Skip to main content

Thẻ: brand story

Kể một câu chuyện thương hiệu có sức ảnh hưởng với 4 bước

Trong bối cảnh kinh doanh hiện tại, khi hàng ngày khách hàng phải nhận quá nhiều nội dung quảng cáo từ các doanh nghiệp, kể một câu chuyện thương hiệu (Storytelling) có sức ảnh hưởng càng trở nên quan trọng hơn.

câu chuyện thương hiệu
Kể một câu chuyện thương hiệu có sức lôi cuốn với 4 bước

Đối với hầu hết các doanh nghiệp nhỏ, đặc biệt là các công ty khởi nghiệp, có vô số các câu chuyện mà họ có thể kể với công chúng.

Từ các câu chuyện của nhà sáng lập đến các câu chuyện gắn liền với nguồn gốc của sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu của họ, tất cả những nội dung này đều là những thứ có thể tạo ra được những sức cộng hưởng to lớn đến quá trình xây dựng thương hiệu.

Tuy nhiên, một câu chuyện thương hiệu khó có thể đi từ việc truyền cảm hứng đến gây ảnh hưởng lên hành động (chẳng hạn như khiến khách hàng muốn mua hàng) nếu nó thiếu đi yếu tố có chủ đích.

Một câu chuyện thương hiệu hấp dẫn là câu chuyện có sự cân bằng tinh tế giữa mục đích của thương hiệu với khán giả mục tiêu, thương hiệu của doanh nghiệp cần xuất hiện trước công chúng như là một hình ảnh mang tính đại diện thực sự.

Dưới đây là một số bước hay quy tắc bạn có thể sử dụng trong quá trình xây dựng nên các câu chuyện thương hiệu cho chính doanh nghiêp của mình.

1. Hãy giữ cho câu chuyện thương hiệu của bạn trở nên đơn giản.

Trong bối cảnh kinh doanh hiện tại, khi khách hàng của bạn ngày càng “lướt” nhiều hơn và dành ít thời gian hơn cho mỗi thương hiệu xuất hiện trước mắt họ, làm thế nào bạn có thể nhồi nhét những thứ khó hiểu hay cố gắng để thuyết phục họ tin vào những thứ mà ngay cả bạn cũng không thể hiểu.

Tốt hơn hết, hãy giữ cho các câu chuyện thương hiệu của bạn được đơn giản và đi thẳng vào những chi tiết quan trọng nhất.

Một thách thức đặt ra là, trong khi một câu chuyện quá đơn giản hay quá dễ hiểu thường không đủ sức lôi kéo sự hiếu kỳ của đối tượng mục tiêu, nhiệm vụ của bạn là khiến chúng vừa đơn giản vừa có sức thuyết phục.

Một lời khuyên dành cho bạn là hãy bắt đầu từ “gốc”.

Nguồn gốc xuất hiện của câu chuyện là điểm khởi đầu của mọi vấn đề, hãy cung cấp nguồn gốc một cách ngắn gọn, sau đó giải thích bằng các giải pháp mà doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn đưa ra.

Bạn cũng nên nhớ rằng “Mọi ý tưởng đều bắt đầu bằng một vấn đề.”

Sau khi bạn đã đặt tên cho vấn đề và giải pháp của mình, bạn có thể quyết định những chiến lược nào bạn cần tập trung vào, và những chiến lược nào bạn có thể bỏ qua.

Để có thể hiểu sâu hơn về thuật ngữ chiến lược, bạn có thể xem tại đây: chiến lược là gì

2. Một câu chuyện hay cần bắt đầu với sự trung thực.

Nếu bạn là một người làm kinh doanh, đặc biệt khi bạn là một marketer, chắc có lẽ bạn đã có đủ thông tin để hiểu rằng, khách hàng hiện đang ưu tiên tính trung thực hơn bao giờ hết.

Khách hàng hiện đại không chỉ quan tâm đến những gì bạn nói, họ quan tâm đến cả những thứ đằng sau đó, chính là những thứ giúp họ xác định những gì bạn đang kể là đáng tin cậy.

Khi chia sẻ câu chuyện về nguồn gốc thương hiệu, điều quan trọng là phải duy trì sự trung thực và đáng tin cậy về giá trị của bạn trong tương lai.

Bỏ qua những thời điểm khi tất cả mọi thứ đều thuận lợi, vào những lúc khó khăn nhất, những điều này chính là những gì còn lại của bạn có thể khiến khách hàng tiếp tục ủng hộ bạn và những gì bạn đang truyền tải đến họ.

2. “Tell The Why” – Nêu lý do tại sao bạn lại muốn kể câu chuyện thương hiệu của mình.

Đôi khi sự khác biệt lớn nhất giữa các câu chuyện thương hiệu, giữa câu chuyện của bạn với câu chuyện của đối thủ nằm ở lý do tại sao.

Trong khi bạn có nhiều cách thức khác nhau để kể, lý do tại sao thương hiệu của bạn bắt đầu thường là thứ giúp khơi dậy cảm hứng và sự tò mò từ khách hàng.

Whitney Wolfe Herd, nhà sáng lập và Giám đốc điều hành của Bumble, đã từng chia sẻ rằng kinh nghiệm làm việc của bà tại Tinder là điều đã thúc đẩy bà tạo ra ứng dụng hẹn hò dành cho phụ nữ ngay từ đầu.

Bà dẫn dắt vấn đề: “Đối với tất cả những gì mà phụ nữ hiện đại đã và đang làm được, việc hẹn hò và yếu tố lãng mạn dường như đã quá lỗi thời.”

Bằng cách chia sẻ lý do tại sao bà bắt đầu doanh nghiệp của mình, các giá trị của thương hiệu được truyền đạt một cách dễ dàng và không thiếu đi yếu tố “có chủ đích”.

Nếu bạn còn chưa tin điều này, hãy xem cách Starbucks hay Apple xây dựng câu chuyện thương hiệu của họ.

4. Đừng quên ‘tính có thẩm quyền’.

Quan trọng nhất, vì đây là câu chuyện của bạn, và bạn là người dẫn dắt câu chuyện đó, hãy cho khán giả của bạn thấy rằng bạn “phù hợp” khi kể câu chuyện đó.

Bạn không thể một câu chuyện hành trình đi đến thành công của một doanh nhân nếu hiện bạn chưa được xem là doanh nhân thành công hay bạn không thể truyền cảm hứng về cách làm marketing nếu bạn không phải là chuyên gia về điều đó.

Dù cho bạn là ai và đang kể câu chuyện gì, khách hàng hay công chúng của bạn chỉ lắng nghe, tin tưởng và chia sẻ lại nó nếu bạn đủ “phù hợp” để kể nó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Cách xây dựng một câu chuyện thương hiệu mà mọi người mua đều muốn kết nối

Tiếp cận người tiêu dùng tiềm năng ở mức độ sâu hơn về mặt tình cảm có thể dẫn đến lòng trung thành cao hơn và doanh số bán hàng tốt hơn.

Cách xây dựng một câu chuyện thương hiệu

Trong khi việc có một sản phẩm tuyệt vời hoặc dịch vụ chất lượng là điều tối quan trọng, nhưng đây không nhất thiết phải là những thứ sẽ giúp giành được lòng trung thành từ khách hàng tiềm năng của bạn.

Thông thường, người mua bị ảnh hưởng bởi những kết nối cảm xúc của họ với một thương hiệu trong quá trình ra quyết định mua.

Trên thực tế, giáo sư Gerald Zaltman của Trường Kinh doanh Harvard nói rằng “95% các quyết định mua hàng của chúng ta xảy ra trong tiềm thức, nơi chúng được thúc đẩy bởi yếu tố cảm xúc, chứ không phải là ‘các quy trình mang tính logic'”.

Cách tốt nhất để thúc đẩy các kết nối cảm xúc đến người mua là thông qua các câu chuyện thương hiệu của bạn.

Tập trung vào lợi ích cá nhân.

Câu chuyện thương hiệu phải luôn tập trung vào người mua hàng (buyer). Mặc dù các sản phẩm và dịch vụ B2B liên quan đến toàn bộ tổ chức, nhưng điều quan trọng bạn cần nhớ là vẫn có ít nhất là một cá nhân sẽ mua và sử dụng nó hàng ngày.

Bà Martha Mathers đến từ Gartner, một công ty chuyên về tư vấn và nghiên cứu trị trường, đã kiểm tra tác động của hơn 70 lợi ích của thương hiệu đối với các giá trị kinh doanh của một tổ chức (logic) và đối với giá trị cá nhân của các cá nhân (cảm xúc).

Bà tiết lộ: “Chúng tôi đã xem xét mức tác động của hai danh mục lợi ích này bằng cách phân tích mức độ ảnh hưởng của chúng đến các yếu tố như cân nhắc, mua hàng, thanh toán phí bảo hiểm và vận động chính sách…

Dữ liệu cho thấy rằng các giá trị cá nhân có mức tác động gấp đôi giá trị kinh doanh.”

Bất kể sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn là gì, hãy tập trung vào lợi ích cá nhân, việc để yếu tố cá nhân đóng vai trò như một phần trong cách kể chuyện của bạn sẽ khiến nó trở nên hấp dẫn hơn đối với những người mua tiềm năng, kể cả khách hàng B2B.

Phát triển câu chuyện của bạn từ các niềm tin và giá trị của chính bạn.

Người mua hàng ngày nay rất quan tâm đến những cách bạn kể chuyện, liệu nó chân thực (authentic story) hay giả dối. Nếu bạn muốn tạo ra những kết nối có ý nghĩa, câu chuyện thương hiệu của bạn nên bắt nguồn một cách tự nhiên từ chính bạn.

Khi giá trị của bạn ảnh hưởng đến câu chuyện thương hiệu của bạn, người mua sẽ nhận ra điều này, cho nó là chân thực và dễ dàng hơn khi tương tác với bạn.

Một nghiên cứu người tiêu dùng từ Stackla cho thấy rằng trong khi 86% người tiêu dùng báo cáo rằng tính chân thực là yếu tố quan trọng đối với những thương hiệu mà họ ủng hộ, thì có 57% số người cho rằng có ít hơn một nửa số thương hiệu đang tạo ra được những nội dung chân thực thực sự.

Để đảm bảo cách kể chuyện của bạn thực sự chân thực, tất cả các nỗ lực xây dựng thương hiệu của bạn cuối cùng phải được phát triển từ chính các giá trị và mục tiêu của bạn.

Khả năng kích hoạt phản ứng cảm xúc chân thực với những câu chuyện thực tế.

Có quá nhiều những nỗ lực quảng cáo (đặc biệt là trong môi trường kỹ thuật số và B2B) tập trung nhiều vào việc trình bày các thống kê và yếu tố cơ bản.

Mặc dù những điều này có thể hữu ích trong những bối cảnh phù hợp, nhưng chúng không phải là một câu chuyện. Chúng sẽ nhanh chóng bị lãng quên.

Tầm quan trọng của thuật kể chuyện Storytelling thực tế đã được nhấn mạnh trong một nghiên cứu ở Stanford năm 1969, trong đó sinh viên được yêu cầu ghi nhớ 10 bộ từ.

Nhóm được chia thành hai nhóm nhỏ học sinh, một nhóm được yêu cầu xây dựng một câu chuyện cho mỗi nhóm từ. Khi được kiểm tra sau đó, nhóm kể chuyện có thể nhớ lại hơn 80% số từ của họ, trong khi nhóm còn lại thì chỉ nhớ dưới 20%.

Một nguyên tắc tương tự cũng nên được áp dụng cho thương hiệu của bạn.

Nếu bạn đặt các sản phẩm và dịch vụ của mình trong bối cảnh của một câu chuyện – bất kỳ câu chuyện nào – thì ngay lập tức nó sẽ trở nên đáng nhớ hơn nhiều so với các thộng số khô khan của chính nó.

Tác giả Matthew Luhn của Pixar cũng từng lưu ý rằng câu chuyện quảng cáo nên được tiếp cận giống như bất kỳ cách kể chuyện nào khác – kết nối với đối tượng mục tiêu thông qua những kinh nghiệm được chia sẻ.

Những câu chuyện thực tế được trình bày một cách hấp dẫn sẽ khiến thương hiệu của bạn trở nên đáng nhớ hơn rất nhiều.

Bạn sẽ kể câu chuyện của mình như thế nào?

Những câu chuyện thương hiệu phù hợp có thể có được những tác động rất mạnh mẽ.

Nó sẽ ảnh hưởng đến cách khách hàng nhìn nhận thương hiệu của bạn và mối quan hệ của họ với nó.

Nó cũng có thể được dùng như một lời kêu gọi nhằm tập hợp những người cùng chí hướng.

Hãy dành thời gian để làm cho câu chuyện thương hiệu của bạn thực sự có tác động về mặt cảm xúc. Đó có thể là điều quan trọng nhất mà bạn nên làm cho thương hiệu của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Công ty mẹ của Shopee trở thành đế chế 137 tỷ USD như thế nào?

Khởi đầu là một công ty trò chơi điện tử nhỏ tại Đông Nam Á, Sea Group vươn lên thành tập đoàn thương mại điện tử và thanh toán online khổng lồ với với giá trị vốn hóa 137 tỷ USD.

Theo South China Morning Post, cụm từ ‘kỳ lân’ (chỉ những startup có định giá trên 1 tỷ USD) chưa được sử dụng rộng rãi hồi năm 2009.

Khi đó, Forrest Li – mới tốt nghiệp Đại học Stanford – khởi nghiệp với một công ty trò chơi điện tử nhỏ, chỉ có hơn 10 nhân viên. Tất cả chen chúc ngồi trong một căn nhà phố thương mại bé xíu ở trung tâm Singapore.

Garena – công ty của Forrest Li – nhanh chóng thu hút được nhiều khoản đầu tư đáng kể và lập tức mở rộng hoạt động.

Từ căn nhà nhỏ bé ở đường Maxwell, Garena chuyển trụ sở tới một căn penthouse hai tầng rộng rãi. Một thập kỷ sau, Garena giờ chỉ là một nhánh kinh doanh của Tập đoàn Sea Group khổng lồ.

Với định giá lên đến 137 tỷ USD, Sea Group có giá trị lớn hơn cả DBS, ngân hàng lớn nhất Singapore.

Tập đoàn này tuyển dụng 3.000 nhân viên và kinh doanh tại hàng loạt thị trường lớn, từ Trung Quốc, Nhật Bản cho đến Mỹ Latin. Sea Group giờ không chỉ là một ‘kỳ lân’, mà còn là một trong những tập đoàn công nghệ đình đám nhất Đông Nam Á.

Điều đó được thể hiện qua diện tích văn phòng của công ty này. Năm 2019, Forrest Li đưa nhân viên Shopee vào một khu tổ hợp rộng 22.600 m2. Shopee hiện là nền tảng thương mại điện tử lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á.

Trong 10 tháng qua, giá cổ phiếu Sea Group tăng tới 500%. Những ngày gần đây, cổ phiếu Sea Group được giao dịch với giá lên đến gần 265 USD. Hồi năm 2017, Sea Group phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) với mức giá chỉ vỏn vẹn 15 USD.

Tuần trước, Sea Group hoàn tất thỏa thuận mua ngân hàng Bank Kesejahteraan Ekonomi (BKE) của Indonesia.

BKE sẽ được chuyển đổi thành một ngân hàng kỹ thuật số. Năm ngoái, Sea Group đã được chính phủ Singapore cấp phép thành lập ngân hàng kỹ thuật số đầy đủ.

Sea Group tăng trưởng chóng mặt bất chấp tác động của đại dịch Covid-19 đối với nền kinh tế khu vực Đông Nam Á và toàn cầu.

Theo South China Morning Post, đã có một số chuyên gia bày tỏ sự lo ngại về tốc độ tăng trưởng quá nóng này. Dù vậy, nhiều người cho rằng Sea Group tăng trưởng một cách tự nhiên.

Khởi đầu từ game

Garena là nền tảng giúp Sea Group phát triển vũ bão. Forrest Li khẳng định thành công của Garena xuất phát từ việc công ty này sớm nhận ra những nhu cầu chưa hề được đáp ứng của cộng đồng người hâm mộ trò chơi điện tử ở Đông Nam Á vào đầu thập niên 2010.

Ví dụ, các game lớn, nổi tiếng tại những thị trường như Mỹ và Trung Quốc không có mặt tại Đông Nam Á. Đồng thời, nhiều game thủ Đông Nam Á không hiểu được những trò chơi tiếng Anh. Forrest Li nói rằng Garena muốn kết nối các game thủ trên phạm vi toàn cầu.

Công ty này xác định các game tương tác đã trở thành mô hình giải trí quan trọng với giới trẻ và sớm vượt qua radio, tivi và thậm chí cả phim ảnh.

Từ đó, công ty lùng sục khắp các thành phố, thị trấn và quán cà phê Internet trong khu vực để tìm hiểu nhu cầu của người chơi, loại trò chơi mà họ quan tâm nhất và cách đưa trò chơi từ khắp nơi trên thế giới đến những người này.

Garena không khởi đầu một cách dễ dàng. Forrest Li cho biết nhóm lãnh đạo công ty phải sử dụng tiền túi, thậm chí vay mượn của người nhà và bạn bè để đầu tư.

Ban đầu, Garena nhập game về Đông Nam Á. Đến năm 2014, công ty này quyết định tự phát triển game khi nhận ra sự phổ biến vũ bão của smartphone.

Forrest Li thành lập một studio trò chơi ở Thượng Hải (Trung Quốc), chuyển sự tập trung từ game chơi trên máy tính sang game phục vụ riêng cho người dùng điện thoại di động. Hai năm sau, Garena tung ra thị trường game đình đám Free Fire.

Năm 2019, Free Fire trở thành game được tải nhiều nhất tại Đông Nam Á. Free Fire thành công lớn bởi nó có thể chạy được trên mọi dòng smartphone, kể cả loại cấu hình thấp.

Garena cho biết Free Fire có mặt tại 130 quốc gia, và lập kỷ lục 80 triệu người dùng hàng ngày hồi năm ngoái. Ngoài phát triển game, Garena còn trở thành nhà tổ chức các cuộc thi đấu thể thao điện tử hàng đầu khu vực. Giải đấu thể thao điện tử của Garena vào năm 2019 thu hút 130 triệu khán giả theo dõi.

Nhờ thành công trong lĩnh vực game, Sea Group thu hút đầu tư từ nhiều tập đoàn lớn trên thế giới. Năm 2017, Forrest Li đổi tên Garena thành Sea Group. Cái tên này thể hiện tham vọng mang tầm khu vực của ông. Dù vậy, Forrest Li vẫn giữ cái tên Garena cho mảng game và giải trí kỹ thuật số.

Xâm chiếm thị trường thương mại điện tử

Ngay khi nhận thấy tốc độ phổ biến điện thoại thông minh vũ bão ở Đông Nam Á, Li và những người đồng sáng lập đã nghĩ đến việc mở rộng kinh doanh ở lĩnh vực thương mại điện tử. Năm 2015, Shopee được thành lập.

Hồi năm 2019, Giám đốc Thương mại Shopee Zhou Junjie cho biết trong khi các nền tảng e-commerce khu vực tập trung vào trang web, Shopee muốn cung cấp một nền tảng ứng dụng di động.

‘Đó là một trong những lợi thế của kẻ đến sau. Bởi bạn có thể quan sát được toàn bộ thị trường, hiểu rõ xu thế và biết cần phải làm gì khác biệt hoặc tốt hơn’, ông nhấn mạnh.

Một chiến lược quan trọng khác của Shopee là ‘đánh chiếm’ thị trường nước ngoài bằng cách địa phương hóa và tùy chỉnh ứng dụng với các khu vực cụ thể.

Ví dụ, tại Indonesia, Shopee tung ra một chiến dịch riêng dành cho các sản phẩm và dịch vụ để phục vụ cho thị trường với đa số người tiêu dùng là người Hồi giáo.

‘Đông Nam Á bao gồm nhiều quốc gia rất đa dạng về văn hoá, từ ngôn ngữ, tiền tệ đến hành vi người dùng đều rất khác nhau’, ông Junjie nói.

Shopee đạt mốc hơn 200 triệu lượt tải tính đến năm 2019 và trở thành đối thủ cạnh tranh lớn của các nền tảng thương mại điện tử khu vực như Tokopedia (Indonesia) và Lazada (hiện thuộc sở hữu của Alibaba).

Dù vậy, đến nay Shopee vẫn kinh doanh lỗ. Theo báo cáo quý III/2020, Shopee đạt doanh thu 618 triệu USD (tăng 173%), nhưng lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao vẫn âm 301,6 triệu USD. Năm 2019, Shopee lỗ 253,7 triệu USD.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng Shopee là ‘cuộc chơi dài hơi’ của Sea Group. Phó giáo sư Jason Davis thuộc Đại học Insead cho biết hiện chưa có doanh nghiệp nào thống trị thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á. Điều đó có nghĩa các nhà đầu tư toàn cầu sẽ tiếp tục đổ tiền vào đây.

Phó giáo sư Wang Yanbo thuộc Đại học Quốc gia Singapore so sánh tình hình của Shopee hiện nay với Amazon (Mỹ).

Tập đoàn của tỷ phú Jeff Bezos cũng từng chấp nhận kinh doanh lỗ trong nhiều năm để thu hút khách hàng và chiếm lĩnh thị trường.

‘Lợi nhuận ngắn hạn không quan trọng bằng khả năng mở rộng thị trường và các kênh doanh thu. Sea Group đang tiếp tục xây dựng hạ tầng công nghệ để mở rộng hệ sinh thái, do đó mảng thương mại điện tử chưa cần có lãi’, ông Wang nhận định.

Bên cạnh lĩnh vực giải trí kỹ thuật số và thương mại điện tử, Sea Group cũng tập trung vào mảng kinh doanh thứ ba là thanh toán online với nền tảng SeaMoney.

Đây là lĩnh vực mới với Sea Group, nhưng được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh với giấy phép ngân hàng kỹ thuật số ở Singapore và thỏa thuận mua lại BKE.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Theo Zing

McDonald’s và chiến dịch quảng cáo ‘hướng về gia đình’ đầy ý nghĩa vào Giáng sinh

McDonald’s hy vọng với chiến dịch quảng cáo mới vào mùa lễ giáng sinh năm nay của mình sẽ giúp các gia đình kết nối lại với nhau nhiều hơn.

McDonald’s đang khuyến khích các tầng lớp thanh thiếu niên (teenagers) kết nối với “những đứa trẻ bên trong” của họ vào Giáng sinh này.

Video quảng cáo được xây dựng theo hình thức hoạt hình do Leo Burnett thực hiện, kể về câu chuyện của một cậu bé tên là Tom, người phải đối mặt với cuộc đấu tranh nội tâm giữa một đứa trẻ mà cậu đã từng là và một thiếu niên mà cậu muốn trở thành.

Mẹ của Tom cố gắng hết sức để lôi kéo cậu vào tinh thần lễ hội bằng cách treo đồ trang trí và dạo quanh qua một khu chợ Giáng sinh, tuy nhiên vẻ bên ngoài của cậu vẫn tỏ ra thờ ơ, không chút cảm xúc mặc dù “hình ảnh một đứa trẻ bên trong” cậu thì hoàn hoàn ngược lại, rất thích được hoà hình vào không khí đang diễn ra.

Việc dừng chân nhanh chóng ở McDonald giúp nâng cao tinh thần của cậu hơn và cậu bắt đầu từ từ lắng nghe một tâm hồn trẻ trung hơn đang chảy trong con người mình.

Mỗi ngày trôi qua, Tom xuất hiện với tâm hồn của môt đứa trẻ thực sự của mình, đón nhận và giúp mẹ trang trí cây, âu yếm mẹ trên ghế sofa. Cậu ấy thậm chí còn gợi ý để lại một số món tuần lộc của McDonald’s (cà rốt) cho ông già Noel.

Chiến dịch ‘Inner Child’ sẽ phát sóng vào Chủ nhật (15 tháng 11) trong chương trình ra mắt ITV’s I’m A Celebrity, sau khi công chiếu trên các kênh mạng xã hội của McDonald’s từ ngày 12 tháng 11.

Phó chủ tịch phụ trách thực đơn và marketing của McDonald’s, Bà Michelle Graham-Clare hy vọng chiến dịch sẽ “khơi lại sự kỳ diệu của Giáng sinh” vào mùa đông năm nay.

Cách Leo Burnett và McDonald’s khai thác insight:

“Những đứa trẻ dù muốn trưởng thành nhưng vẫn bị cuốn theo bởi tinh thần lễ hội. Tôi chắc chắn đó là cảm giác sẽ rất quen thuộc với rất nhiều gia đình”.

Là một phần của chiến dịch, McDonald’s cũng sẽ ra mắt #ReindeerReady Hub, một website với nhiều hoạt động dành cho trẻ em, chẳng hạn như các cuộc thi nhảy vào dịp lễ Giáng sinh và một cuốn sách nói chi tiết hơn về câu chuyện của cậu bé Tom.

Chiến dịch cũng sẽ bao gồm một trò chơi sử dụng công nghệ thực tế tăng cường (AR) trên mạng xã hội có thể được truy cập thông qua mã QR trên bao bì của thực đơn Giáng sinh tại McDonald’s.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Bí mật thương hiệu đằng sau sự ra đời của dòng nước hoa huyền thoại Chanel No 5

Năm 1921, một nữ doanh nhân tài năng của Pháp cho ra đời một mùi hương mang tính cách mạng trong lịch sử thời trang. Gần 100 năm sau, Chanel No 5 vẫn được coi là thương hiệu nước hoa huyền thoại của thế giới.

Năm 1909, Coco Chanel cùng người tình là Etienne Balsan, một doanh nhân trong ngành dệt may đến Paris và mở một cửa hàng thời trang nhỏ dưới căn hộ của Balsan.

Đến đầu thập niên 20, bà đã trở thành hiện tượng trong làng thời trang Pháp với chuỗi cửa hàng rất thành công tại Paris, Deauville và Biarritz.

Coco Chanel cũng sở hữu một biệt thự ở miền Nam nước Pháp và thường xuyên di chuyển bằng chiếc Rolls Royce màu xanh của riêng mình.

Nữ doanh nhân thành đạt này mong muốn tạo ra một thứ hương thơm đại diện cho những người phụ nữ mới mẻ, hiện đại mà bà là một ví dụ điển hình.

Chanel có một quá khứ phức tạp và nhiều cơ cực. Cha của bà là một người khuân vác ở chợ còn mẹ là một phụ nữ làm nghề giặt ủi ở vùng nông thôn nước Pháp.

Năm Chanel 12 tuổi, mẹ của bà bị bệnh nặng qua đời. Chanel được gửi đến một tu viện và sống ở đó suốt thời niên thiếu.

Mùi xà phòng bánh và hương thơm của làn da mới tắm gội là điều gì đó gắn bó với Chanel những năm sau đó. Bà là người rất sạch sẽ và khi làm việc cùng tình nhân của những người giàu có, bà thường phàn nàn về mùi cơ thể của họ.

Chanel muốn tạo ra loại nước hoa tươi mát cho những khách hàng của mình, nhưng không dễ dàng để tìm được một nhà chế tạo nước hoa có thể làm hài lòng bà.

Vào thời đó, cách duy nhất để tạo ra mùi hương tươi mát là dùng các loại hoa quả như chanh hay cam nhưng chúng lại không bền mùi trên cơ thể.

Trên thực tế, khoa học đã tìm ra một hóa chất tạo hương nhân tạo tên là aldehyde nhưng các nhà chế tạo nước hoa vẫn do dự khi sử dụng.

Vào cuối mùa hè năm 1920, khi Chanel đi du lịch ở Côte d’zur, bà biết được một chuyên gia nước hoa tên là Ernest Beaux, người từng làm việc cho hoàng gia Nga và sống gần Grasse, trung tâm của ngành công nghiệp nước hoa. Beaux là một người rất tò mò và liều lĩnh, vì vậy ông đã chấp nhận thử thách mà Chanel đưa ra.

Beaux mất vài tháng để hoàn thiện một mùi hương mới và cuối cùng quyết định đưa 10 mẫu cho Chanel quyết định. Các mẫu này được đánh số từ 1 đến 5 và từ 20 đến 24. Kết quả là Chanel chọn mẫu số 5.

Mùi hương quyến rũ được tạo ra bằng cách kết hợp 80 loại hương liệu khác nhau, trong đó 5 nguyên liệu chính là hoa hồng, hoa nhài xứ Grasse, hoa cam đắng (neroli), gỗ đàn hương và aldehyde.

Một số lời đồn đại cho rằng, mùi hương này thực sự là kết quả của một lần pha chế hỏng trong phòng thí nghiệm. Trợ lý của Beaux đã “quá tay” khi cho aldehyde vào mẫu số 5.

“Đó là những gì tôi đang chờ đợi. Một loại nước hoa không giống bất cứ thứ gì khác. Nước hoa của một người phụ nữ, với mùi hương của một người phụ nữ”, Chanel nói.

Tilar Mazzeo, tác giả cuốn sách “Bí mật của Chanel No 5” tiết lộ lý do Chanel chọn mẫu thử này. “Điều thú vị là aldehyde có mùi giống xà phòng. Nó giúp Coco Chanel cảm thấy điểm chung giữa thời thơ ấu ở tu viện và cuộc sống xa hoa hiện tại”.

Ngay khi xuất hiện, Chanel No 5 đã thu hút sự chú ý, một phần nhờ vào sự thông minh của Coco Chanel. Nhà thiết kế thời trang nổi tiếng mời Beaux và bạn bè đến một nhà hàng thượng lưu để ăn mừng sự ra đời của Chanel No 5 và quyết định xịt nước hoa quanh bàn tiệc. Mỗi người phụ nữ đi qua đều dừng lại, hỏi tên nước hoa đó là gì và đến từ đâu.

“Đối với Coco Chanel, đây là khoảnh khắc cho bà biết rằng nó sẽ là một loại nước hoa mang tính cách mạng”, Mazzeo nói.

Số 5 cũng được coi là số may mắn của Coco Chanel, vì vậy bà đã chọn ngày 5/5/1921 là ngày đầu tiên giới thiệu loại nước hoa đặc biệt.

Sau đó, sản phẩm được tặng miễn phí cho tất cả các khách hàng đến cửa hàng thời trang của Chanel. Phòng thử đồ tại đây cũng sử dụng mùi hương này để gây ấn tượng với các “thượng đế”.

Đến cuối Chiến tranh thế giới thứ II năm 1945, Chanel No 5 đã trở thành nước hoa bán chạy nhất thế giới.

Hình ảnh những chàng lính Mỹ đứng xếp hàng dài trên phố Cambon, Paris để mua nước hoa cho vợ trước khi về nhà trở thành dấu ấn khó phai trong lịch sử thời trang lúc bấy giờ.

Nữ diễn viên huyền thoại Marilyn Monroe cũng góp phần không nhỏ đưa loại nước hoa này nổi tiếng trên toàn thế giới.

Trong một cuộc phỏng vấn vào năm 1952, khi được hỏi thường mặc thứ gì khi ngủ, Monroe hài hước trả lời rằng, “Tôi không mặc gì ngoại trừ vài giọt Chanel No 5”.

Bên cạnh Marilyn Monroe, nhiều ngôi sao nổi tiếng khác cũng “phải lòng” sản phẩm của Chanel như Catherine Deneuve, Carole Bouquet, Estella Warren, Nicole Kidman…

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Cập nhật: “ZOOM” Trung Quốc đã bị ngừng giao dịch chứng khoán sau nhầm lẫn với ZOOM Mỹ

Ngay cả những nhà đầu tư chứng khoán giàu kinh nghiệm, kiến thức và sự hiểu biết cũng có những nhầm lẫn tai hại.

Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) đã phải tạm ngừng giao dịch cổ phiếu của công ty Zoom Technologies (có tên mã là ZOOM). Nguyên nhân của quyết định này tưởng như đùa, nhưng lại là thật, vì lo ngại các nhà đầu tư nhầm lẫn với một công ty có tên gần giống và rất nổi tiếng trong thời gian dịch bệnh Covid-19 gần đây, đó là Zoom Video Communications (tên mã là ZM).

Cổ phiếu của công ty Zoom Video đã tăng trưởng tới 50% so với tháng vừa qua. Khi mà dịch bệnh Covid-19 khiến cho rất nhiều người phải ở nhà, học tập và làm việc từ xa. Ứng dụng gọi video Zoom hiện đang được sử dụng rất phổ biến.

Trong khi đó, Zoom Technologies là một công ty thiết kế và sản xuất thiết bị mạng internet. Điều đáng nói là cổ phiếu của Zoom Technologies đã tăng tới 240%, trước khi bị SEC tạm ngừng giao dịch.

Ở thời điểm cao trào, đã có lúc giá cổ phiếu của Zoom Technologies tăng gấp 7 lần, từ 3 USD lên hơn 20 USD, chỉ trong vòng 1 tháng. Trong khi Zoom Technologies không đưa ra bất kỳ báo cáo nào mới, kể cả báo cáo tài chính hay hoạt động kinh doanh. Do đó việc giá cổ phiếu tăng gấp 7 lần rõ ràng là có vấn đề.

Vấn đề đó được các nhà phân tích cho rằng liên quan đến một sự nhầm lẫn tai hại. Các nhà đầu tư đã nhầm mã cổ phiếu ZOOM với công ty phát triển ứng dụng gọi video ZOOM. Rõ ràng thời điểm hiện tại ứng dụng gọi video ZOOM đang có rất nhiều tiềm năng phát triển, nên bất kỳ nhà đầu tư nào cũng muốn rót tiền vào nó. Nhưng đáng buồn thay là họ đã rót nhầm.

Đây cũng không phải lần đầu tiên các nhà đầu tư nhầm lẫn giữa các tên mã cổ phiếu. Vào năm 2017, khi rất nhiều người mong đợi sự kiện IPO của Snap Inc. (nhà sản xuất ứng dụng Snapchat nổi tiếng), đã có nhiều nhà đầu tư đổ tiền vào mua cổ phiếu của công ty Snap Interactive, mà hoàn toàn chả có liên quan gì tới ứng dụng Snapchat.

Các trường hợp khác đó là Nest Labs và Nestor, với tên mã cổ phiếu là NEST và NST (trước lúc đó có tin Google mua lại Nest Labs vào năm 2014). Hay Facebook cũng bị nhầm với công ty Physologists Formula Holdings (tên mã là FACE).

Bài học rút ra là trước khi định đầu tư bất cứ thứ gì, chúng ta nên tìm hiểu và nghiên cứu thật kỹ lưỡng trước.

Hà Anh | MarketingTrips

Theo Tri Thuc Tre

Grab: Chi 70 tỷ hỗ trợ đối tác tài xế, đối tác nhà hàng và cộng đồng trong Covid-19

Ngày 30/3, Grab công bố phê duyệt một khoản ngân sách lên đến 70 tỷ đồng (tương đương 3 triệu USD) nhằm hỗ trợ Chính phủ và hỗ trợ tài chính trực tiếp cho một số đối tác nhà hàng, đối tác tài xế đang hoạt động trên nền tảng Grab, cũng như chung tay cùng cộng đồng phòng chống dịch COVID-19.

Theo đó, Grab sẽ đóng góp 2 tỷ đồng vào Quỹ phòng chống Covid-19, và sẽ chuyển số tiền trên cho Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhằm chung tay hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh. Phần ngân sách còn lại sẽ được Grab sử dụng với các mục tiêu:

Hỗ trợ tài chính cho đối tác tài xế:

Những đối tác hoạt động thường xuyên trên nền tảng Grab, có hiệu suất hoạt động hiệu quả sẽ được Grab tặng gói bảo hiểm Covid-19 trị giá lên đến 100 triệu đồng​/trường hợp. Trong trường hợp dương tính với Covid-19 theo xác nhận của cơ quan y tế, ngoài việc được thanh toán chi phí chữa trị (theo chính sách bảo hiểm), đối tác tài xế còn được gói bảo hiểm này hỗ trợ một khoản tiền mặt lên đến 10 triệu đồng. ​Trong trường hợp bị cách ly theo yêu cầu của cơ quan chức năng, các đối tác tài xế sẽ được Grab hỗ trợ 100.000đ/ngày (tối đa 14 ngày).

Tùy vào tình hình diễn biến dịch bệnh, Grab đưa ra chính sách đảm bảo duy trì thu nhập bình quân tương đương trung bình những tháng trước dịch COVID-19 dành cho các đối tác tài xế có hiệu suất hoạt động cao và đã hoạt động trên nền tảng Grab trong một thời gian dài. Ngoài ra, Grab cũng sẽ cùng các hợp tác xã thương thảo với các ngân hàng để giảm lãi suất vay và giãn thời gian trả khoản vay với các đối tác tài xế GrabCar đạt yêu cầu.

Hỗ trợ tài chính cho đối tác nhà hàng: ​

Grab sẽ hỗ trợ chi phí để các đối tác nhà hàng thuộc một số chuỗi thức ăn nhanh (QSR) và khoảng 500 đối tác nhà hàng dạng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB) tại Hà Nội và TP.HCM thực hiện quảng cáo, khuyến mãi, tăng nhận diện truyền thông để thu hút thêm khách hàng, từ đó có thể tăng doanh thu. Riêng với các đối tác SMB đủ điều kiện, Grab cũng sẽ hỗ trợ một phần chi phí thuê mặt bằng, giúp đối tác duy trì hoạt động, phục vụ người dùng trong mùa dịch.

Hỗ trợ cộng đồng:

Grab sẽ dành một phần ngân sách để hỗ trợ đi lại và suất ăn cho các tình nguyện viên tham gia phục vụ tại các khu cách ly thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM. Để góp phần đáp ứng nhu cầu ăn uống và thực phẩm của người dân trong mùa dịch, Grab sẽ áp dụng chương trình miễn phí giao hàng cho mọi đơn hàng trên GrabFood, toàn bộ chi phí đến từ ngân sách của Grab, không ảnh hưởng đến thu nhập của đối tác tài xế.

Từ khi dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam, bên cạnh việc liên tục truyền thông đến đối tác nghiêm túc thực hiện các hướng dẫn của cơ quan y tế, Grab đã và đang triển khai nhiều chương trình, sáng kiến nhằm bảo vệ sức khỏe và an toàn cho người dùng, đối tác, cũng như chung tay cùng Chính phủ phòng chống dịch.

Gần đây nhất, Grab đã tiên phong giới thiệu sáng kiến Giao hàng gián tiếp cho GrabFood nhằm giảm thiểu tiếp xúc trực tiếp giữa khách hàng và đối tác giao hàng. Dịch vụ GrabMart cũng vừa được hoạt động thử nghiệm nhằm hưởng ứng chủ trương khuyến khích mua sắm trực tuyến của Chính phủ. Grab cũng phối hợp cùng các hợp tác xã triển khai lắp màn chắn trong xe và phun khử khuẩn miễn phí dành cho xe GrabCar tại một số tỉnh thành.

Hùng Lâm | MarketingTrips

Theo Tri Thuc Tre

Daniel Wellington và câu chuyện xây dựng thương hiệu đầy cảm hứng

Startup 8x Filip Tysander đã xây dựng được một đế chế Daniel Wellington với doanh thu 220 triệu USD từ 15.000 USD vốn ban đầu, mà không cần nhà đầu tư, công nghệ xuất chúng, thiết kế nổi bật hay ngân sách marketing “khủng”. Daniel Wellington gắn liền với một câu chuyện xây dựng thương hiệu đầy cảm hứng.

câu chuyện thương hiệu Daniel Wellington
Daniel Wellington và câu chuyện xây dựng thương hiệu đầy cảm hứng

Cảm hứng bắt nguồn từ một người lang thang.

Không giống với các hãng đồng hồ khác, câu chuyện của thương hiệu Daniel Wellington bắt đầu từ một chiếc dây đồng hồ. Năm 2016, Filip Tysander, ông chủ của Daniel Wellington, du lịch vòng quanh Australia và gặp một người đàn ông lang thang tên Daniel Wellington.

Câu chuyện này xảy ra trước khi điện thoại di động thông minh ra đời, thời điểm mà mọi người vẫn đeo đồng hồ để xem giờ.

Ông Wellington nổi bật khi đeo một chiếc đồng hồ, với một dây đeo làm bằng nylon đơn giản màu đen xám, được biết đến là dây Nato, để giữ cho mặt đồng hồ Rolex Submariner không rơi ra.

Sau nhiều lần bắt gặp ông Wellington giữa thành phố Melbourne và Cairns, Tysander bị ám ảnh với mẫu đồng hồ quân dụng này đến mức khi quay trở lại Uppsala (Thụy Điển) đã xây dựng cả một công ty với ý tưởng này. Sau đó đặt tên cho công ty theo người lạ mặt đã truyền cảm hứng cho ông.

Thị trường đồng hồ đầy chông gai.

Sau chuyến đi phượt tại Úc, chàng trai sinh năm 1985 – Filip Tysander, không thể nào quên được chiếc Rolex hàng ngàn USD được đeo với dây vải một cách cực kỳ đơn giản và tinh tế của vị doanh nhân người Anh – Daniel Wellington.

Quyết tâm lập nghiệp trong ngành đồng hồ vào năm 2011 với 15.000 USD, Filip sớm nhận ra 2 bài toán khó: Sự cạnh tranh gay gắt của thị trường đồng hồ nói riêng và thời trang nói chung, không những phải tìm cách “sống sót” với những gã khổng lồ, các nhà xưởng chuyên sao chép cũng là một hiểm họa khôn lường.

câu chuyện thương hiệu Daniel Wellington

Đó là chưa kể số vốn cần thiết cho đơn hàng đầu tiên, và lấy đâu ra tiền để “chen chân” quảng cáo khi các đối thủ liên tục chi hơn 1,01 tỷ USD để tiếp cận người dùng mỗi năm.

Tưởng chừng như đã bị khuất phục, nhưng chỉ sau 4 năm thành lập Daniel Wellington đã làm cả thế giới sửng sốt khi công bố mức doanh thu 220 triệu USD!

Không những thế, hãng đồng hồ non trẻ này còn được mệnh danh là “doanh nghiệp phát triển nhanh nhất Châu Âu” với tỷ lệ tăng trưởng 4700% từ năm 2013 đến năm 2015.

Đặc biệt vào năm 2014, tức chỉ 3 năm sau khi xuất hiện, Daniel Wellington đã bán thành công chiếc đồng hồ thứ 1 triệu, cột mốc mà Rolex phải tốn 111 năm để chạm tới.

Nhưng điểm làm cho vô số chuyên gia tài chính bất ngờ là việc Daniel Wellington vẫn bán đắt như tôm tươi dù không có gì nổi bật cả về thiết kế lẫn công nghệ, đáng nói hơn là tỷ suất lợi nhuận “cao chót vót” – gần 50% giá bán lẻ, tức bán 1 – lời 1.

Vào năm 2016, Daniel Wellington công bố mức lợi nhuận “khủng” 148 triệu USD. Tất cả số tiền trên nằm gọn trong túi nhà sáng lập Filip Tysander vì nhãn hiệu đồng hồ của anh không phụ thuộc vào bất kỳ cổ đông hay quỹ đầu tư nào.

Chàng trai 8x đã làm điều đó như thế nào?

Bỏ qua Marketing truyền thống, tập trung vào mạng xã hội (Social Media Marketing).

Daniel Wellington nhận định mạng xã hội là một phần quan trọng trong cốt lõi kinh doanh. Họ sử dụng Influencer Marketing một cách bài bản, có chiến lược để tiếp cận với khách hàng.

câu chuyện thương hiệu Daniel Wellington

Nhận thấy các thương hiệu đồng hồ đã có tên tuổi và xuất hiện trước mình chưa khai thác mạng xã hội nhiều, Daniel Wellington chọn hướng chiến lược marketing trên Instagram, một khoảng trống tiềm năng chưa có sự khai thác.

Phải nhắc lại rằng Daniel Wellington bắt đầu với số vốn khiêm tốn, vì vậy ngân sách tài chính dành cho marketing truyền thông không thể dồi dào như các ông lớn đồng hồ khác.

Lựa chọn cách làm marketing với chi phí tối ưu, hiệu quả tối đa là hướng đi duy nhất của họ.

Daniel Wellington hướng tới khách hàng tiềm năng là thế hệ trẻ, những người lớn lên cùng sự phát triển của điện thoại thông minh và Facebook, Instagram, Twitter, v.v.

Tận dụng sự phát triển của mạng xã hội, hiểu về sản phẩm của chính mình và nắm bắt được thói quen của người dùng tiềm năng, Daniel Wellington chọn Instagram làm mảnh đất marketing chủ lực.

Daniel Wellington12

Mục đích đằng sau chiến dịch này rất đơn giản, thay vì bỏ ra một số tiền khổng lồ để “thuê” người nổi tiếng với hàng triệu fan, Daniel Wellington đã nhờ sự trợ giúp của hàng nghìn “người gây ảnh hưởng” nhỏ lẻ (có từ 2.000 đến 5.000 fan) để đạt kết quả tương tự.

Với giá thành quảng cáo gần như bằng không, nhóm Influencer đã “góp gió thành bão” và nhanh chóng đem thương hiệu Daniel Wellington đến hàng triệu khách hàng.

Nhưng quan trọng hơn hết là hình ảnh những chiếc đồng hồ kia xuất hiện cực kỳ chân thật và không hề giống quảng cáo.

Cũng có một số ngôi sao hàng đầu mà Daniel Wellington phải trả tiền để quảng cáo sản phẩm. Blake Scott, một hot Instagramer 27 tuổi, đã làm việc với Daniel Wellington hơn một năm, chia sẻ các hình ảnh hãng đồng hồ này cho 318.000 người theo dõi.

Mọi chuyện bắt đầu khi Blake đăng hình ảnh có chiếc đồng hồ Daniel Wellington lên trang cá nhân của mình kèm dòng chữ : “Lần đầu tiên tôi biết đến thương hiệu này là qua Instagram. Mọi người bên ngoài nước Mỹ đeo chúng và trông thật thời trang”.

Ngay sau post này, Daniel Wellington đã tiếp cận và ngỏ ý muốn Blake đăng ảnh một cặp đồng hồ của hãng  trên trang cá nhân Instagram của anh ấy.

Blake đã thỏa thuận một thương vụ, theo đó anh được trả vài trăm đô la cho chiến dịch diễn ra nhiều tuần của Daniel Wellington.

Nhưng Marketing thành công đến mấy cũng thành công cốc nếu như không chốt được đơn hàng, đó là lý do trang web của Daniel Wellington phải thực thi được 2 nhiệm vụ:

  • Làm cho khách hàng thấu hiểu sản phẩm của công ty.
  • Khuyến khích họ “xuống tiền” càng nhanh càng tốt.

Nhìn vào hình nền trên, chúng ta có thể thấy Daniel Wellington đã khôn khéo đưa sản phẩm vào ngay chính giữa, giúp khách hàng dễ dàng nhận ra sản phẩm mà mình sắp tìm hiểu.

Kết hợp với chữ hấp dẫn nhất của ngành bán lẻ – “free”, nhãn hiệu này nhanh chóng trấn an khách hàng rằng nếu quyết định sai thì sẽ không mất tiền (miễn phí vận chuyển & trả hàng).

Sau khi hiểu sản phẩm và lợi ích đi kèm, khu vực “Top Sellers” ngay lập tức xuất hiện để đem đến cho khách hàng “những sự lựa chọn tốt nhất”.

Daniel Wellington8

Có thể nói danh mục “Sản phẩm bán chạy” là một trong những khu vực đem lại nhiều doanh thu nhất vì nó không chỉ trưng bày những sản phẩm mà khách hàng thấy nhiều ngoài đời, mà còn giúp các vị thượng đế an tâm hơn vì có rất nhiều người khác đã “thử nghiệm” sản phẩm này.

Với phông nền trắng, thông tin tinh giản và nút “mua ngay” rõ ràng, khách hàng có thể dễ dàng bỏ sản phẩm vào giỏ hàng với một cú nhấp chuột.

Đối với khách hàng vẫn chưa bị thuyết phục, Daniel Wellington đã “đón lõng” ngay ở dưới bằng vũ khí hiệu quả nhất của mình: những bức ảnh Instagram.

Những bức ảnh được lựa chọn kỹ càng để đem lại toàn bộ góc nhìn đẹp nhất của Daniel Wellington trong cuộc sống hằng ngày.

Không chỉ truyền tải hình ảnh, chỉ cần nhấp vào bối cảnh mà bạn thích, ngay lập tức sản phẩm trong hình sẽ xuất hiện với nút mua nhanh quen thuộc.

Khách hàng dễ dàng hình dung được những khoảnh khắc tuyệt đẹp mà mình sẽ có được nếu sở hữu chiếc đồng hồ Daniel Wellington.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là trang thanh toán.

Daniel Wellington11

Với thiết kế tối giản, thông tin hàng và giá bán được thu nhỏ lại để phần nào “giảm nhẹ” số tiền mà khách hàng phải bỏ ra. Tất cả những gì các vị thượng đế cần làm là nhập thông tin cần thiết để “chốt” đơn hàng, cực kỳ nhanh chóng và đơn giản.

Với chiến lược “marketing 0 đồng” và trang web bán hàng cực kỳ thu hút, chỉ trong vòng 4 năm thành lập, Daniel Wellington đã xuất hiện tại hơn 144 quốc gia và vùng lãnh thổ, liên tục lập kỷ lục doanh thu hơn 200 triệu USD và mở ra một kỷ nguyên quảng cáo bằng những người ảnh hưởng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Starbucks: Storytelling để xây dựng thương hiệu từ trái tim

Cho đến những năm 90 của thể kỷ trước, ngay tại nước Mỹ vẫn chưa ai biết đến thương hiệu cafe Starbucks. Thành công của Starbucks sau này là một câu chuyện thương hiệu đầy cảm hứng – Storytelling.

Starbucks – Storytelling để xây dựng thương hiệu từ trái tim
Starbucks – Storytelling để xây dựng thương hiệu từ trái tim

Gần 20 năm sau, Starbucks đã nằm trong top 100 thương hiệu giá trị nhất thế giới theo xếp hạng năm 2011 của cả hai tổ chức uy tính nhất toàn cầu về xếp hạng thương hiệu hàng năm là Interbrand và Millward Brown.

Có phép màu gì đằng sau bước nhảy vọt thần kỳ này? nếu bạn có may mắn đọc được cuốn sách “Dốc hết trái tim” (nguyên văn “Pour your heart into it”) của Howard Schult – Chairman của Starbucks, bạn sẽ hiểu tại sao Starbucks đạt được vị thế như ngày hôm nay.

Đối với tôi, có rất nhiều giá trị và cảm xúc đọng lại từ những trang sách này. Đây là cuốn hồi ký của một tài năng xuất sắc về quản trị chiến lược nhưng bạn sẽ có cảm giác như đọc một cuốn tiều thuyết hấp dẫn từ trang sách đầu tiên cho đến dòng kết cuối cùng.

Có quá nhiều điều để kể về cuốn sách này với nhiều cảm xúc muốn chia sẻ. Chỉ riêng góc độ quản trị về định vị thương hiệu và khác biệt hóa thương hiệu không thôi, Starbucks đã là một bài học kinh điển đáng để các marketer đưa vào làm sách gối đầu giường.

Starbucks là kẻ đến sau vĩ đại.

Gã khổng lồ ngành F&B Starbucks mặc dù được thành lập từ năm 1971 nhưng đến năm 1984 nó vẫn chỉ là một cái tên vô danh tại nước Mỹ với chỉ vỏn vẹn 5 cửa hàng cà phê tại thành phố Seattle. Logo của Starbucks vẫn là một thứ gì đó khá xa lạ với người tiêu dùng.

Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau khi Howard Schultz gia nhập Starbucks, vào đầu những năm 1990, Starbucks đã có mặt trên hầu hết các thành phố lớn của Mỹ.

Bắt nguồn từ cảm hứng cafe espresso của Italy, ông đã tạo nên một thương hiệu cafe với chất lượng tuyệt hảo và trên hết, một phong cách thưởng thức cafe mà trước đó người Mỹ chưa bao giờ được biêt tới (trước đó người Mỹ chỉ biết đến cafe là một thức “uống” chứ không phải để “thưởng thức” như loại Espresso mà Starbucks giới thiệu).

Bắt chước thành công vang dội này của Starbucks, rất rất nhiều đối thủ cạnh tranh đã nhảy vào cuộc nhưng tất cả đều thất bại.

Đơn giản, Starbucks là người đầu tiên tạo ra một phong cách thưởng thức cà phê mới (trong xây dựng thương hiệu gọi là “phạm vi tham chiếu” hay “frame of references”) và trong tiềm thức của khách hàng, khó có thương hiệu đi sau nào có thể thay thế.

Starbucks đâu phải là thương hiệu cà phê đầu tiên có mặt trên thị trường đâu. Nhưng “Nàng tiên cá” là kẻ “đến sau vĩ đại” vì đã thôi miên được sự đam mê của hàng triệu khách hàng, không chỉ tại nước Mỹ, mà trên nhiều ngõ ngách của cả những nước thứ ba.

Đam mê và sáng tạo tạo nên những điều khác biệt đồng thời giúp Starbucks xây dựng một câu chuyện thương hiệu đầy cảm hứng.

Trước hết, để có thể hiểu một cách toàn diện nhất về thuật ngữ kể chuyện thương hiệu hay storytelling, bạn có thể xem tại: storytelling là gì

Thời gian đầu mới ra mắt, Starbucks thu hút khách hàng bằng cách cung cấp một loại cà phê espresso với chất lượng vượt trội (Starbucks chỉ thu mua loại cà phê arabia tốt nhất, bí quyết rang cà phê độc đáo kết hợp pha cà phê với hơi sữa). Người Mỹ chưa bao giờ được thưởng thức một loại cà phê nào tuyệt như vậy!

Theo triết lý của Stabucks, mỗi nhân viên là một đại sứ thương hiệu truyền cảm hứng cho khách hàng)

Một trong những bí quyết để khác biệt hóa thương hiệu là trở thành người sở hữu một thuộc tính nổi bật của sản phẩm. Starbucks đã có được điều này nhưng nếu chỉ dừng lại ở đây, có lẽ Starbucks chưa chắc có được vị thế như hiện nay.

Nói đến Starbucks khách hàng không chỉ biết đến đó là loại cà phê tuyệt hảo, họ nghĩ ngay đến ba chữ “nơi thứ ba” (“nhà” và “văn phòng làm việc” là nơi “thứ nhất” và “thứ hai”).

Đó mới là điều đáng giá nhất. Theo thời gian, đối thủ có thể đuổi kịp Starbucks về chất lượng nhưng mãi mãi họ không thể lấy đi ba chữ “nơi thứ ba” mà Starbuck đã sở hữu.

Bạn sẽ không ngạc nhiên về điều này nếu đã từng biết đến “quy luật về nhận thức” (“the Law of the Mind”) trong xây dựng thương hiệu: hãy là thương hiệu đầu tiên trong tâm trí của khách hàng.

Và trên hết, Starbucks là thương hiệu đã ‘dốc hết trái tim” vì khách hàng.

Thương hiệu cũng như con người xung quanh chúng ta. Bạn có thể giao tiếp với rất nhiều người nhưng chỉ “thích” một nhóm người và “yêu” một hoặc một vài người.

Tương tự, trong cuộc sống bạn mua rất nhiều nhãn hiệu nhưng chỉ thích một vài và đặc biệt chỉ “bồ kết” một hoặc một vài thương hiệu mà thôi.

Nhiều người đến với Starbucks không hẳn vì cốc cà phê espresso tuyệt hảo. Họ đến để thưởng thức một lifestyle (phong cách sống) mà họ thấy cực kỳ gần gũi.

Nên nhớ rằng Starbucks hầu như không chi tiền cho quảng cáo (theo triết lý của Stabucks, mỗi nhân viên là một đại sứ thương hiệu truyền cảm hứng cho khách hàng) nhưng thương hiệu này có sức lan tỏa cực lớn tại bất cứ nơi đâu nó đặt chân đến.

Người sáng lập Howard Schultz và gần 24,000 cộng sự của ông trên khắp thế giới luôn xem Starbucks như đứa con tinh thần của họ – một “Nàng tiên cá” không chỉ đẹp, đáng yêu bề ngoài (“những nốt nhạc”) mà còn “dốc hết trái tim” vì khách hàng (như phần hồn và triết lý của một bài hát).

Chỉ xin dẫn chứng một ví dụ này thôi: kể cả lúc giá hạt cà phê tăng gần 200% năm 1994, Starbucks vẫn kiên quyết không tăng giá và chất lượng cafe Starbucks từ ngày đầu thành lập đến nay luôn là những cốc cà phê thơm ngon nhất có thể (Starbucks là thương hiệu bán lẻ ngành thực phẩm tiêu dùng nhanh hiếm hoi không áp dụng chính sách nhượng quyền thương hiệu vì lý do này).

Nhiều người trong số chúng ta đã hoàn toàn bị chinh phục vì triết lý xây dựng thương hiệu của người sáng lập ra Starbucks: cái gì xuất phát từ trái tim sẽ đến được với trái tim.

Không chỉ bán cà phê, thương hiệu Stabucks còn “bán” sự đam mê cho khách hàng. Và đó mới là điều tuyệt vời nhất, mới là câu chuyện thương hiệu (Brand Storytelling) mà Starbucks muốn kể với khách hàng của mình.

 

Hùng Lâm | MarketingTrips

HEINEKEN ra mắt Heineken 0.0 cùng chiến dịch #NowYouCan – không gì không thể

HEINEKEN đã ra mắt sản phẩm mới tại Việt Nam, Heineken® 0.0 cùng chiến dịch “Now You Can – Không Gì Không Thể” mang đến những góc nhìn thú vị để truyền cảm hứng đến giới trẻ Việt .

chiến dịch quảng cáo của Heineken
HEINEKEN ra mắt Heineken 0.0 cùng chiến dịch #NowYouCan – không gì không thể

Đây là sản phẩm bia không cồn (bia 0.0% độ cồn) được nấu bằng công thức độc đáo để tạo nên hương vị cân bằng đặc trưng – và chỉ chứa 69 calo trong mỗi chai/lon dung tích 330ml.

Kể từ lần ra mắt đầu tiên tại Hà Lan vào năm 2017, tính đến nay, Heineken® 0.0 đã có mặt ở 57 thị trường trên toàn thế giới, bao gồm Châu Âu, Bắc Mỹ, Úc và Châu Á.

Việt Nam sẽ là thị trường thứ 58 ra mắt Heineken® 0.0, dưới dạng chai và lon có dung tích 330ml. Sản phẩm mang thiết kế ấn tượng với hình ảnh ngôi sao đỏ và sắc xanh biểu tượng của Heineken®, điểm xuyết màu xanh dương nổi bật và sang trọng, đặc trưng của danh mục bia không cồn.

heineken

Những bậc thầy nấu bia của gã khổng lồ ngành F&B, Heineken® đã sử dụng các nguyên liệu tự nhiên để tạo nên loại bia 0.0% độ cồn hoàn toàn mới, dành cho những người yêu bia, được sáng tạo và nấu bởi chính những người yêu bia.

“Nếu chỉ đơn thuần loại bỏ độ cồn 5% từ bia Heineken® thông thường thì hương vị bia không cồn sẽ không thể đạt độ tuyệt hảo.

Heineken® 0.0 được nấu từ những nguyên liệu tự nhiên và mang hương vị cân bằng hoàn hảo, sảng khoái với vị đại mạch đằm mượt”, ông Willem van Waesberghe, Bậc thầy Nấu bia Toàn cầu của HEINEKEN, chia sẻ.

Heineken® 0.0 được nấu từ các nguyên liệu tự nhiên vốn được sử dụng để tạo nên hương vị đặc trưng của bia Heineken® Nguyên Bản (nước, đại mạch, hoa bia, Men bia Heineken® A-yeast).

Nồng độ cồn được nhẹ nhàng loại bỏ qua quy trình chưng cất chân không tinh tế, sau đó, bia tiếp tục được nấu hai lần để tạo ra một sản phẩm tuyệt hảo với hương vị tự nhiên.

Ông Alexander Koch, Giám đốc Thương mại Cấp cao của HEINEKEN Việt Nam, cho biết, “Người tiêu dùng luôn giữ vị trí ưu tiên hàng đầu trong mọi hoạt động của chúng tôi.

Chúng tôi nhận thấy xu hướng của người tiêu dùng trên toàn thế giới, cũng như ở Việt Nam đang hướng đến một lối sống cân bằng và lành mạnh hơn.

Heineken® 0.0 mang đến cho người tiêu dùng Việt Nam một sự lựa chọn mới mẻ và đầy sáng tạo cho cho tất cả mọi thời điểm trong ngày, bao gồm cả những thời điểm mà họ vốn không thể thưởng thức bia.”

Heineken® 0.0 mang đến cho người tiêu dùng thêm một sự lựa chọn mới cho tất cả mọi thời điểm trong ngày.

Họ có thể thưởng thức Heineken® 0.0 ngay tại chỗ làm, tại phòng gym, trong giờ ăn trưa và thậm chí là ngay trước khi lái xe – do đây là sản phẩm bia không cồn (0.0% độ cồn).

Tất cả những khoảnh khắc quen thuộc mà trước đây bạn không thể thưởng thức bia, thì nay bạn đã có thể – #NowYouCan. Với phiên bản tiếng Việt là “0 gì 0 thể”, #NowYouCan là chiến dịch Marketing toàn cầu hỗ trợ cho hoạt động ra mắt Heineken® 0.0.

Với điểm nhấn là những đoạn phim quảng cáo hài hước, nhẹ nhàng, chiến dịch này cho thấy Heineken® 0.0 phù hợp với mọi thời điểm trong ngày và mọi khoảnh khắc của cuộc sống hiện đại.

Kể từ hôm nay, thương hiệu Heineken® 0.0 sẽ được bán tại tất cả siêu thị lớn, cửa hàng tiện lợi trên toàn quốc; quán bar và nhà hàng tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, và sau đó là Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Định, Bà Rịa Vũng Tàu, trước khi được phân phối trên toàn quốc.

Người tiêu dùng cũng có thể mua Heineken® 0.0 trên các trang thương mại điện tử (eCommerce), bao gồm trang thương mại điện tử của HEINEKEN tại địa chỉ https://www.drinkies.vn/

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Chiến lược định vị của thương hiệu Chanel – Không giảm giá

Cùng tìm hiểu về chiến lược định vị thương hiệu của Chanel, một trong những thương hiệu thời trang đình đám nhất thế giới.

chiến lược định vị của thương hiệu chanel
Chiến lược định vị của thương hiệu Chanel – Không giảm giá

Chanel là một trong những thương hiệu thời trang cao cấp nhất trên thế giới với hơn 100 năm tuổi, tuy nhiên các sản phẩm của Chanel luôn là các sản phẩm đáng mơ ước của giới mộ điệu thời trang.

Giá cả đắt đỏ, số lượng hàng hóa khan hiếm đến mức phải xếp hàng để được mua sản phẩm. Vậy nhãn hàng cao cấp Chanel đã làm gì để định vị thương hiệu được như thế?

Chiến lược định vị thương hiệu của Chanel xuyên suốt qua bao năm nay là không giảm giá, không bán hàng trên mạng và cũng chẳng quan tâm đến đối thủ cạnh tranh.

Chiến lược định vị của Chanel:  Không giảm…dù chỉ một xu.

Trong khi các hãng thời trang cao cấp khác như Prada, Versace, Valentino hay Burberry… đều có những chiến dịch giảm giá mang tính thời vụ để thúc đẩy tăng trưởng doanh số, đồng thời “lấy lòng” khách hàng thì Chanel luôn đứng ngoài cuộc chơi, không bao giờ giảm giá dù chỉ là một xu với những sản phẩm chiến lược của mình.

Chanel cũng rất nhanh nhạy bắt kịp xu hướng Social Media Marketing khi sử dụng mạng xã hội để quảng bá thương hiệu, nhưng không bao giờ bán hàng trên đó.

Đây là tôn chỉ hoạt động của hãng. Các “thượng đế” muốn mua hàng hãy đến các showroom để được phục vụ tận tình.

Quy luật kinh tế chỉ ra rằng, khi cầu lớn hơn cung thì giá tăng. Và thương hiệu cao cấp này đã áp dụng triệt để bằng cách cung cấp nguồn cung giới hạn.

Rõ ràng, chiến lược định vị thương hiệu của Chanel rất hiệu quả khi vị thế của hãng không giảm mà ngày một tăng và có thể gói gọn trong câu nói “Họ phù phép trong tiềm thức khách hàng về Chanel: mặc Chanel là sang, là đẳng cấp và không ai không biết về Chanel.

Khách hàng bị “bỏ bùa” kịch liệt, Chanel hot đến mức bất kỳmùa nào cũng sẽ tạo nên trend, tạo nên làn sóng, khiến khách hàng phải nhìn, phải ngắm và… phải mua”.

Hãng thông tấn Reuters (Anh) đánh giá, Chanel không hề quay lưng với công nghệ, mà thậm chí đã rất quen thuộc với quảng cáo số.

Hình ảnh các bộ sưu tập và buổi trình diễn của nhà thiết kế Karl Lagerfeld vẫn thường xuất hiện trên trang mạng xã hội Instagram và Twitter của Chanel.

“Thời trang, tức là quần áo chúng ta mặc lên người. Và bạn biết đấy, với quần áo, chúng ta cần nhìn tận mắt, sờ tận tay và cảm nhận khi mặc vào để hiểu về bộ trang phục chúng ta định mua”, ông Bruno Pavlovsky, chủ tịch thời trang toàn cầu của Chanel giải thích với tờ Bloomberg.

Theo bà Katalina Sharkey de Solis, giám đốc quản lý truyền thông của Chanel, các hãng thời trang lớn như Dior là một mô hình kinh doanh theo kiểu quảng bá thương hiệu.

Điều đó có nghĩa là doanh thu thực sự của hãng không nằm tại số tiền bán sản phẩm, chúng chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Doanh thu chủ yếu nằm ở những hoạt động khác.

Về cơ bản, những mặt hàng thời trang như túi xách, kính mát, sản phẩm trang điểm, chăm sóc da, nước hoa chỉ là công cụ để quảng bá danh tiếng cho hãng.

Tất nhiên, việc không bán hàng online cũng là một chiến lược giúp cho hàng hóa của những hãng thời trang xa xỉ trở nên “độc quyền” hơn, không bị lẫn tạp với vô số thương hiệu bình dân bùng nổ trên thị trường trực tuyến.

Ngoài ra, việc phát triển bán hàng online có thể sẽ làm giảm số lượng khách hàng ghé thăm các cửa hàng vì họ chỉ cần ngồi tại nhà và xem mẫu mã trên máy tính, điện thoại.

Đối với nhãn hiệu thời trang xa xỉ, việc một khách hàng đến cửa hàng, xem tận mắt, sờ tận tay, cảm nhận trực tiếp và lắng nghe sự tư vấn từ các nhân viên mới giúp họ có được cái nhìn tốt nhất về món hàng đắt tiền muốn mua.

“Từ đó, khách hàng sẽ dễ dàng quyết định mua hơn”, bà Katalina Sharkey de Solis chia sẻ.

Việc nói “không” với bán hàng trực tuyến vẫn là một chiến lược kinh doanh đúng đắn của “ông lớn” trong ngành thời trang như Chanel.

Doanh thu vẫn rất tốt cho dù khủng hoảng kinh tế diễn ra, uy tín thương hiệu vững mạnh và người giàu vẫn sẵn sàng móc hầu bao nhiều ngàn đô la để đem về một chiếc túi xách, đôi giày nhỏ. Âu đó cũng là một cái thú vui của tín đồ “hàng hiệu”.

Nổi tiếng với Chanel No. 5.

Dòng nước hoa trứ danh đến từ nước Pháp này vẫn là một trong những loại nước hoa huyền thoại bán chạy nhất toàn cầu. Chanel No. 5 được nhắc đến như là loại nước hoa không có đối thủ trên tất cả các “mặt trận”.

Loại nước hoa huyền thoại này luôn nằm trong bộ sưu tập nước hoa của giới quý tộc, những ngôi sao nổi tiếng và cả những người đam mê mùi hương quyến rũ. Điều gì tạo nên sức quyến rũ của loại nước hoa này?

Loại nước hoa huyền thoại này luôn nằm trong bộ sưu tập nước hoa của giới quý tộc, những ngôi sao nổi tiếng và cả những người đam mê mùi hương quyến rũ.

Với giá bán 200-300 USD, thậm chí có những phiên bản “Limited” được bán với giá lên tới 1.700 USD, Chanel No. 5 được cho là dòng nước hoa đắt đỏ nhất trên thị trường trong suốt gần 100 năm qua.

Ngược trở lại lịch sử đã làm nên tên tuổi của dòng nước hoa trứ danh này, năm 1910, người đàn bà đẹp Gabrielle “Coco” Chanel đã sáng lập ra thương hiệu thời trang Chanel.

Thời đó, Chanel được biết đến lần đầu tiên bởi những chiếc mũ thượng hạng, sau đó bà mở rộng sang các nhãn thời trang khác như váy, áo véc… Bà Chanel mất năm 1971 để lại một đế chế thời trang hạng sang nổi tiếng trên toàn thế giới.

Dòng nước hoa đầu tiên mang nhãn hiệu Chanel, chính là Chanel No. 5, ra mắt hồi năm 1921. Năm đó, Gabrielle “Coco” Chanel đã đặt hàng cho nhà chế tạo nước hoa nổi tiếng Ernest Beaux tạo ra một loại nước hoa “toả hương như một người phụ nữ”.

Ernest Beaux đã tạo ra hai dòng mùi hương được đánh số 1-5 và 20-24 rồi yêu cầu Coco Chanel lựa chọn một trong số đó.

Người đàn bà đẹp lừng danh thời đó đã chọn mẫu số 5, và sử dụng tên “No. 5” để đặt tên cho dòng nước hoa được bà vinh danh là “mùi hương của người phụ nữ”.

Một điều thú vị là, bà Chanel đã trình diễn dòng nước hoa mới với tên gọi Chanel No. 5 đúng vào ngày 5/5/1921.

Con số 5 có vẻ như cũng từ đó đã mang lại may mắn cho nhà mẫu nổi tiếng này khi theo thống kê, cứ 55 giây thì có 1 chai Chanel No. 5 được bán ra thị trường.

Cũng không thể phủ nhận rằng, sự thành công của Chanel No. 5 còn do một phần nhờ các chiến dịch marketing quá hoàn hảo của nhà mốt này.

Chanel No. 5 luôn xuất hiện cùng với những ngôi sao đình đám. Lượng tiêu thụ của Chanel No. 5 tăng mạnh trong thập kỷ 50 của thế kỷ trước, đặc biệt sau khi có sự “lăng xê” của huyền thoại Marilyn Monroe tại thị trường Mỹ.

Chanel No. 5 gắn liền với tên tuổi của nữ minh tinh nổi tiếng khắp thế giới thời đó. Trong một cuộc phỏng vấn năm 1954, khi được hỏi cô mặc gì khi đi ngủ, cô trả lời thản nhiên: “Tất nhiên là vài giọt Chanel No. 5 rồi”.

Câu nói đã trở nên nổi tiếng và trở thành slogan quảng cáo tuyệt vời. Và đó chính là lý do vì sao hàng triệu phụ nữ trên thế giới lựa chọn dòng nước hoa này.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Airbnb và văn hoá doanh nghiệp đầy cảm hứng

Khi nói về xây dựng văn hoá doanh nghiệp, rất nhiều founder sai lầm khi cho rằng đó là việc của sau này, khi công ty đã vượt qua giai đoạn khó khăn đi vào ổn định.

Vào khoảng giữa năm 2011, khi Airbnb mới được rót 7 triệu vốn đầu tư và có 40 nhân viên đang tập trung làm thị trường Mỹ thì nhận được đề nghị mua lại Wimdu, một công ty có mô hình tương tự với 400 nhân viên, đã được đầu tư 90 triệu đô đang thống lĩnh thị trường châu Âu.

Nếu không mua, Airbnb có nguy cơ bị đối thủ có nguồn lực lớn hơn đè bẹp. Với tâm thế “bị dí súng vào đầu”, sau một hồi suy nghĩ, BGĐ Airbnb vẫn dũng cảm từ chối deal này. Brian Chesky, CEO Airbnb, sau này đã giải thích lý do anh quyết định không mua lại công ty đó là sự khác biệt văn hoá.

Anh nhận thấy văn hoá hai bên khó hoà hợp với nhau “chúng tôi là những người truyền giáo còn họ là lính đánh thuê”, và hơn thế nữa với văn hoá của mình Airbnb sẽ chiến thắng đối thủ nếu cạnh tranh trực tiếp. Không ngoài dự đoán của anh, chỉ ít năm sau Airbnb tiến vào thị trường châu Âu, vượt qua đối thủ chiếm được hơn 50% thị phần ở đó. Còn Wimdu, sau vài lần đổi chủ và điều chỉnh mô hình đã đóng cửa năm 2018.

Câu chuyện trên cho thấy văn hoá có tác động lớn đến thế nào tới khả năng cạnh tranh của startup. Khi nói về xây dựng văn hoá doanh nghiệp, rất nhiều founder sai lầm khi cho rằng đó là việc của sau này, khi công ty đã vượt qua giai đoạn khó khăn đi vào ổn định. Thực tế không phải vậy.

Văn hoá là một phần của chiến lược phát triển cần phải được định hình, xây dựng và điều chỉnh càng sớm càng tốt. Ở góc độ khác, nhiều founder cho rằng văn hoá doanh nghiệp là thứ tốn kém không đem lại hiệu quả trực tiếp trong giai đoạn đầu. Điều này cũng không đúng. Xây dựng văn hoá ở startup không hề tốn kém, các bạn chỉ cần để tâm vào làm đúng cách là được.

Văn hoá startup là văn hoá công ty nhỏ với những bản sắc khác biệt phù hợp với mô hình kinh doanh. Xuất phát từ founder, văn hoá startup có ba vòng ảnh hưởng: Vòng một là chính bản thân. Vòng hai là các đồng nghiệp cùng công ty. Vòng ba là xã hội bên ngoài.

Để khởi xướng một “nền” văn hoá cho startup, founder cần lựa chọn những giá trị cốt lõi PHÙ HỢP NHẤT với anh ta và LIÊN QUAN đến mục tiêu và hoạt động của doanh nghiệp. Để hình dung rõ hơn, bạn hãy xem các giá trị cốt lõi của Airbnb trong hình (xin hãy đọc nguyên bản tiếng Anh để hiểu các hàm ý trong đó).

Những giá trị cốt lõi phù hợp thường được nghĩ ra khá nhanh, như thể bạn đã sống với nó hàng ngày chỉ phải viết xuống mà thôi.

Giá trị cốt lõi sẽ được duy trì nhiều năm đến mãi mãi. Vì vậy, founder cần có tầm nhìn tốt để có thể nghĩ được giá trị cốt lõi hay.

Sau khi tuyên bố các giá trị cốt lõi, founder cần bắt tay vào xây dựng vòng ảnh hưởng thứ nhất bằng cách diễn giải các giá trị này thành các tình huống hàng ngày để suy nghĩ, hành động nhất quán với giá trị cốt lõi đó.

Giá trị cốt lõi thực chất là một bộ tiêu chí giúp bạn lựa chọn đối tác, khách hàng, nhân viên, cộng đồng… phù hợp.

Và thể hiện bản thân với những đối tượng đó một cách nhất quán theo những gì mình coi trọng. Ở giai đoạn đầu, founder có thể điều chỉnh những điểm chưa phù hợp với mình và bắt đầu thu thập những câu chuyện xung quanh việc áp dụng các giá trị vào thực tế.

Không phải ngẫu nhiên mà chúng ta được nghe rất nhiều các câu chuyện về Airbnb, từ chuyện Brian và Joe thiếu tiền phải thuê đệm hơi ở San Francisco rồi nghĩ ra ý tưởng như thế nào, chuyện Brian đến lúc gọi được hàng chục triệu đô tiền đầu tư vẫn bị mẹ than phiền vì đi làm không được đóng bảo hiểm ra sao, rồi họ tuyển người khó khăn với những câu hỏi tuyển dụng kỳ dị thế nào…. Có thể nói Airbnb là startup “giàu bản sắc” và có nhiều “selling story” nhất thế giới.

Từ các founders, những câu chuyện sẽ giúp lan toả gía trị cốt lõi đến các nhân viên ở vòng ảnh hưởng thứ hai.

Sau mỗi lựa chọn khó khăn, founder phải giải thích cho những người xung quanh sự liên quan của quyết định đó tới giá trị cốt lõi, dần họ sẽ hiểu và hành động theo bạn. Và khi mỗi người trong doanh nghiệp thực hành tương tự, họ sẽ truyền thông và tạo ảnh hưởng văn hoá đến bên ngoài.

Tốc độ hình thành các vòng ảnh hưởng như vậy phụ thuộc nhiều vào số lượng và chất lượng nội dung liên quan được tạo ra, tần suất, mức độ và phạm vi lan truyền nội dung đó đến các đối tượng mục tiêu.

Ví dụ, nếu giá trị cốt lõi được lựa chọn là “Coi trọng chất lượng” thì founder sẽ lựa chọn các đối tác có cùng quan điểm, chọn các nhân viên có khả năng kỹ thuật cao, làm việc có trách nhiệm, tỉ mỉ, chi tiết .. có khả năng làm ra các sản phẩm chất lượng, chọn các khách hàng có đủ tinh tế để đánh giá đúng chất lượng của bạn.

Là một thành tố của chiến lược, nên “coi trọng chất lượng” cũng sẽ định hình nên các quan điểm về tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ, học hỏi và phát triển tác động trực tiếp đến mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Ở khía cạnh truyền thông, việc sáng tạo và cóp nhặt các giai thoại thú vị, dễ nhớ được xây dựng, thu thập và lan truyền sẽ góp phần quảng bá các giá trị cốt lõi đến các đối tượng ở ngoài doanh nghiệp.

Không phải ngẫu nhiên chúng ta thường được nghe về câu chuyện các founder của Airbnb phải đi bán ngũ cốc để khởi nghiệp và trong giá trị cốt lõi của họ có “Be cereal entrepreneur”, coi khả năng xoay sở sáng tạo vượt khó như một phần văn hoá công ty, hay câu chuyện về các nhân viên của Zappos được phép tán chuyện với khách hàng bao lâu tuỳ thích và giá trị cốt lõi đầu tiên của họ là “Deliver WOW through service”.

Những giai thoại chính là là nội dung giúp truyền thông cho mọi người về giá trị của các công ty đó. Văn hoá càng giàu bản sắc thì các câu chuyện càng hay và sức lan toả của chúng càng lớn.

Đến một mức độ nhất định, các bạn có thể khiến cho nhân viên, khách hàng, đối tác và những người biết đến công ty say sưa kể lại các câu chuyện của bạn. Đó chính là một dấu hiệu của sự thành công trong xây dựng văn hoá startup.

Tóm lại, các founder hoàn toàn có thể xây dựng văn hoá cho startup của mình bằng cách nghĩ ra, viết xuống các giá trị cốt lõi phù hợp nhất rồi thực hành nó hàng ngày cho bản thân, cho team rồi xây dựng những giai thoại đủ tốt để mọi người yêu quý và truyền bá không công cho doanh nghiệp.

Rõ ràng đó không phải là vấn đề đầu tư bao nhiêu tiền mà là mức độ tâm huyết, say mê và khả năng chinh phục lòng người của các bạn.

 

Hà Anh | MarketingTrips