Với tư cách là người làm marketing nói chung và digital marketing nói riêng, việc đánh giá và đo lường hiệu quả marketing (Marketing KPI) là nền tảng để tối ưu hoá chiến dịch, đạt được mục tiêu kinh doanh và đảm bảo tăng trưởng bền vững trong dài hạn. Hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu các chỉ số quan trọng nhất cần theo dõi khi tiến hành đo lường hiệu quả của Marketing trong bài viết này.
Về tổng thể, trở thành một Digital Marketer đòi hỏi bạn phải đưa ra nhiều các quyết định một nhanh chóng và phần lớn trong số đó là dựa trên các chỉ số đo lường và đánh giá cụ thể. Khi các nền tảng và kênh trực tuyến không ngừng phát triển, người làm marketing nói chung phải đảm bảo mình luôn cập nhật các xu hướng thị trường và hành vi mới của người tiêu dùng, theo dõi và đánh giá các chỉ số quan trọng và hơn thế nữa.
Quá trình phân tích các nỗ lực và ưu tiên dữ liệu đòi hỏi marketer cũng phải tập trung vào các chỉ số hiệu suất chính có thể đánh giá và đo lường đúng hiệu quả của marketing (Marketing KPI) — nó chính là các thước đo có thể định lượng được giúp đánh giá xem liệu các chiến dịch marketing của thương hiệu có đáp ứng được mục tiêu chung của marketing và kinh doanh hay không.
Đo lường hiệu quả Marketing là làm gì?
Đo lường hiệu quả Marketing là quá trình xác định các KPI cho Marketing, nó chính là các chỉ số được sử dụng để theo dõi và đánh giá sức ảnh hưởng của các hoạt động riêng lẻ tới mục tiêu marketing chung và của marketing tới mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Marketing KPI (Marketing Key Performance Indicator) là các chỉ số hiệu suất chính được sử dụng để đo lường và đánh giá mức độ hiệu quả của các chiến lược, kế hoạch hay các chiến dịch marketing.
Thay vì đánh giá hiệu suất một cách chủ quan, người làm marketing dựa trên các chỉ số hiệu suất có thể định lượng được xác định một chiến dịch marketing nào là có hiệu quả và chiến dịch nào thì không.
Dưới đây là phần phân tích lý do tại sao việc xác định KPI cho Marketing lại quan trọng và cách đo lường các chỉ số hiệu suất chính trong một chiến dịch Marketing.
Tại sao việc xác định đúng các KPI đo lường hiệu quả Marketing lại quan trọng?
KPI rất quan trọng đối với các bản kế hoạch hay chiến lược marketing nói chung và digital marketing nói riêng vì chúng phản ánh tính hiệu quả của các hoạt động cụ thể. Bằng cách đặt ra các KPI rõ ràng, có thể định lượng được, marketer có thể đánh giá mức độ hoàn thành hướng tới các mục tiêu marketing cụ thể đã được đặt ra.
Tuy nhiên, khi nói đến việc xác định KPI cho Marketing hay đánh giá mức độ hiệu quả của marketing, chỉ đo lường kết quả cuối cùng là chưa đủ. Thay vào đó, người làm marketing và doanh nghiệp cũng cần phải theo dõi các số liệu trung gian để thấu hiểu nhiều hơn về người tiêu dùng, những rào cản hay khó khăn họ đang đối mặt và hơn thế nữa. Càng có nhiều sự hiểu biết sâu sắc (Insights) về người tiêu dùng, thương hiệu hay người làm marketing càng có nhiều cơ hội để kết nối với họ.
Liên quan đến quá trình theo dõi và đo lường các điểm chạm của người tiêu dùng với thương hiệu, có một khái niệm mà bất cứ marketer nào cũng phải biết đó là phễu marketing (hay còn được gọi là phễu chuyển đổi – Conversion Funnel).
Khái niệm phễu marketing đề cập đến các giai đoạn trong hành khách hàng, từ giai đoạn nhận thức về thương hiệu, đến quyết định mua hàng.
Nhận thức về thương hiệu: Giới thiệu đến khách hàng tiềm năng các sản phẩm và dịch vụ có thể giúp giải quyết các vấn đề hay nỗi đau mà họ đang gặp phải.
Cân nhắc mua hàng: Khiến sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu trở thành sự lựa chọn tối ưu nhất cho khách hàng.
Ra quyết định mua hàng: Sử dụng các chiến dịch quảng cáo và marketing tác động đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng.
Trong từng giai đoạn khác nhau, Marketing KPI sẽ được xác định theo những cách khác nhau. Trong giai đoạn nhận thức, các KPI quan trọng của Marketing có thể là lưu lượng truy cập trang web (web traffic), số lần hiển thị (Impressions) hay mức độ tương tác (Engagement), ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn này là tối đa hoá mức độ tiếp cận khách hàng tiềm năng.
Đối với giai đoạn xem xét hay cân nhắc, các số liệu như thời gian trên trang, lượt bình luận hay thậm chí là lượt đăng ký tư vấn sẽ là chìa khoá chính.
Trong giai đoạn quyết định, trọng tâm chính của Marketing KPI là tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu bán hàng.
Bằng cách liên tục theo dõi và phân tích các chỉ số KPI của Marketing, marketer có thể đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu, tối ưu hóa chiến lược của mình và đạt được nhiều kết quả thành công hơn.
Dưới đây là các chỉ số KPI chính để đo lường mức độ thành công của các chiến dịch marketing nói chung và digital marketing nói riêng.
7 chỉ số KPI của Marketing thương hiệu có thể sử dụng để theo dõi và đo lường mức độ hiệu quả của Marketing.
1. Số lần hiển thị (Impressions).
Số lần hiển thị là chỉ số quan trọng đầu tiên cần nói đến khi đo lường hiệu quả Marketing.
Số lần hiển thị là khái niệm đề cấp đến số lần quảng cáo hoặc nội dung của thương hiệu được hiển thị hoặc được xem — bất kể nó có được người xem nhấp chuột vào hay tương tác sâu hơn hay không. Mặc dù KPI này không phản ánh số lượng khách hàng tương tác với nội dung của thương hiệu nhưng nó giúp nâng cao nhận thức về thương hiệu. Chỉ số KPI của Marketing này theo đó vô cùng quan trọng với các thương hiệu mới trên thị trường.
Số lần hiển thị trong nhiều trường hợp cũng được sử dụng thay thế bởi chỉ số tiếp cận (Reach). Sự khác biệt lớn nhất giữa số lần hiển thị và tiếp cận đó là, trong khi số lần hiển thị theo dõi số lần người dùng xem nội dung hoặc số lần nội dung được hiển thị, phạm vi tiếp cận chỉ đo lường số lượng người xem duy nhất xem các nội dung đó.
Ví dụ nếu nội dung được hiển thị 2 lần cho 1 người dùng thì chỉ số hiển thị là 2 trong khi lượng tiếp cận chỉ là 1.
Hầu hết các nền tảng quảng cáo như Facebook hay TikTokđều tách biệt rõ số liệu hiển thị và tiếp cận này.
2. Xếp hạng công cụ tìm kiếm (Search Ranking).
Là một phần của hoạt động SEO và SEM, mục tiêu của thương hiệu là có được thứ hạng cao hơn trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs).
Để đảm bảo thương hiệu tiếp cận được lượng lớn khách hàng mục tiêu, website của thương hiệu cần xuất hiện ở những trang đầu trong kết quả của công cụ tìm kiếm. Thứ hạng của các đối tượng mục tiêu
Từ các công cụ miễn phí như Google Analytics, Google Search Console đến các công cụ có trả phí khác như Ahrefs hay Semrush đều cung cấp các dữ liệu về chỉ số Marketing KPI này.
Việc theo dõi các số liệu này có thể giúp marketer hiểu hiệu suất của chiến lược SEO và mọi điều chỉnh cần thiết, chẳng hạn như cải thiện tốc độ tải trang hoặc xây dựng các nội dung phù hợp với đối tượng mục tiêu.
3. Tỷ lệ nhấp chuột (CTR) cũng là một chỉ số quan trọng giúp đo lường hiệu quả Marketing.
Tỷ lệ nhấp (CTR) là Marketing KPI quan trọng để đánh giá các chiến dịch quảng cáo trực tuyến và hiệu quả SEO. CTR được tính toán bằng cách chia số lần nhấp mà quảng cáo hoặc liên kết nhận được cho số lần hiển thị theo tỷ lệ 100%.
Để đo lường và phân tích chỉ số CTR, marketer có thể sử dụng các công cụ Digital Marketing như Google Analytics hoặc các công cụ có sẵn từ trình quản lý quảng cáo của các nền tảng quảng cáo.
Tuy vào từng ngành nghề khác mà chỉ số CTR cũng cao thấp khác nhau (bên cạnh ảnh hưởng từ các tham số khác như nội dung hay mức độ sáng tạo của quảng cáo). CTR trung bình là khoảng 6,6% cho mảng tìm kiếm và 0,6% cho các nền tảng hiển thị khác.
Cách tốt nhất để xác định chỉ số CTR mục tiêu của thương hiệu là phân tích benchmark của ngành, dữ liệu lịch sử, mục tiêu chiến dịch cũng như các nền tảng cụ thể.
4. Giá mỗi lần nhấp chuột (CPC).
Về tổng thể, Marketing KPI không chỉ đo lường mức độ tương tác với khách hàng tiềm năng; chúng cũng có thể chỉ ra những thay đổi mà marketer nên thực hiện đối với chiến lược marketing của mình.
CPC mô tả số tiền mà nhà quảng cáo hay doanh nghiệp phải trả cho nền tảng quảng cáo khi có ai đó nhấp chuột vào nội dung quảng cáp.
Cách tính chỉ số CPC rất đơn giản, chỉ cần lấy tổng số tiền đã chi tiêu chia cho số lần nhấp chuột có được. Ví dụ: nếu bạn chi 100 USD cho quảng cáo của mình và nhận được 50 lần nhấp chuột thì CPC sẽ là 2 USD.
Trong khi đối với một số thương hiệu, CPC cao hoặc thấp rất quan trọng, đối với không ít các thương hiệu khác, chỉ số này không quan trọng bằng việc họ đã nhận được gì từ các lần nhấp chuột đó (xét về mục tiêu kinh doanh).
5. Tỷ lệ chuyển đổi (CR).
Một trong những KPI quan trọng nhất của Marketing ở giai đoạn cân nhắc và mua hàng đó là tỷ lệ chuyển đổi — chính là tỷ lệ phần trăm người dùng (đối tượng mục tiêu) trở thành khách hàng tiềm năng (Lead) hoặc khách hàng (đã mua hàng) từ lượng người dùng tương tác (truy cập) với các nền tảng hay quảng cáo của thương hiệu.
CTR được tính toán bằng cách chia số chuyển đổi có được cho (thường là tổng số người dùng truy cập vào website) rồi nhân với 100. Ví dụ: nếu website nhận được 1.000 khách truy cập và 50 người trong số này hoàn tất mua hàng thì tỷ lệ chuyển đổi là 5%.
Với hầu hết các thương hiệu nhỏ, khi doanh số thường được phân bổ trực tiếp vào các chiến dịch, việc theo dõi tỷ lệ chuyển đổi là vô cùng quan trọng. Ngược lại, với các thương hiệu lớn, mức độ tiếp cận và tương tác lại được coi trọng hơn.
6. Chi phí thu hút khách hàng mới (CAC) cũng cần là một trong các chỉ số cần theo dõi khi đo lường hiệu quả Marketing.
Với tư cách là người làm marketing, bạn có thể đã nghe câu nói này “Để có được một khách hàng mới thương hiệu phải tiêu tốn một khoản chi phí lớn hơn nhiều so với việc giữ chân một khách hàng hiện có”.
Chi phí thu hút khách hàng mới (CAC) là một Marketing KPI tính toán tổng chi phí phát sinh (từ quảng cáo đến bán hàng) để có được một khách hàng mới. CAC được tính toán bằng cách chia tổng tất cả chi phí tiếp thị và bán hàng trong một khoảng thời gian cụ thể cho số lượng khách hàng mới có được trong khoảng thời gian đó.
Theo dõi chỉ số CAC giúp marketer đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu để tối ưu hóa nỗ lực marketing và phân bổ ngân sách vào những hoạt động thực sự phù hợp.
7. Lợi tức đầu tư (ROI).
Lợi tức đầu tư hay tỷ suất lợi nhuận đầu tư là một KPI của Marketing có thể cung cấp những góc nhìn sâu sắc và quan trọng hơn về kết quả thực tế của các hoạt động marketing tới doanh nghiệp.
Trong khi các số liệu định hướng chi phí khác tập trung vào các giai đoạn trước đó thì ROI tổng hợp thông tin liên quan đến lợi nhuận thành một số liệu duy nhất để đánh giá hiệu suất (cuối cùng).
ROI được tính đơn giản bằng cách lấy tổng doanh thu có được trừ đi chi phí của marketing. Ví dụ: nếu chiến dịch marketing có chi phí 1.000 USD và tạo ra doanh thu 3.000 USD thì ROI sẽ là 200%.
Bằng cách phân tích ROI của các hoạt động marketing, marketer có thể xác định các chiến thuật giúp mang lại lợi nhuận cao nhất, phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn và đưa ra các quyết định nhằm tối đa hóa tốt hơn ngân sách.
Hãy bắt đầu đo lường mức độ thành công của các chiến dịch Marketing thông qua các chỉ số KPI quan trọng ngay từ bây giờ.
Trong khi việc đo lường hiệu quả marketing có thể không hề đơn giản. Với các công cụ và số liệu phù hợp, người làm marketing có thể xác định các khía cạnh cụ thể cần sửa đổi và tối ưu nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng, những mục tiêu thực sự có tác động đến doanh nghiệp.
Hy vọng với các kiến thức cơ bản nói trên về “Marketing KPI” hay cách đo lường hiệu quả Marketing thông qua các chỉ số cụ thể, bạn giờ đây có nhiều cách hơn để theo dõi và đo lường hiệu quả cho doanh nghiệp của mình.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nền tảng quảng cáo của Microsoft (Microsoft Advertising) mới đây đã chia sẻ một số cách mà Digital Marketer có thể tận dụng để tối ưu hoá chiến lược Digital Marketing của mình trong năm 2024 và xa hơn thế nữa.
Về tổng thể, khi sự phát triển nhanh chóng của các yếu tố công nghệ đang làm thay đổi cách người dùng tiếp cận và tương tác với thương hiệu, bối cảnh làm tiếp thị kỹ thuật số hay Digital Marketing cũng đang trải qua quá trình thay đổi tương ứng.
Bối cảnh mới đòi hỏi những người làm marketing nói chung và digital marketing nói riêng cần một cách tiếp cận phức tạp và thành thạo hơn về mặt công nghệ. Làm chủ thế giới digital marketing ngày nay có nghĩa là marketer phải tận dụng được sức mạnh của các công nghệ tiên tiến như AI tổng quát (Generative AI), thử nghiệm nhiều định dạng quảng cáo đa dạng cùng với đó là các phương pháp thực hành bền vững và hơn thế nữa.
Để giúp người làm digital marketing có nhiều cách hơn trong việc tối ưu hoá chiến lược của mình, dưới đây là một số gợi ý rất đáng để tham khảo khi xây dựng chiến lược tiếp thị kỹ thuật số trong năm 2024.
Khai thác sức mạnh của các công cụ AI tổng quát (Generative AI).
Kể từ lúc ra đời và trở nên phổ biến nhanh chóng ngay sau đó, các công cụ ứng dụng AI tổng quát như ChatGPT hay Google Bard đã trở thành một phần không thể thiếu đối với nhiều marketer.
AI tổng quát đã tạo ra một cuộc cách mạng hóa cách người làm marketing thu hút người tiêu dùng, xây dựng ý tưởng, sáng tạo nội dung và nâng cao năng suất của chính marketer. AI tổng quát có thể hoạt động như một “đối tác” sáng tạo và “người hỗ trợ” cho mọi thứ – tất cả các công việc đơn giản hàng ngày.
Với các công cụ AI tổng quát, người làm marketing có thể dễ dàng tạo ra hình ảnh, video tương tác hay các nội dung quảng cáo hấp dẫn. Những công cụ này đã và đang trao quyền nhiều hơn cho các marketer trong việc cá nhân hoá nội dung với người tiêu dùng, tương tác xuyên suốt và nhiều hơn thế nữa.
Vào năm 2024 này và xa hơn nữa, các công cụ AI sẽ tác động ngày càng nhiều đến nhiều khía cạnh khác nhau của quảng cáo — từ xây dựng nội dung quảng cáo đến tối ưu hoá hiệu suất quảng cáo. Các nền tảng quảng cáo như Facebook, Google hay Microsoft cũng đang ngày càng ứng dụng nhiều hơn sức mạnh của AI vào nền tảng.
Tận dụng các định dạng quảng cáo đa dạng để thu hút và tương tác với khách hàng mục tiêu.
Trong thế giới làm digital marketing, khả năng xây dựng các định dạng (nội dung) quảng cáo khác nhau luôn là một trong các chìa khoá quan trọng để thúc đẩy hiệu suất quảng cáo.
Điều này đòi hỏi nhiều kiến thức và chuyên môn về nền tảng, công nghệ, thiết bị, thấu hiểu nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Với những khả năng này, các digital marketer có thể quản lý các chiến dịch quảng cáo được lập trình (Programmatic Advertising) đa kênh (omni channel) và xuyên các kênh (cross-channel) một cách hiệu quả.
Tính linh hoạt bên cạnh đó là nền tảng để khai thác những hành vi đang thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng và đảm bảo rằng các thông điệp của thương hiệu đang được chuyển đến đúng đối tượng vào đúng thời điểm và trên đúng thiết bị.
Trong khi hiếm có một giải pháp nào là hoàn hảo cho mọi thương hiệu, mục tiêu chính là xây dựng các nội dung quảng cáo hấp dẫn có khả năng thu hút sự chú ý và quan tâm của đối tượng mục tiêu.
Để làm được điều đó, các marketer cần sử dụng các định dạng quảng cáo khác nhau phù hợp với từng nhóm đối tượng mục tiêu và sở thích khác nhau.
Đối với các doanh nghiệp nhỏ, quá trình này cũng có nghĩa là họ cần tìm kiếm cho mình các đối tác hỗ trợ, các agency phù hợp với kỳ vọng, mục tiêu và ngân sách của mình.
Một chiến lược Digital Marketing tận dụng nhiều định dạng quảng cáo phù hợp sẽ không những giúp nâng cao nhận thức về thương hiệu, lưu lượng truy cập (traffic) mà còn cả doanh số bán hàng.
Trong thị trường ngày nay, người tiêu dùng ngày càng đánh giá cao những thương hiệu có ý thức xã hội thể hiện cam kết đối với các vấn đề quan trọng như môi trường, tính toàn diện và sự đa dạng.
Các hoạt động thân thiện với môi trường là nền tảng để xây dựng niềm tin vào thương hiệu, điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải sớm xây dựng các chiến lược ủng hộ các phương pháp thân thiện với môi trường, ủng hộ việc giảm lượng khí thải carbon trong các chiến dịch Marketing, hay đưa Net Zero vào mục tiêu của doanh nghiệp.
Nói đến khái niệm tiếp thị toàn diện hay Inclusive Marketing, marketer có thể gọi phương pháp này theo một tên gọi khác đó là tiếp thị có mục đích. Chiến lược liên quan đến việc xây dựng niềm tin, giá trị được chia sẻ và tính toàn diện vào mọi tương tác của khách hàng.
Từ phát triển sản phẩm đến chiến dịch quảng cáo, Inclusive Marketing là một chiến lược có khả năng mang lại kết quả tốt khi nghiên cứu của Microsoft đã chỉ ra rằng có đến 85% người tiêu dùng có nhiều khả năng chọn các thương hiệu mà họ tin tưởng và ủng hộ hơn.
Về bản chất, marketing toàn diện hay quảng cáo toàn diện sẽ được thể hiện theo 3 cách: nội dung của quảng cáo (bạn quảng cáo những gì), sự đa dạng của đối tượng mục tiêu (bạn quảng cáo cho ai) và cách bạn truyền tải thông điệp của mình (bạn quảng cáo như thế nào).
Tiếp cận người tiêu dùng theo hướng toàn diện và đa dạng không chỉ giúp thúc đẩy một hình ảnh thương hiệu tích cực mà còn thiết lập một thương hiệu dẫn đầu về marketing có đạo đức trong thời đại kỹ thuật số vốn rất cần niềm tin.
Ưu tiên tính minh bạch và thấu hiểu khách hàng dựa trên dữ liệu (Data-driven Insights).
Với sự phức tạp và phân mảnh trong hệ sinh thái quảng cáo kỹ thuật số (Digital Ads), các thương hiệu cần có khả năng hiển thị và kiểm soát nhiều hơn đối với chuỗi cung cấp quảng cáo có lập trình của mình.
Để có được sự minh bạch này, thương hiệu sẽ cần:
Kiểm tra và xác minh các đối tác và nhà cung cấp để đảm bảo rằng họ có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn và mong đợi của thương hiệu. Bằng cách áp dụng điều này vào thực tế, nhà quảng cáo có thể tránh được việc phải làm việc với những đối tác có thể khiến doanh nghiệp hoặc danh tiếng của thương hiệu gặp rủi ro.
Sử dụng các công cụ và tiêu chuẩn ví dụ như ads.txt để xác định và xác thực nguồn cung cấp (nơi thương hiệu có thể hiển thị quảng cáo).
Tối ưu hóa quy trình đặt giá thầu và mua quảng cáo bằng cách sử dụng dữ liệu và phân tích theo thời gian thực. Các hoạt động này sẽ cho phép thương hiệu cải thiện lợi tức đầu tư (ROI), tăng phạm vi tiếp cận, nâng cao trải nghiệm của khách hàng và hơn thế nữa.
Tóm lại, xây dựng chiến lược và vận hành dựa trên tính minh bạch sẽ giúp thương hiệu tạo nên sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, tạo ra những người ủng hộ trung thành cho thương hiệu, lẫn các tác động tích cực đến doanh nghiệp.
Thay đổi tư duy trong kỷ nguyên hậu cookies.
Trong bối cảnh ngành tiếp thị kỹ thuật số đang thay đổi nhanh chóng, việc ngừng sử dụng cookies của bên thứ ba đặt ra một thách thức đáng kể cho người làm marketing và doanh nghiệp.
Sự thay đổi này, cùng với các quy định về quyền riêng tư ngày càng gia tăng, đòi hỏi các thương hiệu phải có chiến lược và tư duy mới hướng tới các giải pháp có khả năng thay thế.
Các giải pháp này có thể bao gồm việc sử dụng dữ liệu của bên thứ nhất để hiểu sâu hơn về đối tượng, quảng cáo theo ngữ cảnh phù hợp với các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, sử dụng các giải pháp nhận dạng để nhận dạng người dùng đa nền tảng và khai thác các giải pháp mới nổi ví dụ như các giao dịch được quản lý (curated deals).
“Curated deals” là một thuật ngữ sử dụng để mô tả các ưu đãi hoặc giao dịch mà đã được lựa chọn và tổ chức cẩn thận để đảm bảo chất lượng và giá trị. Thông thường, những ưu đãi được tạo ra thông qua việc tập trung vào việc chọn lọc những sản phẩm hoặc dịch vụ có chất lượng tốt và giá trị hấp dẫn nhất để đưa ra cho người tiêu dùng.
Các trang web hoặc ứng dụng cung cấp curated deals thường sẽ có nhóm người làm việc chuyên nghiệp, người ta có thể gọi là “curators”, để theo dõi và chọn lọc những ưu đãi tốt nhất từ nhiều nguồn khác nhau. Điều này giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian và năng lượng khi tìm kiếm những ưu đãi chất lượng trên thị trường. Curated deals có thể xuất hiện trong nhiều lĩnh vực, từ mua sắm trực tuyến đến du lịch, ẩm thực, giáo dục, và nhiều lĩnh vực khác.
Ví dụ: thông qua các giao dịch được quản lý, marketer có thể kết hợp nhiều giải pháp để kết nối với khách hàng ở mức độ sâu hơn đồng thời tôn trọng các lựa chọn về quyền riêng tư của họ.
Các giao dịch được quản lý (lựa chọn) là giải pháp kết hợp nhiều chiến thuật nhắm mục tiêu lại (re-targeting) với nhau nhằm mục tiêu cung cấp cho người tiêu dùng những gói sản phẩm, dịch vụ hay ưu đãi phù hợp nhất.
Bằng cách thoát khỏi sự phụ thuộc vào cookies của bên thứ ba, các thương hiệu có thể thúc đẩy mối quan hệ minh bạch hơn với khách hàng bằng cách trao đổi một cách cởi mở về việc sử dụng dữ liệu, chính sách quyền riêng tư và trao đổi giá trị dựa trên các thông tin của họ.
Thông qua các chiến lược này, thương hiệu không chỉ có thể chứng minh các nỗ lực marketing của mình trong tương lai mà còn phù hợp hơn với nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng về quyền riêng tư dữ liệu và các hoạt động quảng cáo có đạo đức.
Khi cả marketer và người tiêu dùng đang điều hướng đến một bối cảnh digital marketing đang phát triển nhanh chóng, việc tập trung vào các giải pháp phù hợp sẽ đảm bảo rằng thương hiệu không chỉ có thể tồn tại được mà còn phát triển mạnh mẽ và bền vững trong kỷ nguyên mới này.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Những ngày mới của năm 2024 đã chính thức bắt đầu, trong khi việc nhìn lại những gì đã qua cũng rất trọng cho các chiến lược trong năm mới, những gì Digital Marketer cần làm ngay lúc này là chuẩn bị cho mình những chiến lược Digital Marketing có khả năng thúc đẩy thương hiệu trong năm mới.
Vào năm 2023, không chỉ đối với những người làm công nghệ, các Marketer hay Digital Marketer đang chứng kiến sự thay đổi lớn trong cách các yếu tố công nghệ như AI đang định hình lại cách người làm kinh doanh tiếp cận và tương tác với khách hàng của họ.
Khi các hành vi tương tác của khách hàng hay người tiêu dùng ngày càng thay đổi, điều quan trọng là các thương hiệu phải theo kịp các xu hướng mới nhất để có thể gặp gỡ khách hàng ở những nơi họ hoạt động nhiều nhất, đưa ra những thông điệp có sức ảnh hưởng và hơn thế nữa.
Để giải quyết vấn đề này, dưới đây là một số xu hướng chính đáng chú ý mà marketer có thể tham khảo để điều chỉnh chiến lược Digital Marketing của mình trong năm 2024.
1. Thử nghiệm với video dạng ngắn nên là chiến lược Digital Marketing đầu tiên thương hiệu nên cân nhắc vào năm 2024.
Kể từ khi được giới thiệu lần đầu và trở nên phổ biến nhanh chóng ngay sau đó, các video ngắn (short-form video) trở thành định dạng nội dung được nhiều người dùng lựa chọn, đặc biệt là đối với những thế hệ trẻ như Gen Z.
Video dạng ngắn là loại nội dung phát triển nhanh nhất trên YouTube, Instagram, Facebook và Snapchat và vẫn là phương tiện tương tác giúp mang lại sự thành công cho TikTok.
Mạng xã hội X (Twitter) cũng đang tìm cách đưa nhiều nội dung video hơn vào nguồn cấp dữ liệu của người dùng và nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vào nội dung video dạng ngắn đã có thể mang lại nhiều lợi ích đáng kể về nhận thức về thương hiệu.
Thách thức không nằm ở việc tạo ra nhiều video ngắn mà nằm ở việc tạo ra những video ngắn sáng tạo và có khả năng thu hút sự chú ý. Trong khi tuỳ thuộc vào từng nền tảng khác nhau, thương hiệu có những công cụ tiếp cận khác nhau, các công cụ như TikTok Top Ads của TikTok có thể giúp thương hiệu tìm thấy các ý tưởng và cảm hứng mới trong quá trình xây dựng nội dung.
Hơn nữa, bản thân các nền tảng này cũng đang phát triển các công cụ mới để giúp các thương hiệu xây dựng video ngắn một cách dễ dàng hơn, bao gồm các công cụ AI tổng quát có thể tạo video chỉ bằng những lời nhắc bằng văn bản.
Nếu khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp là những người trẻ, video ngắn tiếp tục hứa hẹn là định dạng nội dung có khả năng mang lại tương tác cao nhất, ít nhất là về mặt xây dựng nhận diện thương hiệu (Branding).
2. Khám phá tiềm năng của các tin nhắn (đặc biệt là tin nhắn trực tiếp).
Một trong những xu hướng đáng chú ý trên các nền tảng mạng xã hội đó là ngày càng có nhiều người dùng hơn chuyển từ các bài đăng công khai trên các nhóm công khai lớn sang các nhóm riêng tư nhỏ hơn.
Có rất nhiều lý do giải thích cho điều này, một phần vì nhiều người lo ngại về quyền riêng tư của họ, sự khác biệt trong quan điểm của họ có thể mối nguy cho nhiều tranh luận không mong muốn khác, hay nhiều dùng ngày càng cho rằng họ càng dễ đồng cảm ơn với các nhóm nhỏ có chung chí hướng hơn.
Trong khi về tổng thể, việc nhiều người dùng thích riêng tư có thể là một rào cản cho thương hiệu, khi thương hiệu khó thu thập dữ liệu và tăng mức độ tiếp cận một cách nhanh chóng, nó cũng mang lại các cơ hội cho các phương thức tiếp cận khác ví dụ như nhắn tin trực tiếp (DM).
Thương hiệu có thể sử dụng tin nhắn trực tiếp như là một kênh Digital Marketing có thể tạo ra các kết nối có giá trị và lâu dài với khách hàng của mình. Mặc dù việc được khách hàng tương tác lại không phải là điều dễ dàng, nó thường có ý nghĩa nhiều hơn về mặt kết nối so với các hình thức giao tiếp khác.
3. Xem xét các nền tảng thay thế cũng là một chiến lược Digital Marketing khác Marketer cần coi trọng trong năm 2024.
Vào năm 2023, nhiều người dùng và nhà quảng cáo đang rời bỏ mạng xã hội X (Twitter), các số liệu phân tích cũng ước tính rằng giá trị của mạng xã hội đã mất đi đến hơn 50% so với thời điểm mà nó được mua lại.
Sự sụt giảm người dùng của X không phản ánh toàn cảnh lượng người dùng của các nền tảng khác. Ngược lại, các nền tảng mới như Threads của Meta, Pinterest, Reddit, Snapchat, WhatsApp hay nền tảng của chính cựu CEO Twitter là Mastodon cũng chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể.
Mặc dù việc giữ vững các nền tảng chính có sức ảnh hưởng lớn đến thương hiệu là rất quan trọng, liên tục thử nghiệm các nền tảng mới, kênh mới cũng quan trọng không kém quyết định sự thành công của các chiến lược Digital Marketing.
Vào năm mới 2024, khi AI tiếp tục phát triển và là tiền đề cho nhiều nền tảng liên quan khác tận dụng, các Digital Marketer có thể kỳ vọng rằng sẽ chứng kiến sự phát triển của các nền tảng mới mà họ có thể đưa vào chiến lược marketing nói chung của mình.
4. Tích cực thử nghiệm các công cụ AI tổng quát.
AI hay Generative AI là một trong những từ khoá được tìm kiếm nhiều nhất vào năm 2023, và xu hướng này được kỳ vọng là sẽ tiếp tục trong năm 2024.
Kể từ khi ra đời và phát triển nhanh chóng, các chatbot AI như ChatGPT hay Google Bard đã trở thành một phần trong quá trình sáng tạo nội dung, tìm kiếm, và hơn thế nữa đối với các marketer.
Vào năm 2024, bên cạnh việc tiếp tục tìm hiểu, thử nghiệm và theo dõi các kết quả mà các mô hình AI tổng quát có thể mang lại, thương hiệu có thể mở rộng nó sang nhiều ứng dụng hơn ví dụ sử dụng AI để tạo video, âm thanh, hay các nội dung được cá nhân hoá khác.
Tuy nhiên, dù cho thương hiệu đang sử dụng công cụ nào và sử dụng cho mục đích gì, điều quan trọng nhất vẫn là tính sáng được ứng dụng cho từng công cụ. Vì khách hàng vốn là con người và chứa đựng nhiều cảm xúc, việc tận dụng quá đà các yếu tố công nghệ hay ứng dụng nó một cách khô khan và rập khuôn có thể khó mang lại tác động thực sự.
5. Tiếp tục tìm hiểu các ứng dụng công nghệ mới như AR, VR hay 3D là chiến lược Digital Marketing cuối cùng có thể thúc đẩy thương hiệu trong năm 2024.
Tương lai tiếp theo của thế giới tương tác kỹ thuật số sẽ diễn ra trong các môi trường ngày càng đa dạng, như AR, VR và metaverse.
Trong khi các khoản lỗ lớn của Meta cho Metaverse đang làm nhiều người hoài nghi về tương lai của nó, về các công nghệ được cho là tương lai của thế giới giao tiếp, nơi thế giới thực và thế giới ảo có một sự kết hợp và giao thoa lẫn nhau.
Tuy nhiên, cũng như những ngày đầu của thế giới internet hay cả sự thay đổi trong cách người dùng tương tác với các nền tảng mạng xã hội, cùng với đó là sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, một tương lai mới của thế giới internet dường như là rất thuyết phục.
Trẻ em ngày nay dành toàn bộ thời gian của mình trong các thế giới trò chơi nhập vai như Fortnite, Minecraft và Roblox, nơi chúng có thể giao lưu, tương tác, đắm chìm và hơn thế nữa. Điều này góp phần chỉ ra tương lai của các xu hướng tương tác rộng hơn, cuối cùng cũng sẽ bao gồm cả tương tác chuyên nghiệp.
Với suy nghĩ này, các doanh nghiệp cũng nên dành nhiều thời gian hơn để tìm hiểu các công cụ công nghệ mới, những thứ có thể làm thay đổi cách người tiêu dùng tương tác với thương hiệu, thứ mà cuối cùng sẽ quyết định đâu là thương hiệu mà họ chọn để kết nối.
Các công cụ dựa trên AI tổng quát bên cạnh đó cũng có thể giúp đơn giản hóa quá trình sáng tạo và tương tác cá nhân hoá với khách hàng nhiều hơn.
Trên đây là một số gợi ý về các xu hướng có thể tác động đến cách doanh nghiệp xây dựng chiến lược Digital Marketing của mình trong năm 2024. Hy vọng với những lời khuyên này, người làm marketing sẽ có nhiều cách hơn để tối ưu hoá chiến lược, thúc đẩy hiệu suất và nhiều hơn thế nữa cho doanh nghiệp.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Kantar vừa công bố báo cáo Marketing Trends 2024, nêu bật các xu hướng Marketing nói chung và Digital Marketing nói riêng được dự báo là sẽ phát triển mạnh trong năm 2024 và xa hơn thế nữa. Hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu chi tiết các xu hướng Digital Marketing 2024 trong bài viết này.
Mới đây, Kantar đã công bố báo cáo “Marketing Trends 2024” làm nổi bật các xu hướng Marketing nói chung và Digital Marketing nói riêng được dự báo là sẽ phát triển mạnh mẽ trong năm 2024 và xa hơn thế nữa.
Bằng cách xem xét nhiều các xu hướng vĩ mô và vi mô khác nhau, người làm marketing nên coi đây là một phần quan trọng trong hành trình phát triển thương hiệu và cách chúng liên quan đếm mục tiêu riêng của doanh nghiệp.
Từ những yêu cầu cần hiểu biết sâu sắc về hành vi người tiêu dùng, đến tận dụng yếu tố dữ liệu và cả ứng dụng AI vào hoạt động marketing, dưới đây là các xu hướng làm Marketing chính mà Digital Marketer cần biết.
1. Sự bùng nổ của việc ứng dụng AI vào các hoạt động Digital Marketing sẽ là xu hướng đầu tiên trong năm 2024.
Theo Kantar’s Media Reactions 2023, có đến 67% marketer cảm thấy tích cực về khả năng của Gen AI (Generative AI). Sự lạc quan này cho thấy việc áp dụng công nghệ mới sẽ trở nên nhanh chóng và thú vị hơn trong năm mới.
Ngành Marketing nói chung và Digital Marketing nói riêng đang khám phá các cơ hội sử dụng Gen AI để thúc đẩy hiệu quả trong việc xây dựng và phát triển các chiến dịch được cá nhân hoá trên quy mô lớn.
Vào năm 2023, nhiều người làm marketing và cả Agency đã bắt đầu thử nghiệm Gen AI bằng cách tạo ra nhiều nội dung trực quan hơn để mang lại nhiều lợi ích và tương tác hơn, đồng thời truyền nhiều động lực mới hơn vào giai đoạn lên ý tưởng cũng như hỗ trợ xây dựng chiến lược.
Vào năm 2024, khi AI được ứng dụng rộng rãi hơn, hiệu quả và sáng tạo hơn, sự cạnh tranh về chất lượng của nội dung sẽ còn gay gắt hơn nữa. Trong bối cảnh này, trong khi người làm marketing cần hiểu rõ tính hiệu quả của các nội dung sáng tạo và các doanh nghiệp có được cách đo lường phù hợp với mục tiêu chung sẽ có thể phát triển nhanh hơn.
2. Yếu tố văn hóa được đặt lên hàng đầu.
Nhờ vào sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội cùng với đó là nhiều nhu cầu mới của người tiêu dùng, ngày càng có nhiều nhóm người tiêu dùng hơn quan tâm đến các yếu tố ngoài những thành phần cơ bản như giá cả hay lợi ích của sản phẩm, văn hoá chính là một trong số đó.
Nhiều thương hiệu đã gặt hái được rất nhiều thành công khi sử dụng yếu tố văn hoá để kết nối với người tiêu dùng bằng những ngôn ngữ dễ tiếp cận về tính cách, thời trang, âm nhạc, biệt ngữ, chuẩn mực hay cả khát vọng. Thành công sẽ đến khi các hoạt động marketing cũng phù hợp với văn hóa và ngược lại.
Dữ liệu của Kantar cho thấy gần 2/3 số người đồng ý rằng họ muốn những thương hiệu “phù hợp” với giá trị cá nhân của họ.
Trên phạm vi toàn cầu, 80% nói rằng họ “nỗ lực” mua hàng từ các thương hiệu hay doanh nghiệp ủng hộ những mục đích quan trọng đối với họ. Tuy nhiên, không phải lúc nào người tiêu dùng cũng làm theo những gì họ nói.
Điều này được gọi là khoảng cách giá trị giữa giá trị và hành động khi mua hàng. Nhưng mua hàng không phải là cách duy nhất người tiêu dùng thể hiện sở thích văn hóa của họ.
Người tiêu dùng ngày càng ít hành động hơn khi các thương hiệu không còn phù hợp với văn hóa của họ (và thậm chí là cộng đồng của họ).
Vào năm 2024, các chiến lược marketing của doanh nghiệp không chỉ cần có giá bán hay kênh triển khai mà còn cả cách khai thác yếu tố văn hoá và lồng ghép nó vào các chiến dịch cụ thể.
3. Doanh nghiệp đối mặt với nhiều rủi ro về kiểm soát thương hiệu.
Trong bối cảnh khi các nền tảng mạng xã hội trở thành tụ điểm giao tiếp chính giữa thương hiệu với người tiêu dùng và người tiêu dùng ngày càng có nhiều quyền lực hơn đối với các ý kiến của họ, các thương hiệu đang đối mặt với nhiều rủi ro hơn khi họ có ít quyền kiểm soát “đám đông” hơn.
Theo dữ liệu phân tích, nội dung của người ảnh hưởng là kênh quảng cáo trực tuyến ưa thích nhất của người tiêu dùng (Media Reactions 2023). Một nửa số marketers trên toàn cầu cho biết họ đã đầu tư vào nội dung của người có ảnh hưởng vào năm 2023 và 59% cho biết họ sẽ tiếp tục tăng chi tiêu trong năm 2024.
Ở một khía cạnh khác, marketer cần học cách phản ứng với những luồng thảo luận khác nhau trên mạng xã hội, những thương hiệu sẵn sàng lên tiếng theo cách phù hợp với tôn chỉ hoạt động của họ và đứng lên vì những gì họ tin tưởng, người tiêu dùng sẽ có nhiều cách hơn để tin tưởng thương hiệu.
4. Tập trung vào sự chú ý và yếu tố cảm xúc cũng là xu hướng làm Digital Marketing quan trọng trong năm 2024.
Dù mục tiêu của các chiến dịch Marketing của doanh nghiệp là gì, nhiều marketer thừa nhận rằng sự chú ý (Attention) là chỉ số quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến ROI.
Theo Kantar Media Reactions 2023, có đến 62% marketer sử dụng lượt xem để đo lường mức độ hiệu quả của các chiến dịch, ít nhất là để hiểu được cách quảng cáo hoạt động sau khi ra mắt.
Tuy nhiên, nhờ vào công nghệ, một xu hướng đo lường mới đang được hình thành và nhanh chóng phát triển đó là kỹ thuật theo dõi qua mắt và khuôn mặt (facial coding và eyetracking). Marketer có thể có được một cấp độ am hiểu sâu hơn về cảm xúc của khách hàng của họ trước các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
Vào năm 2024, nhiều thương hiệu hơn sẽ bắt đầu sử dụng kỹ thuật quan sát trực quan thay vì chỉ đơn giản là đo lường sự chú ý hay lượt xem đơn thuần.
5. Marketer cần tập trung vào các thước đo thành công toàn diện.
Nhiều doanh nghiệp ngày nay ngày càng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tạo ra giá trị lâu dài, tính toàn diện, cộng đồng tích cực và tác động đến môi trường.
Theo báo cáo Tiếp thị bền vững năm 2030 của WFA và Kantar, sự hiện diện của các số liệu về tính bền vững trong báo cáo hiệu quả doanh nghiệp đang ngày càng gia tăng. Vào năm 2023, 42% doanh nghiệp kết hợp các số liệu này trong báo cáo, so với chỉ 26% vào năm 2021.
Vào năm 2024, khi có nhiều doanh nghiệp hơn đưa tính bền vững vào các hoạt động marketing, con số này sẽ tăng lên 62%.
Các thương hiệu hay doanh nghiệp giờ đây không chỉ cần nói về lợi nhuận hay lợi ích của sản phẩm, các biện pháp truyền thông toàn diện và PR có chiến lược để nuôi dưỡng niềm tin của khách hàng và cộng đồng cũng quan trọng không kém.
Điều này cũng liên quan đến việc doanh nghiệp phải cân bằng giữa việc phát triển thương hiệu dài hạn với marketing sản phẩm và các số liệu ngắn hạn.
Theo dữ liệu từ Kantar BrandZ, người tiêu dùng ngày càng tìm kiếm các doanh nghiệp có đóng góp tích cực vào các giải pháp môi trường và xã hội, do đó, việc cân bằng giữa lợi nhuận, môi trường và con người không còn là một lựa chọn mà là một chiến lược kinh doanh đáng theo đuổi.
6. Đổi mới để thúc đẩy tăng trưởng thương hiệu bền vững là xu hướng ưu tiên tiếp theo trong các hoạt động Marketing nói chung và Digital Marketing nói riêng.
Theo dữ liệu từ BrandZ 2023 của Kantar, những thương hiệu được coi là đổi mới có khả năng tăng trưởng gấp 3 lần so với những thương hiệu không đổi mới.
Theo Worldpanel của Kantar, tại Anh, số lượng sản phẩm mới ra mắt đang ở mức thấp nhất trong một thập kỷ. Sự đổi mới nếu có hiện cũng chỉ diễn ra ở cấp độ rất nhỏ.
May mắn là, ngày càng có nhiều người làm marketing nhận ra được sự cấp thiết của việc đổi mới, đặc biệt là đổi mới bền vững. Hơn một nửa marketer đồng ý rằng họ cần đổi mới để có được nhiều lợi thế cạnh tranh hơn trên thị trường (Kantar marketing bền vững 2030).
Nếu xem đổi mới là chiến lược quan trọng, dưới đây là 5 dấu hiệu nhận biết một doanh nghiệp đang theo đuổi chiến lược này:
Xây dựng sự đổi mới dựa trên nền tảng thương hiệu vững chắc.
Định hình tương lai cho các danh mục sản phẩm.
Dẫn đầu về tính bền vững.
Liên tục thử nghiệm và học hỏi.
Đổi mới, đặc biệt là đổi mới triệt để, nên và sẽ là xu hướng vào năm 2024 nếu thương hiệu muốn tìm ra con đường tốt nhất để tăng trưởng bền vững.
7. Các thương hiệu đứng trước thách thức phải đột phá.
Ngành FMCG nói chung đã trải qua một sự thay đổi lớn trong những năm gần đây, khi các thương hiệu mới và nhỏ đã có thể vượt xa nhiều thương hiệu lớn. Dữ liệu của Kantar Worldpanel 2023 cho thấy các thương hiệu có tỷ lệ thâm nhập dưới 10% đang ngày càng có chỗ đứng tốt hơn trên toàn cầu.
Dữ liệu từ năm 2023 cho thấy cứ 2 người mua sắm thì có 1 người thích mua hàng từ các công ty nhỏ hơn là các thương hiệu lớn và nổi tiếng trên toàn cầu.
Trong bối cảnh này, để các thương hiệu lớn có thể giành được vị thế, doanh nghiệp phải xây dựng năng lực marketing dựa trên 6 lĩnh vực quan trọng bao gồm: tính linh hoạt và tốc độ tiếp cận thị trường, cách tiếp cận lấy người tiêu dùng làm trung tâm, đổi mới và gián đoạn, ra quyết định dựa trên dữ liệu, kiến thức chuyên môn trực tiếp đến người tiêu dùng, cùng với đó là chiến thuật kể chuyện thương hiệu (Storytelling) theo hướng cảm xúc.
Vào năm 2024, các thương hiệu sẽ tiếp tục đạt được thành công trên toàn cầu bằng cách tập trung vào 3 lĩnh vực:
Tận dụng các nền tảng mạng xã hội và những người có ảnh hưởng (Influencer) để phát triển.
Dẫn đầu thị trường với những đổi mới có mục đích và ưu tiên bền vững.
8. Áp dụng chiến lược giá bán đa dạng kèm với phân khúc lại thị trường cũng là xu hướng tiếp cận Marketing nổi bật trong năm 2024.
Kể từ năm 2022 đến năm 2023, lạm phát và suy thoái trên phạm vi toàn cầu đang làm thay đổi cách người tiêu dùng chi tiêu và lựa chọn sản phẩm.
Mặc dù khuyến mãi và chiết khấu là những chiến thuật đã được đưa ra để giữ thị phần, dữ liệu từ Kantar cho thấy có những sự thay đổi không hề nhỏ trong thói quen mua hàng của người tiêu dùng.
Có đến hơn 6% các hộ gia đình chuyển sang lựa chọn các nhãn hiệu riêng (private label), hơn 10% lựa chọn các nhà bán lẻ có giá bán rẻ hơn và các thương hiệu địa phương nhỏ hơn.
Vào năm 2024, doanh nghiệp có thể cần phải phân chia thị trường thành các phân khúc (segment) nhỏ hơn để dễ dàng đáp ứng nhu cầu hơn đồng thời linh hoạt hơn trong các chiến lược định giá bán.
9. Cuộc cách mạng tìm kiếm bởi AI.
Tính đến năm 2023, ước tính có khoảng 6,3 triệu lượt tìm kiếm trên Google diễn ra mỗi phút và cơ sở dữ liệu Connect của Kantar cho thấy tầm quan trọng ngày càng tăng của các công cụ tìm kiếm trực tuyến với tư cách là điểm tiếp xúc mạnh thứ 5 mang lại tác động đến thương hiệu (chỉ đứng thứ 11 vào năm 2018).
Tương lai của hoạt động tìm kiếm sẽ chuyển từ các đối sánh và xếp hạng dựa trên từ khóa sang ưu tiên ý định tìm kiếm của người dùng, trải nghiệm của họ với thương hiệu và chất lượng nội dung.
Vào năm 2024, điều này có nghĩa là “tìm kiếm” vẫn là điểm tiếp xúc quan trọng để có thể hiểu được “phần giữa lộn xộn” trong hành trình khách hàng của một thương hiệu. Phân tích mục đích của từ khóa và cách chúng được sử dụng để dự báo được ý định của người dùng cũng sẽ là chìa khoá.
10. Các nền tảng bán lẻ sẽ gia nhập ngành kinh doanh quảng cáo.
Với những hành vi mới của người tiêu dùng, đối với nhiều thương hiệu, phương tiện truyền thông bán lẻ (Retail Media) hiện rất cần thiết để thu hút người mua hàng.
Theo dữ liệu từ Kantar, có đến 56% chuyên gia truyền thông bán lẻ ở Bắc Mỹ sẽ tăng đầu tư vào kênh này. Và 46% marketer toàn cầu cho biết họ sẽ tăng ngân sách cho các kênh truyền thông bán lẻ (Kantar Media Reactions 2023).
Retail Media hay còn được gọi là Retail Media Network trong tiếng Việt có thể hiểu là Phương tiện truyền thông bán lẻ hoặc Mạng lưới truyền thông bán lẻ, là giải pháp quảng cáo trên kênh kỹ thuật số ví dụ như trang web hoặc ứng dụng (App) do một công ty bán lẻ (Retail) cung cấp.
Việc mua lại các không gian quảng cáo trên những mạng lưới truyền thông bán lẻ có thể giúp các thương hiệu thuộc mọi quy mô thúc đẩy các nỗ lực và tối đa hoá hiệu suất Digital Marketing.
Khi mua sắm trực tuyến (online shopping) ngày càng phổ biến với người tiêu dùng, các phương tiện truyền thông bán lẻ hay còn được gọi là Retail Media cũng trở nên phổ biến hơn với các thương hiệu và doanh nghiệp.
Kết luận.
Trên đây là top 10 xu hướng Digital Marketing năm 2024 được dự báo là sẽ phát triển mạnh. Bằng cách sớm thích ứng và ứng dụng các chiến lược và xu hướng mới, người làm marketing có nhiều cơ hội hơn để thúc đẩy thương hiệu, tối ưu hoá hiệu suất của các chiến dịch marketing, cải thiện lòng trung thành của khách hàng và hơn thế nữa.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Cũng tương tự như Facebook Business Manager, LinkedIn Business Manager là trình quản lý doanh nghiệp nâng cao được sử dụng để quản lý tất cả các tài sản quảng cáo và kinh doanh của doanh nghiệp.
Nền tảng mạng xã hội chuyên nghiệp LinkedIn vừa thông báo ra mắt Trình quản lý doanh nghiệp LinkedIn – LinkedIn Business Manager mới.
Trình quản lý doanh nghiệp của LinkedIn là một nền tảng tập trung được thiết kế để giúp các doanh nghiệp và agency lớn quản lý con người, tài khoản quảng cáo và các trang doanh nghiệp (Business Page) một cách dễ dàng hơn.
LinkedIn Business Manager là một nền tảng tập trung.
LinkedIn Business Manager được xây dựng với mục tiêu là đơn giản hóa cách các marketer theo dõi tài khoản của họ bằng cách cung cấp các tùy chọn Trình quản lý chiến dịch quảng cáo (Campaign Manager) và Trang (Pages) từ một nơi duy nhất.
Dưới đây là những gì khác mà LinkedIn Business Manager cung cấp:
Xem và quản lý các thành viên trong nhóm, tài khoản quảng cáo, các trang và các đối tác kinh doanh khác từ bảng điều khiển trung tâm.
Quản lý và kiểm soát dễ dàng hơn với các tác vụ quản trị như phân quyền và thanh toán trên trình quản lý quảng cáo.
Khả năng chia sẻ và cập nhật Đối tượng phù hợp (Matched Audiences) trên các tài khoản quảng cáo.
Với Business Manager, bạn có thể quản lý quyền truy cập của người dùng trên các tài khoản và Trang cũng như tải xuống trực tiếp hóa đơn hàng tháng.
Theo Bà Gyanda Sachdeva, Giám đốc quản lý sản phẩm của LinkedIn.
“Chúng tôi đã xây dựng Trình quản lý doanh nghiệp (Business Manager) cho bạn và cho khách hàng B2B của chúng tôi với mục đích giúp bạn tối đa hóa hiệu quả quảng cáo, vì vậy bạn có thể tạo và thực hiện các chiến dịch một cách nhanh chóng mà không phải bỏ ra thêm bất cứ khoản phí nào.
Những khách hàng thử nghiệm ban đầu như GroupM Canada, Merkle B2B, VMware và Xero, cho biết đã thấy được những giá trị tức thì của nền tảng và chúng tôi rất vui mừng khi thông báo đến các marketer toàn cầu rằng LinkedIn Business Manager sẽ được ra mắt trong những tuần tới.”
Business Manager giúp các nhà quảng cáo tập trung vào việc tối ưu chiến dịch.
Khi công việc của các digital marketer nói chung ngày càng phức tạp hơn, điều quan trọng là họ phải dựa vào các công cụ hỗ trợ trong suốt quá trình sử dụng.
“Cho dù đó là việc tăng khả năng hiện diện của thương hiệu trên LinkedIn hay giúp thương hiệu tiếp cận người mua tiềm năng một cách nhanh chóng hơn, chúng tôi luôn xem xét những cách mới để giúp bạn làm việc thông minh hơn và mang lại nhiều giá trị hơn cho doanh nghiệp và khách hàng của mình.”
Hiện các nhà quảng cáo toàn cầu có thể tạo LinkedIn Business Manager tại đây.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Cùng tìm hiểu tất cả các nội dung xoay quanh thuật ngữ Digital Marketer như: Digital Marketer là ai? Digital Marketing là gì? Học ngành Digital Marketing là học gì và ra trường làm gì? Các công cụ Digital Marketing phổ biến? Các kỹ năng cần có của một Digital Marketer chuyên nghiệp? Digital Marketing bao gồm những gì? và hơn thế nữa.
Digital Marketing là một hình thức Marketing được thực hiện trên môi trường Digital (kỹ thuật số). Người làm Digital Marketing được gọi là Digital Marketer. Khi các yếu tố công nghệ (Technology) và kỹ thuật số (Digital) đang thâm nhập, ảnh hưởng và chi phối ngày càng nhiều các hoạt động Marketing nói chung, khái niệm Digital Marketing ngày càng trở nên phổ biến hơn, thậm chí là còn trở thành một nghề hay ngành học mơ ước của nhiều bạn trẻ (sinh viên). Tuy nhiên, nhiều người mới vẫn chưa thực sự hiểu bản chất của Digital Marketing là gì? và ứng dụng nó vào doanh nghiệp ra sao? Bài viết dưới đây sẽ trả lời tất cả các câu hỏi này.
Bài viết sẽ được MarketingTrips phân tích các nội dung bao gồm:
Digital Marketer là gì hay họ là ai?
Marketer là gì?
Tìm hiểu khái niệm Digital và Marketing.
Phân biệt Digital Marketing và Marketing Online.
Digital Marketing bao gồm những gì hay làm Digital Marketing là làm gì?
Tìm hiểu mô hình 5Ds trong Digital Marketing.
Vai trò của các Digital Marketer trong doanh nghiệp hay với thương hiệu là gì?
Các vị trí thường thấy trong doanh nghiệp liên quan đến Digital Marketer.
Các kỹ năng chính cần có của một Digital Marketer là gì?
Digital Marketing lương bao nhiêu và học trường nào?
Những câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ đề về Digital Marketing.
Bên dưới là tất cả những gì bạn cần biết về Digital Marketing.
Digital Marketing là gì? Digital Marketer là ai?
Digital Marketer là một kiểu Marketer tức là các nhà tiếp thị trong đó công việc chủ yếu liên quan đến các hoạt động Marketing trên môi trường kỹ thuật số (Digital).
Theo đó, Digital Marketer cũng tương tự các vị trí khác trong ngành Marketing như Content Marketer, Full Stack Marketer hay Brand Marketer, Marketer là tên gọi gốc dùng để chỉ những người làm Marketing, còn tuỳ thuộc vào việc công việc của họ tập trung vào phương thức tiếp cận nào, họ sẽ được gắn liền với các tên gọi tương ứng.
Digital Marketer chính là những người làm Digital Marketing.
Để có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ Digital Marketer, bạn cần hiểu thêm Digital là gì, Marketer là gì và làm Digital Marketing là làm những công việc gì.
Chân dung của một Marketer.
Marketer, mặc dù không được chính xác và rõ nghĩa khi dịch ra tiếng Việt tuy nhiên nó có nghĩa là Nhà tiếp thị, tức đề cập đến những người làm các công việc về Marketing.
Trong khi cũng tương tự như các khái niệm hay công việc về marketing, vị trí marketer trong thực tế cũng khá đa dạng với nhiều “chân dung” khác nhau.
Có thể ở doanh nghiệp này, marketer là những người chạy quảng cáo, nhưng cũng có thể ở các doanh nghiệp khác, marketer lại đóng tròn vai hơn.
Mặc dù, marketer có thể được gắn liền với nhiều tên gọi hay công việc khác nhau, mục tiêu chính của họ là kết nối thương hiệu với khách hàng để từ đó bán được nhiều hàng hơn.
Tìm hiểu khái niệm Digital Marketing và Marketing.
Digital là gì: Digital trong tiếng Việt có thể được hiểu là kỹ thuật số. Theo TechTarget, Digital là khái niệm mô tả công nghệ điện tử (Electronic Technology), công nghệ được dùng để tạo ra, lưu trữ và xử lý dữ liệu theo hai trang thái là 0 và 1. Chính vì điều này, các công nghệ kỹ thuật số thường được biểu thị dưới dạng chuỗi số 0 và 1. Một khái niệm khác từ McKinsey thì cho rằng, Digital không phải là một thứ (thing) mà là về cách làm hay vận hành (Doing).
Marketing là gì: Theo góc nhìn của MarketingTrips, Marketing là hoạt động tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh. Khái niệm này đã bao gồm rất nhiều quy trình của hoạt động Marketing như: nghiên cứu thị trường để tìm hiểu được nhu cầu thực sự của khách hàng (insight), nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu về giá, phân phối và tất nhiên kể cả những hoạt động xúc tiến (quảng cáo, PR, khuyến mãi, marketing trực tiếp, bán hàng cá nhân)…
Phân biệt Digital Marketing và Marketing Online.
Nhìn vào cụm từ thì chúng ta có thể thấy Digital Marketing hay Marketing Online đều có cùng Marketing, ở Việt Nam chúng ta tạm dịch là Tiếp thị, mặc dù cách dịch này là chưa chính xác với bản chất vốn có của Marketing tuy nhiên chúng ta cứ tạm dịch là như thế (Mindset chúng ta khi hành động có thể khác).
Sự khác biệt duy nhất giữa 2 khái niệm này là Digital và online. Digital được dịch kỹ thuật số, điều này có nghĩa Digital Marketing là làm Marketing trên các phương tiện hay kênh kỹ thuật số như: Mobile, PC, Smart TV, Website, ứng dụng (App), các công cụ tìm kiếm (Google, Yahoo…), các ứng dụng mạng xã hội (Facebook, LinkedIn, Instagram, TikTok….), các frame OOH thang máy, các Billboards có tích hợp yếu tố kỹ thuật số hay điện tử… cùng nhiều kênh và phương tiện kỹ thuật số khác mà không nhất thiết phải “Online”.
Ngược lại với Digital thì Marketing Online thì dễ hiểu hơn là làm Marketing trên các phương tiện hay kênh Online (không offline như Digital vẫn bao hàm).
Điều này có nghĩa là Marketing Online nhấn mạnh đến yếu tố Online hay nói một cách nôm na là “Lên mạng” trong khi Digital Marketing thì không nhất thiết.
Qua 2 khái niệm thì chúng ta có thể thấy, Digital Marketing bao hàm và rộng lớn hơn nhiều so với Marketing Online khi nó bao gồm luôn cả khía cạnh “Offline”.
Hãy lấy một ví dụ đơn giản như thế này: Chúng ta sử dụng Mobile SMS để làm Marketing. Khi này chúng ta chỉ cần một chiếc điện thoại có gắn Sim là có thể gửi tin nhắn đi được mà không cần phải kết nối mạng (Online). Khi này Mobile SMS không thuộc Marketing Online nhưng lại thuộc Digital Marketing.
Digital Marketing bao gồm những gì hay làm Digital Marketing là làm gì?
Các thành phần chính của Digital Marketing bao gồm:
Đây là quá trình tối ưu hóa website của bạn để tăng “xếp hạng” cao hơn trong các trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERPs – Search Engine Results Page), do đó làm tăng lưu lượng truy cập không phải trả tiền (Organic Traffic) mà website của bạn nhận được. Các kênh được hưởng lợi từ SEO bao gồm các website, App, blog và infographics.
Có một số cách để tiếp cận SEO để tạo lưu lượng truy cập đủ điều kiện đến website của bạn. Bao gồm 3 phần chính:
Thứ nhất là SEO Onpage
Loại SEO này tập trung vào tất cả các nội dung tồn tại onpage hay “trên trang” khi bạn nhìn vào một website nào đó. Bằng cách nghiên cứu từ khóa cho khối lượng tìm kiếm và ý định (hoặc ý nghĩa) của chúng, bạn có thể trả lời câu hỏi cho người đọc và xếp hạng cao hơn trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERPs) mà những câu hỏi đó tạo ra.
Thứ hai là SEO Offpage
Loại SEO này tập trung vào tất cả các hoạt động diễn ra bên “ngoài trang” khi muốn tối ưu hóa website của bạn. Bạn có thể thắc mắc: “Hoạt động nào không có trên website của tôi sẽ ảnh hưởng đến thứ hạng của website?”. Câu trả lời là các inbound links (liên kết đến website) hay còn được gọi là backlink (liên kết ngược).
Số lượng các website hay nhà xuất bản (Publisher) liên kết với bạn và “thẩm quyền” tương đối của những nhà xuất bản đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ xếp hạng của bạn đối với các từ khóa bạn quan tâm. Bằng cách kết nối với các nhà xuất bản khác, viết bài đăng của khách trên các website (và liên kết trở lại trang web của bạn) và tạo sự chú ý từ bên ngoài, bạn có thể kiếm được các liên kết ngược (backlinks) mà bạn cần để đưa website của bạn lên trên tất cả các SERPs phù hợp.
Thứ ba là SEO Technical (SEO kỹ thuật)
Loại SEO này tập trung vào phần backend (nền tảng kỹ thuật của website) của website của bạn và cách các trang của bạn được code (mã hóa). Nén hình ảnh, dữ liệu có cấu trúc và tối ưu hóa tệp CSS là tất cả các hình thức SEO kỹ thuật có thể tăng tốc độ tải của website của bạn – một yếu tố xếp hạng quan trọng trong mắt của các công cụ tìm kiếm như Google hay Bing.
2. Content Marketing.
Content Marketing biểu thị việc tạo (Creation) và quảng bá (Promotion hay Marketing) tài sản nội dung của bạn cho mục đích tạo ra nhận thức về thương hiệu, tăng trưởng lưu lượng truy cập (traffic), tạo khách hàng tiềm năng. Các kênh có thể đóng một phần trong chiến lược content marketing của bạn bao gồm:
Viết Blog
Viết và xuất bản bài viết trên blog (website) của công ty giúp bạn thể hiện chuyên môn trong ngành và tạo lưu lượng tìm kiếm không phải trả tiền cho doanh nghiệp của bạn.
Điều này cuối cùng mang đến cho bạn nhiều cơ hội hơn để chuyển đổi khách truy cập website thành khách hàng tiềm năng, từ đó có thể hỗ trợ nhiều cho đội ngũ sales của bạn.
Ebooks
Ebooks và những nội dung dài tương tự giúp giáo dục thêm cho khách truy cập website của bạn. Nó cũng cho phép bạn trao đổi nội dung để lấy thông tin liên hệ của người đọc, tạo khách hàng tiềm năng cho công ty của bạn và đưa mọi người đi qua hành trình mua hàng – Customer Journey.
Infographics
Đôi khi, độc giả muốn bạn thể hiện chứ không chỉ là những lời nói. Infographics là một dạng nội dung trực quan giúp khách truy cập website hình dung ra một khái niệm mà bạn muốn giúp họ tìm hiểu một cách tốt nhất.
3. Social Media Marketing.
Social Media Marketing giúp thúc đẩy thương hiệu và nội dung của bạn trên các kênh truyền thông xã hội để tăng nhận thức về thương hiệu, thúc đẩy lưu lượng truy cập và tạo khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp của bạn.
Các kênh bạn có thể sử dụng trong Social Media Marketing hay tiếp thị truyền thông xã hội bao gồm:
Facebook.
Twitter.
LinkedIn.
Instagram.
Snapchat.
Pinterest.
4. Pay Per Click – PPC.
PPC là một phương pháp hướng lưu lượng truy cập (traffic) đến website của bạn bằng cách trả tiền cho nhà xuất bản (Publisher) mỗi khi quảng cáo của bạn được nhấp (Click).
Một trong những loại PPC phổ biến nhất là Quảng cáo Google, cho phép bạn trả tiền cho các vị trí hàng đầu trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm của Google với cách tính giá “mỗi lần nhấp” của các liên kết bạn đặt.
Các kênh khác mà bạn có thể sử dụng PPC bao gồm:
Quảng cáo trả tiền trên Facebook: Tại đây, người dùng có thể trả tiền để tùy chỉnh video, bài đăng hình ảnh hoặc trình chiếu, mà Facebook sẽ xuất bản lên các bản tin của những người phù hợp với đối tượng doanh nghiệp của bạn.
Chiến dịch quảng cáo Twitter: Tại đây, người dùng có thể trả tiền để đặt một loạt bài đăng hoặc profile Badges (tài khoản cá nhân được chứng thực có dấu tick) cho nguồn cấp tin tức (Newfeeds) của một đối tượng cụ thể, tất cả tuỳ thuộc vào tiêu cụ thể cho doanh nghiệp của bạn. Mục tiêu này có thể là lưu lượng truy cập website, nhiều người theo dõi Twitter hơn, tương tác trên tweet hoặc thậm chí tải xuống ứng dụng.
Tin nhắn được tài trợ trên LinkedIn: Tại đây, người dùng có thể trả tiền để gửi tin nhắn trực tiếp đến người dùng LinkedIn cụ thể dựa trên ngành và nền tảng của họ.
5. Affiliate Marketing.
Affiliate Marketing hay Tiếp thị liên kết là một hình thức quảng cáo dựa trên hiệu suất khi bạn nhận được hoa hồng để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của người khác trên website hay kênh của mình. Các kênh tiếp thị liên kết thường bao gồm:
Lưu trữ quảng cáo video thông qua Chương trình Đối tác của YouTube.
Đăng link liên kết từ các tài khoản truyền thông mạng xã hội của bạn.
Đặt banner, bài viết hay link… của đối tác liên kết (Advertiser) lên website của người chạy chương trình liên kết (Publisher).
6. Native Advertising.
Native Advertising hay còn gọi là “quảng cáo tự nhiên” đề cập đến các quảng cáo chủ yếu dựa trên nội dung và nổi bật trên nền tảng cùng với các nội dung không phải trả tiền khác.
Mặc dù cũng mới được phát triển rầm rộ trong vàì năm trở lại đây tuy nhiên quảng cáo tự nhiên hay native advertising lại nhận được sự chú ý rất lớn bởi tính hiệu quả của nó.
Như hình bên dưới là một ví dụ về hình thức này. Đặc điểm nổi bật của hình thức này là tính “tự nhiên”, nội dung quảng cáo được lồng ghép một cách “ngẫu nhiên” vào các nội dung khác trên website (app).
Những native ads thường có hình ảnh, tiêu đề và một phần mô tả nhỏ để tăng cường CTA (call to action).
7. Marketing Automation.
Marketing Automation tạm dịch là tự động hóa tiếp thị đề cập đến các phần mềm phục vụ cho việc tự động hóa các hoạt động marketing cơ bản của doanh nghiệp. Nhiều bộ phận marketing có thể tự động hóa các nhiệm vụ lặp đi lặp lại mà bạn thường làm bằng tay, chẳng hạn như:
Bản tin email: Tự động hóa email không chỉ cho phép bạn tự động gửi email đến người đăng ký của bạn. Nó cũng có thể giúp bạn thu nhỏ và mở rộng danh sách liên lạc của bạn khi cần để bản tin của bạn chỉ đến những người muốn xem chúng trong hộp thư đến của họ. Lập lịch đăng bài trên mạng xã hội: Nếu bạn muốn tăng sự hiện diện của tổ chức của mình trên mạng xã hội, bạn cần đăng bài thường xuyên.
Các công cụ lập lịch truyền thông xã hội giúp đẩy tự động nội dung của bạn lên các kênh truyền thông xã hội, vì vậy bạn có thể dành nhiều thời gian hơn để tập trung vào chiến lược nội dung.
Quy trình công việc nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng: Tạo khách hàng tiềm năng và chuyển đổi những khách hàng tiềm năng đó thành khách hàng, có thể là một quá trình lâu dài. Bạn có thể tự động hóa quy trình đó bằng cách gửi các email và nội dung cụ thể khi chúng phù hợp với các tiêu chí nhất định, chẳng hạn như khi có ai đó tải xuống và mở ebook của bạn thì bạn nên gửi gì ? Hãy làm chúng một cách tự động.
Theo dõi và báo cáo chiến dịch: Một chiến dịch marketing có thể bao gồm rất nhiều người khác nhau, nhiều email khác nhau, nhiều nội dung khác nhau, hoặc cũng có thể nhiều website khác nhau và hơn thế nữa.
Tự động hóa marketing có thể giúp bạn sắp xếp mọi thứ bạn làm theo chiến dịch mà bạn muốn và sau đó theo dõi hiệu suất của chiến dịch đó dựa trên tiến trình mà tất cả các thành phần này tạo ra theo thời gian.
8. Email Marketing.
Các công ty thường sử dụng email marketing như một cách để giao tiếp với khách hàng của họ. Email thường được sử dụng để quảng bá nội dung, giảm giá và sự kiện, cũng như để hướng mọi người tới website của doanh nghiệp cho một sự kiện nào đó. Các loại email bạn có thể gửi trong chiến dịch email marketing bao gồm:
Blog đăng ký bản tin.
Email tới khách truy cập website đã tải xuống một cái gì đó.
Email chào mừng khách hàng mới
Email Khuyến mãi ngày lễ cho các khách hàng trung thành
9. PR Online.
PR Online là một loạt các hoạt động nhằm bảo vệ độ bao phủ của “earned online media – kênh thảo luận về thương hiệu” gắn liền với xuất bản số (digital puclications), xuất bản nội dung (blog) và các website dựa trên nội dung khác (content-based-website).
PR online cơ bản giống như PR truyền thống, chỉ khác về môi trường trực tuyến (online) so với môi trường ngoại tuyến (offline). Các cách thức bạn có thể sử dụng để tối đa hóa các nỗ lực PR Online của mình bao gồm:
Tiếp cận cộng đồng thông qua phương tiện truyền thông xã hội: Chẳng hạn, nói chuyện với các nhà báo trên Twitter là một cách tuyệt vời để phát triển mối quan hệ với báo chí tạo ra cơ hội earned media cho công ty của bạn.
Thu hút các đánh giá trực tuyến về công ty của bạn: Khi ai đó đánh giá công ty của bạn trực tuyến, cho dù đánh giá đó là tốt hay xấu, cơ bản thì bản năng của bạn có thể không “chạm” hay cảm nhận hết được. Ngược lại, đánh giá công ty hấp dẫn giúp bạn nhân cách hóa thương hiệu của bạn và cung cấp thông điệp mạnh mẽ nhằm bảo vệ danh tiếng của thương hiệu.
Thu hút ý kiến trên trang web hoặc blog cá nhân của bạn: Tương tự như cách bạn phản hồi đánh giá về công ty của bạn, trả lời những người đang đọc nội dung của bạn là cách tốt nhất để tạo ra cuộc trò chuyện hiệu quả trong ngành của bạn.
Ngoài ra thì thông báo báo chí, xuất bản các Editorial, Testimonial…online cũng một là trong những cách tiếp cận hiệu quả giúp bảo vệ và tạo danh tiếng cho thương hiệu của bạn.
10. Inbound Marketing.
Inbound Marketing đề cập đến một phương pháp marketing trong đó bạn thu hút, tương tác và làm hài lòng khách hàng ở mọi giai đoạn của hành trình mua hàng.
Bạn có thể sử dụng mọi chiến thuật digital marketing được liệt kê ở trên, trong suốt chiến lược inbound marketing, để tạo trải nghiệm khách hàng, làm việc với khách hàng chứ không phải chống lại họ.
Với nội dung được tài trợ, bạn với tư cách là một thương hiệu trả phí cho một công ty hoặc tổ chức khác để tạo và quảng bá nội dung thảo luận về thương hiệu hoặc dịch vụ của bạn theo một cách nào đó.
Một loại nội dung được tài trợ phổ biến là influencer marketing. Với loại nội dung được tài trợ này, một thương hiệu tài trợ cho một người có ảnh hưởng trong ngành của mình để xuất bản các bài đăng hoặc video liên quan đến công ty trên phương tiện truyền thông xã hội hoặc cái kênh truyền thông khác.
Một số loại nội dung được tài trợ khác có thể là một bài đăng trên blog hoặc bài viết được viết để làm nổi bật một chủ đề, dịch vụ hoặc thương hiệu trên các website hoặc các kênh khác.
Tìm hiểu mô hình 5Ds trong Digital Marketing.
Trong những năm tới, khi công nghệ tiếp tục phát triển và giữ vai trò mũi nhọn trong các hoạt động kinh doanh và chuyển đổi của doanh nghiệp, khi mọi người chuyển sang thế giới ảo để thực hiện các công việc hàng ngày của họ, để truy cập mọi thể loại thông tin, để kết nối với bất kỳ ai từ khắp nơi trên thế giới, để tìm kiếm giải trí…thì con số này dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh hơn.
Việc có các tiện ích như điện thoại thông minh, máy tính xách tay và máy tính bảng hiện là một cảnh tượng phổ biến trong một thế giới được kết nối (connected world), nơi công nghệ gần như là trung tâm của mọi thứ chúng ta làm.
Với xu hướng này, không có gì ngạc nhiên khi chúng ta đang thấy rằng những người làm marketing hay các chuyên gia truyền thông đã chuyển sang thế giới ảo và tối ưu hóa tất cả các loại nền tảng kỹ thuật số như một con đường mang tính đổi mới và sáng tạo để nâng cao nhận thức về thương hiệu và phát triển doanh nghiệp.
Digital Marketing hay Tiếp thị kỹ thuật số không chỉ nổi lên mà còn từ lâu đã chiếm lĩnh một sức hút quan trọng trong thời đại hiện đại ngày nay.
Những lợi ích của digital marketing đơn giản là vô cùng to lớn. Công cụ hiệu quả về mặt chi phí này không chỉ mang lại sự tiện lợi và nhắm mục tiêu theo nhân khẩu học một cách chính xác, mà nó còn cho phép các nhà marketer đo lường và theo dõi kết quả của các hoạt động nhanh chóng hơn và dễ dàng hơn.
Mô hình 5Ds trong Digital Marketing là gì?
Digital Marketing hay Tiếp thị kỹ thuật số chủ yếu xoay quanh mô hình 5Ds bao gồm: Digital Devices (thiết bị kỹ thuật số), Digital Platforms (nền tảng kỹ thuật số), Digital Media (phương tiện kỹ thuật số), Digital Data (dữ liệu kỹ thuật số) và Digital Technology (công nghệ kỹ thuật số).
5Ds tạo điều kiện để xây dựng các tương tác một cách hiệu quả giữa thương hiệu và đối tượng khách hàng mục tiêu cũng như cung cấp những thông tin chi tiết về hành vi thị trường để xây dựng và thực hiện những chiến lược kinh doanh tốt hơn.
Digital Devices.
Chữ D đầu tiên của mô hình đề cập đến các thiết bị kỹ thuật số. Nó chủ yếu tập trung vào sự tương tác của các đối tượng mục tiêu trên các website và ứng dụng di động thông qua việc sử dụng kết hợp các thiết bị được kết nối. Những thiết bị này có thể bao gồm điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính để bàn, TV và thiết bị chơi game.
Digital Platforms.
Các nền tảng kỹ thuật số là một thành phần khác liên quan đến việc phân tích các nền tảng hoặc dịch vụ ưa thích của các đối tượng mục tiêu. Hầu hết các tương tác diễn ra thông qua việc sử dụng các nền tảng phổ biến như Facebook, Instagram, Google, YouTube, Twitter, Snapchat và LinkedIn.
Digital Media.
Phương tiện truyền thông kỹ thuật số thường đề cập đến các kênh truyền thông có trả phí (Paid Media), kênh do thương hiệu sở hữu (Owned Media) và các kênh nơi khách hàng nói về thương hiệu (Earned Media) được sử dụng để xây dựng sự tương tác với thị trường mục tiêu thông qua một số phương pháp tiếp cận như như quảng cáo e-mail, nhắn tin, công cụ tìm kiếm và mạng xã hội.
Digital Data.
Dữ liệu kỹ thuật số thường bao gồm thông tin về đối tượng mục tiêu, các bản phân tích các dữ liệu thu thập được trên website, ứng dụng, các mô hình tương tác với các doanh nghiệp, trong khi công nghệ kỹ thuật số (Digital Technology) tập trung vào việc xây dựng các trải nghiệm tương tác trên nhiều nền tảng, từ website và ứng dụng dành cho thiết bị di động đến các cửa hàng thực (physical Store) của thương hiệu.
5Ds sẽ làm thay đổi cách các doanh nghiệp làm kinh doanh trên toàn cầu.
Tất cả các thành phần trong mô hình 5Ds đều rất cần thiết nếu những người làm marketing muốn đạt được những lợi thế vô song trong các chiến dịch digital marketing.
Từ góc nhìn tiếp thị truyền thống, chúng đã chuyển đổi ngành một cách hiệu quả nhằm mang đến những phương tiện hiệu quả hơn để nâng cao nhận thức về thương hiệu, phát triển mạnh mẽ trong thời đại cạnh tranh cao và tập trung nhiều hơn vào công nghệ.
Việc tối ưu hóa lợi ích và trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực tiếp thị kỹ thuật số với mô hình 5Ds được coi là một bước đi đúng hướng trong thời đại cạnh tranh cao ngày nay.
Vai trò của các Digital Marketer hay người làm Digital Marketing trong doanh nghiệp là gì?
Cũng tương tự như các Marketer hay Marketer truyền thống, Digital Marketer vẫn chịu trách nhiệm cho các công việc liên quan đến marketing chỉ khác là các công việc hay trách nhiệm của họ chủ yếu diễn ra trên môi trường số.
Dưới đây là một số vai trò mà các Digital Marketer có thể mang lại cho doanh nghiệp.
Digital Marketer giúp doanh nghiệp kết nối rộng hơn với nhiều khách hàng mục tiêu hơn.
Nếu với các phương thức marketing phi thuật số khác, doanh nghiệp có thể rất khó hoặc rất tốn kém để kết nối với khách hàng của họ.
Với Digtal Marketing, doanh nghiệp có thể tiếp cận một cách nhanh chóng hơn với khách hàng với một chi phí rẻ hơn rất nhiều.
Ví dụ, nếu doanh nghiệp sử dụng kỹ thuật tối ưu hoá website của họ trên các công cụ kỹ thuật số như công cụ tìm kiếm, mỗi khi khách hàng tìm một thứ gì đó, họ có thêm một cơ hội để gặp gỡ ngay khách hàng.
Vì môi trường kỹ thuật số hay Digital dường như “không có giới hạn” hay bị hạn chế nhiều như môi trường vật lý, các Digital Marketer có thể giúp doanh nghiệp kết nối với một lượng rất lớn đối tượng mục tiêu.
Digital Marketer giúp doanh nghiệp hiểu khách hàng nhiều hơn và tương tác với họ theo những cách có ý nghĩa hơn hoặc thậm chí là cá nhân hoá.
Một trong thế mạnh lớn nhất của việc làm marketing trên môi trường digital là doanh nghiệp có thể thu thập được nhiều dữ liệu hơn.
Từ những dữ liệu có được này, doanh nghiệp có thể hiểu khách hàng nhiều hơn, hiểu về các sở thích, nhu cầu hay kỳ vọng của họ với các sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp sử dụng các công cụ phân tích website như Google Analytics, họ có thể hiểu nhiều hơn về hành vi kỹ thuật số của những người truy cập vào website của họ ví dụ như đâu là nội dung được nhiều người dùng quan tâm nhất hay những nội dung nào mang lại tỷ lệ chuyển cao nhất và hơn thế nữa.
Cũng theo cách tương tự, thông qua các công cụ kỹ thuật số như chatbot, doanh nghiệp có thể gửi những nội dung được cá nhân hoá theo từng người dùng tương tác với họ.
Digital Marketer giúp doanh nghiệp kết nối với khách hàng một cách liền mạch hơn.
Với một khách hàng nhất định, trước khi họ thực hiện hành động là mua hàng, họ thường trải qua rất nhiều điểm tiếp xúc khách nhau với thương hiệu, và được gọi là hành trình mua hàng hoặc hành trình khách hàng (customer journey).
Trong bối cảnh hiện tại, khi các yếu tố công nghệ và kỹ thuật số có thể làm cho quá trình khách hàng tìm hiểu và nghiên cứu về các sản phẩm hay thương hiệu trở nên dễ dàng hơn, họ đang tương tác với thương hiệu trên nhiều điểm chạm hay kênh (channel) hơn trước khi quyết định mua hàng.
Giả sử rằng, khách hàng của bạn vô tình xem một quảng cáo của bạn trên TV hay một kênh radio nào đó chẳng hạn, nếu họ quan tâm đến các sản phẩm do bạn cung cấp, họ có thể tiếp tục tìm hiểu về bạn trên các nền tảng khác, công cụ tìm kiếm chẳng hạn.
Nếu doanh nghiệp đang có những Digital Marketer, họ hoàn toàn có thể gặp gỡ được khách hàng này khi họ tìm kiếm về thương hiệu hay thậm chí là các từ khoá liên quan khác.
Chính vì doanh nghiệp có thể sẵn sàng để gặp gỡ khách hàng trong suốt hành trình khách hàng, họ đang làm cho trải nghiệm của khách hàng với thương hiệu trở nên liền mạch hơn, một điều kiện quan trọng để khách hàng tiếp tục tương tác và ủng hộ doanh nghiệp.
Digital Marketer giúp doanh nghiệp có được nhiều khách hàng tiềm năng và doanh số hơn, với một tốc độ nhanh hơn.
Ngày nay, với các nền tảng quảng cáo như Facebook (Facebook Ads) và Google (Google Ads) hoặc như TikTok Ads, doanh nghiệp có thể tìm kiếm một lượng lớn khách hàng tiềm năng trong một khoảng thời gian tương đối ngắn (so với các kênh truyền thống cũ).
Với nhiều định dạng hỗ trợ tìm khách hàng tiềm năng và thậm chí là tăng doanh số bán hàng trực tiếp (chuyển đổi) từ các nền tảng này, doanh nghiệp hoàn toàn có thể có cơ hội để thúc đẩy doanh số bán hàng thông các chiến dịch quảng cáo thông minh.
Các vị trí thường thấy trong doanh nghiệp liên quan đến hoạt động Digital Marketing.
Trong khi Digital Marketer ở một số trường hợp vẫn là tên gọi chung chung, có một số vị trí khác cụ thể hơn mô tả chi tiết hơn về chân dung của một nhà tiếp thị kỹ thuật số.
Nhân viên SEO: Là những người chịu trách nhiệm chính các công việc liên quan đến tối ưu hoá thứ hạng và lưu lượng tìm kiếm tự nhiên. Thông thường các nhân viên SEO sẽ trực thuộc bộ phận Marketing hoặc Digital Marketing.
Performance-based Ads: Những nhân viên quảng cáo hiệu suất, khái niệm đề cập đến những người vận hành các hoạt động quảng cáo (chủ yếu trên môi trường kỹ thuật số) với mục tiêu chính là thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.
Digital Content Marketer: Với Digital Marketing, nội dung (Content) là một trong những yếu tố then chốt quyết định mức độ hiệu quả của các chiến dịch nói chung. Digital Content Marketer là những Marketer chịu trách nhiệm sản xuất và tối ưu nội dung trên các nền tảng Digital như website, fanpage, Blog hay công cụ tìm kiếm.
Các kỹ năng chính cần có của một Digital Marketer hay người làm Digital Marketing là gì?
Nếu đã hiểu Digital Marketer là gì và bạn hiện cũng đang mong muốn theo đuổi nó? Bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng chính dưới đây.
Digital Marketer cũng là Marketer do đó ngoài các kỹ năng chính là về Digital, họ cũng cần được trang bị các kỹ năng mà một Marketer nên có.
Kỹ năng sử dụng các nền tảng kỹ thuật số.
Vì môi trường làm việc chủ yếu của các Digital Marketer là trên internet và gắn liền với các nền tảng kỹ thuật số, do đó kỹ năng đầu tiên họ cần có đó là quen thuộc với các nền tảng kỹ thuật số phổ biến như website, fanpage, CRM, CDP…
“Quen thuộc” có thể được hiểu là hiểu cách vận hàng, quản lý và tối ưu.
Kỹ năng phân tích dữ liệu.
Điểm khác biệt lớn nhất của Digital Marketing với các phương thức truyền thống khác là Digital Marketing cho phép doanh nghiệp thu thập và lưu trữ nhiều dữ liệu hơn từ khách hàng (cả từ dữ liệu của bên thứ nhất First-Party Data và dữ liệu của bên thứ 3).
Thông qua các dữ liệu có được từ các nền tảng nói trên hoặc nhờ sự hỗ trợ của các công cụ trung gian khác, Digital Marketer cần phân tích, tổng hợp và dự báo các chiến thuật khác nhau và đưa nó vào các kế hoạch hành động trong tương lai.
Về bản chất, nếu Digital Marketer không thể hiểu các dữ liệu có được (kết hợp với các thử nghiệm khác), họ không thể trở thành một Digital Marketer thực thụ (hiệu quả).
Kỹ năng quảng cáo.
Trong hầu hết các doanh nghiệp, quảng cáo (một phần của Paid Media) là một trong những chiến lược quan trọng hàng đầu, thậm chí, nhiều doanh nghiệp còn sử dụng 100% ngân sách Marketing cho quảng cáo ở một số giai đoạn hay chu kỳ kinh doanh nhất định.
Bằng cách thông thạo các nền tảng quảng cáo phổ biến như Facebook, Google, TikTok hay LinkedIn, từ các công việc đơn giản như cài đặt đến các công việc khó khăn như tối ưu chuyển đổi, bạn có thể đã sẵn sàng để trở thành một Digital Marketer.
Kỹ năng SEO.
Bên cạnh các kỹ năng liên quan đến các kênh có trả phí, tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) để có được lượng người dùng tự nhiên cũng là một yêu cầu khác của Digital Marketer.
Thông qua việc tìm hiểu SEO là gì, các công cụ tìm kiếm hiện đang ưu tiên những điều gì hay thuật toán của nó hoạt động ra sao, kết hợp với các công cụ hỗ trợ SEO khác như Google Keyword Planner hay Ahrefs, bạn đang trang bị cho mình những bộ kỹ năng cứng cần thiết để trở thành một Digital Marketer chuyên nghiệp trong tương lai.
Kết luận.
Trên đây là tất cả những gì bạn cần biết về Digital Marketing, từ khái niệm, công cụ, đến các nền tảng kiến thức căn bản của Digital Marketing.
Nếu sau khi đã hiểu rõ về thuật ngữ digital marketing là gì hay về chân dung của một Digital Marketer chuyên nghiệp, và bạn cũng mong muốn được trở thành một người làm Digital Marketing thực thụ trong tương lai, những nội dung nói trên là hành trang căn bản nhất dành cho bạn.
Cùng tìm hiểu các nội dung như data mapping là gì, các mô hình hay kỹ thuật làm data mapping (lập sơ đồ dữ liệu), tại sao data mapping lại quan trọng với doanh nghiệp và nhiều nội dung khác.
Nếu bạn không muốn lãng phí thời gian chỉ để đoán xem một khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng muốn và cần gì từ thương hiệu của bạn hoặc cách họ sẽ phản ứng với một chiến dịch marketing nhất định thì Data Mapping là chiến thuật bạn không nên bỏ qua.
Được sự hỗ trợ mạnh mẽ của công nghệ, hiện bạn có thể sử dụng phương pháp tiếp thị theo hướng dữ liệu (data driven marketing) để đưa ra các quyết định sáng suốt hơn dựa trên dữ liệu thực tế nhằm đảm bảo các nỗ lực marketing của bạn phù hợp với sở thích và hành vi của khách hàng.
Khi này, bạn có thể đang nghĩ về một thực tế là doanh nghiệp của bạn có một khối lượng lớn các dữ liệu phức tạp được phân tán trên nhiều nguồn – đây là lúc việc lập sơ đồ dữ liệu (data mapping) trở nên hữu ích hơn bao giờ hết.
Data Mapping là một kỹ thuật không thể thiếu của các Digital Marketer.
Data Mapping là gì?
Data Mapping (có thể hiểu là lập sơ đồ dữ liệu, lập bản đồ dữ liệu, hoặc ánh xạ dữ liệu) là một phần quan trọng của việc quản trị và tích hợp dữ liệu.
Nó đảm bảo rằng bạn đang xem xét và cân nhắc tất cả các dữ liệu của mình trong tổ chức và thực hiện điều đó một cách chính xác – nói cách khác, data mapping là thứ cho phép bạn tích hợp dữ liệu của mình từ nhiều nguồn khác nhau.
Data Mapping là quá trình đối sánh các trường hoặc các phần tử dữ liệu từ một hoặc nhiều nguồn tới các trường dữ liệu liên quan của chúng trong một điểm đến khác.
Đó là cách bạn thiết lập mối quan hệ giữa các mô hình dữ liệu trong các nguồn hoặc hệ thống khác nhau. Phần mềm và công cụ lập sơ đồ dữ liệu tự động khớp các trường dữ liệu từ nguồn dữ liệu này sang nguồn dữ liệu khác.
Các kỹ thuật data mapping cho phép bạn tổ chức, chắt lọc, phân tích và hiểu một lượng lớn dữ liệu đang tồn rại ở nhiều vị trí khác nhau để bạn có thể đưa ra các kết luận và thông tin một cách chi tiết và chính xác hơn.
Ngoài khái niệm data mapping bạn cũng có thể tham khảo thêm về content mapping tại: Content Mapping là gì?
Tại sao Data Mapping lại hữu ích?
Dưới đây là một số lý do khác tại sao data mapping vừa hữu ích vừa cần thiết:
Tích hợp, chuyển đổi và di chuyển dữ liệu cũng như tạo kho dữ liệu (data warehouses) một cách dễ dàng.
Thiết lập mối quan hệ trực tiếp giữa các dữ liệu của bạn trên nhiều nguồn cùng một lúc.
Đảm bảo dữ liệu của bạn có chất lượng cao và chính xác.
Xác định các xu hướng theo thời gian thực (real-time) và chia sẻ báo cáo dữ liệu với các thành viên trong nhóm một cách dễ dàng và hiệu quả.
Đảm bảo bạn đang khai thác tối đa dữ liệu của mình và áp dụng những insights một cách thích hợp.
Sử dụng phần mềm data mapping để đơn giản hóa (chủ yếu là tự động) quá trình lập sơ đồ dữ liệu mà không cần phải dùng mã (free-code).
Mô hình mẫu Data Mapping là gì?
Một doanh nghiệp như Amazon có thể sử dụng data mapping để nhắm mục tiêu một cách chính xác đến bạn.
Họ làm điều này bằng cách lấy các thông tin chi tiết từ thói quen duyệt web, đánh giá, lịch sử mua hàng và thời gian trên trang của bạn. Sau đó, họ có thể kéo và kết nối các dữ liệu đó với dữ liệu từ các nguồn khác như thông tin về nhân khẩu học.
Bằng cách kết hợp các loại nguồn dữ liệu này, Amazon có những thông tin cần thiết để nhắm mục tiêu bạn đến các sản phẩm nhất định cũng như cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm của bạn theo một số cách cụ thể (ví dụ: dựa trên vị trí địa lý, cấp độ kinh nghiệm, sở thích, học vấn, quốc tịch , tuổi và hơn thế nữa).
Hãy xem xét một ví dụ về data mapping khác dưới đây – giả sử bạn đang làm việc cho một mạng lưới quảng cáo truyền hình (TV Ads Network) và bạn đang tìm cách tổ chức các shows truyền hình (TV Shows) trên mạng lưới, các diễn viên (Actor) xuất hiện trên mạng lưới và các diễn viên trong một Shows trên một mạng lưới.
Việc chia sẻ dữ liệu giữa ba nguồn này có thể giống như sau:
Các kỹ thuật Data Mapping.
Trong data mapping hay lập sơ đồ dữ liệu, có 3 kỹ thuật chính được sử dụng nhiều nhất: lập sơ đồ thủ công, lập sơ đồ bán tự động và lập sơ đồ tự động.
1. Lập sơ đồ dữ liệu thủ công – Manual Data Mapping.
Lập sơ đồ dữ liệu theo kiểu thủ công yêu cầu những người lập trình và người lập bản đồ dữ liệu chuyên nghiệp. Các chuyên gia công nghệ sẽ viết mã và lập sơ đồ các nguồn dữ liệu của bạn.
Mặc dù quá trình thực hiện sẽ khó khăn và bạn cần sự trợ giúp của các chuyên gia, nhưng nó cho phép bạn hoàn toàn kiểm soát và tùy chỉnh sơ đồ dữ liệu của mình.
2. Lập sơ đồ dữ liệu bán tự động – Semi-automated Data Mapping.
Lập sơ đồ dữ liệu bán tự động (hoặc lập giản đồ) yêu cầu một số kiến thức về mã hóa (coding) nhất định và có nghĩa là khi này đội nhóm của bạn sẽ kết hợp cả kiểu lập sơ đồ thủ công và lập sơ đồ tự động.
Các phần mềm lập sơ đồ dữ liệu tạo ra một sự kết nối giữa các nguồn dữ liệu và khi đó một chuyên gia công nghệ thông tin (IT) sẽ xem xét các kết nối đó và thực hiện các điều chỉnh thủ công khi cần thiết.
3. Lập sơ đồ dữ liệu tự động – Automated Data Mapping.
Lập sơ đồ dữ liệu tự động có nghĩa là bạn sẽ có một công cụ sẽ xử lý tất cả các khía cạnh của quá lập sơ đồ dữ liệu cho bạn.
Các kiểu phần mềm này thường cho phép bạn lập sơ đồ theo kiểu kéo và thả drag-and-drop). Tất cả những gì bạn cần chỉ là mua và học cách sử dụng nó.
Một số công cụ lập sơ đồ dữ liệu Data Mapping bạn có thể tham khảo như: boomi, Tableau, Power BI (của Microsoft) hay Astera
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link