Skip to main content

Thẻ: KFC

Thương hiệu F&B phổ biến nhất trên mạng xã hội năm 2023

2023 là năm thứ hai liên tiếp hãng đồ ăn nhanh này dẫn đầu bảng xếp hạng công ty dịch vụ F&B phổ biến trên mạng xã hội, cũng là năm đánh dấu mốc khai trương cửa hàng thứ 200 tại Việt Nam.

chiến lược marketing của kfc
Thương hiệu F&B phổ biến nhất trên mạng xã hội năm 2023

Nền tảng giám sát thông tin trực tuyến Reputa mới đây công bố Bảng xếp hạng (BXH) ngành dịch vụ F&B năm 2023 – một năm nhiều biến động do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế cùng những quy định mới đối với ngành.

Theo đó, KFC Việt Nam năm thứ hai liên tiếp dẫn đầu BXH Công ty Dịch vụ F&B theo mức độ phổ biến trên mạng xã hội, với tổng điểm gấp 1,2 lần vị trí thứ 2. (Tổng điểm = Điểm sắc thái + Điểm thị phần thảo luận + Điểm tương tác + Điểm độ lan tỏa).

Hồi cuối năm 2023, KFC Việt Nam khai trương cửa hàng mới tại tỉnh Quảng Ninh, đánh dấu cơ sở thứ 200 sau 26 năm phát triển tại Việt Nam. Reputa chỉ ra rằng KFC đã không ngừng triển khai các chương trình khuyến mãi, minigame mỗi tháng, thành công thu về lượng tương tác lớn từ cộng đồng mạng trên fanpage. Bên cạnh đó, thương hiệu này cũng liên tục cập nhật thực đơn, kết hợp giữa vị truyền thống và xu hướng tại Việt Nam.

Đứng thứ 2 trong BXH này là The Coffee House với sự tăng trưởng mạnh mẽ, tổng điểm tăng 147% so với năm trước đó.

Theo Reputa, trong 6 tháng đầu năm 2023, tổng điểm của The Coffee House có sự suy giảm, nhưng thương hiệu đã “lội ngược dòng” nhờ các món nước theo mùa đi cùng chương trình khuyến mãi đặc biệt. Càng về cuối năm, The Coffee House càng thu hút nhiều tương tác, đặc biệt vào quý IV/2023.

Dù tụt một hạng so với năm 2022, Phúc Long vẫn góp mặt trong top 3 BXH năm 2023.

Theo báo cáo của Masan, chuỗi Phúc Long ghi nhận doanh thu hơn 1.535 tỷ đồng trong năm 2023, giảm gần 3%. Tương tự The Coffee House, đầu năm 2023 Phúc Long có sự tụt dốc về mức độ thảo luận của người dùng trên mạng xã hội. Đến tháng 5, sau khi đáp ứng nhu cầu của khách hàng bằng cách đưa “Nhãn Lài” và “Vải Sen” trở lại thực đơn, Phúc Long mới trở lại mạnh mẽ.

Công ty thăng hạng nhiều nhất là Trung Nguyên với vị trí thứ 4, tăng 4 hạng so với năm 2022. Nhìn chung, có thể thấy các công ty đồ uống chiếm đa số trong top 10, khi có tới 7 cái tên góp mặt. Theo Bộ Công thương, ngành công nghiệp thực phẩm tăng trưởng trung bình 6,8% mỗi năm kể từ năm 2015, trong khi tăng trưởng cùng kỳ của đồ uống có tốc độ nhanh hơn, đạt 9,7%.

Đối với BXH Thương hiệu Dịch vụ F&B, Chang – Modern Thai Cuisine vẫn là thương hiệu dẫn đầu với tổng điểm gấp 2,5 lần vị trí thứ 2 là Cà phê Ông Bầu.

Với chiến lược giữ vững câu chuyện thương hiệu về ba ông bầu bóng đá nổi tiếng là Bầu Đức, Bầu Thắng và Bầu Hải, hồi đầu năm 2023, Cà phê Ông Bầu triển khai chương trình khuyến mãi mừng 3 năm ra mắt thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng. Đến giữa năm 2023, thương hiệu tiếp tục mở chi nhánh lớn nhất tại Bình Dương với sự xuất hiện đặc biệt của ngôi sao bóng đá Công Phượng.

Ngoài ra, Reputa còn thu thập dữ liệu về loại đồ uống/thức ăn được thảo luận nhiều nhất trên MXH năm 2023. Theo đó, trà sữa đã soán ngôi cà phê trở thành đồ uống được chú ý nhất trong năm, nhờ các sự kiện nổi bật như trend “Trà sữa đất nung”, mức độ phổ biến của thương hiệu Mixue…

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Câu chuyện thương hiệu: Vì sao gà rán KFC trở thành món ăn truyền thống ngày Giáng sinh ở Nhật Bản

Thời điểm bận rộn nhất của các chi nhánh KFC Nhật Bản thường là ngày 24/12 (dịp Giáng sinh), khi doanh số bán hàng tăng vượt trội so với ngày thường. Cùng tìm hiểu Câu chuyện thương hiệu: Vì sao gà rán KFC trở thành món ăn truyền thống ngày Giáng sinh ở Nhật Bản.

Vì sao gà rán KFC trở thành món ăn truyền thống ngày Giáng sinh ở Nhật Bản
Vì sao gà rán KFC trở thành món ăn truyền thống ngày Giáng sinh ở Nhật Bản

Ngay từ khi còn nhỏ, Naomi đã luôn mong muốn được ăn món ăn truyền thống trong lễ Giáng sinh: bữa tiệc lớn với đầy đủ salad, bánh và gà rán thương hiệu KFC.

“Ở Nhật Bản, mọi người thường ăn gà vào dịp Giáng sinh. Mọi năm, tôi đều đặt một suất KFC lớn và thưởng thức cùng gia đình”, cô Naomi, hiện đã hơn 30 tuổi, chia sẻ.

Kể từ giữa những năm 1980, tấm quảng cáo mang hình nhà sáng lập KFC Harland Sanders mặc trang phục ông già Noel đã thu hút nhiều người dân địa phương tới các nhà hàng KFC ở Nhật. Thời điểm bận rộn nhất thường là ngày 24/12, khi doanh số bán hàng tăng vượt trội so với ngày thường.

“Gần đến dịp Giáng sinh, gã khổng lồ ngành F&B KFC sẽ phát nhiều quảng cáo vô cùng hấp dẫn. Chúng tôi thường phải đặt trước, sau đó đến cửa hàng vào thời gian được chỉ định để lấy chúng. Những người không đặt trước sẽ phải xếp hàng chờ rất lâu, thậm chí đến vài giờ”, cô Naomi cho biết.

“Sau khi kết thúc chiến tranh, người dân bắt đầu có tiền để hưởng thụ văn hóa tiêu dùng. Thời điểm đó, văn hóa Mỹ đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến quốc gia này trong lĩnh vực thời trang, ẩm thực và du lịch”, ông Ted Bestor, Giáo sư tại Đại học Harvard nói. Được biết, nhà hàng gà rán KFC đầu tiên tại Nhật mở cửa tại Nagoya năm 1970. Đến năm 1981, chuỗi cửa hàng đã mở rộng lên 324 chi nhánh.

Giáng sinh được coi là dịp lễ quan trọng ở Nhật Bản, song từ những năm 1970, nhiều người Nhật chưa có thói quen tổ chức Giáng sinh trong gia đình. Khi đó, KFC đã tung ra chiến dịch quảng bá và nói với khách hàng của mình rằng gà rán KFC là món ăn truyền thống trong dịp Giáng sinh ở Mỹ nhằm tăng doanh thu.

Tất nhiên, “gà rán cho ngày lễ Giáng sinh” sẽ không gây được sự chú ý nếu như không được đầu tư quảng cáo mạnh mẽ. Những quảng cáo được KFC Nhật Bản tung ra một cách trang nhã, chân thực như một kiểu ăn mừng lễ hội theo kiểu “đậm chất Mỹ”.

Cụ thể, quảng cáo KFC cho ngày Giáng sinh từ những năm 1970 mô tả một gia đình đang thưởng thức bữa tiệc gà rán trong nền nhạc bài hát “My Old Kentucky Home”.

“Những quảng cáo trong dịp lễ này khiến tôi muốn ăn gà rán KFC trong Giáng sinh. Tôi tới từ vùng nông thôn, nơi không có nhiều nhà hàng, nên gà rán KFC là điều gì đó tuyệt vời lắm”, cô Shuho Inazumi sống tại vùng Iwakuni nói.

Giáo sư Bestor nhận định gà rán KFC rất giống với một món ăn truyền thống tại Nhật Bản gọi là Karaage, khi miếng thịt gà hoặc cá nhỏ được tẩm bột chiên giòn.

“Một đĩa gà rán vừa có hương vị quen thuộc, lại vừa có thể đáp ứng được nhu cầu muốn tụ tập ăn uống cùng nhau của mọi người”, ông Bestor nói.

Còn theo anh Daiya Kobayashi, một người sinh ra và lớn lên ở thành phố Tokyo, thức ăn chính là một trong những lý do chính khiến KFC được người dân chọn trong dịp Giáng sinh ở Nhật Bản.

“Đối với người Nhật Bản, khi nói về tiệc tùng, thứ duy nhất được nhắc tới là đồ ăn. Chúng đóng một vai trò quan trọng trong các dịp ăn mừng. Mỗi khi người ta tổ chức một bữa tiệc Giáng sinh, đảm bảo sẽ luôn có một đĩa gà rán KFC ở trên bàn”, anh Kobayashi nói.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

KFC chính thức đưa thịt gà thực vật của Beyond Meat vào menu

Sau một thời gian chạy thử nghiệm, thương hiệu gà rán KFC chính thức đưa món thịt gà có nguồn gốc từ thực vật vào menu.

KFC chính thức đưa thịt gà thực vật của Beyond Meat vào menu của mình
Source: CNET

Sau thời gian khoảng 2 năm hợp tác với Beyond Meat để thử nghiệm các sản phẩm gà rán được làm từ thực vật tại một số nhà hàng trên hệ thống, KFC (Kentucky Fried Chicken) chính thức cho biết họ sẽ ra mắt dòng sản phẩm Beyond Fried Chicken tại hầu hết các cửa hàng của mình tại Mỹ.

Bắt đầu từ ngày 3/1, các địa điểm KFC trên khắp nước Mỹ sẽ bán các loại thịt thay thế có nguồn gốc từ thực vật trong một khoảng thời gian giới hạn với một số nguồn cung nhất định.

Ông Kevin Hochman, Chủ tịch của KFC tại Mỹ cho biết:

“Nhiệm vụ thật đơn giản – làm ra món Gà rán Kentucky nổi tiếng thế giới từ thực vật.”

KFC lần đầu tiên thử nghiệm Beyond Fried Chicken vào tháng 8 năm 2019 tại một nhà hàng ở Atlanta. Và buổi ra mắt cũng thành công rực rở khi tất cả các sản phẩm đã được bán hết trong vòng chưa đầy năm giờ.

KFC và Beyond Meat sau đó đã mở rộng hoạt động thử nghiệm sang các địa điểm khác ở Nashville và Charlotte vào năm 2020, trước khi áp dụng tại một số nhà hàng ở nam California, Mỹ.

Nói về xu hướng ứng dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật, nhiều thương hiệu lớn trong ngành F&B đã tích cực theo đuổi điều này trong những năm gần đây.

Beyond Meat cũng bán bánh mì kẹp thịt và xúc xích làm từ thực vật, và là một trong những tên tuổi lớn nhất trong ngành, cũng như Impossible Foods, chuyên bán bánh mì kẹp thịt.

Tại KFC, Khách hàng có thể kết hợp Beyond Fried Chicken với bất kỳ loại nước chấm KFC nào mà họ thích, bao gồm BBQ mật ong, mù tạt mật ong hay sốt KFC.

Ông Ethan Brown, nhà sáng lập và giám đốc điều hành của Beyond Meat cho biết trong một thông cáo báo chí:

“Chúng tôi tự hào khi hợp tác với KFC để cung cấp một sản phẩm không chỉ mang lại những trải nghiệm tuyệt vời khi thưởng thức cho người tiêu dùng, mà còn cung cấp các lợi ích bổ sung khác từ loại thịt có nguồn gốc thực vật.

Chúng tôi thực sự vui mừng khi làm điều này.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Phân tích chiến lược Marketing của KFC

Để khẳng định được vị thế của mình, KFC đã thực hiện hoạt động Marketing như thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để thấy được sự thành công trong chiến lược Marketing của KFC.

chiến lược marketing của kfc
Source: mockups design

Là một trong những thương hiệu F&B hàng đầu tại Việt Nam song song với các thương hiệu đối thủ khác như McDonald’s, Burger King hay Lotteria hay Jollibee, KFC đã sử dụng chiến lược Marketing Mix 4Ps có phân khúc một cách linh hoạt.

Tổng quan về KFC.

KFC là viết tắt của cụm từ Kentucky Fried Chicken, là thương hiệu gà rán được thành lập vào 20/03/1930 bởi đại úy Harland Sanders và thuộc sở hữu tập đoàn Yum! Brands. Đây là tập đoàn lớn nhất thế giới về lĩnh vực hệ thống nhà hàng với 39.000 nhà hàng tại hơn 125 quốc gia. 

Khởi đầu bằng việc chế biến gà rán phục vụ cho khách hàng dừng chân tại trạm xăng Corbin – bang Kentucky, ông Harland Sander gọi đó là “món thay thế bữa ăn ở nhà” để bán cho những gia đình bận rộn.

Trong một thập kỷ sau, ông luôn nỗ lực, cố gắng và sáng tạo thành công công thức pha chế bí mật với 11 loại hương vị và thảo mộc cùng kỹ thuật nấu, mang đến hương vị đặc biệt của món gà rán.

Năm 1955, ông Harland Sanders tự tin với chất lượng và quyết định thành lập doanh nghiệp nhượng quyền thương hiệu. 10 năm sau đó, KFC đã có hơn 600 cửa hàng nhượng quyền tại Mỹ và Canada.

Đến năm 1964, Harland Sanders quyết định bán chuỗi cửa hàng của mình cho một nhóm nhà đầu tư với giá 2 triệu đô la Mỹ, trong đó có John Y.Brown JR, người sau này đã trở thành thống đốc bang Kentucky.

Bằng chiến lược kinh doanh thông minh, sản phẩm gà rán KFC đã tạo được lòng tin và sự ưa thích với người tiêu dùng. Tại thị trường Trung Quốc, tính đến năm 2018, KFC đã có hơn 5.600 cửa hàng tại 200 thành phố với 5 tỷ USD doanh thu. 

Tiếp nối thành công đó, KFC ngày càng gia tăng mở rộng thị trường và tạo sức ảnh hưởng mạnh mẽ lên toàn châu Á, trong đó có Việt Nam.

1997 được xem là năm khởi đầu của KFC Việt Nam khi cửa hàng đầu tiên được mở tại TP. Hồ Chí Minh. Phải mất gần 10 năm chịu lỗ và bền bỉ cố gắng để KFC thay đổi nhận thức người tiêu dùng trở thành thương hiệu quen thuộc của người dân Việt Nam.

Hàng loạt cửa hàng sau đó được mở ra tại Đồng Nai (1998), Hà Nội (2006), Huế (2008), Nha Trang, Quy Nhơn (2011)… khi người dân Việt bắt đầu chuộng đồ nhanh.

Với sự phát triển và mở rộng hệ thống, tính đến nay KFC đã có hơn 140 cửa hàng tại 32 tỉnh thành phố lớn và sử dụng hơn 3000 nhân lực để phục vụ khách hàng.

Phân tích chiến lược Marketing Mix 4Ps của KFC.

Trước khi phân tích chi tiết chiến lược Marketing Mix của KFC, chúng ta cần tìm hiểu về thuật ngữ chiến lược.

Chiến lược là gì?

Chiến lược trong tiếng Anh (và được sử dụng rộng rãi) có nghĩa là Strategy, thuật ngữ dùng để chỉ các bản kế hoạch (Plan) tổng thể hay các định hướng chung được xây dựng để đạt được một hoặc nhiều các mục tiêu khác nhau trong dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.

Chiến lược chính là các bản kế hoạch dài hạn mang tính định hướng tổng thể được thiết kế để giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu khác nhau trong những điều kiện bất ổn và mơ hồ (VUCA) khác nhau.

Bạn có thể xem Chiến lược là gì để tìm hiểu sâu hơn về thuật ngữ này.

Chiến lược sản phẩm của KFC – Product.

Product – Sản phẩm được xem là yếu tố đứng đầu trong chiến lược marketing 4Ps của KFC. Sản phẩm ban đầu của KFC chính là những miếng gà giòn bằng áp suất, được tẩm ướp với công thức gồm 11 loại thảo và gia vị do đại tá Sanders sáng tạo ra.

Đến với mỗi quốc gia, KFC luôn điều chỉnh thực đơn của mình để phù hợp với văn hóa và thói quen ăn uống riêng của từng đất nước.

Tại các nước Hồi giáo và Trung Đông, KFC phục vụ gà Halal; tại Ấn Độ KFC cung cấp các loại bánh kẹp chay và suất cơm chay để phục vụ các khách hàng ăn chay.

Khi vào Việt Nam, KFC cũng thay đổi khẩu vị, kích thước, mẫu mã để phù hợp với ẩm thực của Việt Nam.

Bên cạnh các món ăn truyền thống như gà rán và hamburger, KFC còn chế biến thêm các món ăn khác như cơm gà gravy, bắp cải trộn Jumbo, bánh mì mềm… và kích thước cũng nhỏ hơn để phù hợp với thói quen ăn uống của người tiêu dùng Việt.

Ngoài ra, danh mục sản phẩm cũng được sắp xếp theo nhiều loại giúp khách hàng lựa chọn được thức ăn ưa thích như: gà rán truyền thống, thức ăn nhẹ, thức ăn phụ, nước giải khát…

KFC cũng cải tiến tung ra thị trường nhiều món mới như hamburger phi lê, hamburger tôm… cùng nhiều thức uống giải khát thay thế nước ngọt cũng tạo nên sự thích thú và tò mò cho giới trẻ và giảm sự nhàm chán khi chỉ độc quyền phục vụ mỗi gà rán.

Một điểm đáng chú ý nữa khi KFC đã nghiên cứu và tạo ra một loại dầu chiên gà ít béo nhằm chú trọng tới sức khỏe của khách hàng. Dầu chiên được sản xuất từ đậu nành, ít hydro hớn và tạo ra ít axit béo no sẽ tốt cho tim mạch hơn các loại dầu chiên khác.

Ngoài ra, nguồn cung cấp thịt gà sạch và uy tín của KFC cũng là điểm mạnh giúp người tiêu dùng an tâm sử dụng khi vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng được chú trọng.

Chiến lược giá của KFC – Price.

Khi mới gia nhập thị trường Việt Nam thì đồ ăn nhanh như gà rán đang quá xa lạ với người Việt. Do đó KFC thực hiện chính sách giá thấp để thâm nhập thị trường nhằm giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận với sản phẩm hơn.

Đây được xem là chiến lược hiệu quả bởi sau thời gian chịu lỗ gần 10 năm, năm 2006, KFC bắt đầu có lãi và nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần đồ ăn nhanh tại Việt Nam.

Khi đã có lượng khách hàng trung thành, KFC chuyển sang chiến lược tăng giá cao hơn đối thủ. Dù mức giá không vượt xa quá nhiều, nhưng điều này đã tác động mạnh mẽ tới tâm lý khách hàng về hình ảnh thương hiệu đi đầu cùng lối suy nghĩ sản phẩm có giá cao hơn sẽ có chất lượng tốt hơn.

Nhắm vào đối tượng mục tiêu của mình là tầng lớp trung lưu và thượng lưu, KFC linh hoạt sử dụng chiến lược định giá khác nhau để phù hợp với các đối tượng khách hàng khác nhau, cụ thể:

  • Định giá tùy chọn: Với phương thức này, KFC cố gắng gia tăng số tiền chi tiêu khi họ bắt đầu mua. Khách hàng có thể mua các món chính trong thực đơn và lựa chọn thêm các “món bổ sung” hoặc món phụ, món tráng miệng để phù hợp với món chính đã mua.
  • Giá theo gói: KFC gộp các sản phẩm và tạo thành gói combo cung cấp cho khách hàng với mức giá ưu đãi hơn khi lựa chọn mua riêng lẻ. Chính điều này đã khuyến khích khách hàng mua nhiều mặt hàng hơn, các combo cũng được triển khai linh hoạt và tùy chọn để vừa đáp ứng đúng sở thích vừa phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng Việt.

Chiến lược phân phối của KFC – Place.

Phân phối cũng là một trong những chiến lược marketing góp phần tạo nên thành công của KFC. KFC thực hiện chiến lược phân phối trên nhiều mặt: phân khúc thị trường theo vị trí địa lý, phân khúc thị trường theo nhân khẩu học, phân khúc thị trường theo tâm lý, phân khúc thị trường theo hành vi.

  • Phân khúc thị trường theo vị trí địa lý.

KFC tập trung vào các thành phố lớn, đông dân cư như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng… Không phát triển ồ ạt, KFC triển khai mở rộng hệ thống cửa hàng theo hướng vững chắc.

  • Phân khúc thị trường theo nhân khẩu học.

KFC phân khúc thị trường theo 3 khía cạnh: Lứa tuổi, thu nhập và nghề nghiệp

+ Lứa tuổi: KFC nhắm vào các đối tượng khách hàng có độ tuổi từ 17 -29 tuổi, gia đình có trẻ em. Lựa chọn đối tượng khách hàng trẻ tuổi có xu hướng tiếp cận văn hóa nhanh cùng đối tượng trẻ em nhằm tác động vào nhận thức của trẻ em từ khi còn nhỏ là một trong những chiến lược marketing nổi bật của KFC

+ Thu nhập: KFC tập trung vào đối tượng có thu nhập khá, thuộc tầng lớp trung lưu và thượng lưu để có thể dễ dàng chi tiền vào các sản phẩm đồ ăn nhanh. Các khách hàng thu nhập thấp vẫn có thể trở thành khách hàng của KFC tuy nhiên tần suất sử dụng sẽ thấp hơn.

+ Nghề nghiệp: Các đối tượng khách hàng trẻ tuổi, khách hàng là nhân viên văn phòng bận rộn, các học sinh sinh viên tại các trường đại học cần sự tiện lợi đối với các thực phẩm đồ ăn nhanh.

  • Phân khúc thị trường theo tâm lý.

Với tâm lý nắm bắt nhanh các xu hướng mới trên thế giới cùng sự tiện lợi mang đến cho khách hàng, KFC dần khẳng định vị thế của mình trong tiềm thức của khách hàng yêu thích và thường xuyên sử dụng các sản phẩm đồ ăn nhanh

  • Phân khúc thị trường theo hành vi.

Theo khảo sát của KFC đối với tập khách hàng độ tuổi từ 17-29 tuổi về việc tại sao yêu thích sản phẩm gà rán KFC thì đều nhận được câu trả lời bởi sự tiện lợi, ngon và giá cả phải chăng, phục vụ nhanh.

Chính vì vậy, KFC luôn chú trọng đào tạo đội ngũ nhân viên, mở rộng hệ thống cửa hàng nhằm mang lại sự tiện lợi cho khách hàng. Ngoài ra, KFC cũng đẩy mạnh kênh bán hàng trực tuyến, giao đồ ăn tại nhà để phục vụ khách hàng được tốt nhất.

Khách hàng có thể đặt hàng qua website, tổng đài của KFC hoặc qua các app giao đồ ăn khác nhau để có được mức giá ưu đãi và không mất thời gian tới cửa hàng để mua sản phẩm.

Chiến lược quảng cáo của KFC – Promotion.

Quảng cáo và truyền thông là 2 yếu tố chính đóng vai trò quan trọng trong chiến lược marketing của KFC.

Xem thêm: Quảng cáo là gì?

  • Quảng cáo, khuyến mãi .

KFC sử dụng đa dạng các phương tiện quảng cáo như TV, tạp chí, quảng cáo trực tuyến, quảng cáo ngoài trời…để quảng bá cho thương hiệu nhằm tăng tương tác và giúp khách hàng hiểu biết sâu sắc hơn về các sản phẩm, dịch vụ của mình.

Nhiều TV quảng cáo thương hiệu đã được KFC thực hiện với mục đích giúp khách hàng nhận thức về thương hiệu ngoại nhưng mang đậm hương vị Việt.

Ngoài ra slogan “Vị ngon trên từng ngón tay” cũng được chú trọng làm rõ và trở thành một trong những slogan nổi tiếng nhất thế kỷ 20

Nắm được thị hiếu của người tiêu dùng Việt, chiến lược marketing của KFC tập trung nhắm vào các chương trình khuyến mãi không chỉ áp dụng trong ngày lễ mà còn được áp dụng trong ngày thường.

Các khuyến mãi hấp dẫn khi mua hàng vào thời điểm chuông cửa hàng reo (mỗi ngày có 24 lần rung chuông), khách hàng sẽ được tặng 01 miếng gà, 01 phiếu đổi miễn phí 2 cốc Pepsi lớn khi mua 2 cốc Pepsi nhỏ ở lần mua hàng sau.

Ngoài ra các chương trình khuyến mãi lớn như mua 01 phần ăn giáng sinh có cơ hội nhận laptop, điện thoại, máy nghe nhạc… cũng được KFC áp dụng.

  • Quan hệ công chúng (PR).

KFC thường xuyên thực hiện nhiều hoạt động tài trợ, từ thiện vừa góp phần giúp ích cho xã hội vừa nâng cao hiệu quả về mặt truyền thông.

KFC cũng thành lập các đội tình nguyện thực hiện các hoạt động từ thiện giúp đỡ các trẻ em mồ côi, tàn tật… gây được nhiều thiện cảm với khách hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

10 bài học xử lý khủng hoảng đáng để học hỏi của các thương hiệu lớn

Đôi khi, lời nói chứa đựng sức mạnh to lớn nhất phát ra từ một thương hiệu lại là những từ hết sức đơn giản: “Chúng tôi xin lỗi”.

10 bài học xử lý khủng hoảng đáng để học hỏi của các thương hiệu lớn
Fox Business

Nếu được truyền tải tốt, lời xin lỗi có thể nhẹ nhàng thu dọn cả một thảm họa của doanh nghiệp và làm tan biến hết tất thảy mọi suy nghĩ tiêu cực.

Tuy nhiên, nếu thực hiện không tốt, lời xin lỗi sẽ như đổ thêm dầu vào lửa. Và, dưới đây là 10 bài học về những lời xin lỗi chân thành và tác dụng to lớn từ các doanh nghiệp lớn.

1. KFC.

Đầu năm 2018, do trục trặc trong khâu vận chuyển thịt gà, hơn một nửa trên tổng số 900 cửa hàng KFC tại Anh đã phải tạm thời ngưng hoạt động.

Khó chịu trước việc này, hàng loạt thực khách đã bày tỏ sự bất mãn của mình trên mạng xã hội. Và, để xoa dịu làn sóng bất bình này, KFC đã nhanh chóng đưa ra lời xin lỗi, mang theo thông điệp tự châm biếm bản thân một cách hết sức hài hước.

Được biết, ngay sau sự cố, KFC đã công khai đăng lời xin lỗi lên trang quảng cáo của nhiều tờ báo tại London. Khéo léo lấy hình ảnh chiếc hộp đựng gà quen thuộc nhưng nay đã trống không, thương hiệu gà rán còn nhanh trí chơi chữ, biến cái tên KFC thành FCK (viết tắt của từ fuck, với ngụ ý: tiêu đời chúng tôi rồi). Bên dưới là đôi dòng xin lỗi, giải thích vấn đề và lời hứa sẽ không phạm sai lầm này thêm một lần nào nữa.

2. PricewaterhouseCoopers.

Nhiều người vẫn chưa quên sự cố tại lễ trao giải Oscar vào năm 2017, khi giải thưởng Phim Xuất sắc nhất bị trao nhầm cho “La La Land” thay vì “Moonlight”.

Trách nhiệm của sai lầm này thuộc về PricewaterhouseCoopers (PwC) – công ty kiểm toán đảm nhận việc kiểm tra phiếu bầu. Thay vì biện minh, PwC đã thẳng thắn nhận sai cũng như đưa ra lời xin lỗi rõ ràng và nhanh chóng.

Giải thích vấn đề một cách ngắn gọn, PwC đã xin lỗi tất cả những người có liên quan và gửi lời cảm ơn chân thành đến những cá nhân đã giúp giải quyết tình huống.

3. O.B. Tampons.

Có lẽ, một trong những cách tốt nhất để gửi lời xin lỗi là thông qua một bài hát. Vào năm 2010, một dòng sản phẩm băng vệ sinh dạng ống của O.B. đ

ột nhiên biến mất tại các cửa hàng do vấn đề phát sinh từ nhà cung cấp, khiến cho người tiêu dùng vô cùng phẫn nộ. Giải quyết tình huống này, Johnson & Johnson – công ty mẹ của O.B. – đã quay một MV xin lỗi và gửi đến hơn 65.000 khách hàng nữ của mình.

Tổng cộng, MV này có tới 10.000 phiên bản khác nhau, mỗi bản tương ứng với một cái tên riêng thường gặp của phụ nữ.

Nhờ vận dụng tốt yếu tố cá nhân qua việc đề cập đến tên riêng của mỗi người, MV này đã giúp O.B. biến một thảm họa sắp diễn ra trên truyền thông trở thành một chiến dịch PR hết sức thành công.

4. Apple.

Với lượng fan hùng hậu, không thể phủ nhận việc Taylor Swift là một nữ sĩ có tầm ảnh hưởng rất lớn. Do đó, sẽ thật không may cho doanh nghiệp nào bị cô ca sĩ này tẩy chay; và Apple đã từng phải đối mặt với tình huống như thế.

Apple Music đã bị Taylor Swift tẩy chay sau khi dịch vụ này cho phép người dùng nghe nhạc miễn phí trong 3 tháng mà không trả tiền cho các nghệ sĩ.

Trên Tumblr, Swift đã đăng một bài viết phản đối hành động này. Ngay lập tức, Apple đã lên Twitter xin lỗi, cam kết sẽ thay đổi chính sách cũng như trả tiền cho nghệ sĩ.

5. Airbnb.

Vào tháng 12/2015, Airbnb đã bị buộc tội phân biệt chủng tộc kèm theo bằng chứng là một bài nghiên cứu thuộc trường Harvard cùng làn sóng phản ứng gay gắt trên mạng xã hội.

Thay vì đùn đẩy trách nhiệm, CEO của Airbnb đã chủ động đề cập đến vấn đề này thông một email được gửi đến toàn thể nhân viên.

Sau sự kiện này, Airbnb cũng bày tỏ quan điểm mạnh mẽ hơn về việc chống lại nạn phân biệt chủng tộc bằng cách ban hành một chính sách mới, đi kèm với một chiến dịch triển khai và kiểm tra sát sao.

6. JetBlue.

Một trong những thảm họa truyền thông nổi cộm nhất của ngành hàng không là sự kiện hành khách của hãng hàng không JetBlue bị bỏ rơi và mắc kẹt trên đường băng trong suốt 11 tiếng đồng hồ. Sau sự cố, David Neeleman – nhà sáng lập kiêm CEO của JetBlue đã đăng một đoạn video xin lỗi với nội dung chưa qua biên tập trên YouTube.

Trong đó, ông hứa sẽ không để những sự việc đáng tiếc như thế xảy ra trong tương lai, đồng thời cam kết củng cố dịch vụ khách hàng theo đúng với danh tiếng vốn có của JetBlue bằng một bản tuyên bố bảo vệ quyền khách hàng.

7. Netflix.

Quay lại thời mà DVD còn là một sản phẩm quan trọng của Netflix, công ty này đã từng tách ra hai loại giá cả và thu phí riêng – một là thu phí dịch vụ phát sóng, còn lại là giá của DVD.

Việc này đã khiến cho giá cả tăng hơn 60% so với trước kia, và người tiêu dùng hoàn toàn không hài lòng về điều này. Chính hành động này đã khiến giá cổ phiếu Netflix lao dốc gần 50%.

Reed Hastings – CEO của Netflix – đã công khai gửi email xin lỗi đến từng tài khoản khách hàng. Nhờ lời xin lỗi chân thành, thái độ thừa nhận sai lầm, và sửa chữa lỗi sai, Netflix đã kịp thời cứu vãn tên tuổi của mình.

8. Sony.

Vào năm 2011, hãng Sony trở thành nạn nhân của một trong những vụ xâm phạm dữ liệu lớn nhất trong lịch sử, khi thông tin cá nhân của 77 triệu game thủ PlayStation bị rò rỉ, CEO của Sony đã công khai xin lỗi, ghi nhận những sự cố phát sinh cũng như nhanh chóng đưa ra biện pháp khắc phục.

Bên cạnh đó, các game thủ còn được tặng một món quà xin lỗi là một tháng chơi PlayStation Plus miễn phí và gói bảo hiểm thông tin cá nhân để xoa dịu làn sóng phẫn nộ.

9. Toyota.

Cơn ác mộng kinh hoàng nhất của hãng xe hơi Nhật Toyota xảy đến vào năm 2010, khi 8 triệu chiếc xe hơi bị thu hồi và gần 90 người tử vong do tai nạn gây ra bởi lỗi phát sinh trong các chiếc xe này. Akio Toyota – CEO của Toyota – đã gửi lời chia buồn và xin lỗi chân thành đến các gia đình nạn nhân cũng như tất cả khách hàng.

Để chắc rằng mọi người đều nhận được lời xin lỗi này, Toyota đã thực hiện cả một chiến dịch quảng cáo; trong đó, thừa nhận việc hãng đã không đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn, đồng thời công bố trên các tờ báo lớn về việc hãng sẽ khắc phục vấn đề này như thế nào.

10. Domino’s Pizza.

Có thể nói, đến năm 2009, nguy cơ khủng hoảng truyền thông phát sinh từ mạng xã hội mới được các doanh nghiệp nhìn nhận kỹ càng hơn thông qua sự cố của Donimo’s Pizza.

Khi đó, hai nhân viên của thương hiệu pizza này đã quay một video ghi lại cảnh họ hắt hơi vào bánh pizza, nhét phô mai vào mũi rồi để chúng lên bánh giao cho khách. Video này sau đó đã lập tức gây bão trên mạng xã hội.

Để giải quyết tình hình, Chủ tịch của Domino – Patrick Doyle – đã quay một video gửi lời xin lỗi chân thành đến thực khách. May mắn là, lời xin lỗi kịp lúc ấy đã giúp lấy lại danh dự cho Domino và tái khẳng định tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của thương hiệu này.

Kết: Dù tình huống và cách thức xin lỗi từ các doanh nghiệp là khác nhau, nhưng những câu chuyện kể trên cho thấy, một lời nhận lỗi chân thành và kịp lúc có thể giúp xoay chuyển cục diện.

Ngoài ra, việc thừa nhận trách nhiệm và đưa ra hướng giải quyết vấn đề còn có thể giúp doanh nghiệp tái thiết lập cảm tình và sự tin cậy của khách hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

KFC Malaysia bổ nhiệm một cựu Digital Lead làm CMO

KFC Malaysia đã bổ nhiệm Bà Chan May Ling làm CMO (Giám đốc Marketing) mới thay thế cựu Angelina Villanueva, người từng đảm nhận vai trò khu vực tại KFC Châu Á.

Chan May Ling

Với vai trò mới, Bà Chan sẽ báo cáo cho giám đốc thương hiệu của KFC Malaysia Chandrasagran Munusamy và sẽ dẫn dắt nhóm marketing trong việc liên tục thúc đẩy sự phát triển thương hiệu của KFC.

Bà Chan từng làm việc cho Digi (công ty chuyên cung cấp dịch vụ cho thiết bị di động) và cổ đông lớn nhất của nó là Telenor trong khoảng 13 năm, theo LinkedIn của bà chia sẻ.

Vài trò cuối cùng Bà Chan từng đảm nhận là digital customer experience transformation lead (Quản lý chuyển đổi trải nghiệm khách hàng số) tại Digi trong 08 tháng.

Trước đó, Bà sinh sống tại Myanmar khi làm việc cho Telenor với các vai trò như head of digital services (trưởng bộ phận dịch vụ kỹ thuật số), head of brand strategy and online marketing (trưởng bộ phận chiến lược thương hiệu và tiếp thị trực tuyến).

Trong những vai trò đó, bà Chan cho biết bà đã thúc đẩy hành trình số hóa các kênh hàng đầu của Telenor, dẫn đến lượng người dùng hoạt động hàng tháng (MAU) trên ứng dụng MyTelenor của nó tăng 8,5 lần trong vòng 10 tháng kể từ khi ra mắt.

Bà cũng đã cấu trúc lại thương hiệu bằng cách sử dụng quy trình SMART của Telenor để xây dựng đề xuất thương hiệu “Be There For You” trong lễ kỷ niệm 03 năm của công ty.

Trước khi đến Myanmar, bà Chan là người đứng đầu bộ phận dịch vụ tiếp thị của Digi trong 4 năm, trong thời gian đó bà đã lãnh đạo một đội nhóm bao gồm các hoạt động về thương hiệu, customer insights, thiết kế, quan hệ đối tác, kích hoạt thương hiệu và tài trợ.

Bà cũng là người dẫn dắt hoạt động xây dựng thương hiệu của Digi vào năm 2015.

Ngoài ra, bà Chan cũng từng có kinh nghiệm làm việc tại Agency, bà từng làm việc tại dentsu Y&R và Saatchi & Saatchi với tư cách là giám đốc khách hàng.

Bà Chan cho biết kinh nghiệm của bà tại Telenor và Digi sẽ giúp ích rất nhiều trong vai trò mới của mình, vì cả hai thương hiệu đều tập trung vào các phân khúc thị trường đại chúng trong các danh mục sản phẩm siêu cạnh tranh.

Bà chia sẻ:

“Kinh nghiệm kết hợp trong cả truyền thông thương hiệu lẫn phát triển sản phẩm kỹ thuật số sẽ giúp ích rất nhiều trong vai trò mới này.”

Kể từ khi đại dịch xảy ra, bà Chan cho biết KFC đã giúp người Malaysia sống đúng với cuộc sống bình thường mới bằng cách đảm bảo rằng sức khỏe và sự an toàn là ưu tiên hàng đầu của họ, KFC cũng đã phục vụ khách hàng theo những cách thức sáng tạo mới.

Với những gián đoạn do đại dịch gây ra, KFC đã bắt đầu đầu tư mạnh vào thương mại điện tử cũng như các kênh không tiếp xúc.

Ở một khía cạnh khác, người phát ngôn của Digi cho biết bà Chan đã trở thành một nhà lãnh đạo gương mẫu trong suốt 13 năm khi gắn bó với Digi.

“Chúng tôi tự hào khi thấy một trong những cựu nhân sự của chúng tôi bước lên một vai trò to lớn hơn, tiếp tục dẫn dắt và định hình ngành marketing nói chung.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Top những Marketing Campaign tốt nhất năm 2020 (P4)

Từ KFC đến Leon, tiếp tục là những thương hiệu có chiến dịch tạo nên hoạt động marketing tốt nhất năm 2020 (Phần 4).

KFC – Chiến dịch: “KFC is back”.

Ông Tom Fishburne, một chuyên gia về marketing và chuyển đổi số đã có một buổi thuyết trình ấn tượng tại Festival of Marketing năm nay về những ưu điểm của việc sử dụng sự hài hước trong quảng cáo.

Trong đó, Ông nói về sự hài hước như là một tài sản đặc biệt của bạn để tạo ra sự nổi bật và sức thu hút.

Ông lập luận rằng, điều này đặc biệt quan trọng vào năm 2020, khi hàng loạt thương hiệu đang nỗ lực để sản xuất những quảng cáo với những phần lồng tiếng trang trọng đồng thời tuyên bố rằng họ sẽ luôn đứng về phía bạn trong những thời điểm bất ổn nhất.

Fishburne không đề cập đến KFC trong bài phân tích về khả năng sử dụng yếu tố hài hước tuyệt vời của mình nhưng lẽ ra Ông nên làm như vậy.

Bằng việc hợp tác với Mother, KFC đã tạo ra một video quảng cáo bậc thầy về những câu chuyện hài hước hoàn toàn phù hợp với giọng điệu của thương hiệu.

Để đánh dấu việc mở cửa trở lại của 500 nhà hàng vào tháng 5, KFC đã khởi động một chiến dịch đầy khác biệt, hài hước và hấp dẫn.

Video đã sử dụng những hình ảnh lấy từ chiến dịch truyền thông mạng xã hội #RateMyKFC, khuyến khích mọi người tự làm các bữa ăn của mình và đăng chúng lên mạng xã hội.

Quảng cáo kết thúc với việc KFC trấn an người tiêu dùng rằng “chúng tôi cũng nhớ bạn” nhưng cũng khẳng định sẽ “lấy nó từ đây” với ngụ ý khuyến khích người tiêu dùng order KFC để được tận hưởng những miếng gà rán ngon thực sự và ý nghĩa.

Leon – Chiến dịch: “Feed NHS”.

Khi bắt đầu với lệnh đóng cửa vì Covid-19, Leon đã có một kế hoạch. Thay vì để các cửa hàng của mình nằm im do những hạn chế đặt ra đối với lĩnh vực khách sạn, chuỗi cửa hàng ăn uống này chuyển sang cung cấp thức ăn cho nhân viên tuyến đầu đối phó với sự tấn công của Covid-19.

Leon đã tạo ra một nền tảng cho phép các thành viên của công chúng quyên góp tiền để tài trợ thức ăn nóng cho công nhân NHS (Tổ chức ý tế quốc gia Anh), thành lập một liên minh các chuỗi nhà hàng – bao gồm Tortilla, Dishoom, HOP và Wasabi – để giúp phục vụ một số bữa ăn nhất định.

Trong vòng bốn giờ đầu tiên hoạt động, chiến dịch đã quyên góp được 150.000 bảng Anh và Leon đã dành riêng bốn nhà hàng của mình để phục vụ cho NHS.

Khi cả nước dường như xích lại gần nhau hơn kể từ khi lệnh đóng cửa được áp dụng, Leon đã biến 11 nhà hàng của mình thành các siêu thị mini để phục vụ cho những cư dân địa phương sống gần các cửa hàng được chọn, bao gồm cả những nhân viên chủ chốt tìm kiếm thức ăn vào cuối ca làm việc dài.

Tiếp theo, Leon chú ý đến việc giúp đỡ những người trồng và sản xuất thực phẩm, với ý tưởng kết nối chuỗi cung ứng đi vào các nhà hàng và các nhà vận hành thực phẩm trực tiếp với người tiêu dùng.

Nền tảng Feed Britain cho phép người tiêu dùng mua các hộp trái cây, rau, sữa và bữa ăn tạp hóa thông qua hệ thống đặt hàng trực tuyến. Bất kỳ thu nhập bổ sung nào cũng đều được quyên góp cho NHS.

Đối với giám đốc phụ trách sự bền vững và giá trị của Leon, Kirsty Saddler, việc ra mắt nền tảng NHS Feed cho thấy sức mạnh của các tổ chức hợp lực và đặt lợi ích cạnh tranh sang một bên. Bà tin rằng đại dịch đã buộc các thương hiệu phải nhìn vào hành động của họ chứ không chỉ ẩn sau những tuyên bố về mục đích kinh doanh.

“Nó đã loại bỏ một số điều trái ngược và rút ngắn sự kiên nhẫn của mọi người đối với quan điểm ‘hành động không phải lời nói’,” Bà chia sẻ.

Động thái của Leon nhằm xây dựng một liên minh xung quanh sứ mệnh Feed NHS đã thu hút sự chú ý của công chúng và mang đến cho người tiêu dùng một cơ hội để hỗ trợ những nhân viên tuyến đầu trong thời gian diễn ra đại dịch.

Mục tiêu và thông điệp của thương hiệu đã quá rõ ràng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Top những Marketing Campaign tốt nhất năm 2020 (P3)

Từ Just Eat đến Starbucks, tiếp tục là những thương hiệu có chiến dịch tạo nên hoạt động marketing tốt nhất năm 2020 (Phần 3).

Just Eat – Chiến dịch: “Did somebody say Just Eat”

Rapper, Snoop Dogg được cho là đã được trả 5,3 triệu bảng để xuất hiện trong chiến dịch quảng cáo của Just Eat, nhưng đó có vẻ như là một khoản đầu tư tốt cho gã khổng lồ takeaway này nếu xét đến hiệu suất của nó vào năm 2020.

Đơn đặt hàng của thương hiệu này tại Anh trong quý 3 đã tăng 43% lên 46,4 triệu so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi tính đến thời điểm hiện tại, đơn đặt hàng từ Anh đã tăng 27% lên 123,2 triệu do các hạn chế của Covid-19 đã thúc đẩy hành vi takeaway.

Được phát hành vào tháng 5, quảng cáo với Snoop Dogg phù hợp với hỗn hợp truyền thông rộng lớn hơn của thương hiệu, giúp đưa khái niệm ‘Did somebody say Just Eat?’ lên một tầm cao mới.

Quảng cáo do McCann London xây dựng, đã bị hoãn lại 5 tuần khi các marketer của Just Eat hiểu được tâm trạng lúc bấy giờ của cả nước.

Nhóm nghiên cứu đã khảo sát 500 người tiêu dùng để xem liệu họ có ở trong tâm trí thích hợp cho một số quảng cáo nhẹ nhàng trong ‘thời gian nóng’ của đại dịch hay không. Câu trả lời là tràn ngập tiếng cười sảng khoái.

Giám đốc marketing (CMO) của thương hiệu tại Vương quốc Anh, Matt Bushby, mô tả việc chuyển từ thông điệp hỗ trợ và cung cấp thông tin về lệnh đóng cửa sang một chiến dịch ăn mừng, nhẹ nhàng như một “bước thay đổi” cho thương hiệu.

Quảng cáo được kéo dài với các đoạn giới thiệu dài 15 giây và bao gồm nội dung đặt trước trên Snapchat, YouTube, TikTok và nền tảng trò chơi Twitch, bổ sung cho chiến lược quảng bá truyền hình và tài trợ rộng rãi hơn. Chỉ riêng trên YouTube, video đã được xem 9,5 triệu lần xem.

Nhận thức về quảng cáo của Just Eat đã tăng từ điểm số 29,4 vào tháng 5 lên 37,1 vào tháng 11. Thương hiệu cũng đã vượt qua các đối thủ của mình là Deliveroo (27,4 điểm nhận biết quảng cáo trong tháng 11) và Uber Eats (18,5). Theo YouGov BrandIndex

Starbucks – Chiến dịch: “Every name’s a story”

Vào đầu năm nay, Starbucks đã tung ra chiến dịch ‘Every name’s a story’, một quảng cáo dựa trên thông tin chi tiết về việc một số người chuyển giới thử để người khác gọi tên của họ tại các cửa hàng Starbucks.

Chiến dịch được xây dựng bởi Iris dựa trên thực tế là Starbucks thường hỏi mọi người tên của họ khi gọi món, sau đó họ sẽ gọi tên đó khi đồ uống đã sẵn sàng. Chiến dịch đã giành được giải thưởng quảng cáo đa dạng hàng năm của Channels 4’s vào năm 2019.

Starbucks đã làm việc với những người chuyển giới trong suốt quá trình thực hiện để kể câu chuyện về một cậu bé chuyển giới trẻ đang đấu tranh để tìm cách thoát khỏi một thế giới vốn có rất nhiều thành kiến. Họ “ngại” khi phải gọi tên những người chuyển giới.

Tuy nhiên, chỉ khi bước vào các cửa hàng của Starbucks và nghe thấy ai đó gọi tên mình, cậu ta mới cảm thấy thực sự được nhìn thấy mình.

Khi thế giới ngày càng trở nên “xa lánh” với những người chuyển giới, Starbucks đã bình thường hóa trải nghiệm đó cho cộng đồng, họ đảm bảo rằng một câu chuyện chân thật nhất đang được kể lại.

Đối với nhiều người, cảm hứng được tạo ra bằng việc một thương hiệu lớn đã chọn cách kể một câu chuyện chuyển giới theo một cách thức gần gũi và đơn giản nhất.

Người chuyển giới hầu như không được thể hiện trên các phương tiện truyền thông (chỉ 0,3% quảng cáo có người chuyển giới theo một nghiên cứu của Channels 4’s) nhưng trong chiến dịch này, Starbucks đã làm hoàn toàn ngược lại.

Thương hiệu cũng bắt đầu hợp tác với Mermaids – một tổ chức từ thiện của Vương quốc Anh nhằm hỗ trợ trẻ em, thanh niên và gia đình về giới tính – họ quảng cáo để gây quỹ từ thiện 100.000 bảng Anh bằng cách bán những chiếc bánh quy cầu vồng trong các cửa hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Tỷ phú Alibaba Jack Ma: “Ai cũng có thể thành công nếu bạn thực sự cố gắng’

Jack Ma lớn lên ở Hàng Châu, Trung Quốc, sau khi tốt nghiệp đại học, ông đã nộp đơn xin việc và bị từ chối từ 30 công việc trước khi trở thành giáo viên tiếng Anh.

Sau đó, sau khi được biết đến với Internet trong một chuyến đi đến Hoa Kỳ vào năm 1995, ông sáng lập công ty thương mại điện tử khổng lồ của Trung Quốc, Alibaba mà không có bất cứ một kỹ năng kinh doanh hay kỹ thuật nào, ông nói.

Ngày nay, Jack Ma có tài sản 35 tỷ USD và công ty do ông sáng lập có giá trị vốn hóa thị trường hơn 396 tỷ USD.

“Tôi nghĩ rằng mọi người đều có thể thành công nếu bạn thực sự cố gắng,” Jack Ma nói tại hội nghị Viva Tech ở Paris vào tháng 5.

Nếu Jack Ma và nhóm của ông có thể thành công, thì 80% số người trên thế giới, họ có thể thành công ….

“Tôi thành lập Tập đoàn Alibaba vào năm 1999 trong căn hộ của mình”. Những người sáng lập cho rằng nếu Jack Ma và đội ngũ của ông có thể thành công, thì 80% người dân trên thế giới cũng vậy.

Dưới đây là ba trong số những chìa khóa thành công của Jack Ma trong lĩnh vực kinh doanh mà không yêu cầu bất kỳ kiến ​​thức đặc biệt, tiền bạc hay mối quan hệ nào.

Suy nghĩ khác biệt là sức mạnh của bạn

“Nếu mọi người ai cũng đồng ý, thì sẽ không có một cơ hội nào cả” Jack Ma nói ở Paris.

“Nếu mọi người chỉ trích bạn, bạn phải suy nghĩ. Và tôi dành phần lớn thời gian để nghĩ về tương lai, tôi dành phần lớn thời gian để lắng nghe những lời phàn nàn.

Bởi vì những người như tôi, chúng tôi không có tiền, chúng tôi không có công nghệ, chúng tôi không có mối quan hệ bền chặt, điều duy nhất mà chúng tôi cạnh tranh với những người khác là cách chúng tôi nhìn thấy tương lai”.

Nhìn thấy một tương lai mà những người khác không thể mang lại cho Jack Ma một lợi thế cạnh tranh khi ông thành lập Alibaba.

Khi lần đầu tiên được biết đến Internet trong một chuyến đi đến Seattle vào năm 1995, Ông đã tìm kiếm từ “Trung Quốc”. Và sự thật là “Không có bất cứ dữ liệu nào về Trung Quốc cả” Jack Ma nói với một nhà báo vào năm 2015.

“Vì vậy, tôi đã nói chuyện với bạn mình: Tại sao tôi không làm một cái gì đó về Trung Quốc? Chúng tôi đã tạo ra một website nhỏ trông rất xấu xí có tên là China (Trung Quốc). Đó là nguồn gốc của việc thành lập Alibaba, bắt đầu như một “thị trường điện tử (e-marketplace) cung cấp thông tin”, Jack Ma nói.

“Nếu tôi tin vào tương lai theo cách này, tất nhiên, chúng ta đã khác. Và khi chúng tôi tin rằng đó là tương lai, chúng tôi mới bắt đầu thực hiện”.

“Khi những người khác tin rằng bạn không có cơ hội. Khi chỉ có ít người tin điều đó, bạn tin điều đó, bạn chứng minh điều đó, đó là cơ hội của bạn” Jack Ma nói ở Paris.

Đừng bao giờ bỏ cuộc

Jack Ma đã bị ‘từ chối’ rất nhiều trong cuộc đời.

Ông nói “Tôi đã trượt hai lần trong bài kiểm tra trọng điểm ở trường tiểu học và tôi đã trượt như ba lần ở các trường trung học cơ sở. “Tôi đã nộp đơn vào Harvard – 10 lần bị từ chối,” . Nhưng cuối cùng, Jack Ma đã theo học và tốt nghiệp Học viện Sư phạm Hàng Châu với chuyên ngành giáo dục tiếng Anh.

Jack Ma cũng bị từ chối cho một công việc tại KFC – Kentucky Fried Chicken (24 người đã nộp đơn và tất cả trừ Jack Ma đều nhận được công việc).

Ngay cả sau khi thành lập Alibaba, ông cũng đã phải đối mặt với rất nhiều sự từ chối. Năm 2001, Jack Ma đã cố gắng huy động 5 triệu USD vốn đầu tư mạo hiểm từ các nhà đầu tư ở Hoa Kỳ và bị từ chối.

Nhưng Ma vẫn kiên trì, và vào năm 2005, Yahoo đã mua phần lớn cổ phần của Alibaba. Năm 2014, Alibaba phát hành đợt IPO kỷ lục với giá trị 25 tỷ USD.

Chìa khóa, Jack Ma nói, là đừng để sự từ chối khiến bạn thất vọng lâu.

“Tất nhiên, bạn không vui khi mọi người nói‘ không. ’Chúc bạn ngủ ngon, thức dậy, hãy thử lại” Jack Ma nói ở Paris.

Sử dụng những kỹ năng bạn có

“Tôi không biết gì về công nghệ, tôi không biết gì về marketing, tôi không biết gì về những thứ [pháp lý]” Jack Ma nói ở Paris. “Tôi chỉ biết về con người.”

Dành thời gian cho khách hàng, cho người của bạn, cho đội nhóm của bạn. Đừng dành thời gian cho đối thủ cạnh tranh hoặc nhà đầu tư của bạn.

Vì vậy, Jack Ma đã sử dụng điều đó. Ông đã học cách truyền cảm hứng và trao quyền cho mọi người trong công việc đầu tiên của mình, khi Ông là một giáo viên tiếng Anh.

Đặc biệt lưu ý, Jack Ma tập trung sức lực của mình vào những người mà Ông đang phục vụ và những người đang xây dựng công ty của mình, đó là nền tảng kinh doanh của Ông.

Ông không quá quan tâm đến việc giữ cho các nhà đầu tư hài lòng, lưu ý rằng các nhà đầu tư có thể hay thay đổi – “khi bạn gặp khó khăn, họ chạy rất nhanh.”

“Hãy dành thời gian cho khách hàng của bạn. Hãy dành thời gian cho người của bạn, cho đội nhóm của bạn” Jack Ma nói.

“Đừng dành thời gian cho các nhà đầu tư của bạn. Đừng dành thời gian cho đối thủ cạnh tranh của bạn. Khi bạn nhìn vào mọi người, bạn muốn phục vụ. Khi bạn nhìn những người bạn làm việc cùng nhau, nếu họ vui vẻ, bạn sẽ chiến thắng. Đó là điều rất đơn giản và tôi nghĩ bạn có thể làm được”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

KFC ngừng dùng slogan ‘Vị ngon trên từng ngón tay’ vì không ‘hợp thời’ với Covid-19

Mỹ là thị trường duy nhất mà KFC vẫn giữ nguyên câu slogan này.

Mới đây, chuỗi F&B KFC cho biết họ sẽ tạm ngưng sử dụng slogan “Finger Licking Good” (Tạm dịch: Vị ngon trên từng ngón tay) với lý do lo ngại về vấn đề vệ sinh trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên toàn thế giới.

Theo KFC, slogan 64 năm tuổi nổi tiếng của hãng không phù hợp lắm với năm 2020, khi các chuyên gia y tế kêu gọi mọi người rửa tay thường xuyên và tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng để giảm thiểu nguy cơ nhiễm virus.

Việc tạm ngưng khẩu hiệu trên là một phần trong chiến dịch quảng cáo tại một số quốc gia nhất định của KFC. Cụ thể, thương hiệu sẽ làm mờ cụm từ “Finger Licking Good” mang tính biểu tượng của công ty.

Người phát ngôn của KFC nói với Fox Business rằng chiến dịch sẽ xuất hiện ở “Vương quốc Anh, Canada, Hà Lan, Trung Đông, Bắc Phi, Nam Phi và các khu vực ở châu Á”. Tuy nhiên, khẩu hiệu này sẽ không bị thay đổi tại thị trường Mỹ.

Catherine Tan-Gillespie, Giám đốc Marketing toàn cầu của KFC, chia sẻ: “Chúng tôi đang ở trong một tình huống chưa từng xảy ra trước đây: Sở hữu một câu khẩu hiệu nổi tiếng không thực sự phù hợp với hoàn cảnh hiện tại”.

Bà cho biết thêm rằng dù KFC tạm dừng dùng câu slogan mang tính biểu tượng nhưng thực đơn của toàn chuỗi sẽ không thay đổi. Công ty sẽ sử dụng lại khẩu hiệu khi “đến thời điểm thích hợp”.

KFC đã sử dụng slogan này trong hơn 60 năm qua. Nó có nguồn gốc từ một sự việc ngẫu nhiên xảy ra vào những năm 50 của thế kỷ trước. Khi đó, trên một kênh truyền hình thương mại Mỹ đã xuất hiện hình ảnh Dave Harman (người được nhượng quyền kinh doanh) đang ăn gà rán.

Sau đó, một khán giả gọi điện phàn nàn rằng Harman đã liếm ngón tay và điều đó trông không vệ sinh. Tuy nhiên, phía KFC trả lời: “Well, it’s finger licking good” (Vị ngon trên từng ngón tay). Cụm từ trên nhanh chóng trở thành slogan của KFC và trở nên nổi tiếng.

Quay trở lại với câu chuyện chiến dịch quảng cáo của các thương hiệu trong đại dịch, cách đây không lâu, chuỗi đồ ăn nhanh Burger King đã thực hiện một chiến dịch độc đáo: “Đưa tiễn” năm 2020 với màn ăn mừng Giáng sinh từ tháng 7.

Cụ thể, hãng đã ra mắt chiến dịch quảng bá mang tên “Bye bye 2020” trên mạng xã hội với một đoạn video ngắn mang đậm tính lễ hội.

Trong video, một trong những cửa hàng của Burger King đã được trang hoàng bắt mắt theo chủ đề Giáng Sinh. Mọi người vừa đeo khẩu trang vừa chia sẻ cảm xúc về năm 2020. Cuối video, họ cùng nhau chào mừng Giáng Sinh trước cửa hàng của Burger King.

Một trong những cửa hàng nhượng quyền ở phía nam Florida của Burger King đã được trang trí theo chủ đề Giáng Sinh và giữ nguyên như vậy trong vài ngày. Burger King cho biết chiến dịch “Bye bye 2020” sẽ giới thiệu cả các sản phẩm như túi, cốc hay hộp cho trẻ em với chủ đề Giáng Sinh.

Có thể nói, đây là một chiến dịch khá khôn ngoan của Burger King khi nhận ra sự cần thiết của việc khởi động tinh thần lễ hội từ sớm cho mọi người trong bối cảnh mọi thứ có phần ảm đạm như hiện nay.

Theo một nghiên cứu gần đây của Twitter, động thái của Burger King không được coi là xa rời hoàn cảnh thực tại bởi nhu cầu của người tiêu dùng ở thời điểm hiện tại là một chiến dịch quảng cáo không đề cập đến tin tức tiêu cực liên quan đến đại dịch Covid-19 và bắt đầu trạng thái bình thường mới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

KFC sẽ bán gà rán được sản xuất từ thực vật

KFC sẽ ra mắt phiên bản gà rán thực vật tại khoảng 50 địa điểm tại Los Angeles, Orange Country và San Diego vào tuần tới.

Theo đó, Chuỗi gà rán lớn nhất toàn cầu này đã phục vụ phiên bản ‘giả gà’ trong các sản phẩm của mình, sản phẩm được sản xuất bởi Beyond Meat (BYND).

Gã khổng lồ ngành hàng F&B KFC lần đầu tiên thử nghiệm Beyond Fried Chicken ở Atlanta vào mùa hè năm 2019, và sau đó đã phục vụ sản phẩm trong một thời gian giới hạn ở Nashville và Charlotte.

Phiên bản này hiện tại sẽ có sẵn ở California. KFC có kế hoạch theo dõi kết quả của lần thử nghiệm này để xác định xem có nên cung cấp Beyond Fried Chicken trên toàn quốc hay không.

Các chuỗi thức ăn nhanh khác cũng đã nhảy vào xu hướng thực vật như một cách để mang lại thêm khách hàng mới, thu hút người hâm mộ cũ và xây dựng sự phấn khích mới xung quanh thương hiệu.

“KFC đã tạm dừng việc thay đổi thực đơn vì chuỗi cung ứng của họ đã được đưa vào thử nghiệm trong đại dịch. Nhưng ‘đổi mới dựa trên thực vật’ đã là điều ngoại lệ với quy tắc này”, Ông R.J. Hottovy, nhà phân tích tại Morningstar cho biết.

Trong bối cảnh hiện tại, Burger King cũng đã ra mắt Impossible Croissan’wich, một loại sandwich để ăn sáng được sản xuất từ thực vật trên toàn quốc vào tháng 6 vừa rồi.

Starbucks Và Dunkin’ (DNKN) cũng đã phục vụ bánh sandwich ăn sáng không thịt.

Nhà phân tích trong lĩnh vực nhà hàng, Ông R.J. Hottovy cho biết: “Chúng tôi vẫn đang thấy nhu cầu gia tăng đối với các sản phẩm từ thực vật”.

Ông cũng nói thêm rằng “Các món ăn trong thực đơn mới không làm tăng thêm sự phức tạp cho nhà bếp của nhà hàng, đặc biệt nếu nhà hàng đã phục vụ những sản phẩm tương tự như vậy”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips via CNN

Nhà nhượng quyền lớn nhất của Pizza Hut tuyên bố phá sản

Nhu cầu của người tiêu dùng đối với việc mua mang về và giao thực phẩm không đủ mạnh để cứu NPC International Inc, thương hiệu nhượng quyền lớn nhất của các nhà hàng Pizza Hut ở Mỹ. Công ty này đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản.

NPC International có trụ sở tại Kansas, Mỹ cho biết trong một tuyên bố rằng họ đã ký kết một thỏa thuận tái cơ cấu với các bên cho vay để giảm đáng kể nợ dài hạn của NPC và tăng cường cơ cấu vốn của công ty.

Theo tờ Bloomberg, Công ty này có khoản nợ 903 triệu đô la và đã đàm phán trước một thỏa thuận tái cấu trúc với khoảng 90% người cho vay thế chấp đầu tiên và 17% người cho vay thế chấp thứ hai. Kế hoạch này nhằm mục đích giảm nợ của công ty, với những người cho vay đầu tiên nắm giữ vốn chủ sở hữu và có khả năng tham gia vào một đợt ‘bơm’ tiền mới.

NPC sở hữu 1.225 địa điểm Pizza Hut, 385 nhà hàng của thương hiệu Wendy, có 7.500 nhân viên toàn thời gian, khoảng 28.500 nhân viên bán thời gian, và hoạt động tại 30 tiểu bang và Quận ở Columbia.

Công ty này cho biết họ đang tìm kiếm sự chấp thuận của tòa án để giữ cho các địa điểm vẫn được mở và giữ cho việc cung cấp tiền lương và lợi ích của tất cả nhân viên NPC mà không bị thay đổi hoặc gián đoạn. Phía NPC không hy vọng sẽ có bất kỳ thay đổi nào đối với trách nhiệm công việc hàng ngày hoặc lịch làm việc của nhân viên.

“Chi phí hàng hóa tăng cao và việc ‘lạm dụng’ đòn bẩy tài chính ở cấp độ cao đã đưa chuỗi vận hành nhà hàng này vào bước ‘đường cùng'”. Ông Jon Weber, giám đốc điều hành và chủ tịch của NPC cho biết.

NPC đã phải đối mặt với những thách thức từ sự gia tăng của các đối thủ trong nhiều năm qua. Chứng kiến kết quả hàng quý cho công ty mẹ của thương hiệu này là Yum Brands liên tục giảm. Cụ thể, giảm 2% với thương hiệu KFC và giảm 9% với Pizza Hut vốn bị cạnh tranh gay gắt trong nhiều năm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Forbes

Amazon trở thành thương hiệu đắt giá nhất thế giới với 415.9 tỉ USD

Theo bảng xếp hạng mới công bố của công ty tư vấn Kantar, Amazon tiếp tục duy trì vị thế là thương hiệu có giá trị nhất thế giới. Giá trị thương hiệu của công ty thương mại điện tử này đã tăng lên gần 1/3 so với năm ngoái lên tới 415,9 tỷ USD.

Amazon trở thành thương hiệu đắt giá nhất thế giới với 415.9 tỉ USD

Danh sách 100 thương hiệu có giá trị nhất thế giới hàng năm (BrandZ Top 100 Most Valuable Global Brands) xếp hạng các công ty dựa theo tiêu chí về giá trị vốn hóa và nghiên cứu người dùng với hơn 3,8 triệu người trên khắp thế giới.

Đứng thứ hai trong danh sách này là Apple với giá trị thương hiệu là 352,2 tỷ USD, theo sau là Microsoft với 326,5 tỷ USD. Công ty do tỷ phú Bill Gates đồng sáng lập trong năm nay đã vượt qua Google để trở thành thương hiệu đắt giá thứ 3 thế giới.

Theo báo cáo, vị trí của Microsoft cao hơn một phần nhờ tỷ lệ sử dụng phần mềm Microsoft Teams tăng lên khi người lao động làm việc tại nhà trong thời điểm Covid-19 lây lan.

Dù những thông tin tiêu cực về dịch bệnh khiến thị trường chứng khoán lao dốc mạnh vào tháng 3, nhưng giá cổ phiếu của các doanh nghiệp trực tuyến như Amazon – cung cấp hàng tiêu dùng cho khách hàng, đã tăng mạnh trong tháng 3, khi các cửa hàng vật lý đóng cửa.

Báo cáo của Kantar cho biết: “Dù việc người tiêu dùng sử dụng dịch vụ giao hàng tận nhà trong đại dịch đã tạo áp lực cho mảng logistics của Amazon, nhưng cũng giúp củng cố tiềm lực của công ty này.”

Trong danh sách của BrandZ, tập đoàn Alibaba đến từ Trung Quốc đứng thứ 6 và có giá trị thương hiệu là 152,5 tỷ USD, tăng 16% so với năm trước. Theo báo cáo của Kantar, trong khi đó, định giá thương hiệu của JD.com tăng 24% lên 25,5 tỷ USD.

Bản báo cáo cho biết: “Các thương hiệu cho phép người tiêu dùng định hướng cuộc sống bằng các thiết bị kỹ thuật số và nhận được sự thuận tiện, thoải mái, thường ghi nhận giá trị thương hiện gia tăng, hoặc ít nhất vượt qua mức dự đoán của họ.”

Theo David Roth – đứng đầu nhóm báo cáo, khả năng vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính lần này của các thương hiệu cũng cao hơn so với thời điểm 2008-2009.

Ông cho biết: “Các doanh nghiệp đã hiểu được tầm quan trọng của việc đầu tư vào hoạt động xây dựng thương hiệu. Do đó, họ có tiềm lực lớn hơn và phát triển mạnh mẽ hơn.”

Trong khi đó, ứng dụng chia sẻ video của Trung Quốc – TikTok, là cái tên mới nhất xuất hiện trong top 100, với giá trị thương hiệu là 16,9 tỷ USD, có vị trí cao hơn những thương hiệu nổi tiếng khác như KFC, Uber và Adidas.

Elspeth Cheung – nhóm trưởng nghiên cứu giá trị toàn cầu của BrandZ, nhận định: “TikTok là một trong những thương hiệu thú vị và sáng tạo nhất chúng tôi từng chứng kiến trong top 100. Công ty này đã trở thành ‘người thay đổi cuộc chơi’ trong đại dịch.”

Tuy nhiên, giá trị thương hiệu sở hữu TikTok là ByteDance vẫn thấp hơn ứng dụng đối thủ Instagram với định giá 41,5 tỷ USD.

Tổng giá trị của 100 thương hiệu trong danh sách này đã chạm mức 5 nghìn tỷ USD, tăng 5,9% so với năm trước. Theo Kantar, trước dại dịch, giá trị thương hiệu của các công ty được dự kiến sẽ tăng 9%.

Bảng xếp hạng BrandZ được ủy quyền bởi tập đoàn quảng cáo WPP và được thực hiện bởi Kantar. Báo cáo này đã khảo sát hơn 17.000 thương hiệu tại 51 quốc gia.

Phần lớn người tiêu dùng được khảo sát trực tuyến trong khoảng thời gian 1 năm, với một số trong nhóm thu nhập thấp được khảo sát trực tiếp. Đối với một thương hiệu, tỷ lệ sai sót cho dữ liệu khảo sát là dưới 3%, theo Kantar.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Nhịp Sống Kinh Tế