Skip to main content

Thẻ: Công nghệ

Người Ấn Độ thống trị các vị trí CEO công nghệ toàn cầu

Dù chỉ chiếm khoảng 1,4% dân số Mỹ và 6% lực lượng lao động ở Thung lũng Silicon, nhưng người Ấn Độ đang vươn tới lãnh đạo ngành công nghệ toàn cầu, vị trí vốn được thống trị bởi người phương Tây trong thời gian dài.

Một sinh viên chưa tốt nghiệp người Ấn Độ bay đến Mỹ để nghiên cứu thường nói gì với bạn bè của họ tại sân bay? “Sau này tôi sẽ làm CEO”.

Nghe qua có vẻ như chỉ là câu nói đùa trong lúc tạm biệt, nhưng ẩn chứa trong đó là niềm tin ngày càng tăng mà bất kỳ sinh viên Ấn Độ nào hướng đến Mỹ hoặc thế giới phương Tây ngày nay đều có trong mình, với mong muốn đạt đến đỉnh cao không chỉ ở lĩnh vực học thuật mà còn trong thế giới kinh doanh và công nghệ.

Câu chuyện về những người Ấn Độ hoặc những người Mỹ gốc Ấn trở thành CEO của các công ty Mỹ và toàn cầu đang gây xôn xao với tần suất lớn đến mức nhiều trường kinh doanh và tạp chí thường xuyên phải đặt câu hỏi.

Theo một phân tích năm 2020 của nhóm Boardroom Insiders, khoảng 56 CEO (tương đương 11%) trong danh sách Fortune 500 là người nhập cư.

Họ đến từ 28 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau, nhưng nghiên cứu cho thấy Ấn Độ có nhiều giám đốc điều hành nhất, theo sau là Ý, Anh, Đài Loan, Argentina và Brazil.

Có thể thấy CEO người Ấn xuất hiện trải dài trong nhiều lĩnh vực như ngân hàng, tài chính, tư vấn, y học, dược phẩm, thời trang, may mặc, hậu cần và thậm chí trong bán lẻ. Nhưng nhận thức cao hơn cả vẫn là vị trí lãnh đạo của họ trong thế giới công nghệ toàn cầu, có thể kể ra một vài ví dụ sau:

  • Satya Nadella, Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Giám đốc điều hành Microsoft
  • Sundar Pichai, Tổng giám đốc điều hành Google
  • Shantanu Narayen, Tổng giám đốc điều hành Adobe
  • Arvind Krishna, Tổng giám đốc điều hành IBM
  • Sanjay Mehrotra, Giám đốc điều hành Micron Technology
  • George Kurian, Giám đốc điều hành NetApp
  • Rajeev Suri, cựu Giám đốc điều hành Nokia
  • Parag Agrawal, được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành Twitter thay cho người sáng lập Jack Dorsey vào tháng 11.2021, nhưng ông vừa rời đi sau khi tỉ phú Elon Musk tiếp quản mạng xã hội này.

Công thức bí mật nào đã nâng tầm các CEO gốc Ấn?

Có nhiều ý kiến thắc mắc rằng tại sao hội đồng quản trị của các công ty công nghệ khổng lồ như Microsoft, Google, IBM và Twitter lại chọn người nước ngoài, đặc biệt là người gốc Ấn, thay vì những người Mỹ có trình độ ngang nhau? K

hông có câu trả lời chính xác nào cho câu hỏi vẫn đang được nghiên cứu sâu này, nhưng có khá nhiều lý do hợp lý được tác giả Chidanand Rajghatta liệt kê trong cuốn sách nổi tiếng The Horse That Flew: How India’s Silicon Gurus Spread Their Wings, sau gần 25 nghiên cứu và quan sát.

Phần lớn, Ấn Độ gửi những nhân tài tốt nhất và sáng giá nhất của mình về phía tây. Nước này cũng gửi số lượng sinh viên đến phương Tây nhiều nhất, chỉ sau Trung Quốc.

Sự khác biệt lớn giữa sinh viên Ấn Độ và Trung Quốc là người Ấn Độ quen thuộc và thoải mái hơn với tiếng Anh, với một xã hội cởi mở, các thể chế dân chủ và nền văn hóa tranh luận. Nhiều người trong số họ đã phải trải qua một trong những hệ thống giáo dục cạnh tranh khốc liệt nhất thế giới, có tỷ lệ chấp nhận dưới 2%.

Tuy nhiên, chỉ có 20% CEO gốc Ấn trong danh sách Fortune 500 hiện nay đến Mỹ khi còn là sinh viên, 59% đến bằng con đường xin thị thực làm việc chuyên nghiệp, như vậy phải có những lý do khác nữa. Trên thực tế, không chỉ hệ thống giáo dục có tính cạnh tranh cao, mà chính đặc trưng xã hội Ấn Độ nói chung đã góp phần rất lớn.

R Gopalakrishnan, Giám đốc điều hành Tata Sons, nói trong cuốn sách The Made-in-India Manager rằng: “Không có nước nào khác trên thế giới đào tạo công dân theo cách thức đấu sĩ như Ấn Độ”. Vinod Dham, cha đẻ của Pentium, chip nhớ flash đầu tiên của Intel, từng giải thích điều này như sau: Ở Ấn Độ, xe buýt công cộng không bao giờ dừng lại ở trạm.

Trên xe luôn luôn đầy tràn hành khách. Vì vậy, để lên xe, bạn phải cố gắng chạy thật nhanh, thậm chí đu theo xe và chen lấn để có chỗ.

Sau đó, bạn đến Mỹ, và bạn thấy gì? Xe buýt đến đúng giờ, gần như vắng khách, tài xế còn hạ thấp chân ga cho bạn lên xe. Cuộc đời là những mảnh ghép đặc trưng khác nhau, Ấn Độ đã chuẩn bị cho bạn phần khó khăn nhất để thành công.

Cần cù và tiết kiệm: Đến phương Tây sau một cuộc “tranh đấu” gay go ở quê nhà, người Ấn không lãng phí thời gian để tiến lên các nấc thang kinh tế và xã hội. Nếu đến với tư cách là sinh viên, họ không bao giờ sống vượt quá khả năng chi trả của mình. Tất nhiên, vẫn có những trường hợp ngoại lệ, nhưng đa phần họ hoàn thành công việc nhanh chóng, chi tiêu ít nhất có thể và sẵn sàng lao vào công việc.

Khiêm tốn và xây dựng sự đồng thuận: Bởi vì đã trải qua hoàn cảnh đối đầu gay gắt, các giám đốc điều hành Ấn Độ thường có xu hướng đồng thuận và khiêm tốn. Một lần nữa, vẫn có những trường hợp ngoại lệ như Vishal Garg, nhưng ví dụ nổi tiếng nhất là Satya Nadella, người được cho là đã thay đổi hoàn toàn văn hóa “khó chịu” của Microsoft mà ông thừa hưởng từ Bill Gates và Steve Ballmer. Email đầu tiên của Satya Nadella với tư cách là giám đốc điều hành gửi cho nhân viên Microsoft bắt đầu bằng: “Hôm nay là một ngày rất khiêm tốn đối với tôi”. Ông nói rõ những hành vi hung hăng không còn được hoan nghênh nữa. Không bao giờ được la hét trong các cuộc họp điều hành, không bao giờ thể hiện sự tức giận quá mức đối với nhân viên hoặc các giám đốc khác, không bao giờ viết email giận dữ. Satya Nadella không ngừng nỗ lực để tạo ra môi trường thoải mái hơn. Kết quả từ sự lãnh đạo của ông là gì? Microsoft đã phát triển từ một công ty trị giá 400 tỉ USD khi ông tiếp quản vào năm 2014 lên hơn 2.200 tỉ USD ngày nay.

Xu hướng cực kỳ trung thành: Arvind Krishna gia nhập IBM vào năm 1990 và Satya Nadella gia nhập Microsoft vào năm 1992, cả hai đều là người kỳ cựu suốt ba thập niên trong cùng một công ty. Raj Subramaniam chưa bao giờ làm việc ở bất kỳ nơi nào khác sau khi gia nhập FedEx năm 1992.

Truyền thống gia đình: Trên thực tế, hầu hết CEO gốc Ấn đều xuất thân từ gia đình trung lưu, có cha làm việc trong chính phủ, dịch vụ dân sự, khu vực công hoặc quân đội. Mẹ của họ thường là những người nội trợ dành toàn thời gian và sức lực cho sự thành công của con cái, thấm nhuần các giá trị truyền thống và kỷ luật. Cha của Satya Nadella là sĩ quan, cha của Arvind Krishna nghỉ hưu với tư cách là thiếu tướng, cha của Ajay Banga là trung tướng trong Quân đội Ấn Độ, và cha của Sundar Pichai là kỹ sư tại tập đoàn GEC của Anh. Họ không nghèo, nhưng cũng không quá giàu và có nhiều đặc quyền. Nhưng chắc chắn họ là một phần của tầng lớp tinh hoa trong xã hội Ấn Độ, những người biết rõ con đường đi đến thành công ở phương Tây và đặt nền móng cho con cái họ.

Giấc mơ Mỹ

“Sự nổi lên của các CEO Ấn Độ tại các công ty có trụ sở chính ở Mỹ là điều tái khẳng định mạnh mẽ về nền kinh tế xứng đáng của Mỹ và triển vọng toàn cầu của họ. Mỹ không chỉ cho phép, mà còn tạo điều kiện cho những tài năng xuất sắc nhất vươn lên hàng đầu, không phân biệt chủng tộc hay quốc tịch.

Ngoài ra, đó còn là lời nhắc nhở tuyệt vời về cơ hội mà Mỹ dành cho người nhập cư. Và thực tế là Giấc mơ Mỹ (American Dream) về nền giáo dục tốt, thành công, giàu có và thành tựu luôn dành cho tất cả mọi người”, trích nội dung một bài luận đăng trên tạp chí Forbes.

Không ở đâu mà người Ấn Độ có thể xuất sắc nhiều như ở Mỹ. Bước ra từ quê nhà còn nhiều khó khăn và thiếu thốn điều kiện, người Ấn Độ khi đến Mỹ đã nắm bắt mọi cơ hội bằng cả hai tay.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Những vụ thâu tóm đình đám trong giới công nghệ

Số tiền 44 tỷ USD được Elon Musk đưa ra để mua Twitter hiện đứng thứ ba trong số những thương vụ công nghệ đắt đỏ nhất.

thâu tóm trong giới công nghệ

Microsoft mua Activision Blizzard: 68,7 tỷ USD.

Ngày 18/1, Microsoft công bố đã bỏ ra 68,7 tỷ USD tiền mặt để mua hãng game nổi tiếng Activision Blizzard. Thương vụ dự kiến hoàn tất trong năm tài chính 2023 và là vụ thâu tóm công nghệ lớn nhất hiện nay.

Giới công nghệ nhận định, động thái mới được cho là sẽ giúp Microsoft có thêm lợi thế trong cuộc đua metaverse. Satya Nadella, Chủ tịch kiêm CEO Microsoft, nhận định “game đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của các nền tảng metaverse”.

Activision Blizzard hiện là một trong những hãng game lớn nhất với hơn 10.000 nhân viên khắp thế giới, thu hút 400 triệu người dùng hàng tháng tại 190 quốc gia. Công ty sở hữu nhiều trò chơi đình đám như Warcraft, Diablo, Overwatch, Call of Duty và Candy Crush.

Dell mua EMC: 67 tỷ USD.

Năm 2015, hãng máy tính Dell chi 67 tỷ USD để thâu tóm công ty lưu trữ dữ liệu EMC Corporation.

Dell khi đó cho biết, việc mua EMC là nhằm tăng cạnh tranh ở mảng điện toán đám mây, cũng như thúc đẩy tăng trưởng trong các lĩnh vực chuyển đổi kỹ thuật số, trung tâm dữ liệu phần mềm, hạ tầng liên kết, điện toán đám mây hỗn hợp, di động và bảo mật. Giới phân tích đánh giá thương vụ đến nay đã mang lại một số thành công nhất định cho Dell.

Elon Musk mua Twitter: 44 tỷ USD.

Việc tiếp quản Twitter của tỷ phú Elon Musk trở thành thương vụ thâu tóm lớn thứ ba trong lĩnh vực công nghệ. Thỏa thuận mua bán đã được hội đồng quản trị Twitter thông qua và dự kiến hoàn tất trong năm nay.

Thương vụ sẽ đưa Twitter thành công ty tư nhân, chấm dứt những tuần đầy biến động trong mối quan hệ giữa Elon Musk và Twitter.

Tỷ phú Mỹ sẽ trả 54,2 USD cho mỗi cổ phiếu Twitter, đúng theo đề nghị ban đầu của ông. Tuy nhiên, thỏa thuận vẫn đang chờ sự chấp thuận của các cổ đông và cơ quan quản lý.

Với việc nắm quyền kiểm soát Twitter, Musk có tham vọng biến nơi đây thành nền tảng tự do ngôn luận.

Tuy nhiên, ý định này của ông được cho là có thể làm cản trở nỗ lực của Twitter trong việc kiểm soát các nội dung thù ghét, thông tin sai lệch, quấy rối và có hại trên mạng xã hội.

Avago Technologies mua Broadcom: 37 tỷ USD.

Năm 2015, Avago thâu tóm đối thủ của mình là Broadcom, lấy tên là Broadcom Limited. Thương vụ hoàn tất năm 2016.

Hiện các công nghệ lõi mà hãng sở hữu gồm modem băng thông rộng, CPU SDP và ARM tùy chỉnh, Wi-Fi, Bluetooth, GPS, cảm biến quang… Broadcom là một trong những nhà cung cấp sản phẩm phần mềm bán dẫn và cơ sở hạ tầng lớn nhất ở Mỹ.

AMD mua Xlinix: 35 tỷ USD.

Tháng 10/2020, AMD mua lại công ty bán dẫn Xlinix của Mỹ, chi trả bằng cổ phiếu trị giá 35 tỷ USD. Động thái này giúp AMD tăng sức mạnh trong các sản phẩm trung tâm dữ liệu, cũng như cạnh tranh mạnh mẽ hơn với Intel.

Tuy nhiên, thương vụ vấp phải một số phản đối từ các cơ quan quản lý ở một số quốc gia và đến đầu năm nay mới hoàn tất.

IBM mua Redhat: 34 tỷ USD.

Công ty máy tính IBM công bố mua lại hãng phần mềm mã nguồn mở Red Hat năm 2018.

Sự kết hợp giữa đôi bên giúp IBM tăng cường các giải pháp điện toán đám mây dành cho các doanh nghiệp. Red Hat Enterprise Linux và Red Hat Virtualization – hai dịch vụ chủ đạo của Red Hat hiện là một phần của nền tảng đám mây IBM Cloud.

SoftBank mua ARM: 31 tỷ USD.

Tập đoàn viễn thông đa quốc gia SoftBank mua lại hãng chip ARM năm 2016 với tham vọng phát triển mảng chip xử lý dựa trên kiến trúc độc quyền của hãng này.

Tuy vậy, ARM dưới thời SoftBank không phát triển mạnh mẽ với doanh thu chỉ tăng từ 1,2 tỷ USD lên 1,9 tỷ USD.

Do khó khăn tài chính, SoftBank bắt đầu rao bán ARM. Nvidia, nhà sản xuất GPU lớn nhất thế giới, đã đưa ra lời đề nghị trị giá 40 tỷ USD, con số lớn nhất lịch sử ngành công nghiệp bán dẫn.

Tuy nhiên, vụ sáp nhập thất bại vào tháng 2 và lý do được đưa ra là “những rào cản về quy định ngăn cản sự hoàn thành của giao dịch, bất chấp những nỗ lực và thiện chí của các bên”.

Microsoft mua LinkedIn: 26,2 tỷ USD.

Microsoft thâu tóm LinkedIn từ năm 2016 nhưng đến nay, mạng xã hội nghề nghiệp này vẫn hoạt động tương đối độc lập. Đây là vụ mua lại đắt đỏ thứ hai của “gã khổng lồ phần mềm”, chỉ sau thương vụ Activision Blizzard.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Web3.0 có thể định hình lại thế giới

Khi ý thức về quyền sở hữu, quyền tự chủ đối với quyền riêng tư dữ liệu và danh tính kỹ thuật số ngày càng tăng, thì Web 3.0 dường như là một khái niệm hấp dẫn.

Web3.0 có thể định hình lại thế giới

Kể từ khi World Wide Web (WWW) ra đời vào những năm 1980, internet đã định nghĩa lại cách mọi người sống, làm việc và giải trí.

Ngày nay, internet thậm chí còn tạo ra sức mạnh cho nền kinh tế toàn cầu. Gần 4.000 tỉ giờ là lượng thời gian mà người dùng trên thế giới dành cho điện thoại di động trong năm 2021.

Mặc dù con số này nghe có vẻ không thể tưởng tượng được, nhưng không có gì ngạc nhiên khi chúng ta ngày càng phụ thuộc vào internet, đặc biệt trong thời gian dịch Covid-19 diễn ra.

Theo báo cáo State of Mobile 2022 của nền tảng dữ liệu App Annie, cứ 10 phút thì có 7 người dùng điện thoại cho các ứng dụng xã hội hoặc hình ảnh và video, chứng tỏ sức ảnh hưởng mạnh mẽ của Web 2.0.

Tuy nhiên, cho dù internet và Web 2.0 trở nên gần như không thể thay thế trong thế giới ngày nay, vấn đề xung quanh quyền riêng tư dữ liệu và sự cố hệ thống xuất hiện trong suốt hai thập niên qua đã dẫn đến sự bất bình ngày càng tăng, đặc biệt khi công chúng bắt đầu đặt câu hỏi về cách những gã khổng lồ công nghệ (Big Tech) sử dụng dữ liệu cá nhân của họ.

Web 3.0: tầm nhìn mới cho tương lai hay giấc mơ viển vông?

Theo ông Edward Chen, Giám đốc điều hành nhà cung cấp dịch vụ giao dịch tài sản kỹ thuật số Huobi Singapore, khi quyền riêng tư dữ liệu của công chúng bị Big Tech lạm dụng, yếu tố phân quyền và phi tập trung của Web3.0 đã trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết.

Dù vậy, các xu hướng Web 3.0 nổi bật như mã thông báo không thể thay thế (NFT) và metaverse cũng có rất nhiều vấn đề, bao gồm mối quan tâm về an ninh mạng hoặc sự phụ thuộc tiếp tục vào các hệ sinh thái tập trung.

Điều này đặt ra một câu hỏi rằng: liệu Web 3.0 có thể thực hiện đúng những lời hứa và lý tưởng của nó hay không? Được củng cố bởi công nghệ blockchain, Web 3.0 được định nghĩa là vòng lặp tiếp theo của internet, hứa hẹn về một hệ thống web độc lập, phi tập trung và tự trị hơn.

Một web mà quyền lực được trao lại cho số đông và sự phụ thuộc vào hệ sinh thái tập trung giảm đến mức tối thiểu.

Dữ liệu Web 3.0 sẽ được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu phân tán nên không người dùng nào có toàn quyền kiểm soát. Đồng thời, Web 3.0 còn cho phép người dùng sở hữu dữ liệu của họ, bỏ qua bất kỳ bên trung gian nào cho mỗi phần dữ liệu được tạo ra.

Blockchain còn có tính bất biến, dữ liệu được nhập vào là không thể thay đổi và được ghi lại vĩnh viễn, giúp loại bỏ rủi ro về việc dữ liệu bị giả mạo, bị tấn công, bị gian lận.

Người dùng cũng có thể xem dữ liệu trên chuỗi công khai, điều này phá vỡ thế độc quyền của các nhà cung cấp bên thứ ba, các walled garden (khu vườn có tường bao quanh), thuật ngữ đề cập đến môi trường duyệt web độc quyền nơi người dùng bị giới hạn trong một số quy định công nghệ và dịch vụ nhất định, đồng thời tạo ra khả năng vô hạn cho người dùng kiếm tiền từ dữ liệu của họ.

Ngoài tính minh bạch và tính bất biến, công nghệ Web 3.0 dựa trên blockchain còn mang lại cho người dùng cảm giác sở hữu tốt hơn. Ví dụ, việc mua token hoặc tiền điện tử có thể cho phép người dùng có “cổ phần” (stake) trong mạng (network) hoặc trong giao thức truyền thông (protocol).

Chỉ cần sở hữu mã thông báo, người dùng sẽ có thể bỏ phiếu cho những quyết định liên quan đến giao thức. Nhờ vào cách này, người dùng có thể tham gia vào những dự án mà họ tin tưởng.

Web 3.0 liệu có phải chỉ là từ ngữ “tiếp thị thông dụng”?

Khi sự quan tâm đối với tiền điện tử và blockchain ngày càng tăng, Web 3.0 cũng bắt đầu nhận được sức hút lớn hơn trong cộng đồng.

Những người ủng hộ Web 3.0 ca ngợi nó là tương lai của internet. Trong khi đó, những người hoài nghi lại coi Web 3.0 không hơn gì một “từ tiếp thị thông dụng”.

Bất chấp quan điểm khác nhau, Web 3.0 và các công nghệ liên quan chắc chắn đã chứng kiến ​​nhiều trường hợp ứng dụng xuất hiện kể từ khi thuật ngữ này được nhà báo John Markoff của New York Times đưa ra lần đầu tiên vào năm 2006, và được phổ biến bởi đồng sáng lập Ethereum Gavin Wood. Có lẽ trường hợp sử dụng phổ biến nhất của Web 3.0 là trong lĩnh vực tiền điện tử và NFT.

Tuy nhiên, tiện ích của Web 3.0, hay nói mở rộng hơn là blockchain, vượt xa các loại tiền điện tử đơn thuần. Có thể thấy rõ điều này thông qua ứng dụng phi tập trung (dApps) có sẵn cho tài chính, nghệ thuật, sưu tầm và game, hoặc có thể nhìn vào cách những người sáng tạo nội dung kiếm tiền thông qua NFT.

Một khái niệm khắc gắn bó chặt chẽ với Web 3.0 là metaverse. Mặc dù phần lớn những gì đang xảy ra với metaverse cho đến nay chỉ giới hạn trong một số ngành công nghiệp thích hợp như NFT và GameFi.

Nhưng metaverse đã liên tục phát triển, nhận được sự quan tâm ngày càng tăng của các tác nhân chính, những công ty lớn muốn có phần trong sự phát triển đầy hứa hẹn này.

Không gian tài chính truyền thống cũng chứng kiến ​​sự thay đổi khi tài chính phi tập trung (DeFi) nổi lên. Bằng chứng là tổng giá trị bị khóa (total value locked – TVL) trong giao thức hợp đồng thông minh của DeFi tăng 1.200% chỉ trong năm 2021.

Là thành phần cốt lõi của Web 3.0, DeFi cho phép việc thực hiện giao dịch tài chính trong thế giới thực trên blockchain dễ dàng hơn, đồng thời mang lại khả năng bao quát về mặt tài chính cho những người vốn không quá quan tâm đến hệ sinh thái tài chính truyền thống.

Big Tech và Blockchain: động lực giữa Web 2.0 và Web 3.0

Bất chấp tiềm năng trong việc vượt qua hệ sinh thái walled garden và đưa “quyền lực” trở về tay người dùng, Web 3.0 gặp phải không ít chỉ trích.

Ví dụ, quyền sở hữu của nhiều mạng blockchain trên thực tế là không công bằng trong việc phân phối, hoặc nhiều giao thức trong số này coi quyền sở hữu tập trung nằm ở phía những người tham gia sớm hoặc được hỗ trợ bởi các khoản đầu tư mạo hiểm, nghĩa là trên thực tế quyền lực có khả năng vẫn nằm trong tay một số ít.

Ngoài ra, việc những hãng công nghệ khổng lồ như Meta và Microsoft tham gia vào cuộc cạnh tranh Web 3.0 cũng làm dấy lên lo ngại rằng Web 3.0 chỉ đơn giản là một walled garden khác.

Tóm lại, giống như cách Web 2.0 được xây dựng dựa trên nền tảng Web 1.0, chúng ta có thể thấy Web 3.0 cũng đang được xây dựng dựa trên những lần lặp lại trước đó của internet.

Web 3.0 sẽ tiếp tục phát triển và định hình lại thế giới như thế nào vẫn là điều đang được quan sát. Tuy nhiên, điều chắc chắn là số đông sẽ có tiếng nói lớn hơn trong việc xây dựng Web 3.0 vì tương lai của internet là phi tập trung.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

5 xu hướng công nghệ sẽ khởi sắc trong năm 2022

Metaverse, NFT, robot, mạng 6G và xe điện được cho là những sản phẩm, dịch vụ công nghệ sẽ trở thành xu hướng nổi bật của năm 2022.

5 xu hướng công nghệ sẽ khởi sắc trong năm 2022

Cuộc đua vào vũ trụ ảo Metaverse.

Meta (công ty mẹ của Facebook) đã tạo ra tiếng vang lớn với sự đột phá vào metaverse (vũ trụ ảo) – một không gian chia sẻ, nơi mọi người có thể dạo chơi trong vũ trụ nhờ công nghệ thực tế ảo (VR).

Theo dự đoán, năm 2022 sẽ là một cuộc đua vào vũ trụ ảo khi các hãng công nghệ lớn tranh giành từng “miếng bánh” thị phần của một thị trường mới nổi.

Google, Microsoft và Apple có thể sẽ giới thiệu những thiết bị phần cứng (chẳng hạn như tai nghe, kính thực tế ảo) và hệ điều hành của riêng họ cho metaverse, giống như các thiết bị tương tự hiện nay dành cho máy tính và điện thoại thông minh.

Không chỉ các “ông lớn” công nghệ, trong những năm gần đây, triển lãm CES đã trở thành sân chơi cho các công ty khởi nghiệp mong muốn tạo được dấu ấn trên vũ trụ ảo.

Tuy nhiên, có một rào cản mà bất kỳ công ty nào trong ngành công nghiệp này cũng sẽ cần phải giải quyết, đó là phải đảm bảo các chương trình hỗ trợ metaverse hoạt động tốt trên nhiều nền tảng khác nhau.

Đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy các doanh nghiệp hướng tới công nghệ thực tế ảo để giới thiệu sản phẩm, đào tạo và hội họp. Tuy nhiên, khi công nghệ tiêu dùng bắt kịp, metaverse sẽ lan ra khỏi nơi làm việc và được ứng dụng rộng rãi vào cuộc sống hằng ngày.

Các nền tảng NFT bùng nổ.

xu hướng công nghệ năm 2022

NFT (viết tắt của Non-Fungible Token, tạm dịch là “tài sản không thể thay thế”) là một đơn vị dữ liệu trên sổ cái kỹ thuật số blockchain. Nói một cách dễ hiểu, nó là một loại tài sản số hiện diện trên một chuỗi khối (blockchain).

Tài sản có thể trực tuyến, ví dụ bất động sản ảo trong thế giới kỹ thuật số hoặc thiết bị đặc biệt trong trò chơi điện tử. Hoặc tài sản cũng có thể là thực: bất động sản, một bức tranh, hoặc một chỗ ngồi trong buổi hòa nhạc.

NFT cũng có thể là một dạng kết hợp, ví dụ quyền quyết định ai có thể thuê phòng trong một không gian sống hợp tác.

Một thẻ bóng chày, quả bóng đầu tiên của Ronaldo, một chiếc ô tô cổ hoặc một khu đất ở trung tâm London. Tất cả đều có thể được chuyển thành NFT.

Vào năm 2022, chúng ta có thể thấy NFT ở khắp mọi nơi; điều này bao gồm trong phim, chương trình truyền hình, sách… NFT là một phần của nền kinh tế kỹ thuật số và đang trở thành xu hướng.

Chúng cho phép mọi người sở hữu thứ gì đó, ví dụ như một tác phẩm nghệ thuật hoặc một nhân vật.

Nền kinh tế kỹ thuật số này được tạo thành từ nhiều thị trường trực tuyến, bao gồm ngành công nghiệp trò chơi, bất động sản và thậm chí cả các nền tảng mạng xã hội.

Tự động hóa trở nên phổ biến.

Chúng ta kỳ vọng sẽ thấy việc sử dụng robot ngày càng nhiều trong cuộc sống hằng ngày kể từ năm 2022. Robot sẽ xuất hiện trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, nông nghiệp, ô tô, kho bãi và quản lý chuỗi cung ứng. Chúng ta sẽ thấy nhiều lĩnh vực tự động hóa dựa trên robot tiếp tục được phát triển.

Đại dịch Covid-19 đã đưa ra cả vấn đề và cơ hội cho các công ty chế tạo robot trong ngành logistics và siêu thị. Những căng thẳng không mong muốn về hệ thống cung ứng và tình trạng thiếu hụt sản phẩm đã làm nổi bật nhu cầu về hiệu quả chuỗi cung ứng tốt hơn.

Rõ ràng là robot và tự động hóa cung cấp một phương tiện an toàn cho các doanh nghiệp, giúp nhân viên của họ thực hiện tốt yêu cầu giãn cách xã hội nhưng vẫn cho phép duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Việc sử dụng robot trong quy trình giúp các hoạt động được thực hiện lặp đi lặp lại một cách hoàn toàn tự động. Chúng ta có thể hy vọng tự động hóa sẽ trở thành một công nghệ tiêu chuẩn cho doanh nghiệp vào năm 2022.

Xe điện là xu thế chủ đạo.

Xe điện có lẽ không phải là điều gì hoàn toàn mới mẻ đối với đa số chúng ta. Tuy nhiên, đây là một trong những công nghệ được dự đoán sẽ trở thành xu thế chủ đạo kể từ năm 2022.

Xe điện sẽ chuyển từ một sản phẩm xa xỉ sang một lựa chọn tiêu chuẩn của khách hàng, nhất là với những người đang sống ở các thành phố có cơ sở hạ tầng hỗ trợ sạc xe điện.

Hàng loạt mẫu xe điện đến từ những tên tuổi lớn trong ngành ô tô như Ford, General Motors, Mercedes-Benz, Volkswagen… sẽ giúp người tiêu dùng tiếp cận dễ dàng hơn, với mức giá phải chăng hơn. Công ty dẫn đầu thị trường xe điện Tesla sẽ tiếp tục mở rộng và các công ty khởi nghiệp cũng sẽ bước vào cuộc cạnh tranh.

Người dùng có thể lựa chọn các loại xe điện phong phú, từ dòng sedan truyền thống cho đến dòng bán tải, từ xe lai giữa xăng và điện cho đến xe chạy hoàn toàn bằng điện. Dù nhu cầu của bạn là gì, năm 2022 có thể sẽ mang đến một chiếc xe điện phù hợp với bạn.

Mở rộng mạng 5G, phát triển mạng 6G.

Khi mô hình làm việc từ xa (WFH – Work From Home) trở nên phổ biến, nhất là trong tình hình dịch bệnh Covid-19, độ tin cậy của Internet trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Internet vạn vật (IoT) làm cho Internet trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta.

Theo dự báo, sẽ có gần 60% dân số toàn cầu sử dụng Internet vào năm 2022. Khi đó, người dùng Internet dự kiến sẽ tiêu thụ 4,8 zettabyte dữ liệu mỗi năm, gấp 11 lần lưu lượng IP được tạo ra vào năm 2012, với 437 exabyte.

Cho đến nay, mặc dù mạng 5G có thể vẫn đang ở giai đoạn triển khai, nhưng chúng ta đã thấy nhiều hãng tập trung nghiên cứu phát triển mạng 6G.

Thế hệ mạng di động thứ 6 hướng tới mục tiêu kết nối trong phạm vi đa không gian. Các cường quốc công nghệ như Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước châu Âu không ngại chi mạnh để vươn lên dẫn đầu trong cuộc đua 6G.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Các hãng công nghệ lớn trước nguy cơ thoái trào

Một số chuyên gia nhận định các công ty Big Tech như Facebook, Google, Alibaba… đang bước vào giai đoạn xuống dốc.

Các hãng công nghệ lớn trước nguy cơ thoái trào

“Cần thận trọng khi tiếp cận những công ty như Meta và Alphabet, bởi họ đang ở giai đoạn ‘xế chiều’. Tất cả đều đáng hứng chịu nhiều vấn đề”, Viktor Shvets, Giám đốc chiến lược toàn cầu và châu Á của tập đoàn tài chính Macquarie Capital, khuyến cáo. Ông cũng đề cập tình trạng tương tự với Apple và Alibaba.

Theo Shvets, các vấn đề cản trở những tập đoàn này tiếp tục tiến xa bao gồm áp lực chính trị, kinh tế và công nghệ mới nổi. “Hãy cẩn thận với các nền tảng kỹ thuật số lớn, nhưng vẫn còn nhiều cơ hội làm giàu trong phần còn lại của thế giới công nghệ”, ông nói.

Canh bạc công nghệ.

Hàng loạt tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ và Trung Quốc đã phải đối mặt với sự kiểm soát gắt gao từ giới chức những năm gần đây.

Chính phủ Trung Quốc năm ngoái trấn áp nhiều công ty công nghệ, áp dụng đạo luật mới trong các lĩnh vực như chống độc quyền và bảo vệ dữ liệu. Cổ phiếu của Tencent, Alibaba và Didi đã bị bán tháo hồi năm ngoái khi những tập đoàn này lọt vào tầm ngắm.

Tại Mỹ, Tổng thống Joe Biden năm ngoái cũng ký sắc lệnh hành pháp nhằm hạn chế những hành vi phản cạnh tranh của Big Tech.

Ngoài áp lực từ cơ quan quản lý, Shvets cho rằng một lý do quan trọng hơn là thế giới đang dần chuyển dịch từ công nghệ thế hệ hai sang thế hệ ba. Câu hỏi là ai sẽ sống sót qua đợt chuyển dịch quy mô lớn này.

“Bài học cho thấy chỉ một vài công ty đủ sức tồn tại sau quá trình này. Microsoft là tập đoàn công nghệ duy nhất thành công khi chuyển từ thế hệ một sang thế hệ hai.

Gần như không ai khác làm được điều đó. Hiện chưa rõ nền tảng kỹ thuật số nào có cơ hội và đủ năng lực, dù là Meta, Google hay Alibaba“, ông nói.

Shvets không nêu chi tiết đợt chuyển dịch thế hệ ba sẽ đi kèm những công nghệ gì. Tuy nhiên, sức hút liên quan tới các xu hướng như metaverse, blockchain, Web 3.0… đã bắt đầu nóng lên từ cuối năm ngoái.

Meta, Apple, Microsoft và Google đều đang nỗ lực thúc đẩy quá trình tung ra sản phẩm phần cứng và dịch vụ liên quan tới vũ trụ ảo metaverse.

Tuy nhiên, các tập đoàn Big Tech được cho là quá lớn và chậm chuyển mình hơn so với các công ty mới nổi trong việc tận dụng cơ hội và đón nhận xu hướng mới.

Một sự thực đang diễn ra ở Thung lũng Sillicon là các công ty công nghệ lớn gặp khó khăn trong việc giữ chân hoặc thu hút nhân tài.

Theo New York Times, gày càng nhiều các giám đốc điều hành và nhà phát triển cấp cao rời công ty có tên tuổi để chuyển sang các doanh nghiệp nhỏ hơn về tiền điện tử và dự án công nghệ phi tập trung khác.

Sự cạnh tranh dữ dội ở Trung Quốc.

Trong khi đó, các tập đoàn công nghệ lớn của Trung Quốc chịu áp lực quản lý rất lớn, đi kèm là sức cạnh tranh từ hàng loạt đối thủ hùng mạnh, theo Roderick Snell, Giám đốc đầu tư ở công ty quản lý Baillie Gifford.

“Vấn đề lớn nhất với các tập đoàn công nghệ như Alibaba hay Tencent luôn là thị trường cạnh tranh dữ dội trong những lĩnh vực mới nổi.

Tencent đã mất 40% thị phần quảng cáo trên mạng xã hội vào tay đối thủ trong 3-4 năm qua. Đó là lo ngại lớn nhất, khi ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh”, ông nói.

Điệp Anh (theo CNBC)

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Xu hướng: 5 công nghệ của ngành ngân hàng năm 2022

Bước sang năm 2022, những công nghệ ngân hàng nổi lên sẽ gồm chatbot, máy học, thanh toán P2P, khởi tạo khoản vay số.

Xu hướng: 5 công nghệ của ngành ngân hàng năm 2022
Getty Images

Quan sát từ Fintech Snark Tank: Dành cho những độc giả cảm thấy lạ lẫm với Fintech Snark Tank, đây là danh sách đăng ký thường niên theo hướng Deep Throat để xếp hạng công nghệ ngân hàng.

Thuật ngữ này từ bộ phim All The President’s Men, hai nhân vật Woodward và Bernstein gặp người cung cấp thông tin được gọi là “Deep Throat” tại bãi đậu xe. Người đó đã nói họ nên “theo dấu đồng tiền”.

Những công nghệ thực sự nóng nhất trong lĩnh vực ngân hàng chính là những lĩnh vực mà tổ chức tài chính đầu tư vào, không nhất thiết phải là thứ các nhà phân tích thảo luận.

Vào cuối năm 2015, Cornerstone Advisors đã làm khảo sát các tổ chức tài chính để tìm ra công nghệ ngân hàng sẽ như thế nào trong nhiều năm tiếp theo.

Nghiên cứu The What’s Going On in Banking (Tình hình của Lĩnh vực Ngân hàng) 2022 hé lộ một vài quá trình chuyển đổi công nghệ tập trung vào trong những năm tới.

Những công nghệ thu hút nhất trong lĩnh vực ngân hàng.

Danh sách tốp 5 năm 2020 và 2021 phản ánh sự thay đổi nhỏ từ những ưu tiên qua từng năm, khi bao gồm cùng loại công nghệ trong danh sách của cả hai năm, nhưng chỉ có đôi khác biệt về thứ tự.

Với năm 2022, danh sách bổ sung thêm ba công nghệ mới là chatbot (robot trò chuyện tự động), máy học và hệ thống khởi tạo khoản vay số.

Ảnh: Cornerstone Advisors

Mở tài khoản số.

Bước sang năm 2022, vậy tại sao lĩnh vực này lại mất nhiều thời gian để tiến hành mở tài khoản số đến như vậy? Quá trình này phải được thực hiện nhiều năm trước đó, vì đây không phải là khoa học tên lửa.

Theo Alex Johnson, giám đốc Fintech Research tại Cornerstone Advisors và tác giả của bản tin email Fintech Takes: “Các tổ chức tài chính đặt quá nhiều tầm quan trọng vào mở tài khoản số, như thể đem lại một trải nghiệm tốt sẽ thu hút khách hàng bằng một cách nào đó. Đây là điều vô lý. Đặt một lớp sơn mới ở phía trước cửa hàng mỗi năm sẽ không nâng doanh thu lên, nếu khách hàng không thích sản phẩm bạn đang bán”.

Chatbot: Công nghệ mỗi ngân hàng nên có.

Hướng đến năm 2022, một trong bốn kế hoạch được những tổ chức tài chính đầu tư hoặc triển khai là chatbot. Đến nay, chỉ có 18% ngân hàng và tổ chức tín dụng đã đầu tư vào chatbot.

Việc này mất khá nhiều thời gian, tuy vậy, ngành công nghiệp đang tiến gần đến hiện thực hóa hay nói vĩ mô hơn là AI trò chuyện đã trở thành một yếu tố cạnh tranh thiết yếu. Dưới đây là ba yêu cầu tác động đến nhu cầu dành cho chatbot:

Chất lượng quy trình. Tỷ lệ từ bỏ ứng dụng sản phẩm số trong lĩnh vực ngân hàng đang ở mức rất cao. Còn rắc rối hơn là chỉ có số ít những tổ chức theo kịp với việc ứng dụng trong kinh doanh hiện nay. Đây là điều không thể chấp nhận được. Ngân hàng cần phải đưa chatbot thành yếu tố quan trọng cho quy trình kinh doanh (như mở tài khoản số), không chỉ đơn thuần như công cụ tạo doanh thu và dịch vụ.

Dữ liệu. Nỗ lực mã hóa và lưu trữ dữ liệu được thu thập từ tương tác với con người, kể cả dữ liệu từ nhấp chuột vẫn chưa hoàn thiện, nên những ứng dụng khác không thể truy cập vào để có thể hưởng lợi từ dữ liệu và khó phân tích. Dữ liệu thu thập từ tương tác của chatbot có thể khắc phục những vấn đề này. Các ngân hàng cần phải xem chatbot là một phần trong chiến lược quản lý dữ liệu, không chỉ về doanh thu và dịch vụ.

Cá nhân hóa. Rất nhiều ngân hàng cho rằng quá trình cá nhân hóa là tin nhắn được cá nhân hóa. Ngân hàng số nắm rõ một quá trình cá nhân hóa tốt đòi hỏi cuộc trò chuyện được cá nhân hóa. Họ vẫn gặp khó khăn, tuy vậy, với thu về dữ liệu để đem lại cá nhân hóa tốt và mở ra cơ hội cá nhân hóa cuộc trò chuyện.

Chú ý vào công nghệ máy học (Machine Learning).

Chúng ta nghe rất nhiều về trí tuệ nhân tạo (AI), cụ thể hơn là máy học sẽ chuyển đổi ngành ngân hàng. Đến nay, chỉ có số ít tổ chức tài chính tầm trung, 12% ngân hàng và tổ chức tín dụng triển khai những loại công nghệ này.

Tuy vậy, mọi thứ đang thay đổi. Một trong bốn kỳ vọng mà ngân hàng và tổ chức tín dụng đầu tư là công cụ máy học và các loại công nghệ trong năm 2022. Hai trường hợp sau tác động đến sự gia tăng này:

Mô hình hóa tín dụng. Theo một nghiên cứu từ Cornerstone Advisors vào năm 2022 phát hiện, 20% tổ chức tài chính với hơn 1 tỉ USD tài khoản có kế hoạch đầu tư đáng kể hoặc tham gia vào đối tác chiến lược cho mô hình tín dụng mới và công cụ đưa ra quyết định tiên tiến.

Gian lận và rủi ro quản lý. Trong nghiên cứu của Cornerstone năm 2022, tỷ lệ ngân hàng và ban điều hành tổ chức tín dụng đưa ra tình trạng gian lận, rủi ro và mối lo ngại về an ninh mạng đã tăng vọt so với năm 2021. Nhiều công ty đang hướng đến công cụ máy học và công nghệ hỗ trợ kiểm soát những rủi ro này.

Vậy điều gì đã kiềm chân ngân hàng lại? Theo lý giải từ McKinsey:

“Mô hình máy học gia tăng một vài yếu tố về mặt rủi ro. Nhiều ngân hàng đã kiểm tra framework (khung phần mềm) và cách thực hiện để đánh giá và giảm thiểu rủi ro liên quan đến mô hình truyền thống. Song lại thường không đủ trong việc giải quyết những rủi ro về mô hình máy học”.

Những công cụ và ứng dụng từ những công ty như Zest.ai và ComplyAdvantage đang giúp cho ngân hàng giải quyết khó khăn trên, đưa máy học vào tốp 5 công nghệ trong năm 2022.

Thanh toán P2P (mạng ngang hàng)Thúc đẩy làn sóng thanh toán nhanh hơn.

Mặc dù chỉ 15% tổ chức tài chính triển khai thanh toán theo thời gian thực, nhưng 28% tổ chức dự kiến ra mắt vào năm 2022, cùng với 26% tổ chức khác vào năm 2023.

Hình thức thanh toán P2P là ứng dụng hàng đầu cho chương trình thanh toán nhanh hơn của các tổ chức tài chính.

Tiềm năng để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi thanh toán P2P từ việc ra mắt CHUCK™, một mạng mở cho thanh toán tức thời từ tập đoàn ngân hàng Alloy Labs Alliance. Hệ thống mạng này sẽ giúp khách hàng:

“Chuyển tiền từ ứng dụng ngân hàng (trên máy tính hoặc điện thoại) và cho phép người nhận lựa chọn số tiền đưa đến đâu, gồm một vài mạng lưới thanh toán nổi tiếng.

Hiện nay, các tổ chức tài chính đưa ra lựa chọn về khả năng thanh toán tức thời và không phải sử dụng mạng đóng hạn chế và tốn kém”.

Mạng lưới mới được tích hợp vào ứng dụng ngân hàng di động của nền tảng ngân hàng sẽ giảm nhu cầu của khách hàng về chuyển tiền giữa các ứng dụng hay đăng nhập vào tài khoản ngân hàng để kiểm tra số dư chỉ dành cho chuyển tiền từ ứng dụng khác.

Khởi tạo khoản vay sốMuộn còn hơn không.

Vào tháng 5.2018, Daryl Jones, giám đốc cấp cao của Cornerstone Advisors đã viết:

“Vay vốn số là tương lai, và khả năng nắm bắt hiệu quả và hỗ trợ người vay thông qua quy trình vay vốn là điều quan trọng.

Tuy vậy, động lực của ngân hàng và tổ chức tín dụng trong việc chuyển đổi sang những nền tảng này lại không vững chắc như nhiều người nghĩ”.

Với số lượng giao dịch ký gửi tăng lên, ngành ngân hàng một lần nữa chuyển sự tập trung sang vay vốn. Hệ thống khởi tạo khoản vay số đã lọt vào tốp 5 trong danh sách này. Một tin tốt dành cho những công ty công nghệ như Numerated, Blend và Boss Insights.

Biên dịch: Minh Tuấn

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Forbes

Lý do con người trong Metaverse không có chân

Các hình đại diện trong Metaverse thường không có chân do công nghệ thực tế ảo chưa có thiết bị phù hợp để mô phỏng bộ phận này.

Làn sóng metaverse đang được nhiều công ty công nghệ lớn như Microsoft, Facebook (đã đổi tên thành Meta) dẫn dắt. Tuy nhiên, điểm chung trong nhiều nền tảng vũ trụ ảo lớn là những hình ảnh nhân vật (avatar) đều không có chân.

Vì sao nhân vật game không bao giờ thiếu chân, mà avatar của các hãng lớn lại không có? Cây bút Ivan Mehta của TNW cho rằng có vài cách để giải thích câu hỏi này.

Thiếu bộ cảm biến cho phần chân.

Những nhân vật trong thế giới ảo xây dựng bởi các ông lớn công nghệ có một điểm chung là chỉ bao gồm phần thân trên trôi lơ lửng.

Mặt khác, những hình động trong trò chơi nhập vai hiện nay đều có chân đầy đủ. Vấn đề đặt ra là liệu công nghệ thêm chân vào avatar đại diện cho con người thật có phức tạp đến vậy hay không?

Để làm được điều này, các hãng công nghệ phải thực hiện rất nhiều nghiên cứu trên công nghệ cảm biến. Trong khi đó, trải nghiệm trong thế giới ảo hiện vẫn đang bị giới hạn trong những bộ kính VR hoặc thiết bị tay cầm.

Những cảm biến hay bộ điều khiển cầm tay hay cảm biến cho bộ phận chân lại khó tìm thấy trên thị trường hiện nay. Do đó, chuyển động chân của người dùng sẽ rất khó có thể nhận diện và mô phỏng trong môi trường ảo.

Một giải pháp được đề ra là sử dụng camera trên thiết bị để ghi lại hình ảnh phần thân dưới. Gijs den Butter, Giám đốc điều hành công ty chuyên sản xuất thiết bị VR/AR SenseGlove, cho biết các máy ảnh này vẫn chưa thể nắm bắt toàn bộ chuyển động chân của con người.

“Rất khó để nhận diện các chuyển động thân dưới chỉ với một bộ kính thực tế ảo. Phần bụng của người dùng có thể sẽ cản trở bộ nhạy sáng của camera chiếu xuống phần thân dưới để phát hiện và mô tả chúng một cách chính xác”, ông Gijs den Butter giải thích.

Người dùng cũng có thể gắn thêm một bộ cảm biến ở dưới chân. Nhưng Butter cho rằng điều này lại phát sinh thêm một thiết bị ngoại vi cồng kềnh trong bộ thiết bị VR.

Mô phỏng sai chiều cao thực.

Metaverse đang hướng đến mô phỏng con người thật của người dùng trong một thiết lập ảo. Do đó, việc thể hiện sai chiều cao của con người sẽ gây nên nhiều phản ứng tiêu cực, theo Dr.Rolf Illenberger, Giám đốc điều hành công ty chuyên phát triển nền tảng VR cho doanh nghiệp VRdirect.

“Trong thế giới thực tế ảo, ‘chiều cao vật lý’ của một avatar rất khác so với ngoài đời. Chúng ta sẽ có cảm giác các avatar này thấp bé hoặc cao bất thường. Đây chính là lý do các nền tảng này hiện chưa phát triển bộ phận chân cho các hình đại diện”, ông cho biết.

Vị CEO cũng chỉ ra rằng nếu nhìn xuống phần thân dưới, người dùng sẽ thấy giữa mặt và chân có một khoảng cách nhất định.

Tuy nhiên, nếu metaverse không tái tạo được điều này trong môi trường ảo, người dùng sẽ cảm thấy khó chịu, thậm chí là có phần kinh dị. Vì thế, các hãng công nghệ sẽ không phát triển phần chân nếu chưa có cảm biến nào thích hợp để thực hiện điều này.

Theo cây bút Ivan Mehta, siêu vũ trụ ảo hiện vẫn còn nhiều giới hạn trong trải nghiệm của người dùng. Trong đó, với các chuyển động, các avatar chỉ mới đơn giản là di chuyển từ điểm này sang điểm khác. CEO của SenseGlove kỳ vọng sẽ sớm có các thiết bị hỗ trợ nhận diện chuyển động chân tại nhà.

“Trong tương lai, khi khi chuyển động thực trở thành một tiêu chuẩn trong metaverse, avatar đại diện của chúng ta chắc chắn sẽ có chân”, ông nhận định.

Trả lời phỏng vấn The Next Web, Microsoft cũng đồng ý với quan điểm này. Đại diện Microsoft cho biết hãng đang tiếp tục phát triển avatar đại diện để tái tạo hoàn chỉnh các bộ phận của cơ thể người.

“Hiện các thiết lập thế giới thực tế ảo chưa có bộ cảm biến cho đôi chân. Điều này khiến các avatar hoạt động cứng đờ như những con rối và khó có thể chuyển động chính xác phần thân dưới”, đại diện Microsoft chia sẻ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Công nghệ đang định hình lại ngành bán lẻ Việt Nam

Ngành bán lẻ Việt Nam đang được định lại qua công nghệ đám mây và AI để giúp đáp ứng các sở thích mua sắm bền vững và dịch chuyển của người tiêu dùng.

Công nghệ đang định hình lại ngành bán lẻ Việt Nam

“Sở thích ngày càng tăng của người tiêu dùng đối với tính bền vững và hành trình mua sắm được chia nhỏ trên nhiều điểm tiếp xúc kỹ thuật số, vật lý và thiết bị di động”.

Đó là một trong những kết luận của một nghiên cứu gần đây của Viện IBM về Giá trị Doanh nghiệp (IBV) và Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia.

Nghiên cứu “Người tiêu dùng muốn là tất cả” đã khảo sát trên 19.000 người tiêu dùng tại 28 quốc gia về thói quen mua sắm, cách tiêu dùng, các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn thương hiệu và sản phẩm cũng như mức độ sẵn sàng thay đổi hành vi dựa trên các giá trị và niềm tin cá nhân.

Mặc dù báo cáo này áp dụng cho tất cả các mặt hàng đóng gói dành cho người tiêu dùng, nhưng nó cung cấp những thông tin chi tiết liên quan đến ngành thực phẩm và đồ uống. Nhìn chung, báo cáo có hai điểm chính:

Hành vi mua sắm của người tiêu dùng đã thay đổi.

Mua sắm kết hợp – kết hợp các kênh vật lý và kỹ thuật số trong hành trình mua sắm – đang gia tăng khi thói quen mua sắm mà người tiêu dùng chấp nhận không cần thiết trong đại dịch Covid-19 đang trở thành thông lệ.

Các nhà bán lẻ phải trở nên nhanh nhẹn hơn để đáp ứng khách hàng ở bất kỳ đâu, tích hợp trải nghiệm kỹ thuật số và trải nghiệm tại cửa hàng.

72% người được hỏi nói rằng họ sử dụng cửa hàng như một phần hoặc toàn bộ phương thức mua hàng chính của họ.

Những lý do hàng đầu mà người được hỏi chọn ghé thăm cửa hàng bao gồm sờ và cảm nhận sản phẩm trước khi mua (50%), chọn và chọn sản phẩm của chính họ (47%) và nhận sản phẩm ngay lập tức (43%), mặc dù người mua sắm tại cửa hàng là gì tìm kiếm thay đổi theo danh mục sản phẩm.

27% người được hỏi cho biết phương pháp mua sắm kết hợp là lựa chọn của họ và người tiêu dùng Thế hệ Z được khảo sát có nhiều khả năng trở thành “người mua sắm lai” so với các nhóm tuổi khác.

Tính bền vững ngày càng trở nên quan trọng đối với các quyết định mua hàng.

Người tiêu dùng có mục đích, lựa chọn sản phẩm / thương hiệu dựa trên các giá trị của họ như tính bền vững, hiện là phân khúc người tiêu dùng lớn nhất được khảo sát (44%).

62% người được hỏi sẵn sàng thay đổi thói quen mua hàng để giảm tác động đến môi trường, tăng so với mức 57% của hai năm trước.

Một nửa số người được hỏi nói rằng họ sẵn sàng trả phí bảo hiểm cho sự bền vững – mức phí bảo hiểm trung bình là 70%. Con số này cao gấp đôi so với mức phí bảo hiểm từ năm 2020.

Tuy nhiên, có một khoảng cách giữa ý định và hành động – chỉ 31% người được hỏi nói rằng các sản phẩm bền vững tạo nên phần lớn hoặc tất cả lần mua cuối cùng của họ.

Bà Phạm Thị Thu Diệp, Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Công nghệ IBM chia sẻ: “Ở Việt Nam, đại dịch chắc chắn cũng đã thúc đẩy nhiều hành vi kỹ thuật số và khuyến khích việc áp dụng nhiều hơn thương mại điện tử và các kênh mua hàng trực tuyến.

Những nỗ lực đa kênh vẫn quan trọng hơn bao giờ hết và những nỗ lực không có hệ thống dữ liệu chính xác tại chỗ sẽ gặp bất lợi”.

Bà Diệp cho rằng, các nhà bán lẻ cần phải thay đổi cách tiếp cận và nhanh chóng nhận ra rằng công nghệ như AI, đám mây lai và blockchain có thể giúp xác định nhu cầu thực tế sẽ như thế nào và liệu có sẵn chuỗi cung ứng chính xác để thúc đẩy thực hiện đáp ứng nhu cầu đó hay không, thậm chí khi nhu cầu tiếp tục thay đổi.

Còn theo ông Luq Niazi, Giám đốc Toàn cầu của IBM Consumer Industries: “Càng ngày, việc các thương hiệu bán lẻ phải chứng minh những lựa chọn và lựa chọn bền vững trong từng bước trong trải nghiệm của khách hàng.

Đồng thời, mua sắm kết hợp đã chiếm vị trí trong hầu hết các danh mục, đặc biệt là hàng gia dụng và quần áo; và trong khi các cửa hàng tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong hàng tạp hóa, mua sắm kết hợp cũng đang phát triển trong các danh mục này”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | Theo The Leader

Ưu tiên hàng đầu của các CIO năm 2022: Nền tảng công nghệ

Những CIO hàng đầu nước Mỹ cho rằng một vài lĩnh vực cần được chú ý nhiều hơn trong năm 2022, gồm công nghệ làm hài lòng khách hàng, thúc đẩy năng suất của nhân sự và phòng thủ trước tấn công mạng.

metaverse

Mỗi năm, danh sách những việc cần làm của những nhà lãnh đạo công nghệ lại dài thêm, khi phần mềm ngày càng quan trọng cho thành công của doanh nghiệp.

Những CIO (giám đốc công nghệ thông tin) hàng đầu nước Mỹ cho rằng một vài lĩnh vực cần được chú ý nhiều hơn trong năm 2022, gồm công nghệ làm hài lòng khách hàng, thúc đẩy năng suất của nhân sự và phòng thủ trước tấn công mạng.

Trong bối cảnh biến thể omicron làm trì hoãn kế hoạch đưa người lao động trở lại văn phòng, hỗ trợ làm việc từ xa và hydrid (kết hợp trực tiếp và trực tuyến) sẽ là một trong những ưu tiên quan trọng nhất của CIO trong năm 2022.

“Chúng tôi có ý tưởng cấp độ cao về cách mô hình hydrid sẽ như thế nào. Tuy vậy vẫn còn nhiều điều cần khắc phục,” CIO toàn cầu của Verizon, Shankar Arumugavelu, cho biết.

Tại các cửa hàng vật lý, Verizon dự tính phát triển công nghệ không chạm, cho phép nhân viên phục vụ khách hàng an toàn thông qua kết hợp ứng dụng điện thoại, khả năng duy trì khoảng cách và thiết bị cầm tay.

Arumugavelu cho biết ông và những người đồng cấp sẽ sử dụng sự hiểu biết sâu từ những lĩnh vực này và những công nghệ khác để tiếp tục cải thiện cách phục vụ khách hàng của Verizon.

Nhiều CIO khác sẽ tập trung vào tìm hướng đi về kỹ thuật số mới nhằm nâng cao sản phẩm và dịch vụ. Với một vài người, điều này đồng nghĩa đi sâu hơn vào metaverse và công nghệ như VR, AR.

Công nghệ ảo với tiềm năng thực.

Suji Chandrasekaran, CIO và giám đốc kỹ thuật số (CDO) của CommonSpirit, nơi vận hành 120 bệnh viện và hơn 1.000 trung tâm chăm sóc sức khỏe tại 21 tiểu bang của nước Mỹ, nhìn nhận đang có quá nhiều sự chú ý vào metaverse, nhưng ông cũng hào hứng về triển vọng tạo ra các ứng dụng nhiều ý nghĩa khi sử dụng VR và AR.

“Trong giai đoạn đầu của bất kỳ công nghệ mới nào, cách duy nhất để hiện thực hóa công nghệ đó là những ứng dụng cơ bản,” Chandresekaran cho biết.

Đội ngũ của ông đang tìm cách sử dụng VR hỗ trợ cho đào tạo và cấp chứng chỉ y tế, với mục tiêu tạo ra nguyên mẫu trong vòng vài tháng.

Chandrasekaran cũng tập trung vào kết hợp công nghệ và dữ liệu để cải thiện trải nghiệm khách hàng.

Trong rất nhiều dự án, vào năm 2022, CommonSpirit chuẩn bị hợp tác với những công ty khác để tạo ra thiết bị đeo tay có cảm biến như máy đo nhịp tim, với hiệu quả tốt hơn so với những thiết bị hiện nay, nhưng không quá phức tạp để phải có phê chuẩn pháp lý.

“Có nhiều điều kỳ diệu được tạo ra từ sự giao thoa giữa thiết bị theo cấp độ y tế và cấp độ tiêu dùng. Đây là lĩnh vực chúng tôi đang đầu tư,” Chandrasekaran cho biết.

Tìm ra những cách thông minh hơn trong việc sử dụng dữ liệu được tạo ra từ thiết bị và tương tác trực tuyến sẽ là ưu tiên hàng đầu khác của CIO trong năm 2022.

Trong email bình luận gửi đến Forbes, CIO toàn cầu của JPMorgan, Lori Beer, nhận định, 2022 sẽ là năm đội ngũ của bà tiếp tục tập trung vào quản lý dữ liệu, tính riêng tư và nền tảng theo quy mô doanh nghiệp.

Beer cho biết thêm một trong những mục tiêu quan trọng là hỗ trợ ngân hàng sử dụng sự hiểu biết đưa ra từ thông tin được thu thập để tạo ra sản phẩm cá nhân hóa hơn cho khách hàng.

Công nghiệp hóa AI.

Với những CIO sử dụng dữ liệu để tiến hành thử nghiệm với ứng dụng AI, 2022 gần như sẽ là năm ghi nhận sự bùng nổ từ sử dụng mô hình thuật toán trong kinh doanh.

“Chúng ta đang có bước tiến vượt xa chuyện thí điểm và chứng minh khái niệm,” Arumugavelu cho biết. Công nghiệp hóa AI ở công ty ông sẽ giúp các kỹ sư phỏng đoán tốt hơn khi nào cần bảo trì thiết bị và cho phép các nhà lập trình phát triển các chương trình ngày càng an toàn hơn.

Ron Guerrier, CIO toàn cầu của HP đồng tình với nhận định trên. Tương tự như những nhà lãnh đạo công nghệ khác, ông đã thực hiện chiến lược sử dụng hệ thống tự động hóa vận hành bằng AI và linh hoạt phát triển kỹ năng nhằm cải thiện phần mềm nội bộ của HP.

Yếu tố quan trọng cho cuộc cách mạng này liên quan đến nâng cao kỹ năng cho nhân lực IT của HP, một dự án theo Guerrier đã bắt đầu vào năm 2021 và sẽ được đẩy nhanh trong năm 2022.

Duy trì nguồn nhân sự vào thời điểm diễn ra sự thay đổi nhân sự trong các doanh nghiệp do cuộc đại khủng hoảng lao động hiện nay sẽ là ưu tiên cho toàn bộ CIO đã trò chuyện với Forbes trong năm 2022.

Vì vậy, tìm ra thêm những cách thúc đẩy tính đa dạng trong lực lượng lao động công nghệ trở thành vấn đề cấp bách hơn bao giờ hết khi công nghiệp hóa AI.

Tại HP, Guerrier cho biết có kế hoạch hướng đến mục tiêu đa sắc tộc trong đội ngũ IT tại Mỹ để phù hợp với tính đa dạng sắc tộc quốc gia.

Guerrier đưa ra một vấn đề mà chắc chắn trở thành ưu tiên hàng đầu của các CIO trong năm 2022, đó là người lao động thường xuyên di chuyển hơn giữa nhà và văn phòng sẽ bị tấn công mạng nhiều hơn, khi COVID-19 tiếp tục làm gián đoạn kế hoạch quay trở lại làm việc.

Trong năm 2022, nguy cơ trong chuỗi cung ứng công nghệ sẽ càng bị giám sát nhiều hơn vào năm 2022, sau những sự cố về an ninh như xâm nhập vào SolarWinds và gần đây là khủng hoảng của Log4j.

Theo nhà lãnh đạo công nghệ Vipin Gupta, Toyota Financial Services, công ty con của Toyota, nơi vừa soán “ngôi vị” hãng xe có doanh thu cao nhất nước Mỹ từ General Motors, đánh giá nguy cơ trong chuỗi cung ứng điện toán đám mây là ưu tiên hàng đầu.

Là công ty tài chính cho xe hơi lớn nhất nước Mỹ, Toyota Financial Services phụ thuộc rất lớn vào dịch vụ đám mây từ bên thứ ba.

Do vậy, trong năm 2022, công ty sẽ dành ra nhiều thời gian hơn để xác định nơi rủi ro tập trung vào bên trong toàn bộ hệ sinh thái.

“Hiện nay, chúng tôi đang lo lắng về nguồn cung của chuỗi cung ứng và nơi cung ứng,” Gupta, người đã góp phần lớn vào dự án quan trọng để giúp cho công ty xây dựng kinh doanh, như đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính cho những công ty khác.

Công ty con về tài chính của Toyota đã giao dịch với hãng xe Mazda và gần đây nhất là ký hợp đồng với công ty mẹ của Bass Pro Shops và Cabela để cung cấp nguồn vốn mua tàu, xe địa hình và những sản phẩm khác.

Vươn lên dẫn đầu từ công nghệ.

Vai trò của Gupta ngày càng mở rộng cùng với sự mở rộng của Toyota, nghĩa là ông sẽ có thêm những ưu tiên hàng đầu hơn nữa trong năm 2022.

Sau khi giữ chức vụ CIO từ tháng 7.2018, ông đã đảm nhiệm vai trò giám đốc Sáng tạo và giám đốc Kỹ thuật số vào ngày 1.1.

Qua đó, quyền hạn của ông mở rộng hơn, gồm phụ trách những hoạt động như chiến lược hợp tác và lập kế hoạch, đưa ra các khoản đầu tư mới và quản lý một vài mảng kinh doanh trong công ty.

Trong năm 2022, ban tuyển dụng nhà quản lý dự đoán có thêm CIO và CTO (giám đốc công nghệ) sẽ có nhiều trọng trách hơn, có thể dần đi vào lộ trình đảm nhận vai trò CEO trong tương lai. Đó là như cái cách mà CTO của Twitter, Parag Agrawal đã thăng chức lên vị trí cấp cao sau khi Jack Dorsey từ chức vào cuối tháng 11.2021.

“Những nhà lãnh đạo công nghệ đang trở nên rất tốt trong việc thúc đẩy thay đổi. Họ dần trở thành những nhà lãnh đạo cho toàn bộ doanh nghiệp, thay vì chỉ theo một vai trò,” Craig Stephenson từ công ty dịch vụ nhân sự cao cấp Korn Ferry cho biết.

Biên dịch: Minh Tuấn

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | Theo Forbes

Những công nghệ được dự đoán sẽ bùng nổ trong 2022

Metaverse, 5G, điện toán lượng tử và công nghệ sạch được cho là sẽ trở nên phổ biến trong năm 2022.

Những công nghệ được dự đoán bùng nổ năm nay
Source: AFP

AR và VR được ứng dụng rộng rãi.

Hiện đa số thiết bị và ứng dụng VR chỉ dùng trong chơi game với trải nghiệm hạn chế, còn AR cũng chưa có nhiều “đất diễn”.

Tuy nhiên, thời gian tới, công nghệ thực tế ảo và thực tế tăng cường này có thể được ứng dụng phổ biến trong các hoạt động mua sắm, thời trang, mua bán bất động sản… nhờ sự phát triển của 5G cũng như sự đa dạng của các thiết bị hỗ trợ.

Chẳng hạn, các nhà nghiên cứu, sinh viên và chuyên gia y tế có thể sử dụng VR để tìm hiểu nhiều chủ đề phức tạp và đòi hỏi sự trực quan, hay những người làm việc từ xa có thể sử dụng VR để tham gia vào cuộc họp ảo.

Trong khi đó, doanh nghiệp có thể tạo mô hình 3D thực tế của sản phẩm, cho phép người dùng xem mặt hàng qua công nghệ AR như thể họ đang cầm trên tay sản phẩm.

“Với sự phát triển của Internet, đặc biệt là công nghệ Wi-Fi 6e tốc độ cao năm 2022, các thiết bị như VR, AR sẽ phát huy được sức mạnh, cho phép người tiêu dùng và doanh nghiệp nhận lại nhiều lợi ích nếu khai thác được tiềm năng của chúng”, chuyên gia Kevin Robinson của tổ chức Wi-Fi Alliance, dự đoán.

5G trở nên thông dụng.

Với ưu điểm tốc độ cao, ổn định, 5G được kỳ vọng sẽ thay đổi cuộc sống trong năm 2021. Tuy vậy, dự đoán này không thành hiện thực.

Mạng di động thế hệ thứ năm chỉ được áp dụng hạn chế tại hầu hết quốc gia, trong khi các ứng dụng thực tiễn được mong đợi như thành phố thông minh, ôtô tự lái… cũng chưa thực sự phổ biến.

Source: China Daily

Tuy nhiên, 5G dự kiến phát triển mạnh mẽ trong 2022. Theo Make Use of, với việc ngày càng nhiều quốc gia đầu tư vào hạ tầng 5G, nhà sản xuất có thể tạo ra nhiều thiết bị 5G mới với giá rẻ.

Cùng với sự phát triển của các nội dung độ nét cao, các hệ thống tự động cần kết nối mọi lúc mọi nơi, mạng di động thế hệ thứ năm hứa hẹn sẽ thành chuẩn kết nối thông dụng thay cho 4G hiện nay.

Web3 có thể thành hiện thực.

Web3, hay Web 3.0, chỉ hệ thống web phi tập trung được xây dựng tên nền tảng blockchain, nơi không còn các máy chủ tập trung và dữ liệu không bị kiểm soát bởi các “ông lớn” công nghệ như Facebook, Google… Người dùng được quyền kiểm soát dữ liệu, danh tính và số phận của chính họ.

Tuy nhiên, Web3 hiện gây nhiều tranh cãi. Phía ủng hộ cho rằng nền tảng mới giúp họ tự do hơn, tránh việc bị xâm phạm dữ liệu và quyền riêng tư.

Trong khi đó, những người phản đối, như Elon Musk và Jack Dorsey, cho rằng đây chỉ là chiêu trò tiếp thị, thậm chí xem là khái niệm viễn vông và không thể thành hiện thực.

Dù vậy, Benedict Evans, chuyên gia phân tích nổi tiếng tại Thung lũng Silicon, cho rằng với sự phát triển của blockchain thời gian qua các nền tảng phi tập trung như Web3 sẽ có cơ hội hình thành và xây dựng cộng đồng ở một mức độ nào đó trong năm nay.

Còn theo Sri Viswanath, CTO Atlassian, Web3 sẽ khắc phục được hầu hết nhược điểm của các hệ thống web hiện tại trong 5 năm tới.

Metaverse.

Vũ trụ metaverse – thuật ngữ mô tả một thế giới ảo nơi con người tương tác với nhau qua hình đại diện kỹ thuật số – được chú ý từ nửa sau 2021 và nhận được sự quan tâm lớn của nhiều tập đoàn công nghệ, trong đó có Microsoft, Google và Facebook.

Các công ty lớn tại Trung Quốc cũng nhanh chóng lên kế hoạch gia nhập vũ trụ ảo, hứa hẹn tạo nên không khí sôi động trong 2022.

Theo Sanjay Mehta, chuyên gia tại công ty nghiên cứu thương mại điện tử Lucidworks, metaverse sẽ phát triển mạnh do các môi trường ảo có thể là nơi để hiện thực hóa những gì không thể làm trong thế giới thực.

Về mặt doanh nghiệp, ông tin metaverse giúp xây dựng cộng đồng khách hàng, hiểu hành vi của người mua sắm và tạo ra nhiều cách thức chăm sóc khách hàng hơn dựa trên AI.

Dù vậy, một số khác lại cho rằng metaverse chỉ là sự cường điệu. Donnie Teng, chuyên gia tại Nomura Securities, cảnh báo loại hình này chỉ là cách để các công ty phổ biến công nghệ VR và AR. Ông cũng lo ngại vấn đề quyền riêng tư và quấy rối sẽ sớm xuất hiện trên các nền tảng ảo.

Công nghệ tự động hóa.

Vài năm qua, công nghệ tự động hóa ứng dụng AI đã dần hiện diện trong đời sống. Hiện nay, xe tự lái, robot phân loại và đóng gói hàng hoá, hệ thống xử lý dữ liệu độc lập dùng AI trên thiết bị thông minh… đã xuất hiện ngày một nhiều.

Giới phân tích tin rằng công nghệ tự động hóa sẽ thực sự bùng nổ trong năm nay ở nhiều lĩnh vực, nhờ tốc độ phát triển của mạng 5G và tiến bộ khoa học.

Đến 2025, thế giới sẽ có hơn 50 tỷ thiết bị kết nối IoT. Khoảng một thập kỷ tới, một nửa số công việc hiện nay có thể được tự động hóa ở cấp độ cao.

Điện toán lượng tử.

2021 chứng kiến cuộc cạnh tranh mới về điện toán lượng tử giữa Trung Quốc và Mỹ. Các chuyên gia nhận định 2022 sẽ là năm cuộc đua này trở nên gay cấn hơn do có sự tham gia của các quốc gia khác như Nhật Bản, Israel…

“Sẽ có sự đầu tư mạnh mẽ vào điện toán lượng tử năm nay”, Jonathan Medved, người sáng lập tổ chức đầu tư OurCrowd, nhận xét. “Tôi kỳ vọng, số tiền dành cho công nghệ này sẽ gấp đôi mức một tỷ USD của năm 2021. Trong một thập kỷ nữa, loại hình này sẽ cực kỳ phổ biến”.

Công nghệ sạch.

Vấn đề biến đổi khí hậu ngày càng được quan tâm và nhiều doanh nghiệp cũng dần chuyển sang nguồn tài nguyên, nhiên liệu, năng lượng và công nghệ sạch hơn. Ở mỗi lĩnh vực, nhiều chính sách lớn nhằm ngăn biến đổi khí hậu cũng bắt đầu được áp dụng.

Theo công ty tư vấn McKinsey, các doanh nghiệp sẽ chạy đua dùng công nghệ sạch thời gian tới. “Việc sử dụng công nghệ sạch là nhằm đảm bảo tuân thủ quy định môi trường ở các quốc gia, cũng như giảm chi phí sản xuất”, McKinsey nhận xét.

“Công nghệ sạch hứa hẹn cung cấp nguồn năng lượng xanh dồi dào để duy trì sự phát triển công nghệ theo cấp số nhân, chẳng hạn trong lĩnh vực điện toán công suất cao”.

Bảo Lâm

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

5 bước giúp doanh nghiệp tăng tính bền vững để giữ chân người lao động

Trong bối cảnh thế giới hướng đến môi trường xanh, một số hành động cụ thể giúp các doanh nghiệp cải thiện tính bền vững cho hoạt động.

Getty Images

Với thành công từ hội nghị của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu COP26, đây là lúc mà những doanh nghiệp cần phải hành động và giảm tác động lên môi trường.

Đây không chỉ là việc đúng để làm, mà còn tốt cho kinh doanh. Theo nhận định từ những nhà nghiên cứu, điều này thậm chí còn giúp doanh nghiệp ứng phó với xu hướng bỏ việc hàng loạt hiện nay (Great Resignation).

Trong nghiên cứu của WeSpire về Tình trạng gắn kết của Người lao động năm 2021, 93% người lao động cho biết doanh nghiệp của họ có những tác động tích cực đến thế giới và họ có kế hoạch gắn bó với công việc.

Một vài tổ chức đã có lộ trình cải thiện tính bền vững và công bố tham vọng về mục tiêu trung hòa khí thải carbon. Tuy nhiên, với những tổ chức khác đang có các bước thử nghiệm đầu tiên, họ nên tập trung kế hoạch vào điểm nào?

Có kế hoạch A.

Mỗi tổ chức là khác nhau và tác động của họ sẽ tùy thuộc vào ngành công nghiệp họ hoạt động. Tuy vậy, mỗi doanh nghiệp vẫn có vai trò của riêng mình.

Điều ưu tiên là phải nắm bắt được các công việc kinh doanh hiện tại, xác định những phạm vi cần cải thiện và có kế hoạch rõ ràng. Những công cụ đánh giá miễn phí như B Impact Assessment (BIA – mức độ ảnh hưởng của doanh nghiệp lên nhân sự) có thể là bước khởi đầu tốt.

Thành lập đội ngũ nhân sự “xanh” sẽ thúc đẩy tính bền vững, đồng thời vạch ra kế hoạch với những mục tiêu cụ thể giúp bạn tập trung vào kế hoạch.

Việc này nên bao gồm những mục tiêu nhìn thấy được như giảm chuyến công tác hoặc giảm mức sử dụng nguồn điện trong văn phòng làm việc và thường xuyên đánh giá quá trình thực hiện.

Hỗ trợ phương thức làm việc linh hoạt.

Hướng đi đầu tiên mà những doanh nghiệp làm việc trong văn phòng có thể tạo nên sự khác biệt là tiếp tục hỗ trợ nhân sự làm việc linh hoạt. “Nhờ hàng tỉ người tại nhiều quốc gia không phải di chuyển hàng ngày, chúng ta đang tận hưởng không khí, nguồn nước trong lành hơn và đóng góp tích cực tới môi trường.

Tiếp tục hướng đến phong cách sống này có tiềm năng ngăn hành tinh của chúng ta khỏi bờ diệt vong,” nhà chiến lược về làm việc từ xa, Molood Ceccarelli nhận định.

Một nghiên cứu từ Global Workplace Analytics củng cố nhận định này, khi ước tính nếu bất kỳ ai có thể hoặc muốn làm việc tại nhà trong nửa tuần đều thực hiện mong muốn đó được, thì “lượng khí thải nhà kính tương đương với toàn bộ người lao động tại New York không di chuyển ở trên đường”.

Đạt hiệu quả từ văn phòng làm việc (tại nhà).

Trong khi hạn chế di chuyển hàng ngày dường như thành công dễ dàng xét về khía cạnh tác động tới khí hậu, bất kỳ thành quả nào có thể trở thành công cốc nếu không tính toán tới những gì xảy ra bên trong ngôi nhà của người lao động. Do vậy, kế hoạch về tính bền vững của bạn nên có tác động lên cả văn phòng ở công ty và tại nhà.

Với những tòa nhà chịu trách nhiệm cho gần 40% lượng khí thải carbon toàn cầu hàng năm, văn phòng tại gia của bạn sẽ đem đến tiềm năng rất lớn về hiệu quả chưa được khai phá.

Chuyển sang nguồn năng lượng tái tạo, rác thải tái chế, hạn chế sử dụng giấy, giảm nhiệt độ phòng xuống một vài độ và tắt thiết bị khi chưa cần dùng tới. Cùng nhau, những thay đổi trên có thể giảm tiêu thụ nguồn điện của bạn một cách đáng kể.

Nếu bạn đang thuê văn phòng, hãy bàn bạc với chủ nhà về những hướng khả thi. Còn nếu bạn sử dụng văn phòng chia sẻ, hãy cùng với những người thuê khác tạo nên sự khác biệt.

Tác động tới cách thiết lập văn phòng tại nhà của nhân viên còn thử thách hơn, nhưng có những lời khuyên hướng dẫn về tiết kiệm năng lượng đơn giản sẽ hữu ích.

Thậm chí, chủ doanh nghiệp có thể muốn làm theo cách của SkySpecs, xem năng lượng sạch như phúc lợi thu hút người lao động.

Di chuyển thông thái.

Cách nhân viên đến nơi làm việc và di chuyển như một phần trong công việc cũng là điều nên được cân nhắc. Có những thông tin rõ ràng về lợi ích sức khỏe tâm thần và thể chất từ việc đi lại di chuyển. Và khuyến khích người lao động sử dụng hình thức di chuyển thân thiện với môi trường hơn thì các doanh nghiệp cũng có thể giảm phát thải khí carbon.

Tuy vậy, chính sách di chuyển “xanh” toàn diện nên được áp dụng cho toàn bộ lộ trình kinh doanh, kể cả khi đang gặp khách hàng hay tham dự sự kiện.

Cuộc họp đó có cần phải gặp mặt trực tiếp hay có thể thực hiện bằng gọi video không? Tôi có thể di chuyển bằng tàu tới điểm đến thay vì máy bay không?

Nếu di chuyển hàng không là lựa chọn duy nhất, một tính năng tìm kiếm mới từ Google sẽ cho phép bạn chọn chuyến bay dựa trên lượng khí thải carbon.

Giữ đối tác tốt.

Để đem lại sự thay đổi thật sự, các doanh nghiệp cần phải tư duy vượt xa cách điều hành và cân nhắc về đối tác, nhà cung cấp. Tức là nguồn cung nên từ nội địa và bền vững.

Mỗi khi mua hàng hay làm việc với đối tác mới, hãy nhân nhắc xem liệu đó có phải là lựa chọn bền vững nhất cho việc kinh doanh và ngân sách của mình không.

Nếu đang đầu tư vào nội thất và trang thiết bị văn phòng làm việc mới, hãy chọn những sản phẩm được vinh danh từ giải thưởng Green Good Design.

Giải thưởng này không chỉ ghi nhận thiết kế tốt, mà còn là thiết kế truyền cảm hứng cho “quá trình hướng đến một thế giới khỏe mạnh và bền vững hơn”.

Tư duy dài hạn.

Có một vài phương pháp mà sẽ giúp bạn giảm thiểu tác động tiêu cực. Một vài trong số đó có thể nhỏ hoặc không đáng kể, tuy nhiên, nếu mỗi doanh nghiệp thực hiện, họ có thể làm nên sự khác biệt lớn.

Điều chủ chốt là tính thiết thực, không chỉ là nói mà phải làm được, “lời nói đi đôi với hành động”. Đồng thời cần phải thực hiện theo hướng dài hạn.

Đó không chỉ về thành quả nhanh chóng và ngắn hạn, mà là cam kết dài hạn để trở thành doanh nghiệp tốt hơn, đóng góp tốt hơn cho xã hội và trái đất.

Biên dịch: Minh Tuấn

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Forbes

CEO Twitter Jack Dorsey bị cấm dùng Web3

Quan điểm của cựu CEO Twitter Jack Dorsey về Web3 khiến nhiều người tranh cãi, thậm chí chặn ông trên mạng.

Jack Dorsey, đồng sáng lập và cựu CEO của Twitter, gần đây đã bày tỏ những nghi ngờ về tính phi tập trung của Web3. Quan điểm này nhận nhiều sự phản đối của lãnh đạo các công ty công nghệ, đầu tư mạo hiểm.

Trong số đó, Marc Andreessen, đồng sáng lập quỹ đầu tư Andreessen Horowitz (a16z) là người mạnh miệng phản đối Jack Dorsey nhất. Sau khi tranh cãi qua lại trên Twitter, tỷ phú với số tài sản 1,5 tỷ USD quyết định chặn Jack Dorsey trên nền tảng này.

“Tôi đã chính thức bị cấm dùng web3”, cựu CEO Twitter dẫn lại bức hình bị chặn cùng lời mỉa mai đối phương.

Web3 được nhiều người kỳ vọng là thế hệ tiếp theo, thay đổi cơ bản cách người dùng sử dụng Internet.

Một trong những yếu tố hứa hẹn nhất của Web3 là cho phép người dùng thực sự sở hữu nội dung thay vì cho các gã khổng lồ Internet khai thác, kiếm tiền từ thông tin cá nhân của họ như thế hệ trước.

Tuy nhiên Jack Dorsey, người sáng lập một trong những nền tảng mạng xã hội thành công nhất, lại cho rằng Web3 không thể đạt được những gì nó hứa hẹn.

“Bạn không hề sở hữu ‘Web3’. Các quỹ đầu tư và công ty công nghệ mới là chủ nhân của nó. Chúng ta không bao giờ thoát khỏi vòng lặp này. Web3 vẫn tập trung giống hiện tại, chỉ được dán nhãn khác đi”, người sáng lập Twitter, hiện là CEO Block nhận định.

Trong khi đó, Marc Andreessen lại là người lên tiếng ủng hộ Web3. Người đồng sáng lập quỹ a16z và trình duyệt Netscape hiện là nhà đầu tư lớn của các công ty khởi nghiệp Web3. Andreessen đầu tư cho các dự án tài chính phi tập trung, giày thể thao và tiền điện tử metaverse.

Tài liệu “Danh sách bài viết đáng đọc về Web3” của a16z thừa nhận công ty là “nhà đầu tư lớn nhất trong lĩnh vực này”.

Khi chỉ trích Web3, Dorsey từng thẳng thừng phản đối Chris Dixon, một trong những lãnh đạo của a16z. Ông cũng nhận định Web3 hiện “nằm đâu đó giữa a và z” để phản hồi câu hỏi “Có ai thấy Web3 không” của Elon Musk – người cũng có quan điểm hoài nghi về dự án này.

Vào giữa năm nay, việc Twitter giới thiệu tính năng Spaces đã làm lu mờ ứng dụng mạng xã hội âm thanh Clubhouse do a16z đầu tư. Có thể mâu thuẫn từ 2 tỷ phú công nghệ đã xuất hiện từ lúc đó, tiếp tục lớn dần và khiến họ “từ mặt” nhau sau tranh cãi về Web3.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Long Trần

Lãnh đạo thành công trong thời đại công nghệ 4.0

Đảm bảo được 4 yếu tố đơn giản này, người lãnh đạo sẽ đi đúng hướng và gặt hái thành công trong thời kỳ cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0.

Lãnh đạo thành công trong thời đại công nghệ 4.0

Năm 2018, có 86% trong số 1.600 lãnh đạo cấp cao được Deloitte khảo sát trả lời rằng, tổ chức của mình đã “thực hiện mọi điều cần thiết” để xây dựng đội ngũ nhân sự phù hợp cho CMCN 4.0. Nhưng, khi bước sang năm 2019, với cùng câu hỏi về mức độ sẵn sàng của tổ chức trước cách mạng 4.0, con số trên chỉ còn 47%.

Con số trên không chỉ phản ánh sự thay đổi đáng kể trong thái độ mà còn cho thấy ngày càng nhiều nhà lãnh đạo sở hữu nhận thức đúng đắn hơn về những thách thức mà bản thân sắp đối mặt, bên cạnh cái nhìn thực tế hơn về những hành động cần thiết để thành công trong thời đại này.

Và, theo một nghiên cứu từ Deloitte, có 4 yếu tố đặc trưng, giúp người lãnh đạo đi đúng hướng và thành công trong giai thời 4.0.

Có trách nhiệm đối với xã hội.

Theo nghiên cứu, rất nhiều nhà lãnh đạo xem trách nhiệm đối với xã hội là yếu tố quan trọng nhất khi đánh giá năng lực của doanh nghiệp, thậm chí trước cả năng lực tài chính hay sự hài lòng của nhân viên và khách hàng.

Riêng năm 2018, gần 75% số lãnh đạo được Deloitte khảo sát cho biết, tổ chức của họ đã bắt đầu tạo ra hoặc thay đổi các sản phẩm, dịch vụ của mình theo hướng có trách nhiệm hơn đối với xã hội.

Trong bối cảnh thế giới hướng đến mục tiêu phát triển bền vững và ngày càng nhấn mạnh trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, rõ ràng những nhà lãnh đạo biết ưu tiên cho điều này sẽ sở hữu cơ hội phát triển tốt hơn.

Theo nghiên cứu, người lãnh đạo biết ưu tiên cho trách nhiệm với xã hội thường là những cá nhân có đội ngũ nhân sự sẵn sàng cho tiến trình chuyển đổi số hơn cả.

Đồng thời, xác suất để doanh nghiệp được chèo lái bởi các lãnh đạo như vậy phát triển thành công cũng cao hơn so với những doanh nghiệp hiện vẫn chỉ thuần tuý chạy theo lợi nhuận.

Ra quyết định dựa trên dữ liệu thay vì cảm tính.

Một trong số những khó khăn đối với người lãnh đạo thời đại này là làm sao xây dựng được chiến lược hiệu quả trước thị trường luôn không ngừng biến động, nghiên cứu cho biết.

Bên cạnh đó, quá nhiều công nghệ mới với vô vàn loại hình dữ liệu khác nhau xuất hiện cũng khiến người lãnh đạo gặp khó khăn trong việc nắm bắt cơ hội và xây dựng tầm nhìn chiến lược, từ đó gây ảnh hưởng tới các quyết định của doanh nghiệp.

Do đó, nghiên cứu cho biết, trong thời đại này, những nhà lãnh đạo với các quyết định chiến lược dựa trên nền tảng phân tích dữ liệu rõ ràng, khoa học và có hệ thống sẽ dễ dàng thành công hơn.

Theo đó, mức độ sẵn sàng của họ cũng như của doanh nghiệp để phát triển và gặt hái thành quả trong thời 4.0 là gần gấp đôi.

Vào năm 2018, gần 50% các tổ chức được dẫn dắt bởi những lãnh đạo như trên đều sở hữu tăng trưởng doanh thu thường niên từ 5% trở lên, trong khi chỉ 25% các tổ chức khác có được kết quả tương tự.

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

Theo Deloitte, nhiều nhà lãnh đạo hiện vẫn đang tập trung sử dụng công nghệ để giữ vững vị thế của mình trên thị trường hơn là mạnh dạn đầu tư cho đổi mới sáng tạo để tạo đột phá. Dẫu vậy, ngày càng nhiều lãnh đạo cấp cao nhìn thấy lợi ích mang lại từ các khoản đầu tư phát triển công nghệ để tạo đột phá.

Những nhà lãnh đạo này hiểu rằng, đầu tư cho đổi mới sáng tạo sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.

Đồng thời, tư duy thúc đẩy đổi mới sáng tạo và mạnh dạn đầu tư phát triển công nghệ sẽ mang đến lợi thế cho tổ chức trước những biến số luôn thay đổi với tốc độ nhanh chóng trong thời 4.0.

Biết khai phá, phát triển tài năng của nhân viên.

Theo nghiên cứu, sự thiếu thốn các kỹ năng cần thiết để thích ứng với CMCN 4.0 ở nhân viên mới ngày càng trở nên rõ ràng hơn với các nhà lãnh đạo.

Và, đa phần những cá nhân được Deloitte khảo sát đều khẳng định, tổ chức của họ sẽ nỗ lực để đào tạo nhân viên hiện có hơn là tìm kiếm các ứng viên mới.

Do đó, năng lực khai phá và phát triển tài năng của nhân viên là một yếu tố quan trọng đối với những nhà lãnh đạo muốn thành công trong tương lai.

Để có thể xây dựng nên một đội ngũ nhân sự thích ứng tốt với môi trường làm việc và những thay đổi mà CMCN 4.0 mang lại, thì nhà lãnh đạo – chứ không ai khác – phải là người đầu tư hoặc đào tạo và giúp đội ngũ của mình sẵn sàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Facebook công bố công nghệ AI mới có khả năng “săn và xoá” những nội dung có hại tốt hơn

Công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) mới được Facebook triển khai có khả năng nhận diện và xoá các nội dung có hại nhanh hơn và chính xác hơn.

Facebook công bố công nghệ AI mới có khả năng "săn và xoá" những nội dung có hại tốt hơn
CEO Meta Platforms Inc | Mark Zuckerberg

Facebook vừa công bố một công nghệ AI mới có thể nhanh chóng xác định những nội dung có hại để từ đó giúp cả người dùng lẫn nền tảng Facebook được an toàn hơn.

Mô hình AI mới sử dụng phương pháp “học vài lần” (few-shot learning) để làm giảm thời gian phát hiện các loại nội dung có hại mới từ vài tháng xuống chỉ còn vài tuần.

Công nghệ học vài lần (Few-Shot Learning).

Công nghệ học vài lần có những điểm tương đồng với công nghệ “không cần học” (Zero-shot learning). Cả hai phương pháp đều là những kỹ thuật máy học có mục tiêu là dạy cho các bộ máy (machine) cách giải quyết một nhiệm vụ chưa từng thấy trước đó bằng việc học cách khái quát hóa các chỉ dẫn để giải quyết một nhiệm vụ cụ thể.

Các mô hình học vài lần được đào tạo dựa trên một số ví dụ và từ đó nó có thể tự mở rộng quy mô và giải quyết các nhiệm vụ mới, và trong trường hợp này, nhiệm vụ của nó là xác định các loại nội dung có hại mới.

Lợi thế của mô hình AI mới này của Facebook là đẩy nhanh quá trình chống lại các loại nội dung có hại mới trên nền tảng:

Theo công bố từ Facebook:

“Những nội dung có hại liên tục phát triển trên nền tảng – cho dù chúng được thúc đẩy bởi các sự kiện mới nổi hay bởi những người đang tìm cách để né tránh hệ thống của chúng tôi – điều quan trọng là các hệ thống AI của chúng tôi cũng chưa bao giờ dừng lại.

Thay vì thông thường, chúng tôi phải mất vài tháng để thu thập và gắn nhãn cho những nội dung có hại mới, với hệ thống AI mới thông qua công nghệ ‘học vài lần’ và thậm chí là ‘không cần học’ – chúng tôi chỉ cần vài tuần để làm điều đó.”

Được biết, công nghệ AI mới này có khả năng phát hiện và xử lý hiệu quả trên 100 loại ngôn ngữ khác nhau và có thể hiểu được cả hình ảnh lẫn văn bản.

Công nghệ AI mới.

Facebook tiết lộ rằng hệ thống mới hiện đang được triển khai và đã hoạt động trên Facebook. Hệ thống AI đã được thử nghiệm để phát hiện những thông tin sai lệch liên quan đến vắc xin ngừa Covid-19.

Ngoài ra nó cũng được sử dụng để xác định các nội dung có mục đích kích động bạo lực hoặc chỉ đơn giản là cổ vũ cho những thứ có hại. Theo Facebook thì hệ thống AI mới đã giúp giảm đáng kể lượng ngôn từ kích động gây thù địch trên nền tảng.

Dưới đây là biểu đồ cho thấy điều đó.

Công nghệ Entailment Few-Shot Learning.

Facebook gọi công nghệ mới của họ là Entailment Few-Shot Learning.

Với công nghệ mới, hệ thống có thể gắn nhãn chính xác các văn bản là những lời nói gây thù địch. Theo một báo cáo nghiên cứu được công bố (Entailment as Less-Shot Learner PDF), công nghệ này vượt trội hơn các kỹ thuật học vài lần khác tới 55%.

Facebook đang phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo giống với con người nhất (Humanlike AI).

Công nghệ mới của Facebook thể hiện rõ “tính hiệu quả và linh hoạt trong học tập” giống như con người, thứ sẽ cho phép họ phát triển và thực thi các chính sách nội dung mới trên nền tảng trong một khoảng thời gian ngắn nhất.

Công nghệ hiện chỉ mới đang ở giai đoạn đầu và theo Facebook nó sẽ còn được phát triển thêm theo thời gian.

“Một hệ thống AI có thể dạy được như công nghệ học vài lần có thể cải thiện đáng kể khả năng phát hiện và thích ứng với các tình huống mới nổi của con người.

Bằng cách xác định nhanh những nội dung có hại và đang phát triển nhanh trên nền tảng, công nghệ mới hứa hẹn sẽ trở thành một phần công nghệ quan trọng giúp chúng tôi tiếp tục xử lý và bảo vệ nền tảng của mình.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

5 bài học về xây dựng thương hiệu cho các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực SaaS

Tìm hiểu cách thương hiệu có thể nổi bật hơn trong đám đông SaaS (software-as-a-service) trong khi vẫn có thể nhắm mục tiêu đúng khách hàng.

bài học về xây dựng thương hiệu cho các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực SaaS
Source: HRZone

Mỗi năm trôi qua, số lượng người dùng chuyển sang sử dụng Internet để giải quyết các vấn đề và mua hàng ngày càng nhiều lên, riêng đối với năm 2021, do những tác động từ đại dịch, nhu cầu này tăng trưởng nhanh hơn bao giờ hết.

Trong bối cảnh này, việc các doanh nghiệp chuyên cung cấp các phần mềm dịch vụ (SaaS) phát triển rầm rộ cũng không mấy khó hiểu.

Khi thị trường ngày càng có nhiều đơn vị cung cấp hơn, cạnh tranh diễn ra mạnh hơn, việc giữ được các lợi thế cho doanh nghiệp chưa bao giờ trở nên quan trọng hơn – và xây dựng thương hiệu là một cách để thực hiện điều đó.

Dưới đây là một số cách mà các nhà lãnh đạo trong các doanh nghiệp cung cấp phần-mềm-như-là-dịch-vụ (SaaS) có thể tham khảo.

Lưu ý về cách đặt tên thương hiệu (brand name).

Tên thương hiệu có thể thúc đẩy khả năng tìm kiếm và ngược lại, khả năng tìm kiếm có thể thúc đẩy và xây dựng tên thương hiệu.

Khi bạn đang tìm kiếm một tên gọi cho doanh nghiệp SaaS của mình, bạn cần lưu ý rằng nó phải dễ phát âm, dễ viết và dễ nhơ, những tín hiệu này giúp đối tượng mục tiêu của bạn dễ dàng hơn trong việc ghi nhận và tìm kiếm nó khi cần thiết.

Giữ cho tên thương hiệu ngắn gọn và gắn liền với các từ hay kí hiệu độc đáo cũng là một ý kiến hay. Nếu tên thương hiệu nghe qua tương tự như một cái tên sẵn có nào đó, nó có thể tạo ra sự nhầm lẫn và thiếu sự chú ý đến khách hàng.

Một lưu ý khác về cách đặt tên đó là sử dụng các thuật ngữ liên quan đến ngành (tính liên tưởng thương hiệu) để tăng cường tính liên kết và ghi nhớ thương hiệu gắn liền với một ngành nào đó. Ví dụ doanh nghiệp của bạn liên quan đến các hoạt động thiết kế, có sử dụng logo, design, hay các từ viết tắt khác trong tên gọi thương hiệu…là một đề xuất.

Đừng chỉ biết chạy theo xu hướng – hãy chủ động tạo ra xu hướng.

Hình ảnh (visual) là một trong những thành phần quan trọng nhất của việc xây dựng thương hiệu hiệu quả.

Cách bạn thiết kế hình ảnh của mình, cách bạn gửi thông điệp hay cách bạn trao đổi cũng như trò chuyện với đối tượng mục tiêu, giúp hoạt động marketing của bạn trở nên hiệu quả hơn và tạo ra khoảng cách lớn hơn giữa thương hiệu của bạn với đối thủ cạnh tranh.

Bạn hãy thử nhìn lại các doanh nghiệp chuyên cung cấp phần mềm dịch vụ như Skype, WhatsApp, Zoom, Facebook Messenger, hay Google Meet chẳng hạn, về cơ bản họ cung cấp các dịch vụ tương tự nhau thay vì khác nhau hoàn toàn.

Điều này có nghĩa là bản chất không phải (hoặc không chỉ) dịch vụ, mà chính hình ảnh thương hiệu (brand image/brand visual) mới là yếu tố cốt lõi xác định một công ty SaaS thành công. Thương hiệu của bạn được hiểu và cảm nhận như thế nào thậm chí còn quan trọng hơn những gì mà nó có thể mang lại.

Các ngành công nghiệp khác nhau có những cách cảm nhận khác nhau về khái niệm hình ảnh, từ màu sắc đến phông chữ đến logo và nhiều thứ khác.

Điều quan trọng cho doanh nghiệp lúc này là nghiên cứu và tìm ra cho mình một cách hiển thị khác, một hình ảnh khác so với những thứ hiện có ngoài kia.

Nếu bạn làm đúng, thay vì cố gắng cạnh tranh với tư cách là người theo sau (follower), bạn có thể chủ động tạo ra những xu hướng, làm chủ cuộc chơi và định hình bạn là một nhà lãnh đạo (leader) thực sự trong ngành.

Tiếp thị truyền miệng – Word of mouth Marketing.

Khi nói đến doanh nghiệp SaaS thành công với tiếp thị truyền miệng, Slack là một trong số đó. Slack là một trong những thương hiệu SaaS phát triển nhanh nhất mọi thời đại và chiến lược tiếp thị truyền miệng đã giúp họ làm được điều đó.

Trước khi khởi động dự án Slack, hay trước đó là Glitch, Butterfield đã nổi danh trong công đồng khởi nghiệp khi là co-founder của trang mạng xã hội chia sẻ hình ảnh nổi tiếng Flickr.

Tận dụng lợi thế này, khi ra mắt Slack, ông đã gửi lời mời dùng thử tới các mối liên hệ và kết nối công việc của mình, khuyến khích họ trải nghiệm và đưa ra nhận xét cho sản phẩm mới này.

Thấy được sự hiệu quả của Slack trong việc giao tiếp và trao đổi thông tin, những người được trải nghiệm sản phẩm không ngừng giới thiệu cho người thân và đối tác của mình.

Ngay trong ngày đầu tiên ra mắt, số người dùng tạo tài khoản trên ứng dụng đã chạm ngưỡng 8000. Con số này ngay lập tức được tăng lên gấp đôi chỉ sau 2 tuần kế tiếp.

Chính nhờ sự thành công thần kì của chiến lược này vì thế, Slack hoàn toàn không sở hữu bất kỳ nhân viên Sales nào trong một khoảng thời gian dài.

Có đến 97% khách hàng mới của Slack biết đến ứng dụng này thông qua người quen, từ đồng nghiệp hiện tại hoặc tiếp tục sử dụng từ công ty cũ.

Tiếp thị truyền miệng không chỉ là kỹ thuật marketing tiết kiệm chi phí nhất mà còn có thể thúc đẩy thương hiệu phát triển một cách nhanh chóng nhất, đặc biệt là trong những ngày đầu xây dựng thương hiệu.

Tất cả chúng ta đều có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến một dịch vụ nếu một người mà chúng ta tin tưởng (có chuyên môn) đã trải nghiệm và đánh giá cao nó.

Kết nối cảm xúc.

Các thương hiệu SaaS không chỉ nên kết nối với khách hàng (chủ yếu là doanh nghiệp) dựa trên nhu cầu (về sản phẩm, dịch vụ) mà còn cần kết nối thông qua yếu tố cảm xúc.

Google Apps kết nối cảm xúc thông qua những đội nhóm chuyên nghiệp hay ZenDesk, Salesforce và Concur, tập hợp các chuyên gia hỗ trợ khách hàng, bán hàng và tài chính làm việc thường xuyên với nhau như là những đồng nghiệp thực sự.

Xây dựng thương hiệu thành công có nghĩa là doanh nghiệp phải thấu hiểu nhu cầu của khách hàng và tận dụng những cảm xúc có liên quan đến nhu cầu đó để thúc đẩy họ sử dụng các dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

“Biết mình” nên được ưu tiên trước, sau đó mới nói đến “biết người”.

Thay vì dành quá nhiều thời gian cho đối thủ cạnh tranh, hãy dành nhiều thời gian cho chính khách hàng và doanh nghiệp của mình.

Phân tích kỹ những gì bạn phải cung cấp và cách nó có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng tiềm năng, nên là ưu tiên hàng đầu.

Con đường khôn ngoan nhất để phát triển các thương hiệu SaaS thành công là hãy bắt đầu từ những thứ cơ bản và nền tảng nhất. Bằng cách đó, bạn có thể tự tin vào khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng – và khách hàng cũng sẽ phản ứng tương tự với bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen

95% các nhà lãnh đạo công nghệ cho rằng AI sẽ “thống trị” sự đổi mới trong tương lai

Dựa vào những bối cảnh đang diễn ra và cả những xu hướng ứng dụng công nghệ mới, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ cho rằng AI (trí tuệ nhân tạo) sẽ góp phần quan trọng vào sự đổi mới trong tương lai.

95% các nhà lãnh đạo công nghệ cho rằng AI sẽ "thống trị" sự đổi mới trong tương lai
iStock

Theo một cuộc khảo sát mới đây được công bố từ tổ chức kỹ thuật phi lợi nhuận IEEE, khoảng 1/5 người được hỏi cho rằng AI (trí tuệ nhân tạo) và máy học (machine learning) (21%), điện toán đám mây (cloud computing) (20%) và 5G (17%) sẽ là những công nghệ quan trọng nhất trong những năm tới.

Mục tiêu của nghiên cứu là xem xét các công nghệ quan trọng nhất vào năm 2022 và các ngành dự kiến sẽ bị tác động nhiều nhất bởi công nghệ cũng như các xu hướng công nghệ mới được dự đoán trong thập kỷ tới.

Những ngành nào dự kiến sẽ bị tác động nhiều nhất bởi yếu tố công nghệ trong năm tới?

Các nhà lãnh đạo công nghệ được khảo sát cho biết những ngành công nghiệp dự kiến sẽ chịu tác động lớn nhất bao gồm: sản xuất (25%), dịch vụ tài chính (19%), chăm sóc sức khỏe (16%) và năng lượng (13%).

Khi nói về các xu hướng công nghệ chính được mong đợi nhất, đa số (95%) đồng ý và 66% hoàn toàn đồng ý rằng AI sẽ thúc đẩy phần lớn sự đổi mới trên hầu hết các lĩnh vực công nghiệp trong 1 đến năm 5 tới.

Hơn nữa, 81% đồng ý rằng, trong 5 năm tới, 1/4 những gì con người đang làm sẽ được thay thế hoặc hỗ trợ nâng cao bởi rô bốt và 77% đồng ý rằng, rô bốt sẽ được triển khai diện rộng trên toàn bộ tổ chức của họ để nâng cao gần như mọi chức năng kinh doanh.

Từ bán hàng và nhân sự đến marketing và công nghệ thông tin. Đa số người được hỏi đồng ý (78%) rằng trong 10 năm tới, một nửa hoặc nhiều hơn những gì họ làm sẽ được nâng cao bởi robot.

Source: IEEE

Để có được những dữ liệu nói trên (và có đủ trong báo cáo theo đường link bên dưới) IEEE đã khảo sát 350 CIO (giám đốc thông tin), CTO (giám đốc công nghệ), CITO (giám đốc công nghệ thông tin) và các nhà lãnh đạo công nghệ khác ở Mỹ, Trung Quốc, Anh, Ấn Độ và Brazil tại các tổ chức có hơn 1.000 nhân viên trong nhiều lĩnh vực, bao gồm dịch vụ tài chính ngân hàng, hàng tiêu dùng, giáo dục, điện tử, kỹ thuật, năng lượng, chính phủ, chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm, bán lẻ, công nghệ và viễn thông.

Các cuộc khảo sát được thực hiện từ ngày 8 đến ngày 20 tháng 10 năm 2021.

Bạn có thể xem chi tiết báo cáo tại: AI Report

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Metaverse của Facebook không phải là phép màu công nghệ mới

Metaverse là thuật ngữ còn xa lạ, tuy nhiên những yếu tố tạo nên môi trường này không phải điều gì quá mới mẻ.

metaverse
Source: CyberNews

Trước khi Mark Zuckerberg công bố đổi tên công ty Facebook thành Meta, thuật ngữ metaverse đã xuất hiện nhiều từ đầu năm nay. Các lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ, giải trí và thời trang thường xuyên nhắc đến metaverse, dù không phải ai cũng có thể mô tả chính xác.

Đồng sáng lập Facebook cho biết metaverse có thể trở thành nền tảng xã hội quan trọng, với sự tham gia của nhiều công ty công nghệ trong 10 năm tới. Theo New York Times, việc liên tục nhắc đến metaverse cho thấy Zuckerberg không thể bỏ lỡ thuật ngữ này.

Nhiều người có thể muốn biết metaverse gồm những gì, tuy nhiên một số yếu tố tạo nên không gian này thực chất đã quen thuộc với chúng ta trong thời gian qua.

Metaverse gồm những gì?

Metaverse được nhà văn Neal Stephenson nhắc đến lần đầu trong tiểu thuyết Snow Crash phát hành năm 1992.

Thế giới ảo đề cập đến môi trường kỹ thuật số nhập vai, nơi con người có thể tương tác như đời thực. Gần đây, metaverse được nhắc đến rộng rãi với nhiều dự đoán như “nền tảng của tương lai” hay “môi trường tương tác mới”.

Với tâm lý không thể bỏ lỡ (FOMO), nhiều người không muốn đứng ngoài cuộc thảo luận về metaverse. Nhà đầu tư mạo hiểm Matthew Ball viết rằng metaverse là “trạng thái kế thừa của Internet di động”.

Nói cách khác, metaverse mô tả cách một số công nghệ mới nổi – tiền mã hóa, NFT (token không thể thay thế), các game mô phỏng như Roblox, thiết bị thực tế ảo và thực tế hỗn hợp như kính Oculus – có thể phát triển và kết hợp lẫn nhau.

“Tôi tin rằng metaverse là thời đại tiếp theo của Internet, cũng là chương tiếp theo của công ty”, Zuckerberg chia sẻ trong sự kiện Connect 2021, tuyên bố công ty mạng xã hội sẽ chuyển hướng tập trung sang metaverse.

Những yếu tố quen thuộc trong metaverse.

Để so sánh, Ball lấy ví dụ về smartphone, thiết bị đã thay đổi cách giao tiếp, tương tác của con người. Cách đây 10 năm khi smartphone và ứng dụng còn mới mẻ, nhiều người tin rằng kỷ nguyên “máy tính bỏ túi” sẽ thay đổi nhiều thứ trong cuộc sống. Điều đó đang lặp lại với metaverse khi không ít người tin rằng nó sẽ tạo ra những thay đổi lớn hơn.

Tuy có thể mất hàng chục năm để metaverse trở thành thuật ngữ quen thuộc, chúng ta hầu như đã tham gia vào một (hoặc nhiều) yếu tố làm nên metaverse.

Tựa game Fortnite có hơn 300 triệu người chơi trên thế giới, nhiều người xem đây là cách giải trí cùng bạn bè, tương tác với nhiều nền văn hóa khác nhau.

Bạn có thể quen 1-2 người đang đầu tư tiền mã hóa hay NFT. Kính thực tế ảo cũng không phải điều gì mới mẻ khi nhiều người dùng nó để chơi game.

Ngay cả khi không tham gia những hoạt động trên, việc Internet ngày càng len lỏi vào cuộc sống cũng đủ đưa chúng ta vào metaverse.

Liên lạc bằng Instagram, LinkedIn hay Slack, chơi game trên điện thoại, tham gia những cuộc họp ảo mùa dịch hay làm việc thông qua nhóm chat đều sẽ hiện diện trong metaverse theo cách mới mẻ hơn.

Các thuật ngữ như tiền mã hóa hay NFT đã thu hút sự quan tâm của nhiều người trong những năm qua. Một số người đang thực sự đổ tiền bạc, dành thời gian cho không gian tương tác ảo.

Các doanh nhân xây dựng hệ thống tài chính bằng blockchain, mua bán đất ảo và phát triển hệ thống quản lý độc lập, không thuộc sở hữu của bất cứ ai.

Hành động liên tục nhắc đến metaverse cho thấy Zuckerberg không hề muốn bỏ lỡ thuật ngữ này. Với người tạo ra một công ty thay đổi cách giao tiếp và liên lạc trên Internet, bỏ lỡ một kỷ nguyên Internet mới như metaverse thật khó chấp nhận.

Các hãng công nghệ hiện nay có đủ nguồn lực, tầm nhìn và “FOMO cấp độ công nghiệp”, do đó sẽ là sai lầm nếu đánh giá thấp ảnh hưởng của họ đối với metaverse.

Không một lãnh đạo công ty công nghệ nào muốn bỏ lỡ thứ có thể thay đổi ngành công nghệ. Tuy nhiên với người dùng, metaverse hiện tại chỉ làm tăng cảm giác FOMO về những thứ không quá mới mẻ.

Nhà phân tích Benedict Evans so sánh những yếu tố tạo nên metaverse giống như cách đây 30 năm, người ta “đứng trước một tấm bảng trắng rồi viết những thuật ngữ như TV tương tác, hyperlink (siêu liên kết), boardband (băng thông rộng), đa phương tiện, video và trò chơi, sau đó vẽ chiếc hộp bao quanh chúng rồi đặt tên ‘information superhighway’ (siêu xa lộ thông tin)”.

Dựa trên quan điểm của Evans, metaverse hiện tại giống như thuật ngữ chung cho việc kết hợp các yếu tố đã có sẵn như thực tế ảo, tiền mã hóa, NFT, môi trường nhập vai ảo…

“Tôi đưa ra 2 dự đoán cho metaverse. Thứ nhất, nó sẽ không được nhiều người biết đến bởi họ không xác định môi trường đang tham gia là yếu tố tạo nên metaverse. Nếu thực sự làm việc trong một căn phòng ảo, chúng ta sẽ chỉ gọi đó là công việc.

Thứ hai, việc bỏ lỡ không gian nơi danh tính, công việc và quan hệ xã hội được pha trộn giữa yếu tố thực và ảo không phải vấn đề lớn với đa số chúng ta”, cây viết John Herrman của New York Times chia sẻ về metaverse.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Tương lai của nghề marketing – Sự hài hoà giữa marketing, dữ liệu, công nghệ và kỹ thuật số

Sau một năm với nhiều lần bị ‘khoá cửa’, nhiều nhà marketers đang suy nghĩ về tương lai của nghề marketing cũng như các cách thức làm việc mới.

Tương lai của nghề marketing - Sự hài hoà giữa marketing, dữ liệu, công nghệ và kỹ thuật số

‘Đại dịch đã làm thay đổi mọi thứ’. Từ cuộc sống, cách sinh hoạt đến cả cách mà chúng ta đang giao tiếp và làm việc.

Trong bối cảnh đầy sự bất ổn đó, một câu hỏi mà nhiều người trong chúng ta đang đặt ra là, tương lai công việc của chúng ta sẽ thay đổi như thế nào?

Làm thế nào tôi có thể đưa ra những lựa chọn nghề nghiệp phù hợp hơn với tôi, cho sự nghiệp của tôi và cho cả nơi mà thế giới đang hướng đến?”

Mặc dù tôi không phải là một chuyên gia về tư vấn nghề nghiệp, nhưng với tư cách là một người làm marketing có kinh nghiệm, tôi từng trải qua những cuộc khủng hoảng buộc tôi phải cân nhắc lựa chọn nghề nghiệp của mình – và chứng kiến những gì xảy ra sau đó.

Ngay bây giờ đây, khi ngành marketing đang thay đổi nhanh chóng với vô số những thứ mới, tôi cũng đang phải suy nghĩ cho nghề nghiệp của mình trong những giai đoạn sắp tới.

Rốt cuộc nghề marketing của tôi sẽ đi về đâu và chúng sẽ thay đổi như thế nào?

Phần mềm đã ‘xâm chiếm’ thế giới và bây giờ nó tiếp tục ‘xâm chiếm’ ngành marketing.

Vào năm 2011, nhà đầu tư mạo hiểm ở Thung lũng Silicon (Silicon Valley) và cũng là người sáng tạo ra Netscape, Ông Marc Andreessen đã viết một bài luận với tên gọi “Why Software is Eating the World” (Tạm dịch: Tại sao phần mềm lại có thể ‘xâm chiếm’ thế giới).

Một trong những điểm đáng chú ý trong bài luận, là ông mô tả cách các doanh nghiệp mới được xây dựng trên những phần mềm tiên tiến đang ‘xâm chiếm’ và ‘phá vỡ’ cả những tập đoàn vốn thống trị trước đây.

Có lẽ, Andreessen đã biết trước tương lai. Ông viết rằng “trong 10 năm tới, các trận chiến sẽ diễn ra giữa những tên tuổi lớn vốn đang thống trị và những đội quân mới nổi được trang bị đầy những phần mềm tiên tiến”, ông đặc biệt đề cập đến những cái tên như Google, Netflix, Square, Spotify, PayPal và Salesforce.

Ý tưởng rằng một số doanh nghiệp ‘bám chặt’ với phần mềm và công nghệ trong năm 2011 sẽ là các doanh nghiệp dẫn đầu và thống trị thị trường trong tương lai theo một cách mà bạn không thể tưởng tượng được.

Đại dịch Covid-19 đã đẩy đi nhanh hơn một sự thật rằng ‘phần mềm đang xâm chiếm thế giới’. Andreessen đã viết vào năm 2011 rằng “Amazon là một công ty phần mềm – năng lực cốt lõi của nó là có những công cụ phần mềm tuyệt vời để có thể bán hầu như tất cả mọi thứ trực tuyến”.

Ít nhất cho đến nay, Andreesen đã được chứng minh là ông đã đúng – ngay cả trong marketing. Khi hầu hết những việc chúng ta làm trong marketing đều có liên quan đến hoặc gắn liền trực tiếp với các yếu tố phần mềm hoặc công nghệ.

Những nhà marketers ngày nay có nhiều công cụ công nghệ hơn, nhiều thông tin hơn và nhiều sức mạnh tính toán hơn cả các CEO của các công ty lớn nhất thế giới cách đây khoảng 2 thập kỷ trước.

Vào năm 2011, Ông Scott Brinker đến từ trang tin chuyên về công nghệ marketing, Chief Martech đã cố gắng tìm kiếm tất cả các công ty chuyên về công nghệ marketing (MarTech) mà ông có thể tìm thấy.

Theo Scott, ông đã tìm ra hơn 150 logo của các công ty công nghệ marketing khác nhau, điều đang thể hiện một sự bùng nổ đầy cảm hứng của yếu tố phần mềm trong markeing.

Và sự thật sau đó là, mọi thứ đã vượt ra những gì ông có thể tưởng tượng! Từ con số chỉ 150, Scott cho rằng hiện đã có hơn 8.000 công ty mà ông có thể tìm thấy đang cung cấp những phần mềm hoặc giải pháp về công nghệ marketing.

Từ năm 2011 đến nay, đó là mức tăng trưởng kỷ lục với 5,233%.

Cũng như Scott chỉ ra, Châu Âu hiện có nhiều công ty công nghệ marketing nhất, cụ thể, số lượng nó đang có bằng con số của toàn bộ thế giới vào năm 2016.

Các nền tảng Adobe Marketing Cloud, SalesForce Marketing Cloud, Google Marketing Platform – vốn rất mới mẻ và chưa hoàn chỉnh cách đây 10 năm. Bây giờ họ có thể chi phối không nhỏ đến thế giới marketing toàn cầu.

Khả năng dự báo – đặc biệt là về tương lai – thực sự rất khó!

Thật khó để có thể dự đoán được bao nhiêu phần mềm và công nghệ sẽ ‘xâm chiếm thế giới vào năm 2011 và mãi sau đó. Hầu hết các dự báo về những gì có thể xảy ra đều dựa trên ‘lý thuyết mơ mộng’ và những thành kiến ​​trong nhận thức.

Các nhà dự báo khá an toàn khi nói rằng sẽ không ai có thể gọi tên họ trong thời gian 10 năm tới và nói với họ rằng họ đã sai.

Vậy có cách nào để lập kế hoạch sự nghiệp của chúng ta mà không cần lắng nghe những suy nghĩ viển vông từ những dự báo này không?

Tôi nghĩ rằng có một số bằng chứng có thể giúp chúng ta. Hãy bắt đầu với những gì chúng ta có thể đảm bảo từ yếu tố công nghệ.

Năm 1965, Gordon Moore, người sáng lập của Intel, đã đưa ra dự báo – điều mà ngày nay được gọi là ‘Định luật Moore’ – rằng sức mạnh của máy tính sẽ tăng gấp đôi sau mỗi 18 đến 24 tháng – và / hoặc giảm một nửa về giá.

Định luật Moore cũng được chứng minh là đúng với hầu hết các công nghệ dựa trên thông tin khác như chip, điện toán đám mây, cảm biến, robot và di truyền. Điều này có nghĩa là tương lai sẽ không tuyến tính – trực tiếp – từ vị trí của chúng ta hôm nay.

Tất cả chúng ta đều suy nghĩ theo thuật ngữ tuyến tính vì đó là những gì chúng ta đã quan sát được về cách thế giới tự nhiên được vận hành và đó là cách chúng ta đưa ra dự báo về tương lai trong hàng thiên niên kỷ tới.

Nhiều người đọc sẽ tỏ ra nghi ngờ ý tưởng này về một thế giới theo cấp số nhân, tin rằng vì phần lớn mọi thứ trên thế giới này không phát triển theo cấp số nhân và, ngay cả khi nếu chúng có, thì cũng không thể phát triển vô hạn.

Tuy nhiên với những bằng chứng về sự phát triển của phần mềm như đã nói và cách nó mở rộng quy mô của nó, cho thấy niềm tin này của nhiều người là không đúng.

Để dễ hiểu hơn và thú vị hơn, hãy nghĩ đến iPhone. Nhiều người trong số chúng ta có thể nhớ iPhone đời đầu khi nó ra mắt.

Nếu bạn giống tôi, bạn có thể đã cười nhạo nó và nói các câu kiểu như, “Tôi sẽ gắn bó với Blackberry của tôi thôi” hay “Nó thật điên rồ…”.

Chiếc iPhone đầu tiên vào năm 2007 có màn hình 3,5 inch, chỉ nặng 2g – không có ứng dụng và không có camera. 3G và app store xuất hiện sau đó vào năm 2008 và máy ảnh xuất hiện vào năm 2010.

Hãy lấy điện thoại thông minh của riêng bạn ra ngay bây giờ. Và xem điều gì đã xảy ra với suy nghĩ của chúng ta cách đây khoảng 14 năm.

Vào năm 2011, khoảng một phần tư toàn cầu, khoảng 1,8 tỷ người, được kết nối với Internet. Vào tháng 1 năm 2021, 4,66 tỷ người trên thế giới sử dụng Internet, tăng 316 triệu người (7,3%) trong một năm.

Tỷ lệ thâm nhập của internet (internet penetration) toàn cầu hiện đạt gần 60% – trong đó phần lớn là trên điện thoại thông minh với màn hình có độ phân giải cao.

Nếu bạn đọc tin tức về marketing và quảng cáo – và xem xét góc nhìn dựa trên những người tự xưng là marketers, bạn có thể nghĩ rằng việc phụ thuộc vào công nghệ marketing (Martech) hay Digital là một điều gì đó rất tồi tệ.

Tuy nhiên, nếu bạn xem xét trên một góc nhìn chuyên nghiệp hơn, từ những người làm marketing thực thụ, khi các doanh nghiệp đang khuyến khích đo lường và quản lý hoạt động marketing bằng công nghệ thì mọi thứ sẽ hoàn toàn khác.

Các CEO và CFO ngày nay không thể quản lý “sự sáng tạo” hay “sự dũng cảm” đơn thuần, họ chỉ có thể nhìn với kết quả, bằng những con số để giải thích cho vấn đề.

Những điều duy nhất chúng ta có thể đảm bảo trong 10 năm tới trong lĩnh vực marketing.

  • Nhiều công nghệ hơn sẽ giúp thúc đẩy mọi doanh nghiệp.
  • Nhiều công nghệ hơn sẽ giúp thúc đẩy các hoạt động marketing.
  • Nhiều công nghệ hơn sẽ thúc đẩy việc đo lường và quản lý hiệu suất.
  • Nhiều người trên Internet hơn sẽ truy cập qua màn hình điện thoại di động.
  • Ít TV tuyến tính (linear TV) hơn và thay vào đó là TV thông minh (Smart TV).

Vào đầu những năm 1950, Chủ tịch của NBC, Ông ‘Pat’ Weaver đã phát minh ra các chương trình ‘hoành tráng’ và xa hoa kéo dài hơn một giờ với mục tiêu sẽ lấp đầy một buổi tối của mọi người xem. Cái mà thời điểm đó ông gọi là magazine format (định dạng tạp chí).

Là tác giả của hai trong số những cuốn sách hàng đầu về quảng cáo ‘The Anatomy of Humbug’ và ‘Why Does the Pedlar Sing?’, Paul Feldwick nói từng nói:

“Các nhà quảng cáo có thể mua các chương trình này nhưng không phải bằng cách tài trợ toàn bộ mà bằng cách mua thời gian phát sóng theo từng phút một, điều này cho phép nhà mạng cung cấp một chương trình chất lượng và đắt giá hơn nhiều.”

“Việc lựa chọn một phút làm thời lượng bán hàng là tùy ý; sự thay đổi này về bản chất của các quảng cáo truyền hình không phải là để làm cho bản thân quảng cáo trở nên hiệu quả hơn, mà bởi mục tiêu gia tăng lượng khán giả và doanh thu quảng cáo thông qua việc tài trợ cho các chương trình đắt giá hơn.”

Fedwick tiếp tục: “Truyền hình Anh sử dụng thời lượng phút làm đơn vị cơ bản, nhưng theo thời gian, ba mươi giây đã trở thành tiêu chuẩn mới.”

Trở lại với nghề marketing. Mọi thứ cũng đang thay đổi. Dưới đây là các công việc thường có của một số Giám đốc Marketing (Marketing Director/CMO/Head of Marketing) ở một số các ngành hàng khác nhau.

  • Chịu trách nhiệm lãnh đạo, chiến lược và thực thi tất cả các hoạt động marketing của doanh nghiệp (hoặc thương hiệu).

Nó bao gồm việc phát triển và thực hiện chiến lược, B2C và B2B Marketing, vận hành marketing, sáng tạo quảng cáo, phân tích marketing, điều phối với chiến lược chung của công ty, chuyển đổi số doanh nghiệp, dự báo nhu cầu của khách hàng…

Tiếp thị hiệu suất hay performance marketing có thể thực hiện qua quảng cáo tìm kiếm có trả phí, SEO, đối tác chiến lược (Strategic Partnerships), tiếp thị liên kết (Affiliates) và các phương tiện truyền thông mạng xã hội (social media).

Quản lý danh tiếng thương hiệu cả trực tuyến (Search, Social…) và ngoại tuyến (PR) bằng cách liên tục tối ưu thông điệp thương hiệu và thiết kế sáng tạo trên tất cả các kênh để thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững lâu dài.

Hiểu, theo dõi hành vi và xây dựng các chiến lược marketing được nhắm mục tiêu phù hợp trên tất cả các kênh.

  • Chịu trách nhiệm về chiến lược kỹ thuật số.

Đối với các hoạt động Tìm kiếm (Search), Mạng xã hội, Display, Video, Programmatic Ads…để mang lại hiệu suất cao, hiệu quả chi tiêu tốt và tính nhất quán của chiến dịch.

Tuỳ vào mỗi ngành hàng hay chiến lược cụ thể trong từng giai đoạn của doanh nghiệp hoặc thương hiệu mà các công việc của từng Giám đốc Marketing là khác nhau.

Qua nhiều nghiên cứu từ các doanh nghiệp khác nhau, nhu cầu về các nhà marketers đa năng vẫn còn, nhưng các yêu cầu để thành công thì đang thay đổi.

Các doanh nghiệp đang tìm kiếm các nhân tài có chuyên môn sâu về nền tảng kỹ thuật số (digital) và tiếp thị (marketing).

Họ đang tìm kiếm những người có chuyên môn kỹ thuật (technical) trong tất cả các khía cạnh của hoạt động digital. Họ đang tìm kiếm những người làm (do-ers) – thay vì chỉ là những người nghĩ (think-ers).

Tương lai của vai trò marketing.

Quay lại với câu hỏi ban đầu mà các nhà marketer đã tự hỏi: “Làm thế nào tôi có thể đưa ra những lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với tôi, cho sự nghiệp của tôi và cho cả thứ mà thế giới đang hướng tới?”

Tương lai của vai trò marketing trong 10 năm tới là sự kết hợp hài hoà giữa các yếu tố chiến lược, marketing, dữ liệu và công nghệ.

Marketing sẽ được thực hiện thông qua sự hỗ trợ của các yếu tố phần mềm và công nghệ, vì vậy những người làm marketing không thể không hiểu công nghệ cũng như các thành phần liên quan đến nó.

Thị trường muốn bạn có kiến ​​thức chuyên môn sâu về marketing – nhưng cũng phải có kiến ​​thức chuyên môn về công nghệ, dữ liệu và cả kỹ thuật số, cho dù bạn có muốn hay không.

Sự bùng nổ của công nghệ là một khía cạnh cũng tương đối mới đối với ngành marketing, vì vậy không có gì quá ngạc nhiên khi chúng ta nói chung hiện không thể nắm bắt được cách khai thác và quản lý nó một cách thực sự ‘mượt mà’.

Công nghệ trong marketing, không phải là có hay không, tận dụng hay không mà là phải tận dụng nó như thế nào.

Các thông số kỹ thuật không biết nói dối.

Nếu bạn muốn có một công việc marketing đủ tốt trong tương lai, bạn phải biết rằng công nghệ (technology) cũng như 4 Ps (hoặc 7Ps) hay phân khúc và định vị là đều quan trong như nhau.

Digital không phải là một lĩnh vực tách biệt: hiểu và trở thành một chuyên gia về nó là trọng tâm của marketing.

Hãy cố gắng tận dụng các yếu tố công nghệ, thương mại điện tử, kỹ thuật số vào các hoat động kinh doanh của doanh nghiệp và thương hiệu.

Phát triển kiến ​​thức chuyên môn với các nền tảng marketing. Biết cách một phần mềm ‘hoạt động’. Và nhiều thứ khác.

Mặc dù, dưới một thế giới đầy bất ổn như thế này, rất khó để có thể nói chắc chắn điều gì sẽ xảy ra trong tương lai, tuy nhiên có một thứ mà chúng ta có thể chắc chắn được đó là ‘tương lai sẽ luôn thay đổi’, công nghệ hay marketing cũng sẽ thay đổi.

Điều cuối cùng của chúng ta chỉ là sẵn sàng tiếp nhận và phát triển nó một cách hiệu quả !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen 

Gen Z nói gì về công nghệ của thế hệ mình?

Khi những tiêu chuẩn cũ không còn đủ sức hấp dẫn Gen Z, cuộc đua sáng tạo công nghệ bước vào giai đoạn đổi mới, tiên phong là Samsung với smartphone màn hình gập.

Gen Z

Viết vẽ bằng S Pen, màn hình tràn viền, camera ẩn, kết nối 5G có thể là những công nghệ không mới. Tuy nhiên, trải nghiệm chúng trên smartphone màn hình gập là điều bạn phải chờ đến thế hệ Galaxy Z mới nhất của Samsung mới làm được.

Từ điện thoại “nồi đồng cối đá” đến smartphone.

Cuối thập niên 80 và đầu những năm 90, mạng 2G ra đời. Công nghệ này cho phép điện thoại thực hiện các cuộc gọi chất lượng cao, an toàn hơn, gửi tin nhắn văn bản và truyền dữ liệu. Năm 1999, một số ít model có thể truy cập phiên bản đơn giản của các website.

Việc tích hợp camera vào điện thoại cũng bắt đầu được thử nghiệm vào những năm cuối thế kỷ XX. Giai đoạn này, thiết kế di động còn cồng kềnh và chưa nhiều tính năng thực tế.

Sau khi được giới thiệu vào cuối những năm 1990, smartphone dần thay đổi cách con người kết nối với thế giới.

Giai đoạn 2000-2006, các nhà sản xuất bắt đầu đưa các tính năng mới như chụp ảnh, phát nhạc, gửi email, fax, duyệt web lên điện thoại. Smartphone với bàn phím trượt, lật, xoay, qwerty… liên tục được trình làng, khiến thị trường smartphone sôi động hơn bao giờ.

Các thông số kỹ thuật, bộ xử lý, tuổi thọ pin, khả năng lưu trữ, kích thước màn hình và băng thông được nâng cấp ở mức tối ưu.

Nếu năm 2000 là bước ngoặt trong lịch sử của điện thoại thông minh thì năm 2010 đánh dấu cột mốc bùng nổ của smartphone với nhiều phiên bản phát hành cùng lúc, từ những thương hiệu khác nhau.

Theo báo cáo của Nielsen, tính riêng năm 2011, 5 hãng sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới xuất xưởng gần nửa tỷ thiết bị. Một nửa số điện thoại được sử dụng ở Mỹ là smartphone.

Màn hình cảm ứng đa điểm là công nghệ trung tâm trên smartphone trong thập niên tiếp theo của thế kỷ XXI. Cùng với đó là sự phổ biến trở lại của bút stylus.

Kỷ nguyên di động mới với smartphone màn hình gập.

Khi giới trẻ bắt đầu nhàm chán trước những thiết kế phẳng thông thường, họ mong chờ ý tưởng đột phá và sẵn sàng chi trả mức giá cao hơn để thoả mãn kỳ vọng của bản thân. Gia Bảo (27 tuổi, TP.HCM) là một trong nhiều người trẻ như vậy.

“Bàn phím trượt, màn hình cong, bút S Pen đều là những công nghệ ấn tượng nhưng đó vẫn là câu chuyện đã cũ. Khi thời đại phát triển, điều người ta cần ở smartphone là sự khác biệt chưa từng có.

Một thiết kế hoàn toàn mới, kết hợp vẻ đẹp cổ điển và sự hiện đại, cùng những tính năng cao cấp nhất, tại sao không?”, Bảo chia sẻ.

Năm 2011, Samsung đi ngược xu hướng thế giới khi ra mắt Galaxy Note cùng S Pen. Năm 2015, hãng lần nữa tạo khác biệt khi lần đầu giới thiệu smartphone màn hình cong tràn viền với Galaxy S6 Edge.

Đầu năm 2019, Samsung tham vọng mở ra kỷ nguyên di động mới khi trình làng smartphone màn hình gập Galaxy Z Fold. Một năm sau, hãng tiếp tục giới thiệu thế hệ thứ hai với Galaxy Z Flip.

Khi đó, giới công nghệ gọi smartphone màn hình gập của Samsung là “điện thoại của tương lai”, tức những model này phù hợp trình diễn công nghệ hơn là mang đến tính năng thực tế, phù hợp số đông người dùng.

7 tháng sau khi ra mắt Z Flip, 9/2020, Samsung trình làng Galaxy Z Fold2 có kích thước màn hình phụ lớn hơn 35% thế hệ tiền nhiệm.

Màn hình chính dùng tấm nền Dynamic AMOLED 2X hỗ trợ HDR10+ và tần số quét 120 Hz. Máy không chỉ gập mượt mà, mà còn có thể tự đứng ở nhiều góc độ.

Theo báo cáo của DSCC (Display Supply Chain Consultants), Samsung chiếm đến 87% thị phần điện thoại màn hình gập toàn cầu năm 2020. Trong đó, Z Fold2 là nhân tố quan trọng góp phần làm nên thành công này.

Trước khi Samsung tiếp tục ra mắt bộ đôi màn hình gập tiếp theo, Strategy Analytics dự đoán doanh số smartphone màn hình gập năm nay đạt 6,5 triệu máy, tăng gấp 3 lần so với năm 2020. Đến năm 2025, con số lên đến 117,2 triệu máy, tăng 53 lần trong 5 năm.

Điều này cho thấy kỷ nguyên di động mới dần định hình với trung tâm là smartphone màn hình gập. Và Samsung đã đúng khi tiên phong khai phá thị trường này.

Galaxy Z Fold3 có màn hình chính 7,6 inch và màn hình phụ 6,2 inch, sử dụng tấm nền Dynamic AMOLED 2X, tần số quét 120 Hz cho hiệu ứng chuyển cảnh, cuộn lướt mượt mà.

Đây là smartphone đầu tiên của Samsung trang bị camera trước ẩn dưới màn hình với độ phân giải 4 MP.

Việc giảm điểm ảnh bị chiếm dụng để đặt camera trên màn hình đồng nghĩa tăng diện tích hiển thị, giúp người dùng tận hưởng trọn vẹn những nội dung yêu thích trên một màn hình liền mạch.

Cải tiến đắt giá trên thế hệ Z Fold mới của Samsung phải kể đến S Pen – vốn là biểu tượng của dòng Note. S Pen cho Z Fold3 có 2 tùy chọn gồm S Pen Fold Edition (S Pen phiên bản Galaxy Z Fold) và S Pen Pro.

Cả hai đều có đầu bút đặc chế, có thể rụt lại khi viết vẽ trên màn hình bằng công nghệ hạn chế lực chạm. Samsung cho biết đây là thế hệ S Pen tốt nhất của hãng với độ trễ gần như bằng 0, cho trải nghiệm viết vẽ như bút thật.

Trong khi Z Fold3 là cỗ máy đa nhiệm, Z Flip3 lại là biểu tượng thời trang mới. “Chiếc điện thoại có một không hai, vừa mang đến trải nghiệm di động cao cấp, vừa có thể gập gọn như hộp phấn nhỏ xinh”, nữ diễn viên Kaity Nguyễn đã nhận xét như thế về mẫu smartphone gập dọc của Samsung.

Galaxy Z Flip3 có kích thước màn hình chính 6,7 inch, độ phân giải Full HD+, tấm nền Dynamic AMOLED 2X và tần số quét 120 Hz. Tăng kích thước màn hình phụ từ 1,1 inch lên 1,9 inch là cách Samsung mang đến nhiều không gian hơn cho việc hiển thị nội dung thông báo, tin nhắn…

Bộ đôi smartphone màn hình gập mới nhất của Samsung đều trang bị chip xử lý Snapdragon 888 của Qualcomm, mạng 5G và chuẩn kháng nước IPX8.

Z Fold3 có RAM 12 GB, bộ nhớ trong 256/512 GB, pin 4.400 mAh, trong khi Z Flip3 có RAM 8 GB, bộ nhớ trong tương tự và pin 3.300 mAh.

Thế hệ Z Flip3 được xem như BST phụ kiện thời trang cao cấp khi có đến 7 phiên bản màu sắc gôm kem ivory, tím lilac, xanh phantom, đen phantom, xám phantom, hồng bloom và trắng flora. Cùng với đó là những thiết kế ốp lưng và dây đeo thời trang, giúp người dùng cầm và gập điện thoại dễ dàng hơn.

Ngoài phiên bản tiêu chuẩn, Samsung lần nữa hợp tác nhà thiết kế Thom Browne ra mắt Galaxy Z Fold3 và Z Flip3 Thom Browne Edition, với 200 chiếc tại thị trường Việt Nam.

Vẫn lấy cảm hứng từ đồng phục mang tính biểu tượng và màu sắc đặc trưng của thương hiệu Thom Browne, điểm nhấn trên phiên bản lần này là bản lề và khung viền kim loại màu sáng. Bản phác thảo sáng tạo và chữ viết tay của nhà thiết kế trên chủ đề giao diện người dùng độc quyền cũng làm nên sự khác biệt trên mẫu smartphone đậm nét cổ điển này.

Thế hệ Galaxy Z tiếp theo là cách Samsung hiện thực hoá tham vọng mở ra chương mới cho công nghệ di động.

Vẫn những tính năng hiện đại cho phép giới trẻ thoả sức sáng tạo, thiết kế thời trang thể hiện cá tính và phong cách riêng, tiện ích đa dạng đáp ứng mọi nhu cầu trải nghiệm, nhưng tất cả diễn ra trên một màn hình gập mở linh hoạt.

Với tinh thần “gập giới hạn cũ, mở tiềm năng mới”, Galaxy Z Fold3 và Z Flip3 không chỉ là “át chủ bài” giúp Samsung giữ vững ngôi vương trong cuộc đua smartphone màn hình gập, mà còn trở thành những thiết bị toàn năng, cùng gen Z khám phá những điều mới mở trong cuộc sống.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Tương lai của nghề marketing – Sự hài hoà giữa marketing, dữ liệu, công nghệ và kỹ thuật số (P2)

Sau một năm với nhiều lần bị ‘khoá cửa’, nhiều nhà marketers đang suy nghĩ về tương lai của nghề marketing cũng như các cách thức làm việc mới.

Tương lai của nghề marketing - Sự hài hoà giữa marketing, dữ liệu, công nghệ và kỹ thuật số (P2)
Tương lai của nghề marketing – Sự hài hoà giữa marketing, dữ liệu, công nghệ và kỹ thuật số (P2)

Trở lại với nghề marketing. Mọi thứ cũng đang thay đổi. Dưới đây là các công việc thường có của một số Giám đốc Marketing (Marketing Director/CMO/Head of Marketing) ở một số các ngành hàng khác nhau.

  • Chịu trách nhiệm lãnh đạo, chiến lược và thực thi tất cả các hoạt động marketing của doanh nghiệp (hoặc thương hiệu).

Nó bao gồm việc phát triển và thực hiện chiến lược, B2C và B2B Marketing, vận hành marketing, sáng tạo quảng cáo, phân tích marketing, điều phối với chiến lược chung của công ty, chuyển đổi số doanh nghiệp, dự báo nhu cầu của khách hàng…

  • Phát triển và quản lý chiến lược tiếp thị hiệu suất – Performance Marketing.

Tiếp thị hiệu suất hay performance marketing có thể thực hiện qua quảng cáo tìm kiếm có trả phí, SEO, đối tác chiến lược (Strategic Partnerships), tiếp thị liên kết (Affiliates) và các phương tiện truyền thông mạng xã hội (social media).

Quản lý danh tiếng thương hiệu cả trực tuyến (Search, Social…) và ngoại tuyến (PR) bằng cách liên tục tối ưu thông điệp thương hiệu và thiết kế sáng tạo trên tất cả các kênh để thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững lâu dài.

Hiểu, theo dõi hành vi và xây dựng các chiến lược marketing được nhắm mục tiêu phù hợp trên tất cả các kênh.

  • Chịu trách nhiệm về chiến lược kỹ thuật số.

Đối với các hoạt động Tìm kiếm (Search), Mạng xã hội, Display, Video, Programmatic Ads…để mang lại hiệu suất cao, hiệu quả chi tiêu tốt và tính nhất quán của chiến dịch.

Tuỳ vào mỗi ngành hàng hay chiến lược cụ thể trong từng giai đoạn của doanh nghiệp hoặc thương hiệu mà các công việc của từng Giám đốc Marketing là khác nhau.

Qua nhiều nghiên cứu từ các doanh nghiệp khác nhau, nhu cầu về các nhà marketers đa năng vẫn còn, nhưng các yêu cầu để thành công thì đang thay đổi.

Các doanh nghiệp đang tìm kiếm các nhân tài có chuyên môn sâu về nền tảng kỹ thuật số (digital) và tiếp thị (marketing).

Họ đang tìm kiếm những người có chuyên môn kỹ thuật (technical) trong tất cả các khía cạnh của hoạt động digital. Họ đang tìm kiếm những người làm (do-ers) – thay vì chỉ là những người nghĩ (think-ers).

Tương lai của vai trò marketing.

Quay lại với câu hỏi ban đầu mà các nhà marketer đã tự hỏi: “Làm thế nào tôi có thể đưa ra những lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với tôi, cho sự nghiệp của tôi và cho cả thứ mà thế giới đang hướng tới?”

Tương lai của vai trò marketing trong 10 năm tới là sự kết hợp hài hoà giữa các yếu tố chiến lược, marketing, dữ liệu và công nghệ.

Marketing sẽ được thực hiện thông qua sự hỗ trợ của các yếu tố phần mềm và công nghệ, vì vậy những người làm marketing không thể không hiểu công nghệ cũng như các thành phần liên quan đến nó.

Thị trường muốn bạn có kiến ​​thức chuyên môn sâu về marketing – nhưng cũng phải có kiến ​​thức chuyên môn về công nghệ, dữ liệu và cả kỹ thuật số, cho dù bạn có muốn hay không.

Sự bùng nổ của công nghệ là một khía cạnh cũng tương đối mới đối với ngành marketing, vì vậy không có gì quá ngạc nhiên khi chúng ta nói chung hiện không thể nắm bắt được cách khai thác và quản lý nó một cách thực sự ‘mượt mà’.

Công nghệ trong marketing, không phải là có hay không, tận dụng hay không mà là phải tận dụng nó như thế nào.

Các thông số kỹ thuật không biết nói dối.

Nếu bạn muốn có một công việc marketing đủ tốt trong tương lai, bạn phải biết rằng công nghệ (technology) cũng như 4 Ps (hoặc 7Ps) hay phân khúc thị trườngđịnh vị thương hiệu là đều quan trong như nhau.

Digital không phải là một lĩnh vực tách biệt: hiểu và trở thành một chuyên gia về nó là trọng tâm của marketing.

Hãy cố gắng tận dụng các yếu tố công nghệ, eCommerce, kỹ thuật số vào các hoat động kinh doanh của doanh nghiệp và thương hiệu.

Phát triển kiến ​​thức chuyên môn với các nền tảng marketing. Biết cách một phần mềm ‘hoạt động’. Và nhiều thứ khác.

Mặc dù, dưới một thế giới đầy bất ổn như thế này, rất khó để có thể nói chắc chắn điều gì sẽ xảy ra trong tương lai, tuy nhiên có một thứ mà chúng ta có thể chắc chắn được đó là ‘tương lai sẽ luôn thay đổi’, công nghệ hay marketing cũng sẽ thay đổi.

Điều cuối cùng của chúng ta chỉ là sẵn sàng tiếp nhận và phát triển nó một cách hiệu quả !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Tương lai của nghề marketing – Sự hài hoà giữa marketing, dữ liệu, công nghệ và kỹ thuật số (P1)

Sau một năm với nhiều lần bị ‘khoá cửa’, nhiều nhà marketers đang suy nghĩ về tương lai của nghề marketing cũng như các cách thức làm việc mới.

Tương lai của nghề marketing - Sự hài hoà giữa marketing, dữ liệu, công nghệ và kỹ thuật số

‘Đại dịch đã làm thay đổi mọi thứ’. Từ cuộc sống, cách sinh hoạt đến cả cách mà chúng ta đang giao tiếp và làm việc.

Trong bối cảnh đầy sự bất ổn đó, một câu hỏi mà nhiều người trong chúng ta đang đặt ra là, tương lai công việc của chúng ta sẽ thay đổi như thế nào?

Làm thế nào tôi có thể đưa ra những lựa chọn nghề nghiệp phù hợp hơn với tôi, cho sự nghiệp của tôi và cho cả nơi mà thế giới đang hướng đến?”

Mặc dù tôi không phải là một chuyên gia về tư vấn nghề nghiệp, nhưng với tư cách là một người làm marketing có kinh nghiệm, tôi từng trải qua những cuộc khủng hoảng buộc tôi phải cân nhắc lựa chọn nghề nghiệp của mình – và chứng kiến những gì xảy ra sau đó.

Ngay bây giờ đây, khi ngành marketing đang thay đổi nhanh chóng với vô số những thứ mới, tôi cũng đang phải suy nghĩ cho nghề nghiệp của mình trong những giai đoạn sắp tới.

Rốt cuộc nghề marketing của tôi sẽ đi về đâu và chúng sẽ thay đổi như thế nào?

Phần mềm đã ‘xâm chiếm’ thế giới và bây giờ nó tiếp tục ‘xâm chiếm’ ngành marketing.

Vào năm 2011, nhà đầu tư mạo hiểm ở Thung lũng Silicon (Silicon Valley) và cũng là người sáng tạo ra Netscape, Ông Marc Andreessen đã viết một bài luận với tên gọi “Why Software is Eating the World” (Tạm dịch: Tại sao phần mềm lại có thể ‘xâm chiếm’ thế giới).

Một trong những điểm đáng chú ý trong bài luận, là ông mô tả cách các doanh nghiệp mới được xây dựng trên những phần mềm tiên tiến đang ‘xâm chiếm’ và ‘phá vỡ’ cả những tập đoàn vốn thống trị trước đây.

Có lẽ, Andreessen đã biết trước tương lai. Ông viết rằng “trong 10 năm tới, các trận chiến sẽ diễn ra giữa những tên tuổi lớn vốn đang thống trị và những đội quân mới nổi được trang bị đầy những phần mềm tiên tiến”, ông đặc biệt đề cập đến những cái tên như Google, Netflix, Square, Spotify, PayPal và Salesforce.

Ý tưởng rằng một số doanh nghiệp ‘bám chặt’ với phần mềm và công nghệ trong năm 2011 sẽ là các doanh nghiệp dẫn đầu và thống trị thị trường trong tương lai theo một cách mà bạn không thể tưởng tượng được.

Đại dịch Covid-19 đã đẩy đi nhanh hơn một sự thật rằng ‘phần mềm đang xâm chiếm thế giới’. Andreessen đã viết vào năm 2011 rằng “Amazon là một công ty phần mềm – năng lực cốt lõi của nó là có những công cụ phần mềm tuyệt vời để có thể bán hầu như tất cả mọi thứ trực tuyến”.

Ít nhất cho đến nay, Andreesen đã được chứng minh là ông đã đúng – ngay cả trong marketing. Khi hầu hết những việc chúng ta làm trong marketing đều có liên quan đến hoặc gắn liền trực tiếp với các yếu tố phần mềm hoặc công nghệ.

Những nhà marketer ngày nay có nhiều công cụ công nghệ hơn, nhiều thông tin hơn và nhiều sức mạnh tính toán hơn cả các CEO của các công ty lớn nhất thế giới cách đây khoảng 2 thập kỷ trước.

Vào năm 2011, Ông Scott Brinker đến từ trang tin chuyên về công nghệ marketing, Chief Martech đã cố gắng tìm kiếm tất cả các công ty chuyên về công nghệ marketing (MarTech) mà ông có thể tìm thấy.

Theo Scott, ông đã tìm ra hơn 150 logo của các công ty công nghệ marketing khác nhau, điều đang thể hiện một sự bùng nổ đầy cảm hứng của yếu tố phần mềm trong markeing.

Và sự thật sau đó là, mọi thứ đã vượt ra những gì ông có thể tưởng tượng! Từ con số chỉ 150, Scott cho rằng hiện đã có hơn 8.000 công ty mà ông có thể tìm thấy đang cung cấp những phần mềm hoặc giải pháp về công nghệ marketing.

Từ năm 2011 đến nay, đó là mức tăng trưởng kỷ lục với 5,233%.

Cũng như Scott chỉ ra, Châu Âu hiện có nhiều công ty công nghệ marketing nhất, cụ thể, số lượng nó đang có bằng con số của toàn bộ thế giới vào năm 2016.

Các nền tảng Adobe Marketing Cloud, SalesForce Marketing Cloud, Google Marketing Platform – vốn rất mới mẻ và chưa hoàn chỉnh cách đây 10 năm. Bây giờ họ có thể chi phối không nhỏ đến thế giới marketing toàn cầu.

Khả năng dự báo – đặc biệt là về tương lai – thực sự rất khó!

Thật khó để có thể dự đoán được bao nhiêu phần mềm và công nghệ sẽ ‘xâm chiếm thế giới vào năm 2011 và mãi sau đó. Hầu hết các dự báo về những gì có thể xảy ra đều dựa trên ‘lý thuyết mơ mộng’ và những thành kiến ​​trong nhận thức.

Các nhà dự báo khá an toàn khi nói rằng sẽ không ai có thể gọi tên họ trong thời gian 10 năm tới và nói với họ rằng họ đã sai.

Vậy có cách nào để lập kế hoạch sự nghiệp của chúng ta mà không cần lắng nghe những suy nghĩ viển vông từ những dự báo này không?

Tôi nghĩ rằng có một số bằng chứng có thể giúp chúng ta. Hãy bắt đầu với những gì chúng ta có thể đảm bảo từ yếu tố công nghệ.

Năm 1965, Gordon Moore, người sáng lập của Intel, đã đưa ra dự báo – điều mà ngày nay được gọi là ‘Định luật Moore’ – rằng sức mạnh của máy tính sẽ tăng gấp đôi sau mỗi 18 đến 24 tháng – và / hoặc giảm một nửa về giá.

Định luật Moore cũng được chứng minh là đúng với hầu hết các công nghệ dựa trên thông tin khác như chip, điện toán đám mây, cảm biến, robot và di truyền. Điều này có nghĩa là tương lai sẽ không tuyến tính – trực tiếp – từ vị trí của chúng ta hôm nay.

Tất cả chúng ta đều suy nghĩ theo thuật ngữ tuyến tính vì đó là những gì chúng ta đã quan sát được về cách thế giới tự nhiên được vận hành và đó là cách chúng ta đưa ra dự báo về tương lai trong hàng thiên niên kỷ tới.

Nhiều người đọc sẽ tỏ ra nghi ngờ ý tưởng này về một thế giới theo cấp số nhân, tin rằng vì phần lớn mọi thứ trên thế giới này không phát triển theo cấp số nhân và, ngay cả khi nếu chúng có, thì cũng không thể phát triển vô hạn.

Tuy nhiên với những bằng chứng về sự phát triển của phần mềm như đã nói và cách nó mở rộng quy mô của nó, cho thấy niềm tin này của nhiều người là không đúng.

Để dễ hiểu hơn và thú vị hơn, hãy nghĩ đến iPhone. Nhiều người trong số chúng ta có thể nhớ iPhone đời đầu khi nó ra mắt.

Nếu bạn giống tôi, bạn có thể đã cười nhạo nó và nói các câu kiểu như, “Tôi sẽ gắn bó với Blackberry của tôi thôi” hay “Nó thật điên rồ…”.

Chiếc iPhone đầu tiên vào năm 2007 có màn hình 3,5 inch, chỉ nặng 2g – không có ứng dụng và không có camera. 3G và app store xuất hiện sau đó vào năm 2008 và máy ảnh xuất hiện vào năm 2010.

Hãy lấy điện thoại thông minh của riêng bạn ra ngay bây giờ. Và xem điều gì đã xảy ra với suy nghĩ của chúng ta cách đây khoảng 14 năm.

Vào năm 2011, khoảng một phần tư toàn cầu, khoảng 1,8 tỷ người, được kết nối với Internet. Vào tháng 1 năm 2021, 4,66 tỷ người trên thế giới sử dụng Internet, tăng 316 triệu người (7,3%) trong một năm.

Tỷ lệ thâm nhập của internet (internet penetration) toàn cầu hiện đạt gần 60% – trong đó phần lớn là trên điện thoại thông minh với màn hình có độ phân giải cao.

Nếu bạn đọc tin tức về marketing và quảng cáo – và xem xét góc nhìn dựa trên những người tự xưng là marketer, bạn có thể nghĩ rằng việc phụ thuộc vào công nghệ marketing (Martech) hay Digital là một điều gì đó rất tồi tệ.

Tuy nhiên, nếu bạn xem xét trên một góc nhìn chuyên nghiệp hơn, từ những người làm marketing thực thụ, khi các doanh nghiệp đang khuyến khích đo lường và quản lý hoạt động marketing bằng công nghệ thì mọi thứ sẽ hoàn toàn khác.

Các CEO và CFO ngày nay không thể quản lý “sự sáng tạo” hay “sự dũng cảm” đơn thuần, họ chỉ có thể nhìn với kết quả, bằng những con số để giải thích cho vấn đề.

Những điều duy nhất chúng ta có thể đảm bảo trong 10 năm tới trong lĩnh vực marketing.

  • Nhiều công nghệ hơn sẽ giúp thúc đẩy mọi doanh nghiệp.
  • Nhiều công nghệ hơn sẽ giúp thúc đẩy các hoạt động marketing.
  • Nhiều công nghệ hơn sẽ thúc đẩy việc đo lường và quản lý hiệu suất.
  • Nhiều người trên Internet hơn sẽ truy cập qua màn hình điện thoại di động.
  • Ít TV tuyến tính (linear TV) hơn và thay vào đó là TV thông minh (Smart TV).

Vào đầu những năm 1950, Chủ tịch của NBC, Ông ‘Pat’ Weaver đã phát minh ra các chương trình ‘hoành tráng’ và xa hoa kéo dài hơn một giờ với mục tiêu sẽ lấp đầy một buổi tối của mọi người xem. Cái mà thời điểm đó ông gọi là magazine format (định dạng tạp chí).

Là tác giả của hai trong số những cuốn sách hàng đầu về quảng cáo ‘The Anatomy of Humbug’ và ‘Why Does the Pedlar Sing?’, Paul Feldwick nói từng nói:

“Các nhà quảng cáo có thể mua các chương trình này nhưng không phải bằng cách tài trợ toàn bộ mà bằng cách mua thời gian phát sóng theo từng phút một, điều này cho phép nhà mạng cung cấp một chương trình chất lượng và đắt giá hơn nhiều.”

“Việc lựa chọn một phút làm thời lượng bán hàng là tùy ý; sự thay đổi này về bản chất của các quảng cáo truyền hình không phải là để làm cho bản thân quảng cáo trở nên hiệu quả hơn, mà bởi mục tiêu gia tăng lượng khán giả và doanh thu quảng cáo thông qua việc tài trợ cho các chương trình đắt giá hơn.”

Fedwick tiếp tục: “Truyền hình Anh sử dụng thời lượng phút làm đơn vị cơ bản, nhưng theo thời gian, ba mươi giây đã trở thành tiêu chuẩn mới.”

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Thích ứng công nghệ số: Doanh nghiệp tạo doanh thu “ngược dòng”

Mua sắm trực tuyến tại Việt Nam đã tăng 25% và tiếp tục tăng trong tương lai, có thể là kim chỉ nam cho chiến lược tái cấu trúc của các nhà bán lẻ, theo khảo sát của Nielsen.

Thích ứng công nghệ số: Doanh nghiệp tạo doanh thu "ngược dòng"

Tuy nhiên, không nhiều doanh nghiệp (DN) đủ “dũng cảm” và nguồn lực để thích ứng với công nghệ số, các kênh bán hàng trực tuyến và thương mại đối thoại.

Lên mạng mua sắm ngày càng tăng.

Thời đại công nghệ số ra đời, nếu DN đưa ra được những hướng giải quyết, thay đổi sẽ giúp biến thách thức thành cơ hội, từ đó DN sẽ không ngừng phát triển và vươn xa mạnh mẽ.

Theo các chuyên gia công nghệ, hiện nay việc chuyển đổi số của DN rất thuận lợi vì có nhiều công nghệ tốt, hạ tầng tốt, nhân lực tốt.

Tuy nhiên, công nghệ, công cụ, ngôn ngữ lập trình, nhân sự là giống nhau nhưng quyết định giải pháp chuyển đổi số thành công thuộc về các chủ DN.

Chuyển đổi số phải đáp ứng từng nhu cầu kinh doanh, quản lý của DN cụ thể. Từ đó, trang bị các gói công nghệ, cách thức áp dụng công nghệ phù hợp.

“Xu hướng mua sắm trực tuyến trong dịch Covid-19 đang mở ra nhiều cơ hội kinh doanh online. Mua sắm online hiện đạt tốc độ tăng trưởng hằng năm lên tới hai con số”, bà Lê Minh Trang – Đại diện Công ty Nielsen Việt Nam cho biết.

Chỉ riêng thương mại điện tử (TMĐT) trên di động, dự kiến năm 2021 doanh thu sẽ đạt 7 tỷ USD và đến năm 2023 có khả năng sẽ chạm tới mức 10,2 tỷ USD, theo Savills.

Cũng theo báo cáo từ Adsota, thời điểm đại dịch bùng phát, TMĐT Việt Nam đạt được mức tăng trưởng 18%, quy mô thị trường lên đến 11,8 tỷ USD, chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.

41% tăng trưởng người dùng mới từ các nền tảng TMĐT tại Việt Nam và có tới 91% quyết định sẽ tiếp tục sử dụng các nền tảng TMĐT kể cả khi thế giới đã vượt qua đại dịch.

Thói quen và hành vi người tiêu dùng thay đổi cũng là dịp để DN phải thích nghi với việc mua bán trao đổi hàng hóa theo kiểu mới, nhất là phải nhanh chóng thấu hiểu và tìm cách cá nhân hóa trải nghiệm người tiêu dùng bằng các ứng dụng số.

Vấn đề là biết vận dụng.

Một luật chơi trong sân chơi chuyển đổi số sẽ là “cá nhanh nuốt cá chậm” chứ không còn phụ thuộc vào quy mô lớn hay nhỏ.

Nghĩa là ngay cả các DN “cá mập”, nếu không chịu thích ứng với sân chơi thì vẫn có thể có ngày chấm dứt, hoặc trở nên èo uột, nhường lại sân chơi cho lớp “đàn em” biết nhận dạng nhanh, thích nghi nhanh với xã hội số 4.0.

Để bước vào sân chơi thành công, các chuyên gia cho rằng, DN cần phải biết rõ mình muốn gì, cần gì, kỳ vọng trong tương lai như thế nào.

Một thực tế khiến nhiều DN chưa “dũng cảm” chuyển đổi số vì cho rằng chưa có nhiều tiền và nội lực còn yếu. Thật ra, công cụ để DN tham gia sân chơi thế giới số rất nhiều.

Ngoài việc ứng dụng các phần mềm để giải quyết các bài toán kinh doanh và vận hành DN thì việc sử dụng thương mại hội thoại (là thương mại điện tử trên nền tảng di động, tích hợp khả năng giao tiếp giữa người bán và người mua thông qua các ứng dụng tin nhắn như Facebook Messenger, WhatsApp…), vốn đang bùng nổ trong khu vực cũng là cách giúp một số DN bán lẻ duy trì tốc độ tăng trưởng lạc quan.

Áp dụng công nghệ số vào kinh doanh thông qua hợp tác với Facebook Messenger, Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) là một điển hình cho cú lội “ngược dòng” về doanh thu khi dịch Covid-19 khiến thị trường trang sức sụt giảm.

Ông Phan Quốc Kiệt – Giám đốc Bán hàng đa kênh của PNJ cho biết, sau khi chạy chiến dịch quảng cáo click-to-Messenger, PNJ đã tiếp cận được nhiều khách hàng và từ đó thôi thúc họ chuyển từ cân nhắc mua sản phẩm sang hành động.

Nhờ ứng dụng thương mại hội thoại, PNJ tăng doanh số bán hàng, từ tháng 9 đến tháng 10/2020, thu về lợi nhuận gấp 138 lần so với số tiền chi cho quảng cáo (tính cả doanh số bán hàng trực tuyến và trực tiếp tại cửa hàng).

Tỷ lệ chuyển đổi từ Messenger thành giao dịch thành công là 10% và có tới 17.000 cuộc hội thoại được tạo ra trong suốt chiến dịch.

Năm 2020, doanh thu bán lẻ của PNJ lại lội ngược dòng tăng 10,2% so với cùng kỳ năm 2019. Tính riêng trong quý I/2021, doanh số bán hàng trực tuyến của công ty đã tăng hơn 400% so với cùng kỳ.

Và kênh online đã hỗ trợ đắc lực cho đà tăng trưởng của PNJ, giúp tiếp tục đẩy nhanh các mục tiêu dài hạn bao gồm mở rộng chuỗi bán lẻ, đầu tư vào dây chuyền sản xuất và chuyển đổi số.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Unilever: Bổ nhiệm vị trí CDMO thay vì CMO nhằm mục tiêu chuyển đổi số

Trong cuộc phỏng vấn đầu tiên kể từ khi đảm nhận vị trí tiếp thị cấp cao tại Unilever, Bà Conny Braams cho biết việc bổ sung yếu tố kỹ thuật số vào chức danh CMO đã giúp Bà đẩy nhanh quá trình số hóa của gã khổng lồ FMCG này.

Khi Bà Conny Braams đảm nhận vai trò tiếp thị cấp cao tại Unilever vào tháng 1 năm ngoái, Bà đã có một ‘khoảng trống lớn’ để lấp đầy.

Là một trong những nhà quảng cáo lớn nhất thế giới, chi hàng tỷ USD cho hoạt động marketing mỗi năm, mọi ánh nhìn đều đổ dồn vào Bà và cách Bà sẽ phát triển chiến lược của gã khổng lồ FMCG này.

Vai trò này vốn đã bị bỏ trống trong gần một năm sau sự ra đi của cựu giám đốc tiếp thị và truyền thông (CMCO) Keith Weed, đây cũng là lúc CEO Alan Jope – một cựu marketer có nhiều thời gian hơn để cân nhắc xem ông muốn làm marketing theo hướng nào.

Chiến lược hành đầu rõ ràng là sự chuyển đổi số (digital transformation) của Unilever, điều được phản ánh bởi thực tế là cụm từ ‘truyền thông’ đã bị loại khỏi tiêu đề của vị trí, theo đó Bà Braams sẽ đảm nhận vai trò mới là giám đốc kỹ thuật số và tiếp thị (CDMO).

Vào thời điểm Bà được bổ nhiệm, nhiều người đã nhảy vào chỉ trích việc thêm cụm từ ‘kỹ thuật số’ vào tiêu đề của vị trí CMO.

Ông Mark Ritson, một trong những người từ lâu đã chỉ trích các thương hiệu vì chỉ chọn kỹ thuật số trong chức danh nhà tiếp thị vì nó có thể hạn chế và đặt chiến thuật trước chiến lược.

Tuy nhiên, với vai trò mới của mình Bà Braams cũng đã rất rõ ràng về việc bổ sung yếu tố kỹ thuật số vào chức danh mới của mình tại Unilever.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Facebook chi cho vận động hành lang nhiều nhất trong các tập đoàn công nghệ

Các công ty công nghệ đã tiết lộ chi tiêu vận động hành lang của họ cho quý 4 năm 2020, tiết lộ sự thay đổi lớn trong chi tiêu từ năm 2019 đến năm 2020.

Trong một năm, khi việc kiểm tra sức mạnh của các công ty công nghệ lớn trở thành chủ đề chính của chính phủ liên bang, 05 công ty lớn hàng đầu đã chi hàng triệu USD để vận động hành lang Quốc hội về các vấn đề từ bầu cử đến nhập cư.

Các công ty công nghệ đã tiết lộ chi tiêu vận động hành lang của họ cho quý 4 năm 2020, tiết lộ sự thay đổi lớn trong chi tiêu từ năm 2019 đến năm 2020.

Tuy nhiên, kết hợp lại, 05 công ty Big Tech gồm Amazon, Apple, Facebook, Google và Microsoft có chi tiêu ít hơn một chút vào Năm 2020 so với năm trước là 61,09 triệu USD, giảm 1,8%.

Vào năm 2020, tất cả các công ty đó ngoại trừ Microsoft đều bị tiểu ban Tư pháp Hạ viện thăm dò về chống độc quyền, kết luận rằng mỗi công ty đều nắm quyền độc quyền.

Facebook và Google đều đã chứng kiến ​​các vụ kiện chống độc quyền mới từ các cơ quan thực thi liên bang, Amazon và Apple đều đang bị các cơ quan liên bang điều tra.

Trong khi đó, cuộc bầu cử và đại dịch đã đặt lên hàng đầu những câu hỏi khác về hoạt động của các công ty công nghệ, bao gồm cách họ kiểm duyệt nội dung, hiển thị quảng cáo và bảo vệ quyền riêng tư của người dùng.

Theo CNBC

Trong cả năm 2020, Facebook đã chi nhiều hơn bất kỳ công ty Big Tech nào khác ở mức 19,68 triệu USD. Chi phí này đã tăng chi tiêu vận động hành lang lên 17,8% so với năm 2019 khi Ủy ban Thương mại Liên bang và các vùng lãnh thổ khác đệ đơn khiếu nại chống độc quyền đối với công ty này.

Trong quý 4, Facebook đã vận động hành lang về các vấn đề bao gồm cải cách bản quyền, tính toàn vẹn của cuộc bầu cử, chính sách nội dung, nhập cư và chính sách thuế quốc tế.

Amazon đã chi nhiều thứ hai trong số các công ty cùng ngành của Big Tech vào năm 2020 với 17,86 triệu USD, tăng 10,7% so với năm trước.

Trong quý 4, Amazon đã vận động hành lang về các vấn đề bao gồm mở rộng băng thông, sở hữu trí tuệ, cải cách bưu chính, chăm sóc sức khỏe.

Đáng chú ý, Google đã chi ít hơn 36,2% cho vận động hành lang vào năm 2020 so với năm 2019, với tổng số tiền là 7,53 triệu USD.

Công ty này đã giảm chi tiêu vận động hành lang của mình hơn 44% từ năm 2018 đến năm 2019 khi giảm tải một số công ty vận động hành lang bên ngoài.

Trong quý 4 năm 2020, Google đã tham gia vào Quốc hội về các chủ đề bao gồm quy định quảng cáo trực tuyến, quyền riêng tư kỹ thuật số của sinh viên và luật cạnh tranh.

Chủ sở hữu TikTok ByteDance, một công ty Trung Quốc, đáng chú ý là đã tăng chi tiêu vào năm 2020 khi chính quyền Donald Trump cố gắng cấm ứng dụng này hoạt động ở Mỹ và yêu cầu bán TikTok cho một chủ sở hữu mới.

Tình trạng của nỗ lực đó vẫn đang chờ xử lý của tòa án, nhưng có thể chính quyền Biden có thể thực hiện một cách tiếp cận khác đối với doanh nghiệp này.

ByteDance chi ít hơn 300.000 USD trong năm, đã chi 2,58 triệu USD vào năm 2020 cho các nỗ lực của mình, tăng 855,6%. Ứng dụng này đã vận động hành lang về các vấn đề bao gồm dự luật cấm TikTok khỏi các thiết bị thuộc sở hữu của chính phủ, kiểm duyệt nội dung và thương mại.

Lyft cũng đã tăng chi tiêu vận động hành lang lên đáng kể lên mức 2,19 triệu USD vào năm 2020, tăng 135,5% so với năm trước.

Công ty là một phần của liên minh bao gồm Uber và DoorDash vận động hành lang để thông qua Dự luật 22 ở California, cho phép họ tiếp tục thuê tài xế với tư cách là người lao động độc lập chứ không phải nhân viên. Các biện pháp cuối cùng đã được thông qua.

Ở cấp liên bang, Lyft tập trung nỗ lực trong quý IV vào các vấn đề tương tự, bao gồm “tương lai của công việc và lợi ích di động”, các vấn đề về khai thuế cho các nhà thầu độc lập và phân loại công việc.

Uber cũng đã vận động hành lang về các vấn đề bao gồm “công việc linh hoạt”. Nhưng thực tế nó đã chi ít hơn một chút cho vận động hành lang liên bang trong năm nay so với năm 2019 là 2,33 triệu USD, giảm 1,3%.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Công nghệ là công cụ giúp doanh nghiệp thấu cảm hơn với khách hàng

Đại dịch Covid-19 đã đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số ở các doanh nghiệp, tổ chức với tốc độ chưa từng có như trước đây. Nhưng dù có sức mạnh thế nào, công nghệ vẫn chỉ là công cụ và điều quan trọng hơn hết vẫn là sự kết nối và thấu cảm với khách hàng.

Ngỡ ngàng trước sự hỗ trợ của công nghệ

Chiến dịch giảm giá “hoành tráng” diễn ra vào ngày 12/12 dường như là một cú “chốt sổ” ấn tượng cho các chương trình giảm giá năm 2020 của Lazada.

Mặc dù vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn do Covid-19 gây ra nhưng chỉ trong hai tiếng đầu tiên diễn ra sự kiện (từ 0-2 giờ sáng), số lượng người mua và đơn đặt hàng tăng hơn gấp đôi so với năm ngoái.

Chỉ trong hai tiếng đầu, kết quả kinh doanh thu về của nhiều nhãn hàng tương đương doanh thu hơn một quý khi phân phối trên các kênh truyền thống.

“Các doanh nghiệp không nghĩ rằng qua sàn thương mại điện tử có thể duy trì doanh thu và thậm chí tăng doanh thu hàng trăm lần chỉ trong một ngày.

Đó là những con số khích lệ với các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như với Lazada. Đó là xu hướng chuyển đổi số của thị trường”, bà Nguyễn Thị Thuý Hằng, Giám đốc marketing Lazada Việt Nam cho biết tại Diễn đàn tiêu dùng Việt Nam 2020.

Xác định giai đoạn này là cơ hội để các doanh nghiệp vượt qua thử thách bằng chuyển đổi số, Lazada đã tăng cường đầu tư mạnh hơn cho nền tảng công nghệ và cơ sở hạ tầng logistics để các doanh nghiệp mở gian hàng nhanh chóng, hỗ trợ giao hàng miễn phí trong hai tuần đầu tham gia sàn.

Bà Hằng cho biết, số lượng doanh nghiệp mở gian hàng mới trên Lazada trong ba tháng đầu diễn ra Covid lên đến 45 nghìn doanh nghiệp, năm tháng đã mở gian hàng cho hơn 110 nghìn doanh nghiệp vừa và nhỏ. Số lượng đơn hàng được giao thành công cũng tăng trưởng vượt bậc.

Lazada còn có những sáng kiến mới để đối phó với Covid-19 như tổ giao hàng thông minh, hợp tác với các tổ chức tài chính, ngân hàng, ví điện tử để thúc đẩy khách hàng thanh toán không dùng tiền mặt… nhằm đảm bảo an toàn trong mùa dịch.

Ông Nguyễn Quang Minh, Phó tổng giám đốc Công ty CP Thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas) cho biết, trước đại dịch Covid-19, nhiều khách hàng chưa bao giờ sử dụng dịch vụ ngân hàng hay thanh toán trực tuyến nhưng ngay trong thời điểm giãn cách xã hội, nhiều khách hàng đã tham gia dịch vụ thanh toán trực tuyến. Lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đã tăng lên.

Ông Minh dự báo, ngay cả khi có vắc-xin, xã hội quay trở lại giai đoạn bình thường mới thì lượng khách hàng dùng thanh toán không tiền mặt vẫn tăng lên rất nhiều. Lãnh đạo Napas xác định đây là thời điểm, là cơ hội để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.

Quả thật, Covid khiến con người tư duy cởi mở hơn về công nghệ. Như trong lĩnh vực ngân hàng, ông Trần Công Quỳnh Lân, Phó tổng giám đốc VietinBank cho biết đã ghi nhận số lượng khách hàng doanh nghiệp và cá nhân sử dụng dịch vụ ngân hàng số tăng lên do họ thấy đây là một hướng mới an toàn, tiện lợi và nhanh gọn vì không cần đến ngân hàng vẫn có thể mở tài khoản và thực hiện các giao dịch thông qua điện thoại di động.

“Trong thời gian cách ly, chúng tôi dùng các phần mềm để duy trì giao tiếp với khách hàng. Nhiều giám đốc chi nhánh thấy ngạc nhiên và thích thú. Ngày xưa cứ phải ngồi bàn nhậu nhưng nay thấy nó phí thời gian, việc trao đổi qua các kênh trực tuyến tăng lên”, ông Lân nói.

Công nghệ là công cụ giúp doanh nghiệp thấu cảm hơn với khách hàng

Anh Bằng, một nhân viên kỹ thuật của FPT Telecom trong một lần đến nhà khách hàng để lắp mạng thì thấy không ai quan tâm đến chuyện lắp mạng vì cả nhà đang chuẩn bị đỡ đẻ cho bò. Dù chưa từng có kinh nghiệm nhưng chỉ sau 5 phút tra Google, anh Bằng sẵn sàng cởi áo và giúp gia đình đó đỡ đẻ thành công cho con bò.

Một khách hàng khác của FPT Telecom là một cụ bà. Mỗi tháng cụ phải đóng 239 nghìn đồng tiền phí nhưng cụ nhất quyết không chịu chuyển khoản hay để con gái trả trước vì cụ muốn gặp nói chuyện với cô nhân viên vẫn đến nhà thu phí mỗi tháng.

Cô nhân viên này quyết định chuyển giờ thu phí hàng tháng của nhà cụ sang cuối buổi chiều, sau giờ làm để ngồi 15 phút nói chuyện với cụ.

Theo Chủ tịch FPT Telecom Hoàng Nam Tiến, những nhân viên này đã chạm đến trái tim khách hàng. Khách hàng không chỉ là người tiêu dùng mà còn là những người tuyên truyền, vận động và bảo vệ thương hiệu trong khu vực mà họ sinh sống.

“Chúng tôi là công ty công nghệ nhưng nói nhiều hơn đến thấu cảm, chạm đến cảm xúc khách hàng. Khách hàng là những người luôn đồng hành cùng mình trong mọi bước đường”, ông Tiến nói.

Theo ông Tiến, công nghệ phát triển và có thể giải được nhiều bài toán, đặc biệt là trong mùa khủng hoảng do Covid-19 gây nên. Tuy nhiên, cũng chính Covid-19 đã cho ông hiểu rằng công nghệ chỉ là công cụ, quan trọng là sự kết nối giữa con người với con người.

“Cá nhân tôi lần đầu tiên sau 27 năm làm ở FPT nhận được 27 nghìn lần chửi trong một ngày qua hệ thống. Tôi hiểu rằng bố mẹ ở nhà không thể kết nối với con đang du học, đang bị cách ly ở nước ngoài thì sẽ cảm nhận thấy khủng hoảng và cô lập.

Chúng tôi nhận ra những nỗ lực xưa nay dùng công nghệ để bán hàng là điều không thể thiếu, nhưng cần xuất phát từ việc thấu cảm với khách hàng”, ông Tiến nói.

FPT Telecom và nhiều doanh nghiệp ngày nay đều chú trọng câu chuyện coi khách hàng là trung tâm, bỏ qua tư duy coi khách hàng là thượng đế. Theo ông Tiến, có hai yếu tố quan trọng các doanh nghiệp cần có để có thể thành công gồm văn hoá doanh nghiệp coi khách hàng là trọng tâm và công nghệ.

Khi doanh nghiệp có văn hoá thấu cảm với khách hàng, mỗi nhân viên đều hiểu rõ những trải nghiệm và quan điểm của khách hàng. Nhân viên cảm thấy như công ty của họ quan tâm và đầu tư đến trải nghiệm khách hàng.

Nhân viên hiểu rõ công việc của họ tác động cụ thể đến khách hàng ra sao. Nhân viên thường xuyên nghĩ đến khách hàng như một thói quen. Và nhân viên cảm thấy công ty của họ ưu tiên mang lại cho khách hàng trải nghiệm sản phẩm dịch vụ tích cực.

Một ngày cuối tháng 10/2020, anh Chiến, một nhân viên khác của FPT Telecom đến bảo trì dịch vụ truyền hình cho một gia đình bà cụ. Anh xác định nguyên nhân là do tivi đời cũ của khách hàng đã hỏng. Vẻ mặt bà hiện rõ sự buồn chán và thất vọng vì biết nhà mình không có điều kiện thay một chiếc tivi mới.

Thương bà cụ, anh Chiến đã đi hỏi các đồng nghiệp ở chi nhánh và xin được một chiếc tivi cũ mang đến tặng cho bà. Vị khách hàng xúc động và vui mừng cảm ơn anh Chiến. Bà mời anh có dịp đi qua ghé nhà uống nước.

Theo ông Tiến, nhiều doanh nghiệp dù từng thành công trước đây cũng không thể trụ vững qua mùa dịch mà một đặc điểm chung là cố gắng tìm kiếm nhiều lợi nhuận nhất từ khách hàng trong khi không có văn hoá đặt khách hàng ở vị trí trung tâm.

Lãnh đạo FPT Telecom cho biết, nhu cầu của khách hàng ngày nay đối với thương hiệu có ba mức độ gồm: cam kết đúng chất lượng; đơn giản, tiện lợi và thuận ý; tương tác có cảm xúc. Các doanh nghiệp ngày nay, nhờ sự hỗ trợ của công nghệ có thể biết khách hàng nghĩ gì và cảm nhận ra sao, nói gì, lắng nghe gì, nhìn thấy gì.

Thậm chí, doanh nghiệp có thể biết phiền muộn của khách hàng là gì cũng như những mong muốn thầm kín của họ.

“Chúng tôi áp dụng khái niệm chiến tranh nhân dân trong doanh nghiệp. Mỗi công ty từ bảo vệ đến chủ tịch đều tham gia quá trình lắng nghe, phục vụ và chăm sóc khách hàng. Không phải mỗi đội bán hàng, tiếp thị mà là công việc của tất cả mọi người”, ông Tiến nói.

Nhìn nhận từ góc độ của một doanh nghiệp bất động sản, ông Võ Văn Khang, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Hưng Thịnh cũng chỉ ra rằng việc thấu cảm và quan tâm khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.

Từ năm 2018, Hưng Thịnh đã thực hiện chuyển đổi số, đầu tư công nghệ lên đến hàng trăm tỷ đồng, hoàn thiện hệ sinh thái về sản xuất kinh doanh, đầu tư, thiết kế, xây dựng kinh doanh và quản lý, chủ động cắt giảm chi phí…

“Bất động sản vẫn là kênh được nhiều nhà đầu tư lựa chọn nên chúng tôi đã kịp thời điều chỉnh chiến lược khách hàng là trọng tâm, chia sẻ khó khăn với khách hàng, đưa sản phẩm ra thị trường với giá cả phù hợp, đưa ra các phương thức hợp tác phù hợp để cùng chiến thắng trong giai đoạn khó khan”, ônh Khang nói.

Nhờ đó, doanh thu chín tháng năm 2020 của Hưng Thịnh đã vượt kế hoạch cả năm và dự kiến doanh thu cả năm cùng với các chỉ số khác như lợi nhuận… gấp đôi so với kế hoạch.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo The Leader

5 vụ phá sản đáng chú ý nhất của các startup công nghệ

Theranos, Jawbone, Better Place là một số startup công nghệ từng được đánh giá cao nhưng cuối cùng lại thất bại. 

Có vô số câu chuyện về những doanh nghiệp thành công và những doanh nhân vượt qua thất bại để vươn lên trong sự nghiệp. Những tỷ phú như Mark Cuban, Bill Gates hay Richard Branson từng chia sẻ việc học hỏi từ các cú vấp ngã đã giúp mở đường cho sự thành công của họ như thế nào.

Nhưng điều đó không có nghĩa thất bại là không đau đớn, nhất là khi bạn đã đổ vào đó những khoản tiền không hề nhỏ.

Một báo cáo gần đây của CB Insights đã xem xét hơn 200 vụ thất bại lớn nhất và tốn kém nhất trong lĩnh vực kinh doanh khởi nghiệp. Danh sách này bao gồm nhiều cái tên đình đám, từ Theranos với lùm xùm gian lận và âm mưu lừa đảo, đến Pets.com – trang thương mại điện tử cho thú cưng đổ hàng triệu USD cho các chiến dịch quảng cáo.

Vụ thất bại khởi nghiệp đắt giá nhất mà CB Insights ghi nhận là LeSports – công ty con chuyên về mảng thể thao trực tuyến của gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc LeEco. Có thời điểm, LeSports đã huy động được tới 1,7 tỷ USD từ một nhóm các nhà đầu tư với những cái tên như HNA Capital, Caissa Travel, Zhongtai Securities và Fortune Link.

Tuy nhiên, sau khi thành lập LeSports năm 2014, LeEco bắt đầu rơi vào cuộc khủng hoảng tiền mặt khi người sáng lập Jia Yueting đẩy công ty vào tình trạng nợ nần chồng chất với tham vọng mở rộng hoạt động kinh doanh.

Năm 2019, đối mặt với những bê bối ở Trung Quốc về các khoản nợ quá lớn cũng như các vấn đề trong hoạt động kế toán của công ty, Yueting phải đệ đơn phá sản, trong khi còn phải gánh vác khoản nợ 3,6 tỷ USD.

LeEco, công ty mẹ của LeSports, vẫn tiếp tục cung cấp dịch vụ phát video trực tuyến tại Trung Quốc với tên gọi Le.com, nhưng tới tháng 5/2020, công ty này đã bị Sở giao dịch chứng khoán Thâm Quyến hủy niêm yết sau khi thua lỗ hơn 1,6 tỷ USD trong năm 2019.

Dưới đây là 5 trong số những thất bại khởi nghiệp đáng chú ý nhất trong báo cáo của CB Insights.

1. Startup công nghệ thử máu Theranos

Elizabeth Holmes đã bỏ Đại học Stanford để sáng lập startup của riêng mình năm 2003. Những cam kết về các thiết bị xét nghiệm máu nhanh hơn, rẻ hơn và chính xác hơn đã khiến cái tên Theranos vụt sáng, giúp startup này huy động được hơn 500 triệu USD và được định giá tới 9 tỷ USD trên thị trường.

Tuy nhiên, công ty này đã buộc phải ngừng hoạt động vào tháng 9/2018, chỉ vài tháng sau khi Holmes và cựu chủ tịch Theranos Ramesh “Sunny” Balwani bị Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) buộc tội lừa đảo quy mô lớn với cáo buộc làm sai lệch kết quả xét nghiệm máu cũng như doanh thu công ty.

Trước khi bị phanh phui là một vụ lừa đảo, Theranos đã huy động được tiền từ các nhà đầu tư tên tuổi như Rupert Murdoch, Walgreens và công ty đầu tư mạo hiểm thuộc BlueCross BlueShield. Holmes đã đạt được thỏa thuận với SEC năm 2018 nhưng vẫn phải đối mặt với một phiên tòa hình sự, dự kiến diễn ra vào tháng 3/2021, với 9 tội danh gian lận và 2 tội danh âm mưu gian lận.

2. Công ty khởi nghiệp thiết bị theo dõi sức khỏe Jawbone

Công ty khởi nghiệp có trụ sở tại San Francisco được đánh giá khá cao trên thị trường sản phẩm công nghệ thông minh đeo trên người (Wearable Technology) vốn đã bão hòa. Công ty được định giá 3,2 tỷ USD vào thời điểm năm 2014, với cam kết về thiết bị theo dõi sức khỏe UP, được phát triển với mục tiêu cạnh tranh với Fitbit.

Các nhà đầu tư mạo hiểm như Sequoia Capital, Kleiner Perkins Caufield & Byers và Andreessen Horowitz đã đặt cược vào nỗ lực thống trị thị trường thiết bị đeo của startup này (Marissa Mayer, người sau này trở thành CEO của Yahoo thậm chí còn tham gia vào ban giám đốc của công ty).

Nhưng, dù đã huy động được tới 900 triệu USD, Jawbone chỉ chiếm được chưa tới 3% thị phần thiết bị đeo theo dõi sức khỏe trong năm 2015. Jawbone bắt đầu thanh lý tài sản vào tháng 7/2017.

3. Trang thương mại điện tử bán sản phẩm cho thú cưng Pets.com

Ra mắt năm 1998 như một trang thương mại điện tử chuyên bán các sản phẩm chăm sóc thú cưng, Pets.com đã huy động được khoảng 110 triệu USD từ các nhà đầu tư, bao gồm Amazon và Hummer Winblad.

Số tiền huy động thấp hơn nhiều so với các startup được đề cập ở trên, song chính các bong bóng dotcom đầu những năm 2000 mới là điều khiến sự thất bại của Pets.com trở thành thảm họa.

Công ty này đã đổ hàng triệu USD vào các chiến dịch tiếp thị, bao gồm cả việc mua quảng cáo tại sự kiện đắt đỏ nhất trong năm ở Mỹ là Super Bowl hồi tháng 1/2000, một tháng sau có đợt phát hành cổ phiều lần đầu ra công chúng và huy động được tới 82,5 triệu USD. Tuy nhiên, bội chi quảng cáo cùng các khoản thua lỗ từ mô hình kinh doanh kém bền vững đã khiến Pets.com phá sản ngay thời điểm cuối năm. Công ty bắt đầu thanh lý tài sản vào tháng 11/2000.

4. Startup xe điện Better Place

Được thành lập bởi doanh nhân Israel Shai Agassi vào năm 2007, dự án xe điện Better Place từng được kỳ vọng có thể tạo ra một làn sóng thành công tương tự đối thủ Tesla.

Startup đã huy động được hơn 900 triệu USD từ các nhà đầu tư (như VantagePoint Capital Partners, General Electric và các gã khổng trong ngành ngân hàng như HSBC, Morgan Stanley) với ý tưởng sáng tạo về các trạm thay thế pin xe điện, nơi những chiếc xe điện hết điện của hãng có thể ra thay pin mới chỉ trong vài phút. Nhờ đó, những lo lắng của tài xế về phạm vi và thời gian sử dụng xe điện cũng giảm bớt.

Tuy nhiên, các vấn đề hậu cần cũng như chi phí cơ sở hạ tầng như xây dựng các trạm đổi pin quá cao khiến ý tưởng này khó có thể thành công. Better Place chỉ có thể đưa vào vận hành khoảng 1.000 xe trước khi nộp đơn xin phá sản năm 2013.

5. Công ty công nghệ năng lượng mặt trời Solyndra

Được thành lập năm 2005, nhà sản xuất các tấm pin năng lượng mặt trời nhanh chóng trở thành cái tên được săn đón, thậm chí còn được chính quyền Obama coi là điển hình cho sự đổi mới công nghệ trong lĩnh vực năng lượng sạch.

Solyndra nhận được bảo lãnh cho khoản vay liên bang trị giá 535 triệu USD, đồng thời huy động được hơn 1,2 tỷ USD từ các nhà đầu tư như Redpoint Ventures, US Venture Partners và nhà quyên góp lớn cho ông Obama, tỷ phú George Kaiser.

Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của Solyndra đã giảm sút mạnh mẽ khi giá cả các nguyên vật liệu sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời như silicon giảm mạnh vào thời điểm năm 2011.

Điều này giúp các đối thủ của Solyndra có thể hạ giá sản phẩm, trong khi Solyndra, do không sử dụng polysilicon trong sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời, nên không thể cạnh tranh về giá. Startup này nộp đơn xin phá sản vào tháng 9/2011.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo NDH

Nghệ thuật thời đại số 4.0

Rác thông tin bất tử do chữ viết tạo ra có thể làm xói mòn trí tuệ của con người, khiến con người ngày càng chìm ngập trong chi tiết mà lãng quên câu chuyện…

Vì sao ngày nay nhiều bạn trẻ chỉ ưa thích truyện tranh, tiểu thuyết ngôn tình mà không mặn mà với những tác phẩm kinh điển có giá trị tư tưởng sâu sắc?

Vì sao những bài hát thị trường với giai điệu dễ dãi và ca từ hời hợt na ná giống nhau lại được hàng triệu người hào hứng đón nhận trong khi những tác phẩm có nhiều đóng góp về nghệ thuật lại bị lãng quên? Tại sao con người ngày càng đánh mất niềm vui thưởng thức nghệ thuật độc đáo và triết học sâu sắc?

Tác động của “rác thông tin bất tử”

Câu trả lời nằm ở một xu hướng tràn ngập của rác thông tin mà chúng tôi đã từng bàn trên Diễn đàn doanh nghiệp. Nói vắn tắt, rác là một sản phẩm hoàn toàn nhân tạo. Trong tự nhiên ngự trị một sự hài hòa tuyệt đối, các loài sống dựa vào nhau, loài này chuẩn bị thức ăn cho loài khác và cái chết là sự khởi đầu cho sự sống.

Rác xuất hiện khi con người xuất hiện. Thoạt đầu, chỉ có rác vật thể, có nguồn gốc tự nhiên và có khả năng phân hủy: đó là rác khả tử. Về sau, con người sản xuất ra ngày càng nhiều loại rác khó bị phân hủy. Đó là rác bất tử. Bên cạnh các loại rác vật thể, còn có rác phi vật thể.

Nhưng trước hết, cần nhắc lại, bản chất của trí tuệ con người là năng lực hình thành những mối quan hệ trừu tượng liên kết các sự kiện rời rạc. Những mối liên hệ trừu tượng ấy là cái chúng ta vẫn gọi là logic, câu chuyện, hay kiến thức.

Những câu chuyện về quá trình lao động và kiếm sống là kiến thức chuyên ngành. Những câu chuyện về sự hình thành và vận động của vũ trụ là tôn giáo và khoa học.

Những câu chuyện về quá khứ là lịch sử. Những câu chuyện về cách cảm nhận thế giới là nghệ thuật. Và có những câu chuyện rất lớn, những câu chuyện mà các nhà triết học hậu hiện đại gọi là đại tự sự, điều chỉnh mọi suy nghĩ, lời nói và hành vi của chúng ta, liên kết chúng ta thành cộng đồng.

Thuở bình minh của lịch sử nhân loại, các câu chuyện được truyền miệng từ thế hệ này đến thế hệ khác. Khi đó, chỉ có bản thân câu chuyện, tức là những mối liên hệ thiết yếu, và một số ít những chi tiết quan trọng, mới được giữ lại, còn những gì ít quan trọng sẽ bị rơi rụng đi.

Một bước ngoặt diễn ra khi con người chế ra chữ viết. Chữ viết giúp con người ghi lại không chỉ câu chuyện, mà cả những thông tin, chi tiết không quan trọng, cái trở thành một loại rác phi vật thể tồn tại lâu dài, thậm chí là bất tử.

Rác thông tin bất tử do chữ viết tạo ra có thể làm xói mòn trí tuệ của con người, khiến con người ngày càng chìm ngập trong chi tiết mà lãng quên câu chuyện – đó là điều Socrates đã cảnh báo từ hơn hai ngàn năm về trước.

Sự phát minh ra máy in là bước ngoặt thứ hai. Ngành xuất bản và sách khiến lượng rác phi vật thể bất tử tăng đột biến. Sách tạo lưu giữ lại vô số rác thông tin. Tuy nhiên, trước đây, do chi phí sản xuất giấy và in ấn tương đối đắt đỏ, lượng rác thông tin bất tử vẫn còn ít nhiều hạn chế và chủ yếu nằm trong các thư viện.

Công nghệ số làm bùng nổ rác thông tin. Lượng thông tin mà nhân loại tạo ra trong hai năm gần đây vượt quá toàn bộ lượng thông tin mà toàn nhân loại đã tạo ra từ buổi bình minh của lịch sử.

Ngày nay, rác thông tin có thể được nhân bản vô hạn, với tốc độ ánh sáng và giá thành gần như bằng không. Không còn sự khác biệt giữa bản gốc và bản sao.

Ngày nay, không chỉ có các cơ quan truyền thông, mà hầu như tất cả mọi người đều tham gia vào việc tạo ra thông tin bằng cách chụp ảnh, viết tin nhắn, lời bình, làm video- clip, tự thu thanh, làm phim ngắn… Tất cả đều có thể được chia sẻ cho hàng ngàn, hàng triệu người. Tuyệt đại đa số các thông tin ấy đều trở thành rác, được lưu lại gần như vĩnh viễn.

Sự sâu sắc thất thế

Các công nghệ hiện đại làm thay đổi sâu sắc cách thức chúng ta sáng tác, biểu diễn và cảm thụ nghệ thuật. Đầu tiên, nghệ thuật biểu diễn mất đi tính trực tiếp và duy nhất cũng như những hạn chế về không gian và thời gian. Các chương trình biểu diễn có thể được lưu giữ, sao chép và truyền đi xa cho một số lượng khán giả không giới hạn. Vai trò của nghệ sĩ và người cảm thụ cũng thay đổi.

Ngày xưa, người cảm thụ tiếp nhận một tác phẩm theo cách hoàn toàn thụ động từ các phương tiện truyền thông đại chúng (Broadcasting). Khi đó, người phát thông tin làm chủ cuộc chơi. Công nghệ số ra đời, cho phép người cảm thụ tham gia vào quá trình sáng tác và biểu diễn, tương tác.

Ví dụ điển hình là phim Tantale, một phim tương tác của Gilles Porte. Nội dung phim là câu chuyện giả tưởng về việc nước Pháp chạy đua để đăng cai Thế vận hội. Trong quá trình vận động, một vấn đề được đặt ra là có nên hối lộ hay không. Những nhà làm phim đã dành cho khán giả quyền lựa chọn, và qua đó quyết định diễn tiến tiếp theo của cốt chuyện.

Sau nhiều lần rẽ nhánh như vậy, chúng ta đã có 25 kịch bản với 5 kết thúc khác nhau. Như vậy, người xem phim trở thành đồng tác giả, trực tiếp tham gia vào quá trình cấu tạo nên cốt truyện và cũng qua đó thể hiện chính mình. Không những thế, trí tuệ nhân tạo còn có tham vọng thay thế tác giả. Năm 2018, cuốn tiểu thuyết đầu tiên do Trí tuệ nhân tạo sáng tác nhan đề “1 the Road” được xuất bản.

Phương tiện truyền thông mới còn thay đổi hình thức thể hiện của nghệ thuật. Trong điện ảnh, chúng ta từng chứng kiến sự thay thế phim câm bằng phim có tiếng động, phim đen trắng bằng phim màu, và màn ảnh hẹp bằng màn ảnh rộng. Với sự ra đời của smart phone, màn ảnh dọc bắt đầu xuất hiện và ngày càng trở nên phổ biến.

Smart phone biến điện ảnh từ một loại hình nghệ thuật chỉ dành cho các nghệ sĩ chuyên nghiệp thành loại hình nghệ thuật phổ biến.

Làm phim ngắn bằng smart phone đang trở thành một xu hướng xã hội, cho phép hàng triệu người không chuyên biểu đạt quan điểm cá nhân và tương tác với thế giới. Những phim ngắn như vậy có thể tiếp cận đến một số lượng khán/ thính giả đông đảo không kém gì những tác phẩm chuyên nghiệp.

Ở Việt Nam, lần đầu tiên một cuộc thi sáng tác phim ngắn kỹ thuật số màn ảnh dọc dùng smart phone đã được Viện Quốc tế Pháp ngữ (IFI) phối hợp với Hiệp hội Prenez du Relief (CH Pháp) tổ chức. Tác phẩm “Trôi” của Lê Đình Tuyển và Võ Huy Thăng sau đó lại đoạt giải thưởng lớn tại Pháp. Cuộc thi lần thứ II (2020) vẫn đang tiếp tục nhận bài.

Công nghệ số cũng làm thay đổi cách chúng ta làm ra các sản phẩm nghe nhìn. Trước kia, trong studio, ca sĩ phải hát cùng dàn nhạc phải trọn vẹn tác phẩm từ đầu tới cuối bài để thu âm.

Công nghệ số cho phép thu âm phần đệm, hay thậm chí các nhạc cụ rời rạc trước, rồi ca sĩ hát trên nền nhạc. Vì vậy, một số ca sĩ có thói quen đến phòng thu mới tập, sau đó hát từng đoạn rồi ghép vào nhau. Công nghệ số thậm chí giúp họ chỉnh sửa âm thanh khi cần thiết.

Mặc dù vậy, điều đáng quan tâm nhất, theo chúng tôi, là người cảm thụ ngày nay đang mất đi tình yêu với câu chuyện, cũng tức là mất đi tình yêu với những gì sâu sắc.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo enternews