Skip to main content

Thẻ: Nhà quảng cáo

Twitter ra mắt giải pháp quảng cáo an toàn mới cho thương hiệu

Mạng xã hội X (Twitter cũ) vừa thông báo ra mắt giải pháp quảng cáo an toàn mới cho thương hiệu, chiến lược được cho là nhằm mục tiêu lôi kéo các nhà quảng cáo quay lại nền tảng.

Twitter ra mắt giải pháp quảng cáo an toàn mới cho thương hiệu
Twitter ra mắt giải pháp quảng cáo an toàn mới cho thương hiệu

Theo đó, mạng xã hội Twitter, hiện được gọi là X, vừa công bố về mối quan hệ đối tác mới hướng tới mục tiêu giúp mở rộng các biện pháp an toàn thương hiệu cho các nhà quảng cáo trên nền tảng.

Thông qua mối quan hệ đối tác mở rộng với một công ty công nghệ quảng cáo có tên là Integral Ad Science, X hay Twitter sẽ cung cấp nhiều công cụ quảng cáo mới cho phép các nhà quảng cáo tách những nội dung của thương hiệu ra khỏi các từ khóa không mong muốn với kết quả được cho là “hiệu quả đến 99%”.

Mối quan hệ đối tác và công cụ quảng cáo mới được ra mắt trong bối cảnh X đang đối mặt với hàng loạt các thách thức khác nhau, từ việc nhiều nhà quảng cáo rời bỏ nền tảng, lượng người dùng sụt giảm do sự cạnh tranh của các nền tảng đối thủ (ví dụ như Instagram Threads) hay nhiều nhân viên quản lý nội dung cũng bị sa thải. Doanh thu quảng cáo của X cũng báo cáo giảm đến hơn 50% từ thời điểm xảy ra các thay đổi.

Với các công cụ mới, nhà quảng cáo cũng sẽ có thể cài đặt các chế độ loại bỏ khác nhau, giúp loại bỏ hoàn toàn hoặc một phần từ các nội dung không phù hợp.

Cuối cùng, một danh sách chặn tự động (automated blocklist) cũng sẽ là một công cụ an toàn thương hiệu khác dành cho các nhà quảng cáo, cho phép người làm marketing cấm thương hiệu của mình xuất hiện kế bên các nội dung có chứa những từ khóa nhất định.

Marketer có thể xem chi tiết thông báo tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Nhà quảng cáo có thể làm gì trong một thế giới “không cookies”

Trong một thế giới và tương lai mới, khi người dùng chọn cách loại bỏ việc để các nền tảng thứ ba theo dõi dữ liệu cá nhân, bằng cách nào nhà quảng cáo có thể hiểu và nhắm mục tiêu đến các phân khúc khách hàng của họ?

Nhà quảng cáo có thể làm gì trong một thế giới "không quảng cáo"
Nhà quảng cáo có thể làm gì trong một thế giới “không quảng cáo”

Trong những năm trở lại đây, nhiều người hơn đang nói về quyền riêng tư của người dùng trên các nền tảng quảng cáo, không chỉ là từ các cơ quan về luật nhằm bảo vệ người dùng mà còn là chính từ các nền tảng quảng cáo như Google hay Facebook.

Trong khi với các nền tảng như Facebook hay Google, phần lớn doanh thu của họ (hơn 80% doanh thu của Google đến từ quảng cáo) đến từ quảng cáo, vậy mục tiêu cuối cùng của họ khi cho phép người dùng xóa tùy chọn theo dõi quảng cáo là gì?

Và liệu điều này có mâu thuẫn không khi họ hiểu rằng một mục tiêu chính khác của họ là giúp các nhà quảng cáo tối ưu hoá quảng cáo trên nền tảng?

Sự thật là mặc dù các nền tảng như Google hay Facebook không phải hoàn toàn mong muốn điều này xảy ra tuy nhiên họ không có con đường nào khác.

Theo một nghiên cứu được đăng tải trên arstechnica, trong đó 96% người dùng Mỹ chọn không tham gia vào việc bị theo dõi bởi ứng dụng Facebook trên iOS 14.5.

Thế giới quảng cáo đang thay đổi. Những marketer hay nhà quảng cáo liệu đã có sẵn sàng?

Nếu loại bỏ cookies là lựa chọn bắt buộc của Google về quyền riêng tư của người tiêu dùng, thì My Ad Center là cách người dùng có thể kiểm soát để giới hạn dữ liệu nào đang được chia sẻ với các nhà xuất bản hay trình tổng hợp dữ liệu của bên thứ ba (third party data).

My Ad Center cho phép người dùng giới hạn tìm kiếm, video và đời sống tiêu dùng kỹ thuật số của họ khỏi việc để lại các thông tin nhận dạng chính như kết quả tìm kiếm và lịch sử duyệt web.

Quan trọng nhất, tính năng này cũng cảnh báo người dùng khi email, số điện thoại hoặc địa chỉ nhà riêng của họ đang được các trang web theo dõi (các thương hiệu thường sử dụng thông tin này để phân khúc và nhắm mục tiêu quảng cáo đến người dùng).

Mọi thứ sẽ khó hăn hơn cho các marketer.

Hãy tưởng tượng rằng, trong một thế giới nơi mà hầu hết người dùng chọn không cung cấp dữ liệu cá nhân cho cả các nền tảng dữ liệu của bên thứ nhất (first party data) lẫn các nền tảng dữ liệu của bên thứ ba.

Làm cách nào để các marketer phân bổ ngân sách và theo dõi hiệu suất trên các nền tảng?

Đối với hầu hết các chiến dịch quảng cáo có trả phí, việc nhắm mục tiêu chính xác đến người dùng được xem là yếu tố quyết định mức độ thành công, và điều này xảy ra có nghĩa là việc chuyển đổi khách hàng sẽ khó khăn hơn, ROI sẽ thấp hơn và các chỉ số quảng cáo như CPM hay CPC sẽ tăng lên.

Theo dữ liệu từ Statista, nhiều nhà quảng cáo trên Facebook đang báo cáo rằng chỉ số CPM đang tăng lên rất cao và việc chuyển đổi người dùng trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Lựa chọn duy nhất hiện tại của các nhà quảng cáo là tăng ngân sách quảng cáo.

Các nhà quảng cáo nói riêng và marketer nói chung có thể chuẩn bị gì cho xu hướng mới này.

Lời khuyên đầu tiên là thay vì chỉ dựa vào các đội nhóm marketing hay đội nhóm dữ liệu, các doanh nghiệp nên xây dựng cho mình một hệ thống khoa học dữ liệu riêng.

Các nhà quảng cáo cần bắt đầu tìm cách tinh chỉnh, tích hợp và kết hợp các nguồn dữ liệu của bên thứ ba và bên thứ nhất để tạo ra những tệp đối tượng tùy chỉnh (custom audiences) và đưa chúng lên các nền tảng quảng cáo.

Với các nhà quảng cáo trên Google, họ có thể dịch chuyển quảng cáo sang DV360 và nền tảng Google Ads, nơi họ vẫn có thể tận dụng các hoạt động và lịch sử của người dùng Google để nhắm mục tiêu quảng cáo cả trong và ngoài nền tảng.

Mặc dù người dùng có thể hạn chế việc dữ liệu của họ bị theo dõi, Google DV360 và Google Ads vẫn sẽ cho phép bạn nhắm mục tiêu tương đối chính xác đến các người dùng trên Google thông qua các tính năng tự động quảng cáo đồng thời vì Google là nền tảng tập trung vào các nhóm người dùng ở phần cuối của phễu bán hàng (Sales Funnel), các nhà quảng cáo vẫn có nhiều cơ hội để tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu.

Các nhà quảng cáo cũng có thể cần đầu tư nhiều hơn vào các nền tảng dữ liệu của bên thứ nhất (do doanh nghiệp sở hữu) hay xây dựng các trung tâm lưu trữ dữ liệu riêng (data warehouse / CDP) để tối ưu hoá khả năng nhắm mục tiêu quảng cáo.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

(Theo FastCompany)

TikTok đang thử nghiệm quảng cáo tìm kiếm mới

Hiện đang trong gian đoạn thử nghiệm với một số đối tác được chọn, quảng cáo tìm kiếm của TikTok (TikTok Search Ads) cho phép nhà quảng cáo tiếp cận người dùng ngay thanh tìm kiếm.

TikTok đang thử nghiệm quảng cáo tìm kiếm mới
TikTok đang thử nghiệm quảng cáo tìm kiếm mới

Song song với các định dạng quảng cáo hiện có, TikTok Search Ads là một cách khác để nhà quảng cáo hay marketer có thể tiếp cận các nhóm đối tượng mục tiêu ngay mục khám phá và tìm kiếm.

TikTok đang thử nghiệm quảng cáo tìm kiếm mới

Như bạn có thể thấy trong hình chụp ở trên ở trên, quảng cáo tìm kiếm mới của TikTok được gắn nhãn là ‘Sponsored’ (Được tài trợ) và xuất hiện phía trên danh sách các cụm từ tìm kiếm có liên quan.

Chẳng hạn như khi bạn tìm kiếm các từ khoá liên quan đến chăm sóc da hay chăm sóc cá nhân, các quảng cáo từ các thương hiệu liên quan sẽ xuất hiện ở phía trên trang tìm kiếm.

Với tuỳ chọn quảng cáo mới này, khi các nhà quảng cáo có thể nhắm mục tiêu tới những người tìm kiếm đang tìm kiếm các cụm từ cụ thể, đó có thể là một cách hợp lý để thúc đẩy các hành động mua hàng trong ứng dụng.

Cũng theo một số dữ liệu liên quan, TikTok cũng sẽ cung cấp cho các nhà quảng cáo danh sách các từ khoá tìm kiếm đang hoạt động hiệu quả trên các chiến dịch, những từ khoá có hiệu suất cao trong việc chuyển đổi.

Ở một khía cạnh khác, khi các nền tảng như YouTube hay Facebook ngày càng có xu hướng hạn chế việc người dùng hay các nhà sáng tạo nội dung (content creator) đăng lại các nội dung từ TikTok đồng thời hướng đến các “nhà sáng tạo nội dung độc quyền” trên nền tảng, doanh số hay vị thế của TikTok không thể không bị ảnh hưởng.

Ngoài ra khi nền kinh tế nhà sáng tạo và thương mại xã hội (social commerce) tiếp tục là xu hướng và mục tiêu của các nền tảng, các cập nhật quảng cáo mới như TikTok Search Ads nhằm thúc đẩy doanh số và mua sắm trong ứng dụng sẽ còn tiếp tục tăng theo.

Quảng cáo tìm kiếm chỉ là một phần trong kế hoạch rộng lớn này của TikTok.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Microsoft mua lại Xandr nhằm phát triển giải pháp quảng cáo kỹ thuật số toàn cầu

Thỏa thuận này, cùng sự hợp tác với nền tảng quảng cáo đấu giá theo thời gian thực (RTB) Taboola sẽ cung cấp nhiều lựa chọn hơn nữa cho các nhà marketers trong thế giới hậu cookies.

Microsoft mua lại Xandr nhằm phát triển giải pháp quảng cáo kỹ thuật số toàn cầu
Opus Solution

Theo đó, AT&T đã đồng ý bán nền tảng quảng cáo được lập trình (programmatic ad) Xandr cho Microsoft. Việc mua lại sẽ kết hợp nền tảng công nghệ, trí thông minh đối tượng (audience intelligence) và khách hàng toàn cầu của Microsoft với Xandr, một nền tảng cung cấp môi trường có lập trình trên quy mô lớn, cũng như tối ưu hóa ngân sách chi tiêu truyền thông cho cả bên mua lẫn bên bán.

Với các nhà quảng cáo hay các nhà tiếp thị đang tìm kiếm các chiến dịch thông minh và tự động (đặt giá thầu, tối ưu…), hay muốn nhắm mục tiêu trên nhiều thiết bị trong thế giới hậu cookies, giải pháp quảng cáo trên nền tảng mở được thiết lập bởi Microsoft và các đối tác khác trong hệ thống sẽ là cơ hội không nên bỏ qua.

Taboola, một đối tác lâu năm của Microsoft vừa công bố dịch vụ đặt giá thầu tự nhiên (native bidding) mới nhằm mở rộng tính năng đặt giá thầu mở theo thời gian thực (RTB) sang các nền tảng mạng xã hội và không gian quảng cáo hiển thị (display ad).

Taboola hiện có khoảng 14.000 nhà quảng cáo đang sử dụng nền tảng được hỗ trợ bởi AI để tiếp cận 500 triệu người dùng đang hoạt động trên các nhà xuất bản cao cấp như NBC News, BBC hay El Mundo.

Đối với thương vụ mua lại Xandr, Ông Alistair Goodman, Giám đốc điều hành của công ty phần mềm Emodo cho rằng Microsoft đã bắt đầu đầu tư vào adtech (công nghệ quảng cáo) từ cuối những năm 90 và đã xây dựng mối quan hệ đối tác chặt chẽ với AT&T sau khi Microsoft mua lại công nghệ đám mây của AT&T Technology.

Ông Goodman cho biết: “Thị trường đang dịch chuyển theo hướng ưu tiên cho các nhà cung cấp có thể tích hợp rộng theo chiều ngang (thay vì chỉ sâu theo chiều dọc) và đa dịch vụ. Một nền tảng hợp nhất sẽ đảm bảo việc các chiến dịch được tối ưu hoá thông minh hơn, cũng như tính minh bạch và hiệu quả cao hơn thông qua con đường cung-cầu.”

“Microsoft có một sản phẩm tương tự như adtech vốn tập trung vào dữ liệu và không gian quảng cáo (inventory) của họ, nhưng họ yếu về khả năng tự phục vụ (self-serve), khả năng kiếm tiền cho các nhà xuất bản cũng như về khả năng hỗ trợ cho các nhà quảng cáo (DSP). Xandr sẽ giúp Microsoft hoàn thiện tất cả những điều này.”

Tại sao những người làm marketing hay các nhà quảng cáo cần quan tâm đến những xu hướng này.

Khi thị trường cung cấp các nền tảng liên tục thay đổi, việc tiêu thụ phương tiện truyền thông tiếp tục phân mảnh và quyền riêng tư ngày càng được ưu tiên, việc tiếp cận người tiêu dùng sẽ ngày càng gặp nhiều thách thức hơn.

Các mối quan hệ đối tác công nghệ quảng cáo xoay quanh các nền tảng quảng cáo có lập trình sẽ giúp các nhà quảng cáo kết nối tốt hơn với người dùng đồng thời cung cấp những trải nghiệm quảng cáo phù hợp cho họ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Google Ads hiển thị báo cáo mới giúp theo dõi chi tiêu chiến dịch hàng ngày

Kiểu báo cáo mới trong Google Ads giúp bạn dễ hiểu hơn về hành vi chi tiêu của chiến dịch.

Google Ads hiển thị báo cáo mới giúp theo dõi chi tiêu chiến dịch hàng ngày

Google Ads theo đó đang giới thiệu một kiểu báo cáo ngân sách mới được thiết kế để giúp các nhà quảng cáo hiểu được hành vi chi tiêu hàng ngày và hàng tháng của họ.

Một điểm khó khăn hiện tại với các nhà quảng cáo là khả năng tìm ra cách ngân sách các chiến dịch quảng cáo của họ được chi tiêu ngày qua ngày.

Kiểu báo cáo mới này trong Google Ads nhằm mục đích khắc phục điều đó đồng thời cũng nêu bật việc hiệu suất của chiến dịch đã bị ảnh hưởng như thế nào bởi những thay đổi ngân sách đó trong quá khứ.

Theo Google:

“Báo cáo ngân sách của bạn cung cấp những thông tin chi tiết về mức chi tiêu của bạn bị ảnh hưởng bởi ngân sách của bạn, cũng như bảng phân tích chi tiêu hàng ngày của bạn trong suốt tháng.

Nếu bạn thay đổi ngân sách trung bình hàng ngày của mình vào giữa tháng, báo cáo ngân sách có thể cho bạn biết thay đổi đó có ảnh hưởng gì đến mức chi tiêu của bạn và mức chi tiêu tối đa hàng tháng.”

Trong báo cáo, bạn cũng có thể tìm thấy các dự báo về số tiền bạn có thể chi tiêu cho Google Ads vào cuối tháng.

Báo cáo ngân sách mới của Google Ads sẽ hiển thị các bộ dữ liệu sau:

  • Mức chi tiêu hàng ngày: Có thể tăng lên đến gấp đôi mức ngân sách hàng ngày trung bình vào những ngày quảng cáo có nhiều khả năng nhận được nhấp chuột và chuyển đổi hơn.
  • Giới hạn chi tiêu hàng tháng: Sẽ không vượt quá ngân sách trung bình hàng ngày của bạn nhân với số ngày trong tháng.
  • Dự báo chi tiêu hàng tháng: Bao gồm chi phí tính đến thời điểm hiện tại và bất kỳ khoản thay đổi ngân sách nào được thực hiện trong khoảng giữa thời gian đó.

Cách truy cập vào báo cáo ngân sách mới trong Google Ads.

Để truy cập báo cáo ngân sách, trước tiên bạn cần phải có một chiến dịch có phạm vi ngày bao gồm tháng hiện tại.

Nếu yêu cầu đó được đáp ứng, bạn có thể xem báo cáo ngân sách từ nhiều nơi khác nhau trong tài khoản Google Ads.

Ví dụ: khi bạn đang xem trang Chiến dịch (Campaigns pag), bạn có thể rê chuột qua phần ngân sách của chiến dịch và nhấp vào “xem báo cáo ngân sách” để truy cập.

Dưới đây là một ví dụ về trang báo cáo:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen

82% nhà quảng cáo áp dụng giá trị thương hiệu cho các quyết định chi tiêu

Theo dữ liệu báo cáo mới nhất của Advertiser Perceptions, có đến 82% nhà quảng cáo sử dụng giá trị thương hiệu để làm tiêu chuẩn cho các quyết định chi tiêu.

82% nhà quảng cáo áp dụng giá trị thương hiệu cho các quyết định chi tiêu

Theo báo cáo niềm tin về nhận thức của các nhà quảng cáo năm 2021 do Advertiser Perceptions công bố, tỷ lệ nhà quảng cáo áp dụng các trách nhiệm với doanh nghiệp và giá trị thương hiệu vào các quyết định chi tiêu cho phương tiện truyền thông đã tăng hơn 20% so với năm trước lên mức 82%.

Hơn một nửa số nhà quảng cáo (54%) sẽ thay đổi cách thức và nơi họ sử dụng ngân sách truyền thông để mục tiêu quảng cáo có thể trở nên phù hợp hơn với doanh nghiệp và thương hiệu.

59% sẽ đánh giá những đối tác truyền thông dựa trên các yếu tố về độ tin cậy.

Nhìn chung, an toàn thương hiệu (brand safety) và các vấn đề liên quan đến việc lạm dụng dữ liệu là mối quan tâm chính của các nhà quảng cáo, đây là một sự thay đổi lớn so với năm 2020.

Ngoài ra, 79% nhà quảng cáo tin rằng các nền tảng (như TikTok, YouTube hay Facebook) phải chịu trách nhiệm nhiều hơn đối với những nội dung có hại trên website của họ, bao gồm cả nội dung do người dùng đăng.

Báo cáo niềm tin về nhận thức của các nhà quảng cáo năm 2021 cho thấy các quyết định chi tiêu cho các hoat động truyền thông của các nhà quảng cáo đang thay đổi để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng về an toàn thương hiệu và trách nhiệm của doanh nghiệp.

Báo cáo dựa trên các cuộc phỏng vấn với 250 nhà quảng cáo (66% làm việc ở các công ty quảng cáo và 34% những người làm marketing), cho thấy rằng cả các công ty quảng cáo (Agency) và thương hiệu hiện đều đang nỗ lực để giải quyết những mối quan tâm này.

Bà Sarah Bolton, Phó chủ tịch điều hành tại Advertiser Perceptions cho biết:

“Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) và đạo đức kinh doanh hiện là các yếu tố đang được giới C-suite dành sự quan tâm đặc biệt.

Nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp đang đánh giá lại các giá trị của doanh nghiệp họ. Họ ngày càng không sẵn sàng đánh đổi doanh nghiệp với các yếu tố hiệu suất đơn thuần.”

Trong khi an toàn thương hiệu là yêu cầu hàng đầu, mối quan tâm về dữ liệu và quyền riêng tư đã đã ít trở nên quan trọng hơn, với 36% người được hỏi đang lo ngại về các vi phạm quyền bảo mật dữ liệu, giảm từ mức 53%; quyền riêng tư dữ liệu của người dùng chiếm 27%, giảm từ 40% và lạm dụng dữ liệu của bên thứ nhất là 30%, giảm từ 31%.

Những lo ngại này đã không còn quá quan trọng ngay cả khi bối cảnh về bảo mật dữ liệu đang phải đối mặt với một loạt các thay đổi về quy định và chính sách của các nền tảng.

Tuy nhiên, hơn 3/4 các nhà quảng cáo cho biết bất kỳ việc sử dụng dữ liệu cá nhân nào cũng có nguy cơ xâm hại đến danh tiếng của thương hiệu.

Ngoài ra, trong khi 4/5 nhà quảng cáo tin rằng các thương hiệu cần giám sát và kiểm soát nhiều hơn đối với các vị trí đặt quảng cáo.

Tương tự, 2/3 tin rằng quảng cáo trên các trang tin tức hợp pháp là an toàn cho thương hiệu, trong khi 64% ủng hộ quảng cáo bên ngoài các trang tin tức để tránh các vấn đề về an toàn thương hiệu.

Những mâu thuẫn này cho thấy rằng các thương hiệu và agency vẫn đang tìm những cách tốt nhất để cân bằng nhu cầu của khách hàng (client) và người tiêu dùng (consumer).

Bà Bolton nói tiếp:

“Trong khi các nhà quảng cáo chủ yếu dựa vào yếu tố công nghệ an toàn thương hiệu để loại trừ quảng cáo ra khỏi những nội dung có vấn đề, nhiều người cũng đang ưu tiên quảng cáo trên các phương tiện truyền thông chất lượng đã được mọi người kiểm chứng.”

“Quan trọng là, các thương hiệu nên bao gồm các phương tiện truyền thông nhỏ hơn để trở nên đa dạng hơn với các cộng đồng nhỏ – điều mà các nhà quảng cáo thường đã bỏ qua khi theo đuổi việc nhắm mục tiêu chính xác trên quy mô lớn.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen

Cách “bắt gặp” khách hàng trong những khoảnh khắc mua sắm bằng công cụ tìm kiếm

Mọi người đang chuyển sang công cụ tìm kiếm để tìm những gì quan trọng đối với họ và các thương hiệu nên nắm bắt được những khoảnh khắc đó.

Cách để nắm bắt được khách hàng trong những khoảnh khắc mua sắm bằng công cụ tìm kiếm

Theo Google, 75% người mua sắm sử dụng các thương hiệu mới thay vì các thương hiệu quen thuộc, vậy làm thế nào để thương hiệu có thể ‘gặp gỡ’ được khách hàng trong những khoảnh khắc quyết định đó?

Mọi người đang tìm kiếm những gì bạn đang bán.

Những khoảnh khắc mua sắm lớn nhất của người tiêu dùng tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đang đến, điều này có nghĩa là mọi người sẽ tìm kiếm, nghiên cứu, và nghiên cứu tiếp những ưu đãi tốt nhất đối với họ.

Người tiêu dùng đang tham gia vào những sự kiện bán hàng theo mùa lớn nhất năm.

Những ngày hội bán hàng lớn như 9/9, Singles Day 11/11, 12/12, và Black Friday vốn đã trở thành những sự kiện có quy mô lớn được nhiều người biết đến trong khu vực.

  • Tại khu vực Đông Nam Á, lễ hội mua sắm 9/9 chứng kiến mức tăng trưởng hàng năm lớn nhất trong tìm kiếm thương mại điện tử.
  • Lễ hội Singles Day và 11/11 đã trở thành một trong những lễ hội mua sắm lớn nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tạo ra 115 tỷ USD doanh số bán hàng cho hai gã khổng lồ thương mại điện tử Abibaba và JD.com vào năm 2020.

Người mua sắm đang chờ đợi đến các lễ hội bán hàng lớn để mua sắm những thứ họ muốn ở một mức giá tốt nhất cũng như việc cân nhắc sử dụng những thương hiệu mới.

  • 55% người mua sắm ở APAC sẽ không mua sắm những món quà cho đến khi chúng đang có chương trình giảm giá (Theo Google).
  • 75% người mua sắm ở APAC tìm cách sử dụng những thương hiệu mới thay vì sử dụng các thương hiệu quen thuộc (Theo Google).

Người tiêu dùng đang sử dụng công cụ tìm kiếm để ra quyết định mua hàng.

Người tiêu dùng đến với các công cụ tìm kiếm để tìm kiếm thêm thông tin và xác nhận các quyết định mua hàng của mình. Họ coi đó là cách để khiến họ có được cảm giác mua hàng đúng đắn.

  • 57% người tiêu dùng nói rằng, họ tìm kiếm và nghiên cứu trước khi ra quyết định mua để họ cảm thấy tự tin hơn về những gì mà họ sắp mua.
  • Công cụ tìm kiếm của Google đã trở thành một trong những ‘điểm chạm’ đó trong hành trình nghiên cứu của họ.

Cách các thương hiệu có thể ‘gặp gỡ’ được khách hàng ở những khoảnh khắc họ cần nhất.

  • Hãy có câu trả lời khi mọi người đang tìm kiếm: Người mua sắm không phải khi nào cũng định hình được sản phẩm hoặc dịch vụ họ mong muốn ở trong đầu khi họ tìm kiếm. Ngày càng có nhiều người hơn tìm kiếm và mua những sản phẩm mới ở những danh mục hoàn toàn mới. Công cụ quảng cáo tìm kiếm đáp ứng (RSA) có thể cho phép bạn cung cấp những quảng cáo được cá nhân hoá để phù hợp hơn với từng người mua sắm.
  • Hãy làm cho thương hiệu của bạn dễ được khám phá trực tuyến: Khách hàng đang kỳ vọng mua sắm thông qua các nền tảng khác nhau để đáp ứng được nhu cầu của họ, do đó các thương hiệu cần hiển thị nhiều nhất có thể ở những nơi mà họ đang tìm kiếm. Hãy sử dụng tiện ích mở rộng hình ảnh trong quảng cáo tìm kiếm (Image Extensions) để tối ưu hoá thông điệp của bạn bên canh quảng cáo văn bản vốn có. Theo Google, nhà quảng cáo có thể tăng đến 10% lượt nhấp chuột khi tiện ích mở rộng này được hiển thị trong kết quả tìm kiếm.
  • Tiếp cận đúng khách hàng với công cụ tự động hoá: Mỗi từ khoá tìm kiếm là duy nhất. Với công cụ tự động hoá, bạn có thể tiếp cận được những khách hàng đang tìm kiếm sản phẩm của bạn và kết nối với họ thông qua quảng cáo động. Bạn có thể mở rộng kiểu đối sánh từ khoá sang đối sánh rộng (broad match) với chiến lược giá thầu thông minh (smart bidding) để hiển thị đúng khoảnh khắc mà khách hàng đang cần. Theo Google, những nhà quảng cáo có thể ứng dụng được chiến lược RSA song song với đối sánh rộng và giá thầu thông minh có thể tăng lên 20% tỷ lệ chuyển đổi.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

YouTube nhấn mạnh giá trị của nền tảng cho nhạc sĩ khi TikTok tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng

Khi TikTok đang dần củng cố sức mạnh của mình với ngành công nghiệp âm nhạc và trở thành một nền tảng ngày càng có ảnh hưởng đối với các xu hướng âm nhạc, YouTube đang tìm cách khẳng định lại tầm quan trọng của mình.

YouTube nhấn mạnh giá trị của nền tảng cho nhạc sĩ khi TikTok tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng
YouTube nhấn mạnh giá trị của nền tảng cho nhạc sĩ khi TikTok tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng

Khi âm nhạc là một trong những tâm điểm phát triển – theo YouTube, nền tảng này đã trả hơn 4 tỷ USD cho ngành công nghiệp âm nhạc chỉ trong 12 tháng qua, thông qua các yếu tố khác nhau, YouTube cho phép các nhạc sĩ quảng bá và kiếm tiền trực tiếp từ các nội dung của họ trong ứng dụng.

Theo YouTube:

“YouTube là ‘sân khấu’ lớn nhất thế giới và các nhà quảng cáo đang rất mong muốn khai thác sự tương tác với âm nhạc mà nền tảng này cho phép.

Với hơn 2 tỷ người dùng xem video nhạc hàng tháng, YouTube cho phép các nhà quảng cáo tiếp cận đối tượng mục tiêu mà họ không thể tìm thấy ở bất kỳ nền tảng nào khác.”

YouTube lưu ý thêm rằng trong số hàng tỷ video được tạo ra cho các nghệ sĩ, nhạc sĩ và người sở hữu bản quyền trong năm qua, hơn 30% là đến từ UGC.

“Các video do người hâm mộ tạo ra (UGC) luôn phát triển mạnh mẽ trên YouTube, giúp các nghệ sĩ phát triển lượng khán giả của họ và giới thiệu các bài hát trên khắp thế giới.

Chúng tôi rất vui vì giờ đây nó cũng trở thành một nguồn doanh thu có ý nghĩa và đang gia tăng cùng với nội dung âm nhạc cao cấp hiện có (premium music content).”

Điều này có vẻ giống như là một tham chiếu rõ ràng với TikTok, nơi xu hướng #hashtag và memes hiện đang thúc đẩy sự tương tác rất lớn xung quanh các bài hát mới nhất.

Mặc dù TikTok là ứng dụng có phần trội hơn trong xu hướng này, nhưng YouTube nói rằng nó có thể giúp các nhạc sĩ xây dựng sở thích kinh doanh của họ, thay vì chỉ xây dựng những thứ xung quanh các video mới.

Mặc dù vậy, tất nhiên, tiềm năng doanh thu thực tế trên mỗi nền tảng cũng chưa thể đánh giá, có không ít bài hát thu hút được sức hút trên TikTok đã trở thành nguồn tạo ra doanh thu đáng kể cho nhà sáng tạo của họ.

Do đó, thật khó để nói đâu là nền tảng tốt hơn để quảng cáo âm nhạc, YouTube hay TikTok, nhưng YouTube lại cho rằng tiềm năng doanh thu của nó có phần trực tiếp hơn, có thể định lượng được nhiều hơn, thứ mà nó có thể liên kết trực tiếp từ các công cụ và quy trình của mình.

Ngoài ra, YouTube cũng lưu ý rằng họ đang nghiên cứu các dịch vụ mới cho các nhạc sĩ, điều sẽ xây dựng nhiều tùy chọn tạo ra doanh thu hơn.

“Chúng tôi đang tiếp tục đổi mới với các sản phẩm hướng trực tiếp đến người hâm mộ (Direct-to-fan products) như bán vé, xây dựng hội viên, hàng hóa kỹ thuật số có trả phí và các sự kiện bán vé ảo khác.

THE SHOW, buổi hòa nhạc ảo có trả phí của BLACKPINK đã bán được vé cho gần 280.000 hội viên trên 81 quốc gia và giúp nhóm kiếm được 2,7 triệu người đăng ký mới (subscribers) cho kênh chính thức của họ.”

Một mặt, đây là bản cập nhật thông thường cho các công cụ âm nhạc của YouTube, nhưng mặt khác, nền tảng này đang tập trung vào TikTok và nêu bật lợi ích của mình đối với các nhạc sĩ so với TikTok.

Rõ ràng, YouTube vẫn là nền tảng video trực tuyến lớn nhất thế giới, và nó đang cố gắng kìm hãm sự phát triển của TikTok bằng các nội dung dạng ngắn.

Đối với các nghệ sĩ – và đối với cả những người làm marketing, bản cập nhật cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của YouTube đối với các chiến dịch và phạm vi tiếp cận của thương hiệu trong ngành công nghiệp video trực tuyến đang tăng trưởng nhanh chóng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Google: Cách các thương hiệu lớn tăng trưởng với chiến lược quảng cáo video

Hàng chục triệu người trên khắp thế giới đang xem YouTube mỗi tháng. Đây là cơ sở để bạn nên xây dựng các chiến lược quảng cáo video ngay từ bây giờ.

chiến lược quảng cáo video

Thời gian xem video, đặc biệt là đối với các nội dung phát trực tuyến, đang tăng vọt. Hàng chục triệu người trên khắp thế giới đang xem YouTube mỗi tháng. Đây là cơ sở để bạn nên xây dựng các chiến lược quảng cáo video ngay từ bây giờ.

Cùng theo dõi chia sẻ của Ông Brian Albert, hiện là giám đốc phụ trách các giải pháp cho thương hiệu và Agency tại Google, về cách 03 thương hiệu hàng đầu đã tiếp cận đối tượng mục tiêu của họ trong thời kỳ bùng nổ của phát trực tuyến.

Nhiều nhà quảng cáo đang đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng bằng cách tái đầu tư vào video số. Đặc biệt, 03 thương hiệu dưới đây đã chuyển đổi chiến lược quảng cáo video của họ để đạt được sự tăng trưởng ngoài mức mong đợi.

Theo dõi nơi những người xem muốn xem.

Vào tháng 11 năm nay, Nissan đối diện với một áp lực khá lớn trong việc ra mắt Rogue, một mẫu xe đa dụng (crossover utility vehicle – CUV) hàng đầu của mình.

Trước đây, đây là mẫu xe bán chạy nhất trên thị trường và tương tự như mẫu X-Trail của Châu Âu. Rogue không chỉ phải đối mặt với thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt mà còn phải hủy bỏ vô thời hạn tất cả các triển lãm ô tô trực tiếp.

Nhóm của Nissan biết rằng họ sẽ phải tìm đối tượng mục tiêu của mình thông qua các nền tảng trực tuyến. “YouTube là nơi số 1 mà người tiêu dùng tìm đến khi họ đang nghiên cứu về ô tô, đặc biệt là khi họ đang nghiên cứu về mẫu xe SUV”, Bà Allyson Witherspoon, Giám đốc Marketing (CMO) của Nissan Mỹ cho biết.

Tận dụng dữ liệu xu hướng ngành công nghiệp ô tô hiện tại của Google, điều đã phản ánh sự gia tăng của các màn hình ảo (virtual showings), Nissan phát hiện ra rằng họ cần phải tập trung vào một chiến dịch ra mắt trước khi các chương trình truyền thông chính của họ được chạy.

Biết rằng sẽ không đủ nếu chỉ sử dụng lại một điểm vị trí TV (spot) cho chiến dịch YouTube, nhóm sáng tạo của Nissan đã tuân theo công thức YouTube ABCD để thu hút những người đam mê ô tô trên nền tảng.

Chiến dịch nhằm mục tiêu ‘hướng dẫn khuyến nghị tập trung vào một tính năng’.

CMO Witherspoon giải thích: “Bạn cần có nội dung phù hợp dựa trên cách người tiêu dùng mua sắm. Đôi khi, điều đó có nghĩa là nội dung của bạn cần phải có các tính năng cụ thể, khi mọi người đang trải qua quá trình mua sắm ô tô của họ.”

Witherspoon cho biết thêm, lưu lượng truy cập kỹ thuật số đã được cải thiện và nhóm đã nhận thấy sự tăng trưởng đáng kể của tỉ lệ chuyển đổi – ngay cả đối với một phân khúc đang giảm dung lượng tìm kiếm của sản phẩm.

Nissan đã chứng kiến ​​mức mua hàng tăng 40% trên YouTube so với TV truyền thống và thị phần tăng từ 6% lên 7,4% với dòng Rogue trong năm 2021.

Thúc đẩy doanh số bán hàng bằng cách mở rộng phạm vi tiếp cận thông qua chiến lược quảng cáo video.

Đối với thương hiệu Mountain Dew của PepsiCo, thách thức lớn nhất trong năm 2020 của họ là tiếp tục tiếp cận người tiêu dùng trong bối cảnh truyền thông liên tục thay đổi và mở rộng.

Nhóm nghiên cứu của thương hiệu muốn tập trung vào các nguồn truyền thông có thể giúp họ tiếp cận rộng nhất và thậm chí là có thể thu hút thêm nhiều khách hàng mới.

Biết rằng những người tiêu dùng mục tiêu ngày càng dành nhiều thời gian hơn để xem video kỹ thuật số, Mountain Dew quyết định tăng đầu tư vào YouTube để kiểm tra xem họ có thể đạt được phạm vi tiếp cận đến đâu.

Bà Katie Haniffy, người đứng đầu bộ phận truyền thông (head of media) của PepsiCo Beverage, cho biết:

“Luôn là một thách thức trong việc tìm ra các giải pháp kết nối tối ưu với người tiêu dùng.

Cái hay của YouTube là nó có quy mô (size) thực sự lớn, nó bao gồm nhiều loại định dạng khác nhau của nội dung, điều vốn rất quan trọng đối với thương hiệu của chúng tôi.”

Nhóm nghiên cứu dựa rất nhiều vào chiến lược ưu tiên kỹ thuật số của họ với chiến dịch quảng cáo “Mọi lúc” trên YouTube với hy vọng gia tăng phạm vi tiếp cận trong bối cảnh đại dịch đang làm suy giảm mọi thứ.

YouTube đã cho phép thương hiệu không chỉ tăng trưởng đáng kể phạm vi tiếp cận (Reach) mà còn thúc đẩy lợi nhuận có được trên chi tiêu quảng cáo (ROAS) cao hơn, kết nối dễ hơn với các phân khúc.

Bà Haniffy cho biết: “Chúng tôi nhận thấy rằng YouTube luôn không ngừng trong việc duy trì lượng khán giả và tăng quy mô của họ.

YouTube mang đến cho chúng tôi một lượng khán giả mới mà chúng tôi không nhận được trên các nền tảng khác hoặc trên truyền hình TV truyền thống.”

Hãy để dữ liệu thúc đẩy sự sáng tạo cho các chiến lược quảng cáo video.

Kimberly-Clark, nhà sản xuất khăn giấy Kleenex lần đầu tiên xây dựng danh mục thương hiệu của mình trên TV truyền thống, nhưng nhóm marketing của họ đã quyết định đầu tư mạnh mẽ vào việc phát trực tuyến (live-streaming) cho lần ra mắt tã giấy có nguồn gốc thực vật Pull-Ups New Leaf vào năm 2020.

Sự chuyển đổi này có nghĩa là họ sẽ mở ra các phương pháp đo lường mới hơn là chỉ nhìn vào tỉ suất lợi nhuận đầu tư (ROI), họ cũng xác định lại phạm vi tiếp cận (reach) cũng như là lượt hiển thị (impressions) trên các phương tiện truyền thông được nhắm mục tiêu dựa trên kết quả (outcome-based targeted media)

Bà Zena Srivatsa Arnold, giám đốc kỹ thuật số và tiếp thị (CDMO) tại Kimberly-Clark cho biết: “Khi bạn đang nói về một không gian hoàn toàn mới của thương hiệu để tiếp cận người tiêu dùng, điều quan trọng là phải chấp nhận rủi ro và thử những điều mới”.

“Bởi vì đây là nơi người tiêu dùng của chúng ta ngày nay, họ không còn ở nhiều những địa điểm truyền thống mà chúng ta đã tiếp cận họ trước đây.”

Nhóm nhận thấy rằng chuyển sang video có nghĩa là có nhiều không gian hơn để thử nghiệm quảng cáo.

Giờ đây, họ có một loạt các tùy chọn mới, chẳng hạn như nhắn tin theo thứ tự (sequential messaging), nhắm mục tiêu lại (retargeting), quảng cáo dạng ngắn như quảng cáo đệm (bumpers), cũng như quyền truy cập vào các dữ liệu hành vi mà họ cần để gửi đi những thông điệp được cá nhân hóa cao hơn.

Cuối cùng, chiến dịch phát trực tuyến đã vượt quá mức mong đợi với 36% phạm vi tiếp cận duy nhất được gia tăng và tăng 78% phạm vi tiếp cận trên màn hình TV.

Bà Arnold cho biết:

“CTV (connected TV – những màn hình TV được kết nối trực tuyến) cung cấp cho chúng tôi dữ liệu để nhắm mục tiêu chi tiết hơn nhiều đồng thời đưa ra những thông điệp phù hợp đến đúng người vào đúng thời điểm, điều mà chúng tôi không thể có được từ những màn hình TV truyền thống.”

Bằng cách biết cách người dùng ưu tiên xem nội dung yêu thích của mình, các nhà marketer có thể điều chỉnh thông điệp và chi tiêu truyền thông để kết nối tốt hơn với mọi người ở những nơi họ đang và muốn kết nối.

Kết luận.

Khi lượng người dùng tiếp tục tiêu thụ nhiều video nhiều hơn, các nền tảng cũng đẩy mạnh vào định dạng video hơn, tập trung xây dựng các chiến lược quảng cáo video là một trong những cách làm thông minh nhất.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Thương hiệu nên ngừng đặt nặng vấn đề về tuổi tác với những người trên 50 tuổi

Nghiên cứu mới cho thấy những người trên 50 tuổi cảm thấy bị ‘tổn thương’ và phiền phức vì các thương hiệu đang sử dụng độ tuổi của họ để nhắm vào quảng cáo thay vì thái độ và lối sống.

Những người trên 50 tuổi cảm thấy khó chịu và thường bỏ qua quảng cáo vì các quảng cáo đó chỉ nhắm vào độ tuổi của họ, thay vì hướng đến thái độ và lối sống.

Nghiên cứu mới được thực hiện bởi Gransnet và Mumsnet với 1.028 người dùng của họ cho thấy 78% những người từ 50 tuổi trở lên cảm thấy quảng cáo thiếu tính đại diện hoặc xuyên tạc, tức không hài lòng với các quảng cáo được nhìn thấy.

Xét về lĩnh vực, mức độ này tồi tệ nhất đối với các thương hiệu công nghệ với 87% trong số những người được hỏi trả lời là không hài lòng về quảng cáo, tiếp theo là các thương hiệu thời trang với 84% và ngành giải trí là 79%.

Gần 2/3 tức khoảng 62% trong số những người được hỏi tin rằng họ cảm thấy ‘bị phớt lờ’ vì các nhà quảng cáo còn quá trẻ để hiểu về nhân khẩu học của họ, một chỉ số khác là 88% cho rằng các thương hiệu và Agency nên tuyển dụng nhiều người lớn tuổi hơn.

Khoảng 93% cho rằng các nhà quảng cáo cần bắt đầu hỏi những người trên 50 tuổi xem họ muốn gì hơn là ngồi ở đó và đưa ra giả định, trong khi 92% muốn các nhà quảng cáo thừa nhận sức mạnh chi tiêu của họ.

Điều này gây ra không ít hậu quả cho các thương hiệu. Gần một nửa (khoảng 49%) những người được hỏi nói rằng họ chủ động tránh những thương hiệu không hiểu họ, trong khi 69% cho rằng nếu quảng cáo đại diện hơn cho nhóm tuổi của họ, họ sẽ dễ tiếp nhận thương hiệu đằng sau nó hơn.

Nhà soạn nội dung Lara Crisp của Gransnet cho biết: “Nếu các nhà quảng cáo muốn trò chuyện được với những người trên 50 tuổi, họ cần phải bắt đầu bằng cách lắng nghe họ.

Thật kỳ lạ khi những người làm marketing cho rằng độ tuổi là một giới hạn khi quan tâm đến công nghệ, thời trang hoặc các bộ phim bom tấn”.

Nhà biên soạn Tom Goodwin tại Zenith nói thêm:

“Chúng ta cần phải suy nghĩ lại tất cả các giả định mà chúng ta đưa ra về các nhóm tuổi, bao gồm cả thói quen truyền thông của họ.

Chúng ta có giả định kỳ lạ rằng thế hệ những người lớn tuổi không sử dụng Snapchat và không thích công nghệ, nhưng tất nhiên họ đang tải xuống ứng dụng, cả những ứng dụng phát nội dung trực tuyến.

Các thương hiệu phải giải quyết những giả định đó và các agency quảng cáo phải đặt ra những câu hỏi khó hơn về người dùng.”

Để làm được tất cả những điều này, các thương hiệu cần ngừng nhắm mục tiêu theo độ tuổi và bắt đầu nhắm mục tiêu theo thái độ, phong cách sống, và cả giai đoạn sống.

Nhân khẩu học đã được chứng minh là vô nghĩa nhưng chúng ta đã nhất quyết sử dụng chúng. Dữ liệu lớn chúng ta nên sử dụng là thái độ, ý định, các hành vi có thể xảy ra.

Chúng ta cần cải thiện việc sử dụng những tín hiệu dữ liệu hơn là nhân khẩu học .

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

  • 1
  • 2