lẫn thế giới thực tại – giống như Gen X trước đó.

Tuy nhiên, thế hệ phụ trẻ hơn, lại giống với Gen Z nhiều hơn. Bởi vì họ đã thích nghi internet ở một độ tuổi rất trẻ, họ xem thế giới số như là một sự mở rộng liền mạch của thế giới thực tại.

4. Gen Alpha.

Gen Alpha bao gồm những người sinh từ năm 2010 đến 2025, điều này khiến họ trở thành những đứa con đầu đời của thế kỷ 21.

Được đặt ra bởi Mark McCrindle, tên chữ cái được đặt theo tiếng Hy Lạp biểu thị một thế hệ mới hoàn toàn, thế hệ được định hình bởi sự hội tụ của các yếu tố công nghệ.

Họ không chỉ là những người bản địa số (digital natives), mà còn bị ảnh hưởng nặng nề bởi các hành vi số (digital behaviors) của bố mẹ của họ (Gen Y) và anh chị của họ (Gen Z). Như một điều phù hợp, sự ra mắt của chiếc iPad đầu tiên – thiết bị mà hầu hết những đứa trẻ đều bị dính vào – đánh dấu sự nổi lên của thế hệ này vào năm 2010.

Tính cách của Gen Alpha bị định hình và ảnh hưởng rất nhiều bởi phong cách nuôi dưỡng của bố mẹ Gen Y của họ. Kết hôn ở một độ tuổi lớn hơn, Gen Y rất quan tâm đến việc nuôi dưỡng và giáo dục của con cái.

Họ còn dạy con cái của họ về tiền bạc và tài chính từ rất sớm. Thêm vào đó, họ đã phát triển con cái của họ trong một môi trường đô thị rất đa dạng và thay đổi nhanh.

Từ đó, Gen Alpha không chỉ được giáo dục tốt và thuần thục về công nghệ mà còn toàn diện và mang đậm yếu tố xã hội.

Được nuôi nấng bởi Gen Y và ảnh hưởng bởi Gen Z, Gen Alpha đã tiêu thụ nội dung trên các thiết bị di động từ thời con thơ bé. Sử dụng thời gian trên màn hình nhiều hơn tương đối so với các thế hệ trước đó.

Gen Alpha xem video trực tuyến và chơi game trên các thiết bị di động hàng ngày. Một vài người trong số họ còn có kênh YouTube và tài khoản Instagram riêng – được xây dựng và quản lý bởi bố mẹ của họ.

Gen Alpha khá cởi mở với các nội dung có thương hiệu (branded content), chẳng hạn như các kênh đánh giá sản phẩm trên YouTube. Phong cách học tập của họ mang đậm yếu tố thực hành và thử nghiệm.

Họ rất thoải mái khi vui chơi với các đồ công nghệ, các thiết bị thông minh, và các đồ vật có thể đeo được.

Họ xem công nghệ không chỉ là một phần liên đới của cuộc sống của họ mà còn là sự mở rộng của chính bản thân họ.

Gen Alpha sẽ tiếp tục lớn lên, thích nghi và sử dụng các công nghệ bắt chước con người chẳng hạn như trí tuệ nhân tạo, điều khiển bằng giọng nói, và cả robots.

Ngày nay, Gen Alpha chưa có được động lực chi tiêu mạnh mẽ, nhưng họ có một sự ảnh hưởng lớn trên cách chi tiêu của những người khác.

Nghiên cứu của Google tiết lộ rằng 74% bố mẹ Gen Y coi trọng ý kiến của những đứa con Gen Alpha trong các quyết định mua hàng trong gia đình.

Thêm vào đó, một vài đứa con của Gen Y cũng đã trở thành những người có ảnh hưởng trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội (social media influencers), những người đóng vai trò là hình mẫu cho những đứa trẻ khác.

Theo một báo cáo của Wunderman Thompson Commerce cho thấy rằng 55% những đứa trẻ tại Mỹ và Vương Quốc Anh thích mua sắm những thứ mà những người có ảnh hưởng của họ sử dụng. Từ đây, chỉ còn là vấn đề thời gian để họ trở thành trọng tâm của những người làm marketing toàn cầu.

FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay Gen Z (Generation Z).

Gen Z (Generation Z) là gì?

Gen Z là khái niệm đề cập đến một nhóm người, bao gồm những người sinh giữa những năm từ 1997 đến 2009.

Sau Gen Z là Gen gì?

Như MarketingTrips đã phân tích ở trên, sau Gen Z là Gen Alpha, Gen Alpha bao gồm những người sinh từ năm 2010 đến 2025, điều này khiến họ trở thành những đứa con đầu đời của thế kỷ 21. Trước Gen Z là Gen Y hay còn được gọi là thế hệ Millennials.

Gen Z là từ năm nào?

Một số nguồn khác nhau cũng phân chia Gen Z theo các năm khác nhau, tuy nhiên phổ biến vẫn là: Gen Z bao gồm những người sinh giữa những năm từ 1997 đến 2009.

Ngôn ngữ Gen Z là gì?

Ngôn ngữ của Gen Z hay thế hệ Z đơn giản là cách mà những người thuộc thế hệ Gen Z sử dụng ngôn từ để giao tiếp với nhau. Các thế hệ khác nhau cũng có những sự khác biệt nhất định cả về ngôn ngữ lẫn tư duy.

Kết luận.

Trên đây là toàn bộ các thông tin hay kiến thức để giải đáp câu hỏi Gen Z là gì?. Trong khi đối tượng mục tiêu của những người làm marketing có thể rất đa dạng và bao gồm nhiều thế hệ khác nhau, việc thấu hiểu các đặc điểm của Gen Z cùng với các thế hệ khác đóng vai trò rất quan trọng đối với sự thành công của các chiến dịch.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Gen Z thích quảng cáo chứa hình ảnh KOL và KOC thay vì ca sĩ hay diễn viên điện ảnh

Tiếp cận khách hàng Gen Z là một bài toán khó với các thương hiệu đồng hồ. Để hoàn toàn chinh phục nhóm người dùng này, nhãn hàng phải xây dựng chiếc lược marketing mới mẻ, độc đáo.

Gen Z thích quảng cáo chứa hình ảnh KOL và KOC thay vì ca sĩ hay diễn viên điện ảnh
Gen Z thích quảng cáo chứa hình ảnh KOL và KOC thay vì ca sĩ hay diễn viên điện ảnh

Theo Watchonista, Gen Z là đối tượng khách hàng mục tiêu của nhiều thương hiệu đồng hồ trên thế giới. Thói quen tiêu dùng, sở thích, khả năng chi trả của nhóm người tiêu dùng này khác hoàn toàn so với thế hệ Y và Millennials (Gen Y).

Để chinh phục những khách hàng này, các nhãn hiệu đồng hồ từ lâu đời đến mới nổi phải xây dựng chiến lược riêng. Phương pháp tiếp cận mới giúp các nhà cung cấp phụ kiện, trang sức thu về lợi nhuận lớn từ người dùng Gen Z.

Gen Z không thích quảng cáo trực tiếp.

Gen Z là một thế hệ ghét trở thành mục tiêu của các chương trình quảng bá, chiến lược tiếp thị thương mại, theo Watchonista. Họ muốn tự tìm hiểu thông tin, khám về sở thích, nhu cầu mua sắm của bản thân.

Khách hàng trẻ tin tưởng các nguồn tin gián tiếp. Cụ thể, thay vì lắng nghe quảng cáo của nhãn hàng, họ tin lời giới thiệu của người thân, bạn bè, người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội.

Nhận thấy đặc tính này của nhóm đối tượng người dùng tiềm năng, một số thương hiệu đồng hồ lâu năm quyết định tận dụng sức ảnh hưởng với Gen X (thường là cha mẹ của Gen Z). Khách hàng trẻ thường tin tưởng khả năng đánh giá, lựa chọn sản phẩm bền vững, phù hợp với khả năng tài chính của phụ huynh.

Được gọi là “những đứa trẻ kỹ thuật số”, khách hàng Gen Z quan tâm nhiều đến công nghệ. Các thiết bị công nghệ trở thành sản phẩm được chú ý, tạo ra cơn sốt với giới trẻ. Đó cũng là lý do đồng hồ thông minh lên ngôi, được tiêu thụ với số lượng lớn.

Hơn nữa, người dùng ở độ tuổi 20 cũng ưa chuộng sự độc nhất. Họ đề cao tính sáng tạo, sự độc đáo của các món đồ thời trang, bao gồm đồng hồ. Vì thế, các mẫu phụ kiện khắc tên được nhóm khách hàng này ưa chuộng.

Theo nghiên cứu của Vision Critical về đồ họa và thông tin từ Deep Focus và Marketwired, Gen Z thích quảng cáo chứa hình ảnh KOL, KOC thay vì ca sĩ, diễn viên điện ảnh. Họ cho rằng các sản phẩm mà các ngôi sao tiêu thụ không phù hợp để ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày.

Tâm lý tiêu dùng này ảnh hưởng trực tiếp đến chiến dịch truyền thông của các doanh nghiệp sản xuất đồng hồ. Nhãn hàng cần cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn đại sứ thương hiệu nhằm thu hút khách hàng trẻ.

Nếu thế hệ Millennials quan tâm nhiều đến thông điệp, câu chuyện mà nhãn hiệu muốn truyền tải thông qua sản phẩm, thì Gen Z lại đề cao, chú ý đến tính năng, mẫu mã, màu sắc món đồ thời trang.

TAG Heuer và G-Shock đã làm gì?

Bài học lớn cho các doanh nghiệp đồng hồ là chuẩn bị kỹ lưỡng cho thế hệ khách hàng tiếp theo. Nhiều thương hiệu đã thất thu khi không kịp đề ra chiến lược tiếp cận và chinh phục người dùng Millennials.

TAG Heuer là doanh nghiệp đồng hồ ra đời từ năm 1860 với kỹ thuật chế tác được nhiều thế hệ người dùng, trong đó có cha mẹ của Gen Z, công nhận. Vì vậy, đây là một trong những nhãn hiệu xuất hiện đầu tiên trong tâm trí khách hàng trẻ khi tìm kiếm phụ kiện phù hợp.

Tuy nhiên, người dùng Gen Z không quan tâm nhiều đến những mẫu đồng hồ cổ điển, truyền thống. Họ tập trung tìm kiếm dòng phụ kiện điện tử của thương hiệu này. Vì vậy, dòng sản phẩm “Connected” nhanh chóng chinh phục giới trẻ.

G-Shock cũng là nhãn hàng được giới trẻ ưa chuộng. Với chiến lược đa dạng hóa, G-Shock mang đến cho người mua nhiều sự lựa chọn về kiểu dáng, mẫu mã, mức giá.

Đồng hồ thời trang hay đồng hồ thông minh G Steel Connected Bluetooth đều được người dùng trẻ săn lùng. Phục vụ nhóm khách hàng nỗ lực xây dựng phong cách thời trang cá nhân, thương hiệu tập trung vào khâu thiết kế kiểu dáng, lựa chọn màu sắc sản phẩm.

Swatch là một thương hiệu dễ tiếp cận đối với Gen Z. Giá thành của đồng hồ Swatch phù hợp với khả năng tài chính của những người mới gia nhập thị trường lao động. Hơn nữa, phụ kiện đến từ nhãn hiệu này phù hợp với nhiều giới tính, hoàn cảnh sử dụng, mục đích tiêu dùng.

Nhìn chung, để hoàn toàn chinh phục Gen Z, các doanh nghiệp đồng hồ cần xây dựng chiến lược tiếp thị tinh tế, khéo léo. Phương pháp quảng cáo trực tiếp không còn phù hợp với đối tượng khách hàng tiềm năng này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Gen Z sẽ chấm dứt thời kì hoàng kim của các trung tâm thương mại

Thời hoàng kim của các trung tâm thương mại đã qua và Gen Z là những người sẽ chấm dứt “mall culture”.

Gen Z sẽ chấm dứt thời kì hoàng kim của các trung tâm thương mại
Gen Z sẽ chấm dứt thời kì hoàng kim của các trung tâm thương mại

Abdul Mannan nhớ rằng đã có một thời gian khi công việc kinh doanh phát đạt, trung tâm thương mại Lakeforest ở Gaithersburg (Maryland, Mỹ) chật cứng người mua sắm.

Nhưng đó là trước khi cửa hàng JC Penney đóng cửa vào mùa hè năm 2019, Lord & Taylor chìm trong bóng tối vài tháng sau, và chẳng mấy chốc chi nhánh của Sears cũng biến mất.

“Có những ngày, chúng tôi không bán được gì, một xu cũng không. Bạn thấy gì ở trung tâm mua sắm này? Nó trống rỗng”, nhân viên bán hàng nói với Washington Post vào năm 2019.

Cảm giác “hậu tận thế” đeo bám Lakeforest trong những năm tiếp theo, đến mức trung tâm thương mại, niềm tự hào của người dân Montgomery khi mở cửa 45 năm trước, đã bị gọi là “ghost town” (thị trấn ma) vì quá vắng vẻ.

Trong cuộc họp hồi cuối tháng 1, hội đồng thành phố Gaithersburg tuyên bố sẽ đóng cửa Lakeforest vào cuối tháng 3.

Kevin Rogers, phó Chủ tịch điều hành của WRS Inc., công ty sở hữu trung tâm mua sắm, cho biết: “Đó là sự kết thúc của một kỷ nguyên cũ”.

Kết cục của Lakeforest phản ánh câu chuyện quá quen thuộc về các trung tâm thương mại. Trong thập kỷ qua, khi người tiêu dùng ồ ạt chuyển sang mua sắm trực tuyến, các trung tâm với doanh số bán hàng thấp hơn và mặt tiền cửa hàng biến mất đang phải nói lời tạm biệt với thời kỳ hoàng kim của mình.

Các trung tâm thương mại trống rỗng.

Alexandra Lange, tác giả của Meet Me by the Fountain: An Inside History of the Mall, cho biết mọi người đã bắt đầu dự đoán về khủng hoảng của trung tâm thương mại từ những năm 1980.

Từ đó, những công ty lớn đã chi hàng triệu USD để tự đổi mới mình thành các trung tâm phong cách sống tích hợp – thêm các phòng tập yoga, phòng khám y tế và nhà máy bia nhỏ – có nhiều cửa hàng cao cấp hơn. Nhưng các khoản đầu tư chỉ khiến “khoảng cách giàu nghèo” giữa các trung tâm thương mại ngày càng lớn.

Neil Saunders, Giám đốc điều hành của công ty nghiên cứu GlobalData Retail, cho biết: “Có sự phân chia lớn giữa loại ‘tốt nhất’ và ‘phần còn lại’. Các trung tâm mua sắm mới hơn, đẹp hơn đã trở thành thỏi nam châm thu hút người tiêu dùng, kéo họ ra khỏi những bất động sản đang gặp khó khăn”.

Theo một báo cáo năm 2017 của Credit Suisse, 1/4 trung tâm thương mại ở Mỹ dự kiến đóng cửa vào năm 2022.

Tính đến tháng 11/2019, các nhà bán lẻ đã công bố kế hoạch đóng cửa hơn 10.600 cửa hàng trên toàn nước Mỹ, theo công ty nghiên cứu bất động sản Costar.

Đại dịch còn khiến quá trình này đến nhanh hơn. Ở Anh, trung tâm mua sắm khổng lồ Intu, vốn đã gặp khó khăn trước lệnh phong tỏa Covid-19 do môi trường bán lẻ khắc nghiệt, đã sụp đổ vào năm 2020. 70 trong số 700 trung tâm mua sắm lâu đời đứng trước nguy cơ bị phá hủy vào năm 2021, theo The Guardian.

Những trung tâm thương mại lâu đời tại Nhật Bản cũng đối mặt tình cảnh tương tự. Trung tâm thương mại Onuma ở thành phố Yamagata, rục rịch đóng cửa vào năm 2020. Chuỗi cửa hàng Nakago phải dẹp bỏ cửa hàng cuối cùng tại thành phố Fukushima sau 100 năm tồn tại.

Hơn 20 trung tâm cùng vô vàn thương hiệu nổi tiếng thế giới tại “thiên đường mua sắm” ở Singapore cũng chật vật trong vài năm qua vì dịch bệnh, thói quen thay đổi của khách hàng.

Gen Z có cách chi tiêu khác.

Theo báo cáo năm 2017 của International Business Machines (IBM) và Liên đoàn bán lẻ quốc gia (NRF), hơn 70% Gen Z, những người sinh sau năm 1996, thường xuyên online có ảnh hưởng đến chi tiêu của gia đình.

Điều này khiến các doanh nghiệp và người làm marketing dự đoán rằng Gen Z sẽ là thế hệ tiếp nối Millennials (1980-1996) trong việc “khai tử” nhiều thứ, bao gồm cả trung tâm thương mại.

“Với tình yêu dành cho cuộc sống kỹ thuật số, ‘nạn nhân’ đầu tiên của của những người trẻ là cửa hàng bán lẻ truyền thống. Các trung tâm mua sắm của Mỹ đã đóng cửa với tốc độ kỷ lục khi thương mại điện tử trở thành phương thức mua sắm ưa thích của Millennials và Gen Z”, Digital Commerce 360 nhận định.

Theo một cuộc khảo sát năm 2017 của Adyen, 93% Gen Z thích mua sắm mà không cần sự trợ giúp của nhân viên bán hàng. Nhưng chỉ 19% nhà bán lẻ có thể cung cấp trải nghiệm như vậy, theo khảo sát của IBM.

Tuy nhiên, đến năm 2019, quan niệm Gen Z “giết chết mall culture” bắt đầu đảo chiều.

Trong bài viết The idea that Gen Z is killing malls could be a mythBusiness Insider đã khảo sát hơn 1.800 người Mỹ trong độ tuổi 13-21 để tìm hiểu xem họ nghĩ gì về trung tâm thương mại.

17,99% người được hỏi cho biết đã vào trung tâm mua sắm hàng tuần, trong khi 33,92% đến đây hàng tháng.

Tờ báo kết luận phần lớn Gen Z có thể không phải là “mall rat” (những người trẻ thường xuyên lui tới trung tâm thương mại), nhưng điều đó không có nghĩa là họ hoàn toàn quay lưng với không gian này.

Còn trong bài viết, Millennials Tried to Kill the American Mall, But Gen Z Might Save ItBloomberg cho rằng Millennials mới thực sự là những người “khai tử” các trung tâm thương mại.

Bài báo trích dẫn nghiên cứu của Hội đồng Quốc tế Các trung tâm mua sắm (ICSC) nói rằng khoảng 95% Gen Z đã đến một trung tâm mua sắm trong khoảng thời gian 3 tháng vào năm 2018, nhiều hơn 75% của Millennials (Gen Y).

ICSC nhận thấy 3/4 người trẻ nói rằng việc đến cửa hàng truyền thống là trải nghiệm mua sắm tốt hơn so với trực tuyến.

Neil Saunders, nhà phân tích tại GlobalData Retail, cho biết: “Luôn có giả định rằng người tiêu dùng trẻ tuổi lớn lên với trực tuyến, kỹ thuật số và rất hiểu biết những thứ này sẽ có xu hướng tránh xa các trải nghiệm mua sắm ở cửa hàng hay trung tâm. Nhưng thực tế hóa ra không phải như vậy”.

Các trung tâm thương mại cần tìm cách thích nghi.

Trong cuốn sách Meet Me by the Fountain: An Inside History of the Mall, tác giả Alexandra Lange viết: “Thứ có thể nở rộ trong lớp vỏ của những trung tâm mua sắm đã chết hoặc sắp chết có thể không phải là sự bẩn thỉu, mà là cơ hội để thay đổi”.

Giới trẻ ngày nay có nhiều khả năng học hỏi phong cách thời trang từ Instagram hơn là những bộ quần áo trên mannequin ở trung tâm thương mại.

Để tồn tại, các trung tâm phải đa dạng hóa và thích ứng với việc thay đổi sở thích của người tiêu dùng.

Với sự suy giảm của văn hóa mua sắm đại chúng, “những chủ sở hữu trung tâm thương mại thông minh nhất đã nhận ra rằng họ không thể tiếp tục làm mọi thứ theo cách mình vẫn làm”, tác giả Lange nói.

Một số trung tâm thương mại đã giới thiệu các phòng ăn sang trọng hoặc đầu tư vào giải trí gia đình. Những nơi khác đã chuyển mình thành cái mà Lange gọi là “thị trường sắc tộc” để phục vụ dân số đa văn hóa.

Ở châu Á, một loại hình trung tâm thương mại mới được phát triển để phù hợp với môi trường đô thị khác biệt rõ rệt.

Còn nhà sử học bán lẻ Matthew Bailey cho rằng tương lai của trung tâm thương mại nằm ở sự đa dạng hóa hơn nữa.

“Chúng ta có xu hướng nghĩ về trung tâm mua sắm hoàn toàn là bán lẻ, nhưng chúng có thể bao gồm nhiều chức năng hơn. Được coi là ‘không gian công cộng thuộc sở hữu tư nhân’, trung tâm thương mại thế kỷ 21 có thể chứa bất cứ thứ gì, từ trường học đến toàn bộ cộng đồng”, Bailey nhận định.

Trong khi đó, Oliver Chen, Giám đốc điều hành mảng bán lẻ và xa xỉ tại Cowen and Company, một công ty dịch vụ tài chính, khuyên các trung tâm thương mại, nhà bán lẻ nên thay đổi cách tiếp cận, phục vụ khách hàng theo hướng “3C”: Convenience (tiện lợi), Curation (quản lý) và Culture (văn hóa).

Yếu tố “Convenience” giải thích cho sự phổ biến ngày càng tăng của mô hình trung tâm mua sắm ngoài trời, nơi khách hàng có thể dễ dàng lái xe đến, đỗ xe gần cửa hàng, mua sắm, sau đó dành thời gian còn lại để tản bộ trong trung tâm, khám phá những thứ khác.

Việc quản lý nhóm khách (Curation) là rất quan trọng đối với các trung tâm thương mại. Những nơi này cần được quản lý phù hợp với thị trường địa phương. Theo Chen, thật vô nghĩa khi các trung tâm mua sắm khép kín ở Pennsylvania, Texas hay California đều có một loạt cửa hàng giống nhau.

Đối với Chen, “Culture” là mấu chốt của thách thức và cơ hội lớn nhất cho các trung tâm thương mại.

“Sự thành công của ngành bán lẻ và các trung tâm thương mại trong tương lai sẽ phụ thuộc vào con người. Các trung tâm thương mại phải hiểu cộng đồng mình phục vụ và cho phép mọi người tương tác với những người khác”, Chen giải thích.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Lê Vy | ZingNews

Gen Z không coi công ty là nhà và thích là nhảy việc

Gen Z, thế hệ chiếm 25% dân số thế giới, đang làm thay đổi mọi khía cạnh từ công việc, lối sống đến cách chi tiêu.

Gen Z không coi công ty là nhà và thích là nhảy việc
Gen Z không coi công ty là nhà và thích là nhảy việc

Gen Z là thế hệ đa dạng nhất trong lịch sử nước Mỹ cả về chủng tộc, sắc tộc và xu hướng tính dục. Thế hệ này nói lên thứ họ thích, không thích, ước mơ, cảm xúc và lý tưởng.

Họ đại diện cho khoảng 25% dân số thế giới và có sức tiêu dùng trị giá khoảng 7.000 tỷ USD, chiếm tới 27% lực lượng lao động vào năm 2025, theo một báo cáo được công bố vào ngày 7/2 bởi công ty tư vấn Oliver Wyman, Mỹ.

Những điều đó cho thấy Gen Z có thể còn rất trẻ, nhưng họ có sức ảnh hưởng mạnh mẽ. Dưới đây là những cách người trẻ đang làm thay đổi môi trường làm việc, lối sống và cách chi tiêu.

Thay đổi phong cách quản lý.

Lần đầu tiên trong lịch sử, nơi làm việc hội tụ đủ nhân sự thuộc cả 5 thế hệ: Silent Generation (sinh trong khoảng năm 1925-1945), Baby Boomers (những người sinh năm 1946-1964), Gen X (sinh năm 1965-1980), Millennials (sinh năm 1981-1996) và Gen Z (sinh năm 1997-2012).

Đối với khá nhiều người trong chúng ta, công việc đầu tiên – và cả ông chủ đầu tiên – đã dạy nhiều điều về nơi làm việc. Chúng ta học tập hành vi từ đồng nghiệp và khách hàng của mình.

Gen Z, với những người lớn nhất đã 27 tuổi, tham gia vào thị trường lao động trong thời kỳ đại dịch, khi hầu hết văn phòng phải đóng cửa và buộc nhân viên làm việc từ xa.

Đó là lý do các nhà quản lý, đặc biệt nhóm quản lý thuộc thế hệ Millennial, có thể cảm thấy khó hiểu với phong cách làm việc của Gen Z. Xét cho cùng, đây là thế hệ luôn đặt câu hỏi về các chuẩn mực, thiết lập ranh giới giữa công việc và cuộc sống, đồng thời tìm cách làm việc thông minh hơn thay vì chăm chỉ hơn.

Gen Z cũng lên tiếng về cách họ muốn được quản lý.

Tác giả Reena Koh của Insider, một Gen Z mới tham gia lực lượng lao động, gần đây đã viết rằng cô không theo đuổi văn hóa hối hả. Cô cũng không muốn làm việc nhiều hơn, đặc biệt là khi đối mặt với tiền lương trì trệ, chi phí sinh hoạt tăng cao và nhà ở đắt đỏ.

Gen Z thay đổi ngôn ngữ nơi làm việc.

Không chỉ phong cách quản lý, thuật ngữ nơi làm việc cũng đang thay đổi dưới sức ảnh hưởng của Gen Z. Điều đó có nghĩa bạn sẽ thấy ít email sử dụng thuật ngữ lỗi thời, phức tạp và không cần thiết.

Loại bỏ các “biệt ngữ” không có nghĩa chúng ta sẽ thu hẹp vốn từ dùng ở chốn văn phòng, thay vào đó mọi người được làm quen với các từ lóng mới mẻ hơn.

Thế hệ kiệt sức nhanh hơn.

Mức độ căng thẳng của nhân viên đang gia tăng, những người lao động trẻ tuổi như Gen Z đang gặp khó khăn hơn, theo cuộc khảo sát hàng năm về phúc lợi của gã khổng lồ bảo hiểm Cigna được công bố vào tháng 11/2022.

Cigna đã thực hiện khảo sát với 11.922 người trong độ tuổi 18-65 ở 15 quốc gia bao gồm Australia, Trung Quốc, Ả Rập Saudi và Mỹ. Trong đó, 84% số người được hỏi cho biết họ bị căng thẳng, tỷ lệ tăng lên khoảng 91% đối với Gen Z và khoảng 87% đối với thế hệ Millennials.

Bên cạnh đó, 23% người được hỏi trong độ tuổi 18-24 cho biết họ cảm thấy căng thẳng không thể kiểm soát được. Gần như toàn bộ, khoảng 98%, cho biết đang trải qua các triệu chứng kiệt sức trong công việc.

Một nghiên cứu khác của Gallup vào tháng 11/2022 cho thấy khoảng 68% người trả lời cuộc thăm dò ý kiến ​​​​là Gen Z và Millennial cảm thấy căng thẳng.

Nhóm người trẻ này cũng đang tách mình khỏi công việc: 54% số người trẻ tuổi được hỏi trong khảo sát của Gallup cảm thấy mơ hồ về công việc của mình.

Cigna lưu ý trong báo cáo rằng trong các chu kỳ kinh tế khó khăn, nhân viên có xu hướng tăng thời gian làm việc. Nhưng điều này dường như đã thay đổi khi đại dịch Covid-19 xảy ra.

Khoảng 2/3, tương đương 65%, trong số nhân viên được thăm dò ý kiến ​​cho biết đang đánh giá lại các ưu tiên trong cuộc sống so với thời kỳ trước đại dịch.

Sự thay đổi quan điểm này phổ biến hơn ở Gen Z và Millennial, khi lần lượt 71% và 73% trong số họ muốn đánh giá lại các ưu tiên.

Không coi công ty là gia đình.

Một số lượng kỷ lục người Mỹ, hơn 47 triệu người, tự nguyện nghỉ việc vào năm 2021. Con số tăng vọt lên khoảng 50 triệu người vào năm 2022, theo Cục thống kê lao động Mỹ.

Những người lao động trẻ tuổi đang dẫn đầu cuộc “chạy trốn”: Họ thúc đẩy làn sóng “đại từ chức” và được gọi là “thế hệ bỏ cuộc”.

Họ cũng định hình lại cách công việc phù hợp với cuộc sống, thay vì ngược lại, và coi cuộc sống cá nhân mới là “công việc toàn thời gian”, còn nghề nghiệp chỉ như một “hợp đồng biểu diễn”.

Một cuộc khảo sát của Oliver Wyman với 10.000 người trong độ tuổi 18-25 ở Mỹ cho thấy Gen Z ít có khả năng “kỳ thị nhảy việc”, không lo lắng về chuyện bỏ việc mà không có kế hoạch dự phòng.

Sống bám vào cha mẹ.

Dữ liệu gần đây của Cục điều tra dân số Mỹ cho thấy gần một nửa thanh niên nước này trong độ tuổi từ 18 đến 29 đang sống cùng cha mẹ.

Đó là mức cao lịch sử kể từ thời kỳ Đại suy thoái, các nhà phân tích của Morgan Stanley đã viết trong một báo cáo vào tháng 12/2022.

Đây là tin tuyệt vời cho các nhà bán lẻ xa xỉ, bởi tất cả số tiền tiết kiệm đáng ra dùng để thuê nhà được người trẻ “giải phóng” vào chi tiêu tùy thích.

Cơ sở người tiêu dùng của thị trường xa xỉ được dự đoán sẽ đạt 500 triệu vào năm 2030, theo Bain & Company. 80% giao dịch mua hàng xa xỉ toàn cầu sẽ được thực hiện bởi Gen Y, Gen Z và thế hệ Alpha (nhóm nhân khẩu học sau Gen Z).

Sức hút của Gen Z lớn đến mức một số doanh nghiệp, như gã khổng lồ về thời trang thể thao Adidas, đã tung ra một bộ sưu tập nhắm mục tiêu cụ thể đến khách hàng trẻ tuổi.

Trong cuộc phỏng vấn sâu với 4 người trẻ Gen Z, Insider nhận thấy trong khi đầu tư và tiết kiệm số tiền lớn, họ cũng vung tay mua túi xách hàng hiệu, ăn uống tại các nhà hàng sang trọng, uống rượu ở hộp đêm và chi tiền cho các chuyến du lịch đến châu Âu.

Tập trung vào tiết kiệm và nghỉ hưu sớm hơn.

Leo Aquino, một nhà giáo dục được chứng nhận về tài chính cá nhân, chia sẻ trong bài viết vào tháng 5/2022 rằng Gen Z có nhiều khả năng tiếp cận các công cụ tư vấn tài chính và kiến ​​thức tài chính trực tuyến hơn so với các thế hệ trước.

“Càng trẻ, họ càng hướng tới các nguồn tài nguyên trực tuyến”, Humphrey Yang, một người có sức ảnh hưởng về tài chính, nói với Insider.

Aquino cho biết người trẻ cũng sẽ chỉ tìm đến một chuyên gia lập kế hoạch tài chính sau khi đã thực hiện nghiên cứu của riêng mình, một phần vì họ có ít tiền hơn để tiết kiệm và đầu tư so với các thế hệ trước.

Theo Suzanne Schmitt, người đứng đầu bộ phận chăm sóc sức khỏe tài chính tại Công ty Bảo hiểm Nhân thọ New York, nói rằng Gen Z tập trung vào tiết kiệm nhiều hơn các thế hệ trước. Có thể vì họ đã chứng kiến ​​tác động của việc quản lý tài chính yếu kém và khủng hoảng kinh tế lên những người lớn tuổi.

Trung bình, Gen Z ở Mỹ tiết kiệm được khoảng 5.800 USD vào năm 2022, CNBC đưa tin vào ngày 10/2, trích dẫn dữ liệu từ cuộc khảo sát của Wealth Watch, do New York Life thực hiện.

Thế hệ trẻ cũng có những mục tiêu rõ ràng về độc lập tài chính.

Theo một nghiên cứu tiến độ và lập kế hoạch năm 2022 của nhà cung cấp dịch vụ tài chính Northwestern Mutual, người lao động Gen Z muốn nghỉ hưu ở tuổi 59. Con số đó sớm hơn gần 12 năm so với thế hệ Baby Boomer, vốn ấn định tuổi nghỉ hưu ở mức 71.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Hà Anh | Theo ZingNews

Gen Z không đến nỗi tệ như người ta vẫn nói

Hay nhảy việc, cái tôi cao, không chịu được khổ, hay đòi hỏi… là rất nhiều cụm từ đánh giá Gen Z – những người mới bước vào thị trường lao động. Tuy nhiên sự thật đằng sau những lời nhận xét này là gì.

Gen Z không đến nỗi tệ như người ta vẫn nói
Gen Z không đến nỗi tệ như người ta vẫn nói

Kén chọn, thường xuyên nhảy việc cùng hàng loạt vấn đề khác của những lao động trẻ thuộc thế hệ Z (Gen Z – người sinh từ 1997 đến 2010) đang là nỗi đau đầu của bộ phận tuyển dụng, nhân sự nhiều doanh nghiệp.

“Mất thời gian đào tạo nhưng làm việc được một thời gian lại nhảy việc; hẹn phỏng vấn nhưng không đến; đi thực tập một ngày liền nghỉ… là những vấn đề chúng tôi thường xuyên gặp với Gen Z”, giám đốc tuyển dụng của một công ty công nghệ lớn cho biết.

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực nhân sự, khoảng ba năm nữa, Gen Z sẽ chiếm 25% tổng lực lượng lao động tại Việt Nam. Mặc dù là nhân tố quan trọng của Việt Nam, đang có nhiều tranh cãi về thế hệ này.

Nghiên cứu Gen Z Việt Nam do Viện nghiên cứu đời sống và con người khu vực Đông Nam Á Hakuhodo công bố tháng 4/2022, cho biết xã hội đang có bốn điểm không hài lòng với lao động Gen Z, gồm: không có tinh thần trách nhiệm trong công việc; sống dễ dãi và thoải mái; không chịu lắng nghe hướng dẫn hoặc ý kiến của các thế hệ khác; Gen Z và điện thoại thông minh không thể tách rời.

Nhưng những cuộc phỏng vấn sâu với hàng trăm học sinh, sinh viên và những người mới đi làm nhóm nghiên cứu cho thấy đây là bốn sự hiểu lầm.

 

Cụ thể, với ý kiến cho rằng Gen Z chểnh mảng, nhanh chóng đổi việc khi gặp khó khăn, thậm chí có thể dành nhiều năng lượng và thời gian để đi du lịch hơn cho sự nghiệp, gần 80% người được phỏng vấn cho rằng với Gen Z đam mê cá nhân và sự phát triển nghề nghiệp đều có tầm quan trọng như nhau, khác với thế hệ trước làm việc chăm chỉ với niềm tin sẽ mang lại hạnh phúc trong cuộc sống cá nhân.

Với ý kiến “Gen Z không lắng nghe thế hệ trước”, 97% cho biết không phải họ không coi trọng ý kiến đóng góp từ cha mẹ và những người lớn tuổi khác, nhưng chỉ 58% làm theo lời khuyên. Lý do vì họ lớn lên trong thời đại thông tin, có cơ hội khám phá nhiều lựa chọn khác nhau và xem xét lựa chọn nào thực sự phù hợp với mình.

Báo cáo “Gen Z và môi trường công sở ở Việt Nam” (Gen Z and the workplace in Viet Nam), do Decision Lab and Dreamplexthực hiện tháng 9/2021, cho rằng thế hệ lao động này được thu hút mạnh mẽ nếu khi đi làm được học hỏi kỹ năng mới (32%), học kiến thức mới (22,6%).

Mức lương chỉ chiếm vị trí quan trọng thứ 3, với gần 19% Gen Z cho biết họ cân nhắc yếu tố này khi nộp đơn xin việc. Khi đã được tuyển dụng, 44% mới cho rằng thu nhập là yếu tố quan trọng nhất.

Nhiều nhà quản lý phàn nàn Gen Z sẵn sàng nghỉ làm, bỏ việc ngay khi bị cấp trên nói nặng lời hoặc điều gì không ưng ý.

Theo Hiệp hội Tâm lý Mỹ, chỉ có khoảng 45% Gen Z cho biết sức khỏe tâm thần của họ ổn hoặc rất tốt, thấp hơn hẳn các thế hệ trước (từ 51% đến70%). Các thành viên của nhóm này tìm đến các liệu pháp hoặc tư vấn sức khỏe tâm thần cao hơn so các thế hệ trước.

Theo 5 cấp độ quản lý lãnh đạo doanh nghiệp thì những nhân sự “thỏ trắng” (khái niệm chỉ những nhân sự mới tham gia vào thị trường lao động) chính là nhóm cần dùng “uy” ngay từ đầu để giảm thiểu rủi ro tối đa.

Lý do là khi họ mới vào doanh nghiệp chưa thực sự hiểu bức tranh toàn cảnh, nếu để thoải mái tự do sáng tạo sẽ dễ gây tác dụng ngược.

Tóm lại với nhân sự Gen Z cần ân trong hoạt động gắn kết tinh thần, uy trong cách triển khai công việc.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Marketing truyền thống không phải là cách để tiếp cận Gen Z

Là những người làm marketing, việc thấu hiểu các nhóm đối tượng hay khách hàng mục tiêu là chìa khoá thành công của mọi thương hiệu, trong khi Gen Z đang và sẽ là lực lượng người tiêu dùng lớn nhất toàn cầu, hiểu và đáp ứng nhu cầu của họ nên là ưu tiên hàng đầu.

Marketing truyền thống không phải là cách để tiếp cận Gen Z
Marketing truyền thống không phải là cách để tiếp cận Gen Z

Trong những năm trở lại đây, thế giới đã thay đổi với tốc độ đến chóng mặt, và hành vi của người tiêu dùng cũng vậy.

Khi nền kinh tế thế giới đã phải chứng kiến nhiều cú sốc lớn, bất ổn xã hội và chính trị cũng như đại dịch toàn cầu, Gen Y và Gen Z đã bị ảnh hưởng khá nặng nề – một cuộc khảo sát với Gen Y (millennial) và Gen Z cho thấy 61% số người được hỏi đang lo lắng rằng họ sẽ không thể có khả năng chi trả cho những gì họ muốn, điều này cũng đồng nghĩa với việc bán hàng tới các thế hệ này sẽ trở nên khó khăn hơn.

Những thế hệ người tiêu dùng mới này không chỉ thông minh, nắm trong tay nhiều thông tin và hiểu biết về tài chính, mà họ còn đang được tiếp xúc với hàng trăm, hàng ngàn lựa chọn với nhiều thương hiệu khác nhau.

Trong thế giới mới, khi mạng xã hội trở thành nơi không chỉ để tương tác với bạn bè, gia đình hay đồng nghiệp, nó còn là nơi người tiêu dùng, đặc biệt là những người tiêu dùng trẻ tìm kiếm và kết nối với thương hiệu.

Bây giờ hơn bao giờ hết, khi Gen Z sẽ sớm là lực lượng chủ lực của nền kinh tế, việc tiếp cận họ theo một cách thức mới được xem là chiến lược ưu tiên hàng đầu.

Sự thay đổi trong hành vi và cách Gen Z nghĩ về sản phẩm và thương hiệu có ý nghĩa gì với doanh nghiệp?

Với tư cách là một Marketer, điều quan trọng là bạn cần phải xem xét các hiệu ứng tâm lý đằng sau hành vi mua hàng của khách hàng.

Hành vi mua hàng, cũng giống như bất kỳ loại hành vi nào khác của con người, nó vốn bị ảnh hưởng bởi một tập hợp các nhu cầu tâm lý cốt lõi (core psychological needs).

Hãy hình dung đến tháp nhu cầu Maslow, một trong những lý thuyết nền tảng nhất của tất tả những ai làm marketing, con người sẽ có 5 loại nhu cầu chính (được xếp từ thấp nhất đến cao nhất) bao gồm:

  • Nhu cầu cơ bản về sinh lý, chẳng hạn như không khí, ăn mặc, đi lại, và ngủ nghỉ.
  • Nhu cầu về an toàn, chẳng hạn như sức khỏe, an ninh và việc làm.
  • Nhu cầu về tình yêu và được thuộc về, bao gồm tình bạn hay sự kết nối.
  • Nhu cầu về lòng tự trọng, chẳng hạn như sự tôn trọng, địa vị và sự công nhận.
  • Nhu cầu được thể hiện bản thân, khẳng định chính mình hoặc mong muốn được nhận ra tiềm năng đầy đủ (cao nhất) của cá nhân.

Tuỳ thuộc vào từng giai đoạn sống khác nhau, con người có những loại nhu cầu khác nhau.

Để có thể có được khách hàng, để thương hiệu là một phần trong tâm trí của khách hàng cũng như để mở rộng thị phần, các sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp nên tìm cách đáp ứng những nhu cầu riêng biệt mà các nhóm khách hàng của họ đang có.

Các hoạt động marketing của doanh nghiệp càng liên quan đến các loại nhu cầu cụ thể của khách hàng thì họ sẽ càng có thêm cơ hội để chứng minh sự cần thiết (phải mua) của sản phẩm, đặc biệt là với những người tiêu dùng hiện đại như Gen Y và Gen Z.

Dưới đây là một số chiến thuật mà các thương hiệu có thể tham khảo.

1. Thể hiện được bản chất của thông điệp.

Như một lẽ thường tình, khi các hoạt động marketing hay quảng cáo không giúp doanh nghiệp có thêm khách hàng tiềm năng (Lead) hay khách hàng mới, phản ứng mặc định của nhiều marketer là cố gắng làm nhiều hơn nữa, cho dù đó là việc thử một kênh mới, tăng ngân sách chi tiêu hay xây dựng thêm các chiến dịch mới.

Theo cách tiếp cận “làm việc thông minh quan trọng hơn là cần cù”, một chiến thuật hiệu quả mà các doanh nghiệp có thể cân nhắc đó là đánh giá lại toàn bộ nội dung hay thông điệp của thương hiệu (Content Audit), tối ưu nó với mục tiêu là đáp ứng từng loại nhu cầu hay khao khát cốt lõi của khách hàng.

Khi Gen Y và Gen Z được bao phủ bởi quảng cáo, khi mức chi tiêu cho quảng cáo kỹ thuật (Digital Ads) không ngừng tăng qua các năm, thay vì thương hiệu tập trung vào ngân sách chi tiêu hay cố gắng “đẩy” quảng cáo, hãy tập trung vào nội dung và kết hợp nó với nhu cầu (Needs) của người tiêu dùng.

2. Đừng bỏ qua những điều cơ bản nhất.

Cũng như bất kỳ thế hệ nào khác, và Gen Y và Gen Z cũng đối mặt với nhiều thách thức về nguồn lực mà cụ thể là thời gian và tiền bạc.

Nếu thương hiệu của bạn giúp các thế hệ này tiết kiệm hoặc tận dụng tốt hơn cả hai nguồn lực, thì bạn đang tự tạo ra cho mình những cơ hội để tồn tại và phát triển.

Trong các bối cảnh suy thoái, khi cả Gen Y và Gen Z đều là những thế hệ có mức thu nhập thấp hơn so với các thế hệ trước, khi họ đang chọn cách rời bỏ công việc (Quiet Quitting) vì môi trường làm việc có quá nhiều áp lực, tiết kiệm hay “tối ưu” vẫn là chìa khoá.

3. Minh bạch và thể hiện rõ giá trị.

Tính trung lập của thương hiệu (Brand Neutrality) không còn là lối thoát hay chiến lược phòng thủ an toàn cho các thương hiệu khi thị trường đang chứng kiến một sự dịch chuyển từ chi tiêu theo sản phẩm hay giá cả sang chi tiêu theo định hướng giá trị (value-driven spending). Gen Y và Gen Z đang tích cực ủng hộ các thương hiệu mà họ tin tưởng.

Các thế hệ này ngày càng quan tâm nhiều hơn đến tính bền vững, sự đổi mới, tư duy sáng tạo, và minh bạch từ các tổ chức mà họ chọn — và họ sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho những điều đó. Theo một cuộc khảo sát, 73% người tiêu dùng Gen Z sẵn sàng trả thêm 10% cho các sản phẩm bền vững.

Dù với tư cách là chủ doanh nghiệp hay người làm marketing, hãy không ngừng nỗ lực trong việc chứng minh giá trị của thương hiệu thông qua các hành động cụ thể thay vì chỉ là các tuyên bố từ các nội dung quảng cáo, hãy chứng minh rằng thương hiệu đang từng ngày cố gắng vì khách hàng và hơn thế nữa.

Trong khi các thế hệ trẻ như Gen Y và Gen Z ít trung thành hơn với các thương hiệu khi họ quá nhiều lựa chọn và hành vi liên tục thay đổi, điều này càng trở nên cấp thiết hơn.

4. Hãy trở thành các chuyên gia về nội dung.

Nếu các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn giúp mọi người có được những nhu cầu cao nhất trong tháp nhu cầu (như MarketingTrips đã đề cập ở trên), tức là về lòng tự trọng hay muốn tự thể hiện chính mình, điều này có nghĩa là các nhu cầu cơ bản của họ đã được đáp ứng và giờ đây họ đang khao khát những cầu cao hơn nữa.

Để có thể làm được điều này, thương hiệu thực sự cần những chuyên gia về xây dựng và phát triển nội dung (Content), dù cho đó là các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) hay các nhà tiếp thị nội dung (Content Marketer), mục tiêu của thương hiệu là đáp ứng các nhu cầu khác nhau trong từng giai đoạn khác nhau có trong hành trình khách hàng (Custoner Journey) với từng điểm chạm khác nhau.

Trong khi những thế hệ trẻ như Gen Y và Gen Z không ngại mua các sản phẩm xa xỉ, điều quan trọng là thương hiệu truyền tải giá thị của nó như thế nào và cách thương hiệu phù hợp với giá trị cá nhân của họ.

Các cuộc nghiên cứu về khách hàng là cần thiết, khám phá các insight đằng sau các hành động của khách hàng là cần thiết, và các câu chuyện thương hiệu (ứng dụng storytelling) cũng nên là ưu tiên hàng đầu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Marketing cho Gen Z: Gen Z đã làm thay đổi khuôn mẫu làm Marketing

Trong một nghiên cứu mới, các số liệu phát hiện ra rằng Gen Z không còn tin tưởng vào các văn hoá đại chúng chính thống, điều này khiến những người làm Marketing cần nghiêm túc xem xét lại cách tiếp cận của mình đến họ.

Marketing cho Gen Z: Gen Z đã làm thay đổi khuôn mẫu làm Marketing
Marketing cho Gen Z: Gen Z đã làm thay đổi khuôn mẫu làm Marketing

Vốn được coi là những “bản địa kỹ thuật số” đầu tiên của thế giới, Gen Z sống trong một thế giới mà ngay cả khi họ có những sở thích khác biệt nhất cũng có thể dễ dàng tìm thấy một loạt những người có cùng “chí hướng”.

Cũng bởi họ phụ thuộc vào các thiết bị di động lẫn thế giới internet, họ “lớn lên” cùng với các thuật toán của các nền tảng luôn tìm cách hướng họ đến những thứ mới, những cộng đồng trực tuyến mới, nơi họ có thể tìm thấy bạn bè, những người có lối sống giống mình và hơn thế nữa.

Họ dường như thích sự đa dạng và muốn thể hiện bản thân, và điều này đang đặt ra một thách thức mới với những người làm marketing vốn đã quen thuộc với việc áp dụng các chiến lược nhắm mục tiêu rộng theo nhân khẩu học, đồng thời có những góc nhìn hẹp với những nền văn hoá mới nổi.

Một nhân sự cấp cao tại một công ty về truyền thông cho biết:

“Thuật toán (algorithm) là cửa ngõ để họ bước vào và khám phá thế giới. Họ đang xuất hiện trên nhiều nền tảng khác nhau, trên nhiều nơi khác nhau hơn bất cứ thế hệ nào khác. Và họ dường như không thể thay đổi điều này.”

Giữa vô số các quan điểm khác nhau, có một điều mà tất cả họ dường như đều đồng ý là không có bất cứ một đề tài nào có thể hợp nhất hay đồng hoá họ.

Theo nghiên cứu, có đến 91% người từ 18 đến 25 tuổi tin rằng “văn hóa đại chúng chính thống là thứ gì đó thuộc về dĩ vãng.”

Đối với các Marketer, điều này có nghĩa là, để marketing thành công cho Gen Z, bạn không thể khai thác khái niệm văn hoá theo nghĩa truyền thống thông thường, mà là bám chặt các nền văn hóa phụ (subcultures), giải quyết các mối quan tâm cá nhân và riêng biệt của họ, những thứ đôi khi có thể mâu thuẫn với nhau.

Văn hóa phụ có thể được xem là nơi xuất hiện những nhóm nhân khẩu học mới, nơi mà các thành viên của thế hệ này thích được kết nối và phản hồi.

Phân loại thông qua các nền văn hóa phụ.

5 nền văn hóa chính được Horizon Media xác định là chơi game, giải trí, giáo dục, thời trang và làm đẹp. Trong các danh mục này, các “phân khúc khách hàng con” bao gồm từ “Gamer Girls” đến “Scientific Edutainers” và “Cursed Cosplayers”, mỗi nhóm đều có các điểm đam mê và cách tương tác riêng.

Để có thể tiếp cận những người tiêu dùng theo phân khúc “siêu hẹp” này, đòi hỏi những người làm marketing cần chuẩn bị nhiều khả năng mới, kỹ năng mới, những thứ có thể họ chưa từng làm hay nghĩ tới bao giờ trong quá khứ.

Một marketer thành công giờ đây không chỉ là người thường xuyên lướt TikTok hay Instagram rồi cố gắng đoán những gì đang diễn ra, những gì đang TREND hay đang HOT.

Thay vào đó, họ cần phải đào sâu hơn vào những thứ cụ thể hơn.

Ví dụ, Gamer Girls là một nhóm văn hoá phụ hay một tiểu văn hóa gồm 3,1 triệu game thủ nữ, những người thường xuyên xuất hiện để chơi các thể loại game truyền thống vốn do nam giới thống trị.

Nếu nhìn từ bên ngoài vào, không ít người sẽ cho rằng các game thủ nữ này vốn là những người thích những trò chơi khác giới hay đại loại như muốn “hơn thua” với nam giới – sự thật là văn hoá phụ của họ đam mê sự đa dạng, bình đẳng và hòa nhập (DEI).

Từ góc nhìn này, các thương hiệu game dành cho nam giới có thể tận dụng những niềm đam mê này để tiếp cận nhóm Gamer Girls mà không ảnh hưởng hay đi ngược lại với những nhóm khách hàng cốt lõi của họ.

Nhiều Gen Zers thể hiện họ đam mê nhiều hơn một tiểu văn hóa, điều này tạo cơ hội cho những người làm marketing có thể tiếp cận một nhóm người dùng khác biệt hoàn toàn.

Khi bạn tìm thấy Zer trong một tiểu văn hóa nào đó, điều này không có nghĩa là họ sẽ không xuất hiện ở một nơi hay một tiểu văn hoá nào đó khác.

Gen Z coi trọng tính xác thực.

Một từ khoá khác gắn liền với Gen Z đó là tính xác thực (Authenticity). Họ phải nhận diện những gì họ đang đại diện và hiểu làm thế nào những phẩm chất đó có thể kết nối với các nền văn hóa phụ (tiểu văn hoá).

Với tư cách là những người làm marketing, bạn cần hiểu rằng, thương hiệu có thể bao hàm nhiều ý nghĩa khác nhau và đại diện cho nhiều thứ khác nhau.

Điều này không có nghĩa là bạn đang không trung thực với những gì mình nói và làm, chỉ cần thương hiệu có những mục đích rõ ràng và không ngừng thể hiện các hành động để minh chứng cho sứ mệnh đó, mọi thứ đều ổn.

Trong bối cảnh mới, đặc biệt để có thể tiếp cận được Gen Z, các Marketer cần nhanh nhạy hơn, linh hoạt hơn như cách mà Gen Z đang thay đổi, các phương tiện hay thông điệp truyền thông theo đó cũng cần sáng tạo và đa dạng hơn.

Ngoài ra, các đội nhóm marketing cũng cần thường xuyên theo dõi các nền văn hoá phụ, vì đó mới là thứ quyết định cách họ hiểu những người tiêu dùng mà họ muốn tiếp cận.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Creator Economy: Nền kinh tế nhà sáng tạo hiện được thống trị bởi Gen Y chứ không phải Gen Z

Tưởng chừng như Gen Z là thế hệ năng động và chế ngự nền kinh tế nhà sáng tạo trị giá hàng tỷ USD, Gen Y (Millennial) mới là thế hệ hiện đang thống trị.

Creator Economy: Nền kinh tế nhà sáng tạo hiện được thống trị bởi Gen Y chứ không phải Gen Z
Creator Economy: Nền kinh tế nhà sáng tạo hiện được thống trị bởi Gen Y chứ không phải Gen Z

Với sức ảnh hưởng của Gen Z trên TikTok, có thể bạn sẽ nghĩ rằng thế hệ này đang là lực lượng chính thúc đẩy nền kinh tế nhà sáng tạo (Creator Economy), sự thật là Gen Y hay còn được gọi là Millennial mới là thế hệ đang thống trị.

Theo một nghiên cứu mới đây “Creators in the Creative Economy” (Những nhà sáng tạo nội dung trong nền kinh tế sáng tạo) của Adobe, thông qua khảo sát thăm dò ý kiến ​​của hơn 4.500 nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) trên toàn cầu.

Kết quả cho thấy hiện có hơn 40% nhà sáng tạo là thế hệ millennials (Gen Y) và đa số trong đó là nam giới, với tỷ lệ 52%.

Độ tuổi trung bình của các nhà sáng tạo là 40 tuổi và Gen Z chỉ đại diện cho 14% tổng số nhà sáng tạo. (Khảo sát của Adobe chỉ thực hiện với người từ 16 tuổi trở lên).

Úc, Mỹ và Vương quốc Anh là những quốc gia có mức độ tập trung cao nhất của những nhà sáng tạo Gen Y, trong khi Pháp lại có ít hơn.

Những nhà sáng tạo nội dung Gen Z chủ yếu ở Braxin, Pháp, Mỹ và Vương quốc Anh, và ít tập trung hơn ở Hàn Quốc và Úc.

Theo cách định nghĩa của Adobe, “Nhà sáng tạo” là người tham gia vào các hoạt động sáng tạo nội dung — như nhiếp ảnh, viết lách hoặc xây dựng NFT — và chia sẻ các công việc này trực tuyến ít nhất là hàng tháng, với hy vọng thu hút được một lượng khán giả tiềm năng để từ đó có thể kiếm tiền.

Mặc dù thế hệ millennials có thể được đại diện nhiều nhất, Gen Z cũng đang theo sát phía sau, mang lại nhiều giá trị phong phú cho lối sống của nhà sáng tạo.

Nhóm nhà sáng tạo nổi tiếng nhất là những người có ảnh hưởng (Influencer), tuy nhiên nhóm này chỉ chiếm khoảng 14% trong toàn bộ nền kinh tế nhà sáng tạo.

Một lần nữa, thế hệ millennials hay Gen Y lại dẫn đầu cuộc chơi với 30% nói rằng họ khao khát trở thành người có ảnh hưởng, so với 26% người được hỏi thuộc Gen Z.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng những nhà sáng tạo hiện đang tập trung nhiều hơn vào các “ngành công nghiệp vốn được xem là hào nhoáng” như thời trang, âm nhạc, du lịch xa xỉ và hơn thế nữa.

Bên cạnh đó, Adobe cũng dự báo là những nhóm người làm việc tự do (Freelancers) và các “doanh nhân đơn lập” (solo-preneurs) sẽ phát triển nhanh chóng và làm thay đổi nền kinh tế nhà sáng tạo.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen | MarketingTrips

Người dùng tuổi Teen sẽ bị giới hạn nội dung trên Instagram

Ra mắt hồi tháng 7, mới đây Instagram cho biết tính năng giới hạn nội dung sẽ bật mặc định cho người dùng tuổi Teen (Gen Z).

Người dùng Gen Z sẽ bị giới hạn nội dung trên Instagram
Người dùng Gen Z sẽ bị giới hạn nội dung trên Instagram

Theo 9to5mac, bản cập nhật Kiểm soát nội dung nhạy cảm (Sensitive Content Control) mới của Instagram sẽ đưa tùy chọn “Ít hơn” (Less) được bật theo mặc định cho người dùng tuổi Teen hoặc Gen Z (dưới 16 tuổi).

Mặc dù hiện các tài khoản Instagram của những người trẻ đều có tùy chọn “Tiêu chuẩn” (Standard) tuy nhiên các nội dung nhạy cảm vẫn có thể được hiển thị.

Mạng xã hội chú trọng vào nội dung hình ảnh này cho biết sự thay đổi sẽ khiến những người trẻ tuổi khó xem những nội dung nhạy cảm tiềm ẩn trên nền tảng hơn.

Cập nhật mới sẽ ảnh hưởng đến các phần Tìm kiếm, Khám phá, Trang hashtag, Reels, Đề xuất nguồn cấp dữ liệu (News Feed) và Tài khoản được đề xuất.

Ngoài ra, nền tảng trực thuộc Meta này sẽ nhắc nhóm người dùng trẻ tuổi xem lại cài đặt tài khoản, với các tùy chọn kiểm soát ai có thể chia sẻ lại nội dung của mình, ai có thể nhắn tin và cả lượng thời gian người dùng dành cho Instagram.

Trong khi thuật toán của Instagram đã không ngừng thay đổi để cạnh tranh với TikTok, các bậc cha mẹ đã lo lắng về những nội dung mà con trẻ có thể xem trên mạng xã hội.

Đáng chú ý là Instagram cũng hạn chế cách những người trẻ mà chủ yếu là người tuổi Teen có thể gửi và nhận tin nhắn từ người lạ.

Bản cập nhật mới với khả năng kiểm soát những nội dung nhạy cảm cho người trẻ hiện đã được Instagram ra mắt cho người dùng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen | MarketingTrips

Gen Z ở Anh dành nhiều thời gian trên TikTok hơn TV

Theo một số liệu nghiên cứu mới đây, Gen Z (nhóm chủ yếu từ 15-24 tuổi) ở Vương Quốc Anh dành nhiều thời gian trên TikTok hơn là xem TV.

Gen Z ở Anh dành nhiều thời gian trên TikTok hơn TV
Gen Z ở Anh dành nhiều thời gian trên TikTok hơn TV

Theo một báo cáo mới đây được công bố trên tờ Financial Times, những người trẻ tuổi (Gen Z) ở Anh đang dành nhiều thời gian hơn trên mạng xã hội TikTok so với việc xem các kênh truyền hình phát sóng truyền thống (TV), báo báo chỉ ra rằng, sự phân hoá về hành vi tiêu thụ truyền thông (Media Consumption) đang diễn ra mạnh mẽ giữa các thế hệ.

Theo đó, những người từ 16 đến 24 tuổi ở quốc gia này hiện đang dành trung bình 53 phút mỗi ngày để xem TV truyền hình truyền thống, tỷ lệ này chỉ bằng một phần ba so với mức cách đây một thập kỷ.

Ngược lại, những người trên 65 tuổi dành gần 6 giờ mỗi ngày để xem những kênh truyền thống tương tự – mức tăng đáng kể từ năm 2011.

Việc giới trẻ thích ứng nhanh hơn và tỏ ra yêu thích hơn với các dịch vụ phát trực tuyến (Live Streaming) và mạng xã hội (Social Media) đặt ra những thách thức lớn hơn bao giờ hết đối với các đài truyền hình khi họ đang cố gắng đối phó với tình hình suy thoái kinh tế, lạm phát (Inflation) và để bắt kịp với thói quen tiêu dùng đang thay đổi nhanh chóng.

Trong khi các đài truyền hình dịch vụ công cộng như BBC và Channel 4 được những người trẻ tuổi đánh giá khá cao, phạm vi tiếp cận hàng tuần của những kênh này đang giảm dần theo thời gian.

Ví dụ, vào năm 2021, chưa được 50% số người từ 16 đến 24 tuổi đã xem chương trình ít nhất 15 phút một tuần.

Trong khi đó, phạm vi tiếp cận của các dịch vụ phát trực tuyến có trả phí, chẳng hạn như Netflix hay Disney Plus, cũng như các nền tảng video mạng xã hội khác như YouTube và TikTok, đã phát triển đến chóng mặt trong những năm gần đây.

Một nghiên cứu mới từ ​​Ipsos ước tính rằng những người từ 15 đến 24 tuổi hiện đang dành khoảng 57 phút mỗi ngày trên TikTok.

Doanh thu từ các dịch vụ phát trực tuyến có trả phí tiếp tục tăng nhanh vào năm 2021, với mức tăng ước tính khoảng 27%, nhưng tỷ lệ hộ gia đình chi trả cho ít nhất một dịch vụ truyền hình nào đó thì đã giảm trong quý 2 năm 2022.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh  | MarketingTrips   

80% Gen Z đang tìm kiếm những công việc phù hợp với sở thích và giá trị cá nhân

Trong một cuộc khảo sát của LinkedIn hồi tháng 2, 80% người lao động Thế hệ Z (Gen Z), những người đang tìm việc cho biết họ đang tìm kiếm những công việc phù hợp với sở thích và giá trị cá nhân của họ.

Theo một bài đăng mới đây trên tờ BusinessInsider, Ông John Mackey, CEO của Whole Foods cho rằng những người trẻ tuổi (ông đang tập trung vào Gen Z) “dường như không muốn làm việc”.

Ông nói: “Những người trẻ không muốn bắt tay ngay vào công việc vì họ đang mong đợi những điều gì đó thật đẹp đẽ và ‘nhiều ý nghĩa'”.

Ông nói tiếp: “Bạn không thể mong đợi điều này trong công việc, ít nhất là thời gian đầu khi mới gia nhập doanh nghiệp. Bạn sẽ chỉ có được nó thông qua thời gian.”

Gen Z với nhiều sự khác biệt.

Trong một cuộc khảo sát của LinkedIn hồi tháng 2, 80% người lao động Thế hệ Z (Gen Z), những người đang tìm việc cho biết họ đang tìm kiếm những công việc phù hợp với sở thích và giá trị cá nhân của họ.

Để so sánh, con số này chỉ là 59% đối với thế hệ Millennials (Gen Y), 49% đối với Gen X và 47% đối với Baby Boomers.

Trong khi đó, một báo cáo vào tháng 8 từ Porter Novelli cũng cho thấy 64% Gen Z có nhiều khả năng nói rằng họ muốn làm việc cho một doanh nghiệp sẵn sàng lên tiếng ủng hộ hoặc giải quyết các vấn đề công bằng xã hội.

“Giấc mơ vỡ mộng” – Gen Z và những người lao động trẻ đang phải tranh đấu để phát triển.

Nhưng những người lao động trẻ không chỉ đang lựa chọn công việc của họ nhiều hơn, họ cũng muốn được chi trả nhiều hơn.

Mackey, môt Baby Boomers cho biết: “Tôi từng nóng lòng muốn đi làm. Tôi bắt đầu làm việc ngay khi có thể vì đó là cách tôi có thể kiếm tiền để chi tiêu cho những thứ mình muốn. Những bây giờ thì mọi thứ dường như rất khác.”

Vào năm 2022, nhiều lao động trẻ bị vỡ mộng với thị trường việc làm một phần vì thu nhập của họ không được cao như các thế hệ trước.

Một phần vì lạm phát (Inflation) đã khiến ví tiền của người lao động vốn đã hạn hẹp nay còn trở nên chật vật hơn.

Vào năm 2021, mức lương trung bình của các CEO (Baby Boomers, Gen X, Gen Y) thuộc các doanh nghiệp thuộc S&P 500 đã đạt mức kỷ lục gấp 324 lần so với mức lương trung bình của một nhân viên của họ (chủ yếu Gen Z và Gen Y).

Trong một cuộc khảo sát hồi tháng 5 của Deloitte với 14.000 Gen Zers, 40% cho biết họ dự định nghỉ việc trong vòng hai năm tới.

Trong khi một doanh nghiệp sẽ phát triển tốt hơn nếu được xây dựng bởi sự gắn kết và tích hợp lợi ích của tất cả các bên liên quan.

Những người lao động lao động trẻ tuổi mà đặc biệt là Gen Z phải nỗ lực nhiều hơn để có được mức lương và điều kiện làm việc tốt hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

  • 1
  • 2