Skip to main content

Google công bố tính năng mới sẽ thay đổi thế giới tìm kiếm (và là cơn ác mộng với người làm SEO)

Internet được cho là có thể không còn như trước khi Google điều chỉnh thuật toán, ưu tiên kết quả tìm kiếm tóm tắt bằng AI trước khi dẫn link đến website.

Google thêm hàng loạt cập nhật và thuật toán xếp hạng mới

Sau nhiều thập kỷ, Internet toàn cầu đang bị chi phối bởi kiểu xây dựng trang web “tối ưu hóa công cụ tìm kiếm” (SEO) – các kỹ thuật nhằm điều chỉnh nội dung và website sao cho Google thu thập và nhận dạng tốt hơn. Với hàng triệu doanh nghiệp dựa vào bộ máy tìm kiếm online, SEO gần như là cuộc chơi không thể bỏ qua.

Tuy nhiên, thời gian qua, Google liên tục thay đổi thuật toán. Những sản phẩm được công ty trình diễn tại sự kiện Google I/O cho thấy hãng đang đặt cược vào AI với tham vọng thay đổi thế giới Internet một lần nữa.

“Hộp tìm kiếm” đang thay đổi

Để có được thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm, nhiều trang web đã tập trung vào tối ưu hóa nội dung cho SEO thay vì phục vụ nhu cầu thực sự của người dùng. “Cuộc chiến chống spam” của Google bắt đầu từ bản cập nhật 2022 khi loại bỏ những nội dung được tạo ra chỉ để được xếp hạng cao hơn. Bản cập nhật lớn thứ hai diễn ra vào tháng 9/2023. Đến tháng 3 năm nay, Google tiếp tục đại tu thuật toán để “làm sạch” nội dung hiển thị trên công cụ Search.

Google khẳng định “nội dung không nguyên gốc, chất lượng kém đã giảm 45% trong kết quả tìm kiếm”, giáng đòn mạnh vào các trang chuyên spam.

Tuy nhiên, cuộc đại tu cũng là cơn ác mộng của nhiều website. Dữ liệu từ công cụ phân tích SEMrush cho thấy trong 6 tháng kể từ 9/2023, New York Magazine giảm 32% lượng truy cập, từ điển Urban Dictionary mất 18 triệu lượt xem, còn OprahDaily giảm 58% truy cập từ công cụ tìm kiếm Google Search.

Theo các chuyên gia, điều chỉnh trong “hộp tìm kiếm Google” thực ra là trò chơi có tổng bằng không. Khi New York Magazine hay Urban Dictionary mất độc giả, RedditLinkedIn và Wikipedia lại chứng kiến lượng người dùng mới tăng vọt. SEMrush cho biết điều này là do thuật toán Google ưu tiên những website có nội dung do chính người dùng sáng tạo như Instagram, Quora.

Trong đó, lượng truy cập tăng đột biến trên Reddit được nhận định là điều chưa từng có trên Internet. Người dùng thường thêm từ khóa như “Quora”, “Reddit” sau nội dung tìm kiếm để tìm đọc những bài viết do cộng đồng sáng tạo và thảo luận, thay vì tìm đến những trang web hướng dẫn như trước.

Nỗi sợ Google Zero

Trong khi chủ sở hữu các website đang tìm cách làm quen với thuật toán xếp hạng mới, Google lại tiếp tục tuyên bố thay đổi lớn tiếp theo, tác động trực tiếp đến mỗi người dùng Internet.

Trong thông báo hồi tháng 5, công ty cho biết sẽ hiển thị câu trả lời do AI tạo ra ở đầu kết quả tìm kiếm, còn gọi là AI Overview. Hãng cho rằng tính năng này sẽ thay đổi hoàn toàn cách con người tương tác trên Internet trong kỷ nguyên mới.

CEO Nilay Patel của The Verge đưa ra giả thuyết về “Google Zero”, tức Google Search ngừng hiển thị đường link, dẫn người dùng đến website bên ngoài. Thay vào đó, hãng hiển thị kết quả do AI tổng hợp và giữ chân người dùng trong hệ sinh thái của hãng.

Tuy nhiên, theo Telegraph, Google đang có một “khởi đầu tồi tệ” cho viễn cảnh này. AI của hãng liên tục đưa ra các câu trả lời kỳ cục. Ví dụ, khi được hỏi một người nên “ăn bao nhiêu đá mỗi ngày”, AI của hãng nói: “Theo các nhà địa chất của Đại học California ở Berkeley, mỗi người nên ăn ít nhất một cục đá nhỏ. Đá chứa vitamin và khoáng chất quan trọng cho sức khỏe và tiêu hóa…”.

Business Insider nói đây là khuyến cáo bịa đặt và các nhà địa chất tại Đại học California ở Berkeley chưa bao giờ ra tuyên bố như vậy. AI Overview cũng mắc sai lầm khi nói Barack Obama là tổng thống Hồi giáo đầu tiên của nước Mỹ, hay mô tả phi hành gia thường “hút thuốc, chơi game”.

CEO Sundar Pichai cuối tháng 5 đã lên tiếng xin lỗi vì những sai lầm nghiêm trọng này. Tuy nhiên, công ty chỉ giải thích rằng mô hình AI của họ đã “hiểu sai truy vấn, sắc thái của ngôn ngữ trên web, hoặc do cơ sở dữ liệu không có sẵn nhiều thông tin hữu ích”.

Nhà phân tích Claire Holubowskyj của Enders Analysis nhận định: “AI có thể hỗ trợ tìm kiếm nhanh chóng nhưng thiếu thông tin kiểm chứng. Google đang mải chạy theo đối thủ cạnh tranh mà quên đi giá trị cốt lõi của mình”.

Trong khi đó, chuyên gia James Rosewell của nhóm vận động website mở cho rằng việc Google ưu tiên kết quả tìm kiếm do AI tạo ra, thay vì dẫn người dùng đến trang web cụ thể, có thể phá hủy sự cộng sinh tự nhiên của web. “Nếu nhà xuất bản không thể tiếp cận độc giả, họ không thể tạo ra nội dung. Internet sẽ bị hủy hoại hoàn toàn bởi những kết quả sai lầm của AI”, ông nói.

AI đang định hình lại quyền riêng tư

Theo New York Mag, tác động của AI đến Internet không đơn thuần nằm ở kết quả tìm kiếm trên Google hay lượt click vào website. Quan trọng hơn, nó có thể thay đổi cách các công ty thu thập dữ liệu người dùng.

Năm 2004, khi ra mắt Gmail, Google phải đối mặt với phản ứng dữ dội vì đưa quảng cáo theo ngữ cảnh trong hộp thư đến. Khi đó những người ủng hộ quyền riêng tư so sánh việc quét thông tin cá nhân của người dùng để đề xuất quảng cáo nguy hiểm như “giải thoát thần đèn”. Đến 2017, Google ngừng quét email để phân phối quảng cáo nhắm mục tiêu.

Điều đó không có nghĩa hãng ngừng thu thập thông tin, họ chỉ thay đổi cách tiếp cận. Sau đó, người dùng điện thoại nhận thấy thư việc ảnh của họ đã có thêm tính năng nhận diện khuôn mặt để sắp xếp album theo từng chủ thể.

Trong kỷ nguyên AI, các trợ lý ảo với sứ mệnh “phụng sự người dùng tốt hơn” đã khéo léo yêu cầu được truy cập tất cả nội dung riêng tư, từ email, danh bạ đến những gì hiện trên màn hình. Điều này có thể định hình lại Internet trong tương lai.

Nhiều công ty hiện nay hoạt động dựa trên việc mua lại, sản xuất và kiếm tiền từ dữ liệu cá nhân của người dùng. Các công ty AI cũng đang cần thu thập một lượng lớn dữ liệu công khai và riêng tư để đào tạo chatbot thông minh phục vụ công chúng. Trong khi đó, Google đang đặt cược vào mô hình AI mang tính cá nhân cao hơn.

Trong một số tính năng AI như sàng lọc cuộc gọi, công ty nhấn mạnh dữ liệu sẽ được lưu trữ, xử lý ngay trên thiết bị người dùng, thay vì gửi lên đám mây. Có nghĩa, việc thu thập và mua bán dữ liệu như cách các công ty Internet truyền thống đang vận hành sẽ thay đổi. Google cho rằng không lâu nữa, trợ lý ảo có thể giúp người dùng bất kỳ điều gì, hiểu họ hơn chính họ. Đổi lại, AI cũng cần tất cả thông tin từ người dùng để có thể cá nhân hóa tối đa theo tính cách, thói quen của mỗi người.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Chủ tịch FPT nói về cách đốt tiền để tăng trưởng của Moca sau khi về tay Grab

“Không thể tưởng tượng được người ta đốt tiền cỡ nào. Người ta có thể tài trợ cho người dùng ví điện tử 20% tiền điện cho cả cái đất nước này để đổi lấy tăng trưởng”, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình từng cảm thán…

Moca vừa chính thức lên tiếng sẽ rời cuộc chơi ví điện tử, chấm dứt chặng đường 8 năm được cấp phép và 6 năm chung đường cùng Grab.

Moca được khai sinh vào năm 2013 bởi một nhóm các cộng sự tâm huyết, hai trong số đó là ông Trần Thanh Nam (từng làm Microsoft bên Mỹ) và Nguyễn Quang Dũng (từng làm Google ở Silicon Valley) sở hữu 14,4%.

Màn đốt tiền kinh điển

Không kể mảng cốt lõi trong hệ sinh thái, hầu hết các ví đều tiến vào thị trường từ những hoạt động thanh toán cơ bản như nạp thẻ điện thoại, thanh toán hóa đơn (phổ biến nhất là thanh toán điện, nước) – mảng thanh toán thiết yếu mang lại dòng tiền đều đặn – hoặc vé xem phim – sản phẩm nhỏ và phủ đối tượng trẻ nhanh chóng.

Sau một thời gian “bán mình” cho Grab vào Quý 3/2018, đầu năm 2019, Moca chính thức tiến vào mảng thanh toán hóa đơn và có màn đốt tiền kinh điển mà chưa một ví điện tử nào tới nay dám bắt chước: Nộp tiền điện mất 500.000 đồng, nhưng nộp qua Grabpay by Moca (thương hiệu được dùng đầu năm 2019) chỉ mất 400.000 đồng, người dùng được hoàn lại 100.000 đồng vào ví điện tử. Mức hoàn tiền tối đa lên tới 400.000 đồng.

Màn đốt tiền này khiến ông Trương Gia Bình – Chủ tịch HĐQT FPT – cảm thán: “Không thể tưởng tượng được người ta đốt tiền cỡ nào. Người ta có thể tài trợ cho những người dùng ví điện tử 20% tiền điện cho cả cái đất nước này để đổi lấy tăng trưởng”.

Song song với màn đốt tiền ngày ấy, Moca cũng tấn công mạnh vào mảng P2M (People to Merchant – thanh toán tại cửa hàng) với chiến lược đốt tiền kiềm chế hơn, tạo thế trận “trăm ví đua nở” cùng với MoMo, Airpay (sau này đổi tên thành ShopeePay), VnPay, ViettelPay, và ZaloPay, mỗi đơn vị một mã QR trên từng quầy thanh toán.

Thế trận P2M chỉ ngã ngũ khi VietQR xuất hiện. Không tính phí hoa hồng cho Merchants (cửa hàng) như ví điện tử, người dùng thanh toán bằng chính app ngân hàng không cần cài đặt ví, VietQR đã trở thành một thế lực buộc các ví điện tử hàng đầu Việt Nam như MoMo và ZaloPay nhanh chóng tích hợp.

Khi đường đến Super App của Grab không còn Moca

Trong khi nhiều ví hàng đầu cùng bắt tay VietQR để duy trì hiện diện với phần đông người dùng, Moca không tham gia sân chơi này.

Trước đó, một số nhân sự chủ chốt trong lĩnh vực này đã rời Grab. Ông Nguyễn Tuấn Anh – Tổng Giám đốc Grab Financial Việt Nam – rời Grab đầu năm 2020. Bà Nguyễn Thái Hải Vân – Giám đốc điều hành Grab Việt Nam, phụ trách nhiều mảng bao gồm cả Financial của Grab – rời đi đầu năm 2022. Ông Trần Thanh Nam – đồng sáng lập Moca, giữ cương vị Cố vấn cấp cao của Grab Financial Việt Nam – cũng chuyển sang Timo rồi Vietcombank. Ông Nam hiện giữ chức Giám đốc vận hành và Giám đốc đổi mới sáng tạo của Vietcombank.

Không còn vị trí trên sân chơi P2M, Moca cũng không duy trì được vị thế độc tôn trên chính app Grab. Cuối năm 2022, Grab đã mở cửa chấp nhận ví điện tử ngoài hệ sinh thái là ZaloPay, sau đó là MoMo.

Còn nhớ năm 2020, khi MoMo cán mốc 20 triệu người dùng, một câu hỏi lớn mà nhiều người đặt ra cho MoMo lúc đó là MoMo sẽ phát triển thế nào khi phần lớn ví điện tử trên thị trường đều nằm trong một hệ sinh thái như Moca trong hệ sinh thái gọi xe của Grab, AirPay/ShopeePay trong hệ sinh thái Shopee, tương tự với ZaloPay.

Hiện MoMo có 31 triệu người dùng. Ví điện tử gắn liền với hệ sinh thái giờ nổi bật còn ShopeePay.

Còn với ZaloPay, Chủ tịch VNG Lê Hồng Minh không gọi Zalo là Super App.

Tôi nghĩ cụm từ “Super App” hay được dùng để marketing hơn là thực tế…“, ông Minh nói trong một phiên tọa đàm hồi 2022.

“Có lẽ tôi sẽ làm Ken thất vọng. Tôi nghĩ khi chúng ta nói về một app hoặc một sản phẩm nào mà phải dùng rất nhiều lời để giải thích nó là gì, thì cực khó để kể câu chuyện đó tới khách hàng“, Chủ tịch VNG nói với ông Ken Mandel – Giám đốc điều hành khu vực, GrabAds & Brand Insights – diễn giả ngồi chung tọa đàm khi đó.

Ông Lê Hồng Minh cho biết tại VNG, mọi người không thích dùng từ “super app”.

Với chúng tôi, Zalo CẦN và LUÔN là một ứng dụng giao tiếp (communication app), và chúng tôi cần làm việc đó tốt nhất thế giới“, ông Minh nói.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo An Ninh Tiền Tệ

PwC trở thành khách hàng doanh nghiệp lớn nhất của OpenAI trong cuộc đua AI

 

Theo đó, PwC mới đây đã ký kết một thỏa thuận với OpenAI để cung cấp ChatGPT Enterprise, phiên bản tập trung vào kinh doanh của chatbot AI tổng quát cho nhân viên và khách hàng.

PwC cũng theo đó trở thành đối tác bán lại đầu tiên và người dùng doanh nghiệp lớn nhất của OpenAI tính đến thời điểm hiện tại.

PwC cho biết trong một bài đăng trên blog: “Thỏa thuận này sẽ giúp “mở rộng hệ sinh thái công nghệ của chúng tôi, đưa GenAI đi sâu hơn vào doanh nghiệp của chúng tôi và cho phép chúng tôi mở rộng năng lực AI trên toàn bộ doanh nghiệp với mục tiêu giúp thúc đẩy tác động nhanh hơn cho khách hàng của mình”.

PwC cho biết thỏa thuận này sẽ giúp các nhân viên và khách hàng ở Mỹ và Vương Quốc Anh có quyền truy cập vào các công cụ mới nhất từ ​​OpenAI, bao gồm cả mẫu ChatGPT-4o được công bố gần đây và các khả năng mới tập trung vào giọng nói và hình ảnh.

PwC cho biết trong bài đăng của mình: “Bằng việc đi đầu trong các mô hình của OpenAI và là công ty đầu tiên công bố tích hợp vào hoạt động của OpenAI, chúng tôi có vị thế đặc biệt để giúp khách hàng tận dụng phiên bản ChatGPT Enterprise một cách hiệu quả”.

PwC sẽ áp dụng ChatGPT Enterprise cho hơn 100.000 nhân viên – 75.000 ở Mỹ và 26.000 ở Anh.

PwC cho biết: “Bằng cách sử dụng ChatGPT Enterprise trong lực lượng lao động của mình, chúng tôi sẽ mang trải nghiệm trực tiếp về quá trình chuyển đổi AI của mình đến khách hàng, bổ sung cho các dịch vụ kiểm toán, thuế và tư vấn của chúng tôi bằng một loạt các giải pháp kinh doanh riêng biệt”.

PwC không tiết lộ các điều khoản tài chính của thỏa thuận.

Về phía OpenAI, vào tháng 2 năm 2023, OpenAI ra mắt phiên bản trả phí của ChatGPT, được gọi là ChatGPT Plus. Cuối năm đó, vào tháng 8, OpenAI đã ra mắt ChatGPT Enterprise, phiên bản chatbot có độ bảo mật cao hơn nhắm vào các doanh nghiệp.

Về phía PwC, vào tháng 4 năm ngoái, PwC tuyên bố sẽ cam kết đầu tư 1 tỷ USD trong vòng 3 năm để mở rộng và nâng cao năng lực của mình trong lĩnh vực AI.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Quốc gia thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á được Apple mở Apple Store sau Thái Lan và Singapore

Apple Store đầu tiên ở Malaysia đánh dấu thị trường thứ ba ở Đông Nam Á có cửa hàng chính thức của Apple, sau Singapore, Thái Lan.

Theo thông báo trên trang chủ, Apple Store tại Malaysia sẽ được đặt tại trung tâm thương mại The Exchange TRX ở thủ đô Kuala Lumpur.

Apple cho biết sẽ mở cửa vào ngày 22/6 lúc 10h sáng, theo giờ địa phương. Tại khu vực Đông Nam Á, Singapore hiện có 3, còn Thái Lan có 2 cửa hàng Apple.

Truyền thông địa phương cho biết cửa hàng đã được bắt đầu xây dựng từ năm 2023 nhưng được giữ kín. Công trình có kiến trúc độc đáo, vuông vức và lấy cảm hứng từ logo Apple ở sảnh vào bên trong.

Động thái mở cửa hàng trực tiếp ở Malaysia tiếp tục thúc đẩy Apple mở rộng doanh số bán hàng ở châu Á bên ngoài Trung Quốc, nơi Apple đang gặp khó bởi sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các công ty địa phương, đặc biệt là Xiaomi, Huawei.

Apple gần đây bày tỏ sự quan tâm tới khu vực Đông Nam Á. Giữa tháng 4, CEO Tim Cook có chuyến thăm Việt Nam, Indonesia và Singapore để gặp gỡ các nhà sáng tạo nội dung, phát triển phần mềm cũng như cơ quan chính phủ.

Mặc dù có nhiều kế hoạch hợp tác, triển khai và đầu tư nhà máy, Indonesia và Việt Nam hiện vẫn chưa có thông tin về kế hoạch mở Apple Store.

Năm 2023, Apple đã mở cửa hàng đầu tiên tại Ấn Độ – trung tâm sản xuất iPhone quan trọng và là thị trường mà gã khổng lồ công nghệ nuôi hy vọng “xâm nhập”.

Ở hầu hết thị trường Đông Nam Á, Apple đang phải cạnh tranh gay gắt với hãng Trung Quốc như Xiaomi và Oppo, bên cạnh đối thủ lớn nhất là Samsung.

So với các nhà bán lẻ ủy quyền (APR – Apple Premium Reseller) hiện có mặt tại hầu hết quốc gia, Apple Store vẫn mang đến những trải nghiệm khác biệt. Apple Store thường có diện tích lớn hơn đáng kể so với các APR, trưng bày nhiều sản phẩm hơn để khách hàng có thể trải nghiệm trực tiếp.

Tuy vậy, đại diện các APR cho biết việc Apple Store xuất hiện không gây ảnh hưởng đến việc kinh doanh của họ. Ngược lại, điều này giúp tăng sự hiện diện của nhà sản xuất iPhone, thu hút nhiều khách hàng hơn cũng như giúp mọi người có thể trải nghiệm đầy đủ các sản phẩm.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Báo cáo từ Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF): Chỉ số ngành du lịch Việt Nam tiếp tục tụt hạng

Việc tụt hạng của du lịch Việt Nam theo đánh giá Chỉ số năng lực phát triển du lịch mới đây tiếp tục gióng lên hồi chuông về những điểm nghẽn truyền thống của du lịch cùng vai trò của những bên liên quan trong việc giải quyết.

Nhìn thẳng vào ý nghĩa chỉ số

Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) mới đây đã công bố báo cáo Chỉ số năng lực phát triển du lịch toàn cầu 2024, trong đó Việt Nam giảm 3 bậc so với đánh giá gần nhất vào năm 2021, xếp hạng 59/119 nền kinh tế.

Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ 5, sau Singapore (hạng 13), Indonesia (22), Malaysia (35), Thái Lan (47).

Cục Du lịch quốc gia giải thích, sự chuyển biến về tư duy, cách tiếp cận và phương pháp đánh giá ảnh hưởng đến kết quả xếp hạng các chỉ số của mỗi nền kinh tế.

Đơn cử, chỉ số Tác động kinh tế – xã hội của du lịch chỉ xếp hạng 115/119, theo cơ quan này là khá bất ngờ và lý giải: “Kết quả xếp hạng chỉ số này chưa phản ánh thật sự chính xác, có thể do Diễn đàn Kinh tế thế giới chưa có đầy đủ dữ liệu thống kê cập nhật về du lịch Việt Nam,”.

Tuy nhiên, từ góc nhìn làm nghiên cứu và xếp hạng, ông Đặng Mạnh Phước, Giám đốc điều hành Công ty Outbox, cho rằng, các bảng xếp hạng của các tổ chức uy tín toàn cầu như WEF sẽ có bộ tiêu chí để giảm thiểu tối đa sai lệch trong thống kê của các nền kinh tế.

Do vậy, việc giải thích nguyên nhân thiếu thông tin sẽ không hợp lý bởi nếu trong trường hợp như vậy, các bảng xếp hạng sẽ để trắng mà không công bố.

“Tôi cho rằng đánh giá của WEF khách quan và dựa trên sự cạnh tranh quốc tế thay vì nội tình tại mỗi thị trường”, ông Phước nhấn mạnh.

“Việt Nam dường như vẫn đang vận hành du lịch theo cách mà chúng ta nghĩ. Nhưng du lịch cũng là ngành kinh tế, chúng ta cần nhìn vào những tiêu chuẩn quốc tế để biết mình đang ở đâu và cần làm gì để theo kịp cuộc chơi chung”.

Theo vị chuyên gia nghiên cứu này, thứ hạng của Việt Nam thấp hơn không phải là sự phủ nhận những nỗ lực thời gian qua của ngành du lịch, không có nghĩa là Việt Nam không có sự cải thiện.

Điều quan trọng cần nhìn nhận là sự cải thiện ấy so với các nước đang ở mức độ nào và rõ ràng, Việt Nam đang chậm hơn so với các nước xung quanh.

Đơn cử, liên quan đến cơ sở hạ tầng hàng không, sân bay Changi của Singapore một năm bổ sung thêm nhiều dịch vụ mới trong khi sân bay lớn nhất của Việt Nam là Tân Sơn Nhất vẫn đang phải giải quyết những khó khăn về hạ tầng đã kéo dài nhiều năm.

Trong thời gian tới, nếu sân bay Long Thành được thực hiện đúng như dự kiến và những đường bay được cải thiện, chắc chắn chỉ số này của Việt Nam sẽ được cải thiện và từ đó, góp phần nâng cao thứ hạng.

“Ý nghĩa thực sự trong đánh giá của WEF nằm ở sự cải thiện liên tục của các nền kinh tế. Câu chuyện không phải Việt Nam đã làm gì mà là Việt Nam cần làm gì trong so sánh với các nước. Bởi vậy, nhìn theo góc độ này sẽ thấy Việt Nam còn rất nhiều khoảng trống để phát triển và thăng hạng trong thời gian tới”, ông Phước phân tích.

Cùng quan điểm, một vị chuyên gia du lịch khác cũng nhấn mạnh, cơ quan quản lý du lịch nên nhìn thẳng vào các chỉ số để thấy Việt Nam đang ở đâu so với khu vực và thế giới thay vì phân tích chỉ số đúng hay sai, bất cập ở đâu.

“Gần đây, nhiều điểm đến của Việt Nam liên tục được các tạp chí nước ngoài vinh danh và được truyền thông tích cực, nên việc tụt xếp hạng có lẽ hơi hụt hẫng và ảnh hưởng thành tích. Thế nhưng, WEF có cái nhìn thực tế hơn và đó mới chính là thứ chúng ta đang cần”, vị này nhấn mạnh.

Ông cũng đồng ý rằng, việc xếp hạng thấp hơn không có nghĩa là Việt Nam không nỗ lực. Rõ ràng, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong phát triển cơ sở hạ tầng hàng không, giao thông đường bộ kết nối, trong chính sách thị thực cho khách quốc tế.

Thế nhưng, du lịch Việt cũng cần nhìn nhận lại trong bối cảnh chung, bởi những thay đổi không nhiều và nhanh bằng các thị trường xung quanh đồng nghĩa với việc Việt Nam đang thụt lùi trong cuộc đua này.

Những điểm nghẽn và vai trò của các bên

Những điểm nghẽn trong phát triển du lịch của Việt Nam một lần nữa được chỉ ra rõ ràng hơn qua các chỉ số của WEF và đặt ra bài toán cho cơ quan quản lý lẫn doanh nghiệp và các bên liên quan về quản lý, vận hành du lịch.

Đơn cử, Việt Nam ghi nhận các chỉ số sụt giảm đáng kể như hạ tầng hàng không (giảm 17 bậc), bền vững về nhu cầu du lịch (giảm 24 bậc) hay các chỉ số ở nhóm cuối là hạ tầng và dịch vụ hàng không, mức độ mở cửa, tác động kinh tế – xã hội của du lịch.

Theo ông Hoàng Nhân Chính, Trưởng Ban thư ký Hội đồng Tư vấn du lịch Việt Nam (TAB), xếp hạng này cho thấy Việt Nam cần phải thay đổi và thích ứng với những thay đổi xung quanh theo hướng bền vững hơn bởi đây là xu hướng mà cả thế giới đang đi theo.

Đối với hàng không, trước đây, TAB đã đề xuất Việt Nam cần mở cửa bầu trời hơn nữa, tức là tăng tự do hóa, cạnh tranh cho ngành hàng không, cho phép thành lập thêm các hãng hàng không tư nhân để dịch vụ và giá cả tốt hơn.

“Đầu tiên ta nên có tinh thần như vậy đã, sau đó xem xét lại cơ sở hạ tầng hàng không để tính toán lại công suất, đưa ra các kế hoạch mở rộng sân bay với tầm nhìn ít nhất 5 – 10 năm”, ông Chính khuyến nghị.

Cùng với đó, không chỉ cải thiện dịch vụ hàng không mà ngành du lịch cũng cần phải nhìn nhận lại. “Hợp tác giữa du lịch và hàng không chưa thật sự gắn bó. Hai bên cần một cơ chế chung và TAB rất mong muốn Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch có thể điều phối và thúc đẩy”.

Một trong những ví dụ nổi bật cho sự hợp tác này là Thái Lan khi đã hình thành được chuỗi dịch vụ cho du khách, từ hàng không, nhà hàng, khách sạn tới các cửa hàng bán đồ lưu niệm và các bên sẵn sàng chia bớt một phần lợi nhuận để hỗ trợ nhau, hỗ trợ hàng không đưa khách tới.

Ông Chính nhấn mạnh: “Câu chuyện phát triển du lịch không nên chỉ giao cho ngành hàng không hay ngành du lịch, mà tất cả những bên liên quan cần phải vào cuộc, từ các cơ quan quản lý cấp cao tới các sở ban ngành địa phương, phải cùng ngồi với doanh nghiệp để ra được các phương án hợp lý cho các bên”.

Đồng quan điểm, ông Phước cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các cơ quan quản lý điểm đến.

“Chúng ta không phủ nhận sự nỗ lực của các cơ quan quản lý, nhưng hiện vai trò và hoạt động không đậm như các nước trong khu vực, bị phân mảnh nhiều về các sở ban ngành địa phương, trong cả định vị thị trường, chiến lược quảng bá”.

Sau Covid-19, Việt Nam là một trong những nước mở cửa đầu tiên nhưng lại thiếu đi chiến lược và kịch bản hành động cho những năm tiếp theo để tạo ra lợi thế cạnh tranh.

“Điều này cho thấy Việt Nam đang nghiêng nhiều về việc chúng ta có thể làm gì mà quên mất nhu cầu thị trường đang đi tới đâu, vận hành tập trung vào tính sự kiện, sự vụ thay vì có kế hoạch dài hơi”.

Các nước khác mở cửa chậm hơn nhưng giờ du lịch của họ lại “chạy” nhanh hơn bởi họ có sự chuẩn bị kỹ càng hơn cho từng giai đoạn với từng chiến lược cụ thể và làm thế nào phát triển được nhu cầu bền vững của thị trường.

“Tính bền vững của nhu cầu thị trường là yếu tố Việt Nam nên tập trung vào. Tuy nhiên, giải pháp mà Cục đưa ra chưa hợp lý bởi khi nhu cầu không ổn định, việc tạo ra nhiều sản phẩm chưa chắc đảm bảo khách gia tăng nhu cầu mà còn tốn nhiều chi phí khác”, ông Phước phân tích.

Theo ông Phước, Việt Nam sau Covid-19 đã mất đi cơ hội định vị lại thị trường và lưu ý rằng, đa dạng hóa nguồn khách không chỉ là đa dạng về quốc tịch của khách mà còn cần là các phân khúc khách hàng khác nhau với những đặc điểm nhu cầu khác nhau.

“Việt Nam vẫn cần tiếp tục định vị lại thị trường mục tiêu và phân khúc mà du lịch nên tập trung để tối đa hóa nguồn lực, từ đó giúp du lịch có thêm sức cạnh tranh so với các nước khác”, ông Phước khuyến nghị.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo The Leader

Grab cho biết đang hợp tác với ChatGPT của OpenAI nhằm giúp nền tảng trở nên dễ sử dụng hơn

Grab cho biết họ sẽ sử dụng các khả năng tạo văn bản và giọng nói của ChatGPT từ OpenAI nhằm giúp nền tảng trở nên dễ sử dụng hơn.

Theo đó, mới đây Grab cho biết họ sẽ sử dụng các khả năng tạo văn bản và giọng nói từ ChatGPT của OpenAI nhằm hỗ trợ siêu ứng dụng của hãng dễ sử dụng hơn, đặc biệt là cho người khiếm thị và người cao tuổi. Công ty cũng sẽ khám phá việc sử dụng AI tạo sinh để xây dựng các chatbot nâng cao trong việc hỗ trợ khách hàng.

Về mặt bản đồ số, Grab dự định sử dụng công nghệ nhận dạng hình ảnh của OpenAI để cải thiện dịch vụ GrabMaps bằng cách trích xuất dữ liệu chất lượng cao hơn và cập nhật bản đồ nhanh hơn. GrabMaps dựa trên phản hồi thời gian thực từ các đối tác tài xế, bao gồm cả hình ảnh được chụp từ camera gắn trên mũ bảo hiểm.

“Chúng tôi đã tiên phong trong việc áp dụng AI trong khu vực và tin rằng AI tạo sinh có rất nhiều tiềm năng để tiếp tục cải tiến cách chúng tôi giải quyết vấn đề cho các đối tác và người dùng,” Philipp Kandal, Giám đốc Sản phẩm của Grab, cho biết.

Grab, với gần 40 triệu người dùng giao dịch hàng tháng tại 8 thị trường Đông Nam Á, đã sử dụng AI truyền thống để cải thiện dịch vụ, từ việc phân bổ tài xế gần nhất cho khách hàng và tìm ra các tuyến đường hiệu quả nhất đến việc dịch thực đơn địa phương sang tiếng Anh hoặc tiếng Trung Quốc.

Tuy nhiên, hoạt động áp dụng AI tổng quát (Generative AI) ở cấp độ doanh nghiệp vẫn đang ở giai đoạn đầu tại Đông Nam Á và chủ yếu do các tập đoàn công nghệ Mỹ như Microsoft dẫn đầu. Họ đã bắt đầu cung cấp sản phẩm cho các tập đoàn lớn tại Singapore và các quốc gia khác. Ở Việt Nam, kỳ lân VNG cũng đang phát triển các dịch vụ của riêng mình.

Đối với OpenAI, việc hợp tác với Grab có thể giúp họ nâng cao khả năng AI của mình trong các ngôn ngữ khác nhau. Grab hoạt động tại Singapore, Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Philippines, Thái Lan, Campuchia và Myanmar, với ứng dụng được tùy chỉnh theo ngôn ngữ địa phương.

Grab cho biết họ đã mở rộng việc sử dụng AI tạo sinh trong công ty và trên ứng dụng của hãng để tăng cường hiệu quả. Công ty hiện vẫn đang lỗ nhưng dự kiến sẽ có lợi nhuận hàng năm đầu tiên trong năm nay trên cơ sở EBITDA điều chỉnh.

Trong cuộc họp cổ đông hồi tháng 2, CEO Anthony Tan cho biết công ty đã xây dựng công cụ tiếp thị của riêng mình bằng mô hình ngôn ngữ lớn. Người đồng sáng lập Grab cho biết công nghệ mới này đã giảm đáng kể thời gian cần thiết để tạo ra nội dung trực tuyến, chẳng hạn như thông báo trong ứng dụng cho các chiến dịch bán hàng.

“Điều này giúp chúng tôi duy trì tinh thần tinh gọn và kỷ luật từ góc độ quản lý chi phí. Khoản tiết kiệm sau đó có thể được tái đầu tư vào công nghệ nhiều hơn để thúc đẩy tăng trưởng lâu dài cho nền tảng”, ông Anthony Tan cho biết.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nhiều tài liệu rò rỉ cho thấy thuật toán của Google không ưu tiên chất lượng nội dung hay trải nghiệm người dùng như tuyên bố

2.500 tài liệu nội bộ rò rỉ chứa đầy dữ liệu Google thu thập vừa được tập đoàn này xác thực. Chúng cung cấp một cái nhìn bao quát chưa từng có – dù vẫn còn mù mờ – về một trong những hệ thống quan trọng nhất giúp định hình thế giới web ngày nay thông qua cái được gọi là thuật toán.

Người phát ngôn của Google, Davis Thompson, nói với The Verge trong một email: “Chúng tôi không đưa ra các giả định không chính xác về Tìm kiếm dựa trên thông tin ngoài ngữ cảnh, lỗi thời hoặc không đầy đủ. Chúng tôi đã chia sẻ thông tin sâu rộng về cách thức hoạt động của công cụ Tìm kiếm, đồng thời nỗ lực bảo vệ tính toàn vẹn của kết quả hiển thị”.

Bộ tài liệu bị rò rỉ lần đầu tiên được vạch trần bởi các chuyên gia tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) Rand Fishkin và Mike King – người từng công bố những phân tích ban đầu về tài liệu và nội dung của chúng vào đầu tuần này. Chúng cho thấy Google thu thập và có khả năng sử dụng các dữ liệu như số lần nhấp chuột, thông tin người dùng Chrome…Hàng nghìn trang tài liệu đóng vai trò như kho lưu trữ thông tin cho nhân viên Google, song không rõ phần dữ liệu chi tiết nào thực sự được sử dụng để xếp hạng nội dung tìm kiếm. Tài liệu cũng không tiết lộ cách đánh giá các yếu tố khác nhau trong trình tìm kiếm.

“Dùng từ ‘dối trá’ thì có vẻ hà khắc, nhưng đó là từ chính xác duy nhất có thể sử dụng ở đây. Tôi không đổ lỗi cho đại diện Google khi họ bảo vệ thông tin mật của tập đoàn, song vẫn không hài lòng khi hãng luôn cố làm mất uy tín những người hoạt động trong ngành marketing, công nghệ và báo chí”, King viết.

Ngoài ra, Rand Fishkin và Mike King cũng cho biết có một nguồn tin giấu tên đã chia sẻ 2.500 trang tài liệu với anh. Người này hy vọng rằng vụ rò rỉ sẽ bóc trần những “lời nói dối” trắng trợn của Google về cách hoạt động của thuật toán tìm kiếm.

Thông tin vừa được công khai có thể gây ra làn sóng trong lĩnh vực tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), tiếp thị và xuất bản. Google vốn thường giữ kín thuật toán tìm kiếm của mình, song những tài liệu trên – cùng với lời khai gần đây trong vụ kiện chống độc quyền của Bộ Tư pháp Mỹ – đã cho thấy rõ ràng cách Google xếp hạng trang web.

Google tác động sâu sắc đến bất kỳ ai dựa vào trang web để kinh doanh, từ các nhà xuất bản độc lập, nhà hàng cho đến cửa hàng trực tuyến. Thuật toán tìm kiếm bí mật của Google đã tạo ra cả một thị trường marketing.

Tuy nhiên, những năm gần đây, người dùng Google thường xuyên phàn nàn về công cụ tìm kiếm phổ biến. Họ nói không thể tìm thấy lời giải đáp thỏa đáng cho những câu hỏi tưởng chừng như rất đơn giản, chẳng hạn như “đâu là chiếc máy tính chơi game tốt nhất?”.

Google lúc này hiển thị loạt liên kết tài trợ thay vì đưa ra lời khuyên hữu ích. Tất cả đã được sắp xếp để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm vốn được thiết kế để kiếm tiền thay vì cung cấp các câu trả lời chất lượng cao. Tóm lại, trong mắt một số người dùng, dịch vụ hàng đầu của Google hiện đang rất tệ.

Câu trả lời là vì tại Thung lũng Silicon, trải nghiệm người dùng dần trở nên phụ thuộc vào giá cổ phiếu. Google, Amazon, Meta và các công ty công nghệ khác đã kiếm tiền bằng cách can thiệp và thao túng người dùng.

Thay vì cố gắng đổi mới và cải thiện một cách có ý nghĩa dịch vụ, các công ty này chạy theo xu hướng ngắn hạn hoặc cố gắng đại tu toàn bộ hoạt động kinh doanh nhằm giành được sự ưu ái của giới đầu tư Phố Wall. Trong khi đó, các trải nghiệm trực tuyến ngày càng trở nên tồi tệ — khó mua những thứ muốn mua, khó tìm những thứ muốn tìm và khó giao tiếp với những người cần giao tiếp.

“Trước đây, nhiều người có tiếng trong lĩnh vực tìm kiếm và các nhà phát hành web nổi tiếng đều nghe theo những phát ngôn của Google. Họ viết những dòng tiêu đề như ‘Google nói XYZ là đúng’ thay vì ‘Google tuyên bố XYZ nhưng bằng chứng cho thấy điều ngược lại’. Tôi muốn điều này thay đổi”, Fishkin chỉ trích.

Từ năm 2000 đến đầu những năm 2010, các công ty công nghệ cho ra mắt rất nhiều những sản phẩm mới, thú vị, từ đó giúp cuộc sống con người trở nên dễ dàng. Điều này gián tiếp thúc đẩy sự phát triển bùng nổ của Thung lũng Silicon – nơi các công ty chứng kiến mức định giá tăng cao, song song với số liệu doanh thu không tưởng.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, số lượng người dùng gia nhập các nền tảng trực tuyến có dấu hiệu giảm tốc và sự chậm lại này gây ra một cuộc khủng hoảng.

Các tập đoàn công nghệ dành vài năm qua cố gắng tìm ra động cơ tăng trưởng kỳ diệu mới để tái tạo đà tăng trưởng bùng nổ trước đó. Nhiều doanh nghiệp hoàn toàn từ bỏ sứ mệnh ban đầu, tham vọng kiếm tiền bằng mọi giá và tận dụng sự tương tác của người dùng để thu hút Phố Wall. Google cũng nằm trong số đó nhưng khó có thể vượt qua cái bóng của chính mình.

Theo một số thông tin nội bộ, với tư cách là công ty dẫn đầu thị trường về tìm kiếm, Google thu hút sự chú ý quá mức. Điều này khiến công ty do dự trong việc di chuyển nhanh chóng, đồng thời phản ứng quá mức khi xảy ra sai sót. Bản thân CEO Pichai cũng thừa nhận những thách thức mà quy mô quá lớn của Google gây ra.

Nhiều nhân viên Google đang bày tỏ sự thất vọng, trong đó, kỹ sư phần mềm Google, Diane Hirsh Theriault, người làm việc cho công ty được 8 năm, đã viết trên LinkedIn vào tháng 1 rằng các nhà lãnh đạo “không có tầm nhìn của riêng mình và thay vào đó chỉ cố gắng vạch ra hướng đi mơ hồ về AI”.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

TikTok muốn thoát khỏi lệnh cấm với thuật toán mới dành riêng cho người dùng Mỹ

Theo các nguồn tin, TikTok đang phát triển một phiên bản riêng của thuật toán đề xuất nội dung cho 170 triệu người dùng Mỹ, điều có thể tạo ra một phiên bản độc lập với công ty mẹ ByteDance của Trung Quốc và dễ dàng được các nghị sỹ Mỹ chấp nhận hơn.

Theo các nguồn tin, việc chia tách mã nguồn sẽ tạo tiền đề cho việc thoái vốn khỏi các tài sản của Mỹ, dù hiện vẫn chưa có kế hoạch về điều này.

Trước đó, TikTok cho biết không có kế hoạch bán các tài sản tại Mỹ và một động thái như vậy là không thể.

Việc thoái vốn theo yêu cầu của Đạo luật của Mỹ sẽ cho phép TikTok tiếp tục hoạt động tại nước này đơn giản sẽ là không thể về mặt công nghệ cũng như về luật pháp, trong thời hạn 270 ngày như được đề ra.

TikTok và ByteDance đã kiện lên tòa án liên bang Mỹ hồi tháng 5/2024, nhằm ngăn chặn luật buộc phải bán hoặc cấm ứng dụng này.

Nhiệm vụ của họ là tạo ra một mã riêng, độc lập với các hệ thống được phiên bản TikTok tại Trung Quốc của ByteDance là Douyin, trong khi loại bỏ mọi thông tin liên quan đến người dùng Trung Quốc.

Kế hoạch chưa được công bố trước đó đã cho thấy việc tách bạch về kỹ thuật trong hoạt động của TikTok tại Mỹ sẽ diễn ra ra sao cũng như nỗ lực của TikTok trong việc ứng phó với rủi ro chính trị.

Tổng thống Mỹ Joe Biden và những người khác ủng hộ luật cho rằng TikTok đã giúp Trung Quốc có quá nhiều sự tiếp cận đối với các thông tin, dữ liệu có thể gây lo ngại về an ninh quốc gia và ảnh hưởng đến người dùng tại Mỹ.

Hãng tin Reuters trước đó đưa tin việc bán một ứng dụng kèm các thuật toán nhiều khả năng là không thể.

Chính phủ Trung Quốc vào năm 2020 đã bổ sung thêm những thuật toán đề xuất nội dung vào danh sách kiểm soát xuất khẩu, yêu cầu việc thoái vốn hoặc bán thuật toán của TikTok phải thực hiện các thủ tục cấp phép.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Ví điện tử Moca thông báo dừng hoạt động dù được Grab hậu thuẫn mạnh mẽ

Ngày 31/5, CTCP Công nghệ và Dịch vụ Moca thông báo sẽ dừng cung cấp dịch vụ ví điện tử trên ứng dụng Moca và trên ứng dụng Grab từ 1/7.

Mục đích của quyết định này theo doanh nghiệp giải thích là nhằm tập trung nguồn lực vào các dịch vụ trung gian thanh toán khác có tiềm năng tăng trưởng tốt hơn tại thị trường Việt Nam. Đồng thời Moca cho biết đây là một phần của chiến lược tái cấu trúc danh mục dịch vụ và nâng cao hiệu quả hoạt động hướng tới tăng trưởng bền vững.

“Quyết định này được đưa ra sau khi chúng tôi đã có những cân nhắc và đánh giá rất cẩn thận. Với việc tái cấu trúc danh mục dịch vụ, chúng tôi có thể tập trung vào các lĩnh vực mà chúng tôi có thể mang lại giá trị tốt hơn nữa cho người dùng, đồng thời thúc đẩy công ty tăng trưởng một cách hiệu quả và bền vững”, ông Nguyễn Xuân Việt Bình, Giám đốc Moca, chia sẻ.

Sau 1/7, Moca nói sẽ tiếp tục là đối tác chiến lược của Grab cho các hoạt động thanh toán trực tuyến, cung cấp một số dịch vụ trung gian thanh toán cho toàn bộ hệ sinh thái Grab tại Việt Nam. Người dùng Grab vẫn có thể tiếp tục trải nghiệm thanh toán không tiền mặt với các phương thức như thẻ ngân hàng, tài khoản ZaloPay, tài khoản MoMo.

Từ 2018 – thời điểm Grab đang rất mạnh tại thị trường Việt Nam, nền tảng gọi xe và giao đồ ăn này đã công bố hợp tác chiến lược với Moca. Mục tiêu của màn hợp tác này là thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trên nền tảng Grab tại Việt Nam, gồm thanh toán hoá đơn, nạp tiền điện thoại di động, thanh toán tại các cửa hàng bán lẻ,…

Từ sau thoả thuận đó, Moca gần như “độc quyền” trên Grab khi suốt một thời gian dài, đây là lựa chọn thanh toán trung gian duy nhất được chấp nhận trên nền tảng. Thời điểm đó, để thanh toán không tiền mặt trên Grab, người dùng có hai cách: Một là kích hoạt ví Moca và hai là thanh toán trực tiếp bằng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ quốc tế cũng thông qua dịch vụ cổng thanh toán của Moca.

Moca được thành lập từ năm 2013 bởi một nhóm cựu nhân sự cao cấp của Microsoft, Google và các chuyên gia hàng đầu trong ngành tài chính, ngân hàng tại Việt Nam. Từ sau năm 2018, Moca và Grab gắn bó rất chẽ với nhau, đặc biệt khi Grab mua lại 3,523% cổ phần Moca từ Access Ventures SPV, theo nguồn tin của DealstreetAsia.

Ngay sau hoàn tất thương vụ, Hội đồng quản trị Moca đã bổ sung thêm ông Nguyễn Tuấn Anh và ông Lim Yen Hock thời điểm đó đang lần lượt giữ vị trí Chủ tịch và Giám đốc Công ty TNHH Grab Việt Nam.

Sau khi trở thành phương thức thanh toán trung gian duy nhất trên nền tảng, tổng giá trị thanh toán qua ví điện tử Moca trên Grab ghi nhận mức tăng trưởng lên tới 150% trong nửa đầu năm 2019, với số lượng người dùng tương tác hàng tháng tăng hơn 70%, theo dữ liệu từ Misa.

Một tháng trước khi hợp tác với Moca, Grab đã công bố liên doanh với Credit Saison – một trong những công ty tín dụng lớn nhất Nhật Bản. Sau thỏa thuận này là sự ra đời của công ty Grab Financial Services Asia. Grab Financial Services Asia sau đó tung ra dịch vụ Grab Financial – hoạt động như một fintech trong hệ sinh thái của Grab, có chức năng cung cấp các dịch vụ thanh toán, phần thưởng và dịch vụ khách hàng thân thiết, và đặc biệt là dịch vụ tài chính.

Sau khi có thêm Moca, Grab nhanh chóng xây dựng hệ sinh dịch vụ tài chính cá nhân rộng khắp của mình, khai thác cơ sở khổng lồ dữ liệu khách hàng (người đi lại qua Grab, mua hàng hay vận chuyển qua GrabFood hay GrabExpress).

Tuy được hậu thuẫn bởi Grab – nền tảng có lượng người dùng đông đảo nhất tại Việt Nam, trong suốt nhiều năm liền, đồng thời cũng là một trong các ví điện tử đời đầu, nhưng đến nay Moca chỉ chiếm thị phần rất nhỏ.

Báo cáo về thị trường ví điện tử năm 2022 của Vietdata cho thấy Moca chiếm 2% thị phần, xếp sau cả nền tảng “sinh sau đẻ muộn” là ViettelPay 8%. Hiện MoMo chiếm thị phần lớn nhất với 56%, kế đến là ShopeePay với 17%, ZaloPay 14%.

Bình luận về sự kiện Moca dừng dịch vụ ví điện tử, ông Alejandro Osorio, Giám đốc điều hành Grab Việt Nam, chia sẻ: “Kể từ năm 2018, hợp tác chiến lược với Moca đã cho phép chúng tôi mang lại trải nghiệm an toàn và liền mạch về thanh toán không dùng tiền mặt cho người dùng Grab và các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa tại Việt Nam.

Chúng tôi sẽ phối hợp chặt chẽ với Moca để đảm bảo người dùng Grab được hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về thay đổi này; và đảm bảo quá trình hoàn trả số dư được diễn ra thuận lợi. Moca đang và sẽ tiếp tục là đối tác chiến lược của Grab tại Việt Nam, thông qua việc cung cấp các giải pháp trung gian thanh toán quan trọng nhằm tiếp tục thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trên nền tảng Grab”.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh

Tại sao Apple yêu cầu nhà bán lẻ uỷ quyền gỡ hết sản phẩm của hãng trên gian hàng TikTok Shop

Chiều 31/5, cộng đồng nhà bán hàng trên các sàn thương mại điện tử Việt Nam xuất hiện thông tin Apple cấm các nhà bán lẻ bán thiết bị của họ trên nền tảng TikTok Shop Việt Nam. Theo đó, kể từ sau 5h chiều 31/5, Apple yêu cầu các nhà bán lẻ uỷ quyền buộc phải gỡ hết sản phẩm của hãng trên gian hàng TikTok Shop. 

TikTok Shop là gì?

TikTok Shop (TikTok Shopping) là nền tảng hay công cụ mua sắm trực tuyến có thể truy cập trực tiếp từ mạng xã hội TikTok. Nó cho phép những người bán, thương hiệu hay các nhà sáng tạo nội dung đăng tải sản phẩm và bán hàng trên TikTok.

Quá trình mua bán giữa người bán và người mua được thực hiện hoàn toàn trong ứng dụng (in-app shopping), tức người dùng không cần rời khỏi nền tảng để xem chi tiết thông tin về sản phẩm hay tiến hành thanh toán.

TikTok Shop hay còn được gọi là Cửa hàng TikTok lần đầu tiên được ra mắt vào tháng 11 năm 2022 với một số nhà bán lẻ được chọn tại thị trường Mỹ và Vương Quốc Anh, trước khi ra mắt rộng hơn tới các quốc gia khác trên toàn cầu.

Tính đến hiện tại, theo thông tin trực tiếp từ TikTok, TikTok Shop hiện có sẵn ở 9 quốc gia tại 3 vùng lãnh thổ khác nhau đó là Châu Á, Châu Âu và Bắc Mỹ.

Trao đổi với người viết, đại diện một nhà bán lẻ uỷ quyền của Apple tại Việt Nam xác nhận có thông tin Apple yêu cầu gỡ sản phẩm trên nền tảng TikTok Shop. Tuy nhiên, theo vị này thông tin, đây là những ràng buộc điều kiện về pháp lý giữa Apple và đại lý.

“Apple đang tiến hành đánh giá lại các điều khoản và có thể sẽ siết chặt quy định bán hàng trên nền tảng online hơn so với trước kia. Hiện tại, chưa có quyết định chính thức. Phía hãng đang làm việc với các đại lý về điều khoản nhằm tới quyết định cuối cùng”, vị này cho biết.

Đơn vị thuộc top hai thị phần bán lẻ di động Việt Nam cũng cho biết động thái này không ảnh hưởng quá lớn tới hoạt động kinh doanh của chuỗi.

Theo email Apple gửi tới các đại lý tại Việt Nam mà chúng tôi xem được, gã khổng lồ công nghệ Mỹ nêu quan điểm:

“Chúng tôi được biết rằng bạn đã bán các sản phẩm của Apple thông qua cửa hàng của bạn trên sàn thương mại điện tử của TikTok tại Việt Nam mà không có sự cho phép bằng văn bản từ Apple trước đó.

Theo Điều khoản 3.4 của Thỏa thuận Đại lý Ủy quyền Apple được ký kết giữa bạn và Apple, với tư cách là Đại lý Ủy quyền của Apple, bạn phải nhận được sự cho phép bằng văn bản từ Apple trước khi bán các Sản phẩm Được Ủy quyền thông qua các địa điểm điện tử; và Apple có thể hạn chế sự cho phép của bạn bán các Sản phẩm Được Ủy quyền trực tuyến nếu bạn không tuân thủ các điều khoản của Thỏa thuận”.

Trong email thông báo này, Apple đã yêu cầu đại lý uỷ quyền gỡ gỡ bỏ danh sách sản phẩm của Apple khỏi gian hàng trên sàn thương mại điện tử TikTok Shop Việt Nam trước 5 giờ chiều ngày 31/5. Đồng thời, nhà sản xuất iPhone yêu cầu các bên tuân thủ thoả thuận nếu không Apple bảo lưu quyền thực hiện tất cả các biện pháp khắc phục được quy định trong thỏa thuận giữa hai bên.

Ngoài ra, phía Apple cho biết sẽ hướng dẫn đại lý quy trình cần làm để có được sự cho phép của Apple bằng văn bản trước khi bán các sản phẩm trên sàn thương mại điện tử của TikTok tại Việt Nam.

Hiện Apple chưa phản hồi thông tin nói trên khi được yêu cầu bình luận.

Trao đổi với người viết đại diện TikTok Shop cho biết đây là vấn đề điều khoản thoả thuận giữa Apple và đại lý. “Apple chưa có bất kỳ vấn đề nào với phía TikTok Shop”, đại diện nền tảng thông tin.

Về vấn đề này, đại diện chuỗi bán lẻ Thế Giới Di Động và TopZone cho rằng đây là vấn đề của bên thứ ba và từ chối bình luận. Vị này khẳng định chuỗi sẽ tuân thủ quy định bán hàng đã thoả thuận với hãng.

Như đã đưa tin, FPT Shop là đơn vị tiên phong bán iPhone trên nền tảng TikTok Shop. Tháng 9/2023, trong đợt mở bán iPhone 15 Series, FPT Shop công bố đã thu về một triệu USD trên TikTok Shop và đạt thời gian xem trung bình cao nhất trên nền tảng này. Chuỗi này cũng cho biết đây là phiên live mang lại doanh thu cao nhất ngành hàng điện tử trên TikTok đến thời điểm đó.

Khi đó, Giám đốc Trung tâm Kinh doanh trực tuyến FPT Retail, ông Từ Hoàng Thái, chia sẻ rằng việc FPT Shop đạt được kỷ lục ấn tượng trên TikTok chứng minh khả năng của họ trong kinh doanh trực tuyến và mang đến cho khách hàng sản phẩm Apple với giá hấp dẫn nhất.

“Chúng tôi cho rằng không thể thoát khỏi xu hướng của ngành thương mại điện tử thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Chính vì thế, FPT Shop tiên phong mở bán iPhone 15 Series trên nền tảng trực tuyến, cụ thể là TikTok Shop”, ông Từ Hoàng Thái chia sẻ vào thời điểm đó.

Bên cạnh FPT Shop, hồi cuối tháng 3, chuỗi Di Động Việt cũng tung ra chiến dịch bán hàng livestream trên TikTok Shop cùng Hoa hậu Ngọc Châu cùng nhiều KOC, KOLs nổi tiếng khác. Năm ngoái, Di Động Việt cho biết chuỗi đã đạt nhiều thành công từ việc tiên phong bán hàng công nghệ qua livestream trên TikTok Shop.

Mỗi tháng, họ đều tổ chức các phiên livestream với những deal mua sắm hấp dẫn. Trong đợt livestream hồi tháng 4, Di Động Việt đã mở 12 phiên live liên tiếp trên kênh TikTok Di Động Việt Official và 50 kênh TikTok của các cửa hàng, để bán các sản phẩm của Apple như iPhone, iPad, MacBook đến điện thoại của Samsung, Xiaomi, OPPO.

Theo quan sát của người viết, tính đến 4h chiều 31/5, kênh TikTok Shop của Di Động Việt vẫn đang liên tục livestream bán iPhone. Tuy nhiên gần sát thời điểm “deadline” mà Apple đưa ra, các sản phẩm của Apple đã không còn xuất hiện trên các gian hàng của Di Động Việt. Tương tự, gian hàng TikTok Shop của FPT Shop đã gỡ bỏ các sản phẩm Apple ra khỏi danh mục. Thế Giới Di Động và TopZone có tài khoản TikTok nhưng không thiết lập gian hàng TikTok Shop.

Trả lời về vấn đề này, Giám đốc Ngành hàng Apple Di Động Việt, bà Văn Thị Ngọc Yến cho biết: “Di Động Việt đã nhận thông báo vào ngày 23/5 từ Apple. Sau đó, hệ thống cũng đã có kế hoạch về các phiên live bán hàng cũng như gian hàng trên TikTok Shop và vẫn đảm bảo thực hiện đúng yêu cầu của hãng về việc gỡ các sản phẩm Apple trước 17h ngày 31/5/2024”.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo: Doanh nghiệp & Kinh doanh

Google giải thích lý do khiến mô hình AI của Google trả lời sai

Sau khi bị chỉ trích vì hàng loạt lỗi nghiêm trọng, Google cho biết các mô hình AI của mình, gọi chung là AI Overviews, đã hiểu sai sắc thái ngôn ngữ.

Chatbot AI Bard của Google còn rất hạn chế trong việc sáng tạo nội dung

Google cho biết AI Overviews không chỉ đơn giản cho ra kết quả đầu ra dựa trên dữ liệu được đào tạo, mà còn tích hợp hệ thống xếp hạng web cốt lõi để thực hiện tác vụ tìm kiếm truyền thống với chất lượng cao.

Có nghĩa là, AI Overviews không chỉ cung cấp đầu ra văn bản, mà còn bao gồm các liên kết có liên quan để người dùng có thể khám phá thêm. “AI Overviews đang thực hiện việc tìm kiếm thông tin mà không gây ảo giác hay bịa đặt như những sản phẩm ngôn ngữ lớn (LLM) khác có thể gặp phải”, theo Google.

Tuy nhiên, hãng thừa nhận trong một số trường hợp, AI Overviews hiểu nhầm vấn đề, phổ biến nhất là “hiểu sai truy vấn, sắc thái của ngôn ngữ trên web hoặc cơ sở dữ liệu không có sẵn nhiều thông tin hữu ích”.

Chẳng hạn, với truy vấn “nên ăn bao nhiêu đá mỗi ngày”, Google nói AI của mình hiểu không đúng nên xử lý không tốt nội dung châm biếm.

Trong tình huống khuyên “dùng keo để phô mai dính vào bánh pizza”, Google nói AI Overviews diễn giải không đúng ngôn ngữ trên trang web, khiến cung cấp thông tin thiếu chính xác. Công ty đã nhanh chóng khắc phục lỗi thông qua cải tiến thuật toán.

Theo Google, trước mắt họ sẽ “hạn chế đưa nội dung châm biếm và hài hước” nhằm phát hiện hiệu quả hơn những truy vấn vô nghĩa” trên công cụ tìm kiếm. “Chúng tôi đã cập nhật hệ thống để hạn chế việc người dùng đưa vào thông tin khiến AI có thể đưa ra lời khuyên sai lệch, không hữu ích. Với nội dung như sức khỏe, chúng tôi cũng có biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt”, đại diện Google nói.

Tại sự kiện I/O 2024 giữa tháng 5, Google trình làng các phiên bản lớn nhỏ của mô hình Gemini. Đây được xem là tín hiệu cho thấy AI sắp len lỏi vào hầu hết sản phẩm của công ty thời gian tới. Tuy nhiên, chúng liên tục bị phát hiện đưa ra thông tin sai.

Đầu năm ngoái, chatbot Bard của công ty cũng trả lời sai câu hỏi kiến thức ngay trong đoạn giới thiệu của CEO Sundar Pichai, khiến Google mất 100 tỷ USD giá trị vốn hóa trong thời gian ngắn. Tháng 2 năm nay, công ty tung ra tính năng tạo ảnh cho Gemini nhưng nhanh chóng phải tạm dừng khi người dùng phản ánh công cụ tạo hình ảnh không đúng về nhân vật lịch sử.

Theo phân tích, Google đang đi theo một “vòng lặp sai lầm” với ba bước: Tung ra sản phẩm tìm kiếm mới được hỗ trợ bởi AI; Người dùng tìm ra sai sót của sản phẩm và đăng trên mạng xã hội; Google thừa nhận thiếu sót, sau đó dừng hoạt động của AI để sửa chữa. Giới chuyên gia đánh giá, việc AI Google liên tục gặp lỗi là vấn đề đáng lo ngại, vì chúng được tích hợp trong sản phẩm tìm kiếm cốt lõi.

Rủi ro có thể xảy ra khi người dùng tin và hành động theo đề xuất sai lệch, từ đó có thể gây tổn hại đến bản thân. Việc AI liên tục trả lời sai cũng khiến người dùng giảm lòng tin vào sản phẩm của Google trong tương lai.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

Sau Microsoft, Google rót 2 tỷ USD xây trung tâm dữ liệu tại Malaysia

Malaysia đang là điểm đến của nhiều ông lớn công nghệ, sau Microsoft, Apple, Nvidia đến lượt Google đầu tư hai tỷ USD xây trung tâm dữ liệu.

Google cắt giảm nhân sự mảng 'hướng dẫn tìm kiếm'

Theo công bố của Google ngày 30/5, số tiền được dùng để xây trung tâm dữ liệu và đám mây đầu tiên tại Malaysia trong bối cảnh nhu cầu AI và Cloud tăng lên, đặc biệt ở khu vực Đông Nam Á. Đây cũng là khoản đầu tư lớn nhất của hãng tại Malaysia trong 13 năm hoạt động ở đây.

“Khoản đầu tư được đưa ra dựa trên mối quan hệ hợp tác với chính phủ Malaysia nhằm thúc đẩy ‘chính sách ưu tiên đám mây’, gồm các tiêu chuẩn an ninh mạng tốt nhất”, Ruth Porat, Phó chủ tịch kiêm giám đốc tài chính Alphabet, cho biết.

Theo bà Porat, trung tâm khi đưa vào vận hành sẽ phục vụ các dịch vụ kỹ thuật số của Google, như Search, Maps và Workspace, cũng như cung cấp dịch vụ đám mây cho công ty và tổ chức trong khu vực công và tư nhân. Hệ thống cũng phục vụ chương trình “xóa mù AI” cho dành cho sinh viên và nhà giáo dục.

Dự kiến, trung tâm được đặt tại Elmina, miền trung bang Selangor. Google chưa thông báo thời gian xây dựng và vận hành. Tuy nhiên, công ty ước tính sẽ đóng góp hơn 3,2 tỷ USD vào GDP của Malaysia và hỗ trợ 26.500 việc làm tại đây vào năm 2030.

“Khoản đầu tư của Google sẽ thúc đẩy đáng kể tham vọng kỹ thuật số đã được đưa ra trong Kế hoạch tổng thể công nghiệp mới 2030 của quốc gia chúng tôi”, Tengku Datuk Seri Utama Zafrul Aziz, Bộ trưởng Bộ Đầu tư, Thương mại và Công nghiệp Malaysia, cho biết.

Nước này hiện là điểm đến của nhiều công ty công nghệ toàn cầu. Đầu tháng, Microsoft đầu tư 2,2 tỷ USD để phát triển cơ sở hạ tầng đám mây và AI mới. Tháng 12 năm ngoái, tập đoàn YT của Malaysia tuyên bố sẽ bắt tay với Nvidia xây dựng cơ sở hạ tầng AI trị giá 4,3 tỷ USD.

Ngày 28/5, Apple thông báo mở Apple Store tại Malaysia. Cửa hàng được đặt trong tổ hợp trung tâm thương mại The Exchange TRX ở Kuala Lumpur, khai trương ngày 22/6. Đây là thị trường thứ ba ở Đông Nam Á có cửa hàng chính thức của Apple, sau Singapore, Thái Lan.

Trong khi đó, phía Malaysia cũng nỗ lực đầu tư vào nguồn lực trong nước nhằm đáp ứng nhu cầu về lao động. Tại Triển lãm công nghiệp bán dẫn Đông Nam Á 2024 (SEMICON SEA) ở Kular Lumpur ngày 28/5, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim công bố Chiến lược bán dẫn quốc gia, trong đó chính phủ đầu tư ít nhất 5,33 tỷ USD trong vòng 5-10 năm để bồi dưỡng nhân tài và phát triển công ty địa phương. Nước này đặt mục tiêu đào tạo 60.000 kỹ sư trong mọi lĩnh vực của ngành công nghệ bán dẫn như thiết kế, đóng gói, kiểm thử.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

VinFast lọt top 100 công ty có ảnh hưởng nhất năm 2024 của TIME

Lần đầu tiên một công ty sản xuất ô tô của Việt Nam lọt danh sách TIME100.

Vốn hoá của VinFast cao hơn cả Ford, GM hay BMW trên Nasdaq

VinFast nằm trong nhóm các doanh nghiệp Thay đổi đột phá, theo TIME. Cùng nhóm có Xiaomi – nhà sản xuất điện tử Trung Quốc vừa ra mắt chiếc ô tô điện đầu tiên, hay PDD Holdings – tập đoàn sở hữu sàn thương mại điện tử quốc tế Temu gây khuynh đảo thị trường thương mại điện tử thế giới với các sản phẩm giá rẻ cùng khẩu hiệu “Mua sắm như tỷ phú”.

Viết về VinFast, biên tập viên của TIME cho hay khi tham quan nhà máy sản xuất xe điện của hãng tại Hải Phòng vào năm 2022, Google Maps vẫn hiển thị một nửa địa điểm này là hoang vắng. Tuy nhiên, khu đất đã được cải tạo và đi vào hoạt động chỉ sau 21 tháng.

Song theo TIME, tốc độ xây dựng nhà máy này cũng không sánh được với đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của VinFast vào tháng 8 năm ngoái, khi giá cổ phiếu VFS trên sàn Nasdaq tăng vọt 700% sau hai tuần. Sự phấn khích của nhà đầu tư đến từ mô hình kinh doanh của VinFast: Bán ô tô điện giá thấp không kèm pin, sau đó cho thuê pin và đổi pin miễn phí khi pin giảm dung lượng.

Mặc dù giá VFS đã giảm 90% so với mức đỉnh, nhưng công ty vẫn giữ tham vọng tăng gấp ba lượng xe bán ra trong năm nay lên 100.000 chiếc. Được hậu thuẫn từ tỷ phú giàu nhất Việt Nam, ông Phạm Nhật Vượng, VinFast đang mở các nhà máy tại Bắc Carolina (Mỹ), Indonesia và Ấn Độ.

Mặc dù VinFast lỗ 618,3 triệu USD trong quý I năm nay, ông Vượng vẫn cam kết ít nhất là hòa vốn vào năm tới, đồng thời cam kết tài trợ thêm 1 tỷ USD từ tài sản cá nhân để biến điều đó thành hiện thực. “Chúng tôi sẽ không bao giờ để VinFast thất bại”, ông Vượng tuyên bố với các cổ đông vào tháng 4 vừa qua.

Danh sách TIME100 Companies – 100 công ty ảnh hưởng nhất năm, được tạp chí TIME phát hành cách đây ba năm. Để lựa chọn các công ty cho danh sách, các biên tập viên của TIME đã khảo sát những người đóng góp và phóng viên thường trú trên toàn cầu, đồng thời tham khảo nhận định từ các chuyên gia bên ngoài.

TIME cho biết khi một công ty được xuất hiện trong danh sách, công ty đó không chỉ được xem xét ở một khía cạnh dữ liệu hay số liệu tài chính đơn lẻ. Đó là tổng hoà về các phẩm chất, nghiên cứu tác động, đổi mới, tham vọng và thành công….

“Danh sách TIME100 Companies không chỉ đơn thuần là một bảng xếp hạng thành công của doanh nghiệp. Nó còn thể hiện quan điểm về cách thức các công ty đang tạo ra tầm ảnh hưởng trong năm 2024”, TIME viết.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Quấy rối đồng nghiệp bằng những tiếng thở dài

Nhiều người cho rằng thở dài là một dạng “quấy rối tâm trạng”, có thể khiến đồng nghiệp xung quanh “tụt mood”, không thể tập trung làm việc.

Quấy rối đồng nghiệp bằng tiếng thở dài
Quấy rối đồng nghiệp bằng tiếng thở dài

“Tôi cho rằng thở dài là một hình thức quấy rối tâm trạng”.

“Thở dài vô ý cũng là quấy rối”.

Những bài đăng như thế này trên mạng xã hội ở Nhật Bản đang mô tả tiếng thở dài không được hoan nghênh, cùng với nhiều điều khác, là “tín hiệu tiêu cực” tại nơi làm việc.

Theo Kaname Murasaki, người đứng đầu một hiệp hội ở Osaka chuyên giúp đỡ các công ty giải quyết những vấn đề liên quan đến quấy rối, thở dài trước mặt một cá nhân cụ thể không bị coi là quấy rối.

Tuy nhiên, ngay cả khi vô tình, Murasaki cho rằng việc thở dài liên tục cùng với những hành động như nhăn mặt, chép miệng có thể bị coi là “quấy rối tâm trạng”, trong đó cảm xúc đau khổ được gây ra cho người khác thông qua nét mặt, thái độ ủ rũ và các tín hiệu phi ngôn ngữ khác.

Khi tâm trạng tồi tệ tràn ngập nơi làm việc, nó có thể ảnh hưởng đến bầu không khí và ngăn cản nhân viên giao tiếp thoải mái. Điều này không chỉ có nguy cơ làm giảm năng suất, mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng nếu không xác định được vấn đề cần giải quyết.

“‘Thủ phạm’ thường không nhận thức được thái độ và biểu cảm gắt gỏng của họ. Bạn có thể trông như đang giận dữ khi tập trung và nên nhớ rằng mọi người đều có thể là ‘thủ phạm'”, Murasaki cảnh báo.

Mặc dù khái niệm quấy rối tâm trạng không được biết đến nhiều và hành vi này cũng không được quy định về mặt pháp lý, Murasaki cho biết các cuộc tham vấn liên quan đang gia tăng. “Khi sự mệt mỏi và thất vọng tích tụ một cách vô thức ở nét mặt và thái độ của một người, những người khác sẽ coi chúng như một hình thức quấy rối mới”, Murasaki nói.

Các doanh nghiệp hiện chưa biết cách giải quyết vấn đề và tất cả những gì có thể làm là yêu cầu mỗi người giữ thái độ tích cực tại nơi làm việc.

Trong khi đó, bác sĩ nghề nghiệp và bác sĩ tâm thần Tomosuke Inoue nhấn mạnh thở dài cũng có mặt tích cực, giúp giảm căng thẳng.

Trong một số trường hợp, việc thở dài là vô tình do cơ thể cố gắng thư giãn trong trạng thái thiếu oxy vì thở nông lúc căng thẳng. Một nghiên cứu được công bố trên Cell Reports Medicine cho thấy một số kiểu thở dài thực sự có tác dụng giảm căng thẳng và giữ bình tĩnh.

Tuy nhiên, nếu một người thở dài quá thường xuyên, đó có thể là dấu hiệu của chứng trầm cảm tiềm ẩn hoặc các tình trạng bệnh khác. “Không nên thở dài một cách quá đáng trước mặt người khác. Điều quan trọng là phải cẩn thận giữ im lặng, thực hiện ở thời gian, địa điểm và hoàn cảnh phù hợp”, Inoue nói.

Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề là loại bỏ nguyên nhân gây căng thẳng. Bác sĩ Inoue đề xuất nên chuyển sang thở sâu thay vì thở dài. “Hãy tập trung thở ra từ từ trong khoảng 6 giây. Nó giúp thư giãn và ít gây khó chịu cho những người xung quanh”.

Nghiên cứu trên Cell Reports Medicine cho thấy việc cố tình hít một hơi chậm và sâu, nín thở rồi thở ra từ từ sẽ kích hoạt hệ thần kinh đối giao cảm, chịu trách nhiệm kiểm soát cách cơ thể nghỉ ngơi và tiêu hóa. Nhịp tim chậm lại, huyết áp giảm, tiêu hóa được cải thiện và tâm trí bắt đầu thư thái hơn.

Hãy so sánh điều đó với việc bạn thở mạnh, nhanh hơn khi sợ hãi hoặc gặp nguy hiểm. Điều đó kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm, chịu trách nhiệm giúp chúng ta sẵn sàng chiến đấu hoặc chạy trốn.

“Chúng tôi tin rằng hơi thở là con đường dẫn đến việc kiểm soát cơ thể và tâm trí. Nó là một phần của hệ thống tự trị như tiêu hóa và nhịp tim, nhưng không giống như những chức năng đó của cơ thể, bạn có thể dễ dàng điều hòa nhịp thở của mình”, tác giả nghiên cứu cho hay.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo ZNews

ChatGPT sắp có bản cập nhật mà OpenAI cho là bản kế nhiệm của GPT-4

OpenAI cho biết họ sẽ cho ra mắt một hệ thống trí tuệ nhân tạo mới với mục đích kế nhiệm GPT-4. Công ty cũng thành lập đơn vị an toàn để giải quyết các rủi ro về AI.

Trong thông báo hôm 28/5, OpenAI nói rằng họ đã bắt đầu đào tạo một mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới sau sự thành công của GPT-4, công nghệ cốt lõi của ChatGPT.

Công ty có trụ sở tại San Francisco cũng đề cập thêm rằng mô hình mới sẽ mang lại “khả năng tiếp cận” khi họ cố gắng xây dựng trí tuệ nhân tạo tổng quát (AGI). Mô hình mới sẽ là công cụ dành cho các sản phẩm AI bao gồm chatbot, trợ lý kỹ thuật số tương tự như Siri của Apple, công cụ tìm kiếm và trình tạo hình ảnh.

Ngoài ra, OpenAI đã thành lập một đơn vị chuyên khám sát các vấn đề an toàn của trí tuệ nhân tạo có tên Ủy ban An toàn và Bảo mật do lo ngại mô hình mới có thể gây ra những rủi ro ngoài ý muốn.

“Mặc dù OpenAI tự hào vì đã xây dựng và cho ra mắt những công cụ dẫn đầu ngành cả về khả năng cũng như mức độ an toàn, chúng tôi vẫn hoan nghênh một cuộc tranh tích cực về chủ đề này”, OpenAI cho biết trong một bài đăng.

Hiện tại, OpenAI đặt mục tiêu đi trước các đối thủ trong việc phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo. Đồng thời, công ty cũng mong muốn loại bỏ sự lo lắng của công chúng khi AI bị đánh giá ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm, bao gồm truyền bá thông tin sai lệch, thay thế việc làm và thậm chí đe dọa an toàn của nhân loại.

Theo phân tích, việc đào tạo mô hình AI có thể mất nhiều tháng, thậm chí nhiều năm. Sau khi hoàn thành, các công ty trong ngành thường dành thêm vài tháng để thử nghiệm và tinh chỉnh hệ thống trước khi tung ra thị trường. Điều này đồng nghĩa với việc mô hình tiếp theo của OpenAI sẽ khó xuất hiện trong khoảng một năm tới.

OpenAI cũng chú trọng nhiều hơn vào mức độ an toàn của mô hình trí tuệ nhân tạo khi thành lập Ủy ban An toàn và Bảo mật với nhiều thành viên chủ chốt. Công ty cho biết các chính sách mới có thể được áp dụng vào cuối mùa hè hoặc mùa thu năm nay.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Gã khổng lồ thương mại điện tử Shein gặp sự cố về chất lượng sản phẩm được bán trên nền tảng

Các sản phẩm dành cho trẻ em được bán bởi gã khổng lồ mua sắm trực tuyến Shein (Trung Quốc) chứa các chất độc hại vượt quá mức cho phép hàng trăm lần, theo thông báo của chính quyền thủ đô Seoul (Hàn Quốc) vào hôm 28/5.

Gã khổng lồ thương mại điện tử Shein gặp sự cố về chất lượng sản phẩm được bán trên nền tảng
Gã khổng lồ thương mại điện tử Shein gặp sự cố về chất lượng sản phẩm được bán trên nền tảng

Shein nổi lên trong những năm gần đây như là một thương hiệu cung cấp hàng loạt quần áo và phụ kiện hợp thời trang với giá cực kỳ thấp. Sự phát triển bùng nổ này cũng dẫn đến việc cơ quan chức năng gia tăng giám sát về các hoạt động kinh doanh và tiêu chuẩn an toàn của công ty.

Theo Channel News Asia, chính quyền Seoul đã tiến hành kiểm tra hàng tuần các mặt hàng được bán bởi các nền tảng như Shein, Temu và AliExpress. Trong đợt kiểm tra mới nhất, họ đã chọn 8 sản phẩm được bán bởi Shein, bao gồm giày trẻ em, túi da và một chiếc thắt lưng.

Kết quả kiểm tra phát hiện một số sản phẩm chứa lượng lớn phthalates – các hóa chất được sử dụng để làm mềm nhựa. Một đôi giày chứa lượng phthalates vượt 428 lần so với mức cho phép – mức cao nhất được chứng kiến cho đến nay trong các cuộc kiểm tra tại Seoul và ba chiếc túi có lượng vượt mức 153 lần.

Phthalates được sử dụng rộng rãi để làm mềm nhựa và có mặt trong hàng nghìn sản phẩm bao gồm hộp đựng, sản phẩm làm đẹp và đồ chơi. Tuy nhiên, từ nhiều thập kỷ qua, chúng đã được biết đến là gây ra rối loạn hormone và có liên quan đến các bệnh như béo phì, tim, một số loại ung thư cùng các vấn đề về sinh sản.

Quan chức Seoul, ông Park Sang-jin nói với AFP rằng họ đã yêu cầu loại bỏ những sản phẩm này khỏi gian hàng. Ngoài ra, ông cho biết thêm rằng kể từ khi thành phố bắt đầu kiểm tra vào tháng 4, hầu hết các nền tảng đã tuân thủ các yêu cầu như vậy.

Cho đến nay, chính quyền Seoul cho biết đã kiểm tra 93 sản phẩm và phát hiện gần một nửa trong số đó chứa các chất độc hại. Những mặt hàng này bao gồm đồng hồ trẻ em và bút màu. Đáp lại các câu hỏi từ CNA, Shein cho biết họ rất coi trọng an toàn sản phẩm.

“Các nhà cung cấp của chúng tôi được yêu cầu tuân thủ các kiểm soát và tiêu chuẩn mà chúng tôi đã đưa ra, và chúng tôi làm việc chặt chẽ với các cơ quan kiểm tra độc lập quốc tế… để thường xuyên tiến hành kiểm tra nhằm đảm bảo sự tuân thủ của các nhà cung cấp đối với các tiêu chuẩn an toàn sản phẩm của chúng tôi”, phát ngôn viên của Shein cho biết.

Phát ngôn viên này bổ sung rằng công ty đã tiến hành hơn 400.000 cuộc kiểm tra an toàn hóa chất với các cơ quan này trong năm qua. “Khi biết về bất kỳ khiếu nại nào đối với sản phẩm của chúng tôi, chúng tôi ngay lập tức loại bỏ sản phẩm đó khỏi trang web của mình như một biện pháp thận trọng trong khi tiến hành điều tra,” phát ngôn viên nói.

Vị này cho biết thêm: “Nếu phát hiện không tuân thủ, chúng tôi sẽ không ngần ngại thực hiện các hành động tiếp theo phù hợp với nhà cung cấp của sản phẩm đó.”

Tháng trước, Liên minh Châu Âu đã thêm Shein vào danh sách các công ty kỹ thuật số lớn cần tuân thủ các quy định an toàn nghiêm ngặt hơn, trong đó có các biện pháp bảo vệ khách hàng khỏi các sản phẩm không an toàn, đặc biệt là những sản phẩm có thể gây hại cho trẻ vị thành niên.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Masan muốn biến Phúc Long thành chuỗi cà phê quốc tế

Ông Danny Le, Tổng giám đốc Tập đoàn Masan khẳng định Phúc Long có kế hoạch mở rộng toàn cầu sau khi thu thập thị hiếu của người tiêu dùng thông qua 2 cửa hàng ở Mỹ.

Đây là thông tin được ông Danny Le, Tổng giám đốc Tập đoàn Masan, chia sẻ tại phiên họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 diễn ra mới đây.

“Phúc Long có kế hoạch đi ra toàn cầu, ông Danny Le khẳng định trước cổ đông.

CEO Masan cho biết hiện tại chuỗi cà phê trà sữa này đã có 2 cửa hàng tại Mỹ để bước đầu thu thập thị hiếu của người tiêu dùng quốc tế. Công ty đang có những bước chuẩn bị và có sáng kiến đổi mới nhằm mở rộng mạng lưới ở Việt Nam, đồng thời mở rộng ra các nước trên thế giới.

Trong năm nay, Masan dự kiến chuỗi Phúc Long sẽ ghi nhận doanh thu trong khoảng 1.790-2.170 tỷ đồng, tương ứng mức tăng trưởng 17-41% so với năm 2023. Doanh nghiệp dự kiến ​​mở mới khoảng 30 đến 60 cửa hàng ngoài WinCommerce (WCM), tập trung tại thị trường Hà Nội và TP.HCM.

Lãnh đạo Masan cũng cho biết Phúc Long sẽ bắt đầu tích hợp chương trình khách hàng thân thiết vào Hội viên WIN của Masan, mang đến nhiều lợi ích, đồng thời cũng mang lại một nguồn doanh thu khác cho chuỗi.

Ngoài ra, thương hiệu trà cà phê này sẽ nâng cao năng suất bán hàng thông qua các dự án marketing tại các cửa hàng địa phương, triển khai chương trình khuyến mãi trên toàn quốc, và các chương trình theo mùa giúp thu hút lượng khách hàng trẻ mới.

CEO Phúc Long Joanne Jihyun Lee khẳng định đây là lúc thương hiệu đạt độ chín muồi trong thị trường bão hòa, cần thúc đẩy để có tăng trưởng, nhất là trong bối cảnh ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh gia nhập thị trường.

Vị này cho biết Phúc Long đang xây dựng lại nền tảng cùng chiến lược cho giai đoạn tăng trưởng tiếp theo. Trong quý I, thương hiệu đã bắt đầu mở cửa hàng mới và tối ưu hóa trải nghiệm mới hướng tới sự bền vững và hiệu quả. Các cửa hàng không chỉ mở mới tại TP.HCM mà còn ở tại nhiều tỉnh/thành khác.

Trong quý đầu năm nay, Masan cho biết doanh thu của Phuc Long Heritage (PLH) đạt 387 tỷ đồng, giảm 6% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này đóng góp 2% vào tổng doanh thu toàn tập đoàn.

Lợi nhuận gộp của chuỗi Phúc Long giai đoạn này đạt 247 tỷ đồng, cũng giảm 7%. Biên lợi nhuận gộp theo đó đạt 63,8%, giảm nhẹ so với mức 64,7% của quý đầu năm ngoái.

Tương tự, lợi nhuận EBITDA (lợi nhuận trước thuế, lãi vay, khấu hao) của chuỗi đạt 61 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ.

Với mức EBITDA kể trên, bình quân mỗi ngày chuỗi trà sữa cà phê này lãi xấp xỉ 680 triệu đồng trong quý I.

Bên cạnh kế hoạch biến Phúc Long trở thành chuỗi cà phê trà sữa quốc tế, ông Danny Le khẳng định hiện Masan không có kế hoạch M&A (mua bán và sáp nhập) thêm các doanh nghiệp khác.

“Mục tiêu lớn nhất của tập đoàn hiện nay là Go Global để đưa các thương hiệu ra toàn cầu. Masan Group hiện nay tập trung vào chiến lược đưa MCH trở thành công ty tiêu dùng hàng đầu Đông Nam Á, WCM sẽ sinh lãi tốt hơn và Phúc Long có EBITDA 25%”, vị CEO nhấn mạnh.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

YouTube lại cố tình làm khó chịu những người dùng sử dụng trình chặn quảng cáo

Khi sử dụng trình chặn quảng cáo (Ad Blocker) trên YouTube, người dùng sẽ thấy video trôi thẳng đến giây cuối hoặc bị tắt âm thanh.

Theo một số người dùng phản ánh, YouTube tiếp tục áp dụng cách mới để đối phó mỗi khi người dùng bật trình chặn quảng cáo.

Cụ thể, nếu cài trình chặn quảng cáo trên điện thoại hoặc máy tính, YouTube sẽ chạy thẳng đến cuối video. Trong khi đó, một số người khác gặp tình trạng video vẫn phát nhưng không có âm thanh.

Theo Wccftech, cố gắng phát lại video hoặc di chuyển con trỏ đến một phần nhất định của clip cũng không có tác dụng. Giải pháp duy nhất là vô hiệu hóa trình chặn quảng cáo hoặc mua YouTube Premium.

Kể từ cuối năm 2023, YouTube bắt đầu ngăn người dùng sử dụng trình chặn quảng cáo bằng rất nhiều cách khác nhau.

Đầu tiên là hiển thị thông báo có nội dung “Trình chặn quảng cáo vi phạm Điều khoản dịch vụ của YouTube”. Sau đó, thông báo này sẽ yêu cầu bạn tắt trình chặn quảng cáo. Người dùng không thể xem tiếp video nếu không làm theo.

Cách thứ 2 hiện là phương pháp hiện bắt đầu được triển khai cho nhiều người dùng. YouTube gần đây đã thử nghiệm làm chậm toàn bộ trang web khi sử dụng trình chặn quảng cáo. Hãng gọi đó là “chế độ xem dưới mức tối ưu”.

Tuy nhiên, cách này vẫn không hiệu quả bởi phần lớn người dùng có tốc độ băng thông cao hơn mức trung bình sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi độ trễ.

Trên thực tế, không có gì ngạc nhiên khi YouTube muốn mọi người xem nhiều quảng cáo hơn, bởi đó là cách giúp YouTube kiếm được rất nhiều tiền.

Với khoản doanh thu 224,47 tỷ USD đến từ mảng quảng cáo, chiếm 80% tổng doanh thu 279,8 tỷ USD vào năm 2022, hãng chắc chắn sẽ nỗ lực để ngăn chặn bất kỳ mối đe dọa nào đối với mảng kinh doanh kiếm ra tiền của mình.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Giá trị vốn hoá thị trường của Nvidia gần bằng với Apple

Giá cổ phiếu tiếp tục lập đỉnh phiên hôm qua giúp vốn hóa thị trường (Market Value) của Nvidia hiện chỉ kém Apple 100 tỷ USD.

Chốt phiên giao dịch 28/5, cổ phiếu Nvidia tăng 6% lên mức cao kỷ lục mới, kéo vốn hóa thị trường (Market Value) lên 2.800 tỷ USD. Trong khi đó, Apple được định giá 2.900 tỷ USD. Apple hiện là công ty giá trị thứ nhì tại Mỹ, sau Microsoft.

Cổ phiếu Nvidia đã tăng gần 13% kể từ tuần trước, sau khi hãng đưa ra dự báo doanh thu quý II cao hơn kỳ vọng của Wall Street. Nvidia cũng thông báo sẽ chia tách cổ phiếu. Việc này khiến nhà đầu tư hào hứng, tiếp tục đặt cược vào công ty đi tiên phong trong mảng chip AI.

“Tốc độ tăng trưởng của Nvidia đang cao hơn thị trường chung rất nhiều. Thậm chí ở mức giá rất cao hiện tại, chúng tôi không nghĩ rằng đây đã là bong bóng”, Derren Nathan – Giám đốc phân tích cổ phiếu tại Hargreaves Lansdown nhận định trên Reuters.

Cổ phiếu Nvidia đã tăng gấp đôi năm nay. Năm ngoái, mã này tăng gấp 3. Hệ số giá cổ phiếu trên lợi nhuận dự báo của Nvidia hiện là 36 lần, theo hãng dịch vụ tài chính LSEG. Con số này của AMD là 38 và Intel là 21.

Nvidia là một trong những cái tên hưởng lợi lớn nhất từ làn sóng AI. Một năm qua, doanh thu của Nvidia tăng vọt khi hàng loạt đại gia công nghệ như Google, Microsoft, Meta, Amazon và OpenAI mua hàng tỷ USD chip đồ họa của hãng.

Quý trước, mảng kinh doanh lớn nhất và quan trọng nhất của hãng là trung tâm dữ liệu, gồm chip AI và nhiều linh kiện khác để điều hành máy chủ AI. Doanh thu mảng này tăng gấp 5 so với cùng kỳ năm ngoái, lên 22,6 tỷ USD.

Tính chung quý I, Nvidia ghi nhận doanh thu kỷ lục 26,04 tỷ USD và lợi nhuận ròng 14,8 tỷ USD. Kết quả này cho thấy nhu cầu chip AI của Nvidia vẫn rất mạnh. CEO Jensen Huang cho biết công ty sẽ còn có thêm nguồn thu từ Blackwell – chip AI thế hệ kế tiếp ra mắt cuối năm nay.

“Việc kinh doanh của hãng vẫn đang rất tốt. Cơ hội còn rất nhiều. Đó là lý do nhà đầu tư vẫn muốn mua cổ phiếu Nvidia”, Dan Coatsworth – nhà phân tích đầu tư tại AJ Bell cho biết.

Trong khi đó, cổ phiếu Apple vài tháng gần đây có diễn biến kém hơn các đại gia công nghệ khác. Mã này giảm 2% từ đầu năm, do nhu cầu iPhone yếu và cạnh tranh tại Trung Quốc khốc liệt.

Đầu năm nay, Microsoft đã vượt Apple để trở thành công ty giá trị nhất thế giới, nhờ các khoản đầu tư sớm vào AI. Vốn hóa Microsoft hiện là 3.100 tỷ USD.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

MobiFone ra mắt hệ sinh thái game online MobiGames

Hệ sinh thái MobiGames của MobiFone sở hữu hàng trăm trò chơi trực tuyến trên nền tảng website và ứng dụng, vận hành từ tháng 5.

Ngày 8/4, MobiFone ra mắt hệ sinh thái trò chơi trực tuyến MobiGames trên nền tảng website và ứng dụng.

Theo đơn vị này, hệ sinh thái game của MobiFone cho phép người dùng chơi game trực tuyến không giới hạn trên đa nền tảng, không yêu cầu tải và cài đặt game ở thiết bị. Kho hơn 500 trò chơi đến từ nhiều nhà phát hành nổi tiếng, gồm các thể loại: hành động, chiến thuật, giáo dục, giải trí… “Với kho trò chơi đa dạng, MobiGames phù hợp với đa dạng người dùng, từ nhu cầu giải trí cơ bản đến những game thủ có kinh nghiệm, muốn thử sức ở những tựa game chiến thuật, nhiều tính cạnh tranh”, đại diện MobiFone nói.

Với hệ sinh thái MobiGames, người dùng có thể tự tổ chức, tham gia các giải đấu hoặc mời game thủ khác tranh tài. Nền tảng cũng có tính năng cập nhật tin tức và video, giúp người dùng nắm được thông tin từ cộng đồng game trong nước và quốc tế. MobiFone cũng giới thiệu gói cước ưu đãi MGD với 6.000 đồng mỗi ngày, sở hữu 1 GB data truy cập internet, hướng đến cộng đồng yêu thích trải nghiệm hệ sinh thái MobiGames.

“MobiFone đã tận dụng tốt lợi thế nhà mạng hàng đầu Việt Nam, ứng dụng tài nguyên công nghệ tiên tiến như AI, 5G, BigData, điện toán đám mây… cho ra đời hệ sinh thái trò chơi MobiGames phục vụ nhu cầu người Việt”, một chuyên gia lĩnh vực Game nói.

Theo số liệu từ Newzoo, thế giới có gần 3,2 tỷ người chơi game mang về doanh thu 182,9 tỷ USD (cuối 2022), trong đó 92,6 tỷ USD thuộc về game di động. Hãng tin Bloomberg nhận định Việt Nam là một trong những cường quốc về game, tốc độ tăng trưởng game di động cao nhất Đông Nam Á với khoảng 7,4% mỗi năm, giai đoạn 2022-2025.

Tại sự kiện Vietnam GameVerse 2023, ông Lê Quang Tự Do – Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử (thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, hiện có khoảng 50% game di động phổ biến trên thế giới xuất xứ từ Việt Nam. Người Việt cũng chiếm ưu thế lớn về mảng sản xuất game, khi cứ 25 game tải lên các store thì có 1 game là của Việt Nam, tỷ lệ này cao hơn nhiều so với các nước khác.

Theo các chuyên gia nghiên cứu thị trường, sự phát triển của công nghệ mới như: 5G, Blockchain, điện toán đám mây… và sự cải tiến mạnh mẽ về phần cứng sẽ là những yếu tố then chốt, giúp ngành game Việt Nam tăng doanh thu, mở rộng cơ hội tham gia vào ngành công nghiệp này trên thế giới.

Bên cạnh đó, Việt Nam sở hữu lợi thế dân số trẻ, dễ dàng thích nghi và tiếp nhận làn sóng công nghệ mới, cho ra nguồn nhân lực phát triển các game thuộc nhiều thể loại như nhập vai, chiến thuật, đấu trường, mô phỏng…

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

Chiến lược đầu tư với số vốn nhỏ nhưng tăng trưởng bền vững của Warren Buffett

Tại cuộc họp cổ đông của Berkshire Hathaway hồi tháng 5, nhà hiền triết xứ Omaha đã chia sẻ với các nhà đầu tư cách để đạt được thành công ấn tượng giống ông thời trẻ.

Động thái mới đây của Warren Buffett có thể báo hiệu sức khoẻ của kinh tế Mỹ

Vốn nhỏ vẫn sinh lời

Xét theo tỷ suất lợi nhuận, Warren Buffett thực hiện khoản đầu tư thành công nhất khi ông mới bắt đầu sự nghiệp với số vốn khiêm tốn 7 thập kỷ trước. Nhà hiền triết xứ Omaha nhấn mạnh ông có thể dễ dàng tạo ra tỷ suất sinh lời hàng năm 50% dù ông chỉ quản lý 1 triệu USD.

Ông tuyên bố vào năm 1999: “Hôm nay, dù có 1 triệu USD hoặc 10 triệu USD vốn đầu tư thì tôi cũng sẽ đem toàn bộ tiền mặt đi mua chứng khoán. Bất cứ ai nói rằng quy mô không ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời đều đang cố moi tiền của bạn.

Tôi đạt được tỷ suất sinh lời cao nhất trong những năm 1950. Tôi hoàn toàn đè bẹp chỉ số Dow Jones. Các con số sẽ khiến bạn sửng sốt. Nhưng khi đó tôi chỉ đầu tư với số vốn nhỏ. Việc không có quá nhiều tiền là lợi thế cực lớn về mặt cấu trúc.

Tôi nghĩ mình có thể đem đến cho các cổ đông lợi nhuận 50% với 1 triệu USD. Phải nói rằng tôi biết chắc mình có thể làm vậy. Tôi dám đảm bảo điều đó”.

Ngày nay, trong bối cảnh quy mô danh mục chứng khoán của Berkshire Hathaway vượt quá 300 tỷ USD, ngay cả nhà đầu tư lão luyện như Waren Buffett cũng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm cổ phiếu hợp lý cho tập đoàn của mình.

Khi mới khởi nghiệp đầu tư, Buffett mua cổ phiếu các công ty kinh doanh xuống dốc nhưng có giá cực thấp mà ông ví với “điếu xì gà hút dở”. Tuy nhiên, giờ ông phải tìm kiếm các khoản đầu tư “lớn như con voi” để có thể tạo ra lợi nhuận đáng kể cho danh mục.

Dù vậy, tại đại hội cổ đông của Berkshire hồi đầu tháng 5, Buffett vẫn nêu chi tiết cách để một nhà đầu tư bình thường lặp lại thành công ấn tượng giống ông trong quá khứ.

Bí quyết đầu tư từ số vốn nhỏ

Theo tờ CNBC, vị tỷ phú 93 tuổi thuật lại rằng thời còn trẻ ông đã nhiều lần nghiền ngẫm cẩm nang của Moody’s để hiểu sâu về ngành đường sắt nhằm tìm kiếm cơ hội mua vào.

Buffett nói: “Trong trường hợp của tôi, cách để tìm ra cổ phiếu tốt là đọc 2.000 trang giấy. Tôi đọc Cẩm nang Giao thông Vận tải của Moody’s vài lần… Và tôi đã tìm thấy đủ thứ thú vị khi mới 20 hay 21 tuổi… Cuốn cẩm nang viết về hàng trăm công ty đường sắt. Và tôi thích đọc từng công ty một”.

Sau đó, Warren Buffett sẽ xác định các công ty “khác thường” có khả năng đem lại lợi nhuận tầm cỡ. Ông kể lại: “Tôi tìm thấy một trái phiếu thực ra lại là cổ phiếu phổ thông, và một cổ phiếu phổ thông thực chất lại là trái phiếu. Việc tập hợp hàng loạt những điểm khác thường này là thứ đã giúp tôi gây ấn tượng với Charlie Munger khi hai chúng tôi lần đầu gặp mặt. Ông ấy không ngờ tôi biết hết chi tiết về mọi công ty nhỏ bé ở vùng Bờ Tây”.

Theo lời khuyên của Munger, Buffett đã chuyển hướng từ việc mua các công ty gặp rắc rối với giá siêu rẻ sang những công ty có chất lượng tốt và lợi thế cạnh tranh với mức giá hợp lý.

Cuối cùng, ông đã xây dựng nên đế chế gồm những doanh nghiệp hàng đầu như hãng bảo hiểm Geico, công ty đường sắt BNSF Railway và nhiều tên tuổi khác trong lĩnh vực năng lượng và sản xuất.

Buffett nhấn mạnh các nhà đầu tư nên tập trung tìm kiếm một chủ đề mà họ thực sự đam mê học hỏi và trở thành chuyên gia về nó.

Ông nói: “Nếu là bạn, tôi sẽ nỗ lực và tìm hiểu mọi chi tiết, rồi tôi sẽ tìm ra cổ phiếu ưng ý. Với vốn đầu tư 1 triệu USD, bạn có thể tạo ra tỷ suất sinh lời 50% mỗi năm, nhưng bạn phải biết yêu thích lĩnh vực mình chọn. Bạn không thể chỉ biết yêu tiền, bạn phải tìm ra thứ mình say mê”.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Đơn vị sở hữu Lazada mời David Beckham làm đại sứ thương hiệu

Đơn vị sở hữu Lazada mời David Beckham làm đại sứ thương hiệu, quyết giành thị phần đã mất từ tay đối thủ. Công ty cũng chi mạnh cho các hoạt động marketing như quảng cáo trên TV, quảng cáo ngoài trời, báo in…

Theo thông tin từ Nikkei Asia, một đơn vị thuộc tập đoàn Alibaba của Trung Quốc cho biết vào đầu tuần này rằng họ đã bổ nhiệm cựu siêu sao bóng đá David Beckham làm đại sứ thương hiệu toàn cầu đầu tiên, trong bối cảnh tập đoàn này muốn đẩy nhanh việc mở rộng ra nước ngoài.

Động thái cho thấy cuộc chiến giữa các công ty thương mại điện tử Trung Quốc để giành lấy những thị trường béo bở ở nước ngoài trong bối cảnh tăng trưởng chậm và cạnh tranh khốc liệt trong nước. Một số đối thủ, chẳng hạn như Temu và Shein, đã tạo được tiếng vang ở Mỹ và châu Âu với các sản phẩm giá rẻ và chiến lược marketing rầm rộ.

Giám đốc thương mại khu vực châu Âu của AliExpress, Gary Topp, cho biết quan hệ hợp tác với Beckham, một “biểu tượng toàn cầu về thể thao và phong cách sống”, sẽ kéo dài tối đa một năm. Cầu thủ này sẽ xuất hiện trong chiến dịch quảng bá của AliExpress trong suốt Giải vô địch bóng đá châu Âu UEFA từ giữa tháng 6 đến giữa tháng 7, giải đấu mà công ty này cũng đang tài trợ. Chiến dịch sẽ bao gồm quảng cáo trên TV, báo in và quảng cáo ngoài trời.

Việc AliExpress đặt cược vào Beckham diễn ra trong bối cảnh Temu đang chuyển trọng tâm từ Bắc Mỹ sang châu Âu và các thị trường mới khác, tạo ra mối đe dọa lớn hơn đối với hoạt động kinh doanh của Alibaba ở nước ngoài. Được ra mắt vào năm 2010, AliExpress đã phải vật lộn để đạt được sức hút ở Mỹ nhưng hoạt động tương đối tốt hơn ở Nga, Brazil và một số quốc gia châu Âu.

Hồi tháng 1, sàn thương mại điện tử này cho biết rằng họ cũng sẽ đẩy mạnh các nỗ lực để thiết lập chỗ đứng vững chắc hơn ở Mỹ trong năm nay. Trong vài năm qua, Hàn Quốc và Trung Đông cũng nổi lên như những mục tiêu marketing.

AliExpress là một phần của tập đoàn Thương mại điện tử quốc tế Alibaba, bên cạnh các dịch vụ khác như Lazada tập trung vào khu vực Đông Nam Á. Doanh thu của mảng này trong quý I đã tăng 45% so với cùng kỳ năm ngoái lên 27,4 tỷ nhân dân tệ (3,8 tỷ USD), chủ yếu nhờ sự tăng trưởng của AliExpress. Doanh thu từ hoạt động thương mại điện tử nội địa của họ tăng 4% so với cùng kỳ năm trước lên 93,2 tỷ nhân dân tệ.

Cùng với việc tăng chi tiêu cho marketing, AliExpress đã bổ nhiệm nữ diễn viên Thang Duy làm đại sứ thương hiệu tại Hàn Quốc. Về mặt hoạt động, họ đã mở rộng dịch vụ Choice – dịch vụ giao hàng chọn lọc từ Trung Quốc trong 5 ngày – sang 11 thị trường, bao gồm Đức, Pháp, Ả Rập Saudi và Mỹ, với sự hỗ trợ logistics từ Cainiao, một đơn vị khác của Alibaba.

Mặc dù thời gian giao hàng vẫn còn lâu hơn so với một số dịch vụ mua sắm nội địa, nhưng giá cả trên AliExpress nhìn chung thường thấp hơn. Trí tuệ nhân tạo của Alibaba cũng hỗ trợ dịch thuật mô tả sản phẩm và tương tác giữa các thương gia Trung Quốc và người mua hàng.

Chiến dịch sử dụng David Beckham của AliExpress giống với chiến lược được áp dụng bởi Temu, dịch vụ mua sắm trực tuyến thuộc sở hữu của PDD Holdings, đối thủ của Alibaba. Ra mắt vào năm 2022, Temu đã chạy quảng cáo đắt đỏ trên Super Bowl trong hai năm qua với khẩu hiệu “mua sắm như tỷ phú”, thu hút người dùng đến ứng dụng của họ với vô số ưu đãi. Temu đã trở thành ứng dụng iPhone được tải xuống nhiều nhất trên toàn quốc.

Thương mại điện tử xuyên biên giới đang trở thành chiến trường cho các công ty Trung Quốc khi thị trường nội địa đã bão hòa. Ứng dụng video ngắn TikTok của ByteDance đã triển khai hoạt động thương mại điện tử, TikTok Shop, tại Mỹ vào năm ngoái. Shein, nhà bán lẻ quần áo trực tuyến nổi tiếng với những người mua sắm trẻ tuổi, được cho là đang tìm kiếm đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại London sau khi kế hoạch niêm yết tại Mỹ gặp phải trở ngại và sự phản đối từ các nhà lập pháp Mỹ trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị.

Cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty thương mại điện tử Trung Quốc cũng đang thu hút sự giám sát về quy định ở nước ngoài, đặc biệt trong giai đoạn căng thẳng thương mại leo thang. Vào tháng 3, Ủy ban Châu Âu đã mở một cuộc điều tra về AliExpress để xem liệu nền tảng này có tuân thủ các quy tắc về bán hàng giả, hàng bất hợp pháp hay không, cùng với các vấn đề khác.

Tuy nhiên, trong nước, chính phủ Trung Quốc lại có quan điểm khác. Một cuộc họp của Hội đồng Nhà nước Trung Quốc do Thủ tướng Lý Cường chủ trì tuần trước đã thảo luận về việc hỗ trợ ngành thương mại điện tử xuyên biên giới, tuyên bố rằng lĩnh vực này có thể “góp phần xây dựng những lợi thế mới cho hợp tác kinh tế quốc tế”.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Elon Musk khẩu chiến với ‘bố già AI’ Yann LeCun

Elon Musk và Giám đốc AI của Meta Yann LeCun đang có cuộc tranh cãi không ai nhường ai trên X liên quan đến trí tuệ nhân tạo.

“Hãy tham gia xAI nếu bạn tin vào sứ mệnh khai phá vũ trụ. Nhiệm vụ này đòi hỏi những người nỗ lực tận cùng để theo đuổi sự thật, bất kể những định kiến tri thức hay áp đặt chính trị”, Musk viết trên X hôm 27/5, sau khi startup của ông gọi vốn thành công và được định giá 24 tỷ USD.

Yann LeCun, từng được trao Giải thưởng Turing, nằm trong số những người đặt nền móng cho sự phát triển và được coi là “bố già AI”, lập tức đáp trả. “Hãy tham gia xAI nếu bạn có thể chịu đựng một ông chủ: Tuyên bố việc bạn đang làm sẽ được giải quyết vào năm tới (không có áp lực); Tuyên bố việc bạn đang làm sẽ hủy diệt loài người và cần dừng lại trong 6 tháng; Tuyên bố sẽ theo đuổi sự thật một cách nghiêm ngặt nhất nhưng lại đưa ra thuyết âm mưu điên rồ trên nền tảng của mình”, nhà khoa học trưởng về AI tại Meta nói.

Musk sau đó đặt câu hỏi: “Ông làm nghiên cứu khoa học nhưng 5 năm qua đã có thành tựu gì chưa?”.

LeCun lập tức phản hồi bằng một liên kết đến hồ sơ trên Google Scholar với hơn 80 nghiên cứu được xuất bản từ tháng 1/2022.

Musk chưa dừng lại: “Cũng thường thôi. Không đáng kể. Cần cố gắng hơn”.

Giám đốc Meta AI trả lời: “Cậu đang nói chuyện như thể đã là sếp tôi vậy” kèm biểu tượng cười ra nước mắt.

Yann LeCun, 63 tuổi người Mỹ gốc Pháp, gia nhập Meta vào tháng 12/2013. Ông là giáo sư khoa học máy tính tại Đại học New York. Tuy nhiên Musk tỏ thái độ không tin Giám đốc AI có liên quan đến bất kỳ công việc nghiên cứu nào ở Meta. Tỷ phú cho rằng LeCun chỉ là một nhà khoa học làm theo mệnh lệnh, không phải người kinh doanh hay làm sản phẩm. Đáp lại, “bố già AI” nói Musk thậm chí không hiểu như thế nào là làm nghiên cứu khoa học.

Giáo sư cũng nhắc Musk rằng công nghệ tự lái trên xe Tesla được xây dựng từ thuật toán CNN do ông phát minh. Nhưng CEO Tesla khẳng định họ đã không dùng thuật toán này từ lâu.

Cuộc tranh cãi giữa hai bên vẫn chưa đến hồi kết và đang thu hút gần triệu lượt xem, hơn 8 nghìn lượt thích và gần 900 bình luận. Bên cạnh những người ủng hộ, nhiều người cũng cho rằng lãnh đạo AI của Meta đã cố tình khiêu khích Musk.

Khi được hỏi lý do ông đôi co cho mất thời gian, LeCun nói: “Tôi thấy vui, bạn sẽ làm gì trên chuyến bay 8 tiếng. Bạn đang rảnh mà wifi lại miễn phí”.

Tài khoản Dave Hayes hỏi: “Hành động đó không đẹp chút nào. Ông có vấn đề gì với Musk à?”. LeCun cho biết: “Tôi thích ôtô, tên lửa, những tấm pin mặt trời và vệ tinh của cậu ấy. Nhưng tôi không thích chính sách bảo thủ, các thuyết âm mưu và tuyên bố quá lố của Musk”.

Tuy nhiên, những người ủng hộ Musk đặt câu hỏi rằng khi gắn bó với Meta hơn một thập kỷ, liệu LeCun có đủ tư cách để nói về “đạo đức AI” khi công ty đang đối mặt vấn đề liên quan quyền riêng tư, tác động tiêu cực đến trẻ em và nhiều rắc rối khác thời gian qua.

Đây không phải lần đầu Musk và LeCun đối đầu. Hồi tháng 3, Musk nói AI có thể thông minh hơn con người trong 5 năm tới. LeCun đã phản đối, cho rằng đó là tuyên bố vô căn cứ khi hiện tại trí tuệ của AI chỉ ngang một con mèo.

Khi được hỏi liệu có sẵn sàng cho một trận đấu võ đài với Musk, điều mà sếp của ông – Mark Zuckerberg – chưa thực hiện, Giám đốc AI của Meta nói: “Luôn sẵn sàng nếu là một cuộc đua thuyền buồm”.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Vingroup chuyển nhượng cổ phần công ty có vốn điều lệ gần 12.000 tỷ đồng

Vingroup sở hữu 99,9% vốn điều lệ NVY Việt Nam. Sau khi được chuyển nhượng cổ phần, NVY Việt Nam sẽ không còn là công ty con của Vingroup. Tuy nhiên, Vinhomes nhận chuyển nhượng 19,9% công ty này.

Công ty cổ phần Tập đoàn Vingroup (mã chứng khoán: VIC) vừa công bố thông tin cho biết, ngày 27/5, Hội đồng quản trị (HĐQT) tập đoàn này đã ban hành nghị quyết phê duyệt việc chuyển nhượng toàn bộ cổ phần đang nắm giữ tại Công ty cổ phần Phát triển NVY Việt Nam.

Vingroup đang sở hữu 99,9% vốn của NVY Việt Nam. Sau giao dịch, NVY Việt Nam sẽ không còn là công ty con của Vingroup.

Bên nhận chuyển nhượng có sự tham gia của Công ty cổ phần Vinhomes (mã chứng khoán: VHM). Cụ thể, 19,9% tổng số cổ phần của NVY Việt Nam sẽ được Vingroup chuyển nhượng cho Vinhomes.

Đồng thời, tại nghị quyết trên, HĐQT Vingroup cũng đã thông qua việc ký kết, thực hiện các hợp đồng với Vinhomes liên quan tới việc đầu tư phát triển, xây dựng, kinh doanh, vận hành một phần dự án Khu vui chơi giải trí, nhà ở và công viên trong hệ sinh thái đảo Vũ Yên tại Hải Phòng.

Công ty cổ phần Phát triển NVY Việt Nam có ngành nghề kinh doanh chính là kinh doanh bất động sản có địa chỉ trụ sở chính tại số 1 đường Hà Nội, phường Thượng Lý, quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng.

Cùng địa chỉ trên còn một công ty khác là Công ty cổ phần Phát triển NVY. Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2024 của Vingroup, Vingroup sở hữu 80% cổ phần Công ty cổ phần Phát triển NVY.

Công ty cổ phần Phát triển NVY Việt Nam mới được thành lập hồi tháng 4, vốn điều lệ gần 11.684 tỷ đồng, Vingroup góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất với tỷ lệ 99,9% vốn điều lệ.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu VIC của Vingroup đóng cửa phiên 28/5 tại mức giá tham chiếu 45.050 đồng/cổ phiếu, khớp lệnh đạt 2,25 triệu đơn vị.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Báo Dân Trí

Shopee và Lazada bị Indonesia điều tra do nghi vấn vi phạm luật cạnh tranh

Chủ tịch Cơ quan chống độc quyền Indonesia nhấn mạnh “Có nhiều dấu hiệu cho thấy Lazada đã thực hiện các hành động phân biệt đối xử có khả năng cản trở tính cạnh tranh và gây hại cho khách hàng.”

Ngày 27/5, Cơ quan chống độc quyền (KPPU) của Indonesia cho biết họ đang điều tra các chi nhánh của hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Shoppee và Lazada tại nước này về khả năng vi phạm các quy tắc chống cạnh tranh.

Theo thông báo, KPPU đang theo dõi chặt chẽ PT Shoppe Internasional Indonesia và PT Ecart Webportal Indonesia, hai chi nhánh của Shopee và Lazada tại Indonesia.

Trong một tuyên bố, Chủ tịch KPPU M. Fanhurullah Asa nhấn mạnh “Có nhiều dấu hiệu cho thấy Lazada đã thực hiện các hành động phân biệt đối xử có khả năng cản trở tính cạnh tranh và gây hại cho khách hàng.”

Ông Fanhurullah Asa không tiết lộ chi tiết cũng như không nêu rõ các hành vi vi phạm của Shopee nhưng khẳng định hành vi vi phạm của hai công ty là “tương tự nhau.”

Nếu cơ quan chức năng chứng minh được các hành vi vi phạm, Lazada có thể phải đối mặt với mức phạt lên tới 50% lợi nhuận ròng hoặc 10% tổng doanh thu đạt được tại thị trường Indonesia trong thời gian vi phạm.

Trong khi đó, Chủ tịch KPPU cho biết thêm rằng cơ quan này sẽ bắt đầu phiên điều trần sơ bộ về vụ việc của Shopee vào ngày 28/5.

Shopee thuộc sở hữu của công ty công nghệ Đông Nam Á Sea Limited. Lazada là công ty con của Tập đoàn Alibaba của Trung Quốc.

Hai công ty này được đánh giá đóng vai trò chủ chốt trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ trong khu vực.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Bkav ra mắt Bkav GPT với tuyên bố có thể làm được những thứ mà OpenAI và Google không làm được

Ngày 27/5, Bkav GPT – thành viên của tập đoàn Bkav, công bố phát triển thành công trợ lý số thông minh, sử dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh (Generative AI). Sản phẩm này hướng tới đối tượng khách hàng là các cơ quan, tổ chức chính phủ, các tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp lớn.

Theo giới thiệu, Bkav GPT có thể thay thế công việc quản lý loại văn bản, nghị định, nghị quyết… của trợ lý thật. Bkav GPT có thể giao tiếp tự nhiên bằng ngôn ngữ tiếng Việt và người dùng có thể hỏi mọi vấn đề. “Trợ lý số sẽ ngay lập tức đưa ra đáp án một cách nhanh chóng, chính xác nhất, thậm chí còn nhanh chóng và chính xác hơn khi hỏi trợ lý lâu năm”, phía công ty của ông Nguyễn Tử Quảng khẳng định.

Chia sẻ thêm về sản phẩm AI mới, ông Trần Nhân Anh, CEO Bkav GPT nói “AI là yếu tố then chốt trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, được ví như phát minh ra điện, internet có thể thay đổi thế giới, thay đổi mọi phương thức sản xuất. Trợ lý số là sản phẩm tiên phong giúp mọi người tiếp cận gần hơn với công nghệ AI”.

Tháng 1 năm nay, Bkav đã thành lập CTCP Bkav GPT, đặt trụ sở tại Hà Nội, đăng ký 25 ngành nghề, trong đó hoạt động chính là ngành mảng xuất bản phần mềm (trừ xuất bản phẩm).

Vốn điều lệ của doanh nghiệp là 1 tỷ đồng, trong đó ông Nguyễn Tử Quảng nắm 98% cổ phần. Số cổ phần còn lại thuộc về ông Nguyễn Tử Hoàng (1%) và ông Nguyễn Tử Quang (1%). Đại diện pháp luật kiêm Tổng giám đốc của là ông Trần Nhân Anh, sinh năm 1987, trú tại Hải Phòng.

Việc thành lập doanh nghiệp và ra mắt trợ lý số đánh dấu sự gia nhập của Bkav vào thị trường mô hình chatbot AI, cạnh tranh cùng ChatGPT của OpenAI hay Gemini của Google. Trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, hiện Bkav đang phát triển hai sản phẩm, gồm: AI View Platform và AI View Cloud. Trong khi đó, công ty đã ra mắt hai phần mềm ứng dụng AI trong diệt virus gồm Bkav Pro AI và Bkav Endpoint AI (dành cho tổ chức, doanh nghiệp).

Liên quan đến hoạt động kinh doanh của Bkav, tập đoàn đã giải thể đơn vị chuyên sản xuất điện thoại Bphone vào tháng 5/2022. Theo giải thích từ ông Nguyễn Tử Quảng, việc giải thể này để tái cơ cấu, sáp nhập nhằm tối ưu hoạt động.

Trong khi đó, hạt nhân của tập đoàn là CTCP Phầm mềm diệt virus Bkav (Bkav Pro) ghi nhận năm 2023 với kết quả kinh doanh không tích cực, lợi nhuận giảm hơn nửa so với năm trước đó, theo dữ liệu từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).

Lợi nhuận sau thuế của Bkav Pro trong năm 2023 đạt hơn 18,6 tỷ đồng, con số này năm 2022 là 39,3 tỷ đồng. Như vậy, Bkav Pro đã giảm gần 53% lợi nhuận trong năm ngoái. Trước đó, tháng 5/2021, Bkav Pro được đưa ra làm tài sản đảm bảo để tập đoàn Bkav phát hành lô trái phiếu trị giá 170 tỷ đồng, lãi suất coupon với năm đầu cố định 10,5%/năm.

Tính đến 31/12/2023, Bkav đã có ba lần thanh toán gốc lãi trái phiếu với tổng giá trị giao dịch là hơn 28,6 tỷ đồng. Như vậy, dư nợ trái phiếu của Bkav hiện đang là 168,7 tỷ đồng. Khoản nợ trái phiếu này sẽ đáo hạn vào tháng 5 này.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Tương tự Apple, Starbucks lao vào cuộc chiến giảm giá chưa từng có tại Trung Quốc

Dù không giảm giá trực tiếp đồ uống trên thực đơn, song Starbucks lại đang tung ra nhiều phiếu ưu đãi, các chương trình khuyến mãi rộng rãi.

Starbucks mất 16 năm để mở 1000 cửa hàng đầu tiên tại Trung Quốc

Tại Trung Quốc, Starbucks đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ nội địa đang phát triển nhanh với giá thành thấp hơn, điều này đang ăn mòn thị phần của họ, theo Reuters. Chuỗi cà phê  này ngày càng bị kéo vào cuộc chiến giá cả không thể tránh khỏi.

Mức độ quan tâm của Starbucks là rất cao, vì gần đây họ đang chịu áp lực ngày càng tăng từ phía các nhà đầu tư do doanh số bán hàng giảm tại hai thị trường lớn nhất của mình – Mỹ và Trung Quốc.

Mặc dù công ty có trụ sở tại Seattle này đang gặp khó khăn tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nơi đối thủ Luckin Coffee lần đầu tiên vượt qua họ để giành vị trí dẫn đầu về doanh số bán hàng cả năm trong năm ngoái, ban lãnh đạo vẫn tin tưởng rằng họ không cần phải tham gia vào cuộc đua giảm giá.

Giám đốc điều hành Starbucks Trung Quốc, bà Belinda Wong, tuyên bố vào tháng 1: “Chúng tôi không quan tâm đến việc bước vào cuộc chiến giá cả. Chúng tôi đang tập trung vào việc đạt được mức tăng trưởng chất lượng cao nhưng có lợi nhuận và bền vững”. Những tuyên bố tương tự cũng được nhà sáng lập Howard Schultz nhắc lại trong chuyến thăm Thượng Hải vào tháng 3.

Tuy nhiên, các nhà phân tích của Reuters và người tiêu dùng Trung Quốc đăng bài trên mạng xã hội đều chỉ ra một thực tế rằng Starbucks ngày càng tung ra nhiều phiếu giảm giá thông qua các chương trình mini của riêng họ, cũng như thông qua các buổi livestream trên Douyinvà các nền tảng giao hàng của bên thứ ba.

Trên thực tế, Starbucks đã tạo điều kiện tương đối dễ dàng cho người tiêu dùng Trung Quốc mua các loại đồ uống best seller với mức chiết khấu 30% hoặc phiếu mua một tặng một mà không cần giảm giá niêm yết trên menu.

Mặc dù không rõ đã có bao nhiêu phiếu giảm giá được Starbucks đưa ra và chuỗi đồ uống này cũng từ chối bình luận về chính sách phiếu giảm giá của họ, nhưng kiểu khuyến mãi này trước đây hiếm khi xảy ra với nhà sản xuất cà phê của Mỹ. Tuy nhiên, trong năm nay, người dùng dễ dàng nhận thấy chính sách này đã thay đổi.

Sự xuất hiện của cuộc chiến giá cả trong lĩnh vực cà phê ở Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế giảm phát kéo dài, trầm trọng hơn do tâm lý tiêu dùng yếu, nền kinh tế phục hồi chậm chạp và tiền lương trì trệ.

Thật không may cho Starbucks, theo Jason Yu, Giám đốc điều hành khu vực Trung Quốc của công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel, họ không thực sự có lựa chọn nào khác ngoài việc cạnh tranh về giá ở một mức độ nào đó trong một thị trường mà các chiến lược giá rẻ đã trở thành “bình thường mới”.

Ông nói thêm: “Tăng các chương trình khuyến mãi và tăng mức độ khuyến mãi, hoạt động tích cực trên mạng xã hội là những bước đi cần thiết nhằm duy trì vị trí của họ để thị phần không bị xói mòn thêm”.

Trong kết quả quý II được công bố vào đầu tháng 5, Starbucks cho biết doanh số bán hàng tại cùng cửa hàng ở Trung Quốc – thị trường lớn thứ hai – đã giảm 11%, buộc công ty phải cắt giảm dự báo doanh thu hàng năm.

Theo số liệu mới nhất hiện có, chuỗi cà phê này chiếm 13,6% thị phần của thị trường quán cà phê và quán bar tại Trung Quốc vào năm 2022. Daxue Consulting, một công ty nghiên cứu thị trường, ước tính thị trường cà phê rang xay của Trung Quốc đạt 11,7 tỷ USD vào năm 2023 và dự kiến sẽ tăng lên 13,25 tỷ USD vào năm 2025.

Zhu Danpeng, nhà phân tích độc lập về thực phẩm và đồ uống cho biết, Starbucks vẫn thận trọng hơn trong cách tiếp cận phân phối phiếu giảm giá so với các hãng khác.

“Starbucks sẽ thực hiện các chương trình khuyến mãi, nhưng số lượng khuyến mãi của họ sẽ nhỏ, chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian cụ thể hoặc dành cho một số sản phẩm cụ thể,” ông nói.

Giám đốc điều hành Starbucks Trung Quốc, bà Wong, năm ngoái cho biết “Deep Brew”, công cụ phân tích dữ liệu AI của công ty, sẽ cho phép họ đưa ra chiết khấu cho “đúng khách hàng vào đúng thời điểm” tại Trung Quốc, mặc dù công ty từ chối bình luận về việc sử dụng Deep Brew như một phần của chiến lược hiện tại.

Giá niêm yết của một ly latte cỡ lớn của Luckin là 29 tệ (khoảng 4 USD), không chênh lệch nhiều so với giá latte của Starbucks (33 tệ). Tuy nhiên, Luckin thực tế thường xuyên bán latte với giá chỉ 9,9 tệ nhờ các chương trình khuyến mãi rộng rãi.

Các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh khác thậm chí còn rẻ hơn. Cotti, chuỗi cà phê do cựu Chủ tịch Luckin – Charles Lu thành lập, cung cấp Americano với giá 8,8 tệ khi sử dụng phiếu giảm giá. Còn KCoffee của KFC cho phép thành viên mua cà phê 5 tệ trong 30 ngày chỉ với phí thành viên 10 tệ.

Nhờ những chiết khấu mạnh và tốc độ mở rộng cửa hàng nhanh chóng – với 18.590 cửa hàng, vượt qua con số 9.000 cửa hàng mà Starbucks dự định mở tại Trung Quốc vào năm 2025 – doanh thu của Luckin đạt 24,86 tỷ tệ (khoảng 3,45 tỷ USD) vào năm 2023, vượt qua doanh số bán hàng hàng năm tương đương của Starbucks là 3,16 tỷ USD tại Trung Quốc.

Mặc dù giá cả sẽ là một yếu tố quan trọng trong quyết định mua hàng của người tiêu dùng trong tương lai gần, nhưng theo Jason Yu của Kantar, Starbucks sẽ không đánh bại đối thủ cạnh tranh trong cuộc đua giảm giá. Ông nói thêm rằng công ty Mỹ nên tiếp tục chiến lược cung cấp trải nghiệm cao cấp trong cửa hàng mà các đối thủ không thể sánh được.

“Starbucks cần cạnh tranh về giá nhưng không chỉ cạnh tranh về giá,” ông nói. “Họ cần dẫn đầu về đổi mới, dẫn đầu trong việc thảo luận về cà phê và dẫn đầu trong việc tạo ra giá trị cảm xúc cho người tiêu dùng, nếu không họ sẽ thua nhiều hơn trước các đối thủ cạnh tranh địa phương”.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Huawei gia nhập thị trường tỷ USD mới

Trang SCMP đưa tin Huawei đang thử nghiệm ứng dụng Duanjudaquan (tạm dịch: bộ sưu tập phim ngắn) bằng tiếng Anh. Đây được xem là động thái đầu tiên của Huawei để gia nhập thị trường phim ngắn (short-drama) đang bùng nổ tại Trung Quốc.

Theo ảnh chụp màn hình của DataEye, ứng dụng được phát hành cho một số người dùng smartphone Huawei thông qua Member Centre, hoạt động đến ngày 26/5.

Tương tự những nền tảng chiếu phim khác, Duanjudaquan cho phép người dùng xem và đăng ký phim, mỗi tập dài vài phút.

Na Yimu, Giám đốc Vốn (CCO) tại công ty công nghệ Flowing Cloud Technology, cho rằng nền tảng mới của Huawei về cơ bản là ứng dụng phân phối nội dung, nhưng lợi thế đến từ “khả năng phân phối mạnh mẽ dựa vào (lượng lớn người dùng) điện thoại và kho ứng dụng”.

Theo Na, ngành công nghiệp sản xuất phim ngắn là “thị trường đại dương đỏ” bởi ngày càng nhiều công ty tham gia. Bản thân thế mạnh của Flowing Cloud Technology là sản xuất nội dung thực tế ảo, thực tế tăng cường và phim ngắn.

Duanjudaquan là nỗ lực thứ 2 của Huawei để thâm nhập thị trường phân phối video sau khi ra mắt Huawei Video năm 2016. Nền tảng hiện cung cấp hơn 10.000 phim và hoạt hình, tổng thời lượng hơn 1,5 triệu phút.

Năm 2022, Wu Hao, lãnh đạo mảng tương tác đa phương tiện của Huawei, cho biết Huawei Video có hơn 240 triệu người dùng hoạt động mỗi tháng.

Theo công ty tư vấn iiMedia Research, thị trường phim ngắn online tại Trung Quốc năm 2023 tăng trưởng 268%, doanh thu 5,2 tỷ USD, có thể đạt 13,8 tỷ USD đến 2027.

Tận dụng lợi thế có sẵn, các app như Douyin (phiên bản tiếng Trung của TikTok) hay Kuaishou đều ra mắt phiên bản riêng cho phim ngắn, dạng mini-series. Những website như Tencent Video, iQiyi (của Baidu) cũng phát hành kênh phim ngắn bên cạnh các thể loại khác.

Dù vậy, ngành công nghiệp phim ngắn cũng chịu sự kiểm soát chặt chẽ. Tháng 11/2023, Cơ quan Quản lý Phát thanh và Truyền hình Quốc gia Trung Quốc (NRTA) cho biết sẽ “thắt chặt và cải thiện việc quản lý” thể loại phim này.

Theo các biện pháp được đề xuất, NRTA sẽ lập hệ thống sàng lọc nội dung cho phim ngắn chiếu trên web, mở rộng giám sát các nền tảng phân phối, bao gồm ứng dụng streaming và nền tảng video ngắn.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Znews

Pizza 4P’s ước đạt doanh thu kỷ lục trong năm 2024 và đang mở rộng sang Indonesia

Theo nguồn tin từ Nikkei Asia, Yosuke Masuko và Sanae Takasugi – cặp vợ chồng người Nhật, đã dành cả thập kỷ qua để xây dựng chuỗi nhà hàng tại Đông Nam Á, nhưng cả hai đều không thành công với những dự án trước đó. Quả ngọt chỉ đến khi họ tiến vào mảng kinh doanh pizza.

Cửa hàng đầu tiên của cặp vợ chồng được mở vào năm 2011 tại TP HCM. Tính đến cuối tháng 4, Pizza 4P’s đã mở rộng ra 32 cửa hàng trên khắp Việt Nam, bao gồm 14 cơ sở phía Nam và 12 cơ sở tại Hà Nội. Họ cũng đã vươn ra quốc tế, bắt đầu với Campuchia vào năm 2021, tiếp theo là Ấn Độ và Nhật Bản vào năm ngoái.

Theo những người sáng lập, năm nay doanh nghiệp dự kiến lần đầu tiên tổng doanh thu vượt 10 tỷ yên (tương đương 67 triệu USD). Và công ty có kế hoạch mở cửa hàng đầu tiên tại Indonesia, quốc gia với 276 triệu dân, được ông Masuko coi là “thị trường tiềm năng hấp dẫn cho pizza”.

Bí quyết thành công của 4P’s chính là việc tự sản xuất phô mai. Họ vận hành một trang trại bò sữa tại Việt Nam để lấy nguồn sữa tươi cho phô mai. “Các loại phô mai ở đây rất ngon và ấn tượng”, Nguyễn Thị Trang, thợ làm bánh ngọt tại TP HCM và là khách hàng quen thuộc của 4P’s, chia sẻ. “Chất lượng dịch vụ của họ cũng rất ổn định”.

Ông Masuko nói bên cạnh phô mai tự làm, “sự đồng nhất về chất lượng và dịch vụ dựa trên dữ liệu” là yếu tố thúc đẩy thành công của chuỗi cửa hàng. Để duy trì tiêu chuẩn dịch vụ cao, công ty tiến hành khảo sát hàng tháng tất cả 3.100 nhân viên, đánh giá mức độ hài lòng về công việc của họ.

Ông nhấn mạnh, ý tưởng là “nâng cao chất lượng dịch vụ bằng cách tăng cường động lực làm việc”. Khách hàng cũng được khảo sát tại các cửa hàng ăn và thông qua các trang web du lịch, với kết quả được tổng hợp thành một chỉ số. Việc tích lũy dữ liệu của nhân viên và khách hàng là một thực tế phản ánh kinh nghiệm trước đây của những người sáng lập khi làm việc cho một công ty công nghệ thông tin.

“Ngay cả ở các quốc gia khác nhau và các cửa hàng khác nhau, chất lượng đồng nhất dựa trên dữ liệu và trải nghiệm chung của nhân viên sẽ dẫn đến lòng tin của khách hàng”, Nguyễn Thị Tuyết Ngân, 27 tuổi, người phụ trách kiểm soát chất lượng tại một cửa hàng 4P’s ở Tokyo, cho biết.

Ông Masuko và bà Takasugi không phải là những người quản lý nhà hàng dày dặn kinh nghiệm trước khi thành lập 4P’s. Trước đây họ từng làm việc tại CyberAgent, một công ty IT nổi tiếng của Nhật Bản. Ông Masuko đứng đầu một quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam của CyberAgent, chuyên đầu tư vào các công ty khởi nghiệp.

Ông Masuko nhớ lại những ngày làm giám đốc quỹ đầu tư mạo hiểm, khi ông không ngừng suy nghĩ về việc làm thế nào để giúp các công ty trong danh mục đầu tư của mình tăng doanh thu hiệu quả.

Năm 2010, ông đã đưa ra một quyết định táo bạo. Ông bước ra khỏi vùng an toàn của mình và mạo hiểm bước vào lĩnh vực kinh doanh pizza. Ông muốn ngừng suy nghĩ và bắt đầu hành động. Ông chọn pizza vì món ăn này đã từng giúp ông tìm lại sự bình yên trong tâm hồn sau khi một người bạn tự sát.

Chuyện xảy ra cách đây khoảng 25 năm, khi ông Masuko đang học tại một trường đại học ở Australia. Ngay trước khi tự sát, người bạn đã gửi email cho Masuko, nói rằng: ”Mình đã sẵn sàng để chết”. Hoảng sợ, Masuko lập tức gọi cho bạn mình nhưng không thể cứu được anh ấy.

Ông Masuko tự trách mình vì không thể cứu được bạn, sau đó ông đã kết thúc bằng cách “đi du lịch khắp Ấn Độ, đến một võ đường Yoga và làm nhiều việc khác”, ông nói. “Nhưng không gì khiến tôi cảm thấy nhẹ nhõm bằng một bữa tiệc pizza với bạn bè”.

Bị thôi thúc bởi sức mạnh chữa lành của pizza, Masuko đã xây dựng một lò gạch ngay tại sân trước nhà bố mẹ mình ở Tokyo. Những chiếc bánh pizza được làm hoàn toàn thủ công và nướng trong lò rất được lòng bạn bè, và trải nghiệm này sau đó đã thuyết phục ông bắt đầu kinh doanh pizza.

Mặc dù thương hiệu 4P’s mở rộng từng năm, nhưng hành trình của họ không hề dễ dàng. Các biện pháp phòng chống dịch nghiêm ngặt của Việt Nam trong những năm COVID đã gây ra tổn thất nặng nề, khi hầu hết các nhà hàng, bao gồm cả 4P’s, buộc phải đóng cửa trong một thời gian dài.

“Lúc đó, Masuko đã có khoảng thời gian khó khăn nhất trong cuộc đời anh ấy bên cạnh tôi”, bà Takasugi, vợ của ông Masuko và đồng sáng lập 4P’s, chia sẻ.

Ngay cả khi các cửa hàng pizza bị đóng cửa, công ty vẫn phải trả lương tháng và tiền thuê mặt bằng. Kết quả là, 4P’s từng phải gánh khoản nợ lên tới 600 triệu yên (tương đương 4 triệu USD), ông Masuko cho biết. May mắn là khoản nợ đó đã được trả hết hoàn toàn trong năm nay.

Sự nổi tiếng ngày càng tăng của 4P’s ở Đông Nam Á đã thu hút nguồn vốn từ chính quê hương của những người sáng lập. Năm 2022, chuỗi nhà hàng đã nhận được khoản đầu tư 10 triệu USD từ Cool Japan Fund, một tổ chức liên kết với chính phủ Nhật Bản chuyên quảng bá văn hóa Nhật Bản ra nước ngoài. Với khoản đầu tư này, 4P’s được kỳ vọng sẽ quảng bá các nguyên liệu Nhật Bản, chẳng hạn như okahijiki (một loại rau họ rong biển) và tôm sakura (tôm hồng nhỏ).

Sau 13 năm thăng trầm, Masuko, hiện đã 45 tuổi, cho biết ông luôn trân trọng giá trị “nhất thể” trong kinh doanh. “Mô hình kinh doanh lý tưởng của chúng tôi là hợp tác với nông dân, nghệ sĩ và thợ thủ công có các kỹ năng khác nhau”, ông nói, đồng thời nhấn mạnh “hòa hợp với môi trường” là một phần quan trọng khác trong tham vọng “nhất thể” của mình.

Một kế hoạch là mua một hòn đảo ở Okinawa, tỉnh cực nam của Nhật Bản, và phát triển một nền văn hóa hài hòa được xây dựng xung quanh một trang trại, nhà trọ, nhà hàng pizza và các doanh nghiệp khác.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

26 tuổi, làm việc 20 phút/ngày kiếm gần 12 tỷ đồng mỗi năm nhờ bán hàng online

Kinh doanh online trở thành nghề kiếm tiền chính của nhiều bạn trẻ.

Anh Francisco Rivera, 26 tuổi, tại Orlando, Florida (Mỹ) dù không hề thích nến, lại kiếm được tới 6 con số mỗi năm nhờ bán chúng trên Etsy – sàn thương mại điện tử của Mỹ, tập trung vào đồ thủ công. Trước đó, tháng 2 năm ngoái, anh có công việc gia sư trực tuyến bán thời gian. Tuy nhiên khi nhu cầu giảm mạnh, các hoạt động ngoại khoá sau COVID-19 được tổ chức trở lại, anh phải tìm kiếm thêm thu nhập.

Rivera tìm thấy một video trên YouTube nói về hình thức kinh doanh tay trái “in theo yêu cầu” – nơi người bán tạo ra các thiết kế cho các sản phẩm như áo phông hoặc cốc. Họ đăng các thiết kế của mình trên các sàn thương mại điện tử như Etsy hoặc Amazon, và khi có khách hàng đặt hàng, nhà sản xuất thứ ba sẽ in thiết kế lên sản phẩm và giao hàng.

Đối với sản phẩm của mình, Rivera chọn nến hữu cơ màu trung tính với các nhãn mác vui vẻ. Anh ấy tạo các thiết kế của mình trên Canva sau đó đăng chúng trên Etsy và sử dụng một dịch vụ có tên Printify để kết nối với các nhà sản xuất hợp đồng.

Gian hàng online trên Etsy của anh ấy đã mang lại doanh số khoảng 462.000 USD (khoảng 12 tỷ đồng) vào năm ngoái, theo các tài liệu được CNBC Make It có được – đủ để anh quyết định nghỉ việc gia sư vào tháng 12/2023.

Rivera ước tính sẽ có lãi từ 30% đến 50% cho mỗi sản phẩm bán ra. Chi phí bao gồm phí nền tảng cho Etsy gần 55.000 USD vào năm ngoái, cùng số tiền chi cho marketing và các dịch vụ của Printify.

Thông thường, anh ấy chỉ làm việc 20 phút mỗi ngày. Rivera nói, có những ngày anh làm thêm việc nhưng cũng chỉ tối đa hai tiếng, để nghiên cứu xu hướng và thiết kế nhãn nến mới. Anh nói thêm, với thời gian còn lại, anh đang theo đuổi sự nghiệp âm nhạc. “Tôi kiếm được nhiều tiền hơn bao giờ hết, nhưng lại làm việc ít hơn bao giờ hết”, chàng thanh niên GenZ chia sẻ.

Theo Rivera, mô hình kinh doanh in theo yêu cầu có rủi ro rất thấp. Chỉ mất 20 cent (237 đồng) để đăng bán thứ gì đó trên Etsy. Rivera mượn tài khoản Canva của người khác, là phiên bản Pro có phí 120 USD/tháng.

“Tôi không nghĩ mình đặc biệt. Tôi chỉ chăm chỉ làm việc. Thời gian và sự linh hoạt đều có giá trị. Tôi sẽ chấp nhận giảm lương nếu nó vẫn cho phép tôi làm những gì mình đang làm. Có rất nhiều người quen biết tôi quan tâm đến việc này, nhưng lại không thể bắt đầu. Tôi luôn nói: Nếu bạn có công việc văn phòng, bạn đang cống hiến sức lực và bạn đã có tính kiên trì. Bạn chỉ cần hướng sự kiên trì đó vào một thứ gì khác”, chàng trai 26 tuổi cho hay.

Rivera cho biết anh thực sự không đam mê bán nến, mà thậm chí còn dị ứng với sản phẩm này. Tuy nhiên thời điểm bắt đầu khởi nghiệp, nến là danh mục mới trong dịch vụ in theo yêu cầu – chưa có quá nhiều đối thủ. Sau khi lướt qua YouTube và danh mục sản phẩm của Printify, anh thích ý tưởng đưa ra những cụm từ dí dỏm để dán lên sản phẩm, và anh nhận thấy nhiều người đã bán quần áo và cốc.

“Cảm giác như có nhiều cơ hội kinh doanh hơn với nến. Chúng là những món quà tuyệt vời, rất nhiều người mua nến trên Etsy và những người có cửa hàng nến thú vị thường trở nên nổi tiếng trong vòng một năm”, anh nói.

Rivera  cho biết nhược điểm lớn nhất của việc kinh doanh tay trái này là những kẻ sao chép – những người sử dụng chính xác các cụm từ hoặc thiết kế rất giống nhau. Họ thấy những sản phẩm nến bán chạy nhất, sao chép chúng rồi lọt vào top kết quả tìm kiếm. Anh nói đã từng phải nộp đơn kiện vi phạm bản quyền và đó là một mớ bòng bong.

Bản thân sàn thương mại điện tử Etsy rất kín tiếng về thuật toán cho kết quả tìm kiếm của họ. Người bán có thể sửa đổi một số thứ, chẳng hạn như hình ảnh trên cửa hàng của mình hoặc sử dụng các từ khác nhau trong mô tả sản phẩm để mặt hàng đó lọt top kết quả tìm kiếm.

“Tôi không thấy hiệu quả lớn khi thực hiện những thay đổi này, vì vậy tôi thà tập trung vào việc tung ra những sản phẩm mới”, anh nói.

Đưa ra lời khuyên cho những người mới vào nghề, Rivera cho hay một số người ưa thích dùng các công cụ phân tích bán hàng để thấy được nhu cầu và đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, anh cho rằng những công cụ này không hoàn toàn hữu ích.

“Thay vào đó, tôi muốn nói với mọi người rằng điều quan trọng là không nên quá cứng nhắc với tính sáng tạo của bạn. Nếu có một thiết kế trong cửa hàng mà bạn thực sự thích, nhưng nó không thực sự đạt được kết quả mong muốn, hãy loại bỏ nó. Nghiên cứu những sản phẩm khác đang bán chạy. Thêm nét độc đáo của riêng bạn vào đó”, anh cho hay.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Các kỹ sư AI có mức lương cao vượt trội so với các vị trí khác trong ngành công nghệ

Kỹ sư AI có lương trung vị 300.000 USD một năm, cao hơn gần 50% so với các đồng nghiệp thuộc lĩnh vực khác trong ngành công nghệ.

Vốn đầu tư mạo hiểm (VC) vào các startup Việt Nam đứng thứ 3 tại Đông Nam Á

Theo thống kê mới công bố của Levels.fyi, công ty chuyên tổng hợp dữ liệu lương thưởng của người làm công nghệ, mỗi kỹ sư phần mềm AI tại Mỹ đang có lương trung vị 300.000 USD, trong khi lập trình viên và kỹ sư phần mềm không chuyên về trí tuệ nhân tạo là khoảng 100.000 USD.

Theo lý thuyết xác suất và thống kê, trung vị là giá trị tách giữa nửa lớn hơn và nửa nhỏ hơn của một dãy số. Việc này giúp mô tả phân bổ của dãy số chính xác hơn so với cách tính trung bình, vốn có thể bị lệch khi dãy số có giá trị cao hay thấp bất thường.

“Chênh lệch mức lương giữa kỹ sư chuyên AI và người không có chuyên môn là khoảng 30% hồi giữa 2022, nhưng giờ tăng gần 50%. Rõ ràng các doanh nghiệp đề cao kỹ năng AI và sẵn sàng trả nhiều hơn hẳn, không cần xét đến phân loại công việc của người lao động “, nhà phân tích dữ liệu Alina Kolesnikova nhận xét trong báo cáo của Levels.fyi.

Ví dụ, công ty taxi tự lái Cruise trả cho kỹ sư AI với vai trò quản lý 680.500 USD mỗi năm, trong khi đồng nghiệp ở vị trí tương tự không làm AI nhận khoảng 495.000 USD.

Một số doanh nghiệp đang áp dụng mọi biện pháp để chiêu mộ nhân tài ngành trí tuệ nhân tạo, như đề xuất mức lương cả triệu USD, mua lại startup và giành giật người của đối thủ. Họ cũng đầu tư nguồn lực để huấn luyện thế hệ nhân viên AI tiếp theo.

JP Morgan đã chi khoản tiền không được công bố để xây dựng trung tâm nghiên cứu AI tại Đại học Carnegie Mellon. CEO Meta Mark Zuckerberg được cho là trực tiếp soạn email mời từng nhà nghiên cứu AI của Google DeepMind, bày tỏ mong muốn họ gia nhập công ty. Trong khi đó, nhà đồng sáng lập Google Sergey Brin cũng gọi điện cho nhân viên đang cân nhắc rời đi, thuyết phục họ ở lại với vị trí và mức thu nhập mới.

Đầu tháng 4, tỷ phú công nghệ Elon Musk cho biết phải tăng lương cho kỹ sư để tránh bị OpenAI lôi kéo với mức thu nhập khổng lồ. “Cuộc tranh giành nhân tài AI là cuộc chiến nhân tài điên rồ nhất tôi từng chứng kiến”, ông nói.

Cơn khát nhân lực am hiểu AI ngày càng tăng lên, khi các tập đoàn công nghệ lớn đầu tư nhiều nguồn lực hơn cho các tiến bộ của trí tuệ nhân tạo.

“AI đã gây chấn động toàn ngành công nghệ, đồng thời nâng cao tiêu chuẩn về lương thưởng năm 2024. Đó là minh chứng cho hướng đầu tư của doanh nghiệp và cách họ cạnh tranh để giành những nhân tài hàng đầu”, Kolesnikova cho hay.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh

Công ty dịch vụ tư vấn ủy quyền kêu gọi cổ đông Tesla từ chối gói thưởng 56 tỷ USD của Elon Musk

Glass Lewis – công ty dịch vụ tư vấn ủy quyền – kêu gọi cổ đông Tesla từ chối gói thưởng kỷ lục của Elon Musk do quy mô quá lớn.

Gói thưởng của tỷ phú Elon Musk trị giá khoảng 56 tỷ USD. Đây là gói thù lao lớn nhất cho một CEO ở công ty Mỹ nếu được thông qua, theo Reuters.

Báo cáo trích dẫn những lý do như “quy mô quá lớn” của gói thù lao, tác động suy giảm tới giá cổ phiếu khi thực hiện và sự tập trung quyền sở hữu. Tài liệu cũng đề cập đến “danh sách các dự án cực kỳ tốn thời gian” mà Musk đã đầu tư, như việc mua lại Twitter, hiện được gọi là X.

Gói thưởng này được đề xuất bởi ban giám đốc Tesla, vốn nhiều lần bị chỉ trích vì mối quan hệ chặt chẽ với Musk.

Tại Tesla, tỷ phú giàu thứ hai thế giới – Elon Musk sở hữu tài sản ước tính gần 200 tỷ USD. Ông không nhận lương hay thưởng trực tiếp.

Theo thỏa thuận với các cổ đông năm 2018, Musk sẽ nhận gói thu nhập gồm quyền chọn mua 304 triệu cổ phiếu đến 2028, nếu Tesla đạt các mục tiêu về kết quả kinh doanh và vốn hóa. Trong đó, vốn hóa mục tiêu của công ty này là 650 tỷ USD. Tỷ phú sẽ phải giữ số cổ phiếu này trong 5 năm trước khi bán.

Giá cổ phiếu Musk được mua là 23,33 USD, thấp hơn nhiều so với mức đóng cửa 179,24 USD của cổ phiếu Tesla cuối tuần này. Hiện, Musk đã được nhận toàn bộ 12 đợt quyền chọn, tuy nhiên ông chưa thực hiện một quyền chọn nào.

Tháng 1, thẩm phán Kathaleen McCormick của Tòa án Delaware ra phán quyết vô hiệu hóa gói thù lao này. Sau đó, Musk tìm cách chuyển trụ sở công ty của Tesla từ Delaware đến Texas.

Glass Lewis cũng chỉ trích đề xuất chuyển đến Texas là mang lại “những lợi ích không chắc chắn và rủi ro bổ sung” cho các cổ đông.

Tesla đã kêu gọi các cổ đông tái khẳng định sự chấp thuận của họ về khoản thưởng. Trong một cuộc phỏng vấn đầu tháng này, Robyn Denholm – Chủ tịch hội đồng quản trị (HĐQT) Tesla nói với Financial Times, rằng Musk xứng đáng được trả gói thù lao vì công ty đã đạt được các mục tiêu đầy tham vọng về doanh thu và giá cổ phiếu.

Musk trở thành Giám đốc điều hành Tesla vào 2008. Tỷ phú giúp hãng cải thiện kết quả kinh doanh, lãi 15 tỷ USD vào năm ngoái, từ mức lỗ 2,2 tỷ USD năm 2018. Lượng xe sản xuất cũng tăng gấp 7 lần.

Tháng 11/2022, Musk cho biết tiền thù lao trong gói thưởng này sẽ được ông dùng để cấp vốn cho dự án vũ trụ. “Có cách đưa con người lên Sao Hỏa. Tesla có thể hỗ trợ đạt được điều đó”, ông cho biết.

Công ty tư vấn của Mỹ cũng khuyến nghị các cổ đông bỏ phiếu chống lại việc tái đắc cử thành viên HĐQT của Kimbal Musk, anh trai của Elon Musk. Trong khi đó, Glass Lewis đề nghị tái tranh cử cựu Giám đốc điều hành 21st Century Fox James Murdoch vào HĐQT Tesla.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nhà sáng lập Ikea: Từ nỗi trăn trở về thị trường đến trở thành đế chế nội thất toàn cầu

Nhà sáng lập Ikea, tỷ phú Ingvar Kamprad thường nhấn mạnh tính tiết kiệm của mình và tuyên bố đó là một trong những yếu tố giúp Ikea trở thành thương hiệu nội thất hàng đầu.

Nhà sáng lập Ikea: Từ việc trăn trở về thị trường đến trở thành đế chế nội thất toàn cầu
Nhà sáng lập Ikea: Từ việc trăn trở về thị trường đến trở thành đế chế nội thất toàn cầu

Đường lập nghiệp

Ingvar Kamprad trở thành một trong những người giàu nhất thế giới bằng cách biến cửa hàng đồ nội thất giá rẻ, thiết kế đơn giản thành đế chế trải khắp toàn cầu.

Kamprad sinh năm 1926 trong một trang trại ở tỉnh Smaland, miền nam Thụy Điển. Vì mắc chứng khó đọc, ông thấy việc tập trung học hành ở trường rất khó. Để kiếm tiền tiêu vặt, sau khi phụ giúp các công việc gia đình như vắt sữa bò, cậu bé Kamprad đi bán diêm và bút chì quanh làng.

Kamprad thuật lại rằng khi mới mười mấy tuổi, ông bắt đầu trăn trở về mức chênh lệch lớn giữa giá nhà máy và giá ở cửa tiệm. Bút chì từ người bán buôn chỉ có giá 0,5 öre/chiếc (tương đương 0,0005 euro). Nhưng ở cửa hàng tạp hóa, một cây bút chì có giá 10 öre (0,01 EUR) – tức đắt gấp 20 lần. Sau khi suy ngẫm, Kamprad kết luận rằng việc phân phối và vận chuyển là vấn đề cực kỳ lớn và đắt đỏ.

Cha mẹ Kamprad khuyến khích con trai theo đuổi giấc mơ trở thành doanh nhân. Năm 1943, cha Kamprad thưởng cho ông một khoản tiền vì đạt điểm tốt ở trường dù bị bệnh khó đọc. Ông dùng số tiền đó để thành lập Ikea. Ban đầu, Ikea chỉ bán những mặt hàng nhỏ trong gia đình như khung ảnh. Sau 5 năm, công ty mới bắt đầu bán đồ nội thất.

Ikea là từ ghép của chữ cái đầu tiên từ họ và tên của Ingvar Kamprad, cộng với nông trại gia đình ông (Elmtaryd) và ngôi làng gần nhất (Agunnaryd).

Năm 1956, Kamprad cách mạng hóa thị trường đồ nội thất với việc khởi xướng phương pháp “đóng hàng phẳng”, tức là để người tiêu dùng mua các bộ phận của đồ nội thất từ Ikea và tự lắp đặt chúng ở nhà. Các đóng hàng này giúp chi phí vận chuyển giảm đáng kể, người tiêu dùng tiết kiệm được tiền.

Lối sống và triết lý kinh doanh

Trong 7 thập kỷ tiếp theo, Kamprad xây dựng Ikea thành nhà bán lẻ đồ nội thất lớn nhất thế giới. Vào thời điểm ông qua đời năm 2018, Ikea là một đế chế gồm hơn 350 cửa hàng tại 29 quốc gia trên khắp châu Âu, châu Á, Bắc Mỹ, Trung Đông và Caribe, với doanh thu 38,3 tỷ euro, tờ New York Times cho hay.

Trong suốt cuộc đời, Kamprad rèn luyện tính tiết kiệm và siêng năng. Ông coi những đức tính đó là nền tảng cho sự thành công của Ikea.

Theo lời của chính Kamprad, Ikea thành công bằng cách xây cửa hàng ở vùng ngoại ô – nhờ đó chi phí rẻ hơn so với thành phố, mua vật liệu với giá chiết khấu, giảm thiểu nhân viên bán hàng để khách không cảm thấy áp lực khi mua sắm. Dĩ nhiên, phương pháp “đóng hàng phẳng” cũng có vai trò quan trọng.

Bản thân Kamprad lái một chiếc Volvo cũ trong suốt hai thập kỷ, chỉ mua vé máy bay hạng phổ thông, ở trong khách sạn bình dân, ăn đồ rẻ tiền và mua đồ giá hời.

Cách sống của Kamprad một phần là để làm gương cho những giám đốc của Ikea. Ông muốn họ học theo mình, coi việc làm ở Ikea là sự nghiệp trọn đời, và tiết kiệm bằng cách viết trên cả hai mặt của một tờ giấy.

Trong giai đoạn 2005 – 2010, tờ Forbes ước tính Kamprad là một trong 10 tỷ phú giàu có nhất thế giới, với tài sản ròng ước tính có lúc lên đến 28 tỷ USD. Năm 2016, ông rớt khỏi danh sách của Forbes sau khi chuyển tài sản cho ba người con trai Peter, Mathias và Jonas. Cả ba đều là tỷ phú.

Thói quen chi tiêu tằn tiện của Kamprad luôn là điều thu hút sự chú ý của báo giới. Năm 2008, ông phàn nàn với tờ Sydsvenskan rằng ngân sách cắt tóc cả năm của ông đã bị phá vỡ vì lần đi cắt tóc giá 22 euro ở Hà Lan. Ông cho biết: “Tôi thường cố gắng cắt tóc khi ở một nước đang phát triển. Lần trước là ở Việt Nam”.

Kamprad thông báo việc nghỉ hưu vào năm 1986. Ông sống một cách gần như ẩn dật, tránh xa sự chú ý của công chúng nhưng vẫn thường xuyên đến thăm các cửa hàng Ikea trên khắp thế giới và lập các quyết định lớn. Đôi khi ông còn giả vờ là khách hàng hoặc một nhân viên ân cần của Ikea để biết được tình hình kinh doanh thường ngày.

Ông nói với tờ Forbes năm 2000: “Tôi nghĩ nhiệm vụ của mình là phục vụ số đông. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để tìm ra điều công chúng muốn, cách phục vụ họ tốt nhất? Câu trả lời của tôi là sống gần gũi với những người bình thường, bởi tôi thực chất cũng chỉ là một trong số họ”.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

CEO Baidu: Đây là sự khác biệt giữa AI Trung Quốc và AI phương Tây

Khi phương Tây chạy đua để tạo ra những tính năng mới của AI, các công ty Trung Quốc tập trung vào ứng dụng thực tiễn của AI.

CNBC dẫn lời CEO Baidu Robin Li tại triển lãm Viva Technology diễn ra tuần qua tại Paris rằng khác biệt lớn nhất giữa AI của Trung Quốc và AI phương Tây là tính ứng dụng. Trung Quốc có hàng trăm mô hình cơ bản, nhưng mọi người đang ngày thảo luận nhiều về những siêu ứng dụng trong kỷ nguyên AI. Ông nói việc ứng dụng đang thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo ở Trung Quốc.

“Nhiều người chú ý đến việc khi nào phát hành GPT-5, nhưng tôi quan tâm hơn đến ứng dụng nào có thể tận dụng tối đa khả năng của các mô hình ngôn ngữ lớn”, ông Li nói.

Ông cho biết các công ty lớn ở Trung Quốc đều khởi đầu bằng cách tạo ra sản phẩm phù hợp với thị trường. Ngành AI không ngoại lệ. Các công ty đều nỗ lực tìm cách tốt nhất để đưa AI tổng quát (GenAI) đến hàng tỷ người dùng.

Ông lưu ý trong kỷ nguyên Internet di động, đã có những siêu ứng dụng với hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ người dùng mỗi ngày (DAU). Tuy nhiên với GenAI, chưa công ty nào làm được điều này, cả ở Trung Quốc lẫn phương Tây.

Khác biệt giữa AI Trung Quốc và phương Tây

Khi phương Tây chạy đua tạo ra những tính năng mới của công nghệ AI, các công ty Trung Quốc tập trung vào ứng dụng thực tiễn.

CNBC dẫn lời CEO Baidu Robin Li tại triển lãm Viva Technology diễn ra tuần qua tại Paris rằng khác biệt lớn nhất giữa AI của Trung Quốc và phương Tây là tính ứng dụng. Trung Quốc có hàng trăm mô hình cơ bản, nhưng mọi người đang ngày thảo luận nhiều về những siêu ứng dụng trong kỷ nguyên AI. Ông nói việc ứng dụng đang thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo ở Trung Quốc.

“Nhiều người chú ý đến việc khi nào phát hành GPT-5, nhưng tôi quan tâm hơn đến ứng dụng nào có thể tận dụng tối đa khả năng của các mô hình ngôn ngữ lớn”, ông Li nói.

Ông cho biết các công ty lớn ở Trung Quốc đều khởi đầu bằng cách tạo ra sản phẩm phù hợp với thị trường. Ngành AI không ngoại lệ. Các công ty đều nỗ lực tìm cách tốt nhất để đưa AI tổng quát (GenAI) đến hàng tỷ người dùng.

Ông lưu ý trong kỷ nguyên Internet di động, đã có những siêu ứng dụng với hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ người dùng mỗi ngày (DAU). Tuy nhiên với GenAI, chưa công ty nào làm được điều này, cả ở Trung Quốc lẫn phương Tây.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

Gemini AI của Google liên tục đưa ra câu trả lời sai (nhiều chuyên gia hoài nghi về AI)

Bản nâng cấp của Gemini AI mới được Google công bố, bị nhiều người phát hiện trả lời với nội dung “sai nghiêm trọng”.

Giải mã Gemini AI của Google: Tiết lộ tác động đến SEO

Tại sự kiện I/O 2024 giữa tháng 5, Google trình làng các phiên bản lớn nhỏ của mô hình Gemini. Đây được xem là tín hiệu cho thấy AI sắp len lỏi vào hầu hết sản phẩm của công ty thời gian tới. Tuy nhiên, chúng liên tục bị phát hiện đưa ra thông tin sai.

Trong video giới thiệu sau sự kiện, với tính năng cho phép người dùng tìm kiếm bằng cách nói chuyện với AI thông qua Google Lens, Gemini hướng dẫn một nhiếp ảnh gia đang gặp vấn đề với cần đẩy bị kẹt của máy ảnh phim, nhưng lại đưa ra đề xuất không đúng.

Đó không phải là trường hợp duy nhất. Ngày 22/5, tài khoản X PixelButts nhờ Gemini chỉ cách tăng độ bám dính của phô mai khi làm pizza. AI của Google đã “gây sốc” khi gợi ý trộn 1/8 cốc keo không độc vào nước sốt để cải thiện độ dính.

Sự việc cho thấy sự thiếu hiểu biết nghiêm trọng trong quá trình ra quyết định của AI, dẫn đến những khuyến nghị có thể gây hại.

Trong một trường hợp khác, một người hỏi AI của Google rằng ông nên “ăn bao nhiêu đá mỗi ngày”. Câu trả lời nhận được khiến người này bất ngờ: “Theo các nhà địa chất của Đại học California ở Berkeley, mỗi người nên ăn ít nhất một cục đá nhỏ. Đá có thể chứa vitamin và khoáng chất quan trọng cho sức khỏe và tiêu hóa…”.

Theo Business Insider, đây là khuyến cáo bịa đặt và các nhà địa chất Đại học California ở Berkeley chưa bao giờ ra tuyên bố như vậy.

Một người đã sử dụng ảnh chó mẹ màu nâu sinh ra đàn chó con màu đốm và nói đùa rằng “chó đã sinh ra đàn bò sữa”. Tuy nhiên, khi đưa ảnh lên Google và hỏi câu tương tự, AI lập tức trả lời “đúng là chó đã sinh ra bò”.

Trong tình huống khác, Google AI được hỏi “phi hành gia thường làm gì” và công cụ này phản hồi rằng các phi hành gia thích “hút thuốc, chơi game” và làm những công việc “nhạy cảm” khác. Với câu hỏi có nên nhìn thẳng vào mặt trời, Gemini nói “chỉ nên nhìn chằm chằm vào mặt trời từ 5 đến 15 phút”.

Trước những trường hợp mắc lỗi trên, đại diện Google cho biết “đã xem xét vấn đề” nhưng cho rằng chúng “không phổ biến, không đại diện cho trải nghiệm của người dùng”. Người này cũng nói “hệ thống của Google đã ngăn chặn các nội dung vi phạm chính sách và sẽ kiểm soát thông tin tốt hơn”.

Những lo ngại

Đây không phải lần đầu Google trình diễn công cụ AI mới với thông tin không chính xác. Đầu năm ngoái, chatbot Bard của công ty trả lời sai câu hỏi kiến thức ngay trong đoạn giới thiệu của CEO Sundar Pichai, khiến Google mất 100 tỷ USD giá trị vốn hóa thị trường (Market Value) trong thời gian ngắn. Tháng 2 năm nay, công ty tung ra tính năng tạo ảnh cho Gemini nhưng nhanh chóng phải tạm dừng khi người dùng phản ánh công cụ của hãng đã tạo hình ảnh không đúng về nhân vật lịch sử.

Theo Business Insider, Google đang đi theo một “vòng lặp sai lầm” với ba bước: Tung ra sản phẩm tìm kiếm mới được hỗ trợ bởi AI; Người dùng tìm ra sai sót của sản phẩm và đăng trên mạng xã hội; Google thừa nhận thiếu sót, sau đó ngừng hoạt động của AI để sửa chữa.

Theo các chuyên gia, những lỗi kể trên đáng lo ngại, vì chúng được tích hợp trong sản phẩm tìm kiếm cốt lõi của Google. Rủi ro có thể xảy ra khi người dùng tin và hành động theo những đề xuất sai lệch, từ đó có thể gây tổn hại đến bản thân.

Bên cạnh đó, việc AI liên tục trả lời sai sẽ khiến người dùng giảm lòng tin vào sản phẩm của Google trong tương lai. “Việc AI không có khả năng phân biệt giữa những trò đùa vô hại và các truy vấn nghiêm túc sẽ dẫn đến sự mất niềm tin vào khả năng và tính toàn vẹn của công cụ tìm kiếm”, TechCrunch bình luận.

“Các sự cố liên quan đến công cụ tìm kiếm AI của Google có thể được coi là lời cảnh báo đối với các công ty công nghệ. Nó nhấn mạnh tầm quan trọng của biện pháp kiểm soát chất lượng và những cân nhắc về mặt đạo đức trong phát triển AI”, trang TechRadar viết.

Trước đó, theo cựu nhân viên Google, công ty đã vội vã ra mắt AI mới “trong hoảng loạn”, chọn đi đường tắt bất chấp cảnh báo về an toàn vì lo sợ bị đối thủ bỏ lại phía sau.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

CEO Amazon Global Selling Việt Nam: Các nhà bán Việt Nam thường kinh doanh online theo kiểu lướt sóng

Gần nửa thập kỷ điều hành Amazon Global Selling Việt Nam, ông Gijae Seong nhìn nhận cộng đồng doanh nghiệp bán hàng online ở Việt Nam là một trong những cộng đồng sôi nổi và năng động hàng đầu khu vực.

Chính sự năng động này góp phần đẩy mạnh số lượng doanh nghiệp Việt tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới, với kỹ năng ban đầu nhất định và nhập cuộc nhanh“, Giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam chia sẻ.

Bên cạnh đó, các sellers Việt cũng có mặt hạn chế khi thường kinh doanh online theo kiểu “lướt sóng”.

Họ không có kế hoạch kinh doanh một cách dài hạn. Họ tham gia với một tâm thế thử xem thế nào. Họ muốn thử các sản phẩm đã bán tốt ở Việt Nam xem thị trường quốc tế ra sao. Đây không phải cách tiếp cận để mang lại thành công dài hạn trên sân chơi toàn cầu“, ông Gijae Seong nói.

“Các bạn cần đầu tư nếu muốn có kết quả kinh doanh một cách nghiêm túc. Việc kinh doanh nghiêm túc đi liền với câu chuyện không chỉ bán sản phẩm, không chỉ cạnh tranh về giá mà còn phải tạo giá trị cộng thêm bằng câu chuyện xây dựng thương hiệu”.

Về chất lượng sản phẩm made-in-Vietnam, lãnh đạo Amazon Global Selling nhìn nhận với năng lực sản xuất và cung ứng, chất lượng sản phẩm made-in-Vietnam không hề thua kém bất cứ một sản phẩm “made in đâu đó” tại các thị trường phát triển.

Tuy nhiên, đa phần các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam xuất phát điểm là các doanh nghiệp xuất khẩu truyền thống B2B (bán hàng cho doanh nghiệp), tức sản xuất theo đơn đặt hàng lớn của các doanh nghiệp lớn.

Gần như quy trình của họ chỉ ngang mức độ sản xuất và cung cấp cho nhà nhập khẩu. Họ không trực tiếp làm các quy trình khác. Cho nên khi chuyển sang làm xuất khẩu bán lẻ B2C (bán cho người dùng cuối – PV), họ bị thiếu kinh nghiệm trong việc làm sao để các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thay đổi rất nhanh của các khách hàng toàn cầu?

Làm sao để hàng hóa của mình từ Việt Nam đến thị trường mục tiêu, đến tay khách hàng để hoàn thiện đơn hàng? Làm sao để xây dựng thương hiệu trên môi trường online…“, ông Gijae Seong nhận xét.

Trò chuyện với các doanh nghiệp thành công ngoài Việt Nam, đại diện Amazon Global Selling cho biết 2 trong nhiều yếu tố quyết định thành công là Lấy khách hàng làm trọng tâm và Tốc độ.

Đây cũng là lời khuyên Amazon Global Selling muốn nhắn nhủ các doanh nghiệp Việt: Bạn có nhanh đủ hay không? Có năng động đủ hay không? Và bạn có tầm nhìn đủ hay không? Trả lời được 3 câu hỏi đó, bạn có thể bắt đầu hành trình kinh doanh online của mình“, ông Gijae Seong nhắn nhủ.

5 xu hướng của xuất khẩu TMĐT của Việt Nam

Theo thống kê của Amazon Global Selling từ năm 2019 – 2023, có 5 xu hướng xuất khẩu trực tuyến của doanh nghiệp Việt qua Amazon như sau:

– Tăng tốc mở rộng kinh doanh toàn cầu: Các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng mở rộng phạm vi kinh doanh quốc tế với số lượng sản phẩm bán ra trên Amazon tăng 300% trong 5 năm qua.

– Năng lực xuất khẩu qua TMĐT của Việt Nam ngày càng tăng. TMĐT xuyên biên giới tại Việt Nam đang chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng với thành công của các DN từ Việt Nam. Số lượng doanh nghiệp Việt Nam đạt doanh số 1 triệu USD/ năm trên Amazon tăng vọt gấp 10 lần trong vòng 5 năm.

– Tăng cường xây dựng thương hiệu: Trong 5 năm, số lượng các đối tác bán hàng Việt Nam tham gia chương trình Đăng ký Thương hiệu (Brand Registry) của Amazon tăng gấp 35 lần. Đầu tư xây dựng thương hiệu quốc tế mạnh mẽ là một bước đi chiến lược, góp phần tăng cường sự trung thành của khách hàng, tăng tỉ lệ mua hàng lặp lại và sức mạnh định giá.

– Tinh giản quá trình mở rộng và vận hành kinh doanh toàn cầu. Theo đó, số lượng các đối tác bán hàng Việt Nam sử dụng Hoàn thiện đơn hàng bởi Amazon (FBA) tăng hơn 300% so với năm 2019.

– Đa dạng hóa danh mục sản phẩm: Danh mục sản phẩm có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất từ các đối tác bán hàng Việt là ngành hàng Sức khỏe & Chăm sóc cá nhân, Nhà cửa, Nhà bếp, May mặc và Làm đẹp.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo An ninh tiền tệ

Lý do Google mua lại HubSpot, một phần mềm rất phổ biến trong ngành Marketing

Theo các nhà phân tích, với thương vụ mua lại “khủng” này, Google có thể sẽ thống trị các ứng dụng doanh nghiệp và phân tích dữ liệu với công nghệ của HubSpot.

Các nguồn thạo tin cho hay, Alphabet, công ty mẹ của Google, đã trao đổi với các cố vấn về khả năng mua lại HubSpot, một công ty phần mềm phụ cho các hoạt động marketing trực tuyến có giá trị thị trường (Market Value) là 35 tỷ USD.

Theo các nguồn tin, Alphabet đã gặp các cố vấn từ ngân hàng đầu tư Morgan Stanley trong những ngày gần đây để xem xét đưa ra lời đề nghị mua lại cho HubSpot.

Các nguồn tin cho biết thêm, họ đang thảo luận xem nên đề nghị với giá bao nhiêu và liệu các cơ quan quản lý chống độc quyền có chấp nhận thương vụ hay không.

Và nếu đặt bút ký, đó có thể sẽ là thương vụ mua lại lớn nhất của Google kể từ năm 2011. Khi đó, gã khổng lồ công nghệ đã mua lại Motorola Mobility với giá 12,5 tỷ USD. HubSpot được IPO vào năm 2014, hiện có vốn hóa thị trường khoảng 35 USD tỷ.

Nhiều khả năng Google sẽ thách thức Microsoft và Salesforce trong thị trường quản lý quan hệ khách hàng (CRM) có trị giá lên tới 71 tỷ USD. Đáng chú ý, điều đó cũng có nghĩa là công ty cuối cùng trong số bốn công ty công nghệ tự động hóa marketing lâu đời đều sẽ bị mua lại: Với Pardot được Salesforce mua lại, Marketo thuộc về Adobe và Eloqua trở thành một phần của Oracle.

Theo các nhà phân tích, với thương vụ mua lại “khủng” này, Google có thể sẽ thống trị các ứng dụng doanh nghiệp và phân tích dữ liệu với công nghệ của HubSpot.

HubSpot là công ty phần mềm được thành lập vào năm 2006, chuyên cung cấp các công cụ liên quan đến ngành marketing (inbound marketing), bán hàng và phát triển mối quan hệ với khách hàng. Nhờ những công cụ này mà doanh nghiệp có thể tạo, quản lý và theo dõi các chiến dịch marketing, tương tác với khách hàng, quản lý thông tin của họ, cũng như nâng cao trải nghiệm chất lượng dịch vụ.

Do đó, HubSpot đương nhiên trở thành mục tiêu mua lại hấp dẫn của Google, nhằm củng cố danh mục ứng dụng doanh nghiệp của gã khổng lồ công nghệ

Tuy nhiên, thương vụ này có thể sẽ vấp phải sự phản đối từ các cơ quan quản lý ngay cả khi nhiều chuyên gia đánh giá rằng thương vụ thâu tóm của Alphabet sẽ không ảnh hưởng đến tính cạnh tranh và sẽ thúc đẩy cuộc chiến tranh giành thị phần trong lĩnh vực phần mềm tiếp thị và bán hàng.

Theo đó, nhiều chuyên gia về chống độc quyền và các nhà phân tích trong ngành đã đưa ra nhận định rằng thương vụ mua lại HubSpot của Alphabet sẽ không cản trở sự cạnh tranh.

Theo những chuyên gia này, lĩnh vực phần mềm quản lý quan hệ khách hàng (CRM) mà HubSpot cung cấp, cũng là dịch vụ mà một số công ty lớn khác như Salesforce, Adobe, Microsoft và Oracle đang vận hành.

Họ cho rằng, Google không cạnh tranh trong lĩnh vực CRM và việc mua lại có thể đưa HubSpot trở thành một đối thủ đáng gờm hơn nhờ vào tài nguyên điện toán đám mây, sự cải thiện các dịch vụ và giá cả cho khách hàng của Google.

Dữ liệu của công ty nghiên cứu công nghệ Gartner cho thấy HubSpot, vốn chỉ tập trung chủ yếu vào khách hàng nhỏ, có 4,9% thị phần trong ngành phần mềm marketing CRM vào năm 2022, trong khi Salesforce và Adobe mỗi bên nắm giữ 15% thị phần.

Tuy nhiên, những chuyên gia này cũng cảnh báo rất có thể thương vụ mua lại HubSpot sẽ gặp phải thách thức từ các cơ quan chống độc quyền của Mỹ và châu Âu, bởi những đơn vị này thường “cảnh giác” trước những “gã khổng lồ” ngày càng lớn mạnh thông qua các thương vụ mua lại.

Các chuyên gia này còn khuyến cáo rằng, Google cần chuẩn bị “tâm lý” cho cuộc chiến pháp lý tại tòa án trong bối cảnh Google đang phải đối mặt với một số thách thức chống độc quyền, bao gồm một vụ kiện mang tính bước ngoặt cáo buộc hãng này lạm dụng vị trí dẫn đầu về tìm kiếm trực tuyến.

Giám đốc điều hành Alphabet Sundar Pichai đang tìm kiếm con đường để thúc đẩy tăng trưởng sau khi công ty tiết lộ vào tháng 1 rằng, doanh thu quảng cáo quý 4 thấp hơn kỳ vọng.

Công cụ tìm kiếm Google và dịch vụ phát video trực tuyến YouTube của họ phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng về ngân sách quảng cáo từ các nền tảng trực tuyến khác, bao gồm Facebook, Instagram, TikTok và Amazon.com.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nguyễn Hoàng Group đang tìm cách bán lại Đại học Hoa Sen (HSU) và Hồng Bàng (HIU)

Đây là hai trong số hệ thống một loạt các trường đại học tư thục mà Nguyễn Hoàng Group đang sở hữu, vận hành.

Nguyễn Hoàng Group tìm cách bán Đại học Hoa Sen và Hồng Bàng
Nguyễn Hoàng Group tìm cách bán Đại học Hoa Sen và Hồng Bàng

DealStreetAsia đưa tin tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng đã bắt đầu bán hai trong số những trường đại học lớn nhất trực thuộc hệ thống của mình. Nhiều nguồn tin cho hay, Deloitte và Viet Capital được thuê làm tư vấn để bán Đại học Hoa Sen (HSU) và Đại học Hồng Bàng (HIU).

Nguyễn Hoàng đã mua lại HIU vào năm 2015 và HSU vào năm 2018. Được thành lập vào năm 1991, HSU hiện đang hoạt động tại 4 cơ sở ở TP HCM. HIU được thành lập vào năm 1997 và có hai cơ sở ở cùng thành phố. Cả hai trường đều cung cấp dịch vụ đào tạo đa ngành, nhưng HIU tập trung vào đào tạo ngành y.

Nguyễn Hoàng được thành lập vào năm 1999 bởi cặp vợ chồng anh chị em Hoàng Quốc Việt (Chủ tịch) và Hoàng Nguyễn Thu Thảo (CEO) và kể từ đó đã phát triển thành một trong những tập đoàn giáo dục lớn nhất Việt Nam.

Hoạt động giáo dục của tập đoàn còn bao gồm Đại học Gia Định, Đại học Bà Rịa Vũng Tàu và Đại học MIT mà đã mua lại trong những năm qua. Ngoài ra, Nguyễn Hoàng còn có ba chuỗi K-12 và một chuỗi mầm non. Các trường của tập đoàn chủ yếu nằm ở khu vực phía nam.

Nguyễn Hoàng đang rao bán từng tài sản riêng lẻ sau khi nỗ lực huy động vốn không thành công. Tháng 7/2022, DealStreetAsia đưa tin JP Morgan đã trúng thầu tư vấn giúp Nguyễn Hoàng bán cổ phần. Trước đó, công ty được cho là mong muốn định giá 1 tỷ USD. Các nhà đầu tư tư nhân toàn cầu lớn như CVC Capital Partners có thể đã xem xét thỏa thuận này vào thời điểm đó. Tháng 12/2022, Reuters nói Nguyễn Hoàng tạm dừng việc bán vì các mức giá chào mua không đáp ứng được kỳ vọng định giá của họ.

Một nguồn tin cho biết hiện tại Nguyễn Hoàng có thể đang tìm cách huy động khoảng 150-200 triệu USD cho mỗi trường đại học đang chào bán. DealStreetAsia đã liên hệ với Nguyễn Hoàng, Deloitte và Viet Capital để lấy ý kiến nhưng chưa nhận được phản hồi.

Theo những người hiểu biết về mô hình hoạt động của Nguyễn Hoàng, việc bán cổ phần cho toàn bộ hệ thống cũng gặp khó khăn do phần lớn giá trị của Nguyễn Hoàng gắn liền với các vấn đề bất động sản.

Theo truyền thông địa phương, Nguyễn Hoàng đã nộp đơn xin cấp đất dự án bất động sản trên cả nước để xây trường học, nhưng một số dự án không được triển khai, một số khác thi công chậm trễ. Chính quyền một số tỉnh được cho là đã thu hồi quyền sử dụng đất trước đó của công ty. Trong một bài báo đăng trên TheLeader năm 2023, đại diện công ty đổ lỗi cho đại dịch COVID-19 là yếu tố bất khả kháng khiến tiến độ chậm lại.

Thị trường giáo dục Việt Nam tiếp tục thu hút đáng kể sự quan tâm của các nhà đầu tư tư nhân. Mới đây nhất, công ty giáo dục IGC của Việt Nam được hậu thuẫn bởi Navis Capital Partners đã mua lại trường Hồng Đức, một trường tư thục từ mầm non đến THPT ở ngoại thành Hà Nội. IGC cũng được xây dựng theo mô hình gom các trường nhỏ lẻ lại.

Một nền tảng giáo dục khác được hỗ trợ bởi quỹ đầu tư tư nhân là EQuest Group đã hợp nhất gần 20 trường, từ mầm non đến cao đẳng và các đơn vị công nghệ giáo dục (Edtech). Trong khi đó, BHL Education có trụ sở tại TP HCM được quỹ đầu tư tư nhân Heritas Capital của Singapore đầu tư. Excelsior Capital Vietnam Partners, sau khi thoái vốn khỏi Khôi Nguyên Education, gần đây cũng đã đầu tư vào công ty đào tạo tiếng Anh Kaplan Vietnam.

Lĩnh vực đầu tư mạo hiểm và giai đoạn đầu thậm chí còn sôi động hơn. Prep gần đây đã huy động được vốn từ Cercano Management, Northstar Ventures, East Ventures, Touchstone Partners và Saison Capital. Công ty khởi nghiệp Vuihoc đã đầu tư hàng triệu USD vào chuỗi dạy tiếng Anh The IELTS Workshop. Trong khi đó, Galaxy Education đang tìm cách huy động khoảng 10-20 triệu USD trong vòng gọi vốn mới.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Apple giải thích lý do tại sao ảnh đã xóa tự phục hồi trên iPhone

Apple cho biết tình trạng ảnh riêng tư của người dùng iPhone bất ngờ quay trở lại là do lỗi dữ liệu hệ thống, không liên quan đến iCloud.

Vốn hoá Apple 2023

Giữa tháng 5, nhiều người dùng iPhone cho biết họ bất ngờ thấy ảnh đã xóa từ lâu, trong đó có những tấm hình nhạy cảm, xuất hiện trở lại trong iCloud ở mục “tải lên gần đây”, sau khi cập nhật iOS 17.5.

Apple không bình luận về vấn đề dù ngày càng nhiều người phản ánh, nhưng sau đó đã phát hành bản cập nhật iOS 17.5.1 để khắc phục.

Ngày 24/5, đại diện công ty giải thích với 9to5Mac rằng nguyên nhân là mục nhập cơ sở dữ liệu trong tệp hệ thống của iPhone bị lỗi. Điều này ảnh hưởng đến các tệp bị xóa được lưu trữ trên thiết bị, không phải vấn đề đồng bộ iCloud. Những tệp bất ngờ xuất hiện trở lại có thể do đã được chuyển từ thiết bị cũ hơn khi được khôi phục từ bản sao lưu hoặc trong quá trình truyền từ thiết bị này sang thiết bị khác.

Apple cho biết họ không có quyền truy cập vào các tệp ảnh hoặc video trên điện thoại người dùng. Công ty cũng khẳng định trường hợp ảnh cũ xuất hiện trên iPad, iPhone đã bán cho người khác là không thể, vì máy đã được khôi phục cài đặt gốc và loại bỏ dữ liệu trước khi bán. Nếu lỗi xảy ra, Apple cho rằng do người dùng không thực hiện đúng quy trình, hoặc đơn giản họ đang nói dối.

Người phát ngôn của Apple cho biết lỗi chỉ xuất hiện trên một lượng nhỏ thiết bị.

Bản cập nhật iOS 17.5.1 đã khắc phục sự cố trên, nhưng không chủ động xóa những ảnh xuất hiện trở lại trước đó. Do đó, người dùng bị ảnh hưởng cần xóa thủ công ảnh nếu không muốn chúng tồn tại.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Pharmacity được cho là đã huy động thêm vốn thành công từ Avenue Capital Group

Chuỗi nhà thuốc Pharmacity được cho là đã huy động vốn thành công từ Avenue Capital Group (Mỹ), theo DealStreetAsia. Đây là khoản đầu tư được thực hiện vào năm ngoái. Một trong những nguồn tin tiết lộ rằng giá trị của khoản tài trợ khoảng 40 triệu USD. Pharmacity từ chối bình luận.

Avenue Capital Group là tập đoàn có trụ sở tại Mỹ, tập trung vào cho vay chuyên biệt, tín dụng và các khoản đầu tư đặc biệt khác ở Mỹ, châu Âu và châu Á. Theo website của công ty, Avenue Capital đã triển khai khoảng 100 tỷ USD đầu tư và hiện đang quản lý khối tài sản trị giá 12,2 tỷ USD.

Chiến lược châu Á của họ do Anil Gorthy điều hành với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận từ quá trình đầu tư vào các khoản nợ được bảo đảm cao cấp của các công ty châu Á – những công ty có tài sản thế chấp đáng kể.

Công ty đã đóng quỹ Avenue Asia Special Situations Fund VI vào năm 2022. Theo hồ sơ nộp lên Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ vào tháng 4/2024, đây là quỹ hàng đầu thứ 6 châu Á có giá trị tài sản ròng là 636,8 triệu USD.

Tổng cộng, Avenue Asia Capital Management thuộc Avenue Capital Group quản lý khối tài sản trị giá 1,62 tỷ USD. Một số khoản đầu tư nổi tiếng của công ty tại châu Á gồm Asset Reconstruction Company
(Arcil) ở Ấn Độ; Wuxi Qiaolian Wind Power Technology và Ambow Education ở Trung Quốc.

Cuối năm ngoái,  xuất hiện thông tin cổ đông ngoại của Pharmacity cảm thấy lo lắng về tình hình kinh doanh cũng như biến động ở thượng tầng lãnh đạo. TheoTạp chí Nhà Quản Trị, đại diện một quỹ đầu tư có hoạt động ở Việt Nam cho biết đã nhận được lời đề nghị bán vốn tại Pharmacity, nhưng không tiết lộ con số cụ thể ở thời điểm đó.

Cũng trong giai đoạn này, Pharmacity đã tiến hành “thay tướng” khi thông báo bổ nhiệm ông Deepanshu Madan vào vị trí CEO khi bà Trần Tuệ Tri công bố kế hoạch từ nhiệm. Bà Tuệ Tri ngồi ghế điều hành chuỗi dược phẩm này vào tháng 9/2022.

Theo giới thiệu, ông Deepanshu Madan từng dẫn dắt các khoản đầu tư thành công vào chuỗi nhà thuốc Yifeng (một trong những chuỗi nhà thuốc lớn nhất Trung Quốc), chuỗi bệnh viện Max Healthcare (chuỗi bệnh viện tư nhân lớn thứ ba Ấn Độ) và Vmart (một trong những nhà bán lẻ lớn nhất Ấn Độ).

Ngoài ra, ông cũng từng làm việc trong lĩnh vực tư vấn, ngân hàng, nhiệm vụ chính phát triển danh mục đầu tư bán lẻ và chăm sóc sức khỏe của quỹ TR Capital tại châu Á trong 5 năm.

Pharmacity được nhà sáng lập Cris Blank cùng hai cộng sự đã thành lập từ năm 2011 khi nhận ra thói quen tìm đến hiệu thuốc để tìm tư vấn của người tiêu dùng Việt Nam, thay vì đi tới phòng khám. Ý tưởng xây dựng một hệ thống bán lẻ nhà thuốc hiện đại đã được nhen nhóm từ đó và nhanh chóng tăng trưởng. Trong giai đoạn cực thịnh, Pharmacity là chuỗi nhà thuốc hiện đại lớn nhất Việt Nam và chuỗi từng đặt mục tiêu chạm mốc 5.000 cửa hàng vào năm 2025.

Tuy nhiên, kể từ khi chuỗi Long Châu của FPT Retail bắt đầu tiến vào thị trường dược phẩm, thị phần của Pharmacity dần bị đánh mất và chính thức bị Long Châu vượt mặt vào khoảng đầu năm 2023. Tính đến tháng 2/2023, chuỗi này chỉ còn 936 cửa hàng trên toàn quốc nhưng ở thời điểm ngày 24/5, Pharmacity chỉ còn 895 cửa hàng, theo công bố trên website.

Trong khi đó, hết quý I/2024, FPT Retail có 1.587 nhà thuốc Long Châu trên toàn quốc. Với chuỗi nhà thuốc An Khang của Đầu tư Thế Giới Di Động, hệ thống này 526 cửa hàng đang hoạt động tính tới cuối tháng 3.

CEO mới của Pharmacity từng cho biết công ty đảm bảo dấu chân cửa hàng “phù hợp với khách hàng”. Ngoài ra, ông Madan cũng nêu kế hoạch đưa Pharmacity tăng cường sự hiện diện ở Đồng bằng sông Cửu Long và các khu vực miền Trung của Việt Nam.

“Chúng tôi đã thực hiện một số thay đổi đáng kể trong các cửa hàng của mình mà tôi tin là rất quan trọng để thúc đẩy lợi nhuận cho toàn công ty”, ông Madan nói.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer