Lợi nhuận trước thuế, lãi trước khấu hao và lãi sau khấu hao của ByteDance trong năm 2023 đã tăng lên mức hơn 40 tỷ USD từ khoảng 25 tỷ USD vào 2022, theo những người quen thuộc với vấn đề này. Nguồn tin của Bloomberg cho biết doanh thu của ByteDance, công ty khởi nghiệp giá trị nhất thế giới, cũng tăng lên gần 120 tỷ USD vào năm 2023 từ mức 80 tỷ USD trong 2022.
Doanh thu và lợi nhuận của công ty mẹ TikTok vượt xa Tencent và Alibaba
Kết quả này đánh dấu lần đầu tiên ByteDance vượt qua đối thủ truyền kiếp Tencent cả về doanh thu và lợi nhuận trong một năm khi tận dụng nền tảng video ngắn phổ biến của mình để mở rộng sang thương mại điện tử quốc tế.
Dù chưa được kiểm toán độc lập, các số liệu nội bộ này của ByteDance cho thấy tập đoàn có trụ sở ở Bắc Kinh (thủ đô Trung Quốc) là một trong những hãng công nghệ phát triển nhanh nhất thế giới vào năm 2023.
Người phát ngôn của ByteDance không trả lời khi được Bloomberg đề nghị bình luận.
ByteDance với Douyin (phiên bản TikTok của Trung Quốc) vào năm ngoái đã củng cố vị thế hàng đầu về internet ở cường quốc châu Á, cùng Tencent và Alibaba. Tuy nhiên, cả Tencent và Alibaba đều đang phải vật lộn để kích thích tăng trưởng vào thời điểm kinh tế bất ổn và sự thận trọng của người tiêu dùng trong nước.
Tại thị trường nội địa, Douyin đang chuyển mình trở thành nền tảng đa năng giống WeChat của Tencent, với các tính năng bổ sung nhằm lấn sân sang lĩnh vực thương mại điện tử của Alibaba và cạnh tranh với Meituan về các đơn đặt hàng giao đồ ăn.
Ngay cả với kết quả khả quan, ByteDance vẫn quyết định đại tu việc quản lý các hoạt động tại Trung Quốc vào tháng 2, với việc Kelly Zhang Nan từ chức Giám đốc điều hành đơn vị Douyin mà không có kế hoạch bổ nhiệm người kế nhiệm.
Việc triển khai thành công TikTok Shop tại các thị trường như Mỹ và Đông Nam Á đã mở ra những nguồn doanh thu mới ngoài hoạt động tiếp thị kỹ thuật số. TikTok đang tìm cách tăng quy mô kinh doanh thương mại điện tử của mình lên gấp 10 lần trong năm 2024 tại Mỹ, nơi có 170 triệu người dùng. Động thái này diễn ra bất chấp cuộc khủng hoảng hiện hữu của TikTok tại thị trường sinh lợi nhất.
Hôm 13.3, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật nhằm buộc ByteDance thoái vốn khỏi TikTok, hoặc ứng dụng chia sẻ video ngắn nổi tiếng đối mặt với lệnh cấm hoạt động ở Mỹ.
Dự luật cho ByteDance khoảng 6 tháng để thoái vốn, hiện được chuyển đến Thượng viện, nơi các nhà lãnh đạo đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đã gửi những tín hiệu trái chiều về việc liệu họ có ủng hộ nó hay không.
Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết sẽ ký dự luật thành luật nếu nó được cả Hạ viện và Thượng viện thông qua. Tuy nhiên, dự luật này có thể sẽ phải đối mặt với kiện tụng ngay cả khi trở thành luật. Những nỗ lực trước đây nhằm chặn TikTok, từ năm 2020, đã bị đình trệ hoặc bị tòa án chặn lại.
Cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ giữa ông Joe Biden và Donald Trump vào cuối năm 2024, cùng với phản ứng của Trung Quốc, cũng có thể làm phức tạp vấn đề.
Giống như các công ty cùng ngành Trung Quốc, ByteDance đã bắt đầu loại bỏ các khoản đặt cược rủi ro trong những tháng gần đây. ByteDance đã cắt giảm hàng trăm nhân viên tại các đơn vị phát triển game và phần mềm doanh nghiệp, vốn ảnh hưởng đến lợi nhuận và phần lớn không đáp ứng được kỳ vọng. Thay vào đó, tập đoàn này đang cố gắng bắt kịp với lĩnh vực AI tổng quát, xây dựng chatbot và mô hình ngôn ngữ lớn của riêng mình.
Khả năng ByteDance chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vẫn còn xa vời, vì đang phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ hơn ở Mỹ.
Hồi tháng 12.2023, ByteDance đã đề nghị mua lại số cổ phiếu trị giá 5 tỷ USD từ các nhà đầu tư, với mức định giá công ty là 268 tỷ USD. Vào thời kỳ đỉnh cao, ByteDance được định giá hơn 400 tỷ USD trong một số giao dịch tư nhân.
ByteDance tập trung nguồn lực vào AI tổng quát sau khi Sora làm đảo lộn tương lai việc tạo video
ByteDance đang huy động nguồn lực cho các dự án AI tổng quát khi tăng gấp đôi nỗ lực để cố bắt kịp chabot AI ChatGPT và mô hình chuyển văn bản thành video Sora của OpenAI.
Đảm nhận vị trí giám đốc điều hành từ nhà đồng sáng lập Zhang Yiming vào năm 2021, Liang Rubo đã đặt ra ba mục tiêu cho ByteDance liên quan đến AI tổng quát trong quý 1/2024: Tăng cường tuyển dụng nhân tài AI, nâng cao cơ cấu tổ chức và cải thiện nghiên cứu cơ bản, theo nguồn tin của trang SCMP.
Trang web của ByteDance liệt kê hơn 300 cơ hội việc làm liên quan đến AI tổng quát, hơn 100 trong số đó liên quan đến mô hình ngôn ngữ lớn – công nghệ được sử dụng để đào tạo ChatGPT và các chatbot AI tương tự.
ByteDance gần đây đã thuê Jiang Lu, người từng đóng góp chính cho VideoPoet, mô hình ngôn ngữ lớn được Google thiết kế để tạo video, ra mắt cuối năm ngoái.
Theo hãng truyền thông Jiemian (Trung Quốc), ByteDance đang bí mật làm việc trên nhiều sản phẩm AI, gồm cả công nghệ chuyển văn bản thành hình ảnh và tạo video từ văn bản.
Nhóm chịu trách nhiệm về ứng dụng chỉnh sửa video CapCut, do Kelly Zhang Nan (cựu Giám đốc điều hành đơn vị Douyin) quản lý, cũng đang làm việc bí mật trên các sản phẩm AI.
Một nguồn tin thân cận với ByteDance nói rằng những người có ảnh hưởng lớn tại công ty, gồm cả người sáng lập Zhang Yiming, hiện coi AI là một trận chiến mà công ty không thể thua. Nguồn tin cho biết đó là tinh thần “hết mình”.
ByteDance được nhiều người coi là trường hợp thành công của một doanh nghiệp sử dụng thuật toán học máy để giới thiệu nội dung cho người xem.
Một ngôi làng ở quê hương của Zhang Yiming thậm chí còn dựng bia đá để vinh danh tỷ phú này, ca ngợi ByteDance là hãng công nghệ đầu tiên ứng dụng AI vào internet di động và Douyin đi tiên phong trong lĩnh vực thương mại điện tử phát trực tiếp (livestream). Chiếc bia đá vinh danh Zhang Yiming sau đó đã bị dỡ bỏ.
Dù sớm áp dụng AI trong đề xuất nội dung nhưng ByteDance lại khám phá mô hình ngôn ngữ lớn tương đối muộn. Công ty đã ra mắt chatbot Doubao và Cici AI nửa cuối 2023, sau khi đối thủ Baidu và Alibaba triển khai dịch vụ của họ vào tháng 3 và tháng 4 cùng năm.
Sau khi OpenAI ra mắt Sora vào giữa tháng 2, ByteDance cho biết công cụ điều khiển chuyển động video nội bộ Boximator, được thiết kế để giúp tạo video, vẫn còn ở giai đoạn sơ khai và chưa sẵn sàng để phát hành rộng rãi. Tập đoàn Trung Quốc tiết lộ: “Nó vẫn có khoảng cách lớn với các mô hình sản xuất video hàng đầu về chất lượng hình ảnh, độ trung thực và thời lượng”.
Tuy nhiênua, ByteDance đang âm thầm cố gắng bắt kịp OpenAI. Theo bản tin của Jiemian, Zhang Yiming, người ít nổi tiếng nhưng vẫn có ảnh hưởng lớn đến định hướng chiến lược của ByteDance, năm ngoái đã dành phần lớn sức lực cho AI. Tạp chí China Entrepreneur cho biết Zhang Yiming thường đọc các tài liệu nghiên cứu OpenAI đến đêm khuya.
Đầu tháng 2, Kelly Zhang Nan đã từ bỏ vai trò Giám đốc điều hành Douyin để dành nhiều thời gian hơn cho CapCut, nói rằng “công nghệ AI sẽ gây ra sự đảo lộn đáng kể trong việc tạo nội dung và thậm chí sinh ra các nền tảng tạo nội dung mới”.
Alex Zhu (người đồng sáng lập công ty cung cấp ứng dụng video ngắn Musical.ly sau này sáp nhập với TikTok) và Zhu Wenjia (trưởng nhóm công nghệ tại TikTok) cũng đã điều chỉnh trách nhiệm của mình để tập trung vào AI.
Cảm giác cấp bách đã tràn ngập ByteDance sau khi Giám đốc điều hành Liang Rubo chỉ trích nhân viên vào tháng 1 vì phản ứng quá chậm trước sự xuất hiện của các công nghệ mới, cụ thể là AI tổng quát.
Tại một cuộc họp nội bộ, ông cho biết các nhân viên ByteDance đã không nói gì về ChatGPT, được phát hành vào tháng 11.2022, cho đến vài tháng sau đó.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Năm ngoái, tổng số giao dịch đầu tư của Alibaba, Tencent và Baidu giảm gần 40%, xuống còn 102, trong đó Tencent là công ty cắt giảm mạnh nhất, theo tờ South China Morning Post.
Big Tech Trung Quốc trở thành hậu thuẫn cho cuộc đua thương mại điện tử
Theo dữ liệu của ITJuzi, gã khổng lồ về mạng xã hội và trò chơi điện tử Tencnet đã ký kết 39 hợp đồng đầu tư với 37 công ty vào năm 2023, giảm mạnh so với con số 95 và 299 giao dịch đã thực hiện lần lượt vào năm 2022 và 2021.
Baidu, công ty chuyên về tìm kiếm web và trí tuệ nhân tạo (AI), đã tham gia vào 24 giao dịch đầu tư trong năm ngoái, giảm so với 52 giao dịch vào năm 2021. Tập đoàn Alibaba đã đầu tư vào 39 thương vụ, giảm so với 91 thương vụ vào năm 2021.
Năm 2021 là một năm bước ngoặt đối với các công ty internet Trung Quốc, khi Bắc Kinh bắt đầu chiến dịch kiểm soát “sự mở rộng vốn bất hợp lý”. Giữa một loạt động thái siết chặt quy định, các Big tech của Trung Quốc – những công ty có quy mô thị trường từng ngang hàng với các đối thủ Mỹ, gần như ngừng mở rộng.
Các khoản đầu tư của Tencent vào năm ngoái chủ yếu liên quan đến dịch vụ doanh nghiệp, chăm sóc sức khỏe và trò chơi điện tử. Các công ty sản xuất tiên tiến là lựa chọn hàng đầu của Alibaba, với 8 thương vụ liên quan được thực hiện bởi ông lớn thương mại điện tử Trung Quốc.
Dù gặp khó trong việc cạnh tranh ở Trung Quốc và bị đối thủ PDD Holdings vượt mặt, Alibaba vẫn thực hiện 4 thương vụ đầu tư trong lĩnh vực thương mại điện tử, ba trong số đó nằm ngoài Trung Quốc.
Dường như khó khăn trong nước cùng những rối ren tại thượng tầng lãnh đạo ở Alibaba đã ảnh hưởng tới các khoản đầu tư bên ngoài Trung Quốc của họ. Dù vừa “bơm” thêm hơn 640 triệu USD cho Lazada trong cuộc chiến thương mại điện ở Đông Nam Á nhưng những động thái gần đây của sàn từng giữ vị trí số một khu vực này lại đang khó tả hơn bao giờ hết.
Đầu năm 2024, Lazada cắt giảm 30% nhân lực tại 6 thị trường, đợt sa thải này ảnh hưởng tới toàn bộ vị trí, bất kể là nhân viên hay cấp lãnh đạo cấp cao.
Kể từ năm 2017, Alibaba đã bơm 7,4 tỷ USD vào Lazada để thống lĩnh thị trường Đông Nam Á nhưng mặc cho những thành tựu ban đầu, gã khổng lồ này đã thất bại, nhường chỗ cho Shopee thuộc sở hữu của Sea và đang bị đe doạ bởi sự trỗi dậy TikTok Shop thuộc ByteDance.
Công ty có trụ sở tại Bắc Kinh là ByteDance, chủ sở hữu TikTok, đã thực hiện 5 thương vụ đầu tư bên ngoài Trung Quốc vào năm 2023, trong khi nhà điều hành nền tảng mua sắm trực tuyến JD.com chỉ đầu tư cho hai thương vụ.
Thương vụ lớn nhất của ByteDance trong năm ngoái là khoản đầu tư 1,5 tỷ USD vào Tokopedia, công ty thương mại điện tử lớn nhất Indonesia, cho phép TikTok khởi động lại hoạt động kinh doanh mua sắm trực tuyến tại quốc gia vạn đảo sau khi TikTok Shop bị cấm hoạt động.
Theo đó, TikTok sẽ mua lại 75,01% hoạt động kinh doanh Tokopedia của GoTo. Các hoạt động kinh doanh của Tokopedia và TikTok Shop ở Indonesia cũng sẽ được hợp nhất thành thực thể Tokopedia hiện có, với các tính năng mua sắm trong ứng dụng TikTok ở Indonesia sẽ được vận hành và duy trì bởi thực thể vừa thành lập này.
Giới phân tích cho rằng thông qua cái bắt tay với TikTok, GoTo muốn cắt giảm gánh nặng trong cuộc chơi thương mại điện tử và dồn lực nhiều cho mảng gọi xe và giao hàng nhằm hướng tới mục tiêu có lợi nhuận. Việc tích hợp TikTok Shop vào Tokopedia sẽ cho phép ứng dụng này tiếp tục hoạt động ở Indonesia.
Trái ngược với các công ty internet, nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc Xiaomi nổi lên là nhà đầu tư hàng đầu theo số lượng giao dịch, với 82 khoản được thực hiện trong năm.
Hãng thiết bị điện tử này cũng đã mắt chiếc xe điện đầu tiên vào tháng 12/2023, mẫu xe điện Xiaomi SU7, được thiết kế để cạnh tranh với Tesla và Porsche tại Trung Quốc. Cũng trong tháng đó, Xiaomi đã đầu tư vào 3 startup trong lĩnh vực xe và vận tải.
AI là một lĩnh vực đầu tư yêu thích khác của các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc vào năm ngoái, khi họ đua nhau xây dựng và thúc đẩy các công cụ đối trọng với ChatGPT của OpenAI.
Tencent và Alibaba mỗi bên đã hậu thuẫn cho 7 và 4 startup AI đang phát triển mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) – công nghệ nền tảng cho các chatbot như ChatGPT, có khả năng hiểu các câu hỏi phức tạp và đưa ra phản hồi giống con người.
Năm ngoái, Viện nghiên cứu nội bộ Damo Academy của Alibaba cũng thành lập một phòng nghiên cứu và tuyển dụng hơn 100 ứng viên nghiên cứu trình độ sau tiến sĩ làm việc trong các lĩnh vực mũi nhọn như AI và bán dẫn.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Năm 2023 đã chứng kiến nhiều cung bậc cảm xúc của ngành game. Sa thải và thâu tóm là 2 từ khoá đại diện cho năm.
Year in Review: Toàn cảnh ngành game trong năm 2023
Hiện đã bước vào những ngày cuối cùng của năm 2023, đánh dấu sự khép lại của một năm đầy sóng gió cho ngành game, với hàng loạt những động thái thâu tóm, sa thải và sự trỗi dậy mạnh mẽ của các công đoàn.
Thâu tóm: Trò chơi vương quyền.
Sự kiện thâu tóm lớn nhất phải kể đến thỏa thuận sáp nhập trị giá 69 tỉ USD giữa Microsoft và Activision Blizzard, đưa Microsoft trở thành doanh nghiệp game lớn thứ ba thế giới, chỉ sau Sony và Tencent. Giờ đây, gã khổng lồ Redmond đang sở hữu gần 40 studio phát triển trò chơi, với những cái tên tiêu biểu như Arkane, Mojang, Ninja Theory và Turn 10.
Về phía Sony, công ty Nhật Bản có phần kín kẽ hơn nhưng cũng sở hữu đến 21 studio, bao gồm Bungie, Insomniac, Naughty Dog và Sucker Punch Productions. Trong 3 năm qua, Sony đã liên tục đẩy mạnh việc mua lại các công ty nhỏ hơn và đầu tư mạnh vào Epic Games, FromSoftware…
Nhưng ‘ông trùm cuối’ vẫn là Tencent, với hàng nghìn ‘vòi bạch tuộc’ bao phủ khắp ngành công nghiệp trò chơi. Công ty Trung Quốc hiện nắm giữ cổ phần của các công ty lớn như Bloober Team, Paradox Interactive, PlatinumGames, Remedy, Roblox, Ubisoft… thậm chí nắm toàn quyền Riot Games, Funcom và nhiều hãng khác. Có thể nói rằng, cứ một người chơi trải nghiệm sản phẩm phát triển bằng Unreal Engine, Tencent đều thu về lợi nhuận.
Sa thải: Mặt tối của đồng tiền.
Mặt trái của việc thâu tóm là làn sóng sa thải nhân sự ồ ạt trong ngành. Ước tính có đến 9.000 người đã mất việc trong năm 2023, so với chỉ 1.000 người vào năm 2022.
Trong đó, Embracer Group sa thải hơn 900 người và đóng cửa nhiều studio, Unity cũng chấm dứt lao động với 900 nhân sự. Ngoài ra, Epic Games sa thải 830 người, EA hơn 1.000 người, cả CD Projekt RED, Sega, Ubisoft, Microsoft cũng đều có động thái cắt giảm nhân sự trong năm.
Đây cũng được coi là một hồi chuông cảnh báo cho ngành công nghiệp trò chơi. Khi càng thâu tóm, sẽ càng có ít studio độc lập, từ đó sự phụ thuộc càng lớn và nguy cơ đào thải nhân viên càng cao. Có thể thấy, ngành game đang thu hẹp và trở nên thiếu màu sắc hơn trong năm 2023. Và đặt câu hỏi lớn trong vòng 5 năm nữa, liệu các studio đã bị thâu tóm sẽ ra sao?
Công đoàn: Tia hy vọng giữa cơn bão.
Trong bức tranh ảm đạm, đã có tia hy vọng le lói từ sự trỗi dậy của các công đoàn game. Từ studio nhỏ các ‘ông lớn’ AAA, ngày càng nhiều nhà phát triển tìm thấy chỗ dựa nơi các công đoàn, đấu tranh cho môi trường làm việc lành mạnh và mức lương xứng đáng. Microsoft hiện sở hữu công đoàn game lớn nhất với hơn 300 nhân viên kiểm tra chất lượng tại ZeniMax Media.
Avalanche Studios, Anemone Hug, CD Projekt RED, Experis Game Solutions, Keywords Studios, Sega of America, Tender Claws và Workinman Interactive cũng là những cái tên đáng ghi nhận. Đây là điều đáng mừng và cần được nhân rộng để đảm bảo sự ổn định của ngành game.
Năm 2023 khép lại, mở ra một tương lai đầy lo ngại nhưng cũng không kém hy vọng. Liệu năm 2024 sẽ ra sao? Việc thâu tóm sẽ tiếp tục bành trướng? Hay công đoàn sẽ là lá chắn bảo vệ những người làm game? Hãy cùng để thời gian trả lời.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo số liệu mới đây từ Bloomberg đưa tin, gã khổng lồ internet Trung Quốc ByteDance, công ty mẹ của TikTok, đã thu về hơn 110 tỷ USD doanh thu trong năm 2023. Điều này có nghĩa là ByteDance có khả năng vượt qua Tencent (công ty mẹ của WeChat), hiện chỉ mới đạt doanh thu khoảng 86 tỷ USD trong năm nay.
Doanh thu của công ty mẹ TikTok đạt mức hơn 110 tỷ USD năm 2023 (và có thể sẽ vượt Tencent)
Theo đó, ByteDance – công ty sở hữu mạng xã hội TikTok và Douyin – được cho là đã có thể thu hẹp khoảng cách doanh thu với Meta (công ty mẹ của Facebook và Instagram) từ quý 2 năm nay, đạt doanh thu khoảng 29 tỷ USD và tăng trưởng 40% so với cùng kỳ năm trước trong quý.
Theo nghiên cứu của CB Insights, ByteDance hiện được định giá 225 tỷ USD và cũng là công ty khởi nghiệp thuộc sở hữu tư nhân có giá trị nhất trên toàn cầu.
Mặc dù ByteDance không tiết lộ số liệu lợi nhuận nhưng Financial Times trước đó đã đưa tin rằng EBITDA của ByteDance đã tăng 79% lên 25 tỷ USD vào năm 2022.
Theo The Information, 80% doanh thu của ByteDance đến từ thị trường nội địa, phần còn lại đến từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, TikTok đặt mục tiêu là hợp nhất yếu tố nội dung của mạng xã hội với thương mại điện tử tại các thị trường như Indonesia.
Đáng chú ý, TikTok mới đây cũng đã công bố khoản đầu tư 1,5 tỷ USD vào Tokopedia, mua lại 75% cổ phần của công ty thương mại điện tử này. Thỏa thuận này đồng nghĩa với việc TikTok có thể tiếp tục bán hàng qua TikTok Shop.
Mặc dù ByteDance dường như đang khá thuận với mạng xã hội, những mảng khác như game lại hoạt động theo cách ngược lại, công ty mới đây thông báo tạm dừng một số studio game và sa thải nhiều nhân viên liên quan.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nguồn tin từ Reuters cho biết gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Tencent đã đóng cửa Team Kaiju, một trong những studio trò chơi điện tử tại Mỹ, nơi được coi là một phần quan trọng trong kế hoạch mở rộng toàn cầu nhằm trở thành nhà phát triển trò chơi cạnh tranh với các thị trường phương Tây.
Tencent đóng cửa studio game Team Kaiju tại Mỹ
Theo đó, nguồn tin cho biết studio trò chơi Team Kaiju tại Mỹ của Tencent đã yêu cầu nhân viên chuyển sang làm việc tại một studio trò chơi khác của Tencent.
Team Kaiju là nhóm phát triển các trò chơi điện tử có kinh phí lớn dưới sự lãnh đạo của nhà thiết kế trò chơi giàu kinh nghiệm Scott Warner. Tencent đã tuyển dụng Warner vào năm 2020 và đây được coi là một thương vụ tuyển dụng lớn vào thời điểm đó vì Warner từng là giám đốc cho một trong những video game đình đám “Halo 4”.
Warner sau đó đã rời Team Kaiju vào tháng 4.
Tencent đóng cửa Team Kaiju trong bối cảnh các công ty Trung Quốc liên tục nỗ lực xây dựng các studio game ở nước ngoài với mục tiêu cạnh tranh với các doanh nghiệp ngoài Trung Quốc.
Đầu tháng này, Tencent cũng đã tiết lộ tựa game đầy tham vọng nhất có tên Last Sentinel, được phát triển bởi khoảng 200 người tại studio game Lightspeed LA.
Tencent được biết đến rộng rãi nhờ phát triển các trò chơi di động phổ biến như PUBG Mobile và nhiều tựa game đình đám khác bên cạnh siêu ứng dụng phổ biến nhất Trung Quốc là WeChat.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Các nguồn tin cho biết, ByteDance, công ty mẹ của mạng xã hội TikTok đã có kế hoạch đóng cửa thương hiệu trò chơi chính là Nuverse, quyết định được đưa ra trong bối cảnh ByteDance không thể cạnh tranh trước các đối thủ như Tencent (Trung Quốc).
Công ty mẹ của TikTok đóng cửa mảng game sau thất bại trước đối thủ Tencent
Quyết định của ByteDance cho thấy công ty này đang muốn rút lui khỏi lĩnh vực trò chơi (game) vốn vô cùng cạnh tranh, hiện Tencent Holdings Ltd (Tencent), công ty mẹ của ứng dụng WeChat là đối thủ lớn trong ngành.
Trước khi đóng cửa hoàn toàn, hiện ByteDance đang sa thải nhiều vị trí có liên quan, đồng thời tạm dừng các dự án đang xây dựng và phát triển.
ByteDance vốn được biết đến là công ty mẹ của mạng xã hội đình đám TikTok với khoảng 1 tỷ người dùng toàn cầu, và phiên bản TikTok dành riêng cho thị trường Trung Quốc là Douyin.
Theo Bloomberg, ByteDance quyết định dừng cuộc chơi sau khi không thể dành lấy thị phần từ tay Tencent. Hiện ByteDance đang xem xét bán lại Shanghai Moonton Technology Co., một studio có tiếng mà công ty đã từng mua lại với giá 4 tỷ USD vào năm 2021.
ByteDance được thành lập cách đây hơn một thập kỷ bởi Zhang Yiming và Liang Rubo, công ty hiện có giá trị hơn 200 tỷ USD chủ yếu nhờ vào thành công của TikTok và Douyin.
Bất chấp những nỗ lực của ByteDance, Tencent vẫn là “Market Leader” với lượng người dùng khổng lồ vốn hưởng lợi từ ứng dụng nhắn tin WeChat, chính Elon Musk cũng từng phát biểu muốn X (Twitter) trở thành “WeChat của Mỹ”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Sau nhiều năm đồn đoán thì Tencent cũng chính thức xuất hiện với vai trò là cổ đông lớn nhất cùng với Ant Group của tỷ phú Jack Ma.
Tencent và Temasek (Trung Quốc) nắm giữ hơn 53% cổ phần của VNG
CTCP VNG (mã chứng khoán; VNZ) vừa thông báo VNG Limited đã nộp hồ sơ đăng ký theo mẫu F-1 lên Uỷ ban Giao dịch Chứng khoán Mỹ (SEC).
VNG Limited – cổ đông chủ chốt của CTCP VNG – dự kiến sẽ chào bán ra công chúng (IPO) cổ phiếu phổ thông loại A tại sàn chứng khoán Nasdaq Global Select Market với mã giao dịch “VNG”.
Theo cấu trúc sở hữu được nêu trong bản cáo bạch, VNG Limited sẽ là công ty mẹ nắm quyền kiểm soát của CTCP VNG bao gồm 49% cổ phần sở hữu trực tiếp và 21,3% cổ phần sở hữu gián tiếp thông qua thỏa thuận với CTCP Công nghệ BigV.
VNG Limited có trụ sở chính tại Cayman, mới được thành lập ngày 1/4/2022. Toàn bộ số cổ phiếu VNZ mà VNG Limited nắm giữ là nhận chuyển giao từ các cổ đông nước ngoài hiện hữu của VNG tại thời điểm đó.
Theo hồ sơ gửi SEC, VNG Limited phát hành 2 loại cổ phiếu hạng A (nắm 100% lợi ích kinh tế nhưng chỉ giữ 49% quyền biểu quyết) và cổ phiếu hạng B (không có lợi ích kinh tế nhưng có 51% quyền biểu quyết).
Cổ phiếu hạng B được phát hành cho ông Lê Hồng Minh – Tổng giám đốc và Vương Quang Khải – Phó tổng giám đốc thường trực của VNG. 1 cổ phiếu hạng B có quyền biểu quyết bằng 10 cổ phiếu hạng A.
Danh sách những cổ đông chủ chốt sở hữu cổ phiếu hạng A của VNG Limited đều là những tập đoàn hàng đầu như Tencent, Ant Group cùng Temasek và GIC – 2 quỹ đầu tư của Chính phủ Singapore.
Sau hàng chục năm “đồn đoán”, Tencent cũng chính thức được xác nhận là một trong những cổ đông chủ chốt của VNG thông qua 2 pháp nhân đã sở hữu cổ phiếu VNG từ lâu là Tenacious Bulldog Holdings và Prosperous Prince Enterprises Limited.
Nếu như sự xuất hiện của Tencent cùng Temasek, GIC đã được nhắc đến từ lâu thì Ant Group – tập đoàn tài chính Trung Quốc do tỷ phú Jack Ma sáng lập – là một cái tên mới trong danh sách những nhà đầu tư của VNG.
Bên cạnh số cổ phiếu hiện hữu, VNG Limited sẽ phát hành thêm 7,5 triệu cổ phiếu cho Tencent sau khi hoàn tất IPO. Như vậy 2 tập đoàn công nghệ Trung Quốc sẽ sở hữu gần 73 triệu cổ phiếu hạng A, tương đương 53,1% lợi ích kinh tế của VNG Limited.
Mặc dù sở hữu quá bán về lợi ích kinh tế nhưng Tencent và Ant chỉ nắm giữ 26% quyền biểu quyết. Với tỷ lệ biểu quyết 51% thì 2 nhà sáng lập Lê Hồng Minh và Vương Quang Khải vẫn là những người có tiếng nói trọng yếu trong các quyết sách quan trọng của VNG Limited.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Báo cáo doanh thu mới đây của Tencent, Trung Quốc, cho thấy tập đoàn này mang về 20.5 tỷ USD doanh thu trong quý 2, lợi nhuận tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái.
Doanh thu của Tencent đạt mức 20.5 tỷ USD trong quý 2 năm 2023
Doanh thu quý 2 năm 2023 của Tencent tăng lên 149,2 tỷ nhân dân tệ (20,5 tỷ USD), tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái, mặc dù giảm nhẹ so với mức 152 tỷ nhân dân tệ (20,8 tỷ USD) kỳ vọng trước đó. Lợi nhuận tăng 41% lên 26,2 tỷ nhân dân tệ (3,6 triệu USD) so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô khá hỗn loạn hiện tại của Trung Quốc, đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Tencent, Pony Ma, cho biết công ty – hiện là doanh nghiệp kinh doanh trò chơi (gaming) lớn nhất thế giới.
Ngoài mảng này, Tencent cũng đang khám phá các lĩnh vực tăng trưởng mới, bao gồm cả các ứng dụng AI (trí tuệ nhân tạo).
Tencent hiện có 104.503 nhân viên tính đến cuối tháng 6, giảm so với mức 106.221 vào cuối quý đầu tiên.
Trong bối cảnh mới, Tencent cũng đang tìm kiếm các cơ hội tăng trưởng mới, bao gồm cả việc tham gia vào cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc với mục tiêu ra mắt các sản phẩm tương tự như ChatGPT.
Đầu tháng này, Tencent đã bắt đầu thử nghiệm nội bộ mô hình Hunyuan Al do doanh nghiệp tự phát triển trong nhiều sản phẩm khác nhau bao gồm điện toán đám mây, quảng cáo và trò chơi điện tử.
Vào tháng 6, doanh nghiệp này cũng đã cho ra mắt dịch vụ mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) theo định hướng ngành nhằm vào nhiều lĩnh vực truyền thống, từ tài chính đến truyền thông.
Doanh thu từ quảng cáo trực tuyến (Digital Advertising) tăng 34%, đạt 25 tỷ nhân dân tệ (3.4 tỷ USD), là phân khúc tăng trưởng nhanh nhất của Tencent trong quý.
Sự tăng trưởng chủ yếu được thúc đẩy bởi Video Accounts, nền tảng video ngắn của Tencent được tích hợp bên trong ứng dụng WeChat, tính năng này thu về 3 tỷ nhân dân tệ (hơn 400 triệu USD) doanh thu quảng cáo trong quý 2.
Tencent cho biết doanh thu quảng cáo của nền tảng cũng tăng lên nhờ vào những cải tiến mới trong hệ thống máy học khiến cho hiệu suất quảng cáo trở nên cao hơn.
Phân khúc dịch vụ kinh doanh và công nghệ tài chính (FinTech) của Tencent cũng chứng kiến mức doanh thu tăng 15% lên 48,6 tỷ nhân dân tệ (6.6 tỷ USD), gần bằng mức tăng trưởng 14% trong quý đầu tiên.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Lệnh cấm giao dịch thứ cấp của chính phủ Trung Quốc đối với các bộ sưu tập kỹ thuật số đã loại bỏ tiềm năng kinh doanh của nền tảng.
Tencent đóng cửa nền tảng NFT sau 1 năm ra mắt
Theo phương tiện truyền thông Jiemian đưa tin hôm 20.7, Tencent Holdings thời gian qua đã phải thực hiện biện pháp nghiêm ngặt để hạn chế việc bán lại mã thông báo không thể thay thế (NFT) và đang chuẩn bị đóng cửa nền tảng Huanhe ngay trong tuần này.
Huanhe là đơn vị đào và phân phối các bộ sưu tập kỹ thuật số dựa trên blockchain được ra mắt mới chỉ một năm trước.
Hiện Tencent không trả lời ngay các yêu cầu bình luận. Nếu nền tảng này bị đóng cửa, nó sẽ đánh dấu sự rút lui lớn của gã khổng lồ truyền thông xã hội Trung Quốc khỏi thị trường NFT, vốn đang bị Bắc Kinh giám sát chặt chẽ kể từ khi sự nhiệt tình trong công chúng ngày càng tăng vào năm ngoái.
Trên ứng dụng Huanhe, tất cả NFT đang ở trạng thái “đã bán hết”. Báo cáo từ phương tiện truyền thông nhà nước Yicai Global, trích dẫn một nguồn tin giấu tên tại Tencent, cho biết giao dịch đã tạm dừng vào đầu tháng và đưa ra dự đoán về một đợt kiểm soát lớn sắp tới.
Cuối tháng trước, ứng dụng truyền thông xã hội WeChat của Tencent cũng thông báo về việc cấm các tài khoản công khai cung cấp dịch vụ giao dịch thứ cấp hoặc hướng dẫn giao dịch.
Vài tuần sau, ứng dụng Tencent News ngừng bán bộ sưu tập kỹ thuật số, và phần dành cho tính năng này được cải tiến thành “đơn đặt hàng kỹ thuật số”, nơi người dùng chỉ có thể xem lịch sử mua hàng trước đó.
Các gã khổng lồ công nghệ thận trọng với NFT.
Các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc, bao gồm Tencent và Alibaba Group Holding, đã thận trọng với nền tảng NFT của họ ở đại lục.
Hầu hết các nền tảng trong nước đều tránh hoàn toàn nhãn NFT, thay vào đó dùng cách gọi “bộ sưu tập kỹ thuật số” vì không muốn liên quan đến tiền điện tử.
Chính phủ Trung Quốc đã nghiêm cấm giao dịch tiền điện vào năm ngoái. Nước này cũng cảnh giác với những hoạt động đầu cơ có thể dẫn đến bong bóng tài sản trong thị trường tiền điện tử.
Do đó, các bộ sưu tập kỹ thuật số phải được mua bằng nhân dân tệ và việc bán lại để kiếm lời bị cấm.
Tuy nhiên, những hạn chế đó vẫn không ngăn cản được nhiều công ty và tổ chức khác nhảy vào thị trường. Baidu, JD.com và thậm chí cả Tân Hoa xã đều đã cung cấp NFT của riêng mình.
“Có một loạt công ty lớn đổ xô phát hành bộ sưu tập kỹ thuật số. Nhưng bản thân hoạt động kinh doanh này không bền vững, bởi vì trên thực tế họ đã biến mọi thứ trở thành NFT và cung cấp lượng lớn các bản sao khiến sản phẩm trở nên không còn hiếm nữa”, Gao Chengshi, đối tác sáng lập công ty phát triển blockchain Shanghai Hashvalue Information Technology, nói.
Dù vậy, khi nhắc đến tương lai của NFT, ông Gao vẫn lạc quan về lĩnh vực này ở cả Trung Quốc và nước ngoài, với niềm tin chúng trở thành “yếu tố cơ bản trong xã hội kỹ thuật số”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Văn phòng đại diện thương mại Mỹ (USTR) thông báo đưa các website thương mại điện tử của hai công ty Trung Quốc là Alibaba và Tencent vào danh sách đen do bán hàng giả, hàng nhái hoặc tạo điều kiện để hàng giả lan tràn.
Danh sách gồm 42 nền tảng bán hàng trực tuyến và 35 nền tảng bán hàng trực tiếp tại cửa hàng được xác định có tham gia hoặc gián tiếp tạo điều kiện cho hành vi làm giả nhãn hiệu hoặc vi phạm bản quyền với quy mô đáng kể.
“Lần đầu tiên hệ sinh thái thương mại điện tử AliExpress và WeChat, hai nền tảng trực tuyến quan trọng có trụ sở tại Trung Quốc, bị xác định là tạo điều kiện thuận lợi cho hành vi làm giả nhãn hiệu với quy mô đáng kể”, trích tuyên bố từ văn phòng USTR.
Các nền tảng bán hàng trực tuyến khác có trụ sở tại Trung Quốc như Baidu Wangpan, DHGate, Pinduoduo và Taobao cũng tiếp tục nằm trong danh sách đen của các nhà chức trách Mỹ.
Ngoài ra, 9 nền tảng bán hàng thông qua các cửa hàng (vật lý) nằm trên đại lục cũng “được biết đến là nơi sản xuất, phân phối và tiêu thụ hàng giả.”
Alibaba cho biết công ty sẽ tiếp tục phối hợp với cơ quan chức năng giải quyết các lo ngại về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên nền tảng của mình.
Trong khi đó, các hiệp hội trong ngành như Hiệp hội Giày dép và Quần áo Mỹ (AAFA), Hiệp hội điện ảnh đã bày tỏ hoan nghênh với báo cáo trên của USTR.
Theo một báo cáo riêng ngày 16/2, USTR cho rằng Mỹ cần theo đuổi những chiến lược mới cũng như cập nhật các công cụ thương mại nội địa để đối phó với “chính sách và hành vi phi thị trường” của Trung Quốc.
Theo Reuters
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc Tencent cho biết chính quyền nước này không ác cảm với metaverse, miễn là mọi thứ “trong khuôn khổ”.
Reuters dẫn lời Martin Lau, Chủ tịch Tencent, chia sẻ tại một sự kiện công nghệ mới đây rằng: “Chính phủ sẽ hỗ trợ sự phát triển của công nghệ metaverse miễn là trải nghiệm người dùng hợp lý, đúng với khuôn khổ quy định”.
Nhiều nhà đầu tư tò mò về tương lai của metaverse ở Trung Quốc – nơi Internet bị kiểm soát chặt chẽ. Nước này cũng vừa tiến hành thắt chặt quy định và đàn áp nhiều ông lớn công nghệ, bao gồm cả Tencent.
Trước đó, các cơ quan quản lý cũng cấm giao dịch tiền điện tử, tăng cường giám sát ngành công nghiệp game. Làn sóng vũ trụ ảo khiến nhiều nhà chức trách lên tiếng cảnh báo về việc đầu tư “mù quáng” vào các cổ phiếu có liên quan đến metaverse.
Giám đốc Martin Lau nhận định, Trung Quốc sẽ ban hành nhiều quy định khác với thế giới, nhưng về cơ bản “không ác cảm với sự phát triển của metaverse”. Ông cũng dự đoán xu hướng này sẽ tốn nhiều thời gian để trở thành hiện thực hơn mọi người mong đợi.
Lãnh đạo Tencent cho biết sẽ thâm nhập vào vũ trụ ảo qua nhiều lĩnh vực như game, mạng xã hội. “Chúng tôi có đầy đủ công nghệ và kỹ thuật để tiếp cận và phát triển”, ông Lau nói.
Sau khi Mark Zuckerberg tuyên bố tương lai của công ty sẽ xoay quanh việc xây dựng metaverse và đổi tên công ty thành Meta, nhiều hãng công nghệ cũng không giấu tham vọng trong lĩnh vực mới. Microsoft và Disney cho biết cũng đang phát triển vũ trụ ảo của riêng mình.
Tencent là công ty trò chơi trực tuyến lớn nhất thế giới tính theo doanh thu và cũng là doanh nghiệp đi đầu trong những công nghệ liên quan đến thế giới ảo tại Trung Quốc.
Công ty được đánh giá có nhiều tiềm năng trong metaverse thông qua kinh nghiệm làm game, ứng dụng trí tuệ nhân tạo và hệ thống máy chủ trung tâm mạnh mẽ.
Tập đoàn này cũng đã nộp đơn đăng ký gần 100 thương hiệu liên quan đến metaverse, như “QQ Metaverse”, “QQ Music Metaverse” và “Kings Metaverse” – tương ứng với tên ứng dụng nhắn tin, nền tảng phát nhạc và game của họ.
Matthew Kanterman, nhà phân tích cấp cao của Bloomberg Intelligence, cho rằng Tencent đã có chiến lược cho metaverse từ lâu. “Roblox, đối tác của công ty, đã lên kế hoạch cho metaverse trong 16 năm.
Source: USA Today
Epic Games cũng phát triển dự án tương tự trong thời gian khá dài, vì vậy metaverse không phải điều mới mẻ đối với Tencent”, Kanterman nói. Ông dự đoán ngành công nghiệp vũ trụ ảo sẽ đạt trị giá 800 tỷ USD vào năm 2024.
Tencent sở hữu 40% cổ phần Epic Games và là đối tác chiến lược với Roblox. Ngoài ra, tập đoàn này còn có nhiều mảng kinh doanh khác, như WeChat – ứng dụng nhắn tin và mạng xã hội có nhiều người dùng nhất tại đất nước tỷ dân.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nhà chức trách Trung Quốc yêu cầu Tencent từ bỏ độc quyền sở hữu nhạc và phạt công ty vì hành vi phản cạnh tranh.
Cơ quan Quản lý Thị trường Trung Quốc (SAMR) hôm 24/7 phạt 500.000 NDT đối với Tencent do vi phạm quy định trong vụ thâu tóm China Music năm 2016. Nhờ thương vụ này, Tencent sở hữu hơn 80% thư viện nhạc độc quyền, mang đến lợi thế lớn so với đối thủ vì có thể tiếp cận nhiều thương vụ độc quyền hơn.
SAMR yêu cầu Tencent và chi nhánh từ bỏ bản quyền âm nhạc độc quyền trong vòng 30 ngày, chấm dứt các yêu cầu đối với chủ sở hữu bản quyền để được ưu ái hơn đối thủ. Không chỉ có vậy, Tencent phải báo cáo cho SAMR về tiến độ hàng năm trong 3 năm.
Đáp lại, Tencent cho biết sẽ tuân thủ tất cả yêu cầu của nhà quản lý và thực hiện trách nhiệm xã hội.
Đây là hành động mới nhất của Bắc Kinh nhằm kìm hãm sức mạnh của các doanh nghiệp công nghệ trong nước. Tencent sở hữu WeChat, ứng dụng nhắn tin, game, nhạc và fintech phổ biến nhất Trung Quốc. Giá trị thị trường hiện tại của Tencent vào khoảng 656 tỷ USD.
Theo đối tác You Yunting của hãng luật Shanghai Debund, vụ việc cho thấy ngay cả khi một thương vụ sáp nhập đã hoàn thành và không thể tách rời, nhà chức trách vẫn có thể can thiệp nhằm khôi phục trạng thái cạnh tranh bình đẳng của thị trường.
Nhà chức trách tập trung vào nhiều lĩnh vực, từ hành vi phản cạnh tranh, bảo mật dữ liệu đến niêm yết tại nước ngoài. Trong tháng 7, Trung Quốc đã mở cuộc điều tra an ninh mạng vào ứng dụng gọi xe Didi sau khi IPO tại Mỹ.
Năm ngoái, Alibaba cũng bị phạt kỷ lục 2,8 tỷ USD cho độc quyền và phải hủy bỏ vụ IPO của Ant Group. Vào tháng 4, ASMR triệu tập 34 công ty, bao gồm Tencent, ByteDance, ra lệnh cho họ tự thanh tra để tuân thủ quy định chống độc quyền.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nhiều startup gọi xe công nghệ nỗ lực tận dụng giai đoạn Didi Chuxing gặp khó khăn sau đợt IPO để tìm kiếm cơ hội chiếm lĩnh thị trường.
Vài ngày sau khi chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ, cơ quan Quản lý Không gian mạng Trung Quốc (CAC) đã ra lệnh cho các kho ứng dụng lớn nhất tại Trung Quốc như Apple hay một số hãng điện thoại Huawei, Xiaomi loại bỏ Didi Chuxing khỏi dịch vụ.
CAC cáo buộc hãng gọi xe công nghệ này đã thu thập trái phép dữ liệu người dùng. Sau đó, 25 dịch vụ khác do Didi điều hành cũng đã bị xoá khỏi các cửa hàng ứng dụng.
Những rắc rối với luật pháp của Didi đã để lại một “cánh cửa mở ngỏ”cho các đối thủ cơ hội xâu xé 90% thị phần của công ty.
Tuần trước, Meituan – một công ty hoạt động trong lĩnh vực giao đồ ăn đã cho mở lại ứng dụng gọi xe riêng biệt mà trước đó từng được loại khỏi các cửa hàng ứng dụng vào năm 2019.
Một đối thủ khác với tên gọi T3 cũng lên kế hoạch mở rộng hoạt động ra 15 thành phố. T3 được rót vốn bởi ba nhà sản xuất ôtô lớn nhất Trung Quốc và có sự chống lưng về công nghệ của Tencent và Alibaba.
Công ty này đang bắt đầu tung hàng loạt quảng cáo lên dịch vụ tin nhắn sở hữu hơn một tỷ người dùng Wechat của Tencent. Bất cứ ai khi nhấn vào quảng cáo đều sẽ được nhận phiếu giảm giá khi sử dụng dịch vụ.
Trong lúc đó, Cao Cao, một dịch vụ gọi xe công nghệ khác được vận hành bởi hãng sản xuất ô tô Geely cũng đưa ra hàng loạt ưu đãi lớn dành cho người dùng mới sử dụng dịch vụ.
Trong những năm qua, nhờ việc đánh bật được Uber, Didi Chuxing là cái tên thống trị thị trường gọi xe công nghệ tại Trung Quốc với 500 triệu người dùng mỗi năm.
Tuy nhiên công ty đang bị cuốn vào cuộc điều tra của chính quyền Trung Quốc đối với các công ty công nghệ, đặc biệt là việc thắt các quy tắc về bảo mật dữ liệu.
Các cơ quan quản lý Trung Quốc cũng giám sát chặt chẽ đối với bất kỳ công ty Trung Quốc nào muốn niêm yết trên sàn chứng khoán nước ngoài.
Trước đó, CAC đã thông báo yêu cầu mọi công ty sở hữu dữ liệu của trên một triệu người dùng đều phải trải qua một cuộc đánh giá bảo mật trước khi IPO.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Tencent đã đồng ý mua lại nhà phát triển trò chơi điện tử Sumo Group của Anh với giá 1,26 tỷ USD. Giá cổ phiếu của Tencent tiếp tục tăng sau công bố.
Tencent cho biết hôm 19/7 rằng họ đã đồng ý mua lại nhà phát triển trò chơi điện tử Sumo Group của Vương Quốc Anh với giá 919 triệu bảng Anh (1,26 tỷ USD).
Gã khổng lồ game Trung Quốc này đang chào bán giá 513 pence (xu) một cổ phiếu cho Sumo, cao hơn 43% so với giá đóng cửa ngày 16/7 trước đó. Cổ phiếu niêm yết tại London của Sumo đã tăng vọt hơn 40% sau khi có tin về thỏa thuận với Tencent.
Tencent đã sở hữu 8,75% cổ phần của Sumo Group, công ty chủ yếu phát triển trò chơi video cho các nhà phát hành khác.
Sumo được thành lập vào năm 2003 và đã chứng kiến một số thay đổi về quyền sở hữu. Nó được mua lại bởi công ty trò chơi điện tử của Mỹ, Foundation 9 Entertainment vào năm 2008, trước khi được ban quản trị mua lại vào năm 2014.
Ông Carl Cavers, CEO của Sumo cho biết:
“Trong 18 năm kể từ khi thành lập Sumo, chúng tôi đã phát triển nhiều trò chơi tuyệt vời hơn chúng tôi có thể tưởng tượng và nhận được sự tin tưởng và hỗ trợ đáng kinh ngạc từ khách hàng, nó cho phép chúng tôi phát triển thành một doanh nghiệp toàn cầu để mang lại các kết quả tài chính vững chắc hơn.”
Ông James Mitchell, Giám đốc chiến lược của Tencent cho biết:
“Tencent dự định mang chuyên môn và nguồn lực của mình để thúc đẩy sự phát triển của Sumo ở cả Vương quốc Anh và nước ngoài, hỗ trợ Sumo trong thị trường dành cho các tài năng sáng tạo hàng đầu và Vương quốc Anh là trung tâm của sự đổi mới các trò chơi.”
“Chúng tôi tin rằng giao dịch sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan và mang lại giá trị hấp dẫn cho các cổ đông của Sumo, đồng thời nâng cao năng lực của Sumo trong tương lai sắp tới.”
Tencent hiện là nhà phát hành trò chơi điện tử lớn nhất thế giới, công ty đã không ngừng thực hiện các thương vụ mua lại các công ty trò chơi khác trong nhiều năm.
Công ty là chủ sở hữu của nhà phát triển Liên minh huyền thoại (League of Legends), Riot Games và nhà sản xuất trò chơi trên thiết bị di động (mobile games) của Phần Lan, Supercell. Nó cũng nắm giữ 40% cổ phần của Epic Games, công ty đứng sau Fortnite.
Ông Daniel Ahmad, nhà phân tích của Niko Partners, một công ty về tư vấn và nghiên cứu thị trường trong lĩnh vực game cho biết:
“Tencent đã tăng tốc độ đầu tư và mua lại của mình trong năm qua, vì nó muốn củng cố vị thế của mình và đẩy mạnh vào các lĩnh vực tăng trưởng mới cho công ty.
Tencent mua lại Sumo Digital nhờ bề dày kinh nghiệm phát triển và vận hành game AAA cũng như các game trực tiếp khác của nó, phần lớn trong số đó được phát triển cho các khách hàng như Sony, Microsoft, Sega và những công ty lớn khác.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Bị nắn gân với hoạt động trong nước, Tencent đang tìm cách chuyển hoạt động ra nước ngoài thông qua hình thức thâu tóm các nhà phát triển và phát hành game.
Sáu tháng đầu năm nay, Tencent đã đầu tư vào 62 startup về video game, nhiều gấp đôi cả năm 2020, theo báo cáo từ Niko Partners. Còn nếu so với năm 2019, con số này là nhiều gấp 5 lần.
Từ đây, gã khổng lồ Internet Trung Quốc đã vươn mình trở thành công ty game lớn nhất thế giới về mặt doanh thu, qua mặt cả những kẻ sừng sỏ nhất nước Mỹ như Activision Blizzard hay Electronic Arts với tuổi đời nhiều gấp đôi Tencent.
Nỗ lực đầu tư vào game của Tencent nhằm tránh ‘mưa rơi đạn lạc’ của chính phủ Trung Quốc trong các hoạt động kiềm chế tầm ảnh hưởng của Alibaba và Jack Ma.
Ngoài ra, hành động của Tencent cũng được thúc đẩy bởi thành công toàn cầu của Genshin Impact, một game do startup có tên gọi miHoYo phát triển.
Genshin Impact được xem là game Trung Quốc phát hành toàn cầu thành công nhất mọi thời đại.
Trong nửa đầu năm nay, chỉ tính riêng phiên bản mobile, Genshin Impact đã có doanh thu cao thứ ba thế giới, chỉ sau Honour of Kings (Liên Quân Mobile) và PUBG Mobile đều của Tencent.
Túi tiền không đáy của Tencent khiến ngay cả các nhà phát triển Mỹ cũng không kháng cự lại được. Riot Games, nhà phát triển của League of Legends (Liên Minh Huyền Thoại) đã về tay Tencent từ năm 2011.
Đồng thời Tencent cũng nắm quyền kiểm soát một tên tuổi khác là Epic Games, kẻ ngáng đường Apple trong vụ kiện chống lại App Store của Táo khuyết.
Gần đây, Tencent lại đang thuê những cựu binh của nhà phát triển huyền thoại Blizzard để làm game chiến thuật thời gian thực (RTS) phục vụ thị trường phương Tây.
Sức hấp dẫn của Tencent còn thu hút các nhà phát triển Canada và Thụy Điển với chính sách đầu tư không can thiệp vào nội bộ startup hay sản phẩm.
Các hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Tencent nhằm cố gắng phân tán sự chú ý của Bắc Kinh. Cơ quan chống độc quyền của Trung Quốc hiện đang bắt đầu điều tra vụ sáp nhập DouYu và Huya, hai nền tảng livestream lớn nhất nhì Trung Quốc bị Tencent thâu tóm.
Giới chức nước này đồng thời cũng đang chuẩn bị phạt Tencent vì nắm thị phần tuyệt đối ở thị trường nghe nhạc trực tuyến.
Tencent hiện đang nằm trong nhóm các công ty công nghệ bị Trung Quốc đặt trong tầm ngắm vì chiếm thị phần lớn trong nước.
Ngoài Alibaba và Tencent, danh sách theo dõi còn có ByteDance, sàn thương mại điện tử JD.com, hãng dịch vụ vận chuyển Didi Chuxing.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Theo bảng xếp hạng Top 100 thương hiệu giá trị BrandZ 2021 của Kantar, Amazon đứng số vị trí số 1 năm thứ 3 liên tiếp.
Công ty nghiên cứu thị trường Kantar (có trụ sở tại Anh) vừa công bố bảng xếp hạng 100 thương hiệu giá trị hàng đầu thế giới trong năm 2021.
Vị thế vững vàng của các tập đoàn công nghệ và sự bứt phá mạnh mẽ của doanh nghiệp Trung Quốc là 2 điểm nhấn từ bảng xếp hạng 100 thương hiệu giá trị hàng đầu thế giới năm 2021.
Theo Kantar, tổng giá trị của 100 thương hiệu hàng đầu thế giới ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc 42% trong năm 2020, đạt mức 7.100 tỷ USD.
Các thương hiệu của Mỹ vẫn chiếm ưu thế lớn trong danh sách này, khi đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong năm qua và thâu tóm hầu hết vị trí trong top 10.
10 thương hiệu giá trị nhất năm 2021
Danh sách Kantar công bố xét về giá trị thương hiệu (Brand Value), không tính vốn hóa thị trường hay tổng tài sản các công ty đang nắm giữ.
Giá trị thương hiệu được Kantar tính toán bằng cách phân tích hoạt động tài chính của mỗi công ty, vai trò của thương hiệu trong việc ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của người dùng và tầm quan trọng của thương hiệu trong việc mang lại lợi nhuận cho công ty.
Các tập đoàn công nghệ thống trị Top 10.
Trong top 10 thương hiệu giá trị nhất thế giới, các hãng công nghệ chiếm hết 7 vị trí đầu tiên. Amazon có giá trị thương hiệu là 683,9 tỷ USD, tăng 64% so với năm 2020.
Apple theo sau ở vị trí thứ 2 (611 tỷ USD, tăng 74%), trong khi Google giành vị trí thứ 3 (458 tỷ USD, tăng 42%). Xếp thứ 4 là Microsoft (410,3 tỷ USD, tăng 26%).
Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Tencent đứng ở vị trí thứ 5 (240,9 tỷ USD, tăng 60%), tiếp theo là Facebook (226,7 tỷ USD, tăng 54%), Alibaba (197 tỷ USD, tăng 29%), Visa (191,3 tỷ USD, tăng 2%), McDonald’s (154,9 tỷ USD, tăng 20%) và Mastercard (112,9 tỷ USD, tăng 4%).
Trưởng bộ phận nghiên cứu toàn cầu của top 10 BrandZ Martin Guerrieria mô tả số liệu tăng trưởng của cả Amazon và Apple là “thực sự đáng kinh ngạc”. “Đây là lần đầu tiên chúng tôi có 2 thương hiệu trị giá hơn nửa nghìn tỷ USD”, Martin Guerrieria cho biết thêm.
Trong danh sách 100 thương hiệu giá trị nhất thế giới năm 2021, có sự xuất hiện của 13 thương hiệu mới, bao gồm sự xuất hiện lần đầu tiên của các hãng công nghệ như Nvidia (vị trí 12), Texas Instruments (35), Qualcomm (37), Zoom (52) và Spotify (99).
Hãng xe điện Tesla cũng lần đầu tiên góp mặt trong top 100, với thương hiệu được định giá 4,6 tỷ USD (vị trí 47).
Amazon là hãng hưởng lợi nhiều nhất do sự ảnh hưởng của dịch bệnh trên toàn cầu. Khi nhu cầu mua sắm trực tuyến của người dùng tăng mạnh, Amazon luôn là cái tên được người dùng lựa chọn đầu tiên.
Chính điều này giúp giá trị thương hiệu của Amazon tăng mạnh trong thời gian qua và trở thành công ty sở hữu thương hiệu giá trị nhất thế giới.
Bên cạnh công nghệ và thương mại điện tử, nhiều nhóm ngành khác cũng chứng kiến mức tăng trưởng giá trị thương hiệu ấn tượng trong năm qua gồm truyền thông, giải trí, kinh tế thuê bao. Đây là những ngành kinh tế có doanh thu tăng mạnh trong đại dịch.
Sự bứt phá từ các doanh nghiệp Trung Quốc.
Lần đầu tiên trong năm nay, các thương hiệu Trung Quốc xuất hiện nhiều hơn các công ty châu Âu.
Kantar cho biết các thương hiệu đến từ Trung Quốc có giá trị tăng trưởng nhanh nhất trong năm 2021 và nếu cứ tiếp tục giữ đà tăng trưởng này, có thể các thương hiệu Trung Quốc sẽ chiếm đa số trong top 100 thương hiệu giá trị nhất thế giới vào năm 2022.
Quốc gia tỷ dân chiếm tới 14% danh sách 100 thương hiệu hàng đầu, trong khi châu Âu chỉ chiếm 8%. 4 trong tổng số 5 thương hiệu có giá trị thương hiệu tăng hơn gấp đôi trong năm ngoái, cũng là những cái tên đến từ Trung Quốc.
Trong top 10, Trung Quốc sở hữu 2 cái tên là Alibaba và Tencent, còn ở vị trí thứ 11 là Mao Đài – thương hiệu đồ uống phát triển nhanh nhất hiện nay.
Trong số 10 thương hiệu có giá trị tăng trưởng mạnh nhất năm 2021, có đến 5 thương hiệu thuộc về Trung Quốc.
Với các thương hiệu Anh, tình trạng khó khăn vẫn tiếp tục. Vodafone, ở tuổi 60, là đại diện duy nhất của xứ sở sương mù trong 100.
Ngược lại, Thụy Điển hiện có 2 thương hiệu trong bảng xếp hạng, với gương mặt mới Spotify bên cạnh gã khổng lồ Ikea.
2 cái tên tiêu biểu mới với sự tăng trưởng thần tốc.
Kantar cũng công bố danh sách những thương hiệu có giá trị tăng trưởng nhanh nhất trong năm 2021.
Hãng xe điện Tesla đứng đầu danh sách này, khi cổ phiếu của công ty tăng mạnh trong thời gian qua giúp giá trị vốn hóa thị trường tăng trưởng mạnh. Giá trị thương hiệu của Tesla tăng lên đến 275% trong năm 2021, đạt mức 42,6 tỷ USD.
Xếp thứ 2 trong danh sách các thương hiệu tăng trưởng mạnh nhất là TikTok, với mức tăng 158%, đạt giá trị 43,5 tỷ USD.
Sự thay đổi vị trí trong bảng xếp hạng thương hiệu được cho là rất “chóng mặt” và việc lọt vào top 10 vào năm sau sẽ là một thách thức lớn đối với bất kỳ thương hiệu nào.
Nhưng “những công ty như Tesla và TikTok, tôi nghĩ rằng có thể làm được”, Martin Guerrieria nhận định. “Tesla và TikTok đều là thương hiệu mới nhưng khẳng định giá trị nhanh chóng”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Các nhà đầu tư đang bán tháo cổ phiếu Tencent do lo ngại gã khổng lồ Internet của Trung Quốc sẽ bị kiềm tỏa tương tự Ant Group.
Trong phiên giao dịch 15/3, cổ phiếu của Tencent đã có ngày thứ hai liên tiếp mất giá. Những phiên mất giá liên tiếp khiến cho đế chế Internet và game của Trung Quốc mất 62 tỷ USD giá trị chỉ trong vài ngày.
Theo Bloomberg, Tencent là một trong 2 công ty bị đưa vào tầm ngắm của chính quyền Trung Quốc khi kinh doanh dịch vụ tài chính trên nền tảng công nghệ. Công ty còn lại, Ant Group, đã chịu thiệt hại nặng nề sau khi không thể IPO vào tháng 11/2020.
Tính toán của các nhà phân tích tại Bernstein cho thấy mảng tài chính và thanh toán của Tencent có giá trị 105-120 tỷ USD. Giống như Ant, Tencent sẽ buộc phải cơ cấu lại hoạt động kinh doanh, cho vay và bảo hiểm trong các dịch vụ của mình.
“Chúng tôi cho rằng mảng tài chính của Tencent giờ đây có thể coi là giá trị đã về không”, bài phân tích của Bernstein về đà mất giá của cổ phiếu Tencent ghi rõ.
Mối lo ngại đối với các nhà đầu tư là những đòn hạn chế của Trung Quốc sẽ không chỉ nhắm đến mảng tài chính của Tencent.
Ở cuộc họp Quốc hội Trung Quốc đầu tháng này, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã khẳng định sẽ điều chỉnh các công ty tài chính trên nền tảng công nghệ và kiểm soát tình trạng độc quyền.
Cũng tại kỳ họp này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói về mối lo ngại thế hệ trẻ Trung Quốc nghiện game. Tencent là nhà phát hành game lớn nhất nước này.
Vào ngày 12/3 vừa qua, Tencent cũng nhận hình phạt vì quá trình gọi vốn và mua lại công ty trong quá khứ.
Tuy nhiên, theo phân tích của Bernstein, Tencent sẽ không phải nhận mức độ trừng phạt đã xảy ra với Alibaba và Ant Group, 2 công ty gắn liền với hình ảnh của tỷ phú Jack Ma.
“Chúng tôi cho rằng nguy cơ Tencent đối mặt với các hình phạt là khác hẳn so với Alibaba. Việc những lãnh đạo công ty này không có hình ảnh quá nổi bật trong mắt công chúng lại là điểm hay.
Quan trọng hơn, chúng tôi cho rằng khả năng cạnh tranh của Tencent trong lĩnh vực kinh doanh chính của họ vẫn rất tốt, không có nhiều đối thủ mạnh”, các chuyên gia của Bernstein nhận định trong báo cáo.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Hai tập đoàn Tencent và ByteDance đã ở trong trạng thái đối đầu từ nhiều năm qua vì các cáo buộc cạnh tranh không lành mạnh.
Trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường kiểm soát chống độc quyền nhằm vào với các gã khổng lồ công nghệ tại nước này, hai ông lớn trong ngành công nghiệp Internet tiếp tục tranh cãi nảy lửa, cho thấy sự cạnh tranh gay gắt giữa các “con cá voi” trong ngành.
Theo CNN, Douyin – phiên bản Trung Quốc của ứng dụng video TikTok – đã đệ đơn kiện tập đoàn Tencent vào ngày 2/2.
Trong tuyên bố của mình, Douyin khẳng định gã khổng lồ truyền thông xã hội có trụ sở tại Thâm Quyến đã lạm dụng “sự độc quyền thị trường” của mình để cạnh tranh không lành mạnh với các đối thủ.
Theo đó, Douyin cáo buộc các ứng dụng nhắn tin WeChat và QQ của Tencent cấm người dùng chia sẻ các nội dung từ Douyin trong vòng ba năm.
Điều này gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và lan tỏa danh tiếng của Douyin khi WeChat và QQ là hai kênh nhắn tin phổ biến bậc nhất ở Trung Quốc.
Một số nguồn tin cho biết đơn kiện được đệ trình lên Tòa án Sở hữu Trí tuệ Bắc Kinh. Các hãng truyền thông lớn tại Trung Quốc, bao gồm Nhật báo Bắc Kinh, đưa tin Douyin yêu cầu Tencent dỡ bỏ các hạn chế này và bồi thường thiệt hại kinh tế 90 triệu nhân dân tệ (14 triệu USD) cùng phí tòa án đi kèm.
“Sự cạnh tranh trong ngành sẽ thúc đẩy sự đổi mới và có nhiều lợi ích hơn cho người tiêu dùng”, người phát ngôn của Douyin nói với CNN Business. “Douyin đệ đơn kiện này để bảo vệ quyền lợi của riêng chúng tôi và cả những người dùng của chúng tôi”.
Đáp trả thông tin này, đại diện Tencent phản đối: “Các cáo buộc ác ý từ ByteDance là hoàn toàn sai sự thật. Douyin đã lấy thông tin người dùng WeChat một cách bất hợp pháp và vi phạm quyền riêng tư người dùng của chúng tôi”.
Người phát ngôn của Tencent cũng cho biết trong tuyên bố riêng rằng công ty đang có kế hoạch kiện ngược lại ByteDance – công ty mẹ của Douyin và TikTok.
ByteDance và Tencent là hai trong số các tập đoàn lớn nhất trong lĩnh vực mạng xã hội tại Trung Quốc.
Ứng dụng nhắn tin WeChat của Tencent có hơn 1,2 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng, trong khi ứng dụng QQ có gần 700 triệu người dùng. Tháng trước, Douyin của ByteDance cũng cho biết nền tảng có trung bình 600 triệu người dùng hoạt động mỗi ngày.
Hai công ty bất đầu trạng thái đối đầu từ nhiều năm qua. Từ năm 2018, cả hai thường xuyên cáo buộc nhau hành vi cạnh tranh không lành mạnh, có khi phải đưa nhau lên tòa.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Siêu ứng dụng WeChatcủa Tencent chuẩn bị kỷ niệm 10 năm ra đời. Dù vậy, dường như những ngày huy hoàng nhất của nó đã ở lại phía sau.
Ảnh: Getty Images
Một ngày của Chen Channing, chuyên gia pháp lý 30 tuổi sống tại Thâm Quyến, không thể thiếu WeChat, ứng dụng “tất cả trong một” của Tencent. Trước khi đánh răng buổi sáng, Chen sẽ kiểm tra tin nhắn trên ứng dụng.
Anh dùng tính năng thanh toán để đi tàu điện ngầm đến chỗ làm. Trên đường, anh đọc tin tức trên WeChat. Tại văn phòng, anh dành hầu hết thời gian dùng phiên bản desktop của ứng dụng.
Vào thời gian rảnh, Chen chia sẻ ảnh, nhạc với bạn bè qua ứng dụng. Khi đói, anh đặt đồ ăn và thanh toán ngay trên WeChat. “WeChat đã trở thành một phần trong mọi mặt đời sống và công việc của tôi. Tôi không thể sống thiếu nó”, Chen chia sẻ.
Đó là câu chuyện chung của phần nhiều trong 1,09 tỷ người đang sử dụng WeChat hàng ngày. Báo cáo của nhà cung cấp dữ liệu China Internet Watch chỉ ra trung bình người dùng WeChat dành 77 phút mỗi ngày trên ứng dụng.
WeChat tương đương với WhatsApp, Instagram, Google, Facebook và PayPal cộng lại.
Không quá lời khi nói WeChat đã thay đổi cách người Trung Quốc tương tác với nhau và với thế giới ảo. Tuần này, siêu ứng dụng lên 10 tuổi.
WeChat còn giúp Tencent trở thành công ty lớn nhất châu Á, nâng giá trị vốn hóa lên 800 tỷ USD, lớn thứ 6 toàn cầu, từ 47 tỷ USD của thập kỷ trước.
Cựu Giám đốc hãng nghiên cứu Sootoo Institute Zhang Dingding nhận xét WeChat rõ ràng là sản phẩm Internet thành công nhất của Trung Quốc trong 10 năm qua. Giá trị của ứng dụng vượt qua những con số.
Có nhiều yếu tố dẫn tới thành công của WeChat, bao gồm cả “tường lửa” chặn các mạng xã hội ngoại như Facebook, Google của Trung Quốc.
WeChat cũng xuất hiện “đúng lúc, đúng chỗ”, dựa vào sự bùng nổ trong lượng sử dụng smartphone trong nước. Bên cạnh đó, thiết kế ban đầu của nó dễ sử dụng và thú vị, nhờ vào kiến trúc sư trưởng Allen Zhang Xiaolong. Ông là một trong các giám đốc được trả lương cao nhất Trung Quốc từ năm 2016.
Tuy nhiên, mây đen đang che phủ lễ kỷ niệm 10 năm của WeChat. Theo Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, hoạt động kiểm duyệt nội dung trên ứng dụng ngày càng rõ rệt – cả trong và ngoài nước.
Những tài khoản dường như quảng bá nội dung không phù hợp, phạm pháp – bao gồm bạo lực, khiêu dâm, cờ bạc – nhanh chóng bị đóng cửa.
Phòng nghiên cứu Citizen Lab của Đại học Toronto (Canada) tố cáo WeChat là công cụ Trung Quốc sử dụng để giám sát công dân. Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng ban hành sắc lệnh hành pháp cấm doanh nghiệp Mỹ giao dịch với WeChat vì nguy cơ bảo mật.
Dù WeChat không phải lo lắng về cạnh tranh “ngoại bang”, ứng dụng đang trong cuộc chiến khốc liệt với các đối thủ nội địa như ByteDance (công ty mẹ TikTok).
Theo báo cáo của QuestMobile tháng 10/2020, thời gian người Trung Quốc dùng điện thoại nhiều hơn 6 tiếng so với một năm trước nhưng chủ yếu dành cho các ứng dụng video như Douyin (phiên bản TikTok Trung Quốc), Kuaishou (cũng của Tencent).
WeChat cùng với công cụ tìm kiếm của Baidu, iQiyi và Taobao, Tmall, Alipay đều ghi nhận tăng trưởng giảm, thậm chí âm, về thời gian sử dụng.
Nhằm đối phó với các thử thách mới, WeChat giới phiệu tính năng video ngắn mang tên Channels một năm trước. Zhang, “cha đẻ” WeChat, cho biết tính tới tháng 6/2020, tính năng có khoảng 200 triệu người dùng. Ông xác định tương lai của ứng dụng sẽ gắn với video.
Theo Giám đốc quản lý hãng tư vấn China Skinny Mark Tanner, Channels tăng trưởng mạnh phần lớn nhờ có mặt trong hệ sinh thái WeChat.
Song, nó không “gây nghiện” như Douyinm trong khi Douyin tiếp tục chiếm phần lớn thời gian người dùng bỏ ra trên điện thoại.
Chỉ trích hành vi độc quyền của Tencent cũng nhiều hơn. Xie Xin, Phó Chủ tịch ByteDance phụ trách ứng dụng truyền thông Feishu, tố cáo WeChat chặn dịch vụ.
Tuy nhiên, Tencent khẳng định hành động công bằng trong việc chặn liên kết ngoài vi phạm quy định, bao gồm cả sản phẩm của Tencent.
WeChat “chào đời” từ trung tâm Dự án và nghiên cứu Quảng Châu của Tencent tháng 1/2011. Zhang, người phụ trách QQ Mail Mobile khi đó, dẫn dắt một nhóm nhỏ phát triển phiên bản đầu tiên của WeChat trong chưa đầy 70 ngày, đánh bại hai nhóm khác trong công ty. Phiên bản này chỉ cho phép người dùng nhắn tin, gửi ảnh.
Sự kiện lớn đến với nhóm WeChat xảy ra vào tháng 5/2011 sau khi được cập nhật tính năng nhắn thoại.
Sau một thập kỷ tối ưu hóa, ứng dụng vẫn đang phát triển. Tencent xây dựng hệ sinh thái khổng lồ xoay quanh WeChat với các chương trình mini.
Về cơ bản, chúng là ứng dụng nhỏ hơn 10 megabytes, chạy ngay trực tiếp trên giao diện của ứng dụng chính. Thiết kế ấy giúp WeChat trở thành nền tảng toàn diện.
Số lượng người dùng các chương trình mini hàng ngày đạt 400 triệu, theo công bố gần nhất của WeChat. Lượng người chơi mini game hàng tháng vượt 500 triệu vào năm 2020.
Bất chấp sự phổ biến của WeChat đối với người Trung Quốc toàn thế giới, Tencent vẫn chưa nghiêm túc với kế hoạch kiếm tiền từ ứng dụng.
Trong tổng doanh thu của Tencent, 56% đến từ “dịch vụ giá trị gia tăng” – liên quan tới game – còn 27% đến từ fintech, 17% từ quảng cáo trực tuyến.
Theo Tanner, cơ hội lớn nhất của WeChat là đã thiết lập được nền tảng người dùng và hệ sinh thái. Chúng tiếp tục được củng cố nếu tích hợp AI và xây dựng nhiều tính năng giải trí hơn, giao diện bớt cồng kềnh hơn.
Phân khúc người dùng nông thôn và bình dân chưa được khai thác cũng đại diện cho cơ hội trong tương lai.
Song, một điều chắc chắn là WeChat đối mặt với tương lai thách thức hơn với quy định siết chặt hơn, cạnh tranh gay gắt hơn và thay đổi trong hành vi người dùng. 10 năm tiếp theo sẽ vô cùng khác biệt so với ban đầu.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link