Skip to main content

Thẻ: AI

CEO Baidu: Các mô hình AI của Trung Quốc chưa thực sự mang lại lợi ích

Robin Li Yanhong, nhà đồng sáng lập và CEO Baidu, cho biết Trung Quốc đang có quá nhiều mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) mà không có ứng dụng thiết thực.

Tại Hội nghị Trí tuệ nhân tạo thế giới (WAIC), Li nhắc lại nhận định “sự cạnh tranh gay gắt giữa hơn 100 LLM tại Trung Quốc hồi năm 2023 đã dẫn đến lãng phí tài nguyên, đặc biệt là sức mạnh điện toán”.

Người đứng đầu Baidu kêu gọi các nhà phát triển cần tập trung xây dựng ứng dụng thực tế thay vì mải mê tạo ra những biến thể của công nghệ đằng sau chatbot ChatGPT.

“Tôi nhận thấy nhiều người vẫn chủ yếu tập trung vào mô hình nền tảng. Nhưng các ứng dụng trong thế giới thực tế thì sao? Đến nay, ai là người được hưởng lợi từ chúng”, Li cho hay.

Thị trường AI tạo sinh (GenAI) của Trung Quốc đã trở nên đông đúc với hơn 200 LLM xuất hiện kể từ khi ChatGPT ra mắt vào cuối năm 2022. Sự cạnh tranh quá mức từ các Big Tech đã dẫn đến cuộc chiến về giá cho các dịch vụ AI thương mại, khi những doanh nghiệp toàn cầu như OpenAI và Google vắng bóng trên thị trường.

Tương tự như thị trường quốc tế, lĩnh vực AI Trung Quốc mới ở giai đoạn đầu thương mại hoá. CEO Li cho hay, đến nay các ngành hậu cần (logistics) và sáng tạo nội dung đang hưởng lợi từ các ứng dụng AI giúp nâng cao hiệu suất.

Baidu cũng đang ứng dụng trợ lý mã hoá, chạy trên nền tảng Ernie LLM. CEO gã khổng lồ tìm kiếm Trung Quốc cho biết 30% mã hoá của công ty đang được xử lý bởi AI.

Xu Li, CEO và đồng sáng lập SenseTime, một trong những công ty AI hàng đầu tại đại lục, nhận định: “Ứng dụng là chìa khoá để xác định đây có phải thời điểm quan trọng đối với AI hay không”.

“Mặc dù lĩnh vực này hiện nay là một chủ đề nóng, nhưng nó vẫn chưa đạt đến thời điểm bùng phát do chưa thâm nhập vào bất kỳ ứng dụng trong các ngành dọc nào để tạo ra sự thay đổi rộng rãi”, Xu Li nói.

Yan Junjie , Giám đốc điều hành MiniMax, một công ty khởi nghiệp AI khác, cho rằng ông kỳ vọng có sự hợp nhất lớn hơn trong ngành, với LLM chỉ nên được phát triển bởi 5 doanh nghiệp.

Thành công bất ngờ của ChatGPT đã khơi dậy làn sóng sản xuất LLM mang bản sắc Trung Quốc.

Ngoài một nhóm nhỏ các công ty khởi nghiệp được mệnh danh là “những con hổ AI”, những tên tuổi trong ngành công nghệ của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng đổ tiền ào ạt vào thị trường.

Chủ sở hữu TikTok, ByteDance, “gã khổng lồ” truyền thông xã hội Tencent Holdings và tập đoàn thương mại điện tử Alibaba Group Holding đã bắt đầu giảm giá mạnh các dịch vụ dựa trên LLM vào tháng 5/2024 để thu hút người dùng.

(Theo SCMP)

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VietnamNet

ChatGPT thử nghiệm dạy ngoại ngữ cho người dùng với AVM

OpenAI tung ra bản demo thể hiện năng lực ngôn ngữ ấn tượng của GPT-4o, cho thấy mô hình AI này đủ sức dạy ngoại ngữ cho người dùng.

“Với khả năng phiên dịch theo thời gian thực, am hiểu cảm xúc và có thể ngắt lời, chế độ giọng nói nâng cao (AVM) sẽ trở nên hữu ích hơn trong quá trình học ngôn ngữ mới cùng bạn bè. AVM sẽ bắt đầu được thử nghiệm với nhóm nhỏ người dùng ChatGPT Plus từ cuối tháng 7 để thu thập phản hồi”, OpenAI cho biết hôm 28/6.

Trong video trình diễn, một người Tây Ban Nha có nền tảng cơ bản về tiếng Bồ Đào Nha đang dùng ChatGPT để giúp người bạn học ngôn ngữ này. Họ có thể yêu cầu ứng dụng nói chậm lại hoặc giải thích cụm từ chưa hiểu, ChatGPT đều thực hiện hoàn hảo các mệnh lệnh này.

Yếu tố khiến AVM của GPT-4o có sức hấp dẫn chính là khả năng chuyển giọng nói sang giọng nói (speech to speech) một cách tự nhiên và theo thời gian thực. Các mô hình trước đó phải chuyển giọng nói thành văn bản (speech to text) và ngược lại để tương tác với người dùng, trong khi GPT-4o hiểu trực tiếp những gì người dùng nói.

Khả năng này mang đến nhiều tính năng thú vị như hoạt động được trên nhiều nền tảng ngôn ngữ, với giọng điệu và khẩu âm khác nhau, khiến nó giống như một giáo viên ngoại ngữ.

Phân tích giọng nói tự nhiên cũng giúp GPT-4o nghe được những gì người dùng đang truyền tải, như cách họ phát âm và sử dụng giọng điệu, từ đó đưa ra phản hồi trực tiếp từ những gì AI nghe thấy, thay vì chỉ đánh giá dựa trên văn bản ghi lại.

Trong buổi công bố GPT-4o ngày 14/5, CTO OpenAI Mira Murati cho biết giọng nói và khả năng đàm thoại của GPT-4o đã đạt bước tiến vượt bậc với khi có thể thể hiện cảm xúc và thay đổi giọng điệu, thậm chí cười khúc khích, thêm tính hài hước và tự điều chỉnh cách nói tùy theo nội dung câu lệnh.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Vốn hoá thị trường của Nvidia chính thức vượt qua Apple với hơn 3000 tỷ USD

Nvidia vốn là công ty bán dẫn có giá trị nhất thế giới. Giờ đây, họ tiếp tục trở thành công ty chip máy tính đầu tiên đạt vốn hoá thị trường 3 nghìn tỷ USD.

CEO Nvidia: Lãnh đạo cấp cao không cần phải chiều chuộng và định hướng nghề nghiệp cho cấp dưới

Cổ phiếu của công ty có trụ sở tại Santa Clara, California đã tăng khoảng 147% trong năm nay, tăng khoảng 1,8 nghìn tỷ USD vốn hoá khi nhu cầu vô độ về chip dùng để cung cấp năng lượng cho các nhiệm vụ trí tuệ nhân tạo tăng vọt. Vào thứ tư, cổ phiếu công ty này đã tăng 5,2%, đóng cửa ở mức kỷ lục 1.224,40 USD/1 cổ phiếu, đẩy giá trị thị trường lên hơn 3 nghìn tỷ USD và chính thức vượt mặt Apple trở thành công ty giá trị thứ 2 thế giới.

Lần cuối cùng Nvidia có giá trị cao hơn Apple là vào năm 2002, 5 năm trước khi chiếc iPhone đầu tiên được ra mắt. Vào thời điểm đó, cả hai công ty đều có giá trị dưới 10 tỷ USD mỗi công ty.

Đáng nói, Nvidia không có dấu hiệu chậm lại hoặc để các đối thủ của mình bắt kịp. Giám đốc điều hành của công ty Jensen Huang cho biết công ty có kế hoạch nâng cấp cái gọi là máy tăng tốc AI hàng năm.

Theo Bloomberg Billionaires Index, đợt tăng giá cổ phiếu hôm thứ tư đã nâng khối tài sản của Huang thêm hơn 5 tỷ USD, lên mức 107,4 tỷ USD. Huang nói với những người tham dự tại hội nghị trong tuần này rằng sự trỗi dậy của AI thế hệ mới là một cuộc cách mạng công nghiệp mới và Nvidia kỳ vọng sẽ đóng một vai trò quan trọng khi công nghệ này chuyển sang máy tính cá nhân.

Angelo Zino, nhà phân tích vốn cổ phần cấp cao tại CFRA Research cho biết: “Chúng tôi nhận thấy sự thay đổi lớn này ngay từ những hiệp đầu tiên”.

Nvidia được cho là người hưởng lợi lớn nhất từ làn sóng chi tiêu khổng lồ cho AI, giúp đưa công ty vào cuộc đua giành lấy danh hiệu công ty có giá trị nhất thế giới. Nhà sản xuất chip này vẫn bám đuổi Microsoft về giá trị thị trường, nhưng với việc cổ phiếu Microsoft đang giảm giá, Phố Wall coi việc Nvidia vượt Microsoft chỉ là vấn đề thời gian.

Apple đã phải vật lộn trong năm nay khi giá cổ phiếu bị áp lực bởi lo ngại về nhu cầu iPhone giảm ở Trung Quốc và lệnh trừng phạt từ Liên minh châu Âu. Cổ phiếu của công ty chỉ mới chuyển biến tích cực gần đây vào năm 2024 khi tâm lý của nhà đầu tư đối với nhà sản xuất iPhone đang dần được cải thiện.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Google công bố tính năng mới sẽ thay đổi thế giới tìm kiếm (và là cơn ác mộng với người làm SEO)

Internet được cho là có thể không còn như trước khi Google điều chỉnh thuật toán, ưu tiên kết quả tìm kiếm tóm tắt bằng AI trước khi dẫn link đến website.

Google thêm hàng loạt cập nhật và thuật toán xếp hạng mới

Sau nhiều thập kỷ, Internet toàn cầu đang bị chi phối bởi kiểu xây dựng trang web “tối ưu hóa công cụ tìm kiếm” (SEO) – các kỹ thuật nhằm điều chỉnh nội dung và website sao cho Google thu thập và nhận dạng tốt hơn. Với hàng triệu doanh nghiệp dựa vào bộ máy tìm kiếm online, SEO gần như là cuộc chơi không thể bỏ qua.

Tuy nhiên, thời gian qua, Google liên tục thay đổi thuật toán. Những sản phẩm được công ty trình diễn tại sự kiện Google I/O cho thấy hãng đang đặt cược vào AI với tham vọng thay đổi thế giới Internet một lần nữa.

“Hộp tìm kiếm” đang thay đổi

Để có được thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm, nhiều trang web đã tập trung vào tối ưu hóa nội dung cho SEO thay vì phục vụ nhu cầu thực sự của người dùng. “Cuộc chiến chống spam” của Google bắt đầu từ bản cập nhật 2022 khi loại bỏ những nội dung được tạo ra chỉ để được xếp hạng cao hơn. Bản cập nhật lớn thứ hai diễn ra vào tháng 9/2023. Đến tháng 3 năm nay, Google tiếp tục đại tu thuật toán để “làm sạch” nội dung hiển thị trên công cụ Search.

Google khẳng định “nội dung không nguyên gốc, chất lượng kém đã giảm 45% trong kết quả tìm kiếm”, giáng đòn mạnh vào các trang chuyên spam.

Tuy nhiên, cuộc đại tu cũng là cơn ác mộng của nhiều website. Dữ liệu từ công cụ phân tích SEMrush cho thấy trong 6 tháng kể từ 9/2023, New York Magazine giảm 32% lượng truy cập, từ điển Urban Dictionary mất 18 triệu lượt xem, còn OprahDaily giảm 58% truy cập từ công cụ tìm kiếm Google Search.

Theo các chuyên gia, điều chỉnh trong “hộp tìm kiếm Google” thực ra là trò chơi có tổng bằng không. Khi New York Magazine hay Urban Dictionary mất độc giả, RedditLinkedIn và Wikipedia lại chứng kiến lượng người dùng mới tăng vọt. SEMrush cho biết điều này là do thuật toán Google ưu tiên những website có nội dung do chính người dùng sáng tạo như Instagram, Quora.

Trong đó, lượng truy cập tăng đột biến trên Reddit được nhận định là điều chưa từng có trên Internet. Người dùng thường thêm từ khóa như “Quora”, “Reddit” sau nội dung tìm kiếm để tìm đọc những bài viết do cộng đồng sáng tạo và thảo luận, thay vì tìm đến những trang web hướng dẫn như trước.

Nỗi sợ Google Zero

Trong khi chủ sở hữu các website đang tìm cách làm quen với thuật toán xếp hạng mới, Google lại tiếp tục tuyên bố thay đổi lớn tiếp theo, tác động trực tiếp đến mỗi người dùng Internet.

Trong thông báo hồi tháng 5, công ty cho biết sẽ hiển thị câu trả lời do AI tạo ra ở đầu kết quả tìm kiếm, còn gọi là AI Overview. Hãng cho rằng tính năng này sẽ thay đổi hoàn toàn cách con người tương tác trên Internet trong kỷ nguyên mới.

CEO Nilay Patel của The Verge đưa ra giả thuyết về “Google Zero”, tức Google Search ngừng hiển thị đường link, dẫn người dùng đến website bên ngoài. Thay vào đó, hãng hiển thị kết quả do AI tổng hợp và giữ chân người dùng trong hệ sinh thái của hãng.

Tuy nhiên, theo Telegraph, Google đang có một “khởi đầu tồi tệ” cho viễn cảnh này. AI của hãng liên tục đưa ra các câu trả lời kỳ cục. Ví dụ, khi được hỏi một người nên “ăn bao nhiêu đá mỗi ngày”, AI của hãng nói: “Theo các nhà địa chất của Đại học California ở Berkeley, mỗi người nên ăn ít nhất một cục đá nhỏ. Đá chứa vitamin và khoáng chất quan trọng cho sức khỏe và tiêu hóa…”.

Business Insider nói đây là khuyến cáo bịa đặt và các nhà địa chất tại Đại học California ở Berkeley chưa bao giờ ra tuyên bố như vậy. AI Overview cũng mắc sai lầm khi nói Barack Obama là tổng thống Hồi giáo đầu tiên của nước Mỹ, hay mô tả phi hành gia thường “hút thuốc, chơi game”.

CEO Sundar Pichai cuối tháng 5 đã lên tiếng xin lỗi vì những sai lầm nghiêm trọng này. Tuy nhiên, công ty chỉ giải thích rằng mô hình AI của họ đã “hiểu sai truy vấn, sắc thái của ngôn ngữ trên web, hoặc do cơ sở dữ liệu không có sẵn nhiều thông tin hữu ích”.

Nhà phân tích Claire Holubowskyj của Enders Analysis nhận định: “AI có thể hỗ trợ tìm kiếm nhanh chóng nhưng thiếu thông tin kiểm chứng. Google đang mải chạy theo đối thủ cạnh tranh mà quên đi giá trị cốt lõi của mình”.

Trong khi đó, chuyên gia James Rosewell của nhóm vận động website mở cho rằng việc Google ưu tiên kết quả tìm kiếm do AI tạo ra, thay vì dẫn người dùng đến trang web cụ thể, có thể phá hủy sự cộng sinh tự nhiên của web. “Nếu nhà xuất bản không thể tiếp cận độc giả, họ không thể tạo ra nội dung. Internet sẽ bị hủy hoại hoàn toàn bởi những kết quả sai lầm của AI”, ông nói.

AI đang định hình lại quyền riêng tư

Theo New York Mag, tác động của AI đến Internet không đơn thuần nằm ở kết quả tìm kiếm trên Google hay lượt click vào website. Quan trọng hơn, nó có thể thay đổi cách các công ty thu thập dữ liệu người dùng.

Năm 2004, khi ra mắt Gmail, Google phải đối mặt với phản ứng dữ dội vì đưa quảng cáo theo ngữ cảnh trong hộp thư đến. Khi đó những người ủng hộ quyền riêng tư so sánh việc quét thông tin cá nhân của người dùng để đề xuất quảng cáo nguy hiểm như “giải thoát thần đèn”. Đến 2017, Google ngừng quét email để phân phối quảng cáo nhắm mục tiêu.

Điều đó không có nghĩa hãng ngừng thu thập thông tin, họ chỉ thay đổi cách tiếp cận. Sau đó, người dùng điện thoại nhận thấy thư việc ảnh của họ đã có thêm tính năng nhận diện khuôn mặt để sắp xếp album theo từng chủ thể.

Trong kỷ nguyên AI, các trợ lý ảo với sứ mệnh “phụng sự người dùng tốt hơn” đã khéo léo yêu cầu được truy cập tất cả nội dung riêng tư, từ email, danh bạ đến những gì hiện trên màn hình. Điều này có thể định hình lại Internet trong tương lai.

Nhiều công ty hiện nay hoạt động dựa trên việc mua lại, sản xuất và kiếm tiền từ dữ liệu cá nhân của người dùng. Các công ty AI cũng đang cần thu thập một lượng lớn dữ liệu công khai và riêng tư để đào tạo chatbot thông minh phục vụ công chúng. Trong khi đó, Google đang đặt cược vào mô hình AI mang tính cá nhân cao hơn.

Trong một số tính năng AI như sàng lọc cuộc gọi, công ty nhấn mạnh dữ liệu sẽ được lưu trữ, xử lý ngay trên thiết bị người dùng, thay vì gửi lên đám mây. Có nghĩa, việc thu thập và mua bán dữ liệu như cách các công ty Internet truyền thống đang vận hành sẽ thay đổi. Google cho rằng không lâu nữa, trợ lý ảo có thể giúp người dùng bất kỳ điều gì, hiểu họ hơn chính họ. Đổi lại, AI cũng cần tất cả thông tin từ người dùng để có thể cá nhân hóa tối đa theo tính cách, thói quen của mỗi người.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

PwC trở thành khách hàng doanh nghiệp lớn nhất của OpenAI trong cuộc đua AI

 

Theo đó, PwC mới đây đã ký kết một thỏa thuận với OpenAI để cung cấp ChatGPT Enterprise, phiên bản tập trung vào kinh doanh của chatbot AI tổng quát cho nhân viên và khách hàng.

PwC cũng theo đó trở thành đối tác bán lại đầu tiên và người dùng doanh nghiệp lớn nhất của OpenAI tính đến thời điểm hiện tại.

PwC cho biết trong một bài đăng trên blog: “Thỏa thuận này sẽ giúp “mở rộng hệ sinh thái công nghệ của chúng tôi, đưa GenAI đi sâu hơn vào doanh nghiệp của chúng tôi và cho phép chúng tôi mở rộng năng lực AI trên toàn bộ doanh nghiệp với mục tiêu giúp thúc đẩy tác động nhanh hơn cho khách hàng của mình”.

PwC cho biết thỏa thuận này sẽ giúp các nhân viên và khách hàng ở Mỹ và Vương Quốc Anh có quyền truy cập vào các công cụ mới nhất từ ​​OpenAI, bao gồm cả mẫu ChatGPT-4o được công bố gần đây và các khả năng mới tập trung vào giọng nói và hình ảnh.

PwC cho biết trong bài đăng của mình: “Bằng việc đi đầu trong các mô hình của OpenAI và là công ty đầu tiên công bố tích hợp vào hoạt động của OpenAI, chúng tôi có vị thế đặc biệt để giúp khách hàng tận dụng phiên bản ChatGPT Enterprise một cách hiệu quả”.

PwC sẽ áp dụng ChatGPT Enterprise cho hơn 100.000 nhân viên – 75.000 ở Mỹ và 26.000 ở Anh.

PwC cho biết: “Bằng cách sử dụng ChatGPT Enterprise trong lực lượng lao động của mình, chúng tôi sẽ mang trải nghiệm trực tiếp về quá trình chuyển đổi AI của mình đến khách hàng, bổ sung cho các dịch vụ kiểm toán, thuế và tư vấn của chúng tôi bằng một loạt các giải pháp kinh doanh riêng biệt”.

PwC không tiết lộ các điều khoản tài chính của thỏa thuận.

Về phía OpenAI, vào tháng 2 năm 2023, OpenAI ra mắt phiên bản trả phí của ChatGPT, được gọi là ChatGPT Plus. Cuối năm đó, vào tháng 8, OpenAI đã ra mắt ChatGPT Enterprise, phiên bản chatbot có độ bảo mật cao hơn nhắm vào các doanh nghiệp.

Về phía PwC, vào tháng 4 năm ngoái, PwC tuyên bố sẽ cam kết đầu tư 1 tỷ USD trong vòng 3 năm để mở rộng và nâng cao năng lực của mình trong lĩnh vực AI.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Google giải thích lý do khiến mô hình AI của Google trả lời sai

Sau khi bị chỉ trích vì hàng loạt lỗi nghiêm trọng, Google cho biết các mô hình AI của mình, gọi chung là AI Overviews, đã hiểu sai sắc thái ngôn ngữ.

Chatbot AI Bard của Google còn rất hạn chế trong việc sáng tạo nội dung

Google cho biết AI Overviews không chỉ đơn giản cho ra kết quả đầu ra dựa trên dữ liệu được đào tạo, mà còn tích hợp hệ thống xếp hạng web cốt lõi để thực hiện tác vụ tìm kiếm truyền thống với chất lượng cao.

Có nghĩa là, AI Overviews không chỉ cung cấp đầu ra văn bản, mà còn bao gồm các liên kết có liên quan để người dùng có thể khám phá thêm. “AI Overviews đang thực hiện việc tìm kiếm thông tin mà không gây ảo giác hay bịa đặt như những sản phẩm ngôn ngữ lớn (LLM) khác có thể gặp phải”, theo Google.

Tuy nhiên, hãng thừa nhận trong một số trường hợp, AI Overviews hiểu nhầm vấn đề, phổ biến nhất là “hiểu sai truy vấn, sắc thái của ngôn ngữ trên web hoặc cơ sở dữ liệu không có sẵn nhiều thông tin hữu ích”.

Chẳng hạn, với truy vấn “nên ăn bao nhiêu đá mỗi ngày”, Google nói AI của mình hiểu không đúng nên xử lý không tốt nội dung châm biếm.

Trong tình huống khuyên “dùng keo để phô mai dính vào bánh pizza”, Google nói AI Overviews diễn giải không đúng ngôn ngữ trên trang web, khiến cung cấp thông tin thiếu chính xác. Công ty đã nhanh chóng khắc phục lỗi thông qua cải tiến thuật toán.

Theo Google, trước mắt họ sẽ “hạn chế đưa nội dung châm biếm và hài hước” nhằm phát hiện hiệu quả hơn những truy vấn vô nghĩa” trên công cụ tìm kiếm. “Chúng tôi đã cập nhật hệ thống để hạn chế việc người dùng đưa vào thông tin khiến AI có thể đưa ra lời khuyên sai lệch, không hữu ích. Với nội dung như sức khỏe, chúng tôi cũng có biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt”, đại diện Google nói.

Tại sự kiện I/O 2024 giữa tháng 5, Google trình làng các phiên bản lớn nhỏ của mô hình Gemini. Đây được xem là tín hiệu cho thấy AI sắp len lỏi vào hầu hết sản phẩm của công ty thời gian tới. Tuy nhiên, chúng liên tục bị phát hiện đưa ra thông tin sai.

Đầu năm ngoái, chatbot Bard của công ty cũng trả lời sai câu hỏi kiến thức ngay trong đoạn giới thiệu của CEO Sundar Pichai, khiến Google mất 100 tỷ USD giá trị vốn hóa trong thời gian ngắn. Tháng 2 năm nay, công ty tung ra tính năng tạo ảnh cho Gemini nhưng nhanh chóng phải tạm dừng khi người dùng phản ánh công cụ tạo hình ảnh không đúng về nhân vật lịch sử.

Theo phân tích, Google đang đi theo một “vòng lặp sai lầm” với ba bước: Tung ra sản phẩm tìm kiếm mới được hỗ trợ bởi AI; Người dùng tìm ra sai sót của sản phẩm và đăng trên mạng xã hội; Google thừa nhận thiếu sót, sau đó dừng hoạt động của AI để sửa chữa. Giới chuyên gia đánh giá, việc AI Google liên tục gặp lỗi là vấn đề đáng lo ngại, vì chúng được tích hợp trong sản phẩm tìm kiếm cốt lõi.

Rủi ro có thể xảy ra khi người dùng tin và hành động theo đề xuất sai lệch, từ đó có thể gây tổn hại đến bản thân. Việc AI liên tục trả lời sai cũng khiến người dùng giảm lòng tin vào sản phẩm của Google trong tương lai.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

CEO Baidu: Đây là sự khác biệt giữa AI Trung Quốc và AI phương Tây

Khi phương Tây chạy đua để tạo ra những tính năng mới của AI, các công ty Trung Quốc tập trung vào ứng dụng thực tiễn của AI.

CNBC dẫn lời CEO Baidu Robin Li tại triển lãm Viva Technology diễn ra tuần qua tại Paris rằng khác biệt lớn nhất giữa AI của Trung Quốc và AI phương Tây là tính ứng dụng. Trung Quốc có hàng trăm mô hình cơ bản, nhưng mọi người đang ngày thảo luận nhiều về những siêu ứng dụng trong kỷ nguyên AI. Ông nói việc ứng dụng đang thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo ở Trung Quốc.

“Nhiều người chú ý đến việc khi nào phát hành GPT-5, nhưng tôi quan tâm hơn đến ứng dụng nào có thể tận dụng tối đa khả năng của các mô hình ngôn ngữ lớn”, ông Li nói.

Ông cho biết các công ty lớn ở Trung Quốc đều khởi đầu bằng cách tạo ra sản phẩm phù hợp với thị trường. Ngành AI không ngoại lệ. Các công ty đều nỗ lực tìm cách tốt nhất để đưa AI tổng quát (GenAI) đến hàng tỷ người dùng.

Ông lưu ý trong kỷ nguyên Internet di động, đã có những siêu ứng dụng với hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ người dùng mỗi ngày (DAU). Tuy nhiên với GenAI, chưa công ty nào làm được điều này, cả ở Trung Quốc lẫn phương Tây.

Khác biệt giữa AI Trung Quốc và phương Tây

Khi phương Tây chạy đua tạo ra những tính năng mới của công nghệ AI, các công ty Trung Quốc tập trung vào ứng dụng thực tiễn.

CNBC dẫn lời CEO Baidu Robin Li tại triển lãm Viva Technology diễn ra tuần qua tại Paris rằng khác biệt lớn nhất giữa AI của Trung Quốc và phương Tây là tính ứng dụng. Trung Quốc có hàng trăm mô hình cơ bản, nhưng mọi người đang ngày thảo luận nhiều về những siêu ứng dụng trong kỷ nguyên AI. Ông nói việc ứng dụng đang thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo ở Trung Quốc.

“Nhiều người chú ý đến việc khi nào phát hành GPT-5, nhưng tôi quan tâm hơn đến ứng dụng nào có thể tận dụng tối đa khả năng của các mô hình ngôn ngữ lớn”, ông Li nói.

Ông cho biết các công ty lớn ở Trung Quốc đều khởi đầu bằng cách tạo ra sản phẩm phù hợp với thị trường. Ngành AI không ngoại lệ. Các công ty đều nỗ lực tìm cách tốt nhất để đưa AI tổng quát (GenAI) đến hàng tỷ người dùng.

Ông lưu ý trong kỷ nguyên Internet di động, đã có những siêu ứng dụng với hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ người dùng mỗi ngày (DAU). Tuy nhiên với GenAI, chưa công ty nào làm được điều này, cả ở Trung Quốc lẫn phương Tây.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

76% các nhà lãnh đạo tại Việt Nam cho biết họ sẽ không tuyển dụng những người không có kỹ năng về AI

“76% các nhà lãnh đạo tại Việt Nam cho biết họ sẽ không tuyển dụng những người không có kỹ năng về AI, trong khi con số này ở trên toàn cầu là 66%”, đây là một dữ kiện quan trọng vừa được tiết lộ trong Báo cáo Chỉ số Xu hướng Công việc năm 2024, do Microsoft và LinkedIn phát hành mới đây.

Báo cáo cho thấy công nghệ AI đã có tác động đáng kể đến cách mọi người làm việc, lãnh đạo và tuyển dụng trên toàn thế giới sau một năm tăng trưởng. Tần suất sử dụng công nghệ Generative AI tại nơi làm việc đã tăng gần gấp đôi trong 6 tháng qua. Thống kê từ LinkedIn cho thấy một sự gia tăng đáng kể trong số lượng người lao động bổ sung kỹ năng sử dụng AI vào hồ sơ của họ.

Hầu hết các nhà lãnh đạo doanh nghiệp chia sẻ rằng họ sẽ không tuyển dụng những ứng viên thiếu kỹ năng sử dụng AI. Tuy nhiên, tại châu Á, nhiều nhà lãnh đạo bày tỏ lo ngại về việc thiếu tầm nhìn về việc ứng dụng AI trong doanh nghiệp của mình. Đồng thời, việc nhân viên sử dụng các công cụ AI cá nhân ở nơi làm việc đang đặt ra những thách thức mới khi bước vào giai đoạn mà mọi công nghệ đột phá đều trải qua: chuyển từ giai đoạn thử nghiệm sáng tạo tác động kinh doanh cụ thể.

Bà Nguyễn Quỳnh Trâm, Tổng Giám đốc Microsoft Việt Nam, cho biết: “Hiện nay, các công cụ Generative AI tại nơi làm việc đang ngày một phổ biến với tốc độ nhanh chóng. Nhân viên đang tự trang bị cho mình các công cụ AI linh hoạt và sáng tạo, mà không chờ đợi tới khi tổ chức của họ có một kế hoạch và lộ trình triển khai cụ thể.

Điều đó đặt ra một thách thức mới đối với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, và việc triển khai thử nghiệm các công cụ sáng tạo này là cần thiết để họ có thể thu được lợi ích về cả năng suất làm việc và tốc độ xử lý thông tin trong các lĩnh vực mà họ hoạt động.”

Bà Trâm nhấn mạnh: “Tại Việt Nam, AI không chỉ được dùng cho các công việc đơn giản như dịch tài liệu, tóm tắt, hay soạn thảo email, mà ngày càng được sử dụng nhiều hơn cho các công việc đòi hỏi sự sáng tạo.

Do đó, tỷ lệ lao động trí thức dùng AI ở Việt Nam tương đối cao. Tuy nhiên, tỷ lệ khuyến khích sử dụng AI từ các cấp lãnh đạo lại thấp và thực tế này đang ngược với thế giới và Việt Nam cần phải thúc đẩy hơn nữa các cơ chế khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp và lãnh đạo không chỉ thử nghiệm mà nên tận dụng AI như một trong các phương tiện chính để đạt được mục đích kinh doanh và tối ưu hóa hiệu quả của tổ chức.”

Trong những năm tới, các nhà lãnh đạo và chuyên gia tại Việt Nam tin rằng có xu thế nhân viên sử dụng AI tại nơi làm việc sẽ càng tăng, bên cạnh đó AI sẽ đặt ra các tiêu chuẩn mới và phá vỡ giới hạn nghề nghiệp. Những điều này sẽ thúc đẩy số lượng người sử dụng AI tiếp tục tăng trưởng.

Theo báo cáo, 88% lao động tri thức ở Việt Nam hiện đang sử dụng Generative AI tại nơi làm việc lớn hơn so với 75% lao động tri thức trên toàn cầu. Nhiều nhân viên đang phải vật lộn để theo kịp tốc độ và khối lượng công việc nói rằng AI giúp họ tiết kiệm thời gian, tăng cường khả năng sáng tạo và cho phép họ tập trung vào các nhiệm vụ chính.

Trong khi, 89% lãnh đạo tại Việt Nam tin rằng công ty của họ cần áp dụng AI để duy trì tính cạnh tranh, 48% trong số họ cũng thể hiện lo ngại về việc thiếu kế hoạch và tầm nhìn triển khai cụ thể.

Ngoài ra, nhân viên đang sử dụng các công cụ AI theo cách của riêng mình. 70% người dùng AI tại Việt Nam đang sử dụng các công cụ AI cá nhân của họ, gọi là “Bring Your Own AI” (BYOAI).

Thực trạng này dẫn đến việc bỏ lỡ những lợi ích của việc áp dụng AI trên phạm vi rộng và một cách chiến lược, đồng thời làm tăng nguy cơ về an toàn thông tin của dữ liệu của công ty. Theo đó, các nhà lãnh đạo cần nắm bắt cơ hội này để biến đổi động lực này thành lợi nhuận đầu tư (ROI).

Phần lớn các nhà lãnh đạo toàn cầu, trong đó có Việt Nam, lo ngại rằng tổ chức của họ không có đủ nhân lực để đảm nhận các vai trò quan trọng trong năm nay, đặc biệt là trong các lĩnh vực như an ninh mạng, kỹ thuật và thiết kế sáng tạo.

78% các nhà lãnh đạo tại Việt Nam cũng thừa nhận rằng họ ưu tiên tuyển dụng những ứng viên ít kinh nghiệm hơn nhưng có kỹ năng sử dụng AI hơn là những ứng viên giàu kinh nghiệm nhưng lại thiếu kỹ năng này.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Sony cảnh báo Google, Microsoft, Apple về bản quyền trong đào tạo AI

Sony Music đang gửi thư cảnh báo đến hơn 700 nhà phát triển AI và các dịch vụ phát nhạc toàn cầu, leo thang cuộc chiến giữa các tập đoàn công nghệ và nghệ sĩ.

Theo Financial Times, thư của Sony Music nghiêm cấm các nhà phát triển AI sử dụng âm nhạc của công ty và không tham gia khai thác bất kỳ văn bản và dữ liệu nào, của bất kỳ nội dung nào, cho bất kỳ mục đích nào, như đào tạo, phát triển hoặc thương mại hóa bất kỳ hệ thống AI nào.

Sony Music gửi thư cho các công ty phát triển hệ thống AI bao gồm OpenAI, Microsoft, Google, Suno và Udio, theo nguồn tin của Financial Times.

Tập đoàn âm nhạc lớn thứ hai thế giới cũng gửi thư riêng cho các nền tảng phát nhạc trực tuyến, bao gồm Spotify và Apple, yêu cầu họ áp dụng các biện pháp “thực hành tốt nhất” để bảo vệ các nghệ sĩ, nhạc sĩ và âm nhạc của họ trước nguy cơ bị khai thác và đào tạo bởi các nhà phát triển AI mà không có sự đồng ý hoặc bồi thường. Sony Music yêu cầu các hãng cập nhật điều khoản dịch vụ, làm rõ việc khai thác và đào tạo dựa trên nội dung của họ bị cấm.

Sony Music từ chối bình luận thêm.

Bức thư, được gửi đến các công ty công nghệ trên toàn thế giới trong tuần này, là bước tiến mới trong cuộc chiến giữa Sony Music với các nhà phát triển AI. Họ đang tìm cách ngăn chặn việc giai điệu, lời bài hát, hình ảnh từ các tác phẩm bản quyền và nghệ sĩ bị các hãng công nghệ sử dụng để tạo ra phiên bản mới hoặc đào tạo các hệ thống để sáng tác âm nhạc riêng.

Thư nói rõ Sony Music và các nghệ sĩ trực thuộc “nhận thức được tiềm năng và tiến bộ đáng kể của trí tuệ nhân tạo”, nhưng “sử dụng trái phép… trong việc đào tạo, phát triển hoặc thương mại hóa các hệ thống AI đang tước quyền kiểm soát và bồi thường thích hợp của Sony”.

Các giám đốc Sony Music muốn vạch ra ranh giới pháp lý để hành động chống lại bất kỳ nhà phát triển AI nào mà họ cho là đang khai thác âm nhạc của mình. Sony Music sẵn sàng thực hiện các thỏa thuận với các nhà phát triển AI để cấp phép sử dụng âm nhạc, nhưng muốn đạt được một mức giá hợp lý.

Thư viết: “Do tính chất hoạt động của bạn và thông tin được công bố về các hệ thống AI của bạn, chúng tôi có lý do để tin rằng bạn và/hoặc các chi nhánh có thể đã sử dụng trái phép (nội dung của Sony) liên quan đến việc đào tạo, phát triển hoặc thương mại hóa các hệ thống AI”.

Sony Music yêu cầu các nhà phát triển cung cấp chi tiết về tất cả nội dung được sử dụng vào tuần tới.

Thư cũng phản ánh những lo ngại về cách tiếp cận rời rạc đối với quy định AI trên toàn thế giới. Các quy định về AI rất khác nhau khi một số khu vực đã đưa ra các quy tắc và khung pháp lý mới để bao trùm việc đào tạo và sử dụng các hệ thống AI, song số khác để cho các công ty sáng tạo nội dung tự làm việc với các nhà phát triển.

Tại nhiều quốc gia, đặc biệt là ở EU, chủ sở hữu bản quyền được tư vấn nên tuyên bố công khai rằng, nội dung của họ không dùng cho mục đích khai thác dữ liệu và đào tạo AI.

Theo thư của Sony Music, tập đoàn cấm sử dụng bất kỳ bot, spider, scraper hoặc chương trình, công cụ, thuật toán, mã, quy trình hoặc phương pháp tự động nào, cũng như bất kỳ “kỹ thuật phân tích tự động nào nhằm phân tích văn bản và dữ liệu dưới dạng kỹ thuật số để tạo ra thông tin, bao gồm các mẫu, xu hướng và mối tương quan”.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VietnamNet

Meta xoá bỏ Workplace để chuyển trọng tâm sang AI và metaverse

Meta cho biết sẽ ngừng phát triển nền tảng cho doanh nghiệp Workplace để chuyển trọng tâm sang các sản phẩm AI và theo đuổi vũ trụ ảo metaverse.

Workplace sẽ chính thức đóng cửa từ tháng 6/2026 theo thông báo của Meta tuần này. Người dùng sẽ không thể tiếp cận nền tảng từ tháng 8/2025, sau đó chuyển sang chế độ chỉ đọc. Công ty vẫn sử dụng Workplace làm công cụ nhắn tin nội bộ.

“Chúng tôi sẽ ngừng Workplace để tập trung vào việc xây dựng AI và metaverse, những công nghệ mà chúng tôi tin rằng về cơ bản sẽ định hình lại cách chúng ta làm việc”, người phát ngôn của Meta cho biết. “Trong hai năm tới, chúng tôi sẽ cung cấp cho khách hàng Workplace tùy chọn chuyển đổi sang Workvivo của Zoom”.

Nền tảng giao tiếp cho doanh nghiệp Workplace lần đầu tiên được Facebook (nay là Meta) giới thiệu vào năm 2016. Hai năm trước đó, Meta sử dụng cho nội bộ. Bên cạnh các tính năng như một mạng xã hội, nó còn có chức năng nhóm đa công ty và không gian chung cho phép nhân viên từ các tổ chức khác nhau làm việc cùng nhau.

Workplace hiện cung cấp gói hàng tháng có giá 4 USD/người dùng, có thể nâng cấp với các tiện ích bổ sung, từ 2 USD/người dùng mỗi tháng. Trừ khi tổ chức có gói cố định, hóa đơn hàng tháng tính dựa trên số lượng nhân viên.

Meta cho biết sẽ giảm giá 50% cho dịch vụ bắt đầu từ tháng 9 cho đến khi ngừng hoạt động. Từ bây giờ đến tháng 8, các gói thanh toán sẽ được giữ nguyên.

Theo TechCrunch, Workplace đã phát triển chậm lại đáng kể sau thời gian đại dịch, khi người dùng quay trở lại văn phòng làm việc. Ngoài ra, một số nhân sự chủ chốt phụ trách nền tảng rời đi, cộng thêm sự cạnh tranh gay gắt từ Microsoft Teams, Google Workplace hay Zoom Workplace khiến sụt giảm lượng người dùng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

IMF cảnh báo việc AI sẽ tác động đến lực lượng lao động toàn cầu

Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cảnh báo AI đang như “một cơn sóng thần” tấn công thị trường lao động toàn cầu.

Công nghệ AI có khả năng tác động đến 60% việc làm ở các nền kinh tế tiên tiến và 40% việc làm trên toàn thế giới trong hai năm tới”, bà Georgieva phát biểu tại sự kiện do Viện Nghiên cứu Quốc tế Thụy Sĩ liên kết với Đại học Zurich tổ chức đầu tuần này ở Zurich (Thụy Sĩ).

Theo người đứng đầu IMF, cả người lao động lẫn doanh nghiệp dường như đang “có rất ít thời gian để chuẩn bị” trước làn sóng AI. Nền kinh tế thế giới dễ bị sốc hơn trong những năm gần đây khiến tác động của công nghệ trí tuệ nhân tạo ngày càng lớn.

“AI có thể giúp tăng năng suất đáng kể, làm cho mọi thứ đạt hiệu quả cao hơn nếu chúng ta quản lý tốt, nhưng cũng có thể mang đến nhiều thông tin sai lệch hơn. Tất nhiên, nó cũng gây ra nhiều bất bình đẳng hơn trong xã hội, khiến khoảng cách về thu nhập ngày càng nới rộng”, bà nhấn mạnh và cho biết các cơ quan quản lý trên toàn cầu nên tính toán cẩn thận các giải pháp để tận dụng tối đa lợi ích AI.

Tuyên bố mới được bà Georgieva đưa ra khi hàng loạt công ty công nghệ lớn tập trung chạy đua trí tuệ nhân tạo bằng các mô hình ngôn ngữ lớn cùng tốc độ nâng cấp diễn ra nhanh. Mới nhất, OpenAI đã ra mắt GPT-4o với khả năng “giống con người” và cung cấp miễn phí. Trong khi đó, Google, Meta, Microsoft cũng đã có nhiều sản phẩm AI thời gian qua.

Đầu 2023, một nghiên cứu từ Goldman Sachs cho thấy các siêu AI như ChatGPT có thể “tạo sản phẩm hàng loạt với sản lượng lớn và chất lượng như con người”. Điều này sẽ giúp nâng GDP toàn cầu hàng năm lên 7% trong vòng 10 năm bằng cách tự động hóa khoảng một phần tư loại công việc hiện có. Tuy nhiên, nó cũng lấy đi 300 triệu việc làm chỉ tính riêng Mỹ và châu Âu trong 10 năm tới.

Cũng trong thời gian này, OpenAI ước tính khoảng 80% lực lượng lao động Mỹ chứng kiến ít nhất 10% nhiệm vụ của họ được thực hiện bởi phần mềm tích hợp LLM và sẽ tăng lên khi các mô hình AI ngày càng hoàn thiện. Tỷ phú Elon Musk cũng từng dự đoán AI sẽ tạo ra một thế giới không có việc làm.

Cuối năm ngoái, công ty tư vấn công nghệ Assess Partnership cho biết, trước mắt, những nghề nghiệp như lập trình viên, chuyên viên phân tích tài chính, người cung cấp dịch vụ khách hàng và thiết kế đồ họa sẽ bị ảnh hưởng lớn nhất do sự trỗi dậy của AI. Ngược lại, các nghề nghiệp mang tính chất lao động phổ thông và kỹ thuật thô sơ như làm vườn, thợ sửa chữa, thợ nề, lao động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sẽ ít bị ảnh hưởng hơn.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

Google I/O 2024: Google tiết lộ hàng loạt sản phẩm AI

Sự kiện Google I/O 2024 trình diễn các mô hình AI từ nhỏ đến lớn, báo hiệu tương lai AI len lỏi vào đời sống.

Tại sự kiện Google I/O rạng sáng 15/5 (giờ Hà Nội), Google giới thiệu hàng loạt sản phẩm AI, gồm các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) với hàng chục tỷ tham số, cho đến các mô hình nhỏ hơn có thể chạy cục bộ trên thiết bị cho người dùng cuối.

Gemini có mặt trên hầu hết dịch vụ

Google công bố phiên bản Gemini 1.5 với hàng loạt tính năng mới, gồm khả năng phân tích văn bản, code, video, đoạn ghi âm với thời lượng dài hơn trước. LLM này hiện có nhiều phiên bản, phục vụ đa dạng mục đích.

Trong đó, Gemini 1.5 Pro sẽ trở thành trợ lý đa năng trong Workspace, có thể lấy thông tin từ bất kỳ và tất cả nội dung từ Drive, viết email kết hợp thông tin từ tài liệu đang xem. Mô hình sẽ được đưa vào Google Docs, Sheets, Slides, Drive và Gmail tháng tới, nhưng trước mắt chỉ dành cho người dùng trả phí.

Gemini 1.5 Flash là mô hình đa phương thức mới mạnh mẽ như Gemini 1.5 Pro nhưng được “tối ưu hóa cho các tác vụ hẹp, tần suất cao, độ trễ thấp” – yếu tố giúp AI này phản hồi nhanh. Tuy nhiên, các sản phẩm sẽ tích hợp mô hình này chưa được tiết lộ.

Gemini Live là tính năng giúp người dùng tương tác với smartphone bằng giọng nói tự nhiên. Thay vì đợi lần lượt câu hỏi và trả lời, người dùng có thể ngắt ngang lời AI nói và nhận phản ứng lập tức. AI này cũng có thể “nhìn” thông qua camera và đưa ra phản hồi, chẳng hạn giải toán hoặc thông tin về vật đang hiển thị trong ảnh.

Gemini Nano là mô hình có kích thước nhỏ nhất, được Google tích hợp lên trình duyệt Chrome cho máy tính bàn từ phiên bản 126. Trước mắt, AI này chạy các tính năng hỗ trợ trong Workspace Lab hoặc tạo văn bản cho các bài đăng trên mạng xã hội, viết đánh giá sản phẩm một cách nhanh chóng.

Google cũng đưa Gemini Nano lên Android. Với AI này, Google cho biết smartphone Android có thể giúp người dùng tránh cuộc gọi lừa đảo bằng cách phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm, chẳng hạn các kiểu trò chuyện phổ biến của kẻ lừa đảo, sau đó đưa ra cảnh báo theo thời gian thực. Tính năng này sẽ được đề cập chi tiết cuối năm nay.

Cũng theo Google, Gemini sẽ sớm cho phép người dùng đặt câu hỏi về video trên màn hình và sẽ trả lời dựa trên phụ đề tự động. Người dùng Gemini Advanced trả phí cũng có thể nhập tệp PDF và AI sẽ cung cấp thông tin.

Trên công cụ tìm kiếm Google Search, Gemini cũng được tích hợp sâu. AI này không đơn thuần trả về thông tin kèm liên kết trích dẫn, mà còn làm được nhiều việc hơn như trả lời truy vấn theo ngôn ngữ tự nhiên, thông tin liên quan, gợi ý nội dung mới dựa trên từ khóa tìm kiếm.

Trên công cụ tìm kiếm, Google cũng đưa Gemini vào phục vụ khả năng sàng lọc ảnh, gọi là Ask Photos. Tính năng này cho phép nghiên cứu thư viện Google Photos, sau đó trả lời cho người dùng khi được yêu cầu. Chẳng hạn, CEO Sundar Pichai đã demo tính năng bằng cách hỏi Gemini biển số xe của ông là gì. Câu trả lời là dãy số nhưng kèm một bức ảnh để ông chắc chắn rằng câu trả lời là đúng.

Cùng với xử lý văn bản, Google cũng cung cấp mô hình tạo ảnh Gemini Imagen 3. AI này có khả năng hiểu chính xác các câu lệnh hơn so với mô hình trước, tạo những bức hình với “mức độ chi tiết đáng kinh ngạc”, hình ảnh chân thực, sống động như thật và ít chi tiết gây mất tập trung trong ảnh hơn so với các mô hình trước đây, đồng thời giảm vấn đề về lỗi và hiệu ứng sai khi tạo ảnh. Google tuyên bố Imagen 3 “có khả năng tạo ảnh từ văn bản hiệu quả nhất hiện nay”.

Google cũng đang triển khai một trình tạo chatbot tùy chỉnh có tên là Gems. Giống như GPT của OpenAI, Gems cho phép người dùng đưa ra hướng dẫn cho Gemini, từ đó tùy chỉnh cách phản hồi và chuyên môn của nó.

Chẳng hạn, nếu nhà phát triển muốn nó trở thành một huấn luyện viên chạy bộ và kiên định với mục tiêu này, AI sẽ đề xuất các bước thực hiện. Dù vậy, tính năng chỉ dành cho tài khoản trả phí Gemini Advanced.

Ứng dụng bản đồ Google Maps cũng sẽ bổ sung tính năng thông minh nhờ Gemini và API Places. Nhà phát triển có thể dùng các công cụ này để tóm tắt thông tin các địa điểm và khu vực trong ứng dụng của họ dựa trên dữ liệu đào tạo là 300 triệu đánh giá các địa điểm. Điều này giúp nhà phát triển không cần tự viết mô tả địa điểm muốn nhúng vào ứng dụng, giúp tiết kiệm thời gian.

Ngoài ra, Google cho biết Gemini sẽ dần thay thế Google Assistant để hỗ trợ tương tác với người dùng sâu hơn. AI này cũng sẽ đưa ra các câu trả lời nhanh, đủ thông tin và mang tính tương tác tốt hơn so với trợ lý ảo Assistant.

Project Astra – tương lai như phim Star Trek

Tại sự kiện, Google giới thiệu Astra – một AI đa phương thức mà công ty hy vọng trở thành trợ lý ảo “làm được mọi việc”. Thông qua camera trên smartphone, Astra có thể xem và hiểu những gì nó nhìn thấy, ghi nhớ mọi thứ ở đâu và làm mọi việc cho người dùng. Google cho biết, mục tiêu của công cụ là trở thành một tác nhân AI “trung thực nhất và tốt nhất”.

“Nó không chỉ nói chuyện với người dùng mà còn thực sự làm mọi việc thay mặt bạn”, đại diện Google nói.

Veo – câu trả lời của Google với Sora của OpenAI

Demis Hassabis, CEO Google DeepMind, tại sự kiện cũng giới thiệu Veo, AI có thể tạo video “chất lượng cao” độ phân giải 1080p với nhiều phong cách hình ảnh và điện ảnh khác nhau. Đây được xem là đối thủ mới của Sora.

Cụ thể, AI này có khả năng hiểu ngôn ngữ tự nhiên và có thể “nắm bắt chính xác âm điệu của lời nhắc”, từ đó tạo các video thể hiện chặt chẽ tầm nhìn sáng tạo của người dùng. Mô hình này cũng hiểu các thuật ngữ điện ảnh như video “timelapse” hoặc “ảnh phong cảnh từ trên không”, đồng thời có thể tạo ra cảnh nhất quán và mạch lạc, với các chủ thể con người, động vật và đồ vật chuyển động chân thực trong suốt cảnh quay.

Tại sự kiện, Google trình diễn video dài khoảng 8 giây. Tuy nhiên, công ty cho biết người dùng có thể đưa ra yêu cầu về việc kéo dài thời lượng lên 1 phút 10 giây, cũng như tinh chỉnh bằng lời nhắc bổ sung để thay đổi kết quả. Con số này cao hơn thời lượng tối đa một phút mà OpenAI Sora công bố trước đó.

Dù vậy, tương tự nhiều AI tạo video và ảnh khác, cả Veo và Imagen 3 đều chưa được phát hành rộng rãi. Hãng dự kiến đưa một số tính năng của Veo vào YouTube Shorts và các sản phẩm khác trong tương lai.

Gemma 2 với 27 tỷ tham số

Gemma 2 là bản nâng cấp lớn của Gemma trước đó, vốn chỉ có hai phiên bản với 2 tỷ tham số và 7 tỷ tham số. Mô hình này đã được tối ưu để chạy trên GPU thế hệ tiếp theo của Nvidia, máy chủ Google Cloud TPU và dịch vụ Vertex AI.

Tuy nhiên, Google không chia sẻ chi tiết về mô hình ngoài thông báo của Josh Woodward, Phó chủ tịch Google Labs, rằng Gemma 2 “mạnh gấp đôi” so với các mô hình nguồn mở như Llama của Meta và Mistral của Mistral AI. Gemma 2 sẽ được triển khai vào tháng 6.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

OpenAI sẽ ra mắt công cụ tìm kiếm cạnh tranh với Google vào ngày 13/5

Theo Reuters, OpenAI – công ty đứng sau ChatGPT – dự định công bố công cụ tìm kiếm cạnh tranh với Google vào ngày mai 13/5.

OpenAI sắp mở văn phòng đầu tiên tại châu Á

Dù vậy, nguồn tin của Reuters cho biết, ngày ra mắt công cụ tìm kiếm Internet của OpenAI có thể thay đổi. Trước đó, các nguồn tin cũng cho biết OpenAI đang phát triển một sản phẩm cạnh tranh với Google và startup tìm kiếm Perplexity.

Hôm 10/5, OpenAI thông báo trên X sẽ phát sóng trực tiếp sự kiện vào ngày 13/5 để “giới thiệu một số bản cập nhật ChatGPT và GPT-4″. Sau đó, CEO Sam Altman cũng đăng trên X, phủ nhận thông tin ra mắt GPT-5 hay công cụ tìm kiếm. “Tuy nhiên, chúng tôi đã nỗ lực với một số thứ mới mà có thể mọi người sẽ yêu thích. Với tôi, nó như phép thuật vậy”, Altman viết.

Tuần sau, Google cũng sẽ khai mạc sự kiện thường niên dành cho các nhà phát triển I/O, nền tảng dự kiến sẽ tiết lộ một loạt sản phẩm liên quan đến AI.

Theo Bloomberg, sản phẩm tìm kiếm của OpenAI là một phần mở rộng của ChatGPT và cho phép ChatGPT lấy thông tin trực tiếp từ web, bao gồm các trích dẫn. Chatbot ChatGPT sử dụng các mô hình AI tiên tiến để tạo ra các phản hồi giống như con người trước lời nhắc bằng văn bản.

Từ lâu, giới quan sát đã gọi ChatGPT là một giải pháp thay thế cho việc thu thập thông tin trực tuyến, dù phải vật lộn với việc cung cấp thông tin chính xác và thời gian thực từ web. OpenAI được tích hợp với Bing của Microsoft cho các thuê bao trả phí. Trong khi đó, Google cũng công bố các tính năng AI tạo ra cho công cụ tìm kiếm của mình.

Startup Perplexity được thành lập bởi một cựu nhà nghiên cứu OpenAI, có 10 triệu người dùng hoạt động hàng tháng, theo một bài đăng trên blog tháng 1. Vào thời điểm đó, ChatGPT của OpenAI là ứng dụng đạt mốc 100 triệu người dùng hoạt động hàng tháng nhanh nhất.

OpenAI từng nỗ lực đưa thông tin cập nhật vào ChatGPT nhưng đã “cho plugin nghỉ hưu” từ tháng 4.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Top 8 chatbot thay thế ChatGPT mà Marketer cần biết

Sự kiện ChatGPT ra đời vào cuối năm 2022 đã mở ra kỷ nguyên mới nơi trí tuệ nhân tạo (AI) bùng nổ mạnh mẽ. Tuy nhiên, không mất nhiều thời gian để một số đối thủ cạnh tranh xuất hiện và “chiếm sóng”.

Phân biệt khái niệm mô hình ngôn ngữ lớn (LLMs) và công cụ tìm kiếm (Search Engines)

Ban đầu, không có nhiều lựa chọn thay thế ChatGPT, chủ yếu xoay quanh ứng dụng nội bộ, nghiên cứu hoặc một số dự án nguồn mở trên GitHub yêu cầu phải có kiến ​​thức lập trình để sử dụng và vận hành. Nhưng chỉ ít lâu sau, nhiều công ty đã đầu tư phát triển hàng loạt sản phẩm tiêu dùng ở cả cấp độ miễn phí và trả phí cũng như vô số lựa chọn dành cho doanh nghiệp.

Vì vậy, nếu bạn chưa hài lòng với ChatGPT vì một lý do nào đó, sau đây là 8 sản phẩm thay thế hoàn hảo mà bạn có thể tham khảo.

MICROSOFT COPILOT

Microsoft Copilot đã đi một chặng đường dài kể từ phiên bản chatbot đầu tiên phát hành vào đầu năm 2023. Có thể coi Microsoft là một trong những đối thủ cạnh tranh thương mại đời đầu của ChatGPT khi thương hiệu này giới thiệu Bing AI Chat dưới dạng tích hợp vào công cụ Tìm kiếm Bing và trình duyệt Edge.

Kể từ đó, công ty đã đổi tên chatbot thành Microsoft Copilot và tích hợp trên một số dịch vụ, bao gồm bộ công cụ Microsoft 365, Microsoft Designer và hệ điều hành Windows, cùng nhiều dịch vụ khác. Microsoft cũng cung cấp tùy chọn Copilot Pro trả phí cho người dùng chuyên nghiệp.

Đáng chú ý, Copilot được hỗ trợ bởi mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) GPT-4 và mô hình tạo hình ảnh DALL-E do OpenAI phát triển với khoản đầu tư khổng lồ từ Microsoft. Nhà sản xuất Windows cũng sử dụng một số công nghệ độc quyền trong chatbot, giúp phân biệt kết quả của Copilot với ChatGPT.

Một số chuyên gia so sánh kết quả văn bản của Copilot thường đầy đủ và thông minh hơn, nhưng trình tạo hình ảnh của OpenAI vẫn chiếm ưu thế lớn.

GOOGLE GEMINI

Google Gemini cũng là chatbot đã nâng cấp nhiều phiên bản, đổi tên thương hiệu và được thiết lập tùy chọn phân cấp ngay từ đầu. Nỗ lực chinh phục AI đầu tiên của Google là sản phẩm nghiên cứu có tên Bard, chạy trên LaMDA LLM của chính công ty, ra mắt vào tháng 3/2023. Không lâu sau, gã khổng lồ tìm kiếm trình làng Google Duet phục vụ nhóm đối tượng khách hàng doanh nghiệp sử dụng AI cho bộ ứng dụng Workspace, bao gồm Gmail, Drive, Slides, Docs và nhiều nội dung khác.

Đến tháng 12/2023, Google nâng cấp mô hình ngôn ngữ Bard lên Gemini LLM. Tháng 2/2024, công ty quyết định hợp nhất toàn bộ dịch vụ Duet và Bard thành một sản phẩm duy nhất, đặt thương hiệu cho tất cả chức năng AI dưới tên Gemini.

Google hiện hỗ trợ một số tùy chọn LLM có sẵn cho các cấp mục đích và chuyên môn khác nhau, bao gồm Gemini Nano, Gemini Pro, Gemini Ultra và Gemini Advanced.

Gemini Pro là tùy chọn miễn phí, phục vụ nhu cầu mức cơ bản. Gemini Advanced hỗ trợ tùy chọn Google One AI Premium trả phí. Công ty gần đây vừa phát hành bản thử nghiệm công khai của Gemini 1.5 Pro LLM với nhiều nâng cấp mới hiện đại.

Gemini hiện là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của cả ChatGPT và Microsoft Copilot.

PERPLEXITY AI

Perplexity AI được biết tới là chatbot tập trung vào mục đích nghiên cứu. Giám đốc Điều hành của công ty xuất thân là cựu nhân viên OpenAI. Giao diện đơn giản của ứng dụng gợi nhớ đến ChatGPT, nhưng không yêu cầu người dùng đăng nhập lần đầu. Thao tác rất dễ dàng, bạn chỉ cần nhập truy vấn hoặc nhấp vào một trong những chủ đề được đề xuất sẵn khi bắt đầu trò chuyện.

Tab khám phá trên ứng dụng cũng đưa ra những tin tức cập nhật tương tự như một công cụ tìm kiếm. Đặc trưng của chatbot này là luôn luôn trích dẫn nguồn tài liệu bằng các liên kết từ internet.

Quyền truy cập tại Perplexity bao gồm nhiều cấp độ, với tùy chọn đầu tiên cho phép tạo cuộc trò chuyện ẩn danh mà không cần đăng ký. Sau đó là cấp đăng ký miễn phí, bao gồm tùy chọn đăng ký sử dụng một lần và cấp Perplexity Pro trả phí. Giống như nhiều chatbot, cấp độ miễn phí và trả phí sử dụng hai mô hình ngôn ngữ khác nhau.

Tùy chọn miễn phí dựa trên mô hình GPT-3.5 của OpenAI, đồng thời sử dụng mô hình xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) để đào tạo chatbot. Trong khi đó, Perplexity Pro sử dụng kết hợp GPT-4, Claude 3, Mistral Large, Llama 3 và mô hình Experimental Perplexity cho các quy trình khác nhau.

CHATSONIC

Chatsonic là giải pháp thay thế khá thú vị do Writesonic phát triển, hỗ trợ người dùng dễ dàng viết và tạo nội dung. Công ty cung cấp một số tiện ích mở rộng miễn phí trong trình duyệt Google Chrome, phiên bản web của ChatGPT, Gmail và mạng xã hội X (trước đây là Twitter). Ứng dụng thiết lập tùy chọn miễn phí và trả phí với nhiều mức giá khá đa dạng, dành cho cá nhân, người dùng chuyên nghiệp hay đội nhóm. Tương tự như nhiều đối thủ khác, Chatsonic hiện dựa trên GPT-3.5 LLM cho phiên bản miễn phí, GPT-4 LLM, Claude 3 Opus cũng như mô hình tạo hình ảnh DALL-E và Stable Diffusion cho các phiên bản trả phí.

Dịch vụ thường hướng người dùng tới gói đăng ký trả phí, bao gồm nhiều đặc quyền, chẳng hạn như trình kiểm tra đạo văn và khả năng nhập tài liệu, hình ảnh, tệp âm thanh và URL vào cuộc trò chuyện. Dịch vụ chạy trên hệ thống token nên nếu bạn dùng hết token trong tháng thì hiệu suất sẽ giảm đáng kể.

CHARACTER.AI

Character.AI là dịch vụ chatbot được hưởng lợi từ sự cố ChatGPT gặp vấn đề kỹ thuật vào đầu năm 2023. Người dùng đổ xô sang sử dụng hệ thống với mô hình thú vị trong khi chờ đợi OpenAI sắp xếp lại ứng dụng. Công ty được điều hành bởi các nhà phát triển cũ của chatbot LaMDA LLM và Meena (Google), tuy nhiên, nhóm không nói rõ liệu Character.AI có dựa trên công nghệ này hay không.

Với Character.AI, bạn có thể giao tiếp trực tiếp với nhiều nhân vật hoạt hình dựa trên hình mẫu người nổi tiếng, nhân vật hư cấu trong sách truyện, trò chơi điện tử, chương trình truyền hình hoặc đại diện nghề nghiệp như giáo viên, nhà trị liệu, huấn luyện viên.

Tương tự, bạn có thể tạo lập và huấn luyện nhân vật, gắn cho nhân vật tính cách giống con người sau đó giới thiệu thành phẩm với cộng đồng Character.AI. Hệ thống cũng cho phép bạn chia sẻ công khai cuộc trò chuyện với chatbot trong cộng đồng và các nhân vật hư cấu có thể giao tiếp với nhau.

Người dùng có thể trải nghiệm dịch vụ miễn phí bằng cách bắt đầu trò chuyện mà không cần đăng ký; tuy nhiên, cuối cùng ứng dụng sẽ nhắc nhở đăng ký sau một vài lượt truy cập. Tùy chọn đăng ký trả phí bao gồm nhiều đặc quyền như thời gian phản hồi nhanh hơn hay quyền truy cập sớm vào tính năng mới.

ANTHROPIC CLAUDE

Claude là LLM do startup AI Anthropic phát triển và phát hành lần đầu tiên vào đầu năm 2023. Ứng dụng được nhận định rất vượt trội về mã hóa, toán học, viết, nghiên cứu và phân tích hình ảnh. Phiên bản mới nhất, Claude 3, vừa phát hành vào tháng 3/2024.

Claude phát triển dựa trên phương pháp đào tạo “AI theo hiến pháp” nhằm mục đích loại bỏ sự tương tác với con người ra khỏi quá trình học tập của mô hình càng nhiều càng tốt. Điều này giúp hệ thống nâng cao khả năng tự sửa lỗi, duy trì sự an toàn và tính toàn vẹn.

Mặc dù mới có mặt trên thị trường trong thời gian ngắn nhưng Claude đã chứng tỏ là đối thủ cạnh tranh đáng gờm của nhiều chatbot hàng đầu, khi hàng loạt công ty sử dụng mô hình để hỗ trợ bộ công cụ vận hành doanh nghiệp. Claude bao gồm nhiều tính năng chưa từng có ở các mô hình khác, chẳng hạn như khả năng tải lên và phân tích tài liệu, cũng như đào tạo thông tin đến đầu năm 2023.

Chatbot vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm miễn phí, nhưng cũng cung cấp tùy chọn trả phí hàng tháng.

PI AI

Pi AI là chatbot độc đáo có giao diện người dùng đơn giản và không có tính năng bổ sung. Ứng dụng được biết đến với khả năng phản hồi cuộc trò chuyện mang lại mức độ tương tác cảm xúc cao cho người dùng. Pi AI được quảng cáo là có thể phát hiện nhu cầu về lòng tốt, sự đồng cảm, khả năng ngoại giao hoặc sự hài hước trong cuộc trò chuyện.

Không giống như nhiều chatbot khác thường thu thập thông tin chung chung và đối thoại như có kịch bản sẵn, Pi AI mang lại trải nghiệm giống con người hơn bằng cách phát hiện cảm xúc xuất hiện trong truy vấn.

Chatbot được phát triển bởi AI Inflection, công ty sở hữu một nhóm gồm nhiều chuyên gia AI từng làm việc tại DeepMind, Google, OpenAI và Meta.

POE BY QUORA

Quora, vốn được biết đến như một cơ sở dữ liệu hỏi đáp, đã bước vào cuộc đua AI với sản phẩm có tên Poe, tập hợp các LLM nổi tiếng nhất hiện nay và thiết lập trên một nền tảng duy nhất.

Một số mô hình có trong Poe là Google PaLM và Gemini, Meta Llama, Anthropic Claude, nhiều phiên bản của GPT LLM và các công nghệ ít được biết đến hơn bao gồm Sage, Dragonfly và NeevaAI.

Poe by Quora hiện cung cấp miễn phí cho người dùng nhưng hạn chế số lượt trò chuyện và một vài tính năng. Tùy chọn đăng ký hàng tháng sẽ tăng đáng kể khả năng của từng mô hình và chatbot.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

châu Á sẽ nhận được hàng tỷ USD đầu tư khi nhu cầu về AI và trung tâm dữ liệu tăng cao

Sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI) thúc đẩy nhu cầu hạ tầng số, các thương vụ M&A và đầu tư liên quan đến trung tâm dữ liệu ở châu Á trong năm nay sẽ được đẩy mạnh.

Vốn đầu tư mạo hiểm (VC) vào các startup Việt Nam đứng thứ 3 tại Đông Nam Á

Tốc độ giao dịch mạnh mẽ ở khu vực đông dân nhất thế giới diễn ra khi các quốc gia và công ty phản ứng trước nhu cầu bùng nổ AI bùng nổ. Châu Á – Thái Bình Dương (APAC) đã dẫn đầu các hoạt động giao dịch trên thị trường trung tâm dữ liệu toàn cầu trong năm nay, với giá trị mua bán sáp nhập (M&A) đạt 840,47 triệu USD, chiếm hơn một nửa số tiền toàn cầu, theo dữ liệu của tập đoàn tài chính LSEG.

Vào năm 2023, các thương vụ data center của khu vực đạt mức cao kỷ lục 3,45 tỷ USD, vẫn theo LSEG. Năm nay, con số đó sẽ bị vượt qua với ít nhất một vài giao dịch lớn đang sẵn sàng.

Một số nhà tài trợ, bao gồm cả “ông lớn” đầu tư toàn cầu Blackstone, đang tìm cách mua lại AirTrunk, công ty sở hữu 11 trung tâm dữ liệu siêu quy mô ở Australia và phần còn lại của khu vực, các nguồn tin của Reuters tiết lộ.

Các chủ sở hữu AirTrunk – Tập đoàn Macquarie và Ủy ban Đầu tư hưu trí Khu vực công của Canada (PSP) – đang đặt mục tiêu định giá doanh nghiệp lên tới 15 tỷ AUD (9,8 tỷ USD). Đây có thể là giao dịch trung tâm dữ liệu lớn nhất châu Á trong năm 2024.

Garren Cronin, CEO hãng tư vấn Cadence Advisory, nhận xét: “Cuộc cách mạng AI đang tạo ra nhu cầu chưa từng có về năng lực trung tâm dữ liệu chất lượng cao. Năng lực mới cần được xây dựng ở APAC trong 3 đến 5 năm tới vô cùng đáng kinh ngạc. Tôi dự đoán dòng chảy giao dịch trong thị trường trung tâm dữ liệu sẽ được tăng cường vào năm nay”.

Tuần trước, Microsoft cho biết họ sẽ rót 2,2 tỷ USD trong 4 năm tới tại Malaysia để mở rộng các dịch vụ đám mây và AI trên khắp châu Á. Một ngày sau khi công bố khoản đầu tư trị giá 1,7 tỷ USD vào AI và các cơ sở đám mây ở Indonesia, hãng phần mềm thông báo mở trung tâm dữ liệu châu Á đầu tiên tại Thái Lan.

Sự gia tăng các khoản đầu tư vào data center ở châu Á đi theo một quỹ đạo tương tự như ở Mỹ và châu Âu khi những “gã khổng lồ” công nghệ bao gồm Amazon, Microsoft, Alphabet và Meta Platforms nhanh chóng mở rộng năng lực AI của mình.

Các thương vụ tiềm năng khác ở châu Á bao gồm việc nhà mạng Telkom Indonesia bán cổ phần trị giá 1 tỷ USD trong bộ phận kinh doanh trung tâm dữ liệu NeutraDC và NEC của Nhật Bản cân nhắc bán trung tâm dữ liệu trị giá 500 triệu USD.

Phó Chủ tịch cấp cao phụ trách quan hệ nhà đầu tư của Telkom, Ahmad Reza, nói với Reuters rằng Telkom sẵn sàng hợp tác chiến lược để mang lại khả năng mới và thị trường mới NeutraDC. Công ty vẫn đang tìm kiếm đối tác tốt nhất và hi vọng hoàn thành giao dịch vào cuối năm.

Goldman Sachs Asset Management (GSAM), công ty đã đầu tư vào AirTrunk năm 2017 trước khi bán cổ phần của mình cho một tập đoàn do Macquarie dẫn đầu ba năm sau đó, đã triển khai hơn 1 tỷ USD để phát triển trung tâm dữ liệu ở châu Á trong ba năm qua.

Công ty sẽ tích cực đầu tư vào các dự án bổ sung, đặc biệt tập trung vào Nhật Bản và Hàn Quốc, Nikhil Reddy, người đứng đầu bộ phận bất động sản APAC tại GSAM cho biết.

“AI tạo ra một loại nhu cầu khác cho các trung tâm dữ liệu ngoài nhu cầu truyền thống của đám mây là tập trung vào độ trễ thấp. Hiện tại với AI, vốn đòi hỏi tiêu thụ dữ liệu lớn, dung lượng chính là chìa khóa”, ông nói.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

TikTok sẽ tự động gắn nhãn các nội dung do AI tạo ra

TikTok sẽ tự động gắn nhãn các nội dung do AI tạo ra

TikTok sẽ bắt đầu tự động gắn nhãn các nội dung do AI (trí tuệ nhân tạo) tạo ra được tạo ra trên các nền tảng khác (và sau đó tải lên TikTok).

TikTok sẽ tự động gắn nhãn các nội dung do AI tạo ra
TikTok sẽ tự động gắn nhãn các nội dung do AI tạo ra

Theo đó, trong một tuyên bố, TikTok cho biết sẽ bắt đầu xác thực nội dung, sử dụng công nghệ xác thực nội dung (C2PA), xác định các thông tin như địa điểm hoặc thời điểm nội dung được tạo ra cho các nội dung do AI tạo ra.

TikTok cũng cho biết việc gắn nhãn ban đầu sẽ được áp dụng cho các nội dung được xây dựng từ các nền tảng khác (TikTok không nêu rõ tên các ứng dụng).

Công nghệ gắn nhãn cũng sẽ được áp dụng cho các video TikTok được chia sẻ trên các nền tảng khác, cho phép người dùng xem “khi nào, nội dung được tạo hoặc chỉnh sửa ở đâu và như thế nào”.

Ngoài ra, TikTok cho biết nền tảng đã hợp tác với Mediawise để phát hành hàng chục video về kiến ​​thức truyền thông và sẽ triển khai một chiến dịch riêng về gắn nhãn AI và nội dung gây hiểu lầm.

TikTok đã gắn nhãn cho nội dung do AI tạo ra bằng các hiệu ứng đặc biệt của riêng nền tảng, nền tảng chia sẻ video cũng ra mắt công cụ đầu tiên cho phép người dùng tự gắn nhãn những nội dung do AI tạo ra.

Bên cạnh TkTok, các nền tảng như YouTube hay Instagram cũng đã có kế hoạch gắn nhãn các nội dung do AI tạo ra khi ngày càng nhiều người dùng (lẫn thương hiệu) sử dụng AI để xây dựng nội dung.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Amazon đầu tư 9 tỷ USD vào Singapore nhằm phát triển AI và hạ tầng đám mây

Gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon mới đây cho biết sẽ đầu tư 9 tỷ USD vào Singapore trong 4 năm tới để mở rộng mảng điện toán đám mây tại đảo quốc này.

Amazon đầu tư 9 tỷ USD vào Singapore nhằm phát triển AI và hạ tầng đám mây
Amazon đầu tư 9 tỷ USD vào Singapore nhằm phát triển AI và hạ tầng đám mây

Thông báo trên được đưa ra sau khi “gã khổng lồ” công nghệ Microsoft tiết lộ khoản đầu tư trị giá hàng tỷ USD vào các lĩnh vực tương tự tại Đông Nam Á vào tuần trước giữa bối cảnh những doanh nghiệp tìm cách tận dụng nhu cầu ngày càng tăng tại khu vực này.

Amazon cho biết con số 9 tỷ USD sẽ làm tăng gấp đôi khoản đầu tư của tập đoàn này vào Singapore và sẽ giúp đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về dịch vụ đám mây và áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI).

Bà Priscilla Chong, Giám đốc Bộ phận điện toán đám mây của Amazon – Amazon Web Services (AWS) tại Singapore cho biết AWS đang tăng gấp đôi khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng đám mây tại “đảo quốc sư tử” trong giai đoạn từ năm 2024-2028 để hỗ trợ nhu cầu của khách hàng và giúp củng cố vị thế của Singapore như một bệ phóng đổi mới hấp dẫn trong khu vực.

Amazon cho biết khoản đầu tư của họ sẽ hỗ trợ khoảng 12.000 việc làm tại các doanh nghiệp Singapore mỗi năm. Tập đoàn này cũng đang hợp tác với Chính phủ Singapore để giúp các doanh nghiệp địa phương đẩy nhanh việc áp dụng AI.

Tuần trước, Amazon cho biết lợi nhuận trong ba tháng đầu năm 2024 đã tăng gấp ba lần nhờ mảng kinh doanh đám mây, quảng cáo và bán lẻ phát triển mạnh.

Amazon cũng đang thử nghiệm một chatbot AI mang tên Rufus nhằm cung cấp các mẹo mua sắm cho khách hàng sử dụng ứng dụng di động tại Mỹ.

Trong khi đó, các tính năng AI tạo sinh dành cho người bán giúp họ tạo danh sách sản phẩm.

Ngoài ra, Amazon cũng có kế hoạch đầu tư hàng tỷ USD vào các trung tâm dữ liệu AWS ở Mexico, Saudi Arabia và Mỹ trong những năm tới.

Những “gã khổng lồ” công nghệ như Amazon và Microsoft gần đây đã đầu tư nhiều hơn vào Đông Nam Á.

Mới đây, Microsoft đã cam kết đầu tư 2,2 tỷ USD vào AI và điện toán đám mây tại Malaysia. Thông báo này được đưa ra sau khi Giám đốc công nghệ Satya Nadella tiết lộ khoản đầu tư 1,7 tỷ USD vào Indonesia, cũng như khu vực trung tâm dữ liệu đầu tiên của Thái Lan.

Dù có diện tích nhỏ bé, Singapore đã trở thành một trung tâm kinh doanh và công nghệ ở Đông Nam Á, củng cố hơn nữa vị thế của quốc gia này sau đại dịch COVID-19.

Theo báo cáo ngày 26/2 của công ty nghiên cứu thị trường Canalys, AWS là nhà cung cấp dịch vụ đám mây lớn nhất thế giới trong quý IV/2023 khi chiếm 31% tổng chi tiêu toàn cầu cho dịch vụ này.

Các khu vực AWS là một địa điểm thực tế nơi tập hợp các trung tâm dữ liệu. Mỗi khu vực AWS có tối thiểu ba vùng riêng biệt. Mỗi vùng lại có nguồn điện, khả năng làm mát và bảo mật vật lý riêng, được kết nối thông qua các mạng dự phòng có độ trễ cực thấp.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Microsoft được cho là đang xây dựng mô hình AI cạnh tranh OpenAI

Microsoft được cho là đang tự phát triển một mô hình ngôn ngữ lớn riêng cho AI, cạnh tranh với sản phẩm của OpenAI, Google hay Meta.

Theo The Infomation, mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) mới nhất của Microsoft có tên MAI-1, chứa 500 tỷ tham số. Mức này lớn hơn mọi LLM mà Microsoft từng phát triển, cao hơn con số 70 tỷ của Meta Llama 3, nhưng thấp hơn so với một nghìn tỷ tham số của OpenAI GPT-4.

Đây cũng là LLM đầu tiên do Microsoft tự phát triển được hé lộ sau thời gian dài sử dụng sản phẩm từ OpenAI, nơi hãng đầu tư hơn 10 tỷ USD trong nhiều năm. Trước đó, Microsoft cùng từng công bố mô hình quy mô nhỏ Phi-3 mini với 3,8 tỷ tham số, phục vụ trong một số dịch vụ như Azure, Hugging Face và Ollama.

Với năng lực mạnh mẽ, LLM mới đòi hỏi nhiều sức mạnh tính toán cũng như dữ liệu đào tạo. Microsoft được cho là đã dành một lượng lớn máy chủ trang bị chip Nvidia để phục vụ dự án này.

MAI-1 được giám sát bởi Mustafa Suleyman, đồng sáng lập Google DeepMind và cựu CEO công ty khởi nghiệp AI Inflection. Hồi tháng 3, Microsoft đã có một thương vụ bất thường khi chi 650 triệu USD để lôi kéo phần lớn nhân sự và các mô hình do AI Inflection phát triển.

Tuy nhiên theo nguồn tin, MAI-1 là sản phẩm độc lập của Microsoft, không phải chuyển giao từ công ty cũ của Suleyman. Microsoft chưa đưa ra bình luận. Hãng có thể giới thiệu MAI-1 tới nhà phát triển tại sự kiện Build, dự kiến tổ chức cuối tháng 5.

Microsoft hiện là một trong những BigTech đi đầu về AI. Dù không sở hữu mô hình ngôn ngữ lớn nổi tiếng, hãng góp công lớn trong việc thúc đẩy ChatGPT và OpenAI, thông qua thương vụ đầu tư cũng như mối quan hệ với CEO Sam Altman. Chatbot Copilot của Microsoft đang chạy trên GPT-4 Turbo cũng được đánh giá là một trong những chatbot tốt nhất hiện nay.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Bộ KH & ĐT: Nhà đầu tư ngoại đến Việt Nam nhưng rót tiền vào nước khác là bình thường

Thứ trưởng Kế hoạch & Đầu tư cho rằng nhà đầu tư quyết định chọn quốc gia khác dù trước đó đến Việt Nam là “chuyện bình thường”.

Trả lời tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 4/5, Thứ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Đỗ Thành Trung, cho biết thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ cao là một trong những đột phá được xác định từ đầu.

“Việt Nam rất cố gắng để vận động, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này”, ông Trung nói. Tuy nhiên, theo ông, việc nhà đầu tư đến Việt Nam và rót tiền vào Việt Nam hay quốc gia khác là chuyện bình thường. Bởi, họ sẽ lựa chọn đầu tư vào nhiều quốc gia khác nhau, không riêng Việt Nam.

“Quyết định cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cả khách quan và chủ quan”, Thứ trưởng cho biết. Theo ông, nhà đầu tư nước ngoài sẽ quan tâm tới tình hình địa chính trị – kinh tế của thế giới và Việt Nam, xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng giữa các quốc gia, chiến lược phát triển, địa bàn, nguồn lực của chính họ.

Ông cũng cho biết lựa chọn còn phụ thuộc vào sự sẵn sàng của Việt Nam trong thu hút đầu tư. “Việt Nam đang tập trung cải thiện yếu tố này”, ông nói, thêm rằng các chính sách, đặc biệt với ngành bán dẫn, chip, đang có ưu đãi lớn nhất nhưng vẫn tiếp tục được nghiên cứu để có “cơ chế đặc thù hơn”.

Cùng đó, hạ tầng cơ sở, gồm cung ứng điện và logistics, nhân lực cũng sẽ đảm bảo ở mức tốt nhất để phục vụ cho các ngành công nghệ cao, theo đại diện Bộ Kế hoạch & Đầu tư.

Cụ thể, hạ tầng giao thông, đặc biệt là giao thông đường bộ đang được tập trung đầu tư đồng bộ, hoàn thiện. Kế hoạch thực hiện và Quy hoạch điện VIII được Thủ tướng phê duyệt sẽ giúp bảo đảm cung cấp điện ổn định cho các dự án, hướng tới phát triển năng lượng bền vững. Việt Nam tập trung phát triển các khu công nghệ cao, như Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia và các khu công nghệ cao.

“Các điều kiện thuận lợi đều sẵn sàng cho các tổ chức, doanh nghiệp vào hoạt động”, ông nói.

Trong lĩnh vực công nghệ cao, Việt Nam được đánh giá có hệ sinh thái bán dẫn phát triển nhanh, tiềm năng nâng cao vị trí trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Thống kê tháng 2/2023 của Cục Thống kê Dân số Mỹ, doanh thu chip từ Việt Nam nhập khẩu vào thị trường Mỹ tăng 74,9%, từ 321,7 triệu USD lên 562,5 triệu USD sau một năm, chiếm 11,6% thị phần.

Theo công ty nghiên cứu Technavio, thị trường chất bán dẫn tại Việt Nam dự kiến tăng 1,65 tỷ USD đến năm 2025, với tốc độ tăng trưởng khoảng 6,5% mỗi năm.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng nhân lực bán dẫn là thách thức với Việt Nam trong việc nâng cao giá trị trong chuỗi cung ứng chip.

Tại họp báo, Thứ trưởng Đỗ Thành Trung cho biết Việt Nam đang có những đơn vị nghiên cứu, đào tạo uy tín trong lĩnh vực bán dẫn như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP HCM, Đại học Đà Nẵng, Đại học Bách Khoa Hà Nội. Cùng đó, các doanh nghiệp lớn có nguồn lực và sẵn sàng hợp tác phát triển ngành bán dẫn như Viettel, VNPT, FPT, CMC.

Ngoài ra, Bộ Kế hoạch & Đầu tư đang xây dựng Đề án phát triển nguồn nhân lực cho ngành bán dẫn, đảm bảo cung cấp 50.000 nhân lực chất lượng cao cho ngành này đến năm 2030.

“Các yếu tố trên đang được cải thiện, trong đó được đánh giá cao nhất là quyết tâm của Chính phủ trong việc theo đuổi, phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, chip, điện tử”, ông Trung nói. Theo ông, các nhà đầu tư đến Việt Nam đều có cam kết mạnh mẽ, đặc biệt là Mỹ.

Trong khi, một số nhà đầu tư từ Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản đã có các dự án cụ thể, như Intel, Amkor trong mảng đóng gói, kiểm thử; Marvell, Qorvo, Qualcomm trong mảng thiết kế; Synopsys, Cadence trong cung cấp công cụ thiết kế chip bán dẫn.

Hay gần đây, lãnh đạo tập đoàn NVIDIA đã liên tục thăm Việt Nam và cam kết hợp tác về AI và bán dẫn. Các khả năng hợp tác bao gồm xây dựng các trung tâm siêu tính toán tại Việt Nam, đào tạo nhân lực cho AI và công nghiệp bán dẫn, phát triển hệ sinh thái cho nghiên cứu phát triển và khởi nghiệp về AI.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

Phó Chủ tịch Hội đồng trường – Trường Đại học FPT Hoàng Nam Tiến nói gì về AI và Big Data

Theo ông Hoàng Nam Tiến, nhà lãnh đạo tương lai phải có tư duy hợp nhất giữa AI với con người, tư duy dự báo. AI xâm nhập vào cuộc sống, do đó lãnh đạo đòi hỏi phải am hiểu công nghệ.

“Tôi muốn thuyết phục những nhà quản lý, quản trị, lãnh đạo dám thay đổi, quản trị được sự thay đổi là điều vô cùng quan trọng. Hãy chứng minh chúng ta không kém gì các bạn GenZ. GenZ và GenAlpha không khiếp sợ AI, họ sẽ làm chủ thế giới”, ông Hoàng Nam Tiến – Phó Chủ tịch Hội đồng trường Đại học FPT, nói trong hội thảo diễn ra đầu tháng 5 tại Hà Nội.

Theo ông Tiến, trong thế giới thay đổi, trách nhiệm của lãnh đạo cao nhất để quyết định tâm thế, hành động đối với AI. Trong đó, vị lãnh đạo FPT nhấn mạnh vai trò của thực học về AI là một trong những nền tảng để thành công.

“Chúng ta có khả năng tự học, nghiên cứu, phát triển để trở thành cái tôi tốt đẹp hơn của ngày mai. Cá nhân tôi đã có rất nhiều lúc không trả lời được cán bộ dưới quyền về chuyện có gắng làm tốt, thông minh để có nhiều tiền hơn.

Có thời ở nước ta có thể nhờ quan hệ, may mắn, kiếm được nhiều tiền, khiến chúng tôi những người làm doanh nghiệp, nhà giáo cảm thấy lúng túng khi nói về sáng tạo đổi mới. Rất may thời đấy bắt đầu qua rồi. Thực học là nền tảng của thành công”, ông Tiến nói.

Theo ông, nếu đầu tư vào học tập, trong tương lai gần chúng ta sẽ thay đổi và học AI cũng là một trong những việc như vậy.

Phó Chủ tịch Hội đồng trường Đại học FPT nói mọi người đều biết trí tuệ nhân tạo – đây là tương lai trong vòng thập kỷ tới, khi các hệ thống AI sử dụng toàn bộ dữ liệu do con người làm ra. Nhưng AI đã có khả năng tự sinh ra dữ liệu, thuật toán và sẽ quyết định nó sẽ làm gì. Nhiều khi kết quả của ChatGPT vô cùng bất ngờ với người lập trình ra nó.

Ông Tiến cho rằng AI đang có tốc độ tiến hoá ngày càng nhanh, có thể tự học, tự sản sinh dữ liệu. Chẳng hạn trong các cuộc thi marketing do trường Đại học FPT tổ chức, với AI giấu mặt lần nào cũng lọt vào Top 3 những người xuất sắc nhất. “ChatGPT đề ra những ý tưởng xuất sắc hơn phần lớn nhân viên”, ông cho biết.

Do đó, ông Tiến dự đoán sẽ có hàng trăm triệu công việc mới sinh ra khi làm chủ được AI, khi siêu AI ra đời, chúng ta vẫn có thể làm chủ nếu mỗi ngày chúng ta tự lọc để thay đổi mình. Theo quỹ Tiền tệ quốc tế IMF, gần 40% việc làm trên toàn thế giới có thể bị ảnh hưởng bởi sự phát triển của AI. Sinh viên có thể bị thất nghiệp  ngay khi chưa tốt nghiệp.

Dẫn chứng, ông Tiến lấy ví dụ về robot Optimus do công ty của tỷ phú Elon Musk phát triển. Nếu như ngày trước, robot chỉ đơn thuần được lập trình để lặp lại việc gì đấy, làm tốt hơn con người thì ngày nay Elon Musk quyết định thay đổi điều này, tạo ra thế hệ robot có nhận thức.

Optimus có thể quan sát và tự học, như quan sát thợ cắt tóc, lái xe, thợ xây, bác sĩ… nạp dữ liệu liên tục kiến thức tốt nhất trên thế giới trên Internet, không quá 30 phút bắt đầu làm việc tốt hơn chúng ta.

“Con người mất hơn một triệu năm để đi trên hai chân. Vậy nhưng chỉ hơn một năm robot đã phát triển thế này. Những điều đã biết về robot đã quá cũ. Thế hệ người máy nhận thức, một người máy có thể làm nhiều lĩnh vực khác nhau một cách xuất sắc.

Ngón tay của Optimus tạo sự ngạc nhiên vô cùng lớn. Thực sự bây giờ là nguy cơ. Elon Musk cam kết giá thành sử dụng 1 giờ lao động  của robot không quá 2,5 USD. Sẽ phục vụ chu đáo, không một lời phàn nàn, chửi mắng”, ông Tiến cảnh báo về viễn cảnh robot AI ngày càng thông minh hơn, có những ưu điểm vượt trội so với những lao động tay chân bình thường.

Thế nhưng, cũng trong hội thảo, ông Tiến khẳng định: “AI không thay thế con người. Chính những người biết sử dụng AI sẽ thay thế nhóm còn lại”.

Đứng trước tình thế này chúng ta không thể bế quan toả cảng, theo ông Tiến, chẳng hạn với các biện pháp như không dùng AI vì cướp việc, không học AI vì mất nhân văn,… Có thể sẽ giống người lao động ở Anh thế kỷ 17 khi đập phá máy hơi nước, máy dệt. Chúng ta phải có tinh thần khác – ông Hoàng Nam Tiến nhấn mạnh.

“Điều trong lịch sử loài người luôn nhìn thấy là luôn sợ sự thay đổi. Chấp nhận ở trong vùng an toàn. Con người khó thay đổi, khó bước ra khỏi vùng an toàn. Trong lịch sử, loài người sợ nhất là sự thay đổi. Tuy nhiên, chỉ có một sự thật tồn tại duy nhất trong lịch sử nhan loại là: Mọi sự rồi sẽ đổi thay.

Tôi muốn thuyết phục những nhà quản lý, quản trị, lãnh đạo, việc dám thay đổi, quản trị được sự thay đổi là điều vô cùng quan trọng. Hãy chứng minh chúng ta không kém gì các bạn GenZ. GenZ và Alpha không khiếp sợ AI, họ sẽ làm chủ thế giới”, ông Tiến nói về sự thay đổi trong tư duy của các nhà lãnh đạo.

Theo ông, nhà lãnh đạo tương lai phải có tư duy hợp nhất giữa AI với con người, tư duy dự báo. AI xâm nhập vào cuộc sống, do đó lãnh đạo đòi hỏi phải am hiểu công nghệ. Ngày xưa khái niệm mù chữ thì nay mù chữ là mù công nghệ, không hiểu về data và AI.

Tại Diễn đàn Kinh tế thế giới, khi nhắc đến phẩm chất, năng lực quan trọng nhất của lao động tương lai 2030, các nhà lãnh đạo đều đồng ý: Có biết sử dụng AI và dữ liệu lớn hay không.

“Lãnh đạo hôm nay và tương lai khác ngày xưa. Lãnh đạo hay nói quyết định nhờ kinh nghiệm qua trường lớp, trải nghiệm thất bại và thành công. Nhà lãnh đạo xuất sắc luôn có trực giác lãnh đạo, giống người làm nghệ thuật. Các nhà lãnh đạo vị đại trên thế giới đều có trực giác lãnh đạo. Kinh nghiệm tạo ra lãnh đạo tốt. Trực giác tạo lãnh đạo xuất sắc. Ngày nay, lãnh đạo xuất sắc phải biết dữ liệu”, Phó Chủ tịch Hội đồng trường Đại học FPT, nói.

Theo ông Tiến, khoản đầu tư tốt nhất để thích ứng với đổi thay là đi học: “Quan trọng nhất tại thời điểm này, khi chưa biết nên mua bất động sản nhà phố hay chung cư, đánh chứng khoán con gì, nên đầu tư sản xuất hay kinh doanh, thì khoản đầu tư quan trọng nhất là đi học”.

Thực tế mới đây, CEO Microsoft đến Indonesia hứa giúp đào tạo 800.000 người học AI. Đồng thời, cam kết 2,5 triệu người dân ASEAN sẽ được Microsoft bỏ tiền để đào tạo AI.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh

Microsoft đầu tư 2.2 tỷ USD nhằm phát triển AI và điện toán đám mây tại Malaysia

Ngày 1/5, Microsoft đã cam kết đầu tư 2,2 tỷ USD vào trí tuệ nhân tạo (AI) và điện toán đám mây để giúp Malaysia phát triển cơ sở hạ tầng AI.

Giám đốc điều hành (CEO) của Microsoft, ông Satya Nadella hiện đang công du 3 quốc gia Đông Nam Á, gồm Indonesia, Thái Lan và Malaysia, để công bố một loạt khoản đầu tư vào trung tâm dữ liệu, AI và dịch vụ đám mây.

Phát biểu tại Kuala Lumpur, ông Nadella cho biết: “Hôm nay, Microsoft tuyên bố sẽ đầu tư 2,2 tỷ USD trong 4 năm tới để hỗ trợ chuyển đổi kỹ thuật số của Malaysia – khoản đầu tư lớn nhất trong lịch sử 32 năm của hãng vào quốc gia này”.

Theo Microsoft, số tiền trên sẽ giúp xây dựng cơ sở hạ tầng AI và điện toán đám mây ở Malaysia, tạo ra một trung tâm AI xuất sắc và đào tạo AI cho khoảng 200.000 người Malaysia. Ông Nadella nhấn mạnh: “Microsoft cam kết hỗ trợ chuyển đổi AI của Malaysia và đảm bảo AI mang lại lợi ích cho tất cả người dân Malaysia”.

Theo ông, các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và kỹ năng sẽ giúp các doanh nghiệp, cộng đồng và nhà phát triển Malaysia áp dụng công nghệ mới nhất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đổi mới toàn diện trên khắp đất nước.

Về phần mình, Bộ trưởng Thương mại Malaysia, ông Zafrul Abdul Aziz nhận định việc Microsoft phát triển cơ sở hạ tầng đám mây và AI thiết yếu, cùng với các cơ hội cải thiện kỹ năng về AI sẽ nâng cao đáng kể năng lực kỹ thuật số của Malaysia.

Cam kết đầu tư nói trên được đưa ra sau khi CEO của Microsoft vừa công bố khoản đầu tư 1,7 tỷ USD vào Indonesia và khu vực trung tâm dữ liệu đầu tiên của Thái Lan trong tuần này để thúc đẩy cơ sở hạ tầng đám mây và AI.

Nghiên cứu của công ty tư vấn toàn cầu Kearney cho thấy AI được kỳ vọng sẽ đóng góp 1.000 tỷ USD vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đông Nam Á vào năm 2030, trong đó Malaysia được dự đoán sẽ đóng góp hơn 1/10.

Microsoft bắt đầu hoạt động tại Malaysia vào năm 1992 và hiện có hơn 200 nhân viên tại các văn phòng ở Kuala Lumpur và phía Bắc bang Penang. Tập đoàn này đã được các nhà đầu tư đánh giá cao kể từ khi hãng tích cực triển khai AI tạo sinh, bắt đầu với mối quan hệ hợp tác trị giá 13 tỷ USD với OpenAI, cha đẻ của ChatGPT, vào năm 2023.

Ông Nadella cho biết doanh số quý I/2024 của Microsoft đã tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 61,9 tỷ USD, với lợi nhuận ròng tăng 20% lên 21,9 tỷ USD. Việc sử dụng AI đã thúc đẩy doanh số các dịch vụ đám mây quan trọng của Microsoft như Azure, dịch vụ đã trở thành cốt lõi trong hoạt động kinh doanh của hãng dưới sự lãnh đạo của ông Nadella.

Hoạt động này là một phần trong cam kết trang bị kỹ năng AI cho 2,5 triệu người tại các quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào năm 2025 của Microsoft , vừa được công bố vào cuối tháng 4/2024.

Các sáng kiến nâng cao kỹ năng sẽ được thực hiện với sự hợp tác của chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận, doanh nghiệp và cộng đồng tại Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.

Cam kết của Microsoft phù hợp với kế hoạch ASEAN Digital Masterplan 2025 nhằm xây dựng nguồn nhân tài AI trong khu vực; tập trung vào 4 lĩnh vực: Xây dựng lực lượng lao động toàn diện, sẵn sàng cho kỷ nguyên của AI; thu hẹp khoảng cách tài năng an ninh mạng; nâng cao kỹ năng AI của nhà phát triển; và trao quyền cho các tổ chức phi lợi nhuận để tối đa hóa các tác động xã hội của họ.

Cụ thể, về xây dựng lực lượng lao động toàn diện, sẵn sàng cho AI, Microsoft sẽ giúp củng cố các hệ thống giáo dục nghề nghiệp trên toàn khu vực ASEAN để cung cấp các kỹ năng AI với sự hợp tác của tổ chức ASEAN Foundation và các bộ giáo dục và đào tạo của 10 quốc gia thành viên, điều này sẽ mang lại lợi ích cho khoảng 644.000 sinh viên trường nghề.

Thông qua các chương trình AI TEACH for Indonesia và AI TEACH Malaysia, Microsoft và ASEAN Foundation sẽ cung cấp kỹ năng AI cho các sinh viên của các trung tâm dạy nghề. Microsoft cũng đang đào tạo về AI cho 100.000 thanh niên, những người yếu thế và những người đang tìm việc về AI, dữ liệu và bảo mật thông qua quan hệ đối tác hiện có với Kartu Prakerja, chương trình tiền việc làm lớn nhất ở Indonesia.

Ngoài ra, Microsoft cũng đang triển khai chương trình Kỹ năng AI cho Ngành Du lịch với sự hợp tác của Bộ Xã hội và Kinh tế số, Bộ Du lịch và Thể thao, Bộ Lao động và Viện Đào tạo Giáo dục Nghề nghiệp Công nghệ quốc gia Thái Lan. Sáng kiến này sẽ đào tạo 100.000 doanh nhân trẻ tham gia vào các hoạt động kinh doanh du lịch trên khắp các tỉnh địa lý cấp nhỏ ở cả 5 khu vực của Thái Lan.

Tại Philippines, Microsoft cam kết trang bị cho 1 triệu học sinh từ mẫu giáo đến lớp 12 các kỹ năng về AI và an ninh mạng, đảm bảo các em có thể sẵn sàng cho công việc trong tương lai.

Hơn nữa, Microsoft sẽ tăng cường hợp tác với Cơ quan Phát triển Kỹ năng và Giáo dục Kỹ thuật (TESDA) khi đầu tư vào một sáng kiến mới, trang bị cho 100.000 nữ sinh viên TESDA các kỹ năng về AI và an ninh mạng. Điều này sẽ giúp thúc đẩy nguồn nhân tài đa dạng cho quá trình chuyển đổi kỹ thuật số tại Philippines.

Microsoft cũng sẽ mở rộng quan hệ đối tác với Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc Châu Á Thái Bình Dương ở Indonesia, Malaysia và Việt Nam, giúp 570.000 thanh thiếu niên từ các cộng đồng yếu thế nâng cao khả năng có việc làm và sẵn sàng làm việc thông qua khả năng tiếp cận AI.

Về việc giúp thu hẹp khoảng cách tài năng an ninh mạng, là một phần của Sáng kiến nâng cao kỹ năng an ninh mạng toàn cầu, Microsoft đã thiết kế và quản lý các chương trình đào tạo với các tổ chức phi lợi nhuận nhằm giúp tạo ra những cơ hội cho các thanh thiếu niên có trình độ thấp tham gia vào ngành an ninh mạng. Chương trình Ready4AI&Security của Microsoft sẽ đào tạo 15.000 thanh thiếu niên ở Indonesia và Malaysia, tập trung vào việc tạo cơ hội cho phụ nữ xây dựng sự nghiệp an ninh mạng. Điều này sẽ bao gồm quyền truy cập vào các chứng chỉ và đào tạo về Bảo mật của Microsoft.

Về nâng cao kỹ năng AI cho các nhà phát triển để thúc đẩy đổi mới, để hỗ trợ cộng đồng các nhà phát triển gồm 7 triệu người trong khu vực ASEAN, Microsoft đã phát động chiến dịch Asia AI Odyssey, trong đó nêu bật cách các Kỹ năng ứng dụng AI của Microsoft xác thực các năng lực kỹ thuật cụ thể cần thiết để xây dựng các ứng dụng AI.

Chiến dịch này đang diễn ra khắp châu Á và nhằm mục đích đào tạo 30.000 nhà phát triển ở các nước ASEAN, khuyến khích sử dụng nhiều hơn các dịch vụ AI trong nền kinh tế kỹ thuật số.

Về trao quyền cho các tổ chức phi lợi nhuận để tối đa hóa tác động xã hội,  tháng 6/2024, Microsoft sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo phi lợi nhuận đầu tiên để trang bị cho 1.500 nhân viên phi lợi nhuận kiến thức và kỹ năng về AI và công nghệ kỹ thuật số.

Microsoft cũng sẽ cung cấp cho các tổ chức phi lợi nhuận ở các quốc gia ASEAN quyền truy cập vào Microsoft Resources Hub và LinkedIn for Nonprofits Resource Hub dành cho tổ chức phi lợi nhuận để giúp tối đa hóa tác động xã hội của họ và dẫn đầu sự thay đổi trong kỷ nguyên AI.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo TTXVN

Microsoft đầu tư và xây dựng trung tâm dữ liệu (datacenter) đầu tiên tại Thái Lan

Các cam kết của Microsoft với Thái Lan bao gồm việc xây dựng cơ sở hạ tầng đám mây và AI mới, cơ hội nâng cao kỹ năng về AI và hỗ trợ cho cộng đồng nhà phát triển đang phát triển của Thái Lan và hơn thế nữa.

Microsoft theo đó vừa công bố các cam kết quan trọng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng đám mây và công nghệ AI mới ở Thái Lan, mang đến cơ hội nâng cao kỹ năng về AI cho hơn 100.000 người lao động và hỗ trợ cộng đồng nhà phát triển đang phát triển của quốc gia Thái Lan.

Các cam kết này được xây dựng dựa trên biên bản ghi nhớ (MoU) của Microsoft với Chính phủ Hoàng gia Thái Lan nhằm hình dung ra tương lai dựa trên AI, ưu tiên kỹ thuật số của quốc gia.

Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Microsoft Satya Nadella đã đưa ra thông báo này trước khoảng 2.000 nhà phát triển, lãnh đạo doanh nghiệp và công nghệ tại Microsoft Build: AI Day được tổ chức mới đây tại thủ đô Bangkok. Sự kiện này còn có sự tham dự của Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin.

Thủ tướng Thavisin cho biết: “Tầm nhìn ‘Thúc đẩy Thái Lan’ của chúng tôi đến năm 2030 nhằm đạt được mục tiêu phát triển tầm vóc của đất nước như một trung tâm kinh tế kỹ thuật số trong khu vực, giúp tăng cường đáng kể khả năng đổi mới và R&D của chúng tôi, đồng thời củng cố lực lượng lao động công nghệ của chúng tôi”.

Satya Nadella, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Microsoft cho biết: “Thái Lan có cơ hội đáng kinh ngạc để xây dựng một tương lai dựa trên nền tảng kỹ thuật số và AI.

“Khu vực trung tâm dữ liệu mới của chúng tôi, cùng với các khoản đầu tư mà chúng tôi đang thực hiện vào cơ sở hạ tầng đám mây và AI, cũng như kỹ năng về AI, được xây dựng dựa trên cam kết lâu dài của chúng tôi với đất nước – và sẽ giúp các tổ chức Thái Lan trong khu vực công và tư nhân tạo ra tác động mới và tăng trưởng.”

Ông Dhanawat Suthumpun, Giám đốc điều hành của Microsoft Thái Lan, cho biết: “Microsoft tận tâm giúp Thái Lan vượt trội như một nền kinh tế kỹ thuật số, đảm bảo rằng lợi ích của công nghệ đám mây và AI sẽ được phổ biến rộng rãi, đồng thời góp phần vào sự thịnh vượng và phúc lợi của người Thái. Cùng nhau, chúng ta đang đặt nền móng cho một tương lai không chỉ tiên tiến về công nghệ mà còn toàn diện và bền vững.”

Theo nghiên cứu của Kearney, AI có thể đóng góp gần 1 nghìn tỷ USD vào tổng sản phẩm quốc nội của Đông Nam Á vào năm 2030, trong đó Thái Lan sẵn sàng thu được 117 tỷ USD trong số này.

Bạn có thể xem thêm về thông báo của Microsoft tại đây.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Quý 1 năm 2024: Samsung vượt qua Apple trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới

Theo dữ liệu từ CNBC, Samsung Electronics mới đây cho biết lợi nhuận hoạt động trong quý đầu tiên tăng vọt 932,8% do giá chip nhớ phục hồi nhờ sự lạc quan về trí tuệ nhân tạo (AI). Kết thúc quý I, Samsung đạt 71.920 tỷ won doanh thu (khoảng 52,3 tỷ USD) – tăng gần 13% so với cùng kỳ trong khi lợi nhuận hoạt động đạt 6.610 tỷ won.

Các con số này phù hợp với dự báo của công ty đưa ra từ đầu tháng 4 khi Samsung cho biết lợi nhuận hoạt động trong quý I có khả năng tăng lên 6.600 tỷ won, tăng 931% so với cùng kỳ năm ngoái. Khi đó, công ty công dự kiến doanh thu quý đầu đạt 71.000 tỷ won.

Gã khổng lồ điện tử Hàn Quốc đã chứng kiến những khoản lỗ kỷ lục vào năm ngoái do ngành công nghiệp chip lao đao vì nhu cầu giảm sút sau đại dịch COVID-19.

“Công ty đã đạt được doanh thu hợp nhất 71.920 tỷ won nhờ doanh số bán điện thoại thông minh hàng đầu Galaxy S24 và giá bán chip nhớ cao hơn. Lợi nhuận hoạt động tăng lên 6.610 tỷ won do mảng kinh doanh bộ nhớ có lãi trở lại bằng cách đáp ứng nhu cầu đối với các sản phẩm giá trị gia tăng cao”, Samsung Electronics cho biết trong một thông cáo.

Samsung là nhà sản xuất chip nhớ DRAM lớn nhất thế giới, loại chip thường được tìm thấy trong nhiều thiết bị tiêu dùng như điện thoại thông minh và máy tính.

Các nhà phân tích cho rằng lợi nhuận bất ngờ của Samsung là nhờ giá chip nhớ tăng cao trong chu kỳ phục hồi mạnh mẽ do làn sóng trí tuệ nhân tạo thúc đẩy. Những người này dự đoán công ty sẽ đưa ra dự báo tích cực về thị trường chip nhớ và nhấn mạnh sự sẵn sàng của mình trong kỷ nguyên AI, bao gồm các giải pháp HBM (HBM3E 12GB, HBM4) và gia công đóng gói.

Khi các mô hình AI trở nên phức tạp hơn và bộ dữ liệu ngày càng lớn, chúng cần các chip nhớ có dung lượng cao hơn và tốc độ nhanh hơn để đáp ứng khối lượng công việc này.

Trong báo cáo ngày 5/4, nhà phân tích Kim của công ty nghiên cứu thị trường Daiwa Capital Markets cho biết ông dự đoán một đợt tăng giá chip nhớ khác sẽ thúc đẩy thu nhập quý II của Samsung nhờ sự bùng nổ của AI và trận động đất ở Đài Loan.

Ông Kim cho biết thêm, “Đặc biệt, chúng tôi kỳ vọng giá cả sẽ tăng cao hơn nữa do trận động đất ở Đài Loan”, trận động đất đầu tháng 4 đã tạm thời ảnh hưởng đến sản xuất của TSMC và Micron.

Các nhà phân tích của Citi cho rằng mảng kinh doanh bộ nhớ flash NAND của Samsung sẽ có triển vọng tích cực nhờ nhu cầu tính toán của AI. NAND là một loại chip nhớ quan trọng khác bên cạnh DRAM.

“Chúng tôi dự đoán ổ cứng (HDD) sẽ là nút thắt cổ chai tiếp theo trong điện toán AI, đặc biệt là trong việc đào tạo AI, và dự đoán Samsung Electronics sẽ là một trong những người hưởng lợi chính từ nhu cầu sử dụng ổ cứng thể rắn (SSD) cho việc đào tạo AI”, các nhà phân tích của Citi nhận định.

Nhiều quốc gia trên thế giới đang chạy đua để sản xuất các chất bán dẫn tiên tiến. Đầu tháng này, chính quyền ông Biden đã đồng ý cấp cho Samsung tới 6,4 tỷ USD nhằm sản xuất chip tại Texas. Micron và TSMC cũng sẵn sàng nhận được các khoản tài trợ để thúc đẩy sản xuất chip ở Mỹ sau nhiều thập kỷ sản xuất chip chuyển sang châu Á.

Samsung và TSMC sắp phải đối mặt với sự cạnh tranh từ Rapidus Corporation của Nhật Bản, công ty gần đây đã được chính phủ Nhật Bản cấp thêm 3,89 tỷ USD tiền trợ cấp để sản xuất chip 2 nanomet quy mô lớn từ năm 2027.

Hiện đang có những lo ngại gia tăng rằng Samsung Electronics có nguy cơ mất vị trí dẫn đầu thị trường vào tay các đối thủ cạnh tranh như SK Hynix, nhà sản xuất chip nhớ đứng thứ hai thế giới.

Vào ngày 19/3, SK Hynix thông báo họ đã trở thành công ty đầu tiên trong ngành sản xuất hàng loạt chip nhớ băng thông cao HBM3E – thế hệ tiếp theo của chip nhớ được sử dụng trong các bộ xử lý AI. Hiện tại, SK Hynix là nhà cung cấp chính chip HBM3 cho các bộ xử lý AI của Nvidia.

Mehdi Hosseini, nhà phân tích phần cứng công nghệ cao cấp của Susquehanna International Group, đã chỉ ra vào đầu tháng 4 rằng Samsung từng là người dẫn đầu thị trường về chip nhớ, điện thoại thông minh và cải tiến màn hình. Ông nói thêm, hiện tại Samsung chỉ đang “hưởng lợi từ sự phục hồi của chu kỳ kinh doanh”.

Theo International Data Corp, trong quý I, Samsung đã xoay xở để lấy lại vị trí dẫn đầu về lượng smartphone xuất xưởng sau khi để mất ngôi vương vào tay Apple vào năm 2023.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Lý do ngày càng nhiều người dùng Việt chi tiền dùng chatbot AI bản có trả phí

Nhiều người dùng Việt cho rằng khoản đầu tư 500.000 đồng/tháng cho phiên bản trả phí của các chatbot AI phổ biến là hoàn toàn xứng đáng, bởi những lợi thế mà các công cụ này mang lại.

Nghiên cứu: Các mô hình AI như GPT-4 của ChatGPT không thể phân biệt nội dung bản quyền

Trong vòng 1 năm trở lại đây, các chatbot dựa trên Trí tuệ nhân tạo (AI) như ChatGPT, Claude, và Gemini đã trở thành công cụ không thể thiếu trong việc hỗ trợ và tối ưu hóa các tác vụ chuyên môn trong nhiều ngành nghề khác nhau, từ đó tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả công việc.

Đáng chú ý, bản thân một số lượng không nhỏ người dùng và doanh nghiệp tại Việt Nam đã không ngần ngại chi trả một khoản phí hàng tháng để sử dụng các phiên bản trả phí của các nền tảng chatbot AI phổ biến trên thị trường.

Theo đó, sự chuyển dịch này không chỉ là kết quả của nhu cầu sử dụng cao hơn bình thường mà còn bởi các tính năng vượt trội mà những phiên bản trả phí mang lại. Chẳng hạn, với khả năng phản hồi nhanh hơn, cập nhật thông tin liên tục và độ chính xác cao, các phiên bản trả phí giúp người dùng giải quyết các yêu cầu phức tạp.

Đơn cử như ChatGPT Plus, ngoài khả năng trả lời ‘thông minh’ hơn, người dùng còn được sử dụng thêm các dịch vụ kèm theo như trình tạo ảnh DALL-E, hay các công cụ phân tích dữ liệu trực tiếp từ file người dùng tải lên. Đương nhiên, những lợi ích này là những yếu tố chính thúc đẩy người dùng từ các doanh nghiệp lớn đến cá nhân lựa chọn bỏ ra khoản đầu tư hàng tháng cho AI.

Bỏ 500.000/tháng để thu về nhiều tiền hơn

Đinh Mạnh Dũng, hiện đang đảm nhận vai trò Product Marketing cho một công ty phần mềm ở Đà Nẵng, là một trường hợp điển hình. Theo đó, nhân sự đang làm trong lĩnh vực marketing này cho rằng số tiền 20 USD (khoảng 500.000 VNĐ) để nâng cấp từ phiên bản miễn phí lên phiên bản trả phí của ChatGPT – ChatGPT Plus là hoàn toàn ‘đáng đồng tiền bát gạo’.

“Khi sử dụng phiên bản miễn phí, tôi thường xuyên gặp phải tình trạng ChatGPT đưa ra câu trả lời không như mong muốn của tôi khi tôi nhập câu lệnh. Tuy nhiên với phiên bản ChatGPT Plus, cá nhân tôi tôi bất ngờ với sự cải thiện về khả năng xử lý và độ chính xác của dữ liệu.

Công việc của tôi trở nên hiệu quả hơn nhiều, giúp tăng tỷ lệ thành công của các chiến dịch và tối ưu hóa chi phí quảng cáo,” anh Dũng chia sẻ khi xem xét đến những lợi ích mà phiên bản trả phí mang lại. Đương nhiên, việc tăng hiệu quả công việc không chỉ giúp anh tiết kiệm thời gian mà còn cải thiện mức thu nhập cá nhân thông qua các khoản thưởng dựa trên hiệu suất.

“Có thể coi số tiền 500.000 VNĐ bỏ ra hàng tháng là một khoản đầu tư xứng đáng. Tôi có thể nhận thêm về một khoản thưởng đáng kể khi hiệu suất làm việc tăng, chưa kể có thêm thời gian rảnh”.

Nguyễn Hồng Phúc, một freelancer chuyên viết lập trình, cũng tìm thấy giá trị khi chuyển sang phiên bản trả phí của Claude để hỗ trợ công việc viết code của mình.

“Sử dụng phiên bản miễn phí, tôi thường xuyên gặp phải giới hạn về số lượng yêu cầu và thời gian đáp ứng, điều này khiến công việc trở nên chậm trễ. Phiên bản trả phí không chỉ giúp tôi xử lý các yêu cầu phức tạp mà còn cung cấp các giải pháp code chính xác, tiết kiệm thời gian rất nhiều,” Phúc nhận xét.

Về phía doanh nghiệp, một số agency hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp marketing và truyền thông tại Hà Nội và TP.HCM, cũng đã mạnh tay đã đầu tư vào phiên bản trả phí của các chatbot để cải thiện dịch vụ tư vấn và hỗ trợ khách hàng của mình.

“Chúng tôi cần một giải pháp có khả năng xử lý đồng thời nhiều yêu cầu và cung cấp thông tin chính xác, cập nhật. Do vậy, chúng tôi sẵn lòng chi tiền để mua phiên bản trả phí dành cho nhóm hoặc doanh nghiệp của các công cụ ChatGPT, Claude hay Gemini, miễn sao hiệu quả công việc được tăng cường, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng,” ông Lê Quang Minh, founder của một agency tại Hà Nội, cho biết..

Mua tài khoản trả phí của chatbot AI, cần chú ý gì?

Khi ngày càng nhiều người dùng và doanh nghiệp tại Việt Nam quyết định đầu tư vào các phiên bản trả phí của nền tảng chatbot AI, cũng cần phải lưu ý một số vấn đề quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình sử dụng.

“Người dùng nên tránh mua tài khoản dạng trả phí thông qua các nguồn không chính thức hoặc không rõ ràng, vì điều này có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro,” theo lời ông Hoàng Anh Vũ, một chuyên gia về công nghệ thông tin tại Hà Nội.

Chẳng hạn, người dùng cần cẩn trọng với các lời quảng cáo hoặc khuyến mãi không thực tế từ các nhà cung cấp không chính thống. “Một số nhà cung cấp tài khoản có thể cam kết sẽ bảo hành 1-2 tháng nếu tài khoản bị lỗi. Tuy nhiên không phải người bán nào cũng thực hiện đúng cam kết. Chưa kể đến, các tài khoản này có thể được một số người bán mua bằng các phương thức thanh toán như sử dụng thẻ tín dụng bị ăn cắp, dẫn tới tài khoản bị khóa”, ông Anh Vũ khuyến cáo.

Cũng theo ông Anh Vũ, các tài khoản dạng trả phí có giá rẻ thường được chia sẻ với rất nhiều người. Trong khi đó, ChatGPT Plus giới hạn 40 câu lệnh mỗi 3 giờ dẫn tới việc người dùng sẽ phải đợi một thời gian khá dài để giới hạn trên reset lại nếu một người dùng khác ‘lỡ’ đặt nhiều câu lệnh’. Do vậy, người dùng chỉ nên mua tài khoản chỉ dành cho riêng bản thân.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Đời Sống Pháp Luật

Một số thoả thuận về AI của các Big Corp vào tầm ngắm của cơ quan quản lý cạnh tranh

Ngày 24/4, Cơ quan Cạnh tranh và Thị trường Anh (CMA) đã tham vấn về việc Microsoft thuê nhân tài chủ chốt từ Inflection AI và khoản đầu tư thiểu số của họ vào công ty khởi nghiệp Mistral của Pháp, cũng như khoản đầu tư 4 tỷ USD của Amazon vào Anthropic có trụ sở tại Mỹ, đối thủ hàng đầu của OpenAI.

Thu thập ý kiến từ các đối thủ là bước khởi đầu cần thiết cho một cuộc điều tra chính thức. CMA cho biết, họ vẫn chưa xác định liệu những thỏa thuận này có tuân thủ các quy tắc sáp nhập của Anh hay gây ra mối lo ngại về cạnh tranh ở nước này hay không.

Các nhà quản lý lo ngại rằng các công ty Big Tech có thể đang lợi dụng nhu cầu vô độ của các công ty AI về sức mạnh tính toán để đào tạo các mô hình ngôn ngữ lớn, bằng cách thu hút các công ty khởi nghiệp đang thiếu tiền mặt sử dụng dịch vụ đám mây của họ để đổi lấy cổ phần có thể mang lại cho họ tầm ảnh hưởng lớn những doanh nghiệp non trẻ.

CMA hiện đang rà soát khoản đầu tư 13 tỷ USD của Microsoft vào OpenAI, một thỏa thuận cũng đã thu hút sự chú ý từ các cơ quan chống độc quyền ở Mỹ và châu Âu.

Microsoft, công ty đã tham gia vòng cấp vốn trị giá 1,3 tỷ USD cho Inflection vào năm ngoái, đã thuê giám đốc điều hành của công ty khởi nghiệp Mustafa Suleyman, đồng sáng lập DeepMind của Google, cùng với một số thành viên khác trong tập đoàn này. Động thái này diễn ra sau khi Microsoft đạt được “mối quan hệ hợp tác nhiều năm” với Mistral, một công ty khởi nghiệp về AI một năm tuổi, vào tháng 2/2024.

Amazon tháng trước đã mở rộng khoản đầu tư hiện có vào Anthropic, nhà sản xuất hệ thống Claude AI. Anthropic trước đây đã nhận được tài trợ từ Google.

Trong một tài liệu vào tháng này, CMA cho biết, họ đã tìm thấy một “mạng lưới liên kết” gồm hơn 90 quan hệ đối tác và đầu tư cùng liên quan đến 6 tập đoàn Big Tech – Google, Apple, Microsoft, Meta, Amazon và nhà sản xuất chip Nvidia – tạo ra rủi ro về “sự phụ thuộc quá mức vào số ít các công ty lớn”.

Bà Sarah Cardell, Giám đốc CMA, cho biết, cơ quan quản lý đã “quyết tâm áp dụng các bài học lịch sử” sau khi một số ít công ty chủ yếu có trụ sở tại Mỹ thống trị ngành quảng cáo trực tuyến, điện toán đám mây và di động.

Amazon, công ty trước đây đã tranh cãi với CMA về khoản đầu tư thiểu số vào công ty giao đồ ăn Deliveroo của Anh, đã phản đối sự can thiệp tiềm năng mới nhất của cơ quan quản lý.

Amazon cho biết: “Việc CMA xem xét sự hợp tác kiểu này là chưa có tiền lệ”, đồng thời chỉ ra rằng một “khoản đầu tư hạn chế” vào Anthropic không cấp cho họ ghế hội đồng quản trị hoặc yêu cầu công ty khởi nghiệp này phải sử dụng độc quyền dịch vụ điện toán đám mây của mình.

Công ty khẳng định khoản đầu tư vào Anthropic của họ giúp làm cho phân khúc AI tổng hợp trở nên cạnh tranh hơn so với vài năm trước.

Microsoft, công ty đã đấu tranh với CMA về việc mua lại Activision Blizzard trong suốt cả năm vừa qua, lưu ý rằng việc cơ quan này kiểm tra một thỏa thuận liên quan đến tuyển dụng thay vì sáp nhập hoàn toàn là điều bất thường.

Microsoft lưu ý: “Chúng tôi vẫn tin tưởng rằng các hoạt động kinh doanh thông thường như tuyển dụng nhân tài hoặc đầu tư một phần vào một công ty khởi nghiệp AI sẽ thúc đẩy cạnh tranh và không giống như việc sáp nhập”. Microsoft cam kết sẽ cung cấp cho CMA thông tin cần thiết để hoàn thành các yêu cầu của cơ quan này một cách nhanh chóng.

Mistral dự kiến sẽ hợp tác với CMA “để đảm bảo rằng sự độc lập và khả năng tiếp cận thị trường lâu dài của chúng tôi được duy trì” và cho biết họ cam kết “thúc đẩy cạnh tranh công bằng, cởi mở và minh bạch”.

Anthropic cũng bày tỏ ý định hợp tác với các cơ quan quản lý và “cung cấp cho họ bức tranh hoàn chỉnh về khoản đầu tư của Amazon cũng như sự hợp tác thương mại của chúng tôi”.

Công ty cho biết thêm: “Chúng tôi là một công ty độc lập và không có mối quan hệ đối tác chiến lược hay mối quan hệ nhà đầu tư nào của chúng tôi làm giảm tính độc lập trong quản trị doanh nghiệp hoặc quyền tự do hợp tác với những hãng khác”.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo TTXVN

AI là động lực tăng trưởng của ngành bán lẻ Thái Lan

Báo Bangkok Post (Thái Lan) ngày 22/4 đăng bài viết của chuyên gia Amit Suxena, Phó Chủ tịch phụ trách khu vực ASEAN của Salesforce, một công ty phần mềm đa quốc gia dựa trên nền tảng đám mây chuyên về quản lý quan hệ khách hàng, đánh giá về vai trò của trí tuệ nhân tạo (AI) trong ngành bán lẻ tại Thái Lan. Dưới đây là nội dung bài viết.

Tại Thái Lan, người ta thường coi mua sắm như một “sở thích”. Trong thời kỳ đại dịch, 94% người tiêu dùng Thái Lan cho biết mua sắm trực tuyến đã giúp ích cho họ trong thời gian phong tỏa vì COVID-19.

Ngành bán lẻ của Thái Lan vẫn là động lực tăng trưởng kinh tế và được dự báo sẽ tăng trưởng 4-5% mỗi năm từ năm 2023 đến năm 2025, vượt xa mức tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Bán lẻ là trụ cột chính của nền kinh tế Đông Nam Á, đóng góp đến 16,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Các nhà điều hành các điểm bán lẻ thường có quy mô lớn.

Nhưng dù lớn hay nhỏ, có một điều không thể phủ nhận là AI đang làm thay đổi trải nghiệm mua sắm và trở thành động lực chính cho tăng trưởng trực tuyến và lợi nhuận cho các nhà bán lẻ Thái Lan.

Trên toàn cầu, 77% doanh nghiệp thương mại điện tử đã sử dụng AI, với 29% đã triển khai đầy đủ và 48% đang thử nghiệm. Việc áp dụng các giải pháp AI khiến việc cung cấp trải nghiệm số một cách nhanh chóng, dễ dàng và được cá nhân hóa trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Khai thác sức mạnh của AI sẽ biến tầm nhìn này thành hiện thực. Để làm được điều này, các nhà bán lẻ Thái Lan nên tập trung vào việc tích hợp AI vào các hoạt động thương mại điện tử, đồng thời tận dụng dữ liệu độc quyền của họ một cách an toàn và bảo mật.

AI có thể dự đoán và tổng hợp ra sao để giảm chi phí và giúp các nhà bán lẻ tăng lượng khách hàng trung thành? Kỳ nghỉ lễ Songkran luôn được đánh dấu bằng hoạt động mua sắm lễ hội phong phú ở Thái Lan. Trong mùa nghỉ lễ, việc kiểm soát các sản phẩm trong kho có thể là một thách thức dai dẳng.

Theo nghiên cứu của Salesforce, 52% các nhà lãnh đạo trên toàn cầu muốn có khả năng hiển thị tốt hơn về hàng tồn kho của họ, và các giải pháp thực thi bán lẻ được hỗ trợ bởi AI có thể giúp ích.

Việc Thái Lan áp dụng AI trong lĩnh vực bán lẻ phản ánh những xu hướng toàn cầu này, với các yếu tố chuyển đổi như dịch vụ khách hàng và AI dự đoán để quản lý hàng tồn kho đang phát huy tác dụng.

Sử dụng dữ liệu lịch sử và xu hướng thị trường, các nhà bán lẻ Thái Lan có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu, tối ưu hóa mức tồn kho và chuẩn bị cho doanh số bán hàng cao hơn.

Sự kết hợp giữa tự động hóa và trải nghiệm liền mạch giúp các nhà bán lẻ Thái Lan vốn đang gặp khó khăn về thời gian và nguồn lực, đồng thời góp phần mang lại sự hài lòng chung cho khách hàng.

Bằng cách phân tích hành vi của người tiêu dùng, hiệu suất sản phẩm và mô hình bán hàng để hiểu điều gì thu hút họ, AI cũng đang giúp các nhà bán lẻ thiết kế màn hình và tài liệu quảng cáo tại cửa hàng bằng cách sử dụng dữ liệu đó.

Tất cả những điều này giúp tiết kiệm thời gian quý báu cho các nhóm bán hàng, tiếp thị và thiết kế, đồng thời cho phép họ tập trung vào việc ra quyết định mang tính chiến lược và sáng tạo hơn.

Lotus’s, một chuỗi bán lẻ lớn ở Thái Lan, đang hiện đại hóa và cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng với Salesforce. Giờ đây, công ty có thể dựa vào một nền tảng dữ liệu khách hàng để cung cấp một nguồn “sự thật” duy nhất về khách hàng, mang lại trải nghiệm tốt hơn và tăng sự hài lòng của họ.

Lotus’s đã ra mắt thành công giải pháp thương mại điện tử và khách hàng thân thiết mới trong vòng một tháng và hiện có độ chính xác tương đương 98% của lượng hàng tồn kho.

Điều khiển từ xa mới

Điện thoại di động đang nhanh chóng trở thành thiết bị điều khiển từ xa để mua sắm, kết nối ngay lập tức người tiêu dùng với các thương hiệu khi họ điều hướng trên các kênh trực tuyến và ngoại tuyến.

Kỷ lục 79% lưu lượng truy cập thương mại điện tử toàn cầu trong ngày Thứ Sáu Đen và Thứ Hai Mạng là trên điện thoại di động, tăng từ 76% vào năm 2022. Trên toàn cầu, lưu lượng truy cập mạng xã hội trên thiết bị di động là một kênh chuyển đổi quan trọng, chiếm 10% tổng số lượt giới thiệu đến các trang web bán lẻ.

Theo nghiên cứu của Meta, hoạt động mua sắm trực tuyến qua điện thoại di động tăng vọt trong những ngày siêu khuyến mãi ở Thái Lan, ảnh hưởng đáng kể đến giao dịch bán lẻ.

Khoảng 67% người mua sắm Thái Lan mua hàng vào cuối năm đã tìm thấy sản phẩm mới tại các cửa hàng thực tế, trong khi 74% khám phá chúng thông qua nền tảng di động. Điện thoại di động đã là kênh thống trị và sẽ tiếp tục là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng bán lẻ (Retail) ở Thái Lan.

Ngoài việc mở rộng cách thức và địa điểm mua sắm, khách hàng đang thay đổi cách thanh toán. Không có phương thức thanh toán nào minh họa cho hành vi thay đổi này nhiều hơn ví số — một danh mục rộng bao gồm TrueMoney và Rabbit Line Pay, cùng các loại khác.

Sự thuận tiện và kết nối sẽ vẫn là cốt lõi của đổi mới ví số. Các nhà bán lẻ Thái Lan cần lưu ý chính xác cách khách hàng lựa chọn thanh toán.

Khi nói đến việc thanh toán, với AI có khả năng tổng hợp và dự đoán, các nhà bán lẻ có thể áp dụng cách tiếp cận dựa trên dữ liệu để cá nhân hóa mọi khoảnh khắc trong hành trình của khách hàng.

Thông qua việc cá nhân hóa, các thương hiệu giờ đây có khả năng biến mọi tương tác mua sắm thành trải nghiệm có ý nghĩa và bổ ích, cho dù đó là thông qua việc giới thiệu một món quà hoàn hảo cho bạn bè hay tìm ưu đãi tốt nhất cho một thiết bị mới. Những trải nghiệm mua sắm như vậy là chìa khóa để thu hút và giữ chân khách hàng lâu dài.

Duy trì tin tưởng

Điều quan trọng là năng suất và lợi nhuận do AI cung cấp không làm tổn hại đến niềm tin của người tiêu dùng. Khách hàng lo ngại về tác động xã hội của AI, lo ngại việc đưa ra những thành kiến và những hậu quả không lường trước được.

Theo báo cáo “Trạng thái khách hàng được kết nối” của Salesforce, 77% khách hàng Thái Lan bày tỏ lo ngại về khả năng các công ty sử dụng AI một cách phi đạo đức.

Để chống lại sự hoài nghi này và xây dựng niềm tin, các nhà bán lẻ có thể nhấn mạnh tính minh bạch trong việc truyền đạt cách sử dụng AI, làm rõ rằng nhân viên — chứ không phải công nghệ — mới là người điều khiển.

Nâng cao kỹ năng cũng trở thành một thành phần quan trọng để đảm bảo rằng các nhóm biết cách sử dụng các nguồn dữ liệu đáng tin cậy một cách an toàn và giữ an toàn cho dữ liệu của bên thứ nhất.

Cho dù mục tiêu của các nhà bán lẻ Thái Lan là đạt được mức tăng trưởng doanh thu hay hiệu quả lợi nhuận thì trọng tâm chính vẫn là nâng cao trải nghiệm của khách hàng, và AI có thể giúp ích.

Hơn bao giờ hết, không thể tăng tốc ngành bán lẻ nếu không có AI. Trong toàn bộ hoạt động tiếp thị, bán hàng và dịch vụ khách hàng, AI sẽ tiếp tục thúc đẩy lợi nhuận, năng suất và lòng trung thành của khách hàng, thay đổi ngành bán lẻ và thương mại mãi mãi.

Khi các nhà bán lẻ Thái Lan vượt qua những thách thức và cơ hội trong dịp lễ Songkran, việc sử dụng AI đáng tin cậy có thể góp phần mang lại trải nghiệm tích cực và có giá trị cho cả khách hàng cũng như nhà bán lẻ.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo TTXVN

Google sẽ đầu tư hơn 100 tỷ USD cho siêu trí tuệ nhân tạo AGI

Alphabet, công ty mẹ của Google, được cho là sẽ đầu tư nhiều hơn mức 100 tỷ USD để phát triển siêu trí tuệ nhân tạo AGI.

Theo QZ, tại hội nghị TED tuần này ở Vancouver, Demis Hassabis, Giám đốc phụ trách Google DeepMind, được hỏi liệu công ty có sẵn sàng đổ tiền cho AGI như Microsoft và OpenAI đang làm hay không.

Câu hỏi liên quan tới thông tin từ The Information rằng Microsoft và OpenAI đang triển khai dự án trung tâm dữ liệu Stargate trị giá 100 tỷ USD, chứa hàng triệu chip AI nhằm đào tạo các hệ thống trí tuệ nhân tạo.

“Chúng tôi sẽ không nói về những con số cụ thể”, Hassabis đáp. “Nhưng theo thời gian, tôi nghĩ chúng tôi sẽ đầu tư nhiều hơn thế”.

Hassabis không cung cấp thêm thông tin về kế hoạch của Google. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh công ty đang sở hữu các hệ thống có sức mạnh tính toán tốt hơn đối thủ, trong đó có Microsoft. “Chúng tôi biết để đạt đến ngưỡng AGI, các hệ thống đòi hỏi sức mạnh tính toán rất lớn”, ông nói. “Google đã và vẫn có nhiều máy tính nhất”.

Telegraph nhận định câu trả lời của Hassabis dường như xác nhận công ty đang đổ rất nhiều tiền để nghiên cứu AGI nhằm cạnh tranh với Microsoft và các đối thủ khác. Cả Google và Microsoft được đánh giá không thiếu tiền, nhưng chưa phải là những tên tuổi mạnh nhất trong lĩnh vực AI nếu xét đến các sản phẩm đã tung ra thị trường.

Theo Bloomberg, AGI được định nghĩa là những hệ thống có thể học mọi tri thức, có nhận thức, vượt qua trí thông minh của con người. Nhiều chuyên gia tin AGI sẽ đến sớm, nhưng việc dự đoán mốc thời gian cụ thể còn gây nhiều tranh cãi.

Hassabis là nhà đồng sáng lập công ty khởi nghiệp AI DeepMind vào năm 2010, trước khi được Google mua lại năm 2014. Ông gia nhập Google và phụ trách phát triển sản phẩm AI. Trong phỏng vấn với FT đầu năm, ông nói khái niệm siêu trí tuệ nhân tạo “có rất nhiều sự cường điệu”, so sánh nó với tiền số và cho rằng làn sóng crypto thời gian qua “đã lan sang AI”.

Tuy vậy, ông tin AGI có tiềm năng trở thành hiện thực. “Có lẽ chúng ta đang ở giai đoạn đầu của kỷ nguyên vàng về khám phá khoa học, một thời kỳ Phục hưng mới”, ông nhận xét.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Microsoft sẽ đầu tư 2.9 tỷ USD vào các trung tâm dữ liệu ở Nhật Bản

Theo nguồn tin từ Nikkei, Chủ tịch Brad Smith cho biết trong một cuộc phỏng vấn độc quyền rằng Microsoft sẽ đầu tư 2,9 tỷ USD vào các trung tâm dữ liệu ở Nhật Bản đến năm 2025, đây là khoản đầu tư lớn nhất của Microsoft vào nước này từ trước đến nay.

Đại diện Microsoft cho biết việc áp dụng AI và đầu tư vào năng lực trong nước đã trở thành “ưu tiên quan trọng mang tính quốc gia đối với các chính phủ trên toàn thế giới”.

Tokyo đang đưa ra các biện pháp mới nhằm bổ sung thêm sức mạnh AI trong nước, trong bối cảnh lo ngại về việc dữ liệu trong nước được truyền và lưu trữ tại các trung tâm dữ liệu ở nước ngoài.

Microsoft sẽ phụ trách việc cải thiện năng lực AI của Nhật Bản. Microsoft là nhà cung cấp dịch vụ đám mây số 2 trên thế giới, sau Amazon Web Services (AWS).

Công ty cũng có kế hoạch công bố chương trình đào tạo lại kỹ năng liên quan đến AI tại Nhật Bản để đào tạo 3 triệu lao động trong vòng 3 năm và thành lập một phòng thí nghiệm mới ở Tokyo để nghiên cứu và phát triển về robot và AI.

Chủ tịch Smith cho biết việc đưa AI vào phát triển robot “mang lại cho Nhật Bản nhiều cơ hội phát huy thế mạnh công nghệ của mình trong nhiều lĩnh vực khác”, đồng thời tiết lộ kế hoạch tiến hành nghiên cứu chung với các trường đại học về công nghệ tự động hóa.

Microsoft cũng sẽ hợp tác với chính phủ Nhật Bản để tăng cường khả năng phục hồi an ninh mạng.

Ông Smith cho biết: “Những mối đe dọa đối với an ninh mạng đã trở nên thách thức hơn… Chúng tôi đang thấy điều đó từ Trung Quốc và đặc biệt là từ Nga, nhưng chúng tôi cũng đang chứng kiến hoạt động này ngày càng tăng trên khắp thế giới.”

Ông chỉ ra rằng “sự hợp tác chặt chẽ giữa các công ty công nghệ hàng đầu và chính phủ” là một trong những chìa khóa để bảo vệ không gian mạng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Meta cập nhật chính sách mới đối với các nội dung do AI tạo ra nền tảng

Meta đang cập nhật chính sách mới cho các nội dung AI trên nền tảng nhằm đảm bảo rằng nhiều nội dung do AI tạo ra hơn sẽ được gắn nhãn, chính sách được đưa ra trong bối cảnh ngày càng nhiều nhà sáng tạo và người dùng sử dụng các công cụ AI để sản xuất nội dung.

Meta cập nhật chính sách mới đối với các nội dung do AI tạo ra nền tảng
Meta cập nhật chính sách mới đối với các nội dung do AI tạo ra nền tảng

Nhằm mục tiêu giúp người dùng phân biệt được những nội dung do AI tạo ra với phần còn lại, Meta sẽ gắn nhãn các nội dung do các công cụ AI tạo ra.

Chính sách gắn nhãn AI mới sẽ giúp đảm bảo rằng nhiều nội dung do AI tạo ra hơn sẽ được gắn thẻ.

Theo Meta:

“Cách tiếp cận hiện tại của chúng tôi quá hẹp vì nó chỉ bao gồm các video do AI tạo ra hoặc được thay đổi để khiến một người nào đó có vẻ như nói điều gì đó mà họ thực sự đã không nói. Chính sách nội dung của chúng tôi được ban hành vào năm 2020 khi những nội dung do AI tạo ra còn rất hiếm và chủ yếu tập trung vào video.

Trong 4 năm qua, và đặc biệt là trong năm vừa qua, nhiều người hơn đã bắt đầu phát triển các loại nội dung khác do AI tạo ra như âm thanh và hình ảnh, và công nghệ này đang phát triển rất nhanh chóng.”

Chính sách mới của Meta sẽ khiến nhiều người dùng hơn thấy nhiều nhãn “Được tạo bằng AI” (Made with AI) hơn được gắn vào cạnh các nội dung khi hệ thống của Meta phát hiện ra rằng những nội dung đó được tạo ra bằng AI.

Meta cũng chia sẻ thêm rằng nền tảng sẽ ít loại bỏ hơn với các nội dung do AI tạo ra chủ yếu với mục đích là giáo dục và cung cấp thông tin.

“Nếu chúng tôi xác định rằng hình ảnh, video hoặc âm thanh được tạo ra hoặc thay đổi bằng kỹ thuật số có nguy cơ đánh lừa công chúng đặc biệt cao về một vấn đề quan trọng nào đó, chúng tôi có thể gắn thêm nhãn nổi bật hơn để mọi người có thêm thông tin và ngữ cảnh. Cách tiếp cận tổng thể này cung cấp cho mọi người nhiều thông tin hơn về nội dung để họ có thể đánh giá nội dung đó một cách tốt hơn.”

Nói cách khác, các nhãn sẽ ngay lập tức thông báo cho người dùng rằng nội dung đó là giả mạo, đồng thời hiển thị những gì hiện có thể thực hiện được với AI, điều này sẽ giúp nâng cao nhận thức cho người dùng về những điều tương tự.

Đây là một bản cập nhật tốt, mặc dù điều này còn phụ thuộc vào khả năng của Meta trong việc có thể phát hiện ra các nội dung hay bài đăng có sử dụng công cụ AI trong quá trình xây dựng.

Meta cho biết nền tảng sẽ triển khai quy trình ghi nhãn AI mới từ tháng 5.

Bạn có thể xem thêm về chính sách gắn nhãn nội dung do AI tạo ra của Meta tại đây.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nvidia đầu tư 200 triệu USD vào Indonesia cho dự án về AI

Theo hãng tin CNBC dẫn lời Bộ trưởng Công nghệ thông tin và Truyền thông Indonesia Budi Arie Setiadi, trung tâm mới này sẽ được đặt trụ sở tại thành phố Surakarta thuộc tỉnh Trung Java. Việc ra mắt cơ sở này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố cơ sở hạ tầng viễn thông, nguồn nhân lực và nhân tài kỹ thuật số địa phương.

Nvidia
Nvidia

Dự án trị giá 200 triệu USD này của Nvidia sẽ được tiến hành với sự hợp tác cùng tập đoàn công nghệ địa phương Indosat Ooredoo Hutchison – công ty viễn thông di động lớn thứ 2 của Indonesia. Khi được liên hệ, Indosat cùng Bộ Công nghệ thông tin và Truyền thông Indonesia không cung cấp thêm bất kỳ chi tiết cụ thể nào.

Thông tin trên được công bố trong bối cảnh Indosat hồi tháng 3 trước đó tuyên bố đã sẵn sàng tích hợp chip AI thế hệ tiếp theo của Nvidia mang tên Blackwell vào cơ sở hạ tầng của mình với “mục tiêu đưa Indonesia vào một kỷ nguyên mới của AI có chủ quyền và tiến bộ công nghệ”.

Nó cũng được đưa ra khi nhà sản xuất chip của Mỹ mong muốn mở rộng sự hiện diện tại thị trường Đông Nam Á nhằm nắm bắt cơ hội nhu cầu dữ liệu trong khu vực bùng nổ do nền kinh tế kỹ thuật số ngày càng được mở rộng.

Hồi tháng 1 vừa qua, nhà cung cấp dịch vụ viễn thông Singtel của Singapore đã công bố hợp tác với Nvidia nhằm triển khai năng lực trí tuệ nhân tạo trong các trung tâm dữ liệu của mình trên khắp Đông Nam Á.

Tới tháng 3, Singtel cho biết sáng kiến này sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp trong khu vực quyền truy cập vào sức mạnh tính toán AI tiên tiến của Nvidia trong năm 2024 mà không cần khách hàng phải đầu tư và quản lý cơ sở hạ tầng trung tâm dữ liệu đắt tiền của riêng mình.

Bản thân khu vực Đông Nam Á cũng ngày càng chứng minh được vai trò của mình như một nguồn doanh thu lớn cho Nvidia. Hồ sơ của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ trong năm 2023 cho thấy khoảng 15%, tương đương 2,7 tỷ USD doanh thu của công ty trong quý 3 đến từ thị trường Singapore.

Doanh thu từ quốc gia Đông Nam Á này trong quý 3/2023 tăng 404,1% so với mức 562 triệu USD được ghi nhận cùng kỳ năm trước, vượt xa mức tăng trưởng doanh thu chung của Nvidia. Với mức tăng trưởng ấn tượng, Singapore chính thức rở thành thị trường lớn thứ 4 của công ty.

Trên thực tế, Singapore chỉ xếp sau một số thị trường lớn như Mỹ – nơi tạo ra 34,77% doanh thu trong quý 3/2023, Đài Loan với 23,91% doanh thu, Trung Quốc cùng Hong Kong ở mức 22,24%.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

OpenAI sắp mở văn phòng đầu tiên tại châu Á

OpenAI đang tuyển dụng nhân tài công nghệ địa phương và dự kiến mở văn phòng châu Á đầu tiên, đặt tại Nhật Bản.

OpenAI sắp mở văn phòng đầu tiên tại châu Á
OpenAI sắp mở văn phòng đầu tiên tại châu Á

Theo Nikkei, chi nhánh sẽ được mở trong tháng 4 tại Tokyo, giúp nhà phát triển ChatGPT tăng cường hoạt động trong khu vực, đặc biệt trong việc hỗ trợ đối tác doanh nghiệp và tham gia vào xây dựng các khuôn khổ trong lĩnh vực công nghệ.

Động thái trên diễn ra tròn một năm sau khi CEO OpenAI Sam Altman gặp gỡ Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida vào tháng 4/2023. Khi đó, Altman đề nghị mở văn phòng tại đây, đồng thời cam kết sẽ hợp tác với chính phủ Nhật Bản để bảo vệ quyền riêng tư và an toàn của người sử dụng. Theo các nguồn tin, công ty cũng đang tuyển dụng các tài năng công nghệ tại địa phương cho văn phòng mới.

Đây là văn phòng thứ ba của OpenAI ngoài nước Mỹ, sau London (Anh) và Dublin (Ireland). Theo TechinAsia, khi xu hướng AI đang phát triển, nhiều quốc gia trên thế giới cũng cạnh tranh nhau để thu hút doanh nghiệp AI hàng đầu, nhằm giành được một phần trong “miếng bánh” AI tổng quát.

Temasek Holdings, quỹ đầu tư của chính phủ Singapore, được cho là cũng đang thảo luận để đầu tư vào OpenAI, với mục tiêu trở thành một cường quốc về AI tại châu Á sau khi đã đầu tư 742 triệu USD vào lĩnh vực này. Trước đó, Altman cũng đàm phán với UAE để gây quỹ phát triển chip phục vụ AI.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

OpenAI và Microsoft hợp tác xây dựng dự án 100 tỷ USD để đào tạo AI

Có tên gọi Stargate, siêu máy tính này sẽ là trung tâm của kế hoạch 5 giai đoạn, tập trung vào hàng loạt cơ sở siêu máy tính mà hai công ty dự định xây dựng trong 6 năm tới, theo The Information. Stargate, giai đoạn 5 của kế hoạch, có thể ra mắt ngay sau năm 2028.

Theo nguồn tin này, các lãnh đạo cả hai công ty đã vạch ra kế hoạch cho dự án trung tâm dữ liệu, dự kiến sẽ cung cấp năng lượng cho trí tuệ nhân tạo (AI) của OpenAI.

Người phát ngôn Microsoft từ chối bình luận trực tiếp về thông tin này nhưng nhấn mạnh khả năng đã được chứng minh của công ty trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng AI tiên phong.

“Chúng tôi luôn lập kế hoạch cho việc đổi mới cơ sở hạ tầng tiếp theo cần thiết để tiếp tục nâng cao khả năng của AI”, một đại diện của Microsoft nói với trang Insider.

OpenAI không trả lời ngay lập tức câu hỏi từ Insider.

Đã cam kết đầu tư hơn 13 tỉ USD vào OpenAI, Microsoft có thể sẽ cung cấp tài chính cho Stargate. OpenAI hiện sử dụng các trung tâm dữ liệu của Microsoft để cung cấp năng lượng cho chatbot ChatGPT của mình, theo thỏa thuận mà Microsoft có quyền bán lại công nghệ của OpenAI cho khách hàng.

Những người trong nội bộ Microsoft nói với Insider hồi đầu tháng 3 rằng chiến lược của công ty ngày càng tập trung vào việc hợp tác với OpenAI, khiến một số người lo lắng rằng về cơ bản Microsoft đang trở thành một bộ phận CNTT cho công ty khởi nghiệp Mỹ.

Theo báo cáo, siêu máy tính Stargate có thể đắt hơn 100 lần so với các trung tâm dữ liệu lớn nhất đang hoạt động. Dự án báo hiệu số tiền khổng lồ có thể sẽ được đổ vào ngành này khi AI tiếp tục phát triển những năm tới.

Stargate cũng có tiềm năng vượt xa sức mạnh tính toán hiện được Microsoft cung cấp cho OpenAI từ các trung tâm dữ liệu của họ trên khắp nước Mỹ, nhưng sẽ cần ít nhất vài gigawatt điện để làm được điều đó, The Information đưa tin.

Tuy nhiên, một nguồn tin cho biết sự tham gia của Microsoft vào dự án phụ thuộc việc OpenAI thực hiện lời hứa tăng cường khả năng AI.

Theo báo cáo, việc tìm kiếm các chip máy chủ cần thiết là yếu tố chính dẫn đến mức giá khổng lồ của Stargate. Các nguồn tin nói rằng việc tìm đủ nguồn điện năng để cung cấp năng lượng cho dự án cũng đặt ra những thách thức và hai công ty đã bàn về khả năng sử dụng các nguồn năng lượng thay thế, chẳng hạn năng lượng hạt nhân.

Nhu cầu về chip AI đã lên đến đỉnh điểm, cho phép một số ít công ty (chủ yếu là Nvidia) kiểm soát thị trường. Sam Altman, Giám đốc điều hành OpenAI, đã bày tỏ sự thất vọng với tình trạng “khắc nghiệt” này và báo hiệu vào đầu năm nay rằng muốn tự mình sản xuất chip.

Vấn đề nan giải về chip chỉ là một trong nhiều chi tiết vẫn cần được giải quyết liên quan đến Stargate. Những người quen thuộc với dự án nói với The Information rằng Microsoft cần tìm ra cách đặt nhiều bộ xử lý đồ họa (GPU) hơn vào một giá đỡ so với hiện tại để tăng hiệu suất của chip. Theo báo cáo, công ty cũng cần tìm cách ngăn chặn chip quá nóng.

Hiện chưa rõ Stargate sẽ được đặt ở đâu tại Mỹ và liệu nó sẽ được xây dựng ở một trung tâm dữ liệu duy nhất hay một số trung tâm gần nhau.

AI tác động lớn đến cuộc sống hàng triệu người trên thế giới, nhưng mặt trái là công nghệ này đang tiêu thụ rất nhiều điện năng.

Theo trang The New Yorker, ChatGPT có thể đang sử dụng hơn nửa triệu kilowatt-giờ (kWh) điện để đáp ứng khoảng 200 triệu truy vấn từ người dùng mỗi ngày.

The New Yorker đưa tin một hộ gia đình ở Mỹ trung bình sử dụng khoảng 29 kilowatt-giờ điện mỗi ngày. Theo đó, ChatGPT tiêu thụ lượng điện nhiều gấp 17.000 lần một hộ gia đình ở Mỹ mỗi ngày.

Nếu được tiếp tục được cải tiến và sử dụng nhiều hơn, ChatGPT nói riêng và AI tạo sinh nói chung có thể tiêu thụ nhiều điện hơn đáng kể.

Ví dụ, nếu Google tích hợp công nghệ AI tạo sinh vào mọi tìm kiếm thì sẽ dẫn đến việc tiêu thụ khoảng 29 tỉ kilowatt-giờ điện mỗi năm, theo tính toán của Alex de Vries, nhà khoa học dữ liệu của Ngân hàng Quốc gia Hà Lan, trong một bài báo về năng lượng bền vững đăng trên tạp chí Joule. Theo The New Yorker, đó là lượng điện nhiều hơn các quốc gia như Kenya, Guatemala và Croatia tiêu thụ trong một năm.

“AI tiêu thụ rất nhiều điện năng. Mỗi máy chủ AI đều có thể tiêu thụ nhiều điện năng hơn chục hộ gia đình ở Anh cộng lại. Vì vậy, con số tăng lên rất nhanh”, Alex de Vries nói với trang Insider.

Alex de Vries ước tính trong bài báo rằng đến năm 2027, toàn bộ lĩnh vực AI sẽ tiêu thụ từ 85 đến 134 terawatt-giờ điện (1 terawatt-giờ bằng 1 tỉ kilowatt-giờ) mỗi năm.

Ông nói: “Mức tiêu thụ điện của AI có khả năng chiếm một nửa lượng tiêu thụ điện toàn cầu vào năm 2027. Tôi nghĩ đó là một con số khá đáng kể”.

Sam Altman đặt tham vọng huy động 5.000 – 7.000 tỉ USD cho sáng kiến chip AI

Sam Altman đã đàm phán với các nhà đầu tư để gây quỹ cho một sáng kiến công nghệ nhằm tăng cường năng lực chế tạo chip của thế giới và mở rộng khả năng cung cấp sức mạnh cho AI cùng nhiều thứ khác, theo tạp chí Wall Street Journal.

Báo cáo cho biết dự án có thể yêu cầu huy động từ 5.000 tỉ USD đến 7.000 tỉ USD, trích dẫn những người quen thuộc với vấn đề này.

Các kế hoạch gây quỹ của Sam Altman nhằm mục đích giải quyết hạn chế với sự phát triển OpenAI, gồm cả sự khan hiếm chip AI cần thiết để đào tạo các mô hình ngôn ngữ lớn làm nền tảng cho ứng dụng AI như ChatGPT, Wall Street Journal đưa tin.

Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn (SIA) đã dự báo doanh số chip toàn cầu sẽ tăng 13,1% lên 595,3 tỉ USD trong năm 2024, so với mức giảm khoảng 8% vào 2023.

Số tiền mà Sam Altman thảo luận là cực kỳ lớn so với tiêu chuẩn gây quỹ của các công ty. Các nhà đầu tư định giá OpenAI ở mức hơn 80 tỉ USD.

Là một phần của cuộc đàm phán, Sam Altman đang đề xuất mối quan hệ hợp tác giữa OpenAI, các nhà đầu tư, hãng sản xuất chip và công ty cung cấp năng lượng, cùng nhau bỏ tiền để xây dựng các nhà máy sản xuất chip mà sau đó sẽ do các hãng chip điều hành.

Theo Wall Street Journal, phần lớn nỗ lực có thể được tài trợ bằng khoản vay và các cuộc thảo luận đang ở giai đoạn đầu.

Cuối tháng 1, Sam Altman đã đến Hàn Quốc gặp gỡ lãnh đạo của Samsung Electronics và SK Hynix (hai hãng sản xuất chip nhớ hàng đầu thế giới) để thảo luận về các mối quan hệ hợp tác tiềm năng để sản xuất chip.

Doanh nhân 38 tuổi người Mỹ có kế hoạch sử dụng hàng tỉ USD mà ông đang cố gắng huy động cho một liên doanh chip nhằm thiết lập mạng lưới các nhà máy sản xuất chip AI, trang Bloomberg đưa tin.

Theo báo cáo, dự án sẽ liên quan đến việc hợp tác với những nhà sản xuất chip hàng đầu và mạng lưới các nhà máy sẽ có phạm vi toàn cầu.

Sản xuất chip rất tốn kém và đòi hỏi một lượng lớn tài nguyên, bên cạnh hàng tỉ USD tài trợ. Chi phí đã tăng lên trong những năm qua khi công nghệ sản xuất chip được sử dụng trong các ứng dụng AI tiến bộ.

Tập đoàn G42 (UAE) và SoftBank Group (Nhật Bản) nằm trong số các công ty đã tổ chức thảo luận với Sam Altman, nhưng các cuộc đàm phán vẫn còn trong giai đoạn đầu.

Theo Bloomberg, các cuộc đàm phán với G42, mà OpenAI hợp tác hồi tháng 10.2023, tập trung vào việc huy động từ 8 tỉ USD đến 10 tỉ USD, nhưng tình trạng hiện tại của việc thảo luận vẫn chưa rõ ràng.

Intel (gã khổng lồ chip Mỹ), TSMC (hãng sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới ở Đài Loan), Samsung Electronics (hãng chip nhớ số 1 thế giới), SK Hynix (hãng chip nhớ lớn thứ hai thế giới) là những đối tác tiềm năng của OpenAI.

Cả SK Hynix và Samsung Electronics đều sản xuất chip nhớ băng thông cao (HBM) được sử dụng trong chipset AI. Samsung Electronics cũng đóng vai trò là nhà sản xuất chip theo hợp đồng, cạnh tranh trực tiếp với TSMC.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Đây là cách các Big Tech tuyển dụng nhân tài về AI

Thỏa thuận của Microsoft với hai nhà sáng lập Inflection là dấu hiệu mới nhất cho thấy các công ty có nguồn vốn dồi dào đang tích cực chiêu mộ các nhân tài trong bối cảnh cuộc đua trí tuệ nhân tạo ngày càng khốc liệt.

Theo Financial Times, các công ty công nghệ thường có xu hướng chiêu mộ đội ngũ nhân tài thông qua cái gọi là mua lại: mua lại một công ty khởi nghiệp để thuê người.

Theo đó, mới đây, Microsoft thông báo rằng họ đã tuyển dụng hai trong số ba nhà sáng lập của Inflection, từng là một trong những công ty khởi nghiệp AI nổi tiếng nhất ở Mỹ, cũng như nhiều trong số 70 nhân viên của công ty.

Mustafa Suleyman và Karén Simonyan (2 nhà sáng lập của startup Inflection) hiện sẽ giám sát Microsoft AI, công ty chịu trách nhiệm về các dịch vụ AI hướng tới người tiêu dùng, bao gồm chatbot Copilot, công cụ tìm kiếm Bing và trình duyệt Edge.

“Đợt tuyển dụng mới nhất” của Microsoft, sau khoản đầu tư 13 tỷ USD vào OpenAI và mối quan hệ hợp tác hơn với Mistral của Pháp, nêu bật ý định của công ty trong việc liên minh với các công ty khởi nghiệp AI đầy tham vọng để tăng cường sức mạnh cho đế chế mình.

CUỘC “SĂN LÙNG” NHỮNG NHÀ NGHIÊN CỨU GIỎI NHẤT TRONG GIỚI CÔNG NGHỆ

Động thái của Microsoft minh họa cho cuộc tranh giành các nhà nghiên cứu giỏi nhất giữa các công ty công nghệ lớn nhất thế giới khi họ nỗ lực thống trị nền kinh tế AI trong tương lai.

Theo thông tin từ Financial Times, ngay cả những kỹ sư tương đối trẻ tại các công ty nghiên cứu hàng đầu đang phát triển các mô hình nền tảng AI, bao gồm OpenAI, DeepMind và Anthropic, cũng có thể yêu cầu mức lương bảy con số và nhận được rất nhiều lời mời làm việc bất cứ khi nào họ đăng nhập vào LinkedIn. Thậm chí, nhiều kỹ sư có thâm niên lâu năm có thể kiếm tới 10 triệu USD mỗi năm.

Jordan Jacobs, Đối tác quản lý của Radical Ventures có trụ sở tại Toronto, công ty đã đầu tư vào khoảng 50 công ty khởi nghiệp AI trên toàn cầu, cho biết: “Đang có một cuộc chiến nhân tài khốc liệt…Những tổ chức trên đỉnh kim tự tháp sẵn sàng trả rất nhiều tiền cho những người có thể leo cao hơn nữa”.

Nhưng đó cũng là một dấu hiệu nữa cho thấy nền kinh tế AI mới nổi có thể sẽ bị thống trị bởi những gã khổng lồ công nghệ Mỹ với nguồn tiền, vốn nhân lực và cơ sở hạ tầng điện toán đám mây cần thiết để đào tạo các mô hình nền tảng hiện đại, như GPT-4 của OpenAI và Gemini của Google. .

Có một sự thật là đồng sáng lập Inflection, Mustafa Suleyman, là một trong những nhân vật tiếng tăm trong cuộc cách mạng AI, từng là một trong ba người sáng lập DeepMind, công ty nghiên cứu AI tiên phong có trụ sở tại London được Google mua lại vào năm 2014. Tuy nh nhiên, sau loạt cáo buộc về về hành vi quấy rối, ông đã rời khỏi Deepmind sau đó khởi nghiệp Inflection và hiện tại, ông đang làm việc cho Microsoft.

Với Microsoft, việc có được Simonyan, nhà đồng sáng lập và nhà khoa học trưởng của Inflection đồng nghĩa với việc có được một trong những nhà nghiên cứu AI hàng đầu thế giới.

Kevin Scott, Giám đốc công nghệ của Microsoft, cho biết nhân sự Inflection gia nhập Microsoft thực sự tài năng trong việc phát triển các sản phẩm AI và khiến chúng trở nên “thú vị và hữu ích” cho các ứng dụng khác nhau.

INFLECTION LÀ CÔNG TY KHỞI NGHIỆP THẾ NÀO?

Inflection từng được coi là một trong những công ty khởi nghiệp AI thú vị và có nguồn lực tốt nhất thế giới sau khi tung ra chatbot trò chuyện có tên Pi vào năm ngoái.

Vào tháng 6/2023, Inflection đã huy động được 1,3 tỷ USD từ một số nhà đầu tư cá nhân và doanh nghiệp nổi tiếng, bao gồm Microsoft, Nvidia, Bill Gates và Reid Hoffman, người đồng sáng lập thứ ba của Inflection nhưng được biết đến nhiều hơn với tư cách là đồng sáng lập của mạng xã hội LinkedIn và là thành viên HĐQT của Microsoft.

Tuy nhiên, chatbot của Inflection đã không thu hút được sự chú ý của người dùng và do không có mô hình kinh doanh khả thi. Trong một phân tích về ước tính lưu lượng truy cập của công ty này trong tháng 2, nhà phân tích công nghệ độc lập Ben Thompson báo cáo “số lượng sử dụng tương đối chậm”, đặc biệt chi phí đào tạo các mô hình của họ là “thảm họa”. Theo đánh giá của ông, Inflection là một “công ty thất bại”.

Theo Inflection, cả công ty và các nhà đầu tư sẽ được hưởng lợi từ thỏa thuận mới với Microsoft. Công ty cho biết các cổ đông cũng sẽ được bồi thường toàn bộ và nhận lại nhiều hơn số vốn đầu tư của họ.

NHÂN TÀI AI DỊCH CHUYỂN RA KHỎI NƯỚC MỸ

Tuy nhiên, mặc dù năm công ty công nghệ giàu có của Mỹ – Amazon, Apple, Google, Meta và Microsoft – dường như đang ở vị trí tốt nhất để thu hút những tài năng hàng đầu, nhưng không phải ai cũng muốn làm việc cho một doanh nghiệp khổng lồ ở Bờ Tây.

Công ty nghiên cứu Zeki, theo dõi 140.000 nhà khoa học và kỹ sư AI hàng đầu tại 20.000 doanh nghiệp ở hơn 90 quốc gia, đã nhận thấy mong muốn làm việc bên ngoài Hoa Kỳ ngày càng tăng của nhiều người. Họ cũng bị thu hút bởi các công ty truyền thống hơn trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, ngân hàng, sản xuất hoặc muốn tham gia khởi nghiệp.

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Ả Rập Saudi, một số quốc gia Bắc Âu và Hàn Quốc đã hiện được ví như “những nhà nhập khẩu” các nhà khoa học AI. Ngày càng có nhiều nhân sự công nghệ chuyển đến các nước này để làm việc.

Một số công ty công nghiệp hàng đầu bên ngoài nước Mỹ, bao gồm Siemens ở Đức, Samsung ở Hàn Quốc và ASML ở Hà Lan cũng đã trở thành những nhà tuyển dụng lớn về kỹ sư AI.

Tom Hurd, Người đồng sáng lập công ty nghiên cứu Zeki, cho biết: “Có những câu chuyện lớn hơn đang được chuyển dịch bên dưới năm ông lớn khi thế giới AI ngày càng sâu rộng và đa dạng hóa khỏi Hoa Kỳ”. Nhà đồng sáng lập Inflection, Suleyman cho rằng vẫn còn rất nhiều cơ hội cho các công ty nhỏ có thể “đi cực nhanh, sáng tạo và phát minh ra những thứ mà các công ty lớn hơn không bao giờ có được”.

CÁC NHÀ CHỨC TRÁCH ĐẨY MẠNH GIÁM SÁT NHỮNG ÔNG LỚN CÔNG NGHỆ

Trên thực tế, không chỉ Microsoft, Google, Nvidia và Amazon đều là những nhà đầu tư tích cực của các công ty khởi nghiệp AI, Họ thường trao đổi quyền truy cập vào sức mạnh tính toán và các vi mạch phức tạp để lấy cổ phần tài chính trong các công ty này.

Sự xuất hiện của mạng lưới kết nối giữa các gã khổng lồ và công ty khởi nghiệp này đã thu hút sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý. Vào tháng 1, Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ đã mở cuộc điều tra 5 công ty công nghệ.

Chủ tịch FTC, Lina Khan viết: “Nghiên cứu của chúng tôi sẽ làm sáng tỏ liệu các khoản đầu tư và quan hệ đối tác mà các công ty thống trị theo đuổi có nguy cơ bóp méo sự đổi mới và làm suy yếu sự cạnh tranh công bằng hay không”.

Amba Kak, Giám đốc điều hành của AI Now Institute và là cựu cố vấn của FTC, cho biết thật đáng mừng khi các cơ quan quản lý đã điều tra liên quan đến những lo ngại chống độc quyền kìm hãm cạnh tranh lành mạnh.

Ông Kak nhấn mạnh: “Vấn đề không phải là ai có mô hình tốt nhất mà là ai có cơ sở hạ tầng và nền tảng tốt nhất với khả năng tiếp cận người tiêu dùng…Inflection và Mistral là những con hà trên thân tàu Big Tech”.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnEconomy

Những sai lầm từng có với các nền tảng mạng xã hội có thể được lặp lại trong kỷ nguyên AI

Sự phát triển nhanh chóng và dường như không được kiểm soát của các nền tảng truyền thông xã hội trong thập kỷ qua chứa đựng rất nhiều bài học và sai lầm, những thứ có thể được lặp lại với các công ty và công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) ngày nay.

Một thập kỷ trước, khi mới xuất hiện, mạng xã hội được tôn vinh vì đã tạo ra một cuộc cách mạng mới về cách thông tin được chia sẻ và cách con người kết nối với nhau trên thế giới internet. Giờ đây, bên cạnh những gì mà nó có thể mang lại, mạng xã hội gắn liền với những thông tin sai lệch, lạm dụng để kinh doanh, tiếp tay cho những hành vi sai trái, những rủi ro đối với sức khỏe tâm thần và hơn thế nữa.

Trong một cuộc khảo sát năm 2022, người Mỹ đổ lỗi cho mạng xã hội là nguyên nhân chính khiến cho những phát ngôn của giới làm chính trị trở nên lạc hướng, lan truyền thông tin sai lệch và làm gia tăng sự phân cực đảng phái.

Ngày nay, con cưng của giới công nghệ chính là trí tuệ nhân tạo (AI). Giống như mạng xã hội, AI có tiềm năng thay đổi thế giới theo nhiều cách, một số có lợi, nhưng một số khác cũng có khả năng gây ra thiệt hại to lớn cho xã hội.

Trong nhiều năm qua, với sự phát triển nhanh chóng và dường như chưa được kiểm soát, các nền tảng mạng xã hội đã và đang tạo ra nhiều hệ luỵ tiêu cực, những gì mà mạng xã hội tạo ra hoàn toàn có thể tiếp tục xảy ra trong kỷ nguyên của công nghệ AI.

Dưới đây là 5 thuộc tính cơ bản của mạng xã hội (Social Network) và cũng là thuộc tính của AI, các thuộc này tạo ra tác động tích cực hay tiêu cực hoàn toàn phụ thuộc vào cách nó được sử dụng (bởi người tạo ra và người sử dụng nó).

#1: “Cuộc chơi” của quảng cáo.

Kể từ khi internet xuất hiện và sau đó là các hoạt động thương mại, việc người dùng truy cập vào các website dù là chỉ để xem tin tức cũng sẽ bị ảnh hưởng đáng kể bởi các quảng cáo.

Khi các truy cập này là miễn phí và phần lớn người dùng dường như không chấp nhận các mô hình đăng ký có trả phí của các nền tảng cung cấp nội dung mà họ truy cập, quảng cáo trở thành một mô hình kinh doanh hiển nhiên.

Và đó cũng là mô hình mà các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay TikTok dựa vào, điều này khiến cái gọi là “tương tác” (engagement) trở nên quan trọng hơn bất cứ điều gì đối với chủ sở hữu các nền tảng.

Cả Google và Facebook đều tin rằng AI sẽ giúp họ giữ vững vị thế trên thị trường quảng cáo trực tuyến trị giá hàng trăm tỷ USD và những gã khổng lồ công nghệ có truyền thống ít phụ thuộc vào quảng cáo như Microsoft và Amazon, tin rằng AI sẽ giúp doanh nghiệp chiếm được phần lớn hơn của thị trường đang có. Big Tech cần thứ gì đó để thuyết phục các nhà quảng cáo tiếp tục chi tiêu cho nền tảng của họ.

Bất chấp những tuyên bố hoa mỹ về tính hiệu quả của các hoạt động marketing được nhắm mục tiêu, các nhà nghiên cứu từ lâu đã phải vật lộn để chứng minh quảng cáo trực tuyến thực sự có tác động ở đâu và khi nào. Khi các thương hiệu lớn như Uber và Procter & Gamble (P&G) gần đây đã cắt giảm chi tiêu cho quảng cáo kỹ thuật số, các nền tảng này tuyên bố rằng điều đó không ảnh hưởng gì đến doanh số bán hàng của họ.

Tuy vậy, các nhà lãnh đạo ngành cho biết quảng cáo được hỗ trợ bởi AI sẽ tốt hơn nhiều. Google tuyên bố rằng AI có thể điều chỉnh nội dung quảng cáo của nhà quảng cáo để đáp ứng những gì người dùng thực sự đang tìm kiếm và thuật toán AI của nền tảng sẽ tự động điều chỉnh và tối ưu các chiến dịch sao cho đạt được hiệu quả cao nhất.

Amazon và Meta cũng muốn nhà quảng cáo và người dùng hiểu và sử dụng AI theo cách tương tự.

Trong khi các kỹ thuật này gần như có tính thao túng, rủi ro lớn nhất đối với người dùng đến từ việc tương tác với các quảng cáo trong các chatbot AI. Vì những cuộc trò chuyện giữa các chatbot AI với con người “sẽ rất gần gũi và tự nhiên”, những gì mà nó giới thiệu và quảng cáo cũng có thể đi kèm với nhiều rủi ro tiềm ẩn.

Mặc dù nhiều người vẫn có thể dễ dàng nhận ra các quảng cáo độc hại trên các nền tảng như Google hay Facebook, những gì mà công cụ AI quảng cáo vẫn là một dấu chấm hỏi lớn.

#2: Người dùng “bị giám sát”.

Như đã phân tích ở trên, quảng cáo (ads) là yếu tố chính quyết định sự tồn tại của các nền tảng mạng xã hội. Sự phụ thuộc này, cùng với các yêu cầu về tính hiệu quả từ phía các nhà quảng cáo đã dẫn đến việc cá nhân hóa quảng cáo như là yêu cầu bắt buộc. Để cá nhân hoá quảng cáo, các nền tảng đã tìm cách thu thập mọi dữ liệu có thể từ người dùng của họ, nói một cách khác, cá nhân hoá quảng cáo tỷ lệ thuận với việc người dùng bị các nền tảng “giám sát”.

Để thuyết phục các nhà quảng cáo rằng các nền tảng mạng xã hội có thể điều chỉnh quảng cáo để thu hút tối đa theo từng cá nhân, các nền tảng phải chứng minh rằng nó có thể thu thập càng nhiều thông tin về những người dùng càng tốt.

Một phân tích gần đây của Consumer Reports về Facebook — cho thấy mỗi người dùng Facebook có hơn 2.200 doanh nghiệp khác nhau “thay mặt” Facebook theo dõi các hoạt động (trên web) của họ.

Ở khía cạnh các nền tảng hay công cụ được hỗ trợ bởi AI, nó cũng sẽ được vận hành tương tự cách các nền tảng mạng xã hội đã và đang làm.

Bạn cứ hình dung thế này, khi các công cụ AI có thể nhắm mục tiêu người dùng dựa trên vị trí, có nhiều dữ liệu về người dùng (bao gồm cả các dữ liệu lịch sử), các công cụ này rõ ràng có vô số cơ hội để thuyết phục người dùng mua sắm các sản phẩm liên quan mà nó đề xuất.

Khả năng thao túng sẽ ngày càng lớn hơn khi con người ngày càng dựa vào AI cho các dịch vụ cá nhân.

Khác với các công cụ tìm kiếm hay thậm chí là các nền tảng mạng xã hội, nó về cơ bản là chỉ có được những dữ liệu được người dùng “chia sẻ”, công nghệ AI có thể hiểu người dùng theo cách dễ dàng và nhanh hơn nhiều. Chính điều này một lần nữa đặt ra bài toán trách nhiệm và rủi ro trước các công cụ AI.

#3: Mối nguy từ tính lan truyền (Viral).

Một trong những đặc điểm (và lợi thế) nổi bật của các nền tảng mạng xã hội đó là tính lan truyền, hay thường được gọi là “viral”. Các nền tảng mạng xã hội cho phép bất kỳ ý tưởng của bất kỳ người dùng nào đều có tiềm năng được tiếp cận toàn cầu.

Từ những câu nói hài hước đến các video dễ thương của một đứa trẻ đều có thể tiếp cận hàng chục triệu hay hàng trăm triệu người chỉ trong vòng vài phút.

Một thập kỷ trước, những người làm công nghệ coi tính lan truyền là yếu tố giúp gắn kết mọi người lại với nhau và đảm bảo khả năng tiếp cận từ những cái gọi là sự thật. Nhưng xét về mặt cấu trúc và thuật toán, mạng xã hội có lợi ích là hiển thị cho bạn những thứ mà bạn có nhiều khả năng nhấp vào và chia sẻ nhất cũng như những thứ sẽ giữ bạn ở lại nền tảng.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những nội dung thể hiện sự thù địch lại có khả năng nhận được nhiều lượt tương tác nhất trên Facebook và cả Twitter (mạng xã hội X). Những nội dung càng sai lệch và gây phẫn nộ theo đó lại càng được các nền tảng đẩy đi xa hơn.

Một số phân tích cho rằng, mọi người có nhiều khả năng chia sẻ những thông tin sai lệch hơn — có lẽ vì nó có vẻ mới lạ và đáng ngạc nhiên hơn.

Về tổng thể, các công cụ AI có khả năng thúc đẩy những nội dung sai lệch đi nhanh hơn vì nó giúp việc sản xuất và truyền bá nội dung trở nên dễ dàng hơn, và tự động hơn. Các công cụ AI tổng quát (ví dụ như ChatGPT) có thể tạo ra vô số thông tin sai sự thật về bất kỳ cá nhân hoặc chủ đề nào, một số trong đó có tính lan truyền rộng rãi.

Các công cụ AI cũng sẽ có thể tự tạo ra các trang web và nội dung, đánh giá giả mạo của người dùng. Nó sẽ có thể mô phỏng hàng nghìn, thậm chí hàng triệu nhân cách giả để tạo ra những ấn tượng sai lầm về một ý tưởng, một quan điểm chính trị hoặc việc sử dụng một sản phẩm cụ thể nào đó.

Trong khi mọi thứ vẫn đang còn ở phía trước, có vô số các rủi ro mà người dùng cần nắm bắt và tự bảo vệ mình.

#4: Khó rời bỏ nền tảng với chiến lược “Lock-in”.

Từ các thương hiệu công nghệ như Apple đến các nền tảng mạng xã hội như TikTok hay Instagram, một trong những ưu tiên hàng đầu là tìm cách “giữ chặt chân” của người dùng, thuật ngữ “lock-in” được sử dụng để miêu tả điều này.

Các nền tảng mạng xã hội dành rất nhiều công sức để khiến người dùng của họ khó rời khỏi nền tảng. Không chỉ là khiến bạn nghĩ rằng bạn sẽ bỏ lỡ các cuộc trò chuyện với bạn bè. Khiến bạn gặp khó khăn trong việc di chuyển dữ liệu sang nền tảng khác (tương tự) và hơn thế nữa.

Mỗi khoảnh khắc hay hành động mà người dùng đầu tư vào nền tảng chính là mỗi viên gạch khiến cho bức tường chia cắt giữa họ với nền tảng ngày càng dày hơn, khó phá vỡ hơn.

Khái niệm “lock-in” này không phải chỉ có ở mạng xã hội. Microsoft đã phát triển các định dạng tài liệu độc quyền trong nhiều năm để khiến người dùng tiếp tục sử dụng sản phẩm Office của mình. Dịch vụ âm nhạc hoặc trình đọc sách điện tử của bạn khiến bạn khó chuyển nội dung bạn đã mua sang dịch vụ hoặc trình đọc của đối thủ.

Hoạt động theo cách tương tự, trong kỷ nguyên của AI, khi người dùng càng phụ thuộc vào các công cụ AI, họ có thể càng khó chuyển thông tin cá nhân hóa có được sang một trình AI khác.

Trong khi một số người đã hình thành mối quan hệ thân thiết, thậm chí có thể là “gia đình” với các chatbot AI. Nếu bạn coi AI của mình như một người bạn hoặc một chuyên gia, đó có thể là một hình thức “khoá chặt” bạn lại với công cụ.

Việc người dùng bị “chôn chân” với một nền tảng hay công cụ là rất quan trọng vì nó quyết định đến cách các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của họ với tư cách la khách hàng. Họ càng khó chuyển sang sử dụng các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh thì nền tảng họ đang sử dụng đối xử càng tệ với họ.

#5: Lạm dụng độc quyền.

Với hầu hết các nền tảng mạng xã hội, nó thường bắt đầu như những sản phẩm tuyệt vời, thực sự hữu ích và mang tính khám phá cho người dùng, trước khi cuối cùng người dùng sẽ bị “khai thác” với mục đích lợi nhuận của doanh nghiệp, chính là các nhà quảng cáo trên nền tảng.

Trải qua nhiều thời gian, các nền tảng sẽ khiến người dùng thực sự rất khó để rời bỏ, hiệu ứng mạng lưới (networks) của các nền tảng công nghệ sẽ thúc đẩy một số nền tảng trở nên thống trị.

Như cách Meta hay Google đang thống trị mảng quảng cáo trực tuyến (và chưa hề có hồi kết), chu kỳ này rõ ràng đang bắt đầu lặp lại trong thời đại của AI. Những cái tên như ChatGPT của OpenAI đang nổi lên như là đại diện cho cách con người kết nối với AI trong kỷ nguyên mới.

Giữa vòng xoáy độc quyền này, có một thực tế là rất ít nền tảng thực sự quan tâm đến những gì diễn ra bên ngoài nó, ngay cả khi nền kinh tế đang phải đối mặt với hàng loạt bất ổn hay môi trường đang bị đe doạ, các nền tảng mạng xã hội hầu như không có bất cứ biện pháp nào để kiểm soát tác động của con người đến môi trường, xu hướng truyền bá thông tin sai lệch hoặc những tác động có hại đến sức khỏe tâm thần của chính sản phẩm của họ (và chính phủ hầu như không áp dụng quy định nào cho những mục đích đó.)

Tương tự như vậy, có rất ít hoặc không có rào cản nào được áp dụng để hạn chế tác động tiêu cực tiềm ẩn của AI. Từ các phần mềm nhận dạng khuôn mặt đến những nội dung giả mạo được tạo ra bởi các chatbot — tất cả đều tồn tại trong cái được gọi là “vùng xám hợp pháp”.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Tham khảo: MIT

Google ra mắt Gemma: Mô hình ngôn ngữ lớn mã nguồn mở

Google vừa phát hành Gemma, một mô hình ngôn ngữ lớn mã nguồn mở (Open Language Model) dựa trên công nghệ vốn được sử dụng để tạo ra Gemini AI. Gemma được tối ưu hóa để sử dụng trong các môi trường có tài nguyên hạn chế như trên máy tính xách tay hoặc cơ sở hạ tầng đám mây.

Google ra mắt Gemma: Mô hình ngôn ngữ lớn mã nguồn mở
Google ra mắt Gemma: Mô hình ngôn ngữ lớn mã nguồn mở

Google Gemma là gì?

Theo giới thiệu từ chính Google, Gemma là mô hình ngôn ngữ lớn được thiết kế mở (Open Language Model) có thể được sử dụng để tạo ra chatbot, công cụ tạo nội dung và hầu hết mọi thứ khác mà một mô hình ngôn ngữ có thể thực hiện.

Về tổng thể, Gemma có thể tạo ra các công cụ trợ giúp cho người làm marketing, tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO), sáng tạo nội dung và hơn thế nữa.

Cũng theo Google, mục đích chính của việc phát hành Gemma là để dân chủ hóa quyền truy cập vào công nghệ trí tuệ nhân tạo, công nghệ được cho là “làm chủ tương lai”.

Gemma được phát hành dưới dạng mô hình mở.

Vì là mô hình AI mã nguồn mở (Open Source), Gemma có sẵn cho bất kỳ nhà phát triển nào sử dụng cho mục đích thương mại hoặc phi thương mại theo giấy phép mở (open license).

Giấy phép mở là một biến thể của giấy phép mã nguồn mở, với điểm khác biệt chính là giấy phép mở đi kèm với các điều khoản sử dụng. Trong trường hợp này, Gemma đi kèm với những điều khoản có thể hạn chế việc nó được sử dụng với mục đích xấu.

Theo giải thích của Google:

Các điều khoản sử dụng Gemma khiến chúng được cung cấp miễn phí cho các nhà phát triển cá nhân, nhà nghiên cứu và người dùng thương mại để truy cập và phân phối lại.

Người dùng cũng có thể tự do tạo và xuất bản các biến thể mô hình khác. Khi sử dụng mô hình AI mã nguồn mở Gemma, các nhà phát triển đồng ý tránh sử dụng nó theo cách có hại.

Gemma được thiết kế để đảm bảo tính an toàn và có trách nhiệm.

Một tính năng quan trọng là Gemma được thiết kế để đảm bảo tính an toàn, lý tưởng cho việc triển khai sử dụng. Dữ liệu đào tạo đã được lọc để loại bỏ những thông tin cá nhân và nhạy cảm. Google cũng sử dụng phương pháp học tăng cường từ phản hồi của con người (RLHF) để đào tạo mô hình về hành vi có trách nhiệm.

Theo Google:

“Chúng tôi cũng đang phát hành bộ công cụ AI có trách nhiệm mới cùng với Gemma để giúp các nhà phát triển và nhà nghiên cứu ưu tiên xây dựng các ứng dụng AI an toàn và có trách nhiệm.

Các nhà phát triển có thể tham khảo về mô hình AI mã nguồn mở Gemma của Google tại đây.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

YPP: YouTube sẽ buộc các nhà sáng tạo nội dung gắn nhãn những nội dung do AI tạo ra

Theo bản cập nhật chính sách mới nhất, YouTube yêu cầu những nhà sáng tạo nội dung gắn nhãn khi đăng tải video có AI tham gia sản xuất, nhằm tránh gây nhầm lẫn cho người xem.

Thuật toán YouTube 2023

Theo đó, nền tảng đang giới thiệu một công cụ mới trong Creator Studio. Công cụ này sẽ yêu cầu người sáng tạo (Content Creator) thể hiện những nội dung do AI (trí tuệ nhân tạo) tạo ra, thứ mà người xem có thể hiểu nhầm với những nội dung do con người tạo ra.

Người dùng YouTube phải thông báo nếu trong video có chứa nội dung được tạo ra bởi AI. Cụ thể, các nhà sáng tạo sẽ được yêu cầu xác định thời điểm chứa nội dung do AI tạo ra trong video để gắn nhãn cảnh báo người xem. Những tài khoản không tuân theo quy định này sẽ không được tham gia Chương trình đối tác YouTube (YPP) và bị gỡ video.

YouTube sẽ thêm 2 loại nhãn. Loại đầu tiên hiển thị trên bảng mô tả để phân loại video có phải do AI tạo ra hay không. Loại thứ hai sẽ xuất hiện trong trình phát video khi nội dung đề cập đến chủ đề nhạy cảm như bầu cử, các cuộc xung đột hoặc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng.

Tuy nhiên, YouTube chỉ yêu cầu nhà sáng tạo nội dung gắn nhãn nội dung trông giống như thật do AI tạo. Những nội dung ảo dễ nhận thấy, hoặc người dùng sử dụng AI để điều chỉnh ánh sáng, màu sắc, tạo phụ đề… sẽ được YouTube bỏ qua.

Đây là bước đi đầu tiên của YouTube nhằm hạn chế việc lợi dụng AI để phát tán tin giả. Các chuyên gia lo ngại sự phát triển của các công cụ AI tạo sinh có thể khiến tin giả tràn ngập trên Internet và đe dọa đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ cuối năm nay.

YouTube cũng có kế hoạch cho phép người dùng gửi yêu cầu xóa nội dung AI mô phỏng người thật, bao gồm việc sử dụng khuôn mặt hoặc giọng nói của họ. Tuy nhiên, nền tảng sẽ xem xét nhiều yếu tố khác nhau trước khi quyết định xóa. Nếu nội dung mang tính châm biếm, hay liên quan đến quan chức nhà nước hoặc người nổi tiếng, YouTube sẽ đưa ra những tiêu chuẩn khắt khe hơn.

YouTube cho biết công ty sẽ đưa ra hướng dẫn cụ thể kèm theo các ví dụ khi quy định được áp dụng vào năm 2024. Công ty đang tập trung vào việc xây dựng đội ngũ và phát triển công nghệ có khả năng kiểm duyệt nội dung ở quy mô lớn, nhằm đảm bảo công cụ AI của YouTube tạo ra nội dung phù hợp.

Bản cập nhật YouTube mới nhất dự kiến ra mắt vào khoảng tháng 9.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Apple đàm phán với Google để đưa Gemini AI vào iPhone

Mới đây, theo thông tin từ Bloomberg, Apple đang đàm phán với Google để tích hợp công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) Gemini AI vào iPhone.

Apple đàm phán với Google để đưa Gemini AI vào iPhone
Apple đàm phán với Google để đưa Gemini AI vào iPhone

Hai bên hiện vẫn chưa thống nhất các điều khoản của một thỏa thuận AI, cũng như chưa xác định cách thức thực hiện.

Nguồn tin cho rằng nhiều khả năng Apple sẽ công bố thỏa thuận vào tháng 6 tới, thời điểm diễn ra Hội nghị Các nhà phát triển Toàn cầu (WWDC) thường niên của Apple.

Gần đây Apple cũng đã đàm phán với công ty OpenAI do Microsoft hỗ trợ và có ý định sử dụng sản phẩm AI của công ty này.

Hiện Apple, Google và OpenAI chưa đưa ra bình luận về thông tin trên.

Apple đang chuẩn bị những tính năng mới cho phiên bản hệ điều hành iOS 18 sắp ra mắt, dựa trên các phiên bản AI tự phát triển của riêng Apple.

Tuy nhiên, hãng cũng đang tìm kiếm đối tác để cung cấp các tính năng AI tổng quát, bao gồm các tính năng tạo hình ảnh và văn bản dựa trên các câu lệnh đơn giản.

Tháng trước, Giám đốc điều hành Apple Tim Cook cho biết công ty có kế hoạch vào cuối năm nay sẽ tiết lộ thêm về kế hoạch đưa AI vào sử dụng, đồng thời nói thêm rằng công ty đang đầu tư đáng kể vào lĩnh vực này.

Apple đã “chậm chân” hơn trong việc triển khai AI tổng quát so với các đối thủ Microsoft và Google – những công ty đang tích hợp AI vào các sản phẩm của họ. Tháng 1 vừa qua, Google đã hợp tác với Samsung để triển khai nhiều sản phẩm công nghệ AI tổng quát trên dòng điện thoại thông minh Galaxy S24 của công ty Hàn Quốc này.

Apple và Google đã có thỏa thuận cho phép Google trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên trình duyệt web Safari của Apple.

Tuy nhiên, cơ quan quản lý đang giám sát chặt chẽ thỏa thuận này bởi Mỹ và các đồng minh cho rằng Google vi phạm luật cạnh tranh khi trả hàng tỷ USD cho Apple và các đối tác kinh doanh khác để đảm bảo công cụ tìm kiếm của họ sẽ là công cụ mặc định trên hầu hết các điện thoại và trình duyệt web./.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Grok AI (Grok-1) của Elon Musk chính thức cung cấp mã nguồn mở

Đúng như tuyên bố cách đây vài ngày, xAI của Elon Musk hôm nay đã chính thức phát hành các weights và kiến trúc của mô hình ngôn ngữ lớn Grok-1 với 314 tỷ tham số. Trang chủ của xAI cho biết đây là bản checkpoint pre training, nghĩa là chưa được tùy biến cho một ứng dụng cụ thể nào.

Grok AI của Elon Musk chính thức cung cấp mã nguồn mở
Grok AI của Elon Musk chính thức cung cấp mã nguồn mở

Thêm một số thông tin khác, mô hình AI này được đào tạo mới hoàn toàn bởi xAi trong vòng chưa đầy 3 tháng kể từ khi thành lập. Khác với các mã nguồn mở phát hành trước đây như Gemma hay Llama vốn vẫn bị giới hạn một số tính năng, bản phát hành của Grok cho phép người dùng khai thác nhiều hơn tới các tầng sâu hơn của công nghệ do xAI phát triển.

Với mã nguồn mở Grok-1 vừa phát hành, kỳ vọng sẽ sớm thấy được những ứng dụng cụ thể mà các nhà phát triển khai thác dựa trên nó trong tương lai không xa.

Đối với xAI, việc phát hành Grok-1 có thể xem là một bước tiến lớn kể từ khi thành lập không lâu trước đây. Sản phẩm đầu tiên của xAI chính là chat bot cũng tên Grok được ra mắt hồi tháng 11 năm ngoái dành cho người dùng có trả subscriber trên X.

Động thái mở mã nguồn Grok AI có thể xem là diễn biến mới nhất trong căng thẳng giữa Elon Musk và OpenAI từ mấy tuần qua. Đỉnh điểm là việc Elon Musk kiện OpenAI vì không giữ cam kết duy trì mã nguồn mở và tuân theo đúng mục đích ban đầu khi tìm tới ông gọi vốn.

Bạn có thể tham khảo thêm về quá trình sử dụng mã nguồn mở của Grok AI tại đây. https://github.com/xai-org/grok-1

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Generative AI có tên là EMO của Alibaba có thể biến ảnh tĩnh thành video

EMO (Emotive Portrait Alive) của Alibaba được xem là bước tiến mới của AI tổng quát (Generative AI) khi “hô biến” hình ảnh bất kỳ có thể nói, hát như thật.

Generative AI có tên là EMO của Alibaba có thể biến ảnh tĩnh thành video
Generative AI có tên là EMO của Alibaba có thể biến ảnh tĩnh thành video

Được nghiên cứu bởi Viện Điện toán Thông minh (IIC) của Alibaba với các tác giả LinRui Tian, Qi Wang, Bang Zhang và LieFeng Bo, EMO có khả năng “tạo biểu cảm kèm âm thanh từ nhân vật trong ảnh”. Nói cách khác, AI có thể biến một hình ảnh tham chiếu tĩnh và âm thanh giọng nói thành một video có thể nói, hát với biểu cảm tự nhiên.

So với các AI trước đây chỉ làm biến đổi miệng và một phần khuôn mặt, EMO có thể tạo nét mặt, tư thế, di chuyển phần lông mày, nhíu mắt hay thậm chí lắc lư theo điệu nhạc. Đặc biệt, phần miệng được AI thể hiện tự nhiên, đồng bộ môi chính xác.

Trong một số video do Alibaba công bố, hình ảnh sẽ biến thành video và hát các bài được nhập vào nhanh chóng. Bên cạnh tiếng Anh và tiếng Trung, EMO cũng hỗ trợ nhiều ngôn ngữ khác.

Alibaba cho biết đã huấn luyện AI với một lượng lớn dữ liệu về hình ảnh, âm thanh và video nhằm tạo biểu cảm khuôn mặt một cách chân thực thông qua mô hình khuếch tán riêng có tên Audio2Video.

“Chúng tôi muốn giải quyết thách thức lớn hiện nay là tính chân thực và tính biểu cảm trong việc tạo video từ hình ảnh và âm thanh bằng cách tập trung vào mối liên hệ cũng như sắc thái giữa tín hiệu âm thanh và chuyển động trên khuôn mặt”, đại diện nhóm giải thích.

“Phương pháp được áp dụng là tổng hợp, bỏ qua liên kết mô hình 3D trung gian hoặc các điểm mốc trên khuôn mặt, chuyển tiếp khung hình liền mạch và bảo toàn tính nhất quán trong video, mang lại ảnh động có tính biểu cảm cao và sống động như thật”.

Hiện dữ liệu của EMO đã được công bố trên Github, còn các tài liệu nghiên cứu được đăng trên ArXiv. Alibaba chưa tiết lộ khi nào sẽ phát hành đại trà AI này.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Elon Musk sẽ biến Grok thành chatbot mã nguồn mở (người dùng có thể truy cập công nghệ miễn phí)

Elon Musk cho biết công ty xAI sẽ biến chatbot Grok thành mã nguồn mở (Open Source), ai cũng có quyền truy cập miễn phí để thử nghiệm công nghệ của công ty.

Elon Musk sẽ biến chatbot Grok thành mã nguồn mở (người dùng có thể truy cập công nghệ miễn phí)
Elon Musk sẽ biến chatbot Grok thành mã nguồn mở (người dùng có thể truy cập công nghệ miễn phí)

Việc mở nguồn chatbot Grok không chỉ hỗ trợ mọi người tiếp cận và thử nghiệm miễn phí công nghệ AI tổng quát của xAI, mà còn giúp công ty liên kết với các mô hình nguồn mở khác như của Meta hay Mistral. Dù vậy Elon Musk chưa mô tả chi tiết về việc công khai mã nguồn AI.

Đây không phải lần đầu một công ty của Elon Musk mở khả năng tiếp cận công nghệ của mình. Trước đó một thập kỷ, Tesla công khai bằng sáng chế của mình và hiện nay hầu hết nhà sản xuất ôtô lớn đều sử dụng chuẩn đầu nối sạc xe điện của hãng, trong khi X cũng đã chia sẻ bảng mã hỗ trợ thuật toán “For You” năm ngoái.

Động thái mới này của Elon Musk có thể giúp Grok được sử dụng nhiều hơn bởi các nhà nghiên cứu và phát triển bên thứ ba, đồng thời cộng đồng có thể cung cấp những phản hồi giúp cải thiện chatbot.

Tuy nhiên, một số chuyên gia cảnh báo các mô hình AI mã nguồn mở có thể bị kẻ xấu sử dụng để tạo ra vũ khí hoặc thậm chí phát triển siêu trí tuệ có ý thức ngoài tầm kiểm soát của con người, bên cạnh lợi ích công nghệ nguồn mở có thể giúp tăng tốc độ đổi mới.

Việc tuyên bố mở mã nguồn Grok của Elon Musk được diễn ra trong bối cảnh CEO này đang tìm cách kiện OpenAI (ChatGPT) đang hoạt động sai mục đích trước đó, biến ChatGPT thành mã nguồn đóng và tổ chức có lợi nhuận thay vì mã nguồn mở và phi lợi nhuận ở thời điểm sáng lập.

Mới đây, CEO Tesla nộp đơn kiện công ty sở hữu ChatGPT vì đã từ bỏ mô hình phi lợi nhuận và nguồn mở ban đầu để chuyển thành công ty vì lợi nhuận.

Các nhà đầu tư công nghệ nổi tiếng Vinod Khosla, bên ủng hộ OpenAI, và Marc Andreessen, cũng tranh luận về nguồn mở trong lĩnh vực AI sau đơn kiện của Elon Musk.

Thuật ngữ nguồn mở (open source) xuất hiện từ khi lĩnh vực phần mềm ra đời, trong đó phần mã nguồn của một hệ thống được phát hành công khai trên các nền tảng chia sẻ, có thể truy cập rộng rãi, bất kỳ ai cũng có thể nghiên cứu, sửa đổi và phát triển ứng dụng trên đó.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer