Skip to main content

Thẻ: Jack Ma

Jack Ma kêu gọi nhân viên Alibaba nhanh chóng thay đổi và học hỏi theo đối thủ PDD

Jack Ma kêu gọi nhân viên của Alibaba phải nhanh chóng thay đổi (từ những thứ cơ bản) và học theo đối thủ PDD Holdings Inc (sở hữu Pinduoduo và cả Temu).

Jack Ma kêu gọi nhân viên Alibaba nhanh chóng thay đổi và học hỏi theo đối thủ PDD
Jack Ma kêu gọi nhân viên Alibaba nhanh chóng thay đổi và học hỏi theo đối thủ PDD

Theo đó, trong một bản ghi nhớ được gửi (vội) mới đây tới Alibaba, Jack Ma, người được cho là không tham gia trực tiếp vào các hoạt động hàng ngày của Alibaba kể từ năm 2020, đã kêu gọi nhân viên Alibaba cần nhanh chóng thay đổi và học hỏi theo đối thủ PDD.

Jack Ma ca ngợi những quyết định của PDD trong thời gian qua tuy nhiên ông cũng tin rằng Alibaba Group sẽ thay đổi và “sớm điều chỉnh hướng đi của mình” để theo kịp thời cuộc mới.

Jack Ma viết: “Mọi doanh nghiệp vĩ đại đều sinh ra từ những thời điểm bất ổn nhất. Khi kỷ nguyên AI đang diễn ra, đó là cơ hội cho tất cả mọi người nhưng nó đồng thời cũng là thách thức.”

Bức thư của Jack Ma được đưa ra khi Alibaba đang phải đối mặt với tình trạng hỗn loạn cả bên trong lẫn bên ngoài, khi khả năng phục hồi của nền kinh tế yếu hơn dự đoán và khi các đối thủ mới nổi như PDD và cả ByteDance (công ty mẹ của TikTok) đang từng ngày đe doạ ngành thương mại điện tử, lĩnh vực mà Alibaba cùng với Amazon đã và cũng đang ở vị thế thống trị.

Trong khoảng hơn 1 năm trở lại đây, Alibaba đã có những thay đổi đáng kể, từ việc chia tách và sáp nhập một số hoạt động kinh doanh đến việc tái cơ cấu nhiều vị trí cấp cao trong tập đoàn.

Alibaba đang ở trong một thời điểm được cho là “đầy biến động”.

PDD Holdings Inc., một tập đoàn thương mại đa quốc gia, sở hữu và điều hành nhiều danh mục đầu tư kinh doanh khác nhau.

PDD vận hành Pinduoduo, một nền tảng thương mại điện tử (eCommerce) cung cấp các sản phẩm thuộc nhiều danh mục khác nhau, bao gồm nông sản, may mặc, giày dép, túi xách, sản phẩm chăm sóc bà mẹ và trẻ em, thực phẩm và đồ uống (F&B), thiết bị điện tử, đồ nội thất và đồ gia dụng, mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân khác, thể thao và các mặt hàng thể dục và phụ kiện ô tô. Temu cũng là một sàn mua sắm trực tuyến mới nổi thuộc PDD.

PDD tập trung vào việc đưa các doanh nghiệp và người dùng gia nhập vào nền kinh tế kỹ thuật số (Digital Economy). Công ty trước đây có tên là Pinduoduo Inc. và sau đó đổi tên thành PDD Holdings Inc vào tháng 2 năm 2023. PDD Holdings Inc được thành lập vào năm 2015 và hiện có trụ sở tại Thượng Hải, Trung Quốc.

Nhà sáng lập PDD là Colin Huang hiện là người giàu thứ 3 Trung Quốc với khối tài sản khoảng 49 tỷ USD (xếp sau nhà sáng lập của ByteDance, công ty mẹ của TikTok) và thuộc danh sách 50 tỷ phú giàu nhất thế giới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Jack Ma lại khởi nghiệp với công ty mới bán thực phẩm đóng gói sẵn

Tờ Nikkei đưa tin, Jack Ma, người sáng lập tập đoàn thương mại điện tử hàng đầu Trung Quốc Alibaba Group Holding được cho là đã thành lập một công ty mới bán thực phẩm đóng gói sẵn.

Jack Ma lại khởi nghiệp với công ty mới bán thực phẩm đóng gói sẵn
Jack Ma lại khởi nghiệp với công ty mới bán thực phẩm đóng gói sẵn

Nguồn dữ liệu doanh nghiệp Qichacha tiết lộ, Jack Ma đã khánh thành công ty tại Trung Quốc vào thứ tư, với vốn hóa 10 triệu nhân dân tệ (1,39 triệu USD). Hoạt động kinh doanh chính liên quan đến các bữa ăn nấu sẵn, vốn có nhu cầu ngày càng tăng ở Trung Quốc do hiệu ứng ở nhà dài ngày hồi đại dịch.

Jack Ma từ chức hội đồng quản trị của Alibaba vào năm 2020, rời khỏi công việc quản lý hàng ngày. Tuy nhiên, ông vẫn được liệt vào danh sách “partner” của Alibaba, người có tầm ảnh hưởng lớn đối với tập đoàn.

Khi Alibaba phải đối mặt với các biện pháp kiểm soát thắt chặt của Trung Quốc, Jack Ma đã sống ở nước ngoài cho đến mùa xuân năm nay. Theo báo cáo, ông đã được nhìn thấy ở Nhật Bản, Châu Âu và Đông Nam Á.

Jack Ma được cho là đã quan sát công nghệ canh tác ở những nơi này. Tại Nhật Bản, ông đã đến thăm cơ sở nghiên cứu nuôi trồng thủy sản của Đại học Kindai.

Jack Ma cũng nắm giữ cổ phần trong một công ty khởi nghiệp nuôi trồng thủy sản thông qua một chi nhánh đầu tư. Những chi tiết kể trên rõ ràng là những bằng chứng thiết thực cho thấy việc Jack Ma thành lập công ty thực phẩm mới là điều dễ hiểu.

Dẫu vậy, việc Jack Ma khởi nghiệp 1 lần nữa ở tuổi 59 cho thấy sự thay đổi lớn trong kế hoạch của ông.

Ngày 10/9/2019, Jack Ma tuyên bố trao cương vị Chủ tịch Alibaba cho Daniel Zhang – người đã giữ chức danh CEO công ty kể từ năm 2015. Zhang trở thành người kế nhiệm đầu tiên bởi trước nay đồng sáng lập Jack Ma đều nắm giữ cả 2 cương vị này.

Như vậy, sau đúng 20 năm lập nghiệp, Jack Ma quyết định nghỉ ngơi khi mà công ty do ông gây dựng đang ở thời kỳ kinh doanh đỉnh cao nhất.

Jack Ma sinh vào tháng 9/1964 tại Hàng Châu. Ông khởi nghiệp Alibaba.com vào năm 1999 như một nền tảng giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp với số vốn 60.000 USD gom góp được cùng 18 đồng sáng lập.

Thời điểm nghỉ hưu, Jack Ma 55 tuổi. Ông cho rằng không hài lòng với cuộc sống luôn bận rộn hiện tại và khao khát một lần nữa trở lại với nghề dạy học.

Hình dung về việc mình nghỉ hưu, Jack Ma nói: “Tôi muốn chết trên bãi biển chứ không phải trong phòng làm việc”. Ông đã có những năm tháng di chuyển chóng mặt, ngay cả khi buông bỏ ghế tổng giám đốc điều hành Alibaba mà chỉ còn làm Chủ tịch.

“Khi tôi rời vị trí CEO (năm 2013), tôi đã nói với nhóm điều hành rằng, tôi nên có thêm thời gian chơi golf trên bãi biển. Nhưng trời ơi! Năm ngoái, tôi dành tới 870 giờ trên máy bay và năm nay là 1.000 giờ”, ông kể trong một cuộc phỏng vấn năm 2017.

Sau khi về hưu, Jack Ma vẫn tiếp tục xuất hiện là khách mời, diễn ra trong nhiều sự kiện trên khắp thế giới. Tuy nhiên biến cố ập đến vào tháng 10/2020 khi Jack Ma chỉ trích các cơ quan quản lý Trung Quốc vì đã kìm hãm sự đổi mới tài chính đã gây ra hậu quả lớn trong một sự kiện ở Thượng Hải.

Chỉ vài ngày sau đó, vụ IPO kỷ lục trị giá hơn 34 tỷ USD của Ant Group đã bị đình chỉ. Kể từ đó, Ant buộc phải cơ cấu lại hoạt động kinh doanh của mình, khiến các nhân viên và nhà đầu tư của công ty rơi vào tình trạng lơ lửng.

Chưa dừng lại ở đó, Bắc Kinh còn quyết định phạt tiền và tiến hành các cuộc điều tra nhắm vào các công ty của Jack Ma, cũng như các công ty khác như gã khổng lồ gọi xe Didi Global Inc. và chủ sở hữu của TikTok ByteDance. Thông điệp của chính quyền đã quá rõ ràng, họ yêu cầu các gã khổng lồ công nghệ phải tuân thủ chặt chẽ hơn các quy định của nhà nước. Các công ty này hiện đã nắm giữ rất nhiều vốn và dữ liệu người dùng, đã phát triển quá lớn, vượt tầm kiểm soát.

Thời điểm đó, Jack Ma dường như biến mất hoàn toàn khỏi giới truyền thông. Một vài nguồn tin cho biết ông đang dành thời gian chơi golf và học Đạo giáo để thay thế cho các lịch trình đi công tác và gặp gỡ các nhà lãnh đạo thế giới như thường lệ. Ông đã thuê một giáo viên để học vẽ sơn dầu, bắt đầu với hình ảnh chim và hoa, sau đó chuyển sang phong cách trừu tượng.

Những người quen thuộc với các hoạt động của Jack Ma cho biết ông cũng đã đến Bắc Kinh để cố gắng giải quyết ổn thỏa mọi thứ. Tuy nhiên, các quan chức cho biết nỗ lực của Jack Ma quá ít và quá muộn. Ông đã đi quá xa giới hạn.

Sau đó, Alibaba và Ant liên tiếp gặp phải những rắc rối. Ngoài việc Alibaba bị phạt hàng tỷ USD, cả tập đoàn này và Ant đều bị yêu cầu tái cơ cấu lại toàn bộ hoạt động kinh doanh. Bắc Kinh trước đó đã thúc ép Alibaba bán bớt tài sản trong danh mục đầu tư truyền thông rộng rãi của mình, bao gồm cả cổ phần chính của họ trong mạng xã hội Weibo và nền tảng phát trực tuyến Youku. Việc này là nhằm hạn chế ảnh hưởng của công ty đối với mạng xã hội ở Trung Quốc.

Thời gian gần đây, có nguồn tin cho biết Jack Ma sẽ sớm bán bớt cổ phần tại Alibaba. Tuy nhiên, thông tin đã khiến cổ phiếu tập đoàn này giảm mạnh. Ngay sau đó, đích thân phía Alibaba đã phải lên tiếng xác nhận rằng Jack Ma sẽ không bán ra bất kỳ lượng cổ phần nào.

Theo: Nikkei

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Phương Linh | Markettimes

Eddie Yong: CEO mới của đế chế Alibaba là ai?

Eddie Yong, Chủ tịch Taobao và Tmall sẽ tiếp quản vị trí CEO của Alibaba từ ngày 10/9, là một ẩn số ngay cả đối với một số nhân viên lâu năm của tập đoàn.

Eddie Yong: CEO mới của Alibaba là ai?
Eddie Yong: CEO mới của Alibaba là ai?

Theo đó, Joseph Tsai, từng giữ vị trí Phó chủ tịch điều hành Alibaba, sẽ trở thành Chủ tịch. Trong khi đó, vị trí Giám đốc điều hành sẽ do Eddie Yong, cựu Giám đốc điều hành thương mại điện tử đảm nhiệm.

Eddie Yong có tên trong danh sách những người đồng sáng lập Alibaba, nhưng lại là một nhân vật bí ẩn ngay cả đối với một số nhân viên lâu năm của gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc.

CEO mới của Alibaba được xem là bản sao của cựu Chủ tịch Jack Ma.

Theo Bloomberg, việc bổ nhiệm Eddie Yong thay thế Daniel Zhang khiến những người trong cuộc ngạc nhiên, mặc dù kỹ sư khoa học máy tính 48 tuổi này đã làm việc với Jack Ma từ những ngày đầu tiên của Alibaba.

Thậm chí, các nhân viên cho biết họ đã phải sử dụng mạng nội bộ của công ty và các hồ sơ công khai khác để tìm hiểu thêm về vị sếp mới có vẻ ngoài điềm tĩnh này.

Khi Yong tự thành lập công ty cách đây 8 năm, ông cũng chưa từng rời xa tầm mắt của Jack Ma. Văn phòng quỹ đầu tư của Yong tại trung tâm Hàng Châu chỉ cách nơi Jack Ma tập thái cực quyền vài bước chân.

Bên cạnh đó, Yong hiện giữ chức Chủ tịch Taobao và Tmall, hai công ty nằm trong hệ sinh thái của Alibaba. “Jack và Eddie có mối quan hệ thân thiết và đáng tin cậy”, một cựu giám đốc Alibaba tiết lộ với Financial Times.

Giờ đây, gần 2 thập kỷ sau khi thành lập Alibaba, Yong đứng trước bài toán khó về sựu phân tách của đế chế công nghệ mà ông cùng với Jack Ma và 16 người khác đã xây dựng.

Alibaba đang ở thế phải đánh cược bằng cách thu hẹp quy mô và quay trở lại với thương mại điện tử. Mục tiêu của gã khổng lồ này không gì khác ngoài lấy lại thị phần đã bị các nền tảng trực tuyến mới nổi như Pinduoduo và Douyin của ByteDance chiếm lĩnh.

Mới đây, Alibaba đã công bố kế hoạch tái cấu trúc toàn bộ công ty. Trọng tâm của quá trình tái cấu trúc này là chia tách đế chế trị giá 220 tỷ USD thành 6 công ty phụ trách các mảng kinh doanh riêng biệt, bao gồm thương mại điện tử, truyền thông và đám mây…

Trong đó, mỗi đơn vị sẽ lên kế hoạch huy động vốn hoặc IPO vào thời điểm thích hợp.

Theo nguồn tin của Financial Times, Jack Ma tuy không có vị trí chính thức tại Alibaba nhưng vẫn sẽ là người tham gia vào kế hoạch này.

“Eddie và Jack Ma thực sự là mối quan hệ cộng sinh. Eddie ngưỡng mộ những ý tưởng, triết lý của Jack Ma và cũng rất xuất sắc trong việc thực hiện tầm nhìn người thầy của mình”, một nhân viên lâu năm của Alibaba cho biết.

Tác giả Duncan Clark của cuốn Alibaba: The House That Jack Ma Built cho rằng người sáng lập Alibaba đang ở tình thế không thể trở lại công ty sau bài phát biểu hồi năm 2020.

Khi đó, tỷ phú Jack Ma chỉ trích dữ dội hệ thống tài chính Trung Quốc và gọi các ngân hàng là “tiệm cầm đồ”, bởi nhà băng đòi tài sản thế chấp thay vì sử dụng dữ liệu và công cụ công nghệ cao để đánh giá rủi ro tín dụng.

Do đó, việc chọn một người cộng sự có chung ý tưởng như Yong là điều hợp lý.

“Cha đẻ của Alipay”.

Sau khi tốt nghiệp đại học năm 1996, Yong gia nhập startup China Pages của Ma với tư cách là một trong những nhà phát triển đầu tiên của công ty chuyên về dịch vụ trên Internet này.

“Jack Ma nói với tôi về định hướng kinh doanh và tầm nhìn của ông ấy. Tôi thấy ông ấy hóm hỉnh nhưng cũng là người biết cách truyền cảm hứng, hài hước và cách ăn nói rất lôi cuốn”, Wu nói trong một cuộc phỏng vấn tại Đại học Thanh Hoa.

Tuy nhiên, Jack Ma đã đi quá sớm, giữa thời điểm mà máy tính còn là thứ kém phổ biến trong các hộ gia đình Trung Quốc. China Pages thất bại, điều này gần như có thể đoán trước, và được China Telecom mua lại.

Sau thất bại này, Ma đưa một số người trong nhóm lên Bắc Kinh để điều hành một trang web cho bộ thương mại Trung Quốc.

“Chúng tôi đã chọn các thành viên trong nhóm và Yong quyết định đi cùng với Jack. Cậu ấy rất chăm chỉ. Có thời điểm chúng tôi nhập một số máy trạm và máy chủ về nhưng toàn bộ sách hướng dẫn đều viết bằng tiếng Anh.

Kỹ năng tiếng Anh của Yong không tốt lắm, nhưng cậu ấy đã nghiên cứu kỹ những cuốn sách hướng dẫn đó, tra trong từ điển để có thể lắp ráp các mảnh lại với nhau”, He Yibing, đồng sáng lập của China Pages nhớ lại trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Sau khi Jack Ma rời Bắc Kinh, Yong là một trong 18 người đồng sáng lập có mặt ở căn hộ tại Hàng Châu vào năm 1999 để thành lập Alibaba.

Vài năm sau, Yong được Jack Ma giao cho phụ trách phát triển Alimama, một công cụ quảng cáo có nhiệm vụ kiếm tiền cho các doanh nghiệp thương mại điện tử của Alibaba. Một số nhân viên cho biết thời gian làm việc ở đó là lúc biệt danh Mama Wu ra đời.

“Một phần biệt danh này đến từ việc thành lập Alimama. Tuy nhiên, đó cũng là do Mama Wu luôn quan tâm đến chúng tôi, sửa lỗi hoặc tìm kiến ​​trúc mới. Anh ấy luôn tìm ra cách để sắp xếp nó”, một cựu thành viên trong nhóm phát triển Alimama tiết lộ.

Tên tuổi của Yong sau đó gắn liền với quá trình phát triển Taobao, biến ứng dụng này nhanh chóng trở thành một phần quan trọng trong thói quen mua sắm hàng ngày của người tiêu dùng Trung Quốc.

Sau khi Alibaba niêm yết tại New York,Yong trở thành trợ lý đặc biệt của Jack Ma. Những người thân cận với cả hai cho biết đã từng có thời gian Yong đi theo Jack Ma ở khắp mọi nơi.

Khi Alibaba ngày càng phát triển, vai trò của Yong tại gã khổng lồ thương mại điện tử cũng tăng theo. Năm 2004, ông tiếp tục gây tiếng vang với Alipay – dịch vụ thanh toán trực tuyến được mô phỏng theo PayPal thành công vang dội tại Trung Quốc.

Công nghệ này trở nên có giá đến mức vào năm 2011, Jack Ma đã tách hẳn Alipay để tạo ra nền tảng Ant Group – động thái bị các cổ đông lớn như Yahoo hay SoftBank phản đối kịch liệt vào thời điểm đó vì cho rằng tập đoàn đã mất đi một tài sản quan trọng.

“Eddie là một người trong cuộc được đánh giá cao với khả năng giao dịch đã được khẳng định. Đó có lẽ là điều mà Alibaba cần vào lúc này.

Wu có thể sẽ đảm nhận vai trò mới mà không gặp bất kỳ xáo trộn nào, nhưng nên nhớ ông ấy cũng là một kiểu CEO dè dặt hơn so với Jack Ma huyền thoại”, Brock Silvers, giám đốc đầu tư của Kaiyuan Capital nhận xét.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Cựu CEO và Chủ tịch của đế chế Alibaba nói gì trong tâm thư gửi nhân viên

Cựu CEO và Chủ tịch Alibaba Daniel Zhang đã tiết lộ lý do bất ngờ từ chức của mình trong lá thư gửi nhân viên.

Cựu CEO và Chủ tịch của đế chế Alibaba nói gì trong tâm thư gửi nhân viên
Cựu CEO và Chủ tịch của đế chế Alibaba nói gì trong tâm thư gửi nhân viên

Hôm 20/6, Alibaba Group Holding công bố chủ tịch và giám đốc điều hành mới thay thế Daniel Zhang. Joseph Tsai, từng giữ vị trí Phó chủ tịch điều hành Alibaba, sẽ trở thành Chủ tịch.

Trong khi đó, vị trí Giám đốc điều hành sẽ do Eddie Yong, cựu Giám đốc điều hành thương mại điện tử đảm nhiệm. Tuyên bố này được đưa ra chỉ 3 tháng sau khi Alibaba thông báo kế hoạch phân tách thành 6 công ty con để thúc đẩy cổ phiếu và gọi vốn bên ngoài.

Tất cả đều nằm trong kế hoạch của Alibaba.

Nói trong thư gửi nhân viên, Zhang cho biết ông vẫn là CEO mảng điện toán đám mây bởi công ty vẫn đang trong quá trình tách ra từ tập đoàn mẹ để thành lập công ty con và chuẩn bị phát hành cổ phiếu.

“Cloud Intelligence Group đang đẩy hết tốc lực cho kế hoạch tách khỏi tập đoàn và chúng ta đang ở giai đoạn quan trọng nhất. Do đó, tôi cần phải cống hiến toàn bộ tâm trí và thời gian cho công ty”, cựu Chủ tịch Alibaba viết trong tâm thư.

Theo ông, nếu nhìn từ góc độ quản trị công ty, cần có sự phân tách rõ ràng giữa ban quản trị và đội ngũ quản lý bởi Cloud Intelligence Group đang trong quá trình chuẩn bị hoạt động riêng biệt như một công ty độc lập.

“Do đó, việc tôi vẫn còn giữ chức Chủ tịch và CEO ở cả công ty điện toán và tập đoàn là không hợp lý”, Zhang khẳng định.

Brian Wong – cựu nhân viên Alibaba, đồng thời là tác giả cuốn sách “The Tao of Alibaba” – nhận định việc bổ nhiệm Daniel Zhang tập trung vào điện toán đám mây cho thấy mọi người đều tin tưởng vào ông.

Tập đoàn cho rằng ông có thể lèo lái mảng kinh doanh quan trọng nhất và phát triển nó đi đúng hướng giữa thời đại AI phát triển như hiện nay. “Quan điểm cho rằng một người vừa có thể lãnh đạo mảng điện toán đám mây và cả tập đoàn Alibaba rộng lớn là một lầm tưởng vô lý”, Brian Wong nhận định.

Quyết định từ chối đều nằm trong kế hoạch của ông, vị CEO nói thêm. Theo Reuters, ông đã thực hiện ý định tập trung vào mảng điện toán đám mây từ nhiều năm trước.

Trong cuộc phỏng vấn với CNBC năm 2018, Zhang nói rằng điện toán đám mây sẽ là mảng kinh doanh chính của tập đoàn trong tương lai giữa bối cảnh công nghệ này có tốc độ tăng trưởng tốt.

Các nhà phân tích ước tính mảng điện toán đám mây này sẽ đạt giá trị khoảng 41-60 tỷ USD nhưng sẽ phải đối mặt với không ít thách thức từ các nhà làm luật trong và ngoài nước.

Tuyên bố thay đổi lãnh đạo Alibaba nói lên điều gì?

Trước đây, Daniel Zhang vốn là kế toán, sau đó bắt đầu làm việc tại Alibaba từ năm 2007. Ông vốn được biết đến là người đứng sau ý tưởng lễ hội mua sắm Ngày Độc thân 11/11 hàng năm.

Zhang lên chức CEO từ năm 2015 và chính thức trở thành Chủ tịch tập đoàn vào năm 2019, thay thế nhà sáng lập Jack Ma.

Khi công bố tin tức về Zhang, đại diện tập đoàn cũng gửi lời cảm ơn ông vì “khả năng lãnh đạo xuất chúng, lèo lái tập đoàn vượt qua tình trạng bấp bênh khó lường, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh trong những năm qua”.

“Dưới cấu trúc mới, vai trò của tập đoàn trong việc định hướng chiến lược 6 mảng kinh doanh chính sẽ bị giảm sút. Do đó, việc đưa Joe và Eddie trở thành Chủ tịch và CEO mới sẽ giúp màn chuyển đổi nhân sự mượt mà hơn và vẫn giữa văn hóa doanh nghiệp trước đây”, nhà phân tích độc lập Eric Chen nói với Reuters.

Theo Reuters, giá cổ phiếu Alibaba trên sàn Hong Kong đã giảm 1,5% sau khi tin Alibaba đổi Chủ tịch, CEO được công bố.

Eddi Yong cũng là một trong những người đồng sáng lập Alibaba. Ông hiện là Chủ tịch của Taobao và Tmall Group và vẫn sẽ giữ vị trí này cùng với vai trò CEO Alibaba.

Việc ông được thăng chức lên CEO được đánh giá là “sự thuyên chuyển tất nhiên và là dấu hiệu cho thấy thương mại điện tử vẫn là mảng kinh doanh quan trọng của tập đoàn”, Jacob Cooke – CEO của WPIC Marketing + Technologies – nhận định.

Chuyên gia cho rằng việc Alibaba thay đổi lãnh đạo sẽ không ảnh hưởng đến chiến lược chủ đạo của tập đoàn bởi từng người giữ vai trò quan trọng đều có liên quan đến nhà sáng lập Jack Ma.

“Điều này cho thấy AI đóng vai trò quan trọng trong phương hướng tập trung của tập đoàn, đồng thời thương mại điện tử vẫn là mảng kinh doanh chủ chốt”, Jacob Cooke nói với Reuters.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Alibaba bổ nhiệm Chủ tịch và Giám đốc điều hành (CEO) mới

Đế chế thương mại điện tử Alibaba vừa công bố bổ nhiệm vị trí mới đối với chức danh Chủ tịch Tập đoàn và Giám đốc điều hành (CEO).

Alibaba bổ nhiệm Chủ tịch và Giám đốc điều hành (CEO) mới
Alibaba bổ nhiệm Chủ tịch và Giám đốc điều hành (CEO) mới

Theo thông tin mới công bố từ Bloomberg, Alibaba Group Holding Ltd vừa công bố bổ nhiệm vị trí mới đối với chức danh Chủ tịch Tập đoàn và Giám đốc điều hành (CEO).

Theo đó, Phó chủ tịch điều hành Joseph Tsai (người được xem là “bạn tâm giao” của cựu Chủ tịch Jack Ma) sẽ trở thành Chủ tịch mới của Tập đoàn Alibaba, trong khi giám đốc điều hành mảng thương mại điện tử Eddie Yong sẽ thay thế cho Daniel Zhang làm giám đốc điều hành (CEO) phụ trách chính cho Tmall và Taobao với giá trị hơn 240 tỷ USD.

Alibaba bất ngờ thay đổi 2 vị trí nhân sự cấp cao trong bối cảnh doanh nghiệp đang bị sụt giảm thị phần và hiện phải vật lộn để vực dậy tốc độ tăng trưởng trong thời kỳ hậu Covid.

Kế hoạch công bố nhân sự mới của Alibaba cũng diễn ra khi tập đoàn này vừa thông báo tái cấu trúc doanh nghiệp với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra những đế chế độc lập có khả năng hoạt động riêng lẻ.

Khi mức tăng trưởng trong 3 quý liên tiếp của Alibaba không mấy khả quan, đồng thời có nhiều lo ngại về việc khả năng phục hồi chi tiêu của người tiêu dùng Trung Quốc có thể chậm hơn dự đoán, Alibaba hiện đối mặt với không ít thách thức.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Jack Ma: Sức mạnh của nhà lãnh đạo có trí thông minh cảm xúc cao

Theo nhà sáng lập và chủ tịch của Alibaba, Jack Ma, nhà lãnh đạo có trí thông minh cảm xúc (EQ) cao có thể thúc đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp.

Jack Ma: Sức mạnh của nhà lãnh đạo có trí thông minh cảm xúc cao
Jack Ma: Sức mạnh của nhà lãnh đạo có trí thông minh cảm xúc cao

Trong một cuộc phỏng vấn, Jack Ma đã nhấn mạnh 3 loại trí thông minh khác nhau và cách tiếp cận tốt nhất là cân bằng. Theo Jack Ma, EQ, IQ và LQ là những gì mà các nhà lãnh đạo và tổ chức cần để thành công.

“Nếu muốn thành công, bạn phải có chỉ số EQ cao”. “Nếu bạn không muốn thất bại nhanh chóng, bạn nên có chỉ số IQ cao, và nếu bạn muốn được tôn trọng, bạn nên có chỉ số LQ (Chỉ số tình yêu) cao.”

Sức mạnh của 3 chỉ số thông minh với nhà lãnh đạo, đặc biệt là EQ.

Trung bình, có những sự khác biệt đáng kể về phong cách lãnh đạo giữa Nam và Nữ liên quan đến các chỉ số thông minh. “Rất nhiều Nam giới có IQ cao nhưng EQ thấp và LQ rất nhỏ. Phụ nữ thì ngược lại, biết cân bằng, họ là tuyệt nhất.”

Các nghiên cứu chỉ ra rằng những cá nhân có chỉ số EQ cao có nhiều khả năng thể hiện khả năng lãnh đạo vượt trội, duy trì các mối quan hệ lành mạnh hơn với nhân viên và năng lực đối phó hiệu quả hơn trước các nghịch cảnh.

Tạo ra sự cân bằng về giới trong tổ chức.

Thực tế, có rất nhiều bằng chứng cho thấy rằng các doanh nghiệp có tỷ lệ nữ giới nắm giữ các vị trí lãnh đạo cao hơn có xu hướng vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh về lợi nhuận và hiệu quả hoạt động trên thị trường.

Trong một nghiên cứu khác, 55% phụ nữ được chứng minh là đạt được sự cân bằng tối ưu so với chỉ 27% nam giới. Những người làm việc dưới sự lãnh đạo của phụ nữ ít cảm thấy chán nản và kiệt sức hơn.

Bằng cách thúc đẩy và gắn kết tốt hơn giữa các đội nhóm, các nhà lãnh đạo nữ cũng giúp tiết kiệm nhiều hơn cho tổ chức.

Theo Jack Ma: “Nếu bạn muốn công ty của mình thành công, nếu bạn muốn công ty của mình hoạt động một cách khôn ngoan và cẩn thận, thì các nữ lãnh đạo là tốt nhất.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Trung Quốc phạt Alibaba của tỉ phú Jack Ma với mức ‘khủng’ 2,8 tỉ USD

Trung Quốc đã áp mức phạt 18,2 tỉ nhân dân tệ, tương đương 2,8 tỉ USD sau cuộc điều tra chống độc quyền. Đây được xem là cơn ác mộng của tỉ phú Jack Ma trong bối cảnh chính quyền siết chặt quy định dành cho các đại gia công nghệ.

Mức phạt 2,8 tỉ USD này tương đương với 4% doanh số nội địa của Alibaba năm 2019, theo một tuyên bố từ Cơ quan giám sát thị trường Trung Quốc (SAMR) ngày 10-4.

Alibaba ngoài ra cũng bị yêu cầu thực hiện “những biện pháp khắc phục toàn diện”, bao gồm tăng cường kiểm soát nội bộ, duy trì cạnh tranh công bằng, bảo vệ các doanh nghiệp và quyền lợi của người tiêu dùng trên nền tảng của mình.

Đại gia công nghệ này cũng sẽ phải nộp báo cáo về khả năng tự điều chỉnh cho cơ quan có thẩm quyền trong ba năm liên tiếp.

Alibaba trong một tuyên bố cùng ngày 10-4 cho biết họ chấp nhận hình phạt và sẽ tuân thủ một cách “chân thành”.

“Chúng tôi sẽ tăng cường hoạt động theo luật, thúc đẩy hơn nữa việc xây dựng hệ thống tuân dựa trên sáng tạo và phát triển, đồng thời hoàn thành tốt hơn nữa những trách nhiệm xã hội”, tuyên bố của Alibaba nêu.

Hành vi độc quyền được hiểu là cách các doanh nghiệp triệt tiêu sự cạnh tranh của đối thủ bằng cách buộc khách hàng phải chọn “một trong hai”. Trong trường hợp của Alibaba, công ty này bị cáo buộc ép người bán hàng phải bán sản phẩm độc quyền trên nền tảng của họ.

Nếu người vừa đăng sản phẩm lên nền tảng của Alibaba, vừa đăng sản phẩm lên một nền tảng khác có thể sẽ bị trừng phạt bằng cách chặn lượt truy cập, theo báo South China Morning Post của Hong Kong.

Hãng tin Bloomberg nhận định hình phạt này là một phần trong chiến dịch siết chặt quy định của chính quyền, một chiến dịch khiến tương lai của đế chế công nghệ trong tay tỉ phú Jack Ma bị đặt dấu hỏi.

Alibaba đã phải chịu áp lực ngày càng lớn từ các nhà chức trách Trung Quốc kể từ khi ông Jack Ma, người sáng lập Alibaba, hồi tháng 10 năm ngoái đã lên tiếng phản đối cách tiếp cận trong quy định của chính quyền đối với lĩnh vực tài chính.

Những bình luận từ phía ông Ma cũng bị xem là nguyên cớ cho việc nhà cầm quyền mạnh tay hơn với Alibaba và các nhánh hoạt động khác, bao gồm sự kiện ngăn chặn kế hoạch phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) trị giá 35 tỉ USD của Ant Group – nhánh công nghệ tài chính của công ty.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Đứng núi này trông núi nọ, bạn là kiểu người tham vọng hay tham lam?

Tại sao cùng có một ước mơ to lớn về sự nghiệp và quyết tâm thực hiện nó, nhưng người thành công, kẻ thì thất bại ê chề? Đâu là lý do khiến những con người có tham vọng vươn lên và dẫn đầu còn kẻ tham lam lại tụt dần trên đường đua?

Nhà báo Frank Tyger từng nói: “Tham vọng là nhiệt huyết có mục đích.” Vì theo ông, chỉ khi nào có tham vọng thì mới có thành công.

Tham vọng giống như “con dao hai lưỡi”, có điểm tốt thì cũng có điểm xấu. Nhưng không vì thế mà tham vọng và tham lam giống nhau. Chính sự khác biệt giữa tham vọng và tham lam tạo nên người thành công – kẻ thất bại.

Đứng núi này trông núi nọ

Mục đích của hầu hết người đi làm đều giống như nhau. Đều vì đồng tiền, danh vọng và quyền lực mà sự nghiệp đem lại có thể giúp chúng ta thực hiện được những mong muốn khác trong cuộc sống.

Để đạt được mục đích, mỗi người chúng ta đều đề ra cho mình hàng loạt mục tiêu lớn nhỏ, trình tự khác nhau.

Có người quan trọng vật chất, mục tiêu sẽ là những công việc có thu nhập hấp dẫn. Người thích quyền lực, địa vị hơn, họ sẽ tìm đến những công việc có cơ hội thăng tiến nhanh hơn.

Mục tiêu này giống như kim chỉ nam, sẽ dẫn lối và mở ra các con đường để chúng ta bước tiếp. Nhưng sẽ thế nào nếu chưa hoàn thành xong mục tiêu này bạn đã nhảy sang mục tiêu khác? Hãy thử tưởng tượng, bạn là một nhà chinh phục và mục đích của bạn là chinh phục những đỉnh núi cao hơn.

Nhưng rồi, đang leo giữa chừng bạn quyết định đổi sang ngọn núi khác, vì bạn cho rằng nó cao hơn ngọn núi bạn đang leo và có vẻ, nó phù hợp hơn với mục đích chinh phục những đỉnh núi của bạn?

Trong công việc cũng vậy, bạn luôn muốn nhiều hơn những gì mình đang có, đó là điều bình thường. Vì con người ai cũng có tham vọng.

Nhưng bạn muốn nó nhanh chóng, và bạn quyết đỉnh nhảy việc để thỏa mãn được mục đích của mình. Liệu việc thay đổi liên tục nó có thật sự mang lại điều bạn muốn hay không?

Đừng tham lam, hãy tham vọng

Tham vọng cho thấy bạn là người có chí cầu tiến. Bạn luôn muốn nhiều hơn những gì mình có thể nhìn thấy được. Bạn không bao giờ hài lòng, bạn cũng không cần so bì hay ai đó đốc thúc, bạn nỗ lực hết mình chỉ để đạt được điều bản thân mong muốn.

Nó giống như câu chuyện sáng lập của Jack Ma vậy. Trước khi thành lập Alibaba, vị tỷ phú này đã sở hữu một trang web với tên gọi “China Pages” và thu về lợi nhuận khoảng 800.000 USD.

Nhưng bất chấp can ngăn và rủi ro, ông quyết định ngưng dự án đang sinh lời này lại để tập trung toàn lực cho Alibaba. Chính tham vọng lớn ấy đã đã giúp Jack Ma sở hữu một đế chế kinh doanh quy mô toàn cầu.

Còn tham lam thì sao? Tham lam chẳng phải cũng là muốn nhiều hơn những gì mình đang sở hữu sao? Nhưng tham lam khác tham vọng ở chỗ nó phụ thuộc vào người khác. Bạn thấy người khác sở hữu một món đồ đẹp, bạn cũng muốn sở hữu nó.

Bạn thấy người ta ở chức vụ cao, bạn cũng muốn đạt được điều đó. Và vì không có chiến lược hay một mục đích cụ thể, những người tham lam thường lạc lối trong việc lựa chọn và hành động.

Lằn ranh giữa tham vọng và tham lam rất mong manh. Và trong công việc, càng khó để chúng ta phân biệt được hai khái niệm này. Vì bản chất con người là luôn muốn có nhiều hơn những gì đang có, muốn ở vị trí cao hơn vị trí đang đứng. Nhưng đừng vì nó mong manh hay khó phân biệt mà bạn lờ đi, nó có thể phá hỏng sự nghiệp của bạn bất cứ lúc nào.

Giống như một nhà leo núi, bạn phải đặt mục tiêu và hoàn thành nó trước khi thay đổi sang ngọn núi khác. Bạn không thể nào chinh phục ngọn núi cao hơn nếu chưa bao giờ leo hết một ngọn núi thấp.

Công việc cũng vậy, bạn phải hoàn thiện các kĩ năng của bản thân trước rồi mới nghĩ đến chuyện có nên nhảy việc hay không? Đừng chỉ vì sự tham lam muốn nhất thời mà sẵn sàng nhảy việc để đổi lấy lương thưởng hấp dẫn hay chức vụ cao.

Những vỏ bọc hào nhoáng có thể giúp bạn chinh phục nhà tuyển dụng ở buổi phỏng vấn, nhưng không thể giúp bạn làm tốt công việc được. Điều này sẽ khiến bạn mắc kẹt trong cái “bẫy thành công” và không thể nào thoát ra được.

Phát triển nghề nghiệp là cả một lộ trình mà ai cũng phải trải qua để trưởng thành và cứng cáp qua mỗi một giai đoạn. Đừng chỉ nhìn vào sự hào nhoáng của người khác thì bạn và cố đeo đuổi nó, điều này chỉ khiến bạn mãi mãi là người theo đuôi mà thôi.

Thay vào đó, hãy cố gắng thay đổi tích cực, hoàn thiện bản thân từng ngày với đầy đủ kiến thức, kỹ năng và bản lĩnh nghề nghiệp. Năng lực được công nhận thì bạn sẽ có được vị trí và tất cả những gì bạn mong muốn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Giá trị Tencent mất gần 62 tỷ USD vì nỗi ám ảnh Ant Group

Các nhà đầu tư đang bán tháo cổ phiếu Tencent do lo ngại gã khổng lồ Internet của Trung Quốc sẽ bị kiềm tỏa tương tự Ant Group.

Trong phiên giao dịch 15/3, cổ phiếu của Tencent đã có ngày thứ hai liên tiếp mất giá. Những phiên mất giá liên tiếp khiến cho đế chế Internet và game của Trung Quốc mất 62 tỷ USD giá trị chỉ trong vài ngày.

Theo Bloomberg, Tencent là một trong 2 công ty bị đưa vào tầm ngắm của chính quyền Trung Quốc khi kinh doanh dịch vụ tài chính trên nền tảng công nghệ. Công ty còn lại, Ant Group, đã chịu thiệt hại nặng nề sau khi không thể IPO vào tháng 11/2020.

Tính toán của các nhà phân tích tại Bernstein cho thấy mảng tài chính và thanh toán của Tencent có giá trị 105-120 tỷ USD. Giống như Ant, Tencent sẽ buộc phải cơ cấu lại hoạt động kinh doanh, cho vay và bảo hiểm trong các dịch vụ của mình.

“Chúng tôi cho rằng mảng tài chính của Tencent giờ đây có thể coi là giá trị đã về không”, bài phân tích của Bernstein về đà mất giá của cổ phiếu Tencent ghi rõ.

Mối lo ngại đối với các nhà đầu tư là những đòn hạn chế của Trung Quốc sẽ không chỉ nhắm đến mảng tài chính của Tencent.

Ở cuộc họp Quốc hội Trung Quốc đầu tháng này, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã khẳng định sẽ điều chỉnh các công ty tài chính trên nền tảng công nghệ và kiểm soát tình trạng độc quyền.

Cũng tại kỳ họp này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói về mối lo ngại thế hệ trẻ Trung Quốc nghiện game. Tencent là nhà phát hành game lớn nhất nước này.

Vào ngày 12/3 vừa qua, Tencent cũng nhận hình phạt vì quá trình gọi vốn và mua lại công ty trong quá khứ.

Tuy nhiên, theo phân tích của Bernstein, Tencent sẽ không phải nhận mức độ trừng phạt đã xảy ra với Alibaba và Ant Group, 2 công ty gắn liền với hình ảnh của tỷ phú Jack Ma.

“Chúng tôi cho rằng nguy cơ Tencent đối mặt với các hình phạt là khác hẳn so với Alibaba. Việc những lãnh đạo công ty này không có hình ảnh quá nổi bật trong mắt công chúng lại là điểm hay.

Quan trọng hơn, chúng tôi cho rằng khả năng cạnh tranh của Tencent trong lĩnh vực kinh doanh chính của họ vẫn rất tốt, không có nhiều đối thủ mạnh”, các chuyên gia của Bernstein nhận định trong báo cáo.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips

Theo Zing

Nhìn lại hành trình hơn 20 năm xây dựng ‘đế chế’ Alibaba của Jack Ma

Từ một công ty thương mại điện tử có trụ sở tại căn hộ của Jack Ma năm 1999, Alibaba hiện trở thành một đế chế có giá trị vốn hóa hơn 460 tỷ USD.

Ảnh: The Information’s 411

2019 là năm đánh dấu nhiều sự kiện lớn của Alibaba. Đây là năm hãng thương mại điện tử khổng lồ này kỷ niệm 20 năm thành lập và cũng là năm người đồng sáng lập Jack Ma nghỉ hưu.

Kể từ khi ra đời vào năm 1999, Alibaba đã từ một công ty thương mại điện tử truyền thống trở thành một đế chế hoạt động trong nhiều lĩnh vực từ logistics cho tới giao đồ ăn, điện toán đám mây. Alibaba hiện niêm yết trên sàn chứng khoán New York và có vốn hóa hơn 460 tỷ USD, theo CNBC.

Dưới đây là những dấu mốc lớn trong lịch sử của Alibaba dưới sự dẫn dắt của Jack Ma.

Tháng 4/1999: Hành trình bắt đầu

Alibaba được thành lập bởi một nhóm 18 người, dẫn đầu là Jack Ma. Nhóm nhà sáng lập này lấy căn hộ của Jack Ma tại thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc làm trụ sở của công ty. Trang web đầu tiên của công ty là Alibaba.com, nền tảng bán buôn giữa các doanh nghiệp (B2B) bằng tiếng Anh.

Tháng 1/2000: Nhận đầu tư từ SoftBank

Năm 2000, Alibaba nhận được 20 triệu USD từ một nhóm nhà đầu tư do SoftBank dẫn đầu.

“Chúng tôi không nói về doanh thu, thậm chí không đề cập tới mô hình kinh doanh”, Wall Street Journal dẫn lời kể của Jack ma về cuộc gặp với CEO SoftBank Masayoshi Son khi đó. “Chúng tôi chỉ chia sẻ về tầm nhìn tương lai.

Cả hai đều đưa ra quyết định nhanh chóng”. Khoản đầu tư từ đại gia Nhật Bản giúp Alibaba mở rộng nhanh chóng.

Tháng 5/2003: Taobao ra đời 

Taobao là nền tảng mua sắm trực tuyến cho phép người dùng cá nhân giao dịch hàng hóa. Trong năm tài chính 2015, tổng giá trị giao dịch (GMV) trên sàn Taobao đạt 1.590 tỷ Nhân dân tệ (223,9 tỷ USD).

Từ đầu năm 2019, con số này đạt 3.110 tỷ Nhân dân tệ trong năm 2019. Doanh thu từ Taobao hiện góp phần quan trọng vào mảng thương mại điện tử cốt lõi của Alibaba.

Tháng 12/2004: Ra mắt Alipay 

Alipay là một trong 2 nền tảng thanh toán điện tử lớn nhất tại Trung Quốc, bên cạnh đối thủ WeChat Pay – thuộc sở hữu của Tencent. Alipay cho phép người dùng thanh toán trên cả các nền tảng thương mại điện tử lẫn tại cửa hàng truyền thống.

Tháng 8/2005: Yahoo trở thành cổ đông lớn nhất

Năm 2005, hãng công nghệ Mỹ Yahoo rót 1 tỷ USD vào Alibaba, trở thành cổ đông lớn nhất của công ty này với 40% cổ phần. Nằm trong thỏa thuận thương vụ này, Alibaba nắm quyền kiểm soát hoạt động của Yahoo tại Trung Quốc.

“Cùng với nhau, chúng tôi sẽ tạo ra một trong những công ty Internet lớn nhất tại Trung Quốc.

Tài sản chung sẽ giúp chúng tôi trở thành công ty dẫn đầu trong tất cả các lĩnh vực đang thúc đẩy tăng trưởng Internet tại Trung Quốc, bao gồm công cụ tìm kiếm, thương mại điện tử, truyền thông”, Terry Semel, CEO  của Yahoo khi đó, nói trong thông cáo báo chí.

Tháng 11/2007: IPO tại Hồng Kông

Trước khi niêm yết tại Mỹ vào năm 2014, Alibaba đã chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại Hồng Kông vào năm 2007. IPO này mang về cho Alibaba 13,1 tỷ USD. Trong phiên giao dịch đầu tiên, giá cổ phiếu Alibaba đã tăng từ 13,5 Đôla Hồng Kông lên 39,5 Đôla Hồng Kông.

Tháng 4/2008: Tmall ra đời

Năm 2008, Alibaba ra mắt nền tảng Taobao Mall và sau đó đổi tên thành Tmall. Cùng với Taobao, Tmall hiện là một trong những nền tảng thương mại điện tử lớn nhất tại Trung Quốc tính theo doanh thu.

Tmall định vị là nền tảng trực tuyến dành cho các thương hiệu quốc tế muốn bán hàng tại Trung Quốc. Nền tảng này gồm các thương hiệu thời trang xa xỉ, thương hiệu hàng điện tử và thậm chí cả Starbucks.

Tháng 9/2009: Gia nhập mảng điện toán đám mây

Alibaba bắt đầu gia nhập mảng điện toán đám mây vào năm 2009 và hiện trở thành một trong những công ty lớn nhất trong lĩnh vực này tại Trung Quốc.

Điện toán đám mây hiện đóng góp doanh thu lớn thứ hai cho Alibaba và là mảng tăng trưởng nhanh nhất của công ty này. Năm ngoái, trong một cuộc phỏng vấn với CNBC, CEO Daniel Zhang của Alibaba nói rằng điện toán đám mây sẽ là chiến lược dài hạn của công ty.

Tháng 11/2009: Bùng nổ mua sắm ngày Độc Thân

Ngày Độc thân (11/11), là ngày hội mua sắm lớn nhất năm tại Trung Quốc. Đây là sáng kiến của CEO Daniel Zhang của Alibaba. Vào sự kiện 11/11/2009, tổng giá trị giao dịch trên các nền tảng của Alibaba đạt 7,8 triệu USD. Con số này tăng lên 30,8 tỷ USD trong sự kiện năm 2018.

“Tôi chưa bao giờ nghĩ chúng tôi có thể biến ngày này trở thành một ngày hội mua sắm cho cả cộng đồng”, Zhang nói với CNBC vào năm ngoái.

Tháng 6/2012: Hủy niêm yết tại Hồng Kông

Chỉ 5 năm sau IPO, Alibaba.com hủy niêm yết tại sàn chứng khoán Hồng Kông. Công ty này chi 2,45 tỷ USD để mua lại 27% cổ phần do các nhà đầu tư tư nhân nắm giữ, tương đương 13,5 Đôla Hồng Kông/cổ phiếu, bằng với mức giá IPO vào năm 2007.

“Hủy niêm yết Alibaba.com cho phép chúng tôi đưa ra các quyết định dài hạn tốt nhất vì lợi ích của khách hàng và không phải chịu những áp lực của một công ty niêm yết”, Jack Ma cho biết khi đó.

Tháng 9/2012: Mua lại cổ phần từ Yahoo

Cùng năm hủy niêm yết tại Hồng Kông, Alibaba mua lại 40% cổ phần từ tay Yahoo với giá 7,6 tỷ USD. Theo đó, Yahoo thu được lợi nhuận lớn từ khoản đầu tư 1 tỷ USD năm 2005.

Tháng 9/2014: IPO tại New York 

Năm 2014 đánh dấu sự kiện lịch sử của Alibaba với IPO lớn nhất thế giới trên sàn chứng khoán New York, huy động được khoảng 25 tỷ USD. Từ đó đến nay, cổ phiếu Alibaba hiện đã tăng hơn 150%.

Tháng 10/2014: Ant Financial ra đời

Sau một số tranh cãi xoay quanh Alipay, Ant Financial được thành lập vào năm 2014 với mục tiêu không chỉ cung cấp nền tảng thanh toán mà còn cả các dịch vụ tài chính.

Việc thành lập Ant Financial cho thấy tham vọng của Alibaba trong lĩnh vực công nghệ tài chính. Hiện Ant Financial là hãng công nghệ tài chính lớn nhất tại Trung Quốc với định giá được cho là 150 tỷ USD. Alibaba hiện nắm giữ 33% cổ phần của công ty này.

Tháng 8/2015: Thương vụ Suning 

Năm 2015, Alibaba đầu tư 28,3 tỷ Nhân dân tệ, khoảng 4,56 tỷ USD, vào hãng bán lẻ hàng điện tử truyền thống Suning.

Trước đó, Alibaba cũng đầu tư vào hãng bán lẻ Intime. Loạt thương vụ này cho thấy tham vọng thúc đẩy chiến lược “bán lẻ kiểu mới” – theo cách gọi của Alibaba, trong đó kết hợp bán lẻ truyền thống và trực tuyến. Chiến lược này hiện vẫn được Alibaba duy trì.

Tháng 4/2016: Bước ra toàn cầu

Kể từ khi thành lập 20 năm trước, Alibaba chủ yếu tập trung vào thị trường nội địa, giúp các thương hiệu trong nước và quốc tế bán hàng tại Trung Quốc.

Nhưng vào tháng 4/2016, công ty này đầu tư ra nước ngoài với thương vụ thâu tóm cổ phần kiểm soát tại hãng thương mại điện tử Lazada của Singapore – nền tảng phủ sóng tại một số thị trường ở Đông Nam Á. Thương vụ này đánh dấu bước tiến lớn đầu tiên trong lĩnh vực thương mại điện tử ở nước ngoài của Alibaba.

Tháng 9/2019: Jack Ma rời vị trí chủ tịch

Tháng 9/2018, Jack Ma tuyên bố sẽ chính thức thôi giữ chức chủ tịch hội đồng quản trị vào ngày 10/9 năm sau và giao lại cho CEO Zhang. Ông sẽ tiếp tục ở lại hội đồng quản trị của công ty tới cuộc họp cổ đông thường niên năm 2020.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Vneconomy

  • 1
  • 2