Skip to main content

Thẻ: influencer

Cộng đồng nhà sáng tạo nội dung được dẫn dắt bởi thương hiệu có thể là tương lai của Influencer Marketing

Trong thế giới mới, các hoạt động marketing đang thay đổi nhanh chóng để trở nên phù hợp hơn. Theo các dữ liệu hiện có, cộng đồng nhà sáng tạo nội dung được dẫn dắt bởi thương hiệu có thể là tương lai của Influencer Marketing (tiếp thị người có ảnh hưởng).

Cộng đồng nhà sáng tạo nội dung được dẫn dắt bởi thương hiệu có thể là tương lai của Influencer Marketing
Cộng đồng nhà sáng tạo nội dung được dẫn dắt bởi thương hiệu có thể là tương lai của Influencer Marketing

Về tổng thể, để hình thành nên mối quan hệ sâu sắc hơn, chân thực hơn với người tiêu dùng, các thương hiệu đang ưu tiên xây dựng những cộng đồng người sáng tạo riêng để giúp thương hiệu sản xuất nội dung, truyền cảm hứng cho sản phẩm, hỗ trợ tư vấn và đưa ra lời khuyên, và hơn thế nữa trong quá trình xây dựng các chiến dịch marketing.

Keith Bendes, phó chủ tịch chiến lược và quan hệ đối tác tại một agency cho biết: “Các thương hiệu đang tìm cách tăng cường mối quan hệ với những người có ảnh hưởng (Influencer) và người sáng tạo, quá trình hợp tác đang vượt ra khỏi những bài đăng thông thường trên các nền tảng mạng xã hội”.

Những người có ảnh hưởng và nhà sáng tạo nội dung giờ đây sẽ tham gia vào quá trình tư vấn sáng tạo, thử nghiệm sản phẩm, tìm nguồn cung thông tin chi tiết về ngành (Industry insights), v.v.”

Mới đây, thương hiệu bán lẻ Claire’s đã ra mắt The Collab, một nền tảng bao gồm một nhóm những người có ảnh hưởng chủ yếu là Gen Z và Gen Alpha, thường xuyên chia sẻ những nội dung, chiến dịch và cảm hứng từ Claire’s.

Các thành viên có trong The Collab sẽ có nhiều độ tuổi khác nhau, đến từ nhiều ngành nghề khác nhau, tuy nhiên họ có một điểm chung là có sức ảnh hưởng và từ đó có thể giúp thương hiệu truyền cảm hứng tới cộng đồng người tiêu dùng rộng lớn.

Theo cách tiếp cận tương tự, thương hiệu thời trang Pacsun đã ra mắt The Pacsun Collective, kêu gọi cộng đồng người sáng tạo nội dung, nhiếp ảnh gia, nhà quay phim, nhà tạo mẫu, nhà thiết kế, nhạc sĩ và nghệ sĩ kỹ thuật số của thương hiệu tham gia vào quá trình sáng tạo của thương hiệu, đồng thời giúp định hình các chiến dịch cũng như sản phẩm của Pacsun.

Khi “tính xã hội” là chất xúc tác chính của văn hóa ngày nay và khi yếu tố văn hóa sẽ quyết định mức độ phù hợp của thương hiệu với người tiêu dùng, nhiều thương hiệu nhanh chóng nhận ra rằng những người hiểu rõ cái gọi là xã hội nhất là những nguồn tài nguyên quý giá nhất, từ tham gia vào quá trình lên ý tưởng, sáng tạo, sản xuất nội dung đến định hướng thị trường.

Ở giai đoạn phát triển tiếp theo của Influencer Marketing, các thương hiệu sẽ có nhiều cơ hội hơn để tận dụng giá trị do những người sáng tạo nội dung mang lại khi coi họ là một phần liền mạch của thương hiệu, một “điểm sản xuất nội dung và truyền cảm hứng” cho thương hiệu thay vì chỉ đơn giản là các mối quan hệ tài trợ đơn thuần.

Trong năm 2024 và những năm tới, khi nền kinh tế nhà sáng tạo tiếp tục phát triển, xu hướng này sẽ ngày càng phát triển và được ứng dụng nhiều hơn nữa.

  • Hơn một nửa (51%) các thương hiệu và agency tại Mỹ cho biết họ sẽ tập trung hơn một phần hoặc đáng kể vào quảng cáo của người sáng tạo và người có ảnh hưởng hoặc các mối quan hệ đối tác khác vào năm 2024, theo báo cáo tháng 11 năm 2023 từ Cục Quảng cáo Tương tác (IAB).
  • Theo IAB, 44% nhà quảng cáo ở Mỹ kỳ vọng sẽ tăng cường đầu tư vào nội dung của người sáng tạo vào năm 2024.

Đối với các thương hiệu vốn tập trung vào những người tiêu dùng trẻ ví dụ như Gen Z, một mối quan hệ đối tác có ý nghĩa với cộng đồng nhà sáng tạo cũng sẽ vô cùng có giá trị:

  • Theo một cuộc khảo sát của YouGov tháng 1 năm 2024, hơn một nửa (52%) người trưởng thành ở Mỹ từ 18 đến 28 tuổi cho biết quyết định mua hàng của họ bị ảnh hưởng bởi những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội ở mức độ nào đó hoặc rất thường xuyên.
  • 31% người tiêu dùng Gen Z ở Mỹ cho biết họ tương tác với những người có ảnh hưởng từ các chiến dịch marketing ít nhất một lần một tuần, theo dữ liệu tháng 11 năm 2023 từ Nfinite.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Sai lầm của công ty mẹ Budweiser khi sử dụng người có ảnh hưởng là người chuyển giới

Nhà sản xuất bia lớn nhất thế giới Budweiser có thể đã mất tới 1,4 tỷ USD doanh thu do phản ứng dữ dội của người tiêu dùng đối với mối quan hệ hợp tác ngắn ngủi của thương hiệu với một người có ảnh hưởng (Influencer) là người chuyển giới để quảng cáo bia Bud Light.

Sai lầm của công ty mẹ Budweiser khi sử dụng người có ảnh hưởng là người chuyển giới
Sai lầm của công ty mẹ Budweiser khi sử dụng người có ảnh hưởng là người chuyển giới

Mới đây, Anheuser-Busch InBev đã báo cáo doanh thu kỷ lục năm 2023 nhưng cho biết “tiềm năng tăng trưởng toàn diện của họ đã bị hạn chế” bởi hoạt động kinh doanh tại Mỹ, nơi doanh số bán hàng bị ảnh hưởng do đợt tẩy chay Bud Light vì một bài đăng trên Instagram hợp tác với Dylan Mulvaney.

Ở Bắc Mỹ, organic revenue của Anheuser-Busch InBev đã giảm 1,4 tỷ USD vào năm ngoái do doanh số bán bia theo số lượng sụt giảm trong khu vực. Nguyên nhân chủ yếu là do doanh số bán Bud Light ở Mỹ sụt giảm. Trong khi đó, bia chiếm phần lớn doanh thu của AB InBev.

Doanh số bán hàng của Bud Light sụt giảm sau khi công ty hợp tác với Mulvaney vào tháng 4 năm ngoái, gây ra phản ứng dữ dội chống người chuyển giới và người tiêu dùng kêu gọi tẩy chay.

Cơn bão kể trên thậm chí đã giúp hãng bia Modelo Especial của Mexico soán ngôi Bud Light vào tháng sau đó với tư cách là loại bia bán chạy nhất nước Mỹ, danh hiệu mà thương hiệu này đã nắm giữ trong hơn hai thập kỷ.

Giám đốc điều hành Michel Doukeris nói với các nhà đầu tư hôm thứ năm rằng từ tháng 5 đến tháng 2, Bud Light chỉ phục hồi được 1,2 điểm phần trăm thị phần đã mất. Ông nói, tốc độ phục hồi đang tăng lên, nhưng vẫn chỉ ở mức 0,1 đến 0,2 điểm phần trăm cứ sau ba đến bốn tuần.

“Đó không phải là tốc độ nhanh như chúng tôi mong đợi hay mức chúng tôi đang nỗ lực đạt được. Tuy nhiên, vẫn có sự tiến bộ”, ông nói thêm.

Một số nhà phân tích không ấn tượng với sự phục hồi được công ty tiết lộ cho đến nay.

Deinfluencing hay Deinfluencer là gì? Xu hướng đi ngược với các Influencer

Nếu như các Influencer gắn liền với việc thúc đẩy các xu hướng mua sắm (ví dụ từ các chiến dịch Influencer Marketing), Deinfluencer ngược lại kêu gọi người tiêu dùng hạn chế mua sắm, đặc biệt là với những thứ không cần thiết.

Deinfluencing là gì? và Deinfluencer là ai?

Bạn hãy cứ tưởng tượng thế này, nếu bạn từng sở hữu một chiếc áo len cho những ngày đông, khi thời tiết se lạnh tràn về, thật khó để có thể cưỡng lại những ngôn ngữ quảng cáo từ các thương hiệu thời trang như “Len nguyên chất 100%, ấm cúng, bền vượt thời gian…”.

Tuy nhiên thay vì sẽ chọn mua ngay một chiếc áo mới, có không ít người sẽ bắt đầu đánh giá về mức độ ảnh hưởng của những sản phẩm này tới môi trường hay thậm chí là xem xét đến khía cạnh bảo vệ động vật nếu những sản phẩm đó được làm từ các bộ phận của động vật.

Lĩnh vực thời trang nhanh hiện là một trong các ngành đang chứng kiến xu hướng này khi ngày càng có nhiều người dùng chọn cách đi ngược lại với các xu hướng mua sắm được kêu gọi từ những người có ảnh hưởng, họ đánh giá nhiều khía cạnh về môi trường trước khi ra quyết định mua hàng.

Những người đi ngược lại với xu hướng này được gọi là Deinfluencer và xu hướng họ theo đuổi gọi là Deinfluencing.

Thay vì với những người có ảnh hưởng (Influencer), những người này thường khuyến khích và kêu gọi những người theo dõi họ chạy theo các xu hướng mới, Deinfluencer ngược lại sẽ nói với những người theo dõi họ rằng không nên mua những thứ không cần thiết hoặc không nên mua các sản phẩm mà quá trình sản xuất và tiêu thụ nó đi kèm với các tác động tiêu cực tới môi trường.

Xu hướng Deinfluencing đã được nổi lên trong bối cảnh suy thoái kinh tế và khi cái gọi là chủ nghĩa tiêu dùng phát triển tràn lan.

Chủ nghĩa tiêu dùng hay còn được gọi là Chủ nghĩa tiêu thụ, trong tiếng Anh có nghĩa là Consumerism, là ý tưởng cho rằng việc tăng cường tiêu thụ các hàng hóa và dịch vụ mua trên thị trường luôn là mục tiêu mong muốn và hạnh phúc của một người tiêu dùng nào đó.

Về cơ bản, sự hạnh phúc và thoả mãn của các nhóm người tiêu dùng này phụ thuộc vào việc họ có được tiêu dùng, mua sắm và sở hữu của cải vật chất hay không. Chủ nghĩa tiêu dùng gắn liền với yếu tố Vật chất hơn là Tinh thần.

Theo ý nghĩa kinh tế, chủ nghĩa tiêu dùng có liên quan đến ý tưởng rằng hoạt động chi tiêu của người tiêu dùng là động lực chính của nền kinh tế và khuyến khích người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn là mục tiêu chính của các chính sách.

Từ quan điểm này, chủ nghĩa tiêu dùng là một hiện tượng tích cực nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, nhiều quan điểm khác lại cho rằng việc coi động lực để có được nhiều của cải vật chất là gốc rễ của nhiều vấn đề, bao gồm việc gây lo lắng cho cá nhân và làm xói mòn cơ cấu xã hội.

Một lý do khác khiến cho xu hướng Deinfluencing phát triển đó là khi ngày càng có nhiều người tiêu dùng chọn cách mua sắm trực tuyến, nơi mà người mua hàng không thể nhìn kỹ mặt hàng trước khi mua hay không thể đánh giá được vấn đề chất lượng của sản phẩm, điều này làm cho nhiều người tiêu dùng chọn mua những thứ không phù hợp, mua mà không sử dụng và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Trung Quốc tìm cách chặn sức ảnh hưởng từ những người có ảnh hưởng

Việc thực hiện yêu cầu “người có ảnh hưởng” (Influencer) sử dụng tên thật trên mạng xã hội nhằm mục đích thúc đẩy các tài khoản “tự truyền thông” có ảnh hưởng phải chịu trách nhiệm tương ứng khi thảo luận về các chủ đề nóng trên mạng xã hội.

Trung Quốc tìm cách chặn sức ảnh hưởng từ những người có ảnh hưởng
Trung Quốc tìm cách chặn sức ảnh hưởng từ những người có ảnh hưởng

Reuters cho hay quy định mới yêu cầu các tài khoản “tự truyền thông” của những người có ảnh hưởng không được để ẩn danh.

Quy định áp dụng cho các mạng xã hội phổ biến nhất của Trung Quốc, bao gồm công cụ tìm kiếm Baidu, Douyin (TikTok của Trung Quốc), ứng dụng nhắn tin WeChat, trang web chia sẻ video Bilibili, ứng dụng thương mại điện tử xã hội Xiaohongshu và nền tảng tiểu blog Weibo.

“Tự truyền thông” được hiểu là việc truyền tải những tin tức, hình ảnh, video, thông tin … chưa được chính phủ phê duyệt.

Phản ứng về quy định mới, một số nền tảng như WeChat và Sina Weibo cho biết trước tiên họ sẽ mời các tài khoản có hơn 1 triệu người theo dõi trở lên công khai thông tin tên thật của mình.

Việc thực hiện yêu cầu “người có ảnh hưởng” (Influencer) sử dụng tên thật trên mạng xã hội nhằm mục đích thúc đẩy các tài khoản “tự truyền thông” có ảnh hưởng phải chịu trách nhiệm tương ứng khi thảo luận về các chủ đề nóng trên mạng xã hội.

Các tài khoản của những người có sức ảnh hưởng có thể ảnh hưởng lớn đến việc định hướng dư luận so với người dùng thông thường. Weibo cho biết các động thái này nhằm mục đích thúc đẩy hơn nữa một hệ sinh thái trực tuyến lành mạnh.

Do đó, bất kỳ người dùng phổ biến nào không tuân thủ chính sách mới này sẽ bị hạn chế lưu lượng truy cập trực tuyến và bị giảm thu nhập mà họ có thể tạo ra trên mỗi nền tảng.

Dẫu vậy, quy định bắt buộc hiển thị thông tin tên thật đã gây lo ngại về doxxing và quyền riêng tư giữa một số người dùng. Doxing là một hình thức đe dọa trực tuyến khi thông tin cá nhân của người dùng được công khai trên mạng xã hội.

Trung Quốc là một trong những quốc gia áp dụng các biện pháp quản lý internet nghiêm ngặt nhất thế giới. Các chuyên gia cho rằng động thái mới nhất nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dùng trực tuyến Trung Quốc.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Instagram mở rộng chương trình kiếm tiền cho nhà sáng tạo nội dung

Các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) trên Instagram tại nhiều quốc gia hơn hiện có thể thiết lập tính năng có trả phí (subscription) cho tài khoản của mình để kiếm thêm thu nhập.

Instagram mở rộng chương trình kiếm tiền cho nhà sáng tạo nội dung
Instagram mở rộng chương trình kiếm tiền cho nhà sáng tạo nội dung

Theo thông báo mới đây của Instagram, ngoài Mỹ, hiện các nhà sáng tạo tại nhiều quốc gia hơn có thể thiết lập gói thuê bao trên tài khoản của mình để gia tăng thu nhập.

Cụ thể, 10 quốc gia khác hiện có thể khai thác tính năng này bao gồm:

  • Australia
  • Brazil
  • Canada
  • France
  • Germany
  • Italy
  • Japan
  • Mexico
  • Spain
  • United Kingdom

Ngoài các quốc gia nói trên, mạng xã hội Instagram cho biết nền tảng sẽ tiếp tục mở rộng tính năng này trong những tháng tới, cho phép những người sáng tạo nội dung trên toàn thế giới kiếm được nhiều tiền hơn từ những người theo dõi họ.

Tính năng đăng ký (Subscription) là gì trên Instagram?

Cũng tương như các nền tảng khác, tính năng đăng ký có trả phí (subscription) trên Instagram cho phép các nhà sáng tạo hay thương hiệu (ví dụ như tính năng đăng ký thuê bao trên Netflix và Amazon Prime) thiết lập quyền truy cập nội dung độc quyền của tài khoản, để xem nội dung, người xem phải đăng ký (Subscribe) và thanh toán.

Ngoài việc được quyền truy cập vào những nội dung độc quyền, người đăng ký còn được trải nghiệm một số tính năng nâng cao khác như ưu tiên xem phát trực tiếp và hơn thế nữa từ nhà sáng tạo.

Instagram Subscription hoạt động như thế nào?

Theo Instagram, hiện các thương hiệu, người có ảnh hưởng (Influencer) hay nhà sáng tạo có quyền tự do đặt mức giá hàng tháng cho người xem.

Sau khi đăng ký, người xem sẽ mở khóa nút “Đăng ký” (Subscribe) trên tài khoản của nhà sáng tạo (tương tự như trên YouTube).

Người đăng ký sẽ có một số quyền lợi như:

  • Được xem các nội dung, bản live hay câu chuyện chỉ dành cho người có đăng ký.
  • Nội dung nổi bật: Mọi nội dung mới mà người sáng tạo chia sẻ sẽ tự động được lưu vào phần nội dung nổi bật chỉ khả dụng với những người đăng ký.
  • Xem livestream độc quyền: Những người theo dõi có trả phí cũng có thể được cấp quyền truy cập để xem các bản phát trực tiếp độc quyền.
  • Huy hiệu người đăng ký: Người đăng ký cũng sẽ xuất hiện cùng với một huy hiệu bên cạnh tên của họ khi họ nhận xét về bài đăng.

Instagram chia sẻ:

  • Sáng tạo và chia sẻ những nội dung độc quyền với người đăng ký là một cách hiệu quả để xây dựng cộng đồng với nhiều sự gắn kết hơn.
  • Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư vào các công cụ mới giúp người sáng tạo kiếm được nhiều tiền hơn trong tương lai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Người có ảnh hưởng là gì? Phân loại “Người có ảnh hưởng”?

Cùng tìm hiểu về các khái niệm và lý thuyết xoay quanh thuật ngữ “Người có ảnh hưởng” (hay còn được gọi trong tiếng Anh là Influencer) như: Người có ảnh hưởng là gì? Họ là ai? Phân loại Người có ảnh hưởng (Người ảnh hưởng, Người có sức ảnh hưởng)? Tìm hiểu về nghề Người có ảnh hưởng trên mạng? Vai trò của Người có ảnh hưởng đối với thương hiệu hay các hoạt động marketing? 

người có ảnh hưởng là gì
Người có ảnh hưởng là gì? Tìm hiểu về nghề “Người có ảnh hưởng?

Được nổi lên chủ yếu dưới cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và sự ảnh hưởng ngày càng sâu rộng của các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok hay Instagram, thuật ngữ hay cụm từ “Người có ảnh hưởng” đề cập đến tất cả những cá nhân có sức ảnh hưởng đến người khác và thường gắn liền với các hành động cụ thể chẳng hạn như ảnh hưởng đến việc ra một quyết định nào đó.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips.com phân tích trong bài bao gồm:

  • Người có ảnh hưởng là gì hay Họ là ai?
  • Tổng quan về nghề Người có ảnh hưởng trên mạng.
  • Phân loại các kiểu Người có ảnh hưởng hiện có trên thị trường.
  • Phân biệt Người có ảnh hưởng với KOLs.
  • Cách trở thành một Người có ảnh hưởng chuyên nghiệp.
  • Vai trò chính của những Người có ảnh hưởng trong marketing hay đối với thương hiệu là gì?
  • FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ Người có ảnh hưởng.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Người có ảnh hưởng là gì? Họ là ai?

Người có ảnh hưởng trong tiếng Anh có nghĩa là Influencer.

Người có ảnh hưởng” là khái niệm đề cập đến tất cả những cá nhân có khả năng gây ảnh hưởng đến người khác, đặc biệt là có thể làm thay đổi suy nghĩ và hành vi của họ.

Người có ảnh hưởng là thuật ngữ chung mang tính đại diện cho tất cả những người có sức ảnh hưởng dù cho họ đang làm việc trong lĩnh vực cụ thể là gì, họ ảnh hưởng trong phạm vi nào hay độ lớn của những nhóm đối tượng theo dõi (bị ảnh hưởng) họ.

Đặc điểm rõ ràng nhất để nhận diện một cá nhân nào đó là Người có ảnh hưởng đó là sức ảnh hưởng của họ đến hành vi, tâm lý và thậm chí là các hành động cụ thể của đối tượng theo dõi họ.

Tuỳ theo từng mức độ ảnh hưởng hay lĩnh vực cụ thể mà những Người có ảnh hưởng cũng được chia thành các nhóm hay có những tên gọi khác nhau, bạn có thể xem chi tiết ở các phần tiếp theo của bài viết này.

Người có ảnh hưởng còn được gọi là Người ảnh hưởng hoặc Người có sức ảnh hưởng.

Nghề Người có ảnh hưởng là gì?

Cũng tương tự như nghề marketing, Người có ảnh hưởng cũng có thể được coi là một ngành hay nghề chính thức với một số người.

Về mặt tổng thể, có thể phân ngành nghề Người có ảnh hưởng thành 2 nhóm đó là những người được đào tạo để trở thành một Người có ảnh hưởng nói chung và những người kinh doanh trong lĩnh vực này, tức là những cá nhân hay tổ chức chuyên đào tạo và sử dụng Người có ảnh hưởng vào công việc kinh doanh của họ.

Phân loại các kiểu Người có ảnh hưởng hiện có trên thị trường.

Như đã phân tích ở trên, Người có ảnh hưởng vốn là danh từ chung được sử dụng mang tính đại diện cho tất cả những ai có một sức ảnh hưởng nhất định đến một nhóm người hay cộng đồng cụ thể nào đó.

Cũng tương tự các khái niệm marketing, tuỳ theo từng cách phân loại khác nhau, “Người có ảnh hưởng” cũng có thể được phân loại thành các nhóm hay tên gọi khác nhau.

Một số phương pháp phân loại phổ biến nhất là theo số lượng người theo dõi (followers), theo loại nội dung (content type) và theo mức độ ảnh hưởng của người đó đến các nhóm đối tượng đang theo dõi họ.

Ngoài ra, bạn cũng có thể phân loại Người có ảnh hưởng theo các thị trường ngách (niche market) mà họ đang làm việc và có sức ảnh hưởng.

Dưới đây là chi tiết các loại Người có ảnh hưởng phổ biến nhất.

Phân loại Người có ảnh hưởng theo số lượng người theo dõi.

Vốn được sinh ra chủ yếu trong bối cảnh các nền tảng mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, Người có ảnh hưởng gắn liền với các chỉ số theo dõi trên các nền tảng này như lượt thích (Like), lượt bình luận (Comment), lượt chia sẻ (Share), lượt tiếp cận (Reach) hay số lượng người theo dõi (Follower) họ.

Theo thứ tự từ lớn đến nhỏ, Người có ảnh hưởng được phân loại theo 4 kiểu bao gồm: Mega-Influencer (những người có lượng theo dõi rất lớn), Macro-Influencer (những người có lượng theo dõi lớn), Micro-Influencer (những người có lượng theo dõi nhỏ) và Nano-Influencer (những người có lượng người theo dõi rất nhỏ).

Mega Influencer (Người có ảnh hưởng lớn).

Mega Influencer là những người có ảnh hưởng rất lớn khi họ sở hữu một lượng người theo dõi khủng trên các nền tảng mạng xã hội (chủ yếu).

Mặc dù không có bất cứ một quy tắc cố định nào về số lượng người theo dõi gắn liền với các cách phân loại Người có ảnh hưởng, những Mega Influencer thường là những người có trên 1 triệu người theo dõi trên một nền tảng mạng xã hội riêng biệt nào đó.

Nhiều Mega Influencer là những người nổi tiếng được nhiều người biết đến (ngay cả ở ngoại tuyến) – họ có thể là những ngôi sao điện ảnh, những vận động viên thể thao, ca nhạc sĩ và thậm chí là những doanh nhân đang điều hành các doanh nghiệp cụ thể.

Bạn có thể nghĩ ngay về Elon Musk trong ví dụ này, người hiện có hơn 96 triệu người theo dõi trên mạng xã hội Twitter.

Bởi thế mạnh là có số lượng người theo dõi lớn, chỉ có những thương hiệu lớn mới sử dụng Mega Influencer trong các chiến dịch marketing hay truyền thông của họ.

Macro Influencer (Người có ảnh hưởng có lượng theo dõi lớn).

Có phần nhỏ hơn so với các Mega Influencer, Macro Influencer là người có ảnh hưởng cũng tương đối lớn và thường là sự lựa chọn tối ưu của các marketer.

Macro Influencer có số người theo dõi nằm trong khoảng từ 40.000 đến dưới 1 triệu trên từng mạng xã hội riêng lẻ (không cộng dồn người theo dõi giữa các nền tảng lại).

Cũng tương tự như những Mega Influencer, các Macro Influencer có thể là những ca sỹ, diễn viên, hay một nghệ nhân nào đó, tuy nhiên họ chưa có sức ảnh hưởng rộng lớn hoặc chỉ có sức ảnh hưởng trên một số môi trường nhất định (chẳng hạn như internet).

Nằm trong chiến lược tổng thể của thương hiệu, những người có ảnh hưởng lớn như Mega Influencer và Macro Influencer thường được sử dụng với mục tiêu là xây dựng độ nhận biết thương hiệu (Brand Awareness) hay mức độ yêu thích của người dùng với thương hiệu.

Micro Influencer (Người có sức ảnh hưởng nhỏ).

Micro Influencer có thể hiểu là những người có ảnh hưởng nhỏ hoặc vi mô, những người thường được biết đến với tư cách là một chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể nào đó.

Mặc dù hiện không có quy định nào về số lượng người theo dõi của các Micro Influencer, bạn có thể coi những người này có từ 1.000 đến dưới 40.000 người theo dõi trên một nền tảng mạng xã hội riêng lẻ.

Khác với những người có ảnh hưởng lớn, khi họ có rất nhiều người biết hay thậm chí là có cả 1 ekip phụ trách việc họ hợp tác với các thương hiệu, người có ảnh hưởng nhỏ thường ít ai biết đến trừ khi bạn chủ động tìm kiếm và tiếp cận họ.

Với số lượng người theo dõi khiêm tốn, những Micro Influencer thường ít được sử dụng để xây dựng độ nhận biết thương hiệu, thay vào đó họ là những “cánh tay đắc lực” giúp thương hiệu kết nối ở một cấp độ gần và sâu hơn với người tiêu dùng.

Chẳng hạn nếu bạn là người phụ trách marketing của một thương hiệu về sữa dành cho trẻ em, trong khi các bác sỹ chuyên khoa Nhi có thể không giúp thương hiệu tiếp cận với hàng triệu người dùng mục tiêu, họ có khả năng thuyết phục những người mẹ cao hơn.

Ngoài việc các thương hiệu thường phải trả phí khi cộng tác với các Micro Influencer, trong không ít các trường hợp, thương hiệu có thể nhận được sự hỗ trợ miễn phí từ họ.

Cũng tương tự như ví dụ về thương hiệu sữa dành cho trẻ em nói trên, nếu bạn tổ chức một sự kiện mang tính cộng đồng dành cho những người mẹ có thể có các bí quyết để chăm sóc em bé tốt hơn thay vì là quảng cáo đơn thuần, những người có ảnh hưởng nhỏ mà trong trường hợp này chính là các bác sỹ khoa Nhi sẽ có thể tham gia tư vấn miễn phí.

Nano Influencer (Người có sức ảnh hưởng siêu nhỏ).

Kiểu người có ảnh hưởng cuối cùng trong cách phân loại theo lượng người theo dõi đó là Nano Influencer, những người có ảnh hưởng rất nhỏ hoặc siêu nhỏ.

Những người này chỉ có một số lượng nhỏ người theo dõi, nhưng họ là những chuyên gia trong một lĩnh vực ít người biết đến hoặc chuyên môn cao.

Trong nhiều trường hợp, các Nano Influencer thường có ít hơn 1.000 người theo dõi – và vì họ không phải là người nỗi tiếng, họ thường sẵn sàng tương tác với các nhóm đối tượng mục tiêu nhiều hơn so với các kiểu người có ảnh hưởng nói trên.

Trong khi nhiều thương hiệu coi những người có ảnh hưởng nano là không quan trọng, họ có thể trở thành một “tài sản quý giá” đối với các doanh nghiệp hay thương hiệu có các sản phẩm chuyên biệt.

Ví dụ bạn đang kinh doanh những loại máy công nghiệp nào đó chẳng hạn, những kỹ sư công nghiệp ít người biết đến lại có thể là những người có thể giúp người mua tin tưởng và an tâm hơn khi sử dụng sản phẩm.

Phân loại Người có ảnh hưởng theo loại hay kiểu nội dung.

Khi những người có ảnh hưởng gắn liền với các nền tảng mạng xã hội, tuỳ vào từng nền tảng mạng xã hội khác nhau hay những gì mà họ đang tập trung vào, những Người có ảnh hưởng khi này cũng sẽ được chia thành các kiểu khác nhau.

Blogger.

Bloggers là khái niệm được sử dụng để chỉ những cá nhân thường xuyên xây dựng và phân phối nội dung (bài đăng) trên các nền tảng website (riêng) của họ.

Tuỳ vào từng sở thích khác nhau, những gì họ viết có thể là về du dịch, ẩm thực hay marketing chẳng hạn.

Nếu một blogger nổi tiếng nào đó đề cập một cách tích cực đến sản phẩm hay dịch vụ của bạn trong một bài đăng trên Blog của họ, điều này có thể dẫn đến việc những người ủng hộ blogger đó sẽ muốn dùng thử sản phẩm của bạn.

Nếu một blog đủ lớn và đủ ảnh hưởng, bạn có thể mua một bài đăng được tài trợ trên trang của họ.

YouTuber.

Trong khi các nền tảng video vẫn tiếp tục chiếm nhiều ưu thế nhất trong việc được người tiêu dùng đón nhận, những YouTuber tức những người có ảnh hưởng trên YouTube sẽ là một lựa chọn khác cho các thương hiệu.

Podcaster.

Podcast Marketing hiện không còn là một khái niệm mới với những người làm marketing nói chung. Bằng cách đơn giản hoá quá trình tương tác với các nhóm đối tượng mục tiêu, Podcast (những nội dung bằng âm thanh) cũng là một cách khác để thương hiệu có thể tương tác với người dùng.

Khi nhu cầu tiêu thụ Podcast tiếp tục tăng lên, Podcaster sẽ là những Người có ảnh hưởng mà các thương hiệu có thể cộng tác.

Phân loại Người có ảnh hưởng theo cấp độ ảnh hưởng.

Cách phân loại Người có ảnh hưởng cuối cùng là phân loại theo cấp độ ảnh hưởng hay mức độ “quyền lực” của họ đối với các nhóm đối tượng mục tiêu.

Theo cách phân loại này, Người có ảnh hưởng được chia thành 2 nhóm chính đó là Celebrities (những người nổi tiếng) và KOL (những người đóng vai trò là người lãnh đạo, những chuyên gia có sức ảnh hưởng lớn).

Celebrities.

Celebrities (thường được gọi tắt là Celeb) là những người nổi tiếng và những người này chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực giải trí, họ thường là những ca sĩ, diễn viên hay người mẫu thời thượng nào đó.

Celebrities có lượng theo dõi lớn và không chỉ nổi tiếng trên các nền tảng mạng xã hội hay môi trường internet, họ còn được biết đến rộng rãi từ các môi trường ngoại tuyến.

Những cái tên như James Bond hay Bi Rain chính là những Celeb chính hiệu.

KOL.

KOL là từ viết tắt của Key Opinion Leader, là khái niệm đề cập đến những người có khả năng gây ảnh hưởng đến một nhóm người nhất định trong xã hội.

Các KOL có thể là những nhà lãnh đạo doanh nghiệp, những nhà lãnh đạo tư tưởng ngành, những chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể nào đó hay thậm chí là các nhà chính trị gia.

Một trong những điểm nhận dạng rõ ràng nhất về các KOL là khả năng được nhìn nhận bởi công chúng, mức độ tín nhiệm, khả năng ảnh hưởng của họ trên các phương tiện truyền thông đại chúng (mass media) hay mức độ liên quan của họ đến đối tượng mục tiêu.

Sự khác biệt giữa “Người có ảnh hưởng” với KOLs là gì?

Như đã phân tích ở trên, trong khi Người có ảnh hưởng là khái niệm sử dụng chung cho tất cả những người ảnh hưởng, KOL hay các Key Opinion Leader đề cập trực tiếp đến những Người có ảnh hưởng là những chuyên gia hay nhà lãnh đạo trong từng lĩnh vực cụ thể.

Người có ảnh hưởng trên mạng xã hội là gì?

Theo dữ liệu từ Statista, đến năm 2022, toàn thế giới có khoảng 4 tỷ người dùng mạng xã hội và con số này sẽ tiếp tục tăng trưởng và dự kiến chạm mốc 4.5 tỷ vào năm 2025.

Khi các nền tảng mạng xã hội (Social Media) tiếp tục là nơi mà người dùng chọn để giải trí, làm việc và hơn thế nữa, những Người có ảnh hưởng từ các nền tảng này sẽ tiếp tục phát triển và là một phần không thể thiếu trong bức tranh ngành Người có ảnh hưởng.

Người có ảnh hưởng trên mạng xã hội chính là những người có sức ảnh hưởng chủ yếu trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok hay Instagram, điều này có nghĩa là có thể không ai biết đến họ từ các nền tảng hay môi trường khác.

Cách trở thành một Người có ảnh hưởng chuyên nghiệp (theo đúng nghĩa).

Cách trở thành một Người có ảnh hưởng chuyên nghiệp (theo đúng nghĩa).
Cách trở thành một Người có ảnh hưởng chuyên nghiệp (theo đúng nghĩa).

Điều đầu tiên bạn cần trả lời trước khi nói đến các công việc cần làm để trở thành một Người có ảnh hưởng chuyên nghiệp đó là trong các loại Người có ảnh hưởng nói trên, đâu là kiểu mà bạn muốn hướng tới trong tương lai, hay nói cách khác, bạn muốn bạn là ai và làm gì.

Trong khi để trở thành những kiểu Người có ảnh hưởng khác nhau, bạn cần những kỹ năng, năng lực và con đường khác nhau, dưới đây là những bước cơ bản bạn cần làm để trở thành một Người có ảnh hưởng chuyên nghiệp trong bất cứ lĩnh vực nào.

Bước 1: Tìm kiếm thị trường ngách của bạn.

Như đã phân tích ở trên, trở thành một Người có ảnh hưởng có nghĩa là bạn cần trở thành một chuyên gia hay nổi tiếng trong một lĩnh vực cụ thể nào đó.

Nếu bạn là người thích và giỏi thể thao, bạn có thể trở thành một Người có ảnh hưởng trong lĩnh vực thể thao như cách mà cầu thủ Cristiano Ronaldo đã và đang làm.

Bạn có thể sử dụng đến ma trận SWOT nếu bạn vẫn còn chưa biết bạn giỏi hay có thế mạnh về điều gì.

Bước 2: Chọn nền tảng mạng xã hội nơi bạn sẽ toả sáng.

Tuỳ vào từng thị trường ngách khác nhau mà bạn đã chọn ở Bước 1 trước đó mà bạn có thể cần chọn các nền tảng khác nhau như TikTok, Instagram hay YouTube.

Chẳng hạn nếu đối tượng mục tiêu của bạn là những bạn Gen Z, thì TikTok có thể phù hợp hơn, ngược lại nếu bạn muốn tiếp cận những chuyên gia, LinkedIn là nơi hoàn hảo.

Ngoài việc dựa vào các đối tượng mục tiêu để xác định đúng nền tảng tiếp cận, bạn cũng có thể dựa vào những Người có ảnh hưởng tương tự khác để xem họ đang tập trung vào những nền tảng nào.

Bước 3: Xây dựng chiến lược nội dung.

Bước thứ 3 bạn cần làm để trở thành một Người có ảnh hưởng đó là xây dựng chiến lược nội dung (Content Strategy).

Dù cho bạn đang lựa chọn thị trường ngách là gì, hay nền tảng mà bạn đang hướng tới là đâu, những thông điệp nội dung vẫn là thứ quan trọng nhất để kết nối với các nhóm đối tượng mục tiêu và tạo ra sức ảnh hưởng đến họ.

Tuỳ vào từng nhóm đối tượng khác nhau và nền tảng khác nhau, bạn sẽ cần những kiểu hay loại nội dung (Content) khác nhau.

Nếu bạn vẫn chưa hiểu có những kiểu nội dung nào mà bạn có thể sử dụng, content là gì là bài viết mà MarketingTrips khuyên bạn nên đọc.

Bước 4: Xây dựng và phát triển website (blog).

Sau khi đã có được chiến lược nội dung cho mình, bạn cũng nơi để có thể cập nhật chúng lên và sau đó duy trì công việc này thường xuyên.

Bước 5: Giữ cho mọi thứ được nhất quán.

Cững giống như cách xây dụng một thương hiệu hay xây dựng thương hiệu cá nhân, mọi thứ bạn truyền tải đi cần nhất quán.

Nhất quán có nghĩa là hướng đối tượng mục tiêu suy nghĩ đến bạn theo một hoặc một số ít cách duy nhất, thay vì với mỗi nội dung khác nhau bạn buộc họ phải hình dung bạn theo những cách khác nhau.

Ví dụ nếu các nội dung bạn đăng đều thể hiện rõ tính chuyên nghiệp và bài bản thì một vài bài đăng cẩu thả có thể làm hư hết hình ảnh của bạn trong mắt người đọc.

Bước 6: Xây dựng một quan điểm hay lập trường riêng.

Bạn cứ thử hình dung xem liệu đối tượng mục tiêu của bạn có “theo dõi” và ủng hộ bạn không nếu bạn không có bất cứ một chính kiến hay lập trường riêng nào.

“Dĩ hoà vi quý” có thể không tỏ ra hiệu quả với hình ảnh của một người có ảnh hưởng.

Chẳng hạn nếu bạn đang muốn trở thành một KOL trong lĩnh vực chuyên môn của mình, việc bạn phải đưa ra những góc nhìn mới và sáng tạo là điều bắt buộc.

Bước 7: Tương tác sâu với đối tượng mục tiêu.

Tới đây, khi bạn đã có thể xây dựng cho mình một nhóm đối tượng riêng, việc bạn thường xuyên tương tác với họ hay thậm chí là tương tác ở cấp độ cá nhân là rất cần thiết.

Bạn có thể bắt đầu bằng cách thích và trả lời các bình luận của họ, hay trong một số trường hợp bạn có thể phân tích sâu một câu hỏi của họ và biến nó thành Case Study, đây cũng là cách để đối tượng mục tiêu có thể tin tưởng về năng lực cũng như mức độ sẵn sàng hợp tác của bạn.

Bước 8: Thường xuyên đánh giá và cải tiến.

Khi bạn bắt đầu xây dựng, phân phối nội dung và tương tác với đối tượng mục tiêu của mình, bạn bắt đầu cần theo dõi, đánh giá các chỉ số có được và cải thiện chúng.

Ví dụ nếu bạn phát hiện ra một kiểu chủ đề hay nội dung nào nhận được nhiều sự tương tác hay ủng hộ, bạn có thể cần xây dựng nó nhiều hơn.

Bước 9: Cập nhật liên tục các xu hướng hay kiến thức mới.

Một trong những đặc điểm khác biệt của các nền tảng mạng xã hội với các nền tảng khác đó là tính mới mẽ (trending).

Bằng cách sử dụng các hiệu ứng mới, các meme mới hay các hashtag xu hướng đang thịnh hành, bạn có thể cho đối tượng mục tiêu thấy rằng bạn đang không ngừng làm việc và cống hiến.

Ngoài ra, với bất cứ kiểu Người có ảnh hưởng nào, những gì mà đối tượng mục tiêu cần là những kiến thức mới mà bạn có được.

Đó có thể là những công thức nấu ăn mới, những xu hướng Digital Marketing mới trong ngành hay bất cứ điều gì mang lại giá trị cho người theo dõi.

Vai trò chính của những Người có ảnh hưởng trong marketing hay đối với thương hiệu là gì?

Vai trò chính của những Người có ảnh hưởng trong marketing hay đối với thương hiệu là gì?
Vai trò chính của những Người có ảnh hưởng trong marketing hay đối với thương hiệu là gì?

Tuỳ vào từng loại Người có ảnh hưởng khác nhau, mức độ ảnh hưởng hay vai trò của những Người có ảnh hưởng có thể khác nhau, dưới đây là những giá trị chính mà họ có thể mang lại cho thương hiệu.

Xây dựng độ nhận biết thương hiệu.

Không chỉ với các Mega Influencers hay Macro Influencers, tức những người có ảnh hưởng lớn thì mới có thể giúp thương hiệu xây dựng độ nhận biết hay nhận thức về thương hiệu.

Ngay cả với những người có ảnh hưởng nhỏ thì giá trị này vẫn không thay đổi.

Bằng cách để những người có ảnh hưởng truyền tải các công điệp của thương hiệu đến với các nhóm đối tượng sẵn sàng ủng hộ họ, thương hiệu của bạn sẽ ngày càng ăn sâu hơn vào tâm trí của họ.

Xây dựng lòng trung thành hay mức độ tin tưởng với thương hiệu.

Nếu các quảng cáo trực tiếp từ thương hiệu có thể khiến khách hàng của bạn cảm thấy “đường đột” và ít sự tin tưởng, hãy để những Người có ảnh hưởng giúp bạn làm điều đó.

Vì những Người có ảnh hưởng là những chuyên gia hay những người được nhiều người khác tình nguyện ủng hộ và theo dõi, họ thường có sự tín nhiệm rất cao và hiển nhiên, nếu các thông điệp được kết hợp với họ một cách phù hợp, họ có thể chuyển sự tin tưởng đó vào thương hiệu.

Thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.

Có thể thông qua một vài chiến dịch kết hợp với Người có ảnh hưởng, thương hiệu không có được khách hàng tiềm năng hay doanh số bán hàng ngay tức thì tuy nhiên bằng cách kết hợp các chiến dịch đó vào chiến lược marketing tổng thể, mọi thứ sẽ rất khác.

Ví dụ nếu sau một chiến dịch nào đó, bạn sử dụng tính năng tiếp thị lại kèm với một số đề xuất bán hàng hay khuyến mãi đặc biệt, khách hàng khi này có thể tiến hành mua hàng vì họ đã tin tưởng về thương hiệu từ những Người có ảnh hưởng trước đó.

Ngoài ra, bằng cách lồng ghép trực tiếp các chương trình khuyến mãi vào nội dung do người có ảnh hưởng chia sẻ, bạn cũng có thể có được doanh số bán hàng trực tiếp.

FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ Người có ảnh hưởng.

  • Người có ảnh hưởng ảo là gì?

Người có ảnh hưởng ảo là Những người có ảnh hưởng được tạo ra từ công nghệ, họ không phải là người thật.

Thay vì sử dụng những Người có ảnh hưởng là những người thật nào đó, thương hiệu có thể sử dụng những Người có ảnh hưởng ảo được tạo ra trên môi trường kỹ thuật số dựa trên trí thông minh nhân tạo (AI).

Kết luận.

Trên đây là toàn bộ những gì bạn cần biết về khái niệm “Người có ảnh hưởng“.

Bằng cách hiểu rõ Người có ảnh hưởng là gì, họ là ai, Người có ảnh hưởng được phân loại như thế nào, cũng như những giá trị mà những Người có ảnh hưởng có thể mang lại cho doanh nghiệp, bạn đang có thêm một cách mới để tương tác với khách hàng và thúc đẩy sự phát triển chung của thương hiệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips

KOL, Influencer và nhà sáng tạo nội dung phàn nàn về các thuật toán

Trong vài năm gần đây, nhiều KOL tầm trung đến “siêu Influencer” – những người kiếm tiền từ mạng xã hội – đã liên tục phàn nàn với hàng loạt thay đổi, các thuật toán không rõ ràng, quy định kiểm duyệt nội dung tùy tiện làm hạn chế độ tiếp cận của họ.

Nhiều KOL và nhà sáng tạo nội dung phàn nàn về các thuật toán
Nhiều KOL và nhà sáng tạo nội dung phàn nàn về các thuật toán

Không có luật cụ thể.

Theo The Atlantic, influencer và các nhà sáng tạo nội dung được xem là tài sản quan trọng đối với các công ty truyền thông xã hội như Instagram, TikTok.

Theo một cách nào đó, tính chất công việc của họ tương đồng với những người thuộc nền kinh tế tự do, có thu nhập phụ thuộc vào ứng dụng như Uber, DoorDash, TaskRabbit.

Điểm khác biệt là họ phát triển doanh nghiệp riêng nhờ hình ảnh cá nhân, sức hút và độ bao phủ.

Tuy nhiên, trong khi một số nhóm lao động cộng tác với nền tảng trực tuyến đã có thể gây áp lực trực tiếp lên các “gã khổng lồ công nghệ” để cải thiện điều kiện làm việc, thì những nhà sáng tạo nội dung cho đến nay vẫn chưa thực hiện được điều đó.

Thay vào đó, họ đang phải đối mặt với một loại khủng hoảng hiện sinh. Trong vài năm gần đây, nhiều KOL tầm trung đến “siêu Influencer” – những người kiếm tiền từ mạng xã hội – đã liên tục phàn nàn với hàng loạt thay đổi, các thuật toán không rõ ràng, quy định kiểm duyệt nội dung tùy tiện làm hạn chế độ tiếp cận của họ.

“Mọi người đang dần rời bỏ nền tảng này. Nếu nhà sáng lập không nghiêm túc thay đổi thuật toán trở lại như cũ, Instagram sẽ trở nên lỗi thời, giống như Facebook vậy”, Amber Fillerup Clark (31 tuổi, sống tại Arizona, Mỹ), một blogger, chia sẻ.

KOL rời đi.

Câu hỏi được đặt ra là: mối quan hệ giữa KOL và Internet có bao giờ thay đổi không?.

Một số chuyên gia trong ngành cho rằng điều này có thể.

Không ít người có ảnh hưởng nghĩ rằng họ nên hợp nhất để tạo ra sức mạnh lớn hơn. Trên TikTok, các nhà sáng tạo đã bắt đầu thảo luận về khả năng này vào mùa thu năm 2022.

Emily Hund, nhà nghiên cứu tại Đại học Pennsylvania, ủng hộ ý tưởng trên trong cuốn sách “The Influencer Industry: The Quest for Authenticity on Social Media”.

Trong đó, cô đưa ra bối cảnh về sự gia tăng của lực lượng influencer, khởi đầu của thời đại truyền thông xã hội sau hậu quả từ cuộc suy thoái năm 2008, cũng như nền kinh tế tự do dựa trên nền tảng Internet.

Khi các công việc truyền thống biến mất, kiếm tiền trên mạng xã hội trở thành một giải pháp thay thế khả thi.

Để mô tả rõ hơn, cô đã tìm hiểu rủi ro, phong cách làm việc và tiêu chuẩn của loại việc làm này. Hund nhận xét hầu hết đều mang tính cá nhân hóa và vô định hình. Điều này khiến nó trở nên khó kiểm soát trên một nền tảng khổng lồ như Instagram hoặc YouTube.

JeGaysus, nhà sáng tạo TikTok, đã thành lập một liên minh đòi quyền lợi về các vấn đề thanh toán và pháp lý minh bạch.

Cho đến nay, nhóm có khoảng 400 thành viên. Khó khăn chung của họ là không thể liên lạc với quản lý ứng dụng khi gặp sự cố. Điều đó khiến họ thấy thất vọng và muốn rời bỏ.

“Họ có email riêng nhưng khi gửi yêu cầu, bạn sẽ không bao giờ nhận được phản hồi. Chúng tôi mong muốn được lắng nghe trong quá trình nỗ lực phát triển các dịch vụ của mình để mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người xem”, một thành viên nói với Business Insider.

Vào năm 2019, những người tạo meme trên Instagram đã nhận được sự chú ý của giới báo chí khi tạo ra một tổ chức gọi là “IG Meme Union Local 69-420”. Họ đưa đến thông điệp “Đập tan thuật toán” và quan tâm đến việc khôi phục các bài đăng hoặc tài khoản đã bị xóa.

YouTuber nổi tiếng Hank Green cũng lập nhóm “Internet Creators Guild” với mục đích giúp đỡ nhà sáng tạo tự bảo vệ mình trước bản hợp đồng khó hiểu từ các thương hiệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | Theo Zing

Luật Quảng cáo: Sẽ buộc người nổi tiếng chịu trách nhiệm với nội dung quảng cáo

Trước thực trạng người nổi tiếng quảng cáo thuốc và mỹ phẩm bất chấp chất lượng của sản phẩm, dự thảo sửa đổi Luật quảng cáo sẽ buộc người nổi tiếng, người chuyển tải nội dung chịu trách nhiệm với nội dung quảng cáo.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quảng cáo sẽ bổ sung nội dung về quyền và trách nhiệm của người chuyển tải quảng cáo.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, bà Ninh Thị Thu Hương, cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, cho biết trước thực trạng quảng cáo thổi phồng chất lượng, dự thảo sửa đổi Luật quảng cáo sẽ có thêm những nội dung liên quan đến người chuyển tải nội dung quảng cáo.

Người chuyển tải nói quá, thổi phồng sẽ bị xử lý

* Luật quảng cáo đã có hiệu lực hơn 10 năm. Lần này dự thảo sửa đổi tập trung vào những nội dung nào?

– Từ khi Luật quảng cáo ra đời (năm 2012) thay thế cho Pháp lệnh quảng cáo đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để ngành quảng cáo phát triển theo hướng công khai, minh bạch trong bối cảnh hội nhập kinh tế.

Tuy nhiên theo thời gian, những hạn chế trong hoạt động quảng cáo cũng dẫn đến cần thiết phải có sự điều chỉnh để theo kịp.

Cụ thể như vấn đề cân bằng các yếu tố văn hóa – kinh tế trong hoạt động quảng cáo, sự thích ứng của các doanh nghiệp quảng cáo trước các xu hướng quảng cáo mới trên thế giới.

Một số tồn tại vướng mắc, gây khó khăn trong quá trình thực hiện cần có sự điều chỉnh pháp luật, như thiếu cơ chế để kiểm soát hiệu quả hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới của các tổ chức, cá nhân nước ngoài, và sự hạn chế hình thức tham gia của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài trong thị trường quảng cáo Việt Nam.

Việc xác định tính trung thực, chính xác của một số nội dung quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ còn gặp nhiều khó khăn gây ra nhiều ý kiến trái chiều, bất ổn trong xã hội.

Ngoài ra, sự phát triển của khoa học, công nghệ cũng đã tạo ra sự thay đổi của doanh nghiệp trong việc lựa chọn phương tiện quảng cáo để quảng cáo cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ phù hợp với khả năng, điều kiện của họ.

Đặc biệt, một trong những vấn đề báo chí nói tới trong thời gian qua là hoạt động quảng cáo trên Internet, mạng xã hội thông qua người nổi tiếng (Influencer, Celebs…), người có ảnh hưởng chưa có sự kiểm soát của quy định pháp luật và của cơ quan quản lý nhà nước, gây ra hiện tượng quảng cáo tràn lan, thiếu chính xác…

* Tính phù hợp và trung thực trong nội dung quảng cáo dường như là nội dung gây bức xúc nhất. Làm sao để kiểm soát điều này?

– Dự thảo xây dựng luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quảng cáo thời gian tới sẽ tăng cường trách nhiệm quản lý của cơ quan chuyên môn. Ngoài sự phối hợp giữa các bên thì nhấn mạnh vai trò của các cơ quan chuyên môn.

Tôi lấy ví dụ quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng ở lĩnh vực y tế thì ngành y tế phải kiểm soát kỹ nội dung quảng cáo. Đối với phương tiện truyền thông, khi đã có giấy phép của cơ quan chuyên ngành thì phải kiểm tra kỹ thông điệp, nội dung thể hiện trên các sản phẩm đó có đúng trên nhãn hiệu hàng hóa hay không.

Mặc dù chúng ta có cơ chế hậu kiểm, vừa qua cũng đẩy mạnh, nhưng về cơ chế, chế tài thì cũng chưa đủ sức mạnh, răn đe để kiểm soát hết nội dung, tránh quảng cáo nói quá.

Theo nhận định của chúng tôi, hiện nay các hành vi vi phạm trong lĩnh vực vẫn còn nhiều do sự thiếu sự đồng bộ trong cơ chế kiểm soát và xử lý vi phạm.

Do vậy, những nội dung sửa đổi trong Luật quảng cáo sẽ phân rõ trách nhiệm cho các bên, cũng như đưa các nội dung rõ hơn về tính năng, chất lượng hàng hóa, trong đó có nội dung quan trọng là đẩy mạnh cơ chế thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm.

* Như báo Tuổi Trẻ phản ánh, thời gian qua rất nhiều người nổi tiếng sử dụng mạng xã hội để quảng cáo chưa đúng về chất lượng sản phẩm. Trong đó có cả việc quảng cáo sai về thuốc chữa bệnh, thổi phồng công năng. Làm sao để kiểm soát việc này?

– Trong nội dung sửa đổi luật sắp tới, chúng tôi đưa thêm một nội dung về quyền và trách nhiệm của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo.

Trước đây, trong luật chúng ta mới đưa ra trách nhiệm quản lý, trách nhiệm của những người tham gia hoạt động quảng cáo. Nhưng bây giờ có thêm người chuyển tải sản phẩm quảng cáo là những người mà sử dụng các phương tiện truyền thông, mạng xã hội hoặc được thuê quảng cáo cho các sản phẩm hàng hóa.

Cũng cần hiểu người chuyển tải sản phẩm quảng cáo không những là những người nổi tiếng, mà thậm chí là người bình thường nhưng sử dụng Facebook hoặc các trang các nhân trên mạng xã hội để quảng cáo. Sắp tới nội dung quyền và trách nhiệm của nhóm đối tượng này sẽ được đưa vào luật.

Trong dự thảo đề cương chi tiết hiện nay, chúng tôi đã đưa vào rồi và sẽ tiếp tục lấy ý kiến thêm để hoàn thiện trước khi trình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

(Theo Báo Tuổi Trẻ)

Khi thú cưng trở thành Influencer trong ngành quảng cáo

Dạo một vòng quanh những video trên Facebook Watch, YouTube và TikTok, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những video quay hình thú cưng thu hút đến hàng triệu, nghìn lượt view, like. Thậm chí, một số “sinh vật lắm lông” còn sở hữu cho riêng mình một lượng fan hâm mộ khổng lồ, không thua kém bất kỳ một người có ảnh hưởng (Influencer) đình đám nào khác.

Khi thú cưng trở thành Influencer trong ngành quảng cáo
Khi thú cưng trở thành Influencer trong ngành quảng cáo

Vậy, tại sao lại không biến thú cưng thành những “người có ảnh hưởng” riêng cho thương hiệu doanh nghiệp? Với băn khoăn này, nhóm tác giả Eraser của Pencil Group đã ngay lập tức kiểm chứng giả thuyết của mình bằng báo cáo “Tiềm năng sử dụng thú cưng trong quảng cáo” với những kết quả bất ngờ.

Xâm chiếm thế giới từ trên mạng cho đến ngoài đời.

Theo số liệu thống kê của Global Web Index, tại Việt Nam, trên cả nước có đến 77% hộ gia đình đang nuôi nấng ít nhất một bé thú cưng. Con số này cao hơn hẳn so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới.

Theo một khảo sát của Intage năm 2020, tại thành thị ghi nhận phạm vi bành trướng của binh đoàn này là 23% với tỷ lệ giữa chó-mèo-vật nuôi khác (như chim, cá…) không chênh lệch quá lớn. Vùng nông thôn và ngoại ô ghi nhận sự bành trướng của binh đoàn này lên đến 79%.

Còn trên mạng xã hội thì sao? Không chỉ ở thế giới thật, thú cưng cũng “phá đảo thế giới ảo” khi các trang fanpage về thú cưng, động vật luôn thu hút đông đảo lượt theo dõi, yêu thích: page Lạc Thú thu hút 349k likes; The Pet Collective 16,351 triệu likes; Meowed by 9GAG 4,6 triệu likes; Cat lovers Club 5,4 triệu likes.

Không khó để thấy rằng TOP VIDEO được xem nhiều nhất trên các nền tảng không bao giờ thiếu vắng thú cưng và những từ khóa về chúng cũng chưa bao giờ hết hot. Thậm chí một vài thú cưng còn gia nhập câu lạc bộ triệu view như fanpage Moca Chó Điên với 9,3 triệu lượt theo dõi hay Butin đang tắm với 1,1 triệu lượt theo dõi…

Thú cưng làm influencer trong ngành quảng cáo.

Hiểu được sự yêu thích đó, không ít thương hiệu đã đưa động vật vào quảng cáo và tạo ra nhiều sản phẩm truyền thông thú vị.

Ví dụ, hãng sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ em của Complan đã dùng hình ảnh chú mèo sử dụng thức uống dinh dưỡng Complan và trở nên cao lớn hơn rất nhiều so với chú chó, lật ngược lại sự thật “mèo thì phải sợ chó”, khiến khách hàng ấn tượng về chức năng, đặc điểm của sản phẩm.

Hay để quảng cáo cho tính năng Flexcam, Samsung Galaxy Flip 4 đã sử dụng những chú mèo đang tự selfie, đánh trúng nỗi đau của những người dùng điện thoại chụp hình nhưng không có chỗ dựng máy, hay những góc mà camera bình thường khó có thể chụp được.

Hình ảnh đội quân nhiều lông có thể tự chụp những tấm ảnh selfie đáng yêu bằng Flexcam đã khiến nhiều người không khỏi thấy đáng yêu, tò mò.

Coca-Cola cũng là một “ông hoàng” quảng cáo động vật thực thụ. Trong quảng cáo của mình, Coca-Cola sử dụng hình ảnh các loài vật đang vui vẻ ngồi uống nước ngọt của hãng một cách vui vẻ. Việc sử dụng động vật trong quảng cáo đem lại cho Coca-Cola nhiều thiện cảm từ người dùng, trở thành một thương hiệu thân thiện, gần gũi và đúng với tinh thần “Open Happiness” mà Coca-Cola muốn truyền tải.

Mercedes-Benz- thương hiệu xe sang đến từ Đức cũng không hề kém cạnh. Họ sử dụng những đặc tính của động vật để giải thích những công nghệ tân tiến được trang bị trên chiếc xe của mình một cách vô cùng dễ hiểu.

Thương hiệu mỹ phẩm Elixir tại Thái Lan lại có ý tưởng sáng tạo khi sử dụng chú chó Pug để quảng bá cho tính năng chống lão hóa, trẻ hóa làn da của sản phẩm.

Theo khảo sát của Sortlist Blog, quảng cáo thú cưng sẽ giúp gia tăng lượt view thêm 1.642%. Các bài posts trên Instagram có hình ảnh thú cưng sẽ giúp gia tăng tỷ lệ thích lên đến 337%.

Những quảng cáo có sử dụng mèo giúp tăng khoảng 4 triệu lượt xem trung bình 123 triệu lượt tìm kiếm trên Instagram và 37% lượt search những nội dung về mèo trên Google. 34% các tài khoản Instagram hiện nay sử dụng mèo để giúp gia tăng tương tác.

Những quảng cáo có sử dụng chó giúp tăng khoảng 1 triệu lượt xem trung bình. So với mèo, chó có lượng tìm kiếm cao hơn khoảng 37%.

Đặc biệt, những quảng cáo có sử dụng chó giúp tăng lượt view trung bình lên đến 540% so với kênh thông thường 62% những thương hiệu trên Instagram hiện nay cũng đã bắt đầu sử dụng chó để tăng tương tác trên feeds.

Nhưng có lẽ chúng ta không cần nhiều lý luận đến thế. Năm nay là năm con mèo, bất cứ thương hiệu nào cũng có thể dùng mèo làm “đại sứ thương hiệu”, tại sao không?

Giải mã sức hút của thú cưng dưới góc nhìn khoa học.

Một nghiên cứu thú vị đăng trên tạp chí khoa học Plus One* đã đo sóng não của 14 người mẹ khi họ nhìn thấy hình con, so với khi họ nhìn thấy hình thú cưng.

Nhóm tác giả nhận thấy vùng não chịu trách nhiệm cho “cảm xúc, sự kết nối, tính xã hội” đều được kích hoạt tương tự nhau. Vì vậy, rất có thể những người mẹ coi thú cưng tương tự như con, chứ không đơn thuần là một người bạn.

Trong một nghiên cứu thú vị khác của Keller, B và Gierl, H vào năm 2020, hai tác giả đã nghiên cứu dựa trên các quảng cáo thực tế của các thương hiệu, và thu thập khảo sát trên 134 người.

Nghiên cứu so sánh giữa quảng cáo chỉ có sản phẩm, có sản phẩm và người, sản phẩm và vật nhằm đo lường mức độ hiệu quả, cảm xúc của quảng cáo trên hai thương hiệu Coca-Cola và Oreo.

Kết quả cho thấy quảng cáo có động vật đem lại hiệu ứng tích cực hơn hẳn. Đối với Coca-Cola, sự xuất hiện của động vật giúp cải thiện đáng kể các yếu tố tin tưởng và kết nối với thương hiệu.

Trong khi đó, quảng cáo có người đôi khi lại có tác dụng ngược, tiêu cực hơn so với quảng cáo chỉ có sản phẩm. Đối với Oreo, sự khác biệt của quảng cáo có động vật có tác động tích cực hơn ở tất cả các chỉ số, và tạo ra cách biệt lớn với hai nhóm quảng cáo còn lại.

Cuối cùng, kết quả cũng chỉ ra rằng quảng cáo có động vật đem lại những cảm xúc tích cực, và giảm thiểu sự tiêu cực cho người xem.

Có thể thấy động vật mang lại hiệu ứng vui vẻ và bất ngờ cao hơn hẳn so với quảng cáo có con người. Bên cạnh đó, những cảm xúc tiêu cực của con người cũng giảm thiểu đáng kể hoặc thậm chí không có đối với sự xuất hiện của động vật.

Hành động.

Với những khảo sát và nghiên cứu kể trên, nhóm tác giả Erasers của Pencil Group nhận định rằng sự xuất hiện của động vật trong quảng cáo đáp ứng được đa dạng mục tiêu của thương hiệu. Ngoài sự đáng yêu, hút mắt người dùng, thú cưng trong quảng cáo còn có sức mạnh thể hiện tính năng sản phẩm, kết nối cảm xúc với người tiêu dùng.

Thêm vào đó, với Influencer là thú cưng, các ngành hàng không cần phải phân biệt quá nhiều về tính chất hay phân khúc ngành hàng. Nói cách khác, thú cưng có thể được sử dụng trong quảng cáo của bất kỳ ngành hàng nào, nếu khách hàng muốn.

Vậy những ngành hàng nào là sân chơi tiềm năng cho thú cưng tại Việt Nam? Thức ăn, dịch vụ cho thú cưng, nhóm hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), sữa tươi, các sản phẩm từ sữa, đồ gia dụng, bánh kẹo trẻ em, đồ ăn vặt, khu vui chơi trẻ em, đồ chơi trẻ em, nhà hàng thức ăn nhanh, điện thoại, xe hơi, xe máy đều là những ngành rất phù hợp để viện tới thú cưng trong quảng cáo.

Tuy vậy, nhãn hàng cần phải có trách nhiệm khi sử dụng thú cưng trong quảng cáo. Bất kể nội dung của quảng cáo có như thế nào, thú cưng đều phải được chăm sóc tốt, không nên chịu những tổn hại về mặt thể chất, hoặc đau khổ về tâm lý xuyên suốt quá trình thực hiện quảng cáo.

Các nhà tiếp thị cũng có thể chuẩn bị bác sĩ thú y có mặt ngay tại trường quay để đảm bảo bé cưng được điều trị và chăm sóc thích hợp và kịp thời, bảo vệ bé tránh những thương tích đáng tiếc xảy ra. Các em thú cưng cũng cần ở cùng 1-2 người bạn cho đỡ lạc lõng.

Ngoài ra, thú cưng cũng cần được chuẩn bị một chế độ ăn uống, môi trường nghỉ ngơi phù hợp trong quá trình quay. Và cuối cùng, một bộ quy tắc ứng xử với bé khi quay cũng là một điều cực kỳ cần thiết.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Hường Hoàng

The Leader

Một vài xu hướng Social Media và Influencer đáng tham khảo trong 2023

Khi không gian mạng xã hội và người có ảnh hưởng liên tục thay đổi trong những năm gần đây, điều quan trọng nhất đối với các thương hiệu không còn là việc sử dụng chúng mà là sử dụng như thế nào cho phù hợp.

Một vài xu hướng Social Media và Influencer đáng tham khảo trong 2023
Một vài xu hướng Social Media và Influencer đáng tham khảo trong 2023

Được tổng hợp lại từ nhiều quan điểm của nhiều chuyên gia khác nhau từ DMI, dưới đây là một số xu hướng Social Media và Influencer quan trọng trong 2023 mà người làm marketing không thể bỏ qua.

1. Các nền tảng mạng xã hội (Social Media Platform) quay trở lại với những gì nó vốn có.

Ở thời điểm hiện tại, tuỳ vào từng doanh nghiệp với từng chiến lược khác nhau, các nền tảng hay phương tiện truyền thông mạng xã hội (Social Media) được sử dụng theo những cách và mục đích khác nhau.

Từ việc tiếp cận đối tượng mục tiêu mới, nhắm mục tiêu lại các khách hàng đã tương tác với thương hiệu trước đó (Re – Targeting) hay tập trung vào bán hàng thông qua các chương trình khuyến mãi.

Tuy nhiên vào năm mới 2023, nhiều chuyên gia tin rằng mạng xã hội sẽ quay trở lại với đúng bản chất vốn có của nó, các thương hiệu sẽ hình dung lại về sự hiện diện của họ trên các nền tảng.

Mạng xã hội sẽ là nơi để xây dựng độ nhận biết thương hiệu, tương tác một cách có ý nghĩa với người tiêu dùng và hơn thế nữa, thay vì chỉ là một kênh để thúc đẩy bán hàng.

Các thương hiệu sẽ cần tập trung nhiều hơn vào người dùng của họ, vào những nội dung mà người dùng của họ đang tích cực tìm kiếm và chia sẻ.

2. Sự chuyển mình của TikTok và hướng sang không gian B2B.

TikTok sẽ tiếp tục phát triển như một nền tảng truyền thông xã hội vào năm 2023. Trong năm mới này, trọng tâm của TikTok là “nền tảng giải trí có thể hành động, tạo ra nhiều không gian cho niềm vui và xây dựng cộng đồng.”

Điều này có nghĩa là, để có thể tạo ra nhiều tác động hơn trên TikTok, những người làm marketing sẽ cần tạo ra nhiều hơn các video ngắn mang tính giải trí, được cá nhân hóa và giúp cải thiện tinh thần của người dùng hơn là chỉ tập trung vào bán hàng.

TikTok khuyên các thương hiệu nên tập trung vào các yếu tố đặc thù và riêng biệt khiến cộng đồng của họ trở nên đặc biệt.

TikTok cũng sẽ sớm ra mắt các tính năng mới với mục tiêu giúp các nhà quảng cáo nhắm mục tiêu quảng cáo một cách hiệu quả hơn trên nền tảng.

Các nhà quảng cáo có thể nhắm mục tiêu quảng cáo đến các nhóm đối tượng mục tiêu theo các hashtag cụ thể, theo các loại video mang các chủ đề nội dung khác nhau mà người dùng đã từng xem và hơn thế nữa.

Các nội dung B2B trên TikTok cũng đang tăng trưởng nhanh chóng hơn bao giờ hết, TikTok giờ đây không chỉ dành cho các thương hiệu B2C để kết nối với các người tiêu dùng cuối của họ, nó còn là nơi các doanh nghiệp tìm kiếm và kết nối với nhau.

Cuối cùng, khái niệm tối ưu hoá công cụ tìm kiếm hay SEO không chỉ được sử dụng trên các công cụ tìm kiếm như Google hay Bing, SEO trên TikTok hay các nền tảng mạng xã hội khác cũng là một giải pháp hiệu quả.

Việc xây dựng video dựa trên các từ khoá cụ thể theo đó là chìa khoá cho thương hiệu.

3. Mạng xã hội sẽ dịch chuyển theo hướng phi tập trung (Decentralize Social Media).

Với những gì đã và đang diễn ra trên các nền tảng mạng xã hội, từ bị lạm dụng dữ liệu đến việc bị phụ thuộc quá nhiều vào các thuật toán hay cập nhật của các nền tảng, nhiều người dùng đang kỳ vọng một nền tảng mạng xã hội kiểu mới nơi họ có thể “làm chủ” được những gì họ chia sẻ và tương tác.

Với mạng xã hội Mastodon, bạn có thể trở thành các “chân dung” khác nhau dựa trên từng sở thích hoặc vị trí địa lý khác nhau.

Thay vì truy cập và trải nghiệm một nguồn cấp dữ liệu duy nhất như Twitter hay Facebook, người dùng có thể di chuyển qua lại giữa các chân dung khác nhau.

Một mạng xã hội phi tập trung khác là BlueSky của cựu CEO Twitter, Jack Dorsey. BlueSky về cơ bản sẽ cung cấp cho người dùng nhiều lựa chọn hơn về loại thuật toán mà họ muốn sử dụng và khả năng sử dụng của chúng.

4. Kỷ nguyên mới của những người có ảnh hưởng.

Trong khi Influencer hay Influencer Marketing là những khái niệm không hề mới, cách chúng được ứng dụng sẽ thay đổi trong 2023.

Người có ảnh hưởng (Influencer) không chỉ là những người có sức ảnh hưởng lớn (Mega Influencer), mà còn là về những người có ảnh hưởng trong những phạm vi hẹp hơn, những người có thể tạo ra nhiều nội dung hơn theo hướng UGC (User-generated Content).

Điều quan trọng ở đây là các marketer hay thương hiệu cần phải phân biệt rõ sự khác biệt giữa nội dung của người có ảnh hưởng (Influencer Content) và nội dung do người dùng tạo ra (UGC).

Mặc dù cả 2 loại nội dung đều có thể là các nội dung có trả phí (Paid Content), nội dung do người dùng tạo ra là những nội dung ai đó nói về thương hiệu hoặc nội dung có liên quan đến thương hiệu, nội dung này khác hoàn toàn với nội dung quảng cáo từ các bài đăng của những người có ảnh hưởng.

Khi các phương tiện truyền thông mạng xã hội gắn liền nhiều hơn với các quảng cáo trực tiếp từ phía các thương hiệu, thương hiệu nên tận dụng tốt hơn các nội dung từ người dùng, thứ có thể xây dựng niềm tin tốt hơn với cộng đồng.

Về mặt tổng thể, điều này cũng có thể bao gồm những người có ảnh hưởng nội bộ, chẳng hạn như nhân viên trong doanh nghiệp, các đối tác, hay từ các chuyên gia ngành khác.

5. Sự xuất hiện của các siêu ứng dụng (Super App).

Khi việc theo dõi người dùng bằng cookies sẽ dần biến mất, các công ty công nghệ lớn (Big Tech) như Apple và Google đang tìm kiếm các cách thức khác để truy cập vào dữ liệu của khách hàng nhằm thúc đẩy quá trình cá nhân hóa (từ quảng cáo).

Một ứng dụng của mọi thứ có thể theo dõi từng giai đoạn khác nhau trong hành trình khách hàng (Customer journey) sẽ là mục tiêu chính.

WeChat được gọi là ứng dụng mọi thứ hay siêu ứng dụng ở Trung Quốc.

Ý tưởng chủ đạo đằng sau các siêu ứng dụng là nếu bạn có thể theo dõi (khách hàng) mọi lúc mọi nơi, bạn sẽ không cần phải xây dựng hay tiêu tốn quá nhiều tiền của vào việc nghiên cứu hành vi của họ. Sẽ thật là lãng phí nếu bạn không thể theo dõi mọi người khi họ rời khỏi ứng dụng của mình.

Để cạnh tranh với Google, công cụ tìm kiếm Bing (thuộc sở hữu của Microsoft) đang có những động thái tích hợp mới với siêu chatbot ChatGPT của Open AI.

ChatGPT sẽ được sử dụng để cải thiện kết quả tìm kiếm trên Bing và có thể phá vỡ sự thống trị bấy lâu của Apple và Google.

6. Các video dọc và dài sẽ phổ biến hơn.

Với tư cách là những người làm marketing, hơn ai hết bạn thấy rằng, video là một trong những định dạng nội dung có tính tương tác cao nhất và có khả năng thu hút sự chú ý lớn nhất từ người tiêu dùng.

Trong khi 2022 vẫn chứng kiến sự trỗi dậy của các định dạng video ngắn (short-form video), trong 2023, các video dài hơn (long-form video) và mang nhiều nội dung ý nghĩa hơn sẽ có ưu thế hơn.

Trong khi các video dọc có khả năng tương thích tốt trên các thiết bị di động, các video dài đặc biệt hữu ích vì nó giúp truyền tải các thông tin phức tạp hơn một cách trực quan và dễ dàng hơn.

Nếu như các video ngắn chủ yếu tập trung vào yếu tố giải trí, các video dài hoạt động như một nguồn nội dung có tính tin cậy cao hơn và để lại dấu ấn sâu hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Influencer ảo sẽ là xu hướng tất yếu trong ngành Marketing

Những năm gần đây, influencer “ảo” đang dần nhận được nhiều sự quan tâm của công chúng. Xu hướng này đã và đang thay đổi hoàn toàn cuộc chơi của ngành công nghiệp Influencer Marketing khi ngày càng nhiều người có sức ảnh hưởng được tạo ra.

Influencer được biết đến là những người có sức ảnh hưởng và tác động đến suy nghĩ, hành vi cũng như quyết định mua hàng của một nhóm đối tượng nhất định hoặc một cộng đồng lớn. Mức độ ảnh hưởng của Influencer tùy thuộc vào độ nổi tiếng, sự ủng hộ và yêu mến của mọi người.

Influencer ảo – giá trị thật.

Sáu năm trước, Lil Miquela influencer ảo xuất hiện và trở nên nổi tiếng của ngành thời thời trang lúc bấy giờ.

Cùng số lượng theo dõi “khủng” trên Instagram, Lil Miquela nổi tiếng vượt mặt cả những ngôi sao có sức ảnh hưởng, mở ra một chương mới cho thế hệ Influencer ảo.

Nối tiếp Lil Miquela, nhiều influencer ảo khác cũng tạo được dấu ấn nhất định khi xuất hiện trong những chiến dịch lớn của các nhà mốt hàng đầu, Shudu, Imma, Xhi,… là những ví dụ minh chứng.

Song song với sức ảnh hưởng trên mạng xã hội, các Influencer ảo này có khả năng kiếm tiền không thua kém người thật.

Việc sử dụng influencer để quảng bá thương hiệu và tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu không phải là điều mới mẻ với nhiều doanh nghiệp trong hoạt động truyền thông.

Tuy nhiên, hướng đi mới của Influencer ảo đã mang đến cho các thương hiệu nhiều lựa chọn hơn khi người dùng đã quá quen thuộc với những influencer thật.

Rozy – một người mẫu ảo của Hàn Quốc ước tính đem về cho công ty hơn 1 tỉ won (821.000 USD) vào năm 2021.

Không nằm ngoài cuộc chơi này, Timi – một Influencer ảo của Việt Nam vừa được “debut” với sự hoàn thiện cao về ngoại hình đang dần được netizen Việt đón nhận.

Timi không chỉ xinh đẹp mà còn giống với người thật hơn bất cứ thần tượng ảo nào, dưới nền đồ họa 3D bắt mắt và thú vị, Timi được định hình là một nhân vật ảo đang tìm hiểu thế giới thật, đang đi tìm tiếng nói và bản sắc của riêng mình.

Lợi thế của influencer ảo trong truyền thông.

Nếu như những ngôi sao có sức ảnh hưởng phải loay hoay làm mới bản thân trong cộng đồng vốn cần những gương mặt mới được sinh ra mỗi ngày, thì lợi thế của Influencer ảo chính là họ có thể trở thành bất cứ điều gì mà khán giả mong muốn, đáp ứng được các yêu cầu, thị hiếu của công chúng.

Doanh nghiệp sẽ là người kiểm soát đằng sau những nhân vật ảo này, đảm bảo hình ảnh của influencer phù hợp với sản phẩm của nhãn hàng.

Mặt khác, các nhãn hàng hoàn toàn yên tâm khi các Influencer ảo sẽ hoàn toàn không gây hại với giới trẻ như những bê bối đời tư, những hành vi trái với chuẩn mực đạo đức như các nghệ sĩ thật, đồng thời cũng hạn chế những phát ngôn nhạy cảm trên mạng xã hội. Họ hướng đến sự hoàn hảo và mang tới giá trị tốt đẹp truyền tải cảm hứng cho cộng đồng.

Về cơ bản, những Influencer ảo sẽ hoạt động và làm việc vô cùng năng suất bởi họ không bị ràng buộc bởi lịch trình và sinh hoạt như con người.

Tất cả những lợi thế này cho thấy được tiềm năng rất lớn của influencer ảo đang không chỉ dừng lại ở một xu hướng nhất thời mà sẽ còn được khai phá và phát triển trong tương lai.

Timi – Đại diện cho Gen Z, tự tin làm chủ cuộc đời.

Nhân vật ảo Timi.

Là một nhân vật ảo, Timi tuy có được thông tin “khổng lồ” từ thế giới digital rộng lớn nhưng chưa thực sự hiểu về khái niệm “con người”.

Cô vô tình phát hiện ra một thế giới song song với cuộc sống của mình – “xã hội loài người”, Timi bắt đầu hiếu kỳ và tìm hiểu, khám phá bản thân trong thế giới mới mẻ này.

Từ góc nhìn của một thực thể mới, mọi trải nghiệm của Timi tại thế giới này đều trở nên độc đáo và khác lạ.

Qua mỗi trải nghiệm, Timi từng bước tiến gần hơn với con người, thể hiện kết nối cảm xúc qua việc tham gia vào các hoạt động hàng ngày như một người thực thụ.

Không phải là Influencer ảo đầu tiên ở Việt Nam, thế nhưng những điểm sáng khác biệt của Timi lại là tiên phong trong kỷ nguyên mới trong ngành công nghiệp Influencer Marketing ở Việt Nam.

Bên cạnh ngoại hình ấn tượng, gần gũi và lạ mắt với đồ họa kết hợp thật ảo, Timi xuất hiện với diện mạo xinh đẹp cùng những cử động chân thật đến khó tin.

Bắt đầu bằng việc hoạt động sôi nổi trên các nền tảng mạng xã hội, Timi hướng tới đối tượng trẻ ở Việt Nam, cụ thể là Gen Z – những người tìm kiếm sự giải trí, thông tin lành mạnh, khám phá bản thân và sự công nhận của số đông.

Mặc dù chỉ là sản phẩm từ kỹ thuật CGI và đồ họa 3D, có thể xem sự phát triển của Influencer ảo nói chung và Timi nói riêng là một làn gió mới đầy táo tạo.

Timi đại diện cho thế hệ hiện đại, phá bỏ những khuôn mẫu cũ, tìm tòi hướng đi mới và sẵn sàng cho những đam mê, lý tưởng của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Hà Anh  | MarketingTrips   

Bộ Thông tin và truyền thông yêu cầu TikTok thắt chặt quy tắc cho Influencer

Bộ Thông tin và truyền thông yêu cầu TikTok thắt chặt quy tắc cho những người có ảnh hưởng (Influencer), các TikToker trên nền tảng, yêu cầu gỡ quảng cáo trên các kênh có nội dung không phù hợp.

Bộ Thông tin và truyền thông yêu cầu TikTok thắt chặt quy tắc cho Influencer
Bộ Thông tin và truyền thông yêu cầu TikTok thắt chặt quy tắc cho Influencer

Bất chấp mọi giá trị, mọi hậu quả, nhiều kênh TikTok, YouTube, Facebook cá nhân đã làm các nội dung phản cảm nhằm câu hàng triệu lượt view, hàng nghìn lượt like, với mục đích kiếm tiền quảng cáo.

Việt Nam có 65 triệu tài khoản Facebook, YouTube có 6 triệu và TikTok với khoảng 20 triệu người dùng. Tình trạng câu view, câu like vẫn đang bùng phát trên mạng xã hội.

Điều này đòi hỏi cơ quan chức năng phải nỗ lực đưa ra nhiều giải pháp để giải quyết vấn đề, góp phần tạo một không gian mạng lành mạnh, an toàn.

Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công an tỉnh Lâm Đồng) mới đây đã xử phạt vi phạm hành chính 10 triệu đồng đối với TikToker “H.M” do đăng tải clip chê bai, xúc phạm người miền Trung trên không gian mạng.

Công an quận Đống Đa, Hà Nội cũng đã xử lý 2 trường hợp VMH và TDH (trú tại Trung Liệt và Láng Thượng) về hành vi sử dụng trái phép trang phục công an nhân dân để đăng tải clip trên TikTok nhằm thu hút sự chú ý của nhiều người. Những người này không công tác trong lực lượng công an.

Chỉ tính riêng Cục Phát thanh – Truyền hình và Thông tin điện tử, trung bình những tháng gần đây, mỗi tháng nhận được khoảng 100 yêu cầu từ cơ quan công an trên cả nước yêu cầu phối hợp để xử lý những vụ việc xúc phạm, phát ngôn, quấy rối…trên mạng, tăng gấp 2 so với cùng kỳ năm trước.

Mới đây nhất, Bộ Thông tin và truyền thông đã làm việc với đại diện TikTok tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, yêu cầu TikTok chặn, gỡ những tài khoản có nội dung vi phạm pháp luật, sai sự thật, nội dung phản cảm, thiếu giáo dục.

Đặc biệt, TikTok cần có những quy tắc dành riêng cho những người được gọi là Influencer, Idol hay KOL TikTok, tức là những người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng lớn trên TikTok, để giới hạn mức độ ảnh hưởng nếu những đối tượng này vi phạm câu view, câu like.

Bộ cũng yêu cầu YouTube lập danh sách các kênh thường xuyên có tình trạng câu view, câu like và không được phép quảng cáo. Số lượng danh sách YouTube cung cấp cho Việt Nam cũng lên tới 10.000 kênh.

Theo các chuyên gia, khi đánh vào kinh tế, không cho những trang, kênh này quảng cáo cũng đồng nghĩa sẽ giảm được động lực của những người muốn dùng nội dung câu view, câu like để kiếm tiền.

Ngoài tuyên truyền nâng cao nhận thức người tham gia mạng xã hội, mức xử phạt theo Nghị định mới nhất đã tăng ở nội dung sai sự thật là 20 triệu đồng (thay vì 10 triệu đồng như cũ) và bổ sung thêm nhiều hành vi mới vi phạm trên không gian mạng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

(Theo VTV)

Dentsu ra mắt Dentsu VI hướng tới Metaverse và Influencer ảo

Nhằm mục tiêu hướng tới Metaverse cũng như hỗ trợ các thương hiệu thông qua những người có ảnh hưởng ảo (Virtual Influencer), Dentsu vừa thông báo ra mắt Dentsu VI mới.

Dentsu ra mắt Dentsu VI hướng tới Metaverse và Influencer ảo
Dentsu ra mắt Dentsu VI hướng tới Metaverse và Influencer ảo

Theo đó, Dentsu Creative, mạng lưới sáng tạo của công ty mẹ Dentsu, đã công bố ra mắt Dentsu VI, một dịch vụ nhận dạng ảo (virtual identity service) cung cấp cho các thương hiệu một khuôn mặt và cá tính ảo để sử dụng trên các nền tảng kỹ thuật số.

Được hỗ trợ bởi các chuyên gia từ Dentsu Creative Singapore, dịch vụ này áp dụng các công nghệ của ngành công nghiệp điện ảnh và trò chơi (game) để tạo ra các danh tính ảo có thể tùy chỉnh và dùng làm hình đại diện hoặc các nhân vật trong môi trường vũ trụ ảo Metaverse và Game trực tuyến.

Dentsu VI cũng cho phép các thương hiệu sử dụng danh tính ảo – bao gồm cả Rumi (nhân vật Influencer ảo của Dentsu VI) – cho các hoạt động ngắn hạn và trung hạn trong Metaverse.

Influencer ảo Rumi của Dentsu VI
Influencer ảo Rumi của Dentsu VI

Tương lai mới của Dentsu với ngành công nghiệp kỹ thuật số bao gồm Metaverse và Tiếp thị người có ảnh hưởng ảo (Virtual Influencer Marketing).

Các sản phẩm mới của Dentsu Creative hướng tới mụ tiêu giúp các thương hiệu có thêm những cách mới để thể hiện cá tính hay nhận diện của thương hiệu trong môi trường kỹ thuật số bao gồm các kênh mới nổi như Metaverse và Tiếp thị người có ảnh hưởng ảo (Virtual Influener Marketing).

Các danh tính ảo do Dentsu VI thiết kế nhằm mục đích giúp các thương hiệu tương tác một cách có cảm xúc và cá nhân nhất có thể.

Ông Fred Levron, Giám đốc Sáng tạo toàn cầu tại Dentsu International, cho biết trong một tuyên bố.

“Ranh giới giữa thế giới trực tuyến (Online) và ngoại tuyến (Offline) ngày càng trở nên mờ nhạt hơn và đã đến lúc chúng tôi có thể tận dụng được các tiềm năng mới của Metaverse.”

Ông này cũng cho biết thị trường phát trực tiếp dự kiến ​​sẽ đạt 274 tỷ USD vào năm 2027 và điều này sẽ mở ra vô cùng nhiều cơ hội cho các thương hiệu.

Để giới thiệu Dentsu VI, Dentsu cũng đã ra mắt nhân vật ảo của riêng mình là Rumi, hiện các thương hiệu có thể sử dụng Rumi như là một người có ảnh hưởng ảo.

Rumi đã xuất hiện tại nhiều sự kiện thương mại khác nhau với tư cách là một diễn giả và người truyền bá cho sự đổi mới cũng như các trải nghiệm ảo và Metaverse.

Các chuyên gia cho rằng những người có ảnh hưởng hoặc linh vật ảo có thể cho phép kiểm soát tốt hơn và an toàn thương hiệu cao hơn trên các nền tảng kỹ thuật số, nơi các tiêu chuẩn Marketing ít được xác định hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Nhiều trẻ em muốn làm KOL vì quá đam mê mạng xã hội

Influencer nói chung và KOL nói riêng hiện đang trở thành một trong những công việc được khao khát nhất của cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, mọi thứ được tô hồng trên mạng khiến họ có kỳ vọng không thực tế.

trẻ em kol
Nhiều trẻ em ảo tưởng làm KOL vì quá đam mê mạng xã hội

Khi lên 4 tuổi, các con của Benjamin Burroughs, giáo sư về truyền thông tại Đại học Nevada Las Vegas (Mỹ), bị ám ảnh bởi kênh YouTube Ryan’s World.

Trong mỗi video, đứa trẻ tên Ryan sẽ đập hộp loạt đồ chơi và khiến người xem cảm thấy như đang ngồi chơi cùng cậu bé.

Nỗi ám ảnh về “thế giới của Ryan” đã vượt ra ngoài màn ảnh. Gần như ngay lập tức, các con của Burroughs đều hỏi liệu chúng có thể trở thành YouTuber hay không.

“Vợ chồng tôi đã nói không”, Burroughs nói.

Họ cảm thấy kỳ lạ khi kiếm tiền từ con cái và không muốn cung cấp thêm thông tin cá nhân của những đứa trẻ cho các nền tảng mạng xã hội.

Bằng kinh nghiệm của mình, Burroughs bắt đầu nghiên cứu về thế giới hấp dẫn, sinh lợi và đôi khi có vấn đề về mặt đạo đức của những người có ảnh hưởng là trẻ em, theo VOX.

KOL hay Influencer – Nghề rất hấp dẫn.

Influencer hiện là một trong những con đường sự nghiệp được mong muốn nhất với cả trẻ em và người lớn. Cuộc thăm dò của Morning Consult cho thấy 54% người Mỹ 13-38 tuổi sẽ trở thành KOL nếu có cơ hội.

Nghiên cứu của Harris Poll với 3.000 trẻ em cho thấy ở cả Mỹ và Anh, nếu lựa chọn giữa giáo viên, vận động viên chuyên nghiệp, nhạc sĩ, phi hành gia hoặc YouTuber, gần 30% xếp YouTuber là lựa chọn hàng đầu.

Vậy đâu là ranh giới giữa việc đưa ra quyết định an toàn, sáng suốt hay phá nát ước mơ của trẻ thơ?

“Một mặt, cha mẹ có thể hỏi ‘Vì sao tôi phải kìm hãm sự sáng tạo của con mình?’. Họ muốn chia sẻ điều gì đó với thế giới. Nhưng sau khi trở thành công việc, lựa chọn này trở thành một vùng xám”, Burroughs nói.

Vị giáo sư khuyên các bậc phụ huynh nên suy nghĩ về tình huống mà họ và con cái sẵn sàng xử lý.

“Khuôn mặt của đứa trẻ sẽ xuất hiện trên máy quay không? Chúng có đang diễn xuất không? Cha mẹ có giới thiệu công việc họ đã làm không?”, ông nói.

Đây là những điều mà Sarah Zeiler tự hỏi khi con gái Ellie bắt đầu tạo video trên YouTube khi còn là thiếu niên.

“Tôi đã khích lệ con bé. Tôi nghĩ nếu yêu thích, con nên tự sáng tạo nội dung thay vì chỉ xem của người khác”, cô nói.

Zeiler thiết lập một số quy tắc: không mặc bikini, không trang điểm và không khoe khoang về những thứ bản thân có.

Nhưng khi bạn học ở trường bắt đầu thích thú với video của Ellie, chủ yếu là về thời trang và sở thích của các cô gái tuổi teen, cô đã từ bỏ.

Dù có trở thành người có ảnh hưởng hay không, vẫn có cảm xúc không thể tránh khỏi từ việc nhận về phản hồi liên tục từ xung quanh, cả trực tuyến lẫn ngoài đời.

Sau đó, trong thời gian ở nhà cách ly, Ellie bắt đầu đăng lên TikTok clip nhảy, hát nhép và mặc trang phục dễ thương. Người xem chủ yếu bị cuốn hút bởi cô rất giống ngôi sao Charli D’Amelio.

Trong vòng 2 tuần, Zeiler đã nhận được lời mời hợp tác từ các công ty tiếp thị và người quản lý. Tuy nhiên, nhờ kiến ​​thức nền tảng về PRquảng cáo, người mẹ biết rằng cô và con gái cần phải dành thời gian trước khi ký bất kỳ hợp đồng nào. Điều này cũng tốt cho Ellie, đang học trung học, khi những cơ hội này ập đến.

“Con bé đã đủ trưởng thành và thực sự hiểu những gì đang diễn ra. Chúng tôi đợi 6 tháng, khi Ellie có 3 triệu người theo dõi, để ký hợp đồng đầu tiên”, cô nói.

Kỳ vọng không thực tế.

Hiện, Ellie 18 tuổi. Zeiler hy vọng cha mẹ của những người có ảnh hưởng đầy tham vọng sẽ đảm bảo rằng con cái của họ không cho rằng chúng sẽ nổi tiếng hoặc nếu có, thì điều đó sẽ tồn tại mãi mãi.

“Điều tôi muốn nói là đừng bỏ học hay công việc hàng ngày cho đến khi thực sự có thể kiếm sống không chỉ vài tháng, mà là nhiều năm, nhờ nghề sáng tạo nội dung”, cô nói.

Ngay cả khi được thuật toán ưu ái, điều quan trọng là làm KOL không phải toàn bộ cuộc sống của trẻ em.

“Hãy dành thời gian cho những việc khác vì nghề này không có gì đảm bảo. Tôi luôn muốn Ellie cảm thấy như con bé có quyền lựa chọn”, cô chia sẻ.

Thực tế, thanh thiếu niên dành nhiều thời gian lướt mạng xã hội có thể khó hiểu rằng cơ hội kiếm sống từ việc đăng nội dung là rất nhỏ.

Các con của Burroughs muốn trở thành người có ảnh hưởng vì bị lôi cuốn bởi lối sống sinh lợi được cho là vui vẻ, tự thiết lập lịch trình và nhận nhiều thứ miễn phí. Tuy nhiên, phân tích năm 2018 cho thấy 85% lưu lượng truy cập YouTube chỉ dành cho 3% kênh và hơn 96% người dùng YouTube kiếm được ít hơn mức nghèo của liên bang Mỹ.

Ngay cả khi tiền không phải là động lực, việc trẻ em nhận biết và thần tượng đứa trẻ trông giống chúng là điều hiển nhiên. Trớ trêu thay, đó là cách Ryan của Ryan’s World trở thành YouTuber. Cậu bé xem những đứa trẻ khác đăng video và cũng muốn điều tương tự.

Burroughs cảnh báo rằng việc tung hô quá mức nghề influencer có thể khiến trẻ em có kỳ vọng sai lầm về cuộc sống thực.

“Cha mẹ nên trò chuyện với con cái để giúp chúng nhận thức được rằng chúng đang bị ảnh hưởng bởi những KOL trên mạng. Họ làm cho mọi chuyện có vẻ như hoàn toàn bình thường khi trẻ em liên tục mở đồ chơi cả ngày”, ông nói.

Có lẽ không phải kỳ vọng cụ thể vào về nghề influencer hay KOL, điều mà trẻ em và thanh thiếu niên mong mỏi đơn giản chỉ là sự phấn khích, hào nhoáng, cuộc sống không có bài tập về nhà, nơi thế giới chỉ được tạo nên từ những kỳ nghỉ và thời gian vui chơi. Rốt cuộc, ai không muốn sự thảnh thơi này?

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Instagram không còn hấp dẫn đối với các KOL và nhà sáng tạo

Khi người dùng lần lượt rời bỏ Instagram, các KOL hay nhà sáng tạo nội dung phải thay đổi định hướng, cách đầu tư và xây dựng thương hiệu từ nền tảng này.

Instagram không còn hấp dẫn đối với các KOL và nhà sáng tạo
Instagram không còn hấp dẫn đối với các KOL và nhà sáng tạo

Vào thời điểm Amber Fillerup Clark (31 tuổi, sống tại Arizona, Mỹ) đạt danh hiệu lớn trên The Atlantic 2017, cô đã dành 7 năm để xây dựng kênh Instagram của mình.

Clark ra mắt trang blog vào năm 2010 và nhanh chóng vươn lên dẫn đầu hệ sinh thái blogger.

Hơn một thập kỷ sau, cô thu hút 1,3 triệu người theo dõi trên trang cá nhân đồng thời điều hành đội ngũ hơn chục nhân viên toàn thời gian. Ngoài ra, cô còn thành lập thương hiệu làm đẹp chuyên chăm sóc tóc bán chạy nhất tại Sephora.

Không chỉ Clark, nhiều blogger khác trong thế hệ KOL đầu tiên cũng phát triển doanh nghiệp riêng nhờ hình ảnh cá nhân.

Tuy nhiên, khi xu hướng truyền thông cải tiến liên tục, những người có ảnh hưởng đời đầu như Clark cũng gặp nhiều khó khăn và phải thay đổi cách tiếp cận, kiếm tiền từ mạng xã hội, theo Fast Company.

“Mọi người đang dần rời bỏ nền tảng này. Nếu nhà sáng lập không nghiêm túc thay đổi thuật toán trở lại như cũ, Instagram sẽ trở nên lỗi thời, giống như Facebook vậy”, nữ blogger 31 tuổi nhận xét.

Người dùng rời đi.

Thời gian gần đây, mạng xã hội ảnh phổ biến nhất thế giới đã đưa ra những quyết định khiến cộng đồng mạng bức xúc.

Không chỉ “học hỏi quá đà” các ứng dụng khác như TikTok, Snapchat, BeReal, giao diện mới cũng không làm hài lòng đa số người dùng. Việc đổi thuật toán Instagram khiến mức tương tác của KOL với người hâm mộ giảm sút đáng kể.

Trước tình trạng trên, nhiều nghệ sĩ, người tạo meme, nhà hoạt động xã hội, những ai trung thành với phiên bản cũ đang cân nhắc rời đi, theo Vice.

Frances Corry, nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Văn hóa và Xã hội Kỹ thuật số (Mỹ), cho rằng nền tảng này luôn mong đợi sự phàn nàn từ cộng đồng mạng.

“Họ tin thái độ chống đối sẽ không kéo dài lâu. Chỉ sau một thời gian, người dùng phải tập quen với cấu hình mới và quên dần giao diện yêu thích lúc trước.

Đây không phải chuyện mới lạ trong sự phát triển của mạng xã hội lớn. Instagram sẽ chỉ tập trung vào cái mình muốn. Họ không sợ hãi khi có lực lượng fan hâm mộ trung thành đông đảo suốt nhiều năm”, nữ chuyên gia giải thích.

Theo Sara Tasker, chuyên gia truyền thông xã hội và cố vấn Instagram, các quy định đối với nhóm tập trung vào hình ảnh tĩnh hoặc kinh doanh nhỏ lẻ có phần thay đổi.

Từ khi mở công ty, Clark ít phải phụ thuộc vào mạng xã hội để kinh doanh. Thế nhưng, nó vẫn quan trọng với nhận diện thương hiệu và mức độ gắn kết mà cô đã xây dựng gần một thập kỷ qua.

Trong những ngày đầu của Instagram, khó ai có thể dự đoán được tác động trong tương lai của nền tảng này đối với nền kinh tế và những nhà sáng tạo trẻ. Ước tính hiện tại giá trị của nó đã lên đến 104 tỷ USD.

Thời kỳ không bị bủa vây bởi những cuộc giao dịch từ các nhãn hàng hoặc áp lực kiếm tiền, nhóm người dùng đời đầu có thể tự do đăng bài với nội dung rất thẳng thắn.

Clark cho rằng phần lớn thành công của cô là nhờ những bài đăng chân thực về niềm đam mê và sở thích cá nhân.

“Tôi nghĩ khi ai đó thực lòng muốn chia sẻ những gì họ yêu thích, điều đó rất dễ nhận được sự đồng cảm và lan truyền mạnh mẽ”, Clark bày tỏ.

Thế hệ nhà sáng tạo mới.

Ngày nay, thế hệ trẻ tạo ra sân chơi hoàn toàn mới, thuật ngữ influencer (người có ảnh hưởng) dần trở nên lỗi mốt. Họ bắt tay vào xây dựng sự nghiệp thuận lợi hơn với các công cụ hỗ trợ và tiềm năng sinh lợi dồi dào.

Một cuộc thăm dò từ năm 2019 đã chỉ ra rằng “YouTuber” là sự lựa chọn hàng đầu của hầu hết thanh thiếu niên nhờ sức hút và khả năng nhận được tài trợ cao.

Trong nhiều năm, nền tảng này trở thành “mảnh đất vàng” cho các KOL, blogger cho đến khi TikTok xuất hiện.

Các video định dạng ngắn ưu tiên nội dung hơn người sáng tạo đã thúc đẩy một kỷ nguyên mới. Rào cản gia nhập thấp đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều người dễ dàng tiếp cận với ứng dụng này hơn.

“Hiện có quá nhiều KOL khiến xu hướng đó trở nên bão hòa. Nhưng nội dung chất lượng sẽ thu hút được sự chú ý của khán giả. Giờ việc kiếm tiền cũng dễ dàng hơn trong nhiều lĩnh vực. Bạn không cần phải quá nổi tiếng mới nhận được hợp đồng”, Clark nói.

Các nhà quảng cáo, bao gồm cả công ty của cô cũng đổ xô sang các nền tảng mới để tìm kiếm tài năng. Khi thế hệ KOL đời đầu đã có doanh nghiệp riêng, họ sẽ là những người đầu tư cho lớp người sáng tạo mới.

Bởi họ biết rõ mức độ tương tác có thể thay đổi hành vi của người tiêu dùng như thế nào.

“Công ty tôi tìm kiếm rất nhiều người có ảnh hưởng nhỏ và nội dung chất lượng từ những kênh không có lượng follow lớn.

Chúng tôi thực sự thích quan điểm của họ. Sự phát triển của mạng xã hội tạo ra không gian thoải mái cho bất kỳ ai cũng được vượt qua giới hạn”, Clark nói thêm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh  | MarketingTrips   

Influencer ảo phát triển rầm rộ nhờ công nghệ kỹ thuật số

Nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của các yếu tố công nghệ mà đặc biệt là AI (trí tuệ nhân tạo), các KOL hay Influencer ảo (những người ảo có tầm ảnh hưởng thật) hiện đang phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Influencer ảo
Influencer ảo vẫn phát triển rầm rộ nhờ vào công nghệ kỹ thuật số

Rozy có hơn 130.000 người dõi theo trên Instagram, nơi cô đăng những bức ảnh về những chuyến phiêu lưu tại nhiều quốc gia. Lối trang điểm và trang phục của cô ấy y như những người mẫu trên các sàn diễn thời trang cao cấp của thế giới.

Cô hát, nhảy và làm người mẫu – nhưng không có cái nào là thật!

Rozy là một “người mẫu ảo” có tầm ảnh hưởng ở Hàn Quốc, một Influencer đích thực và là một con người được kỹ thuật số thể hiện rất chân thực, đến nỗi cô ấy thường bị fan nhầm là người thật.

Một công ty có trụ sở tại Seoul đã tạo ra Rozy – một người đứng giữa thế giới thực và ảo. Cô ấy “có thể làm mọi thứ mà con người không thể, trong hình dạng giống con người nhất”, Sidus Studio X – nơi sáng tạo ra Rozy – cho biết trên trang web của mình.

Điều đó bao gồm việc tăng lợi nhuận cho công ty, trong thế giới quảng cáo và giải trí trị giá hàng tỷ đô la.

Rozy hát, nhảy và làm người mẫu – nhưng không có cái nào là thật, vì cô ấy là sản phẩm công nghệ kỹ thuật số của Sidus Studio X – Ảnh: Sidus Studio

Kể từ khi ra mắt vào năm 2020, Rozy đã nhận được các hợp đồng quảng cáo, trở thành người mẫu trên sàn diễn thời trang cao cấp ảo và thậm chí đã phát hành hai đĩa đơn.

Và cô không hề đơn độc giữa một ngành công nghiệp đang phát triển rầm rộ – Ngành công nghiệp của các Influencer ảo.

Ngành công nghiệp tạo “con người ảo” ở Hàn Quốc.

Ngành công nghiệp tạo ra những influencer ảo đang bùng nổ và cùng với nó là một nền kinh tế hoàn toàn mới, trong đó những người ảo có tầm ảnh hưởng không bao giờ già đi, không có tai tiếng và hoàn hảo về mặt kỹ thuật số – đã châm ngòi báo động ở một quốc gia luôn bị ám ảnh bởi các tiêu chuẩn về vẻ đẹp khó đạt được.

Những người ảo có tầm ảnh hưởng được hoạt động như thế nào? Công nghệ CGI (computer-generated imagery – hình ảnh do máy tính tạo ra) đằng sau Rozy không phải là mới.

CGI phổ biến khắp nơi trong ngành công nghiệp giải trí ngày nay, nơi các nhà sản xuất sử dụng nó để tạo ra các nhân vật phi thực tế trong các bộ phim, trò chơi máy tính và video âm nhạc.

Nhưng CGI chỉ mới được sử dụng gần đây để tạo ra những người ảo có tầm ảnh hưởng.

Đôi khi, Sidus Studio X dùng CGI tạo ra hình ảnh Rozy hoàn chỉnh, khi chuẩn bị show các hoạt động của cô ấy trên Instagram. Lần khác, công ty đặt “đầu của cô ấy” lên “cơ thể của một người mẫu thật” – khi cho cô ấy làm người mẫu quần áo.

Thương hiệu bán lẻ Lotte Home Shopping của Hàn Quốc cũng đã tạo ra người ảo có tầm ảnh hưởng – Lucy, có 78.000 người dõi theo trên Instagram – bằng phần mềm thường được sử dụng cho trò chơi điện tử.

Giống như hình ảnh những người nổi tiếng ngoài đời thực, những người ảo có tầm ảnh hưởng xây dựng lượng fan hâm mộ thông qua mạng xã hội, nơi họ đăng ảnh chụp nhanh về “cuộc sống” của mình và tương tác với người hâm mộ.

Trên Instagram, tài khoản Rozy cho biết cô đang “đi du lịch” đến Singapore và thưởng thức một ly rượu trên tầng 33, với hơn 3.000 lượt người thích, phần nhiều đều ngợi khen trang phục và vẻ đẹp của cô.

Các thế hệ cũ có thể coi việc tương tác với một người ảo (AI – trí tuệ nhân tạo) hơi kỳ quặc.

Nhưng các chuyên gia cho rằng những influencer ảo đã thu hút được sự chú ý với những người Hàn Quốc trẻ tuổi, những công dân kỹ thuật số đã dành phần lớn cuộc sống của họ trên mạng.

Lee Na-kyoung, 23 tuổi sống ở Incheon, bắt đầu dõi theo Rozy khoảng hai năm trước vì nghĩ rằng cô ấy là người thật. Rozy cũng dõi theo cô, đôi khi bình luận về các bài đăng của Lee, và một tình bạn ảo đã nảy nở giữa họ, tồn tại ngay cả sau khi Lee phát hiện ra sự thật.

Lee bộc lộ: “Chúng tôi giao tiếp như những người bạn và tôi cảm thấy thoải mái khi ở bên cô ấy – vì vậy tôi không coi cô ấy như một AI mà là một người bạn thực sự”. Lee nói thêm: “Tôi thích những câu trả lời của Rozy. Cô ấy xinh đến mức tôi không thể tin rằng cô ấy là một AI”.

Influencer ảo – Một ngành kinh doanh đầy tiềm năng.

Phương tiện truyền thông xã hội giúp những người ảo có tầm ảnh hưởng xây dựng đội ngũ người hâm mộ, và từ đó tiền đổ vào.

Ví dụ, Instagram của Rozy được trang bị nội dung dành cho nhà tài trợ, nơi cô ấy quảng cáo các sản phẩm thời trang và chăm sóc da.

Baik Seung-yup – Giám đốc điều hành của Sidus Studio X. tiết lộ: “Nhiều công ty lớn ở Hàn Quốc muốn sử dụng Rozy làm người mẫu. Năm nay, chỉ với Rozy, chúng tôi kỳ vọng sẽ dễ dàng đạt được lợi nhuận trị giá hơn hai tỷ won (khoảng 1,52 triệu USD)”.

Ông nói thêm rằng khi Rozy ngày càng nổi tiếng, công ty đã nhận được nhiều tài trợ hơn từ các thương hiệu xa xỉ như Chanel và Hermes, bao gồm các tạp chí và các công ty truyền thông khác. Quảng cáo của cô ấy đã xuất hiện trên truyền hình và thậm chí ở những không gian ngoại tuyến như biển quảng cáo và bên hông xe buýt.

Theo Lee Bo-hyun – Giám đốc bộ phận truyền thông của Lotte Home Shopping: Lotte kỳ vọng lợi nhuận tương tự trong năm nay sẽ đến từ Lucy, vì cô ấy đã nhận được lời mời quảng cáo từ các công ty tài chính và xây dựng.

Các chuyên gia trong ngành quảng cáo nhận định, các người mẫu ảo này đang thu hút sự chú ý của nhiều công ty vì hình ảnh các cô giúp các thương hiệu dễ tiếp cận người tiêu dùng trẻ tuổi. Khách hàng của Rozy bao gồm một công ty bảo hiểm nhân thọ và một ngân hàng – những công ty thường được coi là lỗi thời.

Baik tự hào nói: “Các công ty đó nói rằng hình ảnh của họ đã trở nên rất trẻ trung sau khi mời được Rozy. Sử dụng Rozy so với người mẫu ngoài đời thực có lợi hơn vì “ngôi sao mới” này có phí “bảo trì” thấp”.

Lotte và Sidus Studio X mất từ vài giờ đến vài ngày để tạo ra một hình ảnh mới cho “ngôi sao của họ” và từ hai ngày đến vài tuần cho một video quảng cáo.

Thời gian và công sức ít hơn nhiều so với việc sản xuất một phim quảng cáo có người thật – thường phải mất hàng tuần hoặc hàng tháng để tìm địa điểm và chuẩn bị hậu cần như ánh sáng, tóc và trang điểm, tạo kiểu, phục vụ và chỉnh sửa hậu kỳ.

Điều quan trọng hơn nữa là những người ảo có tầm ảnh hưởng không bao giờ già đi, không biết mệt mỏi hoặc tranh cãi.

Lee Bo-hyun cho biết Lotte đã quyết định chọn một người ảo sau khi xem xét cách tối đa hóa “những người dẫn chương trình”.

Lotte Home Shopping từng thuê người dẫn chương trình để quảng cáo sản phẩm trên TV và “tốn khá nhiều chi phí” và “sẽ có những thay đổi khi người mẫu thật già đi”, Lee Bo-hyun nói. Vì vậy, họ đã tạo ra Lucy, người “mãi mãi 29 tuổi”.

Lee Bo-hyun hào hứng so sánh: “Lucy không bị giới hạn về thời gian và không gian. Cô ấy có thể xuất hiện ở bất cứ đâu. Và không có vấn đề gì về đạo đức”.

Mối nguy khi các Influencer ảo ở Hàn Quốc thúc đẩy nhu cầu làm đẹp phi thực tế.

Hàn Quốc không phải là nơi duy nhất sản xuất những người ảo có tầm ảnh hưởng.

Trong số những influencer ảo nổi tiếng nhất thế giới là Lil Miquela, được những người đồng sáng lập một công ty khởi nghiệp công nghệ của Mỹ tạo ra, người đã quảng cáo cho nhiều thương hiệu bao gồm Calvin Klein và Prada, có hơn 3 triệu người dõi theo trên Instagram; Lu of Magalu, được một công ty bán lẻ Brazil tạo ra, có gần 6 triệu người dõi theo trên Instagram; và FNMeka, một rapper được công ty âm nhạc Factory New tạo ra, có hơn 10 triệu người dõi theo trên TikTok.

Nhưng theo Lee Eun-hee – Giáo sư tại khoa Khoa học Tiêu dùng của Trường ĐH Inha (Incheon, Hàn Quốc), có một sự khác biệt lớn giữa người ảo ở những quốc gia khác và Hàn Quốc: “Những người ảo có tầm ảnh hưởng ở các quốc gia khác có xu hướng phản ánh sự đa dạng về nguồn gốc dân tộc và lý tưởng làm đẹp.

Con người ảo ở những nơi khác có tính độc đáo, trong khi những con người ảo ở Hàn Quốc luôn được làm cho đẹp và xinh xắn… Điều này phản ánh các giá trị được coi trọng của mỗi quốc gia”.

Và ở Hàn Quốc – nơi được mệnh danh là “thủ đô phẫu thuật thẩm mỹ của thế giới” với ngành công nghiệp trị giá 10,7 tỷ USD đang bùng nổ, có ý kiến lo ngại rằng những người ảo có tầm ảnh hưởng sẽ tiếp tục thúc đẩy các tiêu chuẩn làm đẹp phi thực tế.

Những người trẻ tuổi Hàn Quốc đã bắt đầu chống lại những ý tưởng này trong những năm gần đây, châm ngòi cho một phong trào được mệnh danh là “thoát khỏi áo nịt ngực” hồi năm 2018.

Nhưng những ý tưởng về vẻ đẹp ở Hàn Quốc vẫn còn rất hạn hẹp, khi tiêu chuẩn đẹp đối với phụ nữ phải là dáng người nhỏ nhắn với đôi mắt to, khuôn mặt nhỏ và làn da trắng không tỳ vết.

Và những tiêu chuẩn về vẻ đẹp này đã được thể hiện với các influencer ảo, khi Lucy có làn da đẹp hoàn hảo, mái tóc dài bóng mượt, quai hàm thon và chiếc mũi cao.

Còn Rozy có đôi môi đầy đặn, đôi chân dài miên man và phần bụng phẳng lì lộ ra bên dưới chiếc áo crop-top.

Giáo sư Lee Eun-hee cảnh báo những người ảo có tầm ảnh hưởng như Rozy và Lucy có thể khiến các tiêu chuẩn sắc đẹp vốn đã khắt khe của Hàn Quốc trở nên khó đạt hơn nữa, làm gia tăng thêm nhu cầu phẫu thuật thẩm mỹ hoặc tiêu dùng các loại mỹ phẩm làm đẹp ở nhiều phụ nữ đang tìm cách bắt chước họ.

Bà lo ngại: “Điều nguy hiểm là khi phụ nữ bắt chước giống họ, và đàn ông muốn hẹn hò với những người có ngoại hình tương tự”.

Tất nhiên, những công ty tạo ra Rozy và Lucy bác bỏ những lời chỉ trích như vậy.

Đại diện của Lotte, Lee Bo-hyun cho biết họ đã cố gắng tạo Lucy không chỉ là một “hình ảnh xinh đẹp” bằng cách xây dựng một cốt truyện cho cuộc đời Lucy và tạo ra cá tính cho cô ấy. Lucy “học” thiết kế công nghiệp và “làm việc” trong lĩnh vực thiết kế xe hơi.

Cô ấy “thổ lộ” về công việc và sở thích của mình, chẳng hạn như tình yêu với động vật và “kimbap – cơm cuộn rong biển”.

Theo cách này, “Lucy đang phấn đấu để có một ảnh hưởng tốt trong xã hội”, Lee giải thích và biện minh: “Cô ấy đang đưa ra thông điệp cho công chúng, rằng ‘hãy làm những gì bạn muốn làm theo niềm tin của mình”.

Giám đốc điều hành Sidus Studio X cho biết Rozy không phải là thứ “gọi là xinh đẹp” và công ty đã cố tình làm cho vẻ ngoài của cô trở nên độc đáo và khác với các tiêu chuẩn truyền thống của Hàn Quốc. Baik nói trong khi chỉ vào những đốm tàn nhang trên má và đôi mắt mở to của Rozy.

Ông còn biện luận: “Rozy cho mọi người thấy tầm quan trọng của sự tự tin bên trong. Có những người ảo khác rất xinh đẹp… Nhưng chúng tôi đã tạo ra Rozy để chứng tỏ rằng bạn vẫn có thể xinh đẹp ngay cả khi không có khuôn mặt đúng chuẩn”.

Mặt tiêu cực của công nghệ kỹ thuật số.

Nhưng mối quan tâm vượt ra ngoài tiêu chuẩn vẻ đẹp của Hàn Quốc.

Ở những nơi khác trên thế giới đang có tranh luận về đạo đức của việc marketing sản phẩm cho người tiêu dùng bằng các mô hình không phải là con người, cũng như nguy cơ chiếm đoạt văn hóa khi tạo ra những người ảo có ảnh hưởng thuộc các sắc tộc khác nhau – được một số người gọi tên là “mặt tiêu cực của công nghệ kỹ thuật số”.

Meta – công ty mẹ của Facebook và Instagram, đã tạo ra hơn 200 người ảo có tầm ảnh hưởng trên nền tảng của mình và đã thừa nhận những rủi ro.

Công ty cho biết trong một bài đăng trên blog: “Giống như bất kỳ công nghệ đột phá nào, phương tiện truyền thông tổng hợp có khả năng gây hại lẫn lợi.

Để giúp các thương hiệu điều hướng các vấn đề đạo đức của phương tiện mới nổi này và tránh những nguy cơ tiềm ẩn, (Meta) đang làm việc với các đối tác để phát triển một khuôn khổ đạo đức hướng dẫn việc sử dụng những người ảo có tầm ảnh hưởng”.

Nhưng có một điều rõ ràng: ngành công nghiệp kỹ thuật số cần phải tồn tại. Khi sự quan tâm đến thế giới kỹ thuật số bùng nổ – từ công nghệ siêu thực tế ảo đến tiền tệ kỹ thuật số, các công ty cho rằng những người ảo có tầm ảnh hưởng sẽ là xu hướng tất yếu tiếp theo.

Lotte đang muốn chuyển Lucy từ quảng cáo sang giải trí, có lẽ bằng cách cho Lucy xuất hiện trong một bộ phim truyền hình. Công ty cũng đang nghiên cứu tạo ra một con người ảo sẽ thu hút tầng lớp mua sắm ở độ tuổi 40 – 60.

Sidus Studio X cũng có tham vọng lớn: Rozy sẽ ra mắt thương hiệu mỹ phẩm của riêng mình vào tháng 8 và công ty còn hy vọng sẽ tạo ra bộ ba nhạc pop ảo để chiếm lĩnh các bảng xếp hạng âm nhạc.

Baik chỉ ra rằng hầu hết người hâm mộ hiện nay không gặp trực tiếp những người nổi tiếng thực sự mà chỉ nhìn thấy họ trên màn hình. Vì vậy, ông ngụy biện: “Con người ảo và những người nổi tiếng ngoài đời thực mà họ thích không có sự khác biệt lớn”.

Baik còn biện hộ: “Chúng tôi muốn thay đổi nhận thức về cách mọi người nghĩ về người ảo hay các influencer ảo.

Những gì chúng tôi làm không phải là lấy đi công việc của mọi người, mà là làm những việc mà con người không thể làm, chẳng hạn như tạo ra người ảo làm việc suốt 24 giờ hoặc tạo ra những nội dung độc đáo như cho người ảo đi dạo trên bầu trời”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh  | MarketingTrips   

Sử dụng Influencer Marketing để nâng cao độ nhận biết thương hiệu và tăng doanh số

Khám phá cách doanh nghiệp hay thương hiệu có thể tận dụng những nội dung chân thực từ Influencer Marketing để nâng cao độ nhận biết thương hiệu và tăng doanh số bán hàng.

Sử dụng Influencer Marketing để nâng cao độ nhận biết thương hiệu và tăng doanh số
Sử dụng Influencer Marketing để nâng cao độ nhận biết thương hiệu và tăng doanh số

Khi ra mắt dòng sản phẩm Clinique iD cải thiện các vấn đề về da tại Úc, Clinique tìm cách nâng cao mức độ nhận biết thương hiệu (Brand Awareness) và khuyến khích khách hàng thử dùng sản phẩm mới nhất của mình.

Các chiến dịch của thương hiệu làm đẹp toàn cầu này thường do đội ngũ hiện đang ngồi tại trung tâm điều hành phát triển, điều này nghĩa là thông điệp của thương hiệu không phải lúc nào cũng phù hợp với nhiều thị trường khác nhau.

Để giải quyết thách thức này, Clinique cộng tác với những nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) như Cheryl Law (người có ảnh hưởng ở Úc) để bản địa hóa thông điệp cho chiến dịch, nhằm đảm bảo thông điệp phù hợp với tất cả khách hàng, bất kể họ ở đâu.

Law – người có 19.000 người theo dõi trên Instagram – tạo một mẫu quảng cáo video ngắn mô tả chính mình đang thoa kem dưỡng ẩm lên má trong nền nhạc pop sôi động. Video này nhằm quảng bá cách làm cho làn da tươi mát trong những tháng lạnh giá.

Law cho biết: ”Khi tạo nội dung giới thiệu về Clinique, tôi chia sẻ quan điểm chăm sóc da cũng chính là chăm sóc bản thân mình.

Ghi lại khoảnh khắc tìm thấy sự điềm tĩnh mà vẫn quan tâm là cách tôi thể hiện thẩm mỹ quan của mình ở mọi bài viết, tin và thước phim.

Phương pháp sử dụng ảnh và video rất hiệu quả khi chia sẻ sản phẩm hoặc, theo một cách chân thực hơn, chia sẻ lối sống cũng như tác dụng tự nhiên của sản phẩm và dịch vụ.”

Trải nghiệm của Clinique nêu bật lý do các thương hiệu ngày càng dành nhiều sự quan tâm cho Influencer Marketing hay tiếp thị thông qua những người có tầm ảnh hưởng.

Trên thực tế, thị trường toàn cầu của marketing thông qua người có ảnh hưởng tăng vọt từ $1,7 tỷ năm 2016 lên $9,7 tỷ năm 2020.

Dù marketing thông qua người có tầm ảnh hưởng thường gắn liền với hoạt động xây dựng mức độ nhận biết thương hiệu, đây cũng là một công cụ mạnh mẽ để thúc đẩy doanh số.

Nghiên cứu của Meta for Business năm 2020 chỉ ra 84% người tiêu dùng trên toàn cầu cho biết họ sẽ mua hàng, thử dùng hoặc đề xuất sản phẩm dựa trên nội dung của người có ảnh hưởng (Influencer) nếu phù hợp.

Marketing thông qua người có ảnh hưởng đặc biệt có hiệu quả trong việc thúc đẩy doanh số khi kết hợp với các quảng cáo khác.

Theo nghiên cứu của Meta for Business năm 2021, chiến dịch trên Facebook và Instagram kết hợp với quảng cáo thông thường và quảng cáo thông qua người có ảnh hưởng tăng 85% khả năng thúc đẩy mọi người thêm sản phẩm vào giỏ hàng so với khi chỉ dùng quảng cáo thông thường.

Ví dụ: Clinique tăng 8,7 lần lợi nhuận trên chi tiêu quảng cáo khi sử dụng quảng cáo chứa nội dung có thương hiệu.

Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp liên quan đến người có tầm ảnh hưởng, ngày càng có nhiều cơ hội tạo nội dung để chiến dịch nội dung có thương hiệu có thể tận dụng một cách hiệu quả.

Khi cộng tác với nhà sáng tạo nội dung nhằm xây dựng lòng tin, thực hiện cách làm tốt nhất và sử dụng chiến lược quảng cáo hiệu quả nhất, tất cả các loại thương hiệu đều có thể khai thác sức mạnh của marketing thông qua người có ảnh hưởng để không chỉ thúc đẩy mức độ nhận biết thương hiệu mà còn nâng cao doanh số bán hàng.

Xây dựng niềm tin cho người tiêu dùng nhờ nội dung chân thực từ người có ảnh hưởng.

Người có ảnh hưởng trở thành một phần quan trọng trong cách mọi người khám phá sản phẩm và thương hiệu mới, thậm chí trong việc thuyết phục họ mua hàng.

Bên cạnh đó, khi đại dịch COVID-19 khiến mọi người dành nhiều thời gian online hơn, mức độ phổ biến của nhà sáng tạo nội dung số lại càng tăng nhanh.

Đối với thương hiệu, người có ảnh hưởng được đối tượng xem là đáng tin cậy, gần gũi và chân thực sẽ là những người mang lại hiệu quả cao nhất.

Trên thực tế, 60% người tiêu dùng trên toàn cầu cho biết họ sẽ theo dõi một thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ sau khi xem nhà sáng tạo nội dung chia sẻ cùng giá trị và mối quan tâm giống như họ quảng cáo thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ đó.

Khi hợp tác cùng người có ảnh hưởng gần gũi và chân thực, doanh nghiệp có thể xây dựng niềm tin với khách hàng.

Ở phần dưới đây, chúng tôi giới thiệu một số ví dụ về cách các thương hiệu cộng tác với người có ảnh hưởng một cách hiệu quả, cũng như hướng dẫn về nội dung để xây dựng chiến dịch.

L’Oréal: Lồng ghép thương hiệu một cách tinh tế.

L’Oréal đưa bảng màu thương hiệu vào nội dung của người có ảnh hưởng bằng cách lồng ghép tinh tế và nhất quán màu sắc, tông màu cũng như thành phần.

Thương hiệu này hợp tác với 15 nhà sáng tạo nội dung về chủ đề làm đẹp – mỗi người có một vấn đề riêng về làn da – để chia sẻ chi tiết trải nghiệm của họ khi sử dụng sản phẩm L’Oréal Revitalift Hyaluronic Acid Serum.

Nhờ bảng màu lặp lại liên tục và các yếu tố thương hiệu khác, đối tượng có thể liên kết nội dung đó với L’Oréal cũng như sản phẩm này.

ASUS: Tạo nội dung sử dụng trải nghiệm thực tế, gần gũi với khách hàng.

Khi ASUS ra mắt laptop VivoBook mới, công ty sản xuất máy tính này muốn truyền tải lợi điểm bán hàng độc đáo của mình, đó là ”mỏng nhẹ và di động”.

Thương hiệu này hợp tác với Vamp – Đối tác kinh doanh của Meta – để kết nối với nhà sáng tạo nội dung phù hợp trên mạng xã hội toàn cầu.

ASUS giao cho người có ảnh hưởng nhiệm vụ tạo dựng nội dung gần gũi, giới thiệu sản phẩm trong khung cảnh hàng ngày như văn phòng tại nhà cũng như ưu điểm là sản phẩm dễ dàng mang theo khi di chuyển.

Họ cũng chia sẻ với người có ảnh hưởng về nguyên tắc của thương hiệu, gồm các đề xuất cụ thể, những gì nên và không nên làm.

Kết quả là nội dung do nhà sáng tạo nội dung tạo ra đã tập trung vào thương hiệu và phù hợp với lối sống của người tiêu dùng.

Jeff Lee – Trưởng bộ phận Mua vị trí quảng cáo, Người có ảnh hưởng và Mạng xã hội của ASUS – cho biết: ”Vamp hỗ trợ chúng tôi xác định các nhà sáng tạo nội dung phù hợp tại Ba Lan để thông qua họ, chúng tôi mở rộng phạm vi tiếp cận thị trường.”

Với mục tiêu nâng cao mức độ nhận biết về chương trình khuyến mãi nhân Ngày lễ Độc thân 11.11, Konvy – nhà bán lẻ sản phẩm làm đẹp tại Thái Lan – lần đầu tiên cộng tác với 8 phụ nữ có tầm ảnh hưởng về lối sống cũng như lĩnh vực làm đẹp để quảng bá thương hiệu và sản phẩm của mình.

Trong chiến dịch mùa đông năm 2020, những nhà sáng tạo nội dung này đăng nhiều hình ảnh và video tích cực, vui nhộn để giới thiệu các chương trình giảm giá. Sau đó, những hình ảnh và video này được đưa vào chiến dịch quảng cáo chứa nội dung có thương hiệu.

Những quảng cáo này ra mắt song song với các quảng cáo thông thường của Konvy, vì công ty muốn đo lường hiệu quả của từng nhóm quảng cáo.

Quing Gui Huang – Tổng Giám đốc, Konvy International Co. – cho biết: “[Người có tầm ảnh hưởng] đóng vai trò đắc lực trong việc hỗ trợ chúng tôi tăng độ tin cậy của thương hiệu.

Thay vì nội dung thông thường, chúng tôi sử dụng quảng cáo chứa nội dung có thương hiệu (Branded Content) để đảm bảo đối tượng mục tiêu biết về chương trình khuyến mãi Ngày lễ Độc thân mà chúng tôi triển khai.”

Sức mạnh khi kết hợp quảng cáo chứa nội dung có thương hiệu với chiến dịch thông thường hàng ngày.

Một thách thức khi hợp tác với nhà sáng tạo nội dung là bài viết chỉ tiếp cận những người theo dõi họ. Các công ty giải quyết vấn đề này bằng cách chạy quảng cáo chứa nội dung có thương hiệu để mở rộng khả năng tiếp cận.

Clinique, L’Oréal, ASUS và Konvy đều thực hiện chiến lược này bằng cách hợp tác với Vamp.

Trong mỗi trường hợp, người có ảnh hưởng được chọn đều chia sẻ nội dung với đối tượng của họ trên Instagram. Sau đó, những bài viết này sẽ được quảng bá dưới dạng quảng cáo chứa nội dung có thương hiệu. Chiến lược này tạo ra kết quả ấn tượng như sau:

  • L’Oreal đạt 48% độ cải thiện lượt xem nội dung và 10% độ cải thiện lượt mua
  • ASUS đạt 44% độ cải thiện lượt xem nội dung và 30% độ cải thiện lượt thêm vào giỏ hàng cho đợt ra mắt sản phẩm mới
  • Konvy tăng lượt mua gấp 8 lần nhờ kết hợp quảng cáo thông thường với quảng cáo chứa nội dung có thương hiệu

Maria Adina – Tổng Quản lý Thương hiệu L’Oreal Paris – cho biết: hoạt động kích hoạt có trả phí thông qua người có ảnh hưởng là một phương thức quan trọng để công ty xây dựng mối quan hệ gần gũi hơn với những tín đồ làm đẹp.

Cô nói thêm: ”Thông qua quảng cáo chứa nội dung có thương hiệu và Quảng cáo cộng tác, chúng tôi cung cấp một nền tảng để nhà sáng tạo nội dung chia sẻ bài đánh giá đến đối tượng rộng lớn hơn, từ đó thúc đẩy để hoạt động kinh doanh thương mại điện tử của chúng tôi càng phát triển mạnh mẽ.

Chúng tôi sẽ tiếp tục dựa vào những chiến lược này để mở rộng quy mô chiến dịch, đồng thời mang đến những trải nghiệm được cá nhân hóa cho người dùng.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

KOL và Influencer: Chúng giống và khác nhau ra sao?

Mặc dù đều là những người có ảnh hưởng trong thị trường (Influencer Economy) được dự báo là có giá trị khoảng 15 tỷ USD trong năm 2022, KOL và Influencer có những điểm khác nhau về ý nghĩa và giá trị.

kol và influencer
KOL và Influencer: Chúng giống và khác nhau ra sao?. Photo: SocialBakers

Theo GrandviewResearch, thị trường người có ảnh hưởng (Influencer Marketing) nói chung hiện có giá trị khoảng 15 tỷ USD và tốc độ tăng trưởng hàng năm dự báo khoảng hơn 15%.

Trong khi Influencer Marketing là một trong những chiến lược ưu tiên hàng đầu của các thương hiệu trong bối cảnh hiện tại, vẫn có không ít các nhầm lẫn về những người có ảnh hưởng mà cụ thể đây là KOL và Influencer.

KOL là gì?

KOL là từ viết tắt của Key Opinion Leader, là những người có ảnh hưởng trong một lĩnh vực chuyên môn nhất định, vì họ được xem là chuyên gia trong lĩnh vực họ đang làm, họ được sự tín nhiệm rất lớn từ cộng đồng theo dõi hay hâm mộ họ.

Ví dụ, một bác sỹ chuyên khoa hay thậm chí là một doanh nhân hoặc chính trị gia, họ có thể là những KOL.

Hầu hết các KOL đều có phạm vi đối tượng mục tiêu hẹp hơn so với các Influencer nói chung và vì họ là những chuyên gia, những người có các bằng cấp chuyên nghiệp nhất định, những quan điểm (Opinion) hay ý kiến của họ rất được nhiều người tin tưởng.

Các KOL thực sự có giá trị với các chiến dịch Influencer Marketing vì không những họ có thể giúp các thương hiệu kết nối với người dùng mục tiêu một cách sâu sắc hơn, mà còn giúp thương hiệu có được giá trị tin tưởng cao hơn.

Bạn có thể xem chi tiết về khái niệm KOL tại kol là gì.

Influencer là gì?

Khác với KOL, vốn là những chuyên gia trong các trị trường ngách nhất định, Influencer là những người có ảnh hưởng nói chung với nhiều cấp độ khác nhau.

Thuật ngữ Influencer được sinh ra trong bối cảnh các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram hay TikTok đang phát triển mạnh mẽ và khi này những người “có sức ảnh hưởng” đang có tác động không nhỏ đến hành vi của những người hâm mộ hay theo dõi họ.

Ví dụ, nếu một người nào đó có hơn 1 triệu người theo dõi (Follower) trên Facebook và nhận được rất nhiều tương tác từ cộng đồng theo dõi họ, những người này có thể được xem là một Influencer.

Bạn có thể xem chi tiết về khái niệm Influencer tại influencer là gì.

Vai trò của các KOL và Influencer với thương hiệu.

Mặc dù tuỳ thuộc vào từng mục tiêu hay người có ảnh hưởng khác nhau, họ có thể mạng lại cho thương hiệu những giá trị khác nhau, dưới đây là một số vai trò chính.

  • Xây dựng độ nhận biết thương hiệu.

Bằng cách để những người có ảnh hưởng truyền tải các công điệp của thương hiệu đến với các nhóm đối tượng sẵn sàng ủng hộ họ, thương hiệu của bạn sẽ ngày càng ăn sâu hơn vào tâm trí của họ.

  • Xây dựng lòng trung thành hay mức độ tin tưởng với thương hiệu.

Vì KOL và Influencer nhận được nhiều sự ủng hộ và theo dõi từ đối tượng mục tiêu, họ thường có sự tín nhiệm tương đối cao, nếu các thông điệp được kết hợp với họ một cách phù hợp, họ có thể chuyển sự tin tưởng đó vào thương hiệu.

  • Thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.

Vì cả KOL và Influencer đều giúp thương hiệu tiếp cận nhiều hơn với các nhóm đối tượng mục tiêu, là những người thường bị ảnh hưởng bởi những quan điểm hay thông điệp của người họ chọn theo dõi, họ cũng sẽ sẵn sàng mua hàng từ các thương hiệu mà người có ảnh hưởng chia sẻ đến họ.

Sự khác biệt chính giữa KOL và Influencer là gì?

Như đã phân tích ở trên, mặc dù cả KOL và Influencer đều là những người có ảnh hưởng, tức họ đều là những người có nhiều người hâm hộ và các ý kiến hay quan điểm của họ có thể ảnh hưởng đến cộng đồng người theo dõi, KOL và Influencer vẫn có không ít những điểm khác nhau.

KOL và Influencer khác nhau về bằng cấp chuyên môn.

Mặc dù các Influencer vẫn có thể có các bằng cấp chuyên môn nhất định, tuy nhiên đó không phải là điều quyết định họ là một Influencer.

Bạn cứ giả sử rằng, bạn có thể trở thành một người được rất nhiều người theo dõi và tương tác trên TikTok mà không cần có bất cứ bằng cấp chuyên môn nào.

Ngược lại, các KOL là những chuyên gia gắn liền với một hoặc một số bằng cấp chuyên môn nhất định.

Ví dụ nếu bạn là một bác sỹ, bạn có thể là KOL trong lĩnh vực sức khoẻ, hay nếu bạn là một nhạc sỹ, bạn có thể là một KOL trong lĩnh vực âm nhạc hoặc giải trí.

KOL và Influencer khác nhau về mức độ ảnh hưởng trên các kênh.

Nếu các Influencer chỉ cần là những người có nhiều người theo dõi trên một nền tảng mạng xã hội hay kênh nào đó, các KOL không bị chi phối bởi một hoặc một số kênh nhất định.

Thông thường, các KOL có sức ảnh hưởng trên nhiều kênh hay phương tiện truyền thông đại chúng (mass media) khác nhau và cũng không nhất thiết phải có sức ảnh hưởng trên các nền tảng mạng xã hội.

Ví dụ, nếu bạn là một bác sỹ và là KOL, nhiều phương tiện thông tin đại chúng như TV, báo chí hay các trang tin trực tuyến sẽ không ít lần đề cập đến bạn.

KOL và Influencer khác nhau về đối tượng mục tiêu.

Vì bản chất các KOL là những chuyên gia đang hoạt động trong các lĩnh vực chuyên môn chuyên nghiệp, phần lớn những người theo dõi họ là những người có bằng cấp hay ngành nghề tương tự.

Ví dụ, những người theo dõi một KOL là một kiến trúc sư chẳng hạn, họ phải là những người đam mê kiến trúc, học về kiến trúc hay có những sở thích về kiến trúc.

Ngược lại, nếu bạn theo dõi một Influencer là một YouTuber nào đó chẳng hạn, bạn không thiết phải có bằng cấp hay kiến thức chuyên môn liên quan đến họ.

KOL và Influencer khác nhau về độ lớn của nhóm đối tượng.

Một trong những sự khác biệt khác giữa Influencer và KOL đó là độ lớn của các đối tượng mục tiêu, tức những người hâm mộ.

Vì các KOL là những chuyên gia trong một thị trường ngách (chuyên nghiệp) nào đó, thông thường họ có số lượng những người theo dõi ít hơn.

Ngược lại với các Influencer, vì đa phần họ làm việc trong lĩnh vực giải trí và hoạt động mạnh trên mạng xã hội, họ có số lượng người theo dõi lớn hơn.

Bạn có thể hình dung rằng, số lượng người theo dõi hay hâm mộ của một KOL là bác sỹ thì thông thường không thể lớn bằng một TikToker giải trí hay một Ca sỹ nào đó.

Kết luận.

Bằng cách phân biệt sự giống và khác nhau giữa KOL và Influencer, cũng như những tác động mà họ có thể tạo ra tới hiệu suất kinh doanh của thương hiệu, tuỳ vào từng mục tiêu hay bối cảnh kinh doanh khác nhau, bạn cần lựa chọn những người có ảnh hưởng khác nhau.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Mạng xã hội đang trở thành “kinh đô mua sắm” của người tiêu dùng

Không chỉ là công cụ duy trì kết nối, mạng xã hội đang trở thành “kinh đô mua sắm” mới của người tiêu dùng Việt Nam, theo báo cáo Repota 2022.

Những chuyển biến lớn trên nền tảng mạng xã hội tại Việt Nam.

Giãn cách xã hội kéo dài khiến mạng xã hội trở thành công cụ quan trọng giúp người Việt duy trì kết nối với thế giới xung quanh.

Theo Repota 2022, có tới 75% người tiêu dùng Gen Z khi được hỏi sử dụng nhiều hơn 4 nền tảng mạng xã hội cùng lúc, Gen Y là 63%.

Ngạc nhiên hơn, Gen X – thế hệ được coi là khó tiếp cận Internet và công nghệ, ghi nhận 62% người được hỏi sử dụng tới 3 nền tảng mạng xã hội cùng lúc.

Không những thế, mạng xã hội còn là “kinh đô mua sắm” mới của người tiêu dùng. Theo số liệu từ GWI, trong năm qua, 62,6% người tiêu dùng Việt coi mạng xã hội là phương tiện tìm kiếm thông tin về thương hiệu và sản phẩm.

Con số này cao hơn cả các công cụ tìm kiếm như Google, Bing,… (52,9%) hay các ứng dụng mua sắm trên điện thoại (37,9%).

Mặc dù vậy, để đưa ra quyết định mua sắm, người tiêu dùng Việt vẫn tin tưởng nhận xét từ người khác (90%) hơn là quảng cáo từ thương hiệu (30%).

Do đó, để chinh phục người tiêu dùng hiện nay, đầu tư ngân sách vào mạng xã hội, đồng thời “bắt tay” với những “đồng minh” có tầm ảnh hưởng lớn tới quyết định mua hàng của người tiêu dùng như Influencer (người ảnh hưởng), KOC (khách hàng ảnh hưởng), KOL hay các cộng đồng liên quan tới thương hiệu là chiến lược marketing đáng để cân nhắc.

Lối sống kết hợp trực tuyến và ngoại tuyến “lên ngôi”.

Hai năm đương đầu cùng đại dịch đã tạo ra những thói quen mới trong hành vi tiêu dùng.

Dù nới lỏng giãn cách đã chấm dứt, người tiêu dùng Việt có cơ hội quay về lối sống trước đại dịch nhưng họ không làm vậy.

Thời gian lên mạng trung bình của họ tuy có xu hướng giảm nhẹ (2,2%) nhưng thời lượng lên mạng qua thiết bị di động lại tăng tới hơn 3,5 tiếng/ngày, chiếm hơn một nửa tổng thời gian lên mạng (Báo cáo Repota 2022).

Điều này cho thấy, người tiêu dùng sẽ tiếp tục duy trì lối sống trực tuyến song hành cùng ngoại tuyến trong thời gian tới, thứ giúp họ trải nghiệm cuộc sống linh hoạt, thuận tiện và đầy đủ hơn.

Tuy nhiên, đầy đủ hơn cũng có nghĩa là phức tạp hơn. Lối sống kiểu mới này “lên ngôi” dẫn đến hành trình mua sắm thay đổi. Sự thay đổi diễn ra từ những hoạt động thường nhật hàng ngày của người tiêu dùng.

Ví dụ, thay vì gặp gỡ trực tiếp, người tiêu dùng giao tiếp qua mạng xã hội; các hoạt động giải trí ngoài trời giờ được đặt lên bàn cân với nội dung Video và Gaming; không chỉ làm việc tại văn phòng, làm việc qua Zoom Webinar cũng vẫn trơn tru,…

Trước tình thế đó, thương hiệu cần chủ động cập nhật, nắm bắt những nền tảng/công cụ mới giúp tiếp cận và truyền tải thông điệp tới họ hiệu quả hơn.

Gaming Influencer Marketing (Tiếp thị người ảnh hưởng lĩnh vực Game) hay Webinar Marketing (Tiếp thị hội thảo trực tuyến) đang là xu hướng tiếp thị trong bối cảnh thị trường tái mở cửa.

Nội dung được ưa chuộng nhất không chỉ là Video.

Video tới nay vẫn là dạng nội dung (Content Format) được người tiêu dùng ưa chuộng nhất, đồng thời cũng là dạng nội dung có tỷ lệ chuyển đổi tốt nhất. Dữ liệu từ Repota cho thấy, có tới 94,3% người tiêu dùng Việt độ tuổi 16 – 64 theo dõi Video hàng tuần.

Ngoài ra, cứ 10 người dùng Internet thì có đến 4 người thích và mua hàng nhờ xem Video do thương hiệu tạo ra (số liệu từ Global Webindex). Vì vậy, đây vẫn là dạng nội dung đáng để thương hiệu đầu tư.

Mặc dù vậy, trong năm qua, dạng nội dung Audio (âm thanh) trở nên vô cùng tiềm năng với người tiêu dùng Việt.

Số liệu ghi nhận, dù thời gian lên mạng trung bình giảm, nhưng thời gian nghe nội dung âm thanh như Podcast hay Audiobook (sách âm thanh) vẫn không đổi (44 phút/ngày).

Nguyên nhân chính khiến âm thanh “ghi điểm” là do tính đa nhiệm khi vừa có thể giúp người tiêu dùng tiếp thu nội dung, lại có thể vừa làm việc khác. Ngoài ra, dạng nội dung này cũng khiến họ cảm thấy gần gũi và riêng tư hơn nội dung Video.

Chính vì vậy, một thông điệp sâu sắc và một giọng nói nhẹ nhàng, truyền cảm sẽ là “lối tắt” chinh phục trái tim người tiêu dùng kiểu mới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh 

Influencer là gì? Phân loại và cách trở thành Influencer chuyên nghiệp

Cùng tìm hiểu về các khái niệm và lý thuyết xoay quanh thuật ngữ influencer (người có ảnh hưởng) như: influencer là gì, nghề influencer là gì, influencer được phân loại như thế nào, cách trở thành một influencer chuyên nghiệp, vai trò của các influencer là gì trong marketing và hơn thế nữa.

influencer là gì
Influencer là gì? Nghề Influencer là gì? Phân loại Influencer

Influencer trong tiếng Việt có nghĩa là Người có ảnh hưởng. Được nổi lên chủ yếu dưới cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và sự ảnh hưởng ngày càng sâu rộng của các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok hay Instagram, khái niệm Influencer đề cập đến tất cả những cá nhân có sức ảnh hưởng đến người khác và thường gắn liền với các hành động cụ thể chẳng hạn như ảnh hưởng đến việc ra một quyết định nào đó.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips.com phân tích trong bài bao gồm:

  • Influencer là gì?
  • Nghề Influencer là gì?
  • Phân loại các kiểu Influencer hiện có trên thị trường.
  • Phân biệt Influencer với KOLs.
  • Social Media Influencer là gì?
  • Cách trở thành một Influencer chuyên nghiệp.
  • Vai trò chính của các Influencer trong marketing hay đối với thương hiệu là gì?
  • Influencer Marketing là gì?
  • Một số ví dụ điển hình về cách áp dụng Influencer vào hoạt động Marketing.
  • FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ Influencer.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Influencer là gì?

Influencer trong tiếng Việt có nghĩa là người ảnh hưởng hoặc người có ảnh hưởng.

Influencer là khái niệm chủ yếu được sử dụng trong phạm vi ngành marketing, kinh doanh và giải trí nói chung, thuật ngữ influencer đề cập đến tất cả những cá nhân có khả năng gây ảnh hưởng đến người khác, đặc biệt là có thể làm thay đổi suy nghĩ và hành vi của họ.

Trong phạm vi ngành marketing, Influencer hay “người có ảnh hưởng” là thuật ngữ chung mang tính đại diện cho tất cả những người có sức ảnh hưởng dù cho họ đang làm việc trong lĩnh vực cụ thể là gì, họ ảnh hưởng trong phạm vi nào hay độ lớn của những nhóm đối tượng theo dõi (bị ảnh hưởng) họ.

Đặc điểm rõ ràng nhất để nhận diện một cá nhân nào đó là Influencer đó là sức ảnh hưởng của họ đến hành vi, tâm lý và thậm chí là các hành động cụ thể của đối tượng theo dõi họ.

Tuỳ theo từng mức độ ảnh hưởng hay lĩnh vực cụ thể mà các Influencer cũng được chia thành các nhóm hay có những tên gọi khác nhau, bạn có thể xem chi tiết ở các phần tiếp theo của bài viết này.

Nghề Influencer là gì?

Cũng tương tự như ngành marketing, Influencer cũng có thể được coi là một ngành hay nghề chính thức với một số người.

Về mặt tổng thể, có thể phân ngành nghề Influencer thành 2 nhóm đó là những người được đào tạo để trở thành một Influencer nói chung và những người kinh doanh trong lĩnh vực này, tức là những cá nhân hay tổ chức chuyên đào tạo và sử dụng Influencer vào công việc kinh doanh của họ.

Phân loại các kiểu Influencer hiện có trên thị trường.

Như đã phân tích ở trên, Influencer vốn là danh từ chung được sử dụng mang tính đại diện cho tất cả những ai được gọi là “người có ảnh hưởng”.

Cũng tương tự các khái niệm marketing, tuỳ theo từng cách phân loại khác nhau, Influencer cũng có thể được phân chia thành các nhóm hay tên gọi khác nhau.

Một số phương pháp phân loại phổ biến nhất là theo số lượng người theo dõi (followers), theo loại nội dung (content type) và theo mức độ ảnh hưởng của người đó đến các nhóm đối tượng đang theo dõi họ.

Ngoài ra, bạn cũng có thể phân chia Influencer theo các thị trường ngách (niche market) mà họ đang làm việc và có sức ảnh hưởng.

Dưới đây là chi tiết các kiểu Influencer theo các cách phân loại khác nhau.

Phân loại Influencer theo số lượng người theo dõi.

Vốn được sinh ra chủ yếu trong bối cảnh các nền tảng mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, Influencer gắn liền với các chỉ số theo dõi trên các nền tảng này như lượt thích (Like), lượt bình luận (Comment), lượt chia sẻ (Share), lượt tiếp cận (Reach) hay số lượng người theo dõi (Follower) họ.

Theo thứ tự từ lớn đến nhỏ, Influencer được phân loại theo 4 kiểu bao gồm: Mega-Influencer (những người có lượng theo dõi rất lớn), Macro-Influencer (những người có lượng theo dõi lớn), Micro-Influencer (những người có lượng theo dõi nhỏ) và Nano-Influencer (những người có lượng người theo dõi rất nhỏ).

Mega Influencer.

Mega Influencer là những người có ảnh hưởng rất lớn khi họ sở hữu một lượng người theo dõi khủng trên các nền tảng mạng xã hội (chủ yếu).

Mặc dù không có bất cứ một quy tắc cố định nào về số lượng người theo dõi gắn liền với các cách phân loại Influencer, những Mega Influencer thường là những người có trên 1 triệu người theo dõi trên một nền tảng mạng xã hội riêng biệt nào đó.

Nhiều Mega Influencer là những người nổi tiếng được nhiều người biết đến (ngay cả ở ngoại tuyến) – họ có thể là những ngôi sao điện ảnh, những vận động viên thể thao, ca nhạc sĩ và thậm chí là những doanh nhân đang điều hành các doanh nghiệp cụ thể.

Bạn có thể nghĩ ngay về Elon Musk trong ví dụ này, người hiện có hơn 96 triệu người theo dõi trên mạng xã hội Twitter.

Bởi thế mạnh là có số lượng người theo dõi lớn, chỉ có những thương hiệu lớn mới sử dụng Mega Influencer trong các chiến dịch marketing hay truyền thông của họ.

Macro Influencer.

Có phần nhỏ hơn so với các Mega Influencer, Macro Influencer là người có ảnh hưởng cũng tương đối lớn và thường là sự lựa chọn tối ưu của các marketer.

Macro Influencer có số người theo dõi nằm trong khoảng từ 40.000 đến dưới 1 triệu trên từng mạng xã hội riêng lẻ (không cộng dồn người theo dõi giữa các nền tảng lại).

Cũng tương tự như những Mega Influencer, các Macro Influencer có thể là những ca sỹ, diễn viên, hay một nghệ nhân nào đó, tuy nhiên họ chưa có sức ảnh hưởng rộng lớn hoặc chỉ có sức ảnh hưởng trên một số môi trường nhất định (chẳng hạn như internet).

Nằm trong chiến lược tổng thể của thương hiệu, những người có ảnh hưởng lớn như Mega Influencer và Macro Influencer thường được sử dụng với mục tiêu là xây dựng độ nhận biết thương hiệu (Brand Awareness) hay mức độ yêu thích của người dùng với thương hiệu.

Micro Influencer.

Micro Influencer có thể hiểu là những người có ảnh hưởng nhỏ hoặc vi mô, những người thường được biết đến với tư cách là một chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể nào đó.

Mặc dù hiện không có quy định nào về số lượng người theo dõi của các Micro Influencer, bạn có thể coi những người này có từ 1.000 đến dưới 40.000 người theo dõi trên một nền tảng mạng xã hội riêng lẻ.

Khác với những người có ảnh hưởng lớn, khi họ có rất nhiều người biết hay thậm chí là có cả 1 ekip phụ trách việc họ hợp tác với các thương hiệu, người có ảnh hưởng nhỏ thường ít ai biết đến trừ khi bạn chủ động tìm kiếm và tiếp cận họ.

Với số lượng người theo dõi khiêm tốn, những Micro Influencer thường ít được sử dụng để xây dựng độ nhận biết thương hiệu, thay vào đó họ là những “cánh tay đắc lực” giúp thương hiệu kết nối ở một cấp độ gần và sâu hơn với người tiêu dùng.

Chẳng hạn nếu bạn là người phụ trách marketing của một thương hiệu về sữa dành cho trẻ em, trong khi các bác sỹ chuyên khoa Nhi có thể không giúp thương hiệu tiếp cận với hàng triệu người dùng mục tiêu, họ có khả năng thuyết phục những người mẹ cao hơn.

Ngoài việc các thương hiệu thường phải trả phí khi cộng tác với các Micro Influencer, trong không ít các trường hợp, thương hiệu có thể nhận được sự hỗ trợ miễn phí từ họ.

Cũng tương tự như ví dụ về thương hiệu sữa dành cho trẻ em nói trên, nếu bạn tổ chức một sự kiện mang tính cộng đồng dành cho những người mẹ có thể có các bí quyết để chăm sóc em bé tốt hơn thay vì là quảng cáo đơn thuần, những người có ảnh hưởng nhỏ mà trong trường hợp này chính là các bác sỹ khoa Nhi sẽ có thể tham gia tư vấn miễn phí.

Nano Influencer.

Kiểu người có ảnh hưởng cuối cùng trong cách phân loại theo lượng người theo dõi đó là Nano Influencer, những người có ảnh hưởng rất nhỏ hoặc siêu nhỏ.

Những người này chỉ có một số lượng nhỏ người theo dõi, nhưng họ là những chuyên gia trong một lĩnh vực ít người biết đến hoặc chuyên môn cao.

Trong nhiều trường hợp, các Nano Influencer thường có ít hơn 1.000 người theo dõi – và vì họ không phải là người nỗi tiếng, họ thường sẵn sàng tương tác với các nhóm đối tượng mục tiêu nhiều hơn so với các kiểu người có ảnh hưởng nói trên.

Trong khi nhiều thương hiệu coi những người có ảnh hưởng nano là không quan trọng, họ có thể trở thành một “tài sản quý giá” đối với các doanh nghiệp hay thương hiệu có các sản phẩm chuyên biệt.

Ví dụ bạn đang kinh doanh những loại máy công nghiệp nào đó chẳng hạn, những kỹ sư công nghiệp ít người biết đến lại có thể là những người có thể giúp người mua tin tưởng và an tâm hơn khi sử dụng sản phẩm.

Phân loại Influencer theo loại hay kiểu nội dung.

Khi những người có ảnh hưởng gắn liền với các nền tảng mạng xã hội, tuỳ vào từng nền tảng mạng xã hội khác nhau hay những gì mà họ đang tập trung vào, các Influencer khi này cũng sẽ được chia thành các kiểu khác nhau.

Blogger.

Bloggers là khái niệm được sử dụng để chỉ những cá nhân thường xuyên xây dựng và phân phối nội dung (bài đăng) trên các nền tảng website (riêng) của họ.

Tuỳ vào từng sở thích khác nhau, những gì họ viết có thể là về du dịch, ẩm thực hay marketing chẳng hạn.

Nếu một blogger nổi tiếng nào đó đề cập một cách tích cực đến sản phẩm hay dịch vụ của bạn trong một bài đăng trên Blog của họ, điều này có thể dẫn đến việc những người ủng hộ blogger đó sẽ muốn dùng thử sản phẩm của bạn.

Nếu một blog đủ lớn và đủ ảnh hưởng, bạn có thể mua một bài đăng được tài trợ trên trang của họ.

YouTuber.

Trong khi các nền tảng video vẫn tiếp tục chiếm nhiều ưu thế nhất trong việc được người tiêu dùng đón nhận, những YouTuber tức những người có ảnh hưởng trên YouTube sẽ là một lựa chọn khác cho các thương hiệu.

Podcaster.

Podcast Marketing hiện không còn là một khái niệm mới với những người làm marketing nói chung. Bằng cách đơn giản hoá quá trình tương tác với các nhóm đối tượng mục tiêu, Podcast (những nội dung bằng âm thanh) cũng là một cách khác để thương hiệu có thể tương tác với người dùng.

Khi nhu cầu tiêu thụ Podcast tiếp tục tăng lên, Podcaster sẽ là những Influencer mà các thương hiệu có thể cộng tác.

Phân loại Influencer theo cấp độ ảnh hưởng.

Cách phân loại cuối cùng của Influencer là phân loại theo cấp độ ảnh hưởng hay mức độ “quyền lực” của họ đối với các nhóm đối tượng mục tiêu.

Theo cách phân loại này, Influencer được chia thành 2 nhóm chính đó là Celebrities (những người nổi tiếng) và KOL (những người đóng vai trò là người lãnh đạo, những chuyên gia có sức ảnh hưởng lớn).

Celebrities.

Celebrities (thường được gọi tắt là Celeb) là những người nổi tiếng và những người này chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực giải trí, họ thường là những ca sĩ, diễn viên hay người mẫu thời thượng nào đó.

Celebrities có lượng theo dõi lớn và không chỉ nổi tiếng trên các nền tảng mạng xã hội hay môi trường internet, họ còn được biết đến rộng rãi từ các môi trường ngoại tuyến.

Những cái tên như James Bond hay Bi Rain chính là những Celeb chính hiệu.

KOL.

KOL là từ viết tắt của Key Opinion Leader, là khái niệm đề cập đến những người có khả năng gây ảnh hưởng đến một nhóm người nhất định trong xã hội.

Các KOL có thể là những nhà lãnh đạo doanh nghiệp, những nhà lãnh đạo tư tưởng ngành, những chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể nào đó hay thậm chí là các nhà chính trị gia.

Một trong những điểm nhận dạng rõ ràng nhất về các KOL là khả năng được nhìn nhận bởi công chúng, mức độ tín nhiệm, khả năng ảnh hưởng của họ trên các phương tiện truyền thông đại chúng (mass media) hay mức độ liên quan của họ đến đối tượng mục tiêu.

Sự khác biệt giữa Influencer với KOLs là gì?

Như đã phân tích ở trên, trong khi Influencer là khái niệm sử dụng chung cho tất cả những người ảnh hưởng, KOL hay các Key Opinion Leader đề cập trực tiếp đến các Influencer là những chuyên gia hay nhà lãnh đạo trong từng lĩnh vực cụ thể.

Social Media Influencer là gì?

Theo dữ liệu từ Statist, toàn thế giới hiện có khoảng 4 tỷ người dùng mạng xã hội và con số này sẽ tiếp tục tăng trưởng và dự kiến chạm mốc 4.5 tỷ vào năm 2025.

Khi các nền tảng mạng xã hội (Social Media) tiếp tục là nơi mà người dùng chọn để giải trí, làm việc và hơn thế nữa, những người có ảnh hưởng từ các nền tảng này sẽ tiếp tục phát triển và là một phần không thể thiếu trong bức tranh ngành Influencer.

Social Media Influencer chính là những người có ảnh hưởng chủ yếu trên các nền tảng mạng xã hội, điều này có nghĩa là có thể không ai biết đến họ từ các môi trường khác.

Cách trở thành một Influencer chuyên nghiệp.

Cách trở thành một Influencer chuyên nghiệp.
Cách trở thành một Influencer chuyên nghiệp.

Điều đầu tiên bạn cần trả lời trước khi nói đến các công việc cần làm để trở thành một Influencer đó là trong các kiểu Influencer nói trên, đâu là kiểu mà bạn muốn hướng tới trong tương lai, hay nói cách khác, bạn muốn bạn là ai và làm gì.

Trong khi để trở thành những kiểu Influencer khác nhau, bạn cần những kỹ năng, năng lực và con đường khác nhau, dưới đây là những bước cơ bản bạn cần làm để trở thành một Influencer trong bất cứ lĩnh vực nào.

Bước 1: Tìm kiếm thị trường ngách của bạn.

Như đã phân tích ở trên, trở thành một Influencer có nghĩa là bạn cần trở thành một chuyên gia hay nổi tiếng trong một lĩnh vực cụ thể nào đó.

Nếu bạn là người thích và giỏi thể thao, bạn có thể trở thành một Influencer trong lĩnh vực thể thao như cách mà cầu thủ Cristiano Ronaldo đã và đang làm.

Bạn có thể sử dụng đến ma trận SWOT nếu bạn vẫn còn chưa biết bạn giỏi hay có thế mạnh về điều gì.

Bước 2: Chọn nền tảng mạng xã hội nơi bạn sẽ toả sáng.

Tuỳ vào từng thị trường ngách khác nhau mà bạn đã chọn ở Bước 1 trước đó mà bạn có thể cần chọn các nền tảng khác nhau như TikTok, Instagram hay YouTube.

Chẳng hạn nếu đối tượng mục tiêu của bạn là những bạn Gen Z, thì TikTok có thể phù hợp hơn, ngược lại nếu bạn muốn tiếp cận những chuyên gia, LinkedIn là nơi hoàn hảo.

Ngoài việc dựa vào các đối tượng mục tiêu để xác định đúng nền tảng tiếp cận, bạn cũng có thể dựa vào những Influencer tương tự khác để xem họ đang tập trung vào những nền tảng nào.

Bước 3: Xây dựng chiến lược nội dung.

Bước thứ 3 bạn cần làm để trở thành một Influencer đó là xây dựng chiến lược nội dung (Content Strategy).

Dù cho bạn đang lựa chọn thị trường ngách là gì, hay nền tảng mà bạn đang hướng tới là đâu, những thông điệp nội dung vẫn là thứ quan trọng nhất để kết nối với các nhóm đối tượng mục tiêu và tạo ra sức ảnh hưởng đến họ.

Tuỳ vào từng nhóm đối tượng khác nhau và nền tảng khác nhau, bạn sẽ cần những kiểu hay loại nội dung (Content) khác nhau.

Nếu bạn vẫn chưa hiểu có những kiểu nội dung nào mà bạn có thể sử dụng, content là gì là bài viết mà MarketingTrips khuyên bạn nên đọc.

Bước 4: Xây dựng và phát triển website (blog).

Sau khi đã có được chiến lược nội dung cho mình, bạn cũng nơi để có thể cập nhật chúng lên và sau đó duy trì công việc này thường xuyên.

Bước 5: Giữ cho mọi thứ được nhất quán.

Cững giống như cách xây dụng một thương hiệu hay xây dựng thương hiệu cá nhân, mọi thứ bạn truyền tải đi cần nhất quán.

Nhất quán có nghĩa là hướng đối tượng mục tiêu suy nghĩ đến bạn theo một hoặc một số ít cách duy nhất, thay vì với mỗi nội dung khác nhau bạn buộc họ phải hình dung bạn theo những cách khác nhau.

Ví dụ nếu các nội dung bạn đăng đều thể hiện rõ tính chuyên nghiệp và bài bản thì một vài bài đăng cẩu thả có thể làm hư hết hình ảnh của bạn trong mắt người đọc.

Bước 6: Xây dựng một quan điểm hay lập trường riêng.

Bạn cứ thử hình dung xem liệu đối tượng mục tiêu của bạn có “theo dõi” và ủng hộ bạn không nếu bạn không có bất cứ một chính kiến hay lập trường riêng nào.

“Dĩ hoà vi quý” có thể không tỏ ra hiệu quả với hình ảnh của một người có ảnh hưởng.

Chẳng hạn nếu bạn đang muốn trở thành một KOL trong lĩnh vực chuyên môn của mình, việc bạn phải đưa ra những góc nhìn mới và sáng tạo là điều bắt buộc.

Bước 7: Tương tác sâu với đối tượng mục tiêu.

Tới đây, khi bạn đã có thể xây dựng cho mình một nhóm đối tượng riêng, việc bạn thường xuyên tương tác với họ hay thậm chí là tương tác ở cấp độ cá nhân là rất cần thiết.

Bạn có thể bắt đầu bằng cách thích và trả lời các bình luận của họ, hay trong một số trường hợp bạn có thể phân tích sâu một câu hỏi của họ và biến nó thành Case Study, đây cũng là cách để đối tượng mục tiêu có thể tin tưởng về năng lực cũng như mức độ sẵn sàng hợp tác của bạn.

Bước 8: Thường xuyên đánh giá và cải tiến.

Khi bạn bắt đầu xây dựng, phân phối nội dung và tương tác với đối tượng mục tiêu của mình, bạn bắt đầu cần theo dõi, đánh giá các chỉ số có được và cải thiện chúng.

Ví dụ nếu bạn phát hiện ra một kiểu chủ đề hay nội dung nào nhận được nhiều sự tương tác hay ủng hộ, bạn có thể cần xây dựng nó nhiều hơn.

Bước 9: Cập nhật liên tục các xu hướng hay kiến thức mới.

Một trong những đặc điểm khác biệt của các nền tảng mạng xã hội với các nền tảng khác đó là tính mới mẽ (trending).

Bằng cách sử dụng các hiệu ứng mới, các meme mới hay các hashtag xu hướng đang thịnh hành, bạn có thể cho đối tượng mục tiêu thấy rằng bạn đang không ngừng làm việc và cống hiến.

Ngoài ra, với bất cứ kiểu Influencer nào, những gì mà đối tượng mục tiêu cần là những kiến thức mới mà bạn có được.

Đó có thể là những công thức nấu ăn mới, những xu hướng Digital Marketing mới trong ngành hay bất cứ điều gì mang lại giá trị cho người theo dõi.

Vai trò chính của các Influencer trong marketing hay đối với thương hiệu là gì?

Vai trò chính của các Influencer trong marketing hay đối với thương hiệu là gì?
Vai trò chính của các Influencer trong marketing hay đối với thương hiệu là gì?

Tuỳ vào từng kiểu Influencer khác nhau, mức độ ảnh hưởng hay vai trò của các Influencer có thể khác nhau, dưới đây là những giá trị chính mà họ có thể mang lại cho thương hiệu.

Influencer giúp xây dựng độ nhận biết thương hiệu.

Không chỉ với các Mega Influencers hay Macro Influencers, tức những người có ảnh hưởng lớn thì mới có thể giúp thương hiệu xây dựng độ nhận biết hay nhận thức về thương hiệu.

Ngay cả với những người có ảnh hưởng nhỏ thì giá trị này vẫn không thay đổi.

Bằng cách để những người có ảnh hưởng truyền tải các công điệp của thương hiệu đến với các nhóm đối tượng sẵn sàng ủng hộ họ, thương hiệu của bạn sẽ ngày càng ăn sâu hơn vào tâm trí của họ.

Influencer giúp xây dựng lòng trung thành hay mức độ tin tưởng với thương hiệu.

Nếu các quảng cáo trực tiếp từ thương hiệu có thể khiến khách hàng của bạn cảm thấy “đường đột” và ít sự tin tưởng, hãy để các Influencer giúp bạn làm điều đó.

Vì các Influencer là những chuyên gia hay những người được nhiều người khác tình nguyện ủng hộ và theo dõi, họ thường có sự tín nhiệm rất cao và hiển nhiên, nếu các thông điệp được kết hợp với họ một cách phù hợp, họ có thể chuyển sự tin tưởng đó vào thương hiệu.

Influencer có thể thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.

Có thể thông qua một vài chiến dịch kết hợp với Influencer, thương hiệu không có được khách hàng tiềm năng hay doanh số bán hàng ngay tức thì tuy nhiên bằng cách kết hợp các chiến dịch đó vào chiến lược marketing tổng thể, mọi thứ sẽ rất khác.

Ví dụ nếu sau một chiến dịch nào đó, bạn sử dụng tính năng tiếp thị lại kèm với một số đề xuất bán hàng hay khuyến mãi đặc biệt, khách hàng khi này có thể tiến hành mua hàng vì họ đã tin tưởng về thương hiệu từ các Influencer trước đó.

Ngoài ra, bằng cách lồng ghép trực tiếp các chương trình khuyến mãi vào nội dung do người có ảnh hưởng chia sẻ, bạn cũng có thể có được doanh số bán hàng trực tiếp.

FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ Influencer.

  • Famous Influencer là gì?

Famous Influencer là những người có ảnh hưởng nổi tiếng, những người được nhiều người biết đến và có sức ảnh hưởng lớn đến một nhóm đối tượng lớn đối tượng mục tiêu.

  • Social Influencer là gì?

Chính là những Influencer trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok, hay Instagram. Thay vì những người này xuất hiện và được biết đến thông qua các kênh truyền thông đại chúng khác, họ chỉ có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội.

  • Virtual Influencer là gì?

Virtual Influencer hay Digital Influencer là những người có ảnh hưởng ảo.

Thay vì sử dụng những người có ảnh hưởng là những người thật nào đó, thương hiệu có thể sử dụng những người có ảnh hưởng được tạo ra trên môi trường kỹ thuật số dựa trên trí thông minh nhân tạo (AI).

  • Think Influencer là gì?

Think-Influencers là những người có ảnh hưởng có chuyên môn. Khác với những người có ảnh hưởng thông thường dựa trên chủ yếu các kỹ năng mềm hay nội dung giải trí, các Think-Influencers đi kèm với các năng lực cứng cụ thể. Họ là những chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể nào đó.

  • Influencer Associate là gì?

Là khái niệm mô tả cách các thương hiệu liên kết hay hợp tác (Association) với những người có ảnh hưởng (Influencer) với mục tiêu chủ yếu là xây dựng thương hiệu và bán hàng.

  • Influencer Marketing Agency là gì?

influencer marketing agency là doanh nghiệp chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan đến influencer marketing chẳng hạn như booking những người có ảnh hưởng (influencer), lên chiến lược tiếp cận và chạy các chiến dịch influencer marketing, và hơn thế nữa.

Kết luận.

Trên đây là toàn bộ các thông tin bạn cần biết khi tìm hiểu về khái niệm hay thuật ngữ “Influencer”.

Bằng cách hiểu rõ influencer là gì, các kiểu phân loại influencer, cũng như những giá trị mà các Influencer có thể mang lại cho doanh nghiệp, bạn đang có thêm một cách mới để tương tác với khách hàng và thúc đẩy sự phát triển chung của thương hiệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips

Case Study: Học cách xây dựng thương hiệu với người có ảnh hưởng

Thành công của các chiến dịch này là những gợi ý hữu ích cho Marketer về cách xây dựng hình ảnh thương hiệu hiệu quả thông qua người có ảnh hưởng (Influencer).

xây dựng thương hiệu với người có ảnh hưởng
Case Study: Học cách xây dựng thương hiệu với người có ảnh hưởng

Vào thập niên 90, sở hữu một thương hiệu đồng nghĩa với việc duy trì mối quan hệ với khách hàng. Khách hàng lựa chọn sản phẩm của bạn vì họ tin tưởng và cho rằng công ty của bạn tốt hơn các đối thủ khác.

Quan trọng hơn, họ sẵn sàng trả tiền để sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Sự trung thành với thương hiệu (Brand Loyalty) đã từng là điều rất phổ biến.

Những thế hệ người tiêu dùng mới sẽ thống trị nhu cầu thị trường trong vài thập niên tới. Họ là những người rất nhạy cảm với các quảng cáo “chiêu trò” và chuộng những cách tiếp cận cá nhân, chân thật nhiều hơn.

Sự thành công của ba chiến dịch sau – do Gil Eyal – CEO của Hypr, platform hỗ trợ marketing thông qua người ảnh hưởng tại New York chia sẻ trên trang Adweek – là những gợi ý cho marketer về cách xây dựng hình ảnh thương hiệu (Brand Image) hiệu quả qua người ảnh hưởng.

Millennial và thế hệ Z đổi nhu cầu, doanh nghiệp thay đại sứ thương hiệu.

Nếu bật TV tại Mỹ vào năm 1991, bạn có thể sẽ nghe thấy câu slogan nổi tiếng của hãng Maybelline New York: “Maybe She’s Born With It, Maybe It’s Maybelline” (tạm dịch: Có thể cô ấy đẹp tự nhiên, Có thể cô ấy đẹp nhờ Maybelline), cùng hình ảnh siêu mẫu Christy Turlington mỉm cười với màu son mới nhất của Maybelline.

Lựa chọn Turlington là quyết định chiến lược của Maybelline. Vì Turlington là một siêu mẫu có hình ảnh như một cô bạn hàng xóm đủ xinh đẹp cuốn hút người xem, đủ gần gũi với số đông nữ giới.

Chiến dịch kinh điển này đã tồn tại suốt 24 năm và mang đến doanh số khủng cho Maybelline.

Quan trọng hơn, chiến dịch này cũng nâng cấp hình ảnh thương hiệu Maybelline từ cách giới thiệu lý tính với slogan cũ là “Fine Makeup, Sensibly Priced” (tạm dịch: Trang điểm đẹp, Giá hợp lý).

Đến năm 2015, Maybelline đổi slogan một lần nữa với thông điệp “Make It Happen” (phiên bản tiếng Việt: Dám Nghĩ, Dám Làm).

Sự thay đổi này đã mang đến mức tăng trưởng hai con số tại Mỹ cho Maybelline. Với lần thay đổi này, Maybelline chọn ký hợp đồng với Gigi Hadid, một trong những siêu mẫu nổi tiếng từ mạng xã hội đầu tiên trên thế giới.

Gil Eyal nhìn nhận chiến lược này đánh dấu sự thay đổi trong tư duy về đại sứ thương hiệu của Maybelline. Hãng mỹ phẩm nổi tiếng này đã chuyển hướng lựa chọn từ ngôi sao chính thống sang những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội.

Lựa chọn người ảnh hưởng thay cho ngôi sao nổi tiếng đang trở thành xu hướng thời thượng trong marketing hiệu đại.

Góc nhìn của thế hệ Millennial (Gen Y), Gen Z đối với các thương hiệu, chiến dịch truyền thông lẫn mạng xã hội là nguyên nhân chính tạo ra sự thay đổi này.

Theo tìm hiểu của Gil Eyal, Gen Z sẽ chiếm 40% lượng người tiêu dùng toàn cầu vào năm 2020. Giải mã cách tiếp cận nhóm khách hàng cốt lõi này sẽ là điều tối quan trọng với những marketer muốn thành công trong tương lai.

Mặt khác, Gen Z ghét quảng cáo. Theo Gil Eyal, gần 74% thế hệ Millennial và Gen Z không thích “bị xem” là mục tiêu để quảng cáo trên mạng xã hội. Và 92% người tiêu dùng trẻ tin vào lời khuyên của người ảnh hưởng hơn là các quảng cáo của doanh nghiệp.

Một cách tiếp cận tiêu biểu cho xu hướng cá nhân hóa chiến dịch marketing sản phẩm là trường hợp của Starbucks và sự than phiền của đội ngũ chuyên viên pha chế (barista) về thức uống Unicorn Frappuccino.

Câu chuyện bắt đầu khi Braden Burson, barista tại chi nhánh Colorado (Mỹ) của Starbucks, đã đăng tải một đoạn video “van xin” khách hàng đừng đặt món Unicorn Frappuccino vào ngày Starbucks ra mắt loại thức uống mới này.

Trong đoạn video dài 2 phút, Burson đã than thở về chuyện loại thức uống này khó pha chế như thế nào, và “tay của tôi hoàn toàn bị bết dính. Bột màu kỳ lân thì bám đầy tóc và mũi của tôi. Tôi chưa từng bị căng thẳng đến như vậy trong cuộc đời mình”.

Ngay sau video của Braden Burson, hàng loạt barista khác của Starbucks cũng bày tỏ sự tán đồng. Barista Tina Dee đăng lên Twitter rằng: “Mỗi khi có bạn gọi món này, một phần trong tôi gần như chết lặng”.

Kết quả là, toàn bộ thức uống Unicorn Frappuccino của Starbucks được bán hết. Bất kể làn sóng than phiền trên là chiến dịch marketing có chủ đích, hay bộc phát từ đội ngũ pha chế thì Starbucks vẫn thu được thành công rõ nét với Unicorn Frappuccino.

Đòn bẩy cho các chiến dịch mạng xã hội.

Chiến dịch El Tornado của trò chơi điện tử FIFA là một ví dụ khác về cách marketing cùng người ảnh hưởng tạo nên làn sóng viral như thế nào.

Năm 2017, EA Sports ra mắt trò chơi điện tử phiên bản FIFA 18, đặc biệt giới thiệu kỹ thuật sút bóng mang tên “El Tornado”. FIFA 18 nổi bật với hình ảnh nhân vật hoạt hình siêu sao Cristiano Ronaldo xoay người sút bóng như một cơn lốc.

Song song với phiên bản này, EA Sports cũng đăng tải bộ phim về cách các cầu thủ nổi tiếng thực hiện kỹ thuật này và làn sóng săn lùng video hướng dẫn thực hiện El Tornado.

Kết quả là, hơn 50.000 video hướng dẫn cách thực hiện El Tornado ngoài đời thực đã được người hâm mộ bóng đá thực hiện và đăng tải lên mạng xã hội.

Và không chỉ người hâm mộ bóng đá cảm thấy hào hứng, hai vũ công hip hop người Mỹ – Run the Jewels cũng phát hành một ca khúc cùng các sản phẩm truyền thông đi kèm mang tên Mean Demeanor (El Tornado Mix).

James Harden – cầu thủ bóng rổ cũng mặc trang phục huấn luyện viên El Tornado của Adidas, và Coca Cola đăng biển hiệu quảng cáo ngoài trời với thông điệp “Share a Coke Zero With El Tornado” (tạm dịch: Cùng uống Coke Zero với El Tornado).

EA Sports sau đó đã tiến thêm một bước với chiến dịch này bằng việc thách thức các cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp thực hiện động tác El Tornado trong thực tế.

Các game thủ cũng tận dụng mạng xã hội để kêu gọi những cầu thủ mình yêu thích thực hiện động tác này.

Tổng quan, chiến dịch này của EA Sports đã phá vỡ mọi kỷ lục của marketing thế giới, với lượng người chơi mới tăng 20%, 46 triệu bức ảnh động về El Tornado được chia sẻ trên mạng xã hội trong năm 2017.

Mọi người bàn tán về El Tornado nhiều hơn cả sự trở lại của Taylor Swift, màn cầu hôn của Hoàng tử Harry với Meghan Markle, và cả tập phim mới của Star Wars.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Social Listening là gì? Các công cụ Social Listening phổ biến

Cùng tìm hiểu các nội dung xoay quanh thuật ngữ Social Listening (Lắng nghe mạng xã hội) như: Social Listening là gì? Ứng dụng Social Listening vào Social Media và Marketing như thế nào? Các công cụ Social Listening phổ biến trên thế giới? và một số nội dung khác.

social listening là gì
Social Listening là gì? Các công cụ Social Listening phổ biến

Trong bối cảnh kinh doanh hiện tại, Social Media và Social Media Marketing là hai trong số các chiến lược ưu tiên hàng đầu để tăng trưởng của doanh nghiệp. Theo số liệu mới nhất năm 2022 của đơn vị thống kê Statista, một số nền tảng mạng xã hội như Facebook, YouTube hay WhatsApp đều có hơn 2 tỷ người dùng.

Với tiềm năng tăng trưởng lớn và lượng người dùng dồi dào, các nền tảng này đang nhận được sự chú ý của các thương hiệu hay doanh nghiệp nhiều hơn bao giờ hết.

Thuộc thế giới truyền thông mạng xã hội rộng lớn, có một số công cụ hay phương thức giúp thương hiệu có thể lắng nghe khách hàng của mình nhiều hơn để từ đó có thể hiểu họ nhiều hơn, thúc đẩy nhận thức về thương hiệu và bán được nhiều hàng hơn. Công cụ đang được đề cập đến ở đây chính là Social Listening hay lắng nghe mạng xã hội.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • Social Listening là gì?
  • Vai trò của Social Listening với thương hiệu.
  • Ưu điểm và nhược điểm của các công cụ Social Listening.
  • Một số nội dung sẽ có trong các báo cáo phân tích Social Listening là gì?
  • Social Listening Tool là gì?
  • Phân biệt Social Listening và Social Monitoring.
  • Social Media Tracking là gì?
  • Top những công cụ Social Listening phổ biến nhất trên toàn cầu.
  • Các số liệu chính được sử dụng để đo lường Social Listening là gì?
  • FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ đề Social Listening.

Dưới đây là các phân tích chi tiết.

Social Listening là gì?

Social Listening trong tiếng Việt có nghĩa là Lắng nghe mạng xã hội, là khái niệm mô tả việc theo dõi các kênh truyền thông mạng xã hội (Social Media Channel/Platform) của thương hiệu (và đối thủ) để thu thập bất kỳ dữ liệu (data) hay phản hồi nào của khách hàng liên quan đến thương hiệu.

Nội dung hay dữ liệu có được sẽ bao gồm các từ khoá, thuật ngữ, chủ đề, đối thủ cạnh tranh hay những nội dung liên quan đến một ngành nghề cụ thể.

Sau khi có được các dữ liệu báo cáo, người làm marketing hay thương hiệu sẽ tiến hành phân tích chuyên sâu để có được những cái nhìn sâu sắc nhất về khách hàng (customer insight) và từ đó đưa ra các chiến lược mới để tận dụng cơ hội.

Bằng cách theo dõi, lắng nghe và phân tích liên tục các dữ liệu từ Social Listening, thương hiệu có thể chủ động xây dựng những kiểu nội dung (content type) mà khách hàng của mình mong muốn, đưa ra các ý tưởng mới (Big Idea) dựa trên xu hướng ngành, cải thiện trải nghiệm của khách hàng với thương hiệu và hơn thế nữa.

Vai trò của Social Listening với thương hiệu.

Nếu bạn đã có thể hiểu bản chất của Social Listening là gì, hẳn bạn đã hình dung về những gì mà công cụ này có thể mang lại cho thương hiệu và doanh nghiệp hay thậm chí là cho chính khách hàng của bạn.

Dưới đây là một số vai trò chính mà Social Listening có thể mang lại.

Social Listening giúp thấu hiểu đối tượng mục tiêu.

Với hơn 5 tỷ người dùng các nền tảng mạng xã hội mỗi tháng (MAU) trên toàn cầu, thương hiệu có những cơ hội cực lớn để tiếp cận, thấu hiểu và đáp ứng nhu cầu hay các trải nghiệm của họ.

Trong không gian mạng xã hội rộng lớn, làm thế nào để bạn có thể đảm bảo rằng mình đang thu thập hay theo dõi (follow) những gì mà khách hàng đang nói về, những gì mà khách hàng của mình thích hay không thích? Social Listening chính là giải pháp.

Như đã phân tích ở trên, thông qua các dữ liệu có được như các từ khoá mà khách hàng đang thảo luận, cách khách hàng nói về thương hiệu, các chủ đề khách hàng quan tâm và thảo luận nhiều nhất, thương hiệu có nhiều cách hơn để thấu hiểu khách hàng của mình.

Social Listening giúp thương hiệu có được những góc nhìn từ toàn diện đến chi tiết về ngành và đối thủ trên các nền tảng mạng xã hội.

Ngoài những nội dung liên quan đến khách hàng hay đối tượng mục tiêu (TA) nói chung, các thông tin liên quan đến ngành như xu hướng hay đối thủ cũng là những gì mà Social Listening có thể mang lại.

Bằng cách phân tích cả những từ khoá tích cực lẫn tiêu cực, những chủ đề hay nội dung được thảo luận nhiều nhất, những nhu cầu mới từ khác hàng, thương hiệu có thể dự báo được các xu hướng có thể sắp thay đổi trong phạm vi ngành.

Ngoài ra, thông qua các số liệu có được từ đối thủ như số lượng thảo luận, tần suất thảo luận, thị phần tương tác trên các nền tảng, hay mức độ tích cực hoặc tiêu cực của khách hàng khi nói về đối thủ, thương hiệu có nhiều cách hơn để cải thiện chính mình và xây dựng thêm nhiều lợi thế cạnh tranh (USP) hơn.

Social Listening giúp thương hiệu “thấu hiểu chính mình”.

Một vai trò lớn khác mà Social Listening có thể mang lại cho doanh nghiệp hay thương hiệu đó là thấu hiểu chính mình để cải thiện các lợi thế hay điểm yếu.

Trong khi nhiều thương hiệu tự tin với những giá trị mà họ nghĩ rằng họ có thể mang lại cho khách hàng hay đối tượng mục tiêu của mình, sự thật họ không thể biết được khách hàng đang nghĩ gì nếu không có số liệu phân tích cụ thể.

Một lần nữa, đây lại là những gì mà Social Listening có thể giúp thương hiệu.

Thông qua những dữ liệu như mức độ tích cực và tiêu cực mà khách hàng “bàn tán” về thương hiệu, thị phần tương tác của thương hiệu so với đối thủ hay mức độ tiếp cận khách hàng trên các nền tảng khác nhau, thương hiệu biết “mình đang ở đâu” trong mắt khách hàng và mình đang ở đâu so với đối thủ trên không gian mạng xã hội.

Ưu điểm và nhược điểm của các công cụ Social Listening.

Trong khi là công cụ đắc lực trong việc thu thập dữ liệu và hỗ trợ xây dựng chiến lược truyền thông marketing tích hợp cho thương hiệu, các công cụ hay nền tảng phân tích Social Listening vẫn có những hạn chế nhất định.

Ưu điểm của Social Listening là gì?

Một trong những ưu điểm lớn nhất của các công cụ Social Listening đó là tính tiện lợi và tức thời. Thay vì thương hiệu phải tốn rất nhiều thời gian cho các nghiên cứu thị trường ngoại tuyến (Offline), thương hiệu chỉ cần đăng nhập vào tài khoản trực tuyến hoặc nhận được các bản báo cáo đầy đủ từ đơn vị cung cấp dịch vụ trong một khoảng thời gian rất ngắn.

Nhược điểm của Social Listening là gì?

Nhược điểm dễ thấy nhất của Social Listening là vì dữ liệu chỉ được thu thập từ các nền tảng mạng xã hội và thu thập những thứ mà khách hàng chia sẻ (bình luận…), các dữ liệu có được chỉ mang tính đại diện cho một phần của toàn bộ bức tranh về người tiêu dùng, đối thủ và cả thị trường.

Một số nội dung sẽ có trong các báo cáo phân tích Social Listening là gì?

Một số nội dung sẽ có trong các báo cáo phân tích Social Listening là gì?
Một số nội dung sẽ có trong các báo cáo phân tích Social Listening là gì?

Trong khi tuỳ vào từng công cụ Social Listening mà doanh nghiệp chọn là gì hay mức độ “sẵn sàng chi trả” cho các công cụ đó, các số liệu có được sẽ khác nhau, dưới đây là một số dữ liệu chính có thể có trong báo cáo.

  • Tổng quan về thị trường và thị phần của các thương hiệu nổi bật trong ngành: Tất cả các số liệu như thị phần thảo luận so sánh giữa các đối thủ (có trên Social Media) hay số liệu tổng quan về toàn ngành sẽ được phân tích ở phần này.
  • Phân tích về thương hiệu (của bạn): Khách hàng đang thảo luận về điều gì liên quan đến thương hiệu của bạn, thảo luận ở đâu, các thảo luận đó là tiêu cực hay tích cực, diễn biến xu hướng các thảo luận diễn ra như thế nào hay chủ đề nào được quan tâm nhiều nhất. Đó là những nội dung cơ bản sẽ được cung cấp.
  • So sánh và phân tích giữa các thương hiệu (đối thủ) cùng ngành: Nếu so sánh với các đối thủ cùng ngành hiện có, thương hiệu của bạn đang có lợi thế gì, thị phần thảo luận lớn hay bé, so với đối thủ khách hàng nói tốt nhiều về ai hơn hay mức độ cạnh tranh trên các kênh hiện đang diễn ra như thế nào.
  • Các số liệu cụ thể về người dùng, tài khoản và kênh: Một số nội dung có thể có như ai hay nhóm người nào đang nói về thương hiệu của bạn và họ nói gì, những gì họ nói là tích cực hay tiêu cực hay họ nói ở đâu (Nhóm, Tài khoản cá nhân hay Trang nào).

Social Listening Tool là gì?

Nếu Social Listening là khái niệm đề cập đến tất cả chiến lược hay nội dung liên quan đến lắng nghe mạng xã hội thì Social Listening Tools nói về cách thương hiệu có được các nội dung hay số liệu đó.

Các công cụ lắng nghe mạng xã hội hay Social Listening Tools có thể giúp thương hiệu thu thập, theo dõi, phân tích các dữ liệu hay quản lý các tài khoản của thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội.

Như đã phân tích ở trên, tuỳ thuộc vào từng công cụ hay đơn vị phân tích, các dữ liệu hay cách thương hiệu thu thập và quản lý dữ liệu có thể khác nhau.

Phân biệt Social Listening và Social Monitoring.

Trong khi cả hai thuật ngữ đều mô tả cách thương hiệu thu thập dữ liệu liên quan đến khách hàng hay đối tượng mục tiêu trên các nền tảng mạng xã hội, chúng vẫn có những điểm khác nhau.

  • Social Listening có phạm vi rộng hơn Social Monitoring: Với lắng nghe mạng xã hội, bạn đang theo dõi các lượt đề cập hay thảo luận đến thương hiệu, phản hồi của khách hàng, xu hướng ngành, v.v. Tuy nhiên, Social Monitoring hay Giám sát mạng xã hội có trọng tâm hẹp hơn. Chúng tập trung vào một chiến dịch hoặc các từ khóa cụ thể.
  • Social Listening là một quá trình phân tích chuyên sâu và dài còn Social Monitoring thì ngắn hơn. Social Monitoring chỉ đơn thuần là hoạt động theo dõi các cuộc trò chuyện và đề cập (mentions) trên mạng xã hội. Social Listening hướng đến việc lắng nghe, phân tích, tìm ra các nguyên nhân gốc rễ và sau đó đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tuỳ vào mục tiêu của thương hiệu là gì, bạn có thể chọn một trong hai.

Social Media Tracking là gì?

Thuật ngữ Social Media Tracking cũng có thể có tên gọi khác là Social Media Monitoring.

Social Media Tracking hay theo dõi mạng xã hội là quá trình giúp xác định và phản hồi các đề cập về thương hiệu (brand mentions) trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội, các số liệu theo dõi có thể là lượt bình luận (comment), lượt nhắn tin trực tiếp qua trang hay những cách thức phản hồi khác.

Theo dõi mạng xã hội là bước đầu tiên trong quá trình thấu hiểu những gì mà các nhóm đối tượng mục tiêu nghĩ và nói về thương hiệu trên mạng xã hội.

Top 10 công cụ Social Listening phổ biến nhất trên toàn cầu.

Khi nói đến các công cụ được sử dụng để thu thập và phân tích các dữ liệu trên các nền tảng mạng xã hội, dưới đây là một số công cụ đáng tham khảo nhất.

Hầu hết các công cụ đều bắt buộc phải trả phí theo tháng hoặc năm.

1. Hootsuite.

Những gì mà Hootsuite mang lại cho thương hiệu với tư cách là một công cụ Social Listening đó là cho phép bạn xem và trả lời tất cả các tin nhắn, bình luận hay đề cập về thương hiệu trên nhiều nền tảng mạng xã hội trong cùng một trang tổng quan duy nhất.

Ngoài ra, bạn cũng có thể theo dõi những người có ảnh hưởng (KOL, Influencer…) và khách hàng tiềm năng (Lead) bằng cách thêm (tải lên) họ vào công cụ.

social listening là gì
Giao diện công cụ Social Listening của Hootsuite.

Những tính năng nổi bật của Hoosuite Social Listening Tool là gì?

  • Quản lý và giám sát tất cả hoạt động trên các nền tảng mạng xã hội.
  • Dễ dàng theo dõi các đề cập và phản hồi trực tiếp trong nền tảng.
  • Tùy chỉnh các chiến dịch truyền thông mạng xã hội có trả phí với tùy chọn Boost giúp cân bằng và tối ưu hoá mức độ tương tác.
  • Đo lường và theo dõi trên nhiều nền tảng như Facebook, Instagram, Twitter, YouTube, LinkedIn và Pinterest.

2. HubSpot.

social listening là gì
Giao diện của HubSpot Social Listening Tool.

Với HubSpot, bạn có thể dễ dàng theo dõi các tương tác hay cuộc trò chuyện của khách hàng trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội.

Bạn cũng có các công cụ cần thiết để quản lý các tương tác và nhắm mục tiêu đến các đối tượng cụ thể bằng cách sử dụng yếu tố ngữ cảnh từ cơ sở dữ liệu trong CRM của bạn.

Ngoài việc xử lý các nhiệm vụ liên quan đến Social Listening, HubSpot cũng có thể giúp thương hiệu quản lý các bài đăng trên các nền tảng khác nhau.

Bên cạnh đó, nếu bạn sử dụng Twitter, HubSpot giúp bạn luôn cập nhật những gì hiện đang thịnh hành (Trending) hành bằng cách theo dõi các từ khóa hay hashtag cụ thể mà bạn cho là quan trọng đối với thương hiệu của mình.

Những tính năng nổi bật của HubSpot Social Listening Tool.

  • Ưu tiên quản lý các tương tác (engagement) của khách hàng.
  • Tích hợp công cụ vào Marketing Hub Professional và CRM của doanh nghiệp.
  • Lên lịch trước cho các bài đăng trên mạng xã hội và có thể cho nhiều nền tảng.
  • Báo cáo về chiến lược video thông qua báo cáo YouTube nếu bạn là người dùng Doanh nghiệp (Business/Enterprise).
  • Quản lý tất cả các tài khoản như Facebook, Instagram, Twitter và LinkedIn trên một công cụ tích hợp duy nhất.

3. Sprout Social.

Sprout Social là một nền tảng quản lý truyền thông mạng xã hội toàn diện, từ việc cung cấp các giải pháp Social Listening đến khả năng chăm sóc khách hàng.

Giao diện của Sprout Social Listening Tool.

Một số tính năng nổi bật của Sprout Social Listeing.

  • Theo dõi và quản lý mức độ tương tác trên các nền tảng mạng xã hội.
  • Vạch ra chiến lược nội dung (Content Strategy) và lịch đăng bài bằng công cụ xuất bản.
  • Khám phá các xu hướng từ các cuộc thảo luận trên mạng xã hội, tìm hiểu về đối tượng mục tiêu của bạn và lắng nghe khách hàng để từ đó xây dựng các bản kế hoạch truyền thông marketing phù hợp.
  • Tích hợp Sprout Social với HubSpot để thu thập dữ liệu.

4. Falcon.io

Cũng có phần tương tự như Sprout, Falcon.io là một nền tảng quản lý phương tiện truyền thông mạng xã hội và trải nghiệm khách hàng (CX) chủ yếu dành cho các doanh nghiệp vừa và lớn (MES).

Falcon.io có các khả năng như lập lịch, thu hút sự tương tác, lắng nghe mạng xã hội, đăng bài, quảng cáo và phân tích nhiều khía cạnh của chiến lược truyền thông mạng xã hội.

Falcon.io cũng giúp thương hiệu dễ dàng phân khúc và nhắm mục tiêu khách hàng theo các chiến dịch tuỳ chỉnh.

Falcon.io Social Listening
Giao diện của Falcon.io Social Listening.

Một số tính năng nổi bật của Falcon.io là gì?

  • Sử dụng một trang tổng quan duy nhất cho tất cả các nhu cầu quản lý mạng xã hội như social listening, đăng bài, tương tác, báo cáo, quản lý dữ liệu đối tượng.
  • Liên kết và quản lý tin nhắn trên WhatsApp.
  • Nâng cao khả năng quản lý và hỗ trợ cộng đồng bằng cách tạo các mẫu câu trả lời tùy chỉnh cho từng hình huống thường gặp.
  • Sử dụng Falcon.io để quản lý các tài khoản như Facebook, Twitter, LinkedIn và Instagram.
  • Tích hợp Falcon.io với HubSpot CRM.

5. Buffer.

Buffer giúp thương hiệu xây dựng các trải nghiệm toàn kênh (Omni channel) cho các nhóm cộng đồng và nền tảng mạng xã hội của bạn.

Một số tính năng nổi bật của Buffer Social Listening Tool.

  • Lập kế hoạch cho các chiến dịch mạng xã hội thông qua tính năng lập lịch và đăng bài.
  • Theo dõi hiệu suất của các đội nhóm bằng cách đo lường mức độ tương tác và hành vi của khách hàng thông qua các công cụ phân tích.
  • Sử dụng tính năng theo dõi để ghi lại và phân tích các nội dung trên các nền tảng.
  • Hiện Buffer đã tích hợp Facebook, Twitter, Instagram, LinkedIn và Pinterest.

6. BuzzSumo.

Giao diện của BuzzSumo Social Listening Tool.

BuzzSumo là công cụ có thể hiển thị số lần hiển thị (Impressions) và chia sẻ (Share) của các bài đăng nhất định.

Cũng là một trong số các công cụ Social Listening phổ biến trên thế giới, BuzzSumo cung cấp những thông tin chi tiết về về nội dung của thương hiệu trên Facebook để từ đó giúp bạn xác định loại bài đăng nào hay kiểu nội dung nào có thể hiệu quả nhất.

Một số tính năng nổi bật của BuzzSumo Social Listening Tool.

  • Sử dụng tính năng khám phá nội dung (Content Discovery) trên công cụ để xác định các bài đăng phổ biến nhất của thương hiệu trên các kênh truyền thông mạng xã hội.
  • Sắp xếp hay tổ chức nội dung theo những cách phù hợp với thương hiệu.
  • Kết nối với Facebook, Twitter, Instagram, Pinterest và Reddit.

7. Mention.

Mention là công cụ Social Listening có khả năng theo dõi hàng triệu nguồn nội dung (content sources) trên 42 ngôn ngữ khác nhau trên toàn thế giới.

Mention cũng là công cụ phân tích cạnh tranh cho phép bạn so sánh thương hiệu của mình với hai hoặc nhiều đối thủ cạnh tranh khác.

Giao diện của Mention Social Listening Tool.

Một số tính năng phổ biến của Mention Social Listening là gì?

  • Sử dụng tính năng Nhóm (Team) để các nhân viên có thể cộng tác cùng nhau trong các chiến dịch truyền thông mạng xã hội.
  • Theo dõi và cập nhật liên tục tiến độ công việc.
  • Quản lý hiệu quả mọi tình huống khủng hoảng trên mạng xã hội với tính năng Crisis Management (quản lý khủng hoảng).
  • Bạn cũng có thể sử dụng Mention để theo dõi hiệu suất hay mức độ hiệu quả trên các mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter và Buffer.

8. Keyhole.

Ngược lại với các công cụ Social Listening nói trên, Keyhole tập trung vào Twitter và Instagram. Công cụ này cho phép bạn theo dõi các thẻ hashtag, lượt đề cập, tên người dùng và nhiều hơn thế nữa.

Ngoài ra, Keyhole cũng cung cấp các bản đồ nhiệt (heat maps) cho thấy sự khác biệt giữa các lượt đề cập và mức độ tương tác của thương hiệu của bạn với các thương hiệu khác trên toàn cầu.

Một số tính năng nổi bật của Keyhole Social Listening là gì?

  • Thu thập các insights bằng cách phân tích các thẻ hashtag từ tính năng Hashtag Analytics.
  • Đảm bảo các bài đăng và đề cập luôn bao gồm các thẻ hashtag mang tính xu hướng.
  • Dự đoán mức độ hiệu quả của thẻ hashtag tính năng AI.
  • Dự đoán mức độ tương tác, phạm vi tiếp cận và số lần hiển thị.
  • Tích hợp Keyhole với Twitter, Instagram, YouTube và Facebook.

9. Awario.

Giao diện của Awario Social Listening Tool.

Awario là một công cụ Social Listening tập trung vào việc xây dựng nhận thức về thương hiệu. Awario hoạt động bằng cách theo dõi các từ khóa trong một số ngôn ngữ khác nhau.

Một số tính năng nổi bật của Awario Social Listening là gì?

  • Sử dụng tính năng bán hàng trên mạng xã hội (Social Selling) để xác định các bài đăng mà người dùng nói về các vấn đề họ đang gặp phải với các sản phẩm do đối thủ cạnh tranh của bạn đang cung cấp. Nếu thương hiệu của bạn quan tâm đến Social Commerce thì đây là một công cụ rất đáng để tham khảo.
  • Sử dụng Social Selling để cập nhật danh sách khách hàng tiềm năng mới mà nhóm bán hàng của bạn có thể thuyết phục.
  • Awario hiện được tích hợp với Facebook, Twitter, Instagram, Reddit và YouTube.

10. Oktopost.

Oktopost là một nền tảng quản lý mạng xã hội dùng để theo dõi và đo lường tất cả các hoạt động trên mạng xã hội dành cho các nhà tiếp thị B2B.

Oktopost có các tính năng như giúp bạn quản lý và thấu hiểu các chiến dịch truyền thông mạng xã hội, lịch biên tập, quản lý nội dung, phát triển và lắng nghe mạng xã hội.

Oktopost Social Listening là gì
Giao diện của Oktopost Social Listening Tool.

Một số tính năng nổi bật của Oktopost Social Listening có thể kể đến là gì?

  • Sử dụng báo cáo nâng cao để xác định ROI trên các nền tảng mạng xã hội.
  • Xuất bản nội dung lên LinkedIn, Facebook, Twitter, Instagram, YouTube, thậm chí là cả trên WeChat.
  • Tích hợp Oktopost với HubSpot CRM để gắn điểm cho khách hàng tiềm năng, nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng và gia tăng mức độ tương tác với họ.

Các số liệu chính được sử dụng để đo lường Social Listening là gì?

Trong khi tuỳ thuộc vào từng mục tiêu khác nhau, bạn có thể sử dụng các chỉ số khác nhau, dưới đây là các chỉ số chính dùng để đo lường hoạt động Social Listening.

  • Reach: Tổng số lượng tiếp cận của thương hiệu.
  • Engagement: Số lượng tương tác mà khách hàng hành động với thương hiệu như Thích, Bình luận, Chia sẻ hay Đề cập (Mention).
  • Mention: Tổng số lần khách hàng hay đối tượng mục tiêu đề cập đến tên của thương hiệu (brandname).
  • NSR (Net Sentiment Rate): Tỷ lệ cảm xúc thực tế của khách hàng với thương hiệu. NSR được đo bằng công thức NSR = (phần trăm thảo luận tích cực – phần trăm thảo luận tiêu cực) / (phần trăm thảo luận tích cực + phần trăm thảo luận tiêu cực) * 100%.
  • Discussion Marketshare: Thị phần thảo luận là tổng dung lượng khách hàng nói về một thương hiệu so với các thương hiệu khác (tổng thị trường đang phân tích).

FAQs – Một số câu hỏi thường gặp với khái niệm Social Listening.

  • Social Listening Agency là gì?

Là những đơn vị hay doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ liên quan đến Social Listening.

  • Social Media Listening là gì?

Là khái niệm đồng nghĩa với Social Listening. Về bản chất, vì Social Listening được thực hiện trên các phương tiện mạng xã hội (Social Media) do đó dù là Social Media Listening hay Social Listening thì cũng đều hướng đến mục tiêu thu thập dữ liệu.

Kết luận.

Trong bối cảnh khi mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến phát triển như hiện tại, việc có thể hiểu cách mà khách hàng nghĩ và nói về thương hiệu có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của các thương hiệu.

Bằng cách hiểu bản chất của các công cụ Social Listening, hiểu social listening là gì và hơn thế nữa, bạn có nhiều cơ hội hơn để thấu hiểu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen | MarketingTrips

Những Influencer của Nga cắt bỏ những chiếc túi Chanel khi thương hiệu này bị giới hạn

Sau khi Chanel thông báo sẽ dừng bán hàng tại Nga, không ít những người có ảnh hưởng (Influencer) đã tỏ thái độ phản đối bằng cách tự cắt bỏ hay làm hỏng những chiếc túi mang thương hiệu Chanel của họ.

Những Influencer của Nga cắt bỏ những chiếc túi Chanel khi thương hiệu này bị giới hạn
Những Influencer của Nga cắt bỏ những chiếc túi Chanel khi thương hiệu này bị giới hạn

Trong khi hàng loạt các thương hiệu lớn như McDonald’s, Pepsi hay Starbucks rời khỏi Nga một cách tương đối nhẹ nhàng, Chanel hiện đang phải đối mặt với không ít các sự số.

Sau khi thông báo sẽ dừng các hoạt động kinh doanh tại Nga, thương hiệu hàng đầu thế giới về các sản phẩm xa xỉ còn cho biết rằng, ngoài việc dừng hoạt động trên lãnh thổ Nga, họ sẽ không còn bán các sản phẩm của mình cho những công dân Nga có ý định mang chúng đến đất nước của họ.

Trước thông báo này từ phía Chanel, nhiều người có ảnh hưởng (Influencer) đã quyết định bày tỏ sự phản đối bằng cách sử dụng hashtag #byebyechanel trên các trang cá nhân của họ trên các nền tảng mạng xã hội (Social Media).

Victoria Bonya, một người Nga sống ở Monaco và có trang cá nhân Instagram với hơn 9,3 triệu người theo dõi, đã đăng tải một đoạn video trong đó cô dùng kéo xé toạc chiếc túi Chanel sau khi giải thích rằng: “Nếu Chanel không tôn trọng khách hàng thì tại sao chúng tôi lại có thể tôn trọng Chanel?”

Marina Ermoshkina, một người có ảnh hưởng và là nữ diễn viên cũng đã tham gia vào xu hướng này với thông điệp: “Đối với các cô gái Nga chúng tôi, Chanel không đóng vai trò gì trong cuộc sống của chúng tôi cả.”

Không một chiếc túi nào hay không có một thứ gì đáng giá hơn tình yêu đối với đất nước của chúng tôi… Chúng tôi sẽ chống lại các thương hiệu không dành tình cảm hay thành kiến với đất nước này.”

Hiện Marina Ermoshkina có hơn 300 nghìn người theo dõi cắt túi bằng kéo làm vườn.

Một người có ảnh hưởng khác là DJ Katya Guseva với hơn 580.000 người theo dõi chia sẻ:

“Tôi nói ‘KHÔNG’ với Chanel. Họ đang ép buộc tôi phải từ chối quê hương của mình để ủng hộ thương hiệu của họ”. Sau câu phát biểu trên, cô đã lấy kéo và phá hủy một chiếc túi Chanel.

Giá của một chiếc túi Chanel hiện có thể dao động từ 1.700 USD đến 9.200 USD, và với các phiên bản đặc biệt và sản phẩm giới hạn, mức giá có thể vượt quá 260.000 USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

KOL là gì? Những lý thuyết về KOL trong Marketing

Cùng tìm hiểu các khái niệm như KOL là gì, Influencer là gì, sự khác biệt giữa KOL (Key Opinion Leader) và Influencer và nhiều nội dung khác về lý thuyết KOL trong ngành Marketing.

kol là gì
KOL là gì? Những lý thuyết về KOL trong Marketing

Dưới sự phát triển mạnh mẽ của các yếu tố tiếp thị kỹ thuật số (digital marketing) và phương tiện truyền thông mạng xã hội (social media), các thuật ngữ như KOL (Key Opinion Leader), Influencer hay Celebrity được nổi lên và sử dụng một cách tương đối phổ biến.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips.com phân tích trong bài bao gồm:

  • KOL là gì?
  • KOL được ứng dụng như thế nào trong Marketing.
  • Influencer là gì? Celebrity là gì và các thuật ngữ này khác gì so với KOL.
  • Mối quan hệ giữa KOL và các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) là gì?
  • Vai trò và lợi ích của KOL đối với sự phát triển của thương hiệu hay trong marketing là gì?
  • Cách lựa chọn một KOL phù hợp cho thương hiệu hay cách triển khai một chiến dịch KOL hiệu quả.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

KOL là gì?

KOL là từ viết tắt của Key Opinion Leader, là khái niệm đề cập đến những người có khả năng gây ảnh hưởng đến một nhóm người nhất định trong xã hội.

Các KOL có thể là những nhà lãnh đạo doanh nghiệp, những nhà lãnh đạo tư tưởng ngành, những chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể nào đó hay thậm chí là các nhà chính trị gia.

Một trong những điểm nhận dạng rõ ràng nhất về các KOL là khả năng được nhìn nhận bởi công chúng, mức độ tín nhiệm, khả năng ảnh hưởng của họ trên các phương tiện truyền thông đại chúng (mass media) hay mức độ liên quan của họ đến đối tượng mục tiêu.

Ngoài ra, như bản thân ý nghĩa của chính nó “Key Opinion Leader”, các KOL chính là những người có khả năng dẫn dắt các quan điểm hay lập trường riêng của chính họ.

Trong nhiều trường hợp, những gì họ hướng tới không phải là những người theo dõi hay quan tâm đến các ý kiến hoặc quan điểm của họ, họ chỉ đơn giản là sống với mục tiêu và lý tưởng của chính mình.

Theo một định nghĩa từ InfluencerMarketingHub, KOL (viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Key Opinion Leader“, tức “người dẫn dắt dư luận”) hay còn gọi là “người có sức ảnh hưởng”, là một cá nhân hay tổ chức có kiến thức sản phẩm chuyên môn và có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực hay ngành nghề của họ.

Trong lĩnh vực ẩm thực KOL sẽ là các đầu bếp nổi tiếng, chuyên gia nghiên cứu về ẩm thực.

Trong lĩnh vực sức khỏe, KOL sẽ là các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng… Trong lĩnh vực pháp luật KOL sẽ là các luật sư, công an. Họ được tín nhiệm bởi các nhóm lợi ích có liên quan và có sức ảnh hưởng đáng kể đối với hành vi người tiêu dùng.

So với việc sử dụng người nổi tiếng làm đại sứ cho thương hiệu (Brand Ambassador) thì các KOL thường có mối quan hệ trực tiếp hơn với khán thính giả của họ nhằm chia sẻ và giới thiệu sản phẩm mới.

KOL được ứng dụng như thế nào trong Marketing.

Như đã phân tích ở trên, với những gì mà các KOL có thể mang lại, các thương hiệu hay doanh nghiệp thường sử dụng các KOL với mục tiêu là kết nối những giá trị, mục tiêu hay sứ mệnh của thương hiệu với người tiêu dùng nói chung.

Có thể là thông qua các chương trình quảng cáo, các sự kiện PR, hoặc các chiến dịch marketing, các KOL sử dụng khả năng gây ảnh hưởng và tín nhiệm của họ để “thuyết phục” các nhóm đối tượng mục tiêu suy nghĩ và thực hiện các hành động có lợi cho thương hiệu.

Influencer là gì? Celebrity là gì và các thuật ngữ này khác gì so với KOL.

Sau khi bạn đã hiểu KOL là gì, Influencer hay Celebrity lại mang những ý nghĩa khác nhau.

Trong khi các KOL được nhìn nhận như là những chuyên gia (Leader), các Influencer và Celebrity chỉ đơn giản là những người được nhiều người hâm hộ.

Influencer hay người có ảnh hưởng là một người nào đó có sức ảnh hưởng đối với một nhóm đối tượng mục tiêu nhất định.

Mặc dù không được xem như là những nhà lãnh đạo tư tưởng hay chuyên gia như KOL, những người có ảnh hưởng cũng có các kiến thức chuyên môn, kỹ năng, quyền hạn hoặc những góc nhìn sâu sắc về một chủ đề cụ thể nào đó.

Với sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng mạng xã hội, viral marketing, và tiếp thị kỹ thuật số, khái niệm Influencer gắn liền với những người có nhiều fans hâm mộ và nhiều lượt theo dõi (follower).

Nổi tiếng, nhiều người theo dõi và có khả năng lan truyền nội dung là những cụm từ phù hợp nhất để mô tả một Influencer.

  • Celebrity là gì.

Cũng tương tự như KOL và Influencer, Celebrity cũng được sử dụng để mô tả những người nổi tiếng trong một lĩnh vực nhất định.

Khác với chân dung nhà lãnh đạo chuyên môn của KOL, hay những người có nhiều người theo dõi trên các phương tiện truyền thông mạng xã hôi như Influencer, Celebrity là thuật ngữ được sử dụng chủ yếu trong phạm vi lĩnh vực giải trí.

Các Ca sĩ, diễn viên hay MC nổi tiếng trên các phương tiện truyền thông đại chúng (mass media) chính là các Celebrity.

Như đã phân tích ở trên, trong khi điểm chung của các KOL, Influencer và Celebrity đó là khả năng được nhìn nhận, khả năng ảnh hưởng đến người khác hay sự tín nhiệm, mỗi thuật ngữ được sử dụng trong những bối cảnh khác nhau, áp dụng cho những người có các kỹ năng và chuyên môn khác nhau.

Mối quan hệ giữa KOL và các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) là gì?

kol là gì
KOL là gì? KOL và các Content Creator.

Bởi khả năng gây ảnh hưởng đến người khác, làm thay đổi hành vi, suy nghĩ và hành động của đối tượng mục tiêu, các KOL cũng có thể được xem như là những nhà sáng tạo và truyền tải nội dung (content creator).

Khi kết hợp với các thương hiệu hay doanh nghiệp để truyền tải những thông điệp thương hiệu, các KOL đóng vai trò sản xuất, điều phối, chỉnh sửa và lan toả nội dung đến người tiêu dùng.

Điểm khác biệt lớn nhất ở đây là trong khi các nhóm đối tượng mục tiêu quan tâm đến nội dung của các nhà sáng tạo nội dung, họ quan tâm nhiều hơn đến góc độ chuyên gia của các KOL, tức chính bản thân con người của KOL.

Vai trò và lợi ích của KOL đối với sự phát triển của thương hiệu hay trong Marketing là gì?

Nhận thức được vai trò quan trọng của các KOL đối với sự phát triển của thương hiệu, ngày càng nhiều doanh nghiệp lựa chọn KOL trong các chiến lược marketing và thương hiệu của họ.

Dưới đây là một số nhóm vai trò chính của các KOL hay những gì mà các KOL có thể mang lại cho thương hiệu.

Xây dựng niềm tin và mức độ nhận biết của thương hiệu.

Vốn không những là những người được các nhóm đối tượng mục tiêu tin tưởng và nhận biết, các KOL luôn nhận được những sự tín nhiệm do khả năng chuyên môn của chính họ, từ những lý do này, các KOL có thể đưa thương hiệu của doanh nghiệp đến gần hơn với các nhóm đối tượng mục tiêu của họ.

Ngoài ra vì các nhóm đối tượng mục tiêu tin tưởng vào giá trị của KOL, họ cũng tin tưởng vào những thương hiệu hay nội dung mà họ chia sẻ.

Góp phần xây dựng những lời đề xuất có tác động cao.

Theo nghiên cứu của McKinsey, một trong những giá trị lớn nhất mà các KOL mang lại cho thương hiệu đó là khả năng tạo ra những lời đề xuất (đề nghị) có tác động cao.

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng, những lời giới thiệu hay đề nghị có tác động cao có khả năng kích hoạt mua hàng cao hơn đến 50 lần.

Thúc đẩy khả năng tương tác với người tiêu dùng.

Với các thương hiệu mới hay các công ty khởi nghiệp, nhận được niềm tin từ người tiêu dùng đã khó, muốn họ tương tác với thương hiệu còn khó hơn.

Bằng cách sử dụng các KOL như là những “người vận chuyển” nội dung và giá trị, thương hiệu cho người tiêu dùng những lý do để tin tưởng và tương tác nhiều hơn.

Thay đổi hành vi và suy nghĩ của người tiêu dùng theo hướng có lợi cho thương hiệu.

Trong phạm vi marketing và thương hiệu, mục đích cuối cùng của các marketer là thay đổi hành vi và tâm trí của người tiêu dùng, để từ đó họ thực hiện các hàng động có lợi cho thương hiệu như mua hàng hoặc giới thiệu (referral) sản phẩm và dịch vụ tới người khác.

Khi người tiêu dùng ngày càng có xu hướng ít tin tưởng hơn vào quảng cáo hay các nội dung được truyền tải trực tiếp từ thương hiệu, những nội dung từ bên thứ ba mà đặc biệt là từ những chuyên gia vốn có sự tín nhiệm cao như KOL sẽ là chia khoá để kết nối.

Thúc đẩy doanh số bán hàng.

Với tất cả những gì mà các KOL có thể mang lại, từ việc gia tăng mức độ nhận biết của thương hiệu, xây dựng và thiết lập niềm tin của người tiêu dùng với thương hiệu đến việc thúc đẩy khả năng tương tác, doanh số bán hàng là kết quả cuối cùng.

Cách lựa chọn một KOL phù hợp cho thương hiệu hay cách triển khai một chiến dịch KOL hiệu quả.

kol là gì
Cách triển khai một chiến dịch KOL hiệu quả là gì?

Để các KOL có thể phát huy tối đa sức ảnh hưởng của họ tới thương hiệu, hay thương hiệu có thể sử dụng KOL một cách hiệu quả nhất, dưới đây là các bước cần thiết khi lựa chọn KOL cho các chiến dịch.

Bước 1: Xác định mục tiêu của thương hiệu.

Cũng như bất cứ chiến lược marketing nào khác, việc lựa chọn các KOL cũng cần được bắt đầu từ các mục tiêu hay mong muốn của thương hiệu.

Một số câu hỏi thương hiệu có thể đặt ra như:

  • Mục tiêu của thương hiệu khi sử dụng các KOL là gì?
  • KOL đóng vai trò gì trong chiến dịch?
  • Họ cần khiến các nhóm đối tượng mục tiêu thay đổi hay thực hiện hành động gì?
  • Thương hiệu cần đạt được các chỉ số gì sau chiến dịch? Đó là về việc tăng doanh số bán hàng, tăng mức độ tin tưởng với thương hiệu hay bất cứ mục tiêu nào khác?

Bước 2: Nghiên cứu và lựa chọn danh sách các KOL có khả năng đáp ứng được mục tiêu cao nhất.

Bước tiếp theo sau giai đoạn xác định mục tiêu là nghiên cứu và lựa chọn một loạt các KOL tiềm năng nhất.

Một số câu hỏi thương hiệu có thể sử dụng trong giai đoạn này là:

  • Với các mục tiêu đã chọn và đối tượng người tiêu dùng của thương hiệu, các KOL nào có khả năng đáp ứng được mục tiêu?
  • Đối tượng mục tiêu của các KOL có phải là đối tượng mục tiêu tiếp cận của thương hiệu không?
  • Giá trị cá nhân của KOL đó có phù hợp với các giá trị của thương hiệu hay không?
  • Gần đây, các KOL đó có phải đối mặt với bất cứ tranh chấp hay mâu thuẫn nào không?
  • Cộng đồng người hâm mộ hay theo dõi họ đánh giá về họ như thế nào (trên các phương tiện thông tin đại chúng hay các nền tảng mạng xã hội)?
  • Hình ảnh của họ trong mắt đối tượng mục tiêu là gì?
  • Liệu mức ngân sách mà họ yêu cầu có phù hợp với thương hiệu hay không?

Bước 3: Tiếp cận các KOL và đưa ra quyết định.

Sau khi bạn đã có thể đảm bảo rằng các KOL được chọn là phù hợp với thương hiệu và có khả năng đáp ứng được mục tiêu của thương hiệu, bạn cần tiến hành liên hệ hay tiếp cận họ để trao đổi các nội dung liên quan.

Có thể với các yêu cầu từ thương hiệu, họ có thể chấp nhận, chỉnh sửa hay thay đổi một số điều kiện liên quan, đây cũng là lý do tại sao bạn nên chọn nhiều hơn 1 KOL trong quá trình nghiên cứu và lựa chọn.

Bước 4: Hoàn thiện nội dung và phương hướng triển khai chiến dịch.

Đến bước cuối cùng, khi bạn đã quyết định ai là KOL phù hợp nhất, bạn cần kết hợp với họ để xây dựng và phát triển các nội dung hay thông điệp thương hiệu.

Để các KOL mang tính chân thực cao nhất và có sức thuyết phục nhất với câc nhóm đối tượng mục tiêu, các thương hiệu không nên chủ động xây dựng toàn bộ nội dung và để các KOL “phát biểu lại”.

Thay vào đó, bạn nên chủ động để các KOL xây dựng một phần nội dung, tiến hành chỉnh sửa nội dung sao cho phù hợp với các bên liên quan (cá nhân KOL, thương hiệu và công chúng mục tiêu).

Bạn nên nhớ rằng, cách KOL truyền tải nội dung còn quan trọng hơn cả những gì mà họ chia sẻ.

Kết luận.

Như đã phân tích, trong bối cảnh khi mà người tiêu dùng ngày càng có xu hướng ít tin tưởng hơn vào quảng cáo hay là những gì thương hiệu nói, những phát biểu hay chia sẻ của bên thứ 3 đóng vai trò tạo ra sức ảnh hưởng rất lớn và chân thực.

Khi những người làm marketing có thể hiểu bản chất thực sự của vấn đề, cũng như hiểu vai trò của các kol là gì trong sự phát triển của thương hiệu, họ có nhiều cách hơn để xây dựng và thúc đẩy sự tăng trưởng của thương hiệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Ogilvy sẽ dừng hợp tác với những Influencer chỉnh sửa khuôn mặt khi quảng cáo

Theo thông tin từ Ogilvy, agency này sẽ dừng hợp tác với những người có ảnh hưởng (Influencer) chỉnh sửa cơ thể và khuôn mặt của họ cho quảng cáo.

Ogilvy sẽ không còn hợp tác với những người có ảnh hưởng làm biến dạng, thay đổi, chỉnh sửa cơ thể hoặc khuôn mặt của họ cho các chiến dịch thương hiệu với nỗ lực chống lại những tác hại sức khỏe tinh thần “có hệ thống” trên mạng xã hội.

Chia sẻ với tờ The Drum, Ông Rahul Titus, người đứng đầu bộ phận người có ảnh hưởng (Influencer) của Ogilvy cho biết, tiếp thị người có ảnh hưởng (Influencer Marketing) vốn được xem là “khía cạnh mang tính chân thực nhất của Marketing, tuy nhiên giờ đây, sự dàn dựng có hệ thống sẽ gây hại cho bất kì ai trên mạng xã hội”.

Chính sách mới của Ogilvy hiện áp dụng cho tất cả các bộ phận tại Ogilvy Vương quốc Anh.

Tại sao Ogilvy lại đưa ra chính sách mới này.

Chính sách của Ogilvy được đưa ra trong bối cảnh chính phủ Vương quốc Anh đang xem xét Dự luật liên quan đến việc chỉnh sửa hình ảnh cơ thể trên các phương tiện kỹ thuật số.

Titus hy vọng rằng cam kết của Ogilvy trong việc dừng hợp tác với những người có ảnh hưởng làm thay đổi hình ảnh của họ sẽ giúp cho dự luật được thông qua nhanh hơn.

Ông nói: “Chúng tôi cũng có những bổn phận nhất định với tư cách là những người làm marketing, ngoài ra với tư cách là Agency và thương hiệu, chúng tôi không mong muốn các thế hệ kế tiếp phải chứng kiến những sự hỗn độn như hiện tại.”

Ogilvy sẽ triển khai chính sách này trong hai giai đoạn. Bắt đầu từ tháng 4, nhóm của Titus sẽ bắt đầu tham khảo ý kiến ​​của các thương hiệu và những người có ảnh hưởng về chính sách này và vào tháng 5, nhóm sẽ thực hiện lệnh cấm.

Ogilvy sẽ áp dụng chính sách mới như thế nào trong thực tế?

  • Ogilvy sẽ không còn hợp tác với những người có ảnh hưởng chỉnh sửa làn da hoặc cơ thể của họ nữa, nhưng sẽ cho phép họ chỉnh sửa độ tương phản hoặc độ sáng. Các tiêu chuẩn về bộ lọc làm đẹp sẽ được thực thi ở Vương quốc Anh.
  • Ogilvy sẽ sử dụng công nghệ InfluenceO của mình để phát hiện khi nào một hình ảnh đã được chỉnh sửa quá đà.

Ogilvy hy vọng chính sách này sẽ “tạo ra một phản ứng dây chuyền” trong ngành Marketing nói chung và bản thân Titus cũng không ngừng kêu gọi các thành viên khác triển khai những chính sách hay công việc tương tự.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen