METUB, một công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực kinh tế sáng tạo (Creator Economy – giúp các nhà sáng tạo nội dung kiếm tiền), vừa đảm bảo nguồn vốn mới từ một quỹ đầu tư tư nhân (PE) do Morgan Stanley Investment Management quản lý. Thông tin này được công bố trong hồ sơ pháp lý gần đây mà DealStreetAsia có được.
Cụ thể, North Haven Thai Private Equity, một quỹ PE tập trung vào thị trường tầm trung, đã đầu tư 15,5 triệu USD vào METUB. North Haven là một quỹ được thành lập bởi Morgan Stanley Private Equity Asia hợp tác với Bangkok Bank, đã huy động được 440 triệu USD vào năm 2018.
Theo hồ sơ nộp lên Cơ quan Quản lý doanh nghiệp và kế toán Singapore (ACRA), khoản đầu tư này là một phần trong vòng gọi vốn Series B của METUB. Nguồn tin nội bộ cho biết công ty có thể sẽ huy động thêm vốn từ các nhà đầu tư khác trong vòng này.
Ngoài ra, hồ sơ cũng tiết lộ rằng North Haven đã mua lại cổ phần từ một cổ đông hiện hữu của METUB, đó là công ty kinh tế sáng tạo WebTVAsia của Malaysia. Theo dữ liệu từ DealStreetAsia, North Haven hiện là cổ đông lớn nhất của METUB.
METUB được thành lập vào năm 2014 bởi Hà Thị Tú Phượng và Steven Nguyen – được biết tới nhiều với vai trò CEO Luxstay. METUB hỗ trợ hơn 1.700 người sáng tạo nội dung tại Việt Nam phát triển cộng đồng và đa dạng hóa thu nhập trên nhiều nền tảng truyền thông. Các dịch vụ của METUB bao gồm sản xuất và phân phối nội dung, cũng như thực hiện các chiến dịch tiếp thị đối tác nội dung/người ảnh hưởng (influencer marketing).
Năm ngoái, METUB đã huy động được 6 triệu USD từ các nhà đầu tư, bao gồm Vertex Ventures Southeast Asia & India và Do Ventures.
Theo một báo cáo vào tháng 10/2023 của công ty nghiên cứu thị trường Cube Asia, ngành tiếp thị từ người ảnh hưởng đã đóng góp trực tiếp gần 11 tỷ USD vào tổng giá trị hàng hóa thương mại điện tử ở Đông Nam Á vào năm ngoái.
Hơn 80% người tiêu dùng trong khu vực đã mua hàng được quảng cáo/giới thiệu bởi những người có tầm ảnh hưởng. Việt Nam được ghi nhận là quốc gia có mức độ sử dụng mạng xã hội và nền tảng nội dung cao nhất trong khu vực, với sức ảnh hưởng lớn từ những người nổi tiếng và người có ảnh hưởng trong việc quảng cáo sản phẩm.
Bên cạnh METUB, các công ty khác trong khu vực Đông Nam Á cũng đã và đang tham gia vào lĩnh vực kinh tế sáng tạo, bao gồm Gushcloud (Singapore) và IDN Media (Indonesia).
Gần đây, nhiều công ty trong lĩnh vực này đã gọi vốn thành công, bao gồm Cult Creative (Malaysia), TipTip (Indonesia), Partipost (Indonesia), Ecomobi (Việt Nam) và Hiip (Việt Nam).
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Khoa học máy tính được xem là yếu tố then chốt thúc đẩy sự phát triển trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0, Chuyển đổi số, và Đô thị thông minh bền vững trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam.
Lĩnh vực này bao gồm các nghiên cứu về cấu trúc dữ liệu, cơ sở dữ liệu, kho dữ liệu, phân tích dữ liệu, các thuật toán xử lý dữ liệu, khai phá dữ liệu, trí tuệ nhân tạo và các hệ thống dữ liệu lớn, đóng góp quan trọng vào mọi khía cạnh của đời sống kinh tế – xã hội.
Theo chuyên gia TS. Trần Đăng Công, lý do khiến nhu cầu nhân lực trong ngành Khoa học máy tính tăng cao là do bối cảnh các dự án công nghệ nước ngoài đổ bộ vào Việt Nam để tận dụng nguồn nhân lực trình độ cao với chi phí cạnh tranh.
Theo báo cáo của VietnamWorks, trang tuyển dụng phổ biến tại Việt Nam, nhu cầu nhân lực trong ngành Khoa học máy tính và Công nghệ thông tin đã tăng gấp bốn lần trong thập kỷ qua và chưa có dấu hiệu chững lại.
Đánh giá từ Google Brain chỉ ra rằng, trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, cần tới 1 triệu nhân lực, nhưng hiện tại chỉ có khoảng 10.000 nhân lực chất lượng cao. Ước tính, Việt Nam thiếu khoảng 900.000 nhân sự khoa học máy tính vào năm 2022 trên tổng nhu cầu 1 triệu người của toàn thị trường.
Theo thống kê từ nhiều trường đại học trong những năm gần đây, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính có việc làm hoặc tiếp tục học sau đại học trong vòng một năm sau khi ra trường đạt từ 98% đến 100%.
Kỹ sư Khoa học máy tính sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau như: kỹ thuật viên, quản lý, điều hành trong lĩnh vực công nghệ thông tin; lập trình viên, kiểm thử sản phẩm phần mềm, quản lý quy trình phát triển phần mềm; chuyên viên IT, quản trị và giám sát an ninh mạng; thiết kế, xây dựng, phát triển, vận hành và bảo trì mạng máy tính nội bộ trong các doanh nghiệp, cơ quan, trường học; quản trị dự án hệ thống mạng thông tin, và nhiều vị trí khác.
Theo số liệu từ LinkedIn, mức lương trung bình của các chuyên gia Khoa học máy tính tại Việt Nam khoảng 15 triệu đồng mỗi tháng. Với các vị trí cao cấp, mức lương có thể lên tới 50 triệu đồng mỗi tháng hoặc cao hơn.
LinkedIn cũng dự báo nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành Khoa học máy tính sẽ tăng 22% trong vòng 5 năm tới, cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của ngành này trong tương lai.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo báo cáo của JLL, Việt Nam sẽ chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể trên thị trường trung tâm dữ liệu (Data Center), được thúc đẩy bởi nền kinh tế kỹ thuật số đang mở rộng và mức tiêu thụ dữ liệu ngày càng tăng trong khu vực.
Những năm gần đây, Việt Nam được đánh giá là một trong 10 thị trường trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây phát triển nhanh nhất trên thế giới, đặc biệt là sau khi ngành Cloud và Data Center được xác định chính là trụ cột của quá trình chuyển đổi số.
Theo báo cáo của BlueWeave Consulting, quy mô thị trường trung tâm dữ liệu (data center) Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng ở tốc độ CAGR là 10,8% trong giai đoạn từ năm 2023 đến năm 2029 và đạt giá trị 1,14 tỷ USD vào năm 2029.
Hiện nay, theo DC Byte, công suất data center ở Việt Nam vẫn còn rất nhỏ so với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương với công suất là 143 MW, trong khi đó, con số này tại Ấn Độ là 6.283 MW, tại Nhật Bản hơn 4.000 MW. Báo cáo của JLL cho biết Việt Nam hiện có 30 trung tâm dữ liệu với 13 trung tâm ở Hà Nội, 13 trung tâm ở Hồ Chí Minh, 2 ở Đà Nẵng và 2 ở Bình Dương.
Theo Viettel IDC, 97% data center ở Việt Nam nằm trong tay 4 doanh nghiệp viễn thông và công nghệ trong nước. Trong đó, Viettel chiếm 49%, VNPT chiếm 20%, FPT chiếm 18% và CMC 10%.
Thị trường trung tâm dữ liệu Việt Nam đang trải qua sự tăng trưởng mạnh mẽ nhờ vào sự gia tăng số hóa, tăng cường áp dụng công nghệ đám mây, mở rộng thương mại điện tử và sự hỗ trợ của Chính phủ đối với cơ sở hạ tầng công nghệ thúc đẩy nhu cầu lưu trữ và xử lý dữ liệu, thu hút đầu tư và thúc đẩy sự mở rộng nhanh chóng của Thị trường Trung tâm dữ liệu Việt Nam. Thời gian gần đây, nhiều công ty công nghệ Việt Nam đã xây dựng các trung tâm dữ liệu.
Ngày 03/07 mới đây, CTCP Tập đoàn Công nghệ CMC (CMC Corporation – mã CK: CMG) vừa ban hành nghị quyết HĐQT thành lập công ty TNHH MTV do CMC Corporation làm chủ sở hữu có tên Công ty TNHH hạ tầng số CMC AI (CMC ADI).
CMC ADI có trụ sở chính tại khu công nghiệp trong khu chế xuất Tân Thuận, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TPHCM. CMC ADI có vốn điều lệ ban đầu 300 tỷ đồng, việc tăng vốn sẽ theo quy mô và phương án tài chính của dự án sau khi được cấp Giấy chứng nhận nhà đầu tư. Ngành nghề kinh doanh sẽ được đăng ký phù hợp với mục tiêu Dự án Trung tâm dữ liệu siêu quy mô (DC Hyperscale).
Đây là dự án CMG có kế hoạch trình ĐHĐCĐ thường niên 2024 thông qua, dự kiến được tổ chức vào ngày 25/07 tới đây.
Trong tháng 6, CTCP Viễn thông FPT (FOX) cũng công bố nghị quyết HĐQT thành lập Công ty TNHH MTV Viễn thông FPT Thăng Long với 100% vốn góp của FOX để thực hiện Dự án Trung tâm Dữ liệu HN03.
Trước đó, hồi tháng 5/2024, ST Telemedia Global Data Centres (STT GDC) và VNG Corporation (VNG) cũng đã công bố hợp tác về xây dựng và vận hành các dự án trung tâm dữ liệu theo tiêu chuẩn quốc tế tại TP.HCM.
Hợp tác này bao gồm việc tiếp tục vận hành Trung tâm dữ liệu STT VNG Ho Chi Minh City 1 (trước đây là VNG Data Center, tọa lạc tại Khu chế xuất Tân Thuận) và thành lập một Trung tâm dữ liệu mới với tên gọi STT VNG Ho Chi Minh City 2. Trung tâm mới này cũng đặt tại Khu chế xuất Tân Thuận, cách cơ sở đầu tiên 1,5km. Trung tâm dữ liệu số 2 dự kiến đi vào hoạt động trong nửa đầu năm 2026.
STT VNG Ho Chi Minh City 2 có khả năng cung cấp công suất điện lên đến 60MW sau khi hoàn thiện. Trung tâm dữ liệu này có khả năng truy cập vào các trạm biến áp lân cận, mạng viễn thông thiết yếu, các tuyến giao thông, hậu cần, trung tâm kinh doanh và công nghiệp, cũng như các tỉnh khác thông qua đường cao tốc vành đai ngoài TP.HCM.
Trong tháng 4, Viettelcũng khai trương trung tâm dữ liệu tại Hoà Lạc, đây là trung tâm dữ liệu lớn nhất Việt Nam. Với quy mô 21.000 m2, 2400 rack và có công suất tiêu thụ điện là 30 MW, trung tâm dữ liệu tại Hòa Lạc của Viettel lớn gấp 2 lần trung tâm dữ liệu lớn nhất đang được khai thác tại Việt Nam.
Trung tâm dữ liệu thứ 14 đã giúp Viettel nâng tổng số 230.000 máy chủ, 81.000 m2 mặt sàn, 11.500 rack; 87MW điện, tương đương một siêu DC của thế giới.
“Viettel sẽ không ngừng đầu tư cho các DC. Theo lộ trình, tới năm 2025, Viettel sẽ đầu tư, mở rộng quy mô lên 17.000 rack. Tới năm 2030, Viettel sẽ nâng quy mô lên 34.000 rack.” – Ông Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Viettel cam kết tại sự kiện.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Robin Li Yanhong, nhà đồng sáng lập và CEO Baidu, cho biết Trung Quốc đang có quá nhiều mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) mà không có ứng dụng thiết thực.
Tại Hội nghị Trí tuệ nhân tạo thế giới (WAIC), Li nhắc lại nhận định “sự cạnh tranh gay gắt giữa hơn 100 LLM tại Trung Quốc hồi năm 2023 đã dẫn đến lãng phí tài nguyên, đặc biệt là sức mạnh điện toán”.
Người đứng đầu Baidu kêu gọi các nhà phát triển cần tập trung xây dựng ứng dụng thực tế thay vì mải mê tạo ra những biến thể của công nghệ đằng sau chatbot ChatGPT.
“Tôi nhận thấy nhiều người vẫn chủ yếu tập trung vào mô hình nền tảng. Nhưng các ứng dụng trong thế giới thực tế thì sao? Đến nay, ai là người được hưởng lợi từ chúng”, Li cho hay.
Thị trường AI tạo sinh (GenAI) của Trung Quốc đã trở nên đông đúc với hơn 200 LLM xuất hiện kể từ khi ChatGPT ra mắt vào cuối năm 2022. Sự cạnh tranh quá mức từ các Big Tech đã dẫn đến cuộc chiến về giá cho các dịch vụ AI thương mại, khi những doanh nghiệp toàn cầu như OpenAI và Google vắng bóng trên thị trường.
Tương tự như thị trường quốc tế, lĩnh vực AI Trung Quốc mới ở giai đoạn đầu thương mại hoá. CEO Li cho hay, đến nay các ngành hậu cần (logistics) và sáng tạo nội dung đang hưởng lợi từ các ứng dụng AI giúp nâng cao hiệu suất.
Baidu cũng đang ứng dụng trợ lý mã hoá, chạy trên nền tảng Ernie LLM. CEO gã khổng lồ tìm kiếm Trung Quốc cho biết 30% mã hoá của công ty đang được xử lý bởi AI.
Xu Li, CEO và đồng sáng lập SenseTime, một trong những công ty AI hàng đầu tại đại lục, nhận định: “Ứng dụng là chìa khoá để xác định đây có phải thời điểm quan trọng đối với AI hay không”.
“Mặc dù lĩnh vực này hiện nay là một chủ đề nóng, nhưng nó vẫn chưa đạt đến thời điểm bùng phát do chưa thâm nhập vào bất kỳ ứng dụng trong các ngành dọc nào để tạo ra sự thay đổi rộng rãi”, Xu Li nói.
Yan Junjie , Giám đốc điều hành MiniMax, một công ty khởi nghiệp AI khác, cho rằng ông kỳ vọng có sự hợp nhất lớn hơn trong ngành, với LLM chỉ nên được phát triển bởi 5 doanh nghiệp.
Thành công bất ngờ của ChatGPT đã khơi dậy làn sóng sản xuất LLM mang bản sắc Trung Quốc.
Ngoài một nhóm nhỏ các công ty khởi nghiệp được mệnh danh là “những con hổ AI”, những tên tuổi trong ngành công nghệ của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng đổ tiền ào ạt vào thị trường.
Chủ sở hữu TikTok, ByteDance, “gã khổng lồ” truyền thông xã hội Tencent Holdings và tập đoàn thương mại điện tử Alibaba Group Holding đã bắt đầu giảm giá mạnh các dịch vụ dựa trên LLM vào tháng 5/2024 để thu hút người dùng.
(Theo SCMP)
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nhà phát triển trò chơi điện tử Epic Games mới đây cho rằng gã khổng lồ công nghệ Apple đang có hành vi cản trở nỗ lực của công ty này trong việc ra mắt cửa hàng trò chơi điện tử riêng trên các điện thoại iPhone và máy tính bảng iPad tại thị trường châu Âu.
Đây là thông tin mới nhất về cuộc đấu pháp lý kéo dài về vấn đề quyền kiểm soát hệ sinh thái ứng dụng iOS giữa Apple và Epic Games.
Theo Epic Games, Apple đã hai lần từ chối duyệt hồ sơ họ gửi để ra mắt Epic Games Store với lý do thiết kế của một số nút và nhãn tương đồng với cửa hàng ứng dụng App Store.
Epic khẳng định họ sử dụng cùng một quy ước đặt tên “Cài đặt” và “Mua hàng trong ứng dụng”, vốn được dùng trên các cửa hàng ứng dụng phổ biến khác trên nhiều nền tảng. Hãng cũng khẳng định điều này tuân thủ “các quy ước tiêu chuẩn cho các nút trong ứng dụng iOS”.
Epic cũng cho biết đã “chia sẻ những quan ngại của mình với Ủy ban châu Âu (EC)” về hành vi của Apple mà công ty này cho là “tùy tiện, gây cản trở và vi phạm Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (DMA)”.
Hồi tháng 3/2024, trước sức ép từ các nhà quản lý châu Âu, Apple đã buộc phải dỡ bỏ rào cản cho phép Epic Games đưa cửa hàng trò chơi điện tử riêng của họ lên các thiết bị iOS tại thị trường châu Âu.
Cuộc đấu pháp lý giữa Epic Games và Apple đã kéo dài từ năm 2020, khi Epic cáo buộc Apple vi phạm luật chống độc quyền của Mỹ với việc áp mức phí hoa hồng cao tới 30% đối với các giao dịch thanh toán trong ứng dụng trên thiết bị iOS.
Đầu năm nay, Apple đã đề xuất một số thay đổi đối với chính sách App Store nhằm tuân thủ các quy định của DMA, có hiệu lực từ tháng 3 năm nay. Mục tiêu của đạo luật này là tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng châu Âu chuyển đổi giữa các dịch vụ cạnh tranh.
Trong khi đó, Liên minh châu Âu (EU) đầu tháng 3/2024 phạt 1,8 tỷ euro (1,95 tỷ USD) đối với Apple vì vi phạm luật chống độc quyền của EU khi ngăn chặn ứng dụng nghe nhạc Spotify và các dịch vụ âm nhạc phát trực tiếp khác bằng cách không thông báo cho người dùng các tùy chọn thanh toán ngoài kho ứng dụng App Store của Apple.
Cơ quan thực thi cạnh tranh của EU cho biết những biện pháp hạn chế của Apple cấu thành những điều kiện giao dịch không công bằng.
Đây là một cách lập luận tương đối mới trong một vụ án chống độc quyền song cũng đã được cơ quan chống độc quyền của Hà Lan đưa ra trong quyết định đối với Apple vào năm 2021, liên quan vụ án mà bên khiếu nại là các nhà cung cấp ứng dụng hẹn hò.
Cơ quan thực thi cạnh tranh của EU nêu rõ họ đã bổ sung thêm tổng số tiền phạt 1,8 tỷ euro vào số tiền phạt cơ bản như một biện pháp ngăn chặn đối với Apple và vì một phần đáng kể thiệt hại do động thái mà Apple gây ra là phi tiền tệ. Nhưng cơ quan này không tiết lộ cụ thể mức tiền phạt cơ bản.
Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề chống độc quyền Margrethe Vestager nhấn mạnh, trong một thập kỷ, Apple đã lạm dụng vị trí thống trị của mình trên thị trường phân phối các ứng dụng phát nhạc trực tuyến thông qua App Store.
Họ hạn chế các nhà phát triển thông báo tới người dùng về những dịch vụ âm nhạc thay thế, rẻ hơn sẵn có bên ngoài hệ sinh thái Apple. Theo quy định của EU, điều này là bất hợp pháp.
Quan chức trên cũng đã yêu cầu Apple gỡ bỏ các hạn chế trên App Store, lặp lại yêu cầu tương tự theo Đạo luật DMA.
Apple đã phản đối quyết định trên, cho rằng EC ra quyết định mà không có bằng chứng đáng tin cậy nào về tác hại đối với người tiêu dùng, đồng thời bỏ qua thực tế của một thị trường đang phát triển nhanh, mạnh mẽ và đầy tính cạnh tranh.
Quyết định của EC được kích hoạt kể từ một khiếu nại vào năm 2019 của dịch vụ phát nhạc trực tuyến Spotify (Thụy Điển) về vấn đề chặn ứng dụng nghe nhạc này tiếp cận với người dùng và phí App Store 30% của Apple.
Trong khi đó, theo các chuyên gia trong ngành, Apple trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn ở Trung Quốc, một trong những thị trường lớn nhất của họ, kể từ khi công ty viễn thông Trung Quốc Huawei tung ra các mẫu điện thoại thông minh mới vào cuối năm ngoái.
Gần đây, Huawei tiếp tục giới thiệu một đối thủ mới cạnh tranh với iPhone: dòng điện thoại thông minh cao cấp có tên Pura 70.
Theo dữ liệu từ Canalys, trong ba tháng đầu năm nay, doanh số bán hàng của Apple đã giảm 25% so với cùng kỳ năm trước tại Trung Quốc, với thị phần giảm từ 20% xuống 15% trong kỳ báo cáo.
Tuy nhiên, bất chấp những khó khăn ở Trung Quốc và doanh số bán iPhone toàn cầu giảm 10% trong quý gần nhất, Apple vẫn cố gắng duy trì niềm tin của nhà đầu tư sau khi báo cáo thu nhập vượt kỳ vọng và công bố chương trình mua lại cổ phiếu lớn trong thời gian qua.
Theo Bloomberg, Apple đã lắp ráp số điện thoại thông minh iPhone đạt tổng trị giá 14 tỷ USD ở Ấn Độ trong năm tài chính 2024 (kết thúc vào ngày 31/3/2024). Apple hiện sản xuất 14% hoặc khoảng 1/7 số thiết bị cao cấp hàng đầu của mình tại Ấn Độ.
Cũng Bloomberg, Foxconn đang lắp ráp gần 67% còn Pegatron Corp sản xuất khoảng 17% số điện thoại thông minh iPhone do Ấn Độ sản xuất.
Nhà máy của Wistron Corp ở bang Karnataka, miền Nam Ấn Độ mà tập đoàn Tata tiếp quản năm ngoái phụ trách sản xuất phần còn lại. Foxconn và Pegatron là hai nhà sản xuất hợp đồng điện tử đa quốc gia của vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc), cũng là hai nhà cung cấp hàng đầu của Apple.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Tờ Techinasia đưa tin, Kevin Tung Nguyen – một nhà sáng lập có tiếng trong giới khởi nghiệp Việt Nam đã tạm thời đóng cửa hoạt động của 2 startup do chính anh thành lập gồm JobHopin và Skola.
Theo nguồn tin của Techinasia thì Tung Nguyen đang có tranh chấp pháp lý với người vợ của mình về quyền sở hữu tại Skola – một nền tảng edtech được đăng ký tại cả Việt Nam và Singapore.
Đáng nói, Kevin Tung Nguyen từng lọt vào danh sách Forbes 30 under 30 châu Á năm 2019.
CHẶNG ĐƯỜNG KHỞI NGHIỆP GIAN NAN
Trước đây Kevin Tùng Nguyễn là 1 trong 2 sinh viên Việt Nam nhận học bổng toàn phần của trường Đại học Ohio Wesleyan, Mỹ, toàn bộ học phí đều không phải lo. Nhưng Kevin Tùng Nguyễn là một thanh niên tự lập sớm nên từ năm nhất đại học đã đi làm thêm rất nhiều việc, có khi một tuần làm 4-5 công việc khác nhau để kiếm tiền.
Đến năm 2 đại học, Kevin Tùng Nguyễn gặp được người bạn đồng hành và cùng khởi nghiệp làm dự án về ứng dụng phần mềm chụp hình điện thoại. Sau đó, Kevin Tùng Nguyễn bán công ty với số tiền khá lớn.
Kevin Tùng Nguyễn lao vào làm dự án khác. Hai công ty tiếp theo đều thất bại, nhưng dự án thứ 2 thất bại là do quá kiêu ngạo, cứ nghĩ rằng mình có đủ số tiền xoay sở, nhưng mới bắt đầu 6 tháng đã hết sạch tiền. Bản thân anh lúc đó không biết gọi vốn, không biết làm cách nào quản lý tài chính, phát triển… Dẫn đến hết sạch tiền thời điểm đó.
Sau 2 thất bại tưởng như đánh mất tất cả, Kevin Tùng Nguyễn ấp ủ và xây dựng JobHopin.
JobHopin là một nền tảng tập trung vào phân tích thị trường tuyển dụng, nhân sự và công việc. Thời điểm năm 2020, JobHopin từng tự hào chia sẻ có hơn 2.000 khách hàng doanh nghiệp. Khi các doanh nghiệp này upload CV của ứng viên lên ứng dụng, ứng dụng sẽ tự động phân tích ứng viên này phù hợp với công việc gì nhất và những kỹ năng, mong muốn nghề nghiệp của ứng viên đó phù hợp bao nhiêu % với tiêu chí của nhà tuyển dụng.
Trong khi đó, theo như giới thiệu trên website, Skola là một trung tâm học tập và phát triển nghề nghiệp mới tập trung vào đào tạo công nghệ. Học viện cung cấp các bootcamp và đào tạo nghề được tăng cường với LMS cho tài năng ở mọi lứa tuổi, từ sinh viên từ 10 tuổi đến các nhà phát triển chuyên nghiệp và đảm bảo vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp bằng cách hợp tác với Jobhopin.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo số liệu được Viện Quản lý cung ứng (ISM) công bố ngày 3/7, hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ của Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 4 năm vào tháng 6/2024.
Theo số liệu được Viện Quản lý cung ứng (ISM) công bố ngày 3/7, hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ của Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 4 năm vào tháng 6/2024, trong bối cảnh số đơn đặt hàng giảm mạnh, dấu hiệu cho thấy nền kinh tế có thể bị mất đà vào cuối quý II/2024.
Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) trong lĩnh vực dịch vụ của Mỹ đã tụt xuống 48,8 trong tháng 6/2024, mức thấp nhất kể từ tháng 5/2020, từ mức 53,8 của tháng 5/2024. Đây là lần thứ hai trong năm nay, chỉ số này giảm xuống dưới 50, cho thấy lĩnh vực dịch vụ đang bị thu hẹp.
Thước đo số lượng đơn đặt hàng mới của ISM trong lĩnh vực dịch vụ cũng giảm xuống 47,3, mức thấp nhất kể từ tháng 12/2022, từ mức 54,1 của tháng 5/2024.
Chỉ số việc làm trong lĩnh vực dịch vụ tiếp tục giảm, cho thấy tốc độ tăng trưởng việc làm yếu hơn trong những tháng tới. Tuy nhiên, lạm phát trong lĩnh vực dịch vụ đã chậm lại một chút trong tháng 6/2024, với thước đo giá đầu vào đã giảm xuống 56,3, từ mức 58,1 trong tháng 5/2024.
Trong khi đó, theo báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ ngày 3/7, số lượng đơn đặt hàng mới cho hàng hóa do Mỹ sản xuất đã bất ngờ giảm trong tháng 5/2024, trong khi chi tiêu của doanh nghiệp cho thiết bị dường như yếu hơn so với ước tính ban đầu.
Số lượng đơn đặt hàng tại nhà máy đã giảm 0,5% trong tháng 5/2024, sau khi tăng 0,4% trong tháng 4/2024. Sản xuất, chiếm 10,3% nền kinh tế Mỹ, đang chịu áp lực từ lãi suất cao hơn và nhu cầu hàng hóa giảm sút.
Dữ liệu của chính phủ tuần trước cho thấy hoạt động sản xuất đã giảm 4,3% trong quý I/2024, với phần lớn sự sụt giảm đến từ hàng hóa sản xuất lâu bền.
Tuy nhiên, các cuộc khảo sát có thể đã đánh giá thấp “sức khỏe” của nền kinh tế, khi chi tiêu tiêu dùng cho thấy tốc độ tăng trưởng vừa phải trong quý trước.
Nền kinh tế Mỹ đang điều chỉnh theo mức lãi suất cao, khiến nhu cầu chậm lại. Ước tính, tăng trưởng kinh tế Mỹ trong quý II/2024 hiện vào khoảng 2%, sau khi tăng trưởng 1,4% trong quý trước.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Gia đình tỷ phú Chalerm Yoovidhya nắm giữ vị trí gia tộc giàu nhất nước Thái với khối tài sản 36 tỷ USD.
Theo bảng xếp hạng của Forbes, tỷ phú Chalerm Yoovidhya cùng gia đình đang đứng đầu trong danh sách những gia đình giàu nhất Thái Lan, vượt qua anh em nhà Chearavanont. Gia tộc ông Chalerm Yoovidhya sở hữu thương hiệu nước tăng lực nổi tiếng Red Bull.
Tài sản gia đình này đã tăng thêm 2,6 tỷ USD (95,8 tỷ baht) lên 36 tỷ USD (1.300 tỷ baht) trong bối cảnh doanh thu Red Bull năm ngoái vượt mức 1 tỷ USD (405,5 tỷ baht) với doanh số toàn cầu hơn 12 tỷ chai.
Anh em nhà Chearavanont, nổi tiếng với tập đoàn Charoen Pokphand (CP), rớt xuống vị trí thứ hai sau gần một thập kỷ đứng đầu danh sách 50 người giàu nhất Thái Lan. Tài sản của họ giảm từ 34 tỷ USD (1.200 tỷ baht) năm ngoái xuống còn 29 tỷ USD (1.100 tỷ baht) năm nay.
Forbes Asia cho rằng sự sụt giảm này một phần do tình hình khó khăn của một trong những khoản đầu tư của họ ở Trung Quốc là Ping An Insurance. Công ty này đã báo cáo khoản lỗ 2,7 tỷ USD (99,5 tỷ baht) năm ngoái.
Tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi của Thai Beverage vẫn giữ vị trí thứ ba, với tài sản ước tính 10 tỷ USD (368,6 tỷ baht), giảm 3,6 tỷ USD (132,7 tỷ baht) so với năm ngoái.
Gia đình Chirathivat giữ vững vị trí thứ 4 với 9,9 tỷ USD (364,9 tỷ baht), giảm 20% so với 12,4 tỷ USD (457,1 tỷ baht) năm ngoái. Tập đoàn Central của gia đình này đã tăng cổ phần trong cửa hàng bách hóa Selfridges ở London vào tháng 11 và trở thành cổ đông lớn nhất.
Ông trùm năng lượng và viễn thông Sarath Ratanavadi giữ vị trí thứ 5 với 9,2 tỷ USD (339,1 tỷ baht), giảm từ 11,3 tỷ USD (416,5 tỷ baht). Tài sản của giám đốc điều hành Energy Absolute Somphote Ahunai giảm hai phần ba xuống còn 995 triệu USD (36,7 tỷ baht), khiến ông tụt khỏi top 10 xuống vị trí thứ 32. Cổ phiếu của ông trong công ty năng lượng tái tạo và xe điện giảm do lo ngại về nợ nần.
Tổng tài sản của “50 người giàu nhất Thái Lan” giảm gần 12% xuống còn 153 tỷ USD (5.600 tỷ baht) do chỉ số của Sở Giao dịch Chứng khoán Thái Lan giảm và sự mất giá của đồng baht.
Bên dưới là danh sách 10 tỷ phú giàu nhất Thái Lan năm 2024 kèm số tài sản và nguồn tài sản (Theo Forbes).
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nước này tham vọng xây dựng một hệ sinh thái sản xuất xe điện hoàn chỉnh.
Nhà máy pin đầu tiên của Indonesia vừa được khánh thành, qua đó đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực của quốc gia ĐNÁ nhằm xây dựng một hệ sinh thái sản xuất xe điện hoàn chỉnh. Nhà máy đặt tại Karawang, tỉnh Tây Java, được phát triển bởi HLI Green Power – liên doanh giữa nhà sản xuất pin LG Energy Solution của Hàn Quốc và nhà sản xuất ô tô Hyundai Motor.
Bộ trưởng Đầu tư Indonesia Bahlil Lahadalia phát biểu tại sự kiện cho biết kế hoạch xây dựng nhà máy, bắt đầu vào năm 2021, đã tiêu tốn ít nhất 1,2 tỷ USD. Công suất sản xuất lên tới 10 Gigawatt giờ pin mỗi năm, tức đủ cung cấp năng lượng cho 150.000 ô tô điện. Giai đoạn phát triển thứ hai trị giá 2 tỷ USD đã được lên kế hoạch để công suất tăng thêm 20 Gwh như một phần trong cam kết của Hyundai và LG: đầu tư hơn 11 tỷ USD vào hệ sinh thái xe điện Indonesia.
Theo Tổng thống Joko Widodo, cơ sở này sẽ đưa Indonesia trở thành “doanh nghiệp toàn cầu trong chuỗi cung ứng xe điện”. Bộ trưởng Bộ Đầu tư Bahlil Lahadalia ca ngợi đây là nhà máy đầu tiên thuộc loại hình này ở Đông Nam Á, đồng thời cho biết Indonesia sẽ là quốc gia đầu tiên có chuỗi cung ứng xe điện tích hợp đầy đủ, từ nhà máy pin đến sản xuất xe.
Nhà máy mới nằm gần cơ sở sản xuất ô tô Hyundai ở Karawang và hầu hết pin sẽ được sử dụng cho Kona Electric – dòng SUV được mệnh danh là ô tô điện “thuần Indonesia” đầu tiên. Euisun Chung, chủ tịch điều hành của tập đoàn, cho biết tại buổi lễ: “Sự hợp tác của Tập đoàn ô tô Hyundai và Indonesia sẽ quyết định tương lai của xe điện, không chỉ ở châu Á mà còn trên toàn cầu”.
Huyndai đã biến Indonesia thành cơ sở sản xuất khu vực ở Đông Nam Á, với công suất hàng năm rơi vào khoảng 250.000 chiếc. Mẫu Ioniq 5 EV sẽ cạnh tranh với dòng hatchback Air EV của nhà sản xuất ô tô Trung Quốc Wuling tại nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á.
Trước đó, Bộ Công nghiệp Indonesia đã đạt thỏa thuận với bốn công ty xe điện (EV) của Trung Quốc là Neta, Wuling, Chery và Sokon nhằm xây dựng Indonesia trở thành trung tâm sản xuất xe điện để xuất khẩu. Theo thỏa thuận, hai bên đã nhất trí giúp Indonesia có thể xuất khẩu xe điện sang 54 quốc gia trên thế giới sử dụng tay lái bên phải. Bộ trưởng Agus Gumiwang Kartasasmita nêu chi tiết rằng Neta, thông qua Neta Auto Manufacturing Indonesia, đặt mục tiêu tăng mức độ linh kiện nội địa lên 60% vào năm 2025, với mục tiêu doanh số hàng năm là 10.000 chiếc.
Là nhà sản xuất niken lớn nhất thế giới, Indonesia có ý định tận dụng vị thế này để trở thành trung tâm xe điện chiếm phần lớn chuỗi cung ứng. Chính phủ đặt mục tiêu sản xuất 600.000 xe điện mỗi năm vào năm 2030, trong đó hãng Kona Electric sẽ sản xuất tới 50.000 chiếc.
Một số nhà máy luyện chế biến quặng niken thành nguyên liệu pin đã hoạt động trong nước, song hầu hết bị kiểm soát bởi các công ty Trung Quốc. Nhà máy mới của LG-Hyundai ở Karawang là cơ sở sản xuất pin đầu tiên của Indonesia.
Indonesia trước đó đã thỏa thuận với gã khổng lồ pin CATL của Trung Quốc nhằm phát triển hệ sinh thái xe điện trị giá gần 6 tỷ USD. Theo Airlangga Hartarto, Bộ trưởng Điều phối Kinh tế Indonesia, Jakarta cũng đang tìm cách khuyến khích phát triển ô tô hybrid để đẩy nhanh cuộc cách mạng.
Theo Tổng thư ký Bộ Năng lượng và Tài nguyên Khoáng sản Indonesia Dadan Kusdiana, gói tài chính trị giá gần 500 triệu USD nằm trong chính sách thúc đẩy sử dụng phương tiện di chuyển thân thiện với môi trường. Khoản trợ cấp này sẽ áp dụng với việc mua 800.000 xe máy điện mới và chuyển đổi 200.000 xe máy sử dụng động cơ đốt trong.
Chính phủ Indonesia đang đưa ra các ưu đãi và trợ cấp về thuế đối với ô tô điện, ô tô hybrid và xe máy điện để từng bước đạt mục tiêu vận hành 2 triệu chiếc ô tô điện và 13 triệu xe máy điện vào năm 2030. Trong đó, việc tăng cường xây dựng các trạm sạc xe điện công cộng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Ước tính đến năm 2030, Indonesia cần có 32.000 trạm sạc xe điện công cộng để đáp ứng nhu cầu.
Theo Rahul Gupta, đối tác liên kết tại McKinsey, xe máy điện có thể chiếm tới 50% thị trường xe máy tổng thể tại ĐNÁ vào năm 2030, cao hơn so với mức 20% của ô tô. Các quốc gia như Indonesia – vốn đã là những thị trường lớn đối với xe tay ga và xe máy – sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng này, đặc biệt khi các công ty giao hàng như Grab và GoJek cam kết chuyển hoàn toàn đội xe sang xe điện.
“Các khu vực đông đúc với phương tiện giao thông công cộng không đầy đủ sẽ tiếp tục lựa chọn xe máy điện”, một chuyên gia nhận định.
Theo Rest of World, Gojek đang xây dựng một nhà máy để sản xuất 250.000 chiếc xe điện vào năm 2024. Hãng cũng đã liên doanh với các công ty năng lượng tư nhân và nhà nước để tung ra mẫu xe máy điện mới Electrum H5. Trong khi đó, Grab cùng chính phủ Indonesia triển khai Lộ trình hệ sinh thái xe điện vào năm 2019, đồng thời hợp tác với các nhà sản xuất ô tô điện và pin trong khu vực.
“Nhiều công ty bắt đầu nhận ra rằng phương tiện này sẽ trở nên phổ biến ở Indonesia. Đó là một phân khúc sẽ tăng tốc nhanh hơn nhiều trong thời gian tới”, Vivek Lath – một đối tác của McKinsey & Co cho biết trong một cuộc phỏng vấn tại Singapore.
Tuy nhiên, việc thiếu hụt cơ sở hạ tầng trong nước cũng khiến các tài xế chật vật.
Một người tên Kurnianto, 51 tuổi, cho biết ông vừa thay pin xe máy điện vào đêm hôm trước song nay đã gần cạn.
“Chúng tôi làm việc dưới ánh nắng mặt trời đã đủ mệt mỏi rồi. Nếu pin không tốt, nó ảnh hưởng đến thu nhập hàng ngày của tôi”, Kurnianto nói và lưu ý rằng đây là chuyện thường xuyên xảy ra.
Theo các hành khách, chỉ có 5 trạm đổi pin trên khắp vùng Nam Jakarta. “Nên có nhiều hơn. Lý tưởng nhất là mọi trạm xăng đều cung cấp dịch vụ đổi pin”, Fajar Muhammad, một tài xế xe máy điện Gojek nói.
Theo: Nikkei Asia, Rest of World
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Từng thông báo cách đây vài tháng, Netflix hiện đang ngừng cung cấp gói giá rẻ không có quảng cáo (ad-free) 11,99 USD, thay vào đó chuyển sang gói mới từ 6,99 USD nhưng đi kèm với quảng cáo.
Bên cạnh đó, Netflix cũng tăng giá các gói hiện tại. Với gói Tiêu chuẩn (phát video độ phân giải HD), giá mới sẽ là 15,99 USD (393.000 đồng), trong khi gói Cao cấp (hỗ trợ độ phân giải 4K) là 22,99 USD (565.000 đồng) mỗi tháng.
“Việc mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh quảng cáo mang đến cho chúng tôi cơ hội khai thác nguồn doanh thu và lợi nhuận mới đáng kể trong trung và dài hạn”, đại diện Netflix thông báo. Tuy nhiên, hãng chưa đưa ra lộ trình tăng giá cụ thể cho từng thị trường, ngoài việc lên kế hoạch hủy gói Cơ bản tại Canada và Anh trong quý II/2024.
Tại Việt Nam, Netflix đang triển khai bốn gói cước tùy theo nhu cầu người dùng. Trong đó, gói di động có giá 70.000 đồng/tháng, gói Cơ bản 108.000 đồng/tháng, gói Tiêu chuẩn 220.000 đồng/tháng và gói Cao cấp 260.000 đồng/tháng.
Ngày 23/1, Netflix công bố kết quả tài chính quý IV/2023 với những con số khả quan. Trong quý này, công ty có thêm 13,1 triệu thuê bao, vượt mức tăng dự kiến 8,97 triệu và nâng tổng số thuê bao lên 260 triệu. Nhờ vậy, doanh thu của nền tảng cũng tăng lên 8,8 tỷ USD, vượt dự báo của chính công ty là 8,7 tỷ USD.
“Ngày càng rõ ràng Netflix đã chiến thắng trong cuộc chiến phát trực tuyến”, nhà phân tích Jessica Reif Ehrlich của Bank of America, nói với Reuters.
Từ giữa năm ngoái, Netflix tìm cách tăng doanh thu và số lượng thuê bao, trong đó áp dụng biện pháp siết chia sẻ tài khoản, gồm cả tại thị trường Việt Nam. Người dùng ứng dụng trên TV sẽ được yêu cầu xác minh đang sống cùng nhà với chủ tài khoản mới có thể tiếp tục xem phim. Netflix khẳng định thay đổi trên mang lại tín hiệu tích cực. Trong quý II/2023, nền tảng thu hút thêm 5,9 triệu tài khoản mới, trong đó tại Mỹ và Canada là 1,17 triệu – mức tăng nhiều nhất kể từ 2021.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Hàng năm Heineken đều chia vài nghìn tỷ đồng lợi nhuận cho Satra.
Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) vừa công bố báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2023 ghi nhận doanh thu 9.791 tỷ đồng, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước. Do giá vốn tăng mạnh hơn doanh thu, lợi nhuận gộp của công ty giảm gần 25% còn 1.069 tỷ đồng.
Tuy nhiên, Satra lại thu về 2.430 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm gần 53% so với năm 2022. Sở dĩ công ty có lãi lớn hơn lợi nhuận gộp sau khi đã trừ chi phí là phần lãi trong công ty liên doanh liên kết, đạt 2.733 tỷ đồng. Dù vậy khoản mục này của Satra cũng giảm 47%.
Được biết đến là một trong những thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực phân phối – bán lẻ hàng tiêu dùng nhưng lợi nhuận chủ yếu của Satra lại đến từ lợi nhuận được chia từ 2 liên doanh với tập đoàn bia Heineken.
Theo đó, Satra hiện đang sở hữu 40% vốn của công ty TNHH Nhà máy Bia Heineken Việt Nam và 40% vốn của công ty TNHH Bia và Nước giải khát Heineken Việt Nam (Heineken Trading). Phần vốn còn lại do các công ty con của tập đoàn Heineken tại Singapore và Australia nắm giữ.
Theo thống kê của chúng tôi, thu nhập chính của công ty mẹ Satra đến từ doanh thu hoạt động tài chính, ở mức 2.000 – 4.000 tỷ mỗi năm. Khoản mục này của công ty mẹ Satra đến từ hai nguồn chính là lãi tiền gửi và cổ tức – cũng đa phần là do Heineken trả.
Tại thời điểm 31/12/2023, công ty mẹ Satra đang có khoảng 13.700 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Trong nhiều năm qua, doanh nghiệp này vẫn có khoảng trên dưới 10.000 tỷ đồng tiền gửi. Số tiền này mang về cho Satra khoảng 500-700 tỷ đồng tiền lãi. Tuy nhiên, số tiền gửi này của doanh nghiệp này tăng dần qua từng năm cũng chủ yếu đến từ các khoản cổ tức do Heineken trả.
Như vậy, theo tính toán của chúng tôi kể từ năm 2013 đến nay, Heineken đã giúp công ty mẹ Satra kiếm được tổng cộng khoảng 39.000 tỷ đồng (tương đương 1,5 tỷ USD). Hiện Satra không công bố thuyết minh báo cáo tài chính như phần lớn các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước khác.
Heineken Việt Nam – tên cũ là công ty TNHH Nhà máy Bia Việt Nam (VBL) – là đầu mối sản xuất bia các sản phẩm Heineken, Tiger, Larue tại Việt Nam. Còn Heineken Trading là công ty phụ trách hoạt động phân phối các sản phẩm bia do Heineken Việt Nam sản xuất.
Heineken hiện đang dẫn thị phần ngành bia tại Việt Nam. Với việc lợi nhuận của Satra giảm sâu trong năm vừa qua thì nguyên nhân chính đến từ sự đi xuống của Heineken trong năm qua.
Với việc mang về cho Satra 4.000-5.000 tỷ đồng lợi nhuận mỗi năm, ước tính lợi nhuận sau thuế của hệ thống Heineken Việt Nam rơi vào khoảng 10.000-12.000 tỷ đồng. Với việc lợi nhuận từ liên doanh liên kết của Satra năm 2023 chỉ còn 2.700 tỷ đồng thấp nhất nhiều năm thì ước tính lợi nhuận của hãng bia này chỉ còn 6.000-7.000 tỷ đồng, tức phần lợi nhuận sụt giảm năm ngoái còn nhiều hơn cả lợi nhuận của Sabeco và Habeco cộng lại.
Ngày 25/6, đại diện Heineken Việt Nam xác nhận công ty đang tiến hành các thủ tục để tạm ngừng hoạt động dự án Nhà máy bia Heineken chi nhánh Quảng Nam vào tháng 6/2024. Lý do là từ sau giai đoạn dịch COVID-19, nền kinh tế nói chung, bao gồm ngành bia, đã đối mặt rất nhiều thách thức, dẫn đến sự sụt giảm niềm tin và nhu cầu của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, việc triển khai Nghị định 100/2019 về kiểm soát nồng độ cồn khi tham gia giao thông cũng dẫn đến những thay đổi trong hành vi và hình thành thói quen tiêu dùng mới của người tiêu dùng.
Thị trường bia Việt Nam đã chứng kiến sự sụt giảm 2 con số trong năm 2023 và tiếp tục sụt giảm 1 con số tính đến nay. “Để có thể thích ứng với tình hình hiện tại, tiếp tục phát triển với thị trường đang và sẽ có nhiều thay đổi trong tương lai, chúng tôi đã quyết định tối ưu hóa hoạt động sản xuất và kinh doanh của mình” – đại diện Heineken cho biết.
Nhà máy bia Quảng Nam có công suất nhỏ nhất trong số 6 nhà máy của Heineken tại Việt Nam. Việc dừng hoạt động nhà máy này là nhằm tiếp tục đầu tư và phát triển tại thị trường Việt Nam, qua đó hỗ trợ lực lượng lao động hiện hữu và duy trì hoạt động kinh doanh cùng chuỗi giá trị công ty này đang tạo ra.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Meta – công ty mẹ của Facebook đang phải đối mặt với án phạt hàng tỷ USD sau khi bị Liên minh châu Âu cáo buộc vi phạm Đạo luật Thị trường kỹ thuật số (DMA) liên quan đến việc quảng cáo nhắm mục tiêu (target ad).
Mới đây, Liên minh châu Âu đã đưa ra cáo buộc Meta vi phạm Đạo luật DMA do chính sách liên quan đến quảng cáo. Luật này yêu cầu những nền tảng trực tuyến thống trị phải cung cấp cho người dùng nhiều sự lựa chọn hơn cũng như các đối thủ có nhiều cơ hội cạnh tranh hơn. Những nền tảng trực tuyến thường thu thập dữ liệu cá nhân trên các dịch vụ của riêng họ và dịch vụ của bên thứ ba, đồng thời sử dụng dữ liệu đó trong những dịch vụ quảng cáo kỹ thuật số (Digital Ads).
Trước đó vào năm 2023, Meta đã giới thiệu mô hình đăng ký không có quảng cáo cho người dùng Facebook và Instagram tại châu Âu. Cụ thể, người dùng phải trả khoản phí hằng tháng để tránh bị thu thập dữ liệu và sử dụng phiên bản không quảng cáo, hoặc ngược lại phải đồng ý chia sẻ dữ liệu cá nhân với nền tảng nhằm phục vụ quảng cáo nhắm mục tiêu để tiếp tục sử dụng dịch vụ miễn phí.
Tuy nhiên, Ủy ban châu Âu (EC) cho rằng cách tiếp cận của Meta là không có tác dụng. Theo những quan chức châu Âu, Đạo luật DMA không cấm công ty mẹ của Facebook dùng dữ liệu cá nhân của người dùng vì mục đích quảng cáo nếu như người dùng đó cho phép, hoặc cấm Meta thu phí. Dù vậy, Meta cần phải có một phiên bản miễn phí khác, sử dụng ít dữ liệu cá nhân hơn dành cho những người dùng không đồng ý việc chia sẻ dữ liệu.
Nếu như những nhà quản lý EU xác định Meta vi phạm quy tắc cạnh tranh của khối, công ty mẹ Facebook có thể đối mặt với mức án phạt lên tới 10% doanh thu toàn cầu, tương đương 13,5 tỷ USD và lên tới 20% nếu như vi phạm nhiều lần.
Về phần mình, Meta khẳng định mô hình của công ty tuân thủ Đạo luật DMA. Người phát ngôn của Meta cho biết “chúng tôi muốn có thêm cuộc đối thoại mang tính xây dựng với EC để kết thúc cuộc điều tra này”.
Như vậy, Meta đã trở thành công ty thứ hai bị tố vi phạm Đạo luật DMA của EU sau Apple. Đạo luật này đặt ra những quy tắc mới cho một số hãng công nghệ lớn nhất thế giới và hỗ trợ những cơ quan quản lý giải quyết nhanh chóng các hành vi bị cho là phản cạnh tranh.
Những cáo buộc mà EU gọi là những phát hiện sơ bộ, không nhất thiết đồng nghĩa cuối cùng Meta sẽ bị phát hiện phạm luật. Công ty mẹ của Facebook sẽ có cơ hội kiểm tra và phản hồi chúng lên ủy ban. Ủy ban sẽ kết thúc cuộc điều tra đối với Meta vào cuối tháng 3 năm sau.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Thị trường việc làm Mỹ đang chứng kiến một nghịch lý: tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức thấp kỷ lục 4% trong suốt 30 tháng, song không phải ai muốn có việc làm. Thậm chí, nhiều người đã hoàn toàn từ bỏ việc gia nhập thị trường lao động.
Nhóm người này được gọi là “NEET” – viết tắt của cụm từ “không có việc làm, không học hành, không đào tạo”. Theo chuyên gia kinh tế Alí Bustamante, Giám đốc Chương trình An ninh Kinh tế và Năng lực Người lao động tại Viện Roosevelt (New York), nguyên nhân chính đến từ cảm giác chán nản của bản thân.
Bên cạnh đó, một bộ phận khác, được Korn Ferry – công ty tư vấn tổ chức toàn cầu – gọi là “thế hệ thất nghiệp mới”, lại đang phải vật lộn tìm kiếm cơ hội việc làm cho mình. Họ chủ yếu là những người trẻ, sở hữu trình độ chuyên môn cao.
Theo thống kê, tỷ lệ thất nghiệp trong nhóm người từ 16 đến 24 tuổi tại Mỹ đã tăng lên 9% vào tháng 5. Chuyên gia Bustamante cho biết con số này là “bình thường” và “phản ánh thực tế thị trường lao động”. Trước đó, tỷ lệ thất nghiệp của nhóm lao động trẻ đã giảm xuống dưới 7% vào năm 2023.
Tuy nhiên, một bộ phận giới trẻ Mỹ hiện tại không có việc làm, cũng không tham gia vào bất kỳ chương trình học tập hay nâng cao kỹ năng nào. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho biết, khoảng 11,2% thanh niên từ 15 đến 24 tuổi ở Mỹ được xếp vào nhóm NEET trong năm 2023. Nói cách khác, cứ 10 người trẻ thì có 1 người “bị bỏ lại phía sau theo nhiều cách”, chuyên gia Bustamante nhận định.
Theo chuyên gia kinh tế Julia Pollak (ZipRecruiter), nam giới trẻ là đối tượng có xu hướng rời bỏ thị trường lao động nhiều nhất. “Xu hướng NEET chủ yếu là một hiện tượng ở nam giới”. Bà giải thích thêm rằng nguyên nhân một phần là do cơ hội việc làm trong các ngành nghề truyền thống dành cho nam giới như xây dựng và sản xuất đang ngày càng thu hẹp. Trong khi đó, “tỷ lệ nữ giới theo học có xu hướng tăng lên”.
Bên cạnh đó, báo cáo của Korn Ferry cũng chỉ ra một “cơn bão hoàn hảo” đã và đang hình thành, tạo ra một thị trường dư thừa “thế hệ thất nghiệp mới”. “Doanh nghiệp đang cố gắng giữ chân nhân tài hiện có và ngày càng tập trung vào việc phát triển nội bộ”, ông David Ellis – Phó chủ tịch cấp cao phụ trách chuyển đổi tuyển dụng nhân tài toàn cầu tại Korn Ferry – cho biết.
Chính việc “tích trữ nhân tài” này đã dẫn đến tình trạng ngày càng ít vị trí tuyển dụng, ngay cả với những ứng viên xuất sắc. Đồng thời, các công ty cũng đang cắt giảm tuyển dụng mới, hạn chế cơ hội việc làm đầu vào.
Mặc dù tỷ lệ việc làm ở lứa tuổi thanh thiếu niên hiện đang ở mức cao nhất trong hơn một thập kỷ qua, nhưng nhóm thanh niên trong độ tuổi từ 20 đến 24 lại đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm, chuyên gia Pollak cho biết. “Nhóm người từ 20 đến 24 tuổi chứng kiến sự sụt giảm mạnh về tỷ lệ tham gia lực lượng lao động trong thời kỳ đại dịch, và kể từ đó đến nay, họ vẫn luôn tụt hậu”.
Nhìn chung, dự báo tuyển dụng cho sinh viên tốt nghiệp năm 2024 đã giảm 5,8% so với năm ngoái, theo báo cáo từ Hiệp hội Các trường Cao đẳng và Nhà tuyển dụng Quốc gia (NACE).
Korn Ferry cũng phát hiện ra rằng, khi ngày càng có nhiều ứng viên cạnh tranh cho ít vị trí tuyển dụng hơn, thời gian thất nghiệp cũng kéo dài hơn. Hiện tại, số người thất nghiệp trên 6 tháng đã tăng 21%.
Tuy nhiên, ông Ellis khẳng định “vẫn chưa phải là hết hy vọng” đối với những người đang phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp. Ông đưa ra một số lời khuyên hữu ích, chẳng hạn như chủ động liên hệ với nhà tuyển dụng cũ, đồng nghiệp cũ thông qua LinkedIn hoặc email để sắp xếp các cuộc phỏng vấn tìm kiếm cơ hội. Các ứng viên cũng không nên giới hạn bản thân trong những vị trí đòi hỏi bằng cấp hoặc mức lương cao mà thay vào đó, nhắm đến một “sự nghiệp đa dạng”, có tiềm năng hơn.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong 30 năm, Amazon thực sự đã có thể thay đổi thế giới mua sắm trực tuyến.
Mùa hè năm 1994, vị trí kỹ sư phần mềm đã được đăng tuyển trên Usenet, tiền thân của các diễn đàn trực tuyến, bởi một công ty đang tham vọng đi tiên phong trong lĩnh vực thương mại điện tử trên Internet. Sơ yếu lý lịch sẽ được gửi đến người đàn ông tên Jeff Bezos tại một công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Seattle.
30 năm sau, Amazon, thực sự đã có thể thay đổi thế giới mua sắm trực tuyến. Trong năm 2024, các trang web của công ty được cho là sẽ bán được khối lượng hàng hóa trị giá 554 tỷ USD tại Mỹ, theo ước tính của ngân hàng JPMorgan Chase. Amazon, với 42% thị phần thương mại điện tử Mỹ, theo đó sẽ vượt xa Walmart.
Thế nhưng, Amazon không dừng ở vị thế tiên phong lĩnh vực bán lẻ. Hãng đã phát minh ra Kindle, máy đọc sách điện tử; Alexa, loa thông minh và quan trọng hơn là điện toán đám mây Amazon Web Services (AWS) trị giá 300 tỷ USD, theo Synergy Research.
Bản thân Amazon cũng điều hành Prime Video, dịch vụ phát trực tuyến video được xem nhiều thứ tư tại Mỹ. Một dự án khác mang tính đột phá có tên Kuiper cũng đang phát triển một đội vệ tinh liên lạc trên quỹ đạo Trái Đất tầm thấp.
Vào ngày 26/6, vốn hóa Amazon lần đầu tiên vượt qua 2 nghìn tỷ USD. Kỷ niệm 30 năm thành lập lúc này không chỉ đơn thuần là thời điểm ăn mừng cho thành tựu mà còn để hướng tới tương lai. Câu hỏi lớn đặt ra lúc này là làm thế nào để kiểm soát tốt kế hoạch mở rộng quy mô của mình.
Theo lời một cựu giám đốc điều hành, các đơn vị kinh doanh của Amazon khá độc lập với nhau. Jeff Bezos muốn tách mảng kinh doanh quảng cáo khỏi thương mại điện tử để bộ phận bán lẻ không phụ thuộc vào biên lợi nhuận béo bở của bộ phận quảng cáo.
Lúc đầu, AWS cũng được vận hành tách biệt với phần còn lại của Amazon vì công ty không muốn tạo ấn tượng rằng họ đang bán năng lượng điện toán dự phòng trong giờ nghỉ giải lao của nhân viên Amazon. Gần đây, một số nhà đầu tư thậm chí còn kêu gọi tách hẳn mảng kinh doanh đám mây, với niềm tin rằng điều này sẽ tạo ra giá trị cho cổ đông.
Tuy nhiên, thập kỷ thứ tư của Amazon có vẻ như sẽ ủng hộ sự hội nhập. Công ty đã phát triển đến quy mô mà bất kỳ khoản đầu tư mới nào cũng rất tốn kém và vì vậy, CEO Andy Jassy dường như muốn tạo ra giá trị bằng cách gắn kết chặt chẽ hơn các doanh nghiệp hiện có. Jeff Bezos, người vẫn nắm giữ 9% cổ phần trong công ty và có tiếng nói lớn về chiến lược, có vẻ đồng tình.
Sự thay đổi được cho là sẽ khiến Amazon trở nên giống với Apple và Microsoft – hai đối thủ công nghệ lớn lâu đời vốn thống trị thế giới trong lĩnh vực thiết bị tiêu dùng và phần mềm kinh doanh.
‘Sợi chỉ’ xuyên suốt mảng quảng cáo và bán lẻ là Prime với hơn 300 triệu thành viên trên toàn thế giới, cung cấp cho người mua sắm dịch vụ giao hàng miễn phí và quyền truy cập vào Prime Video. Các thành viên Prime chi tiêu gấp đôi trên các trang web của Amazon và họ cũng có xu hướng đăng nhập thường xuyên hơn. Amazon hiểu rõ về hành vi mua sắm và vì thế, nhắm quảng cáo chính xác hơn.
Các nhà quảng cáo sẵn sàng trả giá cao cho dịch vụ này. Mảng kinh doanh quảng cáo của Amazon có biên lợi nhuận hoạt động khoảng 40%, thậm chí cao hơn cả mảng kinh doanh đám mây. Vào tháng 1, Amazon bắt đầu hiển thị quảng cáo cho người xem ở Mỹ, Anh, Canada và Đức.
JPMorgan Chase ước tính rằng riêng quảng cáo video sẽ thúc đẩy doanh số bán quảng cáo của Amazon tăng khoảng 6% trong năm nay, thêm 3 tỷ USD vào doanh thu hàng đầu. Với biên lợi nhuận cao của hoạt động quảng cáo, tác động đến lợi nhuận sẽ lớn đáng kể.
Để biến nhiều thành viên Prime trở thành người xem quảng cáo thực sự, Amazon đang chi mạnh tay vào nội dung. Gần đây, công ty đã ký hợp đồng với MrBeast, một siêu sao YouTube, được đồn đoán là trị giá 100 triệu USD. Hãng cũn chi 1 tỷ USD/năm để phát trực tuyến một số trận đấu của Giải bóng bầu dục quốc gia vì cho rằng mức giá này là xứng đáng.
Nhiệm vụ lớn hơn của ông Jassy liên quan đến việc biến doanh nghiệp bán lẻ và AWS thành một thể thống nhất liền mạch. Các nhà phân tích suy đoán phần mềm AWS có thể hỗ trợ vận hành 750.000 robot kho bán lẻ.
‘Sợi chỉ’ quan trọng nhất gắn kết hai mảng kinh doanh chính của Amazon là AI. Amazon đã tung ra một số sản phẩm sử dụng công nghệ này, bao gồm công cụ tổng hợp đánh giá của khách hàng, một trợ lý mua sắm ảo và một trình tạo hình ảnh cho các nhà quảng cáo. Hoạt động kinh doanh dược phẩm mới ra đời của Amazon cũng đang sử dụng AI tạo sinh để giúp kê đơn và quản lý kho thuốc.
Năm ngoái, Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ đệ đơn kiện Amazon, cáo buộc công ty này có các hành vi độc quyền như phân biệt đối xử với những người bán cung cấp sản phẩm giá rẻ, đồng thời khóa các thương gia vào mạng lưới hoàn thiện đơn hàng của mình. Cơ quan này đã kêu gọi các hình phạt, song phía các nhà đầu tư dường như bỏ qua những lo ngại này. Đợt tăng giá cổ phiếu gần đây của Amazon không bị gián đoạn bởi vụ kiện của Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ.
Thật vậy, rủi ro lớn nhất đối với Amazon lúc này chỉ đến từ tỷ lệ cạnh tranh khốc liệt. Microsoft được cho là đã đi đầu trong việc tích hợp AI tạo sinh vào các dịch vụ doanh nghiệp đa dạng nhờ vào quan hệ đối tác với Open AI, trong khi Alphabet, nhà quảng cáo lớn nhất thế giới và là chủ sở hữu của YouTube, một lần nữa cố gắng tạo ra nhiều đột phá trong lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử.
Walmart, công ty thống trị thị trường tạp hóa trị giá 2 nghìn tỷ USD của Mỹ cũng đang chuyển sang quảng cáo và ra mắt dịch vụ đăng ký giống như Prime. Nếu muốn tránh khủng hoảng ‘tuổi trung niên’, Amazon sẽ phải chứng minh rằng mình xứng đáng.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Vinamilk không ngừng sáng tạo trong sản phẩm và cách tiếp cận người dùng, giữ vị trí top 1 được mua nhiều nhất ngành sữa tại Việt Nam 12 năm liên tiếp.
Thông tin nêu tại báo cáo Dấu chân thương hiệu 2024 (Brand Footprint) phát hành bởi Kantar. Đây là một trong những báo cáo uy tín trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG). Kết quả đo lường dựa trên số hộ gia đình tiếp cận và số lần mua sản phẩm để đưa ra bảng xếp hạng trong từng ngành hàng ở khu vực nông thôn, thành thị.
Báo cáo từ Kantar cho thấy ba nhãn hiệu đến từ Vinamilk nằm trong top 5 các nhãn hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất, bao gồm Vinamilk, Ngôi Sao Phương Nam và Ông Thọ.
Trong đó, Vinamilk giữ vị trí số một trong ngành hàng sữa và các sản phẩm từ sữa suốt 12 năm liên tiếp từ khi báo cáo lần đầu được công bố tại Việt Nam năm 2011. Đơn vị có điểm số tiếp cận người tiêu dùng cách biệt gần gấp đôi so với thương hiệu thứ hai ở cả khu vực nông thôn và thành thị.
Sữa đặc Vinamilk cũng là lựa chọn ưa thích của các hộ gia đình, khi năm thứ 4 liên tiếp, hai nhãn hiệu Ngôi Sao Phương Nam và Ông Thọ nằm trong top 5 ở cả thành thị và nông thôn. Probi, một sản phẩm khác của hãng, xuất hiện trong top 10 các nhãn hiệu sữa được mua nhiều nhất khu vực thành thị.
Ở phạm vi rộng hơn, xét trên toàn ngành FMCG, Vinamilk dẫn đầu ở khu vực thành thị, với điểm CRP cao gấp đôi so với hai nhãn hiệu tiếp sau. Đây cũng là thương hiệu sữa duy nhất xuất hiện ở cả hai bảng xếp hạng của khu vực nông thôn và thành thị.
Có nhiều sản phẩm nằm trong nhóm được chọn mua nhiều nhất giúp đơn vị 12 năm liên tiếp giữ vững vị trí trong top 3 nhà sản xuất tiêu dùng nhanh.
Ông Nguyễn Quang Trí, Giám đốc Điều hành Marketing Vinamilk cho biết việc nằm trong bảng xếp hạng trong hơn thập kỷ thể hiện sự tin tưởng của người tiêu dùng về chất lượng, khả năng chăm sóc sức khỏe gia đình của các sản phẩm từ thương hiệu. “Chúng tôi sẽ không ngừng phát huy những giá trị di sản, cải thiện trải nghiệm người dùng ở mọi kênh tiếp cận và tập trung vào phát triển bền vững. Từ đó đang đến nhiều giá trị hơn cho người tiêu dùng”, ông Trí khẳng định.
Đánh giá về thành tích trên, ông Peter Christou, Tổng giám đốc Kantar Vietnam cho rằng có hai yếu tố chính giúp Vinamilk duy trì thứ hạng cao trong giỏ hàng của người tiêu dùng. Đầu tiên là chiến lược tái định vị. Chiến lược này giúp phát huy những giá trị tồn tại gần 50 năm theo cách hấp dẫn hơn với người dùng trẻ. Quan trọng hơn, chính “DNA” không ngừng đổi mới, sáng tạo giúp thương hiệu giữ chắc vị trí dẫn đầu.
“Tôi muốn nhấn mạnh về sự đổi mới. Vinamilk liên tục tung ra thị trường những sản phẩm mới phục vụ mọi đối tượng và mọi nhu cầu, gợi ý cho họ nhiều cách sử dụng sản phẩm khác nhau”, ông Peter nói và khẳng định điều này đặc biệt quan trọng, trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng có nhiều lựa chọn.
“Thu hút họ dùng thử sản phẩm của bạn đã khó, việc giữ họ quay lại để mua sản phẩm lần hai, lần ba càng khó hơn nhiều. Vinamilk đang làm rất tốt việc này qua nhiều năm liền”, đại diện Kantar Vietnam nêu.
Theo hãng sữa, DNA không ngừng đổi mới, sáng tạo thể hiện rõ nét nhất trên dòng sữa tươi Vinamilk Green Farm. Sản phẩm đánh dấu bước đột phá của hãng khi áp dụng công nghệ kép hút chân không, sữa tươi giữ hương vị thơm tự nhiên, thoảng chút cỏ hoa và hậu vị ngọt ngào.
Gần đây nhất, thương hiệu tỷ USD tung ra thị trường sữa hạt cao đạm không đậu nành. Bên trong mỗi hộp sữa kết hợp 7 loại hạt cao cấp, được hãng công bố “lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam”.
Ông Thọ – nhãn sữa đặc gắn với nhiều thế hệ người dùng, cũng đánh dấu sự chuyển mình khi ra mắt hai hương vị mới là chocolate và dâu. Bao bì dạng hộp có nắp vặn giúp việc sử dụng và bảo quản dễ dàng hơn. Những dòng sản phẩm đóng mác truyền thống được “thay áo mới”, gửi gắm kỳ vọng của hãng trong việc mang đến trải nghiệm mới mẻ, phù hợp với người dùng trẻ.
Thương hiệu còn tạo xu hướng khi liên tục triển khai chiến dịch truyền thông hướng dẫn người mua sử dụng các sản phẩm như sữa tươi, sữa đặc, sữa chua trong nấu nướng, pha chế các món ăn, thức uống. Các chiến dịch này tạo sự thu hút trên đa nền tảng. Nhiều người trẻ đăng tải hình ảnh, video thử nghiệm các công thức mới, sáng tạo cách pha chế độc đáo do Vinamilk giới thiệu.
Theo báo cáo của Kantar, trong năm 2023, Việt Nam có 11.662 sản phẩm mới ra mắt thị trường, tương đương 32 sản phẩm mỗi ngày. Con số này tăng gấp đôi so với cách đây 10 năm. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 2,2% – tương đương hơn 220 sản phẩm – có thể đạt điểm tiếp cận người dùng một lần mỗi năm, chưa kể thuyết phục họ chọn mua.
Đơn vị nhận định sự đổi mới liên tục đóng vai trò quan trọng để sản phẩm nổi bật và tạo dấu ấn riêng. Sự đổi mới góp phần thu hút thêm người mua và gia tăng sự hiện diện trong giỏ hàng của người tiêu dùng. Cách làm mới của Vinamilk giúp thương hiệu mở rộng tệp khách hàng, ngày càng gần gũi với nhóm người tiêu dùng chủ lực trong tương lai.
Báo cáo Dấu chân Thương hiệu (Brand Footprint) là nghiên cứu xếp hạng toàn cầu do Bộ phận Worldpanel, Kantar thực hiện. Báo cáo công bố các thương hiệu hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) được chọn mua nhiều nhất ở 44 quốc gia.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nhân sự mới mới sẽ chịu trách nhiệm giám sát toàn bộ hoạt động của nhà máy lắp ráp và kiểm định chip Intel Việt Nam, bao gồm xây dựng các mối quan hệ đối tác chiến lược với Chính phủ, cộng đồng, cũng như hợp tác với hệ sinh thái địa phương.
Tập đoàn Intel chính thức bổ nhiệm ông Kenneth Tse vào vị trí Tổng Giám đốc nhà máy Intel Việt Nam. Tân Tổng Giám đốc nhà máy Intel Việt Nam sẽ kế nhiệm vị trí của ông Kim Huat Ooi.
Kenneth Tse tốt nghiệp bằng Cử nhân Khoa học, ngành Kỹ sư Hóa học từ Đại học California (Hoa Kỳ). Ông bắt đầu sự nghiệp ở Intel trong vai trò Kỹ sư Quy trình tại Albuquerque, Hoa Kỳ.
Sau đó, ông đảm nhiệm nhiều vị trí quản lý tại thị trường Mỹ và Trung Quốc trước khi chuyển đến công tác tại Việt Nam và gắn bó với mảnh đất này trong suốt một thập kỷ qua. Đến thời điểm hiện tại, tân Tổng Giám đốc nhà máy Intel Việt Nam đã có 28 năm kinh nghiệm làm việc tại tập đoàn Intel.
Trên cương vị mới, ông Kenneth Tse sẽ chịu trách nhiệm giám sát toàn bộ hoạt động của nhà máy lắp ráp và kiểm định Intel Việt Nam, bao gồm xây dựng các mối quan hệ đối tác chiến lược với Chính phủ, cộng đồng, cũng như hợp tác với hệ sinh thái địa phương.
Theo ông Kenneth, nhà máy tại Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong hệ thống nhà máy toàn cầu của Intel. Nhà máy Việt Nam luôn là nền tảng vững chắc cho quy trình vận hành của Intel. Tập đoàn này cam kết sẽ duy trì vị thế phát triển cũng như thúc đẩy sứ mệnh chung đã đề ra.
“Chúng tôi hướng đến mục tiêu ‘kiến tạo tương lai của Intel và Việt Nam’. Cam kết này khẳng định quyết tâm và cho thấy niềm tin của chúng tôi vào tiềm năng của Việt Nam, một quốc gia quan trọng trong bức tranh công nghệ toàn cầu”, tân Tổng Giám đốc nhà máy Intel Việt Nam chia sẻ.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Phát biểu trong diễn đàn xu hướng tiêu dùng Việt Nam vào ngày 19/6, ông Nguyễn Lâm Thanh – Giám đốc chính sách TikTok Việt Nam nhận xét người Việt hiếu học nhưng ham vui. Đồng thời về bản chất, TikTok Shop là một hội chợ đông đảo có sự minh bạch, rõ ràng với tỷ lệ gian lận thương mại rất thấp.
Dù TikTok Shop mới ra mắt vào 2 năm trước, song nền tảng này đang ngày càng nhận được sự yêu thích của khách hàng khi tiếp cận thương mại dưới hình thức giải trí. Năm 2023, với doanh thu đạt 18.360 tỷ đồng, TikTok đang chiếm 23,2% thị phần thương mại điện tử, xếp thứ 2 chỉ sau ông lớn Shopee.
Đại diện TikTok Việt Nam cho biết, ban đầu TikTok được xây dựng với mục đích đơn giản, nhưng hiện nay cùng với độ phổ biến cao, có rất nhiều vấn đề phức tạp đang được đặt ra cho TikTok Shop như thuế, gian lận thương mại… Qua phần chia sẻ, ông mong khách hàng, đối tác sẽ hiểu hơn về nền tảng thương mại điện tử này.
Ví von TikTok Shop như một hội chợ đông vui, ông Thanh cho biết: “Người Việt hiếu học nhưng ham vui. Suy cho cùng, TikTok Shop là một hội chợ đông đảo vài trăm ngàn nhà sản xuất. Trong đó, có 3 tới 4 triệu người bán hàng đứng trong hội chợ. Trong phiên chợ đó, có 5-7 triệu người đứng xem các gian hàng“.
Thành công của TikTok Shop là mang tới không khí vui vẻ, giải trí kết hợp với học tập và thương mại tới cho người tiêu dùng. Trong không gian “hội chợ” điện tử, ban quản lý chợ vẫn có mặt để quản lý chất lượng của hội chợ.
Vì thế, nếu muốn được kinh doanh trên TikTok Shop, nhà bán hàng cần đăng ký kinh doanh với ban tổ chức, với tài khoản ngân hàng chính danh cùng mã số thuế rõ ràng, minh bạch.
Đồng thời, các nhà bán hàng phải cam kết nói đúng sự thật hàng hóa, sản phẩm với người mua, không được nói quá. Nếu nói sai, người mua phải chấp nhận chịu phạt theo quy định.
Ông Thanh cũng cho biết quy trình xử lý khiếu nại trên nền tảng TikTok Shop rất nhanh chóng, thuận lợi. Chỉ sau 3-5 giây, Ban Tổ chức sẽ nhận được khiếu nại từ người yêu cầu và tiến hành xử lý theo quy định.
Quy trình mua bán trực tuyến trên TikTok Shop được ông Thanh nhận xét là tiết kiệm hơn rất nhiều so với quy trình truyền thống vốn đội lên nhiều chi phí.
“Đi hội chợ người mua sẽ được vào trong gian hàng của phiên live. Khi họ nhìn thấy cái họ thích thì không cần mua hàng ngay lúc đó. Sau đó người xem chỉ cần bảo tôi mua cái này, sau đấy sẽ có người chạy tới kho mang về nhà cho họ, rất tiện lợi”.
Số lượng “mắt xem” cũng là động lực rất lớn cho các nhà bán hàng. Khi một phiên livestream có hàng trăm, hàng ngàn, thậm chí cả triệu người xem, tỷ lệ thành công của hội chợ cũng sẽ khác.
Điều này sẽ tạo một tâm lý xem livestream vừa tích cực vừa phấn khởi cho người mua. Trong môi trường đó, khi những nhu cầu giải trí được đáp ứng, nhu cầu tiêu dùng cũng tăng lên. Từ đó, thị trường cũng tăng trưởng theo.
Về vấn đề thuế, đại diện TikTok cho biết năm ngoái đã nhờ thanh tra Thuế rà soát tất cả quy trình vận hành trên TikTok Shop trong 10 ngày để đảm bảo không có sai sót.
Ông Thanh khẳng định: “Chuyện gian lận thương mại trên TikTok Shop thấp hơn rất nhiều so với chợ truyền thống, vì ở đây mọi giao dịch đều được ghi lại. Các bạn nhân viên đều được gắn với tài khoản có định danh, đăng ký doanh nghiệp đàng hoàng”.
Trong tương lai, TikTok Shop sẽ còn tiếp tục rà soát, làm chuẩn chỉnh các quy trình. Mục tiêu sắp tới của TikTok Shop là hướng tới thương mại điện tử bền vững trong tương lai.
Những vấn đề hiện hữu
Những chất vấn về vấn đề gian lận thương mại điện tử trên TikTok Shop bắt đầu nhen nhóm khi xuất hiện ngày càng nhiều các phiên livestream đạt doanh thu tiền tỷ, thậm chí đạt tới tận 100 tỷ đồng. Ngoài ra, vấn đề hàng giả hàng nhái cũng gây nhức nhối trên TikTok Shop.
Theo Modor Intelligence, thị trường thương mại điện tử vẫn tiềm ẩn cơ hội phát triển rất lớn. Quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam ước đạt 14,7 tỷ USD trong năm 2024 và dự kiến sẽ đạt 23,77 tỷ USD vào năm 2029.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng ngành ô tô của Đông Nam Á có thể coi là “bị thất bại thảm hại”. Những hãng như Proton của Malaysia, hay Thái Lan cũng phấn đấu để có một ngành ô tô đứng riêng tên mình nhưng chưa làm được.
Ông Nghĩa lý giải khó khăn về vốn là nguyên nhân toàn ngành công nghiệp ô tô của Đông Nam Á thất bại. Trong khi đó, Hàn Quốc với thương hiệu xe Hyundai, là một dẫn chứng cho thành công của ngành công nghiệp ô tô khi đã giải quyết được bài toán vốn. Hyundai được đích thân cựu Tổng thống Park Chung-hee chỉ định phải phát triển ngành này, cho đất, bảo lãnh cho vay vốn nước ngoài để đầu tư vì khối lượng vốn cần rất lớn.
Do đó, theo ông Nghĩa, Hàn Quốc đã có bước đi thông minh khi tận dụng sức mạnh từ hai nền tảng, đó là sự hỗ trợ sân sau của Chính phủ, và quan trọng nhất là huy động lực lượng dân chúng và doanh nghiệp nội địa. Điều này khiến cho tất cả các đối thủ quốc tế muốn lợi dụng WTO hay hiệp định GATT để chống lại Hyundai đều không thành công.
Chuyên gia kinh tế khẳng định tất cả các ngành công nghiệp ô tô trên thế giới đều đi lên bằng sự bảo hộ của Chính phủ: “Cho đến nay, họ [các doanh nghiệp ô tô lâu đời] đã đứng trên đỉnh cao và đạp đổ thang bảo hộ đi. Họ nói với tất cả doanh nghiệp đi sau rằng chúng ta phải cạnh tranh bình đẳng, công bằng.
Hiệp định GATT hay quy chế của WTO là trở ngại rất lớn cho các quốc gia phát triển ô tô sau, cho các quốc gia có ngành ô tô non trẻ. Cơ hội để tài trợ cho ngành ô tô đều bị soi rất kỹ bởi các quốc gia có ngành ô tô phát triển bởi họ không muốn quốc gia nào phát triển được”.
Tuy nhiên, theo vị tiến sĩ, tại Việt Nam, mà câu chuyện ở đây là VinFast lại chưa có được sự hỗ trợ tương tự. Ông cho rằng tại Việt Nam, hệ thống ngân hàng đã được tư nhân hóa từ sớm, ngân hàng đều rất nhỏ. Các ngân hàng cũng ưu tiên cho vay các dự án ngắn hạn, vì vậy không có nhiều tiền tập trung cho công nghiệp. Toàn bộ mặt bằng lãi suất được nâng lên rất cao, ngang bằng lãi suất của bất động sản, như vậy ko thể làm công nghiệp, làm ô tô được.
“Do đó có thể nói những khó khăn mà VinFast phải vượt qua về tài chính, vốn là rất lớn. Vingroup đã rất sáng tạo khi đưa VinFast lên sàn để có thể huy động vốn quốc tế. Nhưng bấy nhiêu đó chưa đủ. Những khó khăn mà VinFast phải trải qua trong thời gian vừa rồi chúng tôi cho là nỗ lực phi thường”, ông đánh giá.
Ông Nghĩa cho rằng vốn ngành công nghiệp ô tô phải tính bằng tỷ đô, do đó các doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ về chính sách của Chính phủ và sự ủng hộ của người dân.
“Thành công vang dội của Hyundai đến nay là nhờ sức mạnh tổng hợp của người tiêu dùng nội địa Hàn Quốc. Họ có ý thức đến mức ngay cả người sống ở nước ngoài khi mua xe ô tô để đi họ cũng vẫn đi xe Hàn, ko bao giờ mua xe nước khác. Ý thức dân tộc của họ ghê gớm đến vậy. Đó không chỉ là sức mạnh tinh thần, mà còn là lá chắn để đối chọi với cạnh tranh quốc tế từ các hãng ô tô khác”, vị tiến sĩ chia sẻ.
Do đó, Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia nói người Việt Nam cần tự hào khi là nước duy nhất ở Đông Nam Á, phát triển ngành ô tô sau nhất nhưng hiện tại đã có một hãng ô tô thương hiệu nội địa thực sự.
Ngoài vốn, vị tiến sĩ cho biết công nghiệp ô tô đối với Việt Nam là ngành kinh tế non trẻ, trong khi đó chúng ta đã mở cửa hoàn toàn cho thương hiệu nước ngoài vào từ lâu. Vì vậy, ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam sẽ phải đối chọi với những đối thủ cạnh tranh rất lớn, rất có kinh nghiệm, giàu cả về tiền tài lẫn công nghệ. Ông Nghĩa đánh giá việc tiến vào ngành ô tô của Vingroup có thể coi là lựa chọn táo bạo.
“Nếu ko có sự hỗ trợ đắc lực của Chính phủ, của hệ thống ngân hàng và của người tiêu dùng, nhất là tầng lớp trẻ, thì cuộc chiến tạo lập một ngành ô tô trụ cột công nghiệp quốc gia sẽ gặp nhiều khó khăn”, ông Lê Xuân Nghĩa nhận định.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Yoday Media được Meta vinh danh là ‘Agency of the year’ tại lễ trao giải Business Messaging Awards 2024 nhờ khai thác hiệu quả tiềm năng thương mại hội thoại.
Trong khuôn khổ sự kiện Meta Business Messaging Summit diễn ra tại TP HCM ngày 13/6, Meta đã công bố về giải thưởng Business Messaging Awards 2024 (thương mại hội thoại). Giải thưởng nhằm tôn vinh những doanh nghiệp, đối tác truyền thông, kỹ thuật có kết quả xuất sắc về quảng cáo thương mại hội thoại trong năm của Meta. Trong đó, Yoday Media là đơn vị được Meta vinh danh ở hạng mục Agency of the year.
Những năm gần đây, giải pháp quảng cáo Business Messaging đến từ Meta đã trở nên quen thuộc với các thương hiệu tại Việt Nam. Business Messaging hay Thương mại hội thoại là một giải pháp quảng cáo cho phép thương hiệu tiếp cận trực tiếp với khách hàng qua các nền tin nhắn của Meta, từ đó tối ưu các cuộc thương mại hội thoại giữa khách hàng và thương hiệu, thúc đẩy ra đơn hàng hiệu quả.
Thống kê từ Boston Consulting Group (BCG) chỉ ra, có ít nhất một trong 3 người Việt liên tục thực hiện các cuộc trò chuyện với doanh nghiệp mỗi tuần. Tại thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp ngày càng ưa chuộng sử dụng Business Messaging bởi giải pháp này giúp các thương hiệu có cơ hội tiếp cận và trò chuyện trực tiếp với nhóm khách hàng có nhu cầu cao, từ đó gia tăng tỷ lệ chuyển đổi thành đơn hàng.
Theo thống kê của Meta, các giải pháp Thương mại hội thoại giúp tỷ lệ chuyển đổi tăng từ 50 đến 90% so với tin nhắn truyền thống, đồng thời giá trị đơn hàng cũng cao hơn 22%. Ngoài ra, Business Messaging cũng được đánh giá cao về khả năng bảo mật thông tin và giúp thương hiệu chăm sóc khách hàng tiềm năng hiệu quả hơn. Hơn hết, giải pháp này được nhận định sẽ có tiềm năng phát triển mạnh hơn khi xu hướng “Chat to buy” của người tiêu dùng Việt Nam ngày càng gia tăng sau Covid-19. “Vì vậy, đối với doanh nghiệp Việt Nam, Business Messaging không chỉ là một xu hướng nhất thời mà còn là công cụ tiếp thị mang lại hiệu quả trong dài hạn”, đại diện Yoday Media nhận định.
Là một trong những nhà quảng cáo tiên phong ứng dụng Business Messaging tại Việt Nam, Yoday Media đã có nhiều kinh nghiệm trong việc triển khai giải pháp này cho các doanh nghiệp bán lẻ. Trong quá trình triển khai quảng cáo thương mại hội thoại cho các doanh nghiệp, Yoday Media tập trung phân tích chân dung, nắm bắt insight khách hàng, kết hợp với một số thuật toán và công nghệ đặc biệt, giải pháp Business Messaging của Yoday giúp các thương hiệu tiếp cận chính xác tệp khách hàng mục tiêu và tăng tỷ lệ chuyển đổi thành doanh thu.
Đặc biệt, với vai trò là một trong những đối tác chiến lược của Meta tại thị trường Việt Nam, Yoday Media có cơ hội tiếp cận và trải nghiệm những tính năng mới của nền tảng, cũng như các giải pháp quảng cáo từ Meta. “Do đó, đơn vị hiểu sâu về đặc điểm của từng giải pháp quảng cáo và mang tới cho doanh nghiệp chiến lược phù hợp nhất”, chị Nguyễn Lê Thuỳ Trang, đại diện Yoday cho hay.
Những thành công của Yoday Media trong việc khai thác hiệu quả của Thương mại hội thoại đã được Meta vinh danh và lựa chọn làm Case Study tiêu biểu trong danh mục câu chuyện thành công của nền tảng này. Điển hình là hai chiến dịch mà Yoday đã thực hiện cho thương hiệu YOBE và Huong Ho Store trong năm vừa qua.
Bằng chiến lược kết hợp loại hình quảng cáo nhấp vào Messenger trực tiếp trên Facebook Live, cùng một số tính năng bổ sung, Yoday đã giúp hai nhãn hàng tăng trưởng hiệu quả doanh số bán hàng. Đây cũng là hai doanh nghiệp được Meta vinh danh ở hạng mục Thương mại hiệu quả nhất (Best Commerce) và Khách hàng Tăng trưởng nhanh nhất (Best Accelerator) với Business Messaging trong năm 2024.
Như vậy, cùng với giải thưởng Agency of the year, Yoday Media và đối tác đã có 3 trong tổng số 8 giải thưởng tại Business Messaging Awards 2024, vào top agency được nhiều khách hàng tín nhiệm và sử dụng dịch vụ nhiều hiện nay
(Nguồn và ảnh: Yoday Media)
Công ty TNHH Truyền thông Yoday Văn phòng TP HCM: số 3 Nguyễn Oanh, phường 10, quận Gò Vấp Email: contact@yodaymedia.com Fanpage: yodaymedia Website: yodaymedia.com
Nếu Content Marketing đã và sẽ là một phần không thể thiếu của thương hiệu, việc đặt ra các mục tiêu chiến lược đúng đắn ngay từ đầu là vô cùng cần thiết. Bài viết từ MarketingTrips sẽ cung cấp những mục tiêu phổ biến nhất thường được sử dụng trong các bản chiến lược Content Marketing.
Cũng tương tự như mọi chiến lược hay bản kế hoạch khác, xây dựng mục tiêu là một trong những bước đầu tiên của một chiến lược Content Marketing thành công. Mọi chiến thuật sau đó sẽ là đúng đắn và mang lại hiệu quả nếu chúng được xây dựng dựa trên các mục tiêu đã đề ra.
Thay vì bạn, với tư cách là người làm Content Marketing hay tiếp thị nội dung, bạn chọn xây dựng nội dung (content) một cách ngẫu nhiên và thiếu định hướng, một mục tiêu rõ ràng sẽ đóng vai trò như kim chỉ nam cho mọi hành động và quyết định phù hợp.
Nếu việc xây dựng nên các chỉ số đo lường hay thiết lập mục tiêu cho các chiến lược Content Marketing còn xa lạ đối với bạn hay nói cách khác bạn không biết mình nên bắt đầu tư đâu, bài viết này là hành trang căn bản dành cho bạn.
Nuôi dưỡng các mục tiêu chiến lược Content Marketing.
Cũng giống như Performance Marketing, thương hiệu hoàn toàn có thể sử dụng Content Marketing để thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng hay doanh số bán hàng, tuy nhiên, khác với các hình thức marketing khác, các mục tiêu của Content Marketing cần được xây dựng và đáp ứng từng bước, từ đơn giản đến phức tạp, từ các yếu tố về cảm xúc cơ bản của người tiêu dùng đến các hành động cụ thể như mua hàng.
Bạn có thể bắt đầu với các mục tiêu chiến lược Content Marketing sau đây.
1. Xây dựng niềm tin với khách hàng hay đối tượng mục tiêu.
Mặc dù được xem là một trong những mục tiêu cơ bản nhất, xây dựng niềm tin không vì vậy mà kém đi phần quan trọng. Rõ ràng là trước khi thực hiện bất cứ hành động nào, bạn cần phải biết người đối diện là ai và có đáng tin cậy để tương tác hay không.
Để có được lòng tin của khách hàng, các Content Marketer cần xây dựng từng phần nội dung nhỏ khác nhau trong từng giai đoạn khác nhau và phải:
Thấu hiểu những gì thương hiệu đang trao đổi với khách hàng.
Hiểu nhu cầu và nỗi đau của khách hàng.
Là chuyên gia về những gì mà khách hàng đang tìm kiếm.
Với những mục tiêu này, thương hiệu cần chứng minh cho khách hàng của họ thấy rằng họ là những nhà lãnh đạo tư tưởng, là chuyên gia thực sự về những gì mà họ đang bán (cung cấp) hay đơn giản là truyền tải đến khách hàng.
Theo một số nghiên cứu khác nhau, có đến hơn 70% người tiêu dùng có niềm tin với thương hiệu sau một tuần xem các nội dung mang tính giáo dục của thương hiệu (educational content).
Để có thể đo lường mức độ hiệu quả của nhóm mục tiêu chiến lược Content Marketing này, bạn có thể xem xét đánh giá các tín hiệu bên dưới.
Chất lượng nội dung.
Phản hồi, đánh giá, nhận xét, đề cập, các cuộc trò chuyện của khách hàng, v.v.
Khảo sát.
2. “Giáo dục” nhóm khách hàng mục tiêu.
Mục tiêu này là về giá trị. Người làm Content Marketing cần cung cấp những nội dung thực sự mang tính giáo dục, giúp khách hàng mục tiêu học hỏi và phát triển chính bản thân họ. Cho đi luôn là con đường khôn ngoan để xây dựng niềm tin.
Để đạt được mục tiêu này, bạn cần tự hỏi mình những câu hỏi dưới đây:
Nội dung này có hữu ích không (có giá trị cho khách hàng hay người đọc không) – hay chỉ đơn giản là tập trung vào việc bán hàng?
Nếu chủ đề mà bạn đang chia sẻ dựa trên một từ khóa nào đó, thì bạn có đang đáp ứng được mục đích tìm kiếm cho từ khóa đó hay không? Bạn có hiểu ý định tìm kiếm của khách hàng là gì không?
Nội dung của bạn có cung cấp đủ thông tin hay ít nhất là đề cập đến những phần quan trọng nhất của chủ đề hay không?
Người viết có tiến hành nghiên cứu khách hàng không hay chỉ đơn giản là viết theo cảm nhận chủ quan của cá nhân?
Ví dụ, khi bạn đọc bài viết này từ MarketingTrips, bạn khó có thể tìm thấy nội dung tương tự ở các website khác, đó là dấu hiệu của sự khác biệt.
3. Xây dựng những mối quan hệ bền vững.
Mục tiêu cuối cùng trong nhóm các mục tiêu cơ bản cần có của chiến lược Content Marketing đó là xây dựng nên những mối quan hệ có ý nghĩa với khách hàng.
Nếu bạn thường xuyên theo dõi các tin tức marketing từ MarketingTrips, bạn thấy rằng, xây dựng cộng đồng nơi khách hàng cảm thấy thuộc về là ưu tiên chiến lược hàng đầu của marketing trong 2023 và xa hơn nữa.
Và các mối quan hệ có ý nghĩa chính là sợi dây liên kết khách hàng với thương hiệu. Để đạt được mục tiêu này, bạn cần quan tâm đến:
Tính minh bạch: Đối với bất kỳ mối quan hệ nào, dù là cá nhân với cá nhân hay khách hàng với doanh nghiệp, mọi thứ cần phải rõ ràng, không che đậy.
Tương tác lại: Bất kể bạn đang tương tác với khách hàng ở đâu, là trên website hay các nền tảng mạng xã hội, hãy tương tác với họ thường xuyên.
Thể hiện độ tin cậy của thương hiệu: Giành được lòng tin của khách hàng không thể được thực hiện thông qua lời nói. Bạn cần làm một điều gì đó.
Mục tiêu của chiến lược Content Marketing mang tính định hướng hành động.
Nếu 3 mục tiêu ở trên chủ yếu tập trung vào yếu tố cảm xúc và kết nối đơn giản ban đầu, các mục tiêu tiếp theo dưới đây hướng đến các hành động cụ thể của khách hàng.
4. Thúc đẩy lượng truy cập (traffic).
Một khi đã bắt đầu xây dựng chiến lược Content Marketing, bạn sẽ cần phải quan tâm đến lượng người dùng truy cập vào các nền tảng từ các nỗ lực của mình, dù là lượng truy cập tự nhiên từ SEO, từ các chia sẻ trên mạng xã hội, hay là từ quảng cáo.
Tuy nhiên, điều bạn cần quan tâm nhiều nhất không phải là có bao nhiêu người dùng truy cập mà là họ truy cập như thế nào (làm gì sau đó).
Để đạt được mục tiêu là traffic này, hãy cân nhắc thực hiện những việc sau:
Thấu hiểu những gì khách hàng cần từ nội dung: thông tin gì, giải pháp nào?
Nghiên cứu các từ khóa liên quan đến những nỗi đau của khách hàng.
Tối ưu hoá nội dung theo hướng giáo dục và xây dựng lòng tin.
5. Gia tăng lượng khách hàng tiềm năng.
Dù là người làm Content Marketing hay Digital Marketing, bạn hiển nhiên là quá quen thuộc với khái niệm khách hàng tiềm năng, hay còn được gọi là Lead.
Vì là những mục tiêu gần cuối cùng (và quan trọng nhất) của chiến lược Content Marketing, khi này bạn cần ít nhất là một người dùng hay khách hàng tiềm năng sẵn sàng nhận tư vấn hay thậm chí là mua hàng trực tiếp.
“Làm Marketing thì phải bán được hàng” và câu nói này cũng không ngoại lệ với các hoạt động tiếp thị nội dung, để có ngân sách làm marketing, bạn cần có khách hàng.
Để đạt được mục tiêu này, hãy tiếp tục tạo ra những nội dung có giá trị cao:
6. Thúc đẩy doanh số bán hàng cũng nên là mục tiêu quan trọng của các chiến lược Content Marketing.
Tiếp nối với mục tiêu là khách hàng tiềm năng, sự thật là mặc dù tuỳ thuộc vào từng ngành hàng khác nhau, tỷ lệ chuyển đổi bán hàng từ khách hàng tiềm năng đến doanh số bán hàng là khác nhau, trong thực tế con số này rất thấp.
Điều này có nghĩa là ngay cả khi thương hiệu có nhiều khách hàng tiềm năng, nó không đồng nghĩa với việc doanh số bán hàng sẽ được cải thiện hoặc tăng lên (hiệu quả). Đây cũng là lý do doanh số và khách hàng tiềm năng được tách ra thành 2 mục tiêu khác nhau, trong đó, doanh số quan trọng hơn.
Một lần nữa, bạn phải nhớ rằng, bạn không nên thúc đẩy doanh số bán hàng trực tiếp từ các hoạt động Content Marketing hay tiếp thị nội dung, bạn cần từng bước xây dựng và nuôi dưỡng mối quan hệ với khách hàng.
7. Xây dựng lòng trung thành với khách hàng.
Dựa trên một lý thuyết “cũ rích” trong marketing đó là bạn có thể mất nhiều hơn đến 3-5 lần chi phí để tìm kiếm một khách hàng mới so với việc giữ chân khách hàng cũ, bạn thấy rằng, lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu (Brand Loyalty) quan trọng đến mức nào.
Giữ chân khách hàng, khiến khách hàng không thể rời bỏ thương hiệu là mục tiêu không thể thiếu của các chiến lược Content Marketing.
8. Truyền cảm hứng cho lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu là mục tiêu cuối cùng của Content Marketing.
Nếu việc tăng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu là mục tiêu của bạn, thì bạn phải luôn tìm cách tạo ra những khoảnh khắc bất ngờ thông qua nội dung.
Bạn có thể:
Tôn vinh khách hàng: Giới thiệu các câu chuyện của khách hàng và tận dụng cơ hội đó để gây ảnh hưởng lên khách hàng khác. Storytelling là thuật ngữ dành cho bạn.
Xây dựng những nội dung hài hước thú vị.
Chia sẻ các nội dung do người dùng tạo ra (User-generated Content): Đưa hình ảnh của khách hàng vào thương hiệu.
Tặng phiếu giảm giá hoặc các chương trình khuyến mãi cho nhóm khách thân thiết hoặc những khách hàng thực hiện một số hành động cụ thể nào đó (ví dụ như gamifications).
Khiến khách hàng cảm thấy họ luôn được chú ý và là một phần không thể thiếu của thương hiệu là ưu tiên hàng đầu.
Chọn mục tiêu của chiến lược Content Marketing một cách khôn ngoan.
Cuối cùng, đừng chỉ bám víu vào những mục tiêu hay các chỉ số cố định. Tuỳ thuộc vào từng giai đoạn hay bối cảnh kinh doanh (thị trường) khác nhau, thương hiệu cần biết ưu tiên các mục tiêu khác nhau dù đó là từ quảng cáo hay từ Content Marketing.
Với các mục tiêu đã đặt ra, bạn đã sẵn sàng xây dựng từng phần còn lại của chiến lược nội dung của mình. Đây là lúc bạn cần hành động.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Mới đây, Công ty cổ phần Tập đoàn Golden Gate đã họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Đại hội năm nay của công ty có sự tham gia của 8 cổ đông, đại diện cho 7,532 triệu cổ phần có quyền biểu quyết, tỷ lệ 97,3%.
Tại đại hội, Golden Gate đã thông qua kết quả 2023 đạt doanh thu thuần 6.289 tỷ đồng, giảm 9,7% so với năm trước và lợi nhuận sau thuế 139 tỷ đồng, giảm 79% so với năm trước. Nguyên nhân khiến kết quả kinh doanh sụt giảm là nhưng biến động kinh tế vĩ mô khiến người tiêu dùng có xu hướng thắt chặt chi tiêu. Nhu cầu ăn uống, tụ tập, giải trí từ đó suy giảm đáng kể. Kết quả này của Golden Gate cũng chưa đạt kế hoạch do Đại hội đồng cổ đông đề ra.
Mặc dù người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, Golden Gate vẫn phát triển thêm 12 thương hiệu và mở rộng mạng lưới, nâng số nhà hàng lên trên 500. Năm qua công ty đổi tên và đổi bộ logo nhận diện thương hiệu lần đầu tiên kể từ khi thành lập, từ CTCP Thương mại và Dịch vụ Cổng Vàng sang CTCP Tập đoàn Golden Gate. Với tên mới, Golden Gate có định hướng vươn ra quốc tế.
Trong năm 2023, Golden Gate cũng đã đóng cửa 39 chi nhánh tại các tỉnh thành và đưa các địa điểm kinh doanh thuộc các chi nhánh này về quản lý tập trung tại 2 chi nhánh miền Bắc và miền Nam. Công ty đã thực hiện khởi công và hoàn thiện nhà máy thực phẩm mới tại khu công nghiệp Thạch Thất – Quốc Oai, Hà Nội. Nhà máy có công suất 15.000 tấn thực phẩm đã chính thức khánh thành tháng 2/2024.
Về kế hoạch năm 2024, Golden Gate đặt mục tiêu doanh thu thuần tăng 12,4% lên 7.066 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế tăng 16,5% lên 161 tỷ đồng.
Năm nay, Golden Gate vẫn tiếp tục tập trung phát triển và mở rộng mạng lưới nhà hàng trên toàn quốc một cách có chọn lọc, khai thác thế mạnh các thương hiệu mũi nhọn, phát triển các nhãn mới và xây dựng hệ thống quản trị doanh nghiệp và áp dụng công nghệ nhằm tối ưu vận hành.
Về cổ tức, Golden Gate sẽ chia cổ tức năm 2023 bằng tiền mặt, tỷ lệ 53% tương đương 5.300 đồng/cổ phiếu. Bên cạnh đó, Golden Gate phát hành cổ phiếu để trả cổ tức bằng cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 2:1. Dự kiến số cổ phiếu phát hành là 3,9 triệu đơn vị. Sau phát hành, vốn điều lệ công ty dự kiến tăng lên 116,9 tỷ đồng. Thời gian thực hiện trong năm 2024 hoặc 2025.
Về nhân sự, Golden Gate miễn nhiệm tư cách thành viên Hội đồng quản trị đối với bà Đào Phương Lan và bổ nhiệm ông Nguyễn Anh Vũ làm thành viên Hội đồng quản trị kể từ ngày 27/6/2024. Các thành viên Hội đồng quản trị không nhận thù lao trong năm tài chính 2023, nhưng vẫn nhận lương, thưởng, thù lao cho các chức vụ khác do thành viên Hội đồng quản trị kiêm nhiệm trong công ty.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
OpenAI tung ra bản demo thể hiện năng lực ngôn ngữ ấn tượng của GPT-4o, cho thấy mô hình AI này đủ sức dạy ngoại ngữ cho người dùng.
“Với khả năng phiên dịch theo thời gian thực, am hiểu cảm xúc và có thể ngắt lời, chế độ giọng nói nâng cao (AVM) sẽ trở nên hữu ích hơn trong quá trình học ngôn ngữ mới cùng bạn bè. AVM sẽ bắt đầu được thử nghiệm với nhóm nhỏ người dùng ChatGPT Plus từ cuối tháng 7 để thu thập phản hồi”, OpenAI cho biết hôm 28/6.
Trong video trình diễn, một người Tây Ban Nha có nền tảng cơ bản về tiếng Bồ Đào Nha đang dùng ChatGPT để giúp người bạn học ngôn ngữ này. Họ có thể yêu cầu ứng dụng nói chậm lại hoặc giải thích cụm từ chưa hiểu, ChatGPT đều thực hiện hoàn hảo các mệnh lệnh này.
Yếu tố khiến AVM của GPT-4o có sức hấp dẫn chính là khả năng chuyển giọng nói sang giọng nói (speech to speech) một cách tự nhiên và theo thời gian thực. Các mô hình trước đó phải chuyển giọng nói thành văn bản (speech to text) và ngược lại để tương tác với người dùng, trong khi GPT-4o hiểu trực tiếp những gì người dùng nói.
Khả năng này mang đến nhiều tính năng thú vị như hoạt động được trên nhiều nền tảng ngôn ngữ, với giọng điệu và khẩu âm khác nhau, khiến nó giống như một giáo viên ngoại ngữ.
Phân tích giọng nói tự nhiên cũng giúp GPT-4o nghe được những gì người dùng đang truyền tải, như cách họ phát âm và sử dụng giọng điệu, từ đó đưa ra phản hồi trực tiếp từ những gì AI nghe thấy, thay vì chỉ đánh giá dựa trên văn bản ghi lại.
Trong buổi công bố GPT-4o ngày 14/5, CTO OpenAI Mira Murati cho biết giọng nói và khả năng đàm thoại của GPT-4o đã đạt bước tiến vượt bậc với khi có thể thể hiện cảm xúc và thay đổi giọng điệu, thậm chí cười khúc khích, thêm tính hài hước và tự điều chỉnh cách nói tùy theo nội dung câu lệnh.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
6 tháng đầu năm, tổng lượt khách đến Việt Nam đạt hơn 8,8 triệu lượt, bằng 158% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng nhẹ so với 8,45 triệu lượt của năm 2019.
Số liệu từ Tổng cục Thống kê công bố sáng nay cho thấy lượng khách quốc tế đến bằng đường hàng không vẫn chiếm ưu thế với hơn 7,4 triệu lượt khách, tiếp đến là đường bộ với hơn 1,26 triệu lượt. Khách đến bằng đường biển không đáng kể.
Lượng khách đến Việt Nam nửa năm đạt 50% mục tiêu đề ra cả năm là 17-18 triệu lượt. Mùa cao điểm du lịch quốc tế của Việt Nam từ tháng 10 đến tháng 4 nên cuối năm sẽ là thời gian để ngành du lịch bứt phá và tăng tốc.
Hàn Quốc vẫn là thị trường gửi khách lớn nhất Việt Nam năm nay với 2,28 triệu lượt khách trong 6 tháng đầu năm. Trung Quốc đứng thứ hai với gần 1,9 triệu lượt. Các thị trường trong top 10 còn lại gồm Đài Loan, Nhật Bản, Mỹ, Australia, Ấn Độ , Australia, Malaysia, Campuchia.
Trong tháng 6, gần 1,25 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, giảm 10% so với tháng 5, theo số liệu từ Tổng cục Thống kê sáng nay. Trong đó, Hàn Quốc quay trở lại vị trí top 1 thị trường gửi khách lớn nhất với gần 330.000 lượt, đoạt lại ngôi vương từ thị trường Trung Quốc 286.000 lượt. Tháng 5, 357.200 lượt khách Trung đến Việt Nam, trong khi khách Hàn đạt 351.000 lượt.
Cũng theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ ước đạt 11,25 tỷ USD trong 2 quý đầu, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó dịch vụ du lịch cao nhất khi đạt 6 tỷ USD, chiếm 53,1% tổng kim ngạch; tăng 40% so với cùng kỳ năm trước.
Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 16,11 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước, trong đó dịch vụ vận tải đạt 6,9 tỷ USD (chiếm 42,7% tổng kim ngạch), tăng 18,6%; dịch vụ du lịch đạt 4,9 tỷ USD (chiếm 30,4%), tăng 52,9%.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo CNN, thương hiệu thể thao lớn nhất thế giới Nike ghi nhận mức tăng trưởng chậm chạp trong bối cảnh phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gia tăng, đi kèm sức mua của người tiêu dùng ở các thị trường chính giảm mạnh. Bên cạnh đó, những sai lầm trong chiến lược kinh doanh cũng đã ảnh hưởng tới hoạt động của họ.
Doanh số Nike chỉ tăng 1% trong năm ngoái và không có sự thay đổi trong quý vừa qua. Thậm chí, doanh nghiệp dự báo doanh số sẽ giảm 10% trong quý tới khi các sản phẩm chủ lực bán chậm lại và cạnh tranh trên thị trường thương mại điện tử tăng cao.
Theo CNBC, trong năm tài chính 2024, Nike đạt doanh thu 51,36 tỷ USD, không thay đổi so với năm trước. Đây là tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm chậm nhất mà thương hiệu đồ thể thao này từng chứng kiến kể từ năm 2010, không tính thời kỳ đại dịch COVID-19.
Nike đang phải đối mặt với người tiêu dùng giảm chi tiêu trong các sản phẩm không thiết yếu và cạnh tranh khốc liệt từ các thương hiệu giày chạy bộ mới nổi như Hoka và On. Khách hàng đang thay đổi hành vi mua sắm, bỏ qua việc mua các đôi giày thể thao và quần áo đắt tiền để tập trung vào các sản phẩm cơ bản, đồng thời tăng trải nghiệm như các buổi hòa nhạc và du lịch.
Nike cũng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh mới. Hoka, một thương hiệu của Pháp được thành lập với phương châm mang tới một đôi giày chạy bộ cho các vận động viên marathon chuyên nghiệp, đã trở nên phổ biến trong thời gian qua. Thương hiệu của Pháp này phát triển nhờ tập trung vào sự thoải mái hơn là phong cách truyền thống.
Trong khi đó, nỗ lực thay đổi chiến lược phân phối của Nike đã gặp thất bại. Trong những năm gần đây, Nike đã cắt giảm số lượng nhà bán lẻ truyền thống, đồng thời chuyển sang tăng trưởng thông qua các kênh của riêng mình, đặc biệt là trực tuyến. Nike cho biết họ có thể kiếm được hơn gấp đôi lợi nhuận khi bán hàng thông qua website và các cửa hàng vật lý tự vận hành so với bán hàng qua các đối tác bán buôn.
Nike đã tuyên bố sẽ tập trung nguồn lực, tiếp thị và các sản phẩm hàng đầu vào chỉ khoảng 40 đối tác bán lẻ được chọn, chẳng hạn như Dick’s Sporting Goods và Foot Locker. Nhưng sự thay đổi này đã ảnh hưởng đến doanh số của họ. Nhận ra thất bại, Nike sau đó quay lại hợp tác với một số nhà bán lẻ mà họ đã loại bỏ.
“Nike đã đi quá xa và đánh giá thấp tầm quan trọng của các nhà bán lẻ bên thứ ba. Việc rút lui này mở ra cơ hội cho các nhà bán lẻ hợp tác chặt chẽ hơn với các thương hiệu khác”, ông Neil Saunders, một nhà phân tích tại GlobalData Retail, cho biết.
Các giám đốc điều hành của Nike cho rằng việc không đạt được mục tiêu doanh thu là do nhiều yếu tố. Họ cho biết mảng kinh doanh phong cách sống giảm trong quý này và động lực trong lĩnh vực mang lại lợi nhuận tốt như giày bóng rổ và giày chạy bộ, không đủ để bù đắp cho sự sụt giảm đó.
Từ tháng 4, công ty cũng bắt đầu chứng kiến lượng khách hàng tại Trung Quốc giảm do điều kiện kinh tế vĩ mô trong khu vực. Doanh số tại Bắc Mỹ, thị trường lớn nhất của Nike, đạt 5,28 tỷ USD, thấp hơn kỳ vọng của các nhà quan sát là 5,45 tỷ USD.
Tại châu Âu, Trung Đông và châu Phi, Nike đạt doanh thu 3,29 tỷ USD, so với ước tính 3,32 tỷ USD. Tại khu vực châu Á Thái Bình Dương và Mỹ Latinh, Nike đạt doanh thu 1,71 tỷ USD – thấp hơn so với ước tính 1,77 tỷ USD.
Thương hiệu Converse của Nike một lần nữa là một trong những mảng hoạt động kém nhất trong kết quả tổng thể. Doanh thu đơn vị này giảm 18% xuống còn 480 triệu USD, chủ yếu do sự sụt giảm ở Bắc Mỹ và Tây Âu. Trong cuộc họp cổ đông mới đây, CEO John Donahoe thừa nhận Nike đang đẩy nhanh kế hoạch giảm sản lượng các thương hiệu chủ lực vì có kết quả bán online kém, điều này dự kiến sẽ ảnh hưởng đến doanh thu tài chính năm 2025.
“Chúng tôi đang đối mặt trực tiếp với những thách thức ngắn hạn”, CEO nói.
Một số thách thức của Nike cũng nằm ngoài tầm kiểm soát của công ty. Họ đã phải đối mặt với môi trường kinh tế vĩ mô khó khăn khiến người tiêu dùng giảm mua giày thể thao. Một số nhà phân tích dự đoán toàn bộ ngành thể thao sẽ gặp khó khăn trong năm nay khi người tiêu dùng chuyển sang sử dụng quần jean và tìm cách ăn mặc đẹp hơn sau nhiều năm.
Nike tập trung vào việc cắt giảm chi phí để ít nhất có thể cải thiện lợi nhuận trong bối cảnh doanh số không ổn định. Tháng 12/2023, Nike công bố kế hoạch tái cấu trúc rộng rãi để giảm chi phí khoảng 2 tỷ USD trong ba năm tới. Hai tháng sau, Nike cho biết họ sẽ cắt giảm 2% lực lượng lao động, tương đương hơn 1.500 việc làm.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo CNBC, Amazon dự kiến ra mắt một chuyên mục mới trên nền tảng thương mại điện tử của mình, dành riêng cho các mặt hàng thời trang và phong cách sống giá rẻ, cho phép các đơn vị Trung Quốc bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng Mỹ.
Động thái này đánh dấu nỗ lực mạnh mẽ nhất của Amazon nhằm đối phó với cạnh tranh ngày càng gia tăng từ các đối thủ mới nổi trong lĩnh vực thương mại điện tử như Temu và Shein.
Temu và Shein đã mở rộng sự hiện diện của mình tại Mỹ trong những năm gần đây, thu hút ngày càng nhiều người mua sắm Mỹ với chiến lược giá rẻ cho các mặt hàng quần áo, điện tử, đồ gia dụng và các sản phẩm khác.
Chuyên mục mới của Amazon sẽ giới thiệu một loạt các mặt hàng không có thương hiệu, nhiều sản phẩm có giá dưới 20 USD. Phiên bản thử nghiệm của chuyên mục này cho thấy sẽ có các sản phẩm như dụng cụ massage mặt, tạ đeo tay và ốp lưng điện thoại, cùng nhiều mặt hàng khác được bày bán.
Amazon sẽ vận chuyển các sản phẩm trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ, với mục tiêu giao hàng trong vòng 9 đến 11 ngày. Công ty cho biết đây là một cách tiết kiệm chi phí cho các nhà bán hàng của Amazon tại Trung Quốc, và các nhà bán lẻ sẽ có thể thử nghiệm các mặt hàng mới thông qua sản xuất theo lô nhỏ. Shein cũng sử dụng mô hình tương tự, gọi là sản xuất theo nhu cầu, sản xuất số lượng hàng hóa hạn chế và tăng sản xuất khi nhu cầu tăng.
Trước đây, các nhà bán hàng của Amazon tại Trung Quốc đã phải dựa vào dịch vụ hoàn thiện đơn hàng của Amazon, gọi là Fulfillment by Amazon, để gửi hàng đến các kho hàng tại Mỹ trước khi chúng được chuyển đến khách hàng.
Trong một tuyên bố với CNBC, phát ngôn viên của Amazon, bà Maria Boschetti, cho biết: “Chúng tôi luôn tìm kiếm những cách mới để làm việc với các đối tác bán hàng của mình nhằm làm hài lòng khách hàng với nhiều lựa chọn hơn, giá cả thấp hơn và sự tiện lợi cao hơn.”
Bà Boschetti từ chối bình luận thêm về kế hoạch của công ty. Hiện chưa rõ thời điểm Amazon sẽ ra mắt chuyên mục này.
Các nhà bán hàng có trụ sở tại Trung Quốc đã chiếm một tỷ lệ đáng kể trong thị trường của Amazon trong nhiều năm, nhưng công ty đang nỗ lực làm mới để thu hút thêm các nhà bán hàng từ đây khi đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gia tăng.
Hồi tháng 12/2023, Amazon công bố một “trung tâm đổi mới” mới tại Thâm Quyến, một trung tâm công nghệ và sản xuất, giúp cắt giảm phí cho các nhà bán hàng bán quần áo có giá dưới 20 USD. Amazon cho biết trong năm 2023, số lượng mặt hàng được bán bởi các nhà bán hàng Trung Quốc trên trang web của mình đã tăng hơn 20% so với năm trước, trong khi số lượng các nhà bán hàng Trung Quốc có doanh thu trên 10 triệu USD tăng 30%.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Tối 27/6, Lễ Công bố và trao giải cho các nhà hàng, quán ăn do Michelin Guide tuyển chọn năm 2024 được tổ chức tại TPHCM.
Tại đây, Michelin Guide giới thiệu 164 cơ sở ăn uống, với 7 nhà hàng đạt một sao Michelin, 58 cơ sở ăn uống đạt Bib Gourmand (quán ngon, giá cả phải chăng) và 99 cơ sở ăn uống được Michelin tuyển chọn, đề xuất (Michelin Selected).
Trong danh sách các nhà hàng đạt một sao Michelin, có những cái tên mới gồm Akuna, La Maison 1888, The Royal Pavilion. Còn lại các nhà hàng Ănăn SaiGon, Gia, Hibana by KoKi, Tầm Vị, là những nhà hàng nhận được giải thưởng này vào năm 2023.
The Royal Pavilion tại TPHCM là nhà hàng duy nhất từ danh sách Michelin Selected 2023 được thăng hạng lên một sao Michelin.
Đặc biệt, năm 2024 là lần đầu tiên tại Việt Nam có nhà hàng đạt được ngôi sao xanh của Michelin. Giải thưởng danh giá này thuộc về Nén Danang.
Đây là giải thưởng tôn vinh cơ sở ăn uống tiên phong trong việc hướng đến xây dựng nền ẩm thực bền vững, mang đến trải nghiệm kết hợp giữa sự xuất sắc của những món ăn và cam kết nghiêm túc về tính thân thiện với môi trường.
Từ khi ra đời vào năm 2017, Nén Danang luôn nỗ lực để quảng bá các nguyên liệu địa phương và hầu hết các nguyên liệu được sử dụng để chế biến các món ăn đều được nuôi trồng tại địa phương.
Nhà hàng thường xuyên chia sẻ thông tin về trang trại của mình trên các phương tiện truyền thông và kêu gọi thực khách ủng hộ một tương lai xanh, bền vững hơn.
Không chỉ truyền tải thông điệp tích cực về ẩm thực bền vững đến thực khách, nhà hàng còn có một bước đi mạnh mẽ khi hợp tác với các trường học địa phương, chia sẻ thông tin với thế hệ trẻ để lan tỏa về khái niệm “xanh”.
Năm nay, danh sách đạt giải Bib Gourmand tăng gấp đôi năm ngoái, với tổng cộng 58 cơ sở, gồm: 18 cơ sở ở Hà Nội, 24 cơ sở ở TPHCM và 16 cơ sở ở Đà Nẵng.
Ngoài các giải thưởng trên, năm 2024 Michelin còn tuyển chọn và đề xuất 99 cơ sở ăn uống (Michelin Selected). Trong đó có 33 ở Hà Nội (trong đó có 5 cơ sở mới), 47 ở TPHCM (16 cơ sở mới) và 19 cơ sở mới ở Đà Nẵng.
Những quán ăn, nhà hàng có mặt trong danh sách này sẽ có tiềm năng thăng hạng lên sao Michelin hoặc ghi danh ở hạng mục Bib Gourmand trong tương lai.
Tại lễ công bố, Michelin Guide cũng trao 3 giải thưởng đặc biệt, vinh danh các cá nhân với những vai trò khác nhau trong ngành ẩm thực.
Trong đó, giải đầu bếp trẻ xuất sắc (Young Chef Award) được trao cho Duy Nguyễn đến từ Little Bear (TPHCM) – nhà hàng đạt giải trong hạng mục Michelin Selected; giải Chuyên gia nếm rượu (Sommelier Award) được trao cho Toàn Nguyễn đến từ La Maison 1888 (Đà Nẵng); giải Kỹ năng phục vụ xuất sắc thuộc về Anh Nguyễn đến từ Si Dining (Đà Nẵng).
Năm 2023, lần đầu tiên Michelin Guide – tổ chức xếp hạng ẩm thực uy tín nhất thế giới – đến Việt Nam để thẩm định và trao sao cho các nhà hàng tại TPHCM và Hà Nội. Năm nay, Michelin lần đầu đến Đà Nẵng để tuyển chọn và trao sao cho các nhà hàng.
Đối với Đà Nẵng, việc trở thành điểm đến ẩm thực thứ ba của Michelin Guide tại Việt Nam không chỉ khẳng định sức hút của những món ăn nức tiếng, mà còn là cơ hội để thành phố này khẳng định một lần nữa vị thế điểm đến quốc tế năng động và hấp dẫn.
Ông Hà Văn Siêu – Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam – khẳng định: “Sự tỏa sáng của Đà Nẵng gắn với Michelin lại làm cho sức hấp dẫn của thành phố này ngày càng mạnh mẽ. Lựa chọn Đà Nẵng để đánh giá, trao sao là một hướng đi rất đúng đắn của Michelin khi đây là một điểm đến đang lên, một thành phố đáng đến, đáng sống”.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Cơ quan chống độc quyền của Indonesia cho biết Công ty thương mại điện tử Shopee thừa nhận đã vi phạm quy định độc quyền đối với dịch vụ chuyển phát nhanh ở Indonesia.
Trong thông báo ngày 26-6, Cơ quan chống độc quyền Indonesia (KPPU) cũng cho biết Shopee đã đồng ý thực hiện các điều chỉnh trong phương thức hoạt động.
Shopee chưa đưa ra bình luận về tuyên bố của cơ quan. Tháng trước, đại diện Shopee cho biết công ty đã tuân thủ yêu cầu của KPPU và khẳng định công ty cam kết tuân thủ luật pháp Indonesia.
Theo Hãng tin Reuters, KPPU cáo buộc đơn vị địa phương của Shopee vi phạm các quy tắc chống cạnh tranh bằng cách hướng khách hàng sử dụng một số dịch vụ giao hàng nhất định.
Cụ thể, KPPU cho rằng từ tháng 3-2021, Shopee đã ngừng liệt kê một số nhà cung cấp dịch vụ giao hàng mà họ đã sử dụng trước đó, khiến khách hàng chỉ còn 2 lựa chọn. Một trong số dịch vụ đó có giám đốc điều hành của Shopee Indonesia trong ban giám đốc.
“Động thái này ngăn cản người tiêu dùng lựa chọn dịch vụ chuyển phát nhanh từ các công ty khác với mức giá mong muốn”, người phát ngôn Deswin Nur của KPPU nói khi thông báo cuộc điều tra hồi tháng 2-2024.
Ông nói thêm rằng cách làm như vậy đã dẫn đến “khối lượng vận chuyển tăng đáng kể” cho các đơn vị liên kết này, đặc biệt là Shop Xpress.
Theo ông Nur, nếu bị kết tội, công ty sẽ phải đối mặt với mức phạt tối thiểu 1 tỉ rupiah (khoảng 64.000 USD) và tối đa 50% lợi nhuận ròng, hoặc 10% tổng doanh thu kiếm được trong thời gian vi phạm.
Shopee hiện là công ty dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực thương mại điện tử đang phát triển nhanh chóng ở Indonesia và thuộc sở hữu của Công ty công nghệ Sea (Singapore).
Ngoài Shopee, KPPU cũng đang điều tra đơn vị địa phương của một nền tảng thương mại điện tử khác là Lazada, chi nhánh Đông Nam Á của Alibaba.
Tháng trước, KPPU nói đã tìm thấy các dấu hiệu Lazada vi phạm luật độc quyền của Indonesia và đang thu thập bằng chứng. Theo cáo buộc, từ năm 2021, Lazada được cho là đã thực hiện các hành động phân biệt đối xử có khả năng cản trở cạnh tranh kinh doanh và gây hại cho khách hàng hoặc người tiêu dùng.
“Nếu sau đó được chứng minh là vi phạm pháp luật, Lazada có thể bị phạt với mức phạt tối đa là 50% lợi nhuận ròng hoặc 10% tổng doanh thu mà họ thu được trên thị trường liên quan trong thời gian vi phạm”, ông M. Fanshurullah Asa, lãnh đạo KPPU, cho biết trong tuyên bố ngày 27-5.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Dữ liệu của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho thấy, tổng doanh thu năm 2023 của nhóm doanh nghiệp bia, rượu niêm yết giảm còn hơn 45.000 tỷ đồng từ mức hơn 55.000 tỷ đồng năm 2022 trong khi tổng lợi nhuận sau thuế giảm 23%, xuống gần 5.100 tỷ đồng.
Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam chỉ ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do Nghị định 100 quy định thổi nồng độ cồn khi tham gia giao thông, người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu và giá thuê mặt bằng tăng cao ảnh hưởng tới kênh bán trực tiếp.
Trong bối cảnh ngành đồ uống có cồn đang loay hoay tìm lối ra cho bài toán tăng doanh thu thì tháng 2 vừa qua, báo cáo về thương mại điện tử do YouNet ECI thực hiện cho thấy các “ông lớn” thay vì phân phối truyền thống lại đang tìm đường bán nhiều hơn trên các kênh online, hướng tới người tiêu dùng trẻ.
Riêng trên sàn Shopee – nền tảng thương mại điện tử có thị phần lớn nhất Việt Nam, trong 6 tháng cuối năm ngoái, doanh thu ngành bia tăng 154% so với nửa đầu năm, từ gần 35 tỷ đồng lên gần 89 tỷ đồng.
Tính chung trên các sàn thương mại điện tử phổ biến, nhóm hàng đồ uống có cồn tăng 12% trong nửa cuối năm ngoái so với đầu năm, bất chấp việc 6 tháng đầu năm là thời điểm diễn ra kỳ nghỉ Tết Nguyên đán – vốn là cao điểm của thị trường bia rượu.
Trong đó, riêng các doanh nghiệp bia kinh doanh trên các sàn đạt tổng doanh thu 351 tỷ đồng trong năm 2023. Nhà phân tích tại YouNet ECI nhận định con số này tuy còn rất khiêm tốn so với tổng dung lượng thị trường bia nhưng quan trọng là mức tăng trưởng doanh thu 12% trong nửa cuối năm so với nửa đầu.
“Trong lúc nhiều đơn vị lớn trong ngành bia như Sabeco và Habeco giảm doanh thu 8% đến 13% so với năm trước, thương mại điện tử nổi lên như một kênh mới, mang lại tiềm năng tăng trưởng cao”, chuyên gia tại YouNet ECI nói.
Theo ông Nguyễn Phương Lâm, Trưởng bộ phận Phân tích tại YouNet ECI, các hãng bia đã nỗ lực tìm kênh tăng trưởng bù doanh số cho kênh truyền thống. Những doanh nghiệp này đẩy mạnh quảng bá, khuyến mại trên các sàn thương mại điện tử.
Mặt khác, kênh bán online phù hợp hướng mục tiêu tới các khách hàng thế hệ Gen Z, Gen Y khi hành vi tiêu dùng yêu cầu dịch vụ sản phẩm phải nhanh chóng và tiện lợi. Đặc trưng của thương mại điện tử có thể đáp ứng nhu cầu này với dịch vụ thanh toán không tiền mặt và giao hàng nhanh. Ngoài ra, Gen Z cho thấy khó trung thành với một nhãn hàng. Do đó với 500 thương hiệu đồ uống có cồn trên thương mại điện tử sẽ là yếu tố thu hút nhóm khách hàng này.
Thế nhưng mọi chuyện không diễn ra như vậy với Heineken. Doanh nghiệp này dù đã đối phó với những thách thức trong ngành bia bằng cách ra mắt sản phẩm bia không cồn hay thực hiện chiến dịch marketing sản phẩm tại trạm dừng nghỉ trên cao tốc…. nhưng vẫn không mang lại kết quả như mong đợi.
Thậm chí, trên kênh bán online, trái ngược với tình hình chung của ngành, doanh số bán bia Heineken còn giảm mạnh trong 5 tháng đầu năm. Theo Metric – đơn vị nghiên cứu thương mại điện tử tại Việt Nam, 5 tháng đầu năm, doanh số bán bia Heineken trên 5 sàn phổ biến sụt giảm tới 60% xuống gần 32 tỷ đồng với hơn 60.000 đơn vị sản phẩm bán ra.
Metric cho hay doanh thu Heineken trên thương mại điện tử nhìn chung có xu hướng giảm từ đầu năm 2024 đến nay, sau Nghị định 100 sửa đổi về mức nồng độ cồn tối thiểu, mặc dù mức tiêu thụ bia tăng ở dịp Tết 2024 nhưng doanh thu giảm rõ rệt so với dịp tết 2023.
Trong báo cáo mới đây, phía Heineken Việt Nam cho biết giai đoạn hậu COVID-19, kinh tế nói chung đối diện nhiều thách thức khi tăng trưởng giảm tốc, dẫn tới sụt giảm nhu cầu của người tiêu dùng.
Mặt khác, Nghị định 100 cũng dẫn đến thay đổi hành vi và thói quen của người tiêu dùng. Kết quả, thị trường bia Việt Nam đã chứng kiến sự sụt giảm hai con số trong năm 2023 và tiếp tục sụt giảm một con số từ đầu năm đến nay. Điều này dẫn tới việc Heineken Việt Nam quyết định tinh giản hoạt động, đóng cửa nhà máy sản xuất bia tại Quảng Nam.
Báo cáo tài chính năm 2023 của Heineken toàn cầu cho thấy dù doanh thu đạt hơn 36 tỷ euro, tăng gần 5% so với cùng kỳ nhưng lãi ròng chỉ đạt 2,3 tỷ euro, giảm 14%. Tổng sản lượng cả năm của Heineken giảm 4,7% xuống còn hơn 24 tỷ lít bia, trong đó thị trường Việt Nam và Nigeria chiếm hơn 60% mức giảm này.
Trả lời trên CNBC, ông Dolf van den Brink, Giám đốc điều hành Heineken toàn cầu thừa nhận hãng đã đối mặt với tình hình sụt giảm mạnh mẽ tại thị trường trọng điểm là Việt Nam. Hiện, sau Sabeco, Heineken là đơn vị sản xuất bia có thị phần lớn thứ hai Việt Nam, với 25% thị phần, theo báo cáo từ MBS công bố cuối năm 2022.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Ngày 24/6, GreenNode, đơn vị kinh doanh mảng AI Cloud thuộc VNG công bố chính thức khai trương trung tâm xử lý dữ liệu AI quy mô lớn tại Bangkok, Thái Lan. Doanh nghiệp cho biết đây là một trong những hạ tầng AI Cloud quy mô lớn đầu tiên của Đông Nam Á, do đội ngũ GreenNode tự vận hành.
Ông Dennis Ang, Giám đốc kinh doanh cấp cao Nvidia khu vực châu Á, Australia và New Zealand nhấn mạnh, để có thể đón đầu làn sóng GenAI hiện nay, các công ty cần hai yếu tố: Thứ nhất là trung tâm dữ liệu AI và thứ hai là nhà máy AI. Đây là hai mảng việc hiện nay Nvidia đang hợp tác với VNG.
Chia sẻ tại sự kiện, ông Lionel Yeo – CEO ST Telemedia Global Data Centres Đông Nam Á đưa dự báo: “Trong vòng 4 năm tới, đầu tư vào AI sẽ tăng lên đáng kể, trong đó khoảng 30% là từ khu vực châu Á. Khu vực này đang trở nên rất sôi động”.
Theo GreenNode, doanh nghiệp hướng tới cung cấp cơ sở hạ tầng cao cấp và giải pháp về AI cho khách hàng, triển khai hạ tầng AI với công suất 20MW chuyên dụng, được trang bị hạ tầng mạng InfiniBand thế hệ mới với băng thông giữa các máy chủ GreenNode lên đến 3,2Tbps và nền tảng lưu trữ quy mô lớn.
GreenNode sẽ cung cấp danh mục sản phẩm gồm ba nhóm chính: Máy chủ GPU trực tiếp (Bare Metal GPU) với hàng ngàn chip H100 Tensore Core GPUs, dịch vụ hỗ trợ các tính năng của nền tảng máy học (ML Platform) và nhà máy AI (AI factory) của Nvidia. GreenNode nói ngoài cung cấp hạ tầng, họ cũng tự xây dựng mô hình, tận dụng chuyên môn và kinh nghiệm để hỗ trợ các startup phát triển.
“Cột mốc này đã mang lại những tín hiệu tích cực cả trên phương diện công nghệ và kinh doanh, khi từ khái niệm đã được triển khai vào thực tế chỉ trong một thời gian ngắn. Đây mới là bước đầu tiên và chúng tôi cam kết đầu tư lâu dài với mục tiêu trở thành đơn vị cung cấp AI Cloud hàng đầu tại Đông Nam Á”, Nhà sáng lập kiêm Tổng Giám đốc VNG Lê Hồng Minh nhấn mạnh.
VNG cho biết GreenNode đã giành được hàng triệu USD từ các hợp đồng cung cấp cơ sở hạ tầng AI và các giải pháp AI cho khách hàng trên toàn thế giới.
“Với hàng ngàn chip GPU từ Nvidia cũng như trung tâm dữ liệu, GreenNode hướng tới việc trở thành một lựa chọn cho khách hàng toàn cầu. Dù vậy, chúng tôi vẫn còn rất nhiều việc phải làm như đầu tư mạnh mẽ hơn nữa cho R&D”, ông Nguyễn Lê Thành, CEO GreenNode & VNG Digital Business chia sẻ.
Tại cuộc họp thường niên vừa qua, ông Lê Hồng Minh nhấn mạnh ba mũi nhọn chiến lược tạo nên đà tăng trưởng mới cho công ty trong những năm tới sẽ là: AI, global (Toàn cầu) và platforms (nền tảng).
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
“Khả năng trong năm 2018 Nhà máy bia Heineken Việt Nam – Quảng Nam sẽ đóng góp cho ngân sách khoảng 1.200 tỷ đồng là điều có thể“, Kế toán trưởng Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken Việt Nam – Quảng Nam trả lời truyền thông hồi tháng 10/2018.
Tại thời điểm đó, nhà máy Heineken Quảng Nam ghi nhận sản lượng tăng và tiêu thụ sản phẩm đạt doanh số cao, nên trong 10 tháng đầu năm 2018 đã nộp ngân sách nhà nước 877,4 tỷ đồng, đạt 117% chỉ tiêu. Vị kế toán trưởng lúc bấy giờ nói thêm rằng tình hình sản xuất vẫn tiến triển tốt, dự báo trong 2 kỳ nộp thuế của 2 tháng cuối năm, số nộp ngân sách của công ty sẽ khoảng 200 tỷ đồng/tháng.
Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Nam, ở thời kỳ đỉnh cao này, Nhà máy bia Heineken Việt Nam – Quảng Nam có số nộp ngân sách nhà nước lớn nhất trong khối các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại tỉnh, tính chung toàn khối các doanh nghiệp thì đứng thứ hai sau Ô tô Chu Lai – Trường Hải. Trung bình mỗi năm, nhà máy này đóng góp ngân sách khoảng 1.000 – 1.200 tỷ đồng.
Tuy nhiên, Covid-19 ập tới, khiến con số này liên tục sụt giảm trong vài năm gần đây. Kinh tế khó khăn khiến người tiêu dùng phải cắt giảm chi tiêu, sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu cũng khiến giá nguyên liệu ngành bia tăng phi mã.
Thêm vào đó, Nghị định 100 về việc xử lý vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông được thực hiện vô cùng quyết liệt, với mức phạt tiền lên tới 6-8 triệu đồng cho xe máy và 30-40 triệu đồng với ô tô, tiếp tục trở thành “đòn giáng” mạnh mẽ vào các doanh nghiệp ngành bia nói chung và Heineken Việt Nam nói riêng.
Kết quả là trong 3 tháng đầu năm 2024, con số đóng góp của Heineken cho ngân sách Quảng Nam chỉ còn khoảng 20 tỷ đồng.
Mới đây, UBND tỉnh Quảng Nam, Ban quản lý các Khu kinh tế và Khu công nghiệp tỉnh đã nhận được báo cáo về việc tạm dừng hoạt động của nhà máy bia Heineken Quảng Nam. Phía Heineken cho biết ảnh hưởng của Covid-19 và việc triển khai Nghị định 100 đã khiến thị trường bia Việt Nam chứng kiến sự sụt giảm đáng kể.
“Chúng tôi cần tiếp tục tối ưu hóa với ít nhà máy hơn nhưng mỗi nhà máy lớn hơn về quy mô“, văn bản của Heineken Việt Nam có đoạn.
Quyết định này cũng phù hợp với tham vọng và trách nhiệm của Việt Nam và Heineken Việt Nam trong việc hướng tới mục tiêu không phát thải carbon trong hoạt động sản xuất.
Tính trên cả nước, Heineken đang hỗ trợ gần 250.000 việc làm cho người lao động Việt Nam. Trong năm 2022, Heineken Việt Nam cũng đóng góp cho nền kinh tế ở mức tương đương 1,04% tổng GDP quốc gia – mức cao kỷ lục kể từ khi công ty bắt đầu cập nhật số này trong Báo cáo phát triển bền vững đầu tiên của mình.
Được thành lập vào năm 1991, đến trước khi nhà máy tại Quảng Nam tạm dừng hoạt động, Heineken Việt Nam vận hành 6 nhà máy bia tại Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Nam, TP. HCM, Vũng Tàu, Tiền Giang và 9 văn phòng thương mại trên khắp Việt Nam.
Hướng đến mục tiêu Net-Zero, trong năm 2022, nhà máy cuối cùng trong toàn bộ 6 nhà máy bia của Heineken Việt Nam đã chuyển sang sử dụng năng lượng sinh khối, có nghĩa là hiện nay toàn bộ bia của Heineken Việt Nam đang được nấu bằng năng lượng tái tạo.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Thông tin mới đây về mức lương đến hơn 10 tỷ đồng mỗi năm của kỹ sư cao cấp trong lĩnh vực AI, data tại Tập đoàn FPT đã khiến nhiều người sửng sốt.
Tùy vào vị trí công việc, mức thu nhập của người lao động sẽ khác nhau. Tuy nhiên, mức bình quân thu nhập tại tập đoàn này nhìn chung ở mức cao và có sự tăng trưởng mạnh. Năm 2023, tập đoàn tăng mạnh chi phí nhân viên từ mức 18.798 tỷ đồng của năm 2022 lên 22.824,9 tỷ đồng, chiếm một nửa tổng chi phí của doanh nghiệp.
Với số lượng nhân viên toàn tập đoàn là 48.162 người, bình quân mỗi nhân viên đạt mức thu nhập xấp xỉ 474 triệu đồng trong năm 2023, tương ứng với 39,5 triệu đồng/tháng. Con số này trong năm 2022 là 443,3 triệu đồng/người/tháng, tương ứng thu nhập bình quân theo đầu người là 36,9 triệu đồng/tháng. Thu nhập bình quân của nhân viên FPT trong năm 2023 đã tăng hơn 7%.
Thù lao cho các thành viên Hội đồng quản trị được tăng khá mạnh so với năm trước đó. Ngoại trừ ông Trương Gia Bình – Chủ tịch HĐQT, ông Bùi Quang Ngọc – Phó chủ tịch HĐQT và ông Đỗ Cao Bảo – Ủy viên HĐQT không nhận thù lao thì các thành viên khác đều được tăng chi trả. Tổng mức chi cho HĐQT xấp xỉ 6,1 tỷ đồng, tăng so với mức 5,87 tỷ đồng của năm 2022.
Trong đó, ông Jean Charles Belliol – Ủy viên HĐQT – nhận về 960 triệu đồng thù lao, tăng hơn 10% so với năm 2022; bà Trần Thị Hồng Lĩnh – Ủy viên HĐQT (từ ngày 7/4/2022) nhận 360 triệu đồng, tăng 33%; ông Hiroshi Yokotsuka và ông Hampapur Rangadore Binod – Ủy viên HĐQT từ ngày 7/4/2022 cùng nhận mức 2,39 tỷ đồng (tăng gần 36%).
Bên cạnh đó, thù lao cho Ban Kiểm soát cũng tăng từ 1,25 tỷ đồng lên 1,46 tỷ đồng. Trong đó, ông Nguyễn Việt Thắng – Trưởng ban kiểm soát nhận 716,8 triệu đồng, tăng 16,7%. Các thành viên khác là bà Dương Thùy Dương và Nguyễn Thị Kim Anh cùng nhận mức thù lao 369,6 triệu đồng, tăng đáng kể so với năm trước đó.
Tương tự, FPT cũng tăng lương cho Tổng giám đốc và những người quản lý chủ chốt khác. Tiền lương của ông Nguyễn Văn Khoa – Tổng giám đốc FPT – trong năm 2023 là 4,4 tỷ đồng, tương ứng 366,7 triệu đồng/tháng, tăng 5,8% so với năm 2022.
Ông Nguyễn Thế Phương – Phó tổng giám đốc – nhận mức lương 3,49 tỷ đồng tương ứng 290,8 triệu đồng/tháng, tăng 7,4% so với năm 2022. Ông Hoàng Việt Anh – Phó tổng giám đốc – nhận mức lương 3,24 tỷ đồng tương ứng xấp xỉ 270 triệu đồng/tháng, tăng 24,5%.
Ông Hoàng Hữu Chiến – Kế toán trưởng – nhận lương 2,06 tỷ đồng tương ứng 171 triệu đồng/tháng, tăng 13,2%. Bên cạnh đó, mức lương cho bà Mai Thị Lan Anh cũng được tăng mạnh 45,5% lên 832 triệu đồng, tương ứng 69,3 triệu đồng/tháng.
Không chỉ được tăng lương, “người” FPT khi nắm cổ phần doanh nghiệp còn được chia cổ tức đều đặn hàng năm cả bằng tiền lẫn cổ phiếu.
Ngày 20/6 vừa qua, cổ đông FPT đã nhận được 1.270 tỷ đồng cổ tức còn lại năm 2023 chỉ sau 1 tuần chốt danh sách hôm 13/6. Tỷ lệ chia cổ tức đợt này là 10% (cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu nhận 1.000 đồng).
Cộng với lần tạm ứng 10% vào tháng 7/2023, tổng tỷ lệ cổ tức năm 2023 của FPT là 20% bằng tiền (cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu nhận 2.000 đồng).
Bên cạnh đó, FPT mới đây còn phát hành cổ phiếu thưởng để tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu, dự kiến ngày chuyển giao cổ phiếu vào tháng 7 tới. Khối lượng cổ phiếu phát hành thêm là 190,5 triệu đơn vị, tỷ lệ 20:3, tức cổ đông sở hữu 20 cổ phiếu thì được nhận thêm 3 cổ phiếu mới.
Nguồn vốn trích từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2023 trên báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023 (hơn 8.600 tỷ đồng). Sau phát hành, vốn điều lệ của FPT tăng từ 12.700 tỷ đồng lên 14.605 tỷ đồng. Tổng số cổ phiếu sau đợt phát hành là 1,46 tỷ đơn vị.
Cổ phiếu liên tục phá đỉnh, lọt top 5 vốn hóa
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu FPT vẫn đang miệt mài thiết lập đỉnh mới bất chấp VN-Index loay hoay dưới vùng 1.300 điểm và khối ngoại “chốt lời mỏi tay” đối với cổ phiếu này.
Đóng cửa phiên cuối tuần (21/6), FPT tăng thêm 2,1% lên 136.100 điểm, mức giá cao nhất lịch sử niêm yết của mã này. Vốn hóa thị trường của FPT đã đạt 198.767 tỷ đồng và đã vượt qua quy mô của nhiều doanh nghiệp lớn trên thị trường chứng khoán.
Thống kê cuối ngày 21/6 cho thấy, giá trị vốn hóa thị trường của FPT đã vượt qua HPG, GAS, CTG, TCB, VHM. Cổ phiếu tập đoàn ông Trương Gia Bình hiện xếp thứ 5 toàn thị trường, chỉ đứng sau VCB, VGI, ACV và BID.
Mức thị giá của FPT tăng nhanh, tăng 14,22% trong vòng 1 tháng qua và tăng 17% kể từ đầu tháng 6. So với đầu năm, giá cổ phiếu FPT đã tăng hơn 64% (tương ứng tăng hơn 53.000 đồng mỗi cổ phiếu).
Cùng với sự tăng giá không ngừng của cổ phiếu thì giá trị tài sản của cổ đông FPT cũng tăng theo, trong đó đáng kể nhất là khối tài sản trên sàn của nhóm “công thần”, đồng sáng lập và gắn bó với FPT từ thời kỳ khởi nghiệp.
Tại FPT, ông Trương Gia Bình vẫn là cổ đông lớn nhất, sở hữu 77,16 triệu cổ phiếu FPT tương ứng tỷ lệ nắm giữ là 6,08%. Ông Bùi Quang Ngọc nắm 20,84 triệu cổ phiếu tương ứng 1,64%.
Bà Trương Thị Thanh Thanh nắm 16,5 triệu cổ phiếu tương ứng 1,3%. Ông Đỗ Cao Bảo nắm 12,06 triệu cổ phiếu tương ứng 0,95% vốn điều lệ. Bà Trương Thị Thanh Thanh là mẹ chồng của Hoa hậu Jennifer Phạm.
So với đầu năm, tài sản của ông Trương Gia Bình đã gia tăng 4.099 tỷ đồng. Tài sản của ông Bùi Quang Ngọc tăng 1.107 tỷ đồng, của bà Trương Thị Thanh Thanh tăng 876 tỷ đồng và của ông Đỗ Cao Bảo tăng 641 tỷ đồng.
Doanh thu suýt soát “tỷ đô” sau 5 tháng
Theo cập nhật của FPT, trong 5 tháng đầu năm, tập đoàn này ghi nhận doanh thu đạt 23.916 tỷ đồng, lãi trước thuế 4.313 tỷ đồng, lần lượt tăng 19,9% và 19,5% so với cùng kỳ năm trước.
Khối công nghệ chiếm tới 61% tổng doanh thu và 45% lãi trước thuế toàn tập đoàn, tương ứng đạt 14.513 tỷ đồng và 1.931 tỷ đồng. Trong đó, mảng dịch vụ công nghệ thông tin thị trường nước ngoài tiếp đà tăng gần 30% với doanh thu 11.998 tỷ đồng.
FPT cho biết khối lượng đơn hàng ký mới tại thị trường nước ngoài đạt 16.341 tỷ đồng, tăng hơn 17% do đẩy sớm việc ký mới ngay trong tháng 12/2023. Riêng tháng 5, FPT thắng thầu thêm 6 dự án với quy mô trên 5 triệu USD/dự án, đưa tổng số dự án thắng thầu từ đầu năm lên 26 dự án.
Mảng dịch vụ công nghệ thông tin trong nước đem về doanh thu 2.515 tỷ đồng, tăng hơn 5% nhờ nhu cầu đầu tư cho công nghệ từ khối ngân hàng và tài chính.
Năm 2024, FPT đặt mục tiêu doanh thu kỷ lục 61.850 tỷ đồng và lãi trước thuế 10.875 tỷ đồng, cùng tăng 18% so với năm 2023. Như vậy, FPT đã thực hiện được 39% chỉ tiêu doanh thu và 40% mục tiêu lợi nhuận năm.
Tập đoàn cũng gây chú ý với lượng tiền mặt ở mức cao. Theo báo cáo tài chính quý I, tập đoàn có lượng tiền mặt lên tới 6.341,5 tỷ đồng tại ngày 31/3, con số này đã giảm đáng kể so với mức 8.279,2 tỷ đồng vào thời điểm 31/12/2023. Tại ngày 31/3, FPT có 5.391 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng và 929,5 tỷ đồng các khoản tương đương tiền (là các khoản tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn không quá 3 tháng).
Riêng khoản lãi tiền gửi, cho vay cũng mang về cho FPT hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm. Năm 2023, lãi tiền gửi, cho vay của tập đoàn ở mức 1.648,4 tỷ đồng và năm 2022 là 1.349,5 tỷ đồng.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo quy định vừa được hội đồng giáo dục Los Angeles thông qua, các trường công lập trong quận có thể sẽ hạn chế cung cấp Internet và chặn học sinh dùng mạng xã hội trên các thiết bị điện tử, bao gồm máy tính và smartphone.
Lệnh cấm này dự kiến có hiệu lực từ tháng 1/2025, ảnh hưởng đến hơn 429.000 học sinh đang theo học tại các trường công lập thuộc quận Los Angeles, bang California, Mỹ.
Một số trường hợp miễn trừ cho phép smartphone của học sinh có thể vào mạng hoặc các thiết bị điện tử có chức năng hạn chế hơn như đồng hồ thông minh và điện thoại “cục gạch” nghe gọi.
Các nhà quản lý cho rằng, smartphone và mạng xã hội khiến học sinh xao nhãng, ngăn cản phát triển kỹ năng giao tiếp xã hội và gây nguy hiểm cho sức khỏe tâm thần, với các biểu hiện như gia tăng căng thẳng, lo âu, trầm cảm, ảnh hưởng xấu đến chất lượng giấc ngủ, gây ra sự hung hăng và thậm chí có thể khiến học sinh nghĩ đến việc tự tử.
Pew Research Center, trung tâm nghiên cứu phi lợi nhuận dẫn số liệu cho thấy 72% giáo viên trung học tại Mỹ coi smartphone là một vấn đề lớn ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.
“Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ là những người đi đầu. Học sinh trong toàn quận và đất nước sẽ được hưởng lợi từ quy định mới được ban hành”, Nick Melvoin, thành viên Hội đồng Giáo dục, người đã đề xuất lệnh cấm smartphone và mạng xã hội tại trường học, cho biết.
Sau khi Los Angeles bỏ phiếu thông qua lệnh cấm sử dụng smartphone và mạng xã hội trong giờ học, Thống đốc bang California Gavin Newsom cũng đã kêu gọi một lệnh cấm sử dụng smartphone tương tự tại các trường học trên toàn bang.
Đầu tuần này, Vivek Murthy, người đứng đầu Cơ quan Dịch vụ Y tế Công cộng Mỹ, đã có bài tham luận chỉ ra những tác hại của mạng xã hội, có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên.
Bác sĩ Vivek Murthy đã kêu gọi chính phủ Mỹ phải dán nhãn cảnh báo tác hại của mạng xã hội với giới trẻ, tương tự như nhãn cảnh báo tác hại của rượu và thuốc lá.
Los Angeles là học khu lớn thứ hai tại Mỹ, với hơn 429.000 học sinh và 640 trường học. Học khu là một đơn vị hành chính địa phương tại Mỹ, chịu trách nhiệm quản lý các trường học công lập trong một khu vực nhất định. Học khu thường được thành lập theo ranh giới của một thành phố, thị trấn hoặc quận, nhưng cũng có thể bao gồm nhiều khu vực khác nhau.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, chỉ có một số ít ví điện tử lớn mạnh mới có thể tồn tại lâu dài.
Trong bối cảnh hoạt động thanh toán không tiền mặt bùng nổ thì việc Công ty CP Công nghệ và Dịch vụ Moca (Moca) thông báo ngừng mở mới và ngừng cung cấp dịch vụ ví điện tử Moca từ ngày 1-7 khiến người dùng không khỏi bất ngờ. Moca được biết đến là phương tiện thanh toán quen thuộc trên ứng dụng Grab.
Cuộc đua giữa các “ông lớn”
Lý do được doanh nghiệp (DN) này đưa ra là cần có những đánh giá cẩn trọng và đưa ra quyết định thực hiện chiến lược tái cấu trúc, nhằm hướng đến tăng trưởng bền vững. Dù DN không nói rõ nhưng nhiều người cũng ngầm hiểu Moca đang bị lép vế trong cuộc đua “đốt tiền” đầy khốc liệt giữa các ví điện tử với nhau.
Một số chuyên gia cho rằng cạnh tranh trên thị trường ví điện tử nhiều năm qua chưa bao giờ hết khốc liệt. Đặc biệt, các ví hiện nay không chỉ cạnh tranh về công nghệ thanh toán mà còn ở khía cạnh đầu tư cho mảng tiếp thị, khuyến mãi, đua nhau lôi kéo các merchant (hộ kinh doanh, tiểu thương, nhà bán hàng) lên ví (có thu phí) để tăng các tiện ích cho người dùng.
Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho thấy tính đến hết quý I/2024, có hơn 50 doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, phần lớn là ví điện tử. Dù vậy, thị trường hiện nay chỉ còn một số “ông lớn” chiếm thị phần đáng kể như MoMo, ZaloPay, ShopeePay (trước đây là AirPay), Viettel Money, VNPAY, VTCPay…
Không chỉ cạnh tranh với nhau, gần đây các ví điện tử còn phải đối đầu với một đối thủ đáng gờm mới, đó là dịch vụ chuyển nhanh NAPAS 247 và thanh toán bằng mã VietQR. Chỉ trong khoảng 3 năm từ khi ra mắt, đến nay đã có 44 tổ chức tín dụng triển khai VietQR với hàng chục triệu khách hàng. VietQR ra đời và phổ biến khắp mọi ngóc ngách, gần như mọi ứng dụng (app) ngân hàng hay ví điện tử đều có thể quét được để chuyển tiền.
Cạnh tranh thế nào với VietQR?
Tuy nhiên, Tổng Giám đốc của MoMo, ông Nguyễn Mạnh Tường, cho rằng sự ra đời của VietQR không đe dọa sự tồn tại của các ví mà trái lại MoMo và các ví khác đang được hưởng lợi từ VietQR tạo cho thị trường thói quen về thanh toán không dùng tiền mặt.
Các merchant cũng được hưởng lợi, khi khách hàng có thể dùng ví MoMo hay các ứng dụng nào có tích hợp VietQR để chuyển tiền, thanh toán nhanh thay vì dùng tiền mặt. “Với việc phổ biến VietQR, tần suất khách hàng dùng MoMo tăng lên rất nhiều, giúp nền tảng này có nhiều điều kiện tương tác với khách hàng hơn để tư vấn, cung cấp các giải pháp tài chính, dịch vụ chuyên sâu hơn” – ông Tường thông tin.
Đại diện ZaloPay cũng nói rằng ví đã có nhiều bước thay đổi rõ rệt về cách thức tăng trưởng. Năm 2023, ZaloPay đã tiến hành tối ưu chi phí khi ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu 40% trong khi mức lỗ giảm mạnh 42%, nhờ tích hợp VietQR, cũng như liên tiếp ra mắt các dịch vụ tài chính mới.
“Những năm gần đây, chúng tôi đã sớm nhìn thấy sự dịch chuyển của thị trường khi chứng kiến sự xuất hiện và phát triển của VietQR, kéo theo đó là sự nâng cấp nhanh chóng của các ứng dụng ngân hàng. Đây là thách thức cho các DN ví điện tử phải làm thế nào để tạo được lợi thế cạnh tranh không chỉ giữa các ví mà còn với những hình thức thanh toán khác cũng đang dần được hoàn thiện theo thời gian” – đại diện ZaloPay nói.
TS Phạm Nguyễn Anh Huy, giảng viên cấp cao ngành tài chính tại Đại học RMIT Việt Nam, nhận định VietQR và ví điện tử phục vụ cho các mục đích khác nhau và có thể bổ sung cho nhau trong bối cảnh thanh toán số của Việt Nam đang ngày càng phát triển.
Nếu VietQR được ví như “kẻ đột phá tiềm năng” trên thị trường thanh toán không tiền mặt thì các ví điện tử như MoMo, Viettel Pay, ZaloPay… vẫn đang được nhiều người dùng ở Việt Nam ưa chuộng với thị phần đáng kể.
“Để thu hút người dùng, các ví điện tử MoMo và ZaloPay đều đã cải tiến mã QR trên cơ sở VietQR, cho phép người dùng có thể linh hoạt trong chọn sử dụng nguồn tiền nào, từ ví điện tử, tài khoản ngân hàng, ví trả sau… Các ví điện tử đang mở rộng sang nhiều kênh dịch vụ tài chính khác, như mua trước trả sau, dịch vụ y tế hay dịch vụ đầu tư… phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau hơn là chỉ chuyển tiền” – TS Huy nói.
Dù vậy, ông Huy cũng cho rằng trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay cùng với sự tăng trưởng theo cấp số nhân của VietQR, chỉ có một số ít ví điện tử lớn mạnh mới có thể tồn tại lâu dài.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nhiều người sử dụng VPN để mua tài khoản Premium giá rẻ từ nước ngoài, nhưng YouTube cho biết đang rà soát và sẽ hủy gói.
Từ đầu tháng 6, một số người dùng YouTube Premium cho biết bất ngờ nhận được thông báo gói thuê bao bị hủy không rõ nguyên nhân. Khi liên hệ bộ phận chăm sóc khách hàng, một số được phản hồi rằng nền tảng video phát hiện họ dùng YouTube tại nơi khác với địa điểm đăng ký.
Tình trạng thay đổi quốc gia để đăng ký tài khoản YouTube Premium không hiếm, xuất phát từ sự chênh lệch giá dịch vụ. Ví dụ tại Mỹ, giá của gói này là 14 USD, tăng từ mức 12 USD ban đầu, trong khi tại Ukraine là 2,4 USD một tháng, hay tại Việt Nam là 79 nghìn đồng. Trước đây, để mua gói giá rẻ, người dùng thường sử dụng dịch vụ VPN để thay đổi địa chỉ IP theo quốc gia mong muốn khi mua, sau đó truy cập tại bất cứ đâu.
PCMag dẫn lời đại diện nền tảng video của Google xác nhận việc quét tài khoản đăng ký lậu theo phương thức trên. “YouTube đã bắt đầu hủy tư cách thành viên cao cấp đối với tài khoản được xác định có thông tin quốc gia đăng ký giả mạo”, người này nói. Hành vi này được cho là vi phạm Điều khoản dịch vụ trả phí của YouTube và người dùng này sẽ nhận được email và thông báo trong ứng dụng về việc hủy.
Trả lời TechCrunch, YouTube cũng khẳng định có thể phát hiện người dùng gian lận về quốc gia khi đăng ký và hệ thống sẽ nhắc họ cập nhật thông tin thanh toán.
“Để cung cấp các gói và ưu đãi chính xác nhất, chúng tôi có sẵn hệ thống xác định quốc gia của người dùng”, đại diện YouTube nói. “Trong trường hợp quốc gia đăng ký không khớp với nơi người dùng đang truy cập YouTube, chúng tôi sẽ yêu cầu cập nhật thông tin thanh toán về quốc gia cư trú hiện tại của họ”.
Thời gian qua, dịch vụ chia sẻ video của Google cũng tiến hành nhiều biện pháp tăng doanh thu, như thêm quảng cáo, tăng giá gói Premium, cấm xem với những người cài trình chặn quảng cáo.
Tại Việt Nam, sự xuất hiện của những gói Premium “giá rẻ” khoảng 300-400 nghìn đồng mỗi năm, tức 25-35 nghìn đồng mỗi tháng, cũng xuất phát từ cách làm trên. Người bán thường mua gói gia đình từ các quốc gia có giá rẻ, sau đó chia sẻ cho năm tài khoản khác cùng sử dụng. Trong khi đó, YouTube Premium được cung cấp chính thức tại Việt Nam có giá 79 nghìn đồng hoặc 149 nghìn đồng cho gói gia đình.
Ngoài nguy cơ bị hủy gói khi YouTube rà quét, người mua gói lậu có thể đối mặt với nguy cơ bị lừa đảo qua mạng.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Caramel Frappuccino của Starbucks vốn được niêm yết với giá khoảng 5,65 USD. Hiện tại, nhiều khách hàng chỉ cần bỏ một nửa đã có thể mua được cốc cà phê thơm ngon này.
Sau nhiều thập kỷ nói ‘không’ với các ưu đãi đặc biệt, Starbucks đang triển khai nhiều chương trình ưu đãi giảm giá. Họ muốn thu hút khách hàng cũ quay trở lại nên quyết định đặt cược vào các đặc quyền siêu lớn cho nhóm thành viên trung thành.
Theo WSJ, Starbucks đã thực hiện một số chương trình khuyến mãi trong khoảng nửa tháng 5. Nhiều món cà phê và đồ ăn sáng chỉ có giá khởi điểm là 5 USD, lần đầu tiên sau một thập kỷ.
“Giảm giá 50% cho đồ uống. Mọi thứ đã sẵn sàng”, Starbucks cho biết trong một email gửi tới khách hàng. “Hãy tiếp tục kiểm tra ứng dụng trong suốt mùa hè để biết thêm nhiều ưu đãi”.
Starbucks, có trụ sở tại Seattle, từ lâu đã tự định vị mình là thương hiệu cao cấp. Một ly cà phê đá thêm sirô có thể được bán với giá khoảng 10 USD và vì thế, trở thành món đồ uống đầy khát vọng dành cho các thanh thiếu niên, nhân viên văn phòng và bà mẹ bỉm sữa.
Tuy nhiên, lạm phát những năm gần đây khiến nhiều người Mỹ thắt chặt hầu bao. Họ đã xem xét lại thói quen uống Starbucks của mình.
Theo công ty nghiên cứu thị trường Technomic, giá trung bình cho một ly cà phê pha vào đầu năm nay là 3,65 USD, cao hơn 49% so với mức năm 2020. Talib Morgan, một nhà tư vấn 50 tuổi đến từ Scotch Plains, N.J., cho biết ông đã giảm số lần ghé thăm Starbucks xuống còn vài tuần 1 lần vì giá cao và dịch vụ chậm.
“Tôi từng suốt ngày ghé Starbucks nhưng giờ thì không. Tôi cũng không thực sự nhớ nó khi quyết định chấm dứt thói quen này”, một khách quen của Starbucks nói với CBS và cho biết mình đang chuyển hướng sang những quán cà phê nhỏ lân cận.
Đại diện Starbucks cho biết thương hiệu đang triển khai nhiều chương trình khuyến mãi để đảm bảo nhóm người dùng đang phải đối mặt với vấn đề chi tiêu có thể tiếp tục ghé thăm cửa hàng. Mức giá đặt ra vẫn đủ để Starbucks đảm bảo tăng lương, đào tạo nhân viên và cải thiện phục vụ.
Starbucks cho biết lưu lượng truy cập tại Mỹ của chuỗi đã giảm 7% trong quý I, mức giảm hàng quý lớn nhất kể từ ít nhất năm 2010. Cổ phiếu công ty đã giảm khoảng 20% trong 12 tháng.
Theo giám đốc điều hành Laxman Narasimhan, người Mỹ với những gánh nặng tài chính đang chi tiêu ít hơn cho các dịch vụ nhanh, bao gồm cà phê Starbucks. “Chúng tôi cảm nhận được tác động của việc người tiêu dùng ngày càng thận trọng. Họ cân nhắc nên đổ tiền vào đâu, như thế nào, nhất là với các gói kích cầu chi tiêu”, ông nói.
Neal Saunders, giám đốc điều hành của GlobalData, bổ sung: “Starbucks là một trong những xa xỉ phẩm để nuông chiều bản thân. Mọi người có thể dễ dàng từ bỏ nó khi cảm nhận sức ép tài chính”.
Xu hướng này buộc các công ty lớn như Starbucks tìm cách xoay chuyển tình thế, bao gồm cập nhật ứng dụng đặt hàng và thanh toán di động, tăng tốc dịch vụ cũng như điều chỉnh menu.
Theo một cuộc khảo sát của Technomic, gần ⅓ người dùng ứng dụng Starbucks phàn nàn rằng đơn hàng của họ mất từ 5 đến 15 phút mới đến nơi. Ruggeri, giám đốc tài chính của Starbucks, cho biết chuỗi đang tuyển dụng thêm nhân viên pha chế để có thể để đáp ứng nhu cầu tăng cao nhờ khuyến mại.
Giám đốc điều hành Laxman Narasimhan cam kết sẽ cải thiện hiệu quả hoạt động của Starbucks bằng các loại đồ uống và ưu đãi mới. Giám đốc tài chính Rachel Ruggeri thì khẳng định những khách hàng trung thành nhất của hãng đều hài lòng với giá trị họ nhận được.
Trước đó, Howard Schultz, cựu giám đốc Starbucks, đã thúc giục ban lãnh đạo hiện tại tái tập trung đầu tư vào các cửa hàng cũng như trải nghiệm khách hàng. Ông cũng cho biết chuỗi cần cẩn trọng với các chương trình khuyến mãi bởi chúng có thể làm xói mòn thương hiệu.
“Các cửa hàng cần tập trung cao độ vào trải nghiệm khách hàng. Lời giải cho bài toán khôi phục vị thế không nằm ở dữ liệu mà nằm ở các cửa hàng. Tôi đề xuất Starbucks cải tiến ứng dụng đặt hàng và thanh toán trên thiết bị di động để nâng cao trải nghiệm khách”.
Bên cạnh lý do tiết kiệm chi phí, thay đổi sở thích…, lãnh đạo Starbucks thừa nhận xung đột của hãng với nhân viên là một trong những lý do khiến khách hàng không còn muốn ủng hộ thương hiệu này. Theo quan sát thời gian qua của Nebel, một quán cà phê Starbucks ở Old Town, Chicago từng nhộn nhịp đã trở nên vắng vẻ với bầu không khí tẻ nhạt.
Trước đó, vào ngày 16/11/2023, khoảng 3.000 nhân viên của hơn 150 cửa hàng Starbucks tại Mỹ đã đình công nhằm yêu cầu cải thiện môi trường làm việc và tiền lương. Tổ chức nghiệp đoàn của Starbucks Workers United đã chọn Ngày Ly đỏ (Red Cup Day) để kêu gọi đình công vì đây thường là một trong những ngày bận rộn nhất năm.
“Không có gì đáng ngạc nhiên khi người tiêu dùng không thường xuyên hoặc ít yêu thích Starbucks quyết định tạm biệt thương hiệu nếu khó chịu với các chính sách lao động dành cho nhân viên”, Sean Dunlop, nhà phân tích tại MorningStar, nhận định.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Với lý do rủi ro bảo mật, chính phủ Mỹ cấm Kaspersky bán phần mềm diệt virus tại nước này.
Ngày 21/6, Reuters dẫn lời Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo: “Moscow đã cho thấy họ có khả năng và dự định khai thác các công ty Nga như Kaspersky để thu thập, vũ khí hóa thông tin cá nhân người Mỹ. Đó là lý do chúng tôi phải công bố kế hoạch cấm Kaspersky bán phần mềm diệt virus tại Mỹ”.
Trong khi đó, The Guardian dẫn nguồn tin cho biết quyết định được đưa ra sau cuộc điều tra kéo dài cho thấy hoạt động của Kaspersky tại Mỹ gây ra rủi ro an ninh quốc gia, có thể dẫn đến các cuộc tấn công vào mạng của chính phủ.
Trong khi đó, đại diện Kaspersky nói với AFP rằng Bộ Thương mại Mỹ “đã đưa ra quyết định dựa trên môi trường địa chính trị hiện tại và những lo ngại về mặt lý thuyết”. Công ty tuyên bố sẽ “theo đuổi pháp lý bằng mọi cách” để có thể tiếp tục hoạt động.
“Kaspersky không tham gia vào hoạt động đe dọa an ninh quốc gia Mỹ. Trên thực tế, chúng tôi đã có những đóng góp đáng kể trong việc báo cáo, bảo vệ Mỹ và các đồng minh khỏi nhiều tác nhân đe dọa”, đại diện công ty nói.
Theo hồ sơ của Bộ Thương mại Mỹ, Kaspersky đặt trụ sở chính tại Moscow (Nga) và có văn phòng tại 31 quốc gia trên thế giới, phục vụ hơn 400 triệu người dùng toàn cầu, 270.000 khách hàng doanh nghiệp tại hơn 200 quốc gia.
Bộ Thương mại cho biết lệnh không cấm người Mỹ dùng dịch vụ của Kaspersky nhưng “đặc biệt khuyến khích” chuyển sang bên cung cấp khác. Để giảm thiểu rủi ro cho người dùng, Kaspersky được tiếp tục một số hoạt động nhất định, trong đó có các bản cập nhật phần mềm cho đến ngày 29/9.
Trước đó, ngày 25/3/2022, Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) đưa Kaspersky vào danh sách các công ty có thể gây “đe dọa an ninh quốc gia Mỹ”. Reuters nhận định động thái mới cho thấy chính quyền Joe Biden đang cố gắng hạn chế rủi ro về nguy cơ tấn công mạng có thể xuất phát từ phần mềm diệt virus của Kaspersky.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Lazada nói bất kỳ tin đồn nào đều không đúng sự thật.
Theo South China Morning Post, ông lớn thương mại điện tử Đông Nam Á Lazada Group đã bác bỏ thông tin cho rằng công ty mẹ Alibaba Group Holding đang lên kế hoạch bán mảng hoạt động tại Thái Lan, trong bối cảnh tập đoàn thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc đang hướng tầm nhìn ra thị trường nước ngoài do nền kinh tế trong nước giảm tốc.
“Lazada Group không cân nhắc việc thoái vốn khỏi hoạt động kinh doanh ở Thái Lan và cũng không thảo luận với bất kỳ nhà đầu tư nào về vấn đề này”, công ty nói trong một tuyên bố. “Bất kỳ tin đồn nào khác đều là không đúng sự thật”.
Báo Bangkok Post trước đó dẫn nguồn tin giấu tên viết rằng Alibaba đã đàm phán với các tập đoàn địa phương để bán cổ phần của mình trong hoạt động kinh doanh tại Thái Lan.
Lazada được thành lập tại Singapore vào năm 2012 và đến năm 2016 hãng công bố là công ty thương mại điện tử lớn nhất Đông Nam Á. Cũng trong năm đó Alibaba đã mua cổ phần chi phối Lazada.
Alibaba đã liên tục bơm thêm vốn vào Lazada trong những năm qua, bao gồm hai khoản đầu tư đáng kể vào năm ngoái: 845 triệu USD vào tháng 7 và 634 triệu USD vào tháng 12. Theo dữ liệu của Crunchbase. Năm nay, Alibaba đã đầu tư thêm 230 triệu USD. Cho đến nay, Alibaba đã chi tổng cộng 7,4 tỷ USD Lazada.
Lazada hiện thuộc tập đoàn Thương mại kỹ thuật số quốc tế của Alibaba, một trong 6 đơn vị kinh doanh chính của gã khổng lồ công nghệ có trụ sở tại Hàng Châu, Trung Quốc.
Đơn vị quốc tế – bao gồm cả AliExpress, Trendyol và Daraz – ghi nhận doanh thu tăng 60% so với cùng kỳ trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3. Trong báo cáo thường niên, Alibaba cho rằng tăng trưởng chủ yếu nhờ vào sự phát triển của AliExpress, nền tảng kinh doanh trực tuyến với người tiêu dùng quốc tế của họ và Trendyol, một nền tảng thương mại điện tử có trụ sở tại Thổ Nhĩ Kỳ. Công ty cho biết thêm, doanh thu quý I/2024 của mảng này cũng tăng 45% so với cùng kỳ năm trước.
Theo Alibaba, Lazada cũng đã thu hẹp được khoản lỗ trên mỗi đơn hàng trong năm tài chính vừa qua nhờ việc gia tăng khả năng kiếm tiền và giảm chi phí logistics. Năm tài chính vừa qua là năm lợi nhuận cao nhất của Alibaba kể từ năm 2021, với lãi ròng tăng 10% lên 79,7 tỷ nhân dân tệ (11 tỷ USD) và doanh thu tăng 8% lên 941,2 tỷ nhân dân tệ.
Trong năm qua, Alibaba đã phải nỗ lực để đối phó với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt sàn thương mại điện tử giá rẻ PDD Holdings, chủ sở hữu của Pinduoduo và Temu. Gã khổng lồ công nghệ này đã đưa ra một số xu hướng tăng trưởng ấn tượng cho lễ hội mua sắm 618 mới nhất trong tuần này, nhưng từ chối tiết lộ tổng giá trị hàng hóa giao dịch (GMV) đã thu được.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2024 của CTCP VNG đã diễn ra sáng nay với sự tham gia của 452 Cổ đông, thông qua những mục tiêu và định hướng kinh doanh quan trọng của năm 2024.
Ngày 21/6, CTCP VNG (mã: VNZ) đã tiến hành Đại hội đồng cổ đông thường niên và thông qua các kế hoạch kinh doanh trong năm nay. Tại đại hội, ông Lê Hồng Minh, CEO VNG đã đại diện ban lãnh đạo công ty báo cáo kết quả kinh doanh trong năm 2023, đồng thời trình các kế hoạch trong tương lai sắp tới của công ty với mục tiêu mở rộng thị trường ra toàn cầu, đa dạng hoá các sản phẩm và lĩnh vực kinh doanh để hướng tới mục tiêu lợi nhuận.
Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2023, ông Lê Hồng Minh cho biết VNG tiếp tục duy trì đà tăng trưởng với doanh thu thuần đạt 7.593 tỷ đồng và tỷ lệ tăng trưởng kép CAGR hàng năm đạt 12% trong giai đoạn 2019-2023. Công ty cũng ghi nhận lợi nhuận cải thiện đáng kể.
Mảng game từ lẫu vẫn là xương sống cho hoạt động kinh doanh của VNG. Năm 2023, doanh thu cung cấp dịch vụ cho thị trường nước ngoài đạt 1.744 tỷ đồng, tăng 35% so với 2022. Tổng doanh thu từ mảng trò chơi trực tuyến đạt 7.930 tỷ đồng, với 26% đến từ thị trường nước ngoài, tăng 18 lần so với năm 2016. VNGGames đã phát hành thành công 10 tựa game cũng như liên tục hợp tác với các tên tuổi lớn như Riot Games, Roblox và sắp tới là NCSOFT.
VNG đặt mục tiêu doanh thu từ thị trường nước ngoài của mảng trò chơi trực tuyến sẽ chiếm tỷ trọng cao hơn doanh thu trong nước trong ba năm tới.
Bên cạnh game, các mảng kinh doanh khác của VNG cũng đang đẩy mạnh mục tiêu “Go Global”. GreenNode đã trở thành đối tác chính thức về dịch vụ đám mây của Nvidia, khai trương cụm máy chủ AI Cloud tại Thái Lan, phục vụ khách hàng Mỹ và Đông Nam Á.
Đồ hoạ: Thành Vũ
Về tình hình hoạt động của nền tảng nhắn tin Zalo, ông Minh cho biết Zalo có 75,8 triệu người dùng hàng tháng, với doanh thu từ dịch vụ B2B tăng trưởng 150% so với 2022. Nền tảng Zalo tiếp tục duy trì tăng trưởng 11% so với cùng kỳ năm trước, với 1,8 tỷ tin nhắn gửi đi mỗi ngày, trong khi đó nền tảng Zalo Short Video duy trì lượng người dùng thường xuyên hàng tháng là 23,7 triệu.
Ví điện tử ZaloPay tăng 27% khối lượng thanh toán, và giải pháp ZaloPay QR đã có mặt tại hơn 36.000 đối tác trên cả nước. Theo ông Lê Hồng Minh, ZaloPay đã giảm 40% lỗ từ hoạt động kinh doanh đồng thời tăng trưởng 40% doanh thu. Nền tảng này cũng mở rộng hợp tác với VietQR và mạng lưới thanh toán tích hợp lên nhiều chuỗi thương hiệu lớn. Bên cạnh đó, ZaloPay cũng ra mắt nhiều sản phẩm tài chính như Số dư sinh lời, Tài khoản trả sau, Tài khoản chứng khoán.
AI là trọng tâm chính trong chiến lược phát triển kinh doanh của VNG mang tên “AI – Toàn cầu – Nền tảng”. Theo CEO Lê Hồng Minh, VNG đặt mục tiêu là công ty AI dẫn đầu Đông Nam Á cả về hạ tầng lẫn ứng dụng. “VNG đánh giá làn sóng công nghệ AI sẽ thay đổi toàn bộ diện mạo nền kinh tế trong vòng 10-20 năm tới, VNG đang sở hữu năng lực để có thể bắt kịp và dẫn đầu mảng công nghệ này và đây là mục tiêu quan trọng của công ty trong tương lai”, ông Lê Hồng Minh nói.
Theo CEO VNG, với đội ngũ hơn 300 kỹ sư và chuyên gia AI, VNG đã xác định trí tuệ nhân tạo là trọng tâm phát triển, tạo ra động lực tăng trưởng mới trong những năm tới. Công ty cũng là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực AI tại Đông Nam Á, đi đầu về đầu tư, nghiên cứu, triển khai và thương mại hóa các sản phẩm AI. Công ty đang ứng dụng AI vào ba lĩnh vực chính: cơ sở hạ tầng, nền tảng và ứng dụng.
Về hạ tầng, VNG sở hữu hạ tầng AI Cloud lớn nhất Việt Nam, phục vụ khách hàng trong và ngoài nước. Đối với nền tảng, cuối năm 2023, mô hình Zalo LLM đã được đánh giá cao, đạt 150% năng lực GPT-3.5 theo tiêu chuẩn VMLU. Đây là mô hình LLM đầu tiên dành riêng cho người Việt, sử dụng dữ liệu huấn luyện chất lượng cao và các kỹ thuật tiên tiến như Flash Attention và Llama.
Zalo đang tích cực ứng dụng GenAI (trí tuệ nhân tạo tạo sinh) để nâng cấp dịch vụ, với AI Avatar thu hút 6,8 triệu người dùng trong năm 2023. Trợ lý ảo thông minh Kiki đã được cài đặt trên 600.000 xe ô tô và ghi nhận khoảng 230.000 lượt truy cập mỗi ngày. Mảng kinh doanh VNGGames cũng tăng cường ứng dụng GenAI, phát triển nền tảng Artian, giúp tiết kiệm tới 50-70% thời gian và chi phí sản xuất, tăng hiệu suất làm việc lên đến 3 lần.
Công ty đang hướng tới cung cấp sản phẩm và dịch vụ trên phạm vi quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực AI, nhằm trở thành doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam và khu vực.
Trong phần hỏi đáp, trả lời cổ đông về kết quả kinh doanh của Zalo, ông Lê Hồng Minh tiết lộ Zalo đã có lợi nhuận và doanh thu tăng trưởng tốt từ năm 2019, kỳ vọng sẽ sớm đạt điểm hoà vốn.
Về chiến lược đầu tư vào các startup phục vụ hệ sinh thái, ông Lê Hồng Minh cho biết VNG đầu tư vào nhiều công ty startup nhưng đã dừng lại các khoản đầu tư từ năm 2023 để tập trung tối ưu nội bộ. “Hiện tại trong danh mục của VNG có một số công ty hoạt động khó khăn nhưng vẫn có doanh nghiệp tăng trưởng tốt. VNG ưu tiên đầu tư vào nội bộ nên năm 2024 sẽ dừng đầu tư ra ngoài”, ông Minh cho biết.
Trả lời câu hỏi tại sao VNG niêm yết ở UpCOM mà không phải HOSE, CEO VNG nói rằng UpCOM là thị trường phù hợp với VNG nếu chiếu theo các quy định hiện hành và công ty dự kiến sẽ đưa cổ phiếu lên HOSE ở thời điểm thích hợp.
Tỷ lệ 47,3% của cổ đông nước ngoài cũng là vấn đề được mang ra bàn thảo. Có cổ đông cho rằng điều này là không thuyết phục khi luật quy định 49%. Đáp lại điều này, đại diện VNG cho biết mức tỷ lệ này đã được tính toán để đảm bảo rằng công ty luôn kiểm soát được tỷ lệ sở hữu nước ngoài. “Chúng tôi đề xuất mức sở hữu ở 47%, nhằm khóa room, tránh việc các tổ chức nước ngoài mua thêm”, đại diện ban kiểm soát VNG cho biết
Về cuộc chơi Data Center, ông Lê Hồng Minh cho biết VNG xác định công ty không phải là đơn vị kinh doanh Data Center lớn bởi đây là cuộc chơi của toàn cầu với những tay to như Microsoft.
“Đây là ngành đòi hỏi nguồn vốn lớn và năng lực kết nối mạnh mẽ, VNG tham gia với mục tiêu có dấu chân toàn cầu và đảm bảo trong khả năng nguồn vốn. Hiện VNG đã hợp tác với đối tác ST Telemedia Global Data Centres – đây là đối tác lớn ở châu Á, giúp VNG có thể đưa ra lựa chọn cho doanh nghiệp Việt Nam và quốc tế tại thị trường Việt Nam (trung tâm mới lớn gấp 6 lần cái trước đó). Việt Nam hiện tại là thị trường có đông người dùng internet nhưng công suất Data Center chưa đủ và điều này thu hút sự chú ý của nhiều bên tham gia đầu tư”, ông Lê Hồng Minh nói.
Cập nhật thông tin IPO ở Mỹ, ông Lê Hồng Minh cho biết: “Năm ngoái, VNG đã nộp hồ sơ lên Uỷ ban giao dịch chứng khoán Mỹ và được chấp thuận. Song, VNG nhận thấy thị trường hiện tại chưa phù hợp nên tạm hoãn. VNG tự tin đang ở tâm thế sẵn sàng để IPO ở Mỹ và chỉ chờ gió đông thôi. Tuy nhiên, cột mốc cụ thể thì tôi chưa thể nói được”.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Ngày 20/6, FPT Retail thông báo đã mở lại gian hàng sản phẩm Apple trên nền tảng TikTok Shop. “Chúng tôi chính thức được Apple cấp quyền bán hàng trên TikTok Shop”, đại điện nhà bán lẻ xác nhận. Để có được kết quả này, phía FPT Retail cho hay, doanh nghiệp đã đàm phán với Apple khi nhận thấy tiềm năng tăng trưởng của thị trường kinh doanh trực tuyến.
Tuy nhiên, theo nguồn tin của chúng tôi, dù đã được cấp phép song Apple yêu cầu FPT Retail chỉ được kinh doanh sản phẩm của hãng trên gian hàng TikTok Shop, không cho phép trộn lẫn các thương hiệu khác. Do đó, doanh nghiệp buộc phải mở lại gian hàng bán sản phẩm thông qua F.Studio by FPT – chuỗi cửa hàng uỷ quyền của Apple. Phía chuỗi bán lẻ cũng xác nhận thông tin này.
Trước đó, cuối tháng 5, Apple yêu cầu các đại lý uỷ quyền dừng bán các sản phẩm của hãng trên nền tảng TikTok Shop và yêu cầu làm thủ tục cấp phép để được tiếp tục hoạt động. Theo nguồn tin, hiện Apple chỉ cấp phép cho ba đại lý uỷ quyền được thực hiện hoạt động kinh doanh này.
Ông Phan Trần Thành, Phó Giám đốc Ngành hàng Apple tại FPT Retail, nói: “Trong quá trình thử nghiệm và phát triển kinh doanh trên TikTok, chúng tôi đã đạt được nhiều kết quả. TikTok không chỉ là nền tảng bán hàng tiềm năng mà còn là cầu nối lý tưởng giúp chúng tôi tiếp cận khách hàng, đặc biệt là giới trẻ”.
FPT Retail là đại lý ủy quyền chính thức của Apple từ năm 2012. Bắt đầu từ cuối năm ngoái, FPT Retail thử nghiệm bán iPhone, Macbook, và AirPods trên TikTok Shop. Tháng 5 năm nay, dữ liệu từ YouNet ECI ghi nhận 1.922 chiếc iPhone được bán ra từ gian hàng của FPT Retail, doanh thu tăng 240% so với tháng trước.
Trong khi đó, báo cáo từ đơn vị nghiên cứu thị trường Metric cho thấy trong 5 tháng đầu năm nay, doanh thu từ việc bán sản phẩm Apple trên nền tảng TikTok Shop tại Việt Nam tăng 955% đạt gần 203 tỷ đồng với hơn 9.000 thiết bị đã được giao tới khách hàng.
Các sản phẩm bán chạy nhất xét về doanh thu của Apple theo dòng sản phẩm trên Tiktok bao gồm: iPhone 15, iPhone 14, iPad Gen 9th, iPad Pro M2, Macbook Air M1, Apple AirPods 2 và Apple Watch Series 9.
“Các con số này phản ánh một xu hướng mà chúng tôi đã thấy rõ từ năm ngoái đến nay. Đó là người tiêu dùng thoải mái hơn trong chi tiêu cho những sản phẩm giá trị cao trên sàn thương mại điện tử, đặc biệt khi có sự thúc đẩy của shoppertainment (mua sắm kết hợp giải trí)”, ông Nguyễn Phương Lâm – Giám đốc Phân tích Thị trường của YouNet ECI, đơn vị nghiên cứu dữ liệu thị trường thương mại điện tử có trụ sở tại Việt Nam, cho hay.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Ngành thương mại điện tử B2B được đánh giá đang trong giai đoạn chuyển đổi từ tăng trưởng nóng sang bền vững hơn.
Theo hồ sơ đăng ký gửi cơ quan Quản lý doanh nghiệp và kế toán Singapore (ACRA), startup thương mại điện tử B2B của Việt Nam, Vigo Retail, đã huy động được nguồn vốn mới từ Argor Capital Management, Wavemaker Partners và Patamar Capital, theo DealStreetAsia.
Hồ sơ cho thấy Vigo Retail đã huy động được 9,4 triệu USD từ các nhà đầu tư trong vòng Series A1. Nhà đầu tư dẫn đầu Argor Capital, trước đây là Go-Ventures, đã góp 7,5 triệu USD cho vòng gọi vốn, trong khi Wavemaker Partners rót 1,5 triệu USD.
Theo DealStreetAsia, việc góp vốn thứ hai vòng gọi vốn được lên kế hoạch vào quý III năm nay.
Được thành lập vào năm 2020 bởi Santhosh Raghunathan và Nam Nguyễn, startup Vigo cung cấp dịch vụ phân phối cho các nhà bán lẻ truyền thống. Nền tảng này giúp kết nối các nhà bán lẻ với các thương hiệu hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), nhà phân phối và nhà bán buôn. Các nhà bán lẻ có thể đặt hàng hóa tiêu dùng 24/7 thông qua ứng dụng Vigo, trong khi các doanh nghiệp nhỏ có thể nắm giữ và bán hàng tồn kho vi mô thông qua startup.
Trước khi thành lập công ty, ông Raghunathan từng là Tổng giám đốc tại Colgate-Palmolive. Trong khi đó, ông Nam Nguyễn có 10 năm kinh nghiệm trong ngành hàng tiêu dùng, từng làm việc tại các công ty như Unilever, Philip Morris và SC Johnson.
Vigo Retail trước đó đã huy động được 1 triệu USD vòng gọi vốn hạt giống từ Wavemaker Partners và Saison Capital. Theo DATA VANTAGE, vào năm 2022, Vigo Retail đã huy động được 16,9 triệu USD vốn đầu tư từ các nhà đầu tư, bao gồm Argor, Patamar, Pavilion Capital và Saison Capital.
Trong giai đoạn sôi động năm 2022, ngành thương mại điện tử B2B ở Đông Nam Á thường được các nhà đầu tư ưu ái. Tuy nhiên, thời gian gần đây, lĩnh vực này dường như đã mất đi sức hút làm dấy lên những câu hỏi về tính bền vững.
Theo ông Bùi Sĩ Phong, nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của startup chợ trực tuyến B2B Telio Việt Nam, trước đây ngành thương mại điện tử B2B tại Việt Nam tập trung vào tăng trưởng nhanh chóng và mở rộng quy mô bằng cách bán một số lượng nhỏ các mặt hàng chủ chốt (SKU). Các doanh nghiệp B2B thường chỉ tập trung vào bán một vài mặt hàng có lợi nhuận cao, bỏ qua các sản phẩm khác.
Tuy nhiên, ngày nay, thương mại điện tử B2B đang chuyển sang giai đoạn phát triển bền vững hơn. Thay vì chỉ tập trung vào một vài SKU, các doanh nghiệp B2B đang mở rộng danh mục sản phẩm của họ để cung cấp cho khách hàng nhiều lựa chọn hơn. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro và tăng cơ hội thành công cho doanh nghiệp.
Tháng 8 năm ngoái, Telio được cho là đã huy động 15 triệu USD trong một vòng gọi vốn từ quỹ đầu tư Granite Oak có trụ sở tại London.
Trước đó vào tháng 11/2021, startup thương mại điện tử B2B có trụ sở tại Hà Nội này đã huy động được 51 triệu USD trong vòng gọi vốn Series B từ kỳ lân công nghệ Việt Nam VNG và các nhà đầu tư hiện hữu là GGV Capital và Tiger Global. Vậy nhưng, VNG – công ty đã đầu tư 22,5 triệu USD trong vòng gọi vốn, đã ghi nhận khoản lỗ từ khoản đầu tư vào Telio.
Trong khi đó, Kilo – nền tảng thương mại điện tử B2B Việt Nam kết nối các nhà bán buôn với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (MSME), được cho là đã ngừng hoạt động và đang hướng đến việc chuyển sang lĩnh vực khác. Công ty được thành lập vào năm 2020 nhằm số hóa chuỗi giá trị bán lẻ thông qua công nghệ.
Những tên tuổi khác trên thị trường bao gồm VinShop và Ninja Mart. Theo Mordor Intelligence, thị trường bán lẻ Việt Nam dự kiến tăng trưởng từ 246,65 tỷ USD vào năm 2023 lên 435,59 tỷ USD vào năm 2028 với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 12,05%.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer