Skip to main content

Thẻ: APPLE

Huawei vượt qua Apple để trở thành “Market Leader” tại thị trường Trung Quốc

Theo báo cáo của Counterpoint Research, Huawei Technologies đã trở lại vị trí số 1 trên thị trường điện thoại thông minh Trung Quốc trong hai tuần đầu năm nay sau khi đối thủ Apple nắm giữ vị trị số 1 tại thị trường tỷ dân trong năm 2023.

Huawei vượt qua Apple để trở thành "Market Leader" tại thị trường Trung Quốc
Huawei vượt qua Apple để trở thành “Market Leader” tại thị trường Trung Quốc

Sự trở lại của Huawei đánh dấu lần đầu tiên gã khổng lồ công nghệ của Trung Quốc giành lại vị trí dẫn đầu về doanh số (sales) điện thoại thông minh ở đại lục kể từ khi Washington áp đặt lệnh trừng phạt đối với công ty.

Hồi tháng 5/2019, Huawei bị Mỹ thêm vào danh sách đen thương mại, khiến hoạt động kinh doanh điện thoại ăn nên làm ra một thời của công ty bị tê liệt.

Huawei ghi nhận doanh số bán điện thoại thông minh tại Trung Quốc đại lục tăng lên vào đầu năm nay sau khi Apple chứng kiến doanh số iPhone trong quý 4/2023 sụt giảm.

Màn hồi sinh của Huawei bắt đầu bằng việc bất ngờ ra mắt điện thoại thông minh Mate 60 Pro 5G vào tháng 8 năm ngoái. Đây là mẫu điện thoại được trang bị bộ vi xử lý nâng cao Kiri900S và HarmonyOS – cả hai đều được phát triển trong nước.

Tuy nhiên, báo cáo của Counterpoint Research chỉ ra rằng Huawei vẫn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ phía Apple và các hãng điện thoại nội địa khác, bao gồm Xiaomi, Oppo và Vivo.

Dữ liệu của Counterpoint cho thấy doanh số điện thoại phân khúc cao cấp tại Trung Quốc tăng 37% trong năm ngoái, bất chấp ngành công nghiệp điện thoại thông minh toàn cầu suy yếu.

Trong khi Apple dẫn đầu phân khúc thị trường này tại thị trường khổng lồ này trong nửa đầu năm ngoái. Tuy nhiên đến quý 3, doanh số của nhà sản xuất iPhone bắt đầu sụt giảm khi mà các hãng Trung Quốc, dẫn đầu là Huawei, có đà tiến lên mạnh mẽ.

Trong quý 4 và cả năm ngoái, Apple là nhà cung cấp điện thoại thông minh hàng đầu tại Trung Quốc đại lục, theo báo cáo của công ty nghiên cứu công nghệ IDC.

(Theo SCMP)

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Apple vừa chấp thuận đạo luật mới của EU (và sẽ tạo ra nhiều khó khăn hơn cho các ứng dụng)

Chính sách mới trên App Store được cập nhật nhằm tuân thủ quy định của Liên minh Châu Âu đang hứng chịu làn sóng phản ứng dữ dội. Nhiều CEO cho rằng Apple đang cố tìm cách thu lợi từ những điều khoản không rõ ràng trong Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (DMA), theo Yahoo Finance.

Apple vừa chấp thuận đạo luật mới của EU (và sẽ tạo ra nhiều khó khăn hơn cho các ứng dụng)
Apple vừa chấp thuận đạo luật mới của EU (và sẽ tạo ra nhiều khó khăn hơn cho các ứng dụng)

Trong quá khứ, Apple và một số đại gia công nghệ khác được ví như “người gác cổng”. Theo lý thuyết, hãng phải tuân thủ quy định thúc đẩy cạnh tranh trên nền tảng kỹ thuật số. Tuy nhiên, Apple lại cố gắng lách luật, bằng cách áp đặt mức thuế cao hơn với nhà phát triển bên thứ ba.

Quy định mới của EU buộc Apple phải mở cửa cho các cửa hàng ứng dụng bên thứ ba, tương tự như nền tảng Windows 11. Trên Windows 11, bất kỳ ai cũng có thể tạo, bán ứng dụng mà không phải trả phí cho Microsoft.

Đối với Android cũng vậy, tuy nhiên, Google hạn chế ứng dụng và dịch vụ bên thứ ba hiển thị ở vị trí ưu tiên. Hãng kiểm soát chặt chẽ ứng dụng và dịch vụ mặc định trên nền tảng.

Ngoài ra, EU cũng buộc Google phải hỏi ý kiến người dùng trước khi đặt công cụ tìm kiếm của hãng làm mặc trên trên thiết bị điện thoại mới.

Nhưng Apple là trường hợp hoàn toàn khác, hãng đã chặn hầu hết dịch vụ mua bán ứng dụng như Xbox Game Pass và NVIDIA GeForce Now. Có lẽ Apple cho rằng công ty sẽ phải cạnh tranh khốc liệt hơn để kiếm tiền từ người dùng ứng dụng nếu họ có thêm nhiều lựa chọn thay thế trên nền tảng.

Hiện, Microsoft đang nỗ lực phát triển ứng dụng và cửa hàng trò chơi dành riêng cho hệ điều hành iOS cũng như Android với hy vọng Ủy ban Châu Âu cho phép hoạt động. Đáng buồn thay, có vẻ như Apple đã tìm ra cách để tránh tuân thủ đầy đủ quy định.

CÁC CEO LÊN TIẾNG CHỈ TRÍCH

Chủ tịch Microsoft Gaming Sarah Bond nhận định chính sách mới của đại gia công nghệ là “bước đi sai hướng” và kêu gọi Apple “lắng nghe phản hồi” nhiều hơn. Đồng sáng lập kiêm Giám đốc Điều hành Spotify Daniel Ek chỉ trích Apple luôn có “hành vi xấu” trong nhiều năm qua.

“Theo điều khoản mới, nếu chúng tôi ở lại App Store và chuyển sang cung cấp phương thức thanh toán riêng biệt, chúng tôi sẽ phải trả mức hoa hồng 17% và khoản phí trị giá 0,5 EURO cho mỗi lần cài đặt trong năm sau khi cán mốc 1 triệu lượt download”, CEO Ek tiếp tục, “Điều này tương đương với việc chúng tôi phải đối mặt với tình trạng tương tự hoặc thậm chí tệ hơn khi áp dụng bộ quy tắc cũ.

Và nếu chúng tôi xóa ứng dụng khỏi App Store và chỉ sử dụng cửa hàng ứng dụng thay thế, một số khoản phí vẫn tồn tại. Vì vậy, chúng tôi phải trả tiền cho mỗi lần cài đặt hoặc cập nhật ứng dụng, ngay cả đối với những người không còn sử dụng dịch vụ nữa, từ đó chi phí mua lại khách hàng có thể tăng gấp nhiều lần so với hiện tại”.

Mozilla, Epic Games và nhiều công ty khác đồng loạt chỉ trích Apple về bộ quy tắc mới, cho rằng bản cập nhật quy định tạo ra nhiều rào cản, thách thức và thuế ẩn cho nhóm nhà phát triển đang nỗ lực xây dựng ứng dụng không phụ thuộc vào hệ sinh thái Apple.

DMA của EU cũng quy định Apple phải cho phép các công cụ trình duyệt thay thế hoạt động trên iOS. Tuy nhiên, Apple đang cố gắng gây khó khăn cho nhiều công cụ trình duyệt bên thứ ba như Chromium với một loạt rào cản khắc nghiệt. Rõ ràng, đề xuất của Apple không mang đến cho người dùng lựa chọn khả thi bằng cách khiến những trình duyệt thay thế trở nên phức tạp, khó thao tác.

Giám đốc Điều hành Epic Games kiêm đồng sở hữu trò chơi phổ biến Fortnite cũng chỉ trích Apple, “Việc độc quyền quyết định công ty nào được phép cạnh tranh và đưa ra một loạt điều khoản khắt khe, Apple đang nhạo báng thị trường tự do”.

TUÂN THỦ “CHO CÓ”

Lập trường phản cạnh tranh lâu đời của Apple đã biến hãng trở thành công ty giàu có bậc nhất trong vài thập kỷ qua, từ đó xây dựng hệ sinh thái toàn diện mang lại nhiều trải nghiệm phụ ẩn đằng sau lý do muôn thuở “quyền riêng tư”.

Khoản phí hoa hồng của Apple đối với nhà phát triển và gánh nặng tuân thủ quy định khiến ngay cả những công ty lớn nhất cũng không thể cạnh tranh với dịch vụ mặc định hãng sở hữu, mang lại lợi thế hoàn toàn không công bằng cũng như làm “xói mòn” cảm xúc nhóm người dùng sẵn sàng trải nghiệm một số dịch vụ thay thế.

Ví dụ, nếu bạn đăng ký tài khoản trên NVIDIA GeForce Now hoặc Xbox Game Pass, Apple không muốn bạn có quyền truy cập vào các dịch vụ đó trên nền tảng của hãng, nhưng cũng không cung cấp được tính năng tương tự.

Nhiều chuyên gia nhận định hành vi của Apple làm giảm sự lựa chọn của người tiêu dùng đồng thời gia tăng giá thành và kìm hãm đổi mới.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo VnEconomy

Apple đứng trước nguy cơ thất thế tại thị trường Trung Quốc

Kết quả kinh doanh thấp hơn dự kiến của tập đoàn công nghệ Apple (Mỹ) tại thị trường Trung Quốc có thể khiến các nhà đầu tư quan ngại, nhưng khách hàng và các nhà phân tích đã lưu ý đến những thách thức ngày càng gia tăng mà công ty phải đối mặt tại thị trường lớn thứ ba thế giới này.

Apple đứng trước nguy cơ thất thế tại thị trường Trung Quốc
Apple đứng trước nguy cơ thất thế tại thị trường Trung Quốc

Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các đối thủ trong nước, cùng với chu kỳ nâng cấp sản phẩm kéo dài hơn, do người tiêu dùng chi tiêu thận trọng trong bối cảnh kinh tế suy thoái đã kìm hãm sự tăng trưởng của Apple tại Trung Quốc.

Doanh số bán hàng của Apple tại Trung Quốc đã giảm 13% trong quý kết thúc vào tháng 12/2023 xuống 20,8 tỷ USD và không đạt được mức dự kiến 23,5 tỷ USD của các chuyên gia trước đó.

Giá cổ phiếu của công ty này đã giảm mạnh sau khi có kết quả doanh số bán hàng đáng thất vọng tại Trung Quốc. Nhà phân tích Toby Zhu của công ty phân tích thị trường công nghệ Canalys, cho biết: “Việc Apple sụt giảm doanh số bán hàng tại Trung Quốc không có gì đáng ngạc nhiên khi hãng phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các thương hiệu địa phương như Huawei and Xiaomi”.

Là thị trường điện thoại thông minh lớn nhất thế giới, Trung Quốc đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng doanh số bán hàng của Apple. Trong nhiều năm, Apple là thương hiệu điện thoại cao cấp được lựa chọn ở nước này nhưng tình thế hiện đang thay đổi.

Áp lực lên Apple ngày càng gia tăng trong nửa cuối năm, sau khi Huawei trở lại thị trường điện thoại thông minh cao cấp với dòng điện thoại Mate 60 được trang bị chip sản xuất trong nước.

Các thương hiệu Android hàng đầu khác như Xiaomi cũng lấn sân sang lĩnh vực cao cấp mà Apple có truyền thống thống trị. Xiaomi đã ra mắt mẫu Mi 14 cao cấp vào tháng 10/2023 với thời lượng pin lâu dài và camera hiện đại. Xiaomi đã bán được 1 triệu điện thoại thông minh Mi 14 trong vòng một tuần kể từ khi ra mắt sản phẩm này.

Chuyên gia Zhu của Canalys cho biết, các nhà sản xuất Trung Quốc đang dần thâm nhập vào mảng kinh doanh cốt lõi của Apple bằng cách giới thiệu những sản phẩm màn hình gập có giá cao hơn.

Người tiêu dùng Trung Quốc cũng phàn nàn về sự thiếu đổi mới trong dòng điện thoại thông minh iPhone của Apple, đặc biệt là về mặt thẩm mỹ thiết kế so với các phiên bản trước đó.

Nhà phân tích điện thoại thông minh Will Wong của công ty nghiên cứu thị trường IDC cho biết: “Một trở ngại khác mà Apple cần phải vượt qua là làm thế nào để có thể mang lại nhiều yếu tố hấp dẫn hơn cho người mua và duy trì hình ảnh của mình như một nhà tiên phong về công nghệ.

Điều này đặc biệt quan trọng khi các nhà cung cấp Android khác hiện đang đưa ra những mẫu mã màn hình gập mới có hỗ trợ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) vào sản phẩm của họ”.

Để hỗ trợ doanh số bán hàng tại Trung Quốc, Apple đã giảm giá sản phẩm. Các nhà bán lẻ trực tuyến bao gồm Alibaba và Pinduoduo đã đưa ra một chiến dịch giảm giá lớn vào tháng 10/2023 để “giải phóng” số lượng iPhone 15 còn trong kho, chỉ một tháng sau khi ra mắt tại Trung Quốc. Vào tháng 1/2024, Apple đã đưa ra những đợt giảm giá đặc biệt hiếm hoi cho các sản phẩm iPhone của mình.

Theo dữ liệu từ IDC, nỗ lực giảm giá trong tháng 10/2023 của Apple dường như chỉ ngăn chặn sự sụt giảm doanh số bán hàng. Trong quý cuối cùng của năm 2023 doanh số bán điện thoại của Apple chỉ giảm 2,1%, trong khi doanh số của Huawei tăng 36,2%.

Apple có thể sẽ tiếp tục phải đối mặt với áp lực ở thị trường Trung Quốc trong thời gian tới. Các nhà phân tích của ngân hàng đầu tư Jefferies dự đoán doanh số bán hàng của Apple tại Trung Quốc sẽ giảm theo tỷ lệ hai chữ số trong năm 2024.

Theo chuyên gia Bob O’Donnell tại công ty nghiên cứu thị trường TECHnalysis Research, kết quả kinh doanh của Apple ở Trung Quốc sụt giảm rất đáng lo ngại vì đây có thể là sự khởi đầu cho một xu hướng xuống dốc dài hạn ở thị trường này.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hành trình cạnh tranh giữa Microsoft và Apple tới vốn hoá ngàn tỷ USD

CEO Satya Nadella của Microsoft đã có lời chào hoành tráng đến Apple, qua đó đánh dấu câu chuyện đổi ngôi vương liên tục kịch tính chẳng kém mối “hận thù” cá nhân giữa 2 nhà sáng lập.

Hành trình cạnh tranh giữa Microsoft và Apple tới vốn hoá ngàn tỷ USD
Hành trình cạnh tranh giữa Microsoft và Apple tới vốn hoá ngàn tỷ USD

Tờ Washington Post cho hay vào đầu thập niên 2010, thị trường đã bàn tán xôn xao về việc liệu Microsoft có lấy lại nổi ánh hào quang khi xưa khi bỏ lỡ trào lưu smartphone. Trong khi Google và Apple trỗi dậy đi đầu, bắt kịp xu thế thì Microsoft không chỉ chậm chân mà còn thất bại với sản phẩm smartphone mang thương hiệu của mình.

Tình hình tồi tệ đến mức không chỉ các nhân viên từ bỏ Microsoft chuyển sang làm cho đối thủ mà tập đoàn còn gặp khó khi tuyển dụng lao động từ các trường đại học.

“Chúng tôi đang đối mặt nguy cơ sụp đổ vì không chạy theo kịp xu thế”, Cựu giám đốc Sivaramakrishnan Somasegar của Microsoft, hiện đang là nhà đầu tư thuộc Madrona Venture Group nhớ lại.

Cuối năm 2000, tổng giá trị thị trường của Microsoft là 520 tỷ USD còn Apple chỉ là 4,8 tỷ USD. Thế nhưng vào năm 2018, tổng vốn hóa nhà táo khuyết đã bằng cả Microsoft lẫn Intel cộng lại. Đây được coi cái tát đau điếng với Bill Gates khi ông được cho là có xung đột với Steve Jobs của Apple.

Vậy nhưng tình hình đã thay đổi chóng mặt chỉ trong hơn 10 năm. Hiện Microsoft báo cáo quý thứ 5 liên tiếp đạt doanh thu kỷ lục với 62 tỷ USD. Tổng mức vốn hóa của hãng vượt 3 nghìn tỷ USD, qua mặt Apple để trở thành tập đoàn có giá trị lớn nhất thế giới.

Nhiều người lầm tưởng rằng thành công của Microsoft có được chỉ là nhờ trí thông minh nhân tạo (AI) và thành công từ ChatGPT. Thế nhưng câu chuyện bị soán ngôi của Microsoft và hành trình đòi lại ngai vàng từ tay Apple của đế chế nhà Bill Gates phức tạp hơn rất nhiều.

Ông hoàng Bill Gates.

Theo Washington Post, cái tên Bill Gates và Microsoft là những thứ mà không ai trên thế giới này không biết đến vào thập niên 1980-1990.

Trên thực tế khi mới ra mắt, Microsoft của Bill Gates không có nhiều tiếng tăm như Apple của Steve Jobs.

Mặc dù nhà táo khuyết được thành lập sau Microsoft 1 năm (1976) nhưng lại phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trước vào năm 1980 với giá 22 USD/cổ. Trong khi đó đứa con của Bill Gates phải mãi đến năm 1986 mới IPO với giá 21 USD/cổ.

Ban đầu, mọi người điên cuồng với những ý tưởng mà Steve Jobs nói đến, từ chiếc máy tính Macintosh cho đến những viễn cảnh công nghệ tương lai đầy hào nhoáng. Thế nhưng Microsoft từ một hãng chỉ viết phần mềm thuê cho IBM đã âm thầm ra mắt hệ điều hành Windows và nhanh chóng bùng nổ thành công ty công nghệ đứng đầu thay thế Apple.

Sau khi ra mắt Windows 95 vào năm 1995, Microsoft đã trở thành một tập đoàn công nghệ tiên tiến đúng như những gì Apple từng trải qua sau này với iPhone. Hàng dài người xếp hàng chờ mua Windows 95 trong buổi ra mắt, chẳng khác gì đám đông ngóng chờ iPhone sau này.

Tính đến cuối năm 1997, các sản phẩm của Microsoft đã chiếm đến 86,3% thị phần máy tính cá nhân (PC), trong khi Macintosh chỉ vỏn vẹn 4,6%.

Vì vậy mà đế chế nhà Bill Gates đã vượt mặt nhà táo khuyết để trở thành tập đoàn công nghệ có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, đồng thời biến nhà sáng lập này thành người giàu nhất thế giới kể từ năm 1992 đến nhiều năm sau này.

Tại thời điểm đó, Microsoft được ví như con gà đẻ trứng vàng chẳng kém Coca Cola với sự độc quyền hệ điều hành Windows. Thậm chí quyền lực của tập đoàn còn dẫn đến việc Bộ tư pháp Mỹ phải thực hiện hàng loạt vụ kiện chống độc quyền đòi chia tách công ty.

Thế nhưng chỉ hơn 10 năm sau ngày vượt mặt Apple, đến lượt nhà táo khuyết đòi lại mối hận với iPhone, iPod và biến Microsoft, một tập đoàn đầy những “công thần” chỉ lo đấu đá nội bộ và ngồi chơi, thành đồ cổ.

Cú trượt dài.

Tại Hội chợ điện tử tiêu dùng (CES) năm 2012, người kế nhiệm của Bill Gates là Steve Ballmer đã phải hứng chịu nỗi xấu hổ khôn cùng khi giới thiệu chiếc Windows Phone 7. Tính năng nhận diện giọng nói không hoạt động, rồi điện thoại treo cứng đến mức nhân viên Microsoft phải vội vàng chữa ngượng trên sân khấu.

Thành công của hệ điều hành Windows đã đưa Microsoft lên đỉnh vinh quang, nhưng cũng trở thành rào cản khiến tập đoàn này trượt dài. Từ một doanh nghiệp với vô số kỹ sư trẻ thức đêm để sáng tạo nên những thứ thú vị, đế chế của Bill Gates dần trở thành bộ máy cồng kềnh chỉ lo đấu đá quyền lực giữa các công thần.

Cuối năm 1997, một nhóm kỹ sư Microsoft đã nghĩ ra ý tưởng máy đọc sách điện tử, hay còn gọi là Ebook sau này khi Amazon và Apple đã thành công với sản phẩm mới. Thế nhưng Bill Gates đã từ chối chúng vì không phù hợp với hệ sinh thái Microsoft.

Quan điểm cố hữu một sản phẩm mới cần gắn với hệ điều hành Windows đã giết chết sự sáng tạo của các kỹ sư trẻ. Từ việc có thể phát minh bất kỳ ý tưởng nào hay ho, có ích cho người dùng thì giờ đây nhân viên phải tự hỏi liệu chúng có sinh lợi nhuận hay không.

Lòng tham lợi nhuận ngắn hạn và quan điểm cố hữu trước thành công của Windows đã khiến Microsoft chậm chân trong mảng điện thoại thông minh và máy tính bảng, để Apple vượt mặt dễ dàng với iPhone, qua đó đòi lại danh hiệu công ty có giá trị lớn nhất thế giới.

Trong khi đó, rõ ràng là Microsoft đã có nghiên cứu, ý tưởng về những sản phẩm này trước đó cả thập kỷ, nhưng chẳng lãnh đạo nào quan tâm.

Nếu Apple cho các kỹ sư phát triển Macintosh đấu với đội phát triển iPod để ra mắt hệ điều hành iOS cho iPhone thì Google cũng sẵn sàng mua lại Android để thay thế toàn bộ hệ điều hành cũ của mình. Tuy nhiên với Microsoft, tất cả sản phẩm phải gắn với Windows và câu hỏi đầu tiên luôn là: “Lợi nhuận đâu?”

Cục nợ “công thần”.

Nhà sáng lập Jensen Huang của Nvidia từng than phiền về những “công thần” lười biếng khi giá cổ phiếu của hãng tăng mạnh vì AI. Tuy nhiên điều này đã từng diễn ra với chính Microsoft trong lịch sử khi mọi nhân viên chỉ tìm cách tăng doanh thu để đẩy giá cổ phiếu lên, qua đó làm giàu cho chính mình nhờ cổ phiếu thưởng.

Hậu quả là khi Microsoft không có sản phẩm đột phá và thị trường chứng khoán đổ bể, tập đoàn này hiện nguyên hình là kẻ đi sau trong cuộc đua công nghệ.

Năm 2001, bong bóng dotcom nổ ra và Microsoft mất 50% tổng vốn hóa thị trường. Cổ phiếu thưởng của tập đoàn không còn là cách làm giàu nhanh chóng và xung đột bắt đầu diễn ra.

Để tiết kiệm chi phí, Microsoft bắt đầu cắt giảm nhiều khoản phúc lợi, tương tự như những gì Google, Facebook hay Amazon đã từng làm trong năm 2023.

Đây là thời điểm mà nhiều nhân viên nhận ra sự bất công khi vô số công thần, nhà quản lý đi làm chỉ có họp và ngồi chơi nhưng lại hưởng mức lương cao ngất, trong khi đội ngũ kỹ sư- nhân viên làm việc vất vả lại đối mặt nguy cơ sa thải cũng như cắt phúc lợi.

Vậy là ngày càng nhiều nhân viên không muốn sáng tạo nữa mà chỉ chăm chú đấu đá nội bộ lên làm sếp, và Microsoft từ ông vua làng công nghệ với các sáng tạo đột phá trở thành tập đoàn với những quản lý chỉ biết đấu tranh vụ lợi.

Satya Nadella.

Đứa con tinh thần của Bill Gates có lẽ sẽ chẳng lấy lại được vinh quang thuở nào nếu Satya Nadella không lên nắm quyền vào năm 2014. Vị CEO này đã có những bước đi cực kỳ mạnh tay khi đóng cửa bộ phận phát triển phần mềm cho Windows Phone, sa thải hàng nghìn người, đuổi việc dàn lãnh đạo công thần vô công rồi nghề.

Bản thân ông Nadella nhận thức rất rõ rằng thứ làm nên thành công cho Microsoft thuở nào là công nghệ và sự đột phá sáng tạo. Bởi vậy đế chế này đã đầu tư mạnh tay cho hàng loạt dự án mới, bất kể có thành công hay không thì chúng cũng tạo ra cơ hội mới để Microsoft không bỏ lỡ xu thế.

Chính CEO Nadella là người đã tích cực rót vốn cho mảng điện toán đám mây, qua đó biến Azure của Microsoft thành nền tảng điện toán đám mây lớn thứ 2 trên thị trường sau AWS của Amazon.

Thế rồi vị doanh nhân này cũng khéo léo giúp tập đoàn tránh được các vụ kiện chống độc quyền, những phiên điều trần mà Google, Facebook, Amazon hay Apple phải thực hiện.

Nếu trước đây Microsoft bỏ lỡ xu thế smartphone và máy tính bảng thì lần này CEO Nadella lại không bỏ lỡ AI. Năm 2019, hãng đổ 10 tỷ USD cho OpenAI phát triển ChatGPT và nhanh chóng trở thành tập đoàn dẫn đầu thị trưởng ở công nghệ AI.

Bất chấp Google có cố gắng phát triển những ứng dụng tương tự để cạnh tranh thì không có sản phẩm nào đủ sức đem lại trải nghiệm như chatbot của Microsoft. Với vị thế dẫn đầu, lợi nhuận của Microsoft trong quý IV/2023 đạt 21,9 tỷ USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm trước.

Về phía Apple, hãng hầu như chưa cho ra mắt được một sản phẩm thực sự mang tính đột phá nào kể từ iPhone. Dù CEO Tim Cook đã đưa tổng vốn hóa của nhà táo khuyết lên mức đỉnh sau khi Steve Jobs qua đời nhưng việc phụ thuộc vào chuỗi cung ứng tại Trung Quốc đang đe dọa đến lợi nhuận của hãng.

Tồi tệ hơn, việc Apple lâm vào vết xe đổ của Microsoft đang ngày càng hiện hữu, khi các cổ đông chỉ quan tâm đến lợi nhuận và giá cổ phiếu mà quên đi rằng chính công nghệ, sự đột phá sáng tạo mới là chìa khóa đem lại thành công trường tồn cho doanh nghiệp.

*Nguồn: Tổng hợp

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo An ninh Tiền tệ

Apple lần đầu hợp tác với nghệ sĩ Việt làm MV

MV ca nhạc mới của rapper người Việt tlinh, được quay hoàn toàn bằng iPhone 15 Pro, là dự án đầu tiên Apple hợp tác với một nghệ sĩ trong nước.

Video ca nhạc Đừng làm nó phức tạp của tlinh đăng trên tài khoản YouTube chính thức của Apple Việt Nam nhanh chóng nhận được 1,5 triệu lượt xem sau chưa đầy một ngày. Trước đó, một số MV ca nhạc tại Việt Nam đã được quay hoàn toàn hoặc một phần bởi iPhone, nhưng đây là MV đầu tiên hợp tác với Apple để thực hiện.

Sản phẩm nằm trong chuỗi chiến dịch Shot on iPhone được Apple thực hiện trong nhiều năm trên toàn cầu. Tuy nhiên, các dự án ca nhạc trước đó chủ yếu được thực hiện với nghệ sĩ tại Mỹ. Lần gần nhất hãng đưa hoạt động này đến châu Á là MV ETA cùng ban nhạc nữ nổi tiếng Hàn Quốc NewJeans tháng 7/2023 và được quay hoàn toàn bởi iPhone 14 Pro. Trung Quốc, Ấn Độ cũng là những thị trường có video hoặc phim ca nhạc thực hiện cùng Apple.

Đừng làm nó phức tạp của tlinh kể về câu chuyện của một cô gái buộc phải đối mặt với những nỗi sợ sâu thẳm của mình. Apple cho biết MV ra đời nhân dịp chào đón năm mới Giáp Thìn. Đa số cảnh quay trong điều kiện ánh sáng yếu giúp nhấn mạnh khả năng hoạt động của iPhone 15 Pro. Hãng không tiết lộ thiết bị xử lý hậu kỳ cho các đoạn video.

Trong video hậu trường, Apple cho thấy chiếc iPhone thực hiện nhiều cảnh quay không cần phụ kiện hỗ trợ. Một số còn được người quay phim trực tiếp cầm trên tay để tận dụng khả năng chống rung quang học trên cảm biến của iPhone 15 Pro. Với cảnh phức tạp hơn, hãng cũng chỉ sử dụng thêm bộ giá treo đơn giản thay vì phức tạp như khi thực hiện cho lễ ra mắt MacBook mới hồi tháng 10/2023.

Ngoài khả năng chụp, quay video là tính năng được đánh giá cao qua các thế hệ iPhone. Bộ đôi iPhone 15 Pro năm nay lần đầu trang bị khả năng ghi hình ProRes Log chuyên nghiệp. Máy có thể quay ở định dạng Log Profile 4K 60 hình/giây và ghi trực tiếp vào ổ cứng ngoài qua cổng USB-C, giúp người dùng chuyên nghiệp có thể tận dụng tối đa chất lượng của máy.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Apple sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trong năm 2024

Vào ngày 24.1 mới đây, giá trị vốn hóa thị trường của Microsoft cán mốc 3.000 tỉ USD, giúp công ty bám sát Apple trong cuộc đua trở thành công ty có giá trị lớn nhất thế giới. Cổ phiếu Microsoft tăng giá phần lớn nhờ việc đặt cược sớm vào mảng trí tuệ nhân tạo (AI), một lĩnh vực mà Apple vẫn còn “im hơi lặng tiếng”.

Apple sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trong năm 2024
Apple sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trong năm 2024

David McQueen – nhà phân tích tại công ty nghiên cứu ABI tin rằng với vị thế của Apple, công ty sẽ nỗ lực hết sức để giảm thiểu các tác động tiêu cực. Nhờ có lượng người dùng cực kỳ trung thành nên chất lượng, giá trị và mức nhận diện thương hiệu của Apple sẽ không bị ảnh hưởng.

Cạnh tranh ở Trung Quốc

Để đối phó với cuộc cạnh tranh khốc liệt tại thị trường Trung Quốc, Apple đã triển khai chương trình khuyến mãi dành cho iPhone, iPad và Mac từ ngày 18 đến 21.1.

Việc các nhà bán lẻ giảm giá sản phẩm nhằm thu hút khách hàng là điều phổ biến. Tuy nhiên, động thái của Apple gây ra bất ngờ lớn vì hãng rất hiếm khi tung ra đợt giảm giá sản phẩm. Theo báo cáo của Reuters, doanh số iPhone tại Trung Quốc đã giảm 30% trong tuần đầu tiên của năm 2024 do sức ép từ đối thủ Huawei.

Dan Ives – nhà phân tích tại công ty nghiên cứu thị trường Wedbush cho rằng Trung Quốc là thách thức và cơ hội lớn nhất của Apple. Bất chấp sự cạnh tranh ngày càng tăng, có một lượng lớn người dùng iPhone tại đất nước tỉ dân vẫn muốn “lên đời” iPhone mới.

Tranh chấp bằng sáng chế

Apple Watch – một trong những sản phẩm phổ biến nhất của Apple đang gặp rắc rối tại Mỹ do vụ kiện vi phạm bằng sáng chế với công ty công nghệ y tế Masimo. Apple bán được 49 triệu chiếc Apple Watch vào năm 2022 và khoảng 26,7 triệu chiếc trong 9 tháng đầu năm 2023.

Tòa án liên bang Mỹ đã khôi phục lệnh cấm bán đối với Apple Watch Series 9 và Watch Ultra 2 vào hôm 17.1. Theo CNN, Apple sẽ vô hiệu hóa tính năng đo nồng độ oxy trong máu để tiếp tục bán hai mẫu smartwatch tại thị trường Mỹ.

Chậm chân trong lĩnh vực AI

Trong khi các “ông lớn” công nghệ như Microsoft, Meta, Google và Samsung đang tiếp tục bổ sung tính năng AI tổng quát

vào sản phẩm, Apple vẫn giữ kín kế hoạch AI của mình.

Đây không phải là lần đầu tiên Apple tụt lại phía sau trong các lĩnh vực mới nổi, như 4G, 5G và màn hình gập. Tuy nhiên, không lĩnh vực nào trong số này gây ảnh hưởng đáng kể đến hãng.

Hơn nữa, sức hút của iPhone vẫn còn mạnh mẽ. Theo dữ liệu của công ty nghiên cứu thị trường IDC, Apple đã vượt qua Samsung để trở thành hãng sản xuất smartphone lớn nhất thế giới năm 2023, chiếm 20,1% thị phần toàn cầu.

Nhiều người tin rằng Apple sẽ giới thiệu Siri tích hợp AI trong iOS 18 vào cuối năm 2024. iPhone 16 cũng được kỳ vọng sẽ trang bị một số tính năng AI độc quyền.

Mối lo ngại về doanh thu

Trong tháng 11.2023, Apple thông báo doanh số bán hàng giảm trong quý thứ tư liên tiếp, đặc biệt trong việc bán Mac và iPad. Nhưng doanh thu iPhone lại tăng 3% lên 43,8 tỉ USD.

Vào đầu tháng 1, hãng nghiên cứu Barclays hạ mức cổ phiếu Apple với lý do doanh số iPhone 15 ở Trung Quốc không đạt được kỳ vọng, nhu cầu mua iPhone sụt giảm và iPhone 16 ra mắt vào cuối năm nay dự kiến chỉ có những nâng cấp nhỏ.

Vision Pro, thiết bị sắp ra mắt vào tháng 2, được xem là lần ra mắt sản phẩm rủi ro nhất của hãng trong nhiều năm qua . Chiếc kính đắt đỏ trị giá 3.499 USD sẽ khó thu hút người tiêu dùng trong bối cảnh suy thoái kinh tế.

Đối mặt với cơ quan quản lý

Theo thông báo hôm 25.1, Apple sắp cho phép người dùng iPhone cài đặt ứng dụng bên ngoài App Store và sử dụng hệ thống thanh toán riêng, nhằm tuân theo Đạo luật thị trường kỹ thuật số (DMA) của châu Âu.

Công ty cho rằng việc mở hệ điều hành sẽ khiến người dùng vô tình tải xuống nhiều ứng dụng độc hại hơn. Phần lớn doanh thu App Store đến từ khoản phí 30% thu được từ các ứng dụng, vì vậy quy định này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến mô hình kinh doanh của công ty.

Cũng trong tháng 1, Tòa án Tối cao Mỹ đã từ chối đơn khiếu nại chống độc quyền của Epic Games và đơn kháng cáo của Apple. Quyết định này buộc Apple phải sửa đổi một số điều khoản dành cho nhà phát triển.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Báo Thanh Niên

Apple ra mắt iOS 17.3 và loại bỏ dần việc sử dụng mật khẩu

Với chế độ bảo vệ thiết bị mới trên iOS 17.3 của Apple, nhiều thao tác trên iPhone sẽ không thể mở bằng mật khẩu, mà yêu cầu xác thực Face ID hoặc Touch ID.

Apple ra mắt iOS 17.3
Apple ra mắt iOS 17.3 và loại bỏ dần việc sử dụng mật khẩu

iOS 17.3 là bản cập nhật lớn thứ ba của hệ điều hành iOS 17, được ra mắt rạng sáng 23/1 mới đây. Một trong những cải tiến lớn là tăng cường sinh trắc học ở chế độ Bảo vệ thiết bị khi bị đánh cắp.

Khi chế độ này được bật, nếu thiết bị ở xa các địa điểm quen thuộc như nhà hoặc cơ quan, iPhone sẽ tự động tăng cường bảo vệ bằng cách yêu cầu Face ID hoặc Touch ID trong một số tác vụ, như xem lại password đã lưu, tắt chế độ mất máy, mua hàng trên trình duyệt Safari.

Trước đây, người dùng có thể sử dụng mật khẩu, còn từ nay buộc phải sử dụng các biện pháp sinh trắc học. Theo Apple, tính năng này nhằm bảo vệ thiết bị khi bị đánh cắp, ngăn chặn người khác có thể truy cập thông tin nhạy cảm trong trường hợp biết mật khẩu.

Trong trường hợp muốn bật hoặc tắt chế độ này, người dùng sẽ phải chờ tối thiểu là một giờ đồng hồ. Trước đó, Apple cũng từng thêm yêu cầu xác thực sinh trắc học khi người dùng muốn truy cập một số dữ liệu như kho ảnh đã xóa hoặc ảnh bị ẩn.

Bên cạnh cải thiện bảo mật, iOS 17.3 cũng có một số thay đổi nhỏ như hình nền mới, thêm tính năng cộng tác để mời bạn bè chia sẻ danh sách nhạc trên Music, tăng khả năng tương thích của AirPlay, theo dõi bảo hành của các thiết bị chung Apple ID trong phần Cài đặt, tối ưu hóa phát hiện va chạm trên iPhone 14 và 15.

iOS 17.3 có dung lượng khoảng 800 MB nếu nâng cấp từ iOS 17.2. Để cập nhật, người dùng có thể thực hiện ngay trên iPhone, bằng cách vào Cài đặt > Cài đặt chung > Cập nhật phần mềm. Trước khi cập nhật, nên tạo bản sao lưu cho thiết bị, cắm sạc hoặc sạc đầy pin, kết nối đến một mạng Wi-Fi ổn định.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Thị phần toàn cầu của Apple chính thức vượt Samsung sau 12 năm bị thống trị

Apple chính thức chấm dứt 12 năm thống trị thị trường của Samsung Electronics với tư cách là nhà bán điện thoại thông minh lớn nhất thế giới, sau khi Apple chiếm 20% thị phần vào năm 2023, theo dữ liệu từ International Data Corp.

Thị phần toàn cầu của Apple chính thức vượt Samsung sau 12 năm bị thống trị
Dữ liệu từ Yahoo Finance.

Samsung kết thúc năm 2023 với 19,4% thị phần, tiếp theo là Xiaomi, Oppo và Transsion của Trung Quốc, trong khi Apple chiếm 20%, theo dữ liệu sơ bộ từ công cụ theo dõi doanh số bán điện thoại di động hàng quý trên toàn thế giới của IDC.

Apple và Transsion, công ty bán các nhãn hiệu Tecno, Infinix và itel, là hai trong số năm nhà cung cấp điện thoại thông minh hàng đầu ghi nhận mức tăng trưởng doanh số bán hàng trong năm 2023, mặc dù thị trường chung đã giảm 3,2% xuống còn 1,17 tỷ chiếc và chạm mức thấp nhất trong một thập kỷ.

Ông Nabila Popal, giám đốc nghiên cứu tại Worldwide Tracker của IDC cho biết: “Trong khi chúng tôi chứng kiến ​​sự tăng trưởng mạnh mẽ từ các hãng Android cấp thấp như Transsion và Xiaomi trong nửa cuối năm 2023, xuất phát từ sự tăng trưởng nhanh chóng ở các thị trường mới nổi, thì người chiến thắng lớn nhất rõ ràng là Apple”.

Theo dữ liệu của IDC, doanh số bán điện thoại của Samsung đã giảm 13,6%, trong khi doanh số iPhone của Apple tăng 3,7% trong năm 2023.

Nhà phân tích từ Canalys cho biết Samsung tập trung vào phân khúc trung cấp đến cao cấp để kiếm lợi nhuận nhưng lại mất thị phần ở các phân khúc cấp thấp.

Tuy nhiên, Apple cũng đang phải đối mặt với áp lực ở Trung Quốc từ Huawei, một thương hiệu điện thoại giá rẻ của Trung Quốc. Nhà sản xuất iPhone đang giảm giá tới 5% cho một số mẫu máy trong nước để thu hút khách hàng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Apple yêu cầu một nhóm gồm 121 nhân sự về AI hoặc là chuyển sang nơi làm việc mới hoặc là nghỉ việc

Apple được cho là yêu cầu 121 người thuộc bộ phận huấn luyện AI cho Siri chuyển sang nơi địa điểm làm việc mới hoặc nghỉ việc.

Bloomberg dẫn nguồn tin nội bộ cho biết bộ phận Data Operations Annotations (DOA) tại San Diego sẽ giải thể. Nhóm được đưa ra hai phương án, hoặc chuyển đến DOA ở Austin, Texas, hoặc xin nghỉ việc. Họ sẽ có thời hạn đến cuối tháng 2 để đưa ra lựa chọn.

DOA là bộ phận chuyên biệt của Apple, chịu trách nhiệm cải thiện trợ lý ảo Siri bằng cách lắng nghe các truy vấn tới dịch vụ thoại, xác định xem liệu nó có xử lý các câu hỏi chính xác hay không. Ngoài hai địa điểm ở Mỹ, DOA còn có văn phòng ở Trung Quốc, Ấn Độ, Ireland và Tây Ban Nha.

Cũng theo nguồn tin, thông báo do Christine DeFilippo và John Giannandrea, hai lãnh đạo ở mảng Học máy và Chiến lược AI của Apple, đưa ra. Hầu hết trong số 121 người không sẵn sàng rời văn phòng San Diego. Từ cuối năm ngoái, một số cũng được yêu cầu phải chuyển về trụ sở chính. Họ sau đó được Apple phát các thùng chuyển hàng.

Trả lời Fortune, phát ngôn viên Apple cho biết công ty “đang tập hợp các nhóm DOA ở Mỹ về khuôn viên Austin, nơi phần lớn nhóm khác đã hội tụ”. Với nhóm ở San Diego, người này nhấn mạnh công ty “có cam kết sâu sắc” với người đã ký hợp đồng, nhưng từ chối đề cập chi tiết.

Theo trang này, việc điều chuyển nhân viên khỏi San Diego gây bất ngờ vì Apple đã thuê văn phòng lớn cho đội ngũ AI tại đây. Động thái đưa ra phương án “ép” nhân viên lựa chọn được cho là cách Apple tránh phải sa thải trực tiếp.

Tính đến tháng 9/2023, Apple có 161.000 nhân viên. Khác với hầu hết công ty công nghệ thuộc nhóm Big Tech, Apple không tham gia làn sóng sa thải hàng loạt. Trong phỏng vấn với CNBC năm ngoái, CEO Tim Cook cho biết sa thải là “biện pháp cuối cùng” và không phải là điều mà Apple nghĩ đến khi đó.

Tuy vậy, theo Business Insider, Apple hiện đối mặt một số khó khăn. Tuần trước, Apple bị Microsoft soán ngôi công ty giá trị nhất thế giới. Hãng cũng gặp thách thức tại thị trường Trung Quốc khi doanh số iPhone đi xuống và phải hạ giá một số sản phẩm, gồm cả loạt iPhone 15 mới nhất.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Apple đòi Epic Games trả 73 triệu USD phí pháp lý sau vụ kiện

Tòa án Mỹ từ chối kháng cáo của cả Apple và Epic Game, khép lại vụ kiện lịch sử và có thể khiến App Store mất hàng tỷ USD. Kết thúc vụ kiện, Apple đòi Epic Games trả 73 triệu USD phí pháp lý.

Apple đòi Epic Games trả 73 triệu USD phí pháp lý sau vụ kiện
Apple đòi Epic Games trả 73 triệu USD phí pháp lý sau vụ kiện

Theo Reuters, Tòa án Tối cao Mỹ hôm 16/1 đã từ chối đơn khiếu nại chống độc quyền của Epic Games và đơn kháng cáo của Apple.

Trước đó vào 12/9/2021, thẩm phán Yvonne Gonzalez Rogers ra phán quyết buộc Apple gỡ hạn chế trong phương thức thanh toán của các ứng dụng trên App Store, cho phép nhà phát triển dùng các công cụ khác thay thế.

Việc tính phí “hoa hồng” 30% như hiện nay đối với nhà phát triển sẽ được xem xét lại hợp lý hơn. Đồng thời, Apple phải cho phép ứng dụng iOS sử dụng “các nút, liên kết bên ngoài, hoặc quảng cáo hướng khách hàng đến phương thức mua hàng ngoài hệ thống thanh toán của Apple”.

Kết quả này không có lợi cho nhà sản xuất iPhone nhưng phía nguyên đơn cũng bị thiệt hại. The Verge cho rằng, chiến thắng chỉ dành cho các nhà phát triển trên App Store, không phải cho Epic Games.

Tòa án cho rằng Epic Games vi phạm hợp đồng với Apple khi triển khai hệ thống thanh toán thay thế cho game Fortnite. Công ty phải trả cho Apple 30% tổng doanh thu từ hệ thống thay thế với số tiền ước tính trên 3,5 triệu USD. Ngoài ra, Apple đã loại Epic khỏi cửa hàng ứng dụng khiến họ mất lượng lớn khách hàng trên iOS.

Cả Apple và Epic Games đều kháng cáo về phán quyết trên. Trong hồ sơ, nhà sản xuất iPhone cho rằng việc tuân thủ phán quyết có thể gây ra thiệt hại cho người dùng. Thanh toán qua App Store cho phép hãng bảo vệ người tiêu dùng và nền tảng của mình.

Cuộc chiến giữa hai bên bắt đầu từ tháng 8/2020, Epic Games kiện Apple sau khi nhà sản xuất iPhone loại bỏ game Fornite khỏi kho ứng dụng. Nguyên đơn cho rằng Apple vi phạm luật chống độc quyền khi cấm nhà phát triển triển sử dụng phương thức thanh toán riêng.

Theo Bloomberg, phán quyết của tòa án là đòn giáng mạnh vào Apple vì phần lớn doanh thu từ App Store đến từ mua hàng trong ứng dụng và đăng ký dịch vụ. Nhà phân tích Gene Munster của Loup Venture nhận định Apple có thể thiệt hại 1-4 tỷ USD mỗi năm, tùy vào số lượng nhà phát triển tận dụng chính sách mới.

Hơn thế, về lâu dài Apple có thể phải nhượng bộ các công ty như Epic Games, khiến hãng không chỉ mất hàng tỷ USD doanh thu, mà còn mất một số quyền kiểm soát ngay trên nền tảng App Store của mình.

Tháng trước, Epic Games cũng có chiến thắng quan trọng trước Google trong cuộc chiến pháp lý tương tự. Ngày 12/12/2023, bồi thẩm đoàn ở California (Mỹ) ra phán quyết rằng cửa hàng ứng dụng Play Store của Alphabet, công ty mẹ Google, hoạt động phản cạnh tranh khi tính phí các nhà phát triển ứng dụng quá cao, lên tới 30%.

Với kết luận này, Epic Games có thể tiếp tục gửi hồ sơ lên tòa án, yêu cầu Google khắc phục hậu quả.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Apple và Microsoft liên tiếp giành nhau vị trí công ty có vốn hoá lớn nhất toàn cầu

Lần đầu tiên kể từ năm 2021, vốn hóa Microsoft chốt phiên cao hơn Apple, trở thành công ty có giá trị lớn nhất thế giới.

Chốt phiên giao dịch 12/1, cổ phiếu Apple tăng 0,2%, trong khi Microsoft tăng 1%. Nhờ đó, vốn hóa Microsoft đạt 2.887 tỷ USD, cao nhất đến nay. Vốn hóa của Apple hiện là 2.875 tỷ USD.

Lo ngại về nhu cầu smartphone đã kéo cổ phiếu Apple năm nay giảm 0,6%, sau khi tăng tới 48% năm ngoái. Ngược lại, cổ phiếu Microsoft tăng 4%, sau khi tăng 57% năm ngoái. Nhà đầu tư hào hứng với đại gia phần mềm này, nhờ khoản đầu tư của Microsoft vào OpenAI – công ty mẹ ChatGPT.

Microsoft đã tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo của OpenAI vào các phần mềm của họ. Động thái này giúp mảng điện toán đám mây của họ phục hồi mạnh trong quý III/2023. Việc đi đầu về AI cũng giúp Microsoft có thêm cơ hội thách thức sự thống trị của Google trong mảng tìm kiếm.

Ngược lại, Apple đang đối mặt với nhu cầu yếu, trong đó có iPhone – con gà đẻ trứng vàng của hãng này. Nhu cầu tại Trung Quốc đang đi xuống khi nền kinh tế này chưa phục hồi hoàn toàn sau Covid-19. Bên cạnh đó, Apple cũng chịu cạnh tranh ngày càng lớn từ Huawei tại đây.

Kính Vision Pro sẽ được bán tại Mỹ từ ngày 2/2, đánh dấu đợt ra mắt sản phẩm lớn nhất của Apple kể từ khi công bố iPhone năm 2007. Tuy nhiên, báo cáo đầu tuần này của ngân hàng UBS ước tính doanh số Vision Pro sẽ có tác động “không đáng kể” đến EPS (lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu) của Apple năm nay.

Tính từ năm 2018, Microsoft đã vài lần vượt lên trên Apple trong chớp nhoáng, để trở thành công ty giá trị nhất thế giới. Lần gần nhất là năm 2021, do lo ngại về gián đoạn chuỗi cung ứng trong đại dịch.

Theo báo cáo tài chính gần nhất, công bố tháng 11/2023, Apple dự báo doanh số bán hàng dịp nghỉ lễ cuối năm không đạt kỳ vọng của Wall Street. Nguyên nhân là nhu cầu iPad và các thiết bị đeo yếu đi.

Giới phân tích cho rằng doanh thu của Apple quý cuối năm ngoái có thể tăng 0,7% lên 117,9 tỷ USD. Đây sẽ là lần đầu tiên trong 4 quý qua, hãng này ghi nhận doanh thu tăng trưởng so với năm ngoái. Apple sẽ công bố báo cáo tài chính vào ngày 1/2.

Trong khi đó, doanh thu Microsoft được dự báo tăng 16% lên 61,1 tỷ USD. Nguyên nhân là mảng điện toán đám mây tăng trưởng ổn định. Báo cáo tài chính hãng này cũng sẽ được công bố trong vài tuần tới.

Tại thời điểm viết bài, vốn hoá thị trường của Microsoft (2.887 tỷ USD) cao hơn của Apple (2.874 tỷ USD).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Thu nhập của CEO Tim Cook năm 2023 giảm gần 40% so với 2022

Ngày 11/1, Apple đăng tải tài liệu cho các nhà đầu tư, trong đó tiết lộ một số chi tiết về mức lương của ban lãnh đạo, gồm cả Giám đốc điều hành Tim Cook.

Năm 2022, mức thu nhập của Tim Cook tại Apple 99,4 triệu USD. Năm nay, CEO Apple kiếm được hơn 63 triệu USD, giảm gần 40% so với năm trước đó.

Trong đó gồm: 3 triệu USD tiền lương, 47 triệu USD cổ phiếu thưởng, 11 triệu USD thưởng kế hoạch, và các khoản thưởng khác là 2,5 triệu USD.

Trong khi đó, thu nhập bình quân của nhân viên Apple trong năm 2023 là hơn 94.000 USD. So với thu nhập của Tim Cook là 672:1, theo Apple, tỷ lệ này là phù hợp với quy định của Uỷ ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ (SEC).

Mức thu nhập của một số nhân sự khác trong ban lãnh đạo Apple gồm: CFO Luca Maestri, Cố vấn pháp lý Kate Adams, Phó Chủ tịch phụ trách bán lẻ Deirdre O’Brien và COO Jeff Williams, mỗi người nhận gần 27 triệu USD trong năm qua.

Hội đồng quản trị Apple đã thực hiện một chính sách vào năm 2017 yêu cầu Tim Cook phải sử dụng máy bay riêng cho tất cả các chuyến công tác và cá nhân của mình vì “lý do an ninh và hiệu quả”.

Kể từ khi chính sách được áp dụng, nhà đầu tư đều muốn biết Apple đã chi bao nhiêu cho việc đi lại và bảo vệ Tim Cook.

Theo hồ sơ, năm ngoái Apple đã chi 1,6 triệu USD cho các chi phí đi lại bằng máy bay riêng của Tim Cook, cao gấp đôi năm 2022. Chi phí an ninh cho cá nhân CEO là 820.000 USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Apple bị kiện vì lạm dụng vị thế thống trị thông qua “hệ sinh thái đóng”

Apple đang vướng vào một vụ kiện liên quan tới vấn về lạm dụng vị thế thống trị thị trường. Đây có thể là một điểm quan trọng trong lịch sử 48 năm của công ty, tương đương với những sự kiện tầm cỡ như sự trở lại của người sáng lập Steve Jobs hoặc sự phát minh của iPhone.

Nghi vấn về một vụ kiện lịch sử lại dấy lên vào những ngày này sau khi The New York Times đưa tin vào thứ sáu rằng Bộ Tư pháp đang ở giai đoạn cuối của cuộc điều tra kéo dài nhiều năm nhắm vào Apple, có thể dẫn đến một vụ kiện vào cuối năm nay.

Cuộc điều tra được cho là tập trung vào mọi thứ từ sự tích hợp mượt mà giữa iPhone và Apple Watch đến hệ thống thanh toán số của công ty và việc sử dụng hình nền màu xanh cho các dòng tin nhắn văn bản của iMessage trên iPhone để phân biệt với tin nhắn tới từ thiết bị Android. Nói một cách ngắn gọn, các nhà lập pháp đang xem xét tổng quan về “hệ sinh thái đóng” của Apple – thứ đã biến đây trở thành một “đại gia” trị giá 2,8 nghìn tỷ USD.

Apple – công ty có giá trị nhất thế giới – là “ông lớn” công nghệ duy nhất mà chính phủ Mỹ chưa kiện về tội lạm dụng vị thế trên thị trường trong vài năm gần đây. Theo Adam Wolfson, một luật sư chống độc quyền tại công ty luật Quinn Emanuel, nếu các quan chức chống độc quyền quyết định kiện Apple, đó sẽ là một “tổn công trực diện” vào hoạt động kinh doanh của nhà Táo.

“Phụ thuộc vào những điều Bộ Tư pháp thực sự cáo buộc, đó có thể là một cuộc tấn công vào mọi cách mà Apple vận hành doanh nghiệp và duy trì mình như là một trong những công ty có lợi nhuận nhất trên thế giới”, Wolfson nói.

Apple hiện chưa đưa ra phản hồi về yêu cầu bình luận.

Dĩ nhiên, dù Bộ Tư pháp có mở cuộc điều tra thì cũng không có nghĩa là cơ quan này dự định tiến hành vụ. Nhưng quyết định đưa Apple ra toà sẽ là “một vấn đề rất lớn”, theo William Kovacic, cựu Chủ tịch Ủy ban Thương mại Liên bang, một trong những cơ quan chống độc quyền hàng đầu của nước Mỹ nói.

“Các vấn đề đối với người tiêu dùng và cả các vấn đề đối với công ty đều rất lớn”, Kovacic nói.

Một số các sự kiện quan trọng nhất trong khoảng nửa thế kỷ tồn tại của Apple bao gồm việc sa thải Steve Jobs vào năm 1985, cùng với sự trở lại của ông vào năm 1997. Ngoài ra còn có sự chuyển hướng quan trọng để ra mắt iPhone, iPad và cửa hàng ứng dụng Apple, mở đầu cho thời đại di động đã thay đổi mãi mãi xã hội toàn cầu.

Một vụ kiện từ Bộ Tư pháp nhắm vào nền tảng cơ bản của thành công của Apple sẽ trở thành một chương lớn khác trong câu chuyện của công ty. Về phần mình, nếu bị kiện, Apple có khả năng sẽ dựa vào các phần lịch sử đó – cũng như vịn cớ thành tích khiến hàng triệu người tiêu dùng yêu thích sản phẩm của công ty – như một phần lý lẽ để bảo vệ mình trước tòa.

Mặc dù được người dùng yêu thích, Apple đã thu hút sự chỉ trích ngày càng tăng từ những người làm ứng dụng, đối thủ và chính trị gia. Những người này đã buộc tội nhà Táo “giam giữ” người dùng và ép buộc đối thủ chấp nhận các điều khoản hạn chế để tiếp cận người dùng của Apple.

Một số nhà lập pháp Mỹ đã đề xuất dự luật để buộc mở cửa hàng ứng dụng của Apple, mặc dù dự luật đã đình trệ vì sự phản đối của Apple và Google.

Gần đây, một số đối thủ của Apple đã thành công trong việc thách thức công ty. Ví dụ mới nhất là vụ tranh chấp bằng sáng chế dẫn đến lệnh cấm nhập khẩu đối với một số đồng hồ Apple vào tháng trước trước khi Apple có được một lệnh tạm dừng lệnh cấm khẩn cấp.

Kiểm soát quyền lực độc quyền?

Năm 2020, một cuộc điều tra của Hạ viện Mỹ phát hiện rằng Apple, cùng với Amazon, Google và Meta, đều sử dụng quyền lực độc quyền một cách có thể gây hại.

Cuộc điều tra kéo dài 16 tháng dẫn tới những cuộc điều trần nổi bật với các CEO công nghệ và dẫn đến báo cáo Quốc hội gồm 450 trang chi tiết một số hành vi kinh doanh của các công ty được cho là có chiều hướng chống cạnh tranh.

Sự kiện này cũng tạo đà cho làn sóng kiểm tra chống độc quyền đã dẫn đến các vụ kiện của chính phủ Mỹ đối với tất cả các công ty được đề cập trong báo cáo, ngoại trừ Apple.

Cách Apple xử lý tin nhắn Android đã trở thành một ví dụ nổi bật cho những người phê phán cách công ty cố gắng tận dụng quyền lực của mình.

Bằng cách hiển thị tin nhắn Android trên iPhone là màu xanh lá cây thay vì màu xanh nước biển như với nền tảng iMessage độc quyền của mình, “Apple đã tạo ra một loại chênh lệch về địa vị”, theo lời Wolfson.

Câu hỏi là, liệu đó có phải là một việc sử dụng quyền lực có tác động chống cạnh tranh không?

Năm ngoái, Apple công bố kế hoạch cải thiện tính tương tác với tin nhắn Android bằng cách áp dụng một tiêu chuẩn được biết đến là Rich Communication Services, mặc dù các chuyên gia dự đoán Apple sẽ tiếp tục sử dụng bong bóng tin nhắn màu xanh.

Bắt đầu từ năm 2020, Apple đã tham gia một cuộc chiến đấu tại tòa án chống độc quyền với Epic Games, nhà sản xuất của trò chơi video “Fortnite”. Nhưng kết quả của các phiên tòa đều là Apple không có hành vi lạm dụng độc quyền thị trường phần mềm trên nền tảng của mình.

Một số khía cạnh của vụ án đã được kháng cáo đến Tòa án Tối cao Mỹ, mặc dù các bậc thẩm phán chưa xác định xem liệu có nên xem xét vấn đề này hay không.

Những quyết định hiện tại này làm nổi bật những thách thức phía trước với Bộ Tư pháp. Các chuyên gia cho rằng, cơ quan này sẽ cần đưa ra một lý thuyết pháp lý mạnh mẽ về cách Apple được cho là gây hại cho sự cạnh tranh.

Bộ Tư pháp cũng sẽ cần chứng minh rằng những lợi ích mà Apple mang lại cho người tiêu dùng không vượt qua những vi phạm độc quyền mà họ bị cáo buộc.

“Tất cả những vấn đề này đều rất khó khăn”, Kovacic nói. “Apple sẽ lập luận hệt như cách Google, Amazon và Facebook đã làm: Hành vi của họ không đen tối, mà quan trọng để cung cấp trải nghiệm tốt cho người dùng”.

Nếu Bộ Tư pháp kiện Apple, đây sẽ là vấn đề quan trọng như vụ kiện chống độc quyền của chính phủ Mỹ đối với Microsoft trong những năm 1990. Điều này cũng có thể được hiểu là biểu tượng của kế hoạch kinh tế của Tổng thống Joe Biden.

Những người đứng đầu của Cơ quan chống độc quyền của Bộ Tư pháp (DOJ) và Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) là một thế hệ mới của các quan chức có cùng quan điểm rằng lịch sử nước Mỹ đã thiếu sót trong việc thi hành các luật chống độc quyền của quốc gia, dẫn đến một làn sóng sáp nhập doanh nghiệp và các hành vi chống cạnh tranh, gây hại cho người tiêu dùng thông qua các động thái như đẩy giá cả cao, lựa chọn ít hoặc sự đổi mới giảm.

Cả hai cơ quan đã theo đuổi các vụ kiện nổi tiếng đối với các công ty mạnh và các vụ sáp nhập siêu lớn.

Các thành viên của Quốc hội cũng đã bày tỏ lo ngại về sự tăng cường tập trung kinh tế và họ đã thông qua các dự luật tăng ngân sách cho FTC và DOJ.

Theo Charlotte Slaiman, một luật sư chống độc quyền và Phó Chủ tịch tại Public Knowledge, một tổ chức bảo vệ người tiêu dùng thì: “Điều đó, cùng với cuộc điều tra của Hạ viện và các đề xuất quy định các cửa hàng ứng dụng tại Mỹ, cho thấy những nhà lập pháp có vai trò quan trọng trong việc kiềm chế lạm dụng đối với sự cạnh tranh”.

Ngoài ra, Slaiman cho biết thêm, một vụ kiện chống độc quyền đối với Apple sẽ phản ánh việc với nguồn lực trong tay, những người thi hành luật có thể làm được nhiều thứ hơn nữa.

Việc này cũng có thể dẫn đến những thay đổi toàn diện trong ngành công nghiệp công nghệ chưa từng thấy kể từ vụ kiện Microsoft – sự kiện mà các chuyên gia đánh giá là đã tạo điều kiện cho sự phát triển của internet hiện đại.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo An ninh Tiền tệ

Có gì thú vị trong video quảng cáo iPhone 15 Plus mới đây của Apple

Apple đã phát hành một quảng cáo iPhone mới với nhân vật chính là iPhone 15 Plus. Quảng cáo có tựa đề “Miss You” và độ dài 38 giây.

Trong video quảng cáo iPhone 15 Plus đăng tải hôm 25.12, Apple đã sử dụng bản nhạc Way To Long do rapper người Mỹ Doe Boy phát hành vào tháng 12 làm nhạc nền cùng đoạn độc thoại “ổ cắm” trên tường. Theo mô tả trong video, “ổ cắm” đã mong chờ chiếc iPhone về nhà và nhớ việc làm hằng đêm bên chiếc iPhone.

Nhưng giờ đây, iPhone 15 Plus luôn bên chủ nhân, cho phép họ vừa nói vừa cười mà không phải thở dài do hết năng lượng bởi mọi chuyện giờ đã khác xưa.

Cuốn phim ngắn “Loooooong Battery Life” được đưa ra, dùng câu chuyện tình yêu thấm thía như vậy để nêu bật ưu điểm lớn nhất của iPhone 15 Plus, đó là thời lượng pin siêu dài giúp loại bỏ việc tìm ổ cắm để sạc mọi lúc.

Được biết, ngoài nút Tác vụ nổi bật trên iPhone 15 Pro, dòng iPhone 15 mới được Apple ra mắt trong năm nay cũng được đánh giá cao về thời lượng pin, trong đó một cái tên rất đáng chú ý là iPhone 15 Plus.

Với iPhone 15, sản phẩm trang bị pin dung lượng 3.349 mAh cho thời lượng phát video lên tới 20 giờ, 16 giờ phát trực tuyến và 80 giờ phát âm thanh. Trong khi đó, iPhone 15 Plus có dung lượng pin 4.383 mAh và cung cấp thời lượng phát video lên đến 26 giờ, 20 giờ phát trực tuyến và 100 giờ phát lại âm thanh. Đó thực sự là nét nổi bật trên thiết bị.

Cũng như thường lệ, Storytelling vẫn là chiến lược đinh của Apple xuyên suốt các chiến dịch.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Apple sẽ chi trả đến 50 triệu USD cho các nhà xuất bản để có dữ liệu đào tạo AI

Nhằm mục tiêu đào tạo AI (Generative AI) riêng của mình, Apple sẽ chi trả đến 50 triệu USD cho các nhà xuất bản.

Apple sẽ chi trả đến 50 triệu USD cho các nhà xuất bản để có dữ liệu đào tạo AI
Apple sẽ chi trả đến 50 triệu USD cho các nhà xuất bản để có dữ liệu đào tạo AI

Theo đó, Apple được cho là đang bắt đầu tiến hành đàm phán với các nhà xuất bản và tổ chức tin tức lớn để xin phép sử dụng nội dung của họ với mục tiêu đào tạo cho hệ thống AI mà hãng đang phát triển.

Tuy nhiên, khác với cách mà một số chatbot AI khác (ví dụ AI của Meta sử dụng dữ liệu có sẵn miễn phí từ FacebookInstagram) vẫn làm là sử dụng dữ liệu có sẵn miễn phí từ internet), Apple sẽ cung cấp một gói hỗ trợ có giá trị ít nhất là 50 triệu USD cho các nhà xuất bản.

Trong khi yếu tố bản quyền nội dung được xem là một vấn đề lớn trong kỷ nguyên AI khi các nền tảng sử dụng trái phép dữ liệu có bản quyền từ các tác giả, nghệ sỹ, nhà sáng tạo nội dung hay các nhà xuất bản, hành động của Apple được cho là rất phù hợp.

Do các cam kết về quyền riêng tư, Apple đã ngần ngại sử dụng thông tin được thu thập miễn phí từ internet và thay vào đó đang từng bước xin phép và chờ được cấp bản quyền dữ liệu.

Ở một khía cạnh khác, OpenAI, đơn vị đang sở hữu chatbot AI ChatGPT đang phải đối mặt với một số vụ kiện cáo buộc chatbot sử dụng tài sản trí tuệ của người khác.

Các cáo buộc cho rằng OpenAI và Microsoft đang tìm cách xây dựng một doanh nghiệp “có giá trị hàng chục tỷ đô la bằng cách lấy đi các tác phẩm sáng tạo có bản quyền của nhân loại khi không có được sự cho phép.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Một vài chiến lược của Apple năm 2024 trong thời kỳ “hậu iPhone”

Gã khổng lồ Apple đã chuẩn bị sẵn sàng cho một năm 2024 bận rộn, nhưng có một chút thay đổi so với các chiến lược truyền thống trong thời kỳ “hậu iPhone”.

Một vài chiến lược của Apple trong 2024 trong thời kỳ "hậu iPhone"
Một vài chiến lược của Apple trong 2024 trong thời kỳ “hậu iPhone”

Những sản phẩm chiến lược mới của Apple.

Mặc dù iPhone đã là trọng tâm trong chiến lược sản phẩm của công ty trong hơn 15 năm qua nhưng năm tới công ty sẽ tập trung vào… mọi thứ khác.

Tất nhiên, iPhone vẫn sẽ có bản nâng cấp vào năm tới. Đây là sản phẩm quan trọng nhất của công ty và vẫn mang lại hơn một nửa doanh thu. Nhưng các thông tin cho thấy điện thoại sẽ không có thêm thay đổi lớn: Apple có kế hoạch giữ lại thiết kế của iPhone 15, đồng thời tăng kích thước màn hình trên phiên bản Pro. Các mẫu máy cấp thấp hơn sẽ có nút bấm và sẽ có một nút chuyên dụng mới để quay video.

Nhưng mảng kinh doanh thiết bị đeo của công ty – bao gồm Vision Pro, AirPods và Apple Watch sắp ra mắt – sẽ chiếm vị trí trung tâm. Vision Pro đánh dấu một danh mục mới của Apple, trong khi tai nghe và đồng hồ thông minh sẵn sàng nhận được một số nâng cấp lớn nhất từ ​​trước đến nay.

Doanh số bán hàng của Apple đã bị trì trệ trong năm qua sau khi chi tiêu tiêu dùng cho công nghệ tăng vọt trong thời kỳ đại dịch. Trên thực tế, tất cả các phân khúc sản phẩm chính của hãng – iPhone, Mac, iPad, thiết bị đeo – đều bị sụt giảm trong năm tài chính 2023, kết thúc vào tháng 9. Mảng kinh doanh dịch vụ của Apple là điểm sáng duy nhất.

Các nhà phân tích Phố Wall không đặt cược vào sự hồi sinh mạnh mẽ của các sản phẩm Apple trong năm tài chính hiện tại, nhưng ít nhất công ty sẽ có những công nghệ mới để quảng bá. Ngoài Vision Pro, sẽ có các phiên bản nâng cấp của AirPods và các tính năng sức khỏe hấp dẫn dành cho Apple Watch.

Tai nghe được nâng cấp.

AirPods mới sẽ giúp Apple khắc phục sự cố với dòng sản phẩm hiện có. Tai nghe nhét tai không dây (dòng earbud) trị giá 179 USD hiện tại của công ty – mẫu máy tầm trung, thế hệ thứ ba – đã phần nào gây khó chịu với người tiêu dùng. Chúng trông tương tự như AirPods Pro, nhưng không cung cấp các tính năng tốt hơn đáng kể so với AirPods thế hệ thứ hai trị giá 129 USD từ năm 2019.

Điều đó khiến người tiêu dùng bối rối không biết nên mua AirPods nào và Apple mất doanh thu mỗi khi họ chọn mẫu rẻ hơn. Trong một số trường hợp, người mua hàng chuyển sang sản phẩm của đối thủ cạnh tranh nhằm có được các tính năng tương đương với AirPods Pro với mức giá thấp hơn.

Nhưng Apple có một giải pháp: hai mẫu sản phẩm không phải Pro thế hệ thứ 4 sẽ có thiết kế cập nhật, vỏ được thiết kế lại và sạc USB-C. Phiên bản cao cấp hơn của hai mẫu này sẽ bao gồm tính năng khử tiếng ồn chủ động, đưa tính năng đó xuống mức giá thấp hơn.

Apple cũng mong muốn thổi sức sống mới vào tai nghe AirPods Max. Những chiếc tai nghe này không bán đủ chạy để công ty đầu tư vào các tính năng phần cứng hoặc phần mềm hoàn toàn mới, nhưng Apple đang lên kế hoạch cho một mẫu máy đổi bộ sạc Lightning lấy USB-C và có khả năng bổ sung thêm màu sắc mới.

Ngoài ra, Apple đang chuẩn bị phát triển một phần mềm lớn: chức năng trợ thính. Công ty có kế hoạch phát hành tính năng đó vào cuối năm tới và đây có thể là khởi đầu cho một giá trị lớn lao. Apple tin rằng việc sản xuất máy trợ thính có tiềm năng thúc đẩy ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ USD.

Động lực của AirPods có thể tiếp tục vào năm 2025 khi công ty lên kế hoạch cập nhật AirPods Pro. Thiết kế của mẫu đó vẫn chưa được hoàn thiện nhưng Apple đang tập trung vào sự thoải mái cho trải nghiệm người dùng. Các tính năng mới khác của bản Pro, chẳng hạn như theo dõi nhiệt độ cơ thể và sức khỏe, vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu.

Đồng hồ sẽ được cải tiến.

Đồng hồ Apple Watch cũng sắp được đẩy mạnh và công ty đang lên kế hoạch cho ít nhất một mẫu có giao diện mới. Quan trọng hơn, Apple đang nghiên cứu một cặp tính năng sức khỏe được thiết kế để đưa đồng hồ thông minh lên một tầm cao mới: phát hiện chứng tăng huyết áp và ngưng thở khi ngủ. Công nghệ này sẽ cảnh báo người dùng nếu phân tích dự báo rằng người dùng mắc một trong các bệnh như vậy và đề xuất xét nghiệm tiếp theo.

Dòng Apple Watch hiện tại dự kiến sẽ không bán chạy trong mùa lễ này và việc thiếu các tính năng hấp dẫn là một phần lý do. Hầu như không có bất kỳ thay đổi lớn nào đối với thiết bị trong năm nay. Mặc dù cử chỉ nhấn đúp mới rất thú vị nhưng đó không phải là lý do lớn để nâng cấp. Dù vậy, các tính năng sức khỏe sắp ra mắt sẽ có sức mạnh thu hút rất mạnh, ví dụ như đo huyết áp qua đồng hồ đeo ở cổ tay.

Bộ kính đeo của tương lai.

Bên cạnh đó, thiết bị đeo lớn nhất của Apple cũng là một trong những điểm nhấn mới: kính đeo Vision Pro. Bộ kính đội đầu này chắc chắn sẽ thu hút sự chú ý vào năm 2024 – ngay cả khi không mang lại nhiều doanh thu. Có những dấu hiệu cho thấy ngày ra mắt đang đến gần, với việc Apple mời hàng trăm nhân viên bán lẻ tới để học cách sử dụng và bán thiết bị.

Apple vẫn đang cố gắng tìm ra điểm bán hàng chính cho bộ kính này, nhưng có vẻ như họ tin rằng nó có thể trở thành một phần quan trọng trong câu chuyện tài chính của hãng trong vòng vài năm tới.

Mọi người trong Apple thường so sánh nó với Apple Watch, lưu ý rằng ba thế hệ đầu tiên của sản phẩm này không tốt lắm nhưng tới khi mẫu thứ tư xuất hiện, phần cứng đã đạt mức ổn định và doanh số bán hàng bắt đầu tăng vọt.

iPad cũng sắp có những thay đổi lớn. Phiên bản Pro đang được cải tiến và Air sẽ có tùy chọn màn hình lớn hơn. Trong khi đó, iPad mini và mẫu cấp thấp đang có chip nhanh hơn. Máy Mac cũng sắp có những nâng cấp lớn, với MacBook Air dự kiến sẽ sớm có chip M3. Và MacBook Pro mới, có tên mã J614 và J616, đang được phát triển.

Tất cả những dấu hiệu này cho thấy, Apple đang bắt đầu chuyển hướng sang những “sản phẩm trụ cột” khác ngoài iPhone trong năm 2024.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Tất Đạt | Markettimes

Ý nghĩa của chữ ‘i’ trong tên gọi iPhone của Apple

Chữ “i” có mặt trên hầu hết sản phẩm, dịch vụ của Apple: từ iPhone, iMac, iPad, iPod, iCloud đến iOS… và có thể đều mang chung một ý nghĩa.

Ý nghĩa của chữ 'i' trong tên gọi iPhone của Apple
Ý nghĩa của chữ ‘i’ trong tên gọi iPhone của Apple

iPhone là chiếc smartphone thương mại đầu tiên của Apple, ra đời năm 2007. Ngay từ khi ra mắt tại sự kiện, sản phẩm đã được gọi với tên “iPhone”, tương tự như cách nhà sản xuất này đặt tên các sản phẩm trước đây là iPod (máy nghe nhạc), iMac (máy tính để bàn).

Tới nay, chữ “i” đã xuất hiện trên rất nhiều sản phẩm, dịch vụ khác nhau của Apple và gần như trở thành một thương hiệu riêng không “đụng hàng”.

Để tìm hiểu về ý nghĩa của chữ “i” trong tên gọi sản phẩm, cần nhìn lại lịch sử đặt tên của hãng. Thiết bị đính kèm chữ “i” đầu tiên được ra đời là iMac. Vào năm 1998, lãnh đạo Apple – Steve Jobs muốn iMac là chiếc máy tính có thể sử dụng ở văn phòng, gia đình lẫn trường học.

Ông giải thích rằng Apple chọn chữ “i” đứng đầu tên máy ngụ ý nói về “internet”, vì đây là chiếc máy tính Mac đầu tiên cho phép người dùng kết nối tới mạng internet đơn giản và nhanh chóng.

Bên cạnh đó, nhà sáng lập thiên tài của Apple cũng khẳng định iMac phù hợp cho các nhu cầu sử dụng cá nhân (individual use). iMac sẽ được dùng tại trường học, nơi thầy cô sử dụng thiết bị để hướng dẫn, giảng dạy (instruction), còn sinh viên thì tìm kiếm thông tin (information). Cuối cùng, Jobs mong muốn iMac sẽ truyền cảm hứng (inspire) cho mọi người.

iPhone đặt tên theo cấu trúc của iMac, nên ngày nay, chữ “i” đứng đầu thiết bị này được gán cho mọi ý nghĩa nêu trên: interrnet, individual (cá nhân), instruct (hướng dẫn), inform (thông tin), inspire (truyền cảm hứng).

Sau 16 năm ra mắt, mẫu điện thoại thông minh của Apple vẫn đáp ứng đủ các tiêu chí trên khi nhìn từ phương diện những tiện ích mang lại cho người dùng.

Ngoài ra, những sản phẩm khác có cùng cấu trúc “i” và tên gọi cũng được mặc định tương tự. Ví dụ iOS, iPadOS, iCloud…

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Huawei của Trung Quốc có thể IPO vào năm 2024

Trong khi CEO của Huawei Ren Zhengfei(Nhậm Chính Phi) luôn khẳng định rằng gã khổng lồ viễn thông do ông sáng lập sẽ không bao giờ trở thành một công ty giao dịch đại chúng mà thay vào đó họ sẽ tập trung làm việc vì những lý tưởng lớn hơn của xã hội. Tuy nhiên, bối cảnh mới về kinh tế và cả chính trị cho thấy Huawei của ông có thể sẽ IPO vào năm 2024.

Huawei của Trung Quốc có thể IPO vào năm 2024
Huawei của Trung Quốc có thể IPO vào năm 2024

Theo đó, để đạt được mục tiêu xây dựng “một nước xã hội chủ nghĩa hiện đại vĩ đại”, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của sự đổi mới và tự chủ công nghệ. Cũng tương tự như Alibaba của Jack Ma đã từng, Huawei có thể giúp Bắc Kinh hiện thức hoá các mục tiêu (kinh tế và chính trị) nêu trên.

Chiếc điện thoại thông minh có tên Mate 60 Pro được Huawei ra mắt đầu tháng 9 mới đây có thể xem là sản phẩm đầu tay của Huawei về cái gọi là tự chủ sản xuất, các hiết bị của sản phẩm chứa đầy các linh kiện do Trung Quốc sản xuất và được hỗ trợ bởi chất bán dẫn tiên tiến được cho là do Tập đoàn Sản xuất Chất bán dẫn Quốc tế Thượng Hải (SMIC) sản xuất.

Dù vậy, trước các lệnh trừng phạt của Mỹ, tình hình kinh doanh của Huawei cũng không mấy khả quan. Biên lợi nhuận hoạt động của Huawei đã giảm từ hơn 10% năm 2018 xuống dưới 7% vào năm 2022, khi lợi nhuận ròng hàng năm giảm xuống chỉ còn 5,1 tỷ USD.

Tuy nhiên, theo phân tích, Huawei hoàn toàn có thể có được giá trị cao hơn nhiều, cựu giám đốc công nghệ của Lenovo và là người lâu năm ủng hộ việc Trung Quốc tự phát triển chip xử lý riêng, đã khẳng định rằng Huawei có thể đạt trị giá 1,3 nghìn tỷ USD.

Trong một lá thư gửi nhân viên vào năm 2021, CEO Huawei nói rằng các hoạt động kinh doanh của Huawei có thể “dần dần thâm nhập thị trường trong tương lai”. Nhà sản xuất thiết bị cầm tay Honor, một thương hiệu phụ của Huawei được bán cho một tập đoàn do một công ty nhà nước đứng đầu vào năm 2020, đã đưa ra kế hoạch IPO từ tháng 11.

Cùng tháng đó, Huawei cho biết họ sẽ chuyển các công nghệ cốt lõi trong mảng ô tô thông minh của mình sang một liên doanh do nhà sản xuất ô tô Chongqing Changan Automobile sở hữu 40%. Huawei rõ ràng là đang bận rộn cho kế hoạch IPO của mình trong năm tới (hoặc có thể là trong tương lai gần).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nhà thiết kế cấp cao cuối cùng từ thời huyền thoại Jony Ive rời Apple

Một trong những nhà thiết kế cấp cao cuối cùng còn lại của Apple từ thời huyền thoại thiết kế Jony Ive, Peter Russell-Clarke, đã từ chức sau gần 20 năm làm việc tại công ty.

Nhà thiết kế cấp cao cuối cùng từ thời huyền thoại Jony Ive rời Apple
Nhà thiết kế cấp cao cuối cùng từ thời huyền thoại Jony Ive rời Apple

Sau khi rời Apple, Peter Russell-Clarke gia nhập Vast Space, LLC với tư cách là cố vấn, Vast Space là một công ty có kế hoạch sử dụng khả năng phóng vệ tinh của SpaceX để cung cấp các dịch vụ liên quan đến vũ trụ cho khách hàng (người dùng cuối), bao gồm cả dịch vụ “sống trong không gian tối đa 30 ngày trên trạm vũ trụ tư nhân.”

Với vai trò mới tại Vast, Peter Russell-Clarke sẽ giúp công ty khởi nghiệp này xây dựng đội ngũ thiết kế công nghiệp riêng thay vì phải thuê ngoài.

Tại Apple, nhà thiết kế này phụ trách mảng thiết kế phần cứng cho các sản phẩm chính của Apple, bên cạnh đó là hỗ trợ thiết kế cho trụ sở chính và các cửa hàng bán lẻ của hãng.

Việc nhà thiết kế kỳ cựu bậc nhất cuối cùng từ thời huyền thoại thiết kế Jony Ive rời công ty cũng có thể khiến cho hoạt động thiết của Apple gặp khó khăn, ngoài các yếu tố về công nghệ, Apple từ lâu đã được ca ngợi về mặt thiết kế, thậm chí đối với nhiều người dùng trẻ, mẫu thiết kế là lý do họ chọn sử dụng Apple thay vì là các chức năng phần cứng khác.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Giá trị vốn hoá thị trường của Apple năm 2024 có thể chạm mốc 4000 tỷ

Theo số liệu dự báo từ Wedbush, Apple đang trên đà đạt được mức định giá 4.000 tỷ USD vào cuối năm 2024 – và đây lại tiếp tục là mức vốn hoá thị trường cao nhất trong lịch sử của một công ty đại chúng.

Giá trị vốn hoá thị trường của Apple năm 2024
Giá trị vốn hoá thị trường của Apple có thể chạm mốc 4000 tỷ vào cuối năm 2024

Công ty nghiên cứu đầu tư Wedbush đã nâng mục tiêu giá cho Apple lên 250 USD một cổ phiếu từ mức 240 USD trước đó, tức là tăng 30% so với mức giá khoảng 192 USD một cổ phiếu trong phiên mới đây.

Trong khi đó, vốn hóa thị trường của Apple hiện ở mức 2.990 tỷ USD, sau khi đạt mức định giá lịch sử 3.000 tỷ USD vào đầu năm nay.

Các chiến lược gia của Wedbush cho biết: “Chúng tôi tin rằng Apple sẽ đạt mức vốn hóa thị trường 4000 tỷ USD đầu tiên vào cuối năm 2024 dựa trên tốc độ tăng trưởng và khả năng kiếm tiền mà chúng tôi ước tính trong năm tới”.

Công ty này ước tính rằng Apple có thể sản xuất tới 240 triệu chiếc iPhone 15 vào năm 2024 nhờ chu kỳ nâng cấp mạnh mẽ được mong đợi ở Mỹ và Trung Quốc. Apple sẽ có được vị thế tốt ở Trung Quốc, bất chấp những căng thẳng về chính trị đang diễn ra và sự cạnh tranh gay gắt từ các nhà sản xuất điện thoại thông minh nội địa Trung Quốc như Huawei hay Xiaomi.

Doanh thu từ mảng dịch vụ của Apple cũng ngày càng tăng. Wedbush ước tính mảng này của Apple có thể đạt giá trị tới 1600 tỷ USD và đây sẽ là “động lực chính” cho giá trị cổ phiếu của Apple trong tương lai gần.

Các chiến lược gia cho biết: “Với việc hoạt động kinh doanh iPhone đang phát triển trở lại vào năm 2024, Apple đã sẵn sàng để có một năm đầy hứng khởi ở phía trước”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Thương hiệu và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Chiến lược của Apple giúp nhân viên khỏi tình trạng kiệt sức

Khi “kiệt sức” (burnout) là cụm từ xuất hiện dày đặc khi nói đến môi trường công sở, hãy xem cách các gã khổng lồ như Apple xử lý vấn đề này (thậm chí còn khiến cho nhân viên yêu thích nhiều hơn công việc của họ).

Chiến lược của Apple giúp nhân viên khỏi tình trạng kiệt sức
Chiến lược của Apple giúp nhân viên khỏi tình trạng kiệt sức

Apple là một trong những thương hiệu tuyển dụng được nhiều nhân viên mong đợi làm việc nhất trên toàn cầu. Và cũng có nhiều lý do cho điều này.

Nó không chỉ là việc Apple luôn sẵn sàng trả một mức lương cao, những văn phòng làm việc với các trang thiết bị xa hoa hay những gói phúc lợi “đáng mơ ước”.

Một lý do khác khiến làm việc tại Apple trở nên hấp dẫn đối với hầu hết các nhân sự đó là “sự tự do”.

Bất chấp cái gọi là “nền văn hóa hối hả” với nhịp độ làm việc nhanh và đòi hỏi khắt khe khiến nhiều nhân viên phải lo lắng, chiến lược của Apple khiến cho mọi người có được sự tự do nhất định, chủ động làm những thứ mà họ muốn làm và hơn thế nữa.

Mặc dù về mặt lịch sử, Apple nổi tiếng là nơi làm việc khắc nghiệt với rất ít sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống (work-life balance). Tuy nhiên, với những gì đã diễn ra, từ sự ảnh hưởng của Covid-19 đến đến tinh thần làm việc của nhân viên đến những sự thay đổi trong yêu cầu từ chính nhân viên đối với nơi làm việc, Apple đã thực sự thay đổi.

Trong khi với Amazon, phần lớn nhân viên đều cho rằng môi trường làm việc ở đây quá khắc nghiệt (như các cuộc đình công đòi quyền lợi mới đây của nhân viên Amazon tại nhiều quốc gia), Apple mang lại cho nhân viên nhiều sự tự do, thậm chí nhân viên còn chủ động làm việc nhiều hơn.

Về tổng thể, cách tiếp cận của Apple là khuyến khích yếu tố năng suất nhưng đồng thời cũng xây dựng văn hóa hối hả tích cực – và tập trung vào chính sự hạnh phúc của nhân viên.

Nó tạo ra một công việc “thoải mái” trong đó nhân viên có một mức độ tự do nhất định để làm những gì họ muốn khi họ muốn.

Là khi họ hoàn thành những công việc của mình.

Chiến lược “làm hết sức, chơi hết mình” mặc dù không phải là ý tưởng mới, thực hiện nó một cách đúng đắn thì vẫn còn là thứ xa xỉ ở nhiều doanh nghiệp.

Doanh nghiệp không phải là “nhà giữ trẻ”.

Nếu bạn làm việc trong môi trường công sở đủ lâu, hy vọng là bạn có thể đã biết đến thuật ngữ “”Corporate babysitting”.

“Babysitting” có nghĩa là “giữ trẻ” nhưng trong ngữ cảnh doanh nghiệp, “corporate babysitting” có thể ám chỉ việc giải quyết những vấn đề nhỏ như xung đột giữa nhân viên, quản lý những tình huống nhạy cảm, hoặc đảm bảo rằng mọi người đang làm việc hiệu quả và không có sự cố xảy ra.

Mục tiêu là duy trì sự ổn định và hòa hợp trong tổ chức. Tuy nhiên, thuật ngữ này có thể mang theo ý tiêu cực, chỉ ra sự cần thiết để giữ gìn tình trạng nội bộ thay vì tập trung vào sự đổi mới và phát triển.

Tại Apple, điều này được xem là điều cấm kỵ khi các nhà quản lý là những người quản lý vi mô, tập trung vào xử lý các vấn đề nhỏ của nhân viên, giám sát nhân viên từng chút một. Nó thực sự vừa khiến cho các nhà quản lý mất đi nhiều cơ hội vừa làm cho nhân viên thực sự mệt mỏi.

Nhân viên cần có không gian để làm việc và làm tốt công việc của họ, và doanh nghiệp cần hỗ trợ họ thay vì giám sát họ.

Một trong những lý do khiến Apple có thể nới lỏng việc giám sát nhân viên là vì Apple có quy trình tuyển chọn ứng viên cực kỳ nghiêm ngặt – và cực kỳ chiến lược. Với quy tắc 3 chữ E: tính chuyên môn, sự dễ dàng và khả năng tuyển dụng, Apple có thể yên tâm rằng các ứng viên một khi được tuyển vào đều vừa có đủ trình độ chuyên môn cao để hoàn thành công việc, vừa có đủ yếu tố trách nhiệm với chính họ và với doanh nghiệp.

Quyền tự chủ tăng thì hiệu suất tăng.

Thay vì trừng phạt những người có thành tích cao bằng nhiều công việc hơn, hãy thưởng cho họ nhiều sự tự do hơn. Đó chính là triết lý của Apple.

Nói cách khác, nhân viên có thể làm những gì họ muốn nếu họ hoàn thành công việc. Suy cho cùng, nếu họ đã hoàn thành công việc của mình thì họ đã có được quyền, đó là khi họ đã có được sự tin tưởng từ các cấp trên của họ.

Khi nhân viên chứng minh được giá trị của mình về mặt số lượng và chất lượng công việc, họ ngày càng có được nhiều sự tự do hơn. Khi họ có nhiều sự thoải mái hơn, hiệu suất công việc của họ cũng tích cực hơn.

Mọi người sẽ vui vẻ làm tốt công việc của họ cho những người họ muốn làm hài lòng.

Bạn hãy hình dung thế này, nếu bạn yêu thích người quản lý của mình hay doanh nghiệp của mình, bạn luôn có năng lượng và động lực để làm tốt công việc được giao chỉ vì đơn giản là bạn muốn làm cho sếp của mình tự hào về mình. Điều này sẽ hoạt động theo chiều ngược lại với một người quản lý tồi.

Từ góc nhìn này, việc trở thành kiểu doanh nghiệp hay người quản lý mà nhân viên vui vẻ làm việc chăm chỉ được xem là chìa khoá để phát triển doanh nghiệp và giữ chân nhân viên.

Như Apple đã chỉ ra, “làm hết sức, chơi hết mình” không còn là thuật ngữ lỗi thời sau làn sóng kiệt sức. Những người sử dụng lao động có thể thực hiện chiến lược này là những người có được các nhân viên luôn có động lực để vươn lên. Bởi vì khi làm như vậy, những người có thành tích xuất sắc sẽ muốn được hướng tới sự tự do, thay vì bị đẩy vào tình trạng kiệt sức.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Thương hiệu và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Vốn hóa thị trường (Market Cap) của Apple quay lại vượt mức 3.000 tỷ USD

Sau phiên đêm 5/12 tại Mỹ chứng kiến cột mốc đáng chú ý khi ông lớn công nghệ Apple đã vượt ngưỡng vốn hóa 3.000 tỷ USD.

Vốn hóa thị trường (Market Cap) của Apple quay lại vượt mức 3.000 tỷ USD
Vốn hóa thị trường (Market Cap) của Apple quay lại vượt mức 3.000 tỷ USD

Cổ phiếu của Táo khuyết chốt phiên với mức tăng ấn tượng hơn 2%, lên 193,42 USD/cổ phiếu, đưa mức vốn hóa thị trường của Apple trở lại trên 3.000 tỷ USD, tiếp tục củng cố vị trí là công ty có vốn hóa cao nhất trên sàn chứng khoán Mỹ.

Vốn hóa Apple lần đầu cán mốc 3.000 tỷ USD vào tháng 6. Hồi tháng 12/2022, giá trị thị trường của gã khổng lồ ngành công nghệ cũng có thời điểm đạt 3.000 tỷ USD, nhưng không giữ được cho đến cuối phiên.

Giá cổ phiếu Apple leo lên mức cao nhất mọi thời đại vào ngày 31/7 và đến nay nhà sản xuất iPhone vẫn là công ty đại chúng giá trị nhất của Mỹ.

Tính trong cả năm nay, cổ phiếu Apple cũng đã tăng trưởng gần 50%, cho thấy sự bền bỉ và sức mạnh của thương hiệu với các nhà đầu tư, nhờ vào sức mạnh thương hiệu cũng như lượng tiền mặt khổng lồ.

Dù vậy cũng như các tên tuổi công nghệ khác, Táo khuyết đang phải đối diện với nhiều thách thức, với doanh thu của hãng trong năm tài khóa 2023 đã giảm nhẹ 3% so với năm tài khóa trước.

Tháng 11, Apple cũng cảnh báo rằng họ không kỳ vọng doanh thu trong quý IV sẽ tăng cao hơn năm 2022, dù đây là mùa nghỉ lễ và là quý đầu tiên công ty ghi nhận được doanh số bán iPhone 15 trong cả 3 tháng.

Sang năm 2024, Apple sẽ mở bán kính thực tế ảo Vision Pro, thiết bị điện toán lớn đầu tiên kể từ khi hãng giới thiệu Apple Watch vào năm 2014.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Quan điểm tuyển dụng nhân tài của Apple: 1 + 1 = 3

CEO Apple Tim Cook gần đây đã nói về những gì công ty tìm kiếm khi tuyển dụng nhân viên.

Quan điểm tuyển dụng nhân tài của Apple: 1 + 1 = 3
Quan điểm tuyển dụng nhân tài của Apple: 1 + 1 = 3

Apple là công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, cũng là một trong những cái tên đứng đầu ngành công nghệ và có các sản phẩm mang tính định hình thay đổi thế giới.

Với tất cả những điều đó, được làm việc tại Apple là mơ ước của nhiều người, vậy để trở thành một nhân viên của Apple thì bạn sẽ cần những kỹ năng gì? Có lẽ không ai có thể đưa ra câu trả lời tốt hơn cho điều này ngoài Tim Cook, CEO của Apple.

Những kỹ năng cần có để làm việc tại Apple.

Trong một cuộc phỏng vấn cho kênh BBC Sounds, dẫn chương trình bởi ca sĩ Dua Lipa, Tim Cook đã nói về những kỹ năng mà Apple tìm kiếm khi “săn” nhân tài.

Tim Cook nói rằng mọi người mà ông làm việc cùng tại Apple đều tin rằng “1+1=3”. Tại sao một công ty công nghệ như Apple lại cần những nhân viên có khả năng tính toán thua cả một đứa bé? Tất nhiên ý nghĩa của câu nói đó không phải chỉ là con số, Cook đã giải thích rõ ý của ông khi nói như vậy.

“Đó là một cảm giác tuyệt vời khi làm việc với những người có thể thúc đẩy điều tốt nhất trong con người bạn và về cơ bản, tất cả chúng tôi đều tin rằng 1 cộng 1 bằng 3”, ông nói. “Ý tưởng của bạn cộng với ý tưởng của tôi sẽ tốt hơn là hai ý tưởng cá nhân riêng lẻ”.

Có cần bằng cấp để làm việc tại Apple không?

Tim Cook cho biết trong cuộc phỏng vấn rằng Apple tuyển dụng không phân biệt bằng cấp, bao gồm cả những người có và không có bằng đại học. Ông cũng liệt kê những kỹ năng khác giúp một người có thể đạt được thành công tại công ty.

Cook nói: “Tôi nghĩ một trong những đặc điểm mà tôi tìm kiếm là sự hợp tác. Họ thực sự có thể hợp tác được không? Họ có tin tưởng sâu sắc rằng 1 cộng 1 bằng 3 không?”

Cook cho biết ông cũng tìm kiếm những nhân viên có trí tò mò, không ngại đặt câu hỏi, có khả năng sáng tạo và có tinh thần đồng đội.

Và dù ông tin rằng viết code là một kỹ năng sống quan trọng ngay cả ngoài công việc, nhưng Apple đã từng tuyển dụng những người không biết viết code hoặc những người không viết thường xuyên như một công việc hàng ngày.

Quá trình tuyển dụng nghiêm ngặt tại Apple.

Theo những gì nhân viên Apple đã nói về công việc của họ trên các diễn đàn như Glassdoor và Quora vào năm 2016, quá trình tuyển dụng ở Apple rất nghiêm ngặt. Một số ứng viên xin việc phải trải qua tổng cộng 13 cuộc phỏng vấn. Apple cũng được mô tả là rất cẩn thận bảo vệ các sản phẩm sắp ra mắt của mình, kiểm tra ngay cả các thùng rác, sử dụng tên mã cho các sản phẩm mới và che cửa sổ bằng rèm đen.

Trong cuộc phỏng vấn có tiêu đề “60 Minutes” vào năm 2015, Tim Cook cũng từng chia sẻ về những gì cần có để làm việc tại Apple, lúc đó, ông nói muốn tuyển dụng những nhân viên đam mê, có lý tưởng và không từ chối. Ông cũng cho biết nhân viên Apple phải là những người muốn thay đổi thế giới và không hài lòng với mọi thứ hiện tại.​

Ông cũng đề cập rằng điều quan trọng là phải tuyển những người có nhiều góc nhìn, quan điểm khác nhau. Cook nói Apple muốn “những người thông minh, có quan điểm và muốn tranh luận về quan điểm đó…Những người muốn làm mọi thứ tốt hơn.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Tuấn Nguyễn | Markettimes

Đây là thuyết quản trị được xem là bước tiến của Steve Jobs

Cùng khám một thuyết quản trị của cố sáng lập Apple, Steve Jobs, người được cho là “đi trước thời đại” cả về tư duy làm sản phẩm (công nghệ), marketing lẫn quản trị con người.

Đây là thuyết quản trị được xem là bước tiến của Steve Jobs
Đây là thuyết quản trị được xem là bước tiến của Steve Jobs

Nhiều năm trở về trước, một trong những câu thần chú của thế giới người làm kinh doanh đó là “tham lam là tốt”, lòng tham là một phần của cái gọi là tinh thần tiến hóa, lòng tham đối với cuộc sống, tiền bạc, tình yêu, tri thức hay cả sự tiến bộ đều là những nguồn gốc của các bước tiến của nhân loại.

Đây không phải là một triết lý sống đơn thuần mà còn là một lý thuyết về quản trị. Nó khuyến khích các nhà lãnh đạo phải theo đuổi yếu tố lợi ích và làm giàu, không phải chỉ cho chính bản thân họ mà là vì sự tiến bộ chung của con người.

Lý thuyết “tham lam là tốt” được xem là một sự tiến bộ lớn so với các khái niệm trước đây về quản trị tốt (Good Management), trong đó có xu hướng nhấn mạnh vai trò quản trị của doanh nghiệp với nhân viên, khách hàng và cả cộng đồng.

Steve Jobs coi chánh niệm là thuyết quản trị của tương lai.

Ngược lại với các thuyết quản trị trước đó, cố sáng lập Apple Steve Jobs cho rằng không phải “lòng tham” đã khiến các cá nhân (và cộng đồng) tiến hóa; mà đó là chánh niệm (mindfulness).

“Nếu bạn chỉ ngồi xuống và quan sát, bạn có thể sẽ thấy tâm trí của mình có phần bồn chồn và không yên. Nếu bạn cố tình làm dịu nó, nó chỉ làm cho bạn trở nên khó chịu hơn, nhưng theo thời gian, nó sẽ dần dịu đi, và khi nó ở trạng thái đó, bạn sẽ có nhiều không gian hơn để lắng nghe những điều tinh tế hơn – đó là khi trực giác của bạn bắt đầu phát triển và bạn bắt đầu nhìn mọi thứ một cách rõ ràng hơn và ở hiện tại nhiều hơn.”

Khi tâm trí của bạn được sống trong hiện tại, bạn tiếp xúc với nhiều thứ hơn của vũ trụ, bạn thấy nhiều hơn những gì bạn có thể thấy trước đây.

Trong khi các lý thuyết khác về quản trị chỉ tập trung vào các yếu tố bên ngoài hay vật chất, phép chánh niệm lại tập trung vào nội tâm bên trong (thần bí và tâm linh); đó là cách bạn có thể “thấy” nhiều hơn.

Sau nhiều năm nghiên cứu, khoa học thần kinh đã chứng minh rằng trực giác của Steve Jobs là đúng. Các công nghệ quét não (Brain scans) gần đây đã chỉ ra rằng thiền chánh niệm (mindfulness meditation) giúp con người trở thành một nhà quản lý hiệu quả và sáng tạo hơn.

Theo một bài báo gần đây, “Khoa học thần kinh của thiền định” được đăng trên Tạp chí Điều dưỡng Khoa học Thần kinh của Anh, người ta đã chứng minh rằng chánh niệm, là kết quả của những thay đổi khoa học thần kinh do thực hành, có thể tăng cường sự chú ý. Thiền định có khả năng cải thiện và điều chỉnh cảm xúc cũng như giảm bớt sự căng thẳng.

Nói cách khác, thiền chánh niệm giúp nhà lãnh có khả năng 1) Giữ tập trung trong thời gian dài hơn, 2) giữ bình tĩnh khi chịu áp lực và 3) Xử lý tốt hơn những căng thẳng liên quan đến công việc, 4) Có khả năng nhìn thấy được bản chất của vấn đề (để từ đó xây dựng chiến lược), tất cả đều mang lại nhiều lợi ích to lớn cho khách hàng lẫn doanh nghiệp.

Theo nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Amsterdam và được công bố trên Bản tin Tâm lý học Cá nhân và Xã hội, Chánh niệm cũng làm tăng khả năng tư duy sáng tạo và suy nghĩ tích cực.

Tham lam rõ ràng không phải là yếu tố giúp tạo nên các nhà lãnh đạo vĩ đại mà đó là khả năng tìm thấy các nguồn cảm hứng trong chính họ và sau đó truyền đạt lại nguồn cảm hứng đó cho người khác (nhân viên).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Gã khổng lồ ngân hàng Goldman Sachs chấm dứt hợp tác thẻ tín dụng với Apple

Tờ Wall Street Journal ngày 28/11 dẫn từ các nguồn thạo tin cho biết Apple gần đây đã gửi một đề xuất đến ngân hàng Goldman Sachs để ngừng hợp đồng trong 12-15 tháng tới.

Gã khổng lồ ngân hàng Goldman Sachs chấm dứt hợp tác thẻ tín dụng với Apple
Gã khổng lồ ngân hàng Goldman Sachs chấm dứt hợp tác thẻ tín dụng với Apple

Tờ Wall Street Journal ngày 28/11 đưa tin Apple đã chấm dứt thỏa thuận hợp tác về thẻ tín dụng với tập đoàn Goldman Sachs Group.

Bài báo dẫn các nguồn thạo tin cho biết Apple gần đây đã gửi một đề xuất đến ngân hàng Goldman Sachs để ngừng hợp đồng trên trong 12-15 tháng tới.

Theo bài báo này, hợp đồng hợp tác giữa Apple và Goldman Sachs đã được gia hạn một năm trước đến hết năm 2029.

Khi được hỏi về thông tin nói trên, nhà sản xuất điện thoại thông minh iPhone cho biết: “Apple và Goldman Sachs đang tập trung vào việc cung cấp trải nghiệm tốt cho khách hàng để giúp họ có một đời sống tài chính lành mạnh. Thẻ tín dụng Apple Card đã được khách hàng đón nhận nhiệt tình, và chúng tôi sẽ tiếp tục đổi mới và đem đến cho khách hàng những công cụ và dịch vụ tốt nhất.” Trong khi đó, Goldman chưa có bình luận gì.

Hồi tháng Tư, Apple đã cung cấp dịch vụ tài khoản tiền gửi lãi suất cao, với mức lãi suất phần trăm theo năm cao hơn mức lãi suất mà ngân hàng Goldman áp dụng với các tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng tiêu dùng số của “ông lớn” này là Marcus.

Trước đó trong năm nay, Apple đã cung cấp dịch vụ “mua trước trả tiền sau” tại Mỹ, thông qua chương trình tín dụng trả góp bằng thẻ Mastercard do ngân hàng Goldman phát hành. Trước đó, Apple và Goldman đã bắt đầu đưa ra dịch vụ thẻ tín dụng ảo vào năm 2019./.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nhà sản xuất iPhone Foxconn sẽ đầu tư thêm 1.54 tỷ USD vào Ấn Độ

Gã khổng lồ sản xuất chip Đài Loan Foxconn đang lên kế hoạch đầu tư thêm 1,54 tỉ USD vào Ấn Độ để đáp ứng nhu cầu hoạt động. Truyền thông phương Tây cho biết Foxconn đang muốn đa dạng hóa sản xuất bên ngoài Trung Quốc.

Nhà sản xuất iPhone Foxconn sẽ đầu tư thêm 1.54 tỷ USD vào Ấn Độ
Nhà sản xuất iPhone Foxconn sẽ đầu tư thêm 1.54 tỷ USD vào Ấn Độ

Theo hồ sơ gửi lên chính quyền Đài Loan vào cuối ngày 27.11, chi nhánh Foxconn ở Ấn Độ có kế hoạch chi khoảng 128 tỉ rupee, tức 1,54 tỉ USD, cho hoạt động kinh doanh sắp tới tại nước này.

Foxconn – còn được biết đến với tên chính thức là Hon Hai Precision Industry – là nhà sản xuất thiết bị điện tử theo hợp đồng lớn nhất thế giới và lắp ráp thiết bị cho nhiều công ty, nổi bật nhất là iPhone của Apple. Foxconn cũng đã mở rộng hoạt động ở hơn 20 quốc gia.

Dù có mặt tại hơn 20 quốc gia nhưng phần lớn hoạt động của công ty diễn ra ở Trung Quốc. Đây là điều mà Foxconn đang muốn thay đổi sau khi hoạt động sản xuất bị ảnh hưởng bởi 3 năm áp dụng chính sách phòng chống Covid-19 nghiêm ngặt của Bắc Kinh.

Chủ tịch Foxconn Young Liu cho biết với quy mô thị trường tiềm năng Ấn Độ thì khoản đầu tư vài tỉ USD của công ty mới chỉ là bước khởi đầu.

Vào tháng Năm, Foxconn đã công bố mua một khu đất rộng lớn ở ngoại ô của trung tâm công nghệ Ấn Độ Bengaluru với giá 37 triệu USD. Hiện công ty đang điều hành khoảng 9 cơ sở sản xuất và có hơn 30 nhà máy ở Ấn Độ, đạt doanh thu khoảng 10 tỉ USD hàng năm.

Chủ tịch Foxconn cũng cho biết, công ty đang có kế hoạch mở rộng hoạt động sản xuất những linh kiện quan trọng cho thiết bị điện tử tiêu dùng và xe điện tại Ấn Độ để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Apple và nhiều nhà quảng cáo khác tạm dừng quảng cáo trên X (Twitter) vì Elon Musk

Apple đang tạm dừng tất cả quảng cáo của mình trên mạng xã hội X, trước đây gọi là Twitter. Quyết định được đưa ra sau những nhận xét trái chiều của Elon Musk liên quan đến người Do Thái.

Apple và nhiều nhà quảng cáo khác tạm dừng quảng cáo trên X (Twitter) vì Elon Musk
Apple và nhiều nhà quảng cáo khác tạm dừng quảng cáo trên X (Twitter) vì Elon Musk

Apple, Disney và nhiều công ty khác đã tạm dừng các chiến dịch quảng cáo trực tuyến trên X, trước đây là Twitter, sau khi chủ sở hữu Elon Musk cho biết ông đồng ý với một bài đăng trên mạng xã hội cáo buộc rằng “cộng đồng người Do Thái” đã gây ra “sự căm thù đối với người da trắng”.

Warner Bros Discovery, Paramount Global và Lions Gate Entertainment cũng đang tạm dừng các chiến dịch trên X. Ngoài ra, người phát ngôn của Comcast, công ty sở hữu Bravo và Xfinity và cũng là công ty mẹ của CNBC, cho biết rằng họ cũng đang tạm dừng các chiến dịch quảng cáo trực tuyến trên X.

Người phát ngôn của IBM cho biết mới đây cũng cho biết rằng gã khổng lồ công nghệ sẽ tạm dừng các chiến dịch quảng cáo trực tuyến trên X: “IBM không khoan nhượng với những phát ngôn gây căm thù và phân biệt đối xử và chúng tôi đã ngay lập tức thông báo tạm dừng tất cả quảng cáo trên mạng xã hội X”.

Các nhà lãnh đạo người Do Thái cho biết trong tuyên bố mới nhất: “Đã hai tháng kể từ lần đầu tiên chúng tôi đưa ra lời kêu gọi các nhà quảng cáo lớn như Apple, Google, Amazon và Disney ngừng chuyển tiền vào X khi chủ nghĩa bài người Do Thái bùng nổ trên nền tảng này”.

Cũng trong cùng ngày, Nhà Trắng (Mỹ) đã công khai chỉ trích Elon Musk về các dòng tweet của ông.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

CEO Google: Google chia 36% doanh thu có được cho Apple

Sundar Pichai, CEO Google, thừa nhận hãng chia sẻ cho Apple 36% doanh thu có được từ việc đặt công cụ tìm kiếm mặc định trên trình duyệt Safari.

CEO Google: Google chia 36% doanh thu có được cho Apple
CEO Google: Google chia 36% doanh thu có được cho Apple

Ngày 14/11, trong buổi làm chứng liên quan đến vụ kiện giữa Google và Epic Games về vấn đề độc quyền trên Google Play, nhà sản xuất game đứng sau trò chơi Fortnite, một nhân chứng đề cập con số 36% doanh thu từ tìm kiếm thông qua Safari mà Apple được hưởng.

Luật sư của Epic Games hỏi Pichai điều này có chính xác không. CEO Google đáp: “Đúng vậy!”.

Luật sư tiếp tục hỏi Pichai tại sao hãng trả cho Samsung, đối tác phần cứng lớn nhất về Android, số tiền chưa bằng một nửa so với cho Apple. CEO Google nói ông không nắm rõ một cách chắc chắn, nhưng điều này “có thể” xảy ra.

“Nó giống như việc vận chuyển táo với cam vậy”, Pichai nói. “Với các giao dịch, đôi khi bạn phải trả tiền khác nhau cho các hãng vận chuyển”.

Đại diện pháp luật của Epic Games sau đó hỏi Pichai về số tiền chính xác mà họ trả cho Apple. Pichai nói “hơn 10 tỷ USD”. Luật sư cho rằng ông trả lời không chính xác, con số thực tế phải là 18 tỷ USD.

Google, Samsung và Apple không đưa ra bình luận.

Alphabet hiện đối mặt với nhiều cuộc chiến pháp lý liên quan đến hành vi độc quyền công cụ tìm kiếm và kho ứng dụng. Hai vụ kiện với Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) và Epic Games đang diễn ra đồng thời.

Hồi tháng 9, trong phiên tòa liên quan đến vụ kiện do Bộ Tư pháp Mỹ là nguyên đơn, các công tố viên cho biết Google nắm 90% thị phần tìm kiếm trực tuyến. Ưu thế đó có được một phần nhờ Google bắt tay với Apple trong thương vụ đã kéo dài 18 năm.

Một số nguồn tin cho biết Google chi 9,5 tỷ USD vào năm 2018, 11 tỷ USD năm 2020 và 15 tỷ USD năm 2021 để là công cụ tìm kiếm mặc định trên sản phẩm của Apple. Còn theo thống kê mới nhất được DOJ đưa ra hồi tháng 10, con số này là 18-20 tỷ USD.

Theo Washington Post, nếu Google bị chứng minh vi phạm pháp luật trong vụ kiện với DOJ, tòa án có quyền ra lệnh thay đổi điều khoản hoặc hủy bỏ hợp đồng của công ty với Apple. Hiện Liên minh châu Âu cũng đề nghị các thiết bị phải cài đặt “giao diện lựa chọn” ngay từ đầu để người dùng truy cập những công cụ tìm kiếm ngoài Google.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Người dùng iPhone có thể sớm tải và cài đặt ứng dụng ngoài App Store

Người dùng iPhone có thể sớm tải và cài đặt ứng dụng từ nhiều nguồn khác nhau, tương tự thiết bị chạy Android.

Người dùng iPhone có thể sớm tải và cài đặt ứng dụng ngoài App Store
Người dùng iPhone có thể sớm tải và cài đặt ứng dụng ngoài App Store

Sau khi phân tích bản thử nghiệm iOS 17.2, trang công nghệ 9to5mac phát hiện những chi tiết cho thấy iPhone sắp hỗ trợ tải ứng dụng ngoài App Store. Cụ thể, Apple đặt tên một giao diện lập trình ứng dụng (API) là “Managed App Distribution”, qua đó cho phép nhà phát triển thiết lập cửa hàng app của riêng mình.

Ở mức độ sâu hơn, API này chi phối quá trình tải xuống, cài đặt và cập nhật ứng dụng từ nguồn bên ngoài. Thậm chí, nó còn có thể kiểm tra tính tương thích của một app bất kỳ với thiết bị hoặc phiên bản iOS hiện hành, tương tự những gì App Store đang làm.

Bên cạnh đó, iOS 17.2 cũng chứa tài liệu về trình khóa theo khu vực trong API. 9to5mac đánh giá đây là cách Apple hạn chế tính năng tải ứng dụng từ nguồn ngoài ở một số quốc gia, nhằm đáp ứng yêu cầu từ cơ quan quản lý địa phương.

Mặc dù đại diện Apple chưa đưa ra bình luận tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng các quy định mới về chống độc quyền đang buộc Apple phải thay đổi.

Trong nhiều năm, Apple liên tục phản đối “sideloading”, thuật ngữ chỉ việc cài đặt phần mềm mà không thông qua cửa hàng ứng dụng chính thức, vốn tồn tại trên thiết bị Android, Window và máy tính Mac. Hãng cho rằng việc tải ứng dụng từ nguồn lạ sẽ gây mất an toàn, đồng thời làm suy yếu quyền riêng tư.

“Các công ty ‘đói’ dữ liệu có thể tránh được quy tắc về bảo mật của chúng tôi và theo dõi người dùng”, Tim Cook, CEO Apple, nói. Ngoài ra, ông cảnh báo người dùng iPhone đứng trước nguy cơ tải nhầm phần mềm chứa mã độc và bị đánh cắp dữ liệu.

Tuy nhiên, đầu năm nay, Apple buộc phải thay đổi để đáp ứng Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (DMA) của Liên minh châu Âu, dự kiến áp dụng từ tháng 3/2024. Một số điều khoản trong đó yêu cầu nhà sản xuất điện thoại cho phép người dùng cài đặt app từ bất cứ nguồn nào họ muốn. Nếu không tuân thủ, Apple có thể bị phạt lên đến 20% doanh thu toàn cầu.

Một số nguồn tin cho biết, bên cạnh việc tuân thủ luật, Apple cũng đang xem xét ý tưởng tính phí xác minh ứng dụng, vốn được áp dụng trên máy tính Mac, giúp đảm bảo an toàn khi người dùng cấp quyền cài đặt phần mềm bên ngoài kho ứng dụng của hãng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Tim Cook: Chúng tôi đạt doanh thu kỷ lục tại Việt Nam

Việt Nam được ghi nhận là có đóng góp lớn cho kết quả kinh doanh quý III vừa qua của Apple.

Tim Cook: Chúng tôi đạt doanh thu kỷ lục tại Việt Nam
Tim Cook: Chúng tôi đạt doanh thu kỷ lục tại Việt Nam

Mới đây trong bài phát biểu sau báo cáo tài chính của Apple, CEO Tim Cook đã ca ngợi các thị trường như Việt Nam có đóng góp lớn cho doanh thu của hãng.

“Apple đã báo cáo mức doanh thu 89,5 tỷ USD trong quý III/2023. Chúng tôi đã đạt được mức doanh thu kỷ lục ở Ấn Độ cũng như một số thị trường như Brazuil, Canada, Pháp, Indonesia, Mexico, Philippines, Ả Rập Xê Út, Thổ Nhĩ Kỳ, UAE và Việt Nam”, CEO Tim Cook tự hào nói.

Theo vị giám đốc này, doanh thu của Apple tại thị trường Đông Nam Á cao hơn so với dự kiến, tương tự như các khu vực Trung Quốc, Châu Mỹ Latinh hay Trung Đông.

Nhắc đến Việt Nam, người đứng đầu Apple tự hào khi mở cửa hàng trực tuyến mới tại đây và Chile trong thời gian qua, đồng thời cho biết sẽ mở thêm chi nhánh tại Trung Quốc.

CEO Tim Cook cũng nhấn mạnh tập đoàn Apple đang tăng cường mở rộng sự xuất hiện tại các thị trường mới nổi, từ việc khai trương chi nhánh ở Ấn Độ cho đến việc mở cửa hàng online tại Việt Nam.

Kết thúc quý III/2023, thu nhập ròng của Apple đạt 22,9 tỷ USD, cao hơn mức 20,7 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái.

Nhà sản xuất iPhone báo cáo doanh thu 383,3 tỷ USD trong cả năm tài khóa 2023 kết thúc vào tháng 9/2023, tương đương mức giảm khoảng 3% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu quý IV/2023 của Apple cũng giảm gần 1% so với quý III.

Tuy nhiên, doanh số bán iPhone của Apple lại đúng như kỳ vọng của Phố Wall và thậm chí cao hơn 2% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là dòng sản phẩm phần cứng duy nhất ghi nhận sự tăng trưởng trong quý vừa qua của nhà táo khuyết.

Chia sẻ với hãng tin CNBC, CEO Tim Cook cho biết iPhone 15 ghi nhận kết quả tích cực hơn so với iPhone 14 trong quý vừa qua.

Thậm chí một số mẫu Pro và Pro Max còn khan hàng do nhu cầu quá cao. Riêng tại thị trường Trung Quốc, 4/5 số mẫu điện thoại bán chạy nhất là iPhone.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

Số tiền thuế từ Facebook, Google, Apple…năm 2023 đã gần gấp 3 lần năm 2022

Riêng trong năm 2023, số tiền thuế các nhà cung cấp nước ngoài như Meta (Facebook), Google hay Apple nộp thông qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế là hơn 8.000 tỷ đồng, cao gần gấp 3 lần so với con số hơn 3000 tỷ năm 2022.

Số tiền thuế từ Facebook, Google, Apple..năm 2023 đã gần gấp 3 lần năm 2022
Số tiền thuế từ Facebook, Google, Apple..năm 2023 đã gần gấp 3 lần năm 2022

Trong báo cáo mới công bố, về công tác quản lý thuế đối với thương mại điện tử, Tổng cục Thuế cho biết, đến hết tháng 10/2023, đã có 74 nhà cung cấp nước ngoài đăng ký thuế khai thuế và nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế dành cho nhà cung cấp nước ngoài.

Tổng số thuế các nhà cung cấp nước ngoài đã khai, nộp là 11.498 tỷ đồng, trong đó năm 2022 là 3.478 tỷ đồng; năm 2023 là 8.020 tỷ đồng. Một số nhà cung cấp nộp thuế lớn nhất là Meta (Facebook); Google; Apple; Microsoft…

Cũng theo Tổng cục Thuế, tính đến ngày 18/10/2023, đã có 375 sàn giao dịch thương mại điện tử thực hiện việc cung cấp thông tin.

Thời gian tới, Tổng cục Thuế cho biết sẽ tiếp tục tổ chức quản lý thuế hiệu quả đối với các nhà cung cấp nước ngoài, rà soát, đôn đốc các nhà cung cấp nước ngoài chưa thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế trên cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế. Phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, hoàn thiện các nội dung nâng cấp cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài đảm bảo thuận lợi trong quá trình thực hiện.

Về công tác hoàn thuế VAT được dư luận quan tâm, tính đến hết ngày 31/10, Cơ quan thuế đã ban hành 15.025 quyết định tương ứng số thuế đã hoàn 112.873 tỷ đồng, bằng 70,5% ước thực hiện đã báo cáo Chính phủ báo cáo Quốc hội (160.000 tỷ đồng), bằng 91% cùng kỳ năm 2022.

Hôm 2/11 vừa qua, phát biểu trước Quốc hội về vấn đề hoàn thuế, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh điều kiện hoàn thuế là phải có hóa đơn VAT, có chứng từ chuyển tiền. Đối với các công ty xuất nhập khẩu thì có thêm chứng từ chuyển tiền hợp đồng để chuyển tiền hàng hóa và tờ khai hải quan.

Theo Bộ trưởng, một số vướng mắc Bộ đã xác minh là cơ quan thuế nước ngoài cho biết không tồn tại doanh nghiệp này có nghĩa là hợp đồng bị vô hiệu, mà hợp đồng vô hiệu thì không hoàn được.

“Vấn đề hoàn thuế đã có bài học rất đau xót. Như vụ Thủ Đức House, Cục Thuế TP Hồ Chí Minh đã có 18 người đi tù, kể cả cục phó phải đi tù 4 năm, dù không lấy đồng nào hết.

Nếu trong luật thuế nói hoàn thuế mà chỉ xác minh người bán cuối cùng, cán bộ thuế không vi phạm thì chúng tôi thực hiện ngay, còn luật thuế quy định nếu hoàn trước, kiểm tra sau là 6 ngày, chúng tôi chấp hành, kiểm tra trước, hoàn sau là 40 ngày”, Bộ trưởng Bộ Tài chính nhấn mạnh.

Cũng theo báo cáo của Tổng cục Thuế, liên quan đến thu ngân sách, tổng thu ngân sách Nhà nước tháng 10/2023 do cơ quan Thuế quản lý ước đạt 151.000 tỷ đồng. Luỹ kế 10 tháng, tổng thu ngân sách nhà nước do cơ quan Thuế quản lý ước đạt hơn 1,2 triệu tỷ đồng, bằng 87,5% so với dự toán pháp lệnh, bằng 93,1% so với cùng kỳ. Trong đó, thu từ dầu thô ước đạt 51.366 tỷ đồng; thu nội địa ước đạt 1,15 triệu tỷ đồng.

Về công tác hỗ trợ, người dân và doanh nghiệp, trong 10 tháng đầu năm, tổng số tiền thuế, tiền thuê đất thuộc diện được gia hạn, miễn, giảm là khoảng 158.145 tỷ đồng. Trong đó, số tiền thuế, tiền thuê đất thuộc diện được gia hạn khoảng 106.476 tỷ đồng; số tiền thuế, tiền thuê đất được miễn, giảm khoảng 51.669 tỷ đồng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Nam Nguyen | MarketingTrips

Theo VTV

Doanh thu của Apple giảm quý thứ tư liên tiếp (và sẽ tiếp tục giảm trong quý 4 năm 2023)

Ngày 2/11, Apple đã báo cáo quý thứ tư liên tiếp doanh thu giảm do triển vọng kinh tế ảm đạm làm suy yếu nhu cầu tiêu dùng, trong đó châu Á dẫn đầu về doanh số sụt giảm.

Doanh thu của Apple giảm quý thứ tư liên tiếp (và dự báo tiếp tục giảm trong quý 4 năm 2023)
Doanh thu của Apple giảm quý thứ tư liên tiếp (và dự báo tiếp tục giảm trong quý 4 năm 2023)

Tổng doanh thu giảm 0,7% trong năm xuống còn 89,5 tỷ USD trong ba tháng kết thúc vào ngày 30/9. Sân nhà của gã khổng lồ công nghệ ở châu Mỹ là khu vực duy nhất ghi nhận mức tăng trưởng, ở mức 0,8% trong năm lên 40,1 tỷ USD.

Tuy nhiên, châu Á chứng kiến doanh số bán hàng giảm trên toàn khu vực trong thời gian 3 tháng. Nhật Bản chịu sự sụt giảm doanh thu mạnh nhất trong tất cả các khu vực trong quý, giảm 3,4% xuống còn 5,5 tỷ USD.

Trong khi đó, Trung Quốc là động lực tăng trưởng chính của Apple trong những năm gần đây – báo cáo mức giảm 2,5% xuống còn 15,1 tỷ USD.

Tuy nhiên, Apple cho biết họ đã lập kỷ lục doanh số bán iPhone trong quý 9 tại Trung Quốc nhờ nhu cầu mạnh mẽ đối với dòng iPhone 15 mới ra mắt vào mùa thu này.

Giám đốc điều hành Apple Tim Cook đã đến thăm Trung Quốc một lần nữa vào tháng 10 sau chuyến thăm trước đó vào mùa xuân, khi doanh số bán iPhone phải đối mặt với những thách thức ở nước này trong bối cảnh triển vọng kinh tế nhìn chung ảm đạm.

“Về lâu dài, tôi xem Trung Quốc là một thị trường cực kỳ quan trọng và tôi rất lạc quan về điều đó”, CEO Tim Cook cho biết trong cuộc họp báo thu nhập hôm thứ Năm.

Doanh thu ở phần còn lại của khu vực châu Á – Thái Bình Dương giảm 0,7% xuống còn 6,3 tỷ USD. Châu Âu ghi nhận doanh thu giảm 1,5% xuống còn 22,5 tỷ USD. Cổ phiếu Apple đã giảm hơn 3% trong phiên giao dịch kéo dài ngày 2/11.

Nguồn doanh thu chính của công ty, iPhone, báo cáo doanh thu tăng 2,8% so với cùng kỳ năm ngoái lên 43,8 tỷ USD – một kỷ lục mới trong quý tháng 9. Apple cho rằng sự tăng trưởng này là nhờ vào các thị trường mới nổi như Ấn Độ, nơi doanh số bán hàng đạt mức cao nhất mọi thời đại.

“Đó là một thị trường cực kỳ thú vị đối với chúng tôi và là trọng tâm chính của chúng tôi. Chúng tôi có thị phần thấp trong một thị trường rộng lớn, vì vậy có vẻ như còn rất nhiều khoảng trống ở đó”, ông Tim Cook nói.

Apple cho biết, iPhone 15 Pro và iPhone 15 Pro Max hiện đang phải đối mặt với những hạn chế về nguồn cung và họ dự kiến sẽ đạt được sự cân bằng cung cầu vào cuối quý hiện tại.

Tuy nhiên, phân khúc Mac đã ghi nhận mức giảm doanh thu 33,8% trong năm xuống còn 7,6 tỷ USD. Doanh thu của phân khúc iPad giảm 10,2% xuống còn 6,4 tỷ USD.

Ngày 30/10, Apple đã ra mắt máy Mac với chip nội bộ M3 mới, công ty hy vọng sẽ tiếp thêm sinh lực cho doanh số bán hàng của thương hiệu máy tính này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Google trả cho Apple 26 tỷ USD năm 2021 để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định

Google đã trả hơn 26 tỷ USD vào năm 2021 cho Apple để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên trình duyệt và điện thoại di động.

Google trả cho Apple 26 tỷ USD năm 2021 để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định
Google trả cho Apple 26 tỷ USD năm 2021 để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định

Cụ thể, Google đã trả 26,3 tỷ USD cho Apple để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên điện thoại di động và trình duyệt web vào năm 2021, theo một slide được công bố mới đây trong phiên tòa chống độc quyền liên bang tại Mỹ.

Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DOJ) đã lập luận rằng Google đã duy trì quyền lực độc quyền của mình một cách bất hợp pháp trong lĩnh vực tìm kiếm nói chung bằng cách tận dụng sự thống trị của mình để chèn ép các đối thủ, trong đó có cả trình duyệt Safari của Apple.

Theo DOJ: “Google trả hàng tỷ USD mỗi năm cho các nhà phân phối – bao gồm các nhà sản xuất thiết bị phổ biến như Apple, LG, Motorola và Samsung; các nhà mạng không dây lớn của Hoa Kỳ như AT&T, T-Mobile và Verizon; và các nhà phát triển trình duyệt như Mozilla, Opera và UCWeb — để đảm bảo trạng thái mặc định cho công cụ tìm kiếm Google và, trong nhiều trường hợp, Google cấm các đối tác giao dịch với các đối thủ cạnh tranh của Google.”

Kể từ năm 2014, khi Google đặt doanh thu khoảng 47 tỷ USD từ mảng tìm kiếm và phải trả khoảng 7,1 tỷ USD cho trạng thái mặc định. Điều này có nghĩa là doanh thu của Google Search đã tăng gần gấp 3 lần từ năm 2014 đến năm 2021, trong khi phần chi phí TAC (mua lại traffic) tăng gần gấp 4 lần.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Microsoft đề xuất 15 tỷ USD cho Apple tuy nhiên Google lại trả mức cao hơn

Để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định của Apple, Microsoft đã đề xuất chi 15 tỷ USD mỗi năm tuy nhiên Google đã đưa ra con số cao hơn để giành chiến thắng.

Microsoft đề xuất 15 tỷ USD cho Apple tuy nhiên Google lại trả mức cao hơn
Microsoft đề xuất 15 tỷ USD cho Apple tuy nhiên Google lại trả mức cao hơn

Theo đó, trong phiên tòa chống độc quyền giữa Mỹ và Google, CEO Microsoft Satya Nadella đã nói rằng một trong những lý do khiến Bing đứng sau Google là vì Apple đã đặt Google làm công cụ tìm kiếm mặc định của mình.

Mặc dù thỏa thuận của Google với Apple là một trong những trọng tâm chính của vụ kiện, một câu hỏi luôn được đặt ra là Google phải trả bao nhiêu cho Apple để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trong Safari trên các thiết bị như Mac, iPad và iPhone.

Đặc biệt là khi Apple thậm chí còn từ chối lời đề nghị khoảng 15 tỷ USD mỗi năm của Microsoft.

Nhiều ước tính trong quá trình phân tích cho thấy Google đã trả cho Apple từ 10 tỷ đến 20 tỷ USD mỗi năm để biến Google thành công cụ tìm kiếm mặc định trên Safari. Tuy nhiên, một báo cáo mới của New York Times hiện tiết lộ rằng Google đã trả cho Apple “khoảng 18 tỷ USD” vào năm 2021.

Báo cáo cho thấy Google đã trả tiền cho Apple để duy trì vị thế dẫn đầu trên thị trường tìm kiếm và tiếp tục phát triển hoạt động kinh doanh của mình.

Bằng cách làm những điều này, Google hy vọng sẽ duy trì được sự thống trị của mình trên thị trường công cụ tìm kiếm và ngăn Apple trở thành một đối thủ nặng ký.

CEO Nadella cũng đề cập đến việc Google sẽ sử dụng các dịch vụ phổ biến này để quảng cáo Chrome, điều này có thể khiến người dùng từ bỏ cả Safari.

Trong khi đó, ngoài thỏa thuận với Apple, Google còn ký các hợp đồng tương tự với Samsung và Mozilla.

Những thỏa thuận này cũng đã được Bộ Tư pháp Mỹ sử dụng để tuyên bố rằng Google đã củng cố trái phép sự độc quyền của mình trong lĩnh vực tìm kiếm trực tuyến bằng cách trả tiền để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên các trình duyệt và thiết bị.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Thị phần của Huawei đã vượt Apple tại thị trường Trung Quốc

Từ vị trí dẫn đầu, báo cáo mới nhất cho thấy thị phần của Huawei đã vượt qua Apple tại thị trường Trung Quốc.

Thị phần của Huawei đã vượt Apple tại thị trường Trung Quốc
Thị phần của Huawei đã vượt Apple tại thị trường Trung Quốc

Theo đó, báo cáo phân tích mới đây được công bố trên CNBC cho thấy iPhone đã chính thức bị truất ngôi khỏi vị trí dẫn đầu thị phần mảng điện thoại thông minh tại Trung Quốc.

Các nhà phân tích cho biết doanh số bán điện thoại thông minh ở Trung Quốc đã cho thấy mức tăng trưởng khá tích cực so với năm trước, tuy nhiên chủ yếu là nhờ doanh số bán của Android với mức tăng trưởng hai con số, dẫn đầu là các thiết bị của Huawei, Xiaomi và Honor.

iPhone của Apple ngược lại đã chứng kiến ​​sự sụt giảm đáng kể, mức tăng trưởng về số lượng so với cùng kỳ năm trước là âm kể từ khi iPhone 15 ra mắt.

Kết quả, Huawei đã vượt qua iPhone để chiếm vị trí số 1 về thị phần.

Các nhà phân tích viết: “Chúng tôi tin rằng nhu cầu yếu ở Trung Quốc cuối cùng sẽ dẫn đến lượng xuất xưởng của iPhone 15 trên toàn cầu thấp hơn mức dự kiến vào năm 2023”. Đồng thời phân tích cũng cho biết thêm rằng xu hướng này cho thấy iPhone sẽ thua trước Huawei vào năm tới.

Về cơ bản, sự tăng trưởng về số lượng của Android không phụ thuộc vào việc giảm giá và cả việc giảm giá của iPhone, ngoại trừ các mẫu iPhone 15.

Ngoài ra, các nhà phân tích tại Morgan Stanley cũng đã cắt giảm mục tiêu giá đối với Apple từ 215 USD xuống còn 210 USD trong một báo cáo mới đây. Các nhà phân tích cho biết họ hiện “đề phòng hơn” với Apple vì những trở ngại về nguồn cung.

Họ cũng cắt giảm 8% kỳ vọng về iPhone trong quý.

Các nhà phân tích của Morgan Stanley cho biết họ sẽ theo dõi sát về tổng doanh thu, tăng trưởng doanh thu dịch vụ, tỷ suất lợi nhuận gộp và tăng trưởng doanh thu của Apple ở Trung Quốc trong thời gian tới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Nam Nguyen | MarketingTrips

Apple Storytelling: Đây là cách mà CEO Tim Cook kể chuyện thương hiệu

Apple từ lâu đã không còn là một thương hiệu xa lạ với phần đông mọi người trên toàn cầu, từ những chi tiêu khủng cho quảng cáo và Marketing, đến là thương hiệu có giá trị lớn nhất toàn cầu với gần 1000 tỷ USD, Apple thành công một phần là nhờ vào tài năng kể chuyện thương hiệu của các CEO, chẳng hạn như Tim Cook.

Apple Storytelling: Đây là cách mà CEO Tim Cook kể chuyện thương hiệu
Apple Storytelling: Đây là cách mà CEO Tim Cook kể chuyện thương hiệu

Khi Apple ra mắt các sản phẩm mới, chẳng hạn như là lần ra mắt “gây sốt” gần đây với iPhone 14 và Apple Watch Series 8, mọi diễn giả (speaker) đều có những sứ mệnh riêng trong buổi thuyết trình.

Một số là chuyên gia xây dựng sản phẩm, những người khác là chuyên gia kỹ thuật và một số nữa là đối tác của bên thứ ba (third-party partners).

Giám đốc điều hành Apple, Tim Cook, cũng như cách mà CEO quá cố Steve Jobs từng làm, đóng vai trò là người kể chuyện (Storyteller), một vai trò mà mọi doanh nhân hoặc nhà lãnh đạo doanh nghiệp nào cũng nên thực hiện trong buổi ra mắt hoặc giới thiệu một thứ gì đó mới từ thương hiệu.

Hiển nhiên, với tư cách “là người được chọn”, Tim Cook đã thấm nhuần được mọi bài học giao tiếp từ Steve Jobs. Steve Jobs hiểu rằng mọi người không mua sản phẩm máy tính vì “tốc độ và nguồn cấp dữ liệu”.

Thay vào đó, mọi người mua sản phẩm để giải quyết một vấn đề hay nỗi đau nào đó hoặc cũng có thể là để làm phong phú thêm cuộc sống của họ.

Tim Cook biết rằng sẽ có rất ít người đổ xô đến hệ thống các cửa hàng để mua Apple Watch Ultra mới vì nó có vỏ bằng titan 49 mm.

Nhưng họ đặc biệt có thể bị thu hút bởi những câu chuyện của những khách hàng thực sự tin tưởng Apple Watch.

Ví dụ, Tim Cook từng kể một câu chuyện về một phụ nữ trẻ đã ngủ gật trên ghế sau của chiếc máy bay nhỏ do cha cô lái. Cô tỉnh dậy khi máy bay lao qua những ngọn cây ở vùng núi tuyết bao phủ hẻo lánh.

Máy bay dù đã vỡ thành nhiều mảnh, và cũng đang ở một nơi rất xa trung tâm. Nhưng Apple Watch của cô ấy vẫn hoạt động. Sau đó Cô đã gọi dịch vụ khẩn cấp đến giải cứu.

Cũng tương tự như cách mà CEO Apple đã làm, rõ ràng là câu chuyện về khách hàng của bạn không quá kịch tính, nhưng bạn hoàn toàn có thể tiếp cận với nhiều câu chuyện đáng được kể và được nghe.

Dưới đây là một số cách mà bạn có thể học hỏi.

Đọc email.

Tim Cook nổi tiếng là người dậy sớm, ông thường dậy lúc 3:45 sáng và xem đó là thời điểm để ông bắt đầu một ngày mới. Vào buổi sáng yên tĩnh, không bị phân tâm, ông thường đọc email từ những người dùng của Apple.

Tất nhiên, Tim Cook không thể đọc tất cả chúng, nhưng ông nói rằng đọc là một phần thiết yếu trong ngày làm việc của ông vì nó cho phép ông nắm bắt được nhu cầu của thị trường.

Một trong số những bức thư đó với đoạn bắt đầu bằng “Dear Tim” chính là nguồn cảm hứng cho các buổi ra mắt sản phẩm gần đây của Apple.

Nó hấp dẫn bởi vì đơn giản nó là một câu chuyện, và hiển nhiên, so với việc bắt đầu câu chuyện bằng các thông tin khô khan về sản phẩm, nó hiệu quả hơn nhiều.

Hãy chủ động tìm kiếm.

Bạn có thể không như Apple, bạn có thể không có một lượng khách hàng khổng lồ sẵn sàng gửi email đến doanh nghiệp. Nhưng bạn vẫn còn rất nhiều cơ hội để tìm kiếm các câu chuyện của khách hàng.

Bạn có thể hỏi mọi người về những câu chuyện thông qua blog, email, bản tin hay đơn giản là thông qua các nền tảng mạng xã hội. Điều bạn cần nhớ là hãy hỏi chuyện thay vì yêu cầu hay ra lệnh cung cấp thông tin.

Đó có thể là “Bạn có hài lòng với các sản phẩm của chúng tôi không?”, “Bạn có muốn đề xuất thêm tính năng hay thành phần nào mới hay không?” hay “Sản phẩm đã giúp bạn cải thiện cuộc sống của mình như thế nào?” và…

Những câu chuyện là vô tận và bạn cũng có vô số cách để tìm thấy chúng miễn là bạn luôn trong tâm thế sẵn sàng để “bắt chuyện” với khách hàng của mình.

Học cách ghi lại những câu chuyện.

Buổi thuyết trình ra mắt sản phẩm mới gần đây của Apple được mở đầu bằng một đoạn video cho thấy một số khách hàng đã viết thư gửi cho CEO Tim Cook thông qua các đoạn video tự quay.

Rõ ràng, để có được những câu chuyện hay thước phim đó, một nhóm các nhà quay phim và biên tập viên đã phải làm việc hàng tuần hoặc hàng tháng trước khi ra mắt để thu thập dữ liệu và câu chuyện.

Khi bạn tìm thấy một câu chuyện hay của khách hàng, hãy nắm bắt nó. Sau đó, xin phép họ để sử dụng lại câu chuyện, cùng với những hình ảnh hoặc video mà bạn có thể đưa lên trang sản phẩm hoặc đưa vào quảng cáo.

Bạn sẽ thấy rằng trong hầu hết các trường hợp, những người là người hâm mộ thương hiệu của bạn đều vui mừng khi được chia sẻ câu chuyện riêng của họ.

Câu chuyện của khách hàng là thế, ở khắp mọi nơi nếu bạn thực sự cần.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh  | MarketingTrips   

Microsoft phải đặt Google làm công cụ tìm kiếm mặc định trên smartphone Surface Duo để được Google cấp giấy phép cho Android

CEO Microsoft Satya Nadella vừa đứng ra làm nhân chứng trong phiên tòa xét xử hành vi độc quyền thị trường tìm kiếm nhằm vào Google của Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ).

 Microsoft phải đặt Google làm công cụ tìm kiếm mặc định trên smartphone Surface Duo để được Google cấp giấy phép cho Android
Microsoft phải đặt Google làm công cụ tìm kiếm mặc định trên smartphone Surface Duo để được Google cấp giấy phép cho Android

Theo Neowin, DOJ đã mở một cuộc điều tra nhằm vào Google với cáo buộc công ty này đã lợi dụng vị thế của mình để tạo ra sự độc quyền trong lĩnh vực tìm kiếm.

Trong lời làm chứng của mình, ông Nadella đề cập rằng Microsoft đã chi khoảng 100 tỉ USD để xây dựng và phát triển công cụ tìm kiếm Bing.

Ông Nadella cũng lưu ý, mặc dù bị Google bỏ một khoảng cách rất lớn trên thị trường tìm kiếm nhưng Microsoft vẫn kiên trì với nó vì công ty xem đó là một danh mục phần mềm mà họ có thể đóng góp.

Trong lời khai, ông Nadella đề cập đến việc Google trả tiền cho Apple để giữ Google Search làm công cụ tìm kiếm mặc định trên thiết bị iOS.

CEO Nadella đặt câu hỏi rằng liệu Google có tiếp tục trả tiền nếu họ là công ty duy nhất trên thị trường tìm kiếm hay không, đồng thời cho biết Apple đang lợi dụng Microsoft để “tăng giá” mà họ nhận được từ Google.

Nói về sự thống trị của Google trên thị trường tìm kiếm, ông Nadella mô tả: “Bạn thức dậy vào buổi sáng, đánh răng và tìm kiếm trên Google”. Theo ông, Microsoft đang phải “cạnh tranh với công ty có 97% thị phần“.

Ông Nadella cũng chia sẻ về sở thích của người dùng đối với các dịch vụ. Ông cho biết việc chuyển đổi công cụ tìm kiếm trên PC khá dễ dàng, nhưng Google lại làm cho việc này trở nên phức tạp trên điện thoại di động.

Vào tuần trước, Phó chủ tịch Microsoft Jonathan Tinter cũng đưa ra lời khai cho biết Microsoft phải chấp nhận và đặt Google làm công cụ tìm kiếm mặc định trên smartphone Surface Duo để nhận được giấy phép Android từ Google.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Alphabet của Google mỗi năm đã chi gần 50 tỷ USD tiền lệ phí thanh toán cho các nền tảng bên thứ 3

Báo cáo của Google cho thấy công ty mẹ Alphabet mỗi năm đã chi gần 50 tỷ USD tiền lệ phí thanh toán cho các nền tảng bên thứ 3 đã giúp công cụ tìm kiếm của họ thu được lợi nhuận (TAC), ví dụ như Apple.

Alphabet của Google mỗi năm đã chi gần 50 tỷ USD tiền lệ phí thanh toán cho các nền tảng bên thứ 3
Alphabet của Google mỗi năm đã chi gần 50 tỷ USD tiền lệ phí thanh toán cho các nền tảng bên thứ 3

Apple đang ở trong tình cảnh đối mặt nhiều thách thức khi vụ kiện chống độc quyền với Google diễn ra tại thời điểm tình hình kinh doanh iPhone 15 không được thuận lợi.

Mặc dù là đối thủ của nhau ở mảng hệ điều hành smartphone, giữa iOS và Android nhưng Google lại trả hàng tỷ USD mỗi năm để được làm công cụ tìm kiếm mặc định cho Apple.

Chính điều này đã cho phép Google được tiếp cận lượng người dùng khổng lồ của nhà táo khuyết trong lĩnh vực tìm kiếm trực tuyến, đồng thời đóng góp đến 21% tổng doanh thu và 35% tổng lợi nhuận mảng kinh doanh dịch vụ của Apple.

Cả 2 ông lớn này đều từ chối công khai thỏa thuận này và khi vụ kiện chống độc quyền mà Bộ tư pháp Mỹ nhắm vào Google diễn ra, câu chuyện mới dần được hé lộ, đồng thời buộc các bên phải bày tỏ lập trường của mình trước tòa.

Trong khi Microsoft nhận thấy đây là cơ hội lớn để phá vỡ mối liên minh Apple-Google nhằm tạo cơ hội cho công cụ tìm kiếm Bing, vốn đã phát triển trong nhiều năm của mình thì tình hình trên lại chẳng phải tin tốt cho nhà táo khuyết.

Tờ WSJ nhận định mặc dù vụ kiện có thể kéo dài nhiều năm không đi đến hồi kết nhưng cũng sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu từ Google của Apple.

Tệ hơn, mọi chuyện diễn ra trong lúc tình hình kinh doanh của nhà táo khuyết tại Trung Quốc đang gặp nhiều thách thức.

Trong 3 tháng qua, giá cổ phiếu Apple đã giảm hơn 7% và trở thành cổ phiếu có thành tích tệ nhất trong số các Big Tech. Sự sụt giảm này tương đương với khoản bốc hơi hơn 220 tỷ USD vốn hóa trên thị trường chứng khoán.

Mịt mờ

Câu hỏi về tình hình kinh doanh của iPhone 15 tại Trung Quốc có thể sẽ được trả lời trong ngắn hạn khi Apple phải công bố báo cáo kết quả kinh doanh tài khóa quý IV/2023 vào ngày 2/11/2023, qua đó cho thấy có đúng là nhà táo khuyết đang bị Huawei thách thức trở lại hay không.

Những tin đồn về việc chính phủ Trung Quốc cấm các nhân viên quan chức dùng smartphone nước ngoài hay App Store của Apple bị siết quản lý theo tiêu chuẩn mới, cùng với đó là việc Huawei ra mắt dòng điện thoại 5G mới khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại.

Tuy nhiên, câu hỏi về dòng tiền hàng tỷ USD mỗi năm từ Google thì lại chẳng thể có lời giải đáp trong ngắn hạn.

Báo cáo của Google cho thấy công ty mẹ Alphabet mỗi năm đã chi gần 50 tỷ USD tiền lệ phí thanh toán cho các nền tảng bên thứ 3 đã giúp công cụ tìm kiếm của họ thu được lợi nhuận (TAC), ví dụ như Apple.

Thậm chí, nhà táo khuyết còn được cho là chiếm phần lớn trong khoản thanh toán này với lượng người dùng khổng lồ.

Số liệu cuối cùng được công khai là vào năm 2018 khi Apple nhận được 12,6 tỷ USD từ Google, sau đó hãng này không công bố chi tiết các khoản của TAC nữa.

Dẫu vậy, số liệu cho thấy chi phí TAC của Google đã tăng bình quân 34% mỗi năm trong giai đoạn 5 năm đến năm 2018.

Mặc dù cả 2 tập đoàn đều không tiết lộ con số cụ thể nhưng các công tố viên ước tính chúng có thể lên đến hơn 10 tỷ USD mỗi năm.

Trong khi đó chuyên gia phân tích Eric Sheridan của Goldman Sachs dự đoán con số có thể rơi vào khoảng 16-17 tỷ USD hàng năm.

Nếu đây là sự thật thì số tiền này tương đương 20% doanh thu mảng dịch vụ trong năm tài khóa này của Apple và sự thiếu hụt nguồn thu trên do rắc rối của vụ kiện Google có thể làm xấu báo cáo tài chính của nhà táo khuyết trong bối cảnh các cổ đông đang lo lắng vì tình hình kinh doanh iPhone 15 ở Trung Quốc.

Đối với Apple, nguồn thu từ Google là một khoản “béo bở” khi không cần quá nhiều chi phí như những mảng dịch vụ đang kinh doanh khác, đồng thời doanh thu cũng cao hơn các mảng Apple Music hay TV+.

Dự đoán của Goldman Sachs cho thấy nếu mất khoản thu từ Google thì hệ số lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (P/E) của Apple sẽ giảm 15% trong năm tài khóa 2025. Tuy nhiên con số này có thể giới hạn ở 10% nếu vụ việc chỉ giới hạn ở thị trường Mỹ.

Hướng đi nào cho tương lai?

Về tổng thể, Apple đang khá bối rồi vì phải rất cẩn trọng trong việc quyết định bước đi tiếp theo.

Việc thay thế công cụ tìm kiếm Bing của Microsoft cho Google không hề đơn giản và cũng chưa chắc đem lại nguồn thu tương đương bởi vụ kiện chống độc quyền trên có thể giới hạn các thương vụ như vậy.

Mặc dù Apple được cho là đã tự nghiên cứu phát triển công cụ tìm kiếm của bản thân hàng năm trời nhưng chưa có một dấu hiệu nào chứng minh nhà táo khuyết thực sự hứng thú với mảng này.

Thậm chí một số nguồn tin thân cận còn cho biết Microsoft đã dự đính bán Bing và công nghệ tìm kiếm trực tuyến của mình cho Apple nhưng vẫn bị từ chối.

Theo các chuyên gia, Apple dường như chỉ dùng Microsoft như là mồi nhử để Google tăng khoản phí phải trả.

Bằng chứng là sau khi có giai đoạn đàm phán với Microsoft năm 2013-2017, nhà táo khuyết đã quay lại với bản hợp đồng mới từ Google cùng thỏa thuận phân chia phần trăm doanh thu mới.

Ngoài ra, Apple cũng không muốn tốn thêm chi phí phát triển công cụ tìm kiếm trực tuyến khi Google đã làm quá tốt ở mảng này.

Xin được nhắc rằng Google có 25 năm đi trước nhà táo khuyết trong mảng dịch vụ tìm kiếm online.

Hơn nữa Apple cũng đã học được bài học tương tự từ thất bại ê chề khi cố gắng phát triển dòng chip điện tử cho riêng mình nhưng không thành công.

Tuy nhiên theo WSJ, vụ kiện chống độc quyền Google có lẽ sẽ là bước ngoặt để thúc đẩy Apple bắt đầu hành trình tìm con đường mới cho riêng mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Băng Băng | Markettimes

Apple cân nhắc chuyển từ Google sang DuckDuckGo cho công cụ tìm kiếm mặc định

Theo thông tin mới đây từ Reuters, Apple đang thảo luận với DuckDuckGo để sử dụng công cụ tìm kiếm này làm mặc định thay vì Google.

Apple cân nhắc chuyển sang DuckDuckGo từ Google cho công cụ tìm kiếm mặc định
Apple cân nhắc chuyển sang DuckDuckGo từ Google cho công cụ tìm kiếm mặc định

Theo đó, Apple đã tổ chức các cuộc đàm phán với DuckDuckGo với ý định là để thay thế Google của Alphabet làm công cụ tìm kiếm mặc định cho chế độ tìm kiếm riêng tư trên trình duyệt Safari.

Báo cáo cho biết, các cuộc đàm phán về các thỏa thuận tiềm năng giữa Microsoft (sở hữu công cụ tìm kiếm Bing) và Apple cũng như DuckDuckGo và Apple sẽ không được tiết lộ.

Các cuộc đàm phán giữa Apple với các công cụ tìm kiếm khác diễn ra trong bối cảnh Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc rằng Google, nền tảng hiện chiếm khoảng 90% thị phần mảng tìm kiếm, đã trả một cách bất hợp pháp tới 10 tỷ USD hàng năm cho các nhà sản xuất điện thoại thông minh như Apple và các nhà mạng không dây như AT&T hay các nhà cung cấp dịch vụ khác để được làm công cụ tìm kiếm mặc định trong các thiết bị của họ.

Giám đốc điều hành Microsoft Satya Nadella cho biết rằng những gã khổng lồ công nghệ đang cạnh tranh để có được những kho nội dung khổng lồ với mục tiêu đào tạo cho các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) của họ, và phàn nàn rằng Google đang tìm cách khóa nội dung bằng các thỏa thuận đắt tiền và độc quyền với các nhà xuất bản (Publisher).

Ông nói thêm rằng Microsoft đã tìm cách đặt công cụ tìm kiếm Bing của mình làm công cụ tìm kiếm mặc định trên điện thoại thông minh Apple nhưng đã bị từ chối.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips 

CEO Tim Cook: Apple đang phát triển hệ thống AI tương tự ChatGPT

CEO Tim Cook nói với báo chí Anh rằng Apple đang phát triển các hệ thống AI tổng quát (Generative AI) giống như ChatGPT và sẽ tuyển nhiều nhân sự chuyên về công nghệ AI này.

CEO Tim Cook: Apple đang phát triển hệ thống AI tương tự ChatGPT
CEO Tim Cook: Apple đang phát triển hệ thống AI tương tự ChatGPT

Sau khi Apple bày tỏ sự quan tâm về việc hỗ trợ hơn 500.000 việc làm tại Anh, Tim Cook cũng lên tiếng khẳng định công ty sẽ tăng cường nhân sự ở nước này bằng cảnh tuyển thêm nhân viên trong lĩnh vực AI.

Theo Evening Standard, CEO Apple cho biết AI hiện có mặt trên mọi sản phẩm của hãng. Ví dụ, Apple Watch tích hợp trí tuệ nhân tạo để cảnh báo va chạm, phát hiện rung nhĩ, ECG hay iPhone có tính năng dự đoán gõ phím.

Ngoài ra, hãng cũng đang nghiên cứu và phát triển một mô hình AI tạo sinh và sẽ cho ra mắt một dịch vụ giống ChatGPT.

Trước đó, theo The Information, Apple đang đầu tư cho nhiều mô hình trí tuệ nhân tạo khác nhau với chi phí hàng triệu USD mỗi ngày. Trong đó, nhóm phát triển AI đàm thoại có tên Foundational Model với khoảng 16 thành viên, gồm một số cựu kỹ sư AI của Google.

Nhóm Visual Intelligence sẽ phát triển AI tạo hình ảnh, trong khi một nhóm khác nghiên cứu “AI đa phương thức, có thể nhận dạng, tạo hình ảnh hoặc video cũng như văn bản”.

Thương hiệu này cũng phát triển chatbot nhưng theo hướng phục vụ tương tác với khách hàng sử dụng Apple Care. Ngoài ra, Apple cũng đưa AI vào việc hỗ trợ tự động hóa các tác vụ nhiều bước với Siri dễ dàng hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips