Skip to main content

Thẻ: Google

Google ra mắt Search Ads 360 cải tiến mới

Search Ads 360 mới của Google sẽ hỗ trợ nhiều hơn cho các chiến dịch Khám phá (Google Ads Discovery), Tối đa hoá hiệu suất (Google Ads Performance Max) và các công cụ tìm kiếm.

Search Ads 360
Google ra mắt Search Ads 360 cải tiến mới

Google thông báo đã vừa cải tiến Search Ads 360, nền tảng quản lý chiến dịch dành cho các doanh nghiệp (chủ yếu vừa và lớn).

Bản cập nhật bao gồm một loạt các công cụ hỗ trợ mới cho Google Ads như chiến dịch Performance Max và chiến dịch Discovery, hỗ trợ nhiều hơn cho các công cụ tìm kiếm khác, đồng thời giao diện người dùng cũng đã được cập nhật mới.

Theo Google, tính năng mới sẽ được triển khai rộng rãi trong vòng vài tháng tới.

Search Ads 360 là gì?

Search Ads 360 là một phần của Google Marketing Platform, được thiết kế với mục tiêu giúp các nhà quảng cáo quản lý các chiến dịch tìm kiếm trên nhiều kênh (cross-channel) ở cấp độ doanh nghiệp. Nhà quảng cáo cũng có thể sử dụng Search Ads 360 để triển khai và tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo.

Hỗ trợ tính năng mới.

Search Ads 360 mới được thiết kế lại và xây dựng bằng chính công nghệ hỗ trợ vốn có của Google Ads. Cũng bởi chính vì điều này, các kiểu chiến dịch mới trong Google Ads như chiến dịch tối đa hoá hiệu suất hay chiến dịch khám phá sẽ được hỗ trợ nhiều hơn.

Hỗ trợ nhiều hơn cho các công cụ tìm kiếm khác.

Một trong những điểm hấp dẫn chính của Search Ads 360 là khả năng quản lý quảng cáo trên các kênh khác nhau, bao gồm cả các công cụ tìm kiếm khác.

Nền tảng công nghệ mới của Search Ads 360 cho phép Google hỗ trợ thêm nhiều tính năng hơn cho các công cụ tìm kiếm khác.

Ví dụ: nền tảng mới hiện có thể hỗ trợ hơn 10 tính năng bổ sung từ Microsoft Advertising bao gồm quảng cáo tìm kiếm thích ứng, tiện ích mở rộng cuộc gọi, quảng cáo tại các cửa hàng gần nhất và cả kiểu đối tượng bổ sung của Microsoft như đối sánh khách hàng.

Google sẽ tiếp tục bổ sung thêm nhiều tính năng mới cho Search Ads 360 trong những quý tới.

Theo thông tin từ Google:

“Search Ads 360 mới sẽ đưa quy trình làm việc của doanh nghiệp lên một tầm cao mới bằng cách cung cấp cho nhà quảng cáo những cách mới để tập trung và mở rộng quy mô với các nhiệm vụ vẫn làm hàng ngày.

Giống như các hoạt động quản lý chiến dịch, quy tắc tự động và gắn nhãn – bạn sẽ có thể thực hiện tất cả những thay đổi này cho nhiều nhà quảng cáo cùng một lúc.”

Ngoài ra, Google cũng sẽ cập nhật mới cho “Performance Center”, công cụ lập kế hoạch quản lý ngân sách được cải tiến với khả năng hỗ trợ cho việc lập kế hoạch của doanh nghiệp, dự báo các khả năng có thể xảy ra trên các công cụ tìm kiếm và nhiều hơn thế nữa.

Về cơ bản, các cập nhật mới của Search Ads 360 sẽ giúp nhà quảng cáo hoàn thành nhiều công việc hơn với ít thời gian và nguồn lực hơn, từ đó có thể giúp tiết kiệm nhiều hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Facebook và Google đang tìm cách cắt ‘cơn nghiện quảng cáo’

Facebook và Google hiện gần như phụ thuộc hoàn toàn vào quảng cáo số, nhưng đang phải tìm cách mở rộng nguồn thu trước mối đe dọa từ Web3, TikTok.

Facebook và Google tìm cách cắt 'cơn nghiện quảng cáo'

Theo eMarketer, Google và Facebook chiếm hơn một nửa thị trường quảng cáo kỹ thuật số.

Trong báo cáo tài chính mới nhất, quảng cáo chiếm 98% doanh thu của Meta và 81% với Alphabet (công ty mẹ của Google). Cả hai cũng là những cái tên tiên phong trong việc biến quảng cáo trực tuyến thành thứ kiếm ra tiền tỷ, từ những năm 2000.

Nhưng sau 20 năm, thế giới xung quanh Google và Facebook thay đổi rất khác, khiến việc phụ thuộc quá nhiều vào kinh doanh quảng cáo trở thành nguy cơ tiềm ẩn.

Dấu hiệu cho điều đó được thể hiện qua việc Facebook lần đầu giảm số người dùng hàng ngày trong quý kể từ khi thành lập năm 2004.

Theo các chuyên gia, bước tiến mới về công nghệ như Web3 – nơi các nền tảng trực tuyến lớn sẽ được thay thế bằng các hệ thống xây dựng trên blockchain – sẽ buộc các ông lớn phụ thuộc quảng cáo như Facebook, Google phải xem lại cách kinh doanh của mình.

Nhưng trước mắt, khó khăn của họ sẽ đến từ các nhà quản lý chống độc quyền, từ xu hướng giới trẻ thích nội dung mới mẻ và không bị quá nhiều quảng cáo xâm chiếm như TikTok.

“Nhưng khi nào Facebook, Google bị tác động mạnh mẽ? Có lẽ không phải 2-3 năm tới. Nhưng trong 5 năm nữa, nhiều thứ có thể thay đổi”, Bloomberg bình luận.

Giới quan sát dự đoán, sự đi xuống của Facebook và Google sau gần 20 năm đi theo mô hình quảng cáo trực tuyến là khó tránh khỏi, buộc họ phải tìm cách cắt “cơn nghiện quảng cáo”. Thay thế họ trong nửa thập kỷ tới có thể là Amazon và Microsoft – những công ty đã chuyển hướng sang dịch vụ những năm qua.

Sự chuyển đổi của Microsoft, Amazon.

Microsoft được đánh giá đã trở thành hình mẫu cho một tập đoàn Big Tech đa dạng. Năm 2014, dưới thời Satya Nadella, công ty chuyển hướng tập trung vào công nghệ điện toán đám mây sau khi chứng kiến doanh số PC ngày một giảm.

Kết quả, hãng phần mềm hiện chiếm 20% thị trường cloud toàn cầu, đứng thứ hai sau Amazon, đồng thời giá cổ phiếu liên tục tăng trong 5 năm qua.

Ngoài mảng phần mềm, Microsoft còn đầu tư vào lĩnh vực trò chơi và truyền thông xã hội. Theo báo cáo doanh thu trong quý đầu của năm tài chính 2022, hai lĩnh vực này hiện chiếm lần lượt 8% và 7% doanh thu của tập đoàn.

Amazon cũng xoay trục sang điện toán đám mây và thành công với vị trí dẫn đầu. Công ty có ưu thế lớn do có sẵn hệ thống trung tâm dữ liệu rộng lớn dùng cho các hoạt động thương mại điện tử, nên việc chuyển đổi dễ dàng. Kinh doanh điện toán đám mây của Amazon hiện mang về lợi nhuận hơn 60%.

Google và Facebook làm gì?

Alphabet cũng cố gắng trong hơn một thập kỷ qua để điều hành doanh nghiệp điện toán đám mây Google Cloud, nhưng thành tựu chưa như kỳ vọng. Mảng này hiện đóng góp 7,5% doanh thu cho của Alphabet, đứng thứ ba toàn cầu quý IV/2021 với thị phần 9%.

“Về mặt văn hóa, Alphabet khó có thể thực hiện chuyển sang một lĩnh vực kinh doanh mới trước chỉ số cao ngất ngưởng của quảng cáo”, Sridhar Ramaswamy, người từng điều hành mảng quảng cáo của Google giai đoạn 2013-2018, nhận xét.

Trong khi đó, Meta chưa có động thái nào để làm mới mình. Công ty hướng đến dự án tiền điện tử Diem nhưng sớm thất bại. Việc phát triển đồng hồ Facebook Watch hay trợ lý ảo phục vụ thương mại điện tử trên Messenger vẫn chưa mang lại hiệu quả.

Giờ đây, Meta theo đuổi một tham vọng khác, với kỳ vọng mọi người sẽ tương tác với nhau thông qua thế giới ảo metaverse. Công ty đổi tên từ Facebook sang Meta, đẩy mạnh mảng thiết bị thực tế ảo Oculus.

Dù vậy, chiến lược của CEO Mark Zuckerberg về cách kiếm tiền trong metaverse vẫn chưa rõ ràng, trong khi vấn đề tốc độ tăng trưởng người dùng đã bắt đầu giảm.

Facebook và Google áp đảo thị trường quảng cáo kỹ thuật số, nhưng các đối thủ nặng ký như Amazon, Alibaba, JD… cũng đang tăng mạnh thị phần.

Ramaswamy dự đoán, thị trường này sẽ sớm lắng xuống trong vài năm tới, với mức tăng trưởng đạt 1-2%. “Những ngày tháng tăng 20% sẽ càng khó đạt hơn”, Ramaswamy bình luận.

Một số chuyên gia khác cho rằng, Google và Facebook có thể đã nhận ra “cơn nghiện quảng cáo” của mình sẽ không thể kéo dài mãi đà tăng trưởng và đang phải tìm cách giảm sự phụ thuộc. Dù vậy, giống như các “cơn nghiện” khác, việc dứt bỏ luôn rất khó khăn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Một thay đổi của Apple cuốn bay 315 tỷ USD

Kể từ khi Apple áp dụng quy định mới về quyền riêng tư trên iOS, vốn hóa thị trường của 4 tập đoàn công nghệ lớn đã mất hàng trăm tỷ USD.

Một thay đổi của Apple cuốn bay 315 tỷ USD

Theo Business Insider, so với tháng 4/2021, thời điểm Apple bắt đầu thực hiện quy định mới về quyền riêng tư trên iOS, vốn hóa thị trường của Meta (công ty mẹ của Facebook), Snapchat, Twitter và Pinterest sụt giảm tổng cộng 315 tỷ USD.

Meta – tập đoàn đứng sau Facebook, Instagram và WhatsApp – được xem là “nạn nhân” chịu ảnh hưởng nặng nhất. Vốn hoá thị trường của doanh nghiệp này giảm từ 861 tỷ USD xuống còn 656 tỷ USD, tức mất đi 205 tỷ USD.

3 ông lớn còn lại trong lĩnh vực mạng xã hội cũng ghi nhận mức sụt giảm mạnh. Snapchat, Twitter và Pinterest mất đi lần lượt 51 tỷ USD26 tỷ USD và 33 tỷ USD.

Trong buổi báo cáo tài chính hôm 3/2, Meta công bố lợi nhuận quý IV/2021 giảm 8% so với cùng kỳ năm trước, chỉ còn 10,3 tỷ USD mặc dù doanh thu tăng 20%. Con số thực tế thua xa mức dự đoán 10,9 tỷ USD của các chuyên gia tại phố Wall.

Bên cạnh một số nguyên nhân khác nhau, việc Apple thay đổi chính sách quyền riêng tư trên iOS có tác động trực tiếp đến kết quả này. Thậm chí, nó còn tiếp tục kéo dài trong tương lai.

Trong buổi họp với cổ đông, CEO Mark Zuckerberg đánh giá các cập nhật của hệ điều hành iOS, cũng như nhiều quy định mới tại châu Âu khiến cho khoản doanh thu từ quảng cáo sụt giảm.

Theo Giám đốc Tài chính Meta, David Wehner, trong năm 2022 tập đoàn có thể mất 10 tỷ USD vì chính sách của Apple khiến họ khó phân phối quảng cáo nhắm mục tiêu hơn.

“Giống như các doanh nghiệp khác trong ngành, chúng tôi phải đối mặt với những khó khăn do thay đổi iOS. Apple đã tạo ra 2 thách thức cho các nhà quảng cáo: một là giảm độ chính xác của quảng cáo nhắm mục tiêu, đội thêm chi phí để gia tăng hiệu quả quảng cáo; hai là việc đo lường kết quả trở nên khó khăn hơn”, Sheryl Sandberg, Giám đốc vận hành Meta, giải thích thêm.

Vào tháng 4/2021, Apple đã cập nhật iOS, đưa vào tính năng cho phép người dùng chọn chấp nhận cho bên thứ 3 – trong đó có các ứng dụng mạng xã hội như Facebook, Twitter – thu thập và chia sẻ dữ liệu hay không.

Về cơ bản, họ loại bỏ tùy chọn này ở bên trong menu cài đặt, đưa vào thông báo dạng bật lên khi người dùng mở ứng dụng có kèm quảng cáo nhắm mục tiêu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Chuỗi giá trị – Hệ sinh thái và các quy luật mới về chiến lược kinh doanh (P2)

Những nhà lãnh đạo của các công ty theo mô hình Chuỗi giá trị thường tập trung vào một nhóm nhỏ các chỉ số đo lường sức khỏe doanh nghiệp.

Source: UnSplash

Ở phần 1, chúng ta đã thấy được sự cần thiết và quá trình chuyển từ mô hình Chuỗi giá trị sang mô hình Hệ sinh thái của các công ty, tập đoàn lớn, cũng như sức mạnh của Hiệu ứng mạng lưới – động lực phát triển chính của mô hình Hệ sinh thái.

Trong phần 2, nhóm tác giả sẽ tiếp tục bàn luận về việc mô hình Hệ sinh thái đã thay đổi việc xây dựng chiến lược như thế nào; các yếu tố quan trọng của mô hình này mà các doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý.

Mô hình Hệ sinh thái đã thay đổi việc xây dựng chiến lược như thế nào?

Đối với mô hình Chuỗi giá trị, 5 nhân tố cạnh tranh thường cố định và rõ ràng. Ví dụ, nếu bạn sở hữu một công ty sản xuất xi măng hoặc một hãng hàng không, việc hiểu và nắm rõ khách hàng, cũng như đối thủ cạnh tranh của bạn sẽ không có gì quá khó khăn.

Bên cạnh đó, ranh giới giữa các nhà cung cấp, người dùng và các đối thủ cũng được vạch ra rõ ràng. Tuy nhiên với mô hình Hệ sinh thái, ranh giới giữa họ khá mỏng manh và vai trò của họ có thể thay đổi nhanh chóng. Chúng ta sẽ nói về vấn đề này ngay sau đây.

Những thế lực & động lực trong hệ sinh thái.

Các thành viên của mô hình Hệ sinh thái như người dùng, nhà sản xuất và nhà cung cấp là những người tạo ra giá trị cho công ty. Tuy nhiên, họ cũng có thể dễ dàng bỏ đi nếu nhận thấy nhu cầu của mình được đáp ứng tốt hơn ở nơi khác.

Hoặc tệ hơn, họ sẽ tự tạo một nền tảng mới và đối đầu trực tiếp với nền tảng trước đây mình từng tham gia. Trường hợp của công ty Zynga là một ví dụ. Trước đây họ từng là nhà sản xuất game trên Facebook, sau này họ đã tự tạo một nền tảng game online riêng.

Tương tự, với Amazon và Samsung, họ là những nhà cung cấp các thiết bị cho hệ sinh thái Android và họ cũng đang cố gắng tạo nên những phiên bản hệ điều hành của riêng mình để lôi kéo khách hàng sử dụng các sản phẩm của họ.

Với mô hình Hệ sinh thái, việc thay đổi vai trò của những bên tham gia có thể mang tính “gia tăng” hoặc “sụt giảm”. Ví dụ, người dùng và nhà sản xuất hoán đổi vị trí sẽ giúp tạo nên giá trị cho hệ sinh thái.

Hôm nay người dùng có thể sử dụng dịch vụ Uber và trở thành tài xế Uber vào hôm sau; khách du lịch có thể sử dụng dịch vụ của Airbnb và trở thành chủ nhà trong hệ thống của Airbnb sau đó. Ngược lại, các nhà cung cấp có khả năng đem lại sự sụt giảm, đặc biệt khi họ quyết định cạnh tranh trực tiếp với người chủ hệ sinh thái.

Điều này có thể nhìn thấy ở Netflix, họ là một nhà cung cấp nội dung trong hệ sinh thái của các công ty viễn thông.

Tuy nhiên, nhờ dễ dàng kiểm soát sự tương tác của người dùng với những nội dung của mình, khi người dùng dần chuyển sang xem các nội dung của Netflix nhiều hơn, các nội dung khác trong hệ sinh thái sẽ phải nhường sân ít nhiều cho họ, khiến giá trị thu về của các nhà cung cấp khác trong nền tảng bị sụt giảm, trong lúc Netflix vẫn tiếp tục xây dựng một hệ sinh thái của riêng mình.

Từ những lập luận trên, các công ty hoạt động theo mô hình Hệ sinh thái luôn cần khuyến khích các hoạt động làm tăng giá trị và theo dõi những hoạt động có thể làm sụt giảm giá trị chung của Hệ sinh thái. Điều này chính là một thách thức trong việc quản lý mà chúng ta sẽ phân tích sâu hơn.

Các động lực được tạo ra bởi các hệ sinh thái.

Những công ty theo đuổi mô hình Chuỗi giá trị thường gặp khó khăn khi bước chân vào những thị trường mới. Tuy nhiên điều này thường không xảy ra với những công ty hoạt động theo mô hình Hệ sinh thái, thậm chí việc nhảy sang một lĩnh vực kinh doanh mới là việc khá dễ dàng với họ.

Đơn cử như Google đã vươn mình từ một công cụ tìm kiếm sang các lĩnh vực như bản đồ, hệ điều hành điện thoại, hệ thống thiết bị nhà ở thông minh, xe hơi không người lái, công nghệ nhận diện giọng nói. Grab đã chuyển từ một app đặt xe sang đặt tất cả mọi thứ, dựa trên các đối tác tài xế và lượng người dùng lớn.

Chính vì khả năng chuyển đổi linh hoạt nên đối thủ cạnh tranh chính yếu của họ cũng sẽ thay đổi. Ví dụ như thương hiệu đồng hồ Swatch có thể đã biết rất rõ cách để cạnh tranh với thương hiệu Timex, nhưng hiện tại, khi Apple cũng tham gia vào thị trường đồng hồ cao cấp thì Swatch lại có thêm một đối thủ mới.

Tương tự, thương hiệu Siemens hiện đang cạnh tranh với thương hiệu Honeywell trong ngành hàng thiết bị cảm biến nhiệt (báo cháy), nhưng hiện tại lại phải đối mặt với một đối thủ mới đáng gờm: Google’s Nest.

Các đối thủ cạnh tranh thường thuộc 3 loại sau đây.

  • Trường hợp đầu tiên, họ có thể sở hữu một hệ sinh thái với “hiệu ứng mạng lưới” khổng lồ, sử dụng các mối quan hệ của mình với hệ thống khách hàng để gia nhập vào thị trường của bạn. Thông thường, mỗi sản phẩm đều có những đặc tính riêng và các mô hình hệ sinh thái có điểm đặc trưng là các cộng đồng và các công ty đối tác. Họ có thể tận dụng những cộng đồng thuộc hệ sinh thái của mình để tiến vào một thị trường mới. Ví dụ, từ các mối quan hệ, các giá trị mà Google mang lại cho người dùng cũng như sự hứng thú với các lĩnh vực có liên quan đến Internet và công nghệ, Siemens có thể dự đoán được việc Google sẽ gia nhập vào thị trường đồ gia dụng thông minh (không chỉ riêng sản phẩm bộ cảm ứng nhiệt).
  • Trường hợp thứ hai là một công ty có thể nhắm đến khách hàng của đối thủ bằng cách đưa ra những dịch vụ, đề nghị hoàn toàn mới và tận dụng lợi thế “hiệu ứng mạng lưới” của mình để tăng sức cạnh tranh. Trường hợp của Airbnb và Uber khi nhảy vào thị trường khách sạn và taxi là một ví dụ điển hình.
  • Trường hợp cuối cùng là khi các hệ sinh thái cùng lưu trữ các dữ liệu tương tự với công ty của bạn đột nhiên tham gia vào thị trường của bạn. Khi một tập dữ liệu được nhiều công ty kiểm soát các phần khác nhau của nó thì sự cạnh tranh giữa các công ty nhìn có vẻ không-liên-quan-đến-nhau có thể sẽ xảy ra. Điều này đang diễn ra trong ngành chăm sóc sức khỏe, nơi các nhà cung cấp, sản xuất truyền thống của các sản phẩm đeo tay như Fitbit và các hiệu thuốc bán lẻ như Walgreens đều đang tự xây dựng các nền tảng riêng dựa trên dữ liệu về sức khỏe chung của thị trường. Họ đều có khả năng sẽ cạnh tranh để giành quyền kiểm soát nhiều loại dữ liệu hơn cũng như các mối quan hệ đi kèm.

Trọng tâm.

Các giám đốc của mô hình Chuỗi giá trị thường tập trung vào việc tăng doanh số. Đối với họ, số lượng hàng hóa và dịch vụ được tiêu thụ (cũng như doanh thu và lợi nhuận từ hàng hóa) là các con số cần tập trung.

Đối với mô hình Hệ sinh thái, trọng tâm được chuyển sang sự tương tác – trao đổi các giá trị giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng thuộc hệ sinh thái đó.

Đơn vị trao đổi, ví dụ như một view của video hoặc một like của một bài viết có thể quá nhỏ đến mức số tiền thu từ 1 lượt like, lượt view là không đáng kể.

Tuy nhiên, số lượt tương tác và các “hiệu ứng mạng lưới” liên quan vẫn là nguồn lực tuyệt đối cho lợi thế cạnh tranh của mô hình này.

Đối với các mô hình Hệ sinh thái, chiến lược trọng yếu là xây dựng, thiết kế giải pháp, sản phẩm đủ mạnh để thu hút những người tham gia, tạo nên được những hoạt động tương tác chính và khuyến khích các “hiệu ứng mạng lưới” mạnh mẽ.

Thông thường, các giám đốc thường gặp vấn đề ở khâu này khi quá tập trung vào các hoạt động tương tác không phù hợp. Có lẽ việc chúng ta nhấn mạnh tầm quan trọng của hiệu ứng mạng, số lượng các hoạt động tương tác đã gây ra phản ứng ngược.

Thực chất việc đảm bảo giá trị của các tương tác giữa các thành viên nên được chú trọng hơn số lượng tương tác.

Hầu hết các mô hình Hệ sinh thái thành công đều chỉ tập trung vào một hoạt động tương tác chính. Hoạt động này giúp tạo ra giá trị cao cho công ty, dù vào những ngày đầu, giá trị hình thức này mang lại không cao.

Tiếp đó, họ có thể nhảy sang các thị trường liên quan hoặc tiếp cận các hoạt động tương tác liên quan, nhằm tăng cả về mặt giá trị và doanh số.

Facebook là một ví dụ, họ ra đời với chỉ một mối quan tâm duy nhất (kết nối các sinh viên tại Harvard) và sau đó mở rộng nền tảng thành kết nối sinh viên các trường và hiện tại là kết nối mọi người từ khắp nơi trên thế giới.

LinkedIn bắt đầu từ một trang web kết nối cho nhân sự chuyên nghiệp và sau này tham gia vào các thị trường khác như tuyển dụng, xuất bản và nhiều loại hình dịch vụ khác.

Tiếp cận và quản trị.

Trong thế giới của mô hình Chuỗi giá trị, chiến lược của họ xoay quanh việc loại bỏ các rào cản. Tuy nhiên đối với mô hình Hệ sinh thái, mặc dù việc bảo vệ doanh nghiệp khỏi các mối đe dọa là quan trọng nhưng trọng tâm của chiến lược chuyển từ loại bỏ rào cản sang vấn đề sản xuất và tiêu thụ với mục đích tối đa hóa giá trị tạo ra.

Do vậy, các nhà lãnh đạo sử dụng mô hình Hệ sinh thái cần phải đưa ra những lựa chọn thông minh trong việc tiếp cận (quyết định thành viên tham gia) và quản trị (quản lí hành vi, tương tác giữa người tiêu dùng, nhà sản xuất, nhà cung cấp và thậm chí là đối thủ trong nền tảng của mình).

Mô hình Hệ sinh thái là tập hợp gồm các quy tắc và cấu trúc. Những người chủ của mô hình này cần xác định độ mở của hai yếu tố trên.

Một cấu trúc mở cho phép người dùng truy cập những tài nguyên của hệ sinh thái như các công cụ phát triển ứng dụng và tạo nên các nguồn lực mới có khả năng tạo thêm giá trị. Hình thức quản lý mở cho phép người dùng tự quyết định quy tắc thương mại và chia sẻ lợi ích trong hệ sinh thái.

Dù người đặt ra quy tắc là ai thì một hệ thống chia sẻ lợi ích công bằng vẫn là yếu tố then chốt. Nếu người quản lý mở rộng cấu trúc nhưng không mở rộng chia sẻ lợi ích thì những người tham gia tiềm năng (các nhà phát triển ứng dụng) dù có khả năng tham gia nhưng họ không hề có động lực để tiếp tục.

Ngược lại nếu người quản lý mở rộng các quy tắc và tăng lợi ích nhưng giữ cấu trúc hệ sinh thái đóng thì những người tham gia tiềm năng dù có động lực để duy trì nhưng khả năng tham gia của họ lại bị giảm.

Do đó việc điều chỉnh độ mở của hai yếu tố trên thường không cố định. Các hệ sinh thái thường mở đầu với một cấu trúc gần như đóng hoàn toàn và quản lí chặt.

Sau đó, họ dần mở rộng đồng thời giới thiệu những loại tương tác mới cũng như các nguồn giá trị mới. Tuy nhiên mỗi hệ sinh thái cần phải kích thích sự tương tác giữa nhà sản xuất và người dùng, chia sẻ những ý tưởng và nguồn lực của họ với nhau.

Sự quản lý hiệu quả sẽ tạo động lực cho những đơn vị bên ngoài đem các sản phẩm sở hữu trí tuệ có giá trị vào nền tảng, tương tự như cách Zynga đã đem trò chơi FarmVille vào Facebook. Điều này sẽ không xảy ra khi các đối tác tiềm năng vẫn còn rụt rè với việc khai thác.

Một vài hệ sinh thái còn khuyến khích các nhà sản xuất tạo nên những dịch vụ giá trị cao bằng cách đưa ra chính sách “tự do cải tiến”.

Họ để các nhà sản xuất phát minh ra những sản phẩm cho hệ sinh thái mà không cần xin phép với điều kiện bên cung cấp sẽ chia sẻ một phần giá trị mà sản phẩm đó tạo ra. Rovio là một ví dụ cho trường hợp này.

Họ không cần sự cho phép để tạo nên trò chơi Angry Birds trên nền tảng hệ điều hành của Apple và Apple cũng không có ý định lấy cắp IP của họ. Kết quả cho thấy Angry Bird đã tạo nên một cú hit mang lại giá trị khổng lồ cho tất cả các bên tham gia.

Tuy nhiên, nền tảng Android của Google còn tạo điều kiện thuận lợi hơn rất nhiều cho những cải tiến so với Apple. Lúc này sự cải tiến không chỉ đến từ phía các nhà cung cấp mà còn từ nhiều phía khác.

Quyết định đó là một trong những lí do giúp việc vốn hóa thị trường của Google vượt qua Apple vào đầu năm 2016 (tương tự như điều Microsoft đã làm vào năm 1980).

Tuy nhiên, sự truy cập không giới hạn có thể phá hủy giá trị của hệ sinh thái do các tác nhân “gây nhiễu” – những nội dung sai lệch hoặc dư thừa, chất lượng kém – cản trở sự tương tác giữa các bên tham gia.

Một trong những công ty gặp phải vấn đề này là Chatroulette, một trang web trò chuyện trực tuyến, kết hợp những người dùng ngẫu nhiên cho các cuộc trò chuyện qua webcam, nhắn tin.

Họ đã có sự phát triển vượt bậc cho đến khi những tác nhân “gây nhiễu” xuất hiện dẫn đến sự suy yếu của hệ sinh thái này. Nguyên do xuất phát từ việc nền tảng này không có các quy tắc kiểm soát việc truy cập dẫn đến sự xuất hiện của những cá nhân, nội dung tiêu cực, khiến người dùng dần quay lưng với họ. Chatroulette đã “vá” lỗ hổng này bằng cách thắt chặt quyền truy cập của người dùng.

Hầu hết các hệ sinh thái thành công đều quản lý tốt độ mở của các quy tắc và quyền truy cập nhằm tối đa hóa hiệu quả tích cực của hiệu ứng mạng lưới.

Đối với Airbnb và Uber, đó là chính sách đánh giá chất lượng dịch vụ và sự đảm bảo về tính an toàn của người dùng và tài xế, Twitter và Facebook cung cấp những công cụ ngăn chặn việc tọc mạch profile người dùng và ứng dụng App Store của Apple, Google Play Store đều có bộ lọc loại bỏ những ứng dụng kém chất lượng.

Các chỉ số.

Những nhà lãnh đạo của các công ty theo mô hình Chuỗi giá trị thường tập trung vào một nhóm nhỏ các chỉ số đo lường sức khỏe doanh nghiệp.

Ví dụ, các mô hình Chuỗi giá trị thường tối ưu hóa quy trình bằng cách chỉ tập trung vào một chỉ số tiêu chuẩn: hệ số vòng quay hàng tồn kho. Họ theo dõi lượng hàng hóa và dịch vụ tiêu thụ, đẩy mạnh việc tiêu thụ nhằm tăng hệ số này. Từ đó, tỷ lệ lợi nhuận sẽ khả quan hơn.

Nhưng khi các công ty chuyển từ mô hình Chuỗi giá trị sang mô hình Hệ sinh thái, những yếu tố cần theo dõi sẽ thay đổi.

Việc giám sát và tăng cường các tương tác cốt lõi trở thành nhiệm vụ trọng yếu. Dưới đây là một số chỉ số cần được theo dõi khi chuyển sang mô hình Hệ sinh thái:

  • Khả năng tương tác thất bại: giả dụ hành khách mở ứng dụng Grab và nhận được thông báo “hiện không có xe cho chuyến đi của bạn”, đó là khi hệ sinh thái thất bại trong việc kết nối giữa người sử dụng và bên cung cấp dịch vụ. Những thất bại dạng này sẽ trực tiếp làm suy giảm “hiệu ứng mạng lưới”. Hành khách nếu gặp phải thông báo này quá nhiều lần sẽ thôi sử dụng Grab. Điều này làm tăng lượng thời gian không hoạt động của các tài xế và dẫn đến khả năng họ rời bỏ Grab khiến cho lượng xe sẵn sàng phục vụ đã ít nay càng khan hiếm. Do đó có thể thấy vòng phản hồi có thể phát triển hoặc làm suy yếu một hệ sinh thái.
  • Tính gắn kết: một nền tảng khỏe mạnh theo dõi được sự tham gia của các thành viên có khả năng làm tăng hiệu ứng mạng lưới trong hệ sinh thái của mình. Các hoạt động giúp tăng hiệu ứng mạng lưới như chia sẻ nội dung, thông tin, tái sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Ví dụ như trường hợp của Facebook, họ theo dõi tỉ lệ người dùng hàng ngày đến hàng tháng để đo độ hiệu quả của những nỗ lực tăng tính kết nối của mạng xã hội này.
  • Chất lượng gắn kết: việc bên cung cấp không đáp ứng được nhu cầu của người dùng sẽ khiến hiệu ứng mạng lưới bị suy yếu. Do vậy, Google luôn theo sát hành vi click và đọc tin, tài liệu của người dùng để xác định xem các kết quả tìm kiếm có đáp ứng được yêu cầu của họ hay không.
  • Những hiệu ứng mạng lưới tiêu cực: một hệ sinh thái không được quản lý tốt thường gặp phải những vấn đề, nhận xét tiêu cực và làm giảm giá trị của nền tảng, trường hợp của Chatroulette là một ví dụ. Do vậy các nhà quản lí cần theo dõi và phát hiện kịp thời những hiệu ứng mạng lưới tiêu cực và sử dụng các công cụ quản lí để ngăn chặn chúng kịp thời, ví dụ như giữ nguyên các đặc quyền hoặc loại bỏ những yếu tố gây rối.

Điều cuối cùng, các công ty đi theo mô hình Hệ sinh thái cần hiểu rõ giá trị tài chính của các cộng đồng và “hiệu ứng mạng lưới” họ đang sở hữu.

Có thể xét đến việc thị trường chứng khoán tư nhân vào năm 2016 đã đặt giá trị của Uber, một công ty được thành lập vào năm 2009, cao hơn GM, một tập đoàn được thành lập vào năm 1908.

Rõ ràng, những nhà đầu tư vào Uber đã nhìn đến những yếu tố khác ngoài các yếu tố tài chính và chỉ số truyền thống khi tính giá trị và tiềm năng của công ty này. Đây là minh chứng rõ ràng cho việc luật chơi đã dần thay đổi.

Chính bởi vì mô hình Hệ sinh thái cần những cách tiếp cận mới về mặt chiến lược nên loại hình kinh doanh này cũng cần những kiểu lãnh đạo mới.

Những kĩ năng giúp người quản lí kiểm soát chặt chẽ những nguồn lực nội bộ không thể áp dụng cho việc nuôi dưỡng một hệ sinh thái mở được.

Trong khi mô hình Hệ sinh thái thuần túy được thiết lập hướng về các yếu tố ngoài công ty, vậy nên các công ty theo mô hình Chuỗi giá trị truyền thống muốn thay đổi, phải phát triển những yếu tố cạnh tranh chủ chốt, một mindset mới để thiết kế, quản lí và mở rộng hệ sinh thái mới trên nền mô hình kinh doanh hiện tại của họ.

Việc không thể tạo ra những bước nhảy vọt, đổi mới là lý do cho việc một số lãnh đạo của các công ty truyền thống với những con số ấn tượng gặp phải thất bại khi chuyển sang mô hình Hệ sinh thái.

Ông trùm truyền thông toàn cầu Rupert Murdoch đã mua lại trang mạng xã hội Myspace và quản lí nó như cách ông đã từng vận hành một tờ báo – theo quy trình từ trên xuống, mô hình vận hành còn tính quan liêu và tập trung vào việc vận hành nội bộ hơn là nâng cấp hệ sinh thái, tạo ra các giá trị cho những thành viên tham gia. Chỉ một thời gian sau, Myspace biến mất.

Thất bại trong việc chuyển đổi sang một cách tiếp cận mới là dấu hiệu cho thấy tình hình bấp bênh của các công ty truyền thống – từ các khách sạn đến các trung tâm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe đến dịch vụ taxi.

Giải pháp cho các công ty theo mô hình Chuỗi giá trị đã khá rõ ràng: họ chỉ có hai lựa chọn, chấp nhận xu hướng mới và tiếp cận cách triển khai chiến lược theo xu hướng này, hoặc biến mất.

Hết phần cuối!

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Google Ads: Các chiến dịch mua sắm thông minh và địa phương sẽ được chuyển đổi từ tháng 9

Theo đó, Google Ads thông báo là sẽ tự động chuyển các chiến dịch mua sắm thông minh (Smart Shopping) và chiến dịch địa phương (Local campaigns) trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2022.

Google Ads: Các chiến dịch mua sắm thông minh và địa phương sẽ được chuyển đổi từ tháng 9

Google cho biết cũng sẽ ra mắt công cụ tự phục vụ “một lần nhấp” trong Google Ads dành cho các nhà quảng cáo muốn chuyển đổi các chiến dịch mua sắm thông minh hoặc chiến dịch địa phương hiện có trước ngày chuyển đổi được thông báo ở trên.

Các nhà quảng cáo Google Ads cần lưu ý điều gì.

Theo Google: “Dựa trên những thử nghiệm ban đầu, những nhà quảng cáo nâng cấp từ chiến dịch mua sắm thông minh thành hiệu suất tối đa (Performance Max) chứng kiến giá trị chuyển đổi tăng trung bình 12% với mức lợi nhuận có được trên chi tiêu quảng cáo (ROAS) tương đương hoặc tốt hơn.”

Với các nhà quảng cáo không muốn chuyển các chiến dịch hiện có (chiến dịch thông minh và địa phương) sang kiểu chiến dịch mới sẽ phải sớm thử nghiệm các tuỳ chọn chiến dịch khác vì các loại chiến dịch này sẽ biến mất vào cuối tháng 9 năm 2022.

Các chiến dịch sẽ như thế nào sau chuyển đổi.

Sau khi chuyển đổi tất cả các chiến dịch mua sắm thông minh và chiến dịch địa phương hiện tại sang chiến dịch hiệu suất tối đa, nhà quảng cáo sẽ không thể tạo chiến dịch theo các kiểu cũ nữa. Quá trình này dự kiến sẽ ​​kết thúc vào cuối tháng 9 năm 2022.

Cách chuyển đổi chiến dịch mua sắm thông minh và chiến dịch địa phương.

Google Ads sẽ cung cấp một công cụ cho những nhà quảng cáo muốn chuyển đổi các chiến dịch hiện có trước thời gian tự động chuyển đổi nói trên.

Công cụ này sẽ có sẵn cho các chiến dịch mua sắm thông minh bắt đầu từ tháng 4 và từ tháng 6 với các chiến dịch địa phương.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Google công bố phương thức theo dõi mới mang tên Topics API thay cho Cookies

Google vừa chính thức thông báo tạm dừng FLoC, thay thế cách đo lường bằng cookies bằng Topics API.

Google công bố phương thức theo dõi mới mang tên Topics API thay cho Cookies

Topics API là một hệ thống mới giúp các nhà quảng cáo có thể nhắm mục tiêu quảng cáo theo sở thích (interest-based advertising) đến người dùng.

Topics được hoạt động bằng cách xác định chính xác các sở thích của người dùng theo các chủ đề khác nhau chẳng hạn như “Thể dục” hoặc “Du lịch” dựa trên hoạt động web.

Các trình duyệt theo đó sẽ lưu trữ các chủ đề này trong 3 tuần trước khi xóa chúng. Google nói rằng các danh mục được thu thập này “được lựa chọn hoàn toàn trên thiết bị của bạn” và không liên quan đến “bất kỳ máy chủ bên ngoài nào khác, kể cả máy chủ của Google.”

Theo thông tin từ Google, hiện có khoảng 350 chủ đề có sẵn trong phân loại quảng cáo của hệ thống (Google sẽ thêm mới nhiều chủ đề khác).

Các chủ đề này sẽ không bao gồm bất kỳ “danh mục nhạy cảm” nào như phân biệt chủng tộc hoặc giới tính. Và nếu bạn đang sử dụng Chrome, Google đang xây dựng các công cụ để cho phép bạn xem, xóa các chủ đề cũng như tắt tính năng này.

Bên trái là phương thức theo dõi người dùng bằng Cookies (cũ) và bên phải là theo Topics mới.

Trước Topics, Google từng công bố FLoC (Federated Learning of Cohorts – một kiểu theo dõi người dùng bằng phương pháp học tập liên kết giữa các nhóm người dùng nhỏ) có thể theo dõi người dùng dựa trên khái niệm cohort – đó là một nhóm nhỏ những người có các sở thích tương tự nhau.

Tuy nhiên, các nhà phê bình về quyền riêng tư cho rằng hệ thống này của Google có thể gây ra thêm nhiều rủi ro về quyền riêng tư, chẳng hạn như giúp các nhà quảng cáo dễ dàng nhận dạng bạn hơn bằng các dấu vân tay trên trình duyệt, một công cụ được các website sử dụng để lấy các thông tin cụ thể về thiết bị và trình duyệt của người dùng.

Khi nói đến hệ thống theo dõi mới Topics API, một chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ cho biết: “Về cơ bản, Topics ít đáng sợ hơn so với FLoC. Nó sẽ cho phép những hệ thống theo dõi của bên thứ ba (third-party trackers) biết về loại trang web mà người dùng đang truy cập và nó có thể giúp các website hay nhà quảng cáo nhận dạng họ trên các thiết bị.”

Topics sẽ hoạt động bằng cách chia sẻ danh sách các sở thích của người dùng với nhà quảng cáo, nó có thể “cung cấp cho các hệ thống theo dõi một luồng thông tin mới khổng lồ mà họ có thể sử dụng để xây dựng hồ sơ hiểu biết về người dùng”.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về Google Topics API tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Google Ads ra mắt công cụ kiểm tra hàng loạt các quảng cáo bị từ chối

Công cụ mới này từ Google Ads dành cho các nhà phát triển tích hợp vào backends của họ từ đó giúp nhà quảng cáo gắn cờ và xóa các quảng cáo vi phạm chính sách trên tất cả các tài khoản hiện có của mình.

Google Ads ra mắt công cụ kiểm tra hàng loạt các quảng cáo bị từ chối

Google chính thức ra mắt công cụ kiểm tra quảng cáo bị từ chối trên Google Ads để gắn cờ và có thể xóa các quảng cáo vi phạm chính sách trên các tài khoản của bạn.

Để tích hợp tính năng mới này, bạn cần có kỹ năng về Python, API BigQuery, API Google Ads và OAuth 2.0 (hãy nhờ sự trợ giúp của các bạn Tech, Dev…).

Theo Google:

“Công cụ kiểm tra quảng cáo bị từ chối mới cho phép các nhà quảng cáo xem xét tất cả các quảng cáo bị từ chối trên tài khoản Google Ads của họ ở quy mô lớn. Tức là thay vì phải vào từng tài khoản riêng lẻ để kiểm tra, nhà quảng cáo chỉ cần duy nhất một nơi để xử lý.”

Chế độ xem này cho phép các nhà quảng cáo chủ động kiểm tra tài khoản của họ, phân tích tổng thể các quảng cáo bị từ chối để từ đó giảm thiểu tối đa các quảng cáo có khả năng vi phạm hay tái vi phạm.

Nhà quảng cáo có thể khởi chạy công cụ ở 2 chế độ Python:

  • Chế độ kiểm tra (Audit Mode) – Có thể xuất ra các quảng cáo bị từ chối trên các tài khoản quảng cáo khác nhau và tìm cách xử lý.
  • Chế độ Xóa (Remove Mode) – Có thể xóa các quảng cáo hiện đang bị từ chối và ghi lại

Bạn có thể xem chi tiết cách triển khai công cụ mới này trên Github.

Với công cụ mới, nếu bạn đang phải quản lý nhiều tài khoản hoặc nhiều quảng cáo, bạn có thể kiểm tra và xử lý các quảng cáo bị từ chối trong Google Ads một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn nhiều.

Google cho biết: “các nhà quảng cáo hoạt động trên quy mô lớn cần một giải pháp để xem xét toàn diện các quảng cáo vi phạm chính sách trên tất cả các tài khoản của họ để họ có thể đảm bảo luôn tuân thủ Chính sách quảng cáo của Google.

Vì lý do vi phạm nhiều lần sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng của tài khoản, Google khuyến khích các nhà quảng cáo nên hạn chế vi phạm hoặc xử lý các quảng cáo vi phạm nhanh nhất có thể.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Mức lương của các Marketers tại Apple, WPP, Netflix, Google hay Spotify

Nếu bạn là các marketers tại các thương hiệu hàng đầu như Apple, Netflix, Google hay thậm chí các Agency như WPP hay Edelman, mức lương có thể lên đến 500.000 USD mỗi năm.

Ngay cả khi nhiều ngành nghề hay doanh nghiệp đã phải sa thải nhân sự vì đại dịch, các công ty lớn từ Apple đến WPP vẫn đang liên tục tuyển dụng những tài năng quảng cáomarketing để hoàn thiện bộ máy của mình.

Theo dữ liệu từ tổ chức BLS, ngành quảng cáo và các cộng việc liên quan đã tuyển dụng khoảng 447.300 nhân sự trong tháng 8, tăng 3,2% so với năm trước.

Dưới đây là mức thu nhập ước tính trong năm 2020 và 2021 của các marketers nói chung theo ghi nhận từ BusinessInsider.

Nhân viên marketing và bán hàng tại Snap (sở hữu Snapchat) có thể nhận mức lương lên tới 110.000 USD mỗi năm.

Snap Inc, doanh nghiệp đứng sau ứng dụng nhắn tin Snapchat, đã tăng cường lực lượng nhân sự khi phải cạnh tranh với các đối thủ mạnh khác trong các lĩnh vực như thực tế tăng cường (AR), video dạng ngắn và các chương trình gốc (original shows).

Mức lương cơ bản hàng năm mà các nhân viên marketing và bán hàng có thể nhận rơi vào mức từ 78,000 đến 110,000 USD.

Spotify trả cho các marketers từ 95.000 đến 190.000 USD tiền lương cơ bản.

Mức lương của các Marketer tại apple netflix google wpp spotify

Nền tảng podcast lớn nhất thế giới liên tục tuyển dụng nhân sự mới với tham vọng chiếm lĩnh và tăng trưởng trong lĩnh vực podcast của mình.

Spotify đưa ra mức lương cơ bản hàng năm cho các nhân viên marketing từ mức 94.000 đến 190.000 USD.

Marketers tại Netflix có thể kiếm được 330.000 USD.

Bất chấp sự ảnh hưởng của đại dịch, Netflix vẫn liên tục phát triển mạnh. Không giống như các công ty công nghệ khác, Netflix không trả thưởng theo hiệu suất đạt được mà thay vào đó trả lương cao.

Dựa trên dữ liệu có được, Netflix đưa ra mức lương cơ bản hàng năm từ 68.000 đến 850.000 USD, với mức trung bình là 330.000 USD cho các vai trò marketing và 345.000 cho trung bình các công việc khác.

Giám đốc sáng tạo là một trong những vị trí được trả lương cao nhất tại WPP, một trong những agency quảng cáo lớn nhất thế giới.

Khi chi tiêu quảng cáo phát triển trở lại, các agency toàn cầu đang tìm kiếm các vị trí điều hành cấp cao để lấp đầy các vị trí mới với mức lương rất ấn tượng.

Ví dụ, WPP đã trả cho các nhà lập kế hoạch quảng cáo (ad planners) mức lương lên tới 180.000 USD và các giám đốc sáng tạo (creative directors) là hơn 200.000 USD.

Các chuyên gia PR cũng được trả lương khá cao.

Quan hệ công chúng (PR) là một trong những vị trí được ưu tiên hàng đầu trong các lĩnh vực nóng như dữ liệu (data), quản lý khủng hoảng (crisis management) và tư vấn chăm sóc sức khỏe (healthcare).

Tại Edelman, công ty PR lớn nhất thế giới tính theo doanh thu, đã chi trả lên đến 280.000 USD cho các vị trí cấp cao, trong khi các vị trí điều hành tại các công ty thuộc sở hữu của công ty mẹ Ketchum có thể kiếm được tới 500.000 USD mỗi năm.

Các nhà tiếp thị của Apple có thể kiếm được tới 325.000 USD.

Những gã khổng lồ công nghệ như Meta (Facebook), Google, Amazon, Uber và Airbnb đã tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây, một phần điều này là nhờ vào các hoạt động marketing của họ.

Với vị trí chuyên viên marketing (marketing specialist) tại Amazon bạn có thể kiếm được 95.000 USD mỗi năm và 325.000 USD là con số cho vị trí giám đốc marketing cấp cao (senior marketing director) tại Apple.

Các công ty khởi nghiệp như Peloton, Grubhub…trả bao nhiêu cho các vị trí marketing.

Các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực DTC (bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng) vẫn là lựa chọn hàng đầu của các chuyên gia marketing, với mức lương từ 132.000 USD cho vị trí giám đốc marketing tại Grubhub và 231.000 USD cho giám đốc tiếp thị thương hiệu cấp cao (senior director of brand marketing) tại Peloton.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Big Tech đang chuẩn bị gì cho Metaverse trong 2022

2022 có thể là năm cất cánh của metaverse, khi Apple, Google, Microsoft và Meta chuẩn bị tung ra loạt sản phẩm khai thác vũ trụ ảo này.

metaverse

Các công ty Big Tech đang đánh cược rằng những sản phẩm giúp người dùng bước vào metaverse sẽ mở ra thị trường mới lớn nhất trong lĩnh vực phần mềm kể từ khi Apple cho ra mắt iPhone năm 2007.

Nếu vũ trụ ảo bùng nổ, nhiều khả năng những người sử dụng smartphone hiện nay sẽ sở hữu kính thực tế ảo (VR) hoặc thực tế tăng cường (AR) chỉ sau vài năm nữa.

Hàng loạt công ty đang đổ lượng lớn tiền cho nghiên cứu phát triển các nguyên mẫu thử nghiệm, cũng như công nghệ nền tảng để chuẩn bị cho cuộc đấu trong metaverse.

CEO Meta Mark Zuckerberg cho biết công ty chi nhiều tiền cho VR và AR đến mức lợi nhuận sụt giảm 10 tỷ USD trong năm 2021.

Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs ước tính 1.350 tỷ USD sẽ được đổ vào công nghệ VR, AR và vũ trụ ảo vài năm tới. Nhiều công ty dự kiến công bố các dự án metaverse đầy tham vọng ngay trong năm nay.

Meta.

metaverse

Facebook đang tập trung hoàn toàn cho công nghệ metaverse. Việc đổi tên công ty thành Meta cuối năm 2021 phản ánh tham vọng dẫn đầu của họ. Meta cũng có lợi thế lớn so với các đối thủ Big Tech, khi các sản phẩm VR của hãng chiếm 75% thị phần trong năm 2021.

Trong dịp Giáng sinh vừa qua, ứng dụng phổ biến nhất trên App Store tại Mỹ là phần mềm Oculus dùng trên kính Quest 2, dấu hiệu cho thấy nhiều người được tặng thiết bị VR trong kỳ nghỉ lễ cuối năm.

Meta chưa công bố doanh số kính Quest, nhưng nhà sản xuất chip Qualcomm ước tính công ty này đã bán được ít nhất 10 triệu thiết bị tính tới tháng 11/2021. Con số này còn thua kém so với smartphone, nhưng rất đáng kể với một lĩnh vực mới như VR.

Meta dự kiến tung ra một thiết bị VR khác năm nay, nằm trong dự án Cambria. Thiết bị này được tối ưu hóa cho “thực tế hỗn hợp”, trong đó dùng camera bên ngoài để ghi hình và hiển thị thế giới thực trong kính. Nó cũng được trang bị hệ thống theo dõi chuyển động khuôn mặt và mắt, tăng tính phản hồi với mệnh lệnh của người sử dụng.

Nỗ lực xâm nhập thị trường từ sớm cũng giúp Meta xác định những phần mềm người dùng muốn cài vào thiết bị. Công ty đã khởi động nền tảng xã hội mang tên Horizon Worlds, cho phép người dùng tham gia các buổi diễn hài và phim ảnh trong thế giới ảo của Facebook.

Apple.

Apple chưa từng xác nhận phát triển kính VR, nhưng được cho là đã thử nhiều cách tiếp cận công nghệ này trong những năm qua.

Các dòng iPhone mới nhất đều tích hợp cảm biến Lidar, cho phép đo khoảng cách đến từng vật thể, yếu tố quan trọng với những ứng dụng dựa trên vị trí người dùng.

iPhone và iPad mới cũng kèm phần mềm ARkit, giúp các nhà phát triển tạo ứng dụng tận dụng cảm biến của iPhone để lập bản đồ không gian chi tiết.

Đây là những công nghệ nền tảng để Apple xây dựng dòng sản phẩm hoàn toàn mới – mẫu kính cao cấp kết hợp giữa thực tế hỗn hợp và AR, được dự đoán trình làng cuối năm nay.

Khác với Meta, Apple không bao giờ nói trước về sản phẩm phần cứng cho tới khi chúng sẵn sàng được công bố. Nhiều chuyên gia kỳ vọng thị trường sẽ trải qua biến động lớn khi Apple giới thiệu kính AR, giống như khi iPhone và Apple Watch xuất hiện.

Dù vậy, nhà sản xuất iPhone không gọi đó là sản phẩm metaverse. “Tôi sẽ tránh xa những thuật ngữ thời thượng. Chúng tôi sẽ chỉ gọi đó là thực tế tăng cường”, CEO Apple Tim Cook nói hồi tháng 9 năm ngoái.

Google.

Google chính là hãng khởi động cơn sốt kính thực tế ảo ở Thung lũng Silicon khi cho ra mắt Google Glass năm 2013. Sản phẩm không nhận được đón nhận nhiệt tình, nhưng hãng dịch vụ tìm kiếm Mỹ không bỏ cuộc. Họ vẫn bán phiên bản Glass dành cho doanh nghiệp, trong khi người dùng bình thường khó tiếp cận được thiết bị.

Đang có những dấu hiệu cho thấy Google muốn đầu tư nghiêm túc vào AR một lần nữa, dù hãng chưa khoe nhiều về công nghệ hay sản phẩm như đối thủ.

Năm 2020, Google mua lại North, startup chuyên phát triển kính AR cỡ nhẹ. Google cũng đang có một nhóm tập trung vào xây dựng hệ điều hành cho AR, đồng thời liên tục tuyển dụng nhân lực để phát triển “thiết bị AR tiên tiến”.

Microsoft.

Đây là tập đoàn Big Tech đầu tiên công bố bộ kính AR đầy đủ tính năng mang tên HoloLens từ năm 2016. Dù vậy, sản phẩm hiện vẫn chưa thể trở thành thiết bị thuận tiện để người dùng đeo hàng ngày.

Thay vào đó, hãng hướng đến doanh nghiệp – nhóm khách hàng không ngại chi 3.500 USD cho một bộ kính và muốn đánh giá liệu công nghệ này có thể tăng năng suất lao động hay không.

Khách hàng nổi bật nhất của HoloLens là quân đội Mỹ, với đơn hàng 22 tỷ USD để sản xuất 120.000 kính HoloLens được ký hồi năm ngoái.

Tuy nhiên, lục quân Mỹ sau đó thông báo hoãn đợt thử nghiệm thực tế của HoloLens sang năm nay. Dù thỏa thuận có tiếp tục bị đình trệ hay không, nó vẫn là dấu hiệu quan trọng với thị trường thiết bị AR.

Microsoft cũng đầu tư mạnh vào các dịch vụ đám mây nhằm kết nối những thế giới ảo và dự kiến công bố trong năm nay.

Điệp Anh (theo CNBC)

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

CEO Epic Games muốn xóa sổ App Store và Google Play

Để giải quyết tình trạng độc quyền nền tảng, CEO Epic Games kêu gọi tạo ra kho ứng dụng thống nhất cho mọi hệ điều hành.

CEO Epic Games muốn xóa sổ App Store và Google Play
Source: Bloomberg

Tim Sweeney, CEO Epic Games tiếp tục chỉ trích Apple và Google do các chính sách độc quyền trên iOS và Android. Để giải quyết vấn đề này, ông kêu gọi tạo ra kho ứng dụng thống nhất cho tất cả hệ điều hành.

“Những gì thế giới cần bây giờ là cửa hàng duy nhất hoạt động với mọi nền tảng. Hiện tại, quyền sở hữu phần mềm bị phân mảnh với iOS App Store, Google Play Store, các kho ứng dụng trên Xbox, PlayStation, Nintendo Switch, sau đó đến Microsoft Store và Mac App Store”, Sweeney chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg.

Ngày 16/11, Sweeney có mặt ở Seoul (Hàn Quốc) để tham dự Hội nghị Toàn cầu về Cân bằng Hệ sinh thái Ứng dụng Di động. Tại đây, ông đã công khai phản đối chính sách độc quyền trên kho ứng dụng của iOS và Android.

“Apple đẩy hàng tỷ người dùng vào một kho ứng dụng và quy trình thanh toán. Apple đang tuân theo các chính sách của nước ngoài liên quan đến quyền riêng tư người dùng, tuy nhiên lại phớt lờ đạo luật do Hàn Quốc thông qua”, Sweeney cho biết.

Vào tháng 8, Hàn Quốc là nước đầu tiên thông qua luật cấm độc quyền thanh toán trên di động. Theo quy định mới, các công ty như Apple, Google phải mở cửa cho hệ thống thanh toán bên thứ ba thay vì buộc nhà phát triển sử dụng quy trình thanh toán độc quyền.

Google cũng bị CEO Epic Games chỉ trích do cắt phí các giao dịch không do công ty xử lý. Dan Jackson, phát ngôn viên Google cho biết chiết khấu trên Play Store không chỉ để xử lý giao dịch.

“Đó là cách chúng tôi cung cấp Android và Google Play miễn phí, đầu tư vào kênh phân phối, phát triển dịch vụ bảo mật cho lập trình viên, người dùng tại Hàn Quốc và trên thế giới”, Jackson khẳng định.

Tại Hàn Quốc, Sweeney bày tỏ quan điểm ủng hộ đất nước châu Á trong cuộc chiến chống lại hành vi độc quyền. “Tôi rất tự hào khi cùng các bạn đứng lên chống lại điều này. Tôi tự hào khi đứng cùng các bạn và nói rằng tôi là người Hàn Quốc”, CEO Epic Games cho biết.

Epic Games đã đệ đơn kiện Apple, Google vào năm 2020 sau khi Fortnite bị gỡ khỏi App Store và Play Store do áp dụng hệ thống thanh toán riêng, cập nhật mà không qua kiểm duyệt. Hãng game này chỉ trích chiết khấu 30% mà Apple, Google áp dụng cho nhà phát triển là quá cao.

Apple và Google nói rằng mức chiết khấu giúp tăng cường bảo mật cho người dùng và lập trình viên. Dù vậy, Sweeney vẫn chỉ trích sự độc quyền về hệ thống thanh toán trong các nền tảng.

“Có một thị trường cho các cửa hàng, thị trường cho thanh toán và nhiều thị trường liên quan. Điều quan trọng là quy định chống độc quyền không cho phép kẻ thống trị một thị trường sử dụng quyền lực để áp đặt lên các thị trường không liên quan”, Sweeney cho biết

Trong hồ sơ được nộp gần đây, Epic Games cáo buộc Google còn thành lập “Lực lượng đặc nhiệm Fortnite” từ năm 2018 khi Fortnite cho phép tải game từ Samsung Galaxy Store hoặc website mà không thông qua Google Play.

Epic Games cho rằng đội ngũ này họp hàng ngày, thậm chí gửi thông tin về lỗi trong game cho giới báo chí sau 9 ngày phát hiện, trong khi quy định phải là 90 ngày.

Phúc Thịnh | Theo Bloomberg.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

TikTok soán ngôi Google trở thành trang được truy cập nhiều nhất

Theo dữ liệu mới từ CloudFlare, TikTok đã soán ngôi Google để trở thành trang web được truy cập nhiều nhất trên thế giới.

Ứng dụng chia sẻ video TikTok đã chấm dứt sự thống trị của gã khổng lồ Google, vốn được xếp hạng là tên miền phổ biến nhất trong cả năm 2020 và đầu năm 2021.

Tên miền Google.com bao gồm tất cả dịch vụ như: Bản đồ, Dịch, Ảnh, Chuyến bay, Sách, Tin tức và các trang khác đã không thể đánh bại tân binh TikTok với hơn 1 tỷ người dùng hoạt động trên khắp thế giới.

TikTok.com cũng đã vượt qua những gã khổng lồ công nghệ khác của Mỹ vào năm ngoái, bao gồm các tiên miền của Amazon, Apple, Facebook, Microsoft và Netflix. ByteDance – công ty mẹ của TikTok, hiện có trụ sở tại Trung Quốc, là trang web duy nhất không phải của Mỹ góp mặt trong top 10.

Cloudfare cho biết, TikTok lần đầu vươn lên vị trí số một vào tháng 2, nhưng sau đó lại phải nhường vị trí cho Google. Đến tháng 8, mạng xã hội này mới liên tục xếp hạng cao nhất về lưu lượng truy cập và duy trì cho đến nay.

Theo một bài đăng trên blog của Cloudfare, có những ngày Google dẫn đầu lượt truy cập nhưng vị trí số 1 trong tháng 10 và 11 gần như là của TikTok, bao gồm ngày Lễ Tạ ơn (25/11) và Thứ Sáu đen (26/11).

Đại dịch Covid-19 là một trong những lý do khiến mạng xã hội video ngắn này vượt mặt các website khác về lượng truy cập khi hầu hết sinh hoạt của mọi người đều ở trong nhà, cắt giảm thời gian gặp gỡ xã hội.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

WinonMobile: Google ra mắt khoá học tối ưu tỉ lệ chuyển đổi (CRO) miễn phí

Với trung bình có hơn 70% tỷ lệ người dùng truy cập các nền tảng qua thiết bị di động, Google vừa ra mắt khoá học mới mang tên Win on Mobile nhằm mục tiêu giúp các thương hiệu tối ưu hoá tỷ lệ chuyển đổi của họ.

Google ra mắt khoá học tối ưu tỉ lệ chuyển đổi (CRO) miễn phí

Theo Google, trong khi hầu hết người dùng truy cập bằng thiết bị di động, phần lớn các thương hiệu vẫn chưa đầu tư đúng mức vào việc tối ưu các nền tảng như website hay ứng dụng của họ với thiết bị di động.

Và khoá học này của Google sẽ tập trung vào điều đó.

Với khoá học CRO mới, Google sẽ cung cấp cho những người làm marketing hay thương hiệu các phương pháp hay nhất về cách tối ưu tỷ lệ chuyển đổi trên thiết bị di động, cách làm việc với các bên liên quan như nhóm sáng tạo, nhóm phân tích và nhà phát triển.

Khoá học sẽ bao gồm 14 chủ đề khác nhau bao gồm:

1. Tầm quan trọng của thiết bị di động.

2. Tốc độ trên thiết bị di động.

3. Các công nghệ web hiện đại.

4. Trải nghiệm trên thiết bị di động.

5. Nghiên cứu định tính.

6. Nghiên cứu định lượng.

7. Định vị giá trị.

8. Sự rõ ràng.

9. Thiết kế sáng tạo.

10. Giảm mức độ lo lắng (với thương mại điện tử).

11. Thử nghiệm với data-driven.

12. A/B Testing.

13. Thử nghiệm với Google Optimize.

14. Xử lý các vấn đề về tốc độ (cho các nhà lập trình).

Bạn có thể xem và học đầy đủ tại: Google WinonMobile CRO

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Google cho phép thương hiệu thêm sản phẩm vào Google Maps và tìm kiếm địa phương

Google đang tìm nhiều cách hơn để nữa để giúp các thương hiệu có thể hiển thị sản phẩm của họ lên đầu trên danh sách tìm kiếm.

Google cho phép thương hiệu thêm sản phẩm vào Google Maps và tìm kiếm địa phương

Hiện tại, trong tài khoản Google Business Profiles (tên cũ là Google My Business), tại mục sản phẩm, Google cho phép bạn thêm các sản phẩm “đặc biệt” của thương hiệu, sau khi thêm, sản phẩm sẽ được di chuyển đến vị trí đầu tiên trong danh sách các sản phẩm bạn đã liệt kê trên Google Business Profiles.

Như bạn có thể thấy ở trên, sau khi chọn một sản phẩm nào đó là đặc biệt (special), nó sẽ được hiển thị đầu tiên trong danh sách các kết quả trên trang tìm kiếm.

Với cập nhật mới, nếu bạn đang muốn làm nổi bật một hoặc nhiều sản phẩm trên danh sách các tìm kiếm địa phương (Google Local Search) và trên bản đồ (Google Maps), bạn hoàn toàn có thể làm điều đó.

Hiện tính năng mới có thể chưa được cập nhật hết trên các tài khoản nên bạn có thể kiểm tra xem tài khoản của mình đã được cập nhật hay chưa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Google Ads: Google ra mắt tính năng loại trừ cho các chiến dịch mua sắm thông minh

Google vừa thông báo ra mắt tính năng loại trừ các vị trí quảng cáo không mong muốn (placement exclusions) cho chiến dịch mua sắm thông minh (Smart Shopping) trong Google Ads.

Google Ads: Google ra mắt tính năng loại trừ cho các chiến dịch mua sắm thông minh

Mặc dù mới được ra mắt, những Google không cho biết liệu tính năng này có còn khả dụng hay không khi các chiến dịch mua sắm thông minh sẽ được tích hợp vào trong chiến dịch hiệu suất tối đa (Performance Max) vào năm 2022.

Theo hình ảnh bên dưới, khả năng loại trừ các vị trí đặt quảng cáo không mong muốn trong chiến dịch mua sắm thông minh hiện đã khả dụng trong giao diện Google Ads. Loại trừ vị trí có thể được áp dụng cho GDN (Mạng lưới quảng cáo hiển thị của Google) và YouTube.

Google Ads: Google ra mắt tính năng loại trừ cho các chiến dịch mua sắm thông minh

Các nhà quảng cáo hay marketers cần lưu ý điều gì.

Khi ngày càng có nhiều người tiêu dùng tìm cách mua hàng từ các thương hiệu phù hợp với giá trị và đạo đức của họ, việc có thể kiểm soát những nơi quảng cáo xuất hiện có thể giúp thương hiệu ngăn chặn các ảnh hưởng không mong muốn, thứ có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi nói chung.

Ngoài ra, theo thông báo của Google, các chiến dịch mua sắm thông minh và chiến dịch theo địa phương (Local campaigns) cũng sẽ được gộp chung vào chiến dịch hiệu suất tối đa vào năm 2022.

Hiện Google không cho biết các tính năng của từng loại chiến dịch sẽ thay đổi như thế nào sau khi được tích hợp.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Google thông báo cập nhật thuật toán tìm kiếm địa phương

Google vừa xác nhận các thay đổi mới đối với thuật toán tìm kiếm địa phương đã được ra mắt gần đây và được gọi là “Bản cập nhật tìm kiếm địa phương tháng 11 năm 2021.”

Google thông báo cập nhật thuật toán tìm kiếm địa phương
TonelsonProductions/Shutterstock

Google xác nhận rằng một bản cập nhật thuật toán mới đã bắt đầu được áp dụng cho các kết quả tìm kiếm địa phương từ cuối tháng 11 và kết thúc vào tháng 12.

Bản cập nhật này liên quan đến việc “tái cân bằng” các yếu tố xếp hạng mà Google sử dụng để hiển thị các kết quả tìm kiếm mang tính địa phương.

Dưới đây là thông báo chính thức từ trang Twitter của Google.

Theo thông tin từ Google, có 03 yếu tố xếp hạng chính cho các kết quả tìm kiếm địa phương bao gồm:

  • Mức độ liên quan (Relevance): mức độ phù hợp của những nội dung từ Hồ sơ doanh nghiệp (Business Profile) địa phương với những gì mà người dùng đang tìm kiếm.
  • Khoảng cách (Distance): Mức độ gần xa từ nơi phát sinh từ khoá tìm kiếm đến nơi các kết quả tìm kiếm tiềm năng có thể hỗ trợ. Về cơ bản, khi người tìm kiếm càng ở gần với đơn vị cung cấp dịch vụ (liên quan như yếu tố xếp hạng ở trên) thì càng được ưu tiên.
  • Sự nổi bật hay yếu tố đại chúng (Prominence): là mức độ nổi tiếng của một doanh nghiệp cụ thể. Doanh nghiệp càng được nhiều người biết đến và tìm kiếm thì càng được ưu tiên hiển thị.

Cũng như nhiều bản cập nhật thuật toán khác, Google hiếm khi cung cấp chi tiết chính xác về điểm trọng số của từng yếu tố xếp hạng. Do đó, có lẽ cách tốt nhất để trở nên phù hợp hơn với bản cập nhật mới đó là xem xét lại yếu tố cân bằng.

Ví dụ: nếu bạn đang tập trung quá nhiều vào việc tối ưu hóa mức độ liên quan với Hồ sơ doanh nghiệp trên Google của mình, thì bây giờ là lúc để bạn cần tập trung nhiều hơn vào các yếu tố khác như “Sự nổi bật” hay “Sự nổi tiếng” của doanh nghiệp.

Bản cập nhật tìm kiếm địa phương sẽ chỉ ảnh hưởng đến bảng xếp hạng của Hồ sơ doanh nghiệp trên Google (Google Business Profile) trong phạm vi địa phương, do đó, nếu thứ hạng của hồ sơ doanh nghiệp của bạn không thay đổi, thì rất có thể bạn đã không bị những tác động tiêu cực hay ảnh hưởng bởi bản cập nhật này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Apple và Google bị tố gây bất lợi cho người dùng

Cơ quan Cạnh tranh và Thị trường Anh CMA cho rằng Apple và Google đã cùng nhau thao túng thị trường, kiểm soát cách người dùng sử dụng smartphone.

Source: MediaPost

CMA, cơ quan giám sát cạnh tranh của Anh, cảnh báo iOS và Android đang tạo ra những hệ sinh thái khép kín, độc quyền, buộc người dùng phải phụ thuộc vào cửa hàng ứng dụng, phương thức thanh toán và công cụ tìm kiếm trên đó. Điều này gây tổn hại đến sự đổi mới và lựa chọn của người tiêu dùng.

“Apple và Google đã phát triển cùng một phương thức để buộc người dùng sử dụng điện thoại di động theo cách của họ. Chúng tôi lo ngại điều đó khiến hàng triệu người ở Anh bị thiệt thòi”, Andrea Coscelli, người đứng đầu CMA, nói.

Bên cạnh đó, cơ quan này cho biết đang đề xuất buộc Apple và Google phải tạo điều kiện cho người dùng chuyển đổi giữa các nền tảng dễ dàng hơn, cũng như đảm bảo cho họ có nhiều lựa chọn hơn về công cụ tìm kiếm. Quyết định cuối cùng sẽ được công bố giữa năm sau.

CMA muốn giúp người dùng tìm và cài đặt ứng dụng ở các cửa hàng bên thứ ba, thay vì chỉ phụ thuộc vào App Store và Play Store.

Việc tải về có thể thông qua các cửa hàng ứng dụng nhỏ hơn, hoặc qua sideloading – tính năng cho phép tải ứng dụng từ nguồn bất kỳ.

Người dùng Google hiện có thể tải ứng dụng từ các kho ứng dụng thứ ba, nhưng Apple không hỗ trợ điều này. Hãng nhiều lần cảnh báo rủi ro từ sideloading, trong đó nhấn mạnh người dùng có nguy cơ tải về các tệp độc hại.

CEO Tim Cook cho rằng việc sử dụng ứng dụng bên thứ ba giống như lái ôtô mà không thắt dây an toàn. “Nếu muốn tải chúng, bạn nên mua điện thoại Android”, Cook nói.

Cơ quan quản lý của Anh cũng yêu cầu Apple, Google cung cấp giải pháp thanh toán thay thế, cũng như không áp dụng mức phí quá cao như hiện tại. Hai công ty hiện thu tối đa 30% phí hoa hồng từ doanh thu ứng dụng trên cửa hàng của mình.

“Apple đang đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt ở mọi phân khúc. Kim chỉ nam của công ty là niềm tin của khách hàng, do đó chúng tôi vẫn tiếp tục tạo cơ hội cho các nhà phát triển, đồng thời bảo vệ quyền riêng tư và bảo mật của người dùng”, phát ngôn viên Apple nói.

Trong khi đó, đại diện Google khẳng định Android cung cấp nhiều lựa chọn, không bị ràng buộc bởi các ứng dụng trên Play Store. Thực tế, người dùng có thể tải phần mềm Android từ các cửa hàng của Samsung, Huawei…

Ngoài Apple và Google, CMA hiện nhắm đến hàng loạt ông lớn công nghệ khác, trong đó có Meta và Amazon. Trong tháng này, cơ quan đã yêu cầu Meta ngừng thương vụ mua lại nền tảng ảnh động Giphy.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Bảo Lâm (theo Telegraph)

Người Việt tìm kiếm gì nhiều nhất trên Google trong năm 2021

Google chính thức công bố danh sách Google Year in Search 2021 gồm top 10 tìm kiếm nổi bật Việt Nam 2021 cùng 14 hạng mục tìm kiếm tiêu biểu năm 2021 trên Google Search.

Người Việt tìm kiếm gì nhiều nhất trên Google trong năm 2021
Source: Forbes

Một năm hoành hành của đại dịch COVID-19 khiến giãn cách xã hội kéo dài đã khoanh vùng những nội dung mà người Việt quan tâm nhiều nhất trong năm 2021 tập trung vào nhóm Học tập và Giải trí trực tuyến.

Top 10 từ khóa của xu hướng tìm kiếm nổi bật tại Việt Nam năm 2021 thể hiện sự tác động lớn bởi đại dịch qua một chuỗi các sự kiện và hoạt động định hình hai xu hướng lớn của năm.

Dẫn đầu danh sách là sự kiện thể thao hàng đầu thế giới Euro 2021 với từ khóa ‘Lịch thi đấu Euro’. Người hâm mộ đã phải chờ đợi sau một năm dời việc tổ chức Euro 2021 do đại dịch COVID.

Euro 2021 tổ chức từ 12/6 – 12/7, diễn ra vào đúng giai đoạn giãn cách xã hội tại Việt Nam nên thu hút sự chú ý của phần lớn người dân, trong đó có cả những người chưa phải là fan bóng đá cũng xem đây là dịp xoa dịu căng thẳng từ tác động của đại dịch.

Theo đó, từ khóa ‘VTV6’ là kênh truyền hình phát sóng trực tiếp các lượt trận Euro 2021 đã bứt phá vào top, giữ vị trí thứ 3.

Đứng thứ nhì sau sự kiện bóng đá toàn cầu là một website học tập trực tuyến do Trung tâm Khoa học tính toán của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội phát triển, đó là OLM.vn.

Website đem đến kiến thức giáo trình của nhiều môn học như Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh mà còn cung cấp các bài ôn thi Lịch sử, Ngữ văn, Địa lý, Hóa học, và Vật Lý, phân chia theo các khối lớp bài bản và dễ tra cứu. Từ khóa ‘Olm’ còn được tìm kiếm rộng rãi từ phụ huynh và học sinh do việc các trường học ứng dụng OLM thành cổng thi trực tuyến cho học sinh.

Cùng nhóm học trực tuyến còn có từ khóa ‘Azota’ cũng là một website có thể giao và chấm bài tập trực tuyến, tổ chức tạo đề thi online. Azota là một trong số các ứng dụng phổ biến được giáo viên dùng trong giảng dạy trực tuyến nên ‘Azota’ vào thứ hạng 4.

Trong nhóm Học tập trực tuyến còn có từ khóa ‘K12online’ và ‘Vioedu’ cũng là các ứng dụng trực tuyến tạo đề thi.

Người dùng gia tăng nhận thức về COVID-19.

Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 tiếp tục bao trùm lên tất cả các lĩnh vực đời sống sinh hoạt, thúc đẩy việc tìm kiếm nhiều hơn từ người dùng nhằm phục vụ nhu cầu tìm hiểu kiến thức, học tập và giải trí. Theo đó, đây là năm có nhiều xu hướng tìm kiếm nổi bật dạng câu hỏi liên quan về COVID-19.

Người Việt vẫn tìm kiếm các thông tin liên quan qua Top 10 xu hướng tìm kiếm nổi bật về COVID-19 tập trung vào những từ khóa nội dung thiết thực rõ ràng như:

Phòng chống Covid’, ‘Khai báo y tế’ hoặc theo dõi ‘Covid hôm nay’ để nắm tình hình và ‘Chỉ thị 16’ để biết rõ hơn những quy định giãn cách.

Vấn đề đồng bộ dữ liệu tiêm ngừa từ ‘Cổng thông tin tiêm chủng’ và ‘Sổ sức khỏe điện tử’ được người dân đặc biệt quan tâm trong giai đoạn đầu của đợt chích vaccine ngừa.

Giải trí trực tuyến tại nhà.

Trong giai đoạn giãn cách, môn thể thao có xu hướng tìm kiếm nổi bật nhất là Bóng đá chiếm lĩnh hết các từ khóa trong danh sách chủ đề Thể Thao.

Với tình yêu mãnh liệt với bóng đá, người Việt luôn quan tâm đến các vấn đề xoay quanh bóng đá, những giải thi đấu định kỳ hay như Euro, Copa America, La Liga, hay vòng loại World Cup 2022 có sự góp mặt của đội tuyển bóng đá Việt Nam.

Giãn cách tại nhà, song song với nội dung thể thao thì người Việt thường xuyên tìm kiếm trực tuyến về nội dung game và phim để giải trí. Danh sách Phim có xu hướng tìm kiếm nổi bật trong năm dẫn đầu bởi series phim Trò chơi con mực (Squid Game).

Cơn sốt về bộ phim lan tỏa tại nhiều quốc gia trên thế giới bao gồm Việt Nam và những phiên bản sáng tạo khác từ ý tưởng của phim trên khắp các kênh YouTube cũng thu hút người xem.

Đáng chú ý, bên cạnh các chủ đề quen thuộc như hằng năm, danh sách từ khoá nổi bật của năm 2021 ghi nhận thêm hai chủ đề đặc biệt là Giải trí trực tuyến và Mẹo công nghệ.

Top xu hướng tìm kiếm nổi bật chủ đề Giải trí trực tuyến cho thấy trong thời gian dài giãn cách xã hội, người Việt đã tìm nhiều cách để duy trì kết nối và tương tác với nhau. Các tựa game, nền tảng chơi game trực tuyến như Play togetherPokiGenshin ImpactAmong Us đã tạo nên trào lưu giải trí mới.

Bên cạnh đó, việc dành nhiều thời gian hơn cho mạng Internet và các thiết bị điện tử khiến người dùng có xu hướng quan tâm đến hình tượng trực tuyến của mình, thể hiện qua việc tìm kiếm các công cụ tạo ảnh đại diện hoặc làm đẹp cho giao diện máy tính và trình duyệt của mình qua tìm kiếm.

Người Việt trau dồi kiến thức mới qua Google.

Bên cạnh giải trí, người Việt chủ động tranh thủ thời gian giãn cách để học hỏi thêm nhiều kiến thức mới.

Người Việt thường xuyên ‘hỏi Google’ về mọi vấn đề họ gặp phải hay quan tâm như tìm hiểu kỹ lưỡng về các Chỉ thị 15, 16 và 19 để thi hành chính xác các quy định giãn cách xã hội, cũng như cách ‘test pcr như thế nào’, hay ‘xét nghiệm Covid ở đâu’ và ‘khai báo y tế ở đâu’…

Các câu hỏi cũng rất thời sự khi người hâm mộ bóng đá liên tục tìm kiếm ‘UAE là gì’ trước thềm trận đấu vòng loại World Cup 2022 với đội tuyển bóng đá Việt Nam.

Thú vị hơn khi sự quan tâm về các vấn đề môi trường qua câu hỏi ‘Tại sao phải đặt vấn đề bảo vệ rừng Amazon’ đứng thứ hai trên danh sách Câu hỏi tại sao.

An toàn thông tin dần được người dân chú ý hỏi ‘Tại sao phải mã hóa thông tin’ nhằm bảo vệ thông tin riêng tư nhạy cảm trước các mối nguy từ tội phạm mạng. Vấn đề cảnh giác được nâng cao khi người dân tìm cách ‘tra cứu shipper’ (Danh sách mẹo công nghệ) để nắm thông tin về người giao nhận.

Với những thông tin thống kê hữu ích dựa trên các tìm kiếm của người Việt trong một năm đã qua, Google Year In Search 2021 đã khắc họa các vấn đề, sự kiện, những chuyển biến tạo nên một bức tranh toàn cảnh về sự quan tâm của người Việt và thông qua đó cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp, tổ chức nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng, thông tin thị trường – xã hội.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen |

Những sai lầm về SEO bạn cần tránh trong năm mới 2022

Nếu website của bạn mới hoặc rất cần traffic, tuy nhiên bạn lại không biết làm thế nào để có được vị thế tốt hơn, xem ngay những sai lầm có thể hạn chế thành công của bạn về SEO dưới đây.

sai lầm về SEO
Source: PCMag

Bên cạnh các xu hướng SEO 2022, dưới đây là những sai lầm về SEO mà bạn nên tránh trong 2022.

  • Sai lầm 1: Từ khoá mục tiêu không liên quan đến tên miền chính (domain) hoặc tên miền phụ (sub-domain): Thêm từ khoá vào các kiểu tên miền này có thể giúp website của bạn có nhiều lợi thế hơn so với các đối thủ còn lại.
  • Sai lầm 2: Nội dung được chia sẻ lên website của bạn có chất lượng thấp: Độ dài nội dung của bài viết từ lâu đã có liên quan một cách tương đối đến thuật toán xếp hạng trên các công cụ tìm kiếm. Nội dung dài và chuyên sâu hơn có thể giúp bạn xếp hạng tốt hơn.
  • Sai lầm 3: Website của bạn chưa cài đặt chế độ bảo mật SSL (https): Google cho biết bộ máy tìm kiếm của nó xem đây là một dấu hiệu để đánh giá xếp hạng. Trong điều kiện tất cả các chỉ số của 2 website là như nhau, website nào được gắn https sẽ được ưu tiên hiển thị trước.
  • Sai lầm 4: Không tối ưu hình ảnh trên trang: Việc sử dụng các hình ảnh có dung lượng quá lớn (khiến website tải chậm hơn) với các kích thước không đồng đều làm cho trải nghiệm của người dùng trở nên kém hơn. Google không thích điều này.
  • Sai lầm 5: Website của bạn tải (load) quá chậm: Thời gian load trung bình mà Google khuyến nghị là khoảng 8.66 giây, hoặc trong điều kiện lý tưởng là dưới 3 giây.
  • Sai lầm 6: Tỉ lệ thoát (bounce rate) của website quá cao: Các công cụ tìm kiếm có nhiệm vụ tìm ra các nội dung có giá trị và hữu ích nhất với người dùng của nó. Khi tỉ lệ thoát (người dùng vào website và thoát ra ngay) cao, nó báo hiệu cho công cụ tìm kếm rằng nội dung hay website người dùng vừa truy cập là không phù hợp. Đây là một sai lầm về SEO bạn nên tránh. Tuỳ vào từng ngành hàng mà tỷ lệ thoát này có thể khác nhau. Trung bình, một website sẽ được đánh giá là tốt nếu tỉ lệ này dưới 50%.
  • Sai lầm 7: Đăng những nội dung trùng lặp trên website: Google khuyến nghị các nội dung trên website nên là duy nhất, không được trùng hoặc lặp lại. Nếu website vi phạm (hoặc vi phạm nhiều), Google sẽ có các biện pháp “phat” tương ứng.
  • Sai lầm 8: Nội dung trên website không được tối ưu cho các từ khoá mục tiêu: Google hay các công cụ tìm kiếm khác tìm kiếm sự nhất quán của các nội dung trên website. Thông qua các thẻ tiêu đề, hoặc nằm trong 100 từ đầu tiên trong bài viết, các công cụ tìm kiếm muốn nhìn thấy các từ khoá liên quan.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen

Cảm nhận của người sống trong Metaverse suốt 24h

Câu chuyện của Bà Joanna Stern, phóng viên tờ WSJ, sau 24 tiếng trải nghiệm thế giới ảo metaverse.

Cảm nhận của người sống trong Metaverse suốt 24h
Source: WSJ

Trong sự kiện Connect 2021 diễn ra cuối tháng 10, Facebook đổi tên công ty thành Meta, công bố hướng đi tập trung vào metaverse (vũ trụ ảo).

CEO Mark Zuckerberg đã trình diễn không gian ảo để mọi người gặp gỡ, làm việc, thảo luận và giải trí cùng nhau. Mỗi người được đại diện bằng những hình nhân ảo.

Sau Facebook, đến lượt Microsoft cũng tuyên bố tham gia cuộc đua metaverse bằng cách tích hợp Mesh, nền tảng làm việc trong không gian ảo vào ứng dụng họp trực tuyến Microsoft Teams vào năm 2022.

Zuckerberg cho biết sẽ mất nhiều năm và hàng tỷ USD để xây dựng metaverse. Tuy nhiên, một số app đang xuất hiện trong kính thực tế ảo (VR) đã có thể giúp chúng ta hình dung về không gian ảo.

Do đó, tôi quyết định sử dụng kính Oculus Quest 2, thuê một phòng khách sạn để thử sống trong metaverse. Đây là những trải nghiệm của tôi sau 24 tiếng trải nghiệm metaverse.

Những cuộc họp trở nên thú vị hơn.

Thật khó để giữ nghiêm túc trước biên tập viên của tôi khi giọng anh ấy phát ra từ một hình nhân ảo không có chân, khuôn mặt giống nhân vật Milhouse trong The Simpsons.

Tuy nhiên sau vài phút ngồi quanh bàn họp ảo, 2 chúng tôi nhận ra nó thú vị hơn những cuộc họp nhàm chán qua Zoom. Tôi có cảm giác anh ấy đang ngồi đối diện, giao tiếp bằng mắt hệt như ngoài đời.

Chúng tôi gặp nhau trong phòng làm việc ảo có tên Horizon Workrooms. Bạn có thể mời người khác tham gia phòng thông qua đường dẫn web.

Nếu sở hữu kính Oculus Quest 2, người được mời sẽ tham gia phòng họp với hình nhân ảo của riêng họ. Nếu không có kính VR, họ sẽ tham gia cuộc gọi video để thấy không gian và hình nhân ảo của bạn.

Source: WSJ

Tôi đã tham gia những cuộc họp ảo cả ngày, trong một ứng dụng họp có tên Spatial. Với Spatial, bạn cần tải ảnh chân dung lên trang web để tạo ra hình nhân có phần rùng rợn và khá máy móc.

Bạn cũng có thể thay đổi không gian ảo trong app thành phòng họp hay đêm lửa trại, xung quanh treo những tấm ảnh dưới dạng token không thể thay thế (NFT).

Tuy hình nhân ảo trong Horizon và Spatial rất khác nhau, chúng đều không có chân. Meaghan Fitzgerald, Giám đốc tiếp thị sản phẩm thực tế ảo tại Meta cho biết tạo ra đôi chân trong môi trường VR đòi hỏi nhiều kỹ thuật phức tạp.

“Chúng tôi có những thiết bị tuyệt vời để theo dõi phần trên của cơ thể bạn… Chúng tôi muốn tạo ra cảm giác chân thực khi tham gia môi trường VR, nhưng đừng nhìn xuống để thấy đôi chân không di chuyển như ý muốn”, Fitzgerald chia sẻ.

“Người kiểm duyệt” trong thế giới ảo.

Những cuộc họp trong metaverse của Horizon cho trải nghiệm khá tốt, một phần bởi bạn có thể kiểm soát người tham gia. Tôi từng chứng kiến những không gian công khai bị nhiều người lạ quấy rối khi sử dụng AltspaceVR của Microsoft.

AltspaceVR là nền tảng được dùng cho các chương trình hài kịch ảo, hòa nhạc, phòng thảo luận chung và nhiều mục đích khác.

Một lần khi bước vào công viên ảo trong AltspaceVR, tôi nghe thấy nhiều hình nhân ảo trò chuyện xung quanh, tôi tình cờ nghe một phụ nữ kể chuyện cô ấy là y tá và vừa chứng kiến bệnh nhân qua đời. Tôi cũng gặp một số người nói rằng đã tìm được nhiều bạn tốt trong không gian này.

“Trong bối cảnh đại dịch, tôi từng tham gia nhiều buổi diễn trên Zoom và chúng thật thảm họa. Trong Altspace, bạn có thể cảm nhận tiếng cười của người khác”, Kris Tinkle, diễn viên hài kịch tại Las Vegas (Mỹ) cho biết tương tác với các hình nhân ảo trong metaverse cũng dễ dàng hơn.

Vẫn có một số công cụ bảo mật trong các không gian ảo này. Bạn có thể nhấp vào một hình nhân để tắt tiếng, hoặc chặn để chúng biến mất hoàn toàn.

Ứng dụng cũng có người kiểm duyệt, thường xuất hiện trong một số không gian để người dùng liên hệ, thậm chí trà trộn vào các không gian nhằm phát hiện nhân vật có hành vi xấu.

Vẫn cần nhiều thời gian để hoàn thiện.

Có rất nhiều hoạt động khác trong không gian ảo, bao gồm trò chơi và tập thể dục – sở thích mới của tôi. Ứng dụng Supernatural sẽ đưa bạn đến những khu vực khác nhau, một “huấn luyện viên” hướng dẫn dùng thiết bị điều khiển kính VR để vuốt, đấm và né chướng ngại vật. Tôi hoàn toàn bị cuốn vào trò chơi nhưng giá của nó khá đắt, 19 USD/tháng hoặc 180 USD/năm. Công ty phát triển ứng dụng này đã ký thỏa thuận để về tay Meta.

Tôi cũng dành nhiều thời gian chơi Beat Sabre, một tựa game VR khá cơ bản, nhiệm vụ của bạn là đập nát những thứ trước mặt bằng cử chỉ đấm tay.

Một sự trùng hợp khi Meta cũng đã mua lại công ty phát triển trò chơi này. Ngoài ra, ứng dụng có tên Guided Meditation đã đưa tôi đến hồ Azure (British Columbia), lắng nghe một số bài tập nhẹ nhàng để thiền.

Tôi đã tạo 4 hình nhân ảo khác nhau cho các ứng dụng trong suốt 24 tiếng, bên cạnh việc đăng ký tài khoản bằng bàn phím ảo. Đó là những gì sẽ diễn ra khi metaverse trở nên phổ biến.

Meta và Microsoft muốn cung cấp những nền tảng cơ bản, yêu cầu đăng nhập tài khoản và tạo hình nhân ảo để xuất hiện xuyên suốt thời gian tham gia metaverse.

Không ngạc nhiên khi Meta và Microsoft, 2 công ty đứng ngoài cuộc đua di động, muốn xây dựng một iOS và Android trong metaverse.

Không chỉ phần mềm, Meta và Microsoft còn chủ động về phần cứng. Cách đây vài năm, kính VR cần kết nối với máy tính bằng các dây cáp cồng kềnh. Oculus Quest 2 được xem là bước tiến lớn khi có thể hoạt động độc lập.

Tuy nhiên, sử dụng trong một tiếng liên tục cũng đủ để kính gặp vấn đề hiệu năng, ứng dụng bị lỗi và hao pin. Tôi cũng phải dùng thuốc giảm đau đầu sau khi dùng kính trong thời gian dài.

Source: WSJ

Không gian ảo mà tôi sống thử trong 24 tiếng chính là lối thoát khỏi thế giới thực. Trong khi thực tế tăng cường đưa hình ảnh ảo vào thế giới thực, kính VR là cách đưa chúng ta vào một thế giới ảo hoàn toàn, có thể nhìn những hình ảnh 3D một cách tự nhiên hơn.

Trong Horizon Workrooms, bạn có thể kết nối máy tính Windows hoặc macOS để màn hình của chúng xuất hiện trong thế giới ảo.

Khá thú vị khi vừa họp với biên tập viên của tôi trong thế giới ảo, vừa ghi chú trên laptop thật. Tất nhiên, sẽ cần thêm thời gian để xây dựng hoàn chỉnh metaverse, và rất nhiều vấn đề cần giải quyết trước khi thế giới này có thể phổ biến.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | Theo WSJ

Quảng cáo trên Metaverse: Metaverse sẽ làm thay đổi ngành quảng cáo

Theo các chuyên gia, Metaverse có thể thay đổi cơ bản ngành quảng cáo, mảng kinh doanh quan trọng của nhiều hãng công nghệ như Facebook hay Google. Vậy thực chất quảng cáo trên Metaverse có gì mới và các thương hiệu có thể tiếp cận như thế nào.

metaverse quảng cáo
Quảng cáo trên Metaverse: Metaverse sẽ làm thay đổi ngành quảng cáo

Metaverse gần đây trở thành chủ đề được quan tâm, nhất là sau sự kiện Facebook đổi tên thành Meta.

Khái niệm metaverse mà các hãng công nghệ vận dụng hứa hẹn người dùng từ mạng xã hội sang một thế giới ảo rộng lớn hơn, trong đó quảng cáo vẫn là hình thức chủ đạo giúp các công ty thu hút khách hàng mới và kiếm lời.

“Metaverse là biên giới tiếp theo giống như mạng xã hội khi chúng ta bắt đầu. Nó có tiềm năng được đầu tư và sẽ trở nên rất rộng lớn”, tỷ phú Orlando Bravo, đồng sáng lập và quản lý của Thomas Bravo nói với CNBC.

Những bước đầu thận trọng với quảng cáo trên Metaverse.

Trong giai đoạn đầu, các chuyên gia cho biết các thương hiệu sẽ tiếp cận bằng các bảng quảng cáo trên metaverse.

Mẫu quảng cáo tương tự có thể gặp trong các trò chơi như Tiki-Taka Soccer và FIFA Mobile, vừa tăng độ nhận diện đồng thời cũng dẫn khách hàng đến sản phẩm nếu có nhu cầu.

“Nó sẽ rất giống với những gì chúng ta có trong hôm nay ở thế giới thực. Giống như cách ta đặt biển quảng cáo bên đường hoặc ngoài căn nhà, các nhãn hàng có thể mua những vị trí này trong môi trường metaverse”, CNBC trích lời Jason Velliquette, phó chủ tịch điều hành mảng digital của công ty tư vấn marketing R3.

Bên cạnh đó, người có ảnh hưởng (influencer) tiếp tục là yếu tố quan trọng để nâng cao khả năng thành công trong việc truyền tải thông điệp đến khách hàng.

“Người dùng vẫn có thể theo dõi những cá nhân này trên các kênh của họ, tham dự hội thảo, các buổi diễn thuyết hay những chương trình tương tự.

Các thương hiệu có thể hợp tác với những người có ảnh hưởng khác nhau để thực sự tạo nên tiếng vang trong không gian metaverse”, Velliquettle nói.

Sản phẩm xuất hiện một cách tự nhiên.

Đại dịch buộc nhiều thương hiệu phải thử nghiệm những công nghệ mới nhất, đơn cử như các ứng dụng thử đồ quần áo và mỹ phẩm ảo. Phát triển nhanh trong thế giới thực, “thời trang ảo” là mục tiêu rõ ràng để thử nghiệm sớm trong metaverse.

“Sẽ dễ hình dung một avatar riêng thay mỗi người khám phá metaverse, khoác lên mình những bộ đồ từ các thương hiệu như Nike, Adidas, Balenciaga hay Gucci hay Levi’s, không quan trọng đó là nhãn nào”, Max Pinas, giám đốc sáng tạo của công ty quảng cáo Dept cho biết.

Vào tháng 5 vừa qua, Gucci đã giới thiệu một chiếc ví trong Roblox có giá đắt hơn một món đồ ở ngoài đời thực.

Source: Nike

Với Nike, hãng có thế giới ảo Nikeland riêng trong Roblox, được mô phỏng theo trụ sở chính. Không chỉ có các minigame khác nhau để người dùng trải nghiệm như bóng né hay đuổi bắt, Nike cũng lên kế hoạch về một showroom kỹ thuật số, tích hợp cả vận động viên và sản phẩm.

Vũ trụ Metaverse mới cho người tiêu dùng khám phá thương hiệu thông qua quảng cáo.

Dù metaverse chưa tồn tại, nó sẽ mang đến một vũ trụ khách hàng và không gian mới để khai thác tài sản trí tuệ hiện có cho các công ty.

“Năm đại dịch vừa qua, cách tương tác với trải nghiệm kỹ thuật số đã khiến chúng tôi thực sự mở rộng tầm mắt về những gì có thể làm được.

Các trải nghiệm từ nay sẽ ở một không gian rộng lớn, nơi thương hiệu sẽ tạo ra sự kiện để thu hút mọi người đến và mở rộng quy mô ở đó”, Tiffany Rolfe, giám đốc sáng tạo toàn cầu của công ty quảng cáo R/GA cho biết.

Một số lãnh đạo ở các công ty quảng cáo nhận xét những nỗ lực thành công cần để tâm đến định nghĩa ban đầu của metaverse, nơi một cá nhân lựa chọn để thoát ra khỏi thế giới thực.

Điều này đồng nghĩa với việc các thương hiệu không nên tái sử dụng những quảng cáo mà con người đã biết, thay vào đó là làm mới cách tiếp tiếp cận khách hàng.

“Trong không gian metaverse, các thương hiệu cần tìm thấy sự cân bằng giữa hiện thực và tính nguyên bản bằng cách cung cấp tiện ích và ý nghĩa cho mọi người qua sức sáng tạo và đổi mới từ công nghệ.

Tóm gọn lại, họ phải tạo ra những trải nghiệm mà mọi người dùng thực sự muốn”, Lewis Smithingham, giám đốc giải pháp sáng tạo của Media.Monks nói.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Thương mại điện tử Đông Nam Á sắp vượt qua Anh

Tỷ lệ tăng trưởng thương mại điện tử tại Đông Nam Á những năm gần đây cho thấy tiềm năng vượt mặt Anh trong 3-4 năm tới.

Thương mại điện tử Đông Nam Á sắp vượt mặt Anh
Source: Freepik

Covid-19 đã làm thay đổi hành vi và cuộc sống của người dân toàn cầu để thích nghi với các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

Chuyển biến rõ rệt nhất trong năm qua là thói quen mua sắm từ truyền thống sang trực tuyến. Các ngành hàng chăm sóc sức khỏe, tiêu dùng nhanh, thiết yếu như thực phẩm cũng tăng trưởng mạnh.

Thương mại điện tử Đông Nam Á sắp lọt top 3 thế giới.

Theo báo cáo ghi nhận bởi Google, có hơn 40 triệu người dân Đông Nam Á lần đầu kết nối với internet trong năm 2020, tăng gấp 4 lần so với chỉ 10 triệu người vào năm 2019.

Trong đó, nhóm người dùng lên mạng mua hàng online lần đầu chiếm đến hơn 30% tổng người dùng thương mại trực tuyến của năm.

Mua sắm online mang lại nhiều lợi thế. Rõ rệt nhất là tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí đi lại, nghiên cứu sản phẩm tốt hơn và có điều kiện tiếp cận với đa dạng dịch vụ, sản phẩm hơn. Theo đó, có đến 9 trên 10 người sau khi thử trải nghiệm mua sắm online cho biết họ có ý định mua lại lần nữa với cùng mặt hàng và những sản phẩm khác nữa.

Với đà tăng trưởng mạnh mẽ và nhanh chóng hiện tại, giới chuyên gia dự đoán đến năm 2025, ngành thương mại điện tử tại các nước Đông Nam Á rất có thể sẽ vượt mặt Anh – một trong những thị trường lớn nhất tại châu Âu lẫn thế giới của kinh doanh trực tuyến.

Anh hiện đứng thứ ba thế thế giới về lĩnh vực thương mại điện tử bán lẻ với 4,8% thị phần toàn cầu, sau hai “ông lớn” là Mỹ 19% và Trung Quốc 52,1%.

Giá trị thương mại điện tử Đông Nam Á khi vượt qua Anh sẽ đồng nghĩa với khu vực này trở thành một trong ba thị trường dẫn đầu toàn cầu.

Trước đó, ngành thương mại điện tử khu vực này đã chứng kiến doanh số bán hàng chạm mức 62 tỷ USD trong năm 2020, tăng 63% so với 38 tỷ USD của năm 2019.

Dự kiến con số này sẽ tiếp tục tăng với tốc độ khoảng 23% mỗi năm và sẽ chạm mức 172 tỷ USD vào năm 2025.

Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng năm của Anh chỉ ở mức 3,5% mỗi năm trong vòng bốn năm tới. Đến năm 2025, thương mại điện tử bán lẻ tại nước này dự kiến chỉ ở ngưỡng 125 tỷ USD.

Dựa theo những số liệu hiện tại, trong 3-4 năm tới, tốc độ tăng trưởng tại Đông Nam Á không chỉ vượt mặt Anh mà còn tạo khoảng cách đáng kể với 47 tỷ USD.

Miếng bánh béo bở cho các “ông lớn” thương mại điện tử.

Một trong những động lực giúp thúc đẩy tăng trưởng thương mại điện tử Đông Nam Á là từ Thái Lan. Hiện người dân nước này đã quen thuộc với kiểu mua sắm trên các cửa hàng trực tuyến và ứng dụng công nghệ vào cuộc sống hàng ngày ngay cả trước đại dịch. Trong khi cách đây 5 năm, số người dùng internet tại nước này chỉ chiếm 1,9%.

Hiện tại thương mại điện tử ở Thái Lan được đón nhận nhiệt tình và tăng trưởng mạnh mẽ. Giới chuyên gia dự đoán rằng hơn một nửa dân số Thái Lan (khoảng 43,5 triệu người) sẽ là “người mua sắm trực tuyến”; gấp đôi số lượng người mua sắm vào năm 2017.

Tổng giá trị thương mại điện tử của xứ sở chùa Vàng trên thực tế cũng dự kiến tăng lên 12,3 tỷ USD vào năm 2025.

Ngoài Thái Lan, Việt Nam cũng lọt top các quốc gia ghi nhận tăng trưởng thương mại điện tử nhanh chóng trong hai năm trở lại đây.

Với những ảnh hưởng từ đại dịch, Việt Nam chỉ trong hai năm đã trở thành một trong những nước tiềm năng phát triển thương mại điện tử và logistics mạnh mẽ nhất khu vực.

Với sự gia nhập của nhiều “ông lớn” trong những năm gần đây, thương mại điện tử trong nước trở nên sôi động và ngày càng thu hút người dùng bởi nhiều khía cạnh.

Ngoài không ngừng cải tiến công nghệ, giao diện thân thiện, dễ sử dụng để tăng trải nghiệm người dùng, những doanh nghiệp này còn tích cực đổi mới chương trình ưu đãi.

Các đợt lễ hội mua sắm lớn không chỉ là cơ hội cho tín đồ mua sắm mở hầu bao mà còn là dịp cho nhà bán hàng, thương hiệu đối tác tập trung thúc đẩy doanh số.

Chính sách giao nhận, trả – hoàn hàng, bảo hành và bảo chứng thương hiệu từ các sàn thương mại điện tử lớn hiện nay cũng ngày càng hoàn thiện, giúp người mua hàng thoải mái tiếp cận loại hình mua sắm mới và hiện đại này.

Đồng thời, chính họ cũng cung cấp cho các thương hiệu một kênh bán hàng đầy tiềm năng, dễ dàng kiểm tra doanh số bán hàng trực tuyến.

Kênh marketing mới tiềm năng.

Anthony Quinn, đối tác quản lý của Lodestar Marketing, chuyên về marketing liên kết trong khu vực, nhận định thương mại điện tử là phạm vi tiếp cận quan trọng mà các nhà bán hàng, thương hiệu có thể sử dụng để nâng cao lòng tin và thay đổi hành vi mua hàng của người dùng.

“Các sàn thương mại điện tử không ngại đầu tư hàng triệu USD vào việc tuyên truyền về những lợi ích của mua sắm trực tuyến, đồng thời khuyến khích người dùng quay lại và mua sắm thêm nhiều lần nữa bằng những hình thức marketing liên kết”, Anthony cho hay.

Hiện tại thị trường Việt Nam, hình thức tiếp thị liên kết với sự tham gia của các KOL (người có ảnh hưởng trên mạng xã hội) đã góp phần tăng thêm uy tín và bảo chứng về chất lượng sản phẩm trên thương mại điện tử.

Họ là những người trực tiếp sử dụng và đánh giá sản phẩm, giúp tăng tính xác thực, tránh tình trạng quảng cáo quá đà. Theo đó, khách hàng có thể mua được sản phẩm tốt với giá tiết kiệm, KOL và livestreamer có thu nhập khả quan, còn các nền tảng thương mại điện tử thì có thêm nhiều người dùng mới…

Nhìn chung, đối với toàn khu vực Đông Nam Á, Covid-19 đã giúp thương mại điện tử có bước tiến mới, phát triển vượt trội chỉ trong hai năm 2020-2021.

Những số liệu ấn tượng và kỷ lục doanh số, đơn hàng liên tục bị xô đổ đã tạo tiền đề vững chắc, dự kiến sẽ tiếp tục phát triển nhanh chóng và bùng nổ trong ít nhất bốn năm tới.

Những thành công ghi nhận hiện tại được xem như cú hích, tạo đà phát triển mạnh mẽ cho thương mại điện tử Đông Nam Á, từng bước đưa khu vực này trở thành một trong những thị trường hàng đầu trên toàn thế giới vào năm 2025.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Nguồn: Bangkok Post

Google Search Console vừa ra mắt diện mạo mới

Google vừa ra mắt giao diện mới cho Google Search Console nhằm cải thiện khả năng tiếp cận và trải nghiệm người dùng.

Google Search Console ra mắt diện mạo mới

Nếu bạn đăng nhập vào tài khoản Google Search Console của mình tại google.com/search-console, bạn sẽ thấy giao diện mới như bên dưới.

Google Search Console ra mắt diện mạo mới

Theo Google:

“Nâng cấp thiết kế mới nhằm nỗ lực cải thiện khả năng tiếp cận và trải nghiệm người dùng. Trong vài tháng tới, bạn sẽ tiếp tục thấy những thay đổi nhỏ khác trong sản phẩm của chúng tôi với mục tiêu tương tự, chúng tôi hy vọng bạn sẽ thích nó.”

Search Console là một công cụ phân tích và hiểu dữ liệu được những người làm SEO sử dụng nhiều lần mỗi ngày. Với giao diện mới gọn gàng hơn và sắp tới là có thêm nhiều tính năng hơn, Google đang muốn thu hút nhiều người dùng hơn đến và ở lại với nền tảng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Một số cách giúp công ty khởi nghiệp có thể vượt qua các thương hiệu lâu đời

Các công ty khởi nghiệp (startup) luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự cạnh tranh, tạo điều kiện cho sự gián đoạn về kinh tế cũng như đưa ra các xu hướng mới tới thị trường.

Một số cách giúp công ty khởi nghiệp có thể vượt qua các thương hiệu đã có sẵn

Với sự hỗ trợ từ những công nghệ tiên tiến, các ý tưởng “thân thiện” với thị trường cộng với nhiều chiến lược mang tính cách mạng, một số công ty khởi nghiệp đã đánh bại các thương hiệu lâu đời trên thị trường, tạo ra tác động và giá trị lớn trong thị trường mục tiêu của họ.

Một ví dụ điển hình cho điều này là Yahoo, từng là doanh nghiệp dotcom dẫn đầu thị trường với doanh thu 125 tỷ USD vào những năm 1990 và 2000.

Các thương vụ mua lại mang tính chiến lược và bản năng kinh doanh đã đưa Yahoo luôn đi trước con đường trong thế giới kỹ thuật số đang phát triển mạnh mẽ.

Và rồi sau đó Google xuất hiện vào năm 1997, tức là sau đó rất lâu so với đàn anh Yahoo, tuy nhiên, mọi thứ cuối cùng lại diễn ra theo cách mà rất ít người có thể tưởng tượng.

Là một công ty khởi nghiệp, Google tập trung vào việc cung cấp một công cụ tìm kiếm dễ sử dụng và khai thác các thuật toán nhằm hướng người dùng đến với nhiều thông tin hơn.

Điều này sau đó trở thành lợi thế cạnh tranh của Google trước những gã khổng lồ khác như Yahoo, vốn được vận hành với cơ sở hạ tầng phức tạp khiến họ khó thích ứng với nhu cầu ngày càng tăng của người dùng.

Mặc dù đối với mỗi ngành hàng và bối cảnh kinh doanh khác nhau, các chiến lược và cách tiếp cận có thể khác nhau, tuy nhiên học những gì mà các tên tuổi trước đó đã từng làm là một trong những cách khôn ngoan nhất để phát triển.

Xây dựng những mục tiêu kinh doanh rõ ràng.

Việc đặt ra các mục tiêu rõ ràng và có thể hành động được là điều quan trọng nhất đối với doanh nghiệp vì tất cả các thành viên trong tổ chức đều hiểu và sẽ có thể biến tầm nhìn của doanh nghiệp thành hiện thực.

Tầm nhìn của một doanh nghiệp là thứ xác định văn hóa tổ chức cũng như các phương pháp tiếp cận được sử dụng để đạt được kết quả.

Trong khi nó xác định các mục tiêu mà doanh nghiệp cần đạt được, nó cũng giúp làm rõ các chiến lược và hành động bạn cần thực hiện để đạt được mục tiêu.

Quay lại với Google, họ tuyên bố tầm nhìn rất rõ ràng và cụ thể: “cho phép truy cập thông tin trên toàn thế giới chỉ bằng một cú nhấp chuột.” Và kể từ ngày ra mắt vào năm 1997, mọi sản phẩm và dịch vụ của Google đều thể hiện rõ ràng tầm nhìn đó.

Để đặt ra các mục tiêu kinh doanh rõ ràng, dưới đây là những gì bạn có thể làm:

  • Viết ra mọi thứ bạn muốn đạt được trong vài năm tới.
  • Đảm bảo mọi hành động ngắn hạn được liên kết trực tiếp với mục tiêu lớn hơn của bạn trong dài hạn.
  • Xác định mọi thứ bạn sẵn sàng làm với tư cách là một doanh nghiệp.

Nếu bạn là một doanh nhân hay chủ của một công ty khởi nghiệp, điều có thể giúp bạn vượt qua các thương hiệu lâu đời trong ngành là tập trung nhiều hơn vào những sản phẩm và dịch vụ bạn muốn cung cấp.

“Khách hàng là Vua”.

Dù cho bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực gì, B2B hay B2C, thương mại điện tử hay công nghệ, khách hàng của bạn chắc chắn là động lực chính khiến doanh nghiệp thành công.

Một câu hỏi lớn được đặt ra là liệu khách hàng của bạn có hài lòng hay không?

Đối với nhiều doanh nghiệp, đó có thể là số lần họ quay lại với thương hiệu; bởi số tiền họ chi tiêu cho các sản phẩm hay dịch vụ; cách họ đánh giá sản phẩm đang sử dụng hay nhiều chỉ số khác.

Dưới đây là 03 khía cạnh thiết yếu có thể giúp bạn đạt được sự hài lòng của khách hàng trong khi vẫn đảm bảo tân dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có:

  • Dự đoán các vấn đề hay nỗi đau chính mà đối tượng mục tiêu của bạn phải đối mặt.
  • Xác định tệp khách hàng tiềm năng của bạn.
  • Cung cấp các giải pháp tối ưu (so với đối thủ hoặc sản phẩm thay thế) được nhắm mục tiêu để giải quyết các vấn đề của người dùng.

Tuân thủ những điều này không chỉ giúp làm cho các sản phẩm và dịch vụ của bạn luôn lấy người dùng làm trọng tâm mà còn cung cấp cho bạn một quy trình có thể hành động được dựa trên các hiệu suất rõ ràng.

Tập trung vào tất cả mọi người xung quanh.

Bên cạnh việc nắm bắt cơ hội, giao tiếp hiệu quả và chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng, thì một kỹ năng khác rất cần thiết đối với những người làm kinh doanh đó là đối xử tốt với tất cả mọi người.

Mọi người ở đây không chỉ có nghĩa là khách hàng của bạn hoặc đối tượng mục tiêu của bạn; nó còn bao gồm những người bạn tương tác và làm việc hằng ngày.

Bạn có thể hiểu thế này, nhân viên, đồng nghiệp hay thậm chí là sếp của bạn ai cũng có những tầm nhìn, giấc mơ và mong muốn riêng. Do đó, để đạt được vị trí mà bạn mong muốn trong tương lai, điều quan trọng là bạn phải điều chỉnh chúng sao cho phù hợp nhất với tầm nhìn và giấc mơ của doanh nghiệp.

Nói một cách đơn giản nhất, bạn cần xây dựng một mối liên hệ chặt chẽ giữa sự phát triển của công ty và sự phát triển của nhân viên. Hai nhóm này cần đồng điệu với nhau.

Phá vỡ những tư duy cũ và lặp lại.

Những tư duy kinh doanh mạnh là những tư duy thường tập trung vào việc thử nghiệm những ý tưởng mới, lấy khách hàng làm trọng tâm và thay đổi thị trường mục tiêu của họ sao cho phù hợp với bối cảnh và cơ hội.

Và để làm được điều này, nhiều người cho rằng họ cần trở thành một người Sếp hay một doanh nhân đầy uy lực như nhiều người vẫn nghĩ về. Tuy nhiên, đây lại là một cách tiếp cận sai lầm. Sự thật là, bạn cần trở thành một nhà lãnh đạo.

Bởi vì khởi nghiệp là một hành trình khó khăn và nó đưa bạn trải qua những kinh nghiệm sống khác nhau và dạy bạn rằng thành công nằm ở sự kiên định và thực tế nhưng nhưng lại rất cần sự khiêm tốn và đồng cảm.

Và một nhà lãnh đạo thành công, như Steve Jobs đã từng nói, là một nhà lãnh đạo có cách giao tiếp rõ ràng, đặt ra kỳ vọng rõ ràng, không dựa dẫm hay phụ thuộc vào người khác và là người chịu hoàn toàn trách nhiệm với đội nhóm.

Luôn luôn có Plan B.

Lập kế hoạch chi tiết cho các bước đi tiếp theo của doanh nghiệp là một trong những yêu cầu cơ bản nhất của bất kỳ doanh nhân hay công ty khởi nghiệp nào.

Nhưng điều quan trọng bạn cần hiểu là ngay cả khi bạn đã chuẩn bị kỹ lưỡng các kế hoạch và phương pháp tiếp cận của mình, mọi thứ vẫn có thể diễn ra theo một cách rất khác. Đặc biệt là khi bạn đang sống trong một thế giới VUCA.

Là một doanh nhân, khi bạn sẵn sàng trao cơ hội cho các ý tưởng tiềm năng của mình và mong muốn biến nó thành một dự án thành công, chắc chắn rủi ro là điều không thể tránh khỏi. Một bản kế hoạch thay thế Plan B là mục tiêu bạn nên có.

Đôi khi cũng được gọi là Pivots, Plan B giúp bạn xác định lại mục tiêu của mình và tập trung vào các khía cạnh có thể mang lại các kết quả bổ sung.

Hãy thử nhìn vào Elon Musk, việc quyết tâm trở thành một doanh nhân đã thúc đẩy ông thử nghiệm các ý tưởng khác nhau, bao gồm cả PayPal, mà sau đó đã bán lại cho eBay.

Quyết tâm này cuối cùng đã khiến ông thành lập Tesla, công ty có giá trị nhất ngành ô tô ở thời điểm hiện tại.

Bạn cần lưu ý rằng Plan B không nhất thiết phải là một bản kế hoạch hành động hoàn toàn khác; trong nhiều trường hợp, đó chỉ là một chiến lược khác mà cuối cùng nó sẽ hỗ trợ cho ý tưởng ban đầu.

Một bản phân tích ma trận SWOT chi tiết là công việc bạn cần làm.

Thành công cần rất nhiều thời gian.

Cuối cùng, bạn trước tiên phải nhận ra rằng, thành công, đặc biệt là thành công từ các công ty khởi nghiệp là một hành trình gian nan và có nhiều sự đánh đổi.

Thành công dựa trên việc cung cấp giá trị và tạo ra những sức ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người tiêu dùng hay khách hàng mục tiêu của bạn.

Thành công đòi hỏi những nỗ lực nhất quán, sự cống hiến và cả sự dấn thân.

Có rất nhiều ví dụ chứng minh cho việc thành công có thể không đến sớm, nhưng một khi vận mệnh đến, bạn chắc chắn sẽ bắt gặp nó.

Từ Steve Jobs của Apple, Bill Gates của Microsoft hay Jeff Bezos của Amazon, họ đều xuất phát từ những thứ nhỏ bé, và hàng chục năm sau, họ dẫn dắt thị trường.

Mặc dù đây là một hành trình dài, nhưng bằng cách đạt được những cột mốc nhỏ, bạn có thể tự tin để bước tiếp:

  • Đặt mục tiêu ngắn hạn phù hợp với mục tiêu kinh doanh.
  • Đánh giá các tác động tích cực mà bạn đã tạo ra trong ngành và cho xã hội của mình.
  • Bạn đã giúp bao nhiêu người (bao gồm cả nhân viên) trong quá trình phát triển doanh nghiệp của mình?

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Tô đậm văn bản có thể hỗ trợ SEO không?

Theo Google, việc tô đậm các phần văn bản quan trọng trong một đoạn nội dung có thể cải thiện SEO của website và làm cho nội dung đó trở nên dễ hiểu hơn đối với công cụ tìm kiếm.

Tô đậm văn bản có thể hỗ trợ SEO không?

Ông John Mueller đến từ Google xác nhận rằng việc in đậm những văn bản quan trọng trong một đoạn nội dung có thể giúp ích cho việc SEO website của bạn vì nó cho phép Google hiểu nội dung đó tốt hơn.

Khi được hỏi việc in đậm văn bản chỉ đơn giản là việc định dạng văn bản để nội dung trở nên bắt mắt hơn hay nó cũng có thể được sử dụng cho mục đích SEO?

Chuyên gia đến từ Google này khẳng định chắc chắn rằng nó giúp ích cho SEO.

Tuy nhiên, chỉ là một phần nhỏ so với những phần còn lại của website đó.

Sử dụng văn bản in đậm cho SEO.

Ông John Mueller nói rằng văn bản in đậm có thể tạo thêm giá trị cho một trang.

Trình thu thập thông tin của Google (crawlers) tìm kiếm những văn bản được in đậm hoặc in nghiêng để hiểu điều gì là quan trọng nhất trên trang nội dung đó.

Ông cho biết thêm rằng công cụ tìm kiếm của Google thường có thể tự mình tìm ra điều gì là quan trọng, tuy nhiên văn bản in đậm giúp thông điệp của website trở nên rõ ràng hơn.

“Thông thường, chúng tôi cố gắng hiểu nội dung của một trang (webpage) hay website đang nói về điều gì. Chúng tôi xem xét nhiều yếu tố khác nhau bao gồm những thứ như tiêu đề trên một trang.

Bên cạnh đó, nó cũng sẽ bao gồm những nội dung được in đậm hoặc in nghiêng.

Vì vậy, ở một mức độ nào đó, điều này cũng có những giá trị nhất định cho SEO, khi công cụ tìm kiếm tìm ra những dấu hiệu về chủ đề mà trang đó đang nói về.”

Lợi ích về SEO của các văn bản in đậm chỉ mang tính tương đối.

Một vài đoạn văn bản in đậm trong suốt bài viết có thể giúp tín hiệu trở nên mạnh mẽ hơn với Google. Nhưng viết đậm tất cả văn bản trên một trang hoặc có quá nhiều đoạn in đậm trên cùng một bài viết thì giá trị mang lại sẽ ít hoặc thậm chí là mất đi.

“Nếu bạn nói rằng, tôi sẽ in đậm toàn bộ trang của tôi hay in đậm nhiều đoạn văn bản, sau đó Google sẽ nghĩ trang đó của tôi là trang quan trọng nhất, thì bạn đang hiểu sai vấn đề.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

YouTube sẽ xóa số lượt ‘dislike’ trên tất cả các video

Quyết định này của YouTube có thể gây ra nhiều tranh cãi vì nó ảnh hưởng đến khả năng đánh giá chất lượng video của người xem.

YouTube sẽ xóa số lượt 'dislike' trên tất cả các video
Source: CBS News

Theo YouTube, quyết định này của họ sẽ bảo vệ tốt hơn những nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng khỏi bị quấy rối và giảm bớt mối đe dọa về cái mà họ gọi là “bị tấn công bằng cơn bão dislike”, điều này xảy ra khi một nhóm người nào đó cố tình hợp tác để tăng số lượt ‘không thích’ tới một video nhất định.

Nền tảng này cũng cho biết mặc dù số lượt Dislike (không thích) sẽ không hiển thị công khai với người xem, nhưng họ vẫn không xoá nút tính năng này.

Người dùng vẫn có thể nhấp vào nút ‘không thích’ trên video để báo hiệu hành động của họ tới nhà sáng tạo một cách riêng tư.

Trong khi đó, nhà sáng tạo có thể theo dõi lượt không thích của họ trong YouTube Studio cùng với các số liệu phân tích khác về hiệu suất video (nếu họ chọn bật).

Theo YouTube, mục tiêu của họ với sự thay đổi này là xác định xem họ có làm giảm các cuộc tấn công và quấy rối nhà sáng tạo trên nền tảng hay không.

YouTube giải thích rằng số lượt không thích công khai có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hạnh phúc của nhà sáng tạo và cũng có thể thúc đẩy nhiều lượt không thích được nhắm mục tiêu vào video.

Mặc dù lý giải này của YouTube có vẻ hợp lý, tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng lượt không thích cũng có thể là tín hiệu tốt cho người xem, giúp họ nhận biết những nội dung không phù hợp, bị spam hoặc gây hiểu lầm.

Được biết quyết định này của YouTube được đưa ra sau một khoảng thời gian chạy thử nghiệm và đánh giá mức độ hiệu quả mà nó mang lại cho các nhà sáng tạo.

Liên quan đến vấn đề này, Instagram vài năm trước cũng đã bắt đầu thử nghiệm ẩn số lượt ‘Thích’ trên toàn cầu. Họ tin rằng việc tập trung vào việc đạt được số lượt Thích có thể gây bất lợi cho cộng đồng của họ và có thể khiến nhà sáng tạo cảm thấy không thoải mái khi thể hiện bản thân họ trên nền tảng.

Tuy nhiên, cuối cùng, cả Facebook và Instagram đều không thể áp dụng điều này mà thay vào đó họ để cho người dùng khả năng tuỳ chọn bật hoặc tắt nó.

Người phát ngôn của YouTube cho biết: “Chúng tôi chủ động thực hiện thay đổi này vì YouTube có trách nhiệm bảo vệ nhà sáng tạo, đặc biệt là những nhà sáng tạo nhỏ hơn, khỏi các cuộc tấn công hay quấy rối trên nền tảng.”

Các thay đổi về số lượt ‘không thích’ sẽ được áp dụng trên toàn cầu bắt đầu từ ngày 11.11, bao gồm trên tất cả các thiết bị và nền tảng (web và app).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Google Keyword Planner cập nhật dữ liệu mới cho nhà quảng cáo

Google Keyword Planner đang cung cấp cho nhà quảng cáo nhiều dữ liệu hơn để họ có thể đưa ra quyết định sáng suốt hơn về các chiến dịch tìm kiếm của mình.

Google Keyword Planner cập nhật dữ liệu mới cho nhà quảng cáo
Source: Search Engine Land

Google đang thử nghiệm thêm một vài cột số liệu mới vào công cụ lập kế hoạch từ khóa (Google Keyword Planner) của mình. Các cột mới bao gồm dữ liệu thay đổi qua từng năm (YoY), thay đổi trong ba tháng và kiểu xu hướng.

Bạn có thể truy cập công cụ lập kế hoạch từ khóa của Google ngay tại đây nếu bạn đã có tài khoản Google Ads.

Theo đó, khi bạn trích xuất một báo cáo mới, Google có thể bật lên thông báo “Xu hướng từ khóa: Giờ đây, bạn có thể so sánh các xu hướng từ khóa trước đây với gần đây”.

Công cụ lập kế hoạch từ khóa của Google là công cụ giúp bạn nghiên cứu từ khóa cho các chiến dịch tìm kiếm của Google.

Bạn có thể sử dụng công cụ miễn phí này để khám phá các từ khóa mới liên quan đến doanh nghiệp hay thương hiệu của mình, xem ước tính dung lượng tìm kiếm bạn có thể nhận được, chi phí dự báo, và nhiều thứ khác.

Google đã thêm dữ liệu cho xu hướng từ khóa mới bao gồm:

  • Thay đổi theo năm (YoY) – Thay đổi theo năm so sánh lượng tìm kiếm hàng tháng của tháng gần nhất với tháng cùng kỳ của năm trước.
  • Thay đổi ba tháng – Thay đổi ba tháng cho thấy xu hướng tìm kiếm thay đổi trong khoảng thời gian ba tháng bằng cách so sánh dữ liệu của tháng gần nhất với dữ liệu từ hai tháng trước. Ví dụ: nếu tháng gần nhất là tháng 7, thì dữ liệu tháng 7 sẽ được so sánh đến tháng 5 để thể hiện sự thay đổi của dung lượng tìm kiếm trong ba tháng.
  • Kiểu xu hướng ba tháng – Dữ liệu này cho bạn biết xu hướng tăng hay giảm hoặc giữ nguyên cho các từ khóa nhất định.

Bạn có thể tham khảo các số liệu mới từ hình ảnh bến dưới.

Cột thay đổi hàng năm mới.
Cột xu hướng 3 tháng mới

Theo Google: “Chúng tôi luôn thử nghiệm những cách mới để cải thiện trải nghiệm cho các nhà quảng cáo và người dùng của chúng tôi, hiện chúng tôi chưa thể chi tiết hơn về những thay đổi lần này”, người phát ngôn của Google nói với SearchEngineLand.

Tại sao nhà quảng cáo nên quan tâm đến điều này.

Việc có nhiều dữ liệu hơn, dù cho là số liệu xu hướng trong ba tháng qua hoặc hàng năm, những người làm quảng cáo hoặc marketing có thể xem xu hướng và lập kế hoạch chiến dịch của họ với nhiều thông tin hơn.

Sử dụng công cụ lập kế hoạch từ khóa với càng nhiều dữ liệu bạn có thể mang lại nhiều lợi ích hơn cho khách hàng và chiến dịch của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Performance Max là gì? Hiểu về Google Ads Performance Max

Google Ads vừa thông báo ra mắt kiểu chiến dịch quảng cáo tận dụng sức mạnh của AI mới là Performance Max (PMax). Vậy Performance Max là gì? những mẹo hay nhất để tối ưu chiến dịch quảng cáo Google Ads Performance Max cho Marketers và hơn thế nữa.

google ads performance max là gì
Performance Max Campaigns là gì trong Google Ads . Source: Getty Images

Google vừa chia sẻ các phương pháp hay nhất để tối ưu hóa các chiến dịch tối đa hoá hiệu suất Google Ads Performance Max Campaigns sau khi đã mở rộng tính năng này cho tất cả các nhà quảng cáo trên toàn cầu.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • Performance Max Campaigns là gì trong Google Ads?
  • Những mẹo hay nhất về chiến dịch Performance Max.
  • Những tính năng mới sắp được cập nhật trong Google Ads Performance Max.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Performance Max là gì?

Theo thông báo từ Google, hiện tất cả các nhà quảng cáo trên toàn cầu đều đã có thể sử dụng các kiểu chiến dịch tối đa hoá hiệu suất quảng cáo (Performance Max Campaigns) trên Google Ads.

Performance Max hay Google Ads Performance Max (viết tắt là PMax) là một cách mới để các nhà quảng cáo xây dựng và tối ưu hóa quảng cáo trên các sản phẩm của Google như YouTube, Hiển thị, Tìm kiếm, Khám phá, Gmail và cả Google Maps.

Loại chiến dịch này đã được ra mắt và chạy thử nghiệm (beta) từ năm ngoái với mục tiêu tối ưu các chiến dịch tìm kiếm dựa trên từ khoá (keyword-based).

Sau thành công của phiên bản beta, hiện Google đang mở rộng tính năng này cho tất cả các nhà quảng cáo trên toàn thế giới.

Google Ads Performance Max Campaigns là gì?

Performance Max campaigns hay các chiến dịch tối đa hoá hiệu suất cho phép các doanh nghiệp mua và tối ưu hóa quảng cáo (Ads) của họ xuyên các nền tảng như YouTube, Display Ads, Search, Discover, Gmail và Google Maps.

Khi các doanh nghiệp hay nhà quảng cáo sử dụng loại chiến dịch này, quảng cáo sẽ tự động phân phối trên tất cả các khoảng không quảng cáo của Google Ads, từ đó họ có thể tối đa hoá lượng khách hàng tiềm năng và chuyển đổi.

Performance Max là một kiểu chiến dịch của Google Ads giúp nhà quảng cáo đạt được mục tiêu của mình theo 4 cách chính dưới đây, bạn có thể xem thêm Google Ads là gì để hiểu sâu hơn về nền tảng quảng cáo của Google.

  • Tăng chuyển đổi và giá trị: Tận dụng các cơ hội chuyển đổi trong thời gian thực bằng chiến lược điều chỉnh giá thầu tự động.
  • Tìm kiếm khách hàng mới: Khả năng tối ưu theo gian thực của Google theo ý định, hành vi và ngữ cảnh của người dùng có thể giúp nhà quảng cáo nhắm mục tiêu đến các phân khúc đối tượng mới bằng các quảng cáo phù hợp hơn.
  • Có nhiều insights sâu hơn: Trang insights hiện đã bao gồm dữ liệu về các chiến dịch Performance Max
  • Tận dụng yếu tố tự động hoá: Nhà quảng cáo có thể thúc đẩy các kết quả tốt hơn nhờ tự động hóa bằng cách cung cấp những nội dung quảng cáo chất lượng cao và thông tin về những nhóm đối tượng có khả năng chuyển đổi cao nhất.

Google cho biết các nhà quảng cáo sử dụng kiểu chiến dịch mới này hiện chứng kiến mức tăng trung bình là 13% trên tổng số chuyển đổi với cùng một mức chi phí.

Những mẹo hay nhất về chiến dịch Google Ads Performance Max.

Dưới đây là một số mẹo từ Google để các nhà quảng cáo có thể tối ưu hiệu quả:

  • Xác định mục tiêu: Quyết định mục tiêu (Target) nào là quan trọng đối với doanh nghiệp và tối ưu hóa chiến dịch để đạt được chúng. Các mục tiêu có thể bao gồm tăng doanh số bán hàng trực tuyến, xây dựng tệp khách hàng tiềm năng hoặc tăng doanh số bán hàng ngoại tuyến (offline).
  • Chọn chiến lược đặt giá thầu phù hợp:

– Đặt giá thầu thông minh (Smart Bidding): Tự động đặt giá thầu dựa trên mục tiêu.

– Tối đa hóa giá trị chuyển đổi (Maximize conversion value): Thúc đẩy nhiều giá trị chuyển đổi nhất có thể trong phạm vi ngân sách hiện có.

– Tối đa hóa lượt chuyển đổi (Maximize conversions): Thúc đẩy nhiều lượt chuyển đổi nhất có thể.

  • Bật tính năng mới Final URL Expansion: Tính năng mới trong Google Ads có tên là Final URL Expansion giúp nhà quảng cáo tìm thấy các truy vấn tìm kiếm có khả năng chuyển đổi mới mà họ chưa thêm nó vào danh sách từ khoá.
  • Tải lên nhiều nội dung quảng cáo hay tài sản sáng tạo nhất: Nhà quảng cáo nên cung cấp nhiều nội dung văn bản, hình ảnh và video nhất có thể. Google sẽ tự động chọn lựa nội dung nào là hiệu quả nhất.
  • Tối ưu hoá tệp khách hàng: Nhà quảng cáo nên sử dụng ‘Đối sánh khách hàng’ (Customer Match), danh sách những khách hàng đã truy cập website cũng như các phân khúc khách hàng tùy chỉnh khác để tối ưu hoá hiệu quả.

Những tính năng mới sắp được cập nhật trong Google Ads Performance Max.

Trong những tháng tới, Google sẽ tiếp tục ra mắt các tính năng mới trong Performance Max dành riêng cho các nhà bán lẻ và doanh nghiệp có các cửa hàng cụ thể.

Các tính năng này sẽ cung cấp cho các thương hiệu nhiều tùy chọn hơn để tối ưu hóa các chiến dịch dành riêng cho việc thu hút khách hàng mới.

Các nhà bán lẻ có thể sử dụng các định dạng quảng cáo Tìm kiếm và Bản đồ mới để thúc đẩy nhiều lượt người đến cửa hàng của họ hơn.

Theo Google, Google Ads sẽ tiếp tục đầu tư mạnh vào Performance Max và cải tiến các công nghệ tự động hóa khác nhằm giúp các doanh nghiệp đạt được nhiều kết quả hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Google Ads: Mục tiêu chuyển đổi mới sẽ nhóm các hành động chuyển đổi

Theo thông báo từ Google, mục tiêu chuyển đổi mới trong Google Ads sẽ nhóm các hành động chuyển đổi nhằm mục tiêu tối ưu hoá việc đặt giá thầu ở cấp độ chiến dịch và tài khoản.

Google Ads: Mục tiêu chuyển đổi mới sẽ nhóm các hành động chuyển đổi

Cụ thể, theo thông báo, mục tiêu chuyển đổi mới trong Google Ads sẽ nhóm các hành động chuyển đổi (conversion actions) thành các danh mục cụ thể dựa trên loại chuyển đổi và có thể được sử dụng để tối ưu hóa việc đặt giá thầu ở cấp độ tài khoản hoặc cấp độ chiến dịch.

Bên cạnh các mục tiêu chuyển đổi mới, Google cũng đã công bố công cụ khắc phục sự cố mới được gọi là Tag Assistant (trình trợ lý thẻ) đồng thời cung cấp thêm thông tin giải thích về tình hình hiệu suất cho các chiến dịch tìm kiếm.

Hiện tại Google Ads có 3 loại mục tiêu chuyển đổi:

  • Standard goals  (Mục tiêu tiêu chuẩn) – Các hành động chuyển đổi sẽ do các nhà quảng cáo thêm vào, sau đó được tự động nhóm lại thành các mục tiêu chuyển đổi dựa trên các loại danh mục chuyển đổi của nó (ví dụ: “Mua hàng” (Purchases), “Liên hệ” (Contacts) hoặc “Gửi biểu mẫu khách hàng tiềm năng” (Submit lead forms)).
  • Account-default goals (Mục tiêu mặc định của tài khoản) – Là những mục tiêu chuyển đổi tiêu chuẩn (có ở trên) mà bạn đã chỉ định làm chuyển đổi mặc định cho tài khoản của mình. Khi bạn tạo một chiến dịch mới, tất cả các mục tiêu mặc định của tài khoản trong tài khoản quảng cáo của bạn đều được chọn mặc định để tối ưu hoá.
  • Custom goals (Mục tiêu tùy chỉnh) – Những mục tiêu mà nhà quảng cáo có thể tạo và thêm bất kỳ sự kết hợp nào của các hành động chuyển đổi chính (được sử dụng để đấu giá thầu) và chuyển đổi phụ (không được sử dụng để đấu giá thầu).

Ví dụ: giả sử bạn là một nhà bán lẻ quần áo trực tuyến. Bạn có thể đặt “Mua hàng” làm mục tiêu chuyển đổi mặc định cho tài khoản của mình để tất cả các chiến dịch của bạn có thể tối ưu hóa cho kết quả đó.

Với mục tiêu mua hàng này, bạn cũng sẽ có thể xác định hành động chuyển đổi cụ thể nào, chẳng hạn như ‘Hoàn tất đơn hàng’, sẽ được sử dụng để đấu giá thầu.

Nhà quảng cáo có thể quyết định bất cứ hành động chuyển đổi riêng lẻ nào được sử dụng để tối ưu hóa việc đấu giá thầu khi mục tiêu của hành động đó được sử dụng để đấu giá.

Các nhà quảng cáo sẽ bắt đầu thấy các hành động chuyển đổi của họ được nhóm theo các mục tiêu chuyển đổi mới này khi họ tạo các chiến dịch mới trong những tuần tới. Những chuyển đổi hiện có, những cài đặt giá thầu và tối ưu chuyển đổi sẽ không thay đổi.

Trình trợ lý thẻ mới.

Các hành động chuyển đổi của bạn đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện cho các mục tiêu chuyển đổi (3 kiểu chuyển đổi) được đề cập ở trên.

Do đó, Google cũng đang giới thiệu trình trợ lý thẻ Tag Assistant mới, công cụ có thể giúp bạn chẩn đoán các vấn đề xảy ra với các hành động chuyển đổi của mình, chẳng hạn như những hành động chuyển đổi chưa được xác minh (unverified conversion), thẻ không hoạt động (inactive tags) hoặc không có chuyển đổi gần đây.

Google Ads: Mục tiêu chuyển đổi mới sẽ nhóm các hành động chuyển đổi
Trình trợ lý thẻ (Tag Assistant) mới trong Google Ads

Cập nhật phần giải thích cho các chiến dịch tìm kiếm.

Cuối cùng, Google cũng đã thêm phần giải thích (Explanations) cho các chiến dịch tìm kiếm. Theo Google: “Với phần giải thích, bạn có thể xem cụ thể lý do của bất kỳ sự thay đổi nào liên quan đến các giá trị chuyển đổi trong tài khoản”.

Google Ads: Mục tiêu chuyển đổi mới sẽ nhóm các hành động chuyển đổi
Ví dụ về phần giải thích trong Google Ads

Phần giải thích này hiện có sẵn cho các chiến dịch sử dụng chiến lược giá thầu: manual CPC, enhanced CPC for value, target CPA, maximize conversions, maximize clicks…và các chiến dịch dành cho ứng dụng (app) sử dụng chiến lược giá thầu target CPA.

Tại sao các nhà quảng cáo nên quan tâm đến điều này.

Các nhà quảng cáo nên quan tâm đến các cập nhật này của Google vì:

Mục tiêu chuyển đổi mới có thể đơn giản hóa việc quản lý chuyển đổi và cải thiện hiệu suất của chiến dịch bằng cách cung cấp cho hệ thống máy học của Google nhiều dữ liệu hơn.

Trình trợ lý thẻ có thể giúp nhà quảng cáo xử lý các rắc rối thường gặp khi các hành động chuyển đổi chưa được xác minh hoặc không hoạt động, từ đó giúp họ theo dõi các chuyển đổi một cách chính xác hơn.

Và, các phần giải thích có thể giúp các nhà quảng cáo tìm hiểu lý do tại sao hiệu suất của các chiến dịch lại thay đổi để từ đó họ có những phương án tối ưu kịp thời.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Các công ty công nghệ lớn như Facebook và Google sẽ tìm cách để xem dữ liệu tài chính của người dùng

Khi tiến đến mô hình tài chính mở, các Big Tech sẽ tìm cách để truy cập thông tin chi tiết về tài khoản ngân hàng của người dùng nhằm mục tiêu cung cấp cho họ những sản phẩm và dịch vụ phù hợp hơn.

Các công ty công nghệ lớn như Facebook và Google sẽ tìm cách để xem dữ liệu tài chính của người dùng
Source: Depositphotos | Unsplash

Các công ty công nghệ lớn (Big Tech), chẳng hạn như Amazon, Google, Facebook, Apple và Microsoft, cùng với những công ty khác, giờ đây sẽ có thể truy cập thông tin chi tiết về ngân hàng của người dùng nhờ mô hình tài chính mở (Open Finance model).

Tài chính mở hay Open Finance là một mô hình trao đổi về thông tin tài chính giữa các ngân hàng và bất kỳ tổ chức tài chính nào.

Theo mô hình này, trong một dịch vụ tài chính, bạn có thể thêm tài khoản từ nhiều tổ chức khác nhau, kết hợp các định dạng khác nhau mà họ cung cấp trong cùng một nơi.

Kiểu mô hình trao đổi dữ liệu (data exchange model) này hiện đang tồn tại và phát triển khắp Châu Mỹ Latinh.

Tại Mexico, mô hình này cũng được đưa vào Luật Fintech (điều luật dành riêng cho các công ty công nghệ tài chính), quy định rằng hơn 2.200 thực thể liên quan sẽ có nghĩa vụ sử dụng các giao diện lập trình ứng dụng (APIS) để trao đổi thông tin với nhau.

Theo Ông Gilberto Pérez Hernández, Tổng Giám đốc phụ trách về các điều khoản của Ủy ban Chứng khoán và Ngân hàng Quốc gia Mexico (CNBV), hiện tại các Big Tech chỉ có thể yêu cầu dữ liệu và dữ liệu chỉ có thể được giao dịch khi họ có sự cho phép của CNBV.

Ông Pérez Hernández cũng chỉ ra rằng trong trường hợp các Big Tech không nhận được ủy quyền nói trên, Big Tech sẽ không thể truy cập các thông tin giao dịch của người dùng của họ và nếu họ muốn truy cập vào tập dữ liệu này, cơ quan tương ứng sẽ yêu cầu họ đáp ứng một số yêu cầu nhất định.

Các thông tin về giao dịch chỉ có thể được trao đổi nếu người dùng đồng ý, nếu không, các tổ chức không nên sử dụng loại dữ liệu này.

Tại sao các Big Tech có thể dễ dàng cung cấp các dịch vụ tài chính?

  • Nhờ nền tảng công nghệ mạnh mẽ của họ.
  • Các tài nguyên như dữ liệu lớn (big data) giúp họ hiểu rõ hơn về xu hướng và sở thích của người dùng khi mua hàng.
  • Họ có thể cung cấp các dịch vụ khác nhau tùy theo các thể chế của mỗi quốc gia.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Google ra mắt nền tảng ‘Google for Creators’ nhằm thúc đẩy nội dung số

Google đang tìm kiếm những vai trò lớn hơn trong việc thúc đẩy nền kinh tế nhà sáng tạo thông qua nền tảng mới được thiết kế để giúp các nhà sáng tạo tối đa hóa nỗ lực của họ.

Như bạn có thể xem qua trong video giới thiệu ở trên, tài nguyên ‘Google for Creators’ mới của Google cung cấp một loạt mẹo, hướng dẫn và thông tin chi tiết nhằm mục tiêu hỗ trợ phát triển chiến lược cho những ai muốn xây dựng một doanh nghiệp nội dung trực tuyến.

Nền tảng bao gồm các gợi ý hữu ích khác nhau, các bí quyết từ những người đã thành công trên nền tảng cũng như các thông tin cập nhật về các sản phẩm của Google.

Nền tảng này cũng được liên kết đến một loạt các hướng dẫn về chiến lược nội dung, xây dựng đối tượng mục tiêu, kiếm tiền và nhiều hơn thế nữa.

google ra mắt google for creators

Và nếu bạn không biết mình nên bắt đầu từ đâu, nền tảng cũng cung cấp các bài kiểm tra bạn có thể thực hiện để giúp bạn đi đúng hướng.

google ra mắt google for creators

Mặc dù tài nguyên cơ bản là không quá chuyên sâu, tuy nhiên cũng cung cấp cho bạn không ít các ý tưởng về cách bạn có thể xây dựng một chiến lược nội dung hiệu quả và những gì bạn cần cân nhắc trong cách tiếp cận của mình.

Ngoài ra nền tảng còn liên kết đến các sản phẩm khác nhau của Google như Google Search ConsoleGoogle Analytics, trong khi cũng có tab “Community” (cộng đồng) cũng sẽ thông báo các sự kiện sắp tới của Google.

Nếu bạn đang tìm cách để tối ưu hóa chiến lược nội dung của mình thì nền tảng thực sự là những hướng dẫn chiến lược có thể giúp bạn lập kế hoạch một cách hiệu quả.

Bạn có thể xem chi tiết nội dung của nền tảng tại: Google for Creators

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

CEO Google: 3 ngày ở văn phòng và 2 ngày ở nhà là một sự cân bằng tuyệt vời

Ông Sundar Pichai cho rằng mô hình làm việc kết hợp 3 ngày ở văn phòng và 2 ngày ở nhà tạo ra sự cân bằng giữa việc hợp tác trực tiếp và tập trung cá nhân.

CEO Google: 3 ngày ở văn phòng và 2 ngày ở nhà là một sự cân bằng tuyệt vời
Source: Justin Sullivan via Getty Images

Vị Giám đốc điều hành Alphabet Inc. cho biết làm việc ba ngày một tuần tại văn phòng và hai ngày làm việc từ xa tại nhà hoặc bất cứ nơi đâu giúp nhân viên cân bằng tốt giữa thời gian ở nhà và thời gian phối hợp trực tiếp với đồng nghiệp của họ.

Ông cũng cho biết Google đang áp dụng mô hình 2-3 này với tất cả các nhân viên được cho phép làm việc linh hoạt ở những nơi họ muốn trong hai ngày một tuần. Google lần đầu tiên công bố khái niệm “tuần làm việc linh hoạt” vào tháng 12 năm 2020.

Ông nói tiếp: “Ba ngày ở văn phòng rất quan trọng đối với sự cộng tác và phát triển yếu tố cộng đồng và hai ngày làm việc từ xa cho phép nhân viên hạn chế việc đi lại và tập trung nhiều hơn vào các nhiệm vụ của cá nhân.

Trong một buổi nói chuyện với tờ The Wall Street Journal, khi Sundar Pichai được hỏi liệu mô hình làm việc này có phải là sự thay đổi vĩnh viễn đối với công ty không.

Ông nói: “Tôi nghĩ nó sẽ là như vậy. Ngay cả ở những nơi như New York và San Francisco, nhân viên của chúng tôi đã phải đối mặt với những chuyến đi dài và đó là một vấn đề thực sự. Và do đó, tôi nghĩ rằng mọi người sẽ có được sự cân bằng tốt hơn với mô hình mới”.

Google gần đây đã đồng ý với một thỏa thuận trị giá 2,1 tỷ USD để mở rộng cái mà công ty này gọi là khu phức hợp “Google Hudson Square” ở New York và họ cũng cho biết là đang hình dung lại các không gian làm việc để làm cho chúng trở nên hợp tác và vui vẻ hơn.

Alphabet hiện thông báo rằng nhân viên sẽ chính thức có thể trở lại văn phòng vào tháng 1 năm 2022 và sau thời gian đó, công ty sẽ yêu cầu từng văn phòng địa phương tự đưa ra quyết định về việc có quay trở lại văn phòng làm việc hay không.

Công ty cũng cho biết có khoảng 20% đến 30% nhân viên đã tự nguyện quay lại văn phòng – con số này là 50% ở văn phòng New York.

Google cũng dự kiến có khoảng 20% lực lượng lao động của mình sẽ làm việc hoàn toàn từ xa theo thời gian và rằng công ty sẽ cho phép mọi người tự do hơn khi chọn nơi làm việc.

Vào tháng 8, khi có thông tin bị rò rỉ cho rằng những nhân viên làm việc từ xa của Google có thể bị cắt giảm lương tới 25%, tuy nhiên công ty nói rằng họ đã và sẽ luôn tính toán tiền lương dựa trên vị trí và nơi làm việc.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Facebook đang có kế hoạch đổi tên thương hiệu

Việc đổi tên thương hiệu sẽ định vị rằng ứng dụng Facebook chỉ là một trong nhiều sản phẩm thuộc công ty mẹ của nó song song với các ứng dụng khác như Instagram, WhatsApp và Occulus.

facebook đổi tên thương hiệu
Source: Reuters

Theo đó, gã khổng lồ truyền thông mạng xã hội Facebook đang có kế hoạch đổi tên công ty vào tuần tới với mục tiêu thể hiện sự tập trung của họ vào Metaverse.

CEO Mark Zuckerberg sẽ trao đổi việc đổi tên này tại hội nghị Connect thường niên của công ty vào ngày 28 tháng 10 sắp tới. Tuy nhiên, theo nhiều nguồn tin, Facebook có thể tiết lộ cái tên này sớm hơn vì từ lâu họ đã không muốn được biết đến chỉ là một nền tảng mạng xã hội đơn thuần.

Theo một báo cáo trên tờ The Verge, việc đổi tên thương hiệu sẽ định vị rằng ứng dụng Facebook chỉ là một trong nhiều sản phẩm thuộc công ty mẹ của họ, song song với các ứng dụng khác như Instagram, WhatsApp và Occulus.

Trang tin cho biết Facebook hiện muốn chuyển đổi một cách hiệu quả từ việc được coi là một công ty chuyên về truyền thông mạng xã hội sang một công ty Metaverse.

Hiện Facebook có hơn 10.000 nhân viên đang chế tạo các phần cứng như kính AR (thực tế ảo tăng cường), điều mà CEO Zuckerberg cho rằng chúng sẽ trở nên phổ biến như điện thoại thông minh.

Zuckerberg thậm chí còn lưu ý rằng, trong 5 năm tới, ông dự báo Facebook sẽ phát triển thành ‘một công ty Metaverse’, với lĩnh vực kỹ thuật số được thiết lập để kết hợp tất cả các công cụ và nền tảng khác nhau của Facebook vào một trải nghiệm rộng lớn và toàn diện hơn rất nhiều.”

Điều này vừa là sự phát triển của Facebook nhưng đồng thời cũng có thể gây ra một mức độ lo ngại đáng kể cho nhiều người, với sức mạnh mà Facebook đang có đối với cuộc sống hàng ngày của đa số chúng ta.

Facebook thực ra không phải là gã khổng lồ đầu tiên thực hiện việc đổi tên. Trước đó vào năm 2015, Google đã được tổ chức lại dưới quyền công ty mẹ Alphabet và vào năm 2016 Snapchat cũng đã đổi tên thành Snap Inc. với nhiều tham vọng mới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Google giới thiệu Google Analytics 360 mới

Google Analytics 360 mới giúp các doanh nghiệp lớn thấu hiểu khách hàng của họ với nhiều tùy chỉnh hơn, các công cụ có thể mở rộng và hỗ trợ ở cấp doanh nghiệp.

Google Analytics 360
Google giới thiệu Google Analytics 360 mới

Mới đây nhất, Google thông báo đã cập nhật Google Analytics 4 với nhiều tính năng mới có thể đáp ứng được nhu cầu đo lường đang ngày càng phát triển của các nhà quảng cáo như: đo lường ROI tốt hơn từ các hoạt động marketing, kiểu phân bổ theo hướng dữ liệu và công nghệ máy học mới.

Giờ đây, Google tiếp tục giới thiệu Google Analytics 360 mới, được xây dựng dựa trên nền tảng của các thuộc tính của Google Analytics 4 để giải quyết nhu cầu đo lường của các nhà quảng cáo và agency lớn với nhiều tùy chỉnh hơn, có thể mở rộng dễ dàng hơn và hỗ trợ ở cấp doanh nghiệp nhiều hơn.

Các công cụ được linh hoạt hơn để phù hợp với nhu cầu của các tổ chức.

Nếu bạn là một doanh nghiệp lớn, bạn có thể có nhiều đội nhóm khác nhau cần truy cập vào các thông tin chi tiết khác nhau tùy thuộc vào chức năng công việc, sản phẩm và thị trường của họ.

Giả sử các đội nhóm của bạn ở Mỹ, Canada và Mexico đang cần xem dữ liệu về 4 dòng sản phẩm của bạn để hiểu điều gì đang thúc đẩy doanh số bán hàng tại thị trường của họ.

Với Analytics 360 mới, khi này bạn có thể tạo 4 thuộc tính phụ theo dòng sản phẩm cho từng đội nhóm ở các quốc gia và tùy chỉnh cài đặt của họ sao cho phù hợp.

Bạn có thể liên kết từng thuộc tính sản phẩm với tài khoản Google Ads và Google Marketing Platform được sử dụng cho các chiến dịch đang chạy ở các quốc gia đó.

Bạn cũng có thể cài đặt cho các nhóm phân tích ở mỗi quốc gia có thể truy cập các nguồn dữ liệu khác nhau trên tất cả các dòng sản phẩm hiện có trong thị trường của họ để họ có thể hiểu điều gì đang thúc đẩy doanh số bán hàng cho thương hiệu tại địa phương.

Bằng cách đó, họ sẽ có thể hiểu rõ hơn về những đối tượng mục tiêu đang quan tâm đến các sản phẩm của họ và chia sẻ những insights quan trọng đó với các đội nhóm ở các khu vực khác. Các thuộc tính phụ (sub-properties) và Roll-up properties sẽ chỉ có sẵn trong Analytics 360 và sẽ ra mắt trong những tháng tới.

Bạn cũng có thể tạo ra các vai trò người dùng của riêng mình trong Analytics 360 để kiểm soát quyền truy cập tính năng cho một số nhóm người dùng nhất định.

Ví dụ: bạn có thể tạo vai trò cho một đại lý để họ có thể hiểu chiến dịch nào đang thúc đẩy chuyển đổi trên website của bạn, nhưng không thể truy cập dữ liệu về doanh thu hoặc lưu lượng truy cập tự nhiên của bạn.

Bằng cách này, các đội nhóm và đối tác của bạn chỉ có thể truy cập vào những dữ liệu họ cần. Tính năng tuỳ chỉnh vai trò của người dùng và tập hợp báo cáo cho những người dùng được chỉ định sẽ ra mắt trong những tháng tới cho tất cả các tài khoản Analytics 360.

Các giải pháp có thể được mở rộng cho các doanh nghiệp đang phát triển.

Analytics 360 mới có thể mở rộng được quy mô khi bạn phát triển doanh nghiệp của mình và nhu cầu của bạn ngày càng trở nên khắt khe hơn. Nó có giới hạn cao hơn với tối đa đến 125 thuộc tính có thể tùy chỉnh, 400 kiểu đối tượng và 50 loại chuyển đổi khác nhau.

Nếu bạn muốn chạy các phân tích của riêng mình, Analytics 360 cho phép bạn truy xuất hàng tỷ sự kiện hàng ngày sang BigQuery. Bạn cũng có thể nhận được nhiều insights hơn bằng cách truy cập trực tiếp vào những kết quả chưa được lấy mẫu trong module khám phá của Analytics 360.

Google Analytics 360 hỗ trợ và báo cáo hiệu suất ở cấp doanh nghiệp.

Analytics 360 đi kèm với các thỏa thuận pháp lý dịch vụ (SLAs) trên nhiều chức năng của sản phẩm như thu thập, báo cáo, xử lý và phân bổ dữ liệu.

Khi có nhiều nhóm khác nhau cùng làm việc với Analytics 360, bạn muốn theo dõi chặt chẽ những thay đổi được thực hiện đối với từng cài đặt trong tài khoản của mình.

Analytics 360 mới có phần lịch sử thay đổi (Change History) tốt hơn để bạn có thể xem lại mọi chỉnh sửa trước đó, chẳng hạn như khi tài khoản Google Ads mới được liên kết với thuộc tính Analytics 360 hoặc một loại chuyển đổi mới được tạo ra.

Trong tương lai, Google cho biết họ đang có kế hoạch thêm các chức năng phân tích nâng cao hơn để giúp các nhà quảng cáo có được những cái nhìn rõ hơn về những gì đang được diễn ra trong tài khoản của họ.

Analytics 360 mới hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm mở cho tất cả các khách hàng hiện tại. Bạn có thể thực hiện theo các hướng dẫn này để nâng cấp thuộc tính Google Analytics 4 của bạn lên phiên bản thử nghiệm Analytics 360.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Tra Nguyen

Mức độ tin tưởng của người dùng với các “Big Tech” năm 2021

Sau một năm xảy ra đại dịch và với nhiều thay đổi trên các nền tảng, niềm tin của người tiêu dùng dành cho các công ty công nghệ hàng đầu toàn cầu đang được thể hiện như thế nào.

Source: The Washington Post

Trong một năm với nhiều sự cô lập, sợ hãi, bấp bênh và mơ hồ, ngành công nghệ đã cung cấp nhiều cách hơn để mọi người có thể giữ kết nối với nhau.

Nhiều người Mỹ nhận thức được sự phụ thuộc của họ vào các công ty công nghệ lớn (Big Tech). Vậy thái độ của họ đối với các công ty này có thay đổi gì không?

Bắt đầu từ năm 2017, tờ The Verge đã tiến hành các cuộc khảo sát định kỳ nhằm đánh giá thái độ của người Mỹ đối với ngành công nghệ lớn; khảo sát gần đây nhất được xuất bản vào tháng 3 năm 2020, cũng trong thời điểm Covid-19 đang bùng phát.

Dưới đây là một số điểm đáng chú ý từ nghiên cứu:

  • 13% người được hỏi vốn đã quen thuộc với thương hiệu có các ý kiến ​​bất lợi về Amazon, so với mức chỉ 9% vào năm 2020.
  • Facebook và Twitter cũng chứng kiến hoàn cảnh tương tự – với 34% người được hỏi nói rằng họ không hài lòng về Facebook, so với mức 29% vào năm 2020 và 42% nói rằng họ không mấy thích Twitter, so với mức 39% vào năm 2020.
  • Nhiều người nói rằng Apple có những tác động tiêu cực đến xã hội nói chung, khoảng 9% số người được hỏi, những người vốn quen thuộc với thương hiệu đã đưa ra nhận định này, so với mức 5% vào năm 2020. Facebook và Twitter cũng có nhiều khả năng bị coi là có hại cho xã hội.
  • Trong số những người không sử dụng Facebook, 43% trong số họ đang tránh né nền tảng này vì họ không thích cách nó hoạt động – một bước nhảy vọt khá lớn so với mức chỉ 27% trong cuộc khảo sát trước đó.

Với TikTok, một trong những nền tảng có mức tăng trưởng nhanh nhất trong những năm gần đây: 31% những người vốn quen thuộc với thương hiệu này nói rằng nó có tác động tiêu cực đến xã hội.

Ngoài ra, TikTok là thương hiệu mà mọi người không tin tưởng nhất khi nói đến thông tin cá nhân, khoảng 64% người được hỏi nói rằng họ không tin tưởng vào TikTok.

Facebook và Instagram là những thương hiệu kém tin cậy xếp thứ hai và thứ ba khi nói đến thông tin cá nhân sau TikTok; trong cả hai trường hợp, đa số người được hỏi cho biết rằng họ cảm thấy các thương hiệu này không đáng tin cậy.

Vào năm 2021, 61% số người được hỏi nói rằng chính phủ nên chia tách các công ty công nghệ nếu chúng trở nên quá lớn; vào năm ngoái, con số này chỉ là 56%.

Cuộc khảo sát này được thực hiện vào tháng 8 năm 2021 với 1.200 người dùng ở nhiều nhóm người khác nhau trên toàn quốc của nước Mỹ.

Dưới đây là các số liệu chi tiết theo từng nền tảng.

facebook

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Google giải thích về việc content hay links quyết định điểm E-A-T

Google theo đó đã thẳng thắn chia sẻ về cách sử dụng E-A-T để thúc đẩy SEO và các yếu tố kỹ thuật khác.

Google giải thích về việc content hay links quyết định điểm E-A-T
Google giải thích về việc content hay links quyết định điểm E-A-T

Thời gian gần đây có rất nhiều người làm SEO hay marketing nói chung thắc mắc về việc yếu tố gì sẽ quyết định điểm số E-A-T của một website. Liệu các liên kết (links) có đóng một vai trò nào đó hay không hay nó hoàn toàn dựa vào điểm nội dung (content).

Dưới đây là những gì mà chuyên gia John Mueller từ Google cung cấp.

E-A-T là gì?

E-A-T là từ viết tắt của Expertise, Authoritativeness và Trustworthiness. Chúng là những đặc tính mà đơn vị đánh giá chất lượng bên thứ ba của Google có nhiệm vụ tìm kiếm khi đánh giá các website được xếp hạng bằng các thuật toán.

E-A-T là một lý tưởng mà Google dành cho các website được xếp hạng, đặc biệt là trong các kết quả tìm kiếm về các chủ đề nhạy cảm như sức khỏe và tài chính.

Vì hướng dẫn đánh giá chất lượng của Google yêu cầu đơn vị đánh giá chất lượng kiểm tra E-A-T và Google cũng khuyến nghị các nhà xuất bản (publishers) sử dụng hướng dẫn này để tối ưu website của riêng họ, nhiều người trong cộng đồng tìm kiếm và xuất bản muốn biết thêm về E-A-T để cải thiện thứ hạng tìm kiếm của họ.

Một số người trong cộng đồng tìm kiếm tin rằng có một số kiểu tính điểm liên quan đến E-A-T. Họ thắc mắc “Điều gì đang xảy ra với E-A-T? Liệu chúng được xác định bởi các backlink chất lượng hay nhiều nội dung hơn về các chủ đề trên các trang?”

Google giải thích đơn giản.

“E-A-T là từ viết tắt của Expertise (website có tính chuyên môn cao), Authority (website có tính thẩm quyền cao) và Trustworthiness (website đáng tin cậy). Đây là 3 yếu tố lõi xuất phát từ nguyên tắc đánh giá chất lượng của chúng tôi.”

Bảng hướng dẫn đánh giá chất lượng của Google không cung cấp các thông tin chi tiết về thuật toán.

Tiếp theo, Google phản bác ý tưởng rằng bảng nguyên tắc đánh giá chất lượng (QRG) có chứa những thông tin chi tiết về các thuật toán của Google và xác nhận rằng QRG không phải là cẩm nang cho các thuật toán của Google.

Bảng nguyên tắc đánh giá chất lượng yêu cầu bên đánh giá chất lượng chú ý nhiều hơn đến yếu tố kiến thức chuyên môn, tính có thẩm quyền và đáng tin cậy đối với các truy vấn tìm kiếm trong các chủ đề cụ thể.

“Nguyên tắc của đơn vị đánh giá chất lượng không giống như một cuốn cẩm nang về các thuật toán của Google, mà nó là thứ mà chúng tôi cung cấp cho những người đang xem xét các thay đổi mà chúng tôi đang thực hiện trong thuật toán của mình.

Và đặc biệt, E-A-T là hướng dẫn chỉ dành riêng cho một số loại website và nội dung nhất định. Tài chính và sức khoẻ là một ví dụ.”

Điểm E-A-T không hẳn liên quan đến SEO.

Google nhấn mạnh quan điểm rằng E-A-T là thứ mà những bên đánh giá chất lượng nhìn vào nhưng không liên quan đến SEO.

“Còn hơn thế nữa, các thuật toán của chúng tôi thay đổi theo thời gian… chúng tôi cố gắng cải thiện chúng, những đơn vị đánh giá chất lượng của chúng tôi sẽ cố gắng xem xét các thuật toán của chúng tôi và họ cũng xem xét E-A-T.

Vì vậy, có thể có một số trùng lặp ở đây nhưng chắc chắn nó không phải là có một yếu tố kỹ thuật liên quan cụ thể mà Google sử dụng chúng như một yếu tố SEO.

Tuy nhiên, nó chắc chắn đó là điều chúng tôi sẽ xem xét, đặc biệt nếu bạn đang vận hành các website có phạm vi nội dung rộng lớn mà Google đã đề cập đến E-A-T trong các nguyên tắc đánh giá chất lượng.”

E-A-T là một bản hướng dẫn và không phải là một yếu tố xếp hạng.

Google khuyến khích các nhà xuất bản sử dụng các nguyên tắc của bên đánh giá chất lượng làm nguồn cảm hứng tối ưu cho các website của chính họ.

E-A-T cũng phù hợp với sự khuyến khích đó, đặc biệt là đối với những website có các chủ đề nhạy cảm (như sức khoẻ, tài chính…).

Bảng hướng dẫn đánh giá chất lượng (QRG) được phát triển một cách khách quan để xếp hạng các kết quả tìm kiếm theo các thuật toán mới.

“Chúng tôi làm việc với các đơn vị đánh giá chất lượng tìm kiếm bên ngoài để đo lường chất lượng của kết quả tìm kiếm một cách liên tục.

Đơn vị đánh giá sẽ đánh giá mức độ hiệu quả mà một website mang lại cho những người dùng nhấp vào website đó dựa trên những gì mà họ đang tìm kiếm và đánh giá chất lượng kết quả dựa trên tính có chuyên môn, tính có thẩm quyền và độ tin cậy của các nội dung trên trang.

Những yếu tố này không ảnh hưởng trực tiếp đến việc xếp hạng, nhưng chúng giúp chúng tôi đánh giá chất lượng kết quả tìm kiếm của mình.”

Nói tóm lại, cả liên kết (backlinks) hay nội dung (content) đều không phải (hoặc không hẳn) là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến điểm E-A-T của Google, E-A-T liên quan nhiều hơn đến các thuật toán của Google và các yếu tố khác của đơn vị đánh giá chất lượng của bên thứ ba.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Google là từ khoá được tìm kiếm nhiều nhất trên công cụ tìm kiếm của Microsoft

Google tiết lộ trong một tài liệu chia sẻ với toà án rằng tên công ty của họ là từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trên Bing, đối thủ cạnh tranh về công cụ tìm kiếm của Microsoft.

Google là từ khoá được tìm kiếm nhiều nhất trên công cụ tìm kiếm của Microsoft

“Google” được cho là từ khoá tìm kiếm hàng đầu trong công cụ tìm kiếm cạnh tranh Bing, theo một tài liệu được gửi lên lên Tòa án chung của Liên minh Châu  (EUGC).

Ông Alfonso Lamadrid, luật sư của Alphabet Inc. (công ty mẹ của Google) cho biết:

“Chúng tôi đã gửi bằng chứng cho thấy rằng truy vấn tìm kiếm phổ biến nhất trên công cụ tìm kiếm Bing cho đến nay là Google.”

Bloomberg báo cáo rằng bằng chứng đã được đệ trình lên toà án khi Google tìm cách lật ngược lệnh chống độc quyền năm 2018, điều đã dẫn đến khoản tiền phạt 5 tỷ USD.

Google bị cáo buộc sử dụng hệ điều hành Android của mình để đạt được lợi thế không công bằng trước các công cụ tìm kiếm của đối thủ.

Ủy ban Châu Âu (EC) cũng cáo buộc quyết định của Google khi tự đặt mình làm công cụ tìm kiếm mặc định trên Android nhằm mục tiêu kìm hãm các đối thủ cạnh tranh.

Google nói rằng cáo buộc đó là không công bằng.

Công ty này vẫn duy trì quan điểm rằng mọi người sử dụng Google vì họ chọn nó chứ không phải vì Google ép buộc họ.

Bằng chứng cho thấy “Google” là từ khoá được tìm kiếm nhiều nhất trên Bing đã được trình lên tòa án để chứng minh cho lập luận này của công ty.

Luật sư của Alphabet Inc. đang đưa ra một trường hợp mà hầu hết mọi người trên web đều muốn sử dụng Google làm công cụ tìm kiếm.

Ngoài ra, luật sư này cũng trích dẫn các cuộc khảo sát người tiêu dùng với thông tin cho rằng 95% người dùng thích Google hơn các công cụ tìm kiếm khác của đối thủ.

Vì con số đó phù hợp với thị phần của Google trên thị trường công cụ tìm kiếm, Google tuyên bố lợi thế cạnh tranh của mình không bị ảnh hưởng bởi việc cài đặt mặc định công cụ tìm kiếm trên các thiết bị Android.

Vụ việc vẫn tiếp tục kéo dài, nhưng ít nhất có một sự thật trớ trêu là một công cụ tìm kiếm này đang là từ khóa hàng đầu trong một công cụ tìm kiếm khác.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | Theo Bloomberg

Quảng cáo video và 5 nguyên lý xây dựng không thể bỏ qua cho Marketers

Bằng cách khám phá các giả thuyết về điều gì khiến các quảng cáo video trở nên hấp dẫn và không thể bỏ qua. Dưới đây là những gì mà Google chia sẻ.

quảng cáo video

Trong khi quảng cáo video được xem là một trong những đinh dạng quảng cáo có hiệu quả cao nhất, tập trong vào video sẽ là chiến lược quan trọng các nhà quảng cáo nên lưu ý.

Các nghiên cứu cho thấy thời lượng để gây được sự chú ý của con người đã giảm dần, giảm từ 12 xuống 8 giây trong khi thời gian xem trên YouTube đang tăng lên.

Vậy, tại sao lại có nghịch lý này?

Để giải quyết rõ hơn, Google đã hình thành một giả thuyết thay thế: có thể sự sụt giảm về khoảng thời gian cần thiết để tạo nên sự chú ý xuất phát từ thực tế là chúng ta hiện đang đưa ra các quyết định một cách nhanh chóng hơn.

Có một lý thuyết ngày càng phổ biến cho rằng phần lớn việc ra quyết định của chúng ta diễn ra trong tiềm thức, dựa trên những kinh nghiệm mà chúng ta đã có từ trước đó.

Do đó, nếu chúng ta là những người tiêu dùng đã tiếp xúc với quảng cáo trong phần lớn cuộc đời của mình, có lẽ bộ não tiềm thức của chúng ta đã hiểu được các tín hiệu của những gì chúng ta biết là quảng cáo.

Và do đó, khi chúng ta nhận được một tín hiệu như vậy, trong một môi trường hay tình huống được phân loại theo sự lựa chọn và thích ứng – cụ thể là lựa chọn bỏ qua, bộ nhớ và bộ não tiềm thức của chúng ta sẽ hoạt động như một bộ lọc thực sự.

Nếu điều này là đúng, thì điều quan trọng nhất cần xem xét ở đây không phải là liệu quảng cáo đó là “tốt” hay “xấu” mà là về việc thích ứng với sự sáng tạo để vượt qua tiềm thức hay bộ lọc vốn được định sẵn đó.

Có nhiều cách để kể một câu chuyện. Và sẽ không bao giờ tồn tại một câu chuyện được áp dụng đúng cho mọi trường hợp. Dưới đây là những nguyên lý mà những người làm marketing có thể thử nghiệm và chinh phục khách hàng của họ.

5 nguyên lý để xây dựng những quảng cáo video không thể bỏ qua:

1. Chuyển đổi những cách làm truyền thống.

Nhiều nhà quảng cáo vẫn đang xây dựng các quảng cáo trên TV theo định dạng kiểu tường thuật gồm ‘dẫn dắt, xây dựng cao trào và tiết lộ các bí mật…’.

Trong khi điều này vẫn có thể mang lại hiệu quả trong việc thúc đẩy kết quả, có rất nhiều những cách thay thế linh hoạt khác bạn có thể sử dụng.

Hãy nhớ rằng không có một cách để kể một câu chuyện toàn diện cho tất cả mọi tình huống, vì vậy hãy xem xét những ý tưởng sau đây.

Thu hút người xem một cách nhanh chóng bằng một loạt các ý đồ và sắc thái hơn là những cảnh quay dài. Cân nhắc nhiều định dạng và trình tự xuất hiện video khác nhau – bắt đầu bằng một gợi ý mạnh mẽ, tạo ra những sự thay đổi bất ngờ và sử dụng các góc quay khác nhau.

Theo Google, kiểu thể hiện nội dung này có thể thúc đẩy các chỉ số thương hiệu, đặc biệt là đối với những người bỏ qua quảng cáo, vì nó mang lại cho họ nhiều lợi ích tức thì.

Bạn cũng nên cân nhắc việc đưa người xem đi thẳng vào câu chuyện ngay từ đầu; sử dụng một cảnh trực tiếp hoặc một góc nhìn đặc biệt để thu hút người xem ngay lập tức thay vì là đi từ những đoạn mở đầu.

2. Quảng cáo video cần tùy chỉnh các câu chuyện dựa trên đối tượng mục tiêu của bạn.

Người xem vốn có các “khẩu vị” hay thị hiếu khác nhau và điều đó tạo ra vô số các cơ hội cho các nhà tiếp thị. Hãy sử dụng nhiều mẫu sáng tạo hay câu chuyện khác nhau cho các nhóm đối tượng khác nhau để thử nghiệm dựa trên các tín hiệu nhắm mục tiêu.

Việc điều chỉnh sự sáng tạo cho các nhóm đối tượng mục tiêu có thể bao gồm từ các yếu tố về giới tính cho đến các sở thích hay hành vi khác nhau.

Bạn cần chuẩn bị một loạt các nội dung sáng tạo cho các nhóm đối tượng mục tiêu và kể một câu chuyện liên tiếp để thúc đẩy kết quả.

3. Đi từ một câu chuyện đến nhiều câu chuyện.

Đối với nhiều người làm marketing, họ thường sử dụng một video duy nhất để tạo ra các KPI và kết quả mà họ cần.

Tuy nhiên, khi nói đến quảng cáo video trực tuyến trong bối cảnh hiện đại, bạn cần nhiều hơn một quảng cáo thông minh để thu hút sự chú ý của người dùng.

Bạn nên phân phối một chuỗi video quảng cáo để kể một câu chuyện cho người dùng theo một trình tự tường thuật được định sẵn.

Dưới đây là 3 loại trình tự tường thuật khác nhau mà bạn có thể tham khảo.

  • Mở màn, khuếch đại và tạo ra sức ảnh hưởng: Hãy gieo một ý tưởng để thu hút khán giả của bạn, khuếch đại nó để mang lại trải nghiệm sâu sắc hơn và cuối cùng đẩy sức ảnh hưởng đến sự cao trào để nhắc nhở khán giả hoặc thúc đẩy họ hành động.
  • The miniseries: Chia câu chuyện của bạn thành các chương theo các chủ đề.
  • The direct shot: Bám sát vào một ý niệm, được truyền đạt theo những cách khác nhau.

4. Đưa ra các câu chuyện dựa trên hành vi của người dùng.

Trong thế giới tín hiệu của người tiêu dùng, trình tự quảng cáo video không chỉ cho phép bạn kể một câu chuyện được định sẵn mà còn cho phép các marketer khai thác hành vi của người xem và triển khai cốt truyện dựa trên sự tương tác.

Trong một thế giới của sự lựa chọn, các thông điệp được hiển thị tuần tự cho phép bạn triển khai quảng cáo dựa trên việc người dùng bỏ qua hoặc xem video để chuyển đổi cách kể chuyện sao cho liền mạch.

Ví dụ: nếu ai đó đã xem video quảng cáo A thì quảng cáo tiếp theo cần hiển thị tới họ là B, tuy nhiên, nếu họ đã bỏ qua video quảng cáo A thì video tiếp theo của họ không phải là B mà là C chẳng hạn.

5. Phát triển chiến lược quảng cáo video của bạn dựa trên những thứ phát triển xung quanh bạn.

Thế giới của sự chú ý của người tiêu dùng sẽ luôn thay đổi và chưa bao giờ có một thời điểm lý tưởng để các nhà tiếp thị khám phá và tò mò về sự sáng tạo trong quảng cáo.

Thử nghiệm không phải là chuyện một sớm một chiều mà là chuyện cần áp dụng ngay khi có thể. Sức mạnh của tư duy “thử nghiệm và học hỏi” nằm ở việc tạo ra một lộ trình dành riêng cho việc nghiên cứu sức ảnh hưởng của các yếu tố quảng cáo.

Thử nghiệm các định dạng video khác nhau và xem định dạng nào thu hút được nhiều sự chú ý nhất và thúc đẩy kết quả.

Sau đó, bạn có thể xây dựng chiến lược video trực tuyến của mình từ đó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Các nhà quảng cáo khiếu nại Google việc cấm sử dụng Cookies là chống cạnh tranh

Một nhóm các nhà quảng cáo, nhà xuất bản và công ty công nghệ khiếu nại với cơ quan quản lý chống độc quyền của Liên Minh Châu Âu (EU) rằng: kế hoạch chặn một công cụ theo dõi web phổ biến được gọi là “cookies” của Google là chống cạnh tranh.

Khiếu nại đã thúc đẩy cuộc điều tra của Ủy ban Châu Âu (EC) được mở vào tháng 6 đối với công cụ Privacy Sandbox của Google từ công ty mẹ Alphabet.

Google cho biết với Privacy Sandbox, các doanh nghiệp có thể nhắm mục tiêu đến các nhóm người tiêu dùng mà không cần xác định các thông tin liên quan đến cá nhân của họ.

Cách đây một năm, Google cho biết họ sẽ cấm một số cookies trong trình duyệt Chrome của mình để tăng quyền riêng tư cho người dùng và cung cấp Privacy Sandbox như một giải pháp thay thế.

MOW, một tổ chức liên quan đến quyền được cạnh tranh của các nền tảng web, cho biết đề xuất này sẽ cung cấp cho Google thêm sức mạnh để quyết định dữ liệu nào có thể được chia sẻ trên web và được chia sẻ với ai.

“Google nói rằng họ đang tăng cường ‘quyền riêng tư’ cho người dùng cuối nhưng không phải như vậy, những gì họ thực sự đang đề xuất là một bữa tiệc khai thác dữ liệu”, luật sư Tim Cowen của MOW cho biết trong một tuyên bố.

Ủy ban Châu Âu xác nhận đã nhận được đơn khiếu nại và cho biết họ sẽ đánh giá nó theo các thủ tục tiêu chuẩn. Vào tháng 6, cơ quan này cũng đã bắt đầu một cuộc điều tra về các dịch vụ công nghệ quảng cáo hiển thị trực tuyến của Google.

Google đã từ chối bình luận về đơn khiếu nại của MOW.

Theo Reuters, Bộ Tư pháp Mỹ cũng đang xem xét vấn đề này, đơn khiếu nại trước đó với cơ quan quản lý của Vương quốc Anh đã thúc đẩy cuộc điều tra của họ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | Theo Reuters

Google xuất bản hướng dẫn mới cho các doanh nghiệp thương mại điện tử

Google đã xuất bản một hướng dẫn SEO nâng cao bao gồm các phương pháp hay nhất để có được sự hiện diện trực tuyến thương mại điện tử thành công nhất.

Google xuất bản hướng dẫn cho mới cho các doanh nghiệp thương mại điện tử

Các hướng dẫn mới này dường như nhằm vào các nhà phát triển (developer) nhưng cũng hữu ích không kém đối với bất kỳ nền tảng thương mại điện tử nào đang kinh doanh các sản phẩm trực tuyến.

Các phương pháp hay nhất cho các trang thương mại điện tử.

Mục tiêu của hướng dẫn mới này là chỉ ra cách để hiển thị sản phẩm của bạn không chỉ trong Google Tìm kiếm mà còn thông qua bất kỳ sản phẩm tìm kiếm nào khác của Google dành cho người mua sắm.

Có 07 trang hoàn toàn mới tập trung vào các chủ đề sau:

  • Nơi các nội dung thương mại điện tử có thể xuất hiện trên Google.
  • Chia sẻ dữ liệu sản phẩm của bạn với Google.
  • Bao gồm các dữ liệu có cấu trúc liên quan đến thương mại điện tử.
  • Cách khởi chạy một website thương mại điện tử mới.
  • Thiết kế cấu trúc URL cho các trang thương mại điện tử.
  • Giúp Google hiểu cấu trúc website thương mại điện tử của bạn.
  • Phân trang, tải thêm tang và tác động của chúng đối với Google Tìm kiếm.

Nơi các nội dung thương mại điện tử có thể xuất hiện trên Google.

Google thường được coi là một công cụ tìm kiếm. Nhưng thực tế, Google bao gồm nhiều dịch vụ liên kết chặt chẽ với các thiết bị di động cũng như các ứng dụng dành cho máy tính để bàn, tuy nhiên chủ yếu vẫn là trải nghiệm di động.

Nhiều dịch vụ trong số này hiển thị sản phẩm cho người dùng trong những ngữ cảnh bên ngoài công cụ tìm kiếm, tại mọi thời điểm mà người tiêu dùng đang quan tâm đến các sản phẩm đó.

Google liệt kê 06 dịch vụ quan trọng:

  • Google Search.
  • Google Images.
  • Google Lens.
  • Tab Google Shopping.
  • Google My Business.
  • Google Maps.

Google khuyên bạn nên tạo từng nội dung cụ thể cho từng ngữ cảnh trong số 6 dịch vụ đó:

“Chỉ một vài dịch vụ trong số này có thể hỗ trợ việc hiển thị nội dung theo nhiều cách.”

Chia sẻ dữ liệu sản phẩm của bạn với Google.

Phần này trình bày các cách khác nhau để các trang thương mại điện từ có thể cung cấp thông tin sản phẩm cho Google, bao gồm các dữ liệu có cấu trúc và nguồn cấp dữ liệu sản phẩm cho Google Merchant Center, để từ đó Google có thể hiển thị những thông tin đó cho người mua sắm vào những thời điểm thích hợp nhất.

Phần này cũng mô tả tất cả các cách những thông tin này được sử dụng để mang lại nhiều lợi ích nhất cho các trang thương mại điện tử.

Bao gồm các dữ liệu có cấu trúc liên quan đến thương mại điện tử.

Phần này liệt kê 8 loại dữ liệu có cấu trúc quan trọng mà các trang thương mại điện tử nên biết và sử dụng.

Mục tiêu của điều này là giúp Google hiểu cấu trúc trang của các website thương mại điện tử của bạn.

Theo Google:

“Google sẽ cố gắng tìm kiếm những nội dung tốt nhất trên website của bạn bằng cách phân tích mối quan hệ giữa các trang dựa trên các liên kết của chúng.

Điều này có nghĩa là các cấu trúc điều hướng trên website của bạn (chẳng hạn như menu và liên kết chéo của các trang) có thể ảnh hưởng đến sự hiểu biết của Google về cấu trúc website của bạn.”

Cách khởi chạy một website thương mại điện tử mới.

Google sẽ chia sẻ từng bước về những việc cần làm khi khởi chạy một website thương mại điện tử. Đồng thời Google cũng cung cấp tổng quan về các khía cạnh kỹ thuật của một website thương mại điện tử thành công từ quan điểm thiết kế và coding (mã web).

Kỹ thuật SEO nâng cao cho thương mại điện tử.

Như đã lưu ý, đây là một hướng dẫn hữu ích dành cho các nhà phát triển (và mang tĩnh kỹ thuật) nhưng cũng hữu ích cho các chủ sở hữu website có một số hiểu biết nhất định về yếu tố kỹ thuật.

Phần này cung cấp tổng quan về những điểm quan trọng cần hiểu để có được sự hiện diện thương mại điện tử thành công nhất trên các công cụ tìm kiếm.

Bạn có thể xem hướng dẫn chi tiết của Google tại: Google eCommerce Best Practicess

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen