Skip to main content

Thẻ: Insight

Insight Driven Marketing: Chìa khoá tăng trưởng của các doanh nghiệp hiện đại

Trong bối cảnh khi mà người tiêu dùng tin tưởng những gì mà bạn bè hay đồng nghiệp của họ chia sẻ còn hơn cả thương hiệu, doanh nghiệp cần thấu hiểu khách hàng của họ nhiều hơn và cách tiếp cận theo hướng Insight Driven Marketing chính là chìa khoá.

Insight Driven Marketing: Chìa khoá tăng trưởng của các doanh nghiệp hiện đại
Insight Driven Marketing: Chìa khoá tăng trưởng của các doanh nghiệp hiện đại

Nếu có một sự thật nào đó là trọng tâm của cách tiếp cận Marketing hiện đại (Modern Marketing) thì đó chính là việc các thương hiệu không còn sở hữu các câu chuyện của riêng họ nữa, người tiêu dùng hay khách hàng của họ mới có khả năng đó.

Khái niệm nhận thức về thương hiệu vốn nằm trong tay người tiêu dùng khi họ liên tục chia sẻ các ý kiến, quan điểm, đề xuất và nhu cầu của mình trên các nền tảng.

Theo đó, các câu chuyện về thương hiệu sẽ được tạo ra thông qua các cuộc trò chuyện giữa những người tiêu dùng với nhau và điều này diễn ra liên tục.

Trong bối cảnh khi mà người tiêu dùng còn tin tưởng vào đồng nghiệp hay bạn bè của họ hơn cả những gì mà thương hiệu nói, yếu tố mang tính bắt buộc của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và người làm marketing đó là cần thấu hiểu người tiêu dùng tốt hơn.

Và đây là lúc các hoạt động marketing dựa trên dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về khách hàng (Insight driven Marketing) trở thành chiến lược ưu tiên hàng đầu.

Tầm quan trọng của Insight Driven Marketing.

Đối với những marketer chuyên nghiệp, khái niệm insights hay customer insights vốn không có gì xa lạ.

Đối với các doanh nghiệp nhỏ, insight thậm chí còn là thứ gì đó xa xỉ khi để có được loại dữ liệu này, doanh nghiệp không chỉ cần những người làm marketing có năng lực mà còn phải tiêu tốn không ít thời gian và tiền bạc để thu thập, nghiên cứu và phân tích.

Trong thế giới kỹ thuật số ngày nay, khi có hàng tỷ bài đăng mới được tải lên internet mỗi ngày, các doanh nghiệp hơn bao giờ hết hiện có nhiều cơ hội hơn để thấu hiểu về khách hàng của họ.

Theo đơn vị tư vấn Forrester Consulting, có từ 60% đến 73% dữ liệu trong doanh nghiệp hiện không được sử dụng để phân tích.

Để duy trì tính cạnh tranh và mức độ phù hợp trên thị trường, các doanh nghiệp cần các phương thức tiếp cận mới, các nền tảng và công cụ có thể bắt kịp các cuộc trò chuyện của người tiêu dùng trên tất cả các kênh và thị trường. Đây là lý do tại sao Insight Driven Marketing lại trở nên cần thiết.

Trong thế giới thông tin hỗn loạn, Insight driven Marketing là con đường giúp doanh nghiệp hay thương hiệu tìm thấy con đường tăng trưởng cho riêng mình.

Vai trò quan trọng của AI trong Insight Driven Marketing.

Kể từ khi có sự xuất hiện của chatbot AI ChatGPT và sau này là Google Bard của Google, công nghệ AI hay trí tuệ nhân tạo lại càng trở nên phổ biến hơn.

Ngày nay, AI và các mô hình ngôn ngữ lớn có khả năng chuyển hoá các dữ liệu dữ liệu (thô) thành những sự hiểu biết có khả năng hành động (actionable insights) một cách dễ dàng hơn.

Điều này có thể giúp những người làm marketing đơn giản hoá việc thấu hiểu các câu chuyện liên quan đến thương hiệu và nhận thức của khách hàng về thương hiệu, mọi thứ được diễn ra gần như là trong thời gian thực.

Các công cụ được hỗ trợ bởi AI thông qua các thuật toán xử lý thông tin của nó cũng có thể làm phòng phú thêm yếu tố ngữ cảnh, vốn vô cùng quan trọng đối với các nhà quảng cáo khi tiếp cận khách hàng của họ. Với Marketer, điều này cũng có nghĩa là họ hoàn toàn có thể dự báo những gì có thể diễn ra trong tương lai gần.

Khi AI tiếp tục phát triển và trở thành nền tảng của các hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp không thể bắt kịp xu hướng này có thể sẽ bị bỏ lại phía sau.

Giải pháp và thách thức đối với các doanh nghiệp.

Theo công ty tư vấn McKinsey & Company, các thương hiệu áp dụng chiến lược insight driven marketing hay làm marketing theo hướng thấu hiểu về khách hàng có thể làm tăng giá trị doanh thu ròng (Net Sales) lên tới 5% và tăng hiệu quả marketing lên 20%.

Các giải pháp insight driven marketing cung cấp cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp lẫn người làm marketing những cái nhìn tổng thể về bộ dữ liệu của người tiêu dùng trên các yếu tố chính của doanh nghiệp như marketing, quan hệ công chúng (PR), chiến lược, nghiên cứu và phát triển (R&D), và hơn thế nữa.

Tuy nhiên, có một thách thức đặt ra với phần lớn các doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ) đó là họ sẽ làm gì hay ứng dụng insight driven marketing như thế nào nếu doanh nghiệp của họ không có các hệ thống quản trị và phân tích dữ liệu tương ứng, hay yếu tố nhân sự đang là rào cản đối với họ.

Trong khi các doanh nghiệp lớn và mạnh về công nghệ có thể dễ dàng ứng dụng và chiếm lĩnh lợi thế cạnh tranh trên thị trường, các doanh nghiệp nhỏ sẽ còn phải đối mặt với vô vàn các thách thức.

Insight Driven Marketing đã và đang giúp nhiều thương hiệu thành công.

Như đã phân tích ở trên, có thể nói là insight driven marketing hiện vẫn là câu chuyện của các doanh nghiệp và thương hiệu lớn.

Nhiều thương hiệu đầu ngành (Market Leader) đã giành chiến thắng trên thị trường của họ bằng cách áp dụng chiến lược insight driven marketing trên quy mô lớn, với những kết quả có thể nói là mang tính chuyển đổi.

Kể từ năm 2016, thương hiệu làm đẹp Shiseido đã sử dụng một bộ giải pháp mới nhằm mục tiêu củng cố và tối ưu hóa các hoạt động truyền thông xã hội (social media) trên phạm vi toàn cầu.

Bằng cách áp dụng trực tiếp giải pháp mới để phân tích người tiêu dùng, Shiseido có thêm những nguồn thông tin chính xác duy nhất về nhu cầu và nhận thức của khách hàng.

Amit Naik, hiện là SVP và trưởng bộ phận phân tích toàn cầu của Shiseido cho biết: “Chúng tôi đã có thể tạo ra một bộ khung KPI nhất quán trên toàn cầu, sau đó chuyển đổi hoàn toàn từ các mục tiêu lợi tức Marketing (ROM) sang liên kết nó với mục tiêu tỷ suất lợi nhuận đầu tư (ROI).

“Ngày nay, các thương hiệu của chúng tôi có tính cạnh tranh cao hơn vì chúng tôi có thể có được những sự hiểu biết sâu sắc về khách hàng (Insight) mà ít ai khác trong ngành có thể làm được.”

Tương lai của các hoạt động Marketing.

Là một trong những động lực phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp và thương hiệu, các cuộc trò chuyện của người tiêu dùng về thương hiệu hay các đối thủ cạnh tranh có thể cung cấp những thông tin mang tính quyết định cho hầu hết các doanh nghiệp.

Insight driven Marketing là giải pháp cho phép các tổ chức tập trung trực tiếp vào tiếng nói của khách hàng của họ trên quy mô lớn.

Và khi công nghệ tiếp tục phát triển, các thương hiệu sẽ có thêm nhiều cơ hội mới để cải thiện sự hiểu biết của họ về người tiêu dùng và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Top 5 insights của người tiêu dùng Việt Nam năm 2023

Khi năm mới 2024 chính thức đã bắt đầu, mặc dù tìm kiếm các chiến lược mới là rất cần thiết, nhìn lại những gì đã qua và coi đó là nền tảng cũng không kém phần quan trọng. Tìm hiểu top 5 insight của người tiêu dùng Việt Nam năm 2023 trong bài viết này.

Top 5 insights của người tiêu dùng Việt Nam năm 2023
Top 5 insights của người tiêu dùng Việt Nam năm 2023

Bằng cách xem xét và đánh giá thật kỹ các sở thích và xu hướng ưu tiên mua sắm của người tiêu dùng, các thương hiệu không chỉ có thêm sự hiểu biết về người tiêu dùng của mình mà còn có thêm nhiều định hướng cho các hành động trong tương lai.

Dưới đây là Top 5 insights của người tiêu dùng Việt Nam năm 2023 mà bạn có thể tham khảo.

Người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng mua sắm giải trí (shoppertainment).

Shoppertainment hay Mua sắm giải trí là khái niệm đề cập đến phương thức mua sắm kết hợp yếu tố giải trí, thuật ngữ được nổi lên từ sự phổ biến của các nền tảng mạng xã hội như TikTok.

Trong năm 2023, trong khi mức độ sử dụng của tất cả các nền tảng thương mại điện tử lớn đều giảm, TikTok Shop đã tăng trưởng ấn tượng 5% theo quý.

Mẹo: Người mua sắm ở Việt Nam đang tìm kiếm các trải nghiệm mua sắm trực tuyến năng động và thú vị hơn, các thương hiệu hay doanh nghiệp theo đó cần thu hút khách hàng của mình một cách thức sáng tạo hơn, đặc biệt là khi khách hàng của doanh nghiệp là người trẻ (Gen Z).

Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng thận trọng về mặt tài chính.

Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng thận trọng về mặt tài chính do những bất ổn kinh tế. Theo Báo cáo Xu hướng Tài chính 2023 của Decision Lab, khoảng 50% số người được hỏi cho biết tiết kiệm cho những khó khăn bất ngờ là mối quan tâm lớn nhất của họ, con số này trước đó chỉ khoảng 10-20%.

Trong khi lượng người sử dụng sản phẩm đầu tư để đảm bảo an ninh tài chính có tăng nhẹ, tuy nhiên mức độ chấp nhận rủi ro lại giảm. Các khoản đầu tư trú ẩn an toàn như tài khoản tiết kiệm và chứng khoán đã tăng mạnh.

Mẹo: Các ngân hàng và tổ chức tài chính muốn thu hút khách hàng cần cung cấp các sản phẩm tiết kiệm và đầu tư mang lại sự tin cậy, minh bạch và bảo mật, đồng thời thể hiện những giá trị này thông qua các thông điệp Marketing và chiến dịch thương hiệu (Brand Marketing).

Người lao động Việt Nam thích chế độ làm việc kết hợp (Hybrid).

62% người lao động Việt Nam thích chế độ làm việc kết hợp (theo Báo cáo Tư duy Lãnh đạo “Tương lai của Công việc” của The Sentry và Decision Lab). Tuy nhiên, chỉ có 9% người lao động cho biết họ chỉ thích làm việc từ xa, điều này cho thấy mọi người vẫn coi trọng lợi ích xã hội và nghề nghiệp của việc đến văn phòng.

“Cơ hội học tập” là ưu tiên hàng đầu của 47% nhân viên khi lựa chọn nơi làm việc, tiếp theo là “văn hóa doanh nghiệp” và sau đó là “thu nhập & phúc lợi” với 46%.

Mẹo: Hiểu được điều gì thúc đẩy sự lựa chọn nơi làm việc của nhân viên, định nghĩa của họ về nơi làm việc lý tưởng, nhận thức của họ về xu hướng nơi làm việc mới là nền tảng để xây dựng một doanh nghiệp bền vững.

Họ thích những bữa ăn đắt tiền.

Theo báo cáo Xu hướng F&B Việt Nam 2023, mức giá trung bình hợp lý cho một bữa ăn bên ngoài bình thường là 56.000 đồng một người. Đối với một bữa ăn sang trọng, chi phí trung bình hợp lý có thể lên tới 331.000 đồng/người, đắt gấp khoảng 6 lần so với một bữa ăn thông thường.

Người tiêu dùng có thu nhập cao hơn có xu hướng chi tiêu nhiều hơn cho ngành F&B. Việc đưa ra các chương trình giảm giá/khuyến mãi có thể giúp giữ chân khách hàng tại các nhà hàng/quán cà phê một cách hiệu quả hơn.

Gen Z Việt muốn ngắt kết nối.

Theo Báo cáo Người tiêu dùng Kết nối Quý 3 năm 2023, gần 8/10 (76%) Gen Z muốn rời bỏ ít nhất một nền tảng mạng xã hội.

Khi Gen Z bắt đầu sử dụng mạng xã hội một cách có ý thức hơn, tính xác thực, mức độ phù hợp và trách nhiệm sẽ là nền tảng của các chiến lược thương hiệu trong tương lai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

TikTok ra mắt TikTok Keyword Insights cho Digital Marketer

TikTok vừa thông báo ra mắt TikTok Keyword Insights, một công cụ nghiên cứu và phân tích từ khoá, là một trong những chìa khoá quyết định sự thành công của các chiến dịch Digital Marketing trên TikTok.

TikTok ra mắt TikTok Keyword Insights cho Digital Marketer
TikTok ra mắt TikTok Keyword Insights cho Digital Marketer

Là một phần trong bộ công cụ hỗ trợ sáng tạo trên nền tảng (TikTok Creative Center), TikTok Keyword Insights là vừa mới được TikTok ra mắt là công cụ nghiên cứu và phân tích keyword hay từ khoá với mục tiêu giúp các nhà quảng cáo khám phá các từ khóa hay cụm từ đang mang lại hiệu suất cao với quảng cáo TikTok.

Những người làm marketing có thể sử dụng công cụ này để khám phá danh sách các từ khóa đang thịnh hành, những từ có thể xuất hiện trong âm thanh, lớp phủ văn bản hoặc chú thích quảng cáo.

Giao diện chính của TikTok Keyword Insights
Giao diện chính của TikTok Keyword Insights

Như bạn có thể thấy qua hình chụp ở trên, chỉ cần nhập một từ khoá bất kỳ vào thanh tìm kiếm, bạn có thể bắt đầu thu thập những dữ liệu có liên quan, bạn cũng có thể thu hẹp kết quả tìm kiếm của mình theo khu vực, ngành hàng, mục tiêu quảng cáo, loại từ khóa và khung thời gian.

TikTok Keyword Insights cho phép bạn phân tích hiệu suất của các từ khóa trong khung thời gian đã chọn, CTR (tỷ lệ nhấp chuột vào quảng cáo) trung bình của các quảng cáo TikTok có sử dụng từ khoá đó.

Bạn có thể nhấp vào nút Chi tiết (Details) ở ngoài cùng bên phải của trang kết quả tìm kiếm để xem các video cụ thể có chứa từ khóa đó.

TikTok Keyword Insights cũng sẽ cho bạn biết cách các nhà quảng cáo đưa cụm từ khoá vào nội dung quảng cáo, cho dù là trong một đoạn âm thanh thuyết minh, văn bản quảng cáo hay lớp phủ văn bản, kèm với đó là mức độ hiệu quả của những quảng cáo đó.

Ngoài các công dụng liên quan đến phân tích từ khoá, công cụ mới này cũng còn là một cách tuyệt vời khác để các nhà quảng cáo TikTok tối ưu nội dung quảng cáo, chỉnh sửa hoặc thêm mới một số nội dung có thể mang lại hiệu quả cao.

Bạn có thể truy cập TikTok Keyword Insights ngay tại đây

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Chiến lược ứng dụng Social Media cho nghiên cứu thị trường

Khác với các hình thức nghiên cứu thị trường truyền thống, giờ đây, thông qua các nền tảng mạng xã hội (Social Media), thương hiệu có thể thu thập xu hướng ngành, các hoạt động của đối thủ cạnh tranh và hơn thế nữa.

Chiến lược ứng dụng Social Media cho nghiên cứu thị trường
Chiến lược ứng dụng Social Media cho nghiên cứu thị trường

Với sự phát triển bùng nổ trong những năm gần đây, các nền tảng mạng xã hội đã làm thay đổi không chỉ cách người tiêu dùng tìm kiếm thông tin và mua sắm, mà còn thay đổi cả cách các thương hiệu tiếp cận các hoạt động marketing.

Chỉ vài năm trước, các nền tảng như Facebook, Instagram, TikTok hay LinkedIn chỉ đóng một phần nhỏ trong các chiến lược marketing toàn cầu, ngày nay, không ít các thương hiệu sử dụng phần lớn ngân sách của mình trên các nền tảng này.

Mạng xã hội không chỉ nơi các thương hiệu có thể dùng để xây dựng thương hiệu hay quảng cáo, nó cũng là một kênh hiệu quả để nghiên cứu thị trường.

Giá trị của các hoạt động nghiên cứu thị trường đối với các thương hiệu.

Về bản chất, nghiên cứu thị trường là nền tảng của mọi hoạt động marketing nói chung và luôn là một phần không thể thiếu trong quá trình xây dựng thương hiệu.

Tiến hành nghiên cứu thị trường có nghĩa là doanh nghiệp bắt đầu thu thập thông tin và tìm hiểu thêm về thị trường mục tiêu, thiết lập chân dung khách hàng tiềm năng (customer personas) cũng như đánh giá mức độ thành công của sản phẩm.

Nghiên cứu thị trường cũng giúp doanh nghiệp định lượng sự phù hợp của sản phẩm với thị trường. Khi sản phẩm hoặc dịch vụ đã được tung ra, các hoạt động nghiên cứu cho phép các Brand Marketer hiểu được cách mà khách hàng mục tiêu phản hồi cũng như các thông điệp mà họ muốn nhận từ thương hiệu.

Ở phạm vi doanh nghiệp, nghiên cứu thị trường là nền tảng của các chiến lược marketing thương hiệu (Brand Marketing) thành công.

Tuy nhiên, khi nói đến các phương thức tiếp cận nghiên cứu thị trường, các kỹ thuật nghiên cứu thị trường truyền thống, chẳng hạn như phỏng vấn hay nhóm tập trung (Focus Groups) có thể tốn nhiều thời gian, ngân sách cũng như hạn chế về mắt dữ liệu.

Các cách thức tiếp cận thị trường mới hơn chẳng hạn như thông qua các nền tảng mạng xã hội lại có khả năng thu thập dữ liệu nhanh hơn.

Các nền tảng mạng xã hội có thể mở rộng các hạn chế vốn có của hoạt động nghiên cứu thị trường.

Các nền tảng truyền thông mạng xã hội về cơ bản là có tất cả các công cụ cần thiết để thương hiệu có thể có được câu trả lời cho các câu hỏi trong bảng nghiên cứu thị trường.

Mạng xã hội có thể cung cấp những insight về các hoạt động xây dựng nhận diện thương hiệu (Branding), các thông điệp nội dung, các thiết kế sáng tạo, cũng như giúp thương hiệu có nhiều thông tin hơn về hoạt động của đối thủ cạnh tranh và xu hướng ngành.

Với hơn 5 tỷ người dùng mạng xã hội trên toàn cầu và không ngừng tăng trưởng nhanh qua các năm, các nền tảng mạng xã hội phổ biến như Facebook, Instagam hay TikTok có thể phá vỡ các hạn chế về số lượng (mẫu) hay dữ liệu vốn có của các phương thức nghiên cứu thị trường tuyền thống.

Cách sử dụng các nền tảng xã hội hay Social Media để nghiên cứu thị trường.

Như MarketingTrips đã đề cập ở trên, các nền tảng mạng xã hội cho phép các thương hiệu tiếp cận nhiều lớp thông tin về ngành mà họ đang kinh doanh, bản thân thương hiệu, đối thủ cạnh tranh, thông điệp cũng như các thiết kế sáng tạo.

1. Các hiểu biết về ngành (Industry Insights).

Sử dụng các kênh truyền thông mạng xã hội là một cách hiệu quả để thu thập và đánh giá xu hướng ngành cũng như sự thay đổi trong hành vi của người dùng trong thời gian thực.

Các nền tảng như LinkedIn, Facebook hay Instagram giúp thương hiệu dễ dàng phát hiện và tách biệt các xu hướng hàng đầu cũng như những sự thay đổi trong các xu hướng đó.

Nếu như trong một vài năm trước, hình ảnh (Photo) là định dạng nội dung có khả năng thu hút sự chú ý lớn nhất của người dùng. Trong những năm gần đây, video hay video ngắn đang dần chiếm ưu thế và trở thành một công cụ hiệu quả (và có khả năng tiếp cận cao) để kết nối với khách hàng.

Trong bối cảnh mới, các các động lực thúc đẩy ngành không chỉ còn là các chủ đề nội dung mang tính chuyên môn cao hay từ các công cụ phân tích hỗ trợ, việc xác định và hợp tác với những người có ảnh hưởng (influencer) cũng là cách mà thương hiệu nên cân nhắc.

Trong trường hợp, thương hiệu cần thu thập nhiều dữ liệu hơn và nhanh hơn, các công cụ phân tích và lắng nghe mạng xã hội (Social Listening) chính là chìa khoá.

2. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh.

Chưa có một nền tảng hay phương tiện nào trước đây có thể khiến cho việc tiến hành nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trở nên dễ dàng hơn như hiện tại thông qua mang xã hội.

Từ các nền tảng mạng xã hội, bạn có thể nhanh chóng xác định cách các đối thủ cạnh tranh đang quảng cáo, chiến lược xây dựng và phân phối nội dung, cách đối thủ tương tác với khách hàng của họ và hơn thế nữa.

Dù là theo dõi trực tiếp từ các kênh của đối thủ hay sử dụng các công cụ Social Listening trung gian, bạn có vô số cách để xác định cách đối thủ đang làm thương hiệu và marketing.

Từ góc nhìn này, các đội nhóm thương hiệu (Brand Teams) sẽ có được nhiều hiểu biết hơn về những gì mà khách hàng thích và không thích từ đối thủ, và hiển nhiên, đây là những dữ liệu quý giá cho bất kỳ chiến dịch marketing thành công nào.

3. Định vị thương hiệu.

Sau một quá trình liên tục quảng cáo và phân phối nội dung, liệu đối tượng mục tiêu (Target Audience) của bạn có cảm nhận được thương hiệu theo cách mà bạn muốn có hay không hay nó có đúng là những gì mà thương hiệu đang cố gắng định vị?

Dữ liệu có được từ các quan sát và phân tích trên mạng xã hội sẽ giúp thương hiệu dễ dàng có được các câu trả lời.

Những công cụ hỗ trợ như hashtag, chức năng tìm kiếm hay các công cụ thu thập và phân tích dữ liệu của bên thứ ba là những gì thương hiệu có thể sử dụng để xem cách khách hàng đang thảo luận về thương hiệu, cảm nhận của họ về thương hiệu hay những cảm xúc khác nếu có.

4. Kiểm tra và đánh giá nội dung.

Với tư cách là một Digital Marketer, bạn hiểu rằng, thông qua các nền tảng mạng xã hội, bạn có thể nhanh chóng chạy các thử nghiệm đa biến (A/B Testing) để kiểm tra xem đâu là những thông điệp hay các bản thiết kế mà đối tượng mục tiêu mong muốn được tương tác.

Nếu như với các phương pháp nghiên cứu thị trường truyền thống, bạn có thể tiêu tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc, từ các nền tảng mạng xã hội, bạn có thể nghiên cứu về sở thích hay hành vi của người dùng một cách nhanh chóng (và ít tốn kém).

Thông qua các lượt thích, bình luận hay thậm chí là nhắn tin trực tiếp, thương hiệu có được phản hồi của khách hàng ngay lập tức.

Nếu doanh nghiệp sử dụng mạng xã hội để thúc đẩy doanh số bán hàng (Sales), các số liệu chuyển đổi trực tiếp cũng là cách để có thêm thông tin về khách hàng.

Cuối cùng, tất cả những dữ liệu có được từ các quan sát và phân tích nói trên chính là kim chỉ nam để thương hiệu chỉnh sửa và tối ưu các chiến lược tổng thể, đánh giá nhận thức về thương hiệu, nội dung, với mục tiêu là cải thiện hiệu suất kinh doanh chung.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Competitive insight: Làm thế nào để ứng dụng trong doanh nghiệp

Competitive insight là khái niệm mô tả việc luôn theo dõi và thấu hiểu đối thủ cạnh tranh, từ góc độ làm kinh doanh hay marketing, điều này có thể đảm bảo rằng doanh nghiệp luôn theo sát các diễn biến trên thị trường, nhìn nhận mọi thứ từ góc nhìn của đối thủ và hơn thế nữa.

Competitive insight: Làm thế nào để ứng dụng trong doanh nghiệp
Competitive insight: Làm thế nào để ứng dụng trong doanh nghiệp

Khi xem xét đến khái niệm Competitive insight, người làm marketing hay nhà lãnh đạo doanh nghiệp ngầm hiểu rằng, để có được cái gọi là lợi thế cạnh tranh trên thị trường, điều cần thiết là phải nhìn nhận mọi thứ từ quan điểm của đối thủ cạnh tranh (Competitor).

Nhiều chuyên gia trong ngành marketing và phân tích cạnh tranh đề cao việc sử dụng Competitive insight hay Sự hiểu biết sâu sắc về đối thủ, coi đây là một bước tiến từ trí thông minh cạnh tranh (competitive intelligence) trong kinh doanh.

Khi các nhà lãnh đạo không coi trọng đối thủ cạnh tranh, họ sẽ dần mất cảnh giác và không thể hành động hoặc phản ứng một cách hiệu quả trước đối thủ.

Về mặt tổng thể, Competitive insight bao gồm 4 phần với mục tiêu cuối cùng là biến các dữ liệu (Data) có được thành các hành động cụ thể.

Phần đầu tiên được gọi là thông tin tình báo cạnh tranh tiêu chuẩn: xem xét các báo cáo hàng năm, báo cáo doanh thu, lợi nhuận… của đối thủ cạnh tranh.

Sau khi có được các dữ liệu này, phần thứ hai liên quan đến việc hiểu những công cụ mà đối thủ cạnh tranh sẽ tận dụng để đưa ra các lựa chọn mang tính chiến lược với dữ liệu đó.

Phần thứ ba, khi phân tích đối thủ, điều quan trọng là phải hiểu về bản thân những người ra quyết định bằng cách xem xét hành động của họ trong quá khứ.

Một CEO có kiến thức nền tảng về Marketing sẽ đưa ra những lựa chọn rất khác so với một CEO vốn xuất thân và mạnh về tài chính.

Cuối cùng, các doanh nghiệp nên đưa ra những dự đoán ngắn hạn về cách đối thủ cạnh tranh có thể hành động và nhanh chóng thay đổi hướng đi nếu chúng được chứng minh là sai. Điều này cũng tương tự khi bạn chơi cờ vua — bạn luôn cần đi trước đối thủ một hoặc hai bước, suy nghĩ và chuẩn bị cho nước đi tiếp theo của họ và luôn sẵn sàng thay đổi nếu họ thay đổi chiến thuật (không theo cách bạn dự đoán).

Nếu bạn đoán đúng, điều đó cho thấy rằng bạn đang đi đúng hướng trong việc hiểu đối thủ cạnh tranh của mình, khi này bạn cần tiếp tục duy trì.

Ngược lại, nếu những gì bạn dự báo là sai, hãy nhanh chóng tìm hiểu lý do tại sao và thay đổi hướng đi nhanh nhất có thể.

Một khi bạn biết được sai lầm của mình nằm ở đâu, bạn có thể thay đổi cách bạn thu thập thông tin về đối thủ để từ đó đưa ra những dự đoán tốt hơn trong tương lai. Dự đoán của bạn sẽ ngày càng tốt hơn theo thời gian khi bạn lặp lại quy trình này.

Đừng tin tưởng hoàn toàn vào AI khi phân tích Competitive insight.

Trong những tháng trở lại đây, mà chính xác là kể từ khi các chatbot AI như ChatGPT hay Google Bard ra đời, thuật ngữ AI càng trở nên “bình dân” hơn bao giờ hết.

Trong khi khó có thể phủ nhận vai trò của AI trong việc thu thập, phân tích và tổ chức dữ liệu, không phải mọi hoạt động kinh doanh đều có thể tin tưởng và giao phó cho AI.

Vấn đề ở đây là, các đối thủ cạnh tranh không phải lúc nào cũng tuân theo các khuôn mẫu có thể dự đoán được và AI thì hiện vẫn thiếu yếu tố trực giác của con người.

Trong trường hợp này, cách tiếp cận đúng cho các doanh nghiệp nên là khai thác năng lực chuyên môn của con người (nhân viên) từ nhiều khía cạnh khác nhau, những kết luận đúng đắn nên hài hoà giữa yếu tố công nghệ và trực giác của con người.

Biến sự hiểu biết thành hành động.

Về bản chất, việc có được những sự hiểu biết sâu sắc về đối thủ hay Competitive insight sẽ không có ý nghĩa gì nếu nó không thực sự ảnh hưởng đến cách mà doanh nghiệp ra quyết định. Doanh nghiệp có thể khai thác các dữ liệu có được theo 3 cách: thông qua con người, quy trình và hiệu suất.

Với yếu tố con người, hãy xem xét việc doanh nghiệp nên tuyển ai, họ cần có những năng lực gì và doanh nghiệp cần bao nhiêu người.

Yếu tố quy trình liên quan đến việc tìm kiếm các phương pháp, nền tảng hay cách thức tiếp cận đúng cho doanh nghiệp.

Cuối cùng, yếu tố hiệu suất đề cập đến việc đo lường những giá trị mà doanh nghiệp có được khi theo dõi và thấu hiểu về đối thủ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

insights director của Coca-Cola: Marketer hiếm khi hành động một cách có chiến lược

Trong một chia sẻ mới đây, người đứng đầu bộ phận am hiểu khách hàng là insights director của Coca-Cola cho biết, người làm marketing hiện chưa thực sự hành động một cách có chiến lược.

insights director của Coca-Cola: Marketer quá bận rộn để hành động một cách có chiến lược
insights director của Coca-Cola: Marketer quá bận rộn để hành động một cách có chiến lược

Theo đó, các chuyên gia khuyên rằng các thương hiệu nên đảm bảo rằng các nhà tiếp thị hay người làm marketing có đủ thời gian để sử dụng cả yếu tố dữ liệu (data) lẫn những hiểu biết sâu sắc về con người (human insight) khi xây dựng một chiến lược marketing hay kinh doanh dài hạn.

Bà Fiona Lovatt, insights director của Coca-Cola tại Châu Âu cho biết là trên thực tế, các nhà quản lý thương hiệu thường không có khả năng hành động một cách có chiến lược.

“Mặc dù hầu hết các nhà tiếp thị đều tuyên bố là họ có chiến lược, nhưng thực tế vấn đề lại không diễn ra theo cách đó.

Tôi nghĩ rằng nếu bạn có thể hình dung hay vào thử vai của một nhà quản lý thương hiệu, bạn sẽ bị sốc về sự ngắn hạn của các nhiệm vụ mà người này thường làm.

Có những thứ rất đơn giản nhưng lại có thể khiến các nhà tiếp thị bị mắc kẹt và do đó, họ thiếu thời gian để tập trung vào những tư duy dài hạn. Cũng từ đây, người làm marketing nói chung rất dễ mắc bẫy khi đưa ra các quyết định ngắn hạn.

Thứ mà họ thực sự cần đó là một chiến lược dài hạn.”

Đồng ý với góc nhìn này, người đứng đầu bộ phận marketing và phân tích dữ liệu của Philips chia sẻ rằng, đội nhóm marketing của thương hiệu này được yêu cầu tập trung nhiều hơn vào người tiêu dùng và do đó, họ luôn nhìn mọi thứ với tư duy dài hạn.

“Điều quan trọng là các thành viên trong nhóm phải dành thời gian để nói chuyện trực tiếp với người tiêu dùng và không chỉ tập trung vào các vấn đề nội bộ của thương hiệu hay doanh nghiệp.

Tư duy chiến lược (strategic thinking) ngày càng trở nên quan trọng hơn trong một thế giới khó đo lường hơn với nhiều sự bất ổn hơn, vì nó mang đến cho các thương hiệu cơ hội chứng minh tầm quan trọng của họ đối với cuộc sống của người tiêu dùng.”

insights director của Coca-Cola tiếp lời:

“Thế giới hiện đang phức tạp hơn bao giờ hết. Với vô số những sự bất ổn ngoài kia, một chiến lược đúng rất quan trọng vì nó đóng vai trò là kim chỉ nam cho mọi quyết định dù là từ marketing hay kinh doanh.

Điều quan trọng là phải xác định được chiến lược thực sự là gì, chiến lược nào nên được ưu tiên và chiến lược nào thì không. Tôi nghĩ rằng việc phân biệt rõ khái niệm chiến thuật, chiến lược và thực thi cũng rất quan trọng.”

Đại dịch, lạm phát, và sau đó là cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra trên phạm vi toàn cầu, đã nhắc lại tầm quan trọng của việc “làm thật tốt những điều cơ bản”. Điều này có nghĩa là người làm marketing hãy sử dụng những insight để hiểu cảm giác của người tiêu dùng, đặc biệt là trong bối cảnh khi mà mọi thứ luôn thay đổi một cách nhanh chóng.

Tầm quan trọng của yếu tố con người hay nói cách khác là am hiểu con người.

Các yếu tố công nghệ có thể rất hữu ích trong việc chuyển tiếp chiến lược tới một mức độ nào đó, tuy nhiên lượng dữ liệu dồi dào mà các nền tảng công nghệ tạo ra có thể có nghĩa là các nhóm marketing đang khai thác dữ liệu theo góc nhìn riêng của họ để giải quyết các vấn đề của khách hàng và thị trường.

Người làm marketing không nên nhìn vào dữ liệu để tự giải quyết vấn đề một cách độc lập. Thay vào đó, điều quan trọng là hãy kết hợp sự am hiểu sâu sắc về con người kết hợp với dữ liệu để xây dựng chiến lược.

Sự hiểu biết sâu sắc về con người và công nghệ nên được sử dụng song song với nhau.

“Để đạt được các mục tiêu chiến lược của mình, các nhà tiếp thị cần phải có sự đồng hành của các bên liên quan khác trong nội bộ. Điều này đòi hỏi một sự kết nối về mặt cảm xúc và sự hiểu biết về các bên liên quan.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Marketing Campaign Planning: TikTok chia sẻ một số insights mới từ TikTok Works

Nhằm mục tiêu hỗ trợ người làm marketing hay các nhà quảng cáo trên nền tảng, TikTok vừa chia sẻ một số insights mới tập trung vào việc xây dựng các chiến dịch marketing.

Marketing Campaign Planning: TikTok chia sẻ một số insights mới
Marketing Campaign Planning: TikTok chia sẻ một số insights mới

Theo đó, TikTok vừa ra mắt một chương trình mới có tên là TikTok Works, nền tảng tập trung cung cấp nhiều insight và hướng dẫn giúp các Marketer và nhà quảng cáo tối ưu hiệu suất trên nền tảng.

Ở giai đoạn hiện tại, ​​TikTok Works chủ yếu hướng đến các thương hiệu CPG (hàng đóng gói tiêu dùng), chỉ ra vai trò của TikTok trong việc giúp người dùng khám phá thương hiệu và cách TikTok có thể giúp nâng cao nhận thức về thương hiệu (Brand Awareness).

Theo phân tích từ công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, TikTok cho biết nền tảng này có thể thúc đẩy lợi tức trên chi tiêu quảng cáo (ROAS) và hiệu quả bán hàng cho các thương hiệu CPG.

Theo TikTok:

“Theo các nghiên cứu, các thương hiệu tại Mỹ đã chứng kiến ​​ROAS cao hơn 96% so với tất cả các phương tiện kỹ thuật số khác được phân tích trong mô hình và gần gấp 3 lần hiệu quả bán hàng ngoại tuyến (offline sales). Các khu vực khác như Trung Đông, Châu Âu và Đông Nam Á cũng có mức tăng tương tự.”

TikTok cũng đã thực hiện một số nghiên cứu sâu hơn với NCS và phát hiện ra rằng, trong các danh mục các sản phẩm làm đẹp, chăm sóc cá nhân và thực phẩm và đồ uống (F&B), quảng cáo TikTok tạo ra doanh số cao hơn so với các quảng cáo truyền thống trên TV mặc dù có mức hiển thị thấp hơn.

TikTok cũng ủy quyền cho nhóm nghiên cứu Fairing để xem xét vai trò ngày càng tăng của nền tảng trong việc thúc đẩy người tiêu dùng khám phá sản phẩm hay thương hiệu.

“Sau khi mua hàng trực tuyến, khi người tiêu dùng được hỏi nơi họ lần đầu tiên nghe về các sản phẩm mà họ đã, gần 15% cho biết họ đã khám phá sản phẩm trên TikTok. Chỉ một năm trước đó, con số này chỉ là 4%.”

Đối với những người làm marketing, điều này có nghĩa là khi hành trình mua hàng (Customer Journey) của khách hàng đã thay đổi, nhiệm vụ của họ là tập trung tương tác với các điểm chạm nơi khách hàng bị tác động (nhiều nhất) trong quá trình ra quyết định mua hàng, ví dụ trong trường hợp này, TikTok là một điểm chạm quan trọng.

Cuối cùng, TikTok cũng đã hợp tác với Kantar để phân tích cách quảng cáo TikTok (TikTok Ads) có thể thúc đẩy nhận thức về thương hiệu so với các chiến dịch quảng cáo truyền thống khác.

“Theo phân tích của Kantar Link AI, hơn 3.500 quảng cáo TikTok được đo lường đã vượt qua các tiêu chuẩn về hiệu suất của các quảng cáo kỹ thuật số và truyền hình (TVs) của chính họ (trên nền tảng phân tích của Kantar) từ 15–20% trên nhiều chỉ số khác nhau, bao gồm tính thuyết phục (khả năng một quảng cáo sẽ thúc đẩy khuynh hướng tìm hiểu về thương hiệu) và sự thích thú (sự tác động và đánh giá cao về một quảng cáo).”

Bạn có thể xem chi tiết về TikTok Works tại đây

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Insight là gì? Hiểu về Insights khách hàng trong Marketing

Insight là gì? Thấu hiểu khái niệm Insight trong ngành Marketing, Consumer hay customer Insight là gì? Cách tìm kiếm và xác định đúng insights của khách hàng? Các loại insight thường gặp khi nghiên cứu thị trường và khách hàng? 

Insight hay insights về mặt tổng thể là khái niệm đề cập đến một kiểu kiến thức dưới dạng quan điểm, hiểu biết về một ai hoặc một thứ gì đó hoặc một sự suy luận có logic về một chủ đề gì đó. Trong Marketing, Insight có nghĩa là “sự thật ngầm hiểu”.

Insight là gì
Insight là gì? Hiểu về Insights khách hàng trong Marketing

Insight (Insights) trong tiếng Việt tạm được dịch là “Sự thật ngầm hiểu“. Với phần lớn những người làm marketing chuyên nghiệp, thấu hiểu khái niệm về insight của khách hàng là một trong những thứ được quan tâm nhất kể từ khi họ gia nhập ngành. Từ việc làm sao để thấu hiểu khách hàng mục tiêu đến việc đâu là cách có thể đáp ứng tốt nhất những kỳ vọng “thầm kín” của họ. Bài viết dưới đây từ MarketingTrips sẽ phân tích và giải đáp toàn bộ các nội dung xoay quanh thuật ngữ Insight khách hàng.

Các nội dung sẽ MarketingTrips được phân tích trong bài viết này bao gồm:

  • Insight là gì?
  • Insight là gì trong Marketing?
  • Thấu hiểu về khái niệm Insight.
  • Sự khác biệt giữa Customer Insight và Consumer Insight là gì?
  • Vai trò của việc thấu hiểu Customer Insight trong Marketing và Kinh doanh.
  • Những hiểu lầm thường thấy với thuật ngữ insight hoặc consumer insight là gì?
  • Những nguyên tắc Marketer cần hiểu về khái niệm insight là gì?
  • Cách tìm kiếm và xây dựng insight của khách hàng hay Customer Insights.
  • Chiến lược áp dụng customer insights để xây dựng lợi thế cạnh tranh.
  • FAQs – Những câu hỏi thường gặp với thuật ngữ Insight.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Insight là gì?

Insight (insights) là khái niệm đề cập đến một kiểu kiến thức dưới dạng quan điểm, hiểu biết (về một ai hoặc một điều gì đó) hoặc sự suy luận có logic.

Một người nào đó có thể có được những ý tưởng hay phát hiện mới, hay những sự hiểu biết bất ngờ sau một quá trình (dài) tư duy và tìm hiểu về một chủ đề nhất định, những gì tìm kiếm được cũng có thể được gọi là insight.

Insight là một cách nghĩ được kết hợp với các dữ kiện (fact), dữ liệu (data) hoặc quá trình phân tích dữ liệu nhằm mục tiêu thúc đẩy sự hiểu biết sâu hơn về một điều gì đó (chẳng hạn như về nhu cầu khách hàng mục tiêu) hay định hình lại những thứ tưởng chừng như là hiển nhiên.

Để có thể hiểu rõ hơn về khái niệm insight, dưới đây là một số định nghĩa về thuật ngữ này từ góc nhìn ngôn ngữ học thuật.

Theo từ điển Vocabulary, khi bạn có một insight, bạn có một cảm giác hoặc cảm xúc hoặc suy nghĩ, những thứ giúp bạn biết những điều gì đó rất thiết yếu về một sự vật hoặc con người cụ thể.

Còn theo từ điển Cambridge, Insight là một sự hiểu biết rõ ràng, sâu sắc hay đôi khi là bất ngờ về một tình huống hay vấn đề phức tạp nào đó.

Ví dụ, wow, đây thực sự là một cuốn sách hay, nó chứa đầy những hiểu biết hấp dẫn (insight) về mối quan hệ giữa ngành marketing và tâm lý học.

Insights trong tiếng Việt cũng có nghĩa là Sự hiểu biết sâu sắc hoặc Sự thấu hiểu.

Insight là gì trong Marketing?

Trong phạm vi ngành marketing và kinh doanh nói chung, insight là tất cả những gì mà thương hiệu hay người làm marketing hiểu về khách hàng (mục tiêu) của họ.

Thuật ngữ insight trong marketing theo đó gắn liền với Customer Insight hoặc Consumer Insight tức là sự thấu hiểu về khách hàng (hoặc người tiêu dùng), hay nói cách khác đó chính là thứ mà thương hiệu phát hiện ra được trong khi khách hàng có thể chưa từng chia sẻ hay tiết lộ.

Vai trò của các Marketer khi phân tích Customer Insights là diễn giải các hành vi và xu hướng của khách hàng dựa trên các dữ liệu thu thập được để qua đó có thể thực hiện các hành động cụ thể nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ, cách thức làm Marketing, và tăng doanh số bán hàng.

Về bản chất, việc hiểu được insight của khách hàng sẽ có lợi cho cả khách hàng mục tiêu lẫn thương hiệu khi khách hàng được “nhìn thấy” những thứ họ muốn và thương hiệu thì bán được nhiều hàng hơn.

Business Insight (Business Insights) là gì?

Business Insight là sự kết hợp giữa dữ liệu (Data) và hoạt động phân tích để tìm ra ý nghĩa và tăng cường sự hiểu biết về một tình huống kinh doanh cụ thể nào đó, sự hiểu biết này có thể dẫn đến một số lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Business Insights cung cấp nhiều hơn sự hiểu biết về một vấn đề nào đó chẳng hạn như thị trường, thứ có thể giúp doanh nghiệp hiểu sâu hơn về bối cảnh kinh doanh hiện tại.

Thấu hiểu về khái niệm Insight.

Cũng tương tự như nhiều thuật ngữ khác trong ngành marketing, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về insight, tuy nhiên dù cho cách định nghĩa đó là gì, dưới đây là những thứ bạn cần hiểu về thuật ngữ này.

  • Insight là một chân lý cơ bản chưa được ghi nhận của con người hay hiện tượng, nó tiết lộ bản chất bên trong của các sự vật và hiện tượng đó.
  • Insight là một cách nhìn hay phát hiện mới dựa trên những gì đang có hay đang thấy (các dữ liệu thu thập được).
  • Insight là kết quả của một quá trình nghiên cứu có chủ đích với mục tiêu là nhìn nhận người đối diện (khách hàng) hay vấn đề theo một góc nhìn mới.
  • Khám phá insight chính là khám khá những động cơ thúc đẩy đối tượng có các hành vi phản ứng tương ứng.

Sự khác biệt giữa Customer Insight và Consumer Insight là gì?

Với tư cách là một marketer chuyên nghiệp, bạn cần phân biệt những cái mà người làm marketing vẫn thường gọi chung chung là đối tượng mục tiêu (target audience), khái niệm Customer và Consumer trong đó cũng mang những ý nghĩa khác nhau.

Trong khi Customer đề cập đến “khách hàng” nói chung bao gồm người mua sản phẩm (Buyer) hay cả người sử dụng sản phẩm (user/consumer), thuật ngữ Consumer chủ yếu hướng đến những người tiêu dùng, cụ thể là những người mua và sử dụng sản phẩm.

Customer Insight theo đó là insight của khách hàng nói chung (không nhất thiết là người tiêu dùng hay sử dụng sản phẩm), còn Consumer Insight là insight của người tiêu dùng sản phẩm.

Mặc dù trong thực tế vẫn có những sự giao thoa giữa 2 thuật ngữ này, tức sử dụng Consumer Insight hàm ý cho Customer Insight và ngược lại, việc hiểu rõ từng insight của từng cá nhân tham gia vào quá trình mua hàng có thể giúp người làm marketing có nhiều cơ hội bán hàng hơn.

Vai trò của việc thấu hiểu Insight hay Customer Insights trong Marketing và Kinh doanh.

Với tư cách là những người làm marketing chuyên nghiệp, bạn hiểu rằng, dù cho doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh trên lĩnh vực gì, hay bạn làm marketing trên kênh nào thì khách hàng vẫn là mục tiêu cuối cùng, bạn cần bán được hàng.

Trong khi thành công của doanh nghiệp đến từ rất nhiều con đường khác nhau và cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, việc có thể hiểu và đáp ứng tốt kỳ vọng của họ là chiến lược ưu tiên hàng đầu. Và insight chính là chìa khoá cho điều này.

Dưới đây là những gì mà doanh nghiệp hay thương hiệu có thể có được khi hiểu đúng về insight hay customer insights.

Insight giúp thương hiệu hiểu về đối tượng mà họ đang cố gắng tiếp cận và bán hàng.

Trong thế giới kinh doanh và làm marketing hiện tại, khi có vô số các đối thủ đang cùng cạnh tranh về một dòng sản phẩm tương tự nhau, cùng tiếp cận một nhóm khách hàng giống nhau, việc có được các thông tin cơ bản về khách hàng như khu vực, độ tuổi hay giới tính không còn mấy giá trị.

Để có thể khiến khách hàng tương tác với thương hiệu, doanh nghiệp cần nhiều sự hiểu hơn về họ, ví dụ như, điều gì đang thúc đẩy họ mua hàng (động cơ), họ cảm nhận về thương hiệu như thế nào, họ coi trọng điều gì khi mua sắm và hơn thế nữa.

Đây chính là lúc bạn cần tìm kiếm nhiều hơn các insights.

Insight giúp thương hiệu xây dựng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu (Brand Loyalty).

Lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu (Brand Loyalty), là khái niệm mô tả mối quan hệ giữa thương hiệu với khách hàng của họ.

Mối quan hệ này là tốt khi cả 2 “hợp” nhau, nói cách khác, thương hiệu nói những thứ mà khách hàng muốn nghe, bán những thứ mà khách hàng muốn mua (và mua lặp lại nhiều lần), và thương hiệu chính xác là một phần “con người thực” của khách hàng.

Ngược lại, mối quan hệ sẽ “đổ vỡ” nếu tất cả những thứ nói trên trái ngược nhau.

Bạn thử hình dung xem, bằng cách nào bạn có thể đáp ứng những thứ mà khách hàng đang mong đợi nếu trong tay của bạn chỉ có các thông tin cơ bản về nhân khẩu học của họ, hay làm sao bạn có thể bán những thứ khách hàng cần.

Nhiệm vụ ưu tiên của bạn khi này là cần tìm ra các phát hiện mới, những hiểu biết mới ẩn đằng sau con người của khách hàng, những thứ mà thường họ sẽ không nói trực tiếp cho thương hiệu.

Đây cũng giải thích lý do tại sao nhiều người vẫn định nghĩa “insight là sự thật ngầm hiểu” (mặc dù thuật ngữ này cũng chưa rõ nghĩa lắm và sẽ được MarketingTrips phân tích trong các phần nội dung tiếp theo).

Insight giúp thương hiệu bán được nhiều hàng hơn.

Như là điều hiển nhiên, một khi bạn có thể thấu hiểu người mà bạn đang cố gắng đối thoại, hiểu nhu cầu sâu xa của họ, những thứ họ thực sự cần đằng sau các sản phẩm và dịch vụ “vô hồn” mà thương hiệu bán cho họ, cơ hội để bán được hàng sẽ là vô cùng lớn.

Lấy ví dụ thế này, bạn đang là người phụ trách Marketing cho thương hiệu xe hơi cao cấp Mercedes, bạn thử nghĩ xem, người người mua xe cần gì từ thương hiệu.

Có phải là họ cần một phương tiện để di chuyển không, có phải họ sẽ quan tâm rất nhiều về giá bán không, hay đâu là lý do thực đằng sau việc họ quyết định mua thương hiệu này.

Sự thật là phần lớn những động cơ mua hàng của họ hay insights của họ không phải là điều hiển nhiên như bạn có thể nghĩ.

Nếu bạn không có được các insight của họ, mục tiêu bán hàng gần như là bằng không.

Những hiểu lầm thường thấy với thuật ngữ insight hoặc consumer insight là gì?

Những hiểu lầm thường thấy với thuật ngữ insight hoặc consumer insight là gì?
Những hiểu lầm thường thấy với thuật ngữ insight hoặc consumer insight là gì?

Mặc dù là thuật ngữ được sử dụng tương đối phổ biến hay thậm chí là “tuỳ tiện” trong ngành marketing, insight không như nhiều người vẫn tưởng.

Dưới đây là một số hiểu lầm thường thấy với khái niệm insight, có nghĩa là nó vốn không phải là insights.

Insight là dữ liệu.

Nghe qua thì khá là liên quan, tuy nhiên, sự thật là, dữ liệu (data) thường không phải là insight.

Trong khi dữ liệu là tất cả những gì bạn thu thập được chẳng hạn như tên tuổi hay số điện thoại của khách hàng, đây chỉ là những thông tin (infomation) về khách hàng.

Những thông tn hay dữ liệu này giúp bạn phát hiện ra được điều gì về khách hàng thì đó mới thực sự là insight.

Ví dụ, sau quá trình phân tích, bạn có được dữ liệu là 90% khách hàng mua hàng của bạn là Gen Z, những dữ liệu này cuối cùng giúp bạn phát hiện ra một insight là vì Gen Z thích những thương hiệu đại diện cho con người họ, và vì thương hiệu thể hiện được điều đó qua các hoạt động marketing, họ quyết định chọn mua sản phẩm của thương hiệu.

Insight là sự quan sát.

Nếu bạn làm việc trong ngành marketing đủ lâu, bạn sẽ thấy rằng, việc quan sát các hành động hay hành vi của khách hàng với thương hiệu đóng một vai trò vô cùng quan trọng.

Từ việc khách hàng có thái độ không hài lòng với thương hiệu, hay thậm chí là có những hành động quá mức với nhân viên bán hàng, tất cả đều ẩn chứa một sự thật đằng sau nào đó, nó là chính là nguyên nhân, là động cơ thúc đẩy họ có các hành vi tương ứng.

Về bản chất, trong khi quan sát có thể giúp người làm marketing xây dựng và phát hiện insight, nó vẫn chỉ là môt điểm dữ liệu rời rạc mà nếu không được kết hợp với các điểm dữ liệu khác thì các thông tin có được cũng sẽ là vô nghĩa.

Những dữ liệu có được này không giải thích được lý do tại sao và động cơ thực sự đằng sau hành vi của người tiêu dùng, những thứ được xem là insight.

Insight được xây dựng từ các dữ liệu riêng lẻ.

Cuối cùng, nếu bạn đã có thể hiểu bản chất của insight là gì, bạn thấy rằng, insight hiếm khi được phát hiện từ một hoặc một số ít điểm dữ liệu hoặc các dữ liệu rời rạc.

Vì insight là kết quả hay là hiểu biết được rút ra sau quá trình nghiên cứu, nó bị ảnh hưởng hay có liên quan đến rất nhiều yếu tố tác động khác nhau liên quan đến từng bối cảnh khác nhau thay vì là từ một dữ liệu riêng lẻ nào đó.

Ví dụ, nếu bạn là người phụ trách các hoạt động quảng cáo cho thương hiệu, sau một thời gian quảng cáo được phân phối, dữ liệu cho thấy rằng có rất ít người quan tâm hay bình luận về nội dung.

Thông thường, bạn có thể rút ra kết luận là quảng cáo của bạn không nhắm đúng đối tượng mục tiêu hay đại loại những kết luận tương tự, sự thật ở đây hay chính là insight, đó là, nó là kết quả của rất nhiều điểm dữ liệu khác như chất lượng nội dung, khả năng thử nghiệm theo thời gian, cảm nhận (tiềm thức) có được (trước đó) của khách hàng về thương hiệu và hơn thế nữa.

Những nguyên tắc Marketer cần hiểu khi tìm kiếm insight khách hàng là gì?

Những nguyên tắc Marketer cần hiểu khi tìm kiếm insight khách hàng là gì?
Những nguyên tắc Marketer cần hiểu khi tìm kiếm insight khách hàng là gì?

Trong quá trình tìm kiếm insight của khách hàng, người làm marketing nói chung cần phải đặt cho cho mình những nguyên tắc hay nguyên lý chung với mục tiêu là đảm bảo các insight đang được tìm kiếm theo cách hợp lệ.

Dưới đây là các nguyên tắc bạn có thể tham khảo để có thể có được các insight tốt.

1. Hãy đặt ra một bối cảnh cụ thể.

Dù là một con người bình thường, hay là khách hàng, từng hành động hay suy nghĩ được đưa ra thường gắn liền với một bối cảnh cụ thể nào đó.

Điều này có nghĩa là tuỳ thuộc vào từng bối cảnh (context) phân tích khác nhau, bạn nên nhìn nhận và khai thác insight theo những cách khác nhau.

Bạn cần theo dõi, quan sát, phân tích hay đánh giá dữ liệu trong từng tình huống nhất định, những gì khách hàng nghĩ, những gì họ cảm thấy, những gì họ đang cố gắng làm và có được trong bối cảnh đó.

2. Xem xét các rào cản hay nhìn vào các tình huống khó xử cụ thể.

Một phần quan trọng khác trong quá trình tìm kiếm insight đó là bạn phải hiểu được những rào cản đang ngăn cản người tiêu dùng hay khách hàng của bạn đạt được những gì họ muốn với một sản phẩm, dịch vụ hoặc trải nghiệm nhất định.

Vì mục tiêu cuối cùng của bất kỳ quá trình tìm kiếm insight nào cũng đều là đáp ứng tốt hơn các nhu cầu và trải nghiệm của khách hàng với thương hiệu, thông qua từng tình huống khó xử hay những cảm xúc khó chịu của họ, bạn có thể tìm kiếm các insight cụ thể, nó chính là các cơ hội để thương hiệu kết nối tốt hơn với họ.

Để có thể hình dung rõ hơn về điều này, hãy nhìn vào ví dụ của OMO với chiến dịch “Dirt is Good” đình đám một thời.

Vì nhãn hàng OMO quan sát và hiểu rằng, khách hàng của họ, mà cụ thể ở đây chính các bậc làm cha mẹ, tỏ ra rất khó chịu khi phải chứng kiến cảnh con cái của họ lấm lem bụi bẩn khi chơi các trò chơi ngoài trời.

Và cha mẹ cũng hiểu rằng, để có thể khiến các con được khoẻ mạnh hơn và sáng tạo hơn thì không thể không để chúng chơi theo cách như vậy.

Nắm bắt được tình huống khó xử này, OMO sau đó đã ra mắt chiến dịch “Dirt is Good” với ý tưởng rằng, Cứ chơi đi – Ngại gì vết bẩn khi đã có OMO.

Dirt is Good là một trong những case study điển hình nhất về thành công của thương hiệu thông qua việc tìm kiếm insights và đáp ứng kỳ vọng “thầm kín” của khách hàng.

3. Nghiền ngẫm từ “WHY”.

Một insight tốt phải là một khám phá về sự hiểu biết và xác định những nhu cầu chưa được đáp ứng của khách hàng để từ đó có thể giải thích tại sao (Why) một điều gì đó lại xảy ra theo cách mà nó đang xảy ra.

Là một nhà Marketer, bạn phải biết lý do người tiêu dùng của bạn hành xử theo cách hiện tại và điều gì sẽ xảy ra nếu bạn phát triển một sản phẩm hay giải pháp mới hướng tới việc làm thay đổi nó hay tối ưu nó (theo cách tốt hơn).

4. Nắm bắt các động cơ.

Như đã phân tích ở trên, đằng sau mỗi phản ứng hay hành vi của khách hàng là những động cơ, thứ đang thôi thúc họ hành động như vậy.

Khi người tiêu dùng chọn một sản phẩm hay dịch vụ nào đó, không đơn thuần là vì sản phẩm có tính năng abc hay giá bán xyz, họ mua nó để giải quyết các vấn đề (nỗi đau) mà họ đang phải đối diện trong cuộc sống.

Để có thể tìm kiếm được các insight tốt hay tối đa hoá những giá trị mà insight có thể mang lại, bạn cần phân tích 4 khía cạnh của động cơ bao gồm: tâm sinh lý, tình cảm, nhận thức và môi trường (xung quanh).

5. Suy nghĩ về hình ảnh lý tưởng.

Cuối cùng, có bao giờ bạn tự hỏi, rốt cuộc, sau khi tìm kiếm được insight và chuyển hoá nó vào các chiến dịch marketing thì điều gì sẽ xảy ra, hay khách hàng sẽ nhận được điều gì?

Với tư cách là một khách hàng, bạn hiểu rằng, khách hàng vốn không quan tâm đến insight hay nó có nghĩa là gì, cái mà họ cần và quan tâm là, với mỗi chiến dịch, thông điệp hay giải pháp mà bạn cung cấp, họ sẽ nhận lại được điều gì (nếu họ hành động).

Chìa khóa chính ở đây là giúp khách hàng hình dung nên những thứ họ có thể có được, đó có thể là những hình mẫu lý tưởng, “những điều ước” hay bất cứ thứ gì mà khách hàng sẽ có được sau khi trải nghiệm thứ mà thương hiệu đề xuất.

Cách tìm kiếm và xây dựng insight của khách hàng hay Consumer Insights.

Việc tìm kiếm insight khách hàng hay xây dựng một bức tranh hoàn chỉnh về người tiêu dùng nên được bắt đầu từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau.

Từ các dữ liệu định tính có được từ nghiên cứu thị trường đến những gì có thể quan sát được từ hành vi của khách hàng. Dưới đây là một số cách bạn có thể tham khảo.

  • Tìm kiếm insight từ những gì có thể đọc được (Data).

Sử dụng các dữ liệu có sẵn như kết quả thị phần, các nghiên cứu hoặc các xu hướng ngành. Tìm kiếm những gì có thể thúc đẩy hay cản trở người tiêu dùng, nghiên cứu kênh, đối thủ cạnh tranh và hơn thế nữa.

  • Tìm kiếm insight từ những gì có thể thấy.

Là khi thương hiệu quan sát các hành vi hay phản ứng của người tiêu dùng. Hãy xem xét đến các nhóm khách hàng, các thử nghiệm sản phẩm, thử nghiệm quảng cáo hay những tương tác (phản hồi) trực tiếp với người tiêu dùng để có thêm thông tin về insights.

  • Tìm kiếm insight từ những gì có thể cảm nhận được.

Hãy lắng nghe tiếng nói của người tiêu dùng (VOC). Đánh giá các nhận xét hay bình luận của người tiêu dùng trên mạng xã hội, đánh giá thương hiệu và nghiên cứu thị trường. Tìm kiếm tất cả những cụm từ hay giọng điệu mà khách hàng dành cho thương hiệu.

  • Tìm kiếm insight từ các khoảnh khắc hàng ngày.

Hãy xây dựng một bản đồ về người tiêu dùng gắn liền với các hành vi, động cơ, nỗi đau hay cảm xúc vào bất cứ thời điểm nào (trong ngày, tuần, tháng…).

Kết luận xem những phần có thể tác động đến hành trình khách hàng, tức quá trình khách hàng ra quyết định mua hàng.

  • Tóm tắt những gì có thể quan sát được.

Cuối cùng, khi đã áp dụng tất cả những cách thức nói trên, bạn có thể thử đặt mình vào vị trí của khách hàng để cảm nhận về những gì có thể diễn ra.

Hãy quan sát, lắng nghe và hiểu cách khách hàng suy nghĩ, hành động, cảm nhận và cư xử. Hãy đồng cảm với những nỗi sợ hãi, động lực, sự thất vọng và mong muốn của họ, học cách sử dụng ngôn ngữ và giọng nói của họ.

Suy cho cùng, hiểu về insight là một cách khác để chứng minh rằng “Chúng tôi hiểu bạn”, “thương hiệu của chúng tôi là dành cho bạn” hay “bạn là một phần của thương hiệu”.

FAQs – Những câu hỏi thường gặp với thuật ngữ Insight.

  • Lập insight khách hàng là gì?

Là quá trình giả định, tìm kiếm, thử nghiệm và xác định insight của khách hàng. Thông thường quá trình này cần khá nhiều thời gian và công sức.

  • Insight khách hàng là gì?

Insight khách hàng chính là Customer Insight, khái niệm đề cập đến một kiểu kiến thức dưới dạng quan điểm, hiểu biết về khách hàng hoặc sự suy luận có logic về nhu cầu và mong muốn cần được đáp ứng của khách hàng.

  • Brand insight là gì?

Brand Insight là insight của thương hiệu hay thông tin chi tiết về thương hiệu, khái niệm đề cập đến mức độ am hiểu của bạn về một thương hiệu nào đó hoặc thương hiệu của chính mình cũng như cách nó phù hợp với nhu cầu của đối tượng mục tiêu.

  • Consumer insight là gì?

Là insight của người tiêu dùng (consumer). Chính là thứ mà bạn cần phải tìm ra sau quá trình quan sát, thu thập và phân tích dữ liệu về họ.

  • Insight into là gì?

Đứng ở góc độ ngữ pháp, Insight into có nghĩa là thấu hiểu hay có những cái nhìn sâu sắc về một vấn đề gì đó. Ví dụ: Sau khi nghiên cứu báo cáo này trong nhiều ngày, hiện tôi đã có một số sự thấu hiểu nhất định về (insight into) vấn đề phức tạp này của khách hàng.

  • Privileged insights là gì?

Là những insight độc quyền, những thứ hiểu biết về khách hàng mà chỉ một thương hiệu nào đó là có còn các đối thủ khác thì không.

  • Deep insight hay Deep insights là gì?

Cũng là insight, Deep insights mang ý nghĩa sâu hơn, đó chính là những góc nhìn hay những sự thấu hiểu sâu sắc về một thứ hay một ai đó.

  • Product Insight là gì?

Product Insights hiểu đơn giản là những gì mà khách hàng nghĩ và cảm nhận về sản phẩm khi sử dụng nó. Để có được Product Insight, doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm với mục tiêu là có thể cung cấp các giải pháp tốt nhất có thể giải quyết tối ưu các nỗi đau của khách hàng.

Phân tích Product Insight có thể giúp doanh nghiệp cải tiến sản phẩm tốt hơn để từ đó có vị thế tốt hơn trên thị trường và so với đối thủ.

  • Actionable insights là gì?

Cũng là khái niệm Insights, Actionable Insights mô tả các Insights có thể hành động được, tức người làm marketing có thể chuyển các insights có được thành các chiến dịch quảng cáo hay marketing cụ thể tới người tiêu dùng của mình.

  • Data insight (insights) là gì?

Data Insight là khái niệm mô tả phương pháp thu thập và phân tích insights dựa trên dữ liệu, tức là Data. Thay vì sử dụng các phương pháp khác như quan sát hay dự báo, doanh nghiệp sử dụng dữ liệu làm “nguyên liệu” đầu vào chính.

  • Third party insight (insights) là gì?

Là những insight mà doanh nghiệp có được từ các nền tảng hay công nghệ của bên thứ 3 (chẳng hạn như từ Agency). Khác với các First-party Insights, khi insights được thương hiệu thu thập trực tiếp từ khách hàng của mình, những insights từ Third party Insights lại đến từ các nguồn thứ 3.

  • Industry insight là gì?

Industry Insights là Insights ngành, khái niệm đề cập đến các insight liên quan đến một ngành nghề hay ngành công nghiệp cụ thể nào đó ví dụ F&B hay thương mại điện tử.

  • Observation insight là gì?

Như MarketingTrips đã phân tích ở trên, người làm marketing có nhiều cách để tìm kiếm insight của khách hàng và một trong số đó là quan sát các hành vi và phản ứng của khách hàng với thương hiệu, và phương thức này chính là Observation Insight.

  • Data driven insight (s) là gì?

Là những insights được xây dựng thông qua quá trình thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu (data), thay vì đưa ra insight dựa trên cảm tính, thương hiệu tận dụng sức mạnh của yếu tố công nghệ để thu thập dữ liệu và từ đó xây dựng nên các insight của khách hàng.

  • Human insight là gì?

Là những hiểu biết sâu sắc về con người, bao gồm những yếu tố về hành vi, động cơ, tâm lý học, xã hội học và hơn thế nữa.

  • Competitive Insight là gì?

Competitive Insight là khả năng hiểu biết về đối thủ cạnh tranh, là việc phân tích đối thủ một cách tường tận để doanh nghiệp không bị mất cảnh giác trước bất cứ hành động nào của đối thủ.

Kết luận.

Trên đây là toàn bộ những kiến thức cơ bản mà MarketingTrips thông tin đến bạn xoay quanh thuật ngữ Insight (Insights) trong phạm vi ngành marketing và kinh doanh, hay chính xác là trả lời cho câu hỏi insight là gì.

Dù là người làm marketing, người xây dựng thương hiệu hay thậm chí là chủ doanh nghiệp, khách hàng là mục tiêu bạn cần chinh phục. Để có thể đáp ứng được nhu cầu của họ, ngoài các thông tin cơ bản, bạn cần tiến hành đào sâu phân tích những thứ còn được dấu kín.

Nếu bạn có thể hiểu rõ khái niệm insight và cách tiến hành tìm kiếm cũng như xác định insights của khách hàng như thế nào, mục tiêu nói trên của bạn sớm muộn cũng sẽ trở thành hiện thực.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips

Thế nào là một Insight tốt?

Insight không phải là một câu thơ hay một câu văn nghe hay ho, hấp dẫn. Những insight chất lượng hầu như lúc nào cũng đơn giản, đúng và rõ ràng đến mức khiến cho chúng ta luôn có cảm giác: “Ôi trời, hình như tôi đã gặp ở đâu rồi”.

insight tốt

Tuy nhiên, việc kết nối thông tin và diễn dịch để có một Insight tốt là điều không hề dễ dàng. Thông thường, để làm được điều này, đòi hỏi chúng ta cần tìm được điểm mấu chốt trong tâm lý của người tiêu dùng, mà ở đó, chúng ta có thể tạo ra ảnh hưởng đến hành vi của họ.

Ở đây, câu hỏi được đặt ra là: “Làm sao chúng ta biết được liệu Insight vừa tìm ra có chạm đến trái tim, tâm trí người tiêu dùng hay không?”.

Muốn có được đáp án của câu hỏi này, bạn phải tự đặt câu hỏi những vấn đề sau, hay còn gọi là những nguyên tắc vàng khi đánh giá Insight:

1. Nguyên tắc 1: Reality

  • Insight đó có phải là một sự thật, phát biểu đúng và bền vững không?
  • Phát biểu Insight đó có thể hiện thái độ chạm đến thái độ, động cơ của người tiêu dùng hay không?
  • Nó có chạm đến nhu cầu, mong muốn, hay vấn đề quan trọng nào mà người tiêu dùng cần giải quyết không?

2. Nguyên tắc 2: Resonate

  • Một Insight tốt phải khiến người tiêu dùng thốt lên “à há”,”wow” khi nghe thấy
  • Bạn cần phải tự đặt câu hỏi rằng: “Người tiêu dùng có thấy insight thể hiện đúng câu chuyện của chính họ không?”. Vì chỉ khi họ thấy mình trong đó, họ thấy thú vị, từ đó mới có thể khiến họ nhớ, suy nghĩ, hành động và thay đổi hành vi.

3. Nguyên tắc 3: Relevant

  • Sau khi biết Insight đã đúng, đã có ý nghĩa sâu sắc, thì phần còn lại chính là Insight có trả lời được những vấn đề tồn đọng cần giải quyết trong Insight Brief hay không?
  • Liệu người tiêu dùng có hành động như ý thương hiệu mong muốn sau khi tiếp cận các hoạt động marketing sử dụng Insight này hay không?
  • Cuối cùng, Insight này có đúng với định vị, tầm nhìn thương hiệu hay không?

4. Nguyên tắc 4: Reaction

  • Insight này có phải là yếu tố mới mẻ, độc nhất, mà chỉ hành động của thương hiệu bạn mới có thể tạo ra lợi thế?
  • Insight có thể triển khai qua nhiều chiến dịch được không? Thương hiệu có khả năng sở hữu được Insight này hay không?

insight là gì

Một ví dụ tiêu điểm như “Dirt is Good – OMO” hay “Real Beauty – Dove”. Đây là những Insight độc nhất, tính hành động cao có thể triển khai sang nhiều hoạt động từ định vị, truyền thông cho đến kích hoạt thương hiệu,…

Và một khi OMO hay Dove khai thác những insight này, thì tính sở hữu của Insight này với thương hiệu gần như là là tuyệt đối.

Hãy tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

 

Hà Anh – MarketingTrips

Theo BrandCamp