Skip to main content

Thẻ: IPO

Shein chuẩn bị IPO tại Anh với giá trị khoảng 60 tỷ USD

Shein đang chuẩn bị hồ sơ cho thương vụ IPO trị giá hơn 60 tỷ USD tại Anh, một động thái được cho là giải pháp thay thế sau những khó khăn trong nỗ lực IPO tại Mỹ.

Công ty thời trang trực tuyến Shein của Trung Quốc đang chuẩn bị nộp hồ sơ với Cơ quan Quản lý Tài chính của Anh để được phê duyệt trước khi có thể phát hành cổ phiếu tại London, theo Reuters. Thương vụ này có thể định giá công ty khoảng 50 tỷ bảng Anh (63,70 tỷ USD).

Tờ Sky News của Anh cho biết việc nộp hồ sơ bảo mật có thể diễn ra sớm nhất trong tuần này. Shein chưa phản hồi yêu cầu bình luận từ Reuters.

Trong quá trình nộp hồ sơ IPO ở Mỹ, Shein đã được định giá 66 tỷ USD, tuy nhiên thương vụ chính thức vẫn chưa thể diễn ra vì nhiều yếu tố khác nhau. Công ty đã bắt đầu làm việc với các nhóm tài chính và cố vấn pháp lý tại London để tìm kiếm việc niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán London vào đầu năm nay.

Công ty thời trang nhanh này đã tăng cường chuẩn bị cho việc niêm yết tại London sau khi nỗ lực phát hành cổ phiếu tại New York gặp phải các rào cản về quy định và sự phản đối từ các nhà lập pháp Mỹ.

Tuy nhiên, các nhà lập pháp cấp cao của Anh cũng đang đặt câu hỏi về sự phù hợp của Shein cho việc niêm yết tại London và kêu gọi xem xét kỹ lưỡng hơn về doanh nghiệp này. Đáp lại, Shein cho biết họ đang tăng cường quản lý và tuân thủ quy định.

Theo AFP,  Shein có doanh thu 23 tỷ USD và lợi nhuận ròng 800 triệu USD trong năm 2022. Hành trình của Shein bắt đầu từ năm 2008 tại Trung Quốc và nhanh chóng trở thành hiện tượng toàn cầu, vượt mặt các tên tuổi về thời trang nhanh như Zara, H&M. Hiện Shein đặt trụ sở tại Singapore.

Shein nhanh chóng chinh phục thị trường thời trang nhanh toàn cầu bằng cách bán sản phẩm độc quyền theo hình thức trực tuyến và phục vụ khách hàng trẻ thông qua mạng xã hội. Trong quá trình tăng trưởng nóng, Shein đã phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có cáo buộc sử dụng lao động  cưỡng bức trong chuỗi cung ứng, hành vi vi phạm luật lao động, gây tổn hại đến môi trường và đánh cắp thiết kế từ các nghệ sĩ độc lập.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nhiều chuỗi trà sữa tích cực IPO đã tạo ra thế hệ tỷ phú mới

Sự phát triển của ngành trà sữa đã giúp các nhà sáng lập thương hiệu giàu lên nhanh chóng. Nhiều chuỗi trà sữa tích cực IPO đã tạo ra thế hệ tỷ phú mới.

Niềm yêu thích ngày càng lớn của thế hệ Y hay Gen Z đối với trà sữa đã giúp Trung Quốc tạo ra ít nhất nửa tá tỷ phú trong nhiều năm qua, theo Bloomberg.

Vào ngày 23/4, cổ phiếu của Sichuan Baicha Baidao Industrial Co – chủ chuỗi trà sữa trân châu lớn thứ ba Trung Quốc, dự kiến sẽ bắt đầu giao dịch, với mục tiêu huy động hơn 300 triệu USD trong đợt niêm yết lớn nhất Hong Kong kể từ tháng 11.

Mức định giá đó sẽ mang lại khối tổng tài sản ròng trị giá 2,7 tỷ USD cho vợ chồng người sáng lập là Wang Xiaokun và Liu Weihong. Cặp đôi sổ hữu 73% cổ phần công ty. Nhiều doanh nghiệp trà sữa khác cũng đang có dự định IPO tại Hong Kong trong năm nay.

Guming Holdings – công ty trà sữa lớn thứ hai của Trung Quốc, với khoảng 9.000 cửa hàng và Auntea Jenny (Thượng Hải) Industrial (thứ 4) là những công ty cũng đã nộp hồ sơ IPO ở Hong Kong.

Tuy vậy, thị trường chứng khoán không còn định giá cao cho ngành này như trước đây. Kenny Ng, chiến lược gia tại Everbright Securities International cho biết. “Sự phục hồi tiêu dùng ở Trung Quốc đại lục diễn ra không đồng đều, vì vậy lợi nhuận của các doanh nghiệp tiêu dùng vẫn còn bấp bênh”.

Trà sữa trân châu ra đời ở Đài Loan vào cuối những năm 1980. Ngày đó, các quầy hàng nhỏ thường xuất hiện gần trường học và văn phòng. Khi xu hướng này bắt đầu bén rễ ở Hong Kong và Trung Quốc đại lục vào những năm 90, các chuỗi cửa hàng bắt đầu mọc lên.

Ngày nay, hàng nghìn thương hiệu mọc lên và đang tranh giành sự chú ý của những người yêu thích trà trên khắp Trung Quốc. Không chỉ vậy, vô số cửa hàng trà sữa đã xuất hiện ở Mỹ và châu Âu.

“Cuộc sống khó khăn và một thứ gì đó ngọt ngào sẽ khiến bạn hạnh phúc hơn” – Đây là câu trả lời hàng đầu cho câu hỏi “Tại sao bạn mua đồ uống trà sữa?” trong một cuộc khảo sát được Minsheng Securities trích dẫn.

Baicha Baidao, còn được gọi là Chabaidao (“100 loại trà”), được xây dựng dựa trên mô hình bán trà sữa giá rẻ. Những người sáng lập đã mở cửa hàng đầu tiên của họ vào năm 2008, một cửa hàng rộng 20 mét vuông gần một trường trung học ở Thành Đô.

Đến năm 2018, họ giới thiệu mô hình nhượng quyền thương mại giúp thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ. Hiện nay, công ty có hơn 8.000 cửa hàng trên khắp Trung Quốc. Vào tháng 1, Baicha Baidao đã khai trương một cửa hàng ở Seoul – cửa hàng đầu tiên bên ngoài Trung Quốc và tại quê nhà, họ đã giới thiệu quán cà phê  đầu tiên có tên là Coffree.

Các cửa hàng của Baicha Baidao từ lâu đã bán một ly trà sữa nửa lít với giá nhỉnh hơn 2 USD một chút, trong khi mức giá trung bình của ngành là gần 5 USD. Chiến lược giá rẻ của Baicha Baidao đã được đền đáp, với doanh số bán hàng tăng vọt hơn 56% trong khoảng thời gian từ năm 2021 đến năm 2023, lên tới 5,7 tỷ nhân dân tệ (787 triệu USD), theo bản cáo IPO của Baicha Baidao. Công ty từ chối bình luận cho câu chuyện này.

Hai tỷ phú trà sữa khác là Zhang Hongchao and Zhang Hongfu – hai nhà sáng lập Mixue Bingcheng. Vào năm 1997,  tại tỉnh Hà Nam (Trung Quốc0, thương hiệu trà sữa và kem tươi giá rẻ này đã ra đời.

Hiện này, Mixue được cho là chuỗi đồ uống lớn thứ hai thế giới sau Starbucks nếu tính theo số lượng cửa hàng. Họ có hơn 32.000 cửa hàng trên khắp Trung Quốc và 4.000 cửa hàng ở 11 quốc gia khác.

Sau khi được các nhà đầu tư như quỹ mạo hiểm của gã khổng lồ giao đồ ăn Trung Quốc Meituan và Hillhouse Investment Management, rót tiền mặt vào năm 2020, nhà sản xuất trà này được định giá 23,3 tỷ nhân dân tệ, đẩy giá trị tài sản ròng của mỗi anh em nhà sáng lập lên 1,5 tỷ USD, theo Bloomberg Billionaires Index.

Với nền kinh tế Trung Quốc đang chậm lại và người tiêu dùng lo ngại lạm phát  đang thắt chặt chi tiêu, ngày càng nhiều nhà sản xuất trà sữa nhảy vào giảm giảm giá khiến cạnh tranh trở nên phức tạp. Guming Holdings và Auntea Jenny Industrial đang bán đồ uống giá dưới 3,50 USD/ly.

Các nhà sản xuất trà cao cấp hơn như Nayuki Holdings – chuỗi 1.800 cửa hàng đã lên sàn chứng khoán Hong Kong ba năm trước – đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của các đối thủ cạnh tranh rẻ hơn. Điều này buộc thương hiệu phải giảm giá một ly xuống khoảng 2,50 USD và kể từ thời điểm IPO, giá cổ phiếu của họ giảm gần 90% vì lo ngại về cạnh tranh.

Hai nhà sáng lập từng là tỷ phú của Nayuki là bà Peng Xin và chồng là Zhao Lin hiện có giá trị tài sản ròng dưới 300 triệu USD, giảm so với 2,2 tỷ USD vào năm 2021.

“Tôi lạc quan về triển vọng của các công ty dẫn đầu ngành nhưng lĩnh vực đồ uống trà tươi đang trở nên quá đông đúc”, Steven Nie, nhà phân tích tại Daiwa Capital Markets cho biết.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Reddit chính thức IPO với mức định giá 6.5 tỷ USD

Trước phiên giao dịch ngày 21/3, trang web cộng đồng trực tuyến Reddit đã được định giá IPO ở mức 34 USD/cổ phiếu, mức cao nhất trong khoảng giá dự kiến.

Reddit mở bán cổ phiếu với giá 47 USD/cổ phiếu và chạm đỉnh ở mức 57,80 USD/cổ phiếu, tăng khoảng 70%. Ngày giao dịch đầu tiên kết thúc ở mức giá 50,44 USD/cổ phiếu, tăng 48% so với định giá ban đầu, giúp công ty đạt vốn hóa thị trường khoảng 9,5 tỷ USD.

Reddit được định giá 6,5 tỷ USD trong đợt IPO, sụt giảm so với mức 10 tỷ USD trên vào năm 2021. Nguyên nhân là do tâm lý thị trường thay đổi vào năm 2022 với lãi suất và lạm phát tăng cao khiến các nhà đầu tư e dè trước các tài sản có rủi ro. Các công ty khởi nghiệp buộc phải cắt giảm nhân sự, điều chỉnh định giá và tập trung vào lợi nhuận thay vì tăng trưởng.

Việc Reddit tham gia vào thị trường chứng khoán đã được mong đợi từ lâu. Công ty đã bí mật nộp đơn xin IPO vào tháng 12/2021 nhưng sự lao dốc của thị trường chứng khoán và việc Cục Dự trữ Liên bang tăng lãi suất đã đóng băng phần lớn thị trường IPO và buộc công ty phải tạm hoãn kế hoạch.

Ông Josh White – trợ lý tài chính tại Đại học Vanderbilt (Mỹ) cho biết, buổi IPO của Reddit chứng tỏ các nhà đầu tư tin vào tiềm năng tăng trưởng của công ty, một điểm khác biệt so với cách nhìn của 3 năm trước.

Ra đời vào 2005, Reddit là một trang web cộng đồng trực tuyến, nơi mọi người có thể chia sẻ, thảo luận và bình luận về nhiều chủ đề khác nhau thông qua các nhóm cộng đồng con (subreddit). Từ khi ra mắt, Reddit đã trở thành một trong những diễn đàn lớn nhất trên thế giới, sánh vai với các “gã khổng lồ” như Facebook và X (Twitter)

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Reddit kỳ vọng mức định giá khoảng 6.5 tỷ USD khi IPO

Nền tảng Reddit đang nhắm tới mức định giá lên tới 6,5 tỷ USD trong đợt IPO, con số này thấp hơn nhiều so với mức mục tiêu trước đó.

Reddit kỳ vọng mức định giá khoảng 6.5 tỷ USD khi IPO
Reddit kỳ vọng mức định giá khoảng 6.5 tỷ USD khi IPO

Các nguồn tin cho biết Reddit đang tìm cách ấn định mức giá chào bán trong khoảng 31-34 USD/cổ phiếu với mức định giá (giá trị thị trường) ban đầu là khoảng 6.5 tỷ USD.

Một trong những nguồn tin cho biết, một số cổ phiếu được bán trong đợt IPO sẽ là cổ phiếu mới do Reddit phát hành và một số sẽ là cổ phiếu hiện có do các nhà đầu tư và nhân viên của Reddit nắm giữ.

Reddit được định giá 10 tỷ USD trong vòng cấp vốn vào năm 2021. Công ty đang tìm cách bán khoảng 10% cổ phần của mình trong đợt IPO.

Reddit là nền tảng theo hướng diễn đàn, nổi tiếng với các nhóm thảo luận riêng biệt và người dùng có thể bỏ phiếu “ủng hộ” hoặc “không đồng ý” đối với những nội dung do các thành viên khác đăng tải.

Mới đây, Reddit đã tiết lộ rằng khoản lỗ ròng của nền tảng đã giảm xuống còn 90,8 triệu USD và tăng trưởng doanh thu khoảng 21% vào năm 2023.

Hồ sơ IPO của Reddit đã được công bố vào tuần trước, gần hai thập kỷ sau khi Reddit ra mắt.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

CEO Golden Gate: Đã sẵn sàng IPO và không chịu sức ép từ nhà đầu tư

Ông Đào Thế Vinh – CEO Golden Gate tỏ ra lạc quan về thị trường chuỗi nhà hàng tại Việt Nam trong năm 2024, nhưng cũng đồng thời nhấn mạnh về việc doanh nghiệp cần những thay đổi lớn và quyết liệt để sẵn sàng cho nhịp phục hồi tiếp theo của nền kinh tế.

Với tổng mức đầu tư khoảng 300 tỷ đồng, nhà máy thực phẩm thứ hai của Golden Gate tại Khu công nghiệp Thạch Thất có diện tích rộng gần 2ha đã chính thức đi vào hoạt động với 3 dây chuyền sản xuất gồm: cốt canh, kem và đồ viên.

Ông Đào Thế Vinh – CEO Golden Gate gọi đây là bước chuyển mình của doanh nghiệp, khi hệ sinh thái Golden Gate đang dần được hoàn thiện, từ sơ chế, chế biến cho tới phục vụ tại bàn ở các nhà hàng ăn uống.

Tất nhiên, để có thể từng bước làm chủ quy trình khép kín này, vị CEO cho biết Golden Gate đã phải trải qua giai đoạn “cắt tỉa cành khô” một cách dứt khoát và coi đây là động lực để doanh nghiệp sẵn sàng cho những nhịp phục hồi tiếp theo của nền kinh tế.

Ban lãnh đạo Golden Gate đánh giá thế nào về năm 2023 vừa qua, thưa ông?

Ông Đào Thế Vinh: Xét về hiệu quả kinh doanh, Golden Gate đã đạt được 80% doanh thu so với trước đây, nhưng về mục tiêu lợi nhuận thì còn xa. Năm 2023 có thể xem là một cú sốc với nhiều doanh nghiệp, khi quý 1/2023 bắt đầu với đầy hứng khởi, thì giai đoạn sau đó nền kinh tế lại bước vào suy thoái.

Tuy nhiên, bối cảnh này đã giúp chúng tôi học được cách thích nghi và thu được nhiều lợi ích từ tình thế khó khăn. Cụ thể, đây là cơ hội để Golden Gate tập trung hơn vào thế mạnh cốt lõi, cũng như nhìn lại những điểm kinh doanh chưa đạt hiệu quả.

Năm vừa qua, ai cũng nói về hành động “cắt tỉa cành khô” trong kinh doanh chuỗi. Nhưng để hành động này dứt khoát, thì cần một cú hích, và năm 2023 là thời điểm tốt.

Như Golden Gate, nếu nhìn vào các chỉ số bên ngoài, chắc chắn sẽ chưa thấy ngay kết quả. Nhưng bên trong, chúng tôi đã có nhiều thay đổi lớn để sẵn sàng cho những nhịp phục hồi tiếp theo của nền kinh tế.

Một trong những thay đổi bên trong của Golden Gate có phải là việc đầu tư vào nhà máy thực phẩm thứ hai tại Khu công nghiệp Thạch Thất – Quốc Oai, thưa ông?

Ông Đào Thế Vinh: Với Golden Gate, quyết định đầu tư nhà máy ở thời điểm này là một hành động thực sự quyết liệt. Chúng tôi coi đây là một khoản đầu tư cho tương lai với tầm nhìn 20-30 năm.

Tôi cho rằng, thời điểm đầu tư nhà máy không quá quan trọng, vì việc mở rộng là tất yếu với một chuỗi nhà hàng. Khi càng mở rộng quy mô, thì càng cần đầu tư cho công nghệ. Và quá trình này xuất hiện ở nhiều doanh nghiệp, chứ không riêng Golden Gate.

Ban lãnh đạo Golden Gate đã kì vọng gì vào nhà máy mới này, thưa ông?

Ông Đào Thế Vinh: Trước hết, nhà máy mới sẽ hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của Golden Gate, còn xa hơn là mở rộng ra các mảng khác.

Cách đây 8 năm, chúng tôi đã có thương hiệu iCook, với ý tưởng mang cả nhà hàng về tới bếp ăn trong gia đình. Tuy nhiên, iCook lại không phải ưu tiên của Golden Gate trong giai đoạn trước đó.

Thời gian gần đây, chúng tôi đã tập trung cho iCook nhiều hơn. Thương hiệu này hiện đã có mặt tại nhiều chuỗi bán lẻ hiện đại. Chúng tôi kì vọng mảng thực phẩm đóng gói sẽ đóng góp 30-50% vào doanh thu chung của Golden Gate trong tương lai.

Kì vọng mảng thực phẩm đóng gói tăng trưởng có đồng nghĩa dư địa phát triển cho mảng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng đang thu hẹp lại không, thưa ông?

Ông Đào Thế Vinh: Thực tế hoàn toàn ngược lại. Theo báo cáo gần đây của iPos.vn, số lượng chuỗi nhà hàng ở Việt Nam hiện mới chỉ chiếm 5% trên tổng số nhà hàng toàn thị trường, nên dư địa mảng này còn rất lớn.

Ngoài ra, nếu chúng ta để ý đến quá trình đô thị hóa ở Việt Nam, thì tỉ lệ này vẫn còn thấp so với các quốc gia láng giềng như Trung Quốc. Do đó, tôi tin chắc chắn sẽ còn nhiều cơ hội cho các chuỗi bán lẻ phát triển, bao gồm cả lĩnh vực chuỗi nhà hàng.

Khi tình thế khó khăn hiện tại qua đi, xu hướng phát triển của các chuỗi nhà hàng tại Việt Nam sẽ còn mở ra nhiều dư địa mới.

Trong bối cảnh khó khăn hiện tại, Golden Gate có chịu sức ép từ các quỹ đầu tư đã rót vốn vào doanh nghiệp?

Ông Đào Thế Vinh: Chúng tôi may mắn có các đối tác đầu tư đồng hành thực sự hiểu biết về ngành và thị trường, nên Golden Gate hiện không chịu sức ép nào.

Một trong những động lực phát triển của chúng tôi đến từ yếu tố chất lượng, chứ không phụ thuộc vào các KPI, hay những điều kiện vô lý.

Vậy còn kế hoạch niêm yết trên sàn chứng khoán của Golden Gate thì sao, thưa ông?

Ông Đào Thế Vinh: Về mặt kỹ thuật, chúng tôi đã sẵn sàng cho việc này từ lâu, nhưng về mặt thời điểm thì còn phụ thuộc vào thị trường, cũng như ý kiến của các cổ đông.

Quan điểm của các nhà sáng lập Golden Gate là chúng tôi hiện không có nhu cầu thoái vốn, nên thời điểm doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán là không quá quan trọng.

Thời điểm năm 2023, nhiều chuỗi bán lẻ đã rơi vào cuộc chiến về giá. Các chuỗi nhà hàng của Golden Gate có trải qua cuộc chiến này?

Ông Đào Thế Vinh: Chắc chắn là có, bởi doanh nghiệp nào cũng cần giữ chân khách hàng. Nhưng khác với các doanh nghiệp bán lẻ một sản phẩm cụ thể, Golden Gate là doanh nghiệp bán lẻ dịch vụ.

Tại đây, cuộc chiến về giá đã biến thành cuộc chiến về “giá trị”, bao gồm cách doanh nghiệp chăm sóc khách hàng, cung cách phục vụ và tạo ra cảm xúc.

Golden Gate có phải cạnh tranh với các thương hiệu ngoại không, thưa ông?

Ông Đào Thế Vinh: (cười) Bất kì thương hiệu ngoại nào gia nhập Việt Nam và đạt được thành công, chúng tôi đều chúc mừng họ. Vì ngay ở những mảng mà họ tham gia, thị phần của Golden Gate đều có sự tăng trưởng. Đây là một ví dụ điển hình của câu chuyện nếu thị trường phát triển, tất cả doanh nghiệp đều hưởng lợi.

Cá nhân tôi không thích sự so sánh, mà chỉ muốn tập trung vào việc doanh nghiệp cần cố gắng làm thật tốt, để đạt được vị thế. Chúng tôi không hề lo lắng, mà cảm thấy sân chơi này rất thú vị, vì điều đó chứng tỏ thị trường chung sẽ tốt lên.

Để không phải cảm thấy “lo lắng” khi có sự cạnh tranh, ông có thể chia sẻ phương pháp quản trị tại Golden Gate?

Ông Đào Thế Vinh: Trong bối cảnh hiện tại, tôi cho rằng doanh nghiệp luôn cần định sẵn các kế hoạch kinh doanh, nhưng quy trình lên các kế hoạch này cần phải ngắn lại, vì chúng ta không thể biết trước được những diễn biến tiếp theo.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần để mắt tới yếu tố dòng tiền. Thực tế, nhiều doanh nghiệp đã phá sản không phải vì thua lỗ, mà phá sản vì không có dòng tiền.

Cuối cùng là đầu tư mạnh mẽ vào nội tại doanh nghiệp, bao gồm công nghệ, văn hóa, kĩ năng, con người. Đồng thời tìm cách tinh gọn bộ máy, tổ chức…

Khi thị trường thuận lợi, doanh nghiệp chủ yếu đầu tư mở rộng kinh doanh. Nên trong bối cảnh khó khăn hiện nay, đây là thời điểm thích hợp để đầu tư vào nội tại doanh nghiệp.

Xin cảm ơn ông!

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo The Leader

VNG từ bỏ tham vọng IPO và rút hồ sơ niêm yết tại Mỹ

Nói về việc rút hồ sơ niêm yết tại Mỹ, CEO Lê Hồng Minh khẳng định công ty sẽ quay trở lại thị trường trong tương lai rất gần.

Dẫn điều 477 Đạo luật Chứng khoán 1993, VNG Limited đề nghị Uỷ ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ (SEC) chấp thuận việc rút lại tờ khai đăng ký theo mẫu F-1 và các tài liệu, sửa đổi kèm theo bởi VNG “quyết định không tiến hành IPO vào thời điểm này”.

Công ty cho biết dự kiến sẽ nộp tờ khai đăng ký mới trong tương lai.

Cuối tháng 8 năm ngoái, VNG Limited lần đầu nộp hồ sơ đăng ký theo mẫu F-1 lên SEC. Khi ấy công ty dự kiến sẽ chào bán ra công chứng cổ phiếu phổ thông loại A tại sàn chứng khoán Nasdaq với mã “VNG”.

VNG Limited là tổ chức nước ngoài có trụ sở tại quần đảo Cayman, đồng thời là cổ đông lớn nhất của VNG. Pháp nhân này có hai người liên quan là người nội bộ tại CTCP VNG (UPCoM: VNZ) – công ty đang hoạt động tại Việt Nam, gồm Tổng giám đốc Lê Hồng Minh (sở hữu 12,27% vốn) và Phó Tổng giám đốc thường trực Vương Quang Khải (sở hữu 4,99% vốn).

VNG Limited đang nắm giữ 17,56 triệu cổ phiếu VNZ, tương đương tỷ lệ sở hữu 61,12%.

Nói về việc hoãn IPO tại Mỹ, tờ Tech in Asia dẫn nguồn tin cho biết ông Lê Hồng Minh đã chia sẻ nội bộ về quyết định này. Ông Minh cho hay các nhà đầu tư vẫn chưa có tâm lý sẵn sàng với các đợt IPO công nghệ ở châu Á.

Theo tiết lộ, lãnh đạo VNG đã gặp gỡ hơn 120 nhà đầu tư toàn cầu trong năm qua để chia sẻ câu chuyện của mình. Tuy vậy, hầu hết các nhà đầu tư đang chỉ đứng chờ và quan sát.

“Tôi muốn VNG thực hiện IPO ở vị thế vững chắc và có cơ hội tăng giá tốt sau khi lên sàn. Bất chấp tình hình vĩ mô đầy thách thức vào năm 2023, tất cả hoạt động kinh doanh của chúng ta đều đang phát triển tốt và công ty đang nhìn thấy những cơ hội lớn trong nỗ lực toàn cầu và AI của mình”, CEO VNG bày tỏ.

“Tôi có niềm tin chắc chắn rằng chúng tôi sẽ có thể quay trở lại thị trường trong tương lai rất gần”, ông Minh khẳng định.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Doanh nghiệp sở hữu trà sữa Mixue đang gấp rút IPO tại Hong Kong

Hai nhà sản xuất trà sữa hàng đầu của Trung Quốc là Mixue Bing Cheng và Guming đang gấp rút đăng ký mở bán cổ phiểu lần đầu ra công chúng (IPO) tại Hong Kong (Trung Quốc), khi lĩnh vực này đang phát triển ngày một nhanh chóng kéo theo tình hình cạnh tranh khốc liệt.

Hồ sơ của Sở giao dịch chứng khoán Hong Kong cho thấy Mixue Group và Guming Holdings đã nộp đơn đăng ký IPO tại Hong Kong vào ngày 2/1. Mixue và Guming lần lượt là chuỗi trà sữa lớn nhất và lớn thứ hai của Trung Quốc tính theo số cửa hàng tính đến hết năm 2023.

Theo một nguồn tin thân cận, Mixue – công ty có khoảng 36.000 cửa hàng – đang tìm cách huy động từ 500 triệu USD đến 1 tỷ USD trong đợt IPO ở Hong Kong. Về phần Guming, chủ chuỗi 9.000 cửa hàng trà sữa này đang đặt mục tiêu huy động từ 300-500 triệu USD.

Trà sữa trân châu là một trong số ít điểm sáng trên thị trường tiêu dùng ở Trung Quốc, với các chuỗi kinh doanh giá rẻ đang hoạt động đặc biệt tốt.

Theo nghiên cứu của Hiệp hội chuyên về chuỗi cửa hàng và nhượng quyền Trung Quốc (CCFA), 486.000 cửa hàng trà sữa trân châu ở nước này dự kiến doanh thu hàng năm sẽ tăng 40% và đạt quy mô thị trường khoảng 145 tỷ NDT (20,3 tỷ USD) vào năm 2023.

Nhưng do các sản phẩm có rất ít sự khác biệt, tình hình cạnh tranh giữa các cửa hàng rất khốc liệt. Một “gã khổng lồ” khác trong ngành, ChaBaiDao, cũng đã nộp đơn đăng ký IPO ở Hong Kong chỉ vài tháng trước Mixue và Guming.

Ông Ben Cavender, Giám đốc điều hành của công ty tư vấn China Market Research Group, cho biết ngành trà sửa Trung Quốc đang chứng kiến “làn sóng” IPO lớn, vì các chuỗi này đang mở rộng mạnh mẽ nhưng phải sẵn sàng mất tiền để thành công. Bên nào IPO nhanh nhất và hoạt động ổn định sẽ có khả năng chiến thắng về dài hạn.

Mixue đã đăng ký niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thâm Quyến vào năm 2022 với mục tiêu huy động khoảng 6,5 tỷ NDT (909,87 triệu USD). Nhưng tới hiện tại, chưa có thông báo chính thức nào về đợt niêm yết tiềm năng.

Giới quan sát cũng tỏ ra thận trọng rằng dù đồ uống giá cả phải chăng được giới trẻ ưa chuộng nhưng tâm lý thị trường đối với các chuỗi trà sữa lại không mấy lạc quan. Đà phục hồi kinh tế sau đại dịch của Trung Quốc nhìn chung không mấy mạnh mẽ, trong khi tỷ lệ thất nghiệp  ở thanh niên nước này đã lên tới 21% vào năm ngoái.

Một ví dụ được đưa ra là Nayuki, chuỗi cửa hàng trà sữa được niêm yết giao dịch công khai duy nhất ở Hong Kong. Cổ phiếu của chuỗi này đã giảm khoảng 80% kể từ khi chính thức IPO vào năm 2021, thời điểm niềm tin của người tiêu dùng Trung Quốc còn cao hơn hiện tại.

Dù vậy, vẫn có cơ hội để Mixue “tỏa sáng”.

Ông Jason Yu, người đứng đầu bộ phận Trung Quốc của công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel, cho biết Mixue là một trong số những công ty có thể tận dụng tốt nhu cầu trà sữa trân châu ngày càng tăng ở Trung Quốc và nhiều nơi khác.

Theo một nghiên cứu thị trường, giá trung bình các sản phẩm của 5 chuỗi trà sữa hàng đầu ở Trung Quốc (tính theo số lượng cửa hàng) thường dưới 20 NDT (khoảng 2,8 USD). Tuy nhiên, Mixue tập trung vào các sản phẩm có giá chỉ khoảng 6 NDT (khoảng 0,8 USD).

Theo ông Yu, Mixue có thể kiểm soát chi phí hiệu quả và sở hữu thương hiệu có độ nhận diện rất cao. Ông đánh giá Mixue đang làm rất tốt trong việc xây dựng một doanh nghiệp có quy mô toàn cầu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Huawei của Trung Quốc có thể IPO vào năm 2024

Trong khi CEO của Huawei Ren Zhengfei(Nhậm Chính Phi) luôn khẳng định rằng gã khổng lồ viễn thông do ông sáng lập sẽ không bao giờ trở thành một công ty giao dịch đại chúng mà thay vào đó họ sẽ tập trung làm việc vì những lý tưởng lớn hơn của xã hội. Tuy nhiên, bối cảnh mới về kinh tế và cả chính trị cho thấy Huawei của ông có thể sẽ IPO vào năm 2024.

Huawei của Trung Quốc có thể IPO vào năm 2024
Huawei của Trung Quốc có thể IPO vào năm 2024

Theo đó, để đạt được mục tiêu xây dựng “một nước xã hội chủ nghĩa hiện đại vĩ đại”, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của sự đổi mới và tự chủ công nghệ. Cũng tương tự như Alibaba của Jack Ma đã từng, Huawei có thể giúp Bắc Kinh hiện thức hoá các mục tiêu (kinh tế và chính trị) nêu trên.

Chiếc điện thoại thông minh có tên Mate 60 Pro được Huawei ra mắt đầu tháng 9 mới đây có thể xem là sản phẩm đầu tay của Huawei về cái gọi là tự chủ sản xuất, các hiết bị của sản phẩm chứa đầy các linh kiện do Trung Quốc sản xuất và được hỗ trợ bởi chất bán dẫn tiên tiến được cho là do Tập đoàn Sản xuất Chất bán dẫn Quốc tế Thượng Hải (SMIC) sản xuất.

Dù vậy, trước các lệnh trừng phạt của Mỹ, tình hình kinh doanh của Huawei cũng không mấy khả quan. Biên lợi nhuận hoạt động của Huawei đã giảm từ hơn 10% năm 2018 xuống dưới 7% vào năm 2022, khi lợi nhuận ròng hàng năm giảm xuống chỉ còn 5,1 tỷ USD.

Tuy nhiên, theo phân tích, Huawei hoàn toàn có thể có được giá trị cao hơn nhiều, cựu giám đốc công nghệ của Lenovo và là người lâu năm ủng hộ việc Trung Quốc tự phát triển chip xử lý riêng, đã khẳng định rằng Huawei có thể đạt trị giá 1,3 nghìn tỷ USD.

Trong một lá thư gửi nhân viên vào năm 2021, CEO Huawei nói rằng các hoạt động kinh doanh của Huawei có thể “dần dần thâm nhập thị trường trong tương lai”. Nhà sản xuất thiết bị cầm tay Honor, một thương hiệu phụ của Huawei được bán cho một tập đoàn do một công ty nhà nước đứng đầu vào năm 2020, đã đưa ra kế hoạch IPO từ tháng 11.

Cùng tháng đó, Huawei cho biết họ sẽ chuyển các công nghệ cốt lõi trong mảng ô tô thông minh của mình sang một liên doanh do nhà sản xuất ô tô Chongqing Changan Automobile sở hữu 40%. Huawei rõ ràng là đang bận rộn cho kế hoạch IPO của mình trong năm tới (hoặc có thể là trong tương lai gần).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

CNBC: Làn sóng IPO tại Mỹ của các doanh nghiệp Việt Nam đang nở rộ

Một buổi hội thảo vào đầu năm nay đã quy tụ từ 20 đến 30 doanh nghiệp Việt Nam để bàn về lộ trình IPO tại Mỹ.

CNBC: Làn sóng IPO tại Mỹ của các công ty Việt Nam đang nở rộ
CNBC: Làn sóng IPO tại Mỹ của các công ty Việt Nam đang nở rộ

Trong một bài phân tích mới đây của tờ CNBC, một nhóm công ty mới tại châu Á đang dự tính phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) ở Mỹ, nơi hoạt động niêm yết quốc tế từng chủ yếu do các công ty khởi nghiệp Trung Quốc thúc đẩy.

Hãng ô tô điện VinFast có trụ sở tại Việt Nam đã có bước đột phá mới khi niêm yết tại Mỹ vào tháng 8, thông qua SPAC. Bên cạnh đó, “kỳ lân” công nghệ Việt Nam VNG cũng đã nộp hồ sơ niêm yết trên Nasdaq. Các sản phẩm của VNG bao gồm trò chơi, công nghệ tài chính và phát nhạc trực tuyến.

VNG lưu ý trong bản cáo bạch rằng luật pháp Việt Nam không cho phép nhà đầu tư nước ngoài sở hữu hơn 49% cổ phần của một doanh nghiệp trong nước tuỳ lĩnh vực kinh doanh. Do đó, VNG đã thực hiện một kế hoạch tái cấu trúc, sử dụng công ty mẹ tại quần đảo Cayman để niêm yết tại Mỹ. Hiện chưa rõ khi nào VNG sẽ IPO.

Cũng theo CNBC, các công ty tìm kiếm khách hàng IPO tiềm năng cho biết họ đang đàm phán với nhiều công ty hơn ở Việt Nam và khu vực lân cận. Ông Drew Bernstein, đồng chủ tịch công ty kế toán MarcumAsia cho biết khi các công ty nội địa phát triển, khả năng phát triển của họ vượt xa khả năng cấp vốn của thị trường trong nước.

Ông Gary Dvorchak, Giám đốc điều hành Blueshirt Group – công ty tư vấn cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết tại Mỹ, cho biết đã tổ chức một buổi hội thảo vào đầu năm nay, quy tụ từ 20 đến 30 công ty Việt Nam để bàn về lộ trình IPO tại Mỹ. Trong đó, có nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, chẳng hạn như thanh toán, trò chơi trực tuyến và thương mại điện tử.

“Điều này đi ngược với phần còn lại của châu Á, khi chỉ có một số doanh nghiệp Indonesia có nhu cầu trong khi Thái Lan không có một công ty nào. Do đó, nhiều công ty ở Việt Nam muốn IPO là một điều thực sự có ý nghĩa”, ông Gary Dvorchak nói.

CNBC cũng cho biết đã liên hệ với khoảng hai chục công ty khởi nghiệp có trụ sở chính hoặc văn phòng lớn tại Việt Nam để hỏi về kế hoạch IPO tại Mỹ của họ. Hầu hết đều cho biết việc niêm yết vẫn còn rất xa vời, nhưng ghi nhận sự tăng trưởng nhanh chóng của các công ty khởi nghiệp địa phương trong 15 năm qua.

Ông Nguyễn An Nguyên, Giám đốc điều hành công ty khởi nghiệp fintech Trusting Social, cho biết vốn đầu tư vào các công ty khởi nghiệp Việt Nam đã tăng lên rất nhiều so với 10 năm trước. Ông nói thêm rằng hệ sinh thái khởi nghiệp ngày càng phát triển đã thu hút nhiều Việt kiều trở về quê hương, trong khi tăng trưởng kinh tế đã giúp mở rộng tiềm năng thị trường cho các doanh nghiệp trong nước.

ELSA, công ty sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp mọi người học tiếng Anh, có trụ sở tại Mỹ trong khi đồng sáng lập và CEO Văn Đinh Hồng Vũ đến từ Việt Nam. Cô cho biết nhờ sự thành công của Grab mà ngày càng có nhiều công ty Việt Nam bắt đầu nhìn xa hơn thị trường nội địa để hướng tới kinh doanh trong khu vực.

“Đối với ELSA, khi chúng tôi thành lập công ty, khát vọng luôn là một doanh nghiệp toàn cầu. Việc IPO tại Mỹ sẽ giúp Elsa đạt dấu ấn toàn cầu đó”, CEO của ELSA cho biết.

Theo dữ liệu của Renaissance Capital tính đến ngày 29/11, trong số 103 đợt IPO của Mỹ trong năm nay, có 10 đợt đến từ các công ty có trụ sở tại Đông Nam Á. Ông George Chan, trưởng bộ phận tư vấn IPO toàn cầu tại EY, kỳ vọng rất nhiều công ty từ Đông Nam Á sẽ IPO trong 12 đến 18 tháng tới và cũng có thể xem xét sàn giao dịch Hong Kong.

Còn ông Bernstein đồng chủ tịch công ty kế toán MarcumAsia cho biết xu hướng này không thay thế các đợt IPO của Trung Quốc tại Mỹ mà tạo ra những cơ hội mới. MarcumAsia đang mở rộng văn phòng tại Bắc Kinh, Thiên Tân, Quảng Châu và Thượng Hải, đồng thời mở văn phòng tại Hong Kong vào mùa thu này. Ông Bernstein cho biết MarcumAsia đã mở văn phòng tại Singapore vào tháng 5/2022 và hiện chưa có kế hoạch mở văn phòng khác ở Đông Nam Á.

Cuối cùng, thị trường IPO toàn cầu cần phải phục hồi trước khi các công ty đi đến động thái nghiêm túc. Bob McCooey, phó Chủ tịch của Nasdaq, cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại: “Có rất nhiều công ty từ Đông Nam Á đang đánh giá thị trường Mỹ”. Tuy nhiên, điều kiện thị trường đang trì hoãn kế hoạch niêm yết của họ sang nửa đầu năm tới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Trọng Hiếu | Markettimes

Thương hiệu bán lẻ thời trang Shein âm thầm nộp đơn IPO tại Mỹ

Thương hiệu bán lẻ thời trang nhanh giá rẻ Shein (Trung Quốc) đang âm thầm nộp đơn IPO tại Mỹ.

Thương hiệu bán lẻ thời trang Shein âm thầm nộp đơn IPO tại Mỹ
Thương hiệu bán lẻ thời trang Shein âm thầm nộp đơn IPO tại Mỹ

Theo đó, Shein được cho là đã bí mật nộp đơn cho đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại Mỹ và có thể sẵn sàng bắt đầu giao dịch ngay trong năm tới.

Có trụ sở tại Singapore sau khi chuyển trụ sở chính từ Trung Quốc vào năm 2021, Shein (cùng với những cái tên khác như Temu) là nhà bán lẻ thời trang trực tuyến toàn cầu được định giá tới 66 tỷ USD trong vòng gây quỹ mới nhất vào tháng 5.

Thương hiệu này gần đây đã hợp tác với Forever 21 để ra mắt dòng quần áo đồng thương hiệu đồng thời đã mua lại một khoản cổ phần đáng kể trong Sparc Group, một liên doanh được hỗ trợ bởi công ty quản lý thương hiệu Authentic Brands Group và chủ sở hữu trung tâm thương mại Simon Property Group.

Với các công ty khởi nghiệp hay các doanh nghiệp khác, cách tiếp cận thường sử dụng là bí mật nộp đơn IPO với Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) và chỉ thông báo tới công chúng khi mọi thứ đã thành.

Gã khổng lồ Goldman Sachs, JPMorgan và Morgan Stanley dự kiến sẽ là những nhà bảo lãnh chính cho đợt chào bán của Shein.

Tính đến thời điểm hiện tại trong năm nay, các đợt IPO ở Mỹ đã huy động được khoảng 23,64 tỷ USD, vượt qua mức 21,3 tỷ USD trong cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, con số này cũng không đáng kể so với mức kỷ lục 300 tỷ USD vào năm 2021.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Grab chính thức IPO lên sàn chứng khoán Nasdaq Mỹ với giá trị 40 tỷ USD

Grab lên sàn tại Mỹ bằng “cửa sau” sau khi đạt được thỏa thuận sáp nhập trị giá 40 tỉ USD với Altimeter Growth, một công ty SPAC hồi tháng 4-2021.

Grab chính thức IPO lên sàn chứng khoán Nasdaq Mỹ với giá trị 40 tỷ USD
Source: CNN

Nền tảng khởi nghiệp đa ứng dụng Grab đã chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán ở Mỹ bằng lễ rung chuông đầu tiên của Nasdaq được tổ chức tại Đông Nam Á diễn ra tối 2-12.

Grab Holdings Limited (mã Nasdaq: GRAB) (“Grab”) đã khởi động sự kiện niêm yết lớn nhất tại Mỹ của một công ty Đông Nam Á bằng một sự kiện rung chuông ở Singapore, do Nasdaq và các giám đốc điều hành của Grab tổ chức.

Ông Anthony Tan và bà Tan Hooi Ling, hai nhà đồng sáng lập Grab, cũng có mặt tại lễ này.

Grab lên sàn tại Mỹ bằng “cửa sau” sau khi đạt được thỏa thuận sáp nhập trị giá 40 tỉ USD với Altimeter Growth, một công ty SPAC hồi tháng 4-2021.

“Đây là giao dịch niêm yết tại Mỹ lớn nhất trong lịch sử được thực hiện bởi một công ty Đông Nam Á, và tôi có thể hiểu vì sao Grab đã phát triển thành một thương hiệu quen thuộc với mọi gia đình và trở thành siêu ứng dụng số 1 trong khu vực” – ông Bob McCooey, chủ tịch Nasdaq khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nói tại lễ rung chuông của Grab tối 2-12.

Theo Reuters, giá cổ phiếu của Grab tăng 21%, đạt mức giá 13,06 USD chỉ vài phút sau khi niêm yết, nhưng sau đó đã lao dốc 23% còn 8,51 USD vào lúc đầu giờ sáng 3-12, theo giờ Việt Nam.

Grab phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO) trong bối cảnh nền tảng này cũng như nhiều ứng dụng đa dịch vụ khác đã gặp không ít khó khăn với sự lây lan của biến thể của COVID-19 trong thời gian qua ở nhiều thị trường, hãng buộc phải cắt giảm dự báo doanh thu nhiều lần.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Grab có thể IPO với định giá 40 tỷ USD

Grab gần đây đã công bố kế hoạch phát hành cổ phiếu thông qua sáp nhập với Altimeter Growth của Altimeter Capital.

15 năm trước, Hooi Ling Tan là chuyên gia phân tích của hãng tư vấn McKinsey. Bà luôn sợ bắt taxi tại Kuala Lumpur sau mỗi đêm làm việc muộn nhưng không có nhiều lựa chọn. Thủ đô của Malaysia nổi tiếng với một trong các hệ thống taxi tệ nhất thế giới.

Nếu tự lái xe, bà cũng không có cảm giác an toàn vì e ngại có thể ngủ gật trên vô lăng. Vì vậy, bà tự tạo ra một hệ thống theo dõi GPS thủ công với mẹ của mình.

Đó chính là mỗi khi lên xe, bà sẽ nhắn tin về cho mẹ, nêu thông tin chi tiết về biển số, tên tài xế, giấy phép hoạt động của taxi. Khi đến một tòa nhà nào đó, bà cũng nhắn về để mẹ biết cô sắp về đến nơi hay chưa.

“Mỗi đêm, mẹ đều ngủ trên ghế bành chờ tôi trở về”, đồng sáng lập Grab chia sẻ. Sau này, Grab – startup gọi xe mà Hooi Ling Tan cùng sáng lập cùng Anthony Tan sẽ IPO với định giá gần 40 tỷ USD.

Tuy nhiên, kế hoạch IPO của Grab không hề được trải hoa hồng, dù được coi là một startup mang tính toàn cầu. Không như các doanh nghiệp tại Mỹ hay Trung Quốc, các công ty khởi nghiệp Đông Nam Á như Grab bị cho là vẫn đang thiếu những lựa chọn phù hợp để gọi vốn.

Trong bối cảnh đó, SPAC với những ưu điểm của mình được dự báo sẽ là một xu hướng mới của các doanh nghiệp.

Cụ thể, Grab đã công bố kế hoạch phát hành cổ phiếu thông qua sáp nhập với Altimeter Growth của Altimeter Capital.

Theo thỏa thuận, Grab sẽ nhận được 4 tỷ USD đầu tư tư nhân vào vốn công cộng (PIPE). Các nhà đầu tư PIPE bao gồm: BlackRock, Fidelity, T. Rowe Price Group và Morgan Stanley. Ngoài ra, startup cũng có thêm 4,5 tỷ USD tiền mặt để đầu tư vào tăng trưởng người dùng và dịch vụ tương lai.

Sau khi lên sàn chứng khoán, Grab sẽ tiếp tục tập trung vào Đông Nam Á thay vì mở rộng tại Mỹ vì Hooi Ling Tan tin rằng họ mới chỉ chạm tới bề nổi của thị trường này.

SPAC là viết tắt của cụm Special Purpose Acquisition Company, tạm dịch là công ty thâu tóm, sáp nhập với mục đích đặc biệt.

SPAC là một công ty rỗng, không có hoạt động thương mại, được thành lập để niêm yết trên sàn chứng khoán và huy động một lượng tiền mặt lớn từ một nhóm nhà đầu tư. Sau đó, SPAC sẽ dùng số tiền này để mua một startup có tiềm năng và đưa doanh nghiệp này lên sàn.

Được thành lập vào năm 2012, Grab Holdings Inc có trụ sở tại Singapore là một trong số những công ty khởi nghiệp có giá trị lớn nhất Đông Nam Á, hoạt động tại 8 quốc gia và 398 thành phố trên thế giới.

Theo hãng PitchBook, Grab được định giá khoảng 15 tỷ USD sau vòng gọi vốn gần đây nhất vào tháng 10/2019.

Công ty này đang mở rộng dịch vụ từ gọi xe, giao hàng, giao đồ ăn cho tới dịch vụ tài chính, và đang đẩy mạnh sang lĩnh vực bảo hiểm và cho vay tại khu vực gồm 650 triệu dân này.

Các thương vụ SPAC lớn gần đây khác phải kể đến như thương vụ sáp nhập trị giá 16 tỷ USD giữa UMW Holdings Corp với một SPAC do tỷ phú Alec Gores hậu thuẫn, và thỏa thuận trị giá 24 tỷ USD mà nhà sản xuất xe điện hạng sang Lucid Motors đã ký với SPAC do nhà tài phiệt Michael Klein điều hành.

Vụ IPO của Grab sẽ mở rộng cánh cửa cho các nhà đầu tư quốc tế thâm nhập vào một trong những thị trường Internet phát triển nhanh nhất thế giới. Điều này cũng mở ra một chương mới cho nền kinh tế Đông Nam Á, đặc biệt là hệ sinh thái khởi nghiệp khu vực.

Dấu mốc này cũng có thể giúp các “kỳ lân” khác (các start up được định giá từ 1 tỷ USD) của khu vực tiếp bước, giữa bối cảnh Đông Nam Á đang thách thức sự cạnh tranh của các doanh nghiệp Mỹ và Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ.

Tầm quan trọng của Đông Nam Á đối với các công ty kỹ thuật số ngày càng được công nhận rộng rãi.

Theo nghiên cứu của Google, Temasek Holdings và Bain & Co., tổng giá trị thương mại của nền kinh tế Internet khu vực này dự kiến sẽ tăng lên 300 tỷ USD vào năm 2025, gấp ba lần so với mức tương ứng năm 2020. Nhưng cho đến nay, hầu hết các nhà đầu tư đều thiếu cách tiếp cận thị trường này.

Trước Grab, vụ IPO đáng chú ý duy nhất của một công ty công nghệ Đông Nam Á là SEA, công ty thương mại điện tử và trò chơi trực tuyến có trụ sở tại Singapore và được niêm yết tại thị trường chứng khoán New York.

Giá cổ phiếu của SEA đã tăng gần gấp 5 lần trong năm 2020, cho thấy sự ham muốn rất lớn của các nhà đầu tư đối với các công ty công nghệ đang phát triển ở Đông Nam Á và phản ánh sự khan hiếm các khoản đầu tư thay thế.

Tại Indonesia, đối thủ của Grab là Gojek và gã khổng lồ thương mại điện tử Tokopedia đang thảo luận về việc sáp nhập và khả năng niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán của Mỹ và Indonesia.

Công ty dịch vụ du lịch trực tuyến của Indonesia là Traveloka cũng đang xem xét việc thực hiện IPO thông qua việc sáp nhập với SPAC giống Grab.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Kuaishou IPO với 5 tỉ USD – Bạn cần biết gì về ứng dụng cạnh tranh với TikTok này

Cổ phiếu của ứng dụng video ngắn từ Trung Quốc Kuaishou bắt đầu giao dịch vào 05/02 tại sàn Hồng Kông, đánh dấu sự khởi đầu của công ty với tư cách là một công ty niêm yết công khai.

Costfoto | Barcroft Media | Getty Images

Cổ phiếu của công ty ứng dụng video ngắn đến từ Trung Quốc Kuaishou chính thức đi vào giao dịch sàn tại Hồng Kông, đánh dấu sự khởi đầu của cuộc đời là một công ty niêm yết công khai.

Cổ phiếu của Kuaishou tăng gần 200%, mở cửa ở mức 338 đô la Hồng Kông. Công ty định giá cổ phiếu của mình là 115 đô la Hồng Kông. Đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) đã huy động được 41,28 tỷ đô la Hồng Kông (5,32 tỷ USD) cho công ty.

Nhưng Kuaishou là gì và nó kiếm tiền như thế nào? Hãy tham khảo những thông tin sau đây về ứng dụng được cho là đối thủ ‘nặng ký’ của TikTok này.

Kuaishou làm gì? 

Công ty được thành lập vào năm 2011 và khởi đầu là một ứng dụng di động có tên là GIF Kuaishou, cho phép người dùng tạo ra các hình ảnh động gọi là GIF.

Vào năm 2013, nền tảng truyền thông xã hội và video ngắn đã được ra mắt, sau đó là phát trực tiếp vào năm 2016.

Các ứng dụng của Kuaishou hiện có 769 triệu người dùng hoạt động hàng tháng (MAU).

Nó cũng đang bắt đầu đẩy mạnh sang các lĩnh vực khác như thương mại điện tử.

Kuaishou kiếm tiền bằng cách nào?

Kuaishou đã mang lại doanh thu 40,68 tỷ nhân dân tệ (6,2 tỷ USD) trong 09 tháng kết thúc vào ngày 30 tháng 9 năm 2020 – tăng 49% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, công ty đã thua lỗ trong giai đoạn đó, báo cáo khoản lỗ ròng đã điều chỉnh là 7,24 tỷ nhân dân tệ do chi phí marketing tăng cao.

Kuaishou cho biết họ có 262,4 triệu người dùng hoạt động hàng ngày (DAU) cho ứng dụng của mình trong chín tháng đầu năm 2020, tăng từ 165,2 triệu trong cùng kỳ năm 2019.

Trong đó, người dùng có trả phí hàng tháng của họ đã tăng lên 59,9 triệu từ 48,5 triệu trong giai đoạn đó.

Ứng dụng này kiếm tiền từ người dùng của mình theo một số cách:

1. Phát trực tiếp:

Nguồn doanh thu chính của ứng dụng này là hoạt động kinh doanh phát trực tiếp (Live-streaming). Điều này liên quan đến việc người dùng mua các vật phẩm ảo từ Kuaishou để tặng cho những người phát trực tuyến yêu thích của họ.

Doanh thu từ phát trực tiếp mang lại 25,31 tỷ nhân dân tệ doanh thu trong chín tháng đầu năm 2020, chiếm khoảng 62% tổng doanh thu toàn ứng dụng.

2. Quảng cáo và tiếp thị trực tuyến:

Kuaishou cũng kiếm tiền từ các dịch vụ tiếp thị trực tuyến (digital marketing) hoặc quảng cáo, mang lại 13,34 tỷ nhân dân tệ trong chín tháng kết thúc vào ngày 30 tháng 9, tăng hơn 200% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này chiếm khoảng 32% tổng doanh thu.

3. Thương mại điện tử và trò chơi:

Hãng công nghệ Trung Quốc cũng đã bắt đầu mạo hiểm vào lĩnh vực thương mại điện tử và trò chơi trên ứng dụng di động. Người dùng có thể mua các mặt hàng từ những người phát trực tuyến thông qua ứng dụng Kuaishou.

Kuaishou nói rằng các giao dịch trị giá 204,06 tỷ nhân dân tệ đã được tạo điều kiện thông qua ứng dụng của mình trong chín tháng đầu năm 2020 – tăng hơn 1.100%. Không phải tất cả những điều này sẽ chuyển trực tiếp thành doanh thu cho Kuaishou.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Airbnb dự kiến sẽ IPO vào tháng 12 này với giá trị khoảng 18 tỉ USD

Cả Airbnb và DoorDash đều dự kiến phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trong tháng 12.

Nhu cầu về phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) đã sôi động trở lại ở phố Wall. Dẫn đầu là hai công ty từ thung lũng Silicon Airbnb và DoorDarsh. Cổ phiếu của hai công ty này dự kiến sẽ bắt đầu giao dịch trong tháng 12.

Trong hồ sơ mới nhất nộp lên Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ hôm 30/11, DoorDash cho biết, mức giá dự kiến của công ty vào khoảng 75-80 USD/cổ phiếu với mức phát hành khoảng 317,7 triệu cổ phiếu.

Theo CB Insights, với mức giá dự kiến cao nhất, DoorDash sẽ được định giá khoảng 27 tỷ USD, tăng so với mức 16 tỷ USD trong lần gần đây nhất dịch vụ giao hàng này huy động vốn từ các thị trường tư nhân.

DoorDash được nhận định sẽ thu hút được sự quan tâm lớn từ các nhà đầu tư và công chúng. Startup hoạt động trong lĩnh vực giao đồ ăn, cạnh tranh với Uber và Grubhub – công ty đã bị Just Eat Takeaway.com, một công ty của Hà Lan thâu tóm trong mùa hè vừa qua.

Airbnb cũng được theo dõi sát sao để đánh giá mức độ phục hồi của ngành khách sạn sau khi dịch Covid-19 khiến nhu cầu du lịch giảm mạnh. Công ty này được định giá 18 tỷ USD vào đầu năm nay, thấp hơn đáng kể mức 31 tỷ USD trước đại dịch.

DoorDash và Airbnb không phải là kỳ lân duy nhất được kỳ vọng sẽ ra mắt thị trường đại chúng trước cuối năm nay.

Ứng dụng mua sắm trực tuyến Wish đã nộp đơn xin IPO. Theo CB Insights, công ty trị giá 11,2 tỷ USD. Và nền tảng trò chơi điện tử Roblox, với định giá 4 tỷ USD, cũng đang có ý định niêm yết trên sàn chứng khoán.

Instacart, công ty xử lý thanh toán Stripe và ứng dụng giao dịch chứng khoán nổi tiếng Robinhood đều được cho là đang xem xét IPO vào năm 2021.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Tham khảo NDH