Skip to main content

Thẻ: Thất bại

5 bài học khởi nghiệp lớn nhất tôi học được từ thất bại của bản thân

Trong khi có đến 95% các công ty khởi nghiệp là thất bại, điều quan trọng đối với các nhà sáng lập không phải là tránh khỏi thất bại mà là họ có thể rút ra được bài học gì cho bản thân sau mỗi lần vấp ngã.

bài học khởi nghiệp
Getty Images

Đã vài năm kể từ lần khởi nghiệp thất bại đầu đời của tôi, tuy nhiên đến tận hôm nay tôi vẫn không thể nào quên những ngày tháng đó, đó là những bài học, là hành trang khởi nghiệp quý giá cho tôi mãi những ngày sau này.

Công ty của tôi ngày đó hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử và thị trường mục tiêu của chúng tôi là “mãnh đất màu mỡ” Ấn Độ, tuy nhiên sau hơn bốn năm phát triển mạnh mẽ, chúng tôi đã phải đi đến một quyết định hết sức khó khăn, đóng cửa!

Mặc dù tôi và đội nhóm đã thất bại với doanh nghiệp của mình, những bài học quý giá về khởi nghiệp sẽ luôn mãi còn giá trị.

Đừng “là tất cả” những gì khách hàng cần.

Với tư cách là những người sáng lập, chúng tôi mong muốn trở thành người giỏi nhất trong mọi khía cạnh kinh doanh của mình. Suy nghĩ này vốn dĩ không có gì sai cả.

Tuy nhiên, trong cuộc sống (đặc biệt là cuộc sống khởi nghiệp) thì đó một là sự đánh đổi.

Nếu chúng ta cố gắng để trở nên tốt nhất trong mọi thứ, chúng ta sẽ có thể trở thành doanh nghiệp “đủ tốt” ở hầu hết các khía cạnh nhưng chắc chắn không phải là “lựa chọn tốt nhất” ở bất kỳ khía cạnh nào trong kinh doanh.

Bài học bạn cần rút là ở đây là hãy tập trung vào một hoặc chỉ một vài (thị trường ngách) giải pháp cụ thể, cho dù đó là về việc tạo ra những trải nghiệm khách hàng đáng nhớ nhất hay sản phẩm có giá bán cạnh tranh nhất.

Đừng tối ưu hóa lợi nhuận hay ‘cố gắng kiếm tiền’ từ quá sớm.

Nếu nghe thoáng qua, bài học khởi nghiệp này có thể đi ngược lại với suy nghĩ của không ít người. Tuy nhiên, nếu bạn cố gắng tối ưu hóa lợi nhuận từ quá sớm, bạn có thể sẽ kìm hãm sự phát triển trong lâu dài của doanh nghiệp.

Chẳng hạn ví dụ, bạn là một công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử, nếu bạn đang tìm cách tăng doanh thu bằng cách tăng chi phí cho khách hàng của mình (ví dụ như phí vận chuyển), điều này có thể dẫn đến một vòng luẩn quẩn trong đó bạn không thể có đủ lượng khách hàng mới để xây dựng nên một mô hình kinh doanh theo đúng nghĩa.

Mặc dù dòng tiền là huyết mạch của các doanh nghiệp và công ty khởi nghiệp nói chung, việc cố gắng mang lại giá trị cho khách hàng nhiều hơn ít nhất là trong những giai đoạn đầu thay vì là một chút lợi nhuận thường giúp doanh nghiệp phát triển bền vững hơn.

Vì doanh nghiệp có cơ hội phát triển nhanh hơn, quy mô tăng trưởng tốt hơn, lợi nhuận có được sau đó cũng tốt hơn.

Marketing không thể thay thế cho việc tạo ra giá trị.

Có một câu cửa miệng trong giới khởi nghiệp là, đừng bao giờ “đốt tiền” marketing cho đến khi bạn đã tạo ra một thứ gì đó mang lại giá trị rõ ràng cho khách hàng của mình.

Trong khi mục tiêu quan trọng hàng đầu của bất kỳ công ty khởi nghiệp nào là tạo ra giá trị cho các cổ đông, điều này chỉ có thể xảy ra sau khi doanh nghiệp đã tạo ra những giá trị riêng biệt cho khách hàng của mình.

Nếu bạn đầu tư 1 triệu đô la vào marketing để đạt được thêm 2 triệu đô la, điều này có thể có ý nghĩa, tuy nhiên nếu bạn cũng đầu tư số tiền đó nhưng lại không có bất cứ cam kết nào về doanh số (do chưa tạo ra đủ giá trị), khoản đầu tư của bạn có đáng hay không?

Với các công ty khởi nghiệp, đặc biệt là các đơn vị có hạn chế về vốn, marketing trực tiếp theo mục đích là một chiến lược khôn ngoan, đó có thể là cách tiếp cận vào những nhóm khách hàng đang ở các giai đoạn cuối của hành trình mua hàng hay tập trung vào những từ khoá (với các công cụ tìm kiếm) với mục đích hành động rõ ràng.

Đừng đợi quá lâu để ra các quyết định xoay chuyển.

Một trong những thất bại phổ biến tiếp theo trong quá trình khởi nghiệp là mất quá nhiều thời gian cho việc xem xét và xoay chuyển tình thế, thất bại của tôi là một ví dụ.

Trong khi chúng tôi đã sớm nhận ra rằng chi phí thu hút khách hàng (CAC) của chúng tôi quá cao và chúng tôi cũng không thấy nhóm người mua lặp lại (retention) trừ khi chúng tôi đưa ra các chương trình khuyến mãi hết sức hấp dẫn, chúng tôi đã mất rất nhiều thời gian trước khi đưa ra các quyết định cuối cùng.

Trong một thế giới khởi nghiệp liên tục thay đổi, bạn không thể chắc chắn rằng sản phẩm hay dịch vụ của mình sẽ luôn mãi đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng, thay vào đó, hãy liên tục xoay chuyển một cách nhanh chóng và linh hoạt để thích ứng với các bối cảnh mới.

Instagram khởi đầu là một ứng dụng check-in giống như Foursquare trước khi chuyển sang mô hình kinh doanh như hiện tại của họ (ứng dụng chia sẻ hình ảnh); Twitter cũng khởi đầu là công ty chuyên về podcasting thay vì trở thành mạng xã hội như hiện tại.

Học cách đón nhận thất bại và ăn mừng ngay cả khi đó là thất bại.

Với tư cách là các nhà lãnh đạo trong các công ty khởi nghiệp, bạn nên trao quyền cho nhân viên của mình và để họ luôn có đủ không gian để sẵn sàng vượt ra khỏi những vùng an toàn của chính họ.

Mặc dù chấp nhận rủi ro hay thử những cái mới là cần thiết, điều quan trọng là bạn hãy thắng thắn loại bỏ đi tất cả những ý tưởng hay giải pháp kém hiệu quả.

Hãy dành thời gian để nhìn nhận một cách khách quan những thất bại, và khuyến khích tất cả các thành viên trong đội nhóm chấp nhận rủi ro một cách có chủ đích nhiều hơn nữa.

Những thất bại nhỏ luôn là cần thiết để dẫn đến những thành công lớn hơn miễn là bạn áp dụng những gì đã học được vào các sáng kiến phát triển trong tương lai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Trở thành một Marketer giỏi hơn bằng cách chấp nhận thất bại

Trong khi thất bại là cảm xúc không mấy dễ chịu, đối với người làm marketing, để có thể trở thành một marketer giỏi thì việc chấp nhận thất bại lại là một cách thông minh.

trở thành marketer giỏi
Trở thành một Marketer giỏi hơn bằng cách chấp nhận thất bại

Nếu bạn đang là một marketer, bạn có thể tìm kiếm cho mình vô số các cách khác nhau để học hỏi và phát triển bản thân. Có thể bạn chọn cách giam gia một khoá học về marketing nào đó, tham dự các buổi hội thảo ngành hay đơn giản là tự nghiên cứu.

Tuy nhiên, trong khi bạn có thể dễ dàng tiếp cận các kiến thức bên ngoài, sự thay đổi lớn nhất trong sự nghiệp của bạn lại đến từ sự thay đổi bên trong tâm lý, tư duy hoặc thái độ làm việc của bạn – và một trong những cách hiệu quả nhất để phát triển điều này là chấp nhận các thất bại.

Tại sao chấp nhận thất bại lại có thể tạo ra những động lực mạnh mẽ đến vậy?

Có 3 lý do chính để bạn nên chấp nhận thất bại với tư cách là một người làm marketing để có thể trở thành một marketer giỏi.

1. Chấp nhận thất bại khuyến khích bạn thử nghiệm nhiều hơn.

Một khi bạn không sợ hãi về các kết quả cuối cùng (có thể xảy ra), bạn sẽ sẵn sàng nhiều hơn trong việc thoát ra khỏi vùng an toàn của bản thân và tập trung để thử một chiến thuật mới nào đó mà bạn chưa từng dám trong quá khứ.

Vì bạn có nhiều khả năng chấp nhận rủi ro hơn, bản cảm thấy tự tin và thoải mái hơn trong tất cả các hành động của mình.

Trong khi thế giới marketing vẫn liên tục chuyển đổi với nhiều xu hướng mới, hành vi người tiêu dùng lại chưa bao giờ dừng lại, việc thử những cái mới hay dành một phần nguồn lực nhất định để theo đuổi các chiến lược mới luôn đảm bảo thương hiệu có thể tạo ra những bước đi táo bạo hơn so với đối thủ của mình.

2. Thất bại thường là cách tốt nhất để học hỏi.

Không ít marketer luôn mong muốn “ai đó” đưa ra sẵn cho mình những mô hình chiến lược được cho là hiệu quả vì họ sợ phải mất thời gian cho thử nghiệm và học hỏi.

Tuy nhiên trên thực tế, không có bất cứ một mô hình hay chiến thuật nào có thể được áp dụng tương tự cho các doanh nghiệp khác nhau. Ngay cả hai doanh nghiệp đang kinh doanh trên cùng một ngành hàng thì quy mô kinh doanh khác nhau cũng đòi hỏi các mô hình chiến lược khác nhau.

Học cách đón nhận thất bại giúp mở ra cho bạn những bài học và phương thức mới, thứ mà những người sợ thất bại (đối thủ) không bao giờ có và hiểu được chúng.

3. Thất bại là điều không thể tránh khỏi nếu bạn muốn trở thành marketer giỏi.

Theo nhiều cách khác nhau, thất bại là điều không thể tránh khỏi trong lĩnh vực marketing nói chung. Không sớm thì muộn, nếu bạn tiếp tục xây dựng và phân phối quảng cáo theo những cách mới hay tiếp cận thử các nhóm đối tượng mới, những kết quả không mong muốn là điều hết sức bình thường trong các giai đoạn đầu.

Một số người làm marketing vì không chịu được các cảm xúc này, họ không có đủ tự tin hoặc bản lĩnh để tiếp tục thử nghiệm và khi đó họ có ít cơ hội hơn trên con đường sự nghiệp của mình.

Ngược lại, với những ai hiểu được bản chất của các thất bại, tìm cách đón nhận và học hỏi từ nó, nhiều kết quả bất ngờ sẽ đợi họ ở phía trước.

Làm thế nào để đón nhận thất bại một cách khôn ngoan.

Nếu bạn đã xem thất bại là điều không thể tránh khỏi khi chọn trở thành một marketer, dưới đây là một số mẹo nhỏ bạn có thể áp dụng.

  • Nghiên cứu các chiến dịch thất bại của các thương hiệu lớn: Chắc chắn khi bạn bắt đầu gia nhập và quan tâm đến ngành, những thảm họa PR, những quảng cáo phản cảm hay những thương hiệu để lại ấn tượng xấu với đối tượng mục tiêu là thứ không khó để bạn có thể tiếp cận và học hỏi. Có không ít các thương hiệu phải rời bỏ thị trường vì những chiến lược không phù hợp và cũng có vô số các thương hiệu đã vươn lên từ thất bại, tất cả những bài học đó là dành cho bạn.
  • Xem thất bại là một phần tất yếu: Thất bại trong một thử nghiệm là một phần quan trọng của việc tìm hiểu xem điều gì sẽ làm cho một chiến dịch trở nên hiệu quả hơn.
  • Cam kết học hỏi ít nhất là điều gì đó sau mỗi lần thất bại: Thất bại sẽ trở nên thật vô nghĩa nếu sau mỗi lần thất bại đó bạn không rút ra được bất cứ bài học hay kinh nghiệm nào cho bản thân và đội nhóm của mình.
  • Đặt ra những kỳ vọng mới cho cả khách hàng và đội nhóm: Hãy trò chuyện với đội nhóm của bạn về thái độ của họ đối với các thất bại và những gì họ cần làm để trở thành một marketer giỏi hơn. Mặt khác với khách hàng, đừng quên rằng họ cũng luôn mong đợi những giải pháp tốt hơn từ thương hiệu của bạn.
  • Thất bại có mục đích: Rõ ràng là bạn không thể lãng phí ngân sách của doanh nghiệp theo những cách vô nghĩa. Những thất bại có mục đích sẽ khiến bạn thoải mái hơn với khái niệm thất bại đồng thời, giá trị nhận được trên mỗi lần thất bại cũng cao hơn.

Một khi bạn đã cảm thấy thoải mái hơn với những thất bại của chính mình, bạn có nhiều cơ hội hơn để tạo ra các chiến dịch sáng tạo và đổi mới hơn.

Sự thoải mái với thất bại cũng mang lại cho thương hiệu những lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ và khả năng phục hồi là nhanh nhất trong khi các thương hiệu khác đang sụp đổ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Giang Nguyễn | MarketingTrips

Quy tắc giúp hạn chế các thất bại ít được biết đến của Warren Buffett

Khi những cơn bão đến theo cách mà bạn muốn, bạn có thực sự đã sẵn sàng?

Quy tắc ít được biết đến của Warren Buffett trong việc giúp hạn chế các thất bại

Buffett từng khuyên bạn rằng bạn có thể đáng giá hơn 50% so với hiện tại bằng cách cải thiện kỹ năng giao tiếp của mình.

Tuy nhiên, một trong những câu nói hay nhất ít được biết đến của Buffett lại là một câu nói khá hay về đại dịch.

Ông viết:

“Dự đoán các cơn mưa là điều bình thường, Nhưng đóng những chiếc tàu lớn để có thể tránh được các rủi ro tiềm ẩn thì rất giá trị.”

Quy tắc Noah – The Noah Rule.

Ông gọi đó là quy tắc Noah, đặt theo tên của một nhà tiên tri trong Kinh thánh, người đã cứu nhân loại và tất cả các loài động vật khác bằng cách đóng một con tàu để đề phòng một trận lụt lớn.

Theo nghĩa kinh doanh, quy tắc Noah đã trở thành một hình ảnh mạnh mẽ cho các nhà lãnh đạo trong việc có thể dự đoán các điều kiện của thị trường và có khả năng thấy trước các sự kiện trước khi chúng xảy ra nhưng lại thất bại trong việc “chuyển suy nghĩ thành hành động” để từ đó giảm thiểu các rủi ro.

Buffett từng thừa nhận rằng, mặc dù ông đã thấy trước khả năng xảy ra điều gì đó tương tự như vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9, nhưng ông đã trì hoãn và không phản ứng kịp. Ông không xây dựng một chiếc tàu lớn. Ông đã vi phạm quy tắc Noah của chính mình.

Nếu bạn là học viên của Buffett, quá trình xây dựng những chiếc tàu lớn từ quan điểm đầu tư của ông đó là hãy giảm thiểu rủi ro bằng cách chỉ đầu tư cẩn thận vào một vài công ty đủ mạnh và đủ khả năng thích ứng để phát triển, bất kể môi trường bên ngoài có tác động đến họ như thế nào.

Nhưng từ quan điểm lãnh đạo, làm thế nào để bạn xây dựng một chiếc tàu đủ lớn để duy trì doanh nghiệp của mình trong lâu dài? Dưới đây là câu trả lời dành cho bạn.

Hãy tuyển những người thông minh nhất bạn có thể tìm thấy.

Tác giả Peter Senge trong cuốn The Fifth Discipline đã đề cập đến khái niệm một “tổ chức học tập” (learning organization) là một trong những điểm khác biệt chính tạo nên sự khác biệt giữa các đội nhóm và doanh nghiệp có hiệu suất cao.

Điều này có nghĩa là toàn bộ tổ chức cần dựa vào kiến ​​thức của các cá nhân và đội nhóm, chứ không phải là từ một nhà lãnh đạo đang đứng trên đỉnh tháp, để học hỏi lẫn nhau và phát triển cùng nhau trong mọi dự án.

Điều này cũng có nghĩa là doanh nghiệp cần tuyển những người thông minh nhất mà họ có thể tìm thấy – thông minh hơn cả những người quản lý của họ – để thiết lập một tổ chức học tập đủ mạnh mẽ và tiến lên phía trước.

Steve Jobs đã đồng ý với tiền đề này bằng một nhận xét rất nổi tiếng, “Sẽ thật vô nghĩa nếu bạn tuyển những người thông minh và nói cho họ biết họ cần phải làm gì; Bạn nên tuyển những người thông minh nhất để họ có thể cho bạn biết mình phải làm gì.”

Jeff Bezos cũng tiếp cận cách tuyển dụng này. Nhà sáng lập Amazon cho biết, “Mỗi khi chúng tôi tuyển một ai đó, người đó nên tự nâng cao tiêu chuẩn cho những lần tuyển dụng tiếp theo, để đội ngũ nhân tài về tổng thể luôn được cải thiện.”

Nói một cách đơn giản, khi người của bạn thành công thì doanh nghiệp của bạn mới có thể thành công. Đó là một chiếc tàu vững chắc có thể giúp bạn chống chọi lại với mọi cơn bão. Và nếu nó có đến thì cũng đến theo cách của bạn. Bạn làm chủ mọi thứ !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

4 bài học lớn nhất về sự thành công và thất bại từ Steve Jobs

Một số bài học từ rất lâu của steve Jobs nhưng vẫn giúp hình thành các phương thức và triết lý kinh doanh hiện đại. Dưới đây là một số bài học đáng chú ý nhất mà bạn có thể học được từ cuộc sống của ông.

4 bài học lớn nhất về sự thành công và thất bại từ Steve Jobs
Steve Jobs | Former CEO of Apple

Vào ngày 5 tháng 10 năm 2011, Steve Jobs đã chính thức ‘kết thúc’ một chặng đường dài của mình. Ông có thể là một nhân vật gây nhiều tranh cãi, nhưng những thành tích của ông là không thể phủ nhận.

Những tư duy lỗi lạc của ông về sự sáng tạo, công việc, khả năng lãnh đạo và cuộc sống có thể khá đơn giản nhưng lại rất sâu sắc.

1. Thất bại là cơ hội.

Ý tưởng về thất bại là cơ hội đã có từ lâu nhưng hầu hết các doanh nhân đều được dạy rằng họ phải tránh thất bại bằng mọi giá. Thậm chí trong nhiều trường hợp tệ hơn, họ học cách che giấu nó khi họ đã gây ra nó.

Steve Jobs đã ủng hộ quan điểm rằng thất bại có thể là một điều tốt. Nếu bạn sẵn sàng nhận ra và đón nhận thất bại, nó có thể trở thành công cụ để thành công.

Một ví dụ tuyệt vời về điều này bắt đầu từ việc Steve Jobs thất bại ở bậc học cao hơn. Ông bỏ học tại Đại học Reed vào năm 1973.

Một trong những điều quan trọng thường bị bỏ qua ở đây là ‘thất bại không giống như thất bại’. Thất bại dạy cho bạn những cách không hiệu quả. Và đánh bại nó là sự lựa chọn bạn thực hiện để đáp lại sự thất bại.

Nó tương đương với việc từ bỏ. Việc rút ra những bài học thất bại và tạo ra các câu chuyện thành công khác là hoàn toàn tùy thuộc vào bạn.

2. Giữ vững niềm tin có thể vượt qua nghịch cảnh.

Những trải nghiệm của cuộc khủng hoảng sức khỏe Covid-19 đang diễn ra có lẽ là ví dụ điển hình nhất về một nghịch cảnh trong cuộc sống của hầu hết mọi người.

Các quyết định hàng ngày từng là vấn đề tất nhiên thì giờ đây tất cả mọi thứ đều phải thay đổi v.v. Trong những điều kiện như vậy, thật khó để tránh khỏi sự tuyệt vọng.

Steve Jobs có một niềm tin vào công nghệ.

Điều này khiến bạn nhớ đến câu nói của Steve Jobs, “Ngay cả khi cuộc sống đập vào đầu bạn một viên gạch. Cũng đừng bao giờ đánh mất niềm tin.”

Bạn thường không nghe đến từ ‘niềm tin’ khi nói đến kinh doanh. Nhưng sự thật là khi khó khăn, niềm tin trở nên rất quan trọng. Nó có thể có nghĩa là sự khác biệt giữa việc trở nên tồn tại hay bỏ cuộc.

“Điều quan trọng nữa là bạn phải có niềm tin vào mọi người, rằng họ về cơ bản là tốt và thông minh, và nếu bạn cung cấp cho họ những công cụ cần thiết, họ sẽ cùng bạn làm nên những điều tuyệt vời.”

Tập trung vào yếu tố con người.

Khi nói đến đội nhóm của bạn, hãy bao quanh bạn với những người tốt, truyền cảm hứng cho họ, tôn trọng họ và những điều tuyệt vời sẽ xảy ra.

Điều quan trọng không kém là Steve Jobs không bao giờ để mất đi góc nhìn về những người mà ông đang hướng tới. Ông không thiết kế cho một nhóm tập trung đặc biệt nào. Ông thiết kế cho mọi người.

Điều này được minh chứng trong câu trích dẫn: “Thực sự rất khó để thiết kế sản phẩm theo một nhóm các tiêu chuẩn cụ thể. Rất nhiều lần, mọi người thường không biết họ muốn gì cho đến khi bạn cho họ xem nó.”

Bài học ở đây là tập trung vào việc cung cấp cho những người mà bạn đang phục vụ. Tìm ra những gì họ muốn và cung cấp cho họ.

3. Điều gì tạo nên một cuộc sống thành công.

Cuộc sống thành công là như thế nào, có phải là được hạnh phúc không? Nếu bạn hỏi Steve Jobs, bạn có thể sẽ nghe thấy điều này.

“Thời gian của bạn là có hạn, vì vậy đừng lãng phí nó để sống một cuộc đời của người khác.

Đừng bị mắc kẹt bởi những sự giáo điều – thứ khiến bạn đang sống dựa trên kết quả hay suy nghĩ của người khác.

Đừng để ý kiến ​​của những người khác làm lu mờ đi tiếng nói bên trong của chính bạn. Và quan trọng nhất, hãy can đảm để làm theo trái tim và trực giác của mình.”

Cách ông định nghĩa sự giáo điều là kết quả của một tư duy hướng tới quyền tự do trong tư tưởng. Bạn chỉ cần là chính mình.

Steve Jobs cũng ủng hộ lòng dũng cảm. Đây cũng là điều cơ bản để có một cuộc sống thành công.

Làm thế nào bạn có thể đối mặt với những thách thức mà cuộc sống đã ném vào bạn mỗi ngày nếu không có lòng dũng cảm để vượt qua? Rõ ràng là rất khó đúng không?

4. “Hãy cứ ngu ngốc – Hãy cứ dại khờ”.

Một trong những câu nói tạo ra được sự ảnh hưởng lớn nhất gắn liền với Steve Jobs có lẽ là “Stay hungry, stay foolish.” (tạm dịch: hãy cứ ngu ngơ – hãy cứ dại khờ).

Steve Jobs cho rằng câu nói này là một hình mẫu cho cách tổ chức cuộc sống và cách làm việc của ông.

Luôn ‘cảm thấy thiếu thốn’ là điều dễ hiểu. Tất cả sự đổi mới, khác biệt, khám phá và tiến bộ sẽ không bao giờ xảy ra nếu bạn đã ‘cảm thấy đủ’.

Nếu chúng ta coi sự ngu ngơ là sự sẵn sàng chấp nhận rủi ro, chấp nhận học những cái mới ngay cả khi người khác bảo chúng ta không nên làm như vậy. Bạn sẽ không ngu ngơ như bạn nghĩ. Nó thậm chí còn có thể được gọi là nhìn xa trông rộng.

Tất cả chúng ta đều luôn cần nó để tiến lên phía trước !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Tra Nguyen

Những bài học về thất bại mà mọi doanh nhân đều nên biết

Mọi người đều sợ sự thất bại và coi nó là một điều gì đó rất tồi tệ. Tuy nhiên, từ nhiều khía cạnh cho thấy rằng thất bại có thể mang lại sự phát triển cá nhân và nghề nghiệp hơn mức bạn tưởng.

10 bài học về thất bại mà mọi doanh nhân đều nên biết

Dường như vẫn có một sự kỳ thị đáng kể đối với sự thất bại. Nhiều người muốn tin rằng “Điều đó không thể xảy ra với tôi.” “Không nên.” “Nó thật kinh khủng…”.

Tuy nhiên, có một sự thật là, bất kể bạn là ai, bạn đang làm gì, làm như thế nào, làm ở đâu – thất bại luôn chờ đợi bạn.

Điều này không có nghĩa rằng là ngày thành công vốn rất xa vời và không thể đạt được. Nó chỉ báo hiệu là cũng như sự thành công, thất bại cũng là thứ rất có khả năng xảy ra.

1. Thất bại là thứ gì đó rất dễ gặp.

Chỉ cần đặt mục tiêu và không làm gì bất cứ thứ gì để hoàn thành nó, và bạn sẽ có ngay một thất bại. Những thất bại trong việc nỗ lực để đạt được mục tiêu đã thực sự ăn mòn và kìm hãm sự phát triển của chúng ta.

Cả tôi và bạn đều như vậy, đều đã làm những thứ được yêu cầu để làm … rồi lại tự hỏi, tại sao điều này lại xảy ra?

2. Con người là nhân tố thiết yếu.

Bạn sẽ chẳng thể đi đến đâu nếu đi một mình. Có ‘một nghìn lẻ một’ bài viết nói về vấn đề này mà bạn đã từng xem qua. Nếu bạn muốn đạt được những thành công vượt trội, bất chấp những giới hạn, thì đó nên là một nhóm người.

Hãy tin tưởng vào mọi người và xây dựng quanh bạn với những người giỏi hơn bạn. Xác định những hạn chế vốn có của bản thân bạn và bao quanh bạn với những người xuất sắc hơn trong những lĩnh vực đó.

3. …Trừ khi bạn chọn sai người.

Tất nhiên, nếu bạn chọn sai người, thì bạn sẽ cùng nhau thất bại. Việc phân biệt những người giỏi nhất khỏi những người còn lại vốn không phải là điều dễ dàng.

Vì vậy, hãy lập một danh sách. Xác định rõ chân dung những người bạn cần và những gì họ nên có khả năng; người bạn muốn làm việc cùng.

4. Thất bại thường không có giới hạn.

“Tôi đã được sinh ra để thất bại.” Đúng … và thất bại sẽ không quan tâm đến phát biểu đó của bạn. Luôn như vậy.

Thất bại là thứ mà bạn nên mong muốn đã quan tâm đến nó nhiều hơn trong quá khứ, dù muốn hay không, bạn nhận ra rằng, khi bạn lớn lên bạn luôn cần trải qua những thất bại.

Những thất bại càng sớm thì càng nhẹ nhàng và dễ chấp nhận hơn. Và chính những bài học thất bại đầu đời đó sẽ nâng cao sự tự tin và tăng cường sức mạnh nội tại của bạn về lâu dài sau này.

5. Hãy tự giúp mình.

Thất bại không giúp bạn biết rõ hơn về tầm nhìn lớn của bạn cho tương lai. Ngay cả khi bạn đã “dành thêm một chút thời gian.” “đầu tư nhiều tiền hơn một chút”. “Chọn những người tốt hơn hay có tầm nhìn xa tốt hơn.”

Bất kể thất bại đó là gì, hãy tự giúp mình – nếu thất bại xảy ra, hãy xem “nó có thể là thứ gì đó tuyệt vời”, đón nhận và vượt qua nó.

Không có gì tốt đẹp hơn đến với một doanh nhân nếu bạn thực sự biết đón nhận sự tự thương hại với một tâm hồn rộng mở.

6. Chúng ta trưởng thành từ thất bại.

Trong một rừng âm u của sự thất bại, thật khó để biết bạn đã trưởng thành như thế nào sau mỗi lần vấp ngã. Tuy nhiên, bạn yên tâm, nó vốn được lưu trữ trong tiềm thức.

Và bộ não của bạn sẽ cung cấp nó cho bạn khi bạn cần thiết, chỉ là nó đang chờ đợi, chờ đợi để giúp bạn không thất bại nhiều như bạn có thể có.

7. Không có thời gian thất bại nào là tốt nhất.

Không có thời điểm nào tốt hơn để thất bại, bởi vì chưa bao giờ có một thời điểm tốt hơn để bắt đầu. Tuỳ vào mỗi trường hợp mà thời điểm thất bại hay thời điểm để bắt đầu của mỗi người là khác nhau.

Hãy bắt đầu mọi thứ sớm nhất bạn có thể và thất bại cũng sẽ đến theo cách nó cần đến, đừng kỳ vọng một thời điểm hoàn hảo để bạn cho phép mình có thể thất bại hoặc bắt đầu.

8. Số lần bạn thất bại có thể nhiều hơn số lần bạn thành công.

Thật khó để có thể chấp nhận điều này, tuy nhiên, thất bại nhiều sẽ tạo ra những thành công tốt hơn và vững chắc hơn.

Nếu bạn thực sự thích Coke nhưng không uống nó trong một tháng, điều gì sẽ xảy ra trong lần đầu tiên bạn mở nắp lon? Cảm giác sung sướng hơn nhiều có phải không. Nước ngọt không thay đổi, nhưng nó vẫn ngon hơn nhiều.

Suy nghĩ này với thành thành công và thất bại cũng không phải là ngoại lệ. Không có số lần bạn phải thất bại để thành công và ngược lại. Tuy nhiên, thất bại sẽ khiến thành công của bạn trở nên ngọt ngào hơn rất nhiều.

9. Thất bại không ‘xấu xí’ như bạn tưởng.

Hãy luôn ghi nhớ điều này. Thất bại là một thực tế của cuộc sống. Đó là một trong số ít những điều bạn có thể tin tưởng vào sự hiện diện trong cuộc sống của mình từ đầu đến cuối. Nó không sao cả.

Thất bại làm cho chúng ta tốt hơn. Có thể không phải trong thời điểm này, cũng có thể không theo cách mà chúng ta nhận ra ngay lập tức, nhưng nó rõ ràng là hữu hiệu.

Khi bạn đối mặt với thất bại, điều không thể tránh khỏi, hãy áp dụng điều mà nhiều người vẫn gọi là “quy tắc một năm” (“one year rule”) cho những cảm xúc mà bạn đang cảm thấy có liên quan đến thất bại.

Giữa những cảm xúc tồi tệ của bạn khi thất bại ngày hôm nay, hãy nhắc nhở bản thân rằng bạn sẽ không cảm thấy những tồi tệ tương tự trong một năm nữa kể từ bây giờ.

Khi nhìn lại, bạn sẽ phải cảm ơn nó, nó cho bạn những cơ hội để phát triển bản thân và là động lực mạnh mẽ để bạn đạt được những mục tiêu của bản thân.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

3 cách đơn giản để tránh sự thất bại trong khởi nghiệp

Một câu hỏi mà có lẽ không chỉ với những người đang khởi nghiệp mà còn cả với những ai đã khởi nghiệp thành công cũng đều phải hỏi: Tại sao rất nhiều công ty khởi nghiệp thất bại?

3 cách đơn giản để tránh sự thất bại trong khởi nghiệp

Lý do thì vốn rất nhiều và đa sắc thái. Nó có thể là về việc công ty đã ‘đốt’ tiền mặt (burns) của mình trước khi đạt được các cột mốc quan trọng dẫn đến hòa vốn (breakeven) hoặc bổ sung nguồn vốn hoặc tạo ra doanh thu.

Và đôi khi sự thất bại cũng dễ xảy ra hơn khi sự cạnh tranh đang mức độ cao hơn, hoặc đối thủ ‘chạy’ nhanh hơn hoặc do sự suy thoái kinh tế hoặc một sự kiện ‘thiên nga đen’ (những cuộc đại dịch) nào đó bất chợt ập đến.

Kể từ năm 2014, khi CB Insights bắt đầu thu thập những thông tin đầu tiên về những thất bại của các công ty khởi nghiệp từ hàng trăm nhà sáng lập và nhà đầu tư khác nhau.

Có một số thứ rất đáng để bạn quan tâm.

Lý do số 1 cho sự thất bại là: Thị trường không có nhu cầu.

Tất cả các loại hình và quy mô của các công ty khởi nghiệp đều thừa nhận họ đã phạm phải sai lầm này, từ các dự án nhỏ lẻ đến các công ty kỳ lân (các công ty khởi nghiệp có trị giá từ 1 tỷ USD trở lên).

Và lý do số 2 dẫn đến sự thất bại là: Công ty đã hết tiền mặt.

Dưới đây là 03 ý tưởng để giúp các doanh nhân biến việc xác thực thị trường và khách hàng trở thành điểm khởi đầu cho công việc kinh doanh của mình.

1. Thay đổi tư duy và suy nghĩ của bạn.

Hãy ngừng suy nghĩ về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn và không ngừng tập trung vào những nỗi đau của khách hàng hay ‘khoảng trống’ của thị trường.

Bỏ qua những thứ vốn được gọi là ‘thị trường cần’ và nỗ lực tìm kiếm những vấn đề (problems) mà thị trường gặp phải.

Mục đích của bạn là tìm ra những bằng chứng về một vấn đề chung, phổ biến, được hiểu rõ và mọi người trong ngành mục tiêu của bạn đều nhận ra nó.

Bạn không nên tìm kiếm những vấn đề thú vị để giải quyết. Hãy tìm kiếm những vấn đề khó có thể biến mất. Đừng hỏi bạn bè, đồng nghiệp, gia đình…để xác thực nó bởi vì tất cả họ đều muốn bạn đúng và chỉ thấy đúng.

Ý tưởng sẽ không giúp bạn thành công nhưng nếu bạn không có ý tưởng nào có nghĩa là bạn chưa tìm hiểu kỹ về những gì cần làm.

Hãy tiếp tục khám phá cho đến khi bạn tìm thấy những sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp với thị trường của bạn. Việc thất bại ở một phạm vi nào đó trong kinh doanh, chúng sẽ giúp các doanh nhân nghĩ ra thêm nhiều ý tưởng mới hơn.

2. Hãy để khách hàng trở thành một phần của nhóm chiến lược của bạn.

Tìm hiểu mọi thứ có thể về khách hàng mục tiêu của bạn.

Khách hàng sẽ nói cho một người biết lắng nghe về các vấn đề của họ.

Hãy nói chuyện với những người đang sử dụng các giải pháp cạnh tranh hoặc thay thế khác. Hỏi họ những gì họ thích và không thích về các giải pháp đó.

Khám phá những rào cản của sự thay đổi. Khách hàng không mua công nghệ. Họ mua các sản phẩm giúp tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tiền hoặc tăng doanh thu.

Việc thu thập những phản hồi một cách trung thực của khách hàng là cách duy nhất để tạo ra giải pháp mà mọi người sẽ mua.

Không có gì thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư bằng việc một doanh nghiệp đã liên tục gặp gỡ và lắng nghe khách hàng.

3. Tận dụng các dữ liệu bên ngoài.

Không tốn quá nhiều tiền hoặc tài nguyên để mua dữ liệu hoặc tự khảo sát về khách hàng tiềm năng của bạn.

Hãy tìm kiếm trên internet các website, sự kiện hay các bản báo cáo dữ liệu của ngành.

Mở rộng nguồn lực của bạn với các mối quan hệ chiến lược – từ các doanh nghiệp quan trọng trong ngành đến thông tin từ các đối thủ cạnh tranh.

Những doanh nghiệp đang phục vụ các thị trường và khách hàng giống như bạn.

Ngay từ những ngày đầu thành lập công ty của bạn, hãy xây dựng một phương pháp để có thể thu thập và sắp xếp thông tin bạn có được về khách hàng, thị trường và đối thủ cạnh tranh một cách dễ dàng và cập nhật nhất.

Việc bạn xây dựng những thói quen tốt này sẽ là một phần của lợi thế cạnh tranh và là ‘gia vị bí mật’ khi doanh nghiệp của bạn phát triển.

Không quan trọng sức mạnh tài sản và nguồn lực của bạn hiện tại như thế nào – từ nhân tài đến công nghệ, từ sản nghiệp đến nguồn vốn, yếu tố quyết định sự thành công của một công ty khởi nghiệp chính là sự phù hợp của sản phẩm với thị trường, điều sẽ được cũng cố thông qua quá trình thẩm định và tối ưu liên tục.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Long Trần | MarketingTrips 

Nói về thất bại có thể giúp người khác nhiều hơn nói về thành công

Mặc dù hầu hết mọi người không nhận ra điều đó, nhưng một nghiên cứu mới nhất cho rằng những sai lầm, sai sót và các quyết định tai hại có ích hơn trong việc giúp mọi người thực hiện tốt hơn.

Ảnh: Getty Images

Kinh nghiệm thường là ‘người thầy giáo’ tốt nhất: Bài học kinh nghiệm thường là những bài học tốt nhất; bài học càng đau, việc học càng tốt hơn.

Nhưng bạn cũng có thể học một số bài học từ những người khác – và cũng là điều quan trọng, bạn nên giúp họ học một vài bài học từ những sai lầm của chính bạn.

Tuy nhiên, nói thì dễ lắm nhưng làm thì không đơn giản một chút nào, đặc biệt là như khoa học đã cho thấy chúng ta vốn không muốn chia sẻ những thất bại của mình với người khác.

Trong một nghiên cứu vào năm 2019, các nhà nghiên cứu của Đại học Chicago đã yêu cầu các giáo viên kể lại một khoảng thời gian họ đã thành công trong lớp học và một thời gian họ đã thất bại.

Khi giáo viên được hỏi câu chuyện nào họ sẽ chọn để chia sẻ nếu mục tiêu là giúp đỡ các giáo viên khác, kết quả là hơn hai phần ba trong số họ đã chọn những câu chuyện thành công của họ để chia sẻ.

Điều này có nghĩa là gì: Tất cả chúng ta đều muốn được người khác nhìn mình ‘thật tốt’, đặc biệt là với những người chúng ta không hề quen biết.

Sau đó, các nhà nghiên cứu yêu cầu hàng trăm người nghĩ về một thời gian họ đã thành công trong việc tập trung vào công việc và một thời gian họ không tập trung được.

Khi được hỏi họ sẽ chia sẻ câu chuyện nào để giúp người khác tập trung hơn, hầu hết trong số họ đều chọn các câu chuyện tích cực – ngay cả khi họ được yêu cầu giả vờ rằng họ sẽ chia sẻ một câu chuyện về “bản thân trong tương lai” của họ.

Điều này có thêm ý nghĩa là, ngoài thực tế tất cả chúng ta đều thích được nhìn tốt – chúng ta còn tự cảm thấy tốt về chính chúng ta.

Và bởi vì chúng ta thường không nhận ra những giá trị mà những sai lầm và thất bại có thể mang lại.

Để kiểm tra giả thuyết đó, các nhà nghiên cứu đã cho người tham gia một nhiệm vụ đơn giản. Có 3 cái hôp và họ được yêu cầu để mở 2. Một hộp chứa 80 xu, một hộp chứa 20 xu và một hộp yêu cầu người tham gia phải trả tiền phạt một xu (hộp thua).

Điều mà những người tham gia không biết là thí nghiệm đã bị gian lận, nên mỗi người luôn mở hộp 20 xu và hộp “thua”. (Thực tế là chỉ có 2 loại hộp này trong thí nghiệm).

Sau đó, họ được thông báo rằng, để giúp người tham gia tiếp theo, họ có thể chia sẻ vị trí của một trong các hộp.

Chuyện gì đã xảy ra? Trên một loạt các nghiên cứu, có đến một phần ba và một nửa số người tham gia đã chia sẻ thành công của họ: tức vị trí của hộp 20 xu.

Chia sẻ vị trí của hộp 20 xu khiến người tiếp theo có cơ hội thậm chí chọn hộp 80 xu hoặc hộp “thua”. Bằng cách chia sẻ vị trí của hộp thua, người tham gia có thể đảm bảo rằng người tiếp theo giành được 80 xu hoặc 20 xu. Họ có thể đảm bảo người tiếp theo luôn có thể giành được thứ gì đó.

Họ rõ ràng nhận biết rõ hơn về cách họ có thể nhận thức được hơn là mức độ hữu ích của họ. Như các nhà nghiên cứu viết, “Một nguyên nhân của sự miễn cưỡng này là mọi người bỏ qua thông tin trong thất bại.”

Mặc dù khoa học chứng minh giá trị của việc chia sẻ thất bại để người khác có thể học hỏi: Thông tin tiêu cực ra lệnh chú ý nhiều hơn thông tin tích cực. Thông tin tiêu cực được xử lý sâu hơn. Thông tin tiêu cực được ghi nhớ lâu hơn.

Chia sẻ những thất bại của bạn, chia sẻ những bài học kinh nghiệm, chia sẻ những câu chuyện cảnh báo … học hỏi gián tiếp từ những sai lầm và thất bại của người khác không chỉ là cách học tuyệt vời, đó là cách học an toàn hơn nhiều.

Nắm bắt những thất bại của bạn – và chia sẻ chúng

Quá khứ của bạn làm cho bạn biết bạn là ai, nhưng nó không định nghĩa được bạn. Cũng không phải là một cái gì đó để đánh bại chính mình.

Sai lầm, tính toán sai lầm, … mỗi thứ là một cơ hội học tập. Quá khứ chỉ là đào tạo. Thất bại chỉ thông báo cho tương lai của bạn.

Vì vậy, học hỏi từ những sai lầm của bạn. Học hỏi từ tính toán sai lầm của bạn.

Hãy suy nghĩ về những gì đã sai, nhưng chỉ để bạn có thể chắc chắn rằng lần sau bạn có cơ hội tốt hơn để làm cho nó trở nên đúng hơn.

Và chia sẻ thông tin đó với những người khác. Giúp mọi người xung quanh bạn biết cách làm cho tình huống tương tự cũng phù hợp với họ.

Mặc dù có thể không vui khi trở thành tâm điểm của một câu chuyện cảnh báo, nhưng điều đó vẫn ổn. Mọi người sẽ tôn trọng một thực tế là bạn sở hữu sai lầm của bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Tham khảo: Inc