Skip to main content

Sony cảnh báo Google, Microsoft, Apple về bản quyền trong đào tạo AI

Sony Music đang gửi thư cảnh báo đến hơn 700 nhà phát triển AI và các dịch vụ phát nhạc toàn cầu, leo thang cuộc chiến giữa các tập đoàn công nghệ và nghệ sĩ.

Theo Financial Times, thư của Sony Music nghiêm cấm các nhà phát triển AI sử dụng âm nhạc của công ty và không tham gia khai thác bất kỳ văn bản và dữ liệu nào, của bất kỳ nội dung nào, cho bất kỳ mục đích nào, như đào tạo, phát triển hoặc thương mại hóa bất kỳ hệ thống AI nào.

Sony Music gửi thư cho các công ty phát triển hệ thống AI bao gồm OpenAI, Microsoft, Google, Suno và Udio, theo nguồn tin của Financial Times.

Tập đoàn âm nhạc lớn thứ hai thế giới cũng gửi thư riêng cho các nền tảng phát nhạc trực tuyến, bao gồm Spotify và Apple, yêu cầu họ áp dụng các biện pháp “thực hành tốt nhất” để bảo vệ các nghệ sĩ, nhạc sĩ và âm nhạc của họ trước nguy cơ bị khai thác và đào tạo bởi các nhà phát triển AI mà không có sự đồng ý hoặc bồi thường. Sony Music yêu cầu các hãng cập nhật điều khoản dịch vụ, làm rõ việc khai thác và đào tạo dựa trên nội dung của họ bị cấm.

Sony Music từ chối bình luận thêm.

Bức thư, được gửi đến các công ty công nghệ trên toàn thế giới trong tuần này, là bước tiến mới trong cuộc chiến giữa Sony Music với các nhà phát triển AI. Họ đang tìm cách ngăn chặn việc giai điệu, lời bài hát, hình ảnh từ các tác phẩm bản quyền và nghệ sĩ bị các hãng công nghệ sử dụng để tạo ra phiên bản mới hoặc đào tạo các hệ thống để sáng tác âm nhạc riêng.

Thư nói rõ Sony Music và các nghệ sĩ trực thuộc “nhận thức được tiềm năng và tiến bộ đáng kể của trí tuệ nhân tạo”, nhưng “sử dụng trái phép… trong việc đào tạo, phát triển hoặc thương mại hóa các hệ thống AI đang tước quyền kiểm soát và bồi thường thích hợp của Sony”.

Các giám đốc Sony Music muốn vạch ra ranh giới pháp lý để hành động chống lại bất kỳ nhà phát triển AI nào mà họ cho là đang khai thác âm nhạc của mình. Sony Music sẵn sàng thực hiện các thỏa thuận với các nhà phát triển AI để cấp phép sử dụng âm nhạc, nhưng muốn đạt được một mức giá hợp lý.

Thư viết: “Do tính chất hoạt động của bạn và thông tin được công bố về các hệ thống AI của bạn, chúng tôi có lý do để tin rằng bạn và/hoặc các chi nhánh có thể đã sử dụng trái phép (nội dung của Sony) liên quan đến việc đào tạo, phát triển hoặc thương mại hóa các hệ thống AI”.

Sony Music yêu cầu các nhà phát triển cung cấp chi tiết về tất cả nội dung được sử dụng vào tuần tới.

Thư cũng phản ánh những lo ngại về cách tiếp cận rời rạc đối với quy định AI trên toàn thế giới. Các quy định về AI rất khác nhau khi một số khu vực đã đưa ra các quy tắc và khung pháp lý mới để bao trùm việc đào tạo và sử dụng các hệ thống AI, song số khác để cho các công ty sáng tạo nội dung tự làm việc với các nhà phát triển.

Tại nhiều quốc gia, đặc biệt là ở EU, chủ sở hữu bản quyền được tư vấn nên tuyên bố công khai rằng, nội dung của họ không dùng cho mục đích khai thác dữ liệu và đào tạo AI.

Theo thư của Sony Music, tập đoàn cấm sử dụng bất kỳ bot, spider, scraper hoặc chương trình, công cụ, thuật toán, mã, quy trình hoặc phương pháp tự động nào, cũng như bất kỳ “kỹ thuật phân tích tự động nào nhằm phân tích văn bản và dữ liệu dưới dạng kỹ thuật số để tạo ra thông tin, bao gồm các mẫu, xu hướng và mối tương quan”.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VietnamNet

Shop bán hàng online trên TikTok thu cả tỷ đồng nhờ những sản phẩm giá chỉ vài nghìn

Theo báo cáo mới đây của YouNet Media, trong giai đoạn ngày 1/3 đến 30/4, sản phẩm kẹp hoa sứ đã nhanh chóng trở thành xu hướng nổi bật với hơn 123.700 cuộc thảo luận, 2,3 triệu tương tác từ hơn 83.200 người dùng mạng xã hội. Trong đó, 72,23% thị phần thảo luận đến từ nền tảng TikTok và 24,69% thị phần đến từ nền tảng Facebook.

Báo cáo đánh giá sản phẩm kẹp hoa sứ bùng nổ vào đúng thời điểm du lịch dịp lễ 30/4, đặc biệt là du lịch biển đảo được ưa chuộng bởi thời tiết nắng nóng kéo dài.

“Kẹp hoa sứ đã thành công ‘đốn tim’ hội chị em và trở thành ‘must-have item’ trong túi du lịch. Sau khi trở thành hot trend trên mạng xã hội, Top 10 shop bán chạy nhất trên nền tảng TikTok Shop đã bán ra 88.200 chiếc kẹp hoa sứ, thu về 1,18 tỷ đồng doanh thu, chỉ sau 2 tháng”, nhà phân tích từ YouNet cho hay.

Theo tìm hiểu, những sản phẩm kẹp tóc sứ này được bán trên các sàn thương mại điện tử có giá dao động từ 3.000 tới 9.000 đồng.

Tuần thứ ba của tháng 4/2024, doanh thu của Kẹp hoa sứ trên TikTok Shop đạt đỉnh cao nhất, cán mốc 251,8 triệu đồng cho top 10 shop bán chạy.

Dữ liệu cho thấy Top 1 shop bán chạy nhất sản phẩm kẹp hoa sứ trên sàn TikTok Shop gọi tên gian hàng Han Handmade Store với hơn 40.000 sản phẩm bán ra, thu về hơn 595,3 triệu đồng doanh thu chỉ sau hai tháng mở bán.

Trong đó, doanh thu kẹp hoa sứ của Han Handmade Store chạm mức cao nhất 107,7 triệu đồng vào tuần thứ 4 của tháng 3, tức 1 tuần sau khi hot trend Kẹp hoa sứ chạm đỉnh thảo luận trên các nền tảng mạng xã hội, sớm hơn so với tổng doanh thu của Top 10 shop bán chạy nhất trên TikTok Shop. Đây cũng gian hàng nằm trong Top 10 shop bán chạy nhất sản phẩm kẹp hoa sứ trên sàn Shopee, với mức doanh thu 380 triệu đồng.

Ông Nguyễn Phương Lâm, Giám đốc bộ phận Phân tích Thị trường, Công ty Dữ liệu TMĐT YouNet ECI, nhận xét về cách làm Shoppertainment của Han Handmade Store:

“Dữ liệu thương mại điện tử của YouNet ECI cho thấy Han Handmade Store thành công nhờ ba điểm. Trước hết, cửa hàng kiên nhẫn xây dựng kênh TikTok về handmade với hơn 50.000 người theo dõi, tận dụng các xu hướng như hoa kẽm nhung. Thứ hai, cửa hàng nhạy bén với xu hướng mới, bắt đầu kinh doanh Kẹp hoa sứ từ tháng 3/2024, khi sản phẩm này mới nổi lên trên mạng xã hội”.

Cuối cùng, theo dữ liệu từ YouNet Media, trong hai tháng, kênh TikTok của Han Handmade Store đăng 95 video về kẹp hoa sứ, mỗi ngày trung bình hai video. Dù chỉ là cập nhật màu sắc hoặc “unbox” sản phẩm, những video này đã thu hút sự quan tâm đáng kể, với một số video có hơn 500.000 lượt xem.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Meta xoá bỏ Workplace để chuyển trọng tâm sang AI và metaverse

Meta cho biết sẽ ngừng phát triển nền tảng cho doanh nghiệp Workplace để chuyển trọng tâm sang các sản phẩm AI và theo đuổi vũ trụ ảo metaverse.

Workplace sẽ chính thức đóng cửa từ tháng 6/2026 theo thông báo của Meta tuần này. Người dùng sẽ không thể tiếp cận nền tảng từ tháng 8/2025, sau đó chuyển sang chế độ chỉ đọc. Công ty vẫn sử dụng Workplace làm công cụ nhắn tin nội bộ.

“Chúng tôi sẽ ngừng Workplace để tập trung vào việc xây dựng AI và metaverse, những công nghệ mà chúng tôi tin rằng về cơ bản sẽ định hình lại cách chúng ta làm việc”, người phát ngôn của Meta cho biết. “Trong hai năm tới, chúng tôi sẽ cung cấp cho khách hàng Workplace tùy chọn chuyển đổi sang Workvivo của Zoom”.

Nền tảng giao tiếp cho doanh nghiệp Workplace lần đầu tiên được Facebook (nay là Meta) giới thiệu vào năm 2016. Hai năm trước đó, Meta sử dụng cho nội bộ. Bên cạnh các tính năng như một mạng xã hội, nó còn có chức năng nhóm đa công ty và không gian chung cho phép nhân viên từ các tổ chức khác nhau làm việc cùng nhau.

Workplace hiện cung cấp gói hàng tháng có giá 4 USD/người dùng, có thể nâng cấp với các tiện ích bổ sung, từ 2 USD/người dùng mỗi tháng. Trừ khi tổ chức có gói cố định, hóa đơn hàng tháng tính dựa trên số lượng nhân viên.

Meta cho biết sẽ giảm giá 50% cho dịch vụ bắt đầu từ tháng 9 cho đến khi ngừng hoạt động. Từ bây giờ đến tháng 8, các gói thanh toán sẽ được giữ nguyên.

Theo TechCrunch, Workplace đã phát triển chậm lại đáng kể sau thời gian đại dịch, khi người dùng quay trở lại văn phòng làm việc. Ngoài ra, một số nhân sự chủ chốt phụ trách nền tảng rời đi, cộng thêm sự cạnh tranh gay gắt từ Microsoft Teams, Google Workplace hay Zoom Workplace khiến sụt giảm lượng người dùng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Quảng cáo trên TV liệu có đang dần đi đến hồi kết qua góc nhìn từ thương hiệu Mondelez

Cách đây 20 năm, quảng cáo truyền hình là một thế lực gần như độc quyền trong ngành marketing. Thế nhưng mọi thứ đã đổi thay với sự ra đời của mạng xã hội và smartphone.

Đầu năm 2024, thương hiệu Mondelez quảng cáo bánh Oreo nổi tiếng của họ đã làm một việc mà trước đây chưa ai từng tưởng tượng: Không chi tiền marketing cho dịch vụ truyền hình.

Hãng Mondelez có lý do cho động thái này khi đối tượng khách hàng chủ yếu mà công ty nhắm đến là giới trẻ, những người thường xuyên lướt mạng xã hội thay vì ngồi trước truyền hình như trước đây.

Phó chủ tịch cấp cao Jonathan Halvorson của Mondelez cho hay các chương trình truyền hình giờ đây không còn tạo được sức hút lớn như thời trình chiếu serie “Friend” (Những người bạn) nữa. Trong khi đó mảng dịch vụ truyền hình trực tuyến như Netflix thì lại không quá hoàn hảo do tính phí cao và chưa phổ biến rộng rãi đến người dùng.

Tương tự Mondelez, hãng sản xuất bánh quy Ritz và thương hiệu kẹo Sour Patch Kids đã giảm 42% ngân sách chi quảng cáo truyền hình trong năm nay tại Mỹ so với cách đây 3 năm.

Đồ cổ

Phó chủ tịch Halvorson của Mondelez cho hay để quảng cáo sản phẩm Oreo Space Dunk mới, hãng đã chuyển sang các nền tảng mạng xã hội như Instagram hay TikTok, vốn thường được giới trẻ theo dõi thường xuyên hơn là truyền hình. Bên cạnh đó, những trang thương mại điện tử (TMĐT) như Amazon hay Walmart cũng được mua quảng cáo khi làn sóng mua sắm trực tuyến ngày càng tăng.

Tờ Wall Street Journal (WSJ) cho hay đây là một sự chuyển biến lớn trên thị trường quảng cáo khi truyền hình từ lâu đã được coi là nền tảng của marketing hiện đại (Modern Marketing). Sự thống trị của truyền hình đã tồn tại hàng thập niên nhờ khả năng tiếp cận lượng khán giả rộng lớn và đa dạng, sử dụng âm thanh và hình ảnh để khơi gợi cảm xúc mua sắm cho người xem.

Thế nhưng ngày nay với sự ra đời của smartphone, ưu thế lượng khán giả khổng lồ theo dõi truyền hình đã không còn nữa.

“Không còn động lực nào để chúng tôi đổ thêm tiền quảng cáo truyền hình được nữa”, giám đốc truyền thông Vinny Rinaldi của Hershey tại Mỹ nhấn mạnh khi nói về ngày tàn của marketing qua truyền hình (marketing truyền thống).

Gã khổng lồ Hershey từng chi đến 80% ngân sách quảng cáo truyền hình cách đây 5 năm thì con số này 3 hiện chỉ còn khoảng 30%.

Tương tự, hãng bia Brewer Molson Coors từng chi 85% ngân sách quảng cáo cho truyền hình năm 2013 thì hiện nay chỉ còn khoảng 40% để chuyển sang các nền tảng mạng xã hội.

Theo WSJ, nhiều thương hiệu đã dự đoán được sự suy giảm của truyền hình cách đây nhiều năm nhưng vẫn nuôi hy vọng về truyền hình trực tuyến như Netflix hay tình cảm của phần lớn khách hàng cho các chương trình nổi tiếng trước đây. Tuy nhiên với sự bùng nổ của smartphone, nền tảng mạng xã hội, TMĐT… kỳ vọng cho marketing qua truyền hình đang dần xói mòn và biến mất.

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, các doanh nghiệp đang phải cắt giảm ngân sách quảng cáo thì truyền hình đã trở thành mảng marketing đầu tiên bị loại bỏ.

“Nhiều người đã kỳ vọng rằng truyền hình trực tuyến như Netflix có thể cứu rỗi mảng quảng cáo qua tivi này nhưng không, tất cả phân khúc marketing này đều đang suy thoái”, chuyên gia phân tích Brian Wieser của hãng “Madison and Wall” nhận định.

Báo cáo của Madison and Wall cho thấy nếu không tính đến yếu tố chính trị thì các hãng marketing sẽ chỉ chi hơn 60 tỷ USD cho marketing qua truyền hình trong năm 2024, thấp hơn mức 64 tỷ USD của 5 năm trước.

Mảnh đất cằn cỗi

Phó chủ tịch Brad Feinberg của hãng bia Molson chi nhánh Bắc Mỹ cho biết một yếu tố nữa khiến marketing qua tivi không còn hấp dẫn là khán giả không chấp nhận xem quảng cáo nếu sử dụng dịch vụ của truyền hình trực tuyến như Netflix.

Với việc đã bỏ tiền túi ra đăng ký dịch vụ thì người xem không chấp nhận được việc bị chen ngang bởi các chương trình quảng cáo như truyền hình truyền thống. Chính điều này càng khiến các doanh nghiệp quay lưng.

Chuyên gia Wiser của Madison and Mall ước tính thời lượng quảng cáo chiếm khoảng 4 phút trên mỗi giờ tại các nền tảng truyền hình trực tuyến, thấp hơn nhiều so với khoảng 14 phút của truyền hình truyền thống.

“Bất kể truyền hình trực tuyến như Netflix có tăng trưởng như thế nào thì cũng không bao giờ có thể bù đắp nổi thời lượng quảng cáo truyền hình truyền thống bị mất đi khi người dùng lựa chọn các tùy chọn không xem quảng cáo”, chuyên gia Wieser nhấn mạnh.

Đó là chưa kể chi phí quảng cáo truyền hình trực tuyến thường đắt gấp 2-3 lần so với truyền thống. Trong khi đó các doanh nghiệp truyền hình trực tuyến thường đo lường hiệu quả quảng cáo khác nhau nên khách hàng rất khó định hình được liệu số tiền chi ra có hợp lý.

Rõ ràng, mảnh đất quảng cáo truyền hình từng là ông lớn trong ngành marketing giờ đây đã không còn màu mỡ, thậm chí trở nên cằn cỗi không thu hút doanh nghiệp nữa.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo An ninh tiền tệ

TikTok thử nghiệm video dài tới 60 phút: Thách thức chính YouTube hay Netflix

Việc kéo dài thời lượng video trên TikTok sẽ mở rộng tiềm năng kinh doanh của mạng xã hội này, cạnh tranh trực tiếp với cả YouTube, Netflix hay Disney+. Đây được cho là đòn trả đũa những gì Google đã làm sau lệnh cấm TikTok tại Mỹ.

Video dài 15 giây và 60 phút.

Tờ Business Insider (BI) cho hay TikTok đang cho một số người dùng tải thử nghiệm video dài 60 phút lên nền tảng của mình, qua đó cạnh tranh trực tiếp với YouTube cùng những kênh livestream khác.

Thông tin thử nghiệm này được chính TikTok thừa nhận trên TechCrunch vào ngày 16/5/2024 vừa qua.

Hiện vẫn chưa rõ hãng sẽ áp dụng dịch vụ này cho những khu vực thị trường nào, khi nào triển khai và có giới hạn gì không. Nền tảng này cho biết mới chỉ thử nghiệm chức năng mới cho giới hạn một số nhóm người dùng ở một số thị trường nhất định.

Ban đầu TikTok giới hạn độ dài mỗi video trên nền tảng này chỉ vào khoảng 15 giây nhưng hãng đã liên tục nâng thời lượng giới hạn này lên trong vài năm trở lại đây. Trong khi người dùng cho rằng TikTok chỉ đơn giản là đáp ứng nhu cầu người xem thì nhiều chuyên gia nhận định đây là chiến lược của mạng xã hội này nhằm mở rộng sang phân khúc mới: Truyền hình.

Việc nâng độ dài tối đa của video lên 60 phút, TikTok đang nhắm trực tiếp tới các nền tảng video như YouTube, Netflix cùng hàng loạt những kênh truyền hình khác. Nền tảng này hoàn toàn có thể mở rộng sang sản xuất nội dung và các dạng video giải trí truyền hình thời lượng dài.

Phía TikTok cho biết các nhà sản xuất nội dung thường phải cắt video làm nhiều phần, gây khó khăn cho những nội dung như hướng dẫn nấu nướng, làm đẹp, giáo dục, hay thậm chí là giải trí.

Ban đầu TikTok tập trung vào sự đa dạng hóa nội dung khi giới hạn thời gian các video, nhưng giờ đây hãng chấp nhận nới rộng thời lượng để khuyến khích người dùng YouTube chuyển sang nền tảng này, qua đó cạnh tranh trực tiếp với nhà Google.

Ngoài ra, việc phát hành phim hay theo dõi các chương trình dài tập trên Netflix hay Disney+ cũng có thể diễn ra trên TikTok.

Xin được nhắc rằng TikTok đang có sự thu hút cực lớn đối với giới trẻ nhờ thuật toán tinh vi, khả năng bắt xu thế người xem cũng như mô hình lướt video đa dạng, không gây nhàm chán. Bởi vậy việc TikTok nới rộng giới hạn thời lượng video được cho là sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thị trường quảng cáonội dung của YouTube cũng như Netflix.

Cạnh tranh sống còn

Trong khi mảng truyền hình truyền thống vật lộn để sinh tồn thì mảng livestream và nội dung mạng cũng cạnh tranh không kém phần ác liệt.

Tăng trưởng số người dùng của TikTok đã chậm lại sau hàng loạt rào cản từ các nhà hoạch định chính sách Phương Tây. Mới đây Mỹ đã chính thức yêu cầu TikTok phải tách khỏi Trung Quốc hoặc rời bỏ thị trường nước này.

Hiện YouTube vẫn là nền tảng phổ biến hơn TikTok ở Mỹ. Khảo sát của Viện Pew Research cho thấy 80% người Mỹ từng dùng YouTube trong khi con số này chỉ là 33% với TikTok. Phần lớn người dùng TikTok cũng trong độ tuổi trẻ từ 18 đến 29.

Tuy nhiên theo dự báo của eMarketer, độ dài bình quân đầu người sử dụng TikTok trong năm 2024 sẽ đạt 55 phút/ngày, cao hơn 5 phút so với YouTube nếu không tính các tác động từ lệnh cấm mới đây của Mỹ.

“Việc các video có thời lượng quá ngắn trên TikTok khiến nhiều người dùng khám phá nội dung xong chuyển sang những nền tảng khác như YouTube để xem bản đầy đủ. Tuy nhiên với việc nâng thời lượng thì TikTok có thể ngăn cản người xem chuyển sang các nền tảng khác”, báo cáo của eMarketer nêu rõ.

Theo nhiều chuyên gia, cuộc cạnh tranh của TikTok với các đối thủ như Google đang ngày càng gay gắt đến mức sống còn. Một số người thậm chí cho rằng bước đi của TikTok là đòn trả đũa trước ông lớn từ Mỹ.

Tuần trước, BI cho hay các lãnh đạo Google đã khuyến khích nhân viên bán hàng tận dụng lệnh cấm TikTok ở Mỹ bằng cách nói chuyện kỹ hơn với các khách hàng về mức độ ảnh hưởng của vụ việc này.

Đây được cho là động thái “cướp” khách hàng từ TikTok nhằm tận dụng lệnh cấm và việc TikTok nới thời lượng lên 60 phút có thể là đòn trả đũa nhằm thẳng vào YouTube của Google.

Trong quý I/2024, YouTube đã đem về 8,09 tỷ USD doanh thu quảng cáo cho Google, trở thành một mảng kinh doanh chủ chốt của tập đoàn.

*Nguồn: BI, TechCrunch

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo An ninh tiền tệ

VNDirect đầu tư vào một chuỗi F&B hiện có doanh số ngàn tỷ

Công ty chứng khoán VNDirect vừa gia nhập ngành F&B thông qua việc đầu tư vào Goldsun Food, đơn vị hiện đang sở hữu hàng loạt thương hiệu F&B như King BBQ, ThaiExpress, Seoul Garden, Capricciosa, Tasaki BBQ, Meiwei, Khao Lao.

Ngày 14/5, CTCP Chứng khoán VNDirect đã công bố quyết định của Chủ tịch Hội đồng quản trị về việc nhận chuyển nhượng cổ phần tại CTCP Ẩm thực Mặt Trời Vàng (Goldsun Food – GSF). Theo đó, sau khi hoàn tất giao dịch, CTCP Ẩm thực Mặt Trời Vàng sẽ trở thành công ty liên kết của VNDirect.

HĐQT VNDirect giao và ủy quyển cho ông Nguyễn Vũ Long – Tổng Giám đốc, được toàn quyền thỏa thuận, quyết định nội dung, ký hợp đồng và thực hiện các công việc liên quan đến việc nhận chuyển nhượng cổ phần tại công ty GSF như tìm kiếm, lựa chọn đổi tác chuyển nhượng, thời điểm chuyển nhượng, số lượng cổ phần công ty GSF nhận chuyển nhượng cụ thể. Mức chuyển nhượng đảm bảo không vượt quá 15% vốn điều lệ công ty GSF.

CTCP Ẩm thực Mặt Trời Vàng (Goldsun Food) thành lập hồi năm 2020 với tiền thân là Redsun-ITI – một tên tuổi đã xuất hiện nhiều năm trên thị trường. Hiện tại, Goldsun Food đang điều hành 13 thương hiệu F&B như King BBQ, ThaiExpress, Seoul Garden, Capricciosa, Tasaki BBQ, Meiwei, Khao Lao…

Goldsun Food tập trung đầu tư vào các mô hình chuỗi cửa hàng BBQ, lẩu nướng, Buffet,… từ nhiều nơi trên thế giới như Thái Lan, Hàn Quốc đến Nhật Bản, Italia, Lào, Đài Loan…

Goldsun Food có người đại diện pháp luật là ông Phạm Cao Vinh – Chủ tịch HĐQT của CTCP In và Bao bì Goldsun. Trong hệ sinh thái còn có công ty TNHH Quang Vinh hoạt động trong lĩnh vực phân phối các sản phẩm thiết bị nhà bếp và đồ gia dụng (thành lập tháng 11/1997); công ty cơ khí và gia dụng Nhật Quang 2 chuyên sản xuất các sản phẩm inox và lắp ráp bếp gas (thành lập tháng 2/2004)…

Sau hơn 17 năm hoạt động, CTCP Goldsun Việt Nam đã trở thành một trong ba đơn vị sản chuyên sản xuất và lắp ráp các sản phẩm gia dụng (như nồi inox, bếp gas, nồi cơm điện, nồi áp suất điện tự động, lò vi sóng, máy hút bụi, bếp điện từ, ấm siêu tốc…) lớn nhất Việt Nam, theo giới thiệu trên website doanh nghiệp.

Theo đánh giá của VNDirect, trong bối cảnh kinh tế suy thoái năm 2023, Goldsun vẫn đảm bảo được đầu ra và luôn có đơn hàng ổn định nhờ định hướng nhóm khách hàng mục tiêu là các tập đoàn FDI  đa quốc gia. Goldsun cũng duy trì đội ngũ nhân sự kinh doanh, tích cực đàm phán với các đối tác mới tại Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Do đó, kỳ vọng doanh thu và lợi nhuận trong năm 2024 và các năm tiếp theo sẽ tiếp tục tăng trưởng khi tổng cầu thế giới hồi phục.

Doanh thu năm 2023 đạt 2.029 tỷ đồng, giảm nhẹ 3% so với năm 2022. Biên lợi nhuận gộp giảm từ 13% vào năm 2022 xuống 11% vào năm 2023 do doanh nghiệp giảm giá bán sản phẩm. Lợi nhuận sau thuế năm 2023 đạt 19 tỷ đồng, lợi nhuận giảm so với mức nền cao của năm 2022. Nguyên nhân chủ yếu là do suy giảm lợi nhuận gộp và tăng chi phí lãi vay trong môi trường lãi suất cao.

Công ty đang phát hành hai lô trái phiếu với mã là GSPCB2225001 (kỳ hạn 3 năm, ngày phát hành 29/4/2022) vàGSPCB2227002 (kỳ hạn 5 năm) với giá trị lần lượt là 680 tỷ và 240 tỷ đồng.Trái phiếu có tài sản bảo đảm là cổ phiếu CTCP In và Bao bì Goldsun và cổ phiếu CTCP Ẩm thực Mặt Trời Vàng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Số tỷ phú có tài sản hơn 100 tỷ USD đạt mức cao nhất mọi thời đại

Thị trường chứng khoán khởi sắc giúp số người sở hữu tài sản trên 100 tỷ USD trên toàn cầu hiện lên cao nhất từ trước đến nay.

Vực dậy Dior trên bờ phá sản - Bernard Arnault xây dựng nên đế chế hàng hiệu lớn nhất thế giới

Theo chỉ số Bloomberg Billionaires Index, thế giới hiện lần đầu tiên ghi nhận 15 người có tài sản từ 100 tỷ USD trở lên. Họ sở hữu tổng cộng 2.200 tỷ USD, tương đương 25% tài sản của top 500 người giàu nhất hành tinh.

Danh sách tỷ phú theo thời gian thực của Forbes cũng ghi nhận 15 người sở hữu tài sản trăm tỷ USD. Trong đó, 9 người giàu lên từ lĩnh vực công nghệ.

Những cái tên quen thuộc nằm ở top đầu gồm ông chủ LVMH Bernard Arnault, nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos, CEO Tesla Elon Musk và ông chủ Meta Mark Zuckerberg. Trong đó, Bezos và Arnault đều có hơn 200 tỷ USD.

Những đại diện mới gia nhập gần đây là người thừa kế hãng mỹ phẩm L’Oreal Francoise Bettencourt Meyers, nhà sáng lập Dell Technologies Michael Dell và tỷ phú Mexico Carlos Slim.

Tháng 12/2023, Bettencourt Meyers trở thành phụ nữ đầu tiên trên thế giới có tài sản trăm tỷ USD. Nguyên nhân là cổ phiếu hãng mỹ phẩm tăng vọt sau khi ghi nhận năm kinh doanh tốt nhất kể từ 1998. Bà năm nay 70 tuổi, là người giàu thứ 14 thế giới với tài sản 101 tỷ USD.

Tài sản của Dell (59 tuổi) gần đây cũng cán mốc 100 tỷ USD, nhờ nhu cầu thiết bị liên quan đến AI kéo cổ phiếu Dell Technologies lên kỷ lục. Ông hiện là người giàu thứ 11 thế giới, với 113 tỷ USD.

Slim (84 tuổi) là người giàu nhất Mỹ Latin với 106 tỷ USD. Từ đầu năm, tỷ phú này có thêm 28 tỷ USD. Giá cổ phiếu các công ty trong đế chế của ông, từ xây dựng đến nhà hàng, tăng vọt.

Tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani năm ngoái mất mốc tài sản 100 tỷ USD, do cổ phiếu Adani Group bị bán khống. Gần đây, mã này tăng trở lại khi nhà đầu tư toàn cầu ngày càng quan tâm đến việc kinh doanh tại Ấn Độ, giúp Adani có lại khối tài sản trăm tỷ USD.

Tài sản của các tỷ phú toàn cầu năm qua tăng mạnh, nhờ thị trường chứng khoán khởi sắc, bất chấp lạm phát và biến động địa chính trị. Danh sách tỷ phú 2024 do Forbes công bố tháng trước cho thấy năm nay, thế giới có kỷ lục 2.781 tỷ phú. Tài sản của họ cũng nhiều nhất từ trước đến nay, với 14.200 tỷ USD.

Báo cáo hồi tháng 1 của Tổ chức từ thiện Oxfam International cũng ghi nhận kể từ năm 2020, tài sản của 5 tỷ phú giàu nhất thế giới đã tăng 114% lên 869 tỷ USD. Oxfam cho rằng nếu xu hướng này tiếp tục, thế giới có thể ghi nhận người có tài sản nghìn tỷ USD đầu tiên trong một thập kỷ tới.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

EBITDA của Grab đạt mức cao nhất mọi thời đại

Grab vừa báo cáo tăng trưởng doanh thu trong quý đầu tiên nhờ lượng khách du lịch tăng cao trong các đợt lễ hội và các buổi hoà nhạc lớn ở khu vực Đông Nam Á.

Ngày 16/5, Grab công bố kết quả kinh doanh quý I với doanh thu tăng trưởng mạnh và mức lỗ giảm. Hầu hết các mảng kinh doanh của công ty đều có cải thiện đáng kể. Cụ thể, doanh thu quý I của Grab tăng 24% so với cùng kỳ năm trước, đạt 653 triệu USD.

Đóng góp vào thành tích này là giá trị hàng hóa dịch vụ theo yêu cầu (On-Demand GMV) tăng 18%, đạt 4,2 tỷ USD. Số lượng người dùng giao dịch hàng tháng (MTU) cũng tăng 19% so với năm trước, bất chấp khó khăn theo mùa từ lễ Tết Nguyên đán và tháng Ramadan.

Khoản lỗ hoạt động của Grab trong quý I là 75 triệu USD, cải thiện so với mức lỗ 129 triệu USD cùng kỳ năm ngoái, nhờ doanh thu và chi phí vận hành đều được cải thiện. EBITDA điều chỉnh đạt mức cao nhất từ trước đến nay là 62 triệu USD, tăng 129 triệu USD so với mức âm 67 triệu USD của cùng kỳ năm 2022.

Công ty cũng nâng mục tiêu EBITDA điều chỉnh cho năm 2024 lên 250-270 triệu USD, từ mức dự kiến 180-200 triệu USD trước đó. Mục tiêu doanh thu cả năm của Grab vẫn giữ nguyên ở mức 2,7-2,75 tỷ USD, tăng 14-17% so với năm ngoái.

CEO và nhà sáng lập Grab, ông Anthony Tan, cho biết: “Trọng tâm của chúng tôi vào tăng trưởng dựa trên sản phẩm đang mang lại kết quả tích cực, với GMV dịch vụ theo yêu cầu tăng lên mức cao mới bất chấp tác động theo mùa thường thấy trong quý I. Sự thúc đẩy khả năng chi trả và độ tin cậy đang thu hút nhiều người dùng hơn và tăng tần suất đặt hàng. Thu nhập của đối tác cũng đang có xu hướng tăng.”

Ông nhấn mạnh: “Chúng tôi tiếp tục củng cố vị thế và sẽ tận dụng quy mô cũng như lợi thế công nghệ để phục vụ người dùng và đối tác tốt hơn.”

Mảng gọi xe và giao đồ ăn của Grab duy trì dự báo doanh thu trong khoảng 2,7-2,75 tỷ USD cho năm nay, tăng 14-17% so với năm trước.

Theo Nikkei Asia, kết quả dựa trên EBITDA điều chỉnh là minh chứng quan trọng để Grab thuyết phục các nhà đầu tư về khả năng sinh lời và tăng trưởng bền vững. Dự kiến năm 2024 sẽ là năm đầu tiên Grab công bố lợi nhuận EBITDA đã điều chỉnh.

Dẫu vậy, quý I ghi nhận khoản lỗ ròng của công ty là 115 triệu USD, giảm so với mức lỗ 250 triệu USD cùng kỳ năm ngoái.

Giám đốc tài chính của Grab, ông Peter Oey, cho biết công ty tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận trong quý I với EBITDA điều chỉnh kỷ lục. Ông nhấn mạnh: “Khi thúc đẩy tăng trưởng, chúng tôi vẫn tập trung cải thiện lợi nhuận, như thể hiện qua việc mở rộng EBITDA điều chỉnh trong quý thứ 9 liên tiếp, đồng thời cải thiện lợi nhuận cổ đông và quản lý bảng cân đối kế toán.”

Ông cũng cho biết thêm về chương trình mua lại cổ phiếu trị giá 500 triệu USD, với khoảng 97 triệu USD cổ phiếu phổ thông loại A đã được mua lại vào tháng 3 và số dư 497 triệu USD của Khoản vay có kỳ hạn B đã được thanh toán.

Doanh thu giao hàng của Grab tăng 19% so với cùng kỳ, đạt 350 triệu USD trong quý I từ mức 294 triệu USD năm 2023. Doanh thu di chuyển cũng tăng mạnh 27% so với cùng kỳ.

Grab nhấn mạnh rằng nhu cầu di chuyển trong quý I tăng hơn dự kiến nhờ các sự kiện lớn ở Singapore và các thỏa thuận du lịch miễn thị thực cho du khách Trung Quốc tại Thái Lan và Đông Nam Á.

Giám đốc Vận hành, ông Alex Hungate, cho biết: “Dù lượng khách du lịch vẫn thấp hơn mức trước COVID, chúng tôi đã tăng trưởng người dùng du lịch hàng tháng (MTU) vượt mức trước đại dịch. Còn nhiều tiềm năng tăng trưởng cho nhu cầu du lịch, đặc biệt là từ Trung Quốc.”

Du khách quốc tế  chi tiêu nhiều hơn, mang lại lợi ích cho Grab do họ tiêu gấp đôi so với người dùng nội địa. Để nắm bắt nhu cầu đi lại đang phục hồi, Grab đã triển khai các tính năng dịch thuật mới trên ứng dụng từ tháng 2. Dịch vụ này bắt đầu ở Thái Lan và hiện có mặt tại tất cả 6 thị trường Đông Nam Á của Grab, giúp tiết kiệm chi phí đáng kể khi không phải thuê ngoài chức năng này.

Grab là siêu ứng dụng hàng đầu Đông Nam Á, hoạt động trong các lĩnh vực giao hàng, di chuyển và dịch vụ tài chính kỹ thuật số, phục vụ hơn 700 thành phố ở 8 quốc gia gồm Campuchia, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

IMF cảnh báo việc AI sẽ tác động đến lực lượng lao động toàn cầu

Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cảnh báo AI đang như “một cơn sóng thần” tấn công thị trường lao động toàn cầu.

Công nghệ AI có khả năng tác động đến 60% việc làm ở các nền kinh tế tiên tiến và 40% việc làm trên toàn thế giới trong hai năm tới”, bà Georgieva phát biểu tại sự kiện do Viện Nghiên cứu Quốc tế Thụy Sĩ liên kết với Đại học Zurich tổ chức đầu tuần này ở Zurich (Thụy Sĩ).

Theo người đứng đầu IMF, cả người lao động lẫn doanh nghiệp dường như đang “có rất ít thời gian để chuẩn bị” trước làn sóng AI. Nền kinh tế thế giới dễ bị sốc hơn trong những năm gần đây khiến tác động của công nghệ trí tuệ nhân tạo ngày càng lớn.

“AI có thể giúp tăng năng suất đáng kể, làm cho mọi thứ đạt hiệu quả cao hơn nếu chúng ta quản lý tốt, nhưng cũng có thể mang đến nhiều thông tin sai lệch hơn. Tất nhiên, nó cũng gây ra nhiều bất bình đẳng hơn trong xã hội, khiến khoảng cách về thu nhập ngày càng nới rộng”, bà nhấn mạnh và cho biết các cơ quan quản lý trên toàn cầu nên tính toán cẩn thận các giải pháp để tận dụng tối đa lợi ích AI.

Tuyên bố mới được bà Georgieva đưa ra khi hàng loạt công ty công nghệ lớn tập trung chạy đua trí tuệ nhân tạo bằng các mô hình ngôn ngữ lớn cùng tốc độ nâng cấp diễn ra nhanh. Mới nhất, OpenAI đã ra mắt GPT-4o với khả năng “giống con người” và cung cấp miễn phí. Trong khi đó, Google, Meta, Microsoft cũng đã có nhiều sản phẩm AI thời gian qua.

Đầu 2023, một nghiên cứu từ Goldman Sachs cho thấy các siêu AI như ChatGPT có thể “tạo sản phẩm hàng loạt với sản lượng lớn và chất lượng như con người”. Điều này sẽ giúp nâng GDP toàn cầu hàng năm lên 7% trong vòng 10 năm bằng cách tự động hóa khoảng một phần tư loại công việc hiện có. Tuy nhiên, nó cũng lấy đi 300 triệu việc làm chỉ tính riêng Mỹ và châu Âu trong 10 năm tới.

Cũng trong thời gian này, OpenAI ước tính khoảng 80% lực lượng lao động Mỹ chứng kiến ít nhất 10% nhiệm vụ của họ được thực hiện bởi phần mềm tích hợp LLM và sẽ tăng lên khi các mô hình AI ngày càng hoàn thiện. Tỷ phú Elon Musk cũng từng dự đoán AI sẽ tạo ra một thế giới không có việc làm.

Cuối năm ngoái, công ty tư vấn công nghệ Assess Partnership cho biết, trước mắt, những nghề nghiệp như lập trình viên, chuyên viên phân tích tài chính, người cung cấp dịch vụ khách hàng và thiết kế đồ họa sẽ bị ảnh hưởng lớn nhất do sự trỗi dậy của AI. Ngược lại, các nghề nghiệp mang tính chất lao động phổ thông và kỹ thuật thô sơ như làm vườn, thợ sửa chữa, thợ nề, lao động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sẽ ít bị ảnh hưởng hơn.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

Doanh thu của công ty mẹ Shopee chạm mức cao kỷ lục

Doanh thu của chi nhánh thương mại điện tử Shopee đã tăng 31% lên mức kỷ lục 2,95 tỷ USD vào quý 1.

Khó khăn dồn dập với công ty mẹ của Shopee

Ngày hôm qua, tập đoàn Sea có trụ sở tại Singapore, công ty mẹ của nền tảng thương mại điện tử Shopee đã công bố doanh thu hàng quý đạt mức kỷ lục trong ba tháng đầu năm. Có được kết quả này phần lớn nhờ lượng giao dịch thương mại điện tử tăng vọt mặc việc tập đoàn công nghệ này đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với những đối thủ mới tham gia như TikTok thuộc sở hữu của ByteDance của Trung Quốc.

Cụ thể, Sea đã báo cáo doanh thu của cả tập đoàn đạt 3,73 tỷ USD trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2024, tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo từng mảng kinh doanh, doanh thu của chi nhánh thương mại điện tử Shopee đã tăng 31% lên mức kỷ lục 2,95 tỷ USD khi tập đoàn này đạt được số lượng đơn đặt hàng hàng quý cao nhất nhờ đầu tư mở rộng vào các tính năng phát trực tiếp và mạng lưới hậu cần.

Nhưng Sea vẫn ghi nhận khoản lỗ ròng 23 triệu USD trong quý, trái ngược với mức lãi ròng 87 triệu USD so với một năm trước đó. Tổng chi phí hoạt động, bao gồm chi phí bán hàng và tiếp thị, tăng 15% lên 1,48 tỷ USD, trong khi tập đoàn cũng phải chịu khoản lỗ đầu tư ngoài hoạt động 111 triệu USD. Công ty không tiết lộ chi tiết về khoản đầu tư.

Tuy nhiên, tính theo quý, khoản lỗ ròng của tập đoàn thương mại điện tử và trò chơi trực tuyến này đã thu hẹp khoảng 80% so với khoản lỗ 111 triệu USD trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2023.

Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Forrest Li cho biết trong cuộc họp báo cáo kết quả kinh doanh hôm thứ ba: “Chúng tôi hiện tự tin hơn nhiều về khả năng vượt qua những cơn gió ngược và thích ứng nhanh chóng với môi trường thay đổi”.

Giá cổ phiếu của Sea tăng hơn 5% trong phiên giao dịch sớm ở New York sau khi kết quả kinh doanh được công bố.

CEO Li cho biết vào tháng 8 năm ngoái, công ty “tăng cường” đầu tư vào hoạt động kinh doanh thương mại điện tử của mình để đáp ứng xu hướng trong ngành là ngày càng có nhiều người mua sắm thông qua phát trực tiếp và video dạng ngắn. Đây là sự đáp trả của công ty trước sự cạnh tranh ngày càng cao với những đối thủ mới hơn như TikTok đang mở rộng mạnh mẽ trong lĩnh vực này ở Đông Nam Á.

Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt khi Sea phải vật lộn với tình hình kinh doanh thương mại điện tử đang chậm lại sau khi các hạn chế về đại dịch Covid-19 bị dỡ bỏ hoàn toàn, cùng với môi trường lãi suất cao hơn. Điều này buộc công ty phải nhanh chóng cắt giảm chi phí và tập trung vào lợi nhuận của mình.

Nhưng Sea đã sớm cảnh báo với các nhà đầu tư rằng, các khoản đầu tư cho thương mại điện tử như vậy bao gồm phát trực tiếp và hậu cần sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận, có khả năng dẫn đến thua lỗ cho toàn bộ phân khúc và cả tập đoàn trong một số giai đoạn nhất định.

Hôm thứ ba, Sea đã tìm cách đảm bảo với các nhà đầu tư rằng những nỗ lực gần đây đã giúp họ duy trì thị phần trong khi thu hẹp khoản lỗ trong quý.

“Shopee đã trở thành nền tảng thương mại điện tử phát trực tiếp lớn nhất ở Indonesia”, Li cho biết, dựa trên số đơn đặt hàng phát trực tiếp trung bình hàng ngày trong quý đầu tiên. “Kết quả của chúng tôi trong quý đầu tiên đã mang lại cho chúng tôi một khởi đầu mạnh mẽ cho năm 2024 và chúng tôi đang đi đúng hướng đã đề ra cho cả năm”.

Vào tháng 3, Sea cho biết họ dự kiến Shopee sẽ chuyển biến tích cực vào nửa cuối năm 2024. Công ty dự kiến sẽ đạt lợi nhuận hàng năm thứ hai liên tiếp trong năm nay.

Chủ tịch Chris Feng cho biết trong cuộc họp báo cáo kết quả kinh doanh: “Trong ngắn hạn, chúng tôi nhận thấy môi trường cạnh tranh ổn định hơn trong vài tháng qua. Chúng tôi sẽ nghiên cứu từng quốc gia… và đánh giá đâu là cách tốt nhất để ứng phó”.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo An ninh tiền tệ

[Full List] Tổng hợp các kênh làm Marketing (Marketing Channel) cho Marketers

[Full List] Tổng hợp các Marketing Channel (kênh làm Marketing) cho Marketers

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu các khái niệm và lý thuyết xoay quanh từ khoá kênh Marketing (Marketing Channel), kênh marketing là gì, có những kênh làm marketing nào mà marketer cần biết và hơn thế nữa.

[Full List] Tổng hợp các kênh làm Marketing (Marketing Channel) cho Marketers
[Full List] Tổng hợp các kênh làm Marketing (Marketing Channel) cho Marketers

Kênh làm Marketing (Marketing Channel) là gì?

Kênh Marketing (kênh tiếp thị) được định nghĩa là con đường hay cách mà doanh nghiệp sử dụng để giao tiếp và tương tác với khách hàng hay đối tượng mục tiêu (Target Audience).

Nói một cách đơn giản hơn, Marketing Channel hay Kênh Marketing là cách một doanh nghiệp kết nối với khách hàng.

Kênh Marketing có thể trực tuyến hoặc ngoại tuyến, có thể là miễn phí (ví dụ SEO) hoặc có trả phí (SEM).

Trong khi tuỳ thuộc vào các kênh marketing khác nhau, thương hiệu hay doanh nghiệp sử dụng các chiến lược, chiến thuật và công cụ khác nhau, mục tiêu chính là chọn những nơi mà khách hàng mục tiêu hoạt động tích cực nhất.

Các loại kênh làm Marketing chính và phổ biến nhất.

Về tổng thể, có thể phân loại kênh marketing hay marketing channel thành 2 loại chính đó là:

  • Các kênh marketing kỹ thuật số (Digital Marketing Channel): Từ việc làm marketing trên các nền tảng mạng xã hội, email marketing đến tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) hay quảng cáo hiển thị trên các nền tảng kỹ thuật số, tất cả các hoạt động này đều được xếp vào kênh marketing kỹ thuật số. Các kênh marketing kỹ thuật số cho phép thương hiệu tiếp cận đối tượng khách hàng mọi lúc, mọi nơi (chủ yếu là chỉ cần có kết nối internet). Cũng tương tự như cách định nghĩa Digital Marketing, Digital Marketing Channel là cách làm marketing thông qua các công cụ hay nền tảng kỹ thuật số.
  • Các kênh marketing truyền thống (Traditional Marketing Channel): Theo cách tiếp cận tương tự, các kênh marketing truyền thống bao gồm quảng cáo in, biển quảng cáo hay quảng cáo qua TV. Trong khi các kênh marketing truyền thống không được dễ dàng đo lường và tối ưu như các kênh marketing kỹ thuật số, lợi thế của kênh này là độ phủ rộng, đặc biệt là những nơi mà internet ít phát triển.

Bên dưới là chi tiết các kênh làm marketing (Marketing Channel), cũng như cách doanh nghiệp có thể tận dụng nó để tiếp cận và kết nối với khách hàng của mình.

1. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)

SEO là quá trình doanh nghiệp cải thiện thứ hạng của website hay các trang bài viết (webpage) trên các trang kết quả của các công cụ tìm kiếm (SERP), như Google hay Bing. Doanh nghiệp có thứ hạng SEO tốt có thể có nhiều cơ hội để tiếp cận với khách hàng từ việc khách hàng tìm kiếm các sản phẩm và dịch vụ liên quan qua các từ khoá.

So với các kênh marketing khác (đặc biệt là khi so với SEM), SEO có thể mất nhiều thời gian hơn, tuy nhiên về dài hạn SEO lại bền vững và có thể tiết kiệm chi phí nhiều hơn.

Việc có được thứ hạng cao hơn trên các công cụ tìm kiếm liên quan đến hoạt động nghiên cứu từ khóa, chiến lược nội dung, tối ưu huá trên (onpage) và ngoài trang (offpage), xây dựng liên kết (backlink), và hơn thế nữa.

Ngoài ra, cấu trúc xây dựng trang bao gồm các chủ đề chính của website cũng ảnh hưởng lớn đến cách một website được đánh giá và xếp hạng.

2. Tiếp thị nội dung (Content Marketing)

Tiếp thị nội dung (Content Marketing) liên quan đến việc tạo và phân phối nội dung có giá trị và phù hợp để thu hút khách hàng, xây dựng uy tín thương hiệu và nuôi dưỡng các mối quan hệ thận thiết với khách hàng.

Nội dung có thể là blog, video hay các đồ họa thông tin (Infographics), v.v.

Mục đích của tiếp thị nội dung là phát triển và thu hút khách hàng mục tiêu bằng các tài nguyên hữu ích, trả lời cho các câu hỏi hay băn khoăn phổ biến của khách hàng. Điều này cũng giúp xây dựng niềm tin và uy tín của doanh nghiệp khi họ biết đến thương hiệu và nội dung của doanh nghiệp.

Về bản chất, khách hàng càng tin tưởng thương hiệu thì họ càng có nhiều khả năng muốn hợp tác hay mua hàng từ doanh nghiệp.

Một chiến lược tiếp thị nội dung hiệu quả bao gồm việc nghiên cứu sâu về 5 yếu tố sau đây:

  • Chân dung khách hàng mục tiêu: Nội dung của bạn sẽ được dùng để nói chuyện với ai?
  • Câu chuyện thương hiệu: Tại sao bạn muốn tạo nội dung này? Nó kết nối với thương hiệu của bạn như thế nào?
  • Nhiệm vụ của tiếp thị nội dung: Bạn hy vọng sẽ giúp khách hàng của mình đạt được điều gì từ việc cung cấp nội dung?
  • Tình huống kinh doanh: Nội dung này sẽ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển như thế nào?
  • Kế hoạch hành động: Bạn cần thực hiện những bước nào để đạt được mục tiêu đó?

3. Tiếp thị truyền thông xã hội (Social Media Marketing)

Tiếp thị truyền thông xã hội hay còn được gọi là làm marketing trên các nền tảng mạng xã hội là việc sử dụng các nền tảng như Facebook, Instagram, LinkedIn, TikTok hay X (trước đây là Twitter) cho mục tiêu marketing, nó chính là quá trinh doanh nghiệp quảng bá thương hiệu tới các nhóm khách hàng mục tiêu với mục tiêu cuối cùng là bán hàng.

Với hơn 5 tỷ người dùng hiện đang sử dụng các nền tảng mạng xã hội khác nhau, đây thực sự là kênh marketing thiết yếu mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần sử dụng.

Về tổng thể, các marketer có thể sử dụng kênh marketing trên mạng xã hội để:

  • Quảng cáo các sản phẩm.
  • Hiển thị lời chứng thực của khách hàng (Social Proof).
  • Chia sẻ những gì xảy ra đằng sau hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (ví dụ quá trình sản xuất sản phẩm).
  • Thông báo các tính năng mới của sản phẩm hay khuyến mãi.
  • Tất cả các hoạt động marketing trên mạng xã hội này có thể giúp thương hiệu ở nhiều giai đoạn khác nhau như nâng cao nhận thức về thương hiệu, thu hút khách tiềm năng, mua hàng hay nhắc nhở khách hàng tiếp tục mua hàng.

4. Tiếp thị qua email (Email Marketing)

Tiếp thị qua email hay còn được gọi là email marketing liên quan đến việc gửi các thông điệp được nhắm mục tiêu đến những người dùng đã đăng ký email để nhận các thông tin mới nhất từ doanh nghiệp. Thông điệp từ các chiến dịch email marketing có thể là thông tin về khuyến mãi hay các sự kiện của doanh nghiệp.

Vào năm 2023, các nghiên cứu cho thấy email marketing đã tạo ra doanh thu khoảng 10,89 tỷ USD.

Cách thiết lập một chiến dịch email marketing:

Để có thể bắt đầu một chiến dịch email marketing, việc đầu tiên doanh nghiệp cần làm là có một danh sách các email của khách hàng. Để xây dựng danh sách này, thương hiệu cần cung cấp những nội dung có giá trị để trao đổi, chẳng hạn như một tài nguyên có giá trị hoặc một khuyến mãi hấp dẫn.

Dưới đây là các bước doanh nghiệp có thể bắt đầu với email marketing:

  • Xây dựng danh sách email: Cung cấp những nội dung hay thông tin có giá trị, thứ mà khách hàng sẵn sàng trao đổi email của họ. Thương hiệu cũng cần cho khách hàng biết được những gì mà họ sẽ nhận trong email cũng như tần suất họ có thể nhận email.
  • Chọn nhà cung cấp dịch vụ: Doanh nghiệp có thể sử dụng các hệ thống gửi email như Mailchimp, ActiveCampaign hay Constant Contact.
  • Xây dựng kế hoạch marketing: Tuỳ thuộc vào các tương tác trước đó của khách hàng mà doanh nghiệp có thể sử dụng các nội dung khác nhau có liên quan.
  • Thiết kế email: Hơn bao giờ hết, email cần bắt mắt, ngắn gọn và có nhận diện thương hiệu.
  • Kiểm tra hệ thống email: Vì các email mà doanh nghiệp gửi có thể được chuyển tới hộp thứ rác (Spam), doanh nghiệp cũng cần sử dụng các email thử nghiệm trên các thiết bị khác nhau để đảm bảo rằng email được gửi tới hộp thư đến của khách hàng.
  • Sử dụng tự động hóa email (email automation): Tùy thuộc vào từng hệ thống gửi email khác nhau, doanh nghiệp có thể thiết lập quá trình tự động theo các cách khác nhau. Doanh nghiệp có thể lên lịch gửi email, tự động hóa phân khúc email và tự động gửi email.

5. Quảng cáo có trả phí (Paid Ads/Paid Advertising) có thể nói là kênh làm marketing phổ biến và lớn nhất.

Quảng cáo có trả phí (Paid Ads) liên quan đến việc mua các không gian quảng cáo (Ad Inventory) trên các nền tảng như công cụ tìm kiếm, phương tiện truyền thông xã hội hay các website khác. Với Paid Ads, thương hiệu sẽ trả tiền mỗi khi ai đó nhấp vào quảng cáo (PPC).

Với một chiến dịch được xây dựng tốt, quảng cáo có trả phí có thể mang lại khả năng hiển thị ngay lập tức và kết quả nhanh chóng, chính điều này khiến nó trở thành kênh marketing then chốt trong bất kỳ bản kế hoạch hay chiến lược Digital Marketing nào.

Cách xây dựng một chiến dịch quảng cáo có trả phí hiệu quả.

Để hiển thị quảng cáo của bạn trước đúng đối tượng mục tiêu theo cách nhanh nhất có thể, dưới đây là 4 bước bạn có thể tham khảo:

  • Xác định ngân sách: Bạn phải chi bao nhiêu? Bạn thường sẽ điều chỉnh điều này dựa trên hiệu suất quảng cáo và mục tiêu kinh doanh.
  • Lập kế hoạch cho chiến dịch: Xác định mục tiêu chính của doanh nghiệp (nhận thức về thương hiệu, khách hàng tiềm năng, v.v.) dựa trên nhu cầu của đối tượng mục tiêu. Quyết định nền tảng và loại quảng cáo nào bạn sẽ sử dụng cho chiến dịch của mình.
  • Xây dựng nội dung quảng cáo: Viết thông điệp rõ ràng, hấp dẫn, sử dụng hình ảnh chất lượng cao và bao gồm lời kêu gọi hành động (CTA) có khả năng nhận được tương tác (nhấp chuột).
  • Cài đặt và nhắm mục tiêu: Sử dụng tùy chọn nhắm mục tiêu (targeting) để tiếp cận đúng người, sau đó điều chỉnh các cài đặt như ngân sách, đặt giá giá thầu, lịch chạy và vị trí hiển thị quảng cáo để tối ưu hoá tối đa chiến dịch.

6. Tiếp thị bằng video (Video Marketing)

Tiếp thị video liên quan đến việc tạo và chia sẻ video lên các nền tảng video như YouTube hay TikTok, website của thương hiệu để xây dựng thương hiệu, bán hàng, và hơn thế nữa.

Video Marketing có thể nói là phần quan trọng nhất của Content Marketing khi các video thường có khả năng nhận được sự chú ý và tương tác cao hơn nhờ vào tính trực quan của nó.

7. Tiếp thị người có ảnh hưởng (Influencer Marketing) cũng là một kênh làm marketing hiệu quả.

Tiếp thị người có ảnh hưởng (Influencer Marketing) liên quan đến việc cộng tác với những cá nhân có lượng người theo dõi lớn chủ yếu trên mạng xã hội cho mục tiêu Marketing.

Về tổng thể, kênh Marketing này tận dụng niềm tin của những đối tượng theo dõi và tin tưởng những người có sức ảnh hưởng (Influencer) để tăng khả năng tiếp cận của thương hiệu, kết nối thương hiệu với khách hàng mục tiêu và hơn thế nữa.

Cách thức triển khai một chiến dịch Influencer Marketing khá đơn giản, thương hiệu chỉ cần lựa chọn những người có ảnh hưởng phù hợp với thương hiệu và sau đó xây dựng một kịch bản nội dung cho họ.

Mẹo tối ưu với hoạt động Influencer Marketing.

  • Influencer Marketing có thể mang lại tỷ lệ tương tác cao và tiếp cận được những đối tượng mà thương hiệu có thể không tiếp cận được (bằng các kênh Marketing khác).
  • Tuy nhiên, việc chọn đúng người có ảnh hưởng có giá trị và đối tượng phù hợp với thương hiệu là rất quan trọng, nếu không chiến dịch không chi không mang lại hiệu quả mà còn phản tác dụng.

Dưới đây là các bước đơn giản mà bạn có thể tham khảo để có một chiến dịch Influencer Marketing hiệu quả:

  • Đặt mục tiêu: Bạn muốn đạt được điều gì với hoạt động influencer marketing của mình?
  • Xác định đối tượng mục tiêu: Bạn muốn tiếp cận đối tượng nào?
  • Xác định thông điệp của chiến dịch: Dù mục tiêu của bạn là gì, hãy làm rõ chúng trong các bản tóm tắt chiến dịch (Campaign Brief) để người có ảnh hưởng có thể biết họ cần làm những gì.
  • Đặt ngân sách: Bạn phải chi bao nhiêu? Cho mỗi chiến dịch, mỗi người có ảnh hưởng, v.v.?
  • Tìm người có ảnh hưởng: Bạn muốn làm việc cùng ai? Hãy nghiên cứu những người có ảnh hưởng trong và xung quanh ngành của bạn.
  • Theo dõi hiệu suất chiến dịch: Bạn đã nhận được kết quả gì từ hoạt động Influencer Marketing của mình? Nhận thức về thương hiệu, tăng khách hàng tiềm năng hay tăng doanh số bán hàng, v.v.

8. Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing)

Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing) liên quan đến việc hợp tác với các doanh nghiệp hoặc cá nhân khác để tăng khả năng tiếp cận của sản phẩm, các cá nhân hoặc tổ chức liên kết sẽ nhận được cái gọi là “hoa hồng” dựa trên các doanh số bán hàng có được.

Thay vì doanh nghiệp phải trả trước một khoản ngân sách cho các kênh quảng cáo khác, với tiếp thị liên kết doanh nghiệp chỉ cần trả khi bán được hàng.

Để bắt đầu với một chương trình tiếp thị liên kết, bạn có thể tham khảo các bước sau:

  • Chọn một niche market: Xem xét ngành/đối tượng bạn muốn nhắm mục tiêu
  • Tìm các mạng lưới (Network) hoặc chương trình tiếp thị liên kết của các nền tảng để sử dụng.
  • Chọn sản phẩm để quảng cáo: Quyết định sản phẩm hoặc dịch vụ nào bạn sẽ quảng cáo bằng tiếp thị liên kểt.
  • Lập kế hoạch chiến lược để quảng bá những sản phẩm này: Chọn cách bạn sẽ quảng cáo các chương trình tiếp thị liên kết của mình.
  • Những người đăng ký chương trình sẽ quảng bá sản phẩm/dịch vụ của bạn như thế nào?

9. Podcast Marketing

Podcasting Marketing là một hình thức tiếp thị nội dung liên quan đến việc tạo ra nội dung âm thanh để sau đó phát trực tuyến.

Vì nhiều người vẫn có thói quen nghe gì đó hàng ngày (thay vì đọc hay xem video) nên podcast marketing cũng là kênh marketing rất đáng tham khảo, Podcast Marketing cũng mang lại cảm giác cá nhân hơn, giúp họ gắn kết sâu sắc hơn với thương hiệu.

Một chương trình Podcast Marketing hiệu quả đòi hỏi các thiết bị ghi âm chuyên nghiệp và biên tập viên có kinh nghiệm (hiểu biết sâu về chủ đề được chia sẻ).

10. PR kỹ thuật số (Digital PR)

Quan hệ công chúng kỹ thuật số (Digital PR) là hoạt động quản lý danh tiếng và khả năng hiển thị trực tuyến của thương hiệu thông qua các hoạt động truyền thông có chiến lược.

Digital PR giúp các thương hiệu đạt được lợi thế cạnh tranh thông qua việc xây dựng các liên kết (link) và backlink, đây là các yếu tố hàng đầu để có được thứ hạng tốt trên các công cụ tìm kiếm như Google.

PR kỹ thuật số là một phần mở rộng của PR truyền thống, nhưng nó tập trung vào các nền tảng kỹ thuật số như các nền tảng mạng xã hội, blog hay các các ấn phẩm trực tuyến.

Mục tiêu của Digital PR là sử dụng các chiến lược PR truyền thống để tiếp cận nhiều người hơn. Cuối cùng, đó là việc xây dựng nên các mối quan hệ với cộng đồng trực tuyến, nhà báo và những người có ảnh hưởng.

11. Sự kiện (Event)

Sự kiện là các hoạt động mà thương hiệu có thể tổ chức ngoại tuyến hoặc trực tuyến.

Các sự kiện ngoại tuyến bao gồm từ các hội nghị và triển lãm quy mô lớn đến các sáng kiến quy mô nhỏ hơn như phân phát hàng mẫu.

Các sự kiện trực tuyến bao gồm hội thảo trên web (webinar) và chương trình phát sóng trực tiếp (live broadcasts).

12. Networking (Xây dựng mạng lưới).

Networking liên quan đến việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ để trao đổi thông tin, lời khuyên và lời giới thiệu (referrals).

Networking có thể là trực tuyến hoặc ngoại tuyến:

  • Mạng lưới trực tuyến có thể bao gồm các phương tiện truyền thông xã hội như LinkedIn và các cuộc gặp gỡ ảo.
  • Mạng ngoại tuyến thường liên quan đến việc tham dự các hội nghị và sự kiện chuyên biệt.

Câu hỏi thường gặp về kênh làm Marketing (Marketing Channel)?

Mục đích của kênh Marketing hay Marketing Channel là gì?

Một kênh marketing có mục đích chính là để kết nối doanh nghiệp với các nhóm đối tượng mục tiêu. Mục đích của nó là thúc đẩy thương hiệu và bán hàng, bao gồm nâng cao nhận thức về thương hiệu, thu hút khách hàng mục tiêu và cuối cùng là thúc đẩy doanh số bán hàng, tất cả đều là mục tiêu của Marketing.

Cách chọn một kênh làm Marketing hiệu quả?

Để chọn các kênh làm marketing hiệu quả nhất cho doanh nghiệp của bạn, trước tiên, hãy phân tích hành vi của đối tượng mục tiêu, họ trực tuyến ở đâu và họ thường xem những nội dung gì?

Sau đó, hãy xem xét ngân sách Marketing của bạn và ROI mà mỗi kênh có thể mang lại. Bằng cách này, bạn sẽ đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu phù hợp với ngân sách và có tác động mạnh mẽ tới doanh nghiệp.

Sự khác biệt giữa tiếp thị đa kênh (Multichannel Marketing) và tiếp thị liên kênh (Omnichannel Marketing) là gì?

Tiếp thị đa kênh liên quan đến việc sử dụng các kênh khác nhau để tiếp cận khách hàng, chẳng hạn như email, mạng xã hội, các công cụ tìm kiếm hay các cửa hàng thực tế.

Tuy nhiên, các kênh này thường hoạt động độc lập và thiếu sự tích hợp.

Tiếp thị liên kênh hay Omnichannel Marketing là chiến lược tiến thêm một bước bằng cách sử dụng nhiều kênh phân phối nhưng đảm bảo chúng hoạt động liền mạch với nhau.

Ví dụ: khách hàng có thể duyệt qua sản phẩm trên ứng dụng di động, sau đó ghé thăm cửa hàng thực tế và cuối cùng là hoàn tất giao dịch mua trực tuyến, Omnichannel Marketing sẽ giúp thương hiệu nhận diện tất cả các điểm tiếp xúc này, điều mà Multichannel Marketing không thể làm được.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Bộ TT&TT: Hàng loạt website review doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm

DCCA vừa tố lên Bộ TT&TT về hiện tượng các trang web review công ty hoạt động như các mạng xã hội trái phép và cho phép thành viên đăng tải nhiều thông tin sai lệch, thiếu kiểm chứng về các doanh nghiệp Việt Nam.

Tháng 6/2023, Câu lạc bộ Liên minh Sáng tạo Nội dung số Việt Nam (DCCA) đã kiến nghị Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) báo cáo Bộ TT&TT và Bộ Công an đề xuất xử lý các trang mạng xã hội không phép, hoạt động theo hình thức cho phép các thành viên ẩn danh đăng các thông tin đánh giá doanh nghiệp, trong đó có nhiều nội dung chưa được kiểm chứng, bôi nhọ, xúc phạm các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam.

Sau kiến nghị của Hội Truyền thông số Việt Nam, ngày 27/6/2023, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ TT&TT) đã có văn bản phản hồi cho biết các trang mạng xã hội chuyên đánh giá doanh nghiệp đã bị chặn truy cập. Cụ thể là 3 trang http://reviewcongty.me; http://reviewcongty.net; http://reviewcongty.com đã bị cơ quan chức năng xử lý chặn truy cập.

Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn sau khi bị xử lý chặn truy cập, DCCA tiếp tục nhận được phản ánh của các doanh nghiệp hội viên về việc các trang mạng xã hội nói trên tiếp tục thay đổi tên miền và nhân bản ra thành website có tên miền gần giống tên miền cũ, và tiếp tục hoạt động, đăng tải nhiều thông tin chưa kiểm chứng, xúc phạm, bôi nhọ nhiều doanh nghiệp Việt Nam (trong đó có các hội viên của DCCA).

Cụ thể, trang mạng xã hội có tên miền: https://reviewcongty.asia/ đã đăng tải toàn bộ nội dung tương tự như các trang đánh giá công ty đã bị đánh sập và tiếp tục cho thành viên đăng tải nhiều thông tin chưa được kiểm chứng, ảnh hưởng tiêu cực tới nhiều doanh nghiệp.

Sau khi nhận được kiến nghị của các doanh nghiệp thành viên về những sai phạm của các trang web review công ty, vào tháng 3/2024, DCCA tiếp tục gửi văn bản kiến nghị Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử đề nghị: “Khẩn cấp lên tiếng đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật của chủ sở hữu của các trang mạng xã hội nêu trên, cùng các trang mạng xã hội có hành vi tương tự.

Xử lý nghiêm minh các cá nhân, tổ chức vi phạm theo pháp luật để tăng tính răn đe. Đồng thời, kiến nghị Bộ TT&TT tiến hành biện pháp ngăn chặn và thu hồi tên miền của trang web nói trên. Khuyến cáo và kêu gọi các cá nhân, tổ chức không tham gia sử dụng mạng xã hội hoạt động trái pháp luật Việt Nam”.

Sau khi nhận được kiến nghị của DCCA, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử đã phối hợp với các cơ quan chứng năng và các nhà mạng để chặn truy cập vào website hoạt động trái phép https://reviewcongty.asia/. Đến thời điểm này, trang web đã trong tình trạng bị chặn truy cập.

Tuy nhiên, qua theo dõi của DCCA, việc ngăn chặn truy cập các trang mạng xã hội trái phép chuyên review, đánh giá công ty chỉ là biện pháp ngắn hạn. Chỉ một thời gian ngắn sau khi bị chặn, các nội dung này đã được nhân bản sang các website có tên miền gần giống như cũ. Thậm chí 2 trang có tên miền http://reviewcongty.me; http://reviewcongty.net; đã bị cơ quan chức năng chặn truy cập từ tháng 6/2023, nhưng tới thời điểm ngày 8/5/2024 vẫn trong tình trạng hoạt động bình thường.

“Lãnh đạo một doanh nghiệp truyền thông lớn nhất nhì đã bị bôi nhọ, xúc phạm đời tư từ 3-4 năm nay trên các trang này mà họ không có cách nào xử lý được. Gần đây, rất nhiều doanh nghiệp cũng phản ánh với DCCA việc công ty rất khó tuyển dụng nhân sự do bị ảnh hưởng bởi các thông tin sai sự thật trên các trang review công ty”, một lãnh đạo DCCA cho hay.

Theo đại diện DCCA, các website review công ty còn có nhiều bài viết xâm phạm nghiêm trọng đến uy tín, danh dự, thương hiệu của nhiều doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện các hành vi: Đăng tải nhiều bài viết xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của các công ty; Tạo các tin giả, bôi nhọ, nói xấu, xúc phạm danh dự đến nhiều cán bộ, nhân viên dẫn tới việc mâu thuẫn trong nội bộ công ty; Thông tin về các doanh nghiệp, cá nhân chưa được kiểm chứng; Thông tin người dùng không được xác thực…

Các trang mạng xã hội hoạt động trái phép nói trên cho phép người dùng tạo tài khoản là tên các doanh nghiệp và các thành viên có thể viết bài, nhận định, thể hiện quan điểm cá nhân mà không thông qua kiểm duyệt. Các tài khoản đều đăng ẩn danh, không cần đăng ký, không cần xác thực vẫn có thể viết review, bình luận về bất cứ doanh nghiệp, cá nhân nào.

Một người có thể dùng không hạn chế tài khoản ẩn danh để viết và bình luận. Nội dung phần lớn là tiêu cực, xúc phạm các cá nhân, doanh nghiệp, vi phạm thuần phong mỹ tục và chuẩn mực đạo đức văn hóa của người Việt Nam.

Đại diện VDCA còn cho hay, một số doanh nghiệp thành viên của hiệp hội này đã phản ánh về tình trạng họ phải chi tiền cho các trang nói trên để được gỡ bài nói xấu về công ty của mình.

Trả lời VietNamNet về phản ánh của VDCA, đại diện Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cho hay, Cục cũng đã đề nghị chặn các trang đánh giá doanh nghiệp này. Nếu có hành vi bắt các doanh nghiệp trả tiền để gỡ tin bài thì có thể chuyển cơ quan điều tra xem xét ở mức độ hình sự. Đại diện Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cũng đề nghị VDCA cung cấp các bằng chứng liên quan đến sai phạm của các trang đánh giá công ty để xem xét các hình thức xử lý thích hợp.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VietnamNet

Google I/O 2024: Google tiết lộ hàng loạt sản phẩm AI

Sự kiện Google I/O 2024 trình diễn các mô hình AI từ nhỏ đến lớn, báo hiệu tương lai AI len lỏi vào đời sống.

Tại sự kiện Google I/O rạng sáng 15/5 (giờ Hà Nội), Google giới thiệu hàng loạt sản phẩm AI, gồm các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) với hàng chục tỷ tham số, cho đến các mô hình nhỏ hơn có thể chạy cục bộ trên thiết bị cho người dùng cuối.

Gemini có mặt trên hầu hết dịch vụ

Google công bố phiên bản Gemini 1.5 với hàng loạt tính năng mới, gồm khả năng phân tích văn bản, code, video, đoạn ghi âm với thời lượng dài hơn trước. LLM này hiện có nhiều phiên bản, phục vụ đa dạng mục đích.

Trong đó, Gemini 1.5 Pro sẽ trở thành trợ lý đa năng trong Workspace, có thể lấy thông tin từ bất kỳ và tất cả nội dung từ Drive, viết email kết hợp thông tin từ tài liệu đang xem. Mô hình sẽ được đưa vào Google Docs, Sheets, Slides, Drive và Gmail tháng tới, nhưng trước mắt chỉ dành cho người dùng trả phí.

Gemini 1.5 Flash là mô hình đa phương thức mới mạnh mẽ như Gemini 1.5 Pro nhưng được “tối ưu hóa cho các tác vụ hẹp, tần suất cao, độ trễ thấp” – yếu tố giúp AI này phản hồi nhanh. Tuy nhiên, các sản phẩm sẽ tích hợp mô hình này chưa được tiết lộ.

Gemini Live là tính năng giúp người dùng tương tác với smartphone bằng giọng nói tự nhiên. Thay vì đợi lần lượt câu hỏi và trả lời, người dùng có thể ngắt ngang lời AI nói và nhận phản ứng lập tức. AI này cũng có thể “nhìn” thông qua camera và đưa ra phản hồi, chẳng hạn giải toán hoặc thông tin về vật đang hiển thị trong ảnh.

Gemini Nano là mô hình có kích thước nhỏ nhất, được Google tích hợp lên trình duyệt Chrome cho máy tính bàn từ phiên bản 126. Trước mắt, AI này chạy các tính năng hỗ trợ trong Workspace Lab hoặc tạo văn bản cho các bài đăng trên mạng xã hội, viết đánh giá sản phẩm một cách nhanh chóng.

Google cũng đưa Gemini Nano lên Android. Với AI này, Google cho biết smartphone Android có thể giúp người dùng tránh cuộc gọi lừa đảo bằng cách phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm, chẳng hạn các kiểu trò chuyện phổ biến của kẻ lừa đảo, sau đó đưa ra cảnh báo theo thời gian thực. Tính năng này sẽ được đề cập chi tiết cuối năm nay.

Cũng theo Google, Gemini sẽ sớm cho phép người dùng đặt câu hỏi về video trên màn hình và sẽ trả lời dựa trên phụ đề tự động. Người dùng Gemini Advanced trả phí cũng có thể nhập tệp PDF và AI sẽ cung cấp thông tin.

Trên công cụ tìm kiếm Google Search, Gemini cũng được tích hợp sâu. AI này không đơn thuần trả về thông tin kèm liên kết trích dẫn, mà còn làm được nhiều việc hơn như trả lời truy vấn theo ngôn ngữ tự nhiên, thông tin liên quan, gợi ý nội dung mới dựa trên từ khóa tìm kiếm.

Trên công cụ tìm kiếm, Google cũng đưa Gemini vào phục vụ khả năng sàng lọc ảnh, gọi là Ask Photos. Tính năng này cho phép nghiên cứu thư viện Google Photos, sau đó trả lời cho người dùng khi được yêu cầu. Chẳng hạn, CEO Sundar Pichai đã demo tính năng bằng cách hỏi Gemini biển số xe của ông là gì. Câu trả lời là dãy số nhưng kèm một bức ảnh để ông chắc chắn rằng câu trả lời là đúng.

Cùng với xử lý văn bản, Google cũng cung cấp mô hình tạo ảnh Gemini Imagen 3. AI này có khả năng hiểu chính xác các câu lệnh hơn so với mô hình trước, tạo những bức hình với “mức độ chi tiết đáng kinh ngạc”, hình ảnh chân thực, sống động như thật và ít chi tiết gây mất tập trung trong ảnh hơn so với các mô hình trước đây, đồng thời giảm vấn đề về lỗi và hiệu ứng sai khi tạo ảnh. Google tuyên bố Imagen 3 “có khả năng tạo ảnh từ văn bản hiệu quả nhất hiện nay”.

Google cũng đang triển khai một trình tạo chatbot tùy chỉnh có tên là Gems. Giống như GPT của OpenAI, Gems cho phép người dùng đưa ra hướng dẫn cho Gemini, từ đó tùy chỉnh cách phản hồi và chuyên môn của nó.

Chẳng hạn, nếu nhà phát triển muốn nó trở thành một huấn luyện viên chạy bộ và kiên định với mục tiêu này, AI sẽ đề xuất các bước thực hiện. Dù vậy, tính năng chỉ dành cho tài khoản trả phí Gemini Advanced.

Ứng dụng bản đồ Google Maps cũng sẽ bổ sung tính năng thông minh nhờ Gemini và API Places. Nhà phát triển có thể dùng các công cụ này để tóm tắt thông tin các địa điểm và khu vực trong ứng dụng của họ dựa trên dữ liệu đào tạo là 300 triệu đánh giá các địa điểm. Điều này giúp nhà phát triển không cần tự viết mô tả địa điểm muốn nhúng vào ứng dụng, giúp tiết kiệm thời gian.

Ngoài ra, Google cho biết Gemini sẽ dần thay thế Google Assistant để hỗ trợ tương tác với người dùng sâu hơn. AI này cũng sẽ đưa ra các câu trả lời nhanh, đủ thông tin và mang tính tương tác tốt hơn so với trợ lý ảo Assistant.

Project Astra – tương lai như phim Star Trek

Tại sự kiện, Google giới thiệu Astra – một AI đa phương thức mà công ty hy vọng trở thành trợ lý ảo “làm được mọi việc”. Thông qua camera trên smartphone, Astra có thể xem và hiểu những gì nó nhìn thấy, ghi nhớ mọi thứ ở đâu và làm mọi việc cho người dùng. Google cho biết, mục tiêu của công cụ là trở thành một tác nhân AI “trung thực nhất và tốt nhất”.

“Nó không chỉ nói chuyện với người dùng mà còn thực sự làm mọi việc thay mặt bạn”, đại diện Google nói.

Veo – câu trả lời của Google với Sora của OpenAI

Demis Hassabis, CEO Google DeepMind, tại sự kiện cũng giới thiệu Veo, AI có thể tạo video “chất lượng cao” độ phân giải 1080p với nhiều phong cách hình ảnh và điện ảnh khác nhau. Đây được xem là đối thủ mới của Sora.

Cụ thể, AI này có khả năng hiểu ngôn ngữ tự nhiên và có thể “nắm bắt chính xác âm điệu của lời nhắc”, từ đó tạo các video thể hiện chặt chẽ tầm nhìn sáng tạo của người dùng. Mô hình này cũng hiểu các thuật ngữ điện ảnh như video “timelapse” hoặc “ảnh phong cảnh từ trên không”, đồng thời có thể tạo ra cảnh nhất quán và mạch lạc, với các chủ thể con người, động vật và đồ vật chuyển động chân thực trong suốt cảnh quay.

Tại sự kiện, Google trình diễn video dài khoảng 8 giây. Tuy nhiên, công ty cho biết người dùng có thể đưa ra yêu cầu về việc kéo dài thời lượng lên 1 phút 10 giây, cũng như tinh chỉnh bằng lời nhắc bổ sung để thay đổi kết quả. Con số này cao hơn thời lượng tối đa một phút mà OpenAI Sora công bố trước đó.

Dù vậy, tương tự nhiều AI tạo video và ảnh khác, cả Veo và Imagen 3 đều chưa được phát hành rộng rãi. Hãng dự kiến đưa một số tính năng của Veo vào YouTube Shorts và các sản phẩm khác trong tương lai.

Gemma 2 với 27 tỷ tham số

Gemma 2 là bản nâng cấp lớn của Gemma trước đó, vốn chỉ có hai phiên bản với 2 tỷ tham số và 7 tỷ tham số. Mô hình này đã được tối ưu để chạy trên GPU thế hệ tiếp theo của Nvidia, máy chủ Google Cloud TPU và dịch vụ Vertex AI.

Tuy nhiên, Google không chia sẻ chi tiết về mô hình ngoài thông báo của Josh Woodward, Phó chủ tịch Google Labs, rằng Gemma 2 “mạnh gấp đôi” so với các mô hình nguồn mở như Llama của Meta và Mistral của Mistral AI. Gemma 2 sẽ được triển khai vào tháng 6.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

Chiến lược đầu tư mới của SoftBank có thể là trở ngại cho Alibaba

Lãnh đạo SoftBank cho biết danh mục đầu tư của tập đoàn đầu tư Nhật Bản đã chuyển dịch từ gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba sang nhà thiết kế chip Arm Holdings của Anh.

Theo Nikkei Asia, ngày 13/5, Tập đoàn SoftBank phát đi thông cáo cho biết đã thoái gần hết vốn cổ phần tại Alibaba Group Holding để tập trung vào các khoản đầu tư vào trí tuệ nhân tạo (AI) sau khi báo lỗ ba năm liên tiếp.

Trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3, Tập đoàn đa quốc gia Nhật Bản này báo lỗ 227,6 tỷ yen (1,46 tỷ USD) trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3. Mức lỗ hai năm liền kế trước đó vào khoảng 970 tỷ yen và 1.700 tỷ yen.

“So với năm tài chính 2022, chúng tôi đã tiến bộ”, ông Yoshimitsu Goto, Giám đốc tài chính SoftBank nói và cho biết thêm rằng thu nhập ròng của tập đoàn đã đi vào ổn định.

Quỹ Vision SoftBank báo lãi 128,2 tỷ yen nhờ sự bùng nổ của các cổ phiếu công nghệ, một kết quả tích cực so với khoản lỗ 4.300 tỷ yen của năm trước.

Tuy nhiên, SoftBank vẫn ghi nhận lỗ đầu tư 558,3 tỷ yen trong năm tài chính, mặc dù đã cải thiện so với khoản lỗ hơn 835 tỷ yen của năm trước. Nguyên nhân chính là do ghi nhận khoản lỗ định giá chưa thực hiện trong việc đầu tư cổ phiếu Alibaba (gần 960 tỷ yen) và chưa ghi nhận khoản lãi đầu tư 371 tỷ yen trên cổ phiếu T-Mobile.

Phần lớn mực đỏ xuất hiện do “[r] khoản lỗ định giá đã xác nhận và chưa thực hiện trên cổ phiếu Alibaba là 959,9 tỷ yên đã vượt quá khoản lãi đầu tư 371,1 tỷ yên trên cổ phiếu T-Mobile”, công ty cho biết.

Tại cuộc họp báo cáo kết quả kinh doanh, ông Goto thông tin rằng danh mục đầu tư của SoftBank đã chuyển dịch từ gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba sang nhà thiết kế chip Arm Holdings của Anh.

Tỷ trọng đầu tư vào Alibaba đã giảm từ 48% năm 2020 về gần như bằng 0 ở hiện tại trong khi Arm hiện chiếm 45% và Quỹ Vision SoftBank chiếm 29%.

“Điều này cho thấy sự chuyển dịch sang danh mục đầu tư tập trung vào AI. Arm là cốt lõi cho sự chuyển dịch sang AI trong các tài sản do chúng tôi và Quỹ Vision SoftBank nắm giữ”, ông Goto nói.

Sự tăng trưởng của Quỹ Vision Fund phần lớn nhờ vào đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của nhà thiết kế chip Arm vào năm ngoái.

Giá cổ phiếu của Arm – công ty SoftBank nắm giữ 90% cổ phần, đã tăng khoảng 70% kể từ khi niêm yết trên Nasdaq Composite vào tháng 9. SoftBank cho biết những thay đổi về giá cổ phiếu của Arm và các công ty con được hợp nhất khác không ảnh hưởng đến báo cáo tài chính hợp nhất của công ty.

Trước đó, tờ Nikkei  đưa tin, như một phần của việc SoftBank nhấn mạnh vào trí tuệ nhân tạo và chất bán dẫn, Arm sẽ xây dựng một nguyên mẫu chip AI vào mùa xuân năm tới và bắt đầu sản xuất hàng loạt vào mùa thu. Arm sẽ thành lập một bộ phận chuyên phát triển chip AI, cuối cùng sẽ trở thành một phần của SoftBank.

SoftBank cũng đã dẫn đầu khoản đầu tư 1,05 tỷ USD vào Wayve, một công ty khởi nghiệp về công nghệ tự lái của Anh. SoftBank được cho là đang trong các cuộc đàm phán để mua lại Graphcore, một nhà sản xuất chip AI của Anh.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

VNG lỗ quý thứ 10 liên tiếp và lỗ hơn 2000 ty năm 2023

VNG công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý I, tiếp tục ghi nhận lỗ sau thuế song tình hình đã cải thiện so với cùng kỳ năm ngoái.

VNG mang về gần 8.000 tỷ doanh thu năm 2022 và vẫn lỗ triền miên

Theo báo cáo tài chính quý I/2024, CTCP VNG (mã: VNZ) ghi nhận doanh thu thuần đạt 2.259 tỷ đồng, tăng trưởng 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Dịch vụ trò chơi trực tuyến vẫn là cột trụ chính khi đóng góp tới 1.772 tỷ đồng trong quý vừa rồi.

Công ty cho biết hầu hết các chi phí như bán hàng, quản lý doanh nghiệp… đều giảm so với cùng kỳ, điều này giúp lỗ sau thuế giảm 66% so với cùng kỳ năm trước, từ 90 tỷ đồng xuống còn 31 tỷ đồng. Trong đó, cổ đông không kiểm soát chịu lỗ 45 tỷ đồng và cổ đông công ty mẹ có lợi nhuận 13,7 tỷ đồng.

Đây là quý thứ 10 liên tiếp mà VNG báo lỗ kể từ quý IV/2021. Ban lãnh đạo VNG cho biết lỗ luỹ kế tiếp tục xuất hiện do nhóm công ty tiếp tục thúc đẩy hoạt động quảng cáo các sản phẩm mới và sản phẩm chiến lược.

Tổng tài sản của VNG đạt gần 11.000 tỷ đồng, tăng 14% so với đầu năm, với gần 6.200 tỷ đồng là tài sản ngắn hạn. Tại thời điểm ngày 31/3/2024, VNG ghi nhận tiền và các khoản tương đương tiền là 4.441 tỷ đồng, tăng 15% so với mức 3.837 tỷ đồng của thời điểm kết thúc năm 2023. Tính đến hết quý đầu năm, VNG nắm giữ 309 tỷ đồng tiền mặt, trong khi tiền gửi ngân hàng là 2.524 tỷ đồng.

Về các khoản đầu tư tài chính dài hạn, hầu hết công ty liên kết của VNG đều đang thua lỗ, ngoại trừ Dayone ghi nhận lãi nhẹ. Tiki Global, Rocketeer và Beijing Youtu đã lỗ hết khoản đầu tư với con số lần lượt là 510 tỷ, 33 tỷ và 35 tỷ đồng. Các công ty khác cũng đang báo lỗ như Telio (290 tỷ đồng); Funding Asia (82 tỷ đồng) và OCG (2,2 tỷ đồng).

Khoản đầu tư tại Zion của VNG tăng nhẹ với tỷ lệ sở hữu đạt 73,758%, tương đương 3.554 tỷ đồng. Hiện đơn vị sở hữu ZaloPay là khoản đầu tư vào công ty con lớn nhất của VNG.

Ngoài ra, công ty cũng rót 898 tỷ đồng vào CTCP Dịch vụ dữ liệu Công nghệ thông tin Vi Na, cũng như hàng trăm tỷ đồng vào công ty TNHH Phát triển phầm mềm VTH,  CTCP Dịch vụ mạng Vi Na, công ty TNHH Verichains… Tính đến ngày 31/3/2024, tổng giá trị các khoản đầu tư vào công ty con của VNG vượt hơn 5.000 tỷ đồng, tăng 4% so với thời điểm cuối năm ngoái.

Vì sao VNG lỗ hơn 2.300 tỷ đồng trong năm 2023?

Theo báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán bởi E&Y Việt Nam, CTCP VNG (Mã: VNZ) ghi nhận doanh thu năm 2023 đạt 7.593 tỷ đồng, giảm nhẹ so với mức 7.800 tỷ đồng của năm trước. Kết quả này cũng giảm khoảng 13% so với báo cáo tự lập.

Công ty cho biết giá vốn bán hàng và cung cấp dịch vụ đã tăng thêm khoảng 1.000 tỷ đồng so với năm trước, lên mức 5.304 tỷ đồng. Do đó, lợi nhuận gộp thu về khoảng 2.288 tỷ đồng, giảm 34% so với năm 2022.

Năm 2023, doanh nghiệp tiếp tục báo lỗ sau thuế tới 2.317 tỷ đồng, tăng so với mức lỗ 1.578 tỷ đồng của năm trước đó. Lỗ sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ ở mức 2.101 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với mức lỗ 1.077 tỷ đồng của năm 2022. Trước đó, báo cáo tự lập cho thấy lỗ sau thuế cả năm của VNG chỉ khoảng 756 tỷ đồng.

Theo lý giải của VNG, nguyên nhân có sự chênh lệch lớn ở phần lỗ sau thuế trên báo cáo tài chính hợp nhất so với các báo cáo trước đó là do sự thay đổi trong chính sách kế toán liên quan đến việc ghi nhận doanh thu trò chơi trực tuyến.

Cụ thể, cho đến năm 2022, VNG áp dụng chính sách kế toán này do tính chất đặc thù của hoạt động kinh doanh trò chơi trực tuyến và hệ thống theo dõi dữ liệu người chơi của VNG. Theo đó, phần doanh thu trò chơi trực tuyến được ghi nhận khi thẻ và/hoặc mã số thẻ trò chơi trực tuyển hoặc tin nhắn được bán cho người sử dụng,

Bắt đầu từ năm 2023, VNG chuyển sang ghi nhận doanh thu trò chơi trực tuyến khi nghĩa vụ thực hiện với người chơi được hoàn thành.

“Việc ghi nhận doanh thu trò chơi trực tuyến trên cơ sở hệ thống đã cho phép theo dõi và ghi nhận số liệu người chơi một cách chi tiết. VNG thực hiện việc ghi nhận doanh thu chưa thực hiện cho phần nghĩa vụ chưa hoàn thành đối với người chơi. Việc thay đổi trong chính sách kế toán này được áp dụng từ ngày 1/1/2023 trên cơ sở phi hồi tố”, VNG cho biết.

Theo đó, dữ liệu tương ứng của báo cáo tài chính hợp nhất là không so sánh được với dữ liệu của kỳ kế toán năm hiện tại do ảnh hưởng của việc thay đổi chính sách kể toán trên cơ sở phi hồi tố nêu trên.

Mảng dịch vụ trò chơi trực tuyến vẫn là cột sống trong cơ cấu doanh thu của VNG với 5.482 tỷ đồng. Ngoài ra, dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng viễn thông và internet đóng góp 971 tỷ đồng và quảng cáo trực tuyến đóng góp khoảng 916 tỷ đồng.

Tính đến thời điểm 31/12/2023, tổng tài sản công ty ở mức 9.595 tỷ đồng. Tổng nợ ghi nhận ở mức 6.784 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu là 2.810 tỷ đồng.

Kết thúc năm 2023, VNG ghi nhận tiền và tiền gửi ngân hàng ở mức 3.975 tỷ đồng, tăng thêm 900 tỷ đồng so với con số ghi nhận đầu năm.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nguồn: Tổng hợp

Chủ tịch MWG Nguyễn Đức Tài: Khi có lợi nhuận vài nghìn tỷ trong 1-2 năm tới, Bách Hoá Xanh sẵn sàng lên sàn

CEO của Bách Hoá Xanh khẳng định trong một, hai năm tới Bách Hoá có thể đạt được con số lợi nhuận 4 chữ số.

Cách đây một tuần, CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (Mã: MWG) đã công bố hoàn tất giao dịch chào bán 5% cổ phần theo hình thức riêng lẻ tại CTCP Đầu tư và Công nghệ Bách Hóa Xanh cho nhà đầu tư trong tháng 4.

Không công bố chi tiết nhà đầu tư song theo nguồn tin thân cận của Reuters từng cho biết CDH Investments của Trung Quốc đang trong giai đoạn đàm phán mua lại vốn cổ phần thiểu số của chuỗi tạp hóa Bách Hóa Xanh. Thỏa thuận này có thể định giá Bách Hoá Xanh lên tới 1,7 tỷ USD.

Tại buổi họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của MWG, trả lời cổ đông về chi tiết thương vụ trên, Giám đốc Quan hệ cổ đông và Giám đốc Đầu tư của MWG thông tin: “Đây là giao dịch phát hành cổ phần sơ cấp, dòng tiền sẽ đi trực tiếp vào công ty để tài trợ cho nguồn vốn lưu động, mở rộng cửa hàng và các kế hoạch phát triển trong dài hạn.

Công ty đã chỉ định JP Morgan làm cố vấn tài chính cho giao dịch và thương vụ được thực hiện qua hình thức đấu thầu cạnh tranh để lựa chọn nhà đầu tư đưa ra mức giá và điều khoản phù hợp nhất cho công ty.

Nhà đầu tư sau khi trở thành cổ đông sẽ không can thiệp vào quá trình vận hành và ra quyết định của doanh nghiệp.

Ngoài việc cung cấp các khoản tài chính thì nhà đầu tư sẽ hỗ trợ kết nối doanh nghiệp với các đối tác và nhà bán lẻ mà họ có quan hệ hoặc trong danh mục đầu tư của họ trong khu vực và thế giới. Ngoài ra, đối tác sẽ hỗ trợ công ty trong việc triển khai quản trị doanh nghiệp”.

Về giá trị thương vụ, Giám đốc Đầu tư cho hay: “Đây thuộc phạm vi cam kết bảo mật của công ty con và nhà đầu tư nên không thể chia sẻ với nhà đầu tư”.

Nói về kế hoạch kinh doanh, ông Phạm Văn Trọng – Quyền Giám đốc điều hành chuỗi Bách Hoá Xanh cho biết mục tiêu chính của Bách Hoá Xanh năm nay là tập trung chính vào tăng trưởng doanh thu trung bình trên mỗi cửa hàng. Năm nay, Bách Hoá Xanh ở mới 100 cửa hàng và chuẩn bị cho kế hoạch mở rộng năm sau.

“Sau ba tháng, doanh thu và lợi nhuận của Bách Hoá Xanh đang đi đúng kế hoạch. Năm nay có thể hoàn tất mục tiêu doanh thu và lãi gộp”, CEO chuỗi này thông tin.

Trả lời cổ đông về kỳ vọng con số lợi nhuận nghìn tỷ trong vài năm tới, CEO Bách Hoá Xanh khẳng định: “Khoảng 1-2 năm tới thì bốn chữ số lợi nhuận là con số mình sẽ làm được”.

Giải đáp thắc mắc của cổ đông về các kế hoạch huy động vốn của Bách Hoá Xanh, ông Nguyễn Đức Tài – Chủ tịch HĐQT MWG chia sẻ: “Công ty chưa có bất kỳ kế hoạch trong việc lấy thêm vốn vì chúng ta không có nhu cầu. Nếu có nhu cầu thì đã bán 10% thay vì 5%, vì vậy chúng tôi sẽ không mở thêm một vòng gọi vốn nữa.

Bách Hoá Xanh đã bước sang giai đoạn không phải bù lỗ, tức cha mẹ không phải đưa tiền nữa nên không có lý do gì để huy động thêm. Từ nay trở đi, Bách Hoá Xanh sẽ nỗ lực để phát triển đến quy mô đủ lớn và niêm yết trên sàn theo như cam kết với các cổ đông và nhà đầu tư rót 5%. Như anh Trọng nói khi nào vài nghìn tỷ xuất đầu lộ diện thì Bách Hoá Xanh sẵn sàng bước lên sàn”, người đứng đầu MWG trình bày với cổ đông.

Nói về giải pháp tăng hiệu quả ở mặt hàng tươi sống, CEO Bách Hoá chia sẻ: “Biên độ lãi gộp của hàng tươi sống chưa cao so với mặt bằng chung. Do đó sẽ phải tập trung cải thiện về chuỗi cung ứng, tập trung thay đổi cách làm và mô hình cung ứng hàng tươi. Chi phí cung ứng hàng tươi thấp nhưng mà chất lượng phải cải thiện hơn so với trước đây. Đây là một nỗ lực lớn. Trong 2023, Bách Hoá Xanh đã bắt đầu làm và đang có hiệu quả. Chuỗi sẽ tiếp tục triển khai việc này trong năm nay.

Hàng rau củ quả, việc nuôi trồng ở Việt Nam rất phân mảnh nhưng cũng là lợi thế. Việc này khiến chuỗi cung ứng gần gũi, tận dung được việc này thì chi phí sẽ thấp. Chúng tôi đang phát triển hộ nông dân mà thông qua đó sẽ có đơn vị thu mua phối hợp với mình để triển khai các kế hoạch trồng, đảm bảo an toàn (thuốc trừ sâu, chất kích thích). Từ đó, dẫn tới việc chúng ta tăng trưởng mạnh”, ông Trọng cho hay.

Chia sẻ thêm về vấn đề này, Nguyễn Đức Tài khẳng định: “Với doanh thu 31.000 tỷ, hiện Bách Hoá Xanh hiện là đơn vị bán lẻ hiện đại lớn nhất Việt Nam, hơn Co.op Mart, hơn bất kỳ ai khác về bán lẻ hiện nay.

Vậy Bách Hoá Xanh có lợi thế gì? Với các nhà sản xuất quy mô lớn, nghĩa là có nhà máy, trang trại lớn như trứng, hải sản, thịt heo thì chắc chắn mình là chuỗi bán sản lượng khủng nhất của họ. Các bạn hỏi CP, Minh Phú hay những người chuyên nuôi gà quy mô lớn thì sẽ có được thông tin đó. Không ai bán nhiều như Bách Hoá Xanh.

Nhóm sản phẩm hệ nuôi trồng rất phân tán như trứng vịt, rau. Đây là một khó khăn, nhưng ai giải được sẽ về đích. Ở nước ngoài có trang trại trồng rau, đóng thành từng gói rồi giao đến thì ai cũng như ai. Tức về khía cạnh mua thì bạn hết lợi thế. Thắng hay thua là việc bạn có thể mua ở những mô hình phân tán này hay không và có mua theo cách hiệu quả hay không.

Đó là lý do 1,8 tỷ đồng xuất đầu lộ diện và cũng là lý do người ta lỗ vài nghìn tỷ còn bạn bước vào giai đoạn kiếm tiền. Cái khó mới phân định được người có năng lực. Dễ như nhau thì chúng ta trở thành người chuyển những cái hộp từ chỗ này sang chỗ kia, ai chả làm được”, Chủ tịch HĐQT nêu quan điểm.

Bách Hoá Xanh không quan tâm về người khác, chúng tôi chỉ quan tâm mình làm sao để cải thiện gì, thứ khách hàng đang cần ở Bách Hoá Xanh.

Ông Phạm Văn Trọng – Quyền Giám đốc điều hành chuỗi Bách Hoá Xanh

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh doanh

Lợi nhuận của Tập đoàn nắm 70% thị phần phân phối hàng hiệu ở Việt Nam tăng mạnh

Tập đoàn IPPG của ông Johnathan Hạnh Nguyễn báo lãi năm 2023 tăng 33% so với năm 2022.

Thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX),Công ty TNHH Xuất nhập khẩu  Liên Thái Bình Dương (IPPG) ghi nhận lợi nhuận sau thuế 143 tỷ đồng, tăng 33% so với thực hiện năm 2023. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) là 3,62%, cải thiện so với năm 2023 là 2,97%.

Đây là năm thứ hai IPPG công bố sơ bộ tình hình tài chính. Năm 2021, tập đoàn này lãi sau thuế gần 67 tỷ đồng.

Vốn chủ sở hữu tính tới cuối năm ngoái của IPPG là 3.953 tỷ, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu là 0,18 lần tức trên 700 tỷ.

IPPG – công ty của ông Johnathan Hạnh Nguyễn, là tập đoàn kinh doanh bản lẻ, chiếm gần 70% thị trường hàng hiệu quốc tế phân phối trong nước theo thông tin công bố trên website. Tập đoàn IPPG được thành lập năm 1986 và hiện có 17 công ty thành viên và 18 công ty liên doanh liên kết.

Một số đơn vị thành viên nổi bật của IPPG như Công ty Thời trang và Mỹ phẩm Duy Anh (DAFC), Công ty Thời trang và Mỹ phẩm Châu Âu (ACFC),… Trong đó, DAFC phân phối loạt thương hiệu cao cấp như Versace, Rolex, Bvlagri, Burberry,… Các công ty ACFC và CMFC phân phối sản phẩm của các thương hiệu Levi’s, Nike, Mango.

Hiện ôngJohnathan Hạnh Nguyễn đang là Chủ tịch Hội đồng thành viên và vợ ông là bà Lê Hồng Thuỷ Tiên làm Tổng Giám đốc kiêm Người đại diện pháp luật.

Ngoài ra, hai người con trai của ôngJohnathan Hạnh Nguyễn là ông Louis Nguyễn đang làm Phó Tổng Giám đốc Phát triển kinh doanh và ông Phillip Nguyễn làm Phó Tổng Giám đốc Phát triển dự án.

Theo Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, tháng 11/2023, IPPG nâng vốn điều lệ từ 3.000 tỷ lên 3.468 tỷ đồng. Trong đó, bà Lê Hồng Thuỷ Tiên nắm 59% vốn, ông Johnathan Hạnh Nguyễn sở hữu 1%. Còn hai con trai Nguyễn Phi Long (Phillip Nguyễn) và ông Nguyễn Quốc Khánh (Louis Nguyễn) mỗi người sở hữu 20% vốn của IPPG.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Vua Nệm: Từ thua lỗ triền miên tới cột mốc EBITDA cửa hàng cao nhất lịch sử doanh nghiệp

Cân đối tài chính luôn là bài toán nan giải mà mỗi công ty phải đối mặt khi vận hành hệ thống. Đặt trong bối cảnh doanh số liên tục sụt giảm trong nhiều năm, chi vượt quá thu và chậm trả nợ trái phiếu, Vua Nệm chính là trường hợp điển hình cho vấn đề trên. Đứng trước thực trạng đó, tân CEO và đội ngũ đã thực hiện một loạt biện pháp quản lý chi phí đồng bộ và quyết liệt, đưa Vua Nệm từ một doanh nghiệp gần như “không thể vực dậy” tới mức EBITDA (Lợi nhuận trước Lãi vay, Thuế và Khấu hao) tăng theo cấp số nhân.

Bức tranh tài chính xám xịt

Trong 6 năm hoạt động kể từ khi quỹ Mekong Capital rót vốn, doanh thu của Vua Nệm chỉ báo lãi duy nhất trong năm 2021 với vỏn vẹn 5,2 tỷ đồng. Mức lãi này chưa “thấm” vào đâu so với mức doanh thu âm 91 tỷ đồng trong năm 2023. Kể từ sau năm lãi, Vua Nệm thậm chí còn ghi nhận các mức tăng trưởng doanh thu âm sâu chưa từng thấy.

Chưa dừng ở đó, hai khoản trái phiếu dư nợ lên tới 180 tỷ đồng sắp đáo hạn tiếp tục đè nặng lên tình hình tài chính của công ty. Trong đó, lô trái phiếu VUNCH2224001 có giá trị 150 tỷ đồng, sắp đáo hạn 26/5/2024 với lãi suất 12,5%/năm đã đặt Vua Nệm đứng trước nguy cơ không đủ khả năng trả nợ.

Các chỉ số tài chính khác cũng cho thấy hiện trạng không mấy khả quan. Trong bản báo cáo tài chính Vua Nệm gửi Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu (D/E) theo đó tăng mạnh từ 4,1 lần lên 11,36 lần; tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) từ âm 0,52% năm trước đó xuống âm 2,9%.

Nợ phải trả tăng, lợi nhuận âm khiến công ty lâm vào cảnh “lao đao”, trong khi vẫn phải gồng gánh không ít chi phí vận hành. Các loại chi phí như chi phí nhân sự, chi phí cố định và không cố định, mức đầu tư trên mỗi cửa hàng… duy trì ở mức cao, khiến doanh thu làm ra không đủ để bù lại chi phí, dẫn tới mức lợi nhuận âm hàng năm.

Trong bối cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”, Vua Nệm thực hiện việc thay cả Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc cùng lúc. Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền tiếp quản ghế nóng Tổng Giám đốc Vua Nệm từ ông Hoàng Tuấn Anh.

Nói thêm về các nhân vật đứng đầu chuỗi nệm này. Hai người cũ là ông Hoàng Tuấn Anh cùng ông Nguyễn Vũ Nghĩa thành lập Vua Nệm từ năm 2007. Đến năm 2018, Mekong Capital rót vốn khi Vua Nệm đang có 40 cửa hàng tại 23 tỉnh thành. Bà Huyền chỉ mới gia nhập Vua Nệm từ cuối năm 2016, từng giữ vị trí Giám đốc trải nghiệm khách hàng, Giám đốc bán lẻ miền Bắc, và Giám đốc Kinh doanh.

Tiết kiệm chi phí

Trong rất nhiều những giải pháp tái cấu trúc doanh nghiệp được tân CEO Vua Nệm thực thi, các quyết sách đưa ra để kiểm soát chi phí ở Vua Nệm đã nhanh chóng phát huy tác dụng.

Trong giai đoạn tái cấu trúc, Vua Nệm cũng đã quyết liệt tối ưu 35% nhân sự, đồng thời đóng 25 trên tổng số 35 cửa hàng hoạt động thiếu hiệu quả và tái cấu trúc những cửa hàng còn lại.

Bên cạnh việc đóng cửa 25/35 cửa hàng hoạt động thiếu hiệu quả, bà Huyền còn chú trọng vào tối ưu danh mục sản phẩm để cải thiện hàng tồn kho và giảm thiểu đơn vị lưu kho (SKU).

Đồng thời, Vua Nệm còn tăng cường trưng bày sản phẩm bán chạy để giảm chi phí trưng bày hàng hóa.

Về cách thức vận hành cửa hàng, công ty áp dụng bộ tiêu chí hoạt động tinh gọn để tối ưu hóa chi phí. Ưu tiên tập trung khuyến khích chi tiêu hợp lý để tích lũy dòng tiền khỏe mạnh và thanh toán khoản nợ trái phiếu.

Sau khi cải thiện được dòng tiền, Vua Nệm đã tiến hành nhiều đợt trả nợ lô trái phiếu sắp đáo hạn. Gần đây, Vua Nệm đã mua lại gần 60 tỷ đồng trái phiếu trước hạn vào cuối tháng 2 vừa qua, và là lần thứ ba liên tiếp công ty mua lại trái phiếu trước hạn chỉ trong 2 tháng đầu năm 2024.

Công ty đã thực hiện quản lý chi tiêu đồng nhất, bài bản xuyên suốt năm hoạt động vừa qua. Với sự quyết liệt, dứt khoát, Vua Nệm đặt quyết tâm cao độ sẽ cải thiện được tài chính, đánh dấu khởi đầu cho sự phát triển trong tương lai.

Những thành quả đầu tiên nhờ tối ưu chi phí

Cuối năm 2023, tổng chi phí hoạt động công ty tối ưu khoảng 10%, trong đó chi phí quản lý giảm hơn 20% so với nửa đầu năm và giảm gần 30% so với cùng kỳ 2022 (chủ yếu đến từ việc tối ưu cơ cấu nhân sự).

Việc tái cấu trúc tài chính bằng cách thanh toán dư nợ trái phiếu trước hạn đã giúp giảm chi phí tài chính xấp xỉ một tỷ đồng mỗi tháng. Đến hết tháng 2/2024, lũy kế chi phí lãi vay tiết kiệm được hơn 4 tỷ đồng.

Việc tối ưu chi phí hoạt động cũng giúp EBITDA (lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao) công ty bắt đầu dương kể từ quý III/2023 và lũy kế cả năm dương so với con số âm của cả năm 2022.

Công ty cũng cải thiện tỷ lệ % EBITDA ở cấp độ cửa hàng lên mức 15% vào năm 2023, vượt xa con số 10,6% của năm 2022 và đạt giá trị EBITDA tuyệt đối ở cấp độ cửa hàng cao nhất kể từ khi hoạt động, gấp đôi so với EBITDA cùng kỳ năm ngoái.

Trong 2 tháng đầu năm 2024, công ty đều đã vượt mục tiêu liên quan đến chỉ số tài chính như doanh số, lãi hoạt động, dòng tiền. EBITDA cửa hàng tăng tương đương 75% so với cùng kỳ 2023 và tăng khoảng 13% so với kế hoạch đề ra.

Tỷ lệ EBITDA/doanh thu chuyển từ âm 6% năm 2023 sang dương 7% cùng kỳ năm 2024 nhờ việc tối ưu tỷ lệ chi phí hoạt động/doanh thu được hơn 10% và tăng trưởng tỷ lệ lãi gộp xấp xỉ 10%.

Dòng tiền tiếp tục có dấu hiệu cải thiện tích cực khi mới đây, Vua Nệm đã chủ động thông báo trả nợ gốc và lãi còn lại cho lô trái phiếu VUNCH2224001, chốt danh sách vào 16/5 sắp tới.

Những thành tích nêu trên cho thấy Vua Nệm đã dần tự đưa mình ra khỏi khó khăn, vượt qua cơn bão và dần lấy lại vị thế chủ động trên thị trường. Thành công của Vua Nệm càng cho thấy tầm quan trọng của việc quản lý chi phí hiệu quả đối với sức khỏe tài chính doanh nghiệp. Để bộ máy vận hành tốt và đi được đường dài, tối ưu chi phí sẽ là chiến lược sống còn giúp doanh nghiệp xoay chuyển tình thế.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

CEO Facebook có gì trong lần sinh nhật tuổi 40 (14/05/2024)

Ngày 14/5/2024 là sinh nhật lần thứ 40 của Mark Zuckerberg trong bối cảnh ông chủ Facebook đã có một thập niên đầy thành công.

Meta sử dụng sách có bản quyền để đào tạo AI bất chấp cảnh báo từ luật sư

Bên cạnh cuộc sống cá nhân đầy viên mãn như đón chào những đứa con ra đời, hoàn thành nốt tấm bằng cử nhân ở Harvard hay thi được chiếc đai xanh trong môn võ Jiujitsu thì sự nghiệp thăng hoa với khối tài sản cá nhân khổng lồ có lẽ là điểm sáng lớn nhất trong lần sinh nhật này của Mark Zuckerberg.

Vào ngày 16/5/2014, tổng tài sản của nhà sáng lập Meta (Facebook) chỉ vào khoảng 26,1 tỷ USD thì hiện nay Mark Zuckerberg đang có hơn 169 tỷ USD, đứng thứ 4 thế giới trong bảng xếp hạng những người giàu nhất toàn cầu của Bloomberg.

Cổ phiếu của Meta đã tăng hơn 700% trong 10 năm qua khiến Mark Zuckerberg, người nắm giữ 13% cổ phần tại đây tiếp tục nằm trong bảng xếp hạng những người giàu nhất thế giới.

Bản thân Meta cũng đang chuyển mình từ một mạng xã hội đơn thuần (Facebook) sang một tập đoàn công nghệ kinh doanh ở mọi mặt, từ kính thực tế ảo cho đến trí thông minh nhân tạo (AI).

Hiện Meta đang là doanh nghiệp lớn thứ 7 thế giới về tổng vốn hóa thị trường, là nền tảng mạng xã hội lớn nhất thế giới và là doanh nghiệp quảng cáo trực tuyến chủ chốt trên toàn cầu.

Tổng số người dùng tích cực hàng ngày của Meta đã tăng hơn 3 lần trong 10 năm, từ khoảng 890 triệu người cuối năm 2014 lên 2,11 tỷ cuối năm 2023.

Chưa dừng lại ở đó, ông chủ Meta còn tích cực gom đất trong bối cảnh nền kinh tế biến động hiện nay. Vị tỷ phú này đã mua ít nhất 486 ha đất ở Hawaii dưới danh nghĩa các công ty con và có thể con số này còn lớn hơn nhiều so với thực tế.

Tuy nhiên với Mark Zuckerberg, cho dù tài sản có nhiều đi thế nào, sự nghiệp có thành công ra sao thì sinh nhật 40 tuổi hạnh phúc nhất là vẫn có vợ con ở bên.

Thật vậy, trong khi những tỷ phú nổi tiếng như Bill Gates, Jeff Bezos hay thậm chí là Elon Musk đều không sống chung được với người vợ lâu năm của mình khi giàu có thì Mark Zuckerberg lại đang hạnh phúc cùng bạn đời từ thuở hàn vi, tận hưởng khối tài sản 169 tỷ USD.

Tề gia trị quốc bình thiên hạ

Theo nhiều chuyên gia, việc Mark Zuckerberg có một hậu phương vững chắc đã đóng góp rất nhiều cho thành công sự nghiệp của ông chủ Meta, góp phần đưa Facebook thành nền tảng mạng xã hội lớn nhất hiện nay.

Với bản tính nổi loạn thường thấy trong giới công nghệ, Mark Zuckerberg rất cần một người vợ tỉ mỉ, cẩn thận và luôn có kế hoạch như Priscilla Chan. Thêm vào đó, sự cứng nhắc trong quan hệ xã hội của Mark được làm dịu đi phần nào bởi tính hòa đồng và dễ gần từ người vợ mỗi lần xuất hiện trước công chúng.

Ngoài ra, việc người vợ Chan biết cách quản lý gia đình êm thấm, đảm bảo hậu phương vững chắc thay vì tạo nên những cuộc cãi vã, giận dỗi đã giúp Mark Zuckerberg yên tâm phát triển sự nghiệp của mình.

Dù kiếm ít tiền hơn chồng nhưng Chan lại có tiếng nói trước Mark Zuckerberg. Chìa khóa cho mối quan hệ bền chặt này là Chan không bao giờ để quyền lực lên đầu người đàn ông của mình.

Ngay từ khi hẹn hò, vợ của Mark đã đặt ra một số quy tắc nghiêm ngặt riêng đối với bạn trai của mình vì anh quá bận rộn với công việc ở Facebook.

Một đoạn trích từ các quy tắc nghiêm ngặt có nội dung cô yêu cầu Mark phải dành ra tối thiểu 100 phút ở một mình chứ không phải ở Facebook và một buổi tối hẹn hò mỗi tuần.

“Họ đi dạo trong công viên, chèo thuyền, chơi bocce hoặc trò chơi cờ Settlers of Catan. Chủ nhật cả hai người sẽ đi thưởng thức các món ăn ngon thiên về ẩm thực châu Á”, tờ New Yorker viết về cặp đôi này vào năm 2010.

Thế rồi khi Chan tốt nghiệp, cặp đôi đã quyết định một tiệc cưới dễ thương khép kín, không cầu kỳ hay xa hoa như những người vợ tỷ phú khác đòi hỏi.

“Họ chia sẻ những giá trị giống nhau, yêu thương và tôn trọng lẫn nhau”, em gái của Zuckerberg, Randi, 37 tuổi, nói với People vào thời điểm đó.

Đến khi có con, Chan đã yêu cầu Mark phải cùng chăm sóc gia đình thay vì chỉ tập trung xây dựng sự nghiệp bởi cô hiểu rằng mái ấm tình thân mới là thứ tài sản quý giá nhất trong cuộc đời.

Ông chủ Facebook từng nghỉ phép 2 tháng khi con gái chào đời vào tháng 8/2017. Theo Chan, anh là người cha đảm đang.

Hai người phân chia việc chăm sóc con cái: Chan buổi sáng và chồng trước giờ đi ngủ.

“Đôi khi 3 cha con sẽ đọc sách, đôi khi lại viết code cùng nhau. Mark đã dạy August viết code kể từ khi con bé 3 tuổi”.

Khi được hỏi về hôn nhân đổ vỡ của các cặp đôi quyền lực trong giới công nghệ như Bill – Melinda Gates, Jeff Bezos – MacKenzie Scott, Chan nói bí quyết để gia đình cô hòa thuận là dành nhiều thời gian cho nhau, cùng tập thể thao và chơi đùa.

Của chồng công vợ

Trong khi Mark Zuckerberg lớn lên trong gia đình Do Thái trung lưu được giáo dục tốt ở New York thì hoàn cảnh người vợ Priscilla Chan lại khác biệt hoàn toàn. Cô lớn lên ở vùng ngoại ô Boston vốn tập trung tầng lớp lao động. Cha mẹ của Chan hầu như không nói được tiếng Anh và phải làm nhiều việc để mưu sinh.

Kể từ khi học trung học, Chan thường bị bắt nạt vì dù nghèo khó nhưng vẫn học giỏi và khiến nhiều bạn bè ganh ghét. Ngay cả việc vào học tại đại học Harvard cũng là nhờ giáo viên trung học đăng ký hộ.

Bước chân vào ngôi trường danh giá nhất nhì nước Mỹ, bản thân Chan cũng chẳng mấy phù hợp trước vô vàn những sinh viên nhà giàu. Để phụ giúp tiền học phí, Chan đã phải đi làm thêm ngoài giờ.

“Tôi chưa bao giờ nhìn thấy chúng trước đó và không thể hiểu tại sao một thứ làm từ nhựa với chút da lại có giá cao đến vậy”, Chan nhớ lại cảnh các cô gái nhà giàu mang những chiếc túi Longchamp của Pháp trên sân trường Harvard.

Về Mark Zuckerberg, nhà sáng lập Facebook đang học trên Chan một khóa nhưng đối mặt nguy cơ bị đuổi vì xây dựng nên Facemash, trang web chuyên đánh giá độ “hot” của những nữ sinh trong trường.

Tại bữa tiệc bạn bè tổ chức để “chia tay” Mark, Chan gặp chồng tương lai và trò chuyện với anh khi xếp hàng vào nhà vệ sinh. Sau đó, anh mời cô và những người bạn khác đến ký túc xá của mình.

“Chúng tôi có khiếu hài hước giống nhau. Anh ấy ấn tượng bởi việc tôi hiểu được những câu chuyện cười khi viết code của mình. Nó có sự hấp dẫn của một người đam mê khoa học máy tính”, Chan nhớ lại.

Vài buổi hẹn hò nhanh chóng diễn ra sau đó. Chan thích Mark nhưng choáng ngợp vì sự thiếu nguyên tắc của anh.

Trong lần hẹn hò thứ 2, Mark gây sốc cho bạn gái khi nói rằng anh đáng lẽ phải ôn thi cho hôm sau nhưng thà dành thời gian bên cô.

“Đối với Priscilla nguyên tắc, anh ấy đúng là một nổi loạn”, cô cười nói.

Cuối cùng, Mark không bị đuổi khỏi Harvard, nhưng sau đó bỏ học để lập nên Facebook.

Nhiều người tự hỏi liệu Mark có xây dựng nên trang mạng xã hội lớn nhất thế giới này hay không nếu không gặp được Chan.

Tuy nhiên có lẽ chính Mark cũng hiểu được rằng cuộc gặp với người vợ đã góp phần thay đổi anh rất nhiều.

“Nếu không có Facemash, tôi đã không gặp Priscilla, cô ấy là người quan trọng nhất trong cuộc đời tôi, vì vậy bạn có thể nói đó là điều quan trọng nhất mà tôi đã xây dựng trong thời gian ở đây”, Mark Zuckerberg khẳng định.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

CEO Instagram: Lý do khiến hiệu suất của các video Reels sụt giảm

Trong một chia sẻ mới đây, CEO Instagram Adam Mosseri đã chia sẻ các lý do hay nguyên nhân chính có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của các video ngắn trên Reels.

Cụ thể, trong chia sẻ tại một sự kiện dành cho người sáng tạo ở New York được tổ chức mới đây, CEO Instagram Adam Mosseri đã trả lời nhiều câu hỏi khác nhau về nền tảng, thuật toán, và cả những gì nền tảng đang làm, v.v.

Theo chia sẻ, có 05 lý do chính có thể khiến cho hiệu suất của các video Reels sụt giảm đó là:

  • Tương tác ảo: Sử dụng các công cụ để gian lận về lượng tương tác.
  • Video dài hơn 90s.
  • Video có gắn logo (watermark) của các nền tảng thứ ba.
  • Video chất lượng thấp.
  • Đăng các nội dung không phải nội dung gốc.

Ngoài ra, đăng video sai thời điểm cũng là lý do khiến hiệu suất video sụt giảm. Video càng được đăng vào những thời điểm khi người dùng hoạt động (Active User) càng nhiều thì hiệu suất có được càng cao.

Trong khi Instagram hiện cho phép người dùng đăng các video dài hơn 90 giây (dài tới 3 và 10 phút), điều này được cho là phục vụ cho mục tiêu thử nghiệm của nền tảng, hiệu suất của video không liên quan đến điều này.

CEO Mosseri cũng thảo luận về khả năng kiếm tiền cho các nhà sáng tạo nội dung và những thách thức trong việc đưa ra một chương trình công bằng, bền vững cho người sáng tạo.

CEO này cũng nói về mô hình đăng ký có trả phí (subscriptions model), ông tin rằng đây là con đường tạo ra doanh thu vững chắc trong tương lai nhưng chỉ phù hợp với một số ít người sáng tạo.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Bộ TT&TT: Đề xuất hạn chế hình ảnh các nghệ sĩ hay KOL có hành vi lệch chuẩn

Bộ TT&TT đang đề xuất một số chế tài mới có sức răn đe hơn để xử lý các nghệ sĩ, người có sức ảnh hưởng lớn nhưng lại có hành vi lệch chuẩn.

Tại họp báo thường ký tháng 5 của Bộ TT&TT, một trong những vấn đề được các nhà báo và dư luận quan tâm là cơ quan nhà nước sẽ có động thái xử lý ra sao đối với những nghệ sĩ, người nổi tiếng có phát ngôn, hành vi lệch chuẩn, thậm chí vi phạm pháp luật trên không gian mạng.

Theo ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình & thông tin điện tử (PTTH&TTĐT), hiện tất cả các hành vi của công dân, bao gồm nghệ sĩ, người nổi tiếng đều đã có quy định pháp luật về chế tài xử lý kèm theo.

Những năm gần đây, Bộ TT&TT đã chỉ đạo các Sở TT&TT tăng cường chủ động xử lý đối với các trường hợp này. Do vậy, nhiều đối tượng nghệ sĩ, KOL, KOC (những người bán hàng nổi tiếng trên mạng), phóng viên, nhà báo đăng tải thông tin sai sự thật đã bị xử lý.

Tuy nhiên, ông Lê Quang Tự Do cho rằng, với một bộ phận người dân, nghệ sĩ, người có sức ảnh hưởng với công chúng, việc xử lý vi phạm hành chính hiện chưa đủ sức răn đe.

Chính vì vậy, Bộ TT&TT đã đề xuất với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để có những chế tài xử lý khác. Bộ TT&TT đề xuất theo hướng hạn chế sự xuất hiện hình ảnh biểu diễn của những nghệ sĩ này.

Việc này do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì. Chúng tôi đang rất mong đợi quy chế xử lý mà Bộ này đang cân nhắc ban hành”, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình & thông tin điện tử chia sẻ.

Với các hành vi khác nói chung, mới đây, Bộ TT&TT vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định thay thế nghị định 72/2013 về quản lý Internet và thông tin trên mạng, trong đó có bổ sung, cập nhật nhiều quy định mới để xử lý người dân, tổ chức, doanh nghiệp đăng tải thông tin sai sự thật trên không gian mạng.

Bộ TT&TT hy vọng Chính phủ sẽ ban hành Nghị định thay thế Nghị định 72/2013 trong tháng 7 năm nay. Khi đó, Cục PTTH&TTĐT sẽ có 2 tháng để phổ biến, tuyên truyền trước khi quy định mới có hiệu lực.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VietnamNet

OpenAI sắp ra mắt mô hình AI miễn phí và giống con người

AI mới nhất mang tên GPT-4o của OpenAI có thể nhìn, nghe, nói với thời gian phản hồi gần như lập tức và sẽ được triển khai miễn phí vài tuần tới.

OpenAI ra mắt ứng dụng ChatGPT miễn phí trên iOS

OpenAI hôm nay đã giới thiệu “bản cập nhật mùa xuân” cho mô hình GPT-4 với tên gọi GPT-4o với hàng loạt tính năng hàng đầu: có thể suy luận hình ảnh, âm thanh và văn bản theo thời gian thực. Giới chuyên gia đánh giá AI mới của công ty “giống con người một cách đáng ngạc nhiên”.

Phim “Her” sắp thành hiện thực

Sau sự kiện ra mắt GPT-4o, CEO OpenAI Sam Altman đã đăng trên X với nội dung: Her. Ông dường như ám chỉ mô hình ngôn ngữ lớn mới nhất của mình đang tiệm cận với những gì diễn ra ở bộ phim này.

Phim Her ra mắt cuối năm ngoái, kể về Theodore – một nhà văn cô đơn, sống hướng nội, làm nghề viết thư tình cho những người gặp khó khăn. Trầm cảm và chán nản sau khi ly dị vợ, ông đã mua một chiếc máy tính với hệ điều hành AI có khả năng học hỏi, giao tiếp như con người bình thường.

Như nguyện vọng của Theodore, hệ điều hành này tự nhận mình là nữ và lấy tên Samantha (Scarlett Johansson lồng tiếng). Hai người nhanh chóng trở nên thân thiết đến nỗi Theodore mang Samantha bên mình mọi lúc mọi nơi, giao tiếp với nhau bằng tai nghe không dây gắn trong tai và một chiếc điện thoại thông minh. Từ tình bạn trở thành tình yêu, thậm chí cả tình dục.

GPT-4o đang có sức mạnh gần tương đương như vậy. Trong buổi công bố LLM mới, CTO Mira Murati cho biết giọng nói và khả năng đàm thoại của ChatGPT GPT-4o đã có bước tiến vượt bậc khi âm thanh từ AI này có khả năng thể hiện cảm xúc và thay đổi giọng điệu.

Không chỉ có giọng nói giống con người, mô hình mới cũng thể hiện khả năng trong việc bắt chước cách đọc của con người. Trong bản trình chiếu, ChatGPT thậm chí còn có thể cười khúc khích, thêm tính hài hước và tự điều chỉnh cách nói tùy theo nội dung lời nhắc.

AI này dường như cũng có khả năng nắm bắt và cảm nhận được một số cách biểu đạt của con người. Khi một nhà nghiên cứu thở gấp khi tập thở sâu và giao tiếp với chatbot, nó lập tức nói: “Mark, anh không phải là máy hút bụi”.

Người dùng cũng có thể ngắt lời chatbot nếu nội dung không đúng ý, điều này khiến cuộc trò chuyện trở nên tự nhiên hơn. Trước đây, người dùng cần phải đợi đến khi AI trả lời xong mới có thể tiếp tục câu chuyện. Ngoài ra, việc phản hồi trung bình mất 320 mili giây, khá tương đồng với một con người bình thường.

Ngày càng hoàn thiện

Không chỉ trò chuyện, GPT-4o còn có thể diễn giải biểu đồ, trợ giúp mã hóa, diễn giải cảm xúc hoặc phân tích hình ảnh qua camera, đồng thời “vẫn duy trì giọng điệu vui vẻ”. Trong một bản demo riêng biệt được đăng trên X, ChatGPT chạy GPT-4o thậm chí còn có thể phân tích video về không gian xung quanh người đối diện, nói người đó đang mặc áo hoodie và được bao quanh bởi thiết bị ghi âm, cuối cùng dự đoán người này đang chuẩn bị cho việc quay phim.

Trước khi người dùng đưa ra câu lệnh, GPT-4o còn có thể tương tác. Chẳng hạn, khi người demo chuẩn bị đưa ra một phương trình toán học, AI này đã phản hồi: “Ồ, tôi phấn khích quá. Tôi đang háo hức để hỗ trợ bạn đây!”.

Dù vậy, chatbot dường như cũng có một số trục trặc. Trong một số trường hợp, AI này hiểu sai lời nhắc bằng hình ảnh hoặc bắt đầu phản hồi không chính xác trước khi câu hỏi hoàn tất. Tuy nhiên, những khoảnh khắc này gần như khiến chatbot có vẻ giống con người hơn.

OpenAI cho biết GPT-4o sẽ có trên ChatGPT đại trà trong vài tuần tới. Với phiên bản trả phí, người dùng có thể trải nghiệm AI này “với sức mạnh gấp năm lần”.

“Lần đầu tiên OpenAI thực sự đạt được bước tiến lớn về tính dễ sử dụng của AI. Điều này cực kỳ quan trọng trong việc định hướng tương tác giữa con người và máy móc trong tương lai”, Murati nói. “Tôi nghĩ, GPT-4o đang thực sự chuyển mô hình AI hình thức cộng tác, nơi sự tương tác trở nên tự nhiên và dễ dàng hơn rất nhiều”.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

CNBC Mỹ: Hơn 50% người tiêu dùng cho biết sẽ chọn nhãn hàng riêng thay vì hàng có thương hiệu

Trong một báo cáo mới của Hiệp hội Công nghiệp Thực phẩm Mỹ được trích dẫn bởi CNBC, có hơn 54% người mua hàng cho biết họ dự định mua “nhiều hơn” hoặc “nhiều hơn một chút” các nhãn hiệu riêng (store-brand, private label) trong tương lai.

Cùng khảo sát, chỉ có 26% số người được khảo sát cho biết sẽ chọn các thương hiệu quốc gia (national brand) thay vì là các nhãn hàng riêng của cửa hàng.

Theo dữ liệu từ Morningstar, các cửa hàng tạp hóa có nhãn hiệu riêng tại các nhà bán lẻ lớn và kho hàng – chẳng hạn như Good & Gather của Target và Kirkland Signature của Costco – đang dần chiếm được thiện cảm của người tiêu dùng.

Lợi ích rõ ràng và thường được nhắc đến nhiều nhất của việc mua hàng nhãn hiệu riêng là giá cả, giá bán của các sản phẩm mang nhãn hàng riêng thường rẻ hơn nhiều so với các sản phẩm tương tự nhưng đến từ các thương hiệu lớn.

51% những người dự định mua thêm hàng tạp hóa có thương hiệu tại cửa hàng cho biết họ làm như vậy vì hương vị và 47% cho biết vì chất lượng.

Noah Rohr, nhà phân tích tại Morningstar, cho biết sự thay đổi trong thái độ của người tiêu dùng có thể là do các nhà bán lẻ hiện đang giới thiệu các sản phẩm nhãn hiệu riêng của họ khác với những năm trước. “Họ đang cung cấp cho các sản phẩm nhãn hiệu riêng nhiều không gian trưng bày hơn và quảng cáo chúng nhiều hơn”.

Việc nhìn thấy một nhãn hàng riêng (thương hiệu nội bộ) trên cùng một tờ quảng cáo hoặc cùng một kệ với một thương hiệu tên tuổi sẽ báo hiệu cho người tiêu dùng rằng có lẽ chất lượng không quá khác biệt.

Krupski tin rằng đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy sự tăng trưởng của nhãn hiệu riêng, trong khi lạm phát và “ví tiêu dùng bị thu hẹp” buộc người mua hàng phải thích nghi với các điều kiện mua sắm mới.

Cửa hàng tạp hóa Great Value của Walmart chứng kiến doanh số bán hàng tăng 9% từ năm 2021 đến năm 2023. Doanh số bán hàng tạp hóa nhãn hiệu riêng của Costco đã tăng 4% từ năm 2017 đến năm 2022.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nhìn lại bức tranh toàn cảnh đầu tư vào các công ty startup Việt Nam năm 2023

Vốn đầu tư vào các công ty khởi nghiệp Việt Nam năm 2023 giảm 17%, tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế nhiều biến động trên toàn cầu.

Giai đoạn 2014 – 2023, hơn 4,6 tỷ USD đổ vào các công ty khởi nghiệp Việt Nam, thông qua 835 thương vụ.

Theo Báo cáo Đầu tư Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (Disruptive Innovation) Việt Nam 2024, các công ty khởi nghiệp Việt Nam đã nhận được tổng số vốn đầu tư là 529 triệu USD trong năm 2023, giảm 17% so với năm trước.

Tuy nhiên, so với mức giảm 35% của tổng số vốn đầu tư mạo hiểm trên toàn cầu, thị trường Việt Nam vẫn đang vững vàng trước nhiều thách thức trên thị trường vốn, theo báo cáo.

Lĩnh vực y tế nhận được số vốn cao kỷ lục năm qua, tăng vọt 391% so với cùng kỳ 2022, đạt 184 triệu USD. Trong khi, startup giáo dục nhận được 67 triệu USD, tăng 107% và cao nhất từ trước đến nay. Ngành tuyển dụng và du lịch – khách sạn cũng thu hút vốn đáng kể, lần lượt tăng 305% và 132%.

Ông Vũ Quốc Huy, Giám đốc NIC & DO Ventures, đánh giá Việt Nam nổi lên như một điểm đến hấp dẫn cho đầu tư công nghệ trong khu vực những năm gần đây. Điều này nhờ nền kinh tế số chứng kiến sự tăng trưởng cao nhất ở Đông Nam Á trong hai năm liên tiếp vào 2022 và 2023.

Tại Đông Nam Á, Việt Nam giữ vững vị trí thứ 3 về số lượng thương vụ lẫn giá trị đầu tư. Trong khi, Singapore dẫn đầu, theo sau là Indonesia.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hàng loạt startup EdTech Việt Nam nhận vốn triệu USD

Startup giáo dục Prep tiếp tục thu hút 7 triệu USD

Sự tiếp tục tham gia của các nhà đầu tư ở vòng hạt giống như Northstar Ventures và Cercano Management Asia trong vòng cấp vốn mới này cho thấy sự hỗ trợ liên tục cho các nỗ lực mở rộng và tăng trưởng của Công ty.

Ngoài ra, một số nhà đầu tư mới tham gia vòng tài trợ này còn có East Ventures, Touchstone Partners và Saison Capital và công ty liên doanh của Credit Saison – một công ty tài chính Nhật Bản.

Sau vòng gọi vốn hạt giống cung cấp những nguồn tài chính ban đầu để phát triển ý tưởng, xây dựng sản phẩm hoặc dịch vụ, và thử nghiệm thị trường cho doanh nghiệp trong thời kỳ sơ khai, vòng gọi vốn series A là giai đoạn doanh nghiệp sẽ chào bán cổ phiếu cho các nhà đầu tư bên ngoài để thu vốn và phát triển hoạt động kinh doanh.

Với số vốn này, Prep có kế hoạch dùng để mở rộng đội ngũ, nâng cao công cụ học tập, cung cấp thêm các loại sản phẩm mới và mở rộng hoạt động theo vị trí địa lý. Công ty đặt mục tiêu mang lại trải nghiệm học tập mang tính chất cá nhân hóa cao hơn cho người dùng trong khi vẫn duy trì lợi nhuận của doanh nghiệp.

Theo ông Tú Phạm, Giám đốc điều hành của Prep, tầm nhìn của Công ty là cung cấp cho mỗi người học một giáo viên và cố vấn riêng tận tâm để hỗ trợ họ đạt được các mục tiêu học tập.

Mặc dù chỉ mới thành lập được bốn năm, với các công nghệ AI độc quyền như các Phòng viết ảo và Phòng nói ảo cung cấp các giải pháp giáo dục hiệu quả về mặt chi phí, cho phép Prep mở rộng nhanh chóng và thu hút được hàng trăm nghìn người dùng,

Theo ông Tú, với mô hình học phí phải chăng, dịch vụ của Prep không chỉ dễ dàng tiếp cận đối với học sinh ở các thành phố lớn mà còn giúp tăng cường khả năng tiếp cận tri thức của học sinh ở các thị trấn và thành phố cấp hai và cấp ba. Và kết quả của lần gọi vốn này là một cột mốc quan trọng trong việc hiện thực hóa tầm nhìn của Prep.

Năm 2020, Prep ra đời với vai trò là một nền tảng luyện thi và học ngôn ngữ trực tuyến nhằm mục đích giúp người học ở mọi lứa tuổi phát huy hết tiềm năng của mình. Tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào hoạt động, nền tảng giáo dục này cung cấp các nội dung học tập tăng cường tính tương tác của người học, các không gian ảo để người học nhập vai và các kế hoạch học tập theo hướng cá nhân hóa.

Tại vòng gọi vốn, ông Melvin Hade, Giám đốc điều hành của Northstar Ventures, nhấn mạnh tầm quan trọng ngày càng cao của tiếng Anh trong giáo dục đại học và lực lượng lao động ở Việt Nam. Ngoài ra, ông Hade cũng bày tỏ sự tin tưởng vào khả năng của Prep trong việc đột phá thị trường luyện thi ngôn ngữ ở Việt Nam và mở rộng dịch vụ sang các ngôn ngữ và quốc gia khác trong khu vực.

Mô hình ứng dụng công nghệ nhằm nâng cao khả năng ngôn ngữ và luyện thi chuẩn hóa của Prep đã nhận được nhiều lời khen từ các nhà đầu tư. Ông MJ Yu, Giám đốc điều hành của Cercano Management Asia, nhấn mạnh và ủng hộ mục tiêu của Prep đó là làm cho nền giáo dục chất lượng trở nên dễ dàng tiếp cận hơn đối với người học thông qua công nghệ.

Bà Tú Ngô, nhà đồng sáng lập và là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Giáo dục Yola đồng thời là đối tác chung của Touchstone Partners, bày tỏ niềm vinh dự được hợp tác sớm với Prep và nhắc lại kế hoạch của hai bên trong việc hoàn thành sứ mệnh của Công ty là cung cấp nền giáo dục cá nhân hóa cho tất cả học sinh, bất kể những học sinh này có hoàn cảnh xuất thân ra sao.

Tương tự, ông Wesley Tay, Giám đốc East Ventures bày tỏ sự tin tưởng vào vai trò của Prep trong việc tăng cường mức độ tiếp cận tri thức và kỹ năng của các nhân tài Việt Nam và Đông Nam Á.

Trong khi đó, lớn lên ở Trung Quốc và học tiếng Anh để du học, với kinh nghiệm trực tiếp của bản thân về quy mô của thị trường luyện thi, ông Ziheng Li, Phó Chủ tịch Saison Capital, nhấn mạnh sự phát triển không ngừng của thị trường giáo dục trực tuyến và bày tỏ niềm tự hào khi hỗ trợ Prep với tư cách là công ty dẫn đầu thị trường.

Galaxy Education muốn huy động vốn 20 triệu USD

Theo nguồn tin từ DealStreetAsia, Galaxy Education đang tìm cách huy động từ 10-20 triệu USD trong vòng gọi vốn mới. Nguồn vốn dự kiến sẽ giúp công ty nhanh chóng mở rộng quy mô trong bối cảnh thị trường công nghệ giáo dục đang trên đà tăng trưởng.

Bên cạnh đó, Galaxy Education cũng đầu tư ứng dụng công nghệ vào nâng cao trải nghiệm người học cũng như tối ưu hiệu quả vận hành của hệ thống.

Nhờ áp dụng công nghệ AI, người theo học các chương trình Tiếng Anh của đơn vị này giờ đây có thể luyện phát âm và luyện nói để chuẩn bị cho kỳ thi IELTS 100% với AI mà không cần có giáo viên bên cạnh.

Galaxy Education cũng đã dùng “giáo viên” AI để chấm bài kiểm tra cho học sinh các lớp học tiếng Anh, giúp giảm chi phí đến 90% so với thông thường.

Cho tới hiện tại, trong số hàng ngàn chương trình học trực tuyến trên thị trường, mới chỉ có chương trình học trực tuyến Hocmai của Galaxy Education được chứng nhận hợp chuẩn với chương trình giáo dục phổ thông 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Quyết định gọi vốn của Galaxy Education đến từ xu hướng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ giáo dục tại Việt Nam đã tăng từ 1,8-4,3 lần trong năm ngoái, theo Báo cáo hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2023.

Còn báo cáo của Sách trắng EdTech Việt Nam 2023 cho thấy, Việt Nam hiện thuộc top 10 thị trường phát triển nhanh nhất ngành công nghệ giáo dục trực tuyến, với mức tăng trưởng hơn 44% mỗi năm.

Gần đây nhất, startup giáo dục Prep đã nhận được khoản đầu tư lên tới 7 triệu USD từ Northstar Ventures và Cercano Management Asia. Điều này cho thấy, chính các nhà đầu tư cũng đánh giá cao tiềm năng của thị trường giáo dục trực tuyến tại Việt Nam.

Sức hút của thị trường giáo dục trực tuyến Việt Nam đến từ nhiều lý do như dân số trẻ nên nhu cầu đối với các sản phẩm giáo dục lớn, cả chính phủ và người dân đều coi trọng và đầu tư mạnh tay cho giáo dục, và mức chi này ngày càng cao.

Về phía người dân, trung bình một gia đình Việt Nam dành khoảng 20-30% thu nhập để đầu tư giáo dục cho con cái, trong khi mức này ở các nước Đông Nam Á là từ 6-15%, theo Bain&Company.

Thêm vào đó, Việt Nam còn sở hữu hạ tầng công nghệ và kết nối internet phát triển với tỉ lệ sở hữu điện thoại thông minh lên tới 98,1%, sở hữu máy tính lên tới 58,5%, tỉ lệ người dân sử dụng internet lên tới 79,1%.

Ngoài ra, sau 2 năm Covid-19, người học Việt Nam đã hình thành một thói quen mới là kết hợp việc học online với offline và tỉ trọng học online ngày một tăng lên, đặc biệt là trong nhóm người học từ 15 tuổi trở lên.

Quỹ ngoại rót vốn vào chuỗi trung tâm anh ngữ Kapla

Theo nguồn tin từ DealStreetAsia, Excelsior Capital Vietnam Partners (ECVP) – nhánh đầu tư Việt Nam của quỹ đầu tư Excelsior Capital Asia có trụ sở tại Hồng Kông vừa rót vốn vào chuỗi trung tâm anh ngữ là Kapla.

Dù giá trị thương vụ không được tiết lộ, nhưng cả ECVP và Kapla đều tỏ ra tham vọng với lần rót vốn này.

Cụ thể, Kapla được thành lập vào hồi giữa năm 2022 và đã đưa vào vận hành 6 trung tâm anh ngữ tại TP. HCM, hướng đến đối tượng học viên là trẻ em từ 3 đến 11 tuổi. Hiện Kapla đã thu hút gần 2.000 học sinh đăng ký.

Bà Lê Thị Kim Chi – nhà đồng sáng lập và CEO của Kapla là gương mặt quen thuộc trong lĩnh vực kinh doanh trung tâm anh ngữ. Trước đây, bà Chi từng được biết đến là cựu CEO chuỗi Apollo English Việt Nam, với hơn 7 năm kinh nghiệm.

Bà Chi định vị Kapla là hệ thống tiếng Anh sáng tạo Mỹ đầu tiên tại Việt Nam, với cơ sở vật chất hiện đại và tiên tiến, môi trường sử dụng tiếng Anh 100% với giáo viên bản ngữ và chương trình học đa dạng phong phú bao gồm tiếng Anh – robotics – lập trình – STEAM theo đúng chuẩn CCSS và NGSS của Mỹ.

Ngoài ra, học viên của Kapla còn được phát triển năng khiếu về hội hoạ, toán học, kỹ năng sống… với hệ thống chương trình ngoại khoá đặc biệt, giúp phát triển năng lực toàn diện và chuẩn bị nền tảng tốt nhất cho sự phát triển những kỹ năng tương lai.

Đặc biệt, phương pháp giáo dục tại Kapla mang tên Next Generation Holistic Development hiện là phương pháp tiên tiến hàng đầu thế giới, không chỉ giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ mà còn phát triển năng lực tư duy, trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo, tư duy phản biện và giải quyết vấn đề.

Thông qua khoản đầu tư vào Kapla, Excelsior Capital Vietnam Partners mong muốn có được thị phần trong lĩnh vực giáo dục, đồng thời giúp chuỗi này nâng cao năng lực quản lý và mở rộng quy mô trên toàn quốc.

Trước Kapla, Excelsior Capital Vietnam Partners từng rót vốn vào Tập đoàn Giáo dục Khôi Nguyên vào năm 2021 và bán lại cho EQuest một năm sau đó.

Đáng chú ý, các doanh nghiệp mà Excelsior Capital Vietnam Partners quan tâm đều xoay quanh mô hình chuỗi, như 30Shine, Hasaki đang nằm trong danh mục của quỹ này.

Hồi giữa năm ngoái, Excelsior Capital Vietnam Partners từng thực hiện khoản đầu tư vào 30Shine có giá trị tối đa là 15 triệu USD.

30Shine hiện có hơn 100 salon tóc trên toàn quốc. Sau khi được rót vốn, 30Shine không ngần ngại thể hiện tham vọng muốn mở rộng quy mô lên tới 1.000 salon tóc. Ngoài ra, chuỗi tóc nam này gần đây còn tích cực đầu tư vào con người, công nghệ.

Trong khi đó, Hasaki cũng sở hữu hơn 100 cửa hàng bán lẻ mỹ phẩm và 17 phòng khám da liễu Hasaki clinic tại 33 tỉnh thành trên cả nước, tính đến cuối năm 2023.

Hiện tại, Hasaki là đối tác chiến lược của hơn 500 nhãn hàng mỹ phẩm tại Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản. Đó là các thương hiệu lớn như tập đoàn L’Oréal, Rohto, Unilever, Johnson & Johnson…

Chuỗi này mong muốn tiếp tục mở thêm nhiều chi nhánh và đạt mục tiêu phủ sóng toàn bộ 63 tỉnh thành, nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm mỹ phẩm chính hãng cho khách hàng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo The Leader

Chân dung nhà lãnh đạo có thể sắp kế nhiệm Tim Cook xây dựng Apple

Theo Bloomberg, John Ternus, người đứng đầu bộ phận kỹ thuật phần cứng, đang nổi lên như một ứng viên tiềm năng kế nhiệm CEO Apple Tim Cook.

Từ khi tiếp quản Apple từ tay Steve Jobs năm 2011, Tim Cook đã thay đổi công ty, giới thiệu các danh  mục sản phẩm mới, đẩy mạnh các mảng kinh doanh mới và nỗ lực đưa thực tế hỗn hợp (mixed reality) trở thành xu hướng.

Ở tuổi 63, ông già hơn nhiều đồng nghiệp của mình. Đây có vẻ là thời điểm hợp lý để Cook bắt đầu lên kế hoạch cho người khác định hình chương tiếp theo của “táo khuyết”.

Tim Cook không thực hiện nhiều thay đổi đối với đội ngũ điều hành của Apple, chủ yếu bao gồm các đồng nghiệp thân thiết mà ông đã làm việc cùng kể từ thời Jobs. Khác với sự ra đi của nhà thiết kế Jony Ive và người phụ trách bán lẻ Angela Ahrendts, nhóm nghiên cứu hầu như vẫn còn nguyên vẹn trong thập kỷ qua. Giống như Tim Cook, những người chủ chốt thân cận của ông đủ tuổi và đủ giàu để họ có thể nghỉ hưu nhiều năm trước.

Apple đang vật lộn với nhiều thứ: bị giám sát tại Mỹ và EU, ngăn chặn sự tan rã của App Store – vốn mang về doanh thu 20 tỷ USD mỗi năm, doanh số iPhone sụt giảm, tình hình địa chính trị phức tạp và nhu cầu bức thiết phải tìm ra sản phẩm lớn tiếp theo sau Vision Pro.

Xuất hiện trên podcast của ca sĩ Dua Lipa vào tháng 11/2023, Cook chia sẻ những bình luận sâu sắc nhất của ông cho đến nay về sự kế nhiệm. “Công việc của tôi là chuẩn bị cho một số người khả năng thành công và tôi thực sự muốn người đó đến từ bên trong Apple. Vì vậy, vai trò của tôi là đảm bảo có vài người cho hội đồng quản trị lựa chọn”.

Toni Sacconaghi, nhà phân tích tại Sanford C Bernstein, người đã theo dõi Apple trong hai thập kỷ, nhận xét các nhà đầu tư rất quan tâm đến kế hoạch kế nhiệm tại Apple.

Theo nguồn tin của Bloomberg, nếu Cook từ chức sớm, gần như chắc chắn Giám đốc vận hành (COO) Jeff Williams sẽ thay thế ông. Năm 2015, Cook bổ nhiệm Williams làm COO của Apple, vị trí Cook từng nắm giữ dưới thời Jobs. Cùng năm này, Williams đã đưa sản phẩm mới lớn đầu tiên trong kỷ nguyên Cook, Apple Watch, ra thị trường. Và, bốn năm sau, ông kế nhiệm Ive làm người đứng đầu mảng thiết kế phần cứng và phần mềm.

Song Williams, người năm nay 61 tuổi, chỉ kém Cook hai tuổi, và những người trong công ty nói rằng không chắc ông sẽ là giám đốc dài hạn mới. Hội đồng quản trị của Apple có lẽ sẽ muốn một CEO gắn bó trong ít nhất một thập kỷ, tương tự Jobs và Cook. “Nếu bạn hỏi tôi 5 năm trước, rõ ràng Jeff đang dẫn đầu nhóm để trở thành CEO”, một giám đốc lâu năm của Apple nói. Tuy nhiên, hiện tại là câu chuyện khác.

Không có lý do gì để cho rằng một sự thay đổi ở vị trí lãnh đạo sắp xảy ra. Cook có thể lớn tuổi hơn CEO của các công ty công nghệ khác đứng đầu S&P 500 nhưng không phải là người lớn tuổi nhất điều hành một tập đoàn lớn. “Nếu ông Trump hoặc ông Biden có thể làm tổng thống ở tuổi 80, Tim Cook có thể làm CEO của Apple trong nhiều năm nữa. Trước đây, việc các CEO bị điều chuyển ở tuổi 65 là tự động”, một nguồn tin nói. “Thế giới đã thay đổi”.

Vài nguồn tin thân cận với Cook tin rằng ông sẽ làm CEO Apple ít nhất ba năm nữa, sau đó, ông sẽ mở một quỹ từ thiện để quyên góp số tài sản mà ông tích lũy được tại Apple.

Nếu Cook ở lại lâu như vậy, những người trong Apple tiết lộ, ứng viên sáng giá nhất sẽ là John Ternus, Giám đốc kỹ thuật phần cứng. Trong một công ty mà thành công luôn đến từ việc xây dựng các thiết bị, sự thăng tiến của một chuyên gia kỹ thuật phần cứng lên vị trí CEO có vẻ hợp lý. Ternus, người chưa đến 50 tuổi, cũng sẽ có nhiều khả năng gắn bó lâu dài hơn so với các thành viên khác trong nhóm điều hành, mang lại sự ổn định tương tự Cook.

Ternus rất được yêu thích bên trong Apple và ông giành được sự tôn trọng của Cook, Williams cùng các nhà lãnh đạo khác. “Tim rất thích ông ấy vì thuyết trình tốt, rất nhẹ nhàng, không bao giờ đưa bất cứ điều gì vào một email để gây tranh cãi và là một người ra quyết định rất kín đáo”, một người thân cận với đội ngũ điều hành của Apple nhận xét. “Ông ấy có rất nhiều đặc điểm quản lý như Tim”. Christopher Stringer, cựu nhà thiết kế phần cứng hàng đầu của Apple, gọi Ternus là một “cánh tay đáng tin cậy”, người “chưa bao giờ thất bại với bất kỳ vai trò nào mà ông ấy được nâng lên”. Eddy Cue, người thân cận nhất của Cook, nói riêng với các đồng nghiệp rằng Ternus nên là CEO tiếp theo, theo Bloomberg.

Thời gian gần đây, Ternus thường xuyên xuất hiện khi Apple ra mắt sản phẩm mới. Tại sự kiện ngày 7/5, ông là người giới thiệu iPad Pro và iPad Air mới. Năm 2023, ông công tác châu Âu để thảo luận về các sáng kiến môi trường của công ty, một lĩnh vực quan trọng đối với Cook. Nhưng có lẽ dấu hiệu lớn nhất là một cuộc phỏng vấn truyền hình dài 30 phút, chủ yếu về chip, vào tháng 12/2023. Theo một cựu giám đốc lâu năm tại Apple, đây là điều quan trọng vì ông đã lên truyền hình để nói về thứ không thuộc địa hạt của mình.

Ternus gia nhập Apple năm 2001, ban đầu làm việc cho dự án màn hình Mac. Hơn hai thập kỷ, ông dần dần đảm nhận trách nhiệm cho toàn bộ dòng iPad và sau đó là Mac, AirPods và vào năm 2020 là iPhone. Một năm sau, ông trở thành sếp phụ trách phần cứng. Gần đây, nhóm kỹ thuật phần cứng của Apple Watch đã bắt đầu báo cáo cho Ternus thay vì Williams.

Ternus được biết đến như một người điều phối giúp các nhóm phần cứng và phần mềm làm việc gắn kết với nhau hơn, đưa công nghệ mới như màn hình OLED lên iPad. Ông được cho là tham gia sâu vào phát triển sản phẩm, bỏ qua các nhà quản lý cấp trung để làm việc trực tiếp với các kỹ sư riêng lẻ.

Các đồng nghiệp khen ngợi ông ấy là một người thống nhất trong một công ty không thiếu những cái tôi lớn. “Tôi nghĩ ông ấy rất giỏi trong những gì ông ấy làm và là một người đàng hoàng”, một cựu Phó Chủ tịch kỹ thuật phần cứng từng làm việc trực tiếp với Ternus nói.

Dù vậy, không phải không có lời gièm pha về Ternus. Một số người tại Apple nói ông không được các kỹ sư hàng đầu tôn trọng, không tập trung vào các phi vụ mạo hiểm cho tương lai, thực hiện các vụ mua lại công nghệ táo bạo hoặc tạo sự khác biệt với tư cách là một nhà đổi mới. Họ cũng chỉ ra Ternus không phải là trung tâm của nhiều sản phẩm lớn nhất của Apple, như ông chỉ tham gia vào các thế hệ sau của Apple Watch và không làm đủ để giúp công ty phát triển chiến lược nhà thông minh thành công.

Ternus tham gia hạn chế vào hai dự án tham vọng nhất gần đây của Apple: Vision Pro và xe tự lái. Tất nhiên, dự án xe hơi là một thất bại và Vision Pro vẫn chưa chứng minh được nó sẽ thúc đẩy Apple trong tương lai. Vì vậy, không rõ liệu khoảng cách của Ternus với các dự án đó gây tổn hại hay có lợi cho danh tiếng của ông. Ông cũng phạm phải một số sai lầm như Touch Bar, màn hình cảm ứng phía trên bàn phím MacBook Pro khiến khách hàng bối rối và đã bị ngừng sản xuất sau 5 năm.

Một nguồn tin thân cận với Apple gọi Ternus là “người tuyệt vời” nhưng còn quá trẻ, chỉ như một người bình thường, không giống như một giám đốc hay người phụ trách tinh tế. Người khác nói rằng Ternus cần khẳng định bản thân nhiều hơn.

Những ứng viên tiềm năng khác bao gồm Craig Federighi, người đứng đầu bộ phận kỹ thuật phần mềm và Deirdre O’Brien, người đứng đầu bộ phận bán lẻ và là người thân tín của Cook.

Ngoài việc thay đổi CEO, Apple đang phải đối mặt với những gì có thể là một cuộc cải tổ quản lý sâu rộng trong vài năm tới. Các cựu binh như cựu Giám đốc phần cứng Dan Riccio và cựu Giám đốc tiếp thị Phil Schiller đang ở cuối nhiệm kỳ, trong khi các giám đốc cao cấp khác của Apple đã âm thầm chuẩn bị cho việc nghỉ hưu, theo những người thân cận với công ty. “Một năm nào đó, tôi không biết khi nào, tất cả những người này phải ra đi”, một giám đốc lâu năm nói. “Sẽ có một khoảng trống lớn”.

Mỗi mùa xuân, Apple lại tổ chức sự kiện Top 100, tập hợp những nhân vật quan trọng nhất tại công ty. Tháng 3 vừa qua, Ternus hiện diện nổi bật, chỉ đạo việc trình bày lộ trình công nghệ của công ty. Năm nay, ông tự mình thực hiện buổi thuyết trình thay vì chỉ làm MC như các năm trước.

Trong khi CEO tiếp theo của Apple có thể đến từ nội bộ, một số người trong cuộc hoài nghi hơn nói rằng cách tiếp cận tốt nhất để công ty duy trì lợi thế của mình là xem xét một người ngoài cuộc. “Cách duy nhất để họ tránh trở thành một công ty giống IBM là có ai đó đưa ra một ý tưởng mới thực sự mang tính cách mạng – và không rõ người đó là ai”, một người tại Apple nói.

Nhưng kịch bản đó có lẽ không được bàn đến. Công ty thường phải vật lộn để dung hòa các tài năng cấp điều hành đến từ bên ngoài, một nhà lãnh đạo lâu năm khác của Apple cho biết. Do đó, CEO mới sẽ phải là người trong cuộc.

Theo Bloomberg

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VietnamNet

Lý do mạng xã hội Threads đang trở thành “LinkedIn của ngành tuyển dụng nhân sự”

Threads là một nền tảng mạng xã hội đang nổi lên, đặc biệt được sử dụng trong việc tương tác và giao tiếp với cộng đồng người dùng. Trong lĩnh vực tuyển dụng, Threads trở thành một ứng dụng “làm mưa làm gió” trên thị trường nhờ vào các đặc điểm nổi bật và sự ưa chuộng của giới trẻ dành cho ứng dụng này trong thị trường gần đây. Hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu chi tiết về ứng dụng này và bí quyết để sử dụng hiệu quả trong việc tìm kiếm và tuyển dụng ứng viên tiềm năng.

Instagram chia sẻ về thuật toán xếp hạng nội dung của Threads

1. Threads là gì?

Mạng xã hội Threads hoặc Instagram Threads là một ứng dụng di động do Meta phát triển, được thiết kế để tạo ra một kênh giao tiếp riêng tư và tập trung cho việc chia sẻ hình ảnh, video, tin nhắn văn bản với bạn bè trong danh sách bạn bè của người dùng Instagram. Threads có nhiều điểm khá tương đồng với mạng xã hội Twitter khi cho phép đăng tải bài viết ngắn tối đa 500 ký tự hay video có thời lượng đến 5 phút.

Threads cho phép liên kết với tài khoản Instagram, người dùng có thể tiếp tục kết nối, tương tác với những bạn bè có cùng sở thích với mình (bao gồm cả những tài khoản mà người dùng đã theo dõi trên Instagram).

2. Những lợi ích và lưu ý khi tuyển dụng trên mạng xã hội Threads.

Tuyển dụng trên Threads Instagram có thể mang lại một số lợi ích đặc biệt dưới đây:

  • Tiếp cận được đối tượng ứng viên trẻ: Threads là một ứng dụng di động phổ biến, đặc biệt được ưa chuộng bởi người dùng trẻ. Bằng cách sử dụng Threads, các doanh nghiệp có thể tiếp cận và tương tác trực tiếp với đối tượng ứng viên trẻ, thu hút sự chú ý của họ và tạo ra một kênh giao tiếp trực tiếp.
  • Xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp trẻ trung và hiện đại: việc sử dụng Threads để tuyển dụng có thể giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh một cách trẻ trung và hiện đại. Bằng cách sử dụng một nền tảng được yêu thích bởi người dùng trẻ, doanh nghiệp có thể tạo ra ấn tượng tích cực và gây được sự quan tâm từ phía đối tượng ứng viên trẻ.
  • Tăng cường sự tương tác và kết nối: việc tuyển dụng trên Threads cũng mở ra cơ hội để doanh nghiệp tăng cường sự tương tác và kết nối với đối tượng ứng viên. Bằng cách chia sẻ nội dung liên quan đến tuyển dụng và giao tiếp trực tiếp thông qua ứng dụng, doanh nghiệp có thể xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và tạo ra sự kết nối sâu hơn với ứng viên tiềm năng.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có một số lưu ý mà nhà tuyển dụng cần nắm khi tuyển dụng trên nền tảng này:

  • Nguồn ứng viên chưa được chọn lọc: mặc dù Threads  có thể giúp thu hút nhiều ứng viên trẻ trung và tiềm năng, nhưng không phải tất cả đều phù hợp với vị trí và yêu cầu công việc. Do đó, quan trọng là phải kiểm soát kỹ lưỡng và lọc bớt các ứng viên không đủ điều kiện để đảm bảo rằng chỉ những ứng viên có tiềm năng cao nhất được xem xét.
  • Kiểm soát chặt chẽ hình ảnh thương hiệu nhà tuyển dụng: hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp được thể hiện thông qua tài khoản Instagram và các thông điệp tuyển dụng. Do đó, quan trọng là kiểm soát chặt chẽ hình ảnh thương hiệu nhà tuyển dụng trên Threads để đảm bảo rằng nó phản ánh đầy đủ giá trị, văn hóa và cam kết của doanh nghiệp. Điều này giúp thu hút và giữ chân ứng viên có hứng thú với thương hiệu của bạn.
  • Xây dựng nội dung thu hút: để thu hút được ứng viên phù hợp, cần phải xây dựng nội dung tuyển dụng thu hút và chân thành. Sử dụng hình ảnh, video và tin nhắn mạnh mẽ để truyền đạt thông điệp của vị trí công việc và môi trường làm việc của doanh nghiệp một cách thú vị và hấp dẫn.

3. Tuyển dụng trên Threads như thế nào?

Tham gia vào các cuộc trò chuyện mở

Tham gia vào các cuộc hội thoại mở giúp bạn xây dựng mối quan hệ và kết nối với cộng đồng người dùng. Bằng cách tham gia vào cuộc trò chuyện và chia sẻ ý kiến, bạn có cơ hội tương tác với ứng viên tiềm năng và tạo ra một môi trường giao tiếp tích cực. Bên cạnh đó, khi bạn chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và thông tin hữu ích, bạn cũng có thể xây dựng sự tin cậy và uy tín trong cộng đồng.

Đăng tải nội dung hấp dẫn, trẻ trung

Các bài đăng hài hước và trending thường kích thích sự tương tác từ phía người dùng. Bằng cách tạo ra các nội dung thú vị và gây chú ý, bạn có thể tạo ra các cuộc trò chuyện và tương tác tích cực với cộng đồng, từ đó tạo ra cơ hội để tiếp cận và tương tác với ứng viên tiềm năng.

Ngoài ra, những bài đăng hài hước và trending cũng có thể được sử dụng để thể hiện văn hóa làm việc của doanh nghiệp. Những nội dung phản ánh giá trị và tinh thần trẻ trung của doanh nghiệp có thể thu hút sự quan tâm từ những người chia sẻ các giá trị tương tự và có khả năng phù hợp với vị trí tuyển dụng của bạn.

Thể hiện thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp

Các doanh nghiệp có thể sử dụng Threads để thể hiện hình ảnh và giá trị của thương hiệu, cũng như văn hóa làm việc của họ. Việc chia sẻ về môi trường làm việc, các dự án và sự kiện của doanh nghiệp giúp tạo ra ấn tượng tích cực và thu hút sự quan tâm từ phía ứng viên.

Tóm lại, Threads đã trở thành một nền tảng “làm mưa làm gió” trên thị trường tuyển dụng nhờ vào khả năng tiếp cận đối tượng ứng viên trẻ, giao tiếp trực tiếp và cá nhân hóa, thể hiện thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp, cũng như tương tác tích cực và linh hoạt. Việc sử dụng Threads trong chiến lược tuyển dụng có thể giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân những ứng viên có tiềm năng và phù hợp nhất.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Tham khảo: VietnamWorks

Xiaomi vươn lên vị trí thứ 2 thị trường smartphone trong nước

Chiếc TV MicroLED 3,5 tỷ đồng của Samsung đã xuất hiện tại Việt Nam; Xiaomi vươn lên vị trí thứ 2 thị trường smartphone trong nước; Người dùng được trải nghiệm laptop AI… là những tin thị trường công nghệ đáng chú ý tuần qua.

TV Samsung 3,5 tỷ đồng về Việt Nam

Ngày 7/5, Samsung đã chính thức giới thiệu dòng sản phẩm năm 2024 tại thị trường Việt Nam bao gồm TV Neo QLED 8K, Neo QLED 4K, OLED cùng các sản phẩm loa thanh mới nhất.

Tại sự kiện, Samsung giới thiệu các tính năng AI cải tiến nhằm mang đến công nghệ hình ảnh, âm thanh tăng trải nghiệm nghe nhìn cho người dùng.

Bộ vi xử lý NQ8 AI thế hệ 3 được trang bị trên Neo QLED 8K, sản phẩm chủ lực trong dòng sản phẩm TV mới nhất của Samsung, đánh dấu bước tiến trong công nghệ AI TV. Bộ xử lý này được nâng cấp số lượng mạng nơ-ron thần kinh gấp 8 lần so với thế hệ tiền nhiệm, từ 64 lên 512, đồng thời cung cấp tốc độ xử lý gấp đôi so với thế hệ trước, đảm bảo trải nghiệm xem với các chi tiết sắc nét trên mọi nội dung. Dòng TV này còn được trang bị các công nghệ AI nâng cấp hình ảnh; AI nâng cấp âm thanh và AI tối ưu hóa toàn diện.

Đáng chú ý, cũng tại sự kiện, chiếc TV MicroLED cao cấp và đắt nhất của Samsung cũng xuất hiện. Đây là chiếc TV kích thước 110 inch, được chị Nguyễn Thị Hồng Hạnh (TP.HCM) bỏ ra 3,5 tỷ đồng mua ngay tại Triển lãm điện tử tiêu dùng (CES) 2024.

Xiaomi “giành” lại vị trí số 2 tại thị trường smartphone Việt Nam

Theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu thị trường Canalys, trong Quý I/2024, Xiaomi là doanh nghiệp sở hữu chỉ số kinh doanh tích cực nhất trong nhóm các công ty sản xuất và phân phối smartphone. Theo đó, hãng này đã vươn lên vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng 5 thương hiệu điện thoại dẫn đầu về số lượng bán ra tại Việt Nam.

Tại Việt Nam, mức tăng trưởng của điện thoại Xiaomi tính đến Quý 1/2024 tăng 56%; doanh số bán tăng 288%. Thị phần smartphone của hãng từ 5% (tháng 1/2023) tăng lên 19% (tháng 1/2024).

Không chỉ ở Việt Nam, hoạt động kinh doanh mảng smartphone của Xiaomi tại các quốc gia Đông Nam Á khác cũng rất khả quan. Chỉ trong tháng 1, hãng ghi nhận mức tăng trưởng từ 9% lên đến 16% ở thị trường Đông Nam Á.

Ngoài ra, trên thị trường thế giới, theo Canalys, Xiaomi đã duy trì doanh số smartphone đứng thứ 3 toàn cầu gần 4 năm liên tục. Trong năm 2023, doanh số bán ra toàn cầu của Xiaomi đạt khoảng 145,6 triệu chiếc, với doanh thu đạt 21,83 tỷ USD và tỉ suất lợi nhuận gộp là 14,6%. Riêng trong Quý III/2023, tổng số lượng điện thoại thông minh bán ra trên toàn cầu của hãng lên tới 41,8 triệu chiếc, chiếm 13% thị phần thế giới. Đến Quý I/2024, tỷ lệ này tăng lên 14 % với mức tăng trưởng là 33%.

Asus giới thiệu dòng laptop Vivobook S 14/16 OLED thế hệ mới tại Việt Nam

Ngày 8/5, Asus Việt Nam chính thức giới thiệu dòng laptop Vivobook S 14/16 OLED thế hệ mới, được thiết kế cho phong cách làm việc di động. Dòng sản phẩm này bao gồm 2 kích thước màn hình là 14 inch và 16 inch. Dải sản phẩm đều được trang bị màn hình Lumina OLED cùng bộ xử lý Intel Core Ultra hỗ trợ AI mới nhất.

Thế hệ Vivobook mỏng nhẹ, khung máy hoàn toàn bằng kim loại. Màn hình Lumina OLED độ phân giải lên tới 3,2K, tần số quét 120Hz với độ sáng tối đa 600 nit, gam màu đạt chuẩn điện ảnh 100% DCI-P3 cho chất lượng hiển thị hình ảnh rực rỡ chi tiết.

Máy được trang bị bộ vi xử lý Intel Core Ultra 7 tích hợp AI cùng phím tắt Co-pilot để mở trợ lý Copilot trong Windows. Bàn phím ASUS ErgoSense với đèn nền RGB tùy chỉnh; Bàn di chuột cực lớn để thao tác không cần chuột, đầy đủ cổng kết nối, thời lượng pin lên đến 16 giờ sử dụng. Máy được bán từ ngày 8/5 tại các hệ thống đại lý trên toàn quốc với giá từ 25.99 triệu đồng.

CellphoneS và Di Động Việt công bố giá iPad Air 6 M2 và iPad Pro M4 tại Việt Nam

Ngay sau khi bộ đôi iPad Air 6 M2 và iPad Pro M4 ra mắt tại Anh vào tối ngày 7/5 (giờ Việt Nam), các đại lý bán lẻ cũng đã lập tức cập nhật bảng giá dự kiến.

Tại Di Động Việt, iPad 2024 có giá dự kiến từ 16,49 triệu đồng, hệ thống này trợ giá đến 97% khi thu cũ – đổi mới.

Theo đó, Di Động Việt dự kiến giá bán iPad Air 11 inch phiên bản 128GB, 256GB, 512GB, 1TB với giá lần lượt là 16,49 triệu đồng; 18,99 triệu đồng; 24,49 triệu đồng và 29,99 triệu đồng. Phiên bản iPad Air 13 inch sẽ có giá từ 21,99 triệu đồng với phiên bản 128GB, phiên bản 256GB giá từ 24,49 triệu đồng; bản 512GB giá từ 29,99 triệu đồng và bản 1TB giá từ 35,49 triệu đồng.

Trong khi đó iPad Pro M4 mức giá dự kiến cho bản 11 inch bản 256GB sẽ từ 27,99 triệu đồng, bản 512GB, 1TB, 2TB sẽ có giá dự kiến lần lượt là 33,49 triệu đồng; 44,99 triệu đồng và 56,49 triệu đồng. Phiên bản iPad giá cao nhất từ trước đến nay của Apple là iPad Pro 13 inch bản 2TB với mặt kính nano, giá dự kiến từ 65,49 triệu đồng.

Tại CellphoneS, mức giá của dòng iPad Air 11 inch Wi-Fi cũng sẽ bắt đầu với mức giá 16,99 triệu đồng cho phiên bản 128GB. Phiên bản cao cấp nhất iPad Pro 13 inch bản 2TB có giá 66,49 triệu đồng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

OpenAI sẽ ra mắt công cụ tìm kiếm cạnh tranh với Google vào ngày 13/5

Theo Reuters, OpenAI – công ty đứng sau ChatGPT – dự định công bố công cụ tìm kiếm cạnh tranh với Google vào ngày mai 13/5.

OpenAI sắp mở văn phòng đầu tiên tại châu Á

Dù vậy, nguồn tin của Reuters cho biết, ngày ra mắt công cụ tìm kiếm Internet của OpenAI có thể thay đổi. Trước đó, các nguồn tin cũng cho biết OpenAI đang phát triển một sản phẩm cạnh tranh với Google và startup tìm kiếm Perplexity.

Hôm 10/5, OpenAI thông báo trên X sẽ phát sóng trực tiếp sự kiện vào ngày 13/5 để “giới thiệu một số bản cập nhật ChatGPT và GPT-4″. Sau đó, CEO Sam Altman cũng đăng trên X, phủ nhận thông tin ra mắt GPT-5 hay công cụ tìm kiếm. “Tuy nhiên, chúng tôi đã nỗ lực với một số thứ mới mà có thể mọi người sẽ yêu thích. Với tôi, nó như phép thuật vậy”, Altman viết.

Tuần sau, Google cũng sẽ khai mạc sự kiện thường niên dành cho các nhà phát triển I/O, nền tảng dự kiến sẽ tiết lộ một loạt sản phẩm liên quan đến AI.

Theo Bloomberg, sản phẩm tìm kiếm của OpenAI là một phần mở rộng của ChatGPT và cho phép ChatGPT lấy thông tin trực tiếp từ web, bao gồm các trích dẫn. Chatbot ChatGPT sử dụng các mô hình AI tiên tiến để tạo ra các phản hồi giống như con người trước lời nhắc bằng văn bản.

Từ lâu, giới quan sát đã gọi ChatGPT là một giải pháp thay thế cho việc thu thập thông tin trực tuyến, dù phải vật lộn với việc cung cấp thông tin chính xác và thời gian thực từ web. OpenAI được tích hợp với Bing của Microsoft cho các thuê bao trả phí. Trong khi đó, Google cũng công bố các tính năng AI tạo ra cho công cụ tìm kiếm của mình.

Startup Perplexity được thành lập bởi một cựu nhà nghiên cứu OpenAI, có 10 triệu người dùng hoạt động hàng tháng, theo một bài đăng trên blog tháng 1. Vào thời điểm đó, ChatGPT của OpenAI là ứng dụng đạt mốc 100 triệu người dùng hoạt động hàng tháng nhanh nhất.

OpenAI từng nỗ lực đưa thông tin cập nhật vào ChatGPT nhưng đã “cho plugin nghỉ hưu” từ tháng 4.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Huawei sắp thoát khỏi bóng của Google với hệ điều hành HarmonyOS Next

Với hệ điều hành tự xây dựng HarmonyOS Next, Huawei dường như sắp hoàn thành việc thoát ly hệ điều hành Android của Google trong năm nay.

Hệ điều hành HarmonyOS Next của Huawei sẽ có mặt trên mẫu flagship Mate 70 dự kiến ra mắt vào cuối năm nay. Nó sử dụng bộ nhớ hiệu quả gấp ba lần so với hệ điều hành hiện tại, HarmonyOS và hỗ trợ trí tuệ nhân tạo trên thiết bị (AI on-device).

Tháng trước, “ông lớn” công nghệ Trung Quốc cho biết hệ sinh thái HarmonyOS đã mở rộng lên 4.000 ứng dụng, bao gồm nền tảng Alipay của Alibaba và ứng dụng McDonald’s. Huawei đặt mục tiêu đạt 5.000 ứng dụng trong năm 2024 và cuối cùng là 500.000.

Xu Zhijun, Chủ tịch luân phiên của Huawei, gọi hệ điều hành mới là “ưu tiên hàng đầu” của hãng trong năm nay và công ty sẽ “đầu tư chiến lược” vào nó.

Trước khi Mỹ ban hành lệnh cấm xuất khẩu năm 2019, Huawei sử dụng Google Android cho các thiết bị. Do không thể tiếp cận dịch vụ Google, công ty phải chuyển sang HarmonyOS từ năm 2021. Dù Huawei tự phát triển, HarmonyOS vẫn dựa trên Android vì các ứng dụng được thiết kế cho Android sẽ không thể sử dụng trên một hệ điều hành hoàn toàn không tương thích.

HarmonyOS Next, được xây dựng hoàn toàn nội bộ, đánh dấu một bước tiến lớn trong việc giảm thiểu rủi ro do các lệnh trừng phạt của Mỹ gây ra. HarmonyOS ban đầu hướng đến các ứng dụng IoT, do đó được thiết kế để hoạt động trên các thiết bị như gia dụng. Trong khi đó, HarmonyOS Next hướng đến phạm vi rộng hơn.

Huawei dường như hướng đến mảng kinh doanh xe hơi. Ngoài cung cấp chip ô tô, công ty còn hợp tác với hãng xe khác trong Liên minh di động thông minh Harmony. Một số mẫu xe dùng HarmonyOS để xử lý các tính năng như điều hòa không khí và âm nhạc.

Khi HarmonyOS được giới thiệu vào năm 2021, ngay cả nhiều công ty Trung Quốc vẫn đứng ngoài cuộc. Doanh số smartphone Huawei giảm mạnh vì các lệnh trừng phạt của Mỹ khiến họ không thể tiếp cận chip 5G.

Tuy nhiên, điều này đã thay đổi vào năm 2023 khi doanh số smartphone Huawei tăng trở lại vào nửa cuối năm, được châm ngòi nhờ sự ra mắt Mate 60 Pro hồi tháng 8, sử dụng chip “cây nhà lá vườn” hỗ trợ 5G.

Nhiều sản phẩm đình đám hơn đã theo sau. Khi Huawei công bố Pura 70 vào ngày 18/4, khách hàng đã xếp hàng tại cửa hàng ở Thâm Quyến để được chạm tay vào mẫu máy mới. Một phụ nữ trong độ tuổi 40 chia sẻ đang dùng điện thoại Huawei và sau này cũng sẽ như vậy.

Hãng nghiên cứu TechInsights dự báo Huawei sẽ bán được 10 triệu Pura 70 trong năm nay. Kết hợp với Mate 70, dự kiến sẽ đưa công ty công nghệ này trở lại vị trí dẫn đầu thị trường điện thoại thông minh Trung Quốc trong năm nay sau một thời gian dài vắng bóng.

Dù vậy, khả năng cất cánh của HarmonyOS Next vẫn còn bỏ ngỏ. Các công ty phải viết lại ứng dụng của họ cho hệ điều hành mới với chi phí không nhỏ.

Một yếu tố quan trọng xác định thành công của nền tảng sẽ là Tencent Holdings. Tencent vẫn chưa cho biết liệu họ có chuyển siêu ứng dụng WeChat, với hơn 1 tỷ người dùng, sang hệ điều hành mới hay không.

(Theo Nikkei)

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh

X (Twitter) sẽ sớm cho phép nhà quảng cáo sử dụng AI để tạo tệp đối tượng

X (Twitter) sẽ sớm cho phép nhà quảng cáo sử dụng AI để tạo tệp đối tượng

Trong cuộc đua AI (trí tuệ nhân tạo), mạng xã hội X (Twitter) cho biết các nhà quảng cáo trên nền tảng sẽ sớm có thể sử dụng AI để xây dựng các tệp đối tượng người dùng phục vụ cho việc quảng cáo.

X (Twitter) sẽ sớm cho phép nhà quảng cáo sử dụng AI để tạo tệp đối tượng
X (Twitter) sẽ sớm cho phép nhà quảng cáo sử dụng AI để tạo tệp đối tượng

Theo chia sẻ của mạng xã hội X, nhà quảng cáo trên nền tảng sẽ sớm có thể sử dụng AI để xây dựng các tệp đối tượng phục vụ cho mục tiêu quảng cáo, bằng cách mô tả (theo kiểu hội thoại) với công cụ, công cụ sẽ đề xuất các nhóm đối tượng dựa trên các mô tả đó.

Công cụ cũng sẽ cung cấp các thông tin tổng quan về những người dùng trong tập đối tượng được tạo, bao gồm các thông tin như sở thích, vị trí liên quan…,nếu những thông tin này không chính xác hay khớp với những đối tượng mà nhà quảng cáo muốn tiếp cận, nhà quảng cáo có thể thêm nhiều thông tin khác vào phần mô tả để có thể có được tập đối tượng phù hợp nhất.

Khác với các cách tiếp cận dường như khá phức tạp trên các nền tảng của Meta hay Google, X đang thực hiện một cách tiếp cận đơn giản hơn, chỉ sử dụng AI tổng quát để mô tả và tìm kiếm nhóm đối tượng cho từng chiến dịch.

Theo chia sẻ của X, hệ thống nhắm mục tiêu quảng cáo (targeting) mới sẽ mang lại hiệu quả cao hơn nhiều, các công cụ sắp xếp và đối sánh đối tượng AI được cải tiến hiện đang thúc đẩy tỷ lệ nhấp (CTR) tăng trung bình 10% và tỷ lệ chuyển đổi (CR) tăng 16%.

Hiện X chưa chia sẻ sâu hơn về tính năng mới này, và cho biết sẽ sớm cập nhật hướng dẫn cho các nhà quảng cáo.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Đâu là những lợi thế giúp thị trường game Việt hướng đến cột mốc tỷ USD

Con số 1 tỷ USD là mục tiêu doanh thu mà ngành game Việt Nam đặt ra trong 5 năm tới. Vậy đâu là những lợi thế giúp thị trường game Việt hướng đến cột mốc tỷ USD.

Những bước tiến của game Việt

Chia sẻ tại Ngày hội game Việt Nam 2024 diễn ra sáng 11/5, ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử – Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT), cho biết trong năm qua ngành game đã ghi nhận được một số kết quả tích cực.

Đầu tiên là việc thay đổi định kiến của xã hội về ngành game, ông cho biết đơn vị đã có những chiến dịch truyền thông để cho thấy game không phải là chỉ chơi game, nghiện game mà game còn là niềm tự hào của eSports khi đem về vinh quang cho Việt Nam như SeAGame. Game là một ngành công nghiệp tạo ra những giá trị, phụ huynh nên hướng con mình học và làm về game như lập trình game, đồ hoạ về game để tạo nên những startup, nhân lực cho ngành.

“Chúng tôi có những biện pháp hiệu quả để hạn chế mặt trái của game, những chiến dịch, đóng góp nhỏ đã nhận được kết quả tốt cho đến thời điểm hiện nay”, ông Tự Do cho biết.

Cùng với đó, Bộ TT&TT đã phối hợp cùng các đơn vị liên quan xây dựng một số nền tảng quan trọng, trước hết đó là vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, thị trường game Việt cần có lực lượng chính quy về kỹ sư để đáp ứng và phát triển cho ngành.

Tiếp đó, Liên minh game đã thuyết phục được chính phủ chưa đưa game online vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Đồng thời, cho các cơ quan quản lý thấy rằng ngành game là ngành cần bồi dưỡng, nhận được ưu đãi để phát triển đúng với kỳ vọng, tiềm lực của ngành. “Chúng tôi còn được Chính phủ giao tạo nên một chiến lược phát triển ngành game với những ưu đãi khác.”, ông cho biết.

Ông cũng cho hay trong thời gian qua Bộ TT&TT đã kết nối trong và ngoài để doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài thấy rằng thị trường Việt Nam là một thị trường tiềm năng, không chỉ dừng lại ở khẩu hiệu, sự hô hào.

Cách đây một năm cũng tại sự kiện này, ông Lê Quang Tự Do đã từng chia sẻ về mục tiêu doanh thu ngành game trong 5 năm tới sẽ tăng lên con số 1 tỷ USD. Tại sự kiện năm nay ông đánh giá: “Chúng ta đang ở trong những bước đầu tiên trong hành trình này. Nhưng bước đầu tiên chúng ta đã bước qua rồi. Chúng ta cần tăng tốc hơn nữa trên hành trình đó”.

Đại diện cho Google tại sự kiện, bà Emily Nguyễn, Giám đốc Kinh doanh Google Ads, Gaming và Apps tại thị trường Việt Nam, cũng chỉ ra những lợi thế sẽ giúp ngành game Việt tăng tốc trong thời gian tới.

“Game Việt đạt Top 5 lượt tải toàn thế giới, là quốc gia lập trình xếp thứ hạng cao trên thế giới, có hơn 35.000 nhà lập trình game, xấp xỉ các quốc gia lớn như Trung Quốc. Đội ngũ lập trình game tại Việt Nam trẻ, khả năng kỹ thuật cao, có trình độ cao trong các bộ môn như phân tích toán học, lập trình…”, bà Emily cho hay.

Bà cũng nhắc tới một lợi thế khác của Việt Nam là giá để phát hành một game không quá cao khi chi phí nhân công khá cạnh tranh. Bên cạnh đó, các công ty game Việt có khả năng nắm bắt xu hướng tốt, cho ra những game theo nhu cầu thị trường.

Tại sự kiện, một số bên đã thực hiện ký kết hợp tác về phát triển thị trường game tại Việt Nam. Cụ thể như sự hợp tác giữa Roblox, nền tảng trò chơi trực tuyến của Mỹ, và VNGGames trong xu hướng phát triển game UGC (Nội dung do người dùng tạo ra). VNGGames là đối tác phát hành đầu tiên của Roblox tại khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Tiềm năng của thị trường game Việt

Thông tin tại sự kiện, nghiên cứu của VNGGames đánh giá Việt Nam là thị trường có lợi thế để phát triển thị trường game.

Theo Tổng cục Thống kê, Việt Nam đạt quy mô dân số  100 triệu dân, trở thành 1 trong 15 quốc gia có dân số lớn nhất thế với, đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, sau Indonesia và Philippines. Cơ cấu dân số của Việt Nam đóng góp đáng kể vào tiềm năng trở thành thị trường trò chơi UGC phát triển mạnh. 

Hiện tại, tỷ lệ người độ tuổi từ 15-45 chiếm 62%, như vậy với quy mô 100 triệu dân, số người có khả năng lao động, khả năng chi tiêu và tham gia vào các loại hình dịch vụ giải trí, đời sống tương ứng là 62%. Đây là dư địa lớn về lao động  do cơ cấu dân số vàng mang lại, tạo cơ hội cho tăng trưởng kinh tế  nhanh.

Có 78,44 triệu người dùng Internet tại Việt Nam vào tháng 1 năm 2024. Và tỷ lệ thâm nhập internet của Việt Nam đứng ở mức 79,1% tổng dân số vào đầu năm 2024. Phân tích của Kepios chỉ ra rằng người dùng Internet ở Việt Nam đã tăng 502 nghìn người (+0,6%) trong khoảng thời gian từ tháng 1/2023 đến tháng 1/2024.

Đối với nhóm người dùng trực tuyến có độ tuổi từ 16 đến 64, phần lớn sở hữu smartphone (97,4%) và sử dụng điện thoại di động (98,9%) để truy cập Internet. Trong khi đó, 55,4% sở hữu laptop hoặc máy tính PC và 27% sở hữu máy tính bảng.

Thời gian trung bình mà người dùng dành để sử dụng Internet là 6 giờ 18 phút. Trong đó họ dành đến 1 giờ 17 phút để giải trí bằng trò chơi điện tử và 1 giờ 8 phút để nghe nhạc. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của Internet và giải trí trực tuyến trong cuộc sống hàng ngày của người dân Việt Nam.

Năm 2023, Việt Nam bắt đầu thương mại hóa chính thức 5G, đây là một trong những điểm nhấn quan trọng sẽ làm gia tăng trải nghiệm người dùng với các tựa game.

Bên cạnh đó, Việt Nam xếp hạng thứ 5 ASEAN về chỉ số sẵn sàng AI toàn cầu. Theo báo cáo Việt Nam đạt 69,04 điểm ở trụ cột Chính phủ (quy định, chính sách, sẵn sàng thích ứng với thay đổi). Hai trụ cột còn lại gồm Công nghệ và Khả năng tiếp cận cơ sở dữ liệu và cơ sở hạ tầng, Việt Nam lần lượt đạt 37,82 và 56,58 điểm.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Thị trường tiêu dùng Trung Quốc khởi sắc hơn dự tính

Theo tờ Kinh tế tham khảo ngày 6/5, trong kỳ nghỉ lễ Quốc tế lao động năm nay (từ 1-5/5), thị trường tiêu dùng Trung Quốc nhộn nhịp trở lại, đặc biệt là tiêu dùng du lịch văn hóa sôi động rõ rệt.

Dữ liệu từ các kênh khảo sát cho thấy, các thành phố vừa và nhỏ và thậm chí cả các thị trấn cấp huyện tại Trung Quốc đều tràn ngập không khí chi tiêu, nhiều sản phẩm du lịch mới đã làm tăng thêm sức hấp dẫn mới cho kỳ nghỉ, đồng thời mức tiêu thụ các dịch vụ sinh hoạt trên toàn quốc cũng tăng 25%, số lượng đơn đặt hàng cho dịch vụ ăn uống tăng 73% so với cùng kỳ năm ngoái.

Giới phân tích chỉ ra rằng từ sức nóng và điểm sáng của thị trường tiêu dùng trong kỳ nghỉ vừa qua, có thể cảm nhận được xu hướng tích cực của nền kinh tế Trung Quốc.

Trong tương lai, cùng với sự phát triển hơn nữa của các nguồn lực văn hóa và du lịch ở nhiều nơi, cũng như việc xây dựng các kịch bản tiêu dùng mới, sự phục hồi và mở rộng tiêu dùng ở Trung Quốc sẽ được tiếp tục hỗ trợ hơn nữa.

Đánh giá từ dữ liệu do các nền tảng du lịch công bố, trong kỳ nghỉ Quốc tế lao động năm nay, thị trường du lịch tiếp tục đà nóng, những thay đổi mang tính cấu trúc bên trong bắt đầu xuất hiện, và xu thế phát triển của thị trường du lịch cấp cơ sở là điều đáng chú ý.

Theo dữ liệu của Fliggy.com, tốc độ tăng trưởng trung bình của lượng đặt phòng du lịch tại các điểm đến như Khu tự trị dân tộc Miêu, Lục Bàn Thủy, địa khu Ali, Giá Cốc quan… ở Tây Nam Trung Quốc đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

Dữ liệu du lịch của Ly.com cũng cho thấy mức độ phổ biến đặt phòng của các khách sạn và danh lam thắng cảnh ở các thành phố nhỏ ở khu vực phía Đông Bắc và phía Tây đã tăng hơn 100% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ông Wang Yalei, nhà phân tích ngành tại Viện nghiên cứu Ctrip, cho biết đằng sau điểm sáng của thị trường du lịch cấp cơ sở là sự đa dạng hóa nguồn khách và điểm đến của thị trường du lịch Trung Quốc, cũng như những thay đổi cơ cấu ở phía cung và cầu của thị trường du lịch.

Xét từ phía cầu, tâm lý của người tiêu dùng tránh “hội chứng đám đông” là rõ ràng hơn. Xét từ phía cung, việc cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông đường sắt cao tốc đã nâng cao kết nối trực tiếp giữa các tuyến du lịch cấp tỉnh thành với cấp cơ sở. Đồng thời, nguồn cung du lịch tại thị trường cấp cơ sở cũng không ngừng được cải thiện.

Cùng với đó, du lịch trong và ngoài nước tiếp tục đà phát triển. Theo dữ liệu của Qunar.com, trong kỳ nghỉ lễ Quốc tế lao động, khách du lịch Trung Quốc đã đi đến 1.035 thành phố trên khắp thế giới, thúc đẩy sự phục hồi tiêu dùng trên toàn thế giới, số lượng vé máy bay quốc tế và đặt phòng khách sạn đạt mức cao kỷ lục trong cùng kỳ trong lịch sử. Trong khi đó, du khách nhập cảnh Trung Quốc cũng đông hơn với số đơn đặt hàng đã tăng 105% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thị trường du lịch bùng nổ cũng kéo theo sự phát triển của nhiều dịch vụ sinh hoạt như ăn uống. Theo dữ liệu của Meituan, từ ngày 1-3/5, mức tiêu thụ dịch vụ sinh hoạt ở Trung Quốc đã tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái, với Thượng Hải, Bắc Kinh, Thâm Quyến, Thành Đô, Quảng Châu, Trùng Khánh, Hàng Châu, Vũ Hán, Tây An và Trường Sa xếp hạng trong Top 10 thành phố hàng đầu trong cả nước, và số đơn đặt hàng dùng bữa cho các nhà hàng trên toàn quốc tăng 73% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ông Hong Yong, một chuyên gia từ Diễn đàn về tích hợp dữ liệu và thực tế ở Trung Quốc, cho biết điểm nổi bật về tiêu dùng trong kỳ nghỉ lễ Quốc tế lao động năm nay là rất nhiều, cho thấy thị trường tiêu dùng trong nước Trung Quốc đang dần khởi sắc và niềm tin ngày càng tăng.

Ông phân tích thêm, những điểm nổi bật của thị trường tiêu dùng dịp nghỉ lễ không chỉ phản ánh sự phục hồi của du lịch kỳ nghỉ, mà còn phản ánh sự đổi mới và đa dạng hóa các mô hình tiêu dùng, làm nổi bật việc nâng cấp nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Tuy nhiên, phân tích ngành cũng chỉ ra rằng nguồn cung thị trường cần được tăng cường hơn nữa. Theo phân tích của Viện nghiên cứu Ctrip, trong khi kỳ nghỉ cũng có những vấn đề như không đủ khả năng tiếp nhận khách của một số danh lam thắng cảnh.

Trong bối cảnh thị trường du lịch có xu hướng hướng về cơ sở và sự gia tăng du khách từ nước ngoài, chất lượng phát triển của thị trường du lịch nội địa cần được cải thiện hơn nữa.

Đây cũng là điểm cần thúc đẩy của chính sách. Trong thời gian tới, Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc sẽ ban hành “Quy tắc chi tiết về tiêu chuẩn hóa văn hóa và du lịch” để tiếp tục chuẩn hóa tiêu chuẩn văn hóa và du lịch, nâng cao mức độ tiêu chuẩn hóa ngành, thúc đẩy cải tiến liên tục chất lượng quản lý và dịch vụ của ngành văn hóa và du lịch, đồng thời hỗ trợ và đảm bảo cho sự phát triển văn hóa và du lịch chất lượng cao.

Bộ Thương mại Trung Quốc cũng cho biết sẽ tăng cường tích hợp và mở rộng tiêu dùng kiểu mới, hướng dẫn các tổ chức địa phương thực hiện nhiều hoạt động xúc tiến tiêu dùng, thúc đẩy tích hợp sâu rộng các hoạt động kinh doanh, du lịch, văn hóa, thể thao, y tế và đổi mới cảnh quan.

Một loạt hoạt động địa phương như Lễ hội ra mắt thế giới Bắc Kinh, Lễ hội tiêu thụ thể thao Thượng Hải và Lễ hội ẩm thực Vân Nam… sẽ được thực hiện lần lượt trong thời gian tới.

Ông Hong Yong tin rằng, với sự xuất hiện của các kịch bản tiêu dùng mới và sự phong phú nguồn cung, chẳng hạn như sự gia tăng tiêu dùng sức khỏe và tiêu dùng thể thao, dự kiến thị trường tiêu dùng sẽ tiếp tục mở rộng và nâng cấp, thổi “luồng gió mới” vào nền kinh tế.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

CEO TikTok không có thực quyền và TikTok “Trung Quốc nhiều hơn nhiều người vẫn nghĩ”

Theo các nguồn tin mà tạp chí Rest of World phỏng vấn, TikTok dường như đang cố sao chép mô hình thành công của Douyin và đưa các lãnh đạo công ty mẹ ở Trung Quốc vào quản lý TikTok toàn cầu.

Khi kỹ sư phần mềm người Trung Quốc – Ben tới văn phòng San Jose của TikTok vào năm 2023, anh cảm thấy như mình đã bước vào một môi trường làm việc giống như ở quê nhà. Nhóm của anh có 100 người và chỉ có một số ít không phải là người Trung Quốc.

Các nhân viên đều nói tiếng Quan Thoại và xưng hô với nhau là “đồng môn” – một cách gọi thân mật được sử dụng rộng rãi trong các công ty công nghệ Trung Quốc, theo Rest of World.

Vào ngày đầu tiên, quản lý của Ben đã hướng dẫn anh sử dụng Lark – ứng dụng giao tiếp làm việc độc quyền của ByteDance. Anh ngạc nhiên khi thấy tài liệu hướng dẫn và tin nhắn công việc trên Lark chủ yếu bằng tiếng Trung.

“Đó là một cú sốc văn hóa ngược. TikTok có vẻ Trung Quốc hơn những gì tôi nghĩ”, Ben nói. Nam kỹ sư trước đây từng làm việc tại một công ty Mỹ.

Nơi Ben làm việc là văn phòng lớn nhất của TikTok ở Mỹ, với hơn 4.000 nhân viên. Đội ngũ khổng lồ này được xây dựng chỉ trong hai năm. TikTok trở nên phổ biến trong giới thanh thiếu niên Mỹ trong thời kỳ đại dịch và hiện có 170 triệu người dùng tại đây.

Năm ngoái, doanh thu được báo cáo của ByteDance gần như bằng Meta, biến đây thành một trong những công ty công nghệ internet sinh lợi nhất thế giới. Nhưng ở Mỹ, TikTok cũng gặp phải những cáo buộc về khả năng kiểm duyệt nội dung và vi phạm bảo mật dữ liệu. Nền tảng này đang đối mặt với lệnh cấm từ chính phủ Mỹ.

TikTok đã bổ nhiệm các giám đốc điều hành không phải người Trung Quốc với CEO Shou Zi Chew – một người quốc tịch Singapore. Tuy nhiên, theo Rest of World, nhiều nhân viên của TikTok cho biết mối quan hệ của TikTok với ByteDance sâu sắc hơn những gì công ty thể hiện.

Họ nói rằng các giám đốc của ByteDance, chứ không phải ông Chew, mới là người đang quản lý các phòng ban then chốt bao gồm hàng nghìn nhân viên của TikTok tại Mỹ. Trong những năm gần đây, các nhà quản lý từ Douyin, ứng dụng chị em của TikTok ở Trung Quốc, đã được điều chuyển sang Mỹ.

Mối quan hệ sâu sắc giữa ByteDance và TikTok nhấn mạnh thách thức trong việc tách rời hai thực thể này, đồng nghĩa với việc thoái vốn có thể khiến TikTok mất đi nhân sự quản lý và công nghệ chủ chốt của Trung Quốc.

Đơn cử, nhóm của Ben đang thực hiện tối ưu hóa luồng quảng cáo hiển thị cho người dùng để tối đa hóa tỷ lệ chuyển đổi nhấp chuột, do đó thúc đẩy tăng trưởng doanh thu. Các nhà quan sát ngành coi khả năng tối ưu, cùng với chức năng tìm kiếm mạnh mẽ của TikTok và thuật toán đề xuất là một trong ba “gia vị bí mật” của ứng dụng.

Tuy nhiên, Ben cho biết phòng ban của anh báo cáo với Zhang Lidong, cựu lãnh đạo của ByteDance, Giám đốc thương mại hóa của công ty, chứ không phải ông Chew. Ben nói rằng các quyết định trong nhóm của anh thường chỉ được đưa ra sau khi tham khảo ý kiến của một quản lý cấp cao ở Trung Quốc.

Một phát ngôn viên của TikTok nói với Rest of World rằng họ luôn minh bạch về mối quan hệ giữa TikTok và ByteDance và phủ nhận những thông tin mà tạp chí này cung cấp.

“Giám đốc điều hành của chúng tôi, Shou Zi Chew, có thẩm quyền đối với ngân sách và chiến lược của TikTok. Các dự án quan trọng và chi phí vốn được phối hợp với công ty mẹ, tuân theo các nghĩa vụ ủy thác phù hợp. Những nghĩa vụ đó bao gồm trách nhiệm đối với Hội đồng quản trị và các nhà đầu tư của chúng tôi, trong đó khoảng 60% là nhà đầu tư quốc tế, 20% là những người sáng lập công ty và 20% là nhân viên của chúng tôi – bao gồm hàng nghìn người Mỹ,” phát ngôn viên cho biết.

TikTok không trả lời yêu cầu của Rest of World về việc làm rõ thông tin chưa đúng hoặc “các dự án quan trọng” nào tại TikTok liên quan đến việc phối hợp với ByteDance.

Theo tuyên bố năm 2023 mà TikTok đăng tải, công ty tuyên bố rằng ông Shou Zi Chew giám sát “tất cả các quyết định quan trọng hàng ngày và chiến lược”. Trong một lá thư năm 2022 gửi cho các nhà lập pháp Mỹ, TikTok cho biết ByteDance có đóng một vai trò trong việc tuyển dụng nhân sự chủ chốt tại TikTok, nhưng công ty do ông Chew lãnh đạo. Thực tế, nhiều nhân viên tiết lộ cac quyết định chiến lược và nhân sự chủ chốt tại TikTok đến từ các giám đốc điều hành của ByteDance.

Nhân viên và quản lý gọi công ty là “ByteDance” và “TikTok” một cách hoán đổi cho nhau, vì hầu hết các nhóm kỹ thuật đều hợp tác chặt chẽ với các nhân viên Douyin ở Trung Quốc. Một kỹ sư cấp cao của TikTok nói với Rest of World rằng anh ước tính các nhóm kỹ thuật, bao gồm kỹ sư phần mềm, quản lý sản phẩm và nhà thiết kế trải nghiệm người dùng, có 40% đến 60% thành viên của họ làm việc tại trụ sở Trung Quốc.

“Vì Douyin thành công rực rỡ, nên có một phản ứng theo bản năng là, hey, chúng ta cần phải sao chép điều đó ở nước ngoài”, Chris Pereira, người sáng lập công ty tư vấn iMpact chuyên tư vấn cho các công ty Trung Quốc về mở rộng toàn cầu, nói với Rest of World.

Tuy nhiên, với những đội ngũ tiếp xúc với khách hàng, người dùng hay nhà lập pháp Mỹ thì tỷ lệ người Trung Quốc thấp hơn rất nhiều.

Nhóm An ninh Dữ liệu Mỹ, được thành lập để bảo vệ dữ liệu người dùng nước này và giải quyết các vấn đề an ninh quốc gia của Mỹ, chỉ tuyển dụng công dân Mỹ hoặc thường trú nhân.

Các nhân viên cấp cao cho biết sự phụ thuộc vào các giám đốc điều hành của ByteDance tại TikTok gắn liền với mong muốn của công ty sao chép lại lợi nhuận khổng lồ của Douyin trong phạm vi Trung Quốc. Mặc dù TikTok đã đạt được thành công thương mại toàn cầu, Douyin vẫn vượt xa TikTok về doanh thu và vẫn là công ty kiếm tiền nhiều nhất.

Ứng dụng này hiện cung cấp mọi thứ, từ mua sắm đến giao đồ ăn và trò chơi di động. Các giám đốc điều hành trong ByteDance thường trích dẫn Douyin khi đặt mục tiêu và chiến lược cho TikTok. “Ban lãnh đạo nói về TikTok như thể nó là người anh em họ kém thành tích. Rõ ràng Douyin là con cưng của bố mẹ”, một kỹ sư phần mềm cao cấp tiết lộ.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh

Top 8 chatbot thay thế ChatGPT mà Marketer cần biết

Sự kiện ChatGPT ra đời vào cuối năm 2022 đã mở ra kỷ nguyên mới nơi trí tuệ nhân tạo (AI) bùng nổ mạnh mẽ. Tuy nhiên, không mất nhiều thời gian để một số đối thủ cạnh tranh xuất hiện và “chiếm sóng”.

Phân biệt khái niệm mô hình ngôn ngữ lớn (LLMs) và công cụ tìm kiếm (Search Engines)

Ban đầu, không có nhiều lựa chọn thay thế ChatGPT, chủ yếu xoay quanh ứng dụng nội bộ, nghiên cứu hoặc một số dự án nguồn mở trên GitHub yêu cầu phải có kiến ​​thức lập trình để sử dụng và vận hành. Nhưng chỉ ít lâu sau, nhiều công ty đã đầu tư phát triển hàng loạt sản phẩm tiêu dùng ở cả cấp độ miễn phí và trả phí cũng như vô số lựa chọn dành cho doanh nghiệp.

Vì vậy, nếu bạn chưa hài lòng với ChatGPT vì một lý do nào đó, sau đây là 8 sản phẩm thay thế hoàn hảo mà bạn có thể tham khảo.

MICROSOFT COPILOT

Microsoft Copilot đã đi một chặng đường dài kể từ phiên bản chatbot đầu tiên phát hành vào đầu năm 2023. Có thể coi Microsoft là một trong những đối thủ cạnh tranh thương mại đời đầu của ChatGPT khi thương hiệu này giới thiệu Bing AI Chat dưới dạng tích hợp vào công cụ Tìm kiếm Bing và trình duyệt Edge.

Kể từ đó, công ty đã đổi tên chatbot thành Microsoft Copilot và tích hợp trên một số dịch vụ, bao gồm bộ công cụ Microsoft 365, Microsoft Designer và hệ điều hành Windows, cùng nhiều dịch vụ khác. Microsoft cũng cung cấp tùy chọn Copilot Pro trả phí cho người dùng chuyên nghiệp.

Đáng chú ý, Copilot được hỗ trợ bởi mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) GPT-4 và mô hình tạo hình ảnh DALL-E do OpenAI phát triển với khoản đầu tư khổng lồ từ Microsoft. Nhà sản xuất Windows cũng sử dụng một số công nghệ độc quyền trong chatbot, giúp phân biệt kết quả của Copilot với ChatGPT.

Một số chuyên gia so sánh kết quả văn bản của Copilot thường đầy đủ và thông minh hơn, nhưng trình tạo hình ảnh của OpenAI vẫn chiếm ưu thế lớn.

GOOGLE GEMINI

Google Gemini cũng là chatbot đã nâng cấp nhiều phiên bản, đổi tên thương hiệu và được thiết lập tùy chọn phân cấp ngay từ đầu. Nỗ lực chinh phục AI đầu tiên của Google là sản phẩm nghiên cứu có tên Bard, chạy trên LaMDA LLM của chính công ty, ra mắt vào tháng 3/2023. Không lâu sau, gã khổng lồ tìm kiếm trình làng Google Duet phục vụ nhóm đối tượng khách hàng doanh nghiệp sử dụng AI cho bộ ứng dụng Workspace, bao gồm Gmail, Drive, Slides, Docs và nhiều nội dung khác.

Đến tháng 12/2023, Google nâng cấp mô hình ngôn ngữ Bard lên Gemini LLM. Tháng 2/2024, công ty quyết định hợp nhất toàn bộ dịch vụ Duet và Bard thành một sản phẩm duy nhất, đặt thương hiệu cho tất cả chức năng AI dưới tên Gemini.

Google hiện hỗ trợ một số tùy chọn LLM có sẵn cho các cấp mục đích và chuyên môn khác nhau, bao gồm Gemini Nano, Gemini Pro, Gemini Ultra và Gemini Advanced.

Gemini Pro là tùy chọn miễn phí, phục vụ nhu cầu mức cơ bản. Gemini Advanced hỗ trợ tùy chọn Google One AI Premium trả phí. Công ty gần đây vừa phát hành bản thử nghiệm công khai của Gemini 1.5 Pro LLM với nhiều nâng cấp mới hiện đại.

Gemini hiện là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của cả ChatGPT và Microsoft Copilot.

PERPLEXITY AI

Perplexity AI được biết tới là chatbot tập trung vào mục đích nghiên cứu. Giám đốc Điều hành của công ty xuất thân là cựu nhân viên OpenAI. Giao diện đơn giản của ứng dụng gợi nhớ đến ChatGPT, nhưng không yêu cầu người dùng đăng nhập lần đầu. Thao tác rất dễ dàng, bạn chỉ cần nhập truy vấn hoặc nhấp vào một trong những chủ đề được đề xuất sẵn khi bắt đầu trò chuyện.

Tab khám phá trên ứng dụng cũng đưa ra những tin tức cập nhật tương tự như một công cụ tìm kiếm. Đặc trưng của chatbot này là luôn luôn trích dẫn nguồn tài liệu bằng các liên kết từ internet.

Quyền truy cập tại Perplexity bao gồm nhiều cấp độ, với tùy chọn đầu tiên cho phép tạo cuộc trò chuyện ẩn danh mà không cần đăng ký. Sau đó là cấp đăng ký miễn phí, bao gồm tùy chọn đăng ký sử dụng một lần và cấp Perplexity Pro trả phí. Giống như nhiều chatbot, cấp độ miễn phí và trả phí sử dụng hai mô hình ngôn ngữ khác nhau.

Tùy chọn miễn phí dựa trên mô hình GPT-3.5 của OpenAI, đồng thời sử dụng mô hình xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) để đào tạo chatbot. Trong khi đó, Perplexity Pro sử dụng kết hợp GPT-4, Claude 3, Mistral Large, Llama 3 và mô hình Experimental Perplexity cho các quy trình khác nhau.

CHATSONIC

Chatsonic là giải pháp thay thế khá thú vị do Writesonic phát triển, hỗ trợ người dùng dễ dàng viết và tạo nội dung. Công ty cung cấp một số tiện ích mở rộng miễn phí trong trình duyệt Google Chrome, phiên bản web của ChatGPT, Gmail và mạng xã hội X (trước đây là Twitter). Ứng dụng thiết lập tùy chọn miễn phí và trả phí với nhiều mức giá khá đa dạng, dành cho cá nhân, người dùng chuyên nghiệp hay đội nhóm. Tương tự như nhiều đối thủ khác, Chatsonic hiện dựa trên GPT-3.5 LLM cho phiên bản miễn phí, GPT-4 LLM, Claude 3 Opus cũng như mô hình tạo hình ảnh DALL-E và Stable Diffusion cho các phiên bản trả phí.

Dịch vụ thường hướng người dùng tới gói đăng ký trả phí, bao gồm nhiều đặc quyền, chẳng hạn như trình kiểm tra đạo văn và khả năng nhập tài liệu, hình ảnh, tệp âm thanh và URL vào cuộc trò chuyện. Dịch vụ chạy trên hệ thống token nên nếu bạn dùng hết token trong tháng thì hiệu suất sẽ giảm đáng kể.

CHARACTER.AI

Character.AI là dịch vụ chatbot được hưởng lợi từ sự cố ChatGPT gặp vấn đề kỹ thuật vào đầu năm 2023. Người dùng đổ xô sang sử dụng hệ thống với mô hình thú vị trong khi chờ đợi OpenAI sắp xếp lại ứng dụng. Công ty được điều hành bởi các nhà phát triển cũ của chatbot LaMDA LLM và Meena (Google), tuy nhiên, nhóm không nói rõ liệu Character.AI có dựa trên công nghệ này hay không.

Với Character.AI, bạn có thể giao tiếp trực tiếp với nhiều nhân vật hoạt hình dựa trên hình mẫu người nổi tiếng, nhân vật hư cấu trong sách truyện, trò chơi điện tử, chương trình truyền hình hoặc đại diện nghề nghiệp như giáo viên, nhà trị liệu, huấn luyện viên.

Tương tự, bạn có thể tạo lập và huấn luyện nhân vật, gắn cho nhân vật tính cách giống con người sau đó giới thiệu thành phẩm với cộng đồng Character.AI. Hệ thống cũng cho phép bạn chia sẻ công khai cuộc trò chuyện với chatbot trong cộng đồng và các nhân vật hư cấu có thể giao tiếp với nhau.

Người dùng có thể trải nghiệm dịch vụ miễn phí bằng cách bắt đầu trò chuyện mà không cần đăng ký; tuy nhiên, cuối cùng ứng dụng sẽ nhắc nhở đăng ký sau một vài lượt truy cập. Tùy chọn đăng ký trả phí bao gồm nhiều đặc quyền như thời gian phản hồi nhanh hơn hay quyền truy cập sớm vào tính năng mới.

ANTHROPIC CLAUDE

Claude là LLM do startup AI Anthropic phát triển và phát hành lần đầu tiên vào đầu năm 2023. Ứng dụng được nhận định rất vượt trội về mã hóa, toán học, viết, nghiên cứu và phân tích hình ảnh. Phiên bản mới nhất, Claude 3, vừa phát hành vào tháng 3/2024.

Claude phát triển dựa trên phương pháp đào tạo “AI theo hiến pháp” nhằm mục đích loại bỏ sự tương tác với con người ra khỏi quá trình học tập của mô hình càng nhiều càng tốt. Điều này giúp hệ thống nâng cao khả năng tự sửa lỗi, duy trì sự an toàn và tính toàn vẹn.

Mặc dù mới có mặt trên thị trường trong thời gian ngắn nhưng Claude đã chứng tỏ là đối thủ cạnh tranh đáng gờm của nhiều chatbot hàng đầu, khi hàng loạt công ty sử dụng mô hình để hỗ trợ bộ công cụ vận hành doanh nghiệp. Claude bao gồm nhiều tính năng chưa từng có ở các mô hình khác, chẳng hạn như khả năng tải lên và phân tích tài liệu, cũng như đào tạo thông tin đến đầu năm 2023.

Chatbot vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm miễn phí, nhưng cũng cung cấp tùy chọn trả phí hàng tháng.

PI AI

Pi AI là chatbot độc đáo có giao diện người dùng đơn giản và không có tính năng bổ sung. Ứng dụng được biết đến với khả năng phản hồi cuộc trò chuyện mang lại mức độ tương tác cảm xúc cao cho người dùng. Pi AI được quảng cáo là có thể phát hiện nhu cầu về lòng tốt, sự đồng cảm, khả năng ngoại giao hoặc sự hài hước trong cuộc trò chuyện.

Không giống như nhiều chatbot khác thường thu thập thông tin chung chung và đối thoại như có kịch bản sẵn, Pi AI mang lại trải nghiệm giống con người hơn bằng cách phát hiện cảm xúc xuất hiện trong truy vấn.

Chatbot được phát triển bởi AI Inflection, công ty sở hữu một nhóm gồm nhiều chuyên gia AI từng làm việc tại DeepMind, Google, OpenAI và Meta.

POE BY QUORA

Quora, vốn được biết đến như một cơ sở dữ liệu hỏi đáp, đã bước vào cuộc đua AI với sản phẩm có tên Poe, tập hợp các LLM nổi tiếng nhất hiện nay và thiết lập trên một nền tảng duy nhất.

Một số mô hình có trong Poe là Google PaLM và Gemini, Meta Llama, Anthropic Claude, nhiều phiên bản của GPT LLM và các công nghệ ít được biết đến hơn bao gồm Sage, Dragonfly và NeevaAI.

Poe by Quora hiện cung cấp miễn phí cho người dùng nhưng hạn chế số lượt trò chuyện và một vài tính năng. Tùy chọn đăng ký hàng tháng sẽ tăng đáng kể khả năng của từng mô hình và chatbot.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Bộ TT&TT: Chặn dòng tiền quảng cáo với các YouTuber và TikToker có hành vi lệch chuẩn

Nếu có phát ngôn, hành động xấu xí, không chuẩn mực trên mạng, những người nổi tiếng, các YouTuber, TikToker sẽ phải đối mặt với việc bị đại lý quảng cáo, nhãn hàng quay lưng.

Việt Nam đang làm tốt việc chặn dòng tiền quảng cáo bẩn  

Bộ TT&TT đã mạnh tay xử lý nhiều nền tảng, đại lý xuyên biên giới đặt quảng cáo vào những trang web vi phạm bản quyền, nội dung bẩn,… Động thái cứng rắn này khiến việc chặn dòng tiền quảng cáo chảy vào túi những kênh, trang tin xấu độc ngày càng khởi sắc.

Theo Cục Phát thanh, truyền hình & thông tin điện tử (PTTH&TTĐT, Bộ TT&TT), các đơn vị chức năng của Bộ đã làm được việc quan trọng, đó là ngăn chặn được dòng tiền quảng cáo vào các kênh xấu độc trên không gian mạng và các nền tảng xuyên biên giới.

Không chỉ Facebook, hiện cả YouTube, TikTok đều đã hợp tác chặt chẽ với Bộ TT&TT. Số lượng các kênh YouTube bị ngăn chặn đã cao gấp 5 lần so với năm 2022. Trên nền tảng TikTok, con số này là hàng trăm tài khoản.

Cục trưởng Cục PTTH&TTĐT Lê Quang Tự Do cho hay, cơ quan quản lý đã truyền đi thông điệp rõ ràng tới các nhà sáng tạo nội dung. Đó là làm nội dung “bẩn” chắc chắn sẽ bị ngăn chặn và không nhận được tiền quảng cáo.

Các đại lý, công ty quảng cáo và các nhãn hàng đã hợp tác mạnh mẽ với Cục PTTH&TTĐT trong việc dừng đăng quảng cáo trên các nội dung vi phạm. Ngay cả những Influencer (người có sức ảnh hưởng), TikToker, Content Creator (nhà sáng tạo nội dung) đăng tải nội dung nhảm nhí, câu view, khi có chỉ đạo, định hướng của Cục PTTH&TTĐT, các nhãn hàng cũng sẽ quay lưng.

Trong năm 2023, hoạt động phối hợp này đã được triển khai trên thực tế một cách nhịp nhàng. “Nhiều nghệ sĩ, người nổi tiếng không hiểu tại sao tự nhiên các nhãn hàng, đại lý quảng cáo không hợp tác với mình. Đó là bởi họ có những phát ngôn, hành động xấu xí, không chuẩn mực, lệch chuẩn trên không gian mạng. Điều này khiến họ bị các nhãn hàng đưa vào danh sách không hợp tác nữa”, ông Lê Quang Tự Do nói.

Mạng quảng cáo nước ngoài phải chung tay cùng cơ quan quản lý

Trao đổi với VietNamNet, một chuyên gia trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến cho biết, Bộ TT&TT đã gửi danh sách White List (nội dung được xác thực khuyến nghị quảng cáo) và Black List (nội dung xấu độc, vi phạm pháp luật yêu cầu không quảng cáo) cho các nền tảng, đại lý quảng cáo.

Về mặt kỹ thuật, việc ngăn chặn nội dung quảng cáo trên các trang web, tài khoản nội dung độc hại không khó, nhất là khi đã có sẵn danh sách nguồn nội dung xấu độc.

Với các nền tảng quảng cáo và agency Việt Nam, chỉ cần cơ quan quản lý công bố danh sách Black List, các đơn vị này sẽ có căn cứ để triển khai. Tuy nhiên, đối với các nền tảng, agency nước ngoài, điều này khó thực hiện hơn. Tính phối hợp của các nền tảng nước ngoài hiện không bằng các nền tảng trong nước.

Theo vị chuyên gia này, các ad network (mạng quảng cáo) nước ngoài ngồi ở bất kỳ nước nào cũng có thể chạy quảng cáo target (nhắm mục tiêu) vào thị trường Việt Nam. Do vậy, để ngăn chặn việc các nội dung quảng cáo bị đặt vào các nội dung xấu độc, cần có sự chung tay phối hợp của các nền tảng mạng quảng cáo xuyên biên giới.

Doanh thu tại thị trường Việt Nam của Google, Facebook trị giá cả tỷ USD. Với mức doanh thu lớn như vậy, những doanh nghiệp này đều muốn làm ăn lâu dài tại Việt Nam. Chúng ta có thể học tập mô hình các nước châu Âu, doanh nghiệp nào làm sai sẽ bị xử phạt. Khi mất tiền, tự doanh nghiệp sẽ phải điều chỉnh hành vi của mình“, chuyên gia đặt vấn đề.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Cục Hàng không: Các hãng bán vé máy bay đúng giá quy định

Kết quả kiểm tra của Cục Hàng Không cho thấy các hãng tăng giá vé máy bay nhưng vẫn “nằm trong khung giá” và “đúng quy định”.

Cổ phiếu của Vietnam Airlines có thể bị hủy niêm yết

Cục Hàng không Việt Nam vừa gửi Bộ Giao thông Vận báo cáo kết quả kiểm tra hoạt động bán vé từ 1/1 đến 4/5 của các hãng hàng không. Cuộc kiểm tra được thực hiện từ 7-9/5, với Vietnam Airlines, VietJet Air, Bamboo Airways, Vietravel Airlines và các đại lý lớn.

Kết quả của Cục Hàng không cho thấy 4 hãng đều kê khai giá theo khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách do Bộ Giao thông Vận tải quy định. Cục khẳng định giá vé nội địa của các hãng “vẫn luôn nằm trong khung giá” theo quy định hiện hành.

Tính đến 10/5, nhà chức trách nói nhận 11 thông tin phản ánh gửi thư điện tử về việc mua vé giá cao. Kết quả kiểm tra cho thấy “không có trường hợp nào” có tình trạng vé bán vượt khung giá theo quy định tại Thông tư 17 và Thông tư 34.

Trước đó, trong báo cáo về tình hình giá vé máy bay 4 tháng đầu năm, Cục cũng đã khẳng định giá vé máy bay của các hãng Việt Nam tăng cũng nằm trong xu hướng chung trên thế giới. Nguyên nhân là bị tác động bởi 5 yếu tố chính gồm giá nhiên liệu lên cao, chênh lệnh tỷ giá, việc triệu hồi động cơ của nhà sản xuất Pratt&Whitney, giá thuê tàu bay tăng cao và tình hình cung cầu vận tải hàng không.

Cơ quan này cũng dự báo tình trạng lệch cung cầu sẽ tiếp tục xảy ra trong giai đoạn cao điểm hè năm nay. Điều này cũng gây áp lực nhất định lên giá vé trên các chặng bay nội địa, nhất là đến các điểm du lịch, nghỉ dưỡng.

Khảo sát các trục bay chính Hà Nội – TP HCM, Hà Nội – Đà Nẵng và TP HCM – Đà Nẵng ghi nhận gia tăng tỷ lệ phân khúc giá cao. Tuy nhiên, theo Cục Hàng Không, phần lớn (60-70%) vé bán ra của các hãng nằm ở phân khúc thấp và trung bình. Tức là, “dải vé phân khúc giá cao chiếm tỷ lệ nhỏ”.

Trong số các hãng bay, dải phân khúc giá cao của Vietnam Airlines tăng so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, chặng TP HCM – Phú Quốc của hãng này có tỷ lệ vé giá cao tăng mạnh nhất, chiếm 52,8%, trong khi cùng kỳ năm trước chỉ 32,4%; chặng Hà Nội – Đà Nẵng của Bamboo Airways tăng từ 15,4% lên 26,1%; Vietravel Airlines phân khúc giá cao tăng mạnh nhất trên đường bay Hà Nội – Đà Nẵng, từ 9,4% năm 2023 lên 22% năm nay.

Riêng với giai đoạn lễ 30/4, khi so sánh với cùng kỳ năm 2023, các mức giá vé hạng phổ thông cơ bản trên các đường bay nội địa cũng ghi nhận gia tăng trên các trục bay Hà Nội – TP HCM, Hà Nội – Đà Nẵng và TP HCM – Đà Nẵng. Mức tăng cao nhất của các trục này là 40% và thấp nhất 2,1% (tùy hãng, tuỳ chặng bay).

Giá bán được các hãng thiết lập theo nhiều dải tùy tình hình cung, cầu trên thị trường, cũng như thời điểm mở bán trước mỗi chuyến bay. Tuy nhiên, tổng giá bán và phí quản trị hệ thống không được vượt 4 triệu đồng – mức trần tối đa theo quy định mà hành khách phải trả cho một vé máy bay nội địa (chưa bao gồm thuế VAT và các khoản thu hộ). Mức trần này được áp dụng trên khung các đường bay nội địa dài nhất – 1.280 km trở lên, tương đương với hành trình Hà Nội – Phú Quốc từ ngày 1/3.

Qua kiểm tra niêm yết giá vé, Cục Hàng không ghi nhận các hãng đã thực hiện đầy đủ, bao gồm giá dịch vụ vận chuyển, phụ thu quản trị hệ thống, phụ thu dịch vụ hệ thống, phụ thu dịch vụ tiện ích, phụ thu dịch vụ đặt vé (nếu có). Ngoài ra, các khoản thu hộ (dịch vụ phục vụ hành khách và đảm bảo an ninh hành khách, hành lý) và thuế VAT cũng đều được niêm yết.

Với các vé được bán trực tiếp tại phòng vé đều thu thêm một khoản phí khoảng 50.000 đồng và khoản này không áp dụng khi khách mua trực tuyến trên trang web, ứng dụng điện thoại chính thức của hãng.

Các hãng thực hiện đúng về quy định niêm yết song Cục hàng không cho rằng việc thể hiện thông tin trên website của các hãng bay chưa đồng nhất và có nội dung khoản thu dễ gây hiểu lầm về cách gọi/đặt tên. Do đó, nhiều hành khách không nắm rõ chi tiết về các khoản phải trả trong tổng giá vé phải thanh toán.

Trong buổi làm việc gần đây, Cục cũng đã đề nghị 4 hãng hàng không rà soát, điều chỉnh cách thức hiển thị thông tin, làm rõ những khoản mục cấu thành mà khách hàng phải trả trong giá vé thể hiện. Dự kiến, Cục Hàng không sẽ làm việc với các hãng để thống nhất cách thể hiện, bảo đảm thông tin rõ ràng, đầy đủ.

Trong quý I, các hãng bay Việt Nam vận chuyển 13 triệu lượt khách, giảm 5% so với cùng kỳ 2023. Trong đó, lượng khách nội địa giảm 18%, xuống còn 8,5 triệu lượt.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc Truyền thông của Baidu bị sa thải vì ủng hộ văn hoá làm việc độc hại (24/7)

Sau khi gây làn sóng phẫn nộ vì ủng hộ văn hóa làm việc độc hại, Qu Jing – Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc truyền thông Baidu – đã phải trả giá bằng chính công việc của mình.

Baidu được xem là “Google của Trung Quốc”. Mới đây, Qu Jing – người đứng đầu bộ phận truyền thông của công ty này – đã gây ra cuộc khủng hoảng quan hệ công chúng (PR) nghiêm trọng vì những phát ngôn về văn hóa làm việc.

Trong một loạt video ngắn được đăng trên Douyin tuần trước, Qu nói về sự tận tâm của mình đối với sự nghiệp, phong cách quản lý nghiêm khắc và những yêu cầu không ngừng nghỉ đối với các báo cáo trực tiếp của cô. Chẳng hạn, cô đả kích một nhân viên từ chối đi công tác 50 ngày trong đại dịch Covid-19, khi Trung Quốc áp đặt các hạn chế đi lại và kiểm dịch nghiêm ngặt.

“Tại sao tôi phải quan tâm đến gia đình nhân viên của mình? Tôi không phải là mẹ chồng của cô ấy”, Qu nói. “Tôi hơn cô 10 tuổi, 20 tuổi nhưng không cảm thấy tồi tệ hay mệt mỏi, dù tôi có hai đứa con. Cô là ai mà dám nói với tôi rằng chồng cô không thể chịu đựng được điều đó”?

Trong một clip khác, Qu chia sẻ sự hy sinh cá nhân của mình với tư cách là một người mẹ. Cô làm việc chăm chỉ tới mức quên mất sinh nhật của con trai lớn và lớp học của con trai nhỏ. Song, cô không hối hận vì “đã chọn trở thành một người phụ nữ có sự nghiệp”.

“Nếu làm việc trong lĩnh vực quan hệ công chúng, đừng mong có ngày nghỉ cuối tuần”, cô nói trong video thứ ba. “Hãy giữ điện thoại của bạn 24 giờ một ngày, luôn sẵn sàng phản hồi”.

Trong một video khác, cô còn đe dọa sẽ trả đũa những nhân viên phàn nàn về mình, nói rằng họ sẽ không kiếm được một công việc khác trong ngành.

Hiệp hội Tâm lý Mỹ mô tả “nơi làm việc độc hại” là một môi trường chứa đầy đấu đá nội bộ, đe dọa và các sự sỉ nhục khác gây tổn hại đến năng suất.

Theo nguồn tin của CNN, sau khi công chúng phản đối kịch liệt, Qu đã mất việc tại Baidu. CNN cũng nhìn thấy ảnh chụp màn hình của một hệ thống nhân sự nội bộ dường như xác nhận cô không còn làm việc tại công ty. Đến tối ngày 9/5, cô đã xóa chức danh “Phó Chủ tịch Baidu” ra khỏi Douyin cá nhân.

“Thiếu sự đồng cảm”

Phát ngôn của Qu nhanh chóng trở thành chủ đề thịnh hành trên Douyin và Weibo, thống trị các cuộc thảo luận trực tuyến. Người dùng chỉ trích Qu vì cách tiếp cận hung hăng và vô cảm, đồng thời cáo buộc cô và Baidu cổ súy một nơi làm việc độc hại.

“Trong lời nói và giọng điệu của cô ấy có sự thờ ơ sâu sắc và thiếu sự đồng cảm với hoàn cảnh chung của các đồng nghiệp”, Ivy Yang, một nhà phân tích công nghệ Trung Quốc và người sáng lập công ty tư vấn Wavelet Strategy nhận xét. “Rất nhiều điều cô ấy nói thực sự gây căng thẳng vì mọi người thường xuyên cảm thấy điều đó ở nơi làm việc của họ”. “Đây là những gì các ông chủ đang nghĩ và cô ấy chỉ nói to ra mà thôi”, Yang bổ sung.

Lao động trẻ Trung Quốc ngày càng phản đối văn hóa làm việc quá sức và cạnh tranh cực đoan trong ngành công nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ. Vào năm 2019, đồng sáng lập Alibaba Jack Ma bị chỉ trích dữ dội sau khi ủng hộ xu hướng “996”, làm việc từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối sáu ngày một tuần và gọi đó là một “phước lành lớn”.

Yang gọi phản ứng dữ dội chống lại Ma là một “bước ngoặt” khiến mọi người suy nghĩ lại về mối quan hệ giữa nơi làm việc và chính họ. Xu hướng này càng tăng lên khi nền kinh tế Trung Quốc phát triển chậm lại.

Khi các công ty đòi hỏi ở nhân viên sự trung thành, thời gian và năng lượng, nhân viên lại cảm thấy không được hồi đáp xứng đáng. Nó trở thành trung tâm của cuộc xung đột và cũng là trung tâm của câu chuyện Baidu, theo Yang. Khi sự phẫn nộ của công chúng lên tới đỉnh điểm, các video trên tài khoản Douyin của Qu đã bị gỡ bỏ.

Hôm 9/5, sau nhiều ngày im lặng, trên WeChat, Qu đã xin lỗi vì đã “gây ra một cơn bão lớn như vậy”. Cô nói đã đọc kỹ bình luận trên các nền tảng khác nhau và chấp nhận chỉ trích. Cô cũng khẳng định phát ngôn của mình không đại diện cho lập trường của Baidu.

Một nguồn tin của CNN tiết lộ, các clip của Qu nằm trong nỗ lực quảng bá Baidu trên các nền tảng video ngắn. Qu đã yêu cầu tất cả các thành viên của nhóm PR tạo tài khoản cá nhân, mục đích chính là cải thiện khả năng làm video ngắn của mọi người. Qu lựa chọn nói về trải nghiệm của riêng mình.

Qu từng là phóng viên Tân Hoa Xã trước khi chuyển sang ngành PR. Cô gia nhập Baidu vào năm 2021 từ Huawei, hãng công nghệ Trung Quốc nổi tiếng với “văn hóa loài sói” cứng rắn, nơi nhân viên được kỳ vọng mang đến sự khao khát, không sợ hãi và kiên cường như loài sói.

Một cựu nhân viên Baidu giấu tên cho biết Qu đã gây ra cú sốc văn hóa khá lớn khi đến Baidu, khiến khoảng 60% đội ngũ rời đi trong vòng vài tháng. Nhóm PR của Qu phải luôn sẵn sàng, bật điện thoại, trả lời tin nhắn ngay lập tức và tham dự các cuộc họp vào lúc nửa đêm và cuối tuần dù chỉ được báo trong thời gian ngắn.

Qu cũng áp dụng ngôn ngữ kiểu quân đội, yêu cầu nhóm phải “kỷ luật” và “có thể giành chiến thắng trong các trận chiến”, cựu nhân viên nói.

(Theo CNN)

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VietnamNet

McDonald’s trải qua 10 năm ở Việt Nam: Quy mô thấp nhất Đông Nam Á

Trải qua một thập kỷ gia nhập thị trường Việt Nam, gã khổng lồ ngành F&B McDonald’s vẫn chưa thể chinh phục được thị trường 100 triệu dân.

McDonald’s được ông Nguyễn Bảo Hoàng (Henry Nguyễn) đưa vào thị trường Việt Nam từ năm 2014. Ông Bảo Hoàng được công chúng biết tới nhiều với vai trò Tổng Giám đốc quỹ đầu tư IDG Ventures, từng đầu tư vào các công ty công nghệ như Tencent, Baidu, Sina (Trung Quốc) hay VNG, VCCorp, Peacesoft (Việt Nam)… Song, ý tưởng đưa McDonald’s về Việt Nam lại là một dự án đầu tư cá nhân của ông.

Chia sẻ với tờ Doanh Nhân Sài Gòn, ông Nguyễn Bảo Hoàng từng cho biết bản thân là người hâm mộ của McDonald’s, từng làm việc tại đây ở những ngày còn là thiếu niên. Do đó, khi trở về Việt Nam, ông luôn nung nấu kế hoạch đưa McDonald’s đến với quê hương.

Trải qua 10 năm phát triển tại thị trường Việt Nam, McDonald’s vẫn chưa thể đạt được thành công như mong đợi. Tính đến tháng 5, thương hiệu đồ ăn nhanh nổi tiếng này đang có 33 cửa hàng ở TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Dương và Hải Phòng. Kết quả này trái ngược với mục tiêu 100 cửa hàng mà đơn vị nhận nhượng quyền thương hiệu này tại Việt Nam đặt ra.

Vào năm 2018, CNBC từng đưa tin về sự thất bại của McDonald’s và Burger King tại thị trường đầy tiềm năng như Việt Nam trong khi nhiều thị trường láng giềng chứng kiến chuỗi đồ ăn nhanh này mọc lên như nấm.

Trái ngược với nhiều thị trường trong khu vực, Việt Nam là quốc gia có ít cửa hàng McDonald’s nhất. Điều này có thể dễ dàng lý giải bởi yếu tố văn hoá địa phương là thách thức lớn nhất mà thương hiệu đồ ăn nhanh nổi tiếng này phải cố gắng giải mã.

Ông Hảo Trần, Đồng sáng lập Vietcetera từng chia sẻ với CNBC: “Các chuỗi đồ ăn nhanh nước ngoài không được ưa chuộng ở Việt Nam vì khi người Việt ăn hàng họ có thể dễ dàng mua đồ ăn ví như một bát phở hay một cái bánh mì từ những gánh hàng rong trên đường phố. Dường như các ông lớn đồ ăn nhanh đã đánh giá quá thấp các đối thủ tại địa phương mà họ sẽ phải cạnh tranh. Người dân ở Hà Nội và TP HCM – nơi McDonald’s và Burger King mở cửa hàng có rất nhiều lựa chọn”.

Việt Nam cũng như các quốc gia Đông Nam Á khác có nền ẩm thực địa phương phong phú và hơn hết là mức giá hợp lý với thu nhập của người dân hơn. Rải rác ở các đường phố Việt Nam, người ta có thể dễ dàng tìm kiếm những hàng bún phở, xôi hay bánh mì với mức giá dao động từ 20.000 đến 50.000 đồng.

Đối với người Việt, đây được xem là những lựa chọn kinh tế hơn so với mới một suất Big Mac có giá tới gần 80.000 đồng – khoản chi đủ cho người Việt có thể uống cà phê sau khi thưởng thức một món ăn truyền thống nào đó.

Ngọc Mai (27 tuổi, Hà Nội) đồng tình rằng giá của các chuỗi đồ ăn nhanh như McDonald’s đắt hơn nhiều so với mặt bằng chung. “Những món này cũng không hợp khẩu vị và gây hại cho sức khoẻ. Tôi thích đồ ăn Việt hơn”, nữ nhân viên ngân hàng cho biết.

Năm 2023, Grab cho biết trong top 10 đơn hàng phổ biến nhất trên ứng dụng này chủ yếu là các món ăn thuần Việt như bún đậu mắm tôm, cơm rang, bún thịt nướng, bún chả… Món đồ ăn nhanh duy nhất lọt vào danh sách này là burger tôm.

Không chỉ là vấn đề văn hoá, McDonald’s cũng vấp phải sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều đối thủ. Báo cáo thị trường đồ ăn nhanh do nền tảng Cốc Cốc phát hành, McDonald’s chỉ xếp thứ 4 trong danh sách các thương hiệu được yêu thích nhất, xếp sau những tên tuổi như KFC, Jolibee, Lotteria… Cá biệt, KFC dẫn đầu top với tỷ lệ ưa chuộng gấp đôi so với các thương hiệu khác.

Xét về giá cả, McDonald’s và Burger King là những chuỗi đồ ăn nhanh nằm trong nhóm có giá cao nhất. KFC, Lotteria hay Jolibee có mức giá dễ tiếp cận hơn nhiều, thực đơn cũng thường được điều chỉnh để phù hợp với khẩu vị của người Việt.

Theo lý giải của ông Hồ Đắc Nguyễn Ngã – một PGS.TS giảng dạy chuyên ngành Marketing ở Mỹ, McDonald’s là thương hiệu đồ ăn nhanh, dành cho nhóm khách hàng bình dân với mức chi trả hợp túi tiền khi họ chỉ phải bỏ ra trung bình 5-6 USD cho một suất ăn. Trong khi đó, những món ăn khác, đơn cử như phở của Việt Nam được bán tại Mỹ với giá cao gấp 3 lần.

Tại Việt Nam, những cửa hàng ăn nhanh như McDonald’s thường dành cho người nước ngoài, khách hàng trẻ quen với văn hoá phương Tây hoặc đối tượng trẻ em. Đa phần những nhóm khách hàng này đều chưa chú ý quá nhiều đến những vấn đề sức khoẻ mà các loại thực phẩm như đồ ăn nhanh gây ra.

Theo PGS Hồ Đắc Nguyễn Ngã, McDonald’s được xếp nhóm thực phẩm siêu chế biến, tức loại thực phẩm đã trải qua nhiều công đoạn chế biến phức tạp, can thiệp nhiều vào thành phần tự nhiên của thực phẩm. Trong quá trình chế biến, các nhà sản xuất thường thêm vào nhiều loại chất béo, đường, muối và chất phụ gia nhằm mục đích cải thiện hương vị, tăng cảm giác thèm ăn, đồng thời giúp bảo quản sản phẩm.

Nếu tiêu thụ quá nhiều đồ ăn nhanh, người dùng có nguy cơ cao mắc phải các bệnh như béo phì, tiểu đường, tim mạch, ung thư… “Với những người có thu nhập và quan tâm tới sức khoẻ, họ sẽ không chọn đồ ăn nhanh như McDonald’s”, vị PGS nhận định.

McDonald’s xuất phát từ ý tưởng của nhà sáng lập Kay Kroc khi muốn phát triển cửa hàng cũng như công thức Burger của hai anh em nhà Donald, thành một chuỗi với sự đồng bộ ở các khâu lẫn chất lượng sản phẩm.

Từ một cửa hàng nhỏ ở tiểu bang Illinois vào thập niên 50, hiện McDonald’s đã trở thành thương hiệu toàn cầu với sự hiện diện ở gần 120 quốc gia, vùng lãnh thổ và quy mô hệ thống vượt hơn 38.000 cửa hàng, gần một nửa trong số đó đến từ thị trường Mỹ.

Thực tế, kết quả kinh doanh của những năm qua cho thấy xứ sở cờ hoa vẫn là thị trường đóng góp phần lớn doanh thu cho McDonald’s, chiếm tới hơn 40%. Trong giai đoạn 2021-2022, McDonald’s bắt đầu cho thấy tín hiệu phục hồi khi doanh thu duy trì đà tăng trưởng kể từ sau đại dịch COVID-19. Năm ngoái, tập đoàn Mỹ thu về 25,49 tỷ USD, tăng trưởng khoảng 10% so với năm trước đó. Lợi nhuận ròng là 8,4 tỷ USD, tăng 37% so với năm 2022.

Dẫu cho kinh doanh tích cực song báo cáo kết quả kinh doanh quý đầu năm nay của McDonald’s cho thấy sự chật vật của ông lớn ngành thức ăn nhanh trong bối cảnh lạm phát và những bất ổn địa chính trị. Mặc dù doanh thu và lợi nhuận vẫn tăng trưởng, nhưng con số này không đạt được kỳ vọng. Lý giải cho điều này, CEO Chris Kempczinski cho biết người tiêu dùng đang chi tiêu thận trọng hơn do giá cả tăng cao, gây sức ép lên toàn ngành ăn nhanh.

Thời gian gần đây, McDonald’s liên tục gặp sự cố tại các thị trường nước ngoài. Điều này chủ yếu do tình hình bất ổn tại Trung Đông, nơi doanh thu bị ảnh hưởng bởi các cuộc tẩy chay liên quan đến cuộc chiến tranh Israel-Hamas.

Hồi đầu tháng 4, sau nhiều tháng doanh số giảm mạnh do chiến dịch tẩy chay ủng hộ Palestine trong bối cảnh chiến tranh Israel-Hamas, McDonald’s đã buộc phải ký thỏa thuận mua lại toàn bộ 225 nhà hàng thuộc sở hữu của chủ nhượng quyền tại Israel.

Các cửa hàng này do công ty Alonyal Ltd., thuộc sở hữu của doanh nhân Israel Omri Padan, điều hành trong hơn 30 năm. Theo tuyên bố của McDonald’s, sau khi hoàn tất giao dịch, Tập đoàn McDonald’s sẽ sở hữu các nhà hàng và hoạt động của Alonyal Limited. Công ty không tiết lộ giá mua bán.

Trong gần 4 năm, McDonald’s lần đầu tiên báo cáo doanh thu thấp hơn dự kiến do doanh số tăng trưởng yếu tại khu vực Trung Đông. Người tiêu dùng trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia Ả Rập và Hồi giáo, đã tẩy chay thương hiệu vì cho rằng McDonald’s ủng hộ Israel sau động thái của phía nhượng quyền Israel, cung cấp bữa ăn McDonald’s miễn phí cho binh lính Israel.

Hồi tháng 1, CEO McDonald’s, Chris Kempczinski, mô tả “tác động kinh doanh đáng kể” đối với thị trường Trung Đông của chuỗi và một số quốc gia theo đạo Hồi như Malaysia và Indonesia.

Mới đây nhất, McDonald’s Việt Nam cũng đã vướng phải một lùm xùm khi đưa ra nội dung marketing được cho là phản cảm dựa trên sự ra đi của một game thủ có tên “Mèo Béo” ở Trung Quốc. Điều này đã vấp phải phản ứng dữ dội của dư luận cũng như làn sóng kêu gọi tẩy chay thương hiệu đồ ăn nhanh của Mỹ. Phía McDonald’s Việt Nam đã phải lên tiếng xin lỗi sau đó.

“Trên một số nền tảng giao hàng online của McDonald’s đã xuất hiện một số thông tin về chương trình và sản phẩm mới của McDonald’s với ngôn từ không phù hợp liên quan đến bạn Mèo Béo trong một bối cảnh nhạy cảm, tạo ra sự phản cảm, phiền lòng và nhận về sự khiển trách từ cộng đồng mà chính chúng tôi – đội ngũ McDonald’s Việt Nam phải tự kiểm điểm, cũng như mong muốn dành một lời xin lỗi chân thành tới bạn Mèo Béo và gia đình, cộng đồng và tất cả quý khách hàng”, bài đăng xin lỗi của McDonald’s Việt Nam.

Bài đăng đã thu về tổng cộng gần 32.000 lượt tương tác, bình luận – con số gấp hàng chục lần tương tác của những bài đăng trước đó trên trang fanpage. Nhiều người làm nội dung trong ngành marketing cho rằng McDonald’s Việt Nam đã đi một nước sai lầm khi cố gắng “đu trend” về cái chết của game thủ người Trung Quốc.

Về sự cố của McDonald’s Việt Nam, PGS.TS Hồ Đắc Nguyễn Ngã bình luận: “Đây là một ví dụ cho thấy sự nguy hiểm của đu trend để làm Marketing. Điều làm tôi ngạc nhiên là một nhãn hiệu lớn như McDonald’s lại phạm phải một sai lầm cơ bản như thế”.

Theo vị chuyên gia, đối với người làm Social Media Marketing, “đu trend” là cách tăng lượt xem và tương tác rất nhanh. Tuy nhiên, việc này có thể làm tổn thương Brand Equity (Tài sản thương hiệu – PV).

“Một thương hiệu muốn xây dựng được Brand Equity thì phải tạo được sự nhất quán trong hình ảnh thương hiệu. Chính hình ảnh nhất quán của thương hiệu đó, khi in sâu vào tâm trí khách hàng sẽ tạo ra Brand Equity. Trong khi đó, khi bạn đu trend thì rất khó để giữ được hình ảnh nhất quán vì trend thì lúc này lúc khác.

Việc chạy theo trend sẽ làm cho hình ảnh thương hiệu bị tổn thương và sẽ trở nên mờ nhạt hoặc khó hiểu đối với khách hàng mục tiêu. Từ đó, Brand Equity bị mai một hoặc thậm chí nếu cái trend đó quá phản cảm thì Brand Equity có thể bị tổn thương rất nặng như trong trường hợp McDonald’s vừa rồi”, vị chuyên gia đánh giá.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh

châu Á sẽ nhận được hàng tỷ USD đầu tư khi nhu cầu về AI và trung tâm dữ liệu tăng cao

Sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI) thúc đẩy nhu cầu hạ tầng số, các thương vụ M&A và đầu tư liên quan đến trung tâm dữ liệu ở châu Á trong năm nay sẽ được đẩy mạnh.

Vốn đầu tư mạo hiểm (VC) vào các startup Việt Nam đứng thứ 3 tại Đông Nam Á

Tốc độ giao dịch mạnh mẽ ở khu vực đông dân nhất thế giới diễn ra khi các quốc gia và công ty phản ứng trước nhu cầu bùng nổ AI bùng nổ. Châu Á – Thái Bình Dương (APAC) đã dẫn đầu các hoạt động giao dịch trên thị trường trung tâm dữ liệu toàn cầu trong năm nay, với giá trị mua bán sáp nhập (M&A) đạt 840,47 triệu USD, chiếm hơn một nửa số tiền toàn cầu, theo dữ liệu của tập đoàn tài chính LSEG.

Vào năm 2023, các thương vụ data center của khu vực đạt mức cao kỷ lục 3,45 tỷ USD, vẫn theo LSEG. Năm nay, con số đó sẽ bị vượt qua với ít nhất một vài giao dịch lớn đang sẵn sàng.

Một số nhà tài trợ, bao gồm cả “ông lớn” đầu tư toàn cầu Blackstone, đang tìm cách mua lại AirTrunk, công ty sở hữu 11 trung tâm dữ liệu siêu quy mô ở Australia và phần còn lại của khu vực, các nguồn tin của Reuters tiết lộ.

Các chủ sở hữu AirTrunk – Tập đoàn Macquarie và Ủy ban Đầu tư hưu trí Khu vực công của Canada (PSP) – đang đặt mục tiêu định giá doanh nghiệp lên tới 15 tỷ AUD (9,8 tỷ USD). Đây có thể là giao dịch trung tâm dữ liệu lớn nhất châu Á trong năm 2024.

Garren Cronin, CEO hãng tư vấn Cadence Advisory, nhận xét: “Cuộc cách mạng AI đang tạo ra nhu cầu chưa từng có về năng lực trung tâm dữ liệu chất lượng cao. Năng lực mới cần được xây dựng ở APAC trong 3 đến 5 năm tới vô cùng đáng kinh ngạc. Tôi dự đoán dòng chảy giao dịch trong thị trường trung tâm dữ liệu sẽ được tăng cường vào năm nay”.

Tuần trước, Microsoft cho biết họ sẽ rót 2,2 tỷ USD trong 4 năm tới tại Malaysia để mở rộng các dịch vụ đám mây và AI trên khắp châu Á. Một ngày sau khi công bố khoản đầu tư trị giá 1,7 tỷ USD vào AI và các cơ sở đám mây ở Indonesia, hãng phần mềm thông báo mở trung tâm dữ liệu châu Á đầu tiên tại Thái Lan.

Sự gia tăng các khoản đầu tư vào data center ở châu Á đi theo một quỹ đạo tương tự như ở Mỹ và châu Âu khi những “gã khổng lồ” công nghệ bao gồm Amazon, Microsoft, Alphabet và Meta Platforms nhanh chóng mở rộng năng lực AI của mình.

Các thương vụ tiềm năng khác ở châu Á bao gồm việc nhà mạng Telkom Indonesia bán cổ phần trị giá 1 tỷ USD trong bộ phận kinh doanh trung tâm dữ liệu NeutraDC và NEC của Nhật Bản cân nhắc bán trung tâm dữ liệu trị giá 500 triệu USD.

Phó Chủ tịch cấp cao phụ trách quan hệ nhà đầu tư của Telkom, Ahmad Reza, nói với Reuters rằng Telkom sẵn sàng hợp tác chiến lược để mang lại khả năng mới và thị trường mới NeutraDC. Công ty vẫn đang tìm kiếm đối tác tốt nhất và hi vọng hoàn thành giao dịch vào cuối năm.

Goldman Sachs Asset Management (GSAM), công ty đã đầu tư vào AirTrunk năm 2017 trước khi bán cổ phần của mình cho một tập đoàn do Macquarie dẫn đầu ba năm sau đó, đã triển khai hơn 1 tỷ USD để phát triển trung tâm dữ liệu ở châu Á trong ba năm qua.

Công ty sẽ tích cực đầu tư vào các dự án bổ sung, đặc biệt tập trung vào Nhật Bản và Hàn Quốc, Nikhil Reddy, người đứng đầu bộ phận bất động sản APAC tại GSAM cho biết.

“AI tạo ra một loại nhu cầu khác cho các trung tâm dữ liệu ngoài nhu cầu truyền thống của đám mây là tập trung vào độ trễ thấp. Hiện tại với AI, vốn đòi hỏi tiêu thụ dữ liệu lớn, dung lượng chính là chìa khóa”, ông nói.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer