Skip to main content

Thẻ: Shoppertainment

Tại sao siêu sale trên TikTok hay Shopee ngày càng ít hiệu quả hơn với thương hiệu

Accenture công bố báo cáo đánh giá khi theo khảo sát các thị trường trọng điểm của TikTok về xu hướng mua sắm giải trí (shoppertainment) như Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam.

Báo cáo cho thấy có tới 79% người tiêu dùng tại châu Á – Thái Bình Dương bị ảnh hưởng bởi nội dung không mang tính quảng cáo.

Trung bình trong khu vực, chỉ 21% người dùng bị tác động bởi các chương trình khuyến mãi khi cân nhắc quyết định mua hàng. Tỷ lệ này cũng dao động theo từng quốc gia: Hàn Quốc (12%), Nhật Bản (27%) và Indonesia (41%).

Khảo sát cũng chỉ ra người tiêu dùng ngày càng có xu hướng chuyển dịch mối quan tâm về giá trị sản phẩm, thay cho giá cả và khuyến mại như trước đây.

Ông Tiến Đặng, Giám đốc Marketing L’Oreal đồng ý với quan điểm này. Theo ông Tiến, cách đây khoảng hai năm, khi mua sắm giải trí chưa trở thành xu hướng, các bên thường đưa ra những chiến dịch khuyến mãi lớn, nhiều ưu đãi về giá để thu hút khách hàng. Song, điều này đã dần kém hiệu quả và không đạt được nhiều thành công.

Xu hướng mua sắm giải trí được đẩy mạnh cùng với thời điểm người tiêu dùng thay đổi hành vi, dễ dàng chi tiêu cho những món sản phẩm chạm tới cảm xúc, thúc đẩy họ ra quyết định mua hàng nhanh hơn.

“L’Oreal đã không còn thực hiện các chiến dịch sale rầm rộ, thay vào đó, chúng tôi chọn hướng truyền tải nhiều hơn ý nghĩa của sản phẩm tới trái tim của từng khách hàng và điều này được thúc đẩy bởi các KOL, KOC”, ông Tiến nói.

Ngoài ra, lãnh đạo L’Oreal cho rằng với việc người tiêu dùng trở nên khó tính hơn, đặc biệt là GenZ – những khách hàng có khả năng tiếp cận nhiều nguồn thông tin hơn nhờ thành thạo với thiết bị số, cũng đòi hỏi doanh nghiệp và các nhà sáng tạo phải đào sâu, đưa ra cách tiếp cận phù hợp.

Năm nay, báo cáo cho biết các thị trường như Việt Nam, Thái Lan và Hàn Quốc, người tiêu dùng có thiên hướng nghiêng về các đánh giá sản phẩm từ cộng đồng. Người dùng tại các quốc gia này tin tưởng vào nội dung giới thiệu sản phẩm, dịch vụ từ cộng đồng nhà sáng tạo nội dung trên TikTok, ít nhạy cảm với quảng cáo – thông tin ưu đãi hơn, và ít dựa vào trực giác khi mua hàng.

Trái lại, người tiêu dùng tại Nhật Bản và Indonesia có xu hướng quan tâm nhiều tới các nội dung về đặc điểm, thông tin và lợi ích sản phẩm. Nhóm này cũng phản ứng nhanh chóng với các chương trình khuyến mãi và ít đưa ra quyết định mua hàng dựa trên cảm tính hơn.

Số người tiêu dùng thường xuyên tìm kiếm sản phẩm trên các nền tảng sáng tạo nội dung dạng video như TikTok tăng gấp 1,9 lần so với các công cụ tìm kiếm truyền thống. Xu hướng này được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng tại Đông Nam Á trong 1-2 năm, khi 81% người tiêu dùng thể hiện mong muốn duy trì hay thậm chí tăng cường trải nghiệm kết hợp mua sắm giải trí trên các nền tảng sáng tạo nội dung số.

Ông Arthur Altounian, Phó Chủ tịch về Chiến lược khách hàng & Tăng trưởng, Châu Á Thái Bình Dương tại GroupM (The Goat Agency) cho biết: “Trong thời đại nội dung và hành vi tiêu dùng đang thay đổi từng ngày, thương hiệu sẽ cần thúc đẩy người dùng đưa ra quyết định mua hàng theo trực giác”.

Vị này cho rằng thương hiệu nên chú trọng thiết lập mối liên hệ gắn kết lâu dài, đồng hành cùng người dùng trong khi vẫn đảm bảo đáp ứng cân bằng các nhu cầu về hoạt động khuyến mãi trong ngắn hạn. Ngoài ra, việc tạo ra trải nghiệm liền mạch từ nội dung hấp dẫn cho tới chiến lược bán hàng tập trung vào lợi ích và giá trị sản phẩm, cũng là một điểm cần được lưu ý.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

TikTok hiện có hơn 2.8 triệu doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) tại Việt Nam

Tại chương trình “TETastic with TikTok – Khởi sắc doanh số” tổ chức ngày 13-1, ông Nguyễn Lâm Thanh – đại diện TikTok Việt Nam – cho hay đến tháng 11-2023, có hơn 2,8 triệu doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME), hộ kinh doanh tại Việt Nam đang hoạt động trên nền tảng này.

Hashtag #HoChiMinhCity đạt 1 tỉ lượt xem

Trong đó, 5 ngành hàng bán chạy nhất là thời trang, nhà cửa và đời sống, sức khỏe và chăm sóc cá nhân, điện tử, làm đẹp.

Ông Thanh cho hay TikTok liên tục triển khai các chương trình đào tạo, trang bị kiến thức, kỹ năng vận hành, sáng tạo nội dung, các công cụ, giải pháp hỗ trợ. Trong năm 2023, hơn 140 buổi đào tạo, hội thảo miễn phí hằng tuần được tổ chức, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, nhận diện thương hiệu và tối ưu hoạt động trên nền tảng cho hơn 50.000 MSME.

TikTok cũng tích cực phối hợp với các bộ ban ngành, cơ quan, tổ chức trên khắp cả nước tăng cường cơ hội thương mại số cho doanh nghiệp và sản phẩm địa phương. Như với chương trình chợ phiên OCOP có sự tham gia của hơn 3.000 MSME nhằm tiêu thụ nông sản địa phương, vượt ngưỡng doanh số 100 tỉ đồng.

Chia sẻ thêm về việc hợp tác với TP.HCM, ông Thanh cho biết TikTok đã xây dựng chuỗi hoạt động gồm quảng bá du lịch, văn hóa, thúc đẩy thương mại và giải quyết các vấn đề an sinh.

“Từ lãnh đạo địa phương đến các doanh nghiệp, nhà kinh doanh đều nhận thấy nếu không sớm làm chuyển đổi số, có thể bị đào thải. Từ thay đổi nhận thức chúng tôi sẽ triển khai các hành động, gồm xây dựng nhiều khóa đào tạo cho tiểu thương, nhà kinh doanh”, ông Thanh nói.

Thông tin thêm về khởi động các hỗ trợ dành cho các nhà bán hàng (TikTok Seller) trong dịp Tết, đại diện TikTok cho hay sẽ tổ chức nhiều cuộc hội thoại mở, phiên chia sẻ và thảo luận về bức tranh và xu hướng tiêu dùng Tết. Các chuyên gia cũng trực tiếp hỗ trợ và tư vấn 1:1 cho doanh nghiệp gặp vướng mắc trong quá trình sử dụng công cụ tiếp thị trên TikTok.

Kết quả, trong hơn 1 tháng hashtag #HoChiMinhCity đã tăng từ 300 triệu lượt xem lên 1 tỉ lượt xem, giúp quảng bá cho thành phố là điểm đến du lịch hấp dẫn; hashtag #chobenthanh thu hút 122 lượt đăng tải video với hơn 200 triệu lượt xem; tổ chức 77 phiên livestream với 18.200 đơn hàng được ghi nhận.

“Từ lãnh đạo địa phương đến các doanh nghiệp, nhà kinh doanh đều nhận thấy nếu không sớm làm chuyển đổi số, có thể bị đào thải. Từ thay đổi nhận thức chúng tôi sẽ triển khai các hành động, gồm xây dựng nhiều khóa đào tạo cho tiểu thương, nhà kinh doanh”, ông Thanh nói.

Thông tin thêm về khởi động các hỗ trợ dành cho các nhà bán hàng trong dịp Tết, đại diện TikTok cho hay sẽ tổ chức nhiều cuộc hội thoại mở, phiên chia sẻ và thảo luận về bức tranh và xu hướng tiêu dùng Tết. Các chuyên gia cũng trực tiếp hỗ trợ và tư vấn 1:1 cho doanh nghiệp gặp vướng mắc trong quá trình sử dụng công cụ Marketing trên TikTok.

Xu hướng mua sắm kết hợp giải trí lên ngôi

Khuyến nghị tới các nhà bán hàng, chuyên gia của TikTok cho rằng xu hướng mua sắm kết hợp giải trí (Shoppertainment) đang ngày càng lên ngôi. Do đó, video dạng ngắn là phương tiện tốt nhất ảnh hưởng đến niềm tin và hành vi mua hàng của người dùng.

Theo báo cáo được TikTok thực hiện về hành vi mua sắm của người dùng tại Việt Nam trong mùa lễ hội 2023, 69% người dùng ưu tiên xem video dạng ngắn để tìm hiểu về sản phẩm và dịch vụ; 84% người dùng bị thuyết phục để mua sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu.

Ông Jason Song, giám đốc marketing mảng doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực châu Á – Thái Bình Dương của TikTok, cho hay các doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn là một trụ cột quan trọng giúp đẩy mạnh nền kinh tế các nước trong khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng.

“Tuy nhiên, hoạt động bán hàng trực tuyến và tiếp thị số của nhóm này chưa được khai thác tối đa. Do đó, chúng tôi sẽ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ nâng cao năng lực chuyển đổi số thông qua các chương trình đào tạo, tư vấn và công cụ tiếp thị trên nền tảng”, ông Song nói.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Báo Tuổi Trẻ

Top 5 insights của người tiêu dùng Việt Nam năm 2023

Khi năm mới 2024 chính thức đã bắt đầu, mặc dù tìm kiếm các chiến lược mới là rất cần thiết, nhìn lại những gì đã qua và coi đó là nền tảng cũng không kém phần quan trọng. Tìm hiểu top 5 insight của người tiêu dùng Việt Nam năm 2023 trong bài viết này.

Top 5 insights của người tiêu dùng Việt Nam năm 2023
Top 5 insights của người tiêu dùng Việt Nam năm 2023

Bằng cách xem xét và đánh giá thật kỹ các sở thích và xu hướng ưu tiên mua sắm của người tiêu dùng, các thương hiệu không chỉ có thêm sự hiểu biết về người tiêu dùng của mình mà còn có thêm nhiều định hướng cho các hành động trong tương lai.

Dưới đây là Top 5 insights của người tiêu dùng Việt Nam năm 2023 mà bạn có thể tham khảo.

Người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng mua sắm giải trí (shoppertainment).

Shoppertainment hay Mua sắm giải trí là khái niệm đề cập đến phương thức mua sắm kết hợp yếu tố giải trí, thuật ngữ được nổi lên từ sự phổ biến của các nền tảng mạng xã hội như TikTok.

Trong năm 2023, trong khi mức độ sử dụng của tất cả các nền tảng thương mại điện tử lớn đều giảm, TikTok Shop đã tăng trưởng ấn tượng 5% theo quý.

Mẹo: Người mua sắm ở Việt Nam đang tìm kiếm các trải nghiệm mua sắm trực tuyến năng động và thú vị hơn, các thương hiệu hay doanh nghiệp theo đó cần thu hút khách hàng của mình một cách thức sáng tạo hơn, đặc biệt là khi khách hàng của doanh nghiệp là người trẻ (Gen Z).

Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng thận trọng về mặt tài chính.

Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng thận trọng về mặt tài chính do những bất ổn kinh tế. Theo Báo cáo Xu hướng Tài chính 2023 của Decision Lab, khoảng 50% số người được hỏi cho biết tiết kiệm cho những khó khăn bất ngờ là mối quan tâm lớn nhất của họ, con số này trước đó chỉ khoảng 10-20%.

Trong khi lượng người sử dụng sản phẩm đầu tư để đảm bảo an ninh tài chính có tăng nhẹ, tuy nhiên mức độ chấp nhận rủi ro lại giảm. Các khoản đầu tư trú ẩn an toàn như tài khoản tiết kiệm và chứng khoán đã tăng mạnh.

Mẹo: Các ngân hàng và tổ chức tài chính muốn thu hút khách hàng cần cung cấp các sản phẩm tiết kiệm và đầu tư mang lại sự tin cậy, minh bạch và bảo mật, đồng thời thể hiện những giá trị này thông qua các thông điệp Marketing và chiến dịch thương hiệu (Brand Marketing).

Người lao động Việt Nam thích chế độ làm việc kết hợp (Hybrid).

62% người lao động Việt Nam thích chế độ làm việc kết hợp (theo Báo cáo Tư duy Lãnh đạo “Tương lai của Công việc” của The Sentry và Decision Lab). Tuy nhiên, chỉ có 9% người lao động cho biết họ chỉ thích làm việc từ xa, điều này cho thấy mọi người vẫn coi trọng lợi ích xã hội và nghề nghiệp của việc đến văn phòng.

“Cơ hội học tập” là ưu tiên hàng đầu của 47% nhân viên khi lựa chọn nơi làm việc, tiếp theo là “văn hóa doanh nghiệp” và sau đó là “thu nhập & phúc lợi” với 46%.

Mẹo: Hiểu được điều gì thúc đẩy sự lựa chọn nơi làm việc của nhân viên, định nghĩa của họ về nơi làm việc lý tưởng, nhận thức của họ về xu hướng nơi làm việc mới là nền tảng để xây dựng một doanh nghiệp bền vững.

Họ thích những bữa ăn đắt tiền.

Theo báo cáo Xu hướng F&B Việt Nam 2023, mức giá trung bình hợp lý cho một bữa ăn bên ngoài bình thường là 56.000 đồng một người. Đối với một bữa ăn sang trọng, chi phí trung bình hợp lý có thể lên tới 331.000 đồng/người, đắt gấp khoảng 6 lần so với một bữa ăn thông thường.

Người tiêu dùng có thu nhập cao hơn có xu hướng chi tiêu nhiều hơn cho ngành F&B. Việc đưa ra các chương trình giảm giá/khuyến mãi có thể giúp giữ chân khách hàng tại các nhà hàng/quán cà phê một cách hiệu quả hơn.

Gen Z Việt muốn ngắt kết nối.

Theo Báo cáo Người tiêu dùng Kết nối Quý 3 năm 2023, gần 8/10 (76%) Gen Z muốn rời bỏ ít nhất một nền tảng mạng xã hội.

Khi Gen Z bắt đầu sử dụng mạng xã hội một cách có ý thức hơn, tính xác thực, mức độ phù hợp và trách nhiệm sẽ là nền tảng của các chiến lược thương hiệu trong tương lai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Top các xu hướng thương mại điện tử năm 2024 được dự báo là sẽ phát triển mạnh

Nếu thương mại điện tử là một phần quan trọng trọng chiến lược phát triển doanh nghiệp của bạn, hãy xem ngay top các xu hướng thương mại điện tử được dự báo là sẽ phát triển mạnh trong năm 2024 trong bài viết này.

xu hướng thương mại điện tử 2024
Top các xu hướng thương mại điện tử năm 2024 được dự báo là sẽ phát triển mạnh

Sự bùng nổ của công nghệ và nhu cầu mua sắm online ngày càng cao của người tiêu dùng đã khiến kinh doanh thương mại điện tử (eCommerce) liên tục tăng trưởng doanh thu và biển đổi không ngừng, đặc biệt là khi giờ đây còn có được sự hỗ trợ mạnh mẽ của AI (trí tuệ nhân tạo).

Vì vậy, các doanh nghiệp cần liên tục tìm hiểu và cập nhật các xu hướng thương mại điện tử, để bắt kịp làn sóng của ngành này. Đây là một trong những yếu tố chủ chốt để doanh nghiệp gia tăng sức cạnh tranh và duy trì sự phát triển lâu bền. Khám phá và nắm bắt ngay 8 xu hướng thương mại điện tử năm 2024 dưới đây.

Ứng dụng rộng rãi hơn công nghệ thực tế tăng cường (AR) là xu hướng thương mại điện tử đầu tiên của năm 2024.

AR là gì?

Thực tế tăng cường (AR) là công nghệ cho phép mọi người nhìn thấy những thứ kỹ thuật số trong thế giới thực. Hình ảnh kỹ thuật số được đặt trên nguồn cấp dữ liệu máy ảnh để tạo ảo giác như nhìn thấy một sản phẩm trực tuyến ngoài đời thực.

Theo Statista, 16% người mua sắm ở Mỹ cho rằng AR rất quan trọng khi mua đồ. Con số này được dự đoán sẽ tăng lên khi công nghệ được cải thiện và AR trở nên gần gũi và dễ sử dụng hơn. Một số ứng dụng của AR trong ngành thương mại điện tử như:

Thử đồ ảo và xem sản phẩm trước khi mua: Công nghệ AR có thể được tích hợp để tạo ra trải nghiệm thử sản phẩm, ví dụ như thử quần áo, make up, trang trí nhà sửa… Điều này giúp người tiêu dùng xem trước cách sản phẩm sẽ trông như thế nào khi họ sử dụng hoặc đặt trong không gian của họ.

Hướng dẫn sử dụng sản phẩm: AR có thể hỗ trợ việc hướng dẫn sử dụng sản phẩm thông qua hình ảnh, video và thông tin tương tác, giúp người dùng có trải nghiệm mua sắm thông minh và thuận tiện hơn.

Tương tác tăng cường trong trải nghiệm mua sắm: Các ứng dụng AR có thể giúp tăng cường trải nghiệm mua sắm trực tuyến bằng cách cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm khi người tiêu dùng di chuyển chúng thông qua màn hình.

Ví dụ: IKEA là một thương hiệu bán lẻ đồ nội thất lớn nhất thế giới. Thương hiệu đã cho ra mắt IKEA Place – một ứng dụng mà khách hàng có thể sử dụng AR để xem xét liệu sản phẩm có phù hợp với nội thất hiện có trong nhà của họ hay không.

Tìm kiếm bằng giọng nói và hình ảnh.

Tìm kiếm bằng giọng nói và hình ảnh được dự đoán là một xu hướng hương mại điện tử năm 2024 quan trọng:

Tìm kiếm bằng hình ảnh

Công nghệ tìm kiếm bằng hình ảnh có thể đặc biệt hữu ích cho người dùng muốn tìm kiếm sản phẩm dựa trên hình ảnh. Người dùng có thể chụp hoặc tải lên một bức ảnh của một sản phẩm mà họ quan tâm, sau đó hệ thống sẽ tìm kiếm và cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm đó.

Tìm kiếm bằng hình ảnh được dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR là 17,5% (Adroitmarketresearch), dự đoán giá trị thị trường sẽ đạt hơn 32 triệu USD vào năm 2028.

Theo VWO, 62% thế hệ Millennials và Gen Z muốn sử dụng tìm kiếm bằng hình ảnh nhưng chỉ có khoảng 8% thương hiệu cung cấp chức năng này. Một số doanh nghiệp thương mại điện tử đã triển khai thành công chức năng tìm kiếm hình ảnh trên nền tảng trực tuyến của họ.

Ví dụ: Taobao, Shopee có chức năng tìm kiếm hình ảnh và tìm ra các sản phẩm tương tự trong ảnh.

Tìm kiếm bằng giọng nói.

Với sự gia tăng của trợ lý ảo như Siri, Google Assistant và Amazon Alexa, việc tìm kiếm sản phẩm và thực hiện giao dịch bằng giọng nói sẽ trở nên phổ biến hơn. Các doanh nghiệp bán hàng trên sàn thương mại điện tử có thể tích hợp công nghệ này để cải thiện trải nghiệm mua sắm và tìm kiếm của người dùng.

Theo HubSpot, khoảng 40% người dùng Internet ở Mỹ sử dụng trợ lý giọng nói hàng tháng. Công nghệ tìm kiếm bằng giọng nói có thể ngày càng trở nên phổ biến hơn trong các ứng dụng thương mại điện tử. Người dùng có thể tìm kiếm sản phẩm, thêm vào giỏ hàng, hoặc thậm chí hoàn tất giao dịch chỉ bằng cách sử dụng giọng nói, giúp tăng cường tiện ích và tiết kiệm thời gian.

Ví dụ: Walmart đã triển khai và giúp người tiêu dùng có thể đặt hàng bất kỳ mặt hàng nào của họ bằng giọng nói trên Google Express.

Giao hàng trong ngày.

Giao hàng trong ngày là xu hướng thương mại điện tử 2024 mà người tiêu dùng mong đợi từ các thương hiệu. Theo Invespcro, gần một nửa số người mua hàng nói rằng việc giao hàng trong ngày khiến họ có nhiều khả năng mua sắm trực tuyến hơn. Ngoài ra, theo Statista, thị trường giao hàng trong ngày được dự đoán trị giá 14,9 tỷ USD vào năm 2024.

Ông Michael Nemeroff, CEO và đồng sáng lập của Rush Order Tees chia sẻ rằng: “Các công ty thương mại điện tử phải tạo ra hệ thống giao hàng trong ngày để giữ chân khách hàng và giữ vững sự thành công. Nếu không, họ sẽ có nguy cơ mất khách hàng vào tay những đối thủ cạnh tranh có tư duy và hệ thống tiến bộ hơn.”

Ví dụ: Ứng dụng mua sắm Need for It Tonight đã hợp tác với dịch vụ chuyển phát nhanh Gophr để cung cấp tùy chọn giao hàng trong 90 phút cho hàng hóa thời trang. Khi phong trào này đạt được đà phát triển, sẽ có nhiều công ty đầu tư vào dịch vụ hậu cần để có thể giao hàng nhanh chóng và hiệu quả

Cá nhân hóa cũng sẽ là xu hướng thương mại điện tử trong năm 2024.

Cá nhân hóa (Personalization) sẽ tiếp tục là một xu hướng quan trọng trong lĩnh vực thương mại điện tử vào năm 2024. Đối với nhiều người tiêu dùng, trải nghiệm mua sắm cá nhân hóa mang lại sự tiện lợi và tận hưởng. Các trang web thương mại điện tử cung cấp trải nghiệm mua sắm được cá nhân hóa có doanh thu tăng 25%. Vì vậy, 67% các doanh nghiệp thương mại điện tử cho biết họ sẽ đầu tư nhiều hơn vào cá nhân hóa trong tương lai (Statista).

Dưới đây là một số xu hướng liên quan đến cá nhân hóa trong thương mại điện tử vào năm 2024:

  • Cá nhân hóa trải nghiệm người dùng: Các trang web và ứng dụng thương mại điện tử sẽ cá nhân hóa trải nghiệm người dùng như: hiển thị sản phẩm dựa trên lịch sử mua sắm và hành vi trực tuyến của từng người dùng.
  • Cá nhân hóa thông tin quảng cáo: Sử dụng dữ liệu người dùng để tối ưu hóa quảng cáo trực tuyến phản ánh sở thích và nhu cầu cụ thể của từng cá nhân.

Thanh toán online.

Thanh toán di động đã trở thành một trong những xu hướng hàng đầu trên các sàn thương mại điện tử toàn thế giới khi số lượng người dùng di động ngày càng tăng. Dưới đây là một số xu hướng trong lĩnh vực thanh toán online:

  • Thanh toán bằng ví điện tử và ứng dụng thanh toán: Năm 2021, ví kỹ thuật số hoặc ví di động chiếm 49% giao dịch thương mại điện tử toàn cầu và dự kiến ​​sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khoảng 53% tổng số giao dịch thương mại điện tử vào năm 2025 (Oberlo).
  • Phát triển của thanh toán bằng mã QR: Thanh toán qua mã QR đang trở nên ngày càng phổ, cả trong cửa hàng và trực tuyến.
  • Thanh toán trả góp qua thẻ: Phương thức thanh toán này dự kiến ​​​​sẽ chiếm 680 tỷ USD về khối lượng giao dịch vào năm 2025 và sẽ tiếp tục tăng. Khoản thanh toán ban đầu thấp hơn tạo điều kiện để khách hàng có thể ra quyết định mua hàng ngay. Điều này làm tăng doanh số bán lẻ và giảm tỷ lệ bỏ giỏ hàng xuống 35%.

Shoppertainment tiếp tục là xu hướng thương mại điện tử trong năm 2024 nhờ vào sự phổ biến của các nền tảng mạng xã hội.

Shoppertainment là gì?

Shoppertainment hình thức mua sắm kết hợp với yếu tố giải trí để tạo ra trải nghiệm mua sắm thú vị và độc đáo hơn. Mua sắm giải trí dễ dẫn đến các quyết định mua hàng mang tính cảm xúc và bốc đồng. .

Theo báo cáo của TikTok, Shoppertainment đã đem lại những hiệu ứng như:

  • Ở Đông Nam Á, 82% người tiêu dùng mua hàng từ các công ty mà họ ít khi sử dụng.
  • 55% người tiêu dùng đã mua hàng ngoài kế hoạch.
  • Sau khi xem video trên mạng xã hội TikTok, 89% người tiêu dùng đã mua hàng ngoài kế hoạch.
  • Một nửa số người dùng TikTok thú nhận đã tìm thấy thương hiệu hoặc sản phẩm mới khi sử dụng ứng dụng.

Các xu hướng thương mại điện tử 2024 liên quan đến Shoppertainment như:

Livestream shopping: Các nhãn hiệu và nhà bán lẻ sử dụng video trực tiếp để giới thiệu và bán sản phẩm trực tuyến. Người tiêu dùng có thể tương tác trực tiếp với người bán và đặt câu hỏi trực tiếp trong khi đang xem video.

Thương mại xã hội: Khả năng những người mua sắm trực tiếp trên mạng xã hội để nâng cao tâm trạng hoặc tinh thần cao gấp 1,3 lần so với những người mua sắm trực tuyến trên thị trường. 28% người mua hàng trong cuộc khảo sát này cũng cho biết giải trí là lý do hàng đầu để mua sản phẩm trực tiếp qua mạng xã hội. Các doanh nghiệp có thể tận dụng sự tương tác của người dùng trên mạng xã hội để tạo ra trải nghiệm mua sắm độc đáo và thú vị.

Sự kết hợp của trò chơi và mua sắm: Các ứng dụng và trang web thương mại điện tử có thể tích hợp các yếu tố trò chơi để tạo ra trải nghiệm mua sắm gamified. Việc này có thể bao gồm việc thu thập điểm thưởng, thử thách, và các hoạt động giải trí khác để kích thích sự tương tác của người tiêu dùng. Ví dụ, Shopee cũng đã kết hợp game trực tuyến tích điểm thưởng để khách hàng truy cập ứng dụng và chi tiêu mua sắm nhiều hơn.

Mua hàng từ nhà bán hàng nước ngoài

Việc mua hàng từ nhà bán hàng nước ngoài đã trở thành một xu hướng ngày càng phổ biến trong thời đại trang thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ.

Bạn có thể thấy các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam như Shopee, Lazada, TikTok Shop đều đã có các gian hàng nước ngoài và các gian hàng này đều có doanh thu cực khủng. Đây là một số thống kê cụ thể về xu hướng này:

  • Số lượng người tiêu dùng Việt Nam mua hàng qua các website nước ngoài đã tăng từ 36% (2020) lên 43% (2021).
  • Tỷ lệ người tiêu dùng mua sắm hàng hóa trực tiếp từ các website nước ngoài cũng tăng mạnh từ 49% (2020) lên 56% (2021).
  • Tỷ lệ người tiêu dùng mua hàng của người bán nước ngoài trên sàn thương mại điện tử Việt Nam cũng tăng từ 41% (2020) lên tới 57% (2021).

D2C (mua hàng trực tiếp từ nhà sản xuất) cũng được dự báo là xu hướng phát triển thương mại điện tử của năm 2024.

Mô hình D2C là gì?

D2C (Direct to Consumer) là một mô hình kinh doanh trong đó các doanh nghiệp sản xuất, phân phối và bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng, mà không thông qua các kênh trung gian truyền thống như các nhà bán lẻ (Retail) truyền thống, đại lý hoặc nhà phân phối.

Xu hướng D2C đang phát triển nhanh chóng, chỉ riêng tại Hoa Kỳ, doanh số D2C dự kiến đạt 213 tỷ USD vào năm 2023, trong khi doanh số năm 2021 chỉ là 128 tỷ USD. Thị trường DTC toàn cầu được dự đoán sẽ tăng trưởng vượt 450 tỷ USD vào năm 2025.

Lý do mô hình D2C phát triển mạnh mẽ là vì người mua tìm kiếm ngày càng nhiều sản phẩm trực tiếp từ nhà sản xuất, họ bị thu hút bởi sự tiện lợi, chi phí hợp lý và trải nghiệm cá nhân hóa mà các doanh nghiệp D2C mang lại.

Một cuộc khảo sát ở Nga cho thấy một nửa số người tiêu dùng được hỏi cho biết mua hàng từ các doanh nghiệp D2C rẻ hơn so với các nhà cung cấp khác. Ở Trung Quốc, cứ 10 người mua hàng trực tuyến thì có 4 người thích mua hàng từ các cửa hàng trực tuyến D2C.

Ví dụ: Nike đã triển khai các kênh D2C như Nike Direct để tương tác với người tiêu dùng cuối nhằm mang lại trải nghiệm nhất quán và đến cuối năm tài chính 2020, doanh số D2C đã chiếm 35% (12,4 tỷ USD) doanh thu toàn cầu của họ.

Nắm bắt các xu hướng thương mại điện tử 2024 giúp doanh nghiệp có thể tận dụng những xu hướng này để tạo ra trải nghiệm mua sắm độc đáo và đạt được hiệu quả kinh doanh mong muốn.

Tuy nhiên những xu hướng này không chỉ là cơ hội, mà còn là một thách thức để doanh nghiệp thích ứng với sự biến động nhanh chóng của thị trường và nhu cầu khách hàng ngày càng đa dạng. Doanh nghiệp thương mại điện tử cần không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng dịch vụ để nắm bắt cơ hội, duy trì và mở rộng cộng đồng khách hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Subiz

TikTok Shop dù tăng trưởng vẫn đang đối mặt với các bài toán khó

Sự bùng nổ của social marketing, công nghệ, quá trình chuyển đổi số cùng sự dịch chuyển xu hướng tiêu dùng sau đại dịch… giúp mô hình live shopping (phát trực tiếp) đã và đang rất phát triển tại Việt Nam. Nhờ vũ khí này, TikTok Shop một bước lọt Top 3 thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam (báo cáo của Metric đến cuối năm 2022), vượt qua cả Sendo và Tiki.

TikTok Shop dù tăng trưởng vẫn đang đối mặt với các bài toán khó
TikTok Shop dù tăng trưởng vẫn đang đối mặt với các bài toán khó

Tiếp đà tăng nóng.

Báo cáo quý 3/2023 của TikTok Shop vừa cho biết quy mô cộng đồng nhà bán hàng và nhà sáng tạo nội dung tiếp tục tăng trưởng lần lượt là 210% và 330%.

Riêng đại tiệc Mua sắm 9.9 trên TikTok Shop ghi nhận lượng khách hàng tìm kiếm và mua sắm sản phẩm đạt 250% so với trước chiến dịch, tỷ lệ khách hàng tham gia mua sắm và đặt hàng theo đó tăng 140%, tương ứng với mức tăng 150% về lượng sản phẩm, doanh số bán ra.

Shoppertainment là xu hướng mới, tạo cơ hội thu hút người dùng cho các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô, đặc biệt các doanh nghiệp SMBs thông qua các hình thức quảng cáo linh động dựa trên ngân sách và mục tiêu khác nhau của từng doanh nghiệp.

Trong đó, SMBs (Small and Medium sized Businesses) là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, được ví như nguồn cung cấp tài nguyên và việc làm quan trọng trong nền kinh tế. Với quy mô nhỏ hơn và chi phí thấp hơn, SMBs được đánh gia linh hoạt và sáng tạo hơn trong kinh doanh.

Năm 2022, giá trị thị trường Shoppertainment đạt 500 tỷ USD ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, các thị trường trọng điểm có Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia và Việt Nam. Dựa trên số liệu của nghiên cứu giữa TikTok và tập đoàn Boston Consulting Group, xu hướng Shoppertainment sẽ tăng từ nay đến năm 2026 và tại thị trường Việt Nam sẽ đạt đến con số là 8 tỷ USD.

Báo cáo cũng dự đoán Việt Nam là một trong những thị trường phát triển ấn tượng nhất của xu hướng thương mại điện tử mới này ở khu vực Đông Nam Á (bên cạnh Indonesia và Thái Lan). Tại 3 thị trường này cùng với Úc, Shoppertainment sẽ đạt tốc độ 63% tăng trưởng kép hàng năm (Compounded Annual Growth Rate – CAGR) trong vòng 3 năm tới, đồng thời tăng gấp 4 lần giá trị từ 24 tỷ USD lên 100 tỷ USD.

Và TikTok có thể xem là nền tảng dẫn dắt xu hướng này, thông qua phương thức bán hàng số thông qua video ngắn, LIVE Shopping (Quảng cáo mua sắm qua LIVE) hay chương trình Tiếp thị Liên kết.

Báo cáo lần này cũng công bố Top các ngành hàng bán chạy nhất trên nền tảng, gồm Thời trang, Sức khỏe & Chăm sóc cá nhân, Điện tử, Nhà cửa & Đời sống, Làm đẹp.

Bắt đầu đối mặt với một bài toán khó.

Nổi lên như một hiện tượng trong làng thương mại điện tử, vẫn còn rất nhiều thách thức, cụ thể là mặt hàng chính hãng. Được biết, tỷ lệ hàng chính hãng trên TikTok Shop hiện không cao. Đây được xem là bài toán khó của nền tảng, bởi chất lượng luôn là một trong những tiêu chí hàng đầu để giữ chân khách hàng.

Tại lễ kỷ niệm 1 năm ra mắt ở thị trường Việt Nam hồi tháng 6 vừa qua, TikTok Shop cũng công bố chiến lược mới, đẩy mạnh hợp tác với các bên, tăng tỷ lệ chính hãng, chất lượng cho người dùng.

Một trong những động thái mới của nền tảng này là việc bắt tay với Tập đoàn KIDO ra mắt nền tảng thương mại giải trí E2E, phối hợp với các nhãn bán hàng chính hãng trực tuyến.

E2E kỳ vọng tạo ra sân chơi giải trí kết hợp mua sắm tổng hợp hơn, chuyên nghiệp hơn trên nền tảng social. Hơn hết, E2E với quy mô lớn cam kết sẽ hỗ trợ DN, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) đang dần phục hồi sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, có thể tận dụng nền tảng logistics để tăng cơ hội kinh doanh trực tiếp với khách hàng.

TikTok Shop cũng vừa chính thức ra mắt tính năng Kênh bán hàng chính hãng TikTok Shop Mall tại thị trường Việt Nam. Mua sắm trên TikTok Shop Mall, người dùng  được tiếp cận các sản phẩm do chính chủ sở hữu thương hiệu hoặc đại lý được uỷ quyền cùng cấp, được đảm bảo hàng chính hãng 100% từ nhà bán và thời hạn trả hàng dài hơn. Ngoài ra, TikTok Shop Mall cũng hỗ trợ miễn phí vận chuyển toàn quốc và miễn phí đổi trả dễ dàng trong vòng 15 ngày.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Tri Túc | Markettimes

Shoppertainment là chìa khoá để TikTok đua với Shopee hay Lazada

Hơn một năm ra mắt thị trường Việt Nam, TikTok Shop đang tạo ra nhiều thay đổi đáng kể trên chiến địa thương mại điện tử, tạo ra nhiều dấu ấn so với các đối thủ trong ngành. Đặc biệt là mô hình shoppertainment giúp hỗ trợ nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam tăng trưởng doanh số.

Shoppertainment là chìa khoá để TikTok đua với Shopee hay Lazada
Shoppertainment là chìa khoá để TikTok đua với Shopee hay Lazada

Tháng 4/2022, mạng xã hội video TikTok bắt đầu triển khai mảng thương mại điện tử (eCommerce) của mình tại Việt Nam với khoảng 50 triệu người dùng.

Khác với sàn thương mại điện tử truyền thống khi người mua tự tìm đến nếu họ có nhu mua sắm một thứ gì đó, TikTok chọn đầu tư vào mô hình kết hợp giữa nhu cầu giải trí và mua sắm bằng thuật ngữ “shoppertainment“.

Ông Shant Oknayan, Giám đốc Kinh doanh khu vực châu Á Thái Bình Dương, Trung Đông và Châu Phi của TikTok chia sẻ: “Ngày nay, nhờ vào sự phổ biến của tính sáng tạo trên các nền tảng trực tuyến như TikTok, ngày càng có người tiêu dùng tham gia vào quá trình đánh giá các thương hiệu, sản phẩm”.

Theo đó, mô hình shoppertainment đánh vào tính giải trí, khả năng quyết định mua hàng bằng cảm xúc của người dùng thông qua các video ngắn được phát trên TikTok. Nói cách khác, sáng tạo nội dung đóng vai trò chính trong việc khiến người xem quyết định chọn mua sản phẩm.

Xu hướng chuyển dịch lên TikTok Shop.

Theo nghiên cứu do Toluna thực hiện tại Đông Nam Á, 81% người dùng TikTok quyết định thực hiện việc mua sắm trực tuyến trong mùa mua sắm năm 2023.

Tại khu vực Đông Nam Á, người dùng đang tìm kiếm những nội dung, video truyền cảm hứng và trải nghiệm mua sắm liền mạch trong mùa Mega Sales kéo dài từ tháng 9 đến cuối năm.

Tương tự, báo cáo của TikTok chỉ ra khả năng người dùng mua sản phẩm mà họ khám phá ngay trên nền tảng cao hơn gấp 1,5 lần so với các sàn thương mại điện tử thông thường.

Khả năng khám phá sản phẩm trên TikTok cũng cao hơn gấp 1,7 lần. Nhờ lợi thế này, TikTok được đánh giá là một mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.

Bán hàng nhờ livestream và KOL.

Theo dữ liệu từ YouNet Media, từ tháng 8/2022 đến tháng 3/2023, tổng lượng influencer (người có sức ảnh hưởng, trên 20.000 người theo dõi) hoạt động trên nền tảng TikTok đã tăng đến 90,6%, nhảy vọt từ 40.644 lên 77.480 influencers.

Phía YouNet Media đánh giá nhờ lực lượng influencers hùng hậu mà chỉ sau 3 tháng, chiến dịch “7/7 Siêu Sale Livestream” của TikTok Shop đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng.

Theo đó, tính riêng tháng 7/2022, có 53.697 người thảo luận về TikTok Shop trên các mạng xã hội tăng gấp đôi so với tháng 6. Mô hình mua sắm thông qua livestream trên TikTok Shop tiếp tục gặt hái thành công trong 9 tháng tiếp theo.

TikTok Shop chỉ cần tổng cộng 10 tháng để vượt qua Sendo và Tiki để chiếm vị trí thứ 3 trong danh sách các sàn thương mại điện tử phổ biến nhất tại Việt Nam theo bảng xếp hạng YMI của YouNet Media.

Đến tháng 3/2023, tổng lượng người thảo luận về TikTok Shop trên các mạng xã hội đã đạt 321.587 người, nhiều gấp 4,7 lần so với lượng người thảo luận về sàn Tiki.

Lượng người quan tâm tăng vọt giúp TikTok Shop nhanh chóng thu hút một lượng lớn TikTok Seller gia nhập vào nền tảng. Dữ liệu cho thấy từ tháng 1 đến tháng 5/2023, lưu lượng truy cập vào trang quản lý gian hàng trên website của TikTok Shop tăng 282%, đạt 4,2 triệu lượt truy cập/tháng (web traffic).

Như vậy, TikTok Shop hiện đã vượt Lazada để trở thành sàn thương mại điện tử có số lượng nhà bán hàng hoạt động trong tháng cao thứ hai thị trường, sau Shopee.

“Vừa thu hút người tiêu dùng, vừa tăng số lượng nhà sáng tạo nội dung trên sàn, kết quả doanh thu của TikTok Shop nhờ đó cũng đạt những bước nhảy ấn tượng.

Mức GMV (tổng giá trị hàng hóa) trên nền tảng này đã tăng gấp 11 lần, cùng với đó thì số lượng đơn hàng tăng gấp 6 lần”, ông Nguyễn Phương Lâm, Giám đốc Bộ phận Market Insights của Công ty phân tích dữ liệu thương mại điện tử YouNet ECI, phân tích.

Báo cáo mới nhất của công ty tư vấn Momentum Works chỉ ra rằng, kể từ khi ra mắt vào năm 2021 cho tới nay, TikTok Shop đã tăng GMV (tổng giá trị giao dịch hàng hóa) ở khu vực Đông Nam Á từ mốc 600 triệu USD năm 2021 lên 4,4 tỷ USD vào năm ngoái – tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với các đối thủ như Shopee của Sea, Lazada của Alibaba và GoTo thuộc Tokopedia.

Hồi giữa tháng 6, CEO TikTok, ông Chou Zi Chew đã tiết lộ công ty này sẽ đầu tư hàng tỷ USD vào khu vực Đông Nam Á trong nhiều năm tới. TikTok sẽ tiếp tục rót nguồn vốn khủng cho các nước trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là lĩnh vực thương mại điện tử, bán hàng liên kết.

“TikTok nhìn thấy cơ hội tăng trưởng tốt tại đây và chúng tôi quyết định sẽ đầu tư hàng tỷ USD vào Indonesia và khu vực Đông Nam Á trong nhiều năm tới”, CEO TikTok tuyên bố.

Tại khu vực Đông Nam Á, TikTok hiện diện ở Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Khỏa sát mới nhất của TikTok cho biết, 79% doanh nghiệp nói rằng TikTok đã giúp họ chuyển đổi từ các kênh tiếp thị ngoại tuyến sang trực tuyến.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

TikTok Shoppertainment: TikTok ra mắt bản hướng dẫn Marketing mới

TikTok vừa ra mắt bản hướng dẫn mới nhằm mục tiêu hỗ trợ người làm marketing tận dụng xu hướng Shoppertainment để kết nối với người dùng trong ứng dụng.

TikTok Shoppertainment: TikTok ra mắt bản hướng dẫn Marketing mới
TikTok Shoppertainment: TikTok ra mắt bản hướng dẫn Marketing mới

Để có thể giúp các thương hiệu kết nối tốt hơn với người dùng trong ứng dụng, TikTok vừa xuất bản một hướng dẫn mới có tên gọi là TikTok Shoppertainment, với ý tưởng là “hãy giải trí người mua sắm” hay “mua sắm giải trí”.

Theo TikTok:

“Theo nghiên cứu, Shoppertainment có thể có giá trị khoảng 1000 tỷ USD tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương (APAC) vào năm 2025, tăng từ mức 500 tỷ USD hiện tại.”

Để có thể có thêm insight về phương thức Shoppertainment, TikTok gần đây đã ủy quyền cho đơn vị tư vấn Boston (BCG) thực hiện một cuộc khảo sát người dùng trên 6 thị trường APAC bao gồm Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Úc, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Những mục tiêu khác của nghiên cứu là đánh giá các tùy chọn mua sắm cũng như công cụ quảng cáo của TikTok, bên cạnh đó là xem xét cách người dùng tương tác với các thương hiệu trong ứng dụng.

Dưới đây là một số ý chính từ báo cáo.

Trước hết, dữ liệu khảo sát cho thấy rằng hành trình khách hàng của người tiêu dùng đang thay đổi, điều này khiến cho việc theo dõi kết quả trực tiếp cho các chiến dịch quảng cáo trở nên khó khăn hơn.

Theo báo cáo:

“46% mọi người mua vào một ngày khác so với ngày tương tác với quảng cáo và 85% trong số họ đã chuyển đổi ứng dụng (sử dụng nhiều nền tảng khác nhau) trong suốt hành trình khách hàng (Customer Journey).

Kết hợp những hành vi này với sự hoài nghi ngày càng tăng đối với các nội dung có thương hiệu (Branded Content, 34%), bạn có thể thấy rằng tại sao các thương hiệu lại ngày càng khó tiếp cận với khách hàng hơn.”

Về bản chất, điều này có nghĩa là các thương hiệu hay marketer cần sử dụng ít nội dung quảng cáo hơn, thay vào đó, nên tăng cường sử dụng nội dung gốc, nội dung giải trí, nội dung do người dùng tạo ra (UGC) và hơn thế nữa.

Kết hợp với những người có ảnh hưởng (influencer) hay các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) uy tín nên là chiến lược ưu tiên hàng đầu.

TikTok cũng cho biết, hiện khách hàng có 6 nhu cầu chính khi mua sắm bao gồm: giá trị, thuận tiện, được giới thiệu, truyền cảm hứng, giúp thay đổi bản thân và chiều bản thân.

6 nhu cầu này có thể được chia thành hai nhóm chính định hình cách thương hiệu tương tác với người tiêu dùng là nhu cầu về chức năng (functional Needs) và nhu cầu về cảm xúc (emotional Needs).

Khi nói đến xu hướng Shoppertainment trên TikTok, chìa khoá cho các marketer là cần kết hợp một cách hài hoà giữa yếu tố chức năng và cảm xúc trong các nội dung hay thông điệp của thương hiệu.

Báo cáo cũng cho biết rằng, Indonesia là thị trường có tốc độ tăng trưởng tiềm năng cao nhất trong khu vực, điều này có thể mở ra nhiều cơ hội cho các thương hiệu bán hàng xuyên biên giới.

Bạn có thể tải xuống TikTok Shoppertainment tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Shoppertainment là gì? Xu hướng mua sắm mới của người tiêu dùng

Ngày càng có nhiều đợt mua sắm lớn, TikTok dự đoán Shoppertainment (mua sắm kết hợp giải trí) sẽ là xu hướng mua sắm mới của người tiêu dùng, vậy Shoppertainment là gì và thương hiệu có thể tận dụng nó để thúc đẩy hoạt động bán hàng ra sao?

Shoppertainment
Shoppertainment – Xu hướng mua sắm mới trong các mùa siêu mua sắm

Với sự phát triển mạnh của TikTok, video dạng ngắn đã và đang trở thành kênh truyền thông tạo dựng niềm tin và tác động đến hành vi mua sắm, được nhiều thương hiệu lựa chọn để tiếp cận và thu hút khách hàng.

Hành vi mua sắm của người dùng đã có sự thay đổi rõ rệt. Họ mua hàng trực tuyến nhiều hơn vì sự tiện lợi và sản phẩm đa dạng.

Thương hiệu nhỏ và mới nên tận dụng những ngày hội mua sắm lớn để đẩy mạnh các hoạt động marketing bởi đây là thời điểm người dùng sẵn sàng khám phá và trải nghiệm nhãn hàng mới.

Dữ liệu của TikTok cũng cho thấy trong các đợt mùa siêu mua sắm, người dùng mua sắm nhiều hơn ở tất cả các danh mục hàng hoá.

Điều này chứng minh Mùa Siêu Mua Sắm chính là cơ hội tốt để thương hiệu tiếp cận khách hàng mới, đặc biệt là khi 67% người dùng cảm thấy vui vẻ hoặc hào hứng khi tham gia ngày hội mua sắm.

Bên cạnh sự chuyển dịch nhanh chóng sang thương mại điện tử (eCommerce), xu hướng Shoppertainment cũng ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể.

Dưới tác động của Covid-19, người dùng hạn chế di chuyển và phải trì hoãn nhiều kế hoạch. Vì vậy, với nhiều người, mua sắm đã trở thành hoạt động giải trí tại nhà.

Shoppertainment giúp doanh nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ.

Thông qua một loạt tính năng tiếp thị như Branded Effect, Hashtag Challenge và TikTok LIVE, kết hợp cùng định dạng nội dung video ngắn, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tiếp cận và tác động lên quyết định của người mua hàng.

Cộng đồng người dùng TikTok hiện vẫn đang tăng trưởng liên tục, ngày càng dành nhiều thời gian trên nền tảng và hứng thú với các nội dung marketing sáng tạo trong dịp lễ hội mua sắm. Điều này biến mạng xã hội TikTok trở thành điểm đến chiến lược nơi doanh nghiệp gặp gỡ người tiêu dùng.

TikTok mang đến cơ hội cho doanh nghiệp để cùng sáng tạo với cộng đồng, giúp họ tạo ra siêu khoảnh khắc của riêng mình trong Mùa Siêu Mua Sắm năm nay và đạt được hiệu quả kinh doanh.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips