Skip to main content

Thẻ: Covid-19

Chân dung khách hàng mùa Covid-19

Tình hình tài chính khó khăn cùng những trải nghiệm mua sắm không tốt như khan hiếm hàng hóa, giao hàng chậm, phiếu đi chợ cách ngày… đã khiến người tiêu dùng nảy sinh nhiều tâm lý như “tích trữ hàng hóa”, “phòng thủ” và “tiết kiệm chi tiêu”.

Chân dung khách hàng

Tâm lý “chuẩn bị Tết sớm” ngày càng rõ nét.

Hơn 2 năm sống chung cùng đại dịch, người tiêu dùng nước ta đã và đang phải đối mặt với nhiều “cú sốc” tâm lý.

Mất việc làm, mất kết nối gia đình, mất người thân do Covid-19,… tất cả đang tái hiện môi trường tiêu cực, ảnh hưởng lớn tới quá trình mua sắm của người dân.

Cảm giác hưởng thụ khi mua sắm đã giảm bớt, thay vào đó, người tiêu dùng đang cảnh giác dịch bệnh quay lại bất cứ lúc nào.

Tình hình tài chính khó khăn cùng những trải nghiệm mua sắm không tốt như khan hiếm hàng hóa, giao hàng chậm, phiếu đi chợ cách ngày… đã khiến người tiêu dùng nảy sinh nhiều tâm lý như “tích trữ hàng hóa”, “phòng thủ” và “tiết kiệm chi tiêu”.

Chính vì vậy, dự đoán người tiêu dùng năm nay có xu hướng chuẩn bị mua sắm sớm hơn mọi năm vừa để đảm bảo công tác chuẩn bị cho một mùa lễ hội đầy đủ, vẹn toàn, vừa để tránh những trải nghiệm mua sắm tiêu cực.

Người tiêu dùng tập trung thỏa mãn tầng thấp nhất của tháp nhu cầu Maslow.

Khách hàng giờ đây ưu tiên mua sắm những mặt hàng thiết yếu như đồ ăn, chăm sóc sức khỏe, vệ sinh nhà cửa… – những sản phẩm/dịch vụ giúp họ lấy lại cân bằng trong tầng thấp nhất của tháp nhu cầu Maslow.

Do đó, những khoản chi tiêu không thiết yếu đã bị người tiêu dùng cắt giảm đáng kể như xa xỉ phẩm hoặc chi phí du lịch.

Ngoài ra, các kênh mua sắm trong năm qua cũng ghi nhận nhiều chuyển biến mới. Những đợt giãn cách xã hội khắt khe, kéo dài từ chính phủ càng khiến thị trường mua sắm trực tuyến nhanh chóng bùng nổ.

Cụ thể, trong năm nay, tỷ lệ tăng trưởng của các ứng dụng mua sắm tại Việt Nam lên tới 43% so với năm ngoái, theo Map of Ecommerce Vietnam 2021.

Tuy nhiên, chính những khắt khe này vô tình kích hoạt nhiều xu hướng tiêu dùng mới của người dân như C2C (mua bán giữa những người tiêu dùng) hay cửa hàng truyền thống.

Giá cả phải chăng, giao hàng linh hoạt và không phải “chen chúc” đã khiến 2 hình thức mua sắm này trở thành “làn gió mới” trên thị trường tiêu dùng mùa lễ hội năm nay.

Lối sống “online” phổ cập đa thế hệ.

Cú hích Covid-19 đang kích hoạt “lối sống online” tại nước ta trở nên thịnh hành. Số liệu từ ấn phẩm “Tái kết nối với khách hàng mùa lễ hội 2021 – 2022” của Adsota cho thấy, trong mùa dịch vừa qua, tỷ lệ người dùng Internet mới đã tăng thêm 4,3%, chính thức chiếm hơn 70% dân số cả nước.

Cùng với đó, thời lượng sử dụng Internet cũng tăng từ 6,5 tiếng lên 7 tiếng mỗi ngày. Đặc biệt, chỉ trong mùa dịch vừa qua, tỷ lệ người sử dụng 3 – 4 mạng xã hội đã tăng ấn tượng từ 10% đến 13%, chủ yếu là nhóm Gen Y và Gen X (theo khảo sát từ Decision Lab).

Điều này cho thấy “lối sống online” đang không chỉ phổ biến tại Việt Nam mà giờ đây còn lan rộng ra nhiều thế hệ.

Không chỉ vậy, sự phát triển của xu hướng “số” trong năm qua đã góp phần thúc đẩy các dạng nội dung số bùng nổ mạnh mẽ. Tiêu biểu nhất là Gaming và Video trực tuyến.

Đây được xem là 2 hình thức nội dung được người dùng ưa chuộng nhất bởi khả năng tương tác và kết nối với người khác trong thời gian thực trên cùng nền tảng.

Tận dụng lợi thế này, nhãn hàng có thể sáng tạo và truyền tải thông điệp dưới các hình thức nội dung trên để tiếp cận người tiêu dùng hiệu quả trong mùa lễ hội sắp tới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Các thương hiệu hàng tiêu dùng nhanh FMCG vẫn sống khỏe giữa Covid-19

Nhờ nắm bắt xu hướng tiêu dùng tại nhà nhiều hơn, các thương hiệu hàng tiêu dùng nhanh ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể giữa Covid-19.

Kantar trong báo cáo mới đây đánh giá các thương hiệu ăn vặt đã có một năm 2020 thành công khi xu hướng tiêu dùng tại nhà nhiều hơn trong mùa dịch nổi lên.

Orion Việt Nam và Mondelez là ví dụ điển hình. Sản phẩm của hai nhà sản xuất này đã được chọn mua hàng triệu lần ở cả bốn thành phố chính (bao gồm TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ) và ở nông thôn Việt Nam.

Orion Việt Nam và Mondelez còn tiếp cận được hàng ngàn hộ gia đình mới, một phần nhờ việc đầu tư ra mắt các sản phẩm mới được người tiêu dùng đón nhận như C’est Bon (Orion) và Cosy Wonderfulls (Mondelez).

Top nhà sản xuất FMCG có tốc độ tăng trưởng CRP nhanh nhất 2020 khu vực thành thị bốn thành phố chính.

Theo bảng xếp hạng các nhà sản xuất và thương hiệu ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) đạt tốc độ tăng trưởng điểm tiếp cận người tiêu dùng (CRP) nhanh nhất năm vừa qua, Yakult Việt Nam ấn tượng giữ vị trí dẫn đầu ở khu vực thành thị bốn thành phố chính.

Cùng với tăng trưởng tích cực của ngành hàng sữa chua uống, Yakult Việt Nam ghi nhận mức tăng hai chữ số về CRP, chủ yếu nhờ vào thương hiệu cùng tên.

Nhà sản xuất nổi tiếng đến từ Nhật Bản này không ngừng đẩy mạnh truyền thông về các lợi ích dinh dưỡng, cũng như tăng cường hệ miễn dịch mà sản phẩm mang lại, góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng trong bối cảnh đại dịch.

Ở khu vực nông thôn, Công ty sữa quốc tế IDP xuất sắc được vinh danh ở vị trí đầu tiên trong tốp 10 nhà sản xuất có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, phần lớn đến từ thành công của Kun – thương hiệu sữa chính của IDP.

Với đối tượng chủ yếu là trẻ em, Kun đạt mức tăng ba chữ số về điểm tiếp cận người tiêu dùng trong năm qua.

Top nhà sản xuất FMCG có tốc độ tăng trưởng CRP nhanh nhất 2020 khu vực nông thôn.

Không những góp mặt trong tốp 10 nhà sản xuất FMCG được chọn mua nhiều nhất, Calofic một lần nữa tỏa sáng với tăng trưởng CPR vượt trội 15% ở khu vực nông thôn.

Kantar đánh giá nhà sản xuất dầu ăn này luôn chú trọng việc phát triển sản phẩm phù hợp với nhu cầu của từng nhóm đối tượng.

Với doanh mục sản phẩm đa dạng, Calofic đã tiếp cận được hơn 85% hộ gia đình ở khu vực nông thôn, và thành công thu hút thêm gần 300.000 hộ gia đình mới trong năm qua.

Yếu tố chính của các thương hiệu có tốc độ tăng trưởng CRP nhanh nhất chính là khả năng thu hút nhiều hộ gia đình mới.

Nhìn chung, các thương hiệu về thực phẩm đang thống trị bảng xếp hạng, nhờ vào các dịp tiêu thụ tại nhà tăng lên do tác động của đại dịch.

Đáng chú ý, phân nửa các thương trong cuộc đua về tăng trưởng CRP cũng là các thương hiệu được chọn mua nhiều nhất trong ngành hàng tương ứng, chứng minh các thương hiệu lớn cũng có cơ hội tăng trưởng tốt, đặc biệt trong thời kỳ đại dịch.

Nhìn sâu hơn vào bảng xếp hạng thương hiệu của khu vực thành thị bốn thành phố, Vifon xuất sắc được vinh danh là thương hiệu thu hút nhiều người mua mới nhất, bên cạnh mức tăng trưởng CRP 33% ấn tượng.

Nhiều sản phẩm khác loại cùng với hương vị đa dạng được ra mắt đáp ứng nhu cầu thị hiếu giúp thương hiệu mở rộng mạng lưới người tiêu dùng của mình một cách đáng kể, với 1/4 trong đó là hộ mua mới.

Top thương hiệu FMCG có tốc độ tăng trưởng CRP nhanh nhất 2020 khu vực thành thị bốn thành phố chính.

Tăng vọt 18 hạng ở thành thị bốn thành phố chính, C2 ghi danh là người đua ở vị trí thứ ba với tốc độ tăng trưởng CRP mạnh mẽ 30%.

Kết quả này là nhờ C2 không ngừng đầu tư cho các hoạt marketing cũng như ra mắt nhiều sản phẩm mới trong năm qua, thành công nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng tại nhà trong thời gian giãn cách.

Ở khu vực nông thôn, Omachi xuất sắc giữ vị trí dẫn đầu trong bảng xếp hạng những thương hiệu có tốc độ tăng trưởng CRP nhanh nhất.

Thương hiệu này đã tiếp cận được gần 1/3 hộ gia đình ở khu vực này, đồng thời mở rộng danh mục người dùng của mình thêm 17% trong năm 2020. Omachi cũng ghi nhận những tăng trưởng đáng kể ở thành thị bốn thành phố chính với vị trí thứ 5.

Thành công này một phần nhờ vào những sản phẩm mới được người tiêu dùng Việt đón nhận như mì bò hầm sốt vang, mì trộn spaghetti.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Long Trần | MarketingTrips 

Mở khoá tiêu dùng trực tuyến trong thời bình thường mới

Áp dụng công nghệ số là “át chủ bài” đối với doanh nghiệp ngành hàng thực phẩm, tiêu dùng trong mùa dịch Covid-19.

Đại dịch Covid-19 bùng phát cùng với yêu cầu về cách ly xã hội đã khiến cho các giao dịch theo hình thức gặp mặt hay mua hàng trực tiếp tại cửa hàng bị gián đoạn. Trong khi đó, nhu cầu tích trữ lương thực của người dân lại gia tăng.

Nhiều doanh nghiệp như Tập đoàn Tân Long đã áp dụng dịch vụ số, đặt hàng và thanh toán qua các kênh trực tuyến.

Thông qua các ứng dụng, doanh nghiệp có thể hỗ trợ đặt hàng, giao tiếp với khách hàng cũng như các nhà phân phối mà vẫn luôn đảm bảo an toàn. Từ đó, hình thành thói quen sử dụng ứng dụng thường xuyên cho khách hàng.

“Trong thách thức luôn có cơ hội. Nếu như trước đây, các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu khó có cơ hội tăng trưởng nhanh thì bây giờ chúng tôi đã làm được điều này. Trong mùa dịch, ứng dụng đặt hàng của công ty đã cháy hàng.

Chúng tôi xem chuyển đổi số là chiến lược của doanh nghiệp, định hướng bán lẻ ứng dụng thanh toán qua mạng”, ông Nguyễn Chánh Trung – Phó tổng giám đốc Tập đoàn Tân Long cho biết.

Đại dịch Covid-19 xảy ra khiến năm 2020 ghi nhận mức sụt giảm kỷ lục về tốc độ tăng trưởng ngành hàng hoá tiêu dùng nhanh. S

ố liệu từ Nielsen cho thấy, quý I/2014, sau quá trình xảy ra khủng hoảng tài chính thế giới, tốc độ tăng trưởng ngành hàng tiêu dùng nhanh ở Việt Nam ở mức -3%. Trong khi đó, con số của quý II/2020 là -13,7%, các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, bà Đặng Thuý Hà, Giám đốc Nielsen miền Bắc cho rằng tình hình không quá bi quan vì con số ở quý III/2020 đã lên mức -7,2% và đang có xu hướng tăng lên. Trên thế giới, Việt Nam vẫn là một điểm sáng khi dự báo tăng trưởng GDP 3,1% trong khi các quốc gia khác có tốc độ tăng trưởng âm và âm rất sâu.

Trong đó, chất xúc tác cho điểm sáng này, theo bà Hà, phải kể đến việc hàng hoá tiêu dùng nhanh được bán nhiều hơn ở các kênh hiện đại. Đến tháng 9/2020, có hơn 8.000 điểm bán lẻ hiện đại, việc bán hàng trực tuyến được các doanh nghiệp đẩy mạnh.

Chỉ số niềm tin người tiêu dùng của Nielsen được xây dựng dựa trên ba yếu tố gồm kỳ vọng về công ăn việc làm trong thời gian tới, khả năng tài chính và mức độ chi tiêu, cho thấy người Việt Nam vẫn khá lạc quan và nhờ đó sẽ tiếp tục chi tiêu.

Cụ thể, chỉ số niềm tin tiêu dùng của Việt Nam tuy giảm nhưng vẫn ở ngưỡng cao (117 điểm) vào quý II/2020, đứng thứ hai sau Ấn Độ trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Theo bà Hà, có ba xu hướng tiêu dùng diễn ra trong bối cảnh bình thường mới.

Thứ nhất

người tiêu dùng điều chỉnh thói quen ăn uống tại nhà nhiều hơn, khiến cho các nhà sản xuất, nhà bán lẻ phải đưa ra các giải pháp giao hàng. 62% người tiêu dùng Việt tham gia một khảo sát hồi tháng 3/2020 của Nielsen cho biết sẽ ăn ở nhà nhiều hơn hậu Covid.

Thứ hai

lợi ích sức khoẻ là mối quan tâm hàng đầu của 49% người tham gia khảo sát của Nielsen. Đây là cơ hội cho nhà sản xuất và nhà bán lẻ để thay đổi danh mục sản phẩm đáp ứng nhu cầu mới của người tiêu dùng.

Thứ ba

người tiêu dùng chuyển sang phân khúc cao cấp cho các mặt hàng về sức khoẻ, trong khi đó tìm đến dòng sản phẩm tiết kiệm cho các mặt hàng không thiết yếu.

Covid-19 cũng mở ra cơ hội cho thương mại điện tử khi người dân chọn mua sắm trực tuyến nhiều hơn. Trên thực tế, ngành thương mại điện tử đã tăng nhanh trong vài năm gần đây và được dự báo sẽ tăng mạnh hơn với cú huých Covid-19

Năm 2019, tổng doanh thu ngành thương mại điện tử đạt 12 triệu USD với tốc độ tăng trưởng đạt 38%. Các nền tảng không ngừng được phát triển.

Khi được hỏi, 63% người tham gia khảo sát cho biết sẽ tiếp tục mua sắm trực tuyến thường xuyên hơn và 64% cho biết sẽ gọi đồ ăn nhiều hơn trong giai đoạn hậu Covid. Gần 40% người được hỏi cho biết việc sử dụng ngân hàng trực tuyến/ví điện tử diễn ra thường xuyên hơn so với trước đây.

Tuy nhiên cần lưu ý, người tiêu dùng vẫn còn quan ngại đến vấn đề chất lượng, 30% người tham gia khảo sát cho biết từng mua phải sản phẩm không giống quảng cáo trên website hoặc chất lượng kém.

Vẫn còn nhiều khách hàng thiếu niềm tin với quảng cáo trên mạng, quan ngại về phí giao hàng cũng như thời gian và chất lượng giao hàng khi mua sắm trực tuyến.

Ngay đầu tháng 12/2020 đã liên tục xảy ra các trường hợp người tiêu dùng bỏ ra hơn 30 triệu đồng để đặt mua iphone 12 Pro Max nhưng lại nhận được một cục gạch hay hộp tô màu. Trước đó, trong các ngày hội mua sắm trực tuyến, chẳng lạ lẫm gì khi người tiêu dùng đặt hàng qua mạng và thứ nhận về chỉ là một hòn đá nằm trong chiếc hộp.

Mặc dù doanh nghiệp đã khẳng định sẽ chịu trách nhiệm trong trường hợp này nhưng rõ ràng cho thấy một lỗ hổng rất lớn khiến người tiêu dùng sẽ e dè hơn rất nhiều khi quyết định mua hàng trực tuyến.

Thương mại điện tử sẽ tác động rất lớn đến hành vi của người mua hàng. Tốc độ giao hàng và chất lượng sản phẩm sẽ là một trong những chìa khoá quan trọng để làm gia tăng sự hài lòng cho khách hàng và giúp doanh nghiệp chiếm được trái tim khách hàng.

“Đây là cơ hội cho doanh nghiệp để phát triển thêm kênh thương mại điện tử. Cần cân nhắc tốc độ giao hàng, mang lại tiện lợi cho người tiêu dùng trong cuộc sống mới”, bà Hà nói.

Nghiên cứu trong ngành ngân hàng của Nielsen cho thấy ví điện tử sử dụng trên điện thoại đã được dùng nhiều ở các nước phát triển, trong đó, con số ở Hong Kong là 51%, Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất 76% trong khi con số ở Việt Nam chỉ khoảng 19% và được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng.

Ở Việt Nam có một số ví được dùng thông dụng là Momo, Moca, ZaloPay. Tham gia ví điện tử không chỉ có ngân hàng mà các ngành khác như bán lẻ, viễn thông. Các phương thức thanh toán trực tuyến được dự báo sẽ phát triển và được đón nhận.

“Liệu đối tượng mua hàng trực tuyến và sử dụng hình thức thanh toán trực tuyến chỉ có người trẻ hay còn có thể có cơ hội cho các đối tượng khác.

Thông tin từ McKinsey cho thấy, việc tiếp cận các kênh trực tuyến và kỹ thuật số của những người ở độ tuổi từ 51 trở lên không khác gì giới trẻ. Có lẽ cần các nghiên cứu sâu để xem ai dùng kênh trực tuyến và hành vi của họ như thế nào”, bà Hà đặt vấn đề.

Để mở khoá tiềm năng của kênh trực tuyến đối với ngành hàng tiêu dùng nhanh, bà Hà nhấn mạnh 3 yếu tố quan trọng gồm: người mua, kênh mua và cách mua sắm.

Thứ nhất, cần xác định rõ người tiêu dùng trực tuyến là ai, thái độ mua hàng và lý do mua hàng của họ.

Theo bà Hà, 55% người tiêu dùng online ở độ tuổi 18-29, 63% là phụ nữ, 65% là nhân viên văn phòng. 22% có thu nhập từ 7-15 triệu đồng/tháng và 70% có thu nhập từ 15-150 triệu đồng mỗi tháng.

Những người có thu nhập từ 7 triệu đồng trở lên đã mua sắm trực tuyến với tần suất trung bình khoảng hai lần mỗi tháng, chủ yếu là dân công sở.

Thứ hai, cần xác định nền tảng phổ biến nhất cũng như so sáng nhược điểm và hạn chế của các nền tảng. Bà Hà cho biết, bán lẻ điện tử (e-retailer) vẫn là những lựa chọn hàng đầu với chỉ số nhận diện và mua sắm đều cao. Ngược lại, thị trường trực tuyến (online marketplace) cần cải thiện hiệu năng khi chỉ số nhận diện cao nhưng tỉ lệ mua sắm thấp.

Thứ ba, cần nghiên cứu hành trình mua hàng để cải thiện trải nghiệm và tăng trưởng doanh thu bởi lẽ chưa bao giờ mà hành trình mua sắm lại phức tạp như bây giờ.

Theo bà Hà, trước khi mua hàng, người tiêu dùng Việt, đặc biệt là người Bắc thường phải kiểm tra kỹ thông tin.

Do đó, doanh nghiệp không nên để xảy ra tình trạng nói sai về sản phẩm/dịch vụ trong khâu này, vì có nhiều kênh để khách hàng có thể tìm hiểu và đánh giá. Số liệu cho thấy 56% người tiêu dùng đọc đánh giá trước khi quyết định mua hàng.

Khuyến mãi cũng là yếu tố quan trọng khi so sánh giá là con đường mua sắm rất phức tạp của khách hàng. Họ thường đến cửa hàng xem sản phẩm nào tốt nhưng luôn tìm kiếm trên mạng để tìm nơi có mức giá tốt.

Sau khi mua sắm, họ cũng chia sẻ và tương tác nhiều trên các trang mạng, trực tiếp nói với ngời khác nhiều hơn. Theo bà Hà, nếu trước đây một khách hàng không hài lòng thường sẽ nói với 10 người, nhưng với thời đại này, một người không hài lòng sẽ nói với 6.000 người trên mạng xã hội.

“Các doanh nghiệp có nhiều cơ hội khác nhau nhưng dù sao đi chăng nữa, cần lấy khách hàng làm trọng tâm, thực sự hiểu họ là ai, nhu cầu và kỳ vọng của họ là gì, cách mua sắm như thế nào và liệu có thể phục vụ khách hàng tốt hơn hay không”, bà Hà nói.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thuý Minh | MarketingTrips 

Theo The Leader

YouTube công bố báo cáo về các video và bình luận đã bị xoá trong thời gian gần đây

YouTube đã phát hành báo cáo ‘Thực thi Nguyên tắc Cộng đồng’ mới nhất của mình, trong đó nêu ra tất cả các hành động mà nền tảng này đã thực hiện đối với các nội dung vi phạm quy tắc từ tháng 4 đến tháng 6 năm nay.

Những nỗ lực của YouTube trong quý gần đây nhất đã bị ảnh hưởng bởi COVID-19, với việc nền tảng này lưu ý rằng họ phải phụ thuộc nhiều hơn vào các hệ thống tự động để phát hiện các vi phạm tiêu chuẩn tiềm ẩn, do năng lực kiểm duyệt của con người bị giảm do ngừng hoạt động ở các khu vực khác nhau.

YouTube cho biết:

“Đầu năm nay, chúng tôi đã chia sẻ một số bước chúng tôi đã thực hiện để bảo vệ nhân viên và lực lượng lao động mở rộng trong đại dịch COVID-19.

Một bước quan trọng là vận dụng nhiều hơn vào công nghệ để nhanh chóng xác định và xóa nội dung vi phạm Nguyên tắc cộng đồng của chúng tôi để các nhóm đánh giá nội dung của chúng tôi có thể ở nhà một cách an toàn.

Quý 2 năm 2020 là quý đầu tiên chúng tôi hoạt động theo cơ cấu thực thi đã sửa đổi này. Do các lựa chọn của chúng tôi để ưu tiên sự an toàn của cộng đồng, chúng tôi đã xóa hầu hết các video mà chúng tôi đã từng xóa trong cùng quý ra khỏi YouTube. “

Điều đó cũng có nghĩa là một số nội dung đã bị xóa do nhầm lẫn, điều mà YouTube thừa nhận, nhưng họ cũng đã nói rằng họ đã chọn cách kiểm soát tối đa thay vì để cho nhiều nội dung có vấn đề hơn có khả năng lọt qua, đặc biệt là trong một số ngữ cảnh nhất định.

“Đối với một số lĩnh vực có chính sách nhạy cảm, chẳng hạn như chủ nghĩa cực đoan bạo lực và an toàn cho trẻ em, chúng tôi đã chấp nhận mức độ chính xác thấp hơn để đảm bảo rằng chúng tôi đang xóa càng nhiều nội dung vi phạm càng tốt.

Điều này cũng có nghĩa là, trong các lĩnh vực này, lượng nội dung không vi phạm chính sách của chúng tôi cũng có thể đã bị xóa với một số lượng lớn hơn.”

Đó chắc chắn là một vấn đề đau đầu đối với những người sáng tạo trên YouTube, nhưng với việc các trung tâm kiểm duyệt đang dần hoạt động trở lại, đó không phải là mối quan tâm lâu dài.

Theo các con số, YouTube đã xóa khoảng 11.401.696 video vi phạm quy tắc trong Quý 2, với phần lớn trong số đó bị hệ thống của nó tự động ‘gắn cờ’.

Lo ngại về an toàn trẻ em là nguyên nhân lớn nhất của việc xóa này, trong đó spam và nội dung khỏa thân / khiêu dâm cũng nằm trong số những lý do chính.

YouTube đã và đang làm việc để cập nhật các nguyên tắc của mình về nội dung an toàn cho trẻ em sau khi Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ đã phạt nền tảng này với mức phạt kỷ lục 170 triệu USD vào năm ngoái như một phần của thỏa thuận điều tra về quyền riêng tư của dữ liệu trẻ em trên các trang video do Google sở hữu.

Kể từ đó, YouTube đã sửa đổi quy trình thu thập dữ liệu về các clip như vậy, đồng thời cách tiếp cận cập nhật của họ cũng khiến một số người sáng tạo đau đầu khi tìm cách kiếm tiền từ nội dung của họ. Các con số ở đây phản ánh sự thúc đẩy liên tục đó, với việc nền tảng này vẫn đang phát triển các chính sách của mình để bảo vệ người dùng trẻ hơn.

Nội dung thù địch hoặc lăng mạ chiếm 80,000 lượt xóa (0,7% tổng số), trong khi gần một triệu video bị xóa vì cổ vũ chủ nghĩa cực đoan bạo lực hoặc tương tự (8,1%).

Điều thú vị là YouTube không liệt kê các video bị xóa do thông tin sai lệch. Giống như tất cả các nền tảng khác, YouTube đang nỗ lực giải quyết sự lan truyền của thông tin sai lệch COVID-19 qua mạng của mình.

Đây sẽ là một lĩnh vực chính mà YouTube phải giải quyết trong tương lai, vì vậy, nó có thể sẽ trở thành trọng tâm hơn trong các báo cáo tiêu chuẩn sắp tới.

Theo khu vực, Mỹ là quốc gia chứng kiến ​​nhiều video bị xóa nhất, tiếp theo là Ấn Độ.

Điều này là khá hợp lý, vì Mỹ và Ấn Độ là hai trong số những thị trường người dùng lớn nhất của YouTube. Ngoài ra, YouTube đã xóa hơn 2 tỷ nhận xét trong khoảng thời gian này, với hơn 80% trong số đó là do spam hoặc quấy rối.

Các con số này cho thấy YouTube thực sự đang nỗ lực để loại bỏ nội dung phản cảm khỏi nền tảng của mình, trong khi các hệ thống tự động của họ đang phát hiện vi phạm tốt hơn và xóa chúng trước khi chúng được nhìn thấy.

Tất nhiên, đó là hệ quả của quy mô, và do đó là yếu tố tất yếu của tăng trưởng. Nhưng nó đồng thời cũng nhấn mạnh những nỗ lực mà mỗi nền tảng cần phải thực hiện để quản lý được tốt hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Thương hiệu thời trang ‘xa xỉ’ Burberry bán khẩu trang giá 120 USD

Khẩu trang của nhà mốt nước Anh có 2 màu be và xanh dương nhạt cùng giá bán 120 USD/chiếc. 

Thương hiệu thời trang nổi tiếng nước Anh Burberry thông báo sắp ra mắt sản phẩm khẩu trang cao cấp. Dù thời gian lên kệ chưa được tiết lộ nhưng mỗi chiếc khẩu trang này có giá khoảng 90 bảng Anh (gần 120 USD), theo trang web của Burberry.

Khẩu trang của nhà mốt Anh thuộc dòng sản phẩm thời trang bền vững, được làm từ vải thừa và “được cải tiến bằng công nghệ kháng khuẩn”. Sản phẩm có 2 màu cho khách hàng lựa chọn bao gồm màu be và xanh dương nhạt.

Mỗi khẩu trang đi kèm với một túi du lịch nhỏ, giúp người dùng mang theo một cách an toàn.

Với mỗi chiếc khẩu trang được bán ra, 20% doanh thu sẽ được dành tặng cho quỹ cộng đồng Burberry Foundation COVID-19.

Đây không phải lần đầu tiên Burberry sản xuất khẩu trang, nhưng là lần đầu tiên thương hiệu này tung ra sản phẩm với mục đích thương mại trong bối cảnh đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trên thế giới.

Hồi tháng 4, truyền thông đưa tin về việc nhà mốt Anh sử dụng chất liệu truyền thống may trendcoat nổi tiếng của hãng để may khẩu trang và ga giường phục vụ các bệnh viện. Burberry đã yêu cầu các xưởng sản xuất trên toàn thế giới vận hành hết công suất để cung ứng kịp 10.000 chiếc khẩu trang y tế cho đội ngũ nhân viên y tế tại Anh.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips via NDH

Starbucks, Dunkin’ và cả McDonald’s đóng cửa hàng trăm cửa hàng tại Mỹ

Cụ thể, Starbucks, Dunkin’ và cả McDonald’s sẽ đóng cửa 1.400 địa điểm trên khắp nước Mỹ khi các công ty này đều báo cáo doanh số sụt giảm mạnh trong bối cảnh khủng hoảng của Covid-19.

Dunkin’ (née Donuts), báo cáo giảm 20% doanh thu trong quý hai, sẽ đóng cửa 800 cửa hàng hoặc tương đương 8% tổng các địa điểm bán lẻ vào cuối năm 2020.

Giám đốc tài chính (CFO) của Dunkin’, Bà Kate Jaspon chia sẻ: “Bằng việc thoát khỏi tình cảnh này, chúng tôi tự tin rằng chúng tôi sẽ có vị trí tốt hơn để phục vụ các khu vực thương mại với thiết kế nhà hàng thế hệ tiếp theo mới nhất của Dunkin’, nơi sẽ cung cấp thực đơn rộng hơn và nhiều trải nghiệm hiện đại hơn”.

Với McDonalds, thương hiệu này có doanh thu giảm 30% trong quý II, sẽ đóng cửa 200 cửa hàng vào năm 2020, bao gồm tất cả các nhà hàng trong các cửa hàng của Walmart (Theo CNBC).

Còn với Starbucks, hiện doanh thu ròng giảm 38% trong quý hai, sẽ đóng cửa 400 địa điểm đến năm 2021 và sẽ đầu tư nhiều hơn vào các giải pháp bán hàng nhằm đối phó với đại dịch chẳng hạn như: dịch vụ đặt và nhận hàng thông qua thiết bị di động, dịch vụ Drive-Thru (Nhận hàng mang về).

* Driving Through (hay Drive-Through, Drive-Thru) là phương thức kinh doanh mà các xe ô tô hoặc xe máy sẽ nối tiếp nhau đi theo hàng qua một cửa sổ, các nhân viên cửa hàng sẽ giao tiếp với khách hàng tại đây.

Theo một báo cáo của Harvard Business School (HBS), nhiều nhà hàng đã chuyển sang các mô hình mang đi và giao hàng để sống sót sau đại dịch. Theo Yelp, có đến khoảng 26.160 nhà hàng ở Mỹ trên nền tảng này đã phải đóng cửa trong cuộc khủng hoảng Covid-19.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Kodak: Cổ phiếu tăng 300% sau khi Tổng thống Trump kí thoả thuận sản xuất thuốc

Cổ phiếu của Công ty Eastman Kodak (thường được gọi ngắn là Kodak) đã tăng vọt mức 300% vào ngày 29/7 ngay sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố ký thỏa thuận hợp tác để sản xuất các thành phần trong thuốc generic nhằm đối phó với đại dịch Covid-19.

Kodak: Cổ phiếu tăng 300% sau khi Tổng thống Trump kí thoả thuận sản xuất thuốc

Cụ thể, cổ phiếu của Kodak đã tăng 318% lên khoảng 25.26 USD trên một cổ phiếu, đây cũng là mức cao nhất từ trước đến nay của ‘gã khổng lồ’ chuyên sản xuất máy ảnh này.

Giao dịch cổ phiếu của Kodak đã bị dừng 20 lần trong phiên giao dịch ngày 29/7 do biến động quá lớn.

Vào ngày 28/7, cổ phiếu của thương hiệu này đã tăng 203% sau khi chính phủ Hoa Kỳ trao cho công ty này khoản vay 765 triệu USD để bắt đầu sản xuất các thành phần thuốc dưới sự kiểm soát của Defense Production Act (Môt đạo luật về quốc phòng liên bang Mỹ được ban hành từ năm 1950).

Tổng thống Donald Trump cho biết: “Việc sử dụng đạo luật Defense Production Act lần thứ 33 của chúng tôi sẽ huy động Kodak sản xuất các thành phần dược phẩm. Chúng tôi sẽ lấy lại sứ mệnh của mình và chúng tôi sẽ biến nước Mỹ thành nhà sản xuất và cung cấp y tế hàng đầu thế giới”.

Kodak: Cổ phiếu tăng 300% sau khi Tổng thống Trump kí thoả thuận sản xuất thuốc

Kodak cho biết họ sẽ sản xuất các thành phần dược phẩm đã được xác định là thiết yếu nhưng hiện đã rơi vào tình trạng thiếu thốn, theo xác nhận của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (Food and Drug Administration).

Vào ngày 29/7, cổ phiếu của Kodak đã tăng hơn 1.300%, đạt mức vốn hóa hơn 1,5 tỷ USD. trong khi ở ngày 28/7 nó có giá trị thị trường chỉ 115 triệu USD.

Công ty này cũng cho biết họ sẽ mở rộng các cơ sở hiện có ở Rochester, New York và St. Paul, Minnesota dưới tư cách là một nhánh dược phẩm mới thuộc Kodak.

Ông Jim Kodenza, Chủ tịch Kodak chia sẻ: “Kodak tự hào là một phần trong việc tăng cường khả năng tự cung cấp của Mỹ trong việc sản xuất các thành phần dược phẩm chính mà chúng ta cần để giữ an toàn cho công dân của mình.

Kodak sẽ tận dụng những cơ sở hạ tầng rộng lớn, chuyên môn sâu về sản xuất hoá học, về đổi mới và chất lượng, Kodak sẽ đóng một vai trò quan trọng trong sự trở lại của chuỗi cung ứng dược phẩm đáng tin cậy của Mỹ”.

Công ty mang tính biểu tượng 131 tuổi này đã nộp đơn xin phá sản vào năm 2012 khi việc chuyển sang máy ảnh kỹ thuật số đã tàn phá doanh nghiệp này. Việc chuyển sang sản xuất thuốc có thể đánh dấu một cơ hội ‘chiến đấu’ mới cho cho doanh nghiệp này.

Đây không phải là lần đầu tiên Kodak bước chân vào ngành công nghiệp dược phẩm. Vào những năm 1990, Kodak đã từng tham gia sản xuất các loại thuốc không cần kê toa như aspirin. Cuối cùng nó đã bán lại cho gã khổng lồ chăm sóc sức khỏe SmithKline Beecham với giá 2.925 tỷ USD vào năm 1994.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thái Tú – Technical Editor | MarketingTrips 

Xu hướng tiêu dùng của người dân ASEAN thay đổi ra sao hậu Covid-19?

Dịch Covid-19 đã gây ra những thay đổi đáng chú ý trong hành vi của người tiêu dùng. Một số đã gây ra những biến động trong ngắn hạn, trong khi đó vài tác động khác ảnh hưởng tới hành vi của người tiêu dùng và thói quen chi tiêu trong dài hạn.

Ảnh: Getty Images

Trong khi đại dịch Covid-19 đang gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế thế giới và có khả năng còn kéo dài tới năm 2021, Hiệp hội các nước ASEAN lại đang trên đà phát triển vượt bậc về tiến bộ kinh tế xã hội.

Trong thập kỷ tới, ASEAN sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới, với giá trị thị trường lên tới 4 nghìn tỷ USD.

Tuy có hướng phát triển khác nhau nhưng có điểm chung là các thành viên trong khối đều có dư địa và cơ hội lớn trong việc phát triển, mở rộng thị trường.

Dự án mang tựa đề “Tương lai của xu hướng tiêu dùng tại các thị trường tăng trưởng nhanh” của tập đoàn Bain & Company thường tập trung vào các thị trường mới nổi, chiếm 40% dân số thế giới.

Sau khi nghiên cứu Trung Quốc và Ấn Độ vào các năm 2017 và 2018, hiện dự án đã chuyển đối tượng phân tích sang ASEAN trong giai đoạn 2019 – 2020.

Đa số các doanh nghiệp trong khu vực ASEAN được khảo sát dự đoán rằng ảnh hưởng của Covid-19 sẽ kéo dài đến hết quý 4 năm 2020 và nền kinh tế có thể hồi phục vào giữa năm 2021.

Đại dịch đã gây ra những thay đổi đáng chú ý trong hành vi của người tiêu dùng. Một số đã gây ra những biến động trong ngắn hạn, trong khi đó vài tác động khác ảnh hưởng tới hành vi của người tiêu dùng và thói quen chi tiêu trong dài hạn.

Nhìn chung, vài xu hướng tiêu dùng mới sẽ dần xuất hiện trong khu vực ASEAN hậu đại dịch, với một vài sự khác biệt nhỏ ở mỗi quốc gia:

1. Chi tiêu tiêu dùng sẽ tăng gấp đôi do sự bùng nổ của tầng lớp trung lưu

Trong khi suy thoái kinh tế do ảnh hưởng từ Covid-19 sẽ tác động tiêu cực tới tâm lý người tiêu dùng dẫn tới giảm chi tiêu, hành vi này sẽ dần được điều chỉnh khi các nền kinh tế bước vào giai đoạn phục hồi.

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ước tính tăng trưởng GDP hàng năm của ASEAN sẽ giảm xuống 1% vào năm 2020 và tăng trở lại ở mức 5% vào năm 2021. Đến năm 2030, 70% dân số ASEAN sẽ thuộc tầng lớp trung lưu.

Sự bùng nổ của tầng lớp này sẽ tăng nhiều hơn gấp đôi mức tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ trong khu vực.

2. Các dịch vụ digital sẽ ngày càng đồng bộ và phổ biến

Đại dịch đang thúc đẩy tương lai của kỹ thuật số với nhiều người tiêu dùng thực hiện giao dịch mua sắm trực tuyến. Trên toàn khu vực, tổng thời gian phát trực tuyến trên thiết bị di động đã tăng 60% từ ngày 20/1 đến 11/4 năm nay.

Tại Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, người dùng bỏ ra khoảng 4,2 giờ mỗi ngày cho việc sử dụng điện thoại di động. Con số này gấp khoảng 1,2 lần số liệu trung bình toàn cầu. Thế hệ trẻ thì có thời gian sử dụng trung bình lên đến 5 giờ, theo báo cáo của Hootsuite.

Nghiên cứu của Bain & Co thì cho thấy khoảng 65% người dùng sẽ chuyển đổi sang các nhãn hiệu khác nếu thương hiệu cũ không còn đáp ứng được nhu cầu của họ.

3. Đại dịch Covid-19 sẽ đẩy nhanh quá trình chuyển đổi kỹ thuật số khi chính phủ và doanh nghiệp đang cố gắng tìm cách cung cấp nhu yếu phẩm cho các cộng đồng dễ bị tổn thương

Bain & Co cũng cho rằng dân số nghèo sẽ được tham gia nhiều hơn trong lĩnh vực tài chính, đặc biệt là các ví điện tử với số lượng tham gia nhiều gấp ba lần hiện tại vào năm 2030.

4. Các mặt hàng địa phương sẽ chiếm ưu thế cạnh tranh

Khoảng 80% người tiêu dùng Indonesia cho rằng họ ưa thích sử dụng các nhãn hàng có nguồn gốc từ địa phương hơn là các thương hiệu toàn cầu, đặc biệt trong lĩnh vực thực phẩm.

5. Xu thế bán hàng đa kênh tiếp tục nở rộ

Dịch bệnh đã tạo ra cơ hội phát triển cho lĩnh vực thương mại điện tử. Nhìn chung, lĩnh vực này có khả năng tăng trưởng ở mức hai con số, chiếm khoảng 13% doanh số bán lẻ vào năm 2030, theo nghiên cứu từ cả Bain và Forrester.

Mặc dù cách ly xã hội đã gây ảnh hưởng lớn tới các kênh bán hàng trực tiếp như cửa hàng tiện lợi hay trung tâm thương mại nhưng những đối tượng này vẫn có thể phát triển các dịch vụ tài chính kỹ thuật số hoặc giao hàng tận nơi để phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.

6. Sự thuận tiện sẽ trở thành thước đo mới

Theo khảo sát của Bain & Co, cứ trong 3 người tiêu dùng thành thị tại ASEAN lại có 1 người xếp hạng tiện lợi là tiêu chí hàng đầu khi mua hàng. Ngoài ra, 2 người còn lại sẽ sẵn sàng từ bỏ quyền riêng tư dữ liệu để có được sự thuận tiện.

Những phát hiện này cho thấy có nhiều cơ hội đang rộng mở cho các doanh nghiệp FinTech phát triển trong lĩnh vực mua sắm và chuyển phát hàng hóa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Nhịp Sống Kinh Tế

Sếp Marketing của HSBC: Covid-19 là khoảnh khắc thực sự để tái cấu trúc sứ mệnh Marketing

Giám đốc tiếp thị toàn cầu (Global CMO) của ngân hàng HSBC, Bà Leanne Cutts, không tin rằng marketing sẽ quay trở lại như trước khi xảy ra đại dịch Covid-19 và chính bản thân cô cũng không muốn điều đó xảy ra.

Sếp Marketing của HSBC

Giám đốc tiếp thị toàn cầu của HSBC, Leanne Cutts, không tin rằng marketing sẽ quay trở lại như trước khi coronavirus xảy ra, nhưng Bà lại tin rằng đại dịch đã mang đến những cơ hội thực sự để thay đổi về cách làm việc, xây dựng thương hiệu và gắn kết với khách hàng.

Phát biểu tại Cannes Lions Live (Một trong những sự kiện lớn nhất ngành Marketing) vào ngày 22.6 vừa qua, Bà Leanne Cutts cho biết bà tin rằng Covid-19 mang đến một khoảnh khắc thực sự để thiết lập lại cho hầu hết các ngành công nghiệp.

Điều đó không có nghĩa là bà tin rằng marketing sẽ có quy luật thay đổi mãi mãi, tuy nhiên đây là cơ hội để tinh chỉnh cho những gì marketing vốn đã làm tốt.

“Đây là một khoảnh khắc thực sự để thiết lập lại vai trò của chúng tôi, với tư cách là những marketer, là người bảo vệ thương hiệu của chúng tôi, bảo vệ các đội nhóm của chúng tôi và cho cả các tổ chức của chúng tôi.

Tôi thực sự phấn khích khi trở thành trung tâm của tất cả những điều này, dẫn dắt sự thay đổi này trong các tổ chức của chúng tôi”. Bà giải thích thêm.

Chúng tôi muốn có những thương hiệu mạnh hơn, hữu ích và phù hợp hơn với khách hàng của mình, để thúc đẩy sự sáng tạo, làm sâu sắc thêm mối quan hệ khách hàng, đóng góp cho cộng đồng mà chúng tôi phục vụ.

Tôi muốn coi đây là cơ hội để cộng đồng marketing khuếch đại những gì mà họ đã làm tốt, trở nên hữu ích và phù hợp hơn với cộng đồng mà họ phục vụ.

Chúng tôi đã thực hiện nhiều tương tác ‘ảo’ và kỹ thuật số (digital) hơn với khách hàng trong ba tháng qua so với ba năm qua.

Các quy trình vốn cần được thực hiện bởi cá nhân – chẳng hạn như ký vào một cái gì đó – giờ đây có thể được thực hiện trực tuyến, Bà nói. Chúng tôi biết rằng chúng tôi có thể thay đổi nhanh hơn nhiều và đó là điều chúng tôi muốn giữ.

Bà nói thêm: “Chúng tôi đã có thể mở rộng quy mô và khuếch đại mọi thứ theo cách mà trước đây chúng tôi chưa từng dám nghĩ điều đó là có thể”.

“Chúng tôi muốn đảm bảo chúng tôi có đủ nguồn lực và sự chuẩn bị trước khi bước ra khỏi đại dịch”.

Một phần lý do khiến CMO này tin rằng HSBC đã có thể thích nghi nhanh chóng là vì chương trình chuyển đổi kinh doanh của mình, trong ba năm qua đã chứng kiến ​​công ty chuyển sang các cách làm việc linh hoạt hơn.

Công ty đã đào tạo cho nhân viên hiểu cách thức làm việc theo hệ thống và bộ máy vận hành, vì vậy họ sẽ được kiểm tra và học hỏi nhiều hơn thay vì chỉ là việc thực hiện các cam kết thật lớn và sau đó ‘hy vọng’ nó xảy ra.

“Tôi không thể nghĩ rằng chúng tôi đã đi nhanh và hiệu quả như vậy nếu chúng tôi không có kinh nghiệm tái cấu trúc quy trình công việc và mô hình công việc trong 12 tháng qua đồng thời chuyển sang mô hình làm việc ‘nhanh’ hơn này”. Vị CMO cho biết.

Bởi vì chúng tôi đã có những điều này nên chúng tôi có thể nhanh chóng tập hợp các đội nhóm đa dạng toàn cầu với một mục tiêu chung và tiến tới một kết quả tích cực với tốc độ thực sự đáng kinh ngạc.

Bà Cutts cho biết HSBC cũng đã được hưởng lợi từ việc có một mô hình (framework) để đối phó với coronavirus. Bà gọi framework này là 3 chữ R – tượng trưng cho React – phản ứng, Respond – phản hồi và Rebuild – tái xây dựng.

Điều đó đã giúp công ty hiểu được mỗi thị trường trong từng giai đoan của đại dịch cũng như việc học hỏi từ những giai đoạn khác, những điều có thể xảy ra ở phía trước của chu kì.

Sau đó, chúng tôi đã có thể giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau với các nền tảng kỹ thuật số phù hợp, đồng thời cũng liên hệ với các đồng nghiệp khác để xem họ đang ở đâu trong 3 chữ R.

Điều đó đã giúp chúng tôi có cách tiếp cận đúng thời gian và việc học hỏi thực sự nhanh chóng thay vì phải làm lại hoặc làm trùng lặp công việc.

Đây là một mô hình giúp chúng tôi sắp xếp lại nội bộ và điều phối công việc của chúng tôi, thực hành tốt và nhanh nhất. Làm việc với đối tác của chúng tôi, giúp chúng tôi trực tiếp lựa chọn đầu tư.

Điều này khiến chúng tôi sẽ dễ dàng hơn khi giải thích về việc chúng tôi đã đầu tư vào đâu và làm thế nào chúng tôi đảm bảo rằng chúng tôi có đủ vốn vào đúng thời điểm. Chúng tôi muốn đảm bảo rằng chúng tôi có đủ mọi thứ khi chúng tôi vượt qua cuộc khủng hoảng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips

Grab cắt giảm 360 Grabbers vì Covid-19, CEO Anthony Tan gửi tâm thư: Chúng tôi nợ bạn một lời giải thích!a

Trước thách thức của nền kinh tế hậu Covid-19, CEO Grab Anthony Tan cho biết đã cắt giảm 360 nhân sự, tương đương dưới 5% đội ngũ Grab. Đồng thời, tạm dừng một số dự án không cốt lõi, chỉ tập trung vào các lĩnh vực di chuyển, giao nhận, thanh toán và tài chính.

“Từ thời điểm Grab bắt đầu điều chỉnh hoạt động kinh doanh để đối phó với đại dịch COVID-19, tôi đã hy vọng rằng mình sẽ không phải gửi đi một email như thế này”, ông Anthony Tan – CEO và Đồng sáng lập Grab – mở đầu thông điệp gửi đến các nhân viên sáng nay, 16/6.

“Hôm nay, với trái tim nặng trĩu, tôi phải chia sẻ với các bạn rằng Grab sẽ cắt giảm khoảng 360 Grabbers, tương đương dưới 5% đội ngũ nhân sự của Grab”.

Chúng ta đã rà soát tất cả chi phí, cắt giảm các nguồn chi không thiết yếu và thực hiện giảm lương của lãnh đạo cấp cao. Dù vậy, Grab cần có một bộ máy tinh gọn hơn

“Chúng tôi biết thông tin này sẽ làm các bạn hoang mang và lo lắng. Mong các bạn hiểu rằng chúng tôi không đi đến quyết định này một cách dễ dàng chút nào.

Chúng tôi đã nỗ lực làm mọi điều có thể để không phải đi đến giải pháp này, nhưng cuối cùng phải chấp nhận rằng quyết định cắt giảm nhân sự đầy khó khăn hôm nay là điều buộc phải làm vì hàng triệu người đang dựa vào nền tảng Grab để kiếm thêm cơ hội thu nhập mỗi ngày trong trạng thái bình thường mới”, ông Anthony cho biết.

Ông cũng gửi lời cảm ơn tới những nhân viên Grab bị cắt giảm nhân sự trong giai đoạn này, đồng thời cho biết sẽ có động thái để giúp họ nhanh chóng ổn định trong thời gian sớm nhất.

“Chúng tôi luôn tuyển dụng nhân sự với mục tiêu đưa Grabbers phát triển cùng Grab. Chúng tôi vô cùng xin lỗi vì những gì xảy ra hôm nay. Với những Grabbers bị ảnh hưởng, chúng tôi nợ bạn một lời giải thích”, ông Anthony nói.

“Kể từ tháng 02/2020, chúng ta đã thấy những tác động mạnh mẽ do dịch COVID-19 gây ra cho hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp khắp thế giới, trong đó bao gồm Grab. Cùng lúc đó, điều ngày càng rõ ràng hơn là dịch COVID-19 có thể sẽ dẫn đến suy thoái kéo dài, và chúng ta phải áp dụng chiến lược bảo toàn nguồn vốn phù hợp hơn để dự phòng cho giai đoạn phục hồi có thể kéo rất dài.

Vài tháng vừa qua, chúng ta đã rà soát tất cả chi phí, cắt giảm các nguồn chi không thiết yếu và thực hiện giảm lương của lãnh đạo cấp cao. Dù vậy, chúng ta nhận ra rằng Grab cần có một bộ máy tinh gọn hơn để đáp ứng được những thách thức của nền kinh tế hậu COVID-19”.

CEO Grab cho biết siêu ứng dụng này sẽ tạm dừng một số dự án không cốt lõi, củng cố các phòng ban nhằm hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời điều chỉnh quy mô của các team nhằm đáp ứng tốt hơn với nhu cầu kinh doanh và thích ứng tốt hơn với môi trường bên ngoài.

“Chúng ta cũng tăng gấp đôi trọng tâm vào mảng dịch vụ giao nhận và điều chuyển Grabbers để kịp thời đáp ứng nhu cầu giao nhận đang tăng lên nhanh chóng của người tiêu dùng. Chúng ta đã giữ được nhiều vị trí nhân sự nhờ giải pháp điều chuyển nguồn lực này, và việc điều chuyển này cũng đã giúp giới hạn số lượng nhân sự bị cắt giảm xuống còn dưới 5%”.

“Tôi bảo đảm với các bạn rằng sẽ không có thêm việc cắt giảm nhân sự nào nữa trong tập đoàn trong năm nay. Tôi cũng tự tin rằng một khi chúng ta thực thi theo các kế hoạch kinh doanh đã điều chỉnh để đạt được mục tiêu đề ra, chúng ta sẽ không phải trải qua sự việc đau đớn như thế này một lần nữa trong những năm tới”, ông Anthony cho biết.

Cũng theo CEO Grab, siêu ứng dụng này sẽ tập trung vào những mảng dịch vụ cốt lõi là di chuyển, giao nhận, thanh toán và tài chính để giải quyết thách thức và nắm bắt cơ hội trong trạng thái bình thường mới. Đồng thời, mở rộng hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ bằng cách đa dạng hóa những dịch vụ tiện ích cho đối tác cửa hàng.

“Nếu bạn bị ảnh hưởng bởi việc cắt giảm nhân sự , bạn sẽ nhận được email trước 13h hôm nay, ngày 16/06/2020 theo giờ Singapore với hướng dẫn cụ thể cho những bước tiếp theo. Chúng tôi muốn chắc chắn rằng bạn có thể trao đổi trực tiếp và riêng tư với cấp trên của bạn và đại diện Nhân sự, và sẽ sắp xếp những buổi trao đổi này càng sớm càng tốt, trong vòng 2 ngày tới.

Mong bạn thông cảm với chúng tôi trong thời gian chúng tôi thực hiện quy trình nhạy cảm này với sự tôn trọng cao nhất cho quyền riêng tư của bạn”.

“Nếu bạn không nhận được thông báo trước 13h hôm nay theo giờ Singapore, bạn không bị ảnh hưởng, và tôi rất mong bạn sẽ động viên tinh thần cho những Grabbers bị ảnh hưởng”, thư gửi nhân viên của ông Anthony nêu rõ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Trí Thức Trẻ

Facebook theo đuổi văn hóa làm việc từ xa vĩnh viễn

CEO Mark Zuckerberg cho biết Facebook sẽ theo đuổi làm việc từ xa ngay cả khi quy định giãn cách xã hội vì dịch bệnh được dỡ bỏ.

facebook-theo-duoi-lam-viec-tai-nha-marketingtrips
Hình: Internet

Theo Zuckerberg, mạng xã hội lớn nhất thế giới sẽ bắt đầu tích cực tuyển dụng từ xa vào tháng 7 và dự đoán khoảng một nửa nhân viên có thể làm việc ngoài văn phòng Facebook trong 5 – 10 năm nữa. Công ty sẽ tính toán kỹ đối với các nhân viên hiện tại dựa trên chức năng công việc và hiệu suất trong quá khứ. Ngày 1/1/2021 là hạn chót để họ cập nhật vị trí mới cho công ty để khai thuế.

Nó tương tự các thông báo mà Twitter và Square của CEO Jack Dorsey đưa ra hồi đầu tháng. Họ là những công ty công nghệ đầu tiên trên thế giới cho phép làm việc từ xa suốt đời. Tuy nhiên, ảnh hưởng của Facebook lớn hơn nhiều vì có gần 50.000 nhân viên.

Ngoài ra, quyết định của hãng cũng gần như ảnh hưởng đáng kể đến San Francisco (Mỹ), nơi tăng trưởng nhanh chóng từ doanh nghiệp công nghệ gây sức ép lớn đến cơ sở hạ tầng của khu vực.

Facebook vẫn tiến hành kế hoạch tuyển dụng 10.000 kỹ sư và nhân viên sản phẩm trong năm nay, đồng thời xây thêm 3 trung tâm mới tại Atlanta, Dallas và Denver để thi thoảng triệu tập các nhân viên làm việc từ xa tại đây. Zuckerberg cho biết các trung tâm này không phải văn phòng.

Không rõ ảnh hưởng đến chi phí khi chuyển sang làm việc từ xa là thế nào. Tiền tiết kiệm được từ bất động sản, thức ăn và lao động có thể trả cho những khoản chi khác như công tác hay văn phòng tại gia.

Facebook vẫn giữ lại các văn phòng hiện nay, bao gồm trụ sở Menlo Park do kiến trúc sư Frank Gehry thiết kế. Tuy nhiên, gói lương thưởng hậu hĩnh tại Silicon Valley sẽ không được giữ nguyên nếu nhân viên làm tại các khu vực khác trên cả nước.

Lương được điều chỉnh nếu nhân viên chọn sống ở khu vực bớt đắt đỏ hơn. Zuckerberg khẳng định Facebook đang trả lương rất cao, thuộc tốp đầu thị trường nhưng họ trả theo thị trường. Nó khác nhau tùy theo địa điểm và sẽ duy trì nguyên tắc này.

Theo CEO Facebook, khảo sát nội bộ cho thấy khoảng 60% nhân viên muốn cách tiếp cận làm việc linh hoạt, kết hợp giữa làm việc từ xa và tại văn phòng. Trong 60% này, chưa tới một nửa nói sẽ chuyển đi nơi khác nếu được cho phép.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via ICTnews

Soya Garden đóng cửa hầu hết cửa hàng tại TP. HCM sau đại dịch Covid-19

Startup Soya Garden là hệ thống được Shark Thuỷ đầu tư trong chương trình thương vụ bạc tỷ Shark Tank Vietnam. Cũng nhờ Shark Thuỷ mà Soya Garden được hợp tác với Mr Bean – đối tác hàng đầu của Singapore.

Trong 10 cửa hàng mà chúng tôi đi khảo sát được sáng nay, đã có 6 cái đóng cửa, 1 cái ngưng hoạt động và 3 cái vẫn hoạt động bình thường. Tại TP. HCM, thời điểm cuối năm 2019, Soya Garden có 13 cửa hàng.

Thời gian gần đây, xuất hiện thông tin Soya Garden sẽ đóng hết cửa hàng tại TP. HCM nhằm cắt lỗ và chỉ để lại 3 cửa hàng ở những vị trí chiến lược và có lượng khách hàng ổn định tại khu vực trung tâm. Để xác minh, chúng tôi đã liên lạc với anh Hoàng Anh Tuấn – CEO của chuỗi Soya Garden, nhưng không nhận được phản hồi.

Sau đó, chúng tôi đã đi khảo sát khoảng 10/13 cửa hàng của Soya Garden và thực tế cho thấy: doanh nghiệp này đã đóng hầu hết cửa hàng ở các quận ngoại ô và chỉ giữ một vài cửa hàng ở khu vực trung tâm.

Cụ thể: cửa hàng flagship của họ ở Ngã 6 Phù Đổng, đường Lý Tự Trọng – Quận 1, cửa hàng đường Lê Văn Sỹ – Tân Bình và cửa hàng ở Vũ Huy Tấn – khu Miếu Nổi vẫn mở cửa bình thường; cửa hàng ở đường Nguyễn Đình Chiểu – địa điểm kiêm văn phòng đại diện của Soya tại TP. HCM mở cửa nhưng dường như không bán hàng tại quán.

6 cửa hàng đã đóng cửa, đó là: cửa hàng tại 35 Phan Đăng Lưu – cửa hàng đầu tiên của Soya tại TP. HCM; 3 cửa hàng tại Quận Gò Vấp và 2 cửa hàng tại Nguyễn Hồng Đào – Tân Bình cùng Lũy Bán Bích – Quận Tân Phú.

Chưa hết, trên Facebook, một người bạn của anh Hoàng Anh Tuấn đã rao cho thuê lại căn nhà ở 27B Nguyễn Đình Chiểu – Quận 1, nơi có tầng trệt làm cửa hàng Soya Garden và các tầng trên làm văn phòng của chuỗi F&B này như đã nói ở trên.

Cũng theo nguồn tin trên, Soya Garden đã đóng cửa một vài cửa hàng ở miền Bắc. Trên Facebook, một chủ cửa hàng nhận nhượng quyền từ Soya Garden tại Hà Nội đã đăng status muốn sang nhượng cửa hàng.

Vào cuối tháng 1/2020, tức là trước Tết Nguyên Đán, trên Fanpage Soya Garden, họ cho biết có tất cả 45 cửa hàng: 29 tại Hà Nội, 13 tại TP. HCM và 2 tại Hải Phòng, 1 ở Nha Trang. Còn nhớ, Soya Garden đã khai trương cửa hàng thứ 50 tại Ngã 6 Phù Đổng vào tháng 9/2019. Tức trong vài tháng cuối năm 2019, Soya Garden đã đóng cửa 5 cửa hàng.

Sau khi thành công kêu gọi vốn trên chương trình Shark Tank 2018, Soya Garden đã nhận được tổng cộng 100 tỷ đồng từ Egroup của Shark Thủy, rồi ồ ạt mở cửa hàng trong năm 2018 và 2019.

Trong 1 lần trả lời phỏng vấn vào giữa năm 2019, CEO Soya Garden đã tiết lộ tham vọng mở 100 cửa hàng trong năm 2019 và 300 cửa hàng trong năm 2020 tại Việt Nam đồng thời sẽ đặt chân đến những thị trường khác trong khu vực như Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản.

Về mục tiêu dài hạn, trong 3 năm tới, thương hiệu này muốn hoàn tất sứ mệnh đưa các sản phẩm từ đậu nành lên ngang tầm với cà phê và trà, để việc “đi Soya” sẽ trở nên quen thuộc như “đi cafe” hay “đi trà sữa”.

Ở khía cạnh khác, giữa năm 2018, Soya Garden đã ký kết hợp tác chiến lược với thương hiệu sữa đậu nành hữu cơ từ Singapore là Mr Bean. Egroup chính là doanh nghiệp nhận quyền kinh doanh Mr Bean tại Việt Nam.

Trong năm 2019, Egroup đã mở 20 cửa hàng tại TP. HCM và Hà Nội sau đó giảm xuống còn 11 cửa hàng vào cuối năm 2019. Egroup từng đặt mục tiêu sẽ mở 200 cửa hàng Mr Bean vào năm 2020.

Tuy nhiên, ở đầu mùa Covid-19, trong khi các chuỗi F&B khách hoạt động cầm chừng hoặc tạm đóng cửa, Mr Bean đã đóng cửa luôn một vài cửa hàng. Hiện tại, dường như Egroup đã đóng cửa cả chuỗi Mr Bean. Một chỉ đấu khác: cả Fanpage lẫn website của Mr Bean không có bất cứ thông tin gì mới trong năm 2020.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Trí Thức Trẻ

Ngành bán lẻ thay đổi như thế nào trong thời kì Covid-19

Trong lúc các cửa hàng kinh doanh mặt phố, trung  tâm thương mại phải đóng cửa bởi cách ly xã hội, Tiki đã đạt kỷ lục 4.000 đơn hàng/phút. Covid-19 làm thay đổi hoàn toàn “cuộc chơi” trên thị trường bán lẻ.

Thương mại điện tử đạt 4.000 đơn hàng/phút

Theo Tổng cục thống kê Việt Nam, doanh thu bán lẻ của ngành hàng dịch vụ lưu trú, ăn uống và lữ hành lần lượt giảm 9,6% và 27,8% trong quý I/2020 so với cùng kỳ năm ngoái.
Lưu lượng khách đến mua sắm ở các Trung tâm thương mại (TTTM) tại TP.HCM và Hà Nội, theo ghi nhận của CBRE Việt Nam, giảm xấp xỉ 80% trong giai đoạn dịch bệnh diễn ra.
Theo dự báo của CBRE Việt Nam, nếu dịch bệnh có thể được kiểm soát trong quý II/2020, nhiều khả năng tỷ lệ trống tại khu vực trung tâm sẽ được giữ ổn định đến cuối năm trong khi tỷ lệ trống tại khu ngoài trung tâm có thể sẽ tăng nhẹ 1-2 điểm %.
Trường hợp dịch bệnh kéo dài tới tháng 9/2020, tỷ lệ trống sẽ tăng ở cả hai thị trường, trong đó tỷ lệ trống tại khu ngoài trung tâm sẽ tăng mạnh hơn, từ 5-7 điểm %, đồng thời, nguồn cung tương lai tại TP.HCM sẽ giảm 76% và có thể sẽ không có thêm dự án mới tại Hà Nội.
Doanh số bán lẻ giảm đã trở thành đòn bẩy cho lĩnh vực thương mại điện tử và kinh doanh mua sắm trực tuyến tăng trưởng, hỗ trợ các hoạt động buôn bán của nhiều cửa hàng trong thời gian dịch bệnh bùng phát.
Tại thị trường Việt Nam, trong số những tên tuổi lớn ở lĩnh vực thương mại điện tử, Tiki phát triển với tốc độ nhanh nhất và đạt kỷ lục 4.000 đơn hàng/phút, SpeedL và Saigon Co.op có sự gia tăng theo cấp số nhân trong kênh bán hàng trực tuyến. Mặt khác, Grab đã kích hoạt một nền tảng mới ‘GrabMart’ để phục vụ nhu cầu mua sắm thực phẩm tại nhà của khách hàng.
Tại thị trường Châu Á Thái Bình Dương, bán lẻ đa kênh và bán lẻ trực tuyến hoạt động khá tốt trong mùa dịch, từ các sản phẩm tiêu dùng, mỹ phẩm đến xa xỉ phẩm như xe hơi, hoặc các dịch vụ như tham quan viện bảo tàng, tham quan bất động sản…đều có thể sử dụng được nền tảng bán lẻ trực tuyến.
Về dài hạn, sự tăng trưởng doanh thu thương mại điện thử sẽ là một nền tảng vững chắc cho bất kỳ sự phát triển nào trong tương lai ở thị trường bán lẻ.

Kênh mua bán truyền thống: Nhiều cửa hàng trả mặt bằng

Việc trả mặt bằng tại các TTTM diễn ra không nhiều do khách thuê nhận được hỗ trợ về việc giảm hoặc miễn giá thuê trong thời gian giãn cách xã hội.
Tuy nhiên, việc trả mặt bằng kinh doanh nhà phố diễn ra rất phổ biến hơn, chủ yếu là từ những đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ, không đủ tiềm lực duy trì kinh doanh dài hạn.
Từ sau khi Chính Phủ yêu cầu thực hiện giãn cách xã hội, hầu hết các ngành hàng buộc phải đóng cửa ngoại trừ ngành hàng thiết yếu. Việc sụt giảm doanh thu đã khiến cho khách thuê không chịu nổi sức ép tiền thuê và dẫn đến việc trả mặt bằng trước thời hạn.
Tình trạng trả mặt bằng và sang nhượng là một điều bắt buộc để duy trì mức “tồn tại” đối với các doanh nghiệp nói chung, sự việc này diễn ra nhiều nhất ở các nhà hàng, quán ăn uống và beer-club… chiếm tỷ lệ đến 90% so với các mô hình còn lại.
Đối với những thương hiệu kinh doanh theo chuỗi, việc đóng cửa một số cửa hàng nhà phố, đồng thời phối hợp với chính sách tái cấu trúc hoặc cắt giảm lương cho nhân viên cũng là một giải pháp ngắn hạn nhằm ổn định lại nguồn ngân sách đang gặp nhiều khó khăn.

Nguồn thu từ mặt bằng cho thuê giảm mạnh

Tuy giãn cách xã hội đã được nới lỏng vào cuối tháng 4, phần lớn các ngành hàng vẫn chưa được phép đi vào kinh doanh như bình thường.
Doanh thu dự kiến tháng 4 sẽ sụt giảm 90-100% so với cùng kì năm ngoái và giảm 60-70% so với tháng 3.
Tình hình hiện tại buộc các chủ đầu tư phải tiếp tục những chính sách ưu đãi nhằm giảm gánh nặng chi phí cũng như tạo khoảng thời gian phục hồi cho khách thuê vượt qua giai đoạn khó khăn.
Vào tháng 2, chủ đầu tư vẫn còn tâm lý dè chừng và chưa thực sự đưa ra một tín hiệu cụ thể nhằm hỗ trợ về giá cho khách thuê.
Đến tháng 3, khi Chính Phủ đưa ra quyết định đóng cửa các địa điểm vui chơi, ăn uống và giải trí, chủ đầu tư đã bắt đầu đưa ra các chính sách hỗ trợ dao động từ 10-30% chi phí thuê tùy vào lĩnh vực với mức độ ảnh hưởng khác nhau.
Sang tháng 4, nhiều chủ đầu tư sẵn sàng đưa ra mức hỗ trợ lên đến 50-100% tiền thuê mặt bằng. Đối với mặt bằng nhà phố, mức giảm còn tùy thuộc chủ nhà và ghi nhận thường rơi vào 20-30% nếu có giảm.
Bên cạnh đó, chủ đầu tư đã phải trở nên linh hoạt hơn trong điều khoản đặt cọc, thanh toán và tích cực hỗ trợ khách thuê dưới nhiều hình thức.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Bizlive

Hãng Dược Roche: Đặt mục tiêu thực hiện hơn 100 triệu xét nghiệm kháng thể coronavirus mỗi tháng vào cuối năm nay

Theo tờ Reuters – Công ty dược phẩm hàng đầu của Thuỵ Sỹ Roche đặt mục tiêu thực hiện gấp đôi xét nghiệm kháng thể Covid-19 mới của mình lên đến 100 triệu xét nghiệm mỗi tháng vào cuối năm nay, người đứng đầu đơn vị chẩn đoán của công ty cho biết vào Chủ nhật vừa rồi.

Công ty của Thụy Sĩ này đã giành được sự chấp thuận sử dụng khẩn cấp của Mỹ cho xét nghiệm dựa trên việc lấy mẫu máu tĩnh mạch. Roche cho biết xét nghiệm của họ có tỷ lệ đặc hiệu hơn 99,8% và độ nhạy 100%, các số liệu cho thấy rất ít xét nghiệm dương tính sai và không có âm tính sai.

“Nếu bạn lấy máu từ ngón tay, bạn sẽ không bao giờ có thể đạt được mức độ đặc hiệu giống như bạn sẽ đạt được … khi bạn lấy máu từ tĩnh mạch”, Thomas Schinecker, người đứng đầu về chẩn đoán của Roche cho biết với Tờ Reuters.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Reuters

Tại sao CEO Facebook, Mark Zuckerberg phản đối việc sớm đi làm lại ?

Mark Zuckerberg kêu gọi mọi người nên kéo dài thời gian ở nhà, trong khi tỷ phú công nghệ Elon Musk kêu gọi “mở cửa nước Mỹ ngay lập tức”.

Cuối tháng 4, Tổng thống Mỹ Donald Trump ban bố sắc lệnh trao quyền lực lớn hơn cho chính quyền liên bang trong việc tái mở cửa. CEO Facebook lập tức phản đối việc cho phép người dân đi làm lại quá sớm vì lo ngại có thể dẫn đến một đợt bùng phát Covid-19 mới.

Quan điểm của Zuckerberg lập tức trở thành chủ đề tranh cãi trên mạng xã hội không chỉ ở Mỹ mà cả ở Trung Quốc. Phát ngôn của ông chủ Facebook thu hút hàng nghìn bình luận trái chiều với hơn 25 triệu lượt đọc trên Weibo.

Nhiều người ủng hộ Zuckerberg và cho rằng trong tình trạng hiện tại, sức khoẻ của người dân là lựa chọn quan trọng hơn lợi ích kinh tế. “Một trong những biện pháp giúp Trung Quốc kiểm soát Covid-19 là phong toả cả Vũ Hán khi dịch bệnh bùng phát. Nếu người Mỹ chủ quan và sớm quay lại nhịp sống thường nhật khi dịch bệnh chưa qua đi, họ sẽ phải trả giá”, tài khoản Yushui bình luận.

Tuy nhiên, không ít người lại chỉ trích gay gắt. “Nếu đặt mình vào hoàn cảnh của hàng triệu người đang thất nghiệp và phải đối mặt với nhiều rắc rối vì không được đi làm, chắc chắn bạn sẽ không phản đối việc cho phép lao động đi làm lại. Nhiều người có thể chết vì thất nghiệp trước khi chết vì dịch bệnh”, người dùng Duan Yanbin viết.

Một số ý kiến cho rằng Facebook là nền tảng kinh doanh trực tuyến và thu nhập của họ không bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm. Càng nhiều người ở nhà, thời gian dùng mạng xã hội càng cao, giúp Facebook hưởng lợi nên không có gì lạ khi họ phản đối đi làm lại.

Tuy nhiên trái với nhận xét trên, lượng truy cập Facebook tăng trong thời gian diễn ra dịch bệnh nhưng doanh thu lại bị giảm mạnh. Cuối tháng 3, John Blackledge, chuyên gia phân tích của Cowen, nhận định doanh thu 2020 của cả Facebook và Google sẽ giảm 20% so với dự báo ban đầu. Trong khi đó, Alex Palmer, chuyên gia của Gupta Media, cho biết giá trung bình của dịch vụ quảng cáo trên Facebook giảm 35-50% từ vài tuần qua.

Trong khi Mark Zuckerberg ủng hộ việc mọi người ở nhà thì tỷ phú công nghệ Elon Musk kêu gọi mở cửa lại nước Mỹ. Ông nói việc phong toả, buộc người dân cách ly tại nhà là chính sách “phát xít”. Hiện các cơ sở sản xuất xe hơi hay nhà máy pin mặt trời của Musk chưa được kinh doanh trở lại và được xếp vào nhóm không thiết yếu và chưa được phép mở cửa. Quan điểm của CEO Tesla cũng bị chỉ trích vì coi thường dịch bệnh và sức khoẻ của mọi người.

Jeff Bezos, CEO Amazon lại tỏ ra thận trọng, không đưa ra quan điểm rõ ràng về việc ủng hộ hay phản đối giãn cách xã hội dù Amazon đang phải giải quyết nhiều vấn đề về nhân sự. Nhu cầu đặt hàng trong mùa dịch tăng đột biến khiến công ty phải tuyển thêm hàng nghìn lao động nhưng cũng phải đảm bảo điều kiện an toàn làm việc cũng như phúc lợi cho họ trong đại dịch.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via VnExpress

Sếp Grab Việt Nam: Câu hỏi “khi nào chúng ta mới có thể quay lại cuộc sống như trước Covid-19” và Megatrend sau dịch

“Ngay cả khi Covid-19 qua đi, đến thời điểm nào có thể kết luận được rằng chúng ta quay lại sinh hoạt như trước khi biết đến Covid? Đây là câu hỏi chưa có trả lời. Sau khi không còn cách ly toàn xã hội và dần dần từng hoạt động quay trở lại, ví như học sinh có thể quay lại trường, liệu các con có thể sinh hoạt như trước kia? Giờ ngủ có còn nằm sát? Bữa trưa còn ngồi chen chúc cùng ăn?…”, bà Nguyễn Thái Hải Vân – Giám đốc Điều hành của Grab Việt Nam – đặt vấn đề.

Đêm 6/3, UBND TP Hà Nội họp khẩn khi phát hiện bệnh nhân số 17, đánh dấu làn sóng thứ 2 của cuộc chiến chống Covid-19 tại Việt Nam.

Hơn 2 tuần sau đó, Grab công bố triển khai thử nghiệm dịch vụ “đi siêu thị hộ” GrabMart tại TPHCM. 10 ngày kế tiếp, GrabMart được thử nghiệm tại Hà Nội – tốc độ mở rộng nhanh chưa từng có trong lịch sử hoạt động của siêu ứng dụng này.

“Trong lịch sử kinh doanh 6 năm ở Việt Nam và từ lúc thành lập của Grab ở các nước Đông Nam Á, chưa có biến cố nào lớn như Covid-19. Đây là một thử thách rất lớn không chỉ cho Grab mà cho tất cả doanh nghiệp, tìm cách làm thế nào tồn tại, phải tồn tại rồi sau đó mới nói đến chuyện phát triển và bền vững”, bà Nguyễn Thái Hải Vân – Giám đốc Điều hành của Grab Việt Nam – chia sẻ.

* Theo ghi nhận của Grab, xu hướng tiêu dùng của người Việt trên app Grab thay đổi thế nào so với trước khi có dịch? Từ góc nhìn của bà, khi dịch qua đi, xu hướng tiêu dùng nào sẽ ngừng, và xu hướng nào sẽ tiếp diễn?

Bà Nguyễn Thái Hải Vân: Xu hướng Grab nhìn ra rất chắc chắn là nhu cầu chuyển từ offline sang online. Vì sao? Ngay cả khi Covid-19 qua đi, đến thời điểm nào kết luận được chúng ta có thể quay lại sinh hoạt như trước khi biết đến Covid? Đây là câu hỏi chưa có câu trả lời.

Sau khi nới lỏng cách ly xã hội và dần dần từng hoạt động xã hội được quay lại, ví như học sinh có thể quay lại trường vào nửa đầu tháng 5, liệu các con có thể sinh hoạt như trước kia? Giờ ngủ trưa có còn nằm sát? Bữa trưa còn ngồi chen chúc cùng ăn…

Khi cuộc sống quay trở lại, nhiều hoạt động vẫn phải duy trì mức độ hạn chế cũng như giãn cách xã hội nhất định. Tất cả điều này đều dẫn đến việc hạn chế tiếp xúc đám đông càng nhiều càng tốt. Đó là lý do nhu cầu từ offline sang online gần như chắc chắn. Grab nhận định đó là Megatrend khá rõ ràng. Nói chi tiết hơn về ngành hàng thì còn khá sớm, phụ thuộc vào kinh tế vĩ mô và cách người tiêu dùng thay đổi hành vi sinh hoat tiêu dùng như thế nào.

Ví như với ngành du lịch, không biết bao giờ sẽ hoạt động quay trở lại. Khi du lịch không còn là một nguồn đóng góp chính vào GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) ở một số thành phố lớn, thì đi chung là những dịch vụ F&B trước nay tập trung phục vụ cho du lịch sẽ phải thay đổi. Dịch vụ lưu trú và vận tải cho du lịch cũng sẽ phải thay đổi theo.

* Đã 5 ngày liên tiếp Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới Covid-19 nào, câu chuyện “sống chung với dịch” đang được nhiều bên đặt ra. Grab sống chung với dịch như thế nào?

Sau khi thấy tình hình dịch lan ra ở các nước trên thế giới, đặc biệt theo dõi các nước đi trước như Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, chúng tôi đã có những nhận định từ rất sớm: Sẽ phải sống chung với những điều kiện rất mới, và trong thời gian không ngắn.

Điều quan trọng nhất Grab xác định được là khi môi trường kinh doanh cũng như điều kiện kinh doanh thay đổi một cách đột ngột như thế này, cách duy nhất để có thể vẫn được đón nhận, vẫn có thể tồn tại là phải đáp ứng được nhu cầu mới và thay đổi cực kỳ nhanh.

Lúc đó Grab đã nhận định rất sớm dịch chuyển từ offline sang online sẽ là một Megatrend được thể hiện ở nhiều hình thức khác nhau. Core Competency (tạm dịch: Năng lực cốt lõi) mà Grab từ những ngày đầu đặt ra tới bây giờ vẫn rất nhất quán – là đặt trọng tâm vào việc cung cấp những sản phẩm và dịch vụ thiết yếu nhất cho cuộc sống hàng ngày. Trong giai đoạn vừa rồi, Grab chỉ nhìn lại vấn đề đó và xem xem bây giờ để tiếp tục có thể cung cấp những sản phẩm thiết yếu nhất hàng ngày trong điều kiện mọi người sống và sinh hoạt như bây giờ thì phải thay đổi cái gì?

Từ bài toán đó, chúng tôi đã phản ứng rất nhanh. Về mặt di chuyển chở người, những tính năng cũng như những can thiệp về an toàn như tài xế phải khai báo nhiệt độ, lắp màng ngăn trong xe… Trong giai đoạn vẫn đang cách ly xã hội, Grab cũng làm chặt với các bác tài để không những không quên đi mà còn biến những thói quen về sử dụng phương tiện vận tải phải hoàn toàn phù hợp với điều kiện an toàn mới để khi quay trở lại làm việc mọi người đã có tâm thế làm việc cũng như quy chuẩn làm việc phù hợp với việc dịch bệnh sẽ còn lâu dài.

Ngoài ra, các nhu cầu từ offline sang online, như mua hàng online, trong một thời gian ngắn như vậy, Grab ra được sản phẩm GrabMart cũng như GrabAssisstant, vừa ngắn về mặt phải thay đổi nền tảng công nghệ, vừa thuyết phục cũng như đào tạo lại cho toàn bộ các đối tác tài xế về nhu cầu mới này cũng là việc đầu tư rất đúng thời điểm, cũng như một cách thích ứng để toàn hệ thống Grab sống được với trend này một cách lâu dài hơn, ít cũng là 3 – 4 tháng hay 5 – 6 tháng.

Toàn bộ nỗ lực chúng tôi tập trung vào 2 chuyện: Tất cả phải an toàn hơn, phải đảm bảo được việc hạn chế tối thiểu tiếp xúc và đảm bảo nếu vận hành phải có giãn cách xã hội; và Đưa ra những sản phẩm phục vụ nhu cầu mới.

* Khi Covid-19 qua đi, các tính năng Grab triển khai rất nhanh trong mùa dịch như GrabMart và GrabAssistant liệu còn duy trì?

GrabMart và GrabAssistant không chỉ phục vụ cho tình thế bất khả kháng hiện tại mà nằm trong Megatrend tôi đề cập trước đó – dịch chuyển từ offline sang online. Đây là xu hướng không thể tránh khỏi. Ở các nước phát triển, xu hướng này ngày càng mạnh. Giờ chẳng qua do Covid-19 xuất hiện nên đẩy nhanh tốc độ tiếp cận và chuyển đổi của người dùng.

Tôi cho rằng 2 dịch vụ này sẽ là những dịch vụ tiếp tục được đón nhận ngày càng nhiều hơn trong tương lai. Ngay từ lúc Grab thiết kế đã đặt mục tiêu Core Proposition (tạm dịch: Giá trị cốt lõi) của dịch vụ này – hoàn toàn không phụ thuộc vào Covid-19 – là làm sao trải nghiệm của người dùng đặt qua ứng dụng phải tốt hơn trải nghiệm họ tự đi đến cửa hàng và mua. Sản phẩm vẫn phải tươi, tốt như họ đến lựa hàng, và trong quá trình vận chuyển phải bảo quản như chúng ta mới lấy hàng từ cửa hàng.

Chúng ta ngồi ở nhà, đặt làm sao trong vòng 1 tiếng đồng hồ nguyên một chuyến shoping phải có mặt ở nhà. Tất cả tính năng ấy chúng tôi thiết kế ra cho dịch vụ này hoàn toàn không phải chỉ để đối phó với Covid-19, mà hướng đến mục tiêu làm sao Covid-19 là dịp để mọi người thay đổi thói quen và thử, và sau đó dịch vụ này được tiếp tục đón nhận rất nhiều trong tương lai.

* Bà có cho rằng Covid-19 là phép thử, và cũng là động lực để Grab đẩy nhanh thử nghiệm các dịch vụ mới?

Đây là dịp chúng tôi chứng minh được rằng chỉ có đổi mới sáng tạo, chỉ có áp dụng những biến đổi linh hoạt nhất của doanh nghiệp mới cho phép doanh nghiệp đó tiếp tục được hoạt động.

Tôi nghĩ Covid-19 với Grab là một phép thử, để thấy tốc độ thay đổi và sáng tạo của Grab nhanh đến như thế nào. Sự thay đổi cũng như đổi sáng tạo trong công nghệ luôn nằm trong máu Grab những đợt đầu. Không chờ covid, hàng ngày, hàng giờ những hoạt động đổi mới sáng tạo về công nghệ trong Grab vẫn đang diễn ra rất mạnh.

Rất rõ ràng Covid-19 là bài thử để bản thân Grab tự nhìn lại, chứng minh lâu nay mình hoạt động có nhanh nhẹn, có sáng tạo hay không. Sâu xa, tôi thấy khá yên tâm và tự hào về guồng máy của Grab ở mọi phòng ban và ở các nước.

* Với kinh nghiệm của bà và Grab, các doanh nghiệp cần những yếu tố nào để vượt qua giai đoạn khó khăn này?

Tôi nghĩ có 3 việc phải làm:

1- Phải hiểu rất rõ đối tượng chúng ta đang phục vụ hay lựa chọn phục vụ là ai? Pain point (vấn đề gặp phải) của họ là gì?

Nếu nhu cầu họ cần ở mình đã thay đổi thì mình có quyết định phục vụ thay đổi đó hay mình đi tìm nhu cầu mới để phục vụ? Đó là câu hỏi quan trọng nhất cho doanh nghiệp, và là bước khởi đầu.

2- Sau khi trả lời được câu hỏi trên, chúng ta mới bàn đến đổi mới và sáng tạo và tốc độ có thể thay đổi, tốc độ đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp.

3- Làm sao trong giai đoạn này vẫn giữ vững được tinh thần của nhân viên. Nhân viên phải hiểu rõ được những khó khăn doanh nghiệp đang trải qua, nhưng cùng lúc đó, vẫn phải nhìn được làm sao để vượt qua chứ không phải nhìn sự thật để bi quan và bỏ cuộc.

Đặc biệt phải chú ý tới những Key Talents – những nhân sự nòng cốt – những người rất quan trọng trong toàn bộ guồng máy của mình.

* Hiện tại Grab Việt Nam đang làm việc từ xa. Phương thức làm việc này hiệu quả đến đâu và có gặp trở ngại nào cho bộ máy vận hành?

Hôm trước chúng tôi hỏi mọi người sẽ chào mừng thế nào khi hết dịch, mọi người nói rằng mong ước lớn nhất của các bạn lúc này là được quay trở lại văn phòng (cười). Chưa bao giờ chúng tôi có một trải nghiệm đặc biệt như vậy.

Về mặt vận hành của doanh nghiệp, từ những ngày rất sớm khi dịch mới xảy ra, chúng tôi làm công tác truyền thông nội bộ rất chặt về việc trọng tâm trong giai đoạn là gì, luôn luôn chữ AN TOÀN được đặt lên số 1 với toàn thể “Grabber”, đối tác hay người dùng.

Từ cách đây 2 tháng (thời điểm Việt Nam chưa xuất hiện ca bệnh số 17 – PV), Grab đã chia team thành team A, team B, các tầng lầu không được phép gặp nhau. Team A và B không được phép gặp nhau ngay cả đi làm trong văn phòng mà chỉ được gọi qua zoom. Ban đầu các bạn cũng nói không biết vì sao mình phải làm quá như vậy. Chỉ sau đó 2 – 3 tuần, khi tình hình biến chuyển, các bạn đều cảm thấy rất may vì mình thực hiện các biện pháp an toàn từ rất sớm. Cho đến giờ, mọi người đều an toàn.

Về khó khăn trong vận hành giai đoạn này, khi đề ra ra kế hoạch, ai cũng nghĩ “impossible” để vận hành một guồng máy cung cấp những dịch vụ thiết yếu nhất của cuộc sống mà chạy 24/7 như mảng vận tải, kinh doanh nhà hàng (cung cấp cho người dùng khả năng access 24/7 nếu có đối tác nhà hàng mở cửa và giao 24/7). Đường dây nóng hay bộ phận chăm sóc khách hàng cũng hoạt động 24/7 – bộ phận đó cần rất nhiều hệ thống công nghệ cao.

Cách đây 2 tháng, chúng tôi bàn đến lựa chọn nếu phải làm việc tại nhà như các doanh nghiệp ở Vũ Hán thì phải làm sao. Ban đầu ai cũng nói không thể, nhưng giờ trải qua rồi mới thấy, điều trên hết giúp mình qua được giai đoạn này và qua khá thành công là sự sáng tạo và linh động. Khi đặt ra tình huống đó, chúng tôi kêu gọi toàn bộ công ty phải tìm ra được lời giải, đồng bộ qua mọi phòng ban, mọi cấp bậc từ cấp cao nhất đến cấp tiền tuyến.

Tôi thấy tự hào và đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi thấy sức sáng tạo của các bạn rất tuyệt vời. Cho đến bây giờ, vận hành của Grab chưa ngày nào bị ảnh hưởng.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Trí Thức Trẻ

Chỉ 8% người tiêu dùng nghĩ rằng các thương hiệu nên ngừng quảng cáo do sự bùng phát của coronavirus

Người tiêu dùng tin rằng phúc lợi của nhân viên nên là ưu tiên hàng đầu của công ty, trong khi các thương hiệu cũng có vai trò hỗ trợ các chính phủ và xã hội lớn hơn thông qua khủng hoảng này.

Đại đa số người tiêu dùng không nghĩ rằng các thương hiệu cần ngừng quảng cáo trong đợt bùng phát Covid-19, mặc dù họ mong đợi các công ty nên nghĩ về tiếng nói và thông điệp của họ, đồng thời truyền thông xoay quanh các giá trị.

Một cuộc khảo sát với hơn 35.000 người tiêu dùng trên toàn cầu của Kantar cho thấy chỉ 8% người tiêu dùng nghỉ rằng thương hiệu nên ngừng quảng cáo.

Tuy nhiên, có một kỳ vọng rõ ràng rằng các công ty nên thể hiện vai trò của chính họ, với 78% người tiêu dùng tin rằng các thương hiệu sẽ giúp họ trong cuộc sống hàng ngày, 75% nói rằng các thương hiệu nên thông báo cho mọi người về những gì họ đang làm và 74% nghĩ rằng các công ty không nên khai thác các lợi ích liên quan đến dịch bệnh.

Người tiêu dùng cho rằng thương hiệu nên quan tâm đến thông điệp truyền thông hơn là dừng…

Có một điều đáng chú ý là đa số người tiêu dùng cho rằng các thương hiệu nên sử dụng giọng điệu trấn an, đưa ra một viễn cảnh tích cực và truyền đạt các giá trị thương hiệu đến người tiêu dùng của mình.

Hơn 50% cũng nghĩ rằng các thương hiệu nên nói với người tiêu dùng là thương hiệu đã luôn nỗ lực hết sức, trong khi 50% nghĩ rằng các công ty nên nói về thương hiệu của họ một cách vô tư và nhẹ nhàng.

Chỉ có 41% nghĩ rằng các thương hiệu nên tránh những giọng điệu hài hước.

Các nghiên cứu đưa ra một số ví dụ về các dòng thương hiệu tốt cần phải bước đi. Ví dụ, chiến lược truyền thông của Ikea, tập trung vào tầm quan trọng của mái ấm và thông điệp của Nike thì xoay xung quanh nhu cầu hiện tại là hạn chế ra ngoài.

Những thông điệp này được coi là hỗ trợ cho các tổ chức y tế và thông điệp của chính phủ trong khi vẫn trung thực với giá trị cốt lõi của thương hiệu.

Tuy nhiên, đã có một phản ứng trái chiều đối với việc ra mắt sản phẩm thuốc khử trùng tay của BrewDog. Trong khi một mặt nhiều người hoan nghênh động thái này, thì vẫn có một số sự hoài nghi xung quanh việc doanh nghiệp này đang cố gắng tận dụng cơ hội để “làm thương hiệu”.

Rosie Hawkins, Giám đốc sáng tạo của Kantar cho biết, điều đó cho thấy thực sự khó khăn để giữ được cân bằng ở thời điểm hiện tại. vẫn biết là cần nói về thương hiệu, nhưng phải thực hiện theo cách hỗ trợ chính phủ và người tiêu dùng chứ không phải “lợi dụng” tình thế.

Người tiêu dùng cũng đang mong đợi rằng các thương hiệu đang hỗ trợ nhân viên, chính phủ và người tiêu dùng của mình.

Gần 80% tin rằng sức khỏe của nhân viên nên là ưu tiên chính của các công ty, trong khi gần hai phần ba tin rằng làm việc linh hoạt nên là ưu tiên hàng đầu.

Khoảng 45% người tiêu dùng muốn thấy các công ty đưa ra kế hoạch bảo vệ việc cung cấp dịch vụ hoặc sản phẩm, trong khi hơn 40% muốn thấy các công ty quyên góp sản phẩm, như thuốc khử trùng tay hoặc khẩu trang.

Chỉ 30% muốn thấy các thương hiệu cung cấp giảm giá và khuyến mãi, và 19% muốn thấy họ thiết lập các trung tâm cuộc gọi để giúp đỡ với các thắc mắc của khách hàng. Điều này cho thấy người tiêu dùng cũng hiểu được những khó khăn mà nhiều công ty đang gặp phải.

Chiến lược Marketing dài hơi.

Mặc dù theo kết quả khảo sát, nhiều công ty đang hạn chế các chiến dịch quảng cáo và xem xét ngân sách quảng cáo.

Một cuộc khảo sát của gần 900 nhà làm Marketing ở Anh được thực hiện bởi Marketing Week và Econsultancy cho thấy 55% đã hoãn hoặc đang xem xét các chiến dịch quảng cáo, trong khi 60% đang cắt giảm hoặc xem xét ngân sách.

Tuy nhiên, dữ liệu của Kantar cho thấy điều này có thể gây bất lợi lâu dài cho thương hiệu.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng nếu thương hiệu cắt giảm tất cả chi tiêu quảng cáo trong cuộc khủng hoảng, điều này sẽ có tác động khoảng 13% đến doanh số trong dài hạn và khiến thị phần khó phục hồi. Tuy nhiên, giảm 50% chi tiêu quảng cáo sẽ dẫn đến giảm 1% doanh số.

Dữ liệu từ BrandZ cũng cho thấy sau vụ sụp đổ tài chính vào tháng 9/2008, các thương hiệu mạnh hơn đã phục hồi nhanh hơn tới 9 lần về giá trị thị trường chứng khoán so với các thương hiệu khác.

“Sức khỏe của thương hiệu – Brand Health” trở nên dễ bị tổn thương khi các công ty ngừng quảng cáo, chuyên gia truyền thông toàn cầu của Kantar Insights, Jane Ostler nói. Nếu họ làm điều này lâu hơn sáu tháng, nó sẽ phá hủy cả sức khỏe ngắn hạn và dài hạn của thương hiệu.

Thay vào đó, vị chuyên gia này khuyên các thương hiệu nên thay đổi phương tiện truyền thông, thông điệp và điểm tiếp xúc (Touchpoint) để đảm bảo họ tiếp cận người tiêu dùng bằng chiến lược truyền thông mà họ quan tâm nhất.

Các nhà làm Marketing nên xem ngân sách có thể được chi tiêu hiệu quả nhất như thế nào để duy trì sự hiện diện và các chỉ số thương hiệu chính nếu ngân sách thực sự đang cần giảm.

Hà Anh | MarketingTrips

Tinder cho phép người dùng toàn cầu “quẹt free” để tìm kiếm bạn mùa dịch

Việc mở cửa cho người dùng làm quen và kết nối với mọi người trên thế giới trong mùa dịch này chắc chắn sẽ giúp ứng dụng hẹn hò Tinder ghi điểm trong mắt người dùng.

Giữa mùa đại dịch Covid-19 hoành hành, nhóm phát triển ứng dụng Tinder đã có một động thái hết sức hoan nghênh khi tạo điều kiện cho người dùng có thể kết nối và hẹn hò với một người dùng ở nước khác trong mùa dịch. Vì vậy bắt đầu từ tuần tới, Tinder sẽ bắt đầu cung cấp tính năng Passport miễn phí cho tất cả người dùng từ nay đến ngày 30/4.

Theo The Verge, tính năng Passport ban đầu yêu cầu mọi người phải trả tiền để có thể vuốt và kết nối với mọi người ở bất cứ nơi đâu trên thế giới. Người dùng sẽ phải thanh toán khoản chi phí dịch vụ thông qua hai gói trả phí Tinder Gold hoặc Tinder Plus.

CEO Tinder, ông Shar Dubey chia sẻ, quyết định này sẽ mang đến cho cộng đồng người dùng Tinder cảm hứng và cơ hội chia sẻ, lắng nghe những câu chuyện từ những người bạn đang phải trải qua cảm giác bị cách ly ở các quốc gia trên thế giới.

Với tính năng Passport, người dùng có thể tìm kiếm theo thành phố hoặc thả ghim bất cứ nơi đâu trên bản đồ để bắt đầu vuốt và tìm kiếm người đồng điệu ở đó. Tinder cho biết, tính năng Passport sẽ giúp mọi người xua tan đi cảm giác cô đơn và gia tăng sự kết nối của mọi người trên toàn cầu.

Bên cạnh đó, Match Group, công ty Internet của Mỹ sở hữu hàng loạt các trang web, ứng dụng hẹn hò như Tinder, Match, OkCupid, PlentyOfFish sẽ ra mắt một tính năng có tên Live trên dịch vụ PlentyOfFish. Tính năng này cho phép các cặp đôi hẹn hò có thể phát trực tiếp, giống như hầu hết các nền tảng mạng xã hội khác.

Mọi người cũng có thể tìm kiếm các luồng phát trực tiếp gần đó và để lại nhận xét sau khi xem và chuyển sang nhắn tin riêng tư với nhau.

Với sự chung tay của các ứng dụng hẹn hò như Tinder, người dùng Internet tại các quốc gia đang phải thực hiện lệnh phong tỏa tại Châu Âu, Châu Á và Châu Mỹ chắc chắn sẽ không còn cô đơn nữa.

Hà Anh | MarketingTrips

Theo Vnreview