Skip to main content

Thẻ: công cụ tìm kiếm

Gen Z xem TikTok là công cụ tìm kiếm (doanh nghiệp đang chuyển đổi chiến lược Marketing)

Nghiên cứu mới đây từ Adobe cho thấy, tỷ lệ Gen Z coi mạng xã hội TikTok là công cụ tìm kiếm tiếp tục tăng lên, điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược tiếp cận đối với các doanh nghiệp có khách hàng là Gen Z.

Gen Z xem TikTok là công cụ tìm kiếm (doanh nghiệp chuyển đổi chiến lược Marketing)
Gen Z xem TikTok là công cụ tìm kiếm (doanh nghiệp chuyển đổi chiến lược Marketing)

Theo một nghiên cứu mới đây của Adobe, TikTok ngày càng được người tiêu dùng trẻ sử dụng như là một công cụ tìm kiếm để tìm kiếm thông tin, công thức nấu ăn, âm nhạc…và hơn thế nữa.

Nghiên cứu bao gồm những cuộc khảo sát với hơn 800 người dùng và 250 chủ doanh nghiệp với mục tiêu hiểu cách TikTok đang định hình lại hành vi tìm kiếm và chiến lược Marketing của doanh nghiệp.

Sự trỗi dậy của TikTok như là một công cụ tìm kiếm.

Nghiên cứu cho thấy 40% người dùng hiện sử dụng TikTok để tìm kiếm những thứ họ cần hoặc muốn tìm hiểu.

Xu hướng này phổ biến ở những người trẻ tuổi, với 64% là Gen Z (những người sinh sau năm 1996) và 49% thế hệ Millennials, tức Gen Y (sinh từ 1981-1996) chuyển sang TikTok với tư cách là công cụ tìm kiếm.

Gần 10% người dùng Gen Z hiện thích sử dụng TikTok hơn các công cụ tìm kiếm lâu đời như Google khi tìm kiếm thông tin.

ChatGPT cũng đang trở nên phổ biến như một công cụ tìm kiếm, với hơn 10% số người sử dụng nó để tìm kiếm những lời khuyên về tài chính.

Tại sao TikTok thu hút được sự quan tâm của người dùng.

TikTok đã trở nên phổ biến như là một công cụ tìm kiếm vì nó cung cấp nội dung theo một cách mới được cho là độc đáo hơn, được cá nhân hóa nhiều hơn thông qua các video ngắn, theo hướng kể chuyện.

Phần lớn sức hấp dẫn của TikTok đến từ việc các thuật toán của TikTok liên tục điều chỉnh nội dung sao cho phù hợp với sở thích của từng người dùng. Khoảng 40% người dùng Gen Z thích cách TikTok hiển thị cho họ những video phù hợp với sở thích cá nhân của họ. Thậm chí 26% thế hệ baby boomers cũng bị thu hút bởi các nội dung theo phong cách kể chuyện của TikTok.

Hầu hết người dùng TikTok thích video hướng dẫn hơn các định dạng khác – 62% cho biết đây là lựa chọn hàng đầu của họ.

Các bài đánh giá và câu chuyện cá nhân cũng được đánh giá khá cao, với lần lượt 39% và 38% người dùng đánh giá đó là mục nội dung yêu thích.

Thương hiệu và doanh nghiệp điều hướng tới TikTok.

TikTok đang thu hút được sự chú ý của các chủ doanh nghiệp như một nền tảng để tiếp cận khách hàng đang tìm kiếm sản phẩm và dịch vụ có liên quan.

Hơn một nửa số chủ doanh nghiệp được khảo sát hiện đang sử dụng TikTok để quảng bá doanh nghiệp của họ, trung bình đăng khoảng 9 lần mỗi tháng. Hợp tác với những người có ảnh hưởng (Influencer) trên TikTok để bán hàng và khuyến mãi cũng là một chiến thuật phổ biến, với 25% chủ doanh nghiệp nhỏ đang theo đuổi hoạt động tiếp thị người có ảnh hưởng (Influencer Marketing).

Trung bình, các doanh nghiệp dành 15% tổng ngân sách Marketing của mình cho TikTok.

Các nội dung đánh giá sản phẩm (36%) và video hướng dẫn (35%) là những định dạng nội dung phổ biến nhất.

Hơn một nửa số doanh nghiệp (53%) trong khảo sát cũng có ý định tăng cường đầu tư vào TikTok Marketing, bất chấp những thách thức đang diễn ra xung quanh việc phải thường xuyên sáng tạo những nội dung mới và hấp dẫn.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Cách AI ảnh hưởng đến đến tương lai của hoạt động tìm kiếm (SEO và SEM)

Kể từ khi AI (trí tuệ nhân tạo) hay chính xác là Generative AI trở nên phổ biến và được ứng dụng rộng rãi, nhiều người làm marketing nói chung và tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) nói riêng tự hỏi tương lai của hoạt động tìm kiếm sẽ như thế nào. Liệu SEO có còn quan trọng hay hành vi tìm kiếm của người dùng sẽ thay đổi ra sao. Hãy cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết này.

Cách AI ảnh hưởng đến đến tương lai của hoạt động tìm kiếm
Cách AI ảnh hưởng đến đến tương lai của hoạt động tìm kiếm

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra một cuộc cách mạng hóa đối với bối cảnh kỹ thuật số, trong bối cảnh mới, nhờ vào sự phát triển của các yếu tố công nghệ, các thủ thuật SEO hay lạm dụng công cụ tìm kiếm để có được thứ hạng cao hơn dường như không còn khả dụng.

Các công cụ tìm kiếm ngày càng tận dụng AI để dự đoán ý định tìm kiếm của người dùng (Search Intent), và với tư cách là người làm marketing nói chung, để có thể tối đa hoá các chiến lược của mình, tìm thấy sự cân bằng giữa khả năng sáng tạo của con người và hiệu quả của AI là nền tảng để tồn tại và phát triển bền vững.

Dưới đây là toàn bộ các dự báo về cách AI ảnh hưởng đến đến tương lai của hoạt động tìm kiếm, và điều này được xem như là kim chỉ nam cho các doanh nghiệp có sử dụng công cụ tìm kiếm để tìm khách hàng tiềm năng và hơn thế nữa.

Cuộc cách mạng tìm kiếm: Ý định tìm kiếm sẽ được ưu tiên nhiều hơn thay vì từ khoá.

Đối với những người làm các công việc liên quan đến hoạt động tối ưu hoá công cụ tìm kiếm, dù là theo cách tiếp cận tự nhiên (SEO) và có trả phí (SEM/PPC), từ khoá (keyword) vốn được xem là nền tảng. Thông qua các từ khoá cụ thể, thậm chí là các thủ thuật gian lận bằng cách nhồi nhét từ khoá vào nội dung, SEOer hay Marketer mong muốn có được thứ hạng cao hơn trang kết quả tìm kiếm (SERPs).

Tuy nhiên, trong tương lai gần, nhờ vào sự phát triển của AI (trí tuệ nhân tạo), các công cụ tìm kiếm ngày càng có khả năng nhiều hơn trong việc hiểu được ngữ cảnh đằng sau các truy vấn tìm kiếm hay từ khoá. Nội dung và ý định tìm kiếm của người dùng theo đó sẽ quyết định nội dung nào được ưu tiên hiển thị tới người dùng thay vì là thông qua các từ khoá đã được chỉ định sẵn.

SEO ngày nay là việc điều chỉnh nội dung và trải nghiệm sao cho phù hợp với mục tiêu và nhu cầu của người dùng chứ không chỉ là số lượng (mật độ) từ khóa hay tối ưu theo từ khoá, dù là vô tình hay cố ý gian lận.

Người làm SEO và Marketing cần tập trung vào yếu tố ngữ nghĩa.

Khi nói đến yếu tố ngữ nghĩa hay ngữ cảnh tìm kiếm, người làm marketing nói chung cần phải kết hợp giữa phân tích dữ liệu và khả năng viết đồng cảm. Cách tiếp cận này tập trung vào việc cung cấp những hiểu biết sâu sắc có liên quan và có giá trị (insights), phù hợp với các nguyên tắc E-E-A-T về chuyên môn và độ tin cậy.

Trong tương lai mới này, nghiên cứu từ khóa (Keyword Research) vẫn có giá trị nhưng nó chỉ là một phần của chiến lược rộng lớn hơn. Đó là việc tạo ra những tương tác có ý nghĩa và nổi bật trong thế giới kỹ thuật số vốn tràn ngập các thông tin.

Nhờ vào AI, các công cụ tìm kiếm không chi có nhiều khả năng hơn để hiểu người dùng – nó còn dự đoán nhu cầu của người dùng, thường là trước khi họ bày tỏ các ý định cụ thể.

Ngoài việc hiểu người dùng, AI cũng sẽ mang lại sự cá nhân hóa cao hơn giữa các công cụ tìm kiếm với người dùng.

Bằng cách phân tích dữ liệu người dùng trong quá khứ như vị trí và lịch sử tìm kiếm, AI có thể dự đoán sở thích trong tương lai của người dùng công cụ tìm kiếm.

Vai trò tạo ra sự chuyển đổi của AI trong SEO.

AI đã và sẽ là một lực lượng then chốt trong ngành Digital Marketing nói chung, điều quan trọng là các nhà sáng tạo nội dung phải am hiểu về công nghệ.

Nó liên quan đến việc hiểu các thuật toán học máy vốn được sử dụng để phân tích dữ liệu và từ đó dự đoán những nội dung có liên quan cho các truy vấn tìm kiếm.

Với việc các công cụ tìm kiếm như Google và Bing sử dụng AI để nâng cao độ chính xác của kết quả, người làm marketing sẽ phải hiểu tác động của AI đến doanh nghiệp để duy trì tính cạnh tranh trên thị trường.

Tận dụng AI cho các chiến lược nội dung nâng cao.

Từ các công cụ AI, người làm marketing có thể tối ưu hóa chiến lược thông qua việc nhận diện những xu hướng và phân tích nâng cao. Những công cụ này giúp cung cấp nhiều hiểu biết hơn về hiệu suất chiến lược, như tỷ lệ nhấp chuột và mức độ tương tác với trang.

AI cũng có thể đề xuất các cải tiến dựa trên hành vi của người dùng, cách mạng hóa việc tối ưu hóa nội dung bằng cách tiết lộ các cơ hội mới và đưa ra các đề xuất dựa trên dữ liệu để liên tục hoàn thiện.

Sự cân bằng giữa con người và máy móc có thể sẽ là xu hướng mới trong tương lai.

Bất chấp những tiến bộ của AI, bản chất tự nhiên của con người vẫn là thứ khó có thể thay đổi. Họ cần “yếu tố con người”, những câu chuyện cảm xúc có thể truyền cảm hứng và hơn thế nữa. Việc kết hợp yếu tố công nghệ hay máy móc với trực giác của con người để tạo ra những nội dung hấp dẫn và thân thiện với công cụ tìm kiếm sẽ là chìa khoá.

Storytelling theo đó cũng vô cùng hữu ích với Marketer.

Tối ưu hóa trí tuệ nhân tạo (AIEO) trong sáng tạo nội dung.

Vai trò của AI trong việc sáng tạo nội dung có thể đánh dấu một kỷ nguyên mới. Kỷ nguyên của việc xây dựng và tối ưu hoá nội dung xoay quanh công cụ tìm kiếm và AI (AI EO).

Khi người dùng bắt đầu sử dụng các công cụ tìm kiếm có hỗ trợ bởi AI hoặc các chatbot AI thuần tuý, vai trò của marketer giờ đây không chỉ là tối ưu hoá công cụ tìm kiếm mà còn phải tối ưu hoá cả yếu tố AI được tích hợp vào công cụ.
Dù thuật toán tìm kiếm mới hiện vẫn còn là một ẩn số, các nội dung từ thương hiệu vẫn phải đáp ứng đủ 2 yếu tố: mức độ phù hợp với công cụ và mức độ phù hợp với người dùng.

Sức mạnh cộng hưởng của AI và chuyên môn của con người trong SEO.

AI có thể giúp tăng cường hiệu quả, nhưng bản sắc con người giúp mang lại chiều sâu và sự hấp dẫn cho nội dung. Quá trình phối hợp này bao gồm việc sử dụng AI cho các bản phác thảo ban đầu và sau đó tận dụng kỹ năng con người (sự thấu hiểu, đồng cảm…) cho hoạt động chỉnh sửa và tối ưu trước khi xuất bản.

Ngày nay, việc tạo ra những nội dung thân thiện với SEO đòi hỏi một cách tiếp cận cẩn thận. AI được sử dụng như là nền tảng nhưng kỹ năng của con người mới là điều khiến nội dung của thương hiệu trở nên nổi bật.

Vai trò của AI tổng quát (Generative AI) trong kết quả tìm kiếm.

AI tổng quát, công nghệ được sử dụng trong các chatbot AI như ChatGPT hay Google Bard đang định hình lại cách xếp hạng nội dung dựa trên chất lượng. Sự tiến bộ này thách thức các chiến thuật SEO truyền thống vì các thuật toán giờ đây có thể đánh giá nội dung theo những cách hiệu quả chưa từng có.

Để trở nên phù hợp hơn với bối cảnh mới, dưới đây là một số chiến lược mà người làm SEO và Marketing có thể ứng dụng.

Nâng cao tiêu chuẩn chất lượng toàn diện.

Như đã đề cập ở trên, tiêu chuẩn chất lượng cao ngày càng trở nên tối quan trọng, dù là trong SEO hay Content Marketing.

Các bản cập nhật thuật toán đang phát triển của Google hiện ngày càng ưu tiên cho các nội dung có liên quan, nguyên bản (nội dung gốc) và hữu ích – thay vì là các tuân theo các ý định chủ quan thông qua các từ khoá của người làm nội dung.

Nâng cao trải nghiệm người dùng thông qua AI.

AI tổng quát không chỉ tác động đến thứ hạng tìm kiếm. Nó cũng ảnh hưởng đến cách kể chuyện sáng tạo, sự khác biệt về giọng điệu và số liệu tương tác của người dùng.

Xây dựng nội dung hay kể chuyện thông qua các sự kiện sẽ có thể giúp nâng cao trải nghiệm của người dùng, các liên kết có thẩm quyền khác được thể hiện trong nội dung cũng sẽ làm tăng thêm độ tin cậy.

Sớm thích ứng với các hoạt động marketing trên công cụ tìm kiếm được hỗ trợ bởi AI.

Tương lai của hoạt động marketing trên công cụ tìm kiếm đang phát triển nhanh chóng với những tiến bộ của AI. Để sớm thích ứng với bối cảnh này, dưới đây là một số chiến thuật marketer có thể tham khảo nếu không muốn mình bị lỗi thời.

  • Luôn cập nhật các xu hướng mới về AI: Tìm kiếm, theo dõi và cập nhật các xu hướng ứng dụng AI mới trong ngành.
  • Hiểu những thách thức của AI: Trong khi các cơ hội mà AI mang lại đã quá rõ ràng, cuộc chiến với thông tin sai lệch vẫn là một thách thức lớn. Gartner dự đoán có tới 80% Marketers sẽ cần các đội nhóm chuyên chống lại những thông tin sai lệch do AI tạo ra vào năm 2027.
  • Xem xét các mối lo ngại về bản quyền: Vấn đề bản quyền vẫn là điều tối quan trọng với AI tổng quát khi cả OpenAI và Microsoft liên tục vướng vào các vụ kiện liên quan đến bản quyền.

Tích hợp năng lực chuyên môn của con người với AI trong công nghệ tìm kiếm.

Việc hợp nhất chuyên môn của con người với AI đang trở nên quan trọng trong việc tối ưu hóa tìm kiếm.

Sự kết hợp này không chỉ hữu ích – nó còn cần thiết để nắm vững các thuật toán tìm kiếm hiện đại.

Trong khi AI mang lại sức mạnh xử lý to lớn, nó lại thiếu sự hiểu biết mang nhiều sắc thái, giống như con người. Người làm Marketing theo đó cần sử dụng những hiểu biết sâu sắc của mình để tinh chỉnh và tối ưu các kết quả AI, tập trung vào yếu tố con người nhiều hơn.

Tính sáng tạo và phân tích dự đoán là độ đôi hoàn hảo.

Sáng tạo là yếu tố cốt lõi của con người và là chìa khóa để trở nên khác biệt và nổi bật trong một thị trường đông đúc.

Khi được kết hợp với khả năng phân tích dự đoán của AI, khả năng sáng tạo trở nên nguyên bản và dựa trên dữ liệu hơn, từ đó mang lại nhiều kết quả tích cực hơn.

Phân tích dự đoán hay Predictive Analytics là phương pháp sử dụng dữ liệu (trong quá khứ) để đưa ra các dự đoán về các hành vi hoặc sự kiện trong tương lai. Predictive Analytics được sử dụng rộng rãi trong tiếp thị, bán hàng hay dịch vụ khách hàng.

Predictive Analytics có thể được sử dụng để dự báo cách mọi người sẽ ứng xử hoặc tương tác lại trong tương lai dựa trên hành vi của họ trong quá khứ, đây chính là nền tảng có thể giúp doanh nghiệp lập các kế hoạch marketing (Marketing Plan), tối ưu hoá các chương trình khuyến mãi, cải tiến sản phẩm theo từng phân khúc thị trường cụ thể và hơn thế nữa.

Predictive Analytics cũng có thể được sử dụng để dự đoán cách khách hàng sẽ phản ứng với những thay đổi được thực hiện trên các nền tảng của doanh nghiệp. Ví dụ: bằng cách hiểu vị trí và cách thức khách hàng tương tác với website (nơi khách hàng nhấp vào hay cuộn qua), các marketer có thể biết cách trình bày nội dung sao cho hiệu quả.

Cuối cùng, Predictive Analytics còn được sử dụng để cải thiện dịch vụ khách hàng bằng cách dự đoán những khách hàng nào có khả năng cần được quan tâm nhiều hơn so với những khách hàng khác. Điều này cho phép các nhân viên chăm sóc khách hàng phân bổ thời gian phù hợp tới những tệp khách hàng khác nhau.

Đưa ra quyết định tốt hơn với AI và sự hiểu biết sâu sắc về con người.

AI rất giỏi trong việc nhanh chóng phát hiện các mẫu hay dấu hiệu giúp marketer đưa ra quyết định về SEO hay Marketing.

Nhưng nếu không có sự giám sát chiến lược của con người, AI có thể bỏ lỡ đi những cơ hội cần đến sự hiểu biết về yếu tố văn hóa hoặc xác định xu hướng của con người.

Người làm marketing sẽ phải sử dụng các công cụ AI để hỗ trợ và nâng cao chứ không phải thay thế việc ra quyết định.

Định hình tương lai của hoạt động tìm kiếm (SEO và SEM) với AI.

Như bạn có thể thấy, AI đang định hình lại thế giới tìm kiếm. Nó đang thay đổi cách con người tạo ra nội dung, đánh giá nội dung, thích ứng với các thuật toán và hơn thế nữa. Tương lai của thế giới tìm kiếm không chỉ phụ thuộc vào từ khóa – mà còn là việc sử dụng AI để thấu hiểu ý định của người dùng.

Bằng cách chuyển đổi tư duy từ thủ thuật sang cách tiếp cận mới rộng lớn hơn dựa trên AI và nghiên cứu người dùng, người làm marketing nói chung sẽ có nhiều cơ hội hơn để thích ứng và phát triển.

Trong khi mọi thứ vẫn đang ở phía trước, từng hành động nhỏ, tích cực học hỏi và thử nghiệm chính là chìa khoá cho các doanh nghiệp.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Công cụ mới của Google giúp các mạng xã hội và diễn đàn xếp hạng cao hơn trên trang tìm kiếm

Công cụ mới của Google có thể giúp các nền tảng mạng xã hội và diễn đàn (forum) xếp hạng cao hơn trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs).

Công cụ mới của Google giúp các mạng xã hội và diễn đàn xếp hạng cao hơn trên trang tìm kiếm
Công cụ mới của Google giúp các mạng xã hội và diễn đàn xếp hạng cao hơn trên trang tìm kiếm

Theo đó, Google vừa giới thiệu các công cụ mới dành cho chủ sở hữu trang web, bao gồm cả những người đang điều hành các website hay nền tảng truyền thông xã hội và diễn đàn thảo luận, những người muốn nâng cao thứ hạng nội dung của họ trên trang kết quả tìm kiếm của Google.

Trong khi các thủ thuật gian lận SEO đang ngày càng làm xấu đi chất lượng của các nội dung trên trang kết quả tìm kiếm, Google đang tìm cách ưu tiên cho các nội dung thực sự có giá trị (thay vì các nội dung được xếp hạng cao do gian lận SEO).

Cách đây không lâu, Google đã cho ra mắt bộ lọc tìm kiếm được gọi là “Perspectives”, nhằm mục tiêu làm nổi bật các bài đăng từ các diễn đàn thảo luận như Reddit, các trang hỏi đáp như Quora và các nền tảng mạng xã hội trong kết quả tìm kiếm của mình. Tính năng này lần đầu tiên xuất hiện trên thiết bị di động và đã được ra mắt cho người dùng máy tính để bàn vào đầu tháng này cùng với các thay đổi tìm kiếm khác.

Với các công cụ mới, Google sẽ cung cấp cho các website thông báo đến công cụ tìm kiếm các dấu hiệu về cách cấu trúc dữ liệu của website của họ để nội dung của họ được hiển thị chính xác và “đầy đủ nhất có thể” trong Kết quả tìm kiếm của Google.

Ví dụ: với công cụ ProfilePage markup mới, bất kỳ website nào nơi các nhà sáng tạo nội dung có thể đăng bài đều có thể được hiển thị trực tiếp những thông tin về tài khoản của họ trong kết quả tìm kiếm, bao gồm các trường thông tin như tên, ảnh hồ sơ, số lượng người theo dõi hoặc mức độ phổ biến của nội dung của họ.

Trong khi đó, công cụ DiscussionForumPosting Markup sẽ giúp Google nhận dạng tốt hơn các cuộc hội thoại đến từ bất kỳ diễn đàn hoặc trang thảo luận trực tuyến nào trên môi trường web.

Mặc dù Google được cho là vượt trội hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh trong mảng tìm kiếm, số liệu mới nhất cũng cho thấy Google Search hiện chiếm hơn 95% thị phần, nhưng chất lượng của các kết quả tìm kiếm chưa bao giờ là chủ đề hết gây tranh cãi. Trong khi các gian lận về SEO vẫn sẽ tiếp diễn, Google dường như sẽ phải tiếp tục cải thiện thuật toán của mình, đặc biệt là khi AI đang phát triển hơn bao giờ hết.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Phân biệt khái niệm mô hình ngôn ngữ lớn (LLMs) và công cụ tìm kiếm (Search Engines)

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu các khái niệm cơ bản về mô hình ngôn ngữ lớn (LLMs), sự khác biệt giữa nó với công cụ tìm kiếm (Search Engines), những cơ hội với các mô hình ngôn ngữ lớn như ChatGPT và hơn thế nữa.

Phân biệt khái niệm mô hình ngôn ngữ lớn (LLMs) và công cụ tìm kiếm (Search Engines)
Phân biệt khái niệm mô hình ngôn ngữ lớn (LLMs) và công cụ tìm kiếm (Search Engines)

Trong những tháng trở lại đây, dù bạn là người làm trong lĩnh vực công nghệ hay đơn giản là sử dụng công nghệ để gia tăng năng suất làm việc, các mô hình ngôn ngữ lớn AI (LLM) như ChatGPT hay Google Bard có thể đã không còn quá xa lạ.

Kể từ khi ra đời và trở nên phổ biến, các mô hình như ChatGPT trở thành những công cụ đắc lực hỗ trợ cho việc tìm kiếm thông tin, ý tưởng và nhiều thứ khác, và cũng từ đây, nhiều người cũng tự hỏi vậy các mô hình ngôn ngữ lớn này có gì khác so với công cụ tìm kiếm, nó là công cụ thay thế hay hỗ trợ lẫn nhau.

Dưới đây là tất cả sự khác biệt chính giữa công cụ tìm kiếm và mô hình ngôn ngữ lớn.

Mô hình ngôn ngữ lớn (LLMs) khác với công cụ tìm kiếm (Search Engines) về chức năng.

Các mô hình ngôn ngữ lớn AI được thiết kế để tạo ra các đoạn văn bản (text) giống như cách con người vẫn sử dụng dựa trên thông tin đầu vào mà chúng nhận được. Chúng có thể trả lời các câu hỏi, soạn thảo nội dung, đưa ra đề xuất, hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ và hơn thế nữa.

Mặc dù ban đầu, các công cụ như ChatGPT không hỗ trợ tìm kiếm trên web nhưng giờ đây nó có thể duyệt web hay Internet nếu bạn đang sử dụng phiên bản 4 hoặc Plus. Tuy nhiên, một số mô hình ngôn ngữ lớn AI khác lại chủ yếu tập trung tạo ra các phản hồi dựa trên lượng lớn dữ liệu đào tạo mà chúng đã được cung cấp (được đào tạo).

Ngược lại, các công cụ tìm kiếm như Google hay Bing được thiết kế để lập chỉ mục và truy xuất thông tin từ các trang web tồn tại sẵn trên không gian internet thông qua các truy vấn tìm kiếm hay từ khoá.

Bản chất của các công cụ tìm kiếm là liệt kê những thông tin có sẵn công khai thay vì tạo ra thông tin hay nội dung như các mô hình ngôn ngữ lớn.

Trong khi cả mô hình ngôn ngữ lớn và công cụ tìm kiếm đều phục vụ mục đích tìm kiếm thông tin, chúng dường như hỗ trợ lẫn nhau hơn là bài trừ nhau.

Mô hình ngôn ngữ lớn khác với công cụ tìm kiếm về nguồn dữ liệu.

Như đã phân tích ở trên, các mô hình ngôn ngữ lớn được đào tạo trên một tập hợp dữ liệu lớn (Big Data), năng lực của chúng phụ thuộc khá nhiều vào lượng dữ liệu đầu vào này. Ngược lại, các công cụ tìm kiếm sẽ truy xuất trực tiếp các dữ liệu hiện có.

Mặc dù các công cụ tìm kiếm như Google còn có cái gọi là thuật toán xếp hạng, tuy nhiên, dù thuật toán này có như thế nào thì bản chất nó vẫn đang lấy các tập dữ liệu có sẵn (và sau đó xếp hạng chúng).

Mô hình ngôn ngữ lớn khác với công cụ tìm kiếm về cách tương tác.

Một trong những đặc điểm nổi bật của các mô hình ngôn ngữ lớn như ChatGPT đó là khả năng đàm thoại hay trả lời trực tiếp theo hình thức hội thoại giống người, thứ mà công cụ tìm kiếm hiện không thể làm được.

Dựa trên các câu hỏi hay ngữ cảnh mà người dùng nhập vào, các mô hình này sẽ quyết định cách trả lời các nội dung phù hợp và có liên quan nhất.

Mô hình ngôn ngữ lớn khác với công cụ tìm kiếm về dữ liệu đầu ra.

Một điểm khác biệt lớn khác giữa các mô hình ngôn ngữ lớn và công cụ tìm kiếm đó là về dữ liệu đầu ra.

Trong khi các mô hình ngôn ngữ lớn (LLMs) có thể cung cấp chính xác các câu trả lời (bằng văn bản, hình ảnh hoặc video…), các công cụ tìm kiếm lại chỉ liệt kê các website mà chúng cho là có liên quan (dựa trên thuật toán xếp hạng tìm kiếm riêng của từng công cụ tìm kiếm), để có được câu trả lời, người dùng phải nhấp vào các website đã được liệt kê để xem thông tin.

Mặc dù vấn đề mức độ chính xác của các mô hình ngôn ngữ lớn vẫn còn gây tranh cãi, nó vẫn là công cụ cung cấp trực tiếp đáp án hơn là cung cấp các nguồn thông tin liên quan như công cụ tìm kiếm.

Ngoài ra, các phiên bản mới như GPT-4 có trong ChatGPT sẽ được trang bị khả năng cung cấp thông tin theo hướng sáng tạo và nhiều thông tin hơn, hiểu con người nhiều hơn, đây cũng là thứ mà các công cụ tìm kiếm hiện không làm được.

Mô hình ngôn ngữ lớn khác với công cụ tìm kiếm về độ tin cậy và độ chính xác.

Vì đưa ra các câu trả lời trực tiếp, các mô hình ngôn ngữ lớn hiện cũng đối mặt với các tình trạng trả lời sai câu hỏi. Ngược lại, các công cụ tìm kiếm chỉ đơn giản là dẫn nguồn nên cơ bản chuyện đúng sai sẽ nằm ở nguồn cung cấp thông tin (các website, ứng dụng…) hơn là ở chính nó.

Ngoài ra, vì thứ tự và khả năng hiển thị của các nội dung có thể bị ảnh hưởng (lớn) bởi nhiều thuật toán, thủ thuật SEO và các thành kiến tiềm ẩn khác, các nguồn thông tin từ các công cụ tìm kiếm vẫn là một ẩn số về chất lượng nội dung hay cả chuyện đúng sai.

Liệu các mô hình ngôn ngữ lớn như ChatGPT hay Google Bard sẽ lấy đi thị phần của các công cụ tìm kiếm như Google hay Bing?

Ít nhất là đến thời điểm hiện tại, các mô hình ngôn ngữ lớn vẫn chưa có tác động đáng kể đến thị phần của các công cụ tìm kiếm. Google vẫn thống trị thị phần công cụ tìm kiếm toàn cầu, với hơn 90%. Bing đứng ở vị trí thứ hai với khoảng 4%.

Tuy nhiên, khi cuộc cách mạng về trí tuệ nhân tạo (AI) cũng như việc các mô hình ngôn ngữ lớn sẽ tiếp tục phát triển, thị trường các công cụ tìm kiếm trong tương lai cũng được dự báo là sẽ thay đổi rất lớn.

Điều này còn tuỳ thuộc vào mức độ phát triển của chính các mô hình, mức độ chấp nhận của người dùng hay mức độ thay đổi của chính các công cụ tìm kiếm để đáp ứng các nhu cầu mới.

Dự báo hoàn hảo có thể là “tương lai của thế giới tìm kiếm là sự kết hợp giữa các công cụ tìm kiếm truyền thống và các mô hình ngôn ngữ lớn.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

AI-EO có thể sẽ là tương lai của SEO

AIEO (AI Engine Optimization) – tối ưu hoá công cụ AI có thể sẽ là tương lai của SEO (Search Engine Optimization) – Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm.

AIEO có thể sẽ là tương lai của SEO
AIEO có thể sẽ là tương lai của SEO

Trong một chia sẻ mới đây, nhà sáng lập của Microsoft, Bill Gates, dự báo rằng, AI hay trí tuệ nhân tạo sẽ làm thay đổi tương lai của công cụ tìm kiếm và cả hoạt động mua sắm trực tuyến (thương mại điện tử).

Trích dẫn lời này, một nhà sáng lập và cũng là chuyên gia trong ngành cho biết, tương lai của AI sẽ phá vỡ hoạt động SEO (Search Engine Optimization). Trong bối cảnh mới, người làm marketingnhà sáng tạo nội dung phải vượt ra ngoài công việc tối ưu hoá công cụ tìm kiếm truyền thống, thay vào đó là tối ưu hoá các công cụ AI.

Trong khi mọi thứ dường như chỉ mới là bắt đầu, chuyên gia này cho biết: “Mô hình quảng cáo như chúng ta biết – thu hút mọi người truy cập vào website thông qua công cụ tìm kiếm – sẽ bị phá vỡ…bằng một mô hình kiểu mới.”

Các công cụ AI hay các mô hình nền tảng sẽ nhận được tiền quảng cáo khi các nhà quảng cáo trả tiền để đưa thông điệp của họ vào các phản hồi hay câu trả lời do AI tạo ra.

Những “Câu trả lời được tài trợ” hay các mẫu quảng cáo nằm kế bên các nội dung tự nhiên do AI tạo ra là những ví dụ về cách quảng cáo sẽ được hiển thị.

Sự chuyển đổi từ công cụ tìm kiếm sang công cụ AI hoặc công cụ được hỗ trợ bởi AI.

Cách đây ít ngày, OpenAI, công ty sở hữu ChatGPT, đã khởi chạy một trình thu thập dữ liệu web để lấy thông tin theo thời gian thực từ các trang web mở.

Tuy nhiên, quá trình này sẽ sớm không còn phù hợp khi ngày càng có nhiều người dùng sử dụng các công cụ chatbot AI khác để lấy thông tin.

Khi người dùng sử dụng các công cụ tự động (trung gian) để có được những thông tin mà họ cần tìm kiếm, như một điều tất yếu, các marketer sẽ phải tìm thấy một cách thức khác để tiếp cận khách hàng, vậy làm thế nào để người dùng có thể thấy được thông tin của thương hiệu trong quá trình này?

Ở thời điểm hiện tại, các chatbot như Bing hay You.com đã có tính năng đính kèm hay trích dẫn nguồn cung cấp nội dung, đây chính là lúc để thương hiệu tiếp cận người dùng bằng những thông tin có liên quan và hữu ích.

Về bản chất, điều này cũng giống như các cách làm SEO hiện tại của marketer, tìm cách để thương hiệu xuất hiện đầu tiên trên các trang kết quả tìm kiếm tương ứng với các từ khoá cụ thể.

Điểm khác biệt ở đây chính là thay vì cung cấp hay tối ưu nội dung cho các công cụ tìm kiếm, người làm marketing sẽ phải làm việc với các công cụ hay nền tảng AI.

Sự thay đổi không chỉ dừng lại ở việc cung cấp và tối ưu hoá nội dung, mà một mô hình kinh doanh kiểu mới sẽ được hình thành.

Sứ mệnh của các Marketer lại tiếp tục gián đoạn.

Tương tự như ngành công nghệ, marketing cũng thay đổi không ngừng trong những năm trở lại đây, trong khi có một số xu hướng đến rồi đi (hoặc ít được quan tâm) một cách nhanh chóng, các xu hướng khác dường như đang tạo ra sức ảnh hưởng lâu hơn.

Ví dụ, kể từ khi Google tìm kiếm ra đời, nền tảng này luôn tìm cách để gây ảnh hưởng đến những cá nhân hoặc tổ chức nhằm thúc đẩy SEO — bao gồm các nhà báo, nhà phân tích tài chính, nhà phân tích ngành, người làm marketing và hơn thế nữa. Ngày nay, những nhà sáng tạo nội dung số là nhóm đối tượng khác mà Google hướng tới.

Trong tương lai, thay vì là làm việc với công cụ tìm kiếm, marketer sẽ phải coi AI chính là công cụ mà họ cần cung cấp thông tin và tối ưu nội dung.

Để giải quyết vấn đề này, các cổng tích hợp dữ liệu (API) riêng có thể sẽ được xây dựng với mục tiêu liên kết các website hay nội dung của thương hiệu tới các công cụ AI (các chatbot AI có khả năng tạo ra các câu trả lời ví dụ như ChatGPT).

Tương lai của các AI cá nhân.

Trong một cuộc phỏng vấn với Bill Gates trong một sự kiện của Goldman Sachs và SV Angel về AI, Bill Gates cho biết doanh nghiệp đầu tiên nào có thể phát triển các AI cá nhân, thứ có thể phá vỡ SEO sẽ có “lợi thế lớn trước các đối thủ cạnh tranh.”

Đó cũng là lý do tại sao Bill Gates – cùng với Nvidia, Microsoft, Reid Hoffman và Eric Schmidt – đã đầu tư vào Inflection AI trong một vòng gọi vốn mới đây.

Vào tháng 5, Inflection AI đã cho ra mắt Pi, Pi là từ viết tắt của Personal Intelligence có nghĩa là “trí thông minh cá nhân”, công cụ AI này tập trung theo hướng cá nhân và khác hẳn với các chatbot AI khác như ChatGPT của OpenAI, Bing của Microsoft hay Bard của Google.

CEO Inflection AI, Reid Hoffman cho biết rằng Pi chatbot có cách tiếp cận cá nhân, cảm xúc hơn so với ChatGPT. “IQ không phải là điều duy nhất quan trọng ở đây vì EQ cũng quan trọng không kém.”

Vào tháng 6 mới đây, Inflection AI cũng đã thông báo rằng sẽ phát hành một mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) mới nhằm mục tiêu hỗ trợ cho Pi, được gọi là Inflection-1, công nghệ này được cho là vượt trội hơn so với cả GPT-3.5 của OpenAI.

Trong tương lai, mọi thương hiệu đều sẽ có một công cụ AI riêng để tương tác với những người mua hàng.

Sự khác biệt giữa AI Engine Optimization (AIEO) với SEO (Search Engine Optimization).

Trong khi mọi thứ vẫn đang còn ở phía trước, các marketer sẽ phải hình dung về cách đáp ứng mong muốn và nhu cầu của các công cụ AI.

Không giống như SEO, tức tối ưu hoá nội dung trên các công cụ tìm kiếm, AIEO không hoạt động theo cách cung cấp nội dung cho công cụ tìm kiếm hay các công cụ tìm kiếm thông qua cái gọi là trình thu thập nội dung (crawler) để lấy thông tin từ các website.

Thay vào đó, các marketer sẽ có 2 phương án để lựa chọn. Một là tạo ra một API cung cấp thông tin theo thời gian thực cho các công cụ AI (chatbot AI) ví dụ như ChatGPT.

Hai là, doanh nghiệp sẽ sử dụng chính các thông tin về sản phẩm và thương hiệu của mình để tạo ra các AI mang thương hiệu riêng, AI này sẽ tương tác trực tiếp với người tiêu dùng và người mua, cho dù đó là trên trang web hay ứng dụng.

Nhiều thương hiệu đã sẵn sàng cho cuộc đua mới.

Tại một sự kiện mới đây về AI, phần lớn các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đều cho biết doanh nghiệp của họ đang khám phá khả năng để xây dựng các mô hình ngôn ngữ riêng mà trong tương lai chúng có thể tương tác với khách hàng hay các đối tác AI của họ.

Trong tương lai, các công cụ AI sẽ không chỉ được sở hữu bởi các công ty công nghệ, các thương hiệu như Walmart hoặc Macy’s cũng có thể có các AI hay mô hình ngôn ngữ riêng.

Một lần nữa, với tư cách là các marketer, vai trò của bạn giờ đây không chỉ là tác động đến quá trình ra quyết định của con người (khách hàng) mà còn cả với các hành vi của công cụ AI.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

SEO outcomes và SEO outputs: Thấu hiểu sự khác biệt để thúc đẩy hiệu suất

Khi nói đến việc đo lường mức độ hiệu quả của các hoạt động SEO, nhiều marketer thường nhầm lẫn giữa SEO outcomes và SEO outputs từ đó chưa đánh giá đúng về giá trị mà SEO mang lại.

SEO outcomes và SEO outputs
SEO outcomes và SEO outputs: Thấu hiểu sự khác biệt để thúc đẩy hiệu suất

Là một Digital Marketer, việc theo dõi và đo lường hiệu suất mang lại vốn là chuyện thường nhật. Điều này cũng diễn ra theo cách tương tự với những người làm SEO hay còn được gọi là SEOer.

Từ việc cập nhật các thuật toán mới, ưu tiên của các công cụ tìm kiếm, đến theo dõi các chỉ số trực tiếp và gián tiếp mà hoạt động SEO của họ mang lại cho doanh nghiệp.

Về tổng thể, mục đích và lợi ích thực sự của SEO không chỉ là tăng số lượt xem trang tự nhiên hoặc tối ưu hóa thứ hạng của từ khóa – mà còn là việc nó có thể hỗ trợ như thế nào đến mục tiêu kinh doanh chung.

Việc đánh giá sai hiệu quả của SEO theo đó vừa làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc phân bổ đúng các nguồn lực trong doanh nghiệp, vừa làm giảm giá trị thực mà SEO đang mang lại.

SEO outcomes và SEO outputs: Đâu là sự khác biệt?

Để có thể đo lường hiệu quả của SEO một cách hiệu quả, điều quan trọng hàng đầu là bạn cần phân biệt đâu là những chỉ số hay số liệu đầu ra (SEO output) và đâu là những kết quả mang lại thực sự (SEO outcome).

Trong khi các chỉ số đầu ra (SEO output) đề cập đến các biến số hay số liệu hữu hình và có thể đo lường được từ các nỗ lực SEO.

Kết quả có được (SEO outcome) là những tác động của những chỉ số đầu ra đó trong bối cảnh mục tiêu kinh doanh, chẳng hạn như lượng khách hàng tiềm năng (Lead) mới hay doanh số bán hàng.

Những kết quả đầu ra mong muốn này có thể bao gồm:

  • Tăng khả năng hiển thị của thương hiệu trên các nền tảng trực tuyến.
  • Tỷ lệ chuyển đổi từ người dùng truy cập (web traffic) thành khách hàng.
  • Thúc đẩy doanh thu cho doanh nghiệp.

Một cách tiếp cận phù hợp khác khi nói đến kết quả đầu ra đó là xem xét đến các vấn đề được giải quyết: liệu các vấn đề được giải quyết đó sẽ tác động ra sao đến hiệu suất kinh doanh chung.

Khi xây dựng chiến lược SEO, điều quan trọng trước tiên là thương hiệu phải tập trung vào kết quả đầu ra mong muốn, xác định mức độ tiềm năng của kết quả rồi sau đó mới tính đến các chỉ số đầu ra cần thiết của SEO.

Ví dụ về chỉ số đầu ra của SEO – SEO Output.

Cũng tương tự như các hoạt động Marketing khác, nhiệm vụ tiên quyết trước bất kỳ chiến lược nào đó là hình dung hay xác định các chỉ số có thể đo lường được.

Dưới đây là các chỉ số đầu ra phổ biến mà bạn có thể theo dõi và đo lường.

Số liệu lưu lượng truy cập (Traffic).

Chính là các số liệu về lượng người dùng truy cập vào website hay ứng dụng của thương hiệu. Từ số lần xem trang, thời gian ở lại trên trang đến số trang mà người dùng tương tác trên mỗi lần truy cập.

Các công cụ (miễn phí) như Google Analytics có thể giúp bạn theo dõi chi tiết về số liệu này.

Thứ hạng.

Có thể nói thứ hạng của các từ khoá hay website là một trong những chỉ số phổ biến nhất khi nói đến việc đo lường hiệu suất SEO.

Thứ hạng của từ khoá chính là vị trí mà website được hiển thị trên trang tìm kiếm (SERPs) tương ứng với từng truy vấn tìm kiếm của người dùng.

Ngoài các công cụ miễn phí của Google, bạn có thể sử dụng các công cụ như Semrush hoặc Moz để theo dõi và phân tích số liệu.

Backlink.

Số lượng và chất lượng của các backlink trả ngược về website cũng là chỉ số quan trọng phản ánh hiệu suất của SEO. Các công cụ như Ahrefs có thể hỗ trợ theo dõi chỉ số này.

Chỉ số SEO kỹ thuật (Technical SEO).

Các số liệu khác như tốc độ tải trang, số lỗi 404/301 hay các trang không được lập chỉ mục đều tác động trực tiếp đến trải nghiệm của người dùng với website, đồng thời nó cũng là các chỉ số báo hiệu cho công cụ tìm kiếm về sức khoẻ tổng thể của website. Tất cả các số liệu này cuối cùng sẽ tác động trực tiếp đến kết quả đầu ra của SEO.

Ví dụ về kết quả đầu ra của SEO – SEO Outcome.

Như đã đề cập ở trên, nếu các chỉ số hiệu suất đầu ra thể hiện trực tiếp hiệu suất có được từ các hoạt động SEO, thì các chỉ số kết quả đầu ra chính là những gì mà doanh nghiệp thực sự nhận được từ nó.

Các kết quả này phản ánh giá trị lâu dài và tác động tích cực mà chiến lược SEO đang mang lại.

Dưới đây là các chỉ số kết quả đầu ra mà bạn có thể tham khảo.

Chuyển đổi tự nhiên.

Chuyển đổi tự nhiên là các chuyển đổi được tạo ra từ những người dùng truy cập vào website thông qua các tìm kiếm tự nhiên (SEO) thay vì là quảng cáo (ví dụ Google Ads).

Chuyển đổi này có thể là khách hàng tiềm năng, số người đăng ký, lượt tải xuống hay thậm chí là chuyển đổi đơn hàng.

Khả năng giữ chân khách hàng.

Việc giữ chân khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định nào đó biểu thị giá trị lâu dài mà website có thể mang lại.

Tỷ lệ giữ chân khách hàng có thể được đo lường thông qua việc phân tích lượng người mua lặp lại và CLV.

Nhận thức về thương hiệu.

Một chỉ số kết quả đầu ra khác đó là mức độ nhận thức thương hiệu hay độ nhận biết thương hiệu (Brand Awareness). Những nỗ lực tìm kiếm tự nhiên nhằm thúc đẩy nhận diện thương hiệu là một kết quả SEO quan trọng.

Thị phần (tìm kiếm).

Việc đánh giá tỷ lệ lưu lượng truy cập tự nhiên của thương hiệu so với các đối thủ cạnh tranh (cùng ngành) giúp doanh nghiệp xác định về vị thế thị trường hiện có của thương hiệu cũng như tổng cơ hội tiềm năng có được từ thị trường.

Tăng trưởng doanh thu.

Chỉ số cuối cùng và cũng là chỉ số quan trọng nhất của doanh nghiệp đó là doanh số bán hàng. Nếu lượng người dùng truy cập vào website hay thứ hạng cao trên các trang kết quả tìm kiếm cuối cùng không thể giúp doanh nghiệp tăng doanh số, bạn nên xem xét lại về việc có nên tiếp tục làm SEO hay không.

Ánh xạ SEO outcomes và SEO outputs tới khả năng hỗ trợ OKR của tổ chức.

Mặc dù các số liệu SEO như thứ hạng từ khóa, số lần hiển thị và thậm chí cả số lần nhấp chuột đều quan trọng, cuối cùng, các chỉ số đó liên quan như thế nào đến mục tiêu chung của tổ chức hay doanh nghiệp còn quan trọng hơn.

Bằng cách chuyển trọng tâm công việc SEO từ tập trung vào các chỉ số đầu ra sang kết quả tổng thể có được và hướng tới những tác động cụ thể, bạn có thể điều chỉnh công việc của mình trở nên phù hợp hơn với các mục tiêu kinh doanh.

Cách tiếp cận SEO dựa trên kết quả có được sẽ ưu tiên những gì thực sự quan trọng đối với tổ chức đồng thời đảm bảo rằng các nhiệm vụ đề ra đều tập trung (và ưu tiên) vào kết quả.

Bằng cách liên tục ánh xạ điều này, SEO có thể chứng minh được tiềm năng thực sự của nó như là một công cụ thúc đẩy doanh nghiệp thay vì chỉ là chiến thuật hỗ trợ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Apple cân nhắc chuyển từ Google sang DuckDuckGo cho công cụ tìm kiếm mặc định

Theo thông tin mới đây từ Reuters, Apple đang thảo luận với DuckDuckGo để sử dụng công cụ tìm kiếm này làm mặc định thay vì Google.

Apple cân nhắc chuyển sang DuckDuckGo từ Google cho công cụ tìm kiếm mặc định
Apple cân nhắc chuyển sang DuckDuckGo từ Google cho công cụ tìm kiếm mặc định

Theo đó, Apple đã tổ chức các cuộc đàm phán với DuckDuckGo với ý định là để thay thế Google của Alphabet làm công cụ tìm kiếm mặc định cho chế độ tìm kiếm riêng tư trên trình duyệt Safari.

Báo cáo cho biết, các cuộc đàm phán về các thỏa thuận tiềm năng giữa Microsoft (sở hữu công cụ tìm kiếm Bing) và Apple cũng như DuckDuckGo và Apple sẽ không được tiết lộ.

Các cuộc đàm phán giữa Apple với các công cụ tìm kiếm khác diễn ra trong bối cảnh Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc rằng Google, nền tảng hiện chiếm khoảng 90% thị phần mảng tìm kiếm, đã trả một cách bất hợp pháp tới 10 tỷ USD hàng năm cho các nhà sản xuất điện thoại thông minh như Apple và các nhà mạng không dây như AT&T hay các nhà cung cấp dịch vụ khác để được làm công cụ tìm kiếm mặc định trong các thiết bị của họ.

Giám đốc điều hành Microsoft Satya Nadella cho biết rằng những gã khổng lồ công nghệ đang cạnh tranh để có được những kho nội dung khổng lồ với mục tiêu đào tạo cho các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) của họ, và phàn nàn rằng Google đang tìm cách khóa nội dung bằng các thỏa thuận đắt tiền và độc quyền với các nhà xuất bản (Publisher).

Ông nói thêm rằng Microsoft đã tìm cách đặt công cụ tìm kiếm Bing của mình làm công cụ tìm kiếm mặc định trên điện thoại thông minh Apple nhưng đã bị từ chối.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips 

Yahoo Nhật Bản có thể chấm dứt thoả thuận hợp tác với Google

Theo đó, theo thông tin mới đây từ Nikkei, Yahoo Nhật Bản đang cân nhắc việc lựa chọn tìm kiếm một đối tác cung cấp công nghệ tìm kiếm (search engine technology) khác thay cho Google hiện tại.

Yahoo Nhật Bản có thể chấm dứt thoả thuận hợp tác với Google
Yahoo Nhật Bản có thể chấm dứt thoả thuận hợp tác với Google

Hợp đồng của Yahoo với Google sẽ hết hạn vào cuối tháng 3 năm 2025. Để xác định xem có nên gia hạn tiếp thỏa thuận hay không, Yahoo Nhật Bản đã bắt đầu một cuộc kiểm tra kỹ thuật nội bộ có tên là “bucket test”.

Z Holdings, chủ sở hữu của Yahoo Nhật Bản, đã công bố kế hoạch đưa Yahoo và LINE vào dưới sự bảo trợ của mình vào tháng 10 và thành lập một công ty mới có tên là LINE Yahoo.

Cổ đông chính của LINE Yahoo sẽ là Naver, một gã khổng lồ cung cấp các dịch vụ Internet của Hàn Quốc, hiện chiếm hơn 60% thị phần trong thị trường tìm kiếm của nước này.

Trong bối cảnh hiện tại, Naver đang nỗ lực phát triển công nghệ tìm kiếm kết hợp với AI tổng quát nhằm mục đích “xuất khẩu” công cụ tìm kiếm sang Nhật Bản và các quốc gia mà LINE đang rất phổ biến.

Theo báo cáo tài chính của Z Holdings, Yahoo đã ký hợp đồng với Google Châu Á Thái Bình Dương (APAC) từ tháng 7 năm 2010.

Theo các điều khoản của thỏa thuận, Yahoo Nhật Bản được phép tự do phát triển và kết hợp các chức năng bổ sung để phân biệt kết quả tìm kiếm của mình với kết quả tìm kiếm của các đối thủ cạnh tranh khác.

Ở một khía cạnh khác, chính phủ Nhật Bản cũng đang theo dõi tác động của việc Yahoo thay đổi đối tác. Với sự phát triển nhanh chóng của các công cụ tìm kiếm kết hợp với trí tuệ nhân tạo (AI), các nhà cung cấp công nghệ tìm kiếm cũng có thể ảnh hưởng rất lớn đến việc bảo vệ quyền riêng tư của người tiêu dùng và cả an ninh kinh tế.

Cụ thể, liên quan đến việc sáp nhập LINE và Yahoo, vào năm 2021, LINE bị phát hiện là đã cho phép một doanh nghiệp có liên kết với Trung Quốc truy cập dữ liệu cá nhân của người dùng trong nước.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

ChatGPT ra mắt tính năng mới đối đầu trực diện với Google

Theo công bố mới đây từ OpenAI, doanh nghiệp sở hữu chatbot AI ChatGPT, ChatGPT vừa cập nhật một số tính năng mới, hướng trực diện sang công cụ tìm kiếm và đối đầu trực diện với Google.

ChatGPT ra mắt tính năng mới đối đầu trực diện với Google
ChatGPT ra mắt tính năng mới đối đầu trực diện với Google

ChatGPT đang được xem là một “Game Changer” với những tính năng mới.

Theo đó, OpenAI, công ty đứng sau chatbot AI này vừa thông báo rằng sẽ cho ra mắt các tính năng mới cho người dùng ChatGPT Plus (phiên bản ChatGPT có trả phí) trong tuần này.

Cụ thể, người dùng ChatGPT Plus hiện đang sử dụng mô hình GPT-4, sẽ có quyền truy cập vào tính năng duyệt web với khả năng cung cấp thông tin theo thời gian thực.

Nếu như hiện tại, người dùng chỉ có thể nhận được các câu trả lời (dữ liệu chỉ được cập đến 2021) mà không có bất cứ thông tin nào khác về nguồn nội dung hay các website cung cấp thông tin đó thì với cập nhật mới, người dùng có thể nhấp trực tiếp vào các website để xem thông tin.

Tính năng duyệt web đang được xem là nhân tố có thể thay đổi cuộc chơi (game-changing) của ChatGPT — đặc biệt là trong việc biến ChatGPT trở thành một công cụ tìm kiếm đầy hứa hẹn (thay vì chỉ là chatbot thông thường).

Với tính năng mới, người dùng có thể đặt nhiều câu hỏi cụ thể — chẳng hạn như ai đã giành giải Oscar cho nam diễn viên, nhạc phim và hình ảnh xuất sắc nhất năm 2023 — và chatbot sau đó sẽ tóm tắt câu trả lời cũng như đưa ra nhiều bài báo cụ thể mà nó cho là có liên quan đến câu hỏi của người dùng.

Ở bối cảnh các công cụ tìm kiếm, Google hiện vẫn là công cụ tìm kiếm thống trị thị trường với hơn 95% thị phần tìm kiếm.

Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người dùng tỏ ra không hài lòng với công cụ tìm kiếm của Google mà cụ thể là chất lượng của các kết quả tìm kiếm (một khảo sát của MarketingTrips cũng chứng minh nhận định này).

Người dùng cho rằng Google là công cụ tồi tệ khi khám phá thế giới internet, kết quả trả về của Google trên các trang kết quả tìm kiếm (SERPs) dày đặc quảng cáo và những nội dung SEO của nhiều người làm Marketing.

Người dùng ChatGPT Plus cũng sẽ có quyền truy cập vào hơn 70 plug-ins của bên thứ ba dành cho các dịch vụ web chẳng hạn như Expedia, Kayak và Instacart. Với các plug-in này, người dùng sẽ có thể sử dụng ChatGPT cho các tác vụ cụ thể trên các website.

Các tính năng mới của ChatGPT có khả năng giúp cuộc sống của hàng triệu người dùng trở nên dễ dàng hơn.

Người dùng ChatGPT Plus sẽ có thể sử dụng các tính năng này bằng cách nhấp vào phần tài khoản ChatGPT của họ, chọn “Cài đặt”, sau đó chuyển đến tab “Tính năng Beta”.

Thông báo cập nhật của ChatGPT được ra mắt trong bối cảnh Google cũng thông báo một loạt các cập nhật cho Google Bard, đối thủ của ChatGPT, cũng như mô hình ngôn ngữ PaLM 2, thứ được xem là ngôn ngữ của tương lai.

Ngoài ra, Google cũng thông báo cập nhật nhiều tính năng AI mới cho Google Search vốn là đối thủ của Bing.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Google đang cập nhật thuật toán tìm kiếm lõi mới 2022

Theo thông báo từ Google, nền tảng tìm kiếm của họ đang cho ra mắt các cập nhật thuật toán xếp hạng nội dung hay từ khoá tìm kiếm mới.

Google cập nhật thuật toán tìm kiếm lõi mới
Google đang cập nhật thuật toán tìm kiếm lõi mới

Cũng tương tự như các bản cập nhật khác, Google về cơ bản là không thông báo hay giải thích chính xác về cách thuật toán của nó hoạt động với mục tiêu chính là không để bộ máy tìm kiếm bị lạm dụng hay chi phối bởi những Spammer.

Về tổng thể, Google giải thích như sau:

“Cứ vài lần mỗi năm, chúng tôi thực hiện những cải tiến đáng kể đối với quy trình xếp hạng (Ranking) tổng thể của mình, thứ mà chúng tôi gọi là các bản cập nhật lõi.

Các bản cập nhật lõi là những thay đổi mà chúng tôi thực hiện để cải thiện công cụ tìm kiếm về tổng thể đồng thời bắt kịp với sự thay đổi của bản chất của các website.

Mặc dù các bản cập nhật không nhắm mục tiêu đến bất kỳ trang web nào cụ thể, nhưng những bản cập nhật này có thể tạo ra một số thay đổi đáng kể đối với cách các trang web hoạt động.”

Google giải thích thêm rằng:

“Bạn không nên lo lắng khi website của bạn hoạt động kém hơn sau các bản cập nhật của chúng tôi. Vì điều đó xảy ra không có nghĩa là website của bạn đang vi phạm chính sách hay đi ngược lại với các hướng dẫn mà Google đưa ra.

Chúng tôi cũng không phải lựa chọn hay nhắm mục tiêu thủ công đến các website cụ thể.

Trên thực tế, không có bản cập nhật lõi nào nhắm mục tiêu đến các trang hoặc website cụ thể. Thay vào đó, chúng tôi chỉ cải thiện cách hệ thống của mình đánh giá nội dung (Content) về mặt tổng thể.

Nói cách khác, nếu hiệu suất SEO của bạn có bị ảnh hưởng thì cũng không phải do bạn đã làm gì sai.

“Google đang tập trung nhiều hơn vào chất lượng của nội dung (Content) trên website, đó là lý do tại sao một số website có chất lượng nội dung tốt đã chứng kiến lưu lượng truy cập của họ tăng lên (một cách đột biến).”

Mặc dù bạn không thể can thiệp hay hiểu chính xác về cách hệ thống xếp hạng nội dung của Google làm điều này, tuy nhiên bạn có thể hiểu rằng bạn đang đi đúng hướng với những gì mà Google đang hướng đến.

Google cho biết toàn bộ tác động của bản cập nhật lõi sẽ có hiệu lực từ tháng 5 năm 2022 và sau đó sẽ mất khoảng vài tuần để cập nhật đầy đủ.

Bằng cách nắm bắt các ưu tiên mà Google đang đưa ra, các Digital Marketer nói chung sẽ có nhiều cách hơn để tối ưu website của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

“Google của nước Nga” Yandex rơi vào khủng hoảng

Yandex, tập đoàn công nghệ được mệnh danh là “Google của Nga” đang bị các nhà đầu tư phương Tây và đối tác quan trọng dừng hợp tác.

"Google của nước Nga" Yandex rơi vào khủng hoảng

Được xem là “viên ngọc quý” của ngành công nghệ nước Nga, Yandex đã xây dựng vị thế vững chắc tại quê nhà, có tham vọng phát triển ra nước ngoài khi mở dịch vụ tại Đức và Thổ Nhĩ Kỳ, thành lập các trung tâm nghiên cứu ở Thung lũng Silicon…

Từ khi xung đột nổ ra, các tập đoàn công nghệ phương Tây hợp tác với Yandex như dịch vụ gọi xe Uber, nền tảng giao đồ ăn Grubhub và công cụ tìm kiếm DuckDuckGo đã chấm dứt hợp tác với công ty có trụ sở tại Moscow.

Nhiều công ty dừng hợp tác với Yandex.

Ngày 28/2, Uber cho biết 3 lãnh đạo công ty sẽ rút khỏi hội đồng quản trị của Yandex.Taxi, liên doanh giữa Uber Nga với Yandex từ năm 2017. Kế hoạch bán 29% cổ phần của Uber tại Yandex cũng được đẩy nhanh do “các sự kiện diễn ra gần đây”.

Tháng 8/2021, dịch vụ giao đồ ăn Grubhub công bố thỏa thuận với Yandex để cung cấp robot giao hàng tại các trường đại học Mỹ.

Nói với FT, đại diện Grubhub xác nhận dừng hợp tác với tập đoàn Nga do tình hình xung đột căng thẳng, cung cấp lựa chọn thay thế cho các trường học.

Website tìm kiếm tập trung vào quyền riêng tư DuckDuckGo ngày 1/3 tuyên bố tạm ngừng sử dụng Yandex trong việc cung cấp liên kết không phải tin tức trên kết quả tìm kiếm tại Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.

“Trước đợt tấn công của Nga với nền dân chủ tại Ukraine, chúng tôi đã tạm dừng hợp tác với Yandex”, Katie McInnis, trưởng bộ phận chính sách của DuckDuckGo tại Mỹ cho biết.

Theo FT, hơn 75% giá trị của Yandex bị xóa sổ trong 6 tháng, giảm mạnh nhất khi quân đội Nga tiến vào Ukraine. Hoạt động giao dịch của công ty trên sàn chứng khoán Nasdaq tại New York đã bị tạm dừng từ ngày 28/2.

“Google của Nga” trước nguy cơ vỡ nợ.

Được thành lập từ 1997, Yandex dành nhiều năm xây dựng hình ảnh tốt đẹp trước các nhà đầu tư nước ngoài. Công ty được niêm yết trên sàn Nasdaq từ tháng 5/2011. Tháng 11 năm ngoái, vốn hóa thị trường của Yandex vượt mốc 30 tỷ USD, gấp 4,3 lần so với giá trị chưa đến 7 tỷ USD hiện nay.

Yandex hiện là công cụ tìm kiếm phổ biến nhất tại Nga với lượng truy cập chiếm hơn 60%. Đây cũng là trang web phổ biến thứ 8 thế giới, xếp trước nhiều website như TikTok, Netflix hay Amazon, SEJ đưa tin.

Ảnh: The Moscow Times.

“Chúng tôi sửng sốt với những thứ đang xảy ra… Không ai nghĩ Nga sẽ tham chiến. Các biện pháp trừng phạt được đưa ra nhanh chóng và nặng nề, ảnh hưởng lớn đến khả năng vận hành của chúng tôi”, đại diện Yandex nói với FT.

Tuy không có biện pháp trừng phạt cụ thể nhắm vào ban lãnh đạo hay công ty con của Yandex, đại diện tập đoàn nhận định động thái dừng hợp tác đồng loạt có thể khiến Yandex không vận hành bình thường trong tương lai.

Với năng lực công nghệ hiện nay, Yandex có thể hoạt động bình thường trong 1-1,5 năm, với điều kiện không bị gián đoạn nguồn cung ứng.

“Nếu bị ngừng cung cấp phần cứng, phần mềm hoặc công nghệ trong kinh doanh, hoạt động của chúng tôi sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng theo thời gian trong trường hợp không thể đảm bảo nguồn cung thay thế”, đại diện Yandex nhận định.

Nền kinh tế Nga đối mặt thách thức lớn từ khi chiến sự nổ ra. Theo Yandex, điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình kinh doanh của tập đoàn.

Dựa trên quy định khoản vay chuyển đổi đến năm 2025, trong trường hợp cổ phiếu loại A của Yandex dừng giao dịch trên Nasdaq trong hơn 5 ngày, chủ sở hữu trái phiếu có thể kích hoạt quyền yêu cầu tập đoàn mua lại cổ phiếu kèm lãi phát sinh, số tiền gốc hiện ở mức 1,25 tỷ USD.

Dự trữ tiền mặt của Yandex tương đương 615 triệu USD, gồm 370 triệu USD nằm ngoài nước Nga. Nếu quyền mua cổ phiếu được kích hoạt, tập đoàn này thừa nhận không đủ tiền chi trả. Ngay cả khi trả xong, Yandex vẫn phải đảm bảo nguồn tài chính để tiếp tục hoạt động. “Google của Nga” đứng trước nguy cơ vỡ nợ nếu không thể giao dịch.

Theo các nhà phân tích, việc nhiều công ty phương Tây vội vàng dừng hợp tác khiến Yandex “vỡ mộng” trở thành đối thủ cạnh tranh lớn của ngành công nghệ toàn cầu.

Kế hoạch cung cấp các dịch vụ điện toán đám mây cho khách hàng châu Âu, gồm khoản đầu tư 30 triệu USD tại Đức dự kiến diễn ra trong năm nay của Yandex cũng bị tạm hoãn.

Nhiều nhân viên tố cáo Yandex.

Phát ngôn viên Yandex từ chối bình luận về động thái dừng hợp tác từ bên thứ ba, không đánh giá về tình hình kinh doanh trong tương lai của các chi nhánh Yandex tại Nga và nước ngoài.

“Hiện tại, đây không phải vấn đề kinh doanh… Chúng tôi đang bảo vệ và cung cấp các dịch vụ cần thiết cho hàng chục triệu người Nga, bao gồm điện, nước và Internet… Taxi phải đến đúng chỗ, hàng hóa cần được giao, cơ sở hạ tầng cần hoạt động.

Mục tiêu chính của chúng tôi là đảm bảo khả năng tiếp cận, vận hành chúng”, phát ngôn viên của Yandex nói.

Dù công ty không đưa ra tuyên bố liên quan đến xung đột, CEO Tigran Khudaverdyan của Yandex đã viết trên Facebook rằng tình hình “rất khủng khiếp” và “không thể chịu nổi”. Theo ông, giá cổ phiếu và đồng rúp giảm khiến nhiều người trong số 18.000 nhân viên Yandex rơi vào trạng thái gần như “hoảng loạn”.

Những người trong cuộc cho biết hành động của chính phủ Nga gây phẫn nộ. Ngoài ra, thuật toán chọn lọc tin tức của Yandex cũng khiến nhiều nhân viên bất bình.

Lev Gershenzon, cựu Giám đốc Tin tức Yandex cho biết dù không phải kênh truyền thông nhà nước, bộ lọc tin tức của Yandex đang tuyên truyền quan điểm của Điện Kremlin đến hàng chục triệu người mỗi ngày, đưa ra bức tranh không chính xác về tình hình tại Ukraine.

“Tôi xem hành động của công ty là tội ác, đồng lõa chiến tranh và giết người, tôi không muốn là một phần của họ nữa”, Ruslan Musaev, nhân viên của Yandex viết trong thông báo từ chức trên Facebook.

Nhiều nhân viên khác cũng tố cáo công ty do thuật toán hiển thị tin tức trên các trang web có lượng truy cập lớn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh (Theo Zing)

Google thông báo cập nhật thuật toán tìm kiếm địa phương

Google vừa xác nhận các thay đổi mới đối với thuật toán tìm kiếm địa phương đã được ra mắt gần đây và được gọi là “Bản cập nhật tìm kiếm địa phương tháng 11 năm 2021.”

Google thông báo cập nhật thuật toán tìm kiếm địa phương
TonelsonProductions/Shutterstock

Google xác nhận rằng một bản cập nhật thuật toán mới đã bắt đầu được áp dụng cho các kết quả tìm kiếm địa phương từ cuối tháng 11 và kết thúc vào tháng 12.

Bản cập nhật này liên quan đến việc “tái cân bằng” các yếu tố xếp hạng mà Google sử dụng để hiển thị các kết quả tìm kiếm mang tính địa phương.

Dưới đây là thông báo chính thức từ trang Twitter của Google.

Theo thông tin từ Google, có 03 yếu tố xếp hạng chính cho các kết quả tìm kiếm địa phương bao gồm:

  • Mức độ liên quan (Relevance): mức độ phù hợp của những nội dung từ Hồ sơ doanh nghiệp (Business Profile) địa phương với những gì mà người dùng đang tìm kiếm.
  • Khoảng cách (Distance): Mức độ gần xa từ nơi phát sinh từ khoá tìm kiếm đến nơi các kết quả tìm kiếm tiềm năng có thể hỗ trợ. Về cơ bản, khi người tìm kiếm càng ở gần với đơn vị cung cấp dịch vụ (liên quan như yếu tố xếp hạng ở trên) thì càng được ưu tiên.
  • Sự nổi bật hay yếu tố đại chúng (Prominence): là mức độ nổi tiếng của một doanh nghiệp cụ thể. Doanh nghiệp càng được nhiều người biết đến và tìm kiếm thì càng được ưu tiên hiển thị.

Cũng như nhiều bản cập nhật thuật toán khác, Google hiếm khi cung cấp chi tiết chính xác về điểm trọng số của từng yếu tố xếp hạng. Do đó, có lẽ cách tốt nhất để trở nên phù hợp hơn với bản cập nhật mới đó là xem xét lại yếu tố cân bằng.

Ví dụ: nếu bạn đang tập trung quá nhiều vào việc tối ưu hóa mức độ liên quan với Hồ sơ doanh nghiệp trên Google của mình, thì bây giờ là lúc để bạn cần tập trung nhiều hơn vào các yếu tố khác như “Sự nổi bật” hay “Sự nổi tiếng” của doanh nghiệp.

Bản cập nhật tìm kiếm địa phương sẽ chỉ ảnh hưởng đến bảng xếp hạng của Hồ sơ doanh nghiệp trên Google (Google Business Profile) trong phạm vi địa phương, do đó, nếu thứ hạng của hồ sơ doanh nghiệp của bạn không thay đổi, thì rất có thể bạn đã không bị những tác động tiêu cực hay ảnh hưởng bởi bản cập nhật này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Chỉ số đo lường và đánh giá hiệu quả (KPI): Định nghĩa và cách thức sử dụng

Khi điều hành doanh nghiệp nhỏ hoặc chạy các chiến dịch marketing, linh cảm của bạn cũng góp phần thành công. Thế nhưng khả năng đo lường và định lượng thành công mới thực sự quan trọng. Đó chính là lúc bạn cần đến chỉ số đo lường và đánh giá hiệu quả (KPI). 

Chỉ số đo lường và đánh giá hiệu quả (KPI): Định nghĩa và cách thức sử dụng

Thông qua KPI, bạn có thể “biết” chiến thuật kinh doanh hay chiến dịch cụ thể đang thành công hoặc thất bại để có thể liên tục cải thiện và phát triển về sau dựa trên những ý tưởng đó. Nói cách khác, KPI là thước đo thành công chính xác và không thiên vị.

Cách sử dụng KPI để thúc đẩy kinh doanh.

Đối với doanh nghiệp nhỏ, các KPI như tỷ lệ tăng trưởng doanh thu và tỷ suất lợi nhuận gộp đều là những chỉ số đáng tin cậy về tình trạng của công ty.

Hãy định nghĩa chính xác các KPI này và mọi chỉ số khác mà bạn muốn đo lường để có thông tin chi tiết rõ ràng hơn. Nhưng bằng cách nào?

Mục tiêu SMART.

Có khả năng là bạn đã từng nghe về khái niệm các mục tiêu SMART. Khái niệm này đã được sử dụng từ nhiều thập niên trước dưới nhiều hình thức khác nhau. SMART có nghĩa là Cụ thể, Đo lường được, Có thể đạt được, Phù hợp và Thời gian hoàn thành. Sau đây là cách sử dụng các mục tiêu SMART để xác định KPI.

  • Cụ thể. Đặt ra mục tiêu cụ thể mà bạn muốn đạt được.
  • Đo lường được. Sử dụng số liệu đo lường được để dễ theo dõi hiệu quả dự án hơn.
  • Có thể đạt được. Đảm bảo đặt ra mục tiêu khả thi. “Cái bánh vẽ” nghe thì hay đấy, nhưng bạn cần đặt ra các mốc có thể đạt được.
  • Phù hợp. Số liệu có liên quan đến dự án của bạn không? Nếu bạn đã xác định mục tiêu mong muốn đạt được, điều này sẽ khiến việc xác định xem KPI có phù hợp hay không trở nên dễ dàng hơn.
  • Thời gian hoàn thành. Đặt ra khung thời gian. Xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc để có thể đặt ra đường cơ sở và dấu mốc. Quãng thời gian cố định này cũng sẽ giúp bạn xác định những yếu tố như tính thời vụ, chuyển đổi, phát hành sản phẩm, v.v.

Ví dụ về KPI.

Mặc dù bạn có thể dùng nhiều KPI khác nhau để đo lường thành công, sau đây là một số ví dụ thường gặp và cách sử dụng các KPI đó:

Biên lợi nhuận gộp.

MỤC TIÊU: Nhanh chóng biết được sức khỏe tài chính của công ty. Để tính toán chỉ số này, hãy lấy tổng doanh thu chia cho giá vốn hàng bán.

Những chi phí này không bao gồm những con số như chi phí vận hành, tiền lãi hoặc thuế. Giờ hãy lấy con kết quả nhận được chia cho tổng doanh thu. Nhìn chung thì bạn nên có tỷ lệ càng cao càng tốt.

Dự đoán dòng tiền.

MỤC TIÊU: Dự đoán mọi vấn đề tiềm tàng (lượng hàng tồn dư/thiếu hụt). Để biết viễn cảnh dòng tiền, hãy lấy tổng thu nhập và doanh thu dự kiến trừ đi mọi chi phí. Bạn có thể dự đoán theo mốc hàng tuần, hàng tháng hoặc hàng năm. Khi sớm nhìn ra được các vấn đề với dòng tiền, bạn có thể tiến hành mọi sự điều chỉnh cần thiết.

Chỉ số này cũng hữu ích cho các ứng dụng lập kế hoạch thuế và khoản vay thương nghiệp. Nếu muốn so sánh dòng tiền ở một thời điểm trong quá khứ với hiện tại (ví dụ như 2005 so với 2019), bạn nên dùng chỉ số dòng tiền thực để so sánh dòng tiền trong một khoảng thời gian cụ thể đã được điều chỉnh theo lạm phát.

Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu.

MỤC TIÊU: Xem thông tin chi tiết về tốc độ tăng trưởng của công ty khởi nghiệp. Chỉ số này còn được dùng để theo dõi và dự đoán các xu hướng kinh doanh.

Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu so sánh tổng doanh thu trong một khoảng thời gian hiện tại với tổng doanh thu của khoảng thời gian trước đó (theo quý hoặc theo năm). Giả sử thu nhập của bạn trong hai năm 2018 và 2019 lần lượt là 100.000 và 250.000 đô la.

Để tính toán tỷ lệ tăng trường doanh thu hàng năm, hãy lấy doanh thu năm 2019 trừ đi doanh thu năm 2018, lấy số đó chia cho doanh thu năm 2018 rồi nhân với 100. Tỷ lệ tăng trưởng của bạn sẽ là 150%.

(250.000 đô la – 100.000 đô la) / 100.000 đô la x 100 = 150

Số liệu lưu lượng truy cập vào website.

MỤC TIÊU: Đo lường thành công của trang web. Bạn phải biết những điểm mạnh và điểm yếu trên trang web của mình. Dẫu sao thì đó cũng là bộ mặt của doanh nghiệp.

Việc sử dụng số liệu sẽ giúp bạn nắm được chi tiết hơn về trải nghiệm của người dùng và có bao nhiêu người truy cập:

  • Lưu lượng truy cập hàng tháng và hàng năm.  Các số liệu qua từng năm (YoY) và qua từng tháng (MoM) cho thấy sự thay đổi theo từng khung thời gian. Hành động nào có lợi/ảnh hưởng tiêu cực đến lưu lượng truy cập của bạn?
  • Người mới truy cập và người truy cập lại. Con số thống kê này là một chỉ số cho thấy nội dung của bạn thu hút cơ sở người dùng đến mức nào. Nội dung đó có khiến họ truy cập lại để xem thêm không?
  • Phần đóng góp của kênh. Mỗi kênh chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng lưu lượng truy cập? Bạn sẽ xác định được điểm mạnh và điểm yếu khi biết cách mọi người truy cập vào trang web. Việc tận dụng tài sản của mình sẽ rất có ích khi ra mắt sản phẩm mới.
  • Thời gian trung bình trên trang. Số đo này biểu thị người dùng tiêu thụ nội dung của bạn ra sao.
  • Tỷ lệ chuyển đổi. Tỷ lệ chuyển đổi có thể là một trong những KPI hữu ích nhất, tùy thuộc vào loại nội dung. Chỉ số này đo lường phần trăm người truy cập chuyển đổi thành hành vi mua hàng. Ví dụ: Trong một tháng bạn có 300 người truy cập trang web, 30 người trong số họ mua hàng hóa nào đó. Tỷ lệ chuyển đổi của bạn khi đó là 30/300 hay 10%.

SEO/lưu lượng tìm kiếm tự nhiên.

Mục tiêu: Để biết mọi người có nhìn thấy bạn không. Khi mọi người tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ trên mạng, công ty bạn có xuất hiện trong phần kết quả tìm kiếm không? Nếu có, chuyện gì xảy sau đó? Bạn có thể biết thông tin chi tiết qua những KPI này:

  • Lưu lượng tìm kiếm tự nhiên. Con số này cho thấy có bao nhiêu người nhấp vào trang web của bạn từ các công cụ tìm kiếm như Google và Bing. Trong phần lớn trường hợp, con số này càng cao thì càng tốt.
  • Độ uy tín của trang. Bạn muốn trang của mình xuất hiện ở thứ tự cao hơn trong các trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERP)? Điểm SEO này là dấu hiệu rõ ràng về thứ hạng mà trang của bạn sẽ nhận được. Bạn có thể dùng số liệu này để so sánh các trang cụ thể của trang web với nhau và trên các miền khác.
  • Tỷ lệ chuyển đổi trên mỗi từ khóa. Kể cả nếu trang của bạn có nhiều lượt truy cập tự nhiên, điều đó không có nghĩa là những lượt truy cập này làm tăng tỷ lệ chuyển đổi (xem phần tỷ lệ chuyển đổi ở trên). Tỷ lệ chuyển đổi thấp cho thấy bạn cần nhiều nội dung hấp dẫn hơn hoặc tỷ lệ đó là thứ hạng của từ khóa không đúng.

Nội dung tiếp thị kỹ thuật số trả phí .

MỤC TIÊU: Tạo khách hàng tiềm năng. Một trong những cách để thu hút khách hàng mới (tạo khách hàng tiềm năng) là thông qua chiến dịch quảng cáo trả phí. Sau đây là một số KPI thường được sử dụng để theo dõi và định lượng khách hàng tiềm năng chất lượng cao:

  • Chi phí trên mỗi khách hàng tiềm năng (CPL): Bạn đang bỏ ra bao nhiêu tiền để có khách hàng tiềm năng? Khách hàng tiềm năng đó có chất lượng cao không? Số tiền đó có hợp lý không hay là bạn nên có sự thay đổi?
  • Chi phí trên mỗi lượt chuyển đổi (CPC): Chi phí trên mỗi lượt chuyển đổi thường cao hơn một chút so với chi phí trên mỗi khách hàng tiềm năng nhưng sẽ đảm bảo tỷ suất hoàn vốn của bạn (ROI).
  • Thời gian tiến hành chuyển đổi: Chu kỳ cân nhắc của bạn diễn ra bao lâu? Khoảng thời gian này nên được dựa trên ngành nghề và chi phí mục dòng của bạn.Chu kỳ chuyển đổi của người tiêu dùng thường ngắn hơn vì các chu kỳ này không tốn nhiều chi phí như sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Tỷ lệ giữ chân: Có bao nhiêu lượt chuyển đổi hay người dùng của bạn là khách hàng cũ?
  • Chi phí trên mỗi lần mua hàng (CPA) là chỉ số quan trọng để biết quảng cáo trả phí của bạn có đem lại ROI cao hay không.
  • Tỷ lệ nhấp (CTR) là tỷ lệ phần trăm người truy cập nhìn thấy quảng cáo (lượt hiển thị) và nhấp vào quảng cáo đó. Bạn có thể dùng chỉ số này để nắm được hiệu quả của hình ảnh quảng cáo và SERP. Khi xem xét CTR, bạn cần cân nhắc các yếu tố khác như vị trí và thứ hạng quảng cáo. Thông thường, vị trí hiển thị đầu tiên sẽ thu được nhiều lượt nhấp nhất nhưng cũng tốn kém nhất. Bạn phải biết cân bằng giữa ngân sách và cải thiện CTR. Đây chính là lúc CPA đóng vai trò quan trọng.

Mục tiêu: Mức độ nhận biết thương hiệu. Bạn muốn khách hàng xem thương hiệu của mình luôn gắn liền với sản phẩm/dịch vụ tốt. Nhưng làm sao để biết việc này có xảy ra hay không? Sau đây là một số cách để doanh nghiệp có thể đo lường mức độ này:

  • Mức độ tương tác với nội dung có thương hiệu: Hãy xem xét thời gian trên trang, CTR, số phút tiêu thụ video hoặc nội dung thu hút cụ thể.
  • Cụm từ tìm kiếm: Bạn có thể xem xét mức tăng số lần tìm kiếm cụm từ về thương hiệu theo thời gian.
  • Lắng nghe: Một số KPI còn cho thấy cảm xúc tích cực/tiêu cực.

Lưu ý cuối cùng: Một bức tranh hơn ngàn lời nói. Khi đo lường KPI, bạn hãy thử dùng cách trực quan hóa dữ liệu dưới dạng biểu đồ, sơ đồ hoặc hình ảnh đầy màu sắc để có được cái nhìn toàn diện.

Bạn sẽ hiểu rõ hơn hiệu quả của từng KPI và sự phù hợp của KPI đó với mục tiêu chiến dịch và marketing tổng thể của bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Những sai lầm về SEO bạn cần tránh trong năm mới 2022

Nếu website của bạn mới hoặc rất cần traffic, tuy nhiên bạn lại không biết làm thế nào để có được vị thế tốt hơn, xem ngay những sai lầm có thể hạn chế thành công của bạn về SEO dưới đây.

sai lầm về SEO
Source: PCMag

Bên cạnh các xu hướng SEO 2022, dưới đây là những sai lầm về SEO mà bạn nên tránh trong 2022.

  • Sai lầm 1: Từ khoá mục tiêu không liên quan đến tên miền chính (domain) hoặc tên miền phụ (sub-domain): Thêm từ khoá vào các kiểu tên miền này có thể giúp website của bạn có nhiều lợi thế hơn so với các đối thủ còn lại.
  • Sai lầm 2: Nội dung được chia sẻ lên website của bạn có chất lượng thấp: Độ dài nội dung của bài viết từ lâu đã có liên quan một cách tương đối đến thuật toán xếp hạng trên các công cụ tìm kiếm. Nội dung dài và chuyên sâu hơn có thể giúp bạn xếp hạng tốt hơn.
  • Sai lầm 3: Website của bạn chưa cài đặt chế độ bảo mật SSL (https): Google cho biết bộ máy tìm kiếm của nó xem đây là một dấu hiệu để đánh giá xếp hạng. Trong điều kiện tất cả các chỉ số của 2 website là như nhau, website nào được gắn https sẽ được ưu tiên hiển thị trước.
  • Sai lầm 4: Không tối ưu hình ảnh trên trang: Việc sử dụng các hình ảnh có dung lượng quá lớn (khiến website tải chậm hơn) với các kích thước không đồng đều làm cho trải nghiệm của người dùng trở nên kém hơn. Google không thích điều này.
  • Sai lầm 5: Website của bạn tải (load) quá chậm: Thời gian load trung bình mà Google khuyến nghị là khoảng 8.66 giây, hoặc trong điều kiện lý tưởng là dưới 3 giây.
  • Sai lầm 6: Tỉ lệ thoát (bounce rate) của website quá cao: Các công cụ tìm kiếm có nhiệm vụ tìm ra các nội dung có giá trị và hữu ích nhất với người dùng của nó. Khi tỉ lệ thoát (người dùng vào website và thoát ra ngay) cao, nó báo hiệu cho công cụ tìm kếm rằng nội dung hay website người dùng vừa truy cập là không phù hợp. Đây là một sai lầm về SEO bạn nên tránh. Tuỳ vào từng ngành hàng mà tỷ lệ thoát này có thể khác nhau. Trung bình, một website sẽ được đánh giá là tốt nếu tỉ lệ này dưới 50%.
  • Sai lầm 7: Đăng những nội dung trùng lặp trên website: Google khuyến nghị các nội dung trên website nên là duy nhất, không được trùng hoặc lặp lại. Nếu website vi phạm (hoặc vi phạm nhiều), Google sẽ có các biện pháp “phat” tương ứng.
  • Sai lầm 8: Nội dung trên website không được tối ưu cho các từ khoá mục tiêu: Google hay các công cụ tìm kiếm khác tìm kiếm sự nhất quán của các nội dung trên website. Thông qua các thẻ tiêu đề, hoặc nằm trong 100 từ đầu tiên trong bài viết, các công cụ tìm kiếm muốn nhìn thấy các từ khoá liên quan.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen

Các Marketer nên làm gì để chuẩn bị cho tương lai của hoạt động SEO

SEO đã đi được một chặng đường dài và sẽ tiếp tục thay đổi khi các công cụ tìm kiếm được cập nhật. SEO sẽ như thế nào trong 5 năm tới? Dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo.

Các Marketer nên làm gì để chuẩn bị cho tương lai của hoạt động SEO

Nhiều người đang đặt ra một câu hỏi rằng, “Tương lai của hoạt động SEO trong 5 năm tới là gì? Nếu tôi đang muốn tuyển một đối tác có tư duy về tương lai của SEO, tôi nên hiểu những gì và làm thế nào để xác định họ sẽ là một đối tác SEO vững mạnh?”

Chúng ta có thể hiểu rằng miễn là còn các công cụ tìm kiếm, các hoạt động SEO vẫn sẽ tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, như chúng ta đã thấy trong suốt những năm qua, đó là một thực tế không mấy dễ dàng.

Chúng ta đã đi một chặng đường dài với SEO từ việc tối ưu hóa các thẻ chứa từ khóa và thực hiện phương pháp chỉ tối ưu hóa một từ khóa cho một trang nhất định. Ngày nay, SEO sẽ gắn liền với mức độ am hiểu về người dùng.

Xu hướng này sẽ tiếp tục phát triển khi các công cụ tìm kiếm đang ngày càng nỗ lực để phục vụ người dùng của họ được tốt hơn bằng cách dự đoán các mục đích chính đứng đằng sau các tìm kiếm của họ.

1. Trả lời các câu hỏi.

Google đã và đang sử dụng công nghệ máy học, bao gồm cả mô hình ngôn ngữ trình bày mã hóa hai chiều từ máy biến áp (BERT). Các loại mô hình ngôn ngữ này được thiết kế để hiểu rõ hơn các từ trong ngữ cảnh của một câu.

BERT và bằng sáng chế về NLP (lập trình ngôn ngữ tư duy) được cấp gần đây của Google giữ nhiệm vụ triển khai công nghệ học máy và cung cấp những câu trả lời phù hợp nhất cho các câu hỏi (từ khoá) của người tìm kiếm.

Khi này, dựa trên mô hình đã có, Google phải cố gắng dự đoán các câu trả lời cho một nhóm các câu hỏi trực tiếp từ phía người dùng tìm kiếm.

Trong những giai đoạn tinh chỉnh ban đầu, Google sử dụng thứ tự xếp hạng về mức độ liên quan của nội dung mà nó đã học được để truy xuất các tài liệu hữu ích cho mô hình ngôn ngữ, và mô hình này sử dụng những nội dung đó để trả lời cho từng câu hỏi.

Khi tính năng tìm kiếm bằng giọng nói qua các thiết bị di động ngày càng phát triển, người dùng có xu hướng chuyển sang công cụ tìm kiếm để có các câu trả lời nhanh chóng. Điều này làm cho việc trả lời các câu hỏi trở nên quan trọng hơn rất nhiều.

Từ góc độ SEO, điều đó có nghĩa là từ bây giờ (và trong những năm tới), ngoài việc chúng ta tập trung tối ưu các cụm từ khoá phổ biến, chúng ta cũng cần đầu tư tìm kiếm các câu trả lời cho các câu hỏi mà khách hàng mục tiêu của chúng ta đang hỏi.

2. Những kết quả tìm kiếm địa phương.

Chúng ta cũng có thể mong đợi rằng SEO theo các từ khoá địa phương sẽ tiếp tục quan trọng trong những năm tới.

Khi bạn có nhu cầu tìm kiếm những sản phẩm và dịch vụ gần mình, bạn có thể sẽ sử dụng các từ khoá gắn liền với các yếu tố đia phương để có thể có được những kết quả chính xác hơn. Sau đó, bạn xem các kết quả hiển thị trên Google Maps, có thể bạn sẽ đọc các bài đánh giá nếu có, tiếp đến, bạn liên hệ tới họ.

Theo khảo sát của Google, Khách hàng đang dựa nhiều vào các kết quả trên bản đồ (Maps) để tìm kiếm các dịch vụ và sản phẩm địa phương và điều này sẽ tiếp tục phát triển.

Điều đó có nghĩa là ngoài các hoat động SEO tự nhiên, chúng ta cũng cần dành nhiều thời gian và nguồn lực hơn cho sự hiện diện tại địa phương của mình.

3. Tập trung vào các ý định tìm kiếm.

Xác định ý định (Intent) của người tìm kiếm là một trong những khái niệm rất căn bản của người làm SEO nói riêng và người làm marketing nói chung. Nhưng nó cũng là một trong những khái niệm thường bị bỏ qua nhất trong quá trình làm SEO.

Chúng ta không thể chỉ tập trung vào khối lượng tìm kiếm (search volumes) khi chọn từ khóa để nhắm mục tiêu – chúng ta cũng phải hiểu những ý định (mục đích) liên quan đến các từ và cụm từ đó.

Sau đó, chúng ta phải đảm bảo rằng các trang nội dung của chúng ta đang được phát triển và tối ưu hóa giải quyết các vấn đề mà người dùng đang muốn tìm kiếm.

Tương lai của hoạt động SEO là tập trung vào việc hiểu người tìm kiếm của chúng ta là ai, họ muốn biết điều gì và làm thế nào chúng ta có thể mang lại những giá trị cho họ thông qua nội dung của chúng ta.

Cách tốt nhất để chuẩn bị cho những gì SEO có thể trở thành trong tương lai là cập nhật liên tục những tin tức ngành và chú ý đến những thay đổi mà các công cụ tìm kiếm như Google đang hướng tới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Brave Search: “Công cụ tìm kiếm thay thế Google” được xây dựng trên chỉ mục riêng

Brave Search, công cụ tìm kiếm được xem là đối thủ trực tiếp với gã khổng lồ Google hiện đang ở giai đoạn thử nghiệm công khai.

công cụ tìm kiếm brave search
Brave Search: “Công cụ tìm kiếm thay thế Google” được xây dựng trên chỉ mục riêng

Brave, nhà sản xuất trình duyệt tập trung vào quyền riêng tư Brave, đã chính thức ra mắt công cụ tìm kiếm mới trong phiên bản beta công khai toàn cầu, theo TechCrunch.

Công cụ tìm kiếm Brave Search là gì?

Brave Search, cũng giống như trình duyệt của nó, được coi là một giải pháp tìm kiếm thay thế cho Google, tập trung vào quyền riêng tư và minh bạch, công cụ không biến người dùng thành các mục tiêu được khai thác để quảng cáo.

Nó cũng không phụ thuộc vào kết quả của Google – Brave Search sử dụng chỉ mục độc lập (index) của riêng mình trên các nền tảng web.

Việc sử dụng một chỉ mục hoàn toàn khác là một vấn đề lớn. Google rõ ràng là thống trị không gian tìm kiếm và ngay cả các lựa chọn tìm kiếm thay thế khác tập trung vào quyền riêng tư như DuckDuckGo cũng dựa vào sự kết hợp của các kết quả từ các chỉ mục lớn hơn như Bing của Microsoft và các trình thu thập dữ liệu web của riêng họ.

Tuy nhiên, Brave tuyên bố rằng công cụ tìm kiếm của họ sẽ mặc định cho các kết quả của chính nó.

Kết quả tìm kiếm được chụp lại từ công cụ tìm kiếm Brave Search

Để đo lường mức độ độc lập mà Brave đã tuyên bố, công cụ này cũng đã bao gồm một “chỉ số độc lập trong tìm kiếm” mà bạn có thể thấy bất cứ lúc nào thông qua menu ở góc trên cùng bên phải của Brave Search.

Sau khi tìm kiếm đủ, Brave có thể tính toán phần trăm “độc lập kết quả” cá nhân của bạn là bao nhiêu và cũng hiển thị phần trăm độc lập kết quả toàn cầu cho tất cả người dùng Brave Search.

Ở thời điểm hiện tại, đây rõ ràng chưa phải là chỉ số tốt nhất, nhưng Brave xem nó như một lời hứa rằng nó sẽ ngày càng độc lập hơn theo thời gian.

Song song với mức độ đôc lập của mình, Brave cũng nói rằng họ sẽ không theo dõi hoặc lập hồ sơ người dùng và tuyên bố rằng họ sẽ không sử dụng “các phương pháp hoặc thuật toán bí mật để làm sai lệch kết quả tìm kiếm”.

Trước đây, trong một thông cáo báo chí, Brave cũng từng giải thích công cụ tìm kiếm của nó khác với các công cụ tìm kiếm được phát triển bởi “Big Tech” ở chỗ:

“Về cơ bản, gần như tất cả các công cụ tìm kiếm ngày nay đều được xây dựng bởi hoặc dựa vào kết quả từ các Big Tech (Google, Facebook, Amazon…)

Ngược lại, công cụ tìm kiếm của Tailcat được xây dựng dựa trên một chỉ mục hoàn toàn độc lập, có khả năng cung cấp nội dung chất lượng mà mọi người mong đợi, nhưng không ảnh hưởng đến quyền riêng tư của họ.

Tailcat không thu thập địa chỉ IP hoặc sử dụng thông tin nhận dạng cá nhân để cải thiện kết quả tìm kiếm ”.

Mô hình tìm kiếm của Brave Search sẽ cho phép người dùng:

Tạo bộ quy tắc và bộ lọc … để xác định không gian hay phạm vi mà công cụ tìm kiếm có thể lấy kết quả từ đó.

Thay vì một thuật toán xếp hạng duy nhất, Brave có thể có nhiều thuật toán xếp hạng nếu cần, điều này nhằm khắc phục các thành kiến hoặc sự thiên vị mà một tác nhân duy nhất (công cụ tìm kiếm) có thể ảnh hưởng đến kết quả tìm kiếm.

Brave đang có kế hoạch đặt công cụ tìm kiếm Brave Search trở thành công cụ mặc định cho trình duyệt của mình vào cuối năm nay.

Phiên bản beta công khai của Brave Search hiện đã có sẵn dành cho máy tính để bàn, Android và iOS tại search.brave.com.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Long Trần | MarketingTrips 

DuckDuckGo tiếp tục ‘đấu’ với Google qua thông báo bảo mật mới trên iOS

Các nhãn bảo mật ứng dụng iOS mới của Google là mục tiêu của cuộc tấn công mới từ công cụ tìm kiếm DuckDuckGo.

DuckDuckGo đang đối đầu với Google thông qua các nhãn thông báo về quyền riêng tư mới của họ trên iOS, trong đó tiết lộ lượng dữ liệu khổng lồ mà Google đang thu thập từ người dùng iPhone.

Ứng dụng chính của Google và trình duyệt Chrome đều đã được cập nhật cho iOS.

Theo yêu cầu hiện tại của Apple, Google đang cung cấp các nhãn bảo mật mới cho từng ứng dụng (app), các ứng dụng phải liệt kê chi tiết những dữ liệu mà họ thu thập từ người dùng và dữ liệu đó được sử dụng để làm gì.

Môt danh sách dài những thông tin mà Google thu thập từ người dùng ứng dụng iOS là chủ đề của cuộc tấn công mới nhất của DuckDuckGo nhằm chống lại gã khổng lồ tìm kiếm này.

Ứng dụng chính của Google và trình duyệt Chrome chưa được cập nhật kể từ khi Apple đưa ra quy định mới về việc gắn nhãn quyền riêng tư từ tháng 12.

Sau khoảng thời gian nhiều tháng mà không có bất cứ bản cập nhật nào là điều khá bất thường đối với bất kỳ ứng dụng nào của Google, điều này cũng dẫn đến một suy đoán cho rằng Google không hề hài lòng về các quy tắc mới của Apple.

Miễn là các ứng dụng của Google chưa được cập nhật, chúng không bắt buộc phải có nhãn bảo mật.

DuckDuckGo gợi ý rằng Google muốn giấu thông tin về bảo mật khỏi người dùng, ám chỉ rằng lượng dữ liệu được thu thập được tương đương với việc “theo dõi” người dùng.

Tuy nhiên giờ đây, ứng dụng chính của Google cuối cùng đã được cập nhật, các nhãn thông báo về quyền riêng tư đã có sẵn cho tất cả mọi người xem.

Gắn nhãn về quyền riêng tư là một biện pháp minh bạch mới đã được Apple đưa ra từ năm ngoái, quy định bắt buộc các nhà phát triển ứng dụng phải tự báo cáo về thông tin họ thu thập được từ những người tải xuống ứng dụng của họ.

Các nhãn được hiển thị trong iOS App Store trên các trang tải xuống ứng dụng.

Ý định mong muốn đằng sau nhãn thông báo về quyền riêng tư này là cho phép người dùng đưa ra quyết định sáng suốt về dữ liệu mà họ đang chuyển giao cho các công ty hay ứng dụng khi bấm cài đặt ứng dụng.

Để có một sự so sánh, đây là nhãn thông báo bảo mật của DuckDuckGo:

Những thay đổi tích cực của DuckDuckGo nhằm chống lại công cụ tìm kiếm Google từ lâu đã nằm trong chiến lược nâng cao nhận thức về thương hiệu của công cụ này.

Công cụ tìm kiếm tập trung vào quyền riêng tư như DuckDuckGo sẽ phải mất nhiều thời gian để đưa ra thông điệp của riêng mình – tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra là nó có nhận được phản hồi như mong đợi từ phía người dùng không?

Qua một cuộc khảo sát nhỏ của DuckDuckGo, có vẻ như nhiều người không bị ảnh hưởng bởi lượng dữ liệu mà Google thu thập. Một số người thậm chí còn nói rằng đó là một điều tốt vì nó dẫn đến kết quả tìm kiếm tốt hơn.

Tuy nhiên, sự tăng trưởng gần đây của DuckDuckGo cho thấy có một lượng người dùng khá lớn đang tiếp thu thông điệp này của DuckDuckGo và đánh giá cao việc nên có một giải pháp thay thế riêng với công cụ tìm kiếm.

DuckDuckGo đã đạt số lượng từ khoá tìm kiếm kỷ lục vào đầu năm nay và trở thành công cụ tìm kiếm lớn thứ hai trên thiết bị di động ở Mỹ.

Sự tăng trưởng liên tục của công cụ này trong suốt cả năm và cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu chậm lại.

Google đã gây chú ý vào tuần trước sau một vụ kiện tập thể trị giá 5 tỷ USD vì cho rằng Google đã thu thập dữ liệu người dùng ngay cả khi họ đăng nhập ẩn danh từ Chrome.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Trình duyệt Brave ra mắt công cụ tìm kiếm mới

Theo đó, các nhà sản xuất trình duyệt web Brave đang phát triển một công cụ tìm kiếm mới tập trung vào quyền riêng tư, lấy người dùng làm trọng tâm.

Brave, một nhà sản xuất trình duyệt web mã nguồn mở đang tung ra một công cụ tìm kiếm thay thế mới tập trung vào quyền riêng tư, công cụ này cung cấp các tùy chọn cho các kết quả tìm kiếm có quảng cáo và không có quảng cáo.

Sau khi Brave mua lại Tailcat, một công cụ tìm kiếm do một số cựu thành viên của Cliqz phát triển, công ty này giờ đây đã công bố sản phẩm sắp ra mắt của mình có tên gọi là Brave Search.

Brave Search được xem là “giải pháp thay thế hướng đến quyền riêng tư đầu tiên cho Google Tìm kiếm và Google Chrome trên cả thiết bị di động và máy tính để bàn”.

DuckDuckGo là giải pháp thay thế thành công nhất cho Google vào thời điểm hiện tại, nhưng thứ mà công cụ này thiếu đó là trình duyệt web trên máy tính để bàn.

Mặc dù nó cung cấp một trình trên ứng dụng duyệt di động và công cụ tìm kiếm của nó có thể truy cập được từ mọi trình duyệt trên mọi thiết bị.

Công cụ tìm kiếm Tailcat sẽ trở thành nền tảng của Brave Search và sẽ được tích hợp vào trình duyệt Brave.

Hiện phía Brave chưa công bố ngày ra mắt chính thức cho Brave Search do đó những người đăng ký danh sách gửi thư về ứng dụng sẽ là người đầu tiên sử dụng công cụ tìm kiếm mới này khi nó sẵn sàng để thử nghiệm.

Trong một thông cáo báo chí, Brave giải thích công cụ tìm kiếm của nó khác với các công cụ tìm kiếm được phát triển bởi “Big Tech”:

“Về cơ bản, gần như tất cả các công cụ tìm kiếm ngày nay đều được xây dựng bởi hoặc dựa vào kết quả từ các Big Tech (Google, Facebook, Amazon…)

Ngược lại, công cụ tìm kiếm của Tailcat được xây dựng dựa trên một chỉ mục hoàn toàn độc lập, có khả năng cung cấp nội dung chất lượng mà mọi người mong đợi, nhưng không ảnh hưởng đến quyền riêng tư của họ.

Tailcat không thu thập địa chỉ IP hoặc sử dụng thông tin nhận dạng cá nhân để cải thiện kết quả tìm kiếm ”.

Người dùng trên toàn cầu đang bắt đầu quan tâm hơn đến quyền riêng tư của họ trên mạng. Trình duyệt web hướng đến quyền riêng tư của Brave đã tăng từ 11 triệu người dùng hoạt động hàng tháng (MAU) lên mức 25 triệu.

DuckDuckGo cũng đang chứng kiến mức tăng trưởng kỷ lục của mình, đạt 100 triệu lượt tìm kiếm hàng ngày vào tháng 1 đồng thời vượt qua Bing để trở thành công cụ tìm kiếm di động đứng thứ 2 ở thị trường Mỹ.

Một điều khác có thể khiến Brave Search trở nên khác biệt so với các công cụ tìm kiếm thay thế khác là tiềm năng cho trải nghiệm tìm kiếm cao cấp và không có quảng cáo.

Công ty này còn cho biết họ đang xem xét cung cấp cả phiên bản miễn phí và trả phí cho công cụ tìm kiếm của mình. Phiên bản miễn phí sẽ được hỗ trợ với nền tảng quảng cáo Brave Ads dựa trên quyền riêng tư.

“Chúng tôi hiện đang suy nghĩ về các trải nghiệm tìm kiếm khác nhau để cung cấp cho người dùng của mình.

Mặc dù có một số nhóm người dùng từ lâu đã rất yêu thích trải nghiệm tìm kiếm không có quảng cáo, nhưng những người khác lại thích mô hình miễn phí, có quảng cáo. Chúng tôi nghĩ rằng việc đưa ra một sự lựa chọn là cách làm tốt nhất ”.

Brave Search sẽ hoạt động liền mạch với trình duyệt Brave.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Trà Nguyễn | MarketingTrips 

DuckDuckGo SEO: Những thứ mà người làm Marketing nên biết (P2)

Bạn nên biết gì về DuckDuckGo SEO? Cùng tìm hiểu cách bạn có thể cải thiện hiệu suất và khả năng hiển thị website của mình trên công cụ tìm kiếm này.

DuckDuckGo đạt cột mốc quan trọng vào tháng 1 năm 2021 khi lần đầu tiên đạt 100 triệu lượt tìm kiếm mỗi ngày.

Điều đó đặt ra câu hỏi: Bạn có đang tối ưu hóa cho DuckDuckGo không?

DuckDuckGo đã âm thầm thu hút người dùng và tạo ra nhiều lưu lượng truy cập vào các website trong thời gian vừa qua.

Và điều bạn cần làm bây giờ là tập trung vào tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)

Cách tiếp cận SEO với DuckDuckGo.

Có một số ít thông tin về việc tối ưu hóa cho DuckDuckGo ngoài các phương pháp SEO truyền thống.

1. Thu hút backlinks chất lượng.

Đừng đảo mắt trước mẹo này. Nó được nhấn mạnh từ DuckDuckGo.

SEMrush, SpyFu, Ahrefs và Majestic đều là những công cụ có thể giúp bạn xác định và kiểm tra các cơ hội liên kết cũng như backlinks.

Bạn phải tập trung vào các liên kết chất lượng, nhưng không phải lúc nào cũng vậy?

2. Biết người tìm kiếm có thể gõ truy vấn gì.

Với cách tiếp cận quyền riêng tư của DuckDuckGo, những người tìm kiếm có thể sẽ điều chỉnh cách họ thực hiện các truy vấn.

Ví dụ: nếu tôi biết DuckDuckGo không thể xác định vị trí chính xác của tôi nhưng tôi muốn có kết quả địa phương, tôi có thể thêm bộ định tính địa lý vào truy vấn của mình.

Bạn sẽ cần phải thực hiện một số nghiên cứu từ khóa sâu hơn để thực sự hiểu khách truy cập của bạn đến từ DuckDuckGo.

Các công cụ từ khóa như: SpyFu, SEMRush và SE Ranking đều có thể giúp bạn hiểu cách mọi người đang tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

3. Tối ưu cho Bing.

Đây là một đoạn trích từ trang trợ giúp của DuckDuckGo đề cập đến Bing:

Chúng ta biết rằng DuckDuckGo đang rút lui khỏi Bing, vì vậy hãy đảm bảo rằng chúng ta cũng đang tuân theo các phương pháp hay nhất cho công cụ tìm kiếm này.

Đây là điều mà bạn nên làm, vì nó có một thị phần tương đối trên thị trường tìm kiếm.

Ví dụ: Hãy xem lại sitemaps XML của bạn. Đảm bảo rằng chúng chính xác và không có lỗi đồng thời gửi chúng đến Bing Webmaster Tools để xác nhận.

Ngoài ra, hãy sử dụng Bing Webmaster Tools để kiểm tra tình trạng website của bạn, theo dõi hiệu suất thu thập thông tin và lập chỉ mục cũng như xác định các cải tiến tối ưu hóa.

4. Yêu cầu và xác nhận danh sách với Apple Maps.

Nếu bạn chưa xác nhận danh sách Apple Maps của mình, bạn chỉ cần truy cập vào https://mapsconnect.apple.com.

Có các trường cơ bản cần hoàn thành khi bạn đã xác nhận quyền sở hữu doanh nghiệp của mình, bao gồm:

  • Tên doanh nghiệp.
  • Địa chỉ.
  • Số điện thoại.
  • Giờ hoạt động.
  • Danh mục.
  • Website.
  • Các trang mạng xã hội.

Một lần nữa, không có bất cứ bí mật nào khi nói đến việc tối ưu hóa cho DuckDuckGo.

Thay vào đó, bạn phải tập trung vào việc thu hút các liên kết chất lượng, nghiên cứu từ khóa tập trung vào người dùng và tối ưu hóa cho các công cụ tìm kiếm mà DuckDuckGo đang sử dụng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

DuckDuckGo SEO: Những thứ mà người làm Marketing nên biết (P1)

Bạn nên biết gì về DuckDuckGo SEO? Cùng tìm hiểu cách bạn có thể cải thiện hiệu suất và khả năng hiển thị website của mình trên công cụ tìm kiếm này.

DuckDuckGo đạt cột mốc quan trọng vào tháng 1 năm 2021 khi lần đầu tiên đạt 100 triệu lượt tìm kiếm mỗi ngày.

Điều đó đặt ra câu hỏi: Bạn có đang tối ưu hóa cho DuckDuckGo không?

DuckDuckGo đã âm thầm thu hút người dùng và tạo ra nhiều lưu lượng truy cập vào các website trong thời gian vừa qua.

Và điều bạn cần làm bây giờ là tập trung vào tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)

Đầu tiên, đây là một số thông tin cơ bản về DuckDuckGo.

Tại sao bạn nên quan tâm đến DuckDuckGo.

Với những tuyên bố chống độc quyền, chống lại một số gã khổng lồ bao gồm Facebook, Amazon, Apple và Google, mọi người đang chú ý đến chính sách bảo mật của DuckDuckGo.

Khi nhận thức đó phát triển, ngày càng nhiều người tìm kiếm tỏ ra e ngại về cách thông tin của họ được thu thập và chia sẻ.

Đây là một lĩnh vực mà DuckDuckGo thực sự có thể tỏa sáng.

Trên thực tế, cách DuckDuckGo xử lý dữ liệu là điều khiến công cụ tìm kiếm này khác biệt ngay từ đầu.

Theo DuckDuckGo, công cụ này không bao giờ lưu trữ thông tin cá nhân hoặc lịch sử tìm kiếm của bạn.

Nó không theo dõi bạn bằng quảng cáo hoặc theo dõi bạn trên Internet.

Câu thần chú của DuckDuckGo rất đơn giản: “không theo dõi, không nhắm mục tiêu quảng cáo, chỉ cần tìm kiếm”.

Theo DuckDuckGo, đã có gần 24 tỷ lượt tìm kiếm được thực hiện trên website của mình vào năm 2020, phản ánh mức tăng khoảng 57% so với năm 2019.

Số lượng tìm kiếm trung bình hàng ngày vào tháng 12 năm 2020 là khoảng 79 triệu. So với mức khoảng 48 triệu lượt tìm kiếm vào tháng 12 năm 2019 trước đó.

Dưới đây là biểu đồ được đăng trên DuckDuckGo.com minh họa sự tăng trưởng:

Mặc dù đây đều là những con số ấn tượng, nhưng điều quan trọng là người dùng nhận thức được điều này như thế nào.

Thị phần của DuckDuckGo kém hơn so với các đối thủ lớn khác: Google, Yahoo và Bing.

Theo Statcounter.com, thị phần tìm kiếm tại Mỹ của DuckDuckGo vào năm 2020 là 1,61%.

Tuy nhiên, bạn cần phải theo dõi xu hướng phân tích của riêng mình.

Khi xem xét các website khác nhau, có một sự thật là, DuckDuckGo đang nhận được lưu lượng truy cập với tốc độ tăng trưởng khá cao.

Mặc dù những con số này vẫn còn nhỏ, nhưng đó là điều cần phải theo dõi.

Dưới đây là số liệu phân tích so sánh lưu lượng truy cập tự nhiên năm 2019 và 2020 từ DuckDuckGo.

Tổng lưu lượng truy cập tự nhiên từ DuckDuckGo chỉ chiếm khoảng 2% vào năm 2020 cho website cụ thể này, nhưng số lượng phiên gần gấp 2,5 lần so với năm 2019.

Chúng ta cần biết gì về DuckDuckGo.

DuckDuckGo tuyên bố rằng nó lấy kết quả từ hơn 400 nguồn, từ các website có nguồn từ cộng đồng đến trình thu thập thông tin của riêng mình, đó là DuckDuckBot.

Vì DuckDuckGo tập trung vào quyền riêng tư nên nó không biết chính xác vị trí của người tìm kiếm.

Tuy nhiên, nó có thể ước tính thông tin vị trí thông qua tra cứu GEO, IP.

DuckDuckGo giải thích cách hoạt động như sau:

“Khi bạn nhấn nút tìm kiếm, máy tính của bạn sẽ gửi yêu cầu tìm kiếm của bạn cho chúng tôi. Trong yêu cầu đó, máy tính của bạn sẽ nhúng thông tin bổ sung.

Ví dụ: nếu bạn chọn chia sẻ vị trí cho một trang web, thông tin này bao gồm vị trí gần đúng của bạn.

Và ngay cả khi bạn không yêu cầu, yêu cầu của bạn bao gồm địa chỉ IP của bạn và một vị trí gần đúng có thể được suy ra từ nó, mặc dù nó không phải lúc nào cũng chính xác. “

Một ví dụ thử nghiệm điều này với từ khoá [cà phê gần tôi] mà không bật vị trí và địa chỉ trả về vẫn ở khá gần so với địa chỉ người tìm kiếm.

DuckDuckGo đang sử dụng Apple Maps để điền các kết quả tìm kiếm địa phương.

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Các công cụ tìm kiếm mới đang nổi lên vì giải quyết được nhược điểm của Google

Sự tập trung vào quyền riêng tư và mối lo ngại về việc các ông lớn công nghệ biết quá nhiều về thói quen trực tuyến của mọi người đã đưa DuckDuckGo chạm đến cột mốc người dùng mới.

DuckDuckGo, cung cấp giải pháp tìm kiếm như Google nhưng đề cao quyền riêng tư của người dùng, đã đạt 102.251.307 truy vấn tìm kiếm vào ngày 11/1, đánh dấu lần đầu tiên công cụ tìm kiếm này vượt qua mốc 9 con số trong một ngày.

Công ty cho biết vào năm 2020, DuckDuckGo có tổng cộng hơn 1,5 tỷ truy vấn tìm kiếm. Các tìm kiếm hàng ngày đã tăng 62% vào năm ngoái, điều mà DuckDuckGo cho rằng sự gia tăng nhận thức về quyền riêng tư là động lực thúc đẩy điều này.

Trong vài năm qua, các gã khổng lồ công nghệ trực tuyến như Google, Facebook và nhiều công ty khác đã bị chỉ trích vì thu thập nhiều dữ liệu hơn mức họ cần và kiếm tiền từ người dùng bằng cách kết hợp thông tin thu thập được vào các hồ sơ ngày càng phức tạp.

Nó trở thành một cơ hội kinh doanh quan trọng cho các công ty, đó là lý do tại sao khi Apple thực hiện những động thái yêu cầu chính sách bảo mật của mạng quảng cáo trở nên minh bạch hơn đã vấp phải sự giận dữ từ Facebook.

DuckDuckGo ra mắt vào năm 2008 hoạt động bằng cách tổng hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau cho kết quả tìm kiếm của mình nhưng cách xử lý dữ liệu người dùng lại khác.

Nhật ký tìm kiếm được lưu giữ nhưng không theo cách có thể nhận dạng cá nhân, trong khi địa chỉ IP và thông tin người dùng cũng không được lưu trữ. Mặc dù công ty chủ yếu dựa vào các quảng cáo tìm kiếm

Mặc dù công ty chủ yếu dựa vào các quảng cáo tìm kiếm dựa trên từ khóa nhưng lịch sử đó không được đối chiếu với các tìm kiếm khác mà người dùng có thể đã thực hiện.

Mặc dù không được biết đến rộng rãi như Google, Bing và các công cụ tìm kiếm khác nhưng DuckDuckGo vẫn nhận được sự quan tâm từ cộng đồng, đặc biệt khi nó có sẵn trên các chợ ứng dụng dành cho iOS lẫn Android.

Kamyl Bazbaz, Phó Chủ tịch phụ trách truyền thông của DuckDuckGo, chia sẻ: “Mọi người đến với chúng tôi vì họ muốn có nhiều quyền riêng tư hơn và nó thường lan truyền qua truyền miệng.

Mọi người đang tìm kiếm các giải pháp thay thế cho phương thức kinh doanh công nghệ giám sát”.

Trước đó, DuckDuckGo đã có những chỉ trích nhắm vào các công ty kinh doanh sản phẩm như loa thông minh và các thiết bị Internet of Things, thường có micro luôn lắng nghe và kết nối dữ liệu, bao gồm cả Alexa của Amazon.

DuckDuckGo lo ngại rằng người dùng đang giao dịch quá nhiều thông tin cá nhân để đổi lấy những thứ như dịch vụ trợ lý ảo.

Không chỉ DuckDuckGo, nhiều dịch vụ đề cao quyền riêng tư khác hiện cũng đang thu hút nhiều sự chú ý từ người dùng.

Gần đây, những lo ngại về việc WhatsApp chia sẻ dữ liệu trò chuyện với Facebook đã khiến hàng triệu người dùng tìm kiếm đến các công cụ khác cho hoạt động nhắn tin của họ, với Telegram và Signal báo cáo có lượng đăng ký mới tăng đáng kể./.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo VOV

Australia có thể sống thiếu Google Search không

Google có thể ngừng cung cấp dịch vụ tìm kiếm ở Australia không? Google cảnh báo điều đó có thể xảy ra nếu luật mới buộc họ phải trả tiền cho nội dung tin tức được thông qua.

Giả sử, nhiều người không hài lòng với Google khi họ thừa nhận đã chặn hầu hết các trang web tin tức của Úc ra khỏi SERPs vào tuần trước.

Tuy nhiên, đất nước này có thể còn phải đối mặt với sự đau lòng hơn nữa khi gã khổng lồ công nghệ này đe dọa sẽ rút Úc hoàn toàn ra khỏi công cụ tìm kiếm này.

Một câu chuyện dài

Tuần trước, một báo cáo cho rằng Google đang chạy một thử nghiệm về cơ bản chỉ hiển thị 1% các câu chuyện tin tức của Úc.

Điều này được coi là cách Google ‘đáp trả’ lại việc quốc gia này cố gắng áp đặt luật ưu tiên hàng đầu thế giới – Bộ luật thương lượng truyền thông tin tức (News Media Bargaining Code) – buộc cả Google và Facebook phải chia sẻ tiền bản quyền với các nhà xuất bản tin tức.

Cách Google đáp trả và sức ảnh hưởng của nó

Trong phiên điều trần tại Thượng viện diễn ra vào thứ Sáu vừa rồi, Bà Mel Silva, Giám đốc điều hành của Google Australia, gọi bộ luật buộc họ phải trả tiền cho nội dung tin tức mà họ sử dụng là “không thể thực hiện được”, Bà nói rằng:

“Nếu văn bản này trở thành luật, sẽ không có cách nào khác ngoài việc chúng tôi sẽ lựa chọn việc ngừng cung cấp Google Tìm kiếm ở Úc.”

Với 75% doanh thu quảng cáo bị giảm từ báo in của Úc kể từ năm 2005, nhận xét của Google về việc rút chúng khỏi SERPs là một đòn bổ sung, vì Google là công cụ tìm kiếm thống trị với ít sự cạnh tranh trên thị trường.

Không chỉ là Google

Trong khi rất nhiều tâm điểm tập trung vào phản ứng của Google đối với Bộ luật thương lượng trên phương tiện truyền thông tin tức này, Facebook cũng đã đưa ra lời đe dọa của riêng mình.

Trong cùng một phiên điều trần tại Thượng viện mà bà Silva tham dự, nền tảng mạng xã hội đã thề là sẽ chặn người dùng ở Úc đăng và chia sẻ các liên kết tin tức nếu dự luật được thông qua.

Cả hai gã khổng lồ công nghệ đều lập luận rằng họ đang cung cấp dịch vụ cho ngành truyền thông thông qua lưu lượng truy cập giới thiệu và luật mới sẽ gây ra rủi ro hoạt động và tài chính ở mức không thể quản lý được.

Vấn đề có phải chỉ là việc chia sẻ tiền bản quyền tin tức không

Trong khi Google đang tận dụng các mối đe dọa của mình đối với Úc, nó cũng đang hoàn tất thỏa thuận với Pháp để đàm phán các thỏa thuận cấp phép đối với thông tin chung và chính trị.

Trong trường hợp này, Google có một mức độ kiểm soát đối với những gì họ trả cho các nhà xuất bản này dựa trên các chỉ số đã thiết lập như quy mô đối tượng và số lượng xuất bản.

Nếu tranh chấp xảy ra, có thể mất nhiều năm để được giải quyết tại tòa án, làm chậm trễ bất kỳ khoản thanh toán nào.

Trong khi trong trường hợp của Úc, nếu không thể đạt được thỏa thuận về giá trị của nội dung tin tức, thì quyết định sẽ được đưa ra một cơ quan trọng tài độc lập.

Có thể thấy rằng Google quan tâm đến việc mất quyền kiểm soát đối với việc ai đưa ra các quyết định tiền tệ này hơn là trả cho các nhà xuất bản tin tức một khoản tiền công bằng để họ có thể tiếp cận với những tin tức mới nhất.

Buộc chia sẻ thông tin thuật toán

Một điểm nhức nhối khác của luật được đề xuất là yêu cầu Google và Facebook cung cấp cho các phương tiện truyền thông thông báo về bất kỳ thay đổi thuật toán có chủ ý nào có thể ảnh hưởng đáng kể đến doanh nghiệp của họ 14 ngày trước khi thay đổi xảy ra.

Google nổi tiếng là bí mật về thuật toán của họ, vì vậy đây chỉ là một khía cạnh khác của luật mới mà họ chắc chắn sẽ muốn đấu tranh.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Bản chất của các yếu tố xếp hạng video trên YouTube

Là chủ sở hữu kênh, bạn cần hiểu cách tạo ra những thứ hạng này để có thể làm cho nội dung của riêng bạn xuất hiện trước mặt người tìm kiếm thường xuyên hơn.

YouTube xếp hạng video chính xác như thế nào? Nó đã từng xảy ra với bạn chưa?

Bạn gõ một truy vấn vào thanh tìm kiếm; sau đó, ứng dụng sẽ hiển thị một số câu trả lời cho bạn. Có lẽ nếu bạn là một người dùng bình thường, bạn sẽ không lo lắng về cách YouTube thực hiện công việc của mình, miễn là bạn có được video mình muốn xem.

Nhưng với tư cách là chủ sở hữu kênh, bạn cần hiểu cách tạo ra các thứ hạng này để có thể làm cho nội dung của riêng bạn xuất hiện trước mặt người tìm kiếm thường xuyên hơn.

Trong hướng dẫn này, chúng ta sẽ cùng khám phá một số yếu tố xếp hạng lớn nhất được YouTube sử dụng.

Từ khoá video – Video Keywords

Không có công cụ tìm kiếm nào có thể tồn tại nếu không chú ý đến từ khóa. Và YouTube cũng không ngoại lệ.

Một trong những yếu tố xếp hạng lớn nhất được YouTube xem xét là từ khóa video; nghĩa là các từ khóa được sử dụng, được đề cập và được gắn thẻ trong video của bạn.

Từ khóa mô tả video tốt như thế nào là yếu tố giúp thuật toán YouTube hiểu video. Và thuật toán càng hiểu rõ nội dung của video thì nó càng xếp hạng video cao hơn.

Các vị trí thích hợp để đặt từ khóa bao gồm:

  • Trong mô tả kênh (được thêm từ cài đặt nâng cao của Creator Studio trong trang tổng quan YouTube của bạn)
  • Trong phần mô tả video
  • Tiêu đề video
  • Được đề cập trong chính nội dung video
  • Trong bản ghi video
  • Trong thẻ video

Tiêu đề video – Video title

Nhìn vào tiêu đề của bài đăng này mà bạn đang đọc, bạn có thể dễ dàng biết những gì mong đợi trong bài đăng ngay cả trước khi nhấp vào tiêu đề.

Đó là sức mạnh của một tiêu đề (title).

YouTube rất chú trọng vào tiêu đề video vì đó là điều giúp họ hiểu video sẽ mang lại cho người dùng những gì.

Nói chung, tiêu đề ngắn hơn thường hoạt động tốt nhất. Bạn nên tránh tiêu đề dạng dài bằng mọi giá vì hầu hết các trình duyệt của người tìm kiếm đều cắt bỏ chúng và YouTube cũng xem xét khả năng này.

Mô tả video – Video description

YouTube nhận được hơn 300 triệu giờ video được tải lên mỗi phút.

Với những con số như vậy, rõ ràng họ không thể xem hết video để biết chính xác nội dung của từng video.

Tuy nhiên, họ có thể sử dụng sự trợ giúp của các mô tả dạng văn bản. Và đó là nơi có khoảng trống 250 từ cho mỗi video.

Mỗi người sáng tạo có tối đa 250 từ để cho YouTube biết nội dung video của họ. Mô tả của bạn càng rõ ràng và chính xác thì YouTube càng dễ dàng xếp hạng bạn trên SERPs của họ.

Nói chính xác hơn, bạn nên đặt “Từ khóa chính” trong 25 từ đầu tiên của mô tả và sau đó áp dụng việc sử dụng các từ khóa phụ (các từ có nghĩa tương tự với từ khóa chính) trong suốt phần còn lại của mô tả.

Số lượt xem – View count

Có bao nhiêu người đang xem hoặc đã xem video của bạn?

Đó là một điều khác mà YouTube sẽ xem xét.

Trên thực tế, yếu tố này đã từng là yếu tố xếp hạng quan trọng nhất trên YouTube. Trước đây, khi một video có nhiều lượt xem hơn những video khác, nó sẽ tự động xếp hạng cao hơn chúng.

Mặc dù gần đây mọi thứ đã thay đổi và ngày nay người ta chú trọng nhiều hơn đến thời gian xem, nhưng số lượt xem vẫn là một yếu tố rất quan trọng.

Đây là lý do tại sao một số người sáng tạo đã mua lượt xem không phải trả phí trên YouTube cho video của họ. Họ biết rằng một khi YouTube nhận thấy nội dung của họ có nhiều lượt xem hơn các đối thủ, YouTube sẽ tự động xếp hạng nội dung đó cao hơn.

Thẻ tag

YouTube cần mọi sự trợ giúp để hiểu nội dung của video. Đây là lý do tại sao họ thêm tính năng “Tags” vào phần mô tả video.

Sau khi bạn đã chuẩn bị một video để xuất bản, YouTube mong bạn thêm một số thẻ vào phần mô tả video để giúp họ hiểu rõ hơn về nội dung của bạn.

Giờ đây, các thẻ này phải cực kỳ liên quan và được kết nối với nội dung thực tế của video của bạn.

Các thẻ của bạn càng phù hợp, YouTube càng dễ dàng tìm và hiểu video của bạn. Và cuối cùng, vị trí của bạn càng cao trong bảng xếp hạng.

Để tìm các thẻ tốt nhất cho video của bạn, hãy làm theo các bước sau:

  • Đặt thẻ đầu tiên của bạn làm từ khóa mục tiêu và sắp xếp phần còn lại theo mức độ quan trọng.
  • Sử dụng một số từ khóa rộng mô tả chủ đề bao quát mà video của bạn đặt dưới dạng các thẻ khác.
  • Sử dụng một số từ khóa cụ thể mô tả các chủ đề bạn đề cập trong video của mình dưới dạng các thẻ khác.

Bạn xem tham khảo nhé:

Chất lượng video

Như cách Google chú trọng nhiều đến chất lượng nội dung, YouTube cũng chú trọng đến chất lượng video.

Trước khi xếp hạng video, trước tiên họ kiểm tra chất lượng của video đó để xác định video đó là chất lượng thấp hay độ phân giải cao (HD). Như mong đợi, video độ phân giải cao (HD) chất lượng cao xếp hạng cao hơn và tốt hơn so với video chất lượng thấp.

YouTube biết rằng mọi người muốn xem những video rõ ràng và sạch sẽ nhất. Và do đó, họ lọc kết quả tìm kiếm của mình để hiển thị video chất lượng cao trước những video chất lượng thấp.

Hình thu nhỏ – Thumbnails

Chỉ cần nhìn vào hình thu nhỏ của video, người dùng và thuật toán tìm kiếm sẽ có thể biết video đó nói về nội dung gì.

Đây là giấc mơ của YouTube. Là một nền tảng video và hình ảnh, giấc mơ của YouTube là hạn chế nhu cầu về nội dung văn bản (text).

Do đó, họ rất chú trọng vào việc sử dụng đúng hình thu nhỏ trong video.

Đây là lý do tại sao bạn cũng phải cố gắng hết sức để tạo hình thu nhỏ mang tính mô tả và hấp dẫn nhất cho video của mình.

Mặc dù YouTube giúp mọi người tự động tạo hình thu nhỏ cho video của họ bằng cách chụp ảnh màn hình từ video, nhưng tốt hơn hết là bạn nên tạo hình thu nhỏ tùy chỉnh của riêng mình.

Thời gian xem –  Watch time

Thời gian xem là khoảng thời gian người xem dành để xem video.

Thời gian xem có lẽ là yếu tố xếp hạng YouTube lớn nhất. Và vì một lý do chính đáng.

Khi hai hoặc nhiều video có đủ tiêu đề, hình thu nhỏ, số lượt xem, chất lượng video, mô tả và thẻ, YouTube sẽ kiểm tra video nào có thời gian xem lâu nhất và sau đó xếp hạng chúng cho phù hợp.

Ý tưởng đằng sau logic này là nếu mọi người đang xem một video cụ thể lâu hơn các video khác có nội dung tương tự, thì có thể là do video này hay hơn họ.

Do đó, nó xứng đáng có vị trí cao hơn trong bảng xếp hạng để những người xem khác có thể nhanh chóng nhìn thấy nó và hưởng lợi từ những sản phẩm tốt hơn của nó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips