Skip to main content

Thẻ: F&B

Chuỗi Mellower Coffee của Trung Quốc rời khỏi thị trường Việt Nam

Trải qua 2 năm đại dịch, ngành F&B đã có nhiều biến động khiến cho nhiều chuỗi cà phê ngoại gặp khó trong việc bám trụ thị trường Việt Nam. Chuỗi Mellower Coffee của Trung Quốc rời khỏi thị trường Việt Nam

Chuỗi Mellower Coffee của Trung Quốc rời khỏi thị trường Việt Nam
Chuỗi Mellower Coffee của Trung Quốc rời khỏi thị trường Việt Nam

“Với trái tim nặng trĩu, chúng tôi phải chia sẻ với các bạn, Mellower Coffee đã không thể tiếp tục hoạt động tại Việt Nam”, phía Mellower Coffee thông báo trên mạng xã hội.

Mellower Coffee – chuỗi cà phê đặc sản của Trung Quốc đã tuyên bố chính thức đóng cửa tại Việt Nam sau khoảng 4 năm gia nhập thị trường.

Tại Việt Nam, Mellower Coffee lần đầu xuất hiện vào năm 2019, tại tòa nhà Deutsches Haus trên đường Lê Duẩn, TP. HCM. Tiếp đó, thương hiệu mở thêm chi nhánh tại tòa nhà The Metropolitan, Quận 1, thay thế cho cửa hàng Coffee Bean & Tea Leaf.

Giá đồ uống ở Mellower khá cao so với mặt bằng chung, dao động từ 49.000-100.000 đồng, với những món cà phê được yêu cầu riêng, mức giá có thể hơn 200.000 đồng.

Hiện tại, Mellower Coffee đã có hơn 80 cửa hàng trên toàn thế giới và có mặt ở nhiều quốc gia lân cận như Hàn Quốc, Singapore và Thái Lan.

Tiếp bước Mellower Coffee, chuỗi Auntie Anne’s – thương hiệu cà phê và bánh của Mỹ cũng chia tay thị trường Việt Nam sau 4 năm hoạt động.

Auntie Anne’s cũng gia nhập thị trường Việt Nam năm 2019. Ngoài cà phê, chuỗi này tập trung vào bánh Pretzel – món ăn đường phố được yêu thích nhất tại Mỹ.

Trải qua hơn 30 năm phát triển, thương hiệu này đã được nhượng quyền và có mặt ở 26 quốc gia. Tại Việt Nam, thương hiệu này có mặt ở Hà Nội, TP. HCM và Đà Nẵng với nhiều chi nhánh ở các trung tâm thương mại và các khu vực trung tâm.

Trước thời điểm Auntie Anne’s, Mellower Coffee chia tay thị trường Việt Nam, những chuỗi cà phê phong cách ngoại như Gloria Jean’s, New York Dessert Coffee hay The Coffee Bean & Tea Leaf đều đã gặp thất bại.

Theo báo cáo “Kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam năm 2022” thực hiện bởi iPos.vn, VIRAC, nước ta hiện có gần 338.600 nhà hàng và quán cà phê.

Ngân sách “đi cà phê” của người Việt dao động từ 40.000-70.000 đồng. Vào các dịp đặc biệt, ngân sách ăn uống này có thể tăng lên khoảng 500.000 đồng/mỗi người.

2023 khả năng trở thành cuộc chiến dành thị phần giữa các chuỗi lớn khi các chủ đầu tư nhỏ lẻ thận trọng. Theo đó, quý 4/2022 chứng kiến sự chững lại của ngành F&B so với cùng kỳ nhiều năm trước.

Các thương hiệu lớn như Highlands Coffee, The Coffee House vẫn bền bỉ mở rộng chuỗi, tuy nhiên cạnh tranh ngày một tăng đến từ các thương hiệu mới, đang tạo nên tiếng vang như Phê La, Katinat…

Trải qua 2 năm đại dịch, ngành F&B đã có nhiều biến động, nhu cầu đối với các sản phẩm này hồi phục mạnh mẽ sau thời kì giãn cách.

Mặc dù kinh tế năm 2023 được dự báo có nhiều khó khăn, tuy nhiên theo Euromonitor, giá trị thị trường năm 2023 dự kiến sẽ tăng 18% so với 2022. Sau khi hồi phục và tăng trưởng mạnh mẽ, ngành F&B sẽ tiếp tục phát triển với tốc độ ổn định và dự kiến sẽ đạt giá trị 938.305 tỷ đồng vào năm 2026.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Việt Hưng | The Leader   

Chiến lược thâm nhập vào thị trường Trung Quốc của Starbucks

Người Trung Quốc mê trà nhưng Starbucks không những không bị khai tử mà còn mở hơn 6000 cửa hàng, doanh thu năm 2022 lên tới 2,5 tỷ USD: Tất cả là nhờ vào 1 chiến lược thâm nhập đặc biệt. Cùng khám phá phương thức Starbucks thâm nhập vào thị trường trung Quốc trong bài viết này.

Chiến lược thâm nhập thị trường của Starbucks vào Trung Quốc
Chiến lược thâm nhập thị trường của Starbucks vào Trung Quốc

Nếu có một công ty đồ uống đáng lẽ phải thất bại ở Trung Quốc, thì đó chính là Starbucks. Trung Quốc vốn là quốc gia có văn hóa uống trà kéo dài hàng ngàn năm lịch sử.

Khi bắt đầu thâm nhập thị trường Trung Quốc vào năm 1999, nhiều người nghi ngờ về khả năng thành công của Starbucks ngay cả khi đây là một gã khổng lồ trong ngành.

Không ai nghĩ rằng người Trung Quốc sẽ thay đổi thói quen đi vào tiềm thức đó để uống cà phê. Thế mà, Starbucks lại đang làm rất tốt điều đó tại đất nước tỷ dân. Không những thế, họ còn biến nơi này trở thành thị trường lớn thứ 2 sau Mỹ.

Theo CNBC, nhu cầu về cà phê Starbucks ở Trung Quốc tăng mạnh đến mức vào năm 2017, cứ 15 phút lại có một cửa hàng mới được mở trên khắp đất nước tỷ dân để đáp ứng nhu cầu khổng lồ của người tiêu dùng.

Năm 2019, Starbucks báo cáo doanh thu tăng 92% tại Trung Quốc.

Năm 2022, thị trường Trung Quốc đã đóng góp 2,5 tỷ USD trong tổng doanh thu toàn cầu 32 tỷ USD của Starbucks.

Vào tháng 9 cùng năm, Starbucks đã mở cửa hàng thứ 6.000 tại Trung Quốc. Starbucks cũng sẽ mở một nhà máy rang trị giá 130 triệu USD trong năm nay tại thành phố Côn Sơn.

Đây sẽ là nhà máy rang đầu tiên tại châu Á của Starbucks.

Trong báo cáo chiến lược phát triển đến năm 2025 của Starbucks chi nhánh Trung Quốc, họ đặt mục tiêu mở thêm 3.000 quán trong tổng số 6.019 chi nhánh đang hoạt động hiện nay.

Điều này có nghĩa là cứ mỗi 9 tiếng Starbucks sẽ lại mở một quán mới ở Trung Quốc.

Với kế hoạch này, CEO Schultz đã khẳng định rằng Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ để trở thành thị trường lớn nhất của hãng trên thế giới vào năm 2025.

Vậy từ chỉ sống thành công bằng 0, Starbucks đã làm như thế nào để có thể lật ngược tình thế và biến Trung Quốc trở thành một trong những thị trường tiềm năng nhất? Tất cả xuất phát từ một chiến lược thâm nhập được tính toán kỹ lưỡng bao gồm nhiều yếu tố:

1. Suy nghĩ khác biệt

Khi Starbucks lần đầu tiên mở cửa tại Trung Quốc vào năm 1999, văn hóa uống cà phê ở quốc gia này hầu như không tồn tại. Trong khi đó, văn hóa uống trà của Trung Quốc đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân và rất ít người quan tâm đến việc thử một cái gì đó mới.

Để thâm nhập vào thị trường này với Starbucks là một thách thức lớn. Tuy nhiên, họ không để sự hoài nghi về khả năng thành công kìm hãm mình.

Họ nghiên cứu và tìm thấy cơ hội cho mình. Một nghiên cứu thị trường cho thấy rằng sự gia tăng của tầng lớp trung lưu Trung Quốc tạo cơ hội cho Starbucks mang trải nghiệm cà phê phương Tây đến đất nước tỷ dân – nơi mọi người có thể trò chuyện với bạn bè trong khi thưởng thức uống đồ uống yêu thích của họ.

Sau hơn 20 năm lăn lộn tìm chỗ đứng tại Trung Quốc, Starbucks thực sự đã tạo ra nhu cầu đó. Ngày nay, người ta có thể tìm thấy một quán cà phê Starbucks trên hầu hết các con phố lớn của Trung Quốc.

Theo một khảo sát , tỷ lệ người Trung Quốc uống cà phê sau bữa ăn thay vì trà đã tăng lên đáng kể. Starbucks thực sự đã cách mạng hóa nhận thức của người Trung Quốc và khiến họ uống và yêu thích cà phê hơn.

Starbucks đã phải tìm cách làm cho cà phê hấp dẫn khẩu vị của người Trung Quốc. Họ đã làm điều này bằng cách tạo ra một thực đơn đồ uống cà phê độc đáo kết hợp hương vị truyền thống của Trung Quốc.

Ngày nay, gã khổng lồ ngành F&B Starbucks có hơn 3.700 cửa hàng trên khắp Trung Quốc và là chuỗi cà phê hàng đầu của quốc gia này. Nhờ S

2. Chiến lược Marketing thông minh.

Sau khi quyết định thâm nhập vào Trung Quốc, Starbucks đã áp dụng một chiến lược thâm nhập thị trường khôn ngoan. Thay vì khiến người Trung Quốc cảm thấy bị đe dọa bởi văn hóa uống trà của họ, các chiến dịch quảng cáo của họ tập trung vào việc chọn những địa điểm có nhiều người qua lại, dễ thấy để xây dựng hình ảnh thương hiệu.

Tiếp theo, Starbucks tận dụng văn hóa uống trà của người tiêu dùng Trung Quốc, giới thiệu đồ uống được làm bằng các nguyên liệu phổ biến của địa phương như trà xanh.

Chiến lược này đã giúp thương hiệu đồ uống ngoại này biến trở ngại thành một lợi thế một cách hiệu quả. Người tiêu dùng Trung Quốc nhanh chóng yêu thích cà phê Starbucks, đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến thành công của Starbucks tại Trung Quốc.

Một trong những chiến lược marketing quan trọng của Starbucks là cung cấp cho khách hàng trải nghiệm độc đáo. Starbucks xây dựng cửa hàng với nội thất trang nhã, hiện đại và không gian âm nhạc, sôi động thoải mái.

Từ đó, không chỉ tạo nên sự khác biệt giữa Starbucks so với các đối thủ cạnh tranh mà còn thu hút mạnh mẽ thế hệ trẻ, những người coi văn hóa cà phê phương Tây là biểu tượng của lối sống hiện đại.

Nhiều người đến Starbucks không chỉ để uống một ly Frappuccino mà còn để cảm nhận “trải nghiệm Starbucks” khiến họ cảm thấy sành điệu và thời thượng hơn. Cũng chính vì thế mà cà phê của Starbucks đã trở thành một trong những thức uống phát triển nhanh nhất ở Trung Quốc.

3. Quốc tế hóa thương hiệu

Biết được giá trị của thương hiệu quốc tế của mình, Starbucks đã thực hiện một số bước để duy trì tính toàn vẹn của thương hiệu.

Một trong những cách tốt nhất là cử những nhân viên pha chế giỏi nhất của họ ở những thị trường lâu đời đến những thị trường mới và đào tạo nhân viên mới.

Những nhân viên pha chế này đóng vai trò là đại sứ thương hiệu, giúp thúc đẩy văn hóa Starbucks tại các cửa hàng mới, đảm bảo dịch vụ tại mỗi cửa hàng tuân theo tiêu chuẩn quốc tế của họ.

Nhìn chung, các thương hiệu phương Tây nổi tiếng về sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, đồng thời họ có lợi thế cạnh tranh so với các công ty Trung Quốc trong việc khẳng định mình là thương hiệu cao cấp.

Tuy nhiên, Shaun Rein, người sáng lập kiêm giám đốc điều hành của China Market Research Group, chỉ ra rằng có quá nhiều thương hiệu phương Tây đang giảm giá để giành thị phần, đây là một chiến lược thất bại vì họ sẽ không bao giờ có thể “rút ruột” các đối thủ địa phương Trung Quốc thông qua cuộc chiến về giá cả.

Thương hiệu quốc tế không có nghĩa là “sản phẩm quốc tế” hay “nền tảng quốc tế”. Starbucks đã nội địa hóa cao đồ uống của mình để phục vụ thị hiếu của người tiêu dùng Trung Quốc. Họ tiến hành rất nhiều phân tích về thị hiếu của người tiêu dùng Trung Quốc và kết hợp một cách sáng tạo thị hiếu phương Đông và phương Tây.

Starbucks thậm chí còn cho phép mỗi chi nhánh linh hoạt lựa chọn trong danh mục đồ uống đa dạng của mình để phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng địa phương.

Để các thương hiệu quốc tế thành công ở Trung Quốc, họ phải điều chỉnh hoạt động kinh doanh của mình cho phù hợp với thị trường địa phương. Đó là những gì Starbucks làm.

4. Cộng tác nội địa hóa.

Trung Quốc không phải là một thị trường đồng nhất mà có nhiều “Trung Quốc”. Văn hóa ở miền bắc Trung Quốc rất khác so với ở phía đông. Sức tiêu thụ của các thành phố nội địa không thể so sánh với các thành phố ven biển.

Để giải quyết vấn đề phức tạp này tại thị trường Trung Quốc, Starbucks đã chọn ba đối tác trong khu vực như một phần trong kế hoạch mở rộng của mình.

Ở phía bắc, Starbucks liên doanh với Công ty Cà phê Meida Bắc Kinh. Ở phía đông, Starbucks đang hợp tác với Uni-President Enterprises của Đài Loan (Trung Quốc).

Ở phía Nam, đối tác của Starbucks là Hong Kong Maxim’s Food Co., Ltd. Mỗi đối tác đều có những thế mạnh và kiến ​​thức nhất định về địa phương, giúp Starbucks hiểu được thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng Trung Quốc tại địa phương.

Làm việc với các đối tác phù hợp có thể hiểu người tiêu dùng địa phương một cách hiệu quả và đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh chóng mà không cần trải qua một lộ trình học tập dài và quanh co.  

5. Thâm nhập vào thị trường Trung Quốc là nỗ lực và chiến lược lâu dài của Starbucks.

Trước khi thập nhập vào thị trường (Market Penetration) Trung Quốc, Starbucks hiểu rằng thị trường này không phải là thị trường có thể phát triển dễ dàng mà cần nỗ lực lâu dài. Một chiến lược quan trọng là đầu tư vào nhân viên. Starbucks thực hiện xuất sắc công việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên của mình.

Đó là một chiến lược đôi bên cùng có lợi vì nhân viên là trung tâm của việc mang lại “trải nghiệm Starbucks” cho khách hàng. Họ là những đại sứ tiếp thị tốt nhất của công ty.

Nỗ lực lâu dài cũng có nghĩa là kiên nhẫn. Khai thác thị trường và giành được lòng trung thành của khách hàng cần có thời gian. Các công ty thực hiện đầu tư dài hạn chắc chắn sẽ thu được lợi nhuận đáng kể.

Nếu Starbucks có thể thành công ở một trong những thị trường ít có khả năng thành công nhất, thì không có lý do gì các công ty khác, dù lớn hay nhỏ, không thể thành công ở Trung Quốc. Suy nghĩ khác biệt, có chiến lược phù hợp, phục vụ thị trường địa phương và cam kết lâu dài là những bước quan trọng để biến điều đó thành hiện thực.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Ánh Lê – MarketTimes

Vòng xoay ngành F&B: Đồ uống có đường sẽ bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt

Sữa và các sản phẩm từ sữa sẽ được loại khỏi danh mục đồ uống chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Danh mục chịu thuế sẽ được xác định theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12828:2019.

Đồ uống có đường sẽ bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt
Đồ uống có đường sẽ bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt

Tại tờ trình đề nghị xây dựng dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) gửi Bộ Tư Pháp, Bộ Tài chính đã đề nghị giữ nguyên đề xuất bổ sung đồ uống có đường vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) sau khi ghi nhận 74 ý kiến nhất trí và 26 ý kiến khác về sắc thuế này.

Sẽ sửa khái niệm đồ uống có đường.

Hiện một số đơn vị như Hội lương thực phẩm TP.HCM, Hiệp hội Sữa, Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam, Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (Amcham)… đề nghị chưa đưa mặt hàng đồ uống có đường vào diện chịu thuế.

Giải trình vấn đề này, Bộ Tài chính cho biết đã có nhiều nghiên cứu về tác hại của mặt hàng đồ uống có đường đến sức khỏe con người được các tổ chức y tế trong và ngoài nước công nhận. Mặt khác lượng tiêu thụ của người Việt Nam lại có xu hướng tăng dần theo từng năm.

Số liệu của WHO cũng cho thấy đã có khoảng 85 quốc gia áp dụng sắc thuế này vào đồ uống có đường. Một số quốc gia như Mexico, Thái Lan đã ghi nhận nhiều kết quả tích cực.

Trong khi đó, nhiều đơn vị, cơ quan quản lý đề nghị loại trừ sữa và sản phẩm từ sữa, đồ uống có giá trị dinh dưỡng; cân nhắc áp dụng biện pháp hạn chế tiêu dùng với một số đồ uống có hàm lượng đường cao; quy định khái niệm “đồ uống có đường” tại Luật.

Về khía cạnh này, Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12828:2019 định nghĩa nước giải khát gồm nước giải khát có ga, nước uống tăng lực, nước uống điện giải, nước uống thể thao, nước giải khát có chứa chè, nước giải khát có chứa cà phê và nước giải khát có chứa nước trái cây.

Bộ Tài chính cho rằng sữa và các loại sản phẩm từ sữa cũng là một loại đồ uống có đường nhưng không phải nước giải khát theo tiêu chuẩn này và là hàng hóa phục vụ mục đích dinh dưỡng cho con người.

Để tránh tiếp tục có những kiến nghị về vấn đề này, Bộ Tài chính sẽ sửa cụm từ “đồ uống có đường” thành “nước giải khát có đường theo Tiêu chuẩn Việt Nam” vào đối tượng chịu thuế TTĐB.

Các mặt hàng như sữa, thực phẩm dạng lỏng dùng với mục đích dinh dưỡng, nước khoáng thiên nhiên và nước đóng chai, nước rau, quả và nectar (mật) rau, quả và sản phẩm từ cacao sẽ được loại trừ khỏi diện chịu thuế.

Bộ sẽ nghiên cứu quy định cụ thể mức thuế suất thuế TTĐB đối với nước giải khát theo hàm lượng đường nhất định sau khi dự án Luật được đăng ký vào Chương trình xây dựng Luật của Quốc hội để khuyến khích doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu nước giải khát có hàm lượng đường thấp.

Quyết định có thể sẽ tạo ra nhiều khó khăn cho các nhãn hàng ngành F&B.

Giữ quan điểm áp thuế tiêu thụ đặc biệt với game online.

Ngoài đồ uống có đường, Bộ Tài chính cũng giữ nguyên đề xuất bổ sung “kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng được cấp phép tại Việt Nam theo quy định của pháp luật” vào đối tượng chịu thuế TTĐB.

Đến nay, phương án này nhận được 90 ý kiến nhất trí và 10 ý kiến khác. Nhóm ý kiến khác cho rằng cần có nghiên cứu, đánh giá tác động thêm, bổ sung tính thuyết phục hơn hoặc đề nghị không đưa game online vào đối tượng chịu TTĐB.

Về lý do, nhóm phản biện cho biết game online là dịch vụ được khuyến khích phát triển nêu tại Nghị định 71/2007/NĐ-CP và Quyết định 749/QĐ-TTg về Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2023.

Ngoài ra, game online có tiềm năng trở thành ngành công nghiệp không khói của Việt Nam.

Hiện 5/10 doanh nghiệp Việt Nam nằm trong top 10 doanh nghiệp phát hành game lớn nhất khu vực. Doanh thu game online năm 2022 của khu vực Đông Nam Á là 4,5 tỷ USD, trong đó Việt Nam chiếm 507 triệu USD.

Song, Bộ Tài chính cho biết báo cáo nghiên cứu của Viện Sức khỏe tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) lưu ý game online cũng có tác động tiêu cực đến người chơi đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên, tạo ra các vấn đề về sức khỏe thể chất cùng sức khỏe tâm thần.

Doanh thu ngành game online tăng trưởng khá trong các năm vừa qua. Từ 7.581 tỷ đồng vào năm 2019 lên 11.486 tỷ đồng vào năm 2021 và dự kiến đạt 12.000 tỷ đồng vào năm 2022.

“Do vậy, cần thiết đưa kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng vào nhóm đối tượng chịu thuế TTĐB để định hướng tiêu dùng nhất là với thanh thiếu niên cũng như mở rộng nguồn thu mới cho ngân sách Nhà nước”, Bộ Tài chính lập luận.

Các ý kiến phản biện cũng đề cập việc đưa ngành game online trong nước vào diện chịu thuế TTĐB có thể dịch chuyển hành vi tiêu dùng của người chơi sang các mặt hàng được cung cấp bởi doanh nghiệp nước ngoài hay buộc doanh nghiệp Việt Nam chuyển trụ sở chính ra nước ngoài.

Về vấn đề này, Bộ Thông tin và Truyền thông đang quy định game online cung cấp tại Việt Nam phải do doanh nghiệp trong nước phát hành.

Doanh nghiệp muốn kinh doanh game online phải đáp ứng nhiều điều kiện như thành lập tại Việt Nam, được cấp ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện ngay cả với trường hợp doanh nghiệp nước ngoài muốn cung cấp game online tại Việt Nam.

Đối với game lậu, Bộ có trách nhiệm tăng cường quản lý và phối hợp các bên liên quan để rà soát, gỡ bỏ game lậu.

Dù chưa có chính sách thuế TTĐB nhưng thực tế cho thấy doanh nghiệp Việt Nam vẫn chọn đóng trụ sở ở nước ngoài để sản xuất.

Có nhiều yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn đầu tư ở nước ngoài như danh tiếng, vị thế, thủ tục hành chính. Do vậy Bộ Tài chính tin rằng ý kiến liên quan đến việc khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam chuyển hướng đầu tư ra nước ngoài là chưa phù hợp.

(Theo Zing)

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Thị trường F&B 2023: Số lượng cửa hàng Trà Sữa giảm, Cà Phê lại tăng

Vượt qua 2 năm khó khăn bởi ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, những thương hiệu thức ăn và đồ uống (F&B) còn trụ lại trên thị trường đã tìm cách mở rộng số lượng cửa hàng, phát triển thị phần.

Thị trường F&B 2023: Số lượng cửa hàng Trà Sữa giảm, Cà Phê lại tăng
Thị trường F&B 2023: Số lượng cửa hàng Trà Sữa giảm, Cà Phê lại tăng

Cuộc cạnh tranh giữa các thương hiệu đồ uống càng thêm tăng nhiệt trong mùa nóng, khi chuỗi cà phê đang chiếm ưu thế so với chuỗi trà sữa qua việc liên tục mở thêm các cửa hàng mới.

Số lượng cửa hàng cà phê tăng lên nhanh chóng nhờ sự mở rộng mạnh mẽ của các thương hiệu Highlands, Phúc Long, Trung Nguyên E-Coffee.

Trong khi đó, số lượng cửa hàng trà sữa lại giảm mạnh thời gian qua, theo báo cáo Xu hướng cửa hàng bán lẻ hiện đại Việt Nam 2023 của Q&Me.

Thị trường F&B 2023: Số lượng cửa hàng Trà Sữa giảm, Cà Phê lại tăng
Thị trường F&B 2023: Số lượng cửa hàng Trà Sữa giảm, Cà Phê lại tăng

Từ năm 2019 đến năm 2023, số lượng cửa hàng cà phê đã tăng từ 816 lên 1.657 cửa hàng. Chỉ riêng trong 2 năm gần đây, từ tháng 3-2021 đến tháng 2-2023, 3 chuỗi cà phê dẫn đầu thị phần (Market Share) là Highlands Coffee, Phúc Long và Starbucks đã khai trương hơn 1.000 điểm bán.

Trong khi đó, số lượng cửa hàng trà sữa trong 4 năm qua không có nhiều biến động, thậm chí còn giảm từ 446 xuống còn 364 cửa hàng.

Theo Q&Me, các quán trà sữa từng là trào lưu vài năm trước nhưng giờ đây đã chững lại khi các chuỗi cà phê lớn phát triển thực đơn phong phú hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Xu hướng ngành F&B năm 2023 & 2024 tại Việt Nam và Thế giới

Việc bắt kịp nhanh các xu hướng mới trong ngành hàng F&B năm 2023, 2024 (ngành thực phẩm và đồ uống) sẽ giúp cho thương hiệu có nhiều cơ hội hơn để xây dựng lợi thế trên thị trường, định vị mình với tư cách là nhà lãnh đạo tư tưởng ngành và hơn thế nữa. Hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu các báo cáo xu hướng ngành F&B 2023 trong bài viết này.

Xu hướng ngành F&B năm 2023 tại Việt Nam
Xu hướng ngành F&B năm 2023 tại Việt Nam

Theo đó các xu hướng ngành F&B 2023 sẽ được nhóm thành xu hướng tại thị trường Việt Nam và xu hướng toàn cầu.

Những xu hướng của ngành F&B tại Việt Nam trong 2023 & 2024.

Sau những ảnh hưởng không nhỏ từ giai đoạn đại dịch, hành vi của người tiêu dùng với thị trường F&B cũng đã thay đổi khá nhiều.

Khảo sát người tiêu dùng của Vietnam Report cho thấy đại dịch đã dịch chuyển các ưu tiên trong thói quen tiêu dùng sang các mặt hàng thiết yếu.

Trong đó, thực phẩm nhập khẩu và phần lớn nhóm đồ uống ghi nhận mức giảm trong chi tiêu hàng tháng.

Một số nhóm sản phẩm có mức tiêu thụ tăng trong ngắn hạn nhưng sẽ giảm khi có miễn dịch cộng đồng bao gồm: thực phẩm đã sơ chế hoặc chế biến sẵn, thực phẩm đông lạnh, thực phẩm tiện lợi, đóng gói…

Đại địch đã khiến người tiêu dùng Việt Nam dần tiếp nhận các sàn thương mại điện tử, kênh mua hàng trực tuyến nhanh hơn.

Trên 91% lượng người tiêu dùng tham gia khảo sát của Vietnam Report cho biết đã từng sử dụng kênh trực tuyến để mua sản phẩm thực phẩm – đồ uống kể từ khi đại dịch bùng phát.

Ở một số danh mục sản phẩm cụ thể, khảo sát cũng chỉ ra đã có một luồng dịch chuyển rõ nét từ thương mại truyền thống sang các kênh trực tuyến, đặc biệt là nhóm thực phẩm.

Cuối cùng, có 4 xu hướng chính của thị trường F&B Việt Nam trong 2023.

Thứ nhất, thực phẩm lành mạnh.

Sau dịch COVID-19, người tiêu dùng Việt sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm tốt cho sức khỏe. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính kích thích sự trỗi dậy của các xu hướng ăn uống healthy.

Theo đó, các doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành F&B tại Việt Nam có thể tận dụng để khai thác vào ngách thị trường đồ ăn vặt lành mạnh, thực phẩm xanh… để thu hút khách hàng tiềm năng.

Thứ 2, “self service”.

Hiện nay, các nhà hàng kinh doanh truyền thống đã vận dụng quy trình hoạt động tự phục vụ và bán thêm các món ăn được sơ chế sẵn nhằm gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp của mình.

Khách hàng cảm thấy thích thú và hài lòng với các sản phẩm đóng hộp sẵn, điển hình là các sản phẩm của Pizza 4P’s, The Coffee House… được rất nhiều khách hàng lựa chọn mang về để thưởng thức.

Thứ 3, phát triển hình thức phục vụ đa kênh (Omni Channel).

Theo nhận định của các chuyên gia, mặc dù hình thức bán hàng online đã phát triển rất mạnh mẽ và phổ biến trong 2 năm xảy ra dịch COVID-19, tuy nhiên phần lớn khách hàng Việt Nam vẫn ưa chuộng hình thức tự phục vụ tại chỗ hơn.

Như vậy, để tối đa lợi nhuận và tiếp cận với lượng khách hàng lớn, các doanh nghiệp F&B nên triển khai bán hàng theo hình thức bán hàng đa kênh.

Thứ 4, thói quen thanh toán hiện đại.

Theo một khảo sát về “Chỉ số thanh toán mới năm 2021” của Mastercard, có tới 84% người tiêu dùng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương nhận thấy khả năng tiếp cận các hình thức thanh toán mới của họ đang tăng lên đáng kể. Trong khi đó, có 88% người dùng đã sử dụng ít nhất một hình thức thanh toán mới vào năm ngoái.

Những dự báo chính về xu hướng phát triển của ngành F&B năm 2023 & 2024 trên thế giới.

Xu hướng ngành F&B 2023 Thế giới
Xu hướng ngành F&B 2023 Thế giới

Dù là với tư cách là một Marketer, người làm thương hiệu hay người làm kinh doanh nói chung, việc bắt kịp các xu hướng tất yếu của thị trường và hành vi người tiêu dùng luôn là chiến lược hàng đầu để có thể tồn tại và giữ vững vị thế cạnh tranh trên thị trường.

Người tiêu dùng ngày nay không chỉ đơn giản là tin vào những gì mà thương hiệu truyền tải đến họ và thương hiệu cứ thế thoải mái nói những gì họ muốn nói hay kể những gì họ muốn kể, họ ngày càng quan tâm nhiều hơn đến cách thức và thậm chí là nguồn gốc của những thực phẩm (Food) hay đồ uống (Beverage) mà họ sẽ sử dụng.

Theo dữ liệu từ Nielsen, trong năm 2023 và xa hơn thế nữa, dưới đây là một số xu hướng phát triển chính trong ngành F&B.

Xu hướng số 1 trong ngành F&B năm 2023 & 2024: Ưa chuộng các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật.

Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy khoảng 3% người trưởng thành ở Mỹ xác định là người ăn chay trường, cao hơn con số 2% từ năm 2012.

Dữ liệu tìm kiếm của NielsenIQ cho thấy rằng “thuần chay” (Vegan) là một trong những từ khoá được tìm kiếm nhiều nhất liên quan đến các món ăn nhẹ. Và được tìm kiếm nhiều thứ 7 trên tất cả các trang web mua sắm tạp hóa trực tuyến (online grocery Store).

Theo NielsenIQ, nhu cầu đối với các sản phẩm có nguồn gốc thực vật đã tăng 12% từ năm 2020 đến năm 2021. Tương tự như vậy, các sản phẩm thay thế thịt cũng tăng 11%, con số này sẽ tiếp tục tăng lên trong năm 2023 và xa hơn nữa.

Xu hướng số 2 trong ngành F&B năm 2023 & 2024: Người tiêu dùng sẽ ngày càng quan tâm nhiều hơn đến nguồn gốc của các thực phẩm hay đồ uống mà các thương hiệu F&B cung cấp đến họ.

Với người tiêu dùng hiện đại ngày nay, khi nhiều người trong số họ là một Conscious Consumer đích thực, việc nghe và tin những gì thương hiệu nói hay chỉ quan tâm đến những thứ mà thương hiệu ghi trên nhãn mác là thứ rất xa vời.

Người tiêu dùng muốn biết chính xác cách thức những thực phẩm hay đồ uống của họ được sản xuất, nó được sản xuất như thế nào, nguyên liệu ở đâu hay liệu nơi sản xuất có đảm bảo an toàn vệ sinh hay không và hơn thế nữa.

Một số thuộc tính cụ thể mà khách hàng thường quan tâm đối với các thương hiệu F&B là:

  • Giấy chứng nhận về tính bền vững của sản phẩm (bao bì, nguyên liệu…)
  • Giấy chứng nhận hay những cam kết của thương hiệu với môi trường và xã hội (ESG).
  • Giấy chứng nhận nguồn gốc (nơi sản xuất) nguyên vật liệu đầu vào.
  • Những trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội (CSR).
  • Và một số giấy tờ liên quan đến từng ngành hàng cụ thể khác.

Xu hướng số 3 trong ngành F&B năm 2023 & 2024: Nhu cầu tăng cao với các sản phẩm tự nhiên và sản phẩm dành cho các chế độ ăn uống đặc biệt.

ở thị trường Mỹ, hiện có hơn 30 triệu người tiêu dùng có phản ứng dị ứng với lactose trong các sản phẩm từ sữa. Khi Casein, một loại protein trong sữa có thể gây ra phản ứng dị ứng, hàng chục triệu người tiêu dùng chọn cách từ bỏ các sản phẩm kiểu này.

Theo dữ liệu từ Nielsen, một xu hướng đang phát triển bùng nổ trong ngành công nghiệp F&B là sự dịch chuyển nhu cầu sang các sản phẩm tự nhiên, thậm chí là các sản phẩm dành cho chế độ ăn kiêng đặc biệt.

Xu hướng số 4 trong ngành F&B năm 2023 & 2024: Những thực phẩm và đồ uống tiện lợi tự chế biến ở nhà.

Dưới những ảnh hưởng của Covid-19 và sự hỗ trợ của thương mại điện tử, nhiều người tiêu dùng hơn đang chọn cách tự chế biến hay pha chế các thực phẩm tại nhà.

Những gì mà các thương hiệu F&B (Food and Beverage) cần làm là cung cấp cho người tiêu dùng những món ăn và thức uống tự chế biến ở nhà, tiện lợi và đảm bảo sức khoẻ.

Xu hướng số 5 trong ngành F&B năm 2023 & 2024: Người tiêu dùng sẽ chọn các thương hiệu F&B bền vững.

Với sự thay đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến mọi thứ trên toàn cầu, người tiêu dùng muốn biết rằng các sản phẩm mà họ đang tiêu dùng được cung cấp từ các doanh nghiệp có ý thức về môi trường.

Các sản phẩm được làm bằng vật liệu tái chế hoặc tái sử dụng sẽ có giá trị cao hơn và được lựa chọn nhiều hơn so với các sản phẩm chỉ sử dụng một lần.

Xu hướng số 6 trong ngành F&B năm 2023 & 2024: Tính minh bạch trong kinh doanh nên là chiến lược của các doanh nghiệp trong ngành hàng F&B.

Xu hướng cuối cùng của ngành F&B thế giới trong năm 2023 là các doanh nghiệp sẽ đầu tư nhiều vào việc xây dựng Tính minh bạch.

Người tiêu dùng muốn các doanh nghiệp minh bạch hơn về chuỗi cung ứng và quy trình sản xuất các thực phẩm (Food) và đồ uống (Beverage) của họ. Thương hiệu nào càng có thể cung cấp nhiều thông tin kiểu này thì càng có lợi vì có được lòng tin từ khách hàng.

Ở cấp độ doanh nghiệp, các nhà sản xuất F&B có thể sử dụng mã QR để cung cấp thêm thông tin về các sản phẩm cụ thể.

Các mã này cho phép người tiêu dùng kiểm soát nhiều hơn về các lựa chọn của họ và chúng cũng có thể được sử dụng cho các mục đích Marketing.

Kết luận.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ từ MarketingTrips về các xu hướng chính của ngành hàng F&B tại Việt Nam và trên thế giới trong năm 2023 & 2024, bằng cách bắt kịp nhanh với các xu hướng mới, thương hiệu có nhiều cách hơn để trở thành các nhà lãnh đạo ngành và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Thương hiệu và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Thị trường F&B: Việt Nam có hơn 300.000 nhà hàng và quán cà phê

Một số mô hình kinh doanh nhà hàng và quán cà phê được dự báo sẽ có phần chững lại sau năm 2023. Đặc biệt, thị trường F&B cũng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trước.

Thị trường F&B việt nam
Thị trường F&B Việt Nam

Theo báo cáo “Kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam năm 2022” thực hiện bởi iPos.vn, VIRAC và Cộng đồng chuyên trang thị trường F&B Việt Nam, nước ta hiện có gần 338.600 nhà hàng và quán cà phê.

TP. HCM là tỉnh thành sở hữu nhiều hàng quán nhất, chiếm 39,78% số lượng trên toàn quốc, gấp gần 3 lần so với Hà Nội. Quy mô doanh thu ngành F&B Việt Nam trong 2022 ước tính đạt gần 610.000 tỷ đồng.

Trong gần 3.000 nhà hàng và quán cà phê được khảo sát, có tới 46,5% doanh nghiệp F&B vẫn chưa bán hàng trực tuyến. Tuy vậy, 82,8% doanh nghiệp F&B đã bắt đầu chuyển đổi số, và ứng dụng trong hoạt động bán hàng và quản lý kho, nguyên vật liệu,…

Với gần 4.000 tham gia khảo sát, hai tiêu chí quan trọng nhất khi lựa chọn quán ăn/uống là: đồ ăn/uống ngon và giá cả.

Ngân sách “đi cà phê” của người Việt dao động từ 40.000-70.000 đồng. Vào các dịp đặc biệt, ngân sách ăn uống này có thể tăng lên khoảng 500.000 đồng/mỗi người.

Bất ngờ hơn, 77,16% thực khách giữ nguyên chi tiêu, thậm chí tăng mức chi tiêu cho ẩm thực trong năm 2023. Điều này cho thấy, mặc dù kinh tế năm 2023 được dự báo có nhiều khó khăn, thực khách phần lớn vẫn muốn dành nhiều chi tiêu cho trải nghiệm ẩm thực.

Trải qua 2 năm đại dịch, ngành F&B đã có nhiều biến động. Nhu cầu ngành này đã hồi phục mạnh mẽ sau thời kì giãn cách, giá trị thị trường (Market Cap) năm 2023 dự kiến sẽ tăng 18% so với 2022, đạt 720.000 đồng.

Sau khi hồi phục và tăng trưởng ấn tượng, ngành F&B sẽ tiếp tục phát triển với tốc độ ổn định và dự kiến sẽ đạt giá trị 938.300 tỷ đồng vào năm 2026.

Ông Vũ Thanh Hùng – Tổng Giám đốc công ty Cổ phần iPOS.vn chia sẻ: “Trong năm 2022, nhiều doanh nghiệp đã có những thay đổi lớn về mặt tư duy kinh doanh, tối ưu hệ thống vận hành và tăng cường trải nghiệm cho thực khách. Thị trường F&B Việt Nam cũng dần hồi phục, và có chuyển biến vô cùng tích cực”.

2023 khả năng trở thành cuộc chiến giành thị phần giữa các chuỗi lớn khi các chủ đầu tư nhỏ lẻ thận trọng. Theo đó, quý 4/2022 chứng kiến sự chững lại của ngành F&B so với cùng kỳ nhiều năm trước.

Đây được coi là sự ảnh hưởng chung của nền kinh tế, dự kiến sẽ tiếp diễn trong năm 2023. Tuy nhiên với các thương hiệu lớn, bằng nguồn vốn tích lũy của mình, đang tranh thủ thời cuộc để chiếm lĩnh thị phần.

Thị trường sẽ đón nhận nhiều biến số thú vị, vì còn có sự góp mặt của nhiều tên tuổi mới đang tạo nên nhiều tiếng vang, như: Phê La, Katinat Saigon Kafe,…

Một số mô hình kinh doanh ẩm thực sẽ có phần chững lại sau năm 2023. Đặc biệt, thị trường giao đồ ăn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.

Bên cạnh việc nhà hàng chịu chi phí chiết khấu bán hàng cao, họ cũng đang gặp khó khăn với cuộc đua giảm giá để dành đơn hàng, khiến lợi nhuận bị bào mòn.

Vì vậy, bán hàng trực tuyến sẽ chỉ phù hợp để khai thác trong thời gian thấp điểm, chứ không còn là hướng đi an toàn cho mô hình kinh doanh thuần trực tuyến như trước.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

F&B là gì? Tìm hiểu toàn diện về ngành F&B

Cùng tìm hiểu tổng quan các lý thuyết về ngành F&B (ngành Thực phẩm và Đồ uống) như: F&B là gì? F&B (Food & Beverage) khác gì so với FMCG? Tổng quan về thị trường F&B tại Việt Nam? Sản phẩm F&B là gì? Sự khác biệt giữa các ngành hàng CPG, FMCG và F&B và hơn thế nữa.

f&b là gì
F&B là gì? Tổng quan về ngành hàng F&B (Thực phẩm và Đồ uống)

F&B là từ viết tắt của Food and Beverage trong tiếng Việt có nghĩa là Thực phẩm và Đồ uống, khái niệm được sử dụng để chỉ một ngành hàng trong hệ thống các ngành nghề kinh doanh. Với giá trị thị trường (Market Size) được dự kiến sẽ vượt mức 6.000 tỷ USD vào năm 2022 và chạm ngưỡng 9.000 tỷ USD trong giai đoạn đến 2026, F&B được xem là một trong những ngành hàng có giá trị lớn trên toàn cầu.

Nếu bạn muốn gia ngập ngành thực phẩm và đồ uống, muốn mở nhà hàng, quán cafe hay đơn giản là bạn muốn tìm hiểu về ngành F&B nói chung, bài viết này sẽ cung cấp tất cả những thông tin quan trọng và kiến thức căn bản nhất mà bạn cần biết.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • F&B là gì?
  • F&B Industry là gì?
  • F&B Service là gì?
  • Sự khác biệt giữa các ngành hàng CPG, FMCG và F&B là gì?
  • Một số lưu ý về khái niệm F&B mà bạn nên hiểu.
  • Mô hình F&B hay F&B Model là gì?
  • Toàn cảnh về thị trường F&B tại Việt Nam.
  • Mối quan hệ giữa F&B và thương mại điện tử (eCommerce) là gì?
  • Một số chiến lược phát triển thương hiệu cho các doanh nghiệp F&B trong năm 2022.
  • Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến ngành hàng F&B.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

F&B là gì?

F&B là từ viết tắt của Food and Beverage, trong tiếng Việt có nghĩa là Thực phẩm và Đồ uống. F&B còn được viết là FnB hoặc F and B.

Các sản phẩm F&B là thực phẩm chẳng hạn như socola KitKat hay nước tương Maggi, và sản phẩm Đồ uống như Bia Heineken hay nước giải khát Coca-Cola.

Về mặt tổng thể, khái niệm F&B mô tả tất cả các sản phẩm, thương hiệu hay doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm là thực phẩm (Food) và đồ uống (Beverage) ra thị trường cho người tiêu dùng.

Cũng tương tự như các sản phẩm trong ngành hàng FMCG, các sản phẩm F&B cũng được bán đa dạng ở nhiều nơi khác nhau như cửa hàng tạp hoá, siêu thị, cửa hàng tiện lợi (như Circle K), tại siêu thị, trên các sàn thương mại điện tử (như Shopee) và hơn thế nữa.

Một trong những điểm chính yếu nhất để phân biệt các sản phẩm thuộc ngành hàng F&B so với các ngành hàng khác đó là “F&B chỉ bao gồm các sản phẩm có thể ăn hay uống được”.

Theo thống kê từ Statista, dung lượng thị trường của ngành F&B sẽ đạt giá trị khoảng hơn 6.000 tỷ USD vào năm 2022 và chạm ngưỡng 9.000 tỷ USD năm 2026.

F&B Industry là gì?

F&B Industry là ngành công nghiệp hàng thực phẩm và đồ uống.

Cũng như các ngành công nghiệp khác như ngành công nghiệp thương mại (Commerce Industry) hay ngành công nghiệp kỹ thuật số (Digital Industry), ngành công nghiệp F&B bao gồm tất cả các doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm là thực phẩm và đồ uống cho người tiêu dùng.

Chuỗi cung ứng tổng thể của ngành F&B bao gồm từ chế biến và đóng gói đến phân phối và bảo quản (nếu có). Ngành F&B liên quan chặt chẽ đến ngành Nông nghiệp khi phần lớn các nguyên liệu đầu vào là từ nông nghiệp.

Chữ Food hay Thực phẩm bao gồm thực phẩm tươi sống và thực phẩm đóng gói, chữ Beverage bao gồm thứ uống có cồn (như bia rượu) và không cồn (như nước ngọt).

Từ các sản phẩm được bán tại cửa hàng tạp hóa đến các bữa ăn được nấu chín phục vụ tại các nhà hàng, những ly trà sữa tại các cửa hàng trà sữa, hay tại nhiều điểm bán lẻ khác, hàng hoá của ngành công nghiệp F&B xuất hiện ở khắp mọi nơi.

Sự khác biệt giữa các ngành hàng CPG, FMCG và F&B là gì?

Sự khác biệt giữa các ngành hàng CPG, FMCG và F&B là gì?
Sự khác biệt giữa các ngành hàng CPG, FMCG và F&B là gì?

Nếu bạn là người làm Marketing hoặc kinh doanh, hẳn là bạn không mấy xa lạ với các thuật ngữ như CPG, FMCG hay là F&B, tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu ý nghĩa thực sự là gì đằng sau các cụm từ đó.

Trước hết là cần tìm hiểu về CPG và FMCG.

  • CPG là gì?

CPG là từ được viết tắt từ Consumer Packaged Goods, có nghĩa là hàng hoá đóng gói tiêu dùng hoặc hàng đóng gói tiêu dùng, khái niệm đề cập đến các sản phẩm mà người tiêu dùng mua sắm thường xuyên như mỹ phẩm, quần áo, đồ ăn hay cả thức uống.

  • FMCG là gì?

FMCG là từ viết tắt của Fast Moving Consumer Goods, thuật ngữ đề cập đến các sản phẩm được bán hay tiêu thụ trong một khoảng thời gian tương đối ngắn với chi phí thấp.

Sau khi hiểu được các khái niệm của từng thuật ngữ, bạn có thể rút ra được sự giống và khác nhau cơ bản giữa chúng ở đây là gì?

Giống nhau hiển nhiên là tất cả các ngành hàng này đều cung cấp các sản phẩm cho người tiêu dùng, dù cho đó là nước ngọt Pepsi hay bột giặt OMO thì đối tượng sử dụng chúng vẫn là người tiêu dùng (Consumer).

Căn cứ vào các thuật ngữ, một số điểm khác biệt chính có thể được sử dụng để phân biệt các ngành hàng này đó là:

  • FMCG là một tập con của CPG. Trong khi CPG bao gồm tất cả các hàng hoá đóng gói và cung cấp cho người tiêu dùng (nhanh và chậm), FMCG chỉ bao gồm các hàng hoá được tiêu thụ nhanh, chính là thuật ngữ Fast Moving được viết tắt thành FM trong FMCG.
  • F&B chỉ bao gồm các sản phẩm là thực phẩm và đồ uống có thể ăn và uống được, trong khi FMCG hay CPG thì không nhất thiết phải như vậy. Ví dụ bột giặt OMO hay dầu gội Clear là các sản phẩm thuộc FMCG chứ không thể là F&B được. Hay thực phẩm (là gà rán) được bán tại các nhà hàng như McDonald’s hay KFC thì sẽ là F&B chứ không phải là FMCG.
  • Ngoài ra vì bản chất các sản phẩm là khác nhau, các hoạt động liên quan đến cách phân phối (và bảo quản) cũng là điểm phân biệt giữa các ngành hàng này.

F&B Service hay Food and Beverage Service là gì?

F&B Service là khái niệm đề cập đến các dịch vụ liên quan đến ngành hàng F&B, đó chính là các cơ sở hoặc địa điểm kinh doanh chủ yếu bán thực phẩm và đồ uống đã chế biến sẵn để tiêu thụ tại chỗ, hay là các cửa hàng bán thực phẩm (và đồ uống) lưu động.

Các địa điểm này có thể là nhà hàng, quán cà phê, cửa hàng thức ăn nhanh…

Ngoài ra, thuật ngữ F&B Service còn đề cập đến các dịch vụ (đi kèm) liên quan khác như dịch vụ vận chuyển người hoặc thức ăn (đồ uống) cho các cửa hàng.

Một số lưu ý liên quan đến khái niệm F&B mà bạn nên hiểu.

  • F&B (Food and Beverage) như đã phân tích ở trên chỉ bao gồm các sản phẩm là thực phẩm và đồ uống có thể ăn và uống được.
  • Thực phẩm (Food) có thể là làm từ thịt động vật hoặc đồ thuần chay.
  • Đồ uống (Beverage) có thể là đồ uống có cồn hoặc không có cồn.
  • Thực phẩm và đồ uống có thể được bán dưới dạng mang đi (take away) hoặc sử dụng tại chỗ (dine-in).
  • Ngoài sản phẩm là thứ có thể cầm và thấy được (hữu hình), dịch vụ hay service (vô hình) là một từ khoá quan trọng khác trong ngành hàng F&B.

Mô hình F&B hay F&B Model là gì?

Cũng là khái niệm tương tự khái niệm mô hình kinh doanh (Business Model), F&B Model đề cập đến các mô hình mà các thương hiệu F&B lựa chọn để theo đuổi.

Các mô hình đó có thể là mô hình kinh doanh bền vững (Sustainability), mô hình kinh doanh tập trung vào thương mại điện tử (bếp trên mây – cloud kitchen), mô hình thực phẩm sạch (hoặc sản phẩm được sản xuất từ thực phẩm sạch) và nhiều mô hình kinh doanh khác.

Mối quan hệ giữa ngành hàng F&B và thương mại điện tử (eCommerce) là gì?

Mối quan hệ giữa F&B và thương mại điện tử (eCommerce) là gì?
Mối quan hệ giữa F&B và thương mại điện tử (eCommerce) là gì?

Cũng tương tự các ngành hàng khác, dưới sự phát triển mạnh mẽ của các yếu tố công nghệ và đặc biệt là các nền tảng thương mại điện tử chuyên hỗ trợ cho ngành hàng F&B như Grab, Now hay Baemin, các doanh nghiệp F&B đã không ngừng dịch chuyển trong những năm trở lại đây với mục tiêu là đáp ứng tốt hơn hành vi mua hàng của người tiêu dùng.

Thay vì bán hàng trực tiếp cho khách hàng theo hình thức truyền thống, tức là bán tại cửa hàng (vật lý), nhiều doanh nghiệp đã chọn thêm cách hợp tác với các nền tảng giao đồ ăn trực tuyến để thúc đẩy doanh thu bán hàng.

Theo một số nguồn tin mà MarketingTrips có được, doanh số từ các ứng dụng (app) giao đồ ăn trực tuyến (Partnership) chiếm khoảng từ 20 đến 60% tổng doanh số của các thương hiệu F&B.

Ngoài ra, bằng cách xây dựng các ứng dụng (app) nội bộ riêng cho thương hiệu và tối ưu hoá việc bán hàng trực tuyến thông qua các website, nhiều doanh nghiệp F&B đang đáp ứng tốt hơn trải nghiệm mua hàng của người tiêu dùng để từ đó thúc đẩy hiệu suất kinh doanh chung.

Nếu bạn là “khách hàng thân thiết” của các thương hiệu F&B tại Việt Nam như Phúc Long hay Highlands, bạn chỉ cần mất vài cú nhấp chuột là có ngay đồ uống tại nhà.

Tổng quan về ngành F&B tại Việt Nam.

Về mặt tổng thể, để có thể có được những góc nhìn đúng đắn về ngành F&B tại Việt Nam, có thể phân chia thị trường thành 2 giai đoạn đó là trước và sau đại dịch Covid-19.

Trước năm 2020, thị trường F&B Việt Nam liên tục tăng trưởng và được đánh giá đầy tiềm năng. Tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR 2021-2025) là 4,98%. Quy mô thị trường dự kiến đạt 678 triệu USD với lượng người dùng dự kiến sẽ đạt 17,1 triệu vào năm 2025 (Theo số liệu báo cáo từ Vietnam Report).

Tuy nhiên, dưới những tác động của đại dịch buộc chính phủ phải quyết định giãn cách xã hội dài ngày, có đến hơn 90% (vào giai đoạn đỉnh dịch) số doanh nghiệp F&B phải chịu ảnh hưởng nặng nề về mọi mặt, đặc biệt là về doanh thu.

Để đạt được kết quả khả quan và phục hồi mạnh mẽ sau dịch COVID-19, các doanh nghiệp F&B đã linh hoạt thích ứng, chuyển đổi số mạnh mẽ để mở đường cho hoạt động kinh doanh, tiến đến tăng trưởng và phát triển bền vững.

Số liệu thống kê ngành F&B qua nền tảng thanh toán Payoo cho thấy, tính đến hết quý I/2022, doanh thu ngành này đã tăng gấp rưỡi so với quý IV/2021. Tổng số lượng giao dịch tăng 24% so với quý trước đó.

Một số tổ chức quốc tế và trong nước cũng dự báo, thị trường F&B Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng lớn. Tổ chức nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới Mordor Intelligence Inc cho biết, ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng kép hằng năm lên tới 8,65% trong giai đoạn 2021-2026.

Các doanh nghiệp lớn trong ngành F&B tại Việt Nam.

Các thương hiệu F&B hàng đầu tại thị trường Việt Nam bao gồm Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan, cùng với các thương hiệu toàn cầu quen thuộc như Nestle có trụ sở chỉnh tại Thuỵ Sỹ, Heineken của Hà Lan, Tổng Công ty Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) của Thái Lan hay Công ty TNHH Nước giải khát Pepsico Việt Nam.

Ngành F&B của Việt Nam được đặc trưng bởi sự phổ biến của các doanh nghiệp nhỏ khi có đến 84% các doanh nghiệp có ít hơn 50 nhân viên.

Theo thời gian, nhiều tổ chức đang mong đợi rằng sẽ có nhiều doanh nghiệp lớn hơn sẽ được phát triển từ hệ sinh thái thực phẩm và đồ uống.

Các doanh nghiệp này có thể có nhiều khả năng tiêu chuẩn hóa sản xuất và đảm bảo chất lượng trong khi cũng hưởng lợi từ quy mô kinh tế nhờ áp dụng thương mại điện tử.

Các doanh nghiệp hay thương hiệu có giá trị nhất toàn cầu trong ngành hàng F&B trong năm 2022.

Tính đến năm 2022, dưới đây là Top 10 thương hiệu hay doanh nghiệp F&B lớn nhất toàn cầu theo dữ liệu bình chọn từ Forbes.

  • Nestle S.A.
  • PepsiCo, Inc.
  • Anheuser-Busch InBev SA
  • Coca-Cola Co.
  • Mondelez International
  • Archer-Daniels-Midland Company
  • Diageo plc
  • Kweichow Moutai Co., Ltd. Class A
  • Tyson Foods, Inc. Class A
  • Danone SA

Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến ngành hàng F&B.

  • FnB là gì?

Như đã đề cập trong các nội dung ở phần đầu, FnB là từ đồng nghĩa với F&B hay F and B và nó chính là từ viết tắt của Food and Beverage, khái niệm đề cập đến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống.

  • Sản phẩm F&B hay thương hiệu F&B là gì?

Là các sản phẩm thuộc ngành hàng hay thị trường F&B, OMO hay Tiger chính là các sản phẩm F&B.

  • Thị trường F&B là gì?

Là nơi mà các thương hiệu hay doanh nghiệp F&B trao đổi và mua bán với khách hàng của họ, chính là những người tiêu dùng, những người chi trả để có được các sản phẩm F&B.

  • F&B (Food and Beverage) Service là gì?

Là khái niệm đề cập đến các dịch vụ trong ngành F&B. Dịch vụ ở đây có thể là từ các thương hiệu cung cấp các dịch vụ ăn uống tại chỗ, hoặc là các dịch vụ hỗ trợ ngành F&B như vận tải, vận chuyển hay bảo quản thực phẩm.

  • F&B (Food and Beverage) trong khách sạn là gì?

Là khái niệm đề cập đến các dịch vụ ăn uống trong khách sạn bao gồm các dịch vụ tại chỗ lẫn các dịch vụ mang đi (take away).

  • Bộ phận F&B là gì?

Là phòng ban bao gồm những nhân sự phụ trách các công việc liên quan đến ăn uống (Food and Beverage). Tuỳ vào từng ngành hàng hay mô hình kinh doanh khác nhau, những gì mà bộ phận F&B được cơ cấu và làm là khác nhau.

  • Chuỗi F&B là gì?

Là một loạt các cửa hàng (Store) kinh doanh trong mảng F&B. Thay vì kinh doanh với một hoặc một vài cửa hàng đơn lẻ, các doanh nghiệp F&B này mở và vận hành nhiều (chuỗi) cửa hàng khác nhau trên nhiều khu vực khác nhau.

Kết luận.

Dù bạn có là người đang làm việc trong lĩnh vực F&B (Thực phẩm và Đồ uống) hay không, thông qua bài viết phân tích tương đối chi tiết từ MarketingTrips, hy vọng bạn có thể hiểu được những kiến thức căn bản nhất của ngành F&B như f&b là gì, các khái niệm hay thuật ngữ xoay quanh ngành F&B và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Những xu hướng F&B nổi bật 2022

Việc tái khôi phục, nắm được xu hướng thị trường và duy trì động lực cộng đồng là điều quan trọng đối với quá trình hồi sinh của F&B, đặc biệt là trong giai đoạn sớm mở cửa trở lại vào 2022.

xu hướng F&B 2022
Những xu hướng F&B nổi bật 2022

Hai năm diễn ra đại dịch Covid-19 đã gây những tác động nặng nề đến các doanh nghiệp, đặc biệt trong ngành F&B.

Dù vậy, nhiều doanh nghiệp với năng lực thích ứng linh hoạt đã nhanh chóng nắm bắt được xu thế, cơ hội trong nguy nan và chuyển mình nhanh chóng để trụ vững qua sóng gió và phục hồi, phát triển sau đại dịch.

Nhiều xu hướng trong đó được các chuyên gia ngành F&B như ông Yosuke Masuko (Pizza 4P’s), ông Vincent Mourou (Marou Chocolate), ông Công Ông (Good Food), ông Taiki Mori (Capichi Vietnam), ông Taku Tanaka (Kamereo), ông Timen Swijtink (Lacàph)… trong sự kiện “Ẩm thực và đồ uống Việt Nam 2022” dự báo vẫn sẽ tiếp tục.

Dưới đây là một số xu hướng chính của ngành F&B trong năm 2022.

Trân trọng sức sáng tạo và năng lượng của người trẻ.

Theo Quỹ dân số Liên Hợp Quốc, Việt Nam hiện có gần 25% dân số trong độ tuổi từ 16 đến 30. Đây được xem là nguồn tài nguyên đáng giá hứa hẹn đem đến sự độc nhất và sáng tạo cho ngành F&B.

Thế hệ trẻ là những người thiết lập nên xu hướng mới trong ngành thực phẩm và cũng là những cá nhân có lượng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ F&B nhiều nhất.

Đáng chú ý, theo báo cáo của của Decision Lab, Gen Z (sinh năm 1997-2012) là thế hệ mà ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống cần phải tập trung và chú ý.

Dù thu nhập không quá cao nhưng thế hệ Z vẫn sẵn sàng chi một khoản tiền lớn cho việc đi ăn ngoài, với tổng số tiền gần 900 nghìn đồng mỗi tháng. Luôn sẵn sàng chào đón những điều mới mẻ và thú vị, thế hệ Z được xem là nhóm đối tượng mục tiêu hàng đầu của các tụ điểm ẩm thực quốc tế.

Nhu cầu sống lành mạnh tiếp tục tăng mạnh.

Với áp lực từ đại dịch, người tiêu dùng càng có thêm động lực để chi trả cho các sản phẩm tốt cho sức khỏe. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân chính kích thích sự gia tăng của xu hướng ăn kiêng mới, tiêu biểu là chế độ ăn gluten-free hay keto.

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp hoạt động trong ngành F&B có thể tận dụng thói quen ăn uống của người Việt như thích rau xanh, yêu các món ăn vặt lành mạnh hay “không đi ăn một mình”.

Bên cạnh sức khỏe của bản thân, người tiêu dùng giờ đây cũng đã nhận thức đầy đủ hơn về môi trường xung quanh để từ đó đưa ra những lựa chọn thương hiệu F&B phù hợp với các giá trị mà mình theo đuổi.

Sự thay đổi này đã khuyến khích ngành F&B cần phải tập trung hướng đến các giá trị mang tính tốt đẹp và bền vững hơn.

Đồng thời đây là cơ hội mở ra hướng đi mới cho những người trong ngành. Họ cần phải cẩn trọng hơn trong quá trình xây dựng dấu ấn cho thương hiệu – từ việc tìm kiếm nguồn cung ứng nguyên vật liệu, cho đến quy cách đóng gói sản phẩm.

Chuyển dịch trong thói quen thanh toán của người tiêu dùng.

Trước tác động của đại dịch, người tiêu dùng trên toàn thế giới đã áp dụng các phương thức kỹ thuật số vào trong công việc cũng như đời sống hằng ngày.

Nhiều người đã bắt đầu xây dựng thói quen thanh toán qua mã QR, điện thoại di động hoặc công nghệ thẻ không tiếp xúc thay vì sử dụng tiền mặt như trước.

Theo khảo sát “Chỉ số thanh toán mới 2021″ của Mastercard, 84% người tiêu dùng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương nhận thấy việc tiếp cận các hình thức thanh toán mới nổi của họ đã tăng lên đáng kể. Trong khi đó, có đến 88% đã sử dụng ít nhất một loại hình thanh toán mới nổi trong năm ngoái.

Có tới 2/3 số người được khảo sát, trong đó có 75% thuộc thế hệ Y (những người sinh năm 1981 – 1996), chia sẻ rằng họ đã thử các phương thức thanh toán mới mà họ nghĩ rằng mình sẽ không sử dụng nếu không có đại dịch.

Ngoài ra, có đến 60% người tiêu dùng cho biết họ sẽ “sẵn sàng nói lời tạm biệt” đối với những địa điểm không chấp nhận các hình thức thanh toán điện tử.

Bà Winnie Wong, Giám đốc quốc gia tại Việt Nam, Campuchia và Lào của Mastercard, cho biết, đại dịch đã thúc đẩy ‘thói quen số’ tại Việt Nam và thói quen này sẽ còn tồn tại lâu dài.

Đây chính là lý do khiến người tiêu dùng hiện nay đang kỳ vọng có nhiều trải nghiệm số đa kênh và liền mạch hơn trong quá trình tương tác với các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực F&B.

“Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng, các doanh nghiệp cần phải số hoá và đặt nhu cầu của khách hàng lên hàng đầu.

Đây là điều vô cùng cấp thiết để doanh nghiệp giảm thiểu tác động của đại dịch và đi trước các đối thủ”, bà Winnie Wong nói.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

(Theo The Leader)

MoMo muốn chia lại miếng bánh thị trường F&B

Lợi thế của MoMo là sở hữu hơn 28 triệu người dùng trẻ và năng động, cùng với mạng lưới đối tác đang không ngừng được mở rộng.

MoMo muốn chia lại miếng bánh thị trường F&B
MoMo muốn chia lại miếng bánh thị trường F&B

Kể từ khi đại dịch bùng phát, thị trường bán lẻ nói chung, ngành F&B nói riêng đã bị tác động mạnh mẽ. Nhiều cửa hàng, tiểu thương phải thu hẹp mô hình kinh doanh, đóng cửa hoặc rút lui khỏi thị trường.

Theo bảng công bố “Top 10 Công ty uy tín Ngành hàng F&B năm 2021″ được công bố ngày 20/10, Vietnam Report thống kê có đến 91% doanh nghiệp thuộc nhóm ngành F&B bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh trong năm nay.

Hậu Covid-19, hành vi của người tiêu dùng cũng có sự chuyển dịch rõ rệt. Với nhu cầu bị dồn nén sau nhiều tháng giãn cách, mọi người có khuynh hướng gia tăng mua sắm, họp mặt ăn uống khi cuộc sống đang dần trở lại “bình thường mới”.

Trong bối cảnh này, siêu ứng dụng MoMo ra mắt 2 tính năng mới là Thổ Địa Quán Ngon và Thổ Địa Mua Bán, giúp người dùng khám phá quán ăn ngon và mua ngay bán gần xung quanh khu vực sống.

Cụ thể, Thổ Địa Quán Ngon là nơi tổng hợp hàng chục nghìn hàng quán ăn lớn, nhỏ tại TP. HCM và Hà Nội, bao gồm: chọn quán, tìm hiểu thông tin, mua deal giảm giá, thanh toán không tiền mặt đến review… sẽ được tối ưu trải nghiệm, tiết kiệm chi phí hiệu quả với hàng loạt chương trình khuyến mãi của MoMo và đối tác.

Thổ Địa Mua Bán được thiết kế như một “sàn rao vặt”. Đây sẽ là nền tảng an toàn kết nối người mua và người bán trong khu vực, giúp mọi người dễ dàng mua và bán mọi mặt hàng, tiết kiệm thời gian và chi phí vận chuyển.

Mục tiêu của việc ra mắt tính năng mới theo đại diện MoMo, đó là biến chiếc ví điện tử này thành một siêu ứng dụng với tiện ích “tất cả trong một” (all in one), cũng như hỗ trợ các đối tác ngành F&B và mua sắm,… chuyển đổi số nhanh hơn sau đại dịch.

Trong đó, lợi thế của MoMo là sở hữu hơn 28 triệu người dùng trẻ và năng động, cùng với mạng lưới đối tác đang không ngừng được mở rộng.

Theo đó, MoMo dự kiến tăng cường số lượng và mở rộng khu vực cửa hàng của Thổ Địa Quán Ngon ở các thành phố lớn và cả nước, phát triển thêm nhiều tính năng ở nhiều ngành hàng khác nhau bên cạnh ẩm thực và bán lẻ như hiện có.

Ông Nguyễn Bá Diệp, Đồng sáng lập, Phó Chủ TịchVí MoMo chia sẻ: “Với Thổ địa MoMo, chúngtôi hy vọng sẽ trở thành người bạn chí cốt, đồng hành với người dùng mỗi khi”ăn gì – ở đâu”.

Chúng tôi cũng kỳ vọng, việc ra mắt sản phẩm như đóng góp choxã hội thông qua việc giúp các đối tượng dễ bị tổn thương là các micro SMEs, SME có thêm khách hàng, tăng trưởng doanh số để phục hồi sau đại dịch”.

Gần đây nhất, Ngân hàng Mizuho cho biết sẽ chi 20 tỷ yên, tương đương khoảng 170 triệu USD để mua 7,5% cổ phần M-Service, công ty sở hữu ví điện tử MoMo và biến startup này trở thành Kỳ lân tiếp theo của thị trường Việt Nam.

Tại nhiều hoạt động trước đó, đại diện MoMo cũng từng tiết lộ, công ty đang có kế hoạch IPO trong thời gian tới và đang tích cực chuẩn bị cho sự kiện này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Từ gương The Coffee House không lên App – Các chủ kinh doanh F&B cần lưu ý gì?

Founder/CEO chuỗi Pizza Home Hoàng Tùng đưa ra những nhận định cốt lõi cho Chủ kinh doanh F&B đang muốn chuyển dịch lên App nhìn từ trường hợp chuỗi cà phê The Coffee House.

Năm nay, thị trường giao đồ ăn tại Việt Nam có dung lượng là 195 triệu USD và dự kiến sẽ đạt mốc 330 triệu USD vào năm 2023, điều đáng nói, phân khúc Giao đồ ăn qua các ứng dụng/App đang có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất, lên đến hơn 30%/năm… Đây là xu hướng mà những người đang kinh doanh trong lĩnh vực F&B không thể bỏ lỡ.

Trở lại câu chuyện tại sao một chuỗi lớn như The Coffee House lại không bán hàng trên các App và rồi cuối cùng lại lên nhưng lựa chọn Loship.

Trong quá trình tư vấn cho hàng loạt nhà hàng chuyển đổi lên App, tôi thấy rằng những lo ngại của The Coffee House thực ra là lo ngại chung của rất nhiều nhà hàng/quán ăn khác trước quyết định có nên chuyển đổi lên App hay không?

Đồng thời cũng xin đưa ra một vài nhận định hoàn toàn mang tính chất cá nhân liên quan đến xu hướng dịch chuyển kinh doanh F&B lên các App giao đồ ăn.

 Câu hỏi 1: Lên App sẽ bị chia sẻ thông tin khách hàng…?

Một trong những điều mà không chỉ The Coffee House mà một loạt các thương hiệu khác e ngại khi dịch chuyển lên các App giao đồ ăn, đó là sự lo ngại về việc chia sẻ data khách hàng. Thực ra điều này không phải hoàn toàn vô lý.

Tuy nhiên, nhìn đi thì cũng phải nhìn lại. Thực tế việc chuyển dịch bán hàng ẩm thực lên các App giao đồ ăn thì việc san sẻ dữ liệu với các nền tảng này là điều đương nhiên.

Nhưng cũng đừng chỉ nghĩ là các nền tảng thứ 3 đó thu thập thông tin khách hàng của mình. Thực tế thì các nhà hàng, quán café cũng có thể thu thập được thông tin khách hàng từ các App gọi đồ ăn? Quan hệ này thực tế là cho và nhận.

Nhà hàng và App giao thoa tệp khách hàng với nhau để có một tệp khách hàng lớn hơn. Thậm chí nói thẳng ra thì App Giao đồ ăn đang nắm trong tay một lượng data khách hàng cực lớn. Thế nên kết hợp với App thì nhà hàng được lợi hơn, vì được tiếp cận và khai thác một tệp khách hàng lớn hơn mình tự có rất nhiều.

Mà thực tế cứ cho rằng sợ lo sợ mất data khi lên App gọi đồ ăn thì động thái The Coffee House lựa chọn kết hợp với Loship là một quyết định rất lạ lùng. Bởi so với các đối thủ trong mảng App gọi đồ ăn, Loship đang yếu thế hơn cả.

Tuy nhiên, tôi xin đưa ra vài thuyết âm mưu ở cuối bài, lưu ý, nó hoàn toàn là nhận định mang tính chất cá nhân…

Lại nói về Data, số lượng Data là một chuyện, chất lượng Data là một chuyện khác. Điều đó dẫn đến câu hỏi thứ 2.

Câu hỏi 2: Data của tôi chất, Data trên App tạp hơn, thế nên tại sao tôi phải lên App?

Đây cũng là quan ngại của nhiều chuỗi hay nhiều nhà hàng hạng sang, sợ khi lên App sẽ bị pha tạp tệp khách hàng của mình. Vậy cứ cho rằng tệp data khách hàng của The Coffee House là chất.

Tuy nhiên nói đi thì phải nói lại, tệp khách của TCH chất thì tệp khách của Phúc Long có chất không? Cũng chất chứ! Của Highlands có chất không! Dĩ nhiên chất! Của Starbucks thì sao? Rất chất…

Thế sao mấy brand kia vẫn bán trên các App như bình thường còn The Coffee House thì không? Theo tôi thì tệp khách chất thì chất, nhưng quan trọng hơn cả việc tranh cãi về “chất” thì đó là xu hướng hành vị khách hàng dịch chuyển lên các App là tất yếu. Khách hàng sẽ ngày càng quen với vậy gọi đồ ăn, đồ uống trên các App gọi đồ ăn nhiều hơn.

Đi theo xu hướng hành vi tiêu dùng của khách hàng mới là khôn ngoan. Còn nhớ Pizza 4Ps trước đây cũng nói không với việc giao hàng.

Tuy nhiên sau đó, Pizza 4Ps vẫn có thêm dịch vụ giao hàng, bởi khách hàng đôi khi không thích ăn tại không gian của 4Ps mà muốn ăn tại nhà… Vấn đề là khắc phục làm sao để giao hàng nhưng chất lượng đồ vẫn tốt chứ không phải nói không luôn với việc giao hàng.

Thức thời mới là trang tuấn kiệt!!! Việc khách hàng đặt hàng trên các App cũng vậy, đây là xu hướng tất yếu mà các thương hiệu F&B đều cần phải dịch chuyển làm theo.

Tuy nhiên tôi nghĩ việc The Coffee House không lên các App là bởi lý do khác… Đó là trên các App, có rất nhiều quán café khác có mức giá cạnh tranh hơn TCH rất nhiều. Điều đó dẫn đến câu hỏi kế tiếp, giá bán trên App.

Câu hỏi 3: Bán hàng trên App, giá phải thật rẻ! Có đúng không?

Vấn đề về giá lại là một vấn đề nữa mà rất nhiều người đang kinh doanh F&B e ngại khi dịch chuyển lên các App giao đồ ăn. Lo ngại này không sai, đặc biệt với những nhà hàng/quán café đã đầu tư rất nhiều vào không gian để khách hàng có thể trải nghiệm khi ăn tại quán.

Mô hình này chúng ta muốn khách hàng đến quán, ngoài việc ăn uống thì còn tận hưởng cả không gian và dịch vụ đi kèm nữa. Khách hàng sẵn sàng trả tiền thêm cho  những giá trị gia tăng đó, đồng thời quán cũng có thể bán upsale thêm được nhiền món đồ khác.

Tuy nhiên khi dịch chuyển lên App thì tất cả những thứ như dịch vụ trải nghiệm tại chỗ, không gian, âm nhạc, mùi hương, view v.v… đều bị cắt bỏ. Cốt lõi còn lại chỉ là sản phẩm… Thế nên nhiều bên lo sợ…

Nhưng không có cần phải quá lo sợ như vậy. Thực ra khách hàng là người thông thái. Không phải lúc nào khách hàng cũng chăm chăm vào mua hàng giá rẻ, ngoài offline cũng vậy, trên các sàn TMĐT cũng vậy, và trên các App gọi đồ ăn cũng vậy!!!

Thực tế thì khách hàng sẵn sàng trả giá cao một phần cho thương hiệu khi hiện diện trên App gọi đồ ăn: Starbucks hay Phúc Long vẫn bán giá cao đó, có sao đâu! Ngoài ra, với những bên chưa có thương hiệu quá lớn offline thì hãy xây thương hiệu online thật mạnh.

Mặt khác, nhiều ông lớn chuỗi hoành tráng offline khi lên các App gọi đồ ăn vẫn bán rất kém. Nguyên nhân không phải bởi giá cao, mà vì họ không chú tâm vào kênh bán hàng này. Thế nên gian hàng trên App trông nghèo nàn, hình ảnh xấu, không có gì hấp dẫn cả, nên việc không bán được hàng là điều đương nhiên…

Khi xây gian hàng trên các App giao đồ ăn, điểm trải nghiệm cần phải thay đổi, chính là những điểm chạm online trên gian hàng và bao bì khi ship đến cho khách, đó là những điểm cần tối ưu

Sự phát triển của App gọi đồ ăn, cơ hội tăng trưởng mới của ngành F&B

Tôi đã chứng kiến rất nhiều thương hiệu F&B chỉ chạy online và tập trung vào tối ưu trên App gọi đồ ăn và có doanh số rất khủng. Cá nhân tôi trước đây cũng tập trung vào quy mô, muốn xây chuỗi quán, mở thật nhiều điểm bán, tuy nhiên trong hơn một năm trở lại đây, tôi tập trung vào việc dịch chuyển lên các App và thấy rằng mọi thứ được tối ưu hơn rất nhiều.

Sự phát triển của các App khiến cho việc bán hàng dễ hơn, đầu tư ban đầu khi bước vào kinh doanh trong lĩnh vực F&B cũng thấp hơn, và quy mô hoạt động cũng tinh gọn hơn. Tôi đã chứng kiến nhiều bạn chỉ bắt đầu với 30 triệu và tập trung bán hàng trên App, sau một thời gian đã mở rộng quy mô kinh doanh lên rất nhiều và có doanh số hàng tháng hơn gấp 10 lần số vốn ban đầu bỏ ra.

Thế nên nếu coi dịch chuyển lên App giao đồ ăn là hướng đi lâu dài và coi đây là một dòng doanh thu mới, hãy tập trung và tối ưu cho gian hàng của mình.

Và khi đã làm tốt, không cần phải bán giá rẻ hay cạnh tranh về giá làm gì. Khách hàng là người thông minh, không phải lúc nào họ cũng chăm chăm vào sản phẩm giá rẻ nhất. Về lâu dài, họ luôn sẵn sàng mua sản phẩm phù hợp với giá trị họ nhận được…

Nhận định cá nhân về The Coffee House và Loship

Với trường hợp của The Coffee House khi đẩy gian hàng lên Loship, thú thực tôi không hiểu lắm. Nếu đã không đưa lên các App giao đồ ăn thì chẳng bằng không chơi hẳn, chỉ tập trung vào phát triển App của riêng mình, đó là cách để tạo sự sang chảnh và hình ảnh cao cấp, đồng thời có thể tối ưu luồng khách hàng về hệ thống chuỗi quán.

Tuy nhiên TCH lại chọn lên Loship, ứng dụng yếu nhất trong các ứng dụng Giao đồ ăn hiện tại. Vậy nên cá nhân mình đặt ra 2 giả thuyết, có thể gọi là thuyết âm mưu cũng được

Dự đoán 1: Có thể do Loship yếu nên The Coffee House sẽ deal được với App này mức chiết khấu cực kỳ thấp (các App giao đồ ăn kia thì vẫn đang lấy từ 8-20% đối với chuỗi F&B) – Loship có thể offer TCH mức thấp hơn nhiều, thậm chí là miễn phí chiết khấu luôn để có được The Coffee House trên app của mình.

Dự đoán 2: Có thể công ty mẹ đầu tư vào The Coffee House đã mua cổ phần hoặc thâu tóm Loship. Về mảng thực phẩm thì họ đã có Cầu Đất Farm, Pizza 4Ps v.v… Có thêm Loship thì coi như là hoàn thiện thêm hệ sinh thái. Mỗi tội hành động vậy thì giống như kiểu muốn ăn xúc xích mà mua luôn cả con bò vậy.

Tuy nhiên trong giới công nghệ thì điều gì cũng có thể xảy ra. UberEats mới mua lại Postmates với giá 2,65 tỷ USD đó thôi.

Loship có thể vừa trở thành một phần trong hệ sinh thái của Seedcom, công ty mẹ đã đầu tư vào The Coffee House, đồng thời nếu kinh doanh khởi sắc, tương lai hoàn toàn có thể được M&A bởi một App giao hàng lớn hơn.

Bởi các App giao đồ ăn đang là động lực kế tiếp và mạnh nhất của các ứng dụng Gọi xe trong thời điểm hiện tại…

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Starbucks dự kiến tổn thất khoảng 3 tỷ USD, đóng 400 cửa hàng sau Covid-19

“Gã khổng lồ” cà phê Starbucks vừa dự đoán doanh thu quý III sẽ sụt giảm từ 3 đến 3,2 tỷ USD, mặc dù mở cửa phần lớn chi nhánh sau khi chính phủ nhiều nước nới lỏng các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt.

Bên cạnh việc công bố dự báo doanh thu hàng quý, Starbucks cũng tiết lộ kế hoạch đóng cửa tới 400 quán cà phê trên khắp nước Mỹ trong 18 tháng tới. Đây được coi là chiến lược phát triển mới nhằm tập trung bù đắp những thiệt hại từ cuộc khủng hoảng sức khoẻ toàn cầu.

“Starbucks đang lên phương án “tối ưu hóa” số lượng cửa hàng tại Mỹ. Đầu tiên, sẽ đóng cửa 400 cửa hàng do hãng điều hành trong 18 tháng sắp tới”, đại diện công ty cho biết.

Giá cổ phiếu của chuỗi cà phê lớn nhất thế giới đã sụt giảm gần 4%, sau khi dự báo khoản lỗ tới hơn 3 tỷ USD. Đây là mức giảm mạnh nhất trong gần một tháng qua.

Theo thông tin từ Starbucks, doanh số bán hàng tại Mỹ, thị trường quan trọng của hãng, sụt giảm 43% trong tháng 5, mặc dù mọi thứ dần được cải thiện sau mỗi tuần trôi qua. Hiện tại, khoảng 95% số cửa hàng tái hoạt động tại đất nước này.

Trong khi đó, ở Trung Quốc, thị trường trọng điểm khác, chứng kiến doanh số bán hàng giảm 21% trong tháng 5 và 90% các cửa hàng của hãng được mở cửa đón khách trở lại.

Hiện “gã khổng lồ” cà phê đang nỗ lực tìm cách kích thích nhu cầu tiêu dùng, để khách hàng sẵn sàng rời khỏi nhà và mua thức uống của hãng khi đại dịch lắng xuống. Theo đó, “ông lớn” cà phê thế giới sẽ mở khoảng 300 địa điểm mới trong năm tài khóa 2020, giảm một nửa so với dự kiến ban đầu.

Thương hiệu nổi tiếng này cho hay, các cửa hàng sắp mở trong tương lai sẽ tập trung tại những thị trường tiềm năng, dân cư đông đúc như New York, Chicago, Seattle và San Francisco. Đồng thời đẩy mạnh phát triển các xe bán cà phê di động, phục vụ khách hàng đặt mua thức uống thông qua ứng dụng trên điện thoại.

“Tại các thành phố lớn ở Mỹ, bên cạnh những cửa hàng cà phê Starbucks truyền thống sẽ có thêm nhiều điểm bán tiện lợi hơn. Khách hàng có thể chọn thưởng thức cà phê trong quán hoặc đặt hàng trực tuyến.

Mỗi tuần trôi qua, chúng ta lại chứng kiến sự phục hồi rõ rệt của doanh nghiệp, với những cải tiến liên tục về hiệu suất bán hàng. Việc ngừng hoạt động nhiều chi nhánh sẽ được thực hiện song song với nỗ lực mở thêm các cửa hàng mới.

Starbucks luôn được biết đến là “nơi thứ ba”, để mọi người kết nối với nhau bằng một tách cà phê, và được đông đảo khách hàng yêu thích. Chúng tôi tin rằng sẽ vượt qua được giai đoạn khó khăn này”, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Kevin Johnson cho biết.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Doanh Nhân Trẻ

COVID-19 và cuộc “chọn lọc tự nhiên” của doanh nghiệp F&B

Nội lực mạnh hơn các hàng quán nhỏ lẻ, nhưng nhiều chuỗi F&B (dịch vụ ăn uống) lớn cũng đang có dấu hiệu xuống sức vì ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19.

Thống kê của Dcorp R-Keeper Việt Nam cho biết, cả nước hiện có đến 540.000 cửa hàng ăn uống, trong đó có khoảng 430.000 cửa hàng nhỏ, 7.000 nhà hàng chuyên dịch vụ thức ăn nhanh, 22.000 cửa hàng cà phê, các quầy bar và trên 80.000 nhà hàng được đầu tư, phát triển một cách bài bản theo mô hình chuỗi.

Theo số liệu từ Statista, doanh thu từ thị trường thực phẩm và dịch vụ ăn uống tại Việt Nam trong năm 2019 chạm mốc 200 tỉ USD, tăng 34,3% so với số liệu của năm 2018. Đến năm 2023, dự báo doanh thu của ngành này có thể đạt 408 tỉ USD. Do đó, F&B sẽ tiếp tục trở thành một miếng bánh hấp dẫn nhà đầu tư.

Tuy nhiên, thị trường F&B tại Việt Nam vốn đã cho thấy những dấu hiệu giảm tốc, nay lại thêm tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp khiến nhiều cá nhân, cửa hàng, thậm chí cả chuỗi F&B cũng phải tạm đóng cửa, trả lại mặt bằng, nhượng quán.

Đìu hiu vì COVID-19

Mới đây, một “tay to” trong ngành F&B của Việt Nam chính là Golden Gate trước sức “công phá” của dịch COVID-19 cũng đang cân nhắc việc đóng cửa bớt một số cửa hàng trong rất nhiều thương hiệu của mình.

Ông Hoàng Quốc Khánh, Giám đốc vận hành Golden Gate cho biết nguồn nguyên liệu, Công ty có bị ảnh hưởng, nhưng không nhiều, vì Golden Gate đã đa dạng thị trường nhập khẩu từ trước. Tuy nhiên, COVID-19 đang tác động trực tiếp đến tất cả các ngành, đặc biệt là ngành dịch vụ ăn uống. “Doanh thu của các chuỗi nhà hàng có nhiều cửa hàng như GoGi House và Kichi-Kichi giảm mạnh”, ông Khánh chia sẻ.

Mới đây, một “tay to” trong ngành F&B của Việt Nam chính là Golden Gate trước sức “công phá” của dịch COVID-19 cũng đang cân nhắc việc đóng cửa bớt một số cửa hàng trong rất nhiều thương hiệu của mình.

Tại Hà Nội, Golden Gate có đóng tạm nhiều cửa hàng ở các trung tâm thương mại. “Lý do chúng tôi đóng cửa là do quá ít khách. Miền Nam thì chưa đóng cửa hàng nào. Chúng tôi vẫn đang theo dõi tình hình kinh doanh”, đại diện Golden Gate chia sẻ.

Đối với các thương hiệu thuộc Golden Gate, bắt đầu ghi nhận việc đóng cửa ở một số điểm kinh doanh. Trên Fanpage của chuỗi Gogi House vừa thông báo, thương hiệu này sẽ tạm dừng hoạt động tại một số cửa hàng tại Hà Nội kể từ ngày 11/3/2020 cho đến khi có thông báo mới. Có 5 cửa hàng Gogi House tại Hà Nội bị ngưng hoạt động trong đợt này: Gogi House tại Hàm Nghi, Trần Văn Lai, Vạn Phúc, Phó Đức Chính, Nguyễn Văn Lộc.

Tương tự, thương hiệu Kichi-Kichi cũng thông báo 7 nhà hàng đóng cửa cả ngày, 3 nhà hàng đóng cửa buổi sáng chỉ mở buổi tối (17h- 22h) trong tổng số 22 nhà hàng của hệ thống tại Hà Nội. Lịch hoạt động mới này của Kichi-Kichi sẽ có hiệu lực từ ngày 11/3 đến 31/3/2020.

“Cả nền kinh tế toàn cầu đang có dấu hiệu sụt giảm. Nếu dịch bệnh không chấm dứt sớm hay có cách chữa trị hiệu quả trong 1 đến 2 tháng tới, các doanh nghiệp F&B nhỏ sẽ càng khó khăn hơn. Giá trị thặng dư của các doanh nghiệp này tích luỹ được có thể sẽ không còn và mọi thứ sẽ bắt đầu lại từ đầu. Dù vậy, còn người là còn tất cả”, ông Hà Thúc Tú, Giám đốc chi nhánh miền Nam của Golden Gate Group, chia sẻ.

Chia sẻ trên trang Facebook cá nhân, ông Mai Trường Giang, chủ của 2 thương hiệu thuộc ngành hàng F&B là Otoke Chicken và Chewy Junior Việt Nam (chủ yếu tại TP.HCM), cho biết vừa quyết định đóng bớt nhà hàng bị lỗ không cứu được.

“Hôm nay rồi cũng phải quyết định đóng bớt nhà hàng bị lỗ không cứu được. Cảm giác buồn không thể tả… Chỉ mong mọi chuyện qua nhanh”, ông chia sẻ trên trang Facebook cá nhân.

Hiện thương hiệu gà rán Otoke Chicken có khoảng 15 cửa hàng, chủ yếu ở TP.HCM, còn thương hiệu bánh ngọt nhân kem tươi Chewy Junior có khoảng 25 cửa hàng trải dài khắp cả nước.

Với đặc thù sản phẩm, các nhà hàng Otoke Chicken thường có diện tích lớn, còn các cửa hàng Chewy Junior có diện tích nhỏ, chủ yếu phục vụ việc mang đi.

Thế nên, ông chủ Mai Trường Giang phải chọn đóng một vài cửa hàng Otoke Chicken đầu tiên, lúc nhu cầu tiêu dùng của người Việt ngày càng giảm sút.

“Doanh nghiệp F&B và dịch vụ sẽ còn lỗ nặng nhiều tỷ đồng nữa trong thời gian 6 tháng tiếp theo, sau khi Hà Nội có ca mới… Chạy dọc ngoài đường, bạn sẽ thấy rất nhiều cửa hàng đóng cửa, hàng quán còn hoạt động thì vắng khách ngồi trong nhà hàng trong các giờ cao điểm.

Dịch vụ delivery – giao nhận thức ăn, đang giúp doanh nghiệp có doanh thu, nhưng không mang lại nguồn lợi nhuận đủ để cứu dòng tiền trong giai đoạn dịch này. Giải pháp nào để vượt qua giai đoạn khủng hoảng kéo dài 6 tháng nữa đây anh chị em?”, ông Mai Trường Giang nhận định trong các bài đăng trước đó.

Theo ông, thì cuộc chiến của ngành F&B sẽ trở nên khốc liệt hơn trong mùa dịch, các “tay to” cũng trụ được qua mùa dịch, sau đó thì phải đi “cày” lại kết quả từ đầu. Làn sóng khởi nghiệp lần 2 sẽ diễn ra sau 10 năm thị trường sôi động.

Xoay trục để “sống” qua mùa dịch

Việc một loạt chuỗi cửa hàng bán lẻ trong ngành hàng F&B phải đóng cửa với lý do bất khả kháng là dịch COVID-19 có thể thấy còn do xu hướng người tiêu dùng đang có nhiều thay đổi.

Như nhận định từ một số tổ chức nghiên cứu thị trường Việt Nam, xu hướng của ngành F&B là ăn uống tại nhà. Người tiêu dùng muốn dành thời gian ở nhà vì đảm bảo an toàn ngừa dịch bệnh, truyền thông trực tuyến, làm việc tại nhà…

Để tồn tại trong mùa dịch, các chuỗi F&B đã phải xoay sở qua phương án “phục vụ tại nhà” thay vì thu hút khách tới quán.

Điển hình như thương hiệu Hotpot Story của Red Sun – vốn nổi tiếng với mô hình buffet lẩu tại các trung tâm thương mại nay nhận giao hàng tận nhà.

Để kích cầu tiêu dùng, Hotpot Story còn giảm giá khi khách thanh toán qua VNPAY, cho mượn nồi lẩu, bếp lẩu, muôi nhúng, thậm chí là tặng kèm đồ uống.

Tương tự như vậy, Golden Gate cũng áp dụng hình thức phục vụ tại gia với các thương hiệu Kichi-Kichi, Nướng Gogi, Lẩu Manwah, Lẩu Hutong…

Thực tế, hoạt động “lẩu nướng tại gia” từ lâu đã phổ biến tại Việt Nam. Điển hình của xu hướng này chính là sự ra đời các dịch vụ giao đồ ăn như GrabFood, Go-Food, Loship… đang rất phát triển. Khi lối sống bận rộn trở thành điểm chung của người tiêu dùng, các bữa ăn giao tới nhà và chỗ làm trở thành dịch vụ cơ bản của ngành nhà hàng.

Các dịch vụ giao thức ăn từ lâu đã quen thuộc với các thực khách bận rộn, hoặc thích thưởng thức món ăn tại gia.

Nhất là trong bối cảnh ngắn hạn, lượng khách tới nhà hàng sụt giảm, đây có thể xem là giải pháp cứu vãn các chuỗi F&B ở thời điểm này.

Trước tình hình khó khăn chung như hiện nay, chuyên gia nhượng quyền Nguyễn Phi Vân lưu ý các DN cần “lùi một bước để xây dựng nền tảng, lùi một bước để có thể tiến 3 bước sau mùa dịch”.

Theo bà Vân, đây là thời gian tốt nhất để DN quay về chấn chỉnh, xây dựng, hoàn thiện những nền tảng mà trước giờ chưa làm.

Đặc biệt là cần thay đổi hoặc điều chỉnh hồ sơ sản phẩm. Khi sản phẩm, dịch vụ on-premise (tại chi nhánh) gặp khó khăn do người tiêu dùng không đi mua sắm, sử dụng sản phẩm, dịch vụ tại chỗ, thì cần ideate – nghĩ ra các sản phẩm, dịch vụ có thể phục vụ tận nhà.

“Thay đổi này không quá lớn, chỉ cần đặt câu hỏi có thể làm gì để chuyển đổi sản phẩm từ on-prem – tại chỗ sang in-home – tại nhà?”, chuyên gia Nguyễn Phi Vân lưu ý.

Hoặc như việc thay đổi kênh bán hàng sang online (trực tuyến). Rất nhiều DN vừa và nhỏ trong ngành hàng F&B trước giờ phần lớn doanh thu đến từ offline (ngoại tuyến) trong khi doanh thu online có tỷ trọng thấp hoặc chưa có kiến thức triển khai.

Trong khi đó, từ tác động của dịch COVID-19 cho đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng Việt đang dần thay đổi, thì cách bán hàng của DN F&B cũng phải đổi theo, nhanh chóng, dồn lực đẩy mạnh các kênh online để có doanh thu, “sống sót” trong thời gian tới.

Hà Anh | MarketingTrips

  • 1
  • 2