Skip to main content

Thẻ: Twitter

Instagram Threads giảm hơn 80% người dùng hàng ngày

Sau tròn một tháng ra mắt, số lượng người dùng hàng ngày và thời gian truy cập vào Threads – đối thủ của Twitter – sụt giảm mạnh.

Instagram Threads giảm hơn 80% người dùng hàng ngày
Instagram Threads giảm hơn 80% người dùng hàng ngày

Theo thống kê của Similarweb, số người dùng hàng ngày của Instagram Threads – mạng xã hội mới của Meta – từng đạt 49 triệu sau khi ra mắt ngày 5/7. Tuy nhiên, con số này chỉ duy trì trong hai ngày, sau đó sụt dần cho đến nay. Tính đến 1/8, Threads chỉ còn hơn 9,6 triệu người dùng hàng ngày.

Ngoài ra, mức độ tương tác trên nền tảng cũng giảm mạnh so với thời kỳ đầu. Trong đó, ở giai đoạn đỉnh, người dùng sử dụng Threads trung bình 14 phút mỗi ngày, nhưng hiện chỉ còn 2,3 phút.

David Carr, quản lý thông tin cấp cao tại Similarweb, cho biết thời gian tương tác của người dùng Threads tại Mỹ cao hơn con số trên, nhưng không nhiều, lần lượt là 20 phút và 3 phút.

Một công ty nghiên cứu thị trường khác là Sensor Tower cũng cho biết tính đến 31/7, số người dùng hàng ngày trên Threads giảm 82% so với khi ứng dụng ra mắt.

Công ty ước tính Threads thu hút 44 triệu người truy cập mỗi ngày khi họ tìm kiếm một giải pháp thay thế Twitter, nhưng hiện đã sụt giảm nghiêm trọng.

Về thời gian, Sensor Tower cho biết mức độ tương tác trên Threads giảm còn 2,9 phút mỗi ngày so với mức 19 phút trong tháng 7.

Trước đó, Mark Zuckerberg, CEO Meta, cho biết việc có hơn chục triệu người dùng quay lại mỗi ngày là nhiều hơn mong đợi của ông. Ông cũng nói mạng xã hội này đang trong giai đoạn tập trung cải thiện các tính năng cơ bản trước khi tiến hành quảng bá và phát triển cộng đồng người dùng.

Threads là nền tảng phát triển nhanh nhất trong lịch sử ứng dụng khi đạt 100 triệu người đăng ký chỉ sau 5 ngày. Theo dữ liệu của SensorTower, đây là một trong những ứng dụng được tải nhiều nhất trên cả Android và iOS. Tuy vậy, ứng dụng vẫn thiếu những tính năng nổi bật của Twitter như tìm kiếm chủ đề, nhắn tin trực tiếp.

Một số người đang ví Threads như Google+, mạng xã hội từng cố gắng thay thế Facebook nhưng thất bại. Nó tạo sự hứng khởi ban đầu nhưng sau đó người sử dụng dần rời bỏ do không thấy sự khác biệt.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Hơn 60% dân số thế giới đang hoạt động trên mạng xã hội

Theo báo cáo hằng quý công bố tháng 7/2023 của công ty tư vấn kỹ thuật số Kepios, gần 5 tỷ người, tương đương hơn 60% dân số thế giới, hoạt động trên mạng xã hội (Social Network).

Hơn 60% dân số thế giới đang hoạt động trên mạng xã hội
Hơn 60% dân số thế giới đang hoạt động trên mạng xã hội

Theo Kepios, số người dùng mạng xã hội đã tăng tới 3,7% trong một năm qua. Tuy nhiên, có sự chênh lệch về tỷ lệ sử dụng giữa các khu vực. Ở Đông và Trung Phi, tỷ lệ hoạt động trên mạng xã hội chiếm 9%, trong khi ở Ấn Độ, hiện là quốc gia đông dân nhất thế giới, tỷ lệ sử dụng mạng xã hội là 33%.

Thời lượng dành cho mạng xã hội trong năm qua đã tăng 2 phút mỗi ngày, lên 2 giờ 26 phút. Thời gian sử dụng mạng xã hội có sự khác biệt lớn giữa các nước.

Cụ thể, mỗi ngày người dân Brazil dành trung bình 3 giờ 49 phút trên mạng xã hội, trong khi con số này ở Nhật Bản là chưa đầy 1 giờ.

Cũng theo báo cáo của Kepios, người dùng mạng xã hội chủ yếu tập trung trên 7 nền tảng.

Meta có 3 ứng dụng được yêu thích gồm WhatsApp, InstagramFacebook, trong khi Trung Quốc có 3 ứng dụng gồm WeChat, TikTok và Douyin phiên bản địa phương.

Twitter (X), Messenger và Telegram là những nền tảng mạng xã hội phổ biến khác.

CEO Meta: Instagram Threads sẽ sớm có chức năng web và tìm kiếm

Theo thông báo mới đây nhất của CEO Meta, Mark Zuckerberg, Instagram Threads sẽ sớm có chức năng web và tìm kiếm.

CEO Meta: Instagram Threads sẽ sớm có chức năng web và tìm kiếm
CEO Meta: Instagram Threads sẽ sớm có chức năng web và tìm kiếm

Theo đó, mạng xã hội đối thủ của Twitter (tên mới là X) là Instagram Threads sẽ sớm có chức năng tìm kiếm và có thể được truy cập qua nền tảng web.

Trong một bài đăng trên Threads, CEO của Meta Mark Zuckerberg cho biết các tính năng mới sẽ được “ra mắt trong vài tuần tới.”

Threads hay Instagram Threads là mạng xã hội tập trung vào nội dung văn bản (text) được Meta ra mắt vào tháng 7 trong bối cảnh mạng xã hội đối thủ là Twitter đang phải đối mặt với hàng loạt các thách thức khác nhau.

Chỉ sau 5 ngày kể từ khi mắt, Threads đã đạt được 100 triệu lượt đăng ký và chính thức trở thành ứng dụng có có lượng người đăng ký nhanh nhất mọi thời đại, vị trí này trước đó vốn thuộc về chatbot AI ChatGPT của OpenAI.

Trong bối cảnh hiện tại là “hơn một nửa người đăng ký Threads đã không còn truy cập“, Meta đã công bố các tính năng mới nhằm mục tiêu duy trì và kéo người dùng cũ quay trở lại.

Dù vậy, không ít nhà sáng tạo nội dung và nhà quảng cáo vẫn kỳ vọng sẽ tạo ra nhiều hiệu ứng tích cực từ Threads trong tương lai gần.

Cũng cách đây không lâu, CEO Mark Zuckerberg cho biết rằng Meta “khá lạc quan” về tương lai của Threads và nền tảng sẽ không kiếm tiền từ ứng dụng cho đến khi có được một lượng người dùng đủ lớn (được cho là từ 1 tỷ người).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

X (Twitter) ra mắt chương trình chia sẻ doanh thu quảng cáo với nhà sáng tạo

X (tên cũ là Twitter) vừa thông báo ra mắt chương trình chia sẻ doanh thu quảng cáo với các nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng, một cách khác để gia tăng thu thập.

X (Twitter) ra mắt chương trình chia sẻ doanh thu quảng cáo với nhà sáng tạo
X (Twitter) ra mắt chương trình chia sẻ doanh thu quảng cáo với nhà sáng tạo

Theo đó, X đã chính thức triển khai chương trình chia sẻ doanh thu từ quảng cáo với những nhà sáng tạo sau một khoảng thời gian dự định.

Tính năng mới của X cho phép nền tảng chia sẻ doanh thu thông qua số lần hiển thị quảng cáo từ các tài khoản của những nhà sáng tạo đã được xác minh, quảng cáo sẽ hiển thị ở các câu trả lời trên các bài đăng.

Theo X, công cụ mới này là một phần sứ mệnh của X nhằm cho phép mọi người kiếm thêm thu thập bằng cách đăng bài và tương tác trên mạng xã hội này.

Chương trình chia sẻ doanh thu quảng cáo của X với nhà sáng tạo được áp dụng ra sao?

Theo X, để đủ điều kiện xem xét tham gia chương trình chia sẻ doanh thu quảng cáo, tài khoản của nhà sáng tạo phải đáp ứng các tiêu chí sau:

  • Đã đăng ký Twitter Blue (gói có trả phí của Twitter) hoặc gói dành cho tổ chức (Verified Organizations).
  • Có ít nhất 15 triệu lượt hiển thị trên các bài đăng được tích lũy trong vòng 3 tháng qua.
  • Có ít nhất 500 người theo dõi.

Nếu tài khoản của nhà sáng tạo đáp ứng đủ các điều kiện này, nhà sáng tạo sẽ có thể tạo tài khoản và được thanh toán qua Stripe.

Nhà sáng tạo có thể tham khảo điều kiện về chương trình tại đây hoặc các tiêu chuẩn về chính sách kiếm tiền tại đây.

Theo X:

“Chúng tôi muốn quy trình trở nên đơn giản nhất có thể, vì vậy tất cả những người đăng ký X Blue (Twitter Blue) và Tổ chức đã được xác minh đều có quyền đăng ký chương trình miễn là họ đáp ứng đủ các tiêu chí tham gia.”

“Người dùng sẽ có thể đăng ký cả chương trình Tính năng đăng ký của nhà sáng tạo (Creator Subscriptions) và Chia sẻ doanh thu quảng cáo (Ads Revenue Sharing) bằng cách truy cập mục Kiếm tiền (Monetization) trong phần Cài đặt.”

“Mặc dù tất cả người dùng đủ điều kiện đều có thể chọn tham gia chương trình, nếu họ bị phát hiện vi phạm Điều khoản chia sẻ doanh thu quảng cáo hay Tiêu chuẩn kiếm tiền của nhà người tạo, họ có thể bị loại khỏi chương trình.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

X (Twitter) đang thay thế thẻ ‘Promoted’ thành ‘Ad’ mới

Biểu tượng quen thuộc dùng để phân biệt các bài đăng được ‘quảng cáo’ và ‘tự nhiên’ trên X (tên gọi cũ là Twitter) là ‘Promoted’ đang được thay thế bằng ‘Ad’.

Như bạn có thể thấy qua hình ảnh ở trên của một mẫu quảng cáo, biểu tượng ‘Ad’ trên X đã được thay thế cho ‘Promoted’ cũ (trên Twitter).

Về cơ bản nhận diện mới trông có vẻ tự nhiên hơn so với thẻ ‘Promoted’ vốn được xuất hiện dưới mỗi bài đăng được quảng cáo trên Twitter cũ.

Thay đổi của X hay Twitter dường như đi theo hướng khác so với Google cách đây không lâu, công cụ tìm kiếm đã thay thế từ thẻ ‘Quảng cáo’ (Ad) thành ‘Được tài trợ’ (Sponsored).

Ở khía cạnh liên quan đến Luật quảng cáo của Mỹ, FTC quy định rằng tất cả các mẫu quảng cáo phải được báo hiệu “rõ ràng và dễ thấy” trong ứng dụng hay trên các nền tảng.

Mặc dù vậy, trên thực tế, theo quan sát của MarketingTrips, các nền tảng luôn tìm cách để khiến người dùng khó phân biệt giữa các nội dung được quảng cáo và nội dung tự nhiên, ví dụ như với công cụ tìm kiếm Bing, bạn sẽ mất một khoảng thời gian mới có thể thấy được biểu tượng ‘Ad’ được xen lẫn trong các nội dung quảng cáo.

Trong khi việc X thay đổi cách nhận diện các nội dung quảng cáo có thể là vì yêu cầu từ phía FTC hoặc không, một thứ dường như chắc thay đổi đó là cách người dùng tương tác với bài đăng (tỷ lệ nhấp chuột), hiển nhiên là nó có thể Tốt hơn hoặc Xấu hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Apple không chấp nhận tên mới của Twitter là X trên App Store

Biểu tượng ứng dụng Twitter trên iOS đã đổi thành X nhưng vẫn phải giữ tên ban đầu vì Apple không cho phép.

Apple không chấp nhận tên mới của Twitter là X trên App Store
Apple không chấp nhận tên mới của Twitter là X trên App Store

Tỷ phú Elon Musk đã thay nhận diện thương hiệu của toàn bộ mạng xã hội Twitter thành X bao gồm tên, logo cũng như chuyển sang tên miền mới x.com.

Phiên bản cập nhật của ứng dụng Twitter đã có mặt trên cả hai kho Play Store và App Store, thay ảnh logo chim xanh nổi tiếng thành chữ X. Tuy nhiên, việc đổi tên mới chỉ áp dụng với nền tảng Android.

Với hệ điều hành của Google, tên thay đổi nhưng trong danh sách ứng dụng đã cài đặt, phần mềm vẫn hiện là Twitter và gói cài đặt (APK) giữ tên com.twitter.android.

Trên iOS, dù đã đổi logo, tên gọi Twitter không thay đổi. Nguyên nhân bắt nguồn từ yêu cầu số ký tự tối thiểu đặt cho tên ứng dụng do Apple quy định.

“Với iOS, Apple không cho phép ứng dụng có tên chỉ bằng 1 ký tự”, chuyên gia phân tích dữ liệu Nick Sheriff của công ty Next giải thích. Apple yêu cầu độ dài tên phải có tối thiểu 2 và tối đa 30 ký tự. Một số người dùng cho biết tên ứng dụng cài trên iPhone, iPad hiện là X (thay vì Twitter), nhưng giới hạn đã nêu vẫn áp dụng trên App Store.

Không chỉ đổi trong ứng dụng, ông chủ Twitter mới đây đã chia sẻ video cho thấy trụ sở công ty tại San Francisco đã dựng dấu X cỡ lớn trên nóc nhà.

Nội dung được Elon Musk đăng lên trong bối cảnh chính quyền thành phố đang tiến hành điều tra việc tự ý thi công, lắp đặt của hãng. AP dẫn lời một quan chức địa phương cho biết theo quy định của thành phố, cá nhân hoặc doanh nghiệp phải xin phép trước khi thay đổi bảng hiệu, logo liên quan đến các công trình.

“Bất kỳ thay đổi về chữ hay biểu tượng đều phải được sự đồng ý từ chính quyền nhằm đảm bảo tính nhất quán, đồng thời đảm bảo biện pháp an toàn đã được lắp đặt bổ sung vào bảng hiệu. Việc xem xét và phê duyệt quy hoạch cũng cần thiết. Hiện thành phố bắt đầu điều tra về vấn đề này”, một quan chức giấu tên cho hay.

Theo NDTV, việc đổi tên và logo mạng xã hội Twitter thành X có phần vội vã của Musk còn gây phiền toái ở một số lĩnh vực khác, cả về pháp lý lẫn kỹ thuật. Ngay sau khi ứng dụng đổi biểu tượng sang X, trình duyệt Microsoft đã phát đi cảnh báo bảo mật tới người dùng.

Trong khi đó, các bộ lọc nội dung Internet tại một số khu vực trên thế giới, ví dụ Indonesia, tự động chặn tên miền x.com vì nhầm lẫn với nội dung dành cho người lớn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Tham vọng biến X thành siêu ứng dụng như WeChat được dự báo là khó thành

Khi đổi tên Twitter, Elon Musk muốn biến X thành “ứng dụng của mọi thứ” tương tự WeChat của Trung Quốc, nhưng được đánh giá là khó thành công.

Tham vọng biến X thành WeChat được dự báo là khó thành
Tham vọng biến X thành WeChat được dự báo là khó thành

Elon Musk nhiều lần nói ông ngưỡng mộ WeChat và muốn tạo một ứng dụng tương tự. Ngày 24/7, khi chuyển Twitter thành X, ông lặp lại mục tiêu đó: “Đây không đơn giản là một công ty đổi tên, mà là sứ mệnh phải tiếp bước.

Cái tên Twitter chỉ có nghĩa khi là những dòng tin dài tối đa 140 ký tự được gửi qua lại – như tiếng chim hót. Nhưng những tháng tới, ứng dụng sẽ trở thành trung tâm tài chính cá nhân của người dùng. Khi đó, tên gọi Twitter không còn ý nghĩa gì nữa, đã đến lúc phải tạm biệt con chim”.

Linda Yaccarino, CEO Twitter, cũng mô tả nền tảng mới sẽ tập trung vào âm thanh, video, tin nhắn và thanh toán, giúp người dùng “kết nối với nhau theo những cách chúng ta mới chỉ tưởng tượng về nó”.

Theo giới phân tích, Elon Musk đang muốn biến nền tảng X thành một WeChat của phương Tây, nhưng tham vọng này khó trở thành hiện thực.

Môi trường khác biệt.

WeChat được Tencent Holdings ra mắt năm 2011 để thay thế phần mềm chat cho PC trước đó có tên QQ. Ban đầu, nó được gọi là Weixin, nhưng đổi thành WeChat năm 2012, khi số lượng người dùng đạt 100 triệu.

Theo thời gian, ứng dụng tích hợp hàng loạt chương trình con bên trong. Người dùng có thể sử dụng kết hợp để nhắn tin, gọi thoại và video, mạng xã hội, thanh toán di động, trò chơi, tin tức, đặt phòng trực tuyến và các dịch vụ khác. Năm 2018, WeChat lần đầu vượt một tỷ tài khoản hoạt động mỗi tháng, chủ yếu là từ Trung Quốc.

Trong khi đó, mạng xã hội Twitter, tên mới là X, có cơ sở dữ liệu người dùng nhỏ hơn nhiều cũng như tính năng hạn chế. Tại Trung Quốc, có một ứng dụng với chức năng tương tự X là Sina Weibo.

“Sina Weibo cũng là một trong những mạng xã hội lớn ở Trung Quốc, nhưng nó phục vụ người dùng bằng chức năng rất khác so với WeChat”, Kendra Schaefer, trưởng bộ phận nghiên cứu chính sách công nghệ tại Trivium China, nhận xét.

“Weibo không quan trọng trong cuộc sống hàng ngày như WeChat. Người dùng chỉ sử dụng để kết nối và theo dõi thông tin”.

Quay trở lại những năm 2000, trước thời đại của smartphone, lĩnh vực Internet tại Trung Quốc được xem là “nơi thử nghiệm các xu hướng mới” do có rất ít quy định.

“Một sự tự do như miền tây hoang dã”, Kai von Carnap, chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc của tổ chức phi lợi nhuận Merics, nói. “Hoàn toàn không có biện pháp bảo vệ người lao động, bảo vệ dữ liệu hoặc quy định cạnh tranh”.

Tencent là một trong những công ty đi đầu thử nghiệm các nền tảng cho người dùng và “hái quả ngọt”, nhưng hầu hết công ty khác thất bại. Quan trọng hơn, Tencent tích hợp thành công hệ thống thanh toán vào QQ, làm cơ sở xây dựng WeChat sau này – yếu tố theo giới chuyên gia là đặc biệt quan trọng đối với một siêu ứng dụng.

Đây cũng là lý do Elon Musk nhiều lần nói về việc bổ sung chức năng thanh toán cho Twitter, thậm chí đặt mục tiêu nền tảng “có thể trở thành một nửa hệ thống tài chính toàn cầu”.

Tại Trung Quốc, khi WeChat phát triển, nhiều người không có tài khoản ngân hàng hay thẻ ngân hàng. Đây là môi trường không thể tốt hơn cho ứng dụng của Tencent phát triển. “Người dân nhanh chóng sử dụng điện thoại để thanh toán. Và rồi, những chiếc smartphone đó nhanh chóng trở thành ví tiền của chính họ”, Schaefer giải thích.

Nhưng ở Mỹ và các nước phương Tây lại khác. “Không có tài khoản ngân hàng” gần như không có trong khái niệm của người dân ở đây.

Đa số đều sử dụng thẻ tín dụng và phương thức thanh toán này phổ biến ở mọi nơi. “Tại sao mọi người lại cần chuyển sang ứng dụng của Elon Musk để thanh toán một thứ gì đó?”, Schaefer nói.

Thanh toán qua app trên smartphone ở Mỹ tương đối hiếm. Theo nghiên cứu của eMarketer, một nửa số người dùng điện thoại ở Mỹ có thể sẽ chấp nhận thanh toán di động vào cuối 2025. Trong khi đó, 64% dân số Trung Quốc đã làm điều này từ 2021, theo China UnionPay.

Vấn đề quản lý cũng là một rào cản khác. Khác với Trung Quốc, Mỹ và châu Âu có luật chặt chẽ về tài chính và nền tảng hoạt động đa lĩnh vực. Chính các quy định đã khiến dự án tiền số của Facebook không thể thành hiện thực. Những dự án tài chính khác cũng phải tuân thủ hàng loạt quy định khiến họ nản lòng và bỏ cuộc.

“WeChat phát triển trong một môi trường không có hoặc rất ít quy định. Đây là điều kiện cần, nhưng Elon Musk không làm được cho X”, Kai von Carnap nhận định.

Tên miền X.com đã ra đời trước năm 2000, khi Elon Musk muốn tạo ra “một siêu thị tài chính” để phá vỡ ngành ngân hàng, nhưng sau đó được sáp nhập và trở thành PayPal.

“Elon Musk như đang cố xây lại kế hoạch công ty tài chính cũ bằng cách ghép nó vào một doanh nghiệp hoàn toàn không liên quan”, nhà phê bình Paris Marx viết trên blog.

“Ông ấy đang lặp lại sai lầm trong quá khứ bằng cách tham gia một lĩnh vực mà bản thân không hiểu những ý tưởng lớn, không lắng nghe phản hồi, nắm giữ những chiến lược không hiệu quả và đối xử với nhân viên của mình như rác”.

Trong khi đó, Schaefer cho rằng Elon Musk vẫn có thể thành công với X dưới vai trò siêu ứng dụng, nhưng tỷ lệ thấp. “Nếu Elon Musk muốn thêm cơ chế thanh toán vào mạng xã hội (Social Network) và xem nó là chìa khóa để mở ra siêu ứng dụng, tôi nghĩ ông ấy đã đúng”, Schaefer nói. “Nó không phải ý tưởng tồi, nhưng cần xem nó vận hành trong tương lai thế nào”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Chuyên gia Harvard: Tôi không nghĩ Elon Musk hiểu Mạng xã hội (Social Media)

Trong khi việc đổi tên từ Twitter thành X của Elon Musk có mang lại hiệu quả hay không vẫn còn là một ẩn số, nhiều chuyên gia đang bày tỏ các quan điểm tiêu cực.

Chuyên gia Harvard: Bill George
Chuyên gia Harvard: Bill George

Theo đó, Bill George, một chuyên gia lãnh đạo của Harvard cho biết: “Việc đổi thương hiệu Twitter của Elon Musk cho thấy rằng anh ấy đang làm những việc vượt ra ngoài khả năng của mình.”

“Nếu bạn phải viết một nghiên cứu điển hình (Case Study) về một ví dụ liên quan đến việc tiếp quản tổ chức một cách thất bại, thì việc Elon Musk tiếp quản Twitter sẽ hoàn toàn phù hợp với điều đó. Tôi không nghĩ anh ấy hiểu cái gọi là mạng xã hội.”

Chủ tịch Elon Musk đã công bố quyết định từ bỏ thương hiệu Twitter sau 16 năm xây dựng vào Chủ nhật vừa rồi và chọn tên cũng như logo mới là “X”.

Sau khi mua lại nền tảng xã hội này với giá 44 tỷ USD vào năm ngoái, Elon Musk đã sa thải cựu CEO Parag Agrawal và một số giám đốc điều hành quan trọng, cùng với đó là sa thải hàng nghìn nhân viên khác, khôi phục một số tài khoản bị cấm, tính phí người dùng 7,99 USD mỗi tháng để được cấp tick xanh, giới hạn số lượng số bài đăng mà người dùng có thể xem mỗi ngày, đổi CEO mới và hàng loạt các thay đổi khác.

Chuyên gia Harvard cho biết những sửa đổi của Elon Musk đối với nền tảng này là một sai lầm lớn. Nhiều doanh nghiệp đã ngừng quảng cáo trên nền tảng này và dòng tiền của Twitter đang bị âm do doanh thu từ quảng cáo giảm đến 50%.

Mặc dù là người giàu nhất thế giới với nhiều thành tích kinh doanh vượt bậc. Từ việc giúp phát triển Tesla thành một trong những nhà sản xuất xe điện hàng đầu thế giới (hiện Tesla có vốn hoá lớn nhất ngành xe điện với hơn 800 tỷ USD), đến giúp SpaceX đã ký hợp đồng với NASA và thống trị thị trường phóng vệ tinh của Mỹ. Elon Musk được chuyên gia nhận định là không có kỹ năng và năng lực dẫn dắt mạng xã hội.

“Tôi phải nói rằng, anh ấy đã làm một người rất thông minh. Và anh ấy cũng đã làm được rất nhiều điều tốt đẹp tại nhiều doanh nghiệp.”

“Tuy nhiên, khác với các kiểu doanh nghiệp thông thường, ngược lại, điều hành một công ty truyền thông mạng xã hội yêu cầu những kỹ năng giao tiếp cao, giữa các cá nhân với nhau, điều mà chính anh trai của Elon Musk thừa nhận rằng anh ấy đang thiếu.”

“Ví dụ: khi nới lỏng các tiêu chuẩn kiểm duyệt nội dung của nền tảng, Elon Musk đã khiến rất nhiều người dùng thất vọng khi để hàng loạt chủ đề về phân biệt chủng tộc, bài trừ người Do Thái, kỳ thị phụ nữ và chống LGBTQ+ xuất hiện trên nền tảng.”

Nếu không chia sẻ lộ trình cụ thể hơn cho tương lai của mạng xã hội Twitter, việc đổi tên thành X với tham vọng “trở thành ứng dụng của mọi thứ” có vẻ không rõ ràng và hơi bốc đồng.

Lời khuyên của vị chuyên gia Harvard dành cho Elon Musk là hãy lùi lại một bước khỏi các hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp truyền thông mạng xã hội này và để CEO mới là bà Linda Yaccarino nắm quyền lãnh đạo một cách công khai và toàn diện hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips 

Twitter yêu cầu nhà quảng cáo phải chi tiêu tối thiểu 1000 USD để duy trì trạng thái xác minh

Theo thông báo mới đây, X (Twitter cũ) yêu cầu các nhà quảng cáo trên nền tảng phải chi tiêu tối thiểu là 1000 USD để có thể duy trì trạng thái được xác minh (verified – tick xanh).

Twitter yêu cầu nhà quảng cáo chi tiêu tối thiểu 1000 USD để duy trì trạng thái xác minh
Twitter yêu cầu nhà quảng cáo chi tiêu tối thiểu 1000 USD để duy trì trạng thái xác minh

Trong bối cảnh khi việc đổi tên thương hiệu từ Twitter thành X vẫn còn là chủ đề đang gây tranh cãi, Twitter được cho là đang tiếp tục làm khó các nhà quảng cáo với mục tiêu tăng lợi nhuận. Các báo cáo đầu tháng này cho thấy doanh thu quảng cáo của Twitter đã giảm ít nhất là 50%.

Theo đó, Twitter hiện yêu cầu các thương hiệu hay nhà quảng cáo phải chi ít nhất là 1.000 USD mỗi tháng cho quảng cáo để duy trì trạng thái đã được xác minh của họ trên nền tảng.

Trả lời thông tin này với tờ The Wall Street Journal, Elon Musk cho biết rằng chi phí “cao vừa phải” là một biện pháp phòng ngừa để giúp giảm số lượng những kẻ lừa đảo đang tạo ra “hàng triệu tài khoản” trên nền tảng.

Elon Musk nói thêm rằng thay vào đó, các thương hiệu có thể chọn trả 1.000 USD mỗi tháng cho huy hiệu tổ chức đã được xác minh (verified organization badge) của doanh nghiệp.

Trong khi chưa biết lý do chính đằng sau quyết định này của Twitter là gì, tuy nhiên rõ ràng là điều này cũng có thể giúp doanh thu quảng cáo của Twitter tăng lên.

Ở một nỗ lực khác, Twitter hiện cũng đang giảm giá 50% cho tất cả các đơn quảng cáo mới cho đến hết ngày 31 tháng 7. Twitter tuyên bố rằng mục đích chính của đợt giảm giá này là cho phép các nhà quảng cáo “đạt được phạm vi tiếp cận trong những thời điểm quan trọng” chẳng hạn như các sự kiện thể thao lớn đang diễn ra.

Mặc dù con số 1.000 USD hàng tháng dường như không phải là vấn đề đối với các thương hiệu lớn, tuy nhiên nó cũng có thể là trở ngại với các doanh nghiệp nhỏ hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

TikTok cho phép người dùng đăng bài bằng văn bản để đối đầu với Twitter và Threads

Theo thông báo mới đây từ TikTok, mạng xã hội viddeo ngắn này bắt đầu cho phép người dùng đăng bài bằng văn bản (text), động thái nhằm đối đầu trực tiếp với Twitter và Instagram Threads của Meta.

TikTok cho phép người dùng đăng bài bằng văn bản để đối đầu với Twitter và Threads
TikTok cho phép người dùng đăng bài bằng văn bản để đối đầu với Twitter và Threads

Trong một thông cáo báo chí (PR) mới đây, TikTok cho biết người dùng hiện có thể đăng bài bằng văn bản (text) thay vì chỉ là video ngắn như trước đây. Kiểu bài đăng mới này về cơ bản là tương tự như phần ‘Câu chuyện’ trên Instagram của Meta.

Với định dạng mới, người dùng TikTok có thể thay đổi phông chữ (Font), màu nền và hơn thế nữa để khiến cho bài đăng của họ trở nên thu hút hơn.

Động thái mới của TikTok được thực hiện trong bối cảnh mạng xã hội văn bản Twitter đang đối mặt với vô số thách thức, Instagram Threads mới của Meta thì nhanh chóng đạt mốc hơn 100 triệu người dùng chỉ sau hơn 5 ngày ra mắt tại Mỹ.

Về phần TikTok, tính đến tháng 3 năm 2023, TikTok có hơn 150 triệu người dùng tại Mỹ và Mỹ cũng là một trong những thị trường trọng tâm của TikTok.

Mặc dù là thị trường lớn, TikTok đang đối mặt với khá nhiều thách thức tại đây liên quan đến các vấn đề về bảo mật dữ liệu khi chính phủ Mỹ lo ngại việc TikTok chuyển dữ liệu của người dùng Mỹ về công ty mẹ là ByteDance tại Trung Quốc, một số bang của Mỹ như Montana cũng đã cấm TikTok.

Ở một khía cạnh khác, theo ghi nhận của MarketingTrips, Twitter mới đây cũng đã thay đổi logo mang tính biểu tượng là “chú chim màu xanh” thành ‘X’, hướng tới mục tiêu đưa mạng xã hội này trở thành một siêu ứng dụng (super app) được tích hợp các tính năng như thanh toán, thương mại điện tử (eCommerce) hay đặt xe.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Twitter sẽ thay logo từ biểu tượng “chú chim xanh” sang X

Theo thông tin mới đây từ chính Elon Musk, mạng xã hội Twitter với logo biểu tượng là “chú chim xanh” sẽ được thay đổi sang X.

Twitter sẽ thay logo từ biểu tượng "chú chim xanh" sang X
Twitter sẽ thay logo từ biểu tượng “chú chim xanh” sang X

Trên trang Twitter cá nhân, Elon Musk thông báo rằng logo của Twitter sẽ sớm được đổi thành “X” từ biểu tượng hiện tại là chú chim màu xanh.

Liên quan đến cái tên X, sau khi mua lại Twitter không lâu, tên công ty đã được đổi thành X Corp với tầm nhìn biến mạng xã hội này thành một “siêu ứng dụng” (Super App) như WeChat của Trung Quốc, nơi người dùng có thể không chỉ trải nghiệm mạng xã hội mà còn mua sắm, đặt xe và cả thanh toán.

Kể từ khi được mua lại với giá 44 tỷ USD, Twitter liên tục đối mặt với những thách thức, từ việc các nhà quảng cáo rời bỏ nền tảng, bị người dùng tẩy chay vì các quy định mới trên ứng dụng hay nhiều công ty kiện vì chậm thanh toán hoá đơn.

Twitter sau đó cũng đã bổ nhiệm CEO mới với mục tiêu “phục hồi” lại ứng dụng. Tuy nhiên, mới đây khi Meta tiếp tục ra mắt ứng dụng đối thủ là Instagram Threads và nhanh chóng đạt mức hơn 100 triệu người dùng, thách thức với Twitter lại càng trở nên lớn hơn.

Động thái mới của Elon Musk được cho là tiếp tục “cứu” Twitter trong bối cảnh này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Giáo sư Marketing tại Đại học Chapman: Ra mắt đúng thời điểm là lợi thế của Threads

Ông Niklas Myhr, Giáo sư về Marketing tại Đại học Chapman, cho biết Meta đã ra mắt Instagram Threads vào thời điểm hoàn hảo để tạo cơ hội cho nền tảng mới này thay thế Twitter.

Giáo sư Marketing tại Đại học Chapman: Ra mắt đúng thời điểm là lợi thế của Threads
Giáo sư Marketing tại Đại học Chapman: Ra mắt đúng thời điểm là lợi thế của Threads

Với việc đạt được hơn 30 triệu lượt đăng ký chỉ trong vòng 18 giờ kể từ khi ra mắt, Threads nổi lên như một mối đe dọa đầu tiên đối với nền tảng mạng xã hội Twitter thuộc sở hữu của Elon Musk.

Mạng xã hội Threads hay Instagram Threads của Meta Platform (công ty mẹ của Facebook) đã tận dụng được quyền tiếp cận hàng tỷ người dùng Instagram và sở hữu giao diện tương tự như đối thủ của mình. Câu hỏi là liệu Threads có cơ hội lật đổ Twitter.

Phản ứng của Twitter.

Trang web chuyên về tin tức công nghệ Semafor ngày 6/7 đưa tin Twitter đã đe dọa kiện Meta trong một lá thư gửi tới Giám đốc điều hành (CEO) Mark Zuckerberg. Đại diện cho cả Meta và Twitter đều không ngay lập tức bình luận về thông tin này.

Trong bức thư, luật sư của phía Twitter đã cáo buộc Meta “đánh cắp bí mật thương mại và sở hữu trí tuệ của Twitter”. Phía Twitter chỉ trích Meta tuyển dụng hàng chục cựu nhân viên của Twitter khi họ đã và vẫn tiếp cận được những bí mật thương mại cùng thông tin tối mật khác của Twitter.

Về phần mình, tuy không trực tiếp nhắc tới bức thư, người phát ngôn của Meta Andy Stone cho biết trong một bài đăng trên Threads rằng: “Không ai trong nhóm kỹ thuật của Threads là cựu nhân viên Twitter”.

Một loạt đối thủ cạnh tranh với Twitter đã nổi lên sau khi Elon Musk chi 44 tỷ USD mua lại nền tảng truyền thông xã hội này vào năm ngoái, rồi đưa ra một loạt các quyết định gây hỗn loạn, khiến cả người dùng và các nhà quảng cáo xa lánh Twitter. Động thái mới nhất của Elon Musk khiến người dùng phản ứng tiêu cực là việc giới hạn số lượng bài đăng (tweet) mà họ có thể đọc mỗi ngày.

Tuy nhiên, các đối thủ cạnh tranh trước đây của Twitter chỉ ghi nhận những thành công hạn chế. Mastodon, một ứng dụng giống Twitter khác, chỉ có 1,7 triệu người dùng hoạt động hàng tháng theo thống kê của trang web này. Còn nền tảng Bluesky của người đồng sáng lập Twitter, ông Jack Dorsey, chỉ có khoảng 265.000 người dùng hàng tháng.

Trong báo cáo trước khi Elon Musk chính thức mua lại nền tảng này, Twitter có 229 triệu người dùng hoạt động hàng tháng tính đến tháng 5/2022.

Lợi thế của Instagram Threads.

Ông Niklas Myhr, Giáo sư về Marketing tại Đại học Chapman, cho biết Meta đã ra mắt Threads vào thời điểm hoàn hảo để tạo cơ hội cho nền tảng mới này lật đổ Twitter.

Theo ông, Threads có cơ sở để thành công nhờ nền tảng người dùng khổng lồ của Instagram. Mặc dù Threads là một ứng dụng độc lập, người dùng có thể đăng nhập bằng thông tin tài khoản Instagram của họ. Điều này giúp Threads trở thành một sự bổ sung dễ dàng cho hơn 2 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng của Instagram.

Một khi người dùng chấp nhận Threads, các nhà quảng cáo sẽ theo sát phía sau.

Hiện tại không có quảng cáo nào được hiển thị trên ứng dụng Threads. CEO Meta cho biết nền tảng sẽ chỉ nghĩ đến việc kiếm tiền khi có lộ trình rõ ràng để đạt được mục tiêu 1 tỷ người dùng.

Bà Pinar Yildirim, Phó Giáo sư về Marketing tại Trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania, cho biết các mối quan hệ quảng cáo hiện có từ Instagram và Facebook sẽ giúp ích cho doanh thu của Threads sau này.

Theo bà, Facebook là một đặt cược chắc chắn hơn so với Twitter trong khi cũng là “một người chơi” lớn hơn trên thị trường quảng cáo trực tuyến.

Một số nhà phân tích cho biết Threads gợi nhớ đến thành công của Meta trong việc tích hợp các tính năng quan trọng của những nền tảng khác như Snapchat và TikTok thành tính năng Stories và Reels trên Instagram.

Những hạn chế hiện thời của Threads.

Dù sự ra mắt của mạng xã hội Threads rõ ràng là một mối đe dọa tới Twitter, ứng dụng này hiện vẫn thiếu những tính năng hấp dẫn như đối thủ của mình.

Threads không có hashtag và chức năng tìm kiếm theo từ khóa, đồng nghĩa người dùng không thể theo dõi các sự kiện theo thời gian thực như trên Twitter.

Nó cũng chưa có chức năng nhắn tin trực tiếp và thiếu phiên bản dành cho máy tính để bàn (PC) mà một số người dùng nhất định, chẳng hạn như các tổ chức kinh doanh ưa thích.

Bên cạnh đó, một số người dùng bao gồm cả nhà đánh giá công nghệ Marques Brownlee đã đăng bài về nhu cầu chỉ hiển thị bài đăng từ những tài khoản mà người dùng theo dõi. Người dùng hiện có ít quyền kiểm soát đối với trang chủ hiển thị tin bài (homefeed) của mình.

Sau khi ra mắt, không phải khu vực nào cũng sẽ có quyền truy cập ngay lập tức Threads. Theo tờ Bloomberg, một số khu vực nhất định – bao gồm cả Liên minh châu Âu (EU) sẽ bị loại trừ khi ứng dụng chính thức ra mắt thị trường, giữa lúc Meta tìm cách đáp ứng những quy định về chia sẻ dữ liệu giữa Threads và ứng dụng Instagram của mình.

Trong một thông cáo báo chí, Meta cho biết họ sẽ tiếp tục thêm nhiều tính năng hơn vào Threads để giúp người dùng tiếp tục khám phá các chủ đề và nhà sáng tạo nội dung mà họ quan tâm.

Giới quan sát chỉ ra rằng đây không phải là lần đầu tiên Meta cố gắng bắt chước sản phẩm của đối thủ dưới thương hiệu riêng của mình.

Công ty đã đạt được thành công khi đưa tính năng Reels giống như TikTok và Stories tương tự Snapchat lên Instagram. Nhưng Threads là một nền tảng mới, không phải là một tính năng.

Trước đây, Meta cũng từng thất bại trong những thử nghiệm như vậy. Ứng dụng phát trực tiếp dành cho nhóm người có sức ảnh hưởng tên Super và dịch vụ hẹn hò của Meta đã sớm bị hủy bỏ sau khi không được người dùng đón nhận.

Những lo ngại về hạn chế khu vực và giới hạn tính năng của Threads đã làm nổi bật những thách thức mà Meta phải đối mặt với ứng dụng mới nhất của mình. Tuy nhiên, những phản hồi ban đầu từ người dùng khá tích cực và Threads cũng có nền tảng để tự tin vào khả năng phát triển vượt bậc hơn trong tương lai.

Việc Threads cạnh tranh ra sao trong bối cảnh không ngừng phát triển của các nền tảng mạng xã hội chắc chắn sẽ là một quá trình thu hút nhiều sự chú ý của giới công nghệ toàn cầu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

Twitter công khai thuật toán đề xuất nội dung trên nền tảng

Mạng xã hội Twitter vừa đăng tải công khai một số thuật toán đề xuất nội dung trên nền tảng với mục tiêu minh bạch hoá cho mạng xã hội. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về thuật toán của Twitter trong bài viết này.

Twitter công khai một số thuật toán đề xuất nội dung trên nền tảng
Twitter công khai một số thuật toán đề xuất nội dung trên nền tảng

Hôm 31/3, Twitter công bố một số mã nguồn liên quan đến thuật toán đề xuất nội dung, cho phép người dùng và các lập trình viên kiểm tra và đưa ra ý kiến điều chỉnh.

Trong một bài viết trên blog, Twitter thông báo tải mã nguồn lên 2 kho lưu trữ trên nền tảng chia sẻ Github. Chúng chứa nhiều phần của Twitter, bao gồm thuật toán đề xuất các tweet hiển thị trên dòng thời gian (Tường) của người dùng.

Động thái này được thực hiện theo lệnh của Elon Musk. Tỷ phú cho rằng mã nguồn minh bạch sẽ gia tăng niềm tin của người dùng và thúc đẩy cải tiến sản phẩm.

Đồng thời, việc công bố mã nguồn cũng góp phần giải quyết mối quan tâm của công chúng và các nhà lập pháp về cách các thuật toán chọn nội dung xuất hiện trên nền tảng.

Cùng ngày, Elon Musk cho biết các bên thứ 3 hiện có thể phân tích mã nguồn mở và “xác định, với độ chính xác hợp lý, những gì sẽ hiển thị cho người dùng”.

Elon Musk nói về thuật toán đề xuất nội dung của Twitter trong một bài đăng:

“Việc lần đầu công khai thuật toán chắc chắn sẽ gây ra nhiều vấn đề, mọi người có thể phát hiện thấy lỗi, thậm chí là nhiều lỗi, tuy nhiên chúng tôi có thể sửa nó rất nhanh.

Ngay cả khi bạn không đồng ý với điều gì đó từ cách thuật toán hoạt động, ít nhất bạn cũng sẽ biết lý do tại sao bạn được đề xuất các nội dung mà bạn đã thấy trên nền tảng, và hiển nhiên, không ai thao túng được bạn nữa cả.”

Ông cũng cho biết thuật toán đề xuất sẽ được điều chỉnh dựa trên góp ý của người dùng sau khoảng 24-48h.

Tuy nhiên, mã nguồn công khai không bao gồm phần liên quan đến tính năng đề xuất quảng cáo của Twitter hay Twitter sử dụng dữ liệu từ đâu để huấn luyện cho nền tảng. Mạng xã hội cũng giữ kín các dòng code có thể ảnh hưởng đến sự an toàn, quyền riêng tư của người dùng hoặc tính năng chống lạm dụng trẻ em.

Theo thông báo trực tiếp từ Twitter:

“Chúng tôi đã loại trừ bất kỳ mã nào có thể ảnh hưởng đến sự an toàn và quyền riêng tư của người dùng hoặc khả năng bảo vệ nền tảng của chúng tôi khỏi những kẻ xấu.”

Bên dưới là sơ đồ thể hiện cách thuật toán (Algorithm) của Twitter hoạt động hay cách nền tảng đề xuất nội dung cho người dùng.

“Twitter sẽ liên tục tìm kiếm các đề xuất từ cộng đồng, không chỉ là về các lỗi mà còn về cách thuật toán của Twitter hoạt động.”

Trong một bài đăng trên blog kỹ thuật, Twitter cũng tiết lộ thêm về thuật toán đề xuất (Twitter recommendation system) mà nền tảng đang sử dụng:

“Chúng tôi cố gắng trích xuất 1.500 tweet hay nhất từ ​​nhóm hàng trăm triệu bài đăng khác nhau… Hiện tại, Tường (For You) của người dùng sẽ bao gồm trung bình khoảng 50% tweet từ những người họ không theo dõi và khoảng 50% tweet từ những người đã chọn theo dõi, mặc dù điều này có thể khác nhau tùy theo từng người dùng.”

Tất nhiên, người dùng Twitter sẽ không nhìn thấy toàn bộ 1.500 tweet. Chúng sẽ được lọc theo các tiêu chí khác về nội dung, chẳng hạn như liệu các tweet đó có dấu hiệu “phản hồi tiêu cực” hay không hay chúng có chủ yếu đến từ cùng một người dùng Twitter hay không, các nội dung đến từ những người dùng đã từng bị khoá (Blocked) cũng sẽ bị hạn chế.

Bạn có thể xem chi tiết về cách thuật toán của Twitter đề xuất nội dung tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Doanh thu quảng cáo của Twitter giảm 50%, nhiều nợ và dòng tiền âm

Theo thông tin từ chính Elon Musk, doanh thu quảng cáo của Twitter đang giảm đến 50% đồng thời dòng tiền mặt (cash flow) không mấy khả quan.

Doanh thu quảng cáo của Twitter giảm 50%
Doanh thu quảng cáo của Twitter giảm 50%

Thay vì tìm cách che giấu, ông chủ Elon Musk đã tiết lộ trên mạng xã hội Twitter rằng do doanh thu quảng cáo giảm đến 50% và nhiều khoản nợ vẫn chưa thể thanh toán, nền tảng này vẫn có dòng tiền âm.

Tuyên bố mới này cũng được cho là trái ngược hoàn toàn với tuyên bố được đưa ra cách đây 2 tháng khi Elon Musk nói rằng Twitter hiện đang hoà vốn và các nhà quảng cáo bắt đầu quay trở lại nền tảng.

Doanh thu quảng cáo của Twitter là một vấn đề gây tranh cãi và là một cuộc chiến khó khăn cho mạng xã hội này, đó cũng là lý do Twitter đã bổ nhiệm CEO mới gần đây trong bối cảnh các nhà quảng cáo lớn như Nike hay PepsiCo rời bỏ nền tảng.

Các nhà quảng cáo lo ngại về việc kiểm duyệt nội dung, mức độ an toàn của thương hiệu, sa thải hàng loạt và sự không chắc chắn chung về tương lai của Twitter.

Thời báo New York đã báo cáo rằng doanh thu quảng cáo của Twitter tại Mỹ trong 5 tuần từ ngày 1 tháng 4 đến tuần đầu tiên của tháng 5 đã giảm 59% so với năm trước.

Theo dữ liệu của công ty nghiên cứu thị trường Sensor Tower, chỉ 43% trong số 1.000 nhà quảng cáo hàng đầu của Twitter tính đến tháng 9 vẫn đang quảng cáo trên nền tảng này tính đến tháng 4.

Để thay đổi tình hình, cách đây mấy ngày, Twitter đã thông báo rằng những nhà sáng tạo nội dung sẽ có thể nhận được một phần doanh thu quảng cáo, để đủ điều kiện, người sáng tạo phải đăng ký Twitter Blue và có ít nhất 5 triệu lượt hiển thị (impressions) trên các bài đăng (Tweet) của họ trong mỗi 3 tháng qua.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Nam Nguyen | MarketingTrips

Chủ tịch Twitter Elon Musk thành lập xAI để đối đầu với ChatGPT

xAI là công ty AI mới do Elon Musk thành lập với tham vọng “hiểu bản chất thực sự của vũ trụ” và phát triển giải pháp thay thế ChatGPT.

Chủ tịch Twitter Elon Musk thành lập xAI để đối đầu với ChatGPT
Chủ tịch Twitter Elon Musk thành lập xAI để đối đầu với ChatGPT

Theo công bố trên website xAI ngày 12/7, công ty mới do Elon Musk đứng đầu và có 12 giám đốc cấp dưới là các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, từng làm việc cho các công ty lớn như Google, Microsoft và Tesla.

Trong số này có Christian Szegedy, Igor Babuschkin, Zizhang Dai, Tony Wu và Toby Pohlen, đều là những chuyên gia nổi tiếng, dành nhiều năm làm nhà khoa học nghiên cứu tại DeepMind.

“Nếu cố gắng hiểu bản chất của vũ trụ, đây thực sự là điều tốt nhất tôi có thể nghĩ ra từ quan điểm an toàn cho AI”, Elon Musk nói khi ra mắt xAI. “Công ty sẽ ủng hộ quan điểm nhân loại thú vị hơn nhiều so với phi nhân loại”.

Nhóm lãnh đạo công ty còn có Guodong Zhang và Jimmy Ba. Cả hai từng làm việc tại Google và hiện là chuyên gia nghiên cứu tại Đại học Toronto.

Jimmy Ba cùng với Diederik Kingma là đồng tác giả bài báo Adam – một trong những bài viết về tối ưu hóa deep learning được trích dẫn nhiều nhất về trí tuệ nhân tạo, với 95.460 lượt, theo ResearchGate. Deval Pandya, Giám đốc kỹ thuật AI tại Vector Institute, đánh giá Ba “có bộ não độc nhất vô nhị”, có rất nhiều hướng nghiên cứu độc đáo so với đồng nghiệp.

Đại diện xAI cho biết công ty đang “tích cực tuyển dụng kỹ sư và nhà nghiên cứu có kinh nghiệm”. Người này khẳng định xAI là doanh nghiệp hoạt động riêng biệt với X Corp – công ty mẹ mà Elon Musk thành lập đầu năm nay để sáp nhập Twitter. Tuy nhiên, đơn vị này vẫn sẽ “hợp tác chặt chẽ” với X (Twitter) và các công ty khác của Musk.

Ngoài xAi, Elon Musk đang là nhà sáng lập, sở hữu hoặc CEO của các công ty Tesla, Twitter, SpaceX, Boring Company và Neuralink.

Ông cũng đồng sáng lập OpenAI từ 2015 cùng một số người nổi tiếng như Sam Altman, Reid Hoffman, Peter Theil. Nhưng đến 2018, ông từ chức chủ tịch công ty. Năm 2020, ông tỏ ra không hài lòng khi OpenAI cấp phép cho Microsoft khai thác độc quyền GPT-3.

“Điều này đi ngược sứ mệnh mở ban đầu. OpenAI về cơ bản đã bị Microsoft chiếm”, Elon Musk bình luận trên Twitter khi đó.

Thời gian qua, tỷ phú gốc Nam Phi tích cực kêu gọi kiểm soát mô hình trí tuệ nhân tạo. Ông đã ký vào một bức thư đầu năm nay với nội dung kêu gọi các công ty, tổ chức toàn cầu nên ngừng cuộc đua siêu AI trong sáu tháng để cùng xây dựng một bộ quy tắc chung về AI.

Tuy nhiên, hồi tháng 4, một nguồn tin nói với Business Insider rằng Musk đang tạo siêu AI nhằm đối đầu với ChatGPT. Ông được cho là đã mua 10.000 card đồ họa (GPU) để chuẩn bị cho quá trình đào tạo AI.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Mạng xã hội Threads có thể tạo ra 8 tỷ USD doanh thu vào 2025

Theo tính toán của công ty phân tích thị trường Evercore ISI, mạng xã hội Instagram Threads có thể tạo ra doanh thu 8 tỷ USD vào năm 2025, cao hơn nhiều so với mức 5,1 tỷ USD của Twitter năm 2022.

Mạng xã hội Threads có thể tạo ra 8 tỷ USD doanh thu vào 2025
Mạng xã hội Threads có thể tạo ra 8 tỷ USD doanh thu vào 2025

Trong khi lượng người dùng đổ về Instagram Threads của Mark Zuckerberg tăng cao, Twitter của Elon Musk lại giảm truy cập.

Matthew Prince, CEO Cloudflare – công ty dịch vụ DNS và chuyên theo dõi lưu lượng toàn cầu, cho biết tên miền Twitter đang giảm mạnh về truy cập và không còn nằm trong top 10 những tên miền hàng đầu. Trong tweet sau đó, ông Prince cho biết lưu lượng của Threads “tăng vọt”, nhưng không đưa ra con số chi tiết.

Trong khi đó, thống kê từ Similarweb cho thấy lượng người dùng vào tên miền twitter.com giảm khoảng 5% sau hai ngày Threads xuất hiện. So với cùng kỳ 2022, tỷ lệ này giảm 11%.

Meta mô tả Threads, ra mắt ngày 5/7, là mạng xã hội trò chuyện bằng văn bản của Instagram và được coi là bản sao của Twitter.

Ứng dụng đạt hơn một trăm triệu người dùng sau 5 ngày – tốc độ nhanh nhất được ghi nhận trong lịch sử Internet. Kỷ lục trước đó thuộc về ChatGPT của OpenAI với thời gian 2 tháng.

Trong bài đăng trên Threads ngày 10/7, CEO Mark Zuckerberg nói: “100 triệu lượt đăng ký chủ yếu là tự nhiên, chúng tôi thậm chí còn chưa kích hoạt chương trình quảng bá và thu hút người dùng”.

Với cơ chế hoạt động giống Twitter, sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội Threads được cho là nhờ tận dụng đúng giai đoạn rối ren của mạng xã hội do Elon Musk sở hữu.

Vài tháng qua, nền tảng bị phàn nàn về nhiều vấn đề như ứng dụng thường xuyên gặp lỗi, nhiều người nổi tiếng rời bỏ nền tảng, người dùng bị ép trả phí.

Tuần trước, Musk thậm chí đưa ra giới hạn mỗi người chỉ được xem 500 bài đăng mỗi ngày nếu không đăng ký Twitter Blue.

Bên cạnh đó, do nằm trong hệ sinh thái Meta, người tham gia Threads dễ dàng tạo tài khoản từ Instagram, hiện có hơn 1.5 tỷ người dùng toàn cầu. Threads vẫn còn dư địa phát triển lớn tại châu Âu, nơi Meta chưa thể ra mắt vì vướng một số vấn đề về chính sách.

Theo tính toán của công ty phân tích thị trường Evercore ISI, mạng xã hội Threads (Instagram Threads) có thể tạo ra doanh thu 8 tỷ USD vào năm 2025, cao hơn nhiều so với mức 5,1 tỷ USD của Twitter năm 2022 – năm cuối cùng công ty hoạt động theo mô hình đại chúng trước khi về tay Elon Musk.

Threads cũng chính là nguồn cơn khiến Elon Musk tức giận và thách đấu trên võ đài với Mark Zuckerberg từ ngày 21/6. Trận đấu chưa diễn ra, nhưng cuộc chiến giữa hai tỷ phú đang nóng lên trên mạng xã hội.

CEO Meta “trêu tức” Elon Musk bằng cách nhại lại phong cách bình luận của ông chủ Twitter. Trong khi đó, luật sư của Musk đã gửi thư dọa kiện ông chủ Meta vì hành vi sao chép Twitter.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

Twitter kiện Meta ăn cắp bí quyết thương mại khi xây dựng Threads

Luật sư đại diện của Elon Musk cáo buộc mạng xã hội Threads Instagram của Meta đánh cắp bí mật thương mại của Twitter.

Twitter kiện Meta ăn cắp bí quyết thương mại khi xây dựng Threads
Twitter kiện Meta ăn cắp bí quyết thương mại khi xây dựng Threads

Chỉ vài giờ sau khi Meta ra mắt mạng xã hội Threads, ứng dụng được kỳ vọng sẽ “vượt mặt” Twitter vốn đang gặp khó khăn dưới sự điều hành của Elon Musk, luật sư của Elon Musk cáo buộc Meta “đánh cắp bí mật thương mại và sở hữu trí tuệ của Twitter”.

Cáo buộc được đưa ra trong bức thư gửi Giám đốc điều hành (CEO) của Meta là Mark Zuckerberg, và được đăng tải trên trang tin Semafor ngày 6-7.

Bức thư cũng chỉ trích Meta thuê mướn “hàng chục cựu nhân viên của Twitter đã và vẫn tiếp tục tiếp cận được những bí mật thương mại và những thông tin tối mật khác của Twitter”.

Chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ sau khi ra mắt hôm 5-7, đã có hơn 30 triệu lượt người đăng ký ứng dụng Instagram Threads để sử dụng.

Điều này khiến Threads trở thành đối thủ “nặng ký nhất” từ trước đến nay đối với Twitter, trong bối cảnh mạng xã hội có quy mô lớn nhất thế giới này đang phải nỗ lực vực dậy công việc kinh doanh.

Trên tài khoản Threads của mình, CEO Mark Zuckerberg nhận định số tài khoản đăng ký sử dụng ứng dụng mới này trong thời gian tới có thể lên tới hơn 1 tỷ người. Trong khi đó, Twitter cho biết mạng xã hội này hiện chỉ có hơn 200 triệu người dùng mỗi ngày.

Nhà phân tích Jasmine Engberg từ cơ quan nghiên cứu Insider Intelligence nhận định Threads chỉ cần đạt được lượng người sử dụng chiếm 25% số người dùng hằng tháng của Instagram là có thể ngang với quy mô người dùng của Twitter.

“Người dùng Twitter rất muốn có một nền tảng mạng xã hội mới và Elon Musk đã trao cho Mark Zuckerberg một sự khởi đầu cho mong muốn như vậy.”

Dưới sự điều hành của tỉ phú Elon Musk, Twitter đã vấp phải một số khó khăn trong việc giữ chân người dùng và các hãng quảng cáo lớn do chính sách kiểm duyệt nội dung cùng với một số quyết định khác liên quan đến nhân sự và cắt giảm chi phí.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

Twitter đã có kế hoạch để thu hút người dùng và nhà quảng cáo

Kế hoạch mới của mạng xã hội Twitter sẽ bao gồm các sản phẩm quảng cáo video mới, mở rộng hợp tác với người nổi tiếng để tăng lượng truy cập và nhiều chính sách khác cho nhà sáng tạo nội dung.

Twitter đã có kế hoạch để thu hút người dùng và nhà quảng cáo
Twitter đã có kế hoạch để thu hút người dùng và nhà quảng cáo

Bà Yaccarino bắt đầu đảm nhiệm vị trí CEO của Twitter từ ngày 5/6. Theo Financial Times, để tăng cơ hội thu hút các nhà quảng cáo đã rời bỏ quay trở lại, tân CEO của Twitter dự kiến sẽ tung ra các dịch vụ mới hấp dẫn, như quảng cáo video toàn màn hình đi kèm âm thanh và hiển thị theo dạng bản tin cuộn để người dùng dễ theo dõi (giống Reels và TikTok). Các quảng cáo này sẽ xuất hiện trong phần dịch vụ video ngắn mới ra mắt của Twitter.

Ngoài ra, bà Yaccarino đang đàm phán một thoả thuận nâng cấp mối quan hệ đối tác giữa Twitter và Google, bao gồm ký kết quảng cáo và cấp quyền cho phép Google được truy cập vào một số dữ liệu của Twitter.

Sau Google, một loạt các công ty công nghệ lớn khác cũng lọt vào tầm ngắm của Twitter, như Amazon, Salesforce và IBM, với mục tiêu tạo ra các mối quan hệ đối tác rộng lớn hơn.

Đầu tháng 6, Reuters cho biết Twitter có kế hoạch tập trung vào phát triển mảng video, các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) và mở rộng quan hệ đối tác thương mại, hướng tới một mục tiêu quan trọng khác, bên ngoài mục tiêu tăng doanh thu quảng cáo, là hồi sinh hoạt động kinh doanh của Twitter.

Sau khi Elon Musk mua lại Twitter vào tháng 10/2022, mạng xã hội này đã phải đối mặt với nhiều tháng hỗn loạn, bao gồm việc bất ngờ sa thải hàng nghìn nhân viên, bị chỉ trích về việc kiểm duyệt nội dung lỏng lẻo dẫn đến nhiều bài đăng gây ảnh hưởng trong xã hội.

Trong bối cảnh đó, nhiều nhà quảng cáo lớn như Nike hay Coca-Cola cũng đã chấm dứt hợp đồng với Twitter.

Tháng 4/2023, công ty Insider Intelligence dự báo doanh thu từ quảng cáo của Twitter sẽ giảm 28% xuống còn 2,98 tỷ USD trong năm 2023.

Insider Intelligence cho biết người dùng không còn hứng thú với Twitter như trước, sau khi Elon Musk trở thành CEO. Công ty này ước tính thời gian người dùng dành cho Twitter sẽ giảm khoảng 2 phút, xuống còn 34 phút/ngày.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Nhóm tỷ phú giàu nhất thế giới kiếm 852 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2023

Mỗi thành viên của xếp hạng tỷ phú Bloomberg Billionaires Index đạt mức tăng trưởng tài sản bình quân 14 triệu USD/ngày trong vòng 6 tháng đầu năm 2023.

Nhóm tỷ phú giàu nhất thế giới kiếm 852 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2023
Nhóm tỷ phú giàu nhất thế giới kiếm 852 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2023

500 người giàu nhất thế giới chứng kiến tổng tài sản ròng của họ tăng thêm 852 tỷ USD trong nửa đầu năm nay.

Mỗi thành viên của xếp hạng tỷ phú Bloomberg Billionaires Index đạt mức tăng trưởng tài sản bình quân 14 triệu USD/ngày trong vòng 6 tháng qua – Theo Bloomberg.

Đây là nửa đầu năm rực rỡ nhất của các tỷ phú này kể từ nửa sau của năm 2020 – khi nền kinh tế toàn cầu gượng dậy sau đợt sụt giảm vì đại dịch Covid-19.

Việc kiếm tiền với tốc độ ấn tượng của nhóm giàu nhất thế giới diễn ra đồng thời với đà tăng điểm mạnh của thị trường chứng khoán, nhất là chứng khoán Mỹ, khi nhà đầu tư dường như không còn lo lắng nhiều về ảnh hưởng từ chiến dịch tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương và cuộc khủng hoảng ngân hàng khu vực ở Mỹ.

Trên thị trường chứng khoán Mỹ, chỉ số S&P 500 tăng 16% và chỉ số Nasdaq tăng 39% trong 6 tháng đầu năm nay, trong bối cảnh cơn sốt công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) thúc đẩy giá cổ phiếu công nghệ tăng bùng nổ và kéo toàn thị trường lên theo.

Trong lúc hai tỷ phú Elon Musk và Mark Zuckerberg còn đang tính có một trận đấm bốc, CEO của Tesla đang dẫn trước nhà sáng lập Facebook về tốc độ gia tăng của tài sản.

Elon Musk, người giàu nhất thế giới, đã “bỏ túi” 96,6 tỷ USD tài sản ròng trong 6 tháng đầu năm nay, nhiều hơn bất kỳ tỷ phú nào khác. Trong khi đó, ông Zuckerberg kiếm được 58,9 tỷ USD trong cùng khoảng thời gian.

Ở chiều ngược lại, tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani là người có tài sản ròng giảm mạnh nhất trong 6 tháng, mất 60, tỷ USD. Ông Adani, người đang giữ cương vị Chủ tịch của Adani Group, cũng là người mất nhiều tài sản nhất trong 1 ngày đối với bất kỳ tỷ phú nào trên thế giới từ trước đến nay.

Hôm 27/1, ông chứng kiến tài sản ròng “bốc hơi” 20,8 tỷ USD sau khi công ty bán khống của Mỹ Hindenburg Research cáo buộc tập đoàn của ông có hành vi gian lận kế toán và thao túng giá cổ phiếu – một cáo buộc mà ông Adani phủ nhận.

Hindenburg, công ty được sáng lập bởi Nate Anderson, cũng khiến một tỷ phú khác mất kha khá tài sản trong nửa đầu năm nay, và “nạn nhân” đó là nhà đầu tư lừng danh Carl Icahn.

Công ty Icahn Enterprises LP của ông có cú sụt giảm giá cổ phiếu mạnh nhất trong một ngày từ trước đến nay sau khi Hindenburg tiết lộ đang bán khống cổ phiếu này, cho rằng cổ phiếu công ty này bị thổi phồng giá trị so với tài sản thực tế.

Trong 6 tháng, khối tài sản ròng cá nhân của ông Icahn sụt 13,4 tỷ USD, tương đương mức giảm 57% – mức giảm tương đối lớn hơn bất kỳ độ giảm tài sản của một tỷ phú nào khác trong xếp hạng Bloomberg Billionaires Index trong cùng khoảng thời gian.

Đối với ông chủ của mạng xã hội Twitter, tài sản vẫn đang tiếp tục tăng lên nhanh chóng. Trong phiên giao dịch đầu tiên của tháng 7 vào ngày 3/7, cổ phiếu Tesla tăng 6,9% sau khi hãng công bố sản lượng và số xe được giao tới tay khách hàng lớn hơn dự báo của giới phân tích. Nhờ đó, khối tài sản của ông Musk tăng thêm 13 tỷ USD chỉ sau một đêm.

Từ đầu năm đến nay, cổ phiếu Tesla tăng gần 160%. Elon Musk nhờ đó lấy lại được danh hiệu giàu nhất thế giới, dù đã có thời điểm bị tỷ phú đồ hiệu Pháp Bernard Arnault của LVMH đẩy xuống vị trí số 2.

Theo dữ liệu của Bloomberg Billionaires Index, Elon Musk hiện có 247 tỷ USD tài sản ròng, còn Bernard Arnault có 199 tỷ USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Twitter giới hạn số lượng tweet người dùng có thể đọc mỗi ngày

Hôm 1/7, hàng nghìn người đã báo cáo về các sự cố khi truy cập mạng xã hội Twitter, sau khi ông chủ Elon Musk giới hạn hầu hết người dùng chỉ được xem 600 tweet mỗi ngày.

Twitter giới hạn số lượng tweet người dùng có thể đọc mỗi ngày
Twitter giới hạn số lượng tweet người dùng có thể đọc mỗi ngày

Bước thay đổi chính sách do tỷ phú công nghệ Elon Musk đưa ra bắt đầu có hiệu ứng lan tỏa vào đầu ngày 1/7. Theo trang web Downdetector chuyên theo dõi sự cố gián đoạn, có thời điểm, trên 7.500 người đã cùng lúc báo cáo sự cố khi sử dụng dịch vụ của mạng xã hội “chim xanh”.

Mặc dù đó là tỷ lệ tương đối nhỏ trong số hơn 200 triệu người dùng trên toàn thế giới của Twitter, nhưng sự cố đã lan rộng đủ để khiến từ khóa #TwitterDown (Twitter bị lỗi) trở thành xu hướng ở một số nơi trên thế giới.

Tình trạng gián đoạn truy cập trên xảy ra một ngày sau khi Twitter bắt đầu yêu cầu mọi người đăng nhập vào dịch vụ để xem được các tweet và hồ sơ cá nhân. Đây là sự thay đổi so với thông lệ lâu năm của Twitter.

Trong một dòng tweet chia sẻ hôm 30/6, ông Musk mô tả các hạn chế mới là một biện pháp tạm thời bởi nguồn dữ liệu đang bị sử dụng nhiều đến mức làm suy giảm dịch vụ cho người dùng bình thường.

Các tài khoản chưa được xác minh sẽ tạm thời bị giới hạn đọc 600 bài đăng mỗi ngày trong khi các tài khoản đã được xác minh sẽ có thể lướt tối đa 6.000 bài đăng mỗi ngày.

Điều đó đồng nghĩa với việc người dùng sẽ bị “khóa” Twitter trong ngày sau khi đọc hết hạn mức vài trăm tweet.

Sau khi tỷ phú Elon Musk mua lại Twitter vào tháng 10/2022, công ty truyền thông xã hội này đã phải đối mặt với nhiều tháng hỗn loạn, bao gồm việc bất ngờ sa thải hàng nghìn nhân viên, bị chỉ trích về việc kiểm duyệt nội dung lỏng lẻo dẫn đến nhiều bài đăng gây ảnh hưởng trong xã hội.

Trong bối cảnh đó, nhiều nhà quảng cáo cũng đã chấm dứt hợp đồng với Twitter.

Tháng 4/2023, công ty Insider Intelligence dự báo doanh thu từ quảng cáo của Twitter sẽ giảm 28% xuống còn 2,98 tỷ USD trong năm 2023.

Insider Intelligence cho biết người dùng không còn hứng thú với Twitter như trước, sau khi ông Musk trở thành lãnh đạo công ty. Công ty này ước tính thời gian người dùng dành cho nền tảng mạng xã hội sẽ giảm 2 phút, xuống còn 34 phút/ngày.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Twitter đối mặt vụ kiện trị giá 250 triệu USD vì vi phạm bản quyền

Mạng xã hội Twitter hiện đang đối mặt với một vụ kiện mới trị giá 250 triệu USD liên quan đến cáo buộc vi phạm bản quyền từ các nhà xuất bản âm nhạc.

Twitter đối mặt vụ kiện trị giá 250 triệu USD vì vi phạm bản quyền
Twitter đối mặt vụ kiện trị giá 250 triệu USD vì vi phạm bản quyền

Theo đó, các nhà xuất bản âm nhạc đã kiện Twitter và đòi bồi thường thiệt hại với khoản tiền hơn 250 triệu USD, cáo buộc rằng mạng xã hội này “đã vi phạm bản quyền nghiêm trọng và gây hại cho nhiều nhà sáng tạo âm nhạc.”

Vụ kiện cáo buộc rằng trong nhiều năm, Twitter đã cho phép người dùng trên nền tảng của mình chia sẻ các bài hát có bản quyền mà không cần giấy phép.

Các nhà xuất bản âm nhạc cũng tuyên bố rằng hành vi sai trái của Twitter đã trở nên tồi tệ hơn kể từ khi Elon Musk mua lại Twitter với giá 44 tỷ USD và sau đó cắt giảm hàng loạt nhân viên bao gồm cả những người kiểm duyệt nội dung (Content Moderator).

Theo Hiệp hội các nhà xuất bản âm nhạc quốc gia Mỹ (US National Music Publishers’ Association), có các thành viên bao gồm Universal, Sony và Warner Music Group, cho rằng sự dễ dãi của Twitter đối với việc để người dùng chia sẻ các bài hát có bản quyền, kết hợp với việc mạng xã hội này còn hiển thị quảng cáo cả với các tweet (bài đăng) chứa nhạc có bản quyền, điều này là không thể chấp nhận được.

Đơn khiếu nại trích dẫn hơn 1.700 bài hát có bản quyền mà Twitter đã vi phạm, đa phần các bài hát là những bản nhạc “Hot và Hit”.

“Việc cung cấp nhạc miễn phí, không có giấy phép mang lại cho nền tảng Twitter một lợi thế không công bằng so với các nền tảng cạnh tranh khác, chẳng hạn như TikTok, Facebook, Instagram, YouTube, Snapchat hay các nền tảng khác.”

Twitter đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận.

Vụ kiện của ngành công nghiệp âm nhạc cũng đã làm tăng thêm những rủi ro pháp lý vốn đã khá trầm trọng đối với mạng xã hội Twitter, hiện Twitter đang bị chính phủ Mỹ điều tra vì có thể vi phạm các thỏa thuận về quyền riêng tư của người dùng và bảo mật với Ủy ban Thương mại Liên bang.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | Theo CNN

Twitter sẽ sớm chia sẻ doanh thu quảng cáo với nhà sáng tạo

Theo thông báo mới đây từ CTO Twitter Elon Musk, mạng xã hội này sẽ sớm chia sẻ doanh thu với các nhà sáng tạo nội dung từ các quảng cáo hiển thị trong phần trả lời (Reply).

Twitter sẽ sớm chia sẻ doanh thu quảng cáo với nhà sáng tạo
Twitter sẽ sớm chia sẻ doanh thu quảng cáo với nhà sáng tạo

Theo giải thích của cựu CEO Elon Musk, Twitter sẽ sớm bắt đầu chia sẻ doanh thu với những nhà sáng tạo nội dung cho các quảng cáo được hiển thị trong phần phản hồi bài đăng (tweet) của họ.

Trước hết, như Elon Musk lưu ý, chỉ những người đăng ký Twitter Blue (gói có trả phí của Twitter) mới đủ điều kiện tham gia chương trình.

Tiếp đó, chỉ những quảng cáo được phân phối trong phần trả lời (Reply) của người dùng đã xác minh (Verify) mới được tính vào phần doanh thu để bắt đầu chia sẻ.

Theo Twitter, doanh thu trung bình trên mỗi người dùng Twitter ở Mỹ là (hoặc đã từng là) 12 USD mỗi quý, với phần lớn thu nhập đến từ việc hiển thị quảng cáo.

Twitter Blue hiện có khoảng 700.000 người đăng ký, dựa trên những số liệu này, có nghĩa là Twitter Blue sẽ mang lại khoảng 21 triệu USD mỗi quý cho Twitter.

Khác với các nền tảng như YouTube hoặc Instagram, doanh thu của nhà sáng tạo trực tiếp đến từ những nội dung của họ trong ứng dụng, Twitter hiện đưa ra một cách thức kiếm tiền khá mới (và cũng khá “khiêm tốn” xét trên khía cạnh thu nhập).

Liên quan đến điều này, một thách thức đặt ra là liệu các nhà sáng tạo có bất chấp mọi cách để xây dựng các nội dung dễ tạo ra nhiều tương tác (bình luận) hơn hay không, và liệu nó có tạo ra nhiều tiêu cực hơn không?

Theo một nghiên cứu từ hơn 65 nghìn bài đăng trực tuyến của Harvard Business Review, các bài đăng có số lượng tương tác (bình luận, trả lời…) lớn là những bài đăng với nội dung gợi lên những cảm xúc có tính kích thích cao, chẳng hạn như sự tức giận, hạnh phúc hay cả sự sợ hãi.

Các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện ra rằng những cảm xúc tiêu cực góp phần làm tăng tính lan truyền (viral) của các nội dung trên các nền tảng (mạng xã hội).

Điều này làm dấy lên lo ngại với cách chia sẻ doanh thu mới của Twitter cũng như các mạng xã hội khác vốn dựa trên lượng tương tác của nội dung.

Thuật toán News Feed của Facebook đã từng phải đối diện với điều này và đó là lý do tại sao Meta hiện đang cố gắng điều chỉnh lại thói quen của người dùng khỏi các nội dung gây tranh cãi (hạn chế các nội dung được sản xuất với mục đích này hoặc kêu gọi người dùng thực hiện điều này).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Đồng sáng lập Twitter: Elon Musk đang đẩy Twitter vào vết xe đổ của Yahoo

Sau thời gian dài im lặng, đồng sáng lập Twitter Ev Williams lần đầu lên tiếng về việc Elon Musk thâu tóm và điều hành mạng xã hội này.

Đồng sáng lập Twitter: Elon Musk đang đẩy Twitter vào vết xe đổ của Yahoo
Đồng sáng lập Twitter: Elon Musk đang đẩy Twitter vào vết xe đổ của Yahoo

Chia sẻ trên chương trình “The Circuit” của Bloomberg, Ev Williams nói rằng ông cảm thấy buồn sau khi Twitter bị bán cho tỷ phú Elon Musk. Kể từ đó, ông không nhìn thấy triển vọng phát triển tại Twitter.

Các khó khăn tài chính liên tục bao vây mạng xã hội này, bao gồm việc sụt giảm doanh thu quảng cáo đến 59% trong giai đoạn 5 tuần gần đây so với cùng kỳ năm rồi.

Nhiều người tin rằng CEO mới, bà Linda Yaccarino, sẽ mang các nhà quảng cáo trở lại nhưng chính nhân viên của Twitter cũng hoài nghi.

Theo nguồn tin của New York Times, nội bộ Twitter lo rằng khách hàng sẽ hoảng sợ trước những thay đổi gây tranh cãi, cũng như việc xuất hiện ngày càng nhiều quảng cáo tiêu cực.

“Tôi không nghĩ ông ấy đánh giá đúng”, Williams nhận định trên Bloomberg, đồng thời cảnh báo rằng khả năng khôi phục thương hiệu của Twitter khó khăn hơn nhiều vì nó đã “gắn bó chặt chẽ với hình ảnh của Elon Musk”.

Williams nói rằng chính khả năng lãnh đạo kém đã khiến các nền tảng nổi tiếng một thời như Yahoo và MySpace thất bại. Vì vậy, việc so sánh tình hình của mạng xã hội Twitter hiện nay với Yahoo là có cơ sở.

Theo ông, mặc dù Yahoo vẫn tồn tại, nhưng cả về giá trị, quy mô lẫn về mặt danh tiếng, nó rất khác. Dường như Elon Musk đang kéo Twitter vào con đường này.

Nhận xét của Williams được đưa ra vài tháng sau khi đồng sáng lập, cựu CEO Jack Dorsey cho rằng Elon Musk không phải là một nhà lãnh đạo lý tưởng đối với Twitter. Khi một người dùng bày tỏ “thật đáng buồn khi mọi thứ đã đi xuống”, liên quan đến việc Elon Musk thâu tóm Twitter, Dorsey trả lời đơn giản: “Vâng”.

Ý kiến này trái ngược hoàn toàn sự ủng hộ mạnh mẽ trước đó của ông. Vào tháng 4/2022, Jack Dorsey không tiếc lời ca ngợi Elon Musk trên Twitter: “Tôi tin sứ mệnh của ông ấy là mở rộng ánh sáng của sự hiểu biết”.

Trong một bài viết khác trước khi thương vụ diễn ra, đồng sáng lập Twitter khẳng định: “Elon Musk là giải pháp duy nhất mà tôi tin tưởng”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Elon Musk chính thức thôi vị trí CEO của Twitter (sớm hơn 2 tuần)

Theo thông báo mới đây, Elon Musk chính thức thôi giữ vai trò CEO của mạng xã hội Twitter, CEO mới, Bà Yaccarino theo đó sẽ nhận nhiệm vụ sớm hơn 2 tuần so với dự kiến trước đó.

Elon Musk chính thức thôi vị trí CEO của Twitter
Elon Musk chính thức thôi vị trí CEO của Twitter

Elon Musk theo đó đã không còn là CEO của Twitter khi CEO mới là Bà Linda Yaccarino đã bắt đầu công việc tại Twitter từ ngày 5/6.

Điều này cũng có nghĩa là CEO mới đã nhận việc sớm hơn 2 tuần so với thông báo lần đầu của cựu CEO Elon Musk.

Elon Musk cho biết: “Vai trò của tôi sẽ chuyển sang làm chủ tịch điều hành & CTO (Giám đốc Công nghệ) của Twitter, công việc chủ yếu tập trung giám sát và phát triển sản phẩm, phần mềm và hệ thống.”

Elon Musk bổ nhiệm nhanh chóng CEO mới trong bối cảnh mạng xã hội Twitter hiện đã mất đi khoảng 70% giá trị so với khoản ngân sách 44 tỷ USD bỏ ra ban đầu để mua lại.

Theo thông tin từ báo cáo của The New York Times, doanh thu quảng cáo của Twitter tại Mỹ giảm đến 59% so với cùng kỳ năm ngoái – và hiện đang liên tục giảm.

Với CEO mới là Bà Yaccarino, người đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong mảng kinh doanh quảng cáo ở các tập đoàn lớn, Elon Musk kỳ vọng sẽ làm thay đổi bối cảnh kinh doanh ảm đạm hiện tại của Twitter.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

Người đứng đầu bộ phận kiểm duyệt nội dung của Twitter từ chức

Ella Irwin, Giám đốc phụ trách kiểm duyệt nội dung và chính sách tại Twitter và là một trong những nhân sự ủng hộ Elon Musk tích cực nhất, đã từ chức.

Người đứng đầu bộ phận kiểm duyệt nội dung của Twitter từ chức
Người đứng đầu bộ phận kiểm duyệt nội dung của Twitter từ chức

Với tư cách là người đứng đầu bộ phận Tin cậy và An toàn, Irwin trực tiếp giám sát các chính sách của Twitter về quấy rối, ngôn từ kích động thù địch và nội dung bạo lực.

Những quy tắc này đã được nới lỏng dưới thời Elon Musk, và trong khi nhiều nhân viên và cựu nhân viên Twitter phản đối cách làm này, Irwin ủng hộ.

Cựu Giám đốc cũng là người trực tiếp đình chỉ nhiều tài khoản và đưa ra phản hồi công chúng về việc chặn tài khoản người dùng.

Fortune đưa tin Irwin từ chức ngày 2/6. Cựu Giám đốc sau đó đã xác nhận thông tin này với báo chí.

Theo Bloomberg, những người đã và đang làm việc tại Twitter cho biết Irwin là một trong những quản lý cấp cao được Musk tin cậy nhất, do sẵn sàng thực hiện và bảo vệ các quyết định của tỷ phú về kiểm duyệt nội dung và quản lý công ty, trong khi nhiều nhóm nhân sự bất mãn với việc sa thải hàng loạt và thay đổi các chính sách liên quan đến nội dung và vận hành.

Sự trung thành này đã làm tăng vị thế của Irwin tại Twitter, nhưng chính sách nội dung dưới tay Musk và Irwin khiến một số nhà quảng cáo và người dùng xa lánh nền tảng, với lý do Twitter ngày càng xuất hiện nhiều nội dung thù địch. Kể từ tháng 10/2022, doanh thu quảng cáo của Twitter đã giảm 50%, Musk cho biết vào tháng 3.

Irwin là người thứ hai phụ trách bộ phận Tin cậy và An toàn tại Twitter từ chức kể từ khi Musk tiếp quản. Người đầu tiên, Yoel Roth, rời đi vào tháng 11/2022.

Sau khi rời đi, Roth là người chỉ trích mạnh mẽ các chính sách mới của Twitter về nội dung, thậm chí nói rằng với cách điều hành theo cảm tính của Musk, vị trí này tại Twitter là vô nghĩa.

Theo TechCrunch, Roth xung đột với Musk về cách tiếp cận kiểm duyệt nội dung, cho rằng cách làm của sếp mới là tùy tiện, trong khi Irwin tỏ ra phù hợp với lý tưởng của Musk trong việc nới lỏng kiểm duyệt phát ngôn thù địch.

Chưa rõ lý do Irwin từ chức. Cựu Giám đốc bắt đầu làm việc tại mạng xã hội Twitter vào tháng 6/2022, một vài tháng trước khi thương vụ mua lại trị giá 44 tỷ USD của Musk khép lại.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Elon Musk lại trở thành người giàu nhất thế giới (vượt qua ông chủ LVMH)

Tài sản của CEO Tesla Elon Musk vượt ông chủ LVMH Bernard Arnault sau khi cổ phiếu LVMH giảm 2,6% phiên hôm qua.

Elon Musk lại trở thành người giàu nhất thế giới (vượt qua ông chủ LVMH)
Elon Musk lại trở thành người giàu nhất thế giới (vượt qua ông chủ LVMH)

Theo Bloomberg Billionaires Index, Elon Musk hiện sở hữu 192 tỷ USD, tăng 2 tỷ USD sau phiên giao dịch 31/5. Trong khi đó, ông trùm hàng xa xỉ Bernard Arnault chỉ có 187 tỷ USD, giảm 5,25 tỷ USD. Nguyên nhân là cổ phiếu LVMH giảm 2,6% trên sàn Paris hôm qua.

Ông chủ Twitter theo đó đã lấy lại ngôi giàu nhất thế giới từ tay Arnault. Tài sản của Arnault vượt lên từ tháng 12/2022, do nhóm cổ phiếu công nghệ lao dốc vì lãi suất cao và thế giới dần quay về trạng thái bình thường sau đại dịch.

Trong khi đó, nhóm hàng xa xỉ lại trụ vững trong thời kỳ lạm phát cao. LVMH sở hữu nhiều thương hiệu tên tuổi như Louis Vuitton, Fendi và Hennessy.

Tuy nhiên, khi tăng trưởng kinh tế toàn cầu gần đây có nhiều dấu hiệu chậm lại, đặc biệt là tại Trung Quốc, niềm tin vào động lực của hàng xa xỉ dần đi xuống. Cổ phiếu LVMH đã giảm 10% kể từ tháng 4. Có thời điểm, tài sản của Arnault giảm 11 tỷ USD chỉ trong một ngày.

Châu Á và Mỹ hiện là các thị trường quan trọng của ngành hàng xa xỉ châu Âu. Theo báo cáo năm ngoái của LVMH, châu Á (trừ Nhật Bản) đóng góp 30% doanh thu cho hãng. Tỷ lệ này của Mỹ là 27%.

Ngược lại, Musk đã có hơn 55,3 tỷ USD năm nay, chủ yếu nhờ Tesla. Cổ phiếu hãng xe điện đóng góp 71% tài sản cho tỷ phú. Mã này đã tăng 66% năm nay.

Musk tuần này có chuyến công tác tại Trung Quốc. Từ khi đặt chân đến Bắc Kinh hôm 30/5, ông đã gặp Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Thương mại và Bộ trưởng Công nghiệp Trung Quốc. Ông cũng ăn tối với Zeng Yuqun – Chủ tịch hãng sản xuất pin CATL.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Twitter hiện chỉ còn 1/3 giá trị so với mức định giá ban đầu

Từng bỏ ra đến 44 tỷ USD để mua lại, Twitter của Elon Musk hiện chỉ còn giá trị khoảng 15 tỷ USD, tức mất đến 2/3 giá trị.

Twitter hiện chỉ còn 1/3 giá trị so với mức định giá ban đầu
Twitter hiện chỉ còn 1/3 giá trị so với mức định giá ban đầu

Kể từ khi Elon Musk mua lại Twitter với giá 44 tỷ USD vào năm ngoái, có không ít chuyên gia đã cho rằng CEO này đã trả giá quá cao so với những gì mà Twitter có.

Theo định giá mới đây từ Fidelity, Twitter hiện chỉ có giá trị khoảng 33% so với số tiền mà Elon Musk đã bỏ ra ban đầu. Cụ thể, giá trị của Twitter chỉ rời vào khoảng 15 tỷ USD.

Bất chấp những tuyên bố gần đây của Elon Musk về việc Twitter sẽ sớm hòa vốn hoặc thậm chí có lãi, triển vọng của mạng xã hội lại không mấy khả quan.

Mạng xã hội Twitter đã mất khoảng một nửa số nhà quảng cáo lớn nhất kể từ khi Elon Musk tiếp quản. Trong số này, trong khi nhiều doanh nghiệp vẫn chưa quay lại nền tảng, các doanh nghiệp hiện đang quảng cáo cũng đã cắt giảm chi tiêu đáng kể.

Để bù đắp cho những “mất mát” này, Twitter sau đó đã cho ra mắt dịch vụ Twitter Blue, gói xác minh (cấp tick xanh) có trả phí của Twitter.

Twitter Blue hiện có giá từ 8 USD mỗi tháng đi kèm với các tính năng nâng cao, chẳng hạn như số ký tự tweet và video dài hơn, bên cạnh đó, tài khoản đăng ký cũng được cấp dấu tick xanh.

Theo dữ liệu từ Travis Brown, hiện có chưa đến 1% lượng người dùng hoạt động hàng tháng của Twitter đã đăng ký Twitter Blue (Twitter hiện có hơn 350 triệu người dùng toàn cầu).

Để tiếp tục xoay chuyển tình thế, Elon Musk mới đây cũng đã bổ nhiệm Bà Linda Yaccarino làm CEO mới của Twitter, một chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong ngành quảng cáo.

Elon Musk tỏ ra khá lạc quan với tương lai của Twitter sau quyết định mới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Mỹ: Mạng xã hội sẽ không phải chịu trách nhiệm cho phát ngôn của người dùng

Các công ty Internet mà đặc biệt là các nền tảng mạng xã hội vừa giành chiến thắng lớn khi tòa án (Mỹ) tuyên bố rằng các nền tảng trực tuyến không phải chịu trách nhiệm pháp lý với các phát ngôn của người dùng.

Mỹ: Mạng xã hội sẽ không phải chịu trách nhiệm cho phát ngôn của người dùng
Mỹ: Mạng xã hội sẽ không phải chịu trách nhiệm cho phát ngôn của người dùng

Ngày 18/5, phán quyết liên quan đến hai vụ kiện được đánh giá có thể định hình lại Internet đã được đưa ra. Theo đó, Tòa án Tối cao Mỹ tuyên bố sẽ không thay đổi Điều 230 trong đạo luật Chuẩn mực Truyền thông của Mỹ – lá chắn bảo vệ các công ty như Twitter, Facebook, Instagram, YouTube.

Theo luật, các website hoặc dịch vụ lưu trữ nội dung không phải chịu trách nhiệm hay gặp rắc rối pháp lý với thông tin do người dùng đăng lên, chẳng hạn phần bình luận trong trang tin tức, dịch vụ video, mạng xã hội.

Trước đó, hai vụ kiện nhắm vào Google và Twitter đã thu hút sự chú ý lớn của giới công nghệ, người dùng và nhà lập pháp. Vụ kiện đầu tiên là của gia đình Nohemi Gonzalez, thiệt mạng trong cuộc tấn công của IS ở Paris năm 2015. Họ kiện YouTube, Facebook, Twitter và một số mạng xã hội vì đề xuất video khủng bố trên nền tảng.

Vụ kiện thứ hai là của gia đình của Nawras Alassaf, tử vong trong cuộc tấn công của IS ở Istanbul năm 2017. Gia đình họ đã khởi kiện Twitter và một số nền tảng đã cho phép hiển thị nội dung của các nhóm khủng bố thay vì hạn chế chúng như chính sách đã đưa ra.

Cuối tháng 2, Tòa án Tối cao Mỹ bắt đầu các phiên tranh luận liên quan đến hai vụ kiện. Khi đó, giới phân tích tin rằng hai phiên tòa trên có thể khiến Điều 230 bị sửa đổi, từ đó sẽ thay đổi mạnh mẽ môi trường Internet.

Tuy nhiên phán quyết hôm 18/5 đã đứng về các hãng công nghệ ở Thung lũng Silicon. Trong trường hợp Gonzalez, tòa án cho biết họ “từ chối giải quyết đơn” vì Điều 230 của Đạo luật bảo vệ các nền tảng khỏi phát ngôn của người dùng và cũng cho phép các dịch vụ kiểm duyệt hoặc xóa bài viết.

Thẩm phán cho rằng đơn khiếu nại không đưa ra đủ lập luận thuyết phục về yêu cầu bồi thường. Tòa án tối cao sẽ trả vụ này về tòa cấp thấp hơn để xem xét.

Tương tự với vụ kiện Twitter, thẩm phán Clarence Thomas nói việc cáo buộc mạng xã hội tiếp tay cho khủng bố là không phù hợp.

“Theo nguyên đơn, mạng xã hội đã thiết kế mà không có công cụ đủ mạnh để loại bỏ khủng bố khỏi nền tảng cũng như nội dung liên quan đến ISIS.

Tuy nhiên các nguyên đơn đã không cung cấp được bất kỳ bằng chứng nào đáng kể cho thấy mạng xã hội cố ý tham gia vào cuộc tấn công, càng không thể cáo buộc mạng xã hội phải chịu trách nhiệm cho mọi cuộc tấn công của khủng bố”, Thomas ra phán quyết.

Dù Tòa án tối cao đã ra quyết định có lợi cho các mạng xã hội, nhiều thành viên Quốc hội Mỹ vẫn muốn thay đổi lá chắn pháp lý này.

Các nhà lập pháp coi Điều 230 là sự bảo vệ không cần thiết với một ngành công nghiệp lớn mạnh. Trong khi đó, những người ủng hộ cho rằng luật này cũng đang bảo vệ những mạng xã hội nhỏ hơn khỏi các vụ kiện tốn kém.

“Quyết định giữ nguyên điều luật lần này là một chiến thắng rõ ràng đối với việc kiểm duyệt nội dung và ngôn luận trực tuyến” (Digital Content), Jess Miers, cố vấn pháp lý của Meta và Chamber of Progress do Google hậu thuẫn, cho biết.

Chris Marchese, Giám đốc trung tâm kiện tụng của NetChoice, gồm các thành viên như Google, Meta, Twitter và TikTok, cho rằng chính Điều 230 đã tạo nên Internet như ngày này. “Quyết định của Tòa án tối cao là chiến thắng giòn giã cho quyền tự do ngôn luận trên Internet”, CNBC dẫn lời NetChoice.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Linda Yaccarino: Chân dung CEO mới của Twitter

Theo thông tin mới đây từ tờ The Washington Post, Bà Linda Yaccarino sẽ là CEO mới của mạng xã hội Twitter, thay cho Elon Musk.

Linda Yaccarino: Chân dung CEO mới của Twitter
Linda Yaccarino: Chân dung CEO mới của Twitter

Theo đó, CEO hiện tại của mạng xã hội Twitter là Elon Musk đã bổ nhiệm bà Linda Yaccarino làm CEO mới của Twitter.

Bà Linda Yaccarino từng là Giám đốc kinh doanh mảng quảng cáo của NBCUniversal, một Tập đoàn truyền thông và giải trí lớn của Mỹ.

Theo thông tin từ tờ The Post, trước khi đi đến quyết định cuối cùng, cả Elon Musk và Linda Yaccarino đã nhiều lần đàm phán với nhau về việc bà sẽ trở thành CEO mới của Twitter.

Theo một số phân tích, sở dĩ Elon Musk chọn Linda Yaccarino là vì bà này là người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, những năng lực của bà có thể vực dậy tình hình quảng cáo khá ảm đạm của Twitter trong thời gian gần đây.

Linda Yaccarino từng là chủ tịch phụ trách mảng quan hệ đối tác và quảng cáo toàn cầu tại NBCUniversal, tại đây, bà giám sát hơn 2000 nhân viên với khoản doanh thu quảng cáo hơn 100 tỷ USD.

Hàng loạt tên tuổi lớn như Apple News, BuzzFeed, Snapchat, Twitter, và nhiều thương hiệu khác là đối tác chiến lược của NBCUniversal dưới thời của bà.

Năm 2018, Yaccarino làm việc trong Hội đồng về Dinh dưỡng và Thể hình Thể thao (Council on Sports Fitness and Nutrition) do Tổng thống Donald Trump bổ nhiệm.

Với tư cách là chủ tịch Hội đồng quảng cáo, bà Yaccarino cũng từng hợp tác với Nhà Trắng của Tổng thống Biden vào năm 2021 cho một số chiến dịch khác nhau.

Tốt nghiệp Đại học Bang Pennsylvania, Linda Yaccarino bắt đầu sự nghiệp của mình trong ngành truyền thông với tư cách là thực tập sinh tại bộ phận lập kế hoạch truyền thông (Media Planning) của NBCUniversal.

Tính đến thời điểm hiện tại, Linda Yaccarino đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong ngành, trong đó gần 20 năm làm quảng cáo và marketing tại Turner, và hơn 10 năm kinh nghiệm bán quảng cáo tại NBC.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Elon Musk sẽ rời khỏi vị trí CEO Twitter và làm CTO

CEO Twitter hiện tại là Elon Musk sẽ rời khỏi vị trí CEO để làm CTO (Giám đốc Công nghệ) và Chủ tịch công ty, CEO mới chưa được tiết lộ cụ thể tuy nhiên sẽ bắt đầu công việc trong 6 tuần tới.

Elon Musk sẽ rời khỏi vị trí CEO Twitter và làm CTO
Elon Musk sẽ rời khỏi vị trí CEO Twitter và làm CTO

Theo thông tin trực tiếp từ trang cá nhân Twitter của CEO Elon Musk, ông sẽ chính thức thôi giữ vai trò CEO của Twitter trong vài tuần tới, mặc dù vị trí mới chưa được tiết lộ chi tiết là ai tuy nhiên CEO này cho biết “Cô ấy sẽ bắt đầu công việc trong vòng 6 tuần tới.

Với vai trò mới là CTO (Giám đốc Công nghệ) của Twitter, Elon Musk sẽ giám sát các hoạt động liên quan đến sản phẩm, phần mềm và hệ thống của công ty.

Kể từ khi mua lại và làm CEO của Twitter, Elon Musk đã là nhân vật chính gây ra nhiều tranh cãi xoay quanh mạng xã hội Twitter, từ việc tính phí cho tick xanh đến việc thu hồi tick xanh đã từng được cấp và cả việc hơn 60% nhà quảng cáo rời bỏ nền tảng vì những lo ngại liên quan đến sự an toàn của thương hiệu.

Trong khi Elon Musk rời khỏi vị trí CEO Twitter chắc chắn sẽ vấp phải nhiều phản ứng trái chiều. Không ít người có thể hoan nghênh sự thay đổi này như là một cơ hội để nền tảng chuyển sang một hướng mới, tốt hơn những gì đang diễn ra.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Twitter sẽ xoá các tài khoản ít hoạt động trên nền tảng

Theo thông báo trực tiếp từ CEO Twitter Elon Musk, mạng xã hội này sẽ xoá các tài khoản ít hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định.

Twitter sẽ xoá các tài khoản ít hoạt động
Twitter sẽ xoá các tài khoản ít hoạt động

Theo đó, mạng xã hội Twitter sẽ xóa các tài khoản không có bất cứ hoạt động nào trong một vài năm.

CEO Elon Musk cho biết rằng nhiều tài khoản trên Twitter có thể thấy số lượng người theo dõi của họ (nếu có) giảm xuống vì tài khoản của những người đó đã bị xoá.

Theo chính sách của Twitter, người dùng cần đăng nhập vào tài khoản ít nhất là 1 lần trong 30 ngày để tránh bị xóa vĩnh viễn.

Tháng trước, Twitter đã xóa những dấu tick xanh được xác minh theo cách cũ từ vô số các tài khoản, bao gồm cả những người nổi tiếng, nhà báo và cả các chính trị gia nổi tiếng.

Để tiếp tục duy trì tick xanh, người dùng giờ đây cần đăng ký ít nhất là Twitter Blue, gói có trả phí với mức giá 8 USD mỗi tháng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Cựu CEO Twitter: Elon Musk lẽ ra không nên mua Twitter

Từng ủng hộ Elon Musk trong thương vụ mua lại Twitter trị giá 44 tỷ USD, nhưng mới đây nhà sáng lập Twitter Jack Dorsey đã bày tỏ sự chê trách CEO mới. Ông cho rằng Elon Musk đã không thể chứng minh mình là nhà lãnh đạo phù hợp cho mạng xã hội.

Cựu CEO Twitter: Elon Musk lẽ ra không nên mua Twitter
Cựu CEO Twitter: Elon Musk lẽ ra không nên mua Twitter

“Tôi nghĩ ông ấy đã hành động sai khi nhận ra thời điểm mua lại của mình quá tệ. Tôi cũng không cho rằng việc hội đồng quản trị ép mua vào lúc đó như vậy là đúng”, Jack Dorsey chia sẻ trên Bluesky, nền tảng mạng xã hội do ông sáng lập với mục tiêu thay thế Twitter.

“Lẽ ra Elon Musk nên hủy thương vụ với Twitter”.

Hôm 28/4, một người dùng Bluesky đăng bài nói rằng ông rất buồn khi Twitter đang ngày càng tệ dần. Jack Dorsey đã bình luận: “Đúng vậy” ngay bên dưới bài viết nhưng đồng thời cũng khẳng định rằng Twitter sẽ không thể tiếp tục hoạt động nếu vẫn là một công ty cổ phần công khai.

“Bạn có muốn nó rơi vào tay những quỹ phòng hộ hoặc các nhà hoạt động Phố Wall hay không? Đó chính là cách duy nhất nếu không tư nhân hóa Twitter”, ông cho biết.

Trong một bài viết khác, nhà sáng lập Twitter còn nói rằng đáng lẽ Elon Musk nên từ bỏ thương vụ Twitter và đền bù 1 tỷ USD phí đơn phương hủy hợp đồng.

Theo ông, nếu Elon Musk hay bất cứ ai muốn mua lại Twitter, họ chỉ cần ra giá làm hài lòng hội đồng quản trị và cao hơn những gì Twitter có thể mang lại là được.

Điều này là bình thường với mọi công ty công. “Do đó, tôi cho rằng Elon Musk đáng lẽ nên rút khỏi thương vụ và đền bù 1 tỷ USD”, ông khẳng định.

Theo Business Insider, thị trường chứng khoán đã chững lại ngay sau khi Elon Musk đề nghị mua lại Twitter với giá 44 tỷ USD, trong đó mỗi cổ phiếu giá 54,2 USD vào tháng 4/2022. Sau đó, vị tỷ phú nhanh chóng tỏ ra muốn quay xe khỏi thương vụ đắt đỏ.

Hành động này của ông đã làm dấy lên cuộc chiến pháp lý đầy căng thẳng với Twitter. Công ty mạng xã hội đã đệ đơn kiện lên Tòa án Delaware để buộc Musk làm đúng theo thỏa thuận. Thậm chí, hãng công nghệ còn có ý định yêu cầu vị tỷ phú trả thêm lãi, bồi thường vì đã làm trễ thương vụ.

Đến tháng 10/2022, CEO Tesla đành “xuống nước” khi đề nghị mua lại Twitter với giá gốc 54,2 USD/cổ phiếu để tránh vụ kiện gây ra nhiều lùm xùm và đồn đoán trong thời gian gần đây. “Twitter đang trở nên tệ hơn”, Jack Dorsey chia sẻ trên trang cá nhân.

Elon Musk từng là người cựu CEO Twitter Jack Dorsey tin tưởng.

Trước đó, đồng sáng lập Twitter luôn giữ mối quan hệ hòa hảo với Elon Musk, thậm chí còn nhiều lần tỏ thái độ ủng hộ ông mua lại công ty mạng xã hội. Năm ngoái, ông còn gọi vị tỷ phú gốc Nam Phi là “người duy nhất tôi tin tưởng” với vị trí CEO mới của Twitter.

“Theo nguyên tắc, tôi không cho rằng mạng xã hội Twitter nên hoạt động dưới quyền sở hữu của bất cứ ai. Nó cần là sản phẩm phục vụ cho cộng đồng, không phải công ty tư nhân. Nhưng nếu bắt buộc phải tư nhân hóa, Elon Musk là lựa chọn duy nhất tôi tin tưởng”, Jack Dorsey khẳng định.

Tuy nhiên, dưới thời Elon Musk, Twitter đã sa thải phần lớn nhân sự và chịu không ít điều tiếng phản đối từ công chúng. Trong đó, kế hoạch bán tick xanh bằng dịch vụ Twitter Blue là hành động nhận về nhiều phản ứng trái chiều nhất.

Theo chính sách mới, người dùng cá nhân phải trả 8 USD/tháng để mua tick xanh, trong khi các tổ chức phải trả tới 1.000 USD.

Nhiều ý kiến cho rằng quy định mới khiến tick xanh mất đi ý nghĩa vốn có, từ biểu tượng xác minh độc lập thành chính sách thu tiền để khiến một số tài khoản được nhiều người biết đến hơn.

“Trò thu phí để xác định danh tính là một trò lừa đảo và tôi không đồng tình với quyết định này. Hệ thống bán tick xanh sẽ khiến Twitter mất hàng triệu thậm chí là hàng tỷ người dùng”, Jack Dorsey chia sẻ trên trang Bluesky cá nhân.

Theo Guardian, việc triển khai Twitter Blue – từ phản ứng của người dùng đến quá trình thực thi – đều thất bại. Một số chỉ ra rằng các dấu tick xanh chưa được xóa hoàn toàn khỏi hệ thống của nền tảng, liên tục ẩn và hiện trong nhiều ngày trước khi bị xóa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Cựu CEO Twitter: Elon Musk không phải là nhà lãnh đạo phù hợp của Twitter

Elon Musk tiếp quản Twitter nửa năm trước với mục tiêu giúp mạng xã hội “tốt hơn bao giờ hết”, nhưng nền tảng hiện đối mặt tương lai bất ổn.

Cựu CEO Twitter: Elon Musk không phải là nhà lãnh đạo phù hợp của Twitter
Cựu CEO Twitter: Elon Musk không phải là nhà lãnh đạo phù hợp của Twitter

Ngày 28/10/2022, Elon Musk tới trụ sở Twitter ở San Francisco, bắt đầu hành trình biến nền tảng thành “quảng trường của tự do ngôn luận”, nơi có tính minh bạch cao hơn, ít bot hơn, cùng hoạt động kinh doanh mạnh mẽ.

Nổi tiếng nhờ nỗ lực đổi mới trong việc phóng tên lửa lên vũ trụ và chế tạo ôtô điện, tỷ phú Mỹ đã dành nửa năm qua để điều hành một lĩnh vực hoàn toàn mới: mạng xã hội.

Ông thực hiện hàng loạt thay đổi gây tranh cãi, như thải gần 80% trong số 7.800 nhân viên, chỉ giữ lại 1.500 nhân viên, tăng giá dịch vụ tích xanh Twitter Blue, hủy bỏ nhiều thỏa thuận trước đó với đối tác, không trả tiền thuê trụ sở.

“Nếu ông ấy không làm gì ngoài việc cắt giảm chi phí, có lẽ Twitter giờ đã ổn”, Leslie Miley, cựu giám đốc kỹ thuật của Twitter và hiện làm việc tại quỹ Obama Foundation, nói.

Miley cho rằng Twitter có thể chịu chung số phận như MySpace – mạng xã hội từng rất nổi tiếng nhưng giờ không mấy ai dùng. “Sẽ mất nhiều thời gian, nhưng tôi nghĩ Twitter đang trên đà trở thành nơi không còn phù hợp với mọi người. Nếu không mang lại giá trị gì cho người dùng, Twitter rất khó thu hút người mới cũng như giữ chân người cũ”, Miley cho hay.

“Quảng trường kỹ thuật số” bị phá vỡ.

Trong nhiều năm, Twitter khác biệt với các nền tảng xã hội khác nhờ khả năng chia sẻ tin tức thời gian thực và đáng tin cậy từ các tài khoản chính trị gia, người nổi tiếng hoặc các tên tuổi có sức ảnh hưởng lớn trong từng lĩnh vực. Đây cũng là nơi được báo chí, doanh nghiệp và người dùng thu thập thông tin.

Nhiều động thái gần đây của Musk có nguy cơ làm suy yếu thế mạnh đó của nền tảng. Tuần trước, ông bắt đầu xóa tích xanh từng được cấp trước đó nhằm ép các chủ tài khoản trả phí 8 USD mỗi tháng. Vấn đề lập tức gây rối loạn, được CNN đánh giá “còn tệ hơn so với những gì người dùng đã biết đến thời gian qua dưới thời CEO Elon Musk”.

Đầu tháng này, tỷ phú Mỹ viết trên Twitter rằng “không nên có tiêu chuẩn khác cho những người nổi tiếng” trên mạng xã hội. Tuy nhiên, việc bất cứ ai cũng có thể mua tích xanh khiến việc mạo danh trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

“Bạn có thể tạo tài khoản giả người nổi tiếng, sau đó trả 8 USD để biến nó thành một nguồn đáng tin cậy. Chính sách mới cũng giúp nội dung đăng trên tài khoản có tích xanh lan truyền nhanh hơn. Thật sự nguy hiểm”, Filippo Menczer, giáo sư khoa học máy tính tại Đại học Indiana, nhận xét.

Theo ông, cách làm này cuối cùng sẽ biến mạng xã hội Twitter thành nơi ít tự do ngôn luận, đầy rẫy tin giả, mất đi tính trung thực đã tạo nên thương hiệu và nhiều thứ khác. Đây là điều trái ngược với mục tiêu của Musk về quảng trường tự do khi bỏ ra 44 tỷ USD để mua mạng xã hội.

“Twitter chưa bao giờ hoàn hảo, có rất nhiều vấn đề trước đó, nhưng vẫn là nơi chia sẻ thông tin quan trọng. Thẳng thắn mà nói, Musk đang hủy hoại nó một cách có hệ thống”, Vivian Schiller, cựu chủ tịch phụ trách tin tức toàn cầu của Twitter, đánh giá về sáu tháng Musk tiếp quản Twitter.

Nguồn thu nhập chính rời bỏ Twitter.

Bất kỳ mạng xã hội nào cũng phải hoạt động dựa trên khả năng giữ chân và thu hút người dùng. Tuy nhiên, một số tài khoản của người nổi tiếng và tổ chức cho biết có kế hoạch từ bỏ Twitter vì sự ngẫu hứng và thất thường của Musk.

Đến nay, hàng loạt cơ quan truyền thông đã rời Twitter, như NPR, BBC và CBC sau khi tài khoản của họ bị dán nhãn “phương tiện truyền thông do chính phủ tài trợ” vì sợ bị hiểu lầm.

“Hầu hết mọi thứ Musk hứa làm cho Twitter, ông ấy đều có thể làm sai theo bất kỳ cách nào đó”, Miley nhận xét. “Nếu nói rằng nó không gây thiệt hại cho người dùng và tổ chức phụ thuộc vào nền tảng, điều đó thật buồn cười”.

Sự hỗn loạn khiến các nhà quảng cáo – nguồn thu nhập chính, chiếm 90% doanh thu Twitter trước đó – cũng dừng hợp tác. Lý do họ đưa ra là lo ngại về ngôn từ kích động gia tăng trên nền tảng, cũng như tương lai bất ổn của nền tảng.

Theo số liệu của Sensor Tower, chỉ 43% trong số 1.000 nhà quảng cáo hàng đầu trên Twitter còn ở lại, tính từ tháng 9 năm ngoái đến tháng 4 năm nay.

Dù vậy, Musk vẫn cho rằng ông đã cứu mạng xã hội khỏi phá sản, đồng thời công ty bắt đầu hòa vốn sau khi ông tiếp quản.

Danh tiếng của Elon Musk.

Musk đã tạo dựng danh tiếng khi thúc đẩy làn sóng sử dụng ôtô điện với Tesla, hay tiên phong chinh phục vũ trụ ở mảng tư nhân với SpaceX. Dù vậy, theo các chuyên gia, việc điều hành Twitter khiến mọi người có cái nhìn mới về tỷ phú Mỹ.

“Ông ấy có lẽ đang thử một mô hình kinh doanh khác với Twitter”, Luigi Zingales, giáo sư tại Trường Kinh doanh Booth thuộc Đại học Chicago, nhận xét. “Theo tôi, ông ấy cảm thấy việc kinh doanh dựa trên dữ liệu người dùng cho quảng cáo đang bị lạm dụng”.

Thực tế, cách làm mới đang được một số đối thủ học hỏi. Chẳng hạn Meta, công ty đứng sau mạng xã hội Facebook, cũng chuẩn bị áp dụng thu phí tích xanh trên nền tảng.

William Klepper, giáo sư của Columbia Business School, cho rằng giới đầu tư sẽ phải ngồi lại để phân tích các hành động của Musk kỹ hơn trước khi đầu tư vào các công ty do ông điều hành. “Danh tiếng của Musk đã giảm sút đáng kể với Twitter.

Và một khi đánh mất nó, rất khó để phục hồi”, Klepper nói. “Đó sẽ là cơ hội tốt để Musk suy nghĩ lại xem liệu mình có thực sự có tài lãnh đạo hay không”.

Tháng 12 năm ngoái, Musk nói sẽ từ chức CEO Twitter sau một khảo sát trên nền tảng, nhưng ông cho rằng sẽ khó tìm được người đủ dũng cảm để điều hành mạng xã hội này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Meta đang xây dựng mạng xã hội mới tương tự Twitter

Công ty mẹ của Facebook, Meta, đang phát triển một mạng xã hội mới tương tự như Twitter tuy nhiên là mạng xã hội phi tập trung theo kiểu của Mastodon.

Meta đang xây dựng mạng xã hội mới tương tự Twitter
Meta đang xây dựng mạng xã hội mới tương tự Twitter

Mạng xã hội mới của Meta được báo cáo có tên là: P92 (Project 92), sẽ được tích hợp với Instagram và người dùng sẽ có thể đăng nhập bằng cách sử dụng tài khoản Instagram.

CEO của Instagram, Adam Mosseri, sẽ là người dẫn dắt chính cho mạng xã hội này.

P92 về cơ bản là mạng xã hội tập trung vào văn bản (text-based social network) tương tự như Twitter, tuy nhiên lại vận hành theo kiểu phi tập trung như mạng xã hội Mastodon.

Người phát ngôn của Meta cho biết:

“Chúng tôi đang khám phá một mạng xã hội phi tập trung (decentralized social network) độc lập trong đó tập trung vào các nội dung là văn bản.

Chúng tôi tin rằng vẫn có nhiều cơ hội cho những không gian mạng xã hội kiểu này, nơi những nhà sáng tạo hay các nhân vật của công chúng có thể chia sẻ thông tin một cách nhanh nhất.”

Về mặt lý thuyết, mạng xã hội Instagram Threads mới của Meta sẽ cạnh tranh trực tiếp với Twitter cũng như hàng loạt các sản phẩm thay thế Twitter khác đã xuất hiện trên thị trường như Mastodon hay Bluesky của nhà sáng lập Twitter Jack Dorsey.

P92 theo đó được xem “là một phần mới của tương lai mới của Meta.”

Và trong khi P92 là một mạng xã hội phi tập trung, sử dụng các giao thức phi tập trung (decentralized protocols) như ActivityPub (tương tự Mastodon), Meta đang kỳ vọng sẽ có thêm nhiều cơ hội với làn sóng công nghệ Web3.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Twitter trả lại tick xanh cho các tài khoản có trên 1 triệu followers

Sau vài ngày gỡ bỏ toàn bộ dấu tick xanh trên các tài khoản vì lý do không trả phí, đến nay Twitter lại âm thầm đảo ngược quyết định trên, trả lại tick xanh cho các tài khoản có trên 1 triệu followers.

Twitter trả lại tick xanh cho các tài khoản có trên 1 triệu followers
Twitter trả lại tick xanh cho các tài khoản có trên 1 triệu followers

Theo Rolling StoneTwitter đã âm thầm trả lại dấu tick xanh cho các tài khoản có hơn 1 triệu người theo dõi. Một trong số họ là diễn viên Ian McKellen nổi tiếng với các bộ phim Chúa tể của những chiếc nhẫn và X-Men. McKellen đã thông báo trên Twitter rằng ông đã không trả phí để lấy lại dấu xác minh đó.

Một vài người nổi tiếng, các nhà báo và ít nhất là một trường đại học nổi tiếng cũng có thông báo về việc họ đã được gắn lại tick xanh dù không đồng ý với mức phí mà CEO Elon Musk đưa ra. Viện Công nghệ Massachusetts thông báo sau khi thấy dấu tick xanh hiện trở lại: “Chúng tôi đã không đăng ký Twitter Blue”.

Tài khoản của cố Tổng thống Venezuela Hugo Chavez (đã mất năm 2013), đầu bếp Anthony Bourdain (mất năm 2018) và ca sĩ Chester Bennington (qua đời năm 2017) đều đã hiện lại dấu tick xanh.

Nhiều người dùng mạng xã hội này suy đoán Twitter đã khôi phục dấu tick xanh cho các tài khoản có hơn 1 triệu người theo dõi, dù vậy một số tài khoản không có đủ số lượng này vẫn nhận được.

Đầu tháng này, Twitter đã âm thầm gắn nhãn lên tài khoản của các hãng truyền thông như NPR, BBC và PBS là “liên kết với nhà nước” hoặc “do chính phủ tài trợ”.

Hiện các nhãn đó cũng đã bị xóa đi. NPR.com thông tin ông Musk đã đưa ra quyết định này vì gợi ý của Walter Isaacson, nhà báo nổi tiếng và là người viết tiểu sử chính thức của Giám đốc điều hành Apple Steve Jobs. Isaacson được cho là đang viết một cuốn tiểu sử tương tự về Musk.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Twitter: Nhà quảng cáo phải đăng ký tick xanh mới được chạy quảng cáo

Theo thông báo mới đây, Twitter cho biết tất cả các nhà quảng cáo phải đăng ký và thanh toán phí cho tick xanh mới có thể chạy quảng cáo trên nền tảng.

Twitter: Nhà quảng cáo phải đăng ký tick xanh mới được chạy quảng cáo
Twitter: Nhà quảng cáo phải đăng ký tick xanh mới được chạy quảng cáo

Trong một email gửi đến tất cả các nhà quảng cáo Twitter, Twitter cho biết tất cả các nhà quảng cáo phải đăng ký và thanh toán tick xanh (Blue Check) mới có thể tiếp tục chạy quảng cáo trên mạng xã hội Twitter.

Điều này hiện có nghĩa là các thương hiệu sẽ phải trả cho Twitter 8 USD mỗi tháng cho một tick xanh thông thường hoặc 1.000 USD mỗi tháng cho tick vàng (được áp dụng cho các tổ chức lớn).

Sau khi thanh toán, hiển nhiên ngoài việc nhà quảng cáo được phép chạy quảng cáo trên Twitter, tài khoản Twitter của doanh nghiệp cũng sẽ được cấp tick xanh.

Nhiều ý kiến cho rằng, đây là một cách để CEO Elon Musk thúc đẩy thêm doanh thu cho Twitter, nền tảng vốn kinh doanh không mấy hiệu quả.

Theo một báo cáo gần đây nhất từ nền tảng phân tích ứng dụng Sensor Tower, 50 nhà quảng cáo hàng đầu trên Twitter đã chi tổng cộng 102 triệu USD vào tháng 2 và tháng 3 năm 2022, trước khi Elon Musk tiếp quản mạng xã hội này.

Cũng theo số liệu, 50 nhà quảng cáo chi tiêu lớn nhất chỉ mang lại khoảng 13,5% tổng doanh thu quảng cáo của Twitter, điều đó có nghĩa là phần lớn các doanh nghiệp chạy quảng cáo trên Twitter là các doanh nghiệp nhỏ, đây có thể sẽ là rào cản khi Twitter buộc họ phải thanh toán thêm chi phí cho tick xanh.

Doanh thu quảng cáo của mạng xã hội Twitter sụt giảm đến 50% tính từ giữa năm 2022 đến nay.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Twitter bắt đầu xoá tick xanh hàng loạt khỏi các tài khoản chưa đóng phí

Twitter đã bắt đầu gỡ tick xanh khỏi những tài khoản chưa đăng ký dịch vụ, đáng chú ý là trong số đó có rất nhiều học giả và người nổi tiếng.

Theo CNN, dấu tick xanh đã biến mất khỏi các tài khoản của những người nổi tiếng trên Twitter như Kim Kardashian, Beyonce, tỉ phú Bill Gates, Giáo hoàng Francis, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và cả của nhà sáng lập Twitter là Jack Dorsey.

Kể cả tài khoản chính thức của một số cơ quan chính phủ như Dịch vụ Di trú và Nhập tịch và văn phòng Hải quan và Biên phòng của tiểu bang Mỹ cũng đã bị gỡ tick xanh.

Các tài khoản này cũng không được thay thế ngay lập tức bằng dấu tick màu xám vốn được thông báo là sử dụng riêng cho chính phủ.

Trước đó, Elon Musk đã trả lời một tweet trích dẫn nội dung của The Verge nói cầu thủ bóng rổ Lebron James đã không trả tiền cho dấu tick xanh của Twitter nhưng vẫn không bị xoá. CEO này cho biết Lebron James đang tiến hành thanh toán.

Sự thay đổi đột ngột này có thể tạo ra nguy cơ mạo danh người dùng nổi tiếng và gây nhầm lẫn về tính xác thực của thông tin trên mạng xã hội Twitter.

Một cơ quan chính phủ đã đăng dòng tweet có nội dung “Mặc dù chúng tôi đã mất dấu kiểm, nhưng đây là tài khoản Twitter chính thức. Hãy cẩn thận với các tài khoản mạo danh”. Một số người nổi tiếng đã bắt đầu tweet rằng họ dự định rời khỏi nền tảng này.

Twitter trước đó cho biết nền tảng sẽ gỡ dần các dấu tick xanh đã được cấp theo hệ thống xác minh cũ của mình – hệ thống này nhấn mạnh việc bảo vệ những người dùng nổi tiếng trước nguy cơ bị mạo danh – vào ngày 1.4.

Để được xác minh, CEO Twitter cho biết, người dùng sẽ phải trả tiền 8 USD mỗi tháng để tham gia dịch vụ đăng ký Twitter Blue của nền tảng.

Twitter cũng đã gỡ dấu tick xanh của The New York Times, tờ báo mà Elon Musk nhiều lần chỉ trích.

Nền tảng quảng cáo của Microsoft thông báo dừng hỗ trợ Twitter

CEO Twitter Elon Musk dọa là sẽ kiện Microsoft vì công ty này sử dụng dữ liệu của Twitter để “đào tạo một cách bất hợp pháp”.

Nền tảng quảng cáo của Microsoft thông báo dừng hỗ trợ Twitter
Nền tảng quảng cáo của Microsoft thông báo dừng hỗ trợ Twitter

Theo thông tin từ chính tài khoản cá nhân của CEO Twitter, Elon Musk đã cáo buộc Microsoft sử dụng dữ liệu của Twitter để “đào tạo một cách bất hợp pháp”.

Cụ thể, OpenAI (doanh nghiệp được Microsoft đầu tư) đã sử dụng dữ liệu của Twitter để đào tạo mô hình ngôn ngữ lớn đằng sau các sản phẩm như ChatGPT.

Microsoft từ chối bình luận về phản hồi của Elon Musk.

Cáo buộc của Elon Musk cũng được ra trong bối cảnh Microsoft vừa thông báo rằng sẽ dừng hỗ trợ Twitter vì những lý do liên quan đến việc Twitter buộc nền tảng quảng cáo của công ty này phải thanh toán khi sử dụng cổng tích hợp (API) dữ liệu của Twitter.

Trong một thông báo từ chính trang hỗ trợ quảng cáo của Microsoft, công ty này cho biết họ sẽ “không còn hỗ trợ Twitter” bắt đầu từ ngày 25 tháng 4 năm 2023, điều này có nghĩa là các doanh nghiệp sẽ không thể sử dụng nền tảng của Microsoft để quản lý các tweet (bài đăng trên mạng xã hội Twitter) hoặc tương tác của các bài đăng.

Một số ý kiến cho rằng, hành động của Microsoft được đưa ra vì theo chính sách mới của Twitter, các công ty lớn như Microsoft có thể phải trả tới 42.000 USD mỗi tháng để có quyền truy cập vào API của Twitter.

Không chỉ Microsoft mà nhiều nhà phát triển khác cũng tỏ ra không hài lòng vì điều này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips