Skip to main content

Thẻ: Google

Google chi hàng tỷ USD cho Apple và Samsung để duy trì vị thế độc tôn

Theo Bộ Tư pháp Mỹ, Google trả hàng tỷ USD mỗi năm cho Apple, Samsung và các hãng viễn thông để duy trì vị thế công cụ tìm kiếm số 1 thị trường.

Luật sư Kenneth Dintzer của Bộ Tư pháp Mỹ không tiết lộ số tiền Google bỏ ra để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên hầu hết trình duyệt và điện thoại di động Mỹ, song mô tả đây là “con số khổng lồ”.

Trả lời thẩm phán Amit Mehta trong phiên điều trần tại Washington mới đây, Dintzer cho biết: “Google đầu tư hàng tỷ USD để mọi người không thay đổi nó. Họ mua sự độc quyền mặc định vì sự mặc định rất quan trọng”.

Các hợp đồng của Google là cơ sở cho vụ kiện chống độc quyền của Bộ Tư pháp Mỹ với Google. Bộ cáo buộc công ty tìm cách duy trì độc quyền trên thị trường tìm kiếm trực tuyến theo cách vi phạm luật chống độc quyền. Các Tổng chưởng lý bang cũng đang theo đuổi một vụ kiện tương tự với “gã khổng lồ” này.

Phiên tòa chính thức có thể phải đợi đến năm sau, song buổi điều trần hôm 8/9 là phần cơ bản đầu tiên của một vụ kiện, kéo dài cả ngày, nơi mỗi bên đưa ra quan điểm của mình về việc kinh doanh của Google.

Đơn kiện Google được đệ trình trong những ngày cuối của chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump. Đây là nỗ lực lớn đầu tiên của chính phủ nhằm siết quản lý các hãng công nghệ lớn và tiếp diễn dưới thời Tổng thống Joe Biden.

Nhà Trắng hôm qua cũng tổ chức hội nghị bàn tròn với các chuyên gia để “mổ xẻ” tác hại của các nền tảng công nghệ lớn tới kinh tế và sức khỏe trẻ em.

Luật sư John Schimidtlein của Google cho rằng Bộ Tư pháp Mỹ và các bang đã hiểu sai về thị trường và tập trung quá mức vào các đối thủ nhỏ hơn của họ như Bing của Microsoft, DuckDuckGo.

Thay vào đó, Google còn phải đối diện với cạnh tranh từ hàng tá công ty khác như TikTok của ByteDance, Meta, Amazon, Grubhub và các website khác, nơi mọi người truy cập để tìm kiếm thông tin.

“Bạn không phải lên Google để tìm kiếm trên Amazon. Bạn không phải lên Google để mua vé máy bay trên Expedia. Cạnh tranh khác nhau trên mỗi truy vấn không đồng nghĩa Google không phải đối diện với cạnh tranh khốc liệt”, ông nêu quan điểm.

Theo các luật sư của Bộ Tư pháp, các bang và cả Google, có được dữ liệu mới về truy vấn của người dùng vô cùng quan trọng với thành công của một công cụ tìm kiếm. Google sở hữu Chrome, trình duyệt web phổ biến nhất hiện nay và Android, hệ điều hành di động phổ biến thứ hai của Mỹ.

Trong bản trình bày của mình, luật sư Dintzer nhấn mạnh vào cơ chế của công cụ tìm kiếm Google và các hợp đồng mặc định đã ảnh hưởng đến đối thủ tiềm năng ra sao.

Trên di động, Google ký hợp đồng với Apple, Samsung, Motorola…, hầu hết các trình duyệt và ba nhà mạng Mỹ để bảo đảm công cụ tìm kiếm của họ là mặc định và cài sẵn trên thiết bị mới. Công cụ tìm kiếm Bing mặc định trên trình duyệt Edge của Microsoft và máy tính bảng Fire của Amazon.

Các hợp đồng của Google biến Google thành “cánh cổng” cho mọi người tìm kiếm website trên Internet, ngăn cản các đối thủ đạt được quy mô cần thiết để thách thức Google.

Luật sư Schmidtlein cho biết công ty đã ký hợp đồng với Apple và các trình duyệt như Mozilla từ đầu những năm 2000. Bộ Tư pháp và các bang không giải thích được vì sao bây giờ các thương vụ lại là vấn đề.

Những giao dịch chia sẻ doanh thu mà Google đề nghị với các trình duyệt vô cùng cần thiết với những công ty như Mozilla vì họ cho người dùng sử dụng miễn phí.

“Lý do họ hợp tác với Google không phải vì họ phải làm như vậy mà vì họ muốn vậy”, Schmidtlein khẳng định.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Google chia sẻ cách tối ưu thẻ mô tả Meta Description

Thông qua một tài liệu mới, Google vừa chia sẻ cách để những người làm SEO nói riêng và marketing nói chung có thể tối ưu thẻ mô tả Meta Description cho các bài viết trên website của họ.

Google Meta Description
Google chia sẻ cách tối ưu thẻ mô tả Meta Description

Meta Description là gì?

Như bạn có thể thấy ở trên, Meta Description chính là đoạn mô tả ngắn về nội dung của một bài viết nào đó, chẳng hạn trong đoạn khoanh đỏ trên hình là Meta Description của bài viết về chủ đề Storytelling là gì của MarketingTrips.

Google gợi ý cách viết thẻ Meta Description.

Theo đó, Google liệt kê các cách viết Meta Description theo kiểu Tốt và Xấu để bạn có thể tối ưu và hạn chế các cách viết không phù hợp.

Meta Description được xem là Xấu hay không phù hợp khi:

  • Chứa một loạt các từ khoá nhằm spam SEO.
  • Đoạn mô tả được sử dụng cho mọi bài đăng trên website.
  • Không chứa nội dung mang tính tóm tắt bài viết.
  • Thẻ mô tả quá ngắn (dưới 5 từ).

Và dưới đây chính là thứ mà Google xem là Tốt khi viết Meta Description.

  • Giải thích cụ thể về nội dung của bài viết. Nếu bạn đang bán một thứ gì đó, Meta Description nên nêu bật thứ được bán.
  • Sử dụng từng nội dung riêng biệt cho từng bài viết.
  • Meta Description nên là đoạn mô tả tổng quan về nội dung của bài viết (toàn trang).
  • Nên chứa một số thông tin chi tiết và cụ thể. Ví dụ nếu bạn bán Bút chì thì đoạn Meta Description có thể là “Bút chì cơ tự mài có thể tự động điều chỉnh. Có cả màu Hồng cổ điển và màu vàng Schoolbus. Đặt hàng hơn 50 cây bút chì, được giao hàng miễn phí.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Google đã xoá hơn 2000 ứng dụng cho vay cá nhân từ Google Play tại Ấn Độ

Nằm trong chuỗi các hoạt động trường kỳ nhằm xử lý các ứng dụng không phù hợp với chính sách trên nền tảng, Google cho biết đã xoá hơn 2000 ứng dụng cho vay cá nhân từ Google Play tại Ấn Độ trong năm 2022.

Google đã xoá hơn 2000 ứng dụng cho vay cá nhân từ Google Play tại Ấn Độ
Google đã xoá hơn 2000 ứng dụng cho vay cá nhân từ Google Play tại Ấn Độ

Google cho biết họ đã xoá hơn 2.000 ứng dụng cho vay cá nhân khỏi CH Play (Cửa hàng ứng dụng của Google) tại Ấn Độ đồng thời đang nỗ lực thực hiện một số thay đổi đối với chính sách của mình khi ngân hàng trung ương nước này đang cố gắng xử lý các ứng dụng không đủ điều kiện hoạt động.

Ông Saikat Mitra, giám đốc cấp cao kiêm trưởng bộ phận An toàn (Head of Trust and Safety) của Google Châu Á – Thái Bình Dương (APAC), cho biết tại một sự kiện được tổ chức ở New Delhi rằng các ứng dụng nói trên đang nhắm mục tiêu đến người dùng Ấn Độ.

Và Google, dựa trên các chính sách từ ngân hàng địa phương, sẽ tiến hành xoá các ứng dụng vi phạm hay không đủ điều kiện hoạt động.

Ông này cũng cho biết trong vài tuần tới, Google có kế hoạch thực hiện một số thay đổi đối với chính sách của nền tảng để xây dựng các biện pháp bảo vệ rộng rãi hơn chống lại các ứng dụng vi phạm tương tự.

Google và nhiều công ty khác đang trong bối cảnh chạy đua để truy quét các ứng dụng cho vay mang tính chất lừa đảo ở Ấn Độ.

Một số doanh nghiệp hiện cũng đang sử dụng cách thức kinh doanh cho vay để rửa tiền cho các công ty Trung Quốc, chính quyền địa phương Ấn Độ đã cảnh báo về điều này.

Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ đã thực hiện nhiều hành động khác nhau trong những quý gần đây để loại bỏ các hành vi xấu từ các công ty cho vay và công ty khởi nghiệp fintech.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

(Theo TechCrunch)

Google Search quyết tâm dọn rác trước nạn “SEO Spam”

Sau nhiều chỉ trích vì kết quả tìm kiếm tràn ngập quảng cáo và câu view, từ các website kém chất lượng, Google quyết tâm thay đổi thuật toán để “dọn rác”.

Google sắp thay đổi thuật toán hiển thị kết quả tìm kiếm. Cụ thể, hãng sẽ ưu tiên những nội dung dành cho người dùng và do người dùng tạo ra, giải quyết triệt để tình trạng tiêu đề giật gân (clickbait).

Theo Danny Sullivan, chuyên gia SEO của Google, người dùng thường đánh giá một nội dung là vô bổ khi chúng chỉ chăm chăm vào việc câu lượt xem thay vì cung cấp thông tin cho độc giả.

Nhiều người dùng đã tỏ ra khó chịu khi liên tục vào phải những trang web trông có vẻ đáng tin và chứa thông tin họ cần tìm kiếm nhưng thực tế lại không phải vậy. Nội dung trong đó không liên quan đến từ khóa tìm kiếm hoặc thậm chí là còn chẳng phải do con người tạo ra.

Đây được gọi là “SEO Spam”. Nội dung của những bài viết này chỉ nhằm mục đích xuất hiện ở đầu kết quả tìm kiếm. Vấn nạn này đã làm đau đầu không ít công ty, trong đó có Google. Để giải quyết, gã khổng lồ sắp sửa ra mắt một “bản cập nhật ưu tiên nội dung” bổ ích trong tuần tới.

Bản cập nhật này bao gồm nhiều cài đặt mới giúp thuật toán xếp hạng và nhận diện những nội dung câu view, giật tít. Google cho biết trong quá trình thử nghiệm bản cập nhật đã mang lại những kết quả tìm kiếm về giáo dục, nghệ thuật, giải trí, mua sắm và công nghệ tốt hơn so với trước đó.

Đơn cử như khi người dùng tìm kiếm về một bộ phim gần đây. Trước đây, các kết quả sẽ chỉ hiện thị các bài viết tổng hợp đánh giá từ nhiều nguồn khác nhau.

Nhưng với bản cập nhất Google Search mới nhất, người dùng sẽ nhận được những thông tin chính xác, độc quyền mà chưa từng thấy ở bất cứ đâu, Danny Sullivan khẳng định.

Google còn cho biết hãng sẽ đánh giá và xếp hạng kết quả tìm kiếm dựa trên mục đích, mục tiêu của trang web cùng với đối tượng đích mà website muốn hướng đến.

Theo hãng, việc loại bỏ dần những trang web có nội dung giật tít sẽ giúp những bài viết có ích khác được thăng hạng và xuất hiện ở những vị trí đầu kết quả tìm kiếm của người dùng.

Theo The Guardian, động thái này của Google được thực hiện ngay khi những chỉ trích về công cụ tìm kiếm của hãng tăng cao. Công cụ tìm kiếm của hãng vốn dùng trí tuệ nhân tạo và hệ thống máy học để tìm ra nội dung liên quan và hữu ích nhất cho người dùng.

Song, gần đây nhiều người dùng đã phàn nàn Google Search ngày càng tệ. Nguyên nhân là các kết quả tìm kiếm nhàm chán liên tục xuất hiện. Google chỉ hiển thị quảng cáo và các ứng dụng liên kết với hãng thay vì những từ khóa liên quan.

Do đó, họ bắt đầu chuyển sang dùng các trang web khác như Reddit để truy vấn thông tin. Các công cụ tìm kiếm khác như Bing, DuckDuckGo cũng bắt đầu cạnh tranh với Google trong cuộc đua này.

Nhận định về vấn đề này, cây bút Navneet Alang của Toronto Star cho rằng đây là một “vòng lặp tai hại”. “Google liên tục thay đổi để thử đoán sở thích của người dùng.

Nhưng thị trường này lại ngày một làm xấu đi những kết quả tìm kiếm bằng cách cung cấp những bài viết sơ sài, thiếu chỉn chu và thông tin ít xác thực”, ông viết.

Google cho biết bản cập nhật sẽ được chính thức công bố vào tuần tới nhưng sẽ có hiệu lực trong vòng 2 tuần sau đó. Ban đầu, thay đổi sẽ chỉ áp dụng với các kết quả tìm kiếm bằng tiếng Anh.

Nhưng đại diện Google cho biết hãng sẽ bổ sung cập nhật cho các ngôn ngữ khác trong tương lai. Hãng cũng khẳng định sẽ tiếp tục ra mắt nhiều cải tiến mới để cải thiện chất lượng trang web của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Thuật toán Google Helpful Content 2022

Google sẽ cập nhật các thuật toán mới có tên là Google Helpful Content 2022 tập trung trừng phạt các website sử dụng thủ thuật SEO để tăng thứ hạng tìm kiếm.

Thuật toán Google Helpful Content 2022
Thuật toán Google Helpful Content 2022

Theo thông báo mới đây từ Google, nền tảng này đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công mới tập trung trừng phạt các website có nội dung không hữu ích, các website tổng hợp nội dung từ các website khác thành bài viết riêng và các website sử dụng các thủ thuật SEO để đánh lừa công cụ tìm kiếm với mục đích nâng cao thứ hạng.

Dự kiến được bắt đầu vào đầu tuần tới (ngày 22 tháng 8 năm 2022), Google sẽ phát hành một bản cập nhật mới có tên là Google Helpful Content cho công cụ tìm kiếm của mình với mục tiêu làm giảm giá trị của các website mà hệ thống của Google tin rằng chúng không mang lại giá trị cho người dùng.

Google đang cố gắng ưu tiên các trang có tính thẩm quyền cao, được viết bởi con người và hướng tới việc mang lại giá trị cho người dùng.

Google cho biết: “Đặc biệt, chúng tôi sẽ nhắm mục tiêu đến những website chứa các nội dung dường như được tạo ra chỉ để xếp hạng trên các công cụ tìm kiếm, tức họ sử dụng thủ thuật SEO Web để xếp hạng hơn là tập trung vào giá trị của nội dung.”

Thuật toán Google 2022 Helpful Content là gì?

Với tên gọi là bản cập nhật “nội dung hữu ích” (Google Helpful Content), đây được coi là một trong những cuộc tấn công mới của Google trong cuộc chiến kéo dài giữa gã khổng lồ tìm kiếm với hàng triệu website, nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) và những người làm SEO muốn xuất hiện đầu tiên trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs).

Thuật toán là gì?

Thuật toán trong tiếng Anh có nghĩa là Algorithms, khái niệm đề cập đến một quá trình được sử dụng để xử lý, tính toán hay giải quyết một vấn đề nào đó.

Các thuật toán hoạt động như một danh sách bao gồm nhiều các hướng dẫn khác nhau dùng để thực thi các hành động cụ thể dựa trên phần cứng hoặc phần mềm.

Để có thể hiểu toàn diện về thuật toán, bạn có thể xem: thuật toán là gì

Các đoạn nội dung có vẻ như chứa đầy “kiến ​​thức” – Nhưng nó không phải là những gì người dùng đang tìm kiếm.

Như đã đề cập ở trên, mục tiêu của Google với thuật toán Helpful Content 2022 là các website mà hệ thống của họ tin rằng những nội dung được tạo ra trên đó chủ yếu chỉ để đánh lừa thuật toán tìm kiếm hơn là cung cấp thông tin hay những nội dung giá trị cho người dùng.

Đại diện của Google cho biết: “Một đoạn nội dung có thể chứa các thông tin nhưng nó không phải là thứ mà người dùng thực sự đang tìm kiếm.”

Công cụ tìm kiếm của Google giờ đây sẽ cố gắng ưu tiên các website có tính thẩm quyền cao, những nơi mà hệ thống xếp hạng của nền tảng tin rằng họ cung cấp những nội dung giá trị cao cho người dùng.

(Chẳng hạn như nội dung được viết từ những người có chuyên môn trong một lĩnh vực nào đó hơn là từ những người biên tập nội dung hay nội dung từ các website không liên quan đến chủ đề đang được đề cập).

Helpful Content 2022: Thuật toán của Google sẽ giảm thứ hạng với các website tổng hợp nội dung từ các website khác.

Helpful Content 2022: Thuật toán của Google sẽ giảm thứ hạng với các website tổng hợp nội dung từ các website khác.
Helpful Content 2022: Thuật toán của Google sẽ giảm thứ hạng với các website tổng hợp nội dung từ các website khác.

Một điểm rất đáng chú ý khác trong bản cập nhật thuật toán mới của Google lần này đó là sẽ giảm thứ hạng với các nội dung được tổng hợp lại từ các bài viết đã có sẵn ở các website khác thành bài viết “mới”.

Google cho biết công cụ tìm kiếm sẽ ưu tiên cho các nội dung được xuất hiện lần đầu và đặc biệt là mang yếu tố “duy nhất” của website đó.

Nội dung được viết bởi các phần mềm máy tính có thể khả dụng trong một số trường hợp.

Khi có không ít các doanh nghiệp ngày ngay sử dụng các phần mềm được hỗ trợ bởi AI để biên tập nội dung, Google cho biết chỉ một phần nhỏ các nội dung được biên tập theo kiểu này là phù hợp với thuật toán xếp hạng của Google.

“Trong khi không phải việc sử dụng các phần mềm tự động hóa để sản xuất nội dung là xấu hoặc đi ngược lại với các quy tắc của chúng tôi. Chỉ một số nội dung được biên tập theo hình thức này là mang lại giá trị.”

“Điểm phân biệt chính ở đây là “bạn đã sử dụng AI để thu hút lưu lượng truy cập từ công cụ tìm kiếm hay bạn đã sử dụng nó để xây dựng nội dung cho người dùng.”

Google cũng lưu ý rằng, bởi vì đây là thuật toán được thay đổi trên toàn bộ hệ thống, các website bị giảm thứ hạng sẽ không có cơ hội để kháng nghị.

“Lời khuyên của chúng tôi cho chủ sở hữu, người biên tập nội dung và cả những người làm SEO trên website là: bạn sẽ đăng những nội dung cho người dùng chứ không phải là cho công cụ tìm kiếm.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Google bất ngờ bị sập trên phạm vi toàn cầu

Hàng nghìn người trên thế giới báo cáo việc gặp lỗi truy cập và không thể sử dụng được vì Google Search sập.

google sập
Google sập trên toàn cầu

Sáng 9/8 (giờ Việt Nam), nhiều dịch vụ và trang web của Google đã gặp phải tình trạng ngừng hoạt động trên phạm vi toàn cầu.

Cụ thể, khoảng 8h30, một vài dịch vụ Google như Tìm kiếm và Bản đồ đã sập trên toàn cầu. Google không thể hiển thị các kết quả khi người dùng tìm kiếm từ khóa.

Công cụ này sẽ hiển thị lỗi “502” hoặc “500” khi người dùng tìm kiếm và yêu cầu người dùng đợi 30 giây để tải lại trang.

Trong khi đó, Google Maps lại tải chậm và báo lỗi không thể định vị và chỉ đường. Nhiều người dùng cho biết Gmail và Google Hình ảnh cũng gặp phải sự cố tương tự do hoạt động phụ thuộc vào công cụ tìm kiếm.

Dữ liệu trên DownDetector cũng cho thấy lượng người báo lỗi tăng vọt từ khoảng 8h20, kéo dài đến 9h cùng ngày.

Theo thông tin trên DownDetector, hơn 40.000 nghìn người trên toàn thế giới đã báo cáo sự cố không thể truy cập vào công cụ tìm kiếm. Hiện, người dùng trên nhiều quốc gia như Anh, Australia, Việt Nam đã báo cáo về tình trạng này với Google.

Theo công ty mạng thông minh ThousandEyes, sự cố Google Tìm kiếm sập đã ảnh hưởng ít nhất 1.338 máy chủ ở 40 quốc gia trên toàn thế giới như Mỹ, các nước châu Âu và châu Á.

Ngoài ra, chủ đề Google, Google Maps bị lỗi nhanh chóng được người dùng Twitter quan tâm và chia sẻ trên Twitter.

“Google và một số nhà cung cấp dịch vụ mạng đang gặp vấn đề trong việc hiển thị kết quả tìm kiếm và bản đồ. Có vẻ sự cố này diễn ra với quy mô toàn cầu và ảnh hưởng đến nhiều nền tảng khác nhau”, người dùng @MarkoInGaming chia sẻ.

Tài khoản @romil8jain cho biết anh chỉ gặp phải tình trạng này trên Google Tìm kiếm, trong khi đó Bản đồ, Ảnh và YouTube đều hoạt động bình thường.

Phản hồi về tình trạng này, tài khoản Twitter của Gmail cho biết Google Workspace Status không nhận thấy bất kỳ sự cố nào.

Theo DownDetector, đến 9h sáng, số báo cáo liên quan tới lỗi truy cập Google từ các nơi trên thế giới đã giảm. Tại Việt Nam, người dùng cũng đã truy cập được Google Bản đồ và Tìm kiếm như bình thường. Hiện tại, Google chưa đưa ra bình luận về sự cố này.

Vào tháng 3, ứng dụng Google Maps cũng từng gặp lỗi khiến bản đồ không hiển thị đầy đủ trên cả phiên bản mobile lẫn máy tính, phạm vi ảnh hưởng tại nhiều quốc gia.

Cụ thể, ứng dụng bản đồ Google Maps bị lỗi từ đêm 18/3. Khi truy cập vào phiên bản web lẫn di động, phần bản đồ tải rất chậm và không đầy đủ, khiến người dùng khó xác định vị trí dù vẫn có thể kéo chuột để di chuyển trang web.

Tính năng tìm kiếm địa điểm và một số công cụ cơ bản cũng không hoạt động.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Uỷ ban Truyền thông Mỹ muốn Apple và Google xoá TikTok ra khỏi cửa hàng ứng dụng

Lãnh đạo thuộc Uỷ ban Truyền thông Liên bang Mỹ (U.S FCC) muốn Apple và Google xoá TikTok ra khỏi các cửa hàng ứng dụng .

Theo thông tin từ CNBC, Ông Brendan Carr, một lãnh đạo của Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ đã yêu cầu Apple và Google xóa TikTok ra khỏi các cửa hàng ứng dụng của họ vì những lo ngại về bảo mật dữ liệu liên quan đến Trung Quốc.

Với hơn 1 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng (MAU), TikTok hiện là một trong những ứng dụng video dạng ngắn phổ biến nhất toàn cầu thuộc sở hữu của ByteDance, công ty có trụ sở chính tại Trung Quốc.

Trong một bức thư gửi cho Giám đốc điều hành Apple Tim Cook và Giám đốc điều hành Alphabet Sundar Pichai, Ông Brendan Carr viết:

“TikTok không giống như những gì nó thể hiện, nó không chỉ đơn giản là một ứng dụng giải trí, chia sẻ video hay các meme hài hước.

Về cốt lõi, TikTok hoạt động như một công cụ giám sát tinh vi chuyên thu thập một lượng lớn dữ liệu cá nhân cũng như các dữ liệu nhạy cảm khác.”

Cũng theo nội dung bức thư, nếu Apple và Google không xóa TikTok ra khỏi các cửa hàng ứng dụng của họ, họ phải cung cấp đầy đủ những lý do cho quyết định đó của họ trước ngày 8 tháng 7.

Apple và Google khi này phải chứng minh được rằng “việc TikTok truy cập lén vào dữ liệu nhạy cảm và riêng tư của người dùng Mỹ sống ở Bắc Kinh là không vi phạm bất kỳ chính sách nào.”

Bức thư của Ông Carr cũng trích dẫn một báo cáo của BuzzFeed News cho biết các kỹ sư ở Trung Quốc đã được cấp quyền truy cập vào dữ liệu của người dùng Mỹ trong khoảng thời gian từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 1 năm 2022.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Thu nhập trung bình của nhân viên Google và Facebook

Nhân viên của gần 150 công ty trong danh sách S&P 500 có thu nhập trung bình hơn 100.000 USD. Trong đó, Google và Facebook trả lương hậu hĩnh nhất.  

Theo phân tích của Thời báo Phố Wall, thu nhập trung bình tại hầu hết các công ty S&P 500 năm 2021 đều tăng trong bối cảnh kinh tế bùng nổ và thị trường việc làm thu hẹp.

Alphabet (công ty mẹ Google) và Meta (công ty mẹ Facebook) trả lương cao nhất, gần 300.000 USD/năm.

Ngược lại, Aptiv – nhà cung ứng linh kiện xe hơi – trả lương thấp nhất: một công nhân toàn thời gian tại Mexico kiếm được chưa tới 7.500 USD năm ngoái. Aptiv nằm trong số 44 doanh nghiệp S&P 500 trả lương dưới 30.000 USD.

Nhìn chung, Thời báo Phố Wall cho biết lương nhân viên năm 2021 của 278/453 công ty mà tờ báo phân tích đều tăng và cao hơn năm 2019. Hơn 140 công ty, bao gồm Netflix, khẳng định trung bình nhân viên được trả ít nhất 100.000 USD.

Cạnh tranh tuyển dụng nhân sự theo giờ trở nên căng thẳng vào năm ngoái trong tất cả các ngành. Một số nơi thậm chí còn thưởng thêm để thu hút nhân sự mới hoặc giữ chân nhân viên khi các cửa hàng, văn phòng, sân bay mở cửa trở lại hay bổ sung công suất.

Giới cổ cồn trắng, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ, tài chính, được “săn lùng” trong 2 năm qua.

Năm 2022, nhiều hãng công nghệ lớn đã tăng lương tối thiểu. Chẳng hạn, Amazon tăng mức trần lương tối thiểu lên 350.000 USD từ 160.000 USD, còn Apple tăng lương tối thiểu mỗi giờ lên 22 USD. Google được cho là không tăng lương cho nhân viên nhưng lại tăng lương của các giám đốc cấp cao.

Theo truyền thông, ít nhất 4 lãnh đạo Google được tăng lương cơ bản từ 650.000 USD lên 1 triệu USD, bao gồm Giám đốc Tài chính Ruth Porat, Phó Chủ tịch cấp cao phụ trách Google Search Prabhakar Raghavan, Phó Chủ tịch cấp cao kiêm Giám đốc Thương mại Philipp Schindler và Kent Walker, Chủ tịch các vấn đề toàn cầu kiêm Giám đốc Pháp lý.

Ngược lại, trong email mới, CEO Microsoft Satya Nadella thông báo với nhân viên rằng công ty đã tăng gấp đôi quỹ lương và phân bổ nhiều tiền hơn cho những người đang ở đoạn giữa sự nghiệp.

Du Lam (Theo WSJ)

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Theo ICT News

Google Ads sẽ tạm dừng kiểu chiến dịch ETA cuối tháng 6 này

Bắt đầu từ 30 tháng 6 này, nhà quảng cáo trên Google Ads sẽ không thể tạo các chiến dịch quảng cáo văn bản mở rộng (ETA – Expanded Text Ads).

Google Ads sẽ tạm dừng kiểu chiến dịch ETA

Bắt đầu từ 30 tháng 6 này, nhà quảng cáo trên Google Ads sẽ không thể tạo các chiến dịch quảng cáo văn bản mở rộng (ETA – Expanded Text Ads).

Như đã từng thông báo với các nhà quảng cáo từ tháng 8 năm 2021, với mục tiêu là đơn giản hóa cách tạo quảng cáo và thúc đẩy hiệu suất quảng cáo bằng các công cụ tự động, Google sẽ thay thế kiểu chiến dịch ETA thành RSA (Responsive Search Ads – quảng cáo tìm kiếm tích ứng) với các quảng cáo tìm kiếm trên Google Ads.

Sau thời hạn cuối tháng 6 này, nhà quảng cáo sẽ chỉ có thể tạo hoặc chỉnh sửa quảng cáo tìm kiếm thích ứng trong các chiến dịch tìm kiếm tiêu chuẩn.

Theo Google, các nhà quảng cáo chuyển từ quảng cáo văn bản mở rộng sang quảng cáo tìm kiếm thích ứng sẽ thấy tỷ lệ chuyển đổi trung bình tăng 7% với mức chi phí tương tự.

Những ưu tiên về tự động hoá của Google Ads.

Theo Google, khoảng 15% các truy vấn tìm kiếm (từ khoá) là những tìm kiếm chưa từng thấy trước đó, do đó, để giúp các nhà quảng cáo tiếp cận những khách hàng mới, Google Ads sẽ chuyển sang hướng tự động hoá nhiều hơn (so với thủ công).

Quảng cáo tìm kiếm thích ứng hay Responsive Search Ads sử dụng sức mạnh của công nghệ máy học (Machine Learning) để giúp hiển thị các quảng cáo có liên quan hơn cho nhiều người hơn.

Điều này có ý nghĩa gì đối với các Marketerchuyên gia SEO.

Quảng cáo văn bản mở rộng hiện tại sẽ tiếp tục hoạt động và xuất hiện trong báo cáo hiệu suất, nhưng nhà quảng cáo không thể tạo quảng cáo mới.

Để chuẩn bị cho sự thay đổi này, Google đã đưa ra các đề xuất dưới đây.

  • Thay thế những nội dung quảng cáo văn bản có hiệu suất cao thành quảng cáo tìm kiếm thích ứng và tập trung vào việc cải thiện sức mạnh của quảng cáo.
  • Áp dụng các thay đổi được đề xuất trong phần Đề xuất của tài khoản (Recommendations).
  • Sử dụng các biến thể khác nhau để thử nghiệm các phiên bản quảng cáo khác nhau.
  • Đánh giá mức độ tăng dần về số lần hiển thị, số nhấp chuột và chuyển đổi ở cấp độ nhóm quảng cáo và chiến dịch.

Google Ads cũng khuyến nghị nhà quảng cáo nên sử dụng chiến lược đặt giá thầu thông minh cho các từ khóa đối sánh rộng (broad match) trong quảng cáo tìm kiếm thích ứng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Google đang cập nhật thuật toán tìm kiếm lõi mới 2022

Theo thông báo từ Google, nền tảng tìm kiếm của họ đang cho ra mắt các cập nhật thuật toán xếp hạng nội dung hay từ khoá tìm kiếm mới.

Google cập nhật thuật toán tìm kiếm lõi mới
Google đang cập nhật thuật toán tìm kiếm lõi mới

Cũng tương tự như các bản cập nhật khác, Google về cơ bản là không thông báo hay giải thích chính xác về cách thuật toán của nó hoạt động với mục tiêu chính là không để bộ máy tìm kiếm bị lạm dụng hay chi phối bởi những Spammer.

Về tổng thể, Google giải thích như sau:

“Cứ vài lần mỗi năm, chúng tôi thực hiện những cải tiến đáng kể đối với quy trình xếp hạng (Ranking) tổng thể của mình, thứ mà chúng tôi gọi là các bản cập nhật lõi.

Các bản cập nhật lõi là những thay đổi mà chúng tôi thực hiện để cải thiện công cụ tìm kiếm về tổng thể đồng thời bắt kịp với sự thay đổi của bản chất của các website.

Mặc dù các bản cập nhật không nhắm mục tiêu đến bất kỳ trang web nào cụ thể, nhưng những bản cập nhật này có thể tạo ra một số thay đổi đáng kể đối với cách các trang web hoạt động.”

Google giải thích thêm rằng:

“Bạn không nên lo lắng khi website của bạn hoạt động kém hơn sau các bản cập nhật của chúng tôi. Vì điều đó xảy ra không có nghĩa là website của bạn đang vi phạm chính sách hay đi ngược lại với các hướng dẫn mà Google đưa ra.

Chúng tôi cũng không phải lựa chọn hay nhắm mục tiêu thủ công đến các website cụ thể.

Trên thực tế, không có bản cập nhật lõi nào nhắm mục tiêu đến các trang hoặc website cụ thể. Thay vào đó, chúng tôi chỉ cải thiện cách hệ thống của mình đánh giá nội dung (Content) về mặt tổng thể.

Nói cách khác, nếu hiệu suất SEO của bạn có bị ảnh hưởng thì cũng không phải do bạn đã làm gì sai.

“Google đang tập trung nhiều hơn vào chất lượng của nội dung (Content) trên website, đó là lý do tại sao một số website có chất lượng nội dung tốt đã chứng kiến lưu lượng truy cập của họ tăng lên (một cách đột biến).”

Mặc dù bạn không thể can thiệp hay hiểu chính xác về cách hệ thống xếp hạng nội dung của Google làm điều này, tuy nhiên bạn có thể hiểu rằng bạn đang đi đúng hướng với những gì mà Google đang hướng đến.

Google cho biết toàn bộ tác động của bản cập nhật lõi sẽ có hiệu lực từ tháng 5 năm 2022 và sau đó sẽ mất khoảng vài tuần để cập nhật đầy đủ.

Bằng cách nắm bắt các ưu tiên mà Google đang đưa ra, các Digital Marketer nói chung sẽ có nhiều cách hơn để tối ưu website của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Google xoá gần 900.000 ứng dụng khỏi Play Store

Giống như động thái của Apple gần đây, Google sẽ thực hiện các biện pháp để giải quyết các ứng dụng lỗi thời (cũ hoặc không nhận được bản cập nhật trong hai năm) trên Play Store.

Getty Images

Theo GizChina, với hành động này, Google được cho là sẽ loại khoảng 869.000 ứng dụng khỏi Play Store, trong khi Apple xóa khoảng 650.000 ứng dụng.

Báo cáo của CNET cho biết Google sẽ ẩn các ứng dụng này, khiến người dùng không thể tải xuống cho đến khi các nhà phát triển cập nhật chúng.

Lý do chính mà cả hai công ty đưa ra khi thực hiện các biện pháp này là để bảo vệ sự an toàn cho người dùng của họ.

Các ứng dụng lỗi thời không tận dụng được các thay đổi đối với Android và iOS, các API mới hoặc các phương pháp phát triển mới cung cấp khả năng bảo vệ nâng cao. Do đó, các ứng dụng lỗi thời có thể có các vấn đề bảo mật mà các ứng dụng mới hơn không có.

Một số nhà phát triển đã phàn nàn về kế hoạch gỡ bỏ các ứng dụng chưa được cập nhật trên Play Store trong hai năm. Họ cho rằng hành động của Apple và Google là không công bằng.

Trước đó, Google cũng đã đưa ra các hạn chế bổ sung đối với người dùng cửa hàng kỹ thuật số của hãng tại Nga khi các nhà phát triển sẽ không thể tải lên các ứng dụng trả phí và cập nhật cho chúng trong phiên bản tiếng Nga của Play Store.

Mặc dù vậy, người dùng vẫn có thể tải xuống các ứng dụng Android miễn phí từ Play Store tại Nga, trong khi các ứng dụng và trò chơi trả phí mà người dùng đã tải xuống trước đó tiếp tục hoạt động.

Cuối cùng, Google lưu ý tình hình hiện tại luôn có xu hướng thay đổi nhanh chóng, và các thay đổi tiếp của công ty vẫn có thể diễn ra trong tương lai không xa. Công ty sẽ thông báo đến người dùng về tất cả đổi mới trên trang hỗ trợ của họ.

 

Google Ads là gì? Kiến thức nền tảng về Google Ads cho người mới

Cùng tìm hiểu tất cả các nội dung xoay quanh thuật ngữ Google Ads (Quảng cáo Google) như Google Ads là gì, các thành phần chính có trong Google Ads, các lý thuyết xoay quanh thuật ngữ Google Ads hay cách khởi chạy một chiến dịch quảng cáo Google Ads hoàn chỉnh và hơn thế nữa.

google ads là gì
Google Ads là gì?

Khi nói đến các nền tảng quảng cáo lớn nhất trên toàn cầu, Facebook Ads và Google Ads là hai cái tên phổ biến nhất, chúng phổ biến nhất vì đơn giản là chúng có số lượng người dùng lớn nhất. Vậy thực ra Google Ads là gì và cách chạy Google Ads như thế nào?

Các nội dung sẽ được MarketingTrips đề cập trong bài bao gồm:

  • Google Ads là gì?
  • Giới thiệu toàn cảnh về Google Ads.
  • Vai trò của Google Ads với doanh nghiệp là gì?
  • Các thuật ngữ chính xoay quanh Google Ads.
  • Cách đăng ký và tạo tài khoản Google Ads.
  • Trình quản lý quảng cáo của Google hay Google Ads Manager là gì?
  • Các hình thức quảng cáo hiện có trong Google Ads.
  • Các bước cần có khi xây dựng một chiến dịch quảng cáo Google Ads là gì?
  • Cách thiết lập đo lường chuyển đổi trong Google Ads.
  • Một số xu hướng cập nhật mới của Google với Google Ads trong 2023 là gì?

Bên dưới là những nội dung chi tiết.

Google Ads là gì?

Google Ads hiểu đơn giản là nền tảng quảng cáo của Google, tất cả các sản phẩm quảng cáo có trong Google Ads đều chủ yếu hiển thị trên các hệ sinh thái của Google như Google Search, YouTube, Gmail và các nền tảng web (app) của nhà xuất bản (GDN).

Như đã đề cập ở trên, khi nói đến các nền tảng quảng cáo lớn nhất thế giới tính đến hiện tại là năm 2023, Google Ads song song với đó là Facebook Ads và TikTok Ads là những nền tảng lớn nhất.

Thông qua các hình thức hay mục tiêu quảng cáo khác nhau, Google Ads giúp nhà quảng cáo có thể tiếp cận đến các nhóm đối tượng mục tiêu trên các nền tảng khác nhau như công cụ tìm kiếm, nền tảng xem video YouTube, ứng email Gmail hay trên các website của các nhà xuất bản thuộc đối tác trong mạng lưới hiển thị của Google.

quảng cáo google
Google Ads là gì? Ví dụ về quảng cáo tìm kiếm của Google Ads.

Như bạn có thể thấy ở trên, đó là một mẫu quảng cáo của thương hiệu Nike thuộc sản phẩm quảng cáo tìm kiếm (Google Search Ads) có trong Google Ads. Mỗi ngày, Google ghi nhận khoảng hơn 5 tỷ lượt tìm kiếm trên Google Search.

Cách phân biệt giữa nội dung quảng cáo (Paid Content) và nội dung tự nhiên (Organic Content) đó là nhãn dán “Ad” ở góc trên cùng bên trái của mẫu quảng cáo.

Dưới đây là một số liệu thú vị về Google Ads.

  • Trung bình, tỷ lệ nhấp chuột trên các quảng cáo (CTR) của Google Ads là 8%.
  • Đối với những người dùng có nhu cầu mua hàng, 65% lượt nhấp chuột được thực hiện thông qua các hình thức quảng cáo có trả phí của Google.
  • 54% người dùng có thể mua một thứ gì đó sau khi xem quảng cáo của thương hiệu trên YouTube.

Giới thiệu toàn cảnh về Google Ads.

Như đã đề cập đến ở những phần đầu tiên, Google Ads cũng tương tự như Facebook Ads hay TikTok Ads, tức nền tảng quảng cáo của Google và chủ yếu hiển thị trên hệ sinh thái của Google.

Khi Google có các nền tảng như công cụ tìm kiếm, YouTube, Gmail hay mảng lưới website của bên thứ 3 (các nhà xuất bản được duyệt), Google giúp nhà quảng cáo hiển thị quảng cáo của họ trên các nền tảng này để tiếp cận người dùng mục tiêu.

Sau khi thiết lập các tài khoản quảng cáo và chiến dịch cần thiết, đồng thời quảng cáo được hệ thống của Google duyệt đủ điều kiện, các mẫu quảng cáo của nhà quảng cáo chính thức có thể được hiển thị.

Cơ chế tính chí chủ yếu của Google Ads là PPC (pay per click), có nghĩa là, mặc dù quảng cáo của bạn được hiển thị tuy nhiên nó sẽ là “miễn phí” nếu chưa có ai đó nhấp vào quảng cáo, điều này khác với Facebook Ads là chỉ cần quảng cáo được hiển thị, nhà quảng cáo chính thức bị tính phí ngay cả khi không có ai nhấp hay tương tác với quảng cáo.

Vai trò của Google Ads với doanh nghiệp là gì?

Từ góc nhìn chiến lược, hệ thống quảng cáo của Google hay Google Ads khác hẳn với hầu hết các nền tảng khác vì Google có Google Search, công cụ tìm kiếm chiếm hơn 95% thị phần công cụ tìm kiếm trên thế giới với hàng tỷ lượt tìm kiếm mỗi ngày.

Từ đây, Google Ads cung cấp những cơ hội rất lớn cho các thương hiệu để tiếp cận và tương tác với khách hàng mục tiêu của họ. Dưới đây những vai trò chính hay là những gì mà Google Ads có thể mang lại.

  • Xây dựng độ nhận biết thương hiệu: Như đã phân tích ở trên, với khối lượng người dùng khổng lồ đang sử dụng các sản phẩm của Google hàng ngày, thương hiệu có vô số cách để hiển thị thương hiệu của mình đến họ, giúp họ biết về thương hiệu.
  • Xây mức độ tin tưởng của khách hàng với thương hiệu: Giả sử khi bạn muốn mua một chiếc áo thun chẳng hạn và bạn lên Google để tìm kiếm, việc bạn thấy (hoặc thường xuyên thấy) một mẫu quảng cáo của một thương hiệu nào đó xuất hiện cũng góp phần giúp bạn tin tưởng về thương hiệu đó hơn so với các thương hiệu mặc dù bạn “cố ý” tìm kiếm nhưng vẫn không thấy.
  • Thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng: Mặc dù tuỳ thuộc vào mục tiêu của thương hiệu hay nhà quảng cáo là gì mà họ có thể khởi chạy Google Ads theo những cách khác nhau. Vì với Google, bạn có thể tiếp cận với khách hàng hầu như trên tất cả các phần của phễu bán hàng (Sales Funnel), bạn có thể tăng lượng khách hàng tiềm năng, đặc biệt với các từ khoá dài hoặc từ khoá có khả năng hành động cao.
  • Thúc đẩy doanh số bán hàng: Theo số liệu được công bố bởi Google, khoảng 65% người dùng có xu hướng mua một thứ gì đó sau khi xem video trên YouTube, điều này mang đến cho các nhà quảng cáo những cơ hội lớn để tăng doanh số bán hàng của họ.

Các thuật ngữ chính xoay quanh Google Ads.

Để có thể khởi chạy các chiến dịch quảng cáo trên Google Ads, các nhà quảng cáo mới nên hiểu các thuật ngữ có trong Google Ads, vậy những thuật ngữ đó là gì?

  • Google Manager Accounts: Cũng tương tự như Facebook Business Manager (BM), Manager accounts của Google là tài khoản tổng của doanh nghiệp, nơi có thể chứa các tài khoản quảng cáo (Ad Account) con khác nhau.
  • Ad Account: Như đã đề cập ở trên, Ad Account là tài khoản quảng cáo (thuộc Manager accounts) nơi nhà quảng cáo có thể khởi chạy và quản lý các chiến dịch quảng cáo.
  • Campaign: Là chiến dịch quảng cáo chứa nhóm quảng cáo và các mẫu quảng cáo.
  • Ad Groups: Nhóm quảng cáo thuộc chiến dịch quảng cáo và là nơi chứa các mẫu quảng cáo và từ khoá.
  • Ad: Là các mẫu quảng cáo thuộc các nhóm quảng cáo và chiến dịch quảng cáo.
  • Google Search Ads là gì: Search Ads là một kiểu chiến dịch quảng cáo tìm kiếm trên trình quản lý quảng cáo của Google Ads.
  • Keywords: Chính là các từ khoá có trong các nhóm quảng cáo và gắn liền với các mẫu quảng cáo cụ thể.
  • Chiến lược giá thầu: Tuỳ vào từng mục tiêu của doanh nghiệp khi sử dụng Google Ads là gì như chuyển đổi, giá trị chuyển đổi, click hay tỷ lệ hiển thị, nhà quảng cáo có thể chọn các chiến lược giá khác nhau. Bạn cũng có thể chọn mức giá mục tiêu (CPC/CPA) cho chiến dịch của mình.
  • Đối sánh từ khoá là gì: Là cách thức nhà quảng cáo Google Ads mong muốn quảng cáo của mình được xuất hiện khi người dùng thực hiện một truy vấn nhất định. Hiện Google cung cấp 3 loại đối sánh từ khoá đó là [đối sánh chính xác], “đối sánh cụm từ” và đối sánh rộng theo cách mà MarketingTrips đang thể hiện đến bạn.
  • Mục tiêu của chiến dich Google Ads: Là mong muốn của nhà quảng cáo với các chiến dịch quảng cáo của họ. Google hiện cung cấp các mục tiêu quảng cáo như tăng doanh số bán hàng, khách hàng tiềm năng, lượng truy cập vào website (traffic) hay nhận thức về thương hiệu (brand awareness).
  • Loại chiến dịch: Nơi nhà quảng cáo có thể lựa chọn vị trí hay nơi mà quảng cáo của họ muốn được xuất hiện. Google Ads có các tuỳ chọn như tìm kiếm, hiển thị, video hay chiến dịch thông minh (tiếp cận đa nền tảng).
  • Negative keywords – Từ khoá phủ định: Là các từ, cụm từ mà khi người dùng nhập các từ khoá có chứa các từ và cụm từ đó, quảng cáo sẽ không xuất hiện.
  • Extensions – Tiện ích mở rộng: Là những phần nội dung bổ sung cho các quảng cáo nhằm mục tiêu tăng mức độ hiệu quả tổng thể. Hiện Google cung cấp 3 kiểu tiện ích gồm: Liên kết mở rộng (sitelink), Chú thích (Callout) và cuộc gọi trực tiếp (Call).
  • Placement: Vị trí (web, kênh YouTube, ứng dụng…) mà bạn muốn quảng cáo xuất hiện.
  • Responsive – Thích ứng: Với quảng cáo tìm kiếm thích ứng, bạn chỉ cần nhập nội dung đầu vào, Google tự động lựa chọn và tối ưu quảng cáo (tiêu đề, hình ảnh, mô tả…).
  • Quality Score – Điểm chất lượng là gì: Là một trong những yếu tố quan trọng Google Ads sử dụng để xếp hạng quảng cáo. Hiện có 3 yếu tố đóng góp vào điểm chất lượng là CTR, tính liên quan (ad relevance) và trải nghiệm trang đích (landing page experience). Note: QS được tính cho từng từ khoá và không tính đến các kiểu đối sánh từ khoá.

Cách đăng ký và tạo tài khoản Google Ads.

Như đã đề cập đến ở trên, với những nhà quảng cáo mới bắt đầu với Google Ads, những gì họ cần làm là tạo các tài khoản tổng tức Manager accounts trước khi tạo các tài khoản quảng cáo trực thuộc nó.

Dưới đây là các bước để bạn làm điều này.

  • Bước 1: Truy cập vào https://ads.google.com/intl/vi_vn/home/tools/manager-accounts/ và chọn tạo một tài khoản người quản lý mới.
  • Bước 2: Đăng nhập tài khoản gmail của bạn và điền các thông tin cần thiết.
  • Bước 3: Truy cập vào gmail mà Google đã gửi xác thực và nhấp vào liên kết.
  • Bước 4: Hoàn thành bước tạo tài khoản Google Manager accounts.
  • Bước 5: Sau khi có tài khoản người quản lý, bạn chọn phần Tài khoản để tạo những tài khoản quảng cáo (Ad Account) trực thuộc (hoặc tạo tài khoản người quản lý khác).
  • Bước 6: Sau khi có tài khoản quảng cáo, bạn có thể bắt đầu tạo các chiến dịch từ đây.

Trình quản lý quảng cáo của Google hay Google Ads Manager là gì?

Cũng giống hầu hết các nền tảng quảng cáo khác, Google cũng có trình quản lý quảng cáo riêng dùng để quản lý tất cả các tài sản quảng cáo.

Hiểu một cách đơn giản nhất, trình quản lý quảng cáo của Google hay Google Ads Manager là nơi nhà quảng cáo có thể thiết lập, khởi chạy, quản lý và tối ưu các chiến dịch quảng cáo.

Giao diện tổng quan của một trình quản lý quảng cáo.

Liên quan đến khái niệm này, có một thuật ngữ khác mà các nhà quảng cáo nên hiểu đó là Google Ad Manager.

Google Ad Manager là một nền tảng trao đổi quảng cáo hoàn chỉnh của Google tạo điều kiện thuận lợi cho cả việc mua và bán quảng cáo trên nhiều mạng lưới quảng cáo và địa điểm khác nhau, bao gồm AdSense và (trước đây) AdExchange.

Nếu trước đây bạn đã từng sử dụng các công cụ quảng cáo của Google, bạn có thể nhận thấy rằng Google Ad Manager kết hợp các tính năng được cung cấp bởi DoubleClick for Publishers và DoubleClick AdExchange, (đã được Google mua lại vào năm 2007).

Google Ad Manager cho phép các nhà quảng cáo tạo ra một mạng lưới rộng hơn và tăng tính cạnh tranh cho các quảng cáo bằng cách quản lý quảng cáo và không gian quảng cáo trên nhiều mạng lưới quảng cáo (ad networks).

Các hình thức quảng cáo chính hiện có trong Google Ads là gì?

google ads là gì
Các hình thức quảng cáo chính hiện có trong Google Ads là gì?

Như bạn có thể thấy ở trên cũng như các phân tích từ đầu bài, Google Ads cung cấp một số hình thức quảng cáo chủ yếu chạy trên hệ sinh thái của Google.

Theo đó Google cung cấp 6 hình thức quảng cáo chính bao gồm:

  • Quảng cáo tìm kiếm – Google Search Ads là gì: Bạn có thể tiếp cận hàng tỷ người dùng thông qua công cụ tìm kiếm của Google chủ yếu dưới dạng văn bản (Text Ads).
  • Quảng cáo tối đa hoá hiệu suất – Google Performance Max Campaigns: Là kiểu chiến dịch mới của Google theo hướng tự động, nơi nhà quảng cáo có thể tiếp cận người dùng trên tất cả các nền tảng của Google thông qua một chiến dịch duy nhất.
  • Quảng cáo hiển thị – Google Display Ads: Hiển quảng cáo của thương hiệu trên các nền tảng web của nhà xuất bản (publishers) thuộc chương trình Google Adsense của Google.
  • Quảng cáo mua sắm – Google Shopping Ads là gì: Quảng cáo mua sắm cho phép nhà quảng cáo sử dụng dữ liệu sản phẩm từ Merchant Center hiện có (không phải từ khóa) để xác định cách thức và vị trí hiển thị quảng cáo. Dữ liệu sản phẩm nhà quảng cáo gửi lên thông qua Merchant Center chứa các thông tin chi tiết về sản phẩm. Google Ads sẽ sử dụng những thông tin chi tiết này để đối sánh nội dung tìm kiếm của người dùng với quảng cáo để đảm bảo hiển thị sản phẩm một cách thích hợp nhất.
  • Quảng cáo video – Google Video Ads: Nhà quảng cáo có thể tiếp cận khách hàng mục tiêu trên YouTube và trên các website đối tác khác của Google.
  • Quảng cáo khám phá – Google Discovery Ads: Cũng là một cách thức quảng cáo theo hướng tự động của Google, cho phép nhà quảng cáo hiển thị quảng cáo trên các nền tảng như YouTube, Gmail hay các sản phẩm khác của Google thông qua một chiến dịch duy nhất.

Tuỳ vào từng mục tiêu của doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn là gì, bạn có thể cần ưu tiện lựa chọn các kiểu chiến dịch Google Ads khác nhau.

Các bước cần có khi xây dựng một chiến dịch quảng cáo Google Ads là gì?

Với với các nền tảng quảng cáo khác như TikTok, LinkedIn hay thậm chí là Facebook, quảng cáo trên Google có phần thức tạp hơn.

Dưới đây là những bước chính bạn có thể trải qua khi xây dựng một chiến dịch quảng cáo trên Google Ads.

Bước 1: Xác định các mục tiêu và KPIs chính khi sử dụng Google Ads.

Tuỳ vào từng mục tiêu (sales và marketing) khác nhau, cách thiết lập các chiến dịch có thể khác nhau. Ví dụ, nếu mục tiêu của doanh nghiệp là xây dựng thương hiệu, có thể chọn kiểu chiến dịch là display hoặc video (Web + YouTube).

Hay liên quan đến chiến lược giá thầu, nếu KPIs là traffic (click) thì thương hiệu có thể chọn chiến lược giá thầu (bid strategy) là tối đa hoá lượt nhấp chuột (maximize clicks).

Những yếu tố chính có thể ảnh hưởng (thay đổi theo mục tiêu và KPIs) bao gồm: mục tiêu chiến dịch, kiểu chiến dịch, chiến lược giá thầu, đối tượng, khu vực, nội dung quảng cáo, từ khoá và landing page.

Bước 2: Nghiên cứu, lựa chọn từ khoá và thiết lập đối sánh từ khoá.

Sau khi đã thấu hiểu được các mục tiêu cần đạt được, cũng như lựa chọn xong cấu trúc cơ bản của chiến dịch, nghiên cứu từ khoá là công đoạn cần thực hiện cẩn thận tiếp theo.

Công cụ phổ biến nhất để nghiên cứu từ khoá trên Google Ads chính là công cụ trực tiếp của Google, Google Keyword Planner.

Tuỳ thuộc vào mức ngân sách và mục tiêu kinh doanh của bạn là gì, bạn có thể lựa chọn số lượng, kiểu từ khoá (ví dụ: ngắn, dài) và loại đối sánh khác nhau.

  • Mỗi từ khoá đã hiển thị dự báo dung lượng (volume search), giá thầu dự kiến.
  • Cần traffic và hiển thị nhiều có thể chọn đối sánh rộng.
  • Chọn các từ khoá dài và cụ thể nếu thương hiệu muốn tập trung vào bán hàng hay các hành động cụ thể.

Có 04 kiểu từ khoá chính liên quan đến ý niệm/ý định tìm kiếm (search intent) của người dùng:

  • Từ khoá thông tin (know, infor) nếu người dùng muốn tìm hiểu các thông tin cơ bản về sản phẩm.
  • Từ khoá điều hướng (go) nếu người dùng tìm kiếm liên quan đến các sản phẩm, dịch vụ, địa điểm hay thương hiệu cụ thể.
  • Từ khoá thương mại (near action) nếu người dùng đang muốn mua sản phẩm nhưng đang cân nhắc hay so sánh với các sản phẩm (đối thủ) khác.
  • Và cuối cùng là từ khoá chuyển đổi (do, action) khi người dùng về cơ bản đã sẵn sàng mua hàng.

Ví dụ: áo thun nam -> áo thun nam uniqlo -> áo thun nam giá rẻ/áo thun nam uniqlo có tốt không -> mua áo thun nam tại gò vấp. (theo thứ tự các kiểu từ khoá).

Tips: Nếu ngân sách nhỏ và số lượng hay dung lượng nhiều, tốt nhất nên chia ngân sách ra các khoản khác nhau cho các kiểu từ khoá khác nhau, mục tiêu cuối cùng là tìm ra từ khoá, loại từ khoá hay kiểu đối sánh nào đang mang lại các kết quả (KPIs ban đầu) tốt nhất.

Bước 3: Xác định chiến lược nhóm quảng cáo và quảng cáo.

Sau khi có được từ khoá, căn cứ vào số lượng, mức độ khác nhau giữa các từ khoá, hãy quyết định số lượng nhóm quảng cáo (tối thiểu là 2 và trung bình 5) và mẫu quảng cáo trong mỗi nhóm quảng cáo của Google Ads (ít nhất 2 và trung bình 5).

Bước 4: Viết nội dung quảng cáo và tối ưu mức độ liên quan giữa quảng cáo với từ khoá và trang đích.

Vì chất lượng quảng cáo có thể quyết định mức độ hiệu quả (CTR, CPC…) quảng cáo nên cần cân nhắc kỹ mối liên quan giữa nội dung quảng cáo, các từ khoá có trong mỗi nhóm quảng cáo và trang đích (landing page).

Những nội dung quảng cáo hiệu quả nhất là những nội dung được sản xuất sau khi đã thấu hiểu sản phẩm, khách hàng, đối thủ và bối cảnh kinh doanh hiện tại.

Điều này có nghĩa nội dung quảng cáo không bắt đầu từ việc có từ khoá và viết theo đó, nó cần được định hướng từ sản phẩm, khách hàng, đối thủ và bối cảnh kinh doanh.

Nếu các sản phẩm là tương tự nhau (hay thậm chí là nhiều đối thủ cùng chạy 1 sản phẩm như các dự án bán chung cư), mục tiêu của nhà quảng cáo khi này là phải tìm ra các điểm bán hàng khác biệt (USP), sử dụng nó là “keyword” chính để thúc đẩy người dùng nhấp chuột.

Bước 5: Xem kết quả quảng cáo và tối ưu chiến dịch.

Bước cuối cùng khi triển khai một chiến dịch quảng cáo Google Ads là bạn cần đánh giá lại các hiệu suất hiện có của quảng cáo và tối ưu hoá chiến dịch.

Giai đoạn tối ưu sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn nếu bạn đã chuẩn bị bài bản và toàn diện từ những bước đầu tiên (như các bước nói ở trên).

Tips: Nội dung và các phương án thay thế (nội dung, từ khoá, landing page…) nên thể hiện trên Excel (khuyến nghị) để tiện theo dõi và có được cái nhìn trực quan hơn.

Cách thiết lập đo lường chuyển đổi (conversions) trong Google Ads.

Sau khi bạn đã hoàn thành các bước nói trên và bắt đầu khởi chạy các chiến dịch quảng cáo, chuyển đổi có được có lẽ là điều quan trọng nhất.

Trong khi bạn có nhiều cách khác nhau để thiết lập theo dõi hiệu quả hay chuyển đổi quảng cáo của mình, sử dụng trình quản lý thẻ của Google tức Google Tag Manager (GTM) là một trong những cách thức đơn giản và được khuyến nghị nhất.

Bạn có thể xem thêm Google Tag Manager là gì để hiểu sâu hơn về trình quản lý thẻ của Google, GTM không chỉ giúp bạn quản lý và đo lường chuyển đổi của các chiến dịch của Google Ads mà còn cả Facebook Ads, TikTok Ads và nhiều nền tảng quảng cáo khác.

Dưới đây là những gì bạn cần làm để có thể đo lường chuyển đổi:

Bước 1: Đăng ký tài khoản và thiết lập Google Tag Manager.

Như đã phân tích, vì bạn sử dụng GTM để đo lường chuyển đổi nên bước đầu tiên bạn cần làm là đăng ký một tài khoản GTM, bạn có thể có được cách thiết lập từ bài viết về Google Tag Manager nói trên.

Bước 2: Thiết lập chuyển đổi từ Google Ads.

google ads
Cách thiết lập chuyển đổi trong Google Ads.

Như bạn có thể thấy ở trên trong trình quản lý quảng cáo của Google, bạn chọn Đo lường và nhấp vào Lượt chuyển đổi.

Thiết lập hành động chuyển đổi trong Google Ads.
Thiết lập hành động chuyển đổi trong Google Ads.

Từ đây, bạn nhấp vào Hành động chuyển đổi mới  để tạo chuyển đổi mới cho tài khoản quảng cáo của mình.

Tính năng theo dõi lượt chuyển đổi có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của hoạt động tiếp thị trực tuyến (digital marketing). Khi sử dụng tính năng này, bạn có thể biết các hành động chuyển đổi mà khách hàng thực hiện sau khi xem quảng cáo.

Bạn thiết lập mỗi lần một hành động chuyển đổi, nhưng có thể theo dõi nhiều hành động chuyển đổi cùng một lúc.

Các loại chuyển đổi hiện có trong Google Ads là gì?
Các loại chuyển đổi hiện có trong Google Ads là gì?

Sau khi bạn chọn hình thức chuyển đổi mong muốn và điền URL của website cũng như trang chuyển đổi mong muốn bạn sẽ được Google cấp mã đo lường chuyển đổi.

Bước 3: Kết nối chuyển đổi với Google Tag Manager.

Từ trình quản lý của GTM bạn chọn thẻ (Tag) mới, chọn Google Ads Conversions Tracking và dán code vừa có được vào.

Cách thiết lập đo lường chuyển đổi (conversions) trong Google Ads.
Cách thiết lập đo lường chuyển đổi (conversions) trong Google Ads.

Ngoài ra theo yêu cầu của Google Ads thì bạn cũng cần tạo một thẻ Google Ads Conversion Linker như bên dưới để kết nối các chuyển đổi từ Google Ads tới website.

Một số xu hướng cập nhật mới của Google với Google Ads trong 2023 là gì?

Google Ads: Các chiến dịch mua sắm thông minh và địa phương sẽ được chuyển đổi từ tháng 9
Một số xu hướng cập nhật mới của Google với Google Ads trong 2023 là gì?

Cũng tương tư như các thuật toán của công cụ tìm kiếm hay các nền tảng quảng cáo khác, Google Ads trong những năm gần đây có rất nhiều thay đổi trong đó ưu tiên các loại hình quảng cáo theo hướng tự động như Performance Max hay Responsive Search Ads.

Vậy những xu hướng chính của Google Ads trong 2023 là gì?

Xu hướng Google Ads 1: Google Ads sẽ tự động hoá nhiều hơn.

Như đã đề cập ở trên, vào năm 2023, Không chỉ Google Ads mà còn các nền tảng quảng cáo khác sẽ chuyển sang hướng tự động (Automation) nhiều hơn.

Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Google Ads, Ông Jerry Dischler cho biết sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng vừa thể hiện cả thách thức lẫn cơ hội cho nền tảng cũng như các nhà quảng cáo nói chung.

Ông cho rằng các thương hiệu nên sẵn sàng, tập trung và đẩy nhanh tốc độ để thúc đẩy sự tăng trưởng:

“Hơn 80% nhà quảng cáo của Google hiện đang sử dụng tính năng đặt giá thầu tự động để giải phóng thời gian và cải thiện hiệu suất quảng cáo.”

Liên quan đến các chiến lược tự động hoá, Google nhấn mạnh việc sử dụng 2 loại chiến dịch mới là Khám phá (Discovery) và Hiệu suất tối đa (Performance Max).

Cả hai loại chiến dịch này đều tập trung vào việc tiếp cận tối đa người dùng trên quy mô lớn từ một chiến dịch nhất định. Các lợi ích nổi bật của nó bao gồm:

  • Đơn giản hơn trong việc quản lý (ít chiến dịch hơn).
  • Phạm vi tiếp cận đa kênh.
  • Không gian (dung lượng) quảng cáo (ad inventory) lớn hơn.
  • Chuyển đổi (tích luỹ) tốt hơn.

Đối với các loại chiến dịch khác như tìm kiếm (Search), hiển thị (Display) và YouTube, Google khuyên nhà quảng cáo nên dựa vào các tính năng tự động hóa trong việc đặt giá thầu thông minh (Smart Bidding), quảng cáo tìm kiếm thích ứng (Google Responsive Search Ads) và đối sánh từ khoá rộng (Match Keywords).

Xu hướng Google Ads 2: Tận dụng dữ liệu của bên thứ nhất – First Party Data.

Khi quyền riêng tư của người dùng tiếp tục được ủng hộ, việc tích hợp dữ liệu của bên thứ nhất với các nền tảng quảng cáo như Google Ads là những gì doanh nghiệp nên làm vì nó sẽ trở nên quan trọng hơn đối với các nhà tiếp thị kỹ thuật số vào năm 2023.

Nếu như trong quá khứ, các nhà quảng cáo phụ thuộc vào thẻ (tag), cookies hay pixel để thu thập và theo dõi người dùng, khi Apple và Google đang bắt đầu hạn chế việc sử dụng các phương tiện theo dõi này, nhà quảng cáo cần chuẩn bị nhiều hơn.

Xu hướng Google Ads 3: Từ khoá sẽ ít quan trọng hơn và thay vào đó là ý niệm của người tiêu dùng.

Vào năm 2023, các thương hiệu không chỉ nên hiển thị quảng cáo khi đối tượng mục tiêu tìm kiếm một thứ gì đó, thay vào đó nên hiển thị khi họ trực tuyến.

Bằng cách phân loại đối tượng mục tiêu thành các phân khúc khác nhau, nhà quảng cáo nên nhắm mục tiêu đến họ bằng những nội dung (Content) khác nhau.

Một chuyên gia về Google Ads cho biết: “Các kiểu đối sánh hay phân loại từ khoá sẽ không còn là những gì mà nhà quảng cáo nên quá tập trung, những nội dung khác như thấu hiểu đối tượng mục tiêu hay ý định của họ đằng sau mỗi truy vấn tìm kiếm (Search Intent) còn quan trọng hơn.”

Xu hướng Google Ads 4: Sự dịch chuyển trong việc đo lường chuyển đổi của các chiến dịch quảng cáo.

Cũng tương tự như Facebook Conversion API, Google Ads cũng đang tìm cách theo dõi các chuyển đổi ngoại tuyến của Google trên nền tảng trong bối cảnh nhà quảng cáo có ít dữ liệu trực tuyến hơn từ người dùng.

Những người làm marketing hay nhà quảng cáo thông minh sẽ nhanh chóng bắt đầu theo dõi chuyển đổi ngoại tuyến và tích hợp chúng vào Google Ads để có thể chứng minh những nỗ lực của họ trong tương lai vào năm 2023.

Kết luận.

Bằng cách thấu hiểu google ads là gì, các hình thức quảng cáo Google hiện có, cũng như thích ứng nhanh với các xu hướng mới của Google Ads trong 2023, nhà quảng cáo có nhiều cơ hội hơn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng như mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MareketingTrips

Nguồn: MarketingTrips

Google vừa ra mắt ví kỹ thuật số Google Wallet mới

Google Wallet là ứng dụng ví điện tử cho phép người dùng lưu trữ những tài sản số như thẻ tín dụng, vé điện tử và hơn thế nữa.

Google ra mắt Google Wallet
Getty Images

Tại hội nghị các nhà phát triển vào ngày 12/5, Google chính thức ra mắt Google Wallet, một ứng dụng Android và Wear OS mới cho phép người dùng lưu trữ những thứ như thẻ tín dụng, thẻ khách hàng thân thiết, ID kỹ thuật số, thẻ chuyển tuyến vận tại, vé xem hòa nhạc, thẻ tiêm chủng, và nhiều thứ khác.

Khi Google thông báo thông tin này, có không ít người thắc mắc vậy nó khác gì so với Google Pay, nơi bạn có thể thanh toán trực tuyến và không cần tiếp xúc.

Trở lại năm 2020, Google đã thực hiện một số thay đổi lớn đối với Google Pay để tập trung nhiều hơn vào việc theo dõi chi tiêu của bạn, gửi và nhận tiền giữa bạn bè cũng như các thành viên trong gia đình.

Vào thời điểm đó, Google thậm chí còn muốn ra mắt tài khoản ngân hàng của riêng mình bằng cách hợp tác với các tổ chức tài chính như Citigroup (mảng tài chính và ngân hàng) giúp người dùng quản lý tài khoản ngân hàng của họ trong Google Pay.

Tuy nhiên tham vọng này của Google cuối cùng đã phải dừng lại khi người điều hành dự án đã rời khỏi Google sau 6 tháng triển khai.

Google cho biết hiện tại, Google Pay đã có mặt tại 42 thị trường, 39 thị trường trong số này sẽ thấy ứng dụng Google Pay cập nhật lên ứng dụng Google Wallet mới.

Với thị trường Mỹ và Singapore, Google Pay sẽ vẫn là ứng dụng tập trung vào thanh toán trong khi Google Wallet sẽ tồn tại song song để tập trung vào việc lưu trữ thẻ kỹ thuật số của người dùng.

Trong khi đó, tại Ấn Độ, Google nói rằng “mọi người sẽ tiếp tục sử dụng ứng dụng Google Pay mà họ đã quen thuộc như hiện tại.”

Ông Arnold Goldberg, Phó Chủ tịch và Giám đốc mảng thanh toán tại Google cho biết:

“Ứng dụng Google Pay sẽ là một ứng dụng đồng hành với Google Wallet, hãy coi Google Pay là ứng dụng để bạn thanh toán và quản lý tiền, trong khi Google Wallet sẽ thực sự là nơi lưu trữ các tài sản thanh toán và phi thanh toán (non-payment) của mình.”

Goldberg lưu ý rằng Google quyết định đi theo con đường này vì tốc độ số hóa nhanh chóng mà họ đã thấy trong suốt hai năm qua của đại dịch.

Ông nói: “Với tư cách là một tổ chức thanh toán – những gì chúng tôi cần làm là không chỉ tập trung vào mảng thanh toán trực tuyến mà còn nghĩ về những gì chúng tôi có thể cho phép mọi người làm với ví kỹ thuật số của họ.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Google thông báo sẽ dừng sử dụng nền tảng YouTube Go

Google chính thức gửi thư thông báo tới người dùng rằng YouTube Go sẽ dừng hoạt động kể từ tháng 8 năm 2022.

Google dừng sử dụng YouTube Go

YouTube Go là ứng dụng nằm trong gói phần mềm Android Go của Google. Gói phần mềm này được phát triển để tương thích với các thiết bị Android có phần cứng hạn chế.

Android Go sở hữu đầy đủ các dịch vụ tiện ích từ Google như: Google Maps Go, Gallery Go, Google Go, YouTube Go… Các ứng dụng này đều được lược bỏ một số tính năng để tối ưu hóa cũng như hạn chế tối đa dung lượng cho những thiết bị có phần cứng cũng bộ nhớ hạn chế.

Nhưng dường như, Google đang dần khép lại gói phần mềm này, thay vào đó, gã khổng lồ sẽ ưu tiên các ứng dụng có khả năng tương thích cao hơn, phù hợp với phần lớn thiết bị hiện tại.

Trên thực tế, các thiết bị điện thoại thông minh cấp thấp hiện nay đều có thể đáp ứng được yêu cầu phần cứng của các ứng dụng từ Google. Do đó, việc tiếp tục triển khai YouTube Go trong thời điểm này là không quá cần thiết.

YouTube Go sẽ bắt đầu ngừng hoạt động vào tháng 8/2022. Google chưa đưa ra thời hạn cụ thể khi nào quyền truy cập sẽ bị cắt hoàn toàn, nhưng gã khổng lồ có vẻ nghiêm túc trong việc chuyển người dùng sang ứng dụng YouTube chính.

Vào đầu năm 2022, Chrome đã loại bỏ chế độ Lite (tiết kiệm dữ liệu). Google ngày càng tối ưu hóa tốt hơn trong việc để phần mềm của mình thích ứng với các điều kiện dữ liệu chậm hơn, mà không cần đến một ứng dụng chuyên dụng.

Ngoài việc giải quyết những vấn đề về khả năng tương thích và quyền truy cập, rõ ràng, Google cũng muốn càng nhiều người dùng càng tốt có được trải nghiệm YouTube đầy đủ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Khoá học Digital Marketing và eCommerce của Google

Nhằm mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng năng lực trong lĩnh vực thương mại điện tử và tiếp thị kỹ thuật số, Google vừa thông báo ra mắt khoá học về eCommerce và Digital Marketing mới.

học digital marketing google
Google ra mắt khoá học về eCommerce và Digital Marketing.

Khi yếu tố công nghệ và các công cụ kỹ thuật số tiếp tục là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp tăng trưởng trong bối cảnh mới, Google vừa tiếp thêm năng lượng cho các Digital Marketer thông qua chương trình mới.

Theo Google:

“3 trong số 4 doanh nghiệp vừa và nhỏ của Mỹ đã báo cáo rằng việc áp dụng các công cụ kỹ thuật số (digital tools) trong thời kỳ đại dịch đã tạo ra nhiều các cơ hội mới cho hoạt động kinh doanh của họ.

Và các doanh nghiệp kỹ thuật số cũng đã báo cáo rằng tỷ lệ thu hút khách hàng của họ tốt hơn tới 20 lần. Tuy nhiên, gần một nửa (49%) doanh nghiệp nhỏ vẫn thiếu thông tin và kỹ năng cần thiết để sử dụng các công cụ kỹ thuật số.

Đó là lý do tại sao chúng tôi đang mở rộng chương trình Chứng chỉ nghề nghiệp của Google (Google Career Certificates) để có thể đáp ứng nhiều hơn nữa nhu cầu của các doanh nghiệp và người tìm việc.”

Chương trình Chứng chỉ nghề nghiệp của Google.

Các doanh nghiệp có thể sử dụng Chứng chỉ nghề nghiệp của Google để đào tạo nhân viên của họ cho các công việc liên quan đến phân tích dữ liệu, tiếp thị kỹ thuật số (digital marketing), thương mại điện tử (eCommerce), hỗ trợ CNTT, quản lý dự án hoặc thiết kế trải nghiệm người dùng (UX).

Chứng chỉ không yêu cầu người có kinh nghiệm và nhân viên có thể đạt được chứng chỉ được ngành công nhận trong vòng từ 3 đến 6 tháng học bán thời gian.

Google hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng năng lực eCommerce và Digital Marketing.

Đại dịch đã góp phần làm thúc đẩy nhu cầu về các công cụ kỹ thuật số – và các doanh nghiệp có thể ứng dụng các công nghệ kỹ thuật số tiên tiến đã chứng minh rằng họ có nhiều lợi thế hơn về mặt kinh doanh.

Để đảm bảo các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô đều có thể sử dụng Digital Marketing và thương mại điện tử (eCommerce) để mở ra các cơ hội phát triển mới – Chương trình chứng chỉ nghề nghiệp của Google là một cánh tay đắc lực.

Dưới đây là những gì bạn sẽ nhận được trong khoá học:

  • Các kỹ năng Digital Marketing và eCommerce, bao gồm cách tìm kiếm khách hàng, Social Media, tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO), quảng cáo, xây dựng cửa hàng trực tuyến, đo lường và phân tích, nghiên cứu thị trường, cũng như xây dựng lòng trung thành của khách hàng (brand loyalty).
  • Cũng giống như tất cả các chứng chỉ khác của Google, tất cả người hướng dẫn khóa học đều là nhân viên của Google, họ là những chuyên gia về các chủ đề liên quan.
  • Người học sẽ có được những trải nghiệm thực tế với các công cụ cũng như nền tảng Digital Marketing và eCommerce phổ biến như Canva, Constant Contact, Hootsuite, HubSpot, MailChimp, Shopify, Twitter, hay cả Google Ads và Google Analytics.

Bạn có thể xem chi tiết các khoá học tại: eCommerce & Digital Marketing Certificate

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Google cho phép người dùng hạn chế các quảng cáo mới với YouTube và GDN

Nếu bạn muốn hạn chế các quảng cáo không mong muốn từ YouTube và GDN, Google giờ đây cho bạn thêm một số tuỳ chọn mới để làm điều này.

Google cho phép người dùng hạn chế các quảng cáo mới với YouTube và DGN
Google cho phép người dùng hạn chế các quảng cáo mới với YouTube và DGN

Theo đó, Google hiện cho phép người dùng hạn chế các quảng cáo với 3 chủ đề bao gồm:

  • Mang thai và nuôi dạy con cái.
  • Hẹn hò.
  • Giảm cân.

Theo Google, họ chính thức mở rộng các biện pháp hạn chế quảng cáo tới người dùng từ các “chủ đề không mong muốn” trên phạm vi toàn cầu như cách họ đã hạn chế quảng cáo với bia rượu và cờ bạc từ năm 2020.

Với các quảng cáo trên YouTube và GDN (Google Display Network).

Nếu như trước đây người dùng chỉ có thể hạn chế các quảng cáo bia rượu và cờ bạc, thì giờ đây họ có thể hạn chế các quảng cáo liên quan đến giảm cân, hẹn hò và nuôi dạy con cái.

Như những gì Google đã đề cập, người dùng chỉ có thể “hạn chế” tức là xem ít hơn với các chủ đề này chứ không phải là không thấy hoàn toàn. Bên cạnh đó, tuỳ thuộc vào chính sách của từng quốc gia, các hạn chế và nội dung hạn chế có thể khác nhau.

Cách người dùng có thể hạn chế quảng cáo.

Để có thể hạn chế các quảng cáo không mong muốn, người dùng có thể truy cập phần Cài đặt quảng cáo (Ad Settings) trong trang tổng quan của tài khoản Google của họ như hình bên dưới.

Theo Google:

“Mọi người muốn kiểm soát nhiều hơn các trải nghiệm quảng cáo của họ, bao gồm cả việc chặn hay hạn chế các quảng cáo hoặc danh mục mà họ không muốn xem.

Vì lý do này, chúng tôi đang mở rộng các công cụ của mình, cho phép người dùng lựa chọn các tuỳ chọn khác nhau để xem ít hơn các quảng cáo liên quan đến chủ đề mang thai và nuôi dạy con cái, hẹn hò và cả giảm cân.

Chúng tôi sẽ tiếp tục lắng nghe phản hồi của người dùng và thêm mới các danh mục phù hợp cần hạn chế trong tương lai.”

Đối với những nhà quảng cáo hay người làm marketing nói chung, cập nhật mới này cũng có cả những thuận lợi và bất lợi nhất định.

Một mặt, khi có càng nhiều người dùng hạn chế quảng cáo, nhà quảng cáo ít có cơ hội hơn để tiếp cận các nhóm người dùng tiềm năng, mặt khác, việc hạn chế quảng cáo cũng giúp nhà quảng cáo hiển thị quảng cáo đến những ngưởi dùng không muốn xem chúng, điều có thể làm giảm tỷ lệ chuyển đổi của các chiến dịch quảng cáo.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Google sẽ xóa các kết quả tìm kiếm có thông tin cá nhân người dùng

‘Gã khổng lồ’ công nghệ Google thuộc Tập đoàn Alphabet của Mỹ vừa thông báo sẽ xóa các kết quả tìm kiếm có chứa các thông tin cá nhân của người dùng như địa chỉ nhà, số điện thoại hay email.

Google sẽ xóa các kết quả tìm kiếm có thông tin cá nhân người dùng
Google sẽ xóa các kết quả tìm kiếm có thông tin cá nhân người dùng

Đây là sự thay đổi mới nhất của Google về quyền riêng tư cá nhân và truy cập thông tin.

Trong một tuyên bố, Google cho biết quyết định này có hiệu lực trên phạm vi toàn cầu do nhu cầu của người dùng ngày một tăng và ngày càng nhiều các quy định về mối đe dọa nảy sinh từ việc dễ dàng truy cập thông tin liên hệ.

Phát biểu với báo giới, bà Michelle Chang, quan chức phụ trách chính sách toàn cầu về tra cứu thông tin của Google, dẫn một nghiên cứu cho biết có một lượng lớn thông tin cá nhân mà người dùng cho là nhạy cảm. Ngày càng nhiều người dùng không muốn các thông tin cá nhân này xuất hiện trên Internet.

Cho đến nay, Google chỉ chấp nhận các yêu cầu xóa những trang web chia sẻ thông tin liên hệ cùng với một số mối đe dọa hoặc yêu cầu thanh toán. Bên cạnh đó, công ty này cũng xóa bỏ các liên kết đến tài khoản ngân hàng, số thẻ tín dụng và hồ sơ y tế.

Theo Google, trong những năm gần đây, mỗi năm công ty này nhận được hàng ngàn yêu cầu và đã chấp thuận 13% số yêu cầu trên.

Bà Chang hy vọng tỉ lệ chấp thuận sẽ tăng lên theo quy định mở rộng, theo đó cho phép dỡ bỏ các liên kết đến thông tin đăng nhập bí mật.

Trước đó, Google cũng đã ban hành chính sách cho phép gỡ bỏ kết quả chuyển hướng đến nội dung khiêu dâm cũng như những thông tin cá nhân không chính xác, đầy đủ, không liên quan tại châu Âu. Năm ngoái, Google cũng bắt đầu cho phép xóa ảnh của trẻ vị thành niên.

“Gã khổng lồ” công nghệ cho biết thường xử lý các yêu cầu trong một vài ngày. Các trang web mà Google dỡ bỏ vẫn có thể được truy cập thông qua các công cụ tìm kiếm khác hoặc trực tiếp.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

YouTube ra mắt công cụ phân tích tìm kiếm mới – YouTube Search Insights

Với YouTube Search Insights, người dùng có thể xem cách người xem video của họ đang tìm kiếm nội dung trên nền tảng để từ đó xây dựng các nội dung mới có liên quan hơn.

youtube search insights
YouTube ra mắt công cụ phân tích tìm kiếm mới YouTube Search Insights

YouTube Search Insights, công cụ phân tích tìm kiếm mà YouTube đã từng thông báo là đang thử nghiệm sẽ có sẵn cho tất cả các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) và thương hiệu vào cuối tháng 4 này.

YouTube Search Insights hiển thị cho bạn dữ liệu dựa trên các tìm kiếm trên YouTube, cũng như các tìm kiếm của người xem video.

Ngoài ra, công cụ mới này còn có một bộ lọc khoảng trống nội dung khác có thể cho bạn biết các tìm kiếm mà người tìm kiếm không thể tìm thấy video mong muốn.

Cách truy cập YouTube Search Insights.

Để có thể truy cập vào công cụ mới, bạn vào YouTube Studio, nhấp vào tab Analytics, YouTube Search Insights sẽ nằm dưới tab Research (Nghiên cứu).

Như đã lưu ý, bạn chỉ có thể tìm thấy nó vào cuối tháng 4.

youtube search insights

Dữ liệu có trong YouTube Search Insghts.

Các dữ liệu được cung cấp sẽ tổng hợp từ 28 ngày gần nhất và sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ mặc định, cũng theo thông tin từ YouTube, nền tảng này sẽ sớm cập nhật nhiều ngôn ngữ hơn vào thời gian tới.

Như đã phân tích ở trên, công cụ mới chủ yếu hỗ trợ các nhà sáng tạo nội dung trong việc khám phá các tìm kiếm (mới) trên nền tảng, bổ sung các nội dung mà họ hiện chưa đáp ứng được nhu cầu của người xem và hơn thế nữa.

Ngoài ra, với các thương hiệu đang sử dụng kênh YouTube để phát triển thương hiệu, công cụ mới này cũng là một giải pháp khác để thấu hiểu khách hàng của họ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen

Year in Search: 5 xu hướng tìm kiếm của người tiêu dùng Việt Nam

Year in Search là báo cáo xu hướng tìm kiếm thường niên của Google nhằm mục tiêu khám phá các xu hướng tìm kiếm và mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng.

5 xu hướng tìm kiếm của người tiêu dùng Việt Nam
5 xu hướng tìm kiếm của người tiêu dùng Việt Nam

Trong năm qua, Việt Nam chào đón 8 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới, hơn một nửa trong số đó đến từ những khu vực nằm ngoài các thành phố lớn.

Trong báo cáo Vietnam’s Search for Tomorrow năm 2020, Google đã chỉ ra cách mọi người trên toàn quốc đang sống cùng kỹ thuật số nhiều hơn bao giờ hết. Báo cáo năm 2021 càng cho thấy sự bền vững của những thay đổi trong hành vi này.

Trong khi việc thấu hiểu người tiêu dùng là vai trò nền tảng quan trọng nhất của mỗi người làm marketing, làm thế nào để nắm bắt được giá trị cốt lõi của hàng tỷ từ khoá với hàng tỷ lượt tìm kiếm diễn ra hằng năm?

Báo cáo Year in Search: Vietnam’s Search for Tomorrow năm 2021 của Google dựa trên những lượt tìm kiếm ẩn danh để xác định 5 xu hướng chủ đạo của người dùng Việt Nam.

Những insights có được từ báo cáo là nguồn cảm hứng để Marketers xây dựng và tối ưu các kế hoạch truyền thông Marketing của mình.

  • Kỹ thuật số trở thành xu thế chủ đạo.
  • Nhìn nhận lại cuộc sống.
  • Rút ngắn những khoảng cách.
  • Tìm kiếm sự thật.
  • Bất bình đẳng ngày càng tăng.

Kỹ thuật số trở thành xu thế chủ đạo.

Năm 2021, làn sóng chuyển sang thế giới số tiếp tục diễn ra tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Người tiêu dùng lên mạng để tiếp cận các dịch vụ bị gián đoạn do các cửa hàng truyền thống đóng cửa.

Nhưng 2021 cũng là năm cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật số. Khối lượng lượt tìm kiếm trực tuyến gia tăng vào năm 2021 cho thấy rất nhiều người tiêu dùng mới không chỉ bắt đầu tiếp xúc với thế giới trực tuyến mà còn mạnh dạn kết hợp kỹ thuật số vào lối sống của mình.

2021 là một năm khó khăn của Việt Nam với gần 5 tháng giãn cách xã hội nghiêm ngặt do COVID-19. Những người tiêu dùng đã quen với thế giới số tiếp tục chọn sử dụng các dịch vụ trực tuyến.

Tại Việt Nam, 97% người tiêu dùng vẫn đang sử dụng các dịch vụ trực tuyến và 99% trong số họ vẫn có ý định tiếp tục sử dụng trong tương lai.

Những lợi ích như tiết kiệm thời gian và chi phí, sản phẩm và dịch vụ đa dạng, dịch vụ giao hàng tận nơi là những động lực thúc đẩy người mua sắm chọn trải nghiệm số hóa.

Tổng giá trị hàng hóa (Gross Merchandise Volume – GMV) của Việt Nam năm 2021 dự kiến đạt 21 tỷ đô la Mỹ, tăng 31% so với năm 2020, trong đó phần lớn là nhờ vào mức tăng trưởng 53% của ngành thương mại điện tử (eCommerce).

Nhìn nhận lại cuộc sống.

Trong hai năm qua, con người đã phải trải qua nhiều thay đổi trên cả phạm vi toàn cầu và địa phương.

Khi cố gắng đón nhận những ẩn số mới trong cuộc sống, mọi người cũng sẽ nhìn nhận lại lối sống trước đây, những điều quen thuộc và sự thoải mái trong thói quen hằng ngày.

Trong một cuộc khảo sát gần đây, một nửa số người tiêu dùng được khảo sát ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cho biết dịch bệnh đã thúc đẩy họ đánh giá lại điều gì là quan trọng trong cuộc sống.

Những thay đổi rõ ràng nhất trong ưu tiên của họ là về cách quản lý tài chính và tiết kiệm, thời gian cho người thân và bạn bè, ý thức chăm sóc bản thân tốt hơn và tinh thần tự thưởng cho chính mình.

Sức khỏe tinh thần được dự đoán sẽ là tâm điểm chú ý của mọi người vào năm 2022. Mọi người sẽ dần bắt đầu chấp nhận cảm xúc thật của mình và dành nhiều thời gian để cảm nhận chúng.

Từ những thay đổi nhỏ hằng ngày đến những quyết định quan trọng hơn trong cuộc sống, những nội dung tìm kiếm cho thấy rằng mọi người đang nhìn nhận cuộc sống và đánh giá xem những lựa chọn của mình có phù hợp với những gì thực sự quan trọng hay không.

Do vậy, các thương hiệu cần phải nghiên cứu và thấu hiểu những sự thay đổi phổ biến và đáng kể ở người tiêu dùng. Những thay đổi về giá trị cốt lõi và ưu tiên trong cuộc sống thường là những chỉ báo quan trọng phản ánh hành vi của người tiêu dùng.

Khi mọi người cố gắng thiết lập lại cuộc sống, các doanh nghiệp có cơ hội kết nối lại với người tiêu dùng. Làm cách nào để thuyết phục khách hàng tiếp tục ủng hộ thương hiệu của bạn trong bối cảnh cuộc sống mới của họ?

Làm thế nào để người dùng thấy rằng giá trị thương hiệu của bạn phù hợp với những ưu tiên mới mà họ hướng đến?

Tuy nhiên, doanh nghiệp không chỉ nên tập trung vào khách hàng. Khi nhiều người ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đang đánh giá lại sự nghiệp của họ thì sự hài lòng và sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của nhân viên nên là những ưu tiên hàng đầu đối với các doanh nghiệp để thu hút và giữ chân nhân tài.

Đồng thời, với việc Gen Z đang tạo nên làn sóng mới những chuyên gia trẻ gia nhập lực lượng lao động tại Việt Nam, đây cũng là cơ hội để các thương hiệu thấu hiểu niềm đam mê và thu hút họ.

Rút ngắn những khoảng cách.

Các biến thể COVID-19 mới xuất hiện chứng tỏ rằng đại dịch vẫn chưa kết thúc. COVID-19 vẫn là mối quan ngại hàng đầu của mọi người. Người tiêu dùng ở Châu Á – Thái Bình Dương vẫn cảnh giác khi tiếp xúc gần với người khác.

Trên thực thế, người dân ở Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam thận trọng hơn khi tiếp tục các hoạt động bình thường so với mức trung bình toàn cầu.11 Tuy vậy, nỗi sợ về việc tiếp tục các hoạt động tiếp xúc trực tiếp không loại bỏ được nhu cầu cơ bản của con người về các mối quan hệ cá nhân và cảm giác thân thuộc.

Số lượt tìm kiếm trực tuyến ngày càng tăng chỉ ra rằng bất chấp khoảng cách địa lý, mọi người sẽ tiếp tục tìm ra những cách mới để kết nối và ngày càng cởi mở hơn với việc sử dụng phương tiện kỹ thuật số để làm điều này.

Khi thế giới ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào công nghệ kỹ thuật số để hình thành các kết nối có ý nghĩa giữa con người với nhau, các thương hiệu cần thoát khỏi tư duy coi các nền tảng kỹ thuật số như các kênh chức năng thuần túy hoặc chỉ là một kênh tiếp xúc trực tuyến. Thay vào đó, hãy xem xét cách bạn có thể nhận được giá trị lâu dài hơn từ việc kết nối có ý nghĩa với khách hàng của mình trên mạng.

Trong lĩnh vực Marketing, chúng ta thường nói phương tiện là thông điệp. Nhưng điều này không có nghĩa là một kênh cần phải đảm nhiệm tất cả các công việc khó khăn và phức tạp. Làm cách nào để đảm bảo rằng bạn đang tiếp cận được những người ở bên kia mỗi chiến lược kênh?

Quan trọng hơn, với tư cách một thương hiệu, bạn có thể làm gì để tạo điều kiện cho những mối quan hệ tốt đẹp, sâu sắc và có ý nghĩa hơn cho người tiêu dùng?

Tìm kiếm sự thật.

Năm 2021, đại dịch càng làm bộc lộ những hậu quả nghiêm trọng của các nội dung sai lệch khiến chính phủ các quốc gia trong khu vực phải ban hành luật chống tin tức giả. Đồng thời, công chúng cũng nhận thức rõ hơn về sự lan truyền của thông tin sai lệch.

86% người tiêu dùng ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương tỏ ra lo ngại trước những tin tức sai sự thật. Người tiêu dùng, đặc biệt là Gen Z ngày càng nhận thức rõ ràng hơn về sự tồn tại của cả thông tin thật và thông tin giả trên Internet.

Mọi người không chỉ hiểu biết hơn về những gì họ thấy trên Internet, mà còn sẵn sàng chủ động tìm kiếm thông tin chính xác theo mong muốn của bản thân.

Bất bình đẳng ngày càng tăng.

Để vượt qua những sự bất bình đẳng này, mọi người lên mạng để tìm kiếm các giải pháp giúp bản thân và cộng đồng của họ.

Nội dung họ tìm kiếm, bao gồm nhiều chủ đề từ trợ cấp thất nghiệp đến các vấn đề về phân biệt đối xử, đã phản ánh mối quan tâm ngày càng lớn của họ đối với các vấn đề xã hội. Thật không may, không phải tất cả mọi người đều có quyền tiếp cận bình đẳng đến các hệ thống hỗ trợ mà họ cần.

Sự phụ thuộc ngày càng tăng của thế giới vào công nghệ có nghĩa là việc trang bị cho những người có ít đặc quyền tiếp cận các giải pháp kỹ thuật số hơn là điều tối quan trọng.

Các yếu tố như khả năng truy cập Internet không ổn định, không có kiến thức kỹ thuật và rào cản ngôn ngữ có thể cản trở mọi người tham gia thế giới mạng và làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng mà họ đang phải trải qua.

Trên thực tế, sự gia tăng trong số lượt tìm kiếm trực tuyến về phiên dịch sang tiếng bản địa, cách kiểm tra tốc độ Internet và thậm chí là dịch vụ Internet miễn phí cho thấy một bộ phận ngày càng tăng trong xã hội đang gặp khó khăn trong việc bắt kịp tốc độ phát triển.

Khi các thành phố đóng cửa trong giai đoạn đại dịch, hàng triệu người dân di cư trên khắp Châu Á – Thái Bình Dương phải trở về nhà và nhiều người trong số họ là ở các vùng nông thôn.

Tuy vậy, chính quá trình di cư kỹ thuật số quy mô lớn này đã thúc đẩy nhiều người dùng ở các khu vực không phải các thành phố lớn ở Châu Á Thái Bình Dương chuyển sang thế giới số.

Điều này đòi hỏi hệ sinh thái kỹ thuật số phải đẩy nhanh việc phát triển và bổ sung các giải pháp ngôn ngữ địa phương, hỗ trợ giọng nói và video để đáp ứng nhu cầu cụ thể của họ.

Bạn có thể xem thêm chi tiết báo cáo của Google tại: Google Year in Search.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Những bí mật phía sau tên gọi Google

Nếu đã sử dụng internet hoặc smartphone, Google là cái tên nhiều người biết đến. Đây là hãng đi tiên phong trong công nghệ công cụ tìm kiếm vào cuối những năm 1990.

Những bí mật phía sau tên gọi Google
Những bí mật phía sau tên gọi Google

Liệu người dùng có biết tên Google xuất phát từ đâu hay không? Hãy cùng khám phá lịch sử đằng sau tên gọi này.

Theo Howtogeek, tên Google bắt nguồn từ năm 1997 bởi Larry Page và Sergey Brin khi họ là nghiên cứu sinh tại Đại học Stanford ở California (Mỹ).

Thời điểm đó, công cụ tìm kiếm web gọi là PageRank để phân tích số lượng liên kết trỏ đến các trang web (thường được gọi là “liên kết ngược”) nhằm xác định kết quả xếp hạng trang.

Ban đầu, cặp đôi này gọi công nghệ của mình là “Backrub” vì hệ thống này dùng các liên kết đến để ước tính tầm quan trọng của trang, nhưng nó cũng là một cách chơi chữ vui nhộn về phân tích các liên kết ngược.

Khi những người sáng lập quyết định đăng ký tên này với internet, một nhân viên đã gợi ý tên “googol”, tuy nhiên nghiên cứu sinh Sean Anderson đã không đánh vần đúng và gõ nhầm là “google” trong khi tìm kiếm xem tên miền đó có sẵn hay không.

Cuối cùng, các nhà sáng lập đã lựa chọn tên gõ nhầm là Google thay vì “googol” có nghĩa là số 1 đầu và theo sau là 100 số không. Bản thân từ “googol” có thể lấy cảm hứng từ một thuật ngữ toán học ban đầu được đặt ra vào năm 1920 bởi Milton Sirotta, cháu trai của nhà toán học Edward Kasner.

Trong The Hidden History of Coined Words (2021), Ralph Keyes gợi ý rằng Sirotta có thể đã bị ảnh hưởng bởi bộ truyện tranh trên báo nổi tiếng Barney Google và Snuffy Smith được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1919.

Theo trang web riêng của Google vào năm 1999, các nhà sáng lập chọn tên này vì mục tiêu của họ là cung cấp một lượng lớn thông tin cho mọi người và tên gọi này cũng chỉ có 6 chữ cái. Đó cũng là một cái tên mới lạ chứ không chỉ là một từ thông thường.

Google.com ở trạng thái có sẵn khi công ty chưa thành lập, và các nhà sáng lập đã đăng ký thương hiệu này vào ngày 15.9.1997 trước khi chính thức thành lập công ty Google vào ngày 4.9.1998.

Với việc chỉ có khoảng 1.880.000.000 trang web trên mạng tính đến năm 2021, Google gần như sẽ không bao giờ đạt đến mức “googol”. Dẫu không được sử dụng nhưng googol vẫn là một cái tên thú vị cho một khái niệm ấn tượng và một công ty internet rất có ảnh hưởng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Google ra mắt bản hướng dẫn thúc đẩy doanh số bán lẻ và khách hàng mới 2022

Bản hướng dẫn mới của Google bao gồm tất cả những nội dung cần thiết để các thương hiệu có thể thúc đẩy doanh số bản lẻ và khách hàng mới trong 2022.

Ngày nay, người tiêu dùng đang mua sắm theo những cách chưa từng có trước đây khi họ bắt đầu kết hợp các trải nghiệm mua sắm trực tuyến và tại cửa hàng để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của họ.

Một trong những thách thức lớn nhất của các thương hiệu đó là gặp gỡ khách hàng ở bất cứ nơi nào họ thích mua sắm, đặt họ vào vị trí trung tâm của hoạt động Marketing và trải nghiệm khách hàng (customer centric marketing).

Với bản hướng dẫn mới từ Google, những người làm marketing hay thương hiệu sẽ học cách để kết nối tốt hơn với khách hàng trong suốt hành trình khách hàng và từ đó thúc đẩy doanh số bán hàng nhiều hơn.

Toàn bộ bản hướng dẫn sẽ có 6 phần lớn.

1. Mọi người đang sử dụng Google để tìm kiếm và mua sắm.

Mỗi ngày, có hàng trăm triệu người sử dụng Google để khám phá và mua sắm những gì họ quan tâm. Hãy tìm hiểu cách bạn có thể gặp gỡ khách hàng của mình ở mọi thời điểm trong hành trình mua sắm.

Bạn có thể xem chi tiết phần nội dung này tại: Google Research and Buy

2. Xây dựng thương hiệu và tìm kiếm khách hàng mới.

Là một thương hiệu, điều quan trọng là bạn phải xuất hiện ở những nơi mà khách hàng tiềm năng đang trải nghiệm. Hãy tìm hiểu cách bạn có thể xây dựng nhận thức về thương hiệu và khác biệt hoá thương hiệu của mình với những đối thủ còn lại.

Bạn có thể xem chi tiết phần nội dung này tại: Branding

3. Thúc đẩy doanh số bán hàng trực tuyến và trong ứng dụng.

Khách hàng đang mua sắm trực tuyến và trong các ứng dụng (in-app) nhiều hơn bao giờ hết. Dưới đây là cách bạn có thể tạo ra các trải nghiệm mua sắm liền mạch và tiếp cận khách hàng mới để thúc đẩy doanh số bán hàng của mình.

Bạn có thể xem chi tiết phần nội dung này tại: Grow Sales.

4. Thúc đẩy lượt ghé thăm cửa hàng và doanh số tại cửa hàng.

Đối với các thương hiệu có cửa hàng thực (vật lý), bạn cần cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm trực tuyến liền mạch, được tối ưu hóa theo địa phương. Để thúc đẩy doanh số, bạn cần hiểu cách làm cho doanh nghiệp của bạn nổi bật trên Google và thu hút nhiều lưu lượng truy cập hơn đến cửa hàng của bạn.

Bạn có thể xem chi tiết phần nội dung này tại: Drive Traffic & Sales

5. Sử dụng Insights để cung cấp thông tin cho chiến lược và cải thiện hiệu suất.

Các thương hiệu hiện đang sử dụng nhiều hơn các insights và dữ liệu của bên thứ nhất (first-party data) để thúc đẩy việc ra quyết định của họ đạt được hiệu suất cao hơn.

Tìm hiểu về thông tin chi tiết, công cụ và giải pháp mà chúng tôi đã phát triển để giúp bạn định hình chiến lược tiếp thị và bán hàng của mình.

Bạn có thể xem chi tiết phần nội dung này tại: Insights for Performance.

6. Luôn sẵn sàng cho những lễ hội mua sắm.

Mọi người đang bắt đầu mua sắm trong kỳ nghỉ sớm hơn và nó kéo dài vài tháng. Hãy chuẩn bị để thúc đẩy doanh số bán hàng trong thời điểm mua sắm cao điểm này bằng cách khai thác thông tin chi tiết mới nhất về người tiêu dùng và các đề xuất sản phẩm.

Bạn có thể xem chi tiết phần nội dung này tại: seasonal shopping

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Google Maps xoá hơn 100 triệu doanh nghiệp lạm dụng nội dung trong 2021

Theo báo cáo mới nhất của Google, trong năm 2021, Google Maps đã xoá hơn 100 triệu doanh nghiệp lạm dụng hồ sơ doanh nghiệp của họ trên Google.

Google Maps xoá hơn 100 triệu doanh nghiệp lạm dụng trong 2021
Google Maps xoá hơn 100 triệu doanh nghiệp lạm dụng trong 2021

Google vừa chia sẻ báo cáo mới nhất liên quan đến dữ liệu của doanh nghiệp trên Google Maps, nền tảng này cho rằng hiện có ít hơn 1% doanh nghiệp lạm dụng Google Maps.

Google sử dụng các thuật toán, máy học và cả yếu tố con người để kiểm soát việc lạm dụng, spam và các nội dung không phù hợp trong hồ sơ doanh nghiệp.

Theo đó, Google cho biết họ đã chặn hơn 100 triệu hồ sơ doanh nghiệp lạm dụng Google Maps để cung cấp những nội dung “thiếu chính xác”.

Dưới đây là bản tóm tắt các nội dung bị xoá.

  • Đã xóa hơn 7 triệu hồ sơ doanh nghiệp (Business Profiles) giả mạo trên Google Maps. Google cho biết hơn 630.000 trong số các hồ sơ doanh nghiệp đó đã bị xóa thông qua báo cáo từ người dùng.
  • Đã ngăn chặn 12 triệu hồ sơ doanh nghiệp có ý định giả mạo trên Google Maps.
  • Đã chặn đứng 8 triệu hành vi gian lận thay đổi hồ sơ doanh nghiệp Google Maps.
  • Đã vô hiệu hóa hơn 1 triệu tài khoản do vi phạm chính sách, chẳng hạn như phá hoại hoặc gian lận trực tuyến.
  • Đã xóa hoặc chặn 95 triệu bài đánh giá vi phạm chính sách, hơn 60.000 trong số đó đã bị gỡ xuống do các trường hợp liên quan đến COVID-19.
  • 1 triệu đánh giá (reviews) đã bị gỡ xuống thông qua các báo cáo của người dùng.
  • Đã chặn hoặc xóa 190 triệu ảnh và 5 triệu video mờ, chất lượng thấp hoặc vi phạm chính sách nội dung của Google.

Trong khi Google đang ưu tiên các hoạt động tìm kiếm địa phương và trên Google Maps nói chung, những nỗ lực gần đây cho thấy rằng nền tảng này đang tìm đủ mọi cách để khiến nền tảng của họ trở nên đáng tin cậy hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Từ hôm nay YouTube, Google và Facebook sẽ nộp thuế trực tuyến tại Việt Nam

Tất cả các giao dịch từ đăng ký, kê khai, nộp thuế… của nhà cung cấp ở nước ngoài như Google hay Facebook sẽ được thực hiện trực tuyến, không phải nộp hồ sơ bản cứng đến cơ quan thuế Việt Nam.

YouTube Google và Facebook sẽ nộp thuế trực tuyến tại Việt Nam

Sáng nay 21/3, Tổng cục Thuế chính thức công bố, vận hành Cổng Thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp ở nước ngoài (Etaxvn.gdt.gov.vn) và công bố triển khai Ứng dụng thuế điện tử cho thiết bị di động eTax Mobile.

Tổng cục Thuế cho biết việc chính thức vận hành Cổng Thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp ở nước ngoài và ứng dụng ứng dụng eTax Mobile không chỉ nhằm quản lý thuế hiệu quả mà còn tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động Thương mại điện tử.

Đồng thời tạo sân chơi bình đẳng giữa loại hình kinh doanh truyền thống và hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, giữa hoạt động kinh doanh trong nước và hoạt động kinh doanh xuyên biên giới.

“Đối với Cục thuế Doanh nghiệp lớn, ngoài 64 nhà cung cấp nước ngoài mà Cục cần hỗ trợ kê khai, đề nghị tiếp tục rà soát để hỗ trợ kịp thời đối với các 3 nhà cung cấp nước ngoài khác có nhu cầu kê khai trực tiếp qua Cổng Thông tin điện tử.

Đối với giao dịch của các Nhà cung cấp chưa thực hiện kê khai qua cổng, cần phối hợp chặt chẽ với Vụ quản lý thuế Doanh nghiệp nhỏ cá nhân, Vụ Kê khai và Cơ quan thuế các cấp để khấu trừ thuế tại nguồn đối với các tổ chức cá nhân Việt Nam có chi trả thu nhập”, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế Cao Anh Tuấn cho biết.

Sau khi Cổng Thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp ở nước ngoài đi vào vận hành, tất cả các giao dịch từ đăng ký, kê khai, nộp thuế… được thực hiện bằng hình thức trực tuyến thông qua cổng thông tin và các nhà cung cấp ở nước ngoài không phải nộp hồ sơ bản cứng đến cơ quan thuế Việt Nam.

“Khi đăng ký thực hiện giao dịch thuế điện tử, nhà cung cấp ở nước ngoài thực hiện đăng ký giao dịch thuế điện tử cùng với đăng ký thuế lần đầu thông qua cổng thông tin.

Đồng thời, phải đảm bảo điều kiện có khả năng truy cập và sử dụng internet, có địa chỉ thư điện tử để giao dịch với cơ quan thuế quản lý trực tiếp”, đại diện Cục Thuế Doanh nghiệp lớn lưu ý.

Các thủ tục được xác thực bằng mã xác thực giao dịch điện tử. Mã sẽ được gửi về email mà nhà cung cấp ở nước ngoài đăng ký với cơ quan thuế Việt Nam khi thực hiện đăng ký thuế lần đầu và đăng ký thay đổi thông tin (nếu có).

Đồng thời, nhà cung cấp ở nước ngoài chỉ được đăng ký 1 địa chỉ thư điện tử chính thức để nhận tất cả các thông báo trong quá trình thực hiện giao dịch với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Sau khi thực hiện thành công thủ tục đăng ký thuế lần đầu, cổng thông tin gửi thông tin về tài khoản giao dịch điện tử và mã số thuế vào địa chỉ thư điện tử của người nộp thuế đã đăng ký để thực hiện các thủ tục về thuế trên cổng thông tin.

Mã số thuế đối với trường hợp nhà cung cấp ở nước ngoài trực tiếp hoặc ủy quyền đăng ký, kê khai, nộp thuế được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 105/2020/TT-BTC ngày 3/12/2020 của Bộ Tài chính hướng dẫn về đăng ký thuế.

Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp là doanh thu mà nhà cung cấp nước ngoài nhận được.

Số thuế tính nộp bao gồm thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ phần trăm trên doanh thu nhà cung cấp nước ngoài nhận được.

Trường hợp nhà cung cấp ở nước ngoài thuộc nước hoặc vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam thì được thực hiện thủ tục miễn thuế, giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần theo quy định.

Về hình thức nộp thuế, đối với nhà cung cấp ở nước ngoài, sau khi nhận được mã định danh khoản phải nộp ngân sách nhà nước do Tổng cục Thuế thông báo.

Nhà cung cấp ở nước ngoài thực hiện nộp thuế bằng đồng ngoại tệ tự do chuyển đổi vào tài khoản thu ngân sách nhà nước.

Trong đó đảm bảo ghi đúng mã định danh khoản phải nộp ngân sách nhà nước do Tổng cục Thuế gửi. Người nộp thuế khai thuế bằng đồng ngoại tệ nào thì nộp thuế bằng đồng ngoại tệ tự do chuyển đổi đó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh (Theo VTV)

Lãnh đạo Facebook và TikTok có thể bị phạt tù vì nội dung bẩn

Người đứng đầu Facebook, TikTok có thể bị truy tố, thậm chí ngồi tù khi Dự luật An toàn Trực tuyến được thông qua tại Anh.

Lãnh đạo Facebook và TikTok có thể bị phạt tù vì nội dung bẩn

Lãnh đạo tại các công ty như Meta, Google, Twitter và TikTok có thể phải đối mặt với án tù nếu họ không hợp tác với cơ quan quản lý Internet (Ofcom) của Vương quốc Anh.

Hôm 16/3, Chính phủ Anh thông báo lãnh đạo của các nền tảng có thể phải đối mặt với việc bị truy tố hoặc ngồi tù trong vòng 2 tháng khi Dự luật An toàn Trực tuyến mới được thông qua. Trước đó, thời hạn mà các hãng công nghệ phải tuân thủ theo luật là 2 năm.

Dự luật này được trình bày trước Quốc hội Anh vào ngày 17/3, và có thể được thông qua, trở thành luật vào cuối năm nay.

“Các công ty công nghệ không bị quy trách nhiệm khi hành vi gây hại, lạm dụng và tội phạm gây ra bạo loạn trên nền tảng của họ”, bà Nadine Dorries, Bộ trưởng Kỹ thuật số Vương quốc Anh cho biết.

Dự luật trên bắt buộc các dịch vụ mạng xã hội, công cụ tìm kiếm và nền tảng cho phép người dùng chia sẻ nội dung cá nhân phải đưa ra các biện pháp để bảo vệ trẻ em, giải quyết hoạt động bất hợp pháp, và duy trì các điều khoản sử dụng của họ.

Chính phủ Anh cho biết một loạt tội danh mới đã được bổ sung vào dự luật, trong đó yêu cầu quản lý cấp cao của các công ty công nghệ phải chịu trách nhiệm hình sự vì phá hủy bằng chứng hoặc cung cấp thông tin sai lệch trong các cuộc phỏng vấn với Ofcom.

Facebook, Instagram, YouTube, Twitter và TikTok đều bị chỉ trích vì cho phép chia sẻ nội dung độc hại trên nền tảng của họ. Những nền tảng này khẳng định họ đang cố gắng loại bỏ những nội dung trên, nhưng nhiều nhà lập pháp vẫn chưa hài lòng.

Bà Dorries cho rằng các công ty cần thắt chặt thêm các biện pháp bảo vệ trên Internet.

“Với tất cả rủi ro trên Internet, chúng ta cần đảm bảo các biện pháp bảo vệ cơ bản cho thời đại kỹ thuật số. Nếu không hành động, chúng ta có thể vô tình làm tổn hại đến lợi ích và sự ngây thơ của vô số thế hệ trẻ em”, bà Dorries nhận định.

Hồi tháng 2, Bộ trưởng Kỹ thuật số Vương quốc Anh cũng đã cảnh báo những gã khổng lồ truyền thông xã hội như Facebook về Dự luật An toàn Trực tuyến, buộc các nền tảng Internet phải quản lý các nội dung bất hợp pháp.

Bà cũng khẳng định những lãnh đạo cao nhất như Mark Zuckerberg có thể phải ngồi tù nếu Facebook không tuân theo luật an toàn trực tuyến mới.

Ngoài quyền truy tố lãnh đạo các công ty công nghệ, Ofcom còn có quyền phạt các công ty này đến 10% doanh thu toàn cầu hàng năm nếu họ không tuân thủ các quy tắc. Cụ thể, Meta có thể bị phạt tới 10 tỷ USD dựa trên số liệu doanh thu năm 2021.

Cục Kỹ thuật số, Văn hóa, Truyền thông và Thể thao Anh đã đồng ý thông qua 66 khuyến nghị đối với Dự luật An toàn Trực tuyến được đưa ra vào năm ngoái.

Khuyến nghị mới yêu cầu các nền tảng trực tuyến phải chịu trách nhiệm về các hoạt động bao gồm việc quảng bá hành vi tự làm hại bản thân, nội dung khiêu dâm hay tấn công mạng.

Ông Damian Collins, Chủ tịch ủy ban chung về dự thảo Luật An toàn Trực tuyến cho rằng việc áp dụng các khuyến nghị là một “quyết định quan trọng” đối với sự an toàn của người dùng Internet trên toàn thế giới.

“Tôi rất mừng khi thấy Chính phủ đã áp dụng các khuyến nghị của chúng tôi, điều này sẽ đưa Vương quốc Anh trở thành nơi sử dụng Internet an toàn nhất trên thế giới. Kỷ nguyên tự do của các ‘trùm công nghệ’ cuối cùng cũng đã kết thúc”, ông Collins cho biết.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Việt Nam: Facebook và Google nộp thuế mỗi năm hơn 1.000 tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, từ năm 2018 đến tháng 12/2021, việc thu thuế với hàng hóa, dịch vụ xuyên biên giới là hơn 4.400 tỷ đồng, trong đó Facebook 1.694,77 tỷ đồng; Google 1.618,42 tỷ đồng.

Facebook và Google nộp thuế trung bình mỗi năm trên 1.000 tỷ đồng

Trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng ngày 16/3, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết thời gian qua việc quản lý thu thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuyên biên giới, theo quy định hiện hành được thực hiện thu thuế thông qua các tổ chức tại Việt Nam (thuế nộp thay nhà thầu nước ngoài) với số thu trung bình trên 1.000 tỷ đồng/năm.

Theo Bộ trưởng từ năm 2018 đến hết tháng 12/2021 thì các đơn vị này đã khai, nộp thuế với tổng số tiền là hơn 4.400 tỷ đồng.

Một số nền tảng quảng cáo lớn như Facebook là 1.694,77 tỷ đồng; Google là 1.618,42 tỷ đồng; Microsoft là 576,62 tỷ đồng. Năm 2020 số thu thuế từ dịch vụ số xuyên biên giới đạt 1.143,76 tỷ đồng, năm 2021 đạt 1.317,78 tỷ đồng, bằng 115,2% năm 2020.

Bộ trưởng cũng cho biết Bộ đã chỉ đạo Tổng cục Thuế chủ động xây dựng cổng thông tin điện tử về kê khai thuế xuyên biên giới và môi trường mạng xã hội.

Doanh nghiệp ở nước ngoài khi bán hàng qua biên giới sẽ trực tiếp kê khai thuế tại cổng này, đồng thời thực hiện nộp thuế từ ngày 21/3.

“Trong nước, chúng tôi đã kết nối cơ sở dữ liệu của thuế với cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia của Bộ Công an để lấy mã định danh dân cư làm mã định danh thuế.

Từ đó, việc mua bán online được kiểm tra hết sức nhanh gọn, chính xác và loại bỏ được các mã số thuế ảo” – Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nói.

Thời gian tới, người nộp thuế cũng có thể nộp thuế trên các ứng dụng của điện thoại di động, thay vì phải đến cơ quan thuế.

Về mặt hàng xăng dầu, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết do còn phải nhập khẩu nên vẫn có sự phụ thuộc vào giá dầu thô thế giới.

Theo Bộ trưởng, nếu giá dầu thô thế giới ở mức 130 USD/ thùng thì giá cơ sở tính là 18.855 đồng, áp dụng mức thuế nhập khẩu 8% với khoảng 1.508 đồng, thuế tiêu thụ đặc biệt 10% tương đương trên 2.000 đồng, chi phí định mức 6% tương đương trên 1.000 đồng, phí môi trường 4.000 đồng mỗi lít xăng, thuế giá trị gia tăng trên 2.800 đồng… Tỷ lệ thuế trên giá xăng dầu chiếm 33,5%.

Vì thế, theo Bộ trưởng, phương án giảm thuế cũng chỉ là một giải pháp trong nhiều giải pháp đồng bộ.

Bộ trưởng cũng cho biết, giá dầu thô thế giới 130 USD/thùng thì với mức giảm phí bảo vệ môi trường 2.000 đồng/lít và 1.000 đồng/lít dầu xăng như dự kiến sẽ giảm thu ngân sách khoảng 31,9 nghìn tỷ đồng.

“Giá dầu thô tăng lên nền kinh tế của chúng ta rất thiệt hại, càng tăng lên sản xuất càng đình trệ. Sắp tới, cùng với phương án giảm thuế.

Bộ Tài chính, Công Thương sẽ tham mưu cho Chính phủ một số giải pháp như góp phần đảm bảo nguồn cung, chống buôn lậu xăng dầu…” – Bộ trưởng Hồ Đức Phớc khẳng định.

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cũng cho biết xăng dầu là hàng thiết yếu nhưng vẫn bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt bởi thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu và nhà sản xuất/nhà nhập khẩu xăng dầu sẽ phải nộp loại thuế này.

Theo quy định, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm để sử dụng tiết kiệm. Xăng dầu, bia rượu, thuốc lá đều bị áp thuế tiêu thụ đặc biệt. Đó là lý do mà thuế tiêu thụ đặc biệt được quy định trong cơ cấu giá cơ sở xăng dầu hiện nay./.

Thùy Dương (TTXVN)

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Google sẽ không còn sử dụng Google Analytics (UA) từ ngày 1.7.2023

Theo thông báo từ Google, nền tảng này sẽ loại bỏ sử dụng phiên bản tiêu chuẩn của Google Analytics tức Universal Analytics (UA) từ ngày 1 tháng 7 năm 2023.

google ngừng sử dụng google analytics

Qua đó, theo thông báo trực tiếp từ Google, các thuộc tính trong Universal Analytics (bản tiêu chuẩn hiện có của Google Analytics) sẽ ngừng xử lý các số liệu mới từ ngày 1 tháng 7 năm 2023 và các thuộc tính khác của Universal Analytics 360 (bản có trả phí của Google) sẽ ngừng xử lý các lần truy cập vào ngày 1 tháng 10 năm 2023.

Giao diện Google Analytics 4 (via Google)

Tại sao Google lại dừng sử dụng Google Analytics và thay thế bằng Google Analytics 4.

Ông Russell Ketchum, Giám đốc quản lý các sản phẩm tại Google cho biết:

“Universal Analytics được xây dựng cho một thế hệ đo lường trực tuyến gắn liền với các website từ máy tính để bàn, các phiên hoạt động độc lập (sessions) và tập trung theo dõi dữ liệu từ Cookies. Phương pháp đo lường này hiện đã lỗi thời.”

“Thay vào đó Google Analytics 4 (GA4) lại có thể hoạt động trên đa nền tảng (không chỉ là web), không dựa vào cookies và sử dụng các mô hình dữ liệu dựa trên sự kiện (event-based data model) để đo lường.

GA4 cũng không lưu trữ địa chỉ IP, điều này có thể giúp các thương hiệu luôn tuân thủ các quy định mới về quyền riêng tư dữ liệu của người dùng.”

Sơ lược về lịch sử Google Analytics 4.

GA4 được phát hành lần đầu vào tháng 10 năm 2020 với hứa hẹn cung cấp những dữ liệu mang tính dự báo cao hơn, tích hợp sâu hơn với Google Ads và khả năng đo lường trên nhiều thiết bị (web, app, mobile, desktop, tablet…).

Các Digital Marketer cần lưu ý điều gì khi Google Analytics bị xoá bỏ.

Nếu bạn đang phụ trách các công việc liên quan đến digital marketing và đang sử dụng Google Analytics (UA) như một cách để đo lường và đánh giá hiệu suất của các chiến dịch quảng cáo trực tuyến thì đây là thời điểm để bạn bắt đầu làm quen với Google Analytics 4.

Vì dữ liệu chỉ sẽ được ghi nhận từ lúc được cài đặt (chèn code lên site) nên việc sớm cài đặt thì cơ bản sẽ càng có lợi cho bạn trong việc tổng hợp và phân tích dữ liệu.

Bạn có thể đọc tất cả bài viết liên quan đến GA4 tại đây:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Amazon, Microsoft và Google tạm ngừng bán dịch vụ đám mây tại Nga

Khi phần lớn các thương hiệu lớn toàn cầu đều dừng các hoạt động kinh doanh tại Nga, Amazon, Microsoft và Google cũng vừa thông báo tạm ngừng kinh doanh các dịch vụ đám mây của họ tại đây.

Amazon Microsoft và Google tạm ngừng bán dịch vụ đám mây tại Nga

Theo tờ TechCrunch, khi cuộc chiến ở Ukraine tiếp tục diễn biến căng thẳng, hầu hết các công ty lớn toàn cầu như Exxon, Visa, McDonald’s, Coca-Cola đều đã ngừng các hoạt động kinh doanh ở Nga.

Chỉ trong vòng vài tuần qua, các công ty công nghệ như Adobe, Apple và PayPal, Amazon, Microsoft cũng không nằm ngoài phong trào hàng loạt này.

Trong một bài đăng trên Blog của doanh nghiệp, dịch vụ đám mây của Amazon, AWS cho biết rằng họ không có bất cứ trung tâm dữ liệu (data center) nào ở Nga và về mặt chính sách, nền tảng này cũng không có bất cứ hoạt động kinh doanh nào với chính phủ Nga.

Microsoft cũng vừa thông báo rằng họ đã ngừng bán hàng cho Nga. Ông Brad Smith, phó chủ tịch phụ trách mảng công nghệ của Microsoft cho biết trên một bài đăng:

“Hôm nay, chúng tôi muốn thông báo rằng chúng tôi sẽ tạm ngừng tất cả các hoạt động bán sản phẩm và dịch vụ mới của Microsoft tại Nga.”

Google Cloud tiếp đó cũng cho biết: “Chúng tôi có thể xác nhận rằng chúng tôi sẽ không chấp nhận bất cứ khách hàng mới nào ở Nga vào thời điểm này.”

IBM cũng có quan điểm tương tự, trong một thông báo do Giám đốc điều hành Arvind Krishna viết, công ty này cũng cho biết họ đã dừng bán hàng tại Nga.

Trước đó Cloudflare cũng được kêu gọi chấp dứt cung cấp dịch vụ tại Nga và Ukraine, tuy nhiên phía nền tảng này cho biết họ không đơn thuần là kinh doanh dịch vụ đám mây, họ cung cấp các dịch vụ internet và ở những thời điểm bất ổn như hiện tại thì internet là thành phần không thể thiếu.

Cloudflare cho biết thêm rằng, họ cũng sẽ tiếp tục cân nhắc việc có nên cung cấp các dịch vụ tại Nga hay không.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Google xoá hơn 31.000 kênh YouTube của Trung Quốc trong 7 tháng qua

Theo báo cáo mới nhất ‘TAG Bulletin’ của Google, nền tảng này đã xoá hơn 31.000 kênh YouTube của các nhà sáng tạo Trung Quốc trong 7 tháng qua.

Google xoá hơn 31.000 kênh YouTube của Trung Quốc trong 7 tháng qua

Google vừa xuất bản báo cáo TAG Bulletin mới nhất của mình cho quý 1 năm 2022, cung cấp những thông tin tổng quan về tất cả các kênh mà nền tảng này đã phát hiện sai phạm và xoá bỏ hệ thống của Google.

Theo phát biểu của Google:

“Chúng tôi đã loại bỏ 4361 kênh YouTube có liên quan đến Trung Quốc trong khuôn khổ của cuộc điều tra. Các kênh này chủ yếu tải lên những nội dung spam bằng tiếng Trung về chủ đề âm nhạc, giải trí và phong cách sống.

Một số kênh khác đã tải lên những nội dung bằng tiếng Trung và tiếng Anh về các vấn đề đối ngoại của Trung Quốc và Mỹ. Những nội dung này tương tự những nội dung mà chúng tôi đã phát hiện và xoá bỏ trước đây.”

Với con số này, tính từ tháng 7 năm trước, Google đã xóa:

  • 5.460 kênh YouTube trong tháng 12.
  • 15.368 kênh trong tháng 11.
  • 3.311 kênh trong tháng 10.
  • 1.217 kênh vào tháng 9.
  • 1.196 kênh trong tháng 8.
  • 850 kênh vào tháng 7.

Chỉ trong vòng 7 tháng tính đến quý mới nhất, Google đã xoá bỏ tổng cộng hơn 31.000 kênh YouTube của Trung Quốc và có liên quan đến Trung Quốc với những nội dung không phù hợp trên nền tảng.

Hiện Google khộng cung cấp chi tiết các nội dung của các kênh bị xoá.

Bạn có thể đọc báo cáo TAG mới nhất của Google tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

“Google của nước Nga” Yandex rơi vào khủng hoảng

Yandex, tập đoàn công nghệ được mệnh danh là “Google của Nga” đang bị các nhà đầu tư phương Tây và đối tác quan trọng dừng hợp tác.

"Google của nước Nga" Yandex rơi vào khủng hoảng

Được xem là “viên ngọc quý” của ngành công nghệ nước Nga, Yandex đã xây dựng vị thế vững chắc tại quê nhà, có tham vọng phát triển ra nước ngoài khi mở dịch vụ tại Đức và Thổ Nhĩ Kỳ, thành lập các trung tâm nghiên cứu ở Thung lũng Silicon…

Từ khi xung đột nổ ra, các tập đoàn công nghệ phương Tây hợp tác với Yandex như dịch vụ gọi xe Uber, nền tảng giao đồ ăn Grubhub và công cụ tìm kiếm DuckDuckGo đã chấm dứt hợp tác với công ty có trụ sở tại Moscow.

Nhiều công ty dừng hợp tác với Yandex.

Ngày 28/2, Uber cho biết 3 lãnh đạo công ty sẽ rút khỏi hội đồng quản trị của Yandex.Taxi, liên doanh giữa Uber Nga với Yandex từ năm 2017. Kế hoạch bán 29% cổ phần của Uber tại Yandex cũng được đẩy nhanh do “các sự kiện diễn ra gần đây”.

Tháng 8/2021, dịch vụ giao đồ ăn Grubhub công bố thỏa thuận với Yandex để cung cấp robot giao hàng tại các trường đại học Mỹ.

Nói với FT, đại diện Grubhub xác nhận dừng hợp tác với tập đoàn Nga do tình hình xung đột căng thẳng, cung cấp lựa chọn thay thế cho các trường học.

Website tìm kiếm tập trung vào quyền riêng tư DuckDuckGo ngày 1/3 tuyên bố tạm ngừng sử dụng Yandex trong việc cung cấp liên kết không phải tin tức trên kết quả tìm kiếm tại Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.

“Trước đợt tấn công của Nga với nền dân chủ tại Ukraine, chúng tôi đã tạm dừng hợp tác với Yandex”, Katie McInnis, trưởng bộ phận chính sách của DuckDuckGo tại Mỹ cho biết.

Theo FT, hơn 75% giá trị của Yandex bị xóa sổ trong 6 tháng, giảm mạnh nhất khi quân đội Nga tiến vào Ukraine. Hoạt động giao dịch của công ty trên sàn chứng khoán Nasdaq tại New York đã bị tạm dừng từ ngày 28/2.

“Google của Nga” trước nguy cơ vỡ nợ.

Được thành lập từ 1997, Yandex dành nhiều năm xây dựng hình ảnh tốt đẹp trước các nhà đầu tư nước ngoài. Công ty được niêm yết trên sàn Nasdaq từ tháng 5/2011. Tháng 11 năm ngoái, vốn hóa thị trường của Yandex vượt mốc 30 tỷ USD, gấp 4,3 lần so với giá trị chưa đến 7 tỷ USD hiện nay.

Yandex hiện là công cụ tìm kiếm phổ biến nhất tại Nga với lượng truy cập chiếm hơn 60%. Đây cũng là trang web phổ biến thứ 8 thế giới, xếp trước nhiều website như TikTok, Netflix hay Amazon, SEJ đưa tin.

Ảnh: The Moscow Times.

“Chúng tôi sửng sốt với những thứ đang xảy ra… Không ai nghĩ Nga sẽ tham chiến. Các biện pháp trừng phạt được đưa ra nhanh chóng và nặng nề, ảnh hưởng lớn đến khả năng vận hành của chúng tôi”, đại diện Yandex nói với FT.

Tuy không có biện pháp trừng phạt cụ thể nhắm vào ban lãnh đạo hay công ty con của Yandex, đại diện tập đoàn nhận định động thái dừng hợp tác đồng loạt có thể khiến Yandex không vận hành bình thường trong tương lai.

Với năng lực công nghệ hiện nay, Yandex có thể hoạt động bình thường trong 1-1,5 năm, với điều kiện không bị gián đoạn nguồn cung ứng.

“Nếu bị ngừng cung cấp phần cứng, phần mềm hoặc công nghệ trong kinh doanh, hoạt động của chúng tôi sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng theo thời gian trong trường hợp không thể đảm bảo nguồn cung thay thế”, đại diện Yandex nhận định.

Nền kinh tế Nga đối mặt thách thức lớn từ khi chiến sự nổ ra. Theo Yandex, điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình kinh doanh của tập đoàn.

Dựa trên quy định khoản vay chuyển đổi đến năm 2025, trong trường hợp cổ phiếu loại A của Yandex dừng giao dịch trên Nasdaq trong hơn 5 ngày, chủ sở hữu trái phiếu có thể kích hoạt quyền yêu cầu tập đoàn mua lại cổ phiếu kèm lãi phát sinh, số tiền gốc hiện ở mức 1,25 tỷ USD.

Dự trữ tiền mặt của Yandex tương đương 615 triệu USD, gồm 370 triệu USD nằm ngoài nước Nga. Nếu quyền mua cổ phiếu được kích hoạt, tập đoàn này thừa nhận không đủ tiền chi trả. Ngay cả khi trả xong, Yandex vẫn phải đảm bảo nguồn tài chính để tiếp tục hoạt động. “Google của Nga” đứng trước nguy cơ vỡ nợ nếu không thể giao dịch.

Theo các nhà phân tích, việc nhiều công ty phương Tây vội vàng dừng hợp tác khiến Yandex “vỡ mộng” trở thành đối thủ cạnh tranh lớn của ngành công nghệ toàn cầu.

Kế hoạch cung cấp các dịch vụ điện toán đám mây cho khách hàng châu Âu, gồm khoản đầu tư 30 triệu USD tại Đức dự kiến diễn ra trong năm nay của Yandex cũng bị tạm hoãn.

Nhiều nhân viên tố cáo Yandex.

Phát ngôn viên Yandex từ chối bình luận về động thái dừng hợp tác từ bên thứ ba, không đánh giá về tình hình kinh doanh trong tương lai của các chi nhánh Yandex tại Nga và nước ngoài.

“Hiện tại, đây không phải vấn đề kinh doanh… Chúng tôi đang bảo vệ và cung cấp các dịch vụ cần thiết cho hàng chục triệu người Nga, bao gồm điện, nước và Internet… Taxi phải đến đúng chỗ, hàng hóa cần được giao, cơ sở hạ tầng cần hoạt động.

Mục tiêu chính của chúng tôi là đảm bảo khả năng tiếp cận, vận hành chúng”, phát ngôn viên của Yandex nói.

Dù công ty không đưa ra tuyên bố liên quan đến xung đột, CEO Tigran Khudaverdyan của Yandex đã viết trên Facebook rằng tình hình “rất khủng khiếp” và “không thể chịu nổi”. Theo ông, giá cổ phiếu và đồng rúp giảm khiến nhiều người trong số 18.000 nhân viên Yandex rơi vào trạng thái gần như “hoảng loạn”.

Những người trong cuộc cho biết hành động của chính phủ Nga gây phẫn nộ. Ngoài ra, thuật toán chọn lọc tin tức của Yandex cũng khiến nhiều nhân viên bất bình.

Lev Gershenzon, cựu Giám đốc Tin tức Yandex cho biết dù không phải kênh truyền thông nhà nước, bộ lọc tin tức của Yandex đang tuyên truyền quan điểm của Điện Kremlin đến hàng chục triệu người mỗi ngày, đưa ra bức tranh không chính xác về tình hình tại Ukraine.

“Tôi xem hành động của công ty là tội ác, đồng lõa chiến tranh và giết người, tôi không muốn là một phần của họ nữa”, Ruslan Musaev, nhân viên của Yandex viết trong thông báo từ chức trên Facebook.

Nhiều nhân viên khác cũng tố cáo công ty do thuật toán hiển thị tin tức trên các trang web có lượng truy cập lớn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh (Theo Zing)

Hàng loạt các nền tảng quảng cáo dừng hoạt động tại Nga

Ngoài các lệnh trừng phạt về chính trị và kinh tế, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine khiến nhiều nhà quảng cáo phải tạm dừng các hoạt động của họ tại Nga.

dừng quảng cáo tại Nga

Các hành động xâm lược của Nga ở Ukraine đã khiến hầu hết các nền tảng quảng cáo lớn trên toàn cầu phải tạm dừng hoạt động, điều đã làm cho không ít người làm marketing cũng phải tạm gác lại các hoạt động tiếp cận khách hàng của họ tại Nga.

Cụ thể, từ thời điểm ban đầu, các nền tảng quảng cáo như Google, Microsoft và Facebook đã bắt đầu hạn chế quảng cáo từ các phương tiện truyền thông được quản lý hoặc liên quan đến nhà nước Nga, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, các nền tảng này tiếp tục hạn chế các quảng cáo từ các nơi khác muốn phân phối đến người dùng đang sinh sống tại Nga.

Dưới đây là danh sách các nền tảng và chính sách quảng cáo của họ:

Các công cụ tìm kiếm.

dừng quảng cáo tại Nga

Google và Microsoft Bing, hai công cụ tìm kiếm hàng đầu trên toàn cầu đã tạm dừng tất cả các hoạt động bán quảng cáo tại Nga.

  • Google: Vào ngày 27 tháng 2, Google đã tạm dừng quảng cáo trên các hãng truyền thông thuộc sở hữu nhà nước của Nga. Vào ngày 3 tháng 3, nền tảng này tiếp tục tạm dừng tất cả các quảng cáo phân phối cho người dùng Nga.
  • Microsoft: Vào ngày 28 tháng 2, Microsoft đã cấm quảng cáo trên các phương tiện truyền thông nhà nước của Nga. Vào ngày 4 tháng 3, lệnh cấm đã được mở rộng sang tất cả các sản phẩm và dịch vụ mới của Microsoft (không chỉ quảng cáo) tại Nga.

Mặc dù Apple không vận hành công cụ tìm kiếm, nhưng Apple cũng đã tạm dừng quảng cáo đi kèm kết quả tìm kiếm trên App Store ở Nga.

dừng quảng cáo tại Nga

Riêng Yandex, nền tảng có trụ sở chính tại Moscow và là công cụ tìm kiếm phổ biến thứ hai tại Nga thì vẫn đang hoạt động bình thường.

Các nền tảng truyền thông mạng xã hội.

Không chỉ các công cụ tìm kiếm, hầu hết các nền tảng mạng xã hội cũng đã áp dụng biện pháp tạm dừng quảng cáo tại Nga.

  • Meta: Công ty mẹ của Facebook đã tạm dừng các quảng cáo nhắm mục tiêu đến người dùng ở Nga vào ngày 4 tháng 3.
  • LinkedIn: LinkedIn thuộc sở hữu của Microsoft và do đó nằm trong lệnh cấm bán các sản phẩm và dịch vụ của mình tại Nga.
  • Twitter: Vào ngày 25 tháng 2, Twitter đã tạm dừng việc phân phối quảng cáo cho người dùng ở Ukraine và Nga với lý do “cần giữ cho thông tin đúng với ý nghĩa thực của nó và không để bị ảnh hưởng bởi quảng cáo”.
  • Reddit: Vào ngày 2 tháng 3, Reddit thông báo rằng họ không chấp nhận các quảng cáo “nhắm mục tiêu đến Nga hoặc có nguồn gốc từ bất kỳ tổ chức, chính phủ hoặc doanh nghiệp nào có trụ sở tại Nga.”
  • Snap Inc.: Theo thông báo từ ngày 1/3, Công ty mẹ của ứng dụng Snapchat cũng đã dừng tất cả quảng cáo đang chạy ở Nga, Belarus và Ukraine.
  • TikTok: TikTok đã hạn chế quyền truy cập vào các tài khoản truyền thông do nhà nước Nga kiểm soát, tuy nhiên một phần quảng cáo vẫn đang được chạy tại đây.

Tại sao các nền tảng quảng cáo và thương hiệu lại dừng các hoạt động quảng cáo.

Để ứng phó với cuộc xung đột ở Ukraine, hành động tạm dừng quảng cáo như là một phương án để giảm thiểu tối đa những thông tin sai lệch cũng như các hoạt động nhằm trục lợi từ xung đột.

Với các thương hiệu, để giữ cho thương hiệu của mình được an toàn (Brand Safety), họ cũng chọn cách ít xuất hiện hơn tới người dùng ở những khu vực đang có những diễn biến phức tạp nhằm hạn chế những rủi ro tiềm ẩn không mong muốn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Google Maps tạm thời vô hiệu hóa dữ liệu ở Ukraine để bảo vệ công dân

Theo Reuters, Google hôm 27.2 xác nhận đã tạm thời vô hiệu hóa một số công cụ Google Maps cung cấp thông tin trực tiếp về tình trạng giao thông và mức độ đông đúc tại các địa điểm khác nhau ở Ukraine.

Google Maps vô hiệu hóa dữ liệu ở Ukraine

Sau khi tham khảo ý kiến từ các nguồn liên quan bao gồm chính quyền khu vực, hãng công nghệ Mỹ đã vô hiệu hóa trên toàn cầu lớp giao thông trên Google Maps và thông tin trực tiếp về mức độ đông đúc tại những địa điểm như cửa hàng và nhà hàng ở Ukraine, vì sự an toàn của cộng đồng địa phương nước này.

Một giáo sư tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury của California cho biết Google Maps đã giúp ông theo dõi một “vụ tắc đường”, nhưng thực chất là sự di chuyển của quân đội Nga về phía biên giới trước khi Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo về chiến dịch quân sự nhằm vào Ukraine.

Theo Google, hiện thông tin giao thông trực tiếp vẫn có sẵn cho các tài xế sử dụng tính năng điều hướng từng chặng trong khu vực.

Các công ty công nghệ lớn khác đang nỗ lực thực hiện thêm nhiều biện pháp mới để bảo vệ an ninh của người dùng tại Ukraine và khu vực lân cận.

YouTube, Apple, Google những ngày qua đã đồng loạt đưa ra nhiều hạn chế quảng cáo, truyền thông đối với Nga.

Dịch vụ trực tuyến và trang truyền thông xã hội cũng được các nhà nghiên cứu khai thác tối đa để kết hợp thông tin về hoạt động xung quanh xung đột quân sự Nga – Ukraine.

Ukraine đang phải trực tiếp đối mặt với chiến dịch quân sự từ phía lực lượng của Nga từ ngày 24.2. Khi tên lửa rơi xuống các thành phố của Ukraine, gần 400.000 dân thường, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, đã phải di tản sang các nước láng giềng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Tìm hiểu “cỗ máy” quảng cáo 150 tỷ USD của Google

Với vốn hóa hơn 1.700 tỷ USD, Alphabet – công ty mẹ Google – là một trong những công ty đại chúng giá trị nhất hành tinh.

nền tảng quảng cáo 150 tỷ USD của Google

Ra đời từ cuộc đại cơ cấu năm 2015, Alphabet về cơ bản là công ty mẹ của Google, đóng góp gần như toàn bộ doanh thu và lợi nhuận.

Google luôn mô tả bản thân như một hãng công nghệ và đầu tư vào nhiều lĩnh vực như tìm kiếm Internet, di động, trí tuệ nhân tạo, xe tự hành, công nghệ y tế.

Dù vậy, mảng kinh doanh chính của Google vẫn là quảng cáo trực tuyến. Năm 2020, Alphabet ghi nhận 183 tỷ đồng USD doanh thu, trong đó 147 tỷ USD – hơn 80% – đến từ bộ phận quảng cáo.

Google là người dẫn đầu thị trường quảng cáo trực tuyến trong hơn một thập kỷ và dự kiến chiếm gần 29% thị phần chi tiêu quảng cáo kỹ thuật số năm 2021, theo hãng nghiên cứu eMarketer.

Trong nhiều năm, Google xây dựng và mua lại một số công cụ quảng cáo, cho phép người mua quảng cáo tìm kiếm loại đối tượng mà họ hướng đến trên Google Search, YouTube, Maps và các website khác.

Dù Search và các tài sản khác vẫn chiếm phần lớn doanh thu quảng cáo Google, mảng quảng cáo của YouTube – tăng trưởng 50% trong quý I – ngày càng cạnh tranh gắt gao hơn với quảng cáo truyền hình truyền thống.

Tìm kiếm và các tài sản Google khác.

Tìm kiếm là mảng sinh lời nhất của Google. Năm 2020, công ty tạo ra 104 tỷ USD doanh thu từ “tìm kiếm và các hoạt động khác”, chiếm 71% doanh thu quảng cáo của Google và 57% tổng doanh thu của Alphabet.

Số liệu “tìm kiếm và hoạt động khác” bao gồm doanh thu phát sinh từ các tài sản tìm kiếm của Google, cùng với quảng cáo trên các sản phẩm khác do Google sở hữu như Gmail, Maps và Google Play.

Các nhà quảng cáo sử dụng sản phẩm Google có thể đấu giá từ khóa tìm kiếm, chính là các từ/cụm tự cụ thể để quảng cáo của họ hiển thị trước mắt người dùng mục tiêu trong kết quả tìm kiếm.

Mỗi nhà quảng cáo lại được lựa chọn từ nhiều chiến lược đấu giá khác nhau. Nếu họ muốn tăng lưu lượng truy cập đến website, họ có thể chọn đặt giá thầu “cost-per-click” (CPC – chi phí mỗi lượt nhấp) để trả tiền dựa trên mỗi lần ai đó nhấp chuột vào quảng cáo. Họ sẽ đặt một giá thầu chi phí tối đa cho mỗi lượt nhấp (CPC tối đa).

Theo chuyên gia tiếp thị kỹ thuật số Joe Balestrino, ngành nào càng cạnh tranh và mở rộng, giá thầu ngành đó càng đắt đỏ.

“Chẳng hạn, nếu bạn là một luật sư và giải quyết các vụ tai nạn cần cẩu… Bạn muốn thu về hàng triệu USD trong một vụ kiện, khi đó bạn có thể chi hàng trăm USD cho một lượt nhấp chuột.

Nếu bạn đang điều hành một dịch vụ dọn dẹp nhà cửa, bạn có thể chỉ trả 7 USD cho mỗi lượt nhấp chuột vì chi phí trung bình chỉ là 50 USD.

Vì vậy, phụ thuộc vào mức độ ngách và số tiền một chủ doanh nghiệp muốn kiếm được, giá các từ khóa cũng khác nhau”, ông giải thích.

Google cũng cho phép các nhà quảng cáo đặt mục tiêu địa điểm, ngôn ngữ hay khán giả. Chẳng hạn, người quan tâm đến mua sản phẩm, dịch vụ liên quan tới tài chính hay những người đi thuê nhà/cho thuê nhà.

Google chủ yếu hiển thị quảng cáo trên các tìm kiếm thương mại, đồng nghĩa với khoảng 80% tìm kiếm không tạo ra thu nhập thông qua quảng cáo.

Tuy nhiên, khi xu hướng mua sắm có xu hướng chuyển lên không gian mạng nhiều hơn, các nhà phân tích dự báo ngân sách quảng cáo cũng dịch chuyển từ truyền hình và tiếp thị trực tiếp sang tìm kiếm.

Trong khi đó, các sản phẩm như Maps (bản đồ) ngày càng quang trọng về khía cạnh quảng cáo. Sử dụng bản đồ Google, các nhà quảng cáo có thể mua quảng cáo cho các địa điểm “ghim” và danh sách doanh nghiệp địa phương.

Bản đồ mới cho phép quảng cáo từ năm 2019, có hơn 1 tỷ người dùng tích cực hàng tháng.

Theo một số chuyên gia, bản đồ là một trong các sản phẩm chưa được khai thác nhiều nhất của Google. Nhà phân tích Brian Nowak của Morgan Stanley dự đoán quảng cáo trên Maps trị giá 11 tỷ USD vào năm 2023.

YouTube.

Theo báo cáo kinh doanh năm 2020, YouTube đóng góp ít nhất trong ba nguồn thu quảng cáo lớn nhất của Google, đem về gần 20 tỷ USD doanh thu, tương đương 13%. Song, YouTube đang phát triển nhanh hơn bất kỳ nguồn thu quảng cáo nào khác của hãng.

Nếu các tác giả YouTube muốn kiếm tiền từ kênh của mình và đủ điều kiện, họ có thể bật quảng cáo video và chia sẻ doanh thu quảng cáo với Google. Ngược lại, YouTube cũng chạy quảng cáo trên video từ các kênh chưa nằm trong danh sách chương trình đối tác.

Các tác giả cũng có thể kiếm tiền bằng những cách khác như cài đặt thành viên trên kênh, bán hàng hóa hay nhận hoa hồng khi thành viên YouTube Premium xem video của họ.

Một nhà tiếp thị muốn mua quảng cáo trên YouTube có nhiều lựa chọn, bao gồm quảng cáo trong luồng có thể/không thể bỏ qua, quảng cáo khám phá video, quảng cáo đệm, quảng cáo ngoài luồng phát, quảng cáo trên đầu trang chủ.

Những tháng qua, YouTube thông báo vài tính năng thử nghiệm, không chỉ xác định sản phẩm trong video mà còn lập danh sách các mặt hàng đó. Thuật toán gợi ý video liên quan khi người dùng cuộn chuột cũng là công cụ kiếm tiền tiềm năng.

Myles Younger, Giám đốc cấp cao hãng nghiên cứu MightyHive, nhận định, dù đã lớn mạnh, YouTube giống như một gã khổng lồ đang say giấc bên trong hệ sinh thái Google.

Các nhà quảng cáo vô cùng chuộng video, đặc biệt nếu họ mua chúng một cách tự động bằng dữ liệu ở quy mô hơn.

Google Network và công nghệ quảng cáo cho nhà xuất bản.

Chân kiềng thứ ba trong doanh thu quảng cáo của Google là Google Network, đóng góp 23 tỷ USD doanh thu năm 2020. Nó bao gồm doanh thu phát sinh từ bán quảng cáo bên ngoài Google.

Nói cách khác, các nhà xuất bản hay phát triển ứng dụng có thể sử dụng nền tảng của Google như AdSense, Google Ad Manager, AdMob để cung cấp các suất quảng cáo cho nhà quảng cáo. Các nhà xuất bản và Google phân chia doanh thu theo các tỉ lệ khác nhau, phụ thuộc vào công việc của mỗi bên.

Hiện nay, hơn 2 triệu nhà xuất bản nội dung là khách hàng của AdSense. Họ sẽ nhập mã Google lên website hoặc video, sau đó nhà quảng cáo đấu thầu để mua quảng cáo.

Nếu nội dung của nhà xuất bản hiển thị quảng cáo qua AdSense, họ sẽ nhận được 68% doanh thu mà Google công nhận liên quan đến dịch vụ.

Họ cũng có thể đặt quảng cáo tìm kiếm lên website hoặc ứng dụng để kiếm doanh thu khi độc giả bấm chuột, rồi nhận về 51% doanh thu từ AdSense cho tìm kiếm.

Ngoài ra, Google sở hữu một số sản phẩm khác cho đủ loại đối tượng trên thị trường quảng cáo trực tuyến.

Chúng bao gồm Google Ads, nền tảng giúp nhà quảng cáo chạy quảng cáo tìm kiếm, hiển thị, video, ứng dụng, mua sắm và địa phương mà không mất chi phí tối thiểu; Google Marketing Platform dành cho các nhà quảng cáo lớn, đi cùng những công cụ phân tích cho doanh nghiệp nhỏ.

Với sự đầu tư không ngừng nghỉ vào công nghệ quảng cáo, chỗ đứng của Google trên thị trường dường như khó có thể thay đổi trong một sớm một chiều.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn (Theo ICT News)

YouTube tạm thời ngừng tính năng kiếm tiền từ các kênh ở Nga

Trước những bất ổn giữa Nga và Ukraine trong những ngày gần đây, YouTube thông báo tạm thời ngừng hoạt động kiếm tiền của các kênh YouTube ở Nga và hạn chế quyền truy cập các kênh này ở Ukraine.

YouTube tạm thời ngừng tính năng kiếm tiền từ các kênh ở Nga
Cre: Getty Images

Sau hàng loat các hành động can thiệp của Facebook và cả Twitter với các kênh truyền thông ở Nga, YouTube cho biết họ đang tạm thời ngừng hiển thị quảng cáo và tắt tính năng kiếm tiền trên các kênh YouTube của Nga, đồng thời nền tảng này cũng hạn chế người dùng ở Ukraine truy cập các kênh của Nga.

Theo thông báo của YouTube, hành động của họ nhằm mục tiêu trừng phạt Nga trước các hành động của nước này với Ukraine, YouTube sẽ tạm ngưng quyền truy cập một số kênh, tắt tính năng kiếm tiền và hạn chế đề xuất các kênh của Nga.

YouTube cũng cho biết, để đáp lại yêu cầu trước đó của chính phủ Ukraine về việc chặn các kênh tiếng Nga sử dụng YouTube để “tuyền truyền thông tin” liên quan đến những bất ổn giữa Nga với Ukraine, YouTube đã thực hiện hành động này.

Theo tờ Reuters, chỉ trong 2 năm 2017 và 2018, Nga đã kiếm được khoảng từ 7 triệu đến 32 triệu USD doanh thu quảng cáo trên 26 kênh YouTube do nhà nước quản lý (hoặc hỗ trợ).

Không chỉ Google, Facebook và Instagram cũng bắt đầu hạn chế các tài khoản của Nga thu lợi trên nền tảng của họ sau khi Nga xâm lược Ukraine.

Ông Nathaniel Gleicher, Trưởng bộ phận chính sách bảo mật tại Meta cho biết Facebook đang cấm các kênh truyền thông của nhà nước Nga chạy quảng cáo hoặc tạo doanh thu trên các nền tảng của họ ở bất kỳ đâu trên toàn cầu.

Với Twitter, nền tảng này cho biết họ đang tạm dừng các hoạt động quảng cáo ở Ukraine và Nga để “đảm bảo mức độ an toàn của thông tin và không để quảng cáo làm ảnh hưởng tới các thông tin đó.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Google Ads ra mắt Enhanced Conversions for Leads

Nhằm mục tiêu giúp nhà quảng cáo đo lường dễ dàng hơn các chuyển đổi ngoại tuyến (offline), Google Ads vừa thông báo ra mắt tính năng ‘Enhanced Conversions for Leads‘.

Google Ads ra mắt 'Enhanced Conversions for Leads'

Enhanced Conversions for Leads hay tính năng chuyển đổi nâng cao cho khách hàng tiềm năng hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm và là giải pháp thay thế cho phương pháp đo lường chuyển đổi ngoại tuyến hiện có của Google, Google Click ID-based.

Google Ads ra mắt Enhanced Conversions for Leads

‘Enhanced Conversions for Leads’ mang lại điều gì cho nhà quảng cáo.

Với tính năng mới này, nhà quảng cáo có thể cấu hình trực tiếp từ tài khoản Google Ads của họ (thay vì CRM như trước đây) nên có thể dễ dàng áp dụng hơn, cho phép nhiều nhà quảng cáo theo dõi các chuyển đổi ngoại tuyến của họ.

Với những dữ liệu có được, hệ thống của Google có thể đưa ra những quyết định đấu giá tốt hơn, điều này có nghĩa là các chiến dịch sẽ hiệu quả và có lượng chuyển đổi tốt hơn.

Thiết lập ‘Enhanced Conversions for Leads’.

Tính năng chuyển đổi nâng cao cho khách hàng tiềm năng có thể được cấu hình trực tiếp thông qua Trình quản lý thẻ của Google (Google Tag Manager) miễn là nhà quảng cáo đã thiết lập tính năng theo dõi chuyển đổi trong Google Ads và bật tính năng tự động gắn thẻ (auto-tagging).

Ngoài ra, nhà quảng cáo cũng có thể cấu hình bằng cách sử dụng thẻ global site tag trực tiếp trên website nếu đã thiết lập tính năng đo lường chuyển đổi.

‘Enhanced Conversions for Leads’ hoạt động như thế nào.

Khi một khách hàng tiềm năng (Lead) điền vào một biểu mẫu khách hàng tiềm năng (lead form) nào đó trên website của nhà quảng cáo, những dữ liệu có được từ khách hàng sẽ được ghi lại bởi các thẻ theo dõi chuyển đổi, và sau đó được gửi đến Google.

Khi khách hàng tiềm năng đó chuyển đổi thành công (thành khách hàng), nhà quảng cáo có thể tải lên thông tin của khách hàng và Google sẽ kết nối những thông tin đó với các quảng cáo có khả năng mang về nhiều khách hàng nhất (tương tự).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Nhiều quốc gia mới buộc Facebook và Google trả tiền cho báo chí

Bộ luật được ban hành vào năm 2021 của Australia buộc Facebook, Google phải trả tiền cho nhà xuất bản để được chia sẻ tin tức. Nhiều quốc gia đang học tập bước đi của nước này.

Nhiều quốc gia mới buộc Facebook và Google trả tiền cho báo chí

Theo CNET, bộ luật Thương lượng Bắt buộc Nền tảng Kỹ thuật số và Truyền thông Tin tức được chính phủ Australia thông qua vào tháng 2/2021.

Theo quy định mới, Google và Facebook phải đàm phán với các nhà xuất bản để đạt được thỏa thuận cấp phép tin bài xuất hiện trên trang tìm kiếm Google và nguồn cấp dữ liệu của Facebook.

Cách tiếp cận này của Australia đang sắp được áp dụng cho Anh, Canada và Mỹ.

Nhiều nước học theo Australia.

Trang Insider cho rằng nhiều quốc gia bị ấn tượng bởi áp lực Australia gây ra với những gã khổng lồ công nghệ, khiến họ “khiếp sợ”.

Trong bài phỏng vấn gần đây với Sunday Times, Bộ trưởng Văn Hóa Vương quốc Anh, Nadine Dorries bày tỏ sự hào hứng với triển vọng xây dựng một hệ thống thương lượng tương tự ở Australia. Theo Press Gazette, các nhà xuất bản Anh cũng ủng hộ ý tưởng này.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Canada, Justin Trudeau đã cam kết giới thiệu một hệ thống tương tự ở đất nước này.

Tại Mỹ, Liên minh Truyền thông Tin tức, đại diện của hơn 2.000 tổ chức báo chí trên đất nước đã kêu gọi các nhà lập pháp thông qua Đạo luật Bảo tồn và Cạnh tranh Báo chí (JCPA). Quy định của đạo luật cũng sẽ buộc Google, Facebook chia sẻ doanh thu với báo chí tại địa phương.

Tuy nhiên, theo ông Rasmus Nielsen, Giám đốc Viện Reuters tại Đại học Oxford, việc sao chép bước đi của Australia không hẳn là điều tốt.

“Nếu người ta cố gắng dùng chính sách công để làm cho báo chí hoạt động bền vững thì vốn đã có những công cụ khác như giảm thuế, trợ cấp của chính phủ, đầu tư có mục tiêu…”, ông Nielsen nói.

Theo chuyên gia thuộc đại học Oxford, vấn đề của những phương cách này là tốn kém tiền bạc. Do đó, báo chí gây áp lực lên chính trị gia, yêu cầu họ đưa ra quyết định.

Australia buộc Facebook, Google phải trả tiền cho báo chí.

Theo một báo cáo từ AlphaBeta, doanh thu ngành báo chí Australia đã giảm từ 4,4 tỷ USD năm 2002 xuống còn 3 tỷ USD vào 2018.

Trong khi đó, báo cáo điều tra cạnh tranh cho thấy Facebook và Google chiếm hơn 80% doanh thu quảng cáo trực tuyến ở nước này.

“Những nền tảng này đã xây dựng tệp người dùng dùng bằng cách sử dụng nội dung từ các nhà xuất bản”, Nick Shelton, Giám đốc Điều hành Tạp chí văn hóa trực tuyến Bradsheet nói với Insider.

“Facebook và Google đã phổ cập tin tức bằng thuật toán mang lại lợi nhuận cho nền tảng”, ông trùm truyền thông Rupert Murdoch nói vào năm 2018.

Đến tháng 7/2020, chính phủ Australia đưa ra dự thảo đầu tiên, buộc Google và Facebook phải trả tiền trực tiếp cho nhà xuất bản để hiển thị nội dung tin tức trên trang tìm kiếm và nguồn cung bảng tin.

Nhà chức trách đưa ra thời hạn 3 tháng để những gã khổng lồ công nghệ thương lượng cùng các nhà xuất bản.

Google mô tả đề xuất này là “không thể thực hiện được”. Trong khi đó, Facebook phản ứng bằng cách tắt nguồn cấp dữ liệu tin tức tại Australia trong 6 ngày.

Cuối cùng, Australia từ chối các đề xuất sửa đổi bộ luật. Facebook và Google buộc phải thỏa hiệp bằng cách đàm phán những thỏa thuận hàng triệu USD với các nhà xuất bản lớn như ABC, News Corp.

Không phải cơ quan báo chí nào cũng nhận được tiền.

Sau khi áp dụng quy định mới, các nhà xuất bản lớn nhận được tiền của Google, Facebook, nhưng những doanh nghiệp nhỏ thì không. “Họ thực hiện giao dịch với hầu hết nhà xuất bản lớn. Nhưng họ không đàm phán với công ty của tôi”, Nick Shelton nói.

Broadsheet vẫn được hưởng lợi từ lượng truy cập Facebook và Google. Nhưng không giống như những công ty báo chí lớn, họ không nhận được tiền từ nền tảng.

Nick Shelton cho rằng kết quả thể hiện sức mạnh của Google và Facebook với truyền thông. “Thực tế, chính họ chọn ra người thắng, kẻ thua trong cuộc chiến này. Người nhận được tiền thì hài lòng, những kẻ bị bỏ lơ thì tức giận”, ông nói thêm.

Theo Insider, các quan chức Australia sẽ xem xét lại bộ quy tắc vào tháng 3 để cải thiện điều luật.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh (Theo Zing)

Nhóm Big Tech đang trỗi dậy mạnh mẽ

Giữa thời điểm môi trường kinh doanh có nhiều dấu hiệu tiêu cực, các ông lớn công nghệ vẫn đạt mức tăng trưởng đáng ganh tỵ, hứa hẹn một sự trỗi dậy mạnh mẽ trong tương lai gần.

Nhóm Big Tech đang trỗi dậy mạnh mẽ

Thời gian gần đây, nhiều công ty lớn trong lĩnh vực công nghệ gặp khó khăn trên thị trường chứng khoán. Một số chỉ có biến động nhẹ, giá cổ phiếu của Apple và Google sụt giảm hơn 6%, trong khi Netflix và Meta – tập đoàn mẹ của Facebook, đã mất khoảng 1/3 giá trị.

Theo New York Times, cổ phiếu nhóm doanh nghiệp công nghệ là động lực tăng trưởng quan trọng của thị trường chứng khoán toàn cầu trong năm 2021.

Vì vậy, sự suy giảm này kéo theo sắc đỏ ở nhiều sàn giao dịch lớn. Chỉ số S&P 500 đã giảm khoảng 7% kể từ đầu năm.

Trỗi dậy từ hỗn loạn.

Các nhà đầu tư có lý do để lo lắng. Sự bùng phát của chủng Omicron, tình trạng lạm phát, khả năng lãi suất, nguy cơ xảy ra chiến tranh ở Ukraine, biểu tình kéo dài của người Canada… có thể tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế thế giới. Các ông lớn công nghệ cũng không tránh khỏi ảnh hưởng tiêu cực.

Tuy nhiên, trong vài tuần qua, khi một số tập đoàn lần lượt công bố kết quả kinh doanh những tháng cuối năm 2021, có thể nhận thấy dấu hiệu của cuộc trỗi dậy vừa bắt đầu xuất hiện.

Amazon, Apple, Google và Microsoft – 4 công ty Mỹ thuộc nhóm có giá trị hơn 1.000 tỷ USD, trong đó Microsoft trên 2.000 tỷ USD và Apple gần 3.000 tỷ USD – đã công bố mức tăng trưởng đáng ghen tị trong năm 2021.

Ngay cả với cái tên “gây thất vọng” là Facebook, lợi nhuận của họ trong năm 2021 cũng tăng 35%.

Sau tất cả những gì xảy ra khi đại dịch Covid-19 bùng phát, có vẻ như các ông lớn công nghệ đã sẵn sàng mở rộng phạm vi tiếp cận và tầm ảnh hưởng của mình đối với phần còn lại của nền kinh tế.

Nhiều người không bất ngờ về việc các công ty công nghệ hoạt động tốt trong đại dịch. Covid-19 khiến chúng ta dành nhiều thời gian hơn cho thiết bị, sản phẩm và dịch vụ công nghệ. Tuy nhiên, quy mô tăng trưởng của họ vẫn đáng kinh ngạc.

Theo The Verge, doanh thu của Apple trong năm 2021 đạt 350 tỷ USD, tăng hơn 90 tỷ USD (tương đương 33%) so với cùng kỳ, bất chấp tình trạng thiếu chip bán dẫn tác động xấu đến ngành công nghệ toàn cầu.

Doanh số bán hàng của Amazon trong năm 2021 tăng 67% so với năm 2019, thời điểm trước khi xảy ra đại dịch. Tương tự, doanh thu của Google cũng tăng hơn 60% sau 2 năm.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng những tập đoàn có quy mô khổng lồ như Apple, Amazon, không thể duy trì tỷ lệ tăng trưởng quá cao trong thời gian dài, theo “quy luật số lớn”. Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy họ tiếp tục “phạm luật”.

Sau khi chạm mốc vốn hóa thị trường 1.000 tỷ USD vào năm 2018, Apple tiếp tục tăng trưởng phi mã, hướng đến con số 3.000 tỷ USD trong năm nay. Các ông lớn công nghệ khác trong nhóm nghìn tỷ cũng chưa có dấu hiệu chững lại.

Dư địa phát triển còn lớn.

Điều gì thúc đẩy sự tăng trưởng kinh ngạc của những gã khổng lồ công nghệ? Theo New York Times, nguyên nhân không chỉ dừng lại ở chỗ đại dịch làm gia tăng việc sử dụng công nghệ, một vấn đề lớn hơn là nó đã minh chứng cho chúng ta thấy còn nhiều tiềm năng bổ sung công nghệ vào cuộc sống hàng ngày.

Mảng kinh doanh Dịch vụ của Apple là một ví dụ. Bộ phận này bao gồm App Store, Apple Pay, iCloud, Music và Apple TV.

Mô hình hoạt động cốt lõi của Táo khuyết từ trước đến nay là bán phần cứng. Họ đã thu lợi nhuận khổng lồ từ việc này. Tuy nhiên, doanh số iPhone sẽ giảm sau một thời gian nhất định.

Chu kỳ nâng cấp đối với người dùng đang kéo dài ra, trong khi mỗi thế hệ ra mắt sau chỉ có một số cải tiến nhỏ. Trong quý cuối năm 2021, Apple bán được số iPhone nhiều hơn cùng kỳ 9%, không còn cao ở mức 2 con số như những năm trước.

Do đó, Apple ngày càng chú trọng phát triển các dịch vụ trực tuyến khác để duy trì tăng trưởng. Theo báo cáo năm 2020, doanh thu trên App Store tăng 24%.

Giám đốc Tài chính Apple, Luca Maestri tiết lộ công ty có 785 triệu người dùng trả phí cho các gói dịch vụ khác nhau, tăng 165 triệu trong năm 2021. Để so sánh, dịch vụ xem phim Netflix hiện có 222 triệu thuê bao.

Điều tương tự cũng đang diễn ra đối với các gã khổng lồ công nghệ khác. Họ tìm cách thu hút thêm khách hàng ở mảng kinh doanh truyền thống, đồng thời mở rộng phạm vi hoạt động sang lĩnh vực khác.

Giờ đây, Amazon không chỉ là sàn thương mại điện tử khổng lồ, mà còn là nhà cung cấp dịch vụ máy chủ đám mây lớn nhất thế giới.

Bộ phận Amazon Web Services mang lại 71 tỷ USD mỗi năm. Hoạt động kinh doanh quảng cáo của họ cũng tạo ra 31 tỷ USD trong năm 2021.

Con số 31 tỷ USD chỉ là một phần nhỏ, chưa đến 10% doanh thu hàng năm của Amazon, nhưng nếu so với các công ty công nghệ có mô hình kinh doanh dựa phần lớn vào quảng cáo như Snap hay Pinterest, nó gấp hàng chục lần.

Dan Ives và John Katsingris, chuyên gia phân tích tại công ty đầu tư Wedbush Securities, cho rằng những gì chúng ta đang thấy chỉ là khởi đầu cho sự tăng trưởng bùng nổ trong thời gian dài của các ông lớn công nghệ.

Họ ước tính, các công ty trên toàn cầu sẽ chi 1.000 tỷ USD cho các dịch vụ đám mây trong những năm tới. Điều đó có nghĩa là còn dư địa rất lớn để các tập đoàn công nghệ tiếp tục phát triển và lớn mạnh.

Theo đánh giá của Ives, chỉ riêng mảng Dịch vụ của Apple có thể trị giá đến 1.500 tỷ USD trong tương lai. Ông và các chuyên gia khác gọi sự bùng nổ đầu tư sắp tới vào lĩnh vực công nghệ chính là biểu hiện rõ ràng của Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư.

Nguyễn Hiếu – Theo New York Times

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

10 số liệu thống kê về Google Search các Marketers cần biết trong 2022

Nếu Google (cả tự nhiên lẫn có trả phí) là nền tảng chiến lược của thương hiệu của bạn trong năm mới 2022, những số liệu dưới đây rất đáng để bạn tham khảo.

số liệu thống kê về Google Search các Marketers cần biết trong 2022
Getty Images

Được chia sẻ từ Oberlo, dưới đây là tổng hợp 10 insights quan trọng hàng đầu về công cụ tìm kiếm Google mà những người làm marketing nên biết trong 2022.

  • Google là nền tảng được truy cập nhiều nhất toàn cầu: Trung bình, có hơn 90 tỷ lượt truy cập mỗi tháng.
  • Google thống trị các công cụ tìm kiếm: Tính đến tháng 1 năm 2022, thị phần của Google là gần 92%.
  • Có bao nhiêu lượt tìm kiếm được sử dụng mỗi ngày: Google xử lý hơn 8.5 tỷ lần tìm kiếm trên mỗi ngày.
  • Mức độ sử dụng Google Lens: Hiện có hơn 1 tỷ câu hỏi đã được hỏi trên Google Lens, một công nghệ nhận dạng hình ảnh do Google phát triển, được thiết kế để cung cấp những thông tin có liên quan liên quan.
  • Số lượng tìm kiếm trên thiết bị di động: 63% lưu lượng truy cập tự nhiên tại Mỹ đến từ các thiết bị di động.
  • Truy vấn (từ khoá) được tìm kiếm nhiều nhất trên Google là Facebook (số liệu tính đến năm 2019).
  • Mức độ thường xuyên mà người dùng đã sử dụng Google Search: Theo khảo sát của Moz, 84% số người được hỏi nói rằng họ tìm kiếm trên Google ít nhất là 3 lần mỗi ngày.
  • Phần lớn các tìm kiếm sản phẩm diễn ra trên Google: 46% các sản phẩm mới được khám phá bắt đầu từ Google.
  • Tầm quan trọng của thứ hạng tìm kiếm: 90% người dùng nói rằng họ có xu hướng nhấp chuột vào những vị trí đầu tiên của trang kết quả tìm kiếm (SERP).
  • Phần trăm lượng truy cập tự nhiên (organic traffic): Trung bình, 23% lưu lượng truy cập của một website đến từ các tìm kiếm tự nhiên.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Google Ads công bố 3 chiến lược ưu tiên hàng đầu trong 2022

Google Ads vừa công bố 3 chiến lược ưu tiên hàng đầu cho năm 2022 bao gồm: tự động hóa, tối ưu hoạt động đo lường và quyền riêng tư.

Khi hành vi mua sắm của người tiêu dùng liên tục thay đổi trong suốt đại dịch, Google Ads kỳ vọng có thể mang lại những trải nghiệm tốt hơn cho người dùng của mình.

Theo đó, nền tảng quảng cáo này đã công bố 3 chiến lược ưu tiên hàng đầu cho năm 2022 bao gồm: tự động hóa, tối ưu các hoạt động đo lường và quyền riêng tư.

Những cơ hội mới với tự động hóa.

Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Google Ads, Ông Jerry Dischler cho biết sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng vừa thể hiện cả thách thức lẫn cơ hội cho nền tảng cũng như các nhà quảng cáo nói chung.

Ông cho rằng các thương hiệu nên sẵn sàng, tập trung và đẩy nhanh tốc độ để thúc đẩy sự tăng trưởng:

“Hơn 80% nhà quảng cáo của Google hiện đang sử dụng tính năng đặt giá thầu tự động để giải phóng thời gian và cải thiện hiệu suất quảng cáo.”

Liên quan đến các chiến lược tự động hoá, Google nhấn mạnh việc sử dụng 2 loại chiến dịch mới là Khám phá (Discovery) và Hiệu suất tối đa (Performance Max).

Cả hai loại chiến dịch này đều tập trung vào việc tiếp cận tối đa người dùng trên quy mô lớn từ một chiến dịch nhất định. Các lợi ích nổi bật của nó bao gồm:

  • Đơn giản hơn trong việc quản lý (ít chiến dịch hơn).
  • Phạm vi tiếp cận đa kênh.
  • Không gian (dung lượng) quảng cáo (ad inventory) lớn hơn.
  • Chuyển đổi (tích luỹ) tốt hơn.

Đối với các loại chiến dịch khác như tìm kiếm (Search), hiển thị (Display) và YouTube, Google khuyên nhà quảng cáo nên dựa vào các tính năng tự động hóa trong việc đặt giá thầu thông minh (Smart Bidding), quảng cáo tìm kiếm thích ứng (Responsive Search Ads) và đối sánh từ khoá rộng (Match Keywords).

Tương lai của các hoạt động đo lường.

Khi thế giới quảng cáo chuyển sang giai đoạn tôn trọng quyền riêng tư nhiều hơn và ít cookies hơn, hoạt động đo lường hiệu suất của các chiến dịch là một chủ đề đầy thách thức đối với hầu hết các nhà quảng cáo.

Bên cạnh đó, với các rào cản mới từ iOS của Apple, việc chứng minh được giá trị của quảng cáo nói riêng và marketing nói chung sẽ ngày càng trở nên khó khăn hơn.

Để có thể giải toả bớt các áp lực này, Google đang ra mắt các giải pháp mới về quyền riêng tư và đo lường bao gồm:

  • Chuyển đổi nâng cao.
  • Chế độ đồng ý (được sử dụng cookies từ phía người dùng).
  • Mô hình chuyển đổi.
  • Phân bổ theo hướng dữ liệu (data-driven attribution).

Các giải pháp được áp dụng mới sẽ dựa trên dữ liệu của bên thứ nhất và các API khác an toàn hơn cho quyền riêng tư của người dùng.

Đáp lại kỳ vọng của người dùng về quyền riêng tư.

Khi nhu cầu về quyền riêng tư ngày càng tăng, trong quá trình xây dựng mối quan hệ với khách hàng, thương hiệu hay nhà quảng cáo cần cho khách hàng của mình hiểu rằng dữ liệu của họ vẫn luôn được bảo vệ và ở chế độ an toàn.

Xuất phát từ góc nhìn này, Google đã cập những chính sách mới về quyền riêng tư trong đó tập trung vào việc:

  • Xây dựng mối quan hệ trực tiếp với khách hàng.
  • Đảm bảo các phép đo vẫn được thực hiện chính xác (và có thể hành động được).
  • Giữ cho quảng cáo có tính liên quan cao nhất.

Google cũng khuyên các nhà quảng cáo nên chủ động đầu tư và khai thác dần dữ liệu của bên thứ nhất trong bối cảnh mới này.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Lượng tìm kiếm trên Google tại Việt Nam tăng 37% trong năm 2021

Việt Nam có hơn 8 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới kể từ khi đại dịch bắt đầu. Thống kê từ Google cho thấy số lượng tìm kiếm trên Google tăng 37% trong năm 2021 so với trước đại dịch.

Sự phổ biến của Google Search.

Theo Google, Việt Nam có khoảng 8 triệu người dùng kỹ thuật số mới kể từ khi đại dịch bắt đầu. Năm 2020 chứng kiến hàng triệu người chuyển sang thế giới số thì năm 2021 cho thấy sự phát triển vững vàng của dòng chảy kỹ thuật số.

Google Search (tìm kiếm) trở thành một công cụ quen thuộc của người dùng Việt Nam khi tổng số lượng tìm kiếm trên Google tăng 37% trong năm 2021 so với trước đại dịch.

Báo cáo “Search for Tomorrow’’ của Google cho thấy, 97% người tiêu dùng mới vẫn đang sử dụng các dịch vụ trực tuyến và 99% trong số họ có ý định tiếp tục sử dụng trong tương lai. Tiết kiệm thời gian và chi phí, sản phẩm và dịch vụ đa dạng, dịch vụ giao hàng tận nơi là những động lực thúc đẩy người mua sắm chọn trải nghiệm trực tuyến.

Tổng giá trị hàng hóa (GMV) của Việt Nam năm 2021 dự kiến (ở thời điểm báo cáo) đạt 21 tỷ USD, tăng 31% so với năm 2020, trong đó phần lớn là nhờ vào mức tăng trưởng 53% của ngành thương mại điện tử.

Người dùng ngày nay đang khai thác nhiều lợi ích của công nghệ và ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày từ việc tìm cách mở tài khoản ngân hàng hay mở thẻ online với lượng tìm kiếm tăng 58%, tìm thông tin, xem trải nghiệm và đánh giá sản phẩm trước khi mua với lượng tìm kiếm tăng 1.250% và kế đến là thanh toán không tiếp xúc với ví điện tử, với lượng tìm kiếm tăng 100%.

Theo xu hướng thay đổi hành vi đó của người tiêu dùng, các doanh nghiệp hiện đang điều chỉnh chiến lược kỹ thuật số của mình để đáp ứng nhu cầu của người dùng mới chuyển sang sử dụng các dịch vụ trực tuyến.

81% nhà bán hàng kỹ thuật số ở Việt Nam có khả năng sẽ tăng cường việc sử dụng các hình thức thanh toán điện tử trong 1 đến 2 năm tới. 82% trong số họ dự đoán rằng hơn một nửa doanh thu trong 5 năm tới sẽ đến từ các nguồn bán hàng trực tuyến.

Các xu hướng tìm kiếm đáng chú ý.

Báo cáo “Search for Tomorrow’’ đã thống kê các xu hướng tìm kiếm của người Việt và các thống kê ở 4  lĩnh vực gồm: Sức khỏe và Làm đẹp; tài chính; thực phẩm và hàng tạp hóa; mua sắm và bán lẻ.

Trong bối cảnh đại dịch, người Việt đang tổ chức lại ngôi nhà của họ để nhân đôi mục đích sử dụng, vừa là nhà, vừa là trường học hoặc không gian làm việc.

Số lượt tìm kiếm cụm từ ‘decor phòng’ (trang trí phòng) tăng 150% trong khi các từ khóa cho các sản phẩm chăm sóc nhà cửa như ‘nến thơm cũng tăng 100%.

Nhiều người Việt quan tâm học cách đầu tư nhiều hơn, thể hiện qua số lượt tìm kiếm cụm từ “chứng khoán” tăng trên 106%, trong đó người dân ở các tỉnh nông thôn thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến việc đầu tư. Song song đó là số lượt tìm kiếm về tiền điện tử tiếp tục ở mức cao, tăng 115%.

Người dùng Internet cũng hoài nghi khi quan tâm nhiều hơn đến các thông tin sai sự thật. Họ chủ động hơn trong việc tìm kiếm các thông tin đáng tin cậy thông qua công cụ tìm kiếm để xác minh thông tin nhất là Gen Z.

82% người được khảo sát cho biết việc tìm ra được nguồn tin thật bây giờ quan trọng hơn so với thời trước Covid. Lượng tìm kiếm với các từ khóa liên quan đến “scam” tăng 54% và lượng tìm kiếm với từ khóa liên quan ‘hàng chính hãng’ cũng tăng 15%.

Đại dịch không chỉ cho thấy rõ hơn nhiều sự bất bình đẳng đang diễn ra mà còn làm trầm trọng thêm vấn đề, gây ảnh hưởng ở nhiều mức độ khác nhau lên những nhóm dễ bị tổn thương nhất trong xã hội.

So với các gia đình có thu nhập cao, các gia đình có thu nhập thấp có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn và số ngày nghỉ học trong năm của trẻ em trong những gia đình này cũng cao hơn gấp đôi.

Để vượt qua những sự bất bình đẳng này, mọi người lên mạng để tìm kiếm các giải pháp giúp bản thân và cộng đồng của họ.

Nội dung họ tìm kiếm, bao gồm nhiều chủ đề từ trợ cấp thất nghiệp đến các vấn đề về phân biệt đối xử hay đơn giản là tìm kiếm các công cụ hoặc giải pháp giúp họ vượt qua những khó khăn của mình từ việc hiểu nội dung thông tin bằng tiếng nước ngoài.

Lượng tìm kiếm với cụm từ khoá “dịch sang tiếng Việt” tăng đến 75% đến tìm kiếm thông tin liên quan bình đẳng giới (tăng 27%) hay tìm kiếm giải pháp tài chính “vay tiền online” tăng 45%.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Google tiếp tục tạo sức ép lên các hoạt động quảng cáo của Facebook

Google lên kế hoạch thực hiện các thay đổi về quyền riêng tư trên Android, tương tự cách Apple đã áp dụng với iOS.

Google tiếp tục tạo sức ép lên các hoạt động quảng cáo của Facebook

Hôm 16/2, Google thông báo sẽ áp dụng biện pháp bảo mật nhằm hạn chế việc chia sẻ dữ liệu người dùng trên smartphone Android.

Gã khổng lồ trên lĩnh vực tìm kiếm và quảng cáo số hứa hẹn dành thời gian để các công ty khác thích ứng, không gây xáo trộn cho hoạt động kinh doanh.

Theo New York Times, Google chưa công bố lộ trình cụ thể đối với những thay đổi về quyền riêng tư, nhưng cam kết tiếp tục hỗ trợ các tính năng, công nghệ hiện tại ít nhất 2 năm tiếp theo.

Tăng quyền riêng tư của người dùng trên Android.

Cụ thể, Google đang xem xét một số phương pháp tiếp cận, chú trọng đến quyền riêng tư trong Android.

Họ cho phép nhà phát triển đánh giá hiệu suất của chiến dịch quảng cáo và hiển thị quảng cáo được cá nhân hóa dựa trên hành vi hoặc sở thích, cũng như cung cấp các công cụ mới để hạn chế theo dõi thông qua ứng dụng. Google không tiết lộ thêm về cách thức hoạt động của các giải pháp này.

Là một phần của những thay đổi, Google có kế hoạch loại bỏ ID quảng cáo, một tính năng theo dõi trong Android giúp các nhà quảng cáo biết người dùng đã nhấp vào quảng cáo hay mua sản phẩm, cũng như theo dõi sở thích và hoạt động của họ.

Công ty cũng cho phép người dùng chọn không tham gia quảng cáo được cá nhân hóa bằng cách xóa số nhận dạng theo dõi.

Ông Anthony Chavez, Phó chủ tịch bộ phận Android của Google, cho biết các ứng dụng của riêng Google sẽ không có đặc quyền truy cập vào dữ liệu hoặc tính năng của Android mà không nêu rõ cách thức hoạt động.

Điều này khẳng định lại cam kết của họ với các cơ quan quản lý ở Anh về việc không dành ưu đãi cho các sản phẩm của chính mình.

Công ty không đưa ra thời hạn chính thức để loại bỏ ID quảng cáo, nhưng cam kết giữ nguyên hệ thống hiện có trong 2 năm.

Google sẽ cung cấp các phiên bản thử nghiệm của đề xuất mới đến các nhà quảng cáo, trước khi phát hành phiên bản hoàn thiện hơn trong năm nay.

Trước thông báo này, trong một cuộc trả lời phỏng vấn, ông Chavez cho rằng còn quá sớm để đánh giá những tác động xảy ra khi Google hạn chế chia sẻ dữ liệu của ứng dụng cho bên thứ 3. Ông nhấn mạnh mục tiêu của công ty là tìm ra lựa chọn riêng tư hơn cho người dùng, đồng thời vẫn cho phép các nhà phát triển kiếm tiền từ quảng cáo.

Tác động mạnh đến thị trường Internet.

Đầu tháng 2, trong buổi công bố báo cáo tài chính quý IV/2021, Meta (công ty mẹ của Facebook) cho biết lợi nhuận giảm 8% và dự đoán sẽ thiệt hại 10 tỷ USD trong năm 2022 do những thay đổi về quyền riêng tư của iOS.

Theo tính toán của Business Insider, so với thời điểm Apple bắt đầu thực hiện quy định mới về quyền riêng tư trên iOS, vốn hóa thị trường của các ông lớn công nghệ có mô hình kinh doanh dựa trên quảng cáo, gồm Meta, Snapchat, Twitter và Pinterest sụt giảm tổng cộng 315 tỷ USD.

Vào tháng 4/2021, Apple đã cập nhật iOS, đưa vào tính năng cho phép người dùng chọn chấp nhận cho bên thứ 3 – trong đó có các ứng dụng mạng xã hội như Facebook, Twitter – thu thập và chia sẻ dữ liệu hay không.

Về cơ bản, họ loại bỏ tùy chọn này ở bên trong menu cài đặt, đưa vào thông báo dạng bật lên khi người dùng mở ứng dụng có kèm quảng cáo nhắm mục tiêu.

Là 2 nhà cung cấp nền tảng dành cho smartphone lớn nhất thế giới, Google và Apple tác động lớn đến những gì ứng dụng di động có thể làm trên hàng tỷ thiết bị.

Những thay đổi để tăng quyền riêng tư hoặc cung cấp cho người dùng quyền kiểm soát tốt hơn đối với dữ liệu của họ khiến các công ty thu thập dữ liệu phải tăng chi phí bán quảng cáo cá nhân hóa theo sở thích và nhân khẩu học.

Quảng cáo kỹ thuật số dựa trên việc tích lũy dữ liệu về người dùng đã tồn tại trên Internet trong 20 năm qua.

Tuy nhiên, mô hình kinh doanh này đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Người dùng ngày càng nghi ngờ hơn về việc thu thập dữ liệu sâu rộng, trong bối cảnh các gã khổng lồ công nghệ không còn được tin tưởng.

Sự khác biệt trong cách tiếp cận giữa Apple và Google xuất phát từ mô hình kinh doanh cơ bản của họ. Apple tạo ra phần lớn doanh thu từ việc bán thiết bị, trong khi Google chủ yếu kiếm tiền từ việc bán quảng cáo kỹ thuật số và có thể cởi mở hơn trong việc xem xét nhu cầu của các nhà quảng cáo.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh (Theo Zing)