Skip to main content

Thẻ: Marketers

Nhiều người làm marketing đang từ bỏ công việc của họ?

Trong một cuộc khảo sát gần đây, 78% marketers nói rằng marketing sắp chứng kiến một đợt từ bỏ lớn, và 48% nói rằng cá nhân họ đang có kế hoạch nghỉ việc.

“Sự từ bỏ vĩ đại” đã được đưa tin từ hầu hết các ấn phẩm truyền thông lớn. Mọi người đang nghỉ việc sau Covid, mong muốn được trả lương cao hơn, lợi ích tốt hơn và hơn thế nữa.

Nhóm nghiên cứu của MarketerHire đã tiến hành một cuộc khảo sát tới hơn 20.000 độc giả của nhằm mục tiêu tìm hiểu liệu những người làm marketing có đang có kế hoạch nghỉ việc hay không, hai câu hỏi đã được hỏi:

  • Sẽ có một làn sóng từ bỏ công việc từ những người làm marketing không?
  • Cá nhân bạn (marketer) có định nghỉ việc không?

Và kết quả đã cho thấy: 78% người được hỏi nói rằng marketing sắp chứng kiến một sự từ bỏ lớn, và 48% nói rằng cá nhân họ cũng đang có kế hoạch nghỉ việc.

Sự thật coi như đã rõ, nhưng vấn đề là tại sao? Để hiểu được điều đó, chúng ta cần xem xét một số xu hướng lớn hơn sau đây trong ngành Marketing.

Nền kinh tế nhà sáng tạo – The creator economy.

Nền kinh tế nhà sáng tạo đang bùng nổ và rất nhiều nhà marketers nhiều kinh nghiệm có thể kiếm nhiều tiền hơn khi dạy những người khác cách để làm marketing tốt hơn.

Họ làm điều này bằng cách kết hợp các khóa học trực tuyến và sách điện tử, sản xuất podcast và sau đó làm những gì họ vốn đã làm tốt nhất : marketing cho chúng.

Vì những lý do tương tự mà các nhà báo đang chuyển từ các phương tiện truyền thông sang Substack (một nền tảng hỗ trợ các nhà biên tập), các nhà marketers nhận thấy nền kinh tế sáng tạo và các công cụ dễ sử dụng đi kèm của nó rất hấp dẫn.

Làm việc theo giờ giấc của riêng họ, xây dựng khán giả của riêng họ, và bán những sản phẩm của riêng họ.

Tuy nhiên, để trở thành một nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) thực sự thành công, là điều không hề dễ dàng.

Theo The Harvard Business Review, chỉ 1% nhà sáng tạo hàng đầu kiếm được 80% thu nhập của tổng các nhà sáng tạo. Trên Patreon, chỉ 2% nhà sáng tạo trên nền tảng này kiếm được mức lương tối thiểu tương đối.

Để làm cho nền kinh tế sáng tạo hoạt động (tức là nhận được thu nhập tốt), một người làm marketing cần phải xây dựng được một lượng khán giả đủ lớn.

Tuy nhiên, với những người không có khả năng đó, họ cũng có một số lựa chọn khác.

Nền kinh tế tự do – The freelance economy.

Nền kinh tế làm việc tự do cũng đang bùng nổ và ở đó, những người làm marketing không cần lượng khán giả lớn để có thể kiếm gấp hai đến ba lần mức lương hiện có của họ.

Họ chỉ cần có chuyên môn sâu về một khía cạnh nào đó của marketing chằng hạn như content marketing, SEO, Digital Marketing…. Từ đó, họ có thể tham gia các nền tảng làm việc tự do như Fiverr để tìm kiếm các dự án phù hợp.

Nền kinh tế làm việc từ xa – The remote work economy.

Khi các doanh nghiệp đưa ra quyết định về việc họ sẽ cho phép nhân viên làm việc từ xa vô thời hạn, chuyển sang mô hình kết hợp hoặc buộc nhân viên quay lại văn phòng, rất nhiều nhà marketers đang lựa chọn gắn bó với lịch trình và thói quen mà họ đã quen.

Nhiều người trong số họ đang chọn những công việc tự do và linh hoạt thay vì công việc toàn thời gian tại văn phòng.

Theo khảo sát của MarketerHire, một số người hiện xem công việc tự do là lựa chọn ổn định hơn.

“Đại dịch đã khiến tôi nhận ra rằng tôi sẽ có được sự an toàn hơn nữa bằng cách làm việc tự do toàn thời gian.

Nếu người sử dụng lao động quyết định sa thải tôi ở một công việc toàn thời gian, toàn bộ sinh kế của tôi sẽ bị tước bỏ.”

Sự thay đổi này đã khiến cung và cầu của ngành marketing hiện mất cân bằng rõ rệt. Các nhà marketers có thiện chí làm việc toàn thời gian đang tìm kiếm nhiều lợi ích hơn từ các doanh nghiệp cần đến họ.

Công việc linh hoạt không phải là tương lai. Đó là hiện tại.

Các doanh nghiệp giờ đây có thể tuyển những người làm nghề tự do chuyên nghiệp thay cho một nhân viên tại văn phòng nào đó. Nhưng hầu hết các tổ chức sẽ cần ít nhất một người làm marketing nội bộ để giúp họ quản lý dự án, báo cáo về các chỉ số và nhiều hoạt động liên quan đến kinh doanh khác.

Điều quan trọng là cần cung cấp một môi trường làm việc linh hoạt đặt ưu tiên của nhân viên làm trung tâm.

CEO Satya Nadella của Microsoft cho biết:

“Trong năm qua, không có lĩnh vực nào trải qua sự thay đổi nhanh chóng hơn cách chúng ta làm việc. Kỳ vọng của nhân viên đang thay đổi và chúng ta sẽ cần phải xác định lại một số thứ – bao gồm sự hợp tác, học hỏi và phúc lợi để thúc đẩy sự thăng tiến trong sự nghiệp cho mọi nhân viên … Tất cả những điều này cần được thực hiện một cách linh hoạt về thời gian, địa điểm và cách mọi người làm việc.”

Tính linh hoạt vốn không phải là điều mới mẻ đối với các doanh nhân, nhưng có thể áp dụng nó vào thực tiễn tuyển dụng cho các tổ chức marketing.

Tập trung vào những gì bạn có thể làm để xây dựng một đội nhóm đa chức năng, chỉ với một số ít người làm marketing nội bộ và một nhóm người nhiều hơn làm việc tự do.

Xét cho cùng, sự thay đổi việc làm marketing này có nghĩa là một số nhà marketers giỏi nhất sẽ có mặt hàng giờ trong nền kinh tế tự do và bạn có thể hợp tác với họ để xây dựng và phát triển thương hiệu nhiều hơn nữa.

Mỗi sự thay đổi mới đều có thể là một lợi thế và các doanh nghiệp cần thích nghi một cách nhanh chóng và phù hợp nhất để gặt hái nhiều thành quả.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Nghiên cứu: Các CEO có nền tảng là Marketing vượt trội hơn so với các CEO có nền tảng từ các ngành khác

Những CEO vốn xuất phát từ marketer thể hiện hiệu suất vượt trội hơn so với hầu hết các CEO xuất phát từ các nền tảng kiến thức khác khi họ tỏ ra có trách nhiệm hơn với xã hội, dễ hòa nhập hơn, có chiến lược mạnh mẽ và tầm nhìn dài hạn hơn.

Nghiên cứu: Các CEO có nền tảng là Marketing vượt trội hơn so với các CEO vốn có nền tảng từ các ngành khác

Theo một nghiên cứu mới, các CEO có nền tảng marketing có danh tiếng và uy tín tốt hơn các CEO xuất phát từ hầu hết các lĩnh vực khác, bao gồm cả những người có nền tảng về tài chính, kỹ thuật và kinh tế nói chung.

Theo dữ liệu từ Brand Finance (xếp hạng sức ảnh hưởng của các CEO lên sức khoẻ thương hiệu – Brand Guardians Index), các CEO có nền tảng marketing có điểm danh tiếng tổng thể là 8,32. So với những CEO có nền tảng về tài chính là 8.21, kỹ thuật là 8.19, khoa học máy tính là 7.89 và kinh tế nói chung là 7.80.

Các CEO với nền tảng Marketing có trách nhiệm với xã hội và thúc đẩy sự đa dạng tốt hơn.

Khi nói đến danh tiếng tổng thể, các CEO xuất phát từ nền tảng marketing chỉ đứng sau những người có kiến ​​thức về luật với số điểm 8,58.

So với các CEO từ các nền tảng kiến thức khác, các CEO có nền tảng marketing đạt số điểm cực kì tốt về trách nhiệm với xã hội và thúc đẩy sự đa dạng của doanh nghiệp, khi cả hai hạng mục đều đạt 42%.

Đối với các CEO có nền tảng về Luật, chỉ 36% trong số họ hiểu tầm quan trọng của việc nên có trách nhiệm với xã hội, với tài chính là 39%, kỹ thuật là 38%, kinh tế là 33% và khoa học máy tính, 30%.

Trong khi đó, mức trung bình toàn cầu của các CEO về việc thúc đẩy sự đa dạng và hòa nhập trong doanh nghiệp là 34%.

Các CEO với nền tảng Marketing có chiến lược và tầm nhìn dài hạn tốt hơn.

Các CEO là các cựu marketers cũng đạt điểm cao khi so sánh về việc thực hiện một chiến lược hiệu quả và tầm nhìn dài hạn, với 44%.

Chỉ có các CEO vốn có nền tảng là tài chính đạt điểm cao hơn, ở mức 45%.

Cũng tương tự như vậy, các CEO có nền tảng marketing cũng có điểm số cao hơn khi họ hiểu được tầm quan trọng của thương hiệu và danh tiếng đối với tổ chức, với 44%, chỉ xếp sau CEO có nền tảng tài chính với 46% và CEO có nền tảng kinh tế là 45%.

Cựu CMO (giám đốc marketing) của Ash Schofield cho rằng chưa bao giờ có thời điểm nào tốt hơn để những người làm marketing chuyển sang vai trò quản lý chung (CEO).

Trong một chia sẻ với Marketing Week, ông nói:

“Các nhà tiếp thị có lợi thế lớn ở chỗ họ có thể cung cấp tầm nhìn sâu sắc về tương lai, nhưng họ cũng có thể mô tả cách chúng ta có thể đi đến đó.

Nếu bạn có thể làm được điều đó, bạn được đánh giá rất cao vì bạn đang giải quyết được các vấn đề lớn của một doanh nghiệp”.

Những người làm marketing có khả năng được bổ nhiệm lên vai trò CEO cao hơn.

Theo Bà Annie Brown, một cộng sự của Brand Finance:

“Một trong những lý do khiến các CEO có nền tảng là marketing có thể làm tốt vai trò của họ như vậy là vì 81% CEO được phân tích trong báo cáo được bổ nhiệm từ một vị trí marketing vốn đã làm việc trong tổ chức.

Người ta nhận thấy rằng các CEO trước khi lên nắm giữ vị trí, họ cần phải có một mạng lưới được thiết lập tốt bên trong công ty của họ, điều mà với một người được tuyển mới vào từ bên ngoài không bao giờ có được.”

Trong những năm gần đây, ở nhiều tổ chức, các cựu CMO trước khi được bổ nhiệm làm CEO đều đã từng làm việc lâu dài trong doanh nghiệp đó trước khi thay đổi lên vai trò mới.

Bà Brown cho biết thêm:

“Các nhà tiếp thị có nhiều kiến thức chuyên môn hơn trong việc hiểu cách tạo ra những thông điệp để giải quyết các vấn đề với các bên liên quan, cũng như hiểu cách đo lường các ý kiến khác nhau của các bên đó hơn.”

Bà tin rằng đây là một trong những lý do khiến các CEO có nền tảng marketing nói chung được coi là có uy tín và danh tiếng hơn.

Ở thời điểm hiện tại, chỉ 10% trong số 100 CEO hàng đầu toàn cầu xuất thân từ nền tảng marketing, nhưng con số này đã tăng từ mức 6% vào năm 2019 khi nghiên cứu lần đầu tiên được thực hiện và đo lường.

Bà Brown tiếp tục chia sẻ:

“Dựa trên chỉ số danh tiếng và uy tín trung bình của các nhà tiếp thị và hiệu suất của họ trên các điểm số khác, chúng tôi cho rằng có một ưu tiên hoặc lợi thế nhỏ khi bạn xuất thân là người làm marketing.”

Về mặt tích cực, các CEO có nền tảng marketing không phải là những nhà lãnh đạo doanh nghiệp duy nhất hiểu được giá trị của việc đầu tư vào marketing.

Trong khi, 47% CEO có nền tảng marketing đánh giá cao tầm quan trọng của việc đầu tư vào marketing, tỷ lệ của các CEO xuất thân từ nền tảng kinh tế và kỹ thuật là 48%.

Thực tế, việc các CEO cần nhìn thấy giá trị của marketing, thương hiệu và danh tiếng đối với tổ chức là một dấu hiệu khác mà các doanh nghiệp có thể ngày càng tìm đến các nhà marketers để bổ nhiệm các vai trò lãnh đạo hàng đầu.

Bà Brown nói:

“Nó củng cố niềm tin của chúng tôi rằng các cá nhân có nền tảng marketing có nhiều khả năng trở thành CEO hơn vì chủ đề về danh tiếng thương hiệu và marketing đã được nâng cao và được tôn trọng hơn so với các trụ cột quan trọng khác của doanh nghiệp.”

“Các CEO có nền tảng marketing làm rất tốt đối với các công việc liên quan đến trách nhiệm xã hội, chính vì vậy, thay vì chỉ được coi là đại diện cho các hoạt động marketing, họ còn đang đại diện cho những vai trò và mục đích cao cả hơn nhiều.”

“Bởi vì, suy cho cùng, vai trò của CEO là tạo ra lợi nhuận tài chính cho công ty trong dài hạn và có vẻ như các CEO xuất thân từ nền tảng marketing đang làm rất tốt điều đó.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Marketing Automation: Cách các nhà làm marketing hiện đại đang nắm bắt sự tự động hoá

Trong số các thuật ngữ ngành marketing hiện đại, ‘tự động hóa’ hay ‘Automation’ là một trong những thuật ngữ thách thức nhất khi nói thì rất dễ nhưng làm thì lại gặp rất nhiều vấn đề.

Tuy nhiên, với các nhà tiếp thị hiện đại, để có thể tiến lên phía trước, tiếp cận khách hàng và mang lại kết quả trong môi trường kỹ thuật số đang tăng tốc nhanh chóng, tự động hóa là một yêu cầu bắt buộc, bạn phải nhìn nhận nó bằng một cái nhìn nghiêm túc nhất.

Một nghiên cứu của BCG cho thấy: các công ty sử dụng kỹ thuật tự động để phân phối quảng cáo và nội dung có liên quan đến người tiêu dùng đã báo cáo doanh số bán hàng của họ cao hơn tới 20% trong vòng vài tuần.

Hơn thế nữa, các công ty triển khai các chiến dịch marketing automation có sự tham gia của con người có thể giúp tăng doanh số bán hàng thêm 15%.

Kỷ nguyên tiếp theo của marketing automation.

Hãy xem xét chia sẻ sau đây của Ông Thomas Nuss, hiện là CEO của Eprofessional, một Agency nổi tiếng trong việc phát triển các giải pháp tiếp thị nhanh (Agile Marketing), tự động hóa (Marketing Automation) cho các thương hiệu toàn cầu, bao gồm cả Vodafone và L’Oréal.

Chúng tôi đã tiếp tục thử nghiệm và học hỏi, và gần đây, chúng tôi đang thử nghiệm một tính năng tự động hóa mới trong Google Ads với một số khách hàng của mình trước khi ra mắt toàn cầu vào tháng 4.

Hệ thống cung cấp cho các thương hiệu khả năng tự động áp dụng một loạt đề xuất từ trang đề xuất của Google Ads.

Thay vì phê duyệt thủ công các đề xuất này mỗi ngày, hệ thống sẽ tối ưu hóa các chiến dịch ngay khi có cơ hội.

Hiện tại, 17 loại đề xuất đã được áp dụng, giúp các nhà tiếp thị thiếu thời gian chuyển trọng tâm của họ từ tối ưu hóa thủ công sang tư duy tự động hoá chiến lược.

Nhãn hàng L’Oréal Germany đã trở thành một trong những khách hàng đầu tiên của chúng tôi chọn tham gia vào chương trình thử nghiệm mới này của Google, tự động áp dụng các đề xuất chiến dịch nhất định và loại bỏ các công việc thủ công.

Chúng tôi ngay lập tức nhận thấy kết quả. Chẳng hạn, các agency của chúng tôi đã tiết kiệm được một khoảng thời gian rất đáng kể: 25 giờ vào tháng 3 năm 2021.

Điều này cho phép chúng tôi chuyển đổi trọng tâm của mình để cải thiện việc đo lường mức độ tương tác của khách hàng trên các website của L’Oréal, đây là một dự án chiến lược hơn. Điều này cuối cùng đã dẫn đến kết quả kinh doanh tốt hơn đáng kể.

Dưới đây là những gì chúng tôi đã học được trong vài tháng qua khi chúng tôi kết hợp thêm sự tự động hóa và máy học vào các chiến dịch khác của khách hàng:

Công ty Vodafone: Tăng trưởng lượng chuyển đổi.

Công ty viễn thông đa quốc gia Vodafone đang phải đối mặt với một thách thức quan trọng: Mọi người đã trải qua những bước đầu tiên để đăng ký gói đăng ký, tuy nhiên, một tỷ lệ khá cao người dùng đã không hoàn thành quy trình yêu cầu đến bước cuối cùng.

Cả hai nhóm của Eprofessional và Vodafone đều tìm cách giải quyết vấn đề này bằng cách sử dụng dữ liệu phân bổ và hành trình khách hàng bên thứ nhất của Vodafone để hiểu toàn bộ hành trình của từng người dùng.

Sau đó, chúng tôi đưa dữ liệu đó vào các chiến lược đặt giá thầu tự động (automated bidding).

Vodafone đã thay đổi chiến lược tối ưu hóa của mình trong Google Ads để tập trung vào doanh thu ròng, cung cấp nhiều ngân sách hơn cho các từ khóa tạo ra người đăng ký có trả phí trong khi giảm ngân sách cho các từ khóa có ít chuyển đổi hơn.

Và Kết quả thật ấn tượng: Vodafone đã tăng thêm 32% lượng người đăng ký mới và giảm đáng kể lượng đăng ký nhưng không chuyển đổi thành khách hàng có trả phí.

Bà Jasmin Lehmann, Trưởng bộ phận tìm kiếm của Vodafone cho biết:

“Việc sử dụng tự động hóa đã mở ra khả năng tăng lượng đăng ký và tăng doanh thu tổng thể. Điều này đã cho phép chúng tôi chuyển nguồn lực nhiều hơn sang các dự án chiến lược và mang đậm tính đổi mới hơn”.

Công ty Hapag-Lloyd: Điều hướng nhu cầu.

Chúng tôi đã giúp thiết lập và thử nghiệm 67 chiến dịch tìm kiếm ở 67 quốc gia cho công ty vận tải container và vận tải biển hàng đầu này.

Mục tiêu chính của chúng tôi là tìm kiếm khách hàng có liên quan trên khắp thế giới, với các chiến dịch chạy trên các múi giờ, ngôn ngữ và nhóm mục tiêu khác nhau.

Đặt giá thầu tự động đã giúp chúng tôi xử lý mọi tín hiệu liên quan – điều bạn không thể đạt được theo cách thủ công – và phân bổ ngân sách cho phù hợp.

Đầu tiên, chúng tôi áp dụng một chiến lược đơn giản là thúc đẩy càng nhiều lượt nhấp chuột vào website của Hapag-Lloyd càng tốt, sau đó tinh chỉnh cách tiếp cận của mình bằng cách chuyển sang mô hình đấu giá trên mỗi chuyển đổi (CPA). Số lượt chuyển đổi tăng 63% và CPA giảm 14% trong vòng sáu tháng.

Chiến lược này hiện đã được triển khai cho nhiều quốc gia khác nhau.

Ông Jenny Gruner, Giám đốc Digital Marketing toàn cầu của Hapag-Lloyd cho biết: “Chúng tôi sẽ không thể quản lý các chiến dịch trên các múi giờ, ngôn ngữ và nhóm mục tiêu theo cách thủ công ở 144 quốc gia. Tự động hóa cho phép chúng tôi làm điều đó – và phân bổ ngân sách phù hợp.”

Dưới đây là 04 cân nhắc chính mà bạn có thể sử dụng cho các chiến lược tự động hoá tiềm năng của doanh nghiệp bạn:

1. Dữ liệu của bên thứ nhất là ưu tiên hàng đầu.

Cung cấp dữ liệu bên thứ nhất độc quyền của riêng bạn vào hệ thống tự động của bạn thay vì chỉ dựa vào dữ liệu của bên thứ ba.

Dữ liệu của bên thứ nhất (doanh nghiệp của bạn) cung cấp những thông tin chi tiết rõ ràng, độc đáo về khách hàng của bạn mà không ai khác có thể có nó.

Nó cũng hỗ trợ cho doanh nghiệp của bạn trong tương lai khi dữ liệu (cookies) của bên thứ ba không còn đáp ứng được yêu cầu về sự bảo mật.

2. Đo lường càng chi tiết, hiệu quả càng tốt hơn.

Sau khi hệ thống tự động của bạn được cung cấp đúng dữ liệu của bên thứ nhất, hãy đảm bảo rằng bạn đang sử dụng các kỹ thuật đo lường phù hợp để hiểu đầy đủ các chiến dịch cũng như cách website của bạn đang hoạt động như thế nào.

Điều này có thể bao gồm việc triển khai các kỹ thuật phân bổ nâng cao (attribution) để có được một bức tranh rõ ràng hơn về các kênh đang thúc đẩy hiệu quả.

Từ đó nó cho phép bạn liên tục tối ưu hóa và chuyển hướng nguồn lực của mình đến các kênh hoạt động tốt nhất.

3. Hãy có ý thức về ngân sách của bạn.

Trong Google Ads, trang đề xuất thường nêu bật các cơ hội tăng ngân sách cho một chiến dịch cũng như cắt giảm ngân sách trong một số phạm vi khác.

Hãy sẵn sàng để tìm kiếm các cơ hội mới này và không giới hạn tiềm năng bằng các quy tắc ngân sách cứng nhắc.

4. Chuyển trọng tâm sang chiến lược.

Chuyển hướng nguồn nhân lực được giải phóng nhờ việc áp dụng sự tự động hóa sang việc tạo ra những ý tưởng mới, sáng tạo và theo đuổi các cơ hội chiến lược hơn.

Đây cũng chính là nơi sức mạnh não bộ của con người chúng ta thể hiện tốt nhất.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Marketers: Sứ mệnh tạo ra những thứ mà người dùng muốn thấy, xem và mua

Chuyên gia marketing, Ông Robert Willey chỉ ra chi tiết những gì thương hiệu cần làm nhiều hơn để xây dựng kết nối bền vững với người tiêu dùng.

Robert Willey

Marketing thường được yêu cầu phải đi nhanh, thử nghiệm nhanh, phải bỏ qua những sai lầm nếu có và làm những công việc “to tát”. Đây chính xác là lý do tại sao marketing vốn rất tốn kém về thời gian.

Thật khó để có thể thuyết phục mọi người mua một thứ gì đó khi chúng không thực sự mang lại một lợi ích hay ý nghĩa gì cho họ.

Giờ đây, hơn bao giờ hết, người tiêu dùng và thương hiệu có thể có mối quan hệ cộng sinh nếu thương hiệu tập trung sức lực để trở thành đại diện cho một ‘huy hiệu’ xứng đáng.

Và dưới đây là cách mà các marketer có thể tham khảo.

Hãy kết nối và chia sẻ thay vì chỉ bán hàng.

80% số người trên Instagram theo dõi một thương hiệu nào đó.

Bạn có nhớ khi Facebook tung ra quảng cáo lần đầu tiên hơn một thập kỷ trước và tạo ra một cuộc cách mạng internet cho phép các thương hiệu kết nối các bài đăng của họ với bạn bè và gia đình của bạn không?

Từ đó đến nay, chúng ta không chỉ theo dõi các thương hiệu, chúng ta còn mong đợi họ tương tác như những người bạn tốt nhất của mình.

Tuy nhiên, vô số thương hiệu chỉ muốn sản xuất quảng cáo và bán hàng, bán tất cả những gì họ có thể. Họ cho bạn biết lý do tại sao bạn nên mua những sản phẩm hay dịch vụ của họ bằng một bài đăng được thương mại hóa cao mà hầu hết chúng ta đều muốn ‘ấn skip’.

Tại công ty nước trái cây Cheribundi nơi tôi làm giám đốc điều hành, chúng tôi sản xuất nước ép anh đào chua chua giàu chất chống oxy hóa được các vận động viên chuyên nghiệp tiêu thụ hàng ngày và chúng tôi mong muốn tạo ra những thứ mà mọi người muốn thấy, xem và mua.

Hay cũng theo một cách khác, mọi người muốn: kết nối, ủng hộ, chia sẻ và sau đó lại quay lại ủng hộ.

Người tiêu dùng luôn muốn nhiều hơn một thứ.

Khái niệm về những gì chúng ta mong đợi từ cụm từ vợ-chồng của mình đã thay đổi. Ngày xưa, chúng ta chỉ cần là đại diện cho một lĩnh vực hay trách nhiệm nào đó: người nội trợ, người mẹ, người cha, v.v.

Bây giờ, khi trò chuyện với các nhà trị liệu và họ đều nói cùng một điều: “chúng ta mong muốn nhiều hơn trong các mối quan hệ của mình.”

Chúng ta là những con người năng động, phức tạp và đầy khát vọng, chúng ta đã tin rằng chúng ta có thể có tất cả. Và một sự thật tương tự trong môi trường kinh doanh, đó cũng là những gì chúng ta mong đợi từ các thương hiệu của mình.

Với tư cách là Tổng giám đốc phụ trách thương mại điện tử của một công ty về sản xuất xà phòng, chúng tôi biết rằng hiệu quả là chưa đủ.

Chắc chắn xà phòng có thể làm sạch mọi thứ, nhưng tại sao nó lại không thể có mùi thơm đặc biệt, hình dáng sáng tạo, hoặc thậm chí nó có thể giúp bảo vệ môi trường.

Và khi chúng tôi làm tất cả những điều đó, chúng tôi biết được rằng người tiêu dùng không chỉ muốn xà phòng.

Đó không phải là về tôi, mà là về bạn.

Ở hầu hết các doanh nghiệp, những ý tưởng của sự đổi mới thường đến từ nội bộ bên trong. Tuy nhiên, đó không phải là nơi bắt nguồn một số ý tưởng hay ho và đột phá nhất.

Trong thời gian làm việc tại Taskrabbit (một công ty chuyên sản xuất các dụng cụ hỗ trợ trong gia đình), chúng tôi hiểu rõ rằng mọi người cần được giúp đỡ để lắp ráp đồ đạc, giá treo, và những thứ khác trong nhà của họ.

Uber cũng làm điều tương tự, sự ra đời của Uber hầu như đã làm ‘phá vỡ’ hết những hãng taxi truyền thống. Uber không phải cố gắng tìm ra những khoảng trống trong thị trường – mà là nó đang tạo ra thị trường.

Những loại cơ hội này vây quanh chúng ta hàng ngày và tất cả những gì chúng ta phải làm là nhìn xung quanh, quan sát chúng. Hãy chú ý đến văn hóa. Đọc, nói, xem và hiểu những cuộc trò chuyện trên mạng xã hội.

Chúng ta nên là chiếc la bàn cho sự đổi mới và chiếc micrô cho các xu hướng văn hóa. Tại công ty khởi nghiệp thương mại điện tử mảng thời trang Spring, họ luôn nói rằng ‘vỉa hè là một sàn diễn mới.’

Bên ngoài kia là nơi tạo ra các xu hướng. Nhìn ra bên ngoài, nghiên cứu thị trường và dữ liệu của người tiêu dùng cũng như việc lắng nghe họ.

Trong khi tất cả chúng ta đang ngồi im lặng bên trong văn phòng, nhìn chằm chằm vào màn hình và suy nghĩ về tương lai, thì ở ngoài kia, người tiêu dùng đang trò chuyện và thay đổi từng ngày.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

UGC – Chiến lược mà marketers chuyên làm về ‘video dạng ngắn’ nên biết

Trước khi các thương hiệu bắt tay vào bất cứ hoạt động marketing nào dựa trên video dạng ngắn (short-video), một trong những cân nhắc chính của họ phải là về ưu và nhược điểm của nội dung do người dùng tạo ra (UGC).

Những người làm marketing đã phải học cách làm quen và thoải mái dần với việc truyền tải thông điệp thương hiệu của họ thông qua nội dung do người dùng tạo ra trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội.

Và để trở nên thành công hơn ở định dạng video ngắn, đặc biệt là trên TikTok, các nhà marketer cũng phải sẵn sàng tiếp cận người dùng để lấy cảm hứng, sự tham gia tương tác và để tạo ra cơ chế phân phối của sự lan truyền (viral distribution).

Truyền cảm hứng: Xu hướng xuất hiện nhanh chóng ở những nền tảng có định dạng video ngắn.

Cho dù đó chỉ là một bước nhảy mang tính lan truyền, một meme hay các kỹ thuật chuẩn bị đồ ăn như bánh và cà phê sữa, điều quan trọng là các nhà marketers phải để mắt đến những gì đang nổi lên giữa người dùng — và chuẩn bị kế hoạch để hành động nhanh chóng.

Đôi khi xu hướng này có thể áp dụng cho nhiều thương hiệu, chẳng hạn như với cà phê sữa. Nhà sản xuất rượu mạnh Pernod Ricard đã sử dụng tính năng nghe xã hội (social listening) trên các ứng dụng video ngắn để không chỉ phát hiện ra xu hướng người dùng sử dụng đồ uống mà còn phát hiện ra rằng người dùng đang tạo ra nhiều phiên bản “boozy” (kiểu hơi say) khác nhau.

Chính phát hiện này đã thúc đẩy những người làm marketing của công ty phát triển một loạt các bài đăng trên mạng xã hội (được phân phối trên các nền tảng khác ngoài TikTok do những hạn chế về độ tuổi của người dùng) nêu bật cách thương hiệu Kahlúa (một thương hiệu rượu) của họ kết hợp tốt với các thức uống cà phê sữa.

Mặt khác, xu hướng này cũng có thể được áp dụng cụ thể hơn rất nhiều. Khi một người dùng TikTok đăng một video yêu cầu thương hiệu General Mills’ Cheerios làm lại một quảng cáo TV cổ điển, thương hiệu này đã lắng nghe và phản hồi lại bằng một video quảng cáo rất chân thành, trong đó các diễn viên ban đầu sẽ diễn lại vai diễn của họ.

Tham gia / phân phối:

Một thành phần thiết yếu của marketing trên TikTok là khuyến khích người dùng tham gia vào chiến dịch marketing bằng cách tải lên các phiên bản thử thách của chính họ hoặc bằng cách phân phối video của chính bản thân họ đang phát với các hiệu ứng có thương hiệu cho những người khác bằng cách sử dụng thẻ hashtag của thương hiệu.

Điều này có thể để lại cho không ít những người làm marketing những thắc mắc. Ông Simon de Beauregard, giám đốc toàn cầu tại Pernod Ricard cho biết: “Tôi biết chính xác những gì tôi muốn nói trong lĩnh vực tiếp thị marketing”.

Nhưng thách thức ở đây là, “Bao nhiêu phần trăm trong số đó là nội dung do thương hiệu dẫn dắt và bao nhiêu phần còn lại cho người dùng tạo ra hoặc chúng ta phải điều chỉnh nội dung của chúng ta tới người dùng như thế nào để nó được truyền tải theo cách mà người dùng muốn nói với thế giới?”

Để UGC có thể phát huy hiệu quả tốt nhất, các nhà marketers nên:

  • Sử dụng phương pháp lắng nghe mạng xã hội để biết khi nào người dùng nói về thương hiệu của bạn trong video của họ và cũng để theo dõi các xu hướng mới.

Đó là cách thương hiệu mỹ phẩm e.l.f. Cosmetics bắt đầu xuất hiện trên TikTok. Ông Gayitri Budhraja, phó chủ tịch thương hiệu tại e.l.f, cho biết: “Chúng tôi nhận thấy rằng không cần nỗ lực quá nhiều từ phía thương hiệu, đã có một sự hiện diện nội dung tự nhiên khá lớn đã được xây dựng sẵn trên TikTok.

Đã có hơn 3 triệu bài đăng với hashtag #elfcosmetics mà chúng tôi hoàn toàn không cần phải làm gì thêm. Vì vậy, chúng tôi biết rằng có một sự ‘khao khát’ khá lớn đối với thương hiệu của chúng tôi trên nền tảng này.”

  • Cần giảm thiểu rủi ro về an toàn thương hiệu.

Việc chuyển giao tài sản thương hiệu cho người tiêu dùng không phải là điều dễ dàng, nhưng những công ty thành công nhất trong lĩnh vực này đã sẵn sàng làm điều đó.

Chìa khóa cho vấn đề này là cung cấp cho người dùng những công cụ theo cách truyền cảm hứng để họ sáng tạo và tích cực.

Thương hiệu e.l.f. đã làm gì để khuyến khích người dùng với các video ngắn.

Khi ra mắt thử thách #eyeslipsface vào năm 2019, họ đã kết hợp một bài hát gốc, hấp dẫn với một thử thách khiêu vũ để trao giải thưởng cho những người tham gia.

“Đó là một khía cạnh mà tôi nghĩ TikTok hoàn toàn vượt trội so với các nền tảng video ngắn khác, ý tưởng tạo ra nội dung từ phía người dùng một cách tự nhiên,” Ông Budhraja nói.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Marketers bỏ qua việc nghiên cứu thương hiệu thì sớm muộn gì cũng thất bại

Các CMO và nhà quản lý marketing phải quản lý thời gian một cách hiệu quả đồng thời phải hoàn thành việc ‘chẩn đoán’ thương hiệu trong vòng 6 tháng đầu tiên kể từ ngày nhận việc.

Marketers bỏ qua việc nghiên cứu thương hiệu thì sớm muộn gì cũng thất bại
Marketers bỏ qua việc nghiên cứu thương hiệu thì sớm muộn gì cũng thất bại

Khi các giám đốc hay nhà quản lý marketing bắt đầu một công việc mới, một sai lầm thường thấy là họ sẽ lao thẳng vào việc tạo ra các chiến dịch truyền thông và mong muốn thúc đẩy kết quả sớm cho doanh nghiệp đã tuyển dụng họ.

Tuy nhiên, sự thật là không có gì quan trọng hơn trong 6 tháng đầu tiên của một nhà quản lý marketing ngoài việc nghiên cứu và hoàn thành một bản chẩn đoán cụ thể về thương hiệu.

“Ưu tiên của bạn trong 6 tháng đầu tiên đó là chẩn đoán và thu thập dữ liệu của mình để tìm ra những gì đang xảy ra với thương hiệu, đó là công việc số một mà bất kỳ giám đốc marketing nào cũng phải làm trong suốt ‘nhiệm kỳ’ của họ.

Trong năm đầu tiên, bạn đã có được bản chẩn đoán lớn này để giải quyết mọi thứ, chiến lược lớn đầu tiên, lần thực thi chiến dịch lớn đầu tiên.”

Việc dành thời gian để tiến hành nghiên cứu thương hiệu có thể là một thách thức đối với các nhà làm marketing, đặc biệt là đối với những người trong năm đầu tiên làm việc của họ tại doanh nghiệp.

“Một điều phổ biến mà tôi thường thấy ở các nhà tiếp thị thất bại, đó là họ không quản lý thời gian để có thể chẩn đoán thương hiệu ngay từ đầu.”

“Khi bạn được tuyển vào một thương hiệu, điều đầu tiên bạn cần làm là nói với mọi người rằng năm nay không phải là năm của tôi.

Ở năm đầu tiên này, tôi sẽ làm việc với tất cả khả năng của mình và tôi cũng sẽ làm hết sức những gì tôi có thể, nhưng đó vẫn sẽ là chiến lược và chiến thuật của người khác. Bạn sẽ thấy tác động của tôi bắt đầu từ năm thứ hai.”

Những nhà marketer giỏi thường sẽ cố gắng để làm tất cả mọi thứ thọ có thể, nhưng trên hết họ cũng phải chuẩn bị cho kế hoạch của họ trong năm thứ hai khi họ xây dựng xong bản chẩn đoán thương hiệu của mình.

Một bản chẩn đoán thương hiệu hoàn hảo.

Một bản chẩn đoán thương hiệu hoàn hảo sẽ bắt đầu với giai đoạn khám phá và nghiên cứu lịch sử của thương hiệu, thu thập dữ liệu thứ cấp, nghiên cứu về khách hàng trung thành và các nhóm phân khúc thị trường khác nhau của thương hiệu.

Tiếp theo là giai đoạn thử nghiệm, bao gồm việc khảo sát thương hiệu. Khi quá trình chẩn đoán thương hiệu hoàn tất, một chiến lược marketing có thể sẽ được kết hợp với nhau.

Quy trình này sẽ mất khoảng 6 tháng, người làm marketing cũng cần phải sẵn sàng kịp thời để trình bày với nhóm tài chính của doanh nghiệp trước khi ngân sách được ký.

Mặc dù giai đoạn chẩn đoán là một công việc quan trọng trong năm đầu tiên của giám đốc hay nhà quản lý marketing, nhưng trong những năm tiếp theo, việc chẩn đoán thương hiệu hàng năm sẽ trở nên ít khốc liệt hơn.

Đối với các nhà làm marketing làm việc tại các thương hiệu có ít ngân sách hoặc không thể đầu tư tiền vào hoạt động nghiên cứu thương hiệu, không có mối tương quan nào giữa số tiền chi cho nghiên cứu và lượng thông tin chi tiết (Insights) tạo ra.

Thay vào đó, đối với những doanh nghiệp có nguồn lực hạn chế, ưu tiên hàng đầu là nên nghiên cứu lịch sử của công ty, thu thập dữ liệu thứ cấp, phân tích khách hàng và nói chuyện với những nhóm khách hàng trung thành với thương hiệu.

Chỉ cần như vậy là đủ để bạn có thể hiểu thương hiệu của mình đang như thế nào.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Snapchat: Cách Gen Z sẽ hình thành xu hướng thị trường mới trong tương lai

Bằng cách hợp tác với Oxford Economics, Snapchat đã công bố một nghiên cứu mới về vai trò của Gen Z trong việc thúc đẩy sự phục hồi sau đại dịch và cách thế hệ này sẽ trở thành trọng tâm chính của các nhà marketer trong tương lai.

Nhóm nghiên cứu từ Oxford đã phỏng vấn mọi người trên 06 thị trường: Úc, Pháp, Đức, Hà Lan, Anh và Mỹ – đồng thời bổ sung thêm dữ liệu khảo sát của riêng mình với nhiều nguồn khác để am hiểu tốt hơn ảnh hưởng ngày càng tăng của thế hệ Z.

Nghiên cứu nhấn mạnh các xu hướng và sự thay đổi chính trong nhóm người tiêu dùng trẻ tuổi, bao gồm sự phụ thuộc ngày càng tăng của họ vào các nền tảng kỹ thuật số và khả năng kết nối trong hầu hết các khía cạnh tương tác của họ.

Trong quá trình nghiên cứu, các nhà nghiên cứu của Oxford đã phát hiện ra rằng:

  • Gen Z sẽ đóng góp 3,1 nghìn tỷ USD chi tiêu trên các thị trường được nghiên cứu vào năm 2030, từ đó giúp thúc đẩy nền kinh tế mạnh mẽ.
  • Thị trường AR (thực tế ảo tăng cường) toàn cầu dự kiến sẽ mở rộng gấp 4 lần vào năm 2023.
  • Công nghệ và COVID-19 đòi hỏi những kỹ năng mới, với phần lớn các công việc đòi hỏi kỹ năng kỹ thuật số nâng cao.
  • Thế giới sẽ tập trung nhiều hơn vào các kỹ năng như sự nhanh nhẹn, tò mò, sáng tạo, tư duy phản biện và giải quyết vấn đề, những kỹ năng này phát huy thế mạnh tự nhiên của Gen Z.

Về cơ bản, báo cáo nhấn mạnh sự thay đổi kỹ thuật số đang ngày càng gia tăng và vốn đã trở nên cấp thiết hơn hơn bởi tác động của đại dịch, từ đó cũng chỉ ra cách điều đó sẽ định hình lại tương lai theo nhiều cách khác nhau.

“AR nổi lên như một trong những công nghệ kỹ thuật số phát triển nhanh nhất trong đại dịch, cung cấp cho mọi người một nền tảng mới để thể hiện, giải trí, tiện ích và thông tin.

AR phát triển có nghĩa là nó có tiềm năng thúc đẩy những nhu cầu về kỹ năng kỹ thuật số trong những thập kỷ tới, tương tự như hiệu ứng ảnh hưởng của các nền tảng truyền thông mạng xã hội trong những năm 2010.”

Nghiên cứu chỉ ra những tác động khác nhau của sự thay đổi AR sắp tới, việc sử dụng các công cụ AR trong bán lẻ sẽ ngày càng rộng rãi hơn khi mọi người đang tìm cách tạo lại trải nghiệm mua sắm tại cửa hàng thực tốt nhất có thể.

Điều này cũng sẽ dẫn đến những cơ hội mới trong marketing và kết nối thương hiệu, đồng thời sẽ cung cấp nhiều cách hơn cho các doanh nghiệp thương mại điện tử kết nối với người tiêu dùng theo những cách hiệu quả, hấp dẫn và tương tác mạnh mẽ hơn.

Với tư cách là những người làm marketing, đặc biệt là khi bạn đang tập trung vào nhóm đối tượng mục tiêu là Gen Z, bạn cần phải xem xét lại cách tiếp cận nội dung và marketing trong tương lai của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

3 tips giúp marketers lập kế hoạch ngân sách trong 2021 (P1)

Cuối năm 2020 và đầu năm 2021 thường là những thời điểm để các doanh nghiệp lập kế hoạch cho năm mới. Tuy nhiên, với những bất ổn về kinh tế sau đại dịch Covid-19, việc dự đoán mọi thứ sẽ diễn ra như thế nào trong 2021 không phải là một điều dễ dàng.

Những thay đổi đột ngột trong hành vi của người tiêu dùng, sự không chắc chắn về các kênh marketing phù hợp để truyền thông trong khi vẫn duy trì được tiếng nói phù hợp với tình trạng chung của nền kinh tế khiến cho việc lập kế hoạch ngân sách cho năm 2021 trở nên bấp bênh hơn rõ rệt.

Tuy nhiên, dù tương lai có ra sao đi chăng nữa, có 03 nguyên tắc chính mà các nhà marketer cần lưu ý khi lập kế hoạch chi tiêu cho hoạt động marketing của năm tới trong những thời điểm đầy thách thức này.

1. Tính toán ngân sách dựa trên dữ liệu mới chứ không chỉ dựa trên các dự báo cũ.

Khi lập kế hoạch hàng năm, thông thường chúng ta sẽ căn cứ ngân sách của bạn vào các năm trước, sau đó điều chỉnh tăng hoặc giảm sao cho phù hợp mới mục tiêu mới.

Với việc ngân sách marketing bị siết chặt vào năm 2020 do đại dịch, một số bạn có thể phải thực hiện một cách tiếp cận mới cho đến năm 2021 vì bạn có thể phải đối mặt với những hạn chế ngân sách hơn nữa.

Thay vì thu hẹp ngay hoạt động marketing của bạn, hãy dành một chút thời gian để dự đoán nhu cầu ngân sách marketing cơ bản của bạn bằng cách tiếp cận từ dưới lên.

Bạn uớc tính nhu cầu trong tương lai đối với sản phẩm và chi phí chuyển đổi trung bình để có được bức tranh rõ ràng hơn về ngân sách bạn cần.

Một ví dụ điển hình về điều này đến từ thương hiệu đồ gia dụng và mỹ phẩm hàng đầu Rituals.

Trước mùa lễ hội của năm ngoái, họ đã xem xét kỹ lưỡng chiến lược của mình để đảm bảo rằng họ đang đặt ngân sách một cách chính xác.

Để làm điều này, họ đã xem xét thị phần hiện tại (market share), biến động giá trên mỗi lần nhấp chuột (CPC), sự tăng trưởng của truy vấn tìm kiếm, cùng với các điểm dữ liệu khác để giúp họ xây dựng công cụ dự đoán ngân sách nội bộ.

Để dự đoán ngân sách chính xác hơn trong một thị trường năng động, bạn có thể sử dụng công công cụ lập kế hoạch hiệu suất của Google, bạn có thể tham khảo về công cụ này tại: Performance Planner.

Công cụ này cho phép bạn dự báo các số liệu chính trước thời hạn 18 tháng và sau đó thường xuyên cập nhật chúng trên tất cả các tài khoản của bạn.

2. Hãy chứng tỏ ngân sách marketing là một khoản đầu tư chứ không phải ‘tiêu xài’.

Marketing phải là trung tâm tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp và do đó, nó phải gắn liền với các mục tiêu có thể xác định được trên toàn doanh nghiệp, chẳng hạn như doanh số bán hàng trực tuyến hoặc ngoại tuyến, khách hàng tiềm năng, sự tương tác của người tiêu dùng, v.v.

Trong những thời kỳ kinh tế bất ổn, điều này có lẽ còn quan trọng hơn.

Cho dù công ty của bạn đang thắt chặt hay mở rộng để đáp ứng nhu cầu mới, có thể khó mà biện minh cho việc chi tiền cho quảng cáo mà không có mục tiêu rõ ràng.

Hãy tập trung vào việc những nỗ lực marketing của bạn có thể tạo ra bao nhiêu cơ hội kinh doanh mới thay vì chỉ ‘làm quá’ bằng các chỉ số marketing cụ thể như tỷ lệ nhấp chuột hay phạm vi tiếp cận (Reach).

Nếu có thể, hãy cố gắng đơn giản hóa việc báo cáo của bạn cho các bên liên quan. Bạn có thể muốn đo lường tổng thể các kênh của mình.

Mặc dù các hoạt động ở phần cuối của kênh bán hàng (lower-funnel) thường hơn có ROI cao hơn nhưng nhiều giải pháp quảng cáo như quảng cáo video, quảng cáo tìm kiếm và tiếp thị lại cần được hoạt động cùng nhau để tạo hiệu ứng cao hơn.

Hiện tại có nhiều công cụ phân tích cho phép các nhà quảng cáo theo dõi chuyển đổi cả trực tuyến lẫn ngoại tuyến.

Và, với điều kiện có đủ ngân sách, bạn có thể nắm bắt tất cả các chuyển đổi có sẵn trong CPA mục tiêu (giá mỗi chuyển đổi) hoặc ROAS (lợi tức chi tiêu quảng cáo) mong muốn.

Hãy xem bảng liệt kê hai tùy chọn với việc đặt giá mỗi chuyển đổi mục tiêu bên dưới. Tùy chọn 1: CPA 10 USD, 10 chuyển đổi, chi phí marketing 100 USD, doanh thu biên 100 USD cho mỗi chuyển, lợi nhuận 900 USD. Tùy chọn 2: CPA 20 USD, 15 lượt chuyển đổi, chi phí marketing là 300 USD, lợi nhuận ở mức 1200 USD.

Đó chính xác là những gì nhà bán lẻ hàng điện tử tiêu dùng của Ý MediaWorld đã làm.

Khi mạng lưới cửa hàng thực (offline) của họ đóng cửa trong thời kỳ đóng cửa, họ đã đầu tư vào bán hàng trực tuyến và giảm ROAS mục tiêu để đạt được mức tăng trưởng trong các danh mục sản phẩm đang gia tăng như máy tính xách tay, máy chơi game và thiết bị nhà bếp nhỏ.

Kết quả là gì, doanh thu từ thương mại điện tử (eCommerce) của họ đã tăng gấp ba lần. Để ước tính ROAS và hiệu suất chiến dịch dự kiến, bạn có thể sử dụng công cụ mô phỏng trong tài khoản Google Ads của mình.

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips

Pinterest cạnh tranh sát với TikTok và Snapchat khi tăng trưởng hơn 37% người dùng hàng tháng

Pinterest tiếp tục phát triển lượng người dùng tiềm năng của mình và thêm các tính năng mới để giúp các nhà marketers kết nối nhiều hơn với Pinners.

Bạn đang không chắc liệu thương hiệu của mình có tìm được đối tượng mục tiêu trên Pinterest hay không?

Các số liệu mới từ mạng xã hội trực quan này cho thấy cân nhắc đó trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết khi người dùng trung bình hàng tháng (MAU) đã tăng 37% trên toàn cầu.

Mặc dù người dùng Pinterest của Mỹ tăng trưởng chậm hơn so với thị trường quốc tế, người Mỹ vẫn là nguồn doanh thu chính của Pinterest và là cơ hội vàng để những người làm marketing tiếp cận và truyền cảm hứng cho đối tượng mục tiêu mới.

Pinterest báo cáo doanh thu 582 triệu USD trong quý 4 năm 2020 từ Mỹ và thêm 123 triệu USD trên toàn thế giới.

Với sự tăng trưởng tốt trong mỗi quý, Pinterest đã tăng doanh thu từ chỉ hơn 1 tỷ USD vào năm 2019 lên 1,69 tỷ USD vào năm 2020.

Mức độ phổ biến hiện tại của Pinterest khiến ứng dụng này cạnh tranh mạnh với TikTok và Snapchat.

Pinterest đã hoạt động tốt kể từ khi công khai nền tảng này vào ngày 18 tháng 4 năm 2019, kết thúc quý 4 năm 2020 với 98 triệu người dùng hoạt động hàng tháng (MAU) ở Mỹ.

Điều đó đánh dấu tốc độ tăng trưởng 46% trên phạm vi quốc tế và 11% ở thị trường Mỹ so với năm ngoái.

Lượng người dùng tích cực này đưa Pinterest vào cùng mức phổ biến như TikTok, được báo cáo là có khoảng 100 triệu người dùng tính đến tháng 8 năm 2020.

Tương tự, Snapchat được báo cáo có 108 triệu người dùng tại Mỹ vào tháng 1 năm 2021.

Nếu bạn đang lập kế hoạch cho chiến lược marketing của riêng mình hoặc tìm kiếm các kênh hiệu quả để tìm kiếm khách hàng tiềm năng, thì Pinterest có sẵn cho bạn để sử dụng cùng với TikTok và Snapchat.

Nhưng bạn sẽ kết nối với ai trên Pinterest?

Gen Z and Y đang tăng trưởng mạnh trên Pinterest.

Phụ nữ là đối tượng chính đón nhận Pinterest khi nền tảng này lần đầu tiên ra mắt và vẫn chiếm 60% người dùng của nền tảng trên toàn cầu; tuy nhiên, ứng dụng này đã tuyên bố trong một bài đăng rằng:

“Thế hệ Z và Millennials (Y) đang thúc đẩy phần lớn sự phát triển của chúng tôi, với số lượng nam giới trên Pinterest cũng tăng gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái”.

Tháng 10 năm ngoái, nền tảng này cũng tuyên bố rằng:

“Những người ghim tương tác với các giao diện mua sắm trên Pinterest đã tăng hơn 85% trong sáu tháng qua.”

Theo Pinterest, Gen Z pinners đang thúc đẩy sự phổ biến của các xu hướng làm đẹp như ‘Indie beauty’ và ‘Rainbrows.’

Nếu bạn đang muốn kết nối với những người sành ăn, bạn sẽ muốn nhắm mục tiêu Gen X bằng Pins (Ghim) được tài trợ của bạn. Đây là hoạt động thúc đẩy khách hàng mục tiêu trên các tìm kiếm như “Epic charcuterie”, “You’re the top chef” và “Bland is banned.”

Bạn cũng sẽ tìm thấy thế hệ Boomers trên Pinterest. Nền tảng cũng cho biết đây là thông tin nhân khẩu học đằng sau các tìm kiếm như “Du mục bình thường” và “Xe đi xa” khi họ đang tìm cách thoát khỏi sự ‘ngột ngạt’ sau đại dịch.

Pinterest tiếp tục phát triển, bao gồm cập nhật bảng tin và tung ra các công cụ bán hàng bổ sung mới để hỗ trợ khả năng khám phá và giúp các doanh nghiệp có được khách hàng tiềm năng thông qua con đường chuyển đổi.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Những thứ Marketers cần biết về Influencer Marketing trong 2021 (P1)

Các nhà marketer nên ghi nhớ những xu hướng hàng đầu này khi thực hiện các chiến lược marketing có sử dụng người ảnh hưởng trong 2021.

1. Influencer marketing trở nên quan trọng hơn với thương mại điện tử.

Covid-19 đã thúc đẩy thương mại điện tử tăng tốc nhanh hơn bao giờ hết. Các nhà bán lẻ lớn như Walmart cũng báo cáo rằng thương mại điện tử tăng 97%.

Các chuyên gia cho rằng đại dịch đã thúc đẩy sự chuyển dịch sang mua sắm trực tuyến đi nhanh hơn đến 5 năm so với mức bình thường.

Cùng với bán lẻ truyền thống, mua sắm thông qua các trang mạng xã hội (social shopping) cũng đang tác động khá lớn đến thị trường bán lẻ.

Người mua sắm thế hệ Z thích trải nghiệm và mua sắm từ các trang mạng xã hội và 77% trong số họ cho biết họ phản hồi tốt nhất với những quảng cáo thể hiện tốt nhất các yếu tố thực tế trong cuộc sống.

Những người có ảnh hưởng hay Influencer trở thành ‘tài sản’ cho các chiến dịch quảng cáo mua sắm trên mạng xã hội thông qua các cửa hàng Instagram, Facebook Shops, Pinterest Shopping và nhiều hơn thế nữa.

Các thương hiệu nên làm gì trong 2021.

Với rất nhiều tùy chọn hiện có trên thị trường và những tùy chọn mới đang được thử nghiệm và triển khai hàng ngày, những người làm marketing bắt buộc phải suy nghĩ về cách các chiến dịch influencer marketing sẽ thúc đẩy doanh số bán hàng thông qua thương mại điện tử cùng với mức độ nhận biết và tương tác với thương hiệu.

Các nền tảng đang giúp các thương hiệu bán hàng trên mạng xã hội dễ dàng hơn, vì vậy, hãy tận dụng nó và sử dụng kiến thức chuyên môn của những người có ảnh hưởng để tận dụng tối đa cơ hội bán hàng của bạn.

2. Influencer marketing gắn liền với tránh nhiệm.

Hơn 2/3 người tiêu dùng mong đợi các thương hiệu có lập trường trong các vấn đề quan trọng, trung thực và minh bạch trong các hoạt động của họ.

Ví dụ: một quảng cáo “Madame President” gần đây của HP đã nêu bật các nhà lãnh đạo trẻ và nó đã được những người đánh giá và khách hàng chào đón một cách nồng nhiệt.

Đại dịch làm nổi bật các mong đợi của khách hàng với các thương hiệu trong việc lên tiếng về các nguyên nhân hay vấn đề của xã hội khi mọi người tìm kiếm những kết nối thông qua các mối quan hệ trực tuyến của họ. Có khả năng xu hướng này sẽ tiếp tục trong năm 2021 và hơn thế nữa.

Thương hiệu có thể làm gì?

Các thương hiệu được kỳ vọng phải có tinh thần trách nhiệm với người tiêu dùng, xã hội và hành động phù hợp. Với tư cách là những người ‘dẫn đầu’ ở những cộng đồng nhất định, những người có ảnh hưởng cũng đang được coi trọng ở một tiêu chuẩn cao hơn.

Hãy suy nghĩ về cách bạn có thể ưu tiên trách nhiệm xã hội khi hợp tác với những người có ảnh hưởng và tìm những người sáng tạo nội dung nhiệt tình ủng hộ các nguyên nhân phù hợp với sứ mệnh của bạn.

Đảm bảo các chiến dịch của bạn không chỉ tập trung vào bán hàng mà còn hướng đến mục đích. Hãy nhớ rằng người tiêu dùng Gen Z nói riêng có thể hoài nghi ngay cả với những mục đích ‘tốt’ của thương hiệu.

3. Nhu cầu với video ngày càng tăng cao.

Đầu tiên, đó là TikTok. Sau đó, Instagram Reels. Ngay cả LinkedIn cũng tham gia vào cuộc cạnh tranh video với phần ‘Stories’ của họ và Twitter cũng nhảy vào cuộc với Fleets.

Facebook Live cũng bùng nổ, với lượng người xem tăng 50% trong những tháng đầu của Covid-19.

Trong thời điểm nhiều người cảm thấy bị cô lập khi ở nhà, video trực tuyến đang giúp họ thoát khỏi sự cô đơn. Mọi người đang ‘lướt’ và phát trực tuyến nhiều hơn bao giờ hết.

Các thương hiệu có thể làm gì?

Ưu tiên video trong tất cả các chiến dịch influencer marketing của bạn. Tận dụng các tính năng mới của các nền tảng và định dạng mới nổi như TikTok, Instagram Reels và Triller (với tính năng chỉnh sửa video được hỗ trợ bởi AI) để tăng tỷ lệ tương tác và lượt xem video tự nhiên.

Bạn có thể kiểm tra và thử nghiệm để tìm ra các tùy chọn tiếp cận phù hợp nhất với thương hiệu của mình.

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Đan Linh | MarketingTrips

MarTech là gì? Khi MarTech không phải là MarTech

Tìm hiểu các nội dung như MarTech là gì, cách phân biệt công cụ nào là MarTech còn công cụ nào thì không phải là MarTech và hơn thế nữa.

martech là gì
MarTech là gì? Khi MarTech không phải là MarTech

Đây là câu hỏi được rất nhiều người làm marketing và công nghệ đặt ra trong những ngày qua: “Bạn vẽ đường ngăn MarTech ở đâu?” Đó có vẻ là một câu hỏi vô nghĩa vì xét cho cùng, thật dễ hiểu khi định nghĩa martech là công nghệ giúp các nhà marketer thực hiện hoạt động marketing. Nhưng đây có thực sự là sự thật không?

CabinetM, nền tảng quản lý martech mà người đăng ký có thể sử dụng để kiểm tra, theo dõi, quản lý và phát triển các tác vụ martech của họ.

Lần đầu tiên, CabinetM đã tổng hợp dữ liệu do những người dùng đó đóng góp (tất nhiên là ẩn danh) và công bố những phát hiện phản ánh thành phần của hàng trăm tác vụ martech hoạt động trên thực tế.

Duyệt nhanh qua danh sách các công cụ phổ biến nhất trong ngành B2B và B2C. Người dùng của CabinetM đã được liệt kê các công cụ dường như không phải là công cụ martech: YouTube, Sharepoint, JIRA Software, GoToWebinar, Zapier, Zoom.

Chắc chắn, những người làm marketing có thể sử dụng bất kỳ công cụ nào trong số này, nhưng chúng không được phát triển cho các nhà marketer và hầu hết mọi nhóm trong tổ chức đều có thể sử dụng bất kỳ công cụ nào trong số chúng. Ví dụ, JIRA được xây dựng cho các nhà phát triển (developers).

MarTech giúp hỗ trợ trải nghiệm và hành trình khách hàng.

CEO của CabinetM, Bà Anita Brearton chia sẻ. “Thật thú vị khi thấy những gì người dùng của chúng tôi định nghĩa là martech. Chúng tôi cũng đã giải quyết về định nghĩa này: ‘Bất kỳ công nghệ nào được sử dụng để tạo hoặc hỗ trợ phát triển trải nghiệm và hành trình thúc đẩy chuyển đổi, tương tác và giữ chân khách hàng đều được gọi là martech'”.

“Điều này bao gồm adtech (advertising technology), salestech, tối ưu hóa website, các công cụ cộng tác và hơn thế nữa.”

“Có thể một số bộ phận khác thích có ranh giới rõ ràng giữa các danh mục trong martech nhưng thực tế là các nhóm marketing không quan tâm đến điều đó. Điều họ quan tâm là xây dựng bộ công cụ tốt nhất để đạt được các mục tiêu kinh doanh và tiếp thị của họ.”

Điều đó tất nhiên có lý, nhưng vẫn không công bằng khi nói rằng một số công cụ trong hệ thống marketing, mặc dù có thể hữu ích, nhưng chúng không thực sự là công cụ martech.

Cách tiếp cận miễn phí cho tất cả.

Định nghĩa của Bà Brearton, ít nhất là đã tìm kiếm mối quan hệ giữa các công cụ và kết quả rõ ràng có liên quan đến marketing. Một khái niệm khác tiếp tục được đưa ra, martech là bất kỳ công nghệ nào mà nhà marketers sử dụng.

Lịch Google có phải là martech không? Còn Evernote (công cụ ghi chú) thì sao hoặc Calendly (công cụ lên lịch cuộc hẹn) hoặc Citrix Workspace (không gian làm việc ảo) hoặc Microsoft Bing?

Thật dễ dàng để nghĩ ra các giải pháp mà các nhà marketers sử dụng để giúp họ vượt qua một ngày làm việc, điều mà bạn không bao giờ mong đợi sẽ thấy trên toàn cảnh thị trường công nghệ.

Tất nhiên có nhiều trường hợp khó hơn. Prezi cung cấp phần mềm thuyết trình ảo: một thứ gì đó, mà hầu như bất kỳ nhóm marketing nào cũng có thể sử dụng. Các nhóm marketing là một thị trường quan trọng đối với Prezi. Có lẽ điều này cũng đúng với Slack hay Workfront.

Tất cả những điều đó có thể dẫn đến kết luận: Martech là công nghệ nếu nhà cung cấp đang bán cho các nhà làm marketing.

Chúng ta cần phân biệt công cụ nào là MarTech.

Frans Riemersma là người sáng lập Martech Tribe và là lực lượng hùng hậu sau bản đồ martech của Châu Âu, Ông nói: “Hãy gọi là công nghệ dành cho marketing và tôi nghĩ đó là cách diễn đạt hay hơn martech. Martech, nếu được thực hiện nghiêm túc, có nghĩa là công nghệ marketing mà chỉ các nhà marketers sử dụng ”.

“Đó là những thứ hiện lên, như Trello, Slack và những gì đó có bạn”. “Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không phân biệt được các khái niệm hay công cụ này, điều đó có khiến mọi người bối rối không?”

“Lấy ví dụ, ứng dụng năng suất Shleep giúp cải thiện thói quen ngủ. “Đó là martech ư? Tôi không nghĩ vậy”, Riemersma nói.

Riemersma cũng chỉ ra rằng các công cụ phi marketing cũng có thể được điều chỉnh cho mục đích marketing. “Quản lý chiến dịch về cơ bản rất giống với quản lý dự án,” Ông nói, “vậy tại sao không sử dụng Trello hoặc Asana? Chúng không phải là công cụ marketing, nhưng chúng rất hữu ích.”

Hiệu quả của làm việc từ xa.

Một lý do mà các công cụ giao tiếp và cộng tác là ưu tiên hàng đầu đối với các nhà marketer là môi trường làm việc từ xa đã ảnh hưởng đến rất nhiều người trong chúng ta gần một năm nay.

Tất nhiên hội nghị truyền hình và các giải pháp như Microsoft Teams đã được sử dụng trước đại dịch – và chúng cũng có thể là những công cụ quan trọng cho các nhóm phân tán.

Nhưng đối với các nhóm làm việc cùng nhau trong không gian văn phòng vật lý chung, một ngày làm việc của họ không chỉ xoay quanh Zoom hay Slack.

Giờ đây, những loại công cụ này thực sự giúp cho việc làm việc như một nhóm marketing trở nên khả thi hơn, nên thật dễ dàng nhiều người sẽ xem chúng như một phần của martech. Và chính điều này cũng đã gây ra sự hiểu lầm.

Ông Scott Brinker, Phó chủ tịch hệ sinh thái nền tảng tại HubSpot và cũng là biên tập viên của blog Chief Martech. Ông nói trong một ví dụ: “Đào tạo, cho dù đó là đào tạo nội bộ hay hệ thống quản lý học tập để giáo dục khách hàng là một phần của hoạt động marketing.

Học viện HubSpot hoạt động trong tổ chức marketing. Công nghệ hệ thống quản lý học tập rõ ràng không được thiết kế thuần túy như martech, nhưng nó là một phần thiết yếu của hệ thống martech. ”

Gần đây, Brinker đã nghiên cứu việc sử dụng các công cụ không sử dụng mã (no-code) trong các tổ chức marketing.

Ông nói: “Những công cụ này không được xây dựng dành riêng cho các nhà marketer, nhưng chúng đang thay đổi cuộc chơi theo cách cho phép các nhà marketer tự làm một loạt công việc mà trước đây họ không thể tự làm được – hoặc họ phải chờ đợi bộ phận công nghệ hỗ trợ họ.”

Ranh giới ‘mong manh’ giữa các công cụ MarTech và không phải là MarTech.

Trong thực tế, việc bạn dán nhãn cho công cụ nào không quan trọng: “Đây là những công cụ mà các nhà marketer đang thực sự sử dụng để hoàn thành công việc của họ.Trong quá trình làm việc thực tế, bạn, với tư cách là những người làm marketing sẽ phải phối hợp với rất nhiều bộ phận khác nhau? Và đó là một ranh giới rất mong manh.”

Về cơ bản, như Ông Brinker quan sát một cách chính xác, có những xu hướng tích hợp chặt chẽ hơn giữa các nhóm bán hàng, marketing và dịch vụ, có lẽ dưới góc nhìn của hoạt động doanh thu, điều này sẽ làm cho ranh giới công nghệ trở nên tồi tệ hơn.

Ít nhất cho đến nay, không gian marketing đã không chấp nhận số lượng khổng lồ các công cụ nằm dưới tiêu đề đơn giản chỉ là “được các nhà marketer sử dụng trong công việc” thì sẽ được coi đó là martech.

Tương tự, MarTech Today, một tổ chức hàng đầu thế giới về martech cũng không đề cập đến các ứng dụng lập lịch hoặc ghi chú như là một phần của martech.

Nhưng cuộc tranh luận vẫn sẽ tiếp tục.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

6 kỹ năng mà các nhà B2B Marketers nên có

Để thực hiện một chiến dịch ABM – Account-based marketing, bạn cần một nhóm gồm các chuyên gia B2B – từ những người viết quảng cáo có tư duy tiến bộ đến những chuyên gia ngành thực sự.

Nếu bạn giống 15% các nhà B2B Marketer, đôi mắt của bạn đang tập trung vào Account-based marketing — nhưng bạn vẫn chưa đầu tư đầy đủ vào phương pháp tiếp cận chiến lược.

Marketing dựa trên khách hàng hay ABM như thường được biết đến, nó làm thay đổi cách làm marketing truyền thống, nhắm mục tiêu đến một số khách hàng có giá trị cao được chọn trong khi sử dụng nội dung được cá nhân hóa để tạo ra các khách hàng tiềm năng đủ điều kiện.

ABM thu hút các công ty B2B trong nhiều ngành khác nhau bởi vì, nói thẳng ra là nó có ý nghĩa.

Với ABM, ROI của bạn cao hơn và cả nhóm marketing hay bán hàng đều giao tiếp thường xuyên về những gì hiệu quả, những gì không hiệu quả và các bước tiếp theo cần thiết để đạt được KPI của bạn.

Khi bạn đã đưa ra quyết định thực hiện chiến lược marketing dựa trên khách hàng — và nhận được sự chấp thuận từ Giám đốc tài chính — nhiệm vụ tiếp theo của bạn là xây dựng một nhóm ABM hiệu quả.

Cho dù đó là một nhóm hoàn toàn mới dành riêng cho marketing dựa trên khách hàng hay chỉ là một hướng đi mới cho các nhà làm marketing và giám đốc bán hàng hiện tại của bạn, có một số nhân sự bạn sẽ cần trong nhóm của mình để thực hiện chiến lược đó.

Từ các nhà quảng cáo đến nhà phát triển, dưới đây là 06 bộ kỹ năng mà nhóm marketing của bạn cần để thành công.

1. Nghệ thuật viết lách

Người viết quảng cáo B2B (B2B copywriters) rất dễ kiếm, nhưng cụ thể là người viết quảng cáo ABM đòi hỏi phải có sở trường về viết Copy hấp dẫn đối với một người hoặc khách hàng rất cụ thể.

Họ phải biết những từ, cụm từ và ý tưởng chung nào sẽ thu hút các CMO — và họ phải có khả năng thay đổi thông điệp đó để phù hợp với CEO.

Với ABM, việc truyền thông điệp đến khách hàng phải liên tục. Người viết quảng cáo ABM phải có khả năng chịu đựng và khả năng sáng tạo để duy trì một chiến dịch từ giai đoạn nhận thức thông qua đánh giá — và sau đó tiếp tục tạo ra bản nội dung hấp dẫn.

2. Graphic Design

Khi nói đến thiết kế một chiến dịch ABM, các nhà thiết kế đồ họa (Graphic Design) và UX có kinh nghiệm là rất quan trọng.

Họ sẽ cảm thấy tự tin khi thiết kế e-books, programmatic ads và thậm chí cả logo của podcast. Trong khi các khách hàng mục tiêu sử dụng nội dung B2B trên nhiều kênh — bao gồm marketing qua email, quảng cáo trên LinkedIn và thậm chí là thư trực tiếp — thì thông điệp trực quan khi thiết kế phải thực sự đồng nhất.

Bộ hướng dẫn xây dựng thương hiệu và nhận thức chung về thời điểm cũng như vị trí các mục tiêu tương tác với nội dung là công cụ cho quá trình thiết kế.

3. Quản lý dự án

Tổ chức, tổ chức, tổ chức. Mặc dù các phần mềm sử dụng trong các chiến dịch ABM phù hợp sẽ tự động hóa một phần lớn quy trình, nhưng một con người thực, sự sống động của họ sẽ giúp tất cả các bên trong đội marketing và bán hàng đi đúng hướng hơn.

Quảng cáo cho chiến dịch email nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng đã sẵn sàng và được chấp thuận để khởi chạy chưa? Nhóm bán hàng đã xác định một khách hàng tiềm năng mới; họ cần gì từ các chuyên gia marketing?

4. Sự khéo léo trong phân tích

Nhóm ABM của bạn cần một người thành thạo trong việc quan sát toàn cảnh chiến dịch và sắp xếp nó với các chi tiết cụ thể.

Họ có thể phát hiện ra mọi thứ từ một khách hàng đang tương tác với tỷ lệ cao hơn những khách hàng khác đến một cơ hội bị bỏ lỡ khi chuyển đổi trang web.

Thành viên nhóm lý tưởng có kỹ năng này luôn thúc đẩy và tìm cách phát minh lại ‘bánh xe’ của B2B marketing.

Hãy hỏi những người còn lại trong nhóm của mình, “Làm thế nào chúng ta có thể làm điều này, hãy biến nó thành của riêng chúng ta và đảm bảo nó thành công?”

5. Thiết lập ngân sách

Với chiến lược tập trung hơn, 71% nhà marketer báo cáo rằng họ thấy ROI cao hơn so với các sáng kiến không có ABM trước đây.

Nhưng ROI cao đó không chắc chắn sẽ được đảm bảo. Nhóm của bạn cần ai đó, hoặc nhiều người, chú ý đến vị trí và cách thức chi tiêu ngân sách marketing.

Những người làm marketing này biết chi tiêu PPC (pay per click) khi một khách hàng đang trong giai đoạn xem xét của phễu bán hàng; chi phí của các từ khóa được nhắm mục tiêu ở giai đoạn này cuối cùng là chi phí cao. Và họ không ngại gật đầu chi lớn cho content marketing nếu họ tự tin vào mức lợi nhuận có thể mang lại.

6. Thành thạo trong khâu vận hành

Cuối cùng, nhóm của bạn cần một cá nhân am hiểu sâu sắc về Google Analytics, Google Tag Manager và bất kỳ nền tảng báo cáo ABM nào bạn đang sử dụng.

Họ làm việc ‘đằng sau hậu trường’ để duy trì và chạy chiến dịch ABM của bạn. Các câu hỏi về hiệu suất của kênh? Họ đã có câu trả lời của bạn chỉ trong vài cú nhấp chuột.

Tự hỏi tại sao một khách hàng cụ thể bị chậm? Người này có thể xác định một chiến dịch hoạt động kém và truyền đạt dữ liệu số để giúp thông báo bước chiến lược tiếp theo.

Một chiến dịch ABM thành công kết hợp sự sáng tạo với những con số khó và sự nhanh chóng, đồng thời, chiến dịch này kết hợp nhuần nhuyễn các nỗ lực marketing và bán hàng để giữ cho doanh nghiệp của bạn phát triển hàng tháng, hàng quý và năm này qua năm khác.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cẩm Tú | MarketingTrips 

LinkedIn ra mắt ‘LinkedIn Marketing Labs’ cho dân Marketers

LinkedIn đã ra mắt một nền tảng giáo dục mới để giúp người làm marketing tìm hiểu thêm về cách sử dụng hiệu quả quảng cáo trên LinkedIn cũng như các chiến thuật mà họ có thể sử dụng để tạo ra kết quả tốt hơn.

Theo giải thích của LinkedIn:

“Với LinkedIn Marketing Labs, bạn có thể truy cập một loạt các khóa học được tuyển chọn để tìm hiểu về cách sử dụng tốt nhất các công cụ marketing trên LinkedIn có sẵn để tiếp cận và tương tác với các chuyên gia.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các chiến lược thúc đẩy hoạt động kinh doanh tại nơi kinh doanh được thực hiện, LinkedIn Marketing Labs là nơi dành cho bạn.”

Trang web Marketing Labs bao gồm các lộ trình học tập tùy chọn, với các liên kết đến các khóa học và hướng dẫn có liên quan để giúp bạn theo yêu cầu.

LinkedIn nói rằng các khóa học được tuyển chọn đặc biệt bởi các chuyên gia nội bộ, những người đã nghiên cứu các phương pháp hay nhất về quảng cáo trên LinkedIn trên nhiều ngành và nhóm khách hàng.

Các khóa học, bao gồm các yếu tố văn bản và video, từ sơ cấp đến trung cấp và bao gồm tất cả các khía cạnh của quảng cáo LinkedIn, bao gồm:

  • Sử dụng nhắm mục tiêu quảng cáo của LinkedIn
  • Báo cáo và Phân tích cho quảng cáo LinkedIn
  • Xây dựng chiến lược content marketing toàn diện trên LinkedIn
  • Sử dụng LinkedIn để xây dựng nhận thức về thương hiệu
  • Sử dụng LinkedIn để tạo khách hàng tiềm năng

Mỗi khóa học kéo dài khoảng 45 phút, vì vậy sẽ mất một khoảng thời gian tương đối để bạn xem qua tất cả, nhưng mỗi lộ trình được thiết kế để giúp bạn hiểu rõ về cách các tùy chọn quảng cáo của LinkedIn hoạt động.

Nền tảng LinkedIn Marketing Labs mới hiện đã có và bạn có thể tham gia bất kỳ khóa học nào bằng cách đăng nhập với tài khoản LinkedIn của bạn.

Bạn có thể truy cập khoá học ngay tại đây: LinkedIn Marketing Labs

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Thống kê dữ liệu và xu hướng Social Media 2020 cho Marketers

Với những marketers đang khao khát đón đầu những xu hướng mạng xã hội trong năm 2021, những thống kê sau đây sẽ là kim chỉ nam giúp bạn có nhiều dự báo hơn cho năm mới.

Thống kê về Social Media trên toàn cầu.

  • Số lượng người sử dụng mạng xã hội (MXH) trên toàn thế giới đã chạm tới con số 3.5 tỷ người, chiếm khoảng 46% tổng dân số trên thế giới.
  • Một người sử dụng có trung bình 9 tài khoản mạng xã hội khác nhau và dành ra trung bình 2 tiếng 16 phút một ngày trên mạng xã hội.
  • 91% người sử dụng MXH truy cập bằng điện thoại thông minh.
  • Instagram Stories là ngôi sao đang lên. Chỉ trong 2 năm, Instagram stories tăng từ 150 triệu đến 500 triệu người xem hàng ngày.
  • Facebook và Instagram là 2 nền tảng MXH phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, rất nhiều nền tảng MXH đã nhanh chóng trở nên phổ biến trong thời gian ngắn, điển hình trong số đó là TikTok – MXH đã có 500 triệu người sử dụng chỉ trong vòng 3 năm thành lập.

Các nền tảng mạng xã hội nổi tiếng nhất.

Theo số liệu mới nhất, 17 nền tảng MXH hiện nay đang có hơn 250 triệu người sử dụng hàng tháng:

  • Facebook – 2.41 tỷ người
  • YouTube – 2.00 tỷ người
  • WhatsApp – 1.60 tỷ người
  • Facebook Messenger – 1.30 tỷ người
  • WeChat (Weixin) – 1.11 tỷ người
  • Instagram – 1 tỷ người
  • QQ – 823 triệu người
  • QZone – 572 triệu người
  • TikTok (Douyin) – 500 triệu người
  • Sina Weibo – 465 triệu người
  • Reddit – 330 triệu người
  • Twitter – 330 triệu người
  • LinkedIn – 300 triệu người
  • Snapchat – 294 triệu người
  • Viber – 260 triệu người
  • Pinterest – 265 triệu người
  • Discord – 250 triệu người

Thống kê từ Facebook.

Đối với những marketer đang tìm kiếm những phương thức marketing hiệu quả nhất trên Facebook, lời khuyên là hãy tập trung vào việc tạo ra những content tương tác cao, hoạt động tích cực trong các nhóm Facebook, và sử dụng quảng cáo nhắm mục tiêu của Facebook để tiếp cận khách hàng tiềm năng.

  • Facebook đứng thứ ba trong số các website được truy cập nhiều nhất trên thế giới, chỉ đứng sau Google và Youtube.
  • 74% người sử dụng Facebook truy cập hàng ngày và dành ra trung bình 38 phút mỗi ngày tại đó.
  • Trong 1 tháng, một người sử dụng Facebook nhìn thấy 10 bài viết, để lại 4 bình luận, và click vào 8 quảng cáo.
  • 300 triệu người sử dụng Facebook Stories hàng ngày, con số này chỉ đứng sau Instagram là 500 triệu.
  • Videos trên Facebook nhận được tỉ lệ tương tác cao nhất, mặc dù chỉ chiếm 3% của tổng content.
  • 1.4 tỷ người sử dụng các nhóm trên Facebook.
  • 90 triệu doanh nghiệp nhỏ sử dụng Facebook và các dịch vụ khác như Trang chủ, Nhóm, và Messenger.
  • Trên 2 tỷ người có thể được tiếp cận bởi Facebook Ads
  • Một bài post Facebook có tỷ lệ tiếp cận trung bình là 5.5%, trong khi tỷ lệ tương tác trung bình là 3.6%.

Thống kê từ Instagram.

Instagram stories sẽ là kênh tốt nhất dành cho các doanh nghiệp đang tìm cách tiếp cận khách hàng tiềm năng. Đồng thời, bài đăng Instagram kèm với carousels sẽ có tỷ lệ tương tác tự nhiên cao hơn các bài bình thường.

    • Người sử dụng Instagram sẽ dành ra trung bình 28 phút mỗi ngày vào năm 2020.
    • Nhiều hơn 200 triệu người sử dụng Instagram ghé thăm ít nhất 1 trang của doanh nghiệp hàng ngày.
    • Tương tác với các thương hiệu trên Instagram cao hơn 10 lần so với Facebook, cao hơn 54 lần so với Pinterest và cao hơn 84 lần so với Twitter.
    • Carousels làm tăng tỷ lệ tương tác tự nhiên so với videos và hình ảnh.
    • Nhiều hơn 150 triệu người sử dụng tin nhắn Direct mỗi tháng để tương tác với doanh nghiệp.
    • 60% doanh nghiệp trên Instagram sử dụng Stories để tương tác với khách hàng ít nhất 1 tháng một lần.
    • Những stories của các thương hiệu có tỷ lệ hoàn thành là 85%.

Hơn ⅔ marketer báo cáo rằng họ dành phần lớn ngân sách marketing dành cho Instagram.

Thống kê từ YouTube.

Đối với một marketer hay chủ một doanh nghiệp, xây dựng một kênh YouTube cho doanh nghiệp có thể đem lại hiệu quả rất lớn. Sau đây là những con số biết nói sẽ phân tích rõ thành công của YouTube với vai trò là một nền tảng marketing

  • YouTube là công cụ tìm kiếm lớn thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Google.
  • 82% người Mỹ sử dụng YouTube và đây cũng là kênh mạng xã hội lớn nhất ở Mỹ.
  • Youtube có hơn 2 tỷ người dùng hàng tháng, và mỗi ngày người dùng xem YouTube hơn 1 tỷ giờ.
  • Hơn 90% người dùng cho biết họ đã học được những bài học từ thương hiệu và sản phẩm mới trên YouTube.
  • Trong 2 năm qua, số doanh nghiệp nhỏ và vừa quảng cáo trên YouTube đã tăng gấp đôi.
  • 79% marketer cho rằng YouTube là nền tảng video marketing hiệu quả nhất.
  • Quảng cáo YouTube có khả năng thu hút sự chú ý cao hơn 84% so với quảng cáo TV.

Thống kê từ LinkedIn.

LinkedIn đang nhanh chóng trở thành một trong những mạng xã hội hấp dẫn nhất cho các doanh nghiệp. Nền tảng này có khả năng đem lại lượng chuyển đổi cao gấp 3 lần so với những nền tảng xã hội khác.

Hãy cùng tìm hiểu những con số của LinkedIn để có được cái nhìn tổng quan nhất về mạng xã hội này

  • Mỗi tháng có hơn 100 triệu hồ sơ công việc được đăng tải lên LinkedIn.
  • Những bài đăng LinkedIn có chưa hình ảnh có tỷ lệ bình luận cao hơn 98%, những bài đăng có link có tỷ lệ tương tác cao hơn 200%.
  • Có 630 triệu chuyên gia trên LinkedIn, 90 triệu người dùng có tầm ảnh hưởng khá lớn, và 63 triệu người dùng ở những vị trí đưa ra quyết định.
  • 49% người dùng LinkedIn kiếm được ít nhất $75,000/ năm.
  • 605.4 triệu người có thể được tiếp cận thông qua các quảng cáo trên LinkedIn.
  • 92% các nhà B2B marketer ưa thích LinkedIn hơn những mạng xã hội khác.
  • 59% B2B marketer cho biết LinkedIn rất hiệu quả trong việc đem lại khách hàng tiềm năng.

Thống kê từ Pinterest

Các nhà marketer trên mạng xã hội thường bỏ qua sức mạnh của Pinterest nhưng đây lại là mạng xã hội có tốc độ gia tăng nhanh nhất trên thế giới.

  • Pinterest hiện có hơn 300 triệu người dùng hàng tháng.
  • Tổng doanh thu quảng cáo Pinterest được dự đoán sẽ vượt ngưỡng 1 tỷ đô vào năm 2020.
  • Thời gian trung bình người dùng dành cho Pinterest là 14.2 phút.
  • 7/10 người dùng Pinterest là nữ.
  • 28% marketer trên mạng xã hội dùng Pinterest để tăng nhận diện thương hiệu.

Thống kê về quảng cáo trên Mạng xã hội

Doanh nghiệp với quy mô khác nhau đều có thể sử dụng quảng cáo trên MXH để thu hút khách hàng tiềm năng. Những quảng cáo nhắm mục tiêu sẽ rất hiệu quả khi sử dụng cho những đối tượng là thế hệ Millennials.

  • Chi phí chi cho quảng cáo trên MXH trên toàn cầu được dự đoán sẽ đạt 98 tỷ đôla vào cuối năm 2019.
  • Tổng chi phí được chi cho quảng cáo trên MXH được dự đoán sẽ gấp đôi đến năm 2023.
  • 40% doanh nghiệp nhỏ dựa vào quảng cáo để thu về doanh thu.
  • 26% người click vào quảng cáo Facebook sẽ tiến hành mua hàng.
  • 50% Gen Z và 42% thế hệ Millennials (Gen Y) tin rằng các quảng cáo trên MXH liên quan nhất.
  • Quảng cáo có thời lượng 30 giây trên các videos của Youtube có tỷ lệ view-through cao hơn 30% so với quảng cáo 15 giây.

Thống kê về tương tác của người dùng trên mạng xã hội

Cải thiện tỷ lệ tương tác trên mạng xã hội cũng cải thiện những hoạt động marketing khác online của doanh nghiệp. Sau đây là những thống kê mới nhất về tương tác của người dùng trên mạng xã hội.

  • Instagram đánh bại các nền tảng khác về tương tác người dùng.
  • Các content thu hút thị giác (visual content) có tỷ lệ chia sẻ cao gấp 40 lần trên Facebook, Twitter và Instagram.
  • Bài đăng trên Facebook có dưới 250 kí tự nhận được tương tác cao hơn 60%.

Thống kê về mạng xã hội dành cho các doanh nghiệp

Mạng xã hội đã hoàn toàn thay đổi cách hoạt động của doanh nghiệp. Càng ngày càng có nhiều người sử dụng điện thoại di động và các mạng xã hội trong quá trình mua hàng của họ, có vài nguyên do vì sao doanh nghiệp của bạn nên hoạt động tích cực trên mạng xã hội.

      • 50% người dùng cho biết họ theo dõi các thương hiệu để học hỏi về sản phẩm và dịch vụ, tìm hiểu thêm thông tin.
      • 21% khách hàng thích sử dụng tin nhắn trên mạng xã hội hơn là gọi điện cho dịch vụ chăm sóc khách hàng.
      • 56% khách hàng sẽ bỏ theo dõi thương hiệu nếu họ cung cấp dịch vụ không tốt trên mạng xã hội.
      • 91% doanh nghiệp bán lẻ sử dụng ít nhất là 2 mạng xã hội.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo GrowSteak

LinkedIn phát hành hướng dẫn để giúp marketers tối đa hóa nỗ lực trên nền tảng

Theo đó, LinkedIn đã xuất bản ba hướng dẫn mới được thiết kế để cung cấp các hướng dẫn cụ thể về cách các thương hiệu có thể tối đa hóa nỗ lực marketing của họ trên nền tảng này.

Theo giải thích của LinkedIn:

“Loạt bài viết với chủ đề ‘Read Me’ của LinkedIn là bộ ba hướng dẫn cần thiết để trang bị cho bạn những hiểu biết sâu sắc về nền tảng của chúng tôi, các tính năng và chức năng của nó cũng như cách bạn có thể tận dụng những điều này một cách tốt nhất để đạt được các mục tiêu marketing của mình, bất kể chúng là gì”.

Như đã lưu ý, các hướng dẫn bao gồm ba yếu tố:

  • Xây dựng thương hiệu của bạn
  • Quảng cáo trên LinkedIn
  • Thúc đẩy nhiều khách hàng tiềm năng hơn

Mỗi hướng dẫn đều chứa một loạt các mẹo và thông tin chi tiết chuyên sâu, bao gồm tổng quan về chức năng, biểu đồ về các công cụ và những tùy chọn cần sử dụng cho các mục tiêu cụ thể.

Ngoài ra còn có các bảng phân tích chi tiết của từng yếu tố, với các ghi chú về lý do và cách tối ưu hóa các phần và công cụ cụ thể:

Ngoài ra còn có danh sách kiểm tra cho các phương pháp tối ưu:

Và tóm tắt các tùy chọn tốt nhất cho mục tiêu của bạn:

Có rất nhiều thứ được đóng gói trong mỗi hướng dẫn và đây chỉ là tổng quan ngắn gọn về những gì bạn có thể mong đợi. Nếu bạn đang muốn đặt LinkedIn trở thành một nền tảng ưu tiên thì có lẽ bạn đang đúng vì nền tảng đang chứng kiến mức độ tương tác kỷ lục.

Nếu LinkedIn là trọng tâm lớn hơn đối với bạn và bạn muốn nhận được nhiều hơn từ những nỗ lực của mình, thì bạn nên xem qua tất cả các hướng dẫn mới nhất này.

Bạn có thể xem chi tiết bản “Read Me” tại: Link

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Social Media Marketing hậu Covid-19: Các nhà marketers cần ‘dự báo tương lai’

Một thế giới hậu COVID sẽ như thế nào đối với các nhà làm social media marketing hay tiếp thị truyền thông mạng xã hội?

Social Media Marketing hậu Covid-19: Các nhà marketers cần 'dự báo tương lai'

Theo nghiên cứu của SocialMediaToday. Những dự báo sau đây sẽ là tương lai đối với những công việc social media hoặc digital marketing:

  1. Công việc truyền thông mạng xã hội và kỹ năng sáng tạo sẽ được coi trọng hơn bao giờ hết.
  2. Nội dung video sẽ tiếp tục là xu hướng và tăng cao về nhu cầu.
  3. Nội dung càng chân thực thì càng tốt.
  4. Sự trung thực, đồng cảm và ý thức xã hội sẽ chiến thắng trên mạng xã hội.
  5. Lắng nghe mạng xã hội và tương tác cộng đồng sẽ đi đầu trong các chiến lược marketing.
  6. Chúng ta sẽ liên tục thích ứng với công nghệ mới và thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng.

Có lẽ không ai trong chúng ta có thể biết trước được điều gì . Những gì chúng ta có thể làm là dự đoán xu hướng, chiến lược và kế hoạch đồng thời chúng ta phải sẵn sàng để thay đổi chiến lược marketing và kinh doanh bất cứ lúc nào.

1. Công việc truyền thông mạng xã hội và kỹ năng sáng tạo sẽ được coi trọng hơn bao giờ hết.

Bà Anna Rudicel, Marketing Director của Cyclone Social chia sẻ:

“Mọi người đã phải phụ thuộc nhiều hơn vào công nghệ trong vài tuần qua. Từ các cuộc họp video đến giao hàng lề đường – mọi doanh nghiệp phải xoay vòng theo một cách nào đó để duy trì hoạt động kinh doanh của họ”.

“Mọi người phải học hỏi về truyền thông mạng xã hội và digital nhiều hơn trong COVID và họ cũng đã học được cách sử dụng nó khác biệt và tốt hơn bao giờ hết. Dự đoán của tôi là nội dung truyền thông mạng xã hội từ góc độ các doanh nghiệp sẽ trở nên sáng tạo hơn và chiến lược digital sẽ tốt hơn bao giờ hết”.

“Các doanh nghiệp đã bắt tay vào làm và nỗ lực không ngừng đối với social media marketing trong một cuộc khủng hoảng lớn sẽ gặt hái được nhiều thành quả hơn khi khủng hoảng qua đi”

“Một số doanh nghiệp thậm chí có thể tìm thấy một hướng đi mới trong kinh doanh trực tuyến và sẽ tiếp tục phát triển sau COVID”.

2. Nội dung video sẽ tiếp tục là xu hướng.

“Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ thấy video trực tuyến tiếp tục bùng nổ. Ý tôi là, hãy nhìn vào sự gia tăng lớn về mức độ phổ biến của TikTok kể từ khi nó bắt đầu.

Sự tăng trưởng của ứng dụng này là không thể tưởng tượng được. Chỉ riêng trong tháng 3 năm nay, nó đã được tải xuống 115 triệu lần trên cả iOS và Android.”

3. Nội dung càng chân thực thì càng tốt.

Ông Neil Sheth, Digital Content Strategist chia sẻ:

“Kể từ khi lệnh đóng cửa diễn ra, thật tuyệt khi thấy những nội dung không quá ‘trau chuốt’ hay ‘đánh bóng’ đằng sau các thương hiệu.

Cho dù đó là video trong nhà bếp, với trẻ em, không quá ‘ăn diện’… thì vẫn thật tuyệt vời khi thấy nội dung đầy chân thực này. điều này tiếp tục sau COVID.

Các thương hiệu nhận ra rằng nhân viên của họ thực sự có thể làm việc từ xa. Tôi hy vọng các thương hiệu sẽ thoải mái hơn với việc tạo và xuất bản những nội dung trực quan chưa được chỉnh sửa nhiều hơn – nó thật chân thực.”

4. Trung thực, đồng cảm và ý thức xã hội sẽ chiến thắng trên mạng xã hội.

“Tôi nghĩ rằng, ít nhất là trong tương lai gần, chúng ta sẽ thấy xu hướng các thông điệp của thương hiệu sẽ có sức đồng cảm và nhân ái hơn nhiều”.

“Có rất nhiều điều đã thay đổi trong vài tháng qua. Nhiều thương hiệu đã điều chỉnh thông điệp của mình để phù hợp hơn với những gì đang diễn ra trên thế giới và trong tổ chức của họ.

Tôi dự đoán rằng thông điệp sẽ sớm tập trung vào việc mang lại hy vọng và sự tích cực để đối phó với những nỗi buồn và sự không chắc chắn trong tương lai” – Chia sẻ từ Bà Rachel Strella, Người sáng lập của Strella Social Media.

5. Lắng nghe mạng xã hội (Social Listening) và tương tác cộng đồng sẽ dẫn dắt định hướng các chiến lược marketing.

Bà Deborah Sweeney, Giám đốc điều hành của MyCorpination.com, dự đoán một kỷ nguyên mới của mối quan hệ giữa người tiêu dùng của thương hiệu và hành vi gắn kết của thương hiệu trên mạng xã hội.

“Trong một thế giới hậu COVID, tôi nghĩ sẽ tiếp tục nhấn mạnh vào nhu cầu của người tiêu dùng. Phương tiện truyền thông mạng xã hội sẽ trở thành thứ luôn có ý nghĩa bởi bản thân nó đã là ‘xã hội’.

Các thương hiệu sẽ nên hỏi người tiêu dùng về phản hồi của họ đối với cách mà thương hiệu đang làm và những gì thương hiệu cung cấp có khả năng làm cho cuộc sống của người tiêu dùng trở nên dễ dàng hơn không?

Các thương hiệu sẽ phải lắng nghe những phản hồi này và thực hiện phát triển các dịch vụ mới trong doanh nghiệp của họ”.

6. Chúng ta sẽ liên tục thích ứng với công nghệ mới và thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng.

Như mọi khi, các công nghệ mới sẽ xuất hiện và các nền tảng truyền thông mạng xã hội vẫn tiếp tục cập nhật nền tảng của họ để phù hợp hơn với nhu cầu trực tuyến mới.

Như chúng ta đã nói trước đây, bất cứ lúc nào mọi thứ đều có thể thay đổi; Điều quan trọng là chúng ta đừng bao giờ dựa hoàn toàn vào bất kỳ nền tảng mạng xã hội nào để đáp ứng tất cả các nhu cầu marketing của mình.

Đa dạng hoá quảng cáo cũng là một chủ để tương tự mà chúng ta đã từng để cập.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Tra Nguyen | MarketingTrips 

Tại sao TikTok chiếm được trái tim người dùng ngoại trừ người làm Marketing

TikTok xuất hiện và nhanh chóng trở thành đối thủ của các công ty công nghệ lâu năm như Netflix, YouTube, Snapchat, and Facebook. 

Với hơn 700 triệu lượt tải xuống vào năm 2019, TikTok đã vượt qua Facebook và Facebook Messenger cũng như Instagram và Snapchat và trở thành ứng dụng được tải xuống nhiều thứ hai trên thế giới, chỉ sau WhatsApp.

Theo số liệu của Business of Apps, hiện TikTok có mức độ thâm nhập (penetration) cao nhất ở châu Á, nơi có hơn một phần ba người dùng trong độ tuổi 16-64 có tài khoản TikTok.

Tuy nhiên, theo ước tính của Tech in Asia, TikTok vẫn đang theo sau nhóm ứng dụng của Facebook trong khu vực khi nói đến người dùng hoạt động hàng tháng (MAU – Monthly Active Users).

Theo số liệu từ App Annie và Sensor Tower, TikTok có số lượt tải xuống nhiều hơn so với các ứng dụng của Facebook (Facebook, Messenger, WhatsApp và Instagram) trong khu vực vào quý 1 năm 2020.

Mặc dù với sức hút người dùng và doanh thu rất ấn tượng, tuy nhiên TikTok hiện không phải là ứng dụng ‘chiếm được lòng tin’ của những người làm Marketing.

Cụ thể, hơn một nửa trong số 10 Agency mà Tech in Asia đã có cơ hội phỏng vấn vẫn chưa tìm được khách hàng mong muốn quảng cáo trên ứng dụng của TikTok, trong khi phần còn lại nói rằng khách hàng của họ đang chi tiêu ít hơn 10% ngân sách quảng cáo cho TikTok.

TikTok vẫn chưa thực sự sẵn sàng cho quảng cáo dựa trên hiệu suất – Performance-based Advertising.

Một ví dụ khác về vấn đề này đó là trường hợp của Hustlr, một Content Marketing Agency đang làm việc với rất nhiều khách hàng ở khu vực APAC (Châu Á – Thái Bình Dương).

Ông Jeremy Ong, người sáng lập của Agency này cho hay: “Các thuật toán máy học và khả năng đo lường hành vi người dùng của TikTok chưa thực sự hiệu quả như Google hay Facebook đã làm”.

Ông này còn cho biết thêm: “Khách hàng của chúng tôi hầu hết đang tìm kiếm các kết quả cụ thể như doanh số, chuyển đổi trong ứng dụng và website, lượt ghé thăm cửa hàng hoặc tìm kiếm khách hàng tiềm năng, điều mà hiện Facebook và Instagram làm tốt hơn rất nhiều so với TikTok”.

Tiếp đó, Ông Marcus Ho, Giám đốc điều hành của Brew Interactive, một digital marketing agency có trụ sở tại Singapore chia sẻ: “TikTok không thực sự được xây dựng cho quảng cáo dựa trên hiệu suất. Đó là lý do tại sao nó chỉ chiếm khoảng 2-3% tổng chi tiêu quảng cáo mỗi tháng cho tất cả các khách hàng của chúng tôi”.

Tuy nhiên Ông Marcus Ho cũng cho biết thêm: “TikTok kém hiệu quả hơn về mặt quảng cáo, nhưng tôi cũng phải thừa nhận rằng nó hoạt động tốt hơn đối với sự tham gia của thương hiệu nói chung thông qua nội dung thương hiệu. Tỷ lệ tham gia luôn ở mức cao trên nền tảng này”.

Điểm mạnh cũng chính là điểm yếu của TikTok

Hầu hết các nhà Marketers đều thừa nhận rằng, cơ sở dữ liệu người dùng trẻ tuổi của TikTok là nguyên nhân chính khiến ứng dụng nay đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng, tuy nhiên đây cũng chính là ‘gót chân asin’ của nó.

Người dùng trẻ tuổi thường không có sức mạnh chi tiêu mạnh mẽ, do đó dẫn đến tỉ lệ chuyển đổi hơn.

Tuy nhiên, một phát ngôn viên của TikTok nói rằng đó là một quan niệm sai lầm phổ biến, nền tảng này chỉ được sử dụng bởi một nhân khẩu học nhất định, thêm vào đó là những người dùng của mọi lứa tuổi hoạt động trên ứng dụng. Trọng tâm chính của ứng dụng này là đa dạng hóa nội dung của nó, bất kể ở độ tuổi nào đều có thể sử dụng.

Uplab, một công ty chuyên về sản xuất video ngắn cho hay: “Chúng tôi đã chạy và nhận thấy với những sản phẩm có giá dưới 4 USD sẽ được bán khá tốt trên nền tảng này, đừng cố gắng bán những sản phẩm có giá cao hơn”.

Điều gì sẽ khiến quảng cáo trên TikTok hiệu quả hơn

Digital Business Lab chia sẻ: “Muốn quảng cáo trên TikTok hiệu quả thì không chỉ xây dựng các nội dung thu hút được người dùng mà còn phải liên quan đến họ, ngoài ra nội dung trên TikTok cần mang tính chất hài hước và giải trí cao để hạn chế người dùng ‘lướt’ qua chúng.

Red Bull hay Nike là một trong những thương hiệu có sự hiện diện rất mạnh mẽ trên TikTok và quảng cáo Red Bull là một ví dụ điển hình về cách đặt vị trí sản phẩm tinh tế được sử dụng như một chiến thuật để nâng cao nhận thức về thương hiệu của người dùng.

Lồng ghép quảng cáo nhẹ nhàng được xem là ‘chiêu’ để quảng cáo được trở nên được hiệu quả hơn trên nền tảng này. Khi người dùng cảm thấy họ đang ‘bị bán hàng’ họ sẽ rời quảng cáo ngay lập tức nên từ đó thương hiệu nên có sự kết hợp sáng tạo với các thông điệp nhẹ nhàng, gần gũi thì sẽ hiệu quả hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via techinasia