Skip to main content

Thẻ: B2C

Thương mại điện tử bán lẻ (B2C) xuyên biên giới sẽ đạt 12 tỷ USD vào 2027

Thương mại điện tử bán lẻ (B2C) xuyên biên giới sẽ đạt 12 tỷ USD vào 2027 và trở thành ngành xuất khẩu lớn thứ 5 tại Việt Nam trong 5 năm tới, theo Amazon.

Thương mại điện tử bán lẻ (B2C) xuyên biên giới sẽ đạt 12 tỷ USD vào 2027
Thương mại điện tử bán lẻ (B2C) xuyên biên giới sẽ đạt 12 tỷ USD vào 2027

Dự báo được nêu trong “Báo cáo hoạt động 2023: Trao quyền cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam” do Amazon Global Selling Việt Nam vừa công bố.

Báo cáo chỉ ra hai khả năng phát triển với xuất khẩu thương mại điện tử xuyên biên giới đến 2027. Trong đó, kịch bản thông thường, kim ngạch xuất khẩu lĩnh vực này có thể đạt 5 tỷ USD (tương đương 124.200 tỷ đồng).

Kịch bản cao, các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ Việt Nam được hỗ trợ, tăng xuất khẩu online thì kim ngạch có thể đạt 12 tỷ USD, tức 296.300 tỷ đồng vào 2027. Mức này cao hơn 2,4 lần so với kịch bản thông thường và thương mại điện tử bán lẻ sẽ trở thành ngành xuất khẩu lớn thứ 5 của Việt Nam.

Năm ngoái, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam đạt gần 356 tỷ USD, theo số liệu của Tổng cục Thống kê. Năm nhóm ngành có kim ngạch xuất khẩu trên 20 tỷ USD, gồm điện tử – máy tính và linh kiện; điện thoại và linh kiện; máy móc – thiết bị; dệt may và nông – lâm, thủy sản.

Amazon Global Selling đánh giá hàng Việt có cơ hội tăng xuất khẩu online khi tiêu dùng toàn cầu tiếp tục dịch chuyển từ offline sang online. Dự kiến quy mô thị trường bán lẻ online năm nay là hơn 31,3 tỷ USD, chiếm gần 13% bán lẻ toàn cầu. Con số này sẽ tăng lên hơn 40,5 tỷ USD vào 5 năm tới, tương đương 15% tiêu dùng toàn cầu.

Các nhà bán lẻ Việt đã bán hơn 17 triệu sản phẩm trên Amazon – trang thương mại điện tử lớn nhất thế giới – trong một năm (tính tới 31/8/2023), với giá trị tăng một nửa so với cùng kỳ 2022. Số nhà bán hàng Việt trên sàn này cũng tăng 40%, nhưng tập đoàn không tiết lộ số lượng cụ thể mà chỉ cho biết là “hàng nghìn”.

Hiện 5 ngành hàng “made in Vietnam” bán chạy nhất, gồm nhà cửa, nhà bếp, sức khỏe – chăm sóc cá nhân, may mặc và làm đẹp. Báo cáo đánh giá danh mục này phản ánh kinh nghiệm sản xuất lâu năm và các mũi nhọn xuất khẩu của Việt Nam như nội thất, trang trí nhà cửa, may mặc.

“Đà tăng của các ngành hàng mới nổi như sức khỏe – chăm sóc cá nhân và làm đẹp, giúp bức tranh xuất khẩu trực tuyến của Việt Nam ngày càng rộng mở”, báo cáo nhận định. Năm ngoái, số nhà bán hàng Việt có doanh thu vượt 100.000 USD trên Amazon tăng 70%.

Theo nghiên cứu của Công ty tư vấn Access Partnership (Anh), kim ngạch xuất khẩu qua thương mại điện tử bán lẻ của Việt Nam năm 2022 ước khoảng 80.700 tỷ đồng (3,5 tỷ USD).

Hai thị trường xuất khẩu chính của các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ là Đông Nam Á và Trung Quốc. Tuy nhiên, Nhật Bản, Mỹ và Liên minh châu Âu sẽ là những thị trường ưu tiên của họ trong 5 năm tới. Bởi, người tiêu dùng ở các nước phương Tây tăng tần suất mua và chi tiêu online cho hàng từ Việt Nam từ 2020.

“Thương mại điện tử là một trong các xu hướng lớn tiếp theo dành cho các doanh nghiệp muốn phát triển toàn cầu”, Gijae Seong, Giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam nhận định. Theo ông, câu hỏi đặt ra là liệu các doanh nghiệp có thể tận dụng xu hướng này nhanh chóng, nắm bắt nhu cầu tiêu dùng toàn cầu và xây dựng kế hoạch tăng trưởng dài hạn hay không.

Access Partnership nhận định các doanh nghiệp Việt phải đối mặt với những thách thức về giao dịch trực tuyến khi chịu thuế hải quan cao hơn và chi phí hậu quần xuyên biên giới đắt đỏ.

Để tận dụng tối đa cơ hội xuất khẩu thương mại điện tử, hãng tư vấn của Anh lưu ý các doanh nghiệp cần được hỗ trợ pháp lý và tài chính nhiều hơn. Các biện pháp như thiết lập các khu thương mại điện tử xuyên biên giới, cung cấp các khoản tài trợ xuất khẩu và thương mại điện tử sẽ đóng vai trò then chốt.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

3 khía cạnh chính quyết định sự thành công của các nền tảng B2B

Các nghiên cứu mới đây từ MIT cho thấy các nền tảng B2B (Business-to-business) hiện vẫn đang ở trong một thị trường mới nổi (emerging market) và đang phải đấu tranh để tồn tại và phát triển.

3 khía cạnh chính quyết định sự thành công của các nền tảng B2B
3 khía cạnh chính quyết định sự thành công của các nền tảng B2B

Theo đó, trong khi các nền tảng B2C (doanh nghiệp với người tiêu dùng) như Uber, Airbnb hay Amazon đã trở thành những câu chuyện thành công trong kinh doanh.

Hầu hết các nền tảng B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp) hiện vẫn đang ở trong giai đoạn ra mắt (24%) hoặc giai đoạn mở rộng quy mô (60%).

Các nghiên cứu mới của Capgemini Invent và MIT về Kinh tế số (Digital Economy) cho thấy các mô hình nền tảng B2C vốn không chuyển trực tiếp sang mô hình B2B, các nền tảng B2B theo đó lại có các yêu cầu tích hợp riêng.

Mục tiêu của các nền tảng B2B và B2C cũng khác nhau: trong khi các nền tảng B2C thường được sinh ra để giải quyết những thất bại (hiện có) của thị trường, nền tảng B2B lại nhắm đến sự thất bại trong cách phối hợp (giữa nhiều biến thể khác nhau).

Theo giáo sư Geoffrey Parker của Đại học Dartmouth, những sự khác biệt này giải thích lý do tại sao các nền tảng B2B vẫn là một thị trường mới nổi (emerging market).

Ông nói: “Trong không gian B2B, chúng tôi chưa nhận thấy thực sự rõ nét khái niệm kẻ thắng cuộc giành được tất cả (winner-takes-all).”

“B2B có xu hướng có nhiều biến thể, chi phí tích hợp rất lớn và một môi trường phức tạp, chính điều này khiến cho việc đạt được những quy mô lớn như B2C là rất khó khăn.”

4 loại hình chính của các nền tảng B2B.

Về tổng thể, các nền tảng B2B (B2B Platform) hoạt động theo 4 loại hình chính dưới đây:

  • Các nền tảng được hỗ trợ bởi công nghệ: Các nền tảng này khai thác những yếu tố công nghệ như Internet of Things (IoT) hoặc tự động hóa quy trình để mang đến những cơ hội đổi mới mới.
  • Các sản phẩm và dịch vụ thông minh: Các nền tảng này hướng tới mục tiêu làm phong phú thêm các sản phẩm và tài sản hiện có bằng các dịch vụ và chức năng kỹ thuật số mới.
  • Nền tảng cộng tác và tổng hợp dữ liệu: Các nền tảng này đóng vai trò thu thập và tổng hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau để phục vụ cho quá trình phân tích. Các nền tảng CDP của Adobe hay cộng tác như Slack hoạt động theo mô hình này.
  • Thị trường (Marketplace): Các nền tảng này giúp đơn giản hoá các giao dịch cung và cầu (mua-bán) đối với hàng hóa và dịch vụ.

3 khía cạnh chính quyết định sự thành công của các nền tảng B2B.

Tuỳ thuộc vào việc các nền tảng tập trung vào giao dịch mua bán hay tập trung vào dữ liệu, các cơ hội có được sẽ có thể khác nhau, dưới đây là 3 khía cạnh chính quyết định sự thành công của các nền tảng B2B:

  • Mạng lưới (Network): Đây là lúc doanh nghiệp cần cân nhắc các yếu tố như tính mở của nền tảng, mô hình kinh doanh khả thi nhất, và bao gồm cả việc xác định liệu doanh thu bổ sung của nền tảng có phải là thước đo chính cho sự thành công hay không.
  • Mô hình hoạt động: Vì là nền tảng B2B, doanh nghiệp cũng cần phải xem xét đến những thách thức có thể xảy ra do nhu cầu tích hợp với cơ sở hạ tầng hiện có của phía khách hàng (doanh nghiệp sử dụng nền tảng). Doanh nghiệp cũng cần xác định xem là sẽ tự xây dựng các tính năng và chiến lược dữ liệu hay thuê ngoài những chuyên gia có kinh nghiệm xây dựng các nền tảng B2B.
  • Tiếp cận thị trường (Go-to-market): Sau khi hoàn tất các yếu tố mang tính nền tảng, doanh nghiệp phải tính đến chiến lược tiếp cận thị trường. Làm sao để các doanh nghiệp sử dụng nền tảng thấy được giá trị của việc sử dụng nền tảng mới, đặc biệt nếu thành công của khách hàng gắn liền với việc chia sẻ dữ liệu và tích hợp hệ thống. Doanh nghiệp cũng cần làm rõ về quyền sở hữu dữ liệu và các vấn đề pháp lý khác, chứng minh cho khách hàng thấy việc sử dụng hay tham gia vào nền tảng sẽ không làm mất đi sức mạnh của họ trên thị trường (market power).

Điểm mấu chốt là sự thành công của nền tảng B2B đòi hỏi nhiều thứ hơn là một nền tảng công nghệ có nhiều chức năng.

Một số dữ liệu đáng chú ý khác từ nghiên cứu.

Nghiên cứu cũng chỉ ra nhiều hiểu biết quan trọng về các nền tảng B2B.

  • Động lực chính để xây dựng và ra mắt các nền tảng B2B đó là tạo ra các kênh bán hàng mới cho các lĩnh vực kinh doanh hiện tại (43%), để thúc đẩy doanh thu trong các lĩnh vực kinh doanh hiện tại (40%) và để phát triển các dòng doanh thu và mô hình kinh doanh mới (34%).
  • Hơn một nửa (55%) nền tảng công nghệ được vận hành bởi các doanh nghiệp lớn và chỉ 10% do các công ty khởi nghiệp (ít nguồn lực) vận hành.
  • Hơn một phần ba (35%) nền tảng không nắm bắt được cơ hội của hiệu ứng mạng lưới do thiếu sự tích hợp của các cổng dữ liệu.
  • “Tích hợp” cho đến nay vẫn là thách thức lớn nhất của các nền tảng: 70% các nền tảng cần khả năng tích hợp để mở rộng quy mô.

Bạn cũng có thể xem và tải xuống báo cáo chi tiết tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Startup thương mại điện tử B2B Kilo ngừng hoạt động

Dù chưa rõ lý do startup Kilo ngừng hoạt động là gì, nhưng có thể thấy thị trường thương mại điện tử B2B (B2B eCommerce) Việt Nam hiện đang rất cạnh tranh, khi có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn.

Startup thương mại điện tử B2B Kilo ngừng hoạt động
Startup thương mại điện tử B2B Kilo ngừng hoạt động

Công ty TNHH Kilo MDC – đơn vị vận hành startup Kilo thành lập bởi ông Kartick Narayan – cựu CMO của Groupon, Phó chủ tịch Coupang và Giám đốc kinh doanh của Tiki vừa chính thức tạm ngừng kinh doanh sau khoảng 3 năm hoạt động.

Mặc dù Kilo được ghi nhận “tạm nghỉ kinh doanh có thời hạn”, nhưng khả năng startup này quay lại mảng thương mại điện tử (eCommerce) B2B tại Việt Nam là rất thấp.

Được biết, startup Kilo ban đầu ra đời với mục tiêu giúp kết nối các nhà bán buôn với các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME), đồng thời mong muốn số hóa chuỗi giá trị bán lẻ địa phương thông qua công nghệ.

Với nền tảng và công cụ sẵn có, Kilo cho phép các đối tác quản lý doanh nghiệp trên nhiều kênh bán hàng, chẳng hạn như ứng dụng của Kilo, Facebook và Zalo, đồng thời tối ưu hóa vòng quay hàng tồn kho để tiết kiệm chi phí và giảm rủi ro trong dài hạn.

Ông Kartick Narayan – nhà sáng lập và CEO tin rằng, doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa là trụ cột của nền kinh tế bán lẻ (Retail Industry) tại Việt Nam và phục vụ 80% giao dịch mua hàng.

Cuối năm 2021, Kilo từng huy động thành công 5 triệu USD cho vòng gọi vốn Series A. Dù chưa rõ lý do startup này ngừng kinh doanh là gì, nhưng có thể thấy thị trường thương mại điện tử B2B hiện đang rất cạnh tranh khi có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn.

Mặc dù thị trường thương mại điện tử B2B vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam (dưới 150 triệu USD vào năm 2020), tuy nhiên, mô hình này đã mang lại một bước ngoặt đáng kể trong quá trình chuyển đổi lâu dài mạng lưới phân phối đô thị.

Không giống như B2C, người mua B2B thường đưa ra giá trị đơn hàng với số lượng lớn. Giá trị đơn hàng trung bình của giao dịch B2B theo tính toán của Forrester rơi vào khoảng 491 USD, cao hơn những đơn hàng 147 USD của mô hình B2C.

Trong khi giao dịch B2C có rủi ro huỷ đơn hàng lớn, thì người bán B2B có tỷ lệ chuyển đổi cao gấp 3 lần. Ngoài mang lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng, lợi thế của thương mại điện tử khi ứng dụng vào B2B là hiệu quả về quản lý và kiểm soát một số mối quan hệ nhà cung cấp cùng một lúc.

Điều này đặc biệt đúng đối với Việt Nam, quốc gia có các điểm bán lẻ và chợ truyền thống đang đáp ứng đến 85% nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Thống kê của RedSeer Consulting cũng cho thấy khoảng 88% số lượng mặt hàng tiêu dùng nhanh vẫn được phân phối tới khách hàng qua kênh truyền thống.

Dù startup Kilo đã bỏ cuộc chơi thương mại điện tử B2B, nhưng vẫn còn đó những tên tuổi lớn, như VinShop, Telio, Karavan, hay gần đây là Ninja Mart.

VinShop tuyên bố là kênh phân phối hàng tiêu dùng lớn nhất Việt Nam khi cung ứng 4.000 mặt hàng cho 100.000 tạp hoá tại 22 tỉnh thành trên cả nước.

Kể từ khi ra mắt thị trường vào tháng 9/2020, tính trung bình mỗi ngày có tới 220 cửa tạp hóa “lên đời” công nghệ nhờ VinShop; hàng nghìn tấn hàng được VinShop giao đến các cửa hàng tạp hóa, đội ngũ giao vận của nền tảng này chạy trên khắp Việt Nam.

Tương tự, Telio hoạt động theo mô hình sàn thương mại điện tử B2B, liên kết các đơn vị bán lẻ (siêu thị, tạp hóa…) với trực tiếp các nhãn hàng bán buôn thông qua một nền tảng tập trung, mang tới sự đa dạng nguồn hàng, giá cả tốt hơn và vận chuyển hiệu quả hơn.

Theo phân tích của nhà sáng lập Bùi Sỹ Phong, thị trường bán lẻ Việt Nam hiện bị chi phối bởi các kênh phân phối truyền thống, nhiều tầng lớp và phân tán.

Các cửa hàng bán lẻ, kinh doanh hộ gia đình chiếm trên 60% thị phần nhóm hàng tiêu dùng nhanh tại khu vực đô thị và trên 90% ở khu vực nông thôn Việt Nam.

Các cửa hàng nhỏ lẻ thường cần liên hệ tới 50 đến 80 nhà bán buôn và nhà phân phối để đặt hàng, và mất tới một tuần để mua đầy đủ các mặt hàng cho cửa hàng của mình.

Do đó, Telio ra đời giúp giải quyết bài toán này, và nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Tháng 9 năm nay, trong vòng gọi vốn mới nhất từ quỹ Granite Oak có trụ sở tại Anh, Telio đã huy động được thêm 15 triệu USD, nâng tổng số vốn mà công ty đã kêu gọi được lên khoảng 65 triệu USD.

Telio hiện có mặt trên 25 tỉnh, thành tại Việt Nam, kết nối thành công hơn 80.000 đại lý với các thương hiệu hàng đầu như: Unilever, P&G, Cocacola, Vinamilk, Kinh Đô, ACON, Cipla, Hoa Linh, Sanofi…

Ra đời muộn hơn, Karavan trực thuộc công ty Teko – một thành viên của kỳ lân VNLife chuyên hỗ trợ kết nối các thương hiệu FMCG với các cửa hàng tạp hoá, nhà hàng, tiệm cà phê,… tại các khu vực thành thị và nông thôn.

Karavan đã phát triển mạng lưới đại lý từ 8.000 lên 50.000 đơn vị. Mức tăng trưởng hiện tại vào khoảng 25%. Startup này cũng đặt tầm nhìn dẫn đầu thị trường B2B tại Việt Nam.

Góp mặt trong thị trường này còn một “tay chơi” ngoại là Ninja Mart – nền tảng giúp chủ cửa hàng tạp hóa truyền thống kết nối dễ dàng hơn với nhà sản xuất, nhập hàng với giá cả tốt hơn, giao nhận nhanh chóng và tối ưu hơn.

Là một nhánh kinh doanh của Ninja Van, Ninja Mart đã mở rộng địa bàn hoạt động đến hơn 29 tỉnh và thành phố trọng điểm với mạng lưới phân phối và giao hàng rộng khắp, cung ứng các mặt hàng tiêu dùng đa dạng (đồ uống, thực phẩm khô, sản phẩm từ sữa, bánh kẹo, hóa mỹ phẩm…) của nhiều thương hiệu lớn trên thị trường.

Từ năm 2020, Ninja Mart đã cung cấp giải pháp để khắc phục nhiều vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng và vận chuyển. Qua đó giúp nhà sản xuất phân phối được nhiều sản phẩm hơn đến các cửa hàng tạp hóa, đặc biệt ở khu vực nông thôn.

Bằng việc loại bỏ bớt các lớp phân phối trung gian, Ninja Mart đã và đang trở thành một nhà bán buôn cung cấp dịch vụ toàn diện. Giờ đây, các chủ tiệm tạp hóa có thể nhập nhiều mặt hàng chỉ cần thông qua một đầu mối là Ninja Mart.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Theo The Leader

Marketing Channels: Đại dịch đã làm thay đổi bối cảnh kênh Marketing và Bán hàng như thế nào

Đại dịch và vô số sự thay đổi của yếu tố công nghệ đã khiến chiến lược tiếp cận kênh của những người làm marketing cũng phải thay đổi theo. Khi các kênh làm marketing ngày càng đa dạng và phân mảnh, marketer buộc phải tìm kiếm các giải pháp mới nếu muốn thành công.

Marketing Channels: Đại dịch đã làm thay đổi bối cảnh kênh Marketing như thế nào
Marketing Channels: Đại dịch đã làm thay đổi bối cảnh kênh Marketing như thế nào

Đại dịch Covid-19, cùng với đó là vô số sự thay đổi của yếu tố công nghệ ví dụ như tính ứng dụng ngày càng rộng rãi của AI (trí tuệ nhân tạo), đã buộc các doanh nghiệp hay người làm marketing nói chung phải nhanh chóng thích nghi và đáp ứng những yêu cầu mới của khách hàng.

Một trong những tác động rõ ràng nhất đó là thông qua các kênh làm marketing mà doanh nghiệp áp dụng để tương tác và bán hàng cho khách hàng.

Các kênh làm Marketing đang ngày càng được mở rộng.

Theo số liệu khảo sát từ CMOSurvey, gần 2/3 (khoảng 61%) số doanh nghiệp cho biết họ đã tăng số lượng kênh sử dụng. Trong khi mức tăng áp dụng ở cả các doanh nghiệp B2B lẫn B2C, doanh nghiệp B2C có mức tăng rõ nét hơn với 77%.

Mặc dù một trong những ưu điểm lớn nhất của việc gia tăng số lượng kênh đó là giờ đây người tiêu dùng có thể có nhiều phương án lựa chọn hơn về cách thức họ muốn tương tác với thương hiệu, việc mở rộng kênh lại phức tạp hơn những gì mà doanh nghiệp có thể hình dung.

Trước khi bắt tay vào việc mở rộng kênh marketing và bán hàng, các marketer nên tự hỏi:

  • Các kênh mới sẽ giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng mới, giành khách hàng hiện tại từ đối thủ cạnh tranh hay đơn giản là gia tăng chi tiêu của chính các khách hàng hiện tại?
  • Các kênh mới có được kết nối từ góc độ thương hiệu và trải nghiệm của khách hàng không?
  • Các điểm tiếp xúc (Brand Touchpoint) mới trên các kênh mới có cùng hướng đến những lợi ích và hình ảnh thương hiệu giống nhau không?
  • Các kênh có được kết nối liền mạch với nhau không?
  • Khách hàng có hiểu giá trị họ có được khi sử dụng các kênh khác nhau không và làm cách nào họ có thể di chuyển một cách dễ dàng giữa các kênh đó?

Các kênh tương tác trực tiếp (F2F) vẫn đang thể hiện mức độ hiệu quả của nó.

Theo khảo sát, chỉ 6,7% doanh nghiệp báo cáo rằng các kênh F2F (Face-to-face) của họ đã được chuyển hoàn toàn thành kênh kỹ thuật số (Digital Channel) – điều này có nghĩa là hầu hết các kênh mà doanh nghiệp sử dụng vẫn là tương tác trực tiếp. Bên cạnh đó, có đến 28% số doanh nghiệp đang tìm cách mở rộng sang các kênh F2F mới.

Mặc dù, với tốc độ chuyển đổi số ngày càng nhanh và rộng hơn, nhiều người kỳ vọng rằng các kênh tương tác và bán hàng trực tiếp này sẽ giảm dần đi hay thậm chí là bị triệt tiêu, tuy nhiên, sự thật có lẽ là sẽ không diễn ra theo cách đó.

Một số lý do chính bao gồm:

Đầu tiên, theo số liệu nghiên cứu, một người tiêu dùng trung bình chỉ tiếp xúc (và ghi nhớ) với một số lượng các mẫu quảng cáo nhất định mỗi ngày (có giới hạn). Dù cho cho công nghệ có phát triển đến đâu thì sự thật này vẫn khó có thể thay đổi. Từ góc nhìn này, việc duy trì các kênh F2F phù hợp có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả và thậm chí là tạo ra những bước đột phá.

Thứ hai, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy rằng người tiêu dùng cho biết họ cảm thấy quá mệt mỏi với các nền tảng kỹ thuật số do số lượng ứng dụng được sử dụng và số lần tương tác trên màn hình mà họ sử dụng trong một ngày – con số này đã tăng hơn 100% trong thời kỳ đại dịch.

Trong một thế giới kỹ thuật số rõ ràng là khách hàng phải “hoạt động” nhiều hơn, hơn bao giờ hết họ khao khát những tương tác thực và trực tiếp với thương hiệu. Người tiêu dùng cũng muốn tính xác thực cao hơn (Authentic Marketing) trong một thế giới bấp bênh, nhiều rủi ro và không chắc chắn (Thế giới VUCA).

Thứ ba, khi công nghệ ngày càng phát triển và có tính ứng dụng cao hơn, nhiều doanh nghiệp xem các kênh F2F, chẳng hạn như các cửa hàng bán lẻ truyền thống, là “phòng thí nghiệm” để tìm hiểu về hành vi và sở thích của người tiêu dùng.

Các doanh nghiệp mạnh về công nghệ đang tận dụng nó để phân tích các dữ liệu liên quan đến chuyển động của khách hàng (Footfalls Analysis), tận dụng IoT để kết nối mọi thứ, để tìm hiểu thêm về mong muốn của khách hàng và hơn thế nữa.

Theo số liệu, các công ty sản xuất (sản phẩm) ít có khả năng chuyển sang kỹ thuật số hoàn toàn hơn và có nhiều khả năng hơn trong việc mở thêm các kênh F2F mới (31%) so với các công ty dịch vụ (22%). Chỉ các công ty internet thuần túy mới không có nhu cầu mở thêm kênh F2F.

Nhu cầu mở rộng các kênh F2F mới phổ biến nhất trong lĩnh vực bất động sản, bán lẻ (retail) và truyền thông. Các doanh nghiệp trong các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, dược phẩm, công nghệ sinh học hay công nghệ thì ít phổ biến hơn.

Các thương hiệu ngày càng ưu tiên nhiều hơn cho các nền tảng mạng xã hội.

Theo số liệu, gần một nửa (45%) doanh nghiệp hiện đang sử dụng các nền tảng mạng xã hội để bán hàng.

Các doanh nghiệp bất động sản (100%), công ty truyền thông (82%) và nhà bán lẻ lẫn bán buôn (70%) nằm ở nhóm dẫn đầu.

Như một điều tất yếu, hàng loạt các nền tảng như Snapchat, Facebook hay Instagram đã đạt mức doanh số thương mại điện tử (e-commerce) cao kỷ lục trong suốt những năm đầu tiên xảy ra đại dịch.

Theo số liệu khảo sát từ Sprout Social (một nền tảng Social Listening), vào năm 2022, hơn 1/2 số người trưởng thành ở Mỹ đã mua ít nhất một thứ gì đó thông qua kênh truyền thông mạng xã hội và có đến 98% người tiêu dùng dự kiến sẽ tiếp tục sử dụng kênh này để mua hàng trong tương lai.

Về khía cạnh loại hình doanh nghiệp, các doanh nghiệp B2C có nhiều khả năng bán sản phẩm và dịch vụ của họ trên các nền tảng mạng xã hội hơn (58%) so với các doanh nghiệp B2B (37%).

Bên cạnh đó, LinkedIn là mạng xã hội được sử dụng phổ biến nhất bởi các B2B Marketer.

Cuộc cách mạng D2C đã chính thức được bắt đầu.

Marketing Channels: Đại dịch đã làm thay đổi bối cảnh kênh Marketing và Bán hàng như thế nào
Marketing Channels: Đại dịch đã làm thay đổi bối cảnh kênh Marketing và Bán hàng như thế nào

D2C (direct-to-consumer) hay mô hình bán hàng trực tiếp tới tay người tiêu dùng có lẽ không còn là thuật ngữ mới của cả người làm marketing và kinh doanh.

Theo số liệu nghiên cứu, gần 1/4 (24%) số doanh nghiệp đã thêm D2C vào kênh bán hàng của họ vào năm 2023. Các doanh nghiệp B2C dẫn đầu với 41% số doanh nghiệp đã áp dụng (và đang thích ứng).

Một câu hỏi được đặt ra là tại sao các doanh nghiệp lại chuyển sang kênh D2C?

Dưới đây là một vài lý do chính.

Đầu tiên và cũng là quan trọng nhất, D2C cho phép các doanh nghiệp thu thập trực tiếp các dữ liệu hay thông tin có giá trị (Insights) về hành vi và nhu cầu trực tuyến của khách hàng – một trong những điểm chạm mà các doanh nghiệp trong một số lĩnh vực nhất định, chẳng hạn như hàng tiêu dùng đóng gói (CPG) hay hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), đã thiếu trước đây.

Trong thế giới mới (cookieless), khi các dữ liệu cá nhân ngày càng khó thu thập hơn, đặc biệt là qua các nền tảng của bên thứ 3, các dữ liệu của bên thứ nhất (First Party Data) này trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Thứ hai, các mô hình bán hàng D2C cho phép doanh nghiệp hay người làm marketing thử nghiệm các chiến lược mới và thu thập những phản hồi có giá trị một cách thuận tiện và dễ dàng hơn nhiều.

Thứ ba, D2C có nghĩa là các doanh nghiệp có thể kiểm soát được các trải nghiệm của khách hàng với thương hiệu. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các thương hiệu cao cấp và có tính độc đáo cao, những thương hiệu mà cái yếu tố tinh thần và trải nghiệm vốn đóng vai trò quan trọng hơn cả giá cả hay thậm chí là chất lượng.

Gamification hiện đang không được sử dụng đúng mức.

Việc mua sắm theo trò chơi và các tương tác khác của khách hàng thông qua yếu tố phần thưởng, điểm tích luỹ, cuộc thi hoặc các tương tác thú vị tương tự khác (Gamification hay Gamifying shopping) dự kiến sẽ tăng từ 9,1 tỷ USD vào năm 2020 lên 30,7 tỷ USD vào năm 2025 – tăng 237%.

Trong khi tiềm năng của Gamification là vô cùng lớn, chỉ có 4,8% marketer hiện đã tích hợp gamification vào các kênh kỹ thuật số của doanh nghiệp để phục vụ cho việc bán hàng.

Theo nghiên cứu của McKinsey về những tác động hay sức ảnh hưởng của gamification đến kết quả thương hiệu, các chương trình khách hàng thân thiết có thể làm tăng khả năng khách hàng sẽ lựa chọn thương hiệu đó hơn so với đối thủ cạnh tranh, sẵn sằng trả giá cao hơn và tăng mức chi tiêu nhiều hơn.

Chìa khóa để khiến gamification trở nên hiệu quả hơn đó là kết nối nó với thương hiệu – trò chơi phải có ý nghĩa dựa trên vị trí và sự liên tưởng của thương hiệu (Brand Associations).

Về tổng thể, gamification hiện đang được sử dụng rộng rãi với các doanh nghiệp B2C nhưng lại khá khó khăn với doanh nghiệp B2B. Số liệu cho thấy chỉ có 1% doanh nghiệp B2B hiện đang sử dụng chiến lược này, so với 13% của các doanh nghiệp B2C.

Doanh nghiệp hay người làm Marketing cần đánh giá và triển khai các kênh mới một cách có chiến lược.

Trong bối cảnh mới, khi đa kênh hay nhiều kênh không còn là một lựa chọn mà là bắt buộc, các marketer hay doanh nghiệp cần xác định rõ kênh nào có thể giúp mang lại các giá trị thực sự (có thể đo lường được) và kênh nào thì không, hay kênh nào hiện có ít giá trị nhưng giá trị đó sẽ dần tăng theo thời gian (trong tương lai).

Trong khi việc áp dụng một kênh mới mà ngay cả đối thủ cũng đang ở đó, tuỳ vào từng nguồn lực cụ thể mà doanh nghiệp cần phải xác định liệu có nên dịch chuyển hay thêm mới hay không, việc đánh giá các tác động tiềm ẩn dường như là không thể thiếu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

5 xu hướng mang đến giải pháp tiếp thị cho doanh nghiệp

Warren Buffet từng nói với Forbes: Có một khoản đầu tư xứng đáng thay thế tất cả những đầu tư khác, đó là đầu tư vào chính bạn. Rõ ràng, đây là lời khuyên tuyệt vời cho tất cả doanh nhân được chia sẻ bởi nhà đầu tư nổi tiếng thế giới. 

5 xu hướng mang đến giải pháp tiếp thị cho doanh nghiệp

Xu hướng của tiếp thị thế giới cũng sẽ tập trung hơn vào việc thúc đẩy tư duy tự đầu tư của chính mỗi cá nhân, cũng như doanh nghiệp trong kỷ nguyên thế giới số.

Lời khuyên của các chuyên gia hàng đầu là đi theo xu hướng nhưng cũng cần tập trung đúng mục tiêu và biết được giá trị đích thực của từng giải pháp.

Tập trung vào giải pháp cá nhân hóa.

Với xu hướng áp dụng các nguyên tắc của truyền thông đại chúng, đồng thời kỹ thuật số trở thành một kênh dẫn không thể thiếu trong đời sống thông tin hiện đại, giờ đây, các nhà tiếp thị dễ dàng xây dựng các chiến dịch marketing mang tính cá nhân hóa hơn và tiếp cận gần hơn với khách hàng.

Nếu bạn có hàng nghìn, thậm chí hàng trăm nghìn khách hàng, đặc biệt là khách hàng tiềm năng, tại sao lại nói chuyện với tất cả họ như thể họ là cùng một người?

Chúng ta không làm tiếp thị kỹ thuật số, mà chúng ta làm tiếp thị trong một thế giới kỹ thuật số. Đó là nguyên tắc mà các nhà tiếp thị cần phải nắm rõ để xây dựng các chiến dịch marketing không bị phụ thuộc vào các công cụ, công nghệ…

Theo Mike Grehan – Giám đốc điều hành của Acronym, ngay cả một spot quảng cáo 30 giây trên TV, giờ đây cũng được thực hiện bằng máy ảnh kỹ thuật số, được chỉnh sửa trên chương trình phần mềm kỹ thuật số, tải lên máy chủ đám mây và phân phối số đến các đài truyền hình.

Từ đài truyền hình, bản ghi kỹ thuật số được chuyển đến TV thông minh của từng khách hàng theo quy trình kỹ thuật số hoàn toàn.

Vấn đề là, nội dung nào sẽ hướng đến người đang xem TV khi họ là người già, là trẻ con, là nhân viên văn phòng? Chúng ta làm tiếp thị là để truyền cảm xúc đến cho con người chứ không phải là truyền đến cho các thiết bị. Vì thế, đưa thông điệp đến gần hơn với từng cá nhân là việc mà các nhà tiếp thị phải xác định như một chiến lược quan trọng.

Tiếp thị bằng chứng thực của khách hàng.

Một buổi chụp hình với khách hàng lớn với sự chuẩn bị cầu kỳ về sân khấu, máy quay trong 2-3 ngày, giờ đây không còn mang lại ấn tượng nhiều cho khách hàng nữa.

Những câu chuyện được chứng thực từ chính những khách hàng bình thường, được đăng tải trên các phương tiện truyền thông xã hội hoặc các website đánh giá, mới là con đường dẫn khách hàng mục tiêu đến với doanh nghiệp của bạn.

Xu hướng này đến như một lẽ tất nhiên khi người mua ngày càng nghi ngờ vào truyền thông. Họ không tin vào các trường hợp điển hình, những lời khen có cánh của người nổi tiếng hoặc các hot blogger.

Bất cứ lời khen nào đến từ nhóm có tên tuổi sẽ bị nghi ngay là “quảng cáo”.  Đó là lý do các công ty cần đầu tư sử dụng những chứng cứ thực sự từ người mua và có tương tác trực tuyến với nhãn hàng.

Khi hài lòng, khách hàng sẽ chia sẻ trực tuyến các cảm nhận của họ khi mua hàng, cũng như sử dụng sản phẩm. Công việc của người làm tiếp thị là sử dụng lại tất cả dữ liệu đó cho hoạt động truyền thông, chia sẻ của chuyên gia Dave Gerhardt – VP of Marketing, Drift.

Công cụ tìm kiếm bằng giọng nói cần có sự đầu tư kỹ lưỡng.

Tìm kiếm bằng giọng nói là một trong những xu hướng được quảng cáo rầm rộ nhất trong vài năm qua. Tuy nhiên, tại thời điểm này, các nhà tiếp thị không nên theo đuổi xu hướng này mà cần chuẩn bị cho sự thay đổi trong 2-3 năm tới.

Năm 2020 là thời điểm các thương hiệu có thể bắt đầu chuẩn bị nội dung và trang web của họ để tìm kiếm bằng giọng nói. Nhưng theo quan điểm của JD Prater – Quora Evangelist, chuyên gia này nghi ngờ tỷ suất hoàn vốn (ROI – Return On Investment) của những nỗ lực áp dụng công nghệ tìm kiếm bằng giọng nói.

Bởi về cơ bản, tại thời điểm này hành vi của người tiêu dùng chưa thay đổi. Họ vẫn cần thêm thời gian để hình thành thói quen tìm kiếm mới.

Bởi thế, chiến lược đầu tư cho giọng nói cần được xác định là dài hạn, còn cho đến khi người tiêu dùng sẵn sàng, doanh nghiệp nên tập trung vào các kênh và chiến dịch có thể tác động tới hiệu quả doanh thu thực tế theo chu kỳ mỗi 6 tháng.

Tạo kết nối và trải nghiệm đáng giá.

Sự tham gia là một yếu tố quan trọng trong việc tạo ra các kết nối có ý nghĩa với khách hàng của bạn. Hành trình tham gia của khách hàng bắt đầu bằng trải nghiệm người dùng tại chỗ và trên cả các nền tảng xã hội. Các doanh nghiệp ngày càng đầu tư vào việc khai thác số liệu về sự tham gia của khách hàng trên các nền tảng số.

Ví dụ, thời gian dành cho trang web có thể là chỉ số đánh giá hiệu quả công việc (KPI – Key Performance Indicator) rõ ràng cho hiệu quả của quy mô và phạm vi tiếp cận bao gồm: Trải nghiệm người dùng (UX – User Experience) và tương tác nội dung.

Trong khi đó, chia sẻ và nhận xét của người dùng có thể là KPI cho hầu hết nền tảng xã hội. Điều quan trọng là doanh nghiệp cần xác định chiến lược nội dung thu hút người dùng và tạo ra các trải nghiệm trên nền tảng đó.

Chiến dịch “Women Who Travel” của Condé Nast Traveller là một ví dụ tuyệt vời về cách thực hiện điều này. Hai năm trước, thương hiệu này cho ra mắt một loạt bài báo xoay quanh chủ đề kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ để truyền cảm hứng cho các nữ du khách trên khắp thế giới.

Để tiếp tục cuộc trò chuyện và kết nối hơn nữa với những nữ du khách đó, Condé Nast Traveller đã thành lập một nhóm Facebook có tên “Women Who Travel”, nhằm mục đích tạo không gian cho tất cả phụ nữ tự nhận biết để chia sẻ câu chuyện du lịch của họ, đưa ra lời khuyên và tạo thành một cộng đồng phụ nữ du lịch thông minh.

Kết quả là tới nay, nhóm này đã bùng nổ thành một cộng đồng hơn 140.000 thành viên, chia sẻ của John Shehata – Vice President, Audience Growth, Conde Nast.

Video vẫn có sức hút.

Các nút Call To Action trong quảng cáo của Google luôn hấp dẫn nhất trên web. Các báo cáo gần đây cũng cho thấy, các trưởng bộ phận trong công ty thích video hơn các định dạng nội dung khác.

Các video B2B (doanh nghiệp hướng tới doanh nghiệp) nếu được đầu tư kỹ lưỡng cũng có sức thu hút và làm hài lòng khán giả của doanh nghiệp ở mọi giai đoạn trên hành trình mua hàng của họ.

Theo Alex Rynne, Global Content Creator, trên LinkedIn, video đang là loại nội dung phát triển nhanh nhất và được tạo bởi hàng triệu người dùng trên nền tảng này.

Các thành viên đã dành hầu hết 3x thời gian xem quảng cáo video so với thời gian họ đọc các định dạng nội dung tĩnh.

Kể từ khi LinkedIn bắt đầu thí điểm tính năng Live vào năm nay, video trực tiếp đã thu hút được 7x phản ứng và hơn 24x bình luận, nhiều hơn hẳn những video thông thường.

Thời điểm hiện tại, rất nhiều nhà tiếp thị B2B hoặc nghĩ sản phẩm, dịch vụ của họ không đủ hào nhoáng để xuất hiện trên video, hoặc cần một ngân sách lớn để chi trả cho việc sản xuất. Tuy nhiên, xu hướng sử dụng video sẽ được nhiều nhà tiếp thị B2B thử nghiệm nhiều hơn trong năm 2020.

Với sự đầu tư này, video vẫn tiếp tục là sản phẩm truyền thông được cho là có sức hút lớn và mang lại hiệu quả cho tiếp thị trong tương lai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Nike coi “sự đổi mới, sức mạnh thương hiệu và quy mô” là yếu tố quyết định với D2C

Nike chỉ ra rằng doanh số bán hàng trực tiếp tăng 28% lên 4,7 tỷ USD và sự gia tăng của doanh số bán hàng trực tuyến là bằng chứng về mức độ hiệu quả của chiến lược kỹ thuật số của họ.

Nike coi "sự đổi mới, sức mạnh thương hiệu và quy mô" là yếu tố quyết định với D2C

Theo đó, Nike đã ghi nhận sự gia tăng của mảng kinh doanh kỹ thuật số là động lực giúp doanh thu tăng 16% và cho biết họ hy vọng kỹ thuật số sẽ là kênh tăng trưởng hàng đầu trong năm nay.

Phát biểu trong một cuộc họp với các nhà đầu tư vào ngày 23 tháng 9 vừa qua, Giám đốc điều hành John Donahoe cho biết:

“Ngay cả khi lượng khách hàng đến các cửa hàng bán lẻ vật lý quay trở lại trên phần lớn danh mục sản phẩm, kỹ thuật số vẫn tiếp tục đà tăng trưởng với mức tăng trưởng 25%, dẫn đầu là thị trường Bắc Mỹ với mức hơn 40%.

Sự thành công về mặt kỹ thuật số của chúng tôi là bằng chứng của sự đổi mới về sản phẩm, sức mạnh thương hiệu và quy mô nhằm thúc đẩy các mối quan hệ có ý nghĩa của chúng tôi với người tiêu dùng.”

Nike Digital (mảng kinh doanh kỹ thuật số) hiện chiếm 21% tổng doanh thu, tăng hai điểm so với năm ngoái. Thương hiệu này cũng cho biết họ “đang có vị trí tốt” để đạt được mục tiêu là “doanh nghiệp số với 40% doanh thu đến từ mảng kinh doanh số” vào năm 2025.

Gã khổng lồ về thời trang thể thao cũng lưu ý thêm rằng, đại dịch đã khiến Nike ở một “vị thế mạnh hơn” so với các đối thủ. Chiến lược tập trung đẩy mạnh bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng (D2C) của Nike đang tận dụng sự chuyển đổi này từ thị trường.

Nike đã đưa ra chiến lược tập trung vào việc bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng vào năm 2017 nhằm mục tiêu “tận dụng sức mạnh của kỹ thuật số” thông qua thương mại điện tử, ứng dụng và đổi mới sản phẩm.

Đẩy mạnh chiến lược kỹ thuật số.

Nike cho biết sự tăng trưởng kỹ thuật số của họ được dẫn dắt bởi những khách hàng lặp lại, họ là những thành viên của các nền tảng kỹ thuật số như ứng dụng Nike (Nike app) và các huấn luyện viên trên ứng dụng SNKRS (SNKRS app). Gần 70% doanh số bán hàng kỹ thuật số là từ các thành viên trung thành của Nike.

Nike cũng cho biết một phần của sự gia tăng doanh số bán hàng kỹ thuật số của thương hiệu đến từ việc phát triển giá trị gia tăng cho các thành viên của Nike, chẳng hạn như việc cấp quyền truy cập sớm vào các sản phẩm độc quyền cho các thành viên của SNKRS.

CEO Nike, Donoahoe cho biết: “Cách tiếp cận là chúng tôi gửi các đề xuất mua hàng được cá nhân hóa cho các thành viên dựa trên mức độ tương tác của họ với SNKRS, các nỗ lực mua hàng trong quá khứ và các tiêu chí khác – Nike hiện đang sử dụng khoa học dữ liệu để thúc đẩy việc nhắm mục tiêu tới các thành viên kỹ thuật số.”

Giám đốc tài chính Matt Friend cho biết thêm: “SNKRS ngày càng trở thành một chỉ số quan trọng và là thước đo “sức nóng của thương hiệu” hiện đang được vận hành trên quy mô lớn tại 50 quốc gia khác nhau trên thế giới.”

Ông Friend cũng cho biết thương hiệu đã vượt qua mục tiêu có 65% doanh số bán hàng đến từ các mặt hàng bán đủ giá (full-priced items), điều này đạt được bằng cách đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số được dẫn dắt bởi khách hàng (consumer-led digital transformation).

Tập trung vào sự đổi mới.

Hai lĩnh vực trọng tâm chính của sự đổi mới thương hiệu sẽ là đồ may mặc và tính bền vững. Doanh số bán hàng của hàng may mặc của Nike đã tăng 16%, đặc biệt là do quần áo tập yoga đang tăng trưởng gấp bốn lần.

Trong khi đó, dòng giày dành cho huấn luyện viên Space Hippie ra mắt vào năm 2020, “được làm từ rác” theo đúng nghĩa đen, hiện cũng là dòng sản phẩm toàn cầu của thương hiệu với nhiều sự đổi mới.

CEO Donahoe cho biết: “Người tiêu dùng đang có những phản ứng rất rõ ràng với tính bền vững, họ rất quan tâm đến điều đó, và do đó chúng tôi đang chứng kiến ​​mức tăng trưởng rất tốt cho các dòng sản phẩm này.”

Kết quả quý 1 của Nike rất ấn tượng khi doanh thu tăng 16% lên mức 12,2 tỷ USD, doanh thu từ Nike Direct (doanh thu trực tiếp từ thương hiệu) là 4,7 tỷ USD, tăng 28%.

Nike cũng cho biết thêm, đại dịch đang thúc đẩy việc mua hàng trực tuyến và đang mang lại nhiều lợi ích cho các thương hiệu như Nike và Adidas, cả hai công ty đều đang đẩy nhanh chiến lược tiếp cận trực tiếp tới người tiêu dùng (D2C).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen

4 xu hướng marketing B2C năm 2021 bạn nên tham khảo

Các xu hướng trong marketing B2C (Business-to-Consumer, từ doanh nghiệp đến khách hàng) trong năm 2021 sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược marketing, quảng bá sản phẩm hiệu quả.

Tối ưu và cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng.

Người tiêu dùng ngày càng mong đợi vào những trải nghiệm được cá nhân hóa khi mua sắm hoặc sử dụng dịch vụ.

Nếu trước đây những khuyến mãi hay ưu đãi về giá được cho là một trong những yếu tố hấp dẫn thúc đẩy người dùng chi tiêu, thì thực tế lại cho thấy yếu tố này chỉ chiếm khoảng 9% quyết định quay lại mua hàng của họ.

Trong khi đó, những trải nghiệm tốt từ lần mua trước mới thực sự là yếu tố quyết định việc quay lại mua của người tiêu dùng, theo Deloitte.

Vì thế, các doanh nghiệp (DN) cần phải cá nhân hóa những trải nghiệm tại mỗi điểm chạm với khách hàng, từ quá trình quyết định mua sắm cho đến sau khi mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ.

Sự bùng phát của Covid-19 trong năm 2020 cũng đem đến những cơ hội lớn cho thương mại điện tử (eCommerce).

Tuy nhiên, sự chuyển đổi lên các nền tảng trực tuyến cũng khiến những chiến dịch truyền thông quảng bá của các DN dễ dàng bị sao chép và bắt chước.

Chính vì vậy, cá nhân hóa việc tiếp cận khách hàng là vô cùng cần thiết bởi đây là cách các DN và thương hiệu tạo ra những trải nghiệm phù hợp với từng khách hàng.

Theo Mckinsey, khi được thực hiện đúng cách thì việc cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng có thể mang lại ít nhất từ 1-2% trong tổng doanh số bán hàng và giảm khoảng 10-20% chi phí cho quảng bá và tiếp thị.

Để làm được điều này, các thương hiệu và DN cần đi sâu vào dữ liệu khách hàng về thói quen và hành vi khi mua sắm – những dữ liệu hoàn toàn có thể khai thác được trong bối cảnh hiện nay, khi ngày càng nhiều nhà bán lẻ và khách hàng di chuyển lên nền tảng trực tuyến để buôn bán và mua sắm.

Video tiếp tục dẫn đầu trong các định dạng nội dung.

Theo số liệu từ báo cáo của Wearesocial, tình trạng kéo dài của dịch bệnh đã khiến 50% người dùng Việt Nam dành nhiều thời gian hơn cho các mạng xã hội.

Trong đó, video ngắn và video dạng dọc là những định dạng phổ biến và được ưa chuộng bởi đông đảo người dùng.

Đơn cử, sau làn sóng đầu tiên của Covid-19, TikTok – ứng dụng đăng tải và xem các video ngắn đã ghi nhận 1,65 tỷ lượt tải, khoảng 800 triệu người dùng hoạt động tích cực hằng tháng và 90% người dùng truy cập TikTok mỗi ngày, theo Datareportal. Video tiếp tục dẫn đầu trong các định dạng nội dung

Bên cạnh đó, việc sử dụng các MV ca nhạc trong chiến dịch quảng cáo cũng vẫn đang “làm mưa làm gió” nhờ sự nổi lên của rap.

Hàng loạt chiến dịch và TVC (Television Commercial) trong thời gian vừa qua của các “ông lớn” đều có ít nhất một MV kết hợp với các rapper đình đám.

Điển hình như ca khúc Cả ngàn lời chúc của Suboi và Rhymatics trong chiến dịch “Lời chúc hóa hành động – Lấm bẩn mang điều hay” của nhãn hàng OMO đạt 7,1 triệu lượt xem; MV Đi về nhà với sự kết hợp giữa JustaTee và Đen Vâu trong chiến dịch Tết 2021 của Honda đạt 63 triệu lượt xem chỉ sau hơn một tháng ra mắt…

Số liệu từ một cuộc khảo sát của Novaon Communication cho thấy, hơn 82,9% người nhận định rằng rap là thể loại thịnh hành của năm 2020 và chắc chắn sẽ được tiếp tục tận dụng trong năm tới.

Influencer Marketing và Livestream.

Giãn cách cách xã hội đã khiến việc xem livestream nổi lên và được ưa chuộng nhờ khả năng biến hóa nội dung và tính tương tác cao.

Có tới 69% người tham gia khảo sát của Adsota cho biết, họ xem các nội dung livestream tại nhà nhiều hơn so với thời kỳ trước đại dịch.

Chỉ trong gần nửa tháng kể từ lệnh cách ly xã hội, mọi chỉ số livestream trên Facebook Gaming đều gia tăng đáng kể. Cụ thể, tổng lượt xem tăng tới 81,37% và cán mốc 119,7 triệu lượt; lượt tiếp cận và tương tác tăng lần lượt 79,6% và 50%.

Để tạo độ phủ sóng rộng của livestream trong chiến dịch quảng cáo, bán hàng của nhãn hàng, sự hiện diện của Influencer (người có tầm ảnh hưởng) là một yếu tố không thể thiếu.

Số liệu từ 7 Saturday’s Report cho thấy, có tới 90% người mua Việt Nam tin tưởng vào các đánh giá của Influencer.

Nhờ sự đa dạng về lĩnh vực và khả năng truyền tải nội dung tài tình, Influencer Marketing đã trở thành “con cưng” của rất nhiều ngành hàng, điển hình là tiêu dùng nhanh (FMCG – Fast Moving Consumer Goods), công nghệ, làm đẹp, thương mại điện tử…

Bên cạnh đó, sự đa dạng về mức chi phí cũng khiến Influencer trở thành lựa chọn phù hợp với rất nhiều quy mô doanh nghiệp và mục đích.

Cũng theo 7 Saturday’s Report, chi phí cho các Influencer ở Việt Nam dao động từ 500.000-1,5 triệu đồng đối với Nano Influencer và lên đến 45-100 triệu đồng đối với Mega Influencer.

Liên tục đổi mới và sáng tạo trong R&D.

Năm vừa qua, nền kinh tế Việt Nam đã chứng kiến sự chuyển đổi mô hình kinh doanh của rất nhiều DN nhằm phục vụ nhu cầu thị trường trong và sau thời kỳ giãn cách.

Họ đã nhanh chóng nhận ra cơ hội lớn khi chuyển đổi lên từ bộ máy kinh doanh đến các sản phẩm, dịch vụ lên nền tảng kỹ thuật số, chẳng hạn như VNPT với các dịch vụ VNPT e-learning, VNPT meeting, VNPT e-Payment, hay FPT Shop với ưu đãi cung cấp các khóa học trực tuyến miễn phí cho khách hàng mua các sản phẩm máy tính.

Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều sản phẩm, dịch vụ mới ra đời giải quyết những vấn đề do Covid-19 gây ra như “ATM gạo”, các sản phẩm giải cứu nông sản như bánh mì thanh long, pizza thanh long, burger thanh long… và đã nhận được sự quan tâm và tin tưởng từ cộng đồng người tiêu dùng.

Nói chung, sự mới mẻ và tính giải pháp xã hội mà sản phẩm mang lại sẽ tạo ra hiệu quả truyền thông tích cực cho DN, góp phần xây dựng thương hiệu.

Song các DN cần lưu ý sản phẩm, dịch vụ không nên được hình thành trên ý muốn chủ quan của DN mà phải dựa vào phản hồi từ chính khách hàng.

Đó là lý do vì sao quá trình R&D (nghiên cứu và phát triển) vô cùng quan trọng.

Ngoài ra, quá trình này nên được lên kế hoạch kỹ lưỡng với chi phí hợp lý bởi việc sản xuất và thử sản phẩm chắc chắn sẽ tốn một khoảng thời gian và nguồn lực nhất định, đặc biệt là đối với các DN nghiệp vừa và nhỏ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

05 cách sử dụng LinkedIn để ‘nạp năng lượng’ cho doanh nghiệp

LinkedIn chắc chắn phải là một phần trong hỗn hợp marketing truyền thông xã hội của doanh nghiệp bạn. Khám phá ngay 05 cách sử dụng LinkedIn cho công việc kinh doanh của bạn ngay bây giờ.

LinkedIn mang đến cơ hội quý giá để kết nối với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, những người ra quyết định và những người có thu nhập cao.

LinkedIn chắc chắn phải là một phần trong hỗn hợp marketing truyền thông xã hội của doanh nghiệp bạn. Khám phá 05 cách sử dụng LinkedIn cho công việc kinh doanh.

1. Sử dụng LinkedIn như một công cụ để kết nối

LinkedIn là một công cụ kết nối tuyệt vời. Để tận dụng hết khả năng kết nối của LinkedIn, bạn cần thực hiện ba điều:

  • Kết nối với mọi người
  • Xây dựng hồ sơ ‘All Star’
  • Tương tác với những người khác

Kết nối với mọi người

Kết nối với đồng nghiệp và bạn bè mà bạn biết, ngay cả với những người khác mà bạn không biết. Không có giới hạn cho những người bạn nên kết nối với.

Theo dõi blog của ai đó? Kết nối với họ trên LinkedIn. Bạn có một công ty mơ ước mà bạn muốn làm việc? Bắt đầu kết nối và tương tác với những người từ công ty đó.

Tìm kiếm cơ hội việc làm mới hoặc muốn tạo khách hàng tiềm năng? Chấp nhận bất kỳ và tất cả các yêu cầu kết nối mới.

Đặt hồ sơ của bạn ở chế độ công khai và luôn sẵn sàng kết nối – bạn không bao giờ biết được mạng LinkedIn của mình sẽ tạo ra những cơ hội nào đâu.

Xây dựng một hồ sơ ‘All-Star’ và Trang doanh nghiệp

Chỉ kết nối thôi là chưa đủ. Bạn cũng nên đầu tư thời gian vào việc xây dựng hồ sơ cá nhân và / hoặc trang doanh nghiệp của mình. Thực tế, điều đó có nghĩa là:

  • Viết phần giới thiệu ngắn gọn, không dùng biệt ngữ để phân biệt bạn hoặc doanh nghiệp của bạn.
  • Sử dụng ảnh chụp chính xác trông chuyên nghiệp cho ảnh hồ sơ cá nhân của bạn và biểu trưng dễ đọc cho trang doanh nghiệp của bạn.
  • Nếu bạn sử dụng ảnh tiêu đề, hãy giữ cho nó có kích thước phù hợp và hình ảnh ‘sạch sẽ’.
  • Điền vào mọi trường thích hợp.
  • Đính kèm phương tiện, bao gồm các bài đăng trên blog, video, đồ họa thông tin, v.v.

Xây dựng một hồ sơ đầy sức mạnh giúp người đọc hiểu rõ bạn là ai, đầy đủ thông tin liên hệ và các bước tiếp theo, chẳng hạn như dẫn người đọc đến trang web của bạn.

Tương tác với nội dung của người khác

Chỉ sử dụng LinkedIn làm nền tảng để xuất bản nội dung là chưa đủ – điều cần thiết là phải tương tác với những người khác và xây dựng các kết nối có ý nghĩa nếu bạn muốn tận dụng tối đa tiềm năng mạng của LinkedIn.

Ngoài việc chia sẻ nội dung của riêng bạn, hãy cẩn thận nhận xét về nội dung của người khác. Khi bạn đăng nội dung của riêng mình, hãy đảm bảo trả lời các nhận xét.

2. Sử dụng LinkedIn như một nền tảng để xuất bản

LinkedIn là một nguồn tài nguyên tuyệt vời cho những người sáng tạo nội dung.

Bạn không chỉ có thể đăng các cập nhật trạng thái và liên kết trở lại nội dung trên trang web của mình, bạn còn có thể sử dụng LinkedIn làm nền tảng xuất bản gốc và tạo nội dung độc quyền cho đối tượng LinkedIn của mình.

LinkedIn là mạng truyền thông xã hội duy nhất mà bạn có thể sử dụng làm nền tảng xuất bản cho các bài báo.

Bạn có thể tự hỏi: tại sao lại xuất bản trên LinkedIn thay vì xuất bản trực tiếp lên blog hoặc trang web của tôi?

Một câu hỏi khá hay. Xuất bản một bài báo trên LinkedIn là về việc thúc đẩy tương tác xã hội trên LinkedIn và tạo nhận thức về thương hiệu, thay vì hướng lưu lượng truy cập đến trang web của bạn một cách cụ thể.

Bất cứ khi nào bạn xuất bản một bài báo trên LinkedIn, tất cả các kết nối của bạn đều được thông báo – đó là một lợi thế lớn. Cũng cần xem xét điều này: 45% người đọc bài viết trên LinkedIn ở các vị trí cấp cao (quản lý, VP, giám đốc, C-suite).

3. Sử dụng LinkedIn để quản trị danh tiếng của doanh nghiệp hay thương hiệu

Quy tắc đầu tiên của quản lý danh tiếng trực tuyến là có quyền kiểm soát tất cả các kết quả xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm đầu tiên của Google khi ai đó tìm kiếm tên doanh nghiệp của bạn.

Rõ ràng là bạn muốn nội dung từ trang web của mình được xếp hạng, nhưng đây cũng là phương pháp hay nhất để xác nhận tất cả các hồ sơ xã hội mà bạn có thể mang tên doanh nghiệp của mình – ngay cả khi bạn không có kế hoạch hoạt động tích cực trên chúng.

Điều này là do các hồ sơ trên mạng xã hội, bao gồm cả hồ sơ LinkedIn, hầu như luôn hiển thị trên trang đầu tiên của kết quả công cụ tìm kiếm cho tên của một doanh nghiệp (hoặc cá nhân).

Để đạt được điều đó, hãy đảm bảo bạn tạo một trang kinh doanh cho công ty của bạn, nếu chỉ để xác nhận vị trí có giá trị đó trên SERP. Bạn càng thu thập được nhiều vị trí trên SERP thì càng tốt.

4. Sử dụng LinkedIn để tăng khách hàng tiềm năng

Cho dù doanh nghiệp của bạn là B2B hay B2C, bạn có thể tạo khách hàng tiềm năng và thúc đẩy chuyển đổi trên LinkedIn.

Hãy xem xét những điều sau:

  • Người dùng LinkedIn có sức mua: 44% kiếm được hơn 75.000 USD trong một năm. Nếu bạn có một sản phẩm để bán, bạn sẽ tìm thấy những người có thể mua trên LinkedIn.
  • Bạn có thể tìm khách hàng mới qua LinkedIn: 40 triệu người dùng LinkedIn đang ở các vị trí ra quyết định và do đó có quyền thuê Agency của bạn, cấp phép phần mềm của bạn hoặc đặt hàng sản phẩm của bạn trên toàn công ty.
  • Bạn có thể hình thành quan hệ đối tác chiến lược: 61 triệu người dùng LinkedIn được coi là những người có ảnh hưởng cấp cao. Tất nhiên, bạn có thể thực hiện điều này một cách tự nhiên.

5. Sử dụng LinkedIn để tìm kiếm nhân tài

LinkedIn cung cấp các gói đăng ký cao cấp giúp bạn dễ dàng tìm kiếm nhân tài.

Với gói Recruiter Lite, bạn có thể:

  • Đăng tin tuyển dụng.
  • Gửi 30 tin nhắn LinkedIn trực tiếp đến nhân tài mà bạn quan tâm.
  • Sử dụng các tùy chọn tìm kiếm nâng cao để tìm chính xác những gì bạn đang tìm kiếm.
  • Sắp xếp và quản lý nhóm ứng viên của bạn.
  • Dễ dàng theo dõi các ứng viên và các vai trò mở.

Recruiter Lite có thể là một giải pháp tuyệt vời nếu bạn mới bắt đầu mở rộng quy mô kinh doanh và chưa có người quản lý tuyển dụng hoặc bộ phận nhân sự.

Ngay cả khi bạn có một người quản lý tuyển dụng, Recruiter Lite có thể là một công cụ hữu ích để giúp họ kiểm tra ứng viên. Nó cũng có thể tiết kiệm hàng ngàn USD nếu bạn hiện đang sử dụng một Agency tuyển dụng để giúp đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Đan Linh | MarketingTrips