Skip to main content

Tác giả: Community

Louis Vuitton (LV) mở nhà hàng đầu tiên ở Đông Nam Á

Louis Vuitton vừa khai trương cửa hàng concept có trải nghiệm mua sắm kết hợp ẩm thực và triển lãm đầu tiên ở Đông Nam Á tại Bangkok, Thái Lan.

Thương hiệu thời trang cao cấp – Louis Vuitton vừa khai trương cửa hàng concept có trải nghiệm mua sắm, triển lãm, nhà hàng và quán cà phê đầu tiên tại Đông Nam Á ở Bangkok, Thái Lan. Nhà hàng mới của nhà mốt Louis Vuitton có tên LV The Place Bangkok thuộc 2 tầng trung tâm thương mại Gaysorn Amarin.

Đây là cửa hàng concept của Louis Vuitton có trải nghiệm mua sắm kết hợp ẩm thực và triển lãm như cửa hàng ở Pháp, Nhật. Tại đây, khách hàng không chỉ được mua sắm mà còn được ăn uống tại nhà hàng đầu tiên của Louis Vuitton ở Đông Nam Á – Gaggan at Louis Vuitton.

Nhà hàng này phục vụ thực đơn theo mùa kết hợp ẩm thực Thái Lan do bếp trưởng nổi tiếng người Ấn Độ Gaggan Anand thực hiện.

Nhà hàng này bao gồm các menu có sẵn như bữa trưa 8 món với giá 4.000 baht (hơn 110 USD), bữa tối gồm 17 món với mức giá là 8.000 baht (hơn 220 USD). Ngoài ra, khách hàng cũng có thể đặt phòng riêng với mức giá tối thiểu khoảng 100.000 bath (hơn 2.790 USD).

Bên cạnh nhà hàng, Louis Vuitton cũng đã khai trương quán cà phê đầu tiên tại Bangkok, Le Cafè Louis Vuitton. Tại quán cà phê này có thực đơn bánh ngọt gồm các loại bánh kem, bánh tart, sandwich, parfaits, bánh quy mang nhiều hương vị khác nhau đều được trang trí bằng hoa văn đặc trưng của Louis Vuitton.

Ngoài ra ở tầng 1 của LV The Place Bangkok là Visionary Journeys – một triển lãm về lịch sử thương hiệu Louis Vuitton. Triển lãm này tái hiện những dấu ấn di sản của Louis Vuitton qua trải nghiệm tương tác đa giác quan…

Hồi tháng 2/2020, Louis Vuitton đã khai trương nhà hàng và quán cà phê đầu tiên cùng với cửa hàng flagship mới tại Osaka, Nhật Bản. Sau đó, các nhà hàng mang tên Louis Vuitton tiếp tục xuất hiện ở các thành phố khác như Tokyo (Nhật Bản); Thành Đô (Trung Quốc) và Paris (Pháp).

Trước Louis Vuitton, đã có nhiều nhà mốt khác bước chân vào lĩnh vực F&B như Ralph Lauren đã mở nhà hàng đầu tiên tại Chigaco vào năm 1999 và sau đó là hàng loạt nhà hàng tại New York. Burberry cũng sở hữu thương hiệu Thomas’s Cafe ở London…

 

Doanh số của Apple tại Trung Quốc giảm mạnh

Trước sự cạnh tranh gay gắt của Huawei, doanh số iPhone tại Trung Quốc giảm mạnh tới 24% trong sáu tuần đầu năm 2024, theo Counterpoint Research.

Theo CNBC, Apple đang chịu áp lực lớn từ Huawei sau khi dòng Mate 60 ra mắt cuối tháng 8/2023 và nhận nhiều phản hồi tích cực từ cộng đồng người sử dụng. Cuối tuần trước, Apple phải hạ giá iPhone 15 Pro Max xuống 8.849 nhân dân tệ (30,4 triệu đồng), thấp hơn giá ban đầu 1.150 nhân dân tệ (4 triệu đồng).

Ngoài Apple, nhiều thương hiệu di động Trung Quốc cũng ghi nhận doanh thu đi xuống trong giai đoạn đầu năm. Thống kê của công ty nghiên cứu thị trường Counterpoint Research cho thấy doanh số smartphone của Oppo giảm 29% so với cùng kỳ năm ngoái, còn Vivo và Xiaomi ghi nhận mức giảm lần lượt 15% và 7%.

Hai thương hiệu có doanh số tốt nhất trong sáu tuần đầu 2024 là Huawei tăng 64% và Honor tăng 2%.

SCMP dẫn lời Guo Tianxiang, nhà phân tích tại công ty tư vấn thị trường IDC Trung Quốc: “Apple đang cảm nhận được sự cạnh tranh từ các thương hiệu nội địa, đặc biệt khi Huawei chuyển lên phân khúc cao cấp”.

Theo Guo, doanh số iPhone đã giảm đáng kể từ đầu năm, trong khi smartphone Android cao cấp trên 4.000 nhân dân tệ (13,7 triệu đồng) đang được săn đón. Ông cho rằng người dùng đã nhận thấy smartphone Android ngày càng tạo nhiều đột phá về công nghệ và thiết kế, trong khi hiện vẫn chưa có mẫu iPhone màn hình gập nào.

Trong khi đó, Neil Shah, nhà phân tích của Counterpoint Research, nói với CNBC: “Huawei đang trở về để lấy lại những gì từng bị Apple giành mất. Không chỉ Apple, nhiều thương hiệu khác cũng cảm nhận được sức nóng từ Huawei”.

Tuy nhiên, Shah cũng lưu ý Apple đã bán được một lượng hàng cao bất thường vào tháng 1/2023 sau sự cố nhà máy cuối 2022, nhưng không thể phủ nhận sức ép từ Huawei.

Năm ngoái, hãng di động Trung Quốc công bố bộ ba Mate 60 với kết nối 5G. Đông thái này gây bất ngờ lớn với thế giới, khi chính phủ Mỹ áp dụng nhiều biện pháp như cắt nguồn cung chip và công nghệ quan trọng cho mạng di động 5G của Huawei.

Công ty Trung Quốc từng là nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới về doanh số, trở thành thách thức lớn đối với Apple, trước khi bị Mỹ trừng phạt giữa năm 2019. Với Mate 60, Huawei đang cho thấy những dấu hiệu của sự hồi phục.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

Apple mở trung tâm cho nhà phát triển Đông Nam Á ở Singapore

Nhà phát triển (Developer) phần mềm của Việt Nam và các nước Đông Nam Á sẽ được trung tâm mới của Apple hỗ trợ thông qua các phiên họp, phòng thí nghiệm và hội thảo.

Apple cho biết có hàng trăm nghìn nhà phát triển phần mềm đang làm việc ở các nước Đông Nam Á như Việt Nam, tạo ra hơn 90.000 ứng dụng trên App Store.

Sự phát triển mạnh những năm gần đây khiến hãng quyết định mở trung tâm nhà phát triển đầu tiên cho khu vực tại Singapore, mang đến khả năng tiếp cận tốt hơn với các chuyên gia, dịch vụ hỗ trợ cũng như công nghệ và tài nguyên mới nhất từ Apple.

Trung tâm nằm trong tòa nhà trên phố Fusionopolis Walk, phía bắc Singapore. Đây là một trong bốn cơ sở toàn cầu của Apple, cùng với Cupertino, California (Mỹ), Bengaluru (Ấn Độ) và Thượng Hải (Trung Quốc).

Susan Prescott, Phó chủ tịch phụ trách mảng quan hệ nhà phát triển toàn cầu của Apple, nói trung tâm sẽ là nguồn tài nguyên lớn cho nhà phát triển từ Singapore và các quốc gia lân cận.

Theo ông Jeremy Butcher, Giám đốc tiếp thị sản phẩm của Apple Developer Programs, trung tâm ở Singapore lớn thứ hai, chỉ sau tại Cupertino với đầy đủ trang bị.

Có mặt trong buổi khai trương, ông giới thiệu phòng họp tiêu chuẩn cho các nhà lập trình với đầy đủ hệ thống camera trước và sau cho hội nghị truyền hình, bảng vẽ phác thảo ý tưởng, bàn họp nhóm bên cạnh ghế ngồi thư giãn trong khi có thể trao đổi trực tiếp với các chuyên gia hỗ trợ của Apple. Bên ngoài các phòng có hệ thống khử âm chủ động, giúp nội dung cuộc họp bên trong không thể nghe thấy từ bên ngoài.

Ngoài hỗ trợ trực tiếp theo nhu cầu, trung tâm sẽ tổ chức các hoạt động để nhà phát triển nâng cao kỹ năng, thiết kế, chất lượng cũng như hiệu suất ứng dụng trên tất cả nền tảng iOS, iPadOS, macOS, tvOS, visionOS và watchOS. Hãng cũng công bố lịch trình các phiên họp, hội thảo và buổi tư vấn theo hình thức 1:1 ở nhiều danh mục khác nhau trên trang chủ.

Apple được đánh giá là một trong những công ty hỗ trợ tốt nhất cho lập trình viên, giúp tăng sự đa dạng của hệ sinh thái, kho ứng dụng hoạt động trên hơn hai tỷ thiết bị Apple trên toàn cầu.

Những công cụ này bao gồm hơn 250.000 khối xây dựng phát triển phần mềm (API) và bộ công cụ phát triển phần mềm (SDK) khai thác sức mạnh của công nghệ máy học, thực tế tăng cường…

Cùng với trung tâm dành cho nhà phát triển, Singapore cũng là một trong 6 nước có phòng thí nghiệm Vision Pro Labs, khai trương tháng 10/2023.

Nhà phát triển có thể đăng ký tham dự, nhận tư vấn và trải nghiệm trực tiếp kính Vision Pro nếu có ứng dụng visionOS đang trong quá trình phát triển hoặc sở hữu ứng dụng iPadOS, iOS muốn thử nghiệm trên kính thực tế ảo tăng cường của Apple.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

Chiến lược mới của Nhà thuốc An Khang trong năm 2024

Năm ngoái, chuỗi nhà thuốc An Khang ghi nhận doanh thu 2.200 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ. Năm 2023, doanh thu trung bình chuỗi bán lẻ dược phẩm này rơi vào khoảng 450 triệu đồng/cửa hàng/tháng. Tính đến hết năm, An Khang có 527 nhà thuốc, gần như đi ngang so với 500 cửa hàng hồi 2022.

Tại cuộc gặp gỡ nhà đầu tư mới đây, Đầu tư Thế Giới Di Động – đơn vị sở hữu An Khang, đặt ra mục tiêu tăng trưởng doanh thu hai chữ số, tăng thị phần và đạt điểm hoà vốn vào cuối năm nay.

An Khang được tập đoàn của Chủ tịch Nguyễn Đức Tài xây dựng theo mô hình chuỗi bán lẻ dược phẩm. Cửa hàng hiện diện tại những vị trí dễ tiếp cận, có diện tích nhỏ gọn 30 – 40 m2. Thuốc chiếm 65 – 70% danh mục sản phẩm kinh doanh.

Đầu tư Thế Giới Di Động dự kiến nếu mục tiêu hoà vốn đạt được trong năm nay, công ty sẽ tính chuyện mở rộng trong năm 2025.

Tại cuộc gặp gỡ, nhà đầu tư đặt câu hỏi liệu Đầu tư Thế Giới Di Động có sẵn sàng bắt tay với một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài để tiếp tục chạy đua với Long Châu của FPT Retail?

Trước câu hỏi này, ông Nguyễn Đức Tài thừa nhận công ty sẵn sàng mở rộng hợp tác với những đơn vị tên tuổi, đang vận hành thành công chuỗi dược phẩm ở nước ngoài.

“Về lâu dài, chúng tôi có ý định mở cửa hợp tác với đối tác nước ngoài, phát triển thị trường”, ông Tài nói.

Tuy vậy, vị chủ tịch nói rằng An Khang không chủ động tìm kiếm những cơ hội hợp tác như vậy, mục tiêu quan trọng của An Khang vẫn là tập trung xây dựng hệ thống, cải thiện chất lượng dịch vụ.

“Thị trường dược phẩm của Việt Nam vẫn chưa được phát triển ngon lành như nước ngoài, còn lạc hậu với thế giới”, ông Nguyễn Đức Tài nói về tiềm năng thị trường mà An Khang có thể khai thác.

Trước đó, Đầu tư Thế Giới Di Động đã tỏ ra rất lạc quan về triển vọng của chuỗi An Khang, đặc biệt sau đại dịch COVID-19. Khi ấy, CEO chuỗi là ông Đoàn Văn Hiểu Em đặt mục tiêu táo bạo cho An Khang là 800 cửa hàng, doanh thu đạt 2.000 tỷ đồng và sẽ có lãi trong năm 2022.

Tuy nhiên, cả năm 2022, An Khang chỉ vận hành khoảng 500 của hàng, doanh thu đạt 1.500 tỷ đồng và ghi nhận khoản lỗ 306 tỷ đồng. Mục tiêu mở rộng của chuỗi nhà thuốc này đã dừng từ tháng 10 với lý do thị trường “quá nhiều biến đổi và khó khăn”.

Dễ hiểu khi nhà đầu tư đặt câu hỏi về việc An Khang có kế hoạch bắt tay với ông lớn ngoại hay không, khi bối cảnh kinh doanh chuỗi này tương tự Bách Hoá Xanh – hệ thống bán lẻ tạp hoá cũng thuộc Đầu tư Thế Giới Di Động.

Sau nhiều năm loay hoay với bài toán tăng trưởng và đi sau so với đối thủ, Bách Hoá Xanh đã có sự cải thiện về tình hình kinh doanh trong năm qua và bắt đầu đặt mục tiêu có lãi trong năm nay. Đúng thời điểm này xuất hiện thông tin Đầu tư Thế Giới Di Động muốn bán cổ phần trong chuỗi tạp hoá.

Đơn vị đối tác tiềm năng được Reuters dẫn nguồn tin cho hay là quỹ đầu tư thay thếCDH Investments của Trung Quốc. Công ty Trung Quốc muốn mua số cổ phần thiểu số từ 5% đến 10% của chuỗi tạp hoá này với mức định giá Bách Hoá Xanh là 1,7 tỷ đồng.

Trước đó, quỹ đầu tư quốc gia GIC (Singapore) và một số nhà đầu tư Thái Lan được cho là muốn mua 20% cổ phần của chuỗi Bách Hóa Xanh.

Trở lại với An Khang, dù tham gia thị trường trước Long Châu của FPT Retail, song đơn vị này lại đang chậm chân hơn so với đối thủ. Long Châu đã có lãi và là động lực tăng trưởng chính cho FPT Retail trong năm qua.

Thành công trong bán lẻ dược phẩm giúp Long Châu tự tin tiến thêm một bước vào thị trường tiêm chủng, khi thiết lập các trung tâm tiêm chủng bám vào các chuỗi nhà thuốc hiện hữu. Bà Nguyễn Bạch Điệp – Chủ tịch FPT Retail không giấu tham vọng sẽ trở thành thế lực trong ngành chăm sóc sức khoẻ rộng lớn.

Rõ ràng với những bước tiến nhanh của đối thủ đã khiến An Khang không thể đứng yên. Dự báo cuộc đua trong ngành bán lẻ dược phẩm thời gian tới sẽ còn hấp dẫn hơn nữa.

Năm nay,  An Khang cho biết sẽ tập trung nâng cao chất lượng tay nghề của dược sĩ, cải thiện phong cách phục vụ, đa dạng nguồn cung hàng hoá. Ngoài ra, nhà thuốc này sẽ thường xuyên tổ chức hoạt động thăm khám trực tiếp tại cửa hàng ở các tỉnh thành nhằm tăng cường hình ảnh cho chuỗi.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Cập nhật thuật toán Google tháng 3: Giảm tới 40% những nội dung không hữu ích

Thuật toán lõi Google tháng 3 năm 2024: Giảm tới 40% những nội dung không hữu ích

Google vừa cập nhật thuật toán lõi tháng 3 năm 2024 (Google 2024 Core Update) mới, theo thuật toán mới, hệ thống xếp hạng nội dung của Google sẽ giảm tới 40% những nội dung không hữu ích.

Cập nhật thuật toán Google tháng 3: Giảm tới 40% những nội dung không hữu ích
Cập nhật thuật toán Google tháng 3: Giảm tới 40% những nội dung không hữu ích

Về tổng thể, bản cập nhật thuật toán lõi mới tháng 3 năm 2024 này tiếp tục định hướng của bản cập nhật thuật toán nội dung hữu ích trước đó, nhắm trực tiếp vào những website có nội dung chất lượng thấp và cố tình thao túng kết quả tìm kiếm.

Theo đó, Google vừa công bố một bản cập nhật lõi quan trọng cho các thuật toán và chính sách tìm kiếm của mình để giải quyết những vấn đề xoay quanh nội dung spam và chất lượng thấp trên công cụ tìm kiếm.

Bản cập nhật thuật toán lõi tháng 3 năm 2024 của Google theo đó sẽ tập trung cải thiện chất lượng kết quả tìm kiếm và giảm các nội dung rác khác.

Bên dưới là chi tiết những gì Marketer cần biết do MarketingTrips cập nhật.

Bản cập nhật thuật toán lõi tháng 3 năm 2024 của Google sẽ cải thiện chất lượng xếp hạng tìm kiếm.

Một trong những trọng tâm chính của Bản cập nhật lõi tháng 3 năm 2024 của Google là nâng cao hệ thống xếp hạng tìm kiếm của công cụ tìm kiếm Google.

Elizabeth Tucker, Giám đốc Sản phẩm Tìm kiếm của Google cho biết: “Chúng tôi đang thực hiện các cải tiến về mặt thuật toán cho hệ thống xếp hạng cốt lõi của mình để đảm bảo rằng chúng tôi sẽ hiển thị những thông tin hữu ích nhất trên web và giảm các nội dung không phải là nội dung gốc (nội dung copy) trong kết quả tìm kiếm”.

Hệ thống xếp hạng tìm kiếm của Google được tinh chỉnh sẽ hiểu rõ hơn liệu các trang web có chứa những nội dung hữu ích không, trải nghiệm của người dùng có tốt không hay dường như được tạo ra chủ yếu cho các công cụ tìm kiếm chứ không phải cho con người.

Theo chia sẻ từ Google, bản cập nhật mới cùng với những nỗ lực trước đó sẽ có thể làm giảm tới 40% nội dung chất lượng thấp và không phải nội dung gốc trong kết quả tìm kiếm.

Google tuyên bố:

“Chúng tôi tin rằng những cập nhật này sẽ làm giảm lượng nội dung chất lượng thấp trên công cụ tìm kiếm và gửi thêm lưu lượng truy cập tới các trang web hữu ích và chất lượng cao. Dựa trên đánh giá của chúng tôi, chúng tôi hy vọng rằng sự kết hợp giữa bản cập nhật này và những nỗ lực trước đây của chúng tôi sẽ cùng nhau giảm tới 40% nội dung không nguyên bản, chất lượng thấp trong kết quả tìm kiếm.”

Thuật toán của Google cũng cập nhật chính sách nội dung rác mới.

Ngoài các điều chỉnh về thứ hạng và chất lượng tìm kiếm, Google cũng đang cập nhật chính sách spam của nền tảng để có thể xóa những nội dung “có chất lượng thấp nhất” khỏi trang kết quả tìm kiếm.

Google tuyên bố:

“Chúng tôi sẽ có hành động gay gắt đối với các hành vi gian lận. Mặc dù hệ thống xếp hạng của chúng tôi có thể ngăn nhiều loại nội dung chất lượng thấp khỏi trang kết quả tìm kiếm, nhưng những cập nhật mới này cho phép chúng tôi thực hiện nhiều hành động có mục tiêu hơn theo chính sách spam của mình.”

Google sẽ xử lý việc lạm dụng nội dung theo quy mô.

Google đang tăng cường chính sách chống lại việc sử dụng các yếu tố hay công cụ tự động hóa để tạo ra những nội dung chất lượng thấp hoặc không nguyên bản trên quy mô lớn nhằm thao túng thứ hạng tìm kiếm.

Chính sách cập nhật mới của Google sẽ tập trung vào hành vi lạm dụng trong việc sản xuất nội dung trên quy mô lớn để tăng thứ hạng tìm kiếm, bất kể chúng có liên quan đến tự động hóa, con người hay sự kết hợp của cả hai.

Google tuyên bố:

“Điều này sẽ cho phép chúng tôi thực hiện những hành động cụ thể đối với nhiều loại nội dung có ít hoặc không có giá trị được tạo ra trên quy mô lớn, chẳng hạn như các trang web có vẻ như là có các câu trả lời cho các từ khoá tìm kiếm liên quan nhưng sự thật là nó không cung cấp các nội dung hữu ích.”

Lạm dụng danh tiếng trang web.

Google cũng đang giải quyết các vấn đề lạm dụng danh tiếng của website, trong đó các trang web đáng tin cậy nhưng lại lưu trữ nội dung của bên thứ ba, chất lượng thấp để lợi dụng danh tiếng đã có trước đó.

Google cung cấp ví dụ sau về cái gọi là lạm dụng danh tiếng của trang web:

“Ví dụ: bên thứ ba có thể xuất bản các đánh giá về khoản vay ngắn hạn trên một trang web giáo dục đáng tin cậy để đạt được lợi ích xếp hạng từ trang web. Việc xếp hạng nội dung cao như vậy trên công cụ tìm kiếm có thể gây nhầm lẫn hoặc đánh lừa người dùng truy cập, những người có thể có những kỳ vọng rất khác nhau đối với nội dung trên một trang web nhất định.”

Giờ đây, Google sẽ coi nội dung đó là spam nếu nội dung đó được tạo ra chủ yếu cho mục đích xếp hạng và không có sự giám sát chặt chẽ của chủ sở hữu trang web (website được sử dụng để lưu trữ nội dung của bên thứ 3).

Lạm dụng tên miền đã hết hạn.

Chính sách spam được cập nhật của Google sẽ nhắm mục tiêu đến việc lạm dụng tên miền đã hết hạn, trong đó các tên miền hết hạn được mua và sử dụng lại để tăng thứ hạng tìm kiếm cho nội dung chất lượng thấp. Cách làm này có thể khiến người dùng hiểu lầm rằng nội dung mới là một phần của trang web cũ và chúng đáng tin cậy, trong khi sự thật có thể khác.

Bản cập nhật lõi tháng 3 năm 2024 của Google hiện đang bắt đầu được triển khai và như thường lệ sẽ mất ít nhất là vài tuần để hoàn tất.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Facebook và Messenger bị lỗi: Người dùng bị thoát ra và không thể truy cập lại

Hàng loạt người dùng phản ánh tài khoản Facebook của họ bất ngờ bị thoát ra và không thể truy cập lại, kể cả trên ứng dụng di động (app) và phiên bản web.

Facebook và Messenger gặp sự cố trên tất cả nền tảng
Facebook và Messenger gặp sự cố trên tất cả nền tảng

Trên Downdetector, công cụ chuyên theo dõi tình hình hoạt động của các dịch vụ Internet, từ khoảng hơn 22h và chỉ trong vòng 10 phút, số lượng báo lỗi từ phía người dùng Facebook và Messenger đã vọt lên gần 400.000.

Hàng trăm nghìn người dùng cho biết họ không thể đăng nhập trở lại và phải lên các mạng xã hội và dịch vụ nhắn tin khác như X, Telegram… để thông báo. Một số thậm chí phải sử dụng phương pháp gọi điện và nhắn tin SMS truyền thống để duy trì liên lạc.

Hàng loạt tài khoản cũng được hệ thống của Facebook phản hồi là sai mật khẩu, tuy nhiên người dùng cũng không thể thực hiện các phương thức để phục hồi mật khẩu như gửi mã phục hồi qua SMS hay email.

Theo quan sát của MarketingTrips, Instagram hiện cũng không thể tìm kiếm hay cập nhật nguồn cấp dữ liệu mới.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Kỳ vọng chiếm thứ 2 thị phần Việt: Bphone hiện ra sao?

BKAV của ông Nguyễn Tử Quảng từng đặt mục tiêu đạt top 2 thị phần smartphone tại Việt Nam trong năm 2023 và khẳng định đây là một điều hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên, thực tế Bphone gần như hoàn toàn bị lép vế ngay trên sân nhà khi “mất hút” trên nhiều kênh phân phối lớn.

Những lần xuất hiện đầy “ồn ào”

Là một doanh nghiệp công nghệ với khởi điểm chuyên về phần mềm diệt virus và bảo mật, BKAV (Công ty Cổ phần BKAV) – do ông Nguyễn Tử Quảng là người đại diện pháp luật – mở rộng sang mảng phần mềm chính phủ điện tử, giải pháp nhà thông minh… và đầu tư lớn vào phát triển điện thoại thông minh thương hiệu Việt.

Năm 2015, Bphone lần đầu tiên ra mắt, được BKAV định vị là một “siêu phẩm hàng đầu thế giới”, cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ hàng đầu ở thời điểm đó như iPhone 6 Plus hay Samsung Galaxy S6. Mức giá của Bphone khởi điểm ở mức 10 triệu đồng, trong đó cao cấp nhất là phiên bản viền mạ vàng 24K với giá hơn 20 triệu đồng. Thời điểm này, Bphone nuôi tham vọng sẽ cạnh tranh ở phân khúc cao cấp giá gần 20 triệu đồng.

Tuy nhiên, ngay tại lần đầu khi chưa có kinh nghiệm nên BKAV dính hàng loạt các tin xấu như sự cố giao hàng chậm, các thông tin về camera như “chụp hình trước, lấy nét sau”, BOS hay phần cứng. Cuối cùng thì đến cuối tháng 6.2015, chiếc điện thoại cũng đến tay khách hàng đầu tiên.

Đến tay người dùng, Bphone 1 chịu hàng loạt các thông tin xấu về chất lượng màn hình (ám xanh, ám vàng). Bị lỗi nhiệt, hệ điều hành… Hay lùm xùm về công nghệ chụp ảnh trước lấy nét sau không có thật. Có thể xem như sản phẩm đầu tay chưa thật sự thành công như mong đợi.

Năm 2017, Bphone xoay sang phân khúc tầm trung với mức giá khoảng tầm 5-10 triệu đồng. BKAV tiếp tục trình làng phiên bản Bphone 2017 Gold, một lần nữa được BKAV nhận định là “siêu phẩm” và so sánh trực tiếp với iPhone 7 Plus hay Samsung Galaxy S8. Tuy nhiên, BKAV cho biết mẫu máy này không có mặt tại Việt Nam mà chỉ được bán tại thị trường Dubai.

Năm 2020, bộ 4 chiếc Bphone 86s, Bphone 86, Bphone 60, Bphone 40 được BKAV giới thiệu với thông điệp trải nghiệm không giới hạn. Lần gần đây nhất ra mắt sản phẩm mới, BKAV bán ra điện thoại Bphone A85 5G từ ngày 6.6.2022, với giá bán là 9.490.000 đồng (thuộc phân khúc tầm trung).

Cuối tháng 8.2023, nhân dịp ngày Quốc khánh 2.9, BKAV giảm giá nhiều mẫu Bphone và tai nghe AirB trong thời gian từ ngày 28.8 đến 10.9. Theo đó, những chiếc Bphone có mức giá: Bphone A40: 1.800.000 đồng; Bphone A50: 2.300.000 đồng; Bphone A60: 2.700.000 đồng; Bphone A85: 6.000.000 đồng.

Kể từ thời điểm công bố lần đầu vào năm 2015, chưa bao giờ BKAV lại giảm giá Bphone sâu đến vậy. Điều này đi ngược lại với chiến lược của BKAV trước đây, khi ông Nguyễn Tử Quảng – CEO BKAV từng tuyên bố “Bphone không giảm giá và không cần giảm giá đã hết hàng để bán trước khi ra mắt phiên bản mới”.

Tham vọng giành top 2 thị phần smartphone Việt Nam và thực tế “nhọc nhằn”

Ông Nguyễn Tử Quảng từng cho biết, BKAV đặt mục tiêu đạt top 2 thị phần smartphone tại Việt Nam và khẳng định đây là một điều hoàn toàn khả thi. BKAV muốn và nỗ lực đem tới cho người Việt Nam chiếc điện thoại có mọi thứ tốt nhất với mức giá hợp lý nhất.

Nhưng thực tế, Bphone dường như vẫn chưa có vị trí trong thị trường điện thoại Việt Nam sau nhiều năm ra mắt. Điều này được thể hiện ở số lượng sản phẩm Bphone bán ra được rất ít. Thậm chí, nhiều người dùng không biết đến thương hiệu Việt này.

Theo báo cáo tháng 12.2023 do hãng phân tích thị trường Canalys vừa công bố cho thấy, Bphone hoàn toàn không được xuất hiện trong top những điện thoại chiếm thị phần lớn tại Việt Nam. Thay vào đó, Samsung vẫn là nhà sản xuất có thị phần lớn nhất tại Việt Nam (29%), trong khi Oppo đứng ở vị trí thứ hai với 24% thị phần.

Nhiều người cho rằng, Bphone gần như hoàn toàn bị lép vế ngay trên sân nhà khi “mất hút” trên nhiều kênh phân phối lớn như Thế giới đi động, FPT Shop và CellphoneS. Theo đó, năm 2018, Thế Giới Di Động sau khi thông báo sẽ phân phối Bphone thì đã âm thầm dừng bán sản phẩm này. Hay như trên các kệ hàng của FPT Shop, sản phẩm điện thoại Bphone cũng không có mặt.

Thực tế cho thấy Bphone đang nhọc nhằn tiếp cận với khách hàng Việt khi độ phủ sóng và nhận diện vẫn chưa cao. Dường như, mục tiêu giành top 2 thị phần smartphone Việt Nam của BKAV còn rất xa.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Báo Lao Động

Wifi 7 là gì? 2024 sẽ là năm Wi-Fi 7 bắt đầu phổ biến

2024 được dự đoán là năm các thiết bị hỗ trợ kết nối Wi-Fi 7 trở nên phổ biến sau khi chuẩn kết nối này được chứng nhận. Vậy Wifi 7 là gì? và xu hướng sử dụng ra sao?

Wifi 7 là gì
Wifi 7 là gì? 2024 sẽ là năm Wi-Fi 7 bắt đầu phổ biến

Đầu tháng 1, Liên minh Wi-Fi Alliance thông báo bắt đầu cung cấp chứng nhận Wi-Fi Certified 7 cho thiết bị tương thích Wi-Fi 7 sau nhiều năm chuẩn này ra đời. Theo The Verge, điều này đồng nghĩa từ năm nay, thị trường sẽ nở rộ sản phẩm từ router, modem, bộ phát di động đến thiết bị kết nối như smartphone, laptop hỗ trợ chuẩn mới với tốc độ và hiệu suất lớn hơn nhiều so với Wi-Fi 6e hiện tại.

“Rào cản của Wi-Fi 7 là giá, nhưng giá của thiết bị loại này sẽ sớm giảm để tiếp cận nhiều người hơn. Trong nửa đầu 2024, số lượng sản phẩm hỗ trợ chuẩn mới sẽ ngày một nhiều”, David Lessin, Giám đốc công ty tư vấn và nghiên cứu công nghệ ISG, nói với Network World. “Đến hết năm, Wi-Fi 7 có thể sẽ thực sự phổ biến”.

Wifi 7 là gì? Lợi ích của Wi-Fi 7?

Theo Lessin, về lý thuyết, Wi-Fi 7 nhanh hơn 5 lần so với Wi-Fi 6e. “Hiệu suất trong thế giới thực có thể thấp hơn so với tốc độ 46 Gb/giây đã công bố, nhưng vẫn tốt hơn đáng kể so với Wi-Fi 6e”, Lessin nói.

Tăng tốc độ chỉ là một trong nhiều lợi ích của Wi-Fi 7. Lessin cho biết, chuẩn mới cũng tăng gấp đôi kích thước kênh, cải thiện đáng kể về cách tổ chức dữ liệu thành các luồng dữ liệu. Ngoài ra, Wi-Fi 7 hỗ trợ các thiết bị sử dụng đồng thời nhiều tần số và kênh, giúp hiệu suất mạng tốt hơn.

Theo Gino Dion, người đứng đầu về giải pháp đổi mới của Nokia, nâng cấp được mong đợi nhất trên Wi-Fi 7 là hoạt động đa liên kết (MLO), cung cấp khả năng truy cập đa băng tần gồm 2,4, 5 và 6 GHz. “Bên cạnh tăng thông lượng, MLO còn cải thiện độ trễ lên mức hiệu suất gần như Ethernet, cũng như gia tăng đáng kể về độ tin cậy và sự khác biệt về lưu lượng”, Dion cho biết.

Theo tính toán của Dion, tốc độ truyền dữ liệu tối đa của Wi-Fi 7 trong điều kiện thực đạt 23 Gbps ở băng tần 6 GHz, cao hơn so với mức 9,6 Gbps của Wi-Fi 6 và Wi-Fi 6e. Với MLO, tốc độ có thể lên 36 Gbps, gấp 3,75 lần Wi-Fi 6.

Về bảo mật, Wi-Fi 7 đem đến khả năng bảo vệ mạng tăng cường đáng kể. Xiang Li, kỹ sư giải pháp công nghiệp tại Keysight Technologies – nhà cung cấp công nghệ thiết bị đo lường và kiểm tra điện tử, nói việc Wi-Fi 7 chuyển sang WPA3 sẽ giúp hệ thống an toàn hơn thay vì các phương pháp bảo mật trước vốn chứa nhiều lỗ hổng nghiêm trọng.

Lĩnh vực có thể “thay đổi cuộc chơi” nhờ Wi-Fi 7

Theo PC-Tablet, với người dùng thông thường, chuẩn Wi-Fi hiện tại là quá đủ. Tuy nhiên, với tốc độ cao, đa luồng và độ trễ thấp, Wi-Fi 7 hứa hẹn sẽ giúp nhiều lĩnh vực tạo đột phá.

Có thể kể đến công nghệ nhập vai như thực tế ảo VR hay thực tế tăng cường AR. Các thiết bị dạng này, như Vision Pro hay Meta Quest, đòi hỏi băng thông cao và độ trễ thấp để tương tác liền mạch. Khả năng của Wi-Fi 7 mở cánh cửa cho các ứng dụng VR/AR chân thực và sống động.

Chơi game trên đám mây, xem phim online độ phân giải cao hay tải file dung lượng lớn cũng trở nên dễ dàng với kết nối mới. Với nhà thông minh và IoT, khi số thiết bị kết nối trong ngôi nhà ngày càng lớn, một mạng Wi-Fi mạnh mẽ và đáng tin cậy trở nên cần thiết.

Ở môi trường công nghiệp – nơi cần giám sát và kiểm soát thời gian thực với yêu cầu kết nối có độ trễ cực thấp và ổn định, Wi-Fi 7 cho phép liên lạc liền mạch giữa máy móc và cảm biến, từ đó nâng cao mức độ hiệu quả và an toàn.

Theo ông Li, những nơi có thể áp dụng Wi-Fi 7 là sân vận động, sân bay, khách sạn, nhà máy. “Những cải tiến trong hoạt động đa truy cập phân chia tần số trực giao (OFDMA) trên Wi-Fi 7 sẽ cho phép số lượng khách hàng lớn hơn trên mỗi điểm truy cập”, Li nói với Network World.

Thị trường phần cứng bắt đầu sôi nổi

Wi-Fi 7 có thể tương thích với thiết bị cũ nhờ khả năng hoạt động trên tần số 2,4 và 5 GHz, bên cạnh tần số chính 6 GHz. Tuy nhiên, hệ thống hoạt động hiệu quả nhất khi cả bộ định tuyến và thiết bị đầu cuối cùng sử dụng cùng một chuẩn Wi-Fi. Điều này đặt ra thách thức, bởi mức giá của những bộ router hỗ trợ tần số 6 GHz vẫn ở mức từ 500 USD trở lên, khó tiếp cận số đông người dùng.

Trước khi được Liên minh Wi-Fi Alliance chứng nhận, một số thương hiệu như Netgear, TP-Link, Eero đã bán sản phẩm hỗ trợ Wi-Fi 7, trong khi Qualcomm ra mắt chip di động FastConnect 7800 với Wi-Fi 7 từ 2022. Hãng bảo mật Fortinet cũng tung ra giải pháp phần cứng và phần mềm, gồm bộ phát dùng chuẩn Wi-Fi 7 có tên FortiAP 441K, bộ chuyển mạch FortiSwitch T1024 đáp ứng khả năng truy cập mạng Ethernet tới 10 Gb/giây.

Hầu hết phần cứng cơ sở hạ tầng Wi-Fi 7 đang nhắm đến thị trường tiêu dùng, tập trung vào người dùng truyền thống có nhu cầu về mạng tốc độ cao, đặc biệt là game thủ. Các nhà cung cấp hàng đầu sẽ là Asus, Eero, NetGear và TP Link.

“Với sự phát triển của thiết bị phần cứng VR/AR, game, nhà thông minh hay nhu cầu huấn luyện AI, Wi-Fi 7 sẽ là lựa chọn được nhiều người hướng tới. Thiết bị hỗ trợ kết nối này cũng sẽ sớm nở rộ”, Lessin nhận xét.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

Trung Quốc lạc quan với mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2024

Trung Quốc vừa công bố mục tiêu tăng trưởng GDP và các chỉ số kinh tế khác trong lễ khai mạc Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc.

Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 khoảng 5%
Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 khoảng 5%

Theo đưa tin từ CNBC, Bắc Kinh đã công bố mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 và các chỉ số kinh tế khác trong lễ khai mạc Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc (hay phiên họp Quốc hội) vào ngày 5/3.

Cụ thể, báo cáo công tác chính phủ cho thấy nước này đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 ở mức “khoảng 5%”. Đồng thời, Trung Quốc đặt mục tiêu lạm phát giá tiêu dùng ở mức 3%, tỷ lệ thất nghiệp cho cư dân thành thị ở mức 5,5% và dự định tạo thêm khoảng 12 triệu việc làm mới ở các đô thị.

Năm ngoái, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 5,2%, phù hợp với mục tiêu đặt ra là “khoảng 5%”. Quá trình phục hồi kinh tế sau đại dịch diễn ra chậm hơn so với kỳ vọng của nhiều người, đồng thời tăng trưởng cũng bị cản trở bởi rắc rối trong lĩnh vực bất động sản và xuất khẩu.

Mục tiêu tăng trưởng năm nay cũng tương tự như dự báo của nhiều chuyên gia. Các nhà kinh tế còn kỳ vọng chính phủ Trung Quốc sẽ tăng tỷ lệ thâm hụt tài khóa chính thức lên trên 3%, tờ CNBC cho biết.

Giới đầu tư sẽ phân tích kỹ lưỡng báo cáo công tác và bình luận của chính phủ để tìm kiếm manh mối về chính sách hỗ trợ dành cho lĩnh vực bất động sản và những bộ phận khác của nền kinh tế.

Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho biết năm ngoái, tỷ lệ thất nghiệp trung bình tại các thành phố là 5,2%, số việc làm tạo mới là 12,44 triệu. Tuy nhiên, lạm phát tính theo chỉ số giá tiêu dùng chỉ đạt 0,2% trong bối cảnh nhu cầu yếu.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Quản trị Sếp (managing up) là gì? Nhân viên có thể áp dụng ra sao

Vai trò của người lãnh đạo có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất cũng như sự hài lòng trong công việc của nhân viên. Theo Gallup, 50% số người đi làm sẽ nghỉ việc nếu họ gặp phải một người quản lý tệ.

Quản trị sếp (managing up) là gì? Nhân viên có thể áp dụng ra sao
Quản trị sếp (managing up) là gì? Nhân viên có thể áp dụng ra sao

Tuy nhiên, nếu bạn nằm trong số một nửa còn lại lựa chọn tiếp tục công việc và đối mặt với những điều chưa hài lòng trong cách quản lý của sếp, thay vì chịu đựng hoặc tranh cãi, bạn có thể áp dụng cách “quản trị sếp”.

Quản trị sếp (managing up) là gì?

Từ góc độ cá nhân người đi làm, cho dù sếp là người dẫn dắt và quản lý nhưng người chịu trách nhiệm chính với sự nghiệp của bạn là bạn chứ không phải ai khác. Thế nên thay vì giao toàn quyền vào tay sếp, bạn sẽ là người chủ động lèo lái sự nghiệp của mình.

Và đôi khi bạn sẽ cần có hình dung rõ ràng về cách quản lý mà bạn mong muốn sếp áp dụng để đảm bảo kế hoạch đi đúng ý mình. Còn từ phía sếp, họ phải chịu rất nhiều áp lực của vị trí quản lý, cho nên, họ cũng có nhu cầu chia sẻ và lắng nghe mong muốn của cấp dưới để đạt được sự đồng thuận tối ưu cho đôi bên.

Cách quản lý trước giờ thường chỉ có một chiều từ cấp trên xuống dễ hình thành sự áp đặt, nếu có thêm việc quản trị sếp từ cấp dưới lên sẽ tạo ra một thế cân bằng giúp cả hai hiểu nhau hơn để hoàn thành công việc hiệu quả hơn. Theo HBR, quản trị sếp là bạn sẽ trở thành một nhân viên có ích nhất có thể, tạo giá trị cho chính bạn cũng như cho sếp và công ty.

Cụ thể bạn sẽ:

  • Hiểu sếp muốn bạn làm gì và cách sếp sẽ đánh giá hiệu quả làm việc của bạn như thế nào.
  • Quản lý sự kỳ vọng của sếp.
  • Phát triển cách thức giao tiếp, phản hồi và phong cách làm việc phù hợp với cả hai.
  • Thường xuyên kiểm tra để hiểu cách bạn có thể tiếp tục tiến bộ.

Quản trị sếp cho đến nay vẫn còn tạo nhiều bàn luận trái chiều trên mạng xã hội. Một kênh Tiktok cho rằng quản trị sếp không nằm trong phần việc của chúng ta. Có những trường hợp nên tìm những giải pháp khác phù hợp hơn thay vì thêm việc vào người, tiêu tốn nhiều thời gian và công sức.

Lúc nào chúng ta nên áp dụng “quản trị sếp”?

Tờ Fortune đã chia sẻ rằng chúng ta nên áp dụng quản trị sếp tuỳ thuộc vào mục tiêu của bạn là gì và người lãnh đạo hiện tại là ai. Đừng quá lo ngại bạn sẽ trở thành một kẻ nịnh hót hay tự kiêu, vì nếu quản trị sếp xuất phát từ mong muốn cải thiện hiệu suất công việc và trở thành một nhân viên có ích hơn thì khả năng cao bạn sẽ lưu lại ấn tượng tốt trong mắt sếp.

Đặc biệt nếu bạn là một nhân viên mới hoặc đang trong giai đoạn chuyển mình cho đợt tăng lương thì điều này càng có lợi hơn. Hay khi công ty có nhiều dự án lớn và bạn gặp phải khó khăn trong công việc, thì có thể sếp cũng đang đối diện với những vấn đề tương tự, hãy chia sẻ để cùng tìm ra giải pháp tốt nhất.

Tuy nhiên không phải người sếp nào cũng cởi mở và chấp thuận với việc cấp dưới quản trị sếp. Theo HBR, bạn sẽ phải đối diện với nhiều kiểu cấp trên và với mỗi kiểu người thì bạn cần linh hoạt lựa chọn cách thức giao tiếp cho phù hợp. Hãy cân nhắc cẩn thận khi sếp của bạn là:

  • Người mới hoàn toàn bạn chưa từng gặp gỡ.
  • Người bạn không có cơ hội gặp mặt trực tiếp vì hai người làm ở hai địa điểm khác nhau.
  • Người thiếu tự tin về bản thân, hay dè chừng với những đề xuất của nhân viên, sợ bị vượt mặt.
  • Người tỏ ra biết tuốt quá bảo thủ hoặc ngược lại quá thiếu chính kiến.
  • Người xoay như chong chóng, nay ý kiến này, mai suy nghĩ khác.
  • Người để cho nhân viên tự quyết định.
  • Người thiếu hụt kiến thức chuyên môn.
  • Thành viên của ban hội đồng quản trị.

Ngoài ra, nếu công ty bạn có văn hoá đề cao quy cách, vai vế thì những hành động như managing up dù vẫn đóng góp cho lợi ích chung của công ty nhưng đôi khi sẽ không phù hợp.

Áp dụng “quản trị sếp” như thế nào?

Đầu tiên, đừng chỉ thui thủi làm việc của mình, hãy học cách truyền tải và cập nhật cho sếp về những khó khăn lẫn kết quả trong từng chặng nhỏ của tiến trình làm việc. Các sếp sẽ muốn biết rõ về thực trạng của dự án chứ không phải số giờ hoàn thành hay những thông tin nhỏ nhặt không liên quan.

Việc này cũng sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt về khả năng của bản thân một cách không quá phô trương bởi vì không phải lúc nào sếp cũng nắm được hết mức độ đóng góp của một cá nhân.

Kế đến, hãy tìm hiểu cách sếp bạn làm việc từ phong cách lãnh đạo, cách thức giao tiếp, cho đến tiêu chí đánh giá chất lượng và thường đưa ra nhận xét như thế nào, sếp cần giúp đỡ ở đâu. Nếu sếp bạn thích những email báo cáo chi tiết, thì một cuộc gọi điện thoại sẽ dễ gây ra phiền nhiễu.

Ngoài ra, bạn cũng có thể chủ động chia sẻ về những mong muốn, dự định phát triển, những thay đổi bạn thấy cần thiết để sếp có thể hiểu rõ hơn về định hướng cũng như điểm mạnh, điểm yếu của bạn và cách bạn có thể hỗ trợ cho sếp tốt nhất.

Đồng thời, hãy quản lý thời gian một cách hiệu quả, bắt đầu bằng chuyện hoàn thành những đầu việc theo thứ tự khẩn cấp, quan trọng và chừa ra một khoảng thời gian trống cho những việc đột xuất. Chia sẻ với sếp về lịch trình của mình để sếp có thể điều chỉnh thời điểm giao việc cho bạn hợp lý hơn.

Và ngược lại, đề xuất tăng lương hay nộp báo cáo cũng phải cho sếp thời gian giải quyết. Không ai thích bị bắt phải đưa ra quyết định ngay khi vừa mới được hỏi cả.

Một ví dụ áp dụng thành công quản trị sếp trong thưc tế là Andrew Yeung, hiện đang làm Global Product Lead tại Google, anh đã chia sẻ cách bí quyết này giúp mình thăng tiến nhanh tại các tập đoàn lớn như Meta, Google. Anh gọi tên nó là eat the frog (tạm dịch: ăn con ếch đó), nghĩa là xác định công việc mà cấp trên không thích và làm tốt nó.

  • Bước 1 – Tăng năng suất và rút ngắn thời gian cho những công việc hiện tại: Andrew từng phải thuyết trình hằng ngày. Một bài thuyết trình thường được chuẩn bị trong 20 tiếng, nhưng sau đó anh đã cố gắng giảm dần thời gian xuống còn 5 tiếng, với chất lượng vẫn giữ nguyên.
  • Bước 2 – Xác định các nhiệm vụ mà người quản lý của bạn không thích: Trong một quy trình bất kỳ, đa số mọi người sẽ muốn làm những phần việc “long lanh” hơn như sáng tạo, thiết kế sản phẩm. Nhưng Andrew đã xung phong nhận những phần việc còn lại từ sếp như điều phối và giám sát hoạt động.
  • Bước 3 – Học cách thực hiện những nhiệm vụ đó: Đặt câu hỏi, theo dõi người khác và đọc tài liệu để tìm hiểu cách giải quyết nhiệm vụ cụ thể. Sau khi hoàn thành, Andrew hệ thống lại từng bước cụ thể và ghi chúng vào sổ tay.
  • Bước 4 – Tới lúc tỏa sáng: Andrew áp dụng những gì mình học được để hoàn thành công việc, qua một vài dự án anh dần tạo dựng được danh tiếng cho mình và bước lên vị trí trưởng nhóm sản phẩm toàn cầu.

Ban đầu, có thể thật khó để mường tượng khi bạn được tuyển vào với vị trí nhân viên là những người nằm dưới sự quản lý nhưng giờ lại quản lý luôn cả sếp của mình. Tuy nhiên, như bạn đã tìm hiểu suốt bài viết này, quản trị sếp không phải chuyện gì quá đao to búa lớn, nó đơn giản là một kỹ năng cần thiết đáng để thử và giúp công việc của bạn dễ thở hơn.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Vietcetera

Vì sao MoMo dừng dịch vụ nạp và rút tiền tại các điểm cố định như Circle K hay FPT Shop

Vào hồi giữa tháng 11/2023, MoMo phát đi thông báo, kể từ ngày 1/12/2023 sẽ tạm dừng dịch vụ nạp và rút tiền tại các điểm cố định như các cửa hàng thuộc hệ thống của Thế giới Di động, FPT Shop và Điện máy Xanh.

Quý 1 năm 2023: MoMo, ZaloPay và ViettelPay là 3 ví điện tử dẫn đầu thị trường Việt Nam
Quý 1 năm 2023: MoMo, ZaloPay và ViettelPay là 3 ví điện tử dẫn đầu thị trường Việt Nam

Sau một thời gian tạm dừng, mới đây MoMo đã phát đi thông báo, kể từ ngày 1/1/2024 sẽ chính thức dừng cung cấp dịch vụ nạp rút tiền mặt tại các điểm cố định như Circle K, Ministop, GS25, F88, FPT Shop, Thế giới Di động, Saigon Coop, B’s Mart trên toàn quốc.

Ngoài ra, MoMo cũng lưu ý người dùng, là đối với việc thanh toán hóa đơn, thì đây là giao dịch chuyển tiền cá nhân giữa điểm và khách hàng, ví MoMo không quản lý hay hợp tác với các điểm cung cấp dịch vụ này.

Không lâu sau khi MoMo dừng dịch vụ nạp, rút tiền mặt tại các điểm cố định, thì Viettel Money cũng thông báo từ ngày 28/12 sẽ dừng dịch vụ chuyển tiền mặt, nạp tiền vào tài khoản liên ngân hàng, rút tiền từ tài khoản Bankplus và giải ngân tiền mặt tại hệ thống điểm giao dịch của đối tác như Thế giới Di động, FPT Shop, Saigon Co.op, Viettel Post và Long Hưng.

Về lí do dừng dịch vụ nạp, rút tiền mặt tại các điểm cố định, trong khi MoMo cho biết là thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước về việc dừng thí điểm dịch vụ của ngân hàng với trung gian thanh toán; thì Viettel Money thông tin rằng việc này là nhằm cải tiến chất lượng phục vụ, đồng thời tập trung phát triển các tiện ích tài chính số.

Trong thông báo của mình, Viettel Money cho biết với mục đích chuyển tiền cá nhân và nạp tiền vào tài khoản liên ngân hàng, khách hàng vẫn có thể sử dụng Viettel Money, chuyển khoản miễn phí từ tài khoản Viettel Money tới hơn 30 ngân hàng trong nước, cùng tất cả các tài khoản Viettel Money khác.

Đối với các khách hàng đang sử dụng các dịch vụ vay của 2 đối tác Mcredit và SHB Finance, Viettel Money cung cấp tính năng giải ngân trực tiếp trên ứng dụng Viettel Money.

Trước việc MoMo và Viettel Money dừng dịch vụ nạp, rút tiền mặt tại các điểm cố định, trên một số diễn đàn về tài chính, những người hoạt động trong lĩnh vực công nghệ tài chính (Fintech) bày tỏ việc cần có khung pháp lý rõ ràng, đầy đủ hơn để Fintech phát huy hết năng lực, thế mạnh…

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Doanh thu của Saigon Co.op đạt 30.000 tỷ đồng năm 2023

Cùng với WinCommerce và Bách Hoá Xanh, Saigon Co.op là một trong ba đơn vị bán lẻ tạp hoá nội có thị phần (Market Share) lớn nhất Việt Nam, xét theo doanh thu.

Doanh thu của Saigon Co.op đạt 30.000 tỷ đồng năm 2023

Mới đây, tại Hội nghị tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2023, Liên hiệp hợp tác xã Thương mại TP HCM (Saigon Co.op) công bố doanh thu gần 30.000 tỷ đồng, giảm so với 31.000 tỷ đồng năm 2022.

Trong 30.000 tỷ đồng doanh thu của Saigon Co.op có đóng góp gần 1.702 tỷ đồng từ mảng bán lẻ trực tuyến (Online Retail), tăng gần 21% so với cùng kỳ.

Ông Nguyễn Anh Đức, Tổng giám đốc Saigon Co.op, cho biết trong tình hình kinh tế khó khăn, chuỗi bán lẻ vẫn duy trì được doanh thu nhờ kiểm soát chi phí, đảm bảo hiệu quả kinh doanh.

Năm ngoái, Saigon Co.op – một trong ba đơn vị bán lẻ có thị phần hàng đầu Việt Nam, đã triển khai mô hình kinh doanh mới tập trung vào tuyến huyện là Co.opmart Chợ Mới (An Giang) và Trung tâm thương mại SenseMarket – Co.opmart Cái Bè (Tiền Giang).

Đồng thời chuỗi cũng tập trung chuyển đổi số và cải thiện hoạt động logistics.

Song song với mảng bán lẻ trong nước, năm ngoái, Saigon Co.op tiếp tục duy trì xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thủy hải sản của Việt Nam với tổng giá trị xuất khẩu đạt gần 90 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ.

Được thành lập từ năm 1989, đến nay cùng với WinCommerce (thuộc Masan Group) và Bách Hoá Xanh (thuộc Đầu tư Thế Giới Di Động), Saigon Co.op là một trong ba đơn vị bán lẻ tạp hoá nội có thị phần lớn nhất Việt Nam, xét theo doanh thu.

Lĩnh vực kinh doanh chính mang về nguồn thu lớn nhất của Saigon Co.op là bán lẻ với hệ thống hàng trăm siêu thị, đại siêu thị, chuỗi cửa chàng thực phẩm, cửa hàng tiện lợi, trung tâm thương mại, kênh mua sắm qua truyền hình, thương hiệu Co.opmart, Co.op Food, HTVCo.op, Co.opXtra, Sense City, Co.op Smiles, Cheers,….

Bên cạnh hoạt động thương mại, Saigon Co.op còn hiện diện trong lĩnh vực đầu tư bất động sản thương mại thông qua công ty thành viên là CTCP Đầu tư phát triển Saigon Co.op (SCID, UPCoM: SID).

Ngoài việc độc quyền phát triển hệ thống siêu thị Co-opmart, SCID còn đầu tư, xây dựng và quản lý các trung tâm thương mại như Sense City, SC Vivo City, khu đô thị An Phú…

Tương tự Masan Group, trong những năm qua, Saigon Co.op cũng tham gia vào M&A trong ngành bán lẻ để tăng nhanh quy mô và độ phủ. Đáng kể nhất là vào cuối 2019, đơn vị này nhận chuyển nhượng hoạt động của thương hiệu bán lẻ Auchan Retail Việt Nam (Pháp). Trong đó gồm 15 cửa hàng hoạt động bán lẻ và cả kênh thương mại điện tử (eCommerce).

Sau thương vụ, Saigon Co.op tiếp tục duy trì thương hiệu Auchan cho đến hết tháng 2/2020, và các cửa hàng Auchan tại TP HCM, Hà Nội và Tây Ninh sẽ được chọn lọc để chuyển đổi sang thương hiệu bán lẻ của Saigon Co.op như Co.opmart, Co.opXtra hoặc Finelife.

Năm nay, Saigon Co.op đặt mục tiêu tăng 6-7% doanh thu so với năm ngoái, đạt 900 điểm bán vào cuối năm, đẩy mạnh điện toán hoá, số hoá và thúc đẩy mô hình mới.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

CEO Thế Giới Di Động: Sếp của Thế Giới Di Động không quan tâm tới lương

Ông Tài nói lương không phải mục tiêu của các lãnh đạo cấp cao, nếu MWG thành công, họ sẽ nhận về phần chia sẻ tương xứng, trong đó có ESOP.

MWG: Doanh thu Bách Hóa Xanh vượt Thế giới Di động

Trong cuộc gặp nhà đầu tư mới đây, ông Nguyễn Đức Tài – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG), nói hiện tại ông Phạm Văn Trọng – CEO Bách Hóa Xanh, đã có thể nhận lương nhưng “không chịu nhận”.

“Với những lãnh đạo cấp cao, lương không phải mục tiêu của họ, mà là chiến đấu cho sự thành công của công ty. MWG đảm bảo khi công ty thành công sẽ có chính sách để chia sẻ cho những người tạo ra nó”, ông Tài chia sẻ.

Ông Phạm Văn Trọng nhận chức CEO chuỗi bán lẻ thực phẩm và hàng tiêu dùng thiết yếu này từ tháng 4/2023. Khi đó, ông nói sẽ không nhận lương cho đến khi chuỗi này có lãi vào năm 2023. Ông Nguyễn Đức Tài từng nhận xét: “Được bổ nhiệm không phải quyền lợi, đó là trách nhiệm rất lớn. Không ở đâu như Bách hóa xanh khi người được bổ nhiệm đang nhận lương hàng tháng thì giờ không có lương mà vẫn phải làm việc cật lực”.

Đến cuối năm 2023, Bách Hóa Xanh đạt điểm hòa vốn sau các chi phí tương ứng với thực tế vận hành, trên cơ sở hoạt động kinh doanh cốt lõi. Kết quả hòa vốn này không bao gồm các chi phí phát sinh một lần đã hạch toán hết trong quý IV và một phần chi phí khấu hao liên quan đến nâng hạ diện tích cửa hàng do tái cấu trúc. Ban lãnh đạo MWG nói chi phí này sẽ giảm dần theo thời gian và Bách Hóa Xanh tự tin sẽ bù đắp được phần này để có lợi nhuận ròng cả năm 2024.

Bình luận thêm về vấn đề thu nhập, ông Nguyễn Đức Tài nói triết lý trước nay của công ty là “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Nhiều năm qua, các lãnh đạo cấp cao MWG “chưa từng đòi hỏi tăng lương” vì họ tin nếu tạo ra kết quả, sẽ nhận về những phần chia sẻ xứng đáng.

Không chỉ sếp Bách Hóa Xanh, ông Nguyễn Đức Tài, Tổng giám đốc Trần Huy Thanh Tùng và ông Đoàn Văn Hiểu Em – CEO hai chuỗi bán lẻ Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh, đều không nhận lương trong quý III/2023. Sang quý cuối năm ngoái, cả ba nhận cùng mức lương chưa tới 4 triệu đồng cho ba tháng.

Một trong những thành quả mà các lãnh đạo sẽ nhận được là quyền mua cổ phiếu ESOP. Năm nay, nếu MWG hoàn thành mục tiêu có 125.000 tỷ đồng doanh thu và 2.400 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế hoặc cao hơn, các lãnh đạo và đội ngũ quản lý sẽ được mua cổ phiếu với giá ưu đãi.

“Ai đi làm cũng vì hai thứ: tiền và niềm vui. Nếu kết hợp được hai thứ trên, chúng ta sẽ tạo ra động lực rất lớn cho đội ngũ của mình”, ông Tài nêu quan điểm.

ESOP là chính sách Thế Giới Di Động duy trì khá đều đặn trong nhiều năm qua. Đây được xem như chiến lược quan trọng để giữ nhân tài. Công ty nhiều lần bỏ qua ý kiến của cổ đông rằng tỷ lệ phát hành quá lớn ảnh hưởng đến quyền lợi của họ. Năm trước, do kết quả kinh doanh không khả quan, MWG không đưa ra phương án pháp ESOP.

Còn trước đó vào năm 2022, công ty phát hành hơn 19 triệu cổ phiếu thưởng cho 567 nhân viên với giá 10.000 đồng, thấp hơn 13 lần so với giá thị trường. Các cổ phiếu này bị hạn chế chuyển nhượng 4 năm. Sau mỗi năm, 25% lượng cổ phiếu ESOP sẽ được chuyển nhượng tự do.

Sở hữu cổ phiếu MWG giúp các lãnh đạo công ty nắm giữ khối tài sản lớn. Ước tính theo giá trị trường hiện tại, ông Tài đang nắm trong tay hơn 1.600 tỷ đồng. Các lãnh đạo khác cũng có tài sản tính bằng cổ phiếu từ vài chục đến vài trăm tỷ đồng.

Gần đây, ông Robert Willett – thành viên Hội đồng quản trị độc lập, đăng ký bán ra 1,2 triệu cổ phiếu. Với giá chốt phiên ngày 1/3 là 46.600 đồng một đơn vị, số tiền ông Robert thu về khoảng 56 tỷ đồng. Ông nói số tiền trên sẽ dùng để mua nhà cho vợ vì sức khỏe bà không tốt.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

Google Ads sẽ tự động dừng các nhóm quảng cáo có ít thay đổi

Google Ads sẽ bắt đầu tự động dừng các nhóm quảng cáo (Ad Group) có ít hoạt động như cập nhật hay sửa đổi, thay đổi sẽ có hiệu lực từ 11 tháng 3 tới đây.

Google Ads sẽ tự động dừng các nhóm quảng cáo có ít thay đổi
Google Ads sẽ tự động dừng các nhóm quảng cáo có ít thay đổi

Theo đó, hệ thống quảng cáo của Google, Google Ads sẽ bắt đầu tự động tạm dừng những nhóm quảng cáo có ít hoạt động.

Từ ngày 11 tháng 3 tới đây, các nhóm quảng cáo được tạo cách đây ít nhất 13 tháng và không có lượt hiển thị trong 13 tháng qua sẽ bị tạm dừng để nâng cao hiệu quả ngân sách cho nhà quảng cáo.

Dự kiến, quá trình cập nhật mới sẽ mất hơn 4 tuần và sẽ hoàn tất đối với tất cả các tài khoản Google Ads trước ngày 30 tháng 4.

Theo Google, nếu thay đổi này ảnh hưởng đến quảng cáo của bạn, bạn có thể bật lại quảng cáo nếu cần. Tuy nhiên, Google khuyên bạn nên xem xét các nhóm quảng cáo của mình và chỉ nên bật lại những nhóm quảng cáo mà bạn mong đợi sẽ nhận được lượt hiển thị trong những tuần tới.

Nếu nhóm quảng cáo được bỏ tạm dừng không nhận được bất kỳ lần hiển thị nào trong 3 tháng tiếp theo, Google sẽ lại tự động tạm dừng nó.

Google xác nhận rằng nhà quảng cáo vẫn có thể cập nhật nhóm quảng cáo của mình và thực hiện thay đổi khi chúng ở trạng thái bị tạm dừng trong trường hợp muốn hủy tạm dừng chúng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Online sẽ là từ khoá của Thế Giới Di Động trong năm 2024

Vào năm 2024 này, Thế Giới Di Động cho biết sẽ tập trung tăng doanh thu mảng online ở tất cả các chuỗi với kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng.

“Online” là một từ khoá được các cổ đông và lãnh đạo Thế giới Di động nhắc tới nhiều lần tại cuộc gặp gỡ nhà đầu tư mới đây.

Năm ngoái, mảng kinh doanh online đóng góp cho Đầu tư Thế Giới Di Động khoảng 17.000 tỷ đồng, tương đương 89% năm 2022 – thời điểm đại dịch bùng phát thúc đẩy nhu cầu mua trực tuyến, và góp 14% tổng doanh thu toàn tập đoàn.

Ông Đoàn Văn Hiểu Em – CEO chuỗi Thế giới Di động (TGDĐ) và Điện máy Xanh (ĐMX) khẳng định nếu xét về doanh thu và số lượng đơn hàng thiết bị di động – điện máy trên nền tảng online, chuỗi này vẫn đang duy trì vị thế số một của mình.

Năm nay, với định hướng bán hàng đa kênh, Đầu tư Thế Giới Di Động đặt mục tiêu kênh online sẽ đóng góp 5-30% vào doanh thu toàn tập đoàn, tuỳ từng ngành hàng.

Trong đó, kế hoạch là tách mảng kinh doanh online riêng với chuỗi bán lẻ. Ông Hiểu Em cho biết đội ngũ đảm nhiệm online sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ kết quả kinh doanh của mảng này. Trước đây, các chuỗi của Đầu tư Thế Giới Di Động vốn duy trì song song hai mảng online và offline.

Lãnh đạo tập đoàn cho hay, nếu trước khách hàng đã quen với việc được đón tiếp nhiệt tình ngay khi ghé cửa hàng thì nay mua online, trải nghiệm này sẽ được thay thế bằng những chương trình flashsale (giảm giá chớp nhoáng), cung cấp ưu đãi trên từng danh mục sản phẩm.

Thậm chí, nhân viên của cửa hàng cũng thường xuyên gợi ý khách đặt hàng trên website để hưởng ưu đãi và có thể chọn nhận hàng tại đó, không cần chuyển qua khâu giao vận.

Ngoài ra, lãnh đạo tập đoàn tự tin khẳng định mảng online sẽ có sự hậu thuẫn về giá ưu đãi từ lượng các nhà cung cấp lớn đi kèm danh mục hàng hoá đa dạng. Nhờ đó, hoàn toàn có đủ sức cạnh tranh với các đơn vị thương mại điện tử khác.

“Mô hình kinh doanh online thiết bị điện máy của chúng tôi nhận được trợ lực rất lớn từ chuỗi cửa hàng rộng khắp. Bên cạnh đó, chúng tôi còn có hệ thống kho bãi, dịch vụ giao nhận, lắp đặt, chăm sóc khách hàng, hậu mãi… hỗ trợ phía sau”, ông Hiểu Em chia sẻ.

Từ cuối năm ngoái, nhân viên tại TGDĐ hay ĐMX đã tiến hành livestream trên các nền tảng mạng xã hội để chốt đơn hàng online, từ điện thoại tới phụ kiện có mức giá rẻ.

Song song với việc đẩy mạnh kinh doanh online, Đầu tư Thế Giới Di Động đã tiến hành tái cấu trúc từ quý IV/2023 với việc đóng hơn 200 cửa hàng vật lý. Lãnh đạo công ty cho biết sẽ cân nhắc tiếp tục đóng thêm các cửa hàng với tiêu chí “dẹp bỏ những thứ không mang lại hiệu quả”.

Ngoài hai chuỗi TGDĐ và ĐMX, AvaKids cũng là một thương hiệu được Đầu tư Thế Giới Di Động đặt mục tiêu phát triển mảng online với tham vọng “trở thành trang mua sắm online số 1 trong tâm trí các bà mẹ bỉm sữa”.

“Chuỗi AvaKids có khoảng 64 cửa hàng. Hiện đạt doanh thu 1,7 tỷ đồng/cửa hàng/tháng trong khi con số của năm 2023 là hơn 800 triệu đồng. Năm nay, chúng tôi không chú trọng mở rộng Avakids, thay vào đó là tập trung nhiều cho mảng online, đẩy mạnh phương thức kinh doanh này để đáp ứng thói quen mua hàng của các bà mẹ bỉm sữa. 64 cửa hàng này được xem là các hub (trung tâm – pv) phục vụ mảng bán hàng online của chuỗi”, ông Hiểu Em cho biết.

Online cũng là chiến lược được tập đoàn của Chủ tịch Nguyễn Đức Tài dồn sức cho chuỗi bán lẻ tạp hoá Bách Hoá Xanh trong năm nay. Cách đây một năm, thời điểm điều hành chuỗi Bách Hoá Xanh, ôngPhạm Văn Trọng tuyên bố sẽ đưa trang bán hàng online của chuỗi này trở thành số một Việt Nam.

Dễ hiểu khi online trở thành trọng tâm của Đầu tư Thế Giới Di Động trong năm nay. Số liệu của Metric cho thấy năm ngoái, mô hình kinh doanh B2C (doanh nghiệp tới khách hàng) trên các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam đạt gần 500.000 tỷ đồng.

Trong đó, 5 sàn phổ biến Shopee ,Lazada, Tiki, Sendo, TikTok Shop chiếm 47% doanh thu. Con số này tăng đáng kể so với 31,4% năm 2021. Do đó có thể thấy nhà bán ICT trên các sàn thương mại điện tử đang “gặm nhấm” thị phần của các đơn vị kinh doanh theo chuỗi truyền thống như Đầu tư Thế Giới Di Động.

Đối thủ của tập đoàn, FPT Shop thuộc FPT Retail cũng có động thái đẩy mạnh mảng kinh doanh online khi tiến hành livestream bán iPhone 15 khi sản phẩm này ra mắt hồi năm ngoái.

Dự báo doanh thu và sản lượng bán bán ra trên các sàn bán lẻ trực tuyến B2C Việt Nam tiếp tục tăng mạnh và đạt 650.000 tỷ đồng trong năm nay. Trong đó, doanh thu ICT trên 5 sàn thương mại điện tử phổ biến dự kiến tăng 35% so với cùng kỳ lên 310.000 tỷ đồng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Apple bị châu Âu phạt tới 2 tỷ USD vì Apple Store

Apple bị châu Âu phạt tới 2 tỷ USD vì lạm dụng độc quyền trên App Store

Apple đã bị các cơ quan quản lý chống độc quyền của Liên minh Châu Âu (EU) phạt tới 1,84 tỷ euro (khoảng 2 tỷ USD) vì các quy định của App Store và được thông báo rằng Apple không thể ngăn các dịch vụ âm nhạc quảng cáo các hợp đồng đăng ký rẻ hơn bên ngoài cửa hàng Apple.

Apple bị châu Âu phạt tới 2 tỷ USD vì Apple Store
Apple bị châu Âu phạt tới 2 tỷ USD vì Apple Store
Trong một thông cáo báo chí mới công bố, Ủy ban EU cho biết cuộc điều tra phát hiện ra rằng “Apple cấm các nhà phát triển ứng dụng phát nhạc thông báo đầy đủ cho người dùng iOS về các dịch vụ đăng ký nhạc thay thế và rẻ hơn có sẵn bên ngoài ứng dụng của Apple.”

Margrethe Vestager, Phó chủ tịch điều hành phụ trách chính sách cạnh tranh cho biết: “Trong một thập kỷ, Apple đã lạm dụng vị trí thống lĩnh của mình trên thị trường để phân phối các ứng dụng phát nhạc trực tuyến thông qua App Store.

“Họ đã làm như vậy bằng cách hạn chế các nhà phát triển thông báo cho người dùng của họ về các dịch vụ âm nhạc thay thế, rẻ hơn có sẵn bên ngoài hệ sinh thái của Apple. Điều này là bất hợp pháp theo quy định chống độc quyền của EU, vì vậy hôm nay chúng tôi đã phạt Apple hơn 1,8 tỷ euro.”

Apple sau đó đã đưa ra phản ứng gay gắt đối với phán quyết này, nói rằng Ủy ban đã không “phát hiện ra bất kỳ bằng chứng đáng tin cậy nào” về hành vi gây tổn hại cho người dùng hoặc hành vi chống cạnh tranh liên quan đến Apple.

Công ty cũng nói rằng Spotify muốn “viết lại các quy tắc của App Store” để đạt được lợi thế cạnh tranh mà không phải trả gì cho Apple, mặc dù Apple tuyên bố App Store rất quan trọng đối với sự thống trị thị trường hiện tại của Spotify. Apple cho biết họ sẽ kháng cáo quyết định này.

Cuộc điều tra của EU bắt đầu từ năm 2020 và được công bố sau khi Spotify đệ đơn khiếu nại chống độc quyền đối với cái gọi là “Thuế Apple” của Apple. Bên cạnh việc phàn nàn về khoản hoa hồng lên tới 30%, Spotify còn gặp vấn đề với các quy định của App Store mà họ cho rằng đã hạn chế liên lạc với khách hàng cũng như hạn chế khả năng tiếp thịquảng cáo các giao dịch.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

CEO Nvidia: AI sẽ vượt qua bất cứ bài kiểm tra nào của con người (và AGI sẽ sớm xuất hiện)

Trong một chia sẻ mới đây, Jensen Huang, CEO Nvidia, cho rằng sau 5 năm, siêu trí tuệ tổng quát AGI có thể xuất hiện và vượt qua bất kỳ bài kiểm tra nào của con người.

Tại diễn đàn kinh tế được tổ chức ở Đại học Standford ngày 1/3 mới đây, ông Jensen Huang, CEO Nvidia, được hỏi AI sẽ mất bao lâu để có thể suy nghĩ như con người. Ông cho rằng câu trả lời phụ thuộc vào cách xác định mục tiêu.

Nếu định nghĩa AI (trí tuệ nhân tạo) có thể vượt qua các bài thi của con người, AGI sẽ xuất hiện sớm. Cụ thể, chỉ trong 5 năm nữa, trí tuệ nhân tạo có thể giải quyết tốt tất cả đề thi mà con người có thể nghĩ ra. Hiện AI đã làm được các bài kiểm tra như thi luật sư, nhưng còn gặp khó khăn trong bài thi y tế chuyên ngành.

Tuy nhiên, CEO này cho biết có nhiều định nghĩa khác nhau về AGI vì các nhà nghiên cứu vẫn bất đồng trong việc mô tả cách thức hoạt động của não bộ con người.

Hiện nay AGI chưa xuất hiện, nên được các nguồn định nghĩa khác nhau, nhưng hiểu chung là một dạng “siêu trí tuệ”, thông thạo đa dạng lĩnh vực và làm được hầu hết mọi việc mà con người vẫn làm.

Tại sự kiện TED AI ngày 17/10/2023 ở San Francisco, Ilya Sutskever, nhà khoa học trưởng của OpenAI, mô tả AGI có thể hiểu và đọc dữ liệu từ nhiều nguồn riêng biệt. Khi tích lũy đủ kiến thức, hệ thống này thậm chí có thể thông minh hơn con người.

Ngoài ra, nó cũng biết tận dụng khả năng tự huấn luyện để tạo thêm những AGI mới, ưu việt hơn thế hệ cũ.

Còn theo Ian Hogarth, chuyên gia AI của chính phủ Anh, AGI biết sáng tạo, phát triển một cách tự chủ và ý thức được sự tồn tại của bản thân. “AGI hiểu ngữ cảnh giao tiếp mà không cần cung cấp thêm gợi ý. Chúng sẽ trở thành một thế lực nằm ngoài tầm kiểm soát và hiểu biết của chúng ta”, ông nói.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Gen Y (những người sinh từ 1981 đến 1996) có thể trở thành thế hệ giàu có nhất từ trước đến nay

Thế hệ này có thể thừa kế khối tài sản trị giá hàng nghìn tỷ USD do thế hệ cha ông truyền lại trong 20 năm tới.

Theo Báo cáo tài sản năm 2024 của công ty tư vấn và kinh doanh bất động sản toàn cầu Knight Frank, thế hệ Millennials hay còn được gọi là Gen Y (thế hệ có năm sinh từ năm 1981 đến năm 1996) có khả năng trở thành thế hệ giàu có nhất từ trước đến nay. Thế hệ này có thể thừa kế khối tài sản trị giá hàng nghìn tỷ USD do thế hệ cha ông truyền lại trong 20 năm tới.

Thế hệ Millennials, còn được gọi là Thế hệ Y, có thể sẽ đạt được thành công lớn trong 20 năm tới nhờ của cải sở hữu và các tài sản khác do cha mẹ và ông bà của họ tích lũy. Con số này có thể đạt khoảng 90.000 tỷ USD (83.100 tỷ euro) chỉ riêng ở Mỹ.

Theo Yahoo Finance, khi thế hệ im lặng (những người sinh từ năm 1925 đến năm 1945), thế hệ bùng nổ dân số (những người sinh từ năm 1946 đến năm 1964) và thế hệ X (những người sinh từ năm 1965 đến năm 1979) qua đời, khối tài sản trị giá 2.500 tỷ bảng Anh (2.900 tỷ euro) gắn liền với tài sản của họ, cùng với các ngôi nhà sẽ được truyền lại cho con cháu của họ.

Ông Liam Bailey, người đứng đầu nghiên cứu toàn cầu tại Knight Frank, tin rằng dòng tài sản truyền lại cho thế hệ trẻ có thể sẽ giúp ích rất nhiều trong việc tăng cường đầu tư bền vững và giảm lượng khí thải carbon có ý thức.

Ông Bailey cho biết: “Thế hệ Millennials dường như đã nhận được thông điệp khi nói đến việc cắt giảm mức tiêu thụ năng lượng, 80% nam giới và 79% nữ giới thuộc thế hệ này được hỏi nói rằng họ đang cố gắng giảm lượng khí thải carbon”.

Sự bù đắp cho những cú sốc kinh tế?

Mặc dù việc thừa kế có thể sẽ bổ sung thêm một lượng khá lớn vào nguồn tài chính của thế hệ trẻ trong tương lai, nhưng thực tế hiện tại còn nghiệt ngã hơn rất nhiều. Thế hệ Millennials đã quay cuồng trước một số cú sốc như Brexit (sự kiện Anh rời khỏi Liên minh châu Âu), đại dịch COVID-19, khủng hoảng chi phí sinh hoạt, xung đột Nga-Ukraine và hậu quả là cuộc khủng hoảng năng lượng.

Gần đây nhất, cuộc xung đột Israel-Hamas và các cuộc tấn công của lực lượng Houthi ở Biển Đỏ cũng góp phần làm gia tăng tình trạng bất ổn về kinh tế và địa chính trị.

Một số yếu tố trên cũng dẫn đến lạm phát gia tăng, trong đó lạm phát ở Anh chạm mức cao nhất trong 41 năm là 11,1% vào tháng 10/2022. Mặc dù tỷ lệ lạm phát này đã giảm mạnh kể từ đó, đạt mức 4% vào tháng 1/2024, nhưng vẫn cao gấp đôi mục tiêu 2% của Ngân hàng trung ương Vương quốc Anh (BoE).

Đổi lại, điều này đã dẫn đến lãi suất cao hơn khi BoE cố gắng đưa lạm phát trở lại tầm kiểm soát. Tỷ lệ lãi suất thế chấp cũng đã tăng lên. Giá bất động sản khiến nhiều người thuộc thế hệ Millennials nói rằng hiện tại họ không đủ khả năng mua nhà.

Cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt cũng góp phần khiến nhiều người thuộc thế hệ trẻ nói rằng họ chi trả cho cuộc sống hàng tháng bằng tiền lương và không đủ khả năng bỏ tiền vào tài khoản tiết kiệm hoặc quỹ lương hưu. Điều này trái ngược với hình ảnh khuôn mẫu về việc thế hệ trẻ đang lãng phí tiền vào những loại cà phê đắt tiền và những thứ xa xỉ khác.

Theo báo cáo kiểm toán giữa các thế hệ năm 2023 của Resolution Foundation (một tổ chức tư vấn độc lập của Anh được thành lập vào năm 2005), những người thuộc thế hệ Millennials sinh vào cuối những năm 1980 kiếm được trung bình ít hơn 8% ở tuổi 30 so với những người thuộc thế hệ X khi họ ở cùng độ tuổi.

Thế hệ Millennials lạc quan hơn về tăng trưởng thu nhập

Tuy nhiên, không phải tất cả đều là sự u ám. Khảo sát của Knight Frank nhấn mạnh rằng 75% nam giới có tài sản ròng cao (HNWI – những người có tài sản lưu động ít nhất 1 triệu USD) thuộc thế hệ Millennial kỳ vọng tài sản của họ sẽ tăng trong 12 tháng tới. Khi nói đến phụ nữ, 64% nữ HNWI thuộc thế hệ Millennial cũng mong đợi điều tương tự.

Điều này có thể là do một số nhà đầu tư cảm thấy rằng các chính sách kiềm chế lạm phát của ngân hàng trung ương cho đến nay đã phát huy tác dụng khá tốt, với quá trình giảm phát đang tăng tốc trong vài tháng qua. Triển vọng cắt giảm lãi suất của một số ngân hàng trung ương lớn trong năm nay cũng góp phần tạo nên tâm lý tích cực.

Bất chấp một số cú sốc kinh tế, một số cổ phiếu, đặc biệt là cổ phiếu của Mỹ, cũng vẫn hoạt động tốt. Các công ty hoạt động trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo là một trong những doanh nghiệp thành công nhất trên thị trường thời gian qua, tạo ra sự quan tâm đáng kể, trong đó các công ty như Nvidia hoạt động đặc biệt tốt.

Ông Bailey cho biết: “Triển vọng lãi suất được cải thiện, hoạt động mạnh mẽ của nền kinh tế Mỹ và sự tăng trưởng tích cực của thị trường chứng khoán đã giúp tạo ra sự giàu có trên toàn cầu. Vào cuối năm 2023, số cá nhân có giá trị tài sản ròng cực cao (UNHWI) cao hơn 4,2% so với một năm trước, với gần 70 nhà đầu tư rất giàu có được tạo ra mỗi ngày”.

Cá nhân có giá trị tài sản ròng cực cao được định nghĩa là những người có tài sản đầu tư ít nhất là 30 triệu USD, thường không bao gồm tài sản cá nhân và tài sản như nhà ở chính, đồ sưu tập và đồ dùng tiêu dùng.

Theo Wealth Report, xu hướng này dự kiến sẽ tiếp tục, với số lượng người giàu trên toàn thế giới dự kiến sẽ tăng khoảng 28,1% vào năm 2028. Malaysia (Ma-lai-xi-a) dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng 35%, trong đó Indonesia (In-đô-nê-xi-a) là 34%, Ấn Độ là 50% và Trung Quốc đại lục 47%. Tuy nhiên, trên toàn cầu, con số này vẫn thấp hơn mức tăng 44% được thấy trong 5 năm tính đến năm 2023.

Thế hệ Millennials cũng lạc quan hơn về việc giá nhà ở ngày càng tăng, điều này có thể khiến giá trị tài sản và đầu tư bất động sản của họ tăng lên đáng kể khi họ được thừa hưởng chúng từ các thế hệ trước.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

CEO Google Sundar Pichai bị kêu gọi từ chức khi được cho là hụt hơi trong cuộc đua AI

Google đang hụt hơi trong cuộc đua AI và đối mặt hàng loạt vấn đề với công chúng, khiến nhiều người kêu gọi thay thế CEO Sundar Pichai.

Tính năng tạo ảnh của Google ra mắt đầu tháng 2 thông qua Gemini, đổi tên từ Google Bard. Tuy nhiên, nhiều người dùng phản ánh công cụ cho kết quả không chính xác, như tổng thống đầu tiên của Mỹ là George Washington bị Gemini coi là người da màu. Lỗi này nhanh chóng trở thành vấn đề lớn trên mạng xã hội, khiến cổ phiếu của Google lao dốc, trong khi CEO Sundar Pichai thừa nhận lỗi là “không thể chấp nhận được”.

Đó chỉ là một trong những dấu hiệu khiến giới phân tích nhận định Google đang mất phương hướng trong cuộc đua AI. Tuần trước, nhà phân tích Ben Thompson đăng bài nói Google cần chuyển đổi và “loại bỏ những người khiến tình hình trở nên hỗn loạn, trong đó có CEO Pichai”. Bài viết nhanh chóng lan truyền giữa các nhân viên ở Google và các công ty công nghệ ở Thung lũng Silicon.

Mark Shmulik, chuyên gia về Internet tại công ty phân tích tài chính Bernstein, cũng kêu gọi thay đổi bộ máy lãnh đạo hàng đầu của Google. “Sự việc này đặt ra nhiều câu hỏi rằng đây có thật sự là đội ngũ lãnh đạo phù hợp để dẫn dắt Google vào kỷ nguyên mới hay không”, ông viết.

Những lùm xùm xoay quanh chatbot Bard và Gemini khiến Google có vẻ giống như một công ty đang vội vã chạy theo các đối thủ. Vấn đề lớn nhất là Google có quá nhiều rào cản quan liêu trong nội bộ và công ty cũng không muốn gây tổn hại mảng tìm kiếm của mình.

Pichai trở thành CEO Google năm 2015 và công ty mẹ Alphabet năm 2019. Ông được coi là “CEO rất mạnh trong thời bình”, luôn bảo vệ được mảng kinh doanh tìm kiếm và quan hệ tốt với giới chính trị. Pichai cũng mang lại nhiều lợi ích cho cổ đông, khi giá trị thị trường của Google hiện là 1.700 tỷ USD, so với hơn 400 tỷ USD khi ông được bổ nhiệm.

Dù vậy, Google được cho là đang rơi vào trì trệ và tình trạng này bắt đầu xuất hiện công khai giữa lúc công ty cố gắng tung ra sản phẩm càng nhanh càng tốt. Marissa Mayer, người từng làm việc 13 năm tại Google, cho rằng công ty cần tập trung vào đổi mới sáng tạo và “áp dụng tư duy của kẻ thách thức”.

Shmulik nhận định Google Search chưa thể bị thay thế hay chịu sự đe dọa từ AI tạo sinh cho đến khi người dùng chuyển sang nền tảng khác để tìm kiếm thông tin. Tuy nhiên, điều này có thể không còn là tương lai quá xa. Gartner dự đoán các hệ thống tìm kiếm truyền thống có thể đối mặt với mức sụt giảm 25% trước năm 2026 do sự xuất hiện của những nền tảng dùng AI.

Google hiểu rõ những gì phải đối mặt và đang phát triển hệ thống tìm kiếm dùng AI. Câu hỏi lớn hiện nay là liệu Sundar Pichai có đủ khả năng lèo lái Google qua một trong những cơn bão lớn nhất mà hãng từng đối mặt hay không, cũng như ai sẽ là người đủ khả năng thay thế nếu ông rời vị trí lãnh đạo.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

Bức thư Warren Buffett gửi cổ đông mới đây là thứ mà tất cả CEO đều nên đọc

Bức thư thường niên năm nay của Warren Buffett chứa đựng lời khuyên cho các nhà đầu tư và cả nhiều bài học giá trị cho các doanh nhân.

Bức thư Warren Buffett gửi cổ đông mới đây là thứ mà tất cả CEO đều nên đọc
Bức thư Warren Buffett gửi cổ đông mới đây là thứ mà tất cả CEO đều nên đọc

Phải có lý do thì Warren Buffett mới được ca tụng là “nhà hiền triết xứ Omaha”. Trong hàng thập kỷ, các nhà đầu tư đã nghiền ngẫm những lá thư Buffett gửi cho các cổ đông với hy vọng có thể tiếp thu kiến thức từ ông.

Mỗi năm, Buffett dùng bức thư để đánh giá các chu kỳ kinh tế, đồng thời chia sẻ các quy tắc đầu tư đã đưa Berkshire Hathaway thành tập đoàn có trị giá gần 1.000 tỷ USD.

Không chỉ nhà đầu tư mà các giám đốc cấp cao và thành viên hội đồng quả trị cũng nên nghe theo lời khuyên của Warren Buffett. Bức thư của ông chứa đựng rất nhiều bài học về cách điều hành doanh nghiệp và quản lý quan hệ với nhà đầu tư. Dưới đây là những bài học lớn rút ra từ lá thư năm 2024:

Nói chuyện với cổ đông như với em gái.

Khi Warren Buffett nghĩ về cách truyền đạt suy nghĩ cho các cổ đông Berkshire, ông nhớ đến Bertie, người em gái đã 90 tuổi của mình.

Ông giải thích: “Giống như hầu hết các bạn, Bertie hiểu nhiều thuật ngữ kế toán, nhưng em ấy sẽ không qua nổi kỳ thi CPA. Em ấy theo dõi tin tức kinh doanh – đọc 4 tờ báo mỗi ngày – nhưng không tự nhận mình là chuyên gia kinh tế”.

Trên thực tế, nhiều cổ đông của Berkshire có lẽ còn không chăm đọc tin tức hay đầu tư khôn ngoan như bà Bertie.

Song, hầu hết các công ty nên dùng lá thư của Buffett làm bài học rằng họ nên cố gắng trao đổi với cổ đông bằng lối nói chuyện rõ ràng, dễ hiểu. Điều đó sẽ giúp doanh nghiệp tránh được “mớ đường mật vô nghĩa” mà Buffett nói là căn bệnh cố hữu của các nhà cố vấn truyền thông và quan hệ nhà đầu tư.

Và nếu doanh nghiệp không thể giải thích mô hình kinh doanh rõ ràng và ngắn gọn, nhà đầu tư nên coi đó là dấu hiệu cảnh báo để tránh xa.

Bạn có thể kiếm được rất nhiều tiền từ việc không làm gì.

“Ngồi yên” không phải bài học mới mà Warren Buffett đúc kết được, mà là nguyên tắc cốt lõi của đầu tư giá trị. Nhưng ông nêu bật chủ đề này trong năm nay, nhắc tới vài lần về lợi ích của việc ngồi yên.

Buffett đề cập đến ngày đầu tiên ông đầu tư vào Dow Jones. Đó là một ngày của năm 1942, khi chỉ số này giảm xuống dưới 100. Còn hiện tại, chỉ số này đang dao động quanh ngưỡng 39.000 điểm.

Nhà đầu tư huyền thoại viết: “Mỹ là đất nước tuyệt vời đối với nhà đầu tư. Việc họ cần làm chỉ là ngồi yên, không nghe ai nói gì”.

Về Bertie, Buffett nói rằng em gái mình đã trở nên rất giàu có bằng việc không thực hiện bất kỳ giao dịch nào trong 43 năm mà chỉ nắm giữ cổ phiếu Berkshire.

Phần thưởng hậu hĩnh không phải lúc nào cũng đến từ rủi ro lớn.

Văn hóa startup của Thung lũng Silicon khiến nhiều doanh nhân tin rằng họ không thể kiếm được lợi nhuận lớn trừ khi đặt cược tất cả mọi thứ. Berkshire hoàn toàn trái ngược.

Buffett cho biết Berkshire luôn chuẩn bị cho “thời kỳ nền kinh tế bị tê liệt” và cam kết sẽ luôn thận trọng với tình trạng tài chính của tập đoàn “đến mức cực đoan”.

Cách tiếp cận này nghe có vẻ không hấp dẫn, nhưng nó đã góp phần giúp Berkshire trở thành công ty có giá trị ròng lớn nhất nước Mỹ theo chuẩn mực kế toán GAAP.

Công bố tên người kế nhiệm sau khi ra quyết định.

Rất nhiều doanh nghiệp coi việc chọn người kế nhiệm như bí mật quốc gia. Nhưng do tuổi tác, Warren Buffett đã giải quyết vấn đề triệt để và chỉ định Greg Abel làm người kế nhiệm mình vào năm 2021.

Trong lá thư, Buffett nhắc các nhà đầu tư rằng ông Abel “sẵn sàng làm CEO Berkshire ngay ngày mai”.

Việc ông Abel chính thức tiếp quản lại Berkshire chắc chắn sẽ là thông tin lớn, nhưng Buffett đã loại bỏ phần nào xôn xao trong quá trình chuyển tiếp, dập tắt lo ngại của cổ đông.

Tránh những kẻ gian dối.

Trước khi xuống tiền đầu tư, ngoài đánh giá những yếu tố cơ bản của doanh nghiệp, Warren Buffett còn xem xét thêm ban lãnh đạo của công ty đó. Ông muốn có các “nhà quản lý đáng tin cậy và đầy năng lực”. Ông lưu ý rằng điều này không dễ nhận biết và không phải lúc nào ông cũng đưa ra đánh giá đúng.

Trong lá thư, ông trích dẫn lời của Hugh McCulloch, cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ. McCulloch từng cảnh báo các ngân hàng “đừng bao giờ làm việc với kẻ dối trá với hy vọng bạn có thể ngăn hắn lừa mình”.

Warren Buffett viết: “Nhiều banker từng tưởng rằng họ có thể đương đầu với những kẻ gian dối nhưng sau cùng cũng đã hiểu được sự thông thái trong lời khuyên của ông McCulloch – và tôi cũng vậy. Con người không dễ hiểu như bạn tưởng. Sự chân thành và đồng cảm rất dễ bị giả mạo”.

Đây là lời khuyên tốt không chỉ trong kinh doanh mà còn trong cuộc sống.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

CEO Golden Gate: Đã sẵn sàng IPO và không chịu sức ép từ nhà đầu tư

Ông Đào Thế Vinh – CEO Golden Gate tỏ ra lạc quan về thị trường chuỗi nhà hàng tại Việt Nam trong năm 2024, nhưng cũng đồng thời nhấn mạnh về việc doanh nghiệp cần những thay đổi lớn và quyết liệt để sẵn sàng cho nhịp phục hồi tiếp theo của nền kinh tế.

Với tổng mức đầu tư khoảng 300 tỷ đồng, nhà máy thực phẩm thứ hai của Golden Gate tại Khu công nghiệp Thạch Thất có diện tích rộng gần 2ha đã chính thức đi vào hoạt động với 3 dây chuyền sản xuất gồm: cốt canh, kem và đồ viên.

Ông Đào Thế Vinh – CEO Golden Gate gọi đây là bước chuyển mình của doanh nghiệp, khi hệ sinh thái Golden Gate đang dần được hoàn thiện, từ sơ chế, chế biến cho tới phục vụ tại bàn ở các nhà hàng ăn uống.

Tất nhiên, để có thể từng bước làm chủ quy trình khép kín này, vị CEO cho biết Golden Gate đã phải trải qua giai đoạn “cắt tỉa cành khô” một cách dứt khoát và coi đây là động lực để doanh nghiệp sẵn sàng cho những nhịp phục hồi tiếp theo của nền kinh tế.

Ban lãnh đạo Golden Gate đánh giá thế nào về năm 2023 vừa qua, thưa ông?

Ông Đào Thế Vinh: Xét về hiệu quả kinh doanh, Golden Gate đã đạt được 80% doanh thu so với trước đây, nhưng về mục tiêu lợi nhuận thì còn xa. Năm 2023 có thể xem là một cú sốc với nhiều doanh nghiệp, khi quý 1/2023 bắt đầu với đầy hứng khởi, thì giai đoạn sau đó nền kinh tế lại bước vào suy thoái.

Tuy nhiên, bối cảnh này đã giúp chúng tôi học được cách thích nghi và thu được nhiều lợi ích từ tình thế khó khăn. Cụ thể, đây là cơ hội để Golden Gate tập trung hơn vào thế mạnh cốt lõi, cũng như nhìn lại những điểm kinh doanh chưa đạt hiệu quả.

Năm vừa qua, ai cũng nói về hành động “cắt tỉa cành khô” trong kinh doanh chuỗi. Nhưng để hành động này dứt khoát, thì cần một cú hích, và năm 2023 là thời điểm tốt.

Như Golden Gate, nếu nhìn vào các chỉ số bên ngoài, chắc chắn sẽ chưa thấy ngay kết quả. Nhưng bên trong, chúng tôi đã có nhiều thay đổi lớn để sẵn sàng cho những nhịp phục hồi tiếp theo của nền kinh tế.

Một trong những thay đổi bên trong của Golden Gate có phải là việc đầu tư vào nhà máy thực phẩm thứ hai tại Khu công nghiệp Thạch Thất – Quốc Oai, thưa ông?

Ông Đào Thế Vinh: Với Golden Gate, quyết định đầu tư nhà máy ở thời điểm này là một hành động thực sự quyết liệt. Chúng tôi coi đây là một khoản đầu tư cho tương lai với tầm nhìn 20-30 năm.

Tôi cho rằng, thời điểm đầu tư nhà máy không quá quan trọng, vì việc mở rộng là tất yếu với một chuỗi nhà hàng. Khi càng mở rộng quy mô, thì càng cần đầu tư cho công nghệ. Và quá trình này xuất hiện ở nhiều doanh nghiệp, chứ không riêng Golden Gate.

Ban lãnh đạo Golden Gate đã kì vọng gì vào nhà máy mới này, thưa ông?

Ông Đào Thế Vinh: Trước hết, nhà máy mới sẽ hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của Golden Gate, còn xa hơn là mở rộng ra các mảng khác.

Cách đây 8 năm, chúng tôi đã có thương hiệu iCook, với ý tưởng mang cả nhà hàng về tới bếp ăn trong gia đình. Tuy nhiên, iCook lại không phải ưu tiên của Golden Gate trong giai đoạn trước đó.

Thời gian gần đây, chúng tôi đã tập trung cho iCook nhiều hơn. Thương hiệu này hiện đã có mặt tại nhiều chuỗi bán lẻ hiện đại. Chúng tôi kì vọng mảng thực phẩm đóng gói sẽ đóng góp 30-50% vào doanh thu chung của Golden Gate trong tương lai.

Kì vọng mảng thực phẩm đóng gói tăng trưởng có đồng nghĩa dư địa phát triển cho mảng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng đang thu hẹp lại không, thưa ông?

Ông Đào Thế Vinh: Thực tế hoàn toàn ngược lại. Theo báo cáo gần đây của iPos.vn, số lượng chuỗi nhà hàng ở Việt Nam hiện mới chỉ chiếm 5% trên tổng số nhà hàng toàn thị trường, nên dư địa mảng này còn rất lớn.

Ngoài ra, nếu chúng ta để ý đến quá trình đô thị hóa ở Việt Nam, thì tỉ lệ này vẫn còn thấp so với các quốc gia láng giềng như Trung Quốc. Do đó, tôi tin chắc chắn sẽ còn nhiều cơ hội cho các chuỗi bán lẻ phát triển, bao gồm cả lĩnh vực chuỗi nhà hàng.

Khi tình thế khó khăn hiện tại qua đi, xu hướng phát triển của các chuỗi nhà hàng tại Việt Nam sẽ còn mở ra nhiều dư địa mới.

Trong bối cảnh khó khăn hiện tại, Golden Gate có chịu sức ép từ các quỹ đầu tư đã rót vốn vào doanh nghiệp?

Ông Đào Thế Vinh: Chúng tôi may mắn có các đối tác đầu tư đồng hành thực sự hiểu biết về ngành và thị trường, nên Golden Gate hiện không chịu sức ép nào.

Một trong những động lực phát triển của chúng tôi đến từ yếu tố chất lượng, chứ không phụ thuộc vào các KPI, hay những điều kiện vô lý.

Vậy còn kế hoạch niêm yết trên sàn chứng khoán của Golden Gate thì sao, thưa ông?

Ông Đào Thế Vinh: Về mặt kỹ thuật, chúng tôi đã sẵn sàng cho việc này từ lâu, nhưng về mặt thời điểm thì còn phụ thuộc vào thị trường, cũng như ý kiến của các cổ đông.

Quan điểm của các nhà sáng lập Golden Gate là chúng tôi hiện không có nhu cầu thoái vốn, nên thời điểm doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán là không quá quan trọng.

Thời điểm năm 2023, nhiều chuỗi bán lẻ đã rơi vào cuộc chiến về giá. Các chuỗi nhà hàng của Golden Gate có trải qua cuộc chiến này?

Ông Đào Thế Vinh: Chắc chắn là có, bởi doanh nghiệp nào cũng cần giữ chân khách hàng. Nhưng khác với các doanh nghiệp bán lẻ một sản phẩm cụ thể, Golden Gate là doanh nghiệp bán lẻ dịch vụ.

Tại đây, cuộc chiến về giá đã biến thành cuộc chiến về “giá trị”, bao gồm cách doanh nghiệp chăm sóc khách hàng, cung cách phục vụ và tạo ra cảm xúc.

Golden Gate có phải cạnh tranh với các thương hiệu ngoại không, thưa ông?

Ông Đào Thế Vinh: (cười) Bất kì thương hiệu ngoại nào gia nhập Việt Nam và đạt được thành công, chúng tôi đều chúc mừng họ. Vì ngay ở những mảng mà họ tham gia, thị phần của Golden Gate đều có sự tăng trưởng. Đây là một ví dụ điển hình của câu chuyện nếu thị trường phát triển, tất cả doanh nghiệp đều hưởng lợi.

Cá nhân tôi không thích sự so sánh, mà chỉ muốn tập trung vào việc doanh nghiệp cần cố gắng làm thật tốt, để đạt được vị thế. Chúng tôi không hề lo lắng, mà cảm thấy sân chơi này rất thú vị, vì điều đó chứng tỏ thị trường chung sẽ tốt lên.

Để không phải cảm thấy “lo lắng” khi có sự cạnh tranh, ông có thể chia sẻ phương pháp quản trị tại Golden Gate?

Ông Đào Thế Vinh: Trong bối cảnh hiện tại, tôi cho rằng doanh nghiệp luôn cần định sẵn các kế hoạch kinh doanh, nhưng quy trình lên các kế hoạch này cần phải ngắn lại, vì chúng ta không thể biết trước được những diễn biến tiếp theo.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần để mắt tới yếu tố dòng tiền. Thực tế, nhiều doanh nghiệp đã phá sản không phải vì thua lỗ, mà phá sản vì không có dòng tiền.

Cuối cùng là đầu tư mạnh mẽ vào nội tại doanh nghiệp, bao gồm công nghệ, văn hóa, kĩ năng, con người. Đồng thời tìm cách tinh gọn bộ máy, tổ chức…

Khi thị trường thuận lợi, doanh nghiệp chủ yếu đầu tư mở rộng kinh doanh. Nên trong bối cảnh khó khăn hiện nay, đây là thời điểm thích hợp để đầu tư vào nội tại doanh nghiệp.

Xin cảm ơn ông!

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo The Leader

Dự báo những xu hướng Influencer Marketing năm 2024

Dự báo những xu hướng Influencer Marketing năm 2024

Sử dụng AI để livestream được dự đoán sẽ bùng nổ ở thị trường Việt Nam trong năm 2024. Ngoài ra, AI còn được tận dụng để tạo nội dung tự động, cải thiện tương tác.

Dự báo những xu hướng Influencer Marketing năm 2024
Dự báo những xu hướng Influencer Marketing năm 2024

Báo cáo Toàn cảnh thị trường 2023 và dự đoán xu hướng 2024 ngành Influencer Marketing trên toàn cầu và tại Việt Nam do Flamingo công bố đã cung cấp cái nhìn tổng quan về các xu hướng phát triển của ngành Influencer Marketing với những tiềm năng và thách thức thông qua các phân tích chuyên sâu.

Theo báo cáo, đối với thị trường toàn cầu, quy mô thị trường Influencer Marketing ở năm 2023 có sự tăng trưởng đáng kể so với những năm trước, ước tính rơi vào khoảng 21,1 tỷ USD. Bên cạnh đó, quy mô thị trường này dự kiến sẽ tiếp tục tăng mạnh ở những năm tiếp theo. Theo Allied Market Research, quy mô này được dự đoán có thể đạt 199,6 tỷ USD vào năm 2032.

Năm 2023, TikTok vươn lên vị trí dẫn đầu trở thành nền tảng phổ biến và tiềm năng nhất cho chiến dịch Influencer Marketing với 55%, xếp sau đó là Instagram và Facebook. Nano và Micro influencers được sử dụng nhiều nhất trong các chiến dịch Influencer Marketing lần lượt với 39% và 30%.

Cũng theo báo cáo, các doanh nghiệp thu về doanh thu 6,5 USD cho mỗi 1 USD đầu tư vào Influencer Marketing. 60% Marketers toàn cầu bình chọn AI Influencer Marketing là thị trường tiềm năng cho những năm tới.

Tại thị trường Việt Nam, Facebook là nền tảng hàng đầu cho chiến dịch Influencer Marketing, theo sau đó là Instagram và TikTok. Khi xét về số lượng người theo dõi, Nano và Micro Influencers chiếm gần 80% số lượng Influencers đạt chất lượng với phần lớn đến từ nhóm Professionals và Citizens.

Thời trang, làm đẹp và giải trí là những ngành hàng phổ biến tại Việt Nam được các Influencer khai thác. Tùy theo mục tiêu chiến dịch và nền tảng, các thương hiệu sẽ phải lựa chọn các nhóm Influencer phù hợp để đạt được hiệu quả như mong muốn.

Một số xu hướng Influencer Marketing trong năm 2023 có thể kể đến như Pet Influencer, Comic Influencer, Kid Influencer, Group Influencer và AI Influencer. Điểm chung của những xu hướng này là mở ra một hướng làm nội dung mới, qua đó cung cấp hướng tiếp cận đa dạng cho thương hiệu khi muốn truyền đi thông điệp của mình.

Báo cáo cũng đưa ra những dự đoán xác thực về 5 xu hướng Influencer Marketing hứa hẹn bùng nổ trong năm 2024, bao gồm: mạng lưới Influencer, đẩy mạnh Micro-Influencer, tăng cường chương trình Influencer nội bộ, quảng cáo nghiêm ngặt hơn và sự trỗi dậy của CGI Influencer.

Những phương thức Influencer Marketing dự báo sẽ nổi trội tại Việt Nam trong năm 2024 gồm: Pet Influencer và Kid Influencer, Influencer hoạt động theo nhóm, Influencer Marketing kết hợp với nội dung UGC, tập trung vào Influencer Marketing bền vững và có trách nhiệm xã hội, sự phổ biến của AI Influencer và AI Brand Ambassador.

Ngoài ra, sử dụng AI để livestream cũng được dự đoán sẽ bùng nổ ở thị trường Việt Nam trong năm 2024. Bên cạnh đó, AI còn được tận dụng ở nhiều phương diện khác như tạo nội dung tự động và cá nhân hóa, cải thiện tương tác khách hàng…

AI Influencer được dự đoán sẽ phát triển nổi bật trong một số ngành nghề như: thời trang và mỹ phẩm, công nghệ và điện tử tiêu dùng, giải trí và truyền thông, du lịch và khách sạn, thực phẩm và đồ uống, giáo dục và đào tạo.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VTV

Hãng hàng không lớn nhất Malaysia AirAsia muốn mở văn phòng tại Việt Nam

Tony Fernandes, Giám đốc điều hành của Capital A Bhd, công ty mẹ của AirAsia, cho biết công ty muốn có mặt tại hai thị trường Singapore và Việt Nam ngay cả khi thừa nhận hãng sẽ không phải là công ty lớn nhất ở đó, theo Bloomberg.

AirAsia hiện đã hoạt động tại các thị trường như Malaysia, Philippines, Indonesia, Thái Lan và Campuchia.

AirAsia đang khai thác hơn 300 chuyến bay hàng tuần đến và đi từ Việt Nam, gồm các đường bay đến Thái Lan và Malaysia.

Tuy vậy, thành lập một hãng hàng không giá rẻ ở thị trường Việt Nam vẫn luôn là tham vọng của AirAsia. Trước đây, hãng đã 4 lần lên kế hoạch thành lập liên doanh hàng không giá rẻ tại thị trường Việt Nam nhưng đều thất bại.

Gần đây nhất, năm 2019, AirAsia Investment, Gumin và Hải Âu đã chấm dứt nghĩa vụ có liên quan đến thỏa thuận thành lập liên doanh hãng hàng không tại Việt Nam.

AirAsia được thành lập vào năm 2001 khi mua lại một hãng hàng không phá sản với chỉ vài máy bay. Kể từ đó, AirAsia đã nhanh chóng vươn lên trở thành hãng hàng không giá rẻ lớn nhất Đông Nam Á và có chất lượng dịch vụ tốt nhất thế giới.

Năm ngoái, AirAsia đã được bình chọn là hãng hàng không giá rẻ tốt nhất thế giới lần thứ 14 liên tiếp tại Giải thưởng Hàng không thế giới Skytrax.

Quy mô đội bay của AirAsia lên tới hơn 200 máy bay, là hãng hàng không lớn nhất ở Malaysia và thứ tư châu Á tính theo quy mô đội bay và điểm đến. AirAsia khai thác các chuyến bay nội địa và quốc tế theo lịch trình đến hơn 166 điểm đến trải rộng trên 25 quốc gia.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Sự sụp đổ của BlackBerry và ranh giới mong manh giữa thiên tài và kẻ điên

Sự thất bại của BlackBerry và ranh giới mong manh giữa thiên tài và kẻ điên

Từng được gọi là “vua của smartphone”, song BlackBerry hiện chỉ còn là hoài niệm trong lòng những thế hệ người hâm mộ, một thương hiệu tiên phong trong nhiều công nghệ di động, nhưng nhanh chóng sụp đổ khi chỉ bấu víu vào những giá trị cũ. Thất bại của BlackBerry là bài học đáng khắc ghi cho nhiều thương hiệu khác.

Sự sụp đổ của BlackBerry và ranh giới mong manh giữa thiên tài và kẻ điên
Sự sụp đổ của BlackBerry và ranh giới mong manh giữa thiên tài và kẻ điên

“Dâu Đen” được thành lập vào năm 1984 với tên gọi Research In Motion, bởi Mike Lazaridis và Douglas Fregin, hai sinh viên kỹ thuật người Canada. Ban đầu, công ty này thực hiện các dự án cho các doanh nghiệp khác như hệ thống đèn LED cho GM, mạng cục bộ cho IBM hay hệ thống biên tập phim.

Năm 1989, công ty điện thoại Rogers của Canada ký hợp đồng với RIM để nghiên cứu mạng Mobitex, một hệ thống thiết kế dành riêng cho nhắn tin, đưa RIM sớm trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực nhắn tin di động. Đến năm 1996, RIM chính thức tạo ra máy nhắn tin hai chiều đầu tiên – RIM-900 Inter@ctive Pager.

Đến năm 2000, công ty này giới thiệu sản phẩm điện thoại di động đầu tiên, BlackBerry 957, được trang bị tính năng đẩy thông báo thư điện tử (push-email) và Internet.

Trong suốt thập kỷ đó, BlackBerry đã trở thành biểu tượng của doanh nghiệp và người nổi tiếng nhờ vào độ bảo mật và các chức năng dành cho doanh nhân trên các mẫu điện thoại phím cứng kinh điển.

Ngay cả khi iPhone của Apple ra đời vào năm 2007 và Android OS năm 2008, BlackBerry vẫn chiếm lĩnh thị trường cho tới tận năm 2010. Nhưng cũng kể từ đó đánh dấu bước trượt dài của thương hiệu điện thoại đình đám này.

BlackBerry thất bại và ranh giới mong manh giữa “thiên tài và kẻ điên”.

BlackBerry là hãng điện thoại hiếm hoi tạo ra cảm xúc cho người dùng, với những sáng tạo mang tính tiên phong, song không thể trở thành chuẩn mực của thế giới di động bấy giờ.

Ban lãnh đạo BlackBerry khẳng định bàn phím vật lý của họ “ăn đứt” màn cảm ứng của iPhone vào thời điểm đầu. Chỉ khi doanh số smartphone “Nhà Táo” tỏ ra vượt trội, công ty Canada mới vội vã ra mắt một thiết bị cảm ứng, BlackBerry Storm – mẫu điện thoại bị đánh giá là thảm hoạ.

Storm là một thiết bị có thiết kế đẹp với nắp lưng kim loại, cũng như được trang bị nhiều công nghệ tiên tiến như cảm biến gia tốc và cảm biến tiệm cận. Song, điểm giết chết smartphone này là công nghệ cảm ứng màn hình, cũng chính là thứ BlackBerry muốn tạo ra sự khác biệt. Hãng sử dụng cái gọi là SurePress, thực tế là một phím ngầm đặt dưới màn hình. Người dùng cần phải chạm màn hình và ấn lực xuống mới thực sự tính là một click.

Bỏ qua trải nghiệm người dùng với SurePress, “Dâu Đen” vẫn mang công nghệ này lên Storm 2 (BlackBerry 9520/9550), với nâng cấp bốn phím dưới màn hình thay vì một như đời đầu.

Mặc dù cơ chế sử dụng tương tự như Force Touch trên các thiết bị của Apple sau này và phản hồi xúc giác tương đối rõ ràng khi gõ phím trên Storm 2, song việc buộc phải dùng lực khi muốn click khiến nó lạc lõng với xu hướng cảm ứng bấy giờ.

BlackBerry cũng tìm cách tích hợp bàn phím cứng vào thiết bị cảm ứng, chẳng hạn như BlackBerry Bold, song càng cho thấy công ty này đã lạc hướng khi thị hiếu thị trường đã tiến vào lãnh địa của màn hình to.

Thành công đó nhưng cũng thất bại đó – Không gì là mãi mãi.

Khi Apple, Google tạo ra những chiếc điện thoại dễ tiếp cận với phổ thông bằng giao diện người dùng cùng ứng dụng bắt mắt, BlackBerry vẫn “đóng đinh” với những khách hàng doanh nghiệp.

Hãng không sai khi dồn lực cho nhóm đối tượng mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty nhất vào thời điểm đó, song “Dâu Đen” đã bỏ qua phân khúc người dùng cuối – nhóm đối tượng sau đó đã trở thành yếu tố sống còn với mọi công ty smartphone.

Khi các doanh nghiệp thay đổi chính sách, với việc cho phép nhân viên mang điện thoại cá nhân vào công ty, không ngạc nhiên khi những chiếc BlackBerry bị thay thế bởi iPhone hay Android.

Vào thời điểm 2009, BlackBerry cho ra mắt kho ứng dụng BlackBerry App World trước áp lực từ Apple App Store và Android Market. Dù vậy, số lượng ứng dụng bên thứ ba nghèo nàn, không được cập nhật thường xuyên hay mỗi lần update ứng dụng phải khởi động lại máy hoàn toàn (vốn không hề nhanh), là những điểm càng khiến BBOS tụt hậu so với đối thủ.

Ngay cả ứng dụng phổ biến nhất BlackBerry Messenger (BBM), cũng không được hãng tận dụng hiệu quả. Hãng đã bỏ qua cơ hội xây dựng lượng người dùng cơ sở lớn hơn, điều mà những ứng dụng nhắn tin bên thứ ba như WhatsApp đã thành công sau đó.

Đến đầu năm 2017, thị phần điện thoại di động của BlackBerry chính thức xuống còn 0,0%. Tháng 9 cùng năm, công ty thông báo dừng cuộc chơi phần cứng. Và vào ngày 4/01/2022, BlackBerry chấm dứt hỗ trợ và đóng server mọi dịch vụ, đặt dấu chấm hết cho kỷ nguyên điện thoại doanh nhân “Dâu đen”.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Marketing trong 2024: Top các chiến lược có thể thúc đẩy tăng trưởng

Vào năm 2024 và xa hơn nữa, để có thể xây dựng được các chiến lược marketing hiệu quả, các thương hiệu cần tập trung nhiều hơn trong dài hạn, liên tục sáng tạo, nhanh nhạy và thử nghiệm để dịch chuyển.

Marketing trong năm mới 2024: Cách các thương hiệu có thể thúc đẩy tăng trưởng
Marketing trong năm mới 2024: Cách các thương hiệu có thể thúc đẩy tăng trưởng

Vào năm 2024, những sự thay đổi lớn về kinh tế vĩ mô và hành vi mua sắm của người tiêu dùng sẽ góp phần định hình lại các quyết định liên quan đến hoạt động marketing và quảng cáo tại các doanh nghiệp.

Nhiều chuyên gia marketing tin rằng sự phân mảnh của người dùng kỹ thuật số (digital user), đo lường hiệu quả của marketing và mua sắm kết hợp giải trí (shoppertainment) sẽ là các ưu tiên hay mối quan tâm hàng đầu.

Trong một sự kiện mới đây do TikTok tổ chức về cách các thương hiệu có thể phát triển mạnh hơn vào năm 2024, nhiều chuyên gia trong ngành đã thảo luận về các xu hướng, cơ hội và thách thức mà các marketer sẽ phải đối mặt.

Mở đầu, Bà Sapna Nemani, giám đốc sản phẩm và giải pháp tại APAC của Publicis Groupe chia sẻ rằng các lựa chọn của người tiêu dùng đang thay đổi về cơ bản.

Cách người tiêu dùng xem các giỏ hàng của họ không nhất thiết phải là giá thấp hay chỉ quan tâm về giá mà đó còn là giá trị mà chính các sản phẩm đó có thể mang lại.

“Mua sắm giải trí (Shoppertainment) sẽ là xu hướng đi đầu trong cách mọi người khám phá các thương hiệu, đồng thời cũng ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định mua hàng.

Phễu bán hàng (Sales Funnel) phù hợp trong bối cảnh mới là Nội dung (Content), Giáo dục (Education), Giải trí (Entertainment) và mua sắm (Shopping/Purchase).

Hợp nhất hành trình khách hàng (Customer Journey) trong một thế giới đa kênh phân mãnh thực sự là thách thức lớn với những người làm marketing nói chung và Digital Marketing nói riêng.

“Trong suốt thời kỳ đại dịch, mọi người đều sử dụng các nền tảng kỹ thuật số riêng của họ và đó là nơi thương hiệu có thể xuất hiện, tuy nhiên, khi người tiêu dùng bắt đầu chuyển sang ngoại tuyến (offline), một sự phân mãnh lớn trong hành trình khám phá sản phẩm và mua hàng cũng bắt đầu nổi lên.

Đa kênh (Omni Channel) khi này chính là chìa khoá.”

Thương hiệu cần cân bằng giữa doanh thu trong ngắn hạn và tăng trưởng dài hạn.

Trong các bối cảnh suy thoái, những người làm marketing nói chung đang phải chịu rất nhiều áp lực để chứng minh được giá trị của các khoản đầu tư của họ.

Từ góc nhìn này, khi người tiêu dùng tỏ ra nhạy cảm hơn về giá, các marketer thường có xu hướng tập trung nhiều hơn vào việc bán hàng hơn là xây dựng thương hiệu, các khoản ngân sách marketing theo đó cũng chuyển sang chi tiêu chính cho quảng cáo hay tiếp thị hiệu suất (Performance Marketing) thay vì là tiếp thị thương hiệu (Brand Marketing).

Ông Abhinav Maheshwari, phó chủ tịch phụ trách hiệu quả marketing của Nielsen cho biết:

“Việc ưu tiên bán hàng và cắt giảm ngân sách xây dựng thương hiệu có thể là một giải pháp phù hợp trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài, “sự tổn thương” về doanh số là rất lớn.”

Bước sang năm 2024, các thương hiệu cần chuyển từ “chủ nghĩa ngắn hạn” sang chiến lược tập trung xây dựng giá trị trong dài hạn và xây dựng niềm tin của khách hàng với thương hiệu để có thể có được các tác động bền vững.

Ông Pablo Gomez, trưởng bộ phận sáng tạo và truyền thông tại Kantar cho biết “có được sự cân bằng giữa các chiến lược ngắn hạn và dài hạn là ưu tiên hàng đầu.”

Ông nói: “Một trong những hiểu biết quan trọng mà chúng tôi nhận thấy là người tiêu dùng ngày càng không thích xem quảng cáo nói chung, họ không thích bị gián đoạn khi đang xem nội dung hay bị làm phiền bởi quảng cáo.

Thay vì chỉ đầu tư vào các hoạt động tiếp thị hiệu suất thuần tuý, các thương hiệu nên tập trung vào việc xây dựng thương hiệu.”

Đo lường hiệu quả của Marketing là chìa khóa để xây dựng thương hiệu.

Vào năm 2024, việc đo lường hiệu quả marketing có thể là một thách thức lớn khi có nhiều điểm dữ liệu và số liệu khác nhau cần phải xem xét trong suốt quá trình khách hàng tìm hiểu về thương hiệu.

Nhiều chuyên gia về đo lường cho rằng, thay vì phải đo lường tất cả các điểm tiếp xúc của khách hàng với thương hiệu (brand touchpoint), họ chỉ cần đánh giá một vài chỉ số quan trọng nhất.

Một lãnh đạo tại AppsFlyer cho rằng thương hiệu chỉ nên đo lường những thứ có thể giúp dẫn đến sự gia tăng về hiệu quả kinh doanh. Khi có quá nhiều thứ phải đo lường, mục tiêu này sẽ khó khăn hơn rất nhiều.

Về tổng thể, người làm marketing cần tách biệt rõ các mục tiêu hay KPI (Key Performance Indicator) cho từng chiến dịch khác nhau, không thể gom tất cả các mục tiêu từ độ nhận biết về thương hiệu đến chuyển đổi trong cùng một chiến dịch hay trong cùng một khoảng thời gian ngắn.

Các thương hiệu phải linh hoạt trong việc xác định cách mình có thể thành công và có kế hoạch thành công trong dài hạn chứ không phải chỉ trong vài tháng hay vài quý.

Các thương hiệu cần tập trung nhiều hơn vào việc xây dựng nhận thức thương hiệu (Brand Awareness), các đội nhóm thương hiệu và hiệu suất nên làm việc sát cánh cùng nhau.

Theo số liệu của Nielsen, các chỉ số thương hiệu như mức độ nhận biết hay mức độ cân nhắc khi tăng 1 điểm sẽ thúc đẩy doanh số bán hàng tăng thêm tương ứng 1%.

Nhà quảng cáo cần xác định rõ kênh nào là quan trọng đối với việc xây dựng thương hiệu và kênh nào ảnh hưởng lớn đến việc thúc đẩy doanh số bán hàng. Toàn bộ hoạt động phân bổ ngân sách cần được đầu tư vào cả việc xây dựng thương hiệu và các kênh bán hàng.

Thay vì chỉ đo lường quảng cáo dựa trên các chỉ số quảng cáo, các nhà làm quảng cáo hay marketing cần tập trung vào việc đo lường quảng cáo ở cấp độ chi tiết nhất, nơi các thương hiệu có thể xem xét tác động của hoạt động tài trợ, từ các nhà sáng tạo, người có ảnh hưởng (Influencer) hoặc các nội dung có thương hiệu.

Các giải pháp của TikTok giúp thương hiệu phát triển mạnh trên toàn bộ kênh.

Đại diện của TikTok cho biết:

“Ở Đông Nam Á, chúng tôi phát hiện ra rằng các thương hiệu đang sử dụng nhiều định dạng quảng cáo TikTok, chẳng hạn như sử dụng video hashtag, quảng cáo trong nguồn cấp dữ liệu, thử thách hashtag trong video nguồn cấp dữ liệu cũng như các nội dung có thương hiệu (Branded Content) khác.

Thương hiệu có thể đạt được ROAS cao hơn 12% so với các thương hiệu chỉ tập trung vào một định dạng quảng cáo nhất định.

Và chúng tôi cũng nhận thấy rằng các thương hiệu thực hiện chiến dịch kéo dài hơn 7 tuần có ROAS cao hơn 14% so với các thương hiệu chỉ thực hiện chiến dịch trong một khoảng thời gian ngắn.

Bài học quan trọng cho các thương hiệu.

Nhiều chuyên gia khuyến nghị rằng các thương hiệu cần chuyển từ chủ nghĩa ngắn hạn sang tập trung vào việc xây dựng giá trị thương hiệu trong dài hạn, xây dựng niềm tin với thương hiệu và hơn thế nữa để có thể phát triển tốt hơn trong dài hạn.

Khi nói đến việc đo lường, các thương hiệu không thể quên rằng “Thương hiệu phải đo lường ở cấp độ chi tiết bất kể mục tiêu đó là ngắn hạn hay dài hạn.”.

Trong các bối cảnh suy thoái, mặc dù các thương hiệu thường tập trung ưu tiên nhiều hơn vào hoạt động bán hàng hay tiếp cận khách hàng ở các bước cuối cùng của phễu bán hàng, tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu chưa bao giờ mất đi.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

TikTok thử nghiệm biến tất cả video thành một mẫu quảng cáo

TikTok thử nghiệm biến tất cả video trên nền tảng thành một mẫu quảng cáo

Với hơn 1.5 tỷ người dùng, TikTok hiện là một trong những nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất toàn cầu, đặc biệt là với người dùng Gen Z. Không chỉ dừng lại ở mạng xã hội, nền tảng này cũng đang tham vọng lớn với thương mại điện tử và hơn thế nữa. TikTok đang thử nghiệm một tính năng mới có thể tự động xác định các đối tượng trong video và sau đó khuyến khích người xem “tìm các sản phẩm tương tự trên TikTok Shop”.

TikTok thử nghiệm biến tất cả video thành một mẫu quảng cáo
TikTok thử nghiệm biến tất cả video thành một mẫu quảng cáo

Trong khi ở thời điểm hiện tại, chỉ những người có ảnh hưởng (Influencer) và thương hiệu (Brand) được phê duyệt mới có thể liên kết với các sản phẩm trên TikTok Shop, tuy nhiên, TIkTok hiện đang thử nghiệm một tính năng mới được cho là rất táo bạo đó là biến tất cả các video thành một mẫu quảng cáo.

Tính năng mới này thậm chí không yêu cầu nhà sáng tạo nội dung phải gắn thẻ sản phẩm vì tất cả đều được thực hiện tự động bằng thuật toán. Nếu như TikTok từng rất thành công với thuật toán khiến người dùng không thể rời khỏi nền tảng, lần này, TikTok đang muốn áp dụng điều này với thương mại điện tử.

TikTok xác nhận rằng nền tảng hiện đang thử nghiệm tính năng mới với một số người dùng được chọn, đây sẽ là lần tích hợp lớn nhất của TikTok Shop vào nền tảng này cho đến nay.

Tính năng mới về cơ bản biến tất cả người dùng thành những người có ảnh hưởng, biến mọi bài đăng trên TikTok trở thành quảng cáo cho bất kỳ sản phẩm nào trong video.

Trong khi người sáng tạo nội dung trên TikTok sẽ nhận được hoa hồng khi có ai đó mua sản phẩm, TikTok chưa chia sẻ là liệu người dùng có nhận được hoa hồng cho những sản phẩm mà họ “vô tình” bán được nhờ tính năng này hay không.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Chuỗi cửa hàng mẹ và bé AVAKids đạt doanh thu gần 109 tỷ đồng mỗi tháng

Từ mức 800 triệu đồng/tháng ở thời điểm đầu năm 2023, doanh thu của mỗi cửa hàng mẹ và bé AVAKids của Thế Giới Di Động đã tăng lên 1,7 tỷ đồng/tháng vào cuối năm.

Trong cuộc họp chia sẻ với nhà đầu tư mới đây, ông Đoàn Văn Hiểu Em, Tổng giám đốc CTCP Thế Giới Di Động cho biết trong năm 2023, chuỗi cửa hàng mẹ và bé AVAKids đã trải qua quá trình nâng cấp cửa hàng và dịch vụ.

“Hiện chuỗi có 64 cửa hàng, doanh thu chuỗi bán lẻ này tăng liên tục qua các tháng, đạt khoảng 1,7 tỷ đồng/cửa hàng/tháng. Trong khi đầu năm 2023, con số doanh thu mới dừng ở mức hơn 800 triệu đồng/cửa hàng/tháng, tức tăng gấp đôi trong 1 năm”, ông nói.

Lãnh đạo Thế Giới Di Động cho biết trong năm nay, chuỗi cửa hàng mẹ và bé này không chú trọng mở rộng mà thay vào đó sẽ tập trung nhiều hơn ở mảng bán hàng online. Doanh nghiệp nhận thấy nhiều cơ hội và tiềm năng rất lớn ở hình thức kinh doanh này, bởi có thể đáp ứng được thói quen mua sắm của khách hàng là các bà mẹ.

Năm nay, chuỗi bán lẻ sản phẩm mẹ và bé dự kiến tăng trưởng doanh thu hai chữ số, gia tăng thị phần và đạt điểm hòa vốn trước 31/12.

AVAKids là chuỗi cửa hàng chuyên các sản phẩm mẹ và bé được Thế Giới Di Động khai trương điểm đầu tiên vào đầu năm 2022. Sau hơn 2 năm, chuỗi bán lẻ này mới chỉ hiện diện tại tỉnh phía Nam với các địa phương như TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Cần Thơ, Tây Ninh, Bình Phước, Cà Mau…

Theo thống kê từ Liên Hợp Quốc, năm 2023, Việt Nam hiện có hơn 26 triệu trẻ em dưới 18 tuổi (chiếm gần 1/4 dân số). Trong đó, trẻ em dưới 5 tuổi lên đến hơn 7 triệu người.

Bên cạnh đó, theo báo cáo của Nielsen, doanh thu của thị trường sản phẩm, dịch vụ dành cho mẹ và bé tại Việt Nam có thể đạt quy mô 7 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng tới 30-40%. Nhờ vậy mà thị trường tiềm năng này vẫn đang hấp dẫn các nhà đầu tư cung cấp sản phẩm mẹ và bé.

Tại Việt Nam, doanh nghiệp đang dẫn đầu thị trường bán lẻ mẹ và bé là Con Cưng với hệ thống 693 cửa hàng. Doanh nghiệp cũng liên tục ra mắt mô hình mới như Super Center.

Bên cạnh đó, chuỗi bán lẻ có tiếng khác trong ngành là Kid Plaza với 125 cửa hàng và BiboMart đang có 124 cửa hàng… Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài cũng bắt đầu thâm nhập thị trường màu mỡ này với các thương hiệu như Mothercare từ Anh với 8 cửa hàng hay Soc&Brothers của Nhật Bản.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo ZNews

Google, Facebook, TikTok… nộp hơn 2.000 tỷ tiền thuế sau 2 tháng đầu năm 2024

Thống kê của Tổng cục Thuế cho biết đã có 84 nhà cung cấp nước ngoài đăng ký, khai và nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử. Lũy kế từ đầu năm đã đạt 2.030 tỷ đồng.

Thông tin về tình hình công tác thuế 2 tháng đầu năm 2024, Tổng cục Thuế cho biết hiện tại đã có 84 nhà cung cấp nước ngoài (NCCNN) đăng ký, khai và nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử. Lũy kế 2 tháng đầu năm 2024, tổng số thuế các NCCNN đã nộp đạt 2.030 tỷ đồng.

Cổng thông tin điện tử dành cho NCCNN được Tổng cục Thuế đưa vào hoạt động từ ngày 21/3/2022 nhằm đáp ứng nghĩa vụ đăng ký, kê khai, nộp thuế trực tiếp đối với NCCNN dù ở bất cứ đâu trên thế giới.

Tại Việt Nam, 6 NCCNN lớn là Meta (Facebook), Google, Microsoft, TikTok, Netfix, Apple chiếm 90% thị phần doanh thu dịch vụ thương mại điện tử kinh doanh trên nền tảng số xuyên biên giới.

Về việc triển khai hoá đơn điện tử trong công tác quản lý thuế, tính đến cuối tháng 2, Tổng cục Thuế đã tiếp nhận và xử lý hơn 6,8 tỷ hoá đơn. Trong đó, hóa đơn có mã là 1,92 tỷ và hóa đơn không mã là 4,88 tỷ.

Bên cạnh đó, đã có 42.845 doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khởi tạo từ máy tính tiền thành công, với số lượng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền là hơn 180 triệu hóa đơn.

Về việc triển khai xuất hóa đơn theo từng lần bán hàng đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu, tính đến ngày 26/2, toàn quốc đã có 7.542 cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu đã thực hiện phát hành hoá đơn điện tử (HĐĐT) đối với từng lần bán hàng theo quy định (tăng 5.849 cửa hàng so với thời điểm 1/12/2023).

Lũy kế đến cuối tháng 2 năm nay, số lượt tải và cài đặt, sử dụng ứng dụng ETax Mobile là 795.286 lượt; số giao dịch qua ngân hàng thương mại là 1.127.342 giao dịch với tổng số tiền đã nộp thành công gần 3.000 tỷ đồng.

Trong tháng tới, cơ quan này cho biết sẽ tiếp tục rà soát, đôn đốc các NCCNN chưa thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế. Đồng thời, tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, hoàn thiện các nội dung nâng cấp cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài đảm bảo thuận lợi trong quá trình thực hiện.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh áp dụng công cụ phân tích dữ liệu lớn, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào công tác quản lý thuế, quản lý hóa đơn, kiểm soát rủi ro, phòng chống gian lận về HĐĐT, gian lận hoàn thuế GTGT… nâng cao hiệu quả quản lý thuế.

Tổng cục Thuế cũng sẽ triển khai quyết liệt hơn nữa HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền, phát hành HĐĐT sau từng lần bán hàng đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu, đôn đốc các đơn vị kinh doanh xăng dầu thực hiện theo quy định.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Google phát hành Photomath: Ứng dụng giải bài tập toán bằng AI

Photomath, công cụ giải bài tập toán bằng AI với chi tiết lời giải chính thức trở thành ứng dụng của Google trên cửa hàng Play Store và App Store.

Google ra mắt Photomath: Công cụ giải bài tập toán bằng AI
Google ra mắt Photomath: Công cụ giải bài tập toán bằng AI

Với phần mềm PhotoMath, người dùng có thể nhanh chóng giải một vài phương trình đơn giản, thích hợp khi không có máy tính bên cạnh. Ngay khi vừa ra mắt, ứng dụng giải toán này đã vượt lên vị trí những ứng dụng hàng đầu về toán học.

Sức hút từ ứng dụng này đã thu hút ông lớn Google. Tháng 5/2022, gã khổng lồ tìm kiếm chính thức mua lại phần mềm giải toán, và được cơ quan quản lý phê duyệt vào năm 2023.

Photomath hiện đã chuyển sang tài khoản của Google trên cả hai nền tảng Play Store và App Store của Apple trong tuần này.

Được ra mắt lần đầu tại Croatia vào năm 2014, Photomath đã thu hút được hơn 100 triệu lượt tải xuống. Ứng dụng được người dùng đánh giá rất cao, với xếp hạng 4,5 sao trên Play Store và 4,8 sao trên App Store.

Với Photomath, người dùng chỉ cần giơ điện thoại để chụp ảnh phép tính hoặc phương trình cần giải. Ứng dụng sẽ không đưa đáp án ngay mà giải từng bước một, giúp người dùng thực sự hiểu câu trả lời.

Ưu điểm lớn nhất của phần mềm giải toán này là tốc độ, độ chính xác và cơ sở người dùng lớn. Bên cạnh việc sử dụng miễn phí, người dùng có thể nâng cấp tài khoản lên gói Photomath Plus có giá dao động từ 9,99 USD/tháng hoặc 69,99 USD/năm.

Sau khi nâng cấp, người dùng có thể sử dụng thêm các tính năng bổ sung như giải theo sách giáo khoa, hướng dẫn hoạt hình và lời giải chuyên sâu.

Trước Photomath, Google cũng từng cung cấp tính năng giải bài tập về nhà bằng cách chụp ảnh thông qua Google Lens. Việc mua lại Photomath có thể là nỗ lực của gã khổng lồ tìm kiếm nhằm tăng cường số ứng dụng AI trên các sản phẩm của mình.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Kỷ nguyên của công nghệ 6G sẽ gắn chặt với AI và Metaverse

Ngày 26-2, tại Hội nghị di động thế giới 2024 (MWC 2024) tổ chức tại Barcelona, Tập đoàn công nghệ Samsung đã cùng 10 “gã khổng lồ” công nghệ khác thành lập liên minh AI-RAN nhằm thúc đẩy sự phát triển của mạng di động thế hệ thứ 6 (6G).

Mục tiêu chính của AI-RAN là nghiên cứu, phát triển công nghệ mới tương thích với mạng 6G và có thể thương mại hóa từ trước cả khi thế giới bước vào giai đoạn nâng cấp từ 5G. Trong quá trình trên, trí tuệ nhân tạo được trao vai trò then chốt.

Gắn chặt AI với 6G

Trong tiếng Anh, AI là viết tắt của artificial intelligence, tức trí tuệ nhân tạo, còn RAN (radio access network) chỉ mạng truy cập vô tuyến. Đứng cạnh nhau, tên gọi AI-RAN thể hiện rõ tham vọng của liên minh này khi gắn chặt AI với công nghệ mạng viễn thông mới.

Để làm điều này, AI-RAN quy tụ thành viên là các nhà mạng lớn, các đơn vị nghiên cứu, phát triển công nghệ mạng viễn thông, AI hàng đầu như Microsoft, NVIDIA, AWS (mảng điện toán đám mây của Amazon), Nokia, T-Mobile…

Mỗi thành viên trong AI-RAN sẽ tham gia ít nhất một trong ba lĩnh vực nghiên cứu sau: phát triển các ứng dụng AI vào mạng vô tuyến mới (AI on RAN), kết hợp công nghệ AI và công nghệ mạng vô tuyến nhằm quản lý tài nguyên hiệu quả và tối ưu năng lực hạ tầng (AI and RAN) và phát triển công nghệ sử dụng AI cùng học máy (maching learning) nhằm nâng dải tần, mức độ hiệu quả năng lượng và giảm giá thành của dịch vụ mạng viễn thông (AI for RAN).

Theo trang tin Medium, các dự án trên có thể góp công lớn trong việc ban hành tiêu chuẩn về 6G và thương mại hóa công nghệ này trong nhiều năm tới. Do đó, sự thành lập của AI-RAN được xem là cú hích lớn trong quá trình phát triển 6G vốn đã diễn ra trong nhiều năm nhưng chưa thật sự tăng tốc.

Ông Charlie Zhang, phó chủ tịch Trung tâm nghiên cứu và phát triển của Samsung tại Mỹ, tự tin nói về triển vọng tương lai: “Các ứng dụng mới trong kỷ nguyên 6G sẽ cách mạng hóa cách con người tương tác với công nghệ, trong đó AI sẽ là phần thiết yếu của xu thế này. Liên minh AI-RAN sẽ thúc đẩy sự hợp tác, đổi mới và mở ra một thời kỳ chuyển biến xoay quanh AI và mạng 6G”.

Vũ trụ ảo sẽ hoàn thiện với 6G

Cũng tại MWC 2024, người tham dự được lắng nghe các chuyên gia hàng đầu từ Samsung, Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) và Tập đoàn viễn thông Telefonica trao đổi về tương lai 6G.

Ông Mitch Butcher, cây viết của trang tin công nghệ TechCrunch và là khách mời dự phiên thảo luận, tường thuật: “Điều đầu tiên cầu lưu ý là 6G sẽ không đến sớm. Các dự báo cho thấy chúng ta sẽ chỉ được cầm công nghệ này trên tay vào những năm 2030.

Dù muộn, viễn cảnh của việc có một thiết bị chuyển hàng terabyte dữ liệu thẳng vào nhãn cầu đã đủ để thấy phấn chấn. Chúng ta đang nói về công nghệ mạnh mẽ gấp 100 lần 5G với độ trễ chưa đến 1 mili giây (ms)”.

Ở cấp độ người dùng, mạng viễn thông thế hệ 6 có thể mang đến nhiều nâng cấp đơn giản trong đời sống. Các cải tiến về tần số hoạt động, cách thức truyền tải… có thể giải quyết vấn đề mất sóng khi đi vào thang máy.

Việc vận hành nhà thông minh, thành phố thông minh cũng dễ dàng hơn khi việc ứng dụng AI vào 6G có thể giúp công nghệ này giảm nhiều lần điện năng tiêu thụ. Nhờ đó, 6G sẽ xuất hiện trong nhiều thiết bị với nhiều công dụng hơn 5G. Một số lĩnh vực hưởng lợi tiêu biểu bao gồm công nghệ Internet vạn vật (IoT), điện toán biên (edge computing) và an ninh mạng.

Một trong những điều khiến các chuyên gia cực kỳ phấn chấn là việc 6G sẽ “chắp cánh” cho những ước mơ khoa học viễn tưởng vốn đã tồn tại nhiều thập niên bước ra đời thật. Tốc độ truyền tải nhanh và ổn định hứa hẹn nâng tầm các cuộc gọi trực tuyến qua màn hình thành cuộc gọi bằng hình ảnh 3D thực tế (holographic call).

Ngoài ra, mạng 6G nhiều khả năng cũng sẽ tháo dỡ rào cản kỹ thuật về tốc độ, tính ổn định và độ trễ của đường truyền – thứ đã ngăn cản sự phát triển của công nghệ vũ trụ ảo (metaverse) trong nhiều năm.

Theo ông Butcher, quá trình chuyển từ 5G sang 6G sẽ nhanh và đơn giản hơn từ 3G đến 4G rất nhiều. Các nhà nghiên cứu sẽ có sự giúp sức của AI, các nền móng cho việc ứng dụng 6G và đời sống về cơ bản đã hoàn thành, và các tập đoàn lớn đều rất quyết tâm trau chuốt cho công nghệ này.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Báo Tuổi Trẻ

CEO BKAV Nguyễn Tử Quảng thành lập doanh nghiệp mới và có thể muốn cạnh tranh với ChatGPT

CTCP BKAVGPT chỉ mới thành lập vào nửa cuối tháng 01/2024, với hầu hết vốn góp thuộc về ông Nguyễn Tử Quảng – CEO Tập đoàn Công nghệ BKAV.

Theo tìm hiểu, CTCP BKAVGPT thành lập vào ngày 22/01/2024, trụ sở tại Hà Nội, đăng ký 25 ngành nghề, trong đó hoạt động chính là ngành mảng xuất bản phần mềm (trừ xuất bản phẩm). Vốn điều lệ của Doanh nghiệp là 1 tỷ đồng, ông Nguyễn Tử Quảng nắm 98% cổ phần. Số cổ phần còn lại thuộc về ông Nguyễn Tử Hoàng (1%) và ông Nguyễn Tử Quang (1%).

Đại diện pháp luật kiêm Tổng Giám đốc của BKAVGPT là ông Trần Nhân Anh (sinh năm 1987, thường trú tại Hải Phòng).

Với cái tên có yếu tố “GPT”, nhiều người có thể thắc mắc việc BKAVGPT ra đời là nhằm đánh dấu sự gia nhập thị trường mô hình chatbot AI, cạnh tranh cùng ChatGPT của OpenAI. Điều này cũng hoàn toàn có cơ sở, khi ông Quảng cũng từng nhiều lần thể hiện quan điểm của mình về AI và ChatGPT nói riêng trên trang Facebook cá nhân vào đầu năm 2023.

Trước BKAVGPT không lâu, ông Quảng cũng thành lập một doanh nghiệp khác liên quan đến Bphone – chiếc điện thoại “đình đám” của BKAV. Đó là CTCP Bphone Service, thành lập vào ngày 01/12/2023 với số vốn điều lệ 200 triệu đồng, hoạt động chính trong mảng sửa chữa thiết bị liên lạc và điện thoại di động.

Cơ cấu cổ đông của Bphone Service cũng tương tự như BKAVGPT, khi ông Quảng nắm 98% vốn cổ phần, còn lại thuộc về ông Quang và ông Hoàng mỗi người 1%. Ông Quang đóng vai trò đại diện pháp luật kiêm Tổng Giám đốc cho Doanh nghiệp.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo FILI

Gia tộc sở hữu ngân hàng UOB nỗ lực tìm người thừa kế

Đầu tháng này, tỷ phú Wee Cho Yaw đã qua đời ở tuổi 95. Ông là Chủ tịch danh dự và Cố vấn của ngân hàng tư nhân lớn nhất Singapore UOB. Ngân hàng này đã thông báo về sự ra đi của ông Wee trong một tuyên bố vào ngày 3/2.

UOB
UOB

Vị chủ tịch quá cố được UOB mô tả là “người có tầm nhìn xa, banker xuất sắc và người tiên phong nổi tiếng”. Theo ước tính của Forbes, ông Wee Cho Yaw có khối tài sản ròng trị giá 7,2 tỷ USD. Ông đã lãnh đạo tập đoàn UOB trong hơn 60 năm, nghỉ hưu vào tháng 4/2018.

Theo tờ Strait Times, dưới sự lãnh đạo của ông, tài sản của ngân hàng đã tăng từ 2,8 tỷ USD lên hơn 253 tỷ USD, tăng từ 75 lên hơn 500 chi nhánh và văn phòng trên toàn cầu.

Ông Wee Cho Yaw sinh ra ở Kim Môn (Đài Loan, Trung Quốc) vào năm 1929. 6 năm sau, cha ông là Wee Kheng Chiang, đã tham gia đồng sáng lập ngân hàng UCB, tiền thân của UOB, vào năm 1935.

Năm 1958, ông Cho Yaw tham gia hội đồng quản trị UCB. Sau đó, trở thành giám đốc điều hành vào năm 1960, kế nhiệm cha mình. UCB đổi tên thành UOB vào ngày 23/1/1965.

Sự ra đi của vị tỷ phú để lại những khoảng trống lớn về vị trí kế thừa tập đoàn tư nhân lớn nhất Singapore. 5 người con của ông đều đang là những lãnh đạo cấp cao tại UOB.

Theo Bloomberg, con trai lớn nhất của ông Wee là Wee Ee Cheong (sn 1953), đã lãnh đạo UOB từ năm 2007. Tuần trước, khi một cuộc họp về kế hoạch kế thừa diễn ra, ông Wee Ee Cheong đã gợi ý rằng ông cởi mở với việc người ngoài lên nắm quyền điều hành tập đoàn.

“Nếu các thành viên gia đình quan tâm, họ hoàn toàn được ủng hộ,” ông Ee Cheong nói về việc ai có thể kế nhiệm ông tại UOB. “Nhưng tôi nghĩ họ cần đam mê, họ cần tình yêu, họ cần mong muốn được trở thành một phần của đội ngũ”, ông nói thêm.

Điều đang được bàn cãi là sự kiểm soát trường tồn của gia tộc Wee đối với UOB – một trong những nhà băng do gia đình điều hành cuối cùng ở Singapore.

“Mọi người cần phải quen với một kiểu ra quyết định mới, chuyển từ một người lãnh đạo trung tâm của gia đình sang quan hệ đối tác giữa các anh chị em”, Marleen Dieleman, Giáo sư tại Trường Kinh doanh IMD ở Singapore cho biết.

“Con cái của Wee Cho Yaw cũng đã đến tuổi nghỉ hưu. Điều này cho thấy một sự kế thừa khác sắp diễn ra”, vị này nói thêm.

Ngoài ông Wee Ee Cheong, vị chủ tịch quá cố còn có 4 người con khác. Đầu tiên là bà Wee Wei Ling (sinh năm 1951), là con gái đầu, hiện quản lý khách sạn Pan Pacific của gia đình. Đây là một trong những chuỗi khách sạn hàng đầu châu Á quản lý hơn 50 khách sạn, khu nghỉ dưỡng và căn hộ dịch vụ.

Tiếp theo lần lượt là Wee Ee Chao (sinh năm 1955) – Chủ tịch và Giám đốc điều hành công ty môi giới UOB-Kay Hian Holdings, đơn vị kinh doanh bất động sản hạng sang Kheng Leong và Giám đốc UOL Group; ông Wee Ee Lim (sinh năm 1961) – Chủ tịch và CEO Dược phẩm Haw Par, ông vừa được bổ nhiệm vị trí Chủ tịch UOL từ ngày 27/2; bà Wei Wei Chi – người duy nhất không giữ chức vụ nào trong đế chế gia đình này.

Dù nghỉ hưu cách đây vài năm song ông Wee Cho Yaw vẫn tham gia sâu vào các doanh nghiệp gia đình thuộc đế chế nhà họ Wee cho đến khi qua đời. Thậm chí, ông vẫn duy trì tuần làm việc 6 ngày tại tòa nhà UOB bên bờ sông Singapore, nơi mà ông đã đích thân giám sát việc xây dựng vào những năm 1990.

Tận đến khi từ trần, ông vẫn là Chủ tịch 6 công ty, trong đó có UOL và công ty sản xuất dầu gió Tiger Balm là Haw Par Corp. Ông cũng sở hữu cổ phần tại UOB trị giá 3,2 tỷ USD.

Trong cuốn tự truyện năm 2024, ông Cho Yaw bày tỏ ước nguyện rằng các cháu trai của ông sẽ đóng vai trò quan trọng tại các doanh nghiệp thuộc đế chế gia đình này. Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa xảy ra.

Cách đây vài năm, gia tộc họ Lee đã rút lui khỏi việc quản lý ngân hàng Phát triển Hải ngoại (OCBC) – đối thủ của UOB tại Singapore. Lee Seng Wee, cựu chủ tịch OCBC, qua đời năm 2015. Hiện con trai lớn của ông là Lee Tih Shih, chỉ xuất hiện với vai trò thành viên hội đồng quản trị ngân hàng.

Đối với gia tộc Wee, họ không thiếu những người thừa kế tiềm năng. Theo cáo phó được công bố, tỷ phú Wee Cho Yaw có 16 người cháu và 22 chắt. Dù chưa có những diễn biến căng thẳng xung quanh câu chuyện thừa kế nhưng hầu hết con cháu của vị chủ tịch quá cố đều có con đường riêng của họ.

Theo đó, những người cháu của ông Wee đang theo đuổi niềm đam mê riêng trong kinh doanh, từ nhà hàng ba sao Michelin đến việc đồng sáng lập chuỗi giặt khô và trang web bán tác phẩm nghệ thuật châu Á.

Con trai cả của ông Ee Cheong, Wee Teng Wen, là đối tác quản lý tập đoàn The Lo and Behold. Ông sở hữu và điều hành Odette – một trong số ít nhà hàng ba sao Michelin tại Singapore. Ngoài ra, câu lạc bộ bãi biển Tanjong – địa điểm ưa thích ven biển dành cho các lãnh đạo doanh nghiệp, cũng thuộc quyền điều hành của Teng Wen.

Con trai thứ hai của ông Ee Cheong là Wee Teng Chuen, rời UOB vào năm 2020 để tham gia một nền tảng quản lý bất động sản. Ông cũng cùng anh trai đồng sáng lập chuỗi giặt khô For the Love of Laundry.

Một cháu gái khác của Wee Cho Yaw là Alexandra Eu, đã kết hôn với con trai của tỷ phú giàu nhất Malaysia – Robert Kuok. Hiện cô đồng sở hữu một quán cà phê với chồng và đồng sáng lập một trang web bán tác phẩm nghệ thuật châu Á.

Ngoài lĩnh vực ngân hàng, vào những năm 1970, gia tộc Wee đã phát triển danh mục đầu tư bất động sản trải rộng trên nhiều công ty ở Singapore.Công ty UOL Group thuộc sở hữu của gia tộc họ Wee là một trong những nhà phát triển bất động sản lớn nhất Singapore.

Hiện tại, UOL quản lý hơn 20 tỷ đô la Singapore (15 tỷ USD) tài sản và là nhà phát triển bất động sản lớn thứ hai Singapore, chỉ sau City Developments.

Jonathan Eu, một cháu trai khác của Cho Yaw, tốt nghiệp Wharton School, hiện đang điều hành Singapore Land Group Ltd – công ty con trị giá khoảng 2 tỷ USD của UOL.

“Là ngân hàng duy nhất của Singapore hiện do gia đình điều hành và điều này khiến UOB trở nên độc đáo so với các đối thủ cạnh tranh,” Sarah Jane Mahmud, nhà phân tích ngân hàng tại Bloomberg Intelligence cho biết.

“Với việc có rất ít con cháu của Wee làm việc trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, có khả năng UOB sẽ được quản lý bởi những người ngoài gia tộc trong tương lai”, nhà phân tích này nhận định.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

YouTube mở rộng YouTube Create tới nhiều thị trường khác nhau

YouTube đang mở rộng ứng dụng chỉnh sửa video YouTube Create sang nhiều thị trường hơn, hướng tới mục tiêu thúc đẩy ứng dụng video ngắn Shorts trong cuộc đua với Reels của Meta và TikTok.

Theo đó, YouTube Create, một ứng dụng di động được thiết kế để giúp chỉnh sửa video, đang được YouTube mở rộng sang 13 thị trường khác trong giai đoạn thử nghiệm.

Các nhà sáng tạo nội dung hiện có thể tải xuống ứng dụng miễn phí trên Android ở các quốc gia bổ sung sau:

  • Argentina
  • Châu Úc.
  • Brazil.
  • Canada.
  • Phần Lan.
  • Hồng Kông.
  • Ireland.
  • Hà Lan.
  • New Zealand.
  • Tây ban nha.
  • Đài Loan.
  • Thái Lan.
  • Thổ Nhĩ Kỳ.

YouTube Create là gì?

YouTube Create là một ứng dụng di động miễn phí cho phép người dùng chỉnh sửa video ngắn hoặc video dài hơn cho YouTube. Người dùng cũng có thể thêm nhạc phim, chú thích, v.v., tất cả đều trực tiếp từ điện thoại của mình.

YouTube Create giúp người dùng nâng cao chất lượng nội dung trên kênh YouTube của họ mà không cần thêm các công cụ chỉnh sửa đắt tiền hoặc phần mềm máy tính để bàn phức tạp.

Theo Conor Kavanagh, Trưởng nhóm Chính sách kiếm tiền tại YouTube:

  • “Vào tháng 9, chúng tôi đã công bố ra mắt phiên bản beta của YouTube Create, một ứng dụng mới cung cấp cho nhà sáng tạo trên thiết bị di động những công cụ họ cần để đưa video của mình lên một tầm cao mới.”
  • “Với YouTube Create, bạn có thể dễ dàng tạo video chất lượng cao bằng các công cụ chỉnh sửa, hiệu ứng, bộ lọc và chuyển tiếp, tất cả đều có trong giao diện trực quan, dễ sử dụng.”

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

CEO Google: Gemini AI bị lỗi khi tạo hình ảnh là không thể chấp nhận được

Sundar Pichai, CEO Google, cho biết sự cố tạo hình ảnh của mô hình Gemini là không thể chấp nhận được và công ty đang nỗ lực khắc phục.

CEO Google: Gemini AI bị lỗi khi tạo hình ảnh là không thể chấp nhận được
CEO Google: Gemini AI bị lỗi khi tạo hình ảnh là không thể chấp nhận được

Tính năng tạo ảnh của Google mới ra mắt đầu tháng 2 thông qua Gemini, đổi tên từ Google Bard. Tuy nhiên, nhiều người dùng phản ánh rằng công cụ cho ra kết quả không chính xác, như tổng thống đầu tiên của Mỹ George Washington bị Gemini coi là người da màu. Lỗi này nhanh chóng trở thành vấn đề lớn trên mạng xã hội.

Trong thông báo nội bộ, CEO Google khẳng định không có AI nào hoàn hảo, đặc biệt trong giai đoạn đầu của ngành. Tuy nhiên, Google luôn đặt ra tiêu chuẩn rất cao đối với sản phẩm nên sự cố như trên khó chấp nhận được.

Sundar Pichai tỏ ra lạc quan về tương lai của Gemini khi nhận thấy sự cải thiện đáng kể trong các câu trả lời của chatbot. Trong khi đó, tính năng tạo hình ảnh của Gemini hiện bị gỡ bỏ cho đến khi khắc phục xong.

Jack Krawczyk, Giám đốc sản phẩm cấp cao của Gemini tại Google, cho biết công cụ AI của hãng có thể tạo hình ảnh con người với sắc tộc khác nhau và đó là điều tốt vì mọi người khắp thế giới đều sử dụng nó. Tuy nhiên, hãng đã không tính đến những trường hợp cụ thể, dẫn đến gây tranh cãi, như người Viking cũng bị AI coi là người da màu.

Theo các chuyên gia, việc điều chỉnh mô hình rất phức tạp vì AI hoàn toàn có thể mắc những lỗi vô lý. Đối với Gemini, Google hứa hẹn tính năng tạo ảnh sẽ sớm trở lại nhưng cần có quy trình để đảm bảo sự cố không lặp lại.

Google đang đối mặt nhiều thách thức khi cố gắng bắt kịp OpenAI trong cuộc chạy đua AI tổng quát (Generative AI). Trong khi họ còn đang gặp vấn đề với Gemini, OpenAI đã ra mắt Sora và gây sốt nhờ khả năng tạo video từ văn bản.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

OpenAI: Elon Musk kiện vì tiếc nuối khi không còn là một phần của OpenAI

Giám đốc chiến lược của OpenAI phủ nhận cáo buộc của Elon Musk, cho rằng có thể tỷ phú này đang tiếc nuối vì không còn trong đội ngũ.

Theo thông báo nội bộ của OpenAI mà Bloomberg thu thập được ngày 2/3, Jason Kwon, Giám đốc chiến lược của OpenAI, nói “hoàn toàn không đồng ý” với vụ kiện mà Musk đang tiến hành.

Elon Musk đồng sáng lập OpenAI vào năm 2015. Trong đơn kiện công bố ngày 2/3, một trong những vấn đề được tỷ phú đề cập là công ty hiện đi ngược với sứ mệnh ban đầu về AI nguồn mở. Với tư cách là người từng tài trợ cho tổ chức phi lợi nhuận OpenAI, ông yêu cầu công ty ngừng mang lại lợi ích cho Microsoft và cá nhân CEO Sam Altman.

Jason Kwon bác bỏ cáo buộc rằng OpenAI hoạt động giống như “công ty con” của Microsoft và cho rằng tuyên bố này “có thể xuất phát từ sự hối tiếc của Elon về việc không còn tham gia công ty”. Kwon khẳng định công ty vẫn đảm bảo sứ mệnh “AGI mang lại lợi ích cho nhân loại”, đồng thời hoạt động độc lập, thậm chí cạnh tranh trực tiếp với Microsoft.

OpenAI từ chối bình luận về vụ kiện và thông tin trên.

Đơn kiện của Musk được gửi lên tòa án San Francisco từ 29/2. Trong đó, tỷ phú Mỹ nói năm 2015, Sam Altman, Greg Brockman và các nhà đồng sáng lập của OpenAI tiếp cận ông để mời tham gia thành lập một phòng thí nghiệm phi lợi nhuận nhằm phát triển trí tuệ nhân tạo “vì lợi ích nhân loại”.

Năm 2018, ông rời hội đồng quản trị sau khi tuyên bố “AI có thể nguy hiểm hơn vũ khí hạt nhân”. Giữa tháng 2, Musk từng đăng ảnh kỷ niệm ngày OpenAI nhận lô chip đầu tiên từ Nvidia.

Năm 2019, OpenAI gọi vốn và huy động được một tỷ USD từ Microsoft. Tập đoàn phần mềm Mỹ không chỉ trả tiền mặt mà còn cho OpenAI dùng cơ sở hạ tầng và nền tảng đám mây. Họ cùng nhau xây dựng siêu máy tính để đào tạo các mô hình khổng lồ và gây tiếng vang lớn như ChatGPT, Dall-E.

Trong khi đó, The Verge nhận xét vụ kiện giống như là luật sư của Musk đang tìm cách tính phí từ người giàu nhất hành tinh, hơn là một bước đi nghiêm túc.

Ví dụ với cáo buộc OpenAI vi phạm hợp đồng, đơn không đi kèm một hợp đồng cụ thể, chỉ đề cập đến một email từ Sam Altman gửi Elon Musk, trong đó nói công nghệ OpenAI phát triển sẽ được sử dụng vì “lợi ích của thế giới” và Musk nói đồng ý. Hay việc Musk cáo buộc OpenAI nợ tiền mình, trang này cho rằng đây là một “kỳ vọng bất thường” đối với việc quyên góp cho một tổ chức phi lợi nhuận.

Theo FT, vụ kiện đang đẩy hai lãnh đạo công nghệ nổi tiếng bậc nhất thế giới lên mức căng thẳng mới. Trước đó họ đã liên tục có những ý kiến trái chiều về tương lai AI. Sau khi ChatGPT ra mắt và gây chấn động thế giới tháng 11/2022, Musk đã liên tục cảnh báo về mối nguy hiểm của AI.

Ông từng ký đơn kêu gọi các công ty, tổ chức toàn cầu ngừng cuộc đua siêu AI trong sáu tháng để cùng nhau xây dựng bộ quy tắc chung về AI. Tuy nhiên, theo Business Insider, ông cũng đã mua 10.000 card đồ họa của Nvidia để vận hành công ty xAI hồi tháng 3/2023.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Bộ Công an: Công ty VNG để lộ hơn 163 triệu tài khoản khách hàng

Thông tin Công ty VNG để lộ hơn 163 triệu tài khoản khách hàng được Bộ Công an nêu rõ trong báo cáo đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan bảo vệ dữ liệu cá nhân, thuộc dự thảo hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Bộ Công an nhận định tình trạng lộ dữ liệu cá nhân diễn ra phổ biến trên không gian mạng. Người sử dụng chưa có ý thức bảo vệ dữ liệu cá nhân, đăng tải công khai hoặc lộ trong quá trình chuyển giao, lưu trữ, trao đổi phục vụ hoạt động kinh doanh hoặc do biện pháp bảo vệ không tương xứng dẫn tới bị chiếm đoạt và đăng tải công khai.

Bộ Công an nêu một số vụ việc điển hình tại báo cáo đánh giá: “Công ty VNG để lộ hơn 163 triệu tài khoản khách hàng; Công ty Thế giới di động và Điện máy xanh để lộ hơn 5 triệu email và hàng chục nghìn thông tin thẻ thanh toán như Visa, thẻ tín dụng của khách hàng; tin tặc đã tấn công vào hệ thống máy chủ của Việt Nam Airline, đăng tải lên Internet 411.000 tài khoản khách hàng thành viên của chương trình Bông Sen Vàng “.

Tình trạng để lộ thông tin khách hàng để các công ty môi giới dịch vụ taxi của Việt Nam sử dụng mời chào khách hàng qua tin nhắn SMS; dữ liệu khách hàng của Công ty FPT bị đăng tải công khai trên mạng, cũng được Bộ Công an đề cập.

Theo Bộ Công an, tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân hiện đang diễn ra phổ biến, công khai, với các dữ liệu thô và dữ liệu cá nhân đã qua xử lý, nhiều hành vi chưa được xử lý vì thiếu quy định của pháp luật.

Trong đó các dữ liệu thô bao gồm danh sách cán bộ, danh bạ nội bộ của các Bộ, tập đoàn kinh tế (Công thương, Tài chính, Giao thông Vận tải, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thương mại, Tổng cục Thuế, Tập đoàn Than…); khách hàng điện lực trên toàn quốc; thông tin chủ thuê bao điện thoại, internet của các nhà mạng; thông tin khách hàng vay, gửi tiết kiệm ngân hàng; chứng khoán; bảo hiểm…

Còn dữ liệu cá nhân đã qua xử lý được Bộ Công an nhận định là thông tin chi tiết về các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, như: họ tên, ngày sinh, số CMND, địa chỉ, số điện thoại, số tài khoản ngân hàng (bao gồm cả số dư), thân nhân, chức vụ, vị trí công tác…

Phân tích thêm về thực trạng này, Bộ Công an cho rằng các doanh nghiệp, công ty kinh doanh dịch vụ có thu thập dữ liệu cá nhân của khách hàng, cho phép các đối tác thứ ba tiếp cận thông tin dữ liệu cá nhân nhưng không có yêu cầu, quy định chặt chẽ, để đối tác thứ ba chuyển giao, buôn bán cho các đối tác khác.

Các doanh nghiệp chủ động thu thập thông tin cá nhân của khách hàng, hình thành kho dữ liệu cá nhân, phân tích, xử lý các loại dữ liệu đó để tiến hành kinh doanh, buôn bán.

Việc buôn bán dữ liệu cá nhân được tiến hành có hệ thống, có tổ chức, cam kết “bảo hành” và có khả năng cập nhật dữ liệu, trích xuất dữ liệu theo yêu cầu người mua. Nhiều dữ liệu bị rao bán công khai, trong thời gian dài, với số lượng lớn trên không gian mạng. Việc mua bán được tiến hành qua website, tài khoản, trang, nhóm trên mạng xã hội, diễn đàn tin tặc…“, báo cáo của Bộ Công an nêu rõ.

Tại báo cáo đánh giá, Bộ Công an cũng đề cập đến phương thức, thủ đoạn thu thập trái phép dữ liệu cá nhân.

Cụ thể, Bộ Công an cho rằng, các đối tượng sẽ tạo lập hoặc lợi dụng các website có nội dung hấp dẫn thu hút người dùng, khi người dùng truy cập sẽ âm thầm cài cắm mã độc vào máy tính và các thiết bị thông minh mà người dùng không hề hay biết để thu thập thông tin.

Ví dụ, các đối tượng sẽ đính kèm các mã độc vào các trang game online, các trang web có nội dung đồi trụy… hoặc đối tượng tạo ra các trang đăng nhập thông tin giả mạo (Facebook, email, bank). Những trang này sẽ được gửi qua email đến nạn nhân và chúng có giao diện giống hệt với trang đăng nhập của các nhà cung cấp dịch vụ. Nếu nạn nhân mất cảnh giác và thực hiện đăng nhập thông tin trên trang web đó, thông tin sẽ được gửi đến hacker thay vì là các nhà cung cấp dịch vụ như họ nghĩ.

Một phương thức khác được Bộ Công an nêu là thủ đoạn thu thập trái phép dữ liệu cá nhân thông qua phần mềm miễn phí. Theo đó, với một số phần mềm được cung cấp miễn phí trên mạng internet, đặc biệt là đối với những phầm mềm không rõ nguồn gốc, phần mềm bẻ khóa, các đối tượng sẽ lợi dụng để cài cắm các mã độc đính kèm, khi người dùng tải về máy và tiến hành cài đặt thì vô tình cài đặt mã độc lên chính thiết bị của mình.

Và các mã độc này sẽ tiến hành âm thầm thu thập dữ liệu cá nhân người dùng. Ví dụ: các chương trình crack, patch phần mềm; một số phần mềm diệt virus giả mạo như AntivirusGold, Antivirus PC 2009, AntiSpyware Shield Pro, DoctorTrojan…“, Bộ Công an thông tin.

Tấn công qua các thiết bị thông minh cũng là phương pháp được các đối tượng sử dụng để thu thập trái phép dữ liệu cá nhân. Bộ Công an đánh giá đây là một thủ đoạn mới. Các đối tượng thường nhắm vào các thiết bị thông minh có kết nối internet như: Router wifi, camera an ninh, điện thoại thông minh…

Bằng việc tiến hành rà quét nhằm phát hiện và lợi dụng các lỗ hổng an ninh phổ biến trên các thiết bị này như sử dụng tài khoản và mật khẩu mặc định của nhà sản xuất, không cập nhật các bản vá lỗi thường xuyên… các đối tượng sẽ cài cắm mã độc nhằm theo dõi, thu thập dữ liệu, đe dọa hoặc tống tiền người dùng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo VTC

Elon Musk kiện OpenAI, Microsoft và CEO Sam Altman

Elon Musk kiện OpenAI, CEO Sam Altman và Microsoft vì từ bỏ sứ mệnh khi thành lập công ty là phụng sự nhân loại thay vì tìm kiếm lợi nhuận.

CNBC dẫn nguồn tin cho biết đơn kiện của Elon Musk đã được gửi lên tòa án San Francisco ngày 29/2. Trong đơn kiện, tỷ phú Mỹ nói năm 2015, Sam Altman, Greg Brockman và các nhà đồng sáng lập OpenAI tiếp cận ông để tham gia thành lập một phòng thí nghiệm phi lợi nhuận nhằm phát triển trí tuệ nhân tạo “vì lợi ích của nhân loại”.

Sau đó, Elon Musk trở thành đồng sáng lập OpenAI. Năm 2018, ông rời hội đồng quản trị sau khi tuyên bố “AI có thể nguy hiểm hơn cả vũ khí hạt nhân”.

Năm 2019, OpenAI quyết định gọi vốn và huy động được một tỷ USD từ Microsoft. Tập đoàn phần mềm Mỹ không chỉ trả tiền mặt mà còn cho OpenAI dùng cơ sở hạ tầng và nền tảng đám mây.

Họ đã cùng nhau xây dựng siêu máy tính để đào tạo các mô hình khổng lồ và gây tiếng vang lớn như ChatGPT, Dall-E. Thành công của ChatGPT trở thành một trong những thương vụ đầu tư khôn ngoan nhất của Microsoft.

Trong đơn kiện, các luật sư của Musk nói việc OpenAI tập trung vào mục tiêu kiếm tiền đã vi phạm hợp đồng ban đầu khi thành lập công ty. Phía nguyên đơn còn cho rằng OpenAI đã “hoàn toàn giữ bí mật” mẫu AI tiên tiến nhất là GPT-4.

“OpenAI đã được chuyển đổi thành một công ty con. Họ nhận nguồn tiền từ công ty công nghệ lớn nhất thế giới Microsoft. Cho đến nay, trang web của OpenAI vẫn tuyên bố phát triển AGI để phục vụ lợi ích nhân loại, nhưng trên thực tế họ đang giúp tối đa hóa lợi nhuận cho Microsoft”, đơn kiện viết.

Các luật sư của Musk nhấn mạnh việc OpenAI tập trung vào việc tối đa hóa lợi nhuận cho Microsoft đã vi phạm thỏa thuận khi họ tiếp cận Musk. Đơn kiện nhằm buộc OpenAI tuân thủ các thỏa thuận và quay lại với sứ mệnh phát triển AGI vì lợi ích của nhân loại chứ không phải cá nhân hay tổ chức nào.

Trước đó 10 ngày, Musk đăng ảnh kỷ niệm ngày OpenAI nhận lô chip đầu tiên từ Nvidia. Sau đó ông cũng tiết lộ lý do không nhận cổ phần tại startup này vì cho rằng việc này “có vẻ phi đạo đức và không hợp pháp”.

Theo FT, vụ kiện đã đẩy hai lãnh đạo công nghệ nổi tiếng bậc nhất thế giới lên mức căng thẳng mới. Trước đó họ đã liên tục có những ý kiến trái chiều về tương lai AI. Sau khi ChatGPT ra mắt và gây chấn động khắp thế giới hồi tháng 11/2022, Elon Musk đã liên tục cảnh báo về mối nguy hiểm của AI với nhân loại.

Ông từng ký đơn kêu gọi công ty, tổ chức toàn cầu ngừng cuộc đua siêu AI trong sáu tháng để cùng nhau xây dựng một bộ quy tắc chung về AI. Tuy nhiên, theo Business Insider, ông cũng đã mua 10.000 card đồ họa của Nvidia để vận hành công ty xAI hồi tháng 3/2023.

Trong khi đó, Sam Altman cũng có mối quan hệ không mấy êm ấm với lãnh đạo của OpenAI. Tháng 11 năm ngoái, hội đồng quản trị công ty bất ngờ sa thải CEO. Theo Reuters, một trong những nguyên nhân của cuộc sa thải này là để “bảo vệ sứ mệnh công ty tiếp tục phát triển AI vì lợi ích nhân loại”. Vài ngày sau đó Sam Altman được phục chức.

Cả OpenAI, Sam Altman và Elon Musk chưa đưa ra bình luận về vụ kiện. CNBC dẫn lời Chủ tịch Microsoft Brad Smith tại một hội nghị nói OpenAI là đối tác quan trọng nhưng họ “không kiểm soát công ty”.

Dưới sự dẫn dắt của Sam Altman, Open AI đang trở thành một trong những startup giá trị và phát triển nhanh nhất thế giới. Theo New York Times, OpenAI hiện được định giá 80 tỷ USD. Tuy nhiên công ty cũng đang gặp hàng loạt rắc rối liên quan đến vấn đề bản quyền khi đào tạo các mô hình AI.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

VinFast lỗ ròng 2.4 tỷ USD năm 2023 (tăng gần 15% so với năm 2022)

Theo nguồn tin từ Yahoo News, nhà sản xuất xe điện (EV) VinFast (Việt Nam) báo cáo lỗ ròng hơn 2.4 tỷ USD vào năm 2023 dù doanh thu tăng đến 90%.

VinFast lỗ ròng 2.4 tỷ USD năm 2023
VinFast lỗ ròng 2.4 tỷ USD năm 2023

Theo báo cáo, mặc dù VinFast đặt mục tiêu cạnh tranh quốc tế với những gã khổng lồ về xe điện toàn cầu như Tesla hay BYD, hãng xe này đã không thể đạt được mục tiêu doanh số đặt ra.

Mặc dù tổng doanh thu của VinFast trong năm 2023 là 1,19 tỷ USD, tăng 91% so với năm trước, nhưng khoản lỗ ròng đã lên tới 2,39 tỷ USD trong năm 2023, tăng 14,7% mức lỗ so với năm 2022. Công ty được báo cáo là đã bàn giao 34.855 xe điện vào năm 2023, không đạt mục tiêu đề ra là 50.000.

Mặc dù không thể đạt được mục tiêu năm 2023, VinFast vẫn có kế hoạch nâng mục tiêu giao hàng lên 100.000 xe vào năm 2024 và mở rộng sang các thị trường quốc tế khác ngoài Mỹ, Canada và Châu Âu.

Mới đây, VinFast đã tiết lộ kế hoạch xây dựng một nhà máy xe điện ở Tamil Nadu, Ấn Độ, bắt đầu vào ngày 25 tháng 2. Cơ sở này dự kiến ​​sẽ có công suất sản xuất hàng năm là 150.000 xe. Ngoài ra, VinFast dự định phân bổ tối thiểu 1,2 tỷ USD tại Indonesia để thành lập một nhà máy khác và cũng bày tỏ sự quan tâm đến việc đầu tư vào Philippines.

Ông Nguyễn Anh, Giám đốc tài chính của VinFast cho biết trong một tuyên bố: “Chúng tôi đã nhận thấy kết quả thuận lợi trong hoạt động kinh doanh trong quý 4 với doanh thu tăng trưởng mạnh mẽ và tỷ suất lợi nhuận được cải thiện.

Chúng tôi vẫn tập trung vào việc nâng cao hiệu quả đầu tư và củng cố bảng cân đối kế toán bằng cách giảm chi phí sản xuất và nguyên vật liệu.”

Nguồn tin cũng tiết lộ rằng hiện VinFast chỉ có khoảng hơn 160 triệu USD tiền mặt (số liệu được trích dẫn từ báo cáo tài chính chưa được kiểm toán của VinFast được công bố vào ngày 22/2 mới đây).

Nguồn báo cáo từ SEC.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Sai lầm của công ty mẹ Budweiser khi sử dụng người có ảnh hưởng là người chuyển giới

Nhà sản xuất bia lớn nhất thế giới Budweiser có thể đã mất tới 1,4 tỷ USD doanh thu do phản ứng dữ dội của người tiêu dùng đối với mối quan hệ hợp tác ngắn ngủi của thương hiệu với một người có ảnh hưởng (Influencer) là người chuyển giới để quảng cáo bia Bud Light.

Sai lầm của công ty mẹ Budweiser khi sử dụng người có ảnh hưởng là người chuyển giới
Sai lầm của công ty mẹ Budweiser khi sử dụng người có ảnh hưởng là người chuyển giới

Mới đây, Anheuser-Busch InBev đã báo cáo doanh thu kỷ lục năm 2023 nhưng cho biết “tiềm năng tăng trưởng toàn diện của họ đã bị hạn chế” bởi hoạt động kinh doanh tại Mỹ, nơi doanh số bán hàng bị ảnh hưởng do đợt tẩy chay Bud Light vì một bài đăng trên Instagram hợp tác với Dylan Mulvaney.

Ở Bắc Mỹ, organic revenue của Anheuser-Busch InBev đã giảm 1,4 tỷ USD vào năm ngoái do doanh số bán bia theo số lượng sụt giảm trong khu vực. Nguyên nhân chủ yếu là do doanh số bán Bud Light ở Mỹ sụt giảm. Trong khi đó, bia chiếm phần lớn doanh thu của AB InBev.

Doanh số bán hàng của Bud Light sụt giảm sau khi công ty hợp tác với Mulvaney vào tháng 4 năm ngoái, gây ra phản ứng dữ dội chống người chuyển giới và người tiêu dùng kêu gọi tẩy chay.

Cơn bão kể trên thậm chí đã giúp hãng bia Modelo Especial của Mexico soán ngôi Bud Light vào tháng sau đó với tư cách là loại bia bán chạy nhất nước Mỹ, danh hiệu mà thương hiệu này đã nắm giữ trong hơn hai thập kỷ.

Giám đốc điều hành Michel Doukeris nói với các nhà đầu tư hôm thứ năm rằng từ tháng 5 đến tháng 2, Bud Light chỉ phục hồi được 1,2 điểm phần trăm thị phần đã mất. Ông nói, tốc độ phục hồi đang tăng lên, nhưng vẫn chỉ ở mức 0,1 đến 0,2 điểm phần trăm cứ sau ba đến bốn tuần.

“Đó không phải là tốc độ nhanh như chúng tôi mong đợi hay mức chúng tôi đang nỗ lực đạt được. Tuy nhiên, vẫn có sự tiến bộ”, ông nói thêm.

Một số nhà phân tích không ấn tượng với sự phục hồi được công ty tiết lộ cho đến nay.

Doanh thu của 3 nhà mạng Viettel, Mobifone và VNPT khi mảng truyền thống thoái trào

Ba năm gần đây, doanh thu của ba nhà mạng viễn thông lớn nhất thị trường đều bị chững lại, thậm chí suy giảm như trường hợp của MobiFone do dịch vụ truyền thống là gọi và tin nhắn SMS đang dần bị thay thế.

Hiện ba nhà mạng Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel), Tổng Công ty Viễn thông MobiFone và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) chiếm trên 90% thị phần viễn thông Việt Nam. Trong năm 2023, Viettel vẫn đang giữ vững vị trí số 1 về viễn thông với 56,5% thị phần thuê bao di động. Khoảng 34% miếng bánh viễn thông đang thuộc về MobiFone và VNPT, công ty mẹ của Vinaphone.

Trong năm 2023, Tập đoàn Viettel ghi nhận doanh thu hợp nhất đạt 172.500 tỷ đồng, tăng 5,4% so với cùng kỳ. Kết quả lợi nhuận và nộp ngân sách nhà nước  chưa được công bố như các năm trước.

Viettel là tập đoàn hoạt động đa ngành nghề, từ mạng viễn thông, hạ tầng số, thương mại điện tử, logistics, … và còn kinh doanh ra nước ngoài. Như vậy, con số doanh thu trên bao gồm các mảng như vừa liệt kê.

Mặc dù không công bố chi tiết nguồn thu, Tập đoàn cho biết thị phần viễn thông tăng thêm 1,64% và tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu với 56,5% toàn thị trường. Các dịch vụ ngoài di động cũng giữ vị thế số 1 gồm cố định băng rộng (FTTH) với thị phần 43%; truyền hình trên đa nền tảng chiếm 31,2%.

Năm qua, Viettel đã chuyển dịch 5,8 triệu thuê bao 2G lên 4G (đạt 109% kế hoạch), nâng tỷ trọng thuê bao 4G lên 80%; chuẩn hóa thông tin giai đoạn 2 cho 8,6 triệu thuê bao (đạt 100% kế hoạch); ứng dụng công nghệ AI để tối ưu hiệu quả chặn tin nhắn rác, cuộc gọi rác…

Doanh thu từ nước ngoài của tập đoàn tăng trưởng 20,5%, duy trì tốc độ tăng trưởng 7 năm liên tiếp và gấp 5 lần trung bình ngành trên thế giới. Hiện tại Viettel đang phát triển thị trường viễn thông tại 6 quốc gia là Haiti (thông qua Natcom), Campuchia (Metfone), Lào (Unitel), Myamar (Mytel), Đông Timor (Telemor), và Burundi  (Lumitel).

Đối với Tập đoàn VNPT, công ty mẹ của nhà mạng Vinaphone, năm 2023 tổng doanh thu đạt 54.856 tỷ đồng, tăng hơn 2% so với cùng kỳ năm trước và tương đương 98% kế hoạch.

Lợi nhuận toàn Tập đoàn đạt 4.468 tỷ đồng, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lợi nhuận công ty mẹ là 2.824 tỷ đồng, nhích 0,1%. VNPT nộp ngân sách nhà nước 3.849 tỷ đồng, vượt gần 13% kế hoạch. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu đạt 6%.

Trong khi đó, kết quả của MobiFone lại giảm sút với tổng doanh thu công ty mẹ đạt 25.440 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 1.638 tỷ đồng năm 2023, giảm lần lượt 12% và 49% so với năm trước đó.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu của MobiFone đạt 7,25%. Tổng công ty nộp ngân sách nhà nước 1.639 tỷ đồng.

Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), năm 2023, doanh thu toàn ngành ước đạt hơn 3,7 triệu tỷ đồng, tăng 1,49% so với năm 2022. Nộp ngân sách nhà nước tăng 1,31% so với cùng kỳ, ước đạt 99.323 tỷ đồng.

Tại Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2024 của VNPT, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá, tăng trưởng những năm gần đây của các nhà mạng là thấp, thấp hơn tăng trưởng GDP  (viễn thông trong nước của Viettel tăng từ 2 – 5%, VNPT từ 2 – 3%, Mobifone thì giảm từ 4 -10% mỗi năm). Một nhà mạng viễn thông thế hệ mới mà tăng trưởng tốt là phải xung quanh 10%, tăng trưởng mức đạt yêu cầu thì cũng phải trên 5%.

Bộ trưởng cho rằng các nhà mạng chủ chốt, đã chưa đầu tư đi trước về xây dựng hạ tầng số, và cũng vì vậy mà vẫn chưa tìm thấy không gian tăng trưởng mới, trong khi không gian cũ đã hết dư địa. Thậm chí suy giảm.

Ví dụ như các dịch vụ truyền thống là thoại và SMS, đã từng chiếm gần 100% doanh thu di động của nhà mạng, thì cơ bản sẽ giảm xuống chỉ còn dưới 10%.

Những dịch vụ truyền thống này của VNPT vẫn đang chiếm tới 40%, phải chuẩn bị là tỷ lệ này sẽ giảm xuống dưới 10%. Nếu không sớm mở ra không gian mới thì VNPT cũng như các nhà mạng khác sẽ gặp nguy hiểm trong tương lai, Bộ trưởng đưa quan điểm.

Cuộc cách mạng 5G và động lực cho các nhà mạng viễn thông

Tại Việt Nam, nhà mạng viễn thông, hạ tầng số có không quá 10 công ty, nhưng lại có rất nhiều đơn vị làm ứng dụng công nghệ thông tin. Do đó, việc định vị đúng chức năng sẽ góp phần cải thiện tình hình.

Theo Bộ trưởng, nguồn thu chính của một nhà mạng, một doanh nghiệp hạ tầng là đến từ các dịch vụ thuê bao đăng ký, thu phí hàng tháng, không phải từ các dự án thu tiền một lần.

Năm 2024 được coi là năm thương mại hóa mạng 5G trên toàn quốc. Trong các năm trước, các nhà mạng đã ráo riết chuẩn bị đầu tư cho cuộc đua chuyển đổi này, nhằm phủ sóng mạng 5G mà không cần phải qua bước trung giang 4,5G (5G NSA).

Nếu phát triển, triển khai mạng 5G và hướng đi đúng đắn cho kinh doanh 5G có thể tạo ra tăng trưởng cho nhà mạng ít nhất 5 – 10%, người đứng đầu Bộ TT&TT nhận định. Tuy nhiên, việc tăng trưởng 10% không đơn thuần là chỉ đầu tư vào mạng 5G mà còn phải tạo ra một hệ sinh thái ứng dụng 5G theo sau,…

Theo dự báo, thị trường các ứng dụng 5G toàn cầu sẽ đạt 670 tỷ USD vào năm 2025, tức là giúp cho doanh thu nhà mạng tăng tới 50% so với năm 2020, trung bình mỗi năm tăng 10%.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh nghiệp Kinh doanh