Skip to main content

Thẻ: Huawei

Trung Quốc: Doanh số iPhone của Apple giảm trong khi Huawei tăng mạnh trong quý III/2024

Doanh số iPhone của Apple giảm 0,3%, trong khi Huawei tăng 42% trong quý III/2024.

Theo dữ liệu do công ty nghiên cứu thị trường IDC công bố ngày 25/10, thị trường smartphone Trung Quốc đã tăng trưởng quý thứ tư liên tiếp. Tính từ tháng 7 đến hết tháng 9, có 68,8 triệu smartphone được bán ra, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước.

“Làn sóng nâng cấp thiết bị đang thúc đẩy sự phục hồi bền vững của thị trường smartphone tại Trung Quốc”, Arthur Guo, nhà phân tích Client System Research thuộc IDC Trung Quốc, nêu trên blog. “Bất chấp những thách thức kinh tế đang diễn ra, người tiêu dùng vẫn mạnh tay chi cho smartphone mới sau ba năm nhu cầu bị dồn nén”.

Thương hiệu đứng đầu là Vivo, công ty chủ yếu bán điện thoại giá rẻ, với thị phần 18,6%, tăng 21,5% so với năm ngoái. Apple giữ vị trí thứ hai với 15,6%, giảm 0,3% so với cùng kỳ.

Trong khi đó, Huawei tăng 42% để vươn lên đứng thứ ba, đạt thị phần (market share) 15,3%, trong khi năm ngoái, họ không có tên trong top 5.

“Huawei có màn trở lại ấn tượng, ghi nhận bốn quý liên tiếp tăng trưởng ít nhất hai chữ số. Việc ra mắt Mate XT, điện thoại gập ba đầu tiên trên thế giới, dự kiến thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của thị trường điện thoại gập”, ông Guo đánh giá.

Theo Reuters, sự trái ngược về hiệu suất kinh doanh giữa Apple và Huawei chủ yếu nằm ở phân khúc cao cấp, khi công ty Trung Quốc liên tiếp tung ra các dòng Mate 60, Pura 70 và gần nhất là Mate XT. Trong khi đó, Aplpe đối mặt với làn sóng ủng hộ hàng nội địa của người dùng Trung Quốc, cũng như việc hạn chế sử dụng iPhone tại một số cơ quan chính phủ.

IDC đánh giá Apple sẽ cải thiện doanh số nhờ vào nhu cầu đối với mẫu iPhone 16. “Các chương trình khuyến mãi và kích thích mua hàng trong dịp mua sắm cuối năm sẽ khiến thế hệ iPhone 16 tăng trưởng mạnh”, Guo cho biết.

Báo cáo trước đó từ công ty nghiên cứu Counterpoint Research cũng cho thấy iPhone 16 có khởi đầu suôn sẻ hơn mong đợi từ khi bán ra ngày 20/9 tại Trung Quốc.

Cũng theo IDC, Xiaomi và Honor là hai thương hiệu còn lại trong top 5 với thị phần 14,8% và 14,6%. Tuy nhiên, trong khi Xiaomi tăng trưởng 12,8%, Honor giảm tới 22,5%, đẩy công ty từ vị trí dẫn đầu xuống thứ 5.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Huawei sắp từ bỏ hoàn toàn hệ điều hành Android để thay bằng HarmonyOS

Phiên bản này được phát triển độc lập hoàn toàn với Android, hứa hẹn khả năng phá vỡ thế “lưỡng cực” của thị trường hệ điều hành di động.

Hôm 15/9, SCMP dẫn lại nguồn tin từ các phương tiện truyền thông Trung Quốc cho biết Huawei sẽ chính thức ra mắt HarmonyOS Next vào cuối tháng 9.

Thông tin được công bố bởi Chen Xinxin, người đứng bộ phận phát triển HarmonyOS, tại một hội chợ thương mại diễn ra ở Bắc Kinh.

HarmonyOS Next được mệnh danh là phiên bản “thuần chủng” của Harmony. Không giống như các thế hệ trước, nó không còn hỗ trợ các ứng dụng chạy trên Android.

Trong bài phát biểu của mình, Chen tuyên bố phiên bản mới nhất của nền tảng di động này “được phát triển hoàn toàn độc lập và tự chủ”.

Huawei ra mắt HarmonyOS như một giải pháp thay thế cho Android tại Trung Quốc vào tháng 8/2019, 3 tháng sau khi chính phủ Mỹ đưa công ty này vào danh sách đen, cấm họ mua các công nghệ có nguồn gốc từ Mỹ mà chưa được chấp thuận.

HarmonyOS hiện chạy trên hơn 900 triệu thiết bị với 2,54 triệu nhà phát triển. Huawei có kế hoạch đầu tư hơn 987 triệu USD để khuyến khích phát triển ứng dụng gốc, dịch vụ kỹ thuật và xây dựng hệ sinh thái HarmonyOS, theo Chen Xinxin.

Dự án HarmonyOS Next được giới thiệu lần đầu vào tháng 1 năm nay, với phiên bản dành cho các nhà phát triển. Chủ tịch nhóm kinh doanh tiêu dùng của Huawei, Richard Yu Chengdong gọi đó là nền tảng “có nguồn gốc từ Trung Quốc, độc lập và có thể kiểm soát”.

Hồi tháng 6, ông tuyên bố HarmonyOS Next sẽ xuất hiện trên dòng smartphone 5G cao cấp thế hệ mới Huawei Mate 70 trong quý IV/2024.

Nhiều nhà phát triển Trung Quốc tham gia xây dựng hệ sinh thái dành cho HarmonyOS Next trong bối cảnh Huawei đang nỗ lực cạnh tranh với iOS và Android tại thị trường tỷ dân này.

Hôm 11/9, gã khổng lồ thương mại điện tử JD.com tuyên bố ứng dụng di động hỗ trợ hệ điều hành HarmonyOS Next của họ sẽ chính thức ra mắt vào tháng 9.

Từ rất lâu, thế giới của các hệ điều hành di động dường như chia làm 2 phần không đều nhau, một bên là iOS của Apple, phần lớn còn lại thuộc về Android và những phiên bản tuỳ biến dựa trên nhân của hệ điều hành này.

Vài năm gần đây, HarmonyOS của Huawei bắt đầu được nhắc đến ngày càng nhiều. Theo số liệu của Counterpoint Research, tính đến quý I/2024, Android vẫn duy trì thế dẫn đầu với 77% thị phần, iOS nắm giữ 19% nhưng nhìn chung cả 2 đều suy giảm so với cùng kỳ.

Trong khi đó, hệ điều hành “cây nhà là vườn” của Huawei tăng gấp đôi, chiếm 4% thị phần (Market Share) toàn cầu. Riêng tại Trung Quốc, nền tảng di động này vượt qua cả iOS, nắm giữ 17%.

Tuy nhiên, HarmonyOS vẫn ít nhiều tiếp sức cho Android khi đồng thời hỗ trợ các ứng dụng di động của đối thủ.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Doanh thu và lợi nhuận của Huawei tăng trưởng mạnh trong đầu năm 2024

Theo dữ liệu từ WJS, lợi nhuận ròng của Huawei Technologies tăng 18% trong nửa đầu năm, nhờ doanh số bán điện thoại thông minh tăng mạnh và tăng trưởng tốt trong mảng kinh doanh ô tô.

Theo số liệu do công ty này công bố hôm thứ năm, lợi nhuận ròng tăng lên 54,9 tỷ nhân dân tệ, tương đương 7,70 tỷ USD, từ mức 46,6 tỷ nhân dân tệ của một năm trước. Doanh thu tăng 34% lên 417,5 tỷ nhân dân tệ.

Huawei cho biết các doanh nghiệp giải pháp ô tô thông minh và tiêu dùng của họ đã tăng trưởng nhanh chóng trong giai đoạn này.

Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ trong mảng kinh doanh xe điện của mình bằng cách hợp tác với các nhà sản xuất ô tô, tận dụng lợi thế của mình trong công nghệ lái xe tự động và hệ thống phần mềm trên ô tô.

Hôm thứ ba tuần trước, BYD cho biết họ đang hợp tác với Huawei về công nghệ lái xe tự động và sẽ sử dụng hệ thống tự lái mới nhất của công ty công nghệ này cho mẫu SUV địa hình Bao 8 của thương hiệu cao cấp Fangchengbao, dự kiến ra mắt vào cuối năm nay.

Nền tảng Qiankun ADS3.0 của gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc, được tung ra vào tháng 4, đã được sử dụng trong các mẫu xe mới của nhiều đối tác xe điện khác nhau, bao gồm AITO của Seres, Stelato của BAIC và Luxeed của Chery.

Huawei báo cáo một số số liệu tài chính chưa được kiểm toán trong suốt cả năm và phát hành báo cáo thường niên được kiểm toán chi tiết hơn vào mỗi mùa xuân. Báo cáo không cung cấp dữ liệu được chia nhỏ theo phân khúc kinh doanh trong nửa đầu năm.

Trong quý 2, Huawei là nhà bán điện thoại thông minh số 2 tại Trung Quốc, thị trường điện thoại thông minh lớn nhất thế giới, với thị phần 18,1%, theo công ty nghiên cứu thị trường International Data Corp.

Counterpoint Research cho biết doanh số của Huawei đã tăng 44,5% trong quý so với cùng kỳ năm trước, mức tăng trưởng nhanh nhất trong số các nhà sản xuất thiết bị gốc của Trung Quốc, nhờ vào dòng Pura 70 và Nova 12. Công ty đã ra mắt dòng Pura 70 vào tháng 4.

Công ty công nghệ Trung Quốc đã đầu tư vào mảng kinh doanh ô tô khi Bắc Kinh tăng cường hỗ trợ cho các ngành công nghệ cao như một phần trong nỗ lực giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế vào lĩnh vực bất động sản để tăng trưởng.

Avatr Technology, công ty được Changan Automobile hậu thuẫn, cho biết trong một hồ sơ nộp lên sàn giao dịch chứng khoán tuần trước rằng họ sẽ mua 10% cổ phần của Yinwang Smart Technology, đơn vị ô tô của Huawei cung cấp công nghệ lái xe tự động cho các nhà sản xuất ô tô, định giá công ty ở mức 115 tỷ nhân dân tệ. Seres cho biết hôm thứ hai rằng họ sẽ mua 10% cổ phần của Yinwang.

Năm ngoái, Huawei đã tăng gấp đôi lợi nhuận ròng khi xây dựng lại thị phần của các doanh nghiệp cốt lõi trong lĩnh vực điện tử tiêu dùng và điện toán đám mây, vốn đã bị xói mòn nghiêm trọng do nhiều năm chịu lệnh trừng phạt của Mỹ hạn chế khả năng tiếp cận chất bán dẫn tiên tiến.

PHÚT THĂNG TRẦM

Huawei được thành lập vào năm 1987 bởi Ren Zhengfei, hiện 79 tuổi, với tư cách là nhà sản xuất thiết bị chuyển mạch điện thoại. Sau đó, công ty đã trở thành một trong những nhà sản xuất điện thoại thông minh và thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới và là một trong những công ty tư nhân có lợi nhuận cao nhất tại Trung Quốc. Công ty cũng đã thâm nhập ra ngoài Trung Quốc, với khoảng 48% doanh thu đến từ các khách hàng quốc tế vào năm 2018.

Khi căng thẳng Mỹ-Trung leo thang, các quan chức phương Tây ngày càng lo ngại rằng Huawei có thể gây ra rủi ro an ninh cho các quốc gia sử dụng thiết bị của công ty này. Nhận thức của nước ngoài về công ty này trở nên tồi tệ hơn khi Mạnh Vãn Chu, một giám đốc điều hành của Huawei và là con gái của nhà sáng lập Nhậm Chính Phi, bị bắt giữ tại Canada vào năm 2018 vì cáo buộc vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran.

Chính quyền ông Trump, vốn đã vận động các đồng minh loại Huawei khỏi mạng lưới của họ, đã thêm công ty này vào danh sách đen thương mại của Bộ Thương mại, cấm các công ty như Intel, Qualcomm và Google cung cấp công nghệ từ Mỹ cho Huawei mà không có giấy phép.

Ngay sau đó, các nhà lãnh đạo Huawei tuyên bố rằng mọi sản phẩm họ sản xuất trong tương lai phải có thể hoàn toàn dựa vào các thành phần do các công ty Trung Quốc phát triển.

Trong bài phát biểu trước công chúng vào năm ngoái, ông Nhậm Chính Phi nhớ lại rằng một giám đốc điều hành của Huawei đã nói với ông: “Nước Mỹ không hiểu rằng với đòn giáng này, họ đang biến người ủng hộ lớn nhất của Mỹ thành kẻ chỉ trích lớn nhất”.

Thậm chí, ở trụ sở Huawei, nhân viên còn thường xuyên được nghe khẩu hiệu: “Anh hùng cũng cần được rèn luyện, không phải tự nhiên sinh ra”.

Tuy nhiên, trong một thời gian, có vẻ như Huawei sẽ phải vật lộn để duy trì vị thế. Năm 2021, doanh thu của công ty đã giảm gần 30% so với năm trước. Hoạt động kinh doanh thiết bị viễn thông cốt lõi của công ty đang gặp khó khăn. iPhone của Apple đã chiếm lĩnh thị phần điện thoại thông minh của Huawei.

Theo Chris Peirera, cựu giám đốc cấp cao phụ trách quan hệ công chúng của Huawei, Huawei tập trung vào việc xây dựng thêm chuỗi cung ứng của riêng mình và mở rộng sang các lĩnh vực mới có thể tạo ra doanh thu để giúp công ty tiếp tục hoạt động, bao gồm điện toán đám mây và các dịch vụ khác. Ông cho biết Nhậm Chính Phi là một nhà lãnh đạo có động lực.

“Trước đây, chúng ta theo đuổi lý tưởng toàn cầu hóa, quyết tâm phục vụ nhân loại. Nhưng mục tiêu của chúng ta bây giờ là gì? Đó là tồn tại. Chúng ta sẽ kiếm tiền ở bất cứ nơi nào có thể”, ông Nhậm sau đó nói với nhân viên trong một lá thư nội bộ.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo An Ninh Tiền Tệ

Huawei gia nhập thị trường tỷ USD mới

Trang SCMP đưa tin Huawei đang thử nghiệm ứng dụng Duanjudaquan (tạm dịch: bộ sưu tập phim ngắn) bằng tiếng Anh. Đây được xem là động thái đầu tiên của Huawei để gia nhập thị trường phim ngắn (short-drama) đang bùng nổ tại Trung Quốc.

Theo ảnh chụp màn hình của DataEye, ứng dụng được phát hành cho một số người dùng smartphone Huawei thông qua Member Centre, hoạt động đến ngày 26/5.

Tương tự những nền tảng chiếu phim khác, Duanjudaquan cho phép người dùng xem và đăng ký phim, mỗi tập dài vài phút.

Na Yimu, Giám đốc Vốn (CCO) tại công ty công nghệ Flowing Cloud Technology, cho rằng nền tảng mới của Huawei về cơ bản là ứng dụng phân phối nội dung, nhưng lợi thế đến từ “khả năng phân phối mạnh mẽ dựa vào (lượng lớn người dùng) điện thoại và kho ứng dụng”.

Theo Na, ngành công nghiệp sản xuất phim ngắn là “thị trường đại dương đỏ” bởi ngày càng nhiều công ty tham gia. Bản thân thế mạnh của Flowing Cloud Technology là sản xuất nội dung thực tế ảo, thực tế tăng cường và phim ngắn.

Duanjudaquan là nỗ lực thứ 2 của Huawei để thâm nhập thị trường phân phối video sau khi ra mắt Huawei Video năm 2016. Nền tảng hiện cung cấp hơn 10.000 phim và hoạt hình, tổng thời lượng hơn 1,5 triệu phút.

Năm 2022, Wu Hao, lãnh đạo mảng tương tác đa phương tiện của Huawei, cho biết Huawei Video có hơn 240 triệu người dùng hoạt động mỗi tháng.

Theo công ty tư vấn iiMedia Research, thị trường phim ngắn online tại Trung Quốc năm 2023 tăng trưởng 268%, doanh thu 5,2 tỷ USD, có thể đạt 13,8 tỷ USD đến 2027.

Tận dụng lợi thế có sẵn, các app như Douyin (phiên bản tiếng Trung của TikTok) hay Kuaishou đều ra mắt phiên bản riêng cho phim ngắn, dạng mini-series. Những website như Tencent Video, iQiyi (của Baidu) cũng phát hành kênh phim ngắn bên cạnh các thể loại khác.

Dù vậy, ngành công nghiệp phim ngắn cũng chịu sự kiểm soát chặt chẽ. Tháng 11/2023, Cơ quan Quản lý Phát thanh và Truyền hình Quốc gia Trung Quốc (NRTA) cho biết sẽ “thắt chặt và cải thiện việc quản lý” thể loại phim này.

Theo các biện pháp được đề xuất, NRTA sẽ lập hệ thống sàng lọc nội dung cho phim ngắn chiếu trên web, mở rộng giám sát các nền tảng phân phối, bao gồm ứng dụng streaming và nền tảng video ngắn.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Znews

Huawei xây dựng trung tâm R&D khổng lồ chuyên về bán dẫn tại Thượng Hải

Huawei Technologies đang xây dựng một trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) khổng lồ tại Thượng Hải nhằm tăng cường chuỗi cung ứng giữa bối cảnh Washington siết hạn chế xuất khẩu công nghệ.

Trọng tâm của nhiệm vụ này là các máy in thạch bản – thiết bị quan trọng trong sản xuất vi xử lý tiên tiến. Những hạn chế xuất khẩu của Mỹ và đồng minh khiến khả năng tiếp cận những cỗ máy này của Huawei giảm sút, khi thị trường máy đúc chip đang nằm trong tay ba ông lớn là ASML (Hà Lan), Nikon và Canon (Nhật Bản).

Trung tâm R&D mới nằm ở phía Tây Thượng Hải, sẽ bao gồm một cơ sở phát triển vi xử lý chủ chốt và trụ sở mới của HiSilicon Technologies – đơn vị thiết kế chip của Huawei. Ngoài ra, còn có trung tâm nghiên cứu công nghệ không dây và smartphone.

Chính quyền thành phố cho hay, tổng vốn đầu tư của dự án này khoảng 12 tỷ NDT (1,66 tỷ USD), là một trong những dự án hàng đầu của Thượng Hải trong năm 2024.

Để dễ hình dung, quy mô của dự án có diện tích bằng 224 sân bóng đá gộp lại. Huawei cũng thiết kế tàu điện di chuyển giữa các toà nhà trong khuôn viên. Khi hoàn thành, trung tâm này có thể chứa hơn 35.000 lao động công nghệ cao.

Chi phí R&D của Huawei trong năm 2023 đạt mức kỷ lục 164,7 tỷ NDT, chiếm 23,4% tổng doanh thu tập đoàn.

Trước khi bị Washington đưa vào danh sách đen thương mại, công ty này chủ yếu thiết kế chip và thuê đối tác sản xuất nước ngoài như TSMC và Globalfoundaries. Hiện các nhà sản xuất nội địa như SMIC đang là đối tác đúc chip cho Huawei. Tuy nhiên, công ty dự định sẽ tự chủ khâu đúc chip với hàng loạt thoả thuận được chính quyền ủng hộ tại các thành phố như Thẩm Quyến, Thanh Đảo và Tuyền Châu.

Nguồn tin của Nikkei Asia cho hay, để thu hút lao động chất lượng cao về trung tâm, Huawei đề nghị mức lương gấp đôi so với những công ty sản xuất chip nội địa khác. Gã khổng lồ công nghệ vốn đã thuê lượng lớn kỹ sư từng làm việc cho những nhà sản xuất công cụ đúc chip hàng đầu thế giới như Applied Materials, Lam Research, KLA và ASML.

Những kiểm soát xuất khẩu công nghệ mà Mỹ áp đặt trong vài năm qua đã tác động tới thị trường việc làm ở đại lục. Việc các kỹ sư mang quốc tịch Trung Quốc ngày càng khó làm việc cho những công ty chip nước ngoài đang mở ra cơ hội cho Huawei và doanh nghiệp nội địa thu hút nhân tài.

Tuy nhiên, các giám đốc trong ngành nhận định, mặc dù gói lương “hào phóng” nhưng thách thức lớn nhất với các kỹ sư là văn hoá làm việc.

“Môi trường làm việc rất tàn nhẫn. Không phải là 996 – từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, 6 ngày/tuần nữa, mà trở thành 007 – từ 0h sáng hôm nay đến 0h sáng hôm sau, 7 ngày/tuần, không có ngày nghỉ”, một kỹ sư chip người Trung Quốc nói. “Hợp đồng thường kéo dài ba năm, nhưng hầu hết đều không thể trụ lại cho đến khi tái ký”.

Hiện các nhà đúc chip Trung Quốc đang tìm kiếm những thiết bị sản xuất nội địa để thay thế cho những thiết bị bán dẫn nhập khẩu nước ngoài. Naura, công ty cung ứng thiết bị đúc chip hàng đầu tại đại lục, đã ghi nhận doanh thu tăng gấp bốn lần kể từ năm 2018 và được cho là tiếp tục phá kỷ lục trong năm 2023 vừa qua.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Huawei đã sẵn sàng đối đầu với iOS của Apple và Android của Google

Hệ điều hành HarmonyOS Next của Huawei có thể cạnh tranh sòng phẳng với iOS của Apple và Android của Google, điều mà chưa hãng công nghệ nào làm được.

Huawei công bố hệ điều hành HarmonyOS Next vào tháng 1, đánh dấu sự đổi hướng đáng kể so với các phiên bản tương thích với Android trước đó. Động thái này báo hiệu quyết tâm của Huawei trong việc thiết lập hệ sinh thái ứng dụng di động của riêng mình, tương tự iOS và Android.

Bằng cách hợp tác với các nhà phát triển ứng dụng để tạo ra các ứng dụng dành riêng cho HarmonyOS và bồi dưỡng một thế hệ lập trình viên mới, Huawei đang định vị mình là một người chơi quan trọng trên thị trường hệ điều hành. Công ty đã bắt tay với các trường đại học Trung Quốc từ năm 2021 để đào tạo lập trình viên.

Nó có thể có tác động lớn trong việc thúc đẩy hơn nữa ngành công nghiệp công nghệ trong nước. Huawei ước tính việc viết các ứng dụng cho HarmonyOS sẽ tạo ra ít nhất 3 triệu việc làm. Hiện tại chỉ có hơn 380.000 nhà phát triển được chứng nhận HarmonyOS. Huawei cam kết đào tạo 100.000 nhà phát triển mỗi tháng thông qua các video trực tuyến và các phương tiện khác.

Vào tháng 2/2021, Đại học Vũ Hán tiên phong tích hợp các khóa học phát triển ứng dụng di động HarmonyOS vào chương trình giảng dạy của mình, trở thành trường đầu tiên ở Trung Quốc làm như vậy. Trong học kỳ đầu tiên, 30 sinh viên với các chuyên ngành khoa học máy tính, kỹ thuật phần mềm và quản lý thông tin đã tham gia khóa học.

“Mức lương khởi điểm của các nhà phát triển HarmonyOS cao hơn 30% đến 50% so với các nhà phát triển Android”, Ren Gelin, Chủ tịch Ủy ban quản lý dự án OpenHarmony của Huawei, thông tin.

Năm 2019, các lệnh trừng phạt của Mỹ buộc Huawei không được sử dụng Android đã tạo ra một cuộc khủng hoảng hiện sinh cho công ty có trụ sở tại Thâm Quyến.

HarmonyOS, hay “hongmeng” trong tiếng Trung, thai nghén từ đầu năm 2015. Ban đầu nó được dành cho Internet of Things, như lái xe tự động và tự động hóa công nghiệp, tuy nhiên, các lệnh trừng phạt buộc Huawei phải tăng tốc và tung ra phiên bản đầu tiên của HarmonyOS chỉ trong bốn tháng. Giống như Android, HarmonyOS phát triển trên hệ điều hành mã nguồn mở Linux.

Hiện tại, Huawei đang có cơ hội đạt được quyền tự chủ hoàn toàn trong chip, hệ điều hành và ứng dụng, cũng như được hưởng lợi từ cả trải nghiệm sản phẩm và thương mại hóa.

Ngày 22/2, tại sự kiện giới thiệu điện thoại gập Huawei Pocket 2, CEO bộ phận tiêu dùng Yu Chengdong tiết lộ các kế hoạch tham vọng đối với HarmonyOS. Dự kiến trải qua cập nhật lớn vào mùa thu năm nay, hệ điều hành có thể tạo ra cuộc cách mạng cho các thiết bị Huawei, giúp tăng hiệu suất 30%, hoạt động mượt hơn và pin lâu hơn.

Ông Yu cho biết bản beta dành cho lập trình viên sẽ xuất hiện trong quý II và bản dành cho người tiêu dùng trong quý IV. Nguồn tin nội bộ chia sẻ smartphone Mate mới, phát hành nửa cuối năm, sẽ cài sẵn HarmonyOS Next.

Thành công của Mate 60 series, trang bị chip Kirin sản xuất tại Trung Quốc, giúp Huawei xây dựng nền tảng người dùng vững chắc cho hệ điều hành sắp tới. Theo hãng nghiên cứu thị trường GfK, Mate 60 bán được 1,5 triệu máy trong tháng đầu lên kệ.

Trong sáu tuần đầu tiên của năm 2024, doanh số smartphone Huawei tại Trung Quốc đã tăng 64% so với cùng kỳ năm 2023. Thị phần của hãng tăng lên 16,5% và chỉ đứng thứ hai sau Vivo, theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu thị trường Counterpoint Research.

Ivan Lam, nhà phân tích cấp cao của Counterpoint, chỉ ra tăng trưởng này phần lớn nhờ dòng Mate 60 với lượng khách hàng trung thành và sự ra mắt thành công của HarmonyOS.

Trước Huawei, những gã khổng lồ công nghệ khác đã cố gắng xây dựng hệ điều hành để cạnh tranh với Android và iOS. Đó là Windows Phone của Microsoft hợp tác với Nokia, Tizen của Samsung được phát triển với Intel và YunOS của Alibaba. Tất cả đều thất bại trước những thách thức lớn và gánh nặng tài chính liên quan đến việc tạo ra và duy trì một hệ điều hành mới trong một thị trường bị chi phối bởi những người chơi đã thành danh.

Ngay cả đối với “ông lớn” như Alibaba, việc đầu tư vào cả đội ngũ để phát triển một hệ điều hành là chi phí rất lớn, Zhang Jianfeng, cựu Giám đốc công nghệ tại Alibaba cho biết. Các chi phí là rào cản đối với những người mới tham gia, ông nói.

Huawei ước tính điểm bùng phát để HarmonyOS thành công là khi chiếm được 16% thị trường. Khi vượt ngưỡng này, có thể thu hút các nhà phát triển viết ứng dụng dành riêng cho hệ điều hành. Công ty đã đạt được mục tiêu vào quý IV/2023 khi 16% smartphone bán ra ở Trung Quốc chạy HarmonyOS. Trên toàn cầu, nền tảng di động của Huawei chiếm gần 4% thị phần, so với 23% của Apple và 74% của Android, theo Counterpoint Research.

Gong Ti, Chủ tịch nhóm phần mềm tại bộ phận tiêu dùng của Huawei, đã vạch ra một chiến lược hai hướng để củng cố vị thế cạnh tranh của HarmonyOS. Trọng tâm ban đầu là cung cấp hơn 5.000 ứng dụng chiếm 99% thời gian sử dụng hàng ngày của người dùng trên điện thoại thông minh.

Đạt được cột mốc đó là rất quan trọng để HarmonyOS đạt được động lực và bắt đầu thiết lập một hệ sinh thái phần mềm toàn diện, ông Gong nói. Sau đó, Huawei cần mở rộng phạm vi của hệ điều hành lên 500.000 ứng dụng để phục vụ cho nhiều nhu cầu và sở thích của khách hàng.

Từ tháng 9/2023, Huawei đã thúc đẩy các công ty lớn trong nước phát triển ứng dụng cho HarmonyOS. Vào cuối năm 2023, các hãng bao gồm nền tảng video Bilibili, ứng dụng thanh toán kỹ thuật số Alipay và các nhà phát triển trò chơi NetEase và miHoYo đã công bố thỏa thuận với Huawei để ra mắt các ứng dụng dựa trên HarmonyOS NEXT.

Tại buổi ra mắt HarmonyOS NEXT, ông Yu đã giới thiệu danh sách hơn 200 công ty tham gia phát triển ứng dụng dựa trên hệ điều hành. Chúng bao gồm iQiyi, China Merchants Bank, Ctrip và Zhihu, trong các lĩnh vực du lịch, tài chính, phương tiện truyền thông xã hội, công cụ làm việc, giải trí và trò chơi.

Chia sẻ với Caixin, một số nhà phát triển ứng dụng nói nền tảng người dùng di động Huawei có thu nhập từ trung bình đến cao, sẵn sàng trả nhiều tiền hơn, đây là một lý do chính để họ phát triển các ứng dụng HarmonyOS. Dù vậy, một số nhà phát triển nhỏ lại không có kế hoạch mạo hiểm phát triển ứng dụng cho HarmonyOS trong tương lai gần, nguyên nhân vì chợ ứng dụng lấy đi một nửa doanh thu từ game.

Mô hình này khiến họ lựa chọn phân phối thông qua các nền tảng thanh toán và mạng xã hội phổ biến như WeChat, Douyin, Kuaishou và Alipay. Các nền tảng cho phép người dùng tương tác trực tiếp với game, bỏ qua nhu cầu tải xuống và đăng ký, một chiến lược phù hợp với nhu cầu của các nhà phát triển để tiếp cận khán giả của họ hiệu quả hơn về chi phí.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VietnamNet

Huawei đạt mức tăng trưởng mạnh nhất kể từ năm 2019

Năm 2023, Huawei ghi nhận tăng trưởng mạnh nhất trong vòng 4 năm trở lại đây nhờ hồi phục trong mảng tiêu dùng và thu nhập đến từ mảng kinh doanh mới như linh kiện xe thông minh.

Huawei cho biết trong năm 2023, doanh thu tăng 9,63% so với năm 2022 lên 704,2 tỷ NDT (97,48 tỷ USD). Lợi nhuận ròng tăng 144,5% lên 87 tỷ NDT, biên lợi nhuận tăng hơn gấp đôi lên 12,35%.

Mảng tiêu dùng đóng góp phần lớn doanh thu nhờ tăng trưởng 17,3% lên 251,49 tỷ NDT. Dù công ty không công bố chi tiết, mảng này bao gồm mảng thiết bị cầm tay, vốn ghi nhận phục hồi vào năm ngoái nhờ quay trở lại thị trường smartphone 5G với Mate 60.

Từ năm 2019, Mỹ đã hạn chế quyền truy cập công nghệ Mỹ của Huawei với cáo buộc Huawei là rủi ro an ninh quốc gia.

Năm 2023 đánh dấu năm tăng trưởng thứ ba liên tiếp của “ông lớn” công nghệ Trung Quốc kể từ khi doanh thu giảm gần 1/3 vào năm 2021. Dù vậy, doanh thu Huawei vẫn thấp hơn mức đỉnh 891,3 tỷ NDT của năm 2020.

Huawei tương đối kín tiếng về thành tích của mình. Trong thông cáo báo chí, Chủ tịch luân phiên Ken Hu cho biết kết quả không nằm ngoài dự đoán của hãng. “Chúng tôi đã vượt qua rất nhiều chuyện trong vài năm qua. Dù hết thách thức này đến thách thức khác, chúng tôi vẫn phát triển”, thông cáo viết.

Tại một sự kiện năm 2023, Meng Wanzhou, con gái nhà sáng lập kiêm Giám đốc tài chính Huawei, tuyên bố Huawei không còn trong “chế độ khủng hoảng”.

Trong khi mảng hạ tầng ICT nòng cốt vẫn ổn định, bộ phận đám mây tăng trưởng hơn 20%, mang về doanh thu 55,3 tỷ NDT. Bộ phận linh kiện và phần mềm xe thông minh 4 năm tuổi cũng tăng trưởng mạnh, 128,1% lên 4,7 tỷ NDT.

Năm ngoái, Huawei thông báo sẽ tách bộ phận xe thông minh ra làm công ty mới. Đầu tháng này, Richard Yu – Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch Giải pháp xe thông minh – nói bộ phận nhiều khả năng có lãi từ tháng 4 sau khi thua lỗ hàng tỷ NDT năm ngoái.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Lợi nhuận của Huawei năm 2023 tăng gấp đôi so với năm 2022

Huawei cho biết hãng đã đạt lợi nhuận 87 tỷ nhân dân tệ (12 tỷ USD) trong năm 2023, cao gấp đôi mức 35,6 tỷ nhân dân tệ của năm 2022, nhưng chưa bằng mức kỷ lục 113,7 tỷ nhân dân tệ của năm 2021.

Huawei của Trung Quốc có thể IPO vào năm 2024
Huawei của Trung Quốc có thể IPO vào năm 2024

Ngày 29/3, Tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei thông báo lợi nhuận của hãng đã tăng hơn gấp đôi trong năm 2023, chủ yếu nhờ kết quả kinh doanh tích cực của mảng kỹ thuật số và điện toán đám mây, bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ.

Huawei cho biết hãng đã đạt lợi nhuận 87 tỷ nhân dân tệ (12 tỷ USD) trong năm ngoái, cao hơn gấp đôi so với mức 35,6 tỷ nhân dân tệ của năm 2022, nhưng chưa bằng mức lợi nhuận kỷ lục 113,7 tỷ nhân dân tệ của năm 2021.

Doanh thu của hãng cũng tăng 9,6% so với năm 2022, lên 704,2 tỷ nhân dân tệ (97,4 tỷ USD). Trong đó, doanh thu từ mảng điện toán đám mây tăng 22% so với cùng kỳ vào năm 2022 lên 55,3 tỷ nhân dân tệ (7,7 tỷ USD). Doanh thu từ hoạt động kinh doanh kỹ thuật số tăng 3,5%.

Bộ phận tiêu dùng của Huawei, chuyên bán điện thoại thông minh và các thiết bị điện tử khác, cũng công bố doanh thu tăng 17,3% vào năm 2023.

Chủ tịch luân phiên của Huawei, ông Ken Hu, cho biết: “Công ty đã trải qua rất nhiều thử thách trong vài năm gần đây, nhưng vẫn tăng trưởng thành công.”

Năm 2019, dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump, Nhà Trắng đã áp đặt nhiều biện pháp hạn chế nghiêm ngặt về việc xuất khẩu công nghệ Mỹ cho Huawei với việc đưa tập đoàn này vào “danh sách đen” về thương mại.

Sau đó, chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã ngừng cấp phép cho các công ty Mỹ bán sản phẩm và dịch vụ cho tập đoàn Huawei.

Sau khi đối mặt loạt cấm vận của Mỹ, tập đoàn này tiếp tục duy trì ổn định bằng cách chuyển hướng sang làm ăn với các doanh nghiệp và chính phủ, đặc biệt là ở Trung Quốc, đồng thời phát triển mảng điện toán đám mây.

Hiện Huawei vẫn là nhà sản xuất thiết bị 5G hàng đầu thế giới./.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Trung Quốc: Huawei Mate 60 hiện nay hấp dẫn không khác iPhone

Với nhiều người dùng Trung Quốc, Huawei Mate 60 hiện nay hấp dẫn không khác iPhone cách đây nhiều năm.

Suốt nhiều năm liền, Apple giữ vị thế thống trị phân khúc smartphone cao cấp ở Trung Quốc. Không một công ty nào có thể tạo ra một sản phẩm đủ sức cạnh tranh với hiệu năng của iPhone và hình ảnh một thương hiệu xa xỉ dành cho người giàu của Apple.

Nhưng rất nhiều bằng chứng gần đây cho thấy iPhone không còn sức hút với người Trung Quốc như trước đây. Trong 6 tuần đầu tiên của năm 2024 – vốn là mùa mua smartphone cao điểm ở quốc gia tỷ dân – doanh số iPhone đã giảm 24% so với một năm trước đó.

Trong khi đó, doanh số bán hàng của Huawei – đối thủ nội địa của Apple – đã tăng 64%, theo số liệu của Counterpoint Research.

“Thời hoàng kim của Apple tại Trung Quốc đã qua”

Trong cả một thập kỷ qua, Trung Quốc là thị trường quan trọng nhất của iPhone chỉ sau Mỹ, đồng thời chiếm 20% ​​doanh số của Táo khuyết.

Giờ đây, thế kìm kẹp giữa hãng với Trung Quốc sẽ bị phá bỏ bởi một loạt yếu tố khác nhau như người dùng giảm chi tiêu, căng thẳng Mỹ – Trung khiến người dân tránh xa các thiết bị do các công ty Mỹ sản xuất và sự hồi sinh của nhà thương hiệu nội địa hàng đầu Huawei.

“Thời hoàng kim của Apple tại Trung Quốc đã qua”, Linda Sui, giám đốc cấp cao của hãng nghiên cứu TechInsights, nhận định. Theo chuyên gia, một trong những lý do lớn nhất là căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc về thương mại và công nghệ. Nếu căng thẳng địa chính trị không giảm bớt, Apple sẽ khó giữ được vị thế của mình.

“Vấn đề không chỉ đến từ người tiêu dùng. Nó còn liên quan đến về bức tranh toàn cảnh khi 2 siêu cường đối đầu với nhau. Đây mới là căn nguyên đằng sau toàn bộ những thách thức của Apple”, Linda Sui nói với New York Times.

Không công ty nào phải gánh chịu thiệt hại từ những căng thẳng địa chính trị nhiều như Táo khuyết. “5 năm trước, Apple là một cái tên đầy quyền lực ở Trung Quốc. Mọi người sẽ dựng lều, đợi bên ngoài Apple Store suốt đêm chỉ để trên tay sản phẩm mới nhất. Trong khi đó, sự ra mắt iPhone 15 năm ngoái lại không được ưa chuộng lắm”, nhà phân tích Lucas Zhong của Canalys chia sẻ.

6 tháng sau khi iPhone 15 ra mắt, Apple dán các bảng quảng cáo khắp các thành phố như Thượng Hải, Bắc Kinh để nhắc khéo người dân có thể mua iPhone 15 gần đó. Cũng nhờ các chương trình khuyến mãi mạnh tay, iPhone chiếm 4/6 smartphone bán chạy nhất tại Trung Quốc trong ba tháng cuối năm 2023.

Mạnh tay giảm giá, nhưng iPhone vẫn thua Huawei Mate 60

Đối với một số người ở Trung Quốc, việc mua điện thoại không khác gì tuyên bố lập trường chính trị. Trên mạng xã hội, hàng loạt cuộc tranh luận nổ ra xoay quanh việc sử dụng iPhone là “báng bổ” các công ty công nghệ Trung Quốc. Năm ngoái, một số cơ quan chính phủ Trung Quốc ra quy định, cấm nhân viên sử dụng iPhone cho công việc.

Quy định này xuất hiện chưa đầy 2 tuần sau khi Huawei trình làng Mate 60 Pro, chiếc smartphone được trang bị hệ điều hành “cây nhà lá vườn” và vi xử lý thế hệ tiên tiến được sản xuất trong nước.

Truyền thông Trung Quốc gọi đây là chiến thắng của Huawei trước những nỗ lực hạn chế phát triển công nghệ của chính quyền Washington. Sau khi ra mắt, Mate 60 Pro ngay lập tức nổi lên thành hiện tượng.

Theo dữ liệu từ Counterpoint, doanh số của Huawei gánh cả thị trường smartphone trong 6 tuần đầu năm. Công ty này cũng chiếm thị phần lớn thứ 2 trên thị trường điện thoại thông minh với 17%.

“Bây giờ, chỉ cần cầm Mate 60 trên tay, bạn sẽ có cảm giác như đang cầm iPhone trên đường cách đây nhiều năm trước”, nhà phân tích kỳ cựu Ivan Lam tại Counterpoint Research ở Hồng Kông cho biết. Điều này đặc biệt đúng với những người trên 35 tuổi, nhóm tuổi mua nhiều smartphone nhất.

Khi smartphone trở thành chiến trường chính trị

Theo New York Times, Apple bắt đầu bán iPhone tại Trung Quốc vào năm 2009. Lần cuối cùng hãng đánh mất vị thế trước Huawei là vào năm 2019. Nhưng ngay lập tức, chính quyền Donald Trump “kéo dài sự sống” của hãng bằng cách hạn chế các công ty công nghệ Mỹ giao dịch với Huawei. Google và một số công ty bán dẫn cũng cắt đứt hợp tác với nhà sản xuất Trung Quốc.

Trong khi Huawei gặp khó khăn, Apple dần hồi phục. Theo Counterpoint, năm 2022, thị phần điện thoại ở Trung Quốc của Táo khuyết đã tăng lên 22%, từ mức 9% vào năm 2019. Apple đã báo cáo doanh thu kỷ lục 74 tỷ USD ở quốc gia tỷ dân trong năm tài chính kết thúc vào tháng 9/2022.

Nhưng cũng chính những hạn chế của Mỹ đã buộc Huawei phải phát triển chip không dây và hệ điều hành của riêng mình, cuối cùng dẫn đến công nghệ đình đám đằng sau Mate 60 Pro.

Hệ điều hành này đã thu hút người tiêu dùng Trung Quốc. Nhiều gã khổng lồ công nghệ nội địa đã tạo ra các ứng dụng dành riêng cho thiết bị, tiếp tục ngăn cản người dùng khỏi các nền tảng bên ngoài Trung Quốc.

Màn lột xác của Huawei đã khiến các dòng iPhone mới nhất của Apple trở nên lỗi thời. Cùng lúc đó, khi nền kinh tế Trung Quốc đang phải vật lộn để phục hồi sau đại dịch Covid-19, nhiều người dùng ngần ngại chi tiêu cho những sản phẩm chỉ có nâng cấp nhỏ.

Theo Daniel Ives, nhà phân tích của Apple tại Wedbush Securities, 125 triệu trên tổng số 215 triệu người dùng iPhone ở Trung Quốc đã không nâng cấp dòng máy mới suốt 3 năm qua.

Quả thật, với nhiều người, iPhone đã không còn sức hấp dẫn như xưa.

Trong lúc đợi nhân viên hỗ trợ sửa chiếc iPhone 12 bị hỏng tại Apple Store, trên đường Nam Kinh Đông, Thượng Hải, Chi Miaomiao (38 tuổi) cho biết gần đây anh đã mua Huawei Mate 60 Pro làm máy thứ 2.

Anh biết đến thương hiệu Huawei sau khi Giám đốc tài chính Mạnh Vãn Chu bị chính quyền Canada bắt giữ vào năm 2018 với cáo buộc đánh lừa các ngân hàng về hoạt động kinh doanh của Huawei ở Iran.

Việc giam giữ bà Mạnh đã tạo ra một làn sóng ủng hộ ở Trung Quốc. Họ coi bà là con tin. “Huawei là thương hiệu của riêng đất nước chúng tôi. Sau sự kiện chính trị này, tôi nghĩ người Trung Quốc nên đoàn kết lại”, Chi Miaomiao nói.

Trong khi đó, ở tầng trên Apple Store, Li Bin (23 tuổi) và hai người bạn đang tranh luận về mẫu iPhone mới nhất. Anh cho rằng Huawei và Apple gần như tương đương nhau về chất lượng. Có thể iPhone tốt hơn một chút, nhưng nó cũng đắt hơn khá nhiều. “Tôi có thể sẽ cân nhắc chuyển sang iPhone, nếu sau này giàu”, Li nói với New York Times.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Znews

CEO Apple tới Trung Quốc để khai trương cửa hàng mới (và người dùng selfie với ông bằng Huawei)

Tim Cook tới Thượng Hải để khai trương Apple Store mới và những bức ảnh người dùng selfie với ông bằng smartphone Huawei đang lan truyền khắp mạng xã hội.

Theo CNN, Tim Cook, CEO Apple, đang có chuyến thăm Trung Quốc, cùng thời gian hãng khai trương cửa hàng mới ở Thượng Hải. Đây là Apple Store lớn thứ hai thế giới, sau cửa hàng thứ nhất trên Đại lộ số 5 ở New York. Giới phân tích đánh giá chuyến đi là một phần trong nỗ lực nhằm vực dậy doanh số iPhone tại thị trường này.

Sự xuất hiện của Tim Cook cũng đã trở nên quen thuộc khi năm ngoái ông hai lần đến Trung Quốc. Tuy nhiên, điều khiến mạng xã hội Trung Quốc bùng nổ là những bức ảnh người dùng selfie với ông bằng điện thoại Huawei.

Tại một sự kiện ngày 25/3, CEO Apple được một phụ nữ mời chụp hình chung bằng Huawei Mate 60. Bức ảnh lập tức được chia sẻ khắp mạng xã hội Weibo với lời bình: “Ông chủ Apple đến Trung Quốc, nhưng smartphone của Huawei đã chiếm sóng”.

Trước đó, trong lễ khai trương Apple Store Thượng Hải ngày 23/3, nhiều người dùng máy Huawei cũng tới và vào tận trong cửa hàng để chụp hình Tim Cook. Trong đó, blogger Xiaohongshu đăng ảnh cô chụp với Cook bằng mẫu Huawei P50.

Theo Kuai Technology, đây không phải lần đầu có người chụp với CEO Apple bằng điện thoại Android. Tuy nhiên, việc các bức ảnh liên tục xuất hiện những ngày qua đang gây tranh cãi.

Một số người cho rằng đây là hành động không lịch sự vì trong ảnh, Tim Cook được nhận xét trông không mấy vui vẻ dù mỉm cười. Số khác cho rằng điều này hoàn toàn bình thường khi Mate 60 đang trở nên phổ biến ở Trung Quốc.

Theo CNBC, Apple đang chịu áp lực lớn từ Huawei sau khi dòng Mate 60 ra mắt cuối tháng 8/2023 và nhận nhiều phản hồi tích cực từ cộng đồng. Thống kê của công ty nghiên cứu thị trường Counterpoint Research cho thấy trong sáu tuần đầu năm 2024, doanh số iPhone tại Trung Quốc giảm 24%. Trong khi đó, doanh số điện thoại Huawei tăng 64%.

Năm qua, Apple cũng nhiều lần phải hạ giá iPhone 15 Pro Max để cạnh tranh với Mate 60.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Chiến lược mới của Huawei tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Từ kinh nghiệm và thực tiễn trên 20 ngành công nghiệp, bao gồm đô thị, tài chính, vận tải và sản xuất, Huawei đã tung lá bài chiến lược trên thị trường SMEs (doanh nghiệp vừa và nhỏ) với những giải pháp thông minh cho các ngành công nghiệp.

Chiến lược mới của Huawei tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Chiến lược mới của Huawei tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Dồn nguồn lực R&D cho các “quân đoàn” chuyên trách

Huawei đang đẩy mạnh chiến lược dồn sức mạnh cho những hoạt động kinh doanh tiềm năng.

Theo ông Nhậm Chính Phi, chuyển đổi số là “mỏ vàng” mà Huawei đang nhắm tới để mở rộng doanh thu.

Chính vì vậy, “Hoạt động như những “quân đoàn” độc lập, các mảng kinh doanh mới đã phá vỡ ranh giới tổ chức hiện có ở Huawei để có thể nhanh chóng thu thập nguồn lực và nâng cao hiệu quả kinh doanh”, ông Nhậm nêu trong thông báo nội bộ.

Huawei đã thành lập các mảng kinh doanh dành riêng cho từng ngành, bao gồm: khai khoáng, giao thông thông minh, cảng biển, số hóa dịch vụ công, số hóa năng lượng, tài chính số, hàng không, tàu hỏa, …

Huawei cho hay, việc thành lập từng mảng chuyên trách sẽ giúp rút quy trình quản lý và đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của khách hàng.

Ngoài ra, Huawei cũng đã nhanh chóng tích hợp các nguồn lực R&D để hỗ trợ đầy đủ việc chuyển đổi thông minh của các ngành công nghiệp khác nhau.

Huawei liên tục mở rộng phạm vi chiến lược của mình. Gần đây, gã khổng lồ Trung Quốc cũng đã tăng đầu tư vào thị trường doanh nghiệp.

Trong thị trường doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), Huawei đã thành lập một tổ chức thương mại và phân phối toàn cầu.

Trong thị trường thương mại, Huawei vẫn lấy đối tác làm trung tâm. Huawei tối ưu hóa hệ thống kênh và liên tục phát triển các sản phẩm và giải pháp thị trường.

Trong thị trường phân phối, Huawei cam kết xây dựng một hệ thống kênh phân phối mạnh mẽ bằng cách tập trung vào các nhà phân phối và các nhà cung cấp kỹ thuật. Huawei đã ra mắt hệ sinh thái giải pháp Huawei eKit để đáp ứng tốt hơn các yêu cầu chuyển đổi số của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Trên toàn cầu, chuyển đổi ngành công nghiệp hướng tới mục tiêu số hóa và thông minh không thể tách rời khỏi một hệ sinh thái bền vững. Huawei cho biết, đến tháng 10/2023, tập đoàn này đã có được hơn các đối tác 40.000 trên toàn thế giới.

Hiện tại, hơn 700 thành phố, 50 trong số 100 ngân hàng hàng đầu thế giới, 20 công ty dầu khí hàng đầu đã chọn Huawei làm đối tác của họ để chuyển đổi kỹ thuật số và thông minh.

Trong nửa đầu năm 2023, Huawei đã đạt được doanh thu bán hàng 310,9 tỷ CNY ($42.3 billion), riêng mảng kinh doanh cơ sở hạ tầng ICT đã đóng góp 167,2 tỷ CNY.

Huawei tung giải pháp chuyển đổi số cho các ngành công nghiệp

Tại sự kiện MWC Barcelona 2024, Huawei đã chính thức ra mắt 10 giải pháp chuyển đổi số và thông minh cho các ngành công nghiệp, cùng một loạt các sản phẩm chủ lực mới, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở các giai đoạn khác nhau của quá trình chuyển đổi số.

Ông Li Peng, Phó Chủ tịch cấp cao của tập đoàn, Chủ tịch mảng Dịch vụ Bán hàng ICT của Huawei, chia sẻ:

“Từ thời đại thông tin đến thời đại số hóa, mỗi sự chuyển đổi đã mang lại những giá trị to lớn. Ở thời điểm hiện nay, chúng ta đang bước vào một thế giới thông minh, và cách tốt nhất để dự đoán tương lai là sẽ tạo ra nó.

Huawei sẽ tăng gấp đôi nỗ lực của mình để cung cấp các sản phẩm và giải pháp cơ sở hạ tầng kỹ thuật số thông minh hơn nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi thông minh cho các ngành công nghiệp. Chúng tôi sẽ làm việc chăm chỉ để trở thành một đối tác đáng tin cậy trên hành trình này”.

Huawei cho biết đã hợp tác với khách hàng và đối tác để xây dựng các thực tiễn thành công về chuyển đổi số và thúc đẩy chuyển đổi thông minh.

Năm 2023, Huawei đã giới thiệu mô hình mẫu về chuyển đổi thông minh để hướng dẫn khách hàng công nghiệp trong quá trình chuyển đổi số và thông minh của họ.

Huawei tập trung vào các sản phẩm và công nghệ ICT và xây dựng một hệ sinh thái mở để tập hợp các đối tác và nhà phát triển và xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và thông minh hàng đầu.

Đối với các khách hàng công nghiệp quy mô lớn với các dịch vụ đa dạng và các kịch bản phức tạp, Huawei đã giới thiệu mười giải pháp, bao gồm:

Giải pháp đám mây quốc gia 2.0, thành phố thông minh, lớp học thông minh 3.0, số hóa công nghệ y tế, CORE kỹ thuật số, nhà máy thông minh, mạng cáp quang được kết nối hoàn toàn cho sân bay thông minh, bảo mật vành đai mạng ̣(Perimeter Security) với cảm biến sợi quang, phát hiện xâm nhập cho hệ thống đường sắt thông minh, ITS 2.0, Phân phối điện thông minh (IDS), Giải pháp quản lý an toàn đường ống dẫn dầu khí.

Ngoài ra, Huawei cũng đã ra mắt một số danh mục sản phẩm, bao gồm nền tảng văn phòng số, hệ thống ngăn chặn mã độc đa lớp, …

Đáp ứng nhu cầu của khách hàng vừa và nhỏ với các kịch bản kinh doanh tương đối đơn giản, Huawei hợp tác với các đối tác để xây dựng các giải pháp mở, gọn nhẹ, cụ thể theo kịch bản có chi phí tiết kiệm và đạt hiệu quả cao.

Nhờ đó sẽ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt được các mục tiêu chuyển đổi số và thông minh, với hơn 30 giải pháp dựa trên kịch bản được phát triển với sự hợp tác của các đối tác của Huawei.

Ông David Shi, Phó Chủ tịch mảng Marketing và Bán hàng Giải pháp ICT của Huawei cho biết: “Huawei nhận thấy mỗi khách hàng đều có nhu cầu và thách thức riêng. Khi quá trình chuyển đổi số và thông minh tiếp tục đẩy mạnh, Huawei cam kết phát triển các sản phẩm và giải pháp dựa trên kịch bản với sự cải tiến mạnh mẽ, hướng tới xu hướng xanh và carbon thấp để đáp ứng nhu cầu của khách hàng”.

Đối với các khách hàng nhỏ và siêu nhỏ với các kịch bản đơn giản, năm 2023, Huawei đã ra mắt hệ sinh thái Huawei eKit.

Các sản phẩm này được thiết kế với các tính năng dễ dàng để mua, bán, cài đặt, duy trì, tìm hiểu và sử dụng.

Tại MWC 2024, HUAWEI eKit đã giới thiệu các sản phẩm mới cho các văn phòng SME, khách sạn bình dân, trường tiểu học và trung học, cửa hàng tiện lợi, phòng khám, bệnh viện cộng đồng, bất động sản và nhà hàng, …

Trước đó, trong năm 2023, tại Việt Nam, Huawei đã chính thức ra mắt giải pháp Huawei eKit cùng hệ sinh thái giải pháp chuyển đổi số đầu tiên dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME).

Huawei eKit hợp tác với các đối tác phân phối địa phương để cùng phát triển, hỗ trợ hàng nghìn SME triển khai quá trình số hóa thuận lợi.

Huawei Việt Nam cũng đã giới thiệu nhiều sản phẩm trong hệ sinh thái Huawei eKit, gồm bộ giải pháp Huawei SME Datacom, Huawei SME MiniGPon và Huawei SME UPS.

Trong đó, Huawei SME Datacom có lộ trình triển khai và bổ sung nhiều thiết bị cho dòng sản phẩm Router, Switch, AP, Access Controller… để tùy biến theo nhu cầu của nhóm khách hàng cuối.

Ngoài ra, Huawei SME MiniGPon áp dụng thế mạnh công nghệ GPon của Huawei để điều chỉnh cho phù hợp nhằm ra mắt hệ thống Mini FTTO, hỗ trợ tối ưu chi phí và hiệu quả vận hành cho doanh nghiệp SME.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

Nvidia thừa nhận đây mới là đối thủ hàng đầu

Lần đầu tiên Nvidia xác định Huawei là đối thủ hàng đầu trong vài lĩnh vực, bao gồm chip AI, trong hồ sơ nộp lên Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) hôm 22/2.

Theo Nvidia, Huawei cạnh tranh với họ trong các lĩnh vực như cung ứng chip thiết kế dành riêng cho trí tuệ nhân tạo (AI) như bộ xử lý đồ họa (GPU), bộ xử lý trung tâm (CPU) và chip mạng.

Công ty cũng cho biết Huawei với tư cách là nhà cung cấp dịch vụ đám mây đang thiết kế phần cứng và phần mềm riêng để cải thiện điện toán AI.

Huawei đã phát triển hàng loạt chip Ascend để cạnh tranh với dòng chip AI của Nvidia. Sản phẩm chính của Huawei – chip 910B – cạnh tranh trực tiếp với chip Nvidia A100, ra mắt gần 3 năm trước. Các nhà phân tích ước tính thị trường chip AI Trung Quốc trị giá 7 tỷ USD.

Năm 2023, Reuters đưa tin hãng tìm kiếm Baidu đã đặt hàng chip của Huawei ngay trước khi chính phủ Mỹ tiếp tục siết chặt các hạn chế đối với chip AI tiên tiến xuất khẩu sang Trung Quốc.

Ngoài Huawei, các đối thủ khác được Nvidia nhắc đến trong hồ sơ bao gồm Intel, AMD, Broadcom, Qualcomm, Amazon và Microsoft.

Theo nguồn tin của Reuters, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang tìm cách gây áp lực lên SMIC – hãng bán dẫn lớn nhất Trung Quốc – sau khi SMIC sản xuất chip tiên tiến cho Huawei. Reuters đưa tin, cuối năm 2023, Bộ Thương mại Mỹ đã gửi một số thư đến các nhà cung ứng về việc tạm dừng cấp phép bán hàng cho nhà máy hiện đại nhất của SMIC – SMIC South.

Một trong các nguồn tin tiết lộ, ít nhất một nhà cung ứng – Entegris – đã dừng gửi linh kiện và phụ kiện sản xuất chip trị giá hàng triệu USD cho SMIC. Entegris xác nhận điều này để tuân thủ các yêu cầu pháp lý thương mại quốc tế. Công ty có trụ sở tại Massachusetts chuyên sản xuất bộ lọc, gas, hóa chất và sản phẩm để xử lý wafer.

Việc đình chỉ giấy phép của Bộ Thương mại Mỹ cho thấy chính quyền ông Biden đã có hành động chống lại SMIC nhằm ngăn chặn dòng chảy công nghệ Mỹ vào công ty và giảm khả năng sản xuất chip tinh vi. Áp lực này bắt đầu từ tháng 8/2023 khi Huawei bất ngờ tung ra điện thoại mới dùng chip hiện đại.

Mate 60 Pro được xem là biểu tượng cho sự tiến bộ công nghệ của Trung Quốc bất chấp những lỗ lực kiềm chế của Washington. Thậm chí, Mỹ còn mở cuộc điều tra để tìm hiểu thông tin chi tiết phía sau con chip.

Huawei bị thêm vào danh sách hạn chế thương mại Mỹ năm 2019 vì cáo buộc vi phạm các lệnh trừng phạt. Năm tiếp theo, SMIC cũng có tên trong danh sách này vì cáo buộc liên quan đến quân đội Trung Quốc. Cả hai đều phủ nhận cáo buộc.

Có tên trong danh sách đen đồng nghĩa các công ty Mỹ bị cấm bán hàng cho Huawei và  SMIC. Dù vậy, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bật đèn xanh cho việc vận chuyển một số mặt hàng nhất định, cho phép hàng tỷ USD hàng hóa của Mỹ chảy vào hai công ty trong những năm qua.

Chính quyền ông Biden công bố quy tắc mới vào tháng 10/2022, cấm các nhà cung cấp Mỹ gửi các công cụ và vật liệu bán dẫn đến các nhà máy sản xuất chip tiên tiến do Trung Quốc điều hành ở Trung Quốc, bao gồm cả SMIC South. Nhưng các quy tắc của Mỹ cho phép các công ty có giấy phép từ trước – thường có giá trị trong bốn năm – tiếp tục cung cấp cho nhà máy.

Nguồn tin của Reuters cho biết Entegris bán linh kiện và nguyên liệu sản xuất chip cho SMIC South từ tháng 10/2022 đến cuối năm 2023. Trung Quốc chiếm khoảng 16% doanh số ròng của Entegris trong năm tài khóa 2023.

Trong báo cáo thường niên, công ty lưu ý quy định xuất khẩu gần đây của Mỹ đã giảm khả năng bán hàng của họ tại Trung Quốc và những quy định tiềm năng trong tương lai sẽ làm giảm nhu cầu sản phẩm hơn nữa.

Lita Shon Roy, CEO hãng nghiên cứu thị trường Techcet, dự đoán SMIC South có khả năng chuyển sang các nhà cung ứng Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc để mua hóa chất và linh kiện dùng trong quy trình sản xuất chip.

Dù vậy, nếu nhà máy hàng đầu của SMIC đột ngột bị cắt đứt nguồn cung từ Mỹ, việc sản xuất có thể bị gián đoạn từ 3 đến 9 tháng tùy thuộc vào lượng hàng tồn kho. Sẽ mất thời gian để tìm kiếm và kiểm tra các nhà cung ứng mới trừ khi SMIC South đã tiến hành từ trước.

Các chuyên gia khẳng định SMIC South là nhà máy duy nhất của SMIC sản xuất chip 7nm cho Mate 60 Pro.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VietnamNet

Sự trở lại đầy mạnh mẽ của Huawei trên thị trường smartphone

Sự xuất hiện của bộ ba Mate 60 5G khiến giới công nghệ kinh ngạc, cho thấy các lệnh cấm của Mỹ khó loại Huawei khỏi cuộc cạnh tranh trên thị trường.

Sự trở lại đầy mạnh mẽ của Huawei trên thị trường smartphone
Sự trở lại đầy mạnh mẽ của Huawei trên thị trường smartphone

Theo thống kê công bố ngày 5/2 của công ty nghiên cứu thị trường Counterpoint Research, trong hai tuần đầu tháng 1, Huawei bán được nhiều smartphone hơn bất kỳ hãng nào và trở thành thương hiệu điện thoại số một tại Trung Quốc đầu năm. Đây là lần đầu họ giành lại được vị trí này kể từ khi các lệnh trừng phạt của Mỹ áp đặt lên công ty giữa 2019.

Trong khi đó, công ty dữ liệu IDC nhận định năm 2023 đánh dấu sự quay trở lại ngoạn mục của Huawei khi đánh bật Xiaomi để có tên trong top 5 nhà sản xuất smartphone lớn nhất Trung Quốc quý IV/2023. Doanh số điện thoại của Huawei tăng 36,2% quý cuối năm ngoái, chiếm 13,9% thị phần.

Những thành tích trên là nhờ bộ ba Mate 60, ra mắt cuối tháng 8. Công ty không công bố chip xử lý nhưng các nguồn tin cho biết sản phẩm dùng Kirin 9000s, sản xuất trên tiến trình 7 nm của SMIC và hỗ trợ 5G.

Nikkei Asia dự đoán năm nay, Huawei sẽ thể hiện sự bứt phá một lần nữa trên thị trường smartphone và thiết bị viễn thông toàn cầu. Giới phân tích dự báo hãng có thể đạt sản lượng 100 triệu điện thoại. Con số này vẫn kém Apple và Samsung, hay chính Huawei năm 2019 với 240,6 triệu điện thoại xuất xưởng.

Tuy nhiên, nó cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ so với mức 30,5 triệu chiếc mà hãng phân phối năm 2022, đồng thời báo hiệu Huawei đang trên đà trở lại top 5 thương hiệu smartphone lớn nhất thế giới.

HarmonyOS, hệ điều hành do hãng phát triển sau khi vào danh sách hạn chế của Mỹ, cũng đang hiện diện trên 800 triệu thiết bị như điện thoại, máy tính bảng và máy tính xách tay.

Theo báo cáo của TechInsights tháng 12/2023, HarmonyOS dự kiến vượt iOS của Apple để trở thành hệ điều hành lớn thứ hai tại Trung Quốc năm nay. Công ty cũng đặt mục tiêu có 5.000 ứng dụng gốc cuối 2024 và đạt 500 nghìn trong tương lai.

Kế hoạch này nhận được sự ủng hộ của các cơ quan quản lý Trung Quốc. Hiệp hội Internet nước này đang kêu gọi các công ty liên kết để thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái HarmonyOS “vì một tương lai tươi sáng”.

Trong khi đó, hoạt động kinh doanh thiết bị viễn thông của Huawei phát triển ổn định dưới áp lực của Mỹ, với thị phần toàn cầu khoảng 30%, gần như không thay đổi từ năm 2019. Điều này phần lớn nhờ vị trí dẫn đầu của hãng trong việc xây dựng mạng 5G rộng khắp Trung Quốc và nhiều quốc gia khác.

Hãng cũng đang đẩy mạnh nhiều lĩnh vực kinh doanh mới như điện toán đám mây, năng lượng xanh, ôtô thông minh. Cuối năm ngoái, Mạnh Vãn Chu, Giám đốc tài chính Huawei, cho biết công ty sẽ chuyển trọng tâm sang AI.

“Khi trí tuệ nhân tạo ngày càng phát triển,, chiến lược All Intelligence của Huawei được thiết kế để giúp các ngành tận dụng tối đa cơ hội mới”, bà cho hay.

Tong bài phát biểu chào đón năm 2024 đăng trên trang web công ty, ông Ken Hu, Chủ tịch luân phiên của Huawei, cho biết: “Chúng tôi đã vượt qua cơn bão. Giờ đây, chúng tôi đã trở lại đúng hướng và kỳ vọng kết thúc năm 2023 với doanh thu hơn 700 tỷ nhân dân tệ (98,5 tỷ USD)”. Có nghĩa, doanh thu của hãng tăng 9% so với 2022 và trở lại mức được thấy lần cuối vào năm 2020, dù vẫn kém con số 123 tỷ USD của 2019.

Ông Hu nêu một số ví dụ cho thấy Huawei đang hồi phục sau khi bị Mỹ áp lệnh cấm, khiến họ không thể tiếp cận nhiều công nghệ quan trọng. Khi các cơn bão hoành hành ở Trung Quốc vào tháng 7/2023, gây hư hại nghiêm trọng cơ sở hạ tầng liên lạc ở nhiều địa điểm, Huawei đã cùng các hãng viễn thông nỗ lực đưa mạng trở lại trực tuyến.

Tại Indonesia, nhóm kỹ sư của hãng đã triển khai mạng lưới thông tin dọc đường sắt cao tốc Jakarta – Bandung chỉ trong 120 ngày. Hay tại Mỹ Latinh, một khách hàng của Huawei bị quá tải mạng, yêu cầu mở rộng khẩn cấp trong vòng 26 ngày và hãng đã “biến điều không thể thành có thể”.

Sang năm 2024, ông Hu cho biết thiết bị sẽ là một trong những mảng kinh doanh chính được tập trung mở rộng. Hãng thừa nhận sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. “Biến động địa chính trị và kinh tế sẽ nảy sinh, rào cản công nghệ và thương mại cũng sẽ tiếp tục tác động đến thế giới”, ông dự báo.

Về triển vọng năm 2024, ông Ken Hu nói: “Trước đây, chúng tôi không bỏ cuộc trước áp lực ngày càng tăng, cũng như không cho phép bị cuốn theo những lời khen. Con đường phía trước còn gập ghềnh nhưng lịch sử sẽ ưu ái những ai có niềm tin vững vàng”.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

Huawei vượt qua Apple để trở thành “Market Leader” tại thị trường Trung Quốc

Theo báo cáo của Counterpoint Research, Huawei Technologies đã trở lại vị trí số 1 trên thị trường điện thoại thông minh Trung Quốc trong hai tuần đầu năm nay sau khi đối thủ Apple nắm giữ vị trị số 1 tại thị trường tỷ dân trong năm 2023.

Huawei vượt qua Apple để trở thành "Market Leader" tại thị trường Trung Quốc
Huawei vượt qua Apple để trở thành “Market Leader” tại thị trường Trung Quốc

Sự trở lại của Huawei đánh dấu lần đầu tiên gã khổng lồ công nghệ của Trung Quốc giành lại vị trí dẫn đầu về doanh số (sales) điện thoại thông minh ở đại lục kể từ khi Washington áp đặt lệnh trừng phạt đối với công ty.

Hồi tháng 5/2019, Huawei bị Mỹ thêm vào danh sách đen thương mại, khiến hoạt động kinh doanh điện thoại ăn nên làm ra một thời của công ty bị tê liệt.

Huawei ghi nhận doanh số bán điện thoại thông minh tại Trung Quốc đại lục tăng lên vào đầu năm nay sau khi Apple chứng kiến doanh số iPhone trong quý 4/2023 sụt giảm.

Màn hồi sinh của Huawei bắt đầu bằng việc bất ngờ ra mắt điện thoại thông minh Mate 60 Pro 5G vào tháng 8 năm ngoái. Đây là mẫu điện thoại được trang bị bộ vi xử lý nâng cao Kiri900S và HarmonyOS – cả hai đều được phát triển trong nước.

Tuy nhiên, báo cáo của Counterpoint Research chỉ ra rằng Huawei vẫn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ phía Apple và các hãng điện thoại nội địa khác, bao gồm Xiaomi, Oppo và Vivo.

Dữ liệu của Counterpoint cho thấy doanh số điện thoại phân khúc cao cấp tại Trung Quốc tăng 37% trong năm ngoái, bất chấp ngành công nghiệp điện thoại thông minh toàn cầu suy yếu.

Trong khi Apple dẫn đầu phân khúc thị trường này tại thị trường khổng lồ này trong nửa đầu năm ngoái. Tuy nhiên đến quý 3, doanh số của nhà sản xuất iPhone bắt đầu sụt giảm khi mà các hãng Trung Quốc, dẫn đầu là Huawei, có đà tiến lên mạnh mẽ.

Trong quý 4 và cả năm ngoái, Apple là nhà cung cấp điện thoại thông minh hàng đầu tại Trung Quốc đại lục, theo báo cáo của công ty nghiên cứu công nghệ IDC.

(Theo SCMP)

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Doanh thu của Huawei (Trung Quốc) sắp chạm mốc 100 tỷ USD năm 2023

Doanh thu của Huawei tăng 9% vào năm 2023 và gần chạm mốc 100 tỷ USD nhờ đột phá của công nghệ chip, trong bối cảnh một năm đầy khó khăn mà Trung Quốc phải đối mặt với lệnh trừng phạt của Mỹ.

Doanh thu của Huawei (Trung Quốc) sắp chạm mốc 100 tỷ USD năm 2023
Doanh thu của Huawei (Trung Quốc) sắp chạm mốc 100 tỷ USD năm 2023

Theo Bloomberg, doanh thu Huawei đạt 98,7 tỉ USD trong năm 2023. Hoạt động kinh doanh smartphone hồi sinh và doanh số bán thiết bị 5G giúp Huawei đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong nhiều năm qua.

Đột phá nổi bật nhất của Huawei trong năm 2023 chính là ra mắt dòng smartphone Mate 60, được hỗ trợ 5G và trang bị chip tự sản xuất tại Trung Quốc. Con chip này nhanh chóng dấy lên cuộc tranh luận sôi nổi tại Mỹ. Một số người cho rằng chính phủ Mỹ đã thất bại trong việc kìm hãm Huawei và lệnh trừng phạt cần được siết chặt hơn nữa.

Trước đây, Huawei là một trong những nhà sản xuất smartphone hàng đầu thế giới. Sau khi bị Mỹ đưa vào danh sách đen vào năm 2019, doanh số bán hàng và giá cổ phiếu của công ty nhanh chóng lao dốc. Tuy nhiên, Huawei đang hồi phục mạnh mẽ và trở thành biểu tượng cho sự quyết tâm của Trung Quốc trong việc vượt qua lệnh cấm từ Mỹ.

Ken Hu – Chủ tịch luân phiên của Huawei cho biết sau nhiều năm làm việc chăm chỉ, công ty đã vượt qua được “cơn bão” và bây giờ gần như trở lại đúng hướng. Ông Hu nhấn mạnh những thay đổi trong môi trường kinh doanh không chỉ do vấn đề địa chính trị gây ra mà còn do sự biến động của chu kỳ kinh tế toàn cầu.

Chính phủ Trung Quốc và các nhà mạng viễn thông thuộc sở hữu nhà nước đã tích cực hỗ trợ cho Huawei sau lệnh cấm. “Gã khổng lồ” công nghệ nhận được nhiều hợp đồng béo bở trong mảng 5G và điện toán đám mây. Ngoài ra, các tổ chức khác cũng mua lại các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả của Huawei.

Theo Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn (SIA) , Huawei đang thiết lập mạng lưới các nhà máy sản xuất chip và nhận được khoản tài trợ ước tính khoảng 30 tỉ USD từ chính phủ Trung Quốc và thành phố Thâm Quyến – nơi công ty đặt trụ sở chính.

Dù vậy, thách thức dành cho Huawei vẫn chưa dừng lại. Bước sang năm 2024, Huawei sẽ tiếp tục đối mặt với chiến dịch kiềm chế Trung Quốc dai dẳng của Mỹ.

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết Mỹ sẽ thực hiện các biện pháp mạnh mẽ nhất có thể để bảo vệ an ninh quốc gia. Bên cạnh đó, việc duy trì đà phát triển công nghệ của Huawei cũng trở nên khó khăn hơn khi các linh kiện quan trọng trong quy trình sản xuất chip ngày càng trở nên khan hiếm.

Để đảm bảo vị trí dẫn đầu về công nghệ của mình, Huawei đặt mục tiêu mở rộng đầu tư vào các công nghệ mới nổi như trí tuệ nhân tạo (AI). Ông Hu cho biết Huawei cần chủ động nắm bắt cơ hội này và đầu tư nguồn lực vào các lĩnh vực chiến lược quan trọng nhất.

Định hướng chiến lược tổng thể của Huawei là tiếp tục đơn giản hóa việc quản lý và đảm bảo chính sách nhất quán, đồng thời thực hiện điều chỉnh khi cần thiết.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Huawei của Trung Quốc có thể IPO vào năm 2024

Trong khi CEO của Huawei Ren Zhengfei(Nhậm Chính Phi) luôn khẳng định rằng gã khổng lồ viễn thông do ông sáng lập sẽ không bao giờ trở thành một công ty giao dịch đại chúng mà thay vào đó họ sẽ tập trung làm việc vì những lý tưởng lớn hơn của xã hội. Tuy nhiên, bối cảnh mới về kinh tế và cả chính trị cho thấy Huawei của ông có thể sẽ IPO vào năm 2024.

Huawei của Trung Quốc có thể IPO vào năm 2024
Huawei của Trung Quốc có thể IPO vào năm 2024

Theo đó, để đạt được mục tiêu xây dựng “một nước xã hội chủ nghĩa hiện đại vĩ đại”, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của sự đổi mới và tự chủ công nghệ. Cũng tương tự như Alibaba của Jack Ma đã từng, Huawei có thể giúp Bắc Kinh hiện thức hoá các mục tiêu (kinh tế và chính trị) nêu trên.

Chiếc điện thoại thông minh có tên Mate 60 Pro được Huawei ra mắt đầu tháng 9 mới đây có thể xem là sản phẩm đầu tay của Huawei về cái gọi là tự chủ sản xuất, các hiết bị của sản phẩm chứa đầy các linh kiện do Trung Quốc sản xuất và được hỗ trợ bởi chất bán dẫn tiên tiến được cho là do Tập đoàn Sản xuất Chất bán dẫn Quốc tế Thượng Hải (SMIC) sản xuất.

Dù vậy, trước các lệnh trừng phạt của Mỹ, tình hình kinh doanh của Huawei cũng không mấy khả quan. Biên lợi nhuận hoạt động của Huawei đã giảm từ hơn 10% năm 2018 xuống dưới 7% vào năm 2022, khi lợi nhuận ròng hàng năm giảm xuống chỉ còn 5,1 tỷ USD.

Tuy nhiên, theo phân tích, Huawei hoàn toàn có thể có được giá trị cao hơn nhiều, cựu giám đốc công nghệ của Lenovo và là người lâu năm ủng hộ việc Trung Quốc tự phát triển chip xử lý riêng, đã khẳng định rằng Huawei có thể đạt trị giá 1,3 nghìn tỷ USD.

Trong một lá thư gửi nhân viên vào năm 2021, CEO Huawei nói rằng các hoạt động kinh doanh của Huawei có thể “dần dần thâm nhập thị trường trong tương lai”. Nhà sản xuất thiết bị cầm tay Honor, một thương hiệu phụ của Huawei được bán cho một tập đoàn do một công ty nhà nước đứng đầu vào năm 2020, đã đưa ra kế hoạch IPO từ tháng 11.

Cùng tháng đó, Huawei cho biết họ sẽ chuyển các công nghệ cốt lõi trong mảng ô tô thông minh của mình sang một liên doanh do nhà sản xuất ô tô Chongqing Changan Automobile sở hữu 40%. Huawei rõ ràng là đang bận rộn cho kế hoạch IPO của mình trong năm tới (hoặc có thể là trong tương lai gần).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Thị phần của Huawei đã vượt Apple tại thị trường Trung Quốc

Từ vị trí dẫn đầu, báo cáo mới nhất cho thấy thị phần của Huawei đã vượt qua Apple tại thị trường Trung Quốc.

Thị phần của Huawei đã vượt Apple tại thị trường Trung Quốc
Thị phần của Huawei đã vượt Apple tại thị trường Trung Quốc

Theo đó, báo cáo phân tích mới đây được công bố trên CNBC cho thấy iPhone đã chính thức bị truất ngôi khỏi vị trí dẫn đầu thị phần mảng điện thoại thông minh tại Trung Quốc.

Các nhà phân tích cho biết doanh số bán điện thoại thông minh ở Trung Quốc đã cho thấy mức tăng trưởng khá tích cực so với năm trước, tuy nhiên chủ yếu là nhờ doanh số bán của Android với mức tăng trưởng hai con số, dẫn đầu là các thiết bị của Huawei, Xiaomi và Honor.

iPhone của Apple ngược lại đã chứng kiến ​​sự sụt giảm đáng kể, mức tăng trưởng về số lượng so với cùng kỳ năm trước là âm kể từ khi iPhone 15 ra mắt.

Kết quả, Huawei đã vượt qua iPhone để chiếm vị trí số 1 về thị phần.

Các nhà phân tích viết: “Chúng tôi tin rằng nhu cầu yếu ở Trung Quốc cuối cùng sẽ dẫn đến lượng xuất xưởng của iPhone 15 trên toàn cầu thấp hơn mức dự kiến vào năm 2023”. Đồng thời phân tích cũng cho biết thêm rằng xu hướng này cho thấy iPhone sẽ thua trước Huawei vào năm tới.

Về cơ bản, sự tăng trưởng về số lượng của Android không phụ thuộc vào việc giảm giá và cả việc giảm giá của iPhone, ngoại trừ các mẫu iPhone 15.

Ngoài ra, các nhà phân tích tại Morgan Stanley cũng đã cắt giảm mục tiêu giá đối với Apple từ 215 USD xuống còn 210 USD trong một báo cáo mới đây. Các nhà phân tích cho biết họ hiện “đề phòng hơn” với Apple vì những trở ngại về nguồn cung.

Họ cũng cắt giảm 8% kỳ vọng về iPhone trong quý.

Các nhà phân tích của Morgan Stanley cho biết họ sẽ theo dõi sát về tổng doanh thu, tăng trưởng doanh thu dịch vụ, tỷ suất lợi nhuận gộp và tăng trưởng doanh thu của Apple ở Trung Quốc trong thời gian tới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Nam Nguyen | MarketingTrips

Huawei bất ngờ ra mắt ứng dụng gọi xe

Khi giới thiệu hệ điều hành HarmonyOS 3, Huawei cũng đồng thời ra mắt Petal Chuxing, ứng dụng gọi xe tập hợp các nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba.

Huawei vừa phát hành bản nâng cấp của hệ điều hành HarmonyOS. HarmonyOS 3 mang đến trải nghiệm liền mạch trên nhiều thiết bị, bao gồm smartphone, máy tính bảng, máy in, xe hơi và thiết bị nhà thông minh.

Ngoài ra, Huawei còn bất ngờ ra mắt Petal Chuxing, ứng dụng gọi xe tập hợp các nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba.

Petal Chuxing chạy trên HarmonyOS 3, tương thích với một số sản phẩm Huawei như điện thoại, đồng hồ, máy tính bảng.

Dù Huawei cho biết ứng dụng không đặt mục tiêu cạnh tranh với bất kỳ ai, nó đánh dấu bước tiến đầu tiên của hãng vào thị trường mà Didi Chuxing đang thống trị.

Huawei vẫn đang vật lộn để vực dậy mảng kinh doanh tiêu dùng bị ảnh hưởng từ các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Công ty công bố HarmonyOS vào tháng 8/2019, ba tháng sau khi bị Washington thêm vào danh sách đen, bị cấm mua phần mềm, chip và công nghệ khác từ doanh nghiệp Mỹ. Không lâu sau, Google ngừng cung cấp bộ dịch vụ phần mềm cho Huawei.

Do không được tiếp cận ứng dụng Google và chip tiên tiến, doanh số smartphone của Huawei trên toàn cầu giảm mạnh, buộc họ phải tìm kiếm các cơ hội kinh doanh thay thế. Thiết bị đầu tiên sử dụng HarmonyOS là tivi thông minh.

HarmonyOS 2.0 được đưa lên smartphone từ năm 2021, trong khi hệ điều hành dành riêng cho xe hơi HarmonyOS Smart Cockpit xuất hiện trong mẫu xe điện bán tại Trung Quốc vào đầu năm nay.

Tới thời điểm hiện tại, hơn 300 triệu thiết bị Huawei đang chạy các phiên bản khác nhau của HarmonyOS. Nỗ lực thuyết phục các hãng smartphone và thiết bị khác sử dụng HarmonyOS của Huawei vẫn chưa thành công.

Android là hệ điều hành di động phổ biến nhất thế giới với 72% thị phần trong tháng 7, theo hãng nghiên cứu StatCounter.

Dù gặp nhiều thách thức, Huawei tiếp tục đầu tư vào HarmonyOS, hưởng ứng lời kêu gọi doanh nghiệp nội địa tự phát triển hệ điều hành và giảm lệ thuộc vào nước ngoài của chính phủ Trung Quốc.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh  | MarketingTrips   

Huawei dẫn đầu thị trường viễn thông toàn cầu

Huawei thua Nokia và Ericsson về thị phần thiết bị viễn thông bên ngoài Trung Quốc nhưng vẫn dẫn đầu thị trường về tổng doanh thu năm 2021.

Huawei dẫn đầu thị trường viễn thông toàn

SCMP dẫn báo cáo của công ty nghiên cứu Dell’Oro cho biết trong năm 2021, Ericsson và Nokia đều có 20% thị phần doanh thu trên thị trường thiết bị viễn thông ngoài Trung Quốc, trong khi Huawei là 18%.

Nhà phân tích Stefan Pongratz của Dell’Oro cho biết: “Những áp lực chính phủ Mỹ nhắm vào việc hạn chế triển khai thiết bị mạng viễn thông của Huawei bên ngoài Trung Quốc đã tác động tiêu cực đến công ty”.

Theo báo cáo của hãng nghiên cứu, doanh số bán thiết bị viễn thông toàn cầu năm ngoái đạt gần 100 tỷ USD, tăng 7% so với năm 2020. Trung Quốc chiếm khoảng một phần tư tổng thị trường.

Mặc dù đánh mất một số vị trí trên thị trường viễn thông, tổng doanh thu trong lĩnh vực này của Huawei vẫn đứng đầu với khoảng 28% thị phần do bám sát thị trường Trung Quốc. Năm ngoái Huawei chiếm 31%, Nokia và Ericsson cùng chiếm 15%.

Theo SCMP, Huawei và ZTE Corp là những nhà cung cấp chính thiết bị 5G, bao gồm cả các trạm gốc cho ba nhà khai thác mạng không dây lớn nhất thế giới là China Mobile, China Unicom và China Telecom.

Ba nhà khai thác này cùng dẫn đầu sự phát triển của mạng di động 5G lớn nhất thế giới ở Trung Quốc. Dự kiến có hai triệu trạm gốc 5G được lắp đặt trong năm nay.

Các nhà phân tích tại Dell’Oro cho biết Huawei vẫn đang phải đấu tranh để tồn tại và duy trì vị thế của mình trên thị trường toàn cầu.

Báo cáo hồi cuối tháng 12 năm ngoái, Huawei cho biết doanh thu trong năm 2021 của họ dự kiến giảm 28,9%, xuống còn 634 tỷ nhân dân tệ (99,68 tỷ USD). Hai năm cấm vận của Mỹ trong mảng smartphone từng sinh lời một thời của họ đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Kể từ cuối 2020, Huawei đã phải điều chỉnh lại danh mục kinh doanh bao gồm phát triển xe điện thể thao hạng sang, bán smartphone tân trang, mở rộng dịch vụ đám mây ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, cung cấp thêm cơ sở 5G trạm và gốc cho các nhà mạng lớn của Trung Quốc và thoái vốn trong mảng kinh doanh thương hiệu smartphone Honor.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh (Theo VnExpress)

Cách Huawei tìm kiếm và đào tạo nhân tài tại Việt Nam

Hơn 22 năm hoạt động tại Việt Nam, Huawei quy tụ đội ngũ nhân sự trẻ tài năng. Đây là sức mạnh giúp thương hiệu có vị thế vững chắc ở thị trường này.

Cách Huawei tìm kiếm và đào tạo nhân tài tại Việt Nam
Source: Reuters

Mới đây, Tạp chí Forbes Mỹ công bố danh sách những nhà tuyển dụng tốt nhất toàn cầu năm 2021. Trong danh sách này, Huawei xếp vị trí thứ 8. Đây cũng là một trong những nhà tuyển dụng tốt nhất tại Trung Quốc nhờ gói lương thưởng cạnh tranh.

Tại Việt Nam, với nhiều chính sách chiêu mộ và đào tạo nhân lực hấp dẫn, Huawei thu hút nhiều ứng viên tiềm năng.

Nhân tài như “khách hàng lớn”.

Văn phòng Huawei Việt Nam thời điểm vừa kết thúc đợt giãn cách dài ở Hà Nội rất nhộn nhịp. Dường như tác động của đại dịch không làm guồng quay công việc chậm lại.

Trong trạng thái tất bật với hoạt động tuyển dụng, bà Luo Yang – Giám đốc nhân sự của Huawei Việt Nam – chia sẻ về quan điểm của công ty trong việc tìm kiếm và tôi luyện nhân tài.

Theo bà, Huawei tuân thủ triết lý “đánh giá cao tài năng trước khi đánh giá cao tài chính” và coi nhân tài là yếu tố then chốt tạo nên thành công của công ty.

Doanh nghiệp này tuân thủ khái niệm nhân tài “năng động, đa dạng và cởi mở”, đồng thời tất cả nhân sự có thể đóng góp giá trị trong phạm vi kinh doanh của công ty.

Trải qua nhiều năm làm tuyển dụng, bà Lou Yang nhấn mạnh 4 yếu tố khi nhìn nhận nhân viên, đó là đạo đức, giá trị, đóng góp và khả năng/kinh nghiệm. Trong đó, tuân thủ luật pháp và đạo đức trong hoạt động kinh doanh là yếu tố quan trọng nhất.

Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp này là lấy khách hàng làm trọng tâm, cũng là kim chỉ nam của tất cả bộ phận. Trong suốt 23 năm có mặt tại Việt Nam, Huawei đề cao “định hướng kết quả trách nhiệm” thông qua động viên nhân tài tạo ra giá trị cho khách hàng.

Với bộ phận nhân sự, công ty đưa ra định hướng “lấy khách hàng làm trung tâm và lấy đấu tranh làm trung tâm” – coi nhân sự như khách hàng. Từ đó, công ty đưa ra những chính sách khích lệ, truyền cảm hứng cho nhân viên.

Bà Lou cho biết mỗi nhân viên được một mentor địa phương (người hướng dẫn) kèm cặp, với hệ thống đào tạo, nâng cao năng lực chuyên nghiệp. Công ty khuyến khích nhân viên tham gia các khóa học trên nền tảng iLearning.

Mỗi tháng, nhân viên phải học tối thiểu 8 tiếng. Cá nhân nào học nhiều nhất được tuyên dương và nhận thưởng theo quy định. Tinh thần làm việc, học tập chăm chỉ và sáng tạo của nhân viên đã tạo nên thành công cho Huawei Việt Nam.

“Không chỉ dừng lại ở việc thu hút những người giỏi nhất, chúng tôi cung cấp cho nhân viên nền tảng để phát huy hết tiềm năng.

Đơn cử, thông qua hơn 4.000 khóa học trực tuyến trên hệ thống nội bộ iLearning, chúng tôi tăng cường đào tạo kỹ năng, quy trình, kiến ​​thức chuyên môn và quản lý cho nhân viên ngay khi họ gia nhập”, bà Lou nhấn mạnh.

Để khích lệ nhân sự, Huawei triển khai chương trình sở hữu gói thưởng có thời hạn cho cá nhân xuất sắc (TUP), cho phép nhân viên hưởng lợi từ sự phát triển của công ty. Kế hoạch này đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thương hiệu trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam.

Khả năng và sự chăm chỉ – yếu tố tạo nên cơ hội.

Source: Business Insider

Huawei tin rằng sức sáng tạo và khả năng của người trẻ giúp họ thích ứng trước thách thức. Một câu nói truyền cảm hứng trong nội bộ công ty là: “Chỉ cần dám chịu trách nhiệm, dám xông pha, bạn có cơ hội từng bước trưởng thành, từ quân nhân thành đại tướng”.

Chị Trần Thị Quế Phương – người phụ trách tuyển dụng của Huawei Việt Nam – cho biết công ty có rất nhiều vị trí công việc, “dù học chuyên ngành gì, bắt đầu từ vị trí nào, chỉ cần nhân viên có năng lực, chí hướng và sẵn sàng đóng góp chắc chắn sẽ phát triển”.

Để tạo điều kiện cho người trẻ xuất sắc có cơ hội đảm nhận trách nhiệm lớn hơn, Huawei triển khai chương trình “Tiềm năng cao”.

Đây là cơ hội thăng tiến cho những cá nhân nổi bật. Tính đến hiện tại, nhiều bạn trẻ tài năng phát triển sự nghiệp thuận lợi nhờ con đường này.

Theo đại diện Huawei Việt Nam, với những nhân viên mới gia nhập, công ty tạo điều kiện để họ hiểu văn hóa, giá trị cốt lõi cũng như hệ thống và quy trình cơ bản. Các thông tin, kiến thức và kỹ năng này được truyền tải qua các khóa đào tạo hướng dẫn.

Từ đó, công ty giúp nhân viên nâng cao sự tự tin, xây dựng cảm giác thân thuộc, hỗ trợ họ nhanh chóng hòa nhập.

Ngoài ra, nhân viên được tham gia các chương trình hỗ trợ, phát triển tại chỗ. Thông qua nhiều hoạt động phát triển tài năng (như nhận thức vai trò, thực hành tại chỗ và kiểm tra, đánh giá…), những người trẻ mới gia nhập hay nhân sự chủ chốt có thể hiểu và thực hành mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm và đáp ứng yêu cầu năng lực.

Một điều thú vị trong việc tôi luyện nhân tài là những hội thảo quản lý cấp cao. Nhân tài là báu vật của công ty, do đó với các nhà quản lý cấp trung và cấp cao, công ty tập trung thảo luận và “lên men” triết lý quản trị. Thông qua các nhà quản lý, Huawei có thể phát hiện những nhân sự ưu tú.

Để thu hút nguồn lực chất lượng cao tại Việt Nam, hàng năm, công ty thực hiện chiến lược tuyển dụng riêng với sơ đồ nhân tài được vạch sẵn và tiến hành chiêu mộ. Một trong những chiến lược được áp dụng là tập trung vào vị trí cấp cao, đồng thời đưa nhân viên bản địa lên nắm vị trí chủ chốt.

Huawei Việt Nam cũng đang trẻ hóa nguồn nhân lực bằng chính sách tuyển dụng thực tập sinh. Những nhân sự này được đào tạo để nhanh chóng thích ứng công việc và văn hóa công ty.

Từ những ngày đầu của Huawei, nhà sáng lập Nhậm Chính Phi đã đặt yếu tố con người lên vị trí hàng đầu. “Cũng giống nguyên tử uranium giải phóng năng lượng hạt nhân dưới sự bắn phá neutron, mỗi nhân viên là hạt nhân nguyên tử được thúc đẩy bởi các giá trị cốt lõi, có tiềm năng tạo ra sức mạnh đáng kinh ngạc”, ông nói.

Ông cũng từng nói các công ty công nghệ của Mỹ làm rất tốt việc tuyển dụng nhân tài với mức lương gấp 6 lần Huawei. “Chúng tôi thấy mình quá bảo thủ và tương lai phải dùng mức lương gấp 5 hoặc 6 lần họ để cạnh tranh”, ông cho biết.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Xiaomi

Hưởng lợi lớn từ lệnh trừng phạt nhắm vào Huawei, Xiaomi đang chứng kiến doanh số smartphone tăng trưởng mạnh ở châu Âu và Đông Nam Á.

Xiaomi đang lấp khoảng trống mà Huawei để lại bằng chiến lược quen thuộc với nhiều thương hiệu tiêu dùng Trung Quốc: cung cấp các tiện ích, chức năng tương đương với đối thủ cao cấp nhưng với mức giá thấp hơn.

Theo hãng nghiên cứu thị trường Counterpoint Research, không có công ty nào trên thế giới bán được nhiều điện thoại trong tháng 6 hơn Xiaomi.

Trong quý II/2021, công ty có trụ sở tại Bắc Kinh cũng vượt qua Apple để lần đầu trở thành số nhà sản xuất smartphone lớn thứ hai thế giới.

Dữ liệu từ Counterpoint cho thấy, ở châu Âu, Xiaomi chiếm vị trí đầu bảng với thị phần tăng gấp đôi lên 24% so với một năm trước.

Tại các thị trường nhạy cảm về giá như Tây Ban Nha, trung bình cứ 5 smartphone bán ra trong quý II thì có 2 chiếc do Xiaomi sản xuất. Xiaomi cũng là thương hiệu smartphone hàng đầu ở Đan Mạch, Bỉ, Ukraine và Nga.

Munza Mushtaq, một nhà báo ở Sri Lanka, đã quyết định đổi thiết bị Huawei cũ của mình để lấy điện thoại Xiaomi.

Cô cho biết lý do chính là bởi các thiết bị Huawei không còn quyền truy cập vào nhiều tính năng của Google, do các hạn chế xuất khẩu của Mỹ.

John Michael Ausejo, một nhà khoa học và nghiên cứu sinh sống ở Philippines, cũng từ bỏ Huawei vào năm ngoái. Anh tìm đến Redmi Note 9 với pin dùng được hai ngày và bốn camera sau. Sản phẩm có giá khoảng 200 USD nhưng “mọi thứ đều có ở trên thiết bị này”

Trong khi các CEO công nghệ Trung Quốc khác đang cố gắng tránh sự chú ý từ công chúng, Lei Jun của Xiaomi lại cởi mở về tham vọng của công ty.

Ông nói muốn đưa công ty mà mình thành lập trở thành thương hiệu số 2 mãi mãi và chiếm ngôi hãng smartphone lớn nhất thế giới của Samsung trong vòng ba năm.

“Chúng tôi đã vươn lên dẫn đầu thị trường châu Âu – lần đầu tiên một công ty Trung Quốc đạt được điều này”, Jun cho biết tại một sự kiện ở Bắc Kinh hồi đầu tháng. Ông nói thêm, việc trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới nằm trong tầm tay của công ty.

Thành tích của Xiaomi hiện khác xa với nhiều năm trì trệ của công ty trong quá khứ. Vào năm 2013, Xiaomi là hãng smartphone hàng đầu của Trung Quốc cho đến khi làn sóng từ các đối thủ trong nước đánh bật công ty này.

Giống như Huawei, Xiaomi có thời gian ngắn bị Mỹ đưa vào danh sách đen đầu năm nay. Nhưng công ty đã kháng cáo thành công.

Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Xiaomi có thể được xem là sản phẩm từ sự sụp đổ của Huawei, công ty chỉ một năm trước là nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới trong một quý sau khi chiếm 1/5 thị trường toàn cầu.

Tuy nhiên, nhiều đợt trừng phạt của Mỹ đã cắt đứt Huawei khỏi chuỗi cung ứng chip và phần mềm quan trọng, doanh số bán hàng quý II/2021 của hãng giảm hơn 80% so với năm trước đó.

Neil Mawston, chuyên gia tại hãng phân tích thị trường Strategy Analytics, cho biết: “Các nhà mạng và nhà bán lẻ châu Âu chỉ đơn giản là đổi Huawei sang Xiaomi”.

Bất chấp các nỗ lực tập trung vào nghiên cứu các thiết bị cao cấp, Xiaomi vẫn được coi là một thương hiệu smartphone tầm trung và giá rẻ.

Ví dụ, Mi11 Ultra ra mắt với mục tiêu là đối thủ với mẫu Galaxy S21 cao cấp nhất của Samsung, nhưng thiết bị của công ty Trung Quốc rẻ hơn khoảng 400 USD. Cả hai điện thoại đều được phát hành đầu năm nay.

Neil Shah, nhà phân tích của Counterpoint, đánh giá: “Xiaomi đang đạt đến đẳng cấp của Samsung”.

Một thị trường quan trọng mà Xiaomi vẫn chưa thâm nhập là Mỹ. Công ty đã bán các thiết bị như xe tay ga và máy chiếu phim với doanh số tốt ở nước này, nhưng vẫn thiếu quan hệ đối tác với các nhà mạng Mỹ để bán điện thoại thành công.

Các giám đốc điều hành của Xiaomi từ lâu nuôi tham vọng tiến vào Mỹ. Xiang Wang, Chủ tịch của công ty, nói với các nhà đầu tư vào đầu năm nay rằng Mỹ “luôn rất hấp dẫn với tất cả mọi người”

Nhưng ông cho biết công ty cũng đang tập trung nguồn lực vào châu Âu và chưa đưa ra khung thời gian cho việc gia nhập thị trường Mỹ.

“Có thể khi chúng tôi chuẩn bị xong, chúng tôi sẽ đến Bắc Mỹ”, Wang nói.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Huawei rời khỏi top 5 nhà sản xuất smartphone tại Trung Quốc

Huawei hiện không còn nằm trong 5 hãng điện thoại hàng đầu tại Trung Quốc, dù từng nhận được sự ủng hộ lớn của người dùng nước này.

Theo số liệu thị trường smartphone Trung Quốc quý II/2021 do Canalys công bố, tổng số lô hàng smartphone bán ra tại nước này đạt tổng cộng 74,9 triệu máy, giảm 17% so với 90,7 triệu máy trong cùng kỳ năm ngoái. Số lượng công ty xuất xưởng trên 10 triệu máy ra thị trường cũng giảm từ 5 xuống còn 3.

Trong đó, hai công ty con của BBK là Vivo và Oppo lần lượt giữ vị trí dẫn đầu với 18,2 triệu máy và 16 triệu máy tương ứng. Vivo đã có mức tăng trưởng 23% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi Oppo là 10%.

Xiaomi đã vươn lên vị trí thứ ba với 12,6 triệu máy bán ra. Đây là vị trí Huawei đã nắm giữ trong quý I/2021. Xiaomi cũng nhà cung cấp phát triển nhanh nhất trong quý, với mức tăng trưởng 35%.

Honor – Công ty tách ra từ Huawei – xếp vị trí thứ 5 với 6,9 triệu máy và cũng là lần đầu tiên hãng vào top 5 thị phần smartphone tại Trung Quốc. Ở vị trí thứ 4 là Apple với 7,9 triệu máy.

Trong khi đó, sau hơn 7 năm giữ vị trí dẫn đầu về smartphone tại Trung Quốc, Huawei giờ đây không còn nằm trong top 5. Trong những năm qua, hãng vẫn luôn nhận được sự ủng hộ tại thị trường quê nhà.

Trong quý II/2020, hãng thậm chí vươn lên dẫn đầu thị trường smartphone thế giới trong bối cảnh bị Mỹ cấm vận, chủ yếu nhờ sự ủng hộ của người dùng Trung Quốc.

Huawei vừa ra mắt loạt smartphone P50 thế hệ mới. Máy được nâng cấp mạnh về camera và cấu hình, nhưng lại chỉ hỗ trợ mạng 4G thay vì 5G – điều bị đánh giá là bước lùi của Huawei. Tại sự kiện Yu Chengdong, người đứng đầu mảng kinh doanh tiêu dùng Huawei thừa nhận “chip 5G rất tốt, nhưng chúng tôi chỉ có thể được sử dụng như chip 4G”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | Theo SCMP

Xiaomi vượt qua Apple để trở thành nhà sản xuất điện thoại đứng số 2 thế giới

Theo Canalys, Xiaomi Corp đã trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới trong quý vừa qua sau khi lượng hàng xuất xưởng tăng 83%.

Xiaomi vượt qua Apple để trở thành nhà sản xuất điện thoại số 2 thế giới

Với kết quả lần này, đây là lần đầu tiên Xiaomi, nhà sản xuất mọi thứ từ nồi cơm điện đến màn hình chơi game của Trung Quốc, lọt vào top hai, trước đây bị thống trị bởi Samsung Electronics Co. và Apple Inc.

Theo dữ liệu, Samsung vẫn giữ vị trí đầu bảng với 19% thị phần trong quý II, Xiaomi có 17% và Apple là 14%. Cổ phiếu của Xiaomi đã tăng tới 4,1% vào hôm thứ Sáu và là cổ phiếu có mức độ hoạt động tốt nhất tại sàn Hồng Kông.

Huawei Technologies Co. đã phá vỡ bảng xếp hạng một thời gian ngắn cho đến khi các lệnh trừng phạt về nguồn cung cấp chip thiết yếu có hiệu lực vào năm ngoái.

Về mặt sản xuất phần cứng, Xiaomi đặc biệt tích cực khi tung ra hai thiết bị hàng đầu trong vòng bốn tháng đầu năm.

Mi 11 Ultra là một trong những thiết bị có bộ cảm biến máy ảnh lớn nhất trên điện thoại thông minh cho đến nay, nó nhấn mạnh tham vọng của công ty này trong việc đẩy mạnh phạm vi giá cao cấp.

Giám đốc Nghiên cứu của Canalys, Ben Stanton cho biết:

“So với Samsung và Apple, giá bán trung bình của Xiaomi rẻ hơn lần lượt khoảng 40% và 75%. Vì vậy, ưu tiên lớn của Xiaomi trong năm nay là tăng doanh số bán các thiết bị cao cấp của hãng, chẳng hạn như Mi 11 Ultra.

Nhưng đó sẽ là một trận chiến đầy khó khăn khi cả Oppo và Vivo đều có cùng mục tiêu và cả hai đều sẵn sàng chi tiêu ‘khủng’ cho hoạt động marketing (Mass Media) để xây dựng thương hiệu của họ theo cách mà Xiaomi không thể làm được.”

Canalys cho biết, việc mở rộng ra thị trường nước ngoài là động lực lớn nhất cho sự tăng trưởng của Xiaomi, với việc công ty tăng lượng hàng xuất xưởng lên hơn 300% ở Châu Mỹ Latinh, 150% ở Châu Phi và 50% ở Tây Âu.

Xiaomi đã dành nửa đầu năm để giữ lấy danh hiệu ‘nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất Trung Quốc’ trước các đối thủ Oppo và Vivo, mỗi bên có thị phần gần bằng nhau.

Quý 2 này là khoảng thời gian ‘yên tĩnh’ nhất đối với cả Apple và Samsung vì cả hai đều chuẩn bị cho việc ra mắt thiết bị cầm tay mới trong những tháng tiếp theo.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Huawei cấp phép sử dụng công nghệ 4G cho Volkswagen

Huawei cho biết đã đạt được thỏa thuận cấp phép sử dụng các bằng sáng chế tiêu chuẩn 4G cho nhà cung cấp của tập đoàn Volkswagen.

Hãng công nghệ Trung Quốc đang đẩy mạnh việc kiếm tiền từ các bằng sáng chế không dây của mình trước những sức ép từ Mỹ.

Đầu năm nay, hãng ước tính nhận được từ 1,2 đến 1,3 tỷ USD doanh thu từ việc cấp phép bằng sáng chế từ năm 2019 đến năm 2021.

Huawei hiện nắm giữ số bằng sáng chế thiết yếu tiêu chuẩn (SEP) nhiều nhất cho 4G và 5G. Ký kết với nhà cung cấp của Volkswagen là thỏa thuận cấp phép lớn nhất của hãng trong ngành ôtô. Dựa trên các thỏa thuận hiện có, hãng ước tính sẽ có hơn 30 triệu phương tiện sử dụng công nghệ của mình.

Huawei đang theo đuổi một loạt các lĩnh vực mới, như chăm sóc sức khỏe, nông nghiệp và ôtô điện… để giảm tác động từ việc bị Mỹ đưa vào danh sách đen.

Họ cho biết đang đầu tư một tỷ USD trong năm 2021 vào nghiên cứu và phát triển công nghệ trong ôtô điện và xe tự lái để cạnh tranh với Tesla, Apple.

Hãng viễn thông Trung Quốc cũng tuyên bố là một trong những công ty sở hữu bằng sáng chế lớn nhất thế giới.

Đến cuối 2020, Huawei nắm giữ hơn 100.000 bằng sáng chế đang hoạt động. Trong hơn 20 năm qua, hãng đã ký kết hơn 100 thỏa thuận cấp phép bằng sáng chế với các công ty toàn cầu.

Huawei hiện sở hữu 3.007 bằng sáng chế liên quan tới 5G, cao nhất so với bất kỳ công ty nào trên thế giới. Hãng dự kiến tính phí bản quyền 2,5 USD trên mỗi chiếc smartphone sử dụng công nghệ 5G mà hãng đang nắm bằng sáng chế.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Đằng sau mức lương 6 con số của nhân viên Huawei

Nhân viên làm việc tại Huawei có thể nhận được mức lương đáng mơ ước so với mặt bằng chung. Đổi lại, họ phải đảm nhận khối lượng công việc lớn và chịu nhiều áp lực.

Getty Images

Theo Sohu, nếu không tính các ông lớn trong ngành công nghệ Trung Quốc, khó có thể tìm được một công ty trong nước có mặt bằng lương như Huawei Technologies.

Một báo cáo vào năm 2018 tiết lộ mức lương trung bình của nhân viên Huawei vào khoảng 780.000 NDT (119.800 USD) mỗi năm.

Tính đến năm 2019, doanh thu tập đoàn đạt 858,8 tỷ NDT, tăng 19,1% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận ròng ở mức 62,7 tỷ NDT, cao hơn 5,6% so với năm 2018.

Tiền lương cao.

Tại Huawei, ngoài lương cơ bản, người lao động sẽ được nhận khoản tiền thưởng cuối năm trong 2 năm đầu làm việc.

Theo một số nguồn tin trên mạng xã hội Weibo, tiền thưởng cuối năm của Huawei thậm chí xấp xỉ với thu nhập tại các công ty nước ngoài trong nửa hoặc một năm.

Từ năm thứ 3, khoản tiền thưởng này sẽ được thay bằng cổ tức. Nghĩa là nhân viên có thâm niên càng lâu thì tỷ lệ cổ tức nắm giữ sẽ càng nhiều, với điều kiện chỉ số P/E luôn ở mức kỳ vọng.

Đáng chú ý, báo cáo cũng cho biết hơn 10.000 nhân viên Huawei sở hữu mức lương trên 1 triệu NDT (tương đương 153.600 USD) mỗi năm.

Tuy nhiên, một nguồn tin trên Weibo tiết lộ rằng thu nhập trên chủ yếu dành cho những người có thâm niên trên 10 năm hoặc cấp quản lý. Đổi lại, họ thường xuyên phải đi công tác tại những vùng đất xa xôi như Pakistan, Trung Đông và Bắc Phi.

Áp lực lớn.

Theo ABC News, Zeng Meng, một kỹ sư ngành điện, bắt đầu làm việc cho Huawei từ năm 2012. Zeng cho biết anh đã quá quen với văn hóa làm việc “996” – từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, 6 ngày một tuần trong suốt 5 năm tại tập đoàn viễn thông lớn nhất Trung Quốc.

Trước đó, Zeng đã trải qua nhiều vị trí tại một số công ty công nghệ lớn khác ở Thâm Quyến, nơi được mệnh danh là “Thung lũng Silicon của Trung Quốc”.

“Trong thời gian làm việc tại đây, tôi gần như sống chung với công việc. Tôi thậm chí không có thời gian dành cho gia đình, cho bản thân”, Zeng kể lại.

Trên thực tế, văn hóa “996” rất phổ biến tại các tập đoàn công nghệ Trung Quốc. Trở lại câu chuyện của Zeng, nam kỹ sư cho biết không chỉ Huawei, đa số công ty lớn tại Thâm Quyến đều yêu cầu người lao động ký thỏa thuận tự nguyện làm thêm giờ.

Ngoài ra, các nhân viên Huawei cũng phải tập làm quen với “văn hóa sói” – thuật ngữ mô tả cách thức làm việc của công ty họ. Tại đây, lợi ích của doanh nghiệp và khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu. Đây cũng là khẩu hiệu thường thấy tại các công ty công nghệ lớn ở Trung Quốc.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Do đâu Huawei đang mờ nhạt dần trên thị trường

Hàng loạt cửa hàng bán lẻ sản phẩm Huawei tại Trung Quốc đang dần đóng cửa vì nguồn cung khan hiếm, bắt nguồn từ những lệnh trừng phạt của Mỹ.

Một cửa hàng Huawei rộng 158 mét vuông được dựng lên ở vị trí đắc địa tại trung tâm thương mại Donlim Emperor Court ở thành phố Phật Sơn, miền nam Trung Quốc.

Logo Huawei khổng lồ trên tường cho thấy tầm quan trọng của thương hiệu này, đến mức công ty quản lý trung tâm thương mại đã đưa nó vào tài liệu quảng cáo để thu hút khách.

Tuy nhiên, cửa hàng này gần đây gần như bị bỏ trống, chỉ còn một cây thông Giáng sinh nhỏ cùng vài món đồ nội thất bên trong. Cửa bị khóa kín. Nó đã ngừng hoạt động ngay trước Tết Nguyên đán 2021, chỉ 8 tháng sau khi khai trương.

Việc đóng cửa nhanh chóng là dấu hiệu cho thấy hàng loạt vấn đề đang xảy ra với Huawei – hãng sản xuất smartphone hàng đầu của Trung Quốc, khi năng lực sản xuất của họ bị suy giảm nghiêm trọng vì những lệnh cấm vận của chính phủ Mỹ.

Trong đó, Huawei không thể tiếp cận phần cứng, phần mềm và dịch vụ có nguồn gốc từ Mỹ.

Hãng viễn thông khổng lồ của Trung Quốc dự báo sản lượng smartphone trong năm nay sẽ giảm 60% so với năm 2020. Đây là đòn đánh nặng nề vào các nhà phân phối bán lẻ sản phẩm của Huawei.

Eddie Chen, quản lý cho thuê mặt bằng tại Donlim Emperor Court, cho biết Huawei thừa nhận là nguồn cung thiết bị đã cạn kiệt. Công ty từng vận hành 30 cửa hàng trong giai đoạn cao điểm, nhưng đã phải đóng cửa ít nhất 9 trong số này.

Vấn đề này không chỉ diễn ra ở Phật Sơn. Thông tin nguồn cung cho sản phẩm Huawei cạn dần đang được ghi nhận khắp Trung Quốc những tháng gần đây. Các nhà bán lẻ cũng đang chuyển dần sang những thương hiệu khác, như Oppo, Vivo và Realme.

Huawei không bình luận về thông tin trên.

Các cửa hàng bán thiết bị Huawei từng “mọc lên như nấm”

Thương hiệu này được các nhà bán lẻ nội địa ưa chuộng một phần bởi sản phẩm của họ mang lại lợi nhuận cao hơn các hãng smartphone Trung Quốc khác.

Một chiếc điện thoại Huawei có thể bán với giá cao hơn 154 USD so với chi phí đầu vào, gấp ba lần những thương hiệu khác, Tony Zhang, một chủ cửa hàng điện thoại ở Phật Sơn, cho hay.

Nhu cầu mua điện thoại Huawei cũng từng tăng vọt nhờ tinh thần dân tộc trong bối cảnh căng thẳng Trung – Mỹ leo thang. Với nhiều người Trung Quốc, Huawei được coi là biểu tượng của niềm tự hào quốc gia.

Hồi mùa hè năm ngoái, Huawei từng vượt mặt Samsung để trở thành hãng bán smartphone hàng đầu thế giới, trong đó doanh số tại Trung Quốc giúp bù đắp suy giảm trên toàn cầu.

Huawei hồi tháng 10/2020 từng thông báo số lượng “cửa hàng bán lẻ trải nghiệm” tại Trung Quốc đã vượt 10.000, đồng thời đây cũng là thương hiệu smartphone bán chạy nhất ở Trung Quốc trong quý IV cùng năm, theo công ty nghiên cứu Canalys.

Người khổng lồ công nghệ Trung Quốc bắt đầu đối mặt các lệnh cấm vận của Mỹ từ năm 2019, nhưng ban đầu vẫn đủ sức sản xuất smartphone bằng linh kiện bán dẫn tích trữ được mua từ các nhà cung cấp Mỹ và thúc đẩy hợp đồng với TSMC.

Nhưng biện pháp trừng phạt tăng cường hồi năm ngoái đã ngăn các nhà sản xuất chip bán sản phẩm dùng công nghệ Mỹ cho Huawei khi chưa có sự đồng ý từ Washington. Động thái này gần như đã cắt đứt Huawei khỏi chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.

Mở cửa hàng bán lẻ Huawei vào năm 2020 là tính toán sai lầm của nhà đầu tư

Huawei được dự báo chỉ sản xuất được 70 đến 80 triệu điện thoại trong năm nay, thấp hơn nhiều so với con số 189 triệu chiếc hồi năm ngoái. Họ có thể chỉ xuất xưởng được 20% so với năm 2020, theo chuyên gia phân tích Ethan Qi tại tổ chức Counterpoint Research.

“Phần lớn cửa hàng bán lẻ đã cạn kho. Huawei đã đánh giá các nhà phân phối dựa trên thành tích bán hàng của họ từ tháng 9/2020.

Ngay cả những cửa hàng lớn giờ đây cũng phải vật lộn để duy trì nguồn cung, trong khi các doanh nghiệp nhỏ không có cơ hội bổ sung kho hàng”, Qi nói.

Ít nhất 5 cửa hàng tại chợ điện tử Huaqiangbei ở Thâm Quyến không có điện thoại Mate X2 ra mắt tháng trước. Một hãng bán lẻ giấu tên cho biết nhiều khách hàng đang tìm kiếm những mẫu smartphone cao cấp của Huawei, như Mate X2, bởi chúng quá khan hiếm.

“Ít người mua loại điện thoại màn gấp này để dùng, phần lớn đều coi đó là món quà để tặng. Giá bán đã tăng từ gần 2.800 USD lên hơn 3.600 USD”, đại diện hãng này cho hay.

Ngay cả những sản phẩm tầm trung, như Mate 40 Pro cũng đang dần hết hàng. “Chúng tôi chỉ còn một hoặc hai chiếc Mate 40 Pro màu vàng”, chủ một cửa hàng bán lẻ tiết lộ.

Nhiều cửa hàng phân phối sản phẩm Huawei đã không thể tồn tại.

Một chủ cửa hàng họ Đặng đã ghi lại hành trình dài 9 tháng từ khi khai trương đến lúc đóng cửa hàng Huawei ở tỉnh Tứ Xuyên.

Đặng hồi tháng trước còn đăng video thu hút hơn 400.000 lượt xem, nay cho biết cửa hàng đã phá sản, dù anh “đổ hết tâm huyết” vào nó.

Sự tuyệt vọng hiện tại hoàn toàn trái ngược với tâm lý lạc quan khi Đặng mở cửa hàng hồi tháng 5/2020, khi anh hy vọng về cuộc sống và công việc kinh doanh mới.

Nguồn cung thiết bị cho cửa hàng của Đặng bắt đầu xuống dốc từ tháng 9/2020. Có những gian đoạn, anh không nhận được lô hàng nào trong hơn 10 ngày.

Đặng dần chán nản với cách Huawei quản lý nguồn hàng, cho rằng không có cách nào để biết khi nào cửa hàng có thể nhận điện thoại mới.

Đặng bị lỗ hơn 15.000 USD trước khi chấm dứt kinh doanh.

Nguồn dự trữ chip Kirin 9000 được dùng cho mẫu P40 có thể vẫn đủ cho dòng P50 và Mate 50 sắp ra mắt, trong khi dây chuyền sản xuất phần lớn điện thoại tầm trung và giá rẻ đã chấm dứt.

Sự khan hiếm đã tạo ra “chợ đen” cho sản phẩm Huawei

Ben Xu – một cư dân thành phố Quảng Châu – từng hứa tặng điện thoại Huawei cho nhân viên hồi năm ngoái, cho biết ông phải trả thêm 76 USD cho mỗi sản phẩm. “Không có cách nào để mua điện thoại Huawei qua kênh thông thường”, Xu nói.

Điện thoại Huawei vẫn có sự ủng hộ từ những người hâm mộ nhiệt thành, trong đó, mẫu Mate X2 bán hết chỉ trong một phút kể từ khi mở bán trên mạng. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cảnh báo Huawei có thể sớm mất lợi thế trước những thương hiệu cạnh tranh.

“Oppo và Vivo đã có chiến lược bán lẻ ngoại tuyến rất mạnh. Họ có thể là những bên hưởng lợi nhiều nhất từ cảnh ngộ hiện tại của Huawei. Realme cũng cho thấy đà tiến rất mạnh và có thể trở thành cái tên quan trọng trên thị trường”, Qi đánh giá.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo VnExpress

Pháp bắt đầu ‘thanh lọc’ Huawei

Các hãng viễn thông Pháp bắt đầu gỡ bỏ thiết bị Huawei khỏi những thành phố lớn sau khi chính phủ quyết định ‘thanh trừng’ nhà sản xuất Trung Quốc tại tất cả khu vực, trừ một số vùng bị cô lập.

Theo Bloomberg, nhà mạng Altice Europe và Bouygues Telecom đã bắt đầu gỡ bỏ thiết bị Huawei tại các thành phố lớn.

Việc này triển khai từ đầu năm 2021 sau khi Hội đồng Hiến pháp của Pháp ký quyết định buộc các nhà mạng gỡ bỏ thiết bị Huawei khỏi khu vực đông dân cư, nơi đã nâng cấp lên mạng 5G.

Không như những nước khác, chẳng hạn Anh, Pháp đang tìm cách đạt được “điểm trung gian”, cho phép Huawei tiếp tục là một nhà cung ứng song vẫn giữ họ tránh xa các phần thiết yếu trong hạ tầng không dây.

Chính quyền Tổng thống Emmanuel Macron đưa ra nhiều quy định khiến các nhà mạng dùng bộ kit 5G Huawei gặp rủi ro hơn.

Nguồn tin của Bloomberg tiết lộ, để có thể triển khai mạng di động mới, Altice và Bouygues phải loại bỏ thiết bị 4G Huawei tại một số thành phố như Toulouse, Toulon, Rennes và Brest do chúng không tương thích với bộ kit 5G của nhà sản xuất mà họ dự định lắp đặt.

Các nhà mạng phàn nàn về chi phí của quy trình giải tán thiết bị Huawei, dự kiến mất vài năm và sẽ ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của họ. Hai đối thủ Orange SA và Free đang dùng thiết bị của Nokia Oyj và Ericsson AB.

Năm 2020, Bouygues cho biết họ phải gỡ thiết bị Huawei khỏi 3.000 tháp phát sóng vào năm 2028 và thay bằng Ericsson. Trong khi đó, Altice chuyển sang dùng Nokia. Một số thiết bị có thể di dời đến địa điểm khác, nơi được chính phủ miễn trừ, song một số sẽ bị bỏ đi.

Đức, cường quốc kinh tế của châu Âu, sẽ đóng một phần vai trò trong khả năng duy trì thị trường 5G của Huawei.

Hiện tại, Đức vẫn chưa cấm nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc. Tháng 12/2020, chính phủ nước này thông qua luật kiểm tra an ninh đối với việc lắp đặt mới và độ khả tín của nhà cung ứng.

Huawei vẫn đang hiện diện đáng kể tại Pháp. Năm ngoái, hãng mở trung tâm nghiên cứu rộng 743m2 tại một khu phố cao cấp Paris.

Công ty cũng tuyên bố mở nhà máy sản xuất đầu tiên ngoài Trung Quốc tại thị trấn Brumath, miền Đông nước Pháp, vào năm 2023.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Theo ICTNews

Thất bại mảng di động – LG đi làm xe điện

LG kỳ vọng giữ lại được công nghệ di động và áp dụng vào mảng thiết bị gia đình cũng như phụ tùng xe điện.

Tập đoàn LG Electronics hôm 22/1 cho biết họ sẽ có thể áp dụng công nghệ di động vào các mảng thiết bị gia dụng và phụ tùng xe điện, sau khi cân nhắc rút khỏi thị trường điện thoại thông minh.

Công ty điện tử lớn thứ hai của Hàn Quốc nói rằng họ đang nghiên cứu cách để giữ công nghệ di động của mình, vì đây là chìa khóa để phát triển các mảng kinh doanh khác như thiết bị gia dụng và phụ tùng xe thông minh.

Ngoài ra, đơn vị này cũng nhắc lại rằng công ty đang xem xét tất cả lựa chọn cho hoạt động kinh doanh điện thoại thua lỗ của mình, sau khi Giám đốc điều hành Brian Kwon gửi một văn bản đến nội bộ nhân viên của LG vào tuần trước với nội dung “đã đến lúc phải đưa ra quyết định về tương lai”.

Seo Dong-myung, Giám đốc của công ty, cho biết trong cuộc họp báo cáo thu nhập quý IV: “Chúng tôi đang xem xét nhiều phương diện để giữ lại công nghệ thiết bị di động của mình. Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu công nghệ di động vì nó là cốt lõi của các thiết bị gia dụng thông minh và phụ tùng xe của LG”.

Ngoài ra, LG còn cho biết họ sẽ nỗ lực đưa việc liên doanh phụ tùng xe điện với công ty Magna International của Canada đi đúng hướng.`

Theo Nikkei Asia, công ty mới có tên dự kiến là LG Magna e-Powertrain và có thể sẽ ra mắt vào tháng 7 năm nay. Trong đó, LG giữ 51% cổ phần và Magna sở hữu 49% còn lại.

Lợi nhuận của LG đã tăng 538,7% lên 650,2 tỷ won (580,9 triệu USD) trong quý IV so với cùng kỳ năm ngoái nhờ vào mảng thiết bị gia dụng và truyền hình, vốn có nhu cầu mạnh mẽ trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Doanh số bán hàng cũng đồng thời tăng 16,9% lên 18,8 nghìn tỷ won trong cùng thời kỳ.

Trong đó, doanh thu của mảng thiết bị gia dụng tăng trung bình 20% lên 5.500 tỷ won trong giai đoạn tháng 10-12/2020 so với cùng kỳ năm 2019, cả thị trường trong nước và nước ngoài của mảng này đều đạt tăng trưởng hai con số.

Tuy nhiên, cùng kỳ mảng điện thoại thông minh của LG lại thua lỗ đến 248,5 tỷ won và đã liên tục tăng trưởng âm trong gần sáu năm liên tiếp. Lý do vì những dòng điện thoại cao cấp nhất của LG đã không thể bắt kịp với Apple, Samsung hay Huawei.

LG thừa nhận rằng doanh số của những sản phẩm cao cấp của họ bị chậm lại vì không được trang bị được chip 4G.

Hãng cho biết thêm mức độ cạnh tranh sẽ còn khốc liệt hơn trong năm 2021, dù nhu cầu tiêu thụ smartphone có thể sẽ phục hồi trở lại ở mức trước đại dịch.

Không giống như mảng kinh doanh điện thoại thông minh, LG kỳ vọng doanh số phụ tùng xe điện sẽ tăng trưởng hơn 30% trong năm 2021 nhờ sự phục hồi của thị trường phương tiện di chuyển toàn cầu.

Công ty cũng đặt mục tiêu tỷ suất lợi nhuận kinh doanh của mảng này sẽ tăng hơn 5%.

Hiện tại, giá cổ phiếu của LG Electronics đã giảm 6,99% thời điểm 22/1 do các nhà đầu tư nước ngoài bán phá giá cổ phiếu. Điểm chuẩn Kospi của Hàn Quốc giảm 3,03%.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo Zing

R&D là ‘vũ khí chiến đấu’ của Huawei để tăng trưởng

Với môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, Huawei vẫn đầu tư mạnh vào R&D. Yếu tố đã giúp hãng công nghệ Trung Quốc tăng trưởng liên tục những năm qua.

Xuất phát điểm là công ty công nghệ nhỏ bé tại Thẩm Quyến, Trung Quốc, với số vốn khởi nghiệp 3.300 USD, nhà sáng lập Nhậm Chính Phi hiểu rõ “đường sống” duy nhất của “đứa con” Huawei là tập trung vào phát triển sức mạnh bản thân. Cụ thể, nghiên cứu và phát triển (R&D) phải luôn là nguồn sức mạnh của toàn bộ chuỗi giá trị Huawei.

Huawei không phải là một công ty niêm yết nên không bị quá áp lực về việc có một báo cáo tài chính đẹp, hay làm thể nào để làm hài lòng các cổ đông trong công ty.

Ông Nhậm Chính Phi chia sẻ: “Chúng tôi chỉ chú ý đến sức mạnh nội tại của mình, cứ thế mà tiến lên mỗi ngày.

Chúng tôi phải tăng cường đầu tư vào những thứ tiên tiến hơn, nếu không, Huawei sẽ bị bỏ lại phía sau và không thể cạnh tranh. Nhiều công ty lớn trên thế giới đột nhiên sụp đổ khi họ rất có lợi thế. Điều này cho thấy họ không theo kịp sự biến đổi của thời đại”.

Hàng năm, Huawei chi hơn 10% doanh thu, tương đương 15 đến 20 tỷ USD để tái đầu tư cho R&D. Hãng có hơn 96.000 nhân viên tham gia vào lĩnh vực này, chiếm gần một nửa tổng số nhân viên. Ngân sách dành cho R&D của tập đoàn tăng 149%, từ năm 2014, vượt mức tăng của Apple, Microsoft, Samsung trong cùng giai đoạn và chỉ đứng sau Amazon.

“Ông lớn” công nghệ Trung Quốc hiện có 36 trung tâm đổi mới sáng tạo, 14 viện nghiên cứu và phát triển trên toàn cầu. Trong năm 2020, Huawei tiếp tục xây dựng thêm các trung tâm nghiên cứu, như dự án tại miền đông nước Anh trị giá 1.2 tỷ USD.

Lấy R&D làm “vũ khí” cạnh tranh mũi nhọn với các công ty công nghệ lớn toàn cầu, Huawei luôn đi trước các đối thủ với đơn vị đo tính bằng năm.

Tháng 6 vừa qua, Huawei xếp thứ 6 trong danh sách Top 50 công ty sáng tạo nhất theo bảng xếp hạng của Boston Consulting Group, tăng 42 bậc so với bảng xếp hạng năm trước. Đây là thứ hạng cao nhất mà Huawei đạt được kể từ lần đầu tiên lọt vào danh sách này năm 2012.

Ở Huawei có một câu chuyện đã trở thành huyền thoại. Tại sa mạc và các vùng nông thôn Trung Quốc, chuột đã làm ảnh hưởng đến kết nối của người dùng, do loài gặm nhấm này thường cắn dây cáp.

Những hãng viễn thông đa quốc gia lúc đó không xem đây là vấn đề của họ, nhưng Huawei lại quyết tâm tìm phương án xử lý. Đội ngũ nghiên cứu đã phát triển các thiết bị và vật liệu bền bỉ, cứng cáp hơn chống lại được loài gặm nhấm. Nhờ đó, hãng cũng đã ký được một số hợp đồng lớn tại Trung Đông, nơi cũng gặp tình trạng tương tự làm khó các công ty đối thủ.

Khi mở rộng thị trường 3G tại châu Âu, Huawei nhận thấy các nhà mạng ở đây kỳ vọng trạm gốc gọn nhẹ, dễ lắp đặt, thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng nhưng độ phủ phải rộng hơn.

Hãng công nghệ Trung Quốc đã nghiên cứu và trở thành đơn vị đầu tiên ra mắt trạm gốc phân tán, cho phép phân phối sóng vô tuyến từ mạng lớn đến các mạng riêng nhỏ.

Không chỉ vậy, Huawei còn đầu tư một số dự án trong điều kiện thời tiết khó khăn và địa hình hiểm trở, như công trình xây dựng trạm gốc viễn thông không dây cao nhất thế giới – trên đỉnh Everest cao 6.500 m – và xây mạng GSM đầu tiên tại Bắc Cực.

Còn tại vùng Nuji (Colombia) xa xôi, nơi không có đường giao thông và các điều kiện vận chuyển, nhân viên của Huawei đã ngày đêm vận chuyển thành công trạm gốc thông tin lên núi cao, nối nhịp cầu liên lạc cho 2.759 người dân địa phương.

Sau động đất ở Algerie, sóng thần ở Nhật Bản hay khủng bố ở Ấn Độ, nhân viên Huawei đều có mặt tại hiện trường từ sớm để khắc phục sự cố viễn thông, giúp kết nối thông tin được nhanh chóng nhất.

Trong 30 năm phát triển, Huawei đã cung cấp dịch vụ viễn thông đến 3 tỷ người tại hơn 170 quốc gia.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo VnExpress

Tinh thần của Huawei: Phẩm chất lính – Tinh thần “sói”

Từ một công ty nhỏ tại Trung Quốc đến một tập đoàn toàn cầu doanh thu hơn 100 tỷ USD mỗi năm, Huawei, cho đến nay, vẫn là hiện tượng bí ẩn.

Các nhà sản xuất trong lĩnh vực viễn thông được chia thành 3 nhóm chính. Nhóm đầu tiên là những con sử tử, gồm các công ty đến từ phương Tây, như Ericsson, Alcatel, Nokia.

Họ có ưu thế về công nghệ, sản phẩm, vốn và quản trị. Nhóm thứ hai – những con báo gấm – là các công ty địa phương liên kết với nước ngoài và có lợi thế ở quy trình sản xuất, công nghệ hay sự hỗ trợ của chính phủ. Điển hình trong nhóm này là ZTE, một công ty công nghệ quốc doanh của Trung Quốc.

Nhóm thứ ba – những con sói – là những công ty tư nhân “đơn thân độc mã” như Huawei. Công ty không có nền tảng công nghệ tiên tiến từ ban đầu, cũng không có nguồn lực tài chính dồi dào, nhưng sức sống luôn mạnh mẽ với ý chí quyết tâm cao nhất. Công ty luôn tìm cách sinh tồn trong môi trường cạnh tranh khốc liệt.

Phẩm chất lính, tinh thần “sói”

Huawei được thành lập tại đặc khu kinh tế Thâm Quyến với số vốn chỉ vỏn vẹn 3.300 USD vào năm 1987. Sau hơn 2 thập niên, nhà sáng lập Nhậm Chính Phi đã tạo nên một tập đoàn có doanh thu hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ USD.

Năm 2019, doanh thu của tập đoàn đạt gần 127 tỷ USD, tăng 19,1% so với năm trước đó. Từ một doanh nghiệp tư nhân không có cơ sở vật chất, không tài nguyên và thiếu vốn, Huawei đã vượt qua nhiều công ty phương Tây có lịch sử cả trăm năm để có mặt tại hơn 170 quốc gia.

Huawei còn hợp tác với khoảng 1.500 đối tác nhằm cung ứng sản phẩm và dịch vụ tốt hơn tới 1/3 dân số thế giới.

Thành công của Huawei khiến giới công nghệ và các đối thủ nhớ về câu nói năm nào của ông Nhậm Chính Phi: “10 năm sau, nếu chia ngành thương mại công nghệ thông tin điện tử thế giới thành ba phần, Huawei sẽ chiếm một phần”. Dự đoán này, nay đã thành sự thật.

Từ khi mới thành lập, ông Nhậm Chính Phi đã xác định Huawei sẽ “chiến đấu” trên thương trường với “tinh thần sói” bất khuất và can trường, tạo nên một nền văn hoá giúp công ty lớn mạnh thần kỳ. “Một con sói cô độc không bao giờ chiến thắng sư tử.

Nhưng một đàn sói đoàn kết, chấp nhận hi sinh sẽ quật ngã sư tử một cách dễ dàng”, ông Nhậm Chính Phi từng nói với đội ngũ cộng sự những ngày đầu thành lập Huawei.

Huawei đến nay vẫn hoạt động theo “tinh thần sói”, coi loài sói là tấm gương học tập cho tất cả nhân viên.

Loài sói có ba đặc trưng: một là khứu giác nhạy cảm, hai là tinh thần tấn công không biết mệt mỏi và không bao giờ bỏ cuộc, ba là ý thức tập thể luôn được đề cao. Một doanh nghiệp muốn lớn mạnh và mở rộng nhanh cần phải có ba đặc trưng này. Trong đó, mỗi nhân viên giống mỗi “con sói”, luôn tồn tại tinh thần chiến binh kiên cường

Trong nền văn hóa này, nhân viên Huawei được rèn phẩm chất người lính với sự kiên nhẫn, kỷ luật, chính xác đến từng giây. Chiến lược quản trị này ảnh hưởng từ môi trường quân đội mà ông Nhậm Chính Phi đã trải qua trong nhiều năm, khi còn làm kỹ sư tại Quân đội Nhân dân giải phóng Trung Quốc.

Thời gian đầu, nhân viên Huawei làm việc 24/24 tại văn phòng, ăn ngủ tại chỗ. Ngoài không gian làm việc, toà nhà Huawei còn có bếp ăn và giường đệm cho nhân viên chợp mắt tại chỗ.

Với tinh thần làm việc bền bỉ như một chiến binh dẻo dai, Huawei đã trở thành một nhà cung cấp các sản phẩm viễn thông hàng đầu với nhiều sản phẩm công nghệ cao, như bộ chuyển mạch Ethernet, Bộ định tuyến AR, WLAN, các sản phẩm an ninh mạng, và các dịch vụ đám mây. Hiện tại, Huawei còn được coi là nhà cung cấp các giải pháp về công nghệ 5G số một thế giới.

Ngoài ra, chế độ quản lý của Huawei cũng mang bóng dáng quân đội nhằm mang đến tính chấp hành, hiệu suất cao và tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Các nhân viên R&D (Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm) phải tuân thủ quy tắc bảo mật nghiêm khắc, như không được lên mạng khi làm việc, không được nhận và gửi thư không liên quan đến công việc, không thể lấy tài liệu mang đi và cũng không thể chia sẻ thông tin với người ngoài.

Hay thời gian đi làm của nhân viên cũng được quy định rõ ràng, chỉ cần chậm 1 phút sẽ tính là đi muộn và nếu không hoàn thành công việc thì sẽ bị phạt.

Tuy môi trường làm việc gắt gao và áp lực, đổi lại nhân viên Huawei luôn nhận được phần thưởng xứng đáng với mức lương hậu hĩnh và cổ phiếu thưởng có giá trị cao. Đồng thời, mỗi nhân viên được thụ hưởng chính sách đào tạo và phát triển nhân tài giúp họ tiến xa trong sự nghiệp.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo VnExpress

Nokia: Lợi nhuận tăng vọt trước khi CEO mới lên nắm quyền

Nokia vừa chứng kiến ​​lợi nhuận của hãng này tăng 22% lên mức 316 triệu euro (tương đương 376 triệu USD) trong quý 2 mặc dù doanh thu hàng quý giảm 11% xuống còn 5 tỷ euro.

Nokia: Lợi nhuận tăng vọt sau khi CEO mới lên nắm quyền

Nhà sản xuất thiết bị mạng di động hàng đầu thế giới này đã công bố kết quả tài chính cho giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6 vào ngày 31/7, cho biết cuộc khủng hoảng của Covid-19 đã làm giảm doanh thu ròng khoảng 500 triệu euro trong nửa đầu năm nay.

Tuy nhiên, Nokia hy vọng phần lớn doanh số bị mất này sẽ được ‘lấy lại’ ở các giai đoạn tiếp theo trong tương lai.

Nokia là một Công ty Phần Lan, có trụ sở tại Espoo, cho biết họ có thể tăng lợi nhuận trong quý hai và tăng thêm triển vọng thu nhập cho năm 2020 bằng cách thu hẹp hoạt động kinh doanh dịch vụ và hạn chế việc ký kết giao dịch 5G tại thị trường Trung Quốc vốn đang cạnh tranh rất cao.

Ông Rajeev Suri, chủ tịch và giám đốc điều hành của Nokia, cho biết phần lớn sự sụt giảm doanh thu của công ty là do kết quả của Covid-19 cũng như sự sụt giảm mạnh ở thị trường Trung Quốc.

Ông nói thêm: “Chúng tôi cũng đã thấy một sự sụt giảm đáng kể được thúc đẩy bởi các bước chủ động của chúng tôi trong việc giảm khối lượng kinh doanh dịch vụ có lợi nhuận thấp”.

Giám đốc điều hành sắp tới, Ông Pekka Lundmark sẽ chuẩn bị tiếp quản Nokia vào đầu tháng 8 và công ty đang ở một vị thế tốt hơn nhiều so với các nhà phân tích từng dự đoán.

Thu nhập cơ bản trong quý hai của Nokia đã tăng lên 0,06 euro mỗi cổ phiếu, tăng từ 0,05 euro một năm trước.

Công ty cũng đã tăng dự báo cho năm 2020 thu nhập cơ bản trên mỗi cổ phiếu từ 0,18 đến 0,28 euro lên đến từ 0,20 đến 0,30 euro.

Cùng với đó, Công ty đối thủ Ericsson, có trụ sở tại Stockholm, Thụy Điển, đã báo cáo sự gia tăng doanh số từ mảng phần mềm và mạng 5G vào đầu tháng này.

Cả Nokia và Ericsson đều sẵn sàng tận dụng một tương lai đầy bất ổn của Huawei ở phương Tây khi chính phủ đang trong bối cảnh lo ngại rằng công ty này có thể làm gián điệp cho chính phủ Trung Quốc mặc dù Huawei đã nhiều lần phủ nhận các cáo buộc.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thái Tú – Technical Editor | MarketingTrips 

TikTok hoãn kế hoạch xây trụ sở tại London sau lo ngại với lệnh cấm Huawei

TikTok vừa hoãn kế hoạch xây dựng trụ sở tại London sau khi Chính phủ nước này cấm các nhà mạng sử dụng thiết bị 5G của Huawei. Ứng dụng chia sẻ video đến từ Trung Quốc này hiện có 800 nhân viên tại Anh và con số này sẽ nâng lên 3.000 nếu được xây trụ sở.

Nguồn tin của The Guardian cho biết TikTok tạm dừng đàm phán xây dựng trụ sở tại Anh do lo ngại chiến tranh thương mại giữa London và Bắc Kinh.

Trụ sở ByteDance, công ty mẹ của TikTok, đặt tại Bắc Kinh. ByteDance đã mất nhiều tháng thương thuyết với Bộ Thương mại Quốc tế Anh để mở rộng hoạt động. Hiện tại, TikTk có gần 800 nhân viên tại đây. Nếu mở trụ sở mới thì sẽ có thêm 3.000 việc làm được tạo ra.

Tuy nhiên, kế hoạch của TikTok bị đình chỉ do quan chức ByteDance nhắc tới “bối cảnh địa chính trị lớn hơn” sau quyết định cấm Huawei trong mạng 5G của chính phủ Anh. Công ty từng hi vọng sẽ xây trụ sở tại London nhưng nay đang xem xét các lựa chọn khác, chẳng hạn Dublin, thủ đô Ireland.

TikTok là ứng dụng chia sẻ video, cho phép người dùng tạo và đăng video từ 15 tới 60 giây. Ước tính, TikTok có khoảng 1 tỷ người dùng toàn cầu.

Giới phê bình cảnh báo Bắc Kinh có thể dùng TikTok để theo dõi người dùng và nên bị cấm tại Anh, tương tự Huawei.

Ấn Độ đã cấm TikTok sau vụ đụng độ tại biên giới với Trung Quốc khiến ít nhất 20 binh sỹ Ấn Độ thiệt mạng. Chính quyền Tổng thống Donald Trump cũng đang cân nhắc cấm TikTok.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo ICTNews

‘Cánh cửa’ nào cho Huawei

Quyết định của Anh cấm Huawei tham gia phát triển mạng 5G được xem là một đòn giáng mạnh vào tham vọng toàn cầu cũng như mục tiêu dẫn đầu mạng không dây thế hệ thứ 5 của tập đoàn này. 

Bất chấp lệnh cấm và nhiều biện pháp trừng phạt của Mỹ trong suốt 2 năm qua, Huawei vẫn đang tìm cách phát triển kinh doanh mạng 5G với nhiều đối tác châu Âu.

Tuy nhiên, trong một động thái mới nhất, chính phủ Anh đã chính thức cấm các nhà mạng tại nước này mua mới thiết bị công nghệ 5G của tập đoàn Huawei Trung Quốc kể từ ngày 31/12 tới, đồng thời dần loại bỏ các thiết bị mạng 5G có liên quan tới Huawei trong giai đoạn từ nay tới năm 2027.

Quyết định này của Chính phủ Anh trong bối cảnh các biện pháp trừng phạt ngày một gia tăng từ Mỹ khiến tập đoàn công nghệ có trụ sở tại Thâm Quyến gặp tổn thất lớn.

Sự kiện này cũng có thể sẽ mở đầu cho những rắc rối lớn hơn mà Huawei phải đối mặt ở phía trước. Chuỗi cung ứng của Huawei đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì lệnh cấm của Mỹ và giờ đây, mối lo ngại về bảo mật khi sử dụng các sản phẩm và dịch của tập đoàn này lại lớn hơn bao giờ hết.

“Quyết định của Anh đã nhắc nhở và có thể các nước châu Âu đánh giá lại về những rủi ro khi sửa dụng các thiết bị công nghệ 5G của Huawei”, Carisa Nietsche, nhà nghiên cứu tại Center for a New American Security, một cơ quan cố vấn của Washington, cho hay.

Đức có thể là cái tên tiếp theo

Tại Đức, nơi Deutsche Telekom (DTEGF) có tỷ lệ phụ thuộc vào thiết bị của Huawei lên tới 90%, cuộc tranh cãi liên quan tới vai trò của công ty công nghệ Trung Quốc, ngày một nóng trong những ngày gần đây. Đây là nhận định của ông Paul Triolo, người đứng đầu mảng địa lý – công nghệ của Eurasia Group.

Washington có thể cố gắng tận dụng những động lực nhằm ngăn chặn sự mở rộng của Huawei. Cố vấn an ninh Mỹ Robert O’Brien đã tới Paris vào thứ 2 tuần này và sẽ có 3 ngày hội đàm với các đối tác đến từ Pháp, Đức, Vương Quốc Anh và Italy. An ninh cho mạng 5G là một trong những chủ đề của chương trình nghị sự.

Phản hồi lại, Huawei cho rằng lệnh cấm của Chính phủ Anh là “đáng thất vọng”, đồng thời nhấn mạnh, London đưa ra quyết định này do sức ép từ Washington chứ không phải xuất phát từ những quan ngại về an ninh.

“Chúng tôi tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình với các khách hàng và các nhà cung cấp”, Evita Cao, phát ngôn viên của Huawei nói với CNN Business. Evita Cao cũng cho hay, Huawei sẽ tồn tại “bất kể thử thách trong tương lai của công ty là gì”.

Trước khi vấp lại lệnh cấm của Mỹ, Huawei đặt ra mục tiêu đầy tham vọng: vượt qua Samsung để trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh số 1 thế giới vào năm 2020, và trở thành nhà cung cấp thiết bị viễn thông 5G tiên phong.

Tâp đoàn này cho hay, đầu năm nay, công ty đã đạt được 91 hợp đồng 5G trong đó hơn một nửa (47 hợp đồng) ở châu Âu, 27 hợp đồng ở châu Á và 17 hợp đồng ở những khu vực khác. Huawei từ chối cập nhật số liệu mới nhất vào tuần qua.

“Huawei sẽ tồn tại bất kể thử thách trong tương lai của công ty là gì”.  Evita Cao – Phát ngôn viên của Huawei

Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt của Mỹ có thể sẽ dập tắt hy vọng về sự thống trị toàn cầu của tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc.

Năm ngoái, Washington đã đưa Huawei vào “danh sách đen”, cấm giao dịch với các hãng công nghệ tại Mỹ, bao gồm cả việc không được phép sử dụng các ứng dụng và dịch vụ của Google trên các mẫu smartphone chạy Android của hãng. Điều này khiến Huawei gặp nhiều khó khăn và hạn chế trong việc phát triển sản phẩm lẫn công nghệ của mình.

Tiếp đó, Mỹ cấm các công ty toàn cầu sử dụng công nghệ Mỹ bán các chất bán dẫn cho Huawei. Theo quy định mới, Huawei phải nhận giấy phép từ Bộ Thương mại Mỹ nếu muốn tiếp tục mua được chip nhớ hoặc sử dụng một số thiết kế bán dẫn có liên quan tới phần mềm và công nghệ nhất định của Mỹ.

Quy định này đánh mạnh vào nhà sản xuất chất bán dẫn Đài Loan (Trung Quốc) TSMC, vốn là bên sản xuất chip chủ yếu cho Huawei. Không có những con chip còn, Huawei không thể xây dựng các trạm gốc 5G.

Trong những tháng gần đây, Mỹ cũng thúc đẩy cái gọi là sáng kiến “Con đường sạch (Clean Path Initiative) trong đó yêu cầu các quốc gia và các nhà vận chuyển phải đảm bảo liên lạc giữa Mỹ và các căn cứ ngoại giao, quân sự của Mỹ ở nước ngoài không có các thiết bị của Trung Quốc.

Tại Anh, các quan chức cấp cao của Mỹ “liên tục cảnh báo rằng mối quan hệ tình báo Mỹ – Anh có thể bị nguy hiểm nếu Vương quốc Anh không có hành động nghiêm khắc hơn với các nhà cung cấp 5G của Trung Quốc”, ông Paul Triolo nói.

“Lệnh cấm của Anh sẽ thu hẹp mạng lưới 5G và giảm hẳn lợi nhuận đối với Huawei”, nhà phân tích Jefferies – Edison Lee cho biết. “Tuy nhiên không phải mọi quốc gia châu Âu đều nhất thiết phải đi theo quyết định của Vương quốc Anh”, ông Edison Lee nói thêm.

Cái giá phải trả

Một người lo lắng về sự trả đũa khi mà Trung Quốc đã phát đi những tín hiệu cho thấy sẽ có hành động để bảo vệ lợi ích của mình.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hoa Xuân Oánh, hôm thứ 4 đã nói rằng: “Anh đã có một quyết định sai lầm, làm suy yếu nghiêm trọng lợi ích của những công ty Trung Quốc”.

“Trung Quốc sẽ xem xét vấn đề này một cách nghiêm túc và toàn diện”, bà Hoa Xuân Oánh nói thêm rằng nước này sẽ “thực hiện mọi biện pháp cần thiết” để bảo vệ lợi ích của mình.

Theo ông Paul Triolo, một số các quan chức Đức lo lắng việc cấm Huawei có thể khiến những hành động trả đũa từ phía Bắc Kinh với các nhà xuất khẩu lớn của nước này. Theo thống kê, Đức xuất khẩu gần 100 tỷ Euro (114 tỷ USD) hàng hóa sang Trung Quốc vào năm 2019. Đất nước tỷ dân cũng trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của nước này sau Mỹ.

Có một cái giá rất đắt khác phải trả. Mặc dù quyết định cấm Huawei của Chính phủ Anh là một thắng lợi ngoại giao của ông Trump nhưng lại giáng một đòn nặng vào việc triển khai mạng 5G của chính xứ sở sương mù.

Các quan chức cảnh báo, quá trình này ở Anh có thể bị trì hoãn khoảng 3 năm và tốn hàng tỷ USD khi các tập đoàn nước này thay các thiết bị của Huawei.

Theo nhận định của ông Edison Lee từ công ty tài chính Jefferies, điều tương tự cũng sẽ xảy ra với các quốc gia khác nếu đi theo quyết định của Anh. Bên cạnh đó, lệnh cấm cũng khiến các nhà mạng chưa muốn nâng cấp ngay bây giờ.

“Quyết định cấm Huawei của Chính phủ Anh khiến các công ty viễn thông ít có động lực để nhanh chóng chuyển sang 5G”, ông Lee nói.

“Chọn thiết bị từ các nhà cung cấp như Huawei, Nokia (NOK), Ericsson (ERIC) hay các hãng khác là một trong những quyết định kinh doanh lớn.

Khi buộc phải thay đổi nhà cung cấp đã chọn, cũng như loại bỏ các thiết bị vốn đang sử dụng mà không gặp vấn đề gì trong 5 năm qua là một sự gián đoạn lớn đối với kế hoạch kinh doanh của bất cứ nhà mạng nào”, ông Lee nói thêm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips via VTV

Huawei đang đứng trước nguy cơ bị hủy diệt

Huawei làm thế nào để có thể tránh được tất cả các công nghệ Mỹ? Câu trả lời là không thể, và hãng smartphone đứng số 2 thế giới này đang thực sự bị đẩy vào thế đường cùng.

Gần một năm sau ngày bị tổng thống Trump đưa vào danh sách đen thương mại, Huawei có vẻ vẫn đứng vững. Kết thúc năm 2019, thị phần Huawei vẫn thừa đủ để bỏ xa Apple. Đầu năm 2020, dù cho Covid-19 gây ra thiệt hại nặng nề, mức giảm của Huawei vẫn thấp hơn đáng kể khi so với đối thủ lớn nhất còn ở phía trên – Samsung.

Nhưng niềm vui của ông lớn Trung Quốc không thể kéo dài. Gần đúng ngày “kỷ niệm” 1 năm đưa Huawei vào danh sách đen thương mại (khiến cho tập đoàn này mất quyền hợp tác với Google, Intel và Qualcomm), tổng thống Trump đã đưa ra đòn đánh tiếp theo: một bộ luật kiểm soát xuất khẩu, trong đó các công ty trên toàn cầu đều phải xin phép chính quyền Mỹ trước khi bán các sản phẩm sử dụng công nghệ có nguồn gốc từ Mỹ cho Huawei.

Gần như ngay lập tức, Huawei đã bị dồn vào thế đường cùng. Mục tiêu nhắm đến bộ luật này không gì khác ngoài TSMC, công ty gia công bán dẫn số 1 thế giới có trụ sở tại Đài Loan. Sau khi điều luật mới được ban hành, TSMC sẽ buộc phải xin sự cho phép của nước Mỹ nếu muốn bán hàng cho Huawei.

Do chiến tranh thương mại Mỹ – Trung càng ngày càng gay gắt, cơ chế “xin cấp phép” này chẳng khác gì bắt buộc TSMC phải “cạch mặt” Huawei.

Về mặt lý thuyết, Huawei vẫn còn con đường sống khi đã mất quyền hợp tác với TSMC. Cách đây nhiều năm, hãng này đã ngưng sử dụng thiết kế từ Snapdragon hay thiết kế ARM tiêu chuẩn và mua lại một công ty thiết kế chip có tên HiSilicon. TSMC chỉ có vai trò sản xuất thiết kế do HiSilicon đưa ra – nếu tìm được kẻ thay thế, Huawei không cần đến TSMC.

Nhưng trong thực tế thì tìm được người thay thế cho TSMC là điều không hề dễ dàng. Công ty Đài Loan này hiện đang là thế lực gia công chip đứng đầu thế giới, góp phần quan trọng cho thành công của nhiều công ty khách hàng – bao gồm cả Apple, AMD, Qualcomm và dĩ nhiên là Huawei.

Cứ cho rằng các công ty gia công khác được quyền thay thế TSMC để trở thành nhà sản xuất cho Huawei, yêu cầu sản lượng của thương hiệu smartphone Trung Quốc trong 2 năm qua đã vượt quá mức 100 triệu máy/năm. Khả năng một công ty nào đó có thể bắt kịp năng lực sản xuất của TSMC là gần như 0%.

Chưa dừng lại ở đây, gần như toàn bộ các đối thủ đáng kể tên của TSMC đều không được phép bắt tay với Huawei. Tháng trước, sau khi các tin đồn rằng Huawei sẽ “lách qua” lệnh cấm bằng cách mua chip MediaTek, thương hiệu SoC gắn liền với phân khúc tầm trung/giá rẻ này cũng nhanh chóng lên tiếng phủ nhận.

Những người phao tin về mối quan hệ giữa Huawei và MediaTek (hay Samsung, Intel v..v…) đã không nhận ra rằng lệnh cấm mới của ông Trump nhắm vào các công nghệ “có nguồn gốc từ Mỹ”. Các tên tuổi Đài Loan (TSMC, MediaTek), Hàn Quốc (Samsung, LG…) hay Anh (ARM) đều nằm trong phạm vi ảnh hưởng của lệnh cấm này.

Nói cách khác, bất kỳ công ty nào muốn thay thế cho TSMC để trở thành nhà cung ứng chip cho Huawei sẽ phải đến từ Trung Quốc Đại Lục. Một lần nữa, đó là nhiệm vụ bất khả thi. Báo cáo của IC Insights cho thấy, đến hết năm 2019, 5 nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới đều là các công ty Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ và Nhật Bản.

Tiếp đến, trong 5 công ty gia công thuần túy (không bán sản phẩm riêng như Samsung hay Intel), chỉ duy nhất 1 công ty đến từ Trung Quốc Đại Lục: SMIC.

Tiếc thay cho Huawei, SMIC giờ vẫn đang loay hoay với công nghệ 14nm trong khi TSMC giờ đã chuyển sang nghiên cứu 5nm.  Thậm chí, từ 2018 TSMC đã chỉ sử dụng công nghệ 12nm cho chip… tầm trung. Khả năng để các công ty gia công chip từ Trung Quốc bắt kịp TSMC là gần như 0%, bởi lệnh cấm từ tổng thống Trump bao gồm cả các loại máy móc sử dụng trong khâu thiết kế/sản xuất chip.

Ảnh: Internet

Thậm chí, cứ cho rằng Trung Quốc có thể bằng cách nào đó vươn lên bắt kịp Mỹ và các đồng minh về năng lực sản xuất chip, trong vòng 1 – 2 năm sắp tới những con chip sản xuất trên chu trình lạc hậu tại Đại Lục sẽ khiến Huawei thua kém trước tất cả các đối thủ của mình, bao gồm cả các “đồng hương” như Xiaomi, OPPO và Vivo.

Chỉ vài ngày trước khi ông Trump công bố lệnh cấm mới, Xiaomi như “trêu ngươi” Huawei khi vén màn chiếc Redmi K30 5G Racing Edition sử dụng chip Snapdragon 768G – một con chip được thiết kế bởi một công ty Mỹ (Qualcomm) và gần như chắc chắn được sản xuất tại nhà máy của TSMC.

Chưa hết, Huawei cũng không chỉ mất quyền mua chip SoC mà còn mất luôn nguồn cung màn hình OLED, chip nhớ ROM, chip RAM hay cảm biến CMOS trên camera. Đáng sợ nhất, công ty công nghệ số 1 của Trung Quốc sẽ mất quyền mua/thuê gia công chip sử dụng cho lĩnh vực viễn thông.

Ngay cả các nhà sản xuất chip viễn thông Trung Quốc cũng đang phải sử dụng linh kiện, máy móc hoặc phần mềm từ các công ty từ Mỹ. Chỉ với một đòn đánh, nước Mỹ đã khép lại những hy vọng le lói còn lại của Huawei trên một mảng kinh doanh trọng yếu (smartphone), đồng thời chém một nhát chí tử vào mảng kinh doanh còn lại (thiết bị 5G).

Công ty Trung Quốc cũng chỉ còn đủ dự trữ để sản xuất đến cuối năm. Và đến lúc đó, Huawei sẽ bị hủy diệt. Chẳng thể sử dụng Android quốc tế, chẳng thể mua chip cho smartphone hay thiết bị mạng, chẳng thể tìm đối tác mở đường sống, thế lực đang đứng thứ 2 thế giới về smartphone và số 1 về viễn thông sẽ phải đối mặt với cái chết ngay trong năm nay.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via GenK

Huawei chật vật tìm ‘đường sống’ sau đòn giáng từ Mỹ

Huawei đang tìm kiếm sự giúp đỡ từ các nhà sản xuất chip di động thay thế cho TSMC để chống lại sự đàn áp của Hoa Kỳ nhằm làm tê liệt công ty công nghệ Trung Quốc.

huawei

Huawei hiện đang đàm phán với MediaTek, nhà phát triển chip di động lớn thứ hai thế giới sau Qualcomm của Hoa Kỳ. MediaTek cũng là đơn vị lớn sau Hisilicon Technologies, Huawei đang cố gắng mua thêm chip thay thế để giữ vững việc kinh doanh của mình.

Phát triển chip điện tử tiên tiến của riêng mình là chiến lược quan trọng của Huawei, giúp công ty công nghệ lớn nhất Trung Quốc và nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới nổi bật trên thị trường toàn cầu về điện thoại thông minh và các thiết bị điện tử khác.

Các nhà phân tích đánh giá việc chấp nhận sử dụng chip điện tử của các nhà cung cấp đối thủ có thể cản trở khả năng cạnh tranh của Huawei.

MediaTek của Đài Loan đồng thời là nhà cung cấp chip di động quan trọng cho Samsung và các nhà sản xuất điện thoại thông minh khác ở Trung Quốc như Oppo, Vivo và Xiaomi. MediaTek hiện đang cung cấp chip cho điện thoại thông minh 4G có phân khúc từ thấp đến trung bình của Huawei.

Huawei hy vọng sẽ ký kết thành công hợp đồng mua chip điện tử di động 5G từ trung bình đến cao cấp của MediaTek. Huawei trước đây chỉ sử dụng chip nội bộ của riêng mình cho điện thoại di động phân khúc cao cấp của mình.

Một nguồn tin cho biết: “Huawei đã dự đoán ngày hôm nay sẽ tới. Họ đã bắt đầu phân bổ nhiều dự án chip di động từ trung bình đến thấp hơn cho MediaTek vào năm ngoái trong bối cảnh Mỹ ra sức ngăn cản và liên tục gây sức ép. Huawei cũng đã trở thành một trong những khách hàng quan trọng của nhà phát triển chip Đài Loan trong năm nay.”

MediaTek vẫn đang đánh giá xem liệu họ có đủ nguồn nhân lực để hỗ trợ đầy đủ cho Huawei hay không, vì công ty Trung Quốc đang yêu cầu một khối lượng bằng 300% so với lượng mua thông thường so với vài năm trước.

Ngoài ra, Huawei cũng đang tìm cách tăng cường hợp tác với UNISOC, nhà phát triển chip di động do Bắc Kinh hỗ trợ. Trước đó, Huawei chỉ sử dụng rất ít chip của UNISOC cho các sản phẩm điện thoại thông minh và máy tính bảng cấp thấp của mình.

Các thỏa thuận mua sắm mới sẽ là động lực lớn để giúp UNISOC nâng cấp hơn nữa khả năng thiết kế chip của mình. UNISOC trước đây đã gặp khó khăn khá nhiều, bởi vì nó không thực sự đảm bảo được các hợp đồng lớn với các nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu. Lần này có thể là một cơ hội mà nó cần thay đổi để có thể khớp với tiêu chuẩn quốc tế.

UNISOC năm ngoái đã tăng tốc phát triển chip 5G để bắt kịp Qualcomm và MediaTek. Gần đây, nhà phát triển chip di động Trung Quốc đã nhận được khoản đầu tư 4,5 tỷ nhân dân tệ (630 triệu USD) từ quỹ Big Fund, quỹ quốc gia của Trung Quốc.

Washington hôm thứ Sáu tuần trước đã công bố các quy tắc kiểm soát xuất khẩu mới được thiết kế để ngăn chặn các nỗ lực phát triển chip của Huawei thông qua đơn vị nội bộ HiSilicon và hợp tác với TSMC. Theo các hạn chế này, các công ty không thuộc Hoa Kỳ phải xin giấy phép sử dụng công nghệ hoặc phần mềm của Mỹ để sản xuất chip do Huawei thiết kế.

Những hạn chế quan trọng mới này ảnh hưởng chiến lược cạnh tranh với Apple và Samsung của Huawei bao gồm: phát triển tùy chọn, thiết kế cũng như sản xuất chip điện tử tiên tiến và ký kết với các nhà sản xuất chip điện tử hàng đầu thế giới.

Huawei đã nâng cấp khả năng thiết kế chip của mình thông qua đơn vị HiSilicon, sử dụng khoảng 10.000 kỹ sư, trong suốt hơn một thập kỷ. Về phần mình, TSMC là nhà sản xuất tất cả các bộ xử lý di động cao cấp của HiSilicon – được đặt tên là dòng Kirin – cho các điện thoại thông minh hàng đầu của Huawei, cũng như bộ xử lý mạng 5G, chip trí tuệ nhân tạo và chip máy chủ.

Huawei trước đó cũng đã đưa ra chiến lược sử dụng chip thiết kế của riêng mình thay cho các nhà cung cấp của Mỹ, như chip di động của Qualcomm, và chip tần số vô tuyến từ Qorvo, Skyworks và Broadcom.

Theo báo cáo của GF Securities, số lượng điện thoại thông minh sử dụng bộ vi xử lý di động được thiết kế nội bộ của Huawei đã tăng lên 240 triệu chiếc vào năm 2019 (tăng lên 75%, từ 69%, năm 2018 và 45% vào năm 2016). Điều này đã giúp Huawei chịu được áp lực của Hoa Kỳ sau khi Washington thêm tập đoàn này vào danh sách đen thương mại năm ngoái.

Các nhà phát triển chip châu Á cũng gặp vấn đề lớn khi đối diện với căng thẳng Hoa Kỳ-Trung Quốc, đặc biệt là sau khi quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ – Christopher Ashley Ford phát biểu vào thứ năm tuần trước rằng chính phủ của ông Trump vẫn đang tiếp tục xem xét liệu các quy tắc xuất khẩu có cần phải thay đổi thêm hay không.

Washington có thể tìm cách áp đặt các biện pháp kiểm soát như vậy nếu hoạt động đó gây tổn hại đến khả năng của chính phủ Hoa Kỳ trong việc áp đặt các biện pháp kiểm soát thương mại với Huawei.

Chủ tịch luân phiên của Huawei, Eric Xu cho biết vào cuối tháng 3 công ty của ông vẫn có thể mua chip từ MediaTek và UNISOC nếu Hoa Kỳ chặn các đối tác sản xuất chip hợp đồng của họ sử dụng thiết bị, vật liệu và phần mềm của Mỹ để xây dựng các sản phẩm do Huawei thiết kế.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho biết, việc buộc phải sử dụng cùng loại chip “ngoài luồng” mà các đối thủ nhỏ hơn như Oppo và Xiaomi sử dụng, thay vì sử dụng chip tùy chỉnh của riêng mình, có thể làm suy yếu danh mục sản phẩm điện tử tiêu dùng của Huawei.

“Theo kiểm tra của chúng tôi, Huawei có đủ hàng tồn kho bộ xử lý ứng dụng di động để tồn tại đến cuối năm nay. Vì vậy, tác động thực sự có thể xảy ra từ quý cuối cùng của năm nếu vấn đề cung cấp chip quan trọng không được giải quyết”, Jeff Pu, một nhà phân tích công nghệ của GF Securities nhận định.

“Nếu nguồn cung chip HiSilicon do Huawei thiết kế hết trong năm tới, nó sẽ ảnh hưởng đến hai dòng điện thoại M và P hàng đầu. Hai dòng điện thoại quan trọng nhất được bán với giá hơn 4000 nhân dân tệ (560 USD), nhắm vào thị trường cao cấp.”

Ngay cả khi Huawei có thể đảm bảo nguồn cung chip từ MediaTek và UNISOC, công ty vẫn sẽ gặp khó khăn khi tung ra các sản phẩm cao cấp như trong quá khứ trên thị trường điện thoại thông minh ngày càng cạnh tranh khốc liệt.

Tham gia cộng đồng We’re Marketer để cùng nhau trao đổi các chủ để về Marketing tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Tổ Quốc

Xiaomi vượt mặt Huawei trên cuộc đua dành thị phần

Xiaomi vượt Huawei và trở thành nhà sản xuất smartphone có thị phần lớn thứ ba thế giới trong tháng 2, bất chấp các ảnh hưởng từ dịch COVID-19.

Hầu hết nhà sản xuất smartphone lớn đều có doanh số sụt giảm trong tháng 2 vừa qua. Tuy nhiên nhờ sự sụt giảm ít hơn Huawei, Xiaomi đã vươn lên vị trí thứ ba, đứng sau Samsung, Apple, và trên Huawei, Vivo, theo số liệu thống kê từ Strategy Analytics.

Tháng 1, Xiaomi bán ra 10 triệu máy trên toàn cầu, trong khi Huawei là 12,2 triệu. Đến tháng 2, doanh số của Xiaomi giảm xuống còn 6 triệu, nhưng vẫn cao hơn mức 5,5 triệu của Huawei.

Sự sụt giảm về doanh số mạnh của Huawei có thể do ảnh hưởng từ dịch COVID-19 tại Trung Quốc, khiến nguồn cung bị ảnh hưởng và nhu cầu mua điện thoại mới của người dùng cũng không còn cao, trong khi Trung Quốc cũng là thị trường lớn nhất của hãng điện thoại này.

Ở hướng ngược lại, smartphone của Xiaomi vẫn bán tốt tại nhiều thị trường, trong đó bao gồm cả Việt Nam.

Ngoài các nguyên nhân liên quan đến dịch bệnh, việc có dịch vụ Google cũng là lợi thế của Xiaomi so với Huawei. Trước đó, theo

The Information, một nguồn tin nội bộ của Huawei từng cho biết công ty này đã giảm kỳ vọng về doanh số smartphone trong năm nay, từ mức 240 triệu số của năm 2019, xuống còn khoảng 190 triệu trong năm 2020.

Sự giảm kỳ vọng này đến từ việc smartphone của Huawei thiếu dịch vụ Google nên “khó bán ở các thị trường nước ngoài, đặc biệt là châu Âu”.

Ba tháng đầu năm 2020 là thời điểm khó khăn với hầu hết các nhà sản xuất smartphone. Doanh số của Samsung cũng giảm từ 20,1 triệu máy trong tháng 1/2020, xuống 18,2 triệu máy trong tháng 2, còn Apple giảm từ 16 xuống còn 12 triệu máy.

Theo thống kê của Strategy Analytics, thị trường smartphone toàn cầu trong tháng 2/2020 đã giảm khoảng 38% so với cùng kỳ năm 2019.

Hùng Lâm | MarketingTrips

Theo VnExpress