Skip to main content

Thẻ: đối thủ

Competitive Advantage: Khi nào dữ liệu có thể xây dựng lợi thế cạnh tranh (P2)

Không ít người làm marketing cho rằng, khi doanh nghiệp càng có nhiều khách hàng, họ càng có thể thu thập thêm nhiều dữ liệu (Data) và khi phân tích nhiều hơn các dữ liệu này họ càng có thể thu hút thêm được nhiều khách hàng hơn, đồng thời có thể tạo ra nhiều lợi thế cạnh tranh hơn, tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, đây là một tư duy sai lầm.

Competitive Advantage: Khi dữ liệu có thể xây dựng lợi thế cạnh tranh
Competitive Advantage: Khi dữ liệu có thể xây dựng lợi thế cạnh tranh

Nhiều marketer và nhà lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng họ có thể sử dụng năng lực về dữ liệu khách hàng (customer data) để tạo ra hay giành lấy các lợi thế cạnh tranh lớn.

Bằng cách có càng nhiều khách hàng, họ càng có thể thu thập nhiều dữ liệu hơn và từ những dữ liệu đó, khi được phân tích bằng các công cụ máy học hoặc trí tuệ nhân tạo (AI), cho phép họ cung cấp một sản phẩm hoặc dịch vụ tối ưu hơn để từ đó thu hút được nhiều khách hàng hơn.

Mục tiêu chính của doanh nghiệp khi này là loại bỏ các đối thủ cạnh tranh của mình giống như cách mà các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình mạng lưới lớn có thể làm với các doanh nghiệp khác.

Tuy nhiên, thực tế là nhiều người làm marketing và kinh doanh một mặt đánh giá quá cao sức mạnh của các dữ liệu khách hàng nói chung, mặt khác họ chưa phân biệt được khi nào thì các dữ liệu khách hàng thực sự có thể giúp xây dựng lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác trong ngành.

Trong khi lợi thế có được khi có nhiều khách hàng và dữ liệu hơn trông có vẻ hoạt động giống với các mô hình nền tảng hay mạng lưới (platforms, networks), trong đó một sản phẩm ví dụ như nền tảng mạng xã hội – sẽ trở nên có giá trị hơn khi có nhiều người sử dụng nó hơn và cuối cùng, khi nền tảng thu hút được một lượng lớn người dùng, điều này khiến các đối thủ khó thâm nhập và cạnh tranh hơn.

Nhưng trong thực tế, sức mạnh có được từ các mô hình mạng lưới thường tồn tại lâu hơn và có xu hướng mạnh hơn. Để thiết lập vị thế cạnh tranh, doanh nghiệp vừa cần có các hiệu ứng theo kiểu mạng lưới vừa phải liên tục học tập dựa trên dữ liệu (data-enabled learning). Tuy nhiên, có rất ít doanh nghiệp có thể phát triển cả hai.

Trong những điều kiện thích hợp, dữ liệu có được từ khách hàng có thể giúp doanh nghiệp xây dựng hệ thống phòng thủ cạnh tranh (competitive defenses), ngay cả khi không có hiệu ứng kiểu mạng lưới.

Trong bài viết này, hãy cùng phá xem, để dữ liệu có thể mang lại lợi thế cạnh tranh hay giúp xây dựng hệ thống phòng thủ cạnh tranh, dữ liệu được thu thập từ khách hàng cần có những điều kiện gì và doanh nghiệp liệu có thể tận dụng nó ra sao.

Tiếp phần 2.

(Bạn có thể xem lại phần 1 tại: Khi nào dữ liệu có thể xây dựng lợi thế cạnh tranh (P1)

4. Dữ liệu của doanh nghiệp có phải là dữ liệu độc quyền không? Có nghĩa là dữ liệu đó không thể mua từ các nguồn khác, không thể sao chép dễ dàng.

Về bản chất, việc có được các dữ liệu khách hàng duy nhất (unique customer data) với ít hoặc không có dữ liệu thay thế là rất quan trọng để tạo ra một rào cản có thể bảo vệ được thương hiệu hay xây dựng được các lợi thế cạnh tranh cho thương hiệu.

Adaviv là một công ty khởi nghiệp ở khu vực Boston chuyên cung cấp hệ thống quản lý cây trồng cho phép người trồng liên tục theo dõi tình trạng của cây cối.

Hệ thống này dựa trên AI (trí tuệ nhân tạo), phần mềm thị giác máy tính (computer vision) và kỹ thuật ghi nhận dữ liệu độc quyền khác có thể theo dõi các kết quả sinh trắc mà mắt người không thể nhìn thấy, chẳng hạn như các dấu hiệu ban đầu của bệnh hoặc thiếu vi chất dinh dưỡng.

Sau đó, hệ thống sẽ chuyển dữ liệu thành các thông tin chuyên sâu (insights) mà người trồng trọt có thể sử dụng để ngăn chặn dịch bệnh bùng phát và từ đó cải thiện năng suất.

Adaviv phục vụ càng nhiều người trồng trọt thì phạm vi các biến thể, điều kiện nông nghiệp và các yếu tố khác mà Adaviv có thể tìm hiểu càng rộng và cũng từ đây những dự báo của Adaviv cho khách hàng mới và khách hàng hiện tại càng chính xác.

Những dữ liệu này của Adaviv có thể gọi là độc quyền, ít có khả năng mua từ bên ngoài hay sao chép, chính các dữ liệu này đã mang lại những lợi thế cạnh tranh đặc biệt cho doanh nghiệp.

Ở một khía cạnh khác, với sự tiến bộ ngày càng lớn của công nghệ, nhiều dữ liệu khác lại có thể được thay thế một cách dễ dàng. Một ví dụ điển hình đó là các phần mềm nhận dạng giọng nói (speech-recognition).

Trước đây, người dùng cần đào tạo phần mềm để nó hiểu giọng nói và kiểu giọng nói của từng cá nhân và càng sử dụng nhiều thì phần mềm càng trở nên chính xác.

Thị trường này từng bị chi phối và thống trị bởi một số ít các doanh nghiệp. Tuy nhiên, như đã phân tích khi các công nghệ hỗ trợ như trí tuệ nhân tạo hay học máy càng trở nên phổ biến và dễ tiếp cận hơn, hệ thống này có thể được đào tạo dựa trên các bộ dữ liệu giọng nói có sẵn công khai và chỉ mất một khoảng thời gian ngắn để học cách hiểu giọng nói của từng cá nhân.

Những tiến bộ này đã cho phép nhiều doanh nghiệp khác cung cấp các ứng dụng nhận dạng giọng nói mới (dịch vụ chăm sóc khách hàng tự động qua điện thoại, trợ lý ảo…) và hiển nhiên, các dữ liệu mà doanh nghiệp có được khi này không thể là rào cản bảo vệ chính doanh nghiệp.

5. Độ khó của việc bắt chước sản phẩm (cải tiến sản phẩm) dựa trên các dữ liệu khách hàng ra sao?

Ngay cả khi dữ liệu khách hàng có được là duy nhất hoặc độc quyền và tạo ra những hiểu biết có giá trị, thì chúng cũng khó xây dựng được các lợi thế cạnh tranh bền vững nếu những cải tiến về sản phẩm có được có thể bị đối thủ cạnh tranh sao chép mà không cần phải có các dữ liệu tương tự.

Dưới đây là một số yếu tố mà doanh nghiệp có thể cân nhắc và đánh giá về điều này.

  • Liệu những cải tiến của sản phẩm có thể được giấu kín hoặc liên quan đến một quy trình sản xuất phức tạp khiến chúng khó bị sao chép hay không?

Pandora, một dịch vụ phát nhạc trực tuyến là thương hiệu đã được hưởng lợi từ rào cản này. Sản phẩm của Pandora tận dụng hàng loạt các dịch vụ độc quyền và phân loại hàng triệu bài hát trên cơ sở khoảng 450 thuộc tính khác nhau, điều này cho phép Pandora tùy chỉnh các đài phát thanh (radio stations) theo sở thích của từng người dùng.

Người dùng càng nghe nhiều từ đài của họ và xếp hạng các bài hát cao hoặc thấp, thì Pandora càng có thể điều chỉnh các lựa chọn âm nhạc phù hợp với người dùng đó.

Các đối thủ khác không thể dễ dàng bắt chước vì quá trình này gắn liền sâu sắc với nhiều sản phẩm và dịch vụ độc quyền.

  • Các insight có được từ dữ liệu khách hàng thay đổi nhanh đến mức nào. Insight thay đổi càng nhanh thì đối thủ càng khó bắt chước.

Ví dụ: nhiều tính năng thiết kế của giao diện Google Maps có thể dễ dàng bị sao chép (sự thật là Apple Maps và một số ứng dụng khác đã sao chép).

Nhưng một phần quan trọng khác trong hệ giá trị của Google Maps đó là khả năng dự báo lượng traffic và đề xuất các tuyến đường tối ưu, tính năng này khó sao chép hơn nhiều vì nó tận dụng dữ liệu người dùng theo thời gian thực, thứ mà sẽ trở nên vô giá trị trong một thời điểm khác (thậm chí là vài phút sau đó).

Chỉ những doanh nghiệp có một lượng dữ liệu lớn từ người dùng mới có thể cạnh tranh với Google (và cả Apple).

6. Dữ liệu khách hàng có được từ một người dùng chỉ giúp cải thiện sản phẩm cho chính người dùng đó hay cho cả những tập người dùng khác?

Lý tưởng nhất là dữ liệu có được vừa giúp chính người dùng đó lẫn những người dùng hay khách hàng khác.

Khi dữ liệu từ một người dùng chỉ giúp cải thiện sản phẩm cho chính người đó, doanh nghiệp có thể tùy chỉnh riêng cho từng người dùng, tuy nhiên, chi phí cho điều này thường là không hề nhỏ.

Ngược lại, khi dữ liệu từ một người dùng lại có thể giúp cải thiện sản phẩm cho cả những người dùng khác, điều này cuối cùng có thể tạo ra thứ được gọi là “hiệu ứng mạng lưới” mà MarketingTrips đã đề cập đến khá nhiều lần trong phần 1.

Trong khi cả 2 loại dữ liệu đều giúp tạo ra các rào cản gia nhập (đối với các đối thủ), loại dữ liệu thứ 2 lại mang lại lợi thế lớn trong việc tìm kiếm các khách hàng mới.

Ví dụ: Pandora, mặc dù là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực phát nhạc trực tuyến nhưng sau đó đã bị tụt lại phía sau so với Spotify và Apple Music.

Như đã phân tích, các dữ liệu có được giúp Pandora điều chỉnh các bài hát theo từng sở thích cá nhân của người dùng, tuy nhiên vì mỗi người có một sở thích và hành vi khác nhau, Pandora không thể tận dụng dữ liệu cũ (của từng người dùng hiện tại) để tìm kiếm hay áp vào các khách hàng khác.

Ngược lại, Spotify và Apple Music tập trung nhiều hơn vào việc cung cấp cho người dùng các tính năng chia sẻ và khám phá, chẳng hạn như khả năng tìm kiếm và nghe những bài hát yêu thích của người khác, điều này giúp tạo ra một hiệu ứng mạng lưới trực tiếp và thu hút thêm khách hàng mới.

Dịch vụ của Pandora vẫn chỉ khả dụng ở Mỹ (nơi có lượng người dùng trung thành cao), trong khi Spotify và Apple Music đã trở thành những thương hiệu toàn cầu.

Pandora đã được Sirius XM mua lại với giá 3,5 tỷ USD vào tháng 2 năm 2019, Spotify thì đã trở thành công ty đại chúng vào tháng 4 năm 2018 và tính đến đầu tháng 11 năm 2019, giá trị của Spotify là 26 tỷ USD.

Bài học mà người làm marketing và kinh doanh có thể rút ra là gì, trong khi khả năng tùy chỉnh sản phẩm (hay dịch vụ) dựa trên việc học hỏi từ dữ liệu của một người dùng riêng lẻ giúp giữ chân các khách hàng hiện tại, nhưng nó lại không thể dẫn đến kiểu tăng trưởng theo cấp số nhân mà hiệu ứng mạng lưới có thể tạo ra.

7. Các insight có được từ dữ liệu người dùng có thể được tích hợp vào sản phẩm nhanh đến mức nào?

Các chu kỳ học tập và thay đổi nhanh chóng khiến các đối thủ cạnh tranh khó bắt kịp, đặc biệt nếu có nhiều chu kỳ cải tiến sản phẩm được diễn ra trong một hành trình khách hàng sử dụng và trải nghiệm sản phẩm.

Ngược lại, nếu phải mất nhiều năm hoặc phải dự vào các thế hệ sản phẩm mới để áp dụng việc cải tiến dựa trên dữ liệu, các đối thủ cạnh tranh hiện có sẽ có nhiều cơ hội hơn để đổi mới và bắt đầu thu thập dữ liệu người dùng của riêng họ.

Từ góc nhìn này, các lợi thế cạnh tranh có được từ dữ liệu khách hàng sẽ trở nên mạnh hơn khi việc học hỏi từ khách hàng sẽ nhanh chóng được chuyển thành các cải tiến sản phẩm cho chính những khách hàng đó thay vì chỉ dành cho khách hàng tương lai.

KẾT LUẬN.

Ngay cả khi với các sản phẩm tiêu dùng bình thường cũng có thể trở nên thông minh và có ý nghĩa hơn, ví dụ như các thế hệ quần áo mới giờ đây có thể phản ứng lại với các điều kiện thời tiết khác nhau, theo dõi số dặm di chuyển và hơn thế nữa.

Việc học tập dựa trên dữ liệu từ đó sẽ được sử dụng để nâng cao và cá nhân hóa ngày càng nhiều các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, doanh nghiệp hay thương hiệu sẽ không thể xây dựng được vị thế cạnh tranh tốt hay tạo ra các rào cản gia nhập ngành với các đối thủ nếu những giá trị được tạo ra từ dữ liệu không đủ lớn và bền vững, nếu dữ liệu không phải là độc quyền, đối thủ dễ dàng sao chép các cải tiến của sản phẩm hay không thể tạo ra các hiệu ứng tăng trưởng kiểu mạng lưới.

Trong những thập kỷ tới, việc cải thiện các sản phẩm và dịch vụ từ dữ liệu khách hàng sẽ là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp tiếp tục ở lại thị trường, hay được xem là rào cản cạnh tranh so với các doanh nghiệp mới.

Những doanh nghiệp tốt và có giá trị nhất trong tương lai gần sẽ là những doanh nghiệp vừa được xây dựng dựa trên hiệu ứng mạng lưới (Network/Platforms Effects) vừa được thúc đẩy (và bảo vệ) bằng cách học hỏi liên tục dựa trên dữ liệu. Alibaba, Amazon, App Store của Apple và các nền tảng mạng xã hội như Facebook là những minh chứng sống.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Trở thành một doanh nhân thành công bằng cách tập trung vào 3 quy tắc sau đây

Với tư cách là một doanh nhân hay nhà lãnh đạo trong một thế giới kinh doanh quá ồn ào, bạn cần tập trung vào một số quy tắc nhất định.

Trở thành một doanh nhân thành công
Trở thành một doanh nhân thành công bằng cách tập trung vào 3 quy tắc sau đây

Trong thế giới hiện đại mới, mọi thứ dường như được sinh ra để “đánh cắp” sự tập trung. Từ các nền tảng truyền thông mạng xã hội (Social Media) đến điện thoại thông minh, chúng ta đang trở nên ít kiên nhẫn hơn với mọi thứ.

Trong bối cảnh kinh doanh, mà đặc biệt là đối với các nhà lãnh đạo, điều này có nghĩa là  bạn có thể dễ bị phân tâm hơn, và khó làm nhiều thứ hơn trong cùng một thời điểm.

Đối với một số ít doanh nhân, khi họ có nhiều thời gian, nhiều nguồn lực và cả tiền bạc, họ có thể thoải hơn trong việc thử các sản phẩm mới, các ý tưởng mới hoặc thậm chí là các chiến lược mới.

Tuy nhiên, trong phần đông trường hợp còn lại, khi mọi thứ đều có giới hạn, sự tập trung là một trong những lựa chọn đáng để thử nhất.

Dưới đây là một số quy tắc nơi bạn có thể gặt hái được nhiều thành quả bằng sự tập trung.

Tập trung vào tầm nhìn.

Khi nói đến khái niệm tầm nhìn (Vision), đừng nên nghĩ đến những thứ gì đó to tát.

Bạn cứ hãy tưởng tượng rằng, bạn bước lên môt chiếc xe tuy nhiên bạn lại không biết mình nên đi đâu, hoặc đi đâu trước đi đâu sau. Bạn chạy lòng vòng mãi cũng không bao giờ đến được đích.

Có thể trên đường đi, bạn bị mê hoặc bởi một thứ gì đó đẹp đẽ, bạn dừng lại và tận hưởng nó, rồi sau đó lại tiếp tục chuyến hành trình không đích đến của mình, hoặc trong một số trường hợp, khi bạn bị kẹt xe, mọi thứ trở nên chậm chạp hơn.

Đối với các nhà lãnh đạo, tầm nhìn đóng vai trò như những kim chỉ nam hoặc hệ thống định vị GPS, thứ có thể đảm bảo rằng, dù cho bạn có bị kẹt xe, dù cho là nhanh hay chậm thì bạn vẫn phải đến được nơi cần đến.

Nó cho phép bạn điều hướng những thách thức một cách sáng suốt hơn và đưa ra quyết định hiệu quả hơn dựa trên đích đến.

Tập trung vào những gì quan trọng, thay vì những gì được xem là khẩn cấp.

Một trong những cái bẫy mà nhiều doanh nhân hay nhà lãnh đạo thường mắc phải đó là “hiệu ứng bận rộn”. Từ các cuộc họp đột xuất, sự kiện mới nổi hay thậm chí là những phàn nàn khẩn cấp từ một khách hàng nào đó.

Họ bận đến mức hiếm khi dừng lại để đặt câu hỏi liệu họ có thực sự cần thực hiện tất cả những hoạt động đó hay không hay giá trị thực sự đằng sau những công việc họ đang làm là gì. Mọi thứ đều quá vội vã.

Với tư cách là những nhà lãnh đạo, bạn nên là người “tĩnh” nhất trong doanh nghiệp, tập trung vào những thứ có giá trị nhất và quan trọng nhất thay vì là bận rộn với tất cả những gì đang diễn ra xung quanh.

Việc dành quá nhiều thời gian cho những thứ ít giá trị không những làm cho doanh nghiệp trở nên mắc kẹt hơn giữa thị trường mà còn khiến doanh nghiệp chậm tăng trưởng và khó xây dựng lợi thế hơn.

Tập trung vào thị trường ngách trước khi nghĩ đến chiến lược đa dạng hóa.

Thay vì chỉ tập trung vào các yếu tố bên ngoài và sự cạnh tranh từ các đối thủ, hãy tập trung nhiều hơn vào những gì bạn có thể kiểm soát, những giá trị lõi của doanh nghiệp.

Trước khi Google trở thành công cụ tìm kiếm lớn nhất toàn cầu với hơn 95% thị phần tìm kiếm, đã có Yahoo Search, MSN Search và nhiều công cụ khác. Google mặc dù xuất hiện sau tuy nhiên vì họ chỉ tập trung vào đúng một thứ là “tìm kiếm”, họ là công cụ được chọn.

Trong khi, bạn có thể không là một Google thứ hai, bằng cách tập trung vào thứ mà bạn giỏi nhất, hay đơn giản là làm tốt hơn thứ mà đối thủ của bạn đã và đang làm, bạn có nhiều cơ hội hơn để chiến thắng thị trường.

Hãy cố gắng tìm ra cho mình một USP nào đó hay thông qua các bản SWOT của doanh nghiệp mình, lựa chọn ra một nơi mà ở đó bạn có thể là số 1.

Đừng quên. Thời gian là tất cả.

Cuối cùng, dù cho chiến lược bạn lựa chọn là gì, việc tập trung vào một mục tiêu cụ thể, với các chỉ số theo dõi mức độ thành công được thiết lập một cách kỹ lưỡng, bạn có thể xây dựng nên những bản kế hoạch hiệu quả hơn cả trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Bạn cần quyết định những việc gì nên làm và những việc gì nên từ bỏ (vì bạn không thể có thêm 24h mỗi ngày).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Nghiên cứu: Khi nào khen ngợi đối thủ có lợi cho thương hiệu của bạn

Trong khi các đối thủ như Pepsi – Coca hay Mac – PC thường được xem là “không đội trời chung”, các nghiên cứu gần đây phát hiện ra rằng khen ngợi đối thủ có thể giúp tăng hình ảnh và lợi nhuận của thương hiệu. Cùng MarketingTrips khám phá chủ đề “Khi nào khen ngợi đối thủ có lợi cho thương hiệu của bạn“.

Khi nào khen ngợi đối thủ có lợi cho thương hiệu của bạn
Getty Images – Khi nào khen ngợi đối thủ có lợi cho thương hiệu của bạn

Trong khi các đối thủ thường sẽ đối đầu nhau trong mọi chiến tuyến, đâu là cách tốt nhất để thương hiệu tương tác với đối thủ cạnh tranh?

Từ cách tiếp cận cũ…

Ở bối cảnh hiện tại, phần lớn các thương hiệu chỉ tập trung những nỗ lực marketing vào các điểm mạnh của riêng họ thay vì thừa nhận đối thủ cạnh tranh – và khi họ nhắc đến các thương hiệu cạnh tranh, thông thường đó sẽ là những lời hay sự so sánh “không mấy dễ chịu”.

 

Ví dụ: hãy xem xét mẫu quảng cáo ở trên giữa “Mac và PC”, như bạn có thể thấy, đó là một quảng cáo “nói xấu đối thủ” một cách trực diện.

Cũng tương tự như Mac và PC, Pepsi và Coca hay Apple và Samsung cũng chọn cách tiếp cận tương tự khi nói đến các đối thủ của họ.

Đến cách tiếp cận mới…

Tuy nhiên, trong một bối cảnh khác, các thương hiệu lại chọn cách tiếp cận mới thông minh hơn và có lợi hơn.

PlayStation và Xbox đã công khai chúc mừng Nintendo vào ngày thương hiệu đối thủ này ra mắt hệ thống chơi game Switch mới của mình, Oreo đã chia sẻ một thông điệp trên Twitter rằng KitKat là không thể cưỡng lại hay tại New York Times, tờ báo này thậm chí còn sử dụng một quảng cáo toàn trang để khuyến khích mọi người đọc thêm tin tức ở những trang tin chất lượng và đáng tin cậy khác.

Trong một thế giới mới, khi mà người tiêu dùng ngày càng chán ngấy với những thông điệp mang tính chia rẽ, hạ thấp hay nói xấu đối thủ, cũng không có gì ngạc nhiên khi họ ngày càng có xu hướng tán dương những điều tử tế hay những lời nói với những giọng điệu lạc quan hơn.

Nhưng tất nhiên, câu hỏi vẫn được đặt ra là: Việc khen ngợi đối thủ như vậy có gây hại cho lợi nhuận của chính thương hiệu của bạn không, hay các thương hiệu có thể áp dụng cách tiếp cận này như thế nào để có lợi cho thương hiệu của họ hoặc ít nhất không để mất “miếng bánh” vào tay đối thủ?

Để có thể làm sáng tỏ vấn đề này, các nhà nghiên cứu là những tiến sỹ và những trợ lý của các giáo sư marketing đến từ Duke University và trường kinh doanh Lubar, thuộc University of Wisconsin-Milwaukee đã tiến hành chạy 11 thử nghiệm khác nhau với gần 4000 người tiêu dùng.

Sau nghiên cứu, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, khi một thương hiệu khen ngợi một đối thủ cạnh tranh của họ, người tiêu dùng nảy sinh một thái độ tích cực hơn đối với thương hiệu đó – và sự thay đổi thái độ này được phản ánh trực tiếp qua mức độ sẵn sàng mua hàng của người tiêu dùng với các sản phẩm của thương hiệu.

Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã cho một nhóm người tiêu dùng xem một dòng tweet (hư cấu) trong đó KitKat khen ngợi Twix (thương hiệu kẹo Sô cô la đối thủ của KitKat): “Hi Twix, cho dù chúng ta có là đối thủ của nhau hay không, chúc mừng lễ kỹ niệm 54 năm kinh doanh của bạn nhé! Chúng tôi cũng thừa nhận rằng – Twix rất ngon.”

Các nhà nghiên cứu cũng cho một nhóm người tiêu dùng xem một dòng tweet khác trong đó KitKat không khen ngợi bất cứ điều gì về Twix.

7 ngày sau đó, khi các nhà nghiên cứu liên hệ lại những người tiêu dùng này và hỏi họ đâu là thương hiệu kẹo họ đã mua trong những ngày qua và kết quả là:

Những người đã được xem đoạn tweet trong đó KitKat khen ngợi Twix có khả năng đã mua KitKat cao hơn 34% so với những người trong nhóm đối tượng còn lại kia.

Điều quan trọng là, người tiêu dùng có khả năng mua Twix là như nhau bất kể họ xem dòng tweet nào, có lợi hay bất lợi về Twix, điều này cho thấy rằng Twix không nhận được bất cứ lợi ích nào về mặt bán hàng khi nhận được các lời khen ngợi của KitKat.

Để tiếp tục xác nhận vấn đề, các nhà nghiên cứu lại mở rộng phạm vi nghiên cứu sang các thương hiệu trong các ngành thực phẩm, gọi xe, phụ kiện, truyền thông, công nghệ và cũng thấy rằng người tiêu dùng thể hiện sự quan tâm nhiều hơn đến việc mua hàng của các thương hiệu khen ngợi đối thủ cạnh tranh của họ.

Để nhận định vấn đề này, các nhà nghiên cứu cho rằng khi một thương hiệu khen ngợi đối thủ cạnh tranh của mình, người tiêu dùng cho biết họ cảm thấy rằng thương hiệu đó nhiệt tình hơn, chu đáo hơn, tử tế và đáng tin cậy hơn.

Kết quả là, người tiêu dùng tương tác nhiều hơn với các thương hiệu này trên phương tiện truyền thông xã hội, nhấp vào nhiều quảng cáo của họ hơn, thái độ kết nối tích cực hơn, cảm giác liên kết đến thương hiệu mạnh mẽ hơn, và cuối cùng là sẽ mua nhiều sản phẩm của các thương hiệu này hơn.

Tất nhiên, việc khen đối thủ cũng sẽ hoạt động tốt hơn đối với một số thương hiệu cụ thể.

Ví dụ: các nhà nghiên cứu đã kiểm tra tác động của việc khen ngợi đối thủ với cả các thương hiệu hoat động vì lợi nhuận lẫn phi lợi nhuận, và họ nhận thấy rằng trong khi cả hai loại tổ chức đều có được những phản hồi tích cực hơn sau đó, các thương hiệu hoạt động vì lợi nhuận được hưởng lợi nhiều nhất.

Tiếp đó, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng cách tiếp cận này sẽ hoạt động tốt hơn khi thương hiệu khen ngợi đối thủ trực tiếp của họ – việc ca ngợi một thương hiệu không liên quan sẽ không mang lại bất cứ tác động nào.

Ví dụ, trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã cho người tiêu dùng xem một chiến dịch marketing trong đó một thương hiệu kính mắt ca ngợi một thương hiệu bánh hamburger.

Vì thương hiệu được khen không phải là đối thủ cạnh tranh trực tiếp, các lời khen ngợi này không thể thúc đẩy hình ảnh thương hiệu hoặc doanh số bán hàng của thương hiệu kia.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, những người tiêu dùng thường hay nghi ngờ nhất về quảng cáo nói chung thể hiện sự tích cực về một thương hiệu nhiều nhất khi họ khen ngợi đối thủ cạnh tranh của mình.

Điều này có thể là do những người tiêu dùng này vốn đã có những cảm xúc tiêu cực đối với thương hiệu, do đó khi các thương hiệu này thể hiện được sự tử tế, người tiêu dùng lại có những ấn tượng đáng kể đến họ.

Cuối cùng, nghiên cứu nhận định rằng, việc khen ngợi đối thủ về cơ bản có thể mang lại những lợi ích đáng kể cho các thương hiệu, cả về nhận thức của người tiêu dùng lẫn doanh số bán hàng.

Trong một thế giới khi người tiêu dùng ngày càng hoài nghi với mọi thứ, việc các thương hiệu thường xuyên thể hiện sự tử tế và tích cực cũng là chìa khoá để phát triển.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Top 20 kỹ năng chiến lược Marketing quan trọng nhất

Nếu bạn đang làm Marketing hay thương hiệu và giữ các vai trò quản lý trong tổ chức, các kỹ năng mang tính chiến lược này sẽ còn trở nên quan trọng hơn.

kỹ năng chiến lược marketing
Top 20 kỹ năng chiến lược marketing quan trọng nhất

20 kỹ năng chiến lược marketing này được chia thành 5 nhóm chiến lược theo thứ tự như bên dưới:

1. Nhóm kỹ năng tư duy chiến lược marketing.

  • Trước khi có bất cứ hành động hay quyết định nào, marketer cần xem xét và đánh giá một cách toàn diện nhất về các điểm mạnh cốt lõi của thương hiệu, về người tiêu dùng, về đối thủ, về thị trường và cả về các bối cảnh kinh doanh hiện tại.
  • Suy nghĩ một cách cẩn thận về những thách thức của thương hiệu trên thị trường, đặt những câu hỏi ngược, những câu hỏi mang tính gián đoạn (những câu hỏi có thể phá vỡ mọi kết cấu kinh doanh hay chiến lược hiện có), trước khi tìm kiếm bất cứ giải pháp gì.
  • Đưa ra những quyết định thông minh dựa trên việc thấu hiểu về tầm nhìn, mục tiêu, cơ hội, sự ảnh hưởng từ phía thị trường và những kết quả về hiệu suất.
  • Đảm bảo truyền tải chiến lược một cách rõ ràng và nhất quán trên toàn bộ tổ chức để tất cả các thành viên đều có thể hiểu và thực thi hướng tới chiến lược.

2. Nhóm kỹ năng định vị thương hiệu.

  • Xác định tệp khách hàng mục tiêu, khách hàng lý tưởng, các nhu cầu của họ, đảm bảo thấu hiểu những sự thật chưa được hé lộ từ họ (customer insight) và cả những “kẻ thù” lớn nhất của họ.
  • Coi khách hàng là trọng tâm (customer centric), để từ đó tất cả những tính năng của thương hiệu đều có thể gắn kết với lợi ích (cả cảm xúc lẫn chức năng) của khách hàng.
  • Tìm kiếm những khoảng không định vị thương hiệu có thể chiến thắng trên thị trường, những định vị có thể sở hữu được, riêng biệt, phù hợp với khách hàng và sau đó truyền tải nó với một tuyên ngôn định vị cụ thể.
  • Xây dựng các ý tưởng thương hiệu, tức thương hiệu sẽ xuất hiện như thế nào tới các điểm tiếp xúc (touchpoints) với khách hàng.

3. Nhóm kỹ năng lập kế hoạch thương hiệu hay xây dựng kế hoạch truyền thông Marketing.

  • Chuyển đổi tất cả những tư duy chiến lược thành các tuyên ngôn chiến lược và vấn đề chính (key issues), đây chính là nền tảng của một bản kế hoạch thương hiệu.
  • Xây dựng chi tiết tất cả các thành phần của kế hoạch thương hiệu bao gồm: tầm nhìn, mục đích, giá trị, mục tiêu, vấn đề, chiến lược, chiến thuật.
  • Truyền tải một cách rõ ràng bản kế hoạch tới các bộ phận liên quan, như ban lãnh đạo, bộ phận bán hàng, agency, và các đối tác khác nếu có.
  • Phát triển kế hoạch thực thi (online, offline..) để hoàn thành chiến lược thương hiệu.

4. Nhóm kỹ năng thực thi marketing.

  • Kỹ năng lãnh đạo và điều hành tất cả các dự án hay hoạt động marketing như truyền thông thương hiệu, phát triển sự đổi mới, các chiến dịch quảng cáo hiệu suất, các trải nghiệm mua sắm của khách hàng, và nhiều thứ khác.
  • Xây dựng những bản tóm tắt sáng tạo và tập trung vào chiến lược (briefs), những thứ có thể khơi dậy niềm cảm hứng từ các thành viên hay đối tác có liên quan.
  • Lựa chọn và hợp tác với agency hay chuyên gia nếu có.
  • Trong quá trình thực thi, cần liên kết tất cả những yếu tố chiến lược của thương hiệu với người tiêu dùng. Hãy lưu ý đến tính nhất quán khi xây dựng thương hiệu.

5. Nhóm kỹ năng phân tích hiệu suất.

  • Người làm marketing cần thấu hiểu tất cả các nguồn kiến thức và dữ liệu của thương hiệu như: thị phần, phễu bán hàng (phễu thương hiệu), quá trình tiêu thụ sản phẩm hay dịch vụ, tình hình tài chính (lãi lỗ), những kỳ vọng, sở thích (VOC) của khách hàng.
  • Đào sâu vào phân tích dữ liệu, đưa ra những sự so sánh về mức độ hiệu quả, phát triển customer insight, từ đó xây dựng nên những câu chuyện có thể giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp.
  • Đánh giá toàn bộ tình hình kinh doanh của thương hiệu, rút ra những vấn đề cần xử lý.
  • Viết báo cáo phân tích hiệu suất để hiểu ý nghĩa của chiến lược từ các thông tin về hiệu suất bán hàng và hiệu suất trong thị trường.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

5 mẹo xây dựng thương hiệu cá nhân có thể thúc đẩy sự nghiệp của bạn

Việc xây dựng và tiếp thị một bản sắc riêng biệt (unique identity) về bản thân có thể giúp những người tìm việc phát triển sự nghiệp của họ ngay cả ở những thời điểm khó khăn nhất.

5 mẹo xây dựng thương hiệu cá nhân có thể thúc đẩy sự nghiệp của bạn

Tìm kiếm một công việc mới trong những thời kỳ kinh tế suy thoái hay khó khăn là một nhiệm vụ không hề dễ dàng – khi các doanh nghiệp đang tìm mọi cách để cắt giảm chi phí và sa thải bớt nhân viên là một cách để họ làm điều đó.

Một trong những cách mà bạn hay những người tìm việc có thể làm để bản thân có nhiều cơ hội hơn là thông qua việc xây dựng thương hiệu cá nhân, một lợi thế ngày càng thể hiện được sức mạnh của nó, đặc biệt là trong thời đại công nghệ và mạng xã hội.

Thương hiệu cá nhân giúp xây dựng lòng tin của người khác hay cộng đồng đối với bạn, thể hiện bạn là một người chuyên nghiệp trong lĩnh vực của mình và từ đó giúp bạn có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn so với những người khác trên thị trường.

Dưới đây là 05 yếu tố có thể giúp bạn xây dựng thương hiệu cá nhân và thúc đẩy sự nghiệp của bản thân.

1. Thể hiện giá trị cốt lõi của bạn.

Thương hiệu của bạn nên được truyền đạt thông qua một tập hợp các giá trị cốt lõi (core values) mạnh mẽ giúp phân biệt bạn với các đối thủ cạnh tranh còn lại.

Các bộ phận nhân sự thường không chỉ tuyển dụng dựa vào sự uy tín hay các thông tin (chung chung) mà ứng viên đề cập. Họ cũng muốn biết liệu các ứng viên có tính cách, giá trị lõi hay phù hợp với doanh nghiệp hay không.

Do đó, tốt nhất là bạn nên chia sẻ thắng thắn các quan điểm của bản thân với nhà tuyển dụng, bạn cũng cần lưu ý rằng họ thường tìm kiếm các kỹ năng khác như sự đồng cảm, tò mò, hợp tác và làm việc nhóm.

2. Hãy khác biệt và sáng tạo.

Có một sai lầm kinh điển mà nhiều người tìm việc mắc phải đó là viết một bản sơ yếu lý lịch (CV) tương tự như bao hồ sơ khác. Nếu bạn muốn thu hút sự chú ý của các nhà tuyển dụng, hãy thể hiện bản thân môt cách khác biệt và sáng tạo nhất.

Hãy thể hiện cá tính và sự sáng tạo của bạn thông qua những điểm nổi bật của bản thân tới vị trí mà bạn đang ứng tuyển và bạn cũng có thể “đóng gói bản thân” như là một sự lựa chọn phù hợp nhất.

Bạn cần nêu bật những điểm mạnh và kinh nghiệm cụ thể từ các dự án mà bạn đã hoàn thành, tuy nhiên bạn cần tránh nói quá nhiều về những thành tích không mấy liên quan.

Trong các cuộc phỏng vấn, bạn có thể tạo cho mình nhiều lợi thế hơn nữa bằng cách sử dụng thuật kể chuyện để nâng cao thương hiệu cá nhân.

Hãy kể lại những trường hợp hay bối cảnh thể hiện rõ điểm mạnh của bạn – đó có thể là cách bạn đã giải quyết một vấn đề khó khăn của khách hàng hoặc doanh nghiệp hay cách bạn hỗ trợ các đồng nghiệp khác để đạt được mục tiêu chung.

Cuối cùng, đừng quên kết nối chuyên môn của bạn với bối cảnh kinh doanh của doanh nghiệp, nơi thực sự xác định bạn có giá trị như thế nào.

3. Xác định đối tượng mục tiêu.

Sức mạnh của thương hiệu cá nhân có thể định vị bạn như là một chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể nào đó. Marketing chẳng hạn.

Trong các điểm kinh tế khó khăn, đại dịch Covid-19 là môt ví dụ, khi tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, hay doanh nghiệp cũng yêu cầu khắt khe hơn đối với các ứng viên.

Thương hiệu cá nhân của bạn đủ mạnh sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội hơn trong việc gặp gỡ và gây ấn tượng với các nhà tuyển dụng.

Đối tượng mục tiêu của bạn chắc chắn không thể là tất cả mọi người, vì vậy điều quan trọng là bạn phải xác định họ là ai, bạn có thể tiếp cận họ như thế nào và sau đó cố gắng truyền tải các thông điệp đến họ.

Thương hiệu cá nhân càng được nhắm mục tiêu cụ thể thì bạn càng có nhiều cơ hội hơn và năng lực đàm phán mức thu nhập cũng tốt hơn.

Khi đã có được đối tượng mục tiêu cụ thể, nhiệm vụ của bạn là xây dựng các thông điệp hay nội dung mang tính liên quan và kết nối cao, và truyền tải nó đến họ.

4. Gia tăng các kết nối trực tuyến.

Chiến lược xây dựng thương hiệu cá nhân của bạn nên liên quan đến việc nâng cao danh tiếng của bản thân trên các nền tảng trực tuyến – cũng giống như sơ yếu lý lịch của bạn, danh tiếng trực tuyến nên tập trung vào một số nền tảng và điểm nhấn cụ thể.

Đầu tư vào SEO có thể là một sự trợ giúp lớn.

Có một số cách bạn có thể làm để thúc đẩy SEO và tăng lượng người kết nối với bạn, chẳng hạn như tạo blog/vlog và chia sẻ các nội dung có giá trị với người đọc, sau đó họ có thể chọn chia sẻ với những người khác.

Phát triển qua một chặng đường nhất định, bạn có thể định vị mình như một trong số các chuyên gia trong lĩnh vực bạn đang làm, và nhờ đó, bạn sẽ thu hút được nhiều cơ hội việc làm hoặc cơ hội kinh doanh hơn.

5. Xây dựng một mạng lưới gồm các mối quan hệ với những người có liên quan (trong ngành chẳng hạn).

Bạn càng biết và ở mức độ sâu hơn là kết nối và tương tác, với nhiều người trong ngành của mình, bạn càng có nhiều cơ hội hơn.

Những lời giới thiệu từ ​​những người bạn biết, cùng với thương hiệu cá nhân của bạn đã được xây dựng trước đó (qua các bước ở trên), bạn có thể mở ra những cơ hội mà trước đây bạn thậm chí còn không dám mơ tới.

LinkedIn là một nơi lý tưởng để bạn có thể tìm kiếm các kết nối (chuyên nghiệp), các buổi hội thảo hay sự kiện ngành và nhiều thứ khác.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

3 chiến lược giúp thương hiệu có thể nổi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh

Chúng ta đều biết rằng để xây dựng một thương hiệu thành công, chúng ta phải nổi bật để mọi người sẽ chọn chúng ta thay vì các đối thủ cạnh tranh. Nhưng thật không may, hầu hết các doanh nghiệp đều tiếp cận nhiệm vụ quan trọng này một cách sai lầm.

3 chiến lược giúp thương hiệu có thể nổi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh

Làm đúng cách sẽ dẫn đến chi phí marketing thấp hơn, chu kỳ bán hàng ngắn hơn và chiếm ưu thế lớn hơn trên thị trường của bạn. Làm sai cách sẽ dẫn đến điều ngược lại.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng xem xét một vài cách làm thế nào để thương hiệu của bạn có thể nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh, làm thế nào thương hiệu của bạn là sự lựa chọn đúng đắn, cả về mặt logic và cảm xúc.

1. Đừng chỉ tốt hơn – hãy khác biệt.

Một sản phẩm hoặc dịch vụ tốt hơn đối thủ cạnh tranh của bạn là điều tuyệt vời, nhưng một sản phẩm hoặc dịch vụ khác biệt thậm chí còn quan trọng hơn rất nhiều.

Đó là cách bộ não con người của chúng ra hoạt động. Nếu chúng ta chú ý và xử lý mọi phần dữ liệu mà chúng ta có được, chúng ta sẽ nhanh chóng phát điên với nó.

Trong thế giới thực, chúng ta lọc ra hầu hết dữ liệu mà chúng ta gặp phải. Những gì có thể vượt qua được là những thứ nằm ngoài những thứ bình thường. Những điều bất thường hay khác biệt.

Điều này là do bộ não ban đầu của con người chúng ta đã vốn được thích nghi để bảo vệ chúng ta khỏi những nguy hiểm bằng cách lọc ra những thứ không cần thiết để chúng ta có thể tập trung vào những thứ quan trọng hơn.

Những thứ giống nhau thường bị hòa trộn vào nhau, vào sự mờ mịt trong khi những thứ khác biệt lại nổi bật.

Ví dụ, hãy nhìn vào máy tính của Apple. Chúng không thực sự tốt hơn PC, mặc dù nhiều tín đồ của Apple tin tưởng điều ngược lại.

Chúng có giá cao hơn rất nhiều so với một chiếc PC có thông số kỹ thuật tương đương và vì chúng sử dụng hệ điều hành khác nên chúng không thể chạy một số phần mềm một cách tự nhiên.

Rõ ràng là chúng không mấy tốt hơn – chỉ là chúng quá khác biệt.

Vì vậy, mặc dù bạn nên cố gắng cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ tốt hoặc tốt hơn những gì đối thủ cạnh tranh của bạn đang cung cấp, điều quan trọng hơn là bạn phải khác biệt để thương hiệu của bạn trở nên nổi bật và đáng nhớ.

Điều này sẽ mang lại cho bạn một lợi thế lớn so với các đối thủ cạnh tranh của mình.

2. Duy trì sự hiện diện đa kênh (omni-channel).

Bạn đã bao giờ theo dõi một khách hàng tiềm năng, chỉ để biết rằng kể từ lần cuối cùng bạn nói chuyện với họ, họ đã mua hàng từ một trong những đối thủ cạnh tranh khác của bạn thay vì bạn?

Điều này thường là do đối thủ cạnh tranh của bạn đã làm tốt hơn trong việc ở lại và xuất hiện trước những khách hàng tiềm năng, có nghĩa là họ đã có mặt ở đó khi khách hàng đã sẵn sàng đưa ra quyết định mua hàng.

Trong khi một số thương hiệu làm rất tốt điều này, thì hầu hết phần còn lại lại không, thông thường qua một số chiến dịch rộng lớn, họ có xu hướng thu hẹp lại và xuất hiện ít hơn trước mắt của khách hàng mục tiêu.

Họ thuộc một trong ba kiểu sau: họ sử dụng một số kênh kém hiệu quả, sử dụng một kênh khá tốt và một số kênh khác kém hoặc chỉ dựa hoàn toàn vào một kênh.

Marketing hiệu quả ngày nay đòi hỏi thương hiệu của bạn phải ở nhiều nơi hơn bao giờ hết vì các phương tiện truyền thông đang trở nên siêu phân mảnh.

Bạn phải đối phó với TV truyền hình, dịch vụ phát trực tuyến, phương tiện truyền thông mạng xã hội, báo, đài, PR, podcast, YouTube, các mạng lưới quảng cáo trong nước và quốc tế, tạp chí, email, các công cụ tìm kiếm… – và cả nhiều nơi khác.

Để làm những điều này, bạn rất dễ rơi vào bẫy của việc cố gắng để làm tất cả mọi thứ cùng một lúc, nhưng thông thường, điều đó chỉ dẫn đến việc làm rất nhiều việc khác nhau một cách kém hiệu quả.

Cách tiếp cận phù hợp với bạn là hãy thêm một kênh mới tại một thời điểm và cố gắng đạt được những sức hút đáng kể trước khi thêm kênh khác.

Bạn cũng cần lưu ý rằng mặc dù phương tiện truyền thông mạng xã hội phải là một trong những kênh đó, nhưng nó nên bao gồm ba đến năm mạng xã hội khác nhau trong chiến lược tổng thể của thương hiệu.

3. Cung cấp những bằng chứng về sự hạnh phúc của khách hàng của bạn đến với công chúng.

Rõ ràng, mọi thương hiệu và những người đứng sau thương hiệu đều muốn nói rằng họ là tốt nhất, ngay cả khi họ không thực sự tin vào điều đó.

Đối với khách hàng, thứ mà họ tin tưởng không phải là những điều mà bạn muốn họ tin hay những điều bạn tin, họ chỉ tin vào những gì họ nhìn thấy và cảm nhận được. Cụ thể, họ tin khi họ cũng nhìn thấy những khách hàng khác đang tin và hạnh phúc với thương hiệu.

Đây là nơi bạn nên tương tác với khách hàng của mình. Bạn nên tận dụng chúng như một phần của chiến lược marketing của mình vì chúng cung cấp các bằng chứng xã hội.

Sự hài lòng của khách hàng hiện tại là bằng chứng cho thấy các khách hàng tương lai cũng có thể hài lòng với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Điều quan trọng đầu tiên là bạn phải hướng dẫn họ để có thể tạo ra được những lời chứng thực hoàn hảo.

Một lời chứng thực tuyệt hoàn hảo bắt đầu bằng việc khách hàng của bạn giải thích vấn đề mà họ gặp phải trước khi đến với bạn và vấn đề đó ảnh hưởng đến họ như thế nào. Sau đó, họ nên nói về lý do tại sao họ chọn bạn thay vì đối thủ cạnh tranh của bạn.

Họ nên dành một ít thời gian để nói về kinh nghiệm của họ khi làm việc với bạn trước khi chuyển sang giải thích họ đã được lợi như thế nào từ các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Đó là một công thức đơn giản bao gồm cả yếu tố logic và cảm xúc của quyết định mua.

Để xây dựng thêm sự tin tưởng cho thương hiệu của bạn, chiến lược sử dụng video là điều bạn không nên bỏ qua. Khách hàng đang tin tưởng video hơn giao giờ hết.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Đan Linh | MarketingTrips

6 yếu tố lõi của phân tích đối thủ cạnh tranh trong marketing (P2)

Phân tích đối thủ cạnh tranh là yếu tố chính trong bất kỳ phương phức tiếp thị kỹ thuật số hiệu quả nào, nó cung cấp thông tin chi tiết về cách đối thủ cạnh tranh của bạn đã giải quyết những thách thức của thị trường, những gì đã hiệu quả và những gì chưa.

phân tích đối thủ cạnh tranh

Phân tích đối thủ cạnh tranh có thể giúp bạn định vị tốt hơn các sản phẩm và dịch vụ của mình trong một thị trường ngách cụ thể hoặc cạnh tranh trực tiếp với những thông điệp phù hợp với thế mạnh của bạn.

Nếu bạn muốn tối đa hóa hoạt động marketing của mình, thực hiện phân tích đối thủ cạnh tranh là điều hết sức cần thiết, đặc biệt là khi bạn sắp tung ra một sản phẩm mới hoặc thâm nhập vào một thị trường mới.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét 06 yếu tố chính của hoạt động phân tích đối thủ cạnh tranh sẽ giúp tối ưu các nỗ lực marketing của bạn.

Một vài thông tin và các công cụ để bạn sử dụng.

Để phân tích hiệu quả hoạt động marketing của đối thủ cạnh tranh, bạn cần có các công cụ phù hợp.

Các công cụ đó sẽ phải:

  • Kiểm tra lưu lượng truy cập website, mức tăng trưởng lưu lượng truy cập (traffic), backlink và trang nào được xem nhiều nhất.
  • Phân tích nội dung trên website, blog của họ cũng như những gì họ xuất bản trên các kênh mạng xã hội.
  • Xem xét tổng quan về nội dung quảng cáo của họ trên cả công cụ tìm kiếm lẫn các trang mạng xã hội.
  • Kiểm tra các từ khoá chính trên website của họ, nội dung và các chiến dịch của họ

Một số công cụ bạn có thể tham khảo:

– SEMRush.

Để kiểm tra SEO và website, backlink và nghiên cứu từ khóa.

SEMRush cũng cung cấp phân tích lưu lượng truy cập và các tiện ích bổ sung thông minh cho phép bạn thực hiện các nghiên cứu sâu hơn nhiều.

Ngoài ra bạn có thể sử dụng Ahrefs và Raven Tools.

– BuzzSumo.

Công cụ này dùng để nghiên cứu nội dung. BuzzSumo có thể giúp bạn xác định nội dung của đối thủ cạnh tranh của bạn đã hoạt động như thế nào và hơn thế nữa.

– FanPage Karma.

Để tìm kiếm nội dung và thông tin về lượng tương tác của đối thủ cạnh tranh của bạn, bao gồm nội dung nào phổ biến nhất với đối tượng mục tiêu của họ, kênh và thời gian đăng bài nào nhận được nhiều tương tác nhất, chủ đề nào phổ biến nhất và vấn đề nào đang được đối tượng mục tiêu của họ quan tâm nhất.

Và dưới đây là 6 ‘yếu tố lõi’ của phân tích đối thủ cạnh tranh trong marketing.

4. Phân tích từ khoá.

Một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể học hỏi từ đối thủ cạnh tranh của mình thông qua phân tích từ khoá là họ đang sử dụng những từ khóa nào và họ đang được xếp hạng cao cho từ khóa nào.

Nội dung website và chiến dịch của bạn nên tập trung vào một bộ từ khóa cốt lõi nhất định, điều sẽ giúp khách hàng mục tiêu tìm thấy website và nội dung của bạn khi tìm kiếm các giải pháp mà bạn đang cung cấp.

Đối thủ cạnh tranh của bạn cũng sẽ làm tương tự, họ sử dụng và cố gắng xếp hạng cao cho các từ khóa có liên quan đó.

MẸO DÀNH CHO BẠN:

Kiểm tra các từ khóa mà đối thủ cạnh tranh của bạn đang sử dụng để tìm kiếm các từ khóa theo ngành cụ thể khác mà bạn có thể xếp hạng cao hơn trong nội dung website và chiến dịch của mình.

Đồng thời để hình thành các biến thể từ khóa dài (long-tail keyword) mà bạn có thể xếp hạng cao hơn, phân biệt sản phẩm và các dịch vụ của bạn so với đối thủ.

SEMRush có thể là công cụ tuyệt vời để giúp bạn thực hiện những điều này.

5. Thông tin quảng cáo.

Phân tích thông tin quảng cáo của đối thủ cạnh tranh có thể giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian nghiên cứu và xây dựng các yếu tố quan trọng của chiến dịch như từ khóa và nội dung quảng cáo, đồng thời giúp bạn định vị sản phẩm và dịch vụ của mình hiệu quả hơn.

SEMRush có thể hiển thị cho bạn ước tính lưu lượng truy cập, từ khóa và ước tính chi phí cho lưu lượng truy cập tìm kiếm có trả phí đó.

MẸO DÀNH CHO BẠN:

Các từ khóa được đối thủ cạnh tranh của bạn sử dụng là điểm khởi đầu tuyệt vời cho các từ khóa bạn có thể sử dụng cho thương hiệu và chiến dịch của mình.

Ngoài việc bạn có thể cạnh tranh trực tiếp với các từ khóa chính, bạn chắc chắn có thể sử dụng những thông tin này để lựa chọn các biến thể từ khóa dài phù hợp với giá trị của thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của bạn.

6. Phân tích nội dung.

Khi phân tích những mẫu nội dung tốt nhất của đối thủ cạnh tranh, bạn có thể xem xét liệu các chủ đề tương tự có phù hợp với thương hiệu của mình hay không và đánh giá loại nội dung nào mà đối tượng mục tiêu của họ thích sử dụng nhất.

Bạn cũng có thể phát hiện ra những lỗ hổng trong nội dung của đối thủ, điều mà sau đó thương hiệu của bạn có thể giải quyết một cách tốt hơn trong các chiến dịch nội dung của mình.

Hãy xem xét những nội dung hiệu quả và kém hiệu quả của họ và thử xác định lý do tại sao điều đó lại xảy ra.

MẸO DÀNH CHO BẠN:

Khi phân tích nội dung của đối thủ cạnh tranh, bạn nên đặt ra mục tiêu là tìm kiếm sự khác biệt trong nội dung và thông điệp của bạn so với đối thủ cạnh tranh, điều cuối cùng sẽ là khiến khách hàng mục tiêu của bạn muốn ‘đứng về phía bạn’ hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

5 cách đơn giản để tạo ra “Wow Moment” cho khách hàng của bạn

Học cách cung cấp nhiều hơn những gì khách hàng mong đợi và bạn sẽ ‘thu phục’ được họ để từ đó bạn tạo ra vô số những khách hàng trung thành.

Wow Moments

Trong thế giới cạnh tranh đầy ồn ào như hiện tại, gây được sự chú ý của khách hàng đã khó, khiến họ WOW còn khó hơn, bài toàn đặt ra cho người làm marketing là làm thế nào để không chỉ đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà còn đáp ứng vượt mức họ mong đợi.

Khách hàng mong đợi những dịch vụ tốt, nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn làm họ ngạc nhiên với những dịch vụ đặc biệt, vượt xa những gì họ mong đợi?

Bằng việc tạo ra điều này bạn sẽ giữ chân khách hàng quay lại và khiến họ trở thành những người hâm mộ suốt đời, những người sẽ giới thiệu bạn với nhiều khách hàng hơn.

Để tạo ra những khoảnh khắc “Wow”, bạn cần làm cho khách hàng cảm thấy họ là những người quan trọng nhất trong thế giới của bạn.

Hãy cho họ biết bạn sẽ tìm đủ mọi cách để làm cho cuộc sống của họ ngày càng tốt hơn.

Tất cả những điều đó chính là trải nghiệm khách hàng tổng thể.

Sau đây là 05 cách bạn có thể tạo ra “Wow Moment” cho mọi khách hàng bằng cách vượt ra ngoài sự mong đợi của họ đồng thời bạn cũng sẽ cung cấp những giá trị bổ sung mà họ có thể chưa từng nghĩ đến nó trước đó.

1. Làm những gì bạn hứa rằng bạn sẽ làm, không có ngoại lệ.

Làm những gì bạn hứa, bạn nói sẽ trở nên dễ dàng hơn khi bạn đủ tâm huyết để xây dựng hệ thống xung quanh những khoảnh khắc “Wow”.

Khi mục tiêu của bạn là gây ấn tượng với khách hàng, bạn sẽ luôn tìm cách để đi xa hơn.

Điều quan trọng là bạn phải đưa toàn bộ đội nhóm của mình tham gia vào quá trình này để đảm bảo rằng tất cả họ đều theo dõi và đáp ứng kịp thời tất cả những gì có thể xảy ra.

Mang đến cho khách hàng nhiều hơn những gì họ mong đợi cũng có thể đến dưới hình thức là một món quà miễn phí hoặc nhiều sự giúp đỡ hay hỗ trợ hơn.

Mọi người đều thích nhận được những giá trị đặc biệt. Ngay cả những điều nhỏ nhặt nhất cũng có thể tạo ra những khoảnh khắc “Wow” đặc biệt.

2. Thừa nhận sai lầm và khắc phục sự cố khi mọi thứ diễn ra không như ý muốn.

Khi gặp sự cố xảy ra, nếu bạn không biết cách xử lý, chúng sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến sự hài lòng của khách hàng, khả năng giữ chân và thành công trong kinh doanh của bạn.

Trên thực tế, chúng ta đã gặp phải quá nhiều dịch vụ kém chất lượng, nhiều đến mức chúng ta có thể xem xu hướng đó như là điều hiển nhiên. Tuy nhiên điều này thật điên rồ!

Tại sao khách hàng lại phải tiếp tục chi tiền cho một công ty hay thương hiệu yếu kém trong việc phục vụ họ?

Một số sai lầm lớn nhất về dịch vụ khách hàng bao gồm việc hứa hẹn quá mức, tuyển sai người, không trao quyền và đào tạo đội nhóm đúng mức, coi trọng chính sách khách hàng hơn khách hàng và không yêu cầu khách hàng phản hồi.

Đừng mắc phải những sai lầm này tại doanh nghiệp của bạn!

3. Nhận được sự tôn trọng từ khách hàng thông qua việc nhận phản hồi.

Mọi người trong tổ chức của bạn phải luôn luôn trong tâm thế sẵn sàng để cải thiện trải nghiệm của khách hàng.

Điều đó bao gồm cả việc nhận trách nhiệm về những sai lầm của mình. Khách hàng có xu hướng thích những doanh nghiệp biết nhận ra những sai lầm của họ và thực hiện các bước cần thiết để sửa chữa chúng.

Trên thực tế, các mối quan hệ với khách hàng thường trở nên bền chặt hơn khi một vấn đề xảy ra và được xử lý tốt.

Để liên tục cải thiện những điều này, bạn cần không ngừng thu thập ý kiến từ khách hàng.

Hãy khảo sát khách hàng của bạn một cách thường xuyên kèm theo một ‘offer’ gì đó cho họ khi thực hiện khảo sát.

Tiếp nhận phản hồi của khách hàng cũng giúp bạn hiểu rõ hơn về thị trường của mình và đối thủ cạnh tranh. Khách hàng là một nguồn thông tin tuyệt vời, họ có thể giúp bạn, và thậm chí nhiều hơn thế, khi bạn đặt những câu hỏi phù hợp.

Ví dụ: Bạn có thể hỏi “Chúng tôi có thể làm gì để lần sau phục vụ bạn tốt hơn?” Hoặc hỏi câu hỏi tương tự chi tiết hơn: “Hãy cho chúng tôi biết về trải nghiệm yêu thích nhất mà bạn đã có với chúng tôi.”

4. Nếu khách hàng đó không thực sự là khách hàng của bạn về lâu dài, hãy để họ ra đi.

Khách hàng đôi khi có thể trở thành một cơn các mộng của bạn vì họ thiếu tôn trọng giá trị của bạn.

Khi điều này xảy ra, bạn cần biết khi nào nên để họ ‘ra đi’.

Mặc dù đây là một quyết định rất khó khăn vì công việc kinh doanh của bạn phụ thuộc vào thu nhập từ khách hàng đó.

Hầu hết các chủ doanh nghiệp đều cảm thấy khó khăn khi để khách hàng hoặc khách hàng xấu ‘ra đi’. Họ sợ mất doanh thu hoặc cảm thấy thất bại.

Nhiều lúc chúng ta gặp khó khăn khi nói “không” với những cơ hội khi không phục vụ họ được tốt.

Nhưng từ chối các cơ hội với những ‘khách hàng xấu’ cho phép bạn bảo vệ sự tôn trọng và phẩm giá mà bạn xứng đáng có được.

Hãy nhớ về quy tắc 80/20, tập trung vào 20% khách hàng hàng đầu của thị trường lý tưởng của bạn để có được 80% doanh thu có giá trị nhất.

5. Luôn luôn ‘theo dõi’ khách hàng.

Nhiều doanh nghiệp dành rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức để ‘săn đuổi’ khách hàng mới, nhưng rồi họ lại để mất khách hàng sau lần giao dịch đầu tiên hoặc thứ hai vì họ không theo dõi hoặc không chăm sóc khách hàng sau khi bán hàng.

Nếu khách hàng của bạn không cảm thấy được đánh giá cao, họ có khả năng tìm đến đối thủ cạnh tranh của bạn thay vì mua lại sản phẩm hay vụ của bạn.

Khi khách hàng đã có trải nghiệm tốt khi làm việc với bạn, việc khiến họ quay lại mua hàng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với việc theo đuổi những khách hàng tiềm năng mới.

Bạn nên nhớ ! Chi phí để có được một khách hàng mới thường cao hơn gấp 5 lần so với việc khiến khách hàng cũ quay lại hoặc tiếp tục mua hàng của bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Hợp tác với đối thủ cạnh tranh – 7 điều mà một tỷ phú đã dạy tôi cách “sinh tồn”

Thị trường là động chứ không phải tĩnh, “đối thủ” là tương đối chứ không phải tuyệt đối, và đối thủ thương mại trong nhiều trường hợp cũng có thể là đối tác. Trong trường hợp khó khăn, bạn có thể chủ động tìm kiếm sự hợp tác từ họ.

doi-thu-canh-tranh

Nước Mỹ dạo gần đây có một chương trình truyền hình thực tế mang tên “Undercover Billionaire” (Tạm dịch: Tỷ phú ẩn thân)

Trong chương trình, tỷ phú 55 tuổi, Glenn Stearns tiếp nhận thử thách, cầm 100 đô la, tới một thành phố xa lạ, dùng khoảng thời gian 3 tháng viết nên câu chuyện thành lập ra một doanh nghiệp trị giá hàng triệu đô la, trong suốt quá trình không được phép dùng tới những quan hệ xã hội trước đó của bản thân, phải làm nên mọi thứ từ hai bàn tay trắng.

Chương trình dài 6 tiếng, nhưng câu chuyện “tỷ phú một lần nữa khởi nghiệp” lại mang tới rất nhiều cảm hứng làm giàu cho nhiều người, chẳng hạn như 7 điều dưới đây:

1. Con người là vốn quan trọng nhất.

Glenn tới một thành phố xa lạ, toàn bộ gia tài của ông là một chiếc xe và 100 đô la, ông dựa vào cái gì để khởi nghiệp?

Dựa vào đầu óc và sức lực của chính bản thân mình, con người chính là nguồn vốn quan trọng nhất. Sau khi tìm được công việc đầu tiên, Glenn quen biết được với ông chủ cửa hàng, đây đồng thời cũng là mối quan hệ xã giao đầu tiên của ông ở một thành phố xa lạ.

Kế đó, dù không lương, không thưởng, nhưng với tầm nhìn và sự hứa hẹn của bản thân, ông tập hợp được cho mình một nhóm người bản địa, hoàn thành bước đầu của giai đoạn khởi nghiệp.

Thành công này được quyết định bởi khả năng khai thác và sử dụng vốn nhân lực của ông.

2. Tìm người mua trước rồi hãy quyết định sẽ bán gì.

Khi mới tới một thành phố xa lạ, Glenn rất cần tiền, ông không ngừng đi tìm những lốp xe cũ để bán. Vì sao? Vì ông hiểu ngành này ư? Không hề, bởi lẽ có người cần tới chúng. Có người cần, bạn có thể cung cấp cho người ta, đây chính là một cuộc làm ăn có lợi.

Ngược lại, có rất nhiều người luôn chấp niệm với thứ mình thích và mình giỏi, cả ngày dày vò tìm cách làm sao để bán được hàng, không bao giờ quan sát hay tìm hiểu xem khách hàng cần gì. Kết quả, mệt mỏi vì bận rộn, nhưng năm này qua năm khác vẫn không có sự tiến bộ.

3. Nắm bắt thời điểm, thuận thời tiến lên.

Glenn là một tấm gương điển hình trong làng “bắt trend”, ông rất giỏi trong việc nắm bắt thời điểm, đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng đem tới sự thành công của ông.

Vào dịp giáng sinh, ông bán buôn một loạt các món đồ, kiếm được món tiền đầu tiên; ngoài ra Ribfest, lễ hội sườn nướng, cũng là thời điểm buôn bán vô cùng thuận lợi, ông đem theo đoàn đội của mình gia nhập vào thời điểm kiếm tiền có một không hai này, kiếm đủ được số tiền có thể mở được một nhà hàng đồ nướng.

Glenn rất biết thuận thời tiến lên, biết rằng nếu biết nắm bắt, bỏ sức và đầu tư vào thời điểm mấu chốt, 1 năm có thể kiếm được bằng 10 năm.

4. Hoàn cảnh không phải là thứ không thể thay đổi.

Có nhiều người thường lấy hoàn cảnh, đặc biệt là hoàn cảnh gia đình ra để làm cái cớ cho sự thất bại của mình, để an ủi mình rằng mình không thành công không phải vì mình không đủ nỗ lực, mà là bởi mình không có một người cha tốt hay một gia đình giàu có.

Nhưng chính bản thân Glenn đã chứng mình cho mọi người thấy rằng, thứ nhất, ông có thể xuất thân nghèo khó, nhưng luôn không ngừng nỗ lực phấn đấu và đã thành công.

Thứ hai, Glenn có thể một lần nữa bắt đầu lại mọi thứ ở tuổi 55 và có được thành công, điều này cho thấy hoàn cảnh không phải là thứ không thể thay đổi, người bình thường vẫn có thể có cơ hội dựa vào sự nỗ lực và phấn đấu của mình để trở nên nổi bật, để thành công.

Bạn tin vào điều gì, đó chính là vận mệnh của bạn.

5. Đừng lãng phí cơ hội sau khi thất bại.

Các tỷ phú không phải lúc nào cũng mang trên mình ánh hào quang. Glenn cảm thấy mình rất giỏi trong lĩnh vực bán hàng, ông tìm được công việc bán bóng nhựa (loại bóng dành cho chó chơi), kết quả hoàn toàn không bán được chút nào, Glenn không kiên trì công việc này nữa, ông ngay lập tức từ bỏ.

Tới nhà máy rượu vang bàn hợp đồng, nói một thôi một hồi nhưng không cách nào lấy được sự tin tưởng của khách hàng, Glenn bị từ chối.

Sau khi quay trở về, ông ngay lập tức bắt tay vào xem xét lại sai lầm, sắp xếp lại tư duy, rồi một lần nữa quay trở lại tìm khách hàng. Và lần này, Glenn đã thành công.

Thứ mà Glenn dạy chúng ta ở đây là: đừng lãng phí thời gian với sai lầm, đừng lãng phí cơ hội sau khi thất bại.

Trên thực tế, có quá nhiều người “thích” đắm chìm trong thất bại và thiếu đi dũng khí tìm gặp đối tác một lần nữa sau khi bị từ chối, đây chính là một trong những nguyên nhân gốc rễ khiến bạn không bao giờ làm nên được nghiệp lớn.

6. Hợp tác với đối thủ cạnh tranh.

Trong quá trình đưa nhóm của mình đi tham gia bán thịt nướng tại Lễ hội sườn nướng, vì có quá nhiều khách hàng, nhưng lại thiếu kha khá thịt, trong lúc mọi người không biết phải làm sao, Glenn đã nghĩ ra cách đi mua và trao đổi với chính các đối thủ của mình để giải quyết vấn đề này.

Thị trường là động chứ không phải tĩnh, “đối thủ” là tương đối chứ không phải tuyệt đối, và đối thủ thương mại trong nhiều trường hợp cũng có thể là đối tác. Trong trường hợp khó khăn, bạn có thể chủ động tìm kiếm sự hợp tác từ họ.

Điều quan trọng là phải có suy nghĩ “động và mở”, đừng nhìn thế giới theo kiểu bất biến, một màu.

7. Dùng tiền thể hiện sự khen ngợi.

Sau khi dự án khởi nghiệp kết thúc, Glenn đã nghĩ tới việc chia tiền cho các thành viên trong nhóm kinh doanh của mình.

Trên thực tế thì cửa hàng thịt nướng này mới khai trương và nó vẫn chưa tạo ra lợi nhuận, hơn nữa cũng chưa tới thời hạn phát lương, vì vậy thay vì thưởng ngay tiền mặt cho các thành viên, Glenn đã sử dụng hình thức cổ phiếu để khích lệ những người đã đi theo mình.

Bất kể bạn có muốn thừa nhận hay không thì tiền bạc chắc chắn là cách tốt nhất để khích lệ và khẳng định cống hiến của một người, đó là sự đánh giá và khen ngợi hiệu quả nhất. Có thể thấy được điều này từ biểu hiện cảm động và hạnh phúc của mọi người khi nhận được tiền trên tay.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips