Đó là chia sẻ của ông Raymond The, Phó Chủ tịch cấp cao phụ trách bán hàng và Marketing tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương (APAC) của NVIDIA tại sự kiện công nghệ FPT Techday 2023.
Phó Chủ tịch NVIDIA: Nhập vào dữ liệu và xuất ra trí tuệ là khái niệm dễ hình dung nhất về Generative AI
Tại sự kiện, ông Raymond The nhận định, lĩnh vực AI đã chuyển mình nhờ sự ra đời của các mô hình Trí tuệ nhân tạo tổng quát (Generative AI) mạnh mẽ. Thế giới đang chứng kiến một số kỹ năng liên quan đến sáng tạo và tưởng tượng được tự động hóa sớm hơn dự đoán.
Đối với một số tổ chức, AI tổng quát mang lại tiềm năng quý giá cho những cơ hội cấp cao hơn như các dịch vụ và mô hình kinh doanh mới.
Là một nhánh trí tuệ nhân tạo có sức ảnh hưởng mạnh mẽ, ông Raymond cho rằng Al tổng quát mang đến tiềm năng to lớn trong việc giải quyết các thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt. Nhiều khách hàng trước đây khai thác Al bằng cách sử dụng các tác vụ như phân loại truyền thống, nhận dạng thực thể được đặt tên (NER) và xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP).
Các tác vụ quen thuộc này đang dần được chuyển sang thực hiện bằng các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM). Khi đã quen dùng LLM hơn, các tổ chức dần nhận ra giá trị của Al tổng quát và ứng dụng nó nhiều hơn trên các khối lượng công việc khác nhau.
“Nhập vào là dữ liệu, xuất ra là trí tuệ. Đây chính là khái niệm dễ hình dung nhất về Generative AI” – ông Raymond khẳng định.
Phó Chủ tịch cấp cao khu vực Châu Á Thái Bình Dương công ty NVIDIA chia sẻ hành trình ứng dụng Al tổng quát, những kịch bản chính trong đó công nghệ Al có thể được tận dụng để giải quyết các thách thức của doanh nghiệp một cách hiệu quả.
AI tổng quát đang tạo ra một cuộc cách mạng trong các lĩnh vực kinh doanh, cung cấp những khả năng mà các tổ chức có thể khai thác để nâng cao hiệu suất, thúc đẩy sự gán bó của khách hàng và đẩy mạnh đổi mới.
Chia sẻ thêm về AC (Accelerated Computing), ông Raymond cho rằng AC có rất nhiều ý nghĩa trong việc giải quyết các vấn đề có tính tác động lớn đến khí hậu, cháy rừng, sóng thần, tìm hiểu mô hình nóng lên toàn cầu thế nào, hay điều chỉnh carbon, xử lý hình ảnh bằng robot.
Đại diện NVIDIA đã công bố sản phẩm hợp tác giữa NVIDIA và FPT cho thị trường Việt Nam ở các lĩnh vực: đô thị thông minh, y tế, hội nghị truyền hình,… đã có sẵn để doanh nghiệp sử dụng ngay lúc này.
Đồng quan điểm, ông Lê Hồng Việt Tổng giám đốc Công ty FPT Smart Cloud nhận định mọi doanh nghiệp trong tương lai sẽ hướng đến trở thành một doanh nghiệp công nghệ bởi cơ cấu dân số đang thay đổi.
Khách hàng trong tương lai là những công dân trẻ sinh ra trong thời đại công nghệ bùng nổ, thường xuyên sử dụng dịch vụ 24/7 và mong muốn được sử dụng dịch vụ từ doanh nghiệp một cách thông suốt, liên tục.
Việc chăm sóc khách hàng theo cách truyền thống qua email, điện thoại hay trò chuyện trực tiếp như trước đây không còn đáp ứng tốt nhu cầu đó. Vì vậy, doanh nghiệp cần thay đổi linh hoạt thích ứng với thời đại thông qua công nghệ và sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo trong việc chăm sóc khách hàng.
Về nguồn lực, nhân viên trong tương lai sẽ không chỉ là con người mà còn bao gồm cả máy móc. Việc tạo ra môi trường làm việc hài hòa, thông suốt giữa con người và máy sẽ giúp doanh nghiệp tăng năng suất lao động. Đồng thời, tự động hóa tiến tới thực hiện những gì con người, máy móc cùng nhau tạo ra.
Hơn nữa, công nghệ sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa sức lao động, đưa Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.
Cùng với đó là giúp doanh nghiệp thay đổi để thích ứng nhanh hơn. Nếu cơ hội đến, doanh nghiệp có thể tăng trưởng gấp 10 lần trong một năm. Và ngược lại, khi xuất hiện những khó khăn, công ty cũng có thể thu hẹp hoạt động nhanh chóng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Khi nói đến những tên tuổi lớn trong làng khời nghiệp công nghệ, Databricks vẫn là một trong số đó. Mới tháng trước, công ty này đã huy động được 500 triệu USD với mức định giá là 43 tỷ USD.
Sau khi được định giá 43 tỷ USD, Databricks mua lại startup sao chép dữ liệu Arcion với giá 100 triệu USD
Với mức định giá mới, startup này mới đây đã công bố mua lại công ty khởi nghiệp sao chép dữ liệu Arcion với giá 100 triệu USD.
Việc sao chép dữ liệu cho một kho lưu trữ dữ liệu (data lakehouse) như Databricks cho phép người dùng di chuyển dữ liệu một cách nhất quán giữa các nguồn dữ liệu khác nhau.
Phía Databricks cho biết: “Việc mua lại sẽ cho phép Databricks cung cấp một giải pháp có thể mở rộng, dễ sử dụng và tiết kiệm chi phí. Người dùng (doanh nghiệp) có thể sử dụng giải pháp này để thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn dữ liệu doanh nghiệp (enterprise data sources) khác nhau.”
Trước đó, các khách hàng của Databricks sẽ cần phải sử dụng các công cụ của bên thứ ba như Informatica, Qlik hoặc Alterx để đấu nối dữ liệu vào Databricks, tuy nhiên điều này sẽ sớm trở nên không cần thiết khi Databricks tích hợp với Arcion.
Về phía Arcion, công ty khởi nghiệp này đã huy động được 18 triệu USD kể từ khi thành lập vào năm 2016, cung cấp cho Databricks hơn 20 trình kết nối với cơ sở dữ liệu và nguồn dữ liệu doanh nghiệp, bao gồm Oracle, PostgreSQL, Redis, SAP, Salesforce và Snowflake.
Arcion cũng sẽ cung cấp cho Databricks công cụ nhập liệu riêng để đưa dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau lên hệ thống. Hiện Arcion đã xây dựng xong các kết nối với Databricks.
Ở một khía cạnh khác, trong làn sóng AI, Databricks gần đây cũng đang tập trung mạnh vào AI. Cách đây không lâu, nền tảng này đã công bố một mô hình ngôn ngữ lớn mã nguồn mở có tên là Dolly, được ra mắt chỉ vài tháng sau khi OpenAI phát hành ChatGPT.
Vào tháng 5, công ty này mua lại nền tảng quản trị dữ liệu dựa trên AI, Okera.
Vào tháng 6, công ty tiếp tục thông báo đang mua lại đối thủ cạnh tranh của OpenAI là MosaicML với giá 1,3 tỷ USD.
Tất cả những gì đang diễn ra cho thấy Databricks thực sự là một đối thủ nặng ký trong giới khởi nghiệp công nghệ bên cạnh OpenAI hay các Big Tech như Microsoft hay Google.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong một chia sẻ mới đây với CNBC, CTO của OpenAI (ChatGPT) cho biết rằng trong tương lai, người dùng có thể tương tác với ChatGPT mà không cần phải sử dụng máy tính hay điện thoại di động.
CTO của OpenAI: Bạn có thể tương tác với ChatGPT mà không cần điện thoại hay máy tính
Mặc dù ở thời điểm khi CTO Mira Murati gia nhập OpenAI, khả năng của AI là đã quá rõ ràng, chính cô và OpenAI vẫn không thể nghĩ rằng các mô hình ngôn ngữ lại trở nên bùng nổ và phổ biến như hiện nay.
“Vào năm 2019, chúng tôi có GPT-3 và đây là lần đầu tiên chúng tôi có hệ thống AI thể hiện được khả năng hiểu ngôn ngữ. Trước đó, chúng tôi không nghĩ rằng các hệ thống AI thực sự có khả năng này.”
Murati nói tiếp: “Tốc độ tiến bộ của công nghệ thực sự rất nhanh chóng”.
Bạn sẽ có thể thực sự trò chuyện với chatbot.
CTO Murati cho biết, bạn có thể sớm tương tác với ChatGPT mà không cần phải nhập bất cứ thứ gì vào.
“Chúng tôi muốn đi xa hơn nữa từ những gì đang có ở hiện tại. Chúng ta từ lâu là nô lệ của bàn phím và cơ chế cảm ứng của điện thoại. Và nếu bạn thực sự nghĩ về nó, bạn thấy rằng vẫn chưa có bất cứ một cuộc cách mạng nào đã được diễn ra”.
Theo CTO này, người dùng có thể trò chuyện với ChatGPT giống như cách họ trò chuyện với bạn bè hoặc đồng nghiệp.
“Đó thực sự là mục tiêu của chúng tôi – tương tác với các hệ thống AI này theo cách thực sự tự nhiên, theo cách như là bạn đang cộng tác với ai đó…”
“”Bạn có thể nói chuyện bằng văn bản và chỉ trao đổi qua tin nhắn… hoặc có thể đưa ra một hình ảnh nào đó và nói, “Này, nhìn này, tôi đã nhận được tất cả những tấm danh thiếp này khi tham gia các cuộc họp. Bạn có thể thêm họ vào danh sách liên lạc của tôi được không?””.
Liên quan đến các loại tương tác nâng cao này, cựu nhà thiết kế của Apple, Jony Ives, được cho là đang đàm phán với OpenAI để sản xuất ra một sản phẩm tiêu dùng mới được coi là “iPhone của trí tuệ nhân tạo.”
AI sẽ có thể suy nghĩ ở một cấp độ sâu hơn.
Trong khi với các phiên bản hiện tại, chatbot AI rất giỏi trong việc cộng tác với con người và phản hồi lại bằng văn bản (và cả hình ảnh hay video). CTO Murati cho biết mục tiêu là để chúng có thể tự suy nghĩ.
“Chúng tôi đang cố gắng xây dựng một hệ thống trí thông minh nói chung. Với một ý tưởng hoàn toàn mới, như thuyết tương đối rộng, chúng cần có khả năng tư duy trừu tượng.”
“Và đó thực sự là nơi chúng tôi đang hướng tới – hướng tới những hệ thống mà cuối cùng chúng sẽ có thể giúp chúng tôi giải quyết được những vấn đề cực kỳ khó khăn. Không chỉ đơn giản là cộng tác, chúng phải làm được những việc mà ngày nay con người chúng ta không thể làm được.”
Khi được hỏi liệu ChatGPT có thể đưa ra các câu trả lời ngang bằng với Wikipedia hay không, CTO Murati nói: “Nó phải làm tốt hơn thế. Nó phải có độ chính xác ở mức độ khoa học cao hơn.”
“Một cuộc cách mạng” về cách chúng ta học tập và làm việc đang đến.
CTO Murati thừa nhận rằng công nghệ AI đang phát triển và có thể sẽ phá vỡ cách con người chúng ra học tập và làm việc.
Cô lưu ý rằng nhiều sinh viên đã bắt đầu sử dụng chatbot AI để hoàn thành bài tập cho mình. Và để đáp lại, chúng ta có thể sẽ phải thay đổi cách thức giảng dạy.
“Với một lớp học có nhiều học sinh (sinh viên) khác nhau, giáo viên không thể tuỳ chỉnh chương trình học theo cách giúp học sinh có thể học tốt nhất. Đây chính là lúc AI có thể giúp. Nó có thể cung cấp các chương trình được cá nhân hóa, tùy chỉnh việc học và giảng dạy theo cách (học sinh) có thể nhận thức và hiểu rõ nhất…”
Sự gián đoạn tương tự cũng có thể xảy ra ở nơi làm việc, nơi nhiều người đang lo sợ rằng AI có thể thay thế con người.
“Một số việc làm mới sẽ được tạo ra và một số khác sẽ bị mất đi. Có lẽ chúng ta sẽ làm việc ít hơn nhiều. Có lẽ thời gian làm việc (số ngày làm việc trong tuần) sẽ thay đổi hoàn toàn.”
Tuy nhiên, dù thế nào đi chăng nữa, một cuộc cách mạng cũng đang đến.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Sau khi tạo ra nhiều tranh cãi trong thế giới điện ảnh và trò chơi điện tử, trí tuệ nhân tạo (AI) tiếp tục gây ra những phản ứng khác nhau trong thế giới quảng cáo.
Nhật Bản sử dụng AI để tạo ra nhân vật quảng cáo
Theo Yahoo News, không chỉ tạo ảnh hoặc văn bản, công nghệ AI còn có thể tạo ra các mô hình 3D được sử dụng cho video để tạo video quảng cáo.
Cụ thể, thương hiệu đồ uống Nhật Bản Ito En đã phát hành một quảng cáo vào đầu tháng 9 cho dòng đồ uống mới, trà xanh Oi Ocha Catechin, cùng với một nữ nhân vật quảng cáo giấu tên. Khoảng một tháng sau khi tải quảng cáo lên YouTube, công ty đã xác nhận trong một thông cáo báo chí rằng người mẫu trong video được tạo bằng công nghệ AI.
Người phụ nữ trong video ban đầu xuất hiện có độ tuổi trung niên với mái tóc đen bạc, nhưng sau khi uống nước trà xanh thì biến thành một cô gái trẻ. Quảng cáo truyền hình nêu bật đặc tính trẻ hóa và chống oxy hóa của trà xanh.
Vấn đề là nhân vật trong quảng cáo lại được tạo ra bởi AI như những gì được Ito En thừa nhận, mặc dù công ty không giải thích AI đã được sử dụng như thế nào. Dường như AI đã thiết kế mô hình 3D và sau đó các chuyên gia về thiết kế đồ họa và hoạt hình đã sử dụng mô hình đó để tạo quảng cáo.
Bên cạnh người mẫu, AI cũng giúp Ito En tạo ra logo cho đồ uống trà xanh Oi Ocha Catechin. Báo cáo từ SoraNews24 cho biết Ito En đã nhờ các nhà thiết kế của mình tạo ra hơn chục thiết kế trước khi đưa bản dự thảo vào quy trình đánh giá AI.
Điều này có nghĩa AI không chỉ đảm nhận việc quảng cáo mà còn toàn bộ hoạt động tiếp thị sản phẩm.
Việc sử dụng những người không tồn tại luôn tạo ra nhiều tranh cãi. Đối với Ito En, điều đó mang lại lợi thế cho họ khi nhân vật quảng cáo không cần trả lương, không gây ra scandal ngay cả khi cô ấy nổi tiếng và có thể làm việc 24 giờ/ngày và 7 ngày/tuần mà không phàn nàn. Nhưng nó cũng có những mặt tiêu cực.
Trên mạng xã hội Nhật Bản, nhiều người khẳng định khi phát hiện người xuất hiện trong quảng cáo không tồn tại, họ mất hứng thú với sản phẩm vì quảng cáo tạo ra một cảm giác trống rỗng.
Nhìn chung, AI sẽ ngày càng hiện diện nhiều hơn trong quảng cáo, nhưng các nhà quảng cáo sẽ phải nghiên cứu kỹ cách họ sử dụng nó. Sử dụng nó một cách ồ ạt mà không cân nhắc có thể chống lại chính các nhà sản xuất quảng cáo đó.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nhờ vào sức mạnh của công nghệ AI, gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon đang tích cực đưa robots vào hệ thống đóng gói (Fulfilment), hệ thống ban đầu đã giúp giảm đến 25% thời gian làm việc.
Amazon đưa robots vào hệ thống đóng gói (và giúp giảm 25% thời gian)
Theo đó, Amazon đang tích cực tích hợp một hệ thống robot mới vào hệ thống nhà kho (warehouses) của mình để cải thiện thời gian giao hàng, mức độ an toàn và hiệu suất hoạt động nói chung.
Với tên gọi là Sequoia, hệ thống robots được hỗ trợ bởi công nghệ AI này có thể cải thiện tốc độ tìm kiếm và lưu trữ sản phẩm lên tới 75% đồng thời tiết kiệm thời gian thực hiện đơn hàng lên tới 25%. Hệ thống này hiện đang được chạy tại một trong những nhà kho của Amazon có trụ sở tại Houston.
Sequoia sử dụng cánh tay robot và thị giác máy tính (computer vision) để xác định lượng hàng tồn kho trước khi gửi cho nhân viên để bắt đầu giao hàng.
Ngoài những lợi ích mà robots có thể mang lại, những rủi ro liên quan đến mức độ an toàn thân thể của nhân viên tại nhà kho vẫn là một vấn đề lớn.
Một nguồn tin báo cáo rằng các nhân viên Amazon làm việc tại các nhà kho tự động (có sử dụng robots) có tỷ lệ bị thương cao gấp đôi so với những người không làm việc cùng với robots (mặc dù Amazon từ chối thông tin từ báo cáo này).
Việc sử dụng robots cũng đã làm tăng số lượng sản phẩm mà mỗi nhân viên Amazon cần quét, từ 100 lên tới 400 sản phẩm mỗi giờ. Hiện Amazon chưa có thông báo về kế hoạch tinh giảm nhân viên vì bị robots thay thế.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Sự hợp tác này khiến PwC trở thành Big Four đầu tiên hợp tác với OpenAI, một trong những công ty đi đầu trong công nghệ AI tổng quát với chatbot ChatGPT.
PwC bắt tay với OpenAI nhằm tận dụng AI để tối ưu hoá dịch vụ tư vấn
Theo Bloomberg, hãng kiểm toán PricewaterhouseCoopers LLP đã hợp tác với OpenAI, chủ sở hữu công cụ ChatGPT. Kết quả của mối hợp tác này là PwC sẽ cung cấp cho khách hàng những lời khuyên do trí tuệ nhân tạo tạo ra. Mối hợp tác này diễn ra khi các công ty kiểm toán Big Four đang tìm cách cắt giảm chi phí và tăng năng suất.
BIG FOUR KIỂM TOÁN ĐẦU TIÊN HỢP TÁC VỚI OPENAI
Theo đó, công ty kiểm toán sẽ sử dụng AI để tư vấn các vấn đề phức tạp về thuế, pháp lý và nhân sự, chẳng hạn như thực hiện thẩm định đối với các công ty, xác định các vấn đề tuân thủ và thậm chí đề xuất xem có nên ủy quyền các giao dịch kinh doanh hay không.
Sự hợp tác này khiến PwC trở thành Big Four đầu tiên hợp tác với OpenAI, được coi là một trong những công ty đi đầu trong công nghệ AI tổng quát (Generative AI) với chatbot ChatGPT.
Các công ty kiểm toán lớn đang cắt giảm chi phí để đối phó với sự suy giảm của các dịch vụ chuyên nghiệp.
PwC đang dừng tăng lương và thưởng cho một số trong số 25.000 nhân viên ở Vương quốc Anh, Deloitte LLP chuẩn bị cắt giảm hơn 800 việc làm ở Vương quốc Anh, Ernst & Young LLP sẽ sa thải khoảng 5% nhân viên từ bộ phận tư vấn dịch vụ tài chính ở Vương quốc Anh, trong khi KPMG LLP đang có kế hoạch cắt giảm 125 việc làm tư vấn.
PwC cho biết, mối quan hệ đối tác với OpenAI, không dựa trên ChatGPT, cũng sẽ không dẫn đến việc cắt giảm việc làm trong thời gian tới.
Bivek Sharma, giám đốc điều hành về thuế, pháp lý và con người tại PwC UK, cho biết trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Hai rằng hệ thống AI mới của PwC đã “hoạt động giống như một đối tác có thời hạn 25 năm”.
Sharma cho biết: “Gánh nặng tuân thủ trên toàn cầu đang gia tăng và cùng với địa chính trị, mức độ phức tạp mà C-Suite đang phải đối mặt là điều bạn chưa từng thấy trước đây”.
“Rất nhiều người nói về việc AI sẽ chuyển dịch công việc như thế nào, nhưng trên thực tế, để giải quyết những tình huống rất phức tạp này, AI là công cụ thực sự cần thiết giúp thực hiện các công việc đó”.
Harvey, một công ty khởi nghiệp về AI được OpenAI hỗ trợ và chuyên về các dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp, cũng là một phần của quan hệ đối tác.
Hệ thống này hiện đang được triển khai ở Anh, nơi khoảng 650 nhân viên sẽ được tiếp cận để thử nghiệm và đào tạo.
Công ty có kế hoạch mở rộng khả năng tiếp cận tới 10.000 nhân viên tại hơn 50 quốc gia trong vài tháng tới. PwC cho biết mối hợp tác này cũng giúp thực hiện các dự án quy mô lớn, mà trước đây nếu thực hiện có thể sẽ quá tốn kém hoặc kéo dài.
Brad Lightcap, giám đốc vận hành của OpenAI, cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên Zoom: Dịch vụ chuyên nghiệp là “một lĩnh vực mà chúng tôi khá hào hứng”.
Ông nói: “Những mô hình này có thể là những trợ lý thực sự đắc lực trong quy trình làm việc pháp lý, quy trình làm việc kế toán và quy trình làm việc về thuế”.
CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN BIG FOUR ĐÃ TĂNG GẤP ĐÔI ĐẦU TƯ VÀO AI
Các công ty kiểm toán Big Four đã tăng gấp đôi đầu tư vào AI khi họ tìm cách tăng năng suất. Đối thủ KPMG đã công bố khoản đầu tư trị giá hàng tỷ đô la vào các dịch vụ đám mây và AI tổng quát của Microsoft, trong khi Ernst & Young LLP gần đây đã hợp tác với IBM để sử dụng AI nhằm hợp lý hóa các quy trình nhân sự.
Deloitte đã mở rộng quan hệ đối tác với Google Cloud để phát triển các giải pháp hỗ trợ AI cho khách hàng. PwC cũng đã sử dụng dịch vụ chatbot để giúp tăng tốc các công việc như tóm tắt tài liệu kể từ tháng 3.
Fiona Czerniawska, Giám đốc điều hành của Source Global Research cho biết: “Rủi ro ở đây là, với tỷ suất lợi nhuận chịu áp lực từ lạm phát tiền lương vào năm 2021, các công ty dịch vụ chuyên nghiệp tập trung vào việc sử dụng các công cụ nhúng AI như một phương tiện để giảm chi phí thay vì phát triển các giải pháp tốt hơn”.
PwC không tiết lộ giá trị của thỏa thuận với OpenAI nhưng cho biết PwC ở Anh đang chi 100 triệu bảng Anh (122 triệu USD) cho AI trong năm nay.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Dựa trên sức mạnh của AI (trí tuệ nhân tạo), YouTube đang thử nghiệm công cụ mới cho phép nhà sáng tạo hát như ca sĩ.
YouTube đang thử nghiệm công cụ cho phép nhà sáng tạo hát như ca sĩ
Theo đó, YouTube đang phát triển một công cụ mới được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo (AI), cho phép các nhà sáng tạo nội dung ghi lại âm thanh sử dụng giọng nói của các nhạc sĩ nổi tiếng.
Để phục vụ cho việc phát triển công cụ, YouTube được cho là đang tích cực đàm phán về vấn đề bản quyền bài hát với các công ty âm nhạc, các thông tin chi tiết hơn hiện chưa được tiết lộ.
Về phía YouTube, nền tảng video lớn nhất thế giới này thời gian gần đây liên tục ra mắt các công cụ cho nhà sáng tạo chủ yếu tận dụng sức mạnh của trí tuệ nhân tạo.
Ví dụ như bộ công cụ mà người sáng tạo có thể sử dụng để tạo nền cho video, công cụ tạo quảng cáo bằng AI hay một công cụ khác cho phép họ lồng tiếng tự động sang các ngôn ngữ khác.
Ở một khía cạnh khác, ngành công nghiệp âm nhạc coi AI vừa là một công nghệ mới đầy hứa hẹn vừa là mối đe dọa lớn khi việc tạo ra các bài hát sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, khi các nhà sáng tạo cũng có thể sẽ trở thành “ca sĩ”.
Ngoài ra, khi trí tuệ nhân tạo ngày càng được ứng dụng rộng hơn vào lĩnh vực âm nhạc, vấn đề vi phạm bản quyền theo đó là một nhức nhối lớn với hầu hết các ca sĩ, nhạc sĩ và cả các công ty làm âm nhạc.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo thông báo cập nhật mới nhất của OpenAI cho ChatGPT, chatbot AI này hiện có thể phản hồi bằng hình ảnh và duyệt web theo thời gian thực.
ChatGPT hiện có thể phản hồi bằng hình ảnh và tìm kiếm web
Theo đó, OpenAI, công ty đứng sau chatbot AI ChatGPT đã chính thức ra mắt tính năng duyệt internet (web) theo thời gian thực cho ChatGPT sau một khoảng thời gian ngắn thử nghiệm (được cho là chưa tới 1 tháng).
Điều này có nghĩa là nếu như trước đây, ChatGPT không thể trả lời các câu hỏi sau thời điểm mà bộ dữ liệu được tích hợp vào nó (chỉ đến khoảng tháng 9 năm 2012), thì giờ đây, với tính năng mới, các thông tin đã có thể được tìm kiếm và phản hồi theo thời gian thực.
Một trong những mục tiêu lớn của OpenAI là mở rộng bộ dữ liệu của ChatGPT – và khả năng của công cụ tìm kiếm tương tự như Google và Bing.
Cũng trong tuần này, ChatGPT thông báo rằng hiện chatbot cũng có thể tạo ra hình ảnh bằng mô hình DALL-E 3 của OpenAI, tuy nhiên tính năng mới này hiện đang ở giai đoạn thử nghiệm cho một số người dùng được chọn.
OpenAI viết trong một ghi chú phát hành: “Từ một câu đơn giản đến một đoạn chi tiết, hãy hỏi ChatGPT xem bạn muốn xem gì và nó sẽ chuyển ý tưởng của bạn thành những hình ảnh cực kỳ chính xác.”
Theo một nghiên cứu của UBS, sau khi được ra mắt vào tháng 11 năm ngoái, ChatGPT đã trở thành ứng dụng tiêu dùng có tốc độ phát triển nhanh nhất từng được ghi nhận, với khoảng 100 triệu người dùng hoạt động hàng tháng trong hai tháng.
Kể từ đó, chatbot đã khởi động một cuộc chạy đua vũ trang AI, truyền cảm hứng cho những gã khổng lồ công nghệ như Google, Microsoft hay Meta không ngừng phát triển các tính năng, ứng dụng và trải nghiệm mới.
Hai trong số những đối thủ cạnh tranh hàng đầu trong cuộc đua đó là OpenAI với ChatGPT và Google với đối thủ cạnh tranh, Google Bard.
Vào tháng 4, OpenAI được cho là đã hoàn tất đợt bán cổ phiếu trị giá 300 triệu USD với mức định giá từ 27 tỷ đến 29 tỷ USD, các khoản đầu tư đến từ các công ty như Sequoia Capital và Andreessen Horowitz.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong một hội nghị mới đây về công nghệ (MAX conference), lãnh đạo của công cụ thiết kế Adobe đã bày tỏ quan điểm về cách Generative AI sẽ tác động đến bối cảnh sáng tạo nội dung mà cụ thể là với các nhà sáng tạo nội dung.
Adobe: Đây là cách Generative AI tác động đến bối cảnh sáng tạo nội dung
Trong bối cảnh khi Adobe không ngừng nỗ lực trong việc tích hợp AI tổng quát (Generative AI) tới các sản phẩm thiết kế và sáng tạo của mình, một lãnh đạo cấp cao của nền tảng đã chia sẻ rằng những công nghệ mới này sẽ không chỉ giúp các chuyên gia sáng tạo nội dung trở nên linh hoạt hơn mà còn giúp họ giải quyết tốt hơn những thách thức vốn có trong quá trình sáng tạo.
Ý tưởng là tận dụng AI để thực hiện các công việc cơ bản và theo đó các nhà sáng tạo sẽ có nhiều thời gian hơn để làm những việc khác, quan trọng hơn.
“Nếu bạn từng phải mất rất nhiều thời gian để xử lý các công việc cơ bản như thay đổi tỷ lệ khung hình, giờ đây bạn có thể làm điều đó chỉ bằng một cú nhấp chuột.”
Adobe cũng đã công bố một số cải tiến AI tổng quát mới tại hội nghị MAX 2023, bao gồm các mô hình mới có trong Firefly, công cụ chỉnh sửa hình ảnh được hỗ trợ bởi AI tổng quát của Adobe, đồng thời bổ sung thêm các tính năng mới cho Lightroom, Illustrator và cả Adobe Express.
Gã khổng lồ phần mềm cũng đã giới thiệu khả năng tạo hình ảnh vector và các mẫu thiết kế từ những câu lệnh bằng văn bản (như cách người dùng tương tác với ChatGPT).
Các công cụ mới này được giới thiệu với mục đích cung cấp cho nhà sáng tạo nhiều công cụ hơn để thúc đẩy khả năng sáng tạo của họ.
Từ MAX đến Generative Fill đều là những cách Adobe khiến cho quá trình sáng tạo của nhà sáng tạo trở nên đơn giản và tối ưu hơn nhiều.
Nói về việc AI sẽ thay thế con người, đại diện Adobe cho rằng AI chỉ giúp các chuyên gia hay nhà sáng tạo tối ưu công việc của họ hơn là bị thay thế.
Ông nói rằng ở một quốc gia như Ấn Độ, nơi có khoảng 60% dân số dưới 35 tuổi và sử dụng điện thoại thông minh làm phương tiện chính để tương tác với mọi người, chủ nghĩa tiêu dùng ngày càng gia tăng và các thương hiệu không ngừng muốn có thêm nội dung từ nhà sáng tạo (Content Creator).
“Các thương hiệu không chỉ cần tương tác với những đối tượng này mà còn phải tạo ra sự khác biệt về thương hiệu. Tất cả những điều này về cơ bản là đang thúc đẩy nhiều nhu cầu hơn về hoạt động sản xuất và sáng tạo nội dung, tạo ra nhiều quảng cáo phù hợp với sở thích của người tiêu dùng hơn.”
Nói về cách tận dụng các công cụ sáng tạo, Adobe cho biết:
“Nếu bạn có một ý tưởng nhưng không biết bắt đầu từ đâu, bạn chỉ cần sử dụng các lời nhắc bằng văn bản. Thứ nhất, nó giúp bạn bắt đầu nhanh hơn. Thứ hai, nó cung cấp cho bạn nhiều biến thể để bạn có thể lặp lại quy trình một cách nhanh chóng hơn.”
Dù mới được công bố từ đầu năm, Firefly của Adobe đã được sử dụng để tạo ra hơn 3 tỷ hình ảnh. Adobe cũng đã công bố mô hình Firefly Image 2, một phiên bản cập nhật của công cụ chuyển văn bản thành hình ảnh. Mô hình mới được cho là sẽ tạo ra những hình ảnh chất lượng cao hơn và đúng với mô tả (từ phía người dùng) hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Gã khổng lồ tìm kiếm Baidu của Trung Quốc mới đây đã ra mắt phiên bản mới nhất của mô hình ngôn ngữ lớn Ernie được gọi là Ernie 4 cho biết phiên bản này sẽ tốt như ChatGPT của OpenAI.
Gã khổng lồ tìm kiếm Baidu của Trung Quốc: Ernie 4 tốt như ChatGPT của OpenAI
Theo đó, Baidu đã chính thức ra mắt mô hình ngôn ngữ lớn (LLMs) Ernie phiên bản mới nhất được đặt tên là Ernie 4.
Người sáng lập và CEO Robin Li cho biết trong một hội nghị công nghệ mới đây tại Trung Quốc rằng quyền truy cập sớm với Ernie 4 sẽ chỉ dành cho những người được mời thay vì ra mắt rộng rãi cho công chúng.
CEO này cho biết phiên bản mới nhất Ernie 4 là một bản nâng cấp toàn diện so với phiên bản tiền nhiệm, cho thấy những cải tiến đáng kể về khả năng hiểu, tạo, logic, bộ nhớ và hiệu suất tổng thể của nó “không thua kém gì so với GPT-4” (hiện được tích hợp trong ChatGPT của OpenAI).
CEO này cũng giới thiệu Baidu GBI, một sản phẩm dựa trên AI (trí tuệ nhân tạo) mà doanh nghiệp đã tạo ra với mục tiêu cung cấp các hỗ trợ tương tác ngôn ngữ tự nhiên (natural language interaction) và xử lý phân tích cơ sở dữ liệu chéo (cross-database analysis), cùng với đó là nhiều chức năng khác.
Theo giới thiệu, Baidu GBI (tương tự như Power BI của Microsoft) có thể thực hiện các công việc phân tích dữ liệu mà con người phải mất vài ngày mới hoàn thành chỉ trong “vài phút”.
“Người dùng Trung Quốc thích nắm bắt các công nghệ mới và các mô hình ngôn ngữ lớn là động lực thúc đẩy một chu kỳ tăng trưởng kinh tế mới.” CEO này nói.
Baidu đã phát hành phiên bản Ernie 3.5 vào tháng 6, tuyên bố rằng nó hoạt động tốt hơn ChatGPT 3.5 của OpenAI và sẽ đánh bại GPT-4 ở một số kỹ năng tiếng Trung.
Ernie Bot, được Baidu công bố vào tháng 3 cũng là câu trả lời công khai đầu tiên của Trung Quốc cho làn sóng AI tổng quát (Generative AI) mà đại diện là ChatGPT.
Theo CLSA, Trung Quốc hiện có ít nhất 130 mô hình ngôn ngữ lớn, chiếm 40% tổng số toàn cầu và chỉ sau 50% của Mỹ.
Theo Haifeng Wang, giám đốc công nghệ (CTO) của Baidu, khả năng của Ernie đã được cải thiện 30% trong vài tháng qua, ứng dụng này đã thu hút được khoảng 45 triệu người dùng, 825 ứng dụng và 500 plug-in đã được tạo ra dựa trên nó.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Geoffrey Hinton, nhà khoa học máy tính và được mệnh danh là “Cha đẻ của AI”, cho biết trí tuệ nhân tạo (AI) có thể tự viết lại ‘code’ của chính nó để thoát ra khỏi sự kiểm soát.
Cha đẻ của AI: AI có thể tự phát triển để thoát khỏi sự kiểm soát
Theo đó, trong một cuộc phỏng vấn mới đây với chương trình “60 Minutes” của CBS, Geoffrey Hinton cho biết rằng các công nghệ AI có thể phát triển nhanh chóng và đạt được khả năng thông minh hơn con người “trong vòng 5 năm tới”. Nếu điều đó xảy ra, AI có thể phát triển vượt quá khả năng kiểm soát của con người.
“Một trong những cách mà các hệ thống này có thể thoát ra khỏi sự kiểm soát đó là tự viết lại những mã máy tính của riêng chúng. Và đó là điều chúng ta cần phải thực sự lo lắng.”
Nói về Hinton, ông giành được Giải thưởng Turing (Turing Award) năm 2018 cho công trình tiên phong trong nhiều thập kỷ về công nghệ AI và học sâu (deep learning). Ông cũng đã từ bỏ vị trí phó chủ tịch và chuyên gia kỹ thuật tại Google vào tháng 5 mới đây với mục tiêu là “có thể thoải mái lên tiếng về những rủi ro do AI gây ra.”
Ông cho biết, con người, bao gồm cả các nhà khoa học đã tạo ra AI ngày nay vẫn chưa thể hiểu đầy đủ về cách thức hoạt động và phát triển của công nghệ này. Nhiều nhà nghiên cứu AI thoải mái thừa nhận sự thiếu hiểu biết đó: Vào tháng 4, CEO Sundar Pichai của Google đã gọi đây là vấn đề “hộp đen” của AI.
Ông mô tả, các nhà khoa học thiết kế các thuật toán cho hệ thống AI để lấy thông tin từ các tập dữ liệu có sẵn, như internet. Khi các thuật toán có khả năng học tập (learning algorithm) này tương tác sâu với dữ liệu, nó sẽ tạo ra các mạng lưới thần kinh phức tạp có khả năng thực hiện tốt mọi việc.
Ở một khía cạnh khác, nó có thể tạo ra những thứ mới ngoài tầm kiểm soát.
Tương lai của AI thực sự là thứ gì đó không chắc chắn.
“Cha đẻ của AI” cũng nhấn mạnh, trường hợp xấu nhất là tương lai bất ổn và các ngành như chăm sóc sức khỏe đã được hưởng lợi rất nhiều từ AI.
Ông cũng lưu ý đến sự lan truyền của những thông tin hay nội dung sai lệch do AI tạo ra. Ông kêu gọi các cá nhân và tổ chức cần nghiên cứu thêm để hiểu rõ hơn về AI, các quy định của chính phủ nhằm hạn chế rủi ro và các lệnh cấm trên toàn thế giới đối với các robot được hỗ trợ bởi AI được sản xuất để phục vụ cho mục tiêu quân sự.
Cuối cùng, ông còn cho biết rằng nhân loại có thể đang ở “một bước ngoặt”, đồng thời cho biết thêm rằng các nhà lãnh đạo công nghệ và chính phủ phải xác định “liệu có nên phát triển những thứ công nghệ tương tự hơn nữa hay không và phải làm gì để tự bảo vệ mình”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Dữ liệu phân tích từ mạng xã hội việc làm LinkedIn dự báo rằng khoảng 65% các kỹ năng công việc sẽ thay đổi vì AI (trí tuệ nhân tạo) đến năm 2030.
Dữ liệu từ LinkedIn: 65% các kỹ năng công việc sẽ thay đổi vì AI
Trí tuệ nhân tạo (AI) trong thời gian khoảng hơn 1 năm trở lại đây có lẽ là một trong những từ khoá được nhắc đến nhiều nhất, không chỉ riêng với những người làm công nghệ mả còn cả với bất kỳ ai đã, đang và sẽ tham gia vào thế giới việc làm.
Từ việc làm thay đổi sâu sắc bản chất của việc làm trên toàn thế giới khi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hiểu được những năng suất và cơ hội tăng trưởng mà nó có thể mang lại, đến cách người dùng có thể tương tác với thế giới internet.
Dữ liệu phân tích từ LinkedIn mới đây chỉ ra rằng đến năm 2030, sẽ có những sự thay đổi lớn về yêu cầu của các kỹ năng làm việc khi AI ngày càng trở nên phổ biến và được ứng dụng rộng rãi hơn, 65% là con số dự báo cho sự thay đổi.
Chỉ trong hai năm qua, dữ liệu của LinkedIn cho thấy số lượng danh sách việc làm đề cập cụ thể đến công nghệ AI hoặc các thuật ngữ liên quan khác như AI tổng hợp, đã tăng lên hơn gấp đôi.
Nhu cầu tuyển dụng các vị trí về AI tăng nhanh hơn đến 17% so với các công việc không liên quan đến AI.
Hơn nữa, 57% người lao động đã bày tỏ sự quan tâm sâu sắc đến việc mở rộng kiến thức của họ về công nghệ mang tính đột phá này.
Bất chấp những quan niệm sai lầm nếu có, mục tiêu chính của việc đưa AI vào nơi làm việc là nâng cao chứ không phải làm lu mờ sức mạnh nội tại của con người.
Bằng cách tận dụng AI, doanh nghiệp có thể giảm tải các công việc lặp đi lặp lại ít mang tính sáng tạo, mở đường cho việc hướng tới những công việc cần nhiều yếu tố con người — những nỗ lực đòi hỏi sự đồng cảm, sự hiểu biết sâu sắc và hơn thế nữa.
Trong bối cảnh mới này, trách nhiệm và ảnh hưởng của bộ phận nhân sự và tuyển dụng (HR) ngày càng trở nên rõ ràng hơn.
Vai trò của họ không còn chỉ giới hạn ở việc tuyển dụng hay học tập và phát triển. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tầm nhìn chiến lược của các tổ chức đồng thời đảm bảo họ có đủ kỹ năng để thực hiện tầm nhìn đó.
COO của LinkedIn, Dan Shapero, đã nhấn mạnh vai trò ngày càng mang tính chiến lược của các chuyên gia nhân sự trong tổ chức của họ ngày nay: “Họ sẽ phải dẫn dắt công ty của mình thông qua một cuộc chuyển đổi kỹ năng lớn được thúc đẩy bởi AI.”
Dữ liệu của LinkedIn cũng cho thấy 90% các chuyên gia về nhân sự nhận thức được tầm quan trọng của yếu tố chiến lược trong vai trò của họ. Hơn nữa, 61% trong số họ đã bắt đầu đưa các công cụ AI vào quy trình làm việc hàng ngày của họ, trong khi một tỷ lệ tương tự tích cực khuyến khích các hoạt động đào tạo lấy AI làm trọng tâm.
Dữ liệu chứng rằng đối với phần lớn các chuyên gia nhân sự, AI không phải là một xu hướng nhất thời. Nó được coi là nền tảng sẽ định hình các chức năng của họ, đặc biệt là trong việc tăng cường các mối quan hệ và tương tác giữa con người với con người.
Đối với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, việc theo dõi sự tiến bộ của AI không còn là thứ gì đó xa vời mà đó là một điều bắt buộc.
Khi AI đóng vai trò trung tâm trong quá trình ra quyết định của tổ chức, hình ảnh mô tả chân dung của một nhà lãnh đạo cũng sẽ biến đổi. Những nhà lãnh đạo của ngày mai sẽ là những người khéo léo kết hợp sự hiểu biết về công nghệ với trí tuệ cảm xúc (EQ) sâu sắc.
Tóm lại, sự phát triển của AI mang theo rất nhiều thách thức và cả những triển vọng. Khi ranh giới giữa năng lực con người và khả năng công nghệ ngày càng trở nên mơ hồ, cá nhân lẫn doanh nghiệp cần phải chuyển từ tập trung hạn hẹp vào việc thực hiện nhiệm vụ sang một cái nhìn bao quát hơn về sự phát triển toàn diện của con người.
Các nhà lãnh đạo và tổ chức có tư duy tiến bộ trong việc kết hợp hài hòa giữa AI với tiềm năng con người chắc chắn sẽ có nhiều lợi thế trong thế giới việc làm đang không ngừng thay đổi này.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo cập nhật thông tin mới đây từ Reuters, đơn vị sở hữu chatbot AI ChatGPT, OpenAI đang khám phá khả năng để tự sản xuất chip AI riêng.
OpenAI (sở hữu ChatGPT) muốn tự sản xuất chip AI riêng
Theo đó OpenAI, công ty đứng sau ChatGPT, đang khám phá các khả năng mới trong việc tự sản xuất chip trí tuệ nhân tạo (AI) riêng.
Quyết định được cho là đưa ra trong bối cảnh việc vận hành các mô hình AI như ChatGPT đang rất tốn kém khi phải phụ thuộc vào nguồn cung chip từ bên ngoài (Nvidia).
Về tổng thể, khi nói đến các đơn vị xử lý đồ họa, Nvidia hiện là doanh nghiệp thống trị, hãng này hiện kiểm soát hơn 80% thị trường toàn cầu về chip được sử dụng để chạy các ứng dụng AI như ChatGPT.
Vừa giải quyết bài toán chi phí vừa có thể đáp ứng nguồn cung đang rất khan hiếm là mục tiêu của OpenAI.
Theo phân tích của nhà phân tích Stacy Rasgon từ Bernstein, mỗi truy vấn tìm kiếm (từ khoá) tốn khoảng 0.04 USD (4 cents). Nếu lượng người dùng ChatGPT tăng lên 1/10 quy mô tìm kiếm của Google, thì chatbot sẽ cần số GPU trị giá khoảng 48,1 tỷ USD và số chip trị giá khoảng 16 tỷ USD mỗi năm để duy trì hoạt động.
Chip AI tuỳ chỉnh được cho là kỷ nguyên tiếp theo của ngành chip khi không chỉ OpenAI mà các big tech khác như Meta, Amazon hay Microsoft cũng đang nỗ lực tự sản xuất chip AI riêng thay vì là phụ thuộc vào các công ty như Nvidia.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Meta, đơn vị sở hữu mạng xã hội Facebook, Instagram, Threads hay WhatsApp chính thức ra mắt công cụ Generative AI phục vụ cho mục tiêu tối ưu hoá quảng cáo.
Meta chính thức ra mắt tính năng quảng cáo bằng Generative AI
Bằng cách tận dụng công nghệ AI phổ biến nhất hiện nay là generative AI (AI tổng hợp), các nhà quảng cáo trên các nền tảng của Meta có thể sử dụng công cụ mới để xây dựng nội dung quảng cáo, hình ảnh hay tự điều chỉnh các tỷ lệ khác nhau dựa vào các vị trí hiển thị quảng cáo khác nhau.
Nhà quảng cáo có thể tạo ra các biến thể khác nhau của quảng cáo, tuỳ chỉnh nội dung phù hợp cho từng nền tảng và hơn thế nữa.
Meta cũng đang nghiên cứu các tính năng mới cho phép doanh nghiệp sử dụng AI (trí tuệ nhân tạo) để kết nối với khách hàng trên Messenger và WhatsApp, thúc đẩy lượng tương tác thông qua các cuộc trò chuyện.
Trong khi phần lớn doanh thu của Meta (mang về hơn 32 tỷ USD trong quý 2 năm 2023), nền tảng này đang không ngừng tìm cách níu chân nhà quảng cáo bằng các tính năng tối ưu mới, đặc biệt là khi các ứng dụng như Apple Store đang ngày càng hạn chế việc các nền tảng quảng cáo như Meta thu thập dữ liệu cá nhân của người dùng.
Tương lai của hoạt động quảng cáo nhờ vào Generative AI.
Mục tiêu của Meta trong việc ứng dụng AI vào quảng cáo là giúp các marketer tập trung vào những công việc quan trọng nhất của họ, cho phép họ khởi chạy và thử nghiệm quảng cáo nhanh hơn đồng thời dễ dàng tiếp cận các nhóm đối tượng mà họ quan tâm nhiều hơn.
Trong tương lai, các tính năng quảng cáo bằng AI của Meta sẽ cho phép nhà quảng cáo xây dựng các nội dung quảng cáo làm nổi bật những điểm bán hàng độc nhất (USP) của họ và xây dựng hình ảnh theo nhiều chủ đề khác nhau.
Bạn có thể xem thêm thông báo của Meta về tính năng quảng cáo bằng Generative AI tại đây.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Mạng xã hội LinkedIn vừa giới thiệu công cụ tối ưu hoá quảng cáo mới được hỗ trợ bởi công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo).
LinkedIn giới thiệu công cụ tối ưu quảng cáo bằng AI mới
Với tên gọi là Accelerate (Tăng tốc), tính năng quảng cáo mới được thiết kế nhằm mục tiêu giúp nhà quảng cáo thực hiện các hoạt động tối ưu hóa quảng cáo một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn từ trình quản lý chiến dịch Campaign Manager.
Dựa trên các hiểu biết về dữ liệu, công cụ mới vừa giúp tiết kiệm thời gian tối ưu và tài nguyên đồng thời vừa nâng cao hiệu suất quảng cáo tổng thể.
Để sử dụng tính năng Accelerate, nhà quảng cáo hãy đăng nhập vào Campaign Manager rồi làm theo các bước đơn giản dưới đây:
Chọn mục tiêu chiến dịch và sau đó cân nhắc nên sử dụng phương pháp xây dựng chiến dịch theo kiểu cũ hay là “Accelerate” mới.
Cung cấp URL trang đích cho sản phẩm muốn quảng cáo.
LinkedIn sau đó sẽ sử dụng AI để phân tích website (landing page) mà nhà quảng cáo đã chia sẻ, LinkedIn Company Page cũng như các dữ liệu quảng cáo lịch sử của tài khoản để đề xuất các giải pháp quảng cáo tối ưu.
LinkedIn cũng sẽ sử dụng các dữ liệu có được để xây dựng các nội dung quảng cáo và nhóm đối tượng mục tiêu, nhà quảng cáo có thể sửa nội dung và hình ảnh nếu muốn.
Accelerate hay tính năng tối ưu quảng cáo được hỗ trợ bởi AI của LinkedIn hoạt động như thế nào?
Bằng cách tận dụng AI, công cụ tối ưu quảng cáo mới có thể tự động lựa chọn các nội dung và vị trí hiển thị quảng cáo hiệu quả nhất, sau đó điều chỉnh chiến lược giá thầu quảng cáo dựa trên những gì có được.
Công cụ mới được tích hợp nhiều tính năng tự động hóa, bao gồm cả tính năng dự báo đối tượng để tối ưu hoá hoạt động nhắm mục tiêu (Targeting) tới những khách hàng có tiềm năng cao nhất.
“Đối với các B2B Marketer, việc xây dựng các chiến dịch tiếp cận và gây ảnh hưởng đến các nhóm đối tượng mục tiêu không phải là nhiệm vụ dễ dàng, đặc biệt là khi nguồn lực của doanh nghiệp eo hẹp. Nhà quảng cáo cũng mất rất nhiều thời gian cho việc cài đặt và tối ưu quảng cáo dựa trên các mục tiêu đề ra.
“Tính năng Accelerate được ra đời để giải quyết vấn đề này. Nhờ vào công nghệ AI, LinkedIn có thể giúp cải thiện 47% chi phí trên mỗi chuyển đổi (CPA, CPC), giảm đến 21% chi phí để tìm kiếm mỗi khách hàng tiềm năng (Lead) và hơn thế nữa.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
CEO SoftBank Masayoshi Son cho biết ông tin rằng trí tuệ nhân tạo tổng hợp (AGI) sẽ được áp dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực trong vòng 10 năm tới.
CEO SoftBank : AI sẽ trở nên rất phổ biến trong vòng 10 năm tới
Phát biểu tại một hội nghị doanh nghiệp SoftBank World, CEO Son cho biết ông tin rằng trí tuệ nhân tạo tổng hợp sẽ thông minh hơn gấp 10 lần so với trí thông minh tổng thể của con người. Ông cũng lưu ý rằng sự tiến bộ nhanh chóng trong lĩnh vực AI tổng hợp (generative AI) đã vượt quá trí thông minh của con người trong một số lĩnh vực nhất định.
Ông nói: “Thật sai lầm khi nói rằng AI không thể thông minh hơn con người vì nó được tạo ra bởi con người. Sự thật là AI hiện nay có khả năng tự học, tự rèn luyện và tự suy luận, giống như con người.”
Ông cũng nói về cái gọi là “Siêu trí tuệ nhân tạo” (Artificial Super Intelligence) thứ ông cho rằng sẽ trở thành hiện thực trong vòng 20 năm nữa và sẽ vượt qua trí thông minh của con người tới 10.000 lần.
CEO Son là nhà sáng lập của SoftBank, một trong những gã khổng lồ đầu tư công nghệ với nhiều thương vụ đình đám như đầu tư vào WeWork, Uber hay cả Tesla.
Vị CEO này bên cạnh đó cũng kêu gọi các công ty Nhật Bản cần “thức tỉnh” trước công nghệ AI, cho rằng các công ty ở quốc gia này ngày càng tụt hậu so với thời đại internet.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Adobe đã chính thức ra mắt phiên bản Photoshop trên website, hỗ trợ gần 100 ngôn ngữ với mức phí sử dụng khoảng hơn 500.000 đồng/tháng.
Adobe ra mắt gói Photoshop cho Website hỗ trợ gần 100 ngôn ngữ
Photoshop phiên bản trên website vừa được tập đoàn Adobe chính thức ra mắt và giới thiệu là phiên bản thân thiện, tinh gọn hơn bản ứng dụng.
Một số thay đổi của bản website so với bản ứng dụng bao gồm: thêm tên công cụ vào thanh công cụ; các công cụ được nhóm lại theo quy trình làm việc, giúp việc chỉnh sửa chân dung, chọn đối tượng trong ảnh,… trở nên dễ dàng hơn; chuyển đổi mượt mà giữa phiên bản website và phiên bản ứng dụng trên máy tính.
Điểm nhấn của Photoshop bản website chính là khả năng tích hợp các tính năng trí tuệ nhân tạo của Adobe Firefly, đặc biệt là Generative Fill và Generative Expand giúp thêm, mở rộng hoặc xóa nội dung khỏi hình ảnh. Prompt bằng văn bản sẽ được hỗ trợ gần 100 ngôn ngữ.
Photoshop bản website cũng giúp người dùng dễ dàng cộng tác với người khác, những người không trả phí vẫn có thể xem và bình luận lên các tác phẩm.
Vào năm 2021, Adobe đã phát hành bản beta của Photoshop phiên bản web. Đến tháng 6/2022, công ty bắt đầu thử nghiệm mô hình dùng thử miễn phí đối với một số quốc gia.
Từ đầu năm 2023, Adobe liên tục tích hợp AI vào sản phẩm để hỗ trợ người dùng trong việc sáng tạo, chỉnh sửa hình ảnh.
Điều này làm nhiều nhà sáng tạo nội dung lo ngại liệu AI có được đào tạo dựa trên những tác phẩm nghệ thuật có bản quyền hay không.
Adobe khẳng định mục đích của việc tích hợp AI vào Photoshop là hỗ trợ người dùng, không phải để thay thế vai trò của con người.
Hiện tại, Photoshop bản website cho người dùng sử dụng bản dùng thử miễn phí trong 7 ngày. Sau đó nếu muốn dùng toàn bộ tính năng, người dùng phải trả mức phí 20,99 đô/tháng (hơn 500 nghìn đồng/tháng).
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
CEO Tim Cook nói với báo chí Anh rằng Apple đang phát triển các hệ thống AI tổng quát (Generative AI) giống như ChatGPT và sẽ tuyển nhiều nhân sự chuyên về công nghệ AI này.
CEO Tim Cook: Apple đang phát triển hệ thống AI tương tự ChatGPT
Sau khi Apple bày tỏ sự quan tâm về việc hỗ trợ hơn 500.000 việc làm tại Anh, Tim Cook cũng lên tiếng khẳng định công ty sẽ tăng cường nhân sự ở nước này bằng cảnh tuyển thêm nhân viên trong lĩnh vực AI.
Theo Evening Standard, CEO Apple cho biết AI hiện có mặt trên mọi sản phẩm của hãng. Ví dụ, Apple Watch tích hợp trí tuệ nhân tạo để cảnh báo va chạm, phát hiện rung nhĩ, ECG hay iPhone có tính năng dự đoán gõ phím.
Ngoài ra, hãng cũng đang nghiên cứu và phát triển một mô hình AI tạo sinh và sẽ cho ra mắt một dịch vụ giống ChatGPT.
Trước đó, theo The Information, Apple đang đầu tư cho nhiều mô hình trí tuệ nhân tạo khác nhau với chi phí hàng triệu USD mỗi ngày. Trong đó, nhóm phát triển AI đàm thoại có tên Foundational Model với khoảng 16 thành viên, gồm một số cựu kỹ sư AI của Google.
Nhóm Visual Intelligence sẽ phát triển AI tạo hình ảnh, trong khi một nhóm khác nghiên cứu “AI đa phương thức, có thể nhận dạng, tạo hình ảnh hoặc video cũng như văn bản”.
Thương hiệu này cũng phát triển chatbot nhưng theo hướng phục vụ tương tác với khách hàng sử dụng Apple Care. Ngoài ra, Apple cũng đưa AI vào việc hỗ trợ tự động hóa các tác vụ nhiều bước với Siri dễ dàng hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Với sự xem trọng và ưu tiên đầu tư thích đáng các công nghệ mới, hệ thống vận hành của Heineken không chỉ giúp họ thống trị thị trường bia Việt Nam, mà còn giúp nhân sự dù chỉ đến công ty 2 lần/tuần vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Cụ thể hơn, từ 2022 – 2025, việc khai thác hiệu quả dữ liệu đang có đã tạo ra 40 triệu euro cho Tập đoàn.
Data-driven Marketing và câu chuyện chuyển đổi đến từ Heineken
Với những gì anhNguyễn Gia Anh Vũ – Giám đốc Công nghệ và Kỹ thuật số Heineken Việt Nam chia sẻ trong Diễn đàn Doanh nghiệp Việt trong cơn sốt AI tại Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam 2023, thì Heineken đã đi một chặn đường xa trên hành trình ứng dụng các công nghệ mới như AI, Machine Learning hay Big Data vào hoạt động sản xuất, marketing và kinh doanh nói chung.
Việc anh Nguyễn Gia Anh Vũ được Heineken Việt Nam mời về làm Giám đốc Công nghệ và Kỹ thuật số vào tháng 7/2021 từng khiến không ít người ngạc nhiên. Thời đại học và sau đại học, anh được đào tạo về thương mại, marketing và bán hàng.
Khi ra trường và gia nhập P&G (13 năm) hay FrieslandCampina (10 năm) anh cũng chỉ làm ở những vị trí liên quan đến thương mại, bán hàng, marketing, phát triển đối tác – khách hàng….
Các hệ thống quản trị bằng công nghệ tiêu biểu của Heineken Việt Nam.
Tập đoàn Heineken đến từ Hà Lan có 150 năm lịch sử, chuyên sản xuất và phân phối trên 300 nhãn hiệu bia – nước táo lên men tại hơn 190 quốc gia.
Heineken cũng đã kinh doanh tại Việt Nam được hơn 30 năm. Hiện họ đang vận hành 6 nhà máy bia tại Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Nam, TP.HCM, Vũng Tàu và Tiền Giang cùng 9 văn phòng thương mại trên khắp Việt Nam.
Từ sự khởi đầu khiêm tốn chỉ với 20 nhân viên, Heineken Việt Nam ngày nay đã trở thành doanh nghiệp có tới 3.000 nhân viên. Chưa hết, Heineken Việt Nam cũng đang làm việc với 300 nhà phân phối và trên 80.000 điểm bán. Bên cạnh đó, công ty đang tạo ra 152.000 việc làm trong toàn bộ chuỗi giá trị, đóng góp tương đương 1,04% tổng GDP quốc gia.
Tại Việt Nam, Heineken sản xuất và phân phối các nhãn hiệu bia: Heineken, Tiger, Amstel, Larue, Bivina, Sol, Desperados, Affligem và nước táo lên men Strongbow.
Có thể nói, với lượng nhân sự, số lượng nhà máy sản xuất và quy mô kinh doanh lớn như thế, đầu tư hệ thống quản trị – công nghệ là tất yếu phải làm.
Cái đáng nói ở đây chính là: sự đầu tư của họ đã tạo những kết quả tốt vượt mong đợi, giúp họ sản xuất và kinh doanh ngày càng phát triển và giữ được vị trí số 1 trên thị trường nước giải khát Việt Nam.
“Tập đoàn Heineken luôn có tầm nhìn lâu dài về chuyển đổi số, cũng như cam kết của các lãnh đạo về chuyện đầu tư thích đáng cho chuyển đổi số. Có thể nói, chúng tôi đang là doanh nghiệp dẫn đầu về chuyển đổi số trong mảng FMCG (sản xuất – kinh doanh).
Nhờ vậy, chúng tôi mới có thể tiếp tục dẫn đầu thị phần bia – nước giải khát tại Việt Nam”, anh Nguyễn Gia Anh Vũ tự tin khẳng định.
Hiện tại, Heineken Việt Nam có Digital Supply Chain (Chuỗi cung ứng kỹ thuật số) kết nối bộ phận sản xuất với các bộ phận khác, bắt đầu từ hoạch định kế hoạch kinh doanh – sản xuất nấu bia – phân phối – hậu cần – kho bãi; giúp quản lý từ đầu vào nguyên liệu cho đến đầu ra tới tay người tiêu dùng.
Chưa hết, bộ phận hoạch định kế hoạch kinh doanh của họ có thể phần nào dự đoán được số lượng đơn hàng nhờ vào dữ liệu cập nhật liên tục từ tất cả phòng ban trong doanh nghiệp. Còn bộ phận sản xuất của doanh nghiệp dễ dàng giám sát hoạt động và an toàn ở nhà máy nhờ lượng camera lớn đã được lắp đặt.
Để phục vụ cho mảng thương mại, Heineken Việt Nam xây dựng hệ thống Digital Route To Consumer (Hành trình tiêu dùng của khách hàng) hỗ trợ mảng phân phối – bán hàng – marketing. Mục tiêu của hệ thống này là khiến nhân viên Heineken Việt Nam lẫn khách hàng có trải nghiệm đa kênh mượt mà không gián đoạn thông qua một ‘cổng’ duy.
Nó giúp quản lý đơn hàng B2B lẫn B2C/B2B2C, từ kênh online đến offline và cả qua điện thoại hay trực tiếp gặp nhân viên; giúp cá nhân hóa trải nghiệm của người tiêu dùng – tăng mức độ tương tác giữa người tiêu dùng và thương hiệu.
Nó cũng kết nối các đối tác nhà phân phối nhằm góp phần tối ưu chi phí logistics của các sản phẩm của Heineken Việt Nam.
Cách Heineken biến dữ liệu thành tiền.
“Ở khía cạnh khác, người ta hay bảo data drive company – dữ liệu dẫn dắt doanh nghiệp, nhưng liệu bao nhiêu doanh nghiệp/lãnh đạo có thể biến dữ liệu thành tiền?
Để không trở thành một doanh nghiệp chỉ biết hô hào miệng, chúng tôi đã đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ, để từ dữ liệu có thể tạo ra nhiều giá trị cho việc vận hành – quản lý nhà máy/kinh doanh/tài chính. Việc quan trọng đầu tiên chúng ta phải làm là tổ chức đội ngũ dữ liệu”, Giám đốc Công nghệ và Kỹ thuật số Heineken Việt Nam cho hay.
Chiến lược data drive company của Heineken dựa trên 3 trụ cột chính: thứ nhất, chuẩn hóa được dữ liệu để có thể truy xuất được; thứ hai, chắt lọc những dữ liệu có giá trị (data product) hỗ trợ các phòng ban kịp thời đưa ra các quyết định hàng tuần/hàng tháng/hàng năm; cuối cùng, ứng dụng AI và Machine Learning (data analytics) để giải các bài toán phức tạp trong kinh doanh. Trụ cột thứ ba sẽ là nơi mà data tạo ra giá trị cao nhất.
Ví dụ cụ thể về cách tiếp cận Data-driven Marketing: thông qua những dữ liệu về khách hàng cộng với AI và Machine Learning, Heineken Việt Nam sẽ đưa những thông điệp marketing đến với người tiêu dùng đúng thời điểm cùng tần suất phù hợp; hoặc đề nghị những sản phẩm hợp với nhu cầu hiện tại của họ.
Điều này giúp tối ưu chi phí marketing – PR, đồng thời còn giúp các nhân viên có thể cá nhân hóa hoạt động bán hàng.
Dữ liệu và công nghệ mới còn giúp bộ phận sản xuất – nhà máy dự báo số lượng máy móc xảy ra sự cố trong tương lai để Heineken can thiệp trước; dự báo nhu cầu về các loại bia hoặc nước táo lên men trong tương lai gần.
“Một yếu tố quan trọng nữa để chiến lược data drive company có thể phát triển dài hạn và bền vững: phải định lượng được cụ thể giá trị/hiệu quả mà data tạo ra cho doanh nghiệp.
Theo tính toán của Heineken, thì trong 4 năm – từ 2022 đến 2025, data có thể tạo ra trên dưới 40 triệu euro cho Tập đoàn: năm 2022 là 3,1 triệu euro, năm 2023 là 7,4 triệu euro, năm 2024 dự đoán khoản 15,8 triệu euro.
Ngoài ra, chúng còn giúp các nhân sự Heineken Việt Nam chỉ cần đến công ty 2 lần/tuần vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình”, anh Nguyễn Gia Anh Vũ chia sẻ thêm.
Tầm nhìn đến năm 2025, Tập đoàn Heineken sẽ trở thành công ty bia kết nối nhất thế giới thông qua việc đưa công nghệ vào toàn bộ chuỗi giá trị từ khâu sản xuất đến phân phối.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
DALL-E 3 đang được tích hợp vào ChatGPT, Bing, và một số sản phẩm thiết kế khác của Microsoft. Cùng MarketingTrips tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.
DALL-E 3 đang được tích hợp vào ChatGPT và Bing
OpenAI (sở hữu ChatGPT) theo đó mới đây đã chia sẻ một số thông tin mới về DALL-E 3, phiên bản mới nhất của hệ thống AI (trí tuệ nhân tạo) có khả năng chuyển văn bản thành hình ảnh (text-to-image AI system).
DALL·E 3 sẽ sớm được ra mắt và tích hợp vào ChatGPT Plus, ChatGPT Enterprise, AI Image Creator của Bing và cả Microsoft Designer.
DALL-E 3 là gì và có gì mới với DALL·E 3.
Theo giới thiệu từ chính website của OpenAI, DALL-E 3 là hệ thống trí tuệ nhân tạo có khả năng chuyển đổi từ văn bản (Text) thành hình ảnh (Image).
DALL E 3 được xây dựng với mục đích tạo ra chính xác các hình ảnh phù hợp với các hướng dẫn bằng văn bản đầu vào của người dùng.
Bạn có thể xem video bên dưới để hiểu rõ hơn về hệ thống AI này.
Hệ thống mới sẽ được xây dựng dựa trên nền ChatGPT, cho phép người dùng tương tác liền mạch giữa nền tảng văn bản và hình ảnh.
Cơ chế an toàn của DALL-E 3.
Việc tập trung vào các tính năng an toàn cũng là một điểm mạnh của DALL-E 3, chúng bao gồm các biện pháp nhằm mục tiêu giảm nhẹ hoặc ngăn chặn các nội dung bạo lực, người lớn hoặc gây thù địch.
Ngoài ra, DALL-E 3 cũng sẽ từ chối tạo ra các hình ảnh có chứa các nhân vật của công chúng (người có ảnh hưởng) hoặc bắt chước phong cách của các nghệ sĩ nổi tiếng.
Các nhà phát triển của OpenAI cũng đang tìm cách giúp người dùng xác định những hình ảnh do AI tạo ra (AI-generated images) nhằm hạn chế các hiểu lầm có thể có.
DALL·E 3 hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm và sẽ sớm được công bố.
Cách các nghệ sĩ và người sáng tạo nội dung có thể từ chối DALL-E 3 thu thập dữ liệu.
Cũng giống như tất cả các mô hình AI khác, DALL-E 3 được đào tạo dựa trên các dữ liệu công khai, bao gồm cả văn bản và hình ảnh. Quá trình được đào tạo này cũng hoạt động tương tự như cách con người học hỏi và tiếp thu kiến thức.
Ví dụ: sau khi kiểm tra nhiều hình ảnh khác nhau về loài mèo, AI có thể tạo ra một hình ảnh hoàn toàn mới, độc đáo về một con mèo — điều này giống như cách một người có thể vẽ phác họa một con mèo sau khi xem nhiều hình ảnh khác nhau về mèo.
Nhằm mục tiêu đảm bảo các quyền sở hữu nội dung của các nghệ sĩ và người sáng tạo nội dung số, OpenAI cung cấp 2 cách để họ có thể từ chối việc DALL-E 3 thu thập dữ liệu với mục tiêu học hỏi và đào tạo mô hình.
Chủ sở hữu website có thể chặn GPTBot, một trình thu thập dữ liệu web được thiết kế để thu thập dữ liệu đào tạo, truy cập vào website của nhà sáng tạo. Thêm GPTBot vào giao thức robots.txt của website là một cách thức hiệu quả để chặn việc thu thập dữ liệu.
Tương lai của hoạt động sáng tạo nội dung với Generative AI.
Với tư cách là những người làm marketing và sáng tạo nội dung, các công cụ như DALL-E 3 thực sự có thể tạo ra một cuộc cách mạng về hoạt động xây dựng và sáng tạo nội dung, hay cả các công việc liên quan đến sản xuất và thiết kế (Production).
Ngoài khả năng tạo văn bản và hình ảnh, khi việc tạo ra các video sẽ sớm trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn, marketer sẽ tiếp tục có nhiều cách hơn để tạo ra các “vật liệu” marketing có giá trị.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Mạng xã hội TikTok vừa thông báo ra mắt trình trợ lý được hỗ trợ bởi AI (trí tuệ nhân tạo) mới (TikTok Creative Assistant), công cụ sẽ giúp nhà quảng cáo thu thập thêm insights và đưa ra đề xuất nhằm mục tiêu tối ưu hoá hiệu suất của chiến dịch quảng cáo.
TikTok Creative Assistant: TikTok ra mắt trình trợ lý sáng tạo AI mới
Là một sản phẩm của Trung tâm Sáng tạo TikTok (TikTok Creative Center), TikTok Creative Assistant có thể được sử dụng để phân tích dữ liệu, đưa ra đề xuất, lên ý tưởng nội dung và tối ưu hoá hiệu suất của các chiến dịch quảng cáo.
TikTok Creative Assistant có thể giúp quá trình xây dựng nội dung (Content) trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn bằng cách đóng vai trò như là trợ lý ảo sáng tạo của nhà quảng cáo. Bằng cách tận dụng những hiểu biết sâu sắc về nội dung của TikTok, công cụ có thể đề xuất các ý tưởng dựa trên dữ liệu một cách hiệu quả.
TikTok Creative Assistant hay Trợ lý sáng tạo TikTok là gì?
Trợ lý sáng tạo TikTok là một trợ lý ảo được hỗ trợ bởi công nghệ AI nơi thương hiệu có thể trò chuyện và làm việc cùng trong khi xây dựng và tối ưu các chiến dịch quảng cáo trên nền tảng TikTok.
Bằng cách khai thác các kiến thức sáng tạo dành riêng cho TikTok, công cụ có thể đảm bảo rằng thương hiệu luôn nhận được những đề xuất và hướng dẫn phù hợp nhất với mục tiêu cuối cùng là giúp nhà quảng cáo tạo ra các nội dung hấp dẫn và liên quan đến người dùng của mình.
Cũng tương tự như cách thức hoạt động của các chatbot AI như ChatGPT, TikTok Creative Assistant làm việc dựa trên các lời nhắc được nhập vào ví dụ:
“Tôi mới làm quen với việc xây dựng video trên TikTok. Bạn có thể gợi ý cho tôi các phương pháp hay nhất mà tôi cần biết trước khi bắt đầu là gì không?”
Với tư cách là các thương hiệu, bạn có thể sử dụng trình trợ lý sáng tạo của TikTok để:
Tìm kiếm các hướng dẫn về các phương pháp hay nhất giúp bạn bắt đầu hành trình của mình trên nền tảng.
Khi nghiên cứu về bối cảnh sáng tạo trên TikTok, bạn cũng có thể sử dụng công cụ để phân tích các quảng cáo đang hoạt động hiệu quả, sử dụng các nguồn dữ liệu có sẵn trên Creative Center và hơn thế nữa.
Khi “cạn” ý tưởng, công cụ cũng luôn sẵn sàng “động não” giúp bạn, hỗ trợ viết và tinh chỉnh các nội dung được nhập vào.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về trình trợ lý sáng tạo mới của TikTok tại Creative Assistant.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Meta cho biết hiện trợ lý ảo Meta AI đang sử dụng dữ liệu công khi từ các bài đăng trên Facebook và Instagram để đào tạo hệ thống.
Chatbot AI mới của Meta sử dụng dữ liệu từ Facebook và Instagram để đào tạo
Theo đó, trong một chia sẻ với Reuters, CEO Meta cho biết đã sử dụng các bài đăng công khai (Public Post) trên mạng xã hội Facebook và Instagram để đào tạo trợ lý ảo Meta AI mới của mình, các bài đăng ở chế độ riêng tư (only me, giới hạn với bạn bè…) sẽ không được sử dụng để đảm bảo quyền riêng tư.
Meta cũng cho biết rằng nền tảng không sử dụng các cuộc trò chuyện riêng tư trên các nền tảng hay sản phẩm nhắn tin của mình làm dữ liệu đào tạo cho mô hình.
Ông Nick Clegg, người đứng đầu bộ phận chính sách toàn cầu của Meta cho biết:
“Chúng tôi đã cố gắng loại trừ các tập dữ liệu có nhiều thông tin cá nhân. Phần lớn dữ liệu được Meta sử dụng để đào tạo là dữ liệu được công khai.”
Ông trích dẫn mạng xã hội LinkedIn là một ví dụ về một trang web có nội dung mà Meta cố tình chọn không sử dụng vì lo ngại về quyền riêng tư.
Về trình trợ lý Meta AI, đây là sản phẩm quan trọng nhất trong số các công cụ AI (trí tuệ nhân tạo) hướng tới người tiêu dùng.
Meta đã tạo ra trợ lý này bằng cách sử dụng một mô hình tùy chỉnh dựa trên mô hình ngôn ngữ lớn Llama 2 mà nền tảng đã phát hành mới đây, cũng như một mô hình mới có tên là Emu, công cụ có thể tạo ra hình ảnh từ các câu lệnh (prompts) bằng văn bản (như cách tương tác với ChatGPT).
Ông Clegg cho biết các bài đăng công khai trên Facebook và Instagram được sử dụng để đào tạo Meta AI bao gồm cả văn bản và hình ảnh.
Meta cũng đã áp đặt các hạn chế về an toàn đối với những nội dung mà Meta AI có thể tạo ra, chẳng hạn như lệnh cấm tạo hình ảnh của các nhân vật của công chúng.
Về khía cạnh bản quyền, trong khi một số công cụ sử dụng dữ liệu có sẵn để đào tạo mô hình, các công cụ khác lại sử dụng những dữ liệu bản quyền.
Ví dụ, OpenAI (sở hữu ChatGPT) đã ký hợp đồng 6 năm với nhà cung cấp nội dung Shutterstock để có quyền truy cập và sử dụng thư viện hình ảnh, video và âm nhạc cho mục đích đào tạo.
Khi được hỏi liệu Meta có thực hiện bất kỳ bước nào tương tự để tránh sao chép hình ảnh có bản quyền hay không, người phát ngôn của Meta đã chỉ ra các điều khoản dịch vụ mới trong đó cấm người dùng tạo các nội dung vi phạm quyền riêng tư và quyền sở hữu trí tuệ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo số liệu báo cáo mới đây từ Bloomberg, giá trị vốn hoá thị trường của OpenAI có thể đạt 80 tỷ đến 90 tỷ USD thay vì chỉ khoảng 29 tỷ USD như ước tính trước đây.
Giá trị vốn hoá thị trường của OpenAI có thể đạt 80 tỷ đến 90 tỷ USD sau vòng gọi vốn mới
Theo đó, OpenAI đang thảo luận để có thể bán cổ phần với mức giá có thể nâng mức định giá của công ty từ 29 tỷ USD lên khoảng từ 80 tỷ đến 90 tỷ USD.
Tờ Wall Street Journal cho biết nhân viên sẽ được phép bán cổ phiếu hiện có của họ thay vì công ty sẽ phát hành mới cổ phiếu.
Trở lại trước đó vào tháng 4, OpenAI chỉ nhận được hơn 300 triệu USD tài trợ từ các nhà đầu tư như Sequoia Capital, Andreessen Horowitz, Thrive và K2 Global với mức định giá là 29 tỷ USD (chưa tính khoản đầu tư khoảng 10 tỷ USD từ Microsoft).
Kể từ lúc được ra mắt, ChatGPT của OpenAI hiện vẫn là chatbot AI thành công nhất. Ngoài các tính năng hiện có, chatbot này mới đây cũng thông báo đã tích hợp thêm nhiều tính năng mới như khả năng nghe, nói và xử lý hình ảnh.
Cũng theo một thông tin được công bố, hiện Microsoft đang sở hữu 49% cổ phần của OpenAI, và công ty dự kiến sẽ đạt doanh thu 1 tỷ USD vào năm 2023.
ChatGPT là gì?
ChatGPT là một chatbot AI (Generative AI) hoạt động dựa trên mô hình ngôn ngữ lớn được OpenAI phát triển dựa trên phiên bản công nghệ GPT-3.5.
ChatGPT hiện có thể được xem như là một công cụ hỏi đáp có khả năng ghi nhận câu hỏi và đưa ra các câu trả lời tức thời với các nội dung tương ứng bằng ngôn ngữ tự nhiên (natural language).
Khác với các công cụ tìm kiếm truyền thống như Google hay Bing, ChatGPT đưa ra các câu trả lời cụ thể thay vì là các liên kết (links) để dẫn người dùng đến một trang web thứ ba nào đó trên trang kết quả tìm kiếm.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Chatbot AI ChatGPT vừa bổ sung thêm một loạt các tính năng mới như khả năng nghe, nói và xử lý hình ảnh.
ChatGPT ra mắt tính năng nghe, nói và hình ảnh mới
Theo thông tin công bố của OpenAI, ChatGPT giờ đây có thể “thấy, nghe và nói” hoặc ít nhất là hiểu lời nói, trả lời bằng giọng nói tổng hợp và xử lý hình ảnh.
Bản cập nhật mới và lớn của OpenAI kể từ khi giới thiệu GPT-4 sẽ cho phép người dùng chọn tham gia vào những cuộc trò chuyện bằng giọng nói trên ứng dụng di động của ChatGPT, người dùng có thể chọn từ 5 giọng nói tổng hợp khác nhau. Người dùng hiện cũng có thể chia sẻ hình ảnh với ChatGPT.
OpenAI cho biết những thay đổi mới này sẽ được triển khai cho nhóm người dùng có trả phí trong hai tuần tới. Mặc dù tính năng giọng nói sẽ bị giới hạn ở ứng dụng iOS và Android, nhưng khả năng xử lý hình ảnh sẽ có sẵn trên tất cả các nền tảng.
Trong cuộc đua về AI, OpenAI hiện là đơn vị nhận được nhiều vốn nhất với khoản đầu tư thêm 10 tỷ USD từ Microsoft, đây cũng là khoản đầu tư về AI lớn nhất trong năm 2023, theo PitchBook.
Vào tháng 4, OpenAI được cho là đã hoàn tất đợt bán cổ phần trị giá 300 triệu USD với mức định giá từ 27 tỷ đến 29 tỷ USD.
Mặc dù AI vẫn là công nghệ đầy hứa hẹn, nhiều chuyên gia cũng đã bày tỏ sự lo ngại về giọng nói tổng hợp do AI tạo ra, mối đe dọa từ deepfake (ví dụ khuôn mặt ảo) và hơn thế nữa.
OpenAI cũng cam kết không giữ lại các đoạn âm thanh của người dùng và bản thân các đoạn âm thanh đó cũng không được sử dụng để cải thiện các mô hình AI của OpenAI.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Gã khổng lồ thương mại điện tử (eCommerce) Amazon vừa cho biết sẽ đầu tư 4 tỷ USD vào công ty trí tuệ nhân tạo Anthropic, vốn được coi là đối thủ của ChatGPT (OpenAI).
Amazon đầu tư 4 tỷ USD vào Anthropic, đối thủ của ChatGPT
Động thái này của Amazon một lần nữa cho thấy làn sóng phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI) cũng như sức ảnh hưởng của nó đối với sự tồn tại của các doanh nghiệp trong tương lai. Amazon muốn bắt kịp các đối thủ như Microsoft, OpenAI và Google.
Nói về Anthropic, đây là công ty khởi nghiệp (startup) được thành lập khoảng 2 năm trước bởi các cựu giám đốc nghiên cứu của OpenAI, công ty này mới đây cũng đã cho ra mắt chatbot AI mới có tên Claude 2.
Cũng theo thông báo, Amazon và Anthropic hiện là đối tác chiến lược trong đó Amazon sẽ cung cấp hệ thống hạ tầng đám mây (Cloud) cho Anthropic. Anthropic cho biết họ cũng sẽ cung cấp cho khách hàng của AWS (nền tảng đám mây của Amazon) quyền truy cập sớm vào các tính năng của Claude 2 cũng như các ứng dụng liên quan.
Anthropic cũng sẽ sử dụng chất bán dẫn tùy chỉnh do AWS thiết kế để đào tạo các mô hình nền tảng làm cơ sở cho các ứng dụng AI của mình. Các mô hình nền tảng là các chương trình AI lớn được đào tạo dựa trên lượng dữ liệu khổng lồ để chúng có thể giải quyết nhiều nhiệm vụ khác nhau.
Về tổng thể, Amazon đang tìm cách định vị mình là “cửa hàng tổng hợp” (one-stop shop) đối với các sản phẩm AI. Gã khổng lồ thương mại điện tử này cũng sẽ thiết kế chip riêng để đào tạo các mô hình AI khổng lồ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Google Cloud của Google vừa giới thiệu hàng loạt khoá học miễn phí lẫn có phí (có cấp chứng chỉ) về Generative AI.
Google tiếp tục ra mắt hàng loạt khoá học Generative AI miễn phí
Generative AI hay còn được gọi là AI tổng quát là một loại công nghệ máy học và trí tuệ nhân tạo (AI) hiện đang được tích hợp trong hàng loạt các chatbot AI như Google Bard của Google hay ChatGPT của OpenAI.
Nhằm mục tiêu phổ biến những kiến thức cơ bản về công nghệ này, từ các khái niệm nền tảng đến sức ảnh hưởng của chúng đến doanh nghiệp trong tương lai, Google mới đây đã giới thiệu hàng loạt các khoá học đào tạo miễn phí lẫn có phí.
Nằm trong chương trình Google Cloud Skills Boost, hiện đã có sẵn nhiều khoá học, các khoá học mới bổ sung phù hợp cho cả những người rành về kỹ thuật lẫn những người mới bắt đầu tìm hiểu.
Tuỳ vào từng mục tiêu khác nhau, bạn có thể chọn học các khoá học miễn phí hoặc có phí (có cấp chứng chỉ).
Một số khoá học Generative AI miễn phí tiêu biểu như:
Bạn có thể xem toàn bộ các khoá học hiện có tại đây.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo WSJ, Meta Platforms đang lên kế hoạch phát hành các chatbot trí tuệ nhân tạo ngay trong tuần này. Chúng có những tính năng riêng biệt trên các nền tảng mạng xã hội và chính điều này sẽ giúp Meta thu hút những người dùng trẻ tuổi.
Meta sắp ra mắt chatbot AI trong cuộc đua AI
Các chatbot AI hiện đang được nhân viên thử nghiệm nội bộ và dự kiến công bố trong Meta Connect. Đây chính là phương tiện giúp Mark Zuckerberg thúc đẩy sự tương tác với người dùng.
Theo đuổi người dùng trẻ tuổi vẫn được coi là ưu tiên hàng đầu của Meta sau sự xuất hiện của TikTok – ứng dụng đã vượt qua Instagram về mức độ phổ biến trong độ tuổi thanh thiếu niên vài năm qua. ‘Cơn sốt’ khiến CEO Meta vào tháng 10 năm 2021 tuyên bố công ty sẽ thay đổi chiến lược để hướng mục tiêu sang người trẻ thay vì người lớn tuổi hơn như trước đây.
Với sự phát triển của công nghệ mô hình ngôn ngữ lớn, Meta tập trung khai thác khả năng của AI tổng hợp để ứng dụng chúng trong nhiều nền tảng cũng như metaverse. Meta hy vọng những Gen AI Personas này (theo tên gọi nội bộ) sẽ giúp mình lấy lại hào quang.
Theo WSJ, công ty cũng đang nghiên cứu một sản phẩm cho phép người nổi tiếng và nhà sáng tạo nội dung sử dụng chatbot AI của riêng mình để tương tác với người hâm mộ và followers.
“Bob robot” là một trong số các bot đang hoạt động, được thiết kế như nhân vật Bender trong phim hoạt hình, nổi tiếng với trí tuệ vượt trội cùng tính cách hóm hỉnh sâu sắc.
Meta không phải là công ty truyền thông xã hội đầu tiên tung ra chatbot nhằm thu hút người dùng trẻ tuổi. Snap trước đó cũng ra mắt My AI được xây dựng dựng trên công nghệ GPT của OpenAI, trong khi startup Character.AI cho phép mọi người sáng tạo và tương tác với các chatbot mô phỏng 1 nhân vật cụ thể, chẳng hạn như Elon Musk.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia về công nghệ, việc cho những chatbot này thể hiện cá tính quá mạnh có thể gây ra một số thách thức không mong muốn, thậm chí là độc hại.
“Để giúp một mô hình ngôn ngữ có thể ứng dụng được, bạn cần tạo cho nó một đặc tính riêng”, nhà nghiên cứu Ameet Deshpande của Đại học Princeton, nói.
Bất chấp các vấn đề, Giám đốc điều hành Snap Evan Spiegel vào tháng 6 cho biết My AI đã thu hút được 150 triệu người sử dụng kể từ khi ra mắt và được kỳ vọng có thể cải thiện hoạt động kinh doanh quảng cáo của Snapchat.
Ngày càng có nhiều nghi ngờ về thời điểm các chatbot được hỗ trợ bởi AI bắt đầu tạo ra doanh thu có ý nghĩa cho các công ty.
Theo dữ liệu từ nền tảng phân tích, lượng khách truy cập trực tuyến hàng tháng vào trang web ChatGPT ở Mỹ đã giảm vào tháng 5, tháng 6 và tháng 7 trước khi chững lại vào tháng 8.
Thử nghiệm ban đầu của Meta đối với chatbot mới phát sinh khá nhiều vấn đề.
“Tôi đặc biệt không muốn tham gia trò chuyện với một con robot vô ích”, một nhân viên nói.
Một bot khác có tên “Alvin the Alien” thì lại hỏi ngược người dùng về cuộc sống của họ, từ đó khiến nội bộ quan ngại về tính bảo mật thông tin.
“Tôi tự hỏi liệu người dùng có sợ rằng chatbot này được thiết kế có mục đích để thu thập thông tin cá nhân hay không”, một nhân viên tương tác với Alvin the Alien viết.
Một bot khác có tên Gavin thì lại đưa ra những nhận xét sai lệch về phụ nữ. “Hãy nhớ rằng, khi bạn ở bên một cô gái, tất cả đều là trải nghiệm”, chatbot viết.
Theo Meghana Dhar, cựu giám đốc của Snap và Instagram, các chatbot AI không “hoàn toàn phù hợp với tôi song chắc chắn Gen Z cảm thấy thoải mái hơn nhiều. Bạn càng trẻ thì mức độ thoải mái với những con bot này càng cao”.
Dhar cho biết những chatbot AI này có thể mang lại lợi ích cho Meta nếu chúng có thể tăng lượng thời gian người dùng dành cho Facebook, Instagram và WhatsApp.
“Toàn bộ chiến lược dành cho các sản phẩm mới của Meta thường được xây dựng dựa trên mức độ tương tác ngày càng tăng của người dùng. Họ chỉ muốn giữ người dùng lâu hơn vì điều đó mang lại nhiều lợi ích cho quảng cáo”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Kể từ khi OpenAI ra mắt ChatGPT vào tháng 11.2022, các “ông lớn” công nghệ đã nhanh chóng phát hành công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) tổng quát. Với việc chatbot Bard bị đánh giá kém xa so với đối thủ, nhiều người cho rằng Google đang tụt lại trong cuộc chạy đua AI.
Google: Tích hợp Generative AI vào Google Search vẫn là chiến lược trọng tâm
Theo Insider, mặc dù “gã khổng lồ” tìm kiếm luôn nỗ lực để trở thành công ty đặt AI lên hàng đầu, Giám đốc điều hành Google Sundar Pichai cảm thấy công cụ AI của Google cần phải cải tiến hơn trước khi tích hợp nó vào các sản phẩm.
CEO Google chia sẻ việc ChatGPT ra mắt là một khoảnh khắc thú vị đối với ông, bởi vì Google đang xây dựng công nghệ cơ bản và triển khai AI trên các sản phẩm của mình. Ông tin rằng nó cho thấy mọi người sẵn sàng tìm hiểu và tiếp cận công nghệ mới.
Khi được hỏi liệu Google có nên ra mắt AI của riêng mình sớm hơn ChatGPT hay không, vị CEO nói rằng làm như vậy sẽ không tạo ra nhiều khác biệt cho lợi nhuận của công ty về lâu dài.
Những bình luận gần đây của CEO Pichai về AI dường như đã đi chệch khỏi mối lo ngại Google có thể đang tụt hậu trong cuộc chạy đua AI.
Vào tháng 12.2022, chỉ vài tuần sau khi ChatGPT ra mắt, ban lãnh đạo của Google đã tuyên bố “mã đỏ” (code red) cho công ty vì lo ngại chatbot của OpenAI có thể thay thế công cụ tìm kiếm Google trong tương lai, theo tờ New York Times.
Vào tháng 3, Google tung ra chatbot AI Bard. Tuy nhiên, Bard đem lại sự thất vọng sau khi đưa ra nhiều câu trả lời không chính xác. Các nhân viên cho rằng Google tung ra Bard quá vội vàng. Thậm chí Chủ tịch công ty Alphabet John Hennessy cũng nói rằng chatbot này chưa thực sự sẵn sàng để trở thành một sản phẩm ra mắt công chúng.
Kể từ bản thử nghiệm bị xem là sản phẩm thất bại, Google đã công bố một loạt sản phẩm AI mới. Vào tháng 5, “ông lớn” công nghệ trình làng dịch vụ “Duet AI for Workspace”, trong đó các tính năng AI tổng quát đã được tích hợp vào Google Docs, Sheets, Gmail và các sản phẩm hiện có khác nhằm thúc đẩy tính sáng tạo và năng suất.
CEO Pichai cho biết tích hợp AI tổng quát vào công cụ tìm kiếm vẫn là trọng tâm chính của Google trong chiến lược phát triển.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo thông tin được công bố mới đây, SoftBank đang tìm kiếm các cơ hội đầu tư mới vào lĩnh vực AI, OpenAI (ChatGPT) có thể là một trong các điểm đến.
SoftBank tìm kiếm cơ hội đầu tư vào OpenAI (ChatGPT)
Theo thông tin mới đây từ Tờ Financial Times, “gã khổng lồ” chuyên đầu tư SoftBank đang tìm kiếm các khoản đầu tư mới vào lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), và OpenAI (sở hữu ChatGPT) là một trong số các điểm đến.
Nguồn tin cho biết, nhà sáng lập và giám đốc điều hành của SoftBank, tỷ phú Masayoshi Son, đang tìm cách đầu tư hàng chục tỷ USD vào mảng AI.
Vị tỷ phú này mới đây cũng cho biết rằng SoftBank hiện đã chuyển từ chế độ “phòng thủ” sang “tấn công” khi AI ngày càng phát triển nhanh chóng và tạo ra nhiều bước đột phá quan trọng.
Trong số các điểm đầu tư, SoftBank cũng đang muốn hợp tác chiến lược dài hạn với OpenAI, đơn vị hiện đang sở hữu chatbot AI ChatGPT. Tỷ phú này cũng cho biết ông cũng là “fan” của ChatGPT.
Ngoài OpenAI, SoftBank cũng đang xem xét một loạt các lựa chọn thay thế khác, bao gồm cả phương án mua lại Graphcore, nhà sản xuất chip AI có trụ sở tại Vương quốc Anh.
Ở một bối cảnh khác, đơn vị thiết kế chip Arm (công ty con của SoftBank) hiện đang được định giá ở mức kỷ lục 54,5 tỷ USD trong đợt IPO mới đây trên sàn Nasdaq, chính SoftBank đã đưa Arm từ một công ty tư nhân thành công ty đại chúng sau 7 năm.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Để duy trì tính cạnh tranh trong thị trường trực tuyến, Zoom tiến hành đổi tên thương hiệu và cập nhật một số tính năng hỗ trợ AI, bao gồm cả trợ lý AI tổng quát Zoom IQ.
Zoom đổi tên và ra mắt một loạt các công cụ AI mới
Tin tức này được đưa ra sau tranh cãi về những thay đổi đối với điều khoản dịch vụ của Zoom, trong đó ngụ ý rằng Zoom có quyền sử dụng video của khách hàng để đào tạo các công cụ và mô hình AI của mình.
Để đối phó với sự phản đối, Zoom đã cập nhật chính sách của mình, tuyên bố rõ ràng rằng dữ liệu khách hàng sẽ không được sử dụng để đào tạo các ứng dụng và dịch vụ AI cho Zoom hoặc các đối tác bên ngoài của Zoom.
Gần đây, Software Freedom Conservancy, tổ chức phi lợi nhuận cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và pháp lý cho các dự án nguồn mở, đã kêu gọi các nhà phát triển từ bỏ Zoom vì các thay đổi về điều khoản dịch vụ của công ty.
“Mục tiêu của Zoom là đầu tư vào đổi mới dựa trên AI nhằm nâng cao trải nghiệm và năng suất của người dùng, đồng thời ưu tiên sự tin cậy, an toàn và quyền riêng tư”, Zoom chia sẻ trong thông cáo báo chí với TechCrunch.
Vào tháng 8, Zoom đã chia sẻ rằng họ không sử dụng bất kỳ âm thanh, video, trò chuyện, chia sẻ màn hình, tệp đính kèm hoặc nội dung nào khác của khách hàng để đào tạo AI của Zoom hay bán cho bên thứ ba.
ZOOM AI COMPANION
Zoom IQ được đổi tên, hiện gọi là AI Companion. AI Companion được hỗ trợ bởi AI tổng hợp nội bộ của Zoom cùng với các mô hình AI từ các nhà cung cấp bao gồm Meta, OpenAI và Anthropic. Phạm vi tiếp cận của tính năng này đang mở rộng đến nhiều ngóc ngách hơn của hệ sinh thái Zoom, bao gồm Zoom Whiteboard, Zoom Team Chat và Zoom Mail.
Vào mùa xuân năm 2024, Zoom sẽ ra mắt giao diện trò chuyện cho phép người dùng trò chuyện trực tiếp với AI Companion và đặt câu hỏi về các cuộc họp và trò chuyện trước đó.
Ví dụ: người dùng sẽ có thể truy vấn AI Companion để biết trạng thái của dự án, truy cập các cuộc họp được ghi lại, cuộc trò chuyện, bảng trắng, email, tài liệu và thậm chí cả ứng dụng của bên thứ ba.
Họ sẽ có thể đặt câu hỏi cho AI Companion trong cuộc họp để nắm bắt những điểm chính, tạo và gửi yêu cầu hỗ trợ cũng như soạn thảo câu trả lời cho các câu hỏi. Ngoài ra, người dùng có thể nhờ AI Companion tóm tắt các cuộc họp, tự động xác định các mục hành động và hiển thị các bước tiếp theo.
Cũng bắt đầu từ mùa xuân tới, AI Companion sẽ đưa ra “phản hồi theo thời gian thực” về sự hiện diện của mọi người trong các cuộc họp cũng như huấn luyện về kỹ năng đàm thoại và thuyết trình của họ.
Đây không phải là tính năng mà mọi người dùng đều hoan nghênh, đặc biệt là những người lo ngại về động cơ tiềm ẩn của Zoom xung quanh AI.
Tuy nhiên, Zoom chỉ ra rằng phản hồi theo thời gian thực, cùng với các khả năng khác của AI Companion, có thể được chủ tài khoản hoặc quản trị viên tắt bất cứ lúc nào.
Ở những nơi khác như Trò chuyện nhóm Zoom, ứng dụng nhắn tin của Zoom, người dùng sẽ sớm có tùy chọn tóm tắt các chuỗi trò chuyện thông qua AI Companion – một tính năng mà Zoom IQ cung cấp. Zoom Whiteboard, công cụ bảng trắng cộng tác của Zoom sẽ có thể tạo hình ảnh và điền các mẫu nhờ AI Companion.
Thời gian tới, người dùng ứng dụng email Zoom Mail có thể nhận được các đề xuất email do AI tạo từ AI Companion – giống như với Zoom IQ.
Và đến mùa xuân năm 2024, người dùng Zoom sẽ có thêm các bản tóm tắt cuộc họp vào ứng dụng ghi chú của nền tảng, cũng như tóm tắt các chuỗi tin nhắn văn bản và cuộc gọi từ dịch vụ VoIP Zoom Phone của Zoom.
Các tính năng của AI Companion sẽ nằm trong bảng điều khiển của ứng dụng Zoom. Tuy nhiên, chỉ những khách hàng trả phí của Zoom mới có thể truy cập chúng khi chúng hoạt động.
CÔNG CỤ TĂNG TỐC DOANH THU CỦA ZOOM
Trong lần đổi thương hiệu thứ hai của Zoom, công cụ trợ lý bán hàng Zoom IQ dành cho bán hàng (Zoom IQ for Sales) của Zoom sẽ trở thành Công cụ tăng tốc doanh thu Zoom.
Zoom IQ dành cho bán hàng không được công chúng đón nhận nồng nhiệt khi ra mắt. Các nhà phê bình cho rằng các thuật toán phân tích cảm tính được sử dụng trong tính năng này về cơ bản là sai sót.
Zoom đã công bố một số tính năng mới sắp có trong Công cụ tăng tốc doanh thu, bao gồm “huấn luyện viên ảo” để mô phỏng các cuộc hội thoại dành cho việc đào tạo người bán hàng. Huấn luyện viên ảo có thể đánh giá hiệu suất của nhân viên bán hàng khi giới thiệu sản phẩm bằng nhiều phương pháp bán hàng khác nhau, tương tự như các nền tảng đào tạo bán hàng được hỗ trợ bởi AI (trí tuệ nhân tạo) khác trên thị trường.
Ngoài ra, tính năng này còn cho phép các thành viên nhóm bán hàng sử dụng công cụ gửi thông báo nếu giao dịch không được tiến hành trong một khoảng thời gian nhất định. Một tính năng sắp ra mắt khác là theo dõi các đối thủ cạnh tranh giúp người làm marketing có thêm dữ liệu về đối thủ của họ.
Những cải tiến của Zoom diễn ra vào thời điểm quan trọng đối với gã khổng lồ công nghệ, công ty đang phải đối mặt với khoản lỗ quý I là 108 triệu USD. Vào tháng 2, Zoom đã sa thải 15% nhân viên của mình, do nhu cầu sụt giảm sau đại dịch và sự cạnh tranh gia tăng từ Microsoft, Cisco, Webex, Slack và những công ty khác.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Khám phá cách nhà quảng cáo hay thương hiệu có thể tối ưu hoá các chiến dịch quảng cáo video thông qua hướng dẫn sáng tạo mới trong Google Ads nhờ vào sức mạnh của AI (trí tuệ nhân tạo).
YouTube công bố hướng dẫn sáng tạo tận dụng sức mạnh của AI mới
Nhằm mục tiêu hỗ trợ các nhà quảng cáo thông qua việc tận dụng sức mạnh của trí tuệ nhân tạo (AI), Google vừa công bố bản hướng dẫn sáng tạo mới trong Google Ads.
Tính năng mới hiện đã có sẵn trong phần Đề xuất và Phân tích video của Google Ads, sẽ đưa ra các giải pháp hay gợi ý mới giúp nhà quảng cáo nâng cao hiệu quả của chiến dịch video.
Hướng dẫn sáng tạo quảng cáo mới trong Google Ads.
Dựa trên hàng tỷ dữ liệu có được từ các chiến dịch thành công trên Google, hướng dẫn sáng tạo quảng cáo mới sẽ chủ động đề xuất các phương pháp tiếp cận quảng cáo hiệu quả nhất có thể.
Nếu hệ thống phát hiện một mẫu quảng cáo nào đó thiếu đi những yếu tố mà Google coi là quan trọng hay mang tính nền tảng thì tính năng này sẽ thông báo cho nhà quảng cáo biết đồng thời đề xuất các bước có thể thực hiện được để cải thiện hiệu suất.
Hiện các nhà quảng cáo trên Google có thể tiếp cận tính năng này bằng cách điều hướng đến phần “Assets” sau đó chọn “Video” trong tài khoản Google Ads.
AI sẽ phân tích nhiều thành phần khác nhau của video.
Bản hướng dẫn sáng tạo mới chủ yếu tập trung vào 4 yếu tố chính: khả năng hiển thị logo thương hiệu, thời lượng video, chất lượng âm thanh và tỷ lệ khung hình.
Theo dữ liệu nội bộ, âm thanh (lồng tiếng) trên quảng cáo video có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn so với các quảng cáo không sử dụng tính năng này.
Ngoài ra, Google cũng đang có kế hoạch mở rộng phạm vi ứng dụng AI để chủ động đưa ra các lời khuyên có giá trị cho người làm marketing.
Chiến dịch quảng cáo video được hỗ trợ bởi AI.
Theo dữ liệu từ Google, ngoài việc cải thiện chất lượng nội dung (content) bằng AI, các loại chiến dịch video được hỗ trợ bởi AI cũng đã giúp các thương hiệu như eBay tăng tỷ lệ chuyển đổi và giảm chi phí quảng cáo.
Các giải pháp quảng cáo dựa trên AI được dự báo là yếu tố then chốt trong cuộc đua tối ưu hoá nội dung và hiệu suất quảng cáo, phân tích chiến lược quảng cáo và đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu giúp cải thiện ROI đáng kể.
Google cho biết AI là một yếu tố quan trọng trong ngành quảng cáo.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Bước đột phá của Ant Group vào lĩnh vực LLM nhấn mạnh sự cạnh tranh ngày càng tăng giữa các Big Tech của Trung Quốc nhằm giúp đất nước thu hẹp khoảng cách với phương Tây trong việc xây dựng các dịch vụ AI.
Ant Group ra mắt mô hình ngôn ngữ lớn AI riêng
Ant Group đã ra mắt mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) của riêng mình – công nghệ được sử dụng để đào tạo các chatbot như ChatGPT – và thương hiệu Web3 mới nhắm đến thị trường Hồng Kông và nước ngoài, khi gã khổng lồ công nghệ tài chính Trung Quốc tăng cường khả năng về trí tuệ nhân tạo tổng hợp (AI) cho ngành dịch vụ tài chính.
Cuối tuần trước, Ant Group, công ty do Jack Ma hậu thuẫn, đã tiết lộ mô hình AI “the Financial LLM” tự phát triển tại sự kiện “Hội nghị hòa nhập trên Bến Thượng Hải”, cùng hai ứng dụng mới có tên Zhixiaobao 2.0, trợ lý tài chính thông minh cho người tiêu dùng và Zhixiaozhu 1.0, trợ lý kinh doanh thông minh phục vụ các chuyên gia trong ngành tài chính.
Phó chủ tịch Ant Wang Xiaohang chia sẻ tại hội nghị: “Chúng tôi đã xây dựng năng lực tính toán (computing power) ở mức 10.000 đơn vị xử lý đồ họa GPU. Trên cơ sở này, toàn bộ hoạt động kinh doanh tài chính của Ant đã nhanh chóng chuyển sang mô hình LLM”.
HAI ỨNG DỤNG MỚI: ZHIXIAOBAO 2.0 VÀ ZHIXIAOZHU 1.0
Mô hình ngôn ngữ lớn của tập đoàn Ant Group hiện đang trong quá trình thử nghiệm khép kín trên nền tảng quản lý tài sản và bảo hiểm, đồng thời đã được tích hợp vào các dịch vụ thông minh khác nhau.
Với việc tích hợp công nghệ LLM, trợ lý tài chính thông minh Zhixiaobao 2.0 có thể cung cấp dịch vụ chất lượng cao cho người tiêu dùng, bao gồm phân tích thị trường, chẩn đoán danh mục đầu tư, đề xuất phân bổ tài sản và giáo dục nhà đầu tư.
Trong khi đó, trợ lý kinh doanh thông minh, Zhixiaozhu 1.0, có thể được điều chỉnh để trợ giúp nhiều chuyên gia tài chính khác nhau như cố vấn đầu tư, cung cấp hỗ trợ toàn diện cho các nhiệm vụ như phân tích đầu tư, trích xuất thông tin, tạo nội dung và sử dụng các công cụ tài chính.
Theo công ty, Zhixiaobao đã nâng cấp sẽ có sẵn cho người dùng khi nhận được sự chấp thuận theo quy định, trong khi Zhixiaozhu đang trải qua các thử nghiệm kín bổ sung của Ant và các đối tác trong ngành.
Sự thâm nhập của Ant vào lĩnh vực LLM nhấn mạnh sự gia tăng cạnh tranh giữa các công ty Big Tech của Trung Quốc nhằm giúp nước này thu hẹp khoảng cách với phương Tây trong việc phát triển các dịch vụ đổi mới giống như ChatGPT.
Ant Group đã tích hợp AI một cách nhất quán vào bộ dịch vụ của họ, đảm bảo người dùng Alipay nhận được các đề xuất riêng. Mô hình AI mới nhất của tập đoàn thể hiện tham vọng mở rộng tầm ảnh hưởng của mình, nhắm đến phạm vi rộng hơn là các tổ chức tài chính và bảo hiểm.
Khi tầm quan trọng của AI trong lĩnh vực tài chính tăng lên, những đổi mới của Ant Group có thể dẫn đến các tiêu chuẩn mới. Khát vọng “thiết lập một nền tảng AI toàn diện” của họ cho thấy tầm nhìn xa về một bối cảnh tài chính được tối ưu hóa và tích hợp liền mạch.
Bất chấp chi phí khổng lồ phát sinh từ việc xây dựng cơ sở hạ tầng điện toán quy mô lớn cần thiết để đào tạo và phát triển các ứng dụng AI mới, các ông lớn công nghệ của Trung Quốc như Baidu, Huawei Technologies, Tencent Holdings và Alibaba đã triển khai LLM tương ứng của họ để thúc đẩy việc áp dụng trên nhiều ngành khác nhau.
Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Ant Group, Eric Jing Xiandong phát biểu tại hội nghị cuối tuần trước rằng sự trỗi dậy của LLM “sẽ định hình lại nhiều hoạt động kinh doanh”.
THƯƠNG HIỆU WEB3 MỚI.
Cũng tại hội nghị ở Thượng Hải, Ant ra mắt thương hiệu Web3 mới có tên ZAN, nhắm đến Hồng Kông và các thị trường nước ngoài khác.
Hoạt động mới này do Zhang Hui, cựu giám đốc công nghệ của AntChain đứng đầu, sẽ cung cấp một bộ dịch vụ phát triển ứng dụng blockchain đầy đủ cho cả nhà phát triển Web3 và cá nhân. Zhang cho biết ZAN sẽ nhắm đến các nhà phát triển cần các sản phẩm bảo mật.
Ant, tập đoàn vốn đã chuyển hướng sang công nghệ cứng sau khi chịu sự giám sát của cơ quan quản lý vào cuối năm 2020, đã tăng gấp đôi công nghệ Web3 thông qua AntChain, một đơn vị tập trung vào blockchain, Internet of Things (IoT), phân tích dữ liệu và quản lý rủi ro thông minh.
Vào tháng 4, AntChain đã công bố một loạt sáng kiến Web3 mới, bao gồm một dự án nguồn mở sử dụng công nghệ chuỗi chéo của công ty và một dự án nghiên cứu Web3 có tên AntChain OpenLab.
Zhang của Ant cho biết: “Ant tin tưởng chắc chắn rằng các dịch vụ kỹ thuật là chỗ đứng vững chắc của chúng tôi trong ngành Web3. Chúng tôi sẽ làm việc với các đối tác của mình để giải quyết các vấn đề cốt lõi trong quá trình phát triển ngành Web3”.
Trong khi Trung Quốc đại lục đã cấm tiền điện tử và thực hiện cách tiếp cận thận trọng với Web3, thì Hồng Kông lại tích cực thúc đẩy khái niệm này để đánh bóng ngành fintech của mình. Đầu năm nay, Paul Chan Mo-po, Bộ trưởng Tài chính thành phố, đã dành 50 triệu đô la Hồng Kông trong ngân sách 2023-24 để tăng tốc độ phát triển hệ sinh thái Web3.
Vào tháng 4, Hồng Kông đã đồng ý hợp tác với chính quyền thành phố Hàng Châu trong các lĩnh vực từ đổi mới công nghệ đến Web3.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Thật khó để doanh nghiệp có thể chuyển đổi số thành công nếu không hiểu được bản chất và các thành phần cốt lõi của chuyển đổi số.
Source: Mediabistro
Cuộc cách mạng kỹ thuật số trên phạm vi toàn cầu buộc mọi tổ chức phải tự đổi mới, hoặc ít nhất là suy nghĩ lại về cách thức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hầu hết các công ty lớn đều đã đầu tư một khoản ngân sách đáng kể vào thứ thường được gọi là “chuyển đổi kỹ thuật số” hay “chuyển đổi số” (digital transformation).
Mặc dù những khoản đầu tư này được dự báo sẽ có thể lên tới 6,8 nghìn tỷ USD vào năm 2023, nhưng chúng thường được thực hiện mà không có các kế hoạch rõ ràng về lợi ích hay tỉ suất lợi nhuận đầu tư (ROI) cụ thể.
Nguyên nhân dẫn đến các chiến lược chuyển đổi số thất bại thì rất nhiều, nhưng chúng thường là kết quả của việc đánh giá thấp các bước hoặc các giai đoạn cần thiết khác nhau để thực hiện thành công một kế hoạch chuyển đổi.
Theo Ông Erik Brynjolfsson đến từ Đại học Stanford, một lý do chính dẫn đến việc doanh nghiệp không tận dụng được các công nghệ mới, bao gồm cả AI (trí tuệ nhân tạo), là do không đầu tư vào các kỹ năng – đặc biệt là rất ít doanh nghiệp đào tạo lại và phát triển kỹ năng cho lực lượng lao động của họ sau khi họ gia nhập doanh nghiệp.
Đối với nhiều tổ chức, việc thuyết phục các nhân viên có kinh nghiệm hoặc quản lý cấp cao triển khai các công cụ công nghệ mới là một trải nghiệm không hề dễ dàng khi họ đã quá quen thuộc với những gì họ đã được học và làm trước đó.
Chắc chắn sẽ có nhiều vấn đề phát sinh khi doanh nghiệp bắt tay thực hiện nếu doanh nghiệp chưa có các kế hoạch hành động rõ ràng, chưa hiểu bản chất của vấn đề chứ chưa nói đến tầm nhìn hay ý nghĩa sâu xa của nó.
Mặc dù tuỳ thuộc vào mỗi loại hình kinh doanh, cơ cấu tổ chức hay văn hoá của doanh nghiệp, các hoạt động chuyển đổi số của doanh nghiệp có thể khác nhau, nhưng ý nghĩa cơ bản của việc chuyển đổi không phải là thay thế các công nghệ cũ bằng công nghệ mới, cũng không phải là thu thập một khối lượng lớn dữ liệu hay tuyển một đội quân các nhà khoa học dữ liệu cho tổ chức.
Trên thực tế, bản chất của chuyển đổi số là trở thành một tổ chức dựa trên dữ liệu và phát triển xoay quanh dữ liệu (data-driven), doanh nghiệp đảm bảo rằng các quyết định, hành động hay quy trình quan trọng phải được đưa ra dựa trên những hiểu biết sâu sắc theo hướng dữ liệu, thay vì các trực giác mang tính cảm tính của con người.
Nói cách khác, bạn sẽ chỉ chuyển đổi số khi bạn đã thay đổi được cách mọi người hành xử và cách mọi thứ đang được thực hiện trong tổ chức của bạn.
Như hình ảnh bạn có thể thấy qua hình ảnh bên dưới từ HBR, có 5 thành phần cốt lõi để thực hiện chuyển đổi số trong tổ chức:
Source: HBR
1. Con người.
Chuyển đổi số là chiến lược bắt đầu từ yếu tố con người, sở dĩ nói con người là yếu tố quan trọng nhất khi chuyển đổi số là vì dù cho doanh nghiệp của bạn đang làm gì, bạn muốn thu thập dữ liệu nào thì cuối cùng vẫn hướng tới mục tiêu phục vụ con người chính là khách hàng của doanh nghiệp, dù cho công nghệ doanh nghiệp chọn là gì thì nó vẫn sẽ được thực hiện bởi con người.
Đối với hầu hết các tổ chức, khía cạnh con người trong chuyển đổi số đề cập đến khả năng tiếp cận của họ với người tiêu dùng (consumers), khách hàng (clients) và cả nhân viên. Về mặt lịch sử, những mối quan hệ này thường rời rạc và bị phân tán.
Bạn hãy nghĩ thế này, khi bạn kinh doanh nhỏ lẻ (chủ một quán cafe chẳng hạn) hay bạn đang điều hành một doanh nghiệp nhỏ, bạn hoàn toàn có thể hiểu rõ khách hàng và nhân viên của mình mà không cần nhiều yếu tố kỹ thuật, công nghệ hoặc dữ liệu.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi tổ chức của bạn trở nên quá lớn, khách hàng của bạn trở nên quá phức tạp để có thể hiểu hay nhân viên của bạn có quá nhiều thành kiến cá nhân?
Rõ ràng, bạn cần các công nghệ mới, các kỹ năng mới, các cách tiếp cận mới.
2. Dữ liệu (Data).
Nếu bạn muốn mở rộng kiến thức hay hiểu biết sâu hơn về khách hàng và nhân viên của mình, đồng thời ứng dụng nó vào một tổ chức lớn trong những tình huống phức tạp hay khó dự báo hơn, bạn cần phải có dữ liệu – đó chính là toàn bộ các hành vi về các tương tác với người tiêu dùng, nhân viên và khách hàng của bạn.
Công nghệ cũng từ đây có thể phát huy tốt nhất vai trò và sức ảnh hưởng của nó – Công nghệ làm đơn giản hoá quá trình thu thập dữ liệu của mọi người, chẳng hạn như những dữ liệu về việc họ đã làm gì, họ là ai, họ thích gì, v.v.
Mặc dù dữ liệu được ca ngợi là thứ có giá trị nhất với các tổ chức nói chung trong thế giới mới, tuy nhiên, nếu chỉ đơn thuần là dữ liệu thì nó lại không mang lại nhiều giá trị cho tổ chức, điều quan trọng là doanh nghiệp có thể hiểu và tận dụng các dữ liệu đó vào hoạt động kinh doanh thực tiễn như thế nào.
Khi doanh nghiệp không có các mô hình phân tích, hiểu dữ liệu, ứng dụng khoa học dữ liệu hay hệ thống xử lý dữ liệu, mọi dữ liệu là vô nghĩa. Ngược lại, nếu doanh nghiệp có các công nghệ hay phương pháp phân tích phù hợp, dữ liệu có thể được biến thành các hiểu biết sâu sắc (Insight) về khách hàng, người tiêu dùng hay nhân viên của mình.
Đây là lúc các dữ liệu đơn thuần “nhường chỗ” cho việc phân tích, chính là lúc doanh nghiệp cần đi tìm các ý nghĩa từ các dữ liệu họ có được.
Bài toán của doanh nghiệp khi này là tìm ra những thứ có ý nghĩa, một câu chuyện, một khái niệm nào đó về những gì đã xảy ra, có thể xảy ra và giải thích tại sao. Khi đã tìm ra được những hiểu biết ban đầu, doanh nghiệp có thể kiểm tra lại nó qua các dự báo hay các thử nghiệm.
Mặc dù tất cả các mô hình hay dự báo đều có những sai số cơ bản, tuy nhiên, bản chất của các thử nghiệm không phải là chuyện đúng hay sai mà là chuyện doanh nghiệp có thể làm tốt hơn so với những gì họ đã làm.
4. Hành động.
Ngay cả khi bạn đã tiến đến giai đoạn có các hiểu biết sâu sắc vẫn là chưa đủ. Trên thực tế, những hiểu biết thú vị, hấp dẫn và tò mò sẽ trở nên lãng phí hay vô nghĩa nếu không có một kế hoạch hành động cụ thể để biến chúng thành các chỉ số kinh doanh như mong đợi.
Hãy thử nghĩ nếu những hiểu biết sâu sắc cho bạn biết rằng khách hàng của bạn không thích một sản phẩm hay một tính năng nào đó – điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến việc phát triển sản phẩm và chiến lược marketing của bạn?
Và giả sử rằng nếu bạn có thể dự đoán một số khách hàng của bạn đang có nguy cơ chuyển sang sử dụng các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, bạn sẽ làm gì?
AI hay tất cả các công nghệ mới có thể đưa ra dự đoán và dữ liệu có thể cung cấp cho doanh nghiệp những hiểu biết sâu sắc, nhưng còn chuyện “nên làm gì” hay có những hành động như thế nào thì lại là một chuyện khác.
Điều này giải thích lý do tại sao yếu tố nhân tài hay con người lại đóng vai trò quyết định hàng đầu trong chiến lược chuyển đổi số của doanh nghiệp.
5. Kết quả.
Sau tất cả mọi thứ, cũng đến lúc bạn có được các kết quả ban đầu. Sau khi bạn đánh giá kết quả, bạn cần quay lại dữ liệu. Bản thân các kết quả khi này trở thành một phần của tập dữ liệu mới, phong phú hơn, nhiều ý nghĩa hơn và nó sẽ tiếp tục xoay vòng.
Trong suốt quá trình lặp đi lặp lại hay xoay vòng này, bạn cho phép các hiểu biết sâu sắc của mình trở nên dễ dự đoán hơn, có ý nghĩa hơn và có giá trị hơn, và cũng chính điều này sẽ mang lại nhiều giá trị hơn cho dữ liệu.
Nói tóm lại, phần quan trọng nhất của chuyển đổi số không phải là “kỹ thuật số” (digital) mà là “chuyển đổi” (transformation).
Thế giới của chúng ta đã luôn thay đổi trong hàng thập kỷ qua và việc tổ chức của bạn phải nhanh chóng thích ứng với những thay đổi này là điều không thể tránh khỏi.
Điều cần thiết với doanh nghiệp khi này là thay đổi tư duy, văn hóa và trọng dụng yếu tố nhân tài, bao gồm cả việc nâng cao kỹ năng và đào tạo lại lực lượng lao động của bạn để họ có thể sẵn sàng hơn trong tương lai.
Là người lãnh đạo, bạn luôn phải đấu tranh tư tưởng giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, nhiệm vụ thiết yếu của các nhà lãnh đạo là tạo ra cầu nối giữa quá khứ và tương lai, và theo nghĩa này, chuyển đổi số không phải là một cái gì đó quá mới, nó chỉ đơn giản là cái tên mà chúng ta cần đặt cho nó ngày hôm nay.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Meta Platforms (công ty mẹ của Facebook) đang phát triển thêm một hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) mới hứa hẹn sẽ mạnh mẽ như mô hình tiên tiến nhất của OpenAI.
Meta sẽ sớm ra mắt AI mới mạnh như ChatGPT của OpenAI
Công ty mẹ của Facebook đang đặt mục tiêu ra mắt mô hình AI mới vào năm sau và cho biết thêm nó sẽ mạnh hơn nhiều lần so với phiên bản thương mại Llama 2, theo Wall Street Journal.
Llama 2, mô hình ngôn ngữ AI nguồn mở của Meta, được ra mắt vào tháng 7 qua và phân phối thông qua dịch vụ đám mây Azure của Microsoft để cạnh tranh với ChatGPT của OpenAI và Bard của Google.
Hệ thống AI mới được kỳ vọng sẽ giúp các công ty xây dựng dịch vụ tạo ra các văn bản và phân tích phức tạp cùng với những sản phẩm khác. Meta dự kiến sẽ bắt đầu đào tạo hệ thống này, một mô hình ngôn ngữ lớn, vào đầu năm 2024, theo Reuters.
Các doanh nghiệp đã đổ xô vào thị trường AI để trang bị cho mình những khả năng mới hơn và cải tiến quy trình kinh doanh kể từ khi ChatGPT của OpenAI ra mắt vào cuối năm ngoái.
Theo Bloomberg, Apple đang nghiên cứu các dịch vụ AI tương tự như ChatGPT của OpenAI và Bard của Google. Apple còn cho biết công ty đã xây dựng khuôn khổ riêng, được gọi là ‘Ajax’, để tạo ra các mô hình ngôn ngữ lớn và đang thử nghiệm một chatbot mà một số kỹ sư gọi là ‘Apple GPT’.
Trước đó, theo công ty phân tích Similarweb, ChatGPT của OpenAI, chatbot trí tuệ nhân tạo phổ biến, đã chứng kiến lượt truy cập trang web (website traffic) giảm trong tháng 8.2023 – tháng thứ ba liên tiếp.
Số lượt truy cập trang web ChatGPT trên máy tính để bàn và thiết bị di động trên toàn thế giới đã giảm 3,2% xuống còn 1,43 tỉ lượt trong tháng 8.
Mức giảm trong hai tháng trước đó là 10%. Thời gian ở lại trên trang cũng giảm hằng tháng kể từ tháng 3, từ mức trung bình 8,7 phút trên trang web xuống còn 7 phút vào tháng 8.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo SCMP, Baidu sẽ sớm ra mắt phiên bản mới nhất của mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) Ernie.
Mô hình ngôn ngữ lớn Ernie của Baidu sắp có phiên bản mới
Giám đốc điều hành Baidu Robin Li Yanhong thông báo về Ernie 4 tại một hội nghị do đơn vị điện toán đám mây Baidu tổ chức ở Bắc Kinh (Trung Quốc).
Ông Li cho biết mô hình ngôn ngữ lớn Ernie 4 có thể xây dựng các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm áp dụng trong nhiều ngành công nghiệp truyền thống và kịch bản kinh doanh, nâng cao hiệu quả làm việc.
Đồng thời, Baidu Cloud cũng công bố nền tảng mô hình dưới dạng dịch vụ Qianfan 2.0 và giới thiệu chương trình đối tác hệ sinh thái.
Theo Chủ tịch Baidu Cloud Shen Dou, Qianfan hiện có 42 LLM từ Trung Quốc và nước ngoài, bao gồm Llama 2 của Meta Platform và Flan của Google, cùng với các mô hình từ Học viện Trí tuệ nhân tạo Bắc Kinh. Tuy nhiên trong danh sách không có LLM nào được tạo ra bởi các đối thủ như Alibaba và công ty khởi nghiệp Baichuan do Tencent hậu thuẫn.
Baidu Cloud cam kết cung cấp hỗ trợ tài chính và công nghệ, tiếp cận thị trường và cơ hội kinh doanh cho hơn 10.000 công ty xây dựng ứng dụng AI dựa trên Ernie.
“Gã khổng lồ” tìm kiếm Trung Quốc tiết lộ có hơn 150.000 khách hàng đã đăng ký sử dụng Qianfan. Trong đó gần 10.000 khách hàng sử dụng nền tảng này để đào tạo các mô hình AI riêng và xây dựng ứng dụng để sử dụng trong khoảng 400 kịch bản kinh doanh bao gồm tài chính, chính phủ số, công nghiệp nặng, tiếp thị, giáo dục và vận tải.
Kể từ khi tung ra phiên bản beta của Ernie Bot vào tháng 3, Baidu thường xuyên thể hiện sức mạnh công nghệ AI. Vào tháng 6, công ty tuyên bố Ernie 3.5 đã “đánh bại” ChatGPT và GPT 4 của OpenAI trong một số bài kiểm tra thử sức, theo kết quả thử nghiệm do tờ China Science Daily thực hiện.
Nhà nghiên cứu cổ phiếu cấp cao tại Morningstar Asia Wang Kai cho rằng động thái mới nhất của Baidu sẽ làm nóng thị trường dịch vụ đám mây ngày càng cạnh tranh ở Trung Quốc.
Những “ông lớn” công nghệ khác của Trung Quốc cũng đang tìm cách nâng cấp sản phẩm điện toán đám mây bằng AI. Công ty thương mại điện tử JD.com vào đầu năm nay đã giới thiệu ChatRhino LLM, được thiết kế cho ứng dụng công nghiệp.
Vào tháng 4, Alibaba bắt đầu chương trình đưa LLM vào lĩnh vực khách sạn, năng lượng và viễn thông thông qua quan hệ đối tác với các công ty trong ngành. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho biết sẽ cần thời gian để LLM đem về lợi nhuận đáng kể cho các công ty này.
Baidu có thể kiếm thêm doanh thu nhờ dịch vụ đám mây và kinh doanh quảng cáo từ nhóm khách hàng mới, họ là những người sẵn sàng chi trả cho công cụ AI tổng quát có khả năng tăng cường sản phẩm hiện có hoặc cải thiện hiệu quả hoạt động, ông Wang nhận định.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong một chia sẻ mới đây CEO Google Sundar Pichai cho rằng bản thân AI (trí tuệ nhân tạo) có thể lớn hơn cả internet.
CEO Google: AI có thể lớn hơn cả internet
Theo đó, trong một bài đăng trên blog mới đây CEO Google Sundar Pichai cho biết “AI sẽ là sự thay đổi công nghệ lớn nhất mà con người từng thấy, một sự thay đổi có thể lớn hơn cả thế giới Internet.”
Kể từ khi được thành lập và trở nên phổ biến, Google được xem là trung tâm hay cánh cổng truy cập vào thế giới internet. Với Google, người dùng có thể truy cập vào bất cứ thông tin nào có sẵn từ bất cứ nơi đâu trên toàn cầu.
Tuy nhiên, kể từ làn sóng AI mới và khi ChatGPT của OpenAI đạt mức hơn 100 triệu người dùng chỉ sau một khoảng thời gian ngắn ra mắt, hay thậm chí chatbot AI này còn được xem là “tương lai của thế giới tìm kiếm”, các công ty internet như Google được cho là đã “nhận báo động đỏ” khi có nguy cơ bị thay thế.
Mặc dù Google sở hữu một hệ sinh thái công cụ và dữ liệu mạnh mẽ, cùng với đó là đã nghiên cứu về AI từ khá lâu, đặc biệt là sau khi mua lại DeepMind (chuyên về AI) với giá hơn 500 triệu USD vào năm 2014, Bard của Google dường như đang thất thế trước đối thủ ChatGPT.
Dù vậy, CEO Google vẫn tỏ ra rất lạc quan về AI, ông viết: “AI đại diện cho sự tái tạo mang tính nền tảng của công nghệ và là công cụ tăng tốc đáng kinh ngạc cho nhân loại”.
“Làm cho AI trở nên hữu ích hơn đối với mọi người và triển khai nó một cách có trách nhiệm, là cách quan trọng nhất mà chúng tôi sẽ thực hiện trên con đường theo đuổi sứ mệnh của mình trong 10 năm tới và hơn thế nữa.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong khi AI hay Generative AI không còn là thuật ngữ mới với người làm marketing nói chung, tuỳ thuộc vào từng loại doanh nghiệp khác nhau mà AI đang được sử dụng theo những cách khác nhau.
Người làm Marketing đang sử dụng Generative AI như thế nào?
Kể từ được ra đời và trở nên phổ biến, AI hay trí tuệ nhân tạo trở thành một phần quan trọng không chỉ trong thế giới làm công nghệ mà còn cả trong ngành kinh doanh.
Các ứng dụng của công nghệ AI đã thực sự mở ra một cánh cửa mới dẫn vào một thế giới với những khả năng mới, với những thứ mà con người bình thường không thể thực thi được hay không thể hoàn thành một cách tối ưu nhất.
Đối với ngành marketing, theo nghiên cứu mới đây từ LocaliQ, các marketer cũng không nằm ngoài làn sóng này, tuỳ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp với từng quy mô khác nhau, họ đang sử dụng AI theo những cách khác nhau.
Dưới đây là một số con số đáng chú ý nhất.
Các công cụ AI được sử dụng phổ biến nhất.
Hơn 55% doanh nghiệp đang sử dụng chatbot AI ChatGPT của OpenAI.
42% đang sử dụng Copy AI
36% đang sử dụng Jasper.ai
29% sử dụng Peppertype.ai
28% sử dụng Lensa
25% sử dụng Dall-E
24% sử dụng Midjourney
Kỳ vọng của doanh nghiệp với AI.
45% doanh nghiệp kỳ vọng AI sẽ giúp cải thiện hiệu suất marketing và bán hàng của doanh nghiệp.
64% tin rằng AI sẽ giúp tăng năng suất lao động.
Các kiểu nội dung (Content) mà doanh nghiệp đang tận dụng AI để xây dựng.
Mặc dù AI rõ ràng là đang mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, nó cũng đi kèm với không ít các lo ngại.
25% lo rằng AI sẽ làm giảm lưu lượng truy cập vào website (web traffic).
22% doanh nghiệp tin rằng AI sẽ là một cản trở tới quy trình làm việc (workflow) của doanh nghiệp.
75% người tiêu dùng lo ngại về tình trạng thông tin sai sự thật được cung cấp từ AI.
Với tư cách là người làm marketing, ở giai đoạn hiện tại, bạn chỉ nên sử dụng AI để tìm kiếm ý tưởng và xây dựng định hướng hơn là các nội dung cuối cùng cho người tiêu dùng hay khách hàng, yếu tố trách nhiệm vẫn là cần thiết khi nói về cách sử dụng AI trong marketing hay các hoạt động kinh doanh khác.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Tổng giá trị thị trường khả dụng của AI (Artificial intelligence) sẽ gồm có 300 tỷ USD nhu cầu chip và các hệ thống, 150 tỷ USD nhu cầu với phần mềm AI tổng quát và 150 tỷ USD nhu cầu với phần mềm omniverse enterprise.
Giá trị thị trường của AI sẽ có giá trị hơn 600 tỷ USD
Phát biểu tại Hội nghị công nghệ do Goldman Sachs Communacopia tổ chức ngày 5/9, ông Manuvir Das, Phó Chủ tịch mảng Điện toán Doanh nghiệp của Nvidia, đã đề cập đến những con số gây sửng sốt trên thị trường trí tuệ nhân tạo (AI).
Theo ông Das, tổng giá trị thị trường khả dụng của AI sẽ gồm có 300 tỷ USD nhu cầu chip và các hệ thống, 150 tỷ USD nhu cầu với phần mềm AI tổng quát (Generative AI), và 150 tỷ USD nhu cầu với phần mềm omniverse enterprise – một nền tảng hợp tác ảo tiên tiến.
Các con số nói trên tạo nên cơ hội thị trường trị giá 600 tỷ USD mà công nghệ AI đem lại gắn liền với công nghệ mà Nvidia gọi là điện toán tăng tốc (accelerated computing).
Dù AI mới chỉ bùng nổ kể từ tháng 11 năm ngoái, Giám đốc điều hành công ty điều hành dịch vụ mạng xã hội Nextdoor, bà Sarah Friar cho rằng: “Đây không phải là điều gì mới mẻ”, khi giá trị của AI đã tăng lên trong nhiều năm qua.
Theo bà này, ChatGPT đã giải phóng tiềm năng của công nghệ AI tổng quát và thực sự đưa công nghệ này vào lĩnh vực văn hóa. Nhưng bà cho biết thế giới đã đầu tư vào dữ liệu suốt hàng chục năm qua và bắt đầu nhìn thấy thành quả.
Dù vậy, ông Das cho rằng khi nói đến điện toán tăng tốc, ngành này mới chỉ ở giai đoạn sơ khai. Theo ông, các hệ thống điện toán truyền thống dựa trên bộ xử lý trung tâm (CPU) đã không thể đáp ứng được các nhiệm vụ điện toán phức tạp, đòi hỏi nhiều trung tâm dữ liệu hơn và nhiều năng lượng hơn.
Trong bối cảnh đó, điện toán tăng tốc (Accelerated Computing) sẽ giúp các hoạt động của doanh nghiệp được số hóa nhanh hơn và hiệu quả hơn theo cách trước đây được xem là không tưởng.
Giới đầu tư dường như đồng ý với quan điểm này. Năm nay, cổ phiếu của Nvidia đã tăng đến 232% lên mức cao nhất từ trước đến nay nhờ lợi nhuận khởi sắc và vị thế tiên phong trong lĩnh vực AI.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Người dùng Internet có thể xóa thông tin cá nhân đang bị Meta thu thập cho việc đào tạo mô hình AI tổng quát.
Người dùng hiện có thể ngăn Facebook lấy dữ liệu cá nhân để đào tạo AI
Các mô hình AI hiện nay cần nguồn dữ liệu đầu vào khổng lồ về “học”. Những dữ liệu này được thu thập từ nhiều nguồn trên mạng như hình ảnh, bài viết, bình luận… và trong đó có cả thông tin cá nhân của người dùng mạng xã hội.
Meta cung cấp cho người dùng tùy chọn thay đổi hoặc xóa bất kỳ dữ liệu cá nhân nào của họ mà công ty sử dụng để đào tạo ngôn ngữ lớn và mô hình AI liên quan. Theo cập nhật mới nhất, người dùng có thể vào trang trợ giúp, truy cập mục Quyền của chủ thể dữ liệu đối với AI tổng quát.
Tại đây có ba lựa chọn gồm: “Tôi muốn truy cập, tải xuống hoặc sửa thông tin cá nhân bất kỳ mà các bên thứ ba cung cấp dùng cho AI tổng quát”; “Tôi muốn xóa mọi thông tin cá nhân mà các bên thứ ba cung cấp để dùng cho AI tổng quát” và “Ý kiến khác”.
Với tùy chọn đầu tiên, người dùng có thể tải về dữ liệu đã bị “bên thứ ba” thu thập và xem xét trước khi đồng ý cho Meta dùng chúng để đào tạo AI. Trong khi đó, tùy chọn thứ hai yêu cầu nền tảng xóa những gì đang lưu trữ. Nếu có yêu cầu khác, người dùng cần cung cấp họ tên, quốc gia cư trú và email cùng ý kiến của mình, sau đó gửi đi.
Sau khi chọn một trong ba tùy chọn, họ cũng cần vượt qua bài kiểm tra kiểm tra bảo mật. Tuy nhiên, theo CNBC, một số người phản ánh không thể hoàn thành biểu mẫu vì “có vẻ như lỗi phần mềm”.
Dữ liệu nào đang được Meta thu thập?
Meta định nghĩa thông tin của bên thứ ba là dữ liệu “được cung cấp công khai trên Internet hoặc các nguồn được cấp phép”. Hãng cho biết loại thông tin này “có thể đại diện cho một số trong số hàng tỷ mẫu dữ liệu” được sử dụng để đào tạo AI bằng cách dùng những gì thu thập được cho tổng hợp, dự đoán và tạo ra nội dung mới.
Trong bài đăng blog ngày 30/8, Meta cho biết họ lấy thông tin công khai này, bên cạnh việc dùng dữ liệu được cấp phép từ các đối tác.
“Để dạy mô hình theo cách hiệu quả, chúng tôi cần một lượng dữ liệu lớn. Do đó, chúng tôi dùng kết hợp các nguồn khác nhau trong quá trình đào tạo. Những nguồn này gồm thông tin công khai trên mạng, thông tin được cấp phép, cũng như thông tin từ các sản phẩm và dịch vụ của Meta”, bài viết nêu.
Trong quá trình thu thập, Meta có thể lấy được cả thông tin cá nhân. Chẳng hạn một bài viết công khai có thể chứa thông tin tác giả. Công ty nói trong quá trình lấy dữ liệu, quyền riêng tư của người dùng được đảm bảo và có đội ngũ chuyên trách để làm điều này.
Meta hiện vận hành mô hình ngôn ngữ lớn LLaMA, được công bố đầu năm nay. Nó hoạt động dưới dạng mở, cho phép nhà nghiên cứu và tổ chức chính phủ, xã hội, học viện dùng miễn phí.
Phát ngôn viên Meta cho biết phiên bản LLaMA thế hệ mới, LLaMA 2, chưa sử dụng dữ liệu của người dùng trên các nền tảng như Facebook, Instagram của Meta để huấn luyện AI (trí tuệ nhân tạo).
“Tùy vào nơi sinh sống, mọi người có thể thực hiện quyền làm chủ dữ liệu, có thể phản đối chúng tôi khai thác một số dữ liệu nhất định để đào tạo AI”, phát ngôn viên Meta nói. “Họ có quyền biết thông tin của họ đang được chúng tôi sử dụng thế nào”.
Đến nay, hầu hết công ty công nghệ như Meta, Microsoft, Google hay OpenAI vẫn thu thập dữ liệu công khai trên Internet để phục vụ quá trình huấn luyện trí tuệ nhân tạo AI. Tuy nhiên, giới chuyên môn nhiều lần đặt câu hỏi về việc lượng lớn thông tin thu được đang sử dụng thế nào.
Tuần trước, liên minh gồm các cơ quan bảo vệ dữ liệu từ Anh, Canada, Thụy Sĩ và một số quốc gia khác đưa ra tuyên bố chung rằng các công ty công nghệ lớn như Meta, Alphabet, ByteDance (TikTok), X (Twitter), Microsoft cần phải tuân theo luật bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư tùy theo những nơi đang hoạt động. Nhóm khuyến cáo người dùng cần có ý thức cao hơn trong việc kiểm soát và bảo vệ thông tin đưa lên Internet.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Giới chuyên gia AI đang tranh cãi trước nhận định rằng AI Gemini sắp ra mắt của Google sẽ mạnh gấp 5 lần GPT-4 (của ChatGPT) trong khi “ngốn” ít GPU hơn.
CEO DeepMind của Google
Ngày 28/8, hai chuyên gia Dylan Patel và Daniel Nishball thuộc công ty nghiên cứu SemiAnalysis đăng bài nhận định với tiêu đề “Google Gemini ăn cả thế giới – sẽ phá vỡ GPT-4 bằng sức mạnh nhân năm với ít GPU hơn”.
Bài viết lập luận rằng AI của Google đã sẵn sàng để “thổi bay” GPT-4 mạnh nhất hiện nay của OpenAI (đang được tích hợp trong ChatGPT) bằng sức mạnh tính toán lớn, trong khi đòi hỏi ít card đồ họa hơn.
Gemini là mô hình AI đa phương thức do Google DeepMind nghiên cứu và phát triển, dự kiến công bố cuối năm nay. Đây được xem là “nỗ lực nghiêm túc nhất” của hãng trong cơn sốt AI – lĩnh vực hãng tham gia nhiều năm nhưng lại chậm chân trong cuộc đua AI tổng quát so với ChatGPT. Nhà đồng sáng lập Google Sergey Brin cũng đã phải trở lại để thúc đẩy sự phát triển Gemini sau nhiều năm “quy ẩn”.
Patel và Nishball phân chia “GPU giàu” (GPU-Rich) để chỉ những hệ thống AI tiêu tốn nhiều bộ xử lý đồ họa và “GPU nghèo” (GPU-Poor) để nói đến các hệ thống cần ít GPU nhưng vẫn có sức mạnh vượt trội. Nhóm tác giả xếp GPT-4 đại diện cho mô hình cần nhiều GPU, còn Gemini ở bên còn lại.
Patel cho biết phân tích của họ dựa trên dữ liệu thu thập từ nhiều nguồn là nhà cung cấp bên thứ ba của Google. Dẫn hàng loạt số liệu, nhóm kết luận mô hình Gemini vượt trội GPT-4 về thước đo hiệu suất liên quan đến tính toán máy tính, được gọi là FLOPS.
Hiện nay, hầu hết mô hình AI ngôn ngữ lớn (LLM) như GPT-4 của OpenAI hay Llama của Meta chủ yếu dựa vào GPU từ Nvidia – thiết bị có giá 40.000 USD mỗi chiếc – để hoạt động.
Càng nhiều GPU, sức mạnh tính toán càng tăng. Cơn sốt AI đã giúp Nvidia gia nhập “câu lạc bộ nghìn tỷ USD” hồi tháng 5. Nvidia cũng gần như độc quyền về GPU cho các hệ thống AI. Trong khi đó, đối thủ lớn như AMD chưa có sản phẩm tương tự đủ khả năng cạnh tranh.
“Có ai có thể cứu chúng ta khỏi việc nô lệ cho Nvidia không? Câu trả lời có thể là Gemini”, bài viết nêu.
Theo Business Insider, ngay sau khi xuất hiện, bài viết lập tức thu hút sự chú ý lớn từ giới chuyên môn. “Thật ngạc nhiên, Google đang nhờ mấy anh chàng này phân tích về khả năng của Gemini. Đó chỉ là một chiêu bài tiếp thị, thật nực cười”, Sam Altman, CEO OpenAI, nhận xét ngày 29/8.
“Có số liệu nào trong đó sai không?”, Elon Musk phản bác Alman trên X ngày 30/8. “Ông chủ” ChatGPT chưa đáp lại.
Patel cũng phản biện ý kiến của Altman, khẳng định dữ liệu thu được là từ các nhà cung cấp của Google, không phải từ bản thân Google, đồng thời đưa ra một loạt ảnh chụp màn hình để chứng minh.
Trên các diễn đàn, tranh cãi cũng nổ ra, tập trung vào câu hỏi: liệu việc kết hợp nhiều GPU tiên tiến và đắt tiền hơn sẽ tạo ra LLM tốt hơn không, cũng như vấn đề thực sự của các mô hình AI có phải là GPU hay phần mềm.
“Tôi hy vọng sớm có ai đó truất ngôi OpenAI. Nhưng nếu nói Gemini mạnh gấp năm lần GPT-4, cần xem lại sức mạnh ở đây đề cập đến khía cạnh nào”, tài khoản X có tên Teknium1, hiện là một nhà phát triển ở Mỹ, nhận xét.
“Sức mạnh tính toán không thôi chưa phải là tài nguyên duy nhất. Nó còn là bản thân quá trình đào tạo, hiệu quả dữ liệu cũng như chất lượng sản phẩm cuối”, trang Hacker News bình luận.
Một số người khác nói do chưa ra mắt, Gemini vẫn là một ẩn số. “Dù bạn đồng ý với bài viết hay không, đây vẫn là dự đoán táo bạo và chưa chắc có ai đúng. Năm 2024 sẽ rất thú vị”, người dùng Reddit có tên Machine Learning viết.
Hồi tháng 6, Demis Hassabis, người đứng đầu Google DeepMind, từng cho biết Gemini sẽ mạnh hơn ChatGPT khi ra mắt. Theo ông, AI của hãng có cách tương tác bằng văn bản tương tự ChatGPT nhưng được trang bị các khả năng mới như lập kế hoạch hoặc giải quyết vấn đề hiệu quả hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer