Skip to main content

Thẻ: Truyền thông

Phó Giáo sư tại Đại học San Francisco: Baemin thất bại là vì không biết làm Marketing

Làm marketing tốt chính là nói những gì mình làm và làm những gì mình nói. Như vậy, Baemin thất bại là do không biết làm marketing… Xây một team để làm truyền thông rầm rộ mà không ăn khớp với product (sản phẩm), không có chiến lược marketing, không có marketing organization (bộ phận liên kết, phối hợp các phòng ban) thì không thể gọi là làm marketing được.

Phó Giáo sư tại Đại học San Francisco: Baemin thất bại là vì không biết làm Marketing
Phó Giáo sư tại Đại học San Francisco: Baemin thất bại là vì không biết làm Marketing

Ngày 31/12/2023, mọi hoạt động của Baemin tại Việt Nam bị chấm dứt hoàn toàn. Trong những ngày cuối cùng của năm 2023, nền tảng giao đồ ăn này liên tục thông báo huỷ liên kết dịch vụ với các bên, đồng thời gỡ ứng dụng khỏi cửa hàng Google Play hay App Store.

Ngoài những dòng thông báo, Fanpage chính thức của Baemin Việt Nam cũng gửi lời chào tạm biệt tới khách hàng. Lời tạm biệt này đã thu hút hàng chục nghìn lượt chia sẻ, bình luận từ người dùng mạng xã hội. Đa phần các ý kiến đều bày tỏ sự tiếc nuối với một nền tảng có cách quảng bá thương hiệu thú vị như Baemin.

Tuy nhiên, đó chỉ là mặt cảm xúc với thương hiệu. Để tạo thói quen mở app đặt đồ ăn của người dùng, có lẽ Baemin cần làm nhiều hơn từ trước đó.

Theo tổng hợp của công ty nghiên cứu dữ liệu trực tuyến Socialite, ba yếu tố chính liên quan đến Baemin được người dùng ghi nhớ nhiều gồm: Chiến lược truyền thông phủ sóng tốt, linh vật cùng bộ nhận diện thân thiện, các chiến dịch marketing đình đám và bắt trend (xu hướng).

Ngược lại, Baemin bị chê nhiều bởi quá ít mã giảm giá, thiếu deal chất lượng như đối thủ, cách tính phí vận chuyển chưa hợp lý.

Người dùng thường nhớ nhiều đến hình ảnh truyền thông của Baemin và ít ai nhắc tới mặt sản phẩm của nền tảng này, đó là dịch vụ giao đồ ăn. Và điều này đã phơi bày ra yếu điểm của họ tại thị trường Việt Nam.

PGS Hồ Đắc Nguyên Ngã tại Đại học San Francisco cho rằng sản phẩm dịch vụ và cách truyền thông của Baemin đang không trùng khớp với nhau, dẫn tới sự mâu thuẫn như hiện tượng đã nêu.

“Làm marketing tốt chính là nói những gì mình làm và làm những gì mình nói. Như vậy, Baemin thất bại là do không biết làm marketing… Xây một team để làm truyền thông rầm rộ mà không ăn khớp với product (sản phẩm), không có chiến lược marketing, không có marketing organization (bộ phận liên kết, phối hợp các phòng ban) thì không thể gọi là làm marketing được”, ông Ngã nhận định.

Ông cũng cho rằng cái Baemin làm tốt là hoạt động truyền thông, đặc biệt là đối với người trong ngành. Song, như vậy là chưa đủ vì mục đích của hoạt động này là truyền tải giá trị tới người dùng, từ đó thuyết phục họ thay đổi hành vi mua hàng. Điều này phải khớp cùng với sản phẩm dịch vụ cũng như giá trị mà khách hàng nhận được khi sử dụng nền tảng và dường như Baemin đã sai từ khâu này.

“Nếu truyền thông mà tách ra khỏi sản phẩm dịch vụ thì chúng ta sẽ nói cái gì với khách hàng, làm sao thay đổi được tâm lý hành vi khách hàng? Không lẽ, chỉ vì quảng cáo này dễ thương quá nên tôi mua hàng của bạn à?”, vị chuyên gia nêu quan điểm.

Thực tế, Baemin đã đối mặt với khó khăn từ trước đó. Tháng 8/2023, ông Niklas Östberg, Đồng sáng lập và Giám đốc điều hành Delivery Hero – công ty mẹ của Baemin từng nhận định Việt Nam là nơi hoạt động kinh doanh giao đồ ăn không bao giờ có lãi.

Baemin cạnh tranh với các nền tảng như Grab, Gojek, ShopeeFood và Be trong lĩnh vực giao đồ ăn ở Việt Nam. Khác với các ứng dụng còn lại, Baemin Việt Nam chỉ cung cấp dịch vụ giao đồ ăn. Theo Momentum Works, Baemin nắm giữ 12% thị phần vào năm 2022, thấp hơn đáng kể so với 45% của Grab và 41% của ShopeeFood.

Không chỉ Baemin, các chi nhánh khác củaDelivery Hero cũng đối diện với tương lai không mấy sáng sủa. Kể từ khi Delivery Hero niêm yết trên sàn chứng khoán vào tháng 6/2017, cho đến nay công ty chưa từng có lãi.

Theo tờWirtschaftsWoche, tập đoàn đang có kế hoạch bán mảng giao đồ ăn ở châu Á nhằm phục vụ mục tiêu cuối cùng là mang lại lợi nhuận.

“Thị trường châu Á là nơi đốt cháy thanh khoản”, một người trong cuộc nói.

Nguồn tin cho biết công ty cân nhắc bán Foodpanda – ứng dụng giao đồ ăn hoạt động tại Singapore, Campuchia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Thái Lan và Lào. Tương tự Baemin, Foodpanda cũng chỉ cung cấp duy nhất dịch vụ giao đồ ăn.

“Ưu tiên của công ty chúng tôi lúc này là trở nên gọn gàng hơn, hiệu quả hơn và thậm chí linh hoạt hơn”, ông Jakob Sebastian Angele, Giám đốc điều hành khu vực châu Á Thái Bình Dương của Foodpanda viết trong email gửi tới nhân viên hồi tháng 9/2023 – thời điểm công ty tiến hành đợt sa thải thứ ba trong năm.

Chi tiêu cho giao đồ ăn trực tuyến ở Đông Nam Á dự kiến sẽ tăng hơn gấp ba lần trong năm nay với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) là 24,4%. Tăng trưởng dự kiến diễn ra nhanh nhất ở các thị trường mới nổi như Myanmar, Việt Nam và Philippines.

Tuy nhiên thay vì chọn cách cạnh tranh đốt tiền khuyến mại và không thấy lợi nhuận, các nền tảng đang từng bước thực thi chiến lược khuyến mãi hợp lý nhằm giữ chân khách hàng, vừa cung cấp các dịch vụ phù hợp.

Ông Alejando Osorio –  CEO Gab Việt Nam cho rằng không thể thu hút, hay níu chân người dùng chỉ bằng khuyến mãi, mà sự phù hợp về mặt giá cả về lâu dài mới là quan trọng.

“Tôi cho rằng bất kỳ người chơi nào muốn có tính cạnh tranh cao trong thị trường này cần phải tìm cách vận hành hiệu quả hơn. Chúng tôi đặt trọng tâm là cân bằng giữa người lái xe và người tiêu dùng, để tạo ra lợi thế cạnh tranh và tồn tại trên thị trường”, vị CEO nói.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Doanh thu ngành truyền thông Việt Nam khoảng 4 tỷ USD (và 50% chảy vào mạng xã hội)

Doanh thu toàn ngành truyền thông Việt Nam khoảng 4 tỷ USD nhưng khoảng 50% số này hiện đang ‘chảy’ vào nền tảng xuyên biên giới, mạng xã hội (Social Network), khiến cơ quan truyền thông trong nước hụt nguồn thu.

Doanh thu ngành truyền thông Việt Nam khoảng 4 tỷ USD (và 50% chảy vào mạng xã hội)
Doanh thu ngành truyền thông Việt Nam khoảng 4 tỷ USD (và 50% chảy vào mạng xã hội)

Đó là chia sẻ của ông Lưu Đình Phúc – cục trưởng Cục Báo chí – về ảnh hưởng của mạng xã hội, các nền tảng xuyên biên giới, tại Hội thảo ASEAN ‘Chuyển đổi số báo chí – kiến tạo tri thức số’ ngày 21-9.

Theo ông Phúc, các cơ quan truyền thông Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn bởi sự cạnh tranh của các nền tảng xuyên biên giới, dẫn tới thiếu hụt nguồn thu, sụt giảm bạn đọc.

Trước tình trạng này, Chính phủ đã đưa ra định hướng chuyển đổi số báo chí để giúp tăng sức chống chịu và thích nghi trong bối cảnh mới; hướng các luồng quảng cáo xuyên biên giới sang các nền tảng thông tin trong nước, sử dụng báo chí trong việc tạo sự đồng thuận xã hội, xây dựng nền kinh tế tri thức dựa vào thông tin báo chí.

Tại hội thảo, ông Nguyễn Thanh Lâm – thứ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông – khẳng định chuyển đổi số quyết định tính sống còn của ngành truyền thông hiện đại.

Hiện thói quen tiếp cận thông tin của người dân đã thay đổi mạnh mẽ trong kỷ nguyên chuyển đổi số. Cùng với đó là sự thay đổi về cách trình bày thông tin, thị phần, quảng cáo, mô hình kinh doanh và các vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ.

Ông Lâm nói cơ quan quản lý đã nhìn thấy sự khó khăn của cơ quan báo chí và cũng nhìn thấy sự quyết tâm chuyển đổi số của truyền thông, doanh nghiệp. Cơ quan chức năng sẽ có cách hỗ trợ các cơ quan truyền thông trong việc chuyển đổi số.

Đại diện Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) cho biết sau thời gian tích cực chuyển đổi số, ứng dụng VTV Go của đơn vị này đã thu hút được lượng sử dụng đông đảo.

Sắp tới, đài này có kế hoạch tích hợp sâu ứng dụng vào các TV thông minh để tăng sức hút người dùng.

Theo đại diện Bộ Thông tin và Quan hệ công chúng (PR) Thái Lan, hành vi tiếp nhận thông tin của người dùng đang có sự thay đổi.

Người dân tăng cường tiếp nhận thông tin trên các nền tảng mang tính quốc tế. Bình quân mỗi người dân dành hơn 8 giờ mỗi ngày sử dụng các phương tiện cầm tay để tiếp cận thông tin. Ví dụ, hiện nước này có hơn 19 triệu người theo dõi thông tin thời sự qua Facebook.

Xác định thông tin tiên quyết cho sự phát triển, năm 2015 Thái Lan đã khởi xướng nền tảng số phát triển bền vững với sự tham gia của chính quyền. Chính phủ định hướng người dân truy cập các nền tảng thông tin phục vụ lợi ích người dân.

Theo ông Thomas Jayet – CEO kênh truyền hình K+, nạn vi phạm bản quyền trực tuyến khá phổ biến trong khu vực ASEAN, trong đó 80% vi phạm diễn ra trên các nền tảng số. Nạn vi phạm bản quyền không chỉ gây thiệt hại với ngành công nghiệp sáng tạo mà còn tác động tiêu cực đến nền kinh tế quốc gia.

Tại Việt Nam, vấn nạn này gây thiệt hại 348 triệu USD cho ngành công nghiệp truyền thông và nội dung trong năm 2022.

Đáng chú ý, các trang web lậu còn tạo điều kiện cho các hoạt động bất hợp pháp như cá độ, quảng cáo nội dung bị cấm, phát tán vi rút và phần mềm có hại…

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

TVC là gì? Mọi yếu tố cần biết về TVC quảng cáo

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng tìm hiểu tất cả các nội dung và lý thuyết căn bản quan trọng về thuật ngữ TVC (Television Commercial) trong bối cảnh ngành quảng cáo nói riêng và truyền thông Marketing nói chung như: TVC là gì, Khái niệm TVC trong ngành quảng cáo và marketing, vai trò của các TVC quảng cáo là gì, các yếu tố tạo nên một TVC thành công, công thức xây dựng hay quy trình sản xuất TVC, một số ví dụ về TVC quảng cáo sản phẩm và hơn thế nữa.

TVC là gì
TVC là gì? Tất cả những gì cần biết về TVC quảng cáo

Được sử dụng rộng rãi trong ngành quảng cáo và truyền thông marketing, TVC (được viết tắt từ Television Commercial) là hình thức quảng cáo thông qua định dạng video nhằm mục tiêu truyền tải một thông điệp nào đó của thương hiệu tới người tiêu dùng. Mặc dù là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi, khái niệm TVC lại chưa được nhìn nhận một cách đúng đắn và đầy đủ nghĩa nhất.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài viết này bao gồm:

  • TVC quảng cáo là gì?
  • Vai trò của các TVC quảng cáo đối với thương hiệu và doanh nghiệp.
  • Các yếu tố chính giúp tạo nên một TVC thành công.
  • Một số ví dụ tiêu biểu về TVC quảng cáo sản phẩm.
  • Cấu trúc hoàn chỉnh của một TVC quảng cáo.
  • Công thức xây dựng hay quy trình sản xuất TVC.
  • FAQs – Những câu hỏi thường gặp về thuật ngữ TVC trong ngành quảng cáo và truyền thông Marketing.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

TVC quảng cáo là gì?

TVC là từ viết tắt của Television Commercial hoặc Television Video Commercial trong tiếng Việt có nghĩa là Video quảng cáo thương mại. Trong nhiều trường hợp, TVC cũng được viết là TV Commercial.

Về lý thuyết, TVC là một hình thức quảng cáo vốn được biết đến là xuất hiện trên các kênh truyền hình (TV) đại chúng, tuy nhiên sau này trong thực tế, TVC lại được sử dụng theo nghĩa rộng hơn và không còn chỉ giới hạn ở kênh truyềTn thông là TV (Tivi) nữa.

Theo đó, các TVC được dùng để chỉ các video được sản xuất với mục tiêu là quảng cáo về sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu của doanh nghiệp. Dù là các video quảng cáo này được đăng tải trên TV, website hay các nền tảng mạng xã hội như YouTube và Facebook, nó vẫn được gọi chung là TVC.

Độ dài hay thời lượng của các TVC quảng cáo.

Về tổng thể, tuỳ thuộc vào từng bối cảnh sử dụng, kênh truyền thông hay mục tiêu cụ thể mà độ dài của các TVC là khác nhau. Thời lượng phổ biến của các TVC được chiếu trên TV (kênh truyền hình) là 15s – 30s và 60s.

Tuy nhiên với các nền tảng kỹ thuật số hay mạng xã hội, TVC cũng có thể dài từ 10s – 20s – 30s hay các khoảng thời lượng phát sóng khác.

Theo số liệu nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Quảng cáo Thế giới, 30s là khoảng thời gian lý tưởng cho một TVC quảng cáo sản phẩm.

Tóm lại, trong khi độ dài của các TVC quảng cáo dường như khá đa dạng và không phụ thuộc vào một thời lượng cụ thể, điểm chung giữa chúng là NGẮN, thường dài tối đa không quá 5 phút cho một TVC hoàn chỉnh.

Các loại TVC phổ biến.

Về tổng thể, có thể phân TVC thành 2 loại đó là TVC quảng cáo trên các kênh truyền hình và TVC quảng cáo trên các nền tảng trực tuyến bao gồm cả mạng xã hội.

Ngoài ra, TVC cũng có thể được phân loại dựa trên mục tiêu sử dụng TVC như:

  • TVC giới thiệu sản phẩm mới.
  • TVC kể chuyện thương hiệu (xây dựng thương hiệu).
  • TVC khuyến mãi và thúc đẩy bán hàng.
  • TVC gắn liền với các chiến dịch truyền thông tích hợp (IMC).

Vai trò của các TVC quảng cáo đối với thương hiệu và doanh nghiệp.

Như đã đề cập ở trên, TVC hiếm khi là một sản phẩm tách rời, nó thường là một phần trong vô số các hoạt động quảng cáo nói riêng và truyền thông marketing nói chung của một thương hiệu cụ thể nào đó.

Cũng tương tự như các chiến thuật quảng cáo hay marketing khác, TVC đóng vai trò rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh của thương hiệu, lòng trung thành của người tiêu dùng với thương hiệu, doanh số bán hàng và hơn thế nữa.

Dưới đây là một số lợi ích chính mà các TVC quảng cáo có thể mang lại cho doanh nghiệp:

TVC giúp xây dựng niềm tin của người tiêu dùng với thương hiệu một cách hiệu quả hơn.

Trong thế giới quảng cáo (Advertising) nói chung, hầu hết các marketer đều hiểu rằng không phải người tiêu dùng nào cũng tin vào quảng cáo, hay nói một cách đúng đắn thì họ thường ghét và bỏ qua quảng cáo, đặc biệt là với các quảng cáo trên mạng xã hội.

Theo một nghiên cứu, có đến hơn 74% người tiêu dùng hay mọi người cảm thấy mệt mỏi khi phải xem các mẫu quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội như YouTube, TikTok, Facebook hay các nền tảng khác.

Ngược lại, các nghiên cứu về quảng cáo trên TV (TVC) lại cho thấy rằng, người tiêu dùng tin tưởng quảng cáo trên TV hơn bất cứ kênh truyền thông nào khác.

Trong khi có được niềm tin của người tiêu dùng là nền tảng cốt lõi của một thương hiệu để khiến họ quyết định mua hàng và xa hơn nữa, rõ ràng các TVC quảng cáo đang có được lợi thế vô cùng lớn và gây ảnh hưởng tích cực đến doanh nghiệp.

TVC là kênh quảng cáo đáng tin cậy và có thể xây dựng sự uy tín cho thương hiệu.

Theo một nghiên cứu của tổ chức quảng cáo thế giới IAB, 84% người tiêu dùng đồng ý rằng quảng cáo trong tin tức làm tăng hoặc duy trì niềm tin vào thương hiệu.

Một trong những lý do dẫn đến điều này là vì người tiêu dùng vốn tin tưởng vào các kênh truyền hình (thường là gắn liền với các tổ chức của nhà nước), vì tin tưởng các kênh này nên các quảng cáo được chia sẻ từ đây cũng dễ được chấp nhận và tin tưởng hơn.

Cũng vì lý do này, các TVC hay Quảng cáo trên TV cũng ảnh hưởng đến mọi người tốt hơn. TVC ảnh hưởng đến 60% số người mua sản phẩm, so với con số chỉ khoảng 40% của các quảng cáo trực tuyến và mạng xã hội.

TVC giúp tiếp cận một lượng lớn đối tượng mục tiêu bao gồm nhiều khách hàng tiềm năng.

So với các kênh quảng cáo kỹ thuật số khác, TVC quảng cáo hay Quảng cáo trên TV có mức độ tiếp cận lớn hơn đến nhiều đối tượng mục tiêu hơn.

Một mẫu quảng cáo được chiếu trên TV có thể tiếp cận hơn 50% dân số của một khu vực hay quốc gia nào đó tại cùng một thời điểm phát sóng, điều này dường như là khong thể đối với các kênh quảng cáo trực tuyến khác.

Ngoài ra, vì TVC ít khi được nhắm mục tiêu đến các nhóm đối tượng người xem cụ thể, thay vào đó nó tiếp cận rộng đến tất cả các người xem, tác động cộng hưởng mang lại là vô cùng lớn, đặc biệt là với các sản phẩm được sử dụng chung trong gia đình.

TVC quảng cáo giúp người tiêu dùng nhớ lâu hơn về thương hiệu.

Một trong những lợi ích khác mà các TVC quảng cáo có thể mang lại cho thương hiệu đó là nó tiếp cận và “xâm nhập” vào tâm trí của người tiêu dùng tốt hơn.

Người tiêu dùng có thể khó nhớ các mẫu quảng cáo mà họ từng xem “bất chợt” hay “thoáng qua” trên mạng xã hội tuy nhiên với TVC, khả năng tiếp nhận và ghi nhớ của họ lại cao hơn.

Một trong những lý do chính của điều này là bởi vì, một khi người tiêu dùng quyết định xem một chương trình nào đó trên TV, nghĩa là họ yêu thích và quan tâm nó, khi này sự xuất hiện của các TVC quảng cáo cũng dễ được chấp nhận hơn, thậm chí, đây còn là “phút nghỉ ngơi” trước khi tiếp tục xem chương trình chính.

Trong khi có được một vị trí tốt trong tâm trí của người tiêu dùng (Top of Mind) là nền tảng của mọi động cơ mua hàng, TVC quảng cáo là kênh truyền thông không thể bỏ qua của thương hiệu.

Các yếu tố chính giúp tạo nên một TVC quảng cáo thành công.

Các yếu tố chính giúp tạo nên một TVC quảng cáo thành công.
Các yếu tố chính giúp tạo nên một TVC quảng cáo thành công.

Một khi TVC quảng cáo là kênh truyền thông mà thương hiệu nhắm tới, điều quan trọng tiếp theo là làm thế nào để thương hiệu hay doanh nghiệp có thể có được một TVC quảng cáo thành công.

Trong khi sự thành công của một TVC quảng cáo thường ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố chủ quan (năng lực thực thi của doanh nghiệp) lẫn khách quan (tác động từ ngoại cảnh), dưới đây là một số yếu tố chính ảnh hưởng đến điều này.

  • Xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu của TVC.

Cũng tương tự như bất cứ chiến thuật quảng cáo nào khác như quảng cáo trên LinkedIn hay Quảng cáo trên Google, xác định đúng đối tượng hay khách hàng mục tiêu là điểm cốt lõi đầu tiên quyết định sự thành công của các TVC quảng cáo.

Dù là thương hiệu bán sản phẩm gì, giá bao nhiêu, hay liệu khách hàng có đồng ý mua nó hay không, mọi thứ về cơ bản là không có ý nghĩa gì nếu TVC quảng cáo được chiếu đến các nhóm đối tượng không liên quan.

Để có thể giúp đảm bảo rằng thương hiệu chỉ giới thiệu TVC quảng cáo đến những khách hàng tiềm năng, các marketer cần tiến hành thu thập dữ liệu về người dùng trên các kênh liên quan, dữ liệu này có thể được thu thập lần đầu hoặc có sẵn từ các công ty nghiên cứu thị trường.

  • Xác định đúng thời điểm phát sóng TVC.

Xác định đúng đối tượng mục tiêu trên các kênh là yếu tố nền tảng đầu tiên, tiếp đó chính là thời điểm mà TVC quảng cáo nên được phát sóng.

Dù là ở đầu chương trình, giữa chương trình, cuối chương trình hay thậm chí là vào các khoảng thời gian phù hợp trong ngày, các marketer có lẽ phải cần thử nghiệm và tối ưu để có được hiệu quả cao nhất theo thời gian.

  • Xác định đúng thông điệp (nội dung) cho TVC.

Một yếu tố tiếp theo ảnh hưởng đến sự thành công của các TVC quảng cáo đó chính là thông điệp hay nội dung có trong các TVC.

Tiếp cận đúng người vào đúng thời điểm sẽ trở nên vô giá trị nếu thương hiệu truyền tải đến họ những thông điệp mà họ không quan tâm hoặc không tạo ra bất cứ một sự tác động nào đến hành vi của họ.

Để đảm bảo rằng các thông điệp xuất hiện trong các TVC là phù hợp, người làm truyền thông marketing nói chung phải thực hiện quá trình nghiên cứu và thấu hiểu khách hàng, nắm các insights của họ và hơn thế nữa.

Ngoài các yếu tố chính nói trên có thể giúp một TVC quảng cáo trở nên thành công hơn, một vài nguyên tắc nhỏ khác cũng đóng góp vào điều này bao gồm:

  • Một TVC quảng cáo luôn phải đi kèm với một câu tagline cụ thể, câu này thường xuất hiện vào cuối TVC. Ví dụ với TVC của Coca-Cola, “Real Magic” chính là tagline.
  • Một TVC nên có lời kêu gọi hành động: Dù là TVC được phát với mục tiêu xây dựng độ nhận biết thương hiệu hay thúc đẩy doah số bán hàng, nó nên chứa 1 lời kêu gọi hành động (CTA) ví dụ như “xem ngay” hay “mua ngay”.
  • TVC cũng nên ngắn gọn và xúc tích: Vì bạn chỉ có vài chục giây cho mỗi TVC quảng cáo, ngắn gọn, chính xác và dễ nhớ là yếu tố bắt buộc để có một TVC thành công.
  • Các TVC giải trí tác động trực tiếp vào yếu tố cảm xúc thường mang lại hiệu quả cao hơn.

Một số ví dụ tiêu biểu về TVC quảng cáo sản phẩm.

Một khi bạn đã có thể hiểu được TVC là gì hay các yếu tố giúp tạo nên một TVC thành công, việc xem các TVC đã được chứng minh là hiệu quả của các thương hiệu lớn khác cũng giúp mang lại rất nhiều ý tưởng sáng tạo.

Dưới đây là một số ví dụ về các TVC quảng cáo tiêu biểu.

  • TVC quảng cáo của Coca-Cola.

  • TVC quảng cáo của Starbucks.

  • TVC quảng cáo của Apple.

FAQs – Những câu hỏi thường gặp về thuật ngữ TVC trong ngành quảng cáo và truyền thông Marketing.

  • TVC viết tắt của từ gì?

TVC là từ viết tắt của Television Commercial hoặc Television Video Commercial, trong tiếng Việt có nghĩa là Video quảng cáo thương mại (Video quảng cáo cho mục đích thương mại).

  • TVC là gì trong kinh tế vi mô?

Trong bối cảnh kinh tế vi mô, TVC không phải là các video quảng cáo thương mại mà là ký tự viết tắt của khái niệm tổng chi phí biến đổi (TVC). Đây là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp chi ra để mua các yếu tố sản xuất biến đổi trong mỗi đơn vị thời gian, gồm chi phí mua nguyên vật liệu, tiền trả lương cho công nhân và hơn thế nữa.

Kết luận.

Trên đây là tất cả những kiến thức nền tảng quan trọng cần biết khi bạn tìm hiểu về thuật ngữ TVC quảng cáo. Từ khái niệm TVC là gì, các yếu tố giúp tạo nên một TVC quảng cáo thành công, các loại TVC phổ biến đến các ví dụ tiêu biểu về TVC quảng cáo.

Hy vọng với những thông tin này, bạn có thể có nhiều cách hơn để xây dựng và tối ưu mức độ hiệu quả cho các TVC quảng cáo của thương hiệu của mình và xa hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Chiến dịch truyền thông (Communications Campaign) là gì? Các loại chiến dịch truyền thông phổ biến

Chiến Dịch Truyền Thông (Communications Campaign) là khái niệm đề cập đến những hoạt động Marketing phổ biến với mục tiêu giải quyết một vấn đề nào đó của thương hiệu liên quan đến khách hàng và thị trường. Vậy chiến dịch truyền thông là gì và có các kiểu chiến dịch truyền thông phổ biến nào.

Chiến dịch truyền thông là gì? Các loại chiến dịch truyền thông phổ biến
Chiến dịch truyền thông là gì? Các loại chiến dịch truyền thông phổ biến

Vai trò của các chiến dịch truyền thông thường liên quan trực tiếp đến việc tăng trưởng doanh số, ví dụ, một chiến dịch truyền thông về chương trình khuyến mãi lớn của Lazada, hay nỗ lực để giải quyết một nhiệm vụ quan trọng nào đó của thương hiệu mà có liên quan đến tâm lý hành vi của khách hàng, ví dụ, chiến dịch truyền thông về yếu tố tiết kiệm để tháo gỡ rào cản tâm lý về giá cao cho một số dòng nước giặt cao cấp chuyên biệt.

Một chiến dịch truyền thông thường có sự đầu tư đáng kể về ngân sách cho yếu tố sáng tạo, sản xuất đa nội dung (Content) và phát sóng đa kênh (IMC) với một kế hoạch bài bản về lịch xuất bản nội dung và phát sóng.

Chiến dịch truyền thông (Communications Campaign) là gì?

Chiến dịch truyền thông là khái niệm đề cập đến một loạt các hoạt động truyền thông hay marketing với mục tiêu giải quyết một vấn đề nào đó của thương hiệu liên quan đến từng phân khúc khách hàng và thị trường cụ thể.

Các kiểu hay loại chiến dịch truyền thông phổ biến.

1. Chiến Dịch Tái Tung (Re-launch):

Các chiến dịch tái tung được sử dụng để củng cố các thuộc tính thương hiệu quan trọng mà doanh nghiệp muốn xây dựng để trở thành Tài Sản Thương Hiệu (Brand Equity) và vượt trội so với đối thủ, hay là muốn thay đổi tâm lý và dẫn dắt những hành vi quan trọng (đặc biệt là những loại tâm lý tạo ra rào cản cho hành vi mua hàng).

Chiến dịch tái tung cũng tập trung xây dựng các câu chuyện truyền thông hấp dẫn (Storytelling) để làm mới mẻ hình ảnh thương hiệu (Brand Image) cho một thuộc tính quen thuộc nào đó, hoặc giúp khách hàng dễ tiếp nhận để tháo gỡ các rào cản tâm lý bất lợi đối với thương hiệu.

2. Chiến Dịch Tung Mới (New Launch):

Chiến dịch tung mới được sử dụng khi doanh nghiệp cần tung mới (ra mắt) hoàn toàn về một thương hiệu mới, dòng sản phẩm mới, một concept mới mà ưu việt hơn so với concept cũ, một cửa hàng mới, giới thiệu về một đại sứ thương hiệu mới uy tín, hay một chiến dịch CSR tạo ra giá trị cho xã hội.

Vì mọi thứ đều rất mới với khách hàng, nên loại hình Chiến Dịch (Campaign) này thường đòi hỏi cao về ngân sách cho sự sáng tạo và đa dạng hóa về nội dung, phối hợp chạy đa kênh (Marketing Mix…) để tiếp cận rộng và sâu.

3. Chiến Dịch Khuyến Mại (Performance):

Là kiểu chiến dịch với mục tiêu thông báo về một chương trình khuyến mại lớn với thể lệ khuyến mại hấp dẫn với các chủ đề đại chúng (Black Friday, Quốc Tế Phụ Nữ 8.3, Tri Ân Thầy Cô 20.11), hay doanh nghiệp tự sáng tạo ra chủ đề riêng (10 năm thành lập, sinh nhật lần thứ 6), hoặc đi theo các chủ đề của các nhà bán lẻ (AEON, Go, Coop Mart) và các sàn eCommerce (11.11, SBD).

Loại hình chiến Dịch này thường tập trung vào việc làm nổi bật thể lệ khuyến mại, tạo ra cảm giác “hời” với nội dung chuyên biệt cho khuyến mại (ví dụ, quy đổi giá trị quà tặng tạo cảm giác là cao, hay mang lại cảm giác là nhận thêm nhiều quà mà trả tiền lại ít, v.v…)

Bên cạnh việc thúc đẩy hoạt động truyền thông tích hợp trong suốt thời gian chạy chiến dịch, thương hiệu cũng cần phải sáng tạo ra nhiều loại nội dung hỗ trợ (Supporting Content) theo mục tiêu của từng giai đoạn của chiến dịch ở các trang Content Hub mà doanh nghiệp đang sở hữu (Facebook, TikTok, Instagram) để tạo ra tác động lớn hơn về truyền thông.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

10 bài học xử lý khủng hoảng đáng để học hỏi của các thương hiệu lớn

Đôi khi, lời nói chứa đựng sức mạnh to lớn nhất phát ra từ một thương hiệu lại là những từ hết sức đơn giản: “Chúng tôi xin lỗi”.

10 bài học xử lý khủng hoảng đáng để học hỏi của các thương hiệu lớn
Fox Business

Nếu được truyền tải tốt, lời xin lỗi có thể nhẹ nhàng thu dọn cả một thảm họa của doanh nghiệp và làm tan biến hết tất thảy mọi suy nghĩ tiêu cực.

Tuy nhiên, nếu thực hiện không tốt, lời xin lỗi sẽ như đổ thêm dầu vào lửa. Và, dưới đây là 10 bài học về những lời xin lỗi chân thành và tác dụng to lớn từ các doanh nghiệp lớn.

1. KFC.

Đầu năm 2018, do trục trặc trong khâu vận chuyển thịt gà, hơn một nửa trên tổng số 900 cửa hàng KFC tại Anh đã phải tạm thời ngưng hoạt động.

Khó chịu trước việc này, hàng loạt thực khách đã bày tỏ sự bất mãn của mình trên mạng xã hội. Và, để xoa dịu làn sóng bất bình này, KFC đã nhanh chóng đưa ra lời xin lỗi, mang theo thông điệp tự châm biếm bản thân một cách hết sức hài hước.

Được biết, ngay sau sự cố, KFC đã công khai đăng lời xin lỗi lên trang quảng cáo của nhiều tờ báo tại London. Khéo léo lấy hình ảnh chiếc hộp đựng gà quen thuộc nhưng nay đã trống không, thương hiệu gà rán còn nhanh trí chơi chữ, biến cái tên KFC thành FCK (viết tắt của từ fuck, với ngụ ý: tiêu đời chúng tôi rồi). Bên dưới là đôi dòng xin lỗi, giải thích vấn đề và lời hứa sẽ không phạm sai lầm này thêm một lần nào nữa.

2. PricewaterhouseCoopers.

Nhiều người vẫn chưa quên sự cố tại lễ trao giải Oscar vào năm 2017, khi giải thưởng Phim Xuất sắc nhất bị trao nhầm cho “La La Land” thay vì “Moonlight”.

Trách nhiệm của sai lầm này thuộc về PricewaterhouseCoopers (PwC) – công ty kiểm toán đảm nhận việc kiểm tra phiếu bầu. Thay vì biện minh, PwC đã thẳng thắn nhận sai cũng như đưa ra lời xin lỗi rõ ràng và nhanh chóng.

Giải thích vấn đề một cách ngắn gọn, PwC đã xin lỗi tất cả những người có liên quan và gửi lời cảm ơn chân thành đến những cá nhân đã giúp giải quyết tình huống.

3. O.B. Tampons.

Có lẽ, một trong những cách tốt nhất để gửi lời xin lỗi là thông qua một bài hát. Vào năm 2010, một dòng sản phẩm băng vệ sinh dạng ống của O.B. đ

ột nhiên biến mất tại các cửa hàng do vấn đề phát sinh từ nhà cung cấp, khiến cho người tiêu dùng vô cùng phẫn nộ. Giải quyết tình huống này, Johnson & Johnson – công ty mẹ của O.B. – đã quay một MV xin lỗi và gửi đến hơn 65.000 khách hàng nữ của mình.

Tổng cộng, MV này có tới 10.000 phiên bản khác nhau, mỗi bản tương ứng với một cái tên riêng thường gặp của phụ nữ.

Nhờ vận dụng tốt yếu tố cá nhân qua việc đề cập đến tên riêng của mỗi người, MV này đã giúp O.B. biến một thảm họa sắp diễn ra trên truyền thông trở thành một chiến dịch PR hết sức thành công.

4. Apple.

Với lượng fan hùng hậu, không thể phủ nhận việc Taylor Swift là một nữ sĩ có tầm ảnh hưởng rất lớn. Do đó, sẽ thật không may cho doanh nghiệp nào bị cô ca sĩ này tẩy chay; và Apple đã từng phải đối mặt với tình huống như thế.

Apple Music đã bị Taylor Swift tẩy chay sau khi dịch vụ này cho phép người dùng nghe nhạc miễn phí trong 3 tháng mà không trả tiền cho các nghệ sĩ.

Trên Tumblr, Swift đã đăng một bài viết phản đối hành động này. Ngay lập tức, Apple đã lên Twitter xin lỗi, cam kết sẽ thay đổi chính sách cũng như trả tiền cho nghệ sĩ.

5. Airbnb.

Vào tháng 12/2015, Airbnb đã bị buộc tội phân biệt chủng tộc kèm theo bằng chứng là một bài nghiên cứu thuộc trường Harvard cùng làn sóng phản ứng gay gắt trên mạng xã hội.

Thay vì đùn đẩy trách nhiệm, CEO của Airbnb đã chủ động đề cập đến vấn đề này thông một email được gửi đến toàn thể nhân viên.

Sau sự kiện này, Airbnb cũng bày tỏ quan điểm mạnh mẽ hơn về việc chống lại nạn phân biệt chủng tộc bằng cách ban hành một chính sách mới, đi kèm với một chiến dịch triển khai và kiểm tra sát sao.

6. JetBlue.

Một trong những thảm họa truyền thông nổi cộm nhất của ngành hàng không là sự kiện hành khách của hãng hàng không JetBlue bị bỏ rơi và mắc kẹt trên đường băng trong suốt 11 tiếng đồng hồ. Sau sự cố, David Neeleman – nhà sáng lập kiêm CEO của JetBlue đã đăng một đoạn video xin lỗi với nội dung chưa qua biên tập trên YouTube.

Trong đó, ông hứa sẽ không để những sự việc đáng tiếc như thế xảy ra trong tương lai, đồng thời cam kết củng cố dịch vụ khách hàng theo đúng với danh tiếng vốn có của JetBlue bằng một bản tuyên bố bảo vệ quyền khách hàng.

7. Netflix.

Quay lại thời mà DVD còn là một sản phẩm quan trọng của Netflix, công ty này đã từng tách ra hai loại giá cả và thu phí riêng – một là thu phí dịch vụ phát sóng, còn lại là giá của DVD.

Việc này đã khiến cho giá cả tăng hơn 60% so với trước kia, và người tiêu dùng hoàn toàn không hài lòng về điều này. Chính hành động này đã khiến giá cổ phiếu Netflix lao dốc gần 50%.

Reed Hastings – CEO của Netflix – đã công khai gửi email xin lỗi đến từng tài khoản khách hàng. Nhờ lời xin lỗi chân thành, thái độ thừa nhận sai lầm, và sửa chữa lỗi sai, Netflix đã kịp thời cứu vãn tên tuổi của mình.

8. Sony.

Vào năm 2011, hãng Sony trở thành nạn nhân của một trong những vụ xâm phạm dữ liệu lớn nhất trong lịch sử, khi thông tin cá nhân của 77 triệu game thủ PlayStation bị rò rỉ, CEO của Sony đã công khai xin lỗi, ghi nhận những sự cố phát sinh cũng như nhanh chóng đưa ra biện pháp khắc phục.

Bên cạnh đó, các game thủ còn được tặng một món quà xin lỗi là một tháng chơi PlayStation Plus miễn phí và gói bảo hiểm thông tin cá nhân để xoa dịu làn sóng phẫn nộ.

9. Toyota.

Cơn ác mộng kinh hoàng nhất của hãng xe hơi Nhật Toyota xảy đến vào năm 2010, khi 8 triệu chiếc xe hơi bị thu hồi và gần 90 người tử vong do tai nạn gây ra bởi lỗi phát sinh trong các chiếc xe này. Akio Toyota – CEO của Toyota – đã gửi lời chia buồn và xin lỗi chân thành đến các gia đình nạn nhân cũng như tất cả khách hàng.

Để chắc rằng mọi người đều nhận được lời xin lỗi này, Toyota đã thực hiện cả một chiến dịch quảng cáo; trong đó, thừa nhận việc hãng đã không đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn, đồng thời công bố trên các tờ báo lớn về việc hãng sẽ khắc phục vấn đề này như thế nào.

10. Domino’s Pizza.

Có thể nói, đến năm 2009, nguy cơ khủng hoảng truyền thông phát sinh từ mạng xã hội mới được các doanh nghiệp nhìn nhận kỹ càng hơn thông qua sự cố của Donimo’s Pizza.

Khi đó, hai nhân viên của thương hiệu pizza này đã quay một video ghi lại cảnh họ hắt hơi vào bánh pizza, nhét phô mai vào mũi rồi để chúng lên bánh giao cho khách. Video này sau đó đã lập tức gây bão trên mạng xã hội.

Để giải quyết tình hình, Chủ tịch của Domino – Patrick Doyle – đã quay một video gửi lời xin lỗi chân thành đến thực khách. May mắn là, lời xin lỗi kịp lúc ấy đã giúp lấy lại danh dự cho Domino và tái khẳng định tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của thương hiệu này.

Kết: Dù tình huống và cách thức xin lỗi từ các doanh nghiệp là khác nhau, nhưng những câu chuyện kể trên cho thấy, một lời nhận lỗi chân thành và kịp lúc có thể giúp xoay chuyển cục diện.

Ngoài ra, việc thừa nhận trách nhiệm và đưa ra hướng giải quyết vấn đề còn có thể giúp doanh nghiệp tái thiết lập cảm tình và sự tin cậy của khách hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Một vài nguyên lý về truyền thông Marketing hiệu quả cho Marketers

Những nguyên lý cơ bản của các hoạt động truyền thông Marketing sẽ luôn đúng vì chúng dựa trên cách bộ não của con người hoạt động, thay vì dựa trên các bối cảnh của công nghệ hay hành vi cụ thể.

truyền thông marketing hiệu quả
Một vài nguyên lý về truyền thông Marketing hiệu quả cho Marketers

Từ Báo in, truyền hình, internet, điện thoại thông minh đến các công nghệ truyền thông mới với sức mạnh định hình lại hành vi và cách giao tiếp của con người luôn dẫn đến các cuộc cách mạng trong các hoạt động truyền thông thương mại.

Metaverse của Meta cũng có thể là một cuộc cách mạng tiếp theo, mặc dù chưa ai dám chắc chắn hay đưa ra dự báo báo về vấn đề này.

Trong khi sự mới mẻ hay sáng tạo của những người làm marketing dường như là một yêu cầu bắt buộc, thì cũng chính những sự “tiên phong” đó phải gánh chịu không ít những sự soi mói và chỉ trích.

Vào năm 2019, Jeff Bezos đã đưa ra những dẫn chứng để khiến mọi người tập trung ít hơn vào những gì đang thay đổi và nhiều hơn vào những gì không.

Ông nói:

“Tôi thường xuyên nhận được câu hỏi: Điều gì sẽ thay đổi trong 10 năm tới? Nhưng tôi hầu như không bao giờ nhận được câu hỏi: Điều gì sẽ không thay đổi trong 10 năm tới? Và với tôi thì câu hỏi thứ hai mới là quan trọng hơn cả, bởi vì bạn có thể xây dựng một chiến lược kinh doanh bền vững xoay quanh những thứ sẽ vẫn ổn định theo thời gian.”

Về cơ bản, những nguyên tắc cơ bản của các hoạt động truyền thông marketing sẽ luôn đúng bất kể công nghệ có thay đổi đến đâu.

Não bộ – “phần cứng công nghệ” quan trọng hơn cả.

Hãy bắt đầu với bộ não của con người. Chúng ta có thể hình dung rằng, tất cả những sự phát triển trong công nghệ truyền thông thực sự chỉ là phần mềm: bộ não của con người mới là phần cứng quan trọng nhất.

Nó chi phối các động lực về cả thể chất lẫn cảm xúc ban đầu, sự khích lệ, ký ức và cả việc đưa ra quyết định của chúng ta.

Khi nhận được các yếu tố kích thích từ bên ngoài, các tín hiệu đó sẽ được gửi đến hệ thống thần kinh trung ương và sau đó được tham chiếu chéo với những thông tin đã được lưu trữ trong não bộ của chúng ta để xác định các phản ứng hành vi thích hợp (ví dụ: nên vui hay buồn, nên xem tiếp hay bỏ qua…).

Theo thời gian, các yếu tố kích thích mang tính nhất quán và khác biệt tạo ra một mạng lưới liên kết làm định hình các hành vi của chúng ta, điều mà nhà tâm lý học và nhà kinh tế học Daniel Kahneman gọi là “The associative memory” (tạm dịch: trí nhớ liên tưởng hoặc trí nhớ liên kết.)

Vì vậy, một sản phẩm hay dịch vụ có thương hiệu thực sự là một thứ vật chất có thật trong não bộ của chúng ta, một mạng lưới của các ký ức và sự liên tưởng.

Nhà tâm lý học Kahneman đã chỉ  ra hai hệ thống quy trình tinh thần (mental processes) hiện đang chi phối mọi hành vi và việc ra quyết định của con người.

Hệ thống 1 là nhanh chóng, trực quan, tự động, lười biếng và dễ dàng, hệ thống này chi phối phần lớn các quyết định và hành vi của con người.

Hệ thống 2 thì chậm hơn, có ý thức hơn, có chủ ý hơn, nỗ lực nhiều hơn, và chỉ chi phối về một số ít hành vi của chúng ta.

Khi tiến hành giải mã những yếu tố mang tính khoa học đằng sau lý do tại sao chúng ta mua một thứ gì đó. Trái ngược với những gì hầu hết những gì mọi người vẫn nghĩ, câu trả lời là con người sử dụng hệ thống 1 để ra quyết định. Bộ não của chúng ta thường lười biếng và luôn tìm cách tiết kiệm năng lượng bằng những con đường đi ngắn nhất.

Nhiệm vụ của những người làm marketing khi này là phải làm cho thương hiệu của họ trở nên đơn giản và dễ hiểu, tập trung vào các mục tiêu về cảm xúc của mọi người.

Dưới đây là một số nguyên lý cơ bản để xây dựng những hoạt động truyền thông tiếp thị hiệu quả vì chúng luôn dựa trên cách bộ não của chúng ta hoạt động.

1. Cách tiếp cận.

Một trong số ít các quy luật mang tính khoa học thực tế của marketing là sự phát triển của thương hiệu chủ yếu được thúc đẩy bằng cách thu hút những người mua mới và các “light buyers” (những người mua ít thường xuyên và thậm chí là không hề có ký ức về thương hiệu). Quy luật này đã được biết đến trong hơn nửa thế kỷ và nhiều lần được chứng minh là đúng trong mọi danh mục sản phẩm.

Nếu bạn là người làm marketing và bạn vẫn tin rằng bạn chỉ có thể phát triển thương hiệu với các “heavy buyers” (những người mua thường xuyên, nhớ và yêu thích thương hiệu) thì có thể bạn đã sai lầm.

Nguyên lý cơ bản đầu tiên về truyền thông tiếp thị của bạn nên là tiếp cận vô số những người mới, những người chưa biết về thương hiệu của bạn.

Như Giáo sư Martin Weigel đã nói: “Sức khỏe thương hiệu của bạn phụ thuộc vào rất nhiều người không biết rõ về bạn, không nghĩ nhiều về bạn và không mua hàng của bạn một cách thường xuyên, nếu có.”

Cho dù công nghệ đã thay đổi khả năng nhắm mục tiêu đến mọi người như thế nào, việc tiếp cận nhiều hơn bên ngoài những người đang mua hàng thường xuyên của thương hiệu là chiến lược hết sức cần thiết.

2. Sự chú ý.

Bên cạnh việc tiếp cận (reach) những người mua mới và những người không thường xuyên mua hàng của bạn, bạn sẽ cần phải thu hút sự chú ý của họ.

Trong khi những người mua trung thành vốn đã rất dễ dàng trong việc liên hệ với bạn, bạn sẽ phải làm việc chăm chỉ hơn để thu hút những người mua mới hoặc ít mua hàng của bạn.

Vượt qua được sự rối rắm trong giao tiếp giữa người mua cũ (mua nhiều) và người mua mới (chưa mua hoặc ít mua) là mục tiêu của bất kỳ marketer nào.

‘Modern Advertising: A Railway Station’, 1874.

Có một bức tranh có tên “Modern Advertising: A Railway Station” của Alfred Concanen được vẽ từ năm 1874, phản chiếu về một trang web hiện đại, bạn quảng cáo quá nhiều thứ, nhưng không có quảng cáo nào thực sự thu hút sự chú ý của khách hàng.

Một ví dụ điển hình khi nói về cách truyền thông có thể thu hút sự chú ý đó là từ KFC, hình ảnh khác biệt có thể gây sự chú ý bên dưới của họ không phải là để bán hàng hay một sự kiện khuyến mãi, nó chỉ đơn thuần là một lời xin lỗi từ KFC.

3. Sự sáng tạo.

Nhiều nghiên cứu khác nhau từ Nielsen, IPA và các nghiên cứu khác đều cho rằng sáng tạo đã nhiều lần được chứng minh là động lực mạnh nhất để thúc đẩy doanh số và lợi nhuận, nó quan trọng hơn nhiều so với những phương tiện truyền thông hay cách nhắm mục tiêu.

Mặc dù sáng tạo có ý nghĩa với rất nhiều người, nhưng nó thực sự là gì?

Sáng tạo không đơn thuần là những sự độc đáo thuần túy và những ý tưởng mới luôn là sự kết hợp hay sắp xếp lại của những ý tưởng hiện có, một sáng tạo hay ý tưởng tốt là những sự kết của những điều phi phường và không phải là điều hiển nhiên (từng có trước đó).

Trong một thế giới khi mà mọi người có quá nhiều thứ để xem và có quá nhiều điểm giống nhau một mẫu quảng cáo, sáng tạo sẽ là lợi thế cạnh tranh và mang lại ít rủi ro nhất cho các thương hiệu.

4. Sự khác biệt.

Nhiệm vụ cốt lõi của tất cả các hoạt động truyền thông Marketing là xây dựng và làm mới cấu trúc bộ nhớ của đối tượng mục tiêu để làm cho thương hiệu luôn nằm ở những vị trí đầu tiên (TOM) trong các tình huống ra quyết định và mua hàng.

Các tài sản thương hiệu (brand assets) khác biệt giúp tạo ra những cấu trúc bộ nhớ là những hệ tham chiếu, được lưu trữ trong não bộ, giúp thương hiệu xuất hiện đầu tiên trong tâm trí của khách hàng và hiển nhiên, thương hiệu có cơ hội được lựa chọn nhiều nhất.

McDonald’s là một trong những ví dụ điển hình về một thương hiệu khác biệt. Nó đã xây dựng và nuôi dưỡng một nhóm các tài sản đặc biệt trong nhiều thập kỷ.

truyền thông marketing hiệu quả

5. Tính nhất quán.

Để củng cố và tiếp thêm sức mạnh cho những ký ức về thương hiệu, những thông điệp hay cách tiếp cận của thương hiệu cần phải đặc biệt nhất quán. Ông Byron Sharp, một giáo sự về khoa học tiếp thị từng nói: “Bạn không thể khác biệt nếu bạn không nhất quán.”

Một phân tích về hơn 1.500 chiến dịch của Ebiquity cho thấy rằng các chiến dịch thương hiệu khác biệt được triển khai một cách nhất quán trong dài hạn có thể mang lại ROI cao hơn 62% so với các chiến dịch còn lại.

Ebiquity cũng nhận thấy rằng trung bình các chiến dịch thứ hai và thứ ba tạo ra ROI cao hơn 30% so với các chiến dịch đầu tiên, vì chúng dựa trên các điểm số nhận diện thương hiệu (brand recognition scores) đã có ở các chiến dịch ban đầu.

6. Yếu tố cảm xúc.

Những hoạt động truyền thông hay giao tiếp giúp khơi dậy những phản ứng cảm xúc mạnh mẽ mang lại rất nhiều lợi ích. Phil Barden, một cựu marketer cấp cao của Unilever từng cho biết: “Các hoạt động truyền thông giúp khơi gợi các phản ứng cảm xúc có khả năng tạo ra sự chú ý tốt hơn, xử lý nội dung sâu hơn, và được ghi nhớ tốt hơn.”

Khi mọi người nói về yếu tố cảm xúc trong quảng cáo, họ có xu hướng nghĩ rằng nó chỉ giới hạn trong cách kể chuyện đầy cảm xúc qua các video. Tuy nhiên trên thực tế, mọi người có thể có phản ứng cảm xúc với bất kỳ định dạng nội dung (Content Format) nào, dù nó dài hay ngắn.

7. Sự khích lệ hay động lực.

Cảm xúc thực ra không phải là thứ làm thúc đẩy mọi người phản ứng trong giao tiếp. Động lực mới là yếu tố sâu xa làm nảy sinh cảm xúc.

Những cảm xúc được gợi lên bởi một khoảnh khắc giao tiếp hay nội dung truyền thông và mục tiêu ngầm mà nó hứa hẹn sẽ giúp mọi người đạt được có thể là những điều hoàn toàn khác nhau.

Cách truyền thông hiệu quả nhất luôn và sẽ luôn kết hợp sự sáng tạo và trí tưởng tượng của con người với sức mạnh của công nghệ.

Công nghệ tiếp thị (Martech) về cơ bản chỉ là những công cụ làm thúc đẩy, và tối ưu những gì khách hàng mục tiêu có thể thấy.

Vì vậy, đừng nhầm lẫn mục đích của việc thay đổi doanh nghiệp hay phát triển thương hiệu với việc chỉ vận dụng sự thay đổi của yếu tố công nghệ để đạt được mục tiêu đó.

Tập trung vào sự thay đổi có thể có nhiều ý nghĩa, nhưng tập trung vào những gì không thay đổi mới là chiến lược cốt lõi của mọi doanh nghiệp.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Cách kết hợp chiến lược truyền thông có và không trả phí để thúc đẩy thêm chuyển đổi

Việc xây dựng một cộng đồng trực tuyến mạnh mẽ có thể thúc đẩy đáng kể đến hiệu suất kinh doanh nói chung. Để giúp các nhà marketer có nhiều cơ hội hơn, dưới đây là những gì mà nền tảng LinkedIn đã chỉ ra.

Cách kết hợp chiến lược truyền thông có và không trả phí để thúc đẩy thêm chuyển đổi
Getty Images

Theo LinkedIn, những người chọn theo dõi cả những nội dung có trả phí lẫn không trả phí trên các Trang LinkedIn có khả năng chuyển đổi cao hơn 61% so với những người chỉ nhận được những nội dung có trả phí.

Đó là một kết quả và phát hiện rất ấn tượng.

Bằng cách tham gia tương tác với cộng đồng của bạn trên LinkedIn, những người đã thể hiện sự quan tâm đến thương hiệu của bạn, thu hút họ bằng những nội dung tự nhiên, bạn không ngừng gia tăng giá trị và làm sâu sắc thêm mối quan tâm của họ với thương hiệu.

Vậy làm thế nào để bạn có thể phát triển một chiến lược truyền thông tích hợp cả hai yếu tố tự nhiên và có trả phí cho thương hiệu của mình trên LinkedIn?

Dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo.

1. Hiểu cộng đồng của bạn và các mục tiêu của họ.

Các cộng đồng được phát triển một cách chuyên nghiệp là cốt lõi của một chiến lược truyền thông marketing tích hợp. Nhưng trước khi bạn bắt đầu đầu tư vào việc xây dựng một cộng đồng, bạn cần phải hiểu rõ họ là ai và tại sao bạn cần hiểu họ.

  • Ai sẽ là thành viên lý tưởng trong cộng đồng của bạn? Mặc dù bất kỳ ai quan tâm đến thương hiệu của bạn, bao gồm cả nhân viên và khách hàng trong quá khứ hay hiện tại và tương lai đều có thể là một phần của cộng đồng của bạn. Nhưng bạn nên đặc biệt quan tâm đến một số nhóm chân dung khách hàng lý tưởng của mình. Sau đó, bạn có thể sử dụng các tính năng phân tích khách truy cập và nhân khẩu học trên Trang của LinkedIn để hiểu liệu bạn có đang thu hút đúng đối tượng trọng tâm hay không cũng như cách họ tương tác với Trang của bạn như thế nào. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn có ý định nhắm mục tiêu lại các nhóm đối tượng tự nhiên của mình trong các chiến dịch quảng cáo có trả phí. Giải quyết được vấn đề này bạn có thể tăng lên 61% tỷ lệ chuyển đổi cho các chiến dịch.
  • Bạn đang cố gắng đạt được điều gì? Những nỗ lực của bạn phải dựa trên việc cam kết xây dựng các mối quan hệ và cung cấp giá trị cho cộng đồng của mình. Nhưng tại sao bạn lại làm điều này? Nó có phải để tăng phạm vi tiếp cận và lượng người theo dõi của bạn không? Để thu hút và tạo sự ảnh hưởng đến yếu tố tình cảm thương hiệu (brand sentiment)? Hay để nuôi dưỡng những người ủng hộ thương hiệu? Tuỳ vào mỗi mục tiêu khác nhau, rõ ràng là bạn cần có các chiến lược tiếp cận khác nhau.

2. Tối ưu từ những bước nhỏ nhất.

Bạn có thể bắt đầu với hàng loạt các cơ hội tự nhiên miễn phí trên mạng xã hội LinkedIn như – LinkedIn Pages, Showcase Pages, Product Page, LinkedIn Events, LinkedIn Live…tuy nhiên bạn nên lưu ý, hãy bắt đầu từ những thứ nhỏ nhất và tối ưu chúng thay vì quá ‘ôm đồm’.

Nhưng nếu bạn phải ưu tiên, LinkedIn khuyên bạn nên tập trung vào LinkedIn Page của mình, đây là bộ mặt của thương hiệu (và cộng đồng) của bạn trên nền tảng. Dưới đây là một số mẹo chính bạn cần ghi nhớ khi xây dựng Trang LinkedIn của mình.

  • Tìm cách tối ưu hoá tần suất bài đăng. Để gửi những tín hiệu một cách nhất quán đến các nhóm đối tượng mục tiêu của mình. Bạn nên nhất quán trong lịch đăng bài. Tốt nhất bạn nên đăng ít nhất 1 bài mỗi ngày vào những thời gian cụ thể.
  • Cung cấp những nội dung có liên quan đến các nhóm. Nhiều người làm marketing không nhận ra rằng, trên LinkedIn, bạn có thể phân phối các bài đăng tự nhiên của mình đến các phân khúc khách hàng cụ thể trong cộng đồng, nó cũng giống như việc nhắm mục tiêu trong các chiến dịch có trả phí. Hãy sử dụng điều này để đảm bảo mức độ liên quan và tương tác một cách cao nhất.
Nhấp vào mục targeted audience và chọn các nhóm đối tượng bạn muốn.
  • Thử nghiệm và học hỏi. Tương tự như chiến thuật A/B Testing cho các chiến dịch quảng cáo có trả phí, bạn có thể muốn thử nghiệm các loại nội dung và định dạng khác nhau để tìm hiểu điều gì phù hợp nhất với cộng đồng của bạn. Hãy theo dõi bảng điều khiển các chỉ số để biết điều gì đang hiệu quả và điều gì không.

Khi làm điều này, bạn sẽ phát hiện ra rằng có một số bài đăng hoạt động tốt hơn những bài đăng khác. Khi nhận thức được những điều này, bạn tự biết mình nên làm gì.

3. Cung cấp cho cộng đồng của bạn những nội dung mà họ muốn.

Thường thì phần đáng sợ nhất trong các hoạt động liên quan đến việc phát triển nội dung trên các nền tảng mạng xã hội đó là sản xuất nội dung một cách nhất quán.

Dưới đây là một số cách bạn có thể tham khảo:

  • Kiểm tra kho nội dung hiện có của bạn. Những nội dung hiện có, chẳng hạn như thông cáo báo chí, các sách hướng dẫn sử dụng, tài liệu về sản phẩm và doanh nghiệp, báo cáo…bạn có thể nhanh chóng sử dụng lại chúng cho các nền tảng mạng xã hội.
  • Tận dụng thẻ hashtag và các đề xuất nội dung. Cũng tương tự như trên các nền tảng mạng xã hội khác như Instagram hay Facebook, thẻ hashtags trên LinkedIn giúp bạn có nhiều cơ hội hơn để được khám phá và ngược lại, bạn có thể tìm thấy những nội dung liên quan đến bạn. Một tính năng tuyệt vời khác của Trang LinkedIn mà bạn có thể tận dụng là các đề xuất nội dung dựa trên những gì đang thịnh hành (trending) với cộng đồng của bạn.

  • Pha trộn nội dung. Không nhất thiết mọi bài đăng của bạn đều phải mới hoặc đi kèm với những nội dung sáng tạo. Ví dụ: bạn có thể chia sẻ lại một @mentions hay nhất của thương hiệu hoặc bài viết của bên thứ ba có liên quan đến ngành của bạn. Bạn cũng có thể đăng một câu hỏi hoặc thực hiện một cuộc thăm dò (poll) để bắt đầu các cuộc trò chuyện với cộng đồng của mình.

Nếu bạn muốn có thêm các cảm hứng về nội dung, bạn có thể tải xuống hướng dẫn này của LinkedIn: LinkedIn The Perfect Blend Organic & Paid

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Publicis Groupe giành được hợp đồng trị giá 600 triệu USD của Walmart từ tay WPP

Với bản hợp đồng truyền thông trị giá 600 triệu USD. Thành tích này được cho là chiến thắng lớn nhất trên toàn cầu của một Agency vào năm 2021.

Walmart hiện được nắm giữ bởi agency liên kết của WPP, Haworth, 49% thuộc sở hữu của WPP trước khi chuyển hoàn hoàn sang cho Publicis Groupe.

Nhiệm vụ của Publicis Groupe bao gồm chiến lược truyền thông, hoạch định chiến lược, mua phương tiện truyền thông và quản lý các mối quan hệ đối tác.

Publicis Groupe sẽ hoạt động song song với các agency về marketing khác của Walmart bao gồm Deutsch LA và FCB.

Walmart từ lâu cũng đã có mối quan hệ hợp tác với Publicis từ góc độ sáng tạo.

Chia sẻ về sự kiện thắng lợi này, Giám đốc điều hành của Publicis Groupe, Ông Arthur Sadoun cho biết:

“Chúng tôi rất vui mừng và vinh dự được trở thành một phần của đại gia đình Walmart.

Chúng tôi mong muốn đưa câu chuyện của Walmart trở nên sống động hơn thông qua sự xuất sắc, đổi mới và các sáng kiến ​​đầu tiên trong ngành của mình.”

Ông William White, phó chủ tịch cấp cao kiêm Giám đốc Marketing của Walmart nói thêm:

William White | Giám đốc Marketing của Walmart

“Chúng tôi rất biết ơn sự hợp tác kéo dài hơn 5 năm của Haworth với thương hiệu của chúng tôi. Họ đã hỗ trợ doanh nghiệp của chúng tôi trong những thời gian quan trọng của quá trình chuyển đổi và chúng tôi chúc họ tiếp tục thành công.”

“Giờ đây, chúng tôi rất vui mừng khi được đưa Publicis Groupe vào hội đồng quản trị với tư cách là agency truyền thông (media agency) của chúng tôi.

Chúng tôi ấn tượng với con người của họ, khả năng lãnh đạo tư tưởng marketing và chuyên môn của họ về khả năng lập kế hoạch, thực thi và đo lường hiệu quả toàn bộ phễu bán hàng của mình.

Chúng tôi biết rằng họ sẽ giúp thúc đẩy doanh nghiệp của chúng tôi phát triển bằng cách tiếp cận và thu hút khách hàng theo những cách hấp dẫn và sáng tạo nhất.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Google: Xây dựng chiến lược truyền thông toàn diện là chìa khoá để tăng trưởng

Cùng lắng nghe chia sẻ về cách tiếp cận chiến lược toàn diện từ Ông Salvador Maldonado, hiện là giám đốc marketing và truyền thông tại Google Media Lab.

Google: Xây dựng chiến lược truyền thông toàn diện là chìa khoá để tăng trưởng

Một vài năm trước, chúng tôi đã nhận ra một điều tại Google: Mặc dù xây dựng sản phẩm cho tất cả mọi người, nhưng hoạt động tiếp thị thương hiệu (brand marketing) của chúng tôi không phải lúc nào cũng phản ánh được điều đó.

Chúng tôi đã viết về những cách mà chúng tôi đã phát triển quy trình sáng tạo của mình để đảm bảo tất cả đối tượng mục tiêu đều có thể nhìn thấy được bản thân họ trong các chiến dịch của chúng tôi.

Nhưng tiếp thị toàn diện (inclusive marketing) đã vượt ra ngoài những gì mà sự sáng tạo có thể đại diện. Một phần khác rất quan trọng đối với cách tiếp cận của chúng tôi đó là lập kế hoạch và mua các phương tiện truyền thông mang tính toàn diện.

Vào năm 2019, chúng tôi đã tạo ra một nhóm truyền thông đa văn hóa để đảm bảo rằng tất cả các chiến dịch của chúng tôi đều có được phạm vi tiếp cận toàn diện.

Ví dụ: ở Mỹ, chúng tôi đã tập trung vào việc tiếp cận và thu hút khán giả da màu và Latinx.

Điều này có nghĩa là chúng tôi cam kết 15% các chiến dịch thương hiệu hàng đầu của Google dành cho các phương tiện truyền thông có liên quan đến văn hóa vào năm 2019.

Đến quý 4 năm 2020, chúng tôi đã vượt qua được mục tiêu này, đạt 18%.

Chúng tôi cũng đã phát triển các quy trình lập kế hoạch truyền thông của mình để trở nên toàn diện hơn cho các cộng đồng.

Mặc dù không phải chúng tôi đã có thể khám phá ra mọi thứ tuy nhiên với tinh thần có thể giúp các nhà quảng cáo xây dựng được một chiến lược truyền thông toàn diện hơn, chúng tôi muốn chia sẻ những gì chúng tôi đã học được.

Dưới đây là 04 lời khuyên rất hữu ích.

1. Tiếp cận bất cứ nơi nào mà khách hàng ở.

Với tư duy này, sau khi cam kết chi tiêu nhiều hơn cho các phương tiện truyền thông có thể tiếp cận nhóm đối tượng da màu và Latinx ở Mỹ, chúng tôi đã bắt đầu đầu tư vào các kênh để tiếp cận những đối tượng này trên quy mô lớn.

YouTube là điểm khởi đầu để thúc đẩy phạm vi tiếp cận, vì người xem video da màu và Latinx tương tác rất cao trên nền tảng này.

Từ đó, chúng tôi mở rộng cách tiếp cận đa văn hóa của mình để bao hàm nhiều hơn các doanh nghiệp và cộng đồng kỹ thuật số thuộc sở hữu của các nhóm người ít được đại diện.

Một trong những doanh nghiệp đó là nhà xuất bản Blavity, một nền tảng truyền thông kỹ thuật số được tạo ra bởi và dành cho những người da màu.

Cùng với nhau, chúng tôi đã khởi động chiến dịch với hashtag #InTheBlack, một chiến dịch tập trung vào việc giúp các doanh nghiệp nhỏ do người da màu làm chủ ở Mỹ.

Sự kiện sau đó đã được lan truyền nhiều nơi và tạo ra được sức ảnh hưởng đáng kế đến các doanh nghiệp nhỏ trong việc vượt qua sức ảnh hưởng của đại dịch.

2. Tận dụng những khoảnh khắc quan trọng.

Ngoài phạm vi tiếp cận, một cách tiếp cận khác đã giúp chúng tôi kết nối tốt hơn với người tiêu dùng da màu và Latinx là liên kết các chiến dịch thương hiệu của chúng tôi với những khoảnh khắc và sự kiện văn hóa mà những nhóm đối tượng này yêu thích.

Việc đảm bảo các chiến dịch được chạy nhiều vị trí trên nhiều nền tảng khác nhau đã đặc biệt hiệu quả trong việc tiếp cận mọi người xung quanh các điểm yêu thích của họ.

Ví dụ: năm ngoái, chúng tôi đã khởi chạy chiến dịch #TheMostSearched của Google Search để kỷ niệm Tháng Lịch sử người da màu (Black History Month).

Bằng cách liên kết quảng cáo đó với những khoảnh khắc truyền thông mà chúng tôi biết rằng đang có một lượng lớn người da màu đang xem.

Ngoài việc đã tạo ra được một tiếng vang tích cực đến xã hội, chiến dịch đã tăng thêm 13 điểm phần trăm trong việc ủng hộ thương hiệu ở những người trưởng thành trong độ tuổi từ 35 đến 49.

Giải trí và âm nhạc là những điểm đam mê (passion point) cao đối với khán giả Latinx ở Mỹ – vì vậy chúng tôi đã tài trợ cho giải Latin Grammy trong ba năm diễn ra, mỗi năm tập trung vào một nghệ sĩ nổi bật trong chương trình trao giải.

Vào năm 2019, chiến dịch tài trợ đã thúc đẩy lên 14 điểm trong mức độ cân nhắc về thương hiệu ở những người trưởng thành gốc Tây Ban Nha từ 18 đến 49,3 tuổi.

Chúng tôi cũng đã thấy kết quả tương tự vào năm 2020.

3. Xây dựng một sơ đồ hành trình khách hàng toàn diện hơn.

Khi hoạt động mua sắm phương tiện truyền thông của chúng tôi ngày càng phát triển để có thể toàn diện và bao trùm hơn, chúng tôi cũng tập trung vào việc đánh giá lại cách chúng tôi xuất hiện đối với những nhóm đối tượng ít được đại diện trên môi trường trực tuyến.

Một trải nghiệm người dùng được tối ưu hóa kém đã làm giảm đi đáng kể hiệu suất của việc truyền thông, vì vậy, chúng tôi đã thúc đẩy các trải nghiệm phù hợp và liên quan hơn, đặc biệt là khi nói đến yếu tố sáng tạo trong quảng cáo.

Một trong những điều có tác động lớn nhất mà chúng tôi đã làm cho đến nay để cải thiện mức độ liên quan đó là bản địa hóa các quảng cáo tìm kiếm và trang đích của chiến dịch cho tiếng Tây Ban Nha.

Một số người dùng nhấp vào quảng cáo tìm kiếm bằng tiếng Tây Ban Nha đã được đưa đến trang đích bằng tiếng Anh, trong khi những người khác thì được chuyển đến trang đích bằng tiếng Tây Ban Nha.

Kết quả cho thấy, so với người dùng đã nhấp vào quảng cáo và trải nghiệm trang đích (Landing Page) bằng tiếng Anh, thì người dùng trải nghiệm trang đích bằng tiếng Tây Ban Nha có khả năng thêm sản phẩm của chúng tôi vào giỏ hàng của họ cao hơn gấp 3 lần.

Nghiên cứu trải nghiệm người dùng của chúng tôi cũng cho thấy rằng khi các website được thêm vào bộ chọn ngôn ngữ, chúng nhận được mức tương tác lớn hơn.

4. Tôn vinh sắc thái vùng và tính địa phương.

Cuối cùng, chúng tôi nhận ra rằng – để các chiến lược của chúng tôi có thể phản ánh được sự đa dạng, thì “đa dạng” có nghĩa là những thứ khác nhau ở những nơi khác nhau.

Để giúp tôn vinh điều này, chúng tôi đã dựa vào thị trường khu vực và địa phương để chọn đối tượng mục tiêu trong các kế hoạch tiếp cận.

Càng ngày, các đội nhóm của chúng tôi trên khắp Châu Á Thái Bình Dương, Châu Mỹ Latinh và Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi đều đang thực hiện chiến lược này.

Ví dụ: ở Vương quốc Anh, tiếp cận và thu hút cộng đồng người da màu là cốt lõi của các chiến lược marketing toàn diện.

Vì vậy, để ghi nhận và quảng bá ngày người da màu (Black Pound Day) vào tháng 11 năm ngoái, nhóm của chúng tôi ở Vương quốc Anh đã hợp tác với công ty truyền thông Time Out London để ra mắt một ấn bản tạp chí kỹ thuật số toàn màu đen.

Nhóm cũng đã tặng 80% không gian quảng cáo của tạp chí cho các doanh nghiệp da màu địa phương.

Bằng cách chia sẻ những gì chúng tôi đã học được cho đến nay, chúng tôi hy vọng rằng các thương hiệu sẽ xem xét các bước mà họ có thể thực hiện để đảm bảo các chiến lược truyền thông được trở nên toàn diện hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

4 kiểu truyền tải thông tin bạn nên biết trong giao tiếp và truyền thông

Sử dụng những hướng dẫn này để khiến bạn được lắng nghe hơn tại nơi làm việc, bất kể bạn đang nói chuyện với ai.

[Source illustration: Lidiia Moor/iStock]
Có bao giờ bạn đã rời khỏi một cuộc họp, một cuộc gọi hoặc một cuộc trao đổi với khách hàng và tự nghĩ: “Họ đang nói về cái quái gì vậy?”

Giao tiếp rõ ràng và hiệu quả là một trong những cách dễ nhất để làm giảm sự căng thẳng tại nơi làm việc, tăng năng suất và xây dựng mối quan hệ tốt hơn với đồng nghiệp.

Nhưng đôi khi, đối phó với những phong cách giao tiếp khác với phong cách của bạn đôi khi có thể khiến bạn cảm thấy áp lực vô cùng.

Tất cả chúng ta đều có lợi khi làm việc với nhiều người có nhiều ý kiến khác nhau. Nhưng để tận dụng mọi thứ họ cung cấp, chúng ta phải bắt đầu nói cùng một ngôn ngữ.

Dưới đây là những gì mà bạn có thể tham khảo.

Đâu là điểm nổi bật giữa các kiểu giao tiếp khác nhau đó?

Mặc dù các nghiên cứu cho thấy chúng ta đang dành tới 80% thời gian trong ngày làm việc cho các cuộc họp, nghe điện thoại và trả lời email, giao tiếp ở nơi làm việc không phải lúc nào cũng dễ dàng hay thú vị.

Trên thực tế, theo một bài đăng trên Harvard Business Review năm 2016 cho thấy có đến 69% các nhà quản lý nói rằng họ không thoải mái khi giao tiếp với nhân viên. (Và một con số cao hơn đáng kể trong chiều ngược lại.)

Phần lớn nỗi đau của các cuộc gặp gỡ hay giao tiếp tại nơi làm việc là do đối mặt với việc ‘giải mã’ các phong cách giao tiếp khác nhau của những người khác nhau.

Đối phó với những người nói khác với bạn là một điều hết sức căng thẳng. Nó không chỉ lãng phí thời gian mà còn khiến chúng ta cảm thấy khó chịu, tức giận và kiệt sức.

Vì vậy, làm thế nào để chúng ta có thể sắp xếp lại mớ hỗn độn của các phong cách giao tiếp hay truyền thông tại nơi làm việc?

Trong khi mọi người giao tiếp theo những cách khác nhau, hầu hết chúng ta rơi vào một số khó khăn khác nhau khi nói đến các phong cách giao tiếp ưa thích của mình.

Có một số phong cách giao tiếp cổ điển như: quyết đoán, hung hăng, bị động-hung hăng và bị động. Tuy nhiên, thường thì người khác không cho chúng ta biết nhiều về cách chúng ta nên giao tiếp với họ. Đặc biệt nếu bản thân chúng ta hoàn toàn khác với họ.

Một cách mới để bạn suy nghĩ về các phong cách giao tiếp tại nơi làm việc.

Một cách tiếp cận mới tốt hơn mà chúng ta có thể sử dụng là các phong cách giao tiếp được xác định bởi nhà huấn luyện lãnh đạo Mark Murphy với 4 kiểu giao tiếp hay truyền thông chính: Phân tích (Analytical), Trực giác (Intuitive), Chức năng (Functional) và Cá nhân (Personal).

Cách tiếp cận của Murphy tập trung vào những thông tin chính mà mỗi phong cách đang tìm kiếm trong một cuộc trò chuyện và cách bạn có thể giao tiếp tốt nhất với họ.

Như ông giải thích: “Không có phong cách giao tiếp nào là tốt hơn khi các phong cách giao tiếp tiếp xúc với nhau. Việc chọn sai phong cách giao tiếp cho một đối tượng cụ thể, cho dù đó là một người hay một nghìn người, sẽ khiến việc giao tiếp có nhiều rắc rối lớn.”

Học cách xây dựng sự linh hoạt xung quanh các phong cách ưa thích của bạn cho phép người khác có thể lắng nghe bạn, đó là điều quan trọng mà bạn cần trong giao tiếp.”

Sau đây là 4 kiểu giao tiếp chính bạn có thể tiếp cận:

Kiểu phân tích: Những người yêu thích dữ liệu và xác định các nhiệm vụ một cách rõ ràng.

Là một người giao tiếp theo kiểu phân tích, bạn là người yêu thích dữ liệu, những con số và cả những ngôn ngữ rất cụ thể.

Do đó, bạn thường cảnh giác với những người nói bằng kiểu ngôn ngữ mơ hồ với những ý tưởng bay bổng và bạn thường nhanh chóng bị kiệt sức khi các cuộc trò chuyện này chuyển từ hướng logic sang cảm xúc.

Một ví dụ mà Murphy đưa ra là khi bạn tham gia một cuộc họp và nghe nói rằng “doanh số bán hàng của chúng ta đang rất tích cực.” Theo ông, một nhà giao tiếp kiểu phân tích có thể sẽ nghĩ, “Tích cực nghĩa là gì? là 5,2% hay 8,9%? Hãy cho tôi một con số cụ thể!”

Một lợi thế rõ ràng của việc phân tích là giao tiếp chủ yếu theo hướng logic và không có yếu tố cảm xúc, điều này có thể thúc đẩy công việc trở nên hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, mặt trái của nó là có thể khiến bạn trở nên lạnh lùng và trầm trọng hơn là khi ai đó đang muốn nói về những thứ gì đó khác, ngoài các con số.

Cách làm việc với phong cách giao tiếp kiểu phân tích.

Hãy cố gắng:

  • Cung cấp trước càng nhiều thông tin chi tiết càng tốt.
  • Đặt kỳ vọng hay mục tiêu rõ ràng.
  • Cho họ không gian để họ làm việc độc lập.

Hãy tránh:

  • Biến các cuộc trò chuyện mang nặng yếu tố cảm xúc (tức là tránh sử dụng các từ như: “Tôi nghĩ” hay “Tôi cảm thấy”…)

Kiểu trực giác: Những người suy nghĩ về những bức tranh lớn.

Những người giao tiếp theo kiểu trực giác là những người đứng ở phía đối diện với những người theo kiểu phân tích.

Thay vì đặt nặng yếu tố dữ liệu, chi tiết và các bước cụ thể, phong cách giao tiếp trực giác phát triển mạnh dựa trên các ý tưởng về các bức tranh lớn.

Với họ, việc đi sâu vào chi tiết không quan trọng. Thay vào đó, họ quan tâm hơn đến những cái nhìn tổng quan rộng rãi hơn, điều này cho phép họ trực tiếp bỏ qua những gì chi tiết hay cụ thể ở hiện tại để đi thẳng đến những điều quan trọng nhất.

Điều này có thể tuyệt vời nếu bạn đang ở trong một cuộc trò chuyện cần câu trả lời nhanh.

Hoặc nếu bạn đang tìm kiếm các phương pháp tiếp cận tối ưu hơn cho các vấn đề hiện tại.

Cách làm việc với phong cách giao tiếp kiểu trực giác:

Hãy cố gắng:

  • Bám sát vào chủ đề chính và giữ nó ở mức độ ưu tiên cao.
  • Hãy chuẩn bị để trả lời các câu hỏi tiếp theo.
  • Giữ thông tin chi tiết ở mức tối thiểu.

Hãy tránh:

  • Quá nhiều chi tiết (rõ ràng).
  • Thực hiện phương pháp tiếp cận một cách cá nhân.
  • Đưa ra những lời hứa quá lớn.

Kiểu chức năng: Đàm phán với mọi thứ từng bước một.

Là một người có phong cách giao tiếp chức năng, bạn yêu thích quá trình này.

Bạn yêu thích những hướng dẫn từng bước, cụ thể và chi tiết, tiến trình và kế hoạch được suy nghĩ một cách thấu đáo.

Khi nói chuyện với người khác, bạn muốn xem xét từng chi tiết từ đầu đến cuối để đảm bảo bạn đang không bỏ sót bất cứ sai lầm hay thiết sót nào.

Rõ ràng, ở nơi làm việc, một phong cách giao tiếp chức năng có thể mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích to lớn.

Đối với các nhà lãnh đạo hoặc quản lý dự án, việc biết tất cả các bước cần thiết trong quá trình thực thi đặt bạn vào vị trí để hướng dẫn và dẫn dắt.

Tuy nhiên, nó cũng có thể khiến bạn trở nên nhàm chán. Không có gì khiến đối tượng mục tiêu của bạn buồn ngủ hơn bằng việc liên tục tìm hiểu các vấn đề chi tiết.

Làm thế nào để làm việc với một phong cách giao tiếp kiểu chức năng:

Hãy cố gắng:

  • Thực hành “lắng nghe tích cực” bằng cách lặp lại những gì họ đã nói và đặt các câu hỏi tiếp theo.
  • Mong đợi họ hỏi chi tiết, ngay cả khi bạn chưa có đủ các câu trả lời cụ thể.

Hãy tránh:

  • Vội vàng để họ đi đến bước cuối cùng hoặc đưa ra quyết định.
  • Kỳ vọng họ sẽ ủng hộ một ý tưởng nào đó 100% (vì những lời phê bình hoặc phản hồi của họ thường sẽ nằm ở các bước chi tiết chứ không phải ở chiến lược tổng thể)

Kiểu cá nhân: Những mối quan hệ về việc trao đổi thông tin.

Cuối cùng, với kiểu giao tiếp cá nhân. Bạn coi trọng sự kết nối, các mối quan hệ và đặt ngôn ngữ tình cảm lên trên tất cả.

Khi bạn tìm hiểu kỹ một điều gì đó, bạn quan tâm nhiều (hoặc nhiều hơn) về việc người đó đang nói điều đó trong trạng thái như thế nào, họ có đang nói những gì mà họ muốn và thích được nói hay không.

Bạn là một người rất biết cách lắng nghe. Một nhà ngoại giao tài ba. Và thường có thể giúp giải quyết các vấn đề mà các phong cách giao tiếp cứng nhắc khác gây ra.

Bạn thường được coi là “chất keo” làm gắn kết mọi người lại với nhau. Bạn xây dựng các mối quan hệ bền chặt và xem giao tiếp là cơ hội để làm quen với mọi người hơn là chỉ để thực hiện một dự án hay công việc nào đó đơn thuần.

Cách làm việc với phong cách giao tiếp cá nhân:

Hãy cố gắng:

  • Giữ cho các cuộc trò chuyện nhẹ nhàng và bình thường.
  • Cảm thấy bình thường nếu họ hỏi điều gì đó mang tính cá nhân.
  • Theo dõi các chi tiết và thông tin quan trọng qua email sau cuộc họp (có thể họ sẽ không tập trung vào nó quá nhiều trong cuộc trò chuyện đầu tiên với bạn)

Hãy tránh:

  • Các cuộc trò chuyện chỉ có số liệu thống kê và dữ liệu.
  • Gây áp lực buộc họ phải đi sâu để tìm hiểu chi tiết hơn với bạn.

Khi việc giao tiếp (với đồng nghiệp hoặc cả khách hàng) của chúng ta đang quyết định nhiều thứ liên quan đến thành công, việc hiểu rõ các phong cách giao tiếp và được lắng nghe là điều hết sức quan trọng.

Mặc dù điều này không mấy dễ dàng. Nhưng bằng cách hiểu phong cách giao tiếp của chính mình và của những người xung quanh, chúng ta rõ ràng là sẽ có nhiều cơ hội hơn.

Bạn càng có thể nói cùng một ngôn ngữ với nhiều người, cho dù họ là ai, đang ở vị trí nào, thì mọi thứ càng trở nên dễ dàng và tốt đẹp hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Dentsu bổ nhiệm CEO mảng Media khu vực Châu Á – Thái Bình Dương mới

Theo đó, Bà Prerna Mehrotra sẽ được bổ nhiệm vào vị trí mới này. Bà sẽ chịu trách nhiệm định hướng chiến lược truyền thông toàn cầu của mạng lưới và phân phối trong khu vực, ngoài vai trò Giám đốc điều hành của tập đoàn truyền thông này tại Singapore.

Dentsu International APAC đã bổ nhiệm Bà Prerna Mehrotra vào vai trò Giám đốc điều hành truyền thông của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APAC).

Với vai trò mới, Bà sẽ báo cáo cho Ashish Bhasin, Giám đốc điều hành của Dentsu APAC, và Peter Huijboom, Giám đốc điều hành toàn cầu về truyền thông và khách hàng.

Điều này đánh dấu lần thăng chức thứ hai của Bà Mehrotra trong một năm, kể từ lần thăng chức đầu tiên vào 12 tháng trước với vị trí giám sát mảng kinh doanh truyền thông sau sự ra đi của Audrey Kwah, cựu thành viên nhóm điều hành và giám đốc điều hành của tập đoàn truyền thông Dentsu tại APAC.

“Vai trò mới của Mehrotra ngoài trách nhiệm hiện tại của cô là giám đốc điều hành của tập đoàn truyền thông này tại Singapore.

Prerna Mehrotra

Mehrotra sẽ còn chịu trách nhiệm thúc đẩy chiến lược truyền thông toàn cầu và phân phối của Dentsu tại APAC, đồng thời phát triển danh mục các công cụ và khả năng để tối đa hóa hiệu quả, mức độ liên quan và hiệu suất truyền thông của khách hàng”, phía Tập đoàn Dentsu cho biết.

Mehrotra đã từng giám sát các thương hiệu như iProspect, Carat, Vizeum, Amplifi, Amnet và Posterscope, được tái cấu trúc hai năm trước để loại bỏ hầu hết các vai trò CEO của APAC để chuyển sang một tập đoàn truyền thông do Singapore dẫn dắt.

Sự thăng tiến của Bà cũng đánh dấu phong trào thay thế lãnh đạo liên tục tại đơn vị truyền thông APAC của Dentsu. Sau đợt tái cơ cấu vào tháng 1 năm 2019, cựu Giám đốc điều hành Carat APAC, Jonathan Chadwick, ban đầu được mời làm việc với sự hỗ trợ từ Phil Adrien của Dentsu X, nhưng cũng đã rời đi chỉ ba tháng sau đó.

Quan điểm của Mehrotra về việc tích hợp trong danh mục truyền thông rất phù hợp với chúng tôi và sự nhạy bén của cô ấy trong hơn 20 năm qua cũng đã làm cho cô ấy thực sự khác biệt với những người còn lại,” một thông cáo từ Dentsu cho biết.

Bà Mehrotra cho biết: “Bối cảnh truyền thông trong khu vực đang trở nên phức tạp hơn bao giờ hết và nhu cầu của người tiêu dùng về những gì các thương hiệu sản xuất và cách họ hành xử cũng đã thay đổi nhanh chóng”.

“Tôi rất vui khi được làm việc với những tài năng hàng đầu từ khắp các thị trường của chúng tôi để tạo ra cơ hội phát triển và giá trị lâu dài cho khách hàng của chúng tôi”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips